Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KHI ÔNG

TIẾN-SĨ-TÔI-KHÔNG-CHỐNG-CỘNG

PHÊ B̀NH THI CA

 

người lính già oregon

 

 

 

Tôi vốn kính trọng và cảm phục những vị trí thức hải ngoại có ḷng với quốc gia dân tộc, dám lên tiếng bảo vệ chính nghĩa, đồng thời khoái đụng mấy gă trí thức khoa bảng Việt Gian, bởi lư do, tôi biết chắc qua kinh nghiệm, những Việt Gian này toàn là thứ chết nhát, chỉ giỏi múa mép, ḷe thiên hạ, tán hươu tán vượn, nhưng lại sợ tranh căi với những người quốc gia chân chính, cho kẹo cũng không bao giờ dám lên tiếng phản bác, đối chất với ai. Cho nên, đánh vào những tên trí thức khoa bảng miệng túm lại như Ông B́nh Vôi của cụ Phan Khôi, hoặc xum xoe lấy điểm với Việt Cộng tuy bực ḿnh nhưng cần thiết và không mất nhiều th́ giờ.

Ví dụ ông khoa bảng Nguyễn Hưng Quốc. Ông này mới đây phổ biến một bài viết gây xôn xao dư luận, “tôi không chống Cộng”1, vào dịp hai thanh niên yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha bị bọn côn đồ Việt Cộng mang ra xử án và trước ṭa giữa ṿng vây khốn của bầy quỷ dữ đă dơng dạc tuyên bố, “tôi chống đảng Cộng sản”. Nguyễn Hưng Quốc là giáo sư Việt văn tại đại học Victoria, Melbourne, Úc, đi đi về về Việt Nam như đi chợ. Cho đến năm 2005 ông có nhiệm vụ dẫn một nhóm sinh viên Úc đi Việt Nam nghiên cứu, hoặc thực tập ǵ đó, và năm 2009 được mời đi Hà Nội tham dự hội nghị văn học do trường Đại học Monash Úc và Đại học Hà Nội tổ chức. Nhưng cả hai lần này ông đều bị Hải quan phi trường đuổi về. Không ai biết rơ lư do. Có thể v́ giữa “cao trào” hối lộ, ông quên xùy tiền cà phê cà pháo cho Hải Quan phi trường chăng (mang một đám sinh viên Úc đi Việt Nam chắc tiền bạc cũng khẳm), chứ cỡ ba phải, thỏ đế như ông đă có thành tích chống Cộng nào để bị Việt Cộng trả thù? Rồi tại sao những lần về trước lại êm xuôi, trót lọt? Nhưng dù sao, trở lại Úc, ông được phe ta xem như một thứ anh hùng và chính ông cũng tự nhận như thế khi viết bài cho rằng chính quyển sách “phản động” của ông viết về Văn Học Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản2 hay ǵ đó, là căn nguyên gây nên sự “thất sủng” này3. Tuy nhiên, sau hai lần ấy, bắt chước các chú kangaroo, ông ngủ suốt mấy mùa đông (wintering), im hơi lặng tiếng. Đùng một cái, ông chồm dậy, viết bài chối phăng rằng th́ là “tôi không chống Cộng”. Ai nấy ngỡ ngàng. Ngon thật, muốn thách đố cả Cộng đồng chống Cộng ư? Nhiều người ứa gan, lên tiếng phê b́nh, mạt sát ông.

Thực vậy, bài viết của ông dài ḍng, tự lặp lại, tự mâu thuẫn, lập luận ngây thơ, nều không nói ấu trĩ, thiếu chứng minh, không thuyết phục được ai, có thể tóm tắt như sau: Ông không chống Cộng, bởi v́ chế độ Cộng sản đă bị sụp đổ từ năm 1991 và chủ thuyết Cộng sản đă biến mất tại các nước, nhưng ông không hề nói đến hai chữ Việt Nam. Có, và chỉ một lần, khi ông cho rằng Việt Nam hiện nay không c̣n là Cộng sản, hay ít ra không c̣n tôn thờ chủ thuyết Mác-Lê, cho nên ông không chống Cộng sản Việt Nam, tức Việt Cộng. V́ thế, ông chỉ chống độc tài, nghĩa là chung chung, ở bất cứ nơi đâu. Độc tài th́ ai mà không chống? Nhưng trong bài, chưa có một lần ông lên án Việt Cộng độc tài, tàn bạo với dân, bắt bớ, giam cầm những người đấu tranh cho tự do, nhân quyền…

Riêng NLGO tôi c̣n nghĩ thêm, dựa trên thời điểm của bài viết. Trường đại học ông đang dạy, tôi đoán, lại cần ông đưa sinh viên sang Việt Nam “tham quan” một chuyến nữa, nếu không budget bị cắt, cũng uổng, và ông là giáo sư hướng dẫn phải bằng mọi cách hoàn thành nhiệm vụ. V́ vậy, ông chọn cách hèn nhất: viết bài “Tôi không chống Cộng”, không phải để dân tỵ nạn đọc và chụp nón cối, mà để thanh minh thanh nga và ca bài con cá với bọn VC rằng, đại khái, em không chống các anh, v́ các anh đâu c̣n là Cộng sản, ác độc kiểu Stalin và Mao Trạch Đông nữa, hoặc nếu c̣n, th́ các anh là một thứ chủ thuyết Cộng sản biến thái (với chủ trương “kinh tề thị trường”, kiểu tư bản đó mà), em chỉ chống độc tài (mà các anh đâu có độc tài?), các anh cho em nhập cảnh đi, nếu không em sẽ bị mất job, tội nghiệp em… Để xem bọn VC có mủi ḷng mà cho ông khoa bảng này vào không. Nếu giả thuyết của tôi đúng, th́ bài viết của Bác sĩ Trần Văn Tích và của Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái4, hai nhà trí thức quốc gia chân chính, hay của các vị khác, dù rất hay, rất hữu lư, cũng sẽ không lay động nổi đầu óc đặc sệt của một khoa bảng v́ quyền lợi cá nhân mà bán rẻ lập trường và liêm sỉ.

 

Nhưng mà thôi, tôi xin tạm gác vấn đề chính trị qua một bên, v́ ông đă bị nhiều người sờ gáy rồi, để chỉ nêu lên một vấn đề khác  –văn chương, đúng hơn, thi ca– mà không ai muốn đặt ra, mặc dù đề tài cũng khá quan trọng cho đời sống. Thiếu lập trường, b́nh dân gọi là “ấm ớ”, về văn chương cũng tai hại ngang với “ấm ớ” về chính trị. Bài phân tích dưới đây của NLGO tôi cho thấy khả năng và tŕnh độ phê b́nh văn chương của Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc rất lệch lạc và ẩu tả, làm khó chịu, nhưng khéo che đậy bằng những đại ngôn, xảo ngôn trống rỗng, cũng như lập trường chính trị ba rọi của ông –người mà tôi vẫn xem là một charlatan (= lang băm, bán thuốc dạo, bịp bợm) về phương diện văn chương cũng như chính trị.

Quả  vậy, trong những tác phẩm phê b́nh văn học, văn chương Việt Nam, thật khó xác định thế đứng thật của Nguyễn Hưng Quốc: ông thích loại thơ nào, hiện thực hay lăng mạn? Ví dụ cũng trong một tác phẩm, như Truyện Kiều, hay thơ của những thi sĩ tiền chiến, Xuân Diệu chẳng hạn, khi th́ ông khen, khi th́ ông chê, tùy theo nhu cầu nhât thời cần chứng minh một điều ǵ đó theo ư của ông.

 

1)    Thơ Con Cóc hay hơn thơ Kiều:

 

Như một sự khiêu khích5, nếu không nói muốn tỏ ra lập dị, Nguyễn Hưng Quốc ca tụng hết cỡ bài thơ b́nh dân “Con cóc”, mà ai cũng công nhận rằng tác giả vô danh làm ra để chê bai một bài thơ dở, rất dở, như thế:

 

Con cóc trong hang

Con cóc nhảy ra

Con cóc nhảy ra

Con cóc ngồi đó

Con cóc ngồi đó

Con cóc nhảy đi

 

Nhưng ông lại cho đó là một bài thơ hay, gần như tuyệt tác, v́ a) nó “vượt thời gian”, ai cũng thuộc, và b) nhất là v́ tính chất hiện thực, phi lăng mạn của nó.    

Ông viết: “Bài ‘Thơ con cóc’, ngược lại, trần trụi tuyệt đối. Như một cành gai. Không có đến lá, đừng nói ǵ là hoa. Nó thô tháp. Nó mạnh bạo. Nó sần sùi. Và cũng có thể nói, nó tàn nhẫn nữa. Nó xoá bỏ hết mọi son phấn và loại trừ hết tất cả cảm xúc thừa thăi để bắt người đọc một ḿnh sững sờ đối diện với sự vô nghĩa của cuộc đời. Không thể có thứ ngôn ngữ nào giản dị hơn thế nữa. Nó có phần giống thứ ngôn ngữ Albert Camus dùng khi viết Người xa lạ: rời, tẻ, lạnh, không chỉ những từ thêu thùa, đẩy đưa mà cả những từ nối, những từ có chức năng diễn giải, phân tích cũng bị tước hết”6.

Thực thế, Nguyễn Hưng Quốc có biệt tài tán nhảm (mắc mớ ǵ đưa Engels, hay triết lư hiện sinh cũ mèm “một ḿnh sững sờ đối diện với sự vô nghĩa của cuộc đời” vào bài thơ Con Cóc “trần trụi ... sần sùi”?), tán bậy (so sánh lời thơ Con Cóc với văn của Camus trong quyển L’Étranger –điều chứng tỏ ông chưa đọc nguyên văn Pháp ngữ tác phẩm này), viện dẫn từ Nguyễn Du đến Thị Nở, Engels, Albert Camus đến Vũ Hoàng Chương đến Vũ Trọng Phụng đến Nguyễn Đức Sơn,  bla-bla-bla.

 C̣n nữa, và điều này quả t́nh ông quá lộng ngôn, v́ mê bài thơ Con Cóc, ông đă hơn một lần lớn tiếng chê bai, kể cả mỉa mai khinh miệt, Truyện Kiều, với những lời lẽ kém học như sau:

“[...] Trường-phái-thơ-thúy-kiều đến nay vẫn là ḍng chủ đạo trong nền thơ Việt Nam, đẹp th́ cũng có thể gọi là đẹp, nhưng là một cái đẹp rất sáo, rất cũ, đặc biệt, rất ru em và rất dầm dề. Ru em ở nhạc điệu: lúc nào cũng du dương, cũng nhè nhẹ, cũng à ơi. Dầm dề ở cảm xúc: động một chút là thở than, là rơi nước mắt, là ‘Ôi Kim lang, hỡi Kim lang.’”6

 Ông muốn nói ǵ và nói ai trong “trường-phái-thơ-thúy-kiều”? Rồi bảo một người con gái v́ chữ hiếu bán ḿnh chuộc cha, dứt cả t́nh yêu đầu đời là “động một chút là thở than, là rơi nước mắt”... Ông vô cảm, mặc kệ ông, nhưng chê người khác khóc trên nỗi bất hạnh của ḿnh, th́ rơ ràng đó là thái độ của một kẻ không phải vô cảm mà thôi, mà c̣n vô liêm sỉ (cynical).

Trong lănh vực văn chương, Nguyễn Hưng Quốc có quyền say mê, ca tụng bài thơ Con Cóc, và qua đó người ta chỉ thấy ông là một nhà phê b́nh lập dị, muốn làm một việc khác đời, và người ta chỉ ph́ cười, hoặc nhún vai7. Nhưng chê bai tác phẩm của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, mà cả thế giới phải công nhận có giá trị tuyệt luân, theo tôi, sự lập dị của ông đă tiến đến mức hỗn xược, mục hạ vô nhân, bệnh hoạn về tâm thần không thể dung túng được. Nói rơ hơn, hoặc ông xấc, hoặc ông dốt, hoặc ông khùng, ông muốn chọn một chữ nào, tùy ư, hay cả ba.

Ta hăy nghe tiếp:

“Việt Nam không phải là dân tộc duy nhất theo ‘đạo’ thuư kiều. Đó là hiện tượng khá phổ biến trên thế giới ở thế kỷ trước, gắn liền với chủ nghĩa lăng mạn, xuất phát từ cái nh́n duy cảm, thói quen thi vị hoá và niềm say mê găi những vết mụn âu sầu trong hồn ḿnh. Thoạt đầu, nó là một cuộc cách mạng, chống lại tính chất duy lư, tính chất quy phạm, sự sùng bái cái đẹp vĩnh cửu và bất biến của chủ nghĩa cổ điển, mở ra con đường mới cho văn học bằng cách đưa ra một cái nh́n mới đối với vai tṛ của trí tưởng tượng, một thái độ mới đối với thiên nhiên, nhưng càng về sau tính chất sáng tạo càng phôi pha dần, các nhà thơ biến thành những chuyên viên đi sụt sùi trước những nấm mồ vô chủ, khóc lặng lẽ dưới mưa, ngẩn ngơ khi hoàng hôn xuống, lâu lâu lại gào lên năo nuột: ‘Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm / Anh nhớ em, em hỡi, anh nhớ em.’”6

Nhà phê b́nh văn học Nguyễn Hưng Quốc, khi viết những ḍng trên, tự tố cáo thiếu cái nh́n bao quát về lịch sử của một nền văn chương, văn học, thịnh suy theo từng thế hệ. Thịnh suy ấy là một sự thay đổi, bổ túc, tiếp nối không ngừng. Trong văn chương Pháp, chẳng hạn, thơ trong mỗi thế kỷ có những cảm xúc và cách biểu lộ khác nhau, nhưng đều phục vụ con người, thi sĩ và người đọc. Thơ Ronsard thời Phục Hưng khác với thơ Corneille và Racine thế kỷ XVII cổ điển, khác với thơ Lamartine thế kỷ XIX lăng mạn và khác với thơ thế kỷ XX của một Apollinaire mở đầu khuynh hướng siêu thực, một Saint-John Perse đưa ngữ thơ vào một nẻo mới. Nhưng tất cả tạo dựng nên một nền văn học sử Pháp nhất quán, rực rỡ với đầy đủ màu sắc về cảm xúc cũng như cách diễn đạt. Trong văn chương Latin, từ 43BC đến AD14, có những thi sĩ “trữ t́nh” (khác với thi sĩ “triết gia” Lucretius, 98 - 55BC), như Virgil, Propertius, Tibullus, Ovid và Horace, mỗi người một vẻ, đă tạo nên một thời đại hoàng kim, với công lao hoàn chỉnh ngôn ngữ Latin của một Cicero, một Catullus vào thời cổ điển trước đó. Cũng vậy, chữ Nôm sau Hàn Thuyên đă phải trải qua nhiều thế kỷ thử thách từ Lê Quư Đôn đến Nguyễn Trăi đến Hồ Xuân Hương đến Chu Mạnh Trinh v.v... để trở thành tuyệt luân với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Nguyễn Hưng Quốc có quyền không thích thơ Kiều (hay thơ Xuân Diệu trong đoạn trích trên) bằng thơ Con Cóc của ông, nhưng không thể chê bai, mỉa mai (“nấm mồ vô chủ”, “gào lên năo nuột” v.v...) như thế được, nếu không muốn thiên hạ coi ḿnh là vô lễ với bậc tiền nhân.

 

2) Thơ trần trụi, gân guốc:

 

Trong thi ca hiện đại, giữa thời mà thế giới tin học bị thống trị bởi robot, iPod, máy móc đủ loại, kỹ thuật, và vi tính tối tân, người ta vẫn trân trọng và xử dụng h́nh ảnh và từ ngữ cổ xưa của những nhà thơ lăng mạn thuộc thế hệ tiền chiến, như Đoàn Phú Thứ (màu thời gian, Tần phi, Quân vương), Hàn Mặc Tử (Tư mă, Tô Đông Pha, Ngưu Lang, Chức Nữ), Thế Lữ (Thiên Thai, Ngọc Nữ, Ngọc Chân, nàng Ly Tao),  Xuân Diệu (Cô Tô, Bao Tự, Ly Cơ, Đường Minh Hoàng, Tầm Dương), Huy Thông (Tây Thi), Thâm Tâm (Ly khách), Quang Dũng (Ái khanh, Quân vương), Đinh Hùng (mộng cung tần) v.v… hoặc trước đó của một Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, và Chu Mạnh Trinh:

                  Dưới hoa nép mặt gương lồng bóng

                  Ngàn liễu rung cương sóng gợn t́nh

                                                                 (Vịnh Kiều)

với những ngôn từ trang trọng, đài các như: tráng sĩ, phong nguyệt, hoa ḷng, dáng liễu, đường mây, tà huy, tuế nguyệt, hoa tiên, khói sầu, chiến bào… hoặc những ước lệ văn chương và điển cố của những ḍng cổ thi mà người ta tỏ ra c̣n lưu luyến và sáng tác theo. Điều này làm nhà phê b́nh khoa bảng về văn học Nguyễn Hưng Quốc khó chịu. Ông khẳng định, ngược lại, rằng đó là những qui định ít nhiều khuôn sáo đang mất dần trong nền thi ca bây giờ mà ông nói cần phải tiếp thu hết đời sống thường ngày và bắt Nàng Thơ chấp nhận càng nhiều thực tế càng tốt, dù tầm thường, xấu xí8.   

Với cáí nh́n cố làm ra vẻ lập dị hoặc làm dáng về thơ, trong quyển T́m hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam, Nguyễn Hưng Quốc đă viết, trang 68-69: “Đă xa rồi thời kỳ người ta moi óc cố t́m những chữ thật kêu thật vang. Những ‘giai nhân’, ‘chinh phu’, ‘tráng sĩ’, ‘mộng giang hồ’, ‘thanh gươm yên ngựa’… lũ lượt dắt díu nhau đi vào cơi lăng quên […]. Cả những từ ngữ ‘đèm đẹp’ nhưng khô quắt ư nghĩa như ‘bẽ bàng’, ‘cành hoang’, ‘trái sấu’, ‘mắt huyền’, ‘tóc mây’, ‘da ngọc’, ‘dáng liễu’, ‘chị Hằng’, ‘vầng ô’… cũng khiến nhiều nhà thơ ngần ngại muốn tránh. Người đọc thơ h́nh như cũng không c̣n ưa thích những kiểu nói làm dáng cầu kỳ kiểu cách thuở xưa. Vũ Hoàng Chương trở thành lạc lơng. Quách Tấn càng trở thành bơ vơ [tôi nhấn mạnh]. Thơ hiện đại có xu hướng dùng mỗi lúc một nhiều những từ ngữ nguyên chất, trần trụi, gân guốc của cuộc đời […]”8.

 

OK. V́ lỡ bơm bài thơ Con Cóc là “trần trụi”, “thô tháp”, “mạnh bạo”,  Nguyễn Hưng Quốc phải chê việc “người ta moi óc cố t́m những chữ thật kêu thật vang”. Nhưng ngặt một nỗi, và đây là một bằng cớ cho thấy ông ta là một nhà phê b́nh dởm, sớm nắng chiều mưa, tiếng Mỹ (hoặc Úc?) gọi là flip-flop: chính ông, sáu mươi trang sau đó (trang 130-131), lại tự mâu thuẫn khi ca tụng không tiếc lời bài “Đêm thu nghe quạ kêu” của Quách Tấn đầy điển tích và “chữ sáo” mà ông vừa mới lớn tiếng chê bai, lên án. Bài thơ như sau:

 

Từ Ô y hạng rủ rê sang

Bóng lẫn đêm thâu tiếng rộn ràng

Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng

Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng

Bồn chồn thương kẻ nương song bạc

Lạnh lẽo sầu ai rụng giếng vàng

Tiếng dội lưng mây đồng vọng măi

T́nh hoang mang gợi tứ hoang mang.

 

Xin nghe, ở đây, Nguyễn Hưng Quốc bơm thi sĩ lên mây xanh và tán nhảm về bài thơ, và tự sướng, quên hẳn những lời chỉ trích cay nghiệt ḿnh mới viết ở những trang trước đó:

 

 “Bài thơ thành công: hàm súc và sang trọng. Người ta có thể không hiểu ‘Ô y hạng’ là ǵ, ‘Trời bến Phong Kiều’ và ‘Thu sông Xích Bích’ ra sao, song người ta dễ bị mê hoặc ngay bởi cái vẻ giàu sang rực rỡ ở bốn câu giữa hay cái sắc vàng chói lọi cứ đọng lại hoài ở câu thứ 6 như Hoài Thanh nói trong Thi nhân Việt Nam. Hơn nữa, định tâm một chút, lắng nghe âm vang từng câu, từng câu, người ta sẽ nghe ra trong và sau cái hơi thở ấy cũ cổ ấy mơ hồ có một ‘tiếng dội’ đâu từ xa xăm cứ vọng lại và ngân nga măi trong hồn ḿnh […]”8

 

Hết ư kiến. Trong Một truyện dài không tên 9 của Trần Thị Bông Giấy, nhà phê b́nh văn học Nguyễn Hưng Quốc đă bị phê b́nh gia thứ thiệt Trần Nghi Hoàng, kư tên Thông Biện Tiên sinh, nhân bài thơ trên của Quách Tấn và hai bài thơ của Trụ Vũ và Quách Thoại, nêu đích danh, đả kích một cách thẳng thừng, tơi bời hoa lá “về tŕnh độ kiến thức và thưởng ngoạn cũng như thẩm thấu thi ca và văn chương”, và gọi “là nhà phê b́nh hay màu mè ‘dàn trận’ mà ḷe thiên hạ.”9

Th́ cứ cho Nguyễn Hưng Quốc có lư khi chê bai các chữ cổ xưa và “ngôn ngữ mất hết sinh khí”10 đi, nhưng tại sao thơ trong Truyện Kiều hay Chinh phụ ngâm khúc đầy dẫy điển tích, ước lệ, sáo ngữ mà cho đến hôm nay không có thi phẩm nào với “những từ ngữ nguyên chất, trần trụi, gân guốc” được ông ca tụng, sánh kịp?11

     

3)    Thơ Con C…

 

Nhưng ở đây, dĩ nhiên, không phải là lúc bàn về thơ lăng mạn vs hiện thực –là một đề tài phức tạp, rộng lớn, có khi rộng lớn hơn sự hiểu biết và tŕnh độ của ông khoa bảng lắm lời, ưa phô trương nhưng thiếu th́ giờ nghiên cứu, đào sâu. Ở đây, tôi chỉ muốn nêu ra cái nhảm nhí trong sách và lối phê b́nh thi ca của ông tiến sĩ charlatan kiêm học giả thật Nguyễn Hưng Quốc, người lâu lâu cố t́nh viết bài, về chính trị cũng như văn chương, nói ngược lại với, và khiêu khích, thiên hạ để được họ nhớ đến, dù chỉ trong một phút huy hoàng rồi chợt tối –điều mà bài “Tôi không chống Cộng” hay bài khen thơ “Con Cóc” là những ví dụ.

 

Và bây giờ thêm bài thơ Con C… Cực chẳng đă tôi phải nói đến, v́ nó quá tục, xin lỗi quư độc giả. Quả vậy, lỡ đà ca ngợi thơ Con Cóc và thơ Trần Trụi rồi, thừa thắng xông lên, Nguyễn Hưng Quốc cho đính kèm theo trong bài kư sự 2009 của ông đăng trên báo Tiền Vệ một bài thơ “siêu hiện thực”, tục tĩu “cực kỳ” của Trần Tiến Dũng, bạn ông, viết năm 2005, sau khi ông giáo sư khoa bảng bị trục xuất khỏi Việt Nam lần thứ nhất:

 “Đó cũng là chiếc máy bay mới chở tôi từ Bangkok sang. Vẫn những cô tiếp viên cũ. Có người nhận ra tôi ngay. Tôi mới ngồi xuống ghế, chiếc máy bay đă lăn cánh ra phi đạo. Lúc ấy là 10:45 phút sáng. Tính ra, tôi chỉ ở phi trường Nội Bài đúng một tiếng 15 phút. Lúc máy bay cất cánh, tôi chợt nhớ đến bài thơ "Lần tới... là bao giờ!" của Trần Tiến Dũng. Bài thơ được viết sau ngày tôi bị trục xuất khỏi Việt Nam năm 2005, đă được đăng trên Tiền Vệ. Tôi lẩm nhẩm đọc, một ḿnh, bài thơ trong trí nhớ:

 

mưa và nước đái chảy qua thành phố ngây ngất ướt                                                      

tiếp tục đi dưới mưa tháng mười hai                                                                               

ngóng ḍng sông người và ngó xuống con cặc của ḿnh chờ tới giờ đi đái với sự áp tải của hai gă công an       

mọi sắc óng ánh đều lạnh sau gáy

tiếp tục đọc thơ và đái    

và cầm cặc nhịp nhịp từng giọt                                         

mừng tưng tưng rơi ướt từ ống quần đến mơm giày   

rơi dài dài và nhớ lại                                                                   

một bệt phân mùa cúm chim rớt trúng đầu 

cái màu đỏ hắt nước mưa đầy mặt                                 

nhớ lại đi em               

mọi người sống trơ trơ trong đô thị tháng mười hai

những cái đầu trống rỗng đến mát mẻ

chúng ta là bạn tù                                                                    

một người nào đó núp dưới cửa sổ đă gọi tên em

nhớ lại đi em                                                                                                           

một thằng gieo ḿnh vào ṿng tay tuyệt vọng

thằng đó tin rằng nách em thơm như ngày xưa    

lông nách và mùi nách không bao giờ có tuổi

chúng ta ở tù chưa đủ lâu để viết những câu cuối cho bài thơ                                  

chưa đủ lâu để có cái la bàn và tranh căi và cá độ 

cửa nhà tù ở hướng nào trong cơn mưa của đôi mắt?                                                    

Nguyễn Hưng Quốc

Lần tới... là bao giờ!                                                                                

được phép thăm nuôi người cha mỏng manh và bạn tù văn nghệ                                 

về hai con nhỏ chân dài                                                                    

ngây ngất ướt dưới tháng mười hai Sài G̣n                                                                    

chúng ta tiếp tục đọc thơ và cá độ                                                                                       

hai con nhỏ dâm hết biết đó                                                        

t́m đường Tự Do hay ch́m giữa hố người Đồng Khởi                                          

 

30/11/2005                                                                                                      

Lúc ấy, tôi chợt nhớ là, trong suốt hơn một tiếng đồng hồ ở phi trường quốc tế Nội Bài, tôi chưa kịp đái một phát nào cả.

Thật tức. Thôi, hẹn dịp khác vậy.

                                                                           

Melbourne ngày 7.4.2009”11

 

Kinh hồn. Chưa kể, xin mở ngoặc lớn, ngoài những câu trữ t́nh “Nhớ lại đi em”“một người nào đó núp dưới cửa sổ đă gọi tên em” có vẻ như dịch từ bài thơ “Barbara” của Jacques Prévert (Rappelle-toi Barbara / Un homme sous le porche s’abritait / Et il a crié ton nom…), bài thơ này, cũng như hai bài thơ Con C…, Cái L… cũng của Trần Tiến Dũng (xem Chú Thích 13), tục tĩu và sống sượng, với ám ảnh và dồn ép sinh lư, bệnh hoạn đến độ mà, tôi nghĩ, Hồ Xuân Hương, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nguyễn Đức Sơn –những tác giả mà Nguyễn Hưng Quốc thường nhắc đến tên– cũng phải khóc thét lên, tôn làm sư phụ12. Khổ một điều, nhà phê b́nh văn học Nguyễn Hưng Quốc của chúng ta lại khoái và khen loại thơ Con C… ấy một cách nhiệt t́nh, như sau:                                                               

“Trần Tiến Dũng lại gửi đến chúng ta một bài thơ anh mới sáng tác. Bài thơ thật đẹp với những h́nh tượng lạ như “giấc mơ chèm nhẹp”, “đôi mắt của đất”, “một cục ghèn ướt – một giọt lệ khô”, “dường rầy không cưu mang nổi giấc mơ”. Nhưng cũng thật mạnh với một số từ ngữ có thể bị xem là tục tĩu, với một số h́nh ảnh tương phản được sử dụng như một trục chính trong cấu trúc của bài thơ. Và bài thơ cũng thật buồn. Bạn thử đọc lại bài thơ này vài ba lần xem sao. Tôi hiếm thấy bài thơ nào đẹp, mạnh và buồn, nhất là buồn, như vậy.”13 

                                                 

 

CHÚ THÍCH

 

1. “Tôi không chống Cộng” , cf đài VOA, 8/5/2013, và luân lưu trên mạng thế giới.

2. Văn Học Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản (1991 & 1996)

3. “Không được nhập cảnh vào Việt Nam”, đăng trên Talawas 2005

4.  ● Thư của Bác sĩ Trần Văn Tích  Sent: Sunday, May 12, 2013 8:16 AM

Ông Nguyễn Hưng Quốc "không chống cộng" bằng cách tŕnh bày một số lư luận. Tôi rất tôn trọng các kiến giải của Ông. Người Đức có vẻ không khôn ngoan bằng ông Quốc. Họ dại dột tiếp tục "chống cộng".

Nước Đức tuy thống nhất trong dân chủ tự do đa nguyên đa đảng nhưng vẫn có nhiều người cứ tiếp tục "chống cộng". Nếu người Việt chúng ta có những ǵ ǵ "chống cộng cực đoan", "chống cộng quá khích" v.v..th́ người Đức có từ Antikommunismus pur, chống cộng thuần túy. Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp của CHLB Đức (Verfassungsschutz) được phép theo dơi các chính trị gia tả phái.

Ngày 28.11.2011, Ông Roland Jahn nguyên là một nhà đấu tranh "chống cộng" gốc Đông Đức được Quốc hội Liên bang Đức đề cử giữ chức Bundesbeauftragter für die Unterlagen des Staatssicherheitsdienstes der ehemaligen Deutschen Demokratischen Republik (BStU) (Đặc ủy Liên bang phụ trách quản lư hồ sơ Cơ quan Mật vụ Đông Đức cũ). Nhân vật tiền nhiệm của ông Roland Jahn chính là đương kim Tổng thống Đức Joachim Gauck.

Jürgen Rüttgers, từng năm năm liền giữ chức Thủ hiến Tiểu bang Nordrhein-Westphalen, tiểu bang đông dân nhất nước Đức, đă có lần bảo "Vor einem Kommunisten habe ich keinen Respekt." (Trước một người cộng sản tôi không có chút kính trọng nào hết). 

Báo chí các đảng có xu hướng dân chủ như CDU, CSU, FDP vẫn tiếp tục "chống cộng" qua giải thích rằng Đảng Tả hiện nay thực chất vốn là Đảng xây cất Bức tường, là Đảng của các tên chỉ điểm và Đảng của những tên cộng sản bất trị. (Die Partei Die Linke ist in Wahrheit diePartei des Mauerbaus, die Partei der Spitzel und der unbelehrbaren Betonkommunisten.)

Tư bản đă toàn thắng ở nước Đức mà dân Đức vẫn c̣n suy nghĩ như thế. Ông Nguyễn Hưng Quốc suy nghĩ theo cách khác với dân Đức trong khi cuộc chiến quốc-cộng, chính-tà, thiện-ác đang ở thế một mất một c̣n th́ e rằng Ông suy nghĩ hơi sớm sủa, hơi khác người; cho dẫu rằng suy nghĩ của Ông chủ yếu có vẻ như dựa vào cung cách chơi chữ, lợi dụng hiện tượng biểu thị ẩn ư dưới nghĩa đen của từ ngữ nhằm gây tác dụng nhất định.

 

● Thư của Tiến sĩ Nguyễn Văn Thái  Sent: Sunday, May 12, 2013 7:50 PM

Dựa trên văn bản, NHQ đưa ra những luận điểm sau đây:

a) NHQ không "chống" v́ từ "chống" có hàm ư: (a) đứng vào một nhóm, một tập thể nào đó mà NHQ th́ chỉ muốn đứng một ḿnh, và (b) bạo động, điều mà NHQ không ưa chuộng. Ḿnh không biết NHQ lấy những từ tố (semantic features) này từ đâu ra.

b) NHQ nói là không chống cộng v́ cộng sản sau 1991 không c̣n tồn tại nữa.  Mâu thuẫn hiện rơ ở đây khi NHQ công nhận là sau 1991, Bắc Triều Tiên vẫn là cộng sản từ lí thuyết cho đến cơ cấu tổ chức và bốn nước c̣n lại, Lào, Trung Quốc, Cuba, và Việt Nam chỉ là cộng sản trên danh nghĩa. Ở những nước này kinh tế đă là tư bản rồi, mặc dù NHQ vẫn công nhận cái đuôi "định hướng chủ nghĩa" tại Việt Nam. Lí luận này đào sâu th́ vẫn thấy mâu thuẫn. Hơn nữa ở Việt Nam vẫn c̣n những thành phần bảo thủ tin tưởng mù quáng vào li thuyết Mác-Lê . Kinh tế không phải là toàn bộ tổ chức. Vả lại dù kết luận cho quốc doanh là chỉ để trục lợi chứ không phải được điểu hướng bởi chủ thuyết th́ kết luận này cũng thiếu cơ sở kiểm chứng.

c) NHQ nói là không chống cộng v́ chống hàm hai ư nêu trên và v́ cộng sản không c̣n hiện hữu, nhưng NHQ lại chống độc tài. Tại sao nói không chống rồi lại công nhận là ḿnh chống. Không những NHQ chỉ lí giải không mà thôi mà c̣n đương nhiên dùng từ "chống" (mà ông ta đă phản bác) độc tài hay toàn trị. "TÔI CHỈ CHỐNG LẠI ĐỘC TÀI" (câu toàn bằng chữ viết hoa của chính NHQ) Đây là một mâu thuẫn không nhỏ.

d) NHQ khẳng quyết là: "Chúng ta chống lại chế độ Việt Nam hiện nay không phải v́ việc họ chọn lựa hệ thống xă hội chủ nghĩa, việc họ gây ra cuộc chiến đẫm máu ở Việt Nam, việc họ cưỡng chiếm miền Nam, việc họ trả thù những người miền Nam: Tất cả đều đă thuộc quá khứ." Một  xác quyết sai lạc một cách trầm trọng theo quan điểm bản thể luận (ontology). Không có quá khứ làm sao có hiện tại và tương lai. Chỉ có một tương lai chấp nhận được nếu có một quá khứ và hiện tại hợp lí. Kí ức tập thể về quá khứ có khả năng hun đúc tương lai thành một hiện tại càng ngày càng tốt đẹp hơn. Bỏ đi quá khứ con người không có cơ sở để tiếp tục sinh tồn. Quá khứ khẩn thiết là một thành tố của con người hiện hữu (being). Từ cái nh́n theo quan điểm tri thức luận (epistemology), xác định trên là một phủ định tiềm năng hiểu biết; trên quan điểm bản thể luận, xác định trên là một phủ định khả năng tồn tại của con người.

Lí luận không những mâu thuẫn mà c̣n có khuynh hướng tước đoạt phương tiện của tiềm năng hiểu biết (epistemological potential) và phủ nhận khả năng hiện hữu (the potentiality of being present) của con người th́ lí luận đó biến thành một khí cụ huỷ diệt đáng ghê sợ ( a horrific destructive instrument).

5. Chữ của chính Nguyễn Hưng Quốc trong phần phát biểu “Thơ hay, thơ dở. Cái dở trong thơ hay và cái hay trong thơ dở” nhân buổi thuyết tŕnh tại Fairfax, Virginia, do báo Cỏ Thơm và Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật tổ chức ngày 8/7/2012.

6. cf Thơ, v.v… và v.v…, CA, 1996, trang 39-53. Thơ Con Cóc và những vấn đề khác (2006)

7. Bài “Tôi không chống Cộng” và bài thơ Con Cóc làm tôi nhớ lại lễ nhậm chức của tổng thống của George W Bush (Con), vào tháng giêng 2000. Một số phụ nữ đứng bên kia đường, sau hàng rào gỗ, đă mặc quần lót, để ngực trần, nhảy múa để phản đối ông. Được phóng viên, sau đó, hỏi cảm tưởng về họ, ông Bush cười cười, rất đểu, nói rằng: “Well, they got five minutes of fame (Ờ nhỉ, họ được năm phút nổi tiếng”). Ông Nguyễn Hưng Quốc khá hơn, ông được nổi tiếng tới hơn hai tuần, từ ngày post bài "Tôi không chống Cộng" của ông.

8. T́m hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam, Quê Mẹ, Paris, 1988, trang 68-69

9. Một truyện dài không tên của Trần Thị Bông Giấy, Văn Uyển, 1994, tập một, tr. 242-250.

10. T́m hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam, sách đă dẫn, trang 131

11. Ngoài ra, cũng theo quan niệm về lối thơ “nguyên chất” của Nguyễn Hưng Quốc, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện bắt chước viết trong “Lời nói đầu” cho tập thơ Hoa địa ngục, 2, 1996 (không ghi nxb) của ông: “Nàng thơ của tôi, nàng thơ thực tế, chỉ là một nàng thơ khốn khổ, nhục nhằn, v́ bản thân tôi cũng như toàn dân tộc tôi bị lăng nhục đày đọa!”

Nàng thơ của tôi khao khát thèm rau muống

Mộng bát cơm đầy, quỉ đói, hay ma?

hoặc những câu thơ sau đây:

Cái thứ Duẩn, Chinh, Đồng, Hùng, Thọ thẹo!

Cai trị nước ngoài nói chó nó nghe theo

Đă dốt, đă ngu lại lạc hậu, lại nghèo

Cũng muốn đua đ̣i làm đàn anh một tẹo

[…]

     

Tôi kính trọng Nguyễn Chí Thiện v́ tinh thần bất khuất và chống Cộng cao của ông, và cảm thông nỗi khổ cực ông đă trải qua trong lao tù, nhưng không phải v́ thế mà, sau khi đọc những vần thơ trên, có thể xem ông, về giá trị văn chương, là một “thi hào”, “thi bá”, như một số người, không hiểu sao, đă gọi ông một cách quá lố. Người ta lẫn lộn giữa tinh thần chống Cộng và tŕnh độ sáng tác văn chương, giữa con người và tác phẩm.

12. Trong thơ Bùi Giáng người ta thấy sự hiện diện ám ảnh của những chữ như “liên tồn”, “môn lồ”, “lưu tồn” (nói lái). Một tác phẩm của ông có tựa Lá hoa cồn (1963) và một bài thơ có tên “Từ khi trăng là nguyệt” (Quần sẽ đỏ từ khi trăng là nguyệt / Kinh là kỳ từ châu quận tân toan). Phạm Công Thiện trong Ngày sinh của rắn, bài thứ  VI, 1969, tự nhận giao cấu với mặt trời sinh ra mặt trăng, thủ dâm Thượng Đế sinh ra loài người v.v...  Nguyễn Đức Sơn có những câu thơ: […] hai đứa nh́n nhau bảo phải im ru / em sắp đái và hồn anh chết cứng., hoặc […] ôi một đêm bụi cỏ dáng thu người / em chưa đái mà hồn anh đă ướt (trích từ  Vơ Phiến, Văn học miền Nam tổng quan, Văn Nghệ, 1986, tr. 293). Vân vân…

13. cf diễn đàn VOA, ngày 9/3/2010.  Thêm hai bài thơ của Trần Tiến Dũng, đăng trên báo Tiền Vệ của Nguyễn Hưng Quốc:

 

● Lộng lẫy con cặc Việt Nam (tháng 12/2005)                                                                

anh ngồi chờ đôi mắt chảy ḍng lệ tinh trùng                                                                                                    

gió nào chán chê đường Nguyễn Du – Đồng Khởi đang nằm mở háng dài suốt chiều sâu Công Xă Pari vô vọng đứng lên ngồi xuống         

Sài G̣n sắc vàng hố thẳm lật ngửa mùa khô đàn bà đứng lên ngồi xuống làm t́nh với tiếng chửi thề 

đẻ non tiếng chửi thề                                                                                                                             

[…] 

                                                                                                                                   

con cặc đáng thương Việt Nam dính trong suốt trên đồi cà-phê Highlands như một món hàng lưu niệm made in China nó qua khoảng trống thuần hoá đỏ không một trông chờ và xuống đồi với bầy cừu dấn thân bằng những sớ thịt vô cảm bồng bềnh –bồng bềnh  con cặc tội nghiệp Việt Nam lại chỉ lo chuyện rửa bằng nước, lau bằng giấy hay là tự làm sạch bằng khoảng trống trong và lạnh để không lạc mất mùi cho mùa hoa sau                      

lộng lẫy con cặc Việt Nam đáng-chết-đă-chết nhưng vẫn tin chưa chết

 

● Xứ sở cúi xuống

Lại chảy vào lồn giấc mơ hoa

trắng. Cánh đồng, tiếng chim, gương mặt

ngày và đêm. Chảy màu trăng! thứ

ánh sáng mà chúng ta gặp nhau

cái miệng, bàn tay, lông và mùi

khoảng lời t́nh và tiếng rên được xoá.

 

Hiện hữu? cầm lấy cu anh đây!

ấm và đầy. Thịt da rất nhẹ

cho chuyến trở về, cho cái nh́n

phác thảo h́nh hài khác, sinh sôi

giữa khoảng cách chết là mùi hoa trắng.

 

Hăy quên chuyện: anh một đời giữ

cu không trầy xước. Cách nào! cu

hoàn hảo luôn luôn ngẩng lên, màu

trăng biết bí ẩn đó. Cách nào

 

giấc mơ anh không t́ vết. Gió

mở nồng mùi lửa, thân thể anh

và em lại hát. Cách nào! hăy

quên chuyện cách nào tinh trùng của

 

anh quyến rũ cả trăng. Hiến sinh

những tia sáng. Xứ sở anh cúi

xuống, lại chảy vào lồn giấc mơ

hoa trắng. Anh thấy anh, đứa trẻ

 

chạy trên đồi.

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: