US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 

 

New World Order

Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

   

Tiểu luận

 

Tương lai của văn-chương Việt Nam

 

Nguyễn Vy Khanh

 

 

 

1. Hiện đại, “hôm nay”

 

Bài viết này hướng đến tương lai và viễn tượng, trong lănh vực văn học và thiển nghĩ từ nền tảng, một số đặc tính của của văn-chương vẫn chưa thực sự được các nhà văn thơ Việt-Nam khai thác, áp dụng. Mặt khác, những ǵ vừa xảy ra (và tiếp tục) ở vùng Biển Đông cùng Trung Đông khiến bàn về văn-học nếu muốn không 'viễn mơ' th́ không thể không nói đến thời sự và bối cảnh chính-trị, lịch-sử. Ở đây chúng tôi bàn về viễn tượng văn-chương hơn là tương lai văn-học!

 

Trước hết, hăy nói về tính hiện đại - theo nghĩa 'hôm nay', là đặc điểm cần có cho sinh hoạt văn-chương cũng như cho mọi canh tân: hiện đại về đề tài, về thể loại h́nh thức, về nội dung và một số nguyên lư (cứu cánh) của chính nền văn-học.

 

Người đọc văn chương hiện nay thường gặp những đề tài về đời sống mới, hội nhập hay ghetto, tâm lư, đổ vỡ và hậu quả chiến tranh dù cuộc chiến đă tàn từ hơn ba thập niên trước. Di chứng của chiến tranh đi vào trong văn-học như là một trong những vấn đề lớn của hôm nay. Một đề tài thường gặp khác là t́nh yêu (thường là của ngày xưa nay nhớ lại) và tâm linh. Tâm linh là một trong những đề tài hiện-đại nhất. Lư do đầu tiên ai cũng biết đó là thế giới càng tiến bộ về vật chất và kỹ thuật th́ càng để lộ khiếm khuyết về tâm linh; con người càng văn minh và đầy đủ vật chất th́ càng có nhu cầu về tâm linh, và nhu cầu này phát xuất ở nhiều lứa tuổi. Thứ nữa, với cộng đồng Việt-Nam hải-ngoại sau hơn 34 năm chúng ta đă đi từ cái tuổi thiếu niên đến trưỡng thành và đang lăo hóa, lăo hóa đồng hành với nhu cầu tâm linh càng lớn mạnh. Trong một số tác-phẩm, đời sống tâm linh được chú tâm hơn và một cái nh́n khác về đời sống ở đất người, rồi đến kêu thương, cứu rỗi. Nhu cầu t́m cứu rỗi v́ tâm linh bị động, v́ con người đang bị nhiều chứng nan-y làm mục nát thế xác cũng như tinh thần. Chúng ta có thể nói đến một truyền thống văn-học tâm linh, với những tác-phẩm (đề tài, bối cảnh) và nghệ thuật của một số tác-giả. Có những tác-phẩm bắt nguồn cảm hứng từ tín lư cac tôn giáo cả một số tác-giả trong nước gần đây (Nguyễn Viện, Nguyễn Đ́nh Chính, Tạ Duy Anh, Đỗ Minh Tuấn, v.v.), như kiếm t́m về một nguồn tâm linh, tư tưởng có thể đáp ứng được nhu cầu tinh thần và cảm xúc, mà chủ nghĩa ống loa tuyên truyền và đời sống bưng bít sự thật đă đưa đẩy con người vào ngơ bí. Nếu căn bản đạo đức (ethic) của văn-chương là nhắm đưa đến cứu rỗi; th́ tôn giáo cũng đưa đến cứu rỗi; nhưng mỗi bên có những khác biệt đặc thù. Nhà văn Nga Dostoievski từng viết trong truyện Thằng Khờ (L'Idiot) "cái Đẹp sẽ cứu rỗi nhân loại / la beauté sauvera le monde", một câu nói được xem như lời sấm và được các nhà lư luận nghệ thuật sử dụng lại. Câu nói của Dostoievski như muốn xác quyết cái mối liên hệ thiết yếu cần có giữa cái Đẹp mỹ thuật, âm nhạc, văn-chương v.v. với t́m kiếm tâm linh và không ǵ khác sẽ cứu con người. Như vậy phải sống và tin trước khi làm một cái ǵ, như sáng tạo văn thơ, để cho tha nhân đọc được, thấy được, hiểu được, cái "Đẹp bên trong" nơi nhà văn thơ, khiến cây bút đó trở thành chứng nhân sống động. Một nhà văn người Nga khác, Alexandre Soljenitsyne, nạn nhân chế độ toàn trị, giải Nobel Văn-chương năm 1970, một tiếng nói lương tâm sáng giá của thời hiện đại, ông vừa mới mất năm 2008, đă phải rời bỏ quê hương để sống lưu vong và để được tự do sáng tác, đă nhiều lần lên tiếng chống lại nghệ thuật trừu tượng, v́ theo ông, nghệ thuật phải là một đảm bảo hoàn toàn thật sự khả tín về sự thật và cho phép lương tâm chúng ta tỉnh thức một cách cụ thể và khách quan trước những gian dối có hệ thống của nền văn hóa vật chất và lợi nhuận. Nếu không có cuộc sống tâm thức này, cái hèn hạ sẽ tiếp tục con đường của nó trong ư thức chúng ta. Cả hai nhà văn người Nga tuy sống vào hai thời điểm khác nhau nhưng có cùng nhận thức từ kinh nghiệm sống về văn-nghệ và mỹ thuật: một lời chân lư c̣n nặng hơn cả thế gian cộng lại!

 

Hiện-đại về đề tài c̣n là những vấn đề của hôm nay, những đổi thay hoàn cầu ảnh hưởng đến con người: môi trường ô nhiễm, tai họa thiên nhiên, tham vọng con người khiến sự hiện hữu, tồn tại của nhân sinh bị đe dọa. Làm thân lưu vong hay tị nạn hay v́ lư do ǵ khác, th́ thân phận đă hoàn toàn xa lạ, xa lạ với người bản xứ, nhưng đồng thời chính ḿnh bị cái khác, cái của người lôi cuốn, bắt phải nh́n, học hỏi và tiếp nhận làm của ḿnh. T́nh cảnh căn cước nhà văn di trú, lưu vong h́nh thành từ phản ứng lại những nhóm và thành phần khác của xă hội, như Jean-Paul Sartre khi nghiên cứu về căn cước (identité) người Do thái đă nói rằng t́nh cảm chung nhóm h́nh thành từ cái nh́n của người khác (1).

 

Với nhà văn ở hải-ngoại, cảm hứng nảy sinh từ việc đào sâu những vấn đề, khía cạnh của cuộc sống ở xứ người, như nơi tạm dung hay một quê hương mới, sống bên lề hay nhập ḍng chính, sống thân phận di trú, thiểu số trong một ghetto hay như một công dân toàn diện. Những suy nghĩ về quê hương mới, về không gian mới mở ra, cái không gian đó rộng hẹp ra sao, có ǵ đặc sắc, làm phong phú thêm hay gây vấn đề cho người Việt-Nam, cụ thể ở Boston đây hay Paris, Little Saigon, Sydney, Montréal, Rome, v.v.; hay rộng lớn hơn của 'thế giới' Việt-Nam hải-ngoại, như một 'cơi nhân sinh'! 

 

Nhân vật dĩ nhiên sẽ đa dạng hơn, có người Việt thuần và có người vẫn da vàng nhưng đă hội nhập từ thân xác đến tư tưởng, nếp sống; có người Việt bảo thủ và người Việt khai phóng; và có những nhân vật người bản xứ, với họ và qua họ mà tác-giả có thể cụ thể hóa thành con chữ những ǵ muốn nói và tŕnh bày, cho tha nhân người Việt và người bản xứ nếu tác-phẩm viết bằng ngôn ngữ bản xứ (Anh, Pháp, Đức, v.v.). Đây là hiện-đại và hoàn cầu hóa về ngôn ngữ sử dụng, một khía cạnh khác của văn hóa Việt-Nam hôm nay! Đă có những tác-phẩm của người Việt sống ở ngoài nước đi vào con đường này, nhưng trở nên trội bật và có giá trị văn-chương hăy c̣n rất ít! Trong những ngày đấu năm 2010, một nhà văn Pháp-thoại ở Québec, Kim Thúy được xem như là khám phá mới với tác phẩm đầu tay Ru. Mới v́ từ hoàn cảnh bi thương và nếp sống hội nhập không lựa chọn đă có những cái nh́n và cảm xúc rất văn chương và rất khác, rất lạ lẫm / exotique với thế giới tiểu thuyết Pháp và Québec!

 

Về thể loại, hiện-đại theo nghĩa "hôm nay" chứ không phải là chủ nghĩa hiện-đại (rồi hậu hiện-đại) dù rằng cụm từ "hôm nay" hàm chứa tính hiện-đại, nhưng "hôm nay" c̣n thêm nghĩa hoàn cầu hóa, "đổi mới", "cập nhật" và "hội nhập" để theo kịp thời đại và tâm thức người đọc hôm nay. Đổi mới, làm mới văn học nghệ thuật, dĩ nhiên là những định luật thiết yếu đế hướng về phía trước. Chúng ta thường nghe nói nhiều những trường-phái tư tưởng và văn-học Hậu hiện-đại, Hậu thực dân, Tân H́nh thức, Tân Tự-do, Nữ quyền, v.v. ; tất cả theo thiển nghĩ là những phương tiện tốt cho công việc làm văn-học nghệ thuật, đă và sẽ có những công tŕnh tuyệt vời về nghệ thuật. Nhưng không phải cái ǵ mới cũng hay và thời gian là vị giám khảo công bằng nhất. Nếu theo dơi các sinh hoạt văn-nghệ Việt-Nam chúng ta đă thấy những bài thơ văn phát sinh từ những kỹ thuật điện toán, đa phương tiện hay làm dáng đến kỳ quái, dung tục, cả vô văn hóa và mất cả nhân-bản. Có thể nêu ra những thể loại bị lạm dụng: thơ, tiểu thuyết lịch sử, hồi kư, v.v., hoặc nói khác đi, người làm văn nghệ là kẻ đă sử dụng cho mục đích ngoài văn chương – song song với những hiện tượng như báo chí thông tin biến thành flyer quảng cáo! Mặt khác, các blog tản văn tản mạn, viết nhanh, biến giai thoại (anecdote), tin đồn thành ‘biến cố’, ‘dữ kiện lịch sử’ văn học’, các ‘bút kư’ kiểu cắt/dán, ‘trích’ rồi ‘ngưng trích’, chiều theo thị hiếu và nếu không th́ cũng khiến cho thị hiếu đọc, viết và biên khảo dễ dăi, mất giá trị khách quan và th́ giờ mọi người. Có thể nói văn-chương nghệ thuật là tặng vật mà người văn nghệ sĩ đem đến cho người thưởng ngoạn, cho cuộc đời. Nhưng có người chỉ chú ư đến nội dung và tư tưởng, có người lại chỉ trau chuốt h́nh thức và dễ chạy theo trào lưu nhất thời.

 

Tính hiện-đại cũng được hiểu là rời bỏ, là đối chọi với truyền thống, cổ điển, nhưng cái Đẹp thường là phổ quát, như một giá trị 'bền vững'. Lấy thí dụ nghệ thuật khỏa thân không phải thời nay mới có. Cái khác nhau, đó là thời nay khỏa thân tràn lan khắp nơi và đủ thể cách, cả dung-tục, sát mặt đất trong khi ngày xưa th́ nhắm đến cái Mỹ toàn thiện. Lầm lẫn phương tiện với mục đích, đó là lư do đă gây nên biết bao chiến tranh, đổ vỡ xă hội và thất bại, bị xóa bỏ trong văn-chương nghệ thuật. Không phải hễ cứ nói hiện đại hoá là tức khắc có sự nghiệp hiện đại hoá; ở mỗi tác-giả mỗi kết quả, thành tựu khác, đích thực có mà như tṛ hề cũng có. Hiện đại hóa phải mang nội dung văn hoá , chứ  không là hiện đại hoá đa tạp, giả tạo.

 

Về nội dung, văn-học hiện-đại cần đến luân lư và ư thức, it ra của thời đại ḿnh. Mọi canh tân đều cần đến luân lư làm người và là người có tâm thức, có hồn. Thời Tự Lực văn đoàn đầu thế kỷ XX các nhà làm văn-nghệ đă chủ trương và họ đă làm mới văn-học nhưng luôn có một luân lư tiềm ẩn đằng sau, dù theo khuynh hướng hiện thực hay lăng mạn. Luân lư bắt đầu đổ vỡ vào thời Sáng Tạo những năm cuối thập niên 1950 ở miền Nam đă chủ trương phá bỏ văn học tiền chiến, theo siêu thực, tự do. Rồi khoảng hai thập niên gần đây, nhiều nhà văn trong và ngoài nước c̣n đi xa hơn, khai thác những bản năng xác thịt và tư tưởng, tâm hồn hoang đàng, lệch lạc. Làm như càng ngày con người càng rời xa nhân bản, có thể v́ theo thời, ham vui, hoặc thiếu đức tin làm nền tảng. Thiển nghĩ, con chữ và nghệ thuật đă bị lạm dụng!

Rồi đến những va chạm giữa mới và cũ, giữa những kẻ (và tổ chức) vẫn canh gác đồn bót của những cái gọi là 'thành tựu của chủ nghĩa', là 'vô địch chiến thắng', và những kẻ đă chán ngấy luận điệu của đạo đức giả, gian lận bên kia và thành tŕ chống đến cùng của bên này. Lúc nào th́ cũng có những ầm ỹ về chính trị đằng sau quan điểm và ư thức văn nghệ của một số trí thức và văn nghệ sĩ, cả những tiếng cho rằng  là chỉ có văn hóa dân tộc mới đáng chú trọng, đề cao. Qua tác phẩm, nhà văn t́m kiếm những chất liệu mới từ văn hóa truyền thống, nhưng đồng thời phải biết tránh để truyền thống chế ngự không lối thoát. Sống và viết ở hải ngoại, nhà văn không thể  không mở rộng tầm nh́n ra thế giới ngay bên cạnh ḿnh và cả và thế giới. Nhà văn hải ngoại có thể t́m thấy nguồn gốc văn hóa ở bất cứ nơi nào họ sống, và cũng có thể mang văn hóa truyền thống đến nơi sinh sống mới của họ - như nhà văn miền Bắc đă t́m thấy dân tộc và môi trường văn hóa ở bên này vỹ tuyến 17 sau khi đất nước qua-phân năm 1954, và đă làm giàu văn hóa miền Nam. Đây là cách tốt nhất để kết hợp truyền thống với môi trường bản xứ đất nước mới hoặc ngoài đất nước gốc, và từ đó có thể gặt hái được thành công hơn ở hải ngoại. Đă có thời nhà văn phải chết hoặc bị cấm viết v́ những phạm húy và đụng chạm này. Miền Nam đi trước trên đường tự do làm nghệ thuật, miền Bắc và cả nước chập chững từ sau 1987 và đi xa hơn nữa gần đây, với sự xuất hiện của những tiếng nói thức giả, nổi loạn, độc lập hơn. Người nghệ sĩ thơ văn chủ tŕ tự do sáng tạo luôn bị những thế lực bên ngoài làm cho chùn bước. Mặt khác, muốn có tự-do, kể cả tự do sáng tạo, là phải phân biệt rơ Thiện và ác, và được hay thua đều ảnh hưởng đến vận mạng con người và tự do. Sáng tác nghệ thuật là diển tả một cái ǵ, một sự việc hay tâm tư một người, là kể lại một chuyện ǵ, ... nhưng hành vi sáng tạo đó nên được chủ định, hướng dẫn bởi Chân Thiện Mỹ. Nếu "sáng tạo" để cổ vơ hay duy tŕ cái Ác, cái xấu, gian dối, ngu si, v.v. th́ con người sẽ đánh mất giá trị sáng tạo và nhân bản, trở thành phương tiện nhất thời, và của sự Ác! Các nhà văn Tiền phong có thể mang nỗi ám ảnh về Tồn tại, về một thế giới "bất an" và "lo âu".

 

Kỹ thuật là bận tâm của các tác-giả và nghệ sĩ, v́ người đọc và người thưởng ngoạn nghệ thuật chỉ muốn thưởng thức cái được sáng tạo ra hoặc được viết ra! Như vậy, ngôn-ngữ và kỹ thuật văn-chương trở nên quan trọng, là cái riêng của mỗi tác giả, trong cách kể, cách viết, trong không khí mà tác phẩm tạo nên được! Sức mạnh của bài thơ, bài văn hay tác-phẩm nghệ thuật là ở ư tưởng, mục đích, ở h́nh ảnh và ở nội dung, sứ điệp được chuyên chở hay nhắm tới. Một tác phẩm thành công theo thiển ư là khi có thể giúp người thưởng ngoạn hiểu biết, yêu mến và thực thi được những lư tưởng Chân Thiện Mỹ trong cuộc đời. Nhưng trước khi viết hay sáng tác, văn nghệ sĩ nên biết ḿnh là ai, việc đó tùy thuộc vào việc nhận diện thực-thể, nội dung nền tảng là cái luôn hiện đại hóa, cập nhật hóa. Cơ cấu xă hội, văn hóa luôn sinh hóa, tiến tới phía trước để sống c̣n, trường tồn, vượt qua được những bế tắc và vấn đề trực diện. Nhà làm văn-nghệ cũng không thoát ra được ṿng vây hiện-đại đó, nói như nhà lư luận văn-học Roland Barthes : "văn-học là chính cái tự dạy, tự nhận chân" ("la littérature, c'est ce qui s'enseigne") (2). Viết và làm nghệ thuật, là sống cuộc sống hiện thực, dù ở hải-ngoại hay trong nước, hôm nay và sau này! Viết là một biểu hiện cụ thể cái sống sinh động, biểu hiện của cuộc đi t́m ư nghĩa cho cuộc sống con người, cũng là cuộc t́m kiếm Chân Thiện Mỹ - như một sứ mạng. Sống như một người Việt hiện đại, hôm nay và như một người có văn hóa. Sống và truyền đạt lại cho đời những rung động, t́nh càm, tư tưởng xuôi cùng chiều với chân lư của đời sống hoặc đáp ứng, phản hồi lại thực tại và con người: có thể kết luận đó chính là sứ mệnh của nhà văn Việt-Nam hiện nay!

 

2- Ảnh hưởng và ngoại-thuộc

 

Văn-chương dù mang những giá trị tự tại, nhưng nay mà nói rằng giá trị đó bất biến, vĩnh cữu, th́ thiển nghĩ đó là một ư tưởng lỗi thời và lạc lơng. Văn-chương như bông hoa, tới mùa th́ nở thắm, tỏa hương, nhưng muốn được vậy, cần có phân bón và bàn tay chăm sóc. Văn-học chữ quốc-ngữ Việt-Nam ta đă bắt đầu với những tiếp xúc văn hóa Tây phương qua thể-loại, kỹ thuật và bút pháp. Những tiếp xúc đó đă ảnh-hưởng trong đường hướng và kỹ thuật sáng tác của nhà văn; nhưng cũng từ đó, văn hóa và ảnh hưởng đă biến thành văn-học trở nên công cụ cho những chủ nghĩa văn-hóa thực-dân, rồi hậu thực-dân và hậu ngoại-thuộc.

 

Từ Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu-Chánh đến các thế hệ nhà văn hôm nay luôn có những dằng co giữa nhu cầu hiện-đại hóa và ư thức dân tộc, giữa đặc tính Việt và 'của người' có tính phổ quát, toàn cầu và tính hiện-đại liên hệ mật thiết ít nhiều với văn-hóa thực-dân. Cái chính là văn-hóa tức là những ǵ c̣n lại sau khi quên hết, sau khi đă hấp thụ, tiếp nhận, nhưng là một văn-hóa có ư thức v́ nô lệ văn-hóa là chuyện thường thấy với những tâm thức thuộc-địa, tùng phục 'mẫu quốc'.

 

Từ những năm 1920 đến 1945 là thời mà văn-học Việt-Nam đă tỏ rơ chịu ảnh hưởng mạnh của văn-học Pháp nhất là ở miền Bắc, tiếp theo là thời nhà văn Việt-Nam phản ứng lại ảnh hưởng của văn-học Pháp, xă hội rồi tinh thần quốc gia ở trong miền Nam. Các ảnh hưởng về quan điểm sáng tác về thế giới quan, nhân sinh quan và các thẩm mỹ học cũng như ảnh hưởng về các phương pháp sáng tác, thể loại, đề tài, chủ đề kết cấu, h́nh tượng, ngôn ngữ nói chung đều đă được hiện-đại hóa theo thời đại. Hoàn cảnh văn hóa, lịch sử và địa lư của lănh thổ khiến người Việt-Nam tiếp xúc và đón nhận nhiều ảnh hưởng khác nhau: bản xứ, Trung-Hoa, Âu Mỹ, cộng sản, Nga Xô,... Văn-học Việt-Nam hôm nay chóa ngợp trước những phong trào đến từ nhiều nước (nữ quyền, h́nh thức, Tân h́nh thức, hậu hiện-đại, hậu cấu trúc,...), có cái mới, có cái cũ người mới ta, và đang bị những ảnh-hưởng ngoại lai thử thách, chi phối.

 

Ḍng văn học hải ngoại dĩ nhiên thuộc văn học Việt Nam và người Việt viết tiếng ǵ th́ cũng là của người Việt. Ngôn ngữ chỉ là một phương tiện, trong văn chương người ta đi t́m cái đẹp và cái tâm của người viết, cái chân dung và tâm t́nh của con người. Cho đến thập niên 1970, 1980, các nhà văn học sử thường có quan niệm văn học nước nào phải viết tiếng nói nước đó, đó là lư do khiến các nhà văn Việt Nam viết tiếng Pháp như  Phạm Duy Khiêm (Nam et  Sylvie 1957,...), Phạm Văn Kư (Fleur de jade 1943, Frères de sang 1947, ...), ... bị các nhà văn học sử Việt Nam không nói tới và họ được các nhà văn học sử Pháp xem là nhà văn ở các nước thuộc địa hoặc nước Pháp hải ngoại (outre-mer). Vả lại, đối với người đọc Pháp, họ là những tác giả của-lạ (exotique)! Muốn hiểu Phạm Quỳnh, Nguyễn Tiến Lăng (Chemins de la révolte 1953, ...), Lê Hữu Khoa (Prison, corps, exil, animalite 1990), Vi Huyền Đắc, Vơ Long Tê, Lư Thu Hồ (Printemps inachevé 1962,...), Đinh Linh (Fake House 2000), Kim Lefèvre (Métisse blanche, 1989), Linda Lê (từ Calomnies 1993 tới Aubes 2000),... không thể không đọc những nghị luận hoặc thơ văn của họ viết bằng tiếng Pháp, Anh! Phải có cái nh́n đa văn hóa, khai phóng như những chính sách văn hóa đa diện, đa văn hóa, khoảng một thập niên nay, nhiều nước đă mở rộng đón những nhà văn nghệ gốc thiểu số với những tác phẩm bằng ngôn ngữ gốc của họ. Chẳng hạn Canadiana được giới chức thẩm quyền văn hóa Canada xem là gia tài văn hóa của Canada bao gồm những sáng tác và công tŕnh văn hóa bằng lưỡng ngữ Pháp-Anh chính thức của đất nước này, xuất bản ở trong nước, mà c̣n bao gồm cả những tác phẩm do người Canada xuất bản ở ngoài nước cũng như cả những tác phẩm bằng tiếng gốc do người Canadian gốc thiểu số xuất bản tại Canada.

          

Người Việt chúng ta từ hơn một phần tư thế kỷ nay v́ hoàn cảnh đă sinh sống ở nhiều nước trên địa cầu và dần dà các thế hệ sinh sau viết bằng ngôn ngữ của đất nước tạm dung hoặc mới kể từ đây, có thể tự nhiên hơn, có thể không có lựa chọn khác. Do đó muốn hiểu biết tâm t́nh con người Việt Nam không thể không tham khảo các tác phẩm viết bằng ngôn ngữ ngoài Việt Nam này! Riêng người Việt, chúng ta chưa có dịp phát triển một văn tự riêng, trước mượn chữ Hán, sau pha chế ra Nôm rồi quốc ngữ, nay v́ hoàn cảnh, người Việt ở đâu lại dùng tiếng nước đó mà sáng tác!

 

Nếu nh́n về tương lai, sau hội nhập chính trị, xă hội sẽ đến hội nhập văn hóa và văn chương như không thể tránh. Văn học Việt Nam sẽ phải bao gồm những tác phẩm bằng tiếng Pháp, Anh, Na-Uy, Đức, Ư, Tây ban nha, v.v. v́ qua đó người viết và người đọc sẽ t́m thấy con người và tâm hồn Việt Nam, như chúng tôi đă nói đến ở phần cuối chương tổng quan cuốn Văn-Học Việt Nam Thế Kỷ XX: Một Số Hiện Tượng Và Thể Loại (2004). Đây cũng là thiếu sót của chúng tôi trong tập sách này, đă chỉ có thể nói đến văn học chữ quốc ngữ!

 

Thiển nghĩ nếu tác phẩm phản ánh con người Việt Nam, nói lên tâm t́nh Việt, th́ đó là tiểu thuyết Việt-Nam vậy! Gia tài văn hóa lịch sử, cộng thêm những văn-hóa do cọ xát với ngoài, khác. Nói khác đi, nội dung Việt và h́nh thức hiện-đại, học ở người! Và rồi cái ǵ tồn tại với thời gian không thể không có căn bản dân tộc hoặc Việt Nam! Nếu trong truyện cổ, huyền thoại, vai tṛ của cốt truyện, tính điển h́nh và mục đích luân lư hay văn hóa là quan trọng, th́ ở thế kỷ XX và sau đó, văn-học Việt-Nam khi hiện đại hoá, đă đề cao vai tṛ của bút pháp, kỹ thuật và tác giả; nói chung là nâng cao cá tính và tính độc đáo!

 

Văn-học Việt-Nam hiện đại làm nên bởi những văn nghệ sĩ có tâm hồn dân tộc; nhiều người nhận chịu ảnh hưởng các khuynh hướng ở Âu Mỹ, có người th́ không. Nhưng qua quá tŕnh lịch sử cộng với nhiều biến động, cũng như sự kiện hiện diện của người Việt ở khắp năm châu, khiến nền văn-học đó đă phải mở rộng cửa để vươn ra với nhân loại về ư tưởng, tiếp xúc - tức là với thời gian th́ những cái gọi là bản sắc dân tộc hết c̣n có thể thu hẹp, co ḿnh mà phải đa chiều và đa-dạng ra. Lúc đầu, tiểu thuyết hiện-đại có sứ mạng văn-chương và mục đích cho tập thể, có lúc tiểu thuyết trở thành một hiện tượng xă hội, lúc khác có tính thời sự, đấu tranh, và nói đến tiểu-thuyết tức là đồng thời không thể không bàn đến yếu tố giải trí, thẩm mỹ, từ đó nảy nở tính "văn-chương" là một phạm trù văn-học quan trọng chưa thể khai thác hết trong bài này.

 

3- Chuyện làm mới văn-chương

 

Cách tân văn-học không dễ v́ trước hết phải rời bỏ chỗ cư trú an toàn như Nguyên Sa thời thập niên 1960 đă quay trở lại phê phán và từ khước (một số) những cách tân của văn-học 'hôm nay' của Sáng Tạo ngay trước đó (Ông có thành công hay không lại là một chuyện khác). Mặt khác, nhà thơ văn nước ta dễ bị óc thiển cận địa lư chi phối: hễ người cùng địa phương đều nhất hết, thiên hạ những nơi khác không ra ǵ; thành thử đọc những bài viết về tác-giả và tác-phẩm của những người cùng địa phương, người đọc phải đề cao cảnh giác (họ khen nhau cũng là tự khen)! Từ mâm chiếu địa phương đi đến quan liêu văn hóa và hội viên đồng hội 'chính thức' (lẵng lặng mà nghe 'chúng' khen nhau)! Phe nhóm ghetto văn nghệ hay phân chia biên giới quốc-gia - cộng-sản cũng là làm văn nghệ kiểu 'ghetto', một cộng đồng khép kín, vẫn tinh thần làng xă ngày xưa thời trạng Quỳnh được nối dài! Muốn cách tân cuối cùng c̣n có nghĩa là phải vượt qua sự có mặt thường trực và trội bật của những bóng ma và cái chết của lịch sử văn-học (hể nói đến thơ là những Xuân Diệu, Nguyên Sa, v.v. cứ phải xuất hiện chận tầm nh́n, văn th́ phải như ông A bà B, v.v. Rồi nào những 'gánh nặng' lịch sử, văn hóa, ... Muốn làm mới, phải ra khỏi những vũng lầy đó!

 

Thường th́ nhà văn viết v́ nhu cầu ... viết, mấy người nghĩ đến sứ mạng văn nghệ. Rốt cùng th́ ngay lịch-sử cũng là sản phẩm của tưởng tượng, của những 'mode' tưởng tượng, của những cách cắt nghĩa, viết lại, và thường được nh́n với cặp kính màu.  Do đó văn-chương cần liên tục cách tân v́ chính lịch-sử vẫn luôn được viết lại, nghĩ lại. Không những nền kinh tế toàn cầu ngày càng bị ảo hóa, hay ma-đầu hóa (khủng hoảng kinh tế tài chánh của Hoa-Kỳ từ 2008!) mà văn-chương cũng ra "ma", nếu không là văn-chương của cái chết. Văn-chương chết v́ ngoài những ám ảnh, vũng lầy nói trên, c̣n là v́ văn hóa chết, tinh thần chết, nhường chỗ cho vật chất và tính toán, tham vọng của con người. Mà văn-chương chết sẽ đưa đến kiệt quệ tinh thần!

 

Vậy th́ văn-chương có c̣n là thứ cần thiết không và cần thiết cho ai? Văn-chương có giá trị hay có thể hiện hữu tự tại không? Nh́n thị trường chữ nghĩa gần đây, nhiều người thấy văn-chương đă tự thu hẹp lại, chỉ c̣n là lịch-sử, là hồi kư, là đời tư, là tự thú cá nhân nếu không là văn nghệ kiểu karaoke và báo chợ: hồi kư, bút kư, du kư và những sản phẩm tầm phào đă giết sáng tạo và thưởng thức văn-chương. Ngay các ấn phẩm của Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, v.v. nếu có được dịch ra tiếng nước ngoài thực ra cũng chỉ là để thỏa măn tính ṭ ṃ (voyeurisme) chinh trị mà không là thuần túy văn-chương. Thiển nghĩa nếu văn chương được quan niệm như là ư thức về hiện hữu và tồn tại, th́ vấn đề bớt nặng nề. Văn-chương là mặt nổi của thực hữu, viết ra được tức cũng tỏ ra có được sức mạnh và có hành động, ra tay v́ dù là sản phẩm tinh thần nhưng không thể tách nó ra khỏi đời sống thực hữu.

 

Ai cũng biết trong văn-chương, kỹ thuật, ngôn-ngữ khá quan trọng, bên cạnh nội dung, làm nên văn-chương. Ngôn ngữ thoát khỏi quy ước và tinh thần để tự do, canh tân, th́ sẽ đạt đến một phạm trù khác của tư tưởng. Thi ca có là văn-chương hay không là ở ngôn-ngữ, thi tứ, kỹ thuật; phải tạo ra biến cố ngôn từ trong tâm trí người đọc. Về phần tiểu-thuyết, người viết đến với thể loại tưởng là dễ này c̣n phải nắm vững kỹ thuật kết cấu và điều quan trọng là tác-giả c̣n cần có giọng văn riêng, có phong cách diễn ngôn đặc thù. Có người viết theo lối viết tiểu thuyết của Mỹ, Pháp, la-tinh hay đề cao kỹ thuật nay có vẻ cần thiết hơn nội dung của tiểu thuyết, v.v. Có người dùng một câu chuyện để ngụ ư, nhắn nhủ hoặc bất kể người đồng thời v́ nhắm viết cho con người thời sau hay ở một không gian khác, v.v.

 

Người viết và người đọc có thể là đôi bạn song hành (và cả đi ngược chiều), nhưng người viết có vai tṛ bước những bước khởi đầu. Có thể mỗi nhà văn có một số độc giả riêng của ḿnh. Họ thường cùng đi chung với nhau trên từng chặng đường, có khi thích thú gặp gỡ nhau v́ một t́nh tiết, một lời nói. Trong đủ đề tài từ chiến tranh, cách mạng, xă hội, lịch sử, đến những thay đổi của con người và tập thể. Làm văn học mạng, cởi bỏ cấm kỵ về giới tính, tính dục, v.v. nhưng thái quá th́ lại trở nên nhàm chán, dễ bị người đọc quay lưng, quên lăng, và cả phủ nhận. Có người viết không cần tồn tại xa xôi, họ chỉ cần có mặt trong 'văn bút' hay một danh sách nào đó. Những người này không cần tính văn học mà chỉ cần 'tác-phẩm' trở thành hàng hóa bán chạy, ra mắt, có mặt. Thị trường sách ngày càng thu hẹp; nhiều người xưa mê đọc sách bao nhiêu th́ ngày nay họ sợ sách bấy nhiêu. Người khác nghĩ ḿnh có tâm huyết và hoài băo bảo tồn văn hóa dân tộc hay ǵn giữ tiếng Việt nơi xứ người; thứ bảo tồn vẫn là chiến thuật của quan văn trong nước khi phê b́nh nhà văn nghệ nào rời lề! Dù nhà văn nay hết mong kiếm tiền lấy vồn bằng cách bán sách, nhưng nếu can đảm làm mới hoặc văn-chương được chăm sóc th́ đây là cuộc thám hiểm trong vùng giá trị và chứng tỏ sức mạnh của văn bản: văn chương phải lay động đến nền tảng những lịch sử, văn hoá và tâm thức của người đọc. Trong những đặc điểm của công việc hiện đại hoá có yếu tố quan trọng là tiến tŕnh đó không mang tính chất tĩnh, không là thành tựu do đó cần có sự liên tục - cũng là đặc tính của văn hoá. Văn hoá mang ư nghĩa vun trồng, trong nỗ lực, trong việc làm chớ không nằm trong lời nói suông.

 

Văn học Việt Nam hải ngoại đă được kiến dựng với một lịch-sử và nhiều thành quả và được đón nhận kể cả người trong nước. Dù hơi bi quan nhưng thiển nghĩ ḍng văn học Việt Nam ở ngoài nước nếu đă là những tác phẩm sáng tạo đích thực sẽ nhập ḍng chung lịch sử văn học, sẽ đóng góp và trở thành văn-học của một Việt-Nam tương lai. Con người làm nên lịch sử văn học, không biên giới trong ngoài và Internet không gian ảo nhưng là phương tiện thông tin thực hữu. Không sợ mạng giết sách in, chi sợ không c̣n ai đọc văn-chương, in ấn cũng như mạng. Internet là phương tiện, nhưng đồng thời đă tầm thường hóa văn-chương, cơ hội trẻ trung hóa nhưng thường dừng ở bề nổi, thử nghiệm, thiếu chiều sâu. Các tác phẩm có giá trị nghệ thuật vẫn hiếm hoi. Văn-chương không c̣n biên giới, những h́nh thức làm và phổ-biến tác-phẩm mới, độc giả mới và phương tiện đến với dộc giả cũng mới. Và c̣n phải mở ra với thế-giới, nội dung, tư tưởng cũng như văn bản văn chương!

 

Sống như một người Việt hiện đại, hôm nay và như một người có văn hóa. Sống và truyền đạt lại cho đời những rung động, t́nh càm, tư tưởng xuôi cùng chiều với chân lư của đời sống hoặc đáp ứng, phản hồi lại thực tại và con người: có thể kết luận đó chính là sứ mệnh của nhà văn Việt-Nam hiện nay!

 

Nói đến hôm nay hay tương lai của văn học hải ngoại, thiển nghĩ có thể nêu lên những trở ngại và khó khăn sau, trong số có những cái ngày càng trầm trọng:

 

- Trong-ngoài, trong-trong, ngoài-ngoài phủ nhận nhau: ở ngoài không bàn đến trong, nếu có th́ nhắm đề cao đối kháng hay tản mạn về những tṛ kiểm duyệt cho in hay phát giải thưởng xong rồi quay ra ... cấm, cho giải rồi yêu cầu rút lại hay đe dọa, ở trong xem như pha cộng đồng văn nghệ của người Việt hải ngoại, nhưng chụp giựt nhân tài, ‘ngôi sao’ của ngoài, nhận vơ hoặc mua chuộc!

 

- Hiện tượng phe phái, áo thụng vái nhau và tinh thần địa phương hăy c̣n đậm đà gây hiểm nghèo và thui chột cho văn nghệ chung.

 

- Văn học ngoài (cũng như trong) đều hăy c̣n nhiều đồn bót canh gác và có kẻ lợi dụng việc canh gác để thao túng, phá phách những công tŕnh (và nhân sự) văn nghệ chân chính.

 

- Chính trị hóa văn học đưa đến suy thoái v́ chính trị là chuyện thời sự, phù du, trong khi văn học là chuyện lâu dài. Tại sao không bỏ chính trị qua một bên để vinh danh những bản sắc dân tộc và nhân bản là một cách chống cộng cao hơn, lâu dài hơn? Tập Thơ đến từ đâu của Nguyễn Đức Tùng xuất bản trong nước năm 2009 rốt cùng cũng chỉ là một trái banh tung thử, một thứ thủ thuật chính trị của con người và đi ngược gịng nước văn hóa của dân tộc luôn giải bỏ cái ‘ác’ và tương thuận theo lẽ Trời, thiên nhiên và con người.

 

- Hiện nay văn đàn hải ngoại thiếu những tạp chí văn học thuần túy cũng v́ một số những lư do vừa nêu trên. Những Văn Học, Hợp Lưu, Văn, Thế Kỷ 21, v.v.  đă phục vụ xong giai đoạn. Các tạp chí văn-chương khác đang có mặt th́ hoặc để chứng tỏ một sự hiện diện nào đó, hoặc thật sự sinh hoạt văn-chương hoặc nhắm phục vụ một mục đích có thể ngoài văn-chương nghệ thuật.

 

Nói một cách cụ thể hơn th́ về nhân sự, nhà văn, thơ, nhà nghiên cứu, đă và đang lăo hóa, mất cảm hứng, bớt và mất tin tưởng vào công việc văn học nghệ thuật. C̣n về xuất bản th́ các ấn-phẩm giảm số lượng và bị thu hẹp dần trên thị trường sách vở, đồng thời bị những thư viện số hóa, ebooks, Internet tràn ngập, che lấp. Cạnh đó, nếp sống ở hải ngoại khiến truyền thống văn hóa yêu sách vở không phát triển thuận tiện lại vừa phải theo nếp sống và tuổi tác, việc dọn nhà, thu gọn, thay đổi chỗ ở (ra condo, nhà già, v.v.). Về các sinh hoạt nói chuyện và ra mắt sách th́ ngày càng giảm đi và mất hết ư nghĩa cần có.

 

Như vậy, văn-chương hải ngoại (và cả nước Việt Nam) 20, 40 năm nữa rồi sẽ ra sao? Tiểu-thuyết, thi ca ngày mai sẽ thế nào? Sinh hoạt văn nghệ, văn hóa đi về đâu? Thiển nghĩ câu trả lời đă nằm trong những công tŕnh, tác-phẩm văn-chương của hôm nay. Nếu chỉ có thể viết đi dùng lại những nhân vật và kỹ thuật làm nhàm chán người đọc th́ vô t́nh người làm văn học nghệ thuật làm hại cả văn-học v́ làm mất độc giả đă hiếm hoi (so với dân số) và người thưởng ngoạn nghệ thuật (nhưng nhà văn nhà thơ cũng có thể ngưng viết, gác bút, để đất lại cho người khác hoặc chính ḿnh một thời gian sau trở lại với những công tŕnh, tác-phẩm đúng nghĩa là sáng tạo, là nghệ thuật, là văn-chương!). Tương lai văn-học sẽ/vẫn c̣n ngày nào nhà văn xem văn-chương là sứ mệnh và thứ nữa, c̣n, ngày nào tinh túy Việt-Nam c̣n, c̣n có cái ǵ Việt-Nam! Nếu không sẽ là văn-chương không quốc tịch v́ đă hội nhập hoặc bị đồng hóa!

 

Nhưng nghĩ cho cùng, văn chương c̣n có ư nghĩa ǵ khi đất nước Việt Nam đang dần mất tự chủ, độc lập và những sự phá hoại, hủy hoại, ‘từ chức’ ngày càng lan rộng?

 

Chú-thích:

1- Jean-Paul Sartre. Réflexions sur la question juive (Paris, Gallimard, coll. Folio Essais, [1946], 1954), p. 88.

2-  Roland Barthes. "Réflexions sur un manuel", Le bruissement de la langue. Essais critiques IV, Paris, Seuil, 1984, p. 49.

 

3-2010

Nguyễn Vy Khanh

 

 

 


 


 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: