Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearning

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠI SAO VIỆT NAM ?

 

WHY VIETNAM ?

 

BẢN DẠO ĐẦU CON CHIM HẢI ÂU CỦA NƯỚC MỸ

(Prelude to America’s Albatross)

 

TÁC GIẢ : Archimedes L.A. Patti

 

Người dịch: Lê Trọng Nghĩa
 

 

Chương 8
Vấn đề mới của Pháp

CUỘC ĐẢO CHÍNH MỒNG 9-3
Trước khi rời Szemao, tôi may mắn được đọc một bản báo cáo thảo ra dựa trên cơ sở của cơ quan R&A thu lượm những mẩu chuyện của những người Pháp dân sự và quân sự tị nạn và của OWI rút ra từ các bản tin phát nhanh của Nhật. Bản báo cáo tổng hợp những tin tức về “coup de force”(1) ngày 9-3 và hậu quả của nó, đă giúp cho tôi được rất nhiều trong khi tôi đi thị sát chiến trường. Qua bản báo cáo, tôi được biết là chiều ngày 9-3, đại sứ Nhật Shunichi Matsumoto và Tổng lănh sự Kono đă triệu Toàn quyền Decoux đến để ép Pháp phải có một sự cộng tác nhiều hơn và chân thành hơn với người Nhật. Kono đ̣i hỏi một sự gia tăng quy mô lớn của Pháp vào “quỹ chiến tranh” của Nhật, giảm bớt các biện pháp hạn chế việc thu mua thóc gạo của quân đội Nhật và bảo đảm sẽ không huỷ bỏ thoả hiệp Liên minh pḥng thủ Pháp - Nhật ở Đông Dương. Decoux chần chừ nói rằng cần phải có thời gian để trao đổi với Chính phủ của ông ở Hà Nội.
Cho rằng Decoux t́m cách lảng tránh, đến 6 giờ chiều ngày hôm đó, Đại sứ Nhật gửi cho viên toàn quyền một tối hậu thư. Lần này yêu cầu của người Nhật được nêu rơ ràng: người Pháp phải cùng với người Nhật pḥng thủ Đông Dương trong trường hợp có cuộc xâm lăng của Anh - Mỹ; tất cả các lực lượng quân sự và cảnh sát của Pháp phải đặt dưới quyền chỉ huy và kiểm soát của quân đội Nhật; Pháp phải giao cho Nhật tất cả các hệ thống thông tin liên lạc, vận tải, hệ thống ngân hàng và các cơ quan hành chính. Các điều khoản trong tối hậu thư phải được chấp nhận vô điều kiện trong ṿng 2 giờ.
Đến 10 giờ 15 tối, quá hạn 2 giờ ấn định trong tối hậu thư, người Nhật nhận được công hàm của Decoux báo cho biết ông cần nhiều thời gian hơn nữa để c̣n “trao đổi ư kiến”, Matsumoto liền ra lệnh cho quân đội nắm quyền và đặt Decoux dưới sự “canh giữ bảo trợ” của quân đội.
Đến 2 giờ sáng (giờ Tokyo) ngày 10-3, Tổng hành dinh Thiên hoàng ở Tokyo ra thông báo về việc tiếp quản ở Đông Dương và nói rơ đó là do Bộ chỉ huy quân đội Nhật ở đó chủ động tiến hành. Tiếp đó, vào 9 giờ sáng (giờ Tokyo), sau một buổi họp nội các đặc biệt ở Hoàng cung, Chính phủ Tokyo công khai thừa nhận quyết định quân sự nói trên và đề xướng ra chính sách ủng hộ nền độc lập của Việt Nam:
“Ngay sau khi Đông Duơng tỏ ra có dấu hiệu đang tiến lên thành một nước độc lập th́ Chính phủ Nhật nhất định giúp đỡ cho các dân tộc  này đạt được “sự độc lập chủng tộc chân chính” dựa trên cơ sở những nguyên tắc đă được nêu lên trong bản tuyên ngôn chung của các nước Đại Đông Á”.
Khi người Nhật trong buổi chiều ngày 9 đang làm áp lực để người Pháp gia tăng sự ủng hộ cho Nhật th́ Hoàng đế Bảo Đại của An Nam trong bản thông điệp nhân dịp năm mới (Tết) ca ngợi Pháp và nêu lên rằng: “Nước Pháp đă phải chịu rất nhiều đau khổ để khôi phục lại đất nước và sự phục hưng đó là điềm báo hiệu của một thời kỳ hoà b́nh và thịnh vượng mà trong đó tất cả các dân tộc sống dưới sự bảo hộ của Pháp sẽ được thừa hưởng”. Ông ta c̣n nói: “Chúng ta tha thiết cảm ơn đô đốc Decoux, người đă lái con tàu Đông Dương qua cơn băo táp của thế giới. Nhờ đô đốc mà Đông Dương được hưởng hoà b́nh và an ninh”.
Hai ngày sau, trong một cuộc trở mặt vô liêm sỉ, Bảo Đại đă bác bỏ Hiệp ước Bảo hộ Pháp - An Nam 1884, tuyên bố độc lập của Vương quốc An Nam và tham gia khối các nước Đại Đông Á. Hoàng đế hứa đem tất cả quyền lực của nhà vua ra để cộng tác với người Nhật, tin tưởng ở sự thành thật và thiện chí của đế quốc Nhật.
Đến ngày 13-3, Hoàng thân Norodom Shihanouk ở Kampuchia cũng chuyển theo t́nh h́nh và tuyên bố đất nước ông độc lập. Ông ta công khai phát biểu: “Vương quốc Kampuchia đă lâu không c̣n cần đến sự bảo hộ của nước Pháp, v́ vậy tuyên bố Hiệp ước Bảo hộ kư kết với nước Pháp là không c̣n hiệu lực... đặt sự tin tưởng tuyệt đối vào Đế quốc Nhật... Kampuchia quyết tâm hợp tác với Nhật…”.
Một tháng sau, vua Sisavang Vong của Luang Prabang ở Lào cũng đi theo các vị Hoàng thân láng giềng, tuyên bố nước Lào không chấp nhận sự ràng buộc của người Pháp nữa và hoan nghênh người Nhật như là bạn bè và Đồng minh.
Ở Đông Dương, người Nhật đă nhanh chóng tuyên bố thiết quân luật, tước vũ khí và giam giữ các lực lượng quân đội và cảnh sát, bắt giữ các nhà cầm quyền quân sự và dân sự chủ yếu, đặt lệnh giới nghiêm, kiểm soát giao thông và tiếp quản toàn bộ cơ cấu bộ máy hành chính. Ngày 11-3, Bộ Tư lệnh tối cao Nhật công bố tên một số người đă bị bắt gồm Decoux, các tướng Aymé, Mordant và chánh sở mật thám Đông Dương nổi tiếng Louis (Paul) Amoux, người đă truy nă Hồ Chí Minh từ 1919.
Các sĩ quan nghiên cứu của OSS cho rằng sự sụp đổ của Pháp là do kế hoạch tổ chức kháng chiến của Mordant tồi, do họ không hoàn toàn coi trọng nguyên tắc hoạt động bí mật, và do thiếu một sự phối hợp giữa các phần tử quân sự và dân sự của cái gọi là phong trào kháng chiến. Điều đó quá rơ ràng v́ trong ngày 8-3 đă có một viên chức cảnh sát Việt Nam, mật vụ của SLFEO, đă báo cho Mordant biết là người Nhật có kế hoạch vô hiệu hoá quân đội Pháp vào một lúc nào đó giữa ngày 8 và ngày 10 tháng 3.
Ở Hà Nội, Mordant và Aymé đă đánh giá thấp tin báo của người mật vụ SLFEO. Mordant cho rằng dù sao đi nữa th́ cơ quan quân sự t́nh báo cũng chẳng có tín hiệu ǵ về vấn đề này, c̣n bên dân sự lại thường có xu hướng khuếch đại sự việc. Chỉ có tướng Gabriel Sabattier, chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ và là thủ lĩnh của phong trào kháng chiến miền Bắc, đă coi tin báo đó một cách nghiêm túc. Ông không hỏi ư kiến của Mordant hay Aymé, phát lệnh “t́nh trạng báo động thực sự” vào ngày 8-3 và rời khỏi Hà Nội để đến hành dinh dă chiến của ông. Sáng ngày 9, khi biết tin có cuộc “báo động” thật sự, Aymé liền quyết định băi bỏ lệnh của Sabattier, cho là không cần thiết và chỉ làm cho người Nhật hoảng sợ không đúng lúc. Nhưng hành động của Sabattier đă làm cho Alessandri cảnh giác, ông rút ra ngoài doanh trại và cho quân vượt sông Đà và sông Hồng, di chuyển về núi phía bắc và tây Bắc Kỳ.
Đến đêm ngày 9, khi người Nhật tấn công vào nơi có người Pháp ở th́ Mordant và Aymé đều bị bắt làm tù binh và quân đội của họ đă không sẵn sàng để chống cự lại. Ngoài số khoảng chừng 99.000 sĩ quan và binh lính người Pháp ở Đông Dương, chỉ có gần 5.000 quân (thuộc quyền Sabattier và Alessandri) được bố trí theo kiểu để đánh chặn hậu ở phía sau là được rút về bên giới Lào và Trung Quốc(2).
Suốt trong các ngày 10 và 11 tháng 3, đài phát thanh báo về tin cuộc đầu hàng “hoà b́nh” của các cứ điểm quan trọng của Pháp. Ngay ở các đồn xa xôi như Quảng Châu Loan (một nhượng địa của Pháp ở phía nam Trung Quốc) và Thượng Hải, với một đội quân thường trú 1.000 lính và 797 cảnh sát người Pháp, quân đội Pháp đă bị tước vũ khí mà không chống cự.
Nhưng cũng có những ngoại lệ. Ở đó nổi lên những hành động dũng cảm và anh hùng. Ở đồn Lạng Sơn, độ 1.200 quân đă quyết chiến suốt trong 2 ngày. Bị áp đảo về số lượng, thiếu nước và đạn dược, vài trăm người sống sót đă phải đầu hàng Sư đoàn 37 Nhật, nhưng chỉ huy đơn vị này tức giận v́ những tổn thất đă phải gánh chịu do sự ngang bướng của đồn quân Pháp gây ra nên đă ra lệnh tàn sát cho bằng hết số quân đầu hàng. Ở Đồng Đăng, quân Pháp cũng phải chịu một số phận tương tự, khi cũng bị chính viên tư lệnh nói trên sau khi đă được thêm một trung đoàn của Sư đoàn 22 tăng cường, đă tiến đánh và trừng phạt.
Ở Hà Nội, quân Pháp ở trong Thành cũng chống cụ chút ít sau nhiều giờ nổ súng rời rạc. Cũng có người chết và bị thương, nhưng Nhật coi đó chỉ là một hành động để giữ thể diện. Ở Hoàng thành Huế, đội Bảo an Pháp đóng ở doanh trại trung đoàn 10 RIC(3) cũng cầm cự được đến nửa đêm ngày 10. Suốt miền trung Trung Kỳ và Nam Kỳ chỉ có một vụ chống cự nhỏ đối với Nhật.
Trước cảnh ngộ đáng buồn của người Pháp, báo cáo của R&A nhận xét rằng với một sự chuẩn bị kháng chiến đă khá lâu năm và tất cả các đồn trại, kho tàng đều đầy ắp người và súng đạn như mọi người đều biết rơ, th́ sự giải thích duy nhất có thể chấp nhận được về một cuộc đầu hàng nhanh chóng đó của Pháp là do thiếu sự thống nhất tổ chức và lănh đạo. Một lư do phụ thêm vào đó nữa là có thể thiếu sự ủng hộ quần chúng, của những người Việt bị áp bức.
Báo cáo của R&A thêm vào những đoạn trích trong công điện của Tổng Lănh sự quán Langdon nói rằng người Pháp ở Côn Minhh đồng ư với luận điệu của Nhật, cho rằng người Nhật sở dĩ phải có hành động chống Pháp v́ họ sự Pháp và Mỹ hợp tác với nhau trong trường hợp Mỹ đổ bộ vào Đông Dương. Langdon đă ghi: “...Nếu người Pháp cũng có một kế hoạch nào đó th́ hiển nhiên họ đă không phối hợp với kế hoạch của người Mỹ và người Trung Quốc, và chờ đợi để sớm muộn cũng có lúc đưa ra thực hiện. Người Nhật đă chơi trội hơn người Pháp”.
Trước khi tôi tới vùng biên giới, tin tức cuối cùng tôi nhận được là một trong những toán SI được nhảy dù xuống chỗ người Pháp đang rút lui. Quân của Sabattier và Alessandri đi theo hướng tây Hà Nội về phía Sơn La và Điện Biên Phủ. Sau khi sục t́m các tướng nói trên, một sĩ quan của chúng tôi đă bắt gặp Alessandri ngày 3-4 ở Phong Saly thuộc Lào, nhưng không thấy tung tích Sabattier. Viên sĩ quan đă báo cáo là quân Pháp trang bị nghèo nàn và bị mệt mỏi, tinh thần thấp; để giảm bớt gánh nặng, họ đă bỏ lại nhiều vũ khí nặng và nhiều tấn đạn dược mà cũng không buồn phá huỷ đi nữa.

NHỮNG H̀NH ẢNH ĐANG THAY ĐỔI

Báo cáo của R&A chứa đựng một số nhận xét về mối quan hệ giữa người Pháp với người Việt, Trung Hoa và Mỹ. Các nhận xét đó rất đáng được b́nh luận v́ chỉ dựa trên cơ sở một số sự kiện lúc đó chưa được hoàn toàn bộc lộ rơ với một khoảng thời gian ngắn ngủi vài tuần hay vài tháng.
Về người Việt Nam:
- Một mặt: theo Langdon: “Phản ứng của dân chúng An Nam đối với cú của Nhật h́nh như đă làm cho người Pháp hoang mang, chán nản. Mặc dù một bộ phận lớn quân đội c̣n tỏ ra trung thành, nhưng nhiều người trong số họ đă đi theo người Nhật, c̣n thường dân th́ vẫn giữ thái độ nói chung là thụ động và thờ ơ.
- Mặt trái lại: Trong thực tế hơn 90% lính Việt Nam đă vứt bỏ vũ khí và trở về nhà khi họ biết rơ là phải sang Trung Quốc. Nhiều người đă đi theo phong trào chính trị giành độc lập ở Đông Dương và chỉ có một số rất nhỏ, chắc chắn không quá vài trăm, chạy theo Nhật. Rất nhiều nhà hoạt động chính trị trong giới quân sự đă chia xẻ số phận của họ với phong trào chống Pháp, chống Nhật.
Ở Hà Nội, Huế và Sài G̣n thấy có một số ít người Việt Nam mang băng tay “mặt trời mọc” và hợp tác với quân cảnh Nhật ở địa phương. Phần lớn họ là người thuộc các tổ chức bí mật thân Nhật bao gồm Cao Đài, Hoà Hảo và các phần tử tôn giáo và bảo hoàng ở Đông Dương.
Những người hoạt động chính trị Việt Nam thuộc ba phong trào quốc gia chủ yếu: Việt Nam Quang phục Hội, một tổ chức bí mật thân Nhật, chủ trương bảo hoành, Việt Nam Quốc dân đảng dựa vào Chính phủ Trùng Khánh và được Trung Quốc ủng hộ và Đông Dương Độc lập Đảng, một mặt trận cộng sản theo Matxcơva.
Điều người Pháp thất vọng đối với người Đông Dương không phải ở chỗ họ tỏ ra thờ ơ mà ở chỗ người Pháp cho là họ bội bạc. Trong hơn 80 nam, thực dân Pháp đă cho lan truyền câu chuyện thần thoại gán cho người Pháp vai tṛ của nhà khai hoá, ân nhân và là người bảo hộ vĩ đại của nhân dân Việt Nam “nghèo túng, bơ vơ và thấp hèn”. Trong câu chuyện đó, người Pháp ở Đông Dương có quyền đ̣i hỏi phải được người dân “bản xứ” lệ thuộc yêu quư và phục dịch và đồng thời lại có quyền xử phạt khi người “bản xứ” không làm được những việc hèn hạ của ḿnh. Qua thời gian, câu chuyện thần bí đă biến thành sự thực trong đầu óc của người Pháp và chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Điều đó đă quá ăn sâu vào tính nết của người Pháp nên đă không gạt bỏ đi được ngay cả sau các sự kiện ngày 9-3.
Trong những giờ “bi thảm” của cuộc đấu tranh chống Nhật, mặc dù người Pháp bối rối bởi thái độ gia trưởng và bề trên của ḿnh đối với người “bản xứ”, nhưng những người này vẫn tỏ ra nhă nhặn và không gay gắt ǵ đối với người Pháp. Người Việt đă giúp đỡ cho các ông chủ cũ của họ trốn tránh trước sự truy lùng của kẻ thù, chỉ dẫn cho họ vượt rừng rậm để sang Trung Quốc và có khi c̣n cho họ ẩn nấp ngay trong nhà ḿnh một thời gian. Rơ ràng đối với người Pháp đang chạy trốn th́ đây không phải là do ḷng trung thành hay v́ sợ sệt mà chính là trên cơ sở nhận thức được rằng họ, người Việt Nam, đang bước vào một thời đại mới. Vai tṛ của họ bất chợt đă được đảo ngược. Người Việt Nam không c̣n là dân thuộc địa lệ thuộc mà là người công dân tự do và độc lập của chính đất nước họ. Họ đă không hành động với tinh thần trả thù trong những ngày đầu tiên đó mà chỉ với động cơ mong muốn giải thoát cho đất nước họ khỏi gánh nặng người Pháp. Trong tháng 4-1945, người Pháp đă không thể hiểu nỗi được phản ứng của người Việt Nam; họ chỉ có thể cảm thấy chán ngán.
Về người Trung Hoa.
- Một mặt: quan hệ Pháp - Hoa đă không phải là hoàn toàn thân thiết. Nhiều lắm th́ cũng chỉ có thể coi các quan hệ đó là vừa phải và đúng đắn. Langdon đă báo cáo rằng phản ứng của người Trung Quốc đối với cú mồng 9-3 của Nhật “được coi như là một lời cảnh cáo đối với sự an ninh của Vân Nam, do đó những biện pháp được thi hành (tháng 3-1945) phản ảnh một thái độ thụ động”.
- Mặt trái lại: Tưởng đă rất phiền ḷng trước sự xoay chuyển t́nh h́nh ở Đông Nam Á, v́ nó làm tổn hại đến địa vị quân sự của ông ở Miến Điện và Trung Quốc. Ông ta đặc biệt bực ḿnh với người Pháp về chỗ sau khi đă đẩy cho Nhật tiến hành cú 9-3, họ đă không gây được cái ǵ coi như một cuộc kháng chiến đáng tin cậy để có thể buộc Nhật rút bớt đi một số lực lượng từ các mặt trận của người Trung Hoa ở Miến Điện và Trung Quốc. Không những thế, họ lại không giữ được nguyên t́nh trạng ở đó và làm cho quân đội Tnmg Quốc bị uy hiếp một cách vô ích bởi một cuộc tiến công của Nhật vào phía sườn đă yếu hướng tây nain. Hơn nữa, người Pháp đă làm cho vấn đề phúc tạp thêm qua việc rút quân sang đất Trung Quốc và tạo nguy cơ để Nhật rượt đuổi theo vào Vân Nam và Quảng Tây, gây ra những vấn đề khó khăn về chính trị và tiếp tế hậu cần.
Quan hệ Pháp - Hoa c̣n bị những sự chống đối nhau trong cấp cao nhất của Quốc dân đảng Trung Quốc làm cho nghiêm trọng thêm. Nhiều người Trung Quốc quyền thế đă va chạm vào quyền lợi với các nhân viên trong bộ máy cai trị của Decoux suốt trong những năm chiến tranh, họ cũng xung khắc với sự hoạt động của các phần tử theo De Gaulle ở Trung Quốc và Đông Dương. Tỷ dụ như tướng Hà Ứng Khâm đă tỏ ra bực bội v́ quân đội nước ngoài vào đất Trung Quốc và đă xem việc người Pháp rút lui là một điều đă có ảnh hưởng xấu đến mối bang giao giữa ông Hồ và Wedemeyer mà ông ta cho là có cảm t́nh với Pháp. Mặc dù bề ngoài tướng Hà đóng vai tṛ của một nhà bác ái và đă tự ḿnh cấp tất cả “giấy phép và giấy thông hành để cứu trợ cho những người Pháp tị nạn, ḷng tốt của ông chỉ làm chậm lại một quá tŕnh và cung cấp cho cảnh sát, mật vụ có cơ hội để phân hóa và sàng lọc các phần tử xấu”.
Tướng Long Vân ở Vân Nam, tỉnh mà người Pháp đi qua, cũng có nhiều va chạm từ trước với Pháp. Tướng Lư Hán, “cháu” của ông, đặc biệt ghét tướng Alessandri, người được nhiều người Trung Quốc gán cho là phải chịu trách nhiệm như là một trong những cố vấn chủ chốt của Catroux (và sau là Decoux) cho phép quân đội Nhật vào Đông Dương. Trong một thời gian dài, Tai Li đă xung đột với người Pháp ở Trung Quốc và Đông Dương về vấn đề hoạt động bí mật và buôn lậu. Các nhân viên OSS ở biên giới đă báo cáo về một điển h́nh người Trung Quốc chống lại người Pháp. Một đơn vị quân Pháp bị mất tất cả số lính người Việt, khoảng 3.000, bị tan ră hoặc chạy theo Việt Minh và bỏ mặc cho các sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp tự xoay sở lấy. Cuối cùng người Pháp cũng đến được điểm kiểm soát ở biên giới Trung Quốc gần Lào Cai nhưng phải chờ ở ngoài rừng cho đến tận khi được phép cho vào đất Trung Quốc.
Về ngươi Mỹ:
- Một mặt: Trong những tuần lễ đầu tiếp sau cú 9-3, người Pháp đă phê phán mạnh mẽ việc Mỹ đáp ứng lại những yêu cầu giúp đỡ của họ. Họ đă xin tiếp tế đạn dược. Nhưng đạn dược của chúng ta không thích hợp với vũ khí của họ. Họ đă yêu cầu vũ khí th́ vũ khí của chúng ta lại chỉ dể dành riêng cho người Trung Quốc.
Họ đă yêu cầu chi viện đường không và mặc dù điều đó không có trong kế hoạch của Đồng minh ở Trung Quốc. Đội không quân thứ 14 đă tiếp tế nhiều hơn mức phải làm. Họ đă yêu cầu được vận chuyển đến Trùng Khánh bằng máy bay quân sự nhưng người Trung Quốc đă không cho phép.
- Mặt trái lại: Về sau cả thường dân lẫn nhân quân Pháp ít nhiều cũng đă đánh giá được quan điểm tiếp viện của Mỹ, cũng như những khó khăn thực tế của việc giúp đỡ các đồng bào của họ ở Đông Dương. Họ cũng đă thấy chúng ta đă cấp một số lớn chăn, mền, giường, thuốc và quần áo. Họ cũng công nhận không quân của chúng ta phối hợp với AGAS để sơ tán hàng trăm phụ nữ và trẻ em sang Ấn Độ, đă táo bạo cứu vớt những người thường dân Pháp bị rớt lại trong vịnh Hải Pḥng.
Nhưng ở các giới chính quyền vẫn c̣n rơi rớt lại một sự hằn học dân tộc. Thí dụ như khi tổ chức UNRRA(4) giúp đỡ cho khoảng 24.000 dân Pháp tị nạn rải rác tại các trạm tại Vân Nam, tướng Pechkov đă phản đối, cho là một điều sỉ nhục v́ được cứu trợ bởi một cơ quan từ thiện chứ không phải được đối xử như một đồng minh quân sự hào hoa.
Nhân viên Đại sứ quán chúng ta đă bắt buộc phải giải thích cho ông rằng UNRRA là một tổ chức quốc tế do Liên Hợp Quốc đỡ đầu, trong đó Pháp là một nước hội viên, nên nhận sự giúp đỡ qua UNRRA tức là Pháp chỉ tự giúp ḿnh mà thôi.
Tuy vậy, qua những lời kêu ca của Pháp, điều mà người Pháp ở cấp cao cảm nhận thấy bực bội nhất vẫn là việc tướng Wedemeyer kiên quyết đặt ra những hoạt động của Đông Dương và người Pháp ở Trung Quốc, công khai cũng như bí mật, dưới quyền kiểm soát của người Trung Quốc.
Chú thích :

(1) cuộc đảo chính - tiếng Pháp
(2) Trong đó chỉ có 2.100 người Pháp, c̣n lại là người Đông Dương thuộc địa
(3) Trung đoàn bộ binh thuộc địa
(4) Tổ chức cứu trợ Liên Hợp Quốc

 

 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6  - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15

 


 

 

  1. http://www.chinhnghia.com/

  2. http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

  3. http://nguoidalat.informe.com/forum/

  4. http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

  5. http://huongduongtxd.com/internet_links.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: