vuan
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Bài Toán Của TT Obama
Vũ Linh
...dân Mỹ cũng đă bắt đầu bỏ ông thuyền trưởng Obama hàng loạt rồi...
Nếu ta mở báo ra đọc, bất cứ báo nào, sẽ thấy tràn ngập thăm ḍ dư luận về cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm tới. Về phiá Cộng Ḥa, bức tranh vẫn mù mịt, sớm lắm chắc cũng phải đợi hết tháng Hai sau khi một vài tiểu bang bắt đầu bầu sơ bộ mới thấy được ai nhiều hy vọng. Mà cũng chưa chắc. Giống như cuộc chạy đua giữa ông Obama và bà Hillary năm 2008, măi đến gần đại hội đảng, vào mùa hè mà vẫn chưa ngă ngũ. Bên Cộng Ḥa hiển nhiên là sẽ c̣n nhức răng đau đầu nhiều. Nhưng đây là truyền thống chính trị Mỹ, chẳng có ǵ lạ. Các ứng viên Obama và Hillary xâu xé nhau đến gần chết, đắc cử xong, TT Obama mời bà Hillary làm Ngoại Trưởng.
Như vậy chắc bên Dân Chủ, TT Obama giờ này đang ung dung ngồi viết diễn văn nhậm chức sao? Không hẳn là vậy. Trong khi Cộng Hoà rối như tơ ṿ th́ phiá Dân Chủ, tin xấu rớt xuống đầu như sầu riêng chín rụng ban đêm vậy.
Trước hết nói về hậu thuẫn tổng quát.
GQ, là tập san chuyên viết về chuyện mấy ông, quảng cáo quần áo đàn ông, đồ thể thao, xế xịn, v.v? Mỗi năm tập san này làm một thăm ḍ dư luận hết sức ngược đời: xem trong những người nổi tiếng, những người nào có ít ảnh hưởng nhất, tức là tiếng nói của họ giống như chém gió trong sa mạc nhất. Năm nay, trong số 25 người đầu bảng, có tổng thống Đại Cường Cờ Hoa nhà ta. Chỉ là châm biếm dĩ nhiên. Dù sao th́ TT Obama cũng có thể đánh Lybia, giết quốc trưởng một nước độc lập mà không cần xin phép quốc hội, giết Bin Laden tuốt bên Pakistan không cần hỏi ư kiến chủ nhà mà cũng chẳng cần đưa Bin Laden ra ṭa, cho máy bay bắn chết mấy cha con ông Awlaki tuốt bên Yemen mặc dù mấy người này đều là công dân Mỹ trong khi Hiến Pháp Mỹ không cho phép chính quyền giết bất cứ một công dân Mỹ nào chưa bị toà kết án tử h́nh. Toàn là quyết định táo bạo mà chẳng có ông nhà báo nào dám ho he hỏi thăm sức khỏe.
Xin quư độc giả đừng hiểu lầm: tác giả hoan nghênh cái chết của mấy ông Khaddafi, Bin Laden và Awlaki một trăm phần trăm. Nhưng ta thử tưởng tượng Bush mà làm những chuyện này th́ chắc giờ này chúng ta đang mỗi ngày theo dơi trực tiếp truyền h́nh quốc hội đàn hạch Bush v́ đủ tội vi phạm Hiến Pháp, nhân quyền rồi.
Một người chi phối được các báo và đài truyền h́nh lớn nhất nước, và mấy trăm vị dân cử Dân Chủ, tổng tư lệnh lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, không thể nói là ít ảnh hưởng nhất được. Ở đây cái ư của tờ GQ chỉ có nghiă là? chẳng ai để ư đến chuyện TT Obama đang làm ǵ nữa. Nói theo Mỹ: who cares?
Dân biểu Dennis Cardoza (Dân Chủ!) của Cali viết bài dài than phiền TT Obama xử thế như một nhà giáo phách lối (arrogant professor), luôn luôn tự cho ḿnh đúng, dạy bảo người khác mặc dù rất ít kinh nghiệm với cuộc sống thực tế, chưa nói đến kinh nghiệm chính trị.
Một chuyện rất thú vị. Anh nhà báo Chris Matthews, người đă từng công khai tuyên bố trên chương tŕnh nói lảm nhảm của anh ta trên đài MSNBC, mỗi lần nghe đến tên Obama là anh ta cảm thấy có luồng điện chạy rần rần từ chân lên đầu, cũng là người tự cho ḿnh có cái may mắn vô tận đă được sinh ra cùng thời với Obama và được Obama đang dẫn dắt lên thiên đường. Bây giờ th́ anh Matthews này đă đổi giọng, lớn tiếng hỏi Obama ơi, ông đâu rồi? Sao chẳng thấy ông làm ǵ hết vậy? Ông hăy ra lệnh đi chúng tôi sẵn sàng nghe mà.
Bỏ qua chuyện thay đổi lập trường của anh Matthews, điều đáng chú ư là ta thấy một nhà báo Mỹ công khai kêu gọi TT Obama hăy ra lệnh đi để anh ta làm theo. Ngay cả mấy anh đọc tin trên đài truyền h́nh Hà Nội cũng chưa dám trắng trợn yêu cầu Thủ Tướng hay Tổng Bí Thư như vậy!
Nói về những con số cụ thể th́ tin tức càng ngày càng không vui. Kết quả mới nhất cho thấy trong mười người dân, chỉ có bốn người tin TT Obama đáng được bầu lại. Ba người cho rằng ba năm qua là ba năm của thất vọng hoàn toàn. Đáng chú ư là trong mười người đảng Dân Chủ, đă có hai cho rằng TT Obama nên đi về câu cá là vừa.
Kinh tế là ưu tư số một của tuyệt đại đa số dân Mỹ. Vậy mà trong mười người, chưa tới ba người cho rằng TT Obama làm được việc trong vấn đề này. Đại đoàn kết dân tộc, chủ đề chính trong cuộc tranh cử 2008: chỉ có ba người cho rằng Obama đă cố gắng đoàn kết các phe nhóm, bẩy người cho chính sách của ông đă tạo chia rẽ.
Nhưng con số làm cho TT Obama băn khoăn nhất: gần bẩy người (66%) không hiểu TT Obama có thể làm được chuyện ǵ trong nhiệm kỳ hai, sau khi nh́n vào thành quả thật khiêm tốn của nhiệm kỳ đầu khi Dân Chủ kiểm soát hết trong hai năm đầu. TT Obama tuyên bố ông cần một nhiệm kỳ nữa để hoàn thành công tác. Ba năm qua chưa làm ǵ nhiều, bốn năm nữa có ǵ khác? Phần lớn thiên hạ tin Cộng Ḥa sẽ tiếp tục kiểm soát quốc hội, có thể sẽ thắng thêm vài ghế then chốt ở Thượng Viện, và như vậy, TT Obama với những chương tŕnh cấp tiến cực đoan sẽ khó leo qua rào cản bảo thủ để thông qua bất cứ luật ǵ, làm được bất cứ chuyện ǵ. Họ không tin hai bên sẽ nhượng bộ nhau để có thỏa hiệp. Nếu TT Obama không làm được ǵ th́ sao đáng được bầu lại?
Dân Mỹ có đầu óc thực dụng nhất thế giới, chỉ cần làm được việc, c̣n lại chẳng nghĩa lư ǵ, chẳng có chuyện trung thành, t́nh cảm lẩm cẩm ǵ hết.
Hơn thế nữa, càng ngày th́ dân Mỹ càng nh́n thấy rơ và lo lắng chính sách của TT Obama. Chủ trương tài trợ tiền trợ cấp bằng nợ nần chồng chất, chẳng qua chỉ là chính sách dùng tiền đời con cháu để mua phiếu cử tri bây giờ. Không thiếu ǵ người choá mắt v́ trợ cấp bây giờ mà không nghĩ đến chuyện con cháu họ sẽ phải trả nợ như thế nào. Nhưng cũng không thiếu ǵ người lo xa cho con cháu đă bắt đầu đặt câu hỏi.
Ta đă nghe TT Obama và đảng Dân Chủ ra rả đổ thừa Bush đủ mọi chuyện. Kể ra th́ cũng không phải vô lư hoàn toàn. Làm tổng thống là như vậy thôi, phải chịu trách nhiệm hết mọi chuyện, xấu cũng như tốt.
Nhưng điểm đặc biệt với TT Obama là khi ông làm tổng thống th́ tất cả mọi chuyện, hễ tốt th́ do công của ông, hễ xấu là do đủ thứ lư do và ông cũng chỉ là nạn nhân như thiên hạ. Từ lỗi tại Bush cho đến máy rút tiền, đảo chánh bên Ai Cập, sóng thần bên Nhật, 1% cường hào ác bá Wall Street (miệng xỉ vả họ nhưng tay vẫn nhận tiền), rồi mới đây là? thời tiết. Trả lời câu hỏi của CBS về những khó khăn ông đang gặp, TT Obama trả lời ông cũng như là thuyền trưởng trong cơn băo, đang làm hết sức ḿnh, nhưng băo to quá không làm ǵ được hết, v́ ông không kiểm soát được thời tiết.
Ủa, vậy tại sao khi đắc cử, ông đă rất hoành tráng tuyên bố ngày hôm nay là ngày thủy triều bắt đầu xuống, không phải là ông đă quả quyết sẽ kiểm soát được thủy triều luôn sao? C̣n nữa.
Thế băo lớn này ai gây ra? Bush? Như vậy hóa ra Bush mới là người điều khiển được thời tiết, tạo ra sóng to gió lớn gây khó khăn cho Obama sao? Như vậy Bush mới đúng là Đấng Tiên Tri có phép màu sao?
Dù ông đổ thừa ǵ đi nữa th́ dân Mỹ cũng đă bắt đầu bỏ ông thuyền trưởng Obama hàng loạt rồi. Hậu thuẫn của ông hiện giờ lảng vảng ở mức 40% trong khi số người chê bai ông lên đến trên dưới 55% rồi. Tương lai như ghế hai chân.
Tổng quát th́ như vậy, nhưng thực tế, bầu cử tổng thống ở Mỹ được định đoạt bởi cử tri trong khoảng một chục tiểu bang then chốt. Con số màu nhiệm không phải là mấy trăm triệu phiếu, mà là số 270 phiếu cử tri đoàn của các tiểu bang. Tại những nơi như Cali hay Nữu Ước, nhắm mắt cũng biết Obama sẽ thắng, trong khi tại Texas, Alabama, ?, nhắm mắt cũng biết Obama sẽ thua. Thành ra quan trọng là nh́n vào vài tiểu bang xôi đậu.
Ta đừng quên Hoa Kỳ là một tập hợp của 50 tiểu bang. Số phiếu quyết định không phải là tổng số phiếu của tất cả cử tri cả nước, mà là số phiếu tính theo cử tri đoàn của tiểu bang.
Và khi nh́n vào các tiểu bang xôi đậu th́ TT Obama sẽ? đau đầu không ít.
Theo thống kê mới nhất, tại các tiểu bang then chốt Colorado, Florida, Iowa, Nevada, New Hampshire, New Mexico, North Carolina và Pennsylvania, đảng Dân Chủ từ 2008 đến nay đă mất hơn 825,000 đảng viên, trong khi đảng Cộng Hoà mất 378,000 người. Theo USA Today, trong 12 tiểu bang xôi đậu, số đảng viên Dân Chủ giảm trung b́nh 4% trong khi đảng viên Cộng Ḥa tăng 5%. Quan trọng nhất, cử tri Dân Chủ có vẻ nản chí trong khi Cộng Hoà th́ hăng xay với cuộc bầu sắp tới hơn. Yếu tố này sẽ quyết định tỷ lệ đi bầu.
Đây toàn là những tiểu bang mà TT Obama đă thắng McCain khít nút năm 2008. Không cần thua hết, mà chỉ cần thua ở hai hay ba tiểu bang lớn là TT Obama sẽ có dịp về Hawaii viết hồi kư nữa rồi.
Một cách nh́n khác nữa: các tiểu bang Virginia, Ohio, Pennsylvania, Wisconsin, trong thời gian qua đều đă đổi thống đốc từ Dân Chủ qua Cộng Ḥa. New Jersey tuy cũng có đổi thống đốc qua Cộng Hoà, nhưng không ai tin TT Obama sẽ thua ở đây, trừ phi thống đốc Cộng Hoà Christie nhẩy ra tranh cử phó tổng thống th́ TT Obama sẽ bị đe dọa lớn tại đây.
Nhưng đáng lo ngại nhất là thăm ḍ của Quinnipiac tại hai tiểu bang đă quyết định kết cuộc bầu cử của hai kỳ bầu năm 2000 (Florida) và 2004 (Ohio). Ai cũng biết tiếng nói quyết định là tiếng nói của khối độc lập không thuộc đảng nào. Thăm ḍ Quinnipiac cho thấy tại Florida và Ohio, cả hai ông Cộng Ḥa Romney và Gingrich đều hạ TT Obama dễ dàng trong giới độc lập.
Báo National Journal trong số ra ngày 15 Tháng Chạp, đă phân loại cử tri thành 18 khối. Kết quả thăm ḍ của họ cho thấy hậu thuẫn của TT Obama suy giảm trong 16 khối cử tri, nhất là khối độc lập, da trắng, trong tuổi 18-44.
TT Obama ư thức được nguy cơ nên đă tính chiến lược mới: ông không c̣n có thể rẽ về phía giữa ôn ḥa để thu hút khối độc lập, mà trái lại phải đi xa hơn nữa về phiá tả để giữ chắc phiếu của khối này. Đây là chiến lược của Bush: củng cố khối cử tri trung kiên nhất của ḿnh để kéo họ đi bầu đông nhất.
Trong thời gian qua, TT Obama đă cố gắng tự mô tả là người hùng bảo vệ người nghèo, dân lao động, chống nhà giàu, chống Cộng Hoà bóc lột, xách động đấu tranh giai cấp mới. Thông điệp Không có một nước Mỹ đỏ hay một nước Mỹ xanh, mà chỉ có một Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ đă vào thùng rác từ ba năm nay rồi.
Ông chạy theo nhóm Occupy Wall Street xỉ vả 1% nhà giàu ích kỷ không đóng góp cho quyền lợi chung, kêu gọi công bằng kinh tế (economic fairness) nhưng lờ qua chuyện cái 1% đó đă đóng tới 40% thuế của cả nước mà hầu như không lănh trợ cấp an sinh (chưa ai nghe nói các ông Bill Gates hay Warren Buffett đi lănh tiền thất nghiệp hay tiền Social Security hay nhận Medicare cả), trong khi 40% dân không đóng một xu thuế nào v́ lợi tức thấp, nhưng lại lănh 60% trợ cấp an sinh. Nói cách khác, cái 1% nhà giàu ích kỷ đó đă gánh chịu hết những trợ cấp cho gần một nửa dân cả nước, thuộc giới lợi tức thấp. Có lẽ TT Obama cho rằng 1% lo cho 40% chưa phải là công bằng, mà công bằng phải là 1% lo cho 99%. Chính trị và toán học không đi đôi với nhau là vậy.
Ông lớn tiếng tố giác luật giảm thuế nhà giàu của TT Bush, nhưng không nhắc chuyện chính ông đă gia hạn luật đó khi nó hết hạn cuối năm ngoái. Đó là một trong những biệt tài của chính trị gia, nói một đàng làm một nẻo mà vẫn tỉnh bơ, v́ lúc nào cũng có rất nhiều người thích nghe mà không thích mở mắt nh́n, gọi là nhắm mắt thưởng thức nhạc.
Điều đáng chú ư hơn cả: bộ luật để đời của TT Obama, luật cải tổ y tế, h́nh như đă bị quên bẵng, không ai nghe ông quảng bá luật này nữa. Lư do rất giản dị: gần 60% dân Mỹ phản đối đạo luật này.
***
Nh́n vào t́nh h́nh chung, trở ngại lớn nhất của TT Obama chính là những lời hứa trời biển của ông so với thành quả hết sức khiêm tốn, chứ không phải là các đối thủ Cộng Ḥa.
Ở Las Vegas, có rất nhiều chỗ cho thiên hạ đến đánh cá xem bên nào sẽ thắng, độc giả nào có hứng thú có thể thử thời vận - hay nói cho đúng hơn, thử tài nhận định chính trị của ḿnh - xem sao. Những người tuyệt đối tin tưởng vào TT Obama có thể mang căn nhà ḿnh ra đánh cá, biết đâu sẽ có dịp trả hết ngay nợ nhà, khỏi thắc mắc vài chục năm tới? Có thua th́ đưa nhà cho mấy ông cá độ Las Vegas, thay v́ đưa nhà cho Bank of America cũng vậy thôi. Chỉ có ăn hay huề mà không có thua.
Dĩ nhiên đây là nói chơi thôi, đừng có vị nào tưởng thật, mất nhà th́ kẻ viết này không bồi thường được đâu. (18-12-11)
Quư độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ư qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.
Đôi lời tâm t́nh: Tác giả nhận thấy Việt Báo Online đă rất thành công tạo ra được một diễn đàn trong đó độc giả tích cực trao đổi ư kiến. Phần lớn chúng ta thuộc thế hệ tỵ nạn đầu tiên, đến từ các chế độ không có truyền thống tự do dân chủ mà lại đối kháng nhau trong một cuộc chiến sống c̣n, nên không có thói quen chấp nhận người khác ư. Ra nước ngoài, môi trường thay đổi, chúng ta có cơ hội sống trong tự do dân chủ thực sự, nhưng dù sao cũng vẫn c̣n đang học tập về các khái niệm phức tạp đó. Tác giả hoan nghênh mọi ư kiến khác biệt, mọi chỉ trích, nhất là từ các vị học cao hiểu rộng, chỉ mong sao quư độc giả chấp nhận không ai sở hữu chân lư tuyệt đối, chấp nhận có người khác ư ḿnh mà vẫn có thể tôn trọng nhau, không cần phải chụp mũ hay phỉ báng nhau. Xin chân thành đa tạ
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
Huyền thoại về:"Những người lính một thời bị lăng quên" Kim Âu
Phản Bội Kim Âu
Tiếng Nói Công Lư Kim Âu
Miami! Gian Hùng Lộ Mặt Kim Âu
Trong Gịng Lịch Sử Kim Âu
Oplan 21 Kim Âu
Xuyên Tạc Lịch Sử Kim Âu
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Bebop. Cha cha cha. Boston. Tango. Rumba. Valse. Passodoble. Hoàng Thông1. Hoàng Thông02
Boston. Valse. Tango. Bebop. Cha Cha Cha. Passo Doble. Rhumba. Samba. Dance.
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/