Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

 

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan, các lĩnh vực học thuật khác nhau từ nhiều nguồn khác biệt với mục đích cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu tham khảo, điều nghiên, nâng cao kiến thức của Người Việt Quốc Gia. Nội dung các bài viết được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

 

Chuyện bầu cử:

​​

Bà HILLARY và Ông TRUMP

 

HS. Nguyễn Phi Thọ

 

 

Cuộc tranh luận thứ ba giữa hai ứng cử viên tổng thống Trump/Hillary đă chấm dứt. Chỉ c̣n 18 ngày nữa khi chúng tôi viết bài nầy, cuộc tỷ thí giữa ông Trump và bà Hillary sẽ bưóc tới giai đoạn cuối cùng: người dân đi bỏ phiếu chọn người lănh đạo nước Mỹ vào ngày 8 tháng 11 năm 2016. Có lẽ bà Hillary đă tung hết chưởng lực, viên đạn cuối cùng đă được bà bắn ra: Chuyện ông Trump với giới phụ nữ. Trong cuộc tranh luận cuối cùng bà Hillary không c̣n nhắc đến chuyện ông Trump với phụ nữ, v́ bà không ǵ để nói. Phía ông Trump cũng đă chống đỡ, nhưng kết qủa thuyết phục quần chúng có lẽ không được như ông muốn. Tuy nhiên, ông Trump c̣n một vũ khí cuối cùng là chuyện gian dối của bà Hillary về hơn 30 ngàn Email bà đă cho thủ tiêu, hoặc không công phai đưa ra cho quần chúng biết. Những email nầy đều xảy ra trong thời gian bà làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Bà Hillary vẫn tiếp tục lập trường của ḿnh là không chịu nói hết về chuyện Email, và bà đă chuyển qua đề tài khác khi ông Trump muốn gợi lại trong buổi tranh luận cuối cùng.

Theo chúng tôi, hiện nay con đường để lănh đạo quốc gia Hoa Kỳ đang được quần chúng đặt trên hai yếu tố: Đạo Đức cá nhân hay Khả Năng lănh đạo. Ông Trump đang bị bà Hillary khai thác tận t́nh về đạo đức (chuyện đàn bà) của ông Trump, trong thời gian ông là một tỷ phú. Nhưng ông Trump muốn khai thác sự gian dối của bà về hơn 30 ngàn Email trong lúc bà đang nắm giữ chức vụ ngoại giao của nước Mỹ. Nhưng chuyện ông lăng nhăng bậy bạ với đàn bà chẳng ăn nhằm ǵ tới chuyện ông lănh đạo đất nước. Làm lănh tụ như ông cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carte hay cố tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, dùng đạo đức đưa vào chuyện lănh đạo đất nước, cuối cùng thành công hay thất bại? Khi đất nuóc yên b́nh, không loạn lạc, dĩ nhiên đưa chuyện đạo đức để áp dụng vào chính trường, qủa thật là tốt đẹp. Nhưng khi đất nước lâm nguy, đương đầu với nhiều nguy biến, chắc chắn không thể dùng đạo đức để cứu nước, mà phải dùng mọi thủ đoạn có thể, mới cứu được nước. Bà Hillary đă dùng thủ đoạn hơn 30 ngàn Email, không phải cứu nước nhưng để làm lợi cho  phe đảng của bà, tham vọng của bà. Vậy những việc làm nầy rất có ảnh hưởng trong tương lai nếu bà sẽ làm người lănh đạo đất nước. Đối với ông Trump, chuyện ông lăng nhăng, bê bối với đàn bà con gái lúc ông là tỷ phú, đó là chuyện nhỏ. Đàn ông nào giàu có và nhiều quyền lực cũng sinh ra t́nh trạng nầy, trừ khi ông Trump vừa là tỷ phú, vừa là ông thánh sống. Và khi lănh đạo đất nước, chắc chắn chuyện đàn bà của ông Trump chẳng có liên quan hay ảnh hưởng ǵ tới vận mạng quốc gia.

Hiện tại, v́ giới truyền thông đưa đường dẫn lối nên quần chúng không mấy ai quan tâm tới khả năng lănh đạo đất nước của ông Trump và bà Hillary, nhưng họ chỉ nhắm vào hai lănh vực "đàn bà" và "gian dối". Nếu đem hai chuyện nầy áp dụng vào khả năng lănh đạo đất nước, chắc chắn sự gian dối sẽ có ảnh hưởng đến quốc gia nhiều hơn chuyện đàn bà. Biết rằng trên thế giới cũng có những trường hợp sắc đẹp giai nhân đă làm điêu đứng, đôi khi đánh sụp đổ luôn một chế độ hay một thể chế, nhưng chuyện đó không nhiều. Cái gian dối v́ nước v́ dân hoặc gian dối v́ đảng phái hay tham vọng cho cá nhân ḿnh, đây mới là điều đáng nói cho một nhà lănh đạo. Trên thế giới, không thể nói 100% nhưng có thể 95%, những ai có quyền lực và tiền bạc, không ai tránh khỏi chuyện đàn bà. Nhưng đối với họ, chuyện đó là chuyện b́nh thường, có cơ hội ngu sao không chơi, nhưng chơi rồi cũng như gió thoảng mây trôi, bóng chim bay qua cửa sổ. Ngược lại, khi có quyền lực, đồng lơa âm mưu với gian dối để khuynh đảo mọi chuyện của quốc gia đại sự, nó không c̣n là chuyện gió thoảng mây bay, bóng chim qua cửa sổ như chuyện đàn bà, mà c̣n ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia, thế hệ nầy sang thế hệ khác.

Ông Trump qủa thực chưa có kinh nghiệm về chính trường, nhưng ông có kinh nghiệm về đàn bà. Kinh nghiệm nầy không có ǵ hữu ích để đem áp dụng vào chuyện đất nước. Bà Hillary có nhiều kinh nghiệm chính trường lẫn cả chuyện gian dối. Hai điều nầy như h́nh với bóng, như nước với cá. Nếu gian dối tốt sẽ có lợi cho quốc gia, hoặc ngược lại, sẽ làm cho quốc gia điêu đứng. Bà Hillary đă gian dối hơn 30 ngàn Email trong thời gian bà làm ngoại trưởng. Nếu bà không gian dối, 30 ngàn email nầy qủa thực đă làm lợi cho quốc gia, bà không cần phải che giấu hay thủ tiêu, bà cần đưa ra để cho người dân thấy được ḷng yêu nước giúp dân của bà. Nhưng ngược lại, bà cố t́nh che giấu và thủ tiêu một số email, có nghĩa bà đă gian dối v́ không có lợi cho quốc gia mà chỉ có lợi cho cá nhân bà hay phe nhóm nào đó.

Con bài tẩy của ông Trump là chuyện đàn bà, đă được lật ngữa, nhưng chuyện gian dối email của bà Hillary vẫn chưa được lật lên, bà vẫn tiếp tục che giấu. Người ta thường sợ những người lănh đạo đất nước không có kinh nghiệm về chính trị, sẽ không làm được những điều tốt đẹp cho quốc gia. Điều nầy không hẳn đúng. Nếu quốc gia có nền dân chủ khá trung thực th́ c̣n có Lập pháp và Hành pháp giúp đỡ cho những quyết định bất thường của tổng thống. Ở các nước độc tài Cộng sản không có dân chủ th́ có đảng. Dù đảng cũng là chúng, nhưng ít ra cũng có những cá nhân trong đảng bất mản sẽ sinh ra cảnh xâu xé lẫn nhau, đó cũng là một h́nh thức ngăn chận những việc làm qúa đáng của đảng. Vậy ông Trump hay bà Hillary lên làm tổng thống, không có ǵ phải sợ. Có sợ là sợ đem chuyện "chuyên nghiệp" của ḿnh áp dụng vào chuyện lănh đạo nước. Ông Trump có sở trường chuyên nghiệp về đàn bà, nhưng như chúng tôi nói ở trên, sở trụng nầy dù có lợi hay hại, cũng chỉ giúp cho cá nhân ông mà thôi. Bà hillary có sở trường chuyên nghiệm về gian dối, bà sẽ đem áp dụng cho việc lănh đạo đất nước, chưa biết đất nước sẽ đi về đâu? Người dân tự hỏi như vậy, v́ sở trường gian dối của bà Hillary hiện nay xấu nhiều hơn tốt; bằng chứng chuyện email bà vẫn tiếp tục không tiết lộ. Nếu bà lấy kinh nghiệm từ vụ email khi làm ngoại trưởng, nay đem áp dụng khi làm tổng thống, dĩ nhiên là đất nước sẽ gặp nhiều tai hại hơn ông Trump dùng kinh nghiệm về đàn bà áp dụng chuyện đất nước nếu ông làm tổng thống. Bằng chứng là cựu tổng thống Bill Clinton khi c̣n tại chức, ông chơi tṛ khả ố với cô Monica ngay bàn làm việc, trong dinh Bạch Cung, nhưng đất nước vẫn tiếp tục vươn lên b́nh thường, có chết ai đâu.

     Với nhóm ông bà tai to mặt lớn của đảng Cộng Ḥa bỏ rơi ông, chắc chắn không phải v́ ông dỡ. Ông đánh tan nát 16 ông bề thế của Cộng Ḥa đưa ra đương đầu với bà Hillary, vậy ai bảo ông Trump dỡ? Ông không dỡ, nhưng đám tư bản của Cộng Ḥa bỏ rơi ông, kể cả chuyện "không biết mắc cỡ" hùa theo Dân Chủ để chận đứng bước tiến như vũ băo của ông, chỉ v́ sợ rằng khi ông lên làm tổng thống, cơm cháo, nồi niêu, son chảo, phe nhóm, quyền lợi... của bọn họ sẽ cũng tan tành như 16 vị chính trị gia Cộng Ḥa bị ông dập toe tua, vất của chạy lấy người. Phía phụ nữ cũng như vậy. Chuyện ông bê bối với đàn bà, lấy tay bốc lên một phát, có cả hàng trăm ông bà chính trị gia cũng thế thôi, biết đâu c̣n có người hơn ông, nhưng v́ họ không ra tranh cử tổng thống. Cái tồi tệ của các ông bà Cộng Ḥa, biết không thể nào cản được con đường ông đang đi tới, họ phải dùng hạ sách rất bẩn về chuyện phụ nữ để hạ ông. Qủa thật là gian ác khi ông Trump có một gia đ́nh con cái thành danh thành đạt như thế, không cứu nổi tṛ chơi bẫn của Dân chủ được sự tiếp tay của Cộng Ḥa.

Rồi tháng 11 sắp tới đây, người dân Mỹ sẽ đi bầu tổng thống, trong đó có một số người Mỹ gốc Việt. Chúng tôi nghĩ đa số những người Việt nầy nếu bầu cho ông Trump, không phải v́ họ nghĩ bầu cho Cộng Ḥa là chống cộng. Đây là một quan điểm qúa lỗi thời, nhưng có thể c̣n vươn vấn ít nhiều vào thành phần U-70 hay 80, khó ḷng thay đổi trong tim óc họ. Nhưng họ bầu cho ông Trump v́ họ cũng như đa số quần chúng, qúa chán năn và bất măn với đường lối của Cộng Ḥa. Họ biết rằng bầu cho bà Hillary th́ cũng chấp nhận 8 năm trước mặt đụng lối của tổng thống Obama để lại, chưa nói tới bà Hillary c̣n vương mắc gian dối 30 ngàn email chưa được bà giải thích. Thứ đến, họ cũng muốn thấy phải có thay đổi, dù tốt hay xấu chưa biết, nhưng chính phủ phải có thay đổi. Điều nầy chỉ có ông Trump làm được, bà Hillary chắc chắn là không.

Không ai phủ nhận bà Hillary có một qúa tŕnh kinh nghiệm về đụng đối ngoại cũng như đối nội của chính sách Hoa Kỳ. Đây là một điều kiện cần phải có nơi một nhà lănh đạo. Ông Trump không có ưu điểm nầy, nhưng ông Trump có một tấm ḷng. Tấm ḷng đó không phải ông muốn "lấp trời vá biển", nhưng ông muốn có một đụng lối khác với các cựu tổng thống tiền nhiệm, ít nhất là với ông Obama. Sự thay đổi không có nghĩa ông xóa bỏ hết những việc hay lẫn việc dỡ của chính phủ Obama đă làm trong 8 năm qua, nhưng là chuyện thay đổi những điều bất di bất dịch của cả hai đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ, bềnh bồng trôi nổi, tà tà như lời kinh chiều trong thánh đường hay bài tụng niệm ê a trong ngôi chùa cổ. Đây chính là điều người dân Mỹ ớn lên tới cổ, họ không c̣n muốn nghe bài bản nầy tiếp diễn, và ông Trump là người có thể làm được sự thay đổi đó. Cả hai đảng Cộng Ḥa và Dân Chủ sợ ông Trump làm một cuộc cách mạng vô tiền khoáng hậu nầy. Như chúng tôi nói ở trên, chưa biết thay đổi sẽ mang lại tốt hay xấu cho nước Mỹ, nhưng quả thực người dân Mỹ muốn thay đổi, và chuyện thay đổi nầy phải được ông Trump thực hiện, v́ ông Trump không giống như các tổng thống trước cũng rêu rao thay đổi, cuối cùng vẫn là chính sách "vũ như cẩn".

Bà Hillary là một phụ nữ cao danh vọng nên phải gặp nhiều gian nan. Con đường bà không chỉ muốn lên làm tổng thống đầu tiên của Hiệp Chủng Quốc, nhưng sau đó c̣n nhiều chuyện khác cũng không nhỏ, mà cần đến ngôi vị của ḿnh để giúp bà hoàn thành sau khi bà làm tổng thống. Người dân Mỹ không ai không biết những tuyên bố của bà sau khi làm tổng thống, hầu hết nhắm vào chuyện di dân. Điều nầy chứng tỏ bà đang muốn vơ vét hết những lá phiếu của người di dân, trong đó đa số là di dân của các quốc gia Nam và Trung Mỹ và vùng Trung Đông. Sự thực trong ḷng bà có "tấm ḷng rộng lượng và bao dung" đó không? Điều nầy không những chỉ có bà và người di dân biết, mà cả nuóc Mỹ đều biết. Nếu bà thắng cử, chuyện di dân vào được nước Mỹ bao nhiêu, khủng bố tăng hay giăm... chuyện đó có Quốc hội lo, không c̣n là chuyện của bà nữa.

Nh́n qua những ưu và khuyết điểm của ông Trump và bà Hillary. Nếu ông Trump làm tổng thống, ông có phạm vào "thói hư tật xấu" về đàn bà lần nữa, th́ cũng mang lại thiệt hại hoặc tai tiếng cho một vài cô, một vài bà mà thôi, v́ những thói hư tật xấu nầy đă được đưa ra hết trước công luận, không c̣n ǵ che giấu. Một vài phụ nữ bị ông "sờ mó" cũng đă xuất hiện tŕnh bày sự thật. Những lời nói "sàm xở" của ông cũng được báo chí truyền thông phóng lên hết rồi. Cuối cùng ông Trump là một vị tỷ phú bê bối chuyện đàn bà. Bây giờ bà Hillary lên làm tổng thống th́ sao? Chuyện gian dối thủ tiêu những email của bà chưa được đưa ra ánh sáng. Những email nói ǵ trong đó? Lợi hay hại cho bà? cho Quốc gia? Chưa ai biết. Dĩ nhiên những bí mật quốc gia trong những email nầp phải là kinh hoàng lắm, rất bất lợi cho bà. Nếu bất lợi cho chuyện tranh cử tổng thống của bà, cùng đồng nghĩa với điều không tốt cho quốc gia, nên bà phải che giấu. Người Á Đông có câu thường nghe nói: Một thầy tu làm sai có thể giết chết một số tín đồ, nhưng một vị lănh đạo làm sai th́ giết chết cả một đất nước. Đây là sự khác biệt giữa ông Trump và bà Hillary khi làm sai trong chức vụ lănh đạo không những cho nước Mỹ mà cả khối thế giới tự do.

Nếu ngày 8 tháng 11 sắp tới, bà Hillary thắng cử, đó không phải nhờ bà giỏi về chính trị. Bà thắng v́ có nhiều cơ hội may mắn cho bà hơn là nhờ tài năng của bà. Cũng có thể ḷng tự tin của bà và những quyết định thay đổi nhanh chóng càng ngày càng tăng, đó chính là công lao của ông Trump mang tặng free cho bà. Lại nữa, số quần chúng không thích bà, cuối cùng cũng phải chọn con đường "thà chọn bà chột hơn ông đui". Nói chung, sự thành công của bà một phần nhờ sự giúp đỡ của ông Trump. Nghe th́ hơi nghịch lư, nhưng đó là sự thật. Nếu ông Trump thất bại trong cuộc tranh cử nầy, chúng tôi dám nói, cử tri không bầu cho ông v́ chuyện ông gian díếu với đàn bà. Họ biết rằng chuyện nầy chẳng ăn nhằm ǵ khi ông điều khiển quốc gia. Nhưng họ không chọn ông v́ cách ăn nói lung tung, bậy bạ, bất nhất, vô trách nhiệm, độc đoán... mà một người b́nh thường cũng không phạm tới, huống chi là người sẽ làm tổng thống trong tương lai. Đó là lư do chính không ai bỏ phiếu cho ông Trump.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng cuộc tranh cử chức vụ tổng thống Hoa Kỳ, dù ai thắng hay thua, dù gặp muôn vàn khó khăn và sự dèm pha của quần chúng, mọi chuyện rồi cũng sẽ qua đi. Ông Trump bà Hillary cũng sẽ trở thành đôi bạn tâm giao như những ngày tháng cũ. Cả hai sẽ hướng về phía trước để tiếp tục làm cho đất nước nầy trở nên hùng mạnh, giàu có và rực sáng trước thế giới. Đối với cử tri người Mỹ gốc Việt, đi bầu và sự chọn lựa là quyền lợi của chính riêng ḿnh, không ai được can dự vào quyền lợi và quyết định của họ. Cộng Ḥa hay Dân Chủ, ông Trump hay bà Hillary lên làm tổng thống, chúng ta đừng hy vọng nhiều là họ sẽ làm thay đất nước chúng ta ở bên kia bờ Đại Dương, rồi v́ những tư tưởng cổ điển đó sẽ gây ra nhưng đấm đá cấu xé giữa người Việt với người Việt. Với cuộc sống của người Việt đang chọn nơi nầy làm quê hương thứ hai, cũng sẽ b́nh yên trôi qua như từng trôi qua hơn 41 năm qua. Có những người mơ ước cộng đồng Việt Nam sẽ là một cộng đồng Do Thái trong tương lai? Hy vọng vẫn là hy vọng. Chúng ta mua vé số Powerball cũng chỉ v́ hy vọng trở thành triệu phú. Nghĩ tới giấc mơ một cộng đồng Việt Nam như Do Thái, nghĩ tới chuyện làm chủ hàng trăm triệu mỹ kim có trong nhà bank, dù không thành hiện thực nhưng sống trong hy vọng cũng sướng rên người rồi.

HS/Nguyễn Phi Thọ

 

Tại sao tôi bầu cho đảng Cộng Ḥa.

 

 

Đây chỉ là vấn đền tranh luận, xem ai thuyết phục được ai thế thôi. Tôi quan niệm bầu cho chính sách chứ không bầu cho cá nhân, từ đầu tôi đă chọn ông Marco Rubio, ông Scott Wlker, ông Mike Huckabee, bà Carly Foirina nhưng nay chỉ c̣n lại ông Donald Trump nên tôi không có một chọn lựa nào khác hơn là phải bầu cho ông Trump và đảng Cộng Ḥa hơn nữa chính sách của đảng Cộng Ḥa th́ rất phù hợp với quan niệm sống của tôi.

 

Là người Việt Nam tỵ nạn, tôi hiểu quá về chính sách xă hội chủ nghĩa của cộng sản, cho nên tôi ủng hộ chính sánh của đảng Cộng Ḥa đă nêu ra rơ ràng chứ không thể nào ủng hộ cái chính sách hoang tưởng của đảng Dân Chủ. Nếu tôi bầu cho tất cả các ứng viên Cộng Ḥa mà không bầu cho ông Trump th́ bà Clinton sẽ thắng và các chính sách mà tôi muốn sẽ không được thực thi.

 

Trong 8 năm qua với lối mỵ dân, TT Obama đă đưa đất nước Hoa Kỳ xuống rất thê thảm, chính phủ liên bang tiêu xài vô tội vạ, nợ lên đến 20 ngàn tỷ dollars (gần 11 ngàn tỷ nợ vào thời Obama), chỉ một ḿnh tt Obama đă vay nợ hơn 43 vị tổng thống tiền nhiệm cọng lại; chưa hết, 13 ngàn tỷ cho các chương tŕnh phúc lợi (pensions) của chính phủ liên bang và tiểu bang.

ObamaCare đă tiêu hềt 270 tỷ dollars (theo như MSNBC) mà lại đang trên đà phá sản (chính cựu tt Bill Clinton đă nói trong tuần qua: "ObamaCare là một chương tŕnh điên rồ nhất thế giới"), chưa nói đến quỹ an sinh xă hội sẽ hết tiền vào khoảng hơn chục năm nữa, tt Obama luôn đổ dầu vào lữa cho vấn đề kỳ thị người da đen, từ năm 1975 đến giờ tôi chưa thấy nạn kỳ thị lại tồi tệ như hiện nay, phần lớn là lỗi của chính phủ Obama và bà Clinton, họ chỉ mang ra nói cho đă vào những năm bầu cử tổng thống và rồi chẳng làm ǵ hết cho đến lần bầu cử tới rồi mang ra nói tiếp. Chiến tranh Iraq đă tạm ổn khi tt Bush bàn giao cho tt Obama nhưng ông Obama và bà Clinton quyết chí rút quân về để lại lỗ trống to bự cho ISIS thành h́nh và bây giờ lại phải đem quân qua để tái chiếm (khoảng 6 ngàn quân Mỹ đang ở Iraq).

Ông Ghadafi sợ Hoa Kỳ làm tới sau chiến tranh Iraq nên đă vội vă giao nộp hết kho hạch nhân cho chính phủ Hoa Kỳ thế mà bà Hillary và Obama quyết chí lật đổ cho bằng được Ghadafi mà không có một chính sách ǵ cho Libya sau nầy cho nên cả đất nước của họ hiện giờ toang hoang và ISIS đang có hàng chục ngàn quân ở đó và đang thao túng đất nước Libya nầy; lập ṭa lănh sự ở Banghazi mà không cho bảo vệ an ninh và một khi bị khũng bố giết chết nhân viên ṭa lănh sự kể cả ông Đại Sứ Stevens, chính phủ Obama và bà ngoại trưởng Clinton đổ lỗi cho cuốn Video, bà ta nói láo với thân nhân người chết, cho bà Susan Rice lên nói láo trên các đài truyền h́nh và tệ nhất là bỏ tủ người làm cuốn video.

 

V́ hành động chần chờ của Obama mà nước Syria nay lọt hẳn vào nước Nga và họ c̣n đe dọa nếu Hoa Kỳ léng phéng th́ họ sẽ không tha. Thảm cảnh Lippo đang diễn ra kinh khũng, hàng ngàn người chết mỗi ngày mà chính phủ Hoa Kỳ và toàn thế giới đang ngoănh mặt làm ngơ, đường lằn đỏ của tt Obama ở đâu rồi?

 

Một khi Hoa Kỳ yếu thế là lúc thế giới lọan lạc, biển đông đang bị trung cộng chiếm đóng mà cả thế giới chỉ biết nh́n xem. Hiện nay đâu có ai coi Hoa Kỳ ra ǵ, ông tt Phi Duterte không tin nên đă bảo Obama rút hết quân về, khi tt Obama qua tàu dự cuộc họp G20 tập Cận B́nh bắt tt Obama phải xuống bằng cửa sau của Air Force One, c̣n ǵ nhục cho bằng phải không quư cử tri?.

 

Đó là đường hướng thê thảm của đảng dân chủ trong 8 năm qua; cho nên hơn bao giờ hết, chúng ta cần thay đổi.

 

Về đối nội th́ tôi chú ư các chính sách sau đây: Chính sách (Platform) của đảng dân chủ là cho phá thai từng phần, có nghĩa là nếu đứa bé chưa chào đời cho dù là ngày mai sẽ sinh th́ bác sĩ vẫn có quyền cho cắt ra từng phần ở trong bụng người mẹ và từ từ lấy ra từng chi thể một; chúng ḿnh nghĩ sao khi chính phủ lại làm luật cho con người tàn ác như vậy?

Chính phủ phải khuyến khích người mẹ nên chịu trách nhiệm phần nào và nếu có sinh ra thi đâu có thiếu người nhận nuôi dưỡng đứa bé, rất nhiều người Hoa Kỳ đi xin con nuôi khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam điển h́nh là cặp Brad & Angelina cũng đă có một đứa con nuôi là người VN.

 

Là một con người có niềm tin, cuộc sống của tôi cũng như của mọi người đều hạn hữu, ḿnh sẽ phải trả lời sao đây với đấng tối cao của ḿnh khi ḿnh ủng hộ và bầu cho một đảng, một cá nhân đă và đang giết những đứa trẻ con như thế chỉ v́ chúng chưa được đi bầu, cho nên tôi phải bầu cho đảng Cộng Ḥa và ông Donald Trump cho dù tôi biết ông ta có rất nhiều khuyết điểm nhưng những khuyết điểm của ông chỉ anh hưởng đến ông và một số rất ít người khác c̣n khuyết điểm của bà Hillary Clinton ảnh hưởng đến quốc gia đại sự trong đó có gia đ́nh của tất cả chúng ta; giả sử 33 ngàn email của bà đă bị xóa sạch và nếu Nga, Trung Cọng hoặc một nước nào đó có được những chuyện bất lợi cho bà và bắt ép bà làm những việc bất lợi cho Hoa Kỳ th́ sao?

 

 "Thượng bất chính, hạ tắt loạn", theo dơi các việc làm của chính phủ Obama trong vụ "email gate" nầy đă làm cho tôi rất thất vọng về hai chữ "Công Lư" của Washington DC, họ chỉ biết bảo vệ cho nhau cho dù sự việc có tồi tệ đến đâu đi nữa.

Các vấn đề chính của Hoa Kỳ hiện nay: Tối Cao Pháp Viện: Tối Cao Pháp Viện là nơi diễn giải Hiến Pháp Quốc Gia th́ phải là những người sáng suốt có tinh thần bảo thủ đôi chút để vệ quyền lợi quốc gia, chị nh́n xem các thẩm phán được cử bởi đảng dân chủ đều là những người có khuynh hướng cấp tiến và dẫn giải Hiến Pháp theo lối suy nghĩ của họ, nếu để cho bà Clinton lên làm Tổng Thống bà ta sẽ đưa những người cấp tiến làm quan ṭa th́ nước Hoa Kỳ nầy một ngày không xa sẽ là xă hội chủ nghĩa.

 

Di dân:  Tạ ơn đất nước Hoa Kỳ, phải nói là tạ ơn Tổng Thống Gerald Ford đă cho chúng ta có cơ hội đến đây lập nghiệp nhưng nếu TT Ford không quyết liệt tranh đấu th́ thương nghị sĩ Joe Biden và ông phản chiến John Kerry đă không cho chúng ta qua đây một mống nào.

Chúng ta ủng hộ immigrant nhưng phải có trật tự, ai nộp đơn trước th́ xét trước ai sau th́ xét sau. Đảng dân chủ và bà Hillary muốn ở toan biên giới ai đến từ đâu và bao nhiêu cũng được v́ họ chủ trương nhận nhiều người nhập cư th́ họ sẽ có nhiều phiếu bầu, bằng chứng là hiện nay nhà trắng và bộ nội an cho nhân viên làm tối đa giờ phụ trội (overtime) để có nhiều người tuyên thệ công dân Hoa Kỳ trước ngày 8 tháng 11 nầy v́ trên 70% sẽ bầu cho đảng dân chủ.

Hơn nữa theo như: "bên nây biên giới là nhà bên kia biên giới vẫn là anh em" th́ không cọng sản th́ là thứ ǵ? nếu mở cửa biên giới th́ sẽ giảm mức di dân của người Việt Nam v́ sẽ không c̣n chỉ số.

 Năng lượng: Năng lượng độc lập (energy independent): Đảng Cộng Ḥa chủ trương làm sao cho khỏi phụ thuộc năng lượng vào các nước Trung đông bằng cách bỏ bớt hàng rào ngăn cản của chính phủ với tư nhân để cho các hăng xưỡng dễ dàng hơn trong các ngành nghề về năng lượng như xăng dầu, khí đốt, than đá trong lúc đảng dân chủ th́ siết hết lại v́ xảo thuật hâm nóng môi trường.

Kỷ nghệ xanh th́ tốt nhưng cũng phải theo đà thănh tiến của khoa học làm sao cho giá thành không ảnh hưởng đến nên kinh tế, ô nhiễm môi trường từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam cũng đang ảnh hưởng đến bầu trời Bắc Mỹ.

 

Thuế má:  Hai bằng chứng hiển nhiên là hai thời kỳ khác nhau tt Kennedy và tt Reagan giảm thuế th́ kinh tế Mỹ tăng vọt: thời kỳ giảm thuế của Kennedy GDP tặng 7.6%, thời kỳ giảm thuế của Reagan GDP tăng 4.2%, so với thời kỳ tăng thuế của Obama GDP là 1.5%.

Với nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ hiện nay và nếu GDP tăng 3.5% trở lên th́ đất nước sẽ giàu mạnh mà nếu muốn GDP tăng th́ phải giảm thuế mà bà Clinton hứa sẽ tăng lên 1,200 tỷ thuế nữa để trả chi các chi phí của bà th́ nền kinh tế của Hoa Kỳ suy đồi là cái chắc.

 

Học Đường:  Hiện nay chính phủ liên bang và các nghiệp đoàn chủ trương nắm giữ các ưu thế phúc lợi cho ban giảng huấn, cho nhân viên các cấp, đảng DC th́ được phiếu bầu và người thua lỗ là phụ huynh và con cháu của ḿnh v́ các chương trinh với mục đích nhồi vào đầu các em bằng những tư tưởng cấp tiến chẳng ăn nhập ǵ đến khả năng của các em cho những công việc mai sau. Lệ phí tăng một cách kinh khủng để lo cho phần nhiều là phúc lợi, tôi nhớ năm 1975 lệ phí cho California State University khoảng dưới $200 cho một năm nay 2016 các em phải đóng $6,344.00 cho một năm chưa tính sách vở ăn uống chỗ ở.

Không được giáo dục tốt cho nên đa số các em người da màu luôn sống trong một nếp sống không lối thoát, 59% thanh thiếu niên người da đen bị thất nghiệp, hỏi sao tội ác không gia tăng được.

Chính sách giúp người nghèo (welfare) của cố tổng thống Lyndon Johnson với một thiện chí nhưng kết quả thật vô cùng bi đát cho người da màu, v́ những điều kiện của nó đă biến những gia đ́nh người da đen không có người cha đến 72% như hiện nay; giống như chính sách "xóa đói giảm nghèo" trong chế độ cọng sản VN mà khô nổi trong 8 năm của tt Obama lại thêm 12 triệu người nữa được hưởng trợ cấp Food stamp. 

 

Việc làm:  Tỷ số thất nghiệp của bộ lao động cho ra mỗi tháng không phù hợp với thực tế v́ theo thống kê th́ tỷ số người có việc làm hôm nay là 62.4% (tệ nhất trong ṿng 38 năm qua) trong lúc năm 2000 nó là 67%. Các việc làm ở các nền công nghệ cho những người có tay nghề gọi là (blue workers) đă biến mất ra ngoại quốc với sân chơi không công bằng ví dụ như Tàu cọng: họ tập trung nhân công vào một nơi ăn ở làm việc trong môi trường tồi tệ và trả đồng lương rẽ mạt, số c̣n lại th́ chính quyền giữ để khuynh loát thế giới trong lúc ở Hoa Kỳ th́ môi trường và công nhân th́ tuyệt đối được bảo vệ, sân chơi như vậy là không công bằng và người thua thiệt là người của phe ta.

 

An ninh:  Có lẽ nước Hoa Kỳ đang bị chia rẽ trầm trọng, hăy nh́n các thành phố Fugerson, Baltimore, New York, Chicago, và nhiều nơi khác đang diễn ra hằng ngày, khủng bố San Bernardino, Miami, New York, New Jersey, Minnesota, Boston, Fort Hook; gần 40 cảnh sát bị giết khắp mọi nơi trong 9 tháng qua. Tội phạm gia tăng, chỉ ở thành phố Chicago mà có đến 3000 người bị bắn trong 9 tháng qua và có đến gần 4000 người bị giết trong thành phố nầy đa số là người da đen trong ṿng 8 năm của tt Obama, các thành phố nầy đều dưới quyền điều hành của đảng Dân Chủ. 

Theo tôi, chính phủ chỉ lo bảo vệ an ninh cho quốc gia như quân đội, cảnh sát, chữa lữa, và an sinh xă hội vừa đủ để bảo vệ những người sa cơ thất thế có một mức sống tối thiểu cho cuộc sống của con người, đặc biệt luật pháp để bảo vệ tính cách công bằng xă hội, không chèn ép kẻ nghèo người giàu, phải công minh để giá trị con người luôn được thăng tiến.

 

NVMỹ 

 

Tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ - Những tiền lệ

 

 

Cuộc tranh cử Tổng thống năm nay tại Hoa Kỳ gây kinh ngạc cho thế giới về cả nội dung lẫn chiều hướng tiến hành, khiến dư luận bên ngoài cho rằng chưa khi nào xảy ra như vậy. Thật ra, đây là một sắc thái riêng của nền dân chủ Hoa Kỳ mà người ta nên t́m hiểu. Diễn đàn Kinh tế sẽ phân tích sắc thái đó…

 

Hai lập trường tương phản

 

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, chưa đầy một tháng nữa, Hoa Kỳ sẽ tổng tuyển cử vào ngày Thứ Ba mùng tám Tháng 11 để cử tri quyết định về hai vị dân cử cao cấp nhất bên Hành pháp là Tổng thống và Phó Tổng thống, bên Lập pháp là 435 Dân biểu Hạ viện và 34 Nghị sĩ Thượng viện, sẽ bầu lại đại biểu cấp Tiểu bang là 12 Thống đốc Tiểu bang cùng hai đặc khu hành chính là Samoa và Puerto Rico. Ngoài ra, cử tri cũng chọn giới dân cử địa phương và biểu quyết nhiều đề luật sẽ có giá trị pháp lư rộng lớn sau này. Thông thường th́ bốn năm nước Mỹ mới có tổng tuyển cử, nhưng cuộc bầu cử năm nay lại đáng quan tâm hơn cả v́ nội dung lẫn sắc thái kỳ lạ trong khi giới nghiên cứu kinh tế trên thế giới đang e ngại một vụ tổng suy trầm như đă từng xảy ra năm 2008-2009. Thông thường th́ chương tŕnh Diễn đàn Kinh tế của chúng ta không có mục tiêu t́m hiểu về chuyện tranh cử tại xứ này xứ kia, nhưng Hoa Kỳ hiện vẫn là siêu cường có ảnh hưởng nhất về cả an ninh lẫn kinh tế nên Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho sắc thái đặc biệt của cuộc tranh cử Tổng thống năm nay.

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi hiểu là thế giới có thể kinh ngạc về cuộc tranh cử tổng thống năm nay tại Hoa Kỳ và chúng ta nên quan tâm đến tiến tŕnh quyết định quan trọng nhất của một quốc gia dân chủ như nước Mỹ. Tuy nhiên, dù dư luận khắp nơi đều theo dơi việc nước Mỹ đề cử lănh đạo với phong cách rất lạ, người ta không nên quên rằng Hiến pháp Hoa Kỳ có những quy định với nội dung cố t́nh giới hạn quyền lực của Tổng thống và trong cuộc tổng tuyển cử năm nay, cử tri Hoa Kỳ c̣n bầu ra 469 đại biểu trong hai viện của Quốc hội với thẩm quyền cân bằng vai tṛ của Tổng thống. Việc bầu cử Quốc hội này rất quan trọng và thực tế cũng chi phối cuộc bầu cử Tổng thống, nhất là trong lĩnh vực kinh tế tài chính của công quyền.

 

Tổng thống chỉ có ít nhiều quyền hạn về đối ngoại, chứ về nội trị th́ không thể muốn làm ǵ th́ làm, trong khi đó, xă hội dân sự và thị trường kinh tế lại có rất nhiều tự do.

-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Chi tiết thứ hai đáng chú ư là sắc thái kỳ lạ, thậm chí kỳ cục, của cuộc tranh cử Tổng thống khi các ứng cử viên nặng lời mạt sát nhau là người không xứng đáng để lănh đạo nước Mỹ. Điều bất thường ấy thật ra là một đặc tính của việc bầu cử Tổng thống tại Hoa Kỳ ngay từ thời lập quốc, hơn 200 năm trước, và cho thấy một chuyện trái ngược, là sức mạnh của nền dân chủ. Chuyện thứ ba th́ hơi khó hiểu nên chúng ta phải giải thích, là sự chọn lựa bất thường năm nay giữa hai lập trường có vẻ quá tương phản.

 

Nguyên Lam: Như ông vừa tŕnh bày th́ ta sẽ lần lượt t́m hiểu ba khía cạnh của nền dân chủ Hoa Kỳ, thứ nhất là quyền lực Tổng thống, thứ nh́ là sắc thái khá kỳ cục của việc tranh cử khi hai phe trong cuộc đả kích nhau với lời lẽ nặng nề, và thứ ba là các lập trường quá tương phản trong dư luận Hoa Kỳ. Nguyên Lam xin mời ông mở đầu về quyền hạn của Tổng thống.

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thế giới bên ngoài ít chú ư rằng từ thời lập quốc, Hoa Kỳ đă chọn nền cộng ḥa là cho người dân bầu lên những đại biểu sẽ thay mặt ḿnh lănh đạo đất nước. Nền cộng ḥa ấy có sắc thái hiếm hoi là giới hạn vai tṛ của chính quyền và nhà nước để bảo toàn không gian sinh hoạt rộng lớn hơn cho công dân và các tổ chức xă hội dân sự. Hiểu ra điều ấy th́ ta mới thấy là ngay từ đầu, người ta không đánh giá cao chính quyền và các chính trị gia, là điều ít thấy trong các quốc gia khác. Thứ hai, vị đại diện dân cử cao cấp nhất là Tổng thống thật ra không có nhiều quyền hạn v́ phải dung ḥa quan điểm với các cơ chế quyền lực kia.

 

Đó là Hạ viện với 435 dân biểu được bầu lại mỗi hai năm nên cần lắng nghe quan điểm của quần chúng và có thẩm quyền lớn về công chi thu ngân sách. Thứ hai là Thượng viện với các Nghị sĩ được bầu cho một nhiệm kỳ dài hơn, là sáu năm để có sự ổn định, nhưng hai năm lại tái tục một phần ba, với thẩm quyền rất cao về đối ngoại và pháp chế để phê chuẩn những lựa chọn của Tổng thống bên Hành pháp. Thứ ba là v́ Hoa Kỳ theo thể chế liên bang nên cử tri cũng bầu lại Thống đốc các Tiểu bang với quyền hạn có thể thu hẹp vai tṛ của liên bang, điển h́nh là lập trường của đa số tiểu bang chống đạo luật về chế độ bảo dưỡng y tế ObamaCare của Tổng thống. Thứ tư, ngành Tư pháp có thẩm quyền duyệt xét hoặc bác bỏ quan điểm của Lập pháp lẫn Hành pháp và cao nhất là Tối cao Pháp viện với chín thẩm phán hoàn toàn độc lập về chính trị. Sau cùng, từ hơn trăm năm nay, Hoa Kỳ có hệ thống ngân hàng trung ương cũng độc lập về chính sách tiền tệ và tín dụng nên trực tiếp ảnh hưởng đến sinh hoạt kinh tế. V́ vậy, Tổng thống chỉ có ít nhiều quyền hạn về đối ngoại, chứ về nội trị th́ không thể muốn làm ǵ th́ làm, trong khi đó, xă hội dân sự và thị trường kinh tế lại có rất nhiều tự do.

 

Cử tri lầm th́ bốn năm sau có quyền đổi ư

 

 

 000_GI57Z.jpg

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên của hai đảng chính là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton bên đảng Dân Chủ và doanh gia Donald Trump bên đảng Cộng Ḥa tối thứ hai 26/9. AFP

Nguyên Lam: Có lẽ thính giả của chúng ta ít thấy là lănh đạo siêu cường số một của thế giới, Tổng thống Hoa Kỳ thật ra không thể tự ư quyết định về mọi chuyện mà phải thường xuyên thỏa hiệp hay dung ḥa quan điểm với các cơ chế quyền lực kia. Thưa ông, bây giờ ta bước qua tiết mục thứ hai là sắc thái khá kỳ lạ của cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ…

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin được nói thêm, nhiều người có thể than rằng nền dân chủ Mỹ cứ hay bị ách tắc khi các cơ chế quyền lực và đảng phái chính trị không thống nhất được lập trường hay chính sách và giàng nhau trong bất động. Nhưng đấy mới là ưu điểm của dân chủ là khi giới chức nhà nước phải canh chừng và thỏa hiệp với nhau th́ người dân càng có nhiều quyền tự do. Tôi cho rằng ta nên nhấn mạnh đến nghịch lư ấy, chứ nếu nhà nước có quá nhiều quyền hạn và muốn ǵ cũng được th́ chính là quyền tự do của các công dân mới bị thu hẹp.

 

Bước qua phong cách tranh cử mà tôi xin nôm na gọi là các ứng cử viên cứ ném bùn vao nhau th́ cuộc tranh cử Tổng thống năm nay chẳng là ngoại lệ. Ngay từ năm 1800 cho tới gần đây, chúng ta đă thấy hiện tượng ấy. Các bậc quốc phụ đă h́nh thành nước Mỹ từ thời lập quốc hơn 200 năm trước, như John Adams hay Thomas Jefferson, là Tổng thống thứ nh́ và thứ ba, đă tranh cử với nhau theo kiểu hào hứng đó. Ban tranh cử của họ đều dùng thậm từ mạt sát nhau một cách thô tục, nhưng sau đó th́ vẫn ḥa giải và hợp tác chứ không ai bị thủ tiêu hoặc bỏ tù. Sau đó, qua nhiều cuộc tranh cử khác, nhiều ứng cử viên cũng bị đối thủ chê trách là kém tài thiếu đức và nếu lên làm Tổng thống th́ sẽ đưa nước Mỹ vào đại họa. Từ Tướng Andrew Jackson vào năm 1815 cho tới các nhân vật lẫy lừng của thế kỷ 20 như Theodore Roosevelt, Franklin Delano Roosevelt, Dwight Eisenhower, John Kennedy hay Bill Clinton, George W. Bush gần đây đều đă bị chửi bới, đời tư bị bươi móc mà sau cùng nước Mỹ vẫn tồn tại và c̣n vững mạnh hơn chứ không tiêu vong v́ lỡ bầu lên một Tổng thống bất xứng như người ta nói!

 

Nhận xét sau cùng là cuộc tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ có thể gây ấn tượng sai lầm về một xă hội điên khùng, với các ứng cử viên phát biểu lung tung. Đấy là sắc thái sống động của sinh hoạt dân chủ, nơi báo chí có quyền tường thuật, b́nh nghị và thậm chí xuyên tạc, để cho cử tri suy xét và chọn lựa. Rốt cuộc th́ nếu cử tri có lầm th́ bốn năm sau lại có quyền đổi ư, nhờ vậy mà không thể nào có lănh tụ tồn tại đến vài chục năm để đưa quốc gia vào thảm họa!

Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, cuộc tranh cử năm nay lại gây ra một ấn tượng khác, đó là t́nh trạng phân cực quá đáng của chính thành phần cử tri, khi gần phân nửa có lập trường đối nghịch như nước với lửa, và kết tụ vào hai ứng cử viên bị đa số cho là thiếu khả năng hay kém đạo đức. Ông giải thích thế nào về hiện tượng bất thường này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi công nhận là cuộc bầu cử năm nay có sự bất thường về lập trường hơn là về phong cách hay sắc thái thô tục là chuyện ḿnh vừa nói ở trên, nhưng bất thường chứ không hẳn là chưa hề xảy ra trong lịch sử cận đại của nước Mỹ. Ta có nhiều cách giải thích hiện tượng kỳ lạ đó, tôi xin mạn phép nêu ra vài ư kiến thô thiển sau đây.Thứ nhất, thế giới đang bước qua một giai đoạn phát triển khác và là quốc gia tiên tiến nhất, Hoa Kỳ cảm nhận ra sự chuyển động ấy trong đó có tinh thần chống đối trào lưu toàn cầu hóa. Nhưng hiện tượng chung là các đảng phái chính trị cổ điển đều gây thất vọng và quần chúng thiên về các khuynh hướng cực đoan hơn, với lập trường đối nghịch mạnh hơn. Thứ hai, riêng về trường hợp Hoa Kỳ, ta có hai sự kiện đáng chú ư là nước Mỹ đă lâm chiến quá 15 năm mà chưa thấy kết quả và mức sống của thành phần trung lưu lại sa sút so với vài thập niên trước. Kết hợp hai chuyển động ấy với truyền thống tranh cử đầy tính chất mạt sát của nền dân chủ Mỹ, ta mới hiểu v́ sao phe này gán cho phe kia những tội tầy trời như bà Hillary Clinton là công cụ của thế lực tài phiệt hay tỷ phú Donald Trump là tay sai của ngoại bang!

Sự thật không đơn giản như vậy mà c̣n cho thấy một chuyện lư thú khác. Đó là nền dân chủ Hoa Kỳ đang phản bác lư luận về “thuyết âm mưu”, theo đó có thế lực mờ ám nào đă quyết định về mọi chuyện của nước Mỹ. Người ta chỉ thấy các phần tử ưu tú của xă hội Hoa Kỳ đều bị bất ngờ trước phản ứng dữ dội của cử tri chứ chẳng có một ai đă dàn dựng được mọi chuyện!

 

Nguyên Lam: Có lẽ nhận xét vừa rồi của ông mới là điều lư thú nhất. Xưa nay, người ta cứ tưởng rằng nước Mỹ tính trước được mọi chuyện hoặc Chính quyền Hoa Kỳ dàn dựng mọi sự theo một chủ đích nào đó. Nhưng ai ngờ Hiệp ước Xuyên Thái B́nh Dương do một Tổng thống Dân Chủ xúc tiến như một dấu ấn của ḿnh lại bị Quốc hội phản bác với hậu thuẫn của đảng Dân Chủ. Ngược lại, đảng Cộng Ḥa xưa nay vẫn ủng hộ nguyên tắc tự do mậu dịch nay cũng chống và giới lănh đạo của đảng lại lúng túng với một ứng cử viên do quần chúng ở đưa lên. Hồi năy, ông có nói t́nh trạng bất thường này có xảy ra trong lịch sử cận đại của nước Mỹ, Nguyên Lam xin ông nhắc tới những tiền lệ đó cho thính giả của chúng ta khỏi ngạc nhiên.

 

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Năm 1968, Hoa Kỳ cũng mệt mỏi về một cuộc chiến, là hồ sơ Việt Nam, và xă hội lâm vào đại loạn với hai vụ ám sát là Nghị sĩ Robert Kennedy và mục sư Martin Luther King Jr.. Khi ấy, đảng Dân Chủ lâm vào khủng hoảng và Đại hội đảng tại Chicago để chuẩn bị tranh cử Tổng thống đă tiến hành trong hỗn loạn và cử tri chọn một người ít ai tin cậy, chính là ông Richard Nixon bên đảng Cộng Ḥa. Trước trào lưu phản chiến khá ồn ào, ông ta tranh thủ được đa số thầm lặng và đạt kết quả bất ngờ là đánh bại ứng cử viên Hubert Humphrey do Tổng thống Lyndon Johnson đề cử. Trường hợp thứ hai là năm 1952, khi Hoa Kỳ chưa thể dứt điểm cuộc chiến Cao Ly tại bán đảo Triều Tiên và như ông Johnson, Tổng thống Harry Truman không ra tái tranh cử mà để ông Adlai Stevenson là ứng cử viên của đảng Dân Chủ đối đầu với Đại tướng Eisenhower bên đảng Cộng Ḥa. Khi ấy, ta cũng thấy trào lưu đả kích đối phương là thân cộng hoặc bị mật vụ của Liên bang Xô viết xâm nhập vào thượng tầng đảng chẳng khác ǵ năm nay. Nhưng sau hai cuộc tranh cử đầy sóng gió năm 1952 và 1968, nước Mỹ vẫn tồn tại và vững mạnh. Lần này cũng thế mà thôi và nếu người Mỹ không nhớ th́ lănh đạo các nước khác lại chẳng thể quên được. Kết luận của tôi là đừng coi thường cái nền dân chủ quái lạ này.

 

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ ông về bài phân tích kỳ này.


 

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 


 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

The Online Books Page

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten