Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Bầu Cử Tổng Thống Và Khúc Xương Iraq

 

 

Vũ Linh

 

 

Bài ca con cá vàng hễ tốt là công của Obama, hễ xấu là lỗi của Bush...

 

Cuộc tranh cử tổng thống đă bước vào giai đoạn … “trăm hoa đua nở, trăm vị lên tiến”. Ít ra là bên Cộng Ḥa.

 

Cho đến nay, tuy chưa có vị tai to mặt lớn thứ thiệt nào chính thức đăng đàn, chẳng hạn như các thống đốc Jeb Bush, Chris Christie, Scott Walker,…, nhưng đă có tới không biết là 6 hay 7 ứng viên hạng B hay C đă khua chiêng trống rồi. Trong vài tháng nữa, sẽ có hàng loạt ứng viên hạng A hay B hay C, cho tới hạng... Z cũng sẽ nhẩy ra. Có lẽ cuộc chạy đua năm nay sẽ hào hứng nhất lịch sử Mỹ v́ sẽ có nhiều ứng viên nhất. Người ta ước lượng có thể xấp xỉ 20 vị hy sinh ra vác ngà voi Cộng Ḥa, trong khi bà Hillary độc diễn bên Dân Chủ.

 

Đảng CH đang bù đầu không biết sẽ tổ chức tranh luận như thế nào. Chẳng lẽ mang cả hai chục vị ra xếp hàng ngang tŕnh làng. Mà 20 vị trong một cuộc tranh luận một tiếng đồng hồ th́ sau khi khấu trừ thời giờ dành cho các câu hỏi của điều hợp viên, và quảng cáo thương mại, vị chi mỗi vị chỉ nói được có 2 phút thôi sao? Một chính trị gia mà chỉ được nói có vài phút trên TV như vậy th́ họ sẽ mắc bệnh ngay.

 

CNN thông báo sẽ có hai cuộc tranh luận cho hai lớp ứng viên: một cho 10 ứng viên có hậu thuẫn cao nhất, và một cho các ứng viên c̣n lại. Làm kiểu này, cuộc tranh luận thứ hai coi như chẳng ai thèm coi. Fox News cho biết chỉ tổ chức thảo luận cho 10 vị có tỷ lệ hậu thuẫn cao nhất.

 

Trong cả hai giải pháp, các ứng viên hạng C hay D sẽ la ó mệt nghỉ.

 

Ta có thể mường tượng cuộc tranh luận bên CH cũng sẽ như những buổi họp mặt thân hữu của dân tỵ nạn ta để ca Karaoke “cho nhau nghe”. Không có thời giờ nhiều mà lại có quá nhiều ca sĩ, mà ca sĩ nào cũng muốn hy sinh “để đáp lại sự ủng hộ của quư vị, tôi xin cố gắng hết sức ḿnh ca tiếp một liên khúc mười bài của Chế Linh”.

 

Đây là nói cho vui thôi, chứ vấn đề sắp xếp tranh luận là chuyện nhỏ. Có nhiều cái nhức răng lớn hơn nhiều.

 

Cái nhức răng đầu tiên của 20 vị này là làm sao giải thích cho cử tri Mỹ tại sao tôi dám ra tranh cử cho dù bây giờ tỷ lệ hậu thuẫn của tôi ngay cả trong nội bộ đảng cũng chỉ èo uột chưa tới 5%. Với tỷ lệ nội bộ này th́ ra ngoài đảng nói chung trên cả nước Mỹ th́ coi lại, c̣n chưa tới 2%. Hy vọng đắc cử ngang ngửa với hy vọng bị… sét đánh giữa trời nắng. Tại sao quá nhiều ứng viên như vậy? Tại v́ họ đều nh́n thấy gương Obama, từ tuyệt đối vô danh bất ngờ nhẩy vào thẳng Ṭa Bạch Ốc. Để rồi ai cũng hy vọng ḿnh sẽ như Obama. Hay ít ra cũng có vài triệu người biết tôi để mai mốt tôi ra tranh cử chức khác.

 

Cái nhức răng thứ nh́ là làm sao tŕnh làng là tôi khác với 19 vị kia, tôi là người duy nhất, giỏi nhất, khác người nhất, xứng đáng nhất? Thật ra, 20 vị ra tranh cử không phải là anh em song sinh, giống nhau như đúc hết. Cũng có bà Carly Fiorina và ông đen Ben Carson. Chứng tỏ Cộng Hoà cũng đa dạng, có cả phụ nữ và dân da đen. C̣n có cả hai ông gốc Cuba là Ted Cruz and Marco Rubio nữa. Chỉ thiếu dân da vàng thôi. Nhưng không sao, v́ ngay cả bên DC cũng chẳng có ông bà da vàng nào.

 

Cái nhức răng thứ ba, hay nói cho chính xác hơn, cái khúc xương khổng lồ có thể làm bất cứ ứng viên nào mắc nghẹn chết tại chỗ, là... gia tài của TT Bush, đặc biệt là cái chuyện Iraq. Cho dù ông này đă về hưu, về Texas đổi nghề làm họa sĩ từ hơn sáu năm nay rồi. Chưa chi th́ đă có hai chuẩn ứng viên và ứng viên nặng kư bị hóc, tuy chưa chết nhưng cũng chới với: Jeb Bush và Marco Rubio.

 

Ông Jeb Bush thu xếp được bà Megyn Kelly, một nhà báo bảo thủ phỏng vấn trên Fox News, một đài TV bảo thủ. Dĩ nhiên phỏng vấn một ông CH, nhất là khi ông CH đó lại có cái tên Bush, th́ bắt buộc phải hỏi về vấn đề Iraq.

 

Nhà báo Megyn Kelly hỏi ông Jeb đại khái “nếu hồi đó biết được những ǵ ta biết bây giờ” th́ ông có lấy quyết định đánh Iraq không? Có nghiă là nếu khi đó biết là Saddam chẳng có vũ khí giết người tập thể (Weapons of Mass Destruction, hay WMD) ǵ hết th́ ông có đánh Saddam không?

 

Ông Jeb mau mắn trả lời “cũng giống như bà Hillary, tôi sẽ quyết định đánh Saddam”. Truyền thông phe ta nhẩy dựng lên, coi như trúng số độc đắc. Tay Jeb này ngoan cố quá, đă biết Saddam không có WMD mà vẫn đ̣i đánh.

 

Ngày hôm sau, ông Jeb té ngửa, rối rít lên tiếng cải chính là “tôi nghe nhầm câu hỏi”, tưởng là hỏi nếu tôi có những dữ kiện hồi đó thiên hạ có th́ tôi có đánh Saddam không? Khác biệt dĩ nhiên là “bây giờ” và “hồi đó”. Điều hiển nhiên là “hồi đó” cả thế giới nghĩ Saddam có vũ khí WMD và sẵn sàng sử dụng. Điều hiển nhiên không kém là “bây giờ” ai cũng biết Saddam không có WMD ǵ hết, không ai khùng điên ǵ đi đánh Saddam hết.

 

Từ mấy năm qua, đảng DC, phe cấp tiến, và truyền thông ḍng chính đă cố viết lại lịch sử để đổ tội cho Bush nói láo, phiạ chuyện Saddam có WMD để đánh Iraq, hoặc là để trả thù cho ông bố, hoặc là để chiếm dầu hỏa cho ông Phó Cheney. Ngay trong tuần qua, nhà báo Paul Krugman viết trên New York Times, là TT Bush đă áp lực các cơ quan an ninh t́nh báo –mà Giám Đốc CIA khi đó, George Tenet, là người do TT Clinton bổ nhiệm- phải bóp méo tin tức về WMD của Saddam, rồi tŕnh cho quốc hội. Rơ ràng là Bush lừa cả quốc hội v́ Bush muốn đánh Iraq. Đó là kết luận của ông nhà báo cấp tiến cực đoan được giải Nobel kinh tế, mặc dù ông nói rơ ông không hiểu tại sao Bush muốn đánh!

 

Thực tế trong mấy năm TT Clinton nắm quyền, cả thể giới tin chắc Saddam có loại vũ khí ghê gớm đó, cả nước đ̣i TT Clinton có quyết định, nhưng chỉ v́ gặp ông tổng thống nhát như thỏ đế lại đang bận hú hư với cô Monica nên không dám nhúc nhích thôi.

 

Dưới đây là vài câu tuyên bố của các chính khách Dân Chủ ngay khi Bush c̣n đang ở Texas, chưa có dịp “áp lực” CIA ǵ ráo:

 

- “Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi tổng thống, sau khi tham khảo với Quốc Hội, Hiến Pháp và các luật lệ hiện hành, lấy những hành động cần thiết (kể cả oanh tạc và bắn hoả tiễn vào các mục tiêu đáng nghi ngờ của Iraq) để trả lời một cách hữu hiệu mối đe đọa từ Iraq do việc họ không từ bỏ các chương tŕnh phát triển vũ khí giết người tập thể”. Thư gửi TT Clinton, kư bởi nhiều thượng nghị sĩ, trong đó có Joe Lieberman (Connecticut, cựu ứng viên phó TT của Al Gore), Dianne Feinstein (California), Tom Daschle (South Dakota, lănh tụ khối đa số DC tại Thượng Viện) và John Kerry (Massachusetts). 10-98.

 

- “Với tư cách thành viên Ủy Ban T́nh Báo Hạ Viện, tôi biết rất rơ việc phát triển vũ khí hoá học và sinh học là một vấn đề hết sức quan trọng cho tất cả các quốc gia. Saddam Hussein đă tích cực phát triển kỹ thuật sản xuất vũ khí giết người tập thể, và đó là một mối đe dọa cho các nước trong vùng, và ông ta cũng đă coi thường mọi cuộc kiểm tra.” Nancy Pelosi (DB California, chủ tịch Hạ Viện). 12-98.

 

- “Cộng đồng thế giới có thể sẽ thấy càng ngày càng nhiều những đe dọa kiểu Iraq ngày nay: một nước ngông cuồng với vũ khí giết người tập thể, sẵn sàng sử dụng hay cung cấp cho các tổ chức khủng bố những vũ khí đó. Nếu chúng ta không có phản ứng bây giờ, Saddam và tất cả những tên muốn theo bước chân của ông ta sẽ cảm thấy mạnh dạn hơn trong tương lai.” Bill Clinton (TT). 12-98.

 

Đó là khi Clinton c̣n làm tổng thống. Đến thời Bush làm tổng thống, trước khi đánh Iraq năm 2003 cũng không khác:

 

- “Iraq là một mối đe dọa nghiêm trọng cho sự ổn định của Vùng Vịnh Ba Tư và chúng ta phải thành lập một liên minh quốc tế để phá hủy chương tŕnh vũ khí giết người tập thể. Chúng ta đă không thể cấm cản được chương tŕnh này của Iraq, do đó phải coi như chương tŕnh đó sẽ tiếp tục ngày nào Saddam c̣n nắm quyền.” Al Gore (PTT). 2002.

 

- “Đây là một tên đă từ dùng vũ khí giết người tập thể. Là một tên đă tạo bất ổn cho toàn vùng. Một tên đă đánh Iran khiến cho hơn 800,000 người chết. Đây là một tên cực kỳ nguy hiểm cho thế giới. Và đây là một tên vẫn đang cố kiếm vũ khí giết người tập thể. Chỉ ngần đó chuyện cũng quá đủ”. Joe Biden (TNS Delaware). 4-2002.

 

- “Tôi sẽ bỏ phiếu cho tổng thống có quyền sử dụng vũ lực nếu cần để giải giới Saddam Hussein v́ tôi tin việc ông ta có trong tay một kho vũ khí giết người tập thể là sự thật và là một mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh của chúng ta… Sự đe dọa của vũ khí giết người tập thể của Iraq là sự thật, và như tôi đă nói, không phải là mới có đây. Nó đă có từ sau cuộc chiến vùng Vịnh Ba Tư 1990.” John Kerry (TNS Massachusetts). 9-2002.

 

-Không c̣n nghi ngờ ǵ về việc chế độ Saddam Hussein là một mối nguy nghiêm trọng, ông ta là một nhà độc tài, và việc ông ta theo đuổi một chương tŕnh phát triển vũ khí giết người tập thể không thể chấp nhận được. Ông ta phải bị giải giới.” Ted Kennedy (TNS Massachusetts). 9-2002.

 

- “Trong khoảng bốn năm sau khi các thanh tra LHQ rời Iraq, tin tức t́nh báo cho thấy Saddam Hussein đă cố gắng phục hồi lại kho vũ khí hoá học và sinh học, hệ thống hoả tiễn chuyên chở những vũ khí này, và chương tŕnh vơ trang nguyên tử. Ông ta cũng đă giúp, yểm trợ và cung cấp nơi ẩn náu cho các nhóm khủng bố, kể cả Al Qaeda, tuy chưa có bằng chứng ǵ về sự can dự của ông ta vào biến cố khủng khiếp 11 tháng 9 năm 2001. Tuy nhiên đă rất rơ ràng là nếu không kềm hăm, Saddam Hussein sẽ gia tăng khả năng gây nên một cuộc chiến tranh sinh học và hoá học, và sẽ tiếp tục phát triển vũ khí nguyên tử.” Hillary Clinton (TNS New York). 10-2002.

 

Đọc lại những tuyên bố trên, thấy ông Krugman đúng ra phải lănh Nobel về khả năng... viết lại lịch sử.

 

Sau vụ 9/11, tổng thống nào nhát cách mấy cũng bị áp lực phải làm một cái ǵ để không xẩy ra một 9/11 thứ hai. Và đó là lư do chính khiến TT Bush đánh Iraq với cả hai viện quốc hội biểu quyết chấp nhận. Các TNS Hillary, Kerry và Biden đều biểu quyết ủng hộ. Sau khi TT Bush lên TV thông báo Mỹ đă đánh Iraq th́ hai người đầu tiên lên tiếng ủng hộ là cựu TT Clinton và cựu PTT Gore. Chẳng lẽ tất cả những lănh tụ Dân Chủ đều bị Bush, “tên ngốc của làng” lừa dễ dàng như vậy sao? Kể cả hai ông tổng thống và phó tổng thống, là hai người trước đó đă nắm quyền 8 năm, hiểu rơ hơn ai hết nguy cơ của Saddam? Nếu đảng Dân Chủ ngây ngô dễ bị lừa như vậy th́ có đủ khả năng đối phó với những Putin hay Tập Cận B́nh không?

 

Chẳng những ông Jeb bị đánh về cuộc chiến Iraq của ông anh, mà cũng bị đánh về chuyện ISIS ra đời luôn. Lập luận của phe DC và cấp tiến là tại v́ TT Bush đánh Iraq, giải thể 300.000 lính Iraq khiến họ bực tức nhẩy vào hàng ngũ các nhóm quá khích, khai sinh ra ISIS và sau đó giúp ISIS lớn như thổi. Cũng lại là lỗi của Bush thôi.

 

Cái lập luận đổ thừa này bỏ qua nhiều chuyện.

 

Khi Bush kư hiệp ước với thủ tướng Maliki để rút quân th́ ISIS đă tan hàng từ lâu rồi. Lănh tụ al-Baghdadi của ISIS c̣n đang trong tù. TT Bush cũng sẽ để lại một lực lượng Mỹ đủ sức duy tŕ ổn định quân sự đă đạt được sau việc đôn quân, cũng như duy tŕ áp lực chính trị lên thủ tướng Iraq để tạo đoàn kết quốc gia, củng cố chế độ dân chủ.

 

“Chúng ta đă để lại một nước Iraq, dân chủ, bền vững, ổn định...”. Đó chính là tuyên bố của TT Obama khi thông báo lính Mỹ sẽ rút về năm 2011. Chưa ai nghe nói đến ISIS hết.

 

Theo CIA, lực lượng ISIS có khoảng 30.000 quân, gồm ba thành phần: quân nhân Syria đào ngũ khoảng 15.000, chí nguyện quân Hồi giáo trên thế giới khoảng 5.000, và cựu quân nhân Iraq,10.000 người. Có nghiă là trong 300.000 lính của Saddam bị giải ngũ, chỉ có 10.000 (3%) gia nhập ISIS, trong khi hầu hết đă được nhận lại trong hàng ngũ quân lực Iraq hiện hữu. Nói ISIS ra đời và lớn mạnh v́ Bush giải thể quân đội Saddam là vô căn cứ.

 

Cuộc chiến Iraq tái phát mạnh chỉ v́ al-Baghdadi được TT Obama trả tự do, rồi Mỹ rút toàn diện, khiến ông thủ tướng Maliki của khối Shiite lộng hành, tung ra chính sách kỳ thị Sunni, gây bất măn trong thành phần này. Trước đây, họ đă hợp tác với tướng Petraeus để mang lại ổn định quân sự cho Iraq. Bây giờ họ nổi loạn chống Maliki.

 

Bài ca con cá vàng hễ tốt là công của Obama, hễ xấu là lỗi của Bush, nghe nhàm chán hơn cơm nếp nát, nhưng vẫn được tụng đi tụng lại không ngừng, v́ bao giờ cũng vẫn có người tin.

 

Sau ông Jeb th́ đến phiên ông Rubio. Rút bài học ông Jeb, ông này nói rơ hơn: nếu biết Saddam chẳng có WMD, th́ ông sẽ không đánh Iraq. Nhưng ông Rubio cũng xác định TT Bush đă làm đúng. Với những tin t́nh báo khẳng định Saddam có WMD nguy hiểm như vậy th́ phải đánh thôi. Dù rào đón kỹ, nhưng ông Rubio cũng không được tha. Truyền thông xúm vào tố ông Rubio đồng lơa với những dối trá của TT Bush.

 

Với sự lớn mạnh nhanh chóng của các lực lượng khủng bố tại Iraq, Syria, Yemen, Libya, và nhất là sự bành trướng hiện nay của ISIS (mới chiếm được Ramadi tại Iraq, cách thủ đô Baghdad có khoảng 100 cây số, và Palmira tại Syria), Iraq bảo đảm sẽ trở lại mặt báo như đề tài tranh cử lớn, khiến rất khó cho các ứng viên DC khoe thành tích chống khủng bố hoàn toàn thất bại của TT Obama, chỉ c̣n cách cả vú lấp miệng em, đổ thừa tất cả đều là lỗi của Bush. Mặc dù dưới thời Bush, chẳng ai nghe nói đến những ISIS hay Houthis, hay al-Nusra, al-Shabaab, al-Sharia, hay “al” ǵ ǵ khác. Ngoài al-Qaeda và... Al Gore.

 

Trong khi bên CH bối rối chống đỡ th́ bên DC cũng không khá hơn ǵ.

 

Cho đến nay, bà Hillary đang bị đánh tưng bừng, bởi những đồng minh phe ta như New York Times và Washington Post, về những x́-căng-đan về việc sử dụng emails riêng, và việc kiếm tiền quá mạnh tay của cả hai ông bà Clinton. Trong tương lai, bà cũng sẽ vướng khúc xương Iraq luôn.

 

Khác với mấy ứng viên CH, bà Hillary chẳng những dính vào việc biểu quyết cho TT Bush đánh Iraq mà cho đến nay bà vẫn không chịu nhận là sai lầm và “xin lỗi”. Bà vẫn nói như ông Rubio “nếu biết Saddam không có WMD th́ tôi đă không biểu quyết cho TT Bush đánh”. Câu trả lời kiểu mà ông Nguyễn Ngọc Ngạn gọi là “huề vốn” này dĩ nhiên không thể thoả măn khối cấp tiến cực đoan và truyền thông chuyên nghề đi bắt chẹt chính khách.

 

Chẳng những bà phải chạy cho xa khỏi TT Bush, mà cũng phải chạy cho xa khỏi TT Obama luôn để tránh dính dáng vào chính sách thất bại tại Iraq của TT Obama. Việc này c̣n khó hơn nữa, v́ trong chính sách Iraq, có ba người có trách nhiệm lớn nhất là tổng thống, bộ trưởng quốc pḥng và ngoại trưởng. Ngoại Trưởng chính là bà Hillary. Quả là mệt. (24-05-15)

 

Vũ Linh

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng