Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

Chế độ đa phu

 

 

B́nh-nguyên Lộc

 

 

 

Năm 1861, tức chỉ mới đây thôi, một quyển sách được xuất bản, làm chấn-động giới khoa học quốc-tế.

Soạn-giả của quyển cách đó là ông Bachofen, một nhà cổ ngữ học, chuyên nghiên cứu những văn-bản cổ xưa, khám-phá ra rằng người Hy-Lạp cổ thời đă theo chế độ mẫu hệ.

Trước đó nhiều trăm năm, các nhà truyền đạo Âu châu đă nói đến chế độ mẫu hệ ở các đảo nam Thái B́nh Dương, nhưng không được ai tin cả. Vài người hiếm hoi sẵn ḷng tin các nhà truyền giáo đó, nhưng họ cho rằng đó là chế độ của “Mọi rợ”, chẳng liên hệ ǵ đến các dân tộc văn minh.

Đùng một cái, khám phá của Bachofen làm đảo lộn tất cả các quan niệm cũ về khoa dân tộc-học: dân tộc văn minh nhứt hồi cổ thời là dân Hy-Lạp cũng đă theo chế độ mẫu-hệ.

Thế là từ Đông sang Tây, các dân tộc văn ninh cao và sớm đều theo mẫu hệ, hồi cổ thời. Các nhà nghiên cứu bấy giờ mới đổ xô nhau đi t́m biết thêm về chế độ mẫu hệ, và cho tới nay th́ họ đă biết khá nhiều về chế độ ấy.

Tôi nói “Khá” nhiều v́ họ chưa biết hết. Tôi nói “chưa biết hết” là chỉ mới nói sau một khám phá của chính tôi, chớ trước đó th́ phần đông, trong đó có tôi cứ tưởng là đă biết hết. Tôi viết bản phúc tŕnh nầy vào năm 1954, định dịch ra Pháp-văn để gởi cho Viện Viễn-Đông bác-cổ của Pháp, nhưng dạo ấy, tôi quá bận về bộ sử “Nguồn gốc Mă Lai của dân-tộc Việt Nam” của tôi, nên cứ để đó. Nay sang đây, tôi viết lại thuộc ḷng và gởi đăng báo lần nầy lần đâu tiên, cũng cứ viết với tính cách phúc tŕnh khoa-học như vào năm 1955.

 

*

*       *

 

Ở miền Nam, từ phía Nam của thành phố Phan Thiết, chạy dài xuống đến phía Bắc của tỉnh Bà Rịa, là một vùng đất gần như là hoang vu, trong đó c̣n rừng nguyên thể. Dân ta có sống lưa-thưa ở đó, đă lập ra được một huyện nhỏ là huyện Hàm Tân. Huyện nầy dưới thời Pháp thuộc, nhớ đâu như là thuộc tỉnh B́nh Thuận (Phan Thiết). Trong vùng hoang vu ấy c̣n ba nơi có người ḿnh sanh sống, mà một nơi mang địa danh Mă Lai là Lagi, nơi thứ nh́ mang địa danh Bắc-Phạn là Cù-My, do tiếng Bắc Phạn BUMI (có nghĩa là Đất) mà ra. Nơi thứ ba mang tên Việt là Xuyên Mộc.

Trên đây là đia đanh ven bờ biển, cho biết khá rơ ranh giới của vùng đó ở mặt Đông (bờ biển); ở mặt Bắc là (Bắc Hàm Tân), mặt Nam (là Xuyên Mộc và Bắc Long Hải). Về hướng Tây vùng đất nầy chồm qua khỏi đường xe lửa Sài g̣n Hà nội, ăn sâu vào trong rừng, không có ranh giới rơ rệt.

Ông Ngô Đ́nh Diệm lên cầm quyền, biến vùng hoang địa ấy thành một tỉnh, Tỉnh B́nh Tuy. Đây là một tỉnh nhơn tạo, mang tánh cách chiến lược, v́ về hành chánh th́ không có ǵ hết, bởi dân c̣n rất thưa. Tỉnh lỵ được khoét rừng để xây cất lên, và nằm cách chợ Lagi ở bờ biển lối ba dặm Anh.

Năm 1955 là thời tạm thái b́nh sau hiệp định Genève, và tôi có việc gia đ́nh nên đă đến thị trấn nhỏ xíu là Lagi, lần đầu tiên trong đời tôi.

Tôi nghe người ḿnh nói rằng cách chợ Hàm Tân về phía Tây Bắc lối mười dặm Anh có mấy làng Chàm và trong đó, phụ nữ được quyền công khai và chánh thức lấy nhiều chồng. Mới nghe qua, tôi rất ngạc nhiên. Người Chàm quả c̣n theo chế độ mẫu-hệ, nhưng không hề có tục đa phu. Vậy, mấy làng đó là của dân tộc nào? Thế nên tôi ở lại đó chớ không về Sàig̣n sau công việc gia đ́nh, để ĺm những làng “Chàm” ấy cho rơ trắng đen.

Tưởng cũng nên nói rơ về cái dân-danh Chàm đă bị người Pháp lẫn lộn, và là chính các dân tộc thiểu số cũng bị lôi cuốn theo. Theo khám phá thứ nhứt của tôi th́ nước Chàm, nói tắt của Champa, bị Tàu gọi là Chiêm Thành hay Chiêm Tư, chỉ là một nước cở có biên giới phía Bắc là tỉnh Thanh Hóa của ta, và biên giới phía Nam là phía Nam của tỉnh Quảng Ngăi của ta mà thôi. Ở dưới nữa th́ không phải như thế. Từ Nam Quảng Ngăi cho tới Bắc Biên Ḥa là một dân tộc khác, xưa kia là một đại cường quốc, quốc hiệu là Hapang Durang. Đại cường quốc nầy đă bị Chiêm Thành diệt quốc hồi thế kỷ thứ 9 của Dương lịch. Dĩ nhiên là vùng dưới, rồi th́ cũng thuộc chủ quyền của Chàm. Nhưng dân th́ khác, có ngôn ngữ khác Chiêm ngữ. Nay họ c̣n sống sót ở tỉnh Ninh Thuận. Những điều trên đây là hai khám phá đă được tôi viết ra thành sách, nhưng chưa hề in, và không có vấn đề tóm lược sách ấy ở đây, v́ làm như thế th́ sẽ lạc đề.

Người địa phương cho rằng họ là người Chàm. Tôi chưa chú tâm lắm v́ sự kiện dân tộc, mà chỉ muốn biết xem họ có theo chế độ đa phu thật sự hay không, và nếu có th́ họ thuộc dân tộc nào? Tôi cũng không ngại mà đi t́m họ trong rừng, v́ người ḿnh cho biết rằng họ thạo tiếng Việt Nam, ăn mặc gần như ta, và làm ruộng khá giống ta.

Làng của họ rất nhỏ, không đầy đến năm sáu ngàn người như các làng lớn của ta, mà chỉ có lối năm sáu trăm đầu người ở mỗi làng thôi, vừa già vừa trẻ. Vùng đất đó khô cằn nhưng họ vẫn làm ruộng nước, mà v́ đất khô, nên họ chỉ làm được một mùa thôi, y hệt như đa số các làng ta ở khu vực sông Đồng Nai.

Nhà cửa đều xây cất ngay trên mặt đất như nhà cửa của ta, chớ không có nhà sàn như trong vùng của dân Hapang Darang ở Ninh Thuận (mà Pháp gọi lầm là Chàm). Và họ mặc y phục như nông dân ta là đồ gọi là bà-ba. Nhưng thôn nữ ta vẫn có áo dài, c̣n họ th́ không.

Họ nói khá thạo tiếng Việt Nam, có người nói được thật đúng giọng Việt Nam, nhưng nếu có giọng lơ-lớ th́ không phải lơ-lớ như khi người Hapang Darang nói tiếng Việt, mà lơ-lớ một cách khác.

Mặc dầu người Chiêm Thành không c̣n có mặt trong nước Việt Nam nữa, nhưng tôi biết rơ ngôn ngữ của họ, nhờ nhiều nguồn khác nhau. Người Hapang Darang th́ cứ c̣n đó, nên rất dễ cho ta so sánh. Danh từ con Nai, th́ ba dân tộc đó và Malaysia nói khác nhau như sau đây:

 

Mă Lai Xia:                     Rusa

Chàm:                             Rita

Hapang Darang:            Ritha

Thứ người ấy:                Bá xá

Họ có thinh trong ngôn ngữ, c̣n ba dân tộc trên th́ không. Nhưng sự kiện có thinh, có thể là do ảnh hưởng Viêt Nam mà có, chớ xưa kia th́ không.

Danh từ Mây (Mây trên trời) th́ bốn dân tộc nói cũng khác nhau:

Mă Lai Xia:                     Awan

Chàm:                             Awan

Hapang Darang:            Taganum Ganam

Thứ người ấy:                Tchan

So sánh một từ thứ ba, ta thấy rằng thứ người ấy vẫn thuộc chủng Mă Lai, và đồng nhóm với Chàm và Hapang Darang. Đó là từ có nghĩa là “một ḿnh” (myself).

Chàm:                             Sa tra

Hapang Darang:            Tha tra

Thứ người ấy:                Tha gày

Từ thứ tư lại cho thấy là họ đồng nhóm với Mă Lai Xia (Malasia) và Việt Nam.

Mă Lai Xia:                     Tahan (Giảm tốc độ)

Việt Nam:                       Hăm

Thứ người ấy:                T.Hán (Đọc là Thắn)

Nam Kỳ vay của họ:     T. Hán (Đọc là Thắn)*

Và điều rất bẩt ngờ: Một ngàn từ lạ mà Nam dùng khác Bắc, là chính của họ, nhưng từ xưa đến nay không ai biết là của dân tôc nào.

Thí dụ:

Sét thay cho Han rỉ

Bén thay cho Sắc (dao sắc)

Bén thay cho Xuưt (bén chết, xuưt chết)

Tôi kết luận rằng họ là dân tộc Phù Nam, chủ đất cũ của Nam Kỳ. Nước Phù nam xưa đă mất nước trong tay nước Campuchêa. Đây Phù Nam bị đồng hóa với Campuchêa chớ không có bị diệt tộc bằng sắt máu. Thiểu số c̣n sót lại th́ bị Việt hóa. Họ bị đồng hóa với Campuchêa từ thế kỷ thứ bảy của Tây lịch, thời mà họ mất nước, và bị đồng hóa với ta từ năm 1580, năm mà di dân ta vào nam (Xin xem The rushing to Southern country của B.N.L).

Sở dĩ có sự kết luận như trên là v́ các lẽ sau đây. Những từ đó, không thể nào mà là từ của các dân tộc kém mở mang, mà cho đến từ của dân tộc văn minh là dân tộc Campuchêa cũng không có. Dân tộc đă cho dân Việt miền Nam vay mượn từ, hẳn là dân đă lập quốc rồi, có một nền văn minh rất cao vào thời mất nước (thế kỷ 7). Thí dụ danh từ Cái mái, trỏ một thứ lu không lồ, chứa được 280 lít nước. Các dân tộc khác như Việt Nam, Chàm và Campuchêa, chỉ có danh từ Cái lu thôi, tức kém hơn, Phù Nam đă biết chế tạo lu khổng lồ. C̣n nhiều thứ nữa, chớ không phải chỉ có cái Mái thôi, nhưng lần nầy chỉ phúc tŕnh về chế độ đa phu th́ người phúc tŕnh không được phép nói nhiều về ngôn ngữ, dân tộc, chủng tộc.

 

*

*       *

 

T́nh trạng đa phu th́ có thật sự, không phải là lời đồn huyễn. Nhưng không phải là có trong toàn dân, mà chỉ khá giả đến nhà giàu mới theo tục đa-phu, v́ họ cũng theo tục mẫu-hệ, con gái cưới chồng, chớ không phải con trai cưới vợ. Cưới chồng th́ tốn tiền, càng cưới nhiều, càng tốn nhiều, nên sự nhiều chồng là dấu hiệu giàu sang. Nhà nghèo cứ một vợ cưới một chồng thôi.

Tôi theo dơi một gia đ́nh. Bà chủ gia đ́nh trạc băm lăm tuổi, có ba chồng, nhưng chỉ có một chồng là ở nhà. Anh chồng nầy làm ruộng không công cho vợ. Anh chồng thư nh́, tôi không thấy và nghe nói là đẹp trai lắm. Anh ta ăn no rồi đi chơi cả ngày, chẳng biết là đi đâu. Anh chồng thứ ba cũng vắng mặt. Hỏi ra th́ anh đi lính cho quân đội ta.

Người đàn bà Phù Nam nầy không hề e thẹn v́ tục của dân của chị ta, và ăn nói tự nhiên như là chuyện ấy chẳng có ǵ đáng làm cho chị ta nhột nhạt. Tôi hỏi chị các anh ấy có ghen tương, có gây gổ, có đánh nhau chăng. Chị ấy bảo rằng là có thể có, nhưng phong tục không cho phép các anh ghen, hóa ra không bao giờ xảy ra xung đột nào hết.

Lại hỏi nếu cả ba đều có mặt ở nhà th́ việc phân phối về pḥng trong như sao. Chị ấy đáp rằng ai cưới nhiều chồng th́ phải nới rộng nhà cửa ra để cho mỗi chồng có buồng ríêng rẻ. Và người chồng nào đến với vợ, th́ đă có dấu hiệu riêng để những người chồng khác biết. Hoăc nếu vợ tự động đến với chồng th́ lại càng giản dị hơn. Anh nào đến với vợ mà thấy buồng vợ trống không, th́ anh ta hiểu ngay.

Thắc mắc cuối cùng của tôi là về con cái. Biết con nào là con của chồng nào. Nhưng cũng chỉ giản dị thôi. Các anh chồng không hề tranh giành con cái v́ dưới chế độ mẫu hệ, chồng là đồ bỏ, vợ chết đi th́ chồng trở về với cha mẹ của chồng, gia tài để cả lại cho các con gái. Thế th́ hỏi các anh ấy chẳng giành con trai làm ǵ ? C̣n con gái th́ do các chị quyết định. Các chị sẽ cho đứa con cưng nhứt là con của anh chồng cưng nhứt. Những đứa khác, chị ta bảo là của các anh khác. Không ai có quyền tranh chấp trước quyết định của các chị vợ.

Vậy họ không là Chàm, cũng không là Hapang Darang. Tại ta gọi họ là Chàm, và với họ cũng chẳng biết họ là ai, họ cũng cứ nhận rằng họ là Chàm. Vả lại Tha Tra với lại Tha Gầy không khác nhau lắm, họ đoán mà hiểu người Ninh Thuân, B́nh Thuận được, thế họ lại càng dễ tin rằng họ là Chàm.

Nhưng trong chế độ mẫu hệ nào hồi xưa cũng có tục đa phu, hay chỉ có một vài dân tộc theo mẫu-hệ mới là tục ấy ? Chưa có thể biết được trong hiện t́nh nghiên cứu ngày nay.

Dưới đây là vài ư nghĩ của người phát hiện ra dân đa phu, ư nghĩ nầy được tŕnh ra thêm, chớ thật ra nghiên cứu xong tục đa phu là người nghiên cứu có thể nói là đă xong nhiệm vụ.

Tại sao lại có tục đa phu ? Chắc cũng dễ hiểu thôi. Con người có khuynh hướng đa bằng, th́ chế độ phụ hệ đưa tới tục đa thê, chế độ mẫu hệ đưa tới tục đa phu, chớ có ǵ đâu. C̣n sự kiện trong ấm ngoài êm cũng thế, người chồng có quyền xử sao các bà nghe vậy; chị vợ có quyền th́ chị ấy xử sao, các anh cũng phải nghe.

 

*

*       *

 

Năm 1975, một người cán bộ gốc Miền Nam trở về Sàig̣n. Đó là một người quen biết, một cán bộ bị cho về vườn trước 1975. Anh nầy thông thạo về văn hóa, nhưng anh ấy có nghe loáng thoáng một cái tin văn hóa như sau: Các nhà nghiên cứu ở miền Bắc cũng có t́m được một nhóm thiểu số ngoài ấy sống theo tục đa phu. Nhóm đó, người Việt miền Bắc gọi là dân Vân Kiều. Người quen với tôi chỉ biết có bấy nhiêu đó thôi, hóa ra tôi không dùng được khám phá ấy để mà so sánh đối chiếu. Dầu sao, cho tới đây th́ loài người cũng đă biết được hai thứ dân theo tục đa phu.

 

*

*       *

 

Người Phù Nam trong một B́nh Tuy ca hát, tôi không hiểu, chỉ thấy họ có làm thơ lục bát trong đó tiếng Phù Nam và tiếng Việt bị pha trộn với nhau:

 

Bó hư bạc nghĩa như thâu

Mứ khăn cần ... cuốc bỏ câu tha gầy

Nghia:

Mặc mầy bạc nghĩa như chó

Đêm đi chơi bỏ tau một ḿnh.

 

B.N.L

 

--------------

* ngày nay việt là thắng


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám