Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Chuyện Đồ Cổ

 

Vơ Hương An

 

 

 

 

 Tết năm đó, tôi về Huế ăn Tết.  Ngồi nói chuyện với bà chị, tôi hỏi thăm về những người quen biết cũ trong xóm.  Chị tôi nói:

- Cậu biết không, năm nay con Hoa cũng về ăn Tết ở Huế chứ không ở Sàig̣n như mọi năm.  Chị hỏi thăm việc làm ăn, nó nói năm này nó trúng một cái mánh rất lớn.  Vốn bỏ ra có năm đồng mà lời cả trăm ngàn.

- Nó làm ăn kiểu chi mà tài rứa?

- Nó kể với chị là được tổ đăi.  Bữa Hè, nó về Huế đi lùng mua đồ xưa.  Hôm đó nó về làng Thế Lại Thượng.  Đi suốt buổi sáng, vô thăm nhiều nhà mà không mua được chi.  Đến trưa, đi ngang đ́nh làng, thấy bóng mát cây đa, nó ngồi nghỉ mệt.  Tay quạt nón mà mắt th́ ngó láo liên chung quanh, chợt nó   thấy lẫn trong đống ông táo b́nh vôi dưới gốc cây đa có một tượng Phật bằng đá của Chàm.  Biết ngay là của quí, nó liền kiếm cái quán tạp hóa gần đó, mua thẻ nhang năm đồng với hộp quẹt, rồi trở lại cây đa, nó thắp hương vái cái tượng Phật, vái bốn phía chung quanh rồi khấn rằng,"Lạy Ngài vạn lạy! Ngài ở đây mưa gió nắng nôi  cực khổ.  Con xin thỉnh Ngài về ở với con, có nhà cao cửa rộng, cho sướng cái thân."  Cắm hương xuống gốc đa xong là nó bồng ngay cái tượng về nhà, chùi rửa đất rêu sạch sẽ, mang vô Sàig̣n, bày ở cửa tiệm, vài tháng sau có ông người Mỹ trả một trăm ngàn để mua.  Đúng là tổ đăi, đă giàu lại giàu thêm.

Tôi cười:

- Em mà được cái tượng như con Hoa, chắc em không bán một trăm ngàn đâu.  Chí ít cũng hai trăm trở lên.

Bà chị tôi háy một cái và nói:

- Cậu chỉ được cái nói trạng,  hèn chi cả đời vẫn không giàu.

 

Bà chị tôi nghĩ là tôi nói dốc v́ bà không biết chuyện "dân biểu tượng Chàm" được báo chí đăng tùm lum mấy năm trước.  Ai đă ở Tam Kỳ (trước kia thuộc tỉnh Quảng Tín, nay thuộc Quảng Nam) đều biết ở đó cái tháp Chàm Kỳ Lư, nằm ngay trên Quốc lộ 1, đi trên đường cũng có thể thấy được.  Một ông quan to của Tỉnh, ra ứng cử, trúng dân biểu, biết tháp Chàm Kỳ Lư có mấy cái tượng bằng sa-thạch gắn trên tháp rất quí, có thể kiếm bộn bạc, bèn cho người gỡ trộm rồi đem vào Sàig̣n bán cho người ngoại quốc, nửa triệu một cái, chẳng may bị phanh phui, thế là báo chí tặng cho ông ta cái biệt danh "dân biểu tượng Chàm".

          

Hoa là con gái đầu của chú Lộc, cùng tuổi với tôi, nối nghiệp cha, buôn đồ cổ. Chú Lộc và anh em con cháu của chú đều sống bằng nghề buôn đồ cổ.  Huế là cựu kinh đô, nên không một nơi nào tập trung nhiều quan lại cho bằng Huế.  Trong cái bối cảnh xă hội Việt Nam thời xưa th́ chỉ có giới quan lại và  nhà giàu mới sính chơi đồ cổ, nên Huế trở thành cái mơ đồ cổ cho đại gia đ́nh chú khai thác năm này qua năm khác.  Nơi nào có phủ đệ của các ông Hoàng bà Chúa cũ, nơi nào có nhà của các quan lại xưa,  làng nào có nhà nổi tiếng giàu có v.v. đều là những mục tiêu thăm viếng của đại gia đ́nh này.  Có thể họ biết rơ những món đồ cổ trong những gia đ́nh đó hơn con cháu trong gia đ́nh. Khi  đă xác định được mục tiêu th́ trước sau ǵ món đồ họ đă nhắm cũng về tay họ bởi  họ bám dai như đĩa, và nói rất khéo.  Gặp lúc gia chủ cần tiền th́ việc thuyết phục lại dễ dàng hơn nhiều.  Nhà cô ruột tôi ở gần chùa Linh Mụ. Trước hàng hiên  nhà vỏ cua tôi thường thấy để ba cái b́nh vôi xưa, bằng sành tráng men, có cái vẽ men màu, cái nào cũng to bằng cái đầu người ta với cái miệng chù vù những vôi.  Đó là những b́nh vôi đă bị phế thải nhưng không hiểu sao cô tôi không cho ra nằm gốc cây đa cây đề.  Một bữa đến thăm cô, tôi thấy cả ba b́nh vôi không c̣n đó nữa.  Hỏi, th́ được biết "cô đă bán cho thằng cha  Viên rồi.  Ḿnh không dùng, để chật nhà, nó hỏi mua, cô bán ngay, khỏi mất công đi vất". Viên là em chú Lộc, chuyên di lùng đồ cổ cho anh.  Cuối năm 1974, Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín tặng khách hàng một cuốn lịch 1975 rất độc đáo.  Lịch không có tranh phong cảnh hay người đẹp như thường thấy, mà toàn là h́nh chụp những b́nh vôi xưa, nằm trong bộ sưu tập độc đáo của một nhà sưu tập đổ cổ ở Sàig̣n, trong đó, tôi nhận ra một ông b́nh vôi quen thuộc, không biết có phải  là b́nh vôi cũ của cô tôi hay không.

 

 Người trong Phường trong xóm gọi chú là ông Giám không phải v́ chú là một cựu thái giám của triều đ́nh, mà v́ chú đă từng giữ chức Giám thủ trong ban hội tề của Phường.  Ở địa phương, mọi người chỉ biết chú Giám Lộc là chú Giám Lộc, nhà giàu có, theo Tiên Thiên Thánh Giáo, có cái điện lên đồng rất lớn, cùng với các anh em khác trong đại gia đ́nh sống bằng nghề buôn bán đồ cổ.  Đa số người trong phường trong xóm không biết rằng ở Sàig̣n chú là nhà sưu tập đồ cổ  Huỳnh Cẩn, cũng có một chút tiếng tăm, chủ một cửa hiệu lớn ở đường Đinh Tiên Hoàng.  Nhờ đọc báo Sàig̣n mà tôi biết rằng chú đă từng đứng ra bảo trợ những cuộc triển lăm đồ cổ trong cái thành  phố thủ đô của Miền Nam này.  Thời c̣n Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, chú cũng đă nhiều lần cung cấp đồ cổ cho Dinh Độc Lập.  Cứ mỗi lần được lệnh mang hàng vào vào Dinh, chú lại nhờ thầy tôi chọn ngày giờ tốt để việc làm ăn được hanh thông.  Cứ sau mỗi lần như thế, từ Sàig̣n trở về Huế, thế nào chú cũng đến nhà thăm thầy tôi và tặng quà trả ơn, khi th́ cái dù đen Hồng Kông, khi th́ đôi giày, khi th́ mấy hộp trà Tàu, v́ thầy tôi chỉ coi giúp mà không lấy tiền ai bao giờ.

 

Nhà chú Lộc và nhà tôi quay mặt ra hai con đường vuông góc với nhau nên mặt tiền ngó th́ xa nhưng vườn sau lại có đoạn chung hàng rào.  Ngày tôi c̣n học Tiểu học (nay là Cấp 1) th́ chú đă buôn bán đồ cổ rồi.  Ngoài việc mua đi bán lại đồ cổ chú c̣n sản xuất các sản phẩm mỹ thuật chạm trỗ trên ngà và gỗ.  Những đồ cổ có chút khuyết điểm, chú mua với giá rẻ, rồi cho thợ khéo phục chế, trở thành đồ tốt ngay.   Chú cất một cái nhà nhỏ nằm cạnh nhà lớn, thuê năm sáu người thợ chạm Quảng Trị vào ăn ở tại chỗ để làm đồ cho chú.  Suốt ngày, từ căn nhà nhỏ đó vang lên tiếng  cóc cách của dùi đục gơ vào nhau.  Nhiều lúc rảnh rổi, tôi lại thả bộ qua cái nhà nhỏ đó, lân la chuyện tṛ với mấy người thợ chạm và thích thú xem họ làm việc.  Phải công nhận đó là những người thợ cực kỳ lành nghề và tài hoa.  Một mẫu gỗ, một đoạn ngà, sau một thời gian ngắn qua tay họ liền trở thành một món đồ cổ rất mỹ thuật.  Phải thành thật mà nói, sau khi đă được nh́n ngắm sờ mó đồ chạm trong Đại Nội, đă được xem những sản phẩm của những người thợ chạm làm thuê cho chú Lộc, th́ tôi thấy rơ ràng là thợ chạm ngày nay  có tay nghề kém xa.  Có lẽ họ chạy theo năng suất và không nắm được mẫu mă truyền thống.

 

Từ những cái ngà voi lớn nhỏ mang về, có khi những người thợ để nguyên như thế  để chạm thành một  đàn voi nối đuôi nhau đi trong rừng chuối, có khi lại cưa ra thành những đoạn ngắn để chạm thành h́nh cô tiên, h́nh ông Phật, h́nh Phước, Lộc, Thọ, ống đựng bút v.v.  Tôi đoán là tùy theo t́nh trạng của cái ngà mà họ làm thế, hoặc do lệnh chú Lộc biểu làm ǵ th́ làm nấy.  Sản phẩm bằng ngà dù bất cứ dưới dạng nào cũng phải được tŕnh bày trên một cái đế chạm trỗ rồng mây hoa lá th́ mới tăng vẻ đẹp và tăng giá trị. Đế làm bằng gỗ trắc, được đánh bóng lên nước đen thui, làm nổi bật cái sắc trắng của ngà.  Ấy vậy mà có khi  làm xong một sản phẩm, tôi thấy người thợ đem nhuộm thành màu vàng nhạt bằng nước vắt từ củ nghệ.  Ṭ ṃ, tôi hỏi sao không để ngà trắng cho đẹp mà lại nhuộm cho xấu đi.  Ông thợ trả lời, "Đây là ḿnh giả đồ xưa để bán cho Tây.  Có thằng một hai đ̣i đồ xưa mà ḿnh làm chi có đồ xưa hoài để bán, nên phải giả.  Đă xưa th́ phải vàng xỉn đi chớ, mô có trắng được.  Ḿnh nói rứa, tụi nó cũng tin."

 

Hồi đó, trước 1954, quân đội Pháp vẫn đang c̣n có mặt ở Việt Nam.  Thỉnh thoảng tôi lại thấy xe Jeep đậu trước nhà chú Lộc để cho mấy sĩ quan người Pháp vào xem và mua đồ cổ. Ngà voi thực chất là cái răng của con voi nên bên trong, có phần rổng (là đoạn trước kia chứa tủy răng).  Một lần tôi thấy người thợ  lật ngược một cái tượng bằng ngà voi vừa mới làm xong và đổ ch́ vào phần rổng bên trong, xong dùng một miếng ngà khác gọt giũa cẩn thận, làm thành cái nút vừa vặn trám khít  mặt đáy.  Tôi hỏi làm thế để làm ǵ? "Th́ để bán cho Tây  chứ để làm chi.  Tây nó ngu lắm (!), mua đồ ngà mà có thằng đ̣i tính bằng kí-lô chớ không kể cái công người ta làm cực khổ tới mức mô mới thành một món đồ.  Muốn tính kí-lô th́ ta cho thêm kí-lô, sợ chi.  Anh Lộc biểu làm mấy cái ni để bán cho mấy thằng Tây ngu đó."

          

Những việc "chế biến" đồ cổ như thế thường thực hiện ở  sân sau, khu vực tiếp giáp với vườn nhà tôi, v́ vậy, có khi vạch hàng rào cũng thấy.  Có hôm thấy một người thợ và một chú nhỏ trạc tuổi tôi đang ngồi xổm mài vành đáy mấy cái tô xưa trên mặt phẳng của một tảng đá nhám.  Họ làm một cách chăm chỉ và thận trọng.  Tôi hỏi:  mài vậy để làm chi ? "Th́ để làm cho nó xưa hơn.  Cái chén cái đọi nào có cái khu chén khu đọi  ṃn vẹt đi th́ chứng tỏ nó đă lâu đời lắm, dùng nhiều nên mới ṃn.  Phải mài bớt đi để khi ḿnh nói vậy th́ khách mới tin." Cái tṛ khôn vặt này có lẽ chỉ bịp được những người ngây thơ như tôi chứ gặp cụ Vương Hồng Sển hay các chuyên viên của mấy nhà bán đấu giá lừng danh thế giới  như  Butterfields hay Sothebys, Christie,  th́ coi như hết đường tán hươu tán vượn.

 

Sau năm 1965, quân Mỹ đổ vào Việt Nam ngày một nhiều.  Việc bán đồ kỷ niệm trở thành một ngành làm ăn kiếm ra tiền.  Ngoài đồ thêu, đồ đan, đồ chạm trỗ, người ta thấy bày bán nhiều đồng tiền xưa gắn trên giấy b́a và ép trong bao nylon.  Những đồng tiền Gia Long, Minh Mạng . . ., lớn có nhỏ có, nổi rỉ màu xanh, trông xưa thiệt là xưa.  Loại tiền nhỏ với đường kính khoảng 2,5cm th́ không nói làm ǵ, v́ dễ gặp;  riêng loại tiền lớn với đường kính cở 5cm mà cũng nhan nhản th́ mới thật là lạ,  v́ chúng thuộc loại hiếm.  Vào một dịp t́nh cờ, tôi biết được một trong các ḷ sản xuất tiền cổ đó không đâu xa, sát ngay hàng rào vườn nhà tôi!  Chỉ là một cái ḷ đúc nho nhỏ mà thôi và hẳn số lượng làm ra không lớn lắm.  Khi tôi thắc mắc không biết làm sao mà tiền mới đúc lại trở thành tiền xưa, nh́n giống như thật, th́ một người trong bọn họ trả lời: khó chi, tiền đúc ra đang c̣n nóng, lấy nước mắm đổ lên th́ nó xỉn màu, nó nổi teng, thành ra tiền xưa ngay.

 

Tôi phải kêu chú Lộc bằng chú v́ ngang tuổi với con gái đầu của ổng, nhưng ông anh rể tôi lớn tuổi hơn tôi nhiều nên đă anh anh tôi tôi với chú Lộc từ khi chưa vào làm rể trong nhà.  Do cái thân t́nh đó mà qua những lần chuyện tṛ được chú phun ra vài mánh lới làm ăn, nghe cũng vui, nhưng nghĩ lại, phải công nhận chú là người rất sành tâm lư của giới chơi đồ cổ.

 

Chỉ có giới nhà giàu dư tiền lắm bạc mới chơi đồ cổ, chứ nghèo kiếm không đủ tiền mua gạo th́ lấy ǵ mà chơi.  Đă chơi th́ phải có bạn cùng sở thích, cùng có chút hiểu biết về đồ cổ th́ khoe của, khoe hiểu biết với nhau  mới thú, chứ đem của quí khoe với người không biết ǵ th́ có khác chi đem đàn  gảy tai trâu.  Đó là chưa kể giữa những người cùng chơi đồ cổ c̣n có một sự ganh đua ngấm ngầm với nhau, người nào cũng cố săn t́m cho được món đồ hiếm quí mà các người khác không có để chứng tỏ ta đây "nội lực thâm hậu" hơn, cả về tiền bạc cũng như công sức và vốn liếng hiểu biết. Dựa trên tâm lư đó, chú Lộc đưa ra nhiều chiêu thức êm ái nhưng hiệu quả, nghĩa là bao giờ người hưởng lợi nhất vẫn là chú.

 

 Một buổi chiều nọ, ông bác sĩ H. - vốn là khách sộp lâu năm của chú Lộc - nhận được điện thoại báo cho biết là chú sẽ đem đến cho ông ta coi trước một món đồ cổ quí hiếm vừa mới sưu tầm được,  mà chỉ có người sành điệu như bác sĩ H. mới biết  giá trị đích thực của nó. "Nếu bác sĩ  coi mà  không thích th́ tôi mới đem bán cho người khác", chú nói như thế. Nghe vậy, bác sĩ H. đă thấy khoan khoái cả ḿnh mẫy rồi.  Đến chiều, vừa thấy cái ché đời Khang Hy vẽ men xanh do chú Lộc mang lại là ông ta ưng ư ngay, đúng là "quí vật t́m quí nhơn" như chú nói.  Cái giá chú Lộc để cho ông cũng dễ chịu, vậy là ông bằng ḷng mua nhưng nói thêm, "ráng kiếm giùm cho tôi một cái nữa th́ tốt lắm.  Chơi ché hay độc b́nh th́ phải đủ đôi đủ cặp mới đúng điệu, tŕnh bày mới đẹp".  Chú Lộc khen ngay, "Thiệt bác sĩ biết chơi hơn người khác là ở chỗ đó.  Thế nào tui cũng ráng t́m cho bác sĩ, nhưng có lẽ không phải dễ kiếm đâu."  Mấy người bạn chơi đồ cổ khi được bác sĩ H. khoe chiếc ché cũng không ngớt lời tán dương, v́ vậy thỉnh thoảng ông ta lại nhấc điện thoại nhắc chừng chú Lộc về việc t́m kiếm.  Sự thực th́ cái ché thứ hai đă có sẵn trong nhà chú rồi.  Khi mua của người ta, chú đă mua đủ cả cặp nhưng khi bán lại chú không bán theo kiểu thông thường như người ta, v́ bán như thế th́ không được giá. Chừng sáu, bảy tháng sau chú báo cho bác sĩ H, biết là đă t́m ra cái ché thứ hai rồi nhưng người ta đ̣i giá cao lắm, v́ người chủ thuộc loại không ngặt nghèo tiền bạc nên khó thuyết phục.  Bác sĩ H. hỏi giá chừng bao nhiêu th́ được.  Chú cho biết họ đ̣i gấp ba giá cái trước. Cuối cùng th́ bác sĩ H. v́ muốn có một bộ sưu tập toàn bích cho xứng danh người sành điệu nên bằng ḷng với cái giá gấp ba đó mà trong ḷng lại rất vui và mối cảm t́nh với chú Lộc càng thêm đậm đà.

 

Một bữa, ông anh rễ tôi nói, "Anh Giám Lộc vừa ở Sàig̣n về.  Hỏi chuyện làm ăn, anh nói năm này bị Thuế vụ chơi một vố nặng quá, muốn xỉu luôn.  Anh bị phạt gần hai triệu bạc." Đầu đuôi câu chuyện cũng do ở chỗ quá khôn nên dồn đến dại.  Giới kinh doanh thường có hai loại sổ,  sổ giả với thành tích doanh thu khiêm tốn dùng xuất tŕnh cho Thuế vụ để trốn thuế, và sổ thật, thường được cất kỷ, giữ kín,  để nắm vững hoạt động của ḿnh.  Chú Lộc cũng không ra ngoài cái lệ đó. Bên cạnh hai loại sổ thông dụng ấy, chú c̣n có sáng kiến lập ra một cuốn Sổ Danh dự, rất trang trọng, dùng ghi tên những khách hàng tương đối có  máu mặt.  Giả thử ông A vừa mua xong một cái độc b́nh trị giá ba ngàn. Chú hoặc nhân viên cửa hiệu sẽ lật Sổ Danh dự ra, xin phép khách được ghi phương danh, chức vụ , nghề nghiệp, địa chỉ, tên món đồ, giá cả, ngày mua,  và xin chữ kư kỷ niệm v́ đó là một vinh dự cho cửa hiệu.  Điều đặc biệt là cái giá tiền ghi trong đó.  Ông A mua cái độc b́nh với giá ba ngàn nhưng trong sổ chủ hiệu hay thư kư xin được phép ghi là ba ngàn rưỡi hay bốn ngàn, nghĩa là bao giờ cũng với cái giá cao hơn, "v́ đó là giá thật của nó.  Cái giá ba ngàn là để làm quen với khách lần đầu.  Nếu cứ để cái giá đó th́ cửa hiệu sẽ bị lỗ vốn."  Nghe tŕnh bày hợp lư như thế, khách nào lại không bằng ḷng, huống chi mua đồ cổ giá càng đắt càng quí (!).  Lần sau, nếu có bà B nào đó đến mua cùng món đồ ấy, th́ giá bán nhất định cũng phải hơn ba ngàn , "Thưa, cách đây mấy tháng ông A cũng đă đến đây mua món đồ này với giá ba ngàn rưỡi, chúng tôi không dám nói sai."  Bà B có nghe tiếng ông A, thấy sổ sách th́ tin ngay.

 

 Hồi đó, quăng 1971, 1972,    Bộ Tài Chánh có một Tổng Giám đốc Thuế Vụ mới, trẻ trung và hăng say với công vụ.  Biết tỏng ông bà nào kinh doanh cũng ít nhiều t́m cách trốn thuế; nếu muốn tận thu thuế cho Nhà Nước th́ phải chộp cho được sổ sách thật th́ mới truy thu được.  Thế là ông tân Tổng Giám đốc cho thành lập những tổ thanh tra thuế vụ theo kiểu biệt kích,  khi th́ bất ngờ đột kích một cơ sở kinh doanh đáng nghi nào đó để xét sổ sách, khi th́ giả dạng khách hàng giao thiệp để bất chợt chộp lấy những sổ sách bị cất giấu.  Lần đó cũng mấy ông biệt kích thuế vụ giả làm khách vào  mua đồ cổ.  Khi thương lượng giá cả món đồ, chú Lộc quen đường cũ, đem Sổ Danh dự ra chứng minh cho khách thấy là cái giá đó vốn đă có khách trước kia  chấp nhận mua rồi, không có ǵ là hớ hay quá đáng cả.  Thế là mấy ông biệt kích thuế vụ xuất tŕnh công vụ lệnh, tịch thu cuốn  Sổ Danh dự cùng những sổ sách khác đem về kiểm tra.  Cái lệnh phạt non hai triệu bạc là do  những giá cả thổi phồng trong cuốn Sổ Danh dự mang lại.  Thiệt là kêu trời không thấu!  Nghề nào cũng có cái nghiệp đi theo!

 

Vơ Hương An

 

 

 

Người Tù Binh Trở Về

 

Le retour du prisonnier

Nh́n lại trận chiến bí hiểm vừa qua

Lữ Giang

Qua các trận chiến chung quanh Đại Hội Đại Biểu Đảng Cộng Sản khóa XII, chúng ta ghi nhận được hai sự kiện quan trọng:

Sự kiện thứ nhất: Chơi với Mỹ không phải dễ.

Mặc dầu Hoa Kỳ đă kư tuyên bố “Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam” (U.S.-Vietnam Comprehensive Partnership) và công nhận chính thể hiện nay của CSVN, nhưng “chiến dịch diễn biến ḥa b́nh” (peaceful evolution campaign) vẫn được Hoa Kỳ xử dụng một cách tinh vi để gây hoang mang trong nội bộ Đảng CSVN cũng như trong dư luận quần chúng ở trong nước khi Đại Hội Đảng diễn ra. Các chiến thuật thông dụng sau đây đă được hai đài RFA và VOA của Mỹ khai thác triệt để: Thọc gậy bánh xe, đâm bị thóc thọc bị gạo, chém cây sống trồng cây chết, lập lờ đánh lận con đen và nhất là… xúi con nít ăn cứt gà!

Điều đáng tiếc là các chiến thuật này đă chẳng gây được sự hoang mang ở trong nước bao nhiêu, trái lại nó quay lại gây hoang mang trong cộng đồng người Việt hải ngoại, một cộng đồng vốn thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính.

Sự kiện thứ hai: Nhiều người Việt đấu tranh vẫn không nhận ra được Kịch Bản và Sự Thật.

Trong Đại Hội Đảng vừa qua, cả Đảng CSVN lẫn Mỹ đều dùng các KỊCH BẢN để đánh lừa dư luận, trong khi đó đa số người Việt đấu tranh ở hải ngoại đều tin rằng đó là những Sự Thật đang diễn ra và vui buồn thay đổi theo từng cảnh kịch đang được diễn. Khi các kịch bản đă hạ màn, một số người c̣n khóc hu hu và than thở: “Ông Nguyễn Tấn Dũng ơi, ông đi rồi Nguyễn Phú Trọng sẽ đem Việt Nam giao cho Trung Quốc mất! Làm sao đây ông Dũng? Hu hu!” Họ làm như ông Dũng đang đứng về “Phe ta”!

ĐẤU ĐÁ NHAU LÀ CHUYỆN B̀NH THƯỜNG

Các cơ quan truyền thông Việt ngữ quốc tế đều nói rằng cuộc bầu cử Đảng CSVN lần này là cuộc bầu cử gây cấn nhất. Nói như thế là không biết ǵ về lịch sử Đảng CSVN cả. Từ 1935 đến nay, Đảng CSVN đă có 12 Đại Hội Đại Biểu và bầu cử 11 Tổng Bí Thư. Từ 1950 đến nay, cuộc bầu cử nào cũng gay cấn và có khi đẫm máu. Có 5 Tổng Bí Thư đă làm 2 nhiệm kỳ, đó là Trường Chinh, Lê Duẫn, Đỗ Mười, Nồng Đức Mạnh, và nay thêm Nguyễn Phú Trọng.

Trường Chinh bị mất chức sau kịch bản cải cách ruộng đất 1956, Lê Duẫn lên làm Bí Thư Thứ Nhất, nắm dần tất cả quyền hành, cho luôn cả Hồ Chí Minh “đi chỗ khác chơi”. Lê Duẫn cầm đầu đảng và chính quyền cho đến khi qua dời năm 1986, tức kéo dài 29 năm, trong đó có rất nhiều vụ thanh toán nhau. Vụ thanh toán nhóm Vơ Nguyên Giáp v́ “Xét Lại” năm 1967 là gay cấn nhất, sau đó là vụ thanh toán nhau dưới thời Đỗ Mười và Lê Đức Anh (1996 – 2001). Vụ Nguyễn Phú Trọng loại Nguyễn Tấn Dũng chưa gay cấn bắng 1/100 vụ Lê Duẫn thanh toán Vơ Nguyên Giáp và chưa bằng 1/10 vụ Đỗ Mười chơi Vơ Nguyên Giáp. Nhưng vụ Nguyễn Phú Trọng được xé to ra v́ hệ thống truyền thông ngày nay quá rộng lớn và có các cơ quan truyền thông Việt ngữ của Mỹ như RFA hay VOA đă trực tiếp tham chiến.

TRỌNG HAY DŨNG ĐỀU GIÓNG NHAU

Sau khi kết quả bầu bán của Đại Hội Đảng được công bố, tạp chí The Economist của Mỹ ngày 30.1.2016 đă đăng ở trang nhất một bài có đề tựa “A colourful prime minister goes, as the grey men stay” (Một thủ tướng hoa mỹ ra đi, những người u ám ở lại). Viết như thế là chẳng hiểu ǵ cộng sản cả!

Người Pháp nói “Un communiste vaut l’autre”, tức tên cộng sản nào cũng gióng nhau. Tại sao?

Tại v́ tất cả các đảng viên cộng sản đều kết hợp và hoạt động theo nguyên tắc TẬP THỂ LĂNH ĐẠO, CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH.

1.- “Tập thể lănh đạo, cá nhân phụ trách” là ǵ?

Đảng Cộng Sản quan niệm quyền lực tối cao của Nhà nước không tập trung về một người nhất định mà thông qua NHÓM. Người nào hành động sai với đường lối hay quyết định của nhóm, nhất là theo cá nhân chủ nghĩa, sẽ bị loại ra ngay và có khi c̣n bị trừng trị rất nặng. Nhóm cao nhất là Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và Bộ Chính Trị. Đường lối hay quyết định của Nhóm thường được ấn định dưới h́nh thức NGHỊ QUYẾT. Cả Nguyễn Phú Trọng lẫn Nguyễn Tấn Dũng, một khi đă vào Đảng đều phải tôn trọng nguyên tắc đó, không ai được có chủ trương hay đường lối riêng.

Điều lệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam đă ghi rất rơ:

“Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ư chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lănh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh…”

Điều 9 của bản Điều lệ quy định:

“Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.”

Không phải chỉ trong Đảng mà trong chính phủ, nguyên tắc tập thể lănh đạo cũng được áp dụng. Điều 95 Hiến Pháp 2013 cũng quy định rằng “Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.”

Trong hội đồng chính phủ, Chủ Tịch Nước cũng như Thủ Tướng đều không có quyền quyết định tối hậu như trong chế độ tư bản. Mọi quyết định đều phải được đưa ra hội đồng biểu quyết theo đa số.

2.- Người lănh đạo chỉ là phát ngôn viên

Năm 2014, khi đến dự Hội Nghị ASEAN tại Philippines, trong cuộc họp báo ngày 22.5.2014 về t́nh h́nh Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Chúng tôi luôn mong muốn có ḥa b́nh, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ ḥa b́nh, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".

Ngày 15.10.2014 tại Viện Körber ở Berlin, Đức, Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đ̣i hỏi khách quan của xă hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này.”

Phải chăng Nguyễn Tấn Dũng là người chủ trương thực hiện dân chủ và quyết tâm bảo vệ đất và biển của Việt Nam?

Hoàn toàn không phải như vậy. Trong chế độ cộng sản, những lời phát biểu nói trên không phải là quan điểm của riêng Nguyễn Tấn Dũng, mà là CHIÊU BÀI của hội đồng chính phủ và Đảng CSVN, c̣n Nguyễn Tấn Dũng chỉ là phát ngôn viên, v́ theo nguyên tắc TẬP THỂ LĂNH ĐẠO, Nguyễn Tấn Dũng không có quyền có quan điểm hay đường lối cá nhân.

CHỐNG ĐẢNG BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

Qua một lịch sử kéo dài 82 năm, chắc chắn có rất nhiều vụ án “phản đảng” hay “xét lại” đă xảy ra và đă bị trừng phạt. Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin kể lại một vụ án diễn h́nh để làm thí dụ, đó là vụ án Vơ Nguyên Giáp.

Tại đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, Khrushchyov đọc báo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin và chủ trương "Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung". Đường lối này bị Mao Trạch Đông chống lại và gọi đó là "Chủ nghĩa Xét lại".

Tại Việt Nam năm 1967, khi Mỹ bắt đầu oanh tạc dữ dội miền Bắc, Vơ Nguyên Giám và Trường Chinh cho rằng nếu phát động đấu tranh vũ trang sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào trực tiếp tham chiến, khi đó chẳng những sẽ thất bại mà c̣n làm mất ḷng Liên Xô. Nhóm Lê Duẫn và Nguyễn Chí Thanh coi Vơ Nguyên Giáp và Trường Chinh theo “Chủ nghĩa xét lại” của Liên Xô. Trường Chinh quay về với nhóm Lê Duẫn. Lê Duẫn liền đưa Nghị Quyết Hội nghị Trung Ương 9 vào tháng 12 năm 1963 ra để hạch tội. Nghị quyết này xác định lập trường đứng về phía Trung Quốc của Đảng CSVN, lên án "chủ nghĩa xét lại Khrushchyov", và đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam. Lê Duẫn cho rằng Vơ Nguyên Giáp đă phản Đảng, vi phạm Nghị Quyết 9. Vụ án có tên chính thức là “Vụ án Tổ chức chống đảng, chống nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm t́nh báo cho nước ngoài.”.

Khởi đầu Vơ Nguyên Giáp bị cất chức Tổng Tư Lệnh Quân Đội, rồi mất chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng, được đưa đi Hungary dưỡng bệnh, mất chức Ủy Viên Bộ Chính Trị và bị hạ nhục bằng cách cho làm Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Gia Dân Số và Sinh Đẻ Có Kế Hoạch.

Trong hai năm 1967 và 1968, đă có tất cả 42 người thuộc phe Vơ Nguyên Giáp bị bắt v́ tội “theo chủ nghĩa xét lại” và “thân Liên Xô”. Các bị cáo không hề bị đưa ra ṭa, không có án xét xử, nhưng tất cả đă bị bắt giam.

VỤ NGUYỄN TẤN DŨNG TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC

1.- Diễn biến của vụ án

Để tranh giành quyền lực tại Đại Hội Đảng XII, khởi đầu phe Nguyễn Tấn Dũng xử dụng các websites Chân Dung Quyền Lực, Quan Lam Báo, Dân Làm Báo... ca tụng thành tích của Nguyễn Tấn Dũng, tấn công Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang.

Để đối phó lại, phe Nguyễn Phú Trọng h́nh thành một kế hoạch âm thầm nhưng rất vững chắc. Ngày 16.1.2012, Hội nghị Trung ương 4 ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW nói về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Ngày 9.6.2014 Hội nghị Trung ương 11 ban hành Quyết định số 244-QĐ/TW ấn định Quy Chế Bầu Cử Đảng. Thế là con đường tiến lên của Nguyễn Tấn Dũng đă bị chận.

Sau đó, theo phương thức của Tập Cẩm B́nh, phe Nguyễn Phú Trọng cho  lập một số hồ sơ về các vi phạm của Nguyễn Tấn Dũng. Ngày 3.12.2015, Ủy ban Kiểm soát Trung ương đă gửi đến các Ủy Viên Trung Ương một Báo cáo mang 9387, trong đó có "Thư phản ánh, kiến nghị về đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ". Đó là một thông điệp gởi cho Nguyễn Tấn Dũng: “Phải liệu hồn đi!”

Biết rất rơ ḿnh đă bị bao vây và số phận của ḿnh đă bị định đoạt, ngày 10.12.2015, tức bốn ngày trước khi Hội nghị Trung ương 13 họp, Nguyễn Tấn Dũng gửi báo cáo giải tŕnh, phản biện lại những tố giác nhắm vào ông ta. Nhưng cuối báo cáo, Nguyễn Tấn Dũng đă viết: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ. Ngày 5.1.2015 website AnhBaSam, một website do Nguyễn Hữu Vinh (đang bị bắt) đứng tên, tung lên một bài khá dài, dùng nhiều tài liệu chứng minh những gán ghép cho Nguyễn Tấn Dũng là chống Trung Quốc, thân Mỹ, cấp tiến, tôn trọng dân chủ và dân quyền… là hoàn toàn hoang tưởng.

2.- Bị gậy ông đập lưng ông

Mặc dầu đến đây mọi sự coi như đă xong rồi, nhưng trong cuộc phỏng vấn của báo chí c̣ mồi trong nước ngày 16.1.2016, ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung Ương đă nói: “BCH chỉ chuẩn bị, tham mưu, c̣n quyết định là quyền của ĐH. Tại sao khi ĐH quyết định khác lại bảo là không b́nh thường?”

Câu phát biểu này chỉ muốn chứng minh rằng cuộc bầu cử Đại Hội Đảng sẽ rất dân chủ, nhưng các đài RFA, VOA, RFI và BBC chụp lấy ngay và dùng các c̣ mồi để tạo ra một ảo tưởng rằng Nguyễn Tấn Dũng vẫn có thể được giới thiệu ra tranh cử. Website Chân Dung Quyền Lực ngày 16.1.2015 bồi thêm: “Về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông là người đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất (với 152 phiếu tín nhiệm cao, đạt 77%)”. Bản tin ngày 22.1.2016 của RFI thả ngay một quả bong bóng: “Ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn c̣n cơ may, dù rất nhỏ.” “Phe ta” rất hoan hỷ, tin rằng Nguyễn Tấn Dũng có thể lật lại thế cờ!

Đùng một cái, bản tin ngày 26.1.2016 của các báo trong nước cho biết Nguyễn Tấn Dũng nằm trong danh sách 9 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI đă xin rút khỏi danh sách ứng cử nhiệm kỳ này. Trong một bài ngắn dưới đầu đề “Mọi sự đúng như “tiền định”!”, chúng tôi đă viết: Mọi sự đúng như “tiền định”. Tất cả đă được “an bài” trong Hội Nghị BCHTU 14. Đại Hội XII chỉ “hợp thức hóa”. Ra các quán cà phê thấy các khuôn mặt ủng hộ “anh Dũng” đều x́u hẳn xuống.

KHÓ XÚI CON NÍT ĂN CỨT GÀ

Dù Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng đắc cử Tổng Bí Thư, ông nào cũng đều phải tuyên bố gióng nhau: “phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội”. Đó là CHIÊU BÀI của Đảng. Đứa nào dám nói khác khác?

Trong suốt quá tŕnh chuẩn bị và tổ chức bầu cử Đảng CSVN khóa XII, các cơ quan truyền thông RFA, VOA, RFI, BBC, cũng như báo Le Monde của Pháp, báo The Economist của Mỹ… đều dùng c̣ mồi để nói với Đảng CSVN rằng cải tổ kinh tế phải đi đôi với cải tổ chính trị, phải chấp nhận chế độ dân của đa nguyên, tôn trọng quyền tự do ngôn luận, phá bỏ chế độ Tập Thể Lănh Đạo… Nhưng Đảng CSVN coi đó chỉ là tṛ "XÚI CON NÍT ĂN CỨT GÀ”! Đảng Cộng Sản Việt Nam được lập ngày 3.2.1930 và hoạt động dưới nhiều tên khác nhau, tính đến nay đă 86 năm. Đảng này đă cướp chính quyền năm 1945 và đến năm 1954 th́ chiếm được nữa nước và năm 1975 đă chiếm cả nước. Tính đến nay, Đảng này cũng đă cầm quyền được 71 năm. Làm sao có thể dùng chiến thuật “Xúi con nít ăn cứt gà” để lừa họ? Đối với Đảng CSVN, dân của đa nguyên, tự do ngôn luận, kinh tế thị trường... đồng nghĩa với TỰ SÁT!

Nhiều người chẳng hiểu ǵ về TPP, nhưng lên truyền h́nh tuyên bố rằng “TPP sẽ làm CSVN sụp đổ”! TPP là cái quái ǵ mà ghê gớm dữ vậy?

TPP là một hiệp ước tự do thương mại (free trade agreement) được Mỹ dùng thủ đoạn chính trị biến cải lại thành một mô thức bảo vệ quyền lợi của Mỹ nên ít ai muốn vào. Đó là một hiệp ước đa phương (multilateral agreement), ai thích th́ vào, vào rồi thấy không thích lại ra. Việt Nam biết rơ như thế nên vào TPP thử xem có kiếm chác ǵ được không. Nếu thấy làm ăn với TPP không khá được, chỉ cần viết một tờ thông báo cho các hội viên rồi ra đi. Như vậy TPP làm sao phá sập chế độ cộng sản được?

Chúng tôi hoàn toàn đồng ư với ông Lư Quang Điệu, cựu Tổng Thống của Singapore, khi ông nhận định về CSVN. Ông nói: “Giờ tôi tin rằng thế hệ các nhà lănh đạo cộng sản lớn tuổi của Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xă hội chủ nghĩa một cách cơ bản… Chỉ khi họ qua đời th́ đất nước này mới có thể tạo ra đột phá trong các nỗ lực hiện đại hóa của ḿnh”.

Nói cách khác, thế hệ đang cầm quyền hiện nay là thế hệ của chiến tranh Việt Nam. Họ vẫn nghĩ rằng sự thành công trong cuộc chiến vừa qua là do công lao của họ, bây giờ họ có quyền hưởng. Khi nào thế hệ này ra đi mới mong có những thay đổi lớn được.

Hiện nay Việt Nam đang ở thời kỳ tốt nhất, họ được cả ba cường quốc lớn nhất thế giới trọng dụng v́ vị trí quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á. Việt Nam đang bắt tay với cả Trung Quốc, Mỹ và Nga. Nhưng khi có một sự cố nào đó xảy ra, Việt Nam sẽ quay về với Trung Quốc để tồn tại.

Con đường c̣n lại của Nguyễn Tấn Dũng là con đường của Vơ Nguyên Giáp, loạng quạng là đi đời nhà ma.

Ngày 31.1.2016

Lữ Giang

André Maurois phóng tác

 

Thanh Vân

 

Sau đây là một câu chuyện có thật. Chuyện xảy ra vào mùa Xuân 1945, trong một thành phố của nước Pháp tạm gọi là Chardeuil, mà v́ những lư do ngoài ư muốn, chúng tôi không thể nêu tên thật ra được.

 

Câu chuyện bắt đầu từ trên một chuyến xe lửa chở những người tù Pháp từ Đức trở về. Họ ngồi từng nhóm 12 người một trong những toa tàu chỉ để dành cho mười người mà thôi.V́ vậy, họ phải ngồi thật sát vào nhau,nhưng chẳng ai để ư hay tỏ dấu phiền hà ǵ về chuyện đó cả.Mọi người, tuy đă kiệt sức v́ những năm tháng tù đày và chuyến hành tŕnh quá dài, vẫn thấy ḷng nôn nao hạnh phúc v́ họ biết rằng, sau năm năm vắng nhà ,họ đă về lại được Quê Hương,sẽ được nh́n lại mái nhà yêu dấu và nhất là sẽ được gặp lại gia đ́nh.

 

H́nh như trong đầu óc của mọi người,h́nh ảnh nổi bật nhất là h́nh ảnh người đàn bà, người vợ thương yêu mà họ đă phải xa vắng mấy lâu nay.Mặc dù phần đông đều nghĩ về vợ ḿnh với tất cả ḷng thương nhớ, nhiều người vẩn không giấu nổi sự lo lắng ,bồn chồn. Không hiểu người vợ có c̣n như xưa, vẩn trung thành hay đă thay đổi? Vợ họ đă chứng kiến những ǵ, đă làm ǵ trong thời gian họ vắng nhà? Không hiểu sự cô đơn kéo dài có làm cho họ sờn ḷng và phản bội lại người chồng đang bị cầm tù ở một nước khác hay không? Những người tù đă có con th́ c̣n cảm thấy yên bụng ,dù sao vợ họ vẩn c̣n phải chăm sóc con cái và không thể sống buông thả ,tự do quá được. Những đứa con là những sợi giây ràng buộc giúp họ thoát khỏi sự cô đơn và cám dỗ trong những ngày xa nhau.

 

Trong góc trái của toa xe, một người đàn ông cao lớn nhưng gầy ốm ngồi thật yên lặng, đôi mắt ông sáng ngời trong khuôn mặt căng thẳng v́ chờ đợi và suy tư. Đó là ông Renaud Leymarie,quê quán ở Chardeuil thuộc miền Nam nước Pháp. Con tàu vẫn chạy đều trong đêm tối ,tiếng c̣i tàu cùng tiếng bánh xe nghiến trên đường sắt càng làm cho ḷng người ly hương đang trở về thêm bồn chồn,háo hức.Người đàn ông chợt nói với người bạn đồng hành ngồi sát bên ông ta :

- Anh đă có vợ chưa hở anh Saturnin

- Tôi đă có vợ hai năm trước chiến tranh và đă có hai con .Vợ tôi tên Marthe! Anh muốn xem h́nh nàng không ?

 

Saturnin là một người đàn ông nhỏ bé và vui tính. Anh ta rút từ trong chiếc ví cũ ra một tấm h́nh đă bị rách vài nơi.

 

- Vợ anh đẹp quá! Leymarie nói. Anh có lo lắng ǵ trong lần trở về này không ?

- Lo lắng? Tôi điên lên v́ mừng th́ có! Tại sao lại lo lắng?

- Tại vợ anh đẹp, vợ anh lại ở nhà một ḿnh và ngoài đời có thật nhiều đàn ông.

- Anh làm tôi buồn cười quá! Không có một người đàn ông nào khác trong đời vợ tôi cả! Chúng tôi đă từng sống thật hạnh phúc bên nhau. Anh có muốn xem những bức thơ vợ tôi viết cho tôi suốt trong năm năm nay hay không?

 

- Thơ từ chẳng chứng minh được ǵ cả. Tôi cũng vậy, tôi đă nhận được thật nhiều những lá thơ thật đẹp,thật nồng nàn .Vậy mà sao ḷng tôi vẫn cảm thấy lo lắng?

- Bộ anh không tin tưởng ở vợ của anh hay sao?

- Có chứ!..Lúc đầu mới xa nhau ,tôi không tin ai bằng tin vợ tôi cả.Chúng tôi đă ở với nhau sáu năm và trong thời gian đó ,chưa có một đám mây nào có thể làm vẩn đục được hạnh phúc của chúng tôi. . .

- Vậy tại sao bây giờ…?

- Đó chỉ là chuyện thường t́nh thôi ông bạn ạ!... Tôi là một người không khi nào tin tưởng được vào hạnh phúc của chính ḿnh. . . Tôi lúc nào cũng nhủ thầm rằng Hélène,vợ tôi, quá đẹp,quá tuyệt vời,quá thông minh đối với một người như tôi.Nàng là một người có kiến thức rộng và h́nh như chuyện ǵ có bàn tay nàng nhúng vào đều thành công tốt đẹp cả. Nàng cầm khúc vải, khúc vải biến ngay thành cái áo thật đẹp, nàng trang hoàng một túp lều , nó sẽ biến thành một thiên đàng nơi hạ giới... V́ vậy, trong lúc chiến tranh, có thật nhiều người đàn ông đă đến thành phố này ẩn náu... Và trong những người đó,có biết bao nhiêu người hơn tôi trên tất cả mọi phương diện. . . Lại c̣n những người ngoại quốc , những người lính đồng minh…. Họ tất nhiên đă phải để ư đến ngay người đàn bà đẹp nhất thành phố.

- Rồi có làm sao đâu?.. nếu vợ anh vẫn yêu anh?

- Anh bạn nói rất đúng ! Nhưng anh thử đặt địa vị của anh vào địa vị của nàng. Năm năm sống cô đơn,thêm nữa, thành phố này đâu phải là thành phố của nàng. Tôi yêu nàng,cưới nàng và nàng về đây ở với tôi mà thôi! Nàng không có gia đ́nh hay anh em bà con ǵ cả.Sự cám dỗ,v́ vậy,sẽ mănh liệt vô cùng.

- Anh làm tôi buồn cười! Đầu óc anh thật lộn xộn... Vả lại, nếu có chuyện ǵ xảy ra đi nữa th́ có chi quan trọng đâu một khi nàng đă quên,đă bỏ hết tất cả khi anh trở về ?Anh biết không, nếu có ai nói với tôi chuyện ǵ về Marthe , vợ tôi, tôi sẽ nói ngay “Đừng nói ǵ thêm nữa.  Người đàn bà ấy là vợ tôi và khi đó chiến tranh đang xảy ra, bây giờ ḥa b́nh đă trở lại... Chúng tôi đang khởi sự lại từ đầu...“!

- Tôi không thể nào làm như anh được! Leymarie trả lời. Nếu khi về đến nhà mà tôi biết có chuyện ǵ đă xảy ra trong thời gian tôi đi vắng,dù bất cứ chuyện ǵ..

- Th́ anh sẽ làm ǵ ?Bóp cổ vợ chăng ? Giết vợ à ?Bộ anh đă khùng chưa ?

- Không, tôi sẽ chẳng làm cái ǵ cả! Tôi cũng sẽ chẳng trách móc một lời.Nhưng tôi sẽ biến khỏi thành phố ngay! Tôi sẽ đi làm lại cuộc đời ở một nơi thật xa ,với một tên họ khác. Tôi sẽ để lại tiền bạc ,nhà cửa cho nàng. . . Tôi chẳng cần ǵ .Có lẻ tôi hơi ngu ngốc.Nhưng tánh tôi như vậy,một là có tất cả ,hai là chẳng có chút ǵ. . .

 

Một hồi c̣i tàu rú lên . Tiếng bánh xe nghiến trên đường sắt. Tàu đă vào sân ga.Hai người đàn ông chợt trở nên im lặng.

 

Ông thị trưởng của thành phố Chardeuil cũng là ông giáo của trường học duy nhất trong thành phố.Đó là một người đàn ông thật tốt bụng,cẩn thận, thích giúp đở những người chung quanh. Khi ông ta nhận được giấy của bộ quốc pḥng thông báo ngày 20 tháng Giêng sẽ là ngày mà Renaud Leymarie trở về Chardeuil trong chuyến tàu lửa đi về miền Tây Nam ,ông đă đến báo tin ngay cho vợ ông này biết. Ông gặp vợ của Renaud đang săn sóc khu vườn nhỏ. Đó là khu vườn đẹp nhất thành phố với những bụi hồng đủ màu sắc trồng dọc theo hàng rào và hai cây hồng leo màu đỏ thẫm bao bọc hai bên khung cửa ra vào. Ông thị trưởng nói với nàng:

- Tôi biết bà không thuộc thành phần những bà vợ mà tôi phải báo trước ngày trở về của chồng để họ khỏi bị những bất ngờ không được tốt đẹp... Tôi cần phải nói thêm rằng, nếu như bà cho phép, tôi phải xác nhận là sự kín đáo , đoan trang của bà đă làm cho cả thành phố này khâm phục. . . Ngay đối với cả những người đàn bà ngồi lê đôi mách , chỉ thích đi t́m hoặc bịa đặt những chuyện xấu xa của những người đàn bà khác để bươi móc, dè bỉu,họ cũng không thể nào t́m được sự ǵ để có thể nói xấu bà.

- Thưa ông thị trưởng, nói vậy chứ rồi người ta cũng sẽ t́m ra được một chuyện ǵ để chê trách tôi..

Nàng tươi cười trả lời.

 - Tôi cũng đă từng có ư nghĩ như vậy,nhưng thật t́nh, bà đă hoàn toàn chinh phục được tất cả mọi người. Nhưng tôi đến đây không phải v́ chuyện đó, tôi chỉ đến đây để báo tin mừng cho bà mà thôi. . . và tôi cũng muốn chia vui với bà luôn thể. Tôi nghĩ chắc bà cũng muốn sữa soạn một cái ǵ thật đặc biệt cho ngày trở về của ông nhà.

 

- Thưa ông thị trưởng, ông đă có ư nghĩ không sai lầm, ư kiến của ông thật tuyệt vời .Tôi sẽ sữa soạn cho ngày trở về của Renaud biến thành một ngày thật khó quên, một ngày mà tôi đă chờ đợi từ bao nhiêu năm qua… Nó phải thật đẹp, thật hoàn toàn hạnh phúc… Ông nói ngày 20 phải không? Ông có biết giờ nào th́ tàu đến?

 

- Điện tín chỉ có ghi vắn tắt “Xe lửa sẽ rời Paris vào lúc 23 giờ…. “Những chuyến tàu đêm thường đi rất chậm. Tàu sẽ ngừng ở sân ga của tỉnh Thiviers, như vậy ông nhà phải đi bộ chừng 4 cây số mới về tới Chardeuil. Tôi nghĩ ông sẽ về nhà vào khoảng giữa trưa.

 

- Tôi hứa chắc với ông là chồng tôi sẽ có một buổi ăn trưa ngon lành cho bỏ những ngày thiếu thốn trong tù. Tôi chỉ xin ông thị trưởng hiểu cho rằng tôi không thể nào mời ông đến dùng cơm trưa với chúng tôi ngày hôm đó được. Nhưng tôi rất cảm ơn và xúc động trước sự quan tâm và những lời khen ngợi của ông đă dành cho tôi.

 

- Tất cả mọi người trong thành phố này đều một ḷng yêu thương, kính phục bà, bà Leymarie ạ.Dù thành phố này không phải là nơi sinh trưởng của bà, nhưng dân chúng ở đây đă nh́n nhận bà là người của họ.Và bà đă chứng tỏ đă không phụ ḷng tin yêu của mọi người.

 

Sáng ngày 20, Hélène Leymarie thức giấc từ sáu giờ sáng. Đúng ra, suốt đêm nàng không hề chợp mắt. Từ tối hôm trước, nàng đă dọn dẹp,lau chùi nhà cửa từ trong ra ngoài ,nàng lau cửa kính cho thật trong,nàng thay tất cả màn cửa bằng những tấm màn màu hồng tươi đẹp.Nàng đến tiệm làm đầu để sửa sang lại mái tóc mà đă từ năm năm nay nàng không buồn chăm sóc. Suốt đêm nàng đă bọc mái tóc lại bằng một cái lưới mỏng cho tóc khỏi mất nếp ,và sau cùng, với tất cả niềm yêu thương chôn giấu từ mấy lâu nay ,nàng đă chọn một chiếc áo bằng lụa mà nàng chưa bao giờ mặc trong thời gian sống cô đơn một ḿnh. Nàng đă phân vân không biết sẽ mặc chiếc áo nào đây? Ngày xưa Renaud thích nhất chiếc áo xanh điểm những bông hoa trắng nhỏ xíu ,chàng nói khi mặc chiếc áo đó nàng trông tươi mát như một mảnh trời vào ngày đầu Xuân. Nàng đă ướm thử chiếc áo xong thở dài cổi ra v́ thất vọng. Chiếc áo đă trở thành quá rộng trên thân thể gầy yếu v́ thiếu dinh dưỡng của nàng.Năm năm xa chồng, nàng đă sống quá thiếu thốn và khắc khổ.Thôi nàng đành phải mặc chiếc áo lụa đen mà nàng đă tự tay cắt,may lấy vậy. Dù sao nó vẩn c̣n mới ,nàng chưa mặc đến lần nào.Với một cái thắt lưng và chiếc cổ màu thật tươi,chiếc áo đă trở nên trang nhả và vui mắt.

 

Trước khi làm buổi ăn trưa,nàng cố nhớ lại. . . Ngày xưa chồng nàng thường thích ăn món nào nhất ? Nhưng nước Pháp vào năm 1945 thật thiếu thốn đủ thứ. . . Một chiếc bánh chocolat ? Đúng rồi,chồng nàng vẩn thích nhất món đó! Nhưng nhà lại không có chocolat! May mà nàng c̣n có vài quả trứng gà tươi nhờ mấy con gà nàng nuôi ở sân sau. Chồng nàng vẩn thường khen chưa ai chiên trứng ngon bằng nàng. Ồ , chàng cũng thích nhất khoai chiên và thịt ḅ. . . nhưng ở thành phố này không có hàng thịt. Nàng quyết định làm thịt bớt một con gà vậy . Nàng nghe nói ở thành phố bên cạnh có một cửa tiệm bán chocolat. Nàng sẽ qua bên đó mua, như vậy, sau năm năm gian khổ,ít nhất trong bửa cơm đầu tiên ở nhà Renaud sẽ có một món ăn mà chàng đă từng ưa thích.

 

Hélène nghĩ thầm “nếu ḿnh đi vào lúc tám hay chín giờ ,ḿnh sẽ có mặt ở nhà để đón chàng .Ḿnh sẽ sửa soạn tất cả trước khi đi,như vậy khi về ḿnh chỉ cần nấu mấy món ăn là xong”.

 Mặc dù thật xúc động và nôn nao,nhưng ḷng nàng chan chứa hạnh phúc. Sáng nay trời thật đẹp.Chưa bao giờ, trong thung lủng này, mặt trời buổi sáng lại rực rở như hôm nay. Nàng vừa sắp dọn bàn ăn vừa hát khe khẻ…

Ô… chiếc khăn trải bàn có những ô vuông trắng đỏ này,hai vợ chồng nàng đă ăn bửa cơm đầu tiên với nhau những chiếc đĩa bằng sứ màu hồng nhạt với những chiếc lá phong nhỏ xíu màu đỏ sẩm,chàng vẩn khen là ngộ nghĩnh và nhất là hoa… Renaud vẩn thích có hoa trên bàn ăn ,chàng đă từng khen nàng có tài cắm hoa .Hélène để một b́nh hoa nhiều màu trên bàn,hoa cúc trắng, hoa cẩm chướng và hoa hồng đỏ chen nhau làm thành một b́nh hoa đẹp mắt.

 

Trước khi lên xe đạp rời nhà ,nàng nh́n lại căn pḥng ăn qua tấm màn cửa .Tất cả thật hoàn toàn! Sau bao nhiêu gian khổ, Renaud sẽ ngạc nhiên và thích thú. . . Từ cửa sổ,nàng tự ngắm ḿnh trong chiếc gương lớn được gắn trên bức tường chính của pḥng ăn.Nàng thấy ḿnh hơi gầy nhưng thật trắng,thật trẻ ,và. . . dĩ nhiên tràn ngập yêu thương.Nàng cảm thấy bồi hồi ,náo nức như lần đầu tiên được chàng ngỏ ư.Thân h́nh nàng như tan đi v́ hạnh phúc.

 

“Thôi,nàng tự bảo thầm,bây giờ th́ nhất định phải đi.Mấy giờ rồi nhỉ ?Trời ,đă chín giờ rồi... Mấy cái công việc vặt vănh này cũng làm ḿnh mất th́ giờ quá nhiều,nhiều hơn ḿnh dự liệu... Ôâng thị trưởng nói mấy giờ th́ Renaud về tới nhà nhỉ ?Ồ, vào khoảng giữa trưa... ḿnh sẽ có mặt ở nhà trước giờ đó... “.

 

Căn nhà nhỏ của Renaud nằm khuất trên một con đường vắng của thành phố,v́ vậy không ai nh́n thấy một người lính gầy yếu với đôi mắt ngời sáng và dáng điệu hấp tấp bước vào khu vườn.Cửa vườn đóng lại, người lính đứng im lặng một hồi thật lâu,chàng như mê đi v́ hạnh phúc, như bị chói ḷa v́ ánh nắng rực rở ban mai,như say sưa v́ cảnh đẹp của hoa lá. Chàng đứng lặng người lắng nghe tiếng ŕ rào của loài ong đang bay đi kiếm mật... Rồi chàng cất tiếng kêu khe khẻ:

- Hélène! Không có tiếng trả lời, chàng lại kêu lên lần nữa:

- Hélène! Hélène!

Lo sợ v́ sự im lặng vẫn bao trùm căn nhà nhỏ,chàng tiến lại phía cửa sổ và nh́n vào trong nhà,chàng nh́n thấy bàn ăn đă đặt sẵn cho hai người, b́nh hoa, chai rượu….

Renaud cảm thấy trời đất như quay cuồng, chàng phải dưạ lưng vào tường cho khỏi ngă:

“Trời, lạy Chúa! Nàng không ở một ḿnh!” chàng lẩm bẩm. . .

Một giờ sau,khi Hélène trở về ,bà láng giềng gọi giật nàng lại:

- Tôi đă nh́n thấy chồng bà. Ông cắm đầu chạy thật nhanh trên đường .Tôi có gọi nhưng ông không thèm nh́n lại.

- Chồng tôi bỏ chạy! Mà về hướng nào bà biết không ?

- Về hướng Thiviers... Hélène lên xe đạp gấp rút đến nhà ông thị trưởng:

- Thưa ông tôi sợ quá! Chồng tôi dưới một bề ngoài cứng rắn và khắc khổ là một người rất nhậy cảm và ghen tuông... Anh ấy đă nh́n thấy bàn ăn sữa soạn cho hai người... Anh không thể hiểu là tôi chờ đón anh ấy. Làm sao t́m ra ngay anh ấy bây giờ ? Phải t́m ra ngay anh ấy ông ơi! Anh có thể bỏ đi luôn lắm đó,mà... tôi th́... tôi quá yêu chàng!

 

Ông thị trưởng nhờ một người đạp xe ra ngay Thiviers, nhưng Renaud đă biến mất. Hélène đă thức suốt đêm ngồi cạnh bàn ăn,trên đó b́nh hoa đă bắt đầu héo úa. Mùa Xuân đă về nhưng sao khí hậu quá oi bức,nặng nề. Màn đêm đă xuống từ lâu,người thiếu phụ chợt cảm thấy nghẹn ngào, tuyệt vọng... Nàng chẳng ăn uống ǵ.

 

Một ngày. một tuần... rồi một năm đă trôi qua. Từ cái ngày đau thương đó ,Hélène không c̣n nghe ai nhắc nhở đến tên chồng.

Lại một mùa Xuân nữa trở về trên thành phố Chardeuil , nhưng căn nhà nhỏ vẩn im ĺm trong khu vườn đầy hoa hồng đang khoe sắc , đàn ong vẩn ŕ rào trong nắng ấm nhưng Hélène đă mất hẳn nụ cười. Ngày ngày nàng vẩn ngồi bên song cửa sổ nh́n ra con đường nhỏ chạy qua nhà nàng và cố lắng nghe tiếng bước chân trở về của người chồng mà nàng vẩn hoài mong,thương nhớ...

Trong nhà ,chiếc bàn ăn vẩn được phủ bằng chiếc khăn carô trắng đỏ,b́nh hoa tươi vẩn được thay hoa mổi ngày, người thiếu phụ vẩn mỏi ṃn chờ đợi. Kỹ niệm c̣n đây sao người đi xa không thấy trở về?

 

Tôi viết lên câu chuyện này để, nếu Renaud Leymarie có đọc được,hăy về lại cùng nàng. Đă sáu mùa Xuân anh đi xa, đă sáu mùa Xuân Hélène đợi chờ. Năm vừa qua là năm buồn tủi nhất của nàng. Nếu đọc được, hăy trở về nghe Renaud, hăy cho Hélène, người vợ trung thành và yêu thương chồng nhất, một mùa Xuân thật sự.Nàng chưa và sẽ không bao giờ hết yêu thương anh nên nàng vẩn chờ đợi...

 

Thanh Vân

__._,_.___

 

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng