ngayquanluc

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

HỒI ĐÁP QUƯ ÔNG NGÔ KỶ, ĐINH HOÀI NHƠN VÀ KƯ THIỆT.

 

 

Lê Quế Lâm

 

 

Hoa Tự Do vừa gởi đến cá nhân tôi bài viết “Lịch sử” giả tưởng của Kư Thiệt (Sơn Tùng). Đây là bài thứ ba xuất phát từ Lá Thư Không Niêm gởi tác giả Lê Quế Lâm đề ngày 31 tháng 5 năm 2015 của ông Ngô Kỷ. Trước đó, ông Hứa Vạng Thọ (Tin Paris) có chuyển đến tôi bài “Lê Quế Lâm: Sau 40 năm lập trường Thắng hay Bại?” của ông Đinh Hoài Nhơn. Bài của hai ông Kư Thiệt và ông Đinh Hoài Nhơn đều ghi lại một trích dẫn ngắn của ông Ngô Kỷ trong loạt bài gần 80 trang của tôi hồi giữa năm rồi (2014) với tựa đề: “Từ buổi hoàng hôn của đất nước đến buổi b́nh minh của dân tộc (30/4/1975-2014) - Phần 2: Thắng và Bại. Đoạn trích dẫn đó nguyên văn như sau:

 

“Kế hoạch ḥa b́nh VN gắn liền với sự nghiệp chính trị của TT Nixon. Kế hoạch ḥa b́nh này thất bại sự nghiệp chính trị của Nixon sẽ chấm dứt. V́ thế tháng 2/1974 Nixon chỉ thị Kissinger sang Paris gặp Lê Đức Thọ để yêu cầu Hà Nội hợp tác với Mỹ thúc đẩy hai bên MNVN ngồi lại với nhau, VNCH sẽ giao vùng 1 và 2 cho MTGP như tôi đă tŕnh bày trong Phần I. Đây là cơ hội giúp Thiệu “trả đũa” hành động phản bội đồng minh của Mỹ. Ông không giao một nửa lănh thổ miền Nam cho Mặt trận GP, mà rút quân để cho CSBV thôn tính. Lấy lư do đó, ông đổ lỗi Mỹ: “viện trợ nhiều th́ giữ nhiều, viện trợ ít th́ giữ ít”. Ông Thiệu đă lầm: QLVNCH đâu phải là lính đánh thuê cho Mỹ, nhưng ông đă góp phần giúp Hà Nội thống nhất đất nước.

 

Gần đây trong Website của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện nhiều bài tri ân những người lính VN đă ngă xuống v́ chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988). Nhắc đến những chiến sĩ Hải quân VNCH hy sinh ở Hoàng Sa năm 1974, người viết không thể không nhắc đến 25 vạn chiến sĩ Quân Lực VNCH đă hy sinh trong cuộc chiến tự vệ từ năm 1960 đến 1975. Trong khi đó, một triệu binh sĩ Quân đội NDVN đă “sinh Bắc tử Nam” chỉ v́ nghĩa vụ dân tộc, thống nhất đất nước. Họ đâu có ngờ “Việt Nam đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc, cho các nước cộng sản anh em” như lời tự hào của Tổng bí thư Lê Duẩn. Đến khi các nước cộng sản anh em tấn công VN ở biên giới Tây Nam, ở biên giới phía Bắc và cưỡng chiếm Trường Sa năm 1988, lúc đó người lính Quân Đội NDVN mới thực sự chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ bảo vệ toàn vẹn lănh thổ khi bị các nước cộng sản tấn công. Trước đó, QLVNCH cũng đă chiến đấu để bảo vệ lănh thổ khi bị cộng sản tấn công. Do hoàn cảnh lịch sử chi phối, VNCH không thể thống nhất đất nước. Quân đội Nhân dân VN đă nối bước QLVNCH tiếp tục con đường chống CS bảo vệ đất nước. Đó là truyền thống hào hùng của dân tộc Việt."

 

Từ trích đoạn trên, ông Ngô Kỷ cho rằng tôi “đă hồ đồ, hàm hồ” và “chụp mũ” cố TT Nguyễn Văn Thiệu làm tổn thương danh dự của ông mà không đưa ra một bằng chứng nào rơ ràng, cụ thể, chính xác và trung thực cả mà chỉ dựa vào cảm tính, suy diễn và tưởng tượng mà thôi”. Ông NK c̣n cho rằng tôi “ca tụng” một triệu binh sĩ Quân đội NDVN” của tôi. Sau đó ông Đinh Hoài Nhơn đề cập đến tờ Việt Luận –cơ quan truyền thông khá lâu tại Úc, được hoài nghi là nằm trong ṿng tay băng đảng Việt Tân cũng có lư do khi đọc bài viết của Lê Quế Lâm. Bài viết phù hợp với t́nh h́nh thời sự, tuyên truyền của CS. Ông ĐHN cho rằng: “Tác giả quyển Việt Nam Thắng và Bại đă tự đánh mất uy tín, kiến thức và lập trường?” Và kết luận “Lư luận của Nguyễn Quang Duy, Lê Quế Lâm…làm chán chường cộng đồng hải ngoại, tuy nhiên từ đó mà người ta tránh xa những kẻ thay ḷng đổi dạ như trở bàn tay”.

 

C̣n ông Kư Thiệt (Sơn Tùng) đề cao ông Ngô Kỷ là một người chống cộng hăng say và chuyên “vạch mặt Việt Gian” ở thủ đô tị nạn quận Cam, nhưng ông NK có vẻ hơi nặng lời với ông “trí thức” Lê Quế Lâm. Thật ra, nhà “trí thức” Lê Quế Lâm không thể vô t́nh hay dốt tới mức không biết đang viết sử theo kiểu kể chuyện giả tưởng, xa rời thực tế. Nhưng, cũng như nhà “trí thức” Lê Xuân Khoa đă so sánh cuộc chiến tranh Quốc/Cộng ở Việt Nam (1955-1975) với cuộc nội chiến Nam/Bắc ở Mỹ vào thế kỷ 19 và nói rằng cả miền Bắc và miền Nam VN đều có chính nghĩa? Tầm nhắm của lối viết sử giả tưởng này là một cái ghế trong nội các…đa nguyên, đa đảng, ḥa hợp ḥa giải dân tộc mà Nguyễn Tấn Dũng hay một đồng chí “Yelsin Việt Nam” nào đó sẽ đứng lên làm cách mạng vào một “buổi b́nh minh của dân tộc” không xa!”.

 

Thư hồi đáp: Kính thưa Ông Ngô Kỷ

 

Từ Nam Bán cầu, cách Little Sài G̣n gần nửa ṿng trái đất, nhưng tôi vẫn thường nghe danh Ông. Cuối năm rồi, tôi thích thú theo dơi cuộc phỏng vấn Ông của ông Bùi Dương Liêm, Đài Tuyên h́nh Vùng Hoa Thạnh Đốn dài 1 giờ 30 phút. Ông có tài hùng biện khi đề cập đến quan điểm của những nhân vật trong Cộng đồng Người Việt và Truyền thông Báo chí ở miền Đông Hoa Kỳ. V́ thế được Ông gởi lá thư không niêm đến một kẻ vô danh tiểu tốt như tôi, tôi thật hănh diện và chân thành cám ơn.

 

Tháng 4/2014 tôi đă tŕnh bày một giai đoạn lịch sử theo cách nh́n của một người được quân đội phân công làm công tác nghiên cứu cuộc chiến VN. Lịch sử là muôn mặt, mỗi người có cái nh́n khác nhau. Từ đó giúp các sử gia sắp xếp các sự kiện có sự suy nghĩ để tạo một toàn cảnh chung, giúp họ nh́n thấy rơ các sự kiện trong tiến tŕnh xảy ra mà viết thành sử.Việc sắp xếp các sự kiện lịch sử để tạo dựng lại một các trung thực dù là tương đối một giai đoạn lịch sử, các sử gia không khỏi vấp phải những chỗ trống nan giải, lúc này đành phải để chữ “tồn nghi” (chưa chắc chắn), để người sau bổ túc. Tuy nhiên lịch sử bất luận ở thời đại nào, bất cứ ở nơi đâu, xưa nay đều không bao giờ có chuyện “ngẫu nhiên”. Lịch sử theo một qui luật bất di bất dịch là luật “nhân quả” để nhận định, mà không cần phải phán xét rườm rà; c̣n người đời có thể “tùy nghi”. Lịch sử đứng trên tất cả v́ tính vô tính, vô t́nh và vô thần của nó. Lịch sử cũng không cần được ban cho hai chữ “khách quan”. Lịch sử là lịch sử thế thôi. Đó là quan niệm về sử và cách viết sử của kư giả lăo thành Nguyễn Tú mà tôi đă học hỏi cùng với việc chọn lựa, phân tích và tổng hợp tài liệu để đi đến một nhận định chung và ước tính của người làm công tác t́nh báo.

 

Việc Ông nêu ra một số điểm trong bài viết của tôi mà theo Ông nó mang tính cách “mơ hồ” “áp đặt” và thiếu thuyết phục. Đó là điều mà Nhà báo lăo thành Quảng Nam gọi đó là những sự kiện “tồn nghi” đề người sau bổ túc sao cho hợp lư. Như vậy Ông đă góp phần để có một bộ sử hoàn chỉnh. 

 

Những sự kiện lịch sử mà tôi đă tŕnh bày trong bài viết năm rồi như việc TT Johnson dùng sức mạnh vừa dội bom miền Bắc vừa đưa quân Mỹ vào miền Nam đă buộc Hà Nội phải ngồi vào ḥa đàm Paris. TT Johnson quyết định không tái ứng cử nhiệm kỳ hai để Phó TT Humphrey tranh cử, thực hiện kế hoạch ḥa b́nh ở VN. Cuối tháng 10/1968, Johnson mời TT Thiệu gởi phái đoàn Sài G̣n sang Paris tham dự đàm phán, nhưng TT Thiệu khước từ. Kế hoạch ḥa b́nh của đảng Dân chủ kể như đă thất bại, Humphrey thất cử trong cuộc bầu cử hồi đầu tháng 11/1968. V́ thế, các dân biểu, thượng nghị sĩ đảng DC Mỹ mất thiện cảm với TT Thiệu và cắt giảm viện trợ cho VNCH sau ngày có hiệp định ḥa b́nh.

 

Sau khi HĐ Paris 1973 ra đời, đầu tháng 4/ 1973 TT Nixon mời TT Thiệu sang thăm HK. Tại San Clemente, Nixon khuyến cáo VNCH thành lập Hội đồng Quốc gia Ḥa hợp và Ḥa giải dân tộc để tổ chức cuộc tuyển cử. Nixon yêu cầu VNCH tuyên bố thi hành nghiêm chỉnh HĐ Paris như HK, khi đó nếu Hà Nội vi phạm, HK có lư do để dùng vũ lực buộc CSVN phải thi hành. Từ ngày 17/5/1973 Kissinger sang Paris để cùng Lê Đức Thọ t́m biện pháp thi hành HĐ Paris và kư một Tuyên cáo chung xác nhận sẽ thi hành nghiêm chỉnh hiệp định. Từ 23/5 đến 12/6/1973 Nixon đă gởi 9 lá thư yêu cầu TT Thiệu gởi phái đoàn VNCH sang Paris để kư vào bản Tuyên cáo chung, nhưng TT Thiệu vẫn t́m mọi cách khước từ.

 

Trong bức thư cuối cùng gởi TT Thiệu đề ngày 13/6/1973 Nixon mở đầu “Lá thư của Ngài đề ngày 12/6 là một đ̣n giáng mạnh vào t́nh bằng hữu, sự tương kính và quyền lợi chung của chúng ta….Tôi chẳng cần dấu diếm sự căng thẳng trong mối bang giao giữa chúng ta v́ Ngài đă hoàn toàn phủ nhận những cam kết của tôi trong việc kư bản Tuyên cáo này. Chẳng cần phải nói dài ḍng, nổ lực của chúng tôi trên toàn cỏi Đông Dương sẽ chấm dứt. Tôi coi sự lựa chọn của Ngài như chống đối sự phán đoán và cam kết của chính bản thân tôi. Đây là vấn đề giữa tôi và Ngài. Sự chọn lựa là do Ngài”. TT Thiệu phải miễn cưỡng gởi phái đoàn đến Paris. Bản tuyên cáo chung Lê Đức Thọ & Kissinger đươc đại diện bốn bên kư ngày 13/6/1973 gồm 14 điểm mà Mỹ và Bắc Việt đă thỏa thuận để thi hành đúng đắn 21 điều khoản của HĐ Paris 1973.

 

Kế hoạch ḥa b́nh VN gặp nhiều khó khăn, trong khi mối giao hảo giữa Lập pháp và Hành pháp Mỹ ngày càng xấu đi. Tháng 10/1973 do áp lực của Quốc hội mà đảng DC nắm đa số, Phó TT Spiro T. Agnew phải từ chức, dù ông phủ nhận những lời cáo buộc về những việc làm của ông lúc c̣n là thống đốc Meryland. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ một phó tổng thống từ chức giữa nhiệm kỳ. Trong khi đó Nixon lại bận lo đối phó với dư luận tấn công về vụ Watergate vừa bị Quốc hội trói tay.

 

Ngày 29/6/1973 Quốc hội thông qua dự luật chuẩn chi viện trợ các nước ngoài, trong đó qui định: “Không có một kinh phí nào có thể được chi cho việc yểm trợ trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động của Mỹ trên lănh thổ, trên không hoặc ngoài bờ biển Cam Bốt, Lào, Bắc và Nam Việt Nam. Sau ngày 15/8/1973 không có kinh phí nào được cấp trước đây theo bất cứ một đạo luật nào khác có thể được chi cho mục đích như vậy”. Ngày 7/11/1973 Quốc hội bác bỏ sự phủ quyết của TT Nixon, thông qua đạo luật về Quyền chiến tranh “Cấm tổng thống Hoa Kỳ đưa Quân lực Mỹ đi chiến đấu ở nước ngoài hơn 60 ngày, nếu không được Quốc hội cho phép”. Tuần lễ sau, ngày 15/11/1973 Hạ viện Mỹ đă ấn định mức viện trợ quân sự tối đa cho VNCH là 1126 triệu so với 2270 triệu của tài khóa trước. Nhưng khi chung quyết, Quốc hội lại cắt giảm thêm chỉ c̣n 900 triệu. Đại sứ Martin vội kêu gọi Ṭa Bạch Ốc can thiệp, ông xin duy tŕ ngân khoản cũ mà c̣n xin thêm 494 triệu đô la.

 

Trong khi khả năng di động và chiến đấu của QLVNCH sút giảm nặng nề v́ quân viện bị cắt giảm quá nhiều, th́ Bộ Chỉ Huy Quân sự Miền Nam (Cục R) chấp hành chỉ thị của TƯ Đảng CS ở Hà Nội, ban hành mệnh lệnh tấn công ngày 15/10/1973. Họ cho rằng những hành động lấn chiếm của Quân đội Sài G̣n vào các vùng giải phóng ngày càng gia tăng bắt buộc họ phải ra lịnh đánh trả, kể cả việc pháo kích vào Sài G̣n, đầu năo điều khiển chiến tranh.

Từ những sự kiện trên, tôi đă viết: “Kế hoạch ḥa b́nh VN gắn liền với sự nghiệp chính trị của TT Nixon. Kế hoạch ḥa b́nh này thất bại sự nghiệp chính trị của Nixon sẽ chấm dứt. V́ thế tháng 2/1974 Nixon chỉ thị Kissinger sang Paris gặp Lê Đức Thọ để yêu cầu Hà Nội hợp tác với Mỹ thúc đẩy hai bên MNVN ngồi lại với nhau, VNCH sẽ giao vùng 1 và 2 cho MTGP như tôi đă tŕnh bày trong Phần I. Đây là cơ hội giúp Thiệu “trả đũa” hành động phản bội đồng minh của Mỹ. Ông không giao một nửa lănh thổ miền Nam cho Mặt trận GP, mà rút quân để cho CSBV thôn tính. Lấy lư do đó, ông đổ lỗi Mỹ: “viện trợ nhiều th́ giữ nhiều, viện trợ ít th́ giữ ít”. Ông Thiệu đă lầm: QLVNCH đâu phải là lính đánh thuê cho Mỹ, nhưng ông đă góp phần giúp Hà Nội thống nhất đất nước”.

 

Đến đầu tháng 8/1974 TT Thiệu vẫn chưa thực hiện việc rút quân khỏi phân nửa lănh thổ phía Bắc. Ngày 9/8/1974 TT Nixon từ chức v́ vụ Watergate. Trong khi đó tại Sài G̣n, Thượng Nghị Viện từ trước đến nay vẫn ủng hộ TT Thiệu, nay yêu cầu ông từ chức và phải chịu trách nhiệm về sự thất bại khi ông chỉ nghĩ đến những biện pháp quân sự để giải quyết một cuộc chiến nặng về chính trị. Sau này, vào năm 2010, trong Chương 2: Ai Cố vấn Tổng thống Thiệu rút quân? của quyển Tâm Tư Tổng Thống Thiệu, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có đề cập đến Chuẩn tướng Ted Serong, đă “làm việc với Trung tướng Đặng Văn Quang, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm và Tổng trưởng Ngô Khắc Tỉnh cũng là người bà con với TT Thiệu”

 

Trong hồi kư, Ted Serong viết: “Vào ngày 14/2/1975 th́ ông Thiệu chỉ c̣n một ngày trước hạn chót mà tôi đă đưa ra, đó là giữa tháng 2”. Đến đầu tháng 3, ông Ngô Khắc Tỉnh đến thăm Serong với tư cách là người trung gian của TT Thiệu để hỏi ư kiến. Serong đáp: “Xin ông nói với tổng thống là cuộc chiến đă kết thúc rồi. Nó đă kết thúc từ ba tuần nay” (Tell him the war is over. It has been over for three weeks) Và chỉ “48 giờ sau, Sư đoàn Bắc Việt 320 đă chọc thủng pḥng tuyến Ban Mê Thuột. Ngay đêm hôm trước ngày quân đội của tướng Văn Tiến Dũng tấn công Ban Mê Thuột, Thủ tướng Khiêm lại hỏi ông Serong xem là nếu tiến hành kế hoạch rút quân th́ đă quá muộc chưa? “Tôi trả lời là đă quá muộn rồi, nhưng dù sao cũng phải tiếp tục tiến hành kế hoạch của tôi, hy vọng may ra có chuyện ǵ mà ḿnh không đoán trước được sẽ xảy ra để làm cho sự tiến quân của Bắc Việt chậm lại. Thự ra họ (VNCH) chẳng c̣n sự lựa chọn nào khác”. Về việc TT Thiệu ra lệnh rút quân, Serong b́nh luận: “Chẳng có kế hoạch. Chẳng chuẩn bị. Chẳng có ǵ cả. Chỉ bỏ tàu” (‘No plans. No preparations. Nothing. Just abandon  ship’)

 

Những sự kiện trên được tôi tŕnh bày rải rác trong hơn 80 trang trong bài “Từ buổi hoàng hôn của đất nước đến buổi b́nh minh của dân tộc”. Từ trước đến nay CSVN luôn tự hào “Đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào” để thống nhất đất nước. Nay tôi muốn nói với họ, khi họ động binh ở Ban Mê Thuột, TT Thiệu đă ra lịnh lui quân. Hành động này đă góp phần thống nhất đất nước trong ḥa b́nh chớ không phải bằng bạo lực chiến tranh như CSVN. Đó là cảm nghĩ của tôi, 40 năm sau biến cố đó.

 

Kính thưa Quư Ông: Ngô Kỷ, Đinh Hoài Nhơn và Kư Thiệt,

 

Nay tôi xin tŕnh bày về trích đoạn thứ hai của Quư Ông trong bài viết của tôi: “Gần đây trong Website của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện nhiều bài tri ân những người lính VN đă ngă xuống v́ chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988). Nhắc đến những chiến sĩ Hải quân VNCH hy sinh ở Hoàng Sa năm 1974, người viết không thể không nhắc đến 25 vạn chiến sĩ Quân Lực VNCH đă hy sinh trong cuộc chiến tự vệ từ năm 1960 đến 1975. Trong khi đó, một triệu binh sĩ Quân đội NDVN đă “sinh Bắc tử Nam” chỉ v́ nghĩa vụ dân tộc, thống nhất đất nước. Họ đâu có ngờ “Việt Nam đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc, cho các nước cộng sản anh em” như lời tự hào của Tổng bí thư Lê Duẩn.

 

Đến khi các nước cộng sản anh em tấn công VN ở biên giới Tây Nam, ở biên giới phía Bắc và cưỡng chiếm Trường Sa năm 1988, lúc đó người lính Quân Đội NDVN mới thực sự chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ bảo vệ toàn vẹn lănh thổ khi bị các nước cộng sản tấn công. Trước đó, QLVNCH cũng đă chiến đấu để bảo vệ lănh thổ khi bị cộng sản tấn công. Do hoàn cảnh lịch sử chi phối, VNCH không thể thống nhất đất nước. Quân đội Nhân dân VN đă nối bước QLVNCH tiếp tục con đường chống CS bảo vệ đất nước. Đó là truyền thống hào hùng của dân tộc Việt."

 

Đọc đoạn văn trên, Quư Vị cho rằng tôi, [xin trích nguyên văn]: “ca ngợi” hết lời bọn lính cộng sản mà theo Ông chúng là “người lính Quân đội NDVN”… Ông thật là lố bịch và vô lư khi Ông cố bào chữa và vinh danh cho “một triệu binh lính Quân đội NDVN” của Ông rằng “lúc đó người lính Quân Đội NDVN mới thực sự chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Họ bảo vệ toàn vẹn lănh thổ khi bị các nước cộng sản tấn công” đây quả là một điều “bưng bô” cộng sản hết sức dị hợm và lố bịch vô cùng…Tôi muốn hỏi tác giả Lê Quế Lâm rằng Ông có mơ ngũ hay không khi Ông cho rằng “Quân đội Nhân dân VN đă nối bước QLVNCH tiếp tục con đường chống CS bảo vệ đất nước. Đó là truyền thống hào hùng của dân tộc Việt”, một người “trí thức và “uyên bác” như Ông viết như vậy th́ thật t́nh tôi xin chịu thua và “bó tay” mà thôi”. (Hết trích)

 

Kính thưa Quư Vị,

 

Đề cập đến Website của TT Nguyễn Tấn Dũng tri ân những người lính VN đă ngă xuống ở Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), tôi muốn vinh danh người lính QLVNCH. Họ đă chiến đấu và hy sinh bảo vệ Hoàng Sa từ năm 1974, trong khi Quân đội NDVN măi đến năm 1988 mới chiến đấu bảo vệ Trường Sa. QLVNCH đă chiến đấu chống CS một thời gian dài trước 1975. C̣n Quân đội NDVN sau này mới chiến đấu chống CS Miên và CS Tàu khi bị chúng xâm lăng. Như vậy Quân đội NDVN đă nối bước QLVNCH tiếp tục con đường chống CS bảo vệ đất nước. Cái phi lư của Quân đội ND là chiến đấu cho các nước CS theo lịnh của Đảng CS, nay lại bị các nước CS xăm lăng và phải đánh trả để bảo vệ đất nước? Điều này đ̣i hỏi người lính QĐND phải suy nghĩ!

 

Sau khi vinh danh QLVNCH, tôi nhắc đến một triệu binh sĩ Quân đội NDVN đă “sinh Bắc tử Nam” chỉ vỉ v́ nghĩa vụ dân tộc, thống nhất đất nước. Họ đâu có ngờ “Việt Nam đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc, cho các nước cộng sản anh em” như lời tự hào của TBT Lê Duẩn. Tôi muốn nói người lính Quân đội NDVN đâu có ngờ là họ đă bị CSVN và Lê Duẩn lừa dối, biến họ trở thành những tên lính đánh thuê cho Liên Xô, Trung Cộng và các nước CS anh em”. Cuối cùng lại bị CS Tầu và CS Miên tấn công. C̣n QLVNCH như tôi đă viết “đâu phải là lính đánh thuê cho Mỹ”. Họ chỉ tự vệ, chiến đấu chống CS xâm lược.

 

Kính thưa Quư Vị, đó là suy nghĩ chân thành của tôi và tôi xin đón nhận tất cả mọi phê phán dù có vẻ nặng lời. Tôi xin minh xác tôi không phải là “trí thức” “uyên bác” như Quư Vị gán cho, mà chỉ là người lính già c̣n nặng nợ với sứ mạng do QLVNCH giao phó dù quân đội này đă buông súng từ 40 năm trước. V́ thế tôi không bao giờ phiền giận. Trái lại c̣n hănh diện khi Quư Vị cho rằng “Ông cố bào chữa và vinh danh cho “Một triệu binh sĩ Quân Đội NDVN” của Ông”. Nếu Quân đội NDVN là của tôi th́ đó là một Quân Đội phục vụ Quốc gia Dân tộc với nghĩa vụ Bảo Quốc An Dân. Tôi chỉ cầu mong họ lắng nghe những lời tâm huyết của tôi, phủ nhận sự lănh đạo của Đảng CSVN và chiến đấu để bảo vệ biển đảo trong bối cảnh hiện nay.

 

Thói thường “Ở đâu có áp bức là có đấu tranh” và khi người dân oan v́ uất ức mà đấu tranh th́ tôi tin rằng Quân đội NDVN ngày nay đă thức tỉnh, họ sẽ án binh bất động, thậm chí có thể gây binh biến để lật đổ một chế độ vừa độc tài vừa tham nhũng bị người dân nguyền rũa là “buôn dân bán nước, hèn với giặc ác với dân”. Một khi Quân đội NDVN khước từ sự lănh đạo của Đảng CS, phục vụ Đất nước, họ sẽ được hàng trăm, hàng ngàn quân nhân Mỹ gốc Việt trong Quân lực HK như Chuẩn tướng Lương Xuân Việt Tư lịnh Phó Sư đoàn 1 Không kỵ, Đại tá Lê Bá Hùng Phó tư lịnh Biên đội tàu khu trục số 7 của Hải quân Mỹ….là thế hệ thứ hai của QLVNCH hợp lực, để bảo vệ biển đảo trong khuôn khổ hợp tác quốc pḥng Mỹ Việt.

 

Điều 1 của HĐ Paris 1973 đă ghi: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Genève 1954 về VN đă công nhận.”. Trong thời gian tới, ông Nguyễn Phú Trọng là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng CSVN sẽ đến Mỹ gặp TT Obama. Tôi kỳ vọng ông sẽ tuyên bố như Gorbachev Tổng bí thư cuối cùng của Đảng CS Liên Xô “Ngày nay chúng tôi biết thế nào là nước Mỹ, thế nào là nhân dân Mỹ và vai tṛ của họ trên thế giới như thế nào. Chúng tôi chủ trương phải có một giai đoạn mới tốt hơn trong quan hệ của chúng ta”. Gorbachev tuyên bố như trên với Tạp chí Time của Mỹ, 5 tháng rưởi sau khi đảm nhận chức vụ Tổng bí thư hồi giữa năm 1985. Giai đoạn mới tốt hơn trong mối quan hệ Việt Mỹ có thể là Hà Nội đồng ư để Mỹ xử dụng cảng Cam Ranh mà Mỹ đă tạo dựng trong thời chiến tranh. Đó là sự hợp tác quốc pḥng Việt Mỹ trong thời gian tới.

 

Sau cùng, xin thưa với Quư Vị, tôi đă định cư ở Úc gần 31 năm, nhưng không tham gia đảng phái chính trị hoặc bất cứ một đoàn thể hay hộ́ đoàn lớn nhỏ nào cả. Tôi không bon chen với đời, sống thầm lặng mà Phùng Nhân -một thân hữu ở Sydney đă viết mới đây trong Thư Gởi Người Bạn Già Lê Quế Lâm. Như thế, tôi không phải là đối tượng để tranh luận với Quư Vị cũng như bất cứ đồng hương nào. Tôi luôn giữ t́nh cảm tốt đẹp đối với những người cùng chung cảnh ngộ tị nạn, vong quốc và đau buồn như ḿnh. Tôi chỉ mong ngày đất nước hồi sinh trong Dân chủ Tự do và Nhân quyền được tôn trọng. Đó là mục tiêu tối hậu của Quân đội của tôi -QLVNCH. Những mục tiêu trên đă được ghi trong hiệp định chấm dứt chiến tranh, tái lập ḥa b́nh ở VN hồi đầu năm 1973. V́ thế tôi ít giao tiếp và không tranh luận, dành th́ giờ để viết về cuộc chiến VN, chớ đâu dám viết những ǵ khác ngoài sự hiểu biết của ḿnh Tôi chỉ là người lính “vơ biền” nhưng không phải là một “trí thức, uyên bác”.

 

Tôi xin cám ơn sự chiếu cố của các Ông Ngô Kỷ, Đinh Hoài Nhơn và Kư Thiệt Sơn Tùng. Nhờ đó, tôi có cơ hội nói lên những suy nghĩ chân t́nh nhưng không có khả năng diễn tả và nay được học hỏi thêm. Nếu có bất đồng, chỉ v́ chưa hiểu nhau, vă lại mỗi người có cái nh́n khác nhau về lịch sử mà lịch sử th́ muôn mặt. Tôi xin ngưỡng mộ nhiệt t́nh yêu nước và đấu tranh chống CS quyết liệt của Quư Vị.

 

Trân trọng kính chào ./.

 

Lê Quế Lâm

(Sydney ngày QLVNCH 19/6/2015)

 

Kính thưa Quư Độc giả, nhân dịp hồi đáp các ông Ngô Kỷ, Đinh Hoài Nhơn và Kư Thiệt Sơn Tùng, người viết xin có đôi lời tâm t́nh với quư độc giả đă từng đọc những bài viết của tôi từ bấy lâu nay. Sau gần 8 năm tù cải tạo, phần lớn ở miền rừng núi miền Bắc, tôi vượt biên và đến Úc định cư từ đầu tháng 10/1984. Hoài băo của tôi từ những ngày c̣n trong lao tù là viết một bản Tổng kết cuộc chiến VN trong bối cảnh chiến tranh lạnh, v́ tôi được quân đội giao công tác Khai thác và Nghiên cứu Tài liệu về cuộc chiến này.

 

Đầu năm 1987, tôi viết xong quyển Việt Nam Thắng và Bại, Mất và C̣n dày 547 trang. Tựa đề sách là cái nh́n của người nghiên cứu chiến lược của Mỹ trong chiến tranh VN giúp tôi ước tính kết cuộc VN sẽ trải qua hai giai đoạn: Thắng & Bại và Mất & C̣n. Nhưng vào thời điểm 1987 mà nói chuyện Mất và C̣n là quá sớm, phải luận bàn việc Thắng Bại trước đă. Quyển Việt Nam Thắng và Bại xuất bản năm 1993, dày 1017 trang, tŕnh bày bối cảnh HK can dự vào VN bảo vệ được Đông Nam Á. Khối SEATO giải tán và trở thành Hiệp hội các nước ĐNÁ (ASEAN), HK bỏ rơi VNCH để các nước cộng sản xung đột và đánh nhau đưa đến sự sụp đổ của LS và khối CS Đông Âu. CSVN trở về hợp tác với Trung Cộng, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc mới. Đảng CSVN thắng, dân tộc bại, đất nước VN có nguy cơ trở thành thuộc quốc của Tầu.

 

Năm 2002 ông Chủ tịch Hội Cựu Quân nhân QLVNCH ở Atlanta HK đề cử quyển Việt Nam Thắng và Bại tham dự giải Văn học đầu tiên của Hội Quốc tế Y sĩ Việt Nam Tự do. Trưởng ban tổ chức là Y sĩ Đại tá Trần Ngươn Phiêu. Sách được Hội đồng Giám khảo gồm có giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch, bác sĩ Nguyễn Tường Bách, giáo sư Bùi Xuân Quang, giáo sư Nguyễn Quư Bổng, bác sĩ Trần Văn Tích và bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến trao giải Văn học Đại hội Los Angeles 1987.

 

Năm 2006, Phong trào Hiến Chương 2000 tổ chức giải “Thơ Văn, Lư Luận và Hành Động Cách Mạng”. Bài “Làm thế nào để thúc đẩy sự chuyển hóa đất nước từ chuyên chính sang dân chủ” của tôi được Ban Giám khảo gồm Giáo sư Nguyễn Cao Hách, Giáo sư Lê Mộng Nguyên, Thi sĩ Hà Thượng Nhân, Học giả Việt Chi Nguyễn Hữu Quảng và Nhà văn Cung Trầm Tưởng chọn trúng giải Lư Luận.

 

Thay đổi thể chế từ độc tài cộng sản sang dân chủ tự do là mối quan tâm lớn của tôi từ bấy lâu nay. Từ 2009 HK đă trở lại Châu Á, tôi tin tưởng giai đoạn hai của lịch sử: Việt Nam Mất và C̣n đă bắt đầu. Nửa thế kỷ trước, HK đến Châu Á tham chiến ở VN là để ngăn chận Trung Cộng bảo vệ ĐNÁ. Mục tiêu hoàn thành, HK hy sinh miền Nam Tự do để thực hiện mục tiêu kế tiếp là hạ thủ Liên Sô và khối XHCN Đông Âu. Ngày nay HK trở lại cũng để ngăn chận Trung Cộng bành trướng lần này là ở biển Đông và bằng mọi cách họ sẽ giúp nhân dân VN có tự do, dân chủ, nhân quyền và quyền tự quyết. Đó là cách để tri ơn 58 ngàn chiến sĩ của họ đă hy sinh ở VN. Đó cũng là cách để tri ơn 250 ngàn tử sĩ của đồng minh VNCH đă hy sinh để giúp HK thực hiện chiến lược làm sụp đổ kẻ thù của Thế giới Tự do. Đó là món nợ máu mà một siêu cường như HK không thể chối từ nghĩa vụ này.

 

Kính thưa Quư Độc giả,

 

Mở đầu sách Luận Ngữ, Khổng Tử viết: “Học nhi thời tập chi, bất diệt lạc hồ?” (Có học mà thường ôn luyện, chẳng phải là điều vui sướng hay sao?) Nghĩ lại, cái Học của người viết khi bước vào trường đời là nghiên cứu cuộc chiến VN. Và qua thời gian phải ôn luyện măi v́ nhiều sự kiện mới lần lượt được khám phá, giải mật, cần đánh giá và nh́n lại. Đó chẳng phải là điều hứng thú hay sao? nên người viết mới say mê đeo đuổi từ tuổi thanh xuân đến tuổi cuối đời trọn nửa thế kỷ. Khổng Tử viết tiếp: “Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệt lạc hồ?” (Có bạn thiết từ phương xa đến thăm, chẳng phải là điều vui sướng hay sao?) Chính v́ say mê nghiên cứu mới viết thành sách và các bài tham luận, phân tích các biến cố thời sự… nên được bằng hữu và độc giả từ phương xa góp ư, phê b́nh, nhận xét, kể cả vu khống mạ lỵ. Nhờ đó được dịp học hỏi để ôn luyện thêm. Đó chẳng phải là điều thú vị hay sao? V́ tác phẩm và bài viết của ḿnh có người đọc và theo dơi.

 

Khổng Tử viết tiếp câu 3 “Nhân bất tri nhi bất uẩn, bất diệc quân tử hồ?” (Người chẳng hiểu ta mà ta không buồn giận họ, thế chẳng phải người quân tử hay sao?) Cái Học của người viết quá rộng lớn. Đă có hàng ngàn quyển sách viết về chiến tranh VN, nhưng vẫn chưa có một giải đáp hữu lư và đầy đủ. Mỗi người có sự suy nghĩ riêng tùy theo chỗ đứng của họ. V́ thế việc “người chẳng hiểu ta” là lẽ thựng t́nh, nên không buồn giận. Người viết không dám cho đó là thái độ quân tử, nhưng tự trách ḿnh dại, tài hèn sức mọn mà dám luận bàn chuyện đại sự đất nước như Huệ Cảm Đề về cuốn sách của cố Giáo sư Lê Tấn Lợi (1925-1993)

 

 

VIỆT NAM THẮNG BẠI LUẬN

                                     

TRUNG chánh hoài tâm kư sự truyền,

                                      

THỰC b́nh nhân nghĩa khảo truy nguyên.

                                     

TR̀NH cơ đoan chỉnh trầm luân giải,

                                      

VIỆT chủng phát huy vĩnh lạc tuyền.

                                       

NAM quốc sơn hà qua bĩ ngạn,

                                      

THẮNG quang, xă tắc phục trường yên.

                                       

BẠI thần, dân nghiệm suy chân giả,

                                       

LUẬN thuyết trùng hưng quả đắc tuyên.

 

Kính chào Quư Độc giả,

 

Lê Quế Lâm

, Sydney ngày 19/6/2015 Kỷ niệm 50 năm ngày QLVNCH (19/6/1965-2015)

 

 

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng