Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

 

TƯỞNG NIỆM  40 NĂM, QUỐC HẬN 30/4/1975 – 30/4/2015

Đây là h́nh ảnh của một thế hệ được giáo dục đầy đủ về ḷng ái quốc.

 

 

Đây là h́nh ảnh của một thế hệ được giáo dục đầy đủ về ḷng ái quốc.

 

 

 

Ngày tàn cuộc chiến tại Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và VN

 

Nguyễn Tường Tâm

 

 

 

 (tác giả đứng trước đài VINH DANH các quân nhân thuộc Lực Lượng Viễn Chinh của Tân Tây Lan hy sinh ngày 8-8-1915)

 

Chiến tranh đi cùng với lịch sử nhân loại. Nhưng khi kết thúc cuộc chiến, sự đối xử của kẻ chiến thắng với người chiến bại thường khác nhau và thể hiện tŕnh độ văn minh, văn hóa của kẻ chiến thắng. Cuộc nội chiến Nam-Bắc Việt Nam kết thúc đă 40 năm, nhiều biện pháp của người miền Bắc chiến thắng áp dụng đối với người miền Nam chiến bại đă và đang được thực hiện. So sánh các biện pháp hành xử của người Miền Bắc chiến thắng với cách hành xử của kẻ chiến thắng trong Thế chiến thứ I tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng như trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ (U.S Civil War) sẽ giúp người Việt Nam nhận biết về tŕnh độ văn minh, văn hóa của một thành phần dân tộc ḿnh.

 

Hè 2014, khi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, tôi ṭ ṃ viếng thăm khu vực các nghĩa trang. Lúc đầu tôi không hiểu ở đó có ǵ hấp dẫn mà họ đưa du khách đến. Tôi được xe đưa tới vùng bán đảo Gallipoli có vài nghĩa trang rất “hoành tráng”. Nghĩa trang được chăm sóc đẹp đẽ và sạch. Mầu vôi c̣n mới. Các nghĩa trang nằm sát bờ biển. Sâu phía trong là những ngọn núi cao.

 

Các trận tấn công từ biển của liên quân Anh, Úc, và Tân Tây Lan đụng phải sự chống trả quyết liệt của đế quốc Ottoman Empire (sau này là nước Cộng Ḥa Thổ Nhĩ Kỳ) với sự hỗ trợ của Đức. Đến khi nghe hướng dẫn viên giới thiệu các nghĩa trang này tưởng niệm và vinh danh, tôi xin nhấn mạnh: VINH DANH (IN HONOUR OF…), hàng ngàn binh sĩ Úc, Tân Tây Lan hy sinh trong khi tấn công Thổ Nhĩ Kỳ, tôi hoàn toàn sửng sốt. Tại sao người Thổ Nhĩ Kỳ lại xây những nghĩa trang “hoành tráng” như thế để tưởng niệm và VINH DANH,  địch quân của họ? Từ đó tôi đi tới từng tượng đài, từng ngôi mộ, đọc từng bảng tưởng niệm.

 

Tuy không kéo dài như cuộc nội chiến Nam Bắc Việt Nam 1954-1975, nhưng những trận đánh giữa liên quân Anh, Úc, Tân Tây Lan và quân Thổ Nhĩ Kỳ trên giải đất Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất là đẫm máu. Chỉ trong 5 tiếng đồng hồ của ngày 19-5-1915, quân Thổ thiệt hại hơn 4000 quân nhân. Tuy vậy, khi tường thuật chiến trận, lời lẽ của quân Thổ Nhĩ Kỳ rất trung dung (neutral); không thóa mạ mà trái lại tỏ ra rất kính trọng đối phương. H́nh dưới đây chụp bảng tưởng niệm ghi:

 

VÙNG JOHNSTON’S JOLLY

 

“Phần phía tây của cao nguyên cao 124 mét này…chạy gần tới bờ biển. Vùng này được đặt theo tên của Trung tá George Jameson Johnston, tư lệnh lữ đoàn 2 pháo binh Úc, trực thuộc liên quân ANZACS.

 

Các đơn vị thuộc ANZAC đổ bộ tại Ariburnu đă tiến dễ dàng về những ngọn đồi không được pḥng thủ này trong 4, 5 tiếng đồng hồ cho tới khi trung đoàn 27 Thổ Nhĩ Kỳ phản công vào lúc 8 giờ sáng ngày 25-4-1915.

 

………………….Trong màn giao  chiến đầu tiên, pḥng tuyến của quân Thổ thành lập tại vùng đất này….đă tiến tới cách giao thông hào của ANZAC chỉ khoảng từ 40 tới 70 mét…. Hai pḥng tuyến giao thông hào của hai bên không thay đổi nhiều cho tới khi chiến dịch kết thúc.

 

Hai pḥng tuyến giao thông hào không thay đổi như quí vị (du khách, N.T.Tâm) thấy giao thông hào của ANZAC ở phía trái con đường và giao thông hào của quân Thổ cách khoảng 30; 40 mét ở bên phải chỗ quí khách đang đứng  bây giờ.

 

……….Trong cuộc tổng tấn công của quân Thổ kéo dài 4, 5 tiếng đồng hồ ngày 19-5-1915, Sư đoàn 2 của quân Thổ…..thiệt hại nặng nề do cuộc tấn công anh dũng của họ. Sư đoàn 2 đă thiệt hại 4,267 binh sĩ trong đó tử thương 1,479 và bị thương 2,788.

 

Trong thời gian hưu chiến ngày 24-5, hầu hết các quân nhân tử thương của Sư đoàn 2 của quân Thổ được chôn cất gần nơi họ đă ngă xuống, trên mảnh đất này, chính xác là nơi quí vị đang đứng.”

 

H́nh dưới đây chụp tấm bia đá kỷ niệm ghi:

 

 Nowy obraz (1)

 

“Vị trí chủ chốt này, được bảo vệ mạnh mẽ bởi cả hai phía đối địch, đă chứng kiến những cuộc tấn công liên tiếp xuyên đôi bờ hẹp. Những pḥng tuyến của liên quân Úc và Tân Tây Lan (ANZAC) nằm ở gần khu nghĩa trang. Pḥng tuyến của Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ gần tấm bia đá đen tưởng niệm ở bên phải quí khách và chạy lên tới đỉnh đồi. Một cuộc tấn công dũng cảm nhưng thất bại của quân Úc được thực hiện vào ngày 7-8-1915 khi hơn 300 quân nhân hy sinh trên khu vực ngay trước mặt quí khách.”

 

Dĩ nhiên những quân nhân thuộc liên quân Úc và Tân Tây Lan hy sinh th́ không kịp chôn cất đàng hoàng. Nhưng khi ḥa b́nh lập lại, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đă đặt những bia tưởng niệm tại những nơi mà các cựu thù đă hy sinh. h́nh dưới đây chụp tấm bia đá tưởng niệm ghi:

 

“Nơi đây được nghĩ là đă chôn cất 857 quân nhân thuộc lực lượng khinh kỵ (light horse) số 8 của Úc, hy sinh ngày 7-8-1915, 20 tuổi.

 

Những anh hùng đă ra đi.

 

Những linh hồn đă về phương tây.”

 

 Nowy obraz

 

Ngoài vài tấm bia tưởng niệm ở những ngôi mộ nhỏ như vậy, nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ c̣n xây một đài tưởng niệm thật “vĩ đại” để tưởng niệm chung các quân nhân Úc và Tân Tây Lan tử trận với danh tánh từng người. Dưới đây là h́nh chụp phần chân tượng đài ghi danh tánh 3724 quân nhân Úc và Tân Tây Lan hy sinh trong cuộc đổ bộ tại bán đảo Gallipoli.

 

Sau khi thăm hết các nghĩa trang tưởng niệm các quân nhân hai bên xung đột trong Thế Chiến Thứ Nhất tại bán đảo Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ, tôi sửng sốt và buồn khi nghĩ tới cách Bắc quân chiến thắng đối xử với nghĩa trang của Nam Quân chiến bại tại Biên Ḥa. Nghĩa trang Quân Đội Biên Ḥa của Nam Quân đă bị hủy hoại bằng cách để hoang phế, phá biểu tượng là tác phẩm điêu khắc Thương Tiếc, phá bảng đề và cấm thăm viếng. Măi hơn 15 năm sau, v́ muốn dụ dỗ để kiếm tiền của những người chiến bại năm xưa đang sinh sống, làm ăn phát đạt tại hải ngoại, Cộng Sản mới cho phép người dân miền Nam tới thăm viếng và chăm sóc các ngôi mộ của thân nhân họ tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa. Nhưng các biện pháp cho tới nay vẫn c̣n rất nhiều hạn chế và tên gọi nghĩa trang cũng bắt buộc thay đổi. Theo h́nh chụp dưới đây th́ nghĩa trang đă bị đổi tên thành “Nghĩa Trang Nhân Dân B́nh An”; và ai muốn vào thăm viếng, chăm sóc, đều phải xin phép.

 

Cảnh hoang phế của Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa hiện nay đă được tác giả Ngân Sơn ghi nhận qua ống kính và cảm đề mấy câu thơ sau:

 

Bảng lảng chiều hôm cảnh nghĩa trang

Mộ bia lớp lớp ngả nghiêng hàng

H́nh xưa hoang phế cùng cây cỏ

Đài cũ điêu tàn vắng khói nhang

Ngân Sơn ( HNPĐ )

Để biết sự đối xử của Bắc Quân đối với Nghĩa trang của Nam Quân, người đọc có thể theo dơi cuốn phim dài 10 phút về nơi trước kia là “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Ḥa” của Nam Quân được thu h́nh bởi một du khách Hoa Kỳ năm 1994 trong trang mạng này: (http://namrom64.blogspot.com/2013/06/video-nghia-trang-quan-oi-bien-hoa-quay.html). Tường thuật của du khách Hoa Kỳ trong đoạn phim trên được lược dịch như sau: “sau 1975, Nghĩa Trang của Nam Quân đă bị Bắc Quân phá hủy. Khu nghĩa trang bị cấm thăm viếng và gắn một tấm biển nhục mạ Nam Quân có nội dung “Nơi đây các binh sĩ Cộng Ḥa bị trừng phạt v́ là những tội phạm”. Tấm biển này chỉ bị gỡ bỏ vào đầu thập niên 1990 và từ đó khu nghĩa trang mới được cho phép thăm viếng. Khu nghĩa trang bị phủ bởi những bụi cây hoang rậm rạp. Bảng đề Nghĩa Trang Quân Đội đă bị phá bỏ. Mộ bia của Đài Chiến Sĩ Vô Danh đă bị phá bỏ và bị nhục mạ (desecrated)…các ngôi mộ đă bị bỏ hoang và các tấm bia bị phá hủy (defaced). Sau 1990, một số ngôi mộ đă được thân nhân sửa sang, một số đă được thân nhân di chuyển. Năm 1991 nhà chức trách cho xây một ngôi chùa bằng tiền của Người Việt Hải Ngoại, để coi như ḷng nhân đạo của nhà chức trách…Vị sư trù tŕ ngôi chùa trao cho tôi  vài nén nhang. Tôi khấn những binh sĩ đă khuất, mặc dù tôi không biết họ. Tôi cũng đă từng là quân nhân và tôi cũng thường khấn nguyện như vậy. Tất cả mọi quân nhân đều đáng được kính trọng. Tôi buồn rằng chính phủ hiện nay đă không kính trọng những quân nhân này. Tôi hy vọng một ngày kia các tử sĩ này sẽ được kính trọng.”

 

Buổi chiều, trở về thành phố nhỏ Gallipoli, tôi lại bàng hoàng lần nữa trước tinh thần nhân hậu của quân dân Thổ Nhĩ Kỳ khi thăm viếng chùm tượng đài tại trung tâm thành phố tưởng niệm các trận đánh hồi Đệ Nhất Thế Chiến. Trung tâm chùm tượng đài là một cụm tượng gồm nhiều tượng được giải thích theo  tấm bảng tôi chụp dưới đây. H́nh chụp cụm tượng đài. (nhờ ban biên tập xoay lại tấm h́nh thẳng đứng)

 

“Người Mẹ của tất cả mọi cuộc chiến tranh cũng được đề cập trong văn bản của Cha Già Dân Tộc (Ataturk, một ngôi vị cao quí nhất được Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Mustafa Kemal). Trong cụm tượng đài này (this composition), một người mẹ Thổ Nhĩ Kỳ được dùng làm biểu tượng cho tất cả các bà mẹ. H́nh ảnh này biểu tượng một người mẹ cứng cỏi (a strong mother) chịu đựng nỗi đau (pain) với ḷng dũng cảm (fortitude) nhưng buồn (sad), cũng đau khổ (grief) nhưng anh hùng. Tượng đài tưởng niệm này cũng biểu tượng cho mong ước của tất cả mọi người rằng “Một Thế giới ḥa b́nh, mọi nhà yên ấm” (Peace in the World, Peace at Home)  sẽ được thực hiện như lời của Cha Già Dân Tộc để tất cả những đau khổ này sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa. Đây không phải là đài tưởng niệm sự thù hận (hostility), mà là đài tưởng niệm t́nh hữu nghị và chúng ta phải học bài học từ kinh nghiệm đó bởi v́ bài học đó dạy chúng ta nhiều điều. Chúng ta phải rút ra bài học từ kinh nghiệm đó.”

 

Giáo sư Tankut Oktem (tháng 7/2007)

 

H́nh dưới đây chụp tấm bảng tưởng niệm ghi chú như sau:

 

 Nowy obraz (1)

 

“Cha Già Dân Tộc ở Anafartalar

 

Cạnh của đài tưởng niệm bày tỏ vai tṛ tích cực của Mustafa Kemal trong các cuộc giao tranh ở Canakkale. Bức tượng có một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bế một anh hùng thương binh Úc là một h́nh ảnh kép (a double figure) tŕnh bày sự kiện các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đă xúc động trước cái chết của địch quân. Trong cụm tượng đài tưởng niệm, ngoài một quân nhân Anh, một quân nhân Tân Tây Lan, một quân nhân Úc, và một quân nhân Ấn Độ, c̣n có nhiều tượng quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ. Những h́nh tượng này không chỉ làm tăng ư nghĩa tổng quát của tổng thể tượng, mà c̣n tạo cho chúng một vị trí trong lịch sử vĩnh cửu.” Như vậy cụm tượng đài này tưởng niệm các tử sĩ của cả hai phía với người mẹ đau khổ là người mẹ chung được gọi là Người Mẹ của Chiến Tranh.  Trái lại, Quân Bắc Việt  đă dựng tại Quảng Nam một cụm tượng không lồ mang tên gọi “Mẹ Việt Nam Anh Hùng” nhưng  nội dung lại là “mẹ của một đạo quân xâm lăng, ăn cướp.”

 

Sau khi thăm viếng các nghĩa trang và thành phố nhỏ Gallipoli của Thổ Nhĩ Kỳ, tôi kính phục tinh thần mă thượng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và cũng cảm động trước tinh thần nhân hậu của quân dân nước này…Trong ánh chiều tà, ngồi trong quán nước, nh́n ra các tượng đài la liệt bên bờ sông trước mặt, tôi chạnh nghĩ tới các “đồng bào” tôi tới từ phương Bắc xâm chiếm quê hương miền Nam yêu dấu của tôi cách nay đúng 40 năm.

 

Phương cách kết thúc cuộc nội chiến Nam-Bắc Hoa Kỳ cách nay đúng 150 năm cũng khiến người Việt Nam suy nghĩ về ngày 30-4-1975. Cuộc nội chiến Hoa Kỳ kéo dài chỉ có 4 năm và kết thúc với sự đầu hàng của Nam Quân. Cuộc thương thuyết đầu hàng chấm dứt cuộc Nam-Bắc Phân Tranh của Hoa Kỳ diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 4 năm 1865 tại ṭa nhà the McLean House, là ngôi nhà của tướng McLean, một tướng thuộc bên thua cuộc Nam Quân. Đó chỉ là một ṭa nhà bằng gạch đỏ ở một ngă tư nhỏ tại miền nam tiểu bang Virginia. Nhưng ngọn gió chiến tranh đă biến ṭa nhà này thành một trong những địa điểm quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

 

Ngôi nhà McLean House nằm trong khu vực Appomattox Court House. Appomattox Court House là một vùng đất thuộc tiểu bang Virginia. Ngày nay Appomattox Court House là công viên quốc gia Appomattox. Trận chiến xảy ra tại vùng này là một trong những trận đánh cuối cùng của cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ. Chỉ huy bên Thắng Cuộc là tướng Bắc quân Ulysses S. Grant. Chỉ huy bên Nam quân thua cuộc là tướng Robert E. Lee. Vào giờ phút cuối, tại chiến trường Appomattox Court House, Bắc quân có 120,000 quân. Nam quân có 30,000 quân. Bắc quân thiệt hại 260 quân sĩ. Nam quân thiệt hại 440 quân sĩ và 27,000 quân c̣n lại đầu hàng.

 

Đạo quân của miền Nam dưới quyền tướng Lee lại có tên khiến người đọc dễ lẫn lộn là Quân đoàn Bắc Virginia (Army of Northern Virginia). Sau chiến dịch 10 tháng tại Petersburg (10-month Battle of Petersburg) tướng Lee không có đường rút tại Appomattox. Sau một ngày và đêm di hành (marching), tướng Lee với Quân đoàn Northern Virginia kiệt sức dừng quân tại ngay phía đông của vùng Appomattox Court House vào ngày mùng 8 tháng 4. Trước đó, vào đêm mùng 7-4, sau những cuộc đụng độ giữa lực lượng hai bên, Tướng Bắc quân Ulysses S. Grant đă gửi cho tướng Lee một thư kêu gọi đầu hàng. Tướng Lee từ chối. Tướng Grant lại gửi tiếp thư nữa kêu gọi đầu hàng để chấm dứt đổ máu. Tướng Lee trả lời trong đó có câu, “Tôi không nghĩ t́nh h́nh đă nguy cấp tới độ phải đầu hàng,” và ông đề nghị gặp tướng Grant vào 10 giờ sáng tại giới tuyến giữa hai bên vào hôm sau để thương thuyết ḥa b́nh. Để chuẩn bị cho buổi họp đó, tướng Nam quân Lee báo cho bộ tham mưu của ông rằng ông sẽ phớt lờ chuyện đầu hàng và cố gắng ngăn chặn quân kỵ binh của tướng Sheridan thuộc Bắc quân để một bộ phận lực lượng của ông có thể tiến về Lynchburg, với ư nghĩ lực lượng chính của Bắc quân (Union) chỉ có kỵ binh (cavalry). Tuy nhiên, ông yêu cầu bộ tham mưu báo cho ông biết nếu thấy có hiện diện của bộ binh Bắc quân; bởi v́ như thế có nghĩa là đối phương đă đông quân hơn và khi đó ông sẽ phải đầu hàng.

 

Trong tuần lễ trước đó, tướng Bắc quân Grant đă truy đuổi và bao vây tướng Lee trong chiến dịch Appomattox (Appomattox Campaign). Tướng Lee đă bị bao vây ba mặt bắc, nam và tây. Ở Bắc sông Appomattox tướng George G. Meade với hai quân đoàn VI và II truy đuổi tướng Lee. Trong khi kỵ binh của tướng Philip H. Sheridan đă truy đuổi và bao vây tướng Lee ở hai mặt tây và nam.

 

Vào sáng sớm mùng 9 tháng 4, quân đoàn của tướng John B. Gordon của Nam quân (Confederate) đă tấn công và ngăn chặn được lực lượng kỵ binh của Bắc quân (Union). Nhưng rồi bộ binh của Bắc quân tới, khiến tướng Gordon không tiến thêm được. Vào khoảng 8:30 sáng, tướng Gordon gửi thư cho tướng Lee cho biết ông cần tướng James Longstreet yểm trợ để tiến thêm.

 

Ngay khi nhận được thỉnh cầu của thuộc tướng Gordon, và sau khi quan sát chiến trường, tướng Lee nói, “Như thế th́ tôi không c̣n có thể làm ǵ ngoài việc đi gặp tướng Grant, và tôi thà chết một ngàn lần hơn.” (I would rather die a thousand deaths.)

 

Sáng ấy, sau khi mặc bộ quân phục đẹp nhất của ông, tướng Lee cưỡi ngựa tới nơi mà ông nghĩ ông và tướng Grant sẽ gặp nhau giữa pḥng tuyến hai bên. Tại đây ông nhận được thư của tướng Grant viết vào đêm trước, trong đó tướng Grant từ chối gặp để ḥa đàm.

 

Tướng Lee của Nam quân mau chóng viết hồi âm cho biết nay ông sẵn sàng đầu hàng; và ông tiếp tục cưỡi ngựa đi tới để t́m gặp đối phương. Hăy c̣n nghe tiếng giao tranh, tướng Lee đă gửi một thư cho thuộc tướng Meade yêu cầu ông này đ́nh chiến ngay dọc theo pḥng tuyến. Tướng Meade hồi âm rằng ông không tiếp xúc được với tướng Grant của Bắc quân, nhưng ông sẽ gửi một thông điệp cho tướng Grant đồng thời ông cũng đề nghị tướng Lee gửi một thư nữa cho tướng Grant qua tướng Sheridan (của Bắc quân). Thêm vào đó, tướng Lee cũng bảo thuộc tướng Gordon treo những lá cờ đầu hàng (flags of truce) dọc theo chiến tuyến.

 

Tướng Grant của Bắc quân nhận thư đầu hàng của tướng Lee bên Nam quân ngay trước buổi trưa. Ông hồi âm và cho biết chi tiết vị trí của ông đang đóng quân trên đường tiến về vùng Appomattox Court House, và yêu cầu tướng Lee chọn địa điểm gặp gỡ.

 

Tướng Lee và bộ tham mưu trong lúc đang đi t́m nơi gặp gỡ cho cuộc họp đầu hàng th́ gặp tướng Whilmer McLean. Ông này chỉ một ṭa nhà trống trơn không có bàn ghế ǵ cả. Khi nhận thấy ṭa nhà đó không thích hợp, tướng Lee đề nghị chọn căn nhà của chính tướng McLean cho cuộc họp. Tướng thắng cuộc Grant tới vùng Appomattox vào khoảng 1:30 chiều và tiến tới ṭa nhà của tướng McLean.

 

H́nh ảnh tướng thắng cuộc Ulysses S. Grant trong bộ chiến phục đầy bùn đất tương phản mạnh mẽ với tướng Robert E. Lee Lee, kẻ chiến bại, trong bộ nhung phục tươm tất. Hai người trao đổi xă giao (chat) một lúc rồi bắt đầu thảo luận và soạn thảo điều kiện đầu hàng. Binh sĩ bên chiến bại của tướng Lee sẽ buông súng. Họ sẽ được tự do trở về quê nhà chứ không bị cầm tù. Tất cả các khí tài của Nam quân thua cuộc sẽ được kiểm kê và giao nạp. Những binh sĩ thua cuộc nào có ngựa, lừa của riêng họ sẽ được mang về quê để trồng trọt, cầy cấy. Tướng Lee cũng yêu cầu bên Bắc quân chiến thắng cung cấp lương thực cho quân sĩ của ông, v́ đă nhiều ngày họ không có ǵ ăn. Những yêu cầu này được tướng Grant, kẻ chiến thắng, đồng ư. Sau khi văn kiện đầu hàng chính thức được hai vị tướng kư, hai vị tướng chia tay. Sau một cuộc chiến lâu dài đẫm máu, văn kiện đầu hàng của Nam quân được mọi người gọi là “Văn kiện thỏa thuận giữa hai người mă thượng” (“The Gentlemen’s Agreement,”), một biểu tượng của cá tính của hai nhân vật vĩ đại (a testament to the character of these two great men.)

 

Ngay sau khi nghe tiếng súng liên hoan của đoàn quân thắng trận phương Bắc của ḿnh, tướng Grant đă chỉ thị quân sĩ ngừng liên hoan, và ông nói, “Chiến tranh đă kết thúc, quân chống đối lại trở lại là đồng bào của chúng ta, và dấu hiệu hay nhất để bày tỏ vui mừng chiến thắng sẽ là tránh tất cả mọi bày tỏ chiến thắng trên chiến trường (Grant instructed that his troops cease active celebration, saying, “The war is over; the Rebels are our countrymen again, and the best sign of rejoicing after the victory will be to abstain from all demonstrations in the field.”) Thái độ này tạo ra một bầu không khí tương tự trong mấy ngày tiếp theo, trong đó có nghi lễ chính thức đầu hàng diễn ra vào ngày 12 tháng 4. Tướng Joshua L. Chamberlain bên thắng trận chịu trách nhiệm đón nhận sự đầu hàng của Nam quân đă chỉ thị cho các sĩ quan thuộc cấp ở vị trí đứng nghiêm (to come to the position of “carry arms,”). Và khi mỗi đơn vị của đoàn Nam quân thất trận tiến tới, th́ tiếng quân kèn (a bugle) của Bắc Quân lại vang lên và các sĩ quan thắng trận đứng nghiêm chào. Đoàn Nam quân thất trận chào lại rồi buông vũ khí cùng quân kỳ. Nghi lễ đầu hàng chính thức của hơn 27,800 quân sĩ mất gần trọn một ngày.

 

Hoàn toàn trái ngược với tinh thần mă thượng của người Hoa Kỳ, lực lượng miền Bắc Việt Nam vẫn hung hăn tiến quân đ̣i bắt cho được Tổng Thống và nội các của chính phủ miền Nam mặc dù vị lănh đạo miền Nam đă tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. 9 giờ 30 phút sáng 30-4-1975, đài phát thanh Sài G̣n đă phát đi tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh như sau: “Tôi tin tưởng sâu xa vào sự ḥa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…V́ lẽ đó tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ VNCH hăy b́nh tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, v́ chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận Lễ bàn giao Chính quyền trong ṿng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào…” (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-republic-of-vietnam-s-last-days-04202015155428.html) Ngay sau khi nghe được tuyên bố đầu hàng của Tổng Thống miền Nam, nếu có tinh thần mă thượng và ḥa hợp, ḥa giải dân tộc, th́ đáng lẽ giới lănh đạo Bắc Quân cũng nên ra lệnh thuộc cấp ngừng tiến công để hai bên thảo luận một lễ đầu hàng trang nghiêm như mọi kết thúc chiến tranh khác trong lịch sử cận đại của nhân loại văn minh. Đằng này giới lănh đạo Bắc Quân từ miền Bắc đă chỉ thị lực lượng đang chiến đấu tiếp tục tiến công nhằm bắt giữ và hạ nhục giới lănh đạo bên thua cuộc miền Nam. Bộ Chính trị của Cộng Sản ở miền Bắc đă gửi vào Nam bức điện sau: “Gửi anh Sáu, anh Bảy, anh Tư, / Đồng điện anh Tấn,/Bộ Chính trị và Quân uỷ đang họp th́ được tin Dương Văn Minh ra lệnh ngừng bắn. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương chỉ thị: Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài G̣n theo kế hoạch; tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí toàn bộ quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan triệt để mọi sự chống cự của chúng. Công bố đặt thành phố Sài G̣n-Gia Định dưới quyền của Uỷ Ban Quân Quản do tướng Trần Văn Trà làm chủ tịch. Sẽ có điện tiếp, nhận được điện trả lời ngay. Ba” (Người  kư tên Ba tức Lê Duẫn, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản)

 

Với chủ trương hạ nhục Nam Quân nên khi Đại tá Bùi Tín, đại diện Quân miền Bắc vào tới Dinh Độc Lập gặp Tổng Thống miền  Nam và nghe Tổng Thống Miền Nam lịch sự tuyên bố , “ chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng chuyển giao chính quyền….” th́ Đại diện Quân Bắc Việt đă cao ngạo tuyên bố, ” tất cả chính quyền các ông không c̣n nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi…cho nên không thể bàn giao cái ǵ đă không c̣n nữa…”

 

Sau đó là toàn bộ nội các chính phủ Miền Nam kể cả Tổng Thống Dương Văn Minh đă bị giam hai ngày trong Dinh Độc Lập. Ngày 2-5, Tướng Trần Văn Trà bên “thắng cuộc” mới về đến Dinh Độc Lập. Ông kể: “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, tôi cho thả tất cả những nhân vật trọng yếu của ngụy quyền mà từ hôm giải phóng Sài G̣n, bộ đội ta đă giam giữ họ tại một pḥng ở đây.

 

Kể từ sau ngày 30-4-1975, hàng loạt những biện pháp man rợ được Bắc Quân áp dụng tại miền Nam. Mở đầu là chiến dịch tịch thu và đốt sách. Sau đó là cướp tài sản của người giầu dưới chiến dịch mang tên “đánh tư sản mại bản.” Chiến dịch này được thực hiện nhiều lần sau đó. Kế đó là bắt giam lâu dài toàn bộ giới tinh hoa miền Nam dưới chính sách gọi là “học tập cải tạo.” Sau đó là chiến dịch cướp tài sản của toàn bộ nhân dân miền Nam bất kể giầu nghèo qua chiến dịch đổi tiền năm 1975 với $500 đồng Việt Nam Cộng Ḥa ăn $1 đồng tiền mới của miền Nam. Tới 1978 lại đổi tiền cả nước một lần nữa nhưng $1 đồng miền Bắc vẫn được bằng giá $1 đồng tiền mới; trong khi $1 đồng tiền sau 1975 của miền Nam chỉ được ăn 80 xu tiền mới mà thôi. Rồi là chiến dịch đuổi hầu hết người dân thành phố lên rừng hoang nước độc không một trợ giúp dưới mỹ từ “đi vùng kinh tế mới” để cướp nhà đất của họ. Bằng chứng của sự ăn cướp này ngày nay dễ thấy khi những căn nhà khang trang ở những vị trí tốt nhất đều do người Miền Bắc vào sau 1975 chiếm ngụ. Kế đó là chiến dịch đuổi con em miền Nam khỏi các trường học từ lớp 10 trở lên đại học dưới chính sách gọi là “cải tạo xă hội chủ nghĩa học đường.” Sau đó là tiếp tục những biện pháp trấn áp, làm nhục các gia đ́nh miền Nam bị gọi là gia đ́nh Ngụy trong những buổi họp phường khóm thực hiện hàng đêm. Đấy là chưa kể vợ của không ít người miền Nam bị bắt đi tù cải tạo lâu ngày bị o-ép nhục dục bởi những cán bộ miền Bắc.

 

T́nh trạng Bắc Quân vào cướp đoạt miền Nam đă được xác minh bởi chính ông Nguyễn văn Trấn viết trong cuốn «Viết cho Mẹ và Quốc hội » – Trong cuốn sách đó ông ấy viết : nhà của người ta lấy, vợ của người ta ngủ v.v…” và theo nhà văn miền Bắc Dương Thu Hương, “tức là một sự chiếm đoạt về mặt tài sản đối với tất cả những người đă chiến bại.” Cũng nên biết ông Nguyễn Văn Trấn , c̣n gọi Bảy Trấn, là một nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động cách mạng chống Pháp, cựu Chính Ủy Bộ Tư Lệnh Khu 9, cựu giảng viên trường Nguyễn Ái Quốc, cựu Vụ Phó Ban Tuyên huấn Trung ương.

 

Cho tới ngày nay, tuy bề ngoài v́ muốn dựa vào Hoa Kỳ và các nước Phương Tây để thoát nghèo đói cũng như để moi tiền của người Việt tị nạn Cộng sản trên khắp thế giới, Cộng sản tung ra chiến dịch ḥa hợp ḥa giải giả tạo, họ vẫn hàng năm tổ chức rầm rộ ăn mừng cái gọi là “ngày chiến thắng 30-4″, nhe những nụ cười man rợ bên những nét mặt uất hận, u sầu của nhân dân miền Nam.

 

 

————————————————–

 

Tham khảo:

 

(1) http://www.cbsnews.com/news/appomattox-the-surrender-that-ended-the-civil-war/

 

Appomattox: The surrender that ended the Civil War

 

(2) http://www.historynet.com/appomattox-court-house-battle

 

Appomattox Court House

 

(3) https://www.facebook.com/notes

 

BTCI. Giải Phóng Chương I: Ba Mươi Tháng Tư (#2)

 

(4) http://www.rfa.org/vietnamese/

 

Nhà văn Dương Thu Hương: 40 năm, nh́n lại về ngôn từ

 

(5) Các h́nh tại Thổ Nhĩ Kỳ do tác giả chụp

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Việt Thức

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

ThếGiới

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng