Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.

Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.

La Fontaine

 

 

 

Nữ Tính Trong Thi Và Họa

 

 

Lê PHỤNG

 

 

 

 

 

Điểm tương đồng khác giữa thơ Hồ Xuân Hương và tranh Gustave Courbet là điểm thơ Hô Xuân Hương, đặc biệt là bào Ba Dội thường bị coi là loại thơ lời thanh ư tục và tranh Gustave Courbet bị loại vào hàng tranh khiêu dâm, pornographic, nhất là bức lOrigine du Monde. Việc sắp loại như vậy dường như khó chấp nhận được nếu coi tự do sáng tác của người nghệ sĩ là thiêng liêng như lời Wassily Kandinsky. Câu truyện này liên quan chặt chẽ với phong trào tranh đấu giành Nữ Quyền, trong phạm vi chống các vụ tŕnh diễn có tính cách khiêu dâm và tự do sáng tác và tŕnh diễn của nghệ sĩ bức Họa sư Wassily Kandinsky viết đoạn trích dẫn trên đây năm 1954, cho tới nay tại đất Bắc Mỹ này, tự do tŕnh diễn của nghệ sĩ cũng có phần suy thoái, xét riêng trên mặt luật pháp. Theo Jean-Francois Grandreault-DesBiens, th́ từ sau thế chiến thứ hai các phong trào đ̣i b́nh quyền của các sắc dân từ trước vốn bị khai thác và áp bức bùng nổ mạnh. Công cuộc tranh đấu cho nữ quyền, có từ trước đó hơn nửa thế kỷ cũng nhân đó phát triển gấp bội. Tương quan giữa phái nam với phái nữ hoàn toàn thay đổi. Theo Kate Millett th́ Ềđời sống riêng tư biến thành một vấn đề chính trịỂ. Trong tất cả mọi phong trào tranh đấu cho công b́nh xă hội, phong trào tranh đấu cho nữ quyền là phong trào lớn rộng và kéo dài lâu nhất. Phong trào cải cách tập tục này dường như thay đổi hẳn nếp sống người Anh, Mỹ vốn theo kiểu mẫu thời nữ hoàng Victoria. Việc tŕnh diễn mang sắc tính không c̣n là một điều cấm kỵ. Bộ mặt nghệ thuật và văn hóa dân gian cũng theo đó thay đổi. Được đông đảo quần chúng đón nhận, những h́nh ảnh sắc tính tràn ngập khắp nơi, kể cả những sản phẩm khiêu dâm cũng nhân phong trào tự do đó mà tràn lan trên mọi lănh vực. Đến thập niên bẩy mươi giới lănh đạo phong trào tranh đấu cho nữ quyền, đặt lại vấn đề cải cách dục tính. Cuộc cải cách này đă không mang lại cho phái nữ những thành quả mong muốn: người đàn bà trước đó vẫn là và tiếp tục vẫn là đối vật để khơi dục cho phái nam. Họ kết tội việc tŕnh diễn nghệ thuật mang h́nh ảnh sắc tính đă đặt người đàn bà vào vị trí tùy thuộc trong xă hội. Susa Brownmiller chủ trương rằng những đặc phẩm khiêu dâm là những ḍng tuyên truyền gây thù hận chống đàn bà và đưa tới những vụ hiếp dâm. Robin Morgan đưa ra công thức: khiêu dâm là lư thuyết, hiếp dâm là thực hành. Tự do diễn đạt, trước đó là một công cụ trong các phong trào giành b́nh quyền, nay trở thành khí giới đàn áp phụ nữ. Phong trào Nữ Quyền đặt lại vấn đề tự do diễn đạt trên mặt pháp luật và tích cực đ̣i đặt ra việc kiểm duyệt mọi tŕnh diễn mang sắc tính. Luật gia Catharine MacKinnonn khởi xướng phong trào chống khiêu dâm và cùng Andrea Dworkin chủ trương việc kiểm duyệt mọi tŕnh diễn mang sắc tính. Từ đó đến nay đă có hàng trăm chuyên luận trong các sách báo luật học viết về vấn đề này. Trong cuộc tranh luận sôi nổi này bức tranh lOrigine du Monde của Gustave Courbet thường được nhắc nhở tới như một thí dụ sống động. Emily Jackson, đứng trên lập trường coi một sản phẩm nghệ thuật có thể cùng lúc mang nhiều ư nghiă khác nhau đă đặt câu hỏi về nhận xéy bức tranh l’Origine du Monde của Gustave Courbet thường Peut être cette toile dit-elle en effet que les femmes peuvent être réduites à leurs organes sexuels. Mais sagit-il dun commentaire sur la société qui procède à cette ré leurs organes sexuels. Mais s’agit-il d’un.

 

    

 

    Tương quan giữa khiêu dâm và hiếp dâm cũng là một lập luận khó đứng vững khi người có trách nhiệm làm luật nh́n sang các quốc gia như như Afghanistan của phe taliban, sang Iran, hoặc Arabie Saoudite, những quốc gia triệt để chống mọi h́nh thức khiêu dâm, chống mọi tŕnh diễn mang sắc tính, nạn bất công giữa phái nam và phái nữ cũng như việc bạo hành với phái nữ, tại các nước đó rơ là trầm trọng hơn tại Bắc Mỹ. Riêng về việc tŕnh diễn mang sắc tính, phe MacKinnon đă gặp hai điểm khó giải quyết. Điểm thứ nhất là phe này từ chối không xét tới tính cách nhiều nghĩa, polysémie, của những h́nh ảnh, mà theo họ đều là những h́nh ảnh đáng bị kiểm duyệt. Điểm thứ hai là khái niệm về khiêu dâm vô cùng mơ hồ, và là một vấn đề mở rộng cho nhiều cuộc bàn căi hiện c̣n đang tiếp diễn. Câu truyện luật pháp tạm ngưng tại đây.Trở lại thơ Hồ Xuân Hương và tranh Gustave Courbet, bảo rằng thơ tục hay thơ thanh, bảo rằng tranh khiêu dâm hay không khiêu dâm, tất cả đều do người đọc thơ hay người xem tranh nhận định. Trên thực tế vẫn c̣n nhiều người đọc thơ Hồ Xuân Hương và c̣n đông người sắp hàng vào viện bảo tàng xem tranh Gustave Courbet. Trên địa hạt văn học, câu hỏi là tại sao Hồ Xuân Hương lại chọn bút pháp khác thường như vậy, và tại sao nét họa của Gustave Courbet lại tương đồng với ư thơ của Hồ Xuân Hương. Trả lời câu hỏi này có lẽ không cách ǵ hơn là t́m trong những tác phẩm viết về tương quan giữa nữ quyền và văn học. Văn học, từ Đông sang Tây, xưa kia là một phạm vi dành cho nam giới, v́ phụ nữ ít người được ăn học tới nơi tới chốn. Tuy nhiên vẫn có một số nữ sĩ để lại những tác phẩm giá trị. Ngày nay, tại nhiều đại học Bắc Mỹ, số nữ sinh viên, không phân biệt các phân khoa, đă vượt cao hơn số nam sinh viên. Trong phạm vi văn học, số nữ sĩ tăng rất nhanh trong mọi địa hạt. Từ vài chục năm nay, v́ vậy nẩy ra vấn đề nữ quyền và văn học. Vấn đề này rất rộng lớn, nên trong những trang kế tiếp, cảo luận này thu gọn trong những ư kiến do Marie Cardinal đề ra trong cuốn Autrement Dit, do Grasset xuất bản tại Paris, năm 1977. Những ư kiến này đă mở đường cho nhiều tranh luận kế tiếp. Giới nữ sĩ chối bỏ chữ phái nữ đặt sau các chữ văn học, ngôn từ, và sáng tác. Nữ sĩ Susan Sontag khẳng định:

 

    Dire que mon oeuvre est feminine...je naccepte pas. Cest une limitation, je veux dépasser ces limites, tout en restant complèDire que

 

    

 

    Câu trên đây, theo Trịnh Thị Minh Hà, cho thấy rơ địa vị của những nữ sĩ múa bút giữa hàn lâm, vào cuối thiên kỷ thứ hai. Marie Cardinal đưa ra nhận xét: để tránh mọi ngộ nhận, nữ văn thi sĩ thường phải mất công không ngừng giải thích những danh từ nữ sĩ dùng trong tác phẩm. Làm sao ra khỏi t́nh cảnh này, Marie Cardinal từ khước xử dụng một ngữ vựng dành riêng cho phái nữ, và chủ trương trong việc sáng tác, người phụ nữ không cần dè dặt, cứ tự nhiên xử dụng những chữ mà phái nam thường dùng, đọc giả rồi sẽ quen dần. Trịnh Thị Minh Hà nhấn mạnh:

 

    Pour éviter un nouvel enfermement dans le ghetto féminin, il est important dutiliser le même langage sans tenir compte des interdits, sams ladapter, sans le retoucher, et forcer, par cet usage irrespectueux, le lecteur à opéminin, il est important d’utiliser le même langage

 

 

    Marie Cardinal phơi bầy sự thiếu hụt ngôn từ để giăi tỏ thực thể của phụ nữ:

    Il faut pour cela ‘nous mettre au ras de notre corps, d’exprimer l’inexprimable.’

 

    Trịnh Thị Minh Hà nối lời:

 

    Se mettre au ras du corps dans lécriture, cest, entre autre, toucher du doigt lévidence, la diffé’écriture, c’est, entre autre,

 

    

 

    Hồ Xuân Hương, bước vào rừng bút, nơi vốn vắng h́nh bóng phụ nữ, và từ thực cảnh:

 

    

 

    [...] Một bên con khóc một bên chồng

    Bố cu lổm ngổm ḅ trên bụng

    Thằng bé hu hơ khóc dưới hông

    Tất cả những là thu với vén

    Vội vàng nào những bống cùng bông

    [...]

 

    

 

    Hồ Xuân Hương làm thơ, thơ Hồ Xuân Hương truyền tụng sâu rộng trong dân gian.

 

    

 

    Khéo lợi dụng cách đọc thơ t́m ư ngoài lời của độc giả, Hồ Xuân Hương đưa vào thơ những h́nh ảnh hiện thực liên quan tới nữ tính. Dân gian, nam cũng như nữ, chấp nhận ngôn ngữ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương qua những h́nh ảnh đó. Ngôn ngữ bằng h́nh ảnh không dè dặt này nói lên những thực thể của phụ nữ. Ngôn ngữ này đă khiến thơ Hồ Xuân Hương, khác với thơ bà huyện Thanh Quan, thí dụ như bài Qua Đèo Ngang, bài thơ nếu không giới thiệu th́ khó biết được đó là thơ của một nữ sĩ. Ngôn ngữ này cũng khác hẳn ngôn ngữ trong Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, dẫu là Ôn Như Hầu viết thay lời một cung nữ. Ngôn ngữ này cũng khác hẳn ngôn ngữ Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, bằng chữ nho, viết ra lời than của người vợ lính thời loạn, cũng như khác hẳn ngôn ngữ bản dịch nôm của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương rất ít nếu chẳng phải là không dùng điển cố, không cách biệt hẳn với thơ nôm của mọi thi sĩ thơ nôm khác, nếu chỉ xét ư thơ theo lời thơ. Nhưng nếu xét ư ngoài lời th́ thơ của Hồ Xuân Hương không hề qua tay người kiểm duyệt, kể cả tác giả tự kiểm duyệt, dẫu tác giả là người đầu tiên đọc những áng thơ đó. Đúng như lời Trịnh thi Minh Hà nói về ngôn ngữ của những nhà văn nữ hiện thời, ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương, xét theo ư ngoài lời, với những h́nh ảnh sâu kín trên thân thể tác giả, quả đă đạt tới mức khiến độc giả như sờ thấy sự hiển nhiên, sự khác biệt, vượt qua mọi cấm kỵ, thấy rơ đời sống thực không che dấu. Ư ngoài lời thơ Hồ Xuân Hương quả diễn đạt trọn vẹn được những điều thường th́ không ai diễn đạt nổi. Cũng đúng như lời Susan Sontag trích dẫn trên đây, nếu bảo thơ Hồ Xuân Hương là thơ đàn bà, th́ quả là tạo ra một giới hạn giả tạo quanh thơ Hồ Xuân Hương, không có một giới hạn nào bao nổi thơ Hồ Xuân Hương, nhưng đồng thời thơ Hồ Xuân Hương vẫn không ra ngoài sự chừng mực. Trong thơ, Hồ Xuân Hương làm chủ nữ tính của người nữ, đồng thời nh́n nhận sự hiện hữu người nam, mà chẳng hề làm suy giảm tiềm năng nữ tính. Người đọc thơ không khỏi nhớ tới lời Lăo Tử, chương 28 sách Đạo Đức Kinh.

 

    

 

    Tri kỳ hùng, thủ kỳ thư, vi thiên hạ khê,

    Vi thiên hạ khê thường đức bất ly.

 

    

 

    Nghiêm Toản dịch là:

 

    

 

    Biết sống giữ mái, làm khe lạch cho thiên hạ.

    Làm khe lạch cho thiên hạ đức hằng không

 

    

 

    Francois Houang et Pierre Leyris dịch sang tiếng Pháp:

 

    Connais en toi le masculin

    Adhère au féminin

    Fais-toi Ravin du monde

    Etre Ravin du monde

    C’est fait corps avec la Vertu immuable

 

    R.L. Wing dịch sang tiếng Anh:

 

    Known the male, hold to the femal;

    become the wirld’s stream.

    Be the world’s stream,

    the power will never leave.

 

    

 

    Trong chương 61, Lăo Tử viết :

 

    

 

    tẫn thường dĩ tĩnh thắng mẫu, dĩ tĩnh vi hạ

 

    

 

    Nghiêm Toản dịch là:

 

    giống cái thường lấy tĩnh thắng giống đực, lấy tĩnh đặt ḿnh chỗ thấp

 

    

 

    Francois Huang và Pierre Leyris dịch sang tiếng Pháp:

 

    Le Féminin conquiert dans la passivité

    Conquérir en sabaissant dans la passivitrir

    R.L. Wing dịch sang tiếng Anh:

    The femele always overcomes the male by stillness.

    Through stillness, she makes herself low.

 

    Hai đoạn Đạo Đức Kinh trên đây có nhiều nghĩa, có thể dùng tu thân, có thể dùng làm đường lối ngoại giao giữa một nước mạnh với một nước yếu; cũng như có thể áp dụng cho mối liên lạc giữa các nhà cầm bút phái nữ, vốn làm chủ nữ tính của ḿnh, ở giữa rừng bút mà đại đa số thuộc phái nam. Nghiêm Tỏan b́nh chương 28: biết hùng, tức nam, giữ thư tức nữ, làm khe lạch cho thiên hạ. Khe lạch là h́nh ảnh chỗ trũng, nơi có nước tụ. Làm khe lạch cho quần chúng th́ quần chúng lấy đó làm chỗ quy tụ. Claude Larre một dịch giả Đạo Đức Kinh sang tiếng Pháp b́nh chươg 61 bằng nhận xét Humilité, abaissement volontaire: cest la loi des relations [...]. R.L. Wing tóm tắt chương 61 ngắn gọn trong năt ‘Humilité, abaissement volontaire: c’est la loi

 

    

 

    Phải chăng trong thơ truyền tụng tới nay, Hồ Xuân Hương dường như thực hiện đúng lời Lăo Tử: một ḿnh một bút giữa chốn hàn lâm, nữ sĩ lấy ḿnh làm khe lạch cho thiên hạ, khiến người người ai đọc thơ Hồ Xuân Hương cũng đều tụ về với Hồ Xuân Hương? Phải chăng v́ vậy người ḿnh có đông người thuộc thơ Hồ Xuân Hương hơn thơ của mọi tác giả chữ nôm khác? Theo Michael Fried, đường nét và mầu sắc trong tranh Gustave Courbet tạo nên h́nh ảnh nữ tính nh́n theo nhăn quan của họa sĩ. Nhăn quan này, như tŕnh bầy trên đây có nhiều điểm tương ứng với h́nh ảnh trong thơ của Hồ Xuân Hương. Đặc biệt là bức lOrigine du Monde, cùng những bức tranh vẽ hang động, có những chủ đề ít từng thấy trong lịch sử hội họa. Nét vẽ Gustave Courbet cũng như h́nh ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương, vượt ra ngoài những điều cấm kỵ thông thường, ở ngoài giới hạn của mọi sự kiểm duyệt. Bức tranh này không phải là một bức tranh khiêu dâm, cũng không phải là một bức minh họa trong các cuốn sách về phụ khoa. Ư nghĩa bức tranh, mượn lời Trịnh thị Minh Hà, giúp người xem tranh nhận ra thực thể của gốc gác nhân gian cũng như Lăo tử ngoài hai ngàn năm trăm năm về trước mượn h́nh ảnh hang động để tượng trưng Mẹ Thiên Hạ và lấy cửa hang làm Gốc Gác Thiên Hạ. Phải chăng đó chỉ là một sự trùng hợp hay phải chăng đó chính là chủ ư người đặt tên cho bức tranh của Gustave Courbet mô tả Đèo Ba Dội trong thơ Hồ Xuân Hương là gốc của nhâ bức l’Origine l'Origine Monde, cùng

 

    Có một bài thơ của Hồ Xuân Hương bứt ra ngoài ḍng tranh hiện thực của Gustave Courbet. Đó là bài:

 

    Đánh Đu

 

    

 

    Bốn cột khen ai khéo khéo trồng

    Người th́ lên đánh kẻ ngồi trông

    Trai đu gối hạc khom khom cật

    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa ḷng

    Bón mảnh quần hồng bay phấp phới

    Hai hàng chân ngọc duỗi song song

    Chơi xuân đă biết xuân chăng tá

    Cọc đă nhổ rồi lỗ bỏ không.

 

    

 

    Đặc điểm của bài thơ là cái động trong cái tĩnh của cảnh thơ. H́nh ảnh cặp trai gái đánh đu Hồ Xuân Hương ghi lại trong thơ là h́nh ảnh cái đu đă lên tới điểm cao nhất trên qũy đạo: cặp trai gái dường như nằm ngang so với mặt đất. Cái đu lên tới điểm đó, không c̣n vận tốc. Động năng triệt tiêu, và thế năng cực đại. Đó là khởi điểm thế năng bắt đầu giảm đổi thành động năng đưa cái đu sang vị trí cao nhất bên phía bên kia cái đu. Hồ Xuân Hương để người đọc thơ tưởng tượng cảnh cái đu tới vị trí đối xứng, lúc đó hai câu thư ba và thứ tư đổi thành:

 

    

 

    Gái đu gối hạc khom khom cật

    Trai uốn lưng ong ngửa ngửa ḷng.

 

    

 

    Vị trí của gái sẽ đổi thành vị trí của trai, vị trí của trai đổi thành vị trí của gái. Sự hoán đổi vị trí này dường như khiến người đọc thơ trở lại với quan hệ nam-nữ trong đời sống hàng ngày hiện nay. Ngày nay, trong nhiều gia đ́nh, không phải chỉ có riêng người chồng giữ việc kiếm sống cho gia đ́nh, người vợ nhiều khi cũng có công ăn việc làm hay sự nghiệp riêng. Danh từ việc nội trợ mất nghĩa: việc trong nhà không c̣n là một công việc phụ trợ. Việc trong nhà không c̣n là việc riêng của người vợ mà là việc người chồng phải chia xẻ cùng người vợ như người vợ chia xẻ việc kiếm sống với người chồng. Phải chăng h́nh ảnh cặp trai gái hoán đổi vị trí trên cây đu để cùng chung hướng thú chơi xuân là h́nh ảnh tiêu biểu cho việc chung sống giữa vợ chồng khi cả hai cùng nhau lo kiếm sống cùng nhau lo việc nhà? Quan điểm này khác xa với h́nh ảnh người đàn ông thời đồ đá, tay cầm ŕu đá tay kéo con thú về hang nuôi gia đ́nh. Quan điểm này dường như gần gận với quan điểm của nữ sĩ Michèle Aumont, tŕnh bầy tron tác phẩm LAventure Hommes-Femmes à la croisée des chemins, xuất bản tại Paris năm 1992. Michèle Aumont đi ngược lại quan điểm nữ quyền của Simonne de Beauvoir, tác giả cuốn Le Deuxième Sexe, một tác phẩm chỉ hướng cho phong trào nữ quyền từ năm 1974; Michèle Aumont cũng chống lại nhiều điểm Elisabeth Badinter khẳng định, trong cuốn LUn est LAutre, xuất bản năm 1986, về tính bổ xung, complementarité, giữa hai phái nam nữ và cần có một cuộc cách mạng về phong tục mới mong xóa bỏ nổi mọi phân cách nam nữ do xă hội tạo nên. Theo Michèle Aumont, loài người phân làm hai phái nam và nữ, phái nọ không phải chỉ riêng bổ túc cho phái kia, mà thực ra là phái nọ bất ly với phái kia. Không có cuộc cách mạng xă hội nào xóa bỏ nổi cách biệt giữ phái nam và phái nữ, nếu không phải là sự cảnh tỉnh của mỗi cá nhân, đặt trên t́nh yêu

 

    Điều Hồ Xuân Hương muốn nói với người đọc thơ ngày nay qua h́nh ảnh đánh đu phải chăng là câu truyện t́m ra một nếp sinh hoạt trong gia đ́nh để cuộc chung sống vui như ngày hội xuân. H́nh ảnh này phải chăng gần gận với quan điểm của Michèle Aumont?

 

    

 

    Sách Tham Khảo:

 

    Gaston Bachelard, La Poétique de La Rêverie, Quadrige, Presses Universitaires de France, 4e edition, Paris, 1993

    Gaston Bachelard, LEau et Les RêGaston Bachelard, L’Eau et Les Rêves,

    Gaston Bachelard, La Terre et les Rêverie du Repos, 12e édition, José Corti, Paris 1982.

    Gaston Bachelard, La Poétique de l’’Espace, Quadrige, Presse Universitaire de France, 5e édition, Paris, 1992.

    Michael Fried,Courbet’s Feminity University of Chicago Press, 1990.

    Neil Hertz, The End of The Line,Columbia University Press, New York, 1985.

    Jack Lindsay,Gustave Courbet:His life and Art, Harper and Row, New York, 1973.

    Charles Baudelaire, Les Fleurs du Mal, 2e édition revue, Gallimard, Paris 1996.

    Jean-Frabcois Gaudreault-DesBiens, Le Sexe et le Droit, Liber-Yvon Blais, Montreal, Québec, 2001.

    Kinh Thánh Trọn Bộ, Ṭa Tổng Giám Mục Thành Phố Hồ Chí Minh, 1998.

    Lăo Tử Đạo Đức Kinh, Nghiêm Toản dịch thuật, Cơ sở Xuất Bản Đại Nam tái bản tại Hoa Kỳ

    Lao Tseu et Le Taoisme, Max Kaltenmark, Robert Lafont, Paris 1974.

    Lao-Tzeu La Voie et sa Vertue, Tao-Tê-king, Francois Houang et Pierre Leyris, Seuil, Paris 1979.

    Larre, Desclée de Brouwer Bellamin, Paris 1977.

    The Tao of Power, R.L.Wing, Doubleday & Compagny, Inc, New York 1986.

    Wassily Kadinsky, Du Spirituel dans l’art et dans la peinture en particulier, Folio Essai, Paris 1989.

    Marie Cardinal, Autrement dit, Grasset, Paris 1977.

    Trinh Thị Minh Hà, LInnécriture: Féminisme et Litté, L’Innécriture: Féminisme et Littérature, French Forum,

    Simonne de Beauvoir, Le Deuxième Sexe, NRF, Paris 1974.

    Elisabeth Badinter, L’un est lỂautre, Odide Jacob, Paris 1986.

    Michèle Aumont, LAventure Hommes-Femmes à la croiséle Aumont, L’Aventure Hommes-Femmes à la croisée

 

Lê PHỤNG

 

 


 

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


Thư Viện Hoa Sen

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng