Tháng 06-2012
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám
Viet Nam The Real Story Videos
Chiến Tranh Việt Nam Videos
Sức Mạnh Chính Nghĩa Videos
Hải Chiến Hoàng Sa Videos
http://archive.org/stream/causesoriginsles00unit#page/280/mode/2up
http://openlibrary.org/books/OL23285197M/Causes_origins_and_lessons_of_the_Vietnam_War.
OSS và Hồ Chí Minh -
Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật
Tác giả : Dixee R. Bartholomew - Feis
Dịch giả : Lương Lê Giang
Thomas Allison và Đàm Quang Trung
Trong khi tán thành đề nghị giúp đỡ nhân dân Đông Dương, Nhật vẫn duy tŕ quan điểm thực tế - độc lập cho từng khu vực của Đông Dương sẽ được quyết định trên cơ sở "riêng rẽ" và chỉ "tới mức chúng không cản trở các chiến dịch quân sự".
Tại Huế, Yasutai, một cơ quan bí mật nhỏ kiểm soát công tác t́nh báo cho Nhật, chịu trách nhiệm về Chiến dịch MEIGO và "giải cứu" Hoàng đế Bảo Đại cùng vợ ông ta khỏi tay chính quyền Pháp. Vợ chồng ông hoàng bị nhận diện và cầm giữ trên đường về nhà từ một chuyến đi săn và được đưa "trở lại hoàng cung an toàn". Người Nhật "dường như lo ngại rằng Bảo Đại có thể bị đưa đi bởi các nhóm khác và sau đó sẽ lập ra một tổ chức hùng mạnh chống Nhật với ông ta là nhà lănh đạo tượng trưng của quốc gia". Tất nhiên Nhật không hề muốn điều đó xảy ra. Với việc hoàng đế "an toàn" ngoài tầm tay người Pháp, họ cổ vũ ông ta tuyên bố "độc lập cho An Nam", bao gồm cả Bắc và Trung Kỳ, nhưng không có thuộc địa sinh lợi cao ở miền Nam, Nam Kỳ. Việc này làm ngạc nhiên nhiều người Việt chống Nhật. Họ hy vọng chú của Bảo Đại hoàng thân Cường Để, sẽ được mời lên ngai vàng. Những người Việt Nam theo phong trào đ̣i độc lập liên minh với Nhật phản đối việc chọn Bảo Đại và buộc tội ông ta phục vụ cho Pháp. Tuy đ̣i hỏi này có thể đúng, nhưng những người ủng hộ Bảo Đại cũng có thể chống lại bằng cách kết tội Cường Để phục vụ cho những ông chủ Nhật của ḿnh.
Ông hoàng Cường Để, "người dẫn đầu cuộc đua không chính đáng giành ngôi báu", đă di cư sang Nhật từ đầu những năm 1900. Quan hệ của ông ta với Nhật trên thực tế là độc nhất vô nhị. Khi ở Tokyo, ông ta được cho là đă nhận một cậu bé Việt Nam sinh tại Nhật làm con nuôi. Gă con nuôi này sau đó đă "trở thành đại tá Sibata trong quân đội Nhật" và là một trong số những nhà lănh đạo cuộc xâm lược Đông Dương của Nhật. Tại xứ Mặt trời mọc, Cường Để đảm dương cương vị lănh đạo Việt Nam Quang Phục Hội theo lời mời của nhà ái quốc Việt Nam Phan Bội Châu. Quang phục Hội do Phan Bội Châu thành lập năm 1912 với tư cách là một "phong trào dân tộc ủng hộ chế độ quân chủ" và trở thành "tổ chức cơ bản thân Nhật của người Việt Nam" trong Chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1943 kempeitai sử dụng Quang phục Hội để mộ lính cho lực lượng quân đội bù nh́n của họ. Nếu thực sự con nuôi của Cường Để là đại tá trong quân đội Nhật, th́ nhiệm vụ này có thể rất dễ dàng. Vào giữa năm 1944 t́nh báo OSS báo cáo rằng Cường Để có 7 thuộc hạ cùng ông ta ở Nhật và hơn 50 thuộc hạ khác ở Đài Loan.
Bên cạnh tiềm lực, Cường Để cũng có những bất lợi dễ nhận thấy: ông ta đă già và sống xa tổ quốc hầu hết thời trai trẻ. Hy vọng giành được sự ủng hộ của nhân dân và sự ổn định cho tân chính quyền "độc lập" của Bảo Đại, Nhật quyết định không đưa Cường Để từ Tokyo về An Nam trong tháng 3 năm 1945 v́ cảm thấy "nguy cơ bùng nổ t́nh trạng bất ổn ở địa phương".
Trong khi đó tại Việt Nam, những nhân vật cầm quyền khác cũng được "khích lệ" tuyên bố "độc lập" cho vương quốc của họ. Những kẻ được gọi là cố vấn Nhật đă đề nghị "hướng dẫn bí mật" cho quốc vương Lào và Campuchia như họ đă làm với Hoàng đế Bảo Đại. Trong mỗi trường hợp, cố vấn Nhật đến thăm nhà lănh đạo và tặng ông ta "bản tuyên ngôn độc lập" kèm theo tuyên bố sau: "Chúng tôi không hề ép buộc trong vấn đề này (tuyên bố độc lập) nhưng chấp thuận sẽ giảm tối đa đầu rơi máu chảy". Chẳng có ǵ ngạc nhiên, không lâu sau những chuyến viếng thăm của các "cố vấn", tất cả các vùng lănh thổ đều ra tuyên bố. Ngày 13 tháng 3 năm 1945, Quốc vương Norodom Sihanouk tuyên bố Campuchia độc lập. Ba tuần sau, Vua Sisavang Vong tuyên bố Lào thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Sau hai tuyên bố này, ngày 11 tháng 3 đến lượt tuyên bố của Bảo Đại, chấm dứt hơn 70 năm thống trị của thực dân Pháp.
Tại Việt Nam, mặc dù chính quyền Bảo Đại bị phỉ nhổ ở khắp nơi không hơn ǵ một chế độ bù nh́n, nhưng vài tháng tồn tại của nó dưới cái ô của Nhật lại khá quan trọng. Với việc thành lập chính quyền địa phương, cái tên "Việt Nam" đă quay trở lại. Trong tuyên bố độc lập, Bảo Đại đă băi bỏ hiệp ước bảo hộ Pháp - An Nam và tuyên bố rằng Chính phủ Việt Nam "giành lại quyền độc lập của ḿnh". Từ nay về sau, những thuật ngữ của người Pháp như "An Nam" sẽ được thay bằng "Việt Nam" và "người Việt Nam" sẽ thay cho người An Nam", cái tên trong một thời gian dài được xem như một điều xúc phạm. Hành động đơn giản này, một trong số rất ít thành tích của Bảo Đại, báo hiệu cảm giác đă được thức tỉnh của ông ta về tư thế của dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, phải thừa nhận là mặc dù Bảo Đại từ chối phụ thuộc vào Pháp, nhưng ông ta lại chấp nhận phụ thuộc vào Nhật. Cách nhận thức này đă làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của triều đ́nh. Thông điệp độc lập của Bảo Đại không cái thiện được t́nh h́nh. Ông ta tuyên bố:
Đông Dương sẽ cố phát triển ḿnh để xứng đáng với vị thế là một quốc gia độc Lập. Theo tuyên bố của Khối Đại Đông Á, Đông Dương là một bộ phận của khối này, bởi vậy nó phái tập hợp sức mạnh của ḿnh để giúp cho sự thịnh vượng chung. Hoàn toàn tin tưởng vào sự chân thành của đế quốc Nhật Bản, Chính phủ Đỏng Dương đă quyết định hợp tác với Nhật và nguyện hiên dâng tất cả của cải của quốc gia để phân đấu cho mục đích chung.
Trong nghiên cứu chính quyền Bảo Đại, học giả Bùi Minh Dung đă đi đến kết luận rằng đối với Bảo Đại, "ngay cả một nền độc lập trên danh nghĩa cũng có thể tận dụng được nhiều hơn là không có độc lập". Trong cuốn hồi kư xuất bản năm 1980, Bảo Đại quả quyết rằng ông ta "chấp nhận độc lập" mà không hề tin tưởng vào mỹ từ của GEACPS.
Có lẽ không ai nhận ra thực tế của t́nh h́nh hơn chính người Nhật. Mặc dù họ dự định sử dụng tân chính phủ cho t́nh trạng tài chính của Đế quốc Mặt trời mọc, nhưng cố vấn cấp cao Yokoyama Masayuki và những người khác đă kết luận rằng họ phải phục hồi h́nh ảnh của Bảo Đại để làm cho ông ta có vẻ là một nhà lănh đạo Việt Nam hơn là một con rối của Nhật Bản.
Người Nhật, ở một giới hạn nào đó, đang chuẩn bị cho khả năng xâm lược của Đồng Minh. Ngày 12 tháng 3, các nhà ngoại giao và quan chức quân sự Nhật nhóm họp tại Băng Cốc đă thông báo "Chính sách khẩn cấp cho Burma, Thái Lan và Đông Dương" cho Tokyo bằng điện tín. "Để đối phó với những t́nh huống xấu nhất", bức điện viết, "chúng tôi lên kế hoạch cổ vũ càng nhiều càng tốt những cuộc nổi dậy của các sắc tộc địa phương khác nhau và biến khu vực này thành cơ sở chiến đấu ṿng ngoài ở mức độ tối đa, qua đó làm giảm đi gánh nặng pḥng thủ của chính chúng ta. Đến lúc đó, chúng ta phải tăng cường nỗ lực để kiểm soát thái độ tinh thần của các sắc dân địa phương và khơi dậy t́nh cảm thân Nhật". Mặc dù Bảo Đại bấy giờ là người đứng đầu không bị tranh chấp của triều đ́nh trong một "quốc gia" mới, nhưng Nhật đă khuyến khích ông ta lập ra một tân nội các với Trần Trọng Kim được họ chọn cho vị trí thủ tướng. Dù Trần Trọng Kim được "khắp nơi tôn trọng v́ sự uyên bác của ông ta và cách thức mà ông ta quản lư các trường công ở Hà Nội", nhưng Kim vẫn c̣n quá ít kinh nghiệm chính trường. Nổi tiếng v́ ư thức dân tộc, nếu ở vào thời kỳ khác và một nơi khác có lẽ ông ta trưởng thành được trong vị trí của ḿnh, tuy nhiên, tháng 3 năm 1945 Trần Trọng Kim đă phải đối mặt với t́nh thế cực kỳ khó khăn. Người ta nói, Hoàng đế Bảo Đại đă bảo Kim, "trước đây chúng ta bị phụ thuộc. Bây giờ chúng ta đang có cơ hội, dẫu rằng chưa được độc lập hoàn toàn. Nhưng chúng ta cần chứng tỏ ḿnh có đủ tư cách được hưởng độc lập. Nếu chúng ta thất bại trong việc thành lập nội các th́ người Nhật sẽ nói rằng chúng ta không có năng lực và chắc chắn họ sẽ thiết lập sự cai trị bằng quân sự, điều đó sẽ rất bất lợi cho đất nước chúng ta".
Dù chỉ duy tŕ độc lập trên danh nghĩa nhưng chính phủ của Trần Trọng Kim đă có bước đi quan trọng đầu tiên hướng về một nước Việt Nam độc lập, trong đó có Việt Nam hoá một phần chính quyền thuộc địa Pháp, đàm phán chính thức hợp nhất lănh thổ đất nước bao gồm Nam Kỳ là một bộ phận của Việt Nam, khuyến khích sự tham gia của các đảng phái chính trị, tiến hành cải cách giáo dục và nâng tiếng Việt lên thành ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong nhà trường và công sở. Trong thời gian tồn tại của chính phủ Trần Trọng Kim, sự tham gia của quần chúng vào tất cả các loại h́nh hội họp, dù là chính trị, văn hoá hay tôn giáo, đều được khuyến khích - đây là một thay đổi lớn lao xét về việc hạn chế hà khắc những cuộc tụ họp dưới thời Pháp thuộc. Mặc dù Nhật đă cho phép những cải cách tương đối có mức độ nhưng dĩ nhiên Trần Trọng Kim hiểu rơ hàm ư trong sự giúp đỡ của Nhật đối với chế độ của ông ta và chấp nhận rằng chính phủ của ông ta sẽ sụp đổ bởi chiến thắng của Đồng Minh. Năm 1949, nh́n lại nhiệm kỳ ngắn ngủi chỉ vỏn vẹn 5 tháng của Kim, đánh giá của ông ta về Nhật trong Chiến tranh thế giới 2 đă không c̣n tích cực như trước:
Từng là một nước có cùng văn hoá Đông Á nhưng sau đó đă cho phép Âu hoá, Nhật Bản sử dụng những biện pháp hiểm độc để mở rộng sự thống trị của Thiên Hoàng. Trước đó Nhật đă thôn tính lănh thổ Triều Tiên và Măn Châu, và sau này lại muốn xâm lược Trung Quốc và các nước châu Á khác bị người châu Âu chiếm đóng. Mặc dù sử dụng các khẩu hiệu như "liên minh và cùng chủng tộc" và nhân danh "giải phóng các dân tộc bị áp bức", mưu đồ đen tối của Nhật và kéo tất cả lợi ích về cho ḿnh. V́ vậy quan điểm chính trị của họ đầy mâu thuẫn. Lời nói của họ không đi đôi với việc làm. Họ sử dụng những mỹ từ nhân đạo để nhử mọi người vào bẫy làm cho họ dễ bề cai trị hơn. Những ǵ họ làm, trên thực tế chỉ phục vụ lợi ích của chính họ chứ không mảy may v́ công lư.
2. T́nh h́nh nước Mỹ
Như hầu hết người Mỹ, Franklin D. Roosevelt ít quan tâm hoặc biết đến Đông Dương thuộc Pháp trước khi Chiến tranh thế giới 2 bùng nổ. Đầu thế kỷ mới, ngay cả những người Mỹ có học vấn cao, dạn dày kinh nghiệm quốc tế như Roosevelt vẫn dành mối quan tâm hàng đầu cho châu Âu - nơi vẫn được nhiều người xem như trung tâm đích thực của tầng lớp quyền quư - hay khu vực Mỹ Latin kế bên. Mối quan tâm đến những vấn đề quốc tế của Roosevelt sớm được thấm nhuần nhờ cha mẹ ông, "những nhà quư tộc của thung lũng sông Hudsson". Và trong thời gian theo học ở Groton, nơi thầy hiệu trưởng dạy các tṛ rằng người Mỹ có đặc quyền cần phải tham gia làm giảm những tai ương của quốc gia và quốc tế những bài học của thầy hiệu trưởng đă ăn sâu vào thế giới quan của chàng trai Franklin, người được nuôi dưỡng trong một gia đ́nh nổi tiếng v́ ư thức bẩm sinh giữ trọng trách càng cao trách nhiệm càng nặng nề; đặc biệt là người anh họ Theodore Roosevelt của Franklin luôn bảo vệ chính nghĩa trong suốt sự nghiệp của ḿnh.
Cho dù kinh nghiệm của Franklin Roosevelt ở nước ngoài chủ yếu chỉ giới hạn trong tầng lớp tinh hoa Tây Âu, nhưng ông đă tham gia tranh luận tại Groton tập trung vào vấn đề "thôn tính Hawaii, trách nhiệm của Anh và Mỹ về sự toàn vẹn lănh thổ của Trung Quốc, độc lập của Philippines và chiến tranh của người Boer". Roosevelt và những người cùng thời với ông dĩ nhiên hiểu được những tranh căi về chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc phụ thuộc từng lan rộng trong thời thanh niên của ḿnh. Các ư kiến thay đổi từ quan điểm của Mark Twain rằng chủ nghĩa đế quốc sẽ để lại nước Mỹ "tâm hồn tràn đầy sự hèn kém, túi căng phồng những đồng tiền bẩn thỉu và cái miệng đầy đạo đức giả", đến tuyên bố của Thượng nghị sĩ tiểu bang Indiana Albert Beveridge rằng người Mỹ là "dân tộc được lựa chọn" từ trước bởi thượng đế "để lănh đạo trong cuộc hồi sinh thế giới"; và những tranh căi xuyên qua xă hội Mỹ lúc chuyển giao thế kỷ đă đưa Roosevelt đến hai khía cạnh của một vấn đề mà ông sẽ phải giải quyết trong nhiệm kỳ tổng thống của ḿnh.
Sau khi tốt nghiệp trường Groton, Franklin đến Harvard và trường Luật Columbia. Năm 1907, ông thực hành nghề luật tại phố Wall và mơ ước được làm chính trị theo gương người anh họ Theodore. Khát vọng của ông nhanh chóng trở thành hiện thực: ông được bầu vào Thượng viện tiểu bang New York năm 1910, và sau đó được bổ nhiệm làm trợ lư hải quân trong chính quyền của Woodrow Wilson. Là một người khát khao hải quân, Roosevelt ủng hộ chi tiêu nhiều cho hạm đội và thúc giục tân tổng thống khẳng định sức mạnh Mỹ với cả Nhật Bản và Mexico. Sử gia của tổng thống, Robert Dallek viết:
"Tính chiến đấu của Roosevelt là sản phẩm không chỉ của khát vọng giành được danh tiêng và thần tiên trong sự nghiệp chính trí của ông, mà c̣n là cam kết ngay thẳng của ông đối với những ư tưởng mà ông đă học được trong những năm trước đó, và bây giờ chia sẻ với giới ngoại giao, (quân sự và chính trị mà ông cùng cộng tác ở Washington. Giống như họ, ông tin rằng vai tṛ to lớn của nước Mỹ trong các vấn đề quốc tế sẽ phục vụ cả hạnh phúc dân tộc lẫn nhu cầu của những dân tộc chậm tiến trên toàn thế giới".
Đối với hầu hết người dân Việt Nam, cuộc sống dưới triều đại mới Bảo Đại - Trần Trọng Kim chẳng khá lên được bao nhiêu. Đại bộ phận viên chức cấp thấp người Pháp và người Việt đă quay lại làm việc sau Chiến dịch MEIGO. Các cơ sở kinh doanh và công sở nơi thành thị mở cửa trở lại và cuộc sống ở cả thành thị lẫn nông thôn tiếp tục trôi đi. Mặc dù đă được "giải phóng", nhưng nhiều người Việt Nam vẫn không có thiện cảm và e ngại Nhật, những kẻ rốt cuộc lại là thế lực áp bức khác. Trên thực tế, Hoàng Xuân Hăn, Bộ trưởng Giáo dục Quốc dân trong chính phủ Trần Trọng Kim, nhớ đă nói với tướng Mordant vào giữa năm 1944 rằng "nhân dân Việt Nam thà được Pháp ban cho độc lập c̣n hơn là để Nhật làm việc đó".
Tuy nhiên, khi t́nh h́nh xảy ra, Nhật đă cơ bản thay đổi thái độ và nhiều người Việt Nam đă nh́n nhận Pháp trên những phương diện mới. Trong tác phẩm viết về gia đ́nh ḿnh có tựa đề Cây liễu linh thiêng: Bốn thế hệ trong đời một gia đ́nh Việt Nam, Dương Văn Mai Elliott đă gọi lại những trải nghiệm của cha bà vào ngày sau đảo chính. Cha của Elliott, Dương Thiệu Chi, là một viên quan thành đạt làm việc cho chính quyền thực dân Pháp, "chưa bao giờ nghĩ sẽ có lúc một dân tộc châu Á lại có thể đánh đổ người Pháp và thoát khỏi ách thống trị của họ". Dương Thiệu Chi đang dự họp cùng ngài thủ hiến th́ công sứ Pháp "ào vào pḥng" cho biết quân Nhật đang đuổi theo ông ta và cầu xin được giúp đỡ. Elliott viết rằng trước khi cha bà "có thể b́nh tĩnh lại do bị sốc khi phải chứng kiến một người Pháp quá khiếp đảm cầu xin cứu giúp", th́ một viên đại uư Nhật xuất hiện. Người Nhật cúi chào họ rất lịch sự đoạn tiến thẳng về phía người Pháp". Hai quan chức người Việt "không dám can thiệp" khi viên đại uư "dùng đốc kiếm của y đánh tới tấp vào đầu ngài công sứ pháp".
Cho dù nhiều người rơ ràng đă vui mừng trước cảnh người Pháp bị Nhật làm nhục, nhưng một số như Dương Thiệu Chi cảm thấy rằng vị thế của họ trở nên khó khăn hơn. "Với việc không c̣n Pháp làm tấm b́nh phong nữa", Elliott diễn tả, "cha tôi bị đẩy ra mặt đối mặt với họ (người Nhật) ông nhận thấy các viên chức mà ông tiếp xúc đều có giáo dục và nhă nhặn, nhưng cũng rất tàn nhẫn khi cưỡng bức thi hành những yêu sách của họ về lương thực và lao động, đồng thời cũng nhẫn tâm trước những tác động mà những yêu sách đó gây ra cho người Việt Nam".
Lệnh trưng thu liên tục thóc gạo của Nhật tại Việt Nam, kết hợp với những yếu tố khác, đă gây ra nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Những đ̣i hỏi quá lớn về gạo của Nhật, sự phá huỷ các tuyến đường sắt và vận tải ven biến do những đợt ném bom của Đồng Minh gây ra, thêm vào đó là nạn lụt dữ dội và những cơn băo có sức tàn phá mạnh đă đẩy nông dân vào cảnh khốn cùng. Bắt đầu từ năm 1941, nạn đói tiếp tục trở nên tồi tệ hơn sau đảo chính. Mặc dù các quan chức Nhật tại Việt Nam đă báo cho Tokyo rằng "tựu chung giá cả không tăng đáng kể và đời sống kinh tế của người dân hầu như không thay đổi", nhưng họ đă không đả động ǵ đến thực tế đáng sợ của t́nh h́nh. Với sự thiếu gạo nghiêm trọng, giá cả đă tăng chóng mặt. Vào thời gian xảy ra đảo chính, giá cả ở Hà Nội đă tăng gấp 5 lần so với 5 năm trước khi Nhật đến Việt Nam. V́ vậy nói rằng "đời sống kinh tế của người dân hầu như không thay đổi" chính xác một cách đau ḷng: người Việt vẫn chết hàng ngày v́ đói và thiếu đinh dưỡng. Vậy mà, như Elliott mô tả, "hàng ngày các quan chức Nhật vẫn đến để đốc thúc các yêu cầu của họ. Chúng muốn nhiều gạo hơn ngay khi người dân đang chết đói".
Khi người Việt khảo sát cuộc sống của họ đầu mùa xuân năm 1945, cuộc sống dường như không tốt hơn dưới thời Pháp thuộc. Người nghèo vẫn hoàn nghèo, nhiều người đă trở nên cơ cực bởi ảnh hưởng của nạn đói vẫn tiếp tục cướp đi mạng sống của những thành viên yếu nhất trong xă hội. ḷng dân vẫn tiếp tục phải è cổ nộp thuế thóc gạo - cái giờ đây đă trở nên quư hơn vàng. Họ tiếp tục phải tuân lệnh một tên chủ ngạo mạn và thường tàn bạo. Chỉ có khuôn mặt chủ nhân là thay đổi. Rất ít người trong giai cấp trung lưu hoặc tinh hoa thấy số phận của ḿnh được cải thiện sau đảo chính. Giống như Dương Thiệu Chi, phần lớn quan lại thi hành những chức năng như dưới thời Pháp thuộc. Có rất ít người Việt Nam thân Nhật như vài thành viên của Quang phục Hội - những kẻ kiếm chác được. Thậm chí c̣n có thể biện luận rằng chính quyền Bảo Đại - Trần Trọng Kim cũng chẳng được lợi lộc ǵ. Cùng với thất bại của Nhật, những người này được gọi là những kẻ cộng tác và ít người có được một sự nghiệp tiếng tăm tại Việt Nam.
Tất nhiên có những quan điểm khác nhau về đóng góp của chính phủ Trần Trọng Kim và tầm quan trọng của "nền độc lập dưới ách cai trị của Nhật. Vũ Ngự Chiêu kết luận rằng sau đảo chính đă "bùng phát cơn sốt độc lập", khi hai tiếng "độc lập" có một hiệu quả nhiệm mầu làm thay đổi thái độ của tất cả mọi người. Với tư cách là một nhân chứng, ông viện dẫn một tờ báo xuất bản bằng tiếng Việt tại Hà Nội, chủ bút báo này viết: "Chúng ta đang bước vào một giai đoạn lịch sử mới. Việc quân Nhật nổ súng tại đây đêm 9 tháng 3 năm 1945 đă cáo chung cuộc sống nô dịch hoá kéo dài gần một thế kỷ dưới ách thống trị bạo ngược của Pháp. Từ nay trở đi, chúng ta được phép định đoạt cuộc sống đích thực của chính ḿnh". Nhà sử học David Marr kết luận rằng từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1945 "nhiệt huyết ái quốc và ḷng tận tuỵ tăng cao chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam như thể từng cá nhân và cả dân tộc đă tái sinh". Các báo cáo t́nh báo năm 1945 xác nhận một quan điểm bi quan hơn: "Hầu hết mọi người", một báo cáo viết, vẫn "hoàn toàn thờ ơ với sự giải phóng mới mẻ của họ, (và) đeo đuổi cùng một loại cuộc sống đă từng được ban cho họ dưới ách thống trị của Pháp. Nhưng những người khác (phần lớn là người An Nam) đă vỡ mộng về mức độ độc lập mà Nhật đưa ra". Có lẽ nhà sử học Bùi Minh Dung đă tổng kết t́nh h́nh tốt nhất. "Tại Việt Nam", ông viết, "một chế độ chấp nhận, nhượng bộ hay có được sự tồn tại của nó nhờ sự hiện diện trong nước của quân đội nước ngoài gần như không được đa số người dân xem là độc lập thực sự".
Trong những ngày sau đảo chính, Nhật dàn xếp một cấp độ kiểm soát mới. Người Pháp ở Đông Dương phẫn uất v́ sự đối xử của Nhật và thái độ của người Việt mà lâu nay họ vẫn coi không hơn ǵ đầy tớ. Kháng chiến Pháp, đặc biệt là những kẻ đă tái tập hợp tại Trung Quốc, t́m cách trở lại Việt Nam dưới cờ Đồng Minh và sức mạnh của vũ khí. Người Việt Nam t́m cách thoát khỏi t́nh trạng cùng khổ, và ở miền Bắc, một vị cứu tinh hợp lư, Việt Minh, dường như đang giành được động lực thúc đẩy tiến tŕnh phát triển. Cuối cùng, người Mỹ tiếp tục tiến hành chiến tranh trên Thái B́nh Dương. Nhằm mục đích đó, OSS tại mặt trận Trung Quốc đă t́m một biện pháp mới, hiệu quả để thu thập tin t́nh báo và hỗ trợ nỗ lực chiến tranh. Harry Bernard và điệp viên OSS Charles Fenn cố t́m những ǵ c̣n tồn tại của mạng lưới t́nh báo GBT và sử dụng mọi biện pháp cần thiết để xây dựng lại mạng lưới này.
Kết quả của cuộc đảo chính do Nhật tiến hành đă buộc cả ba lực lượng cuối cùng - Việt Minh, OSS và GBT sát cánh bên nhau để đánh bại kẻ thù chung và tống cổ chúng ra khỏi Đông Dương. Tuy nhiên, câu hỏi liệu họ có được phép làm thế hay không vẫn c̣n để ngỏ.
Chú thích:
(1) Đôi khi viết là ULTRA: Tin tức t́nh báo cấp độ cao từ các nguồn được giải mă.
6. Sau đảo chính: Tháng 3 và 4 năm 1945
Sau cuộc đảo chính của Nhật, OSS và GBT phải vật lộn t́m kiếm những cách thức mới để thu thập tin tức t́nh báo tại Đông Dương. Dù OSS và GBT có mối quan hệ căng thẳng ngay từ thời điểm biết nhau nhưng sự tham gia của Charles Fenn vào GBT đă tạo ra một kết nối quan trọng giữa hai tổ chức này, nếu không phải là những kết quả mà một trong hai bên lường trước được.
OSS vẫn nản ḷng v́ khó tiếp cận được với người của GBT và việc nó không thể kiểm soát được nhóm này. Đặc biệt, Lawrence Gordon và Harry Bernard tiếp tục bị chọc tức bởi những nỗ lực không ngừng của OSS nhằm kiểm soát họ và bằng những khoản trợ cấp ít ỏi mà tổ chức của Bill Donovan "phân phối". Dù OSS và GBT đều khó chịu nhưng cả hai bên cảm thấy sự cấp bách rơ rệt của công tác t́m kiếm những nguồn thông tin mới khi mà tác động của Chiến dịch MEIGO trở nên rơ ràng hơn. Trong những ngày sau đảo chính, cả hai tổ chức này nhanh chóng rà soát lại những lựa chọn của họ. Trái ngược với vẻ bề ngoài, mạng lưới của GBT không hoàn toàn sụp đổ, mặc dù Bernard và Fenn phải bắt đầu thiết lập lại nó với rất ít thông tin về t́nh h́nh của các điệp viên của họ tại Việt Nam. C̣n với OSS, các điệp viên người Pháp dường như vân là lựa chọn khả thi. Đội Gorrilla đă nhảy dù vào vị trí quân Pháp rút lui, và Trung uư Ettinger đă có quan hệ với lực lượng của Sabattier. Nhưng với thực tế người Pháp rơ ràng đă bị đẩy xa hơn khỏi cuộc chơi, OSS buộc phải t́m những nguồn thông tin khác từ bên trong Việt Nam.
Trong tiểu sử Hồ Chí Minh và trong chính hồi kư của ḿnh, Charles Fenn đă nhớ lại "những lời yêu cầu" khẩn thiết của cả Wedemeyer và Hải quân Mỹ vào ngày sau đảo chính.
Cả Wedemeyer lẫn Hải quân Mỹ đều lặp lại rằng họ cần các báo cáo thời tiết và thông tin về các mục tiêu, lực lượng pḥng không và hoạt động chuyển quân của Nhật. Fenn sau đó được chỉ thị phải khởi động mạng lưới t́nh báo mới, sử dụng "người bản xứ nếu cần thiết!". Fenn đă suy tính về lựa chọn này, nhưng với ông điều khó xử không phải là liệu có nên sử dụng "những người bản xứ" hay không, mà là sử dụng những người bản xứ nào: "Trời mới biết có thể tin ai đó", ông tuyên bố.
Chắc chắn GBT không phải nhóm đầu tiên và cũng không phải nhóm cuối cùng quả quyết rằng không thể tin được người Đông Dương. Nhưng Fenn đă đi tới kết luận này dựa trên kinh nghiệm tập hợp thông tin t́nh báo trước đó của ḿnh. Tháng 11 năm 1944, Fenn công bổ một tài liệu cho OSS có tên "Đông Dương thuộc Pháp - Tin tức t́nh báo về quyền lợi đặc biệt đối với MO". Trong báo cáo này Fenn tập trung chủ yếu vào người Nhật, người Pháp và t́nh h́nh tổng thể tại khu vực, nhưng ông cũng b́nh luận về người Việt Nam nữa. Theo ông, vào thời điểm đó, "người bản xứ" không "đặc biệt chống Nhật". Nhưng họ cũng nhận ra rằng người Nhật phải "chịu trách nhiệm về nạn khan hiếm hàng hoá, thuế má cao và các cuộc tấn công của quân Đồng Minh, bất chấp những luận điệu khôn ngoan của Nhật nhằm gắp lửa vào tay Pháp". Hơn nữa, Fenn báo cáo rằng "không thể bỏ qua nhận xét của người Pháp và người An Nam rằng về mọi mặt Nhật Bản đều thua kém Mỹ, cả về nguyên liệu và sản xuất thành phẩm. Điều này làm dấy lên thái độ "Làm sao người Nhật có thể chiến thắng với năng lực kém hơn như vậy?" Mặc dù điều này có thể lư giải cho tỷ lệ thành công thấp của người Nhật trong nỗ lực lôi kéo người Đông Dương vào sự nghiệp của họ nhưng Fenn đă đi đến một kết luận khác. Ông phát biểu một cách đơn giản rằng người Nhật thất bại v́ "Người An Nam không muốn làm ǵ liên quan đến chiến tranh". Dựa trên giả định này, không khó để hiểu được sự dè đặt của Fenn trong sử dụng các điệp viên người Đông Dương.
Không có dấu hiệu nào cho thấy quan điểm của Fenn thay đổi trong hai tháng tiếp đó. Tuy nhiên, theo đề xướng của OSS tại Côn Minh, Fenn đă chất vấn "Jo-Jo", một điệp viên người Hoa của GBT, về khả năng sử dụng người Việt Nam "thâm nhập vào Đông Dương cùng điện đài". Không hề ngạc nhiên, Jo-Jo đáp rằng có lẽ họ nên t́m một số người Hoa làm việc này. "Thậm chí nếu có người An Nam sử dụng được điện đài th́ chúng ta cũng không nên dùng họ", Jo-Jo nói. "Trước đây chúng ta đă thử làm việc này v́ lợi ích của chính ḿnh, thậm chí c̣n trang bị vũ khí cho họ. Nhưng khi chúng ta một lần nữa đồng ư công nhận Pháp là một cường quốc với nhà lănh đạo là de Gaulle, th́ chúng ta cũng phải chấp nhận không trợ giúp người An Nam".
Khi Fenn cân nhắc vấn đề t́m kiếm những điệp viên thích hợp trong những ngày sau cuộc đảo chính của Nhật, trong óc ông chợt loé lên câu chuyện mà Frank Tan đă kể cho ông vài tháng trước đó. Theo lời Tan, một phi công Mỹ - trung uư Rudolph Shaw, đă được "một số người An Nam" giải cứu khi máy bay của anh này rơi xuống Bắc Kỳ. Rơ ràng, Shaw đă được một người tên Hồ và cộng sự trẻ hơn của ông hộ tống tới Côn Minh. Fenn đă đặc biệt ấn tượng khi được kể lại rằng ông Hồ từ chối tiền thưởng và mong muốn của ông được gặp Chennault "chỉ v́ ḷng tôn kính". Nhưng Fenn không có may mắn nghe tiếp câu chuyện về ông Hồ bí ẩn đó. Rồi ông được biết Shaw sau đó đă hồi hương trong khi ông Hồ và cộng sự cũng ra đi. Dù hơi thất vọng, nhưng khi nghe câu chuyện này vào tháng Giêng năm 1945, Fenn cũng không cần quá bận tâm tới việc tiếp cận người Việt Nam: Vào tháng Giêng cuộc đảo chính của Nhật chưa xảy ra và mạng lưới của GBT vẫn c̣n mạnh. Tuy nhiên, sau đảo chính, câu chuyện về người đàn ông tên Hồ luôn ám ảnh tâm trí Fenn.
Trong khi đó, v́ mất liên lạc với người Pháp ở Đông Dương, OSS tại Côn Minh cũng bắt đầu t́m kiếm những con đường mới để tiếp cận thông tin trong khu vực này. Dù bị hạn chế hơn GBT bởi các quy định quan liêu cấm không cho dính líu tới Đông Dương, nhưng OSS đă từng làm việc với các điệp viên Việt Nam một cách hạn chế sáu tháng trước cuộc đảo chính. Chịu trách nhiệm trước tiên về những mối liên hệ này là thiếu tá Austin Glass. Như sẽ được nhắc lại, mối quan hệ của Glass với Fenn và GBT có phần căng thẳng, v́ cho dù Glass không ngớt lời ca ngợi GBT, nhưng Fenn và Gordon vẫn tin rằng ông đang ngầm phá hoại mạng lưới của họ. Mỉa mai thay, mặc dù Glass không có vẻ như đang cố gắng làm điều đó nhưng chính sự cộng tác của ông với các điệp viên người Việt hơn là bất cứ nỗ lực nào nhằm phá các điệp viên người Pháp của GBT, đă mang lại cho OSS một lợi thế t́nh báo hơn hẳn GBT. Ba mươi năm lăn lộn tại Đông Dương và thông thạo cả tiếng Pháp và Việt của Glass đă khiến ông trở thành đại diện lư tưởng để t́m kiểm các điệp viên người Việt. Trên thực tế trong nhật kư công tác tại OSS của ông đề ngày mùng 2 tháng 9 năm 1943, Glass được giao nhiệm vụ "t́m kiếm các điệp viên chiến trường để tung vào Đông Dương và duy tŕ mối quan hệ mật thiết với các tổ chức ngầm của Pháp và của người bản xứ".
Hè - thu năm 1944, Glass đă t́m được 35 điệp viên người Việt. Một điệp viên có tên là "George", một thành viên xuất chúng của cộng đồng người Việt tại Côn Minh, cùng hai người khác được đưa tới Tsingtsi, cách Cao Bằng không xa. George được coi là có giá trị đặc biệt bởi mạng lưới bạn hữu rộng khắp của anh tại Bắc Kỳ. Glass quả quyết rằng George đă tổ chức một cuộc họp tại Đông Dương với một số "người bạn" và hướng dẫn họ nhiệm vụ và loại thông tin phải thu thập.
Glass cũng lưu ư những khó khăn mà các điệp viên tham gia vào mạng lưới này, như George, có thể gặp phải. Chẳng hạn, các điệp viên "buộc phải di chuyển bằng đường bộ, từ cơ sở bí mật này tới cơ sở bí mật khác".
Glass thậm chí c̣n ấn tượng hơn với "Jimmy", được mô tả như một người Bắc Kỳ "không biết sợ" xuất thân từ một gia đ́nh giàu có. Được đào tạo tại Pháp, Jimmy đă đi khắp châu Á và, theo lời Glass, là "một người kháng Nhật kịch liệt và theo chủ nghĩa dân tộc An Nam mạnh mẽ". Hiển nhiên Jimmy khá nổi tiếng ở Bắc Kỳ và có thể liều lĩnh đi lại trong vùng. Glass công nhận rằng Jimmy đă "hoàn thành một số nhiệm vụ nguy hiểm", trong đó có việc anh đưa hai nữ nhân viên điện đài từ Nam Ninh tới Long Châu và qua biên giới vào Bắc Kỳ để vận hành "trạm điện đài" TR - I của chúng ta (OSS) tại vùng ven Hà Nội". Hai phụ nữ này được sĩ quan huấn luyện OSS mô tả là "cực kỳ thành thạo - nhanh nhẹn và chính xác". Khi ở Hà Nội, Jimmy có thể "thu thập các mẫu giấy tờ cá nhân, sách báo tiếng Pháp và tiếng Việt". Với sự giúp đỡ của Jimmy, 12 điệp viên mới người Việt đă được đưa tới Đông Dương trong tháng 7 năm 1944. Một nhóm 12 điệp viên nữa được đưa vào Bắc Việt Nam trong tháng 10. Cũng qua Jimmy, liên lạc với một điệp viên mới có mật danh là "Jean" được thiết lập. Người này theo Glass mô tả, có "mối quan hệ mật thiết với các du kích bản xứ tại hai tỉnh miền núi phía bắc Bắc Kỳ là Hà Giang và Yên Bái".
Tháng 10 năm 1944 Glass viết cho cấp trên của ḿnh, đại tá Hall, để hỏi thêm thông tin về việc huấn luyện thêm hai nhân viên điện đài người Việt, và lưu ư đại tá rằng hai người này đă chờ đợi từ tháng 8 để bắt tay vào "sự nghiệp của chúng ta". Ông báo cáo, các điệp viên đang làm việc cho ông ở ngoại ô Kweihsien phía Nam Trung Quốc đă bắt đầu gửi tin về từ ngày 13 tháng 10, và bổ sung, "những kết quả ban đầu có vẻ rất thú vị". Từ lá thư ngắn gọn của Glass, không thể biết rơ ông đă biết chính xác những ǵ về định hướng chính trị của các điệp viên của ḿnh. Trong thư gửi Hall, Glass chỉ viết rằng dù ông không biết tên hai người đang chờ huấn luyện nhưng có thể liên lạc với họ thông qua "Ông Phạm Việt Tú hay Phạm Minh Sinh". Mặc dù Glass hầu như không hoàn toàn coi trọng mối quan hệ với Phạm Việt Tú (bí danh Phạm Tuân) vào thời điểm đó, nhưng Tú không phải là một điệp viên b́nh thường. Ông là phái viên của Việt Minh cử tới phái đoàn Mỹ và Pháp tại Côn Minh.
Cho dù những mối liên hệ đầu tiên giữa Việt Minh và người Mỹ chỉ bắt đầu từ đầu tháng 12 năm 1942, khi Việt Minh tới Đại sứ quán Mỹ nhờ giúp giải thoát Hồ Chí Minh ra khỏi nhà tù Trung Quốc, nhưng kết quả chẳng đáng là bao.
Tuy nhiên, điều này không làm tiêu tan những hy vọng của Việt Minh. Với niềm hy vọng t́m được một luật sư đồng cảm tại Mỹ, Phạm Việt Tú rơ ràng đă theo dơi sát sao các phương tiện truyền thông và tiến tŕnh chính trị của Mỹ. Ngày 29 tháng 8 năm 1944, ông viết thư cho Thương nghị sĩ bang Kansas Arthur Capper cảm ơn ông ta v́ "đă quan tâm" tới Đông Dương. Trong thư Phạm Việt Tú nhắc đến một "thông điệp truyền cảm" của Capper mới được xuất bản, "kêu gọi thế giới chú ư tới cuộc kháng chiến dũng cảm của nhân dân Đông Dương chống lại quân xâm lược Nhật". Dù chỉ là một nhóm ít tiếng tăm trong chiến tranh, nhưng Việt Minh quan tâm đặc biệt đến các sự kiện thế giới bởi chúng có thể liên quan tới Đông Dương ở điểm nào đó trong tương lai gần.
Phạm Việt Tú đă thể hiện hiểu biết của ḿnh đối với các sự kiện thế giới khi viết cho Thượng nghị sĩ: "V́ ngài đă quan tâm đến đất nước chúng tôi, nên chúng tôi cảm thấy rằng ngài muốn biết thông tin về các sự kiện ở Đông Dương và đặc biệt là những phong trào trong một đất nước đang đấu tranh v́ các nguyên tắc tự do mà Liên Hiệp Quốc đă theo đuổi trong cuộc chiến chống lại chính thể bạo ngược". Dù Tú đă hứa rằng Việt Minh sẽ "tăng gấp đôi những nỗ lực (của họ)" chống lại quân Nhật bởi v́ họ "được khích lệ mạnh mẽ bởi ư nghĩ rằng những nỗ lực mà trong đó tổ chức (của họ) tham gia đă được ghi nhận trong ấn phẩm của Capperl", nhưng Việt Minh không thấy kết quả xác thực từ trao đổi thư từ của ông.
Sự kiện tháng 10 năm 1944 không khác những ǵ đă xảy ra năm 1942: Phạm Việt Tú có rất ít cơ may giao thiệp với cả người Mỹ và người Pháp Tự do tại Côn Minh - những kẻ thấy ông và tổ chức của ông khá tầm thường. Tuy vậy, ông đă giới thiệu cho Glass những điệp viên có thể cho rằng cũng là người của Việt Minh. Glass đă đích thân gặp một vài người trong số điệp viên này, cuộc gặp đă dẫn tới một trong những tuyên bố đáng quan tâm nhất của ông: "Đêm nay (14-10-1944)", ông viết, "tôi đang gặp thành viên nổi tiếng nhất của dân tộc này tại Trung Quốc". Các nhà sử học hiện đại có thể nghĩ ngay rằng đó là Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cuối tháng 9 năm 1944 Hồ Chí Minh đă quay trở lại Việt Bắc, khu giải phóng của Việt Minh ở phía bắc Bắc kỳ. Dù Glass có vẻ như đă gặp người mà ông gọi là "người An Nam thân thiện" th́ người ta vẫn chưa rơ cuộc gặp đó diễn ra ở đâu, khi nào và chính xác ai là người mà Glass đă gặp vào đêm 14-10-1944 đó.
Việc lập kế hoạch và công tác của Glass với người Việt Nam hầu như thuận lợi hơn bởi một giác thư của OSS viết vào tháng 10 năm 1943, chỉ một tháng sau bản nhật kư công tác của chính ông, chỉ thị cho ông "t́m kiếm" các điệp viên người Đông Dương cũng như người Pháp. Chủ đề đầu tiên của "Đề cương một kế hoạch cho Đông Dương" là tận dụng triệt để người Việt. Mục II của tài liệu này có tiêu đề "Chúng ta phải hoạt động bằng ǵ tại Đông Dương", nêu rơ:
May mắn thay, ở đó tồn tại một thứ vũ khí sẵn có dưới dạng Phong trào đ̣i độc lập của người An Nam, một trong những tổ chức mạnh mẽ và dữ dội nhất trên khắp châu Á. Phong trào này được biết đến trong quá khứ với hàng loạt các cuộc khởi nghĩa đẫm máu, sử dụng khủng bố như một vũ khí chính trị và một chương tŕnh phá hoại và kháng cự thụ động được thực thi một cách chu đáo và được tổ chức tốt… Người An Nam là những chiến binh dũng cảm, và năm 1918 hơn 50.000 lính An Nam ở mặt trận Tây Âu đă chứng tỏ những phẩm chất của ḿnh như mô tả của một nhà quan sát là "dũng cảm, thông minh, bền bỉ, kỷ luật, nhẫn nại, tham vọng và một quyết tâm giành chiến thắng".
Với những đặc trưng này, mục III của giác thư có tên "Người An Nam có thể làm ǵ cho chúng ta" bàn về giá trị riêng biệt của người Đông Dương đối với sự nghiệp của Đồng Minh. Dù tác giả OSS của giác thư đă thêm thắt một số khía cạnh nhất định vào tài liệu này, nhưng cũng dễ hiểu tại sao Glass, và sau đó là những người khác, cảm thấy sử dụng người Việt Nam hiển nhiên là một lợi thế so với người Mỹ. Mục III biện luận:
Họ có thể làm tê liệt hàng loạt đội quân Nhật bằng cách tiến hành chiến tranh du kích có hệ thống trong vùng rừng rậm hiểm trở tại Nam Kỳ và vô số đồn điền cao su trên khắp Đông Dương. Mảnh đất màu mỡ nhất để tuyển mộ du kích là đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi mà thiên tai cùng với nạn nhân măn đă khiến người dân trở nên cay đắng và bất an… Cuộc khởi nghĩa (Yên Bái) năm 1930, cũng như các cuộc khởi nghĩa khác, có đặc điểm là đánh bom và chiến tranh du kích. Những người yêu nước An Nam không lạ ǵ các chiến thuật phá vỡ đường dây liên lạc, phục kích các biệt đội nhỏ và mưu sát những lănh đạo quan trọng.
Những mục c̣n lại của tài liệu đều mang tính chất cung cấp thông tin tương tự nhau; chúng bàn luận nhiều biện pháp khiến người Việt Nam quay lại chống Nhật và các loại tuyên truyền cả công khai lẫn phá hoại có thể sử dụng tại Đông Dương. Trong số những quan tâm đặc biệt là tuyên bố "Cách thức tuyên truyền hiệu quả nhất mà chúng ta có thể sử dụng là thuyết phục người An Nam rằng cuộc chiến tranh này, nếu Đồng Minh thắng, sẽ là phương tiện mà qua đó họ có thể giành được độc lập". Nhưng tác giả đă che giấu quan điểm chính trị và ngoại giao của ḿnh với lời cảnh báo: "Bất chấp quan điểm của chúng ta về vấn đề liệu có nên tồn tại một nước An Nam độc lập và tự do hay không, th́ đây vẫn là phương pháp nhanh nhất để khiến sức mạnh của Phong trào giành độc lập của người An Nam hướng tới mục đích của chúng ta". Kế hoạch này khuyến khích người Việt Nam giết càng nhiều lính Nhật càng tốt sao cho "không phải giết chúng ở nơi khác", nhằm đẩy nhanh chiến thắng của Đồng Minh và "tự do của người An Nam", mà điều này được lần lượt thực hiện dựa trên "số lượng quân Nhật họ có thể ám sát". Dù đă nêu rơ những lợi ích tiềm tàng của việc tận dụng người Đông Dương trong nỗ lực chiến tranh, nhưng tác giả cũng lưu ư rằng họ cần phải được huấn luyện "về nghệ thuật phá hoại".
Thêm nữa, "Kế hoạch cho Đông Dương" đưa ra ba gợi ư về việc làm thế nào có thể liên lạc với người Việt để bắt đầu trọng trách nhân danh Đồng Minh này. OSS có thể gửi thông tin tuyên truyền qua các đài phát thanh, sử dụng dịch vụ t́nh báo đối ngoại của Quốc Dân Đảng hay thuê những người cộng sản Trung Quốc. OSS đă tạo nhiều mối quan hệ, thường là gây tranh căi, với những người cộng sản Trung Quốc trong cuộc chiến chung chống Nhật. Sẽ không khó khăn cho họ để một lần nữa tiếp cận Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) như một trung gian nhằm hướng tới những người cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, trong số những quan tâm đặc biệt lâu dài lại là những thông tin được cung cấp cho OSS về những người cộng sản "An Nam".
Những người cộng sản Trung Quốc có nhiều mối quan hệ hữu hảo với người An Nam. Năm 1931, khi giai đoạn cao trào, Đảng cộng sản (Việt Nam) có 1500 đảng viên trên 100.000 nông dân dù các con số không chính thức hiện nay có thể gấp năm lần như thế. Lănh đạo của phong trào cộng sản An Nam này được huấn luyện tại Quảng Châu dưóỉ quyền điệp viên của Quốc tế Cộng sản Mikhail Borodin, ngoài ra ông c̣n được học hành đến nơi đến chốn tại Moskva và nhiều nước châu Âu. Ông được tất cả người dân An Nam biết tới với cái tên Nguyễn Ái Quốc. Chu Ân Lai, "đại sứ" đảng cộng sản tại Trùng Khánh chính là đầu mối liên lạc tốt nhất trong mối quan hệ đó.
Mặc dù OSS không biết ǵ trong một thời gian khá dài nhưng Nguyễn Ái Quốc, người mà họ cho rằng đang theo đuổi sự nghiệp chống Nhật năm 1943, lại chính là người có một bí danh mới mà Fenn bắt đầu xem xét liên hệ một cách nghiêm túc cả trên cương vị điệp viên vào tháng 3 năm 1945. Nếu Fenn nhận ra điều này vào thời điểm đó th́ mối quan hệ của ông với Hồ Chí Minh có thể đă khác.
Lần đầu tiên Fenn đề cập tới Hồ Chí Minh là tại một trong các báo cáo của ông vào tháng 10 năm 1944. Cùng những thứ khác, Fenn đă cung cấp hồ sơ cuộc đối thoại với tướng Chen, cố vấn quân sự cho George Wou tại Vùng Chiến thuật 4 Trung Quốc, trong đó ông đă khám phá ra ư tưởng làm việc với "những người An Nam". Chen đă từng bác bỏ ư kiến sử dụng người Việt bởi v́, "không một người An Nam nào giúp chúng ta chống Nhật mà không hy vọng chúng ta sẽ giúp họ chống lại Pháp, kể cả bây giờ hoặc sau này". Dù có vẻ kiên quyết phản đối, nhưng Chen cũng nói rơ tuyên bố trước đây của ḿnh: "Một số người cộng sản trẻ tuổi có thể giúp chúng ta việc này. Hành động của họ trong FIC, như các điệp viên người Hoa đă báo cáo, cho thấy một hiệu quả nhất định và chủ yếu chống lại Nhật hơn là chống Pháp". Nhưng Chen lại một lần nữa nhấn mạnh ư kiến của ông ta: "Những người cộng sản này có thể có liên hệ với Diên An (căn cứ của những người cộng sản Trung Quốc) và do đó một vấn đề chính trị sẽ nảy sinh giữa Mỹ và Trung Quốc nếu chúng ta giúp họ".
"Có một", Fenn nói thêm trong báo cáo của ông về cuộc đối thoại đó, "người An Nam tên là Hu Tze-ming (nguyên văn) đứng đầu nhóm Chống xâm lược Quốc tế (Chống phát xít là người mà chúng ta có thể sử dụng được". Không rơ rằng liệu tướng Chen hoặc Charles Fenn có liên tưởng rơ ràng nhóm "những người cộng sản trẻ tuổi" với nhóm Chống xâm lược Quốc tế và Hồ Chí Minh hay không.
Trước tháng 11 năm 1944, Fenn đă h́nh thành quan điểm thăm ḍ của ḿnh về những người cộng sản Việt Nam. Ông báo cho OSS rằng dù "Nhóm cộng sản dường như là xương sống của Đảng Cách mạng nhưng họ thiếu những vị lănh đạo giỏi và không có đường lối về vai tṛ mà họ nắm giữ. H́nh như họ nghĩ họ nên để người Nga dẫn dắt và rằng người Nga không muốn họ chống Nhật. Họ có liên lạc nhưng không quá phụ thuộc vào tham vấn của những người cộng sản Trung Quốc". Việc Fenn đánh giá tương đối thấp những người cộng sản và khả năng chống Nhật của họ có thể đă ngăn cản ông t́m kiếm người đă hộ tống viên phi công Mỹ về lănh thổ của Đồng Minh. Quả thực, chính sự trở về an toàn của trung uư Shaw dường như là cầu nối cho cuộc gặp gỡ sau này của Hồ Chí Minh với những thành viên chủ chốt của cộng đồng Mỹ tại Côn Minh. Fenn sau đó đă gọi cuộc giải cứu Shaw là "chiếc ch́a khoá thần kỳ mở toang những cánh cửa kiên cố".
Cuộc giải cứu cực kỳ quan trọng đó đă có kết quả khi, trong một chuyến trinh sát, Shaw - một phi công Mỹ thuộc phi đội 51 - buộc phải đáp xuống vùng ven Cao Bằng vào ngày 2 tháng 11 năm 1944. Trong "Từ Côn Minh về Pác Bó", Vũ Anh (bí danh Trịnh Đông Hải), một nhà tổ chức của ICP tại Côn Minh và Việt Bắc, đă nhớ lại:
Một hôm, tại Cao Bằng, một tổ chức cứu quốc (đơn vị) đă cứu sống một viên phi công Mỹ đáp xuống lănh thổ của chúng ta do trục trặc động cơ. Anh là trung uư Shaw. Pháp và Nhật đang truy t́m anh, nhưng các nhà cách mạng đă bảo vệ anh, đưa anh tới pḥng làm việc của ông Phạm Văn Đồng tại vùng Nước Hai. Phạm Văn Đồng đưa anh tới gặp Bác. Shaw được đón tiếp chu đáo và rất vui khi gặp Bác. Anh nói rằng anh đă nghe những lời tuyên truyền bị bóp méo liên quan đến Việt Minh, và chỉ đến lúc đó anh mới nhận ra sự thật.
Ghi chép của Vũ Anh được viết năm 1962 có thể đă hơi cường điệu. Dù Shaw có thể rất vui khi được gặp Hồ Chí Minh nhưng v́ người Việt nói tiếng Anh ở vùng rừng núi Bắc Việt Nam rất hiếm nên lúc đó anh không thấy có ǵ đặc biệt quan trọng trong cái tên hay người đàn ông đó. Shaw lại càng không thể biết được bất cứ điều ǵ về tổ chức Việt Minh. Có lẽ anh đă được dặn ḍ, như hầu hết các phi công, là nên đề pḥng những người Việt Nam v́ họ có thể mang anh đến nộp cho chính quyền Pháp hoặc Nhật để lấy tiền thưởng mà Nhật rêu rao. V́ vậy, người ta có thể nói rằng việc được các cán bộ Việt Minh đối xử tử tế đă khiến Shaw "nhận ra sự thật" về Việt Nam nói chung. Sau này anh mới khám phá ra nhiều điều khác về Việt Minh.
Khi c̣n ở Côn Minh Shaw đă công bố một số thông tin, trong đó có một quyển sách nhỏ dạng nhật kư có tựa đề "Một Đông Dương thực sự dưới con mắt trung uư Shaw" và một lá thư không đề ngày gửi một đại tá vô danh. Dù người ta cho rằng quyển sách đó là do Shaw viết nhưng cấp trên của anh lập tức đặt dấu hỏi về tác giả thực sự của nó. Lời chú thích kèm theo từ cơ quan của Chennault cho biết thêm rằng Shaw không thể nào viết quyển sách đó và thậm chí "những suy nghĩ, ư tưởng và sự cải biên cũng không phải của anh ta".
"Trên thực tế", lời chú thích tiếp tục, "khó mà tin được chúng là của anh ta. Nhưng dù ǵ họ cũng làm được việc, và điều mà cuốn sách muốn bộc lộ nhất là… chúng ta (nên) liên lạc với những người này và làm những ǵ có thể". Các sĩ quan của Không đoàn 14 kết luận rằng người của Việt Minh đă viết hộ và để Shaw đứng tên quyển sách này - mà có lẽ tác giả chính là Hồ Chí Minh - nhưng bất luận tác giả là ai th́ nhật kư của Shaw đă đem lại nhiều thông tin bổ ích. Nó cung cấp những chi tiết gây ấn tượng mạnh về việc Shaw hạ cánh và lưu lại với Việt Minh và về sự kiểm soát t́nh h́nh khôn khéo của họ, đồng thời cũng nêu rơ lịch sử cơ bản chính xác về Đông Dương thuộc Pháp.
Với thể văn xuôi rơ ràng và bản viết tay không một tỳ vết, cuốn nhật kư đă đan quyện những suy ngẫm với thực tế, mà một vài trong số đó có thể đúng là của Shaw, với những thông tin chắc chắn không phải của anh. Chẳng hạn, những đoạn đầu tiên trong nhật kư của Shaw giải thích việc hạ cánh của anh nhưng cũng thêm vào những thông tin quan trọng:
Ngay từ đầu cuộc chiến chống phát xít Nhật, tôi có lẽ là phi công đầu tiên của Đồng Minh tới Đông Dương để sống ở đó cả một tháng trời, để biết đôi chút về dân nước này và sau đó trở về căn cứ an toàn và lành lặn… Trước khi nhảy dù, tôi đă chỉnh máy bay của tôi sao cho nó sẽ hoàn toàn vô dụng nếu rơi vào tay kẻ thù. Ngay khi tôi chạm đất, một người Đông Dương trẻ tuổi bước tới mỉm cười, thân mật bắt cả hai tay tôi và ra hiệu tôi đi theo anh ta. Tôi đưa cho anh ta 600 đô la Đông Dương. Anh ta nhất quyết không nhận tiền và trông có vẻ bị xúc phạm. Tôi rất ngac nhiên với thái độ của anh ta và nghĩ có lẽ anh ta cho rằng ngần ấy tiền chưa đủ. Đó là một sai lầm lớn của tôi. Lúc đầu tôi nghĩ họ là những kẻ tham lam, nhưng trên thực tế hầu hết những người yêu nước Đông Dương lại rất đức độ. Họ giúp chúng tôi không phải v́ tiền của chúng tôi, mà v́ t́nh yêu thương và t́nh bằng hữu. Họ biết rằng chúng tôi đang chiến đấu không chỉ v́ nước Mỹ mà c̣n v́ tự do và dân chủ của thế giới, và cũng v́ đất nước của họ nữa. V́ lư do đó mà họ coi bổn phận yêu nước của ḿnh là giúp đỡ chúng tôi - những đồng minh của họ.
Cán bộ Việt Minh đầu tiên mà Shaw gặp không biết tiếng Anh, tuy nhiên bằng cử chỉ người ấy đă dẫn Shaw đến nơi ẩn nấp gần đấy. Tại đó Shaw gặp một nhóm thanh niên, và một cung cách đối xử với người Mỹ chân thành nhưng có khuynh hướng chính trị xuất hiện. Dù cả Shaw lẫn những thanh niên này đều không dùng ngôn ngữ của nhau nhưng họ bắt đầu giao tiếp. Shaw mô tả quang cảnh: Các cán bộ nói với anh, "Việt Minh, Hoa Kỳ! Việt Minh, Hoa Kỳ!". Và Shaw, làm theo họ, đáp lại "Việt Minh! Việt Minh?". Nhật kư của anh ghi lại rằng Việt Minh "rất hài ḷng" với phản ứng của anh. Shaw dần học được cách lặp lại khẩu hiệu này trước mỗi lần được giới thiệu, và mỗi lần như thế, Việt Minh đều "rất hài ḷng".
Trong khi ẩn náu cùng các chiến sĩ du kích Việt Minh, Shaw chờ đợi đầu tiên là lính Pháp sau đó là lính Nhật tới lấy đi máy bay của anh và lùng sục dấu vết của anh trong khu rừng và những ngôi làng gần đó. Shaw thuật lại những ǵ anh đă trải qua:
Trong 30 ngày chơi tṛ trốn t́m với quân Pháp và Nhật, những người yêu nước đă đưa tôi từ nơi ẩn náu này đến nơi ẩn náu khác. Họ cố gắng hết sức để tôi cảm thấy thoải mái. Bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu nếu có thể, dân làng, cả nam, phụ, lăo, ấu đều tổ chức những buổi gặp mặt bí mật để chào đón tôi. Khi người chủ toạ dứt lời, tôi luôn luôn đáp lại với một câu ngắn gọn và đon giản: " Việt Minh! Việt Minh!". Sau đó họ đứng dậy và đồng thanh nói. "Hoa Kỳ! Roosevelt! Hoa Kỳ!Roosevelt!". Các buổi gặp mặt kết thúc vớí những cái bắt tay thân thiện.
Mười ngày sau, Shaw nhận được lá thư từ Uỷ ban Trung ương Việt Minh chào mừng anh và thông báo "chúng tôi đă ra lệnh cho Căn cứ địa của chúng tôi tại Cao Bằng tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng ngài và hộ tống ngài ra biên giới Bắc Kỳ - Trung Quốc". Uỷ ban Trung ương đề nghị Shaw giúp xây dựng t́nh hữu nghị vững mạnh giữa Mỹ và Việt Nam. Nhiệm vụ này sẽ sớm được thực hiện dễ dàng hơn. Trong ṿng vài ngày Shaw báo cáo, anh gặp một "nhà ái quốc" nói tiếng Anh. Ông đă mô tả tổ chức của ḿnh và giải thích rằng con đường an toàn nhất tới lănh thổ Đồng Minh thật không may lại là dài nhất. V́ rất ít người Việt Nam biết tiếng Anh vào thời điểm đó và căn cứ vào lời xác nhận của Vũ Anh rằng Shaw đă được đưa đến gặp Hồ Chí Minh ngay sau khi anh tới, có thể cho rằng người Việt Nam yêu nước mà Shaw đă gặp chính là Hồ Chí Minh. Ông cố gắng làm vơi đi nỗi sợ hăi của Shaw, đảm bảo rằng anh "tuyệt đối an toàn khi ở với chúng tôi (Việt Minh)". Có thể tưởng tượng được Shaw hẳn là đă cảm thấy bớt căng thẳng phần nào khi được nghe những lời dễ chịu này bằng chính ngôn ngữ của anh, nhất là sau chuyến hạ cánh khẩn cấp vào khu vực kẻ thù kiểm soát và sau những ngày chỉ biết giao tiếp bằng cử chỉ và khẩu hiệu. Trong nhật kư, Shaw đă thể hiện sự nhẹ nhơm của ḿnh và sau đó chuyển sang những trải nghiệm hàng ngày. "Từ người bạn ấy", anh viết, "tôi bắt đầu biết được đôi điều về Đông Dương". Mười sáu trang tiếp theo trong cuốn "Đông Dương đích thực" thuật lại chi tiết lịch sử cai trị xấu xa của Pháp với một tŕnh tự chính xác cuộc đấu tranh của người Việt Nam chống Pháp. Nó cũng thuật lại sự sụp đổ của Pháp năm 1940 và cuộc sống dưới thời Nhật, bao gồm cả việc chúng sử dụng đảng thân Nhật của Hoàng thân Cường Để. Cuốn sách kết luận:
Tóm lại, Đỏng Dương là một mảnh đất kinh hoàng. Nơí này không được hưởng tự do, hạnh phúc và các quyền lợi khác. Người dân bị vắt kiệt bới sự áp bức bóc lột đă man và phi nhân tính. Họ sống trong khổ cực và ngu dốt… Bị đè nén dưới hai gọng ḱm phát xít, người Đông Dương biết rằng họ hoặc phải đấu tranh cho cuộc sống và tự do của ḿnh hoặc sẽ chết ṃn trong kiếp nô lệ. Và họ chọn cách thứ nhất.
Ngoài ra, cuốn sách cũng tiết lộ nguồn gốc và mục đích của Việt Minh cũng như vị trí của họ trong mối quan hệ với Đồng Minh:
Việt Minh hùng mạnh thế nào, tôi không biết. Nhưng như những ǵ tôi đă chứng kiến th́ tổ chức này rất được nhân dân ủng hộ. Đi đến đâu tôi cũng được dân lành chào với hai tiếng "Việt Minh! Việt Minh!" và họ làm tất cả để giúp những người yêu nước, cho dù có bị ngăn cấm và đàn áp.
Tháng 12, những người bạn Đông Dương đưa tôi trở về Trung Quốc. Trước khi chia tay, họ dặn đi dặn lại tôi phảí gửi Iời chào tốt đẹp nhất của họ tới quân đội và nhân dân Mỹ. Lần bắt tay cuối cùng họ hô to. "Hoa Kỳ muôn năm! Roosevelt muôn năm! Tướng Chennault muôn năm!", và tôi hô to đáp lại. "Đông Dương muôn năm! Việt Minh muôn năm!". Tôi rất vui khi được quay trỏ lại và kể với đất nước tôi và những đồng minh của nó về t́nh h́nh thức tế tại Đông Dương…
Tôi khiêm nhường nghĩ rằng, v́ nhiệm vụ dân chủ cũng như v́ lợi ích chiến lược, chúng ta phải giúp đỡ phong trào chống Nhật, chống phát xít của Đông Dương một cách có hiệu quả.
(Đă kư) J. R. Shaw
Ngay sau khi quay lại Trung Quốc, Shaw bay thẳng về Mỹ.
Không nghi ngờ ǵ nữa, câu chuyện của anh dường như không thể tin nổi với rất nhiều người tại tổng hành dinh, nhưng sự thật về chuyến hạ cánh miễn cưỡng của Shaw và việc anh trở về an toàn đă minh chứng cho tất cả. Khi được hỏi ai đă cưu mang anh trong một tháng trên lănh thổ bị Nhật chiếm đóng, lời đầu tiên thốt ra trên môi anh chắc chắn là "Việt Minh! Việt Minh!". Vị tướng chỉ huy của anh, Claire Chennault, viết trong báo cáo gửi Wedemeyer rằng "sự an toàn tức khắc và vụ tầu thoát sau cùng" của Shaw là nhờ "một tổ chức bản xứ tên là Đông Dương độc lập Hội". Chennault viết tiếp: "Tôi nhiệt liệt ủng hộ việc duy tŕ mối quan hệ tốt đẹp với bất kỳ tổ chức nào tại Đông Dương thuộc Pháp giúp đỡ một cách hiệu quả việc giải thoát lính Mỹ, có thể yêu cầu sự trợ giúp tại nước đó bất chấp thái độ chính trị của họ". Kết luận của ông trong tuyên bố cuối cùng khá rơ ràng: "Điều đáng chú ư là", ông viết "trong số ba vụ giải cứu tại Đông Dương thuộc Pháp th́ người Pháp chỉ liên quan trực tiếp đến một vụ, mà trong đó người Trung Quốc cũng tự nhận là có công lớn". Vụ giải cứu Shaw chẳng liên quan đến người Pháp cũng như người Trung Quốc - mà chỉ là một nhóm Đông Dương có vẻ như cực kỳ thân Mỹ. Đối với Việt Minh, cuộc giải cứu Shaw thực sự là chiếc "ch́a khoá thần kỳ".
Với nhiệm vụ t́m kiếm những điệp viên người Việt để cộng tác, Việt Minh dường như là một con đường đúng đắn để Fenn theo đuổi. Fenn hỏi "Ravenholt", một phóng viên chiến tranh đă ghi lại rơ ràng câu chuyện cuộc giải cứu Shaw, về nơi ở của Hồ Chi Minh. Ravenholt cho biết ông Hồ "vẫn ở đâu đó" và thường tới Pḥng Thông tin Chiến tranh (OWI) tại Côn Minh để "đọc tạp chí Time và bất cứ tài liệu nào mới khác mà họ có". Ông bắt đầu hay lui tới OWI từ mùa hè năm 1944, đọc các tin chiến sự và "đàm đạo với những người Mỹ ở đó".
OWI rất ấn tượng bởi vốn tiếng Anh, sự thông tuệ và mối quan tâm rơ ràng của ông đối với nỗ lực chiến tranh của Đồng Minh và cố gắng kiếm cho ông một tấm visa để tới San Francisco. Từ đó, ông sẽ truyền tin bằng tiếng Việt. Những bản báo cáo đầu tiên của OSS cho biết kế hoạch của OWI đă bị bỏ xó bởi phản đối từ phía lănh sự quán Pháp. David Marr kết luận rằng, nhiều vấn đề liên quan đến Đông Dương có sự phân cực trong nội bộ Bộ ngoại giao Mỹ - bộ phận châu Âu phản đối cấp visa c̣n bộ phận Viễn Đông th́ ủng hộ. Khỏi cần phải nói, một lần nữa, như với hầu hết các vấn đề liên quan đến Việt Nam, phe châu Âu lại thắng thế; Hồ Chí Minh không nhận được visa.
Tuy nhiên, quan hệ của Hồ Chí Minh và OWI đă gây ấn tượng với Fenn. Fenn nhớ ḿnh đă từng nghĩ rằng sự quan tâm của Hồ Chí Minh tới các tin tức của Mỹ và việc ông đă cứu sống Shaw "dường như cho thấy ông có khuynh hướng thiên về chúng ta". V́ vậy, một cuộc gặp gỡ đă được "thu xếp" vào lúc 11 giờ sáng ngày 17 tháng 3 năm 1945. Hồ Chí Minh tới dự cùng một người trẻ hơn, Phạm Văn Đồng. V́ ông Đồng không biết tiếng Anh nên ba người nói chuyện bằng tiếng Pháp. Trong nhật kư của ḿnh Fenn cho biết Hồ Chí Minh "đă từng hội kiến Hall, Glass và de Sibour, nhưng cuối cùng chẳng đi đến đâu với họ". Fenn hỏi ông hy vọng đạt được những ǵ từ ba quan chức OSS. "Chỉ là sự công nhận từ nhóm của họ", Hồ Chí Minh đáp. Fenn viết là đă "ngờ ngợ" rằng Việt Minh là một nhóm cộng sản và đề nghị Hồ Chí Minh bàn về vấn đề đó, đến đây ông Hồ đáp rằng người Pháp gán cho tất cả người Việt Nam muốn độc lập là cộng sản. Dường như đă hài ḷng, tiếp đó Fenn giải thích cần có những nhân viên điện đài tại Đông Dương. Khi được hỏi đổi lại ông muốn những ǵ, Hồ Chí Minh nói "vũ khí và thuốc men". Dù hôm đó cả hai chưa đạt được một thoả thuận toàn diện, nhưng Fenn ghi trong nhật kư là rất "ấn tượng bởi cách nói chuyện khúc chiết và sự điềm tĩnh như Đức Phật của ông (Hồ Chí Minh)".
Trước cuộc gặp gỡ tiếp theo, được ấn định sau đó 2 ngày, Fenn phải xin phép sử dụng Hồ Chí Minh và người của ông. Nhưng, Fenn nhớ lại: "Tôi chắc rằng ông (Hồ Chí Minh) là người của chúng tôi. Baudelaire(1) cảm thấy đôi cánh của sự điên rồ chạm vào tâm trí ông ta, nhưng sáng hôm đó tôi cảm thấy đôi cánh của bậc thiên tài đă chạm vào ḿnh". Rơ ràng, Hồ Chí Minh đang trở thành bậc thầy trong giao thiệp với người Mỹ, thậm chí cả những người Mỹ gốc Anh.
Vài ngày sau, những nghi ngờ của Fenn về thái độ chính trị của Hồ Chí Minh đă được người Pháp và người Trung Quốc xác nhận, cả hai đều quy kết ông là "chống Pháp, tất nhiên, và một người cộng sản cực đoan". Dù sự đánh giá đó có phần chính xác nhưng c̣n nhiều điều đáng nói về ông hơn là những ǵ lời phán xét khắt khe. Hồ Chí Minh chắc chắn được coi là chống Pháp: Trước khi gặp Fenn năm 1945, ông đă chủ trương độc lập trong hơn một phần tư thế kỷ. Nhưng dù muốn Việt Nam thoát khỏi ách thống trị của Pháp, ông cũng không phải là một người chống Pháp cực đoan. Ông ngưỡng mộ nhiều giá trị nổi bật của văn hoá Pháp và vẫn tin rằng Pháp có thể đóng một vai tṛ trong việc giúp Việt Nam phát triển thành một quốc gia hiện đại. Rốt cuộc, nếu nói ông là "cộng sản cực đoan" th́ đă hạ thấp quá mức Hồ Chí Minh và hệ tư tưởng của ông. Dù ông và nhiều người trong các cấp bậc cao hơn của Việt Minh đều mang tư tưởng cộng sản nhưng họ đă kết hợp học thuyết Mác với lư tưởng yêu nước mănh liệt của chính ḿnh và chắc chắn không thể xem là bù nh́n của cả Liên Xô hay những người cộng sản Trung Quốc c̣n đang tranh đấu. Phải rất lâu sau Fenn mới hiểu hết sự phức tạp của vấn đề, tuy nhiên v́ tương lai trước mắt, Hồ Chí Minh dường như là một ứng viên sáng giá để theo đuổi công tác t́nh báo bên cạnh người Mỹ.
Khi Fenn tŕnh bày sự việc cho Bernard, Tan và đại tá Richard Heppner, chỉ huy OSS của ḿnh tại Côn Minh, cả ba đều đồng ư sẽ cộng tác với Hồ Chí Minh và nhóm của ông.
Vấn đề này được quyết định, Fenn, Bernard và Tan ngồi bàn bạc xem làm thế nào để cộng tác một cách tốt nhất với Hồ Chí Minh nhằm hoàn thành mục tiêu t́nh báo của họ. Họ quyết định đưa ông trở lại Việt Nam với một trong số nhân viên điện đài người Hoa của GBT. Họ cũng kết luận rằng sẽ đạt được nhiều thành công hơn nếu đưa Tan đi cùng để tiến hành huấn luyện và thu thập tin tức. Người Mỹ đă sai lầm khi cho rằng v́ Tan là người gốc Hoa nên ông có thể dễ dàng trà trộn vào cộng đồng người Hoa sống tại Bắc Kỳ. Tại cuộc gặp gỡ tiếp theo với Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 3, nhận thức sai lầm này nhanh chóng được hiệu chỉnh. Hồ Chí Minh giải thích rằng v́ là người Mỹ gốc Hoa nên Tan mới càng dễ bị nhận diện. Ông cũng bày tỏ sự dè dặt trong việc tiếp nhận những nhân viên điện đài người Hoa của GBT. Về điểm này Fenn không nhất trí bởi không có "nhân viên điện đài nào người An Nam".
Hồ Chí Minh chấp nhận phải có nhân viên người Hoa nhưng vẫn đề xuất một phương án dự pḥng. Thay v́ đi với Tan, ông tự hỏi liệu có thể đem theo không phải điệp viên người Hoa mà là một sĩ quan Mỹ như Fenn hay không? Khi ông hỏi liệu Fenn có sẵn sàng làm người Mỹ đó, Fenn trả lời sẵn sàng. "Nếu phía ngài cho máy bay chở chúng ta tới biên giới, th́ chúng ta sẽ đi bộ vào", Hồ Chí Minh đề nghị. "Muốn tránh quân Nhật th́ phải đi bộ vào ban đêm, nghĩa là mọi thứ sẽ chậm lại, v́ vậy phải mất 2 tuần ta mới tới được căn cứ".
Dù đă nói rơ đây là "ư kiến cá nhân" của ḿnh và rằng "một người Mỹ không phải gốc Hoa sẽ được Việt Minh chào đón hơn", nhưng cuối cùng ông cũng đồng ư hộ tống cả nhân viên điện đài người Hoa và Tan vào Việt Nam.
Cũng trong cuộc gặp gỡ này, Phạm Văn Đồng, người sẽ ở lại Côn Minh để liên lạc với GBT, đă đặt câu hỏi về tiếp tế, đặc biệt là "chất nổ có sức công phá mạnh". Dựa vào mối quan hệ liên tục của GBT và OSS với người Pháp, Fenn nhận thức được thảm hoạ ngoại giao tiềm tàng mà việc cung cấp chất nổ cho người Việt có thể gây ra. V́ vậy, ông cố gắng xoa dịu t́nh h́nh, nhưng cũng đồng ư sau này họ có thể đưa vào vũ khí hạng nhẹ, camera, thuốc men, thiết bị dự báo thời tiết và một số điện đài nữa.
Trước khi cuộc gặp gỡ của họ bị hoăn lại, Hồ Chí Minh đă đề nghị Fenn: ông muốn gặp Chennault. Biết rằng ông đă cố gắng gặp Chennault một lần trước đây và đă bị "lịch sự từ chối", Fenn hỏi về quyết tâm rơ ràng muốn gặp chỉ huy Không đoàn "Hổ bay" của Hồ Chí Minh. Theo báo cáo, Hồ Chí Minh đă trả lời: "Ông ấy là người phương Tây mà chúng tôi ngưỡng mộ nhất. V́ vậy tôi muốn tự ḿnh nói với ông ấy điều đó". Fenn đồng ư cố gắng và sắp xếp một cuộc hẹn với viên tướng nhưng đề nghị ông không yêu cầu Chennault bất cứ điều ǵ, kể cả công nhận Việt Minh. Cuộc gặp gỡ được thu xếp một cách khá dễ dàng. "Thật may mắn tôi đă biết rơ Chennault từ lúc khai thác thông tin về những chiến tích của Không đoàn Hổ bay khi c̣n là một phóng viên chiến trường", Fenn nhớ lại, "v́ thế, không can dự đến các kênh truyền thông, tôi đến gặp riêng ông ấy (một sự vượt quá giới hạn khác mà chó nghiệp vụ của OSS đánh hơi được) và giải thích tầm quan trọng của việc giả bộ hợp tác với Hồ Chí Minh - người đă không chỉ cứu sống một trong những phi công của tướng quân mà c̣n có thể cứu được nhiều hơn nữa nếu chúng ta giành được sự hợp tác của ông trong tương lai". Dựa trên tuyên bố trước đó của Chennault rằng ông "nhiệt liệt ủng hộ duy tŕ mối quan hệ tốt" với những người sẵn sàng, sẵn ḷng và có thể giúp phi công Mỹ trốn thoát khỏi Đông Dương và nhờ có cách tiếp cận cá nhân của Fenn, ngày giờ cuộc gặp gỡ đă sớm được ấn định.
Ngày 29 tháng 3, Fenn, Bernard và Hồ Chí Minh tới văn pḥng của Chennault. Sau khi chờ một lát, ba người được dẫn vào. Fenn ghi lại buổi gặp gỡ này trong nhật kư của ḿnh:
Chennault nói với Hồ Chí Minh rằng ông ta rất cảm kích trước việc viện phi công được cứu thoát. Hồ Chí Minh đáp ông luôn vui ḷng giúp người Mỹ và đặc biệt là giúp tướng Chennault - người mà ông ngưỡng mộ. Họ trao đổi về Không đoàn Hổ bay. Chennault rất hài ḷng v́ Hồ Chí Minh biết đến nó. Chúng tôi nói đến chuyện cứu sống thêm nhiều phí công nữa nhưng không nói ǵ đến Pháp hay đến chính trị. Tôi thở phào nhẹ nhơm khi chúng tôi chuẩn bị về. Sau đó, Hồ Chí Minh nói ông muốn yêu cầu Chennault một ân huệ. "Chúng ta đi thôi, cầm lấy mũ của ông đi", là câu nói hiện lên trên khuôn mặt Bernard. Nhưng tất cả những ǵ ông Hồ muốn là tấm ảnh của tướng Chennault. Chẳng có điều ǵ Chennault thích hơn là tặng ảnh của ḿnh. V́ vậy ông ta nhân chuông và Doreen (thư kư của Chennault) lại bước vào. Đúng lúc đó một cô gái khác đưa tới một tập ảnh bóng loáng cỡ 8 x 10. "Ngài chọn đi", Chennault nói. Ông Hô lấy một cái và hỏi liệu Chennault có thể vui ḷng kư vào bức h́nh không? Doreen đưa ra một chiếc bút Parker 51 và Chennault viết vào mặt sau: "Thân ái, Claire L. Chennault". Ra khỏi văn pḥng của Chennault, chúng tôi kéo nhau đi trong bầu không khí sống động của Côn Minh.
Fenn mô tả Chennault là một "quư ông phương Nam điển h́nh luôn tiếp đăi người châu Á một cách nhă nhặn", không giống như nhiều quan chức Đồng Minh tại châu Á. Trong sự nghiệp quân ngũ của ḿnh, Chennault hiển nhiên rất coi trọng cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này với Hồ Chí Minh. Nhưng đối với Hô Chí Minh và Việt Minh, việc làm tưởng như b́nh thường này sẽ có tác dụng quan trọng sau này khi trở thành ấn tượng về mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Minh và Mỹ. Tuy nhiên, đó là chuyện trong tương lai. C̣n hiện tại, Fenn đặt cho Hồ Chí Minh mật danh là "Lucius", mà ông tướng viết tắt là "Lục", và công tác của Hồ Chí Minh với người Mỹ chính thức bắt đầu.
Bernard thu xếp với Không đoàn 14 bố trí 2 chiếc L-5, máy bay taxi hạng nhỏ hay được sử dụng lúc đó, để chở Hồ Chí Minh, Tan, nhân viên điện đài người Hoa Mac Shin và thiết bị của họ tới Tĩnh Tây tại biên giới Việt Nam. Lúc đó Mac Shin là một nhân viên điện đài lăo luyện và một thành viên quan trọng của GBT. Anh giao tiếp bằng tiếng Anh tương đối dễ dàng và có một tính cách rất lôi cuốn, được Fenn mô tả là "một người lớn khôn ngoan mà không biết v́ sao vẫn giữ được nét vui vẻ hiền lành cởi mở của trẻ nít". Shin đă từng được huấn luyện sử dụng "mọi loại vũ khí, kể cả tiểu liên", và là "một tay súng thiện xạ với khẩu Colt 45". Anh thậm chí c̣n theo học trường nhảy dù của OSS - do đó anh trở thành một điệp viên cực kỳ tháo vát và đa năng.
Khi hai máy bay L-5 đă được bố trí, Fenn tới gặp Hồ Chí Minh một lần nữa để thông báo về việc này và hướng dẫn cho ông những khái niệm cơ bản "về SI, SO, MO và X2, đặc biệt là các báo cáo thời tiết - cái gần như quan trọng nhất, bởi thiếu chúng, máy bay của chúng ta sẽ không thể cất cánh".
Bernard đă thu xếp sẵn để Hồ Chí Minh và Shin bay tới Tĩnh Tây trước. Tan sẽ đi sau cùng với thiết bị, gồm có máy phát điện, máy phát tín hiệu truyền thông và rất nhiều vũ khí hạng nhẹ bởi Tan lư sự rằng "quân nhu sẽ thể hiện bộ mặt của bạn", và đ̣i mang theo "một đống đồ". Tại cuộc họp cuối cùng trước khi khởi hành, Hồ Chí Minh đưa ra một yêu cầu nữa với Fenn: ông muốn có sáu khẩu súng lục tự động Colt 45 loại mới tinh. Số lượng có vẻ tầm thường này cho phép Fenn cấp súng mà không gặp khó khăn ǵ đáng kể nhưng chúng, cũng như tấm ảnh có bút tích của Chennault, sau này sẽ mang lại những kết quả cực kỳ quan trọng cho Hồ Chí Minh.
Trong những ngày chuẩn bị cho cuộc khởi hành của Tan, Shin và Hồ Chí Minh tới Đông Dương, OSS đă theo dơi sát sao Fenn và GBT. Dù Fenn đă làm sáng tỏ với Heppner việc sử dụng điệp viên Lucius nhưng OSS vẫn không mấy hài ḷng với mức độ kiểm soát Fenn hay GBT của nó. Trên thực tế, một giác thư của OSS ngày 31 tháng 3, chỉ 2 ngày sau cuộc gặp gỡ mà Fenn bố trí riêng cho Hồ Chí Minh và Chennault, đă cho thấy rơ sự bất măn nghiêm trọng với GBT. Người phụ trách SI, Paul Helliwell, viết: "Hiện nay đại tá Heppner cảm thấy rằng những hỗ trợ cho nhóm GBT cần được đặc biệt hạn chế, nếu không nói cần bị cắt bỏ hoàn toàn và rằng chúng ta nên đi trước một bước với một tổ chức thuần OSS để thâm nhập vào FIC".
GBT từ lâu đă là nỗi thất vọng đối với OSS. Khi mọi cố gắng của OSS nhằm kiểm soát hoàn toàn GBT đứt gánh giữa đường th́ OSS ngày càng ít muốn làm việc với họ. Tuy nhiên, thành công rơ ràng của mạng lưới GBT và việc OSS thiếu một hệ thống tốt hơn đă ngăn cản họ cắt đứt quan hệ thực sự với tổ chức này, dù rất nhiều lần từng đe doạ dứt khoát làm như vậy nhưng cuối tháng 3 năm 1945, Helliwell và OSS kết luận rằng kiểm soát GBT có thể sớm thực hiện được. Có vẻ cuộc đảo chính của Nhật đă phá huỷ mạng lưới của GBT, và Helliwell tin rằng "đổ vỡ sau cuộc đảo chính đă khiến nhóm này dễ sai khiến hơn nhiều, và có thể tiến hành một số kế hoạch nhờ đó có thể tận dụng GBT để thâm nhập những vùng FIC nhất định". Nếu không v́ hiệu quả hoạt động cao trước đây của họ, GBT có thể mất đi một vài, nếu không phải là tất cả, các nhà bảo trợ khác, điều đó buộc họ phải khuất phục ư muốn của gă nhà giàu. Tuy nhiên, nếu mạng lưới GBT có thể được tái thiết để chiều ḷng OSS th́ Helliwell vẫn tán thành "một sự kiểm soát chung không ít th́ nhiều". Ông kết luận, "Trong khi tôi không đánh giá cao cả nhóm nói chung, tôi vẫn cảm thấy họ có những lợi thế và quan hệ nào đó mà tôi muốn lợi dụng".
Helliwell có vẻ không hiểu thấu bản chất của GBT hay quyết tâm của họ nhằm tránh bất kỳ một dạng kiểm soát hoàn toàn nào mặc dù điều đó có thể dẫn đến mất nguồn trợ cấp từ OSS không với tư cách là giám đốc SI, cuối tháng 3 năm 1945 Helliwell lâm vào một vị thế khó khăn. Chiến dịch MEIGO đă đảo ngược t́nh thế tại Việt Nam. Quân Đồng Minh vẫn cần thông tin. Helliwell tin rằng người Pháp ở đây "hoàn toàn không đáng tin cậy", và có vẻ như nhóm GBT chán ngắt có thể tồn tại lâu hơn sự hữu ích của nó. Với tất cả những điều này, ông vẫn hoàn toàn nhận thức được rằng tổng hành dinh mặt trận "cực kỳ nóng ḷng" muốn ông "thiết lập một mạng lưới t́nh báo trong FIC vào một thời điểm sớm nhất có thể". Người để làm phức tạp vấn đề hơn nữa, ông vẫn thiếu những mệnh lệnh kiên quyết từ cấp trên. "Thành thật mà nói, t́nh h́nh của toàn FIC cực kỳ hỗn loạn", ông giải thích.
"Chúng tôi có vô số các chỉ thị mâu thuẫn nhau từ nhiều phía trong suốt hai tuần qua. Chúng tôi đang tiến lên càng nhanh càng tốt trong những hoàn cảnh như thế". Dù OSS đă được khuyến cáo "không thể giao thiệp với những người bản xứ hay các nhóm cách mạng", nhưng dựa vào nhu cầu thông tin t́nh báo khẩn cấp, tính phức tạp của t́nh h́nh và việc OSS không tin tưởng người Pháp tại Trung Quốc, không có ǵ lạ khi OSS tán thành lựa chọn tốt nhất của Fenn để mạng lưới FIC của ông sẵn sàng hoạt động trở lại với sự giúp đỡ của một người Việt Nam: Hồ Chí Minh.
Trong khi Fenn tiếp tục chuẩn bị cho GBT/AGAS để cộng tác với Hồ Chí Minh, t́nh h́nh tại Côn Minh cũng đang thay đổi. Ba tuần trước đó, ngày 20 tháng 3, Wedemeyer đă phê chuẩn QUALL, một chiến dịch lớn của SI chính tại Đông Dương, để "thiết lập những mạng lưới t́nh báo quân sự trong FIC và cho phép chúng ta cấp vũ khí và đạn được cho những ai kháng Nhật". Dù những chỉ thị từ tổng hành dinh mặt trận dường như đă đủ rơ ràng, nhưng không một hành động tức th́ nào xảy ra bởi cũng trong hôm đó "một thông điệp nhận được từ Washington nói rằng chúng ta không nên làm ǵ về FIC". Cùng lúc đó Chennault nhận được những loại thông điệp hỗn tạp như thế liên quan đến việc trợ giúp người Pháp khi đó đang chạy trốn khỏi sự truy đuổi của Nhật ngay sau Chiến dịch MEIGO. Hai thông điệp đối lập nhau "đă gây nên t́nh trạng rối ren", Helliwell giải thích, "cản trở việc tiến hành bất cứ một hoạt động nào". Heppner cũng bày tỏ sự thất vọng của ḿnh khi bổ sung: "Dự án QUALL nằm ở tổng hành dinh mặt trận ba tuần mà không động tĩnh ǵ. Mặt trận không ra quyết định về GBT đồng thời cấm tiếp xúc với bất kỳ nhóm bản xứ nào". Ngày 23 tháng 3 chiến dịch QUALL lại được "bật đèn xanh" khi tướng Marvin E. Gross, quyền tham mưu trưởng của Chennault, "giữ quan điểm Washington không có quyền thay đổi chỉ thị của tổng hành dinh mặt trận… và quyết định rằng chúng ta có thể tiến lên". Về phương điện kỹ thuật, OSS có thể tiến hành ngay chiến dịch QUALL, nhưng theo Hellliwell, "bất cứ điệp viên nào hy sinh đều không hay… và xác suất sống sót của các điệp viên, những người chỉ đơn giản thâm nhập vào FIC tại thời điểm này, gần như bằng 0". V́ thế, OSS tại Côn Minh đă gửi một bức điện khẩn tới Washington yêu cầu: "Nhân viên nói tiếng Pháp phải được không quân ưu tiên cao nhất đưa tới mặt trận này" và thế là đại uư Archimedes Patti đă lập tức lên đường. Ngày 13 tháng 4, Patti, một cựu chiến binh của OSS trong các chiến dịch Italia, từ Washington tới đảm nhận chức vụ phụ trách SI của Tổ đặc trách Đông Dương và cuối cùng để "lănh đạo một phái đoàn OSS tại Đông Dương". Trước khi đến Trung Quốc, Patti đă nghiên cứu kỹ lưỡng t́nh h́nh Đông Dương. Trong suốt sáu tháng đứng đầu Tổ đặc trách Đông Dương tại trụ sở của OSS ở Washington, Patti đă triển khai các kế hoạch, giám sát thư tín, sàng lọc ứng viên cho nhóm dă chiến dự kiến, và đọc các báo cáo có sẵn về t́nh h́nh Đông Dương, bao gồm cả lá thư tháng 8 năm 1944 của Đông Dương Độc lập Hội gửi cho Đại sứ quán Mỹ. Ông cũng hỏi thăm những người bạn như Austin Glass về Việt Nam. Cuối năm 1944 Patti đă kết luận rằng Hội này có thể chính là một tài sản quư cho phái đoàn OSS tại Đông Dương. Ông nhớ đă từng nêu ra ư tưởng với giám đốc OSS Bill Donovan: "Khi tôi nhấn mạnh quan điểm sử dụng các điệp viên Đông Dương, câu trả lời của Donovan là, "Sử dụng bất kỳ ai sẽ làm việc cho chúng ta chống lại Nhật, nhưng đừng dính líu tới quan hệ chính trị giữa Pháp và Đông Dương". Dù không được quá chú trọng vào cuối năm 1944, nhưng vấn đề này gần như lại nảy sinh ngay khi máy bay của Patti hạ cánh xuống Côn Minh.
Helliwell chắc chắn hy vọng rằng sau khi Patti đảm đương nhiệm vụ của ḿnh tại Côn Minh th́ việc thu thập thông tin sẽ được cải thiện. Vài ngày ngay trước khi Patti đến, Helliwell mỗi lúc một trở nên thất vọng với t́nh h́nh của toàn FIC. Ông bày tỏ nỗi thất vọng của ḿnh trong báo cáo ngày 10 tháng 4:
Kể từ khi nhận được chỉ thị của mặt trận và sự giải thích rơ ràng - cái trở nên vô cùng cần thiết, tổng hành dinh có khoảng hai tuần để thiết lập mạng lưới FIC. Thật khó để có thế hiểu làm sao người ta lại hy vọng trong một khoảng thời gian hai tháng, thậm chí chưa đầy hai tuần, thu thập được một lượng lớn thông tin t́nh báo từ một khu vực, nơi tất cả mọi liên lạc đều đă bị cắt đứt, nơi đầy rẫy quân Nhật và thiếu sự hiểu biết chính xác của chúng ta về vị trí của chúng, nơi mà sự di chuyển là cực kỳ khó khăn ngay cả trong những điều kiện tốt nhất và nơi một người da trắng rất dễ bị nhận diện… Quả nhiên hoạt động chiến đấu đang được tiến hành với tốc độ nhanh nhất giống như lập kế hoạch t́nh báo và quan tâm tới an toàn của nhân viên. Hoạt động tiếp theo duy nhất có thể tiến hành là đưa ṃ nhân viên vào FIC, và theo ư kiến của cơ quan này th́ một hành động như vậy chẳng khác ǵ kư án tử h́nh cho toàn bộ nhân sự liên quan.
Nỗi thất vọng của Helliwell được cấp trên của ông dội lại. Heppner chỉ ra rằng dù OSS đă đưa "hai quan chức và năm điệp viên bản xứ vào FIC" và rằng "sáu nhân viên GBT với điện đài" lúc đó đă có mặt tại biên giới phía đông chuẩn bị thâm nhập", thêm vào đó là lần nhảy dù thứ hai được dự kiến tại Pleiku, nhưng an ninh trong khu vực rơ ràng kém hiệu quả.
Bức điện của ông gửi tới Trùng Khánh có nội dung như sau:
Tôi không rơ làm sao Mặt trận có thể hy vọng chúng tôi hay bất cứ tổ chức nào khác thâm nhập một nước, nơi t́nh h́nh tổng thể vô cùng hỗn loạn, nơi phải đề pḥng ở mức cao nhất để ngăn ngừa việc điệp viên bị bắt và nơi mà đi lại là một trong những vấn đề khó khăn nhất, đồng thời phải hoàn tất một mạng lưóí t́nh báo và đưa vào hoạt động trong 2 tuần. Tôi không thấy có ǵ đảm bảo khi phái nhân viên Mỹ tới khu vực này trừ phi được chỉ thị ngược lại bởi cấp có thẩm quyền cao hơn, bằng không chúng tôi sẽ hoạt động trên cơ sở hiện thời, cụ thể là mạng lưới ở FIC sẽ lớn mạnh nhanh chóng phù hợp với hoạt động cẩn thận, chính xác và đảm bảo an toàn cho nhân viên.
Cảm thấy bị thúc ép để nhanh chóng lấy được thông tin về các hoạt động của Nhật tại Đông Dương, cả Heppner và Helliwell đều rất mừng khi gặp Patti và bàn giao Dự án QUALL cho ông. QUALL mường tượng ra một mạng lưới t́nh báo bên trong Đông Dương thuộc Pháp với căn cứ chính nằm trong lănh thổ Trung Quốc tại Szemao và một căn cứ phụ tại Malipo. V́ tổng hành dinh mặt trận "tiếp tục gào thét" đ̣i thông tin t́nh báo, nên OSS được phép bắt đầu "quấy nhiễu Nhật dọc hành lang Hà Nội - Nam Ninh - Quảng Châu", khu vực Bắc Việt Nam, bao gồm Hà Nội và Hải Pḥng, được nhắm cho hoạt động đặc biệt. QUALL là một kế hoạch đầy tham vọng mà mục đích cuối cùng là tạo ra "các trạm chỉ huy tác chiến trên khắp Bắc Kỳ, An Nam, Nam Kỳ và Campuchia, được điều hành bởi 12 nhóm bản xứ. Ngay sau khi được đánh giá là an toàn, các nhóm bản xứ sẽ bị giám sát bởi các nhân viên Mỹ nói tiếng Pháp, những người đến Đông Dương v́ mục đích đó".
Dự án QUALL sẽ cho phép OSS kiểm soát trực tiếp hơn nữa các hoạt động tại Đông Dương. Tuy nhiên, với việc nhấn mạnh sử dụng điệp viên Đông Dương của QUALL, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Patti là t́m người Việt để hợp tác.
Trong cuộc gặp gỡ ngày 14 tháng 4 với Helliwell, Patti đă được đại diện AGAS, thiếu tá A. R. Wichtrich, mách nước cho một điệp viên khả thi. "Wichtrich thừa nhận rằng", Patti nhớ lại "AGAS đă đạt được một thoả thuận với Hồ Chí Minh để thiết lập hoạt động giải cứu phi công tại Đông Dương". Wichtrich cũng nói với Helliwell rằng "người của ngài, Fenn, đă đi cùng ông ấy vài tuần nay". Helliwell thừa nhận có biết về công việc của Fenn với Hồ Chí Minh. Thực tế là, ngay cả Patti dù mới đến Côn Minh cũng biết về Fenn và Hồ Chí Minh, cũng như về GBT. Patti khá ấn tượng với công tác của GBT kể từ khi chiến tranh nổ ra và với sự hồi sinh hạn chế của mạng lưới này sau cuộc đảo chính của Nhật. Một biến cố đă đặc biệt thu hút sự chú ư của ông. Ngày 20 tháng 3, việc Anh thả hàng tiếp tế cho lực lượng Pháp rút lui gần như đă gây ra một sự kiện quốc tế trong các nước Đồng Minh. Theo GBT, quân đội Tưởng Giới Thạch đă quan sát một đợt Anh thả hàng cho Pháp tại khu vực Móng Cái. V́ quân Pháp đă rút khỏi Móng Cái nên lính Tưởng đă thu gom đồ tiếp tế. "Trong ṿng vài phút GBT đă nhận được một bức điện từ phía Pháp rằng họ đă rút về Trung Quốc và rằng quân Nhật đă chiếm Tung Hing, Móng Cái và Tiên Yên. Pháp yêu cầu ném bom vào cả ba địa điểm trên". Archimedes Patti kết luận rằng vai tṛ của GBT cực kỳ trọng yếu vào thời điểm đó. Họ nhận ra Pháp "không dám mạo hiểm phơi ḿnh cho Nhật bằng cách rút về Móng Cái và không muốn "người Trung Quốc thu lượm những đồ tiếp tế quư giá"; v́ vậy họ đă "yêu cầu ném bom vào người Trung Quốc". "Tất cả đều rơ như ban ngày rằng", Patti cho biết, "Pháp đang cố gắng lừa người Mỹ ném bom vào những vùng mà quân Tưởng đang có mặt, và may thay, GBT đă kịp liên lạc bằng điện đài với những nạn nhân dự kiến này". Patti cũng biết về vai tṛ của Fenn trong GBT và đă đọc báo cáo của Fenn về việc Hồ Chí Minh đồng ư giúp OSS và AGAS tổ chức một mạng lưới t́nh báo tại Đông Dương. Khi c̣n làm việc tại Washington, Patti đă t́nh cờ biết đến tên Hồ Chí Minh và về cơ bản đă quyết định sẽ "nghiên cứu tổ chức Việt Nam này khi xem xét Dự án QUALL". Patti nhớ rằng điệp viên của AGAS Wichtrich đă "hết sức buồn" với quyết định của ông, và cả ông lẫn Helliwell đều dồn hết tâm trí đảm bảo với Wichtrich rằng OSS sẽ không can thiệp vào hoạt động của AGAS và rằng "Ông Hồ làm việc cho AGAS sẽ được lợi từ những hỗ trợ SI của chúng tôi (OSS), cả về tài chính và phương tiện liên lạc". Dù Patti lo ngại phản ứng của Pháp về việc OSS sử dụng đặc t́nh người Việt, nhưng Helliwell tin họ không tiết lộ QUALL với các nhân viên đại sứ quán Pháp hay Mỹ. Khi cuộc họp kết thúc, Patti bắt tay vào chuẩn bị triển khai QUALL: khảo sát thực địa tại Szemao và thu xếp một cuộc gặp gỡ với các nhà lănh đạo Việt Minh, đặc biệt là Hồ Chí Minh.
Khi Patti bắt đầu t́m hiểu nơi ở của Hồ Chí Minh th́ Frank Tan và Mac Shin đang ở Tĩnh Tây, chuẩn bị cho chuyến đi hai tuần qua biên giới xuống phía nam Đông Dương. Hồ Chí Minh đă đi trước hai người này và ra lệnh cho 20 người của ḿnh quay lại hộ tống và bảo vệ họ trước quân Nhật mà họ có thể chạm trán và trước mối nguy hiểm thường gặp hơn: cướp giật.
Tan, Shin và những người hộ tống họ lên đường vào sáng sớm ngày 15 tháng 4. Tan mô tả hành tŕnh của ḿnh trong bức điện đầu tiên gửi về tổng hành dinh GBT: "Chúng tôi khởi hành cải trang thành những kẻ buôn lậu qua biên giới với tất cả thiết bị đựng trong những chiếc giỏ tre cốt để gợi lên sự nghi ngờ thông thường rằng chúng tôi là dân buôn lậu qua biên giới. Chúng tôi đi dọc theo biên giới đến 15 tiếng đồng hồ, ăn lót dạ rồi đợi đến khi trời tối mới đi về phía biên giới. Quăng đường này khét tiếng là hay bị cướp giật nên chúng tôi mở hành lư cầm theo vũ khí khi vượt đường biên".
Hồ Chí Minh đă cùng đi với họ trong chặng cuối của cuộc hành tŕnh tới Việt Bắc. Đó là một chuyến đi đặc biệt khó khăn và nguy hiểm đối với Tan. Dù đă tới Đông Dương nhiều lần nhưng ông không quen đi bộ đường dài liên tục trên địa h́nh gập ghềnh như thế. Ông nhớ đă có lúc định bỏ cuộc khi hai chân ră rời v́ phải cố gắng quá sức, nhưng Hồ Chí Minh bảo Tan phải đi tiếp v́ ở lại đó quá nguy hiểm, và không có con đường nào khác để tới căn cứ địa của Việt Minh. Mac Shin cũng thuật lại rất nhiều khó khăn của chuyến đi dài, đặc biệt là thiếu lương thực và nước uống. Hồ Chí Minh dạy họ rất nhiều ứng dụng của tre - để lấy nước và để ăn - và tác dụng bổ sung muối cho cơ thể khi họ phải gắng sức quá mức. "Mac, hăy nhớ rằng, muối c̣n quư hơn vàng", ông nhắc Shin. Cả nhóm cảm thấy an tâm khi Shin liên lạc được với Fenn bằng điện đài và chuyến thả lương thực tiếp tế đầu tiên đă diễn ra. Trong hồi tưởng của Shin sau chiến tranh, Shin tin rằng Fenn đă cứu mạng họ - đặc biệt là từ khi họ buộc phải ăn những con ngựa đă thồ Tan và Shin một phần chặng đường.
"Căn cứ" không mấy ấn tượng - chỉ là một "căn nhà tạm bợ trên lối vào (hang Pác Bó) cạnh một con suối" - Tan viết:
Tôi không biết đánh giá Việt Minh thế nào. Tôi đoán họ là những con người được tôi luyện bởi hoàn cảnh đất nước nơi tôi đến rất nghèo. Họ không có tiền nộp thuế nhưng vẫn tồn tại. Theo phán đoán của tôi, tổ chức này khá hùng mạnh và có vài trăm thành viên. Trước khi rời Tĩnh Tây tôi được chính quyền Trung Quốc cảnh báo rằng hầu hết bọn họ là cộng sản, và chúng tôi nên biết ḿnh đang nhúng tay vào cái ǵ. Ông thêm vào nhận xét của ḿnh: "Nhưng tất nhiên họ phải nh́n nhận mọi thứ từ quan điểm của Quốc Đân đảng".
Khi mọi người đă qua biên giới an toàn, cả nhóm tiếp tục đi tới căn cứ của Việt Minh tại Tân Trào (tên mới Việt Minh đặt cho Kim Long). Chặng này nhóm có đông người hơn. Hồ Chí Minh, Tan (người mà Việt Minh gọi là Tam Xinh Khan để che giấu danh tính của ông) và Shin (bí danh là Nguyễn Tư Tác) nhập cùng những thành viên khác của Việt Minh, gồm "năm nhân viên điện đài vừa hoàn thành khoá học tại Trung Quốc, mười học viên điện đài cho công tác t́nh báo, sáu người mang máy phát tín hiệu truyền thông, mười vệ sĩ - phần lớn trong số họ "đă được huấn luyện kỹ tại Gio Jio, Trung Quốc, và đang ở cấp bậc trung uư, được trang bị tiểu liên và súng cacbin" - và một nhóm thanh niên được tuyển chọn riêng để học điều khiển điện đài tại Tân Trào. Nhóm cuối cùng gồm có Nguyễn Kim Hùng và Triệu Đức Quang. Nguyễn Kim Hùng là một học viên trẻ - người rất ấn tượng với lời nói và việc làm của Hồ Chí Minh và rất háo hức chờ được tham gia nhiều hơn trong cuộc cách mạng sắp tới. Anh đặc biệt xúc động bởi tính tổ chức của cuộc hành quân - trong đó có liên lạc bằng điện đài vào cả trưa và tối - và bởi sự đón tiếp nồng nhiệt mà cả nhóm nhận được tại những nơi họp chợ trên đường đi. Người dân, anh nhớ lại, "đă dành cho chúng tôi sự tiếp đón nồng nhiệt và đem cho chúng tôi, mời chúng tôi rất nhiều lương thực. Buổi chiều Bác Hồ cho gọi Đặng Tuân, sĩ quan hậu cần, và bảo anh này trả tiền cho những thứ đă nhận của dân. Và nhân dân đáp: "Đây là quà chúng tôi biếu Việt Minh, và sự đóng góp của chúng tôi, hoàn toàn miễn phí, chúng tôi không nhận tiền". Bác vẫn nói rằng chúng tôi có ít tiền và chúng tôi có thế trả, c̣n chúng tôi hiểu rằng Bác rất lo ngại nghi ngờ giải phóng quân chỉ lấy đồ của dân có thể nảy sính".
Triệu Đức Quang, một học viên 17 tuổi, cũng được phân công học điện đài với Mac Shin. Quang, người đă từng nhét truyền đơn vào ngăn kéo bàn học của các bạn cùng lớp như một trong những hành động đầu tiên ủng hộ Việt Minh, đă bỏ học sau cuộc đảo chính tháng 3 và tham gia hoạt động cách mạng với cha ḿnh. Cũng như Nguyễn Kim Hùng, Triệu Đức Quang rất ngưỡng mộ cả Tan và Shin và vô cùng kính trọng Hồ Chí Minh.
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
http://www.youtube.com/user/khieuvusaigon#g/u
http://www.youtube.com/user/vgdoanchinhthuan?feature=watch
http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/
http://nguoidalat.informe.com/forum/
http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/