Trang ChủKim ÂuBáo ChíLưu TrữVấn ĐềChính Nghĩa ViệtĐà LạtThư QuánDịch ThuậtTự Điển

Tác Phẩm Chính Nghĩa BBC LONDON HISTORY AUSTRALIAN RFI PARIS Chân Thiện Mỹ Tác Giả

ESPN3BannerLottery

 

 

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

Nguyễn Thái Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố vấn an ninh đặc biệt của Reagan-Tỷ phú Ross Perot,Tŕnh A Sám

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn ngọc Huy – Hùng Nguyên 

 

 

PHẦN THỨ NH̀

 

 

 

CHỦ - NGHĨA

 

DÂN - TỘC SINH - TỒN

 

CHƯƠNG V

 

NHỮNG NGUYÊN-LƯ CĂN-BẢN CỦA

CHỦ-NGHĨA DÂN-TỘC SINH-TỒN.

 

I.- ĐẠI-CƯƠNG CHỦ-NGHĨA DÂN-TỘC SINH-TỒN.

 

          Sự khảo-sát về con người đă cho ta biết rằng người là một sanh-vật cao-cấp có một cơ-thể tinh-xảo và nhiều khả-năng tâm-lư vi-diệu. Một trong những khả-năng này là ư-thức giúp người nhận biết về sự sống của ḿnh và suy-luận về hành-động của ḿnh. Nhờ ư-thức, người đă tự điều-khiển lấy ḿnh  một phần nào. Điều này làm cho người tin-tưởng rằng ḿnh được tự-do.

 

          Vốn có khuynh-hướng tự-tôn tự-đại và lúc nào cũng cần dựa vào một cái ǵ tuyệt-đối, người đă vô-t́nh hay hữu-ư quan-niệm một sự tự-do hoàn-toàn và cho rằng ḿnh được trọn quyền quyết-định thái-độ ḿnh. Ngay đến những người bị sự chi-phối của thần-quyền và tin-tưởng nơi một vị Thượng-Đế điều-khiển cả vơ-trụ cũng chấp-nhận nguyên-tắc người phải chịu trách-nhiệm về những hành-động của ḿnh trước Thượng-Đế. Như thế, họ đă gián-tiếp công-nhận rằng người được hoàn-toàn tự-do trong sự chọn lựa một con đường sống.

 

          Xă-hội loài người từ trước tới nay đă trực-tiếp đặt nền tảng trên nguyên-tắc trách-nhiệm và gián-tiếp thừa nhận nguyên-tắc tự-do ư-chí của người. Các giáo-điều luân-lư, các luật-lệ chánh-trị và đạo-đức hàm ư khuyên-nhủ hay bắt buộc người làm điều kia tránh việc nọ.

 

Nói cho thật đúng th́ những giáo-điều, luật-lệ này nhiều cái cũng rất thiết-thực và chỉ phản- chiếu những nhu-cầu khẩn-yếu được người khéo tô-điểm cho có vẻ tươi đẹp mà thôi. Tuy thế, trong bản-ư nó, những hệ-thống tư-tưởng đạo-đức được cho là cao-siêu đều hướng đến một chế-độ lư-tưởng tuyệt-đối trong đó con người có một bản-tính khác hẳn bản-tính hiện-tại của họ.

 

Ta đă nhận thấy rằng sự tự-do của người không thể hoàn-toàn được. Người chỉ là một phần-tử nhỏ nhặt của thế-giới và bị khép chặt trong thế-giới ấy. Cơ-thể người gồm những chất đă cấu-tạo nên vơ-trụ và những khả-năng tâm-lư của người dầu có vẻ vi-diệu đến đâu cũng không hoàn-toàn vượt ra ngoài vơ-trụ được.

 

Thật ra th́ phạm-vi hoạt-động của người quả có rộng-răi hơn phạm-vi hoạt-động của các loài khác. Người lại có thể nhờ ư-thức mà tạo nên cho ḿnh một mục-đích và tự vạch ra một đường lối để noi theo. Nhưng đời sống con người không phải hoàn-toàn tùy-thuộc ư-thức. Một số lớn hành-động của người c̣n bị tiềm-thức chi-phối. Và ngay một số hoạt-động mà người tưởng là do ư-thức điều-khiển, thật ra cũng tùy-thuộc tiềm-thức. Người có thể thành-tâm tin-tưởng rằng ḿnh tuân theo lư-trí khách-quan của ḿnh, không dè rằng ḿnh chỉ lư-luận hay biện-chánh cho ư muốn hay hành-động ḿnh, mà ư muốn hay hành-động này lại đặt dưới sự điều-khiển của những bản-năng ẩn-áo người không nhận-thức được.

 

Như thế, sự tự-do của người chỉ là một sự tự-do tương-đối, và sự tự-quyết của người vốn có một giới-hạn rơ ràng. Như thế là v́ tổ-chức cơ-cấu của thân-thể người phải tuân theo một qui-phạm chặt chẽ. Nó tạo cho người những nhu-cầu, những bản-năng, những khuynh-hướng tự-nhiên mà người không sao hủy-diệt hay cưỡng lại được. Khung cảnh trong đó người sống cũng phải tuân theo những qui-phạm đặc-biệt cho mỗi loài, mỗi vật. Do đó, sự hoạt-động của người đă bị khép vào những định-luật thiên-nhiên rơ rệt.

 

Hướng-dẫn sự hoạt-động của người đi trái những định-luật thiên-nhiên là một điều không thể làm được. Những bậc vĩ-nhơn, những nhà đạo-đức đă thử t́m cách chống lại những bản-năng của loài người đều thất-bại. Và những chánh-khách thờ phụng những không-tưởng, những lư-tưởng quá cao-siêu, vượt khỏi tầm-thước của người, nếu không tự ḿnh phản lại ư-tưởng ấy trong sự hoạt-động, th́ cũng chỉ làm khổ dân-chúng. Vậy muốn thành-công trong sự xây dựng  một xă-hội tốt đẹp và vững chắc, muốn đưa dân-chúng đến một đời sống vui tươi, ta phải dựa vào một chủ-nghĩa chánh-trị hợp với những động-lực chi-phối sự hoạt-động của người.

 

Nói như thế là không phải chủ-trương chiều theo những thị-dục thấp kém của người và để cho người buông lung theo thú-tánh. Việc cải-thiện đời sống của người, nâng cao nhơn-cách và đức-tánh của người là một điều cần-thiết và phải làm.

 

Nhưng ta nên nhớ rằng việc thay đổi hẳn bản-tánh của loài người là một điều ta không thể làm được. Ta không thể khiến cho mọi người đều tốt như Tiên Phật, cũng như ta không thể tạo ra những khí-cụ rắn chắc như thép cứng nếu ta dùng đất làm nguyên-liệu vậy.

 

Như thế, ta chỉ có thể cải-lương con người trong ṿng những đức-tánh người có thể đạt được mà thôi. Một mặt khác, nếu người ta chỉ có thể điều-khiển được các lực-lượng thiên-nhiên bằng cách chiều theo nó, người chỉ có thể cải-lương được con người bằng cách nương theo những khuynh-hướng, những bẩm-tánh của người. Đó là những nguyên-tắc căn-bản mà chúng ta lúc nào cũng phải tuân theo trong sự xây dựng một chủ-nghĩa chánh-trị thiết-thật.

 

Nghiên-cứu về con người, ta đă nhận thấy rắng người chung-qui chỉ là một sanh-vật có đủ đặc-tánh của sanh-vật. Đặc-tánh căn-bản của mọi sanh-vật là cố-gắng để duy-tŕ và truyền lưu sự sống của ḿnh lại đời sau. Từ một con a-míp (amibe) đơn tế-bào cho đến một cơ-thể phức-tạp chứa đựng hàng tỷ tế-bào, mỗi sanh-vật đều hướng đến mục-đích sanh-hoạt và tồn-tại. Mặc dầu cao hơn các loài khác, con người cũng không thoát khỏi công-lệ trên đây.

 

Cơ-thể người cũng như những bản-năng ẩn náu trong cơ-thể ấy đều thúc đẩy người hướng đến sự sinh-tồn. Bởi đó, người của mọi địa-phương, mọi thời-đại, đều hoạt-động để mưu-đồ sinh-tồn cho ḿnh. Sự sinh-tồn là cái luật căn-bản chi-phối đời sống của người, và một chủ-nghĩa chánh-trị có nhiệm-vụ hướng-dẫn sự hoạt-động của người, nhứt là sự hoạt-động để tổ-chức đời sống chung, không thể nhắm vào cứu-cánh nào khác hơn là mưu sự sinh-tồn cho người.

 

Trong việc qui-định mục-đích của người, ta phải nhớ đến sự sinh-tồn, mà trong sự hướng-dẫn người hoạt-động để mưu-sanh, ta cũng phải tùy theo những điều-kiện chi-phối sự hoạt-động sinh-tồn của người.

 

Người vốn là một sanh-vật cao-đẳng, có những khả-năng đặc-biệt khác hơn các loài sanh-vật hạ-cấp, cho nên sự sinh-tồn của người cũng phức-tạp hơn. Ngoài sự sinh-tồn vật-chất, người lại có sự sinh-tồn tinh-thần nữa.

 

Riêng về mặt vật-chất, người không phải chỉ cần sống lấy c̣n, lấy có như cầm thú, mà biết ưa thích những món ngon, vật lạ, những đồ dùng tốt đẹp quí báu. Không những mưu-cầu những nhu-dụng tối-thiểu cần-thiết cho sự sống, người c̣n biết t́m cách nâng cao sự sống ấy lên, làm cho nó tươi đẹp hơn.

 

Về mặt tinh-thần, người có những tư-tưởng, những t́nh-cảm cần bảo-vệ, những sở-thích, những nhu-cầu cần thỏa-măn. sự bảo-vệ những tư-tưởng, t́nh-cảm của người hàm một chế-độ công-nhận một số quyền tự-do căn-bản cho người. Thật ra, người cũng có thể sống dưới một chế-độ khắc-nghiệt không dung-nạp những quyền tự-do ấy. Nhưng trong trường-hợp này, người rất khổ-sở, và một chế-độ khắc-nghiệt muốn làm dịu sự khổ của người phải làm cho người ngu đần đi, đến mất cả ư-thức về nhơn-cách ḿnh. Như thế, sự sinh-tồn tinh-thần của người phải kém đi và giá-trị người cũng bị hạ xuống. Về sự thỏa-măn những sở-thích, nhu-cầu tinh-thần của người, nó hàm một xă-hội tiến-hóa, văn-minh, có một kỹ-thuật khá cao và một đời sống phức-tạp.

 

Sự sinh-tồn của người nhắm vào việc phụng-sự bản-thân người trước hết. Người không thể trút bỏ thân-thể ḿnh, cũng không thể hủy-diệt bản-ngă ḿnh. Bởi đó, sự hoạt-động sinh-tồn của người bao giờ cũng có tánh-cách vị-kỷ. Sự vị-kỷ này có thể mở rộng ra làm cho người biết nghĩ đến người khác và lo cho người khác như ḿnh. Một số nhà đạo-đức nhận thấy sự vị-tha này tốt đẹp nên đă hô-hào người cố hủy bỏ ḷng vị-kỷ, chỉ giữ ḷng vị-tha lại mà thôi. Nhưng sự thật, vị-kỷ là căn-bản của tánh người, và ḷng vị-tha cũng chỉ là ḷng vị-kỷ mở rộng ra cho nên người không thể hủy ḷng vị-kỷ đi được.

 

Muốn sinh-tồn, người phải tranh-đấu với thiên-nhiên, với các loài cầm thú và với người đồng-loại. Sự tranh-đấu này có thể ôn-ḥa hay bạo tợn, nhưng lúc nào cũng có, và không thể chấm đứt được.

 

Trong sự tranh-đấu của các sanh-vật, sự thắng-lợi bao giờ cũng nghiêng về phía kẻ mạnh và có một quan-năng biến-cải cường-kiện. Loài người chỉ có một sức mạnh b́nh-thường, nhưng lại được Tạo-hóa phú cho một quan-năng biến-cải rất mực cường-kiện. Quan-năng biến-cải đă giúp người đối-phó với thiên-nhiên và loài cầm thú một cách thích-ứng. Hơn nữa, nó lại có tánh-chất ư-thức một phần nào nên có thể tự mở mang thêm và làm cho người tiến-hóa. Nhờ đó, người đă thắng được thiên-nhiên và các loài cầm thú mà làm chủ địa-cầu.

 

Ngoài quan-năng biến-cải, lại c̣n một yếu-tố khác giúp rất nhiều vào sự thắng-lợi của người. Đó là sự hợp-quần. Sự hợp-quần chẳng những đă tăng thêm sức mạnh của người mà c̣n giúp cho người nhiều điều-kiện thuận-tiện để học hỏi và tiến-hóa.

 

Sự hợp-quần có thể có tánh-cách cưỡng-bách hay t́nh-nguyện, nhưng bao giờ nó cũng đi từ chỗ nhỏ đến chỗ lớn, từ người gần đến kẻ xa. Ngoài động-lực quyền-lực được nhận-thức rơ rệt hay nằm trong ṿng vô-ư-thức, yếu-tố ư-thức, chủng-loại đă đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự làm cho người hợp-quần nhau lại.

 

Người, một mặt, cần phải hợp-quần để tranh-đấu chung nhau, một mặt, lại cần phải tranh-đấu lẫn nhau. Người phải tranh-đấu nhau bên trong đoàn-thể ḿnh để mưu sinh-tồn cá-nhơn của ḿnh nhưng đồng-thời cũng hợp với người trong đoàn-thể để đối-phó với đoàn-thể khác hầu mưu sự sinh-tồn cho đoàn-thể ḿnh.

 

Sự hợp-quần đưa đến cho người rất nhiều mối lợi, mà sự tranh-đấu nhau giữa các đoàn-thể loài người lại gây ra rất nhiều cảnh thảm-mục thương tâm. Bởi đó, nhiều người đứng lên hô-hào loài người chấm dứt sự xung-đột lẫn nhau và họp nhau lại thành một khối duy-nhứt để mưu sự sinh-tồn chung.

 

Nhưng, như ta đă thấy, nhân loại bị bản-năng sinh-tồn và ư-thức chủng-loại của người làm cho chia rẽ nhau. Nhưng nguyên-nhơn chia rẽ này do bản-chất của người mà có, và sẽ tồn-tại măi với người. Ta không thể nào hủy-diệt được nó. V́ sự chia rẽ do bản-năng sinh-tồn và ư-thức chủng-loại gây ra, sự thống-nhứt nhơn-loại lại trong một tổ-chức duy-nhứt để mưu sinh-tồn chung không thể thực-hiện được, ngoại trừ trường-hợp đặc-biệt và khó có là sự sống của cả nhơn-loại bị một chủng-loại khác uy-hiếp một cách nặng-nề.

 

Những nhà đạo-đức mơ ước cảnh thế-giới đại-đồng đă có chủ-trương hủy bỏ ư-thức chủng-loại là bản-tánh làm cho con người phân-biệt thân sơ và có xu-hướng binh vực người gần mà chống chọi lại kẻ xa. Nhưng ư-thức chủng-loại là một bản-năng Tạo-hóa phú cho người nên không sao hủy-diệt được.

 

Vả lại, xét vấn-đề thật kỹ, ta sẽ thấy rằng ư-thức chủng-loại không phải chỉ làm hại cho người. Nếu nó có làm cho người phân rẽ ra, khiến cho thế-giới đại-đồng không thực-hiện được, nó cũng làm cho người cố-kết  nhau trong các đoàn-thể nhỏ. 

 

Những đoàn-thể loài người chỉ dựa vào quyền-lợi rất khó đứng vững được lâu dài, v́ quyền-lợi người không phải lúc nào cũng ḥa-hợp nhau được. Ư-thức chủng-loại, khi gây ra cho người sự phân-biệt thân sơ và ḷng ghét kẻ xa, đă làm cho người biết thương kẻ gần ḿnh và sẵn sàng hy-sanh quyền-lợi ḿnh, có khi cả tánh-mạng ḿnh cho kẻ gần ấy. Như thế, ư-thức chủng-loại tạo ra những yếu-tố tâm-lư cần-thiết cho việc duy-tŕ sự hợp-quần.

 

Nếu nhờ một phép lạ nào mà ta có thể hủy-diệt được ư-thức chủng-loại, con người sẽ không c̣n phân-biệt thân sơ nữa và sẽ dửng dưng với mọi người. Nhưng, điều này sẽ không ích-lợi ǵ, mà trái lại, c̣n có hại cho người, v́ con người mất ư-thức chủng-loại không c̣n lư-do ǵ để nghĩ đến kẻ khác, hoặc hy-sanh cho kẻ khác. Họ sẽ chỉ biết có họ, họ sẽ trở nên hoàn-toàn vị-kỷ, và sự vị-kỷ hoàn-toàn này chẳng những không đưa đến thế-giới đại-đồng, mà c̣n khiến cho người tranh-đấu hỗn-loạn cùng nhau nữa.

 

Bởi lư-do đó, ta không nên nghĩ đến việc hủy-diệt ư-thức chủng-loại để đi đến thế-giới đại-đồng, mà lại phải nghĩ đến việc nương theo ư-thức chủng-loại mà làm cho người mở rộng sự vị-kỷ của ḿnh ra, và biết thương yêu giúp đỡ kẻ khác. T́nh yêu gia-đ́nh đă khiến người ta lo nghĩ đến bà con thân-thuộc, tinh-thần hương-đảng đă xui người bồi đắp quê-hương, ḷng ái-quốc đă đưa người đến chỗ hy-sanh thân-thể cho tổ-quốc.

 

Những kẻ chủ-trương thế-giới đại-đồng và cố hủy-diệt t́nh yêu gia-đ́nh tổ-quốc, sẵn sàng giết hại bà con thân-thuộc, tàn-sát đồng-bào, đă tưởng rằng làm như thế, họ phụng-sự nhơn-loại. Nhưng kỳ thật, khi đă đang tâm giết hại bà con thân-thuộc, tàn-sát đồng-bào, họ đâu cần ngần ngại ǵ nữa khi phải tru-diệt những kẻ hoàn-toàn xa lạ đối với họ. Và rốt cuộc, dưới những danh-từ vĩ-đại, nhưng rỗng tuếch, như phục-vụ đại-chúng, tôn-thờ nhơn-loại, họ chỉ phụng-sự cá-nhơn họ, họ chỉ nhắm vào việc xây dựng một thế-giới phù-hợp với trí óc họ, với quyền-lợi họ, một thế-giới họ cho rằng có thể gây hạnh-phúc cho mọi người, nhưng kỳ thật chỉ là một địa-ngục trong đó t́nh thương không c̣n nữa.

 

Xét những điều-kiện chi-phối sự hợp-quần để tranh-đấu của người, ta có thể nhận thấy rằng gia-đ́nh là đoàn-thể hợp-quần thích-hợp nhứt với bản-năng người và do đó mà chặt chẽ nhứt. T́nh thương yêu giữa vợ chồng đặt nền tảng trên bản-năng t́nh-dục và có thể được củng-cố thêm nhờ sự tương-đồng tâm-tánh và chí-hướng. Con cái th́ do những tế-bào sanh-dục của cha mẹ họp lại tạo nên, và có thể được xem như là một phần xương thịt của cha mẹ. Mỗi đứa con mang một số đặc-tánh vật-chất và tinh-thần của cha mẹ và giống cha mẹ nếu không về mặt này th́ cũng về mặt khác. V́ đó, ḷng yêu con thật ra chỉ là một h́nh-thức đặc-biệt của ḷng tự yêu ḿnh. Anh chị em cũng có rất nhiều điểm giống nhau và sự chung huyết-thống cũng như sự sống gần gũi nhau làm cho họ tự-nhiên trở thành bạn hữu của nhau.

 

Trong đại-gia-đ́nh, ta c̣n có thể chứng-kiến sự xung-đột nhau, v́ những kẻ thành-niên đều sống một cuộc đời riêng biệt. Nhưng trong tiểu-gia-đ́nh, mọi người đều liên-đới nhau một cách chặt chẽ. Vận-mạng mọi người đều buộc chặt vào nhau và những quyền-lợi vật-chất cũng như những quyền-lợi tinh-thần của mọi người đều ḥa-hợp nhau một cách sâu xa.

 

Bởi những lư-do đó, tiểu gia-đ́nh bao giờ cũng là đoàn-thể hợp-quần tốt đẹp nhứt ; chính nó mới có đủ điều-kiện hơn hết để gây ra những sự hy-sanh cần-thiết cho đời sống chung. Người chồng có thể vui ḷng chịu cực khổ để cho vợ con sung sướng. Người vợ có thể cam-tâm chịu nhịn đủ thứ để cho chồng con đầy đủ. Cha mẹ có thể quên ḿnh để nghĩ đến tương-lai của con. Chỉ trong gia-đ́nh, người ta mới hoàn-toàn bỏ hết những sự nạnh hẹ, những sự ganh tị nhỏ nhen mới có thể giữ đúng nguyên-tắc « các tận sở năng, các thủ sở nhu »  mà theo chế-độ cộng-sản được.

 

Như vậy, chính gia-đ́nh là cái trường làm cho người bớt sự vị-kỷ để lo cho kẻ khác ngoài ḿnh. Những người có ḷng vị-tha mà không lập gia-đ́nh thường cũng học đức vị-tha trong cái gia-đ́nh đă dưỡng-dục ḿnh. Như thế, gia-đ́nh hết sức hữu-ích cho xă-hội.

 

Thật ra, trong xă-hội, cũng có nhiều người v́ quá nặng t́nh gia-đ́nh mà lăng quên nhiệm-vụ đối với quốc-gia, nhơn-loại. Nhưng nếu không có gia-đ́nh, tất cả mọi người đều sẽ vị-kỷ hoàn-toàn và xă-hội c̣n đen tối hơn nũa. Bởi đó, chủ-trương hủy-diệt gia-đ́nh chỉ có hại mà không có lợi cho xă-hội như nhiều người lầm tưởng.

 

Vả lại, sự hủy-diệt tánh hay phân-biệt thân sơ hoàn-toàn trái với bẩm-tánh tự-nhiên của người nên không thể thực-hiện được. Xét về phương-diện lư-thuyết, Mặc giáo có vẻ tốt đẹp hơn Nho-giáo, nhưng Mặc tử đă thất-bại, v́ chủ-trương « kiêm ái » của ông không sao áp-dụng được. Với chủ-trương « tề-gia, trị-quốc », Khổng tử đă tỏ ra am-hiểu tâm-lư con người hơn, nên đă thắng-lợi một cách vẻ vang ở toàn cơi Đông-Á.

 

V́ thích-ứng với bản-tánh người, v́ phù-hợp với quyền-lợi người, tiểu-gia-đ́nh thành ra đoàn-thể hợp-quần lư-tưởng của người. Bởi đó, nó đă được duy-tŕ ở khắp các địa-phương và qua các thời-đại. Các lănh-tụ cộng-sản đă dùng rất nhiều biện-pháp - nhứt là biện-pháp khêu gợi tánh vị-kỷ hoàn-toàn của người - để đả-phá gia-đ́nh. Tuy-nhiên, họ chỉ thành-công có một phân nửa. Trong xă-hội Sô- viết, người ta đă thấy những đứa con tố-cáo cha mẹ v́ ngây thơ chưa hiểu rơ hậu-quả việc ḿnh làm, v́ quyền-lợi thiển-cận, hay v́ sự hèn nhát tham sanh. Nhưng về phía cha mẹ, ta chưa thấy ai tố-cáo hay hăm-hại con ḿnh. Ngay đến các lănh-tụ cộng-sản đang tâm truy-tố cha mẹ cũng vẫn c̣n lo lắng cho con và thương yêu chúng. Vả lại, dầu sao, các nước cộng-sản c̣n phải duy-tŕ chế-độ gia-đ́nh chớ chưa dám triệt-hạ nó hẳn, và điều này đủ để chứng tỏ rằng gia-đ́nh là cái tế-bào căn-bản của mọi xă-hội, ta không sao hủy-diệt được.

 

Với những điều-kiện đặc-biệt thuận-lợi như thế, gia-đ́nh là đoàn-thể hợp-quần thích-hợp nhứt cho người. Nhưng phạm-vi gia-đ́nh rất nhỏ hẹp nên không đủ sức mạnh mà nắm phần thắng-lợi trong tất cả mọi cuộc tranh-đấu. Muốn có đủ điều-kiện thủ-thắng và sinh-tồn được sung-măn, người phải mở rộng sự hợp-quần của ḿnh ra thêm nữa. Do đó mà phát-hiện những tổ-chức rộng lớn hơn gia-đ́nh, như thị-tộc, bộ-lạc, quốc-gia và ư-tưởng thế-giới đại-đồng tức là ư-tưởng hợp-quần trong phạm-vi nhơn-loại.

 

Trong thời-kỳ người c̣n man-dă, thị-tộc và bộ-lạc đă đủ để bảo-đảm sự sinh-tồn của người. Nhưng đến khi tŕnh-độ trí-thức của người được nâng cao lên, kỹ-thuật của người cũng tiến-bộ, sự giao-thông hóa ra dễ dàng hơn và thị-tộc cùng bộ-lạc trở thành tương-đối nhỏ yếu, không đủ sức giúp người sinh-tồn một cách sung-măn hơn nữa.

 

Một mặt khác, v́ những nguyên-nhơn chia rẽ loài người, sự thống-nhứt cả nhơn-loại dưới một quyền quản-trị duy-nhứt lại không thể thực-hiện được. V́ đó, từ một quá-khứ dài dặc – dài dặc so với lịch-sử con người có ư-thức – người đă thành-lập nên những quốc-gia, và duy-tŕ các quốc-gia ấy qua các thời-đại.

 

Xu-hướng hợp-quần trong nhơn-loại cũng vẫn c̣n tồn-tại, nhưng kinh-nghiệm đă cho chúng ta thấy rằng sự hợp-quần trong nhơn-loại bao giờ cũng phải dựa vào các quốc-gia. Ngày trước, các nhà chinh-phục đă chủ-trương dùng lực-lượng một quốc-gia để chinh-phục các quốc-gia khác. Nhưng hiện nay, với sự bừng tỉnh của ư-thức tự-do và ư-thức dân-tộc, chủ-trương xâm-lược phải lần lần lui bước. Từ thế-kỷ này, người chỉ c̣n có thể tổ-chức sự hợp-quần bằng cách công-nhận và củng cố các quốc-gia. Nói một cách khác, loài người có thể tổ-chức những hội quốc-tế để giúp đỡ nhau, hay để quản-trị nhau, nhưng muốn đứng vững được, các hội quốc-tế này phải kính-trọng chủ-quyền các quốc-gia.

 

Gia-đ́nh, thị-tộc và bộ-lạc đều đặt nền tảng trên huyết-thống và có một tánh-cách chủng-tộc rơ rệt. Các quốc-gia nhỏ bé thời cổ cũng dựa vào yếu-tố chủng-tộc trước hết. Nhưng với sự mở rộng biên-cương, với sự chinh-phục lẫn nhau, với sự áp-dụng những chủ-nghĩa chánh-trị khác nhau, người ta thấy xuất-hiện trong lịch-sử nhiều nguyên-tắc khác làm nền tảng cho quốc-gia.

 

Người ta có thể lấy tôn-giáo làm cơ-sở cho quốc-gia. Đó là trường-hợp Hồi-quốc. Người ta cũng có thể lấy ư-chí muốn sống chung  nhau của toàn dân làm yếu-tố chánh để xây dựng sự cố-kết  cần-thiết. Đó là trường-hợp các quốc-gia gồm nhiều dân họp lại lập thành như Thụy-sĩ. Sau hết, quốc-gia cũng có thể lấy dân-tộc làm nền tảng cho ḿnh. Đó là trường-hợp phần lớn các quốc-gia trên thế-giới.

 

Trong tất cả các yếu-tố dùng làm nền tảng cho quốc-gia, chỉ có yếu-tố dân-tộc là bền vững hơn cả.

 

Người có thể bỏ tôn-giáo ḿnh phụng thờ để theo một tôn-giáo khác hay để theo chủ-trương vô thần. Hơn nữa, trong nhơn-loại ngày mai, tôn-giáo dầu c̣n chi-phối được con người một cách mạnh mẽ, cũng sẽ thấy vai tuồng chánh-trị của ḿnh thâu hẹp bớt. 

 

Ư-chí muốn sống chung nhau là một dây liên-lạc rất chặt chẽ. Nhưng sợi dây đó chỉ có hiệu-lực khi quốc-gia được trù-phú, thái-b́nh, có thể bảo-đảm được sự sinh-tồn của mọi cá-nhơn một cách sung-măn. Trong trường-hợp quốc-gia suy-yếu, thường bị nạn xâm lấn và không bảo-vệ được công- dân ḿnh, ư-chí này có thể tan vỡ.

 

Dân-tộc th́ nhờ dựa vào huyết-thống nên không thay đổi. Thêm nữa, nó lại bao gồm cả yếu-tố tôn-giáo và ư-chí muốn sống chung nhau. Do đó, nền tảng dân-tộc rất khó phá hủy.

 

Một mặt khác, nếu không thuộc những chủng-loại cách nhau xa quá, dân chúng một quốc-gia thường hỗn-hợp nhau lại để thành một dân-tộc. Và dân-tộc khi đă thành-lập rồi lại có xu-hướng tự xây dựng một quốc-gia riêng biệt cho ḿnh. Dầu có bị chinh-phục hay bị phân ra ở nhiều quốc-gia khác nhau, những phần-tử của một dân-tộc cũng có xu-hướng tự khôi-phục nền độc-lập và thống-nhứt của ḿnh. Sự cố-gắng của người Do-thái để tạo lập một quốc-gia, cũng như lịch-sử tranh-đấu của người Ba-lan là những bằng-chứng cụ-thể về vấn-đề này.

 

Bởi những lư-do nêu ra trên đây, những quốc-gia dựa vào dân-tộc là những quốc-gia có đủ điều-kiện hơn hết để được vững chắc lâu dài. Thêm nữa, trong tất cả mọi h́nh-thức hợp-quần, không có h́nh-thức nào bao gồm nhiều quyền-lợi vật-chất và tinh-thần của người cho bằng h́nh-thức dân-tộc. Như thế, ta có thể bảo rằng sự hợp-quần thành dân-tộc thích-hợp với sự tranh-đấu sinh-tồn của người nhứt.

 

          Lẽ tự-nhiên là trên thế-giới, có nhiều quốc-gia v́ t́nh-thế, không có thể lấy dân-tộc làm nền tảng cho ḿnh. Nhưng trừ ra những trường-hợp đặc-biệt, những quốc-gia ấy có thể sẽ bị đổ vỡ nếu không cố-gắng biến quốc-dân ḿnh thành một dân-tộc thuần-nhứt.

 

           Đối với các quốc-gia đă dựa vào nền tảng dân-tộc rồi, tự-nhiên t́nh-thế thuận-tiện hơn. Nhưng dầu sao phạm-vi hợp-quần lư-tưởng của người bao giờ cũng là phạm-vi dân-tộc.

 

          Gom góp tất cả mọi người cùng huyết-thống cùng ngôn-ngữ, cùng văn-hóa, phong-tục, nói tóm lại, tất cả mọi người thuộc một dân-tộc lại lập thành một quốc-gia để tranh-đấu chung nhau, và mưu-đồ sự sinh-tồn chung nhau, đó là căn-bản của chủ-nghĩa dân-tộc sinh-tồn, một chủ-nghĩa khoa-học, kết-quả sự nghiên-cứu về mục-đích cùng điều-kiện hoạt-động của loài người từ trước đến nay.

 

 

II.- NHỮNG CHỦ-TRƯƠNG CĂN-BẢN CỦA CHỦ-NGHĨA DÂN-TỘC SINH-TỒN.

 

A.- ĐIỀU-KIỆN CỐT-YẾU CHO SỰ SINH-TỒN MỘT DÂN-TỘC.

 

          Một cá-nhơn muốn sinh-tồn sung-măn phải tranh-đấu để chống những họa-hại từ bên ngoài đưa đến có thể làm hại mạng ḿnh và để giành những vật-liệu cần-thiết cho sự thỏa-măn những nhu-cầu của ḿnh.

 

          Một dân-tộc muốn sinh-tồn cũng phải tranh-đấu như thế. Ngoài thiên-tai địa-biến có thể làm suy yếu ḿnh, dân-tộc lại c̣n có thể bị nạn dị-tộc xâm lược. Thêm nữa, dân-tộc cũng phải tổ-chức sự khai-thác những nguồn-lợi thiên-nhiên trong nước và cố-gắng để thâu-đoạt những vật-liệu ḿnh thiếu. Vậy, sự tranh-đấu là một điều-kiện tất-yếu cho sự sinh-tồn của dân-tộc.

 

          Từ trước đến nay, các dân-tộc đă tranh-đấu nhau một cách hết sức ráo riết. Nhiều dân-tộc đă bị tiêu-diệt. Nhiều dân-tộc khác, sau khi chiếm được một địa-vị tôn-quí trên đài thế-giới đă bị suy yếu, có khi mất cả độc-lập. Ngoài ra, cũng có những dân-tộc từ trước đến nay luôn luôn đứng vào một địa-vị kém hèn.

 

          Lịch-sử thăng trầm của các dân-tộc cho ta biết rằng muốn có thể sinh-tồn sung-măn, dân-tộc cũng như người  phải mạnh mẽ và sáng suốt. Những dân-tộc hèn yếu tất-nhiên không thể chống chọi lại các địch-thủ xâm lấn ḿnh. Nhưng những dân-tộc có nhiều năng-lực tranh-đấu mà theo một chánh-sách thiếu khôn khéo cũng rất khó đem sự thắng-lợi về ḿnh.

 

          Dầu sao, sự hùng-cường một dân-tộc cũng là một điều-kiện căn-bản cho sự sinh-tồn. Nhưng sự hùng-cường này do đâu mà ra ?

 

          Trước hết, nó dựa vào những điều-kiện vật-chất thiên-nhiên. Tự ngàn xưa, các dân-tộc đă chiếm lấy một lănh-thổ cho ḿnh. Lănh-thổ này liên-lạc mật-thiết với dân-tộc và thường cùng với dân-tộc ḥa lẫn nhau trong ư-niệm quốc-gia.

 

          Diện-tích rộng hẹp của lănh-thổ tùy theo khả-năng tranh-đấu và cơ-vận của dân-tộc. Vị-trí nó th́ hoặc tùy theo khuynh-hướng tự-nhiên của dân-tộc, hoặc tùy theo hoàn-cảnh mà ra. Có nhiều dân-tộc tự chọn lấy địa-bàn  của ḿnh. Những giống dân ưa sinh-hoạt nơi rừng núi chỉ ở các vùng sơn-cước, trong khi những giống dân quen sống gần nước luôn luôn t́m cách chiếm lấy những vùng có ao hồ, những lưu-vực các con sông, hay những đất ven bờ biển. Nhiều giống dân trái lại, đă bị dị-tộc xâm lấn, phải bỏ cư-địa cũ mà dời đi nơi khác. Trong sự di-cư này, họ có thể noi theo khuynh-hướng tự-nhiên của họ, nhưng cũng có thể thay đổi cách sanh-hoạt của ḿnh nếu bị dồn vào một địa-bàn họ không chọn lựa được.

 

          Dầu sao, lănh-thổ cũng có ảnh-hưởng rất lớn đến dân-tộc. Chính nó làm cái khung cảnh vật-chất cho sự sinh-hoạt của dân-tộc. Những điều-kiện khí-hậu, địa-thế, những thực-phẩm và vật-liệu lănh-thổ cung-cấp cho người, những điều-kiện lănh-thổ đặt ra cho sự sanh-hoạt của người đă đóng một vai tuồng rất quan-trọng trong sự đào-tạo tánh-cách thể-chất và tâm-lư các dân-tộc. Ai cũng biết rằng các  dân-tộc sống ở xứ lạnh khác các dân-tộc sống ở xứ nóng, các dân-tộc gần biển khác các dân-tộc ở giữa đại-lục.

 

          Những điều-kiện vật-chất mà lănh-thổ đặt ra cho dân-tộc một tánh-cách cứng rắn, ít di-chuyển. Nó đóng một vai tuồng rất quan-trọng trong sự hùng-cường một dân-tộc. Lănh-thổ càng có nhiều sản- phẩm th́ dân-tộc càng có điều-kiện để trở thành hùng-cường.

 

          Cơ-vận của dân-tộc có thể do sự biến-chuyển của kỹ-thuật mà thay đổi. Trước thế-kỷ thứ 18, nhơn-loại đại-khái sống nhờ nông-nghiệp và những dân-tộc hùng-cường là những dân-tộc chiếm được những cánh đồng rộng-răi ph́-nhiêu. Từ thế-kỷ thứ 18 trở đi, kỹ-nghệ phát-triển và sự hùng-cường lại về với những dân-tộc chiếm được một lănh-thổ nhiều khoáng-sản.

 

          Tuy nhiên, vai tuồng của dân-tộc cũng không phải là nhỏ. Những dân-tộc sống trên một lănh-thổ ph́-nhiêu, nhiều khoáng-sản có thể v́ sanh-hoạt quá thuận-lợi mà trở thành ủy-mị, yếu hèn, dễ dàng làm mồi cho những cuộc xâm-lăng. Trái lại, những dân-tộc sống trên một đất đai bần-bạc có thể nhờ sự cực khổ mà trở thành những chiến-sĩ lợi-hại, đặt ách đô-hộ lên trên những dân-tộc giàu có hơn ḿnh. Người Mông-cổ ngày xưa và người Nhựt-bổn trong thời-đại cận-kim đă xây dựng được những đế-quốc hùng-cường mặc dầu địa-bàn của họ hết sức là bần-bạc.

 

          Một mặt khác, sự hùng-cường của dân-tộc c̣n do nơi dân-tộc ấy có biết sử-dụng sản-phẩm của lănh-thổ ḿnh hay không. Người da đỏ ngày xưa đă chiếm cả những đất đai rộng-răi ph́-nhiêu đầy khoáng-sản của Mỹ-châu. Nhưng họ không biết lợi-dụng những nguồn tài-lợi thiên-nhiên đó, trong khi Hiệp-chúng-quốc Mỹ sau này đă nhờ những nguồn tài-lợi ấy mà trở thành mạnh nhứt hoàn-cầu.

 

          Như thế, ngoài những sản-phẩm tự-nhiên lănh-thổ cung-cấp  cho ḿnh, một dân-tộc c̣n phải tự ḿnh hoạt-động ráo riết mới được hùng-cường. Vấn-đề mở rộng lănh-thổ trong thế-giới hiện giờ là một vấn-đề nan-giải, nhứt là cho các dân-tộc hiện c̣n yếu kém. Vả lại, cũng như vấn-đề khai-thác những sản-phẩm hiện có trên mỗi lănh-thổ, nó thuộc phạm-vi tranh-đấu của từng dân-tộc một. Đứng trên một lập-trường khái-quát hơn, chúng ta chỉ có thể xem xét sự tác-động của dân-tộc đối với dân-chúng ḿnh mà thôi.

 

          Về mặt này, việc quan-trọng nhứt  là việc phát-triển năng-lực tranh-đấu của dân-tộc, nâng cao tŕnh-độ của mọi người lên. Mọi người đều phải được  đào-luyện cho có một thân-thể cường-tráng và đủ sức làm một chiến-sĩ. Tŕnh-độ văn-hóa và kỹ-thuật chung cũng phải được nâng cao lên để vượt qua hay ít nữa, cũng đuổi kịp các dân-tộc khác. Ngoài ra, những đức-tánh xă-hội cũng như những đức-tánh cần cho sự chiến-đấu cũng đều phải được phát-triển.

 

          Thêm nữa, sự hoạt-động và sự cố-gắng của mọi người trong dân-tộc đều phải đồng-nhứt với nhau và phải hướng về mục-đích sinh-tồn chung. Điều này bắt buộc dân-tộc phải thực-hiện một nền đoàn-kết chặt chẽ. Những mầm chia rẽ, chia rẽ địa-phương, chia rẽ tôn-giáo, chia rẽ đảng-phái, chia rẽ giai-cấp, cần phải tiêu-diệt đến tận gốc.

 

          Sự hủy-diệt những mầm chia rẽ không hàm ư rằng dân-tộc phải sống dưới một chế-độ độc-tài khắc-nghiệt, đặt tất cả mọi người dưới một kỹ- luật sắt và uốn nắn mọi ngưởi theo một khuôn khổ chung.

 

          Ta nên nhớ rằng cứu-cánh của người là mưu-đồ sự sinh-tồn cá-nhơn của ḿnh. Sự tranh-đấu cho dân-tộc chỉ là một phương-tiện để đi đến cứu-cánh ấy. Dầu cho người có hy-sanh cho dân-tộc đi nữa, người cũng muốn cho sự hy-sanh đó có ư-nghĩa. Trong trường-hợp đó, một chế-độ khắc-nghiệt không mang đến sự sinh-tồn cá-nhơn của người chỉ có thể đưa đến một sự đoàn-kết cưỡng-bách và tự-nhiên không vững chắc.

 

          Muốn cho nền đoàn-kết được vững chắc, đủ sức trải qua những thử thách gay go, người ta phải làm cho nó có tánh-cách t́nh-nguyện. Mà muốn cho mọi người trong dân-tộc vui ḷng cố-kết  nhau lại làm một khối, người ta phải bảo-đảm sự sinh-tồn cá-nhơn của mọi người trong dân-tộc. Như thế, dân-tộc phải để cho mọi người được hưởng những tự-do căn-bản, và chế-độ xă-hội phải có tánh-cách công-bằng để không ai có thể bóc lột được ai và sự hùng-cường của dân-tộc có lợi cho tất cả mọi người.

 

          Như thế, những hoạt-động của các cá-nhơn và đoàn-thể vẫn phải được dung-nạp. Nhưng sự giáo-dục phải hướng đến chỗ gây cho mọi người một ư-thức dân-tộc sinh-tồn mạnh mẽ và quyền-lợi tổ-quốc được đặt lên trên hết. Đồng-thời tinh-thần dân-chủ chơn-chánh cùng óc khoan-dung phải được vun bồi để tránh những cuộc xung-đột quá mănh-liệt v́ quyền-lợi tôn-giáo hay chánh-kiến bất đồng.

 

          Với một chế-độ xă-hội và một phương-pháp thích-hợp, vừa cho người được hưởng một sự tự-do rộng răi, vừa duy-tŕ được một kỷ-luật quốc-gia nghiêm-minh, dân-tộc có thể thực-hiện được nền đoàn-kết nội-bộ. Nó có thể tổ-chức sự khai-thác các tài-nguyên của lănh-thổ ḿnh và tự gây cho ḿnh đủ sức mạnh cần-thiết để đối-phó với các dân-tộc khác, hầu bảo-vệ quyền-lợi ḿnh.

 

          Sự tranh-đấu với các dân-tộc khác có thể nói là không lúc nào ngừng. Sau những cuộc chiến-tranh thật-sự, các dân-tộc từ xưa đến nay vẫn phải tiếp-tục những cuộc chiến-tranh bí-mật hoặc đương đầu nhau trong những cuộc tranh giành thế-lực gay go.

 

          Muốn nắm phần thắng-lợi trong những cuộc tranh-đấu ấy, dân-tộc cũng như người, phải mạnh. Nhưng nếu sức mạnh riêng nó không đủ để bảo-đảm sự thắng-lợi của người, sự hùng-cường riêng nó cũng không đủ đưa dân-tộc đến chỗ thành-công.

 

          Ta đă thấy rằng ngoài sức mạnh, con người c̣n phải có một quan-năng biến-cải cường-kiện mới mong thắng-lợi trong cuộc đấu-tranh sinh-tồn. Dân-tộc muốn tránh sự thất-bại cũng  phải có một quan-năng biến-cải như thế. Quan-năng biến-cải này chính là khả-năng giúp dân-tộc tự sửa chữa chế-độ xă-hội cùng kỹ-thuật làm việc và tranh-đấu của ḿnh để tiến kịp thời-đại, và có một chánh-sách khôn khéo, thích-hợp với t́nh-thế mỗi lúc.

 

          Những dân-tộc Á-Châu sở-dĩ phải lọt vào ách đô-hộ của các dân-tộc da trắng là v́ quan-năng biến-cải của họ quá yếu, không giúp cho họ thay đổi quan-niệm tổ-chức và tranh-đấu của họ cho kịp với thời-thế. Những dân-tộc sớm thức tỉnh, như dân-tộc Nhựt, đă duy-tân một cách nhanh chóng. Không những thoát nạn thuộc-địa, dân-tộc Nhựt lại trở thành hùng-cường, khiến cho các cường-quốc da trắng phải nể sợ. Vậy, chính quan-năng biến-cải đă giúp cho dân Nhựt được sinh-tồn vẻ vang trong khi các dân-tộc da vàng khác phải chịu cái nhục làm nô-lệ cho người.

 

          Nhưng sự hùng-cường của một dân-tộc cũng không đưa dân-tộc ấy đến chỗ thành-công nếu dân-tộc ấy không khôn khéo trong sự giao-thiệp với các dân-tộc khác. Lẽ tự-nhiên là sự tranh-đấu sinh-tồn bắt buộc mỗi dân-tộc phải đề-pḥng đối với các dị-tộc. Nhưng nếu không biết cách cư-xử để cho nhiều dân-tộc thù-địch liên-minh lại đối-phó với ḿnh, một dân-tộc rất khó nắm phần thắng-lợi. Những mánh khóe ngoại-giao do đó, hết sức cần-thiết cho sự sinh-tồn một dân-tộc.

 

          Chính v́ quá kiêu-căng, ra mặt chọi lại nhiều cường-quốc quá mà nước Đức đă phải hai lần thảm-bại trong thế-kỷ thứ 20. Mà cũng nhờ tài ngoại-giao khéo léo của ḿnh, biết liên-minh các nước để chọi lại những cường-quốc có thể cạnh-tranh với ḿnh mà dân-tộc Anh đă nắm giữ được bá-quyền trong bao thế-kỷ.

 

          Một mặt khác, những sự trao đổi văn-hóa cũng như nhũng sự thôn-tính lẫn nhau có thể gây ra giữa các dân-tộc, nhứt là những dân-tộc sống cạnh nhau, nhiều thiện cảm hay ác cảm với nhau. Nhưng nếu cá-nhơn và cá-nhơn có thể lấy t́nh-nghĩa mà đối đăi nhau, dân-tộc và dân-tộc có thể giao-thiệp nhau v́ quyền-lợi. Những cuộc liên-minh giữa các dân-tộc bao giờ cũng có tánh-cách tạm-thời. Và trên bàn cờ quốc-tế, kẻ thù hôm qua thường là người bạn ngày nay, và người bạn hôm nay rất có thể là kẻ thù ngày mai.

 

          Hơn nữa, ngay trong khi cần liên-minh nhau, các dân-tộc có thể vẫn xung-đột nhau như thường. Trong lúc cần phải họp-tập nhau lại để đương đầu với khối Cộng-sản, những dân-tộc trong khối tự-do đă cạnh-tranh nhau một cách mănh-liệt. Người Anh và người Mỹ đă cố giành nhau lấy những mỏ dầu lửa ở Trung Đông. Họ cũng theo hai chánh-sách khác nhau trong sự đối-phó với Trung-Cộng. Chiến-tranh bí-mật giữa các nước thật ra không bao giờ chấm dứt, và các cơ-quan gián-điệp thường tổ-chức sự do-thám ngay ở các nước được xem là bạn.

 

          Lịch-sử cận đại đă cho ta thấy rằng sự sinh-tồn của dân-tộc phần lớn dựa vào những cơ-quan trinh-thám của dân-tộc ấy. Những dân-tộc có những cơ-quan trinh-thám mạnh mẽ và nhiều khả-năng chẳng những có thể hiểu-biết rơ ràng t́nh-thế chung và thi-hành một chánh-sách thích-hợp, mà lại c̣n có thể tổ-chức sự phá-hoại ngay bên trong hàng-ngũ đối-phương. Do đó, sức mạnh vật-chất của dân-tộc có thể được sử-dụng với một hiệu-lực tối-đa và tự-nhiên phải đưa đến nhiều kết-quả tốt.

 

          Trong việc xây dựng và duy-tŕ bá-quyền của nước ḿnh mấy thế-kỷ trước đây, cơ-quan trinh-thám Anh đă đóng một vai tuồng trọng-hệ. Đảng Hắc-long đă làm cho nước Nhựt trở thành một đế-quốc mạnh mẽ và giúp nước ấy chóng khôi-phục lại một địa-vị khả-quan sau khi bị thảm-bại. Hiện giờ trong cuộc xung-đột Mỹ Nga, phái Cộng-sản đă bồi bổ những chỗ yếu kém của ḿnh về phương-diện kỹ-thuật và vơ khí bằng một cơ-quan gián-điệp đắc-lực. Do đó nước Mỹ, mặc dầu mạnh hơn Nga nhiều, thường phải bị khó khăn trong cuộc chiến-tranh nguội với Nga.

 

          Những điều-kiện trên này cho ta thấy rằng một dân-tộc muốn sinh-tồn được sung-măn phải hết sức khéo léo trong sự bang-giao của ḿnh. Vấn-đề t́nh-cảm cần phải được gạt qua một bên : một dân-tộc không thể nhứt-định thân hay thù một dân-tộc khác v́ trong quá-khứ, dân-tộc ấy làm lợi hay hại cho ḿnh.  Sự giao-thiệp giữa các dân-tộc chỉ có thể dựa vào quyền-lợi của dân-tộc mà thôi. Một mặt khác, những tổ-chức chuyên về bí-mật-chiến phải được khuếch-trương để có đủ sức thảo những kế-hoạch lâu dài cho dân-tộc và đồng-thời chận đứng sự xâm-nhập kín đáo của các dân-tộc khác ngay trong lúc thái-b́nh.

 

B.- VẤN-ĐỀ TỔ-CHỨC DÂN-TỘC.

1.- KHÁI-LUẬN VỀ VẤN-ĐỀ CHẾ-ĐỘ XĂ-HỘI.

 

          Trên đây là những điều-kiện khái-quát tối-cần cho sự sinh-tồn một dân-tộc. Đứng về phương-diện thực-hành mà nói, vấn-đề đầu tiên mà mỗi dân-tộc phải giải-quyết là vấn-đề tự tổ-chức.

 

          Một số người cho rằng sự tổ-chức dân-tộc phần lớn tùy-thuộc tŕnh-độ tiến-hóa của dân-chúng. Một chế-độ không phù-hợp với tŕnh-độ tiến-hóa của dân-tộc sẽ ít có cơ đứng vững được.

 

          Một số người khác chủ-trương rằng mỗi dân-tộc đều có những đặc-tánh riêng biệt mà chỉ có thể theo một h́nh-thức tổ-chức phù-hợp với đức-tánh ḿnh mà thôi. Một chế-độ không thích-hợp với đức-tánh của dân-tộc sẽ đưa nhiều họa-hại đến cho dân-tộc ấy.

 

          Những ư-kiến trên này thật ra cũng có nhiều phần hữu-lư. Những dân-tộc dă-man không thể áp-dụng được một chế-độ thi-hành ở các nước đă văn-minh. Người Tây-Tạng hiện c̣n tôn-trọng thần-quyền, và chắc chắn không tán-thành chế-độ quân-chủ chớ đừng nói đến chế-độ dân-chủ.

 

          Một mặt khác, những dân-tộc quen với chủ-trương độc-tài hay chủ-trương phóng-túng rất khó thi-hành một chế-độ cần những người công-dân tôn-trọng tự-do nhưng cũng biết tuân theo kỷ-luật. Dân Đức vốn quen uốn ḿnh theo kỷ-luật cũng như dân Pháp thờ chủ-nghĩa cá-nhơn quá độ không được thành-công bằng dân Anh trong sự thực-hiện chế-độ đại-nghị.

 

          Tuy nhiên, ta không thể v́ những lư-do trên đây mà không lưu-ư đến vấn-đề chế-độ lư-tưởng. Nếu cứ chủ-trương rằng chế-độ xă-hội phải tùy tŕnh-độ tiến-hóa hay đức-tánh căn-bản của dân-tộc, ta có thể đi đến chỗ duy-tŕ măi một chế-độ được xem là thích-hợp với tŕnh-độ hay với đức-tánh của dân-tộc ḿnh, nhưng kỳ thật lại khép dân-tộc vào một khuôn khổ chật hẹp, làm cho nó không tiến-hóa được.

 

          Điều này có hại vô-cùng cho sự sinh-tồn của dân-tộc, v́ nó làm cho dân-tộc thua kém các dân-tộc khác. Ta nên nhớ rằng dân-tộc nào cũng phải đi từ chỗ dă-man đến một tŕnh-độ văn-minh cao hơn, và chính quan-năng biến-cải làm cho các dân-tộc tiền-tiến biết thay đổi, biết canh-tân, biết cổi bỏ những chế-độ cũ để đi đến một chế-độ mới hoàn-hảo hơn.

 

          Một số người khác lại cho rằng vấn-đề chế-độ thật ra không quan-trọng bằng vấn-đề người. Nếu người tốt, chế-độ sẽ tốt theo. Trái lại khi người xấu, chế-độ hay đến đâu cũng hóa dở.

 

          Điều này không phải là không đúng. Dưới thời quân-chủ chuyên-chế, dân-chúng có thể được sung sướng, và quốc-gia có thể trở thành hùng-cường nếu nhà vua là một vị anh-quân. Đường Thái-tông bên Trung-Hoa, Lư Thánh-tông và Lê Thánh-tông ở Việt-Nam đă chứng tỏ rằng chế-độ quân-chủ chuyên-chế cũng có thể mang hạnh-phúc đến cho người và sự sinh-tồn đến cho toàn dân-tộc.

 

          Nhưng ta không nên quên rằng con người rất dễ sa ngă, và một chế-độ không có những biện-pháp để ngăn cản những sự lạm-quyền  không thể nào có đủ điều-kiện mưu-đồ sinh-tồn cho dân-tộc. Lịch-sử cho ta biết rằng những vị anh-quân rất hiếm hoi, và các hôn-quân đă có những ảnh-hưởng tai-hại vô-cùng cho dân-tộc.

 

          Như vậy, chủ-trương  đào-luyện con người hết sức cần-thiết, nhưng vẫn chưa sung-măn. Muốn cho sự sinh-tồn của dân-tộc được bảo-đảm, ngoài chủ-trương đức-trị, ta c̣n phải có chủ-trương pháp-trị. Nói một cách khác, ngoài việc tuyển lựa người có đức, ta c̣n phải có một chế-độ thích-hợp nữa.

 

          Trong trường-hợp đó, vấn-đề tổ-chức vẫn cần phải đặt ra. Sự tổ-chức dân-tộc bao gồm nhiều mặt khác nhau, trong đó quan-trọng nhứt là vấn-đề chánh-trị.

 

 

2.- TỔ-CHỨC CHÁNH-TRỊ

                            

a)- LƯỢC-KHẢO VỀ CÁC CHẾ-ĐỘ CHÁNH-TRỊ ĐĂ LƯU-HÀNH.

 

          Để có một quan-niệm rơ ràng về chế-độ chánh-trị thích-hợp nhứt cho sự sinh-tồn môt dân-tộc, ta hăy thử xét qua những chế-độ lưu-hành trên thế-giới từ trước đến giờ.

 

          Đọc qua lịch-sử các dân-tộc, ta có thể nhận thấy rằng các dân-tộc, các quốc-gia đă được tổ-chức theo nhiều lối khác nhau vô-cùng. Nhưng tuy có nhiều h́nh-thức khác nhau, những chế-độ quan-trọng đă lưu-hành đều có thể qui về ba h́nh-thức chánh : chế-độ độc-tài, chế-độ đại-nghị và chế-độ tổng-thống.

 

1.- CHẾ-ĐỘ ĐỘC-TÀI.

 

          Cứ theo tên nó, chế-độ độc-tài là chế-độ trong đó một người nắm hết tất cả quyền-thế trong tay và một ḿnh quyết-định về mọi việc quan-trọng có dính dáng đến vận-mạng dân-tộc. Nhà độc-tài có thể nhờ sự phù-tá khuyên răn của một hoặc nhiều cố-vấn, hay tự ḿnh suy xét và định đoạt không cần ư-kiến ai. Ông ta có thể tỏ ra rộng-răi với người khác hay hết sức tàn-bạo. Nhưng bất cứ trong trường-hợp nào, sự đối-lập cũng không được dung-tha, và mọi người trong nước, dầu muốn dầu không, đều phải cúi đầu tuân lịnh trên.

 

Chế-độ độc-tài thường xuất-hiện dưới h́nh-thức quân-chủ chuyên-chế hay dân-chủ tập-quyền.

 

Theo chế-độ quân-chủ chuyên-chế, vị quốc-trưởng là một nhà vua nhờ vơ-lực hay nhờ sự thừa- kế mà lên ngôi báu và cai-trị muôn dân. Mọi pháp-điển, luật-lệ, mọi quyết-định đều do nhà vua mà ra. Những triều-thần đều do nhà vua bổ-nhậm, thăng-giáng, thuyên-chuyển. Ta có thể bảo rằng nhà vua nắm trọn quyền sanh-sát cả mọi người.

 

Nhiều khi nhà vua yếu thế, chỉ có hư-vị, c̣n thực-quyền th́ thuộc về một người quyền-thần gian-giảo, lấy danh-nghĩa nhà vua mà trị nước. Cũng có khi trong quốc-gia, có nhiều nhà quí-tộc cạnh-tranh với nhà vua. Nhưng trong trường-hợp nào cũng vậy, quyền-hành vẫn qui về tay một người thường nhờ sợi dây liên-lạc huyết-thống và vơ-lực mà nắm quyền điều-khiển quốc-gia theo ư ḿnh.

 

Theo chế-độ dân-chủ tập-quyền, quốc-trưởng là một người xuất-thân từ dân-chúng, và nhờ một cuộc cách-mạng, một cuộc binh-biến, một cuộc bạo-động, hay ít nhứt cũng nhờ sự chỉ-định của người đồng-chí mà nắm chánh-quyền. Có khi nhà độc-tài nắm thực-quyền trong nước, nhưng vẫn để chức-vị quốc-trưởng trong tay một nhà vua thế-tập, và lập-hiến. Đó là trường-hợp Mussolini, thủ-lănh đảng phát-xít Ư trước đây

 

Nhà độc-tài của chế-độ này thường phải dựa vào một tổ-chức vơ-trang quân-đội hay chánh-đảng, và nhờ sự tổ-chức ấy mà cai-trị dân-chúng. Tuy thế, họ vẫn tuyên-truyền rằng ḿnh tranh-đấu cho dân-chúng và hoạt-động theo ư dân-chúng. Do đó, về nguyên-tắc, họ vẫn chấp-nhận cho quốc-gia có một Quốc-hội do dân-chúng cử ra và được quyền bàn căi về quốc-sự. Nhưng thật-sự, những nhơn-viên Quốc-hội được chánh-quyền chọn lựa sẵn và luôn luôn làm theo ư chánh-quyền. Việc tuyển-cử cũng như việc thảo-luận và biểu-quyết của Quốc-hội chỉ là những tṛ dàn cảnh để gạt dân-chúng mà thôi.

 

Ngoài hai chế-độ quân-chủ chuyên-chế và dân-chủ tập-quyền, chế-độ độc-tài có thể mang một vài h́nh-thức khác.

 

Ở Tây-tạng, vị quốc-trưởng là một vị Đạt-lại Lạt-ma được các nhà sư dựa và phép bói-toán mà chọn lựa trong số những đứa trẻ sơ sanh ra đúng vào giờ vị Đạt-lại Lạt-ma trước tịch đi. Sau khi được chọn, vị Đạt-lại Lạt-ma ấy được nuôi nấng và giáo-dục một cách đặc-biệt, để khi lớn lên th́ nắm quyền cai-trị cả nước.

 

Lẽ tự-nhiên là sự nuôi nấng và giáo-dục vị Đạt-lại Lạt-ma lúc c̣n vị-thành-niên cũng như việc nhiếp-chánh khi ông ta chưa đến tuổi nắm quyền-chánh do một số nhà sư đảm-nhiệm. Những nhà sư đó vẫn c̣n tiếp-tục ảnh-hưởng đến Đạt-lại Lạt-ma khi ông này đă thành-niên. V́ thế, thật-sự, quyền-hành trong nước thường lọt vào tay một số nhà sư. Chính những nhà sư đó mới là những kẻ giữ quyền độc-tài cai-trị dân-chúng.

 

Ở Ba-lan ngày xưa, nhà vua cũng là kẻ nắm trọn quyền trong tay, song không phải nhờ cha truyền ngôi cho, mà được những nhà quí-tộc trong nước bầu lên. Chế-độ quân-chủ tuyển-cử này có chút ít hơi hướng dân-chủ, nhưng thật ra, cũng dựa vào nguyên-tắc độc-tài.

 

Ngoài ra, ở các xă-hội cổ, ta c̣n gặp chế-độ quí-tộc phân-quyền. Theo chế-độ này, quyền-hành trong nước thuộc về một số nhà quí-tộc chia nhau giữ lấy những chức-vụ trọng-yếu. Người quốc-trưởng do họ bầu ra giữ nhiệm-vụ ấy trong một nhiệm-kỳ nhứt-định.

 

Những khi quốc-gia lâm-nguy, người ta có thể giao cả quyền-chánh cho một người. Nhưng khi quốc-gia an-ổn trở lại, vị độc-tài này phải trả quyền lại cho hội-nghị những nhà quí-tộc.

 

Trong sử cổ, người ta gọi chế-độ này là chế-độ cộng-ḥa, nhưng quần-chúng không được tham-dự quốc-sự và một phần lớn dân-chúng lại là những người nô-lệ, không có công-quyền. Cứ kể cho đúng ra th́ chế-độ quí-tộc phân-quyền là một chế-độ trung-gian giữa chế-độ độc-tài thật-sự và chế-độ đại-nghị về sau. Tuy nhiên, đứng về phương-diện quần-chúng mà nói, nó có tánh-cách độc-tài hơn là dân-chủ.

 

Dầu sao, những chế-độ đặc-biệt trên này rất hiếm. Trong lịch-sử nhơn-loại ngày xưa, chế-độ người ta gặp thường hơn hết là chế-độ quân-chủ chuyên-chế. Mấy thế-kỷ sau này, chế-độ quân-chủ chuyên-chế bị cho là lạc-hậu, quá-thời và những nhà độc-tài lần lần nghiêng về phía chế-độ dân-chủ tập-quyền nhiều hơn.

 

Kể ra th́ chế-độ độc-tài cũng có thể có nhiều cái lợi đến cho dân-tộc.

 

Trước hết, chế-độ độc-tài làm cho dân-tộc được thống-nhứt và chặt chẽ. Mọi người đều được đặt trong một khuôn khổ và tất cả mọi cố-gắng đều hướng về một mục-đích chung. Nhờ đó, sự huy-động dân-tộc được dễ dàng và nhanh chóng. Thêm nữa, v́ quyền quyết-định thuộc về một vài người, chế-độ độc-tài có thể giúp cơ-quan chỉ-huy giữ kín những kế-hoạch, những chương-tŕnh hành-động của ḿnh. Những điều-kiện trên đây làm cho lực-lượng của dân-tộc theo chế-độ độc-tài có thể được sử-dụng với hiệu-quả tối-đa.

 

V́ những lư-do trên đây, dân-tộc theo chế-độ độc-tài có thể trở nên hùng-cường một cách nhanh chóng. Những dân-tộc bá-chủ ngày xưa thường đă đạt được bá-quyền ḿnh nhờ một chế-độ gắt gao đối với tất cả mọi người. Gần đây, nước Nhựt, nước Thổ Nhĩ Kỳ đă nhờ một chế-độ độc-tài mà duy-tân tự cựng trong một thời-gian hết sức ngắn ngủi. Nước Đức thời Quốc-xă chỉ có mấy năm mà tự tạo cho ḿnh một lực-lượng khổng lồ có thể đương đầu lại các cường-quốc chống phát-xít trong một thời-gian khá dài. Nước Nga trong tay Cộng-sản đă từ địa-vị nước nông-nghiệp lạc-hậu trở thành một nước kỹ-nghệ giữ địa-vị cường-quốc thứ nh́ trên thế-giới trong ṿng mấy mươi năm.

 

Nhưng chế-độ tài không phải là không có hại. Một cá-nhơn dầu tài giỏi đến đâu cũng không thể nào đủ sự sáng suốt để phán-đoán t́nh-thế một cách đúng đắn măi được. Nhà độc-tài có thể bị lầm lạc, càng có thể lầm lạc là v́ trong chế-độ độc-tài, tất cả những nhơn-viên hạ-cấp đều quá sợ hăi người trên. Chẳng những không dám chỉ-trích những chỗ bậy của người trên, họ lại càng sẵn sàng ca ngợi mọi hành-động của người trên, bất cần hay dở. Điều này làm cho nhà độc-tài chủ-quan và mù quáng. Họ không c̣n thấy rơ được sự thật và sự phán-đoán của họ cũng không thể nào đúng đắn được.

 

Mỗi sự lầm lạc của nhà độc-tài có thể đưa đến những kết-quả tai-hại cho toàn thể dân-chúng. Như vậy, dầu cho nhà độc-tài có thật tâm muốn phụng-sự dân-tộc, ông ta cũng có thể đưa dân-chúng đến một sự thất-bại thảm-thương. Phương chi những nhà độc-tài thật tâm phụng-sự dân-tộc vốn có ít, c̣n những kẻ muốn lợi-dụng quyền-thế lại nhiều hơn. Trong lịch-sử các dân-tộc, những nhà vua sáng suốt biết thương dân có thể đếm trên đầu ngón tay, trong khi bọn hôn-quân bạo-chúa không thể kể xiết được.

 

Thêm nữa, chính những nhà độc-tài bản tâm tốt lại có thể bị sự phú-quí làm cho sa ngă.  « Chánh-quyền làm hư hỏng con người ». Đó là điều nhận xét rất đúng Một nhơn-vật nắm giữ quyền- bính một nước trong tay tự-nhiên có tâm-trạng và quan-điểm khác với một nhà cách-mạng hay một nhà chánh-khách đứng ngoài chánh-phủ.

 

Một nhà độc-tài khi mới nắm chánh-quyền có thể rất lo nghĩ đến quyền-lợi dân. Nhưng rồi v́ t́nh-thế bắt buộc, v́ phải đối-phó với những trở lực, với những địch-thủ, ông ta lại phải cố giữ vững địa-vị ḿnh và lần lần chỉ nghĩ đến những kế-hoạch, những chương-tŕnh của ḿnh mà lăng quên lập-trường của dân-chúng.

 

Một mặt khác, sự sung sướng do chánh-quyền đưa đến có thể làm cho nhà độc-tài đâm ra thích chánh-quyền v́ chánh-quyền. Những điều trên này có thể làm cho một nhà cách-mạng hay một chánh-khách tốt đi xa chủ-trương nguyên-thủy ḿnh, nhiều khi một cách vô-t́nh.

 

Một cái hại khác không kém quan-trọng của chế-độ độc-tài là sự tàn-sát nhau bên trong hàng-ngũ. Nhà độc-tài không bao giờ có thể dung-nạp cho một người bộ-hạ được nhiều uy-tín, v́ họ sợ bị lật đổ. Do dó, tánh-mạng những người cộng-tác với nhà độc-tài rất bấp bênh.

 

Không kể trường-hợp những hôn-quân nghe lời sàm-tấu của bọn gian-thần, và những nhà độc-tài của thời-đại cận kim bị mưu ly-gián của địch-thủ mà giết hại những người cộng-tác nhiều năng-lực và trung-thành, lịch-sử c̣n cho ta thấy những cuộc tàn-sát do những nhà độc-tài chủ-ư gây ra để giữ vững địa-vị. Vua Lê Thái-Tổ ngày xưa giết Trần Nguyên-Hăn, vua Nguyễn Thế-Tổ giết các ông Đỗ Thanh-Nhơn và Nguyễn Văn-Thành, cũng như ngày nay Hitler giết nhiều tướng cạnh, Staline bao nhiêu lượt trừng-thanh đảng cộng-sản Nga, đều tuân theo một định-lệ chung của những nhà độc-tài : triệt-hạ trước những kẻ có thể phương-hại đến địa-vị ḿnh.

 

Trong trường-hợp đó, tự-nhiên là nhơn-tài bị sát hại nhiều, và giá-trị những kẻ chỉ-huy sau khi nhà độc-tài khởi-xướng phong-trào chết đi phải càng ngày càng kém. Điều này không khỏi có ảnh-hưởng tai-hại đến tương-lai của dân-tộc.

 

Ngoài ra, chế-độ độc-tài c̣n có cái hại rất to là làm khổ dân. Trong một nước theo chế-độ độc-tài, pháp-lịnh luôn luôn truyền từ trên xuống dưới và người đại-diện thấp nhứt của chánh-quyền cũng đă có một oai-thế rất lớn đối với dân-chúng rồi. Vả lại, kẻ dưới rất sợ người trên, thành ra nhiều khi quá cẩn-thận trong sự thi-hành-pháp-luật, và do đó mà nhũng-nhiễu dân-chúng. Đó là chưa kể trường-hợp họ lạm-dụng oai-thế mà bóc lột hiếp đáp thường-dân. Trong trường-hợp này, dân-chúng có thể phẫn-uất quá, đứng lên chống-chọi lại chánh-quyền, và cuộc nội-loạn gây ra tự-nhiên làm yếu sức dân-tộc trước các dân-tộc khác.

 

Một mặt khác, chế-độ độc-tài muốn đứng vững được, phải uốn nắn tư-tưởng mọi người theo một khuôn khổ. Mọi học-thuyết có thể hại đến học-thuyết được tôn sùng đều bị cấm nhặt. Lẽ cố-nhiên là cá-nhơn bị bó buộc quá nhiều như thế không sao có thể mở mang trí phán-đoán của ḿnh. Óc sáng-kiến cũng bị tê-liệt đi và sở-thích họ bị thâu vào trong một ṿng chật hẹp.

 

Chẳng những làm cho cá-nhơn khổ-sở, điều này c̣n có thể khiến cho dân-tộc lầm lạc trong sự phán-đoán về các dân-tộc khác. Người Đức ngày xưa đă nhắm mắt lư-luận theo thuyết chủng-tộc nên đă cho dân Mỹ là một giống dân hèn kém v́ lai giống. Sự khinh-thị dân Mỹ đă đưa nước Đức đến chỗ thảm-bại.

 

2.- CHẾ-ĐỘ ĐẠI-NGHỊ.

 

Chế-độ đại-nghị là chế-độ theo đó quyền-chánh trong nước thuộc về một Quốc-hội do dân-chúng cử ra. Tất cả mọi quyết-định quan-trọng đều do Quốc-hội mà ra, những cơ-quan chánh-quyền chỉ thi-hành những quyết-định của Quốc-hội mà thôi.

 

Những quốc-gia theo chế-độ đại-nghị có thể chia ra làm hai loại : quân-chủ lập-hiến đại-nghị và dân-chủ cộng-ḥa đại-nghị.

 

Theo chế-độ quân-chủ lập-hiến đại-nghị, quốc-trưởng là một nhà vua thế-tập, c̣n theo chế-độ dân-chủ cộng-ḥa đại-nghị, quốc-trưởng là một vị tổng-thống do Quốc-hội công-cử, nhưng dầu là một nhà vua hay một vị tổng-thống, quốc-trưởng cũng chỉ là một nhơn-vật tượng-trưng cho quốc-gia mà không có quyền-hành ǵ, cũng không có trách-nhiệm ǵ. Việc thi-hành pháp-lịnh thuộc về một nội-các do một thủ-tướng cầm đầu.

 

Nội-các do Quốc-hội bỏ thăm đề-cử ra, và trừ những việc thuộc về thủ-tục thông-thường, nội-các không thể tự ḿnh quyết-định một vấn-đề hơi quan-trọng. Chánh-sách chung của chánh-phủ, cũng như mọi quyết-định hơi quan-trọng, nhất là quyết-định về thuế-vụ, về ngoại-giao, về chiến-tranh phải được đa-số nhơn-viên Quốc-hội đầu-phiếu chấp-thuận. Nếu đa-số nhơn-viên Quốc-hội không tín-nhiệm chánh-phủ hay không tán-thành chánh-sách của chánh-phủ, chánh-phủ phải từ-chức.

 

Chế-độ đại-nghị có cái lợi là bảo-đảm được sự tự-do cá-nhơn của người và để cho dân-chúng được quyết-định về số phận ḿnh. Những nghị-sĩ do dân-chúng cử ra phải cố binh vực quyền-lợi của dân để có thể được tái-cử khi nhiệm-kỳ ḿnh măn. Do đó, họ thường lên tiếng can-thiệp khi chánh-quyền hà-hiếp dân-chúng. Vốn được quyền miễn-tố khi tŕnh bày ư-kiến ḿnh tại Quốc-hội, họ không sợ nhơn-viên nắm chánh-quyền và thẳng tay công-kích chánh-phủ những khi cần.

 

Bởi lẽ chánh-phủ do Quốc-hội cử ra và có thể bị Quốc-hội lật đổ, chánh-phủ không dám đương đầu lại Quốc-hội, và các cơ-quan chánh-quyền tùy-thuộc chánh-phủ không dám làm việc phi-pháp. Do đó, quyền-lợi cá-nhơn được bảo-vệ một cách đàng-hoàng và sự bất công nếu có, cũng có thể sửa chữa được.

 

Một mặt khác, những quyết-định có can hệ đến quyền-lợi chung của dân-chúng được đem ra bàn căi giữa Quốc-hội và dân-chúng có thể nhờ báo-chí, nhờ sự thỉnh-cầu nhơn-viên Quốc-hội mà góp ư-kiến ḿnh. Như thế, số mạng dân-chúng không phải tùy-thuộc ư muốn một người hay một số ít người.

 

Tuy thế, chế-độ đại-nghị cũng có những nhược-điểm của nó.

 

Cái hại thứ nhứt của chế-độ đại-nghị là chánh-phủ  thường bấp bênh không vững chắc. Những nước theo chế-độ này phải để cho dân-chúng tự-do làm chánh-trị. Do đó, trong nước có nhiều đảng-phái. Các chánh-khách muốn được đắc-cử vào Quốc-hội tự-nhiên phải dựa vào một chánh-đảng mới có đủ phương-tiện vận-động tuyển-cữ trong dân-chúng. V́ thế đại-đa-số nếu không phải là tất cả những nghị sĩ Quốc-hội đều là nhơn-viên các đảng-phái.

 

Trừ những trường-hợp đặc-biệt, không đảng-phái nào có thể chắc chắn nắm được một đa-số tuyệt-đối trong Quốc-hội. Chánh-phủ đại-nghị vốn do Quốc-hội cử ra nên phải dựa vào các đảng-phái. Bởi lẽ không đảng nào chắc chắn có được đa-số tuyệt-đối trong Quốc-hội, hậu-thuẫn của chánh-phủ chỉ có thể là một mặt trận gồm nhiều chánh-đảng. Các chánh-đảng này có những chủ-trương khác nhau vô-cùng. Họ có thể đồng-ư nhau về vấn-đề này, nhưng lại chọi nhau về vấn-đề kia.

 

Trong t́nh-thế b́nh-thường, ít có việc rắc rối, các chánh-đảng trong mặt trận có thể thỏa-thuận nhau được lâu, và chánh-phủ có thể vững được trong một thời-gian khá dài. Nhưng khi t́nh-thế nhiễu- nhương, quốc-gia gặp nhiều vấn-đề rắc rối cần giải-quyết, các đảng-phái rất khó thỏa-thuận nhau về tất cả mọi vấn-đề, cho nên khối đa-số trong Quốc-hội thay đổi rất thường. Trong trường-hợp đó, chánh-phủ khó đứng vững được lâu. Trong khoảng từ năm 1945 đến năm 1955, nước Pháp đă thay đổi chánh-phủ đến hai mươi lần, trung-b́nh mỗi chánh-phủ chỉ đứng vững được có 6 tháng.

 

Chính-phủ đă bấp bênh như thế, tự-nhiên chánh-sách của dân-tộc không có tánh-cách tiếp-tục, và sự cố-gắng của dân-tộc không có hiệu-quả nhiều. Ngoài ra, lực-lượng quốc-gia c̣n phân-tán v́ sự cạnh-tranh các đảng-phái và các nhóm người binh vực những tư-tưởng khác nhau.

 

Nước Anh nhờ một lịch-tŕnh tiến-hóa đặc-biệt mà chỉ gồm có hai chánh-đảng quan-trọng. Sự tổ-chức tuyển-cử theo lối đơn danh đầu-phiếu và thói quen của dân-chúng Anh trong cuộc tuyển-cử làm cho các chánh-đảng nhỏ khó cạnh-tranh lại những chánh-đảng lớn này, thành ra chế-độ lưỡng  đảng dễ được duy-tŕ. Với chế-độ lưỡng đảng, trong Quốc-hội thường có một chánh-đảng chiếm được một đa-số tuyệt-đối. Lănh-tụ của đảng này tất-nhiên là được chỉ-định làm thủ-tướng. Theo nguyên-tắc, ông ta phải tùy-thuộc Quốc-hội một cách chặt chẽ, nhưng kỳ thật v́ đại đa-số nghị sĩ Quốc-hội là đảng-viên ủng-hộ ông ta, ông ta có thể điều-khiển được Quốc-hội. Quyền-hành nhờ đó mà được vững chắc trong suốt nhiệm-kỳ mỗi nghị-hội và người nắm quyền-hành-pháp được hưởng một sự tự-do khá rộng trong sự thi-hành chánh-sách ḿnh.

 

Nhưng t́nh-thế nước Anh là một t́nh-thế hy-hữu và khó thực-hiện.

 

Vả lại, việc thực-hiện chế-độ lưỡng đảng, riêng nó không đủ bảo-đảm cho nền tự-do dân-chủ của quốc-gia. Trong một nước theo chế-độ đại-nghị, cơ-quan lập-pháp nắm quyền tối-cao, các cơ-quan hành-pháp và tư-pháp đều tùy-thuộc nó. Do đó, nhà lănh-tụ của đảng đa-số có một thế-lực rất lớn. Ông ta có thể đưa cho Quốc-hội chuẩn-y và ban-hành những đạo-luật hạn-chế lần lần quyền-hạn đảng đối-lập, và với tư-cách là thủ-tướng chánh-phủ, ông ta có thể vận-dụng cái thế của chánh-quyền để làm tê- liệt đảng đối-lập và luôn luôn nắm phần thắng-lợi trong những cuộc tuyển-cử tự-do. Cố thủ-tướng Menderes nước Thổ-nhĩ-kỳ đă theo phương-pháp này mà duy-tŕ quyền-bính cho đến ngày bị quân-đội đảo-chánh.

 

Ở những quốc-gia theo chế-độ đại-nghị, nhà lănh-tụ đảng chiếm được đa-số ghế trong Quốc-hội tự-nhiên được đưa ra làm thủ-tướng. Trong trường-hợp một chánh-đảng thắng-lợi trong nhiều cuộc tuyển-cử liên tiếp, nhà lănh-tụ đảng này tất-nhiên được nắm chánh-quyền trong một thời-gian dài dặc. Dầu cho ông ta có thật-tâm thi-hành chánh-sách dân-chủ, việc ông ta nắm măi chánh-quyền cũng làm cho cá-nhơn đóng một vai tuồng quan-trọng trong chế-độ, và việc kế-thừa thường đặt ra nhiều vấn-đề phức-tạp khó giải-quyết.

 

Một nhược-điểm khác của chế-độ đại-nghị là sự làm việc rất chậm chạp và thiếu kín đáo. Trước khi thi-hành một kế-hoạch ǵ chánh-phủ phải xin phép Quốc-hội. Và trước khi quyết-định có chấp-thuận kế-hoạch đó hay không, Quốc-hội phải mở cuộc thảo-luận. Những cuộc tranh căi ở Quốc-hội tất-nhiên không sao giữ bí-mật được và thủ-tục về việc bàn căi biểu-quyết ở Quốc-hội cũng như về việc thi-hành một kế-hoạch rất là chậm chạp.

 

Trong cuộc chiến-tranh cân-năo giữa các nước theo chế-độ đại-nghị và khối Liên-sô theo chế-độ độc-tài, thường thường khối các quốc-gia theo chế-độ đại-nghị phải ở vào thế thụ-động. Họ chỉ lo đối-phó với những cuộc tấn-công của Nga hay Trung-Cộng và những chương-tŕnh làm việc của họ bị đối-phương phá-hoại một cách dễ dàng. Khi thương-thuyết với khối cộng-sản, khối những nước theo chế-độ đại-nghị cũng  thường bị lép vế. Như thế là v́ những cuộc thảo-luận ở Quốc-hội cũng như sự phản-ứng của dân-chúng, một mặt giúp cho đối-phương thấy rơ dự-định của họ cùng những chỗ yếu của họ, một mặt để cho đối-phương có đủ th́ giờ tổ-chức phá-hoại.

 

V́ những nhược-điểm trên này, chế-độ đại-nghị thường làm yếu sức quốc-gia. Sự suy kém ngày càng trầm-trọng v́ nguyên-tắc vô-trách-nhiệm của chế-độ đại-nghị. Trong chế-độ này, vị quốc-trưởng vô-trách-nhiệm v́ không có thực-quyền, chánh-phủ vô-trách-nhiệm v́ chỉ làm theo quyết-định của Quốc-hội, nghị sĩ Quốc-hội cũng vô-trách-nhiệm v́ họ đại-diện cho dân-chúng. Trong lúc b́nh-thường, mọi người đều làm theo ư ḿnh chẳng nghĩ đến hậu-quả những việc làm đó. Nhưng lúc t́nh-thế khó khăn, người ta lại đổ lỗi và đùn việc cho nhau.

 

Dân-tộc Pháp đă hiến cho ta nhiều gương thảm-hại về việc này. Trước trận chiến-tranh 1939-1945, các đảng-phái chống chọi nhau lung tung khiến cho quốc-gia suy yếu và thua nước Đức. Khi thất trận rồi, chánh-phủ đại-nghị trốn tránh trách-nhiệm và tự giải-tán, nhường quyền lại cho thống-chế Pétain để ông này đứng ra nhận chịu những điều-kiện đ́nh-chiến của Đức. Đến lúc nước Pháp được giải-phóng, người ta lại lôi thống-chế Pétain ra ṭa và buộc vào tội phản-quốc.

 

Đệ Tứ Cộng-ḥa Pháp-quốc thành-lập sau năm 1945 cũng không hơn ǵ Đệ Tam Cộng-ḥa, các đảng-phái Pháp cứ phá rối nhau, làm cho chánh-phủ bị lật đổ, nhiều khi ngay lúc cần phải giải-quyết những vấn-đề quốc-tế trọng-hệ cho sự sinh-tồn của dân-tộc. Lắm lúc những lư-do được đưa ra để lật đổ chánh-phủ hết sức nhỏ nhen và các chánh-đảng gây ra t́nh-thế hỗn-độn trong nước thường không có giải-pháp ǵ khác hơn là chánh-phủ bị lật đổ.

 

Trong t́nh-thế đó, tự-nhiên địa-vị quốc-tế của Pháp không thể vững được và nước Pháp lần lần bị các bạn đồng-minh nghi ngờ hay khinh rẻ.

 

Để sửa chữa những khuyết-điểm của chế-độ đại-nghị, những chánh-khách cầm đầu phong-trào lật đổ Đệ Tứ Cộng-ḥa Pháp đă đưa ra một hiến-pháp đặc-biệt : hiến-pháp De Gaulle. Theo lời họ hiến-pháp này vẫn tôn-trọng nguyên-tắc đại-nghị. Nhưng kỳ thật, nó đă làm cho chế-độ đại-nghị hoàn-toàn biến h́nh. Quốc-hội không c̣n là cơ-quan nắm giữ chủ-quyền và không c̣n thế-lực nhiều đối với Thủ-tướng. Ngay đến việc lập-pháp, quyền Quốc-hội cũng bị hạn-chế rất nhiều.

 

Thực-quyền được chuyển sang Tổng-thống với danh-nghĩa là một người « trọng-tài ». Tổng-thống thật sự đứng trên Quốc-hội và Thủ-tướng. Hiện nay, nhờ có công cứu-quốc và do đó mà có một uy-tín rất lớn trong nhơn-dân, nhờ bản-tánh tôn-trọng nền dân-chủ, De Gaulle vẫn giữ cho chế-độ hiện- hữu ở Pháp có tánh-cách ôn-ḥa và không phản dân-chủ. Với một Tổng-thống khác, hiến-pháp Đệ Ngũ Cộng-ḥa Pháp có thể đưa đến chế-độ độc-tài một cách dễ dàng. V́ đó, các nhà chánh-trị học khách-quan đều bảo rằng chế-độ De Gaulle không thế nào tồn tại sau De Gaulle được.

 

Người ta có thể không đồng-ư về sự phê-phán này, nhưng dầu sao ta cũng phải công-nhận rằng chế-độ Đệ Ngũ Cộng-ḥa Pháp là một chế-độ lai-căn, không thật là chế-độ đại-nghị mà cũng không thật là chế-độ tổng-thống, và chẳng những không họp-tập được cái hay của cả hai chế-độ ấy như những tác giả bản hiến-pháp De Gaulle mong ước, nó c̣n kém hơn cả hai chế-độ ấy trong việc bảo-vệ nền tự-do dân-chủ.

 

Về chế-độ đại-nghị thuần-túy, ta c̣n có thể nhận thấy rằng sự miễn-tố, rất cần-thiết để cho nghị-sĩ tự-do tŕnh bày ư-kiến không sợ chánh-quyền làm khó, đă đưa đến nhiều sự lạm-dụng đáng tiếc. Một số nghị-sĩ đă dựa vào nó mà đưa những chủ-trương phản-quốc một cách rơ rệt. Đảng-viên cộng-sản ở các nước dân-chủ đại-nghị đă lấy nghị-trường làm nơi hoạt-động và việc làm của họ có hại rất nhiều cho quyền-lợi dân-tộc mà các chánh-phủ không thể chấm dứt được.

 

3.- CHẾ-ĐỘ TỔNG-THỐNG.

 

Chế-độ tổng-thống là chế-độ thi-hành ở Hiệp-chúng-quốc Mỹ và Phi-luật-tân. Nó là một biến- thể của chế-độ đại-nghị. Thật-sự th́ những nhà lập ra hiến-pháp Mỹ đă dựa và hiến-pháp Anh lúc nhà vua Anh hăy c̣n nhiều quyền-hành và trách-nhiệm.

 

Đặc-điểm của chế-độ tổng-thống là ba quyền lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp được phân ra và độc-lập đối với nhau.

 

Theo chế-độ độc-tài, tất cả quyền-bính qui vào cơ-quan hành-pháp. Cơ-quan lập-pháp chỉ có nhiệm-vụ tán-thành các quyết-định của cơ-quan hành-pháp. Cơ-quan tư-pháp cũng là tay sai của cơ-quan hành-pháp.

 

Chế-độ đại-nghị chấp-thuận nguyên-tắc phân-quyền, nhưng thật-sự, trong chế-độ ấy, cơ-quan lập-pháp giữ một vai tuồng ưu-tiên. Cơ-quan hành-pháp tùy-thuộc cơ-quan lập-pháp. Về cơ-quan tư-pháp, nó không phải lệ-thuộc vào cơ-quan hành-pháp, nhưng vẫn không tránh khỏi ảnh-hưởng cơ-quan hành-pháp.

 

Trong chế-độ tổng-thống, ba cơ-quan lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp đều có những quyền rơ rệt và được xem là ngang nhau.

 

Cơ-quan lập-pháp là Quốc-hội. Ở Hiệp-chúng-quốc Mỹ, Quốc-hội gồm hai viện : Thượng-nghị -viện, nhơn-viên là đại-diện các tiểu-bang, và Hạ-nghị-viện, nhơn-viên là đại-diện do dân-chúng công-cử theo lối phổ-thông đầu-phiếu. Quốc-hội giữ quyền làm luật, quyền quyết-định chánh-sách ngoại-giao và quyền thiết-lập ngân-sách.

 

Quốc-trưởng Hiệp-chúng-quốc Mỹ là một vị tổng-thống do dân-chúng đầu-phiếu công-cử. Ông nắm quyền-hành-pháp trong suốt nhiệm-kỳ, Quốc-hội không thể lật đổ ông được. Trừ những vấn-đề quan-trọng có can-hệ đến vận-mạng quốc-gia hay đến quyền-lợi toàn dân, như vấn-đề ngoại-giao, vấn-đề đánh thuế và tiêu-phí ngân-sách, ông phải tuân theo ư-kiến Quốc-hội, c̣n th́ ông được trọn quyền thi-hành chánh-sách ḿnh.

 

Ngoài ra, Tổng-thống lại có quyền phủ-quyết không thi-hành một đạo-luật do Quốc-hội thông qua. Chỉ sau khi Quốc-hội bỏ thăm chấp-thuận luật này một lần thứ nh́ với đa-số 2/3, Tổng-thống mới bị bắt buộc phải theo.

 

Như thế, Tổng-thống và Quốc-hội ngang quyền nhau và một Tổng-thống có thể nắm quyền cai-trị quốc-gia với một Quốc-hội nghịch lại ḿnh. Trong trường-hợp Tổng-thống và Quốc-hội xung-đột nhau về vấn-đề quyền-hạn, sự tranh-chấp do Thượng-thẩm-viện là cơ-quan tư-pháp tối-cao phán-đoán.

 

Thượng-thẩm-viện gồm 9 vị thẩm-phán do Tổng-thống bổ-nhiệm sau khi thỏa-thuận với Quốc-hội. Khi đă được bổ-nhiệm họ được giữ chức-vụ đến lúc chết, tự-do xin từ-chức hay bị băi-miễn v́ phạm trọng-tội. Sự băi-miễn nhơn-viên Thượng-thẩm-viện cũng do Tổng-thống quyết-định với sự chấp-thuận của Quốc-hội. Thượng-thẩm-viện quyết-định bằng lối đầu-phiếu lấy đa-số. Nó có trách-vụ bảo-vệ hiến-pháp và giữ quyền phán-quyết trong những vụ xung-đột giữa các tiểu-bang với nhau, giữa các tiểu-bang với chánh-phủ trung-ương và giữa chánh-phủ với Quốc-hội. Nó cũng điều-khiển bộ máy tư-pháp và đảm nhận nhiệm-vụ phán-quyết những xung-đột giữa dân-chúng.

 

Quyết-định của Thượng-thẩm-viện là quyết-định tối-hậu, Tổng-thống và Quốc-hội đều phải tuân theo. Tuy thế, nó không phải là cơ-quan chi-phối cả đời sống chánh-trị của Hiệp-chúng-quốc Mỹ như nhiều người thường bảo, v́ nó chỉ can-thiệp khi Tổng-thống và Quốc-hội xung-đột nhau về vấn-đề quyền-hành, c̣n b́nh-thường nó không biết đến hoạt-động chánh-trị của Quốc-hội và Tổng-thống.

 

Xét chế-độ Tổng-Thống, ta thấy rằng nó là một chế-độ họp-tập được nhiều cái hay của cả hai chế-độ, chế-độ độc-tài và đại-nghị. Dân-chúng vẫn được hưởng các quyền tự-do căn-bản và được tham-dự đời sống chánh-trị trong nước. Do đó, quyền-lợi họ cũng được bảo-vệ như trong chế-độ đại-nghị. Nhưng một mặt khác, chánh-phủ đứng vững được trong một thời-hạn nhứt-định và cuộc cạnh-tranh giữa các đảng-phái thường chỉ mănh-liệt trong thời-kỳ tuyển-cử mà thôi. Chánh-sách quốc-gia nhờ đó mà có tánh-cách tiếp-tục và sự tranh-chấp hỗn-loạn có thể tránh được. Nhưng một mặt khác, nhiệm-kỳ của Tổng-Thống có một thời-hạn nhứt-định. Nếu hiến-pháp qui-định rơ rệt số nhiệm-kỳ liên tiếp mà một cá-nhơn có thể đảm nhận, ta có thể tránh được nạn lănh-tụ một chánh-đảng nắm măi chánh-quyền. Như thế, nhiều khuyết-điểm của chế-độ đại-nghị đă được sửa chữa và quốc-gia có kỷ-luật hơn.

 

Tuy nhiên, chế-độ tổng-thống không phải là hoàn-toàn. Nó không tránh được nhiều mối hại của chế-độ đại-nghị.

 

Trong việc đối-phó với dân-tộc khác, dân-tộc theo chế-độ tổng-thống cũng tùy-thuộc dư-luận quần-chúng và khó làm việc một cách nhanh chóng và kín đáo. Cuộc chiến-tranh nguội Mỹ Nga đă cho ta thấy rằng Mỹ cũng như Anh, Pháp, thường phải giữ thái-độ thụ-động trước những cuộc tấn-công và phá-hoại của Nga.

 

Tuy không mănh-liệt bằng ở Pháp, cuộc cạnh-tranh đảng-phái Mỹ lắm khi cũng rất tai-hại và bị Nga lợi-dụng đến triệt-để. Ngoài ra, nước theo chế-độ tổng-thống thường bị tê-liệt trong năm tuyển-cử tổng-thống. Trong năm này, nhơn-vật hay chánh-đảng nắm quyền-hành-pháp thường giữ một thái-độ e dè, v́ sợ một sự lầm lỡ của ḿnh bị nhóm đối-lập lợi-dụng để phản tuyên-truyền thành ra ḿnh phải mất quyền-chánh trong cuộc tuyển-cử sẽ tới. Thái-độ e dè này không có hại nhiều cho nền chánh-trị nội-bộ, nhưng có thể có những hậu-quả tai hại trong chánh-sách đối-ngoại. Trong cuộc chiến-tranh nguội Mỹ Nga mấy năm sau này, ta có thể nhận thấy rằng những năm Mỹ tổ-chức tuyển-cử Tổng-thống,  Nga thường thắng-lợi trong những cuộc tấn-công chánh-trị của ḿnh.

 

Một mặt khác, chế-độ tổng-thống có thể đưa đến sự lạm-dụng quá đáng. Một trong những khuyết-điểm của chế-độ tổng-thống Mỹ là nghị-sĩ Quốc-hội ở hai viện lập nên những nhóm dùng thế-lực và quyền miễn-tố của ḿnh để làm kinh-tài một cách ngang nhiên, không ai có thể trị được. Ngoài ra, nếu cơ-quan hành-pháp có dă tâm, nó có thể che đậy một số nhơn-viên làm bậy. Hơn nữa, một vị Tổng-thống tham-quyền có thể lợi-dụng thế-lực mà thiết-lập chế-độ độc-tài. Người Pháp sở-dĩ không dám theo chế-độ tổng-thống là v́ trong lịch-sử, họ đă bị một tổng-thống phản-bội hiến-pháp để tự xưng hoàng-đế với huy-hiệu là Nă-phá-luân Đệ Tam (Napoléon III).

 

 

b)- CÁC CHẾ-ĐỘ CHÁNH-TRỊ ĐĂ LƯU-HÀNH VÀ SỰ SINH-TỒN CỦA DÂN-TỘC.

 

Xét các chế-độ chánh-trị đă lưu-hành, chúng ta có thể nhận thấy rằng mỗi chế-độ đều có những ưu-điểm và nhược-điểm.

 

Chế-độ độc-tài có thể làm cho dân-tộc được hùng-cường một cách nhanh chóng và giúp dân-tộc đối-phó với các dân-tộc khác một cách có hiệu-lực. Tuy thế, ngay trong trường-hợp nhà độc-tài có ḷng yêu nước thương dân, chế-độ độc-tài cũng uy-hiếp cá-nhơn, khiến cho họ không thể phát-triển được hết năng-lực. Ngày xưa, người ta có thể cam-tâm sống trong cảnh bó buộc, nhưng hiện giờ, với sự mở mang của ư-thức tự-do, người không sao có thể t́m được hạnh-phúc trong chế-độ độc-tài.

 

Trong chế-độ này, nền đoàn-kết chặt chẽ thực-hiện bằng sự cưỡng-bách có tăng gia lực-lượng chung, nhưng những sự bất-công gây ra có thể làm cho dân-chúng phẫn-uất và quốc-gia có thể bị nạn nội-loạn. Trong trường-hợp nhà độc-tài không nghĩ đến quyền-lợi chung, tự-nhiên quốc-gia không thể hùng-cường được và dân-chúng càng khổ-sở, nạn nội-loạn ấy càng dễ sanh ra. Thêm nữa, sự trừng- thanh đẫm máu mà nhà độc-tài nào cũng phải thi-hành để giữ vững ngôi-vị cũng hết sức có hại cho dân-tộc.

 

Nói tóm lại, chế-độ độc-tài hoàn-mỹ nhứt cũng chỉ giúp vào sự sinh-tồn của đoàn-thể một cách tạm-thời. Sự sinh-tồn của cá-nhơn không được bảo-đảm và sau cùng, điều này trở lại có hại cho sự sinh-tồn của dân-tộc, v́ cuộc rối loạn do dân-chúng bị uy-hiếp gây ra có thể làm yếu sức quốc-gia. Một mặt khác, chế-độ độc-tài đưa đến sự giết hại nhơn-tài và làm cho năng-lực những nhà chỉ-huy càng ngày càng kém đi.

 

Chế-độ đại-nghị hướng vào mục-đích bảo-vệ sự tự-do cùng quyền-lợi của cá-nhơn. Nhưng v́ sự tự-do thường đưa đến chỗ phóng-túng và vô kỷ-luật, v́ lực-lượng trong nước phân tán và nhiều khi chống chọi lại nhau, dân-tộc phải suy yếu đi. Hơn nữa, sự hoạt-động để đối-phó với các dân-tộc khác hết sức chậm chạp và không giữ bí-mật được. Do đó, những dân-tộc theo chế-độ đại-nghị khó bảo-vệ quyền-lợi ḿnh. Mà khi quyền-lợi dân-tộc bị mất quá nhiều, hoặc dân-tộc bị mất độc-lập, quyền-lợi cá-nhơn phải bị mất theo.

 

Như thế, chế-độ đại-nghị lợi cho sự sinh-tồn cá-nhơn mà lại có thể hại cho sự sinh-tồn của dân-tộc. Thi-hành đến quá độ, nó có thể làm cho dân-tộc suy yếu và sụp đổ. Trong trường-hợp ấy, chính sự sinh-tồn của cá-nhơn cũng bị uy-hiếp.

 

Chế-độ tổng-thống cố-gắng dung-ḥa hai chế-độ độc-tài và đại-nghị. Thi-hành một cách đúng đắn, nó có thể mang đến cho dân-tộc những mối lợi của cả hai chế-độ độc-tài và đại-nghị. Tuy vậy, nó vẫn chưa hoàn-hảo và không tránh được nhiều khuyết-điểm của chế-độ đại-nghị.

 

Sự hoạt-động của người luôn luôn nhắm vào mục-đích mưu-đồ sự sinh-tồn cá-nhơn cho ḿnh. Mà muốn mưu-đồ sự sinh-tồn cá-nhơn, người phải đứng vào hàng-ngũ dân-tộc. Giữa dân-tộc và cá-nhơn có một sự tương-quan chặt chẽ. Dân-tộc có hùng-cường th́ cá-nhơn mới khỏi bị dị-tộc uy-hiếp. Nhưng nếu dân-tộc uy-hiếp cá-nhơn thái-quá, cá-nhơn có thể chống chọi lại dân-tộc, khiến cho dân-tộc mất sức rất nhiều.

 

Như vậy, chế-độ xă-hội lư-tưởng phải cố-gắng dung-ḥa sự sinh-tồn của dân-tộc với sự sinh-tồn của cá-nhơn. Đành rằng, muốn cho dân-tộc được sinh-tồn, cá-nhơn nhiều khi phải hy-sanh. Nhưng sự hy-sanh này chỉ được cá-nhơn vui ḷng chấp-nhận khi nó có ư-nghĩa, khi nó phù-hợp với lư-tưởng của người. Ngày xưa, người ta có thể vui ḷng phụng-sự một cá-nhơn, một ḍng họ. Nhưng đến giai-đoạn hiện-tại,  người thường chỉ có thể hy-sanh cho quyền-lợi chung mà thôi. Đó là một điều mà người làm chánh-trị không thể lăng quên được.

 

Sự khảo-sát về các chế-độ độc-tài, đại-nghị và tổng-thống đă cho ta thấy rằng không chế-độ nào hoàn-toàn, nghĩa là có đủ điều-kiện để bảo-đảm được sự sinh-tồn của cá-nhơn và của đoàn-thể một cách chắc chắn. « Giá-trị một chế-độ tùy theo giá-trị của người phụng-sự nó ». Đó là một điều mà người ta đă nhận thấy từ lâu.

 

Các nhà độc-tài nhơn-hậu có thể mang hạnh-phúc lại cho dân-chúng. Các nhà vua Lư Thánh- tông, Lê Thánh-tông, Đường Thái-tông cũng như nhà lănh-tụ Mustapha Kémal, mặc dầu theo chế-độ độc-tài, và nhờ đó mà làm cho dân-tộc hùng-cường, cũng đă giúp ích được người dân. Những chánh-khách đại-nghị của nước Anh có theo nguyên-tắc tôn-trọng sự tự-do cá-nhơn, nhưng cũng đồng-thời làm cho tổ-quốc được hùng-cường. Hiệp-chúng-quốc Mỹ cũng đă thành-công trong việc dung-ḥa sự sinh-tồn của cá-nhơn và của dân-tộc. Trái lại, chế-độ đại-nghị đă làm cho nước Pháp yếu hèn và chế-độ tổng-thống ở Phi-luật-tân trước đây đă che đậy cho bao nhiêu sự lạm-quyền.

 

Như thế, ngoài vấn-đề pháp-chế, lại c̣n có vấn-đề nhơn-sự. Người mà tốt th́ chế-độ nào cũng có thể  đưa dân-tộc đến chỗ hùng-cường và cá-nhơn đến hạnh-phúc. Trái lại, người mà xấu th́ chế-độ nào cũng có thể làm cho quốc-gia đổ nát, dân-chúng lầm-than. Sự  đào-luyện dân-chúng về mặt chánh-trị, như thế, thật hết sức cần-thiết.

 

Tuy nhiên, ta không thể v́ đó mà cho rằng các chế-độ độc-tài, đại-nghị và tổng-thống đều có giá-trị ngang nhau. Dầu ta có giáo-dục họ cách nào, người không thể trở thành thần thánh cả được. Vả lại, ngay đến những người bẩm-tánh tốt cũng có thể bị hoàn-cảnh mà hủ-hóa đi. Vậy, ta phải dựa vào pháp-chế mà ngăn-ngừa sự sa ngă của người.

 

Về phương-diện này, chế-độ độc-tài là chế-độ có nhiều nhược-điểm nhứt. Nó dễ đưa những nhà lănh-tụ đến chỗ lạm-quyền áp-chế nhơn-dân và phụng-sự quyền-lợi riêng của ḿnh. Vả lại, chế-độ độc-tài dầu có phụng-sự dân-chúng, cũng chỉ nâng cao đời sống vật-chất của họ chớ không chấp-nhận sự tự-do cá-nhơn.

 

Như thế, ngay trong trường-hợp thuận-lợi nhứt, chế-độ độc-tài cũng không hoàn-toàn dung-ḥa được sự sinh-tồn của cá-nhơn với sự sinh-tồn của dân-tộc. Hơn nữa, chế-độ độc-tài rất khó tự sửa chữa. Gặp nhà độc-tài làm bậy, dân-chúng chỉ có phương-pháp duy-nhứt để cải-thiện số phận ḿnh : làm cách-mạng lật đổ chánh-quyền. Cuộc cách-mạng tất-nhiên là gây nhiều đổ vỡ và làm yếu sức dân-tộc rất nhiều. V́ đó, chế-độ độc-tài không thể  thích-hợp với chủ-trương dân-tộc sinh-tồn.

 

Hai chế-độ đại-nghị và tổng-thống có hơn chế-độ độc-tài ở chỗ nó có thể dung-ḥa được sự sinh-tồn của cá-nhơn và sự sinh-tồn của dân-tộc. Thi-hành một cách đúng đắn, nó có thể vừa bảo-đảm sự tự-do và hạnh-phúc của cá-nhơn, vừa làm cho dân-tộc hùng-cường. Thêm nữa, sự tự-do của dân-chúng về mặt chánh-trị có thể giúp họ sửa chữa những khuyết-điểm của chế-độ một cách ḥa-b́nh.

 

Mối tai-hại lớn nhứt của chế-độ đại-nghị và tổng-thống là nó làm cho dân-tộc suy yếu thái-quá, không thể chọi lại các dị-tộc xâm lấn. Về phương-diện này, trừ trường-hợp đặc-biệt của nước Anh, chế-độ đại-nghị thường không bằng chế-độ tổng-thống, v́ chế-độ tổng-thống có một cơ-quan hành-pháp vững chắc hơn và hạn-chế sự xung-đột giữa các đảng-phái. Như thế, trong tất cả các chế-độ, chế-độ tổng-thống là chế-độ có nhiều điều-kiện hơn hết để dung-ḥa sự sinh-tồn của cá-nhơn với sự sinh-tồn của dân-tộc.

 

Muốn hạn-chế bớt sự cạnh-tranh đảng-phái trong chế-độ đại-nghị, ta cần phải qui-định nhiệm-kỳ của mỗi chánh-phủ được cử ra như thế nào cho nó có một thời-hạn hoạt-động và một quyền-oai đủ để thi-hành một chánh-sách nhứt-định cho đến khi có kết-quả. Nhưng trong trường-hợp này, chế-độ đại-nghị có thể bị tê-liệt trong thời-gian cần chỉ-định một chánh-phủ mới cũng như chế-độ tổng-thống bị tê -liệt trong năm tuyển-cử tổng-thống vậy.

 

Như thế, hai chế-độ tổng-thống và đại-nghị dầu sao cũng có một nhược-điểm không thể tránh được và chúng ta chỉ có thể cải-thiện nó đôi chút mà thôi.

 

Ngoài ra, chế-độ tổng-thống và đại-nghị hiện hành lại c̣n một số nhược-điểm khác mà ta có thể sửa chữa được một cách dễ dàng hơn. Trước hết, với nguyên-tắc tôn-trọng tự-do, các dân-tộc theo chế-độ tổng-thống cũng như các dân-tộc theo chế-độ đại-nghị chấp-nhận cho mọi tư-tưởng chánh-trị được lưu-hành trong xă-hội, ngay đến cả những tư-tưởng chống chọi lại lư-tưởng tự-do. Những chủ-trương Quốc-xă, Phát-xít, Độc-tài vô-sản đều có thể được truyền-bá công-khai ở những chế-độ tự-do. Đó là một nhược-điểm của chế-độ, có thể giúp những địch-thủ phá-hoại nó dễ dàng. V́ lẽ đó, một dân-tộc chấp-nhận nguyên-tắc tôn-trọng tự-do cá-nhơn cần phải nghiêm-cấm những phong-trào tư-tưởng phủ-nhận những quyền tự-do căn-bản của con người.

 

Một mặt khác, sự đối-lập với chánh-quyền hết sức cần-thiết cho chế-độ tự-do, nhưng lại có thể đưa đến sự hỗn-loạn. Do dó, nó phải qui-định một cách rơ ràng. Người Anh có cái thủ-tục rất hay là công-nhận một nhóm chánh-thức đối-lập với chánh-phủ, đối-lập một cách thật-sự, chớ không phải đối-lập giả-hiệu, song vẫn được chánh-phủ trọng-đăi. Nhà lănh-tụ phái đối-lập này nhận lănh một số lương hằng tháng bằng một vị tổng-trưởng, có quyền đọc những hồ-sơ cần-thiết và có thể dùng thời-giờ ḿnh vào việc xem xét các hành-động của chánh-phủ mà chỉ trích những chỗ không hay.

 

Muốn cho sự chỉ trích của phái đối-lập chẳng những không phá-hoại lực-lượng dân-tộc, mà lại c̣n có tánh-cách kiến-thiết và có lợi cho dân-tộc, hiến-pháp cần phải qui-định chế-độ đối-lập để cho nó không thể phụng-sự quyền-lợi đảng-phái nhỏ nhen hay chỉ nhắm vào sự đả phá bất cứ ai đứng lên nắm chánh-quyền trong mọi trường-hợp mà không nghĩ đến sự xây dựng quốc-gia. Nguyên-tắc chánh-yếu làm căn-bản cho qui chế đối-lập là người đả kích một chánh-sách phải nêu ra một chánh-sách khác để thay thế và khi yêu cầu chánh-phủ xuất ngân-sách ra vào một việc ǵ, người ta phải kèm theo một dự-định thâu-nhập và ngân-sách đủ số tiền cần-thiết.

 

Sau hết, muốn trừ diệt nạn tham-nhũng  – nhứt là trong các cơ-quan lập-pháp và tư-pháp vốn không thể để thuộc quyền kiểm-soát của cơ-quan hành-pháp – cần phải có một Viện giám-sát. Nhơn-viên Viện này có thể do các cơ-quan lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp chỉ-định, với nguyên-tắc thay đổi mỗi lần một phần ba để cho nhiệm-kỳ nhơn-viên giám-sát không trùng hợp với nhiệm-kỳ các cơ-quan đề-cử, và về sau, trong Viện, lúc nào cũng có nhơn-viên do chánh-quyền trước để lại. Như vậy, ta có thể tránh được nạn nhơn-viên giám-sát đồng xu-hướng với các nhơn-viên lập-pháp và hành-pháp có thể thiên-vị các cơ-quan ấy.

 

Viện giám-sát phán-quyết về tánh-cách hợp-hiến hay bất-hợp-hiến của những sắc-luật cùng mọi quyết-định hành-chánh, và có nhiệm-vụ bài trừ tham-nhũng. Để thi-hành sứ-mạng, Viện giám-sát có quyền xem xét tất cả những hồ-sơ và nghe tất cả những nhơn-chứng cần-thiết, nhưng không có quyền trực-tiếp trừng-phạt những nhơn-viên phạm lỗi. Trong trường-hợp ba cơ-quan lập-pháp, hành-pháp và tư-pháp không chịu trừng-phạt nhơn-viên ḿnh bị đàn-hặc, nhơn-viên giám-sát có thể đem vấn-đề ra trước dư-luận để cho quốc-dân phán-đoán. Như vậy, Viện giám-sát có thể làm việc đắc-lực mà không thể trở thành một siêu-chánh-phủ nắm hết quyền-hành.

 

Nếu được thành-lập và được vận-dụng một cách đàng-hoàng, Viện giám-sát có thể sửa chữa một số khuyết-điểm của chế-độ tổng-thống và đại-nghị, nhứt là nạn tham-nhũng của các nhơn-viên lập-pháp và tư-pháp.

 

c)- SỰ TỔ-CHỨC CAI-TRỊ ĐỊA-PHƯƠNG.

 

Hầu hết các quốc-gia trên thế-giới đều có một diện-tích khá rộng với một dân-số khá đông. Muốn cho sự cai-trị được dễ dàng, người ta phải phân lănh-thổ quốc-gia ra làm nhiều đơn-vị hành-chánh nhỏ hơn. Bởi đó, ngoài những cơ-quan của chánh-quyền trung-ương, mỗi quốc-gia lại c̣n có những cơ-quan cai-trị địa-phương nữa.

 

Sự tổ-chức những cơ-quan cai-trị địa-phương trong một quốc-gia có thể theo một chế-độ tập-quyền hay theo chế-độ phân-quyền.

 

Theo chế-độ tập-quyền, chánh-phủ trung-ương nắm giữ phần lớn nếu không phải là tất cả mọi quyền-hành trong nước. Các cơ-quan hành-chánh địa-phương đều đặt dưới sự điều-khiển trực-tiếp và chặt chẽ của chánh-phủ trung-ương. Những nhà cầm-quyền hành-chánh địa-phương đều do chánh-phủ trung-ương bổ-nhiệm và phải làm việc theo những chỉ-thị, những huấn-lịnh của chánh-phủ trung-ương.

 

Những quốc-gia theo chế-độ dân-chủ thường cũng có tổ-chức những hội-đồng địa-hạt do dân-chúng công-cử để kiểm-soát việc làm  của nhà cầm-quyền và phát-biểu ư-kiến, nguyện-vọng của dân. Nhưng nhà cầm-quyền địa-phương vốn nhận lịnh nơi chánh-phủ trung-ương nên có một oai-thế mạnh- mẽ và không phải tùy-thuộc các hội-đồng địa-hạt một cách chặt chẽ.

 

Theo chế-độ phân-quyền, trái lại, chánh-phủ trung-ương chỉ giành cho ḿnh quyền giải-quyết những vấn-đề quan-trọng có can-hệ đến toàn dân, và để cho các cơ-quan hành-chánh địa-phương hưởng một sự tự-trị rộng răi, với điều-kiện là không đi ngược lại quyền-lợi chung của quốc-gia và không làm trái luật-pháp được ban-hành. Trong những nước dân-chủ, nhà cầm-quyền địa-phương không phải là những công-chức do chánh-phủ trung-ương bổ-nhiệm nữa, mà là những ủy-viên do dân-chúng công-cử. V́ đó, họ phải tùy-thuộc dân-chúng nhiều hơn những viên quan cai-trị của chế-độ tập-quyền.

 

Chế-độ tập-quyền là một chế-độ dựa vào nguyên-tắc oai-quyền từ trên đưa xuống cho nên rất phù-hợp với chế-độ độc-tài. Trái lại, chế-độ phân-quyền dựa vào nguyên-tắc oai-quyền phát-xuất từ dân-chúng nên gần với chế-độ dân-chủ hơn.

 

Tuy nhiên, h́nh-thức chánh-phủ trung-ương và tổ-chức cai-trị địa-phương không phải là hoàn-toàn phù-hợp nhau.

 

Nước Pháp Cộng-ḥa đă tổ-chức chánh-phủ trung-ương theo lối đại-nghị từ lâu, nhưng bộ máy cai-trị địa-phương vẫn c̣n chịu ảnh-hưởng của chế-độ Nă-phá-luân và có tánh-cách tập-quyền. Trừ ra ở cấp xă-thôn, c̣n th́ những viên-chức cai-trị đều do chánh-phủ Paris bổ-nhiệm và điều-khiển.

 

Bù lại, các nhà độc-tài cũng có thể để cho các địa-phương được hưởng sự tự-trị rộng răi. Chế-độ phong-kiến có thể xem như là một chế-độ phân-quyền trong đó các chúa chư-hầu hăy c̣n một quyền-hành rộng lớn trong sự tổ-chức và điều-khiển địa-phương ḿnh.

 

Nói cho thật đúng th́ chế-độ tập-quyền  rất khó mà thi-hành một cách hoàn-toàn, nhứt là trong thời-kỳ mà sự giao-thông khó khăn làm cho chánh-phủ trung-ương không có phương-tiện kiểm-soát các đơn-vị hành-chánh xa xôi. Bởi đó, phần lớn các chế-độ độc-tài từ ngày xưa thường phải để cho các thôn-xă hưởng một sự tự-trị khá rộng răi. Ở các đế-quốc Âu-châu thuở trước, nhiều thị-xă đă mua được quyền tự-trị. Trong nước Việt-Nam dưới thời quân-chủ, nhà vua từ đời Lê trở đi chỉ bổ-nhiệm các viên-chức cai-trị từ cấp huyện trở lên, c̣n nhơn-viên cai-trị tổng và thôn xă th́ do dân bầu lấy.

 

Chế-độ tập-quyền giúp cho quốc-gia có một bộ máy cai-trị đồng-nhứt và dễ huy-động. Các viên-chức cai-trị trong chế-độ tập-quyền đều tùy-thuộc chánh-phủ trung-ương nên một huấn-lịnh ban ra được thi-hành một cách đồng đều và nhanh chóng ở toàn quốc.

 

Tuy thế, bộ máy cai-trị chế-độ tập-quyền không thể tránh được tánh-cách quan liêu. Các công- chức thường nhút nhát, thủ cựu và làm việc theo khuôn khổ quá nhiều. Bởi đó, họ ít có sáng-kiến và khi có sáng-kiến họ cũng hay ngần ngại, không dám thi-hành hết kế-hoạch của ḿnh. Vả lại, sự thăng giáng của họ tùy-thuộc nhơn-viên cấp trên nhiều hơn là sự ích-lợi họ mang đến cho dân-chúng, thường không phải là người đồng-quận với họ. V́ thế, họ lo chiều chuộng người cấp trên nhiều hơn là việc phụng-sự nhơn-dân.

 

Với chế-độ phân-quyền, ta có một bộ máy cai-trị lỏng lẻo hơn, và quốc-gia không có được tánh-cách đồng-nhứt. Ở Hiệp-chúng-quốc Mỹ, luật-lệ khác nhau từ tiểu-bang này sang tiểu-bang khác, có khi từ quận này sang quận khác. Có những nơi sự ly-dị không được chấp-thuận, nhưng cũng có nhiều nơi người ta có thể ly-dị nhau một cách dễ dàng.

 

Nhưng bù lại, chế-độ phân-quyền mang đến cho dân-tộc nhiều mối lợi. Nguyên-tắc dùng người địa-phương cai-trị địa-phương làm cho người ta cố-gắng hơn trong việc phụng-sự quê-hương ḿnh. Những nhà cầm-quyền người bản-sở, có bà con thân-thuộc trong vùng, có một tên họ cần bảo-vệ, tất phải cố tránh những công việc tai tiếng có thể làm xấu hổ tông-môn. Do đó, họ sẽ ít làm bậy hơn những quan-lại vốn là công-chức không có gốc rễ trong vùng. Hơn nữa, người nào cũng tự-nhiên có ḷng quí mến quê-hương ḿnh. Tinh-thần hương-đảng thúc giục người ráng sức làm cho xứ-sở ḿnh nổi bật lên trên xứ khác. Điều này gây ra một sự cạnh-tranh giữa các địa-phương, khiến cho các địa-phương có thể mạnh lên được.

 

Nếu quốc-gia theo chế-độ quân-chủ và để cho dân-chúng được hưởng một quyền tự-trị rộng răi, sự ích-lợi của chế-độ phân-quyền càng rơ rệt hơn nữa. Với quyền tuyển-cử người đứng ra cai-trị địa-phương ḿnh, ngựi dân được trực-tiếp tổ-chức đời sống xă-hội ḿnh.

 

Những kẻ làm bậy, mất tín-nhiệm của đồng-bào không c̣n có thể dựa vào thế-lực nào mà uy-hiếp dân-chúng được. Một mặt khác, dân-chúng được tự-quyết-định lấy việc đóng góp tiền bạc để dùng vào những việc công-ích mà mọi người đều thấy ngay trước mắt. Những điều này giúp cho người nhận chân sự ích-lợi của chế-độ dân-chủ một cách dễ dàng. Thật ra, không có trường huấn-luyện công-dân nào hay hơn là chế-độ tự-trị địa-phương này.

 

Vả lại, xét cho thật kỹ, chỉ có sự tự-trị địa-phương, nhứt là các đơn-vị hành-chánh nhỏ như thôn xă hay thị-trấn mới cho phép người thực-hiện một chế-độ dân-chủ hoàn-toàn, v́ ở các đơn-vị hành-chánh nhỏ, mọi người đều biết rơ nhau, lại biết rơ hết những vấn-đề cần giải-quyết và có thể hội-họp nhau lại dễ dàng để bầu cử người đứng ra làm việc, hoặc giải-quyết các vấn-đề can-hệ đến cả địa-phương. Ta nên nhớ rằng theo Rousseau nhà lư-thuyết dân-chủ nổi danh nhứt của Pháp, chế-độ dân-chủ chỉ được thực-hiện một cách đúng đắn với những quốc-gia nhỏ bé mà thôi.

 

Đối với một số lư-thuyết gia, việc giải-quyết những vấn-đề can-hệ đến sự tồn-vong của cả đất nước mới quan-trọng và mới đáng được mang ra hỏi ư-kiến trực-tiếp của nhơn-dân. Nhưng sự thật, đối với người dân, chính sự giải-quyết những vấn-đề nhỏ nhặt, dính dáng đến đời sống hằng ngày của họ mới là quan-trọng. Về những vấn-đề thiết-yếu, nhưng xa cách họ quá nhiều, họ ít để ư đến và lắm khi chỉ có những quan-niệm mơ-hồ về nó mà thôi. Một số người không nhận thấy sự quan-trọng của lá thăm bầu cử viên nghị-sĩ sẽ nắm một phần quyền quyết-định về vận-mạng quốc-gia.

 

So sánh hai chế-độ tập-quyền và phân-quyền ta thấy rằng chế-độ phân-quyền có lợi cho sự sinh-tồn của dân-tộc hơn là chế-độ tập-quyền. Không những cho người dân được tham-dự công việc một cách chặt chẽ, làm cho họ thích lưu-ư đến đời sống chánh-trị trong nước, nó c̣n cho các địa-phương cạnh-tranh nhau mà tiến-hóa nhanh chóng được. Bởi đó, trong sự tổ-chức cai-trị địa-phương, ta nên nghiêng về phía chế-độ phân-quyền để cho dân-chúng được hưởng những quyền tự-trị rộng răi và được bầu cử trực-tiếp tất cả những nhơn-viên nắm quyền cai-trị ở các đơn-vị hành-chánh từ dưới lên trên.

 

Lẽ cố-nhiên là sự phân-quyền không thể đi đến mực làm phân-tán quốc-gia ra thành nhiều « tiểu-bang », làm yếu sức của dân-tộc. Muốn cho ư-chí toàn quốc vẫn thống-nhứt, chánh-phủ trung-ương phải đủ oai-quyền để điều-khiển các địa-phương, và bắt buộc các nhà cầm-quyền hành-chánh địa-phương thi-hành huấn-lịnh ḿnh.

 

Muốn thực-hiện được điều này, trước hết hiến-pháp phải phân-định rơ ràng quyền-hạn của chánh-phủ trung-ương và các đơn-vị hành-chánh địa-phương.

 

Thêm nữa, các công-sở chuyên-môn ở mọi cấp đều phải đặt dưới sự điều-khiển của chánh-phủ trung-ương, để cho chánh-phủ trung-ương có thể tự ḿnh thi-hành chánh-sách ḿnh, nếu nhơn-viên công-cử ở một địa-phương cưỡng lại ḿnh v́ những nguyên-nhơn không hợp-lư.

 

d)- TỔ-CHỨC GIA-Đ̀NH.

 

Trong những quốc-gia tân-tiến, đơn-vị hành-chánh nhỏ nhứt là thôn xă hay thị-trấn. Gia-đ́nh thật ra không phải trực-tiếp thuộc về phạm-vi tổ-chức chánh-trị. Tuy thế, vấn-đề gia-đ́nh cũng là một vấn-đề căn-bản của xă-hội và giữa tổ-chức gia-đ́nh với tổ-chức chánh-trị luôn luôn có một sự liên- quan chặt chẽ.

 

Những chế-độ quân-chủ ngày xưa thường có tánh-cách phụ-quyền. Bởi đó, mặc dầu về phương-diện hành-chánh, người ta vẫn lấy thôn xă làm đơn-vị nhỏ nhứt, các đại gia-đ́nh đă đóng một vai tuồng trọng-yếu. Các tộc-trưởng thường phải chịu trách-nhiệm về hành-vi của con em ḿnh, và bù lại, xă-hội cũng công-nhận cho gia-tộc một quyền-hành rất lớn đối với cá-nhơn.

 

Xă-hội dân-chủ theo nguyên-tắc, chỉ biết cá-nhơn chớ không biết đến gia-đ́nh. Những mối dây liên-lạc giữa người thân-thuộc hăy c̣n, nhưng đă được nới bớt. Xu-hướng làm tan vỡ những đại-gia-đ́nh có một khuôn khổ quá khắc-nghiệt để giải phóng cá-nhơn, làm cho cá-nhơn bớt ỷ-lại vào gia-tộc và biết nghĩ đến xă-hội nhiều hơn, thật ra cũng có chỗ hay và đáng được khuyến-khích.

 

Nhưng sau này, một số người noi theo xu-hướng trên đây, đă đi quá đà và chủ-trương hủy-diệt hẳn gia-đ́nh, lấy cớ rằng gia-đ́nh là một trở-lực cho chế-độ xă-hội hoàn-toàn. Noi theo lư-luận của Platon và Mặc-tử, những người theo chủ-trương hủy-diệt gia-đ́nh cho rằng gia-đ́nh làm cho người thiên-vị, chỉ nghĩ đến cá-nhơn ḿnh và bà con thân-thuộc ḿnh mà lăng quên nhiệm-vụ đối với xă-hội và cư xử bất-công đối với đồng-bào.

 

Thật ra th́ nhũng lời chỉ-trích trên đây cũng có chỗ đúng. Tuy thế, sự hủy-diệt gia-đ́nh không phải là một phương-pháp hay để giải-quyết vấn-đề. Ta đă thấy rằng đời sống của người bị chi-phối mạnh mẽ của bản-năng sinh-tồn và ư-thức chủng-loại. Mà trong tất cả nhũng đoàn-thể hợp-quần của người chỉ có gia-đ́nh là phù-hợp nhứt với bản-năng sinh-tồn và ư-thức chủng-loại. Bởi đó, nó có đủ điều-kiện hơn hết để làm cho người nghĩ đến kẻ khác ngoài ḿnh và hy-sanh cho kẻ khác ấy. Chính gia-đ́nh là cái trường  đào-luyện làm cho người bớt sự vị-kỷ hoàn-toàn đi.

 

Quả thật, một số người trí óc hẹp ḥi, chỉ biết có gia-đ́nh ḿnh, và không ngại bóc lột kẻ khác hay phản-bội quê-hương xứ sở để phục-vụ gia-đ́nh. Nhưng sự hủy bỏ gia-đ́nh không phải là một phương-pháp hay để cho hạng người này nghĩ đến xă-hội, v́ những người hẹp ḥi mà không có gia-đ́nh th́ chỉ nghĩ đến cá-nhơn họ mà thôi. Như thế, sự hủy-diệt gia-đ́nh chẳng những không làm cho người trở nên tốt hơn mà lại c̣n làm cho họ trở nên xấu xa hơn.

 

Trong trường-hợp đó, một dân-tộc muốn sinh-tồn không thể nào chấp-nhận được chủ-trương hủy-diệt gia-đ́nh, mà trái lại, càng phải cố-gắng duy-tŕ và bảo-vệ gia-đ́nh. Chính sự giáo-dục gia-đ́nh mới là sự giáo-dục quan hệ nhứt v́ nó có hiệu-lực nhứt trong sự  đào-luyện tâm-tánh người. Chỉ trong gia-đ́nh người ta mới có thể tập được sự nhường nhịn thân mến nhau, và sự hy-sanh cho kẻ khác. Một mặt khác nữa, những kẻ hưởng được hạnh-phúc gia-đ́nh rất dễ trở thành những người công-dân tốt trong xă-hội.

 

Như thế, chế-độ gia-đ́nh là một chế-độ cần được củng cố. Tuy-nhiên, nó cần phải được cải-thiện để không làm hại xă-hội.

 

Trong xă-hội cổ, gia-đ́nh là cái tế-bào căn-bản của quốc-gia và chánh-quyền thường chỉ biết gia-đ́nh mà không biết đến cá-nhơn. Chủ-trương này trái với nguyên-tắc tôn-trọng cá tánh và sự tự-do của người nên cần phải băi bỏ. Sự liên-lạc giữa cá-nhơn và gia-đ́nh cố nhiên là vẫn phải c̣n, nhưng quyền-lợi và trách-nhiệm của cá-nhơn phải được nh́n nhận. Trong thời-đại dân-chủ, xă-hội không có thể áp-bách những kẻ thành-niên và bắt họ nhắm mắt phụng-sự gia-đ́nh như trước nữa.

 

Sự giải-phóng cá-nhơn tự-nhiên làm yếu bớt chế-độ đại-gia-đ́nh và làm nổi bật tiểu-gia-đ́nh lên. Mà trong tiểu-gia-đ́nh, vấn-đề quan-trọng nhứt là sự tương-quan giữa người đàn ông và người đàn bà.

 

Sự tương-quan này đă trải qua nhiều biến thiên trong lịch-sử loài người. Đời thái-cổ, xă-hội chưa ổn-định, chế-độ hôn-nhơn chưa xuất-hiện và trẻ con chỉ biết có mẹ mà không biết có cha. Do đó, người đàn bà đóng vai tuồng quan-trọng trong sự điều-khiển gia-đ́nh.

 

Đến khi xă-hội ổn-định, chế-độ hôn-nhơn phát-sanh với ánh sáng văn-minh và người đàn bà bị khép vào một địa-vị ty-tiện. Hầu hết các xă-hội cổ đều bạc-đăi đàn bà một cách tàn-nhẫn.

 

Nhưng khi nền văn-minh tiến lên một mực cao hơn, người đàn bà lại lần lần được trọng-vọng trở lại. Phong-trào nữ-quyền ở nhiều nước tân-tiến đă đưa người đàn bà đi quá xa trên con đường đ̣i hỏi những quyền-lợi cho phái ḿnh. Ở những xă-hội tân-tiến này, người ta chủ-trương một sự b́nh- đẳng hoàn-toàn giữa đàn ông và đàn bà.

 

Chủ-trương xem đàn ông và đàn bà b́nh-đẳng nhau thực ra là một chủ-trương rất tốt và cần phải thực-hiện. Tuy nhiên, Ta không nên quan-niệm một sự b́nh-đẳng máy móc theo đó đàn ông và đàn bà được xem y như nhau về cách đăi ngộ cũng như về quyền-lợi.

 

Thật-sự, người đàn bà khác người đàn ông không phải chỉ ở cơ-quan sanh-dục mà thôi. Trong chương khảo về con người, ta đă thấy rằng sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà bắt nguồn từ tánh-cách cơ-bản của các tế-bào và các tiết-dịch sanh-dục nhuần thấm các tổ-chức tế-bào. Do sự phân-biệt trong tánh-cách cơ-bản này, mà đàn bà và đàn ông có những đặc-tánh khác nhau về cả hai mặt sanh-lư và tâm-lư.

 

Nói một cách khái-quát, người đàn bà yếu sức hơn người đàn ông, song lại dẻo dai hơn, có lẽ v́ cơ-thể người đàn bà được kết-cấu một cách bền chặt để đủ sức trải qua những cuộc thay đổi lớn lao vào lúc dậy-th́, lúc xuất-giá, lúc có thai và sanh đẻ, và lúc tuyệt sự sanh-dục.

 

Người ta đă nhận thấy rằng, xét chung về những người kháng-chiến pháp bị quân Đức bắt và tra tấn, phân-số người đàn ông không chịu nổi sự khảo-dă và phải khai sự thật cho kẻ địch cao hơn phân-số đàn bà. Thêm nữa, bảng thống-kê về sự sanh tử của hầu hết mọi dân-tộc đă cho ta biết rằng số con trai sinh ra nhiều hơn con gái, nhưng số con gái nuôi đến lớn lại nhiều hơn, và càng lên cao về mực tuổi tác, đàn bà càng đông hơn đàn ông.

 

So sánh trí thông-minh của đàn ông và đàn bà là một điều hơi khó, v́ mực thông-minh khác nhau vô-cùng tùy cá-nhơn một. Tuy nhiên, xét chung, ta có thể nhận thấy rằng người đàn bà tinh-tế hơn người đàn ông, nhưng không có một óc trừu-tượng-hóa mạnh bằng đàn ông. Phần lớn phụ-nữ đi học đến bực đại-học đều hướng về ngành văn-học, chớ ít khi theo đuổi môn toán-học hay khoa-học.

 

Về mặt nghị-lực, ta có thể gặp được nhiều người đàn bà cứng cỏi cang-trực, cũng như nhiều người đàn ông yếu ớt, nhát nhúa. Nhưng đại khái đàn bà ít nghị-lực hơn đàn ông và có một đời sống t́nh-cảm phong-phú hơn.

 

Như vậy, đàn ông và đàn bà có những đức-tánh khác nhau về tánh-chất nhiều hơn là về cường- độ. Trong trường-hợp đó, thiết tưởng ta nên xem đàn ông và đàn bà là hai nhơn-vật bổ-túc cho nhau để tương-trợ nhau hơn là hai nhơn-vật y hệt nhau và cạnh-tranh nhau. Người cổ Hy-lạp đă có quan-niệm rất đúng đắn khi đặt ra chuyện huyền-thoại cho rằng thuở xưa kia, mỗi người là một tổng-thể hoàn-toàn đầy đủ, nhưng sau đó, v́ người phạm tội với thiên-đ́nh nên Thượng-Đế phạt họ và phân họ ra làm hai phần nam và nữ. Theo quan-niệm này, t́nh yêu giữa trai gái không có chi khác hơn là ư muốn trở lại bản-chất nguyên-thủy của người, cốt để ráp lại làm một, hai bộ phận bị tách ra khỏi nhau.

 

Chủ-trương xem đàn ông và đàn bà là hai nhơn-vật có tánh-chất khác nhau và bổ-túc cho nhau đưa ta đến một quan-niệm đúng đắn hơn về sự b́nh-đẳng giữa đàn ông và đàn bà. Sự b́nh-đẳng này không thể là một sự b́nh-đẳng máy móc theo đó người đàn ông và người đàn bà đều có những nhiệm-vụ và những quyền-hạn y hệt như nhau trong gia-đ́nh.

 

Với những khả-năng thể-chất và tinh-thần của ḿnh, người đàn ông thích-hợp với những nhiệm-vụ nặng-nhọc và cần đức-tánh tranh-đấu nhiều hơn. Họ phải đóng vai tuồng gia-trưởng, phải làm việc nuôi dưỡng gia-đ́nh và tranh-đấu để bảo-vệ nó.

 

Người đàn bà với những đức-tánh đặc-biệt của ḿnh, nên đóng vai tuồng kẻ điểm-xuyết cho cuộc đời thành tươi đẹp hơn là vai tuồng kẻ chiến-sĩ dùng máu và mồ hôi để chế-ngự thế-giới ngoại- quan. Do đó, người đàn bà phải lănh nhiệm-vụ tổ-chức đời sống bên trong gia-đ́nh. Việc tạo ra một khung cảnh êm ấm giúp cho người đàn ông có nhiều điều-kiện để nghỉ ngơi sau một ngày tranh-đấu nhọc mệt, việc gây cho con trẻ t́nh thân mến và sự nhân-nhượng lẫn nhau cũng như việc tập cho chúng có những đức-tánh tốt là những công tác rất trọng-yếu cho gia-đ́nh và xă-hội mà người đàn bà phải gánh vác.

 

Một nhà nữ giáo-dục Pháp đă bảo rằng : «  đào-luyện được một người đàn ông, người ta chỉ  đào-luyện được một cá-nhơn, chớ  đào-luyện được một người đàn bà, người ta  đào-luyện được cả một gia-đ́nh ». Câu nói trên đây đă chỉ rơ sự quan-trọng của ảnh-hưởng người đàn bà đối với gia-đ́nh. Một người vợ tốt có thể giúp ích cho chồng rất nhiều về phương-diện đức-hạnh. Một mặt khác, người ta đă nhận thấy rằng hầu hết những vị anh-hùng vĩ-nhơn trên thế-giới đều có những bà hiền-mẫu đáng kính.

 

Như vậy, vai tuồng người đàn bà không phải là một vai tuồng phụ-thuộc không đáng kể. Trái lại, nó vô-cùng quan hệ đến vận-mạng quốc-gia, xă-hội và người đàn bà phải nhận chân điều ấy.

 

Bên trong gia-đ́nh, ta thường thấy có sự tranh-đấu lẫn nhau giữa vợ chồng để bảo-vệ cá tánh ḿnh hay để lấn áp người bạn trăm năm. Đó là một sự kiện tự-nhiên, một định-luật căn-bản của sự sống. Nói về thực-tế, có nhiều người chồng nắm được ưu-thế, nhưng số gia-đ́nh trong đó người đàn bà cướp được quyền làm chủ cũng không phải là ít.

 

Tuy nhiên, đứng về mặt phong-tục và luật-lệ mà xét, xă-hội cổ đă binh vực người đàn ông mà bạc-đăi người đàn bà quá nhiều. Cứ theo luân-lư và tục-lệ cũ, người đàn bà phải hoàn-toàn phụ-thuộc chồng ḿnh. Đời sống và hạnh-phúc của họ thật ra không có ǵ bảo-đảm cả, và người đàn ông thương họ phần nào th́ họ nhờ phần ấy mà thôi. Nếu trong xă-hội có nhiều người đàn ông bị vợ hiếp đáp, th́ đó là những người quá hèn-nhát và thường bị thiên-hạ chê bai.

 

Trong một xă-hội mới, muốn bảo-đảm sự sinh-tồn sung-măn của mọi người, địa-vị của người đàn bà phải được nâng cao lên. Luật-pháp phải bảo-đảm cho họ khỏi phải bị chồng ruồng rẫy hay hiếp đáp. Sự bảo-vệ đàn bà thật ra có thễ có tánh-cách bó buộc người đàn ông, nhưng đó không phải là một sự bất-công. Người đàn bà vốn yếu đuối, lại khó làm lại cuộc đời và thường họ phải nuôi nấng cả đàn con khi bị chồng ruồng rẫy. V́ đó, họ cần phải được che chở nhiều hơn.

 

Dầu sao, sự giao-thiệp giữa người đàn ông và người đàn bà trong gia-đ́nh cũng chỉ có thể tươi đẹp khi cả đôi bên đều biết nhân-nhượng lẫn nhau. Sự giáo-dục gia-đ́nh và sự giáo-dục ở học đường cần phải lưu-ư đến chỗ dạy dỗ thanh-niên và thiếu-nữ cho họ biết nhiệm-vụ họ cùng cách-thức vợ chồng cư-xử đối-đăi với nhau trong gia-đ́nh.

 

Một mặt khác, gia-đ́nh chỉ có thể êm ấm được khi hai vợ chồng hiệp-ư nhau và cùng chí-hướng với nhau. Sự chọn lựa người bạn trăm năm phải được xem là một vấn-đề trọng-hệ, không thể để cho cha mẹ độc-đoán quyết-định. Nó cũng không nên được quyết-định trong lúc bồng bột nhứt thời của những kẻ thiếu-niên. Thiết-tưởng ở học đường, phải có những giờ dạy về những điều tất-yếu cho sự thành-lập gia-đ́nh và phong-tục phải được sửa chữa như thế nào để cho những thanh-niên và thiếu-nữ được gặp gỡ nhau và hiểu rơ nhau trước khi chấp-nhận sự hôn nhơn với nhau.

 

3.- TỔ-CHỨC KINH-TẾ.

 

Trong sự sinh-tồn của một dân-tộc, yếu-tố chánh-trị là yếu-tố quan-trọng nhứt v́ nó chi-phối tất cả những hoạt-động của người. Nhưng ngoài yếu-tố chánh-trị, c̣n có nhiều yếu-tố khác trong đó yếu-tố kinh-tế là một.

 

Giữa chánh-trị và kinh-tế có một sự liên-quan  chặt chẽ. Một nước có một nền kinh-tế kém sút quá không thể hùng-cường được, dầu cho có một chế-độ chánh-trị tốt đẹp. Trái lại, nếu chế-độ chánh-trị có nhiều khuyết-điểm, nền kinh-tế cũng khó mà thạnh-vượng được.

 

Về phương-diện h́nh-thức, chế-độ kinh-tế và chế-độ chánh-trị thường tương-ứng nhau, nhưng sự tương-ứng này không phải hoàn-toàn như nhiều người chủ-trương. Nếu một chế-độ chánh-trị dựa vào sự tự-do cá-nhơn không thể đi chung với một chế-độ kinh-tế dựa vào nguyên-tắc độc-tài th́ một chế-độ chánh-trị độc-tài lại có thể để cho người được tự-do phần nào trong sự sản-xuất kinh-tế.

 

a)- LƯỢC-KHẢO VỀ CÁC CHẾ-ĐỘ KINH-TẾ.

 

Không kể những chế-độ kinh-tế đơn giản ngày xưa, những chế-độ kinh-tế đă lưu-hành gần đây có thể phân ra làm ba loại chánh : kinh-tế tự-do, kinh-tế tập-sản và kinh-tế hướng-dẫn.

 

1)- CHẾ ĐỘ KINH-TẾ TỰ-DO.

 

Chế-độ kinh-tế tự-do là chế-độ theo đó mỗi người đều được tự-do hoạt-động để sản-xuất, chở chuyên và mua bán mọi hóa-vật. Sự tự-do này hàm ư rằng người có quyền tư-hữu, nghĩa là có quyền có của riêng và được sử-dụng của riêng ấy theo ư ḿnh.

 

Sự tự-do kinh-tế thật ra không khi nào có thể hoàn-toàn được v́ những hoạt-động kinh-tế cũng như quyền sử-dụng tài-sản dầu sao cũng phải do chánh-phủ qui-định. Người ta không thể dựa vào nguyên-tắc kinh-tế tự-do để sản-xuất những món hàng giả-mạo hoặc có hại cho sức khỏe của người khách hàng, cũng không thể dựa vào quyền tư-hữu để đốt phá nhà cửa ḿnh v́ điều này có thể gây họa hại cho dân-chúng. Tuy thế, những hạn-chế trong chế-độ tự-do rất ít và mỗi người hăy c̣n được một lănh-vực hết sức rộng-răi để thi-hành sáng-kiến cá-nhơn ḿnh.

 

Trong chế-độ kinh-tế tự-do, mọi người đều được tự-do sản-xuất hóa-phẩm và được tự-do sử-dụng tài-sản của ḿnh. Do đó, mọi người đều nức ḷng làm việc để được hưởng giàu sang. Sáng-kiến cá-nhơn nhờ thế mà được phát-triển và trong nước có nhiều hang-hóa lưu-thông.

 

Thêm nữa, mọi người đều được tự-do như nhau nên phải cạnh-tranh nhau mănh-liệt. Điều này bắt buộc mọi người phải cố-gắng làm sao cho hàng-hóa ḿnh sản-xuất ra được tốt và rẻ hơn hàng-hóa của người khác. Phẩm-chất các hóa-vật nhờ thế mà được nâng cao lên măi và kỹ-thuật sản-xuất tiến-bộ không ngừng.

 

Nhờ những ưu-điểm trên này, một xă-hội theo chế-độ kinh-tế tự-do có thể trở nên thạnh- vượng. Người dân được chọn lựa trong nhiều món hàng tùy theo sở-thích ḿnh. Thêm nữa, quyền tư-hữu bảo-đảm cho một đời sống tự-do : họ không phải tùy-thuộc chánh-quyền một cách khắc-nghiệt và không sợ chánh-quyền dùng kinh-tế mà áp bách.

 

Nhưng chế-độ kinh-tế tự-do có thể đưa đến cho dân-tộc nhiều họa-hại.

 

Sự tự-do hoạt-động kinh-tế tự-nhiên đưa đến sự hỗn-loạn trong công cuộc sản-xuất. Những tài-nguyên của quốc-gia v́ thế  mà không được khai-thác một cách có qui-củ. Những cuộc khủng-hoảng kinh-tế thỉnh thoảng làm lay động cả nền tảng quốc-gia theo chế-độ kinh-tế tự-do chỉ là kết-quả của lối sản-xuất hỗn-loạn này.

 

Ngoài ra, những nhà doanh-thương trong chế-độ kinh-tế tự-do lại chỉ lo sản-xuất những món hàng dễ t́m nguyên-liệu và dễ tiêu-thụ. Do đó, nhiều món cần cho sự sống của dân-chúng không được sản-xuất trong nước. Trong thời-kỳ thái-b́nh, điều này không hại lắm v́ người ta có thể mua ở ngoại-quốc những món cần-thiết. Nhưng khi có chiến-tranh và bị phong-tỏa, quốc-dân không thể tránh được nạn thiếu thốn những nhu-dụng này.

 

Sau hết, quyền tư-hữu cùng với sự tự-do doanh-thương đưa đến nạn tư-bản. Những người giỏi xoay sở có thể trở nên giàu có lớn. Ngày xưa tŕnh-độ kỹ-thuật hăy c̣n thấp kém và sự lưu-thông cùng tiêu-thụ những hàng-hóa sản-xuất thường bị hạn-chế. Bởi đó, tài-sản những phú-gia dầu sao cũng không phát-triển thái-quá. Trong xă-hội cơ-giớI-hóa hiện giờ nhờ kỹ-thuật tiến-bộ, người ta có thể lưu-thông hàng-hóa một cách dễ dàng và sự tiêu-thụ hết sức rộng răi. Điều này làm cho các xí-nghiệp  có thể mở mang đến tuyệt-độ và các nhà sản-xuất có thể nắm trong tay một tài-sản khổng-lồ.

 

Trong các nước theo chế-độ kinh-tế tự-do, những chủ-nhơn các xí-nghiệp lại có thể liên-minh nhau lại thành những tổ-hợp chặt chẽ. Khi đă lập thành tổ-hợp và có nhiều khả-năng rồi, các xí-nghiệp tư-bản này t́m cách ngăn cản sự thành-lập những xí-nghiệp khác và điều này có thể đưa đến sự độc- quyền và lủng-đoạn thị-trường.

 

Những nhà tư-bản, cũng như bất cứ người nào trong xă-hội, tự-nhiên phải nghĩ đến quyền-lợi cá-nhơn ḿnh trước hết. Họ có thể thi-hành một chánh-sách khắc-nghiệt đối với công-nhơn, trả cho thợ thuyền một số lương chết đói. Chính sự bóc lột tàn-nhẫn của họ đă làm phát sanh phong-trào phản- kháng của những nhà đạo-đức và cách-mạng và đưa đến chủ-trương giai-cấp tranh-đấu.

 

V́ sự phát-triển của tư-tưởng xă-hội và nhứt là thợ thuyền lần lần giác-ngộ, lập thành những công-đoàn để bảo-vệ quyền-lợi ḿnh, các quốc-gia dân-chủ lần lần cải-hóa những luật-lệ lao-động và kinh-tế của ḿnh, làm cho những nhà tư-bản không c̣n có thể uy-hiếp công-nhơn một cách khắc-nghiệt như trước. Những cuộc xung-đột lao-tư do đó mà dịu bớt đi, nhưng nó cũng chưa chấm dứt hẳn. V́ lẽ này, những nước theo chế-độ kinh-tế tự-do cũng hăy c̣n có thể suy yếu bớt đi.

 

Một mặt khác, những nhà tư-bản có thể dùng thế-lực kim-tiền mà chi-phối đời sống chánh-trị trong nước. Họ đưa người vào nghị-trường hay vào cơ-quan hành-pháp để làm ra những qui-chế hay để thi-hành những biện-pháp có lợi cho ḿnh.

 

2)- CHẾ-ĐỘ KINH-TẾ TẬP-SẢN.

 

Những họa-hại của chế-độ kinh-tế tự-do, nhứt là sự bóc lột vô-sản đă đưa những nhà cách-mạng của thế-kỷ thứ 19 và 20 đến chủ-trương kinh-tế tập-sản. Những nhà cách-mạng này cho rằng chế-độ kinh-tế tự-do đưa đến chế-độ tư-bản là một chế-độ phản dân-chủ. Sự chênh lệch tài-sản làm cho kẻ nghèo luôn luôn bị thất-thế, bị bóc lột, và không hưởng được những quyền tự-do chánh-trị của ḿnh.

 

Muốn thực-hiện một chế-độ xă-hội công-bằng và tự-do, người ta phải thêm vào sự b́nh-đẳng chánh-trị của chế-độ tự-do một sự b́nh-đẳng kinh-tế nữa. Điều này bắt buộc ta phải phủ-nhận quyền tư-hữu, thâu hết mọi tài-sản làm của chung.

 

Như thế, theo chế-độ kinh-tế tập-sản, tất cả các cơ-quan hoạt-động kinh-tế đều thu hết vào tay chánh-phủ. Thường-dân chỉ có quyền làm chủ những tài-sản tiêu-thụ chớ không thể làm chủ những tài-sản có thể dùng vào việc sản-xuất. Đó là chế-độ thi-hành ở Liên-bang Sô-viết và các nước theo chế-độ cộng-sản.

 

Chế-độ kinh-tế tập-sản tự-nhiên tránh được nhiều họa-hại của chế-độ kinh-tế tự-do. Tất cả tài-sản sản-xuất trong nước đều nằm trong tay chánh-phủ.cho nên chánh-phủ có thể tổ-chức sự sản-xuất theo một chương-tŕnh tổng quát. Do đó, những quốc-gia theo chế-độ kinh-tế tập-sản là những quốc-gia làm việc theo kế-hoạch.

 

Trong trường-hợp đó, sự sản-xuất hóa-phẩm cần-thiết có một tánh-cách hợp-lư chớ không hỗn-loạn như trong chế-độ kinh-tế tự-do. Sự khủng-hoảng kinh-tế không thể có được, và dầu có bị phong- tỏa, quốc-gia cũng không thiếu những món nhu-dụng tối-yếu. Nhờ chế-độ kinh-tế tập-sản, những người cộng-sản – vốn là những nước hậu-tiến về phương-diện kinh-tế – đă có một nền kinh-tế vững chắc và tăng-cường lực-lượng ḿnh một cách nhanh chóng.

 

Tuy thế, chế-độ kinh-tế tập-sản không phải là một chế-độ hoàn-toàn như những lư-thuyết gia cộng-sản bảo. Nó chứa rất nhiều nhược-điểm và đưa đến những họa-hại không những cho dân-chúng mà c̣n cho quốc-gia nữa.

 

Trong chế-độ kinh-tế tập-sản, người tiêu-thụ phải tùy-thuộc chánh-phủ một cách chặt chẽ. Họ chỉ có thể mua những món hàng mà chánh-phủ muốn sản-xuất mà thôi. V́ thiếu sự cạnh-tranh, v́ những kế-hoạch của chánh-phủ thường chỉ nhắm vào mục-đích sản-xuất những món cần dùng mà không nghĩ đến những tiện-nghi, những sở-thích của người tiêu-thụ, hàng-hóa sản-xuất nếu có đủ dùng cũng kém hẳn về phẩm. Những người tiêu-thụ trong chế-độ kinh-tế tập-sản không được chọn lựa trong nhiều thứ hàng và buộc ḷng tiêu-thụ những món mà nhà cầm-quyền cho ra thị-trường. Trong trường-hợp chánh-phủ nghĩ đến việc sản-xuất dụng-cụ chiến-tranh nhiều hơn việc sản-xuất những món nhu dụng, dân-chúng tất-nhiên phải chịu thiếu thốn.

 

Một khi những tài-sản sản-xuất thuộc về chánh-phủ, tất cả dân-chúng đều là công-chức, nếu không phải là tù-nhơn của chánh-phủ. Trong trường-hợp đó, mọi người đều phải tùy-thuộc chánh-phủ một cách chặt chẽ.

 

Những công-dân sống trong một nước theo chế-độ kinh-tế tự-do nhờ quyền tư-hữu mà có thể tránh được sự uy-hiếp của chánh-phủ : họ có thể tự tổ-chức sự sản-xuất kinh-tế mà sống và không phải sợ chánh-phủ bắt nạt họ nếu họ không làm điều ǵ phạm phép.

 

Những người công-dân không có tài-sản cũng được tương-đối tự-do. Khi bất-b́nh một chủ-nhơn, họ có thể bỏ sở và đi t́m việc làm chỗ khác. Điều này làm cho họ không phải e sợ chánh-quyền thái-quá. Do đó, họ mạnh dạn tổ-chức công-đoàn và triệt-để binh vực quyền-lợi ḿnh khi nó bị uy-hiếp. Những sự bất công của xă-hội nhờ thế mà có thể san bằng được một cách tương-đối dễ dàng.

 

Người dân trong chế-độ kinh-tế tập-sản không được hưởng những mối lợi đó. Họ không bao giờ có thể chọi lại những người chỉ-huy xí-nghiệp trong đó họ làm việc, v́ sợ bị đuổi. Khi bị đuổi, họ không có tài-sản để tự tổ-chức đời sống một cách độc-lập, cũng không thể đi t́m việc làm ở một xí-nghiệp khác bởi lẽ xí-nghiệp nào cũng thuộc về chánh-phủ.

 

Trong chế-độ tập-sản, chống chọi lại người chỉ-huy ḿnh là tự khép ḿnh vào cảnh chết đói. Lẽ tự-nhiên là những người chỉ-huy này lợi-dụng ưu-thế của ḿnh mà bóc lột hiếp-đáp những công-nhơn. Mà khi bị hiếp-đáp, công-nhơn phải cắn răng nhận chịu, chớ không thể đối-phó lại được. Sự cải-thiện đời sống công-nhơn do đó mà thành ra một vấn-đề nan-giải.

 

Như thế, trong chế-độ kinh-tế tập-sản, dân-chúng, dầu xét về mặt tiêu-thụ hay về mặt sản-xuất, cũng đều bị thiệt tḥi. Đối với quốc-gia, chế-độ kinh-tế tập-sản cũng có nhiều họa-hại.

 

Sự sản-xuất trong chế-độ tập-sản tuy có được qui-định theo kế-hoạch, nhưng lại thường không đưa quốc-gia đến sự thạnh-vượng được.

 

Trong chế-độ kinh-tế tự-do, những nhà sản-xuất nhờ quyền-lợi cá-nhơn thúc đẩy nên cố hết sức hoạt-động. Họ có thể chịu cực khổ, chịu mệt nhọc, v́ tin-tưởng rằng khi thành-công, ḿnh được giàu có sung sướng, c̣n rủi có thất-bại, ḿnh chỉ bị nghèo khổ là cùng. Hơn nữa, họ phải cạnh-tranh nhau mănh-liệt. Những điều này làm cho sản-phẩm được nhiều và tốt.

 

Trong chế-độ tập-sản, mọi người đều là công-chức, làm việc ăn lương. Sự thạnh-vượng của xí-nghiệp ít khi mang đến cho công-nhơn những quyền-lợi thiết-thực. Thêm nữa, sự cạnh-tranh không có, v́ sản-phẩm dầu tốt hay xấu cũng đều có thể tiêu-thụ được. Do đó, họ thiếu sức cố-gắng cần-thiết. Hàng-hoá thành ra ít và không đẹp. Kinh-nghiệm đă cho chúng ta thấy rằng những xí-nghiệp quốc- hữu-hoá ở các nước tự-do thường bị lỗ lă.

 

Muốn cho công-nhơn làm việc nhiều, chánh-phủ phải ban-hành những qui-chế lao-động rất khắc-nghiệt. V́ lẽ người ta không có tiêu-chuẩn ǵ để phân-biệt một người lười biếng với một người ít năng-lực, một lỗi cố-ư với một lỗi vô-t́nh, công-nhơn vô-cùng khổ-sở. Ở Liên-bang Sô-viết, một sự trể năi hay lầm lạc cỏn con cũng có thể bị trừng-phạt một cách nặng nề. Sự g̣ ép bắt buộc này có làm cho công-nhơn cố-gắng hơn. Nhưng dầu sao, sự làm việc cưỡng-bách cũng không đưa đến những kết-quả tốt đẹp bằng sự t́nh-nguyện cố-gắng.

 

Những nhà cầm-quyền Sô-viết đă thấy rơ chỗ ấy nên về sau, họ bày ra những phần thưởng để khích-lệ công-nhơn. Chánh-sách này cũng có hiệu-lực một phần nào, nhưng v́ những phần thưởng thường lọt vào tay đảng-viên cộng-sản hơn là về những công-nhơn thật-sự có năng-lực nên phần lớn công-nhơn cũng không hăng hái mấy.

 

Một mặt, v́ thiếu sự cạnh-tranh, một mặt v́ một sáng-kiến không đưa đến những kết-quả hoàn-toàn tốt đẹp có thể làm cho tác-giả nó bị nghi-kỵ hay trừng-phạt, người ta chỉ dám áp-dụng phương-pháp mới những khi chắc chắn thành-công. Do đó, sự tiến-bộ về kỹ-thuật rất chậm chạp.

 

Trước trận giặc 1939-1945, Liên-bang Sô-viết có thể đuổi theo những nước Âu Mỹ một cách nhanh chóng về mặt kỹ-thuật. Nhưng v́ chỉ noi theo những phương-pháp đă từng đưa đến sự thành-công ở các nước ấy chớ không phát minh ra phương-pháp nào mới, Liên-bang Sô-viết không thể vượt qua các nước ấy được. Chỉ sau 1945, nhờ sự hướng-dẫn của các kỹ sư Đức, người Nga mới có những phương-pháp kỹ-thuật khác hơn Mỹ và khả-dĩ đương đầu lại Mỹ trong một vài ngành.

 

Xét một cách khái-quát, chế-độ kinh-tế tập-sản đă giúp cho Liên-bang Sô-viết từ địa-vị một nước nông-nghiệp tầm-thường tiến đến địa-vị một nước kỹ-nghệ hùng-cường bực nh́ trên thế-giới. Nhưng dầu sao, Liên-bang Sô-viết hăy c̣n kém Mỹ rất xa và rất khó đuổi kịp Mỹ, trừ ra, trong ngành kỹ-nghệ chiến-tranh là ngành được chánh-phủ Sô-viết đặc-biệt lưu-ư. Bởi đó, người thường-dân Nga phải sống một cuộc đời cơ-cực, thiếu thốn, và việc nâng cao tŕnh-độ sanh-hoạt của họ, nếu có, cũng thực-hiện một cách vô-cùng chậm chạp. Một mặt khác, muốn đạt kết-quả hiện-tại, chánh-phủ Sô- viết đă phải giam hăm giết hại hàng mấy chục triệu người và nô-lệ-hoá toàn-thể dân-chúng nước ḿnh.

 

3)- CHẾ-ĐỘ KINH-TẾ  HƯỚNG-DẪN.

 

Những họa-hại của chế-độ kinh-tế tập-sản và chế-độ kinh-tế tự-do lần lần đưa người ta đến một quan-niệm kinh-tế mới : kinh-tế hướng-dẫn. Nói cho thật đúng th́ những nước theo chế-độ kinh-tế tự-do ngày xưa đă lần lần đi đến sự hướng-dẫn kinh-tế không ít th́ nhiều. Tuy nhiên, v́ sự hướng-dẫn này chưa được rơ rệt lắm và chưa đi đến mức độ cần-thiết nên người ta vẫn c̣n kể những chế-độ kinh-tế Âu Mỹ như là chế-độ kinh-tế tự-do.

 

Chế-độ kinh-tế hướng-dẫn thật-sự là một chế-độ cố-gắng dung-ḥa những ưu-điểm của chế-độ kinh-tế tự-do và tập-sản.

 

Nhận thấy quyền tư-hữu là một bảo-đảm cho sự tự-do cá-nhơn và đồng-thời là một yếu-tố thúc giục người cố-gắng hoạt-động, những người chủ-trương kinh-tế hướng-dẫn chấp-nhận nguyên-tắc tư-hữu.

 

Tuy thế, v́ quyền tư-hữu phát-triển đến tuyệt-độ có thể đưa đến nạn tư-bản, những người chủ-trương kinh-tế hướng-dẫn t́m cách hạn-chế quyền ấy bằng lối đánh thuế lợi-tức, thuế di-sản, bằng sự quốc-hữu-hoá những xí-nghiệp công-ích quan-trọng để cho những nhà tư-bản không thể lợi-dụng địa-vị và thế-lực mà lủng-đoạn thị-trường uy-hiếp quần-chúng.

 

Những người chủ-trương kinh-tế hướng-dẫn cũng nghĩ đến việc dung-ḥa quyền-lợi chủ-nhơn với lao-động để tránh những cuộc xung-đột có hại cho quyền-lợi chung. Một trong những biện-pháp đề nghị là sự chia lời cho thợ thuyền. Người ta xem sức làm việc của thợ thuyền như là một phần tư-bản góp vào xí-nghiệp. Mỗi năm, sau khi tính sổ và để một phần lời vào việc tu-bổ hoặc khuếch- trương xí-nghiệp người ta chia phần lời c̣n lại giữa chủ-nhơn với thợ thuyền. Như thế, thợ thuyền sẽ xem xí-nghiệp như là của họ, và sẽ cố-gắng để làm cho nó thạnh-vượng.

 

Ngoài việc giải-quyết cuộc xung-đột lao-tư để cho sự sản-xuất khỏi bị gián-đoạn và xă-hội khỏi hỗn-loạn, những người chủ-trương chế-độ kinh-tế hướng-dẫn c̣n nghĩ đến việc điều-khiển sự sản-xuất trong nước theo một đường lối có lợi cho quốc-gia.

 

Chánh-phủ nghiên-cứu những kế-hoạch sản-xuất những món nhu-dụng đủ cho dân-chúng và những khí-giới dụng-cụ cần-thiết cho quốc-gia. Những ngành sản-xuất được liệt vào hạng công-ích hoặc quốc-hữu-hóa, hoặc do tư nhơn làm chủ sẽ do chánh-phủ trực-tiếp hay gián-tiếp điều-khiển để thi-hành công việc sản-xuất đó. Ngoài ra, chánh-phủ c̣n hướng-dẫn và khuyến khích tư-nhơn sản-xuất theo một kế-hoạch ḿnh vạch ra. Về những ngành hoạt-động sản-xuất xa xí phẩm, những món tiện nghi, những vật-liệu không phải là thiết-yếu cho đời sống dân-chúng, chánh-phủ để cho mọi người được tự-do hoạt-động.

 

Như thế, chế-độ kinh-tế hướng-dẫn phân-biệt rơ ràng hai lănh-vực sản-xuất : một lănh-vực sản-xuất những vật-liệu thiết-yếu cho đời sống chung và một lănh-vực sản-xuất những tiện-nghi cho đời sống. Lănh-vực thứ nhứt đặt dưới sự điều-khiển của chánh-phủ, c̣n lănh-vực thứ nh́ th́ được tự-do. Nhờ đó, dân-chúng không thiếu những món nhu-dụng, đồng-thời vẫn được tự-do chọn lựa trong nhiều món hàng theo sở-thích ḿnh.

 

Một mặt khác, nhờ quyền tư-hữu, sự tự-do của người tiêu-thụ cũng như của công-nhơn được bảo-đảm, và quyền-lợi công-nhơn cũng có thể được binh vực một cách đúng đắn. Nạn tư-bản bóc lột thợ thuyền và lủng-đoạn thị-trường có thể thanh-toán được. Nhờ những kế-hoạch của chánh-phủ cũng như nhờ sự can-thiệp vào đời sống kinh-tế những khi cần, nạn kinh-tế khủng-hoảng cũng có thể tránh được.

 

b)- CÁC CHẾ-ĐỘ KINH-TẾ VÀ SỰ SINH-TỒN DÂN-TỘC.

 

Cũng như những chế-độ chánh-trị đă lưu-hành, những chế-độ kinh-tế kể ra trên này đều có những ưu-điểm và khuyết-điểm.

 

Chế-độ kinh-tế tự-do thường đi chung với chế-độ đại-nghị. Nó hướng vào mục-đích phụng-sự quyền-lợi cá-nhơn trước hết. Nó bảo-đảm sự tự-do cá-nhơn và giúp cá-nhơn nâng cao đời sống ḿnh.

 

Chế-độ kinh-tế tự-do cũng có thể đưa ra những mối lợi cho dân-tộc. Nhờ sự cạnh-tranh, tŕnh-độ kỹ-thuật chung có thể được nâng cao. Sự tự-do hoạt-động và quyền được hưởng kết-quả công việc ḿnh làm đă khiến cho nhiều người hăng hái sản-xuất. Những điều này làm cho xă-hội thạnh-vượng và quốc-gia trở nên trù-phú.

 

Tuy nhiên, sự tự-do quá độ có thể đưa đến nhiều mối hại. Ngoài nạn khủng-hoảng kinh-tế làm cho quốc-gia suy yếu, dân-chúng cơ-cực, lại c̣n nạn tư-bản bóc lột lao-động, gây ra xung-đột giai-cấp. Dân-tộc do đó mà mất sức rất nhiều. Đó là chưa kể nạn thiếu nhiều nhu-dụng khi bị phong-tỏa.

 

Nói chung lại th́ chế-độ kinh-tế tự-do hướng vào sự sinh-tồn cá-nhơn của người trước nhứt. Nhưng nó cũng có thể đồng-thời làm cho dân-tộc giàu có và mạnh mẽ. Tuy nhiên, chế-độ tự-do tự nó mang lại những mầm mống họa-hại có thể làm cho quốc-gia bị suy yếu và cá-nhơn bị khổ-sở cơ-cực lây.

 

Chế-độ kinh-tế tập-sản thường đi chung với chế-độ độc-tài và cũng có những mối lợi và hại của chế-độ độc-tài. Nó làm cho quốc-gia tránh được nạn kinh-tế khủng-hoảng và tổ-chức sự khai-thác những tài-nguyên trong nước một cách hợp-lư.

 

Như thế, nó hướng đến sự sinh-tồn của dân-tộc nhiều hơn. Nhưng chế-độ tập-sản tự-nhiên đi đến chỗ uy-hiếp đời sống cá-nhơn làm cho họ mất cả tự-do. Sự sinh-tồn cá-nhơn v́ đó mà không bảo-đảm được. Hơn nữa, sự bó buộc cá-nhơn lại có thể làm tê-liệt ḷng hăng hái hoạt-động cùng sáng-kiến của người. Điều này sau cùng có hại cho sự phát-triển của dân-tộc.

 

Tuy hai chế-độ kinh-tế tự-do và tập-sản cùng có những ưu-điểm và nhược-điểm như nhau, ta có thể bảo rằng chế-độ kinh-tế tự-do dầu sao cũng có hơn chế-độ kinh-tế tập-sản.

 

Trước hết, nó có thể đồng-thời bảo-đảm sự sinh-tồn của dân-tộc và của cá-nhơn, trong khi chế-độ kinh-tế tập-sản không bao giờ có thể đạt được mục-đích ấy. Xă-hội theo chế-độ tập-sản muốn thạnh-vượng được phải ép buộc cá-nhơn một cách gắt gao. Nếu nó để cho cá-nhơn được tự-do, sự sản-xuất nhứt-định phải kém đi và dân-tộc không thể trù-phú được. Vả lại, trường-hợp này rất khó xuất-hiện v́ những nhà cầm-quyền của chế-độ tập-sản nắm trong tay rất nhiều thế-lực và được hưởng rất nhiều mối lợi. Khuynh-hướng vị-kỷ tự-nhiên của người sẽ khiến cho họ cố-gắng dùng thế-lực để duy-tŕ những mối lợi ấy.

 

Một mặt khác, chế-độ kinh-tế tập-sản với một khuôn khổ khắc-nghiệt không cho phép dân-chúng hoạt-động để sửa chữa những khuyết-điểm của nó và vận-mạng nó hoàn-toàn tùy-thuộc ư riêng nhà cầm-quyền. Trái lại trong chế-độ kinh-tế tự-do, dân-chúng có thể nhờ sáng-kiến cá-nhơn hay nhờ sự tác-động công cộng mà sửa chữa lại những chỗ sai lầm. Như ta đă thấy, một số chế-độ kinh-tế tự-do ngày xưa đă tự cải-thiện lần lần trở thành một chế-độ gần như chế-độ kinh-tế hướng-dẫn.

 

Chế-độ kinh-tế hướng-dẫn này cố dung-ḥa hai chế-độ kinh-tế tự-do và tập-sản, hay nói cho đúng hơn nó cố bài-trừ những tệ-đoan của chế-độ kinh-tế tự-do. Thật ra, nó không phải hoàn-toàn, và không phải tự-nhiên đưa đến những kết-quả tốt được.

 

Nhiều quốc-gia chuyên-chế trước kia đă từng thi-hành chế-độ kinh-tế hướng-dẫn. Nhưng không phải quốc-gia nào cũng đều thành-công như nhau. Sự thành-lập những kế-hoạch và sự hướng-dẫn những hoạt-động kinh-tế của nhơn-dân toàn quốc không phải là một việc dễ làm. Nó đ̣i hỏi nơi người chỉ-huy nhiều thiện-chí và năng-lực, nhứt là trong thời-đại hiện-tại, thời-đại mà nền kinh-tế hướng-dẫn cần phải đi đôi với dân-chủ tự-do. Một sự sai lầm trong quan-niệm tổ-chức có thể đưa rất nhiều họa-hại đến cho dân-chúng.

 

Nhưng mặc dầu không phải là giải-pháp hoàn-toàn, chế-độ kinh-tế hướng-dẫn cũng là chế-độ có nhiều điều-kiện hơn hết để đồng-thời bảo-vệ sự sinh-tồn của dân-tộc và của cá-nhơn.

 

4.- NHỮNG VẤN-ĐỀ XĂ-HỘI.

 

Thuở con người c̣n dă-man, mới hội-họp nhau lại sống thành gia-đ́nh, thị-tộc hay bộ-lạc, đời sống chung c̣n giản-dị lắm. Sự đào-thải thiên-nhiên khắc-nghiệt đă loại hết những phần-tử ươn yếu ngay trong khi chúng c̣n trong trứng nước, và những kẻ sống sót lại đều có một sức khỏe dồi dào, đủ để ứng-phó với hoàn-cảnh.

 

Thêm nữa, trong một số bộ-lạc, người cha, hay một số nhơn-viên được chỉ-định, có quyền quyết-định giết bỏ những đứa bé sơ-sanh xét ra không đủ sức khỏe. Điều này phụ thêm vào sự đào-thải thiên-nhiên làm cho sức khỏe đoàn-thể rất dồi dào.

 

Về mặt mưu-sanh, tất cả mọi người đều ở trong một t́nh-trạng như nhau và thường hợp-tác nhau một cách chặt chẽ. Người cổ-sơ, v́ hoàn-cảnh bắt buộc, phải sống theo chế-độ cộng-đồng. Mỗi con thịt săn được đều chia cho tất cả mọi người. Những bộ-lạc bắt đầu sống về nông-nghiệp có tổ-chức canh-tác riêng biệt và có những bồ lúa cho từng nhà. Nhưng v́ đất đai c̣n rộng, mỗi gia-đ́nh đều có thể canh-tác được như ư muốn nên không ai phải chịu kém người khác quá nhiều.

 

Như thế, mặc dầu sự chênh lệch có thể xảy ra về địa-vị và oai-thế, người cổ-sơ vẫn không cách-biệt nhau nhiều quá. Đời sống họ thực ra không phải là thần tiên như những nhà thủy-tổ thuyết dân-chủ nói, nhưng đoàn-thể họ không mắc phải những chứng bịnh mà ta gọi là bịnh xă-hội sau này. Sự khổ-sở của họ phần lớn do nơi hoàn-cảnh khắc-nghiệt của thiên-nhiên, hoặc thêm nữa là chế-độ chánh-trị dựa vào sự độc-tài quá độ của người tù-trưởng.

 

Những chứng bịnh xă-hội thực sự chỉ phát-sanh ở những xă-hội văn-minh, gồm một số đông dân-chúng trong đó người tranh-đấu cho sự sinh-tồn của cá-nhơn nhiều hơn cho sự sinh-tồn đoàn-thể. V́ đời sống đă trở thành phức-tạp, mọi người không phải mưu sinh một cách với nhau. Sự phân-công giúp cho xă-hội mạnh mẽ, nhưng lại làm cho cá-nhơn càng phân cách nhau về địa-vị, năng-lực và điều-kiện sanh-hoạt.

 

Thêm nữa, sự phát-triển nền kinh-tế tạo cho người nhiều tiện-nghi và v́ thế tăng-gia những nhu-cầu của những người sang cả. Sự thâu-thập tài-sản trở thành hữu-ích cho người chớ không như trong xă-hội cổ-sơ, dầu người có nhiều tiền cũng không biết dùng để làm ǵ. Do đó, người cạnh-tranh thâu-thập tài-sản. Điều này đưa đến một sự chênh lệch quá lớn về kinh-tế : kế bên một số ít người làm chủ những đất đai hay sự-nghiệp khổng-lồ, ta có thể thấy một số đông rất nghèo khổ cơ-cực.

 

Theo xu-hướng vị-kỷ tự-nhiên của ḿnh, những người giàu có, nhiều thế-lực dùng sức mạnh xă-hội sẳn có của ḿnh để bóc lột những người bần-cùng. Nạn cho vay nặng lăi giúp cho họ hút máu mủ người dân. Một số người khác lại c̣n bắt buộc dân-chúng nghèo khổ làm tôi mọi cho ḿnh, hoặc với sự nh́n nhận của luật-pháp, hoặc với một t́nh-thế xă-hội bắt buộc người nghèo phải cam-tâm chịu số-phận của ḿnh. Đối với những người thất-nghiệp, không có đất đai hay vốn liếng khả-dĩ sanh lợi, từ khước chế-độ nô-lệ là chết đói.

 

Những người nghèo khổ, cũng như những người làm tôi mọi cho hạng giàu có, tự-nhiên không thể hưởng được những mối lợi của xă-hội văn-minh. Họ sống trong sự dốt nát, sự cơ-cực và phần lớn, dẫu có thông-minh, cũng phải chịu mù chữ.

 

Hơn nữa, bịnh-tật lan tràn khắp nơi. V́ những điều-kiện thiên-nhiên không c̣n gắt gao quá độ như trong đời sống rừng núi, một số người ươn yếu c̣n tồn-tại được. Nhưng thiếu vật-thực bổ-dưỡng, thiếu thuốc men để chuyên chữa, nhiều khi lại v́ sự mưu-sanh mà sống trong một cuộc đời trái thiên-nhiên, họ kéo dài một cuộc đời bịnh-hoạn. Xă-hội cổ mang rất nhiều chứng bịnh nguy-hiểm : bịnh lao, bịnh sốt-rét, bịnh cùi, bịnh đậu, bịnh dịch-hạch, nhiều khi lan tràn ra nhanh chóng và giết hại một số lớn dân-chúng. Ngoài ra, lại c̣n nhiều chứng bịnh rất hại cho ṇi giống như các chứng bịnh phong- t́nh.

 

Những hạng người cơ-cực quá thường t́m cách thoát khổ. Nhưng v́ không có phương-tiện, họ vùi thân trong hố trụy-lạc : rượu chè, thuốc phiện, bài bạc v.v...

 

Người đàn bà v́ yếu đuối, v́ năng-lực tranh-đấu, v́ có sắc đẹp, thường bị dồn vào một địa-vị ti- tiện. Một số lại bị đưa đến nghề măi-dâm.

 

Những trẻ con cũng như những người già yếu thường không có ǵ bảo-đảm cho sanh-mạng. Họ hoàn-toàn tùy-thuộc thân-nhơn, và nếu không có thân-nhơn, họ chỉ có thể đi ăn mày ăn xin mà sống.

 

Sau hết, lại c̣n những thiên-tai địa-biến trực-tiếp làm hại một số đông người, hoặc phá-hoại mùa màng cùng dụng-cụ sản-xuất và khiến cho người phải đói khổ.

 

Những đế-quốc ngày xưa thường được thành-lập bằng vơ-lực. Những nhà chinh-phục lúc ban đầu tự-nhiên có xu-hướng hiếp-chế dân-chúng. Nhưng khi quốc-gia đứng vững được lâu dài và sống trong ḥa-b́nh, ư-niệm đạo-đức lần lần nảy nở. Những học-giả cùng những chánh-khách giàu ḷng nhơn-ái đă nêu những vấn-đề xă-hội ra và t́m cách giải-quyết nó. Những giáo-chủ cũng như những lư-thuyết-gia chánh-trị ngày xưa đều cố sức hàn gắn những vết thương xă-hội. Họ kêu gọi người yêu nhau, chấm dứt sự bóc lột nhau và giúp đỡ nhau.

 

Những lời kêu gọi của những nhà đạo-đức ngày xưa không phải là không có hiệu-quả. Nhiều nhà vua đă nghe theo họ và cố-gắng cải-thiện đời sống dân-chúng. Đó là những vị anh-quân đă lưu tên tuổi tốt trong lịch-sử của các dân-tộc. Ngoài ra, c̣n nhiều nhà từ-thiện tự ḿnh đứng ra giúp đỡ đồng-bào, lập những tổ-chức phước-thiện.

 

Những công tác xă-hội trên này đă làm cho dân-chúng đỡ khổ một phần nào. Tuy thế, nó vẫn chưa được hoàn-hảo v́ hăy c̣n tánh-cách cá-nhơn. Ảnh-hưởng nó không được rộng-răi và nhứt là không tiếp-tục v́ nó chấm dứt khi người thi-hành nó chết đi. Nói một cách khác, việc chuyên chữa những chứng bịnh xă-hội không được lập thành một chế-độ vững chắc, và hạnh-phúc dân-chúng phần lớn hăy c̣n tùy theo tâm-tánh những nhà cầm-quyền cùng những người may mắn được ưu-đăi. Do đó, sự hiếp-chế bần-dân hăy c̣n là một thông-lệ và nhiều khi sự trù-phú bề ngoài của quốc-gia lại che đậy một xă-hội hết sức cơ-cực.

 

Nói cho đúng ra th́ trong xă-hội cổ, người ta cũng khó mà tổ-chức sự cứu-tế xă-hội thành một chế-độ, một mặt v́ tŕnh-độ kỹ-thuật ngày xưa không cho phép, một mặt v́ chế-độ chánh-trị hăy c̣n thiếu về chủ-trương độc-tài. Với tŕnh-độ kỹ-thuật hiện thời, người ta có thể tổ-chức sự cứu-tế xă-hội một cách hoàn-mỹ hơn. Nhưng một số những quốc-gia vẫn không giải-quyết vấn-đề xă-hội một cách đàng hoàng.

 

Một dân-tộc muốn sinh-tồn cần phải chữa đến tận gốc những chứng bịnh xă-hội. Với chế-độ kinh-tế hướng-dẫn hạn-chế bớt tư-bản bằng cách đánh thuế lợi-tức và thuế di-sản theo phương-pháp lũy-tiến, với một qui-chế lao-công để cho thợ thuyền được chia lời với chủ-nhơn, vấn-đề chênh lệch giai-cấp và bóc lột công-nhơn đă có những điều-kiện tất yếu để có thể giải-quyết được ổn-thỏa.

 

Ngoài ra, chế-độ thuế-khóa c̣n phải ưu-đăi hạng bần-dân hơn hạng có tiền của ; những xa-xí- phẩm bị đánh thuế nặng trong lúc những nhu-dụng cần-thiết cho đời sống hằng ngày phải đánh nhẹ đi. Các cơ-quan chánh-quyền cũng phải đặc-biệt lưu-ư đến việc giải-quyết nạn thất-nghiệp bằng cách mở mang đến tuyệt-độ sự khai-thác những tài-nguyên trong nước.

 

Một mặt khác, chánh-phủ cũng phải tổ-chức những cơ-quan giúp đỡ những người nghèo và khuyến-khích những hội-xă tương-trợ, đồng-thời trừng-phạt những kẻ cho vay cắt cổ. Sự y-tế phải được phổ-cập khắp nơi, mỗi làng, ít nhứt cũng phải có một bịnh-xá, một viện hộ-sanh. Những chứng bịnh truyền-nhiễm và có hại chung như bịnh sốt rét, bịnh lao v.v… phải được bài trừ theo một kế-hoạch đại-qui-mô.

 

Vấn-đề phụ-nữ cũng cần phải  giải-quyết một cách hợp-lư. Trong các xă-hội cổ, người đàn bà thường bị bạc-đăi thái-thậm. Nhưng trong các xă-hội văn-minh, phong-trào nữ-quyền lại đưa người đàn bà đi xa quá. Người ta đă chủ-trương một sự b́nh-đẳng hoàn-toàn giữa đàn ông và đàn bà, về cách đăi-ngộ cũng như về quyền-lợi. Sự b́nh-đẳng này nói về mặt lư-thuyết th́ rất hay, nhưng áp-dụng ra thực-tế lại có nhiều cái hại.

 

Trước hết, người đàn bà khi được xem là b́nh-đẳng với đàn ông phải xông xáo ra đời để mưu-sanh. Họ bị xem là những đối-thủ kinh-tế và tự-nhiên không c̣n được người đàn ông nể nang hay nhường bước như trước. Trong sự cạnh-tranh với đàn ông, họ khó nắm phần thắng-lợi v́ kém sức khỏe và năng-lực : số đàn bà thành-công trong sự hoạt-động ngoài đời thật là hiếm hoi, ngay ở các nước văn-minh.

 

Một mặt khác, khi người đàn bà ra hoạt-động nhiều ngoài xă-hội, những mối dây liên-lạc gia-đ́nh phảI bị lỏng lẻo bớt. Một số người đàn bà có chức-nghiệp thường kiêu-hănh đối với chồng và con cái họ bị bỏ rơi, ít được săn-sóc kỹ-lưỡng. Những điều này sau cùng chẳng những có hại cho xă-hội, mà c̣n hại cho người đàn bà, vốn yếu-đuối và cần dùng sự bảo-vệ, sự kính nể của người đàn ông.

 

Lẽ tự-nhiên là trong xă-hội không chấp-nhận cho người đàn bà làm việc ngoài xă-hội, người đàn bà bị dồn ép vào một địa-vị ty-tiện. Họ phải tùy-thuộc người đàn ông quá nhiều và hạnh-phúc họ do nơi độ-lượng của người đàn ông. Một số phụ-nữ không có tài-sản, cũng không có người nương tựa, phải măi-dâm để mưu-sanh. Trong trường-hợp đó, một dân-tộc muốn giải-quyết vấn-đề phụ-nữ một cách hợp-lư, không thể không nhận cho người đàn bà ra làm việc ngoài xă-hội.

 

Tuy nhiên, chấp-nhận cho người đàn bà ra làm việc ngoài xă-hội không có nghĩa là xem người đàn bà y như người đàn ông. Sự b́nh-đẳng về tinh-thần giữa đàn ông và đàn bà không thể áp-dụng ra thực-tế bằng cách đặt họ ngang hàng nhau về mọi phương-diện. Ta đă thấy rằng cơ-thể đàn bà khác cơ-thể đàn ông, không phải chỉ ở những cơ-quan sanh-dục, mà c̣n ở cả cơ-cấu căn-bản đưa đến những tâm-lư sai-biệt. Nếu họ kém đàn ông vế sức mạnh thể-chất, về óc phán-đoán và về nghị-lực, họ lại hơn đàn ông về sự chịu đựng dẻo dai, về sự dịu-dàng và về t́nh-cảm. V́ đó, ta nên xem đàn ông và đàn bà là hai nhơn-vật bổ-túc cho nhau để tương trợ nhau, hơn là hai nhơn-vật y hệt nhau và cạnh-tranh nhau.

 

Như vậy, người ta có thể dành cho đàn bà một số chức-vụ đặc-biệt, thích-hợp với họ, thí-dụ như những chức-vụ về y-tế, cứu-tế xă-hội, giáo-dục và nuôi dưỡng nhi-đồng, những chức-vụ cần đến sự chăm-chỉ, đến sự tỉ mỉ nhiều hơn là đến sức lực. Trong những ngành kể trên đây, người đàn bà sẽ được quyền ưu-tiên. Trong những ngành hoạt-động cần đến cân-lực nhiều hơn, sự có mặt của một người đàn bà có thể làm mất chỗ một người đàn ông, chủ gia-đ́nh và t́nh-trạng xă-hội vẫn không giải-quyết được. Do đó, vấn-đề dùng đàn bà trong các ngành ấy cần phải hạn-chế bớt.

 

Một mặt khác, nều sự làm việc của những phụ-nữ độc-thân hay mới thành gia-thất có thể làm cho ngân-quỹ gia-đ́nh được dồi dào thêm, th́ sự làm việc của người phụ-nữ đông con sẽ có hại cho sự giáo-dục của trẻ em. Vậy, chánh-phủ cần phải khuyến-khích người đàn bà, trở về với gia-đ́nh. Công tác xă-hội trọng-yếu nhứt của đàn bà là tạo cho chồng một khung cảnh êm đềm cho họ nghỉ ngơi sau một ngày vật lộn với đời, và  đào-luyện thêm những đứa con cho nên người xứng đáng. Đó không phải là một nhiệm-vụ nhẹ nhàng và không đáng trọng.

 

Nhưng dân-tộc phải làm thế nào cho việc trở về với gia-đ́nh của người đàn bà không thiệt-hại cho họ. Trước hết luật-lệ phải bảo-đảm cho họ được chồng cấp-dưỡng tử-tế để tránh nạn đàn ông mê say mèo chuột mà bỏ vợ con đói rách. Ngoài ra, những người cha gia-đ́nh đông con phải hưởng một qui-chế đặc-biệt về lương bổng để cho việc người đàn bà không làm việc không hại nhiều đến ngân- quỹ gia-đ́nh.

 

Dầu sao th́ những qui-chế về người đàn bà, dầu họ có làm việc hay không, cũng phải hướng đến chỗ bảo-vệ họ. Đối với trẻ con, cũng phải có luật-lệ đặc-biệt. Chánh-phủ phải mở nhiều viện dục- anh để giữ ǵn và săn-sóc con cái những gia-đ́nh lao-động không thể nuôi dạy chúng. Những trẻ mồ côi không nơi nương tựa cũng phải được nuôi-nấng dạy dỗ tử-tế. Sau hết, việc phân-phát các vật-thực bổ-dưỡng ở các viện dục-anh và các trường học trẻ con phải được tổ-chức một cách châu-đáo để trẻ con những nhà nghèo khó không phải quá thiệt tḥi về mặt phát-dục.

 

Những hạng người không nơi nương-tựa, những quả-phụ, những người già cả cần được săn-sóc bảo-dưỡng tử tế. Chánh-phủ phải tổ-chức một quỹ an-ninh xă-hội về vấn-đề này.

 

Sau hết, những tṛ chơi trụy-lạc, những thú vui có hại cho sức khỏe dân-tộc phải được bài trừ. Nạn cờ bạc, rượu chè, thuốc phiện, gái điếm v.v… cần nên cấm tuyệt. thay vào đó chánh-phủ sẽ tổ-chức những tṛ chơi thanh-nhă, những thú vui có ích-lợi cho đường thể-dục, trí-dục hay đức-dục như âm-nhạc, ca-kịch, thể-thao.

 

Tất cả những biện-pháp hướng về việc cải-thiện xă-hội, nâng đỡ những kẻ bần-cùng và hàn gắn những vết thương xă-hội phải được qui-định thành một chế-độ vững chắc. Lẽ cố nhiên là chế-độ này không thể bất-di bất-dịch mà phải thay đổi theo sự tiến-triển của xă-hội để chống chọi lại các nạn mới, các chứng bịnh cùng phát-sanh theo sự tiến-hóa chung.

 

Chính bằng lối giải-quyết những vấn-đề xă-hội của ḿnh mà một dân-tộc biểu lộ khả-năng biến-cải của ḿnh và chứng tỏ rằng ḿnh đủ hay không đủ điều-kiện để sinh-tồn sung-măn. Ngày nào người nghèo khổ nhứt trong nước cũng có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở và có thể hy-vọng ở một ngày mai tươi sáng hơn, ngày ấy, dân-tộc mới có thể tự-hào rằng những vấn-đề xă-hội của ḿnh được giải-quyết ổn-thỏa và mới có thể tin rằng ḿnh có nhiều điều-kiện để bảo-đảm sự sinh-tồn của ḿnh.

         

5.- VẤN-ĐỀ VĂN-HÓA VÀ HỌC-THUẬT.

 

Sự nâng cao đời sống của dân-chúng và giải-quyết những vấn-đề xă-hội một cách ổn-thỏa làm cho dân-chúng có một đời sống thơ thới và không uất ức đối với chế-độ trong nước. Tuy nhiên, nó không đủ để làm cho dân-chúng hoàn-toàn tán-đồng chế-độ ấy. Ta nên nhớ rằng bản-năng sinh-tồn của người khiến cho họ có ư muốn nâng cao đời sống ḿnh lên. Do đó, người rất ít thỏa-măn với số-phận của ḿnh. « Được voi th́ đ̣i tiên », đó là tâm-trạng chung của nhơn-loại.

 

Sau một thời-kỳ loạn-lạc khổ-sở thái-quá, một chế-độ đem sự trật-tự và an-ninh đến sẽ được dân-chúng nhiệt-liệt tán-thành. Nhưng khi xă-hội đă ổn-định, khi kỷ-niệm của những cảnh đau thương tang tóc đă phai mờ trong trí óc mọi người, một đời sống cao hơn và công-bằng hơn có thể không làm cho họ hài ḷng và họ có thể nghe theo lời tuyên-truyền đường-mật của những kẻ thù muốn phá-hoại dân-tộc.

 

V́ thế, ngoài việc tổ-chức cho đời sống xă-hội vật-chất của dân-chúng được đầy đủ, cho chế-độ xă-hội được công-bằng, dân-tộc c̣n phải nghĩ đến sự giác-ngộ để cho họ hiểu về quyền-lợi thật-sự sâu xa của họ về nhiệm-vụ họ đối với quốc-gia. Đó là vai tuồng của giáo-dục và văn-hóa.

 

Ngày xưa, tinh-thần tôn-giáo chi-phối hết mọi ư-tưởng của người và văn-hóa thấm-nhuần tánh-cách tôn-giáo. Tất cả các hệ-thống tư-tưởng đều đặt nền tảng trên thần-quyền, và nghệ-thuật văn- chương cũng nhắm vào mục-đích phụng-sự thần minh.

 

Hơn nữa, chỉ có vị thần được nhà cầm-quyền tôn thờ và những giáo-lư được nhà cầm-quyền trọng-vọng mới được chấp-nhận. Những người theo đạo khác nhứt-định không được dung tha. Như thế, nền văn-hóa những xă-hội cổ có một tánh-cách độc-tài khắc-nghiệt. Nó thâu sự suy-luận và những đề tài sáng tác văn-nghệ của người vào một ṿng chật hẹp.

 

Nếu lúc ban sơ, khuynh-hướng thống-nhứt do chế-độ độc-tài gây ra có làm cho xă-hội đồng-nhứt và nền tư-tưởng của người được mạnh mẽ, về sau, những bó buộc của nó làm cho nền tư-tưởng này ngưng đọng lại.

 

Xă-hội Á-châu ngày xưa đă đứng lại một chỗ sau khi tiến đến một mực khá cao v́ sự g̣ ép tư-tưởng. Những xă-hội Âu-châu chỉ vượt khỏi khuôn khổ của nền tư-tưởng cổ sau những tranh-chấp kịch liệt. Những giáo-hội Âu-châu thời cận-kim đă không ngần ngại đàn-áp chống báng những tư-tưởng khoa-học mới chớm nở. Nhiều nhà khoa-học đă phải buộc ḷng công-khai phủ-nhận những chủ-trương mà trong thâm-tâm họ nhận là đúng. Đó là trường-hợp ông Galilée phải phủ-nhận thuyết cho rằng quả đất xoay tṛn chung quanh mặt trời, để khỏi bị tôn-giáo pháp-đ́nh truy-tố.

 

Về mặt nghệ-thuật, khi xă-hội đă có một đời sống vật-chất cao rồi, người quay về đời sống thực-tế nhiều hơn và những đề-tài sáng tác có phong-phú hơn.. Tuy thế, tôn-giáo cũng hăy c̣n chi-phối các nghệ-sĩ một cách mạnh mẽ.

 

Khi chế-độ dân-chủ được thiết-lập, nền văn-hóa các nước được phát-triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, nhờ nó nh́n nhận sự tự-do cho mọi cá-nhơn. Người ta thấy xuất-hiện nhiều xu-hướng, nhiều học-phái khác nhau. Kho tàng văn-hóa của người đột nhiên phong phú một cách dị- thường.

 

Nhưng nếu sự tự-do có lợi cho xă-hội, nó cũng đưa đến một số họa-hại. Cái nhược-điểm lớn nhứt của nền văn-hóa tự-do là tự ḿnh chứa lấy những mầm móng chống chọi lại ḿnh. Nền tư-tưởng tự-do cho phép người tự-do phủ-nhận, kích-bác lư-tưởng tự-do. V́ đó, ở những quốc-gia theo chế-độ tự-do, thường có những đảng-phái theo chủ-trương độc-tài hoạt-động.

 

Một mặt khác, v́ tôn-giáo đă mất địa-vị độc tôn, xă-hội không c̣n yếu-tố nào phối-trí sự hoạt-động của tư-tưởng người và nó phát-triển một cách hỗn-độn. Những ư-tưởng yếm-thế, hoài-nghi, những chủ-trương cá-nhơn phóng-túng, vị-kỷ, những tác-phẩm phụng-sự những thú-dục của người rất mực nảy nở. Người ta thấy phát-hiện những phong-trào văn nghệ bịnh-hoạn có hại cho sức khỏe tinh-thần của cả giống ṇi.

 

Những chế-độ tự-do thật ra cũng có nêu những đều cấm kỵ và những tổ-chức có mục-đích bảo-vệ thuần-phong mỹ-tục cũng có gây phong-trào phản-đối những tác-phẩm có hại nhiều. Tuy thế, sự hạn-chế này thường rất yếu ớt và không đạt được kết-quả mong muốn.

 

Người vốn là một động-vật có tư-tưởng và thường cố-gắng dung-hợp tư-tưởng ḿnh với hành-động ḿnh cho nên ư-thức-hệ có một vai tuồng quan-trọng đối với xă-hội. Sự tồn-vong của các dân-tộc, nhứt là trong thời-đại mà sự tiến-bộ của kỹ-thuật đă thâu hẹp quả địa-cầu và làm cho các quốc-gia liên-đới nhau một cách chặt chẽ, một phần lớn tùy-thuộc vào ư-thức-hệ của dân-tộc ấy. Ư-thức-hệ dựa vào thần-quyền v́ sự g̣ bó tư-tưởng, cũng như ư-thức-hệ dựa vào sự tự-do v́ sự phóng-túng thái-quá, đều không thích-hợp nữa.

 

Trong thời-đại khoa-học hiện giờ, sự tranh-đấu sinh-tồn đă trở thành ráo riết, và ư-thức-hệ xă-hội cần phải trực-tiếp dựa vào sự sinh-tồn. Như thế, dân-tộc cần phải gây cho  mọi công-dân một ư-thức rơ rệt về vấn-đề sinh-tồn. Mỗi người đều phải hiểu rằng dân-tộc có sinh-tồn th́ cá-nhơn mới có thể sinh-tồn được. Do đó, người phải sẵn sàng hy-sanh những quyền-lợi thiển cận của ḿnh để phụng-sự quyền-lợi tối-cao của tổ-quốc.

 

Nếu mỗi người đều chỉ biết có ḿnh, chỉ lo phụng-sự quyền-lợi cá-nhơn của ḿnh, quốc-gia phải suy yếu, dân-tộc phải bị dân-tộc khác uy-hiếp và cá-nhơn không sao có thể sinh-tồn đầy đủ được. Trái lại, nếu mọi người đều có một ư-thức quốc-gia sáng suốt, họ có thể hy-sanh cho quyền-lợi chung. Họ cũng có thể kềm hăm bớt xu-hướng chống chọi lại xă-hội và tự thỏa-măn khi xă-hội được tổ-chức một cách công-bằng. Điều này làm cho quốc-gia hùng-cường và đủ điều-kiện bảo-đảm cho cá-nhơn một đời sống sung-măn.

 

Để gây cho mọi công-dân cái ư-thức quốc-gia chơn-chánh tối-cần này, chánh-phủ phải tổ-chức một nền giáo-dục thích-hợp. Trong chương-tŕnh giáo-huấn, cần phải có phần chánh-trị và xă-hội.

 

Ngoài ra, để giúp cho mọi công-dân có đủ điều-kiện hoạt-động ngoài đời, sự giáo-dục phải có tánh-cách thực-tiễn và hướng đến việc tập cho trẻ con có một đời sống xă-hội rộng răi. Những tṛ chơi thể-thao làm phát-triển, tinh-thần đồng-đội phải được khuếch-trương, sự tổ-chức việc học và sống ở học đường cũng phải nhắm vào mục-đích làm cho học sinh quen kính nể ư-tưởng người khác và thích tham-dự những hoạt-động xă-hội và tương-trợ kẻ khác.

 

Nói một cách khái-quát, bậc tiểu-học phải có tánh-cách cưỡng-bách. Nó hướng về sự  đào-luyện thể-chất và dạy cho học sinh những trí-thức cần-thiết cho đời sống trong một xă-hội văn-minh. Ở bậc trung-học, ta phải mở mang óc phán-đoán nhiều hơn. Và ở bậc đại-học, sự học-vấn phải hướng về sự t́m ṭi khảo-cứu.

 

Ở hai bậc trung-học và đại-học, học sinh phải được tham-dự vào việc tổ-chức và điều-khiển đời sống của họ. Sự tổ-chức cần hướng-dẫn đến chỗ mở mang tinh-thần trách-nhiệm cùng sự làm việc tập- thể. Học sinh không phải chỉ học trong lớp những bài học dạy khô-khan của giáo-sư. Họ phải tự tay làm lấy những thí-nghiệm khoa-học, hay tự ḿnh t́m lấy tài-liệu, theo sự chỉ-dẫn của giáo-sư.

 

Về mặt đức-tánh, học sinh các cấp không phải học thuộc ḷng những bài công-dân giáo-dục và luân-lư, mà phải tự tập lấy những đức-tánh cần-thiết trong đời sống riêng cũng như trong đời sống tập- thể. Vai tuồng các giáo-viên, giáo-sư và giám-thị là hướng-dẫn học-sinh về mặt tinh-thần và xem sóc sự tiến-triển của chúng về đức-hạnh. Ngoài ra, họ c̣n phải cố gây cho mỗi học-sinh một lư-tưởng cao quí làm mục-tiêu cho đời sống tương-lai của chúng.

 

Sau học-đường, người công-dân c̣n phải tiếp-tục  đào-luyện bằng văn-hóa. Do đó, những hoạt-động văn-nghệ cũng phải hướng về mục-đích dân-tộc sinh-tồn gây ư-thức quốc-gia, dân-chủ và xă-hội chơn-chánh cho mọi người.

 

Nguyên-tắc tự-do tư-tưởng được chấp-thuận. Nhưng người ta không thể lấy nền tự-do để gây một tinh-thần phóng-túng đồI-bại. Chánh-phủ cần phải nghiêm cấm những sản-phẩm khiêu-dâm, những hệ-thống tư-tưởng chủ-trương độc-tài, hạ giá nhơn-phẩm phản lại quốc-gia, những sản-phẩm làm nhụt chí chiến-đấu, gây cho người một tinh-thần ủy-mị, yếm-thế, hoài-nghi. Đồng-thời, tổ-chức xă-hội phải khuyến-khích những tác-phẩm lành mạnh, nâng cao giá-trị con người, gây tinh-thần trong sạch và hăng hái chiến-đấu, hoặc hướng đến mục-đích phụng-sự quốc-gia, dân-tộc. Những văn-nghệ-sĩ cần được bảo-vệ và nâng đỡ.

 

Ngoài ra, muốn rượt kịp các dân-tộc khác trên đường văn-minh, dân-tộc c̣n phải cố-gắng phát-triển nền học-thuật của ḿnh. Những đức-tánh và tư-tưởng đặc-biệt của dân-tộc trong quá-khứ phải được phát-huy. Đồng-thời, dân-tộc c̣n phải tổ-chức sự du-học để thâu-thái những ư-tưởng và kỹ-thuật mới lạ của các dân-tộc khác.

 

6.- VẤN-ĐỀ BINH-BỊ.

 

Muốn bảo-vệ quyền-lợi ḿnh đối với đoàn-thể khác, một đoàn-thể phải sẵn sàng chiến-đấu, và do đó, phải tổ-chức sự chiến-đấu. H́nh-thức và phương-pháp chiến-đấu có rất nhiều. Nhưng trong tất cả những h́nh-thức và phương-pháp chiến-đấu, chỉ có sự tranh-đấu bằng quân sự là hoàn-hảo hơn cả. V́ thế, mọi đoàn-thể chủ-trương chiến-đấu một cách mănh-liệt như các hội-đảng cách-mạng đều hướng về sự tổ-chức quân-đội.

 

Lẽ cố nhiên là một quốc-gia muốn đương đầu lại các quốc-gia khác cũng phải lo tổ-chức quân-đội để tự-vệ hay để tấn-công ngoại-bang. Bởi thế, từ trước đến nay, những cơ-quan nắm quyền-bính không bao giờ lăng quên việc tổ-chức quân-đội.

 

Lịch-sử cho ta thấy rằng sức mạnh một xă-hội dựa vào quân-đội nhiều hơn hết. Những yếu-tố, chánh-trị, kinh-tế, kỹ-thuật, văn-hóa v.v… của các quốc-gia đều phụ vào việc xây dựng quân-đội. Và bù lại, quân-đội lănh vai tuồng bảo-vệ xă-hội cùng những yếu-tố trên này.

 

Một xă-hội có quân-đội mạnh mới có thể duy-tŕ được đời sống vật-chất và tinh-thần ḿnh. Với một quân-đội yếu ớt, một xă-hội có thể bị tiêu-diệt hay là bị lệ thuộc vào xă-hội khác. Như vậy, quân-đội là yếu-tố cần-thiết cho mọi xă-hội.

 

Từ trước đến giờ, xă-hội nào cũng nhận thấy sự cần-thiết của quân-đội và cũng lo tổ-chức quân-đội. Nhưng sự tổ-chức quân-đội xưa nay đă mang nhiều h́nh-thức khác nhau. Thật-sự th́ quân-đội các xă-hội đă tùy những điều-kiện chánh-trị, kinh-tế, kỹ-thuật, văn-hóa của các xă-hội mà biến đổi vô-cùng.

 

Tuy thế, ta cũng có thể phân-biệt trong những quân-đội cổ kim một vài h́nh-thức chánh-yếu. Một điểm quan-trọng ta cần phải lưu-ư là những h́nh-thức này phù-hợp với sự tiến-hóa chánh-trị của người, và ta có thể bảo rằng chánh-trị chi-phối sự tổ-chức quân-đội nhiều hơn hết.

 

Trong xă-hội cổ-sơ, gia-đ́nh, thị-tộc, bộ-lạc, đều là những đơn-vị vơ-trang. Mỗi người trai tráng trong các tổ-chức ấy đều là một chiến-sĩ, và những người không đủ sức sử-dụng vơ khí cũng phải phụng-sự ở hậu phương khi có cuộc chiến-đấu. Như  thế, thật-sự tất cả mọi nhơn-viên của đoàn-thể đều đứng trong quân-đội và khi có chiến-tranh, mọi người đều tham-dự cuộc chiến-đấu.

 

Vị tướng-lănh chỉ-huy quân-đội trong thời-kỳ này là vị gia-trưởng, tộc-trưởng hay tù-trưởng. Đó là một người được chọn lựa v́ sức mạnh, v́ trí khôn hay v́ nguyên-tắc kế-thừa. Nhưng dầu sao, người này cũng được mọi kẻ khác vui ḷng tôn-trọng.

 

Những gia-đ́nh, thị-tộc, bộ-lạc thường tranh-chiến nhau để mưu-đồ sự sống c̣n của ḿnh. Kết-quả của sự tranh-chiến đó là một nền trật-tự đặt trên sự tương-quan lực-lượng, và biểu-hiện bằng những cuộc liên-kết, bằng sự lệ thuộc, sự thống-trị. Về sau, khuôn khổ thị-tộc đổ vỡ và bộ-lạc không đủ to rộng để sống độc-lập : xă-hội tiến đến h́nh-thức tiểu-bang.

 

Các tiểu-bang thường có một lănh-thổ rộng-răi và một dân-chúng khá đông. Những nguy-cơ uy-hiếp đời sống chung ít rơ rệt hơn trong các xă-hội cổ-sơ và sự phân-công bắt đầu xuất-hiện. Hơn nữa, người chỉ-huy thường muốn nắm độc-quyền dùng vơ-lực cho nên xă-hội giải-giới và người ta thấy phát-hiện một quân-đội cách-biệt với xă-hội.

 

Ta có thể phân-biệt hai trường-hợp khác nhau.

 

Nếu tiểu-bang đặt dưới quyền điều-khiển tuyệt-đối của một quốc-vương, quân-đội hoàn-toàn cách-biệt dân-chúng. Quân-nhơn là người trong nước hay là người ngoại-quốc do quốc-vương xuất tiền ra mướn phụng-sự ḿnh. Tự-nhiên, trong trường-hợp này, vị quốc-vương trọn quyền điều-khiển quân-đội. Dân-chúng chỉ có việc nộp thuế cho nhà vua chớ không c̣n dính dáng ǵ đến vấn-đề quân-sự cả.

 

Nhưng có khi người cầm đầu tiểu-bang không được trọn quyền điều-khiển xă-hội và phải nể nang những kẻ chỉ-huy những bộ-lạc, thị-tộc đă họp lại thành tiểu-bang. Trong trường-hợp này, tiểu-bang được tổ-chức theo chế-độ đô-thị hay theo chế-độ phong-kiến.

 

Trong chế-độ đô-thị, người chỉ-huy xă-hội do những tù-trưởng, tộc-trưởng bầu lên. Ông ta nắm giữ quyền điều-khiển quân-đội. Quân-đội này có thể có tánh-cách thống-nhứt hoàn-toàn, nhưng cũng có thể lấy các bộ-lạc lảm nền tảng. Trong trường-hợp sau này, các bộ-lạc hăy c̣n được vơ-trang.

 

Theo chế-độ đô-thị, quân-sĩ là những công-dân được nhà cầm-quyền chỉ-định, hoặc động-viên khi có chiến-tranh. Cũng có khi tất cả mọi công-dân đều bị động-viên và phải tại ngũ cho đến tuổi lăo. Đó là qui-chế thi-hành ở Sparte ngày xưa. Nhưng dầu sao, quân-sĩ trong những đô-thị thuở trước, cũng là những công-dân và có quyền tham-dự chánh-sự. Hơn nữa, quyền hành-pháp và quyền quân-sự lại qui-tập trong tay vị thống-lănh được bầu lên làm người chỉ-huy.

 

Trong chế-độ phong-kiến, người chỉ-huy là một nhà vua chia quyền với các quí-tộc. Nhà vua có thể do các nhà quí-tộc bầu lên như ở nước Ba Lan trước đây hay nước Trung Hoa trong thời-kỳ truyền- hiền. Ông cũng có thể nhờ chế-độ kế-thừa mà lên ngôi vị tối-cao trong nước. Nhưng trong trường-hợp nào, các quí-tộc cũng có ấp-địa và có quân-đội như nhà vua.

 

Khi nhà vua hùng-cường, các quí-tộc hoàn-toàn tuân lịnh vua, nhưng khi nhà vua suy yếu, các quí-tộc có thể không kể đến quyền vua.

 

Trong chế-độ này, quân-sĩ gồm những kẻ t́nh-nguyện phụng-sự trong quân-đội của nhà quí-tộc hay quân-đội nhà vua, nhứt là những kẻ được hưởng lộc của nhà vua hay của một quí-tộc, như các gia- thần, các hiệp-sĩ.

 

Khi có chiến-tranh, dân-chúng có thể bị gọi nhập-ngũ. Tuy nhiên, họ ít khi bị động-viên toàn- diện và việc tranh-đấu chỉ qui vào các quân-đội mà thôi.

 

Điều đáng cho chúng ta lưu-ư là chế-độ đô-thị và chế-độ phong-kiến đều có xu-hướng tiến đến chế-độ dân-chủ tập-trung. Thêm nữa, ngày xưa, sự chiến-tranh lẫn nhau giữa các tiểu-bang có thể lần lần đưa đến sự thành-lập các đế-quốc.

 

Đế-quốc có thể tổ-chức theo chế-độ phong-kiến hay quân-chủ tập-trung. Ngoài ra, trong đế-quốc, có thể có một giống dân làm chủ và những giống dân thuộc-địa. Cũng có khi đế-quốc gồm một chánh-quốc theo chế-độ cộng-ḥa cai-trị các thuộc-địa. Đó là trường-hợp đế-quốc La-Mă lúc mới xây dựng nền bá-chủ của ḿnh.

 

Trong đế-quốc, quân-đội thuộc quyền nhà vua hay người cầm đầu chánh-quốc và có thể gồm những người chuyên-môn đánh giặc mướn. Đó là những quân-sĩ chuyên-nghiệp phụng-sự kẻ trả lương cho ḿnh. Ngoài ra, c̣n có những công-dân bị gọi nhập-ngũ khi có chiến-tranh. Cơ-quan cầm-quyền tự chọn lấy những quân-sĩ nhập-ngũ này, hoặc định cho mỗi thị-xă số người thị-xă phải cung-cấp  cho ḿnh, rồi thị-xă chọn lấy người để nộp lên.

 

Trong chế-độ phong-kiến, các nhà quí-tộc cũng có quân-đội riêng. Khi có chiến-tranh, các nhà quí-tộc cùng với quân-đội ḿnh đều thuộc quyền sử-dụng của nhà vua.

 

Dầu sao, giữa dân-chúng và quân-sĩ cũng có sự cách-biệt nhau : ngay những người dân bị gọi nhập-ngũ cũng lần lần đi xa dân-chúng. Quân-đội thành một cơ-quan riêng của nhà vua và thường bị vua dùng để đè nén dân-chúng. Khi có chiến-tranh, chỉ có quân-đội các nước là tác-chiến chống nhau, dân-chúng ít khi tham-dự cuộc chiến-đấu.

 

Sau cuộc Đại Cách-mạng Pháp, các dân-tộc lần lần có quan-niệm mới về quân-đội. Quân-đội không c̣n là cơ-quan riêng của nhà vua dùng để bảo-vệ quyền-lợi cá-nhơn hay ḍng họ ḿnh, mà là một cơ-quan của dân-tộc dùng để bảo-vệ quyền-lợi chung.

 

Lúc ban đầu, quân-đội tổ-chức theo lối t́nh-nguyện. Nhưng sau đó, người ta thêm chế-độ bắt thăm. Trong chế-độ này, nhiều hạng người có thể được miễn-dịch, và những người bắt nhằm những lá thăm chỉ-định ḿnh tùng-ngũ có thể mướn người khác đi thay.

 

Nhưng v́ phăi gia-tăng quân-số để đối-phó với t́nh-thế, nhiều dân-tộc đă phải thi-hành chế-độ cưỡng-bách tùng-quân và thiết-lập các ngạch quân-sĩ trừ bị phụ thêm vào quân-đội chuyên-nghiệp. Thời b́nh chỉ có quân-đội chuyên-nghiệp và những người đứng tuổi tùng-quân được gọi nhập-ngũ để tập-luyện và có mặt trong cơ-ngũ. Nhưng khi có chiến-tranh, tất cả các công-dân đủ sức tùng-quân đều bị động-viên.

 

Chế-độ cưỡng-bách tùng-quân lần lần tràn khắp nơi các nước. Ngay đến những nước theo lối tổ-chức độc-tài cũng thi-hành chế-độ quân-đội quốc-gia để có một lực-lượng hùng-hậu. Bù lại, mốt số nước theo chế-độ dân-chủ như Anh, Mỹ không thi-hành chế-độ cưỡng-bách tùng-quân.

 

Từ thế-kỷ thứ 20, những cuộc chiến-tranh thường có tánh-cách toàn-diện. Ngoài những người bị động-viên phải trực-tiếp phụng-sự trong quân-đội, toàn dân c̣n bị huy-động trong những cơ-quan phụ-thuộc như cơ-quan y-tế, những cơ-quan lo việc tiếp-tế và pḥng-thủ hậu-phương.

 

Xét sơ qua sự tiến-triển của tổ-chức quân-đội trong nhơn-loại, ta có thể thấy rằng xă-hội cổ-sơ, quân là dân và dân là quân. Quyền-lợi của dân và quân hoàn-toàn tương-hợp nhau v́ người dân đă đứng ra làm quân-sĩ để bảo-vệ quyền-lợi của chính ḿnh.

 

Các xă-hội tiểu-bang, phong-kiến và đế-quốc có một tánh-cách hoàn-toàn trái ngược lại : quân-đội cách-biệt hẳn với dân và thành ra tay sai của nhà vua hay bọn quí-tộc. Trừ ra những lúc họ chiến-đấu với ngoại-tộc để binh vực nền độc-lập của tổ-quốc, quân-đội ít được dân-chúng ưa thích, mặc dầu có thể làm cho họ sợ hăi.

 

Trong những xă-hội cận-đại, quân-sĩ có thể là nhơn-viên chuyên-nghiệp hay là dân-chúng bị động-viên. Thường họ là cơ-quan để bảo-vệ quyền-lợi quốc-gia và được dân-chúng mến nhiều hơn.

 

Một dân-tộc muốn sinh-tồn trong thế-giới hiện-tại cần phải có một quân-đội hùng mạnh. V́ lẽ cuộc chiến-tranh từ thế-kỷ này trở đi lần lần có tánh-cách toàn-diện, các dân-tộc, nhứt là dân-tộc nhược tiểu, phải làm thế nào để biến tất cả mọi công-dân của ḿnh thành những chiến-sĩ tranh-đấu cho quyền-lợi chung.

 

Muốn cho sự cưỡng-bách tùng-quân có hiệu-lực tối-đa, sự  đào-luyện thể-chất của trẻ con phải được chăm-chú đến một cách đặc-biệt để người nào cũng có thể trở thành chiến-sĩ. Những cơ-quan lo việc tuyển-mộ quân-sĩ và động-viên các công-dân phải dùng những phương-pháp khoa-học để t́m biết năng-lực từng người hầu bổ-nhiệm họ trong những đơn-vị có thể ích-dụng năng-lực ấy đến triệt-để.

 

Sự  đào-luyện tinh-thần cho quân-sĩ phải được đặc-biệt chú-ư, để một mặt tăng-cuờng một ư-chí chiến-đấu, một mặt để tạo ra giữa dân với quân một bầu không khí thân-ái cần-thiết cho sự cộng-tác chống địch-quân.

 

Sau hết, tất cả những cơ-quan hoạt-động trong nước đều phải được hướng đến chỗ tăng-cường lực-lượng vật-chất và tinh-thần của dân-tộc. Những nền kỹ-nghệ cần-yếu cho sự quốc-pḥng nếu không quốc-hữu-hóa, cũng phải đặt dưới sự điều-khiển chặt chẽ của chánh-phủ.

 

7.- VẤN-ĐỀ CHỈ-HUY DÂN-TỘC.

 

a)- NHỮNG NGƯỜI ƯU-TÚ.

 

Xă-hội nào cũng có nhiều hạng người tài đức khác nhau. Một số ít trội hơn đại chúng về tài, về đức hay về cả tài lẫn đức lập thành hạng ưu-tú của dân-tộc.

 

Chánh-thức hay bán chánh- thức, gián-tiếp hay trực-tiếp, hạng ưu-tú đóng vai tuồng quan-trọng trong xă-hội. Họ có thể nắm chánh-quyền và trực-tiếp cai-trị dân-chúng. Họ có thể chỉ là người thường dân, nhưng được đồng-bào kính nể trọng-vọng và có một ảnh-hưởng tinh-thần rất mạnh đối với đại- chúng. Họ cũng có thể chỉ là những người chỉ sống một cách tối tăm, không ai biết đến, nhưng lại hoài-băo một lư-tưởng cao rộng và chuẩn-bị những cuộc biến-động lớn-lao bằng những phương-pháp ḥa-b́nh hay bằng bạo-lực.

 

Những người ưu-tú nắm được chánh-quyền mà nhiều năng-lực th́ quốc-gia được thạnh-vượng. Hạng ưu-tú được dân-chúng tôn-trọng mà tài giỏi th́ xă-hội an-ổn. Những kẻ ưu-tú chủ-trương cải-tổ xă-hội mà có một nhăn-quan chánh-trị sáng suốt rộng-răi th́ xă-hội được tiến-hóa.

 

Trái lại, những người cầm đầu mà kém quá th́ quốc-gia suy-đồi. Những kẻ được thiên-hạ trọng-vọng mà dở th́ xă-hội đổ nát, những người chủ-trương cải tổ xă-hội mà mù tối th́ dân-chúng phải thoái-hóa.

 

Như vậy, những người ưu-tú có một ảnh-hưởng rất lớn đối với xă-hội. Họ tiêu-biểu cho ư-thức của dân-tộc. Chính họ điều-khiển quan-năng biến-cải của dân-tộc, giúp dân-tộc sử-dụng sức mạnh của ḿnh. Cũng như một người ốm yếu nhưng khôn ngoan có thể thắng được một người to lớn mà ngu đần, một dân-tộc ít lực-lượng nhưng được những người tài giỏi chỉ-huy có thể thắng được một dân-tộc nhiều lực-lượng nhưng lại do những người thiếu năng-lực điều-khiển.

 

Vấn-đề ưu-tú, xem thế, là vấn-đề quan-trọng bậc nhứt, có thể bảo là một vấn-đề sống chết của dân-tộc. Phê-b́nh Nghiêm Quan, người Tàu ngày xưa đă bảo đó là một sợi tơ mà treo được chín vạc (nhứt ty phù cửu đỉnh), ư bảo rằng riêng đức-hạnh một cá-nhơn mà lại giữ cho cả một triều-đại, một xă-hội được ổn-định. Gần đây, Staline cũng bảo « Sự thắng hay bại của chủ-nghĩa cộng-sản phần lớn do nơi cán-bộ ». Vậy, chính những người duy-vật cũng phải công-nhận sự quan-trọng của những người ưu-tú, mặc dầu lư-thuyết họ phủ-nhận kẻ anh-hùng.

 

Trong khi luận về sự tổ-chức chánh-trị của dân-tộc, ta đă nhận thấy rằng chánh-thể một nước hay dở một phần do nơi người thi-hành nó. Hơn nữa, trong lịch-sử các nước, những bậc anh-hùng vĩ-nhơn đă đóng một vai tuồng trọng-hệ ; hầu hết những huân-công, tuấn-nghiệp của một dân-tộc đều dính dáng đến cá-nhơn một vị anh-hùng. Tự-nhiên là người anh-hùng muốn thành-công phải có những điều-kiện vật-chất cần-thiết. Không có quân-đội thiện-chiến, không được dân ủng-hộ, Trần Quốc-Tuấn hẳn đă không thắng được quân Nguyên. Nhưng với quân-đội cùng dân-chúng ấy mà quyền-bính nằm trong tay Trần Ích-Tắc hay Trần Nhựt Hiệu, chắc chắn nước Việt-nam lúc ấy đă lọt vào ṿng thao- túng của Thoát Hoan rồi.

 

Vai tuồng trọng-yếu của người ưu-tú, tất cả các xă-hội đều nhận thấy. Do đó, mỗi chế-độ chánh-trị đều cố-gắng hướng sự giáo-dục đến chỗ  đào-luyện những người ưu-tú theo quan-niệm ḿnh. Những chế-độ mới thiết-lập lại c̣n t́m cách hủy-diệt hạng người ưu-tú của xă-hội cũ, nếu không có thể cải-hóa họ được. Những nhà cầm-quyền phát-xít, quốc-xă, cộng-sản đều nghĩ cách  đào-luyện công-dân từ lúc hăy c̣n bé bỏng để tạo những người ưu-tú theo quan-niệm ḿnh.

 

V́ sự quan-trọng của người ưu-tú, v́ xă-hội nào cũng cố-gắng  đào-luyện những người ưu-tú theo khuôn khổ ḿnh, trong xă-hội b́nh-thường cũng như trong xă-hội bất-thường, vấn-đề ưu-tú trở thành vấn-đề chỉ-huy. Trong trường-hợp, những người lưu-tâm đến vấn-đề sinh-tồn của dân-tộc không thể không chú-ư đến vấn-đề ưu-tú.

 

Nói một cách khái-quát th́ người ưu-tú là người có tài  có đức. Nhưng từ trước đến nay, người ta đă có nhiều quan-niệm rất khác nhau về vấn-đề người ưu-tú. Trong lịch-sử nhơn-loại, ta thấy có nhiều h́nh bóng người ưu-tú, khác nhau không những từ xă-hội này sang xă-hội nọ, mà c̣n từ thời-đại này sang thời-đại kia nữa. Có khi, trong một xă-hội, lại có nhiều hạng người ưu-tú khác nhau đồng-thời xuất-hiện.

 

Việc khảo-sát hết các hạng ưu-tú của xă-hội và mọi thời-đại là công việc đ̣i hỏi rất nhiều tài- liệu và th́ giờ nghiên-cứu. Nó hết sức thích-thú, nhưng không cần-thiết lắm ở đây. Để có một quan-niệm đúng đắn về người ưu-tú, chúng ta chỉ cần xét qua một vài h́nh bóng người ưu-tú có tánh-cách tiêu-biểu hơn cả.

 

Trong các xă-hội cổ-sơ, người được cho là ưu-tú thường là người mạnh bạo, có sức vóc lực- lưỡng, lại có tài-năng trong sự tranh-đấu bằng vơ-lực. Ngoài ra, họ c̣n phải có năng-lực điều-khiển mọi người trong đoàn-thể ḿnh khi có cuộc tranh-chiến với các đoàn-thể khác. Nói một cách khác, người ưu-tú là người chiến-sĩ hoàn-toàn.

 

Quan-niệm ưu-tú này kéo dài cho đến một thời-đại khá lâu về sau. Ngựi Hy-lạp hết sức tôn-trọng những lực-sĩ và nâng cao thể-dục lên địa-vị tôn-giáo. Người của dân đô-thị Sparte thiên về chủ-trương này một cách hết sức rơ rệt. Sự giáo-dục của họ hướng đến mục-đích  đào-luyện mọi người thành những chiến-sĩ hoàn-toàn. Không những tập cho trẻ con được mạnh khỏe, biết vơ-nghệ, cho dạy chúng học về binh-pháp, và tập cho chúng biết tự ḿnh đối-phó với mọi hoàn-cảnh nguy-biến.

 

Đời trung-cổ, hạng người được trọng-vọng nhứt ở đất Âu-châu phong-kiến là những nhà hiệp- sĩ. Đó là con cháu những nhà quí-tộc, nhưng không thích cuộc đời nhàn-hạ, định-cư, mà thích cuộc đời phiêu-lưu mạo-hiểm. Họ đi khắp đó đây, đem tài-lực ra cứu giúp dân-chúng. Họ phải luôn luôn tuân theo những điều-luật danh-dự của đoàn-thể họ và xem việc « tế khổn pḥ nguy » là một sanh-thú.

 

Khi chế-độ phong-kiến Âu-châu lần lần biến-chuyển để tiến đến chế-độ quân-chủ tập-trung, những nhà hiệp-sĩ châu-du thiên-hạ không c̣n nữa. Hạng ưu-tú trong mỗi nước là những nhà quí-tộc có tước-vị, được hưởng nhiều đặc-quyền. Chế-độ quí-tộc Âu-châu dựa vào nguyên-tắc thế-tập, nhưng những nhà quí-tộc không phải chỉ v́ chỗ ḿnh là con nhà quí-tộc mà được tôn-trọng. Muốn khỏi bị người khinh-bỉ, họ phải can-đảm, sẵn sàng hy-sanh tánh-mạng cho nhà vua. Họ cũng phải trọng danh- dự và khi cần th́ dám lấy máu để bảo-vệ danh-dự ḿnh.

 

Ở Trung-Hoa và các nước chịu ảnh-hưởng Nho-giáo, hạng ưu-tú trong thời-kỳ tập-quyền là người quân-tử. Đó là người có học đạo thánh-hiền, rèn luyện ḷng ḿnh cho ngay thẳng, trong sạch, lúc nào cũng chỉ biết có nhiệm-vụ, không tham sang giàu, không đổi chí v́ sự nghèo hèn, không khiếp- phục oai-vơ, cư-xử lúc nào cũng theo qui-phạm, khi xă-hội hữu-đạo th́ đứng ra giúp đời, khi thiên-hạ vô-đạo th́ lấy việc dạy đời để duy-tŕ chánh-đạo làm lư-tưởng.

 

Ở hai châu Âu Mỹ, trong thời-kỳ cơ-giới vừa xuất-hiện và phát-triển, hạng ưu-tú là những thương-gia và kỹ-nghệ-gia tiền-phong. Đó là hạng người có óc mạo-hiểm, có tài tháo-vát, tổ-chức hay, chế-biến giỏi.

 

Trong những xă-hội đă ổn-định và tiến đến một tŕnh-độ văn-minh khá cao, vai tuồng ưu-tú lại thuộc về những người trí-thức, những nhà bác-học. Họ là những người học giỏi, đổ bằng-cấp cao.

 

Những hạng người nêu ra trên đây chỉ là một vài h́nh bóng ưu-tú rơ rệt chớ không phải là tất cả. Trong lịch-sử dài dặc của nhơn-loại, những quan-niệm về những người ưu-tú, c̣n nhiều hơn và phức-tạp hơn. Tuy thế, riêng những h́nh bóng người ưu-tú rơ rệt trên đây cũng đă cho ta thấy và nguyên-tắc chánh-yếu về vấn-đề này.

 

Trước hết, ta có thể nhận thấy rằng những ưu-tú của các xă-hội khác nhau là v́ sự cần dùng của những xă-hội ấy không giống nhau.

 

Trong xă-hội cổ-sơ, các đoàn-thể chiến-đấu nhau một cách mănh-liệt và tàn-khốc. Mà trong những cuộc chiến-đấu ấy, sự thắng-lợi thường về với kẻ có sức mạnh thể-chất, đồng-thời có mưu-mô và can-đảm. Do đó, hạng người vặm vỡ, gan ruột, có tài quân-sự, có sức mạnh, được xem là hạng ưu-tú của xă-hội.

 

Trong thời-kỳ phong-kiến xă-hội đă mở rộng ra, và tŕnh-độ chung đă được nâng cao rồi. Sự tranh-đấu với xă-hội khác đă mất tánh-cách thường-trực. Nhưng bên trong, sự an-ninh chưa thực-hiện được hoàn-toàn, v́ các chúa phong-kiến mỗi người hùng-cứ một phương, bóc lột hà-hiếp dân-chúng. Ngoài ra, bọn trộm cướp cũng đông đảo, phá hại xóm làng. Trong t́nh-cảnh đó, những người hiệp-sĩ có sức khỏe, lại phơi thân ra che chở cho dân-chúng tất được xem là hạng người hữu-ích nhứt và cố- nhiên thành ra hạng ưu-tú trong xă-hội.

 

Đến lúc quyền-hành qui-tập về tay một nhà vua, t́nh-thế lại biến đổi đi. Ở Âu-châu các quốc-gia thành-lập và cạnh-tranh nhau, nhưng bên trong quốc-gia, xă-hội đă ổn-định lại. Những phần-tử phá rối cuộc trị-an phần lớn đều bị loại-trừ. Do đó, ưu-tú là hạng người can-đảm, nhưng biết tuân kỷ-luật của nhà vua, và là tay sai đắc-lực của nhà vua trong việc mở rộng thế-lực quốc-gia.

 

Ở Á-châu, khi chế-độ quân-chủ tập-trung được thiết-lập, xă-hội đă ổn-định, nhưng nguyên-tắc quí-tộc thế tập đă bị đánh đổ, đồng-thời, lư-tưởng b́nh thiên-hạ lan rộng khắp nơi. Nhà vua Trung Hoa được công-nhận là vị chúa tể toàn-quyền. Do đó, người ưu-tú là người quân-tử, nhưng người quân-tử này không c̣n là « con vua » như ngày xưa, mà là người có học đạo Nho và đủ sức giúp nhà vua giữ trật-tự trong xă-hội bằng đạo-đức.

 

Thời-đại hiện-kim là thời-đại khoa-học. Việc kỹ-nghệ hóa quốc-gia nâng cao đời sống chung về mặt vật-chất được mọi dân-tộc chăm chú đến, và người ưu-tú phải là người, hoặc bằng sự t́m ṭi khảo- cứu, hoặc bằng những kế-hoạch tổ-chức, hoặc bằng sự dinh-nghiệp, đă đóng vai tuồng chủ-động trong cuộc cải-hoán xă-hội.

 

Nói tóm lại, người ưu-tú thật ra chỉ là người có đức-tánh cần-thiết cho dân-chúng một xă-hội trong một thời-kỳ nhứt-định. Khi t́nh-thế biến đổi, sự cần dùng của xă-hội hóa ra khác, những đức-tánh được xem là cần-thiết trước kia có thể không c̣n thích-hợp nữa, và những người có những đức-tánh ấy chẳng những không được trọng-vọng mà c̣n có khi lại bị chê cười.

 

Trong những xă-hội văn-minh, những con người to lớn vặm vỡ không được xem hơn kẻ khác. Trái lại, nhiều khi người ta c̣n cho họ là thô kệch cũng nên. Với chế-độ quân-chủ tập-trung, xă-hội đă ổn-định, trộm cướp và ác bá không c̣n hoành-hành nữa, những nhà mang kiếm ôm giấc mộng hiệp-sĩ đi châu-du thiên-hạ không được dân-chúng tôn-trọng mà có thể c̣n bị biếm nhẻ.

 

Nhà văn-hào Tây-Ban-Nha Cervantès đă mô-tả trong quyển Don Quichotte tất cả những cái lố- bịch của một anh chàng hiệp-sĩ sanh lỗi thời. Giả-sử sống một vài trăm năm trước, Don Quichotte hẳn đă được kính nể như bất cứ một nhà hiệp-sĩ nào. Nhưng v́ đi châu-du thiên-hạ trong lúc xă-hội đă thái-b́nh, ông ta chỉ có thể đánh nhau với cái cối xay gió và đàn cừu, và thành ra một tṛ cười cho thiên-hạ.

 

Trong xă-hội Việt-Nam đầu thế-kỷ 20, những nhà Nho ốm yếu, móng tay dài một tấc, vẻ ẻo lả, trói gà không chặt, không c̣n là những bực đạo cao đức trọng làm khuôn vàng thước ngọc cho dân-chúng. Họ chỉ c̣n là những kẻ bất-đắt-chí, sống lỗi-thời, nếu không phải là những nhơn-vật  cố nắm lại thời xưa và bị cho là hủ-lậu. Bài thơ « Ông đồ » của Vũ Đ́nh Liên gợi cho ta sự thương-hại hơn là ḷng mến phục những kẻ tiêu-biểu cuối cùng cho một hạng người ngày xưa được tôn làm hạng ưu-tú của nước ta.

 

Mặc dầu quan-niệm của người về hạng ưu-tú ngày xưa đến nay có rất nhiều, ta có thể phân những người được xem là ưu-tú ra làm hai hạng : những người hoạt-động và những người thụ-động.

 

Những người ưu-tú thuộc hạng hoạt-động xoay sự tác-động ra phía ngoài thân ḿnh. Họ là những kẻ can-đảm, xốc vác, cương-quyết, có một nghị-lực vô-biên. Họ lúc nào cũng sẵn sàng chiến-đấu và rất thích sự phiêu-lưu mạo-hiểm. Càng gặp khó khăn họ lại càng nhứt-định tiến lên.

 

Tuy thế, hạng người này lại có những tật xấu của kẻ ham hoạt-động : họ rất tham quyền-tước, ưa danh-vọng. Vốn xem thường tánh-mạng của chính ḿnh, họ ít khi trọng tánh-mạng kẻ khác. Họ nhiều khi rất tàn-nhẫn và rất gắt gao với kẻ dưới tay.

 

Những người thuộc hạng thụ-động là những kẻ thanh-liêm trong sạch, luôn luôn kềm chế lấy ḿnh. Họ xem danh lợi như bọt nước và lấy việc đánh đổ những dục-vọng của riêng ḿnh làm mục- tiêu chánh-yếu của đời ḿnh. Họ ăn ở có độ-lượng với kẻ khác và dễ dăi, mềm mỏng với mọi người. Nhưng bù lại, họ có thể là những kẻ nhút nhát, không cương-quyết. Họ không có chí bay nhảy và khép tư-tưởng chí-khí họ trong một ṿng trời nhỏ hẹp.

 

Đọc lịch-sử các vĩ-nhơn anh-hùng trong thế-giới từ xưa đến nay, ta có thể nhận thấy rằng họ thường chỉ có một trong hai loại đức-tánh hoạt-động và thụ-động trên đây.

 

Những bực anh-hùng xuất-thân trong thời loạn là những người có đức-tánh và tật xấu của kẻ ưa hoạt-động. Nhơn-vật tiêu biểu xứng đáng nhứt cho họ là ông Trần Thủ-Độ nước ta.

 

Ai có đọc Việt-sử cũng nhận thấy rằng Trần Thủ-Độ là một người rất mực gian-hùng, tàn-ác. Không những âm-mưu cướp ngôi về cho cháu ḿnh, ông c̣n tàn-sát cả tôn-thất nhà Lư và không ngần ngại có những hành-vi làm đảo lộn cang-thường để củng cố địa-vị của ḍng họ ḿnh. Nhưng con người tàn- nhẫn vô-lương ấy đă tỏ ra ḿnh có một tinh-thần sắt đá trước những kẻ ngoại-xâm.                                                                                                          Chính sự cương-quyết của ông đă giúp nhà Trần thắng được quân Nguyên lần thứ nhứt để bảo-toàn nền độc-lập của nước nhà.

 

Tất cả những vị anh-hùng trong lịch-sử tự-nhiên không phải đều tàn-nhẫn như Trần Thủ-Độ. Tuy thế, ḷng ham danh-vọng quyền-thế của họ đă đưa họ đến việc giết hại nhiều người khác.

 

Vua Lư Thái-Tổ đă giết nhiều vị công-thần như Trần Nguyên-Hăn, Phạm Văn Xảo, vua Quang- Trung đă giết Vơ Văn Nhâm, Nguyễn hữu Chỉnh, vua Gia-Long giết Đỗ thanh-Nhơn, Nguyễn Văn Thành với những bằng cớ vu vơ. Vua Tống Thái-Tổ đă đang tâm chém đầu người bạn hàn-vi của ḿnh là Trịnh-Ân.

 

Trong tiểu-sử những bực anh-hùng trên đây, người ta đă nhấn mạnh trên công-nghiệp họ mà bỏ qua những việc làm bất-nhơn đi. Ta có thể xem công họ nhiều hơn lỗi họ. Tuy nhiên, ta không thể mù quáng, cho rằng họ là những bậc hoàn-toàn.

 

Trong thời-kỳ xă-hội thái-b́nh, những hạng người hoạt-động này rất khó khép ḿnh vào khuôn khổ. Họ trở thành những kẻ phá rối trật-tự. Họ là những anh-hùng lục-lâm của xă-hội Trung Hoa, hạng « anh chị » của xă-hội nước ta thời Pháp thuộc, hạng « găng tơ » (gangster)  của xă-hội Mỹ.

 

Đến lúc xă-hội rối loạn, họ lại có dịp phụng-sự xă-hội và có thể trở thành những vị anh-hùng. Lịch-sử Trung-Hoa đă cho ta thấy điều này một cách rơ ràng. Bọn Tần Thúc-Bảo, Tŕnh Giảo Kim sở-dĩ thành ra những bậc anh-hùng là v́ sanh trong một thời-kỳ chuyển-biến loạn-lạc và may mắn phụng-sự được một nhà vua sáng-lập một triều-đại mới. Nếu sanh nhằm thời b́nh, họ bất quá cũng chỉ là hạng thảo-dă lục-lâm, nhiều lắm trở thành những tướng cướp ít bị dân-chúng thù ghét như bọn Lương-sơn- Bạc mà thôi. Trong cuộc kháng-chiến của Pháp, ta đă có thấy nhiều người bất-lương tham-dự và những người này nhiều khi đă lập được công-nghiệp rực rỡ. Đến khi thái-b́nh trở lại, những vị anh-hùng này lắm khi đâm ra làm bậy và chánh-phủ phải buộc ḷng trừng-trị họ.

 

Trái lại, trong thời-kỳ thái-b́nh này, những người có đức-tánh thụ-động có dịp trổ tài. Họ tuân theo pháp-luật và bắt buộc mọi người khác tuân theo pháp-luật như ḿnh. Nhưng họ thường hay nhút nhát không dám cương-quyết tranh-đấu, hoặc không có tài chế-biến để ứng-phó với nghịch-cảnh.

 

Lúc xă-hội qua những nỗi khó khăn, hạng thụ-động này không c̣n có thể phụng-sự một cách đắc-lực nữa. Chu văn An, La-Sơn phu-tử là những bậc đức-hạnh cao chói một thời. Nhưng thử hỏi họ đă làm được những ǵ để phụng-sự quốc-gia khi quốc-gia rối loạn.

 

Trước những nguy biến to lớn, những người có đức-tánh thụ-động tất-nhiên không thể cứu được dân-tộc. Các nhà Nho của triều Tự-đức thật là những người rất tốt : Phan Thanh-Giản, Hoàng Diệu đều là những viên quan mẫn-cán, thanh-liêm. Nhưng trước sự xâm lấn của người da trắng, họ đă chịu khoanh tay bất-lực.

 

Như vậy, những anh-hùng vĩ-nhơn thật-sự không phải là những người hoàn-toàn. Họ có những đức tốt và những tật xấu, và thường chỉ có một loại đức-tánh hoạt-động hay thụ-động.

 

Những người ưu-tú hoàn-toàn không phải là người gồm cả hai loại đức-tánh trên đây. Người xưa đă cố-gắng tạo ra hạng ưu-tú đó. Nho-giáo đă chủ-trương « Sĩ khả bá vi » và đă cố  đào-luyện những hạng nho-sĩ có tinh-thần hoạt-động. Nhưng thật-sự, những người hoàn-toàn như thế rất hiếm.

 

Trong lịch-sử nước ta, họa ra chỉ có Tô Hiến Thành, Trần Quốc-Tuấn là có thể được xem là gồm những đức-tánh hoạt-động và thụ-động : vừa hăng hái làm việc xă-hội, vừa tự kềm chế lấy ḿnh để tránh sự lạm-quyền và hiếp-đáp dân-chúng.

 

Nhưng mặc dầu sự bao gồm cả những đức-tánh hoạt-động và thụ-động là một việc khó thực-hiện, một dân-tộc muốn sinh-tồn cũng phải lấy nó làm cứu-cánh trong sự giáo-dục của ḿnh. Sự giáo-dục này phải hướng đến chỗ phát-triển những đức-tánh hoạt-động, hăng hái cần-thiết, đồng-thời cố mở mang ư-thức xă-hội của người để cho họ có một thái-độ thích-hợp đối với người khác.

 

b)- VẤN-ĐỀ TUYỂN-TRẠCH NGƯỜI CHỈ-HUY.

 

Như ta đă thấy, vấn-đề ưu-tú cũng là vấn-đề chỉ-huy. Nó hết sức quan-trọng đối với sự tồn-vong của dân-tộc. Chính người chỉ-huy là kẻ vận dụng lực-lượng dân-tộc trong sự tranh-đấu.

 

Nếu họ tài giỏi, lực-lượng dân-tộc có thể thống-nhứt và được dùng một cách khéo léo với một hiệu-quả tối-đa để đối-phó lại các địch-thủ. Trái lại, nếu họ không khéo léo, lực-lượng dân-tộc bị chia rẽ hay không thể vận-dụng hết, hoặc bị sử-dụng một cách sai lầm th́ dân-tộc rất khó nắm phần thắng-lợi.

 

Trong thời-kỳ thái-b́nh, sự khó khăn không có mấy, một người chỉ-huy trung-b́nh có thể làm việc trôi chảy được và không kém người chỉ-huy nhiều năng-lực bao nhiêu. Nhưng khi quốc-gia gặp nguy-biến, những sự khó khăn phát-hiện nhiều, và giá-trị cao thấp của những kẻ chỉ-huy mới bày ra rơ rệt. Chính trong thời-kỳ  loạn-lạc mới có những bực đại-anh-hùng giúp dân cứu nước ra đời.

 

Ta có thể xem những người chỉ-huy như là một chỉ-số đặt bên số biểu-hiệu lực-lượng dân-tộc. Chỉ số ấy càng cao th́ lực-lượng dân-tộc càng to mạnh và sự thắng-lợi của dân-tộc càng chắc chắn.

 

Đứng về mặt tổ-chức mà nói, vấn-đề quan-trọng hơn hết cho dân-tộc là vấn-đề tuyển-trạch những người chỉ-huy về phương-diện chánh-trị.

 

Nhưng mặc dầu có nhiều h́nh-thức khác nhau, sự tuyển-trạch những người cầm-quyền trong một dân-tộc có thể qui về mấy lối chánh. Những người ưu-tú có thể tự ḿnh cướp lấy chánh-quyền bằng vơ-lực hay bằng mưu mẹo. Đó là trường-hợp những nhà chinh-phục, những nhà cách-mạng. Nhưng đó là trường-hợp bất thường. Trong trường-hợp b́nh-thường, những người cầm-quyền theo khuôn khổ xă-hội mà đạt địa-vị ḿnh.

 

Trong những xă-hội phong-kiến và quân-chủ chuyên-chế, sự tuyển chọn người chỉ-huy theo nguyên-tắc huyết-thống. Người ta cứ chiếu lệ cha truyền con nối mà chỉ-định những người nắm giữ những chức-vụ chánh-yếu trong quốc-gia.

 

Chế-độ quí-tộc trên này thật ra cũng có chỗ hay. Những nhà quí-tộc nhờ địa-vị ưu-thắng của ḿnh và những truyền-thống của gia-đ́nh mà phát-triển được tài-năng và có thể giúp ích cho dân-tộc rất nhiều. Phần lớn những chánh-khách nước Anh, ngay đến thế-kỷ thứ 20, đều do hạng quí-tộc mà xuất-thân.

 

Tuy nhiên, chế-độ quí-tộc cũng có thể đưa đến nhiều họa-hại. Cuộc đời an-nhàn trưởng-giả của nhà quí-tộc thường làm cho họ hủ-hóa đi.  Hậu-duệ những vị anh-hùng có thể tham vui mà mất đi những đức-tánh tranh-đấu, mất óc chế-biến, ḷng hăng hái, tinh-thần phụng-sự của tổ-tiên họ. Họ lại thường sống xa dân-chúng thái-quá và không thể thấy rơ nỗi khổ của hạng nghèo khó.

 

Một mặt khác, đặc-quyền những nhà quí-tộc lại làm cho những người b́nh-dân có tài-năng không thể tham-dự chánh sự. Sự bất-b́nh-đẳng nhơn-tạo hiện ra quá rơ rệt. Sự sinh-tồn của mọi người không bảo-đảm được. Xă-hội v́ thế mà mất sự đoàn-kết và sanh ra rối loạn liên-miên.

 

Muốn tránh những nạn trên này, người Anh đă phải tổ-chức sự giáo-dục các nhà quí-tộc một cách nghiêm-khắc. Các trường học của họ cố mở mang thể-dục thể-thao và làm phát-triển các đức-tánh chiến-đấu của các nhà quí-tộc trẻ tuổi. Hơn nữa chế-độ học-đường hướng rất nhiều đến sự  đào-luyện tánh-khí. Các nhà quí-tộc Anh do đó mà có nhiều năng-lực để phụng-sự quốc-gia.

 

Tuy thế, số quí-tộc tham vui sa ngă cũng nhiều. Và chế-độ chánh-trị Anh lần lần phải mở rộng ra cho người b́nh-dân tham-gia việc điều-khiển chánh-sự. Thêm nữa, chánh-sách quí-tộc-hóa những người b́nh-dân có nhiều công-nghiệp của Hoàng-gia Anh đă mang đến cho quí-tộc Anh một nguồn sanh-khí mới.

 

Nói một cách khái-quát th́ quí-tộc Anh hăy c̣n xứng đáng với ngôi-vị ḿnh. Tuy thế, trường-hợp này là một trường-hợp hiếm hoi và việc chọn lựa hạng chỉ-huy theo nguyên-tắc huyết-thống không c̣n có thể áp-dụng được trong thế-giới ngày nay. Ngay các nhà quí-tộc Anh hiện thời có nắm được quyền-thế th́ cũng nhờ sự cố-gắng của họ để cạnh-tranh với các chánh-khách khác chớ không phải nhờ họ là quí-tộc.

 

Xă-hội quân-chủ Trung-Hoa ngày xưa đă dùng lối thi-cử mà tuyển chọn nhơn-tài ra giúp nước. Những người b́nh-dân có năng-lực có thể nhờ đường khoa-cử mà đứng ra gánh vác việc ích-lợi chung.

 

Chế-độ chọn người chỉ-huy bằng khoa-cử kể ra cũng có chỗ hay. Nó có tánh-cách công-bằng hơn chế-độ quí-tộc v́ nó dựa vào tài-năng cá-nhơn và vào trí-thức của con người. Nó có thể khuyến thanh-niên học hỏi và đưa ra những người có tài lên những chức-vụ quan-trọng trong nước. V́ những ưu-điểm của nó, chế-độ khoa-cử lần lần lan rộng ra và các dân-tộc văn-minh hiện giờ đều dựa vào khoa-cử một phần nào để tuyển-chọn những nhơn-viên chánh-phủ.

 

Tuy thế, chế-độ khoa-cử cũng có nhược-điểm. Những người theo chế-độ khoa-cử mà xuất-thân thường là những người có đức-tánh thụ-động. Họ có học hỏi thật đấy, nhưng sự học hỏi của họ không mấy khi được thực-tiễn. Hơn nữa, khi đă  bị nhào nắn từ bé vào một khuôn khổ, họ có xu-hướng theo khuôn khổ đó và không có một cái nh́n khái-quát giúp cho người nhận-thức được sự thật phức-tạp của cuộc đời, nhứt là trong thời-kỳ rối loạn hay chuyển tiếp. Nhiều người đă lên tiếng chỉ-trích chê đè những nhà trí-thức khép ḿnh trong văn-pḥng mà lăng quên thực-tế, cho họ là những kẻ vô-dụng cho sự sinh-tồn chung.

 

Thật-sự th́ trong thời-đại thái-b́nh, phương-pháp khoa-cử đă đưa nhiều người tốt ra nắm chánh-quyền trong nước. Nhưng trong thời-loạn những phần-tử này lại hay làm hỏng việc, di-hại cho quốc-gia. Nếu sự giáo-dục và khoa-cử lại hướng về từ-chương, về sự mở mang kư-ức, hay không lưu- tâm đến đức-hạnh, như trong trường-hợp nước ta trước đây, những mối hại trên này lại c̣n rơ rệt hơn nữa. Như vậy, khoa-cử chỉ có thể giúp ta chọn lựa những nhơn-viên chuyên-môn một cách đúng đắn, chớ không thể giúp ta chọn lựa những nhơn-viên chỉ-huy tài-cán cho cuộc tranh-đấu sinh-tồn không ngừng của dân-tộc.

 

Những nhà độc-tài của thế-kỷ 20 không tin cậy nơi những nhà trí-thức do khoa-cử mà xuất-thân. Hitler cũng như Staline đều tỏ vẻ khinh-thị những nhà trí-thức. Do đó, họ chọn những người chỉ-huy trong số những kẻ thân-tín, hoặc những đồng-chí trong đảng họ. Hitler chỉ tin cậy đảng-viên quốc-xă, Mussolini chỉ trọng những đảng-viên phát-xít, các lănh-tụ đỏ cũng chỉ dùng đảng-viên cộng-sản ở các cấp chỉ-huy.

 

Những đảng-viên các chánh-đảng này thường là những người ham hoạt-động, có thành tích tranh-đấu, lại được huấn-luyện theo một chủ-nghĩa chánh-trị và hướng đến một chế-độ xă-hội mà họ cho là lư-tưởng. Họ nhơn danh lư-tưởng họ mà bắt buộc dân-chúng theo ḿnh.

 

Trong trường-hợp chánh-đảng nắm chánh-quyền thật-tâm phụng-sự dân-tộc và chủ-nghĩa họ đúng đắn, thiết-thực, phương-pháp tuyển chọn chỉ-huy này đưa đến nhiều kết-quả tốt v́ tất cả mọi người đều phải tuân theo kỷ-luật chung của đảng và hành-động họ đều nhắm vào mục-đích chung.

 

Nhưng nếu các nhà lănh-tụ của chánh-đảng cầm-quyền quá kiêu-căng hay có tham-vọng riêng, nếu chủ-nghĩa ông ta phụng thờ quá viễn vông, hướng đến những không-tưởng không thực-hiện được, toàn-lực của dân-tộc có thể bị dùng vào một cách tranh-đấu quá sức của dân-tộc và có thể làm cho dân-tộc suy-vi.

 

Một mặt khác, nếu những nhơn-viên các đảng-phái có những đức-tánh của người ham hoạt-động, họ cũng có những tật xấu của kẻ ham hoạt-động. Khi được trọn quyền điều-khiển xă-hội, họ không khỏi đi đến chỗ uy-hiếp bóc lột dân-chúng. Vả lại, chế-độ tuyển lựa người chỉ-huy qua các đảng-phái lại ngăn cản người có tài trong dân-chúng lên những địa-vị chỉ-huy. Nó cũng như chế-độ quí-tộc và có tánh-cách quá bất-công làm quần-chúng bất-b́nh.

 

Trong xă-hội dân-chủ, hạng chỉ-huy được tuyển lựa bằng lối phổ-thông đầu-phiếu. Để cho dân-chúng tự chọn lấy người tài-đức ra thay thế cho ḿnh gánh vác việc công-ích th́ công-bằng hơn cách tuyển lựa chỉ-huy kể trên đây. Do dó, phương-pháp tuyển-trạch người chỉ-huy bằng lối phổ thông đầu-phiếu rất được nhiều người tán-thành.

 

Nhưng không kể những sự cạnh-tranh đảng-phái, những cuộc vận-động và âm-mưu cá-nhơn trong mùa tuyển-cử làm sai lạc cả ư-nghĩa của cuộc tuyển-cử, sự chọn lựa người chỉ-huy theo lối tuyển-cử lại c̣n là một nhược-điểm nữa. Người cử-tri khó mà biết chơn-tướng của những ứng-cử-viên và lựa người xứng đáng nhứt để thay mặt ḿnh. Họ chỉ có thể dựa vào sự tuyên-truyền của các ứng-cử- viên và đưa những người nói giỏi hay khéo du-nịnh quần-chúng ra nắm chánh-quyền thường hơn là người thật-tâm ái-quốc.

 

Tuy thế, ta phải công-nhận rằng trong tất cả những phương-pháp tuyển-trạch người chỉ-huy, chỉ có phương-pháp tuyển-cử là thích-hợp với nguyện-vọng của dân-chúng nhứt. Dân-chúng có thể lầm lạc chọn một số người chỉ-huy không xứng đáng đứng lên chỉ-huy ḿnh. Nhưng khi sự thiếu tài hay thiếu đức của những người chỉ-huy đă hiển-hiện, họ sẽ bỏ những người ấy để chọn lựa những người khác. Vậy, sự tuyển-trạch người chỉ-huy theo phương-pháp tuyển-cử ít nhứt cũng giúp người dân thay đổi hạng chỉ-huy thiếu tài đức một cách dễ dàng. Điều này rất cần-thiết cho sự sinh-tồn của dân-tộc.

 

Muốn cho sự tuyển-trạch người chỉ-huy theo lối công-cử đưa đến những kết-quả tốt, dân-chúng cần phải được  đào-luyện kỹ càng về phương-diện chánh-trị. Họ phải hiểu rơ quyền-lợi và nhiệm-vụ họ, và có một ư-thức rơ rệt về sự sinh-tồn của dân-tộc, về những vấn-đề có can-hệ đến sự tồn-vong của đất nước. Có như thế, họ mới có thể phán-đoán những ứng cử viên một cách đúng đắn.

 

Những người được dân-chúng tín-nhiệm và đưa lên địa-vị chỉ-huy có thể là người có đức tốt và có nhiều thiện-chí, mà không có năng-lực nhiều. Dân-tộc có thể nhờ đường khoa-cử mà tuyển những nhơn-viên chuyên môn để phụ giúp những nhà cầm-quyền. Ngoài ra, những hội đảng chánh-trị có thể cung-cấp  cho chánh-quyền những vị cố-vấn chuyên khảo về những vấn-đề chánh-trị và vạch những kế-hoạch đại-cương cho chánh-phủ.

 

Bên cạnh những người đứng ra chỉ-huy ḿnh trong cuộc tranh-đấu, dân-tộc c̣n cần dùng một số người ưu-tú khác đóng vai tuồng hướng-dẫn quần-chúng về phương-diện tinh-thần. Thật ra th́ ngày xưa cũng như ngày nay, chính những nhà cầm-quyền một nước đă có ảnh-hưởng rất lớn đến tinh-thần chung của dân-chúng. Thói quen bắt chước và ḷng khâm-phục người trên của đại-chúng khiến cho họ hay noi gương người trên mà làm điều hay. Lẽ tự-nhiên khi người cầm-quyền không có đức tốt, dân-chúng cũng chán nản mà sanh ra trụy-lạc, và xă-hội phải bị suy-đồi. Bởi đó, Nho-giáo đă rất hữu-lư mà dạy rằng người quân-tử phải cố rèn luyện ḿnh cho tốt để nêu gương cho thiên-hạ, nhiên-hậu mới trị được thiên-hạ.

 

Ngoài ra gương tốt của nhà cầm-quyền, nền đạo-đức chung của nhơn-dân c̣n phải được duy-tŕ nhờ những cơ-quan đặc-biệt. Một số xă-hội đă nhờ tôn-giáo và các giáo sĩ đảm-nhiệm công việc này. Những nhà sư, những đạo sĩ, những tu-sĩ Bà-la-môn, những vị linh-mục công-giáo và mục-sư cải-lương-giáo đă đóng một vai tuồng trọng-hệ ở nhiều nước ngày xưa. Ngày nay, vai tuồng họ cũng rất quan-trọng, ngay ở một số nước tân-tiến như Anh hay Mỹ.

 

Một số quốc-gia khác đă giao nhiệm-vụ hướng đến quần-chúng về phương-diện đạo-đức cho những người có học. Những nhà nho xưa kia đă có ảnh-hưởng tinh-thần rất lớn đối với dân-chúng. Ta có thể xem họ là những sứ-đồ dạy cho mọi người biết cách ăn ở cho phải đạo với vua với nước.

 

Sự sinh-tồn của một dân-tộc bắt buộc nó phải tạo ra một số người hướng-đạo tinh-thần. Nếu tinh-thần tôn-giáo của dân-chúng c̣n mạnh, nó có thể nhờ những nhà giáo-sĩ lănh vai tuồng ấy. Tuy nhiên, điều này bắt buộc dân-tộc phải lưu-ư đến tư-tưởng của những nhà tôn-giáo đối với dân-tộc, quốc-gia cũng như đối với các vấn-đề xă-hội.

 

Những dân-tộc v́ một lư-do ǵ mà không c̣n có thể dựa vào những giáo-sĩ để hướng-dẫn dân-chúng về phương-diện tinh-thần cần phải  đào-luyện những cán-bộ đặc-biệt dể dùng vào việc này. Người ta có thể nhờ những nhà giáo-dục đảm nhận nhiệm-vụ ấy.

 

Trong trường-hợp này, những giáo viên và giáo-sư phải được chọn lọc một cách kỹ lưỡng. Ngoài sự học hỏi về phương-diện văn-hóa và phương-diện chuyên môn, họ c̣n phải được  đào-luyện về mặt chánh-trị để có một ư-thức rơ rệt về sự sinh-tồn của dân-tộc. Họ phải được ưu-đăi, nhưng bù lại, phải có một đời sống gương mẫu. Họ sẽ là cố-vấn cho dân-chúng về mọi phương-diện và đóng một vai tuồng tương-tự vai tuồng nhà Nho trong xă-hội Việt-Nam ngày xưa.

 

Người ta đă nhận thấy rằng từ trước đến nay, trong phần lớn các quốc-gia, hạng người có nhiều đức-tánh hơn hết để phụng-sự dân-tộc là hạng trung-lưu, Họ không nghèo khổ đến nỗi không đeo đuổi được sự học hỏi để mở mang trí-thức ḿnh và phải suốt ngày đầu tắt mặt tối v́ việc mưu-sanh. Họ cũng không phải giàu sang đến nỗi có một đời sống vật-chất quá đầy đủ, rồi không biết ǵ đến sự khổ nhọc của dân-chúng mà hóa ra vị-kỷ hoàn-toàn.

 

Với một sức học trung-b́nh, một đời sống cần-lao c̣n có cho họ những th́ giờ nhàn rỗi mà nghĩ đến việc quốc-gia xă-hội, hạng trung-lưu không đến nỗi vị-kỷ quá như hạng thượng-lưu và quá chật-vật v́ sự mưu-sanh như hạng lao-động. Họ cần một xă-hội phồn-thạnh mới sống đầy đủ, và thường nhận chân rằng quyền-lợi họ phù-hợp với quyền-lợi sâu xa của dân-tộc.

 

Do đó, họ thường có ḷng ưu-ái đối với đất nước. Thêm nữa, họ chưa mất liên-lạc với dân-chúng và đời sống của họ thường gây cho họ tánh thiết-thực. Điều này khiến cho họ trở thành những cán-bộ quí-giá của dân-tộc.

 

Một dân-tộc có nhiều người trung-lưu sẽ có nhiều điều-kiện để sinh-tồn. Một mặt, những người trung-lưu này có nhiều đức-tánh hơn hết để trở thành những cán-bộ đắc lực cho dân-tộc. Một mặt khác, sự đông đảo của hạng trung-lưu là một biểu-hiệu chỉ tỏ rằng những vấn-đề xă-hội đă được giải-quyết ổn-thỏa, thành ra trong nước, hạng tư-bản và lao động  không có nhiều. Ư-thức giai-cấp do đó mà phai lạt đi, và xă-hội có thể vững chắc được. Như vậy, dân-tộc cần phải cố-gắng để « tiểu-tư-sản-hóa » quần-chúng và tạo cho ḿnh một hạng trung-lưu đông đảo và giỏi giắn.

 

 

III.- CHỦ-NGHĨA DÂN-TỘC VÀ NHỮNG LƯ-THUYẾT CHÍNH-TRỊ ĐĂ LƯU-HÀNH TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY.

 

          Sự khảo-sát về con người đă cho ta thấy rằng người hoạt-động để sinh-tồn, sinh-tồn về vật-chất, sinh-tồn về tinh-thần. Ngay những người hy-sanh tánh-mạng ḿnh v́ lư-tưởng hay tự chấm dứt cuộc đời v́ một lư-do ǵ, người cũng bị sức chi-phối của ư-chí sinh-tồn.

 

Trong trường-hợp đó, tất cả những học-thuyết chánh-trị – cốt để hướng-dẫn con người trong sự hoạt-động – đều phải có dính dáng đến vấn-đề sinh-tồn không ít th́ nhiều. Xét cho thật kỹ những lư-thuyết chánh-trị đă lưu-hành từ trước đến nay, ta sẽ thấy nó đều nhắm vào mục-đích phụng-sự vấn-đề sinh-tồn của người.

 

Những tôn-giáo, tức là những lư-thuyết thần-quyền, phát-sanh trong lúc con người chưa có trí-thức rộng răi, vững chắc để hiểu biết các lực-lượng thiên-nhiên, nhưng lại phải tranh-đấu với các lực-lượng ấy một cách mănh-liệt để mưu sự sống cho ḿnh.

 

V́ không hiểu các lực-lượng thiên-nhiên v́ sao mà có, người tưởng-tượng ra những vị thần-linh có oai-quyền và năng-lực rất to, lại có những t́nh-cảm và dục-vọng như ḿnh. V́ không thể dùng sức mà đối-phó lại các lực-lượng thiên-nhiên ấy, người phải phục-lụy nó và nghĩ đến cách cầu đảo để mua ḷng nó.

 

Như vậy, các lư thuyết thần-quyền đă tiêu biểu cho xu-hướng muốn sinh-tồn của người trong lúc người c̣n thấy ḿnh yếu đuối, hèn mọn, lúc con người c̣n sợ hăi những thế-lực ở ngoài ḿnh và tưởng rằng ḿnh phải dựa vào những thế-lực ấy mới có thể giải-quyết sự sống c̣n của ḿnh. Những tư-tưởng chánh-trị, đạo-đức, những khuynh-hướng văn-nghệ của người đều biểu-lộ sự cần dùng phải dựa vào thiên-mạng để sinh-hoạt và tồn-tại.

 

Suốt mấy ngàn năm, con người đă sống trong tâm-trạng đó, và tôn-giáo ảnh-hưởng rất mạnh đến người. Nó làm cho người vui ḷng chấp-nhận trật-tự xă-hội và phụng-sự những nhơn-viên chỉ-huy đoàn-thể tự xưng là thay mạng trời mà cai-trị muôn dân. Nó làm cho người hy-vọng nơi một đời sống đầy lạc thú ở thế-giới bên kia, và cam ḷng nhận chịu những sự bất-công của xă-hội hiện-tại.

 

Sau đó, đời sống vật-chất của người được nâng cao, sự tranh-đấu với các lực-lượng thiên-nhiên nhờ sự hợp-quần củ người và nhờ sự tăng-tiến của kỹ-thuật mà trở thành dễ dàng hơn trước. Một mặt khác, nhờ trí óc mở mang hơn, người hiểu-biết các lực-lượng thiên-nhiên một cách rơ ràng hơn. Người bắt đầu bớt tin nơi oai-quyền tuyệt-đối của thần-minh, và đồng-thời cảm thấy rằng sự khổ-sở của ḿnh không phải do nơi ư muốn thần-minh mà do nơi chế-độ xă-hội.

 

Sự thắng-lợi trong cuộc tranh-đấu với thiên-nhiên để sinh-tồn làm cho người tự-tin hơn và người có ư-định tự giải-quyết lấy vấn-đề sinh-tồn của ḿnh. Người nhận thấy rằng ḿnh khổ-sở v́ chế-độ xă-hội bó buộc người thái-quá và hết sức bất-công. Do đó, người nêu ra chủ-trương dân-chủ với hai nguyên-tắc tự-do và b́nh-đẳng.

 

Vậy, chủ-nghĩa dân-chủ cũng không có mục-đích ǵ khác hơn là mưu-đồ sự sinh-tồn của người. Nó phát-sanh ở Âu-châu là nơi dân-chúng tiến đến một tŕnh-độ khá cao về tư-tưởng mà lại quá khổ-sở v́ thiếu tự-do và bị khép trong một chế-độ bất công thái-quá. Khi đứng lên đ̣i cho dân-chúng được tự-do và b́nh-đẳng, những nhà thủy-tổ của chủ-nghĩa dân-chủ thật ra chỉ muốn đ̣i hỏi cho họ được những điều-kiện sinh-tồn một cách đầy đủ mà thôi.

 

Nhưng v́ hai nguyên-tắc tự-do và b́nh-đẳng áp-dụng đến triệt để th́ chống chọi nhau nên chủ-nghĩa dân-chủ lại đưa xă-hội đến những chứng bịnh khác. Những người giàu có và nhiều năng-lực đă lợi-dụng được chế-độ tự-do kinh-tế mà tạo nên những tài-sản khổng-lồ. Họ sống một cách sang cả, nhưng lại trả cho thợ thuyền một số lương chết đói. Nhờ tài-sản, họ có nhiều thế-lực trong trường chánh-trị, và đàn-áp tất cả những người lao-công nào muốn chống chọi lại họ.

 

Trong xă-hội tư-bản của thế-kỷ thứ 19, một số đông người vô-sản đă phải sống một cuộc đời cơ-cực. Có lẽ họ c̣n khổ-sở hơn người nông-nô của thời-đại phong-kiến nữa. Người nông-nô của thời-đại phong-kiến, tuy phải phục-dịch địa-chủ, nhưng vị địa-chủ không phải nhắm vào sự sản-xuất hàng-hóa cho thật nhiều để bán nên người nông-nô không phải làm việc quá nhiều. Một mặt khác, người nông-nô ít ra cũng được địa-chủ  cho ăn uống đầy đủ v́ nếu người nông-nô ốm hay chết, họ phải mất một tay sai và bị thiệt tḥi. Trái lại, nhà tư-bản muốn sản-xuất rất nhiều hàng-hóa với một số vốn rất nhỏ nên bắt thợ thuyền làm hết sức ḿnh. Đồng-thời, họ chỉ trả cho thợ thuyền một số lương rất ít, sống đủ hay không đủ cũng mặc, v́ người thợ là một « công-dân » tự-do, không phải là nô-lệ của nhà tư-bản. Và cái chết của họ không làm thiệt tḥi ǵ cho nhà tư-bản cả, bởi lẽ nhà tư-bản có thể sa-thải những người thợ ốm yếu để mướn người thợ khác làm thay.

 

Thấy những lời các nhà xă-hội duy-tâm kêu gọi ḷng từ-thiện của những nhà tư-bản không có hiệu-quả ǵ, nhóm ông Karl Marx mới nêu ra chủ-trương hủy-diệt giai-cấp tư-bản để thành-lập một xă-hội đại-đồng cộng-sản, không giai-cấp. Vậy, xă-hội chủ-nghĩa duy-vật với thuyết giai-cấp tranh-đấu đă phát-sanh để giải-quyết vấn-đề sinh-tồn của hạng vô-sản trong xă-hội Âu Châu và thế-kỷ thứ 19, lúc chế-độ tư-bản hăy c̣n quá khắc-nghiệt.

 

Những chủ-nghĩa dân-chủ và xă-hội đă phát-sanh ở những xă-hội trù-phú và độc-lập. Nó chỉ lo giải-quyết vấn-đề sinh-tồn của cá-nhơn hay một hạng người xấu số trong nước. Chủ-nghĩa Tam Dân của Tôn Văn th́ phát-sanh ở nước Trung-Hoa là một quốc-gia có một lịch-sử vẻ vang, một nền văn-học rực rỡ, nhưng từ thế-kỷ thứ 19 trở đi bị các cường-quốc Âu Mỹ uy-hiếp, lăng-nhục một cách quá đáng.

 

Nhận thấy dân-tộc ḿnh trải một nguy-cơ rất to, Tôn Văn đứng ra kêu gọi đồng-bào tranh-đấu cho dân-tộc ḿnh được tự-do và b́nh-đẳng với các dân-tộc khác. Trong chủ-nghĩa dân-tộc, Tôn Văn nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng nếu người Trung-Hoa không hợp-tập nhau lại, nhận chịu một kỷ-luật gắt gao để tranh-đấu với các dân-tộc khác đang uy-hiếp ḿnh, họ sẽ bị diệt-vong.

 

Vậy, chủ-nghĩa Tam Dân xuất-hiện để giải-quyết vấn-đề sinh-tồn của dân-tộc Trung-Hoa. Mặc dầu có nhắc đến lư-tưởng dân-chủ, Tôn Văn đă cải-hoán nó đi. Ông bảo rằng người Trung-Hoa từ xưa đă sống trong một chế-độ tự-do và b́nh-đẳng quá-độ, thành ra yếu hèn đi, cho nên hiện nay phải hy-sanh sự tự-do và b́nh-đẳng cá-nhơn của ḿnh để tranh-đấu cho dân-tộc ḿnh được tự-do và b́nh-đẳng so với các dân-tộc khác. Điều này chứng tỏ thêm rằng Tôn Văn nhắm vào sự sinh-tồn của dân-tộc Trung-Hoa nhiều hơn sự sinh-tồn của người Trung-Hoa với tư-cách là một cá-nhơn.

 

Chủ-nghĩa chủng-tộc của Hitler cũng có một tánh-cách tương-tự. Dân-tộc Đức là một dân-tộc nhiều năng-lực, nhưng sau trận chiến-tranh 1914-1918, lại bị lâm vào một t́nh-thế khó khăn. Bên ngoài, dân-tộc ấy bị ḥa-ước Versailles bó buộc, lại bị các đế-quốc nhiều thuộc-địa giành mất cả các thị-trường nên không có chỗ tiêu-thụ những sản-phẩm của nền kỹ-nghệ ḿnh. Bên trong, người Đức lại bị dân-tộc Do-thái lũng-đoạn nền kinh-tế và lợi-dụng thế-lực tiền-tài mà chi-phối đời sống chánh-trị.

 

Chủ-nghĩa chủng-tộc đă được nêu ra để một mặt giải-quyết vấn-đề Do-thái, một mặt thúc giục người Đức tranh-đấu để phá vỡ ṿng vây mà các đế-quốc buộc chung quanh ḿnh. Trong các diễn-văn của ḿnh, những lănh-tụ Quốc-xă Đức không ngớt nhắc đến vấn-đề « sanh địa » cần-thiêt cho dân-tộc ḿnh. Như thế chủ-nghĩa chủng-tộc thật-sự cũng nhắm vào mục-đích mưu-đồ sự sinh-tồn cho dân-tộc Đức.

 

 

Các chủ-nghĩa chánh-trị đă lưu-hành từ trước đến nay đều vô-t́nh hay hữu-ư, gián-tiếp hay trực-tiếp, hướng đến chỗ mưu-đồ sự sinh-tồn cho người. Nhưng v́ không có một ư-thức rơ rệt về sự sinh-tồn của người, hoặc chỉ nhắm vào việc giải-quyết những vấn-đề cấp-thời của xă-hội, các chủ-nghĩa ấy không bao quát được cả vấn-đề sinh-tồn. Đó là lư-do khiến cho nó có tánh-cách địa-phương và tạm-thời, nghĩa là chỉ thích-hợp cho một xă-hội nhứt-định trong một thời-kỳ nhứt-định.

 

Trong những chủ-nghĩa nói trên đây, có cái lấy sự sinh-tồn cá-nhơn làm mục-đích. Những chủ-nghĩa này hướng đến chỗ giải phóng con người khỏi các sự thúc-phược của xă-hội. Do đó, nó có thể đi đến chủ-trương phóng-túng làm cho những mối dây xă-hội lỏng lẻo đi và xă-hội trở thành hỗn-loạn.

 

Một số chủ-nghĩa khác lại hướng đến sự sinh-tồn của đoàn-thể nhiều hơn. Nó lấy đoàn-thể làm cứu-cánh cho mọi hoạt-động, và mặc dầu về nguyên-tắc, nó có ca ngợi con người, về mặt thực-tế, nó phủ nhận giá-trị và phẩm-cách của người. Do đó, nó làm cho đoàn-thể mạnh lên, nhưng lại làm cho dân-chúng khổ-sở.

 

Ngoài sự phân-biệt về chủ-trương mưu-đồ, hoặc sự sinh-tồn của cá-nhơn, hoặc sự sinh-tồn của đoàn-thể, các chủ-nghĩa chánh-trị lại c̣n phân-biệt nhau về phạm-vi hợp-quần của người. Những chủ-nghĩa mạng-danh là quốc-gia hướng về chỗ tranh-đấu riêng cho một dân-tộc hay một quốc-gia. Những chủ-nghĩa mạng-danh là quốc-tế th́ lấy thế-giới đại-đồng làm lư-tưởng cho ḿnh.

 

Chủ-nghĩa quốc-tế có thể liên-hợp với chủ-nghĩa cá-nhơn : những người ước muốn cho cá-nhơn được giải-phóng hoàn-toàn cũng muốn cho toàn-thể thế-giới được ḥa-b́nh v́ sự ḥa-b́nh thế-giới là điều-kiện cần-thiết để cá-nhơn được tự-do và sung sướng. Nhưng nó cũng có thể đi đôi với chủ-trương kỷ-luật : chủ-nghĩa cộng-sản hướng đến một thế-giới đại-đồng cộng-sản trong đó mọi người đều bị khép vào một khuôn khổ khắc-nghiệt.

 

Chủ-nghĩa quốc-gia nhiều khi cũng gián-tiếp hướng đến mục-đích quốc-tế. Thật-sự th́ một số người theo chủ-trương quốc-gia có ư muốn chinh-phục hoàn-cầu và thực-hiện cảnh thế-giới đại-đồng theo một chiều có lợi cho dân-tộc ḿnh. Hitler đă chủ-trương thống-nhứt nhơn-loại dưới quyền điều-khiển của dân-tộc Đức. Một số chủ-nghĩa quốc-gia khác lại cố-gắng đi đến một sự hợp-tác giữa các nước trong các hội-họp quốc-tế, và như thế, cũng hướng đến sự ḥa-b́nh giữa các dân-tộc.

 

Xét tất cả những chủ-nghĩa chánh-trị đă lưu-hành ta nhận thấy rằng v́ không bao-quát cả vấn-đề sinh-tồn của người, nó chỉ lo cố-gắng giải-quyết một phần của vấn-đề này và trả lời  cho một số nhu-cầu của người mà thôi. Do đó, mặc dầu về lư-thuyết, nó không phải cố-ư làm khổ người hay làm yếu đoàn-thể, và thực-tế, nó đă thiên hẳn về sự sinh-tồn của cá-nhơn mà làm hại cho sự sinh-tồn của đoàn-thể, hoặc thiên về sự sinh-tồn của đoàn-thể mà làm hại cho sự sinh-tồn của cá-nhơn.

 

Sự thiên lệch này tự-nhiên là có hại cho sự sinh-tồn của người. Đoàn-thể mà yếu th́ sự sinh-tồn của cá-nhơn phải bị uy-hiếp. Trái lại, nếu cá-nhơn khổ quá, đoàn-thể cũng phải bị yếu hèn. Chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn lấy việc mưu-đồ sinh-tồn của người làm cứu-cánh cho nên bao-quát cả được vấn-đề hoạt-động của người. Nó chủ-trương dung-ḥa sự sinh-tồn của cá-nhơn với sự sinh-tồn của đoàn-thể.

 

Thật ra th́ việc dung-ḥa sự sinh-tồn của cá-nhơn với sự sinh-tồn của đoàn thể không phải đễ thực-hiện, cũng không phải chỉ có một phương-thức duy-nhứt. Trong nhiều trường-hợp, sự sinh-tồn của đoàn-thể bị uy-hiếp thái-quá, và người chỉ-huy cần phải khép cá-nhơn vào một kỷ-luật gắt gao để cứu đoàn-thể. Nhưng một khi sự sinh-tồn của đoàn-thể có điều-kiện để được bảo-đảm, ta mở rộng chế-độ ra để cho cá-nhơn được thơ-thới hơn.

 

Các chủ-nghĩa chánh-trị đă lưu-hành từ trước đến nay v́ tánh-cách thiên lệch của nó nên không hợp với những thay đổi trên này. Chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn, trái lại, tự chứa đựng nguyên-tắc dung-ḥa sự sinh-tồn cá-nhơn và đoàn-thể nên rất hợp với những sự biến-chuyển chánh-sách nêu ra trên này. Nếu nó hô-hào người hy-sanh quyền-lợi cá-nhơn, hy-sanh cả tánh-mạng cho dân-tộc, nó cũng chủ-trương rằng sự sinh-tồn của cá-nhơn, và quốc-gia phải lấy việc mưu-đồ sự sinh-tồn sung-măn cho các công-dân làm mục-đích chánh-yếu của ḿnh.

 

Đứng về mặt phạm-vi hợp-quần mà nói, chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn là một chủ-nghĩa quốc-gia. Nhưng nó không phải là một chủ-nghĩa quốc-gia quá khích chủ-trương phủ nhận giá-trị và phẩm cách con người, hoặc chủ-trương triệt hạ các quốc-gia khác.

 

Thật-sự th́ chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn vốn chủ-trương rằng các dân-tộc cần phải tranh-đấu lẫn nhau để mưu-đồ sự sinh-tồn của ḿnh nên không có tánh-cách tươi đẹp hoàn-toàn như nhiều chủ-nghĩa mơn trớn giấc mộng thế-giới đại-đồng.

 

 Sự tranh-đấu không ngừng và sát phạt nhau bắt buộc người phải gắng sức không ngừng, và gây  nhiều cảnh thảm-mục thương-tâm làm cho loài người chán ghét và kinh tởm. Bẩm-tánh lười biếng tự-nhiên của người thúc-giục người đến việc mưu sinh-tồn mà không phải cực nhọc hay nguy-hiểm. Xét các thiên-đường mà các dân-tộc tưởng-tượng ra, ta thấy rằng cái nào cũng là nơi người hưởng mọi lạc- thú mà khỏi làm động ǵ đến móng tay. Và những thời-đại hoang-đường mà người gọi là « hoàng kim » cũng là thời-đại mưa thuận, gió ḥa, người chỉ cần hoạt-động chút ít là đủ sống.

 

Những chủ-trương thế-giới đại-đồng và cá-nhơn phóng-túng vốn trả lời cho khuynh-hướng lười biếng cố-hữu trên đây nên được rất nhiều người mến thích. Như ta đă thấy, thế-giới đại-đồng luôn luôn chỉ là một ảo-mộng, c̣n chủ-trương cá-nhơn phóng-túng chỉ có thể đưa xă-hội đến sự hỗn-loạn.

 

Về phần sự sinh-tồn thiết-thực, nó bắt buộc người phải chiến-đấu một cách mănh-liệt. Từ trước đến giờ, người đă phải chiến-đấu, và người của thời nay cũng như người của ngàn muôn năm về sau cũng sẽ phải chiến-đấu như thế. Những cá-nhơn hay đoàn-thể không chịu tranh-đấu, nhứt-định không thể sinh-tồn được : không bị tiêu-diệt, họ cũng phải làm nô-lệ cho người.

 

Muốn sinh-tồn người phải chiến-đấu. Mà sự chiến-đấu lại bắt buộc người phải khép ḿnh vào một hàng-ngũ, người dầu có chiến-đấu, cũng không thể đi đến chỗ thành-công, và tự-nhiên,  không thể sinh-tồn được.

 

So với những chủ-nghĩa hướng đến cảnh thế-giới đại-đồng hay đến phóng-túng cá-nhơn, chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn không có tánh-cách lư-tưởng bằng, nhưng lại thiết-thực hơn. Nó không phải là giấc mơ tươi đẹp đầy hứng thú, mà là kết-quả của một sự nhận xét về nguyện-vọng sinh-tồn của người và những điều-kiện gắt gao nhưng thực tại chi-phối sự hoạt-động sinh-tồn.

 

Nếu đứng về mặt lư-tưởng thuần-túy mà nói, người ta có thể đặt những chủ-nghĩa chánh-trị mơn trớn giấc mộng thế-giới đại-đồng hay giấc mộng phóng-túng cá-nhơn lên trên chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn th́ về mặt thực-tế, người ta phải công-nhận là chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn có giá-trị hơn, v́ nó có đủ điều-kiện hơn để hưóng-dẫn con người trong sự mưu-đồ sinh-tồn cho ḿnh.

 

Trong sự hoạt-động chánh-trị, sự thực-tế phải xem là đức-tánh cần-thiết nhứt, v́ hoạt-động chánh-trị có ảnh-hưởng đến cả xă-hội loài người, và một sự lầm lạc cỏn con có thể mang những tai-hại đến cho một số đông người, có khi trong nhiều thế-hệ. Trong trường-hợp đó, một chủ-nghĩa thiết-thực cần-ích cho người và đáng được cho người tin theo hơn là một chủ-nghĩa không-tưởng.

 

V́ không chịu quan-sát sự thật, không dám nh́n thẳng vào sự thật, những chủ-nghĩa chánh-trị đă lưu-hành  đều thất-bại trong sự kiến-thiết một xă-hội tốt đẹp. Các lư-thuyết thần-quyền hướng con người đến chỗ phụng-sự những thần-minh mà lăng quên nhơn-loại. Chủ-nghĩa dân-chủ nêu ra một nguyên-tắc sai lầm là con người sanh ra tự-do và b́nh-đẳng nhau và phải được tự-do va b́nh-đẳng  hoàn-toàn trong xă-hội. Chủ-nghĩa xă-hội duy-vật cũng dựa vào một chủ-trương không đúng đắn là chủ-trương phân loài người ra làm hai giai-cấp xung-đột nhau. Chủ-nghĩa Phát-xít và chủ-nghĩa chủng-tộc cũng không hơn ǵ những chủ-nghĩa trên đây v́ nó quan-niệm quốc-gia và chủng-tộc một cách quá hẹp ḥi và phủ-nhận giá-trị cá-nhơn. Những chủ-nghĩa Tam Dân và Tân Dân cố-gắng dung-ḥa các chủ-trương trên, nhưng v́ quá nghiêng về chế-độ độc-tài hoặc về chủ-trương quốc-tế, nó cũng không thành-công được.

 

Với một lập luận bắt nguồn từ ư-chí sinh-tồn của người với những kết-luận thực-tiễn rút ra từ những sự nghiên-cứu về sự tranh-đấu sinh-tồn của người, chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn là một chủ-nghĩa quốc-gia khoa-học. Nó có nhiều điều-kiện thành-công trong sự xây dựng một xă-hội ổn-định điều-ḥa trong đó người có thể sống c̣n một cách đầy đủ vui thú được.

 

Và mặc dầu lư-tưởng nó nêu ra không có tánh-cách tươi đẹp hoàn-toàn như lư-tưởng mà nhũng nhà không-tưởng nêu ra, nó vẫn hơn các chủ-nghĩa chánh-trị đă lưu-hành.

 

Với tánh-cách khoa-học của nó, chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn không hẹp ḥi như những chủ-nghĩa quốc-gia cổ-điển. Nó không chủ-trương xem quốc-gia là một thực-thể trừu-tượng thiêng-liêng mà người phải phụng-thờ một cách mù quáng, v́ chủ-trương này thường đưa đến những lạm-dụng quá đáng, bắt đại chúng lảm nô-lệ cho một người hay một ḍng họ.

 

Chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn chủ-trương xem quốc-gia là một tổ-chức đặt ra để giúp vào sự sinh-tồn của người. Nếu người phải phụng-sự quốc-gia, đặt quyền-lợi quốc-gia lên trên hết th́ đó là v́ quyền-lợi quốc-gia là quyền-lợi của tất cả mọi người, v́ sự sinh-tồn của người với tư-cách là người bao giờ cũng phải được xem là cứu-cánh sau cùng của xă-hội.

 

Như thế, Dân-tộc Sinh-tồn, chủ-nghĩa quốc-gia khoa-học, tuy có khi cũng phải kêu gọi người hy-sanh cá-nhơn ḿnh, vẫn tôn-trọng nhơn phẩm của người và vẫn nghĩ đến cá-nhơn. Xét các nguyên-lư căn-bản của nó, ta sẽ thấy rằng nó công-nhận những phần tốt đẹp của các chủ-nghĩa hướng về việc phụng-sự cá-nhơn.

 

Nó chấp-nhận những tự-do căn-bản của người : tự-do thân-thể, tự-do đi lại, tự-do hội-họp, tự-do tín ngưỡng, tự-do tư-tưởng v.v… v́ nó cho rằng những tự-do này hết sức cần-thiết cho sự sinh-tồn của người.

 

Sở-dĩ nó không lấy sự tự-do làm một chủ-trương căn-bản v́ sự tự-do hoàn-toàn không thể đạt được. Hơn nữa, sự tự-do hiểu một cách sai lầm hay áp-dụng đến triệt-để chỉ có thể đưa xă-hội đến sự hỗn-loạn. Ngay trong xă-hội tôn thờ lư-tưởng tự-do, nhiều người vẫn c̣n bị pháp-luật bó buộc rất nhiều. Trong trường-hợp đó, lấy sự tự-do làm mục-tiêu tranh-đấu, người ta có thể đưa xă-hội đến chỗ hỗn-loạn, nếu không tự mâu-thuẫn với ḿnh.

 

Chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn, với chủ-trương chấm dứt sự bóc lột cần-lao và nâng cao đời sống vật-chất của hạng bần-cùng, cũng rất thích-hợp với tinh-thần xă-hội.

 

Nó sở-dĩ không hô-hào b́nh-đẳng triệt-để v́ sự b́nh-đẳng triệt-để không thể thực-hiện được bởi lẽ người vốn không b́nh-đẳng nhau rồi. Để cho mọi người ở vào một khung cảnh như nhau, rồi cho họ tự-do hoạt-động, ta không thực-hiện được sự b́nh-đẳng, v́ trong trường-hợp đó, người giỏi sẽ hơn kẻ dở, người khôn sẽ hơn kẻ ngu, người mạnh sẽ hơn kẻ yếu. Trái lại, bắt mọi người đứng ngang hàng nhau măi cũng không thực-hiện được lư-tưởng b́nh-đẳng, v́ trong trường-hợp này, người ta xem những kẻ bất-tài y như những kẻ có tài.

 

Sự b́nh-đẳng hoàn-toàn đă không thực-hiện được th́ sự hô-hào b́nh-đẳng sẽ gây rối loạn cho xă-hội chớ không có ích-lợi ǵ. Điều cần-thiết là hủy bỏ những chế-độ bất-công, và bảo-vệ những hạng người hèn kém để chọ khỏi bị bắt nạt hay bị bóc lột.

 

Tuy không lấy tự-do và b́nh-đẳng làm nguyên-tắc chủ yếu cho lư-luận ḿnh, chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn vẫn công-nhận những tự-do căn-bản của người, và cố-gắng san bằng những nỗi bất-công trong xă-hội. Như thế, nó thâu-thái được những cái hay của các chủ-nghĩa dân-chủ và xă-hội, mà lại tránh được những cái hại của các chủ-nghĩa ấy.

 

Một mặt khác, chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn, vốn chủ-trương các dân-tộc phải tranh-đấu nhau không ngừng nên rất thích-hợp với sự tiến-hóa. Nhờ chỗ dân-tộc nào cũng cố-gắng lên măi để hơn dân-tộc khác mà cả nhơn-loại đều có thể tiến-bộ rất nhanh. Lịch-sử cận đại đă cho ta thấy rơ rằng chính trong những thời-kỳ chinh-chiến mà nền kỹ-thuật của người bước tới những bước khổng-lồ.

 

Điều duy-nhứt mà người ta có thể trách chủ-nghĩa Dân-tộc Sinh-tồn là nó tàn-nhẫn quá. Lời trách móc này có thể đúng. Nhưng thật ra sự tàn-nhẫn đó không phải tự nơi chủ-nghĩa ấy mà ra. Nó do cái định-luật thiên-nhiên chi-phối đời sống của muôn loài từ vạn cổ đến giờ.

 

Tạo-hóa đă khép đời sống các sanh-vật vào một khuôn khổ mà nó không thể vượt ra được. Sống là tranh-đấu, không tranh-đấu là chết. Người không muốn chấp-nhận luật này cũng không làm sao khác được. Và chung-qui chỉ c̣n có một vấn-đề được nêu ra cho người : muốn sống hay là không muốn sống.

 

Nếu người không muốn sống th́ vấn-đề rất giản-dị. Nhưng sự thật, người luôn luôn muốn sống mà không phải chỉ muốn sống lấy c̣n, lấy có. Người muốn sống một cách đầy đủ về cả hai mặt vật-chất và tinh-thần.

 

Một khi ư muốn sống đầy đủ này c̣n th́ sự cần dùng tranh-đấu vẫn c̣n. Không chấm dứt được ư muốn của người, ta chỉ có thể làm dịu sự tranh-đấu bằng cách giữ cho người ngu-độn để dễ tự-măn tự-túc, hoặc khép họ vào một khuôn khổ khắc-nghiệt, dùng sự bạo-tàn để chế-ngự họ và nô-lệ-hóa họ khiến cho họ không c̣n một phản-ứng ǵ tự-nhiên nữa.

 

Thánh-kinh của người Âu Mỹ cho thủy-tổ của loài người là A-đam (Adam) và E-va (Eve) chỉ sung sướng khi họ ngây thơ không hiểu-biết ǵ cả. Khi trái ư Thượng-Đế mà ăn quả cây cấm giúp họ hiểu-biết, họ cảm thấy xấu hổ và bắt đầu từ đó phải chịu bao nỗi cực-khổ của kiếp sống trần-gian. Ư-kiến trên này rất đúng. Nhưng liệu ta có nên chủ-trương làm cho người ngu-độn để cho họ dễ thấy sung sướng và chấm dứt sự tranh-đấu nhau hay không ? Nhóm cộng-sản đă mặc-nhiên chấp-thuận điều này khi chủ-trương nhồi sọ nhơn-dân và g̣ bó tư-tưởng mọi người trong một khuôn khổ chật hẹp.

 

Nhưng điều này thật ra cũng không đủ để làm cho cái thế-giới đại-đồng cộng-sản được an-ổn vững chắc. Ngoài việc giam hăm trí óc người vào trong một cái ṿng bé nhỏ, cộng-sản c̣n phải duy-tŕ một chế-độ cảnh-sát gắt gao để biến-tánh người, diệt các t́nh-cảm, và làm cho người hóa ra cái máy không một phản ứng tự-nhiên nào.

 

Nền ḥa-b́nh mà cái thế-giới đại-đồng trên này tạo ra, dầu có thực-hiện được, cũng không phải là tốt đẹp cho người, v́ người không phải chỉ muốn sống như súc-vật, mà muốn sống một cách cao- nhă hơn. Phương chi, nó không thể nào thực-hiện được một cách đàng-hoàng. Dầu cho đại-đa-số nhơn-loại có trở thành hoàn-toàn tuân lịnh chính-phủ trung-ương, sự tranh-đấu vẫn c̣n, c̣n giữa thiểu số nhơn-viên lănh-đạo thế-giới cộng-sản. Sự tranh-đấu này, tuy không mang h́nh-thức một cuộc chiến-tranh thật-sự, cũng làm đổ máu nhiều và gieo rắc sự khổ-sở cho người.

 

Nói tóm lại, chủ-trương làm cho người ngu-độn và nô-lệ hóa họ để xây nền ḥa-b́nh cho nhơn-loại không thể thực-hiện được, mà dầu có thực-hiện cũng không phải lợi cho nhơn-loại. Loài người vốn muốn sống, sống một cách đầy đủ, sống một cách cao-nhă. Mà muốn được sống như thế, họ chỉ c̣n có một cách là chấp-nhận sự tranh-đấu một cách anh-dơng. Đúng như thi sĩ Pháp đă nói : « Rên siết, khẩn cầu hay khóc lóc cũng đều là hèn cả ». Người muốn sống một cách ngang-nhiên chỉ có thể lặng lẽ nhận lấy vai tuồng ḿnh trong mặt trận dân-tộc mà thôi.

 

Điều người có thể làm được là cố-gắng nhơn-đạo-hóa sự tranh-đấu một phần nào để cho loài người bớt khổ. C̣n giấc mộng ḥa-b́nh trong một nhơn-loại đại-đồng, nó chỉ có thể thực-hiện được khi nào cả loài người đều đứng trước một hiểm-họa chung rất lớn lao, như sự xâm lấn của một loài sanh-vật khác từ một hành-tinh khác kéo đến mà thôi. Có đổ cái ghét, cái vị-kỷ nơi loài khác, người mới có thể chấm dứt sự chia rẽ bên trong nhơn-loại mà đoàn-kết nhau lại.

 

Khi nào hiểm-họa này chưa có, người vẫn c̣n xung-đột nhau. Vấn-đề chấm dứt xung-đột, nếu có được nêu ra th́ cũng chỉ đưa đến những cuộc bàn căi suông, những quyết-nghị không-tưởng, chớ không thể đi đến những kết-quả ǵ tốt đẹp hơn.

 

Lư-tưởng cao nhứt mà người có thể đạt được là cố tránh sự sát-phạt nhau thái-quá và hướng nhiều hơn đến sự tranh-đấu ôn-ḥa. Sự thiết-lập những tổ-chức quốc-tế, những cơ-quan điều-giải những cuộc tranh-chấp giữa các quốc-gia sẽ có thể đưa đến nhiều kết-quả tốt.

 

Dầu sao, việc chấm dứt hẳn chiến-tranh cũng là một việc không có nhiều hy-vọng thành-công. Trong trường-hợp đó, người không thể măi mê theo cái ảo-mộng đại-đồng, mà phải dám nh́n vào sự thật phủ-phàng. Có dám nh́n vào sự thật phủ-phàng, người mới tránh được những thất-vọng ê chề, tạo được cho ḿnh một cuộc đời đáng sống, và luyện cho ḿnh những đức-tánh tranh-đấu cần-thiết, những đức-tánh tranh-đấu nâng cao giá-trị và nhơn-phẩm của người.

 

 

 

0

00

 

 

 

 

THUYẾT SINH-HOẠT HAY THUYẾT HIỆN-SINH

 

 

Sau trận thế-chiến thứ nh́, một số kư-giả ở Sài G̣n đă đem lư-thuyết của một triết-gia Pháp tên là Jean Paul Sartre ra phổ-biến và phê-b́nh. Lư-thuyết ấy tiếng Pháp gọi là « Existentialisme », và một số kư-giả đă dịch lại là « Chủ-nghĩa Sinh-tồn ». Nhưng thật-sự, lư-thuyết của Jean Paul Sartre không dính dáng ǵ đến chủ-nghĩa Sinh-tồn tŕnh bày trong sách này. Để đánh tan mọi sự hiểu lầm và giúp cho các bạn đọc-giả thấy rơ chỗ khác nhau ở hai bên, chúng tôi xin đăng sau đây một bài khảo cứu về thuyết Existentialisme mà chúng tôi dịch là « thuyết sinh-hoạt », và được một số người khác dịch là « thuyết hiện-sinh ».

H.N

 

 

          Những nhà triết học, tư-tưởng-gia từ ngàn xưa đến giờ đă luôn luôn băn khoăn suy nghĩ về những vấn-đề thế-giới là ǵ, có Thượng-Đế cai quản thế-giới hay không, người là ǵ, người từ đâu đến và đi về đâu.

 

          Câu hỏi sau cùng : « người đi về đâu ? » đă được người ta đặc-biệt chú ư và t́m cách trả lời. Thuyết sinh-hoạt chính là một trong những câu trả lời của các triết- gia Âu-Châu

 

 

I.- THUYẾT NGUYÊN-THỂ VÀ THUYẾT SINH-HOẠT.

 

Nhưng không phải thuyết sinh-hoạt là thuyết đầu tiên mà người ta đă nghĩ ra để trả lời cho câu hỏi « người đi về đâu ? ».

 

Trong suốt bao nhiêu thế-kỷ, điều mà các triết-gia nhận thấy trước nhứt là sự quan-sát nhơn-vật bao quanh ḿnh là sự trật-tự chi-phối thiên-nhiên và vạn-vật.  Nh́n ra vơ-trụ, người ta có cảm tưởng như là đi xem một buổi diễn kịch tổ-chức rất khéo-léo, trong đó mỗi kịch-sĩ đều thuộc vai tuồng ḿnh và giữ đúng chỗ ḿnh. Điều này làm cho người ta có  ư so sánh cuộc đời như là chỗ kịch-trường.

 

Trên kịch-trường, một vở tuồng điều có nhiều vai tuồng và những kịch-sĩ. Các vai tuồng không bao giờ đổi, nhưng các kịch-sĩ thủ những vai tuồng ấy th́ có thể thay đổi luôn luôn. Thí-dụ như ta đem diễn vở kịch « Người hà tiện » của Molière, th́ vai tuồng anh Harpagon luôn luôn vẫn có một, nhưng anh kép thủ vai Harpagon ấy th́ có thể thay đổi, kỳ th́ anh Mít, kỳ th́ anh Xoài.

 

Theo những triết-gia thời  xưa th́ sân khấu vơ-trụ cũng y như sân khấu kịch-trường : mỗi người, mỗi vật đều đóng một vai tuồng nhứt-định. Các vai tuồng này, như vai tuồng Đàn Ông, Đàn Bà, Thi-sĩ, Cây, Đá,  đều là những tiêu-chuẩn bất di bất dịch, vĩnh viễn, chủ yếu. Người ta gọi các vai tuồng ấy là Nguyên-thể (Essence). Những cá-nhơn hay đồ vật, như ông Mít, ông Xoài, cành cây, viên đá, cái bàn v.v… chỉ là những kép hát tạm-thời thủ những vai tuồng ấy. Những kép hát này sanh ra, sống rồi chết. Họ hiện sống, họ là những nhơn-vật sinh-hoạt (Existence).

 

Như thế, những triết-gia thời xưa cho rằng những nhơn-vật sinh-hoạt (Existence) chỉ là những vật phó-sản của các nguyên-thể (Essence). Nguyên-thể luôn luôn có trước nhơn-vật sinh-hoạt. Nhờ quan-niệm này người ta cắt nghĩa được bộ máy của vơ-trụ và con người. Vơ-trụ chỉ là toàn- thể những nhơn-vật do các nguyên-thể gây ra. Người chỉ là một nhơn-vật sinh-hoạt như bao nhiêu nhơn-vật sinh-hoạt khác, nhưng nhờ có mắt, mũi, tay chơn, trí óc, người cảm-giác được và chấp-nhận dễ dàng những nhơn-vật ở quanh ḿnh và trật-tự của vơ-trụ.

 

Ngoài ra, người lại hiểu rằng muốn thành kịch-sĩ xứng đáng, ḿnh phải thuộc vở tuồng ḿnh cho hay. Tất cả những qui- tắc luân-lư của những người theo thuyết nguyên-thể đều do nguyên-tắc trên này mà ra. Nếu ta là người th́ nhiệm-vụ ta là phải sống cách nào cho thật giống với cái tiêu-chuẩn hoàn-toàn của người, cũng như cái xe hơi chỉ là cái xe hơi hoàn-toàn khi nào nó giống với cái xe kiểu mẫu do nhà phát minh chế tạo ra. Khi người không c̣n sinh-hoạt nữa th́ kẻ khác sẽ tùy theo chỗ đời sống của người giống hay không giống cái nguyên-thể mà người đại-diện để định giá-trị của người. Người càng giống cái nguyên-thể Người th́ càng xứng đáng làm người.

 

Thuyết nguyên-thể đại khái là thế. Nó đă được một số đông triết-gia thời trước chấp-nhận. Nhưng một số triết-gia khác không chấp-nhận thuyết này. họ nhắc cho mọi người nhớ rằngkhông ai có thể gặp những nguyên-thể, những tiêu-chuẩn ở trên này ở đâu cả. Dầu cho ta có gọi những nguyên-thể ấy là Lư-tưởng, Thượng-Đế, Thiên-nhiên hay Tối-Sơ Nguyên-nhơn cũng vậy, tất cả những cái mà những triết-gia nguyên-thể gọi là tiêu-chuẩn vẫn là những ư-tưởng trừu-tượng, vô h́nh. Cho rằng thế-giới nguyên-thể không dựa vào sự thật, những triết-gia trên này đi t́m một mảnh đất chắc hơn để đặt nền tảng lư-luận của họ. Do đó, họ quay về yếu-lănh thứ nh́ của vấn-đề là nhơn-vật sinh-hoạt.

 

Những nhơn-vật sinh-hoạt này quả có thật. Và nếu không ai gặp được Thượng-Đế, Thiên-nhiên hay những luật vơ-trụ bao giờ, người ta cũng luôn luôn gặp con người, cành cây, viên đá.

 

Lật ngược thuyết nguyên-thể lại, những người theo thuyết sinh-hoạt đặt ra nguyên-tắc : vật chắc chắn duy-nhứt, chính là nhơn-vật sinh-hoạt. Nhơn-vật sinh-hoạt trước có nguyên-thể ḿnh, nghĩa là có những đức-tánh tạo nguyên-thể  ấy.

 

Chỉ sau khi thấy nhơn-vật sinh-hoạt và quan sát tánh-chất của nó rồi người ta mới nghĩ đến cái nguyên-thể làm tiêu-chuẩn cho nó. Thuyết sinh-hoạt này lật đổ hết các quan-niệm nguyên-thể về vơ-trụ và con người.

 

II.- CÁC THUYẾT SINH-HOẠT KHÁC NHAU.

 

          Ta đă thấy đại khái thuyết sinh-hoạt là ǵ. Nhưng muốn biết nó một cách rơ ràng hơn nữa, chúng ta cần phải biết qua quan-niệm của các nhà tư-tưởng theo thuyết sinh-hoạt về nhơn-vật sinh-hoạt.

 

          Để trả lời câu hỏi « nhơn-vật sinh-hoạt là ǵ ? » những người theo thuyết sinh-hoạt chia nhau làm hai nhóm : nhóm sinh-hoạt công-giáo theo học phái của nhà học giả Đan Mạch, Kierkegaard, hay của nhà học giả Pháp, Gabriel Marcel, và nhóm sinh-hoạt vô-thần theo học phái Đức của Heidegger hay theo học phái Pháp của Jean Paul Sartre.

 

          Đối với tất cả những người theo thuyết sinh-hoạt trên này, sinh-hoạt tức là thi-hành một cử chỉ,  làm cho một việc có thể xảy ra thành một việc có thể xảy ra thật. Người là một vật sinh-hoạt, v́ người luôn luôn biến đổi cái có thể xảy ra thành cái có thật. Thí-dụ như một người muốn hút thuốc, và đốt một điếu thuốc hút. Làm như thế, người biến ḿnh từ  trạng-thái người không hút thuốc qua  trạng-thái người hút thuốc. Kế đó, người có thể biến thành từ  trạng-thái người hút thuốc qua người uống cà phê v.v… Vậy, sinh-hoạt tức là chuyển biến, và sự chuyển biến này chỉ cảm thấy bên trong người, chớ không phải từ bên ngoài đưa đến. Do đó, danh-từ sinh-hoạt đối với những nhà tư-tưởng theo thuyết sinh-hoạt chỉ áp-dụng vào các sinh vật và nhứt là người. Đối với những người này, viên đá không phải là một vật sinh-hoạt, mà là một vật hiện-hữu. Người không phải do một tiêu-chuẩn nào mà gây được tánh-chất của ḿnh, người tự  tạo lấy ḿnh từng giây, từng phút, cũng như con ṣ, con ốc không ngừng nhả chất vôi để làm cái vỏ bao ḿnh.

 

          Thêm nữa, sinh-hoạt, tức là được tự-do chọn lựa. Mỗi người khi đi từ  trạng-thái này sang  trạng-thái khác, đă chọn lựa một trong nhiều  trạng-thái mà người thấy thích và muốn có. Thí-dụ : như người có thể ở nhà đánh bài chơi, hay thả rễu ngoài phố tùy theo ư-thích của ḿnh.

 

          Nhưng đối với người theo thuyết sinh-hoạt th́ trên đời này không có những kiểu mẫu, tiêu-chuẩn ǵ làm gương cho người, không có những định-luật đại-đồng hướng-dẫn người trong sự chọn lựa : người hành-động theo một sức xung-động tự-nhiên trong ḷng ḿnh.

 

          Hai nhóm người theo những thuyết sinh-hoạt khác nhau phân tách nhau về quan-niệm đối với sức xung-động này. Theo nhóm sinh-hoạt công giáo th́ sức xung-động thúc giục người hành-động là một sự  xung-tiến trong ḷng Thượng-Đế (học phái Kierkegaard) hay một giai-đoạn trong bước tiến về Thượng-Đế (học phái Gabriel Marcel). Theo nhóm sinh-hoạt vô-thần th́ sự xung-động này là một sự tự-do hoàn-toàn của người muốn làm ǵ th́ làm, không làm th́ thôi ; sự tự-do này không có cơ-sở nền tảng ǵ, và không dựa vào đâu cả (học phái Jean Paul Sartre).

 

          Chung-qui, theo thuyết của Jean Paul Sartre th́ với những hành-vi cử chỉ của chúng ta, chúng ta đào-tạo nên nhơn-cách của chúng ta, nhưng chúng ta nhắm mắt làm chứ không có tiêu-chuẩn, kiểu mẫu ǵ cả. Theo sự t́nh-cờ của hành-động mà ta trở thành một người hà-tiện, một anh phóng-đảng hay một vị anh-hùng. Nhưng sau khi có h́nh-dáng của một nhơn-vật rồi, chúng ta có thể, hoặc tiếp-tục hoàn-thành tánh-cách nhơn-vật ấy, nếu chúng ta có óc thủ-cựu, nhơn-tuần, hoặc t́m cách thoát ly nhơn-vật ấy bằng những cử-chỉ càng ngày càng tự-do hơn mà người ta thường gọi là phóng khoáng.

 

          Nhưng nếu con người ở trong t́nh-trạng lù mù, lờ mờ và sống không mục-đích như thế th́ con người không có trách-nhiệm ǵ cả hay sao ? Nhà sinh-hoạt vô-thần không chấp-nhận điều này. Họ cho rằng mỗi  trạng-thái mà người chọn lựa, mỗi hành-động của người không những trói buộc con người mà c̣n trói buộc tất cả những người khác nữa. Sartre đă từng bảo : « Tôi phải chịu trách-nhiệm về chiến-tranh cũng như chính tôi đă từng đứng ra tuyên-chiến vậy ».

 

          Như thế, người phải chịu trách-nhiệm về tất cả những hành-động của ḿnh và của người khác, mặc dầu giữa người này và người nọ không có sự thông-cảm nhau một cách hoàn-toàn, v́ mỗi người đều sống cuộc đời riêng của ḿnh, và tự tạo nên cuộc đời ấy.

 

          Đối với vấn-đề nguồn gốc con người, và lư-do tồn-tại của nhơn-loại th́ những người theo thuyết sinh-hoạt công giáo cho rằng đó là ư muốn của Thượng-Đế, và ư muốn này, người không sao hiểu được, c̣n người theo thuyết sinh-hoạt vô-thần th́ cho rằng vấn-đề này không phải là một vấn-đề, và tự-nhiên không có sự giải-thích hay trả lời ǵ cả. Họ cho rằng sự sống của người và ngay đến con người đều là những sự kiện tuy có thật nhưng không giải-thích một cách hợp-lư được.

 

          Nói tóm lại, theo thuyết sinh-hoạt của Jean Paul Sartre th́ con người được tự-do hoàn-toàn, muốn làm ǵ th́ làm, không muốn làm th́ thôi, nhưng sự chọn lựa thái-độ làm hay không làm, làm cái này hay cái khác chỉ là một sự chọn lựa mù quáng, bất định, ngẫu nhiên ; tuy thế, người phải chịu trách-nhiệm về tất cả những hành-vi cử-chỉ của ḿnh, đối với chính ḿnh và đối với những người khác, mặc dầu về những người khác này, người chỉ có một ư-thức mơ-hồ, và sau cùng, người không biết ḿnh đi về đâu, v́ người chỉ là một vật mà sự tồn-tại rất phi-lư, không giải nghĩa được.

 

III.- CHỖ KHÁC NHAU GIỮA THUYẾT SINH-HOẠT VÀ CHỦ-NGHĨA SINH-TỒN.

 

          Vậy, thuyết sinh-hoạt không dính dáng ǵ đến chủ-nghĩa sinh-tồn.

 

          Chủ-nghĩa sinh-tồn là một chủ-nghĩa chánh-trị c̣n thuyết sinh-hoạt chỉ là một quan-niệm triết-lư về con người. Tuy cả hai cùng nghiên-cứu về sự sống của con người, nhưng chủ-nghĩa sinh-tồn đặt nền tảng trên sự nhận xét về ư muốn sống c̣n của con người và khảo-sát sự hoạt-động của người với mục-đích hướng-dẫn con người trong sự tranh-đấu để phụng-sự ư muốn sống c̣n ấy, c̣n thuyết sinh-hoạt đặt nền tảng trên sự băn khoăn của con người về nguồn gốc và cứu-cánh của ḿnh, và khảo-sát hoạt-động của người để giải thích cứu-cánh ấy. Sau khi lư-luận quanh quẩn một hồi, thuyết sinh-hoạt đi đến chỗ kết-luận rằng ḿnh bất-lực, không đạt được mục-đích ấy, và để cho người lạc lỏng, ngẩn ngơ trước sự vô-lư của sự sống. V́ đó, chủ-nghĩa sinh-tồn có tánh-cách thiết-thực, nung ḷng chiến-đấu và hướng-dẫn sự sinh-hoạt, nhứt là thuyết sinh-hoạt vô-thần, th́ siêu h́nh, đem sự băn khoăn lo ngại đến thêm cho người và làm rủn chí người trước một sự hư-không khủng-khiếp, vô-ư-nghĩa.

 

          Như thế, chủ-nghĩa dân-tộc sinh-tồn cần-thiết và ích-lợi cho người, c̣n thuyết sinh-hoạt không những vô ích mà lại c̣n có hại cho người. Những người công kích thuyết sinh-hoạt đă rất có lư mà cho nó là một học-thuyết lửng lơ không cơ-sở, không cứu-cánh, sản-phẩm của những bộ óc bịnh-hoạn, thiếu tinh-thần tranh-đấu và hay đeo vào sự băn-khoăn lo-ngại vẩn-vơ.

 

 

 

HẾT

 

 

LỜI  CẢM  TẠ

 

 

Sau hơn nửa thế-kỷ, chúng tôi gặp cơ-duyên cho tái bản sách « Dân-tộc sinh-tồn – Chủ-nghĩa Quốc-gia Khoa-Học – »  in năm 1964 tại Sài-g̣n của cố Giáo-Sư Nguyễn Ngọc-Huy, dưới bút-hiệu Hùng Nguyên.

 

Chủ-nghĩa Dân-tộc sinh-tồn là một hệ-thống tư-tưởng về triết-học và chánh-trị do nhà cách-mạng Trương tử Anh công-bố ngày 10.2.1938 v́ ông nhận thấy : « Những triết-thuyết, những chủ-nghĩa đương thời đều không thích hợp với dân-tộc Việt-nam và đều có sai lầm ».

 

Nhân-dân Việt-Nam phải tự-hào về một chủ-thuyết dân-tộc do người Việt-Nam đề-xuất, v́ quyền-lợi của nhân-dân và tổ-quốc Việt-Nam. Ở ngưỡng cửa thế-kỷ 21 này, vào lúc chủ-nghĩa ngoại-lai cộng-sản đă phá-sản, chủ-nghĩa thần-quyền lạc-hậu gây tang thương đẵm máu, chủ-nghiă « Dân-tộc sinh-tồn » phải chiếm-lĩnh vị-trí ư-thức-hệ chỉ-đạo để hồi-phục đất nước trên mọi lănh-vực,nhất là xây-dựng lại niềm tự-hào dân-tộc và dân-chủ tự-do.

 

Chân-thành cảm-tạ các thân-hữu, các bạn đồng-hành chung lư-tưởng đă tiếp tay trong việc đánh máy, đọc lại, chữa lỗi và sai sót của ấn-bản tập sách này, cũng như chịu trách-nhiệm việc tái bản và phân phối cuốn sách này  :

 

Anh và chị Lâm hoàng Tùng, Nhữ đ́nh Hùng, Nguyễn Sơn, Đào nhật Tiến, Trương Sĩ Lương, Trần minh Tâm, Hồ văn Di-Hấn, Trương minh Hoàng, Hứa vạng Thọ.

 

Chân-thành cảm-tạ các « mạnh-thường-quân » , đặc-biệt là những đảng-viên Đại-Việt và Liên-minh Dân-chủ Việt-nam, đă chấp-nhận ứng tiền mua trước khi sách được thực-hiện. Điều này nói lên ḷng mến mộ của quư vị đối với cố Giáo-Sư Nguyễn Ngọc-Huy, muốn có một tài-liệu lịch-sử để nghiên-cứu, và đồng-thời cũng nói lên sự tin-tưởng của quư vị đối với chúng tôi.

 

Mong rằng bộ sách «Dân-tộc Sinh-tồn – Chủ-nghĩa Quốc-gia khoa-học – » sẽ không phụ ḷng bạn đọc, và nếu có điều chi sơ sót xin quư bạn vui ḷng luợng thứ cho.

 

 

Ủy-ban tái bản sách Dân-tộc Sinh-tồn

 

 

 

 

 

 

NGUYỄN NGỌC HUY

 

Bút hiệu: Đằng Phương, Hùng Nguyên, Ba Xạo,  và nhiều bút hiệu khác

 

 A. Chi tiết cá-nhơn.

 

- Sanh ngày 2 .11. 1924 tại Chợ Lớn (Nam Việt). Quê quán làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Ḥa (Nam Việt- Nam).

- Qua đời: ngày 28-7-1990 lúc 21 giờ 30 (giờ Paris) tại Paris, Pháp Quốc.

 

 

Văn-bằng:

 

- 1963: Tiến-Sĩ Chánh-trị-học, Trường Đại-học Luật-khoa và Khoa-học Kinh-tế, Viện Đại-học Paris. Luận án: " Đề-tài người ưu-tú trong tư-tưởng chánh-trị Trung-Quốc cổ-thời"

-  1960: Cao học Chánh-trị, Trường Đại-học Luật-khoa và Khoa-học Kinh-tế, Viện Đại-học Paris. Luận văn: "Lễ trong tư-tưởng chánh-trị Trung Quốc cổ-thời".

-  1959: Cử-nhơn Luật-khoa và Khoa-học Kinh-tế, Viện Đại-học Paris.

-  Tốt nghiệp Viện Nghiên-cứu Chánh-trị (Ban Bang-giao Quốc-tế), Viện Đại-học Paris.

-  Tự học thi đậu bằng Tú-tài.

-  Tốt nghiệp Ban Cao-đẳng Tiểu-học ở trường Trung-học Pétrus Trương Vĩnh Kư.

 

B. Chức-vụ.

 

Trong ngành giảng-huấn:

 

-Từ 1976: Phụ-khảo tại Trường Đại-học Luật-khoa Harvard (Viện Đại-học Harvard).

 

-1965-1975: Giáo-sư Chánh-trị-học và Luật Hiến-pháp ở:

•        Học Viện Quốc-gia Hành-chánh, Sài G̣n.

•        Trường Đại-học Luật Khoa và Khoa-học Xă-hội, Viện Đại-học Cần Thơ.

•        Trường Đại-học Sư-phạm, Viện Đại-học Sài G̣n.

•        Trường Đại-học Luật Khoa, Viện Đại-học Huế.

•        Các trường Đại-học tư: Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Minh Trí...

•        Đồng thời, giảng viên ở:

Trường Cao-đẳng Quốc-Pḥng , Trường Chỉ-huy Tham-mưu Cao-cấp, Trường Đại-học Chiến-tranh Chánh-trị.

-1967-1968: Khoa-trưởng Luật Khoa và Khoa-học Xă-hội, Viện Đại-học Cần Thơ. Năm 1968 từ chức Khoa-trưởng để tham-dự phái đoàn Việt-Nam Cộng-ḥa trong cuộc Ḥa-đàm Paris, Pháp Quốc.

 

Trong chánh-quyền:

 

- 1973: Nhơn-viên phái-đoàn V.N.C.H. tham-dự cuộc thương-thuyết La Celle Saint Cloud, Pháp Quốc.

- 1968-1970: Nhơn-viên phái-đoàn V.N.C.H. tham-dự Ḥa Đàm Paris Pháp Quốc.

- 1967: Hội-viên Hội Đồng Dân Quân.

- 1964: Đổng-lư Văn Pḥng Phủ Phó-thủ-tướng đặc-trách b́nh-định.

 

C. Hoạt-động chánh-trị.

 

- Từ 1986: Hội-viên Ủy-ban danh-dự của Ủy-Ban Quốc-tế Yểm-trợ Việt-Nam Tự Do.

- Từ 1981: Chủ-tịch Ủy-ban Chấp-hành Trung-Ương Liên Minh Dân-Chủ Việt-Nam.

- 1973-1975: Đồng Chủ-tịch Liên Minh Quốc-Gia Dân-Chủ Xă-Hội, một mặt trận gồm sáu chánh đảng đối-lập theo xu-hướng dân-chủ.

- 1969-1975: Tổng-thơ-kư Phong-Trào Quốc-Gia Cấp Tiến.

- 1964-1990: Cùng một số đồng-chí đảng-viên Đại-Việt Quốc Dân Đảng Xứ Bộ Miền Nam thành lập đảng Tân Đại-Việt và là thủ-lănh đảng này, cả trong thời gian lưu vong ở Hoa Kỳ từ năm 1975 cho đến khi qua đời ở Pháp năm 1990.

- 1945-1964: Đảng-viên Đại-Việt Quốc Dân Đảng; nhơn-viên Ủy-ban Chấp-Hành Trung Ương của đảng từ năm 1948.

 

Tưởng Lục.

 

-  WHO'S WHO đông bộ Hoa-Kỳ, ấn bản lần thứ 18, 1981-1982.

-  Giải thưởng của Viện Đại-học Paris trao cho một trong các luận-án xuất sắc nhất trong niên-học 1963-1964.

 

Chuyên-môn

 

-  Luật: Luật Hiến-pháp

-  Chánh-trị-học: tư-tưởng chánh-trị, định-chế chánh-trị, bang-giao quốc-tế.

-  Ngôn ngữ: Việt, Pháp, Anh, Hán văn.

 

D. Tác-phẩm đă xuất-bản.

 

I. SÁCH 

 

-  Tiếng Việt:

 

1. BIỆN-CHỨNG DUY XẠO LUẬN (Trào phúng).

2. DÂN-TỘC HAY GIAI-CẤP   

3. NHẬN-ĐỊNH T̀NH-H̀NH THẾ-GIỚI (4 tháng đầu năm 1990), Mekong-Tỵ nạn, San Jose, Hoa Kỳ, 1990.

4. QUỐC-TRIỀU H̀NH-LUẬT (Quyển A, trong trọn bộ 8 quyển), Việt Publisher, Canada, 1990

5. CÁC ẨN-SỐ CHÁNH-TRỊ TRONG TIỂU-THUYẾT VƠ-HIỆP KIM DUNG, Thanh Phương Thư Quán, San Jose, Hoa Kỳ, 1986.

6. HỒN VIỆT, thơ, Đuốc Việt, Sài G̣n, Việt Nam, 1950, Thanh Phương Thư Quán tái bản ở Paris, Pháp Quốc, năm 1984 và ấn bản thứ ba ở San Jose, Hoa Kỳ, 1985.

7. HÀN PHI TỬ: bản dịch ra Việt ngữ tác phẩm của Hàn Phi, nhà lư thuyết trứ danh của học phái Pháp Gia Trung-Quốc, (2 quyển), Lửa Thiêng, Sài G̣n, 1974.

8. LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÁNH TRỊ (2 quyển), Cấp Tiến, Sài G̣n, 1970-1971.

9. ĐỀ-TÀI NGƯỜI ƯU-TÚ TRONG TƯ-TƯỞNG CHÁNH-TRỊ TRUNG-QUỐC CỔ-THỜI, bản dịch ra Việt-ngữ Luận-án Tiến-sĩ viết bằng tiếng Pháp, Cấp Tiến, Sài G̣n, 1969.

10.DÂN-TỘC SINH-TỒN, chủ thuyết của Đại-Việt Quốc Dân Đảng, được san định, bổ-túc, biến cải, khai-triển, hệ-thống-hóa, phong-phú-hóa và thâu nhận các nguyên-tắc tự-do và dân-chủ hợp hiến, (2 quyển), Đại-Việt Quốc Dân Đảng, Sài G̣n, 1964.

Cùng viết với Trần Minh Xuân (2 cuốn 11 và 12 trong danh sách này):

11. Hiệu-đính và chú-thích LỤC SÚC TRANH CÔNG. Đi t́m tác-giả và dụng-ư chánh-trị trong tác phẩm. Mekong-Tỵ nạn, California, USA, 1991.

12. HỒ CHÍ MINH: TỘI PHẠM NHƠN-QUYỀN VIỆT-NAM. Mekong-Tỵ nạn, California, USA, 1992.

 

- Tiếng Pháp:

 

13. POUR UNE NOUVELLE STRATÉGIE DE DÉFENSE DU MONDE LIBRE CONTRE L'EXPANSION COMMUNISTE, Alliance Pour La Démocratie Au Vietnam, Paris, 1985.

 

-  Tiếng Anh:

 

14. Cùng viết với Tạ Văn Tài và Trần Văn Liêm:

THE LÊ CODE: LAW IN TRADITIONAL VIETNAM, bản dịch ra tiếng Anh và chú-thích bộ QUỐC-TRIỀU H̀NH-LUẬT, tục danh LUẬT HỒNG ĐỨC của nhà Lê (1428-1788), Ohio University Press, Hoa Kỳ, 1987.

 

15. A NEW STRATEGY TO DEFEND THE FREE WORLD AGAINST COMMUNIST EXPANSION, Alliance For Democracy In Vietnam, 1985.

 

16. PERESTROIKA OR THE REVENGE OF MARXISM OVER LENINISM, Việt Publisher, Canada, 1990.

 

Cùng viết với Stephen B. Young (2 cuốn 17 và 18 trong danh sách này)

 

17. UNDERSTANDING VIETNAM, do T.D.T. Thomason xuất bản, The Displaced Persons Center Information Service, Bussum, The Netherlands.

 

18. THE TRADITION OF HUMAN RIGHTS IN CHINA AND VIETNAM, Yale Southeast Asia Studies, The LẠC VIỆT Series, New Haven, CT, USA, 1990.

 

   Báo:

 

19. Nguyệt-san Tự Do Dân Bản, Hoa Kỳ, 1981...

20. Nhựt báo Cấp Tiến, Sài G̣n 1968...

21.  Nguyệt-san Cấp Tiến, Sài G̣n 1968...

 

 

 II. LOẠI  DI CẢO

 

 

22. DI CẢO I: VẬN-ĐỘNG QUỐC-TẾ YỂM-TRỢ VIỆT-NAM TỰ DO (Phát hành vào ngày truy điệu cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy tại San Jose State University, San Jose, USA, 26-8-1990), Mekong-Tỵ nạn, Hoa Kỳ, 1990.

 

23. DI CẢO II: NHỮNG LỜI CUỐI CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC HUY (Phát hành đúng ngày giỗ đầu cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy tại San Jose, Bắc California, Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới, 28-7-1991), Mekong-Tỵ nạn, California, USA, 1991.

 

24. DI CẢO III: TIẾN-TR̀NH H̀NH_THÀNH QUỐC-KỲ VÀ QUỐC-CA VIỆT-NAM - VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP TRUNG-LẬP (Phát hành nhân ngày giỗ thứ hai cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1992), Mekong-Tỵ nạn, California, USA, 1992.

 

25. DI CẢO IV: CHUNG QUANH VIỆC VIỆT-NAM CỘNG-H̉A SỤP ĐỔ HỒI THÁNG 4-1975 (Phát hành đúng ngày giỗ thứ ba cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1993), Mekong-Tỵ nạn, California, USA, 1993.

 

26. DI CẢO V: BẢN CHẤT CỦA CỘNG-SẢN VIỆT NAM... &...VẤN-ĐỀ XĂ-THÔN TỰ TRỊ... (Phát hành đúng ngày giỗ thứ tư cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1994), Mekong-Tỵ nạn, California, USA, 1994.

 

27. DI CẢO VI: NHỮNG HÀNH-ĐỘNG PHẠM PHÁP TRONG TRUYỆN KIỀU XÉT THEO LUẬT-PHÁP CỔ VIỆT-NAM VÀ TRUNG-HOA (Phát hành đúng ngày giỗ thứ sáu cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1996), Mekong-Tỵ nạn, California, USA, 1996.

 

28. DI CẢO VII: TÊN HỌ NGƯỜI VIỆT NAM (Phát hành đúng ngày giỗ thứ tám cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, 28-7-1998), Mekong-Tỵ nạn, California, USA, 1998.

 

 

  III. BÀI ĐĂNG BÁO.

 

     Tiếng Việt:

 

-1975-1990: Bài Nhận-Định T́nh-h́nh thế-giới trong tháng vừa qua và nhiều bài liên-hệ đến văn- hóa và chánh-trị Việt-Nam trên nhiều báo, nhứt là Tự-do Dân Bản và  Đường mới, cùng lúc, hay sau đó, được trích-đăng trên nhiều báo khác như Mekong- Tỵ nạn, Saigon, Thằng Mơ...

-1968-1975: Bài b́nh-luận về T́nh-h́nh Thế-giới, diễn-tiến chánh-trị Việt-Nam, Tư-tưởng Chánh- trị Trung-Hoa và Việt-Nam, và Luật Hiến-Pháp trên các báo CẤP TIẾN, DÂN QUYỀN...

- 1963-1975: Bài viết trong các tạp chí ĐỒNG-NAI VĂN TẬP, NGHIÊN-CỨU HÀNH-CHÁNH, LỬA THIÊNG và QUỐC-PH̉NG...

-1947-1953: Bài b́nh luận và thơ trong các tuần báo ĐUỐC VIỆT VÀ THANH NIÊN.

 

    Tiếng Pháp:

 

- LA FRANCE ET LE VIETNAMIEN PARTISAN DE LA DÉMOCRATIE LIBÉRALE, trong ĐƯỜNG MỚI, Pháp Quốc, số 4, 1985.

- LE CODE DES LÊ, nhận xét về bản dịch bộ luật nhà Lê ra tiếng Pháp của Ông Deloustal và về niên-biểu ấn-hành của bộ luật này, trong BULLETIN DE L'ÉCOLE FRANCAISE D'EXTRÊME ORIENT, Quyển LXVII, Pháp Quốc, 1980.

 

      Tiếng Anh:

 

- Cùng viết với Tạ Văn Tài: THE VIETNAMESE LEGAL TEXTS, trong THE LAW OF SOUTH-EAST ASIA, Quyển 1, THE PRE-MODERN TEXTS, do M.B. Hooker xuất bản, Butterworth & Co, 1986.

-  LIMITS ON STATE POWER IN TRADITIONAL CHINA AND VIETNAM, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên-Cứu Đông-Nam Á-Châu của Đại-học Yale, Hoa Kỳ, số 6, Hè-Thu 1985.

- THE MING CODE IN VIETNAMESE LEGAL HISTORY: ITS INFLUENCE ON THE VIETNAMESE CODES AND OTHER LEGAL DOCUMENTS, trong MING STUDIES, số 19, Thu 1984.

-  ON THE PROCESS OF CODIFICATION OF THE NATIONAL DYNASTY'S PENAL LAWS, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông-Nam Á-Châu của Đại-học Yale, Hoa Kỳ, số 1, Đông-Xuân 1983.

- THE PENAL CODE OF VIETNAM'S LÊ DYNASTY, trong STATE AND LAW IN EAST ASIA, để kỹ-niệm ngày Ông Karl Bunger trí sĩ, do Dieter Eikemeier và Herber Franke xuất bản, Otto Harrassowitz, Weisbaden, 1981.

 

 IV. THUYẾT- TR̀NH.

 

-  VAI TR̉ HỒ CHÍ MINH TRONG DIỄN-TIẾN CỦA T̀NH-TRẠNG NHƠN-QUYỀN TẠI VIỆT-NAM, HỘI-THẢO VỀ ĐỀ-TÀI "CON NGƯỜI VÀ DI-SẢN CỦA HỒ CHÍ MINH" do một số đoàn-thể Việt Nam và Pháp tổ-chức tại Điện Luxembourg (Trụ sở Thượng-Nghị-Viện Pháp), trong 2 ngày 25 và 26-5-1990.

-  CHÁNH-SÁCH QUỐC-PH̉NG CỦA CỘNG-SẢN VIỆT-NAM, Trường Đại-học Không Quân Hoa-Kỳ, Colorado Springs, Colorado, Hoa Kỳ, ngày 11-4-1988.

-  KINH-NGHIỆM CỦA HOA-KỲ TẠI VIỆT-NAM, Trường Đại-học Không-Quân Hoa-Kỳ, Colorado Springs, Colorado, Hoa Kỳ, ngày 12-4-1988.

-  CỘNG-SẢN VIỆT-NAM VÀ NỀN AN-NINH Á-CHÂU, Viện Đại-học Monash, Melbourne, Úc Đại Lợi, ngày 17-9-1987.

- LIÊN-MINH LIÊN-SÔ  CỘNG-SẢN VIỆT-NAM VÀ NỀN AN-NINH CỦA ĐÔNG-NAM-Á-CHÂU, HộI-thảo Bàn Tṛn do Hội International Security Council (HộI-đồng An-ninh Quốc-tế) tổ- chức ở Bangkok từ ngày 6 đến 8-7-1986.

- TRẬN CHIẾN-ĐẤU CUỐI CÙNG VÀ SỰ SỤP-ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT-NAM: 1973-1975, HộI-thảo về đề-tài KINH-NGHIỆM VIỆT-NAM: 1945-1975, do Trường Đại-học Glassboro tổ- chức trong hai ngày 7 và 8-4-1986.

- VIỆT-NAM DƯỚI ÁCH CỘNG-SẢN, nhằm Hội-thảo về Đông-Nam Á-Châu trong Trung-tâm Nghiên Cứu Các Vấn Đề Quốc Tế thuộc Viện Đại-học Harvard, ngày 23-11-1981, về sau được Viện Đại-học George Mason đăng lại trong loạt bài nghiên-cứu về VN.

- THỰC-TRẠNG Ở VIỆT-NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG-DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN-ĐỀ DO CÁC NƯỚC ẤY GÂY RA, Trung-tâm Văn-hóa Á-Mỹ, Viện Đại-học Minnesota, ngày 3-10-1981.

-  NGUYÊN NHƠN VÀ HẬU-QUẢ CỦA VIỆC MIỀN NAM VIỆT-NAM SỤP ĐỔ NĂM 1975, Đại-hội toàn quốc của Hiệp_hội Nghiên-cứu Mỹ-Á Về Á-Châu và Thái-B́nh-Dương, Viện Đại-học Washington ở Seattle, thuộc tiểu-bang Washington, năm 1980.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

www.nguyenkinhdoanh.com

www.nguyenkinhdoanh.net

www.lesyminhtung.net

www.diendantheky.net

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: