|
||||
|
CHỦ NGHĨA DÂN TỘC SINH TỒN - Tài Liệu Huấn Luyện -
Phần I I - Lời Mở Đầu: Như chúng ta đă biết, từ xưa đến nay, mọi sự giao dịch giữa các quốc gia trên thế giới đều lấy “chính trị” làm khởi điểm cho mọi sự giao hảo hay tranh chấp về quyền lợi giữa hai quốc gia. Chừng nào giải pháp chính trị không xong bấy giờ người ta mới đi tới giải pháp “quân sự”. Đó là người ta thực hành câu: “Tiên lễ hậu binh”. Chữ Lễ ở đây chỉ là một thủ thuật trong sách lược chính trị. V́ chính trị là sự sinh hoạt chính yếu của quốc gia, nên các cá nhân có tham vọng lănh đạo quốc gia mới đứng ra thành lập một tập thể gồm những người có tư tưởng giống nhau. Tập thể này được gọi là “Đảng”. Tùy theo mục đích theo đuổi và lập trường mà họ chọn một danh xưng cho Đảng. Chung quy các đảng nói trên được gọi là đảng chính trị nhằm thực hiện một tư tưởng mà đảng cho là siêu việt. Tư tưởng đó được mọi đảng viên đặt trọn niềm tin suốt cả cuộc đời dù phải hy sinh thân mạng để thực hiện cho kỳ được. Cái tư tưởng đó được gọi là “lư tưởng” mà một cá nhân nào cũng chỉ có một lư tưởng (duy nhứt) mà thôi. Để thực hiện lư tưởng của ḿnh, các lănh tụ đảng phải trải qua nhiều giai đoạn sau khi thành lập đảng. Từ việc đại diện đảng ra tranh cử vào các cơ quan lập pháp hay hành pháp đến việc tham chánh (nếu đắc cử), họ được xem là một chánh khách. Trong khi thừa hành một chức vụ dân cử, họ có quyền định đoạt vận mạng của quốc gia. Nhưng có phải chỉ có những người được mệnh danh là lănh tụ mới làm chính trị c̣n kỳ dư đều không làm chính trị? Không phải vậy! Tất cả mọi công dân - trừ kẻ mất trí - cầm lá phiếu để bầu chọn một ứng viên của một Đảng là họ đă “làm chính trị” hay nói đúng hơn, là họ đă “có một thái độ chính trị”. Thaí độ đó là họ đă góp phần chọn lựa một nhân vật nào hoặc một Đảng nào để lănh đạo đất nước., mà với lá phiếu họ đă (hay sẽ) làm lệch cán cân nếu trường hợp hai ứng viên hay hai Đảng có một tỷ số phiếu tương đương. Nếu không có lá phiếu của họ th́ biết đâu trọng quyền rơi vào tay một nhân vật bất tài hay một Đảng bất xứng th́ thật là tai hại. Nếu một cử tri bầu đúng người, đúng Đảng th́ họ đă gián tiếp đem lại lợi ích cho quốc gia trong đó có lợi ích bản thân họ. V́ chính trị có ảnh hưởng đến vận mạng người dân nên mọi lănh tụ đều giải thích ư nghĩa danh từ chính trị như thế nào có lợi cho đường lối, lập trường của họ hầu mua chuộc cảm t́nh người dân. Đa phần họ giải thích một cách phiến diện và mị ân để đạt được mục tiêu mà họ đang nhắm, nhưng khi đă nắm được chính quyền rồi th́ đối với họ dân chỉ là công cụ cho họ xử dụng như từng xảy ra ở các nước độc tài đảng trị (Đức, Ư và Liên Sô trước kia) và vẫn c̣n tiếp tục ở các nước Cộng Sản (trong đó có Việt Nam) hiện nay. Cái định nghĩa danh từ ”Chính trị” hoàn hảo và đứng đắn nhứt được nhiều người chấp nhận là định nghĩa của Bác sĩ Tôn Dật Tiên (Tôn Văn), người được nhân dân Trung Hoa suy tôn là Quốc Phụ (cả Quốc gia lẫn Cộng Sản). O^ng giải thích: “Chính là việc của dân, Trị là cai trị. Làm chính trị là quản lư công việc của dân”. Cũng từ định nghĩa nầy ma chúng ta có những danh từ như: Chính phủ, chính quyền, hành chánh, v .v . . . . để gọi các cơ quan quản lư công việc của dân từ trung ương đến địa phương. V́ đó mà mục tiêu tối hậu của mọi đảng chính trị là nắm được chính quyền để có phương tiện và quyền hạn hầu lo cho dân theo đường lối, chính sách của đảng ḿnh. Mà muốn trở thành đảng cầm quyền th́ đảng phải được sự hậu thuẩn mạnh mẻ của đa số cử tri qua các cuộc đầu phiếu. Và dân chúng chỉ hậu thuẩn cho đảng nào đưa ra đuợc một chủ thuyết chính trị hợp lư mà qua chủ thuyết nầy người dân có thể tin tưởng vào tương lai huy hoàng của dân tộc. Muốn được vậy, chủ thuyết phải qua nhiều giai đoạn từ nghiên cứu đến chọn lọc hầu rút tỉa một số tư tưởng đúng đắn nhứt kết hợp thành một chủ nghĩa chính trị khả dĩ thỏa măn được nguyện vọng của đa số nhân dân mà nhứt là nó phải thích hợp với hiện t́nh đất nước lúc bấy giờ. II - Sự cần thiết của một chủ nghĩa chính trị hợp lư: Nhằm mục đích t́m một chủ nghĩa chính trị hợp lư mà Đảng Trưởng Trương Tử Anh đă để ra rất nhiều thời gian nghiên cứu các chủ thuyết chính trị xuất hiện từ trước đến nay trên thế giới. Sau đó Người nhận định: Ngoài chủ nghĩa Phát-Xít và Quốc Xă đă phạm vài lỗi lầm rất lớn là không lấy việc phụng sự con người làm cứu cánh, th́ các lư thuyết Dân Chủ, Xă Hội và Tam Dân có tiến bộ hơn v́ đă biết lấy người làm trung tâm điểm cho mọi hoạt động chính trị cùng mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên, các chủ nghĩa nầy lại phạm vào lỗi lầm khác không kém quan trọng là không xây dựng những nguyên tắc căn bản của ḿnh trên con người thật sự, con người bằng xương bằng thịt đang sống trên đời. Con người tự do b́nh đẳng của lư thuyết Dân Chủ hay con người kinh tế của lư thuyết Xă Hội Duy Vật, chỉ là những con người hư ảo hay là những h́nh bóng khiếm khuyết về con người. Đó là v́ những tác giả của những lư thuyết ấy chỉ quan sát riêng xă hội trong đó họ sống để lập thuyết, và trong sự quan sát nầy họ chỉ nhắm vào những tệ đoan làm cho con người khổ sở, cụ thể như: - Locke, Rousseau và Montesquien chỉ quan tâm đến sự thiếu tự do, b́nh đẳng của xă hội A^u Châu vào thế kỷ XVII và XVIII. - Marx chỉ nhằm vào sự bốc lột lao động của những nhà tư bản thế kỷ XIX. - Tôn Văn chỉ chú trọng nhiều nhất đến cảnh dân tộc Trung Hoa bị liệt cường uy hiếp và chi phối. Sự quan sát trong phạm vi hẹp ḥi đă đưa các lư thuyết gia trên đến cái phản ứng tự nhiên là đánh đổ những chế độ cũ để cải tổ lại cho nó tốt đẹp hơn. Nhưng trong sự xây dựng xă hội mới họ lại không nghiên cứu đến bản chất con người mà lại nêu ra một định lư là con người vẫn tốt và có đủ đức tánh để tạo ra một xă hội hoàn hảo. Đó là những chủ trương xây dựng xă hội mới của họ đều là những chủ trương không tưởng. Điều nầy không có chi lạ. Con người dù có thông minh tài trí đến đâu cũng chỉ là một phần tử nhỏ nhặt của vũ trụ. Do đó con người không thể sửa đổi bản chất của vũ trụ và không thể đi trái với những định luật thiên nhiên chi phối vũ trụ. Những định luật thiên nhiên nầy con người đă cảm thấy tự ngàn xưa và hiểu rằng trong thế giới có một trật tự hiển nhiên: mặt trời sáng mọc phương Đông, chiều lặn phương Tây, mặt trăng bao giờ cũng tṛn khuyết theo một chu kỳ nhất định, sự luân chuyển ngày đêm và bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông không khi nào sai lạc. Do đó, con người đă biết tổ chức sự sinh hoạt của ḿnh như cày cấy, chăn nuôi, săn bắn, chài lưới, cho hợp với thời tiết. Hơn nửa, con người c̣n biết những định luật thiên nhiên nầy đều bất di bất dịch, sức người không chống lại nổi. Cho nên muốn điều khiển thiên nhiên, con người chỉ có cách duy nhứt là phải tuân theo nó. A'p dụng khẩu hiệu nầy vào ky~ nghệ con người đă thực hiện được nhiều công tŕnh vĩ đại như dùng sức nước, ánh sáng mặt trời tạo ra những nguồn năng lực mạnh mẽ, chế ngự vật chất để bắt nó phụng sự đời sống của ḿnh. Ngoài ra, con người c̣n áp dụng những định luật ấy vào đời sống hằng ngày của ḿnh. Những thuật dưỡng sinh, những cách ngừa bịnh và trị bịnh, những phương pháp giáo dục, tuyên truyền vận dụng quần chúng v. .v . . . đều dựa vào các định luật thiên nhiên nầy. Con người hiểu rằng càng đi sát với định luật thiên nhiên con người càng dễ thành công. Nhưng trong sự xây dựng những chủ nghĩa chính trị, con người lại gạt qua một bên những định luật thiên nhiên mà chỉ lưu tâm đến những nguyện vọng, mơ ước của ḿnh. Con người không thay đổi được bản chất vũ trụ và đi ngược lại các định luật thiên nhiên; nếu có được cũng chỉ đưa đến những kết quả tai hại cho con người. Cho nên những chủ nghĩa xây dựng trên những nguyên tắc không phù hợp với các định luật thiên nhiên chi phối đời sống con người tất nhiên phải thất bại. Vậy, muốn xây dựng một xă hội tốt đẹp, ta cần phải có một chủ nghĩa chính trị hợp lư hơn. Chủ nghĩa nầy không những phải nhằm mục đích phụng sự con người, mà c̣n phải có đủ điều kiện phụng sự con người một cách đắc lực. Nó phải giải quyết mọi vấn đề theo quan điểm con người, nhưng không thể dựa vào những ảo vọng không tưởng của con người như các chủ nghĩa Dân Chủ, Xă Hội và Tam Dân đă làm, mà phải dựa vào những nhận xét xác thật về đời sống con người và về những tương quan giữa người với thế giới bên ngoài. Để xây dựng chủ nghĩa chính trị hợp lư nầy ta phải nghiên cứu về vị trí con người trong vũ trụ, về bản chất con người, về những động cơ thúc đẩy con người hoạt động và những điều kiện hoạt động của con người. Qua nhận định trên đây Đảng Trưởng đă đề xuất ra chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn làm nền tảng lư thuyết cho Đại Việt Quốc Dân Đảng. III - Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn: Con người là một sinh vật chiếm một phần nhỏ nhứt của vũ trụ, do đó, phải chịu sự chi phối của các định luật thiên nhiên. Chủ nghĩa chính trị hợp lư cần phải hiểu rơ về con người. Nói một cách khái quát th́ con người là một tổng thể thuần nhứt gồm thể xác và tâm hồn trộn lẫn nhau một cách chặt chẽ. Cơ thể con người là một tập hợp phức tạp của nhiều tế bào tuy rất yếu mềm nhưng lại rất dẻo dai bền bĩ nhờ nhiều khả năng giúp cho nó tự bồi bổ, tự biến cải để đối phó với t́nh thế. Tâm hồn con người biểu lộ qua những hoạt động tâm lư của người. Sự quan sát cho ta thấy con người có trí thông minh, có t́nh cảm, có năng khiếu luân lư, thẩm mỹ và có ḷng tín ngưỡng cùng khuynh hướng thần bí. V́ là một tổng thể thuần nhứt nên giữa những hoạt động tâm lư và sinh lư của người có một tương quan chặt chẽ. Những sự thay đổi trong cơ thể đưa đến sự thay đổi trạng thái ư thức. Bù lại, tâm lư cũng có thể qui định trạng thái, quan năng của cơ thể. Bởi đó, người suy nghĩ, buồn giận, thương ghét với tất cả cơ quan trong thân thể ḿnh.
A - Căn Bản của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn: 1 - Định luật sinh tồn:
Trong sự hoạt động hàng ngày cũng như trong sự ứng phó với ngoại giới, con người tuỳ thuộc một cách chặt chẽ vào những bản năng tức là những khuynh hướng tự nhiên thúc đẩy con người hoạt động. Ta có thể phân biệt ba loại bản năng là: - bản năng vị kỷ, - bản năng t́nh dục - bản năng xă hội. Những bản năng vị kỷ nhằm vào việc bảo vệ sự sống c̣n của cá nhân, những bản năng t́nh dục hướng đến sự bảo vệ sự sống c̣n của chủng loại; những bản năng xă hội th́ có mục đích tạo những điều kiện cần thiết cho sự tập hợp nhiều người thành xă hội. Sự sống thành xă hội này vừa có lợi cho sự sống c̣n của cá nhân, vừa có lợi cho sự sống c̣n của chủng loại. Các loại bản năng này thật ra không phải hoàn toàn phân biệt nhau, mà tác động qua lại với nhau,lắm khi ḥa hợp với nhau, nhưng dầu trong trường hợp nào, chúng cũng đều hướng chung về một mục đích duy nhứt là mưu sự sống c̣n cho con người. Như vậy, chúng ta có thể xem tất cả các bản năng của con người là những h́nh thức khác nhau của một bản năng duy nhứt, đó là: Bản năng sinh tồn. Bản năng sinh tồn là một bẩm tánh thiên nhiên, hổn hợp với cơ thể con người; nó phát hiện khi con người mới sinh ra và chỉ tiêu diệt khi con người chết đi. Do đó, nó chi phối hết cả đời sống của con người từ lúc con người mới cất tiếng chào đời cho đến lúc xuôi tay nhắm mắt. V́ bản năng sinh tồn mà con người có một ư chí sinh tồn mạnh mẽ. Ư chí sinh tồn phát hiện một cách rơ rệt trong tất cả mọi hoạt động của con người. Con người hoạt động để làm ǵ? Nghiên cứu kỹ sự hoạt động của con người từ xưa đến nay, chúng ta thấy rằng mục đích chính yếu của con người là mưu sự sống c̣n cho ḿnh. Về mặt tinh thần, con người muốn được tự do phát biểu t́nh cảm, tư tưởng, theo đuổi nguyện vọng và tổ chức đời sống riêng của ḿnh theo sở thích. Hơn nữa, con người c̣n muốn đem sự sống ra ngoài bản thân ḿnh, muốn cho những vật chung quanh ḿnh mang một phần sự sống của ḿnh, đồng loại ḿnh chịu ảnh hưởng của ḿnh. Sau hết, con người cũng muốn rằng sau khi ḿnh chết đi, một phần sự sống của ḿnh c̣n lưu lại trần thế. Ḷng ham muốn có một đứa con nối dơi tông đường, sự cố gắng để tạo ra một tác phẩm nghê thuật , một công tŕnh vĩ đại hay một sự nghiệp hiển hách, sự tha thiết muốn tuyền bá tư tưởng của ḿnh cho kẻ khác, sự nổ lực để ngự trị đồng loại v .v . . . Bao nhiêu sự việc đó chứng tỏ rằng con người muốn bành trướng sự sống của ḿnh. Duy tŕ sự sống c̣n của ḿnh về hai mặt vật chất và tinh thần, trong hiện tại và tương lai, làm cho sự sống c̣n của ḿnh dễ dàng sung sướng và bành trướng măi ra để có thể truyền sự sống quanh ḿnh trong khi ḿnh c̣n sống và sau khi đă chết. Nói tóm lại, sinh hoạt và tồn tại (tức sống và c̣n). Đó là tất cả mục đích hoạt động của con người. Tất cả cuộc đời của con người đều quây quần chung quanh hai chữ SINH TỒN! Sinh Tồn về vật chất, sinh tồn về tinh thần, sinh tồn về cá nhân, sinh tồn về chủng loại. Vậy xét kỹ những nguyên tắc làm căn bản cho những chủ nghĩa khác, chúng ta thấy rơ rằng chủ nghĩa nào cũng phát sinh để giải quyết sự sinh tồn của dân chúng trong một nước nhứt định và trong một thời kỳ nhứt định. V́ đó, nó chỉ có tính cách địa phương và tạm thời, không vượt nổi không gian và thời gian. V́ chỉ lo giải quyết những vấn đề đương thời, những nguyên tắc này không bao quát được cả vấn đề phụ như tự do, b́nh đẳng, giai cấp đấu tranh . v .v . . . . do t́nh trạng phát triển xă hội mà ra.
2 - Tánh Vị Kỷ:
Con người có một ư chí sinh tồn rất mạnh. Tất cả mọi hoạt động của con người đều do bản năng sinh tồn chi phối và đều qui vào mục đích sinh tồn. Tuy nhiên, giá trị của mỗi người không phải đều bằng nhau. Trong mỗi con người đều có cái thú tánh tàn bạo nằm kế bên cái thiên lương thuần hậu. Trong sự hoạt động sinh tồn của ḿnh, có người hoàn toàn nô lệ những thú tánh của ḿnh, nhưng cũng có người chế ngự được chúng để phát triển thiên lương, hướng nó đến một đời sống tinh thần cao thượng. Nhưng dù nô lệ thị dục hay chế ngự được chúng, con người cũng bị chi phối bởi tánh vị kỷ. Tánh vị kỷ có thể là ngu tối thiển cận, nhưng cũng có thể là sáng suốt khôn ngoan. Danh từ vị kỷ thường được hiểu theo nghĩa hẹp hàm ư xấu xa, chỉ biết có ḿnh, chỉ nghỉ đến những quyền lợi thấp hèn, những thỏa măn thô bạo. Nhưng ở đây,chúng ta nên hiểu vị kỷ theo nghĩa rộng là “có khuynh hướng dựa vào ḿnh, lấy ḿnh làm gốc trong mọi việc và qui mọi việc về ḿnh”. Trong đời sống hằng ngày, con người bao giờ cũng nghĩ đến ḿnh, cũng lo cho ḿnh trước hết. Đó là điều tự nhiên. Nhưng ngoài những hành động có tánh vị kỷ hẹp ḥi hiện ra một cách rơ ràng, con người c̣n có những hành động cao thượng đượm nhiều tánh cách vị tha. Đối với số đông con người, những hành động đặc biệt này không hàm chứa chút nào ḷng vị kỷ, nhưng nếu suy xét kỷ, ta sẽ nhận thấy rằng nó chỉ là tánh vị kỷ hiểu theo nghĩa rộng, một sự vị kỷ sáng suốt và khôn ngoan.
V́ vị kỷ lấy ḿnh làm gốc trong mọi việc và qui mọi việc về ḿnh, nên lúc nào con người cũng hành động theo sự đ̣i hỏi của tánh vị kỷ. Trong lănh vực tư tưởng và nghệ thuật, con người chỉ khen những ǵ hợp với ư ḿnh và bài xích những ǵ không làm ḿnh ưa thích. Trong lănh vực tôn giáo cũng thế, con người thờ cúng lễ bái, là để cầu cho thần minh pḥ hộ ḿnh hay không làm hại ḿnh. Cả đến những người mộ đạo, họ thành tâm tu niệm là để dinh dưỡng tánh t́nh, cho tâm hồn được thảnh thơi và sau khi chết đi linh hồn ḿnh tiêu diêu về nơi vĩnh cữu.
Ngoài ra, tánh vị kỷ c̣n xuất hiện trong t́nh thương gia đ́nh, ḷng yêu nam nữ, sự hy sinh cho đại nghĩa, cả đến sự quyên sinh nữa.
Trong lănh vực gia đ́nh, cha mẹ thương con không những v́ con là một phần máu huyết của ḿnh mà c̣n v́ cha mẹ đă đổ nhiều công lao nuôi nấng con nên mới triù mến con nhiều, như người nông phu tŕu mến mảnh đất mà họ đă dầy công vun xới.
Trong t́nh yêu nam nữ, trai gái yêu thương nhau v́ hạp tánh nhau, muốn trao đổi tâm t́nh với nhau hoặc nương tựa nhau một đời. Sự ghen tương của họ cũng là biểu hiện của tánh vị kỷ, v́ khi yêu nhau, người ta muốn cho người yêu chỉ biết có ḿnh, không được nghỉ đến một ai khác nữa. Cũng v́ lẽ nầy, những kẻ si t́nh, v́ ḷng vị kỷ quá độ, nên thà thấy người ḿnh yêu chết ngay trước mắt hơn là để họ ôm cầm sang thuyền khác.
Trường hợp những người quyên sinh cũng thế. Sống mà bị tuyệt vọng, bị xấu hổ, nhục nhă hay phẩn uất, th́ thà chết c̣n hơn, mỗi khi sự đau khổ đă trở thành một cực h́nh không thể chịu nổi th́ cái chết là sự giải thoát đối với họ.
Cả đến những trường hợp xă thân v́ đại nghĩa, hy sinh cho tổ quốc, hy sinh cho tôn giáo, cũng hàm chứa tính chất vị kỷ bên trong. Khi v́ tổ quốc, v́ tôn giáo mà xă thân, con người đă quyết tâm bảo vệ h́nh thức sinh tồn mà họ tôn kính. H́nh thức sinh tồn đó là lẽ sống của họ. Xă thân để tranh đấu cho lẽ sống đó, họ cảm thấy sung sướng hơnlà chấp nhận một cuộc sống thừa của kiếp nô vong.
Như vậy, ngay cả những hành động có tánh cách vị tha, chúng ta cũng nhận thấy có dấu vết của tánh vị kỷ. Thật ra, sự vị tha chỉ là một h́nh thức đặc biệt của sự vị kỷ; nó là sự vị kỷ rộng rải và sáng suốt. Bởi đó, chúng ta không nên xem sự vị tha và vị kỷ là hai t́nh cảm trái ngược nhau. Vị tha và vị kỷ ḥa hợp nhau làm một và người ta không thể nào hủy diệt ḷng vị kỷ, chỉ để lại ḷng vị tha.
Tóm lại, sự vị kỷ (hiểu theo nghĩa rộng) là kết quả tự nhiên của sự sinh tồn. Sự sinh tồn bắt buộc con người phải vị kỷ và dầu muốn dầu không, con người cũng không sao thoát khỏi sự vị kỷ nầy. Nhưng sự vị kỷ có thể hẹp ḥi hay rộng răi, ngu độn hay sáng suốt, và giá trị đạo đức của mỗi người tùy ở chỗ người vị kỷ một cách rộng răi hay hẹp ḥi, sáng suốt hay ngu độn mà thôi.
Như vậy, muốn cho người phụng sự quyền lợi chung, phương pháp hay nhứt là làm cho họ thấy rằng quyền lợi riêng của họ nằm trong quyền lợi chung ấy. Những chế độ chính trị, luân lư, luật pháp, không dựa vào sự vị kỷ của người giống như cây cối không bón phân, không thể nào sản xuất được những hoa thơm quả ngọt vậy.
3 - Luật Tranh Đấu:
Chúng ta đă thấy rằng sự sinh tồn là động cơ duy nhứt thúc đẩy con người hoạt động. Giờ chúng ta hăy xem con người phải làm ǵ và phải tuân theo những điều kiện nào trong sự hoạt động để đạt mục đích ấy.
Muốn sinh tồn, con người phải bảo vệ thân ḿnh và phải nuôi dưỡng nó, phải chống lại các mối nguy có thể làm hại tánh mạng ḿnh và t́m những món ăn uống cho no
đủ. Vậy muốn sinh tồn, con người phải tranh đấu. Tranh đấu là điều kiện căn bản của sự sinh tồn. Sự tranh đấu này, chúng ta nên hiểu theo nghĩa rộng: nó là sự cố gắng của một sinh vật để thắng một sinh vật khác, là làm một việc có ích lợi cho ḿnh mà không có lợi hay có hại cho sinh vật khác.
Loài người từ xưa đến nay luôn luôn tranh đấu với ba trở lực là thiên nhiên, cầm thú và đồng loại. Cuộc tranh đấu với ba trở lực này đồng thời với nhau: con người vừa phải cất nhà để tránh mưa nắng, vừa phải giết thú vật để ăn, vừa phải cạnh tranh với đồng loại. Không những tranh đấu với những trở lực bên ngoài, con người c̣n phải tranh đấu với nội tâm để chế ngự những thị dục thấp hèn của ḿnh, buộc ḿnh phải theo những qui phạm do ḿnh nêu ra. Cuộc tranh đấu với nội tâm ḿnh đă được ghi lại trong kinh sách của các tôn giáo.
Người ta đă dùng nhiều từ ngữ chiến tranh để dạy con người theo đạo như “diệt trừ lục tặc”, “dùng gươm trí tuệ, để cắt đứt trần duyên”, v. v. v. . . .
Tóm lại, sống là phải tranh đấu. Sự tranh đấu sinh tồn là một định luật cốt yếu của đời sống con người, nó là một hiện tượng đại đồng và bao quát tất cả các thời đại. Nó là một cái ch́a khóa giải thích tất cả các biến cố lịch sử. Nó c̣n là điều kiện để tiến hóa và con người không sao tránh nó được.
Cuộc tranh đấu có khi ôn ḥa, có khi bạo tợn. Nuôi thú vật làm gia súc, tranh đua nhau trong những cuộc tŕnh diễn thể thao, cạnh tranh nhau trên mặt trận kinh tế hay bút chiến để bảo vệ lập trường và tư tưởng của ḿnh, đều là những h́nh thức tranh đấu ôn ḥa. Ngược lại, những cuộc chiến tranh dân tộc, giải phóng, tôn giáo . . . đều là những h́nh thức đấu tranh bạo tợn.
4 - Luật Sức Mạnh:
Muốn nắm phần thắng lợi cho cuộc tranh đấu, con người phải có sức mạnh vật chất và tinh thần. Trong lịch sử tranh đấu loài người, sức mạnh bao giờ cũng là yếu tố chánh mang lại sự thắng lợi. “ Mạnh được yếu thua” đó là công lệ xưa nay không ai phủ nhận. Bởi đó, mặc dầu nhiều người đă lên tiếng phản đối cường quyền, bạo lực, nhưng thật ra không ai phản đối sức mạnh. Bên trong quốc gia, trật tự duy tŕ được là nhờ ở sức mạnh, trên trường quốc tế, ảnh hưởng của một dân tộc đối với một dân tộc khác là do nơi tương quan thế lực giữa các dân tộc ấy.
Ngay đến luật pháp và công lư mà người ta nêu ra để đối lại nguyên tắc sức mạnh, thật ra cũng phải nhờ đến sức mạnh mới hiệu quả. Người Pháp đă có câu: “Không có những người Hiến binh, những vị Thẩm phán chỉ là những anh chàng vớ vẫn”.
5 - Luật Biến Cải:
Sức mạnh đă biến vai tuồng quan trọng trong sự tranh đấu. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, sức mạnh không đủ để mang lại sự thắng lợi cho con người. Do đó, ngoài sức mạnh, con người cần có một khả năng khác. Đó là khả năng biến cải hay xu hướng biến cải.
Xu hướng biến cải giúp con người uốn ḿnh theo hoàn cảnh, tự thay đổi năng lực ḿnh để ứng phó với những điều kiện bất thuận lợi, và dùng sức mạnh của ḿnh một cách thích hợp với thời thế.
Xu hướng biến cải có hai loại:
- Xu hướng biến cải tự nhiên của những sinh vật hạ cấp như loài sâu bọ biết đổi màu, đổi h́nh cho tiệp với màu của lá hay h́nh của nhánh cây để chim không thấy và ăn thịt nó, như rễ cây hướng về phiá có nước .v .v . . . . - Xu hướng biến cải của những sinh vật cao cấp như con người. Trước một t́nh thế khó khăn, con người biết t́m phương lược để giải quyết, lại có ư chí và nghị lực giúp ḿnh thi hành phương lược ấy. Những mưu lược của các nhà quân sự, chủ trương “xét lại” của Liên Sô . . . đều là xu hướng biến cải của những sinh vật cao cấp.
Nhờ làm chủ được xu hướng biến cải của ḿnh, con người đă đạt được những thắng lợi trong sự tranh đấu với thiên nhiên và loài thú nên mới sinh tồn được đến ngày nay., không những thắng lợi, con người c̣n tiến hóa nữa. Con người bây giờ tranh đấu với thiên nhiên và loài thú dễ dàng hơn con người ngày xưa gấp bội. Nhờ những khí giới tinh xảo mà con người đă chế tạo được. Con người sở dĩ tiến hóa được là nhờ biết truyền dạy cho nhau những xu hướng biến cải đă từng giúp con người thắng lợi. Những biến cải này nhờ nhiều người, nhiều đời tích tụ lại nên thành một kho tàng kinh nghiệm rất quí báu giúp cho con người hiểu biết thiên nhiên và tranh đấu càng ngày càng dễ dàng hơn trước. Sự truyền dạy cho nhau những xu hướng biến cải đă giúp con người thành công đưa đến sự hợp quần. 6 - Luật Hợp Quần: Muốn dạy dỗ nhau phải có nhiều người, v́ một người đơn độc không thể nào học ai hoặc dạy ai được. Sự tập hợp nhiều người lại với nhau gọi là hợp quần. Hợp quần tạo ra sức mạnh. Kinh nghiệm cho ta thấy rằng một người đơn độc dầu có sức mạnh và có xu hướng biến cải cường kiện đến đâu cũng không thể đương đầu được với mọi cảnh ngộ. Bởiđó, con người phải hợp quần nhau lại để tranh đấu chung nhau. Câu “ nhứt hổ nan địch quần hồ” ngụ ư cho ta hiểu rằng cọp là chúa sơn lâm đấy, nhưng sức một ḿnh cũng không chống nổi bầy chồn. Quan sát lịch sử nhân loại, ta thấy phạm vi hợp quần của con người có xu hướng càng ngày càng mở rộng từ cá nhân đến gia đ́nh, gia đ́nh đến thị tộc, thị tộc đến bộ lạc, bộ lạc đến dân tộc. Nhưng phạm vi hợp quần càng rộng th́ người hợp quần càng ít đồng nhứt, t́nh cảm cùng sự liên lạc giữa cá nhân càng bớt mật thiết và sự tổ chức của con người càng bớt chặt chẽ. Khi sự hợp quần mở rộng đến một phạm vi nào đó th́ con người bắt đầu lo cho sự sinh tồn riêng của ḿnh nhiều hơn là lo cho sự sinh tồn chung. Mặt khác, chúng ta thấyxuất hiện bên trong đoàn thể lớn, những đoàn thể nhỏ qui tập những người có quyền lợi vật chất hay tinh thần giống nhau như các đảng phái chính trị, các đoàn thể tôn giáo, các tổ chức nghiệp đoàn, văn đoàn, các hội ái hữu, tương tế, v. v . . . Trong sự hợp quần người ta tuân theo những định luật ǵ? Nh́n ra xă hội, chúng ta thấy có nhiều h́nh thức hợp quần. Trước hết, con người hợp quần theo huyết thống trong phạm vi gia đ́nh. Kế đó, con người hơp quần theo tâm tánh để kết bạn với nhau, hợp quần theo tín ngưỡng để đứng chung trong một giaó hội, hợp quần theo nghề nghiệp để tổ chức các nghiệp đoàn, hợp quần theo tư tưởng để lập ra những văn đoàn, những chánh đảng . . . Những h́nh thức hợp quần kể ra rất nhiều, nhưng tựu trung con người hợp quần theo ư thức đồng loại, nghĩa là hợp quần khi thấy rằng giữa họ có cái ǵ chung nhau. Câu ngạn ngữ: “ Ngưu tầm ngưu, , mă tầm mă” (Trâu t́m trâu, ngựa t́m ngựa) của người Tàu hoặc “Qui se ressemble s’assemble” (Ai giống nhau th́ hợp lại với nhau) của người Pháp đă chứng minh điều nầy một cách rơ ràng. Sự hợp quần theo ư thức đồng loại là một khuynh hướng tự nhiên: người hợp quần với kẻ giống ḿnh, như gà vịt luôn đi theo bầy của chúng. Người đồng loại có những quyền lợi chung với nhau. Họ hợp quần nhau để bảo vệ những quyền lợi chung ấy. Mặt khác, những người giống nhau th́ cảm thấy gần nhau, thương nhau, v́ họ theo xu hướng tự nhiên là người thích những kẻ gần ḿnh hơn những kẻ không giống ḿnh. Nếu quyền lợi cá nhân được bảo đảm như nhau th́ người chịu hợp quần với những kẻ giống ḿnh hơn là hợp quần với những kẻ không giống ḿnh. Như vậy, sự tương đồng là một yếu tố quan trọng trong sự hợp quần của loài người. Nó cùng với yếu tố quyền lợi cá nhân là những định luật chi phối sự hợp quần một cách mạnh mẽ. Những loại tương đồng quan trọng là tương đồng chủng loại, tương đồng tâm tánh, tương đồng tư tưởng, tương đồng hoàn cảnh. Những nhà lănh đạo quần chúng, từ trước. đă nhận thấy rơ sự quan trọng của yếu tố tương đồng. Do đó , họ cố lợi dụng nó để làm cho đoàn thể họ được vững chắc. Ngoài thể chất, ngôn ngữ, văn tự giống nhau, họ cố tạo thêm những sắc phục, kỳ hiệu, phù hiệu để cho người trong đoàn thể nhận ra nhau và thấy ḿnh giống nhau hơn. Vậy, ư thức đồng loại là điều kiện căn bản của sự hợp quần. Sự tương đồng càng lớn th́ sự hợp quần càng chặt chẽ. Bởi đó, muốn duy tŕ sự hợp quần, người ta phải cố tăng cường yếu tố tương đồng. Những cuộc xung đột giữa các tập thể loài người trong lịch sử đă gây ra nhiều cảnh thương tâm thảm mục khiến cho nhiều người đau xót. V́ vậy, từ lâu, nhiều người đă mơn trớn mộng thế giới đại đồng, kêu gọi nhân loại kết hợp nhau lại thành một khối duy nhứt chấm dứt sự tranh chấp lẫn nhau để cùng nhau sống trong t́nh huynh đệ thân ái.
Nhưng nhân loại có thể sống ḥa b́nh măi măi với nhau được không ? ? ? Thế giới đại đồng có thể thực hiện được không? ? Phần II B - Thế giới đại đồng; giấc mơ không bao giờ thực hiện được: Người Cộng Sản quả quyết rằng thế giới đại đồng có thể thực hiện được. Họ cho rằng sở dĩ những người chủ trương thế giới đại đồng chưa thành công là v́ chủ nghĩa của họ chỉ mới xuất hiện từ năm 1848 nên chưa đủ thời gian truyền bá trên khắp hoàn cầu để gây ra cuộc cách mạng cần thiết. Thật ra, tư tưởng thế giới đại đồng đă có từ lâu. Có lẽ nó đă xuất hiện từ lúc con người thành lập được những xă hội rộng răi và ổn định. V́ thế giới đại đồng là kết quả của những bản năng, những dục vọng tốt và xấu của con người: một bên là ḷng tham lam muốn hưởng được sự sung sướng như những người đă thành công mà khỏi phải làm việc nặng nhọc, một bên là cái hảo ư muốn thành lập thế giới trong đó con người hoàn toàn b́nh đẳng với nhau và công lư được thi hành triệt để. Lúc con người c̣n tin tưởng nơi thần quyền th́ các lư thuyết đại đồng dựa vào ư muốn của thần thánh và kêu gọi nhân loại hợp nhất nhau lại. Khi thần quyền chấm dứt, lư trí đăng quang, người ta nhơn danh lư trí mà chủ trương thế giới đại đồng. Đến lúc khoa học được xem là vị chúa tể vạn năng, người ta phải sửa đổi chiến thuật, đặt nền tảng của thế giới đại đồng trên những luận thuyết có vẻ khoa học. Bởi thế, bản tuyên ngôn của Karl Marx không phải là khởi điểm của tư tưởng thế giới đại đồng. Nó chỉ là một sự xoay chiều của chủ nghĩa đại đồng từ duy tâm sang duy vật mà thôi. Trước Karl Marx, đă có biết bao nhiêu người chủ trương nhơn loại cần phải hợp nhứt lại để sống ḥa b́nh với nhau. Trong số các người nầy, chúng ta phải kể trước tiên là những giáo tổ các tôn giáo lớn như Phật Thích Ca, Chúa Giê-Su, v. v. . . . Kế đó là những nhà đại hiền triết được nhơn loại tôn sùng như: Khổng Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử, Platon, Aristote, v .v . . . .. Sau cùng, lại c̣n những nhà chính trị không tưởng như Saint Simon, Owen, Fourier, Proudhon . . . những văn gia học giă giàu ḷng nhân đạo mong muốn thấy nhân loại thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Những người nầy đều được nhân loại mến phục, tôn sùng. Aûnh hưởng của họ lan rộng khắp năm châu và tồn tại qua nhiều thế kỷ; nhưng rốt cuộc, thế giới đại đồng vẫn không thể thực hiện được. Như thế, là v́ có những nguyên nhân sâu xa chia rẽ loài người khiến cho họ không bao giờ hợp nhất được trong phạm vi thế giới. Những nguyên nhân chia rẽ nầy gồm có các nguyên nhân chính sau đây: 1 - Về vật chất: Sự cung cầu chênh lệch nhau: Cho đến ngày nay số vật liệu trên mặt đất vẫn c̣n chưa đủ cung ứng nhu cầu của loài người. Sự thiếu thốn chưa giải quyết được. V́ vậy sự tranh giành của loài người vẫn c̣n tiếp tục lâu dài. Người Cộng Sản đề nghị dùng phương pháp khoa học tăng gia sản xuất để thỏa mản nhu cầu của con người. Nhưng khoa học không phải là vạn năng. Vậy chỉ c̣n cách để cho con người tranh đấu lẫn nhau để giải quyết nạn thiếu thốn. Đó là cách thi hành từ khi có loài người đến nay. Hơn nữa, nhân loại càng ngày càng đông mà nhu cầu của con người càng lúc càng thêm nhiều. Khoa học dầu có tiến bộ nhưng cũng khó vượt qua hai trở ngại sau đây: a - Mục cung càng tiến th́ mục cầu cũng tăng thêm một cách mạnh mẽ. Khoa học có giúp người tăng gia sản xuất nhưng cũng tạo cho con người nhiều nhu cầu mới. b - Vấn đề nhu cầu chỉ tạm giải quyết ở những nước kỹ nghệ mở mang, nhưng tại những nước c̣n lạc hậu - nhứt là những nước đông dân như Aán Độ, Trung Hoa - rất khó sản xuất đủ nhu dụng cho mọi người. Nếu địa cầu không thể cung cấp đầy đủ các nhu cầu cho toàn thể nhân loại th́ nó có thể thỏa mản được đầy đủ cho một số dân tộc trên thế giới. Dân tộc nào muốn được sinh tồn sung măn th́ phải tranh đấu với những dân tộc khác để giành lấy các nhu cầu. Lịch sử cổ kim phần lớn được xây dựng trên sự tranh đấu sinh tồn giữa các dân tộc. Vậy xét trên b́nh diện thế giới, vấn đề cung cầu chênh lệch trong tương lai lại càng khó giải quyết hơn và nạn nhân măn vẫn c̣n là một mối nguy cho nhơn loại. V́ đó mà nhơn loại không sao hoàn toàn hợp tác với nhau để thực hiện được cảnh thế giới đại đồng. 2 - Về tâm lư: a -Bản năng sinh tồn: Bản năng sinh tồn là một khả năng khiến cho một sinh vật tự nhiên có ư muốn duy tŕ sự sống của ḿnh. Nó có thể hẹp hay rộng. Nếu nó hẹp th́ sinh vật chỉ muốn cho cá nhân ḿnh sống, nếu rộng th́ sinh vật c̣n muốn cho những kẻ gần ḿnh cũng được sống như ḿnh. Kết quả của bản năng sinh tồn là sự vị kỷ, nhưng nếu được mở rộng, người ta có thể hy sinh để cho những kẻ thân ḿnh cùng được sống theo. Như thế, con người đă vượt qua sự vị kỷ để đi đến ḷng vị tha. Người chủ trương thế giới đại đồng bảo rằng nên bỏ ḷng vị kỷ đó đi, chỉ để lại ḷng vị tha mà thôi. Nhưng như chúng ta đă biết, trong sự vị tha vẫn có ḷng vị kỷ nên không thể giữ cái này mà bỏ cái kia được. Một người chịu làm việc vất vă để nuôi gia đ́nh thân yêu của ḿnh chớ không bao giờ chịu lao khổ để nuôi gia đ́nh hàng xóm. Hơn nữa, muốn có ḷng vị tha phải phát tiết ḷng vị kỷ ra ngoài. Một kẻ cướp muốn có nhiều tiền cung cấp cho những người thân yêu, tất phải đoạt tài sản của người khác. Muốn có ḷng vị tha với những người thân, anh ta phải phát tiết ḷng vị kỷ của anh ta nơi những người bị anh ta cướp của. Như vậy, kết quả của bản năng sinh tồn là tánh ích kỷ. Nếu đem so sánh một người cổ sơ với một người văn minh, ta thấy người cổ sơ ít vị kỷ hơn người văn minh. Đủ ăn rồi, họ không lo thâu góp để dành nên dễ dàng giúp đỡ người khác. Người văn minh th́ không thế. Đối với họ không biết bao nhiêu mới gọi là đủ. Càng có nhiều họ càng muốn tích trữ thêm nữa. V́ đó, người càng văn minh ḷng vị kỷ lại càng mạnh mẽ thêm. b - Ư thức đồng loại: Ư thức đồng loại là một bản năng khiến cho một sinh vật biết một sinh vật khác cùng loại với ḿnh. V́ đó từ cầm đến thú chúng luôn luôn đi theo đàn không lẫn lộn với các giống loại khác. Ư thức đồng loại làm cho con người có xu hướng tự nhiên là thương những người mà họ thấy giống ḿnh hơn là những kẻ mà họ cho là xa lạ, khác họ. V́ đó, nảy sinh ra tinh thần gia tộc, bè phái, tinh thần hương đảng, tổ quốc, làm cho họ luôn thương cái mà họ cho là gần họ và ghét cái mà họ thấy là xa lạ. Những người theo lư tưởng thế giới đại đồng chủ trương hủy diệt ḷng ghét đi để có thể thương yêu hết mọi người. Nhưng điều này không thể thực hiện được v́ ḷng ghét là lư do tồn tại của ḷng thương. Nói rơ hơn, phải có ḷng ghét đem ra so sánh ta mới thấy có ḷng thương. Khi đội túc cầu tỉnh nhà đấu với đội Sai G̣n, ta muốn nó thắng đội Sài G̣n, v́ ta thấy nó gần ta hơn. Nhưng khi đội túc cầu Sài G̣n đấu với đội cầu Trung Hoa, ta lại muốn đội Sài G̣n thắng, v́ ta thấy đội Sài G̣n là đội banh của nước nhà, gần ta hơn là đội khách. Bao nhiêu ḷng thương ta trút vào đội Sài G̣n và bao nhiêu ḷng ghét ta trút vào đội khách. Xem thế, thương và ghét không phải là tuyệt đối, mà nó là kết quả của một sự so sánh. V́ thế, ta không thể dẹp bỏ một cái đi được. Giả sử ta bỏ ḷng ghét đi th́ ḷng thương cũng theo đó mà mất. Thương ghét cùng mất th́ nguyên nhân sanh ra nó là ư thức đồng loại cũng mất theo. Nhưng ư thức đồng loại là một bản năng không sao bỏ đi được. Vậy thương và ghét cũng không thể hủy diệt được. Thương và ghét không thể bỏ đi được v́ muốn thương phải có chổ phát tiết ḷng ghét. Như thí dụ trên, ta phải phát tiết ḷng ghét ra nơi đội cầu Trung Hoa rồi mới có thể thương đội cầu Sài G̣n được. Nếu không phát tiết ḷng ghét ra ngoài được th́ nó trở lại phá hoại bên trong. Người trong một gia đ́nh nghèo bị khinh rẽ, hiếp đáp, thường rất thương nhau nhờ phát tiết được ḷng ghét ra ngoài. Trái lại, người trong gia đ́nh giàu nhứt hô bá ứng, v́ không có cơ hội phát tiết ḷng ghét ra ngoài nên thường xung đột lẫn nhau. Ư thức đồng loại là một bản năng chia rẽ loài người hết sức sâu đậm. V́ đó, từ xưa nhiều người đă cố gắng làm cho nó dịu bớt lại. Thần thoại trăm con cùng một tổ của người Việt Nam cũng như thần thoại của người Nhật cho rằng họ cùng là con cháu của Thái Dương Thần Nữ chứng tỏ sự mănh liệt của ư thức đồng loại, nên người ta phải lợi dụng nó để tránh bớt sự xâu xé giữa người đồng bang.Ngày xưa v́ bị óc tôn quân và các tôn giáo chi phối, con người chưa có ư niệm rơ rệt về dân tộc. Bỡi đó, người ta có thể dễ dàng chấp nhận người nước khác sang làm quan nước ḿnh như Pháp Hoàng Louis 14 dùng Mazarin là người Ư làm Tể Tướng, Tần Thủy Hoàng dùng Lư Oâng Trọng là người Việt Nam làm Tư Lệ Hiệu Uùy mà dân chúng họ không bất b́nh phản đối chi hết. Ngày nay, ư niệm dân tộc hết sức mạnh mẽ, nên những việc như thế chắc chắn không c̣n được sự chấp nhận nữa. Ta đă nhận thấy ư thức đồng loại đưađến sự thương ghét không đều. Nếu loài người hợp quần trong phạm vi thế giới, ḷng ghét không có chỗ phát tiết sẽ gây ra sự xung đột bên trong xă hội. C̣n hợp quần trong phạm vi dân tộc, người ta có thể phát tiết ḷng ghét đối với những dân tộc uy hiếp sự sinh tồn của ḿnh nên gây được sự hợp tác chặt chẽ bên trong quốc gia. Lịch sử đă nhiều lần chứng minh điều nầy. - Trước năm 1937, Trung Hoa Quốc Dân Đảng và Trung Cộng đánh nhau gây ra cuộc nội chiến đẩm máu kéo dài trong nhiều năm. Nhưng khi quân đội Nhật tấn công vào lục địa, đôi bên tạm gác hận thù, cùng hợp tác nhau để kháng Nhật. Sau khi Nhật bại trận, họ lại xung đột nhau trở lại cho đến khi trận chiến kết thúc vào năm 1959 đem lại sự thắng lợi về cho Trung Cộng. Năm 1914, khi quân Đức tiến quân gần đến Paris, các chánh đảng Pháp chấm dứt mọi sự tranh chấp, hợp nhau lại thành Mặt Trận Thống Nhất Thiêng Liêng để đối phó. - Tại Việt Nam, khi quân Nguyên Mông kéo sang xâm lược, Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải đă xóa bỏ mọi sự hiềm khích riêng tư để cùng nhau chung lo việc nước. Nhờ sự hợp tác quí báu, quân dân Đại Việt đă đánh đuổi được quân Nguyên. Những thí dụ trên đây cho ta thâư rằng hợp quần trong phạm vi dân tộc, ta có thể giải quyết dễ dàng vấn đề chia rẽ v́ ư thức đồng loại. c - Tánh thích vinh quang: Tánh thích vinh quang là bản năng của mọi sinh vật. Nó là nguồn gốc của sự phân biệt ngôi thứ. Trong loài thú, sự phân biệt nầy diễn ra một cách rơ rệt. Một đàn chim bay, một đàn thú đi t́m mồi, bao giờ cũng có con đầu đàn. Đối với loài người, sự tranh chấp để giành ngôi thứ lại càng mănh liệt hơn. Câu “Thà làm người lớn nhứt trong làng c̣n hơn làm người thứ hai tại thành La Mă” của Cesar cũng như câu “Thà làm đầu gà hơn làm đuôi trâu” của người Việt Nam đủ tóm tắt tinh thần “thích vinh quang” của loài người. Chính v́ để thỏa măn tinh thần nầy, người ta đă tranh nhau ác liệt, không ai chịu nhường ai. Nguyên nhân nầy trong tương lai, nếu không tăng trưởng th́ cũng không giảm bớt chút nào. Ta có thể bảo rằng những nguyên nhân chia rẽ loài người càng ngày càng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, ta cũng c̣n có thể giải quyết nó bằng cách khêu gợi ư thức đồng loại như đă dùng để giải quyết các nguyên nhân khác. Qua các sự kiện vừa nêu, ta thấy rằng chủ trương thế giới đại đồng của Cộng Sản không thể nào thực hiện được. Để tranh đấu cho sự sinh tồn của dân tộc, chúng ta không thể dựa vào ảo vọng thế giới đại đồng để hoạt động mà phải có một thái độ hợp với thực tế hơn. Tóm lại, hợp quần trong phạm vi dân tộc , người ta có thể phát tiết ḷng ghét và ḷng vị kỷ của ḿnh ra các dân tộc khác nên dễ dàng xóa bỏ các mối dị đồng để đoàn kết nhau lại và hy sinh cho Tổ quốc. Hơn nữa, quyền lợi vật chất và tinh thần của dân tộc thường phù hợp với sự sinh tồn của cá nhơn nên ai cũng muốn nh́n nhận dân tộc là đoàn thể hợp quần có lợi nhứt cho con người. V́ đó, ư niệm dân tộc đă ăn sâu vào đầu óc mọi người - kể cả những người theo chủ trương quốc tế - , và dân tộc là yếu tố quan trọng vào bậc nhứt mà không nhà chính trị khôn khéo nào dám bỏ qua. d- Tư Tưởng bất đồng: Con người là một giống khôn ngoan nên đứng trước bất luận t́nh thế nào cũng đều nghĩ ra được phương cách đối phó. Đó là xu hướng biến cải của con người mà người nào cũng cho xu hướng biến cải của ḿnh là hay nhứt. V́ vậy mà sinh ra sự xung đột nhau v́ ư kiến bất đồng. Giữa những người khác giống ṇi, khác ngôn ngữ, tập quán hay tín ngưỡng, sự bất đồng tư tưởng là lẽ dĩ nhiên. Nhưng giữa người cùng giống ṇi, cùng ngôn ngữ, cùng tập quán hay tín ngưỡng mà cũng có sự bất đồng về tư tưởng nữa. Về tôn giáo, ta thấy Phật Giáo chia ra thành hai phái Tiểu Thừa và Đại Thừa mà mỗi phái lại chia ra thành nhiều tông phái khác nhau; C̣n Thiên Chúa Giáo th́ lại chia làm Công giáo và nhiều phái Tin Lành, chưa kể những nhánh khác như phái Chánh Thống ở Nga, phái Hợp Nhứt ở Hy Lạp . v. v . . . Về triết học th́ đồ đệ của Hegel đă chia ra thành hai phe tả, hữu. Những môn đồ của Marx cũng chia phe Đệ Tam, Đệ Tứ, Titô, Mao Trạch Đông, v .v . . . xung đột nhau mănh liệt. Sự bất đồng tư tưởng đă đưa con người đến nhiều cuộc tranh chấp đẩm máu. Những cuộc chiến tranh giữa các tôn giáo, những cuộc thanh toán quyết liệt giữa các phe phái chính trị đă cho thấy rằng sự bất đồng tư tưởng là một trở ngại lớn lao cho sự thực hiện thế giới đại đồng. Thời xưa, sự giaó dục chưa được phổ thông, đa số dân chúng c̣n dốt nát, v́ vậy nên có một vài người tài giỏi xuất hiện là dân chúng răm rấp tuân theo; Ngày nay, nhờ giaó dục phổ thông, sự chênh lệch về tài trí giữa mọi người không c̣n quá nhiều như trước. Do vậy, những người có chút học thức th́ ḷng háo thắng càng mạnh, không chịu thua ai, không chịu nghe ai, cho nên sự bất đồng tư tưởng càng mănh liệt hơn trước. Hợp quần trong phạm vi dân tộc, người ta có thể dựa vào ư thức đồng loại mà làm dịu bớt sự xung đột v́ tư tưởng bất đồng. Trên thế giới ai cũng sợ nội loạn hơn chiến tranh, v́ nội loạn không những làm tṛ cười cho ngoại quốc mà c̣n là cơ hội tốt giúp cho ngoại quốc xen vào trục lợi. Những cuộc nội loạn hiện nay trên thế giới sở dĩ xảy ra là v́ có một hạng người theo chủ trương thế giới đại đồng, tuân theo mạng lịnh nước ngoài và phủ nhận ư niệm dân tộc. Nhưng bọn người nầy chỉ là thiểu số. Họ gây được rối loạn là nhờ biết áp dụng lối tuyên truyền ngụy trá, gạt gẫm một số dân chúng nghèo khổ v́ chiến tranh hay bị nạn thực dân bốc lột. Nếu ta biết dùng phương pháp thích hợp làm cho mọi người đều hướng vào mục đích chung là phụng sự tổ quốc, mưu cầu sự sinh tồn cho dân tộc th́ sự xung đột nhau v́ tư tưởng bất đồng sẽ dịu bớt đi và nạn xâu xé nhau có thể tránh được. e - Thất t́nh: Thất t́nh gồm có: Hỷ (vui), Nộ (giận), Ái (thương), Ố (ghét), Ai (buồn),, Cụ (sợ), Dục (muốn). Nó cũng là nguyên nhân làm cho loài người chia rẽ. Người ta không làm chủ được thất t́nh của ḿnh, nghĩa là sự buồn vui thương ghét tự nhiên biểu lộ mà mỗi người lại biểu lộ t́nh cảm ḿnh một cách khác nhau. Cùng đứng trước một việc mà kẻ vui người buồn, kẻ thương người ghét. V́ thế, luôn luôn có sự xung đột lẫn nhau. Tóm lại, v́ nhiều nguyên nhân chia rẽ loài người, nên từ trước đến giờ loài người chưa bao giờ sống ḥa hảo với nhau được. C - DÂN TỘC: H́nh thức hợp quần rộng răi nhứt mà loài người thực hiện được. Chúng ta thấy rơ rằng, muốn sinh tồn được con người phải hợp quần nhau lại. Nhưng v́ nhiều nguyên nhân chia rẽ, loài người không thể hợp quần trong phạm vi thế giới để thực hiện sự sinh tồn chung cho nhân loại được. Mặt khác, chúng ta cũng biết rằng hợp quần trong một phạm vi quá nhỏ hẹp như gia đ́nh, thị tộc hay bộ lạc, con người không đủ sức đối phó với mọi trở lực để mưu cầu sự sinh tồn sung măn được. Gương các bộ lạc da đỏ ở Mỹ Châu cũng như một số đông bộ lạc da đen ở Phi Châu đă chứng minh cho chúng ta thấy rơ điều nầy. Vậy, con người chỉ c̣n một cách là hợp quần trong phạm vi dân tộc để mưu sự sinh tồn chung mà thôi. Dân tộc là khối đông người cùng chung huyết thống, chung ngôn ngữ, có một nếp sinh hoạt giống nhau và những phong tục tập quán như nhau. Ngoài ra, c̣n có một yếu tố tinh thần là lịch sử làm cho sự đoàn kết giữa mọi người trong dân tộc càng thêm bền chặt. V́ đó, từ xưa đến nay, những quốc gia đặt nền tảng dân tộc là những quốc gia bền vững nhất. Tóm lại: Sự hợp quần trong phạm vi dân tộc có thể giải quyết được các nguyên nhân chia rẽ loài người, các nguyên nhân từ xưa đến nay đă đem lại cho nhân loại biết bao điều khổ nạn. Chúng ta thấy rằng mục đích tối yếu của mọi người ở tất cả mọi thời đại là sinh tồn. Con người hoạt động chỉ cốt để sinh tồn. Muốn sinh tồn, con người phải tranh đấu. Muốn nắm được phần thắng trong cuộc tranh đấu con người phải có sức mạnh và có xu hướng biến cải cường kiện. Nhưng đứng riêng một ḿnh, con người không đủ sức nên phải hợp quần nhau lại. Sự hợp quần nầy không thể ở trong phạm vi nhỏ hẹp như gia đ́nh hay bộ lạc, nhưng cũng không thể mở rộng đến phạm vi nhân loại được, v́ có nhiều nguyên nhân luôn luôn chia rẽ loài người. Do đó, con người chỉ có thể hợp quần chặt chẽ nhau trong phạm vi dân tộc. Trong phạm vi nầy, con người có thể phát tiết ra ngoài những nguyên nhân chia rẽ, nhờ đó tổ chức dân tộc vững vàng. Sự hợp quần trong phạm vi dân tộc là sự hợp quần to lớn nhứt mà loài người có thể thực hiện được. Nhưng nếu sự tổ chức dân tộc không được đàng hoàng làm cho sự sinh tồn cá nhân của con người bị uy hiếp, con người có thể chống chọi lại dân tộc để mưu cầu sự sinh tồn cá nhân cũng là mục đích chính yếu của loài người. Bởi đó, muốn duy tŕ sự sinh tồn của dân tộc, chúng ta phải tổ chức như thế nào cho mọi người đều được sinh tồn đầy đủ và đều có thể phát triển được năng lực sinh tồn của ḿnh. Kêu gọi tất cả mọi người trong dân tộc kết hợp nhau để tranh đấu cho sự sinh tồn chung, và tổ chức quốc gia như thế nào để cho mọi người được hưởng đồng đều những kết quả của sự tranh đấu chung, làm thế nào cho mọi người thấy rằng tranh đấu cho sự sinh tồn của dân tộc là bảo đảm chắc chắn nhứt cho sự sinh tồn của cá nhân ḿnh, đó làtinh lư của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn. D - Mục Đích Của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn: 1 - Gây một nền đoàn kết chặt chẽ trong dân tộc: bằng cách bài trừ triệt để mọi h́nh thức chia rẽ như chia rẽ địa phương, chia rẽ giai cấp, chia rẽ đảng phái, chia rẽ tôn giáo . . . 2 - Bảo đảm sự sinh tồn cho mọi người trong dân tộc: Chúng ta biết con người chỉ khép ḿnh trong dân tộc và thật tâm phụng sự dân tộc khi biết rằng dân tộc bảo đảm cho ḿnh được sinh tồn sung măn. V́ đó, quốc gia phải được tổ chức như thế nào cho sự bốc lột giữa đồng bào không c̣n nữa để mọi người đều được sinh tồn đầy đủ. Muốn như vậy, mọi người phải được tự do mưu sinh, nhưng quốc gia phải hạn chế sự phát triển của tư bản, không cho nó gây được thế lực cưỡng ép dân chúng như nhiều nước âu Mỹ. Một mặt khác, quốc gia cũng phải hướng dẫn cá nhân, không để cho họ cấu xé nhau v́ quyền lợi riêng. Nói tóm lại, sự sinh tồn cá nhân phải đi đôi với sự sinh tồn dân tộc, chỉ có điều nầy mới gây được sự đoàn kết dân tộc chặt chẽ giữa mọi người trong dân tộc mà thôi. 3 - Nâng cao tŕnh độ dân tộc: Ngoài sự đoàn kết chặt chẽ dân tộc c̣n cần có nhiều năng lực để tranh đấu mới mong bảo vệ được sự sinh tồn của ḿnh. V́ đó, tŕnh độ của mọi người trong dân tộc phải được nâng lên về cả ba mặt: thể chất, tinh thần và trí tuệ. Sự nâng cao tŕnh độ này rất hợp với sự sinh tồn cá nhân của con người, v́ nó giúp cho mỗi người phát tiết đến tuyệt đích những năng lực của ḿnh, đồng thời, nó cũng thích hợp với sự sinh tồn chung v́ nó giúp cho dân tộc tranh đấu đắc lực với dân tộc khác. 4 - Tùy lúc thay đổi đường lối chính trị: Muốn sinh tồn sung măn, dân tộc phải khéo léo trong cuộc bang giao, tức là phải biết áp dụng xu hướng biến cải để đường lối chính trị của ḿnh thích hợp với t́nh thế mỗi lúc. IV - Phần Kết Luận: Theo quan điểm Dân Tộc Sinh Tồn: - Chế độ độc tài tuy làm cho dân tộc được hùng cường nhanh chóng, nhưng nó uy hiếp cá nhân thái quá khiến cá nhân không phát triển được hết năng lực của ḿnh. Hơn nữa, những sự bất công do chế độ gây ra làm cho dân chúng phẩn uất. V́ đó, quốc gia khó tránh được nội loạn. Ngoài ra, những sự thanh trừng đẩm máu mà nhà độc tài nào cũng thi hành để giữ vững ngôi vị cũng vô cùng có hại cho dân tộc. - Chế độ tự do tuy bảo vệ được sự tự do và quyền lợi cá nhân, nhưng nó thường đưa đến chỗ phóng túng và vô kỷ luật nên đất nước rối loạn, dân tộc suy yếu đi. Sự hoạt động đă chậm chạp mà các bí mật quốc gia cũng không giữ kín được nên các dân tộc theo chế độ tự do khó bảo vệ được quyền lợi ḿnh. Mà khi quyền lợi dân tộc đă bị mất th́ quyền lợi cá nhân cũng khó bảo toàn được. Như vậy, chế độ độc tài có lợi cho sự sinh tồn dân tộc, nhưng lại có hại cho sự sinh tồn cá nhân. Ngược lại, chế độ tự do có lợi cho sự sinh tồn cá nhân nhưng lại có hại cho sự sinh tồn dân tộc. Không có chế độ nào hoàn hảo cả. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng chế độ độc tài dầu hoàn hảo nhứt, cũng làm khổ cho cá nhân, trong khi một chế độ tự do hoàn hảo có thể làm cho cá nhân lẫn dân tộc đều sinh tồn được. Ngoài ra, trong bản chất, chế độ tự do dễ sửa chữa hơn chế độ độc tài. Muốn thay đổi chế độ độc tài phải có những cuộc tranh đấu đẩm máu, trong khi chúng ta có thể cải lương chế độ tự do một cách ôn ḥa. Tóm lại, Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn là một chủ nghĩa quốc gia dựa vào những lập luận có tánh cách khoa học. Nó có ích dụng những chỗ hay của các chủ nghĩa chánh trị đă ra đời trước nó. Với chủ trương dung ḥa sự sinh tồn cá nhân và sự sinh tồn dân tộc, dung ḥa quyền lợi của quốc gia, nhứt là chủ trương biến cải, nó đưa đến một chế độ mềm dẽo, một chánh sách uyển chuyển thay đổi tùy t́nh thế, có thể nghiêng về kỷ luật quốc gia lúc dân tộc gặp khó khăn, mà cũng có thể nghiêng về sự tự do cá nhân lúc dân tộc trở về với đời sống b́nh thường. Đó là đặc điểm của Chủ Nghĩa DÂN TỘC SINH TỒN. BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG Tổng Bộ Huấn Luyện
Đọc tiếp phần Phụ Lục PHỤ LỤC
I - Phần mở đầu: Con người vốn là một sinh vật có trí khôn, có óc suy luận. Trí khôn của con người đă đưa con người tới chỗ t́m hiểu những lư lẽ, những nguyên nhân của sự vật. Lúc ban đầu, những tri thức của con người về thế giới bên ngoài hăy c̣n thô sơ, chỉ sau một thời gian lâu dài khảo sát về sự vật chung quanh ḿnh và về ư thức của ḿnh, con người mới tiến đến những tri thức thực nghiệm có tính cách khoa học. Nói chung, lúc vừa thoát khỏi thời kỳ thú tánh, con người chưa có những tri thức rơ rệt và chính xác về các hiện tượng thiên nhiên. V́ đó, con người giải thích những hiện tượng ấy bằng sự hiện diện của những thần minh là những nhân vật vô h́nh nhưng có nhiều quyền năng đối với vũ trụ và đời sống con người, và cho rằng con người được sanh ra là để phụng sự thần minh. Ḷng tin tưởng nơi thần quyền là điểm chung của tất cả mọi dân tộc trong thời kỳ sơ thủy. Nó là nền tảng của mọi tổ chức xă hội thời cổ. Bởi đó, tôn giáo có thể xem như là một loại lư thuyết chánh trị dựa vào thần quyền. Về chi tiết, những lư thuyết thần quyền nầy khác nhau vô cùng, nhưng căn bản của nó chỉ là một: đó là ḷng tin tưởng rằng thế giới do một quyền lực vô h́nh nhưng vạn năng điều khiển. Quyền lực ấy có thể là một nhân vật có h́nh thể như người hay là một nguyên lư trừu tượng. Nhưng trong trường hợp nào, con người cũng phải thờ phượng nó và tuân theo nó th́ mới được an toàn. V́ thế, một trong những nhiệm vụ tối yếu của nhà cầm quyền là thờ cúng Trời (hay Thượng Đế hoặc Thần Minh). Đối với quần chúng, nhà cầm quyền tối cao được xem là đại diện hay con của Trời (Thiên Tử), của Thượng Đế hay của Thần Minh. Về phương diện tổ chức, các xă hội cổ thời đă trải qua nhiều chánh thể khác nhau, nhưng xu hướng chung là sự thắng thế cuối cùng của chế độ quân chủ chuyên chế. Cho đến thế kỷ 17, hầu hết các nước trên thế giới đều theo chế độ nầy. Nhà vua được xem là người lănh mạng Trời để cai trị muôn dân, có quyền tuyệt đối với dân chúng. Dân chúng có bổn phận tuyệt đối tuân lệnh nhà cầm quyền. Nhưng từ thế kỷ 17 trở đi, tư tưởng thần quyền và chánh thể chuyên chế lần lần bị chỉ trích. Trên thế giới v́ thế phát hiện nhiều lư thuyết chánh trị khác nhau làm đảo lộn cả đời sống nhân loại. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt nguyên cứu nguyên do phát sinh ra nó và tŕnh bày cùng phê b́nh một cách cặn kẻ theo quan điểm sinh tồn:
II - Ờ A^u Châu:
A - Lư Thuyết Dân Chủ:
Bắt đầu phong trào chống lại nền quân chủ chuyên chế là Lư Thuyết Dân Chủ phát khởi ở các nước Tây Aâu (Anh, Pháp) vào thế kỷ 17. Vào lúc đó, tổ chức xă hội tại các nước ấy c̣n quá khắc nghiệt và thiếu hẳn công b́nh, không như phần đông các nước ở Á Đông.
Tại Á Đông chỉ có vua là thế tập, c̣n các quan lớn nhỏ trong nước hầu hết đều là người từ dân chúng xuất thân. Nhờ học rộng, tài cao, họ thi đậu hoặc lập được công trạng với quốc gia nên được bổ làm quan và lần lần chiếm được địa vị cao sang trong nước. Mặt khác, tuy nhà vua có uy quyền tuyệt đối, nhưng chỉ chăm chú vào mặt chánh trị, ít khi can thiệp vào đời tư của dân. V́ đó, nếu không âm mưu khuynh đảo triều đ́nh, người dân được hưởng một sự tự do khá rộng: tự do nghề nghiệp, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng v . v . . . . V́ thế, dân chúng không oán ghét chế độn quân chủ chuyên chế. Chỉ khi gặp nhà vua hôn bạo, gây khốn khổ cho dân, họ mới nổi lên đánh đổ rồi tôn người khác lên thay.
Tại các nước Aâu Châu, t́nh thế khác hẳn. Ngoài nhà vua ra, trong nước c̣n có hàng quí tộc thế tập chia nhau giữ hết các chức vụ chỉ huy và hạng tăng lữ hưởng rất nhiều đặc ân của triều đ́nh. Người thường dân, dù có tài cao học rộng, cũng không được quyền tham gia chánh sự. Đă thế, triều đ́nh lại can thiệp quá nhiều vào đời sống của người dân. Nông dân bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nhà qúi tộc địa chủ nên không được đổi chỗ ở, không được đổi nghề, v . v . . . Trọn đời, họ bị cột chặt vào mảnh đất của vị địa chủ của họ. Thợ thuyền ở đô thị th́ tương đối được tự do hơn, nhưng lại bị lệ thuộc quá nhiều vào các luật lệ khắc nghiệt của các phường công nghệ, nên đời sống của họ cũng không được sáng sủa ǵ hơn. Ngoài ra, cả nông dân lẫn thợ thuyền đều bị bắt buộc phải theo đạo của nhà vua. Người nào theo đạo khác th́ bị khủng bố, giết hại, khó ḷng sống yên ổn được. Triều đ́nh lại ăn tiêu xa xỉ, thuế khóa càng ngày càng nặng, mà hạng qúi tộc, tăng lữ lại được miễn thuế, nên dân chúng phải lănh trọn gánh nặng.
Đời sống của dân chúng lúc bấy giờ thật vô cùng khổ sở. Nhận thấy sự cùng cực của họ là do sự bất công của chế độ xă hội đương thời nên một số học giả như John Locke ở Anh, Jean Jacques Rousseau ở Pháp nêu ra thuyết dân chủ, lấy tự do, b́nh đẳng làm nền tảng.
Lư thuyết dân chủ không chủ trương phụng sự Thượng Đế như các lư thuyết Thần Quyền mà nhắm mục đích phụng sự con người, lấy con người làm trung tâm cho mọi hoạt động chánh trị.
Theo lư thuyết dân chủ mọi người sinh ra tánh vốn tốt (tương tự như câu: “Nhơn chi sơ tánh bổn thiện” của Á Đông) và đều được tự do và b́nh đẳng. Chỉ v́ chế độ xă hội hư bại nên họ trở nên xấu, mất hết tự do và phải chịu nhiều bất công thành ra khổ sở khốn cùng.
Muốn cho con người được hạnh phúc, phải cải tổ cho xă hội tốt trở lại, đồng thời bảo đảm sự tự do của mọi người và đăi ngộ mọi người b́nh đẳng với nhau.
Dân chúng các nước Tây Aâu đang khao khát tự do và b́nh đẳng nên nhiệt liệt hoan nghênh lư thuyết dân chủ. Họ lần lượt đánh đổ những nhà vua chuyên chế và thiết lập chế độ dân chủ cho mọi người tham dự chánh sự bằng lối bầu cử người thay ḿnh làm ra luật pháp, ban bố mọi quyền tự do căn bản, đồng thời công nhận mọi người đều b́nh đẳng như nhau trước luật pháp.
V́ đó, ngaỳ nay chế độ dân chủ tại các nước Tây phương được gọi là Dân Chủ Tư Bản hay Dân Chủ Tự Do.
B - Thuyết Siêu Nhân của Nietzche (Đức):
Dựa vào thuyết siêu nhơn, Nietzche cho rằng trong nhân loại có một số ít siêu nhơn thật tài ba có thể làm những việc xuất chúng. Nhiệm vụ của siêu nhơn là hướng dẫn nhân loại trên con đường văn minh. Muốn cho siêu nhơn thành công mỹ măn thường nhơn phải phụng sự và tuân lệnh siêu nhơn.
Sau nầy, Hitler khai triển từ siêu nhân trở thành siêu tộc qua tác phẩm Mein Kamf. Ông cho rằng trên thế giới có nhiều chủng tộc cách biệt nhau xa về tài trí, về năng lực, có những chủng tộc cực kỳ thông minh, có những chủng tộc cực kỳ ươn hèn. Những chủng tộc thông minh giàu năng lực là những Siêu Tộc. Các siêu tộc có nhiệm vụ thống nhứt thế giới và đưa nhân loại trên đường tiến bộ. Các chủng tộc khác có nhiệm vụ phụng sự siêu tộc và thi hành các mạng lệnh của siêu tộc.
Theo Hitler, trong tất cả các chủng tộc trên thế giới chỉ có chủng tộc Aryen phát sinh từ Hy Mă Lạp Sơn là siêu tộc duy nhứt đáng làm chúa tể thiên hạ. Nhưng muốn thi hành được sứ mạng thiêng liêng nầy, người Aryen cần phải giữ cho gịng máu ḿnh được thuần túy, v́ nếu gịng máu ḿnh bị pha trộn, họ sẽ trở thành ngu độn đi v́ sự trừng phạt của Tạo Hóa như trường hợp con la là con của con ngựa và con lừa, là một con thú vừa ngu đần vừa không sanh đẻ được. V́ sự lầm lạc từ ngày xưa, dân Aryen đă bị lai giống rất nhiều. Riêng có người Đức là dân tộc duy nhứt có đủ năng lực và tài ba lănh đạo thế giới. Nhưng muốn làm tṛn sứ mạng ḿnh, người Đức phải giữ cho gịng máu ḿnh không pha trộn. Mà muốn được vậy, họ phải bài trừ Do Thái là một giống dân ươn hèn, chỉ biết sống bám và an hưởng vật chất. Sau khi nắm được chánh quyền, Hitler đặt tên đảng chánh trị mà ông ta làm lănh tụ là đảng quốc gia xă hội, gọi tắt là Quốc Xă, đă phạm lỗi lầm căn bản là không nhằm mục đích phụng sự con người.
C - Thuyết Phát-Xít của Mussolini:(Ư)
Mussolini cho rằng trên đời chỉ có quốc gia là thực thể đáng tôn quí nhứt. Quốc gia là tối thượng, không có ai đứng ngoài quốc gia, cũng không có ǵ trên quốc gia. Mọi hoạt động đều nhằm phục vụ cho quốc gia. Cá nhân phải hoàn toàn phục tùng quốc gia, khép ḿnh vào khuôn khổ quốc gia và hy sinh cho quốc gia. Như chủ nghĩa Quốc Xă ở Đức, Chủ nghĩa Phát Xít ở Ư cũng không nhắm vào phục vụ con người, đă có hành động cực kỳ tàn bạo khiến mọi người trên thế giới đều công phẩn. Đây là một chủ nghĩa quốc gia cực đoan, quá khích mà Mussolini muốn tập trung quyền lực vào tay ḿnh theo chủ trương của ông ta khi lập ra đảng facio mà người Pháp dịch là fascisme. Mặc dầu facio là tiếng Ư nhưng không phổ thông bằng tiếng fascisme của Pháp nên báo chí thời đó buộc phải phiên âm danh từ fascisme thành Phát Xít mà cả thế giới đều dùng cho măi tới bây giờ. Để thấy rơ hơn chủ trương của đảng Phát Xít, ta đọc danh từ facio (Ư) và danh từ faisceau (Pháp) có phát âm gần giống nhau mà faisceau tiếng Pháp có nghĩa là cái dá súng (tượng trưng cho sự tập trung quyền lực) cho nên người ta gọi đảng của Mussolini là độc tài Phát Xít. D - Thuyết Xă Hội Duy Vật (Cộng Sản) của Karl Marx:( Tàu dịch là Mă Khắc Tư) một người Đức gốc Do Thái: Thuyết nầy được h́nh thành do sự hợp tác giữa Kark Marx và Frederik Angels. Sau nầy Lenine khai triển thêm nên có tên là Marxisme-Leninisme được phiên âm ra tiếng Việt là thuyết Mác-Lênin. Thuyết nầy phản ứng lại thuyết Dân Chủ và chế độ Tự Do. Marx cho rằng trong vũ trụ chỉ có vật chất là thực tại, c̣n Trời (hay Thượng Đế) chỉ là sản phẩm của trí óc con người. Dựa vào biện chứng pháp duy vật, ông cho rằng lịch sử nhân loại là một cuộc tranh đấu không ngừng giữa các giai cấp, trong đó giai cấp thống trị nhờ làm chủ các phương tiện sản xuất nên có nhiều thế lực và thẳng tay bốc lột giai cấp bị trị. Xă hội trong đó Marx đang sống là xă hội Dân Chủ Tư Sản. Xă hội tuy có tiến bộ hơn xă hội quân chủ chuyên chế, nhưng cũng phân thành hai giai cấp đối kháng nhau: Tư Bản và Vô Sản. Những nhà Tư Bản đă dùng tài sản gây thế lực trên chánh trường để bảo vệ quyền lợi của ḿnh, đồng thời bắt chẹt bọn vô sản, thợ thuyền, trả cho họ một đồng lương chết đói. Do đó, trong nước có một thiểu số tư bản tỷ phú và một đại đa số cùng đinh. Bọn vô sản nầy bị bốc lột thẳng tay nên sự tự do, b́nh đẳng mà chế độ dân chủ tư bản nh́n nhận cho họ đă trở thành hư ảo, không giúp ǵ cho họ được. Để chấm dứt sự bốc lột của tư bản, Marx kêu gọi: “Vô sản toàn thế giới hăy đoàn kết lại”! Khẩu hiệu nầy được Marx đặt nơi trang đầu tác phẩm “Tư Bản Luận” của ông, mục đích của Marx là kêu gọi vô sản toàn thế giới đoàn kết nhau lại làm một khối tranh đấu cướp chánh quyền, tiêu diệt giai cấp tư bản, tập trung mọi tài sản làm của chung, thực hiện chế độ cộng sản không giai cấp. Nhơn loại sẽ sống thân ái với nhau trong cảnh hoan lạc của thế giới Đại Đồng. Thợ thuyền các nuớc Âuu Châu đang khổ sở v́ sự bốc lột nặng nề của tư bản nên nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Marx, lập đảng Cộng Sản Quốc Tế chống lại chế độ Dân Chủ Tư Sản. Đến năm 1917, đảng Cộng Sản Nga thành công trong việc cướp được chánh quyền, xây dựng chế độ Cộng Sản tại đây. Trong chế độ nầy, đảng Cộng Sản giữ lấy độc quyền chánh trị lẫn kinh tế. Về chánh trị, họ thi hành chánh sách vô sản chuyên chính, bóp nghẹt mọi quyền tự do căn bản kể cả quyền tự do tín ngưỡng, v́ Cộng Sản chủ trương vô thần, công khai bài xích tôn giáo. Về kinh tế, họ tập trung tất cả tài sản trong nước làm của chung, không ai được quyền c̣n có tài sản riêng dùng trong sự sản xuất. V́ vậy, mọi người đều hoàn toàn lệ thuộc vào nhà cầm quyền. Nhà nước Cộng Sản có một uy quyền rất lớn, lớn hơn bất cứ chánh quyền của chế độ nào khác, thành ra dân chúng tại các nước Cộng Sản bị bó buộc cùng cực mà không có cách ǵ cưởng lại được. Lư thuyết xă hội duy vật hay chủ nghĩa Cộng Sản cũng biết lấy con người làm trung tâm điểm cho mọi hoạt động xă hội như lư thuyết Dân Chủ. Về mặt lư luận, nó bổ túc cho lư thuyết Dân Chủ ở chỗ đem sự b́nh đẳng kinh tế thêm vào sự b́nh đẳng chánh trị của lư thuyết dân chủ. Tuy vậy, lư thuyết xă hội duy vật vẫn c̣n chứa nhiều nhược điểm mà ta có thể tóm tắt sâu đây: 1 - Chủ trương Vô Thần: Họ quả quyết là không có Trời (hay Thượng Đế) nhưng họ không trả lời được bằng khoa học những câu hỏi của phái duy tâm nêu ra: “Tại sao những tác động ngẫu nhiên vật chất lại có thể đưa đến những tiến hóa lạ lùng trong vũ trụ?” 2 - Chủ nghĩa xă hội duy vật đă lỗi thời: Đáng lẽ phải xem Chủ nghĩa xă hội duy vật của Marx là một hệ thống tư tưởng chỉ đúng vào thế kỷ 19, nhưng sau đó đă lỗi thời. Chỉ c̣n những môn đồ của ông ta đến nay vẫn cho nó là một chơn lư tuyệt đối có giá trị muôn đời. 3 - Đấu tranh giai cấp: Lịch sử loài người không phải chỉ gồm có giai cấp tranh đấu mà c̣n có nhiều h́nh thức tranh đấu khác như dân tộc tranh đấu, tôn giáo tranh đấu, tư tưởng tranh đấu . v.v . . . Giai cấp tranh đấu chỉ là một khía cạnh của sự sinh tồn tranh đấu giữa loài người mà thôi. 4 - Chánh trị là yếu tố quyết định: Trong xă hội có nhiều yếu tố khác nhau. Kinh tế tuy là một yếu tố quan trọng, nhưng chưa phải là quyết định. Chánh trị mới là yếu tố quyết định v́ tổ chức của xă hội tuỳ thuộc vào chánh trị hơn là vào kinh tế. Chính sự sản xuất kinh tế cũng phải noi theo một chánh sách do cơ quan chánh trị đề ra. Chính những người Cộng Sản chủ trương xem kinh tế quan trọng hơn chánh trị cũng phải tổ chức sự tranh đấu cách mạng để cướp chánh quyền, tức là mặc nhiên xem chánh trị là vấn đề quan trọng nhứt. 5 - Thế giới đại đồng chỉ là một không tưởng: V́ nhiều lư do vật chất và tâm lư, loài người không thể kết hợp thành một khối duy nhứt thuận ḥa nhau. Tạm kể một số nguyên nhân chính sau đây là những nguyên nhân chia rẽ loài người: 1 - Bản năng sinh tồn 2 - Ư thức đồng loại 3 - Tánh thích vinh quang 4 - Tư tưởng bất đồng 5 - Thất t́nh. 6 - Không thể thực hiện một xă hội không giai cấp: Cuộc cách mạng nào cũng phải do một thiểu số lănh đạo và khi thành công rồi thiểu số đó trở thành giai cấp chỉ huy. Việc hủy diệt quyền tư hữu cũng không đưa đến việc hủy diệt giai cấp như Marx lầm tưởng; ngược lại, nó c̣n tăng thêm quyền của gia cấp chỉ huy đối với dân chúng. Sự quan sát chế độ cộng sản cho chúng ta thấy rằng uy quyền của đảng cộng sản đối với dân chúng c̣n lớn hơn gấp bội uy quyền của bất cứ giai cấp chỉ huy nào trên thế giới từ trước tới nay.
B - Ở Á Châu: - Thuyết Tam Dân (hay Tam Dân Chủ Nghĩa) của Tôn Văn (Trung Hoa): Trong khi Mussolini và Hitler dựa vào chủ trương quốc gia và siêu tộc nêu ra các chủ nghĩa Quốc Xă và Phát-Xít phản ứng lại các chủ nghĩa Dân Chủ và Xă Hội (Cộng Sản) th́ tại Trung Hoa, Tôn Văn cố dung ḥa các tư tưởng quốc gia, dân chủ và xă hội để xướng ra chủ nghĩa Tam Dân. Chủ nghĩa nầy gồm có ba phần là Dân Tộc, Dân Quyền và Dân Sinh. 1 - Trong thuyết dân tộc: Tôn Văn bảo rằng dân Trung Hoa đông đảo nhứt lại có một nền văn minh tối cổ, đáng lẽ phải là dân tộc hùng cường nhứt trên thế giới, nhưng trên thực tế, Trung Hoa đă bị các dân tộc khác uy hiếp và lăng nhục. Điều nầy sở dĩ xảy ra là v́ người Trung Hoa chỉ có tinh thần gia tộc và tinh thần thế giới mà thiếu hẳn tinh thần dân tộc. Nếu tinh thần nầy c̣n kéo dài Trung Hoa có thể diệt vong. Vậy người Trung Hoa phải đoàn kết nhau lại thành dân tộc tranh đấu với người ngoại quốc để bảo vệ quyền lợi ḿnh, và khi được hùng cường rồi sẽ giúp cho các dân tộc nhược tiểu khác trên thế giới. 2 - Trong thuyết dân quyền: Tôn Văn chống hẳn các chế độ độc tài dùng cường quyền thống trị dân chúng, nhưng đồng thời ông cũng không tán thành chủ trương tự do cá nhân và b́nh đẳng của chủ nghiă Dân Chủ mà ông cho là không thích hợp với t́nh thế Trung Hoa. Oâng cho rằng nước Trung Hoa yếu v́ người Trung Hoa đă quá tự do và b́nh đẳng. Oâng hô hào người Trung Hoa nên hy sinh sự tự do và b́nh đẳng cá nhân của ḿnh để tranh đấu cho Tổ Quốc ḿnh được tự do và b́nh đẳng với những quốc gia hùng cường. 3 - Trong thuyết dân sinh: Tôn Văn cố giải quyết các vấn đề xă hội. Ông chống lại chế độ tư bản nhưng cũng không tán thành chủ trương giai cấp đấu tranh của chủ nghĩa Cộng Sản mặc dầu ông cho rằng Chủ nghiă Dân Sinh cũng giống như chủ nghĩa Cộng Sản. Oâng công nhận quyền tư hữu, song hạn chế bớt nó để nó không uy hiếp được quần chúng. Để cải cách dân sinh ông chủ trương tiết chế tư bản và b́nh quân địa quyền để mọi người đều có thể đủ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi. Chủ nghĩa Tam Dân có tánh cách chiết trung rơ rệt. Nó cố dung ḥa những chủ trương Quốc Gia (Dân Tộc), Dân Chủ (Dân Quyền), và Dân Sinh (Xă Hội), cố sửa chữa những chủ trương ấy cho thích hợp với t́nh thế Trung Hoa. Xét về mặt lư thuyết, chủ nghĩa Tam Dân đă thâu nạp được hết các lư tưởng tốt đẹp của các học thuyết đă ra đời từ thế kỷ thứ 17. Nhưng Tôn Văn đă đặt nặng vào chủ trương Dân Tộc và gián tiếp phủ nhận sự tự do cá nhân và nhứt là chủ nghĩa Tam Dân chứa nhiều lư luận mâu thuẩn nhau để sau nầy Tưởng Giới Thạch và Mao Trạch Đông đều cho rằng ḿnh là đồ đệ chính thống của Tôn Văn.
KHÁI NIỆM VỀ SỐ TRONG KINH DỊCH Tuệ sỹ Giới hạn trong phạm vi lư luận, chúng ta tóm tắt nét đặc trưng của kinh Dịch: giản dị hóa bằng TƯỢNG và cụ thể hóa bằng SỐ. Tức là qui chiếu vạn hữu về trên một căn bản đồng nhất mà kinh Dịch gọi là thiên hạ chi động, tŕnh phù nhất, hay đồng qui nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự - từ nhiều hướng nhưng cùng về một chỗ; cùng một mục đích những có trăm ngh́n mối nghĩ. V́ động, cho nên có thiên sai vạn biệt; nhưng tất cả chúng khởi đi từ cái một và trở về trong một cái. Nếu vậy, khi đă qui chiếu được vạn hữu vào căn bản đồng nhất, người ta có thể phân phối cái động thiên sai vạn biệt trong thiên hạ thành trật tự có qui củ. Ư tưởng then chốt ở đây là : tại thiên thành tượng, tại địa thành h́nh. Tượng, có thể được hiểu như là những nguyên tắc tiên thiên. Khi những nguyên tắc này được ứng dụng vào các lănh vực cụ thể, chúng sẽ là những sự thực hữu h́nh trong một trật tự cân xứng. Trong toán học, đó là trật tự tỉ đối. Chúng ta khởi đầu từ khái niệm với một trật tự cân xứng này để đi đến sự ứng dụng về Số của kinh Dịch trong lănh vực lư luận. Một trật tự cân xứng là một thế giới trong đó các sự vật được phân phối đồng đều ở các vị trí tương đối. Sau đây là những nguyên tắc chỉ đạo cho sự ứng dụng Dịch vào các lănh vực lư luận và thực tế: THỜI, VỊ, TRUNG, CHÍNH. Nói về những trường hợp ứng dụng có kết quả, kinh Dịch thường diễn tả: đắc thời, đắc vị, đắc trung"; "lục vị thời thành" "các chính tính mệnh, bảo hợp thái ḥa"; vân vân. Đây là do bản tính tồn tại của sự thực hữu h́nh, không phải là những ứng dụng tùy tiện. Kinh nói: phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân. Sự cân xứng trong thế giới hữu h́nh được kể theo loại và nhóm. Như vậy, khi đối chiếu với các biểu tượng tiên nhiên, hay bát quái, th́ mỗi biểu tượng trong thế giới hữu h́nh đều trấn giữ tại một phương hướng: khảm, chính Bắc, cấn, Đông Bắc, đoài, chính Tây; vân vân. Khái niệm về một trật tự cân xứng như vậy có hiệu lực như thế nào khi được ứng dụng vào đường lối suy luận? Ơû tŕnh độ gần như tổng quát của mọi đường lối suy luận, ta có thể lấy thí dụ từ Thiên Thai Tông (một trong các tông phái của Đại thừa Phật giáo Trung Hoa). Cái đặc sắc là người ta căn cứ trên đường lối theo sự hướng dẫn của Dịch để thấu triệt những khái niệm rất trừu tượng và rất xa lạ đối với truyền thống tư tưởng Trung Hoa. Tông này lấy số Ba làm số trật tự cân xứng của luận lư, hay một tập hợp luận lư nói theo danh từ luận lư học Tây phương (combinaison logique), và họ gọi là TAM VIÊN DUNG. Đại cương, khi vận dụng, tông này sử dụng những cặp tương phản trong một tập hợp luận lư, gọi là cặp song phi và song chiếu. Một tập hợp luận lư của họ gồm có ba thành tố căn bản: KHÔNG, GIẢ, TRUNG. Mỗi thành tố sẽ được thiết lập bằng những biến thiên như hủy diệt và tồn tại, rồi khi vượt qua cả hai tuờng hợp đó, người ta có một sự thực bên trên tất cả khái niệm. Nghĩa là vượt qua tính cách đối đăi hay phản danh của một khái niệm bằng song phi và song chiếu: khái niệm trừu tượng được đưa vào thực tại cụ thể.Lối suy luận trên đây, có thể coi như một đường lối căn bản mà ta có thể t́m thấy thường xuyên nơi Dịch. Ngày nay, người Tây phương gọi con số ba của kinh Dịch, là một tập hợp luận lư, là con số thần bí của tính phân phối và tập hợp (permutation et combinaison). Chúng ta đừng nghĩ con số ba ở đây là con số của một quá tŕnh biện chứng. Nơi kinh Dịch, ta biết mỗi một quẻ của Bát quái đều gồm có ba hào. Xưa kia, người ta thường giải thích v́ có ba lănh vực hay ba cấp bậc của trật tự: trật tự của thiên giới, trật tự của nhân giới và trật tự của vạn vật (không phải vạn hữu). Nghĩa là TAM TÀI. V́ vậy, một quẻ có ba hào. Chúng ta cũng có thể hiểu điều này theo một chiều hướng khác. Trước hết, có thể coi số ba như là biểu tượng của sự ổn định và cân xứng, nghĩa là hợp lư. Khi nói đến hợp lư của tương quan nhân quả, một tương quan đồng thời, cái này gá vào cái kia và ngược lại mỗi cái vừa nhân vừa quả; để diễn tả sự hợp lư này, người ta lấy thí dụ về h́nh ảnh kim tự tháp của những cây gậy tựa vào nhau. Vả lại, torng các nền luận lư học cổ điển, với tam đoạn luận của Aristole, hay với nhân minh học của Digna Aán độ, người ta thấy một lập luận vững chăi được phân phối theo con số ba, với ba mệnh đề. Một tập hợp luận lư, như vậy, tự căn bản là mộ ttập hợp của số ba. Theo đó mà nói, con số ba tượng trưng cho ư niệm về một sự hợp lư vững chắc của các tương quan nhân quả. Đây chỉ là những trường hợp gợi ư. Dù vậy, tất cả, có thể nói là tất cả, mọi trật tự cân xứng của hữu h́nh được phản chiếu trên con số ba. Hay nói chính xác hơn: con số ba là h́nh ảnh phản chiếu của trật tự hữu h́nh và cân xứng. Từ mộ tthành số tượng trưng cho trật tự toàn diện của thế giới là số mười, nếu ta qui chiếu về trên căn bản đồng nhất, tức số một, ta c hiện sự tiết giảm theo tính cách cân xứng và tương đối: năm – ba – một, cuối cùng sẽ có một h́nh tam giác, nếu mỗi một số được ghi thành một điểm. Chúng ta đă nói, số ba không phải là một quá tŕnh biện chứng, mà là con số của một tập hợp luận lư. Trong mỗi tập hợp này, người ta phân phối bằng tính cách có lặp lại (permutation avec répétition), hai thế lực tương phản âm và dương. Kết quả đạt được là có tám tập hợp, tức Bát Quái, chúng tương ứng với tâm phương vị của trời đất. Từ khái niệm trừu tượng mà đạt đến trật tự cân xứng của thế giới hữu h́nh, đó là sự thành tựu cao nhất của lư luận. Câu nói của kinh Dịch: Tại thiên thành tượng, tại địa thành h́nh", có thể được hiểu theo chiều hướng vừa kể. Khuynh hướng của Dịch là từ những phúc tạp mà tiến tới chỗ THUẦN NHẤT: Dịch giả, dị dă. Ba đặc tính của một nguyên tắc tiên thiên khiến cho nó khả dĩ ứng dụng được trong thế giới hữu h́nh, kinh Dịch gọi là Thuần, Túy, Tinh. Đây là một chiều hướng lư luận không bị giới hạn trong những nguyên tắc phân tích và tổng hợp. Nói cách khác, người ta không khảo sát giá trị của một mệnh đề luận lư qua phân tích hay tổng hợp. Trong chiều hướng của phân tích hay tổng hợp, người ta cần phải lưu ư các trường hợp đơn hay phức. Nhưng ở đây khỏi cần lưu ư như vậy. Thí dụ về luận lư tứ cú (logic of four alternatives hay tetralemma), ta có: (A) I. Có………………………..(khẳng định đơn) II.Không………………..(phủ định đơn) III.Vừa có vừa không (khẳng định phức) IV.Không phải có không phải Không (phủ định phức) Xét theo các trường hợp đơn cú, bốn mệnh đề trên rút lại chỉ co hai, v́ III và IV là trường hợp phức số của I và II. Cũng trong luận lư tứ cú, ta thử lấy một lối lập luận của Đỗ Thuận, người khai sáng Hoa Nghiêm Tông: (B) I. Phi dị biệt II.Phi đồng nhất III.Phi đồng nhất tức phi dị biệt IV.Phi dị biệt tức phi đồng nhất. Ở đây, mỗi mệnh đề phải có một giá trị biệt lập, trong nhất tính độc hữu của nó; biệt lập nhưng chúng phản chiếu lẫn nhau như các đỉnh của một tứ giác. Yù nghĩa của mou cánh được thành tựu ở tâm điểm của những phản chiếu này.
Chúng ta ghi nhận một điểm khác nhau rất nhỏ giữa III và IV của (A) là "Vừa Có vừa Không"…và III và IV của (B): "Tức". Một đằng diễn tả thể cách của Có và Không, do đó, đáng gọi là khẳng định đơn cú. Trường hợp (B), ư niệm về tức ở đây là tương tức, chỉ cho thể tính vô phân biệt giữa các sự hữu; nó không hàm chứa một ư tưởng về thể cách tổng hợp.
Với lối lư luận bằng tứ cú trên đây, trường hợp (B), người ta rút ra một h́nh ảnh của thế giới như sau: I. Một trong tất cả II.Tất cả trong Một III.Tất cả trong Tất cả IV.Một trong Một Nói tóm lại, hậu quả của một chiều hướng lư luận "TRINH PHÙ NHẤT" sẽ dẫn đến một thế giới quan như vừa kể. Một trường hợp điển h́nh khác có thể xảy ra ở đây, để xác định lối luận TIRNH PHÙ NHẤT của kinh Dịch ấy. Đây là trường hợp của Trí Nghiễm, tác giả của Hoa nghiêm nhất thừa thập huyền môn, vị tổ thứ hai của Hoa nghiêm tông. Oâng lư luận về sự tăng và giảm của một và mười, theo hai chiều hưng hạ, để giải thích thế giới quan vô tận; và con số mười được gọi là Thập vô tận. Trước hết, ông chia hai trường hợp tương quan giữa một và mười: dị thể và đồng thể. Trong mỗi tương quan đều có tăng và giảm. Dĩ nhiên muốn tính sự tăng giảm này, người ta phải lấy số một và số mười làm chuẩn đích. Một chỉ cho sai biệt và mười chỉ cho toàn thể. Rồi ở dị thể và đồng thể, mỗi trường hợp lại được chia thành hai:
I. Một trong Nhiều, Nhiều trong Một II.Một tức Nhiều, Nhiều tức Một. Bằng đường lối quanh co và chậm chạp như vậy, ông đi từng bước một: từ một lên mười, rồi từ mười tiết giảm đến một, thực hiện cho đến kỳ cùng – ở đây xin phép không bàn rộng – người ta đạt đến điều này: thế giới như một màn lưới được kết dệt vô số hạt ngọc. Mỗi mắt lưới là một hạt ngọc, ch1ung phản chiếu lẫn nhau – phản chiếu giữa cái Một và Tất cả – thành một thế giới trùng trùng vô tận. Nếu trở lại từ đầu khái niệm về trật tự cân xứng, chúng ta cũng bắt gặp cái thế giới quan vừa kể. Trật tự cân xứng là trật tự của những đối xứng tương quan và tương giao. Từ điểm này các nhà Hoa Nghiêm tông giải thích tương quan hiện hữu, hay lư Duyên Khởi, là lư thuyết căn bản của Phật giáo, thành tương do. Bằng tính cách tương do này, sự đôí xứng của hai sự thể được quan niệm rằng phải có một hữu lực và một vô lực, một thực thể và một vô thể. Cái vô lực th́ tựa vào cái hữu lực; cái vô thể th́ lẫn vào cái hữu thể. Như vậy, tương do chính là tương tức. Đó là lư luận căn bản của một thế giới quan vô tận. Tất cả những thí dụ điển h́nh đă nêu lên ở trên tạm thời cho chúng ta một nhăn quan bao quát về đường lối vận dụng trong phạm vi luận lư, gợi hứng từ khái niệm về SỐ của kinh Dịch. V́ không thể đi sâu vào chi tiết như một thiên khảo cứu chuyên môn, chúng ta hăy dừng lại trong giới hạn vừa phải này.
KINH DỊCH VÀ PHẬT HỌC TRUNG HOA Tuệ Sỹ 1. DỊCH
H́nh như vạn hữu bắt đầu tự hư vô. Bởi v́ hư vô là biên tế cùng cực vừa hữu lư vừa vô lư của lư niệm. Nó là biên tế hữu lư của lư niệm v́ ba lư do: (a) Tác nhân của hiện hữu chỉ đồng tính mà không đồng cách với hiện hữu ấy. Đồng tính nhưng không đồng cách, v́ là tương quan nhân quả. (b) Tác nhân của hiện hữu đồng tính nhưng không đồng thời với chính hiện hữu ấy, v́ là sự vận chuyển của sinh thành và hủy diệt. (c) Hư vô và hiện hữu được truy nhận trong tương quan đối đăi. Nhưng hư vô c̣n là biên tế vô lư của lư niệm. Nếu hư vô và hiện hữu được truy nhận bằng tương quan đối đăi th́ cả hai chỉ là giả thiết tạm ước của một căn bản đồng nhất. Chúng lại chỉ đồng tính mà không đồng thời và 9dồng cách, như vậy chỉ sai biệt v́ tương quan tiếp nối của vận chuyển. Theo lối suy luận nghịch đảo này th́ hư vô không c̣n là biên tế hữu lư của lư niệm nữa. Cuối cùng phải thừa nhận một lập trường triệt để phủ định. Trong lịch sử tư tưởng Phật giáo Trung Hoa, đây là một trong những lập trường luận thuyết đầu tiên về Phật học của xứ này, được mệnh danh là thuyết BẢN VÔ1. Trước khi kumàraj́va2 phiên dịch các tác phẩm Bát nhă và Trung quán, thuyết này là một điển h́nh về giải thích của tánh Không, vận dụng những khái niệm cố hữu của truyền thống tư tưởng Trung hoa. Nhờ những dịch phẩm của Kumàraj́va, Tăng Triệu3 đă thực hiện bước đầu, cố gắng thoát khỏi sự khống chế của hai thái cực phủ định và khẳng định. Trong ngôn ngữ Trung hoa, tất cả phủ định chỉ là mặt trái của khẳng định. Những phủ định từ như phi, bất hay vô có thể được dùng như những danh từ, tức là chúng vẫn có thể biểu thị các sự thể bất biến hay tư hữu. Như vậy, khi những phủ định từ này được đặt trước một mệnh đề, chúng không phương hại đến hiệu lực khẳng định của mệnh đề ấy. Trong ngôn ngữ Sanskrit, ngược lại, tất cả khẳng định chỉ là mặt trái của phủ định. Những biến thể của các danh từ tùy nhiệm vụ và hoàn cảnh những biến hóa của các động từ tùy tác dụng trong thời gian và thể cách; các qui tắc văn pháp tổng quát này ẩn dấu tính cách vô căn của mọi diễn tả hữu lư. Qua lối viết của văn tự Trung hoa, người ta khám phá ra rằng trật tự của thế giới chính là sự thành tựu toàn vẹn từ nội tại của mỗi cá thể. Nhưng qua lối viết Devanagari của ngôn ngữ Sanskrit th́ thế giới hiện hữu quả t́nh là một thế giới hỗn độn; trật tự của toàn thể chỉ là một đường thẳng vạch đôi giới hạn của hiện hữu và hư vô. Người ta sẽ thấy các nhà Phật học Trung hoa sau này, rơ rệt nhất là từ các triều đại Tùy và Đường trở đi, ở Hoa nghiêm tông, tánh Không đă được lật ngược thành tánh Khởi; ở Thiên thai tông, tánh Không thành tánh Cụ; độc đáo nhất là ở Thiền tông, vô ngôn của tánh Không được diễnt ả bằng tác động rất hiện thực và rất sôi nổi là đánh và hét. Giữa Hán tự và Sanskrit có một giới hạn nghiêm khốc, giống như giới hạn giữa hữu ngôn và vô ngôn. Lấy hai cái không đồng tính, không đồng cách và cũng không cùng một trật tự mà thay thế lẫn nhau, đấy tức là một sự lật ngược từ vô thành hữu. Trong một t́nh trạng như vậy, ngướ ta có thể trực nhận được tính cách phiêu đốt bất định của ngôn ngữ; v́ ở đây, ngôn ngữ thực sự chỉ là một phương tiện cho mọi nghịch đảo, như sự nghịch đảo của đi và đến. Ư nghĩa của nghịch đảo này cũng là ư nghĩa của chũ dịch trong kinh Dịch. Dịch có ba nghĩa: Biến dịch, bất dịch và giản dị1. V́ biến dịch, cho nên có sự sống; v́ bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống; và v́ giản dị, nên loài người có thể qui tụ mọi biến động sai biệt vào một để tổ chức đời sống: Thiên hạ chi động, trinh phù nhất (Dịch hệ từ hạ truyện). Theo truyền thuyết, Kinh Dịch đầu tiên của người Trung hoa được gọi là Liên Sơn Dịch2 lấy quẻ Thuần Cấn làm đầu3. Trong quẻ này, nội quái là cấn, tượng là núi, ngoại quái cũng là cấn. Như vậy, tượng của nó là hai ḥn núi liên tiếp nhau, do đó gọi là Liên Sơn. Thuyết quái truyện của Chu Dịch có nói: Đế xuất hồ chấn, tề hồ tốn, tương kiến hồ ly, trí dịch hồ khôn, duyệt ngôn hồ đoài, chiến hồ càn, lao hồ khảm, thành ngôn hồ cấn. (Đấng chủ tế ra ở phương chấn (phương đông), muôn vật đều thanh khiết ở phương tốn (đông nam), cùng thấy nhau ở phương ly (nam), làm việc ở phương khôn (tây nam), vui nói ở phương đoài (tây), đánh nhau ở phương kiền (tây bắc), khó nhọc ở phương khảm (bắc), làm xong là nói ở phương cấn (đông bắc). Bản Việt văn của Nguyễn Duy Tinh, Chu Dịch Bản Nghĩa II, tr, 362). Đấy là Liên Sơn Dịch, theo ư kiến của Can Bửu4. Từ ba vạch âm của khôn, -- nếu đặt một vạch dương của càn tiềm phục ở dưới , tức là chấn. Sự sống bắt đầu từ khi dương khởi sự lẫn vào âm vậy: vạn vật xuất hồ chấn. Nếu một hào dương của càn này đi lần lên, lẫn vào chính giữa không , tức khảm. Cái mềm (âm), bao trùm cái cứng (dương), tượng trưng cho sự nghỉ ngơi sau những công việc nhọc nhằn. Vạch dương của càn đi lần lên nữa, thành quẻ cấn , tượng trưng cho sự thành tựu. Trong thân thể người ta, cấn tượng trưng cho phần lưng, lấy ư một vạch dương tựa trên hai vạch âm. Ngoài công việc nghỉ ngơi, lưng không có nhiệm vụ nào khác, như các bộ phận tay chân. Tuy nhiên, mọi hoạt động của các bộ phận trong thân thể người ta phải lấy lưng làm tựa. Như vậy, cấn tượng trưng cho thời gian mà mọi vật trong trời đất đă được phối trí thành trật tự xong rồi. Nhưng, với biểu tượng hai ngọn núi liên tiếp nhau của quẻ thuần cấn, lại là h́nh ảnh của sự bất động trong biến động. Loài người xuất hiện, đối đầu ngay với sự nghịch đảo giữa biến động và bất động ấy. Mọi biến động diễn ra trong trật tự của lư tính, như những khoảng lên và xuống của các đỉnh núi liên tiếp nhau. Ư thức được biến dịch trong bất dịch như vậy để tổ chức thành một xă hội có qui củ và trật tự, đấy là ư nghĩa của Dịch lư. Lời tượng của quẻ Hỏa Sơn Lữ trong Chu Dịch cũng đă nói: ơn thượng hữu hỏa, quân tử dĩ minh, thận, dụng h́nh luật nhi bất lưu ngục. (Trên núi có lửa tượng trưng cho sự đi xa quê nhà, người quân tử coi đó lấy điều sáng suốt cẩn thận để áp dụng vào h́nh luật mà chẳng cấm giữ1 lại việc ngục tụng. Ng. Duy Tinh, SĐD. II, Tr. 191). Lửa bốc cháy trên đỉnh núi là biểu tượng của một cuộc hành tŕnh phiêu lưu, như sự vận chuyển từ sống và chết, từ sinh thành đến hủy diệt. Khi thấy lửa bốc cháy trên đỉnh núi, là trực nhận rằng mọi biến động đều diễn ra trong trật tự bất biến; căn cứ theo đó thiết lập qui củ cho trật tự của xă hội. Cổ nhân Trung Hoa nói: Không học Kinh Dịch th́ không thể làm Tể tướng. Bởi v́ người thiết lập và duy tŕ trật tự của xă hội phải thấu triệt những ư nghĩa: biến dịch, bất dịch và giản dị hóa của DỊCH. Thấu triệt được biến dịch và bất dịch, mới thấu triệt được vận hành của trời đất; biết giản dị hóa mới có thể giáo dục nhân quần để thiết lập và duy tŕ một trật tự phù hợp với vận hành ấy: dịch dữ thiên địa chuẩn; cố năng di luân thiện địa chi đạo. (Đạo dịch cùng làm chuẩn đích với trời đất, cho nên hay sửa sang được cái đạo của trời đất. Nguyễn Duy Tinh, SĐD. II, tr 271). Nhưng, DỊCH là ǵ? Kinh Dịch (hệ từ thượng truyện) nói:Dịch giả, tượng dă. DỊCH tức là TƯỢNG. Lại nữa, TƯỢNG là ǵ? Chu Dịch lượ clệ của Vương Bật2 viết: "Phù tượng giả xuất ư giả dă; ngôn giả dă, minh tượng giả dă. Tận ư mạc nhược tượng, tận tượng mạc nhược ngôn…. Cố ngôn giả sở dĩ minh tượng, đắc tượng nhi vong ngôn. Tượng giả sở dĩ tồn ư, đắc ư nhi vong tượng. Do…….thuyên giả sở dĩ tại ngư, đắc ngư nhi vong thuyên. TƯỢNG là để tỏ bày Ư; LỜI là để tỏ bày TƯỢNG. Mô tả hết Ư không ǵ bằng TƯƠNG; mô tả hết TƯỢNG không ǵ bằng LỜI… cho nên, sở dĩ có LỜI là v́ để tỏ bày TƯỢNG; đă nắm được TƯỢNG th́ hăy quên LỜI. TƯỢNG là để giữ Ư, nắm được Ư th́ hăy quên TƯỢNG. Cũng như…..cái rọ là để bắt cá; bắt được cá th́ bỏ cái rọ đi.) Giải thích theo cung cách này là điều rất thường thấy trong các tác phẩm Phật học. Thí dụ, kinh Kim Cang: Phật pháp chỉ như một chiếc thuyền để qua sông. Qua được bên kia sông rồi th́ hăy bỏ thuyền mà lên bờ. Nói tổng quát, DỊCH là lư tính -------------------------------------------------------------------------------- 1 theo Bất chân không luận của Tăng Triệu, có ba thuyết: Bản vọ, Tức sắc và Vô tâm. Cát Tạng (Trung quán luận sứ, k, 2a, DTK. 182/42, tr. 29) có bảng tác giả. 2 Kumàraj́va (344-413) đến Trung Hoa năm 401.
|
|||