CHÍNH NGHĨA

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá

Liên Minh Thần Thánh

 

Hoàng Long Hải - Tuệ Chương dịch 

 

  - Một câu chuyện c̣n giữ bí mật. 

 

 - Đối đầu với việc đàn áp quân sự ở Ba-Lan, Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan và Đức Giáo Hoàng John-Paul II bí mật hợp tác để giữ cho Công Đoàn Đoàn Kết tồn tại; không những cả hai vị hy vọng gây được áp lực với Varsovie mà c̣n giải phóng toàn bộ Đông Âu.

 

 

 

 

 

Lời người dịch 

 Những nhà khảo sử thường cho rằng lịch sử không bao giờ cũ. Những ǵ người xưa kinh qua, sẽ là kinh nghiệm cho người đời nay để ứng phó và giải quyết những vấn đề hiện tại. Chẳng hạn như việc Tần Thủy Hoàng nghe theo lời quân sư Lư Tư, học tṛ của Thương Ưởng thuộc phái Pháp gia mà “đốt sách chôn học tṛ” năm 213 Tr. TL th́ nay sự kiện đó cũ rồi chăng? Các học giả đời Hán dùng câu “Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” để ca ngợi sự phát triển của văn học nghệ thuật đời Đông Chu; thế việc “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” ngày nay cũ lắm rồi hay sao?! Không, v́ lịch sử không cũ nên trong thập niên 50, hết Mao Trạch Đông ở bên Tàu, rồi Hồ Chí Minh bên ta noi theo, dùng nó làm cái bẩy để triệt tiêu một nền văn học vô-tính-đảng là chuyện c̣n sờ sờ ra đấy, nạn nhân của nó nhiều người c̣n sống làm chứng nhân cho một chế độ độc tài tàn bạo chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. 

 Từ những suy nghĩ đó, tôi dịch bài báo sau đây của Carl Bernstein không phải để làm một bài giải trí cho bạn đọc. Kẻ thù của nhân dân Ba-Lan cách đây hơn 10 năm cũng là kẻ thù của nhân dân Việt Nam ngày nay. Họ và chúng ta có chung một kẻ thù trên hai trận địa khác nhau và cũng có những nét đặc thù giống nhau: dân tộc, kết hợp với tôn giáo, sự hỗ trợ từ bên ngoài gồm những người lưu vong và lực lượng chống Cọng Quốc Tế. Quan trọng nhứt vẫn là lực lượng nổi dậy từ bên trong với đ̣n chiến lược hết sức ngoạn mục: “Giai cấp công nhân đứng lên lật đổ đảng của giai cấp công nhân.” Đó chính là vai tṛ tuyệt vời của Công Đoàn Đoàn Kết, công đoàn của giai cấp công nhân Ba-Lan, là phương thuốc chữa “Dĩ độc trị độc” của ông cha chúng ta vậy.

 Người Việt Hải Ngoại không thiếu ǵ tổ chức, lực lượng chống Cọng. Tuy nhiên, bao giờ chúng ta chưa t́m được một sách lược hoàn hảo như của Đức Giáo Hoàng và Tổng Thống Reagan đă vạch ra: “Một nước Ba-Lan tự do, không Cọng Sản, như họ tiên đoán, sẽ là nhát dao đâm vào tận trái tim của Đế Quốc Đỏ và nếu Ba-Lan trở thành một quốc gia dân chủ th́ các nước Đông Âu khác sẽ đi theo” th́ hạnh phúc của dân tộc chúng ta c̣n xa chưa tới. 

 Không ai muốn có một nước Trung Hoa dân đông, giàu mạnh và thống nhứt để trở thành mối đe dọa cho ḥa b́nh Đông Á và thế giới. Tuy nhiên, bao giờ th́ có sự phân hóa ngay bên trong nội bộ Trung Hoa để đưa tới sụp đổ như của Liên Xô tạo ra nền tự chủ cho các nước Đông Âu; phải tới lúc đó th́ dân tộc chúng ta mới có thể thở phào nhẹ nhỏm vui hưởng thái b́nh như nhân dân Ba-Lan hôm nay vậy?!

 

Người dịch 

 Chỉ có Tổng Thống (TT) Reagan và Đức Giáo Hoàng (ĐGH) John-Paul II có mặt trong Thư Viện Ṭa Thánh Vatican hôm Chủ Nhựt ngày 7 tháng Sáu năm 1982. Lần đầu tiên hai vị gặp nhau và thảo luận khoảng 50 phút. Cũng tại khu nầy có Đức Hồng Y Agostino Casaroli và Đức Tổng Giám Mục Achille Silvestrini gặp riêng Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, Tướng Alexander Haig và William Clark, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của Tổng Thống Reagan. Hầu hết cuộc thảo luận tập trung vào việc Do Thái xâm lăng cao nguyên Golan. Bộ Trưởng Ngoại Giao A. Haig nói với các vị cùng họp rằng Thủ Tướng Do Thái Menachem Begin bảo đảm với ông rằng cuộc tấn công sẽ không tiến sâu vào lănh thổ Libăng quá 40 cây số.  

 Tổng Thống Reagan và Đức Giáo Hoàng chỉ bỏ ít phút để bàn qua vấn đề Trung Đông. Hai vị tập trung vào một vấn đề khác, gần với họ hơn: Ba-Lan và sự thống trị của Liên Xô ở Đông Âu. Trong cuộc họp nầy, Tổng Thống Reagan và Đức Giáo Hoàng đồng ư thực hành một công tác bí mật nhằm giải thể Đế Quốc Cọng Sản. Richard Allen, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia hàng đầu của TT Reagan tuyên bố: “Đây là một trong những liên minh bí mật và vĩ đại chưa từng có từ trước tới nay.” 

 Cuộc họp tập trung vào vấn đề Ba-Lan, một quốc gia chư hầu đông dân nhứt của Liên Xô ở Đông Âu và cũng là nơi sinh trưởng của ĐGH John-Paul II. Cả hai vị đều nhận rằng Ba-Lan có thể bị sụp đổ, thoát ra khỏi quĩ đạo của Liên Xô nếu Ṭa Thánh Vatican và Hoa Kỳ tận dụng khả năng để đánh đổ chính phủ Cọng Sản Ba-Lan và làm sao cho Công Đoàn Đoàn Kết (CĐĐK) hiện đang ở thế bất hợp pháp được tiếp tục tồn tại sau khi chính phủ Cọng Sản Ba-Lan tuyên bố t́nh trạng quân luật năm 1981. 

 Cho đến khi có đạo luật hợp pháp hóa trở lại CĐĐK năm 1989, hàng đống tiếp liệu đă được bí mật đưa vào Ba-Lan, công tác được hướng dẫn một cách rộng răi qua một hệ thống được thiết lập dưới sự che chở của TT Reagan và ĐGH. Hàng tấn trang bị, máy Fax (lần đầu tiên nhập vào Ba-Lan), máy in, máy truyền tin, điện thoại, máy thu thanh có làn sóng ngắn, video, máy photocopy, máy viễn kư, máy điện toán, máy sắp chữ, v.v... được chuyển lậu vào Ba-Lan qua một hệ thống bí mật do các giáo sĩ, phái viên Mỹ đại diện cho Liên Đoàn Lao Động Mỹ (AFL-CIO) và các Phong Trào Lao Động Châu Âu điều hành. Tiền bạc từ quỹ của CIA, Quỹ Quốc Gia cho Dân Chủ, các trương mục bí mật ở Vatican và Hiệp Hội Thương Mại Tây Âu, chuyển vào cho CĐĐK hiện đang bị cấm hoạt động.  

 Lech Walesa và các lănh tụ khác của CĐĐK nhận được những lời khuyên có tính chiến lược - thường do các tu sĩ hoặc các chuyên viên lao động Mỹ và Châu Âu làm việc bí mật ở Ba-Lan chuyển tới - những lời khuyên nầy phản ảnh suy nghĩ của Vatican và chính quyền của TT Reagan. V́ sự phản kháng gia tăng và có hiệu quả nên nhiều tin tức được chuyển ra ngoài nước, cả những tin tức về quyết định của Varsovie và Mascơva, càng ngày càng nhiều. Tin tức nầy không những do các tu sĩ thu nhặt được mà c̣n từ các điệp viên hoạt động bí mật trong chính quyền Ba-Lan.

 

 Nh́n lại Thỏa Ước Yalta 

 Theo các phụ tá, những người chia xẻ quan điểm về thế giới với các cấp lănh đạo của họ th́ TT Reagan và ĐGH John Paul II, không chấp nhận sự sắp đặt chính trị căn bản thời đại của họ: Sự phân chia Châu Âu theo quyết định Hội Nghị Yalta và sự thống trị của Cọng Sản ở Đông Âu (1). Một nước Ba-Lan tự do, không Cọng Sản, như họ tiên đoán, sẽ là nhát dao đâm vào tận trái tim của Đế Quốc Đỏ và nếu Ba-Lan trở thành một quốc gia dân chủ th́ các nước Đông Âu khác sẽ đi theo. 

 Trong buổi họp nói trên, TT Reagan tuyên bố: “Cả hai chúng tôi cảm thấy có một sai lầm lớn đă xảy ra ở Hội Nghị Yalta. Cần sửa lại một số điều. CĐĐK chính là vũ khí tốt để sửa lại các điều đó bởi v́ nó là một tổ chức của công-nhân Ba-Lan.” Không có ǵ hoàn hảo như CĐĐK tồn tại măi ở Đông Âu. Đó là lưu ư của TT Reagan và ông nói thêm “Liên minh công nhân” nầy đối nghịch với tất cả những ǵ Liên Xô và Cọng Sản Ba-Lan mong muốn. 

 Theo các nhà lănh đạo CĐĐK, Walesa và các phụ tá của ông biết rơ TT Reagan và ĐGH muốn CĐĐK tồn tại. Wojeiech Adamiecki, nhà tổ chức và chủ bút nhật báo bí mật “Đoàn Kết” và hiện là Tham Vấn ṭa Đại Sứ Ba-Lan ở Washington nói: “Thực tế, tôi không biết Giáo Hội đang làm việc với Hoa-Kỳ. Chúng tôi được báo cho biết ĐGH cảnh cáo nếu Liên Xô đem quân vào Ba-Lan th́ Ngài sẽ trở về Ba-Lan, và đứng ở đó với nhân dân của Ngài. Giáo Hội là sự yễm trợ chính yếu, nửa bí mật, nửa công khai, thực hiện rộng khắp các hoạt động nhân đạo: Lương thực, thuốc men, tiền bạc, bí mật hỗ trợ cho các hoạt động chính trị, giúp đỡ các máy in đủ loại, giúp có nơi họp bí mật, giúp tổ chức các cuộc biểu t́nh.” 

 Trong lần họp đầu tiên, TT Reagan và ĐGH thảo luận nhiều vấn đề giống nhau của hai vị: Cả hai đều bị mưu sát, chỉ cách nhau có 6 tuần lễ hồi năm 1981, cả hai vị đều tin Chúa đă cứu họ v́ một sứ mệnh đặc biệt. Hồng y Pio Laghi, nguyên đại diện tông đồ của Ṭa Thánh tại Washington nói: “Một người bạn thân của TT Reagan nói với tôi là TT có nói: “Các thế lực xấu xa” thi hành việc mưu sát như thế nào và Chúa đă cứu chúng tôi như thế nào!” Theo Clark, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia th́ ĐGH và TT Reagan nhờ có sự mầu nhiệm nên thoát chết. Clark cho rằng người ta đă chia xẻ “Sự đồng nhứt thánh ư cao cả và đồng nhứt quan điểm về Đế Quốc Liên Xô.” 

 Đô Đốc Bobby Inman, nguyên Phó Giám Đốc CIA cho biết: “TT Reagan đă nhập cuộc với quan điểm hết sức đơn giản. Đó là ư chí vững chắc thấy rơ chế độ Cọng Sản đang sụp đổ và ông thúc đẩy tiến tŕnh ấy diễn ra nhanh hơn. Suốt trong nửa đầu năm 1982, một chiến lược gồm 5 yếu tố được thực hiện để đánh sụp kinh tế Liên Xô, nới lỏng mối ràng buộc của Liên Xô đối với các nước trong khối Varsovie cũng như những cải cách bắt buộc trong nội t́nh Liên Xô. Các yếu tố chiến lược đó gồm có: 

 - Hoa Kỳ xây dựng và bảo vệ một phương cách kín đáo thúc đẩy Liên Xô tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang quá tốn kém: Cuộc chiến tranh giữa các v́ sao (SDI) là sáng kiến Pḥng Thủ Chiến Lược do TT Reagan đề ra.

 - Các hoạt động bí mật thúc đẩy cải cách ở các quốc gia Đông Âu như Hung-Ga-Ry, Tiệp-Khắc và Ba-Lan.

 - Viện trợ tài chánh cho các quốc gia trong khối Varsovie với định chuẩn nhân quyền, thực hiện cải cách chính trị và thị trường tự do.

 - Cô lập kinh tế Liên Xô, ngăn chận việc nhập cảng kỷ thuật cao từ Nhật Bản và Tây Âu vào Mascơva. Ngăn chận và từ chối hy vọng của Liên Xô vào chỉ tệ mạnh của Âu-Mỹ, lợi tức từ ống dẫn hơi đốt xuyên lục địa dài 5 ngàn 800 cây số, trăi dài từ Tây Bá Lợi Á tới Pháp, khai trương vào ngày 1 tháng Giêng năm 1984.

 - Gia tăng xử dụng các đài phát thanh Tự Do, đài VOA, đài Âu Châu Tự Do để chuyển các thông điệp của chính quyền Mỹ cho nhân dân Đông Âu.

 Tuy nhiên, năm 1982 cả TT Reagan cũng như ĐGH đều không muốn nhà lănh đạo Liên Xô Mikhail Goebachov, cha đẻ của Glasnost (Cởi mở) và Perestrojka (Đổi mới) là những cố gắng của ông trong việc cải cách sẽ nới lỏng quyền lực trung ương tập quyền có thể vuột ra ngoài sự kiểm soát của ông, dẫn tới việc sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Liên minh Washington-Vatican “Không tạo ra sự sụp đổ của chế độ Cọng Sản”. Đó là nhận xét của một quan chức Mỹ am tường về những sự kiện nhằm cố gắng giữ cho CĐDK được sống c̣n. Nhân vật nầy cũng nhận xét: “Giống như tất các nhà lănh đạo vĩ đại và may mắn khác, ĐGH và TT Mỹ đă khai thác các động lực của lịch sử cho chính mục đích của họ vậy.”

 

 Đàn áp 

 Chiến dịch của Washington và Vatican giữ cho CĐĐK được tồn tại trở nên khẩn cấp khi Tướng Wojceich Jaruzelski ban bố t́nh trạng thiết quân luật hôm 13 tháng Mười hai năm 1981. Trong những giờ đen tối đó, việc liên lạc giữa Ba-Lan và các nước không Cọng Sản trên thế giới bị cắt đứt. Sáu ngàn lănh tụ và cán bộ của CĐĐK bị bắt giam, hàng trăm người bị kết án phản động, phản cách mạng, âm mưu lật đổ chính quyền, v.v... Chín người bị giết. CĐĐK bị cấm hoạt động. Hàng ngàn người khác chạy trốn, nhiều người t́m kiếm sự che chở nơi Giáo Hội, nhà xứ và với các tu sĩ. Chính quyền bắt giam Walesa, giam lỏng tại một nơi được kiểm soát chặt chẽ.

 Chỉ một thời gian ngắn sau khi lực lượng an ninh Ba-Lan tiến vào các đường phố, TT Reagan liên lạc với ĐGH để tham khảo ư kiến. Tại một loạt các buổi họp trong những ngày kế tiếp, TT Reagan đưa ra thảo luận về các chọn lựa của ông. Sau nầy, Tướng A. Haig thuật lại: “Chúng tôi trong Chính Phủ và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đặt ra kế hoạch phản công, sắp hạng từ giải pháp trừng phạt tới việc có thể bị đàn áp như ở Hungari hồi năm 1956 hoặc Tiệp-Khắc năm 1968.” 

 Ngoại Trưởng Haig phái Đặc Sứ Vernon Walters, một nhân vật sùng đạo Thiên Chúa đến xin tiếp kiến ĐGH. Chẳng bao lâu sau khi đến La-Mă, ông ta đă gặp riêng ĐGH, Hồng Y Casaroli, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Ṭa Thánh. Các vị đồng ư với nhau rằng ngọn lửa CĐĐK không thể bị dập tắt và Liên Xô phải trở thành trọng điểm của một chiến dịch cô lập quốc tế, chính quyền Ba-Lan phải là mục tiêu của một chiến dịch giới hạn kinh tế và tinh thần. 

 Theo các nguồn tin t́nh báo Mỹ cho biết, xuyên qua các đường giây của Giáo Hội, ĐGH đă khuyến khích Walesa cố giữ cho phong trào tiếp tục hoạt động bí mật và 10 triệu đoàn viên không mạo hiểm xuống đường hoặc gây chiến với lực lượng an ninh Ba-Lan. Bởi v́ Cọng Sản cắt đứt đường giây điện thoại giữa Vatican và Ba-Lan nên ĐGH phải liên lạc với Hồng Y Joze Glemp ở Varsovie qua đài phát thanh. ĐGH cũng đánh điện đến các đại diện của Ngài ở Ba-Lan để thông báo t́nh h́nh. Ngoại Trưởng A. Haig nói: “Tin tức của Vatican tốt và nhanh hơn chúng ta mong đợi. Dù chúng ta có vài nguồn tin t́nh báo xuất sắc, nhưng tin tức chúng ta bị gạn lọc và kéo dài quá lâu, xuyên qua tính thư lại của ngành t́nh báo.” 

 Trong những giờ đầu tiên của cuộc khủng hoảng, TT Reagan ra lệnh cho chính phủ ông rằng ĐGH phải được nhận càng nhanh càng tốt những tin tức t́nh báo có liên hệ đến vấn đề, kể cả tin của một Thứ Trưởng Quốc Pḥng Ba-Lan, người đă bí mật cọng tác với CIA. Washington cũng trao cho Vatican các bản tường tŕnh và phân tích của Đại Tá Ryszard Kuklinsky, một nhân vật hàng đầu của Bộ Tổng Tham Mưu Ba-Lan. Ông nầy là người từng bí mật trao tin cho CIA, măi đến tháng Mười một 1981, ông ta phải trốn khỏi Ba-Lan, sau khi báo động rằng Liên Xô sẽ xâm lược Ba-Lan nếu chính phủ nước nầy không ban hành thiết quân luật. Kuklinsky cũng đưa ra một lời báo động tương tự về hoạt động quân sự của Liên Xô vào năm 1980, năm chính quyền Carter sắp hết nhiệm kỳ, những bức điện mật của Leonid Breznev nói về cái giá phải trả giữa sự xâm lược nầy và việc Mỹ bán vũ khí có kỹ thuật cao cho Trung Cọng. Kuklinsky cũng cho Washington hay rằng có thể Liên Xô lần nầy sẽ không c̣n kiên nhẫn hơn được. Một mùa thu gặt xấu ở Liên Xô có thể khiến Liên Xô không cần tới các đơn vị quân sự cơ giới để giúp thu hoạch mùa màng và có thể cho rằng việc chia quân xâm lược là lăng phí. TT Reagan nói: “Tất cả những ǵ chúng ta nghi là ĐGH chưa cảnh giác tới th́ chúng ta phải chuyển tới Ngài tức khắc để Ngài lưu tâm.”

 

 Đội Thiên Chúa Giáo 

 Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền là những người sùng đạo của Giáo Hội Thiên Chúa La-Mă: Giám đốc CIA William Casey, Allen, Clark, Haig, Walters và William Wilson, Đại Sứ đầu tiên của TT Reagan tại Vatican. Họ xem quan hệ giữa Washington và Vatican là một “Liên Minh Thần Thánh” (Holy Alliance). Tinh thần và tín lư Công Giáo đă kết hợp với chủ nghĩa chống Cọng tích cực, cũng như quan niệm về nền dân chủ của Hoa-Kỳ. Tuy nhiên, sứ mệnh của họ sẽ khó khăn nếu không được TT Reagan yễm trợ tích cực và đầy đủ, người đă tin tưởng một cách mănh liệt rằng trong cả hai lănh vực quyền lợi và áp dụng thực tiễn quan hệ giữa Vatican và Washington. Một trong những mục tiêu đầu tiên của R. Reagan khi làm Tổng Thống, như ông từng tuyên bố là công nhận Vatican như một quốc gia và tiến tới thực hiện liên minh vối “quốc gia” nầy. 

 Theo Đô Đốc Poindexter của Hoa Kỳ phụ tá quân sự của Hội Đồng Cố Vấn An Ninh Quốc Gia th́ khi lệnh thiết quân luật được ban bố ở Ba-Lan, TT Reagan được khuyến cáo rằng Cọng Sản đă thực hiện một tính toán sai lầm lớn lao: Sau khi cho phép CĐDK hoạt động công khai 16 tháng trước khi bị đàn áp, chính phủ Ba-Lan chỉ có thể làm cho đồng bào của họ phẩn nộ. Bằng một cố gắng làm cho phong trào lao động nầy bị què quặt, và quan trọng hơn, đă đưa quyền lực của Giáo Hội vào cuộc xung đột trực tiếp với chế độ Cọng Sản Ba-Lan. TT Reagan nói: “Tôi không nghĩ rằng quyết định ban bố t́nh trạng thiết quân luật và đàn áp CĐĐK có thể kéo dài và có kết quả v́ lịch sử Ba-Lan cho thấy đa số dân chúng ủng hộ Giáo Hội.” Hồng Y Casaroli nói: “Có sự trùng hợp thực tế về quyền lợi giữa Hoa-Kỳ và Vatican.” 

 Những quyết định quan trọng về việc tập trung viện trợ cho CĐĐK đều có tham khảo với ĐGH. Richard Pipes, một học giả bảo thủ sinh tại Ba-Lan, thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói rằng: “TT Reagan hiểu rất rơ các vấn đề nầy, bao gồm cả b́nh diện bí mật. TT nói về những xấu xa quỷ quyệt của Liên Xô, làm thế nào để giúp đỡ CĐĐK đang chiến đấu cho Tự Do. Nhân dân yêu mến những người như Ngoại Trưởng Haig, Bộ Trưởng Thương Mại Malcolm Balduge, Jame Baker (lúc đó là Tham Mưu Trưởng Ṭa Bạch Ốc). George Bush thường giữ im lặng. Tôi thường ngồi sau lưng ông ta và không sao biết được quan điểm của ông như thế nào. TT Reagan biết rất rơ những ǵ đang được mổ xẻ.”  

 Hết sức khôn ngoan, Casey tính toán mọi việc từ những ngày đầu khi chưa có nhiều dữ kiện về lệnh thiết quân luật ở Ba-Lan và - như ông đă thực hiện ở Trung Mỹ - trở thành nhà kiến trúc chính trị chính yếu. Trong khi Pipes và Bộ Tham Mưu Hội Đồng An Ninh Quốc Gia bắt đầu phác thảo kế hoạch trừng phạt, Pipes nói: “Mục tiêu là làm cho Xô Viết kiệt quệ. Việc trừng phạt phối hợp với các chiến dịch đặc biệt (Phân nhiệm giữa CIA và lực lượng đặc nhiệm bí mật). Mục tiêu trước tiên là giữ sự tồn tại của CĐDK qua liên lạc, yễm trợ tài chính và trang thiết bị.” 

 Một quan chức thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, người chỉ đạo những cố gắng nhằm cắt đứt ống dẫn hơi đốt, giải thích: “Giáo Hội đang cố gắng điều ḥa toàn bộ t́nh h́nh. Những nhà lănh đạo ở đây cố gắng tránh tạo ra t́nh trạng nghiêm trọng khiến Liên Xô có lư do can thiệp, trong khi chúng ta lại càng cứng rắn hơn; đó là một phần trong toàn bộ công cuộc giải phóng của chúng ta. Dù bị đàn áp t́nh h́nh vẫn tiến triển.” 

 Về vấn đề Ba-Lan, TT Reagan có những ư kiến mà Clark ngắn gọn cho rằng: “Tôi không nghĩ rằng chúng tôi chưa đi sâu vào chi tiết. Cuộc nói chuyện riêng với TT kéo dài hơn ba phút, về bất cứ vấn đề ǵ. Trong quan hệ, chúng tôi có những qui ước riêng. Tôi biết ư TT muốn t́nh h́nh Ba-Lan tiến tới đâu. V́ vậy tôi cố làm hết khả năng. TT, Casey và tôi liên tục thảo luận về những vấn đề căn bản của Ba-Lan, về các hoạt động bí mật, ai đang đảm trách việc ǵ, ở đâu, làm sao tạo ra những điều kiện để thành công.” Theo Clark, và Casey thường ngày thực hiện các bản báo cáo ngắn cho TT. Công việc nầy gồm tất cả các bản thuyết tŕnh hằng ngày (PDB: President’s Daily Brief), bản tóm tắt t́nh báo do CIA chuẩn bị, phần bổ túc đặc biệt về các hoạt động bí mật và các bản phân tích t́nh h́nh Ba-Lan. 

 Ngoài các phụ tá, chính tự ĐGH gặp các quan chức Mỹ để xem xét các biến cố xảy ra ở Ba-Lan, hiệu quả các hoạt động của Mỹ. Tin tức được chuyển về cho TT Reagan, đôi khi bằng thư từ, đôi khi bằng miệng. Trong hầu hết các chuyến đi của Casey qua Châu Âu, bao giờ ông ta cũng phải tới La-Mă trước để tiếp kiến ĐGH và trao đổi tin tức. Tuy nhiên phái viên chính thức giữa La-Mă và Washington vẫn là Walters, nguyên Phó Giám Đốc CIA. Có lẽ Walters gặp ĐGH hàng chục lần. Wilson, nguyên Đại Sứ Mỹ tại Vatican nói: “Walters đă tới lui Ṭa Thánh, với nhiệm vụ đặc biệt trao đổi tin tức giữa ĐGH và TT. Cũng có thể đôi khi ông ta không có mặt ở đó, không hẵn tất cả mọi nỗ lực đều dành cho Ba-Lan. Đôi khi có những cuộc thảo luận về các vấn để ở Trung-Mỹ hoặc vấn đề con tin ở Libăng.” 

 Trong những năm Reagan làm TT, các hoạt động bí mật của Mỹ (bao gồm những hoạt động ở Á-Phủ-Hăn, Nicaragoa và Angôla) liên quan tới những việc trợ giúp có tính cách sinh tử cho các lực lượng nổi dậy: Vũ hkí, binh lính, cố vấn quân sự và chất nổ. Về vấn đề Ba-Lan, ĐGH, TT và Casey đă khởi phát đường lối hành động bằng phương cách ngược lại. Một nhà phân tích giải thích: “Một điều phải làm là họ để cho các lượng cơ hữu sẵn sàng thi hành công tác tại chỗ mà không để lại dấu tích (ném đá dấu tay). Nổi bật trong hợp tác Reagan-Casey là sự tính toán cẩn thận. Một trong những người ngưỡng mộ tài ba của Casey nói rằng: “Nếu bây giờ Casey đang ở đâu đó th́ hẵn ông ta đang cười.” Trong năm 1991, Reagan và Casey đă hoàn thành một trật tự thế giới mới.

 

 Đường lối hành động bí mật 

 Chưa đầy ba tuần trước khi gặp ĐGH năm 1982, TT Reagn đă đưa ra một quyết định bí mật về vấn đề an ninh quốc gia nhằm sắp đại lại các định ước kinh tế, ngoại giao cùng các biện pháp “vô hiệu hóa mọi cố gắng của Liên Xô” duy tŕ sự thống trị của họ ở Đông Âu. Bằng những phương cách thực tiễn, các hoạt động bí mật nhứt được thi hành chính là các hoạt động ngay bên trong nội địa Ba-Lan. Mục tiêu đầu tiên huấn lệnh của TT là làm lung lay để có thể đánh đổ chính phủ Ba-Lan xuyên qua các hoạt động tuyên truyền, giúp đỡ tích cực cho CĐĐK , vận động Nhân Quyền, đặc biệt là những quyền có liên hệ đến tín ngưỡng và Giáo Hội Thiên Chúa, áp lực kinh tế, cô lập ngoại giao chế độ Cọng Sản. Tài liệu dẫn ra các điều cần thiết nhằm cố gắng bảo vệ cải cách dân chủ trên toàn bộ Đế Quốc Xô Viết, gia tăng tuyên truyền và hoạt động phát thanh bí mật, những hoạt động có sự yễm trợ của TT Reagan, sự tin tưởng của các phần tử bất đồng chính kiến ở Đông Âu, đặc biệt làm sứt mẻ niềm tin về tính chất bất khả bại của Liên Xô. 

 Như Dân Biểu thuộc Đảng Cọng Ḥa Henry Hide, thành viên Ủy Ban T́nh Báo Quốc Hội nhiệm kỳ từ 1985-1990 nhận xét: “Ở Ba-Lan, chúng ta đă làm được mọi điều cần làm cho quốc gia nào muốn đánh đổ chế độ Cọng Sản và tăng cường sức mạnh chống đối của những phần tử phảnk kháng. Chúng ta đă cung cấp hàng tiếp liệu và viện trợ kỹ thuật từng phần cho báo chí bí mật, tuyên truyền, phát thanh, tiền bạc, cố vấn về tổ chức và cả những hoạt động chống đối bên ngoài Ba-Lan, công cuộc chống đối như vậy ở ngay các nước Cộng Sản khác ở Châu Âu.” 

 Trong số các cố vấn, Zbigniew Brezezinsky, một người quê ở Ba-Lan, nguyên Cố Vấn cho TT Jimmy Carter, thuật lại: “Tôi làm việc rất gần gủi với Casey. Ông ta rất uyển chuyển, sáng kiến phong phú và không quan liêu. Nếu có điều ǵ cần làm th́ phải làm ngay. Nhiều công việc hỗ trợ như tiếp liệu, hệ thống thông tin, v.v... tiến hành rất hoàn hảo. Điều đó cho thấy tại sao CĐDK không bị đánh sập.” 

 Về mặt quân sự, t́nh báo Mỹ giỏi hơn Vatican, nhưng Giáo Hội trội hơn trong việc lượng giá t́nh h́nh chính trị. Về mặt hiểu biết nhân dân Ba-Lan và việc liên lạc với các lănh tụ CĐĐK, Giáo Hội ở vào một vị thế không ai b́ kịp. Hồng Y Silvestrini, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Ṭa Thánh hồi ấy, giải thích: “Tin tức của chúng tôi về Ba-Lan có cơ sở chắc chắn v́ các giám mục liên lạc tiếp xúc giữa Ṭa Thánh của ĐGH và CĐĐK. Họ cho chúng tôi biết về những người bị tù, các hoạt động, các “nhóm” Công Đoàn, thái độ và sự chia rẽ trong chính phủ. Tất cả những tin tức nầy đều được chuyển tối TT Reagan và Casey.” 

 Một trong những tùy viên thân cận nhứt của ĐGH cho biết: “Nếu Quư ông nghiên cứu về CĐĐK, quư ông sẽ thấy họ hoạt động hết sức khéo léo, không có sức ép quá nhiều vào những thời điểm quyết định v́ họ được Giáo Hội hướng dẫn. Vâng, có những lúc chúng tôi phải cản bớt Công Đoàn, nhưng Ba-Lan là một quả bom có thể nổ ngay trung tâm Chế Độ Cọng Sản, ṿng ngoài là Liên Xô, Tiệp Khắc và Đông Đức. Nếu áp lực quá mạnh, quả bom sẽ bị tháo ng̣i nổ.”

 

 Đ̣n phép của Casey 

 Trong khi đó, tại Washington, quan hệ giữa Casey, Clark và Tổng Giám Mục Laghi thêm phát triển. Clark cho biết: “Trong suốt thời gian có cuộc khủng hoảng, tôi và Casey đến thăm Tổng Giám Mục (TGM) Laghi mỗi buổi sáng để ghi nhận ư kiến của Ông. Chúng tôi vừa ăn sáng, uống cà-phê vừa thảo luận về những ǵ đang được thực hiện ở Ba-Lan. Tôi cũng thường nói chuyện với TGM qua điện thoại, và TGM liên lạc thường xuyên với ĐGH.” TGM Laghi kể: “Họ ưa chơi các đ̣n phép hay. Nhiều khi có vẽ như bất ngờ, chúng tôi giă vờ thảo luận về các vấn đề Trung-Mỹ hoặc vai tṛ của Giáo Hội trong việc kiểm soát sinh sản, nhưng thông thường là chúng tôi bàn về Ba-Lan.” 

 Robert McFarlane, phụ tá cho Haig và Clark, sau nầy làm Cố Vấn cho Tổng Thống, cho biết: “Hầu hết mọi việc phải thực thi ở Ba-Lan được theo hệ thống b́nh thường qua Bộ Ngoại Giao hoặc qua Casey và Clark. Tôi biết họ làm việc với TGM Pio Laghi. TGM đến gặp TT. Tuy nhiên, chẳng bao giờ Clark nói vói tôi nội dung các buổi họp đó.” 

 Ít nhứt có sáu lần TGM đến Ṭa Bạch Ốc để gặp Clark hay TT qua cổng phía Tây-Nam để tránh sự ṭ ṃ của báo chí. TGM Laghi nói: “Bằng cách tiếp xúc gần gủi như thế, chúng tôi không bị loại bỏ. Vai tṛ của tôi trước tiên là tạo ra những cuộc gặp gỡ thuận tiện giữa Walters và Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha rất hiểu nhân dân của Ngài. T́nh h́nh Ba-Lan hết sức phức tạp, làm thế nào để đ̣i cho được nhân quyền, tự do tôn giáo và giữ cho CĐĐK sống c̣n mà không khiêu khích chính quyền Cọng Sản Ba-Lan nhiều hơn nữa. Tôi nói với Vernon: “Hăy nghe Đức Thánh Cha. Chúng tôi có hai ngàn năm kinh nghiệp về các vấn đề như vậy.” 

 Dù Casey có bị dèm pha về cách thức xử trí khi ông ta nắm ngành CIA, nhưng với vấn đề Ba-Lan không thể phê b́nh ông ta chút nào được. Cựu Dân Biểu Edward Derwinski, một chuyên viên nổi tiếng về vấn đề Đông Âu, cố vấn cho chính phủ, thường xuyên gặp Casey: “Về căn bản, Casey là người trầm tĩnh và tự tin, Cọng Sản không thể nào t́m hiểu được ông. Đặc biệt về Ba-Lan, ông ta cho rằng chế độ đang trên đà sụp đổ hoặc bằng cách nầy hoặc cách khác. Ba-Lan có sức mạnh làm cho một cái đập bị vỡ. Ông ta yêu cầu CIA tập trung liên tục vào Đông Âu. Đông Âu đă không được chú ư đầy đủ v́ những vấn đề ở Nicaragoa và Salvador đă tạo ra nhiều cuộc tranh cải trong nội bộ.” 

 Về Ba-Lan, Casey lănh đạo một chiến dịch kiểu cũ mà ông ta thích thú, những điều ông ta đă thực hiện khi c̣n làm việc với OSS trong Thế Giới Chiến Tranh Thứ II, hoặc thời gian đầu khi CIA mới h́nh thành, khi nền dân chủ Tây Âu vươn lên từ đống tro tàn của cuộc chiến tranh thế giới. Chính qua tiếp xúc với Casey, đồng bào của ông nói các thành phần Xă Hội Chủ Nghĩa Quốc tế đă được tổ chức nhơn danh CĐĐK - giống như các đảng phái Dân chủ Xă hội Tây Âu đă được xử dụng như là công cụ của chính sách Mỹ do CIA điều hành để dựng nên các chính phủ chống Cọng sau khi chiến tranh thế giới chấm dứt. Lúc nầy, mục tiêu cũng tương tự như vậy, nhằm tạo ra một khối đa số Dân Chủ Thiên Chúa Giáo ở Ba-Lan (với vai tṛ Giáo Hội và đoàn viên vượt trội trong CĐĐK sẽ là lực lượng cai trị Ba-Lan thời hậu Cọng Sản. Qua việc ông ta tiếp xúc với các nhà lănh đạo khác, cả những người thuộc đảng Xă Hội Pháp, Thụy Điển, Casey bảo đảm phương cách viện trợ cũng như chiến thuật qua các con đường trên đất liền hay trên biển tới được Ba-Lan suông sẽ. Brzezinsky nói: “Không phải chỉ để tiêu phí nhiều tiền bạc, chính yếu là tin tức, tài liệu chống đối chính quyền: Sách, trang bị truyền tin, tuyên truyền, máy in báo, v.v...”

 

 Chiêu bài Liên Hiệp 

 Tại hầu hết các thành phố lớn nhỏ, báo chí bí mật và tài liệu quay ronéo xuất hiện, thách đố với các phương tiện truyền thông do chính phủ kiểm soát. Giáo Hội xuất bản báo cho chính Giáo Hội. Các bản văn của CĐĐK, các bản in ronéo và photocopy do máy móc Mỹ viện trợ được dán lên ở các bảng niêm yết trong nhà thờ. Các áp-phích quảng áo được dán ngay vào trạm cảnh sát và cao ốc của chính quyền, ngay cổng ra vào trung tâm truyền h́nh do nhà nước kiểm soát và nơi quân đội phát thanh tin tức.

 Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Varsôvie trở thành một cái “chốt” của CIA trong thế giới Cọng Sản hoạt động bằng những tính toán hay nhứt, hết sức có hiệu quả. 

 Trong khi đó th́ Liên Hiệp Công Đoàn Mỹ (AFL-CIO) trở thành nguồn trợ cấp lớn nhất qua viện trợ Mỹ cho CĐĐK trước khi có thiết quân luật, họ cho rằng công việc do chính phủ Reagan tiến hành là quá chậm chạp và không đủ sức đối phó với chính quyền Ba-Lan Cọng Sản. Dù sao, theo các nguồn tin t́nh báo, chủ tịch Liên Hiệp Công Đoàn (AFL-CIO) là Lane Kirkland và phụ tá của ông là Tom Kahn thường tham khảo với Poindexter, Clark và các viên chức khác tại Bộ Ngoại Giao và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về vấn đề Ba-Lan, t́m cách làm thế nào và lúc nào để có thể đưa hàng tiếp liệu vào Ba-Lan, những nơi CĐĐK hết sức cần thiết, cũng như sự phối hợp giữa CĐĐK và Liên Hiệp Công Đoàn Mỹ trong việc chuẩn bị đầy đủ các phương tiện tuyên truyền.  

 Derwinski nhận xét: “Lane Kirkland xứng đáng với những công trạng đặc biệt. Ông ta không muốn xác nhận điều đó nhưng thật sự ông ta là người đứng sau lưng, ủng hộ chính quyền. Cũng không nên quên rằng vợ của Bill Clark gốc là người Tiệp Khắc cũng như bà vợ của Lane Kirkland cũng là người Tiệp Khắc vậy. Nh́n chung, mọi người sẵn sàng tham gia, không ai đấu tranh ngoài mặt, vô tổ chức hoặc chỉ nói miệng.” 

 Các viên chức Liên Hiệp Công Đoàn Mỹ (AFL-CIO) không bao giờ biết được qui mô viện trợ của Mỹ hoặc mối tin cậy của chính phủ Mỹ với Giáo Hội nhằm hướng dẫn việc làm thế nào để đẩy chính quyền Ba-Lan và Liên-Xô rơi vào t́nh thế khó khăn. Casey cũng thận trọng tránh làm “nhiễm độc” phong trào Công Đoàn Mỹ và Châu Âu bằng cách cho họ biết quá nhiều chi tiết cũng như các cố gắng của chính quyền. Thật vậy, đây không phải là một chiến dịch của CIA do chính họ đơn thuần thực hiện một ḿnh. Đó là một công việc phối hợp nửa bí mật nửa công khai, một công việc chung cho mọi người, các bên liên minh bí mật. Casey thấy rằng trong nhiều trường hợp, AFL và CIO có nhiều sáng kiến hơn so với chính hoạt động của ông ta trong công tác viện trợ cho CĐĐK cũng như công việc bí mật chuyển hàng vào trong nội địa Ba-Lan. Theo Inman, nguyên Phó Giám Đốc CIA, Casey cho rằng quan hệ giữa AFL-CIO và CĐĐK quá tốt đẹp đến nỗi nhiều nhu cầu của CIA được tài trợ và tiếp nhận qua hệ thống của AFL-CIO. Inman nói: “Yễm trợ tài chánh không phải là điều họ cần, điều chính yếu là tổ chức và phương pháp vô cùng tốt đẹp giúp họ xuyên qua các hoạt động bí mật.” 

 Văn Pḥng CĐĐK ở Bressel trở thành nhà giải tŕnh quốc tế cho các đại diện của Vatican, cho các “diễn viên” của CIA, AFL-CIO, cho đại diện nhà xă hội quốc tế, cho hội Lập Quỹ Lợi Tức Quốc Gia Ủng hộ Dân chủ được Quốc Hội cho phép tài trợ -cũng là cơ quan làm việc gần gủi với Casey. Đây cũng là nơi CĐĐK nói với những người ủng hộ họ - vài khi chính CĐĐK không rơ họ là ai - những ǵ cần tới, hàng tiếp liệu ở đâu, những người tổ chức, những người hoạt động t́nh báo, những yêu cầu giúp đỡ, những tin tức chi tiết về t́nh h́nh bên trong chính phủ cũng như bí mật bên trong tổ chức của họ. Lương thực, quần áo và tiền bạc, để trả tiền nộp phạt cho các nhà lănh đạo CĐĐK, những người bị đưa ra ṭa án. Bên trong Ba-Lan mạng lưới các tu sĩ mang lại tin tức giữa các nhà thờ, nơi nhiều lănh tụ CĐĐK đang ẩn náu, v.v...

 Mùa hè năm 1984, khi việc trừng phạt chống lại chính phủ Ba-Lan có hại cho người dân thường Ba-Lan mà không có hại cho đảng viên Cọng Sản, TGM Laghi tới Santa Barbara tiểu bang California để gặp TT Reagan tại “Ṭa Bạch Ốc Phía Tây” để thúc đẩy cắt giảm vài biện pháp trừng phạt. Cùng lúc, Ṭa Bạch Ốc qua việc tham khảo chặt chẽ với Vatican từ chối nới lỏng áp lực kinh tế đối với Mascơva - từ chối trao đổi kỹ thuật, lương thực và văn hóa, để làm một cái giá trao đổi với việc đàn áp ở Ba-Lan. 

 Nhiều trang bị gởi cho CDĐK được đưa tới bằng tàu thủy -thường để trong những thùng chứa, đánh dấu ngụy trang là hàng gởi từ Đan Mạch hoặc Thụy Điển tới rồi cất hàng lên ở Gdank và các hải cảng khác, do các công nhân bến tàu bí mật làm việc cho CĐĐK. Theo các quan chức chính quyền, chính phủ thuộc đảng Xă Hội ở Thụy Điển và cả Liên Đoàn Lao Động Thụy Điển đă giữ một vai tṛ quyết định trong việc sắp đặt chuyển vận hàng hóa tới Ba-Lan. Từ các bến tàu Ba-Lan hàng hóa được chuyển tới các địa chỉ bằng xe tải và xe tư của những người ủng hộ CĐĐK, những người thường dùng nhà thờ và tu sĩ làm điểm tiếp xúc để phân phối hàng đă được bốc dở.

 

 Công Đoàn Đoàn Kết muôn năm 

 Derwinski, hiện nay là Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, nhận xét: “Chính quyền dai dẵng thọc mũi vào Giáo Hội qua các hội đồng, không phải xuyên qua các hệ thống đẳng cấp Giáo Hội nhưng qua các nhà thờ riêng và cá nhân các giám mục. Đức Ông Bronislaw Dabrowski, phụ tá Hồng Y Glemp thường đến nói với chúng tôi những ǵ cần tới. Ông ta muốn gặp tôi, Casey, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và đôi khi với Walters. “Hồng Y John Krol ở Philadelphia - thân sinh ông sinh ở Ba-Lan - , là giáo sĩ người Mỹ gần gủi nhứt với ĐGH. Ông ta thường gặp Casey và thảo luận hỗ trợ cho CĐĐK và các hoạt động bí mật, theo nguồn tin của CIA và của Derwinsky th́ “Krol đă tiếp xúc thân mật với TT và được khuyến cáo là nên tiếp xúc liên tục và hiểu rơ t́nh h́nh.” 

 Qua năm 1985, việc đàn áp của chính phủ Ba-Lan đối với CĐDk rơ ràng thất bại. Theo bản tường tŕnh của Adrian Karatnycky, người tổ chức viện trợ của AFL-CIO cho CĐĐK th́ có hơn 400 báo định kỳ xuất hiện ở Ba-Lan, mỗi số lưu hành hơn 3 ngàn bản. Sách và truyền đơn thách thức chính quyền Cọng Sản được in hàng ngàn bản. Sách hí họa dành cho trẻ em “đúc khuôn” lại ngụ ngôn và huyền thoại Ba-Lan với h́nh ảnh Jaruzenski là một tên độc ác, Cọng Sản là con rồng đỏ và Walesa là một hiệp sĩ anh hùng. Trong tầng hầm của các nhà thờ và nhà ở, hàng triệu khán giả xem tài liệu bằng video qua các loại máy được đưa lậu vào trong nước.  

 Với trang bị phát thanh bí mật do CIA và AFL-CIO tài trợ, CĐĐK phát thanh xen vào chương tŕnh của chính phủ, thường là những khẩu hiệu “Công Đoàn Đoàn Kết muôn năm”, hoặc “Hăy Chiến Đấu”. Trang bị bằng máy truyền tin do CIA viện trợ qua hệ thống vận chuyển của Giáo Hội, CĐĐK chen vào chương tŕnh truyền h́nh của chính phủ lời kêu gọi đ́nh công và biểu t́nh. Một quan chức Vatican nói: “Có một khoảng thời gian dài giữa các trận bóng đá tranh cúp vô địch quốc gia, ngay khi tiếng c̣i vừa thổi chấm dứt hiệp 1, một biểu ngữ “CĐĐK muôn năm” hiện lên cùng lời kêu gọi chống đối chính phủ. Brzezinsky nói: “Đây là lần đầu tiên việc đàn áp của Công An Cọng Sản không thành công.” Một trong các Hồng Y gần gủi nhất với ĐGH cho biết: “Không ai nghĩ là Cọng Sản sụp đổ nhanh như vậy, đúng với thời khóa biểu dự trù.” Tuy nhiên, trong cuộc họp đầu tiên giữa ĐGH và TT Reagan cả hai vị đều tin tưởng mạnh mẽ vào sự kết hợp của Giáo Hội và Hoa Kỳ đang nhắm tới mục đích đó và cũng từ ngày đó, trọng điểm của mục đích phải được thực hiện ở Ba-Lan. 

 Một cách miễn cưỡng, từng bước tiếp theo từng bước, Liên Xô và chính phủ Ba-Lan chịu khuất phục trước áp lực tinh thần, kinh tế do ĐGH và TT Reagan áp đặt lên họ. Nhà tù Ba-Lan trở thành trống rỗng. Phiên ṭa xử Walesa tội phỉ báng quan chức chính quyền bị bỏ rơi. Đảng Cọng Sản Ba-Lan quay ra giết hại lẫn nhau, kinh tế Ba-Lan ch́m đắm trong sương mù v́ các cuộc đ́nh công, biểu t́nh và cấm vận của Tây phương. 

 Ngày 19 tháng Hai năm 1987, sau khi Varsovie yêu cầu được trực tiếp nói chuyện với Giáo Hội, Reagan bải bỏ lệnh trừng phạt kinh tế. Bốn tháng sau ĐGH John Paul II được hàng triệu đồng bào của Ngài hoan hô khi về thăm khắp nước Ba-Lan, đ̣i hỏi nhân quyền và khen ngợi CĐĐK. Tháng 7 năm 1988, Gorbachov thăm Varsovie, xác nhận rằng chính phủ Ba-Lan không thể cai trị đất nước mà không có sự hợp tác của CĐĐK. Ngày 5 tháng Tư năm 1989, hai bên kư một thỏa hiệp, hợp pháp hóa CĐĐK và kêu gọi mở tuyển cử bầu quốc hội vào tháng Sáu. Tháng 12/1990, chín năm sau khi Walesa bị bắt và Công Đoàn của ông bị cấm hoạt động, ông trở thành Tổng Thống của nước Ba-Lan mới.

 

 tuệchương/hoànglonghải.

 dịch trong dịp Thanksgiving 1992

 tại trại tỵ nạn Sungei Bishi.

 (“Holy Alliance” - Carl Bernstein - Time, No 8 Feb 24, 1992)

 

 (1) Hội nghị Yalta (tên một thành phố nghỉ mát của Liên Xô cũ, trên bờ biển Hắc Hải) họp vào tháng 2- 1945, trước khi thế giới chiến tranh thứ II chấm dứt, gồm tổng thống Mỹ Roosevelt, chủ tịch Liên Xô Stalin và thủ tướng Anh Churchill. Lúc ấy sức khỏe tổng thống Roosevelt suy sụp nghiêm trọng, tới tháng 5 năm ấy, ông qua đời. Lợi dụng t́nh trạng đau yếu ấy, Stalin qua mặt thủ tướng Anh, họp riêng với tổng thống Mỹ, và hai người chia nhau thế giới. Tổng thống Mỹ chịu giao Đông Âu nằm trong ṿng ảnh hưởng Liên Xô và Mỹ vươn tay tới châu Á. Điều nầy gây cho thủ tướng Anh một mối hận nên ông thề sẽ không bao giờ thèm nh́n vào tượng Nữ Thần Tự Do nếu ông có dịp tới Hoa Kỳ. V́ mật ước nói trên nên Ba-Lan, Tiệp Khắc, Bulgary, Hungary, v.v… trở thành chư hầu của Liên Xô. Theo như nhận xét trong bài, đó là lỗi lầm lớn của tổng thống Roosevelt, khiến ông Reagan phải “điều chỉnh” lại. (Ghi chú của người dịch)