Trần Kiêm Đoàn

 

Dại chốn văn chương

 

 

 

Ngày xưa, cụ Nghè Yên Đổ luận rằng: 

Thiên hạ đua nhau nói dại khôn,

Biết ai rằng dại, biết ai khôn

Khôn nghề cờ bạc: Là KHÔN DẠI

Dại chốn văn chương: Ấy DẠI KHÔN

 

 

Nếu coi vùng văn chương là một sân chơi, th́ đây là một sân chơi hai mặt: Mặt Dại Khôn là Văn Chương và mặt Khôn Dại là Văng Chướng! 

Khi tôi đang dại ở chốn văn chương th́ ông Kh...( ờ) ở đâu bước tới. Tôi chợt nhận ra đây là Đỗ Kh., một nhà thơ được giới trẻ ái mộ ở Mỹ; không biết ở Việt Nam ta, giới già và giới sồn sồn có mến mộ ông ấy như thế hay không.

 

Trên sân chơi, Đỗ Kh. bất chấp. Ông ta gạt phăng mọi lư luận sách vở văn chương qua một bên và nói toàn chuyện cà phê, chuyện giờ, chuyện ngày bên Tây, bên Mỹ. Chân chạy bao sân lừa bóng theo kiểu bóng đá mà tay th́ chuyền bóng theo luật bóng chuyền để nhận diện, phê b́nh. Nhận diện và phê b́nh mà chỉ có thuần cảm tính - tôi nghĩ thế này, tôi cảm thấy thế kia - (anh nghĩ, anh cảm thế nào mặc kệ anh chứ!), bất chấp luật đèn xanh, đèn đỏ, không trang bị một căn bản phương pháp luận phê b́nh (Criticism Methodology) qui ước th́ rất dễ “đá gió”. Nghĩa là thọat nh́n có vẻ rôm rả, ngoạn mục, nhưng lắm khi đầy cảm tính, bóng vượt qua khỏi khung thành, phá giờ mà không phá lưới. Trên sân cỏ, Đỗ Kh. lừa bóng vào góc và sút liên tiếp vào khung thành của tôi. Kỹ thuật nhồi bóng khá điêu luyện và đường banh hiểm nghèo, chứng tỏ Đỗ Kh. cũng là một cầu thủ c̣n phong độ chưa đến nỗi cần phải treo chân... khuyến măi. Bất chấp trước khung thành của tôi đă dựng tượng Ernest Hemingway làm tiền đạo, John Steinbeck trung phong, Tony Morrison cánh trái, Cao Hành Kiện cánh phải, Auralio Perez hậu vệ, Đỗ Kh. vẫn hiên ngang lừa bóng xuống vùng đất nhà của tôi như vào chỗ không người và sút bóng vi vu bằng cả hai gị bốn vó. Có vẻ như bóng lọt vào khung thành hai quả, nhưng lại là khung thành ảo trong tâm lư của Đỗ Kh. nên khán giả bốn bề vẫn chú mục theo dơi. Cầu thủ kiếm chưa ra trọng tài thổi c̣i để xác định việc làm bàn, giao bóng nên cầu trường vẫn lạnh ngắt như tờ.

 

Cú sút thứ nhất tôi bắt được bóng phía sau khung thành chậm chừng năm bảy phút. Không sao. Quả nầy chưa tính v́ Đỗ Kh. bị bệnh dịch bao đồng. Bệnh dịch nầy hơi khác bệnh dịch cúm gà là người mắc dịch thường ưa nghĩ thế, làm hộ và thích thay cho người khác. Ông không phải là người ta mà cứ thản nhiên làm-như-thể-là đă móc được tim óc người ta bỏ gọn vừa vặn vào tim óc ḿnh, rồi tự đóng vai quỷ cốc tiên sinh đem ḿnh làm xác đồng để nói thay cho thân chủ. Lạ nhỉ! Đỗ Kh. là ai mà tài t́nh thế? Ông không phải là tôi sao lại đành hanh thay tôi để phán rằng, cà phê Starbucks là đậm, là không nhạt thếch đối với tôi ḱa! Đỗ Kh. đă bỏ sót một sự thật “phũ phàng” là tôi đă từng đứng quầy chế cà phê cho nhiều tiệm Starbucks ở California để kiếm tiền ăn học thời sinh viên. Và cho dù Đỗ Kh. có đi hết 6500 tiệm cà phê Starbucks bây giờ hay 65 triệu tiệm khắp thế giới mai kia th́ cũng chỉ t́m thấy bất cứ người nào chế cà phê Starbucks đều phải thuộc nằm ḷng công thức 2/6. Nghĩa là cứ 2 muỗng canh đầy cà phê xay (tương đương với 10g) th́ chế với 6floz (tương đương với 180 ml) nước. Tôi từng tụng thuộc làu: “For the perfect cup, use 2 tablespoons ground coffee to 6 floz water”. Ối giời ơi! Hai muỗng cà phê bột mà chế đầy gần 1/5 lít nước th́ “đậm” kiểu ǵ thế ông Đỗ Kh. nhỉ?! Tôi nói có sách mách có chứng quư quan viên ạ. Nếu ai không tin th́ chịu thương chịu khó vào website riêng của Starbucks ở địa chỉ: Starbucks.com hay gọi số 1-800-STARBUC để thưởng thức món cà phê đậm đà kiểu Đỗ Kh. quảng cáo. Dưới cùng một nhăn hiệu th́ một tiệm hay 1000 tiệm Starbucks cũng đạt đến cái phẩm nhàn nhạt 2/6 mà thôi. Đồng thời, cũng để tỏ sự công bằng và thiện chí, tôi xin định nghĩa “cà phê đậm” theo đúng hoài niệm của bản thân ḿnh là ǵ. Số là tôi về thăm Việt Nam gặp mùa chung kết giải bóng đá quốc tế. Đêm khuya thiên hạ reo ḥ không ngủ được, tôi xuống đường phố t́m cà phê. Ở Sài G̣n, có một ông già trên đường Cách Mạng Tháng Tám gần rạp xi nê Thanh Vân bán cà phê gần như suốt đêm. Tiệm ông ta là một cái ḷ nấu nước sôi, một cái bàn tṛn bằng chiếc nón lá và hai ghế con. Lần đó tôi ra uống cà phê khuya. Ông già chế cà phê bằng cái đảy vải. Ông trao cho tôi một ly cà phê trong ánh sáng lù mù. Tôi uống một ngụm và thở “khà” khoái khẩu. Tôi khen: “Cà phê đậm thật. Ngon!”. Ông già nghe khen bèn kiểm tra lại. Tôi nghe ông ho húng hắng (cái mục ho hen là... free, không tính tiền nghe bạn) và nói càu nhàu: “Cà phê đó đậm thật. Đêm khuya không thấy đường, tôi lấy cái vá múc phở của bả mà cứ tưởng cái muỗng canh nên cứ đong ngang ngửa sáu vá cho một b́nh!” Ôi! Đậm thật. Cà phê đậm trong hoài niệm của tôi là thế đấy ông Đỗ Kh. ạ. Khi đậm th́ một góc đường đêm khuya dưới ánh sáng nhạt mờ cũng đậm, mà khi đă nhạt thếch th́ có đứng sắp hàng điểm danh mớ nầy mớ nọ cũng vẫn cứ nhạt. Dù cho Đỗ Kh. có là anh hai của công ty đại tư bản, lấy số lượng 6500 Starbucks mà đè ông già góc đường Cách Mạng Tháng Tám cũng không được. Hương vị nhạt hay đậm làm mê man cảm nhận, thu hút ḷng mến mộ, giúp định nghĩa thế nào là chất lượng cà phê đă quen thuộc với hàng triệu khách hàng. Thái độ lấy thịt đè người quyết không phải là dấu hiệu lành mạnh cho bản lĩnh vững vàng, tinh thần thượng vơ của các cầu thủ biết tôn trọng tự do và công bằng trên sân chơi nghệ thuật. 

Tôi cám ơn cà phê Starbucks đă cho tôi một chỗ dựa vào thời buổi khó khăn ban đầu. Cám ơn hệ thống cà phê Starbucks đă làm cho những người đồng hương của tôi (như Đỗ Kh. chẳng hạn) thống khoái. Nhưng biết ơn không có nghĩa lă tôi phải khen cà phê Starbucks là đậm, trong khi tôi chân thành thấy nó là nhạt. Tôi chê quán cà phê ân nhân của tôi là nhạt v́ tôi cảm thấy nó nhạt. Tôi thật t́nh. Đấy chẳng phải là liêm sĩ của người cầm bút có lương tri hay sao?! 

Quả bóng thứ hai mà Đỗ Kh. quyết tung lưới là cái vụ khái niệm giờ giấc thiếu rạch ṛi. Có lẽ tôi phải mượn lời của Bush chê cái thông tin thiếu cập nhật của Clinton: Xu thế thời đại đă tiến lên 'digital' rồi mà Clinton c̣n chơi 'analog' để nói với Đỗ Kh. rằng là, thời kinh tế thị trường rồi mà c̣n măi nói chuyện quán cóc đầu làng. Thời nay người ta đo khoảng cách giữa hai hành tinh bằng tốc độ ánh sáng (300.000 km/giây). Ở Mỹ nầy th́ đo khoảng cách giữa hai thành phố bằng thời gian lái xe (100km/giờ) và giữa hai đại lục hai miền bằng thời gian cỡi máy bay (800km/giờ). Thế mà Đỗ Kh. lại tỏ ra hăng hái với tinh thần bảo tồn cổ tích. Ông lôi tôi ra đứng ở kinh tuyến Greenwich, vác mặt ngó lên cái đồng hồ Big Ben để tính khoảng cách bằng múi giờ thời Marco Polo c̣n đang học nghề hàng hải. Nơi đây, tôi tính cách quê hương 18 giờ là tính theo giờ bay và đường bay từ Tân Sơn Nhất về San Francisco bằng Singapore Air Line đó nhé. Nếu gặp giá vé khuyến măi, công ty hàng không lề mề, trúng vào mùa Tết th́ “nỗi niềm ngó về quê mẹ” c̣n dài lê thê, dằng dặc, da diết gấp nhiều lần hơn thế nữa. Phân tích như Đỗ Kh., trong ngành tâm lư tiến hoá (evolutionary psychology) gọi là mắc bệnh tâm lư ta về ta tắm ao ta (psychogical egoism) của giới tư tưởng một chiều. Giới nầy lúc nào cũng bo bo thủ sẵn cái thước Lỗ Ban trong người. Gặp ai cũng lôi thước ra đo. Gặp điều ǵ cũng so với tiêu chuẩn cũ ṃn của cái thước bùa chú đó. Kết quả: Ai giống ḿnh, có kích thước vừa vặn với cái thước chủ quan của ḿnh th́ “phe ta”, ai khác ḿnh th́ liệt vào hàng “tà đạo”. Mọi sự nhận định và phê b́nh văn học xuất phát từ một nhăn quan hẹp ḥi và cố chấp như vậy sẽ mang đến một kết quả tất yếu là sự suy đồi nghiêm trọng về phẩm và lượng của tác phẩm văn học. Mong nhà phê b́nh văn học Đỗ Kh. sẽ quẳng cái thước “kinh nghiệm” đó đi để anh em ta mở rộng tâm t́nh và kiến văn, cùng nhau đo lại đường về quê hương theo đúng tiêu chí tiến bộ và khách quan của thời đại mới. 

Gần đây, nước ta bỗng khứng tṛ chơi chữ. Những chữ vốn rất “ph́ nhiêu” như: Vĩnh hằng, hoành tráng, ấn tượng, tiêu chí, đương đại, nội hàm, phiên bản, phi ngă, hội chứng, ức chế... được giới văn bút cày qua bừa lại quá thành sáo ṃn xơ xác. Riêng từ “hội chứng” là bổn cũ soạn lại của khoa phân tâm được dùng la liệt trong khoa tâm lư học và phân tâm học bởi các cây viết hiện sinh và siêu thực phương Tây. Chữ nghĩa họ xài quá tải đă hơn nửa thế kỷ trước nay lại có vẻ như là danh từ thời thượng ở xứ ta. Chả thế mà nay bỗng nhiên Đỗ Kh. xài lại cái từ rất kêu nầy để phân tích tâm lư của tôi là “hội chứng chê để khỏi phải thanh toán tiền nước”. Cái hội chứng văng chướng trong văn chương quả thật là thú vị! 

Chữ nghĩa thời thượng của các xứ Âu Mỹ thời hiện tại cũng như phong trào mặc áo quần “nghèo” (thiếu vải ở phần bụng và rốn). Nghĩa là càng đơn giản, càng tránh được t́nh trạng bưng bít lớp trong lớp ngoài càng đẹp. Trong hoàn cảnh đó người ta có khuynh hướng t́m đến Thiền. Người Âu Mỹ thời đại mới có khuynh hướng t́m đến Thiền v́ Thiền chuộng sự giản dị, vắng lặng và trầm tư. Chỉ cần 3 năm cho một đứa bé 3 tuổi học nói được bi bô, nhưng phải mất 30 năm cho một Thiền sư học được sự im lặng.

13.4.2004