CHÍNH NGHĨA

 

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá

 

Xuân Nhớ Cố Hương!

 

Phùng Ngọc Sa.

 

 

Thân gửi đến quư vị cao niên

Mùa Xuân lại đến!

Mới đó thấm thoát đă trên 30 năm mà tập thể người Việt tỵ nạn đă phải chịu cảnh nước mất nhà tan cùng kiếp sống lưu vong. Nh́n lại lớp tuổi hạc của chúng ta, trong đó một số không ít quư vị đă rời xa quê hương đất nước quá lâu; ngoài ta, khi tuổi đời mỗi ngày một chồng chất, th́ nỗi buồn viễn xứ ắt đă là tê tái c̣n nói chi đến cái hờn vong quốc, chắc hẵn nó vẫn bàng bạc đâu đó ở lớp người luống tuổi; đặc biệt là với những ai từng trải qua nhiều cuộc đấu tranh và chịu cam khổ sau chuổi ngày dài chiến đấu mà ḷng vẫn c̣n mang nặng nhiều hoài bảo quê hương, với hoàn cảnh nầy th́ tâm tư t́nh cảm của các vị đó ắt phải chịu nhiều điều bức xúc hơn.

Trước những ưu tư mà tuổi già thường phải đối diện khi nghĩ về quá khứ, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết, th́ chắc sẽ có lắm xót xa. V́ thế, nên dù cuộc sống ở đất tạm dung có được đầy đủ chăng nữa, các bậc cao niên ắt cũng không sao tránh khỏi những cái buồn man mát.

Thử nh́n qua Lư Bạch, một danh sĩ đời Đường, một con người vốn ưa ngao du và thích phiêu lăng; thế mà xa nhà chưa bao lâu; từ Tràng An đến Lạc Dương đâu đă xa mấy, nhưng vào dịp Tết, phần v́ nỗi buồn viễn xứ; lại gặp cảnh đêm đông cô tịch ở nơi đất khách quê người, thi nhân do vọng nhớ cố hương nên tức cảnh đă phóng bút. Xin tạm trích vài câu thơ dưới đây để quư vị thông cảm được nỗi ḷng của kẻ tha hương, được xem như là người đồng hội đồng thuyền với chúng ta. Lư Bạch viết: . . . . . . . .

 

Thùy gia ngọc địch áng phi thanh

Tán nhập xuân phong mạn Lạc thành

hử dạ khúc trung văng chiết liễu

Hà nhân bất khả viễn cô sầu

Xin tạm dịch:

Nhà ai tiếng sáo mơ màng

Gió xuân man mát lan qua Lạc thành

Đêm đêm tiếng liễu than t́nh

Viễn khách sao khỏi trạnh ḷng cố hương

 

Không chỉ có Lư Bạch mới cảm được nỗi buồn ly hương, mà đối với bất cứ ai, khi năm hết Tết tới, vẫn c̣n lưu lạc đâu đó, nhất là chịu cảnh cô đơn trong đêm giao thừa, ắt là phải buồn da diết. Nỗi ḷng này cũng được Đái Thúc Luân, một văn nhân thi bá thông cảm nên đă mô tả trong bài thơ: 

 

Trừ Dạ Túc Thạch Đầu Dịch

Lữ quán thùy tương vấn

Hàn đăng độc khả thân

Nhất niên tương tận dạ

Vạn lư vị qui nhân

Liêu lạc bi tiền sự

Chi li tiếu thử thân

Sầu nhan dữ suy mấn

Minh nhật hựu phùng xuân

Cụ Trần Trọng Kim dịch:

Đêm Trừ Tịch Ngủ Ở Quán Thạch Đầu

Quê người quán khách ai đâu

Ngọn đền chiếc bóng cùng nhau ngắn dài

Một năm sắp hết đêm này

Người c̣n muôn dặm đeo đai chưa về

Quạnh hiu buồn nổi trước kia

Vẫn vơ chuyện vặt cười kh́ tấm thân

Tóc râm với bộ mặt nhăn

Ngày mai ắt hẵn gặp xuân đó mà.

Cùng hoàn cảnh và tâm sự với Đái Thúc Luân, danh sĩ Thôi Đồ trong bài

Trừ Dạ Hữu Hoài:

Thiều đệ Tam Ba lộ

Ky nguy vạn lư thân

Loạn sơn tàn tuyết dạ

Cô chúc dị hương nhân

Tiệm dữ cốt nhục viễn

Chuyển ư đồng bộc thân

Nả kham chính phiêu bạt

Minh nhựt tuế hoa tân. .

Cụ Trần Trọng Kim dịch:

Sự Tưởng Nghĩ Tối Ngày Ba Mươi Tết

Tam ba đường sá xa xôi (*)

Thân ngoài muôn dặm mắc hoài nỗi lo

Suốt đêm tuyết xuống núi g̣

Ngọn đèn hiu hắt thân co quê người

Lần lừa cốt nhục tạm nguôi

Lại cùng tôi tớ bùi ngùi làm thân

Chịu đâu trôi giạt gian truân

Ngày mai năm mới thấy xuân đó mà

(*) Tam Ba là đất ba lộ thuộc tỉnh Tứ Xuyên, chỗ tạm trú của tác giả đang lúc xa nhà.

 

Không chỉ có một ḿnh nhà thơ Lư Bạch Tết buồn v́ nhớÔ nhà, mà cả Đỗ Phủ, người bạn chí thân của họ Lư cũng đă làm thơ để nhớ Lư Bạch khi năm hết Tết tới mà chẵng thấy tăm dạng bạn hiền ở đâu. Trong bài Cuối Năm Nhớ Lư Bạch, Đỗ Phủ viết cụTrần Trọng Kim dịch:

 

Cuối năm gió lạnh nổi lên

Ư người quân tử nghĩ nên thế nào

Bao giờ hồng nhạn bay vào

Nước thu cuồn cuộn đầy vào hồ sông

Văn chương ghét mệnh đạt thông

Quỉ ma yêu quái chỉ mong trêu người

Nên cùng kẻ khác trao lời

Gieo thơ sông Mịch , tặng ai một bài (*)

(*) Câu nầy nhắc đến Khuất Nguyên ngày xưa, ngồi bên bờ sông Mịch làm thơ.

Nếu đă nói đến Lư Bạch, nhắc qua Đỗ Phủ, ắt không thể quên Bạch Cư Dị. Vậy xin ghi lại bài Mùa Xuân Trên Hồ tại Hàng Châu được cụ Trần Trọng Kim dịch như sau:

Trên hồ xuân đẹp như tranh

Bốn bề núi bọc một vành nước gương

Rặng thông trên núi mờ sương

Mặt trăng đáy nước trông dường hạt châu

Lúa non đệm nước phơi màu

Thắm tươi giải lụa những tàu bồ xanh

Hàng Châu chưa bỏ đi đành

Nửa v́ c̣n vướng mối t́nh nơi đây.

 

 

Với quư vị lớn tuổi ưa thích thơ văn, đặc biệt là thơ cổ, ắt không thể nào quên được thơ Đường mà người viết đă trích một vài đoạn ghi trên để diễn tả nỗi buồn xa xứ khi năm hết Tết đến. Thơ Đường sở dĩ nổi tiếng, v́ đời Đường theo lịch sử, chính là thời cực thịnh nhất trong thơ Trung Hoa. Nói đến thơ Đường ắt quư cụ đă phải nghĩ ngay đến Đỗ Phủ, Lư Bạch. Và, khi nhắc đến nhà thơ họ Lư, các cụ liền ngữi thoang thoáng đâu đó mùi rượu, chưa đọc mà đă muốn say.

Người đời thường hay trách cứ kẻ say rượu : “tại sao cứ say sưa tối ngày”- Nhưng đối với Lư Bạch, không phải say sưa tối ngày, mà say sưa tới chết. Say đến độ, thấy bóng trăng dưới nước mà tưởng tới Hằng Nga, bèn nhảy xuống ôm bóng trăng mà chết.

Sở dĩ thi nhân tối ngày chỉ có say với sỉn v́ trước mắt, Lư Bạch cũng như Tản Đà, tác giả các bài thơ “Giấc Mộng Lớn - Giấc Mộng Con”, một nhà thơ tiên phong trong văn chương thuộc trường phái lăng mạn của nước ta, th́ cả hai đều cảm thấy đời chỉ là một giấc chiêm bao, có đáng được ǵ đâu mà phải bon chen, tranh giành tiền bạc chức tước, v́ thế Lư Bạch viết:

Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn Chí:

Xử thế nhược đại mộng

Hồ vi lao kỳ sinh

Sở dĩ chung nhật túy

Đồi nhiên ngọa tiền doanh

Cụ Trần Trọng Kim dịch:

Ở đời tựa giấc chiêm bao

Làm chi mà phải lao đao nhọc ḿnh

Suốt ngày mượn chén khuây t́nh

Say rồi nghiêng ngữa bên mành hàng ba. . .

Với cái nhân sinh quan về cuộc sống, “Đời”, đối với cả Lư Bạch cũng như Tản Đà đem so với Ôn Như Hầu th́ c̣n thua một bậc. V́ theo nhà thơ họ Ôn, đời không những là giấc chiêm bao, mà chỉ là những sự lừa lọc, dối trá, v́ thế ông viết:

Mồi phú quư nhữ làng xa mă

Bă vinh quang lừa gă công khanh.

Theo quan niệm nói trên, và với những ai nặng phần bi quan yếm thế, th́ đời chẵng có giá trị ǵ cả, chỉ là một giấc mộng, và toàn là những sự lừa dối. Do đó trong dịp Xuân, để tránh đi những bức xúc với dĩ vảng, người đời thường tạm nhờ thần lưu linh giúp để lướt qua khỏi kiếp phù du. Tốt th́ rượu ngon phải có bạn hiền. Nhưng chẵng may, không kiếm được tri âm ắt đành phải độc ẩm. Lư Bạch viết trong: 

 

Xuân Nhật Độc Chước:

Xuân phong phiến thục khí

Thủy mộc vinh xuân huy

Bạch nhật chiếu lục thảo

Lạc hoa tán thả phi

Cô vân hoàn không sơn

Chứng điểu các dĩ quy

Bỉ vật giai hữu thác

Ngô sinh độc vô y

Đối thử thạch thượng nguyệt

Trường ca túy phương phi.

Cụ Trần Trọng Kim dịch:

Ngày Xuân Uống Rượu Một Ḿnh

Gió đông thổi khí huyên ḥa (*)

Gốc cây nước chảy ởm ờ nắng xuân

Màu dương sắc cỏ đượm thuần

Hoa tàn cánh rữa rụng dần bay tung

Đám mây về núi thung dung

Chim bay về tổ đều cùng thảnh thơi

Vật kia y thác có nơi

Thân ta riêng chịu cái đời lẻ loi

Ngắm trăng trên đá bồi hồi

Uống rồi say tít, hát bài phong phi.

(*) Xuân phong, là gió xuân, cụ Trần Trọng Kim dịch là gió đông, v́ mùa xuân theo kinh dịch thuộc phương đông, nên gọi là gió đông) .

Tết nói đến chuyện rượu, ắt không thể nào quên nhắc đến những câu đối, đặc biệt là câu đối về rượu, người viết cũng xin gom góp lại để độc giả thấy cái hay và tinh túy của người xưa.

Tào Thuyết Cần, đời Thanh tác giả quyển Hồng Lâu Mộng có câu:

Cao sơn lưu thủy thị thiên trực

Minh nguyệt thanh phong tửu nhất thuyền

Có người dịch:

Non cao nước chảy thơ ngàn khúc

Gió mát trăng thanh rượu một thuyền

Gió mát đối với Non cao thật quá tuyệt.

Trong bài Tống Nguyên Nhị Sứ An Tây, dịch là tiễn ông Nguyên Nhị Sứ đi làm Sứ An Tây ở thơ Đường có câu: Khuyến quân cách tận nhất bôi tửu. Người ta lại trích một câu từ bài Tương Tiến Tửu của Lư Bạch ghép thành câu đối:

Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu

Dử nhi đồng tiêu vạn cổ sầu (Lư Bạch)

Hai câu trên tuy khác tác giả, nhưng khi đem ghép lại, nó đă trở thành một câu đối tuyệt hảo - Có nghĩa: Khuyên bạn hăy cùng uống cạn thêm chén nữa. Cùng nhau chúng ta quên đi mồi sầu vạn cổ.

Một câu đối khác mà người xưa trước khi họp bạn, nâng ly thường nói:

Tửu khách, tửu lầu, đồng túy tửu / đối lại

Thi nhân, thi xă, hảo ngâm thi

Được dịch:

Khách rượu, ngồi quán rượu, cùng say

Nhà thơ, làng thơ, đúng chỗ ngồi để ngâm thơ.

Một vài chủ quán cũng muốn dùng câu đối để tự quảng cáo việc buôn bán của ḿnh tỉ như: Lưu Linh tá vấn: thùy gia hảo

Lư Bạch hoàn ngôn: thủ xứ hương

Dịch:

Lưu Linh ướm hỏi:Có nhà nào tốt như đây không?

Lư Bạch đáp: Chính nơi đây là chốn thơm (nhất)

Bên Tàu dân gian thường thờ thần Thiết Hán và thần Kim Cương trước các đền miếu. Và khi đă áp dụng nghệ thuật quảng cáo, th́ bất cứ ai đều phải làm sao thuyết phục cho được người khác tin, do đó phải vận dụng hết mọi thứ, kể cả thần thánh miễn là được việc và có kết quả tốt, v́ thế mới có câu đối:

Thiết Hán tam bôi cước nhuyễn

Kim Cương nhất chung dao đầu

Ư muốn quảng cáo rượu ngon của họ đến độ mà:

Thần Thiết Hán dù người sắt, uống ba chén, chân bước (đi) cũng nhũn ra.

Thần Kim Cương, chỉ một chung, đầu cũng phải lắc lư.

Người viết tự nghĩ: “mẹ kiếp” rượu ngon đến độ đó th́ uống xong chết ngay cũng sướng.

Quảng cáo trên đă át liệt, thế mà chưa bằng:

Khai đàm (b́nh rượu) thập lư hương vô giá

Túy mại tam bôi mộng diệc hương

Nghĩa: Mở b́nh rượu, mùi thơm bay (tới) mười dặm

Mua say ba chén, nằm mộng cũng vẫn con hương.

Trên đây người viết xin góp nhặt vài bài thơ, câu đối, mục đích là cùng quư vị gợi lại cảnh Tết tại quê nhà, chứ không phải làm đại diện để quảng cáo cho hăng rượu. Bia rượu đối với người lớn tuổi rất nguy hiểm - Mượn rượu để giải sầu chăng? Nguy hiểm lắm, v́ Vũ Hoàng Chương trong thơ Say đă than:

Em ơi! Hăy uống,

Uống cho đất trời nghiêng ngữa

mà trước mắt thành sầu không sụp đổ

uống cho đất đất trời nghiêng ngửa cố nhân ơi!

Trước khi khi chấm dứt, người viết xin kính chúc quư vị một năm mới An Khang - Thắng Lợi - Mong quư vị sống khỏe, sáng suốt, nên dùng thời giờ cuối đời để truyền thụ cho lớp trẻ cái hay, những kinh nghiệm đă qua; cho dù đó là thất bại chăng nữa, th́ cũng nên thật t́nh mở đường cho họ thấy để tránh cạm bẫy. Ước mong thay

 

Xuân Nhớ Cố Hương!

Phùng Ngọc Sa.