Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

MINH THỊ

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan từ nhiều nguồn khác biệt với mục đích cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu tham khảo, điều nghiên của Người Việt Quốc Gia  để nhận rơ những âm mưu, quỷ kế, ngôn từ và hành động của đối phương hầu có phản ứng, đối sách kịp thời. Nội dung các bài viết được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bà Hillary: Vẫn Rắc Rối?

 

 

30/08/201600

Vũ Linh

 

?

...hợp pháp nhưng mờ ám, th́ ông bà Clinton thuộc loại đại cao thủ...

 

Có một hiện tượng khá đặc biệt đánh dấu cuộc bầu tổng thống năm nay: ứng viên CH, Donald Trump, là một chính khách tay mơ, bất nhất, ăn nói vung vít, cử chỉ thô lỗ, có vẻ thiếu tư cách, chẳng biết chính chị chính em là ǵ, bị cả nước coi thường hay coi là khùng, bị bà Hillary và đảng DC đánh hội đồng với cả trăm triệu tiền quảng cáo, lại c̣n bị toàn thể khối truyền thông ḍng chính (TTDC) xúm lại đập. Ấy vậy mà cái ông này vẫn… dai như điả, vẫn sống nhăn. Thăm ḍ mới nhất của báo phe ta Los Angeles Times cho thấy tỷ lệ hậu thuẫn của cái ông này vẫn lảng vảng trên dưới bà Hillary đâu một hai điểm.

 

Nói ra nhiều người buồn: một nửa dân Mỹ ủng hộ ông “khùng”, nửa c̣n lại ủng hộ bà “gian”. Một lựa chọn thật … không mấy hấp dẫn!

 

Câu hỏi là tại sao bà Hillary vẫn lận đận măi vậy? Câu trả lời giản dị nhất: tại bà có quá nhiều tỳ vết, cho dù bà bỏ bao nhiêu tiền ra mua quảng cáo, cho dù TTDC bao che cỡ nào, th́ mấy cái con chí rận này vẫn ḅ lổn ngổn ra đầy đường, xịt thuốc DDT bao nhiêu cũng vô hiệu.

 

Trong thời gian vài tuần qua, hàng loạt tin xấu lại xuất hiện.

 

VỤ EMAILS

 

FBI bỏ ra hơn một năm trời điều tra, kết luận bà Hillary vi phạm cả triệu luật lệ, nhưng v́ bà là bà Hillary đang đại diện cho một chính đảng đang cầm quyền ra tranh cử tổng thống nên FBI lạnh cẳng không dám đề nghị truy tố, và bà đồng nghiệp bộ trưởng Tư Pháp không thể nào muối mặt truy tố bà đồng nghiệp bộ trưởng Ngoại Giao, nên câu chuyện bị... xù. Tưởng thế là xong, nhưng cuối cùng, vẫn... chưa xong.

 

Trả lời một phỏng vấn của đài FOX News, bà Hillary tỉnh bơ tuyên bố “chính FBI đă xác nhận tôi đă khai hoàn toàn trung thực mà”. Hơn 300 triệu dân Mỹ vội vă đi lục báo cũ, xem lại coi ông giám đốc FBI đă nói ǵ. Kết quả, báo phe ta Washington Post tặng cho bà 4 “cái mũi Pinocchio”. [Xin giải thích thêm cho quư độc giả rơ: Pinocchio là một nhân vật trong truyện thần thoại của trẻ con Mỹ. Anh này có bệnh, mỗi lần nói láo là mũi lại dài ra. Washington Post có mục đánh giá tính xác thực của các tuyên bố của chính khách Mỹ qua mũi anh Pinocchio. Nói láo ít được cho điểm một anh Pinocchio, nói láo tuyệt đối là được tối đa bốn cái mũi anh Pinocchios. Trong câu chuyện này, bà Hillary được Washington Post tặng huy chương vàng: 4 Pinocchios]

 

Cũng trong câu chuyện emails này, lại có tin mới: bà Hillary t́m cách núp sau lưng tướng Colin Powell. Bà kể lại khi mới lên Ngoại Trưởng, bà tổ chức một bữa ăn tối, có nửa tá cựu ngoại trưởng tham dự, trong đó có bà Condolizza Rice và ông Powell của nội các Bush. Theo bà th́ trong bữa ăn đó, ông Powell “khuyên bà nên dùng email cá nhân”, sau đó bà đă sử dụng hệ thống email cá nhân theo lời khuyên này.

 

Tin này tung ra, ông Powell nổi đoá: “Tôi không nhớ đă có cuộc trao đổi này trong bữa ăn tối đó, chỉ nhớ một năm sau khi bà Hillary đă sử dụng hệ thống email riêng [VL: “một năm sau…”] th́ bà mới hỏi ư kiến, và tôi có nói nếu không phải là email có tin mật, th́ việc sử dụng email riêng cũng tốt cho những trao đổi thông tin với nhân viên. Bà Hillary cố t́nh bán cái vụ lộn xộn này lên đầu tôi”.

 

Được hỏi về vụ này, bà Condolizza Rice cho biết bà không hề nghe thấy bà Hillary và ông Powell nói chuyện ǵ về emails trong bữa ăn tối đó.

 

Một tin rất lạ: Tổng Thanh Tra Văn Pḥng Giám Đốc An Ninh Quốc Gia –Inspector General for the Office of the Director of National Intelligence- bị gọi ra điều trần trước quốc hội. Được hỏi về chi tiết các emails của bà Ngoại Trưởng, ông nói “tôi không được biết hết v́ một số lớn bị xếp loại mật cao cấp mà tôi chưa được phép đọc”. Emails có tin mật đến mức độ ông Tổng Thanh Tra An Ninh không được đọc mà lại được trao đổi trên hệ thống tư không có biện pháp bảo vệ? Trong khi bà Hillary luôn khẳng định bà không hề trao đổi tin mật nào qua hệ thống emails riêng. Thế nghiă là ǵ? Mật hay không mật?

 

Thêm một tin nữa. Bộ Ngoại Giao cho biết FBI mới khám phá ra thêm 15.000 emails của bà Hillary bị xóa không kỹ. Toà án thụ lư vụ emails của bà Hillary đă ra hạn bộ Ngoại Giao cho đến 22/9 để kiểm tra và công khai hoá những emails này. Chưa ai biết có ǵ trong đó.

 

TIỀN BẠC

 

Nếu định nghiă “tham nhũng” là lợi dụng vị thế của ḿnh để kiếm tiền, b́nh thường là hoàn toàn hợp pháp nhưng mờ ám, th́ ông bà Clinton thuộc loại đại cao thủ chí tôn.

 

Hai ông bà Clinton trên căn bản có ba cách kiếm tiền:

 

1.Đọc diễn văn.

 

TT Clinton về hưu trước, đi tiên phong. Chỉ vài tháng sau khi rời Nhà Trắng là bắt đầu đi đọc diễn văn khắp thế giới. Giá cả “phải chăng” trong khi bà vợ làm thượng nghị sĩ không có quyền thế ǵ nhiều, cỡ 100.000-200.000 đô một bài, so với các quan lớn khác như PTT Al Gore (100.000), TT Carter (50.000-100.000), TT Bush (100.000), PTT Cheney (75.000-100.000). Năm 2009, bà vợ được bổ nhiệm Ngoại Trưởng. Giá biểu của TT Clinton tăng vọt ngay lên tối thiểu 250.000 đến 750.000. Sau khi bà vợ thành Ngoại Trưởng, ông chồng tự nhiên nói chuyện “hay” hơn, đáng trả nhiều tiền hơn. Đă vậy, ông lại trở nên bận rộn cùng cực, gần như mỗi tháng hai ba lần bị bắt đọc một bài, trong khi các vị khác một năm được mời đọc hai ba bài diễn văn là mừng hết lớn rồi.

 

Năm 2013, bà Ngoại Trưởng từ chức, gọi là nghỉ hưu về lo cho chồng con dù ai cũng biết là để chuẩn bị tranh cử tổng thống. Đến phiên bà “bị bắt” đi đọc diễn văn. Giá cả từ 200.000 tới 500.000 một bài cỡ chừng 45 phút, cộng thêm ít phút chào hỏi, kể chuyện diễu và cám ơn. Cả hai ôb đều than văn “đời sống quá khó khăn, phải làm việc quá vất vả, cần tiền lo cho con đi học và trả tiền sinh sống, “we need money to pay bills” theo lời TT Clinton, c̣n theo bà vợ th́ “sau khi rời Nhà Trắng, chúng tôi gần phá sản”. Từ sau khi từ chức ngoại trưởng, trong 3 năm 2013-2015, bà Hillary kiếm được 22 triệu qua hơn 90 diễn văn, ông chồng hơn 200 triệu tiền diễn văn từ ngày rời Nhà Trắng.

 

2. Làm “tư vấn”.

 

Vua tiểu quốc Dubai mời cựu TT Clinton làm đối tác –partner với chính phủ Dubai. Ông được trả công tổng cộng 15 triệu trong 6 năm hợp tác. Trong thời gian đó, 2006 cũng là lúc Dubai trúng thầu quản lư 6 hải cảng lớn nhất của Mỹ và 16 hải cảng nhỏ hơn [sau khi quốc hội biểu quyết không chấp nhận v́ lư do an ninh, công ty trúng thầu Dubai bán quyền quản lư tất cả các hải cảng cho một công ty Mỹ]. Không ai rơ TT Clinton có vai tṛ ǵ trong vụ trúng thầu khổng lồ này. Năm 2008, ông từ chức khi bà vợ nhận làm Ngoại Trưởng, nhận 20 triệu tiền trả ơn đặc biệt.

 

TT Clinton cũng là “Chủ Tịch Danh Dự” một tổ chức giáo dục Dubai tên là GEMS Education, được trả thù lao 5,6 triệu một năm.

 

Năm 2010, ông Clinton được “bổ nhiệm” làm “Chủ Tịch Danh Dự” tổ chức Laureate International Education, là tổ chức mẹ của cả chục đại học trên nhiều nước trên thế giới, hầu hết là tại các nước chậm tiến Phi Châu và Nam Mỹ. Đến năm 2015, khi bà vợ chuẩn bị tranh cử tổng thống th́ ông từ chức. Trong 5 năm “làm việc” ông nhận lương 17,6 triệu đô. Trong thời gian đó, bà Ngoại Trưởng Hillary đă kư giấy cho bộ Ngoại Giao yểm trợ tài chánh đâu 90 triệu cho Laureate để “hỗ trợ Laureate trong công tác phát triển giáo dục tại các nước đang mở mang”.

 

Chỉ ba cái jobs “danh dự” này không cũng đă mang lại cho TT Clinton xấp xỉ 10 triệu một năm, cho dù chẳng ai rơ ông làm cái việc ǵ trong tư thế “danh dự” trong cả ba jobs.

 

3. Quỹ Clinton Foundation

 

Quỹ này được thành lập năm 1997 với mục đích gây quỹ làm công tác từ thiện, đặc biệt là trong phạm vi y tế và bảo vệ phụ nữ tại các nước chậm tiến. Cho đến nay, quỹ đă thu được hơn hai tỷ tiền đô. Trong lịch sử làm chuyện phước thiện ở Mỹ, chưa có tổ chức nào, kể cả Hội Hồng Thập Tự lại thu được nhiều tiền dễ dàng như vậy.

 

Mà điều lạ lùng là hơn một nửa (53%) số tiền nhận được có nguồn gốc ngoài nước Mỹ, từ các đại công ty và đại tài phiệt không phải Mỹ, cũng như từ ít nhất 16 chính phủ, hầu hết là của các nước chậm tiến, đầu sổ là các nước Ả Rập, các xứ độc tài tham nhũng khét tiếng như Haiti, Kazakhstan, Nigeria, Congo, và cả Trung Cộng.

 

Muốn nhận định Quỹ này cho chính xác, quư độc giả chỉ cần đặt đúng vài câu hỏi: Tại sao ông tổng thống Nigeria chẳng hạn, không bỏ một triệu đô ra xây nhà thương ngay tại Nigeria cho dân Nigeria, mà lại phải mất công gửi số tiền đó cho một tổ chức phước thiện của cái xứ Mỹ giàu xụ? Hay tại sao các xứ Ả Rập ủng hộ tiền cho công tác “giải phóng” phụ nữ của bà Clinton trong khi tại chính những nước này, phụ nữ vẫn bị coi là công dân hạng hai?

 

Trong phần đóng góp quốc nội, đại đa số là từ các đại tài phiệt và đại công ty, nhất là các đại ngân hàng Wall Street, bất th́nh ĺnh lên cơn sốt nhân đạo, gửi cả triệu nhờ bà Hillary giúp chữa bệnh cho dân nghèo Phi Châu.

 

Rất nhiều đóng góp tanh như cá ươn. Một vài ví dụ.

 

Khi bà Hillary c̣n làm Ngoại Trưởng, bộ này có một Hội Đồng Cố Vấn An Ninh đặc biệt, mà chỉ những quan chức cao cấp nhất của bộ hay chuyên gia an ninh lâu đời mới được tham gia. Bất ngờ, có một ông tên là Rajiv K. Fernando được đích thân bà Ngoại Trưởng bổ nhiệm vào. Cả hội đồng không ai biết ông này là ai, quá tŕnh như thế nào mà lại được bổ nhiệm là thành viên.

 

Hóa ra ông Fernando là dân Mỹ gốc Sri Lanka, chủ nhiều công ty tài chánh quốc tế, là người đă đóng góp 100.000 cho bà Hillary khi bà tranh cử năm 2008, mới đây đóng 250.000 cho cuộc vận động năm nay, cũng là người đă đóng góp “từ một triệu đến năm triệu đô” cho Quỹ Clinton Foundation [theo luật, Quỹ này không bắt buộc phải khai rơ số tiền nhận, chỉ cần khai khung tiền, chẳng hạn từ 100.000 đến 1.000.000, từ 1T đến 5T,…]. Việc ông hiện diện trong Hội Đồng chẳng có lợi ǵ cho bộ Ngoại Giao, nhưng lại giúp ông hiểu được chính sách và biết trước những biện pháp tài chánh quốc tế của chính phủ Mỹ, rất cần thiết cho các hoạt động tài chánh quốc tế của ông. Nói cách khác, ông này đă mua cái ghế này để biết tin tức kinh doanh có lợi cho ông.

 

Năm 2014, sau vụ động đất kinh thiên tại Haiti, TT Clinton và TT Bush cha được TT Obama bổ nhiệm đồng chủ tịch chương tŕnh vận động tài chánh giúp tái thiết Haiti.

 

TT Clinton hợp tác với ông Frank Giustra tung ra một chương tŕnh giúp 12.000 tiểu doanh gia Haiti phục hồi ngành trồng đậu phộng tại đây. Từ đó, bắt đầu một mối quan hệ mật thiết giữa hai người qua Quỹ Clinton Foundation. Đại khái ông Giustra yểm trợ hơn 30 triệu cho quỹ và hứa sẽ yểm trợ thêm 100 triệu nữa, trong khi TT Clinton dùng máy bay riêng của ông Giustra “cho mượn đi công tác” khắp thế giới, gần 30 lần. Phần lớn đi đọc diễn văn, hay đi phân phát tiền của quỹ cho các tổ chức y tế địa phương. Và dĩ nhiên, một số lớn những lần mượn tàu bay đều có ông Giustra đi chung, và mỗi lần, ông này lại trúng thầu một vố làm ăn lớn với cái xứ đó, qua sự “giới thiệu” của cựu tổng thống, chồng của đương kim ngoại trưởng Mỹ.

 

Ông Giustra, quốc tịch Canada, là một đại tài phiệt về ngành địa chất, hầm mỏ, qua trung gian TT Clinton dành được độc quyền sản xuất uranium tại Kazachstan, cũng như mua được công ty dầu ăn lớn nhất Colombia do chính phủ bán ra.

 

Cũng trong vụ email này, tổ chức Judicial Watch kiện ra ṭa và được toà bắt bộ Ngoại Giao nộp hơn 700 emails của bà Huma Abedin, Chánh Văn Pḥng của bà Hillary, là những emails đă không được bộ Ngoại Giao công bố cho công chúng. Một phần ba những emails đó bị bộ Ngoại Giao kiểm duyệt, bôi đen v́ liên quan đến tin mật. Một phần ba emails của bà phụ tá bị bộ Ngoại Giao coi là tin mật không phổ biến được trong khi bà Hillary lại xác nhận không có một emails nào của bà mang tính mật. Thế nghiă là ǵ? Mật hay không mật?

 

Judicial Watch cho phổ biến một số, trong đó ḷi ra quan hệ giữa bộ Ngoại Giao và hàng loạt “mạnh thường quân” đại tài phiệt Mỹ, cũng như quốc tịch khác, đóng bạc triệu cho Quỹ Clinton Foundation. Đại khái th́ họ đều được thu xếp ưu tiên gặp bà Ngoại trưởng, hay được bổ nhiệm vào những trách nhiệm quan trọng trong chính quyền, hay được bộ Ngoại Giao “giới thiệu” cho các cơ quan chính quyền để “bôi trơn” các giao dịch của họ. Việc đổi chác “tiền mua ảnh hưởng” và “tiền mở cửa công quyền”, mà báo Mỹ gọi là “pay-for-play” không thể nào rơ ràng hơn.

 

Hăng thông tấn AP cũng khám phá ra trong cả trăm nhân sĩ và tập đoàn không phải là nhân viên công quyền Mỹ hay của chính phủ nào khác, được bà Ngoại Trưởng đặc biệt tiếp kiến, th́ hơn một nửa đă đóng góp tổng cộng cả trăm triệu cho Quỹ. Họ đóng góp từ mấy chục ngàn tới mấy triệu để được gặp bà Hillary trong vài chục phút, để làm ǵ? Chào hỏi xă giao? Hỏi thăm cháu ngoại bà? Điều lư thú là cho dù đây là bài điều tra rất chi tiết của AP, một hăng thông tấn nổi tiếng từ cả trăm năm nay, cả New York Times lẫn CNN tảng lờ không hề đăng tin này, trong khi Washington Post đăng vài gịng.

 

Tất cả đều... hợp pháp v́ tất cả đều chùi mồm mép sạch sẽ. Khi đó bà Hillary chỉ mới là Ngoại Trưởng thôi. Khi bà là tổng thống th́ sao?

 

TT Clinton đă ŕnh ràng loan tin nếu bà Hillary đắc cử tổng thống th́ cả hai ông bà sẽ từ chức khỏi Hội Đồng Quản Trị của Quỹ, và Quỹ sẽ không nhận tiền từ ngoài nước Mỹ nữa để tránh xung khắc quyền lợi –conflict of interest. Tại sao khi bà Hillary c̣n làm Ngoại Trưởng th́ nhận tiền không có xung khắc quyền lợi mà khi làm tổng thống mới bị? Thật ra th́ cũng như không, chứ không lẽ cả hai vẫn tiếp tục đi gây quỹ? Vẫn nhận tiền của mấy xứ Phi Châu? Hiến Pháp nào cho phép tổng thống làm chuyện này?

 

Khối emails này cũng cho thấy hai bà phụ tá Huma Abedin và Cheryl Mills đă làm việc chặt chẽ với bà Laura Graham, TGĐ Quỹ, và ông Doug Band GĐ Quỹ, một bằng chứng Quỹ Clinton Foundation và bộ Ngoại Giao hợp tác chặt chẽ suốt thời gian bà Hillary làm Ngoại Trưởng.

 

Bà Chánh Văn Pḥng Abedin bây giờ là đồng chủ tịch Ủy Ban Vận Động Tranh Cử, là cánh tay mặt của bà Hillary, vợ của một dân biểu DC của Florida bị ép từ chức v́ x́-căng-đan, chuyên gửi h́nh ở trần [không phải ở truồng!] của ḿnh cho các bà quen biết. Bà Abedin cũng theo gương bà Hillary, không ly dị chồng, đóng vai hiền thê nạn nhân đáng thương. Bà Abedin gốc Pakistan, theo Hồi giáo, đă từng hợp tác chặt chẽ trong 10 năm với một tờ báo Ả Rập Hồi giáo cực đoan, suốt ngày sỉ vả Mỹ, ca tụng luật Sharia Hồi giáo, do mẹ bà làm chủ nhiệm. Bà Abedin sẽ là Chánh Văn Pḥng cực kỳ quyền thế nếu bà Hillary đắc cử tổng thống.

 

Bà Mills, cánh tay trái của bà Hillary, là luật sư da đen nổi tiếng từ ngày bà bào chữa cho TT Clinton trước quốc hội khi ông này bị đàn hạch.

 

SỨC KHOẺ

 

Sau khi phe ta nhất loạt ca bài “ông Trump điên”, th́ dĩ nhiên cái ông thần Trương Phi phản pháo, lôi ra chuyện bà Hillary dường như sức khoẻ không được tốt lắm.

 

Sức khỏe bà Hillary có vấn đề khi bà bị xiủ năm 2012. Bị máu tụ tại năo, phải điều trị mấy tháng. Cho đến nay, vẫn uống thuốc loăng máu.

TTDC bây giờ tự cho ḿnh trách nhiệm bảo vệ bà Hillary. CNN dĩ nhiên, đă có ngay bài b́nh luận dài lê thê, đả kích việc bàn đến sức khoẻ của bà Hillary. Ngoài CNN ra th́ cũng đă có bài của Newsweek, Washington Post, New York Times và nhiều tiếng nói khác. Đại khái, th́ họ đả kích ông Trump và phe CH chơi tṛ bẩn thiủ, hạ cấp khi nêu vấn đề sức khoẻ của bà Hillary.

Phải nói cho rơ, kẻ viết này không muốn bàn vấn đề sức khỏe của bà Hillary. Những chuyện như nơi sanh hay tôn giáo của TT Obama, h́nh bà vợ ông Trump, hay bà Hillary vấp ngă,... là những chuyện vớ vẩn không liên quan ǵ đến trách nhiệm tổng thống nên kẻ này không bàn tới. Chỉ thắc mắc tại sao TTDC có quyền công khai chất vấn bệnh đầu óc của ông Trump, nhưng bàn về sức khoẻ bà Hillary th́ đó lại là chơi bẩn?

Tất cả những chuyện trên chỉ phơi bày ra những quan hệ mánh mung mờ ám, khiến hai phần ba dân Mỹ đánh giá bà Hillary là người không lương thiện, không thể tin được. Do đó cũng giải thích sao trước ông đối thủ yếu như ông Trump mà bà vẫn lẹt đẹt, không d́m ông này luôn được. Dù muốn hay không, những rắc rối lem nhem của bà Hillary càng ngày càng làm những người ủng hộ bà nghĩ lại.

 

Trong t́nh trạng hiện tại, ai muốn đánh cá ai thắng, xin cứ tự nhiên, miễn đừng mang nhà cửa ra đánh cá, mất như chơi. (28-08-16)

 

Vũ Linh

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten