Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Người quốc gia là người đặt quyền lợi của tổ quốc và dân tộc lên bản vị tối thượng chứ không tranh quyền, đoạt lợi cho cá nhân, phe nhóm, đảng phái hay bầy đàn tôn giáo của ḿnh. 

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

Kẻ sĩ ngày xưa và người trí thức ngày nay

    

 

   

Hoạt động của giới trí thức cũng như mọi hoạt động khác trong đời sống xă hội, kinh tế, chính trị, học thuật...đều là h́nh thái của văn hóa. Văn hóa lại là phần hồn của một nước. Văn hóa cũng là văn minh, cũng là giáo dục. Đối với văn hóa, giáo dục có nhiệm vụ kép: "Giáo dục vừa xây dựng văn hóa cho ngày mai thụ hưởng, vừa vun bồi kế thừa truyền thống văn hóa của ngày hôm qua." (1) Nói gọn lại là nhiệm vụ xây dựng cái mới và vun bồi, kế thừa cái cũ. Kẻ sĩ xưa và trí thức nay theo nghĩa hẹp là tên gọi khác chỉ người có chữ nghĩa, học cao hiểu rộng và có lương tâm, lương thức. Kẻ sĩ và trí thức khác nhau về cái học (nội dung đào tạo, phương pháp rèn luyện, chỗ đứng trong xă hội) nhưng về vai tuồng, sứ mệnh đối với xă hội, với nhân tâm, thế đạo th́ không khác. Kẻ sĩ hay trí thức măi măi là h́nh thái văn hóa. Văn hóa là phần hồn của đất nước. Cái học ngày xưa có ǵ khác với cái học ngày nay ? Và kẻ sĩ ngày xưa nắm giữ vai tuồng ǵ đối với quốc gia, xă tắc ?

         

Trước hết hăy luận bàn về cái học ngày xưa của kẻ sĩ. Chữ Sĩ trong hai tiếng Kẻ Sĩ ngày xưa chỉ người học tṛ (Sĩ tử) c̣n chữ Kẻ là cách xưng hô khiêm hạ, nhún nhường. Học đường ngày xưa là "cửa Khổng sân Tŕnh". Mạng lưới giáo dục ngày xưa không quy mô như ngày nay. Học vấn, kinh sách mà người học nghiên cứu là Đạo Nho, c̣n gọi là Nho học. Nho học không đơn thuần là hệ thống tri thức mà c̣n là học thuyết về đạo đức. Người thông nho gọi là Nho sĩ. Nho học là môn học đạo đức và chính trị (hiểu theo nguyên nghĩa) - Cái chính trị diễn dịch từ đạo đức - Khác với ngày nay đạo đức diễn dịch từ chính trị. "Học cho biết cương thường đạo lư" (Đạo đức), học cho biết cách vật trí tri (Chính trị- Khoa học). Ngày xưa không tách rời đạo đức với chuyên môn. Chuyên môn gắn với đạo đức, nghề nghiệp (Đạo nghệ). Dạy đạo đức chính trị là dạy cách làm người và cách quản lư xă hội, lănh đạo đất nước. Từ thứ dân cho đến vương tử, muốn làm quan, làm vua đều phải qua cửa Khổng sân Tŕnh. Học hành, đỗ đạt, làm quan, về nhàn là chương tŕnh hành động của kẻ sĩ ngày xưa. Sĩ đứng đầu trong tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương). Sĩ đứng ở bậc thang giá trị cao nhất trong xă hội. Kẻ sĩ không nhất thiết xuất thân từ quư tộc mà có thể xuất thân từ giai cấp cùng đinh. Bằng con đường khoa cử, ai ai cũng có cơ hội tham gia quản lư xă hội, lănh đạo đất nước. Nho học chủ trương "Cử hiền tài". Ai có thực tài, thực học, là người hiền đức th́ được tiến cử. Kẻ sĩ được đắc dụng, trọng vọng, tôn vinh trong chế độ văn trị, đức trị. C̣n đối với chế độ pháp trị hà khắc, kẻ sĩ lại là thành phần nguy hiểm, dị ứng đối với bạo quyền, độc đoán. Xét về lịch sử, nhà Chu bên Tàu, là triều đại văn trị đầu tiên mở nhà học hoàn bị, đào tạo một số người nghiên cứu kinh sử để khi ra làm quan đem cái học ra giúp nước. Nhà Chu suy vong, nhà Tần dấy nghiệp, Tần Thủy Hoàng theo chế độ pháp trị, độc tài bạo ngược, căm ghét học tṛ và sợ hăi kinh sách nên có chủ trương đốt sách chôn học tṛ (phần Thư khanh nho). Đến đời nhà Hán, Nho học được phục hưng, phục hoạt đă trở thành quốc học. Địa vị kẻ sĩ từ đây có cơ hội đem sở học của ḿnh ra giúp nước. Bằng con đường khoa cử, ai ai cũng có cơ hội tham gia quản lư xă hội. Theo quy luật xă hội , trong một chế độ không tạo điều kiện cho kẻ hiền tài tham chính th́ bọn xôi thịt có nhiều cơ hội đầu cơ chính trị . Khoa cử là sáng kiến của nhà Hán, đă đưa địa vị kẻ sĩ lên đứng đầu trong tứ dân.

 

 "Từ Chu Hán vốn sĩ này là quư"

 (Nguyễn Công Trứ)

 

Ở nước ta, nhà Lư kế thừa nhà Đinh, nhà Tiền Lê giữ vững thời đại tự chủ đối với giặc phương Bắc. Thời Lư là thời đại vàng son trong lịch sử nước ta. Được như vậy là nhờ thời Lư mở khoa thi Tam giáo (Nho, Phật, Lăo) để tạo nhiều cơ hội cho nhiều ư hệ tham gia chính trường. Mặc dù Phật giáo vẫn là quốc giáo song Nho học vẫn được đề cao. Các vua đời Lư đă đưa con đến cửa Khổng sân Tŕnh để học làm người trước khi làm vua. Nhà Trần kế thừa nhà Lư vẫn tiếp tục mở các khoa thi Tam giáo. Nhờ vậy mà nhà Trần đă ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Đến đời nhà Lê, độc tôn Nho giáo, loại trừ nhiệm vụ giáo dục của tôn giáo. Do vậy mà nhà Lê bị cô lập dẫn đến hậu quả mất nước về tay giặc Minh. Ở những triều đại rộng mở, phóng khoáng, dung nạp được nhiều tư tưởng trái ngược, giữa thế quyền và kẻ sĩ ăn ư cùng nhau, cùng nhau hợp tác. Vua th́ có quyền, kẻ sĩ th́ có học. Cả hai trợ lực nhau trị an xă hội, giữ vững chế độ.

 

Kẻ sĩ ngày xưa có hai con đường hành động : Xuất và Xử. Xuất là ra làm quan, Xử là lui về ở ẩn. Nếu gặp minh chủ th́ ra hợp tác. Nếu gặp hôn quân th́ ra treo ấn từ quan, lui về ẩn dật. Đó là khí tiết kẻ sĩ. Dù Xuất hay Xử bao giờ cũng chính tâm thành ư, một mực giữ đạo cương thường. Cổ thời, có những mỹ từ dùng để tôn vinh, ngưỡng phục, đề cao kẻ sĩ như : Sĩ hạnh, Sĩ khí, Sĩ tiết, Danh sĩ, Học sĩ hàn lâm, Chí sĩ...Tuy vậy, trong giới Nho học vẫn c̣n không ít bọn hủ nho, ngụy nho,... do đọc không hết sách, hiểu không hết lời, tri hành không hợp nhất (cũng như ngày nay bên cạnh chân trí thức vẫn không ít ngụy trí thức, ác trí thức).

 

Người trí thức ngày nay có ǵ khác so với kẻ sĩ ngày xưa ? Dùng quan niệm người trí thức thay cho quan niệm kẻ sĩ không được tương thích cho lắm. Nhưng không có từ nào thích hợp hơn. Quan niệm về người trí thức ngày nay thật khó mà giới thuyết rạch ṛi, định vị phân minh. Tuy vậy giữa kẻ sĩ và trí thức vẫn có một điểm đồng- là người có học (có sở tri, có sở kiến). Chỗ khác biệt rơ nét nhất là cái học ngày xưa và cái học ngày nay khác nhau về nội dung, về phương pháp, về mục tiêu đào tạo. Ngoài ra địa vị và vai tṛ của người trí thức ngày nay không được đề cao, trọng vọng như xưa. Tuy nhiên như đă nói ở trên, kẻ sĩ hay trí thức đều là sản phẩm của một nền giáo dục mà giáo dục cũng là văn hóa. Đối với văn hóa, giáo dục có hai nhiệm vụ chính: Vừa xây dựng, định hướng cho ngày mai thụ hưởng, vừa vun bồi, kế thừa truyền thống văn hóa của ngày hôm qua. Trí thức của ngày hôm nay không thể đoạn tuyệt, quay lưng lại truyền thống văn hóa của ngày hôm qua.

Những sở tri, sở học, sở kiến, sở đạt của trí thức ngày hôm nay, phát nguyên từ nguồn mạch của văn hóa truyền thống. Phủ nhận văn hóa truyền thống là tự bóp chết cái hồn của dân tộc, là bất tiếu (2). Jasper định nghĩa văn hóa là cái ǵ c̣n lại sau khi ta quên hết. Cái c̣n lại đó là cái hồn, cái tinh hoa, tinh túy của cả dân tộc. Không có ǵ hoàn toán mới mà không ẩn chứa cái cũ. Cụ Nguyễn Công Trứ nói "Chỗ mà ngày nay chúng ta ngồi th́ người xưa đă từng ngồi rồi" (Ngă kim nhật tại tọa chi địa. Cổ chi nhân tằng tiên ngă tọa chi).

Một nền giáo dục không chú trọng đến cổ văn, cổ sử th́ sớm muộn ǵ cũng đào tạo một lớp trí thức lai căn, mất gốc (chương tŕnh văn học cổ ngày nay chỉ giúp cho Thầy và Tṛ dắt nhau vào một gian hàng đồ cổ, chỉ có thể liếc mắt nh́n qua rồi đi ra chứ không mang ǵ được về nhà). Dưới thời Pháp thuộc, Tây học thay thế cho Nho học, Trần Tế Xương đă than thở :

 

"Cái học nhà Nho đă hỏng rồi !

Mười người đi học chín người thôi "

 

Đất nước bị đô hộ th́ tất nhiên văn hóa bị nô dịch. Cái học nhà Nho đă hỏng v́ chẳng mấy ai c̣n đi học Nho song cái hồn của Nho sĩ vẫn c̣n đó. Các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng không chỉ là những nho sĩ kiệt xuất mà c̣n là những chí sĩ yêu  nước thương ṇi. Bài thơ "Bài ca chúc Tết thanh niên" của cụ Phan Bội Châu là hồi chuông cảnh tỉnh, đánh thức biết bao thanh niên mê chơi, mê ngủ trước cảnh quốc phá gia vong. Khi tự ḿnh nhổ ra khỏi gốc rễ truyền thống th́ chẳng khác nào những cô hồn sống không nơi nương tựa.

Trí thức ngày nay là hậu duệ của kẻ sĩ ngày xưa. Đă là hậu duệ ít nhiều cũng ảnh hưởng gen di truyền của tổ tiên ngày trước.

Địa vị xă hội của trí thức ngày nay không c̣n được đề cao trọng vọng như ngày xưa. Xă hội ngày nay bị phân hóa ra làm nhiều giai cấp, tầng lớp và người ta chỉ chú trọng đến kinh tế hơn là trí thức, tâm linh. Ngày nay, các đại gia, các nhà đầu tư làm chủ xă hội. Những người trí thức có văn bằng cao đi làm thuê cho các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp cấu kết với quyền lực chính trị để có đặc quyền, đặc lợi. Ngoài ra do nhu cầu giải trí càng ngày càng cao nên giới thể thao, giới tài tử điện ảnh, giới ca sĩ được coi trọng hơn cả trí thức (nhiều ca sĩ nổi tiếng mang bệnh "ngôi sao", được phỏng vấn trên truyền h́nh tỏ ra hănh tiến, hợm hĩnh kênh kiệu một cách lố bịch). Ngày nay văn hóa đọc cũng bị lấn át bởi văn hóa nghe nh́n.

 

Qua nhiều giai đoạn lịch sử, số phận của kẻ sĩ cũng như trí thức cũng lắm thăng trầm. Có thời kỳ trí thức là thành phần nguy hiểm cần phải "Đào tận gốc, trốc tận rễ". Thậm chí có thời trí thức bị coi như "cục phân". Nhưng dù ở hoàn cảnh nào th́ người trí thức vẫn giữ được tiết tháo của ḿnh. Kẻ sĩ ngày xưa "Uy vũ bất năng khuất. Phú quư bất năng dâm. Bần tiện bất năng di." Tuy vậy ngày nay vẫn có loại trí thức "trùm chăn", im tiếng, thờ ơ, bàng quan trước những bất công xă hội, cường quyền bạo ngược.

Trí thức ngày nay cũng khác kẻ sĩ ngày xưa về nội dung giáo dục đào tạo. Ngày nay khoa học phát triển đ̣i hỏi có sự chuyên biệt hóa các ngành học. Môn học đạo đức tách ra ngoài các khoa học chuyên môn. Đào tạo chuyên môn và giáo dục đạo đức là hai ngành học khác nhau. Ngày xưa, kẻ sĩ vừa học cương thường đạo lư (đạo đức) vừa học "cách vật trí tri" (khoa học), vừa học văn vừa học vơ. Thành ngữ "Nho khả bách vi" nói lên tính đa năng, đa dụng của kẻ sĩ. Cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa, khi th́ xử án, lúc đi dinh điền, lúc viết sử, lúc đánh giặc, lúc làm thơ. Ngày nay do hiểu biết của xă hội vô cùng rộng lớn nên học chuyên ngành là điều tất yếu.

 

Nói như vậy không phải chỉ có những giáo sư, văn sĩ, học giả mới là trí thức. Bác sĩ, kỹ sư, luật sư, nhà toán học vẫn là trí thức. Quư hồ là những người này có văn hóa, có tinh thần khoa học, có lương tâm nghề nghiệp.

 

Có tri thức có học vấn chưa chắc đă là có văn hoá . Đành rằng muốn có văn hóa phải thông qua học vấn. Tri thức khoa học là điều kiện ắt có chứ chưa đủ có để trở thành người trí thức.

 

Có người cho rằng người lao động trí thức (intellectual worker) không phải là trí thức. Nói vậy e không đúng. Người lao động trí thức vẫn là người trí thức nếu họ có lương tâm khoa học. Einstein nói "Khoa học mà không có lương tâm là sự tàn lụi của tâm hồn". Cũng có người cho rằng người trí thức là người lao động trí óc. Điều này e cũng không đúng. Bởi v́ lao động nào mà chẳng cần đến trí năo ?

 

 Hơn nữa một người lao động chân tay có vận dụng trí óc một cách triệt để, chịu khó rèn luyện, học tập, mày ṃ phát minh ra những máy móc để cải thiện kỹ thuật lao động chẳng phải là trí thức ư ?!

 Trái lại một bác sĩ chuyên móc tiền trong túi bệnh nhân; một kỹ sư không chế nổi một cái máy thông dụng, một giáo sư toán mà lư luận tiền hậu bất nhất, nhà văn nhà báo bẻ cong ng̣i bút ...họ cũng được xem là trí thức ư ?!

 

Người lao động trí óc mang nhiều nọa tính (3) : không động năo, không tỉnh thức, thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng, không biết đau niềm đau của tha nhân, không ưu thời măn thế cũng không thể gọi là trí thức!

 

Thông thường những người học cao, có chuyên môn cao, hầu hết đều được mệnh danh là trí thức. Nhưng thiết nghĩ điều này cần phải được xét lại. Học cao, chuyên môn cao phải có thực học, thực lực, thực tài và thực tâm mới xứng đáng là trí thức. Bây giờ vàng thau lẫn lộn, thực-giả bất minh, bằng giả tràn lan, bằng thật mà học giả cũng không ít. Cho dù bằng thật, học thật mà không băn khoăn thao thức về những tệ nạn trong xă hội, những tệ đoan trong đời sống văn hóa, những bất b́nh trong nhân dân... th́ cũng chưa thể được gọi là trí thức. Đó là loại ngụy trí thức, tuy có thực tài, thực học nhưng chỉ dùng tài trí của ḿnh, bằng cấp, học vị của ḿnh để phủ đầu, áp đảo những trí thức khác kiểu "Vú lớn lấp miệng em".

 

Chân trí thức bao giờ cũng vừa tỉnh thức vừa đánh thức xă hội, định hướng xă hội, dẫn dắt quần chúng hướng về Chân-Thiện-Mỹ. Thời nay, có nhiều người bằng nào cũng lấy, hội nào cũng vào, ghế nào cũng ngồi, chức danh nào cũng đạt, song không hề có một phát minh, phát kiến nào mới mẽ cho nhân quần xă hội nhích thêm một bước nào.

 

Kẻ sĩ ngày xưa là người quân tử có vai tṛ định quốc an dân. Họ luôn quan tâm đến nhân tâm thế đạo, sự hưng vong của đất nước. Họ tự nhận là cán bộ của Nho giáo. Dù xuất hay xử, ra làm quan hay lui về ẩn dật vẫn một niềm ưu ái đối với dân, với nước. Trí thức ngày nay cho dù có học vấn, chuyên môn cao nhưng không quan tâm đến cộng đồng, xă hội, không gây được ảnh hưởng ǵ trong đời sống văn hóa, học thuật, không lắng nghe được tiếng kêu than nơi thôn cùng xóm vắng...  th́ cũng chỉ là những "ông phổng đá" mà thôi .

 

Trái lại, có những vị mới chỉ đậu tú tài như cụ Nguyễn Hiến Lê mà đă miệt mài tự học, tự rèn luyện để trở thành một học giả có uy tín và có tầm ảnh hưởng to lớn trong nhiều thế hệ. Riêng tủ sách học làm người của cụ đă giúp cho không ít người hoàn thiện được nhân cách làm người đích thực là người. Cụ xứng đáng với lời khen tặng   :

"Phú quư mạc cầu, phấn phát băng tâm cư loạn. Thư hoa chân ái, sổ thiên văn tự lưu phương." (Phú quư chẳng cầu, giữ tấm ḷng son thời loạn. Sách hoa riêng thích, để đời văn tự ngàn chương)

Công tŕnh học thuật của cụ Nguyễn Hiến Lê có ảnh hưởng lâu dài và to lớn cho nhiều thế hệ mai sau.

Cái học ngày xưa khác cái học ngày nay, không những về nội dung mà c̣n về phương pháp học. Sách Trung Dung dành riêng một phần quan trọng bàn về phương pháp học tập của Nho sĩ ngày xưa.

 

Phương pháp này đại loại tóm gọn trong mấy từ sau :

 bác học (người đi học phải học cho giỏi)

thẩm vấn (hỏi th́ hỏi cho kỹ);

thận tư (suy nghĩ th́ suy nghĩ cho cẩn thận);

minh biện (biện luận cho rơ ràng);

đốc hành (cố tâm thực hành điều ḿnh biết).

 

Học th́ phải học cho thật giỏi, nghĩ th́ phải nghĩ cho ra lẽ, hỏi th́ phải hỏi cho biết mới thôi, làm th́ phải làm cho hết sức ḿnh. Ngoài ra phải khiêm tốn, thật thà, không giấu dốt, không nói những điều ḿnh không biết rơ (biết th́ nói là biết, không biết th́ nói là không biết, ấy là biết vậy - Khổng Tử). Phương pháp rèn luyện của người trí thức là tự ḿnh thấy, tự ḿnh nghĩ ra điều tự ḿnh thấy để hành động khi đă thực biết.

Cũng có những phương pháp giáo dục áp đặt, nhồi sọ bắt buộc người học phải nh́n một hướng, nghĩ một chiều, nói một kiểu, làm một cách, thiên về một phía.

Chỗ dị biệt rơ nhất của kẻ sĩ ngày xưa và trí thức ngày nay là nội dung và phương pháp học tập, rèn luyện. Tuy nhiên vẫn có một điểm tương đồng là vai tṛ, sứ mạng của kẻ sĩ ngày xưa không khác ǵ với vai tṛ và sứ mạng của trí thức ngày nay. V́ như trên đă nói, hoạt động của giới trí thức ngày nay cũng như những hoạt động khác của đời sống dân tộc đều là h́nh thái của văn hóa. Văn hóa lại là phần hồn của một nước. Văn hóa vừa là văn minh mà cũng vừa là giáo dục. "Nhiệm vụ của giáo dục vừa xây dựng văn hóa cho ngày mai thụ hưởng, vừa vun bồi, kế thừa truyền thống văn hóa của ngày hôm qua" (4)

 

Kẻ sĩ xưa và trí thức nay đều là sản phẩm của một nền giáo dục. Trí thức ngày nay vẫn c̣n giữ được địa vị tinh thần của kẻ sĩ ngày xưa. Muôn đời, trí thức vẫn là người cầm bó đuốc tinh thần của nhân loại, giữ vai tṛ lănh đạo tinh thần của một dân tộc.

 

Trong một xă hội nặng mùi vật chất, đồng tiền là vạn năng, giá trị tinh thần thuộc về thứ yếu, đời sống tâm linh nghèo nàn, t́nh người đắt đỏ hiếm hoi...th́ địa vị tinh thần của người trí thức cần được đề cao, coi trọng hơn bao giờ hết.

Quốc gia, dân tộc hưng thịnh hay suy vong th́ cả đến người thất học cũng phải có trách nhiệm huống chi là người có học !(quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách).

 

 

---------------

Chú thích:

(1) Trích bởi Thạch Trung Giả

(2) Bất tiếu (Dégénéré) : Không giống- không giống cha mẹ- con hư- người ngu đối với người hiền.

(3) Nọa tính : Tính yếu ớt, nhu nhược, nhát nhớn, chây lỳ , tŕ trệ.

(4) Trích bởi Thạch Trung Giả.

 

http://vuphamdatnhan.blogspot.com/2012/02/ke-si-ngay-xua-va-nguoi-tri-thuc-ngay.html

 

 TỪ KẺ SĨ THỜI XƯA ĐẾN TRÍ THỨC NGÀY NAY

 

 

Long Biên

( ? – 1995)

 

 

 

Trong bài nầy, chúng ta thử t́m hiểu những đặc tính của kẻ sĩ thời xưa và trí thức ngày nay.

 

Để tránh lạm dụng danh từ, chúng ta cần định nghĩa một cách rơ ràng hơn từ trước đến giờ hai danh từ trên mà người ta thường dùng. Danh từ «trí thức» hay được xem như là tương đương hoặc dịch nghĩa của những danh từ Tây âu như intelligentsia, intellectuel, travailleur intellectuel, hoặc elite... mà ra, c̣n «kẻ sĩ» hay «nhà nho» th́ đuợc nguời Âu dịch là «lettré».

 

Từ đó, người ta thường dùng danh từ «trí thức», hoặc «kẻ sĩ», «nhà nho» theo dịch nghĩa những danh từ của người Tây phương hơn là theo đúng nghĩa căn bản của nó ở Đông phương. Vậy nên việc minh định ư nghĩa của danh từ không phải là không bổ ích. Vẫn biết rằng phương pháp chiết tự chưa chắc hẳn sẽ đem 1ại cho ta một cái nh́n toàn diện về một khái niệm, v́ ngôn ngữ, cũng như mọi vật trên đời, đều có sanh, có lớn, có biến chuyển, có diệt: nội dung của danh từ cũng v́ vậy mà thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, việc phân tích căn tự sẽ giúp chúng ta hiểu rơ nguồn gốc và ư nghĩa căn bản của danh từ mà chúng ta dùng.

 

I - «KẺ SĨ»

 

Trước hết là danh từ «kẻ sĩ». Ai cũng biết rằng trong xă hội thời xưa, kẻ sĩ được xếp vào hàng đầu, không những về địa vị ưu tiên – «nhứt sĩ, nh́ nông, tam công, tứ thưong» -, mà nhứt là về vai tṛ quan trọng trong xă hội. Yếu tố quan trọng của vai tṛ này không phải là tài cán quân sự, tổ chức kinh tế hay xă hội..., mà là nêu gương mẫu đạo đức cho quần chúng. Có người dựa trên hệ thống giá trị thực tiễn ngày nay, cho rằng vai tṛ đạo đức, luân lư không quan trọng, đáng kể, so với những kiến thức khoa học, kinh tế, xă hội... cần phải có để lănh đạo quần chúng. Tuy nhiên, nếu đặt vào khuôn khổ của xă hội thời xưa, th́ yếu tố đạo đức không những được quan niệm, mà chính thực sự là nền tảng đầu tiên trong việc xây dựng và duy tŕ xă hội.

 

Trong bất cứ thời nào, xă hội nào, người trí thức [1] thời xưa cũng như thời nay, đều đóng một vai tṛ quan trọng, và tùy theo quan niệm của xă hội thời đó mà đặc tính của người trí thức có khác nhau.

 

Chúng ta thử phân tích danh từ «kẻ sĩ». Nếu viết theo Hán tự, chúng ta có thể t́m hiểu «kẻ sĩ» một cách chính danh hơn. Cần so sánh chữ «sĩ» với 2 chữ «vương» và «thổ» để rơ thêm ư nghĩa. Trong chữ «Vương», nét ngang trên có nghĩa là «trời», nét ngang dưới có nghĩa là «đất», nét ngang giữa chỉ «người», và nét gạch đổ nối liền ba nét gạch ngang trên : «vua» là người được mệnh của Trời Đất, hoặc đứng trung gian hà hợp giữa Trời Đất để trị v́ thiên hạ. Trong chữ «Thổ», nét gạch dưới chỉ cho «đất», được nhấn mạnh và viết to như ngụ ư chứa đựng, làm nền tảng cho con người. Trái lại trong chữ «Sĩ», «người» có một vai tṛ quan trọng, như vươn ḿnh lên để vượt cả thiên nhiên địa lư.

 

                         

 (vương)

(thổ)

(sĩ)

 

 

«Kẻ sĩ» là «người không chịu khuất phục». Không những không chịu khuất phục mà c̣n t́m cách ngự trị, vượt lên những khó khăn của thiên nhiên cũng như nhân sự. Kẻ sĩ là người có «chí khí bất khuất», đặc điểm quan trọng nhất của lẻ sĩ là «bất khuất trước bạo tàn». Chí khí ấy được rèn luyện, nuôi dưỡng hằng ngày và được chứng tỏ bao lần trong lịch sử trước ngoại xâm cường bạo., nhứt là dưới thời kỳ thực dân Pháp... Kẻ sĩ đương nhiên phải là nhà ái quốc: như các cụ Phan Đ́nh Phùng, Phan Sào Nam, Vân vân...

 

Tuy chú trọng trước tiên đến đức độ, nhưng kẻ sĩ cũng không quên trau dồi trí độ, v́ đặc điểm thứ hai của kẻ sĩ là «người cầu tiến». Muốn hành động một cách dũng cảm, cần phải chắc chắn trong sự hiểu biết và phán đoán của ḿnh. Muốn được vậy, cần phải suy nghĩ thấu đáo trước sau, trong cũng như ngoài ḿnh. Rèn luyện trí óc để biết đúng mà dấn thân không sai lạc và có hiệu quả. Kẻ sĩ một khi đă thấy rơ con đường do trí tuệ soi sáng, th́ không c̣n do dư dự ǵ nữa, chỉ một mực tiến lên con đường mà họ đă vạch sẵn [2].

 

Nhưng kẻ sĩ cũng rất dè dặt, khiêm nhượng và thành thật đối với ḿnh. «Biết những ǵ ḿnh biết, biết những ǵ ḿnh không biết, đó mới thật là biết» [3]. Tử Lộ hỏi Đức Khổng về việc chết, Đức Khổng đáp : «Việc sống c̣n chưa biết, biết chi đến việc chết» [4], và không bàn thêm nữa...

 

Tuy nhiên chung quy lại, trí tuệ và dũng cảm cũng chỉ là hai đức tính phụ thuộc, hai phương tiện bổ túc, nhắm thực hiện và phát huy hai đức tính vi tiên nơi kẻ sĩ, là «nhân» và «nghĩa».

 

Có dũng cảm mà không có trí tuệ th́ sẽ đưa đến những việc làm liều lĩnh tai hại. Có dũng cảm mà không có nhân nghĩa th́ sẽ sinh ra trộm cướp bất nhân. Có trí tuệ mà không có dũng cảm, th́ tuy thấy việc phải mà không làm («Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dă»[5]. Có trí tuệ, dũng cảm mà không có ḷng nhân, th́ trong hành động sẽ đưa đến cường bạo, v́ quên lấy con người làm gốc. C̣n có ḷng nhân mà không có trí, dũng, th́ chỉ có tấm ḷng thương người rào rạt, nhưng rồi chỉ «than mây khóc gió», chứ không hành động ǵ cụ thể để giúp người. «Nhân, trí, dũng», đó là ba đức tính không thể không có nơi kẻ sĩ [6].

 

Ở đây chúng ta thấy rơ đặc tính của kẻ sĩ gần giống như châm ngôn của người Phật tử. «Nhân, trí, dũng» thay v́ «bi, trí, dũng». Vậy «nhân» khác với «bi» ở điểm nào? Đạo Phật lấy chữ «bi» làm gốc, cũng như kẻ sĩ lấy chữ «nhân» làm gốc. Là một tôn giáo nhắm giải thoát vượt trên cả vũ trụ thế gian, tâm tánh từ bi nơi Phật giáo là một t́nh thương vô biên vô hạn, không loại trừ một ai, t́nh thương bao trùm cả mọi sinh vật trên đời.

                               

 

 (bi)

 (trí)

 (dũng)

  (nhân)

 (trí)

 (dũng)

 

 

«Nhân» cũng là «ḷng thương mọi người» (3). Nhưng Khổng giáo là một học thuật nhắm cải tạo xă hội một cách trực tiếp và cụ thể hơn, cho nên «t́nh thương mọi người» nơi kẻ sĩ, cũng v́ vậy mà phải được thích nghi với thực tế và giới hạn hơn. Tử Lộ hỏi Đức Khổng: «Người có ḷng nhân có ghét ai chăng?» Đức Khổng đáp «Có», và tiếp theo «Chỉ người có ḷng nhân mới thương người và ghét người một cách đúng đắn» (4). Vậy «nhân» là t́nh thương, tuy rộng lớn bao la, nhung có phân biệt giới hạn, có suy xét lựa chọn, để hành động được hiệu quả thực tế trong đời.

 

Nói tóm lại, lư tưởng của kẻ sĩ thời xưa không phải chỉ rèn luyện bản thân ḿnh, mà chính c̣n là dấn thân để cải tạo xă hội, xây dựng quốc gia phú cường ; quyền lợi chung của dân tộc là điều thao thức lo âu trước tiên của kẻ sĩ (5): «Tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ». Có thể nói kẻ sĩ là người kiểu mẫu trong bất cứ xă hội nào lấy đạo đức làm nền tảng và lấy hoà hợp nhân t́nh làm chung đích.

 

Ngày nay, với biến chuyển của nhân t́nh thế thái, với sự xáo trộn văn hoá, kẻ sĩ chỉ c̣n la một h́nh ảnh lu mờ trong kư ức, nhường chỗ lại cho một hạng người mà người ta thường gọi là «trí thức». Vậy chúng ta hăy xem những đặc tính của người trí thức.

 

II - NGƯỜI TRÍ THỨC :

 

Thế nào là người trí thức ? Có rất nhiều định nghĩa, nhưng tóm tắt, dựa trên nội dung do mỗi tác giả, chúng ta có thể phân biệt hai quan niệm về trí thức: một có tính cách nhân bản và một có tính cách xă hội.

 

Quan niệm có tính cách nhân bản thường nhấn mạnh đến giá trị của cá nhân người trí thức, và danh từ «trí thức» hay đượm một màu sắc tốt đẹp cao cả. Trái lại quan niệm có tính cách xă hội thường xem người «trí thức» chỉ như là một đơn vị trong một giai cấp xă hội nào đó: v́ có một địa vị, hoặc một vai tṛ nào đó trong xă hội, nên được gọi chung là «trí thức», chẳng hạn người ta dùng danh từ «trí thức» để chỉ tất cả những «người làm việc bằng óc năo» («travailleurs intellectuels»), để phân biệt với những người làm việc bằng tay chân («travailleurs manuels»). Trong trường hợp này, danh từ «trí thức» có tính cách «trung hoà» (neutre). Lại có khi không những không được đượm một màu sắc nào cả, mà c̣n có phần bị xem như là thấp kém, so với những giai cấp xă hội khác (1). Riêng về chúng ta, chúng ta sẽ thử t́m hiểu «trí thức» một cách chính danh hơn.

 

Trí là ǵ? Phàn Tŕ hỏi Đức Khổng về trí, Đức Khổng trả lời: «Trí là hiểu người» (2). Trí là khả năng suy luận để phán xét phải trái, tốt xấu. Không những «hiểu người» mà c̣n hiểu vật chung quanh ḿnh: «cách vật trí tri».

 

Hơn nữa, chữ «Trí» gồm có chữ «tri» (biết) và chữ «viết» (nói) mà ra. Người có trí không nghững là người hiểu biết sự vật phải trái, mà c̣n có khả năng diễn tả một cách minh bạch - bằng lời nói, bằng bút mực, hoặc bằng hành động - những hiểu biết của ḿnh ra cho những người khác biết, nhắm mục đích giúp kẻ khác cải tạo và đóng góp vào ích lợi chung.

 

 

(tri)

 (viết)

 (trí)

 

 

Một người dù có kiến thức quảng đại, sáng suốt đến đâu, thấy đâu là xấu tốt phải trái, mà chỉ im lặng, chỉ giữ hiểu biết ấy cho riêng ḿnh, không có can đảm, hoặc không đủ nghị lực để phát biểu ra, th́ người ấy chưa xứng đáng là người «trí». Họ chỉ mới xứng đáng với danh từ «tri», là «người có hiểu biết mà thôi».

 

«Thức» là thức tỉnh, là tự hiểu ḿnh. «Connais-toi toi-même» của Socrate. Thức thuộc về sự hiểu biết nội tâm nơi ḿnh, hơn là hiểu biết ngoại vật bên ngoài. Vả lại chữ «thức» gồm có chữ «ngôn» (lời nói: một tư tưởng vừa nảy ra, suy nghĩ 3 lần, rồi phát biểu ra bằng miệng, đó là lời nói), chữ «âm» (tiếng vang) và một bộ có nghĩa là tác dụng: lời nói bên ngoài có tác dụng phản chiếu vào tâm khảm bên trong và làm thức tỉnh ḿnh. Có thể nói chữ «thức» gần như đồng nghĩa với chữ «giác» (phần trên là nửa trên chữ «học», phần dưới là chữ « kiến» là thấy) trong Phật giáo.

 

 

(tam)

(khẩu)

(ngôn)

(ngôn)

(âm)

(thức)

(học)         

(kiến)

(giác)

 

 

 

 

 

 

 

 

Trí thuộc «hiểu biết» (science, savoir), thức thuộc về «lương tri» (conscience). Người trí thức, theo đúng nghĩa của danh từ, là người vừa hiểu biết sự vật, vừa hiểu ḿnh, «hiểu người hiểu ta», và những kiến thức ấy, họ đem diễn tả, chỉ dẫn cho người khác biết, hầu mong ích lợi chung. Như vậy, người trí thức phải là người vừa có đủ tài trí (science), lương tri (conscience) và đức độ (caractère).

 

 

 (trí)

(thức)

 

 

Ở đây chúng ta cũng thấy thoáng qua ba đức tánh của kẻ sĩ đă vạch ra ở trên, là «nhân, trí, dũng». Nơi người trí thức, tài trí thuộc về «trí», lương tri thuộc về «nhân», và đức độ thuộc về «dũng» - phải có dũng cảm để dám nói lên sự thực, dù phải có hại cho ḿnh. Nhưng trí thức khác nhau với kẻ sĩ ở một điểm rất quan trọng, là «trí» được kể như vi tiên, được xếp vào hàng đầu, thay v́ «nhân» nơi kẻ sĩ: kiến thức khoa học được đặt nặng trước tiên, thay v́ sự rèn luyện tâm linh, thay v́ «tiên học lễ, hậu học văn» nơi kẻ sĩ. Mẫu người lư tưởng theo quan niệm ngày nay - trí thức - trước tiên phải có kiến thức rộng thay v́ nhân nghĩa, đức độ cao, như người lư tưởng ở xă hội thời xưa. Hay nói một cách đúng hơn, đó là hai quan niệm khác nhau giữa văn hoá Tây phương và Đông phương. Tây phương và tân học chuộng về thông thái (le savant), Đông phương và cựu học chuộng về đức độ (le sage).

 

Sau khi đă định nghĩa danh từ «trí thức», chúng ta hẳn thấy rơ rằng có một số rất đông những người tự mệnh danh, hoặc được người ta gọi là «trí thức», thật ra không xứng đáng với danh từ ấy, theo đúng nghĩa của nó. Nói riêng về Việt Nam, người có đỗ đạt, có bằng cấp cao không thiếu ǵ, nhưng họ không phải là người trí thức, v́: người ta có thể «thông thiên văn, đạt địa lư» nhưng tâm khảm chỉ là một mảnh đất hoang vu, nghèo nàn về tâm tánh, đức độ; người ta có thể «cách vật trí tri», nhưng chưa tự thức được ḿnh; người ta có thể thấy rộng hiểu xa, có thể giác ngộ được ḿnh, nhưng không có can đảm hoặc nghị lực để nói lên sự thực mà ḿnh biết, hầu chỉ dẫn đúng đường cho quần chúng, nhắm mục đích giác tha và ích lợi chung.

 

 

                                                             LONG BIÊN

 



 


[1] Xem định nghĩa bên dưới.

[2] Luận Ngữ, q. 5, ch. 9 & q. 7, ch. 14.

[3] Sđd, q. 1, ch. 2

[4] Sđd, q. 6, ch. 11

[5] Sđd, q. 1, ch. 2

[6] Sđd, q. 7, ch. 14

http://amvc.free.fr/Damvc/GioiThieu/LongBien/KESITRITHUC.htm

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 


 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

The Online Books Page

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten