Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

MINH THỊ

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan, các lĩnh vực học thuật khác nhau từ nhiều nguồn khác biệt với mục đích cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu tham khảo, điều nghiên, nâng cao kiến thức của Người Việt Quốc Gia. Nội dung các bài viết được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại

 

Posted on 15/07/2015

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

 

 

 

Một số hiểu lầm về Kinh Thánh

 

Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lư của đạo Ki-tô, thuần tuư là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – v́ vậy ai không theo Ki-tô giáo th́ chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.

Thực ra cách hiểu như vậy là lệch lạc và bất lợi cho mọi người trong việc t́m hiểu văn hóa nhân loại và văn hóa phương Tây nói chung cũng như văn hóa Ki-tô giáo nói riêng.

Hiểu lầm nói trên có thể bắt nguồn từ bản thân tên “Kinh Thánh” đem lại ấn tượng “thần thánh”, thần bí. Đây là cái tên không chính xác, dễ gây hiểu nhầm. Thực ra sách này vốn dĩ có hai tên gốc: 1) Tên tiếng Hy Lạp là Biblia, nghĩa là “sách”;  2) Tên tiếng La Tinh là Scriptura, nghĩa là “trước tác” “bài viết”, “bản thảo” – nói cách khác, nó hoàn toàn không có chút nào ư nghĩa thần thánh. Tiếng Anh đầu tiên gọi là Biblelh, về sau thống nhất gọi là The Bible, nghĩa là sách kinh điển.

Tên sai là do ta dùng từ hoàn toàn theo Trung Quốc. Ngày xưa, khi dịch Cựu Ước toàn thư và Tân Ước toàn thư ra chữ Hán, người Trung Quốc gán cho hai cuốn sách này cái tên “Thần thánh điển phạm” (Mẫu mực thiêng liêng) và “Thiên kinh địa nghĩa” (Đạo nghĩa muôn thủa); về sau, khi in gộp Cựu Ước và Tân Ước thành một bộ sách, người Trung Quốc ghép hai chữ thứ hai lại thành “Thánh Kinh”, nghe nặng tính thần thánh, khiến người ta dễ hiểu lầm sách này chỉ là sách kinh điển của Ki-tô giáo. Quả thật, cái tên đó khi dịch sang tiếng Việt là Kinh Thánh đă nhuốm đậm màu sắc tôn giáo, thánh thần, trở nên xa lạ với cộng đồng người không theo tôn giáo.

Đây thật là một sai lầm lịch sử đáng tiếc nhưng không thể sửa được v́ đă quen dùng và cảm thấy thiêng liêng. V́ thế rất ít người Việt Nam thực sự biết Kinh Thánh là ǵ, nội dung ra sao, có ư nghĩa thế nào đối với chúng ta. Đây là một thiệt tḥi lớn về tri thức cho mọi người, nhất là thanh thiếu niên.

Sơ lược nội dung Kinh Thánh

Kinh Thánh gồm hai phần: Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament), do hơn 40 tác giả viết trong suốt hơn 1.600 năm từ thế kỷ 12 trước CN cho tới thế kỷ 2 sau CN, là một tác phẩm đồ sộ, bản tiếng Việt dày tới 1.400 trang chữ khổ nhỏ.

 

Cựu Ước – Giao ước cũ của người Hebrew (nay gọi là Do Thái) với Thượng Đế, là Kinh điển của người Hebrew, thực tế là bộ sử của một dân tộc dẫn đầu nền văn hoá nhân loại. Từ 5.000 năm trước, người Hebrew đă sáng suốt chỉ tin một đấng tối cao duy nhất họ gọi là Jehovah tức Thượng Đế (God), được hiểu là một sức mạnh siêu nhiên sáng tạo ra tất cả (Tạo Hóa, the Creator) – khái niệm ấy ngày nay ta chưa hiểu rơ song lại chưa thể phủ nhận – chứ không thờ một thần thánh nào có nguồn gốc từ người hoặc vật.

Cựu Ước gồm 39 cuốn chia 4 phần: sách Luật pháp (5 cuốn đầu của Moses); sách Lịch sử (12 cuốn); sách Tiên tri (16 cuốn); sách Văn thơ (6 cuốn). Cựu Ước rất ít màu sắc tôn giáo, nó chứa đựng vũ trụ quan, nhân sinh quan cổ xưa nhất của nhân loại, là tài liệu vô cùng quư giá rất đáng nghiên cứu. Sách Cựu Ước nguyên văn viết hầu hết bằng tiếng Hebrew và một phần bằng tiếng Aramaic (tiếng của người Aram, tức Syria cổ), do nhiều người viết suốt từ năm 1.200 đến năm 100 trước CN và được truyền miệng từ rất lâu trước khi viết thành văn. Tuy cổ xưa như thế nhưng Cựu Ước là một văn bản có thực và tồn tại cho tới ngày nay. Chứng cớ là thời gian 1947–1956, người ta phát hiện trong các hang động gần Biển Chết (Dead Sea, ở Israel) chứa hơn 900 “sách” có viết chữ (chữ Hebrew, Hy Lạp, Aramaic) bằng dùi nung trên da cừu, gọi là Sách Cuộn Biển Chết (Dead Sea scrolls), đựng trong các b́nh gốm cao. Giám định cho thấy số sách này được làm vào khoảng từ năm 100 trước CN tới 70 sau CN, là những bản sao cổ xưa nhất c̣n tồn tại của Cựu Ước (nội dung hoàn toàn như Kinh Cựu Ước hiện sử dụng) và một số kinh điển khác của người Hebrew. Phát hiện Sách Cuộn Biển Chết có ư nghĩa cực kỳ quan trọng.

Tân Ước – Giao ước mới của các tín đồ Ki-tô giáo với Thượng Đế, nguyên văn viết bằng tiếng Hy Lạp, ra đời một thế kỷ sau khi xuất hiện đạo Ki-tô, tức rất muộn so với Cựu Ước, và nặng mầu sắc tôn giáo hơn; nó tŕnh bày cuộc đời và học thuyết của Chúa Jesus. Tân Ước gồm 27 cuốn, chia 3 phần: sách Phúc Âm (5 cuốn); sách giáo lư (21 cuốn); sách Khải Huyền (1 cuốn). Số trang của Tân Ước chỉ bằng khoảng gần 1/3 Cựu Ước. Các học giả cho rằng Tân Ước được viết xong vào khoảng năm 382 sau CN.

Kinh Thánh là một bộ sách có tính tổng hợp, một bách khoa toàn thư rất hữu ích trong việc nghiên cứu nhân loại cổ đại về các mặt lịch sử, chính trị, quân sự, pháp luật, luân lư đạo đức, kinh tế, khoa học kỹ thuật, y học, văn hoá … Chưa dân tộc nào viết được bộ sử của ḿnh một cách khái quát, hữu ích như Cựu Ước. Bộ sử này không viết nhiều về đời sống, hành vi của các vua chúa (như Sử Kư của Tư Mă Thiên), nhưng viết rất kỹ về quá tŕnh di chuyển, các tai họa dân tộc (chiến tranh, đói kém …), các kinh nghiệm và đời sống của dân tộc này, qua đó đời sau có thể học được nhiều điều bổ ích.

Cựu Ước ghi lại đời sống mọi mặt của người Hebrew, từ việc lớn của quốc gia, dân tộc cho tới những chi tiết rất nhỏ nhặt trong ăn ở, đối nhân xử thế, thậm chí cả trong sinh hoạt t́nh dục, nhờ thế giúp hậu thế hiểu chính xác, chi tiết về đời sống tinh thần vật chất của họ cách đây mấy ngh́n năm. Một thí dụ: phương pháp tránh thai phổ biến nhất, cổ nhất xưa nay là xuất tinh ngoài âm đạo – phương Tây gọi là Onanism – từ này có nguồn gốc trong Kinh Thánh, chương 38 “Sáng thế kư (Genesis)” “Giuđa và con dâu là Tama”.[1]

Chưa dân tộc nào biên soạn và c̣n lưu giữ được một tác phẩm kinh điển có giá trị như Kinh Thánh phần Cựu Ước. Thí dụ “Kinh thánh” của văn minh Trung Hoa là sách Luận Ngữ hoàn toàn không có được tính tổng hợp như vậy, chưa kể c̣n ra đời sau 7 thế kỷ.

Kinh Thánh c̣n là một tác phẩm văn học đồ sộ, di sản quư báu của nhân loại. Trong Cựu Ước có các tác phẩm văn học trí tuệ, văn học tiên tri và văn học khải huyền, là những sáng tạo của người Hebrew.

 

Tính chất quan trọng của Kinh Thánh

Kinh Thánh có ư nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của dân tộc Do Thái. Cựu Ước là kinh điển của đạo Do Thái, nhờ tôn giáo này mà người Do Thái dù hai ngh́n năm mất tổ quốc, sống lưu vong phân tán ở khắp nơi trên thế giới, bị hắt hủi, xua đuổi, thậm chí hăm hại, tàn sát nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được ṇi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa và nhất là họ luôn dẫn đầu thế giới trong các hoạt động trí tuệ. Ngày ngày cầu kinh, ôn lại lịch sử khốn khổ của dân tộc ḿnh, là cách nhắc nhở người Do Thái luôn nhớ quá khứ gian nan của ḿnh để cố gắng vươn lên thoát khỏi nghịch cảnh. Dân tộc nhỏ bé này có đóng góp cho nhân loại nhiều hơn mọi dân tộc khác. Một thí dụ: người Do Thái chỉ chiếm 0,25% số dân thế giới nhưng họ chiếm 22% tổng số giải Nobel các loại đă trao trong thời gian 1901-2007; trong đó có 41% giải Kinh tế, 26% giải Vật lư, 19% giải Hóa học, 28% giải Y học, 13% giải Văn học, 9% giải Ḥa b́nh.

Đối với loài người, tính chất quan trọng của Kinh Thánh không chỉ thể hiện ở chỗ nó được in đi in lại với số lượng nhiều nhất thế giới, mà c̣n ở chỗ được người ta quan tâm đọc và trích dẫn nhiều nhất – đây là tiêu chuẩn định lượng đánh giá một tác phẩm. Cho tới nay, Kinh Thánh đă lưu truyền mấy ngh́n năm chưa bao giờ ngừng, được dịch ra 1.800 ngôn ngữ của khắp thế giới, có ảnh hưởng tới hàng tỉ người kể cả người không theo tôn giáo nào. Riêng nước Mỹ hàng năm in khoảng 9 triệu bản Kinh Thánh. Trung Quốc đă in hơn 40 triệu bản.

Kinh Thánh là nguồn cảm hứng và trích dẫn của nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật, lịch sử, triết học v.v… trên toàn thế giới. Từ bức tranh Bữa ăn tối cuối cùng của Leonard de Vinci, tập thơ Thần khúc của Dante, các vở kịch của Shakespeare (vở Hamlet trích dẫn Kinh Thánh nhiều nhất), cho tới tiểu thuyết Sống lại của Tolstoy, …vô số tác phẩm văn học nghệ thuật đều lấy nguồn từ Kinh Thánh. Các trước tác của Karl Marx và Engels trích dẫn Kinh Thánh hơn 300 lần, liên quan tới hơn 80 nhân vật trong đó. Tại Trung Quốc, Lỗ Tấn, Tào Ngu, Quách Mạt Nhược, Mao Thuẫn … đều trích dẫn Kinh Thánh. Ở Việt Nam, chúng ta thường xuyên kỷ niệm lễ Phục sinh, Giáng sinh …, tiểu thuyết, sách báo ta thường nói A-đam, Ê-va, Chúa,… tất cả đều có nguồn gốc từ Kinh Thánh.

Bởi vậy nếu không hiểu Kinh Thánh th́ sẽ rất khó t́m hiểu văn minh phương Tây – nền móng của văn minh hiện đại, cũng rất khó hiểu về dân tộc Do Thái. Không đọc Kinh Thánh th́ tất nhiên sẽ dễ nói, viết sai về các điển tích đó. Rơ ràng tất cả mọi người, nhất là người làm công tác văn hóa văn nghệ, giáo dục, xă hội … đều nên đọc Kinh Thánh.

 

Kinh Thánh ở Việt Nam

Có lẽ v́ nghĩ rằng Kinh Thánh là sách riêng của Ki-tô giáo, tuyên truyền cho tôn giáo, nên ở ta không thấy hiệu sách nào có bán Kinh Thánh do nhà xuất bản của nhà nước chính thức phát hành rộng răi như một tác phẩm văn hóa b́nh thường.

Thực ra các giáo hữu ở ta đều có cuốn Kinh Thánh do Toà Tổng Giám mục Hà Nội kết hợp Nhà Xuất bản Hà Nội in và xuất bản với số lượng lớn nhưng chỉ phát hành nội bộ giáo hữu. Cuốn Kinh này chỉ in Tân Ước nặng tính tôn giáo; Cựu Ước quan trọng hơn th́ lại không được in, thật đáng tiếc. Sách khổ nhỏ cỡ bàn tay in trên giấy tốt, b́a ni lông. Ngoài ra các giáo hữu c̣n có sách “Kinh Thánh bằng h́nh” (phụ bản của báo “Công giáo và Dân tộc” in tại TP Hồ Chí Minh năm 1991, lượng in 25.000 cuốn); đáng tiếc là hệ thống phát hành của nhà nước cũng không phát hành cuốn này.

 

Lùng các hiệu sách cũ, người viết bài này mua được một bản Kinh Thánh toàn tập tiếng Việt, dày 1.400 trang giấy mỏng, b́a giả da, do United Bible Societies in tại Hàn Quốc năm 1995. Sách dùng cách hành văn và từ ngữ cổ, khó hiểu; phần Tân Ước dịch khác nhiều so với bản in của Ṭa Tổng Giám Mục Hà Nội.

Thiết nghĩ hệ thống xuất bản phát hành của nhà nước nên xuất bản phát hành Kinh Thánh như một tác phẩm văn hoá nghệ thuật nhằm khai thác kho tàng văn hóa vô giá này của nhân loại. Nên đưa việc học Kinh Thánh (nhất là Cựu Ước) vào chương tŕnh giảng dạy phổ thông trung học. Cũng nên biên soạn các sách hướng dẫn t́m hiểu giá trị văn hoá lịch sử, khảo cổ … của Kinh Thánh. Việc t́m hiểu Kinh Thánh sẽ giúp chúng ta hiểu đúng đắn, toàn diện về văn minh phương Tây nói riêng và văn minh nhân loại nói chung, giúp chúng ta hoà vào ḍng chảy chung của văn minh toàn cầu, đồng thời thể hiện chúng ta biết tôn trọng văn hoá tôn giáo – một thành phần rất quan trọng của văn hoá thế giới.

 

Đây là một việc cần làm khi Việt Nam đă gia nhập WTO, ḥa vào nhịp sống chung của toàn cầu, trong đó có đời sống văn hóa-tâm linh.

 

 

Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và là nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.

 

———————-

 

[1] Dân Hebrew có tục chị dâu góa chồng mà chưa có con th́ được quyền lấy một trong các em trai của chồng. Giuđa (cháu nội tộc trưởng Abraham) bảo con trai thứ hai của ḿnh là Onan : Con hăy ngủ với chị dâu con (là Tama) để làm tṛn bổn phận em chồng – sinh người nối dơi cho anh con (anh của Onan là Êrơ do độc ác đă bị Thượng Đế Jehovah giết). Onan biết đứa con nối dơi ấy sẽ không thuộc về ḿnh nên khi “ngủ” với Tama đă cố ư làm rơi tinh dịch ra ngoài. Thượng Đế coi việc đó là tội ác nên đă giết Onan (trang 45 Kinh Thánh, United Bible Societies, bản tiếng Việt 1995, ở đây có sửa lại văn cho dễ hiểu). Từ Onanism bắt nguồn từ Onan – tên người có sáng kiến dùng cách tránh thai ấy.

 

- See more at:

http://nghiencuuquocte.org/2015/07/15/kinh-thanh-tac-pham-van-hoa-vo-gia-cua-nhan-loai/#sthash.wZh7CXcr.dpuf

 

Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?

 “Why some economists want to get rid of cash“,

The Economist, 16/08/2016

 

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

 

 

Tiền là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại; một sự cải tiến lớn nếu so với việc phải mang loanh quanh cừu hoặc các kiện cỏ khô (để đi đổi các hàng hóa khác). Mặc dù có sự phát triển của các h́nh thức thanh toán khác, tiền mặt vẫn giữ được những phẩm chất mà các phương thức khác không thể có được, trong đó có khả năng ẩn danh, thanh toán ngay lập tức, được chấp nhận rộng răi và là một cơ chế tương đối không liên quan đến công nghệ. Nó có thể được sử dụng ngay cả khi lưới điện bị cắt hoặc các ngân hàng đều bị tấn công. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều nhà kinh tế kêu gọi loại bỏ tiền mặt. Tại sao lại như vậy?

Trong cuốn The Curse of Cash (Lời nguyền của Tiền mặt), phát hành ngày 16/08/2016, Kenneth Rogoff đưa ra các lập luận ủng hộ việc dần dần loại bỏ phần lớn các loại tiền giấy. Ông thừa nhận rằng tiền giấy chắc chắn mang lại lợi ích, nhưng những lợi ích này bị làm lu mờ bởi các chi phí liên quan tới mặt tiêu cực của nó. Lấy ví dụ về khả năng ẩn danh. Cùng với khả năng cho phép thanh toán cho một cuộc tiếp đăi bê tha hoặc một dịch vụ ngoài luồng mà không khiến chúng xuất hiện trên hồ sơ ngân hàng hoặc sao kê thẻ tín dụng, điều này cũng cho phép bọn tội phạm tài trợ cho các hoạt động của ḿnh, đồng thời giúp ích cho những người trốn thuế. Con số 1,4 ngh́n tỷ USD lưu hành bên ngoài hệ thống ngân hàng, chỉ tính riêng đồng đô la và chủ yếu là các tờ tiền mệnh giá cao, có thể cho thấy rằng mỗi gia đ́nh bốn người tại Mỹ có thể có 13.600 USD dưới dạng tờ 100 USD được giấu trong các lọ mứt. Điều đó là khó xảy ra. Theo Rogoff, phần lớn nguồn cung tiền của các quốc gia giàu có được sử dụng để tạo thuận lợi cho việc trốn thuế và các hoạt động bất hợp pháp như buôn người và tài trợ khủng bố.

Một số người, trong đó bao gồm Rogoff, cho rằng một thế giới không dùng tiền mặt cũng sẽ khiến cho chính sách tiền tệ trở nên hiệu quả hơn bởi v́ người tiết kiệm sẽ không c̣n có thể giắt tiền dưới nệm trong trường hợp lăi suất âm. Và như những người bán hàng và các doanh nghiệp tại các quốc gia sử dụng tương đối ít tiền mặt, chẳng hạn như Thụy Điển, đang phát hiện ra, áp dụng thanh toán điện tử c̣n có những lợi ích thực tế khác so với tiền mặt, bao gồm các lợi ích về an ninh, chi phí thấp hơn, vệ sinh và tiện lợi, cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Không phải là không có khó khăn trong việc loại bỏ tiền mặt. Một số ư kiến phản đối có thể được dễ dàng bác bỏ, chẳng hạn như một tuyên bố được đưa ra bởi một phần năm số người Đức trong một cuộc khảo sát gần đây, trong đó những người tham gia trả lời rằng họ thích cảm giác mang theo tiền mặt. Nhưng có những vấn đề khác sẽ khó bác bỏ hơn. Trở ngại lớn nhất là việc mất đi khả năng ẩn danh và rủi ro rằng một số bộ phận của xă hội sẽ bị loại ra khỏi hệ thống tài chính, trong một thế giới nơi mà điện thoại thông minh và các loại thẻ ngân hàng trở thành cách duy nhất để thanh toán.

Vấn đề ẩn danh có thể được giải quyết một phần bằng cách giữ lại những tờ tiền mệnh giá nhỏ và tiền xu; đủ cho người dùng có thể tiếp tục mua phim người lớn, cần sa và quà sinh nhật, nhưng không đủ nhiều để mua bất động sản.

Vấn đề về loại trừ tài chính th́ phức tạp hơn. Trong một thế giới gần như không dùng tiền mặt, các nhóm dễ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như người nghèo, người già và người di cư, có thể gặp nhiều thiệt tḥi hơn, và những người mà thu nhập của họ đặc biệt phụ thuộc vào tiền mặt, chẳng hạn như các nhà thờ, các tổ chức từ thiện và những người vô gia cư, có thể sẽ gặp phải một sự sụt giảm về thu nhập. Nhưng những thay đổi có thể được thực hiện dần dần và theo một cách thông minh, ví dụ bằng cách thanh toán các khoản phúc lợi bằng các thẻ ghi nợ trả trước và cung cấp cho các tổ chức từ thiện các máy đọc thẻ không cần quẹt. Sự chuyển đổi như vậy trong thực tế có thể làm gia tăng khả năng tham gia tài chính, bằng cách bảo đảm cung cấp tài khoản ngân hàng cho các cá nhân không có tài khoản ngân hàng.

Cuộc tranh luận này làm dấy lên những phản ứng mạnh mẽ; Bild, một tờ báo Đức, gần đây đă tổ chức một cuộc phản đối của các độc giả chống lại quy định giới hạn €5.000 ($5.633) đối với các giao dịch tiền mặt. Và các học giả Đức đă lập luận rằng việc cấm tiền mặt sẽ không kết thúc một cách kỳ diệu t́nh trạng tội phạm và các giao dịch chợ đen: gian lận điện tử, tội phạm mạng và thanh toán ẩn danh trực tuyến không quá khó đối với những người có kỹ năng và quyết tâm. Tuy nhiên, khi các nước giàu đang ngày càng tách ra khỏi tiền mặt, với một số cửa hàng và quán cà phê hoàn toàn không chấp nhận tiền mặt, các nhà kinh tế đă có thể nh́n thấy bằng chứng sớm của các lợi ích khi không dùng tiền mặt – cũng như sự tương đối dễ dàng của quá tŕnh chuyển đổi này.

 

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/09/09/tai-sao-nha-kinh-te-muon-loai-bo-tien-mat/#more-17804

 


 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đạ

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten