Không ǵ nguy hiểm hơn bạn bè ngu dốt; tôi thà có kẻ thù khôn.
Nothing is as dangerous as an ignorant friend; a wise enemy is to be preferred.
La Fontaine
LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CẬN ĐẠI 1927-1954 –
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
(Hoàng Văn Đào)
THIÊN THỨ NHẤT
1927-1932
Chương I: NGƯỢC D̉NG LỊCH SỬ
Chương II: THÀNH LẬP VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
Chương III: THỰC DÂN MUA BÁN NÔ LỆ
Chương IV: VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG BỊ THỰC DÂN ĐÀN ÁP THIẾT LẬP HỘI ĐỒNG ĐỀ H̀NH
Chương V: THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG
Chương VI: CHUẨN BỊ TỔNG KHỞI NGHĨA
Chương VII: TỔNG KHỞI NGHĨA
Chương VIII: THỰC DÂN TRẢ THÙ
Chương IX: NHỮNG NGƯỜI BẤT TỬ
Chương X: CUỘC TRANH ĐẤU TIẾP TỤC KHÔNG NGỪNG
Chương XI: TỪ HÀ NỘI ĐẾN CÔN LÔN GUYANE FRANÇAISE
CHƯƠNG I: NGƯỢC D̉NG LỊCH SỬ
Ngược ḍng lịch sử, từ ngày tổ tiên chúng ta lập quốc đến Thế Kỷ II, lănh thổ nước Việt Nam chúng ta chỉ bao gồm có phần Bắc Việt ngày nay và 5 Quận:
1.- Quận Cửu Chân (Thanh Hóa).
2.- Quận Hoài Hoan (Nghệ An).
3.- Quận Cửu Đức (Hà Tĩnh).
4.- Quận Việt Thường (Quảng B́nh, Quảng Trị).
5.- Quận B́nh Văn (chưa biết rơ ở đâu).
Vị trí địa dư bé nhỏ như vậy, lại ở sát nách Trung Hoa, một đế quốc hùng cường, dân số có trên 600 triệu người, văn minh lại rất sớm, luôn luôn sang xâm lấn, cai trị trước sau trên hai ngàn năm, khiến dân tộc chúng ta phải chịu khổ sở và nhục nhă biết bao nhiêu phen. Thế mà sau lại lập được nền tự chủ, và vẫn giữ được cái cá tính đặc biệt của ṇi giống ḿnh. Lại tiến về phương Nam chiếm Lâm Ấp, đoạt Chiêm Thành và Chân Lạp, mở mang bờ cơi đến tận mũi Cà Mau, khiến thế giới phải chú ư?.
Đến bán Thế Kỷ XVIII, tiếng súng xâm lăng lại bắt đầu nổ ở cửa bể Đà Nẵng và Cần Giờ, do Pháp quân kéo đến (đầu mùa Thu năm 1858). Phong trào kháng chiến từ Triều Đ́nh đến dân dă đă bồng bột cùng nổi dậy. Đến khi 6 Tỉnh miền Nam bị thất thủ (1868), Kinh Lược Phan Thanh Giản tử tiết, dân miền Nam nổi lên kháng Pháp rất mănh liệt, danh tiếng lừng lẫy có Trương Công Định, Hồ Xuân Nghiệp, Phan Văn Đạt v.v…
1quanphapdobochiemvn1862H́nh quân Pháp đổ bộ chiếm Việt Nam (1862)
Chiếm xong 6 Tỉnh miền Nam, chiến sự lan tràn ra đất Bắc, Thành Hà Nội hai lần thất thủ, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu tử tiết không chịu đầu hàng. Các sĩ phu: Nguyễn Cao, Nguyễn Thiện Thuật…ở Bắc Hà cùng Trần Tấn, Dương Như Mai, Hoàng Phạm Thái ở Trung Việt nổi lên kháng Pháp, có bài hịch gọi là ‘’Hịch Văn Thân’’ được truyền tụng khắp trong nước.
Đó là thời kỳ thứ nhất (1858-1884), thời con đẻ của tư tưởng trung quân và bài ngoại.
Năm 1884, lịch sử Việt Nam đă ghi một vết quốc sỉ, Triều Đ́nh Huế đă kư hiệp ước với Pháp nhường hết Bắc Việt và Trung Việt làm hai xứ bảo hộ.
Triều Đ́nh Huế đầu hàng, nhưng Tôn Thất Thuyết, một cột trụ của Triều Đ́nh vẫn cương quyết chống Pháp. Đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) đă khởi binh đánh Pháp quân ở Huế. Kinh Thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết pḥ Vua Hàm Nghi chạy ra Cam Lộ, ‘’Chiếu Cần Vương’’ ban ra, nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng, nổi dậy như đàn ong vỡ tổ.
Tại Phú Yên, B́nh Định: Mai Xuân Thưởng, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Trọng Tri v.v…
Tại Quảng Nam: Trần Ngọc Dư, Nguyễn Hiệu, Phan Bá Phiến, Nguyễn Thành, Tú Dinh, Phan Văn B́nh, Lê Vinh Huy v.v…
Tại Quảng Trị, Quảng B́nh: Đoàn Chí Tuân v.v…
Tại Hà Tĩnh, Nghệ An: Phan Đ́nh Phùng, Đinh Văn Chất, Nguyễn Xuân Ôn, Lê Ninh, Cao Thắng, Đội Chanh, Lănh Đạt, Đốc Quưnh v.v…
Tại Thanh Hóa: Tống Duy Tân, Phạm Bành, Đinh Công Tráng v.v…
Bắc Hà có: Nguyễn Quang Bích, Vũ Hữu Lợi, Tán Cao, Tán Thuật, Đốc Ngữ, Đốc Tít, Đề Kiều, Đề Hiên tức Tạ Hiện, Đề Thám v.v…
Đó là thời kỳ thứ 2, (1884-1890), thời con đẻ của tư tưởng trung quân, cứu quốc của phái Hán Học.
Phong Trào Cần Vương kéo dài tới ngót 20 năm rồi hạ màn.
Năm 1904, tiếng sét bùng nổ, Nhật Bản chiến thắng Nga La Tư, đồng thời các sách báo Trung Hoa như Tân Dân Tùng Báo, Mậu Tuất Chính Biến, Trung Quốc Hồn, Âm Băng Thất, Nhật Bản Duy Tân Khảng Khái Sử, Thái Tây Tân Sử v.v…lần lượt lọt vào nước ta, giấc mộng quần chúng bừng tỉnh dậy, phong trào cách mạng sau thời kỳ điêu tàn trong ṿng không khí áp bức, hốt nhiên phát khởi một luồng gió thay cũ đổi mới.
Nhà ái quốc Phan Bội Châu cùng các đồng chí phát động Phong Trào Đông Du, Hướng Nhật Bản ngoại giao, bí mật đưa những thanh niên ưu tú sang Nhật Bản cầu học, đồng thời nhà ái quốc Phan Chu Trinh cùng các đồng chí vận động tổ chức hội thương, hội học, hội nông, thư xă ở trong nước:
- Đông Kinh Nghĩa Thục cùng Hồng Tân Hưng Thương Điếm xuất hiện ở Hà Nội.
– Liên Thành xuất hiện ở B́nh Thuận.
– Triều Dương Thương Quán xuất hiện ở Nghệ An.
– Hội Hiệp Thương cùng Trường Diên Phong xuất hiện ở Quảng Nam, và c̣n khá nhiều hội vô danh khác.
Năm 1908, phát xuất vụ đầu độc binh sĩ Pháp tại Hà Nội, tiếp đến những cuộc dân chúng biểu t́nh đ̣i băi bỏ sưu thuế thuộc mấy Tỉnh ở miền Trung.
Năm 1913, tiếng bom nổ ở Thái B́nh và Hà Nội Hotel.
Năm 1916, Vua Duy Tân ám thông với dân đảng mưu khởi nghĩa.
Năm 1917, Đội Cấn cùng Lương Lập Nham phá ngục Thái Nguyên, quang phục trong bảy ngày.
Năm 1918, cuộc Thế Chiến Thứ Nhất kết liễu, thanh thế nước Pháp lại lẫy lừng, lợi dụng Việt Nam người nhiều, công rẻ mạt, các nhà tư bản xô nhau sang bỏ vốn kinh doanh, tổ chức chiêu mộ nhân công để khai thác hầm mỏ và đồn điền, coi người dân Việt như một bầy nô lệ phải gánh chịu thuế nặng sưu cao, dưới sự áp bức của một số quan lại mới người bản xứ, đeo mặt nạ văn minh, sở trường về ngón ngoại giao xu nịnh để dễ bề đục khoét.
Tệ hại hơn nữa, nha phiến và rượu ty được chính quyền bảo hộ ra công khuyến khích để đầu độc dân chúng. C̣n giáo dục, cấm dân mở trường tư thục như thuở xưa, mà số trường công chỉ mở mỗi Tỉnh, mỗi Phủ, Huyện có một trường tiểu học. Bậc Đại Học th́ măi đến năm 1917 mới mở, và chỉ có một số ít con em các vị đại thần và các người xét ra thực trung thành với bảo hộ mới được qua du học tại Pháp. (1)
Phong trào cách mạng Việt Nam thời ấy rất nguội lạnh đen tối cả trong lẫn ngoài, phân nửa hầu như đă nguội ḷng thoái chí, thanh niên Tây Học phần đông quên cả nguồn gốc, sùng bái người Tây phương đến cực điểm, cơ hồ không c̣n biết quốc gia dân tộc là ǵ. Người Pháp tự tin rằng họ sẽ ăn ngon ngủ yên, không phải lo ǵ cả! Thời toàn thịnh của đế quốc thực dân.
Hốt nhiên đêm 18 tháng 6 năm 1924, Tráng Sĩ Phạm Hồng Thái liệng trái tạc đạn vào Khách Sạn Victoria ở Sa Điện (Trung Hoa) mưu sát Merlin, Toàn Quyền Đông Dương. Việc tuy không thành, nhưng có một ảnh hưởng rất lớn cho cách mạng ngoài nước cũng như trong nước Việt Nam chúng ta.
1925, Cụ Phan Bội Châu bị bắt cóc từ Tô Giới Thượng Hải đưa về Hà Nội định thủ tiêu, nhưng mưu toan của thực dân không thành.
1926, Cụ Phan Chu Trinh từ Pháp hồi cố hương, lưu lại Sài G̣n diễn thuyết cổ vơ cho thuyết dân chủ tự do đến hai lần, đồng thời c̣n mưu tính dựng chế độ dân chủ tại Việt Nam trong khi Vua Khải Định băng hà. Toàn dân đang ngưỡng vọng, th́ Cụ đă vội bỏ toàn dân ra đi, không bao giờ trở lại nữa!
1927, nối gót Phan Chu Trinh, Nhà Chí Sĩ Lương Văn Can cũng tạ thế tại Hà Nội, được dân chúng nồng nhiệt tham dự lễ tiễn đưa đám táng rất đông, khiến cho chính quyền Pháp phải dùng vơ lực đàn áp.
Phong trào chính trị trở nên sôi nổi khắp trong nước. Một Đảng cách mạng có tổ chức hoàn bị nhất của phe quốc gia thời ấy là ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng’’ ra đời. Đảng này làm những việc kinh thiên động địa, tức là Tổng Khởi Nghĩa ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930.
Cuộc Tổng Khởi Nghĩa ấy bùng nổ giữa thời thực dân toàn thịnh, đă chứng tỏ cho chúng ta thấy rằng, nó đă kết hợp ư chí tranh đấu của các tầng lớp nông dân, lao động cốt cán với các phong trào ái quốc Văn Thân, Cần Vương và Đông Kinh Nghĩa Thục, đă quy tụ vào đấy trong ư thức tiến bộ về quan niệm dân chủ, để hướng tất cả vào công cuộc tranh đấu cho đại nghĩa quốc gia. Chính cuộc Tổng Khởi Nghĩa ở Yên Bái đă mở màn cho cách mạng giải phóng dân tộc tiến tới giai đoạn sôi động và quyết liệt hơn.
Cuộc Tổng Khởi Nghĩa Yên Bái mặc dầu thất bại bởi nhiều lư do, nhưng nó là kế tục truyền thống anh hùng bất khuất của Trưng Vương, Ngô Quyền, Lê Lợi, Hưng Đạo, Quang Trung…
Nói đến Việt Nam cận đại tranh đấu sử, th́ Việt Nam Quốc Dân Đảng là một lực lượng tiền phong hùng hậu nhất đă khuấy động phong trào cách mạng dân chủ ở trong nước cũng như hải ngoại. Trong thực tế, Việt Nam Quốc Dân Đảng là chủ lực kiên cố, quyết liệt chống thực dân, phong kiến, cộng sản và bọn độc tài gia đ́nh trị.
Công cuộc tranh đấu cho lư tưởng cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng không ngừng, máu xương của chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng chảy ra vẫn không ngớt, từ khắp các chiến trường miền Thượng Du Bắc Việt đến Tiền-Hậu Giang Nam Việt. Máu xương chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đă pha trộn từng gang sông tấc đất, để ḥa hợp ư chí của tiền nhân, vạch cho chúng ta một hướng đi, một luồng ánh sáng chiếu thẳng vào tâm tư sâu thẳm của chúng ta với những ḍng đại tự: ‘’CỜ ĐỘC LẬP PHẢI NHUỘM BẰNG MÁU! HOA TỰ DO PHẢI TƯỚI BẰNG MÁU! KHÔNG THÀNH CÔNG TH̀ THÀNH NHÂN’’.
V́ lư tưởng dũng cảm anh hùng đó, nên biết bao nhiên chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đă sẵn sàng hy sinh thân thế cho Tổ Quốc thân yêu! Tôi tin rằng Việt Nam Quốc Dân Đảng sẽ măi măi trường tồn với non sông, để làm tṛn sứ mạng cứu quốc và kiến quốc.
Chú Thích:
1.- Theo số học sinh toàn quốc vào năm 1938:
- Các ngành cao đẳng 547
- Bậc trung học 4592
- Bậc tiểu học 57421
- Bậc sơ học 352365
- Bách nghệ 2051
Tổng Cộng 417327
Tính theo số dân trưởng thành của Việt Nam th́ đến 90% c̣n sống trong cảnh mù chữ.
CHƯƠNG II:
THÀNH LẬP VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
TỔ CHỨC NAM ĐỒNG THƯ XĂ
Từ cuộc mưu sát Toàn Quyền Merlin ở Sa Điện đến vụ bắt cóc Cụ Phan Bội Châu đưa về giam ở ngục thất Hỏa Ḷ, Hà Nội, tiếp đến lễ an táng hai Nhà Chí Sĩ Phan Chu Trinh, Lương Văn Can. Trong những năm 1924, 1925, 1926 và 1927, phong trào chính trị trong nước thật sôi động.
Đáp ứng phong trào chính trị sôi động ấy. Cuối năm 1925, ba thanh niên trí thức Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, Hoàng Phạm Trân (1) đứng ra tổ chứng ‘’NAM ĐỒNG THƯ XĂ’’ ở số 6 đường 96 Khu Nam Đồng (trước bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội). Chuyên trước tác, dịch thuật và xuất bản các sách thuộc loại ái quốc như: Cách Mạng Trung Hoa, Lịch Sử Tôn Dật Tiên, Cách Mạng Thế Giới, Chủ Nghĩa Tam Dân v.v…là loại sách phổ thông, lại bán giá b́nh dân, nên đă gây được một tiếng vang không nhỏ và đă lôi cuốn được một số thanh niên trí thức sinh viên thường lui tới. Nhưng đặc biệt có cảm t́nh mật thiết hơn, có Nguyễn Thái Học, sinh viên Trường Cao Đẳng Thương Mại, Phó Đức Chính, sinh viên Trường Cao Đẳng Công Chính, Hồ Văn Mịch, sinh viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm. Ngoài ra c̣n có: Trần Vỹ, Lưu Văn Phùng, Vũ Hiển, sinh viên Trường Cao Đẳng Y Khoa cũng thường hay lui tới. Họ thường gặp nhau, đề tài thảo luận say sưa là vấn đề chính trị trong nước cũng như ngoài nước.
2tochucnamdongthuxa
Tổ chức Nam Đồng Thư Xă
Công tác hoạt động thường xuyên của nhóm thanh niên này:
Về xă hội: Tổ chức lớp học tối dạy Quốc Ngữ cho anh chị em lao động được miễn phí, gây quỹ tiết kiệm ‘’Đồng Xu’’ cho giới thợ thuyền,…
Về chính trị: Hô hào đồng bào tham dự đông đảo vào biểu t́nh đ̣i ân xá cho Nhà Cách Mạng Phan Bội Châu, vận động đồng bào, nhất là giới sinh viên học sinh tham dự lễ truy điệu hai Nhà Chí Sĩ Phan Chu Trinh, Lương Văn Can và nhất là bí mật trực tiếp can thiệp với đồng bào ở Hải Pḥng, không nên mắc mưu sâu độc của thực dân về vụ ‘’xung đột, tẩy chay’’ với Hoa Kiều.
Bởi vậy mật thám Pháp để ư bắt đầu theo dơi từng người thường xuyên lui tới Nam Đồng Thư Xă.
3phamtuantaiPhạm Tuấn Tài
(1905-1937)
Về sách xuất bản của Nam Đồng Thư Xă chúng để cho in xong rồi tịch thu, nhiều cuồn đă phát hành từ trước, chúng ra nghị định cấm lưu hành và tàng trữ. Số vốn đă không có là bao bị hao ṃn dần, đi tới quyết định đ́nh chỉ công tác và xuất bản. Vào khoảng giữa năm 1927, người cột trụ của Nam Đồng Thư Xă là Nhà Giáo Phạm Tuấn Tài phải đổi lên Tỉnh Tuyên Quang, nhưng thường hàng tháng họ Phạm vẫn về Hà Nội sinh hoạt với các đồng chí.
Ở Tuyên Quang, Phạm Tuấn Tài vẫn bí mật tuyên truyền tổ chức được một nhóm tại đấy, đa số là những nhà giáo trẻ tuổi. Sau khi Việt Nam Quốc Dân Đảng chính thức thành lập, họ Phạm tránh sự để ư của mật thám, nên anh đă cử nhà giáo trẻ tuổi là Nguyễn Triệu Luật làm Đại Biểu Tỉnh Đảng Bộ Tuyên Quang về Hà Nội họp Tổng Bộ sau này.
NGÀY ĐẢN SINH VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
Nguyễn Thái Học với tuổi ngoài đôi mươi, vốn sẵn có bầu máu nóng thương nước yêu ṇi, ông tin tưởng phần nào vào Xă Hội Chủ Nghĩa. Năm 1925, Nguyễn Thái Học gửi cho Varenne, (2) Toàn Quyền Đông Dương hai bức thư đề nghị cải cách nền Công-Thương Việt Nam, và nhất là nên thiết lập một Trường Cao Đẳng Công Nghệ ở Hà Nội, và kèm theo dự án giúp đỡ dân nghèo được sống cuộc đời tương đối dễ chịu hơn. Nhưng cả hai bức thư cũng như dự án đều không được phúc đáp.
Chưa chịu thất vọng hoàn toàn, tháng 6 năm 1927, Nguyễn Thái Học lại gửi đơn lên Thống Sứ Bắc Kỳ, xin phép xuất bản một Nguyệt San lấy tên là ‘’NAM THANH’’ với mục đích là phổ biến, nâng cao tŕnh độ Trí Đức Thể Dục cho đồng bào ông, khuyến cáo họ bỏ lối hư danh mà chú trọng về nông, công, thương nghiệp.
Nhưng cũng không được nhà cầm quyền Pháp chấp nhận, viện lư do là địa chỉ không đúng. Sự thực bởi Nguyễn Thái Học ở trong tổ chức Nam Đồng Thư Xă, nên đă bị ghi vào ‘’sổ đen’’ của Sở Mật Thám Bắc Kỳ.
4nguyenthaihocNguyễn Thái Học
Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng
Trong khi ấy, tại Tỉnh Bắc Ninh có một số thảo dă anh hùng, đứng đầu là Quản Trạc và hai sĩ quan trong Cơ Binh Khố Đỏ Tỉnh Bắc Ninh hợp cùng dư đảng của Cụ Hoàng Hoa Thám, định dùng vơ lực chiếm cứ yếu điểm quân sự quan trọng của Pháp quân ở Bắc Ninh và Đáp Cầu, làm một cuộc khởi nghĩa.
Có một đồng chí tiết lộ cho biết tại Hà Nội có nhóm Cách Mạng Nam Đồng liền triệu tập cuộc họp để thảo luận vấn đề ‘’Nên giúp hay không ?’’. Khi lấy biểu quyết, số tán thành ‘’Nên giúp’’ nhiều hơn. Phe thiểu số bị nhóm Bắc Ninh đe dọa, trong số đó có Nhượng Tống, nên sau đó có mấy bạn: Trần Vỹ, Lưu Văn Phùng, Vũ Hiển,…rút lui không tới Nam Đồng nữa.
Công tác ủng hộ nhóm Bắc Ninh bắt đầu bằng một bài ‘’HỊCH’’ được trao cho Nhượng Tống khởi thảo. Nhưng sau ít ngày th́ được tin mưu toan cuộc khởi nghĩa bị bại lộ, khắp nơi trong hạt Bắc Ninh đă xảy ra nhiều vụ khám xét nhà và bắt người.
Sau ngày cuộc âm mưu nổi dậy của nhóm quân nhân Bắc Ninh bị bại lộ và Phạm Tuấn Tài bị cấp tốc đổi đi Tuyên Quang, nhón Nam Đồng Thư Xă ở số 6 đường 96 bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội, chỉ c̣n lại vỏn vẹn hơn 10 người.
5nhuongtongNhượng Tống
Trưởng Ban Tuyên Truyền
Vào khoảng cuối tháng 10 năm 1927, Nguyễn Thái Học triệu tập cuộc họp, và đưa ra ư định thành lập một đảng bí mật, dùng vơ lực lật đổ chế độ Thực Dân Phong Kiến, lập nên một chính thể Cộng Ḥa, nhằm đem lại độc lập tự do cho Tổ Quốc, hạnh phúc tiến bộ cho toàn dân. Ư kiến này được mọi người tán thành và để tranh thủ thời gian, những người hiện diện liền tự động kết hợp lại thành một tổ chức, tạm gọi là ‘’Chi Bộ Nam Đồng Thư Xă’’ do Nguyễn Thái Học làm Chi Bộ Trưởng, và các ủy viên gồm có: Hồ Văn Mịch, Lê Văn Phúc, Hoàng Văn Tùng, Phó Đức Chính, Hoàng Phạm Trân tức Nhượng Tống, Vũ Huy Chân, Nguyễn Hữu Đạt, Lê Thành Vị, Nguyễn Thái Trác, Phạm Tuấn Tài và Phạm Quang Vân. Số người này liền chia tay nhau, mỗi người đi một nơi, liên lạc với những người yêu nước lẻ tẻ, như nhóm Nguyễn Thế Nghiệp ở Bắc Ninh, Hoàng Văn Đào ở Thanh Hóa, Đoàn Mạnh Chế, Hàn Kiều ở Hưng Yên, Nguyễn Khắc Nhu tức Xứ Nhu ở Phủ Lạng Thương, Đặng Đ́nh Điển tức Hào Điển ở Thái B́nh v.v…
Trong thời gian không đầy một tháng, đă thành lập tất cả là 18 Chi Bộ, rải rác trên 14 Tỉnh Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, với tổng số đảng viên trên 200 người. Thật là một kết quả vô cùng khả quan và đáng khích lệ cho tất cả mọi người.
Ít lâu sau, Chi Bộ Nam Đồng Thư Xă lại được tăng cường với Nguyễn Ngọc Sơn (vừa ở Pháp về), Nguyễn Thế Nghiệp và Đỗ Văn Sinh và rồi sau lại có thêm: Nghiêm Toản, Nguyễn Văn Viên, Hoàng Cân, Lưu Văn Huệ.
Đầu tháng 12 năm 1927 trong một phiên họp tổng kết các thành quả đă thâu lượm được, Nguyễn Thái Học đưa ra đề nghị triệu tập một Đại Hội Đại Biểu toàn thể các Tỉnh để hợp thức hóa việc thành lập đảng. Đề nghị được mọi người hoan nghênh và chấp thuận ngay. Sau một hồi trao đổi ư kiến, toàn thể lại đồng thanh quyết nghị một chương tŕnh tổ chức sau:
- Ngày giờ khai hội: Đúng 20 giờ ngày 25 tháng 12 năm 1927.
- Địa điểm hội trường: Làng Thể Giao thuộc Thành Phố Hà Nội (tại nhà đồng chí Lê Thành Vị).
- Thành Phần Tham Dự:
Các địa phương: Mỗi Tỉnh từ 1 đến 2 Đại Biểu, tùy theo số đảng viên nhiều hay ít.
Tại Trung Ương: Tất cả các đồng chí Chi Bộ Nam Đồng Thư Xă với danh nghĩa ban tổ chức Đại Hội.
Đồng thời một ủy ban trù bị và tổ chức Đại Hội cũng được thành lập với thành phần như sau:
- Chủ Tịch: Nguyễn Thái Học.
- Tiểu ban dự thảo chương tŕnh và điều lệ: Hoàng Văn Tùng, Nguyễn Ngọc Sơn, Nhượng Tống.
- Tiểu ban hội trường và đón tiếp: Lê Thành Vị, Nguyễn Thái Trác.
- Tiểu ban an ninh trật tự: Nguyễn Hữu Đạt, Đỗ Văn Sinh.
Ngoài ra, các anh em khác như Nguyễn Thế Nghiệp, Vũ Huy Chân, Phạm Quang Vân…cũng được phân phối mỗi người một công tác, hoặc phụ tá cho một tiểu ban.
Qua ngày hôm sau, mọi người đều đi lo phổ biến những quyết định trên các địa phương do ḿnh liên lạc và tổ chức để họ kịp thời cắt cử đại diện về tham dự Đại Hội. Đồng thời các tiểu ban cũng tích cực hoạt động và chuẩn bị sẵn sàng.
Ngày 24 tháng 12 năm 1927, các Đại Biểu các Tỉnh đă tề tựu đông đủ tại Hà Nội, riêng khiếm diện Phạm Tuấn Tài. Hầu hết các Đại Biểu đều có phương tiện tự trú và tự túc.
Qua ngày 25, tối đến nhân lúc đường xá đông đúc, các Nhà Thờ Công Giáo chuẩn bị lễ đêm, các Đại Biểu tiếp tục đến hội trường (nhà đồng chí Lê Thành Vị). Hội trường là căn nhà ngang ở góc trái, lát gạch, lợp lá, tường xây, rộng chừng 4 mét, dài hơn 10 mét, trang trí thật là tôn nghiêm. Trên tường căng biểu ngữ dài với những ḍng chữ ‘’NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ I VÀ NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG 25.12.1927.’’
Hội trường được các đồng chí cắt đặt nhau canh gác rất cẩn mật.
Đúng 20 giờ. Đại Hội khai mạc với sự hiện diện của 36 Đại Biểu đại diện cho 14 Tỉnh Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ: Hà Nội, Hải Pḥng, Bắc Ninh, Nam Định, Hưng Yên, Thái B́nh, Ninh B́nh, Hà Nam, Bắc Giang, Kiến An, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang và Thanh Hóa.
6phoduchinhPhó Đức Chính
Chương tŕnh nghị sự gồm có các mục:
1.- Phần khai mạc:
a.- Đại diện ban tổ chức chào mừng các vị Đại Biểu và tuyên bố lư do.
b.- Giới thiệu ban tổ chức, giới thiệu các vị Đại Biểu các Tỉnh.
c.- Bầu vị chủ tọa phiên họp.
2.- Phần thảo luận:
a.- Biểu quyết thông qua Danh Xưng, Mục Đích, Tôn Chỉ và Điều Lệ Đảng.
b.- Bầu cử Tổng Bộ Lâm Thời nhiệm kỳ I.
c.- Thông qua chương tŕnh hành động tổng quát.
d.- Các vấn đề linh tinh.
3.- Phần bế mạc:
a.- Lễ tuyên thệ của Tổng Bộ đắc cử.
b.- Bàn giao quyền hành Chi Bộ Nam Đồng Thư Xă trước quyền nhiệm.
c.- Giải tán.
Mở đầu, Nguyễn Thái Học nhân danh ban tổ chức, đứng lên trịnh trọng nói mấy lời chào mừng Đại Hội, ca tụng tinh thần yêu nước và ḷng dũng cảm của các Đại Biểu, đă không quản nguy hiểm gian lao, hăng say về tham dự Đại Hội một cách đông đảo và nồng nhiệt. Tiếp, nói đến lư do và mục đích của phiên họp, sự cần thiết phải thành lập gấp một đảng cách mạng bí mật, theo chủ trương thiết huyết, dùng vơ lực lật đổ chính quyền thống trị thực dân phong kiến, lập lên một chế độ Cộng Ḥa, mang lại độc lập vinh quang cho Tổ Quốc, và tự do hạnh phúc cho toàn dân.
Qua phần giới thiệu, Nguyễn Thái Học tŕnh diện với Đại Hội từng nhân viên trong ban tổ chức, đồng thời cũng là Chi Bộ Nam Đồng Thư Xă rồi lần lượt đến những vị Đại Biểu của mỗi Tỉnh, cùng những thành quả đă thâu lượm được ở mỗi địa phương.
Để bầu Chủ Tịch Hội Nghị, Nguyễn Thái Học yêu cầu Đại Hội đề cử một vị cao niên trong hàng ngũ Đại Biểu các Tỉnh, để phiên họp được thêm phần long trọng, và sự phân công cũng công bằng và hợp lư hơn. Tuy nhiên các vị Đại Biểu này, có vị đă gần 70 tuổi như cụ Đặng Đ́nh Điển ở Thái B́nh, vẫn nhất quyết từ chối, viện lẽ rằng các đồng chí đă nói là ban tổ chức, lại đă quen công việc, nên xin nhường để mấy anh em đề cử người điều khiển cho phiên nhóm được dễ dàng và mau lẹ hơn. Rút cuộc Nguyễn Ngọc Sơn được bầu làm Chủ Tọa, Nguyễn Hữu Đạt và Đỗ Văn Sinh giữ trật tự. Là đảng cách mạng bí mật, nên vấn đề thủ tục và pháp lư không mấy cần thiết và phải được giản dị hóa tới mức tối đa, do đó việc bầu thư kư được bỏ qua.
Bước sang phần thảo luận vấn đề lập Đảng và danh xưng được đề cập đến trước hết. Toàn thể hội nghị đă chấp thuận và thông qua một cách nhanh chóng: Thành lập một đảng cách mạng với danh xưng là ‘’VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG’’, viết tắt là ‘’VNQDĐ’’.
Đến mục đích và tôn chỉ, cuộc thảo luận trở nên sôi nổi, nhiều ư kiến khác nhau được nêu lên, v́ trong bản dự thảo điều lệ cũng ở khoản này, lại có đoạn ghi: Mục đích và tôn chỉ của Đảng là làm cách mạng quốc gia và cách mạng thế giới. Bốn chữ ‘’cách mạng thế giới’’ đă gây hoang mang cho các hội thảo viên, có người cho rằng thế là thiên tả. Có người cho rằng như thế sẽ trở thành cộng sản và đ̣i phải xóa bỏ hoặc sửa lại. Tuy nhiên sau ít phút thảo luận, Hội Nghị đă đồng ư quyết định sửa đổi lại đoạn này như sau:
‘’Mục Đích và Tôn Chỉ của Đảng là làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng vơ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc Lập Cộng Ḥa. Đồng thời giúp đỡ các dân tộc bị áp bức trong công cuộc tranh đấu giành độc lập của họ đặc biệt là các lân quốc: Ai Lao, Cao Miên’’. (3)
Sang phần c̣n lại, từ hệ thống tổ chức, điều kiện gia nhập, đến nghĩa vụ Đảng viên v.v…Toàn văn bản dự thảo đă được hội nghị biểu quyết thông qua, sau khi sửa đổi vài chi tiết không mấy quan trọng.
Chiếu bản điều lệ này, Đảng được tổ chức theo hệ thống dọc, hạ tầng cơ sở là Chi Bộ, rồi đến Tỉnh Bộ, Kỳ Bộ và thượng tầng cơ sở là Tổng Bộ. Số đảng viên tối đa là 19 người. V́ theo luật lệ hiện hành, bất cứ cuộc họp hành nào có 20 người trở lên, đều phải xin phép trước với nhà cầm quyền. Mỗi Chi Bộ được bầu ra một Chi Bộ Trưởng, một ủy viên đại diện lên Tỉnh Bộ và 4 Trưởng Ban: Tổ Chức, Tuyên Truyền, Tài Chính và Trinh Thám, hợp lại thành Ban Chấp Hành Chi Bộ và cứ 6 tháng bầu lại một lần.
Tỉnh Bộ lập thành bởi các Đại Biểu các Chi Bộ cử lên, cũng gồm 19 người, có một Tỉnh Bộ Trưởng, một ủy viên đại diện lên Kỳ Bộ và 4 Trưởng Ủy Ban như Chi Bộ.
Trên Tỉnh Bộ là Kỳ Bộ, nguyên tắc tổ chức cũng vậy, và mỗi Kỳ Bộ được cử một số ủy viên đại diện lên, để hợp thành Tổng Bộ. (4)
Tổng Bộ là cơ quan lănh đạo tối cao của Đảng, có một vị Chủ Tịch Đảng, một Phó Chủ Tịch và 8 Trưởng Ủy Ban: Tổ Chức, Tuyên Truyền, Tài Chánh, Trinh Thám, Ngoại Giao, Binh Vụ, Giám Sát và Ám Sát. Tổng Bộ cũng 6 tháng bầu lại một lần và gồm tối đa là 19 thành viên.
Cách tổ chức này hoàn toàn theo nguyên tắc đại nghị, cực kỳ dân chủ và đúng với câu ‘’tuyển chọn rồi phục ṭng’’ (élire et obéir).
Đến điều kiện muốn gia nhập Đảng, phải có 2 đảng viên cũ giới thiệu và bảo lănh, phải qua sự điều tra trước của Ủy Ban Trinh Thám (ít nhất là nửa tháng), phải được toàn thể Ban Chấp Hành Chi Bộ ưng thuận và sau chót, phải làm lễ tuyên thệ (5) trước bàn thờ Tổ Quốc trong một phiên họp khoáng đại Chi Bộ, có sự giám sát của nhân viên Tỉnh Bộ.
C̣n nghĩa vụ của bất cứ người đảng viên nào, th́ cũng phải là hy sinh tất cả cho Đảng, cho Quốc Gia Dân Tộc, kể cả xương máu.
Sau khi thông qua bản điều lệ, th́ sắp đến 23 giờ, Hội Nghị bắt đầu nghỉ giải lao, th́ anh Phạm Tuấn Tài đến (6).
23 giờ 15 phút, hội nghị tái nhóm, thảo luận sang vấn đề bầu cử Tổng Bộ Lâm Thời.
Về vấn đề này, các Đại Biểu các Tỉnh nên lên hai ư kiến:
1.- Một số Đại Biểu cho rằng từ trước đến nay, nhóm anh em Nam Đồng Thư Xă tuy chỉ khiêm tốn xưng danh là một Chi Bộ nhưng trong thực tế, chính là một ban sáng lập, hành xử như một cơ quan lănh đạo lâm thời, kiêm nhiệm hết thẩy mọi công tác về vận động và tổ chức. Do đó, giờ đây các vị nầy đề nghị Đại Hội chính thức biểu quyết tín nghiệm đề cử toàn thể Chi Bộ Nam Đồng Thư Xă vào chức vụ Tổng Bộ Lâm Thời nhiệm kỳ đầu tiên nầy, hầu tránh mọi sự xáo trộn và bỡ ngỡ có thể xảy ra với những thành phần mới lạ, đồng thời cũng để ghi công với những người đă tích cực góp sức vào sự nghiệp xây dựng nên Đảng.
2.- Một số Đại Biểu khác lại quan niệm rằng, việc chính thức bầu ra một Tổng Bộ Lâm Thời lúc nầy là cần thiết và bắt buộc, theo đúng trong Bản Điều Lệ vừa được Đại Hội biểu quyết và thông qua, hơn nữa để có thêm uy tín và rộng quyền hành động trong tương lai. Cơ quan này phải có tính cách công cử cùng sự đại diện rộng răi của các địa phương. Đề cập đến Chi Bộ Nam Đồng Thư Xă các vị này cho rằng đây không những chỉ có vấn đề ghi công, mà c̣n cần để đánh dấu và lưu niệm măi măi một cơ quan hạ tầng căn bản đầu tiên đă phát nguyên ra đảng. Do đó Hội Nghị phải suy tôn bằng một vinh dự ǵ xứng đáng hơn, vĩnh cữu hơn việc chỉ đề cử chức vụ ‘’Tổng Bộ Lâm Thời’’ trong một thời gian hữu hạn và ngắn ngủi.
Ư kiến này được hầu hết các Đại biểu tán thành, và sau khi thảo luận qua loa, Hội Nghị đồng thanh quyết định như sau:
1.- Suy tôn Chi Bộ ‘’NAM ĐỒNG THƯ XĂ’’ là ‘’ĐỆ NHẤT CHI BỘ’’.
2.- Bầu ‘’TỔNG BỘ LÂM THỜI’’ theo đúng những nguyên tắc trong bản điều lệ vừa được thông qua.
Đến đây, Nguyễn Thái Học thay mặt cho Chi Bộ Nam Đồng Thư Xă đứng lên nhận lănh vinh hiệu ‘’ĐỆ NHẤT CHI BỘ’’ và tỏ lời cám ơn toàn thể Đại Hội.
Vừa dứt lời, th́ có tin báo động từ phía nhà đồng chí Nguyễn Thái Trác ở Phố Chợ Đuổi đưa vào. Phiên họp lập tức được tuyên bố tạm ngưng. Các Đại Biểu b́nh tĩnh theo các hướng dẫn viên rút lui qua đường nhà thương đau mắt, tản mác và mang theo tất cả những tài liệu quan trọng (7). Hội trường cũng được cấp tốc thu dọn, và không để lại một vết tích ǵ khả nghi nữa.
Đúng 2 giờ 30 phút, hội nghị tái nhóm tại căn lầu Nam Đồng Thư Xă, Nguyễn Hữu Đạt yêu cầu đừng ai ghi chép ǵ cả, và cũng đừng giữ trong ḿnh giấy tờ ǵ liên quan đến cuộc họp.
Hội Nghị bắt đầu bằng việc bầu cử Tổng Bộ Lâm Thời. Tuy gọi là bầu, nhưng thực ra th́ chẳng có một ai dám ứng cử hay tranh cử cả mà chỉ là một cuộc đề cử khiêm tốn, nhường đi nhường lại hồi lâu, rồi mới đưa đến được kết quả:
Chủ Tịch: Nguyễn Thái Học.
Phó Chủ Tịch: Nguyễn Thế Nghiệp.
Ủy Ban Tổ Chức: Phó Đức Chính (Trưởng ban); Lê Văn Phúc (Phó trưởng ban)
Ủy Ban Tuyên Truyền: Nhượng Tống (Trưởng ban)
Ủy Ban Ngoại Giao: Nguyễn Ngọc Sơn, Hồ Văn Mịch.
Ủy Ban Tài Chính: Đặng Đ́nh Điển, Đoàn Mạnh Chế.
Ủy Ban Giám Sát: Nguyễn Hữu Đạt, Hoàng Trác.
Ủy Ban Trinh Sát: Trương Dân Bảo, Phạm Tiềm.
Ủy Ban Ám Sát: Hoàng Văn Tùng.
Ủy Ban Binh Vụ: (8)
Để kết thúc phần thảo luận, Đại Hội cũng đă biểu quyết chấp thuận trên nguyên tắc một chương tŕnh cách mạng tổng quát, phân là hai giai đoạn: ‘’phá hoại’’ và ‘’kiến thiết’’.
A.- GIAI ĐOẠN PHÁ HOẠI ĐƯỢC CHIA LÀM BA THỜI KỲ.
1.- Thời kỳ phôi thai: Xây dựng Đảng và thi nạp đảng viên (hoạt động hoàn toàn bí mật).
2.- Thời kỳ dự bị: Phát triển tuyên truyền, tổ chức quần chúng. Lập các nông, công đoàn, binh đoàn, học sinh, sinh viên, thanh niên đoàn…(hoạt động bán bí mật, bán công khai).
3.- Thời kỳ hành động: Dùng vơ lực đánh đổ bộ máy thống trị thực dân phong kiến, lập nên chế độ Cộng Ḥa Dân Chủ, nhằm mang lại độc lập, tự do cho Tổ Quốc, hạnh phúc tiến bộ cho toàn dân.
B.- GIAI ĐOẠN KIẾN THIẾT CŨNG CHIA LÀM BA THỜI KỲ.
1.- Thời kỳ quân chính: Quân cách mạng chiếm được đâu là lập ngay chính quyền cách mạng quân sự đến đó.
2.- Thời kỳ huấn chính: Tổ chức các cơ cấu dân cử, trực tiếp hoặc gián tiếp giáo hóa dân quen với nếp sống dân chủ về các thể chế mới, v.v…Trong hai thời kỳ này áp dụng nguyên tắc ‘’Dĩ Đảng trị quốc’’.
3.- Thời kỳ hiến chính: Tổ chức phổ thông đầu phiếu bầu cử Quốc Dân Đại Hội, xây dựng Hiến Pháp và trao trả chính quyền lại cho toàn dân.
Đă hơn năm giờ sáng, Hội Nghị chuyển sang phần bế mạc bằng lễ tuyên thệ của Tổng Bộ mới. Tuy trong Bản Điều Lệ không thấy nói đến, nhưng theo thông lệ lúc bấy giờ, th́ mặc dầu đă tuyên thệ ở Chi Bộ rồi, bất luận một đồng chí nào, khi được đề cử lên một cấp bộ cao hơn, đều phải tuyên thệ một lần nữa trước cơ quan mới này.
Lần lượt 16 đồng chí, già từ sáu, bảy mươi tuổi đến trẻ hai, ba mươi tuổi, nghiêm trang tuyên thệ một lần nữa trước bàn thờ Tổ Quốc, nguyện:
‘’Quyết tâm làm tṛn sứ mạng đă được trao phó, hăng say đưa sự nghiệp cách mạng đến thành công mỹ măn. Tuyệt đối hy sinh tất cả cho nước và cho đảng, …Nếu sai lời xin chịu tội tử h́nh’’.
Và sau đó là lễ chuyển giao quyền hành từ ‘’Đệ Nhất Chi Bộ’’ cho ‘’Tổng Bộ Lâm Thời’’ tân cử, do Đỗ Văn Sinh niên trưởng Chi Bộ chủ tọa, thay cho Nguyễn Thái Học đă làm Chủ Tịch Đảng.
Lúc này trời đă rạng đông, và Đại Hội Đại Biểu Đảng lần thứ nhất tuyên bố bế mạc sau một đêm ṛng thảo luận, suy tư trong một khung cảnh tuy sơ sài giản dị, nhưng mang một ư nghĩa thiêng liêng và trọng đại.
Thế là ‘’VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG’’ đă đản sinh cùng ngày với vị Giáo Chủ Thiên Chúa Giáo, và cũng như vị Giáo Chủ ấy, người lănh tụ của chúng ta đă mang tất cả để hy sinh cho chủ nghĩa ḿnh (Theo lời Nhượng Tống nói hồi năm 1947). (9)
VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG
Trong phiên họp thường lệ Ban Chấp Hành Tổng Bộ ngày mồng 7 tháng 4 năm 1928, các Trung Ủy đều nhận xét thế lực của thực dân bành trướng mỗi ngày một mạnh, mà các Đảng cách mạng trong nước tuy cùng một mục đích chung là đánh đuổi thực dân, dành lại nền độc lập cho quốc gia, nhưng v́ hành động riêng rẽ, nên lực lượng bị phân tán, hơn nữa, c̣n vấp phải cái tệ hại là dẫm chân lên nhau và phản tuyên truyền. Bởi vậy Tổng Bộ quyết định vận động thống nhất các Đảng cách mạng trong nước lại thành một khối duy nhất. Các Đảng cách mạng trong nước hoạt động mạnh mẽ nhất thời ấy, ngoài Việt Nam Quốc Dân Đảng c̣n có hai đảng: ‘’Tân Việt Cách Mạng Đảng’’. (10)
Năm 1927, Phục Việt đổi ra ‘’Việt Nam Cách Mạng Đồng Chí Hội’’
Năm 1928, lại đổi ra ‘’Tân Việt Cách Mạng Đảng’’
Đến cuối năm 1929, một số các bộ cao cấp bị chính quyền Pháp bắt giam, trong số đó có lănh tụ Lê Văn Huân tự tử tại ngục thất Hà Tĩnh ngày 13 tháng 9 năm 1929, và cũng là ngày phong trào cách mạng của Tân Việt Cách Mạng Đảng đi vào con đường suy vong. Một số thanh niên đảng viên gia nhập trong hàng ngũ Đông Dương cộng sản đảng với Trần Văn Cung, một số khác đứng ra tổ chức ‘’Đông dương liên đoàn cộng sản’’.
Và ‘’Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội’’ (11).
Để thực hiện thống nhất ba đảng cách mạng, Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng cử Hoàng Văn Tùng làm Đại Biểu giao thiệp với đại biểu Tân Việt Cách Mạng Đảng là Tôn Quang Phiệt, và cử Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc là Đại Biểu giao thiệp với Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội.
Đại Biểu ba đảng gặp nhau nhiều lần. Kết quả đại biểu Tân Việt Cách Mạng Đảng từ chối, viện ra những lư lẽ mơ hồ, c̣n Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội th́ đ̣i để Tổng Bộ ở hải ngoại, v́ Tổng Bộ sẽ không bao giờ bị chính quyền thực dân động chạm tới, mặc dầu chúng có t́m hết cách đàn áp đi nữa, th́ lúc nào cũng có một sức trung kiên để chỉ huy công tác.
Trái lại Việt Nam Quốc Dân Đảng th́ chủ trương để Tổng Bộ ở trong nước, v́ để Tổng Bộ ở ngoài nước sẽ sống cách biệt dân chúng ở quê hương, các lănh tụ khó ḷng biết cách chỉ huy cho đúng hoàn cảnh. Gặp việc phải xách động quần chúng đấu tranh, nếu việc bị vỡ lỡ, th́ chỉ có đảng viên và quần chúng ở trong nước mắc họa của thực dân, các lănh tụ ở ngoài vẫn sống ung dung, hơn nữa, rất có thể một số cán bộ giao thông lộng quyền, có thể bán rẻ anh em, một khi họ là người xấu, dầu họ là những phần tử tốt đi nữa, nếu không may bị bắt, bị tra tấn, cũng có thể gây cho toàn thể Đảng vô cùng nguy hiểm, mà việc họ bị bắt, là việc lúc nào cũng xảy ra được! Để Tổng Bộ ở ngoài tức là cách mạng một cách ‘’Ném đá dầu tay’’. Bởi vậy một số thanh niên cách mạng thiên tả đă quả quyết đổi ư kiến không tham gia vào Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội mà cùng nhau gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Ư kiến xung đột, cuộc tranh luận nhiều khi trở nên quá khích, điều đ́nh không xong. Cuối cùng Đại Biểu Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội cho biết rằng ḿnh không đủ thẩm quyền để quyết định một vấn đề trọng đại như vậy, đề nghị Việt Nam Quốc Dân Đảng cử một phái đoàn sang Xiêm (Thái Lan) vào ngày lễ kỷ niệm Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái, ngày ấy thế nào Tổng Bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở Quảng Châu (Trung Hoa) cũng phái Đại Biểu về Xiêm dự lễ. Nhân cơ hội, Đại Biểu hai bên sẽ gặp nhau bàn việc thống nhất.
Ngày 22 tháng 5, Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng họp hội đồng quyết định cử Nguyễn Ngọc Sơn làm Trưởng Phái Đoàn cùng Hồ Văn Mịch, Phạm Tiềm làm phái viên sang Thái Lan. Ngày mồng 2 tháng 6, phái đoàn đáp xe lửa từ Thanh Hóa vào Đông Hà rồi đáp xe hơi đi Savanakhet, thuê thuyền qua Cửu Long Giang, tiến xuống U don, một thị trấn ở về phía Đông Bắc Thái Lan. Được hai Đại Biểu Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội là Hy Tống và Ngọc Ẩn (12) đón tiếp rất nồng hậu.
Đến ngày 19, ngày lễ kỷ niệm Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái. Nhân danh Việt Nam Quốc Dân Đảng, Phạm Tiềm đọc bài văn tế, Nguyễn Ngọc Sơn và Hồ Văn Mịch đăng đàn diễn thuyết. Bài văn tế cũng như diễn văn của Đại Biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng đă khiến kiều bào ở U don cảm động đến rơi lệ và tỏ ra rất có cảm t́nh với Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Sau cuộc hành lễ, đợi măi, bảy ngày cũng không thấy đại biểu Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở Quảng Châu tới. Cho là họ không thực tâm muốn đoàn kết tiến đến sự thống nhất, phái đoàn Việt Nam Quốc Dân Đảng từ giă đất Thái trở về đất nước. Mật thám đă bố trí định vây bắt phái đoàn này, nhưng chúng đă không thành công.
Nhân tiện cuộc hành tŕnh, phái đoàn đồng ư để Phạm Tiềm trở về Hà Nội báo cáo công tác với Tổng Bộ, c̣n Nguyễn Ngọc Sơn cùng Hồ Văn Mịch đi thẳng vào Sài G̣n với mục đích liên lạc với các nhóm cách mạng miền Nam, đồng thời phát triển đảng viên, tổ chức chi bộ.
Trong thời gian này Chu Dưỡng B́nh thường lui tới Nam Đồng Thư Xă cho Nguyễn Thái Học biết y quen thuộc nhiều với các giới quân nhân cũng như chính khách Trung Hoa, và y cho biết được một mỏ vàng ở tiếp giáp biên giới Việt-Hoa, hiện có mẫu mang theo, nếu chịu bỏ tiền ra khai thác, sẽ thu vào quỹ Đảng được một số tiền quan trọng.
Nguyễn Thái Học đă cấp cho y một số tiền. Nhưng sau mở cuộc điều tra, được biết y đă quy thuận chính quyền thực dân từ năm 1913. Và sau khi nhận được tiền của Đảng y không hề vượt biên giới, nên Chu Dưỡng B́nh bị khai trừ ra khỏi Đảng từ đấy.
KHÁCH SẠN VIỆT NAM
Chiếu điều lệ đảng, 6 tháng phải bầu lại ban chấp hành các cấp bộ. Phiên nhóm bầu cử lại Ban Chấp Hành Tổng Bộ nhiệm kỳ II nhằm vào ngày mồng 1 tháng 7 năm 1928 tại nhà đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn ở Gia Lâm.
Kiểm điểm lại mọi phương tiện tiến hành một cách rất khả quan. Các công, tư chức, nhất là giáo chức, thương gia cùng nông, công nghiệp gia nhập Đảng khá đông. Trong quân ngũ, riêng ở Bắc Việt, đang kết nạp hàng trăm đồng chí quân nhân.
Nguyễn Thái Học lại được toàn thể Đại Biểu cử làm Chủ Tịch, Nguyễn Thế Nghiệp, Nhượng Tống đều không tham dự khóa này. Trung Sĩ Không Quân Trần Văn Môn (13) được cử làm Trưởng Ban Binh Vụ, Bùi Tiến Mai được Tỉnh Đảng Bộ Thái B́nh cử lên thay thế Trung Ủy Đặng Đ́nh Điển, Hoàng Văn Đào được Tỉnh Đảng Bộ Thanh Hóa cử lên thay thế Trung Ủy Hoàng Văn Tùng.
Đến ngày mồng 7 tháng 8, Hội Đồng Tổng Bộ nhóm phiên họp thường lệ tại đường Tuyên Quang, Hà Nội, quyết định lập một cơ quan kinh tài và c̣n là nơi liên lạc cho Đảng. Đoàn Mạnh Chế, Đại Biểu Tỉnh Đảng Bộ Tỉnh Hưng Yên được cử giữ chức Trưởng Ủy Ban Kinh Tài (thay thế Đặng Đ́nh Điển), được cử phụ trách nhưng viện dẫn lư do bận nhiều việc riêng, nhất quyết từ khước. Cuối cùng Tổng Bộ quyết định trao trọng trách cho Hoàng Văn Đào, bắt buộc không được phép từ chối.
Quỹ đảng rất eo hẹp, lăo đồng chí Đặng Đ́nh Điển phải giới thiệu Hoàng Văn Đào với Mai Du Lân Chủ Nhiệm tờ Thực Nghiệp Dân Báo mới mượn được số tiền 500 đồng bạc. Lê Thành Vị giới thiệu với bà cô họ mượn được 300 đồng bạc, thuê ngôi nhà của Thuận Thành Kư tại số 38 Phố Hàng Bông Đệm, giáp ngơ Tam Thương Hà Nội, đặt tên thương điểm là ‘’KHÁCH SẠN VIỆT NAM’’
V́ sự khuếch trương quá lớn lao, số tiền vốn lại không có là bao! Nguyễn Ngọc Sơn, Đỗ Hữu Uẩn, và Lê Thành Vị phải nhường lượng mua chịu nhiều vật dụng cần thiết ở các hăng Gô Đa, Descourd et Cabaud, Poinsard et Veyret, guillauneau frères, Quảng Hưng Long v.v…
Đứng tên xin phép mở pḥng trọ cùng bán rượu khai vị trong khách sạn là đồng chí Lê Thành Vị, Đốc Lư Hà Nội không cho phép Hoàng Văn Đào, lư do có tên trong ‘’sổ đen’’ của Sở Mật Thám Pháp, v́ những hoạt động có tính cách chính trị.
Ngày 30 tháng 9 năm 1928, Khách Sạn Việt Nam chính thức khai trương. Các nhân viên phụ trách trong khách sạn có Trương Văn Miễn Thủ Quỹ, Hoàng Thúc Dzi Kế Toán, Nguyễn Hữu Đạt kiểm soát, tiếp tân có Nguyễn Đức Lung, Nguyễn Văn Kinh, phụ trách việc xuất nhập kho tàng là Đặng Trần Nghiệp tức Kư Con. Sự kiểm soát rất chặt chẽ và chu đáo. Đến đầu bếp trong khách sạn, một số đông cũng là đoàn viên trong giới đầu bếp ở Tỉnh Đảng Bộ Hải Pḥng cử lên đảm nhiệm.
Trừ khách sạn của người ngoại quốc thời ấy ở Hà Nội th́ ‘’Khách Sạn Việt Nam’’ là một khách sạn lớn vào bậc nhất đối với người Việt Nam. Ban đầu thực khách rất là đông đảo, v́ các món ăn ở đấy đă ngon lại bán với giá b́nh dân.
Giám Đốc Sở Mật Thám Đông Dương là Louis Marty đă viết trong cuốn ‘’Comtribution à l’histoire des mouvements politiques l’Indochine Française’’ rằng ‘’Ngay hôm khai trương công cộng, mọi người đều biết trụ sở phải dùng vào mục đích nào ?’’
Sở Mật Thám Bắc Việt hết sức chú ư, phái thám tử trá h́nh đến thuê pḥng ở trọ, phóng tiền túi để sai khiến những người bồi bàn ḥng thu lượm tin tức. Nhưng chúng đă lầm, bởi không qua được con mắt của những nhà hữu trách của Khách Sạn Việt Nam. Chỉ có sự liên lạc, chứ không bao giờ lại có sự tổ chức những buổi họp đông người ở đấy.
Louis Marty đă viết: ‘’Đêm mồng 1 rạng mồng 2 tháng 11 năm 1928, Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng sẽ tổ chức Đại Hội tại đấy. Mật thám định trèo lên mái ngói rồi leo xuống khách sạn và t́m những tài liệu mang chứng tích pháp luật của cuộc âm mưu, nhưng những người lănh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng vào phút chót đă thay đổi nơi hội họp, nên mật thám đành chịu cảnh thất bại chua cay!’’
Không thể làm ǵ hơn được! Sở Mật Thám bèn cho thi hành thủ đoạn phá hoại kinh tế, phao tin Khách Sạn Việt Nam là ‘’Cơ quan kinh tài hội kín’’, khiến cho nhiều người sợ liên lụy không dám tới lui, làm phương hại rất nhiều trong bước đường tiến triển. Nhưng cũng măi sau ngày Bazin bị ám sát, ngày 17 tháng 2 năm 1929, mật thám mới đến bổ vây khám xét Khách Sạn Việt Nam và ra lệnh đóng cửa.
DANH DỰ CHỦ TỊCH ĐẢNG
Tổng Bộ nhiệm kỳ II, Nguyễn Thế Nghiệp không tham dự nên anh dịp vào Sài G̣n. Tại nơi đây, Nguyễn Thế Nghiệp đă xuất bản một tạp chí bằng Pháp ngữ, nhan đề là ‘’Revue Economique’’.
Trong dịp này Nguyễn Thế Nghiệp lại bắt liên lạc được với Vũ Đ́nh Dy và Nguyễn Văn Ngọc (14) mới từ Paris trở về nước. Sau nhiều lần trao đổi ư kiến, ba người cùng nhau trở ra Hà Nội.
Một cuộc họp ‘’Mật’’ tại nhà đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn ở Phố Nhà Hỏa, Hà Nội. Đại diện Việt Nam Quốc Dân Đảng có Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Nghiệp và Hoàng Văn Tùng, đại diện Phục Việt tức Việt Nam Độc Lập Đảng hợp nhứt có Nguyễn Đ́nh Dy, Nguyễn Đắc Lập và Nguyễn Văn Ngọc.
Mục đích cuộc họp ‘’Mật’’ này là vấn đề thống nhất giữa Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Độc Lập Đảng nhưng không thu lượm được kết quả, v́ Đại Biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng vẫn giữ vững lập trường là phải thống nhất dưới danh hiệu ‘’Việt Nam Quốc Dân Đảng’’.
7phanboichauCụ Phan Bội Châu
Chủ Tịch Danh DựVNQDĐ
Ngày 15 tháng 9, phiên họp Tổng Bộ theo thường lệ. Ngoài các vấn đề hệ trọng đă được giải quyết. Cuối cùng trở lại ‘’vấn đề thống nhất các lực lượng cách mạng quốc gia’’. Tổng Bộ quyết định cử Đại Biểu vào Huế vấn an Cụ Phan Bội Châu, tặng Cụ chức ‘’Danh Dự Chủ Tịch Đảng’’ và yêu cầu Cụ Giúp cho Đảng hai việc:
1.- Yêu cầu Cụ đem uy tín và đạo đức của Cụ ra thuyết phục để thống nhất các đảng phái.
2.- Yêu cầu Cụ giúp đỡ về phương diện ngoại giao, v́ Cụ quen biết nhiều các chính sách ngoại quốc.
Vị Đại Biểu được Tổng Bộ đề cử là lăo đồng chí Đặng Đ́nh Điển lên đường vào Huế ngày mồng 2 tháng 10. Hai nhà lăo thành cách mạng gặp nhau rất tương đắc, hoan hỉ vô cùng. Cụ Phan đă vui ḷng nhận là một đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Cụ nói:
‘’Tôi tuy già yếu thật, nhưng nếu có thể giúp ích được ǵ cho Tổ Quốc, th́ tôi nguyện đem hết sức ḿnh phục ṭng mệnh lệnh của Đảng.’’
Đến khi chia tay từ biệt, Cụ Phan Sào Nam trao cho lăo đồng chí Đặng Đ́nh Điển (15) một tấm danh thiếp, phía sau đề 4 chữ ‘’Khả dĩ đoạn kim’’ đề pḥng khi Tổng Bộ có cử phái viên vào, th́ cầm tấm danh thiếp ấy làm tin. Sự tham gia của nhà ái quốc Phan Bội Châu đă làm tăng uy tín cho Việt Nam Quốc Dân Đảng rất nhiều, các đảng viên đảng ấy vô cùng phấn khởi.
8nguyenkhacnhuCụ Nguyễn Khắc Nhu
Nguyễn Thái Học xin từ chức Chủ Tịch, Nguyễn Khắc Nhu tức Xứ Nhu, biệt hiệu Song Khê được đắc cử Chủ Tịch Ban Lập Pháp, Nguyễn Thái Học đắc cử Phó Chủ Tịch. Chủ Tịch Ban Hành Pháp là Nguyễn Thế Nghiệp, Phó Chủ Tịch là Cử Nhân Lê Xuân Hy.
Ngoài sự giải quyết các vấn đề hệ trọng, Tổng Bộ mới quyết định cử một phái đoàn ngoại giao sang Trung Hoa, Nhật Bản. Nguyễn Thái Học và Nhượng Tống được trao phó nhiệm vụ vào Huế yêu cầu Cụ Phan Sào Nam (16) viết cho mấy bức thư giới thiệu.
Cũng trong phiên họp Tổng Bộ ấy, về phần báo cáo công tác, Nguyễn Ngọc Sơn báo cáo đă liên lạc với nhóm Trần Nguyên Phú, Nguyễn Đ́nh Kiên, c̣n Nguyễn An Ninh đă đi đường lối rơ rệt là đệ tứ quốc tế. Đồng thời cũng thành lập được Chi Bộ đặc biệt ở Sài G̣n (17) và 6 Chi Bộ ở miền Đông và miền Tây Nam Kỳ, trong số có nhiều vơ trang đồng chí (18).
Chú Thích:
1.- Phạm Tuấn Tài biệt hiệu Mộng Tiên, giáo viên trường kiểu mẫu Yên Thành, Hà Nội. Phạm Tuấn Lâm biệt hiệu Dật Công là bào huynh của Phạm Tuấn Tài, Hoàng Phạm Trân biệt hiệu Nhượng Tống. Hai ông này là bỉnh bút của Thực Nghiệp Dân Báo do Mai Du Lân làm Chủ Nhiệm, Mai Đăng Đệ làm Chủ Bút tại Phố Hàng Giai, Hà Nội. Mỗi tờ báo được bán với giá là 2 xu.
2.- Varenne là đảng viên Đảng Xă Hội Pháp.
3.- Sau này có một cán bộ tối cao của Đảng không biết rơ, lại viết rằng: ‘’Theo bản điều lệ đầu tiên, th́ mục đích và tôn chỉ của đảng là ‘’làm cách mạng Quốc Gia và cách mạng Thế Giới’’. Thực là một sự nhầm lẫn vô cùng nghiêm trọng và đáng tiếc!
4.- Trong suốt thời gian từ 1927 đến 1930, vẫn chưa có sự tổ chức Kỳ Bộ.
5.- Nguyên văn phát thệ:
- Tuyệt đối trung thành với Đảng.
- Tuyệt đối phục ṭng mệnh lệnh của Đảng.
- Tuyệt đối giữ bí mật công việc của Đảng.
- Tuyệt đối hy sinh cho Đảng.
- Nếu trái lời thề, tôi xin chịu tội tử h́nh.
6.- Phạm Tuấn Tài cho biết: Ngay từ khi anh bước chân ra đi, Công Sứ Tuyên Quang đă lập tức đánh điện về Sở Mật Thám Hà Nội. Nên khi anh về tới bên xe đ̣ Hà Nội, liền bị thám tử đón và chúng đă theo dơi hơn một ngày. Nay anh tới được đây là đă đánh lạc được hướng của chúng rồi.
7.- Sở dĩ có sự báo động, hội nghị phải tạm ngưng, dời đi nơi khác, là v́ có hai tên thám tử theo dơi Phạm Tuấn Tài. Chúng theo cách xa, nên họ Phạm nhầm tưởng là đă đánh lạc hướng được chúng. Dè đâu chúng vẫn đứng ŕnh ở xa. Người nhà Nguyễn Thái Trạc để ư nên vội cấp báo. Tương kế tựu kế, họ Phạm lang thang đi dạo phố một ḿnh cho tới sáng để cuộc họp Nam Đồng Thư Xă được tiếp tục yên.
8.- Riêng Ủy Ban Binh Vụ th́ chưa có người đảm nhiệm. Phải đợi đến kỳ Tổng Bộ thứ 2, do Trần Văn Môn Đội Tàu Bay phụ trách.
9.- Một phần tài liệu quan trọng trên, do sự bổ khuyết của Cụ Lê Thành Vị.
10.- Năm 1921, các nhà lăo thành cách mạng. Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Hoàng Văn Khải, Nguyễn Đ́nh Kiên, Phúc Đ́nh v.v…tổ chức ra ‘’Đảng Phục Việt’’, Đảng phát triển mạnh trong 3 Tỉnh phía Bắc Trung Việt: Thanh, Nghệ, Tĩnh.
11.- Sau vụ Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái liệng trái tạc đạn vào khách sạn Victoria, ở Sa Điện vào buổi tối 19 tháng 6 năm 1921, thừa cơ hội đồng bào trong nước thức tỉnh, Cụ Phan Bội Châu thành lập: ‘’Tâm Tâm Xă’’ ở Quảng Đông. Trước tác và dịch thuật sách báo cổ vơ cách mạng, phái người chuyển về nước cổ động tuyên truyền.
Giữa khi ấy Tôn Trung Sơn áp dụng chính sách ‘’Liên Nga dung Cộng’’. Lenine cử Borodine làm cố vấn chính trị, Le Galen tức Thống Chế Blucher sau này làm cố vấn quân sự, Nguyễn ái Quốc tức Hồ chí Minh sau này đă được huấn luyện tại Nga Sô làm bí thư cho phái đoàn.
Tháng Chạp năm 1924, phái đoàn Nga sang tới Tỉnh Quảng Đông, Nguyễn ái Quốc đổi tên là Lư Thụy t́m tới ‘’Tâm Tâm Xă’’ được gặp Cụ Phan Bội Châu và các anh em cách mạng Việt Nam. Lư Thụy đề nghị đổi ‘’Tâm Tâm Xă’’ ra tổ chức ‘’Liên Đoàn Các Dân Tộc Bị Trị’’, gọi là ‘’Á Tiểu Á Bị Áp Bức Nhược Tiểu Dân Tộc Việt Nam Chi Bộ’’.
Năm 1925, Cụ Phan Bội Châu bị Pháp bắt cóc đưa về nước, thừa cơ hội ấy, Lư Thụy liền đổi ra ‘’Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội’’ do Lư Thụy làm tổng bí thư, trụ sở Tổng Bộ đặt tại Quảng Châu.
Đến ngày mồng 1 tháng 5 năm 1929, toàn quốc Đại Biểu Đại Hội Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội khai hội ở Hương Cảng. Trong số đại biểu có Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự và Nguyễn Tuân tức Kim Tôn đưa ra đề nghị hủy bỏ tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội’’ để lập ra ‘’cộng sản Đông Dương’’. Đề nghị bị bác bỏ. Cung, Tự và Tuân liền bỏ hội nghị trở về nước phát tuyên ngôn, rồi thành lập ‘’Đông Dương cộng sản đảng’’.
12.- Hy Tổng là bí danh của Đông Tùng tức Bồng, một cán bộ của Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội hiện nay có mặt ở Sài G̣n. Trùng biệt hiệu với Hy Tống Phạm Nguyên Cảnh cán bộ của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ngọc Ẩn chính tên là Hoàng Ngọc Ẩn, sang Thái Lan, đổi tên Thái là Nai Thông, sau khi về nước (1915) lấy tên là Hoàng văn Hoan, đại sứ việt cộng tại Bắc Kinh.
13.- Trong chế độ Pháp thuộc, binh lính là người Việt chỉ được đóng lon Trung Sĩ trở xuống. Có một thiểu số sĩ quan cao cấp người Việt, đó là những người biệt lệ, thuộc hạng tay sai trung thành của Pháp.
14.- Nguyễn Văn Ngọc tự Quang Minh, sinh quán ở Tỉnh Thanh Hóa. Là sáng lập viên ‘’Việt Nam Độc Lập Đảng’’ (Parti de l’indépendance Annamité). Nguyễn Văn Ngọc đứng tên đại diện cho Đảng ở tờ tuyên cáo trước Hội Quốc Liên đ̣i quyền độc lập tự quyết năm 1926 (Manifeste addresses à la S.D.N. à Genéve pour réclamer les droits des peoples à disposer d’eux mème)
15.- Cụ Đặng Đ́nh Điểu sinh ngày 10 tháng 9 năm Kỷ Tỵ (1868) tại làng Ô Mễ, Huyện Vũ Tiên, Tỉnh Thái B́nh. Xuất thân là Chánh Tổng, rồi được thăng chức Huyện Hào, nên người trong hạt thường gọi là Cụ Hào Điển. Vụ án Bazin xảy ra, Cụ bị Hội Đồng Đề H́nh bắt giam, rồi kết án 5 năm tù treo và 5 năm biệt xứ.
Tháng 2 năm 1952, Phạm Văn Bính làm Thủ Hiến Bắc Việt, khẩn khoản mời Cụ lên Phủ Thủ Hiến hội kiến. Sau khi trở lại quê nhà đêm 23 tháng 12 năm ấy, cán bộ cộng sản đem du kích vào nhà bắt Cụ đem giam tại làng Thần Huống thuộc Phủ Thái Ninh Tỉnh Thái B́nh.
Sau một thời gian bị giam cầm, Cụ Đặng Đ́nh Điểu đă tuyệt thực quyên sinh vào ngày mồng 8 tháng Giêng năm Quư Tỵ (21.2.1953, hưởng thọ 85 tuổi)
Được tin Cụ mất, anh em cách mạng quốc gia, nhân sĩ xiết bao cảm động, thương tiếc vô cùng! Văn Hóa Hiệp Hội Bắc Việt cử Đại Biểu về phân ưu và có câu đối viếng:
‘’Cụ đi đâu, phút chốc bặt tăm hơi, tất dạ thương ṇi, đất Bắc mịt mù cơn gió lốc!’’
‘’Người đă mất, ngàn năm c̣n khí tiết, tấm ḷng yêu nước, trời Nam vằng vặc bóng trăng soi.’’
Nhân sĩ thân ḥa Tỉnh Thái B́nh cũng có câu đối viếng:
‘’Non sông gạt lệ tiếc anh hùng, gần trăm tuổi không lùi khí tiết!
Trời đất đương c̣n tung gió bụi, bỗng một chiều nào thấy tăm hơi!’’
16.- Cụ Phan Bội Châu tạ thế tại Cố Đô Huế vào ngày 19 tháng 9 năm Canh Th́n (19.10.1940).
17.- Cho bộ đặc biệt Sài G̣n gồm có: Trần huy Liệu (Chi Bộ Trưởng), Đỗ Xuân Viên, Nguyễn Ḥa Hiệp, Nguyễn Phương Thảo, Vơ Công Tồn tức Hội Đồng Tồn, Nguyễn Hiền Lương, Cao Hữu Tạo, Phạm Hoài Xuân và Hà Thuận Hồng.
18.- Theo tài liệu cũ của Louis Marty, Giám Đốc Sở Mật Thám Đông Dương, th́ vào cuối năm 1928, Việt Nam Quốc Dân Đảng đă thành lập được 120 Chi Bộ và kết nạp được 1.500 đảng viên, trong số có 120 thuộc thành phần quân sự.
CHƯƠNG III:
THỰC DÂN MUA BÁN NÔ LỆ
PHONG TRÀO MẸ M̀N
Nguyên từ năm 1920, thực dân Pháp bắt đầu trồng cây cao su ở miền đất đỏ Nam Kỳ và Cao Miên, tổng số diện tích lên tới 110.000 mẫu tây. Sau trận Thế Chiến Thứ Nhất kết liễu, thực dân Pháp lại càng đổ xô đến thuộc địa kinh doanh, nhất là thuộc địa Đông Dương.
Diện tích khai thác mỗi ngày mỗi tăng, công nhân miền Nam và Miên, Lào rất khó mộ v́ tŕnh độ sinh hoạt của họ tương đối dễ dàng hơn.
Để cung ứng số nhân công không những cho các hăng trồng cao su miền đất đỏ Nam Kỳ và Miên, Lào mà c̣n cho cả Đảo Nouvelles Calédonie, Nouvelles Hébrides nữa. Thực dân tổ chức mộ nhân công đại quy mô ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, miền ruộng đất ít mà người đông, lại luôn bị thiên tai phá hoại. Tên trùm bán nô lệ có thế lực vào bực nhất là Bazin ở số 35 Phố Félix Faure, thứ đến tên Weil ở Phố Blockhaus Nord, Hà Nội.
Để cho có được nhiều nô lệ, Bazin và Weil chiêu mộ một số côn đồ lưu manh người Việt tay sai, gọi là cai mộ phu. Nhân danh chủ mộ, bọn cai này đặt pḥng mộ ở khắp nơi. Chiếu theo số đầu người mộ được, chúng sẽ được hưởng một số hoa hồng rất hậu nên ngoài những mánh khóe tuyên truyền lừa bịp, dụ dỗ phỉnh phờ, bọn cai này c̣n dùng đến thủ đoạn bắt cóc, bỏ thuốc mê, dân chúng mệnh danh là ‘’Mẹ Ḿn’’, khiến mọi người có trách nhiệm trong gia đ́nh phải đề pḥng theo dơi những chồng con của họ vào trạc 17, 18 tuổi trở lên. Cứ tối đến là phải đóng cửa sớm, đề pḥng mẹ ḿn đi bỏ thuốc mê. Thực không khác ǵ nạn ôn dịch đương hoành hành dữ dội ở thôn quê đất Bắc, chực cướp những người thân yêu của họ mang sang bên kia thế giới.
Muốn t́m lại được những người thân yêu đột nhiên mất tích người ta phải t́m đến những nơi có pḥng mộ phu để thương lượng chuộc tiền. Nếu chậm trễ ít ngày, thân nhân của họ sẽ bị đưa xuống tàu thủy để chở ra Hải Pḥng giao cho chủ mua bán nô lệ là Bazin hoặc Weil, kíp làm thủ tục giấy tờ, rồi lùa xuống tàu bể chuyên chở vào Sài G̣n.
Phong trào mẹ ḿn, thuốc mê, đă gây nên biết bao cảnh huống gia đ́nh tan nát: Chồng bỏ vợ, con bỏ cha, anh em ĺa xa nhau! Tất cả những hành động vô nhân đạo ấy được chính quyền Bảo Hộ che chở, người nông dân không c̣n biết kêu cứu vào đâu.
Đồn điền cao su thời ấy ở thời kỳ mới khai thác, rừng rú đầy lam chướng, nên người nông phu nào cũng đều mắc phải bệnh ‘’chói nước’’, da tái bụng phềnh. Ốm đau thời thiếu thuốc men, không người săn sóc, mặc dầu hăng cũng có bệnh viện riêng. Tệ hại hơn nữa, là các Cai (surveillants) chửi bới thậm tệ và đánh đập tàn nhẫn, nên một số phu mộ bị bỏ mạng rất nhiều.
Ra đi bỏ mạng Nam Kỳ
Thây anh bón cỏ, xanh ŕ ngoài uông
Hai câu này đă trở thành câu ca dao trong những tờ truyền đơn được rải rác khắp nơi của các đoàn thể cách mạng, sinh viên thời ấy, khuyến cáo đồng bào không nên đi làm phu mộ vào các đồn điền cao su.
TÊN THỰC DÂN BAZIN BỊ ÁM SÁT
Buổi chiều ngày mồng 9 tháng 2 năm 1929 tức là ngày 30 tháng chạp năm Mậu Th́n, chiều 30 Tết Âm Lịch, tên trùm mua bán nô lệ là Bazin bị giết chết tại trước căn nhà số 110 Phố Huế (Chợ Hôm), Hà Nội.
Qua 3 ngày Tết, các báo chí Thủ Đô đều loan tin, dân chúng Việt Nam mới biết, c̣n giới thực dân Pháp th́ họ hay tin liền, đều tỏ ra vô cùng hoang mang xao xuyến.
Sang ngày mồng 4 Tết (13.2.1929), Sở Mật Thám Bắc Việt phái thám tử đến bổ vây khám xét nhiều nhà trong thành phố, trong số có một học sinh Trung Học Albert Saraut tên là Léon Sanh (1) ở số 25 Phố Hàng Đào, Hà Nội. Nguyên cách đấy hai tháng, Léon Sanh đă bị bắt quả tang rải truyền đơn tố cáo vụ mộ phu đi Tân Thế Giới của Bazin, bị ṭa án tiểu h́nh Hà Nội kết án 6 tháng tù treo, theo đạo luật vận động có tính cách làm rối cuộc an ninh và gây ra những rối loạn.
Do sự nghi ngờ này mà Sở Mật Thám cho khám xét nhà Léon Sanh. Trong khi khám xét lại t́m thấy một mẫu giấy có ghi số 110 và c̣n lượm được bức thư của cậu viết gửi vào Sài G̣n chưa kịp bỏ vào thùng thư nhà Bưu Điện, bức thư ấy lối chữ lại giống hệt chữ viết trong bức thư mà người thanh niên bí mật đă trao cho Bazin trước khi hạ thủ.
Do sự kiện trên mà Sở Mật Thám đă quyết định ra lệnh bắt giam Léon Sanh. Ban đầu họ tưởng là Pháp kiều, sau khám phá ra là công dân Việt Nam hoàn toàn, nên bị tra tấn rất tàn nhẫn. Léon Sanh bắt buộc phải nhận liều ḿnh là thủ phạm, rồi được đưa đến trước cửa nhà số 110 Phố Huế, diễn lại tấn kịch sát nhân. Nhưng căn cứ theo lời khai của chủ nhân số nhà 110 và người tài xế lái xe cho Bazin th́ c̣n thiếu một ṭng phạm, người đưa bức thư, không c̣n biết khai cho ai ? Léon Sanh phải khai một tên tưởng tượng là Trần B́nh Nam. Sở Mật Thám không t́m ra ai có tên này, nên bắt đại Nguyễn Tấn Long là chú của Sanh, v́ ông Long trước có thầu việc phá rừng cho công ty đất đỏ ở Nam Việt, mật thám t́nh nghi cho ông Long có ư cạnh tranh công việc làm ăn với Bazin chăng ?
Ra trước pḥng dự thẩm ṭa án Hà Nội, luật sư xúi Léon Sanh cải cung. Nhà chức trách đứng trước một t́nh thế lúng túng, không thêm được bằng cớ ǵ chân xác để buộc tội bị can. Hơn nữa, cuộc giảo nghiệm tự dạng trong hai bức thư nói trên mà Sở Mật Thám đặt hết hy vọng vào đó, th́ nhà chuyên viên ở ṭa án lại kết luận trái với chuyên viên Sở Mật Thám! Bức thư đưa cho Bazin không phải do tay Léon Sanh viết, mặc dầu lối chữ giống với chữ bị can.
Đến đây thừa biết rơ thủ phạm không phải là Léon Sanh, nhưng để chấn áp dư luận đương sôi nổi, Sở Mật Thám cho các báo loan tin là đă bắt được thủ phạm vụ ám sát Bazin là Léon Sanh. Sanh bị tống giam vào ngục Hỏa Ḷ.
Sự thực trong vụ ám sát tên thực dân Bazin, nguyên nhân chính xác và bí mật như sau: Đứng trước cảnh thống khổ của đồng bào, một số đoàn viên Việt Nam Quốc Dân Đảng ở trong các xí nghiệp: Gô Đa, Poinsard et Veyret, Descourd et Cabaud et Cabaud, Denis Frères, Brasserie Hommel, cử Đại Biểu là đồng chí Nguyễn Văn Viên, là ủy viên trong Thành Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng, được Thành Bộ trao phó trách nhiệm lănh đạo các Chi Đoàn Công Nhân, đến yêu cầu Tổng Bộ cho thi hành giết tên trùm mua bán nô lệ là Bazin, để trừ mối đại họa cho dân tộc.
Bước vào Khách Sạn Việt Nam, Nguyễn Văn Viên gặp Nguyễn Thái Học, Hoàng Văn Đào và Nguyễn Hữu Đạt, đồng chí Viên đưa ra đề nghị của các Đại Biểu Chi Đoàn Công Nhân yêu cầu Tổng Bộ xét, xin ra lệnh cho Ban Ám Sát giết Bazin, Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học trả lời:
‘’Nếu nay vội giết Bazin, tất nhiên chính quyền thực dân sẽ khủng bố dữ dội, mà đa số đồng chí trong cấp lănh đạo của Đảng chúng ta phần đông có tên trong ‘’Sổ Đen’’ của Sở Mật Thám. Thực dân sẽ bắt hết, đảng sẽ tan, lợi ít mà hại nhiều. Vậy khuyên các đồng chí nên b́nh tâm để ráng sức làm việc lớn đang chờ đợi ở Đảng chúng ta. Bazin chẳng qua chỉ là một cành cây, cây mà đổ tức khắc cành phải héo’’.
Hoàng Văn Đào, Nguyễn Hữu Đạt cũng đồng ư với Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Viên ra về báo cáo lại với Đại Biểu Chi Đoàn, nhưng họ đều năn nỉ với Nguyễn Văn Viên yêu cầu Tổng Bộ cứu xét lại một lần nữa.
Giữa lúc ấy Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội cũng hoạt động rất ráo riết với công nhân để tranh thủ đoàn viên, họ cũng rải truyền đơn chống việc mua bán nô lệ của Bazin.
Muốn tranh thủ đoàn viên trong giới công nhân, để gây lực lượng cho đảng ḿnh, phải có hành động và thành tích đấu tranh cụ thể, làm cho anh em giới công nhân tin tưởng, mà họ đang đ̣i hỏi ở đảng ḿnh, nhưng Đảng Trưởng đă không đồng ư, th́ không khi nào ông lại chịu đưa vấn đề ra bàn trước Tổng Bộ. Anh Nguyễn Văn Viên tự động bắt đầu theo dơi Bazin. Sau ít ngày được biết rơ là hàng ngày vào mỗi buổi chiều khi tan sở, th́ Bazin thế nào cũng đến căn nhà số 110 Phố Huế, nhà nhân t́nh của y là Germaine Carcelle, một ả đầm lai làm nghề bán hàng cho hăng Gô Đa ở Phố Tràng Tiền.
Sau khi điều tra được biết rơ ràng mọi chi tiết, Nguyễn Văn Viên bí mật lấy trộm một khẩu súng lục và một số đạn của hăng Poinsard te Veyret, hăng mà anh đương làm công tác bán hàng cho khách, đem về huấn luyện cho một đồng chí là Nguyễn Văn Lân để biết sử dụng một cách thuần thục.
Đợi đến chiều ngày mồng 9 tháng 2 năm 1929, nhằm chiều ngày 30 Tết Âm Lịch, mọi gia đ́nh trong thành phố đều đóng cửa nghỉ, sửa soạn bữa cơm chiều cúng vái Tổ Tiên, cảnh binh cũng như mật thám đều sao lăng việc canh pḥng, Nguyễn Văn Viên cùng Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đức Lung tức Kư Cao đến cạnh miễu con, nơi xế cửa nhà Germaine Carclle đứng đợi Bazin.
Theo thường lệ, Bazin ngồi trong chiếc xe hơi lộng lẫy hiệu Hotchkiss sơn màu Bleu royal đến nhà Germaine.
9sodogietBazinSơ đồ giết tên mộ phu René Bazin
Vào khoảng 20 giờ, Bazin đầu đội mũ phớt, ḿnh khoác áo Pa-đờ-suy từ trong nhà Germaine, bứơc qua đường tiến tới chỗ xe hơi đậu, tài xế của y vội mở cửa xe, Bazin một chân bước lên bệ xe, một chân c̣n đứng dưới đường, mặt ngoảnh lại để ngón tay lên môi ra hiệu chào lại t́nh nhân c̣n đứng trước cửa. Giữa khi tiệm bán thuốc lào xế cửa nhà Germaine đem tràng pháo dài ra đốt ngay trước cửa, Nguyễn Văn Viên liền ra lệnh cho Nguyễn Đức Lung tiến đến trao cho Bazin một phong thư (bản án tử h́nh), ngoài b́ có tên hăng Tầu Thủy Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Văn Lân liền tiến đến bắn một phát súng lục vào má, trúng hàm răng Bazin. Bazin ngă gục, Lâm bồi thêm hai phát nữa, kết liễu đời tên thực dân chuyên mua bán nô lệ.
Mọi nhà trong phố đều đă đóng kín cửa nghỉ ăn Tết, tiếng súng ḥa lẫn tiếng pháo, nên không một ai hay biết, ngoại trừ Germaine và tên tài xế, Germaine quá sợ, vội chạy thụt lùi vào trong nhà đóng sập cửa nh́n ra đường qua khe kẹt hở, c̣n tài xế th́ quá hoảng sợ, vội nằm gục xuống chỗ ngồi lái xe.
Sau khi thi hành xong nhiệm vụ, Nguyễn Văn Viên cùng Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đức Lung rẽ vào con đường cạnh Chợ Hôm, hồi ấy con đường này c̣n nhiều hồ ao, đèn điện chưa có, rất ít người qua lại, măi sau này mới mở mang, đặt tên Phố là Harmand. Khi rút lui đến khu nhà rượu, th́ ba người chia tay, Nguyễn Văn Viên trở lại nhà Nguyễn Thái Trác ở số 46 Phố Chợ Đuổi (Goussard) trao cho Thái Trác bộ quần áo trút ra, rồi ra đi. Bộ quần áo màu xám ấy gói lại đem sang nhà Lê Thành Vị, và báo cho Vị biết Nguyễn Văn Viên đă thi hành xong việc giết Bazin. Lê Thành Vị tức khắc buộc thêm một viên gạch rồi đem liệng xuống hồ Chính Trung ở cuối Phố Chợ Đuổi. Phong trào mua bán nô lệ từ đấy dần dần bước vào con đường cáo chung (2).
Chú Thích:
1.- Léon Sanh là người Việt đă dùng một tờ khai sinh của một thanh niên Việt có Pháp tịch đă chết mà không khai tử. Chính tên của cậu học sinh bị khám xét nhà và bị bắt giam ấy là Hoàng Văn Tiếp.
2.- Năm 1967, khi ông Vũ Hồng Khanh ra tranh cử chức Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa đă viết và đăng báo với hàng tít lớn: ‘’Vài nét tiểu sử và thành tích cách mạng của ứng cử viên Tổng Thống Vũ Hồng Khanh’’
Họ Vũ viết tiếp
Ai ra lệnh giết Bazin ?
Vào những năm 1928, 1929, bọn tài phiệt cấu kết với chính quyền thực sân Pháp, cưỡng bách dân quê miền Bắc đi làm cu ly tại đồn điền cao su của chúng với h́nh thức mộ phu, mà tên Bazin là chúa trùm khát máu. Những người đi phu cho chúng bị đối xử tàn nhẫn dă man, ít được sống sót trở về. Đồng bào ta rất phẫn uất phản đối trên báo chí, hoặc bằng kháng thư, cũng chả đem lại kết quả nào! Nên Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng đă họp hội nghị, trong đó có ông Vũ Hồng khanh tham dự, lên án tử h́nh Bazin, để cảnh cáo bọn tài phiệt và thực dân Pháp. Kết cuộc tên Bazin bị bắn chết tại Phố Huế, Hà Nội năm 1929.
Như tác giả đă tŕnh bày ở phần trên, vụ giết tên thực dân Bazin không đưa ra trước Hội Đồng Tổng Bộ, v́ xét không có lợi, mà chỉ do một cán bộ Đảng là Nguyễn Văn Viên tự động thi hành. Chứng cớ cụ thể là trong bản cáo trạng mà chính ông Chánh Hội Đồng Đề H́nh Brides đọc trước ṭa sáng ngày 2.7.1929, đă không hề đả động đến vụ ám sát Bazin.
Hơn nữa, Tổng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng kể từ ngày Bazin bị giết trở về trước, không hề có ủy viên nào mang tên Vũ Văn Giản tức Vũ Hồng Khanh sau này cả.
Để tránh sự hiếp dâm lịch sử, và hiểu lầm của quư độc giả nhất là những thanh niên đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng nên bắt buộc tác giả phải có mấy lời chú thích này, xin cáo lỗi cùng quư độc giả bốn phương.
CHƯƠNG IV
VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
BỊ THỰC DÂN ĐÀN ÁP THIẾT LẬP HỘI ĐỒNG ĐỀ H̀NH
Thủ phạm ám sát Bazin không phải là Léon Sanh, tất là hành động của Việt Nam Quốc Dân Đảng, mà Sở Mật Thám Bắc Việt đă mong manh biết từ hồi Nam Đồng Thư Xă được thành lập ít lâu, nhưng nếu đàn áp ngay th́ bằng cớ, nên chúng chỉ cho theo dơi từng cá nhân. Đến ngày nay Việt Nam Quốc Dân Đảng đă có một lực lượng khá lớn lao, nên chúng không c̣n thể để lâu được nữa!
Nguyên nhân bị tiết lộ, bởi một thanh niên trí thức là Nguyễn Quốc Túy, y khoác bộ áo cách mạng tham gia vào những vụ có tính cách ái quốc, ái quần, để mưu đồ khoái lạc cá nhân. Sở Mật Thám Bắc Việt thừa biết rơ là gă lợi dụng cách mạng để gây phá rối trị an, nên đề nghị với Thống Sứ Bắc Việt trục xuất về nguyên quán ở Trung Việt vào hồi cuối năm 1927. Nhận được lệnh trục xuất, Nguyễn Quốc Túy đă đến năn nỉ với Rimert, Cẩm Mật Thám:
- Xin ông cho tôi ở lại Bắc Việt, tôi sẽ xin báo cho ông biết một tin quan trọng.
Rimert cười khẩy, đáp lại bằng giọng mỉa mai:
- Quan trọng à! Thôi về qua Vinh, anh sẽ khai với ông Chánh Mật Thám ở đấy. Khi lính giải về tới Sở Mật Thám Vinh (Nghệ An), Nguyễn Quốc Túy không ngần ngại khai tin quan trọng ấy với Chánh Mật Thám Tỉnh Nghệ An rằng:
- …Hôm trước đây người bạn đồng học của tôi là Nguyễn Thái Học có đến rủ tôi vào hội kín, mà mục đích là dùng vơ lực đánh đổ thực dân. Trong hội kín ấy có cả Nhượng Tống và Phạm Tuấn Tài (1)
Vào hồi 5 giờ sáng, ngày 17 tháng 2 năm 1929, tức ngày mồng 8 tháng Giêng năm Kỷ Tỵ, Sở Mật Thám Bắc Việt giăng lưới khám xét nhà và bắt một số Trung Ủy Việt Nam Quốc Dân Đảng trong số đó có Bùi Tiên Mai. Nhưng không bắt được hai yếu nhân của Đảng là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu. Nguyễn Thái Học khi ấy đang ở Khách Sạn Việt Nam, được đồng chí phi báo, ông liền thoát ra cửa sau khách sạn năm phút đồng hồ trước khi mật thám kéo đến bổ vây khám xét cơ quan ấy (2).
10pierrepasquierTên Toàn Quyền Đông Dương
(1927) Pierre Pasquier
Sở Mật Thám đưa chúng tôi ra Biện Lư Cuộc. Nhưng thấy là việc quan trọng. Biện Lư Cuộc báo cáo lên Phủ Toàn Quyền, Toàn Quyền Pasquier kư nghị định thiết lập Hội Đồng Đề H́nh (Commission Criminelle) để xét xử Việt Nam Quốc Dân Đảng. Thành Phần Hội Đồng Đề H́nh gồm có:
Chánh Hội Đồng: Brides, Thanh Tra Hành Chính, Chính Trị Bắc Việt (3)
Ủy Viên: Nicolas, Biện Lư
Ủy Viên: Delsalle, Đốc Lư Hà Nội
Ủy Viên: Gruet, Đại Úy.
Thông Ngôn: Hoàng Hữu Phương
Lục Sự: Arnoux Patrich
Hội Đồng Đề H́nh làm việc ngay trên tầng lầu ngục thất Hỏa Ḷ, Hà Nội, nơi pḥng giam Cụ Phan Sào Nam hồi năm trước đây. Bắt tay vào việc, Brides ra lệnh cho các bị can hưởng chế độ chính trị phạm (régime politique). Số đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng dần dần bị bắt giam lên tới con số 227 người (4). bởi Bùi Tiên Mai, một Trung Ủy đă tham dự Tổng Bộ đến hai kỳ, bị mật thám đem danh lợi cám dỗ, Tiên Mai đă cung khai hết công việc của Đảng và tố cáo hết tên tuổi những Ủy Viên Tổng Bộ. Ngoài Bùi Tiên Mai c̣n có năm, ba người bị mật thám tra tấn, khủng bố tinh thần, bị mắc mưu, tưởng chúng đă biết rơ tất cả, nên hỏi đâu nói đó. Riêng số đảng viên thuộc Tỉnh Đảng Bộ Tỉnh Hưng Yên, Hội Đồng Đề H́nh đặc ủy cho Tuần Phủ Tỉnh ấy là Vi Văn Định được cứu xét. Họ Vi dùng cho bẹc-dê Đức cùng số lính dơng người Thổ tra tấn một cách vô cùng khủng khiếp, nên số đảng viên Tỉnh Hưng Yên đă bị bắt nhiều nhất, c̣n các Tỉnh khác, các Trung Ủy đă cố sức chịu đ̣n không chịu cung khai, Hội Đồng Đề H́nh không t́m ra manh mối, nên giữ được an toàn.
MƯU PHÁ NGỤC THẤT HỎA L̉
Thế là bọn thực dân Pháp đă bắt giữ hầu hết các yếu nhân, từ những sáng lập đảng viên đến những Ủy Viên trong Tổng Bộ cũ và mới. Chỉ duy c̣n hai nhà lănh tụ tối cao của Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu.
Với bằng đủ mọi cách mọi giá, chúng vẫn không sao bắt được, mặc dầu lại có tin Nguyễn Thái Học vẫn thường lui tới các vùng lân cận ngoại thành Hà Nội, để liên lạc và thông báo tin tức với các đồng chí của ông hiện đương bị giam giữ tại ngục thất Hỏa Ḷ.
Do đó Armoux, Tổng Giám Đốc Công An, một tên trùm mật thám già đời đất Bắc và nhất là Brides, Chủ Tịch Hội Đồng Đề H́nh, một viên cai trị khét tiến trong hàng ‘’Tứ Hung’’, đều như điên như dại, đứng ngồi không yên! Chúng vừa tỏ vẻ cáu kỉnh, vừa có ư lo lắng sợ hăi.
Bỗng nhiên một hôm, vào cuối tháng 4 năm 1929, không biết từ đâu đưa lại ? Y nhận được tin chắc chắn là Nguyễn Thái Học đương chuẩn bị một cuộc nổi dậy đánh phá ngục thất Hỏa Ḷ vào ngày kỷ niệm Jeanne d’Arc, 14 tháng 7 sắp tới, để giải cứu cho các đồng chí của Nguyễn Thái Học đương bị giam cầm trong ấy, giống như cuộc nổi dậy của dân chúng Paris đánh chiếm ngục thất La Bastille hồi năm 1789.
Tin này tuy trước có thực, và bản kế hoạch đầu tiên đă được thảo ra, nhưng sau v́ nhiều lư do đặc biệt nên lại quyết định băi bỏ. Thế mà bọn phản động giờ đây mới đánh hơi thấy, lại mang đến tâu hót với Brides, làm cho y hoảng hốt và lo sợ, đến nỗi vừa sáng sớm tinh sương hôm sau, khi vừng đông c̣n chưa ló rạng, Brides đă đơn phương độc mă, lầm lư tiến bước vào khu sà lim C (Cellules C) gồm 32 sà lim, là khu biệt giam kiên cố và quan trọng nhất và cũng âm u rùng rợn nhất tại ngục thất Hỏa Ḷ thời bấy giờ, đă được mệnh danh là ‘’Le tombeau vivant’’ (Mồ chôn người sống). Nơi đây giam cầm hầu hết là nhân viên Tổng Bộ cũ và mới Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Tới hàng lang sà lim C, Brides ra lệnh cho tên giám thị Pháp theo sau, lần lượt mở cửa từng sà lim một, để y vào tận chỗ, nói với từng người chúng tôi một câu, nguyên văn: ‘’Attention à vous tout! Et dites à HOC qu’il reste tranquille! S’il y a un moindre soulévement à Hanoi, vous aurez tous la tête coupée!)’’ (Các anh liệu hồn đấy! Và bảo với Học, nó phải yên đi! Nếu xảy ra một cuộc nổi dậy nhỏ nào ở Hà Nội, tất cả các anh sẽ bị rơi đầu ráo!)
Câu nói của Brides đă cho rằng mặc dầu bị giam cầm nghiêm mật, nhưng một số anh em vẫn có liên lạc chặt chẽ với nhà lănh tụ trẻ tuổi, và nhất là vẫn được tham khảo ư kiến đầy đủ về các vấn đề trọng đại của Đảng. Do đó, Brides thường nói với anh em chúng tôi rằng: ‘’De la Prison, le Tong bo dirige toujours le Parti’’ (Từ trong nhà giam, Tổng Bộ vẫn giữ quyền lănh đạo Đảng).
Dĩ nhiên cuộc nổi dậy nấy rồi sau không xảy ra, v́ đă có lịnh băi bỏ từ trước như trên đă nói, nhưng Brides th́ có biết đâu, và y lại đinh ninh cho rằng, đây là kết quả của sự mặc nhiên thông cảm giữa chúng tôi với những lời du thuyết đầy khôn ngoan và khéo léo của y tại sà lim trước đây, rồi vô h́nh trung, từ đó chúng tôi cứ được quan trọng hóa tưởng tượng măi lên.
HỘI NGHỊ LẠC ĐẠO
Cần phải có một số cán bộ đắc lực để bổ xung vào công tác cấp bách. Đầu tháng 4.1929, Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu bí mật triệu tập Đại Biểu các Tỉnh Bộ toàn quốc tại Lạc Đạo, một làng gần Ga Lạc Đạo thuộc Tỉnh Bắc Ninh.
Trong số cán bộ được bổ xung có Sư Trạch, một đệ tử trong phái Thiếu Lâm, có phong độ giang hồ kiếm khách, xuất hiện giữa khi ṭa nhà Việt Nam Quốc Dân Đảng đương bị cơn băo lung lay. Ngoài Sư Trạch c̣n có một số đảng viên được cân nhắc lên hàng cán bộ mới là Kư Con, Nguyễn Văn Chấn, Xuân Tùng, Vũ Văn Giản, Phạm Văn Tỉnh, Nguyễn Huy Thọ v.v…
Sau phần trên, Nguyễn Thái Học bước lên diễn đàn với một giọng nói cảm động:
‘’Hiện t́nh Đảng chúng ta lúc này có một số chi bộ ở các Tỉnh: Thái B́nh, Ninh B́nh, Hưng Yên, Tuyên Quang và vài Chi Bộ nhà binh, số đồng chí bị bắt khá nhiều. C̣n các Tỉnh khác và đô thị, nhờ sự nhẫn nhục và gan dạ của các đồng chí ở trong ngục thất, nên số đồng chí của chúng ta ở ngoài c̣n rất đông, không những an toàn vô sự, mà lại c̣n phát triển thêm nhiều chi bộ. Các binh đoàn, các chi bộ nhà binh cũng mỗi ngày mỗi kết nạp thêm được nhiều đồng chí mới. T́nh h́nh của Đảng thế là vững vàng, tinh thần gan dạ của các đồng chí thể là tỏ rơ…’’
Cuối cùng Hội Nghị quyết định xúc tiến ngay việc tuyên truyền kết nạp thêm đồng chí, và kiện toàn ngay lại những chi bộ mà số đảng viên bị bắt nhiều. Số đảng viên mới kết nạp, nay nhằm vào thành phần nông dân, thợ thuyền và sinh viên nhiều hơn.
Vấn đề liên lạc cũng được đề ra, Hội Đồng quyết định lựa một số nữ đảng viên lên thay thế số nam đảng viên. Trong số liên lạc viên mới này có các cô: Đỗ Thị Tâm, cô T́nh, cô Vân, cô Bắc, cô Chính và cô Giang.
VỤ ÁM SÁT TRỊNH THỊ NHU, TRỊNH THỊ UYÊN
Arnoux cũng như Brides, chúng đoán trước với nhau rằng, Nguyễn Thái Học c̣n ở ngoài ṿng kềm tỏa ngày nào, th́ một trận cuồng phong cách mạng, máu chảy thịt rơi, nhất định sẽ xảy ra bất cứ lúc nào! Bởi vậy công tác đứng trên hàng đầu của Brides lúc bấy giờ, là làm sao bắt giữ cho bằng được, hoặc thuyết phục cho được Nguyễn Thái Học chịu về đầu thú, th́ tự nhiên an ninh trật tự toàn cơi Bắc Kỳ sẽ được bảo đảm như bàn thạch.
Một buổi sáng, Sở Mật Thám giải đến Hội Đồng Đề H́nh một người t́nh nghi hoạt động cách mạng là Trịnh Đ́nh Chiêm tức Cả Chiêm ở Phủ Lạng Thương. Cả Chiêm có hai cô em gái là Trịnh Thị Nhu và Trịnh Thị Uyển. Hai cô này là bạn gái chí thân với hai cô Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Thị Giang, mà theo báo cáo của Sở Mật Thám, th́ hai cô Bắc, Giang là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và đương hoạt động cách mạng tích cực bên cạnh Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu.
Được biết rơ ràng như vậy, trước hết Brides cho gọi Trúc Khê, Ngô Văn Triệu, một đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng hiện bị giam trong ngục thất Hỏa Ḷ lên văn pḥng, đe dọa sau vuốt ve, rồi hứa: Nếu Trúc Khê bằng ḷng viết một bức thư cho Nguyễn Thái Học, khuyên ông ra đầu thú, th́ lập tức họ Ngô được trả tự do. Ngô Văn Triệu trước c̣n từ chối, sau bằng ḷng viết. Đại ư ‘’khuyên Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu nên ra đầu thú, không những không bị tội, mà c̣n cứu văn được 200 đồng chí hiện bị giam cầm, những thường đảng viên sẽ được tha hết, c̣n những Trung Ủy sẽ được làm án chiếu lệ mà thôi, chính phủ bảo hộ lại c̣n ban thưởng cho là khác.
Suy đi tính lại hồi lâu. Cả Chiêm nhận lời, tức th́ hai cô Nhu, Uyển được Sở Mật Thám bắt giải đến. Trước hết Brides cho phép anh em được chuyện tṛ, rồi áp dụng chiến thuật đe dọa vỗ về. Kết quả hai cô gái sông Thương bằng ḷng nhận đem hai bức thư ấy.
Bước chân ra khỏi cổng Hỏa Ḷ, hai chị em bàn nhau phải t́m đến hỏi đồng chí Xứ Ủy Mai Ngọc Thiệu tức Cả Sâm, v́ Nhu, Uyển đến là đảng viên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội, đồng chí của Cả Sâm.
Ban Chấp Hành Kỳ Bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội tức thời được triệu tập một phiên nhóm bất thường vào buổi tối ngày 18.5.1929 tại đường Thể Dục (Wiélé), Hà Nội. Hội Nghị quyết định là giao hai nữ đồng chí Nhu, Uyển cho Tỉnh Đảng Bộ Hải Pḥng lo liệu cho đáp tầu Canton sang Hồng Kông, công tác cho Tổng Bộ tại Quảng Châu, để tránh mọi sự có thể xảy đến nguy hiểm cho Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội. Một cán bộ đảng là Đặng Ngọc Long bí danh Minh được đặc phái đem mệnh lệnh xuống Tỉnh Đảng Bộ Hải Pḥng.
Sáng ngày 31 tháng 5, Trịnh Thị Nhu, Trịnh Thị Uyển, đáp xe lửa xuống Hải Pḥng. Hai cô được một đồng chí là Trần Tố Lang do Tỉnh Đảng Bộ phái ra đón tiếp. Sau khi nhận được ám hiệu. Trần Tố Lang bảo hai nữ đồng chí hăy t́m một nơi để nghỉ ngơi, đợi đến đúng hồi 19 giờ rưỡi sẽ đến đầu Ngơ Nghè, trước trường trung học Trí Tri, gần đường Cát Cụt đợi, sẽ có người đến đón đưa lại cơ quan của Tỉnh Đảng Bộ.
Đợi đúng giờ hẹn, hai chị em lững thửng đến ngơ Trí Tri. Giữa một nơi vắng vẻ, bóng tối chập chờn, hai chị em c̣n đương ngơ ngác, chú ư xác định vị trí, th́nh ĺnh một tiếng nổ phát ra, một viên đạn trúng ngực cô Uyển ngă ngục chết liền. Cô Nhu c̣n đương hoảng hốt lại một tiếng nổ nữa tiếp theo, viên đạn trúng vào đùi cô Nhu ngă quỵ. Kẻ sát nhân trốn thoát.
Vụ ám sát này nguyên do là Đỗ Ngọc Dzu nhận được mật lệnh Kỳ Bộ về việc lo liệu cho hai nữ đồng chí xuất dương. Dzu t́m đến Nguyễn Đức Cảnh, người phụ trách về Tỉnh Đảng Bộ. Ban Chấp Hành Tỉnh Đảng Bộ gồm có ba người Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Thị Vinh, Lê Văn Đồng ngoài ra c̣n có Quốc Anh, Kim Tôn và Sĩ Quyết mới từ Hồng Kông về, Đỗ Ngọc Dzu, Trần Tố Lang và Hồ Ngọc Lân cũng được mời tham dự.
Trước hội nghị, Nguyễn Đức Cảnh báo cáo về mệnh lệnh của Kỳ Bộ về lư do phải đưa hai nữ đồng chí xuất dương. Quốc Anh đứng phắt dậy nói:
‘’Bắc Việt Kỳ Bộ đă chủ trương một việc quá mơ hồ, không hiểu rơ t́nh h́nh đoàn thể một chút nào hết cả! Hiện nay Tổng Bộ c̣n đâu nữa! Mà bảo giữ hai chị ấy sang công tác! Tổng Bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội hiện đă bị giải tán do quyết nghị của toàn thể Đại Biểu dự Đại Hội toàn quốc ở Hồng Kông đă biểu quyết để thay thế bằng Đông Dương cộng sản đảng rồi! Vậy nay Kỳ Bộ, Tỉnh Bộ Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội ở đây cũng đều bị giải tán để tổ chức lại thành Đông Dương cộng sản đảng’’.
Quốc Anh nói dứt lời, Sĩ Quyết tiếp:
‘’Gửi sang Hồng Kông không được! Để ở đây trước sau ǵ hai chị ấy cũng sẽ bị bắt. Mà bị bắt trở lại th́ rất nguy v́ hai chị ấy giữ công tác kiên lạc, biết hết các yếu nhân Kỳ Bộ, Tỉnh Bộ chúng ta.’’
Đến lượt Đỗ Ngọc Dzu:
‘’T́nh trạng đă xảy ra như thế này th́ chỉ c̣n một cách là thủ tiêu luôn hai chị ấy đi cho rảnh nợ và yên chuyện, bận tâm làm ǵ! Băn khoăn vô ích! Để th́ giờ mà lo tổ chức Đông Dương cộng sản đảng chứ, sau này nước được độc lập, sẽ cho tên hai chị ấy vào biển phố là được rồi’’.
Bản quyết nghị thủ tiêu hai nữ đồng chí Trịnh Thị Nhu, Trịnh Thị Uyển được thông qua, công tác thủ tiêu được trao cho Hồ Ngọc Lân thi hành, bởi Lân là một tay thiện xạ. Nhưng oái oăm thay! Thị Nhu lại là vị hôn thê của Hồ Ngọc Lân, nhưng Lân không thể cưỡng lại mệnh lệnh mà Tỉnh Đảng Bộ đă trao phó, Lân chỉ c̣n một cách sai lệch, nghĩa là chỉ bắn vào một bên đùi Trịnh Thị Nhu. Hôm ấy là buổi tối ngày 31 tháng 5 năm 1929.
Sau khi vụ án mạng này xảy ra, người bị bắt giam đầu tiên là Mai Ngọc Thiệu tức Cả Sâm và mấy đồng chí của ông ở trong Tỉnh Đảng Bộ Hải Pḥng.
HỘI ĐỒNG ĐỀ H̀NH XỬ PHIÊN CÔNG KHAI
Vụ án Bazin tuy pḥng dự thẩm Ṭa Án Đại H́nh có đ̣i Lê Thành Vị, Nguyễn Thái Trác, Hoàng Văn Đào và Nguyễn Hữu Đạt ra hỏi cung nhiều lần, nhưng không một ai chịu tiết lộ một điều nào, nên vẫn không t́m ra manh mối.
Hội Đồng Đề H́nh làm việc ṛng ră suốt ngày đêm cho măi đến tháng 6, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu vẫn không sao bắt được, lại vấp phải vụ ám sát Trịnh Thị Nhu, Trịnh Thị Uyển khiến Chủ Tịch Hội Đồng Đề H́nh hết sức bối rối, lại không muốn làm ra to chuyện e chính phủ Mẫu Quốc quở trách bọn cai trị Đông Dương. Nên Hội Đồng Đề H́nh trả tự do cho 149 người, c̣n lại 78 người, quyết định đưa ra xử trước phiên ṭa công khai vào hồi 8 giờ sáng ngày mồng 2 tháng 7 năm 1929.
Trong bản cáo trạng có đoạn rằng: ‘’…các giáo viên, công chức, các binh sĩ là những cây cột chống đỡ mái nhà Đông Dương. Việt Nam Quốc Dân Đảng đă làm lay chuyển ba cây cột ấy. Nguy hiểm hơn nữa! Là những kẻ được họ rủ rê (trừ Nguyễn Quốc Túy), vào th́ vào, không vào cũng không một ai đi tố cáo với nhà đương cuộc. Sự im lặng đó khác nào đồng lơa!…’’
Sau khi nghe lời khai của các bị can và luật sư biện hộ, đến hồi 20 giờ tối hôm sau (mồng 3 tháng 7) Hội Đồng Đề H́nh tuyên án. Thực là một vụ án vô tiền khoáng hậu trong lịch sử, 78 bị can mà chỉ xét xử chớp nhoáng có 2 ngày.
Nhưng suốt trong phiên xử án. Hội Đồng Đề H́nh không hề nhắc nhở đến vụ ám sát tên trùm thực dân Bazin.
2 người trắng án (5)
3 người kết án khuyết tịch (6)
26 người án tù treo từ 2 đến 5 năm (7)
47 người án tù cấm cố từ 2 năm đến 15 năm (8)
Ngoài án tù, mỗi người c̣n đèo thêm cái án 5 năm biệt xứ (interdiction de séjour).
Đến ngày 24 tháng 8 năm 1929, chính quyền thực dân ra lệnh phát văng 25 người án tù cấm cố từ 2 đến 5 năm đưa đi giam tại các ngục thất thuộc các Tỉnh Thượng du Bắc Việt, 23 người án cấm cố lưu đày từ 5 năm đến 15 năm đưa đi giam ngoài Côn Đảo. (9)
DƯ LUẬN BÁO CHÍ THỜI ĐÓ
Là một Đảng cách mạng bí mật, làm sao mà dân chúng biết được! Cho măi đến đầu năm 1929, đồng bào được tin chính quyền Pháp đang lùng bắt Đảng cách mạng chống Pháp là Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Kíp đến ngày mồng 2 tháng 7 năm 1929, các báo chí Hà Nội đều đăng tin Hội Đồng Đề H́nh đă họp xử các can phạm Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Hầu hết dân chúng không hiểu Hội Đồng Đề H́nh là ǵ ? Và cũng không hiểu Việt Nam Quốc Dân Đảng là đoàn thể nào ?
Cuộc âm mưu chống Pháp được Hội Đồng Đề H́nh (Le complot antifrançais devant la commission crimirelle), chính quyền Pháp trong một thông báo đăng trên báo ‘’Avenir du Tonkin’’ ngày 2 tháng 7 năm 1929 đă nói rơ thành phần và nhiệm vụ của Hội Đồng Đề H́nh, ông Balnt nhắc lại như sau:
‘’Hội Đồng Đề H́nh được thiết lập là do sắc lệnh của Tổng Thống Pháp kư ngày 26 tháng 11 năm 1896, là một ṭa án đặc biệt thiết lập thay thế cho ṭa án thường để xử những dân bản xứ hay đồng hóa phạm những khinh hoặc trọng tội, liên quan đến sự an ninh của nền bào hộ hoặc tới sự mở mang của nền thuộc địa Pháp’’.
Thành Phần Hội Đồng Đề H́nh: Chủ Tịch Hội Đồng Đề H́nh là một viên quan cai trị hạng nhất. Các hội viên gồm viên Công Sứ địa phương, nơi tội phạm đă xảy ra. Viên Biện Lư có thẩm quyền tại nơi này và một vị Đại Úy do Đại Tướng Tư Lệnh quân đội Đông Dương chỉ định.
Ṭa sẽ có một viên Lục Sự, lựa trong các Tham Tá Lục Sự Ṭa Thượng Thẩm.
Khi Hội Đồng Đề H́nh họp tại một địa điểm ngoài khu vực thẩm quyền của các Ṭa Sơ Thẩm Hà Nội và Hải Pḥng, viên Biện Lư sẽ được thay thế bởi một vị Thẩm Phán khác do viên Chưởng Lư Giám Đốc Tư Pháp Đông Dương đề cử.
Vị Chủ Tịch và hai đội viên Đại Úy và Thẩm Phán, viên Lục Sự mỗi năm đều có nghị định chỉ định của viên Toàn Quyền Đông Dương.
Qua các thành phần và sự điều hành trên, chúng ta thấy rằng:
Hội Đồng Đề H́nh chính là một ṭa án để xử về các vụ chính trị, nhằm riêng các vụ chính trị chống Pháp.
Các báo sau vụ án này có nhắc nhở tới nhiều, cả báo Pháp lẫn báo Việt. Các báo Pháp của thực dân Pháp cố t́m cách đánh lộn Việt Nam Quốc Dân Đảng với Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội tức là biệt h́nh của đảng cộng sản sau này.
Báo Franco Annamite viết:
‘’Tôi xin hỏi c̣n có cách nào cho tôi khỏi nhầm lẫn hai đảng ấy được! Nếu không kể cách là phân biệt tên đảng nọ dài hơn tên đảng kia ? Nói thực ra, tất cả những người trong hai đảng đều là bà con với nhau cả. Họ cùng theo mục đích là trục xuất người Pháp ra khỏi xứ Đông Dương. (RFA số 3 ngày 1 tháng 8 năm 1929, trang 25).
Báo Avenir du Tonkin c̣n viết:
‘’Bọn thượng lưu Annam đă nghiên cứu nền văn minh của ta, th́ không khi nào lại bỏ ta, mà đi theo những kẻ chỉ có mục đích là phá hoại nền văn minh ấy. Họ c̣n nên hiệp tác với ta nữa, bởi vậy chúng ta có cái phận sự phải nên thân cận với bọn thượng lưu Annam, để cho họ tin cậy ḿnh và hiểu rằng quyền lợi của chúng ta với của họ phải đi song song với nhau. Bên nào cũng đem chút thành tâm ra, th́ việc huề liên lạc với nhau không khó ǵ…’’
Các báo Việt Nam phần nhiều khâm phục thái độ của những nhà cách mạng trẻ tuổi trong vụ này, nhưng không dám tỏ bày một cách rơ rệt trên mặt báo.
Công cuộc chống Pháp này mặc dầu bị thất bại, nhưng đă có tiếng vang rất rộng lớn.
Báo ‘’Action Française’’ xuất bản tại Pháp trong ngày 2.6.1929 tức là trước ngày họp Hội Đồng Đề H́nh đă viết:
‘’Que se passe-t’il en Indochine, et pourquoi nous dissimule-t’on si jalousement la vêité ? Un député colonial que nous ne nommerons pas aujourd’hui, a recu d’une personnalité Française résidant en Indocchine et plus particulièrement en Annam, une letter extrêmement pessimixte montrant le développement d’une campagne francophobe tenace, puissante, savamment dirigée et sur le point de porter ses fruits. Nous avons lu cette letter.
C’est là politique de bon plaisir, d’arbitrai, d’illégalité faite là-bas par Varenne qui porter ses fruits avec L’autorissation des gouvernements successifs’’ (10)
Tại nước nhà hồi đó, có một số người chỉ sợ người Pháp bỏ về nước th́ họ hết bấu víu. Tượng trưng cho số người đó, chúng ta phải kể đến Bác Sĩ Lê Quang Trinh, hội viên Hội Đồng Chính Phủ đă viết trong báo ‘’Le Progrès Annamite’’ ngày 20.7.1929 như sau:
‘’Supposons un instant que la Françe fatiguée des plaintes senpiternelles d’une certaine presse que se dit nationaliste, prenne parti de nous retirer sa protection Qu’arrivati-il ?
1.- Le Japon avec sa formidable fotte et son armée ne ferait qu’une bouchée de nous.
2.- Le Chine grâce à sa population prolifique autant qu’industrieuce, nous submergerait, non sans nous avoir vaincus préalablement sur le terraint économique. Et nous connaissons par expérience, ce qu’il nous en coutait d’être dominés par les célestes. N’avons nous pas des millier d’années durant, pâli sous leur joug cruel ? Faudrat-it recommencer ?
3.- Le Siam, dont les visées ne sont pas moins manifestes, nous envahirait incontiment avec son armé de 600.000 hommes et avec sa flotte aérienne. Qu’aurions nous à lui opposer ? Etre dominés par les Siamois ? N’y avons-nous jamais songé ???
4.- Enfin les appétis déchainés des particuliers ne tarderaient pas, secondés par la troupe des mécontants et des aventuriers, à occasionner dans notre pays même des dissentions intestines qui, débridées dégénéraient en guerre civiles, catastrophe ent plus redoubtable que toutes les invasion du monde!!!’’ (11)
Kết luận đấy là ư kiến của một số người trí thức Việt Nam cách đây đă quá 30 năm, chỉ sợ người Pháp rút lui khỏi Việt Nam! Nhưng may cho những phần tử trí thức ấy, người Pháp đă ở lại cho đến khi thật sự bị người Việt Nam cùng đứng dậy tống khứ (1954).
C̣n có một vài tờ báo bằng chữ Pháp do người Việt chủ trương như tờ ‘’La Tribune Indochinoise’’ của ông Bùi Quang Chiêu…Những tờ báo này luôn luôn nhắc người Pháp nên thay đổi chính sách và mở mang thật sự cho Đông Dương.
Chú Thích:
1.- Tài liệu này t́m thấy trong tập hồ sơ của các đảng viên quan trọng của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị bắt giam hồi tháng 2 năm 1929 được Hội Đồng Đề H́nh cho xem trước ngày đưa ra ṭa xét xử phiên công khai.
2.- Nhượng Tống đă viết trong tập Nguyễn Thái Học do Tân Việt xuất bản, nơi trang 60 rằng: ‘’Chúng cho người canh cả đêm, ḍ từng bước, nhưng thực th́ có thể nói rằng chúng chả biết ǵ cả! Có giở đến hồ sơ ḿnh mà coi, mới biết những tờ tŕnh của tụi thám tử tâng công phần nhiều là bịa đặt suốt từ đầu đến cuối. Không có các tay nội công th́ không bao giờ phá nổi một đảng cách mạng, mà Đảng chúng tôi cho măi tới năm 1929, quả t́nh không có một tay nội công nào! Bảo các đảng viên của chúng tôi hồi ấy lẫn nhiều mật thám, hoàn toàn là một chuyện của những kẻ xấu bụng đặt điều nói lên.’’
3.- Brides được người dân Bắc Việt liệt vào hạng ‘’Tứ Hung’’: Nhất Đác (Darles), nh́ Ke (Eckert), tam Ma (Delamare), tứ Bích (Brides).
4.- 227 người được phân loại như sau:
- Thư kư của chính phủ 36 người.
- Nhân viên chính quyền Pháp 13 người.
- Giáo viên nha học chính 36 người.
- Giáo viên tư 4 người.
- Giáo sư Hán văn 2 người.
- Sinh viên 6 người.
- Quảng cáo viên 4 người.
- Thương măi và kỹ nghệ 10 người.
- Buôn bán và tiểu công nghệ 39 người.
- Điền chủ, nông dân và y sĩ 37 người.
- Quân nhân 40 người.
Bảng tóm lược này chứng tỏ cho thấy thành phần trí thức và bán trí thức cao đến đâu! Và phong trào có thể trở nên nguy hiểm cho nên an ninh của Pháp, bởi v́ hơn 50 phần trăm kẻ âm mưu làm nghề phục vụ cho chính quyền Pháp. Trích theo tài liệu của Louis Marty Giám Đốc Mật Thám Đông Dương viết trong cuốn ‘’Comtribution à l’historire des mouvements politiques de l’Indochine Française’’.
5.- Đinh Huân Trung, Trần Văn Sinh
6.- Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Văn Viễn.
7.- Chu Dưỡng B́nh, Phạm Hữu Chính, Đặng Đ́nh Điểu, Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Hữu Đạt, Hà Đức Vượng, Nguyễn Văn Loan, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Kim Ngữ, Vũ Đức Hiền, Trần Xuân Ngưỡng, Trần Văn Chính, Ngô Thúc Định, Lê Văn Quyền, Đặng Minh Phụng, Lê Đức Phong, Liễu Bá Dung, Phạm Hữu Nữu, Nguyễn Văn Triệu, Trịnh Thế Hưng, Lê Văn Thọ, Nguyễn Thư Hoàng, Nguyễn Văn Tâm, Phó Đức Chính, Nguyễn Đức Phương, Nguyễn Huy Viên.
8.- Phạm Tuấn Tài, Hoàng Thúc Dzị, Nguyễn Ngọc Sơn, Lê Văn Phúc, Trương Dân Bảo, Nguyễn Thế Nghiệp, Hoàng Trác, Nguyễn Thái Trác, Hồ Văn Mịch, Hoàng Phạm Trân, Lê Xuân Huy, Trần Văn Môn, Đặng Xuân Tiếp, Phạm Hữu Phủng, Hoàng Hồ, Lê Văn Thu, Trần Bích, Phạm Huy Kiều, Đoàn Mạnh Chế, Đoàn Bá Xích, Đào Danh Hội, Đào Viết Chuyên, Đoàn Mạnh Tiếp, Trần Hưng Long, Đặng Ngọc Nhữ, Nguyễn Văn Đàm, Nguyễn Văn Kệch, Nguyễn Văn Khắc, Nguyễn Cảnh Hoàn, Nguyễn Trung Phú, Trịnh Đ́nh Kim, Nguyễn Đăng Hóa, Phùng Văn Đệ, Lê Thánh Vị, Hoàng Văn Đào, Chu Văn Phác, Vũ Tá Chữ, Nguyễn Văn Vỹ, Nguyễn Duy Cương, Phạm Liên Hoa, Lê Trung Đăng, Nguyễn Văn Tốn, Đào Khắc Hưng, Phạm Minh Đức, Phạm Văn Trứ, Đội Bật…
9.- Cùng trong phiên xử của Hội Đồng Đề H́nh này, c̣n xử mấy đảng viên Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Minh Hội là Dương Hạc Đ́nh (khuyết tịch 20 năm cấm cố), Nguyễn Văn Năng, Nguyễn Danh Đới, Đặng Đ́nh Hướng và Mai Ngọc Thiệu từ 2 đến 5 năm cấm cố.
Và c̣n một người nữa không tham gia vào một đảng phái nào, nhưng rất hào hiệp, nhiệt tâm và rất triệt để ủng hộ cách mạng, bị Hội Đồng Đề H́nh kết án 5 năm cấm cố lưu đày là cụ Nguyễn Công Riệu tức Ba Liệu.
10.- Bên Đông Dương có ǵ, và tại sao người ta lại dấu diếm chúng ta sự thực một cách ngoan cố ? Một nghị viên thuộc địa mà ở đây chúng tôi không nói tên bữa nay, đă nhận được của một Pháp kiều ở Đông Dương, đúng hơn là ở Trung Việt, một là thư đầy yếm thế, nói rơ một phong trào bài Pháp bền vững, mạnh mẽ và được điều khiển một cách khéo léo và ở trên đường kết quả, chúng tôi đă đọc lá thơ đó. Báo đó lại viết tiếp:
Đây là một chính sách theo sở thích, áp bức bất công áp dụng tại đó bởi Varenne, chính sách này đă có kết quả của nó, với sự chuẩn y của chính phủ liên tiếp.
11.- Thí dụ có một ngày nước Pháp lấy làm chân những sự oán vọng luôn luôn của mấy tờ báo tự nhận là theo chủ nghĩa quốc gia, mà bỏ chúng ta không bảo hộ cho nữa th́ trở ra làm sao ?
a.- Nước Nhật có Thủy Quân và Lục Quân rất mạnh có thể thắng ta như trở bàn tay.
b.- Nước Tầu nhờ có dân đông đúc và giỏi về đường kỹ nghệ, có thể làm cho ta phải ch́m đắm sau khi đă thắng ta trên đường kinh tế. Nhờ có sự kinh nghiệm khi xưa, nên chúng ta đă biết rằng nếu để các ông Tầu cai trị, th́ thiệt tḥi đủ đường. Trong mấy ngàn năm nay chúng ta chẳng sợ hăi mất mặt dưới quyền áp chế của họ là ǵ ? Như vậy mà c̣n muốn bắt đầu lại như cũ hay sao ?
c.- Nước Xiêm định ư không kém rơ ràng, cũng có thể đem ngay 600.000 quân và một đội phi cơ để tàn phá nước ta. Chúng ta nghĩ tới việc đó không ?
d.- Sau hết có những kẻ bất b́nh và những kẻ bằng ḷng giúp các sự ham muốn sôi nổi của những kẻ ăn không ngồi rồi, sẽ gây nên ở trong nước những việc xâu xé lẫn nhau, không ai ngăn cấm được, rồi hóa ra nổi loạn. Thật hại thêm! Một sự tai hại, một trăm lần ghê sợ hơn những sự tàn phá trong thế giới.
CHƯƠNG V:
THI HÀNH KỶ LUẬT ĐẢNG
THI HÀNH BẢN ÁN BÙI TIÊN MAI
Tổng Bộ kỳ thứ nhứt măn nhiệm kỳ, Bùi Tiên Mai (1) được Tỉnh Đảng Bộ Tỉnh Thái B́nh cử lên thay thế cụ Đặng Đ́nh Điển, v́ tuổi già sức yếu.
Ngày 17 tháng 2 năm 1929, Bùi Tiên Mai bị Sở Mật Thám bắt từ Tỉnh Thái B́nh giải lên Hà Nội, bị mật thám lung lạc, Bùi Tiên Mai đă quên lời thề trước bàn thờ Tổ Quốc, trước mặt các đồng chí, đă cung cấp đầy đủ những tài liệu quan trọng cùng những danh tánh các Trung Ủy tham dự Tổng Bộ suốt mấy kỳ liền. Hơn nữa, Bùi Tiên Mai đă dám công khai ra nhận diện và đối chứng với những đồng chí, mà Bùi Tiên Mai đă khai ra trước Hội Đồng Đề H́nh.
Trong khi tất cả các đồng chí bị nhốt trong sà lim, hoặc trại giam th́ Bùi Tiên Mai được ưu đăi nằm một pḥng riêng trên lầu, nằm giường ḷ-xo có đệm ấm và màn tuyn, ăn cơm Pháp.
Để đền đáp công lao một kẻ phản Đảng, sẵn sàng làm tôi tớ cho thực, phong. Sau ngày Hội Đồng Đề H́nh xử xong vụ án Việt Nam Quốc Dân Đảng, Bùi Tiên Mai được chính quyền thực dân cho phục chức thừa phái phục vụ tại văn pḥng Tổng Đốc Vi Văn Định Tỉnh Thái B́nh với một số tiền thưởng.
Sau khi điều tra, thu thập đầy đủ bằng chứng. Ṭa án cách mạng tối cao Việt Nam Quốc Dân Đảng họp phiên đặc biệt do Nguyễn Khắc Nhu chủ tọa, kết án tử h́nh tên phản đảng Bùi tiên Mai. Bản án được giao cho Ban Ám Sát thi hành.
Đoàn viên trong Ban Ám Sát là Trịnh Tam Tỉnh, một học sinh 21 tuổi, nhà ở gần Ga Cống Vọng ngoại thành Hà Nội, được trao phó công tác đi giết Bùi Tiên Mai. Sau khi trao bản án tử h́nh cùng bức địa đồ có đánh dấu nơi nhà của Mai và khẩu súng lục với 12 viên đạn cho Trịnh Tam Tỉnh, Lương Ngọc Tốn (Trưởng Ban Ám Sát) c̣n ân cần dặn ḍ thêm.
‘’Nên thi hành vào khoảng 17 hoặc 18 giờ, nghĩa là sau khi nó làm việc ở Dinh Tổng Đốc về nhà, th́ giờ ấy ít người qua lại’’.
Nhận được mệnh lệnh, Tỉnh liền thu xếp việc nhà để kịp sớm ngày hôm sau đáp tầu thủy đi Nam Định, ghé Bến Tân Đệ đi Thái B́nh để thi hành nhiệm vụ.
Bước chân xuống tầu thủy cặp bến Hà Nội, t́nh cờ Tỉnh gặp Phạm Huấn, một bạn đồng học và cũng là một đoàn viên trong Đảng cùng xuôi chuyến tầu thủy ấy. Đôi bạn trẻ tay bắt mặt mừng. Sau một hồi tâm sự, Huấn tỏ ư muốn xin cùng được đi theo để phụ lực, được Tỉnh đồng ư.
Xế chiều ngày 15 tháng 3 năm 1929, tầu thủy cặp bến Tân Đệ, mà đường đến Tỉnh lỵ Thái b́nh c̣n cách xa, ngủ đêm trong thành phố e xảy ra nhiều điều bất lợi. Tỉnh rủ Huấn vào chơi nhà một đồng chí ở làng Bùng gần bến đ̣ Tân Đệ để qua một đêm. Hôm ấy là ngày 3.8.1929.
Đến nhà đồng chí trời c̣n hơi sớm, trong giờ phút đợi bạn sửa soạn bữa cơm, Tỉnh và Huấn sánh vai đi dạo chơi trên con đê Bùng. Khi đi đến lối rẽ gần làng Thanh Ban, Tỉnh mót đi đại tiện, bèn rút khẩu súng lục giấu kín trong người đưa cho Huấn giữ hộ, rồi xuống chân đê làm việc cần. Vừa bước chân xuống khỏi mặt đê, nghe thấy tiếng súng nổ, Tỉnh hốt hoảng chạy lên, đă thấy Huấn ngă gục, hai tay ôm bụng, máu chảy đầm đ́a. Tỉnh ôm lấy bạn và nói:
‘’Thôi tôi đă giết chết anh rồi! Mà đại sự cũng hỏng nốt! Trường hợp này thế tất người ta sẽ cho tôi là kẻ sát nhân.’’
Huấn hai tay đỡ ngực bảo Tỉnh:
‘’Thôi, đại sự đă lỡ! Chúng ta đều là kẻ có tội với Đảng, dầu có hối cũng không kịp nữa! Nhưng anh hăy b́nh tĩnh, đi gọi ngay xe kéo tới đây, kíp đưa tôi lên huyện lỵ sở tại này, để tôi kịp cung khai gỡ tội cho anh, đừng lo sợ vô ích’’.
Trời mỗi phút một tối dần, kiếm đâu ra được xe kéo ở quăng đường hẻo lánh ấy ? Chỉ gặp có một bác nông phu vác quốc đi qua, Tỉnh móc túi lấy ra 2 hào nhờ bác nông phu đi kêu xe giùm. Trời đổ tối sẫm, xe chẳng thấy, chỉ thấy chức dịch cùng tuần tráng từ trong làng xóm đốt đuốc vác gậy, thổi tù và inh ỏi kéo tới. Thấy quần áo Tỉnh dính đầy máu, cho ngay là kẻ sát nhân không cần hỏi han ǵ, hô to trói Tỉnh lại, đánh đập một hồi, rồi lập biên bản, Phạm Huấn khai:
‘’Tôi v́ buồn phiền về hoàn cảnh gia đ́nh, nên quyết chí quyên sinh. anh này (trỏ Tỉnh) đối với tôi chỉ là người khách qua đường, không liên hệ ǵ đến tôi cả! Khi đi qua quăng đường này, thấy tôi tự tử, vội chạy lại dằng súng để ngăn tôi, v́ vậy nên quần áo anh ta vấy máu. Sự thực là tôi tự bắn tôi, vậy yêu cầu các ông thả ngay anh ấy ra.’’
Biên bản lập xong, chức dịch sai tuần tráng cáng Huấn và áp giải Tỉnh lên Huyện nha Thư Tŕ. Bởi vết thương quá nặng đi được một quăng đường th́ Phạm Huấn tắt thở, yên giấc ngàn năm.
Từ Huyện nha Thư Tŕ, Tỉnh cùng thi hài Phạm Huấn được chuyển đến Tỉnh đường Tỉnh Thái B́nh. Theo sự khám xét của nhà hữu trách, giữa Huấn và Tỉnh tất có sự liên quan, v́ tự tử mà bắn súng vào cạnh sườn, là cả một chuyện tối ưu vô lư. T́nh nghi là một vụ án chính trị quan trọng. Từ Thái B́nh, Trịnh Tam Tỉnh bị giải về mật thám Hà Nội. Bị tra tấn một cách vô cùng tàn nhẫn dă man, Tỉnh vẫn giữ lời khai quanh co như ở Thái B́nh, nhất định không chịu cung khai sự thực. Bỗng một bức thư nặc danh gửi đến Sở Mật Thám, tố cáo Trịnh Tam Tỉnh là đoàn viên trong Ban Ám Sát của Việt Nam Quốc Dân Đảng thừa lệnh đảng này đến Tân Đệ để mưu sát Toàn Quyền Pasquier, thời gian ấy quả thực Pasquier có đi kinh lư Nam Định, Thái B́nh. V́ vậy Trịnh Tam Tỉnh lại càng bị tra tấm dă man thêm.
Đồng chí của Trịnh Tam Tỉnh ở làng Bùng cũng bị bắt giam ở Sở Mật Thám Hà Nội, cũng bị tra tấn đến cực h́nh nên phải cung khai hết tất cả sự thực. Xét thấy đủ tang chứng, Tỉnh đành phải thú nhận:
‘’Thừa mệnh lệnh của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và Trưởng Ban Ám Sát là Nguyễn Văn Xuyến phái Tỉnh đi Thái B́nh để hạ sát tên phản đảng Bùi Tiên Mai…’’
Nhưng sự thật, Nguyễn Văn Xuyến chỉ là cái tên tưởng tượng mà Trịnh Tam Tỉnh bịa ra mà thôi.
Hồ sơ lập xong, Trịnh Tam Tỉnh bị giải về Tỉnh Thái B́nh để thuộc quyền Ṭa Án Đệ Nhị cấp tỉnh ấy xét xử.
Ngày 22 tháng 10 năm 1929, Ṭa Án Đệ Nhị cấp tỉnh Thái B́nh đă kết án:
-Trịnh Tam Tỉnh 10 năm cấm cố.
– Nguyễn Thái Học, Nguyễn Văn Xuyến (khuyết tịch) khổ sai chung thân.
CƠ QUAN THANH GIÁM BỊ KHÁM PHÁ
Nguyên từ hồi tháng 6 năm 1929, Sở Mật Thám bắt được một thanh niên đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng là Nguyễn Văn Kinh. Sau khi tra tấn, Brides được biết rơ Nguyễn Văn Kinh là liên lạc viên của Nguyễn Thái Học. Tương kế tựu kế, Brides lợi dụng ngay Kinh. Từ đe dọa đến dỗ dành, đem danh lợi ra hứa hẹn, khiến cho Nguyễn Văn Kinh, một thanh niên mới 20 tuổi đầu, việc đời chưa từng trải, bị Brides, một cáo già lăo luyện mua chuộc, Nguyễn Văn Kinh đă tố cáo những nơi mà Nguyễn Thái Học hay lui tới. Bởi vậy ngày 13 tháng 7, Sở Mật Thám phái thám tử đến khám xét nhà Phó Lư Dương Quang ở Bắc Ninh, ngày 18, nhà Quản Khê cũng ở Bắc Ninh, trên đường trở về Hà Nội, mật thám xét nhà chị Lê Thị Thăng (vợ đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn) ở Gia Lâm, nhưng cũng đều không t́m thấy tung tích của Nguyễn Thái Học.
Mặc dầu chưa bắt được Nguyễn Thái Học, Brides thấy Nguyễn Văn Kinh là người vẫn có thể dùng được, nên ra lệnh thả Kinh ra, để làm tṛn sứ mạng phản Đảng.
Được thả ra, Kinh trở về nhà ở Phủ Lạng Thượng nằm nghỉ ít ngày. Thấy không hoạt động ǵ, Brides ra lệnh bắt Nguyễn Văn Kinh để khủng bố tinh thần, rồi huấn luyện thêm cho Kinh nghề làm gián điệp thực thụ, sau ít ngày tạm gọi là lành nghề lại thả ra.
Hồi ấy sự bắt bớ vào tù ra khám là một chuyện rất thường, đôi khi c̣n được ca tụng là đồng chí ấy đă khôn ngoan trong việc cung khai, ngay như Phó Đức Chính, Phan Xuân Đài…bị Hội Đồng Đề H́nh bắt vào rồi lại thả ra đến mấy lần.
Nguyễn Thái Học khi ấy mới từ làng Vơng La trở về nhà một lăo đồng chí là Nguyễn Tiến Nguyên ở làng Liễu Ngạn thuộc Tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Văn Kinh hỏi thăm các đồng chí được biết Nguyễn Thái Học hiện có mặt tại Liễu Ngạn, liền t́m đến thuật lại, chuyện ḿnh bị bắt giam đến hai lần. Nguyễn Thái Học chẳng những không nghi ngờ, lại c̣n khen là một đồng chí gan dạ và từ đấy Nguyễn Văn Kinh lại được theo bên cạnh Nguyễn Thái Học.
Ngày 27 tháng 8, mật thám đến vây khám xét nhà cụ Nguyễn Tiến Nguyên, nhưng Nguyễn Thái Học vừa đi ra khỏi, Nguyễn Tiến Nguyên bị mật thám bắt giam (2). Kế đến cơ quan trọng yếu của Đảng ở số 9 Phố Thanh Giám, Hà Nội, cũng bị Sở Mật Thám Bắc Việt huy động một số đông đảo thám tử đến bổ vây khám xét. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Thị Giang và mấy cán bộ v́ công tác khẩn cấp đă đi Na Sầm từ buổi chiều hôm trước. Nhưng mật thám đă bắt được mấy cán bộ quan trọng: Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Viễn, Phó Đức Chính và Giáo Lai, cùng một số tài liệu quan trọng với số bạc là 650 đồng. Chị Nguyễn Thị Thuyết (3) một nữ cán bộ không rơ cơ quan Đảng bị lộ, nên ngay buổi chiều hôm ấy chị Thuyết c̣n t́m đến, bị mật thám c̣n đứng ŕnh ở phía ngoài bắt được, khám thấy trong chiếc cặp da của chị, có ba khẩu súng lục, một số đạn và số tiền hơn 100 đồng.
NGUYỄN VĂN VIÊN HY SINH
Theo báo cáo của Nguyễn Văn Kinh th́ thủ phạm ám sát Bazin chính là Nguyễn Văn Viên. Nên khi bắt được anh Nguyễn Văn Viên, tin tức được thực dân Pháp hết sức hoan hỉ. Trước pḥng Dự Thẩm, Nguyễn Văn Viên nh́n nhận rằng: ‘’Chính anh là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng và chính anh đă cầm súng bắn chết Bazin’’. Nhưng c̣n ṭng phạm là ai ? Anh nhất định không chịu cung khai.
Để tránh sự liên lạc thông tin giữa sà lim này với sà lim khác và được chắc chắn hơn, viên Dự Thẩm Ṭa Án ra lệnh giam Nguyễn Văn Viên vào khu sà lim dành cho phạm nhân Pháp. Tương đối khu sà lim này không có lính gác đi rỏn (ronde) lại không có cùm, nên Nguyễn Văn Viên thừa cơ hội xé chiếc áo sơ mi xoắn lại thành dây thắt cổ tự tử ngay đêm hôm ấy, để giữ hoàn toàn bí mật cho Đảng.
Sáng hôm sau, viên Dự Thẩm cho đưa Léon Sanh đến trước một tử thi treo lủng lẳng nơi cửa sổ sà lim giam riêng phạm nhân Pháp, chỉ tay vào cái xác cởi trần, ốm nhom và khắp ḿnh mẩy tím bầm v́ máu bị ứ đọng, hỏi Léon Sanh:
- Anh có nhận ra người này là ai không ?
- Tôi không hề biết người này, Léon Sanh đáp.
- Anh có quen ai là Nguyễn Văn Viên không ?
- Tôi không quen ai có cái tên ấy.
Cuối tháng 8 năm 1930, Léon Sanh được đưa ra xét xử trước phiên Ṭa Án Đại H́nh, Trạng Sư Bordaz bên vực cho bị can đă căi rằng: Léon Sanh là một thanh niên cuồng vọng đă đọc nhiều sách của Niètzche, nên trong lúc bồng bột đă nhận bừa toan gỡ tội cho hai người khác mà bị can có lẽ mến phục cử chỉ…Léon Sanh được Ṭa tha bổng. Kết thúc vụ ám sát Bazin.
Cái chết của Tráng Sĩ Nguyễn Văn Viên đă cứu chết hai đồng chí Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đức Lung tức Kư Cao. Nhưng kết cục Lân và Lung bị Pháp bắt đày ra Côn Đảo, bị cáo là đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Đến chiều ngày 16 tháng 9, Sở Mật Thám lại phái thám tử đến vây khám nhà Nguyễn Tấn Lộc ở làng Cổ Pháp, nhưng Nguyễn Thái Học cùng Nguyễn Tấn Lộc đă v́ công tác khẩn cấp ra đi từ chiều bữa trước rồi.
XỬ TỬ NGUYỄN VĂN KINH
Sau những vụ khám xét bắt bớ trên đây, Ban Mật Vụ của Đảng tức thời mở cuộc điều tra, được biết chắc chắn không phải kẻ nào xa lạ mà chính là Nguyễn Văn Kinh. Ṭa án cách mạng tối cao của Đảng, được thành lập ngay, tuyên án xử tử Nguyễn Văn Kinh, bản án giao cho Kư Con chịu trách nhiệm thi hành.
Để rèn luyện cho một đồng chí mới, có tinh thần mạo hiểm và hy sinh, Kư Con bảo ngay Nguyễn Văn Kinh về Phủ Lạng Thương t́m Trần Đức Trinh tức Trinh Con, một học sinh mới 18 tuổi.
Được Kư Con gọi, Trinh tức tốc theo Kinh về Hà Nội, để Kinh đi khỏi, Kư Con vỗ vai Trinh bảo:
- Thằng Kinh nó phản Đảng rồi! Anh cầm con dao này đợi đến chiều tối, anh hăy đến nơi nó ở và bảo nó rằng: ‘’Tôi mời nó đi xem hát tối nay’’. Rồi anh cùng nó lên vườn Bách Thảo, t́m tới ghế đá trước ‘’chuồng voi’’ đợi tôi. Anh nhớ là khi thấy tôi bắn nó ngă gục xuống rồi, th́ anh cầm con dao này đâm thật mạnh vào cổ nó, nhưng phải nhớ lấy giấy mà lót vào chuôi dao.
Đợi đúng giờ, Trịnh đến t́m Kinh, nghe thấy Kư Con mời đi xem hát, Kinh mừng quưnh, vội thay quần áo rồi cùng Trịnh phóng xe đạp sánh vai nhau tiến lên vườn Bách Thảo t́m đúng chỗ Kư Con dặn ngồi chờ.
Th́nh ĺnh từ phía Digue Parreau, sau phía ‘’chuồng voi’’, Kư Con tiến đến, rút súng lục chĩa bắn vào đầu Nguyễn Văn Kinh, Kinh ngă gục chết liền. Trịnh hoảng hốt cầm con dao đâm, nhưng không đâm vào cổ mà lại đâm vào cạnh sườn Kinh, rồi vội bỏ chạy, không kịp nhặt mảnh giấy lót chuôi dao. Trái lại, Kư Con lạnh lùng thảm nhiên rút cái ví ở túi áo trong của Kinh ra, đặt vào đấy một mảnh giấy, một bản án vỏn vẹn có bốn chữ ‘’KHÔNG GIỮ LỜI THỀ’’, rồi lại bỏ chiếc ví vào túi áo trong của Kinh, rồi ung dung nhảy lên con ngựa sắt đi thẳng. Hôm ấy là ngày mồng 6 tháng 10 năm 1929.
Sở Mật Thám hay tin, Armoux ra lệnh bắt Nguyễn Đức Lung tức Kư Cao. Cho măi đến khi bắt được Kư Con, Nguyễn Đức Lung mới giải được hàm oan.
THI HÀNH BẢN ÁN NGUYỄN VĂN NGỌC
Thi hành kỷ luật Đảng, vụ thứ ba Nguyễn Văn Ngọc. Ngọc nguyên là nhân viên trong Ủy Ban Quân Sự Thành Đảng Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Hải Pḥng, đă mật báo cho Sở Mật Thám biết được cuộc Hội Nghị Quân Chính của Đảng họp vào ngày 7.9.1929 tại căn nhà gác số 96 Phố Cầu Đất Thành Phố Hải Pḥng, khiến đa số Ủy Viên bị bắt trong số có Nguyễn Chí Chữ (4). Nguyễn Xuân Tùng…chỉ có mấy đồng chí chạy thoát là Phạm Văn T́nh (5), Nguyễn Văn Chấn và Nguyễn Huy Thọ.
Nguyễn Văn Ngọc cũng bị bắt, nhưng được thả liền sau đó, khiến cho các đồng chí nghi ngờ! Thành Đảng Bộ Hải Pḥng ra lệnh theo dơi điều tra hành vi của Ngọc trước và sau vụ ấy. Thu thập đầy đủ tài liệu, được biết đích xác là Nguyễn Văn Ngọc phản Đảng, Ṭa án cách mạng tối cao được triệu tập do Phạm Văn T́nh chủ tọa, tuyên bố tử h́nh Nguyễn Văn Ngọc, kẻ đă quên lời thề, bán đồng chí và làm chậm trễ công cuộc TỔNG KHỞI NGHĨA của Đảng tại khu này…Bản án trao cho Trần Chí Hải là Trưởng Ban Đặc Vụ thi hành. Hải trao trách nhiệm cho một đồng chí kết thân với Ngọc, dụ Ngọc đến nhà một đồng chí ở An Dương (khu ngoại ô Hải Pḥng) để hạ sát.
Trong khi dụ dỗ đó, cơ quan chế bom của Đảng tại Lạc Viên bị vỡ, Phạm Văn T́nh, Nguyễn Huy Thọ bị bắt và một số yếu nhân khác cũng bị truy nă gắt gao, xét ra đều do tên Ngọc tố giác, rồi y trốn vào ở luôn trong nhà tên mật thám Pháp là Bréard.
Cách ít ngày sau, Bréard vờ bắt Nguyễn Văn Ngọc đưa vào giam chung với các đồng chí trong ngục thất Hải Pḥng, với mục đích để ḍ la sự liên lạc giữa anh em cách mạng ở ngoài và trong tù, v́ họ vẫn thường thông tin tức cho nhau qua một viên giám thị là Nguyễn Đ́nh Ái.
Xét thấy cơ hội tốt để hạ Ngọc, anh em mật tin cho nhau phải thi hành bản án gấp. hôm ấy là ngày 12 tháng 5 năm 1930, vào hồi 3 giờ đêm, Nguyễn Chí Chữ, Phạm Văn T́nh, Nguyễn Huy Thọ và Phạm Văn Mễ chờ cho Nguyễn Văn Ngọc ngủ say, liền lấy dây rút quần tḥng qua cổ Ngọc c̣n Chữ và T́nh đè lên người Ngọc, đấm vào đầu Ngọc, c̣n Thọ và Mễ mỗi người một đầu dây kéo siết thật chặt. Nguyễn Văn Ngọc chết mà trong trại giam không một người nào hay! V́ mọi người ai nấy cũng đều ngủ say cả.
Ra trước Ṭa Án Đại H́nh, Phạm Văn T́nh và Nguyễn Chí Chữ đă ung dung nhận chính hai anh đă giết tên ‘’Phản Đảng Nguyễn Văn Ngọc’’ Ṭa Án Đại H́nh đă kết án tử h́nh hai anh Phạm Văn T́nh và Nguyễn Chí Chữ và đă lên máy chém thực dân tại trước cổng ngục thất Hải Pḥng vào đầu màu Xuân năm 1931.
Chú Thích:
1.- Bùi Tiên Mai nguyên quán tại làng Đức Hiệp, Huyện Thư Tŕ, Tỉnh Thái B́nh. Thông Hán văn, được bổ chức Thừa Phái hạng 5 Huyện Thanh Thủy thuộc Tỉnh Phú Thọ.
V́ tính ham mê cờ bạc, nên thường khiếm khuyết công vụ, bị băi chức. Trở về nguyên quán, tuy nhà nghèo nhưng rất khéo giao thiệp, được cụ Đặng Đ́nh Điển tín dụng kết nạp vào Việt Nam Quốc Dân Đảng thuộc Chi Bộ Tỉnh Thái B́nh.
2.- Nguyễn Tiến Nguyên tục gọi Khóa Nguyên, sinh ngày mồng 10 tháng 5 năm Mậu Tư tại làng Liễu Ngạn thuộc Tỉnh Bắc Ninh, thuộc ḍng dơi Ôn Như Hầu. Gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng từ đầu năm 1928. Bị Hội Đồng Đề H́nh kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo.
Tháng 10 năm 1945 từ Côn Đảo trở về Sài G̣n, tiếng súng xâm lăng bắt đầu nổ, cụ Nguyên lưu lại miền Nam, tham gia kháng chiến.
Cuối năm 1957, bị đau nặng phải điều trị tại Bệnh Viện B́nh Dân, Sài G̣n, được đồng chí săn sóc rất chu đáo. Nhưng tuổi cao bịnh trọng, cụ đă trút bỏ linh hồn vào ngày 13 tháng 7 năm 1958. Tang lễ được các đồng chí lo liệu một cách trọng thể.
3.- Nguyễn Thị Thuyết con gái của cụ Đốc Học Kiều, quê quán tại làng Mai Xá (tục gọi làng Bườn) Tổng Hữu Bị, Huyện Mỹ Lộc, Tỉnh Nam Định, lấy ông Chánh Tổng Toại, một điền chủ ở làng Dục Tú, Huyện Đông Anh, Tỉnh Phúc Yên. Nguyễn Thị Thuyết tính t́nh cực kỳ ngay thẳng, hào hiệp, can trường và thao lược. Ngoài việc quán xuyến ruộng, vườn, chị Thuyết c̣n là người kinh doanh về thương măi rất lớn và có tài chuyên buôn nha phiến và súng đạn.
Là một nữ cán bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng từ cuối năm 1928, chị Thuyết đă phụng sự Đảng một cách trung thành và tận tụy. Bị Hội Đồng Đề H́nh kết án 5 năm tù ở về tội tiếp tế vũ khí và tiền bạc cho loạn đảng. Trong khám đường Hỏa Ḷ, Hà Nội, Nguyễn Thị Thuyết đối đăi với đồng bạn rất tử tế, nên các phạm nhân phụ nữ đều kêu chị là ‘’Mẹ’’.
4.- Nguyễn Chí Chữ là Chủ Tịch Thành Đảng Bộ Hải Pḥng.
5.- Phạm Văn T́nh là Ủy Viên Tổng Bộ.
THIÊN THỨ NHẤT
THIÊN THỨ HAI
THIÊN THỨ BA
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Valse Andy Wong . Viennese Valse . DrDance . Danptner . Dispatch
The Beatles. French Music . Nhạc Pháp . Dalida . Jaune. Ngọc Lan. Thanh Lan. Elvis Phương. Best English1
Bee Gees . Rolling Stones . Animals . Shadow . Ventures. Dancing Music. 2015
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.
US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn
NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám
Federation of American Scientist
Người Việt Seatle