Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

MINH THỊ

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan, các lĩnh vực học thuật khác nhau từ nhiều nguồn khác biệt với mục đích cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu tham khảo, điều nghiên, nâng cao kiến thức của Người Việt Quốc Gia. Nội dung các bài viết được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngàn Năm Thăng Long

 

Đỗ Huy

 

 

“Mùa thu, tháng 7, năm Canh Tuất,  Lư Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra kinh phủ thành Đại La.  Lúc thuyền ngự đậu dưới chân thành có rồng vàng hiện lên nên đặt tên là Thăng Long”.

 

Từ năm đó, Canh Tuất (1010) đến nay năm Canh Dần (2010) vừa đúng một ngàn năm (1000).

Ngàn năm nổi trôi  với vận nước, Thăng Long trải qua các triều đại, có lúc rạng rỡ  vinh quang với các chiến thắng oanh liệt, cũng có lúc bị giặc tàn phá trong cảnh thê lương chết chóc. Thăng Long là biểu tượng cho nền  văn hiến ngàn đời với  các sĩ tử Trạng Nguyên, Tiến Sĩ súng sính trong bộ lễ phục nơi nhà Văn miếu.

Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, cùng nhau giở lại trang sử cũ để nổi trôi với Thăng Long, với vận nước.

 

Cố Đô HOA LƯ

 

Năm 967, Ngô Quyền cắm cọc trên sông Bạch Đằng đánh tan chiến thuyền quân Nam Hán đem lại độc lập tự chủ cho Đất Nước, sau ngàn năm lệ thuộc Bắc phương.

Khi Ngô Quyền mất, các sứ quân nổi lên chiếm cứ mỗi người một địa phương, gọi là “Loạn Thập Nhị Sứ Quân”. Đinh Bộ Lĩnh đă dẹp được các sứ quân, lên làm vua và đóng đô tại Hoa Lư,  nơi sinh trưởng của Đinh Bộ Lĩnh.

Hoa Lư có nghĩa là hoa lau,  bông lau.  Hoa Lư chắc là  nhiều lau lắm.  Cây lau tương tự cây mía, rỗng ruột, một khu đồi núi lau mọc tràn đầy, mỗi độ thu sang, bông lau nở sáng cả một vùng trời như những ngọn nến thiên thần. Bông lau đă đi vào văn học, thi hào Nguyễn Du trong bài  “Văn tế Thập loại chúng sinh” viết :

Tiết tháng bảy mưa dầm xùi sụt,

Thoát heo may lạnh buốt xương khô.

Năo người thay  buổi chiều thu,

Ngàn lau nhuộm bạc lá thu rụng vàng…

 

 

Chu Mạnh Trinh dịch “Tỳ Bà Hành”, mở đầu :

 

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,

Quạnh hơi thu lau lách đ́u hiu…

Tác giả Khuyết danh trong tập thơ Vô Đề, bài Đồng Lầy so sánh lau với dân đen bị cộng sản áp chế :

 

Băi sú, bờ lau, rừng rú,

Thây người vun bón nuôi cây.

Đạo lư tối cao ở xứ đồng lầy,

Là lừa thầy, phản bạn.

 

… Rau cháo cầm hơi, mồ hôi tầm tả,

Bọn sậy lau đă chán cả chờ trông…

 

…Tưởng loài cây to khỏe chặt đi rồi,

Không c̣n nghi ngại nữa.

Bây có hay sậy lau gặp lửa,

C̣n bùng to hơn cả đề đa…

 

Thi nhân nh́n hoa lau với tâm hồn buồn man mác, nhưng nhà đấu tranh coi dân đen như loài lau sậy, gặp sức lửa đấu tranh c̣n mạnh hơn cả cây cổ thụ.  C̣n Đinh Bộ Lĩnh coi những bông lau là những ngọn cờ chiến thắng và làm nên sự nghiệp với đồi núi Hoa Lư đầy bông lau.

Đinh Bộ Lĩnh c̣n nhỏ đi chăn trâu  thường hay bày trận đánh nhau với trẻ các làng bên.  Mỗi lần thắng trận, lũ trẻ khoanh tay làm kiệu cho Đinh Bộ Lĩnh ngồi rồi rước đi, có lũ trẻ cầm bông lau làm cờ đứng dàn chào hai bên.

Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh B́nh,  phủ Tuy Viễn,  nay là huyện Hoa Lư. Sách “Cương Mục” viết : “Nơi đây bốn mặt đều  có núi đá dựng đứng như bức tường thành,  trong có một chỗ hơi bằng phẳng rộng răi, người địa phương gọi là Hoa Lư”.

Đinh Bộ Lĩnh chọn Hoa Lư Làm kinh đô v́ địa thế dễ pḥng bị, vả lại là quê quán, xây dựng cung điện, thiết lập đường xá, xứng danh một triều đ́nh.  Hoa Lư là thủ đô của các vua nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lư sau đó mới rời ra Thăng Long.

Tại Hoa Lư,  Lê Đại Hành  tiếp ngôi  nhà Đinh với mối t́nh  của bà Thái hậu  Dương Vân Nga đầy tranh cải.  Từ Hoa Lư,  Lê Đại Hành xuất quân chống nhà Tống,  đă giết tướng  nhà Tống là Hầu Nhân Bảo  làm quân Tống vỡ mật tan hồn không c̣n dám  nuôi mộng thôn tính Đại Cồ Việt nữa, Lê Đại Hành đă củng cố vững chắc nền độc lập tự chủ cho Đất Nước.

Cũng tại kinh đô Hoa Lư,  nhà sư Vạn Hạnh  và Đào Cam Mộc đă đạo diễn  một cuộc  đảo chánh không đổ máu, đưa Lư Công Uẩn lên ngôi vua.

Với Lư Công Uẩn, Hoa Lư đă mất địa vị thủ đô để nhường cho Thăng Long. Hoa Lư  chỉ vỏn vẹn trong 41 năm  đă có 3 họ làm vua.  (Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi năm 968.  Lê Đại Hành được  Dương Vân Nga trao ngôi năm 980 và Lư Công Uẩn lên ngôi trong một cuộc đảo chánh năm 1009).

 

LƯ CÔNG UẨN.

 

Lư Công Uẩn người làng Cổ Pháp tỉnh Bắc Giang, (nay là làng Đ́nh Bảng tỉnh Bắc Ninh). Lư Công Uẩn không có cha.  Mẹ đi chùa nằm mộng thấy thần nhân và thụ thai.  Năm Lư Công Uẩn lên ba tuổi,  mẹ đem cho nhà sư  Lư Khánh Vân làm con nuôi.  Lớn lên  Lư Công Uẩn đi học với  nhà sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ. Lư Công Uẩn  thông minh được  nhà sư Vạn Hạnh hết ḷng dạy dỗ.  Ra làm quan đời nhà Lê ở Hoa Lư.

Việt Sử Tiêu Án viết : “Phạm thái hậu đi chơi núi Tiêu Sơn, cùng với thần giao hợp mà sinh ra vua. Lư Khánh Vân nuôi làm con, nhận là họ Lư. Bài kư ở chùa Tiêu Sơn có nói : “Thái hậu cảm tinh anh của bạch hầu mà sinh ra vua, nhà sư Vạn Hạnh rước về nuôi”. Ngoại truyện lại nói : “Mẹ vua năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lăo Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt và bà đương ngủ lơ mơ, lăo Sa môn ngẩu nhiên chạm phải, giật ḿnh trở dậy rồi có thai mà sinh ra vua”. Thế th́ thật không biết người nào là cha vua Lư nữa”.

Lê Ngọa Triều là ông vua độc ác, v́ mắc bệnh nên phải nằm mà lâm triều v́ vậy mới có tên là Ngọa Triều.  Lê Ngọa Triều cho đặt các h́nh phạt nặng nề để trừng trị tội nhân như lấy cỏ gianh quấn quanh người đốt, lấy dao cùn xéo từng miếng để cho không được chết mau chóng v.v..  Có lần ông dóc mía trên đầu nhà sư rồi giả bộ lỡ tay cho dao rơi xuống đầu nhà sư cho chảy máu và lấy thế làm vui mà cười. 

 

Sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc  mưu dứt nhà Lê  để tôn Lư Công Uẩn  lên làm vua.  Sư Vạn Hạnh  dùng đ̣n tâm lư đánh vào óc  mê tín quần chúng  bằng những câu sấm,  những hiện tượng siêu nhiên,  như chó trắng làng Cổ Pháp trên lưng có chữ “Thiên Tử” ứng với điềm  Lư Công Uẩn sinh năm chó  (Giáp Tuất- 974)  lên ngôi  cũng vào  năm chó,  như cây gạo ở  làng Diêu Uẩn  (tên cổ cùa Cổ Pháp)  bị sét đánh  để lại vết  thành bài sấm  báo hiệu  nhà Lư thay nhà Lê, như cây đa chùa Song Lâm có vết sâu ăn  h́nh chữ “Quốc”,  như quanh mộ cha Lư Công Uẩn ban đêm có tiếng tụng kinh và ngâm thơ, báo hiệu trước việc họ Lư ra làm vua. Tất cả những điềm lạ, sấm đó được nhà sư Vạn Hạnh giải thích là báo trước nhà Lư thay thế nhà Lê.

 

Nhà sư Vạn Hạnh đă đánh động tâm lư từ dân đến quan, từ lính đến triều đ́nh ai cũng mong cho có một người có tài đức thay thế ông vua độc ác, th́ khi vua Lê Ngọa Triều vừa băng hà, Đào Cam Mộc triệu tập triều đ́nh và tôn  Lư Công Uẩn lên làm vua.  Các quan văn vơ tung hô vang  dậy, kính mời  Lư Công Uẩn lên ngai  nhậm chức thiên tử.  Thế là cuộc đảo chánh thành công tốt đẹp không tốn một giọt máu.

 

Để đền ơn,  Lư Công Uẩn Đào Cam Mộc tước Nghĩa Tín Hầu và gả con gái  là công chúa An Quốc cho.  Các tăng đạo được ban y phục. Cho xây cất nhiều ngôi chùa, đến nỗi sử quan Lê Văn Hưu đă phải thốt lên :

 “Lư Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm,  tông miếu chưa xây dựng,  đàn xă tắc chưa lập mà trước đă dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức,  lại trùng tu chùa quán ở các lộ  và độ cho hơn  ngh́n người ở kinh sư thế th́ tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là của trời rơi xuống,  sức không phải  là thần làm thay,  há chẳng  phải là vét máu mỡ của dân ư ? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng ?  Bậc vua sáng nghiệp, tự ḿnh cần kiệm, c̣n lo cho con cháu xa xỉ lười biếng,  thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật lộng lẫy hơn cung vua,  rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư săi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc chẳng phải từ đây ư.” ?

Việt Sử Tiêu Án viết : “Vua Lư Thái Tổ sinh trưởng nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ, thuyết nhân quả ăn sâu trong ḷng, cho nên khi mới kiến quốc đă sáng tạo nhiều chùa, cấp diệp độ tăng chúng, muốn đưa cả thế giới vào nước Phật, bất luận hiền ngu muốn cho quy Phật… lập hơn 300 ngôi chùa, đúc quả chuông nặng đến 1 vạn 2 ngh́n cân đồng… đến nỗi vua Huệ Tông bỏ nước cho con gái nhỏ mà xuất gia đầu Phật; v́ nhà sư mà hưng quốc, lại v́ nhà sư mà mất nước…”

Về nhà sư Vạn Hạnh, Việt Sử Tiêu Án viết : “Vạn Hạnh có kiến thức cao siêu, thần toán, biết trước mọi việc, cũng là tay xuất sắc trong giới thiền; nhưng mà hay sách ẩn thần quái, chỉ tu luyện về thuật, không tu luyện đạo, tạo ra các câu sấm, lưu truyền làm mê hoặc cho đời, mở mào ác nghiệp cho đời sau. Nhà Phật nói rằng : “Hết thẩy đều do tâm người tạo nên. Vạn Hạnh là thủ phạm đấy. Tiền sử chỉ chép là tử, đáng lắm.” 

 

Lư Công Uẩn tức Lư Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên năm thứ nhất. Phong cha làm Hiển Khánh Vương,  mẹ làm Minh Đức Thái Hậu,  anh làm Vũ Uy Vương, em làm Dực Thánh Vương,  chú làm Vũ Đạo Vương và đến năm 1018 mới phong tước cho bà nội.

Đến đây ta thấy có ǵ lấn cấn. Rơ ràng Lư Công Uẫn có cha, có anh , có em, có chú và bà nội tuy không thấy nói đến ông nội.  Thế nhưng như đoạn trên  nói ông không có cha  và bà mẹ đi chùa mộng thấy thần nhân mà thụ thai ông.  Vậy th́ có sự  mâu thuẩn nào của  “Đại Việt Sử Kư Toàn Thư”, lúc nói không có cha, lúc lại nói phong tước cho cha, mộ cha có tiếng tụng kinh ?

Có thể câu truyện mẹ Lư Công Uẩn đi chùa mộng thấy thần nhân mà sinh ra Lư Công Uẩn do sư Vạn Hạnh tung ra để đề cao Lư Công Uẩn là người Thần,  do thần mà sinh ra cũng như các sấm kư, các truyền kỳ về Lư Công Uẩn là sự dầy công sắp xếp của sư Vạn Hạnh.

Chúng ta thấy Lư Công Uẩn măi 9 năm sau khi lên ngôi mới phong tước cho bà nội mà không đả động ǵ tới ông nội. Vậy có thể bà nội  Lư Công Uẩn thụ thai sinh ra  cha Lư Công Uẩn mà không có ông nội.  Không biết ông nội là ai.  Có thể ông nội  Lư Công Uẩn là  thần nhân mà bà nội nằm mộng khi đi chùa sinh ra cha Lư Công Uẩn. Và vai tṛ câu truyện của bà nội được đem xuống gán cho mẹ Lư Công Uẩn. 

 

Ông nội, hoặc cha Lư Công Uẩn có thể là một lăng tử nào đó đă gặp bà nội hay mẹ Lư Công Uẩn không được sự chấp thuận của gia đ́nh mà sinh ra Lư Công Uẩn. Lăng tử này có thể là người gốc gác ở từ xa tới,  từ phương Bắc tới.  Những việc liên quan tới gốc gác  người cha hay  ông nội bí mật này sẽ được nói sau đây.

Lại cũng có thuyết nói cha mẹ Lư Công Uẩn  nhà nghèo  phải đi làm thuê,  một hôm hai người đi đến gần  một cái giếng,  bà vợ đang  mang thai,  khát nước,  ông chồng lại  giếng múc nước cho vợ,  chẳng may  xẩy chân rơi xuống giếng  th́ mối đùn  lên làm thành mộ thiên táng.  Bà vợ đau bụng đẻ, đẻ ra Lư Công Uẩn và cho nhà sư Lư Khánh Vân làm con nuôi và v́ thế mà lấy họ Lư.

Lại cũng có thuyết  nói Lư Công Uẩn chính là  con ruột của  sư Vạn Hạnh.  Cuộc đời của Lư Công Uẩn  đầy những  truyện huyền hoặc  và sấm kư,  có lẽ do sư Vạn Hạnh  dựng nên  để tô vẽ con người được thần thánh lựa chọn, chuẩn bị cho cuộc lên ngôi của Lư Công Uẩn.

Trở lại gốc gác người cha hay ông nội của Lư Công Uẩn. Vào năm Lư Anh Tôn thứ 21, Canh Th́n vua cho  dựng miếu thờ  Hai Bà Trưng và  Xuy Vưu.  Dựng miếu thờ  Hai Bà Trưng th́ là đương nhiên, nhưng c̣n miếu thờ Xuy Vưu th́ hơi khó hiểu.

Xuy Vưu là ai mà phải thờ ? Theo tích truyện Họ Hồng Bàng th́ Xuy Vưu là tướng của vua Đế Lai. Đế Lai là vua  phương Bắc cùng thời với  Lạc Long Quân là vua phương Nam . Đế Lai nhớ truyện ông nội là  Đế Minh đi  xuống  phương Nam gặp tiên  nên động ḷng cũng muốn suôi nam một chuyến xem có gặp được tiên chăng bèn đem vợ là Âu Cơ đi theo và giao việc quản trị nước cho Xuy Vưu. Đế Lai mải mê đi t́m tiên để Âu Cơ ở lại hành cung của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân thấy Âu Cơ đẹp đẽ th́  đem ḷng say mê  hóa thành chàng  trai tuấn tú,  Âu Cơ cũng  thương Lạc Long Quân hai người nên duyên vợ chồng đẻ ra bọc trăm con, trở thành Tộc Tổ ḍng Lạc Việt.

C̣n Xuy Vưu lănh đạo  các bộ tôc Việt ở  phương Bắc  như Cửu Lê,  Bộc Việt,  Tam Miêu ở vùng sông Hoàng Hà.  Lúc đó bộ tộc Hoa  từ sa mạc Mông Cổ  qua ngă Cam Túc vào Thiểm Tây, Sơn Tây rồi tràn xuống  vùng đồng bằng Hoàng Hà,  Sơn Đông, chiếm đất các bộ tộc Việt.  Xuy Vưu lănh đạo các bộ tộc Việt chống trả, nhưng dân hiền ḥa chuyên làm ruộng không chống nổi dân du mục hiếu chiến.  Xuy Vưu bị thua Hiên Viên tại Trác Lộc.  Thế là các bộ tộc Việt phần bị Hoa tộc bắt làm nô lệ, phần chạy tản mát đi khắp nơi.  Những kẻ suôi Nam th́ về ḥa nhập với đồng chủng Việt đang sinh sống tại đây. Kẻ chạy qua Đông trở  thành dân Triều Tiên (người Triều Tiên  thờ Xuy Vưu và gọi là Chi Yu).  Một số chạy lên cao nguyên Sơn Đông cố thủ trên đó.  Người Bôc Việt Sơn Đông (Tàu gọi họ là Đông Di) hễ có dịp là nổi lên chống đánh chính quyền  Hoa tộc.  Đời Tam Quốc, giặc Hoàng Cân (Khăn Vàng, người Việt chít khăn,  không đội mũ như người Tàu)  nổi lên làm nghiêng ngửa cơ đồ nhà Hán, các anh hùng Thủy Hử  làm giặc chống nhà Tống, họ là người Sơn Đông.  Đời nhà Thanh, Nghĩa Ḥa Đoàn (Quyền)  nổi lên chống người Tây Dương (Đức Quốc)  và nhà Thanh, nhà Thanh gọi họ là Quyền Phỉ, (về sau nhà Thanh lại nhờ họ chống người Tây Dương), người Tây Dương gọi họ là Boxers,  họ là  người Sơn Đông. Tất cả các bộ tộc Việt này, người Miêu (Hmong Dao),  Triều Tiên,  Sơn Đông  và người Hẹ (Bộc Viêt) đều thờ Xuy Vưu làm Tôc Tổ.

Dân Lạc Việt thuộc ḍng Việt phương Nam   nên không  thờ Xuy Vưu. Thế mà nay họ Lư cho xây đền thờ Xuy Vưu,  hẳn phải có liên hệ nào đó.  Phải chăng tổ tiên họ Lư là dân Sơn Đông ?  Cho đến ngày nay, trước năm 1945, người Sơn Đông vẫn c̣n lui tới đất Việt. Họ quảy một đôi bồ  đựng ít cây thuốc hoặc cao đơn hoàn tán, tới chỗ đông người bày ra, múa vài đường quyền  rồi rao  bán thuốc, ta gọi là “Sơn Đông mại vơ”. Người Sơn Đông thờ Xuy Vưu, vậy họ Lư xây đền thờ Xuy Vưu hẳn là họ Lư có liên hệ với người Sơn Đông. Phải chăng  cha Lư Công Uẩn là chàng lăng tử  Sơn Đông lấy mẹ Lư Công Uẩn, không được gia đ́nh công nhận nên sinh ra coi như không có cha ?

(Vào thời hiện đại, vào những năm thập niên 1920, một chàng lăng tử Bắc phương phiêu dạt tới đất Thanh Hóa, bị bệnh và đói được cô lái đ̣ phủ Tĩnh Gia cưu mang và nên nghĩa vợ chồng. Thi sĩ Hồ Dzếnh là con của chàng lăng tử và cô gái lái đ̣ đó. Giống trường hợp của cha mẹ Lư Công Uẩn xưa ?”)

Vào cuốí triều đại nhà Lư,  vua Lư Huệ Tông không có con trai,  xuống chiếu lập con gái là Chiêu Hoàng  làm Thái tử  và truyền ngôi cho.  Trần Thủ Độ  nắm  mọi quyền hành  nơi triều chính lập mưu cho cháu là  Trần Cảnh lấy Chiêu Hoàng.  Năm 1225  bắt Lư Chiêu Hoàng  truyền ngôi cho Trần Cảnh. Trần Cảnh lên ngôi, đó là vua Trần Thái Tông. Nhà Lư mất ngôi từ đó.

 

Trần Thủ Độ phế Thượng hoàng Lư Huệ Tông ra ở chùa và ép phải thắt cổ tự tử. Trần Thủ Độ t́m cách  giết hại hoàng tộc nhà Lư,  các công nương nhà Lư bắt đem gả cho các  tù trưởng mạn ngược, ai mang họ Lư phải đổi ra họ Nguyễn. Năm 1232, nhân làm lễ Tiên hậu nhà Lư, Trần Thủ Đô sai đào hầm, làm nhà lá ở trên  để đến khi các tôn thất nhà Lư vào  tế lễ th́ sụt cả  xuống hố rồi đổ đất chôn sống cả.

Có hai vị  Hoàng thân nhà Lư  là Lư Dương Côn và Lư Long Tường  đang chỉ huy hai  hạm đội nơi Biển Đông,  thấy t́nh thế bất lợi và có thể bị  Trần Thủ Độ hăm hại  bất kỳ lúc  nào nên kẻ trước người sau  đă đem toàn hạm đội,  thủy thủ  và gia đ́nh đi lánh nạn.  Cả hai đều cập vào bờ biển nước Triều Tiên.  Lư Long Tường  đă giúp vua  Triều Tiên  đánh  đuổi quân Mông Cổ,  được vua Triều Tiên  trọng thưởng,  đúc tượng và ban tước  “Bạch Mă Tướng Quân”.  Ḍng họ Lư  ở Triều Tiên hiện nay có 2 người giữ chức Tổng Thống Đại Hàn Dân Quốc. Hậu duệ họ Lư ở Triều Tiên đă về tế mộ Tổ ở đ́nh làng Đ́nh Bảng trong những năm gần đây.

Vấn đề đặt ra là : tại sao cả hai vị hoàng thân đi lánh nạn, qua vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô với bờ biển mênh mông  không ghé mà  đi tuốt măi lên phía bắc, tận Triều Tiên?

Có thể là cả hai vị  hoàng thân muốn  t́m về quê tổ là vùng Sơn Đông. Cha của Lư Công Uẩn là người Sơn Đông (?) Đời Lư Anh Tông lập đền thờ Xuy Vưu, thánh tổ  của  ḍng Bộc Viêt. Người Sơn Đông thuộc ngành Bộc Việt trong đại gia đ́nh Bách Việt.

Nhưng cả hai vị hoàng thân đều tạt vào bờ biển Triều Tiên.  Triều Tiên và bán đảo Sơn Đông chỉ cách nhau có vùng biển Hoàng Hải.  Có thể cả hai vị bị lầm bờ biển hoặc bị bảo đánh tạt vào bờ biển Triều Tiên, mà Triều Tiên cũng thuộc ngành Bộc Việt, người Tàu gọi là Đông Di cũng như họ gọi người Sơn Đông là Đông Di.

 

Kinh Đô THĂNG LONG

 

Lư Thái Tổ lên ngôi quyết định rời đô. Trong chiếu rời đô có đoạn viết : “ … Huống chi thành Đại La là đô cũ của Cao Vương,  ở giữa khu vực trời đất,  được thế rồng cuộn hổ ngồi,  chính là giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa,  dân cư không khổ  thấp trũng tối tăm,  muôn vật hết sức  tươi tốt phồn thịnh, Xem khắp  nước Việt đó là nơi thắng địa,  thực là chỗ tụ hội quan yếu  của bốn phương,  đúng là nơi thượng đô kinh sư măi muôn đời…”

 

Chiếu rời đô cũng viết v́ đô cũ là Hoa Lư địa thế xa xôi,  núi non, không thuận lợi cho việc cai trị đất nước và chê hai nhà Đinh, Lê “coi thường mệnh trời không noi theo việc cũ Thương, Chu, cứ yên đóng đô nơi đây  đến nỗi thế đại không dài,  vận số ngắn ngủi,  trăm họ tổn hao,  muôn vật không hợp”.

 

Lư Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long,  hẳn cũng do ư kiến của sư Vạn Hạnh.  Đất Hoa Lư,  phần th́ núi non hiểm trở, giao thông không tiện lợi, nhưng cũng v́ chỉ trong mấy chục năm đă có 3 họ  lên làm vua.  Điều nay hẳn làm  Lư Thái Tổ  băn khoăn,  lo cho tương lai,  muốn xa rời vùng đất hung hiểm đó.

Hơn nữa, Hoa Lư là đất  của người Mường.  Đinh Bộ Lĩnh là người Mường.  Lê Đại Hành  cũng là người Mường. Lư Công Uẩn là người Kinh, quê lại ở tận Bắc Ninh. Triều đ́nh văn vơ hẳn là người Mường chiếm đa số.  Hoàng tộc họ Đinh,  họ Lê c̣n đầy ra đấy.  Cảnh tiếm ngôi vua của Lê Đại Hành, của Lư Công Uẩn c̣n sờ sờ ra đó.  Có thể,  một lúc nào đó con chảu họ Đinh, họ Lê lại hạ bệ họ Lư để dành ngôi báu. Vậy th́ rời xa đất hung hiểm đó là thượng sách.

Sự việc xẩy ra chứng tỏ điều ước đoán là đúng : Hoa Lư được đổi tên là Trường Yên và cử  Khai Quốc Vương cai trị. Vị Khai Quốc Vương này có mưu đồ làm phản,  chiêu tập binh mă,  thâu nạp dân bản địa  người Mường làm lính,  chống lại triều đ́nh.  Vua Lư Thái Tông phải đích thân đem binh mă đi đánh dẹp mới b́nh định được.

Thành Thăng Long.

Tên :

Năm 1010, vua Lư Thái Tổ (Công Uẩn) rời đô từ Hoa Lư ra Đại La, thấy có rồng hiện lên nên đặt tên là Thăng Long. Thăng Long trải qua các đời Lư, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn đă nhiều lần thay đổi tên.

Đời Hồ Quư Ly gọi là Đông Đô để đối với Tây Đô là thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.

Quân nhà Minh xâm chiếm Việt Nam gọi là Đông Quan.

 Nhà Hậu Lê gọi là Đông Kinh. Tên Đông Kinh, người Bồ Đào Nha đọc thành Tunkin để chỉ xứ Đàng Ngoài (miền Bắc Việt Nam ), đối chiếu với Cochinsinensis chỉ xứ Đàng Trong (miền Nam Việt Nam ). Người Pháp gọi là Tonkin (miền Bắc VN) và Cochinchine (miền Nam VN), miền Trung VN họ gọi là Annam .

Năm 1831, vua Minh Mệnh đổi tên là Hà Nội. Thời Pháp thuộc và Việt Cộng cũng vẫn giữ tên Hà Nội.

Xin đừng lẫn Thăng Long với Long Biên, tuy Hà Nội có cây cầu bắc qua sông Hồng do Pháp xây là cầu Paul Doumer ta gọi là cầu Long Biên.

Năm 187, Sĩ Nhiếp được cử làm thái thú Giao Châu, đóng trị sở tại Liên Lâu, cũng gọi là Luy  Lâu, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đại Việt Sử Kư Toàn Thư nói Luy Lâu là Long Biên, nhưng các nhà nghiên cứu nói Luy Lâu không phải là Long Biên và chưa rơ Long Biên ở đâu, có lẽ gần tỉnh lỵ Bắc Ninh ngày nay.

Năm 541, Lư Bí tức Lư Nam Đế khởi nghĩa đánh đuổi thái thú Tiêu Tư, dành độc lập cho đất nước, lấy tên nước là Vạn Xuân, đóng đô tại Long Biên.

Vị Trí và Xây Dựng :

Năm 767, Trương Bá Nghi giữ chức Kinh Lược Sứ Giao Châu đắp lại La Thành để chống quân Côn Lôn và Chà Bá từ ngoài biển vào cướp phá. ĐVSKTT  nói Trương Bá Nghi đắp lại La Thành nhưng không nói La Thành có từ đời nào, có lẽ từ đời nhà Tùy khi rời trị sở về Tống B́nh tức La Thành. (Theo thư tịch Tàu th́ Côn Lôn là người từ các hải đảo ở vùng biển Nam Hải, có màu da đen, tóc quăn. Chà Bá hay Chà Và tức Java là người Nam Dương)

Năm 864, Cao Biền được cử làm Đô Hộ để chống quân Nam Chiếu từ Vân Nam sang đánh phá, đă có lần chiếm phủ lỵ La Thành của quân đô hộ Tàu. (Nam Chiếu là người Thái lập ra nước Đại Lư ở Vân Nam ngày nay).

 

 

 

Cao Biền đắp La Thành cho lớn hơn nên gọi là Đại La. Thành Đại La được mô tả như sau : chu vi 1982 trượng 5 thước (gần 6 km), cao 2 trượng 6 thước (hơn 8 m), chân rộng 2 trượng 6 thước (hơn 8 m), đê dài 2125 trượng (hơn 7 km), cao 1 trượng 5 thước (gần 5 m), dựng 5000 gian nhà.

 

Thành Đại La là trị sở của quân đô hộ từ đời nhà Tùy. Năm 607, nhà Tùy rời trị sở về Tống B́nh trên đất Hà Nội ngày nay. Tống B́nh rồi La Thành, rồi Đại La là thủ phủ của chính quyền đô hộ từ đời Tùy đến Đường trong 3 thế kỷ.

Về mặt địa lư, thành Đại La sau này là Thăng Long ở vào trung tâm đất nước thời bấy giờ, là nơi giao thông thủy bộ tiện lợi. Thành nằm ở phía nam sông Nhị (Hồng hà) với các sông Đuống, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu như là những con hào tự nhiên bao quanh thành. V́ thế thành Thăng Long không có góc cạnh vuông vắn hay tam giác, tứ giác mà lượn theo h́nh thế sông ng̣i. Thành Thăng Long thông thương từ các sông ng̣i vào các hồ ao tạo thành màng lưới giao thông đi lại chằng chịt, từ kinh thành đến các trấn phủ, từ bắc vào nam, từ đông sang tây.

Mùa thu năm 1010, Lư Thái Tổ rời đô về Đại La và đặt tên là Thăng Long. Nhà Lư bắt đầu xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua, triều đ́nh và hoàng gia mà trung tâm là điện Càn Nguyên, nơi thiết triều của nhà vua. Hai bên có điện Tập Hiền và Giảng Vơ. Phía sau có điện Long An, Long Thụy làm nơi vua nghỉ. Cuối năm 1010, 8 điện 3 cung đă hoàn thành, những năm sau xây dựng thêm một số cung điện. 

 

Một ṿng thành bao quanh các cung điện cũng được xây dựng năm đầu gọi là Long Thành hay Phượng Thành. Thành đắp bằng đất, phía ngoài có hào, mở 4 cửa : Tường Phù ở phía đông, Quảng Phúc ở phía Tây, Đại Hưng ờ phía Nam , Diện Đức ở phía bắc.

Trong Long Thành có một khu đặc biệt được bảo vệ gọi là Cấm Thành là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng gia.

Thăng Long được xây theo mô h́nh Tam Trung thành quách gồm : ṿng ngoài là kinh thành. Ṿng thứ hai là hoàng thành. Giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, phố xá, 36 phố phường tụ hội ở đây. Lớp thứ ba là Cấm Thành hay Long, Phượng thành là nơi của nhà vua. Các thời sau cứ theo đó mà phân chia nơi ở của cư dân và nhà vua.

Vua Gia Long (1802 – 1820) lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Vào năm Gia Long thứ 4, ra lệnh phá bỏ Hoàng Thành Thăng Long có từ đời Lư trải qua các triều đại Trần, Lê để xây một ṭa thành theo mới theo kiểu Vauban, lấy theo tên của một kiến trúc sư ngườI Pháp phục vụ trong triều đ́nh vua Gia Long.

(Việc vua Gia Long đóng đô ở Phú Xuân và phá bỏ Hoàng Thành Thăng Long, Phạm Văn Sơn trong Việt Sừ Toàn Thư nhận định : “ Đặt quốc đô ở Phú Xuân là một mảnh đất gầy, dân thưa, của ít – về phương diện quân sự nơi đây là một vị trí chiến lược bất lợi cả về thủy lẫn bộ. Trái lại Bắc Hà là cội rễ của dân tộc, nói gần là từ hai thế kỷ trở về đây ruộng đất ph́ nhiêu, dân cư đông đảo, anh hùng hào kiệt đời nào cũng sẵn chống xâm lăng, nhiều phen như trúc chẻ, ngói tan. Vậy mà vua Gia Long bỏ thật là uổng. Phải chăng vua Gia Long đă e ngại những uy tín c̣n sót lại của hai họ Lê, Trịnh, nhưng nếu đủ tài thi thố th́ ân uy của ḿnh là thái dương mà các triều đại đă qua chỉ là những ngọn lửa tàn, đâu đáng sợ ! Sau này Bắc Hà ly loạn liên miên, ḷng dân khảng tảng v́ triều đ́nh ở quá xa, rồi 50 năm sau giặc Pháp tiến vào nội địa của ta, hàng vạn quân của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Tôn Thất Thuyết không chống nổi mấy chiếc tàu, vài trăm lính của Francis Garnier, H. Rivière và De Courcy. Đấy chẳng là sự vụng tính của vua Gia Long v́ đă bỏ gốc lấy ngọn đó sao ?”)

Nguyễn Du ngậm ngùi tưởng nhớ cung điện ngàn xưa nay trở thành đường xá xe cộ ngược xuôi

Thiên niên cư thất thành quan đạo,

Nhất phiến tàn thành một cố cung.

 

 

Tạm dịch :

 

 

 

Cung điện ngàn năm thành đường cái,

Một ṭa thành mới, mất cung xưa.

Trước Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan đă thấy Hoàng thành Thăng Long lộng lẫy khi chưa bị phá và cảnh tang thương sau khi bị phá hủy, đă làm bài thơ bất hủ “Thăng Long Hoài Cổ”  trong đó có 4 vần thơ tuyệt tác như sau :

Lối xưa xe ngựa, hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài, bóng tịch dương.

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

Nước c̣n cau mặt với tang thương.

(Trịnh văn Thanh trong cuốn “Danh Nhân Từ Điển” dẫn nghĩa như sau : “Những lối đi xưa nay với xe ngựa nhộn nhịp, tấp nập nay chỉ c̣n lại băi cỏ mùa thu hiu hắt như hồn người chết lảng vảng đâu đây. Và những lâu đài tráng lệ nguy nga ngày xưa nay chỉ c̣n nền cũ in bóng mặt trời về chiều, trông thật đ́u hiu, lạnh lẽo. Nhưng nếu mọi sự do bàn tay con người tạo nên đều đổ vỡ và thay đổi th́ những tảng đá do tạo hóa dựng nên vô cùng kiên cố vẫn c̣n nằm đó với năm tháng trôi qua không hề xê dịch cũng như mặt nước hồ Hoàn Kiếm lúc nào cũng gợn sóng như những nét nhăn trên mặt con người phải nh́n cảnh tang thương của vạn vật”)

Năm 1888, người Pháp lại cho phá thành Hà Nội do vua Gia Long xây cất để xây cơ sở cho chính quyền thuộc địa. Cô Tư Hồng, một “me tây” đă trúng thầu và làm giầu trong việc phá thành Hà Nội. Thành Hà Nội nay c̣n lại Cột Cờ cao chót vót là công tŕnh của vua Gia Long.

Vào năm 2003, khi dự kiến xây cơ sở nào đó, người ta đào móng sâu xuống đất th́ phát hiện ṭa lâu đài 3 tầng lầu, 4 mái, dạng h́nh tháp tọa lạc trên một diện tích 1000 m2. Đây là kinh thành Thăng Long bị Gia Long cho phá đi. Có hàng ngàn hiện vật được phát hiện, những cung điện có kích thước chiều dài 60 m, chiều ngang 27 m, có 40 chân cột, có giếng cổ và gạch phù điêu (chạm nổi). Tiếc thay !

Thăng Long đă trải qua bao cơn sóng gió. Quân Mông Cổ đă vào cướp Thăng Long. Quân Minh đă chiếm Thăng Long. Quân Thanh đă đóng quân ở Thăng Long. Nhưng Thăng Long không hề suy xuyển, vẫn hiên ngang là thủ đô của Đại Việt.

Nhưng Thăng Long đă gục ngă, đă bị phá hủy do chính bàn tay của người Việt : vua Gia Long !

Nếu vua Gia Long vẫn đóng đô ở Phú Xuân (Huế) nhưng đừng phá thành Thăng Long, vẫn duy tŕ Thăng Long th́ nay ta đă có một chứng tích lịch sử ngàn năm của nền văn hiến kéo dài qua năm ngàn năm lịch sử ḍng Việt tộc.

Ngày nay, chúng ta không biết được sự hoành tráng nguy nga của thành Thăng Long như thế nào, nhưng qua thành Bắc Kinh của Trung Quốc, chúng ta có thể h́nh dung thành Thăng Long, v́ thành Bắc Kinh do Nguyễn An, một người Việt Nam xây dựng nên qua cảm hứng của Thăng Long.

Năm 1407, Hồ Quư Ly bị quân Minh bắt cùng với thủ hạ giải về Kim Lăng, kinh đô nhà Minh, trong đó có Nguyễn Phi Khanh, cha của Nguyễn Trải, cùng Hồ Nguyên Trừng. Hồ Nguyên Trừng giỏi việc chế tạo vơ khí nhất là súng đại bác nên được Minh Thành Tổ trọng đăi làm đến chức Binh Bộ Thượng Thư. Minh Thành Tổ dùng súng thần công của Hồ Nguyên Trừng tạo tác đàn áp các tộc Mông, Tạng, Hồi ở Nội Mông, Thanh Hải, Tân Cương.

( Lê Quư Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ dẫn các tài liệu của Tàu nói về Hồ Nguyên Trừng như sau: “Đời vua Thành Tổ nhà Minh (1403-1424) đánh nước Giao Chỉ, được phép đúc thần cơ sang pháo ( các súng máy đủ cỡ). Lúc bấy giờ mới đặt ra đội súng thần cơ…Súng có nhiều cỡ, lớn  nhỏ không đều. Lớn th́ kéo bằng xe, nhỏ th́ dùng giá gỗ hay vác lên vai. Súng lớn lợi cho việc chiếm giữ, súng nhỏ lợi cho việc chiến đấu, tùy tiện mà dùng. Súng là một thứ binh khí cần cho việc hành quân.”

 “Sách Cô Thụ Biểu Đàm nói : Nhà Minh cho Lê (Hồ) Trừng, là con Quư Ly, làm hộ bộ thượng thư. Trừng khéo chế súng, chế ra thần sang cho triều đ́nh, cho nên nay tế binh khí đều phải tế Trừng”.

 

 

 

Sách Thù Vực Chu Tư Lục chép : “Em Hồ Hán Thương là Lê Trừng, t́m ra phép chế thần sang : vua hạ chiếu cho Trừng làm quan. Ấy là binh khí nước Nam truyền sang Trung Quốc, thực từ Lê Trừng trước.”

Minh sử chép : “Năm Vĩnh Lạc (1603-1424), vua Minh thân chinh Mạc Bắc. Khi giặc kéo ào đến, bèn đem thần sang của nước An Nam ra đánh, giặc mới rút lui. Lại năm Tuyên Đức (1426-1435) triều đ́nh sắc cho quan tổng binh Tuyên phủ rằng : Thần sang là trọng khí của nhà nước, cấp cho các đồn ở biên giới để thị uy chớ đừng cấp nhảm.”

Minh sử chép : “Trong niên biểu của Thất khanh (bẩy vị quan to), có nói Lê Trừng làm Binh bộ Thượng thư.”)

Trong lớp người bị quân Minh bắt sang Tàu có một người tên là Nguyễn An, bị sung làm thái giám. Nguyễn An có tài kiến trúc được Minh Thành Tổ hiệu Vĩnh Lạc giao cho họa đồ và xây dựng thành Bắc Kinh làm kinh đô mới. Hẳn là Nguyễn An đă biết rơ kinh thành Thăng Long và lấy làm kiểu mẫu cho việc xây dựng thành Bắc Kinh. Ngay cả đến tên cung điện của Thăng Long, Nguyễn An cũng dùng để đặt cho Bắc Kinh. Tên cửa thành Bắc Kinh được Nguyễn An đặt cho là Thiên An. Thiên An môn nổi tiếng v́ sự đàn áp đẫm máu hàng ngàn sinh viên của cộng sàn Tàu năm 1989.

(ĐVSKTT cho biết tên Thiên An được vua Lư Thái Tông đặt như sau : “Tháng 6 rồng hiện lên ở điện Càn Nguyên, vua nói với tả hữu rằng’ “Trẫm phá điện ấy, san phẳng nền rồi mà rồng c̣n hiện lên, có lẽ đó là đất tốt, đức lớn hưng thịnh ỡ chỗ chính giữa trời đất chăng ?”. Bèn sai Hữu Ty mở rộng quy mô, nhắm lại phương hướng mà làm lại, đối tên là điện Thiên An. Bên tả dựng điện Tuyên Đức, bên hữu dựng điện Diên Phúc, thềm trước điện gọi là Long Tŕ (thềm rồng). Phía đông thềm rồng đặt điện Văn Minh, phía tây đặt điện Quảng Vũ, hai bên tả hữu thềm rồng đặt lầu chuông đối nhau để dân chúng ai có việc kiện tụng oan uổng th́ đánh chuông lên. Bốn xung quanh thềm rồng đều có hành lang để tụ họp các quan và sáu quân túc vệ. Phía trước làm điện Phụng Thiên, trên điện dựng lầu Chính Dương làm nơi trông coi tính toán giờ khắc, phía sau làm điện Trường Xuân, trên điện dựng gác Long Đồ làm nơi nghỉ ngơi du ngoạn. Bên ngoài đắp một lần thành bao quanh gọi là Long Thành.”)

Thành Thăng Long xây dựng năm 1010 dưới đời nhà Lư. Thành Bắc Kinh xây dựng năm 1410, dưới đời nhà Minh. Thành Bắc Kinh xây sau Thăng Long 400 năm.

Thành Bắc Kinh do kiến trúc sư Việt Nam đứng xây. Vơ khí thần công của nhà Minh do kỹ sư người Việt đúc. Trước đó gần 400, quân Tống đă học lối dụng binh của nhà Lư.

(Lê Quư Đôn dẫn Tống sử nói về việc nhà Tống học lối dụng binh của nhà Lư như sau : “Tống sử chép : Thái Duyên Khánh là tri châu ở đất Hoạt, thường học được phép tổ chức quân đội của An Nam, xin bắt chước quy chế chia ra từng bộ phận. Chia chính binh, cung tiễn phủ, nhân mă đoàn làm 9 phủ. Hợp trăm đội, chia ra làm tả, hữu, tiền, hậu, bốn đội có trú chiến (đóng quân để đánh), thác chiến (đi đánh), khác nhau. Tướng nào cũng có lịnh bộ, quân kỷ, khí giới; chỉ lấy nhân, mă phiên binh mà phân biệt. Tất cả đều tùy chỗ đóng mà chia. Số chư tướng không bằng nửa số chính binh. C̣n về việc kiềm chế, th́ cho quân già yếu ở thành trại, tùy xa gần mà chia giữ, không cho binh Phiên và binh Hán ở lẫn với nhau, cho khỏi sinh biến. Vua Thần Tông nhà Tống khen măi.”)

Tần Thủy Hoàng đánh chiếm Bách Việt, đă đồng hóa số người Việt c̣n kẹt lại ở phần đất Giang Nam, Giang Đông, Giang Tây (nước Sở, Ngô, Việt cũ), Phúc Kiến và Lĩnh Nam. Họ đă chiếm lĩnh nền văn minh, văn hóa cũng như kỹ thuật công nghệ, nông nghiệp của Việt tộc. Qua thời gian, nghiễm nhiên các thứ đó là của Tàu, người Việt trắng tay !

Ḍng tộc Bách Việt nay chỉ c̣n lại có Lạc Việt. Qua ngh́n năm tự chủ luôn bị Hoa tộc ḍm ngó, đă bao lần bị Bắc phương đem quân xâm lược và nay dưới chế độ cộng sản áp lực xâm chiếm của Đại Hán càng năng nề.

Kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, chế độ cộng sản Hà Nội có thể tổ chức linh đ́nh hoành tráng nhưng vết thương của việc mất đất biên giới như ải Nam Quan, thác Bản Giốc… mất biển và các hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa như những lát dao đâm vào tim dân Việt. Những bàn tay nhớp nhúa kư các văn bản bán đất, nhường biển cho giặc, những khuôn mặt ĺ lợm thà mất đất mất biển để c̣n có chỗ ngồi trên ghế độc tài sẽ muôn đời bị nguyền rủa là tội đồ của dân tộc, là việt gian là phản quốc ! Giang sơn Việt Nam dưới quyền cai trị của đảng cộng sản biết sẽ đi về đâu ? Thăng Long lại có phải oằn oại dưới gót giầy của bọn xâm lược Phương Bắc ? Ôi ngàn năm Thăng Long !

 

 

http://nguoidanbinhthuong.org/baiviet/ngannamthanglong.html

http://nguoidanbinhthuong.org/baiviet/phubientapluc.html

 


 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đạ

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten