Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

 

Chính Nghĩa là nơi tập hợp tất cả những nhân sinh quan, chính trị quan,  thế giới quan, các lĩnh vực học thuật khác nhau từ nhiều nguồn khác biệt với mục đích cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu tham khảo, điều nghiên, nâng cao kiến thức của Người Việt Quốc Gia. Nội dung các bài viết được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của chúng tôi.

 

 

 

 

 https://sites.google.com/site/philosophiadoc/home/triet-hoc-descartes

 

Triết học Descartes

 

 

DESCARTES (1596-1650)

 

 

 

Nguồn: http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=320&ict=3531

 

 

Triết gia và nhà khoa học người Pháp. Tên đầy đủ: René Descates.     

Thưở nhỏ, ông theo học trường của Ḍng Tên (Jesuits). Sau khi tốt nghiệp Đại học Poitiers, ông gia nhập quân đội của Hoàng thân Maurice of Nassau. Tới năm 32 tuổi, ông giải ngũ, sống ở Hà Lan. Tại đó, ông dành trọn thời gian để nghiên cứu khoa học, suy tưởng triết học và viết về những thành quả của ḿnh.

Năm 1649, Descartes sang Stckholm để làm gia sư cho nữ hoàng Thụy Điển Christina, nhưng không chịu đựng nổi bầu khí nghiêm ngặt của cung đ́nh và khí hậu khắc nghiệt phương bắc. Qua năm sau, ông từ trần v́ bệnh sưng phổi, thọ 54 tuổi.

Trước ngày đi Hà Lan, Decartes đă bắt đầu công tŕnh vĩ đại của đời ḿnh. Các tiểu luận về Đại số và Compendium musicae (Bản tóm lược về âm nhạc) có lẽ nên ghi lùi thời điểm, trước năm 1628. Thế nhưng cả hai xuất hiện năm 1637 với một nhóm các tiểu luận lần đầu tiên được Descates kư bằng tên của ông. Các tiểu luận ấy gồm văn bản danh tiếng Discours de la méthode (Luận về phương pháp), các luận văn về khúc xạ, về sao băng, về h́nh học phân tích.

Toán học là sở thích lớn nhất của Descartes. Được xây dựng trên công tŕnh của những người khác, ông tạo ra các tọa độ Descartes, các ṿng cung Descartes, và ông thường được cho là người sáng lập h́nh học phân tích. Đối với đại số, Descates đóng góp vào việc giải căn số âm và qui ước kư hiệu mũ. Chính do bởi dự tính mở rộng phương pháp toán học tới mọi lĩnh vực của tri thức mà Descartes triển khai phương pháp luận của ông, và đó là khía cạnh chủ yếu của triết học Descartes.

Vứt bỏ hệ thống thế giá và thẩm quyền của triết học kinh viện, Descartes bắt đầu với sự hoài nghi mọi cái, kể cả những ǵ ông trải nghiệm v́ ông cho rằng các giác quan thường đánh lừa ông. Nhưng có một cái ông không thể hoài nghi, đó là chính sự hoài nghi. Đây là cốt lơi được ông tŕnh bày trong câu nói danh tiếng của ḿnh: Cogito, ergo sum: Je pense dons je suis: Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu.

Từ tính chất chắc chắn do sự hiện hữu của hữu thể tư duy, Descartes lần bước tới sự hiện hữu của Thượng đế. Ông biện hộ cho sự hiện hữu ấy bằng cách đưa ra bằng chứng dựa trên luận cứ mang tính bản thể luận của Anselm và bằng chứng dựa trên nguyên nhân đệ nhất, cái chắc chắn tạo ra trong người tư duy ư tưởng về Thượng đế. Như thế, trong khi đạt tới sự hiện hữu của Thượng đế, Descartes cũng với tới thực tại của thế giới vật lư thông qua Thượng đế, đấng không lừa dối tâm trí đang tư duy bằng các tri giác vốn là ảo giác.

Do đó, thế giới ngoại tại mà chúng ta đang tri giác phải hiện hữu. Như thế, Descartes rơi trở lại sự chấp nhận là thật những cái được chúng ta tri giác một cách rơ rệt và riêng biệt. Và ông nghiên cứu thế giới vật chất bằng cách tri giác các nối kết của nó. Ông nh́n thế giới vật chất như có tính máy móc chủ nghĩa, hoàn toàn cách ly với tâm trí, cái độc nhất nối kết giữa hai hữu thể bằng sự can thiệp của Thượng đế. Tới ngang đây, quan điểm của Descartes gần như hoàn toàn mang tính nhị nguyên luận.

Trong khoa học, Descartes vứt bỏ truyền thống. Bằng cuộc cách mạng ấy, ông ủng hộ phương pháp giống y như của Francis Bacon, nhưng ông nhấn mạnh sự hợp lư hóa và luận lư học chứ không nhấn mạnh kinh nghiệm. Trong lư thuyết vật lư, các học thuyết của Descartes được đề ra như một thỏa hiệp giữa đức tin Công giáo — ông suốt đời mộ đạo — và các phương pháp khoa học vốn bị người giáo hội thời đó chống đối. Ông viết Traité de l’homme et de la formation du foetus (Luận về con người và sự h́nh thành bào thai, 1664), một văn bản về sinh lư học.

Thao tác trong tâm lư học, ông khẳng định rằng cuối cùng, cảm xúc đặt nền tảng trên sinh lư học và ông cho rằng sự phô diễn vật lư của các cảm xúc tự chúng kiểm soát chúng. Tác phẩm chính của Descartes về tâm lư học th́ có Traité de passions de l’âme (Luận về những đam mê của linh hồn, 1650); triển khai triết học th́ có Meditations de prima philosophia (Trầm tư triết học, 1641); cuốn Principia philosophiae (Nguyên lư triết học, 1664) cũng rất quan trọng.

Ảnh hưởng của Descartes trên triết học thật mênh mông. Người ta thường gọi ông là cha đẻ của triết học hiện đại. Thế nhưng, trong những năm giữa thế kỷ 20, địa vị quan trọng của ông bị thách đố v́ có vài học giả chứng minh rằng ông mắc các nhà kinh viện học một món nợ lớn. Bước sang thế kỷ 21, khi tinh thần nhất nguyên của triết học Đông phương thâm nhập văn hóa Tây phương, Descartes lại bị thách đố sâu sắc hơn.

Descartes ảnh hưởng lên người duy lư chủ nghĩa. Spinoza cũng phản ánh học thuyết Descartes tới một mức độ nào đó. Các môn đồ trực tiếp hơn của Descartes, các triết gia mang bản sắc Descartes tận tụy với vấn đề quan hệ của thể xác và linh hồn, của vật chất và tâm trí. Từ đó, đưa tới học thuyết về cơ hội chủ nghĩa (occationalism), được triển khai bởi triết gia Pháp Nicolas Malebranche (1638- 1715) và triết gia Bỉ, Arnold Geulincx (1624-1669). Descartes cũng ảnh hưởng rất rộng trong lănh vực luật pháp và thần học.

 Tác giả Nguyễn Ước

Tư tưởng nghi ngờ của Descartes

đăng 12:30, 21 thg 12, 2011 bởi philosophia document

Nguồn: http://news.socbay.com/tu_tuong_nghi_ngo_cua_descartes-602354949-168230912

Đến cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa Aristote mất dần ảnh hưởng và suy tàn. Lúc này nhu cầu xem xét lại toàn bộ hệ tư tưởng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Triết gia kiêm nhà toán học Pháp René Descartes (1596-1650) là người đóng vai tṛ tiên phong trong cuộc cách mạng về quan niệm này.

Sinh ở Touraine, là con trai của một gia đ́nh quư tộc ở Rennes, Descartes học phổ thông tại các trường ḍng Tên và năm hai mươi tuổi đỗ cử nhân luật ở Paris. Sau đó ông nhập ngũ và chu du khắp châu Âu, “lăn lộn đây đó khắp nơi, tự trao cho ḿnh nhiệm vụ làm khán giả chứ không phải diễn viên trong các tấn tṛ đời đang diễn ra ở đó”. Từ năm 1629, ông lập nghiệp ở Hà Lan, sống ở đó hai mươi năm và thường xuyên gặp gỡ giới trí thức tinh hoa của nước này. Năm 1648, ông đến Stockholm theo lời mời của nữ hoàng Thụy Điển Christine, người muốn theo học triết học của ông. Để tận dụng tối đa thời gian có mặt của Descartes, vị nữ hoàng trẻ trung này hẹn gặp từ 5 giờ sáng vị triết gia khốn khổ vốn không bao giờ dậy trước 12h trưa! Sức khỏe của Descartes suy sụp và ông mất năm 54 tuổi.

 Toán học đóng vai tṛ quan trọng trong tư tưởng của Descartes. Đối với ông cũng như đối với Galileo (1564-1642), toán học là ngôn ngữ của tự nhiên. Descartes sáng tạo ra h́nh học giải tích, cho phép ông mô tả bằng phương tŕnh các h́nh h́nh học như h́nh tṛn hay h́nh tam giác. Tin vào sự thống nhất cơ bản của các khoa học, ông coi các khoa học, cũng như toán học, phần lớn đều có thể được suy ra bằng lư trí thuần túy. Ở điểm này, ông đi ngược lại với Kepler và Galileo, hai nhà khoa học này nhấn mạnh sự cần thiết phải quan sát và thực nghiệm để giải mă các bí mật của tự nhiên, nhưng đồng thời không hề phủ nhận vai tṛ cơ bản của toán học. Như vậy Descartes là biểu tượng của “chủ nghĩa duy lư”.

 Descartes xây dựng hệ tư tưởng của ông dựa trên sự nghi ngờ: tất cả đều phải được xem xét lại, v́ các giác quan của chúng ta đều có thể bị nhầm lẫn. Xét cho cùng, trong giấc mơ chúng ta thấy các vật cũng thật như khi chúng ta thức. Nhưng, theo Descartes, ít nhất có một điều không thể bị xem xét lại, đó là bản thân việc ḿnh đang nghi ngờ. Khi nghi ngờ, cần phải tư duy và, bởi v́ tư duy, nên phải tồn tại với tư cách là người tư duy. Từ đó có câu nói nổi tiếng: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”, mở đầu cho tác phẩm Luận về phương pháp xuất bản năm 1636 và được dùng làm dẫn nhập cho các tiểu luận của ông về Khúc xạ học, Sao băng và H́nh học . Trong Luận về phương pháp, Descartes đă tŕnh bày các phương pháp “để dẫn dắt lư trí một cách đúng đắn và để t́m kiếm chân lư trong khoa học”, nói cách khác là để xóa bỏ khoa học cũ và xây dựng lại khoa học dựa trên các căn cứ duy lư.

 

TRỊNH XUÂN THUẬN

 

 

Chủ nghĩa duy lư trong triết học Descarter

 

Nguồn: http://hoalinhthoai.com/?option=ban_tin&view=ban_tin_chitiet&cd_id=28&post_id=3804&lang=vn

 

René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy lư cận đại, cha đẻ của triết học hiện đại.

 

DẪN NHẬP

 

Nền triết học phương Tây ra đời vào giai đoạn 600 – 430 trước Công nguyên và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên đến thời Descartes triết học đă bước sang một giai đoạn mới. “Hegel, nhà triết học Đức đă đánh giá vai tṛ triết học của Descartes là “đă tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học” Tây Âu thời Cận đại. Có nghĩa là “Ông đă tạo ra một bước rẽ, một bước ngoặt trong hành tŕnh phát triển của triết học Tây Âu.” Sự ảnh hưởng không nhỏ bởi ḍng tư tưởng triết học duy lư của René Descartes là một thành tựu tư tưởng lớn không chỉ của nước Pháp thế kỷ XVII mà c̣n của cả nhân loại, trở thành một phong cách, một lối sống đặc trưng cho xă hội Tây phương .

Trong suốt ḍng lịch sử triết học nhân loại, nhất là nền triết học phương Tây, người ta khó t́m thấy được nơi bất cứ một triết gia nào khác đă có được một câu nói có thể đi sâu vào ư thức của tầng lớp đại chúng, dù thuộc về triết học hay không, như câu nói “Cogito ergo sum” (Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: V́ tôi tư duy nên tôi biết ḿnh hiện hữu) của nhà triết học René Descartes. “Tôi tư duy tức là tôi hiện hữu” – câu nói bất hủ và cũng là nguyên lư chính trong học thuyết của ông - triết học duy lư với tinh thần hoài nghi – một nguyên lư triết học đă ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xă hội, đặc biệt là trong lối tư duy lư tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Chính v́ thế mà người viết đă chọn đề tài “chủ nghĩa duy lư trong triết học Descartes” cho bài viết của ḿnh.

 

Tuy nhiên, với những giới hạn nhất định của một bài viết không phải là một bài khảo cứu chuyên ngành nên sự cho phép ở đây chỉ được giới hạn trong những điểm cơ bản nhất về chủ nghĩa duy lư của Descartes trong triết học. Về phương pháp nghiên cứu người viết bài này dùng phương pháp mô tả, phân tích lại những tài liệu đă có sẵn, bên cạnh đó cũng sử dụng phương pháp khác như nhận định để hỗ trợ cho bài viết thêm sinh động, linh hoạt để làm sáng tỏ đề tài. V́ sự hiểu biết c̣n hạn chế và tư duy c̣n kém cỏi trong bài viết không sao tránh khỏi những thiếu xót, người viết mong nhận được những lời góp ư chân thành từ bạn đọc để làm kinh nghiệm cho những bài viết sau được tốt hơn. Nhưng dẫu sao đôi ḍng trong bài viết cũng giúp ích một chút nào đó cho mọi người trong cuộc sống và thêm yêu mến triết học Descartes.

 

NỘI DUNG

 

1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT GIA RENÉ DESCARTES

 

1.1. Tiểu sử René Descartes

 

René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy lư cận đại, cha đẻ của triết học hiện đại. Ông sinh tại La Haye, Touraine (trước đây là một tỉnh, nay gọi là một vùng của Pháp), Descartes là con của một gia đ́nh quư tộc nhỏ, có truyền thống khoa bảng. Lên tám tuổi, ông được gửi theo học tại trường học của Ḍng Tên (Jesuits) tại La Flèche ở Anjou, ông học ở đây suốt 8 năm. Bên cạnh những môn học cổ điển, Descartes c̣n học toán ở các thầy theo trường phái Kinh viện, một học phái chủ trương dùng lư luận của loài người để hiểu lư thuyết Ky Tô giáo. Thiên Chúa giáo La Mă có ảnh hưởng mạnh mẽ đến suốt cuộc đời Descartes. Sau khi ra trường, ông theo học luật tại Đại học Poitiers, tốt nghiệp năm 1616. Tuy vậy, ông chưa hề hành nghề luật; năm 1618 ông phục vụ cho Hoàng tử Maurice de Nassau, nhà lănh đạo của Liên hiệp các tỉnh Hà Lan, với ư định theo đuổi một cuộc đời binh nghiệp. Những năm tiếp theo, Descartes phục vụ các quân đội khác, nhưng ông đă bắt đầu tập trung vào toán học và triết học. Ông hành hương sang đất Ư từ năm 1623 đến 1624, sau đó từ 1624 đến 1628, ông ở Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Descartes chuyên tâm nghiên cứu triết học và làm các thí nghiệm về quang học. Năm 1628, sau khi bán hết tài sản ở Pháp, ông chuyển sang sống ở Hà Lan, và sống hầu hết quăng đời c̣n lại ở xứ hoa tuylip. Descartes sống ở nhiều thành phố khác nhau của Hà Lan, như Amsterdam, Deventer, Utrecht, và Leiden.

Dường như trong năm đầu tiên ở Hà Lan, Descartes đă viết tác phẩm lớn đầu tiên, Essais philosophiques (Các tiểu luận triết học), xuất bản năm 1637. Tác phẩm gồm bốn phần: một tiểu luận về h́nh học, một về quang học, phần thứ ba về sao băng, và Discours de la méthode (Bàn luận về phương pháp), trong đó ông tŕnh bày các nghiên cứu triết học của ḿnh. Sau đó lần lượt ra đời các tác phẩm khác, có thể kể ra Meditationes de Prima Philosophia (Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi, năm 1641, viết lại năm 1642) và Principia Philosophiae (Các nguyên lư triết học, năm 1644). Cuốn sau này ông dành tặng cho Công chúa Elizabeth Stuart xứ Bohemia, một người bạn thân thiết của ông ở Hà Lan. Năm 1649 Nữ Hoàng Christina nước Thụy Điển mời Descartes đến giảng dạy cho bà về triết học tại triều đ́nh ở Stockholm. Cái lạnh khắc nghiệt của xứ Bắc Âu đă làm ông mắc bệnh viêm phổi và qua đời năm 1650.

Sau khi ông mất, giáo hội Thiên Chúa giáo La Mă đă liệt các tác phẩm của ông vào danh sách những sách cấm.

1.2. Những đóng góp của triết gia Descartes

1.2.1. Khoa học                                                   

Sau thời Trung cổ, ở Tây Âu trí tuệ vẫn tiếp tục phải chịu ảnh hưởng của hai thiên kiến đó là: sự ấn định của nhà thờ thông qua những tín niệm trở thành những chân lư bất di bất dịch và sự thống trị của Aristote về mặt học thuật. Những điều răn dạy của nhà thờ và của các triết gia trước kia không c̣n hấp dẫn ông và ông đă đạp dổ chúng để xây dựng một ngôi nhà triết học mới. Ông có nhiều giải thích sai lầm về các hiện tượng vật lư. Tuy nhiên, các giải thích đó cũng có một giá trị nhất định, v́ ông đă dùng những giải thích cơ học thay cho những quan điểm tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước. Ban đầu Descartes đă công nhận thuyết Copernic về hệ thống vũ trụ trong đó các hành tinh xoay quanh Mặt Trời, nhưng ông đă từ bỏ nó chỉ v́ giáo hội Thiên Chúa La Mă phán rằng thuyết đó tà đạo. Thay vào đó ông đưa ra lư thuyết ḍng xoáy – cho rằng vũ trụ được lấp đầy vật chất, ở các trạng thái khác nhau, xoáy quanh mặt trời.

Trong lĩnh vực sinh lư học, Descartes giữ quan điểm rằng máu là một chất lỏng tinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp xúc với chất suy nghĩ ở trong năo và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ bắp và các phần khác của cơ thể.

Về quang học, Descartes đă khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc tới bằng góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên tŕnh bày đề cập đến định luật này. Việc Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi trường chất rắn đă dẫn đường cho lư thuyết sóng của ánh sáng.

 

1.2.2. Toán học

 

Sự đóng góp về toán học có vai tṛ quan trọng trong tư tưởng của Descartes. Đối với ông cũng như đối với Galileo (1564-1642), toán học là ngôn ngữ của tự nhiên. Descartes sáng tạo ra h́nh học giải tích, cho phép ông mô tả bằng phương tŕnh các h́nh h́nh học như h́nh tṛn hay h́nh tam giác. Ông là nhà toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các phương tŕnh tạo nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lư thuyết về các đẳng thức. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ các giá trị đă biết. Ông cũng đă sáng tạo ra hệ thống kư hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng hạn trong biểu thức x²). Mặc khác, chính ông đă thiết lập ra phương pháp, gọi là phương pháp dấu hiệu Descartes, để t́m số nghiệm âm, dương của bất cứ phương tŕnh đại số nào. Ông tin vào sự thống nhất cơ bản của các khoa học, ông coi các khoa học, cũng như toán học, phần lớn đều có thể được suy ra bằng lư trí thuần túy. Ở điểm này, ông đi ngược lại với Kepler và Galileo, hai nhà khoa học này nhấn mạnh sự cần thiết phải quan sát và thực nghiệm để giải mă các bí mật của tự nhiên, nhưng đồng thời không hề phủ nhận vai tṛ cơ bản của toán học. Như vậy Descartes là biểu tượng của “chủ nghĩa duy lư”.

 

1.2.3. Triết học

 

Triết học hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Nghiên cứu của ông đă chịu ảnh hưởng lớn từ các trao đổi của ông với các nhà triết học khác. Ví dụ, sự thúc giục của Pierre Gassendi và Công chúa Elizabeth xứ Bohemia đă làm Descartes cố gắng thiết lập các câu trả lời có sức thuyết phục hơn cho vấn đề tâm-thân (mind-body problem).

 

Descartes muốn áp dụng phương pháp quy nạp hợp lư của khoa học, nhất là của toán học, vào triết học. Trước đó, triết học bị chi phối bởi phương pháp của phái Kinh viện, vốn hoàn toàn dựa theo sự so sánh và đối chiếu với quan điểm của nhà cầm quyền. Bác bỏ phương pháp này, Descartes cho rằng "Trong khi t́m kiếm con đường thẳng đi đến chân lư, chúng ta không cần phải quan tâm tới những ǵ mà chúng ta không thể thấu đáo một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng đại số và h́nh học". Qua đó ông chỉ ra rằng "không điều ǵ được xem là đúng cho đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập". Sự chắc chắn duy nhất làm điểm xuất phát cho các nghiên cứu của ông được ông bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng "Cogito, ergo sum", (tiếng Latinh, "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại"). Từ tiên đề cho rằng ư thức rơ ràng về tư duy của ông chứng minh rằng ông tồn tại, Descartes kết luận là Chúa tồn tại. Chúa, theo triết học Descartes, đă tạo ra hai loại chất để tạo nên toàn bộ vạn vật. Loại thứ nhất là chất suy nghĩ, tức tinh thần, loại thứ hai là các chất mở rộng, tức thân thể.

 

Trong tiếng Pháp, tính từ cartésien (hoặc cartésienne - dạng giống cái) dùng để chỉ những nhân cách có xu hướng tư duy logic hơn là cả tin. Cartésien có từ nguyên là tên của Descartes. Tiếng Anh cũng có tính từ cartesian với ư nghĩa tương đương.

 

2. CHỦ NGHĨA DUY LƯ TRONG TRIẾT HỌC DESCARTES

 

2.1. Chủ nghĩa duy lư của các triết gia trước Descartes

 

Đến cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa Aristote mất dần ảnh hưởng và suy tàn. Lúc này nhu cầu xem xét lại toàn bộ hệ tư tưởng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và René Descartes là người đóng vai tṛ tiên phong trong cuộc cách mạng về quan niệm này.

 "Chủ nghĩa duy lư" nhấn mạnh vai tṛ của lư trí con người. Chủ nghĩa duy lư cực đoan t́m mọi cách để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lư trí. Kiểu lư luận điển h́nh của chủ nghĩa duy lư bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối căi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng kiến thức có thể có.

 

Parmenides (sinh năm 510 TCN) được cho là nhà triết học duy lư đầu tiên, người đă tranh luận rằng việc suy nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hoài nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại. Parmenides diễn dịch rằng những ǵ thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất định– thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn (đúng hơn là tồn tại hoàn toàn bên ngoài thời gian).

 

Zeno (sinh năm 489 TCN) là học tṛ của Parmenides, đă tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn. Plato (427-347) cũng bị ảnh hưởng bởi Parmenides, nhưng ông đă kết hợp chủ nghĩa duy lư với một dạng của chủ nghĩa hiện thực. Triết gia này đă cất công xem xét sự tồn tại và bản chất của sự vật. Ông kết luận đặc tính của những bản chất sự vật là chúng mang tính chung trên toàn cầu. Bản chất của một con người, của một h́nh tam giác, của một cái cây có thể áp dụng cho tất cả con người, tất cả h́nh tam giác và tất cả các loại cây. Plato tranh luận rằng những bản chất này là những h́nh thái không phụ thuộc vào trí năo, rằng con người có thể biết đến chúng bằng lư trí và bằng cách làm ngơ trước những thứ làm phân tâm do giác quan gây ra.

 

2.2. Chủ nghĩa duy lư của Descartes

 

Chủ nghĩa duy lư hiện đại bắt đầu với Réne Descartes, vứt bỏ hệ thống thế giá và thẩm quyền của triết học kinh viện, Descartes bắt đầu với sự hoài nghi mọi cái, kể cả những ǵ ông trải nghiệm v́ ông cho rằng các giác quan thường đánh lừa ông. Nhưng có một cái ông không thể hoài nghi, đó là chính sự hoài nghi. Đây là cốt lơi được ông tŕnh bày trong câu nói danh tiếng của ḿnh: Cogito, ergo sum: Je pense dons je suis: Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu. Ông nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lư học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đă đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ư thức được ư nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề.

 

1. Có phải các ư nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ư thức của ta, mà nó là quá tŕnh sinh lư bao hàm sự đại diện (thí dụ như, một h́nh ảnh trên vơng mạc). Locke nghĩ rằng một "tính chất phụ", như cảm giác thấy màu xanh lục, không thể nào giống sự sắp xếp các phân tử vật chất sinh ra cảm giác đó, dù là ông cũng nghĩ "những tính chất chính" như h́nh dạng, kích thước, con số, thực sự có trong các sự vật.

 

2. Ta vẫn chưa rơ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá tŕnh sinh lư trong năo bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ư nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể.

 

3. Nếu tất cả những ǵ chúng ta ư thức được chỉ là ư nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ ǵ khác tồn tại ngoài ư nghĩ ra?

 

 

 Descartes đă nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lư luận. Ông chấm dứt những quan niểm của các triết gia trước đó, ông không tin rằng những quan niệm về triết học của các triết gia trước đây là những gia bảo. Ông phá đổ những ǵ của nền triết học cổ đại, ông đă xây dựng cái mới trên một cái nền mới hoàn toàn. Ông mở đầu cuộc cách mạng triết học mới và Immanuel Kant là người kết thúc tư tưởng triết học của ông. Kant đă đi theo "Chủ nghĩa lư tưởng", chủ nghĩa ấy là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù nó phụ thuộc vào quan điểm của Réne Descartes rằng những ǵ có trong đầu chúng ta được biết trước những điều được biết thông qua các giác quan.

 

Descartes đă bắt đầu bằng một nguyên lư mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ tính chất chắc chắn do sự hiện hữu của hữu thể tư duy, ông tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức, ông đă lần bước tới sự hiện hữu của Thượng đế. Ông biện hộ cho sự hiện hữu ấy bằng cách đưa ra bằng chứng dựa trên luận cứ mang tính bản thể luận của Anselm và bằng chứng dựa trên nguyên nhân đệ nhất, cái chắc chắn tạo ra trong người tư duy ư tưởng về Thượng đế. Như thế, trong khi đạt tới sự hiện hữu của Thượng đế, Descartes cũng với tới thực tại của thế giới vật lư thông qua Thượng đế. Do đó, thế giới ngoại tại mà chúng ta đang tri giác phải hiện hữu. Như thế, Descartes rơi trở lại sự chấp nhận là thật những cái được chúng ta tri giác một cách rơ rệt và riêng biệt. Và ông nghiên cứu thế giới vật chất bằng cách tri giác các nối kết của nó. Ông nh́n thế giới vật chất như có tính máy móc chủ nghĩa, hoàn toàn cách ly với tâm trí, cái độc nhất nối kết giữa hai hữu thể bằng sự can thiệp của Thượng đế. Tới ngang đây, quan điểm của Descartes gần như hoàn toàn mang tính nhị nguyên luận.

 

Triết học Descartes đánh dấu một bước ngoặc của tư tưởng con người đối với vũ trụ, đối với trời đất và chính ḿnh. Descartes đă thay đổi quan điểm triết lư về thiên nhiên bằng triết lư về tinh thần. Những ǵ về thiên nhiên, về hoạt động khoa học như toán học, vậy lư là phạm trù của khoa học, chỉ có tinh thần là thuộc về triết học mà thôi . Các triết gia xưa đă đưa toán học, vật lư học và tinh thần là phạm trù của triết học nhưng đến thời của Descartes th́ triết học chỉ là tinh thần chứ không có toán học và vật lư học nữa và nó không c̣n là phạm trù của triết học. Descar đă gặt bỏ những điều trước đây và bắt đầu h́nh thành triết học con người hay triết học tinh thần. “Tôi tư duy tức tôi tồn tại”, quan điểm của ông đă thu hút được những triết gia như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz và Christian Wolff.

 

Chủ nghĩa duy lư và chủ nghĩa duy cơ do ông phát minh ra và triết học dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy lư. Từ thời triết học cổ đại Hy Lạp cho đến Platon, Aristote cũng lấy thế giới là nền tảng của sự nghiên cứu nhưng đến thời của Descartes ông lại lấy Cogito làm nền tảng cho sự nghiên cứu của ḿnh. Cogito là hành vi suy tưởng của con người làm nền tảng bởi v́ con người là sự hợp tác của thể xác và tinh thần. Ở đây ông chỉ đề cập đến tinh thần mà không đề cập đến thể xác: “Tôi là một yếu tố tinh thần thuần tuư , tôi hiện hữu không cần có nơi cư ngụ sinh hoạt và tôi cũng không cần phải nhập vào thể xác nào”. Ông xem thể xác như là một cái máy và thể xác cũng chỉ là vật lư thôi c̣n tinh thần dù không nương tựa vào đâu cũng hoạt động được: “Không có thân xác th́ con người cũng là ḿnh không hơn không kém”. Tuy nhiên quan niệm của ông sau này bị Hobber phê phán. “Cogito này cũng là biểu hiện sai lầm của Descartes là đă chứng minh sự tồn tại của con người bằng tư duy. Tư duy tồn tại hoàn toàn tách biệt với chủ thể.” Phải chăng ông quá đề cập đến tư duy mà quên đi phần vật chất (tức thể xác) v́ con người được tồn tại do sự hiện hữu của thân và tâm nếu như không có thân th́ tư duy chỉ là một cái ǵ đó lơ lững không định hướng.

 

Tuy vậy, chúng ta không thể hiểu câu nói của Descartes về “Tôi tư duy” là tôn vinh bản ngă, coi bản ngă là có thật. Thật sự trong trường hợp này “tôi” (ngă) không giống như thuyết vô ngă mà Đức Phật đă nói mà ông chỉ ngụ ư là sự tư duy là thật. Ông từng viết: “Trước đây tôi đă tưởng tôi là ǵ? Tự nhiên tôi đă tưởng tôi là một con người. Nhưng người là ǵ?...Tôi tự coi ḿnh như có bộ mặt, những bàn tay, những cánh tay và tất cả bộ máy bằng xương bằng thịt, và tôi gọi cái máy này bằng thân thể.” Tuy nhiên Descartes là xây dựng hệ tư tưởng của ông dựa trên sự nghi ngờ: tất cả đều phải được xem xét lại, v́ các giác quan của chúng ta đều có thể bị nhầm lẫn. Xét cho cùng, trong giấc mơ chúng ta thấy các vật cũng thật như khi chúng ta thức. Nhưng, theo Descartes, ít nhất có một điều không thể bị xem xét lại, đó là bản thân việc ḿnh đang nghi ngờ. Khi nghi ngờ, cần phải tư duy, bởi v́ tư duy, nên phải tồn tại với tư cách là người tư duy. Từ đó có câu nói nổi tiếng: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”, mở đầu cho tác phẩm Luận về phương pháp xuất bản năm 1636 và được dùng làm dẫn nhập cho các tiểu luận của ông về Khúc xạ học, Sao băng và H́nh học . Trong Luận về phương pháp, Descartes đă tŕnh bày các phương pháp “để dẫn dắt lư trí một cách đúng đắn và để t́m kiếm chân lư trong khoa học”, nói cách khác là để xóa bỏ khoa học cũ và xây dựng lại khoa học dựa trên các căn cứ duy lư.

 

Từ lối tư duy độc lập chỉ thiên về lư trí, chỉ tin vào lư trí. Nghiên cứu triết học cơ bản của Descartes đ̣i hỏi phải có phương pháp phân tích. Và để có thể phân tích ra từng chi tiết của vấn đề, điều căn bản trước tiên mà một nhà khoa học chân chính phải có chính là sự hoài nghi. Sự hoài nghi là một nguồn lực thúc đẩy con người đi t́m kiếm kiến thức, t́m kiếm những hiểu biết mới, đi dần tới chân lư đích thực. Nếu không biết hoài nghi, tư tưởng con người sẽ đứng yên tại chỗ, điều này sẽ dẫn tới tâm lư thỏa măn, nguyên nhân của tính bảo thủ và những ngu dốt sẽ ngày một phát sinh. Và Descartes chính là nhà triết học lấy nhận thức và lư trí hoài nghi sự vật để t́m hiểu sự vật, từ đó coi tư duy là tất cả giá trị của con người." Trong các tác phẩm của ông đă nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Muốn trở thành người thông thái, th́ ít nhất một lần trong đời, ta phải biết hoài nghi về tất cả”, “Tất cả những ǵ c̣n một chút hoài nghi đều bị coi là tuyệt đối sai lầm”. Ông chỉ chấp nhận những ǵ khi nó không c̣n có nghi vấn. Chính những hoài nghi đă trở thành phương tiện để đạt tới chân lư. Ông xem triết học là khoa học của tư duy, có vai tṛ rất lớn trong đời sống con người. Ông phê phán chủ nghĩa kinh viện đă tạo ra một tri thức ít ỏi. Descartes khẳng định về bản chất hệ thống triết học của ông là “khác với các nhà thần học; tôi với tư cách là nhà triết học đă tŕnh bày một triết thuyết không hề tuân thủ một tôn giáo nào...Và do vậy có thể được tiếp nhận khắp nơi...” Thật vậy, v́ triết học của ông không tuân thủ một tôn giáo nào nên nó thoát ra tất cả những giáo điều mà các tôn giáo đă áp đặt. Chính v́ nó thoát ra khỏi tôn giáo cho nên được nhân loại chấp nhận một cách khách quan.

 

“Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” – câu nói bất hủ của nhà triết học người Pháp René Dercaster và cũng là nguyên lư chính trong học thuyết của ông - triết học duy lư với tinh thần hoài nghi – một nguyên lư triết học đă ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xă hội, đặc biệt là trong lối tư duy lư tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Nguyễn Tường Bách đă nhận định: “Câu nói xem ra đơn giản này được hiểu nhiều cách khác nhau. Nhưng cách đơn giản nhất hẳn là, nếu không có tư duy con người không thể được xem là “hiện hữu”, con người sẽ đồng như gỗ đá. Thực thế, tư duy làm nên tính cá thể của mỗi một con người. Trong toàn bộ loài người th́ tư duy là nền tảng của mọi tri thức, của khoa học và triết học. Ngôn ngữ là sự phát biểu của tư duy. Có thứ ngôn ngữ sắc gọn như toán học, phức hợp như triết học nhưng tất cả ngôn ngữ đều dựa trên tư duy. Tư duy là nền tảng của nền văn minh nhân loại”. Bằng tư duy lư trí, con người có thể đạt đến tất cả những sự hiểu biết mà các giác quan không thể đem đến. Và chỉ có tri thức lư tính mới là chính là chân lư tuyệt đối và đáng tin cậy. Từ đó có thể thấy vấn đề cơ bản của triết học Descartes là sự đề cao nhận thức lư tính đối lập với nhận thức cảm tính, là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy.

 

Điều đó có thể được giải thích bằng lập luận rằng : Bởi nếu bạn không hiện hữu th́ làm ǵ có cái tư tưởng đang nghi ngờ tất cả mọi sự thế này. Bạn đang nghi ngờ tất cả, nên nghi ngờ luôn các định luật logic, nên tất cả những cái ǵ mà bạn biết hay suy ra được đều không rơ ràng và chắc chắn. Nếu bạn chưa nghiệm ra được, bạn cần nhắm mắt lại lần nữa, hay nhiều lần nữa, đặt ḿnh trong tâm trạng nghi vấn tất cả, bạn sẽ có thể tập dần dần ư thức chủ quan của ḿnh, và đi đến một cảm nghiệm không thể chối căi được về sự hiện hữu của chính ḿnh, như một chủ thể, chứ không phải như một đối tượng khách quan.

 

Trong diễn biến đó người ta không nên để cho ḿnh thất vọng khi chủ thể tư duy được đặt làm trọng tâm một cách chủ ư đầy khéo léo. Nói cách khác, h́nh thức những suy niệm thực ra không được xây dựng trên tính chất duy ngă nông nổi và ích kỷ, nhưng là tŕnh bày về phương pháp của Descartes. Nói cách khác, diễn tiến sự nhận thức – nơi Descartes là một tác động của tinh thần – cần phải mở ra trong những bước đi suy lư có trật tự không chỉ đối với chủ thể tư duy mà c̣n khả thi đối với độc giả nữa, là người cũng có thể tham dự vào hành động nhận thức.

 

Bởi v́, nếu tất cả mọi sự đều có thể bị nghi ngờ, th́ ít ra một điều chắc chắn đối với tôi là tôi đang nghi ngờ. Để có được hoài nghi này, th́ sự tách biệt cần thiết khỏi tất cả mọi t́nh huống ngoại cảnh phải được dựa trên một điều kiện rơ ràng mà người ta thường hay bỏ qua không nh́n thấy: Lư do tuyệt đối của tri thức mà Descartes cố công gầy dựng nên cần tới một vị trí đặc biệt của một chủ thể tự do. Bởi v́, chỉ khi đặt nền tảng trong sự tự do th́ khả năng con người mới có thể tách ḿnh ra khỏi tất cả những sự vật ngoại giới mà thôi. Qua đó, Descartes muốn nói rằng bây giờ ông đă t́m ra được một con đường dẫn tới một sự nhận thức rơ ràng chính xác cuối cùng, hoàn toàn bất khả đổi thay: Đó chính là sự hiện hữu cá thể của tôi như một hữu thể tinh thần.

 

3. ỨNG DỤNG CHỦ NGHĨA DUY LƯ CỦA DESCARTES

 

Chủ nghĩa duy lư của triết gia Descartes qua câu nói bất hủ “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” đă giúp cho nền triết học của phương Tây nói riêng mà c̣n cho cả thế giới nói chung phát triển một cách mạnh mẻ. Chính v́ sự nghi ngờ mà con người không an phận với những hiện trong tự nhiên, chấp nhận những ǵ thiên nhiên đă tạo. Con người không chấp nhận ḿnh phụ thuộc vào thiên nhiên và những thế lực siêu nhiên chi phối. Con người không chỉ tin vào khả năng của ḿnh mà bắt thiên nhiên phải phục vụ cho ḿnh qua tư duy sáng tạo.

 

Qua câu nói này cũng hàm một ư nghĩa là con người ta sẽ không chết không dể dàng đầu hàng với bất cứ thứ ǵ v́ con người có sự tư duy. Chính sự tư duy này mà con người c̣n hiện hữu trên thế gian này và cũng chính tư duy mà con người c̣n tạo ra nhiều sản phẩm để tồn tại. Chính v́ sự tư duy không hài ḷng với những ǵ đă có mà con người ngày càng tạo ra nhiều phương tiện phục vụ cho đời sống của ḿnh.

 

Hiện nay, trong tất cả lĩnh vực nào cũng đ̣i hỏi sự tư duy, v́ tư duy để sáng tạo và sáng tạo để giúp cho con người tồn tại trong xu thế “toàn cầu hoá”. Với nền kinh tế hội nhập trên thế giới th́ sự tư duy để t́m ra những phát minh mới rất cần thiết. Và mỗi người ai cũng cần tư duy để không phải lạc hậu giữa thế giới công nghệ thông tin phát triển như hiện nay nếu không sẽ tự đào thải ḿnh.

 

KẾT LUẬN

 

Tư tưởng triết học của ông đă giữ vai tṛ một khởi nguyên mới, ông đă có công đấu tranh thống nhất sự thống trị mười mấy thế kỷ của triết học kinh viện, mở đường cho nền triết học Tây phương ngày nay. Ảnh hưởng của thuyết Descartes rất lớn lao, có thể nói lịch sử triết học đă gắn liền với lịch sử thuyết Descartes.

 

Điểm then chốt của triết học của Descartes qua câu “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” đă đặt nền cho một hướng triết học mới : quan tâm đến mối tương quan, tương tác giữa chủ thể ư thức - tri thức và đối tượng khách quan mà các hệ thống triết học phổ thông trước không quan tâm đến vấn đề này. Descartes đă đặt vấn đề về sự tương xứng giữa thế giới bên ngoài và nội dung của tri thức con người ; và ông khởi đi từ một tiền đề không thể chối căi về chủ thể ư thức - tri thức để xây dựng một hệ thống triết học về sự hiện hữu của thế giới khách quan.

 

Thích Pháp Như

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Bách khoa toàn thư Wikipedia

 

2. Nguyễn Tiến Dũng, Triết học phương Tây, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

 

3. Trần Thái Đỉnh, Triết học Descartes, Nxb Văn học, 2005

 

4. Nguyên Bảng, Descartes và tinh thần duy lư trong văn hóa phương Tây

 

5. Lê Phương Thảo, Ảnh hưởng của tinh thần duy lư Descartes trong văn học cổ điển Pháp

 

6. Nguyễn Tường Bách, Trên đỉnh Linh Thứu nhớ Descartes

 

7. Nguyễn Hoàng lược dịch từ La Recherche, Descartes và niềm hy vọng sống lâu trăm tuổi, Tạp chí Tia Sáng

 

8. Nguyễn Cang, Tư tưởng nghi ngờ của Descartes

 

9. Nguyễn Hữu Thy, Tôi tư duy nên tôi hiện hữu, Vietcatholic.net

 

10. Thích Nữ Hương Nhũ, Bài giảng Triết gia René Descartes

 

 

Tôi tư duy nên tôi hiện hữu

 

 

Nguồn:  http://dev.hayyeuthuongnhau.org/index.php/giao-ly/than-hoc/toi-tu-duy-nen-toi-hien-huu.html?print=1&tmpl=component

Bởi v́, nếu tất cả mọi sự đều có thể bị nghi ngờ, th́ ít ra một điều chắc chắn đối với tôi là tôi đang nghi ngờ. Để có được hoài nghi này, th́ sự tách biệt cần thiết khỏi tất cả mọi t́nh huống ngoại cảnh phải được dựa trên một điều kiện rơ ràng mà người ta thường hay bỏ qua không nh́n thấy: Lư do tuyệt đối của tri thức mà Descartes cố công gầy dựng nên cần tới một vị trí đặc biệt của một chủ thể tự do.

 

**************************************

 

 

 

(René Descartes: Meditationen)

 

 Trong suốt ḍng lịch sử triết học nhân loại, người ta khó t́m thấy được nơi bất cứ một triết gia nào khác đă có được một câu nói có thể đi sâu vào ư thức của từng lớp đại chúng, dù thuộc về triết học hay không, như câu nói “Cogito ergo sum” (Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: V́ tôi tư duy nên tôi biết ḿnh hiện hữu) của nhà triết học, toán học và nhà khoa học người Pháp này: René Descartes (1596-1650). Cũng như nhiều học giả nổi danh đồng thời với ông, Descartes đă theo học tại phân khoa khoa học tự nhiên (Toán học) mà vào thời bấy giờ rất được giới trí thức ưa chuộng và đánh giá cao. Khi vừa đúng 16 tuổi, Descartes đă nghỉ học tại trường của các Cha Ḍng Tên tại La Fléche ở Paris để trước hết theo học ngành quân sự và sau đó là phân khoa luật, hầu có thể “đọc được nhiều hơn trong cuốn sách vũ trụ” như chính ông đă phát biểu về sau.

Triết gia thời danh René Descartes

 

 

Thời hậu phục hưng là một thời đại đột phá, thời đại cách mạng. Vâng, chẳng những nó đă kéo theo một sự giải phóng và tự phục hồi lại giá trị cá nhân, nhưng đồng thời nó cũng đă dẫn đưa từng cá nhân quay trở lại với chính ḿnh xét như chủ thể tư duy bằng một cách thức hoàn toàn mới mẽ. Từ đây những sự xác tín chỉ được lưu truyển bằng miệng đều bị “Quan ṭa lư trí” (Kant) nghi ngờ và xem ra hoàn toàn mất hẳn giá trị của chúng.

 

Sự hoài nghi theo phương pháp

 

 Và nhờ thế, “Những Suy Niệm về Đệ Nhất Triết Học” (Meditationes de prima philosophia), xuất bản năm 1641, - tác phẩm thứ nhất trong hai tác phẩm triết học quan trọng nhất của Descartes – đă liên kết hai cảm nghiệm nổi bật nhất về hoàn cảnh sống của ông lại với nhau, đó là:

 

 1. Quay trở lại với lănh vực chắc chắn duy nhất, mà theo Descartes là tư duy của chính chủ thể tư duy.

 

 2. Sự cấu trúc chính thức phản ảnh sự cắt đứt với thế giới cảm giác vô thường và bất định thuộc cảm quan để chủ thể rút lui vào trong thế giới tư duy nội tại, tương tự như hành động một người ĺa bỏ cơi tục để bước vào chốn thiền môn cô tịch, trong đó nhà triết học sống vào thời điểm lúc bấy giờ. Bởi v́ tác phẩm đă được viết ra dưới h́nh thức ngă quy của tác giả, tương tự như một cuốn nhật kư của cuộc tĩnh tâm 6 ngày (tương ứng với 6 bài suy niệm) và như thế Descartes đă noi theo gương thực tập con đường thiêng liêng của vị sáng lập Ḍng Tên, thánh Ignatius Loyola (1491-1556), người đă truyền cho áp dụng h́nh thức đó vào trong linh đạo của Ḍng.

 

 Trong diễn biến đó người ta không nên để cho ḿnh thất vọng khi chủ thể tư duy được đặt làm trọng tâm một cách chủ ư đầy khéo léo. Nói cách khác, h́nh thức những suy niệm thực ra không được xây dựng trên tính chất duy ngă nông nổi và ích kỷ, nhưng là tŕnh bày về phương pháp của tác giả. Nói cách khác, diễn tiến sự nhận thức – nơi Descartes là một tác động của tinh thần – cần phải mở ra trong những bước đi suy lư có trật tự không chỉ đối với chủ thể tư duy mà c̣n khả thi đối với độc giả nữa, là người cũng có thể tham dự vào hành động nhận thức.

 

 Nhưng một câu hỏi được đặt ra là người ta cần phải nhận thức những ǵ? Chính Descartes đă tự đưa ra câu trả lời trong những ghi nhận do ông soạn thảo ra (Những Suy Niệm cần phải mang lại cho ông sự chuẩn y của đại học Sorbonne, tuy nhiên điều đó đă hoàn toàn bất thành. Trái lại, sau khi ông chết, tác phẩm “Meditationes” cùng với các văn bản khác của ông đă bị nêu tên trong danh mục những loại sách cấm vào năm 1663). Trong đó vấn đề chính yếu luôn luôn là những vấn nạn về Thiên Chúa và linh hồn con người, những điều mà chính cả lănh vực triết học duy lư cũng đang đi t́m kiếm câu trả lời.

 

 Tác phẩm bắt đầu với sự hoài nghi nổi danh của Descartes, đó là ngay trong bài suy niệm đầu tiên ông đă đặt sự xác tín thành vấn đề, tức liệu một tư tưởng có thể biểu tượng cho một sự vật cụ thể nào đó hay chỉ là tư tưởng thuần tuư mà thôi. Để có thể tiến nhanh hơn, Descartes đă lập tức hoài nghi về toàn bộ tất cả các ư niệm. Nói cách khác, tất cả các ư niệm chỉ có thể là những mộng mị mà thôi, nên v́ thế đều sai lạc.

 

 Tuy nhiên, người ta sẽ sai lầm khi cho rằng một sự hoài nghi như thế là muốn nói lên một sự nghi ngờ thuần tuư (và qua đó, sự hoài nghi sẽ đạt tới h́nh thức tuyệt đối của nó). Thật ra, sự hoài nghi chỉ được sử dụng như một phương pháp để nói lên sự cần thiết cho một sự bắt đầu mới trên lư thuyết một cách tuyệt căn và để chứng minh rằng chỉ thuần tuư nhờ vào những cảm nghiệm thuộc lănh vực cảm giác cung cấp mà thôi người ta sẽ không thể có được những nhận thức chính xác rơ ràng được. V́ thế đối với Descartes, chỉ nhờ sự trợ giúp của sự hoài nghi theo phương pháp th́ tinh thần con người mới có thể được giải phóng khỏi tất cả những tiên kiến và t́m ra được con đường để tạo ra được một nền tảng vững chắc và cơ bản cho tất cả những diễn tiến khác của tư duy.

 

Nền tảng của tất cả mọi hữu thể

 

 Bởi v́, nếu tất cả mọi sự đều có thể bị nghi ngờ, th́ ít ra một điều chắc chắn đối với tôi là tôi đang nghi ngờ. Để có được hoài nghi này, th́ sự tách biệt cần thiết khỏi tất cả mọi t́nh huống ngoại cảnh phải được dựa trên một điều kiện rơ ràng mà người ta thường hay bỏ qua không nh́n thấy: Lư do tuyệt đối của tri thức mà Descartes cố công gầy dựng nên cần tới một vị trí đặc biệt của một chủ thể tự do. Bởi v́, chỉ khi đặt nền tảng trong sự tự do th́ khả năng con người mới có thể tách ḿnh ra khỏi tất cả những sự vật ngoại giới mà thôi. Qua đó, Descartes muốn nói rằng bây giờ ông đă t́m ra được một con đường dẫn tới một sự nhận thức rơ ràng chính xác cuối cùng, hoàn toàn bất khả đổi thay: Đó chính là sự hiện hữu cá thể của tôi như một hữu thể tinh thần.

 

 Và từ đó c̣n phát xuất một sự phân biệt quan trọng khác nữa, đó là tinh thần được coi là “res cogitans” (vật thể tư duy), đối lập với thể xác được coi là “res extensa” (vật thể thuộc trương độ), và cả hai tuy cùng hợp nhất với nhau trong hành động, nhưng mỗi phía lại có những đặc tính riêng biệt mà phía kia lại không có; thí dụ: Tinh thần thiếu đi tính chất khuếch trương hay trương độ của thể xác; c̣n thể xác lại không có được sự ư thức như nơi tinh thần biết tư duy.

 

 Bắt đầu từ nền tảng trên, Descartes có thể tiến thêm một bước khác, đó là băng qua sự phát triển thêm sự minh chứng mang tính cách hữu thể học về Thiên Chúa của Anselm von Canterbury và từ nền tảng nhận thức mang tính cách lư thuyết về nhân chủng học, ông đă đạt tới sự nhận thức chắc chắn rằng khi ông có ư tưởng về Thiên Chúa th́ nhất thiết phải có một sự hiện hữu thực tại nào đó tương ứng với ư tưởng đó, bởi v́ nguyên nhân của tất cả mọi hữu thể đều phải phát xuất từ nơi một ḿnh Thiên Chúa mà thôi, đặc biệt nhất là với sự hiện hữu của Thiên Chúa người ta mới có được một nền tảng thực sự cho niềm xác tín về sự hiện hữu của các sự vật ở bên ngoài sự hiện hữu của tôi. Với sự minh chứng này về Thiên Chúa, Descartes đă đạt tới được đỉnh cao những dự định mà ông hằng nhắm tới. Cuối cùng, qua Thiên Chúa vấn đề về hữu thể đă được giải quyết. Hay như lời thánh Augustinô đă phát biểu: “Lạy Chúa, tâm hồn chúng con sẽ phải khắc khoải măi, cho tới khi nó được nghỉ yên trong Ngài”.

 

 Như thế, đồng thời vấn nạn về lư do cuối cùng sự tri thức của con người đă trở thành vấn nạn về sự khởi đầu và về nền tảng của toàn diện nền triết học. Qua suy tư khảo cứu của Descartes vấn nạn trên đă t́m ra được câu giải đáp trên hai lănh vực khác nhau: Bởi v́, mặc dù trước hết tôi t́m thấy nền tảng đó cắm dùi trong tôi, nhưng đàng khác chính nó lại cũng được đâm rễ sâu trong sự hữu và qua đó nó bắt nguồn trong Thiên Chúa, v́ Thiên Chúa là nguồn cội mọi sự hữu.

 

 Con đường của một chủ thuyết duy lư tân thời do Descartes vạch ra như thế, đă được các triết gia nối gót, từ Malebranche, Leibniz, Spinoza và Kant măi cho tới chủ nghĩa duy tâm lư của Brentano và v́ thế đă biến Descartes trở thành cha đẻ của nền triết học về ư thức trong thời tân đại. Điều đó cũng muốn nói lên rằng chính trong sự nổ lực phát huy một nền triết học vô chủ quan tính như chúng ta t́m gặp trong Hiện Tượng Luận của Edmund Husserl, luôn luôn lại phải t́m đến nương tựa nơi đường lối tư tưởng Descartes.

 

 Nhưng ngay cả đến những nổ lực khác t́m cách vượt qua quan điểm duy lư của Descartes, như chủ nghĩa thực dụng hay sự chối bỏ sự nhận thức chắc chắn của Popper và Derrida cũng sẽ chỉ là một điều không tưởng nếu không có Descartes. Bởi v́ vấn nạn c̣n để ngỏ chưa được giải đáp là trong mức độ nào hay đến điểm nào th́ trong những tranh căi hiện thời về sự phê b́nh lư trí hay về sự tự quyết của con người (gợi lên bởi sự khảo cứu về thần kinh học) dưới lớp vỏ mang màu sắc của ư niệm mới như nhị nguyên luận: “Nảo bộ-tinh thần” (một điều xem ra không có ǵ khác với nhị nguyên luận của Descartes: “Thể xác-linh hồn”) th́ không phải là sự tái xuất hiện vấn nạn cũ mà Descartes đă nêu lên hay sao? Nếu sự thật của vấn đề hoàn toàn đúng như vậy, th́ bấy giờ rất đáng cho chúng ta phải suy nghĩ lại về điều đó, cả đến việc phải chấp nhận những câu giải đáp mà Descartes đă tiên đoán trước với sự trân trọng.

 

 _________________

 

Sách tham khảo:

 

 Meditationen über die Grundlagen der Philosophie mit den sämtlichen Einwänden und Erwiderungen (Meditationes de prima philosophia). Felix Meiner Verlag, Hamburg 1994.

 

Lm Nguyễn Hữu Thy

Phương Pháp Luận của Descartes và Bacon

đăng 09:18, 21 thg 12, 2011 bởi philosophia document

Nguồn: http://vietphd.org/forum/archive/index.php?t-993.html

Có 2 phương pháp xây dựng lư thuyết cổ điển. Diễn dịch của Rene Descartes và quy nạp của Francis Bacon.

 Diễn dịch của Rene Descartes (1596-1650)

 http://faculty.frostburg.edu/phil/forum/descartesalt.jpg

 Ta hẳn biết triết lư và toán học hiện đại khởi đầu bằng công tŕnh của Rene Descartes. Phương pháp phân tích về suy luận tập trung vào vấn đề nhận thức luận (epistemology, nghĩa là chúng ta biết như thế nào), vốn là mối ưu tư của các triết gia từ đó. Descartes đă theo học ở trường nổi tiếng Jesuit of La Fleche, đă thụ huấn về triết, khoa học và toán. Ông có một chứng chỉ luật và sau đó t́nh nguyện gia nhập quân đội để có phương tiện cũng như cơ hội nới rộng kinh nghiệm. Khi nghĩa vụ quân sự cho phép, ông tiếp tục nghiên cứu về toán và khoa học. Rốt cuộc, ông không hài ḷng với những phương pháp không hệ thống dùng bởi các giới chức tiền nhiệm trong khoa học, bởi ông kết luận: chúng không sản xuất được bất kỳ điều ǵ mà không gây tranh căi và kế tiếp là nghi hoặc, ngoại trừ trong lănh vực toán học mà ông tin đă được xây dựng trên một nền tảng vững chắc. Mặt khác, khoa học thời Trung Cổ, phần lớn đặt căn bản trên các tín điều của các khoa học gia trong quá khứ hơn là sự khảo sát trong hiện tại. V́ thế Descartes quyết định phát động một phương án nghiên cứu riêng cá nhân. Nhưng theo ông, ngay cả sự quan sát cá nhân trong cuốn sách Thiên Nhiên cũng không đủ vượt qua sự nghi hoặc bởi v́ sự quan ngại của ông về "sự lừa gạt của giác quan". Sau khi nhận xét tất cả các phương pháp điều tra cũ mới hiện có, Descartes quyết định rằng phải có một phương thức tốt hơn, và trong bài thuyết tŕnh về phương pháp (Discourse on Method ), ông viết, "Cuối cùng tôi quyết định nghiên cứu tự ḿnh tôi, và chọn con đường đúng".

 Descartes tỏ nguyện vọng tái thiết một hệ thống chân lư mới đặt nền tảng trên một nguyên lư bất khả phản bác, giống như điểm tựa của Archimedes, cho phép ông "dời trái đất ra khỏi quỹ đạo của nó và đặt nó trong một quỹ đạo khác". Các bạn c̣n nhớ câu : "hăy cho tôi một điểm tựa, tôi có thể nâng quả đất" không? Nguyên lư đầu tiên ông cảm thấy hiển nhiên được tóm gọn trong phát biểu : Cogito ergo sum (I think therefore I am). Descartes tin rằng từ đấy, ông ta có thể dùng phương pháp lư luận mới xây dựng trên nguyên lư đầu tiên này, cuối cùng dẫn đến sự thống nhất mọi kiến thức. Phương pháp của Descartes đặt trên những quy tắc sau :

 1- Quy tắc đầu tiên là không bao giờ chấp nhận bất cứ cái ǵ là đúng trừ phi tôi nhận ra một cách tỏ tường những điều này : cẩn thận tránh sự vội vă và tiên kiến (đánh giá quá sớm), và không kết luận điều ǵ trừ khi nó tự hiển thị rơ ràng, minh bạch trong đầu tôi rằng không c̣n một mảy may ngờ vực nào nữa.

 2- Quy tắc thứ hai là chia sự khó khăn thành nhiều phần càng nhỏ càng tốt, và v́ nhỏ, đáp án dễ t́m hơn.

 3- Thứ ba là suy nghĩ trong một cung cách thứ tự, bắt đầu với những sự việc dễ và đơn giản nhất và từ từ tiến sâu vào những nan đề phức tạp hơn, coi như các tài liệu theo thứ tự không nhất thiết phải thế.

 4- Cuối cùng là hoàn chỉnh các liệt kê, tổng quát các ghi chép sao cho không c̣n ǵ bỏ sót.

 Tóm lại, phương pháp của ông đ̣i hỏi (1) chấp nhận là đúng chỉ khi ư tưởng ấy rơ ràng, không thể ngờ vực, (2)chia vấn đề thành nhiều phần nhỏ, (3)đúc kết, rút tỉa kết luận từ kết luận khác và (4) thực hiện một tổng hợp có hệ thống của toàn vấn đề. Descartes đặt toàn thể phương thức triết lư về khoa học của ông trên phương pháp lư luận diễn dịch.

 Descartes đă rất lạc quan về kế hoạch tái thiết một thực thể tri thức mới đáng tin cậy. Ông ta c̣n băn khoăn nếu trong "mọi sự có thể hiểu được với con người", có thể không là một ứng dụng thích hợp phương pháp của ông mà "không thể có bất cứ những mệnh đề quá khó hiểu đến nỗi không thể chứng minh hoặc quá tối nghĩa mà chúng ta không thể khám phá".

 Phạm vi tổng quát rơ rệt của Descartes có thể dẫn đưa đến kết luận rằng khoa học về nhận thức của ông (epistemology) đ̣i hỏi sự bác bỏ mọi thẩm quyền kiến thức, kể cả thánh kinh. Về dữ kiện, ông tự xem ông là một tín đồ Công giáo và để tôn trọng "chân lư mặc khải" (truths of revelation), ông bày tỏ :" Tôi không dám đặt những chân lư này vào những nhược điểm lư luận của tôi."

 Rốt cục v́ đức tin tôn giáo mà ông tự giam hăm trong cái vỏ kén của sự tự xét ḿnh. Tuy nhiên, Descartes đă gieo trồng những hạt mầm chống đối quan điểm duy thần của thế giới để cho phép con người lệ thuộc vào chính lư trí ḿnh chứ không phải lệ thuộc vào thần linh như xưa. Phần c̣n lại cho những nhà nhân bản chủ nghĩa theo đuổi để dành một chủ nghĩa duy lư toàn diện như phương tiện chính thiết lập chân lư.

 

 Quy nạp của Francis Bacon (1561-1626)

 

 http://www.solarnavigator.net/inventors/inventor_images/Francis_Bacon.jpg

 

 

 

 

 Francis Bacon được gọi là vị tiên tri chính của cuộc cách mạng khoa học. Mới 12 tuổi, Francis Bacon theo học ở trường đại học Ba Ngôi (Trinity College, Cambridge), sau đó tốt nghiệp luật và cuối cùng được phép vào các tiệm bán rượu (1582, như thế, ông thành tài trước 21 tuổi). Ra trường, ông hoạt động chính trị với hy vọng nó giúp ông thực hiện những ư tưởng về sự tiến bộ khoa học. Khoảng thời gian ấy, ông được bầu làm dân biểu, phong chức hiệp sĩ (một đẳng cấp quư phái trong xă hội hơn là một chức vị), nắm giữ chưởng lư và tước vị Baron Verulam, Viscount St. Albans. Ông nổi tiếng là phát ngôn viên cho quốc hội Anh và như một chuyên gia luật Anh quốc cho vài vụ án nổi tiếng thời đó. Với tư cách một triết gia xuất chúng, Bacon động viên chính ḿnh viết về những lĩnh vực sâu xa như khoa học và luật dân sự trong cuộc tranh đấu chống lại những lề luật xưa cũ của kinh điển chủ nghĩa (scholasticism) với sự lệ thuộc một cách nô dịch vào những điều nhà chức trách chấp nhận.

 Ông biện hộ cho quan điểm rằng :"bất kỳ điều ǵ trí tuệ nhận thức và tin tưởng với măn nguyện xưa nay đều được đánh giá là khả nghi". Sự đam mê vào viễn ảnh sự tiến bộ của triết lư thiên nhiên mọc rễ trong niềm tin của ông rằng khoa học lệ thuộc vào tiến bộ kỹ thuật và cũng là nhân tố chính của tiến bộ kỹ thuật. Hầu hết công tŕnh triết lư của ông được áp dụng vào the Novum Organum, cuốn sách nói về suy luận theo phương pháp quy nạp dùng cắt nghĩa thiên nhiên.

 Bacon phê phán rất gay gắt những kẻ kinh điển chủ nghĩa chỉ muốn nhảy từ một vài khảo sát tiểu tiết sang những định lư xa vời, rồi th́ loại suy những định lư ấy qua chứng minh tam đoạn luận.(nói dễ hiểu hơn là chỉ cần quan sát sơ sơ rồi hấp tấp kết luận). Ông cũng bày tỏ mối bi quan của những người thuộc học phái kinh nghiệm chủ nghĩa, lầm lạc với những thí nghiệm bất cần tham khảo những hiện tượng liên hệ, v́ chúng đă bị coi như vô lư trong sự tổng hợp của họ. Theo Bacon, có 4 phạm trù (nôm na thể loại) về tri thức sai, hay Quan niệm sai lạc (Idols), gọi theo cách của ông, đă chiếm ngự trong đầu óc con người thời đó . 4 quan niệm sai lạc kiểu đó là :

 - Quan niệm sai lạc kiểu bộ tộc (Idols of the tribe): Là niềm tin sai lầm trong đầu óc con người. Chúng ta có khuynh hướng phóng đại, xuyên tạc và thiên vị. Khi chúng ta nh́n ngắm bầu trời, chúng ta không dừng lại ở chỗ ghi nhận trung thực cái ǵ đă mục kích. Chúng ta đem ư kiến riêng, thêm thắt vô số những bản chất tưởng tượng vào các thiên thể. Lâu dần những tưởng tượng này trở nên có uy tín và lẫn lộn với các sự kiện khoa học cho đến khi thực giả quyện thành một khối không thể tách rời. Gọi là bộ tộc v́ chúng nằm sâu trong bản chất con người. Ví dụ thuyết địa cầu là trung tâm vũ trụ phát sinh từ những hạn chế của hiểu biết nhân loại. V́ tất cả nhận thức chúng ta, cả cảm giác và trí tuệ là những phản ảnh con người, không phải vũ trụ, quan niệm sai lạc kiểu bộ tộc bắt rễ trong sự bất toàn thiên bẩm của con người.

 - Quan niệm sai lạc kiểu hang động (Idols of the cave): Cắt nghĩa chủ quan v́ bịa đặt cá nhân hay khuynh hướng cá nhân. Ví dụ khái niệm Thế giới quan từ trường của Gilbert. Ông cho rằng từ lực là linh hồn của trái đất.

Xin t́m Gilbert's "magnetic world view." trong http://chem.ch.huji.ac.il/~eugeniik/history/gilbert.html để đọc thêm. Trí tuệ con người giống như một hang động. Tư tưởng của mỗi cá nhân lần ṃ trong hang thẳm và được sửa đổi bởi tính khí, giáo dục, thói quen, môi trường và may rủi. V́ vậy, một người dốc tâm nghiên cứu vấn đề nào đó nô lệ vào chính sự quan tâm của ông ta và chuyển dịch mọi hiểu biết khác theo công tŕnh nghiên cứu của ḿnh. Nhà hóa học cho rằng hóa học là chủ chốt mọi sự, nhà vật lư cho rằng vật chất là tất cả.

 - Quan niệm sai lạc kiểu mậu dịch (Idols of the market-place): Trở ngại ngôn ngữ và sự lẫn lộn giữa ngôn từ và thuật ngữ. Ví dụ vấn đề định nghĩa các từ lại lệ thuộc vào chính các từ. Ta không thể định nghĩa chữ bằng cách dùng chữ cũng như không thể lấy thước đo sự chính xác của thước khác hay dùng một quả cân để nghiệm nặng nhẹ quả cân khác. Con người uốn nắn tư tưởng thành ngôn ngữ để tiện trao đổi nhưng ngôn ngữ thường thay thế tư tưởng và con người nghĩ rằng họ thắng thế trong một tranh luận v́ họ nói hay nói giỏi hơn đối phương. Ảnh hưởng của sự vận dụng ngôn ngữ bất cần lưu ư đến ư nghĩa xác thực của nó chỉ bóp méo sự hiểu biết và nảy sinh sai lạc. Ngôn ngữ thường phản bội mục đích của nó, làm lu mờ tư tưởng nó được dùng để diễn tả.

 - Quan niệm sai lạc kiểu kịch nghệ (Idols of the theatre): Những giáo điều triết lư được nhận thức từ những quy luật chứng minh sai. Nó liên quan đến kết quả phương pháp lư luận tam đoạn luận của Aristote. Chúng rất nguy hiểm v́ tính hoang đường và hoàn toàn không thể kiểm chứng. Chúng gồm ngụy biện, duy nghiệm và mê tín dị đoan trong lănh vực lư thuyết, triết lư và khoa học.Khi triết lư sai lầm được khai thác và đạt được uy tín trong thế giới của các nhà trí thức, con người sẽ không dám ngờ vực nữa. V́ triết lư trực tiếp kế thừa một tiến tŕnh cá biệt và con đường của đời sống, và cả 2 thành phần này được lănh hội qua học hỏi, không phải bẩm sinh. V́ thế, quan niệm sai lạc kiểu kịch nghệ dùng để chỉ sự việc không thể lư luận, không thể hiểu thấu. The Phaedo của Plato là một thí dụ. Đề mục là vấn đề linh hồn sau khi chết. V́ không ai chết đi, sống lại để kể lại cuộc du hành của linh hồn, Plato bắt đầu cắt nghĩa bằng nhận thức của ḿnh. Tuy nhiên, sự hiểu thấu và lư luận của ông bị giới hạn rằng cho đến lúc ông ta kể câu chuyện của ông, ông chưa hề chết. V́ vậy The Phaedo là một quan niệm sai lạc kiểu sân khấu kịch nghệ v́ cái được diễn giải là hoang đường và đ̣i hỏi một niềm tin mănh liệt để có thể tin được.

 

 

 Trái với những quan niệm sai lạc kiểu trên (xin hiểu quan niệm sai lạc theo ông là nhược điểm trong suy luận con người) Bacon nói rằng một khoa học đích thực tiến hóa trong những bậc thang đi lên và bằng những nấc thang kế nhau không gián đoạn hay hư gẫy, chúng ta tiến từ những hiện tượng riêng biệt đến những định lư sơ khởi và rồi những định lư trung gian, cái này bao gồm những cái trước, và cuối cùng h́nh thành cái định luật quán triệt tất cả. Tóm lại, phương pháp của ông yêu cầu :

 

 (1) Thu thập những quan sát riêng biệt (những hiện tượng đơn lẻ thuộc kinh nghiệm).

 (2) Bằng quy nạp, suy ra những định lư sơ khởi.

 (3) Cuối cùng đề xuất những ư tưởng quán triệt nhất, theo từng bước tiệm tiến.

 

 Nếu chúng ta đọc ư nghĩa hiện đại thành ngôn ngữ Bacon dùng, chúng ta có thể thấy một điềm báo của ư tưởng một giả thuyết trong từ "định lư sơ khởi". Định lư sơ khởi chính là giả thuyết vậy. Xin đừng trách Bacon, thời đó chữ nghĩa cầu kỳ khó hiểu lắm . Sự kiện này giúp phương pháp của ông thích hợp với khái niệm đă trưởng thành của khoa học ngày nay, tuy nhiên, ngữ cảnh (context) chỉ rơ rằng ư tưởng của ông vẫn chưa được phát triển toàn diện. Bacon cũng lư giải rằng phương pháp quy nạp này "phải được áp dụng không những trong việc khám phá các định lư mà c̣n ngay cả trong việc đúc kết thành định luật cuối cùng nữa", có lẽ phù hợp với khái niệm của một hệ khuôn thước, nhưng một lần nữa, nó có thể văn bản hóa. Trong cả 2 trường hợp, rơ ràng quan điểm của Bacon về phương pháp khoa học là tiệm tiến và tích trữ dữ kiện khảo sát.

 Sự chấp hành táo bạo kinh nghiệm chủ nghĩa của Bacon có thể ám chỉ trong vài trường hợp ông không chấp nhận bất kỳ kiến thức nào không được nhận ra từ sự quan sát cá nhân. Điều này là một sự hiểu lầm hẹp ḥi quan điểm triết lư thiên nhiên của Bacon, lĩnh vực ông cho rằng là một nô tỳ trung thành nhất của tôn giáo.

 Bacon thực sự thấy phương pháp mới của ông về lănh hội kiến thức là một thể hiện sự linh ứng lời tiên tri trong Thánh Kinh về ngày tận thế " Sẽ có nhiều người đến và đi và kiến thức sẽ tăng thêm". Thêm vào đó, ông thấy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật chính là sự phục hồi sứ mệnh thống trị . Ông viết :"Loài người ngă xuống từ sự vô tội cùng một lượt với sự thống trị của ḿnh trước đấng sáng tạo. Cả hai sự mất mát này có thể được sửa chữa một phần trong cơi tạm; sự sạch tội th́ bằng tôn giáo và đức tin, sự thống trị thế giới bằng nghệ thuật và khoa học". Tuy thế, có lư do tin rằng quan điểm của Bacon sẽ gây quan ngại cho các nhà nhân loại bản chủ nghĩa, v́ ông tin rằng phương pháp quy nạp "sẽ đẩy lùi cái hạn chế của quyền năng và sự vĩ đại của con người", và một ngày nào đó sẽ "nắm tất cả". Với những người ủng hộ quan điểm thế giới khoa học, sự dự đoán này được công bố là đă linh nghiệm.

 Nói thêm về 4 sai lầm nhân tính theo quan điểm Bacon       

 Meta định chấm dứt phần Bacon tại đây nhưng khi đọc lại, Meta thấy chưa được rơ ràng lắm. Xin mổ xẻ thêm về 4 sai lầm nhân tính của Bacon.

 Sai lầm bộ tộc nói rằng chúng ta thu nhận thông tin bên ngoài bằng giác quan như nh́n, ngửi, nếm, nghe ...và lư học tác động lên giác quan ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta. Nó cũng ngụ ư rằng bản chất vật chất của chúng ta tác động nhiều vào cách chúng ta thu nhận thông tin hơn là chúng ta thường biết.

 http://www.jgbennett.com/articles/articleimg/horizon.jpg

 Cho ví dụ, v́ chiều cao giới hạn của chúng ta, vị trí của chân trời tuỳ theo cái nh́n của chúng ta. Tấm h́nh trái là cái nh́n của người lùn, tấm h́nh bên phải là cái nh́n của người cao.

 Nói cách khác, chiều cao của chúng ta làm cho chúng ta đọc (hay nh́n) thông tin thành h́nh ảnh. Trong thực tại, h́nh ảnh chỉ là những đơn vị màu trên máy vi tính nhưng chúng ta "dịch" sự khác biệt giữa những tấm h́nh để biểu trưng cho một thay đổi vị trí người xem trong không gian.

 Một sai lầm bộ tộc khác nữa thường sơ xuất là nhận thức về thời gian của con người. Bởi v́ chúng ta là những sinh vật nh́n ḍng thời gian như một tiến tŕnh liên tục chảy về tương lai, sự hiểu biết về vũ trụ của chúng ta có lẽ bị sai lệch.. Dù thế, nhiều nhà bác học quả quyết rằng có vài phương án hợp lư đối với sự hiểu biết thông thường của chúng ta về thời gian, chúng ta vẫn khó tạo khái niệm bất cứ cái ǵ bên ngoài bản chất của chúng ta - Chúng ta không thể mường tượng được một vũ trụ có 2 chiều thời gian, nơi con người chỉ việc quay đầu đi ngược về quá khứ. Sai lầm bộ tộc đóng vai tṛ ǵ trong sự trao đổi thông tin của chúng ta? (Xin hiểu là sự học và sự dạy học.) Có phải chúng ta bị ép buộc để lănh hội thông tin và thiết lập sự hiểu biết theo một tiến tŕnh liên tục theo thời gian? Rất khó trả lời v́ chúng ta không có cái thời gian đa chiều để so sánh. Với vị trí nh́n và đường chân trời, chúng ta có thể chứng nghiệm lư thuyết bằng cách leo lên một ṭa nhà cao nh́n ra cửa sổ, tức là tách ra khỏi cái nh́n thông thường để có cái nh́n khách quan hơn, nhưng chúng ta không thể tách ḿnh ra khỏi ḍng thời gian để quan sát hiện tại. Hồ Chí Minh có thể là một vị thánh trong thời đại chúng ta nhưng nếu chúng ta có thể tách ḿnh khỏi ḍng thời gian, Hồ Chí Minh cũng chỉ là một con người b́nh thường hoặc kém hơn con người b́nh thường.

 Thêm vào cái khiếm khuyết thể chất của chúng ta, Bacon cũng gồm luôn cái bản chất tinh thần vào sai lầm bộ tộc. Dù có nhiều ư kiến khác nhau về bản chất tinh thần là ǵ, bất kể cái hiểu biết cá biệt của những người không hề nói dối, ai cũng nh́n nhận rằng bản chất tinh thần góp phần vào việc "tô màu" cái nhận thức của ḿnh khi nh́n vào thế giới quanh ta và nó sẽ ảnh hưởng đến sự cắt nghĩa bất cứ sự trao đổi thông tin nào ḿnh tham dự vào. Nhắc lại sự trao đổi thông tin đây là sự học và dạy học.

 Các nhà khoa học về nhận thức học và kư hiệu ngôn ngữ học(semiologist) ngày nay cũng quan tâm đến sai lầm bộ tộc của Bacon. Khi chúng ta thường nghĩ các quan sát cận đại của chúng ta về thiên nhiên là tân kỳ, là "vô tiền khoáng hậu", 400 năm trước Bacon đă biết quan ngại về ảnh hưởng của sinh lư và sự diễn giải cá biệt của mỗi người.

 

 Sai lầm hang động đề cập đến vấn đề diễn giải cá biệt của mỗi con người. Bacon liệt kê những sai lầm như những sự việc chúng ta đọc, kinh nghiệm chúng ta từng trải, và phẩm tính của mỗi cá nhân. Đọc ngụ ngôn cái hang động của Plato, Bacon ám chỉ rằng nhận thức của chúng ta về thế giới chỉ là những cái bóng của thực tại, không phải v́ chúng ta không thể thấy vật đang tỏa bóng nhưng bởi v́ tư tưởng và kinh nghiệm của chúng ta như những bộ phận lọc bên trong làm mờ mịt thực tại. Nói cách khác, chúng ta chính là cái hang của chúng ta. Một thí dụ về điều này là chữ bacon. Chữ bacon ai cũng biết v́ chúng ta ăn thịt ba chỉ mỗi ngày (bacon = thịt ba chỉ), nhưng trừ phi chúng ta đọc những sách Anh ngữ thời Phục Hưng hay đọc nhiều sách về triết lư cổ, chúng ta nghĩ đến việc thịt ba chỉ cuốn bánh tráng, rau sống hơn là một triết gia sống vào thế kỷ 17. Cái sai lầm này là tại kinh nghiệm, một trong những nguyên nhân sai lầm trong phương pháp luận Bacon.

 

 Sai lầm mậu dịch là sai lầm về ngữ nghĩa học hay kư hiệu ngôn ngữ học. Bacon liệt kê cái sai lầm thứ ba này là những chữ chúng ta trao đổi với nhau và cảnh giác sức ảnh hưởng của nó đến hiểu biết của chúng ta. Một thí dụ về điều này là những thuật ngữ dùng xác định nơi chốn khi Meta viết bài này. Nếu Meta nói rằng Meta viết trên bàn, h́nh ảnh cái bàn hiển hiện trong đầu óc các bạn. Nhưng nếu Meta nói Meta viết ở nơi làm việc, các bạn có lẽ có một h́nh ảnh khác. Trường hợp này, cái đồ vật Meta đặt vi tính và cốc cà phê không thay đổi một ly ông cụ nào, nhưng nhận thức về sự việc trong đầu óc các bạn thay đổi chỉ v́ Meta dùng chữ khác nhau.

 Một thí dụ nữa về chính trị có thể thấy trong thời đại của chúng ta khi người ta thay đổi tên gọi chủ nghĩa tư bản thành Kinh tế thị trường định hướng XHCN, với hy vọng tên gọi khác đi sẽ gợi h́nh ảnh sự việc khác đi. Thực ra, Kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn chính là tư bản chủ nghĩa, chẳng ǵ khác, chỉ khác tên gọi. Người ta tránh dùng chữ tư bản v́ nó gián tiếp tố cáo cái chủ nghĩa Cộng Sản non một thế kỷ theo đuổi và tôn sùng là một thất bại hoàn toàn. (Xin đừng cho rằng Meta nói chính trị v́ thực ra chính trị chi phối mọi sự trong đời sống, không nói không thể viết bài được.)

 Một thí dụ rơ rệt khác cũng về chính trị khi chúng ta đổi mới. Chữ đổi mới khiến chúng ta liên tưởng đến cái xấu xa tồi tệ của thời kỳ chưa đổi mới. Nó xấu đến độ chúng ta phải thay đổi. Đồng thời nó gây ảo tưởng cái mới tốt hơn cái cũ. Thực ra, nếu so sánh thời kỳ cũ và thời kỳ đổi mới, chưa chắc cái nào tốt hơn cái nào. Ngày nay, chúng ta no đủ hơn trước nhưng bù lại, cái phẩm giá phụ nữ, phẩm giá con người ngày càng kém đi.

 

 Sai lầm kịch nghệ là sai lầm thứ tư theo Bacon. Đây là sai lầm về giáo điều triết lư. Nói đến thuật ngữ Bacon khó hiểu hơn là dùng thuật ngữ hiện đại. Meta gọi là sai lầm của hệ tư duy (models hay paradigms)

 Dù Bacon nhắm vào tư tưởng Aristote và những triết gia khác khi đả kích sai lầm kịch nghệ, một ví dụ điển h́nh cái tư duy ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta trong công tŕnh của Sigmund Freud. Theo Freud, cá tính của chúng ta gồm 3 phần. Dục Vọng, Bản Ngă và Siêu Ngă. Ư tưởng này phổ biến trong xă hội cho đến nỗi sách hoạt h́nh của trẻ con cũng có nhân vật Ác (Dục Vọng), nhân vật Thiện (Siêu Ngă) đứng trên 2 vai của nhân vật chính (Bản Ngă). Khi nhân vật chính đối diện với 1 quyết định, Thiện và Ác ra sức tranh giành ảnh hưởng để xúi bẩy, thúc đẩy nhân vật chính hành động. Bởi v́ hệ tư duy này quá phổ biến, chúng ta thường nhận xét thế giới qua kiểu mẫu này.

 Chẳng hạn, ta thường cho rằng cái Thiện luôn thắng cái Ác nhưng trong thực tế, cái ác thường thắng cái thiện v́ nó vận dụng toàn lực để thắng trong khi cái Thiện bị cản trở bởi đạo đức. Trường hợp Nguyễn Việt Tiến là một thí dụ. Ông ta và phe nhóm ông ta thắng v́ không đếm xỉa đến dư luận và nguyên tắc đạo đức. Thiện Ác đáo đầu chung hữu báo. Các bạn tự an ủi rốt cuộc Thiện cũng thắng. Sai lầm nốt. Thiện chỉ có thể thắng ác một khi Thiện hội đủ yếu tố Thời và Thế, bằng không muôn đời Thiện bị khống chế.

 Bốn sai lầm trên hạn chế cái nhận thức của chúng ta về thế giới quanh ta. Nhận ra nó chúng ta có thể tháo gỡ gông xiềng thuộc về bản chất con người để đánh giá sự phán đoán và nhận thức của chúng ta. Ngoài ra, nó trang bị cho chúng ta một quan điểm khách quan hơn trên mọi lănh vực. Điểm bất lợi là nếu thiếu cẩn thận, chúng ta luẩn quẩn trong một chuỗi dài vô tận tự phân tích, tự giải đoán ư tưởng của chúng ta tới mức chúng ta mất hẳn tự tin, và bắt đầu thấy rằng không thể hiểu biết được bất cứ chuyện ǵ trên đời.

 Xin chuyển sang phân tích dị đồng trong phương pháp luận của Bacon và Descartes.

 

 Dị đồng trong phương pháp luận của Descartes và Bacon.

 

 Sự khác biệt giữa Descartes và Bacon rất nhiều và sâu xa, nhưng cũng có nhiều điểm giống nhau. Mỗi vị tiền phong này rao truyền sự phế bỏ mọi phương pháp cổ truyền và mọi kết quả của các công tŕnh nghiên cứu trước. Cả hai đ̣i hỏi một tiêu chuẩn chính xác mới v́ có quá nhiều thí dụ về lư luận tuỳ tiện và quan sát chủ quan trên con đường khoa học trong quá khứ.

 Cũng có một niềm tin chung giữa 2 vị là mối hoài nghi về "sự dối gạt của giác quan". Thêm vào đó, họ tin vào sự lược giảm những vấn đề thành những thành phần nhỏ nhất, đơn giản nhất như một nguyên tắc tổng quát. Descartes và Bacon mỗi người tự thấy ḿnh chủ yếu trong vai tṛ hiển dương khoa học và do đó họ đóng góp rất ít vào bất cứ lănh vực riêng biệt nào đó trong khoa học thực nghiệm. Cuối cùng, cả hai đều là những thiên tài thăng tiến các lănh vực của khoa học mà sau đó trở nên điều kiện phải có để tiến bộ.

 Khác biệt rơ ràng nhất trong phương pháp luận của Descartes và Bacon liên hệ đến quá tŕnh lư luận. Descartes bắt đầu với những nguyên lư rút ra bằng trực giác làm tiền đề trong phương pháp luận diễn dịch chuẩn, nhưng Bacon bắt đầu bằng quan sát duy nghiệm, áp dụng quy nạp pháp suy luận ra những định lư cao hơn. Phương pháp của Descartes là phương thức từ trên đi xuống, c̣n Bacon là từ dưới đi ngược lên . Sự khác biệt này rơ rệt đến nỗi có những lúc Bacon chỉ trích nặng nề phương pháp của Descartes là thí dụ điển h́nh cho những ǵ sai lầm trong khoa học. (Hehehe dĩ nhiên Bacon không tố cáo Descartes phản cuốc, phản xẻng như Việt Cộng). Một khác biệt cốt yếu trong học tŕnh của 2 người là Descartes am hiểu một cách quán triệt về toán học và Bacon th́ không chuyên về toán. Descartes được ghi nhận về những thành công trong đại số và h́nh học và Bacon th́ ít đề cập về toán v́ ông chuyên môn về luật.

 Học tŕnh có thể giải thích những tương tự trong phương pháp của Descartes luôn song song với chứng minh toán học. Riêng Bacon, sự quan sát duy nghiệm trong khoa học có thể tương ứng với "nhân chứng" cần có để chuẩn bị cho một vụ án v́ ông là một luật gia. Dựa vào học tŕnh của Descartes, nó có vẻ rơ rệt rằng cái méo mó nghề nghiệp của ông có thể thấy trong các nhà toán học, ông nói :"các toán học gia đă có thể t́m ra vài chứng minh, vài vài lư do chắc chắn và minh bạch", v́ vậy, ông quyết định "bắt đầu với những ǵ họ đă làm". Dù sự nghiệp xuất chúng của Bacon, ông ta đă thực sự rất thực dụng chủ nghĩa trong việc theo đuổi một mẫu mă t́m thấy trong cơ khí học. Nghệ thuật cơ học đặt nền tảng trên thiên nhiên và ánh sáng của kinh nghiệm.

 V́ sự quan sát này ông đă bị ấn tượng sâu xa về sự khám phá ngành in ấn, thuốc súng và từ lực. Trong quan điểm "không đế quốc, giáo phái hay thiên thể nào có vẻ áp đặt quyền lực và ảnh hưởng trong công việc của con người hơn những khám phá cơ học này". Một lưu ư quan trọng là dù phương pháp của Bacon và Descartes khác nhau, khi các mẫu mă của họ được tổng hợp thành một, chúng ta có một sự đoán trước về toán học thực nghiệm hiện đại. Hiện nay, ta có thể thấy khi gộp chúng lại với nhau, phương pháp của Rene Descartes và Francis Bacon là phôi thai của phương pháp khoa học hiện đại.

 

 Phương pháp tổng hợp.

 

 Hoài nghi là một phần không thể thiếu của khoa học, được xác định là một bộ phương pháp mô tả, diễn dịch những hiện tượng quan sát hay ước tính, quá khứ hay hiện tại và nhằm xây dựng một vật thể kiến thức có thể thử nghiệm được để bác bỏ hay khẳng định nó. Nói cách khác, khoa học là một cách thức cá biệt dùng để phân tích thông tin với mục đích trắc nghiệm các lư thuyết. Định nghĩa phương pháp khoa học không đơn giản như ta tưởng. Triết gia khoa học chiếm giải Nobel, Sir Peter Medawar nhận xét: Hỏi một khoa học gia ông dùng phương pháp ǵ trong công tŕnh nghiên cứu của ḿnh th́ ông ta sẽ bối rối ngay v́ chẳng biết nói như thế nào cả.

 Có rất nhiều tài liệu nói về phương pháp khoa học, nhưng khó t́m thấy sự nhất trí trong số các tác giả. Điều này không có nghĩa là các khoa học gia không biết họ làm ǵ. Làm và cắt nghĩa có lẽ là 2 việc khác nhau. Tuy nhiên, họ đều công nhận rằng có 4 yếu tố trong việc suy luận một cách khoa học:

 - Quy nạp: Lập giả thuyết bằng kết luận tổng quát từ những dữ kiện sẵn có.

 - Diễn dịch: suy diễn và tiên đoán đặt cơ sở trên giả thuyết ấy.

 - Quan sát: Thu thập dữ kiện, dựa vào giả thuyết để t́m dữ kiện trong thiên nhiên.

 - Chứng nghiệm: Thử nghiệm những tiên đoán bằng những quan sát thêm nữa để khẳng định hay phủ định giả thuyết ban đầu.

 

 Dĩ nhiên khoa học không cứng ngắc như thế; và không khoa học gia nào cố ư theo những bước ấn định rơ rệt. Tiến tŕnh nghiên cứu là một chuỗi phản ứng tương tác và không ngừng, rút tỉa kết luận, tiên đoán và đối chiếu với chứng cớ. Giả thuyết sẽ đẽo gọt các loại quan sát bạn thu thập trong thiên nhiên, và giả thuyết tự nó cũng bị đẽo gọt bởi giáo dục, văn hóa và thiên kiến riêng của người quan sát.

 Tiến tŕnh này làm ṇng cốt cái mà những triết gia khoa học gọi là phương pháp Diễn Dịch Giả Thuyết (Hypothetico-deductive), được cuốn tự điển Lịch Sử Khoa Học (Dictionary of the History of Science) cắt nghĩa như sau:

 a) Lập giả thuyết.

 b) Nối kết giả thuyết ấy với một phát biểu về t́nh trạng tiên khởi.

 c) Từ giả thuyết và phát biểu, suy ra một tiên đoán.

 d) T́m xem tiên đoán ấy đúng hay sai. (trang 196 Bynum, Browne và Porter 1981).

 Khó mà nói sự quan sát hay giả thuyết cái nào đến trước, v́ chúng tương ứng lẫn nhau một cách mật thiết. Nhưng những quan sát thêm sẽ làm sung măn tiến tŕnh Diễn Dịch Giả Thuyết và chúng làm nhiệm vụ thẩm phán tối hậu để hiệu lực hóa các tiên đoán. Sir Arthur Stanley Eddington chú giải:" Về tính chân thực của những kết luận khoa học, th́ sự quan sát chính là tối cao pháp viện của mọi kháng án." Qua phương pháp khoa học, chúng ta có thể tổng quát:

 

 Giả thuyết: Một phát biểu khả chứng giải thích một chuỗi quan sát liên hệ.

 Lư thuyết: Một giả thuyết hay một hệ thống giả thuyết được thử nghiệm và được quan sát nâng đỡ toàn diện.

 Một sự kiện khoa học: Một kết luận được khẳng định đến mức nó trở thành nguyên lư.

 

 Một lư thuyết có thể mâu thuẫn với một bịa đặt hay kiến tạo (construct). Kiến tạo đây có nghĩa một phát biểu không thể chứng nghiệm, nôm na là dựng chuyện. Sinh vật trên Trái Đất có thể được giải thích : "Chúa sáng tạo" hay phát biểu: "Chúng tự phát triển theo luật tiến hóa." "Chúa sáng tạo" là một phát biểu loại kiến tạo, v́ không thể chứng minh. Phát biểu thứ nh́ là lư thuyết v́ có thể chứng minh bằng quan sát và thí nghiệm. Hầu hết các nhà sinh vật học gọi sự tiến hóa là một sự kiện khoa học.

 Qua phương pháp khoa học, chúng ta nhắm vào tính khách quan: đặt nền tảng sự kết luận trên chứng nghiệm ngoại tại. Và chúng ta tránh huyền hoặc: nền tảng sự kết luận trên tri thức cá nhân không thể kiểm chứng.

 Tri thức cá nhân không có ǵ sai ở khởi điểm. Nhiều khoa học gia vĩ đại đă nhờ vào tri thức cá nhân, trực giác và những đột phá trí tuệ khó xác định khác. Alfred Russel Wallace nói rằng ư tưởng sự chọn lọc thiên nhiên chợt lóe lên trong đầu trong một cơn sốt rét. Nhưng những ư tưởng trực giác và tri thức huyền hoặc không trở nên khách quan cho tới khi được bên ngoài kiểm chứng.

 Khoa học dẫn chúng ta về hướng duy lư chủ nghĩa: đặt nền tảng sự kết luận trên luận lư và chứng cớ. Ví dụ, làm thế nào ta biết Trái Đất tṛn? Nó là một kết luận hợp lư rút ra từ quan sát:

 

 - Bóng Trái Đất tỏa lên Mặt Trăng trong nguyệt thực th́ tṛn.

 - Ngọn cột buồm là h́nh ảnh cuối ta thấy được trước khi khuất chân trời.

 - Chân trời cong.

 - H́nh chụp từ không gian.

 

 Và khoa học giúp ta tránh khỏi giáo điều chủ nghĩa: Đặt nền tảng sự kết luận trên nguồn thẩm quyền thay v́ luận lư và chứng cớ. Ví dụ, Yêu nước là phải yêu đảng v́:

 

 - Đảng nói thế.

 - Bác dạy thế.

 

 Kết luận một cách giáo điều không hẳn luôn luôn sai nhưng nó gợi ra những câu hỏi khác: Làm thế nào Đảng quả quyết thế là đúng? Họ được khoa học hướng dẫn hay bằng những phương tiện nào?

 

 Một kiểu mẫu nghiên cứu khoa học.

 

 - Đặt vấn đề.

 - T́m tài liệu

 - Lập thuyết

 - Thử nghiệm thuyết vừa lập

 - Phân tích kết quả thử nghiệm và kết luận

 - Phổ biến

1-5 of 5

 

Chủ nghĩa duy lư trong triết học Descarter

 

Nguồn: http://hoalinhthoai.com/?option=ban_tin&view=ban_tin_chitiet&cd_id=28&post_id=3804&lang=vn

 

 

 

René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy lư cận đại, cha đẻ của triết học hiện đại.

 

DẪN NHẬP

 

Nền triết học phương Tây ra đời vào giai đoạn 600 – 430 trước Công nguyên và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên đến thời Descartes triết học đă bước sang một giai đoạn mới. “Hegel, nhà triết học Đức đă đánh giá vai tṛ triết học của Descartes là “đă tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học” Tây Âu thời Cận đại. Có nghĩa là “Ông đă tạo ra một bước rẽ, một bước ngoặt trong hành tŕnh phát triển của triết học Tây Âu.” Sự ảnh hưởng không nhỏ bởi ḍng tư tưởng triết học duy lư của René Descartes là một thành tựu tư tưởng lớn không chỉ của nước Pháp thế kỷ XVII mà c̣n của cả nhân loại, trở thành một phong cách, một lối sống đặc trưng cho xă hội Tây phương .

 

Trong suốt ḍng lịch sử triết học nhân loại, nhất là nền triết học phương Tây, người ta khó t́m thấy được nơi bất cứ một triết gia nào khác đă có được một câu nói có thể đi sâu vào ư thức của tầng lớp đại chúng, dù thuộc về triết học hay không, như câu nói “Cogito ergo sum” (Tôi tư duy nên tôi hiện hữu; nghĩa là: V́ tôi tư duy nên tôi biết ḿnh hiện hữu) của nhà triết học René Descartes. “Tôi tư duy tức là tôi hiện hữu” – câu nói bất hủ và cũng là nguyên lư chính trong học thuyết của ông - triết học duy lư với tinh thần hoài nghi – một nguyên lư triết học đă ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xă hội, đặc biệt là trong lối tư duy lư tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Chính v́ thế mà người viết đă chọn đề tài “chủ nghĩa duy lư trong triết học Descartes” cho bài viết của ḿnh.

 

Tuy nhiên, với những giới hạn nhất định của một bài viết không phải là một bài khảo cứu chuyên ngành nên sự cho phép ở đây chỉ được giới hạn trong những điểm cơ bản nhất về chủ nghĩa duy lư của Descartes trong triết học. Về phương pháp nghiên cứu người viết bài này dùng phương pháp mô tả, phân tích lại những tài liệu đă có sẵn, bên cạnh đó cũng sử dụng phương pháp khác như nhận định để hỗ trợ cho bài viết thêm sinh động, linh hoạt để làm sáng tỏ đề tài. V́ sự hiểu biết c̣n hạn chế và tư duy c̣n kém cỏi trong bài viết không sao tránh khỏi những thiếu xót, người viết mong nhận được những lời góp ư chân thành từ bạn đọc để làm kinh nghiệm cho những bài viết sau được tốt hơn. Nhưng dẫu sao đôi ḍng trong bài viết cũng giúp ích một chút nào đó cho mọi người trong cuộc sống và thêm yêu mến triết học Descartes.

 

NỘI DUNG

 

1. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT GIA RENÉ DESCARTES

 

1.1. Tiểu sử René Descartes

 

René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy lư cận đại, cha đẻ của triết học hiện đại. Ông sinh tại La Haye, Touraine (trước đây là một tỉnh, nay gọi là một vùng của Pháp), Descartes là con của một gia đ́nh quư tộc nhỏ, có truyền thống khoa bảng. Lên tám tuổi, ông được gửi theo học tại trường học của Ḍng Tên (Jesuits) tại La Flèche ở Anjou, ông học ở đây suốt 8 năm. Bên cạnh những môn học cổ điển, Descartes c̣n học toán ở các thầy theo trường phái Kinh viện, một học phái chủ trương dùng lư luận của loài người để hiểu lư thuyết Ky Tô giáo. Thiên Chúa giáo La Mă có ảnh hưởng mạnh mẽ đến suốt cuộc đời Descartes. Sau khi ra trường, ông theo học luật tại Đại học Poitiers, tốt nghiệp năm 1616. Tuy vậy, ông chưa hề hành nghề luật; năm 1618 ông phục vụ cho Hoàng tử Maurice de Nassau, nhà lănh đạo của Liên hiệp các tỉnh Hà Lan, với ư định theo đuổi một cuộc đời binh nghiệp. Những năm tiếp theo, Descartes phục vụ các quân đội khác, nhưng ông đă bắt đầu tập trung vào toán học và triết học. Ông hành hương sang đất Ư từ năm 1623 đến 1624, sau đó từ 1624 đến 1628, ông ở Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Descartes chuyên tâm nghiên cứu triết học và làm các thí nghiệm về quang học. Năm 1628, sau khi bán hết tài sản ở Pháp, ông chuyển sang sống ở Hà Lan, và sống hầu hết quăng đời c̣n lại ở xứ hoa tuylip. Descartes sống ở nhiều thành phố khác nhau của Hà Lan, như Amsterdam, Deventer, Utrecht, và Leiden.

 

Dường như trong năm đầu tiên ở Hà Lan, Descartes đă viết tác phẩm lớn đầu tiên, Essais philosophiques (Các tiểu luận triết học), xuất bản năm 1637. Tác phẩm gồm bốn phần: một tiểu luận về h́nh học, một về quang học, phần thứ ba về sao băng, và Discours de la méthode (Bàn luận về phương pháp), trong đó ông tŕnh bày các nghiên cứu triết học của ḿnh. Sau đó lần lượt ra đời các tác phẩm khác, có thể kể ra Meditationes de Prima Philosophia (Suy ngẫm về Triết học Tiên khởi, năm 1641, viết lại năm 1642) và Principia Philosophiae (Các nguyên lư triết học, năm 1644). Cuốn sau này ông dành tặng cho Công chúa Elizabeth Stuart xứ Bohemia, một người bạn thân thiết của ông ở Hà Lan. Năm 1649 Nữ Hoàng Christina nước Thụy Điển mời Descartes đến giảng dạy cho bà về triết học tại triều đ́nh ở Stockholm. Cái lạnh khắc nghiệt của xứ Bắc Âu đă làm ông mắc bệnh viêm phổi và qua đời năm 1650.

 

Sau khi ông mất, giáo hội Thiên Chúa giáo La Mă đă liệt các tác phẩm của ông vào danh sách những sách cấm.

 

1.2. Những đóng góp của triết gia Descartes

 

1.2.1. Khoa học

 

Sau thời Trung cổ, ở Tây Âu trí tuệ vẫn tiếp tục phải chịu ảnh hưởng của hai thiên kiến đó là: sự ấn định của nhà thờ thông qua những tín niệm trở thành những chân lư bất di bất dịch và sự thống trị của Aristote về mặt học thuật. Những điều răn dạy của nhà thờ và của các triết gia trước kia không c̣n hấp dẫn ông và ông đă đạp dổ chúng để xây dựng một ngôi nhà triết học mới. Ông có nhiều giải thích sai lầm về các hiện tượng vật lư. Tuy nhiên, các giải thích đó cũng có một giá trị nhất định, v́ ông đă dùng những giải thích cơ học thay cho những quan điểm tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước. Ban đầu Descartes đă công nhận thuyết Copernic về hệ thống vũ trụ trong đó các hành tinh xoay quanh Mặt Trời, nhưng ông đă từ bỏ nó chỉ v́ giáo hội Thiên Chúa La Mă phán rằng thuyết đó tà đạo. Thay vào đó ông đưa ra lư thuyết ḍng xoáy – cho rằng vũ trụ được lấp đầy vật chất, ở các trạng thái khác nhau, xoáy quanh mặt trời.

 

Trong lĩnh vực sinh lư học, Descartes giữ quan điểm rằng máu là một chất lỏng tinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp xúc với chất suy nghĩ ở trong năo và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ bắp và các phần khác của cơ thể.

 

Về quang học, Descartes đă khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc tới bằng góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên tŕnh bày đề cập đến định luật này. Việc Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi trường chất rắn đă dẫn đường cho lư thuyết sóng của ánh sáng.

 

1.2.2. Toán học

 

Sự đóng góp về toán học có vai tṛ quan trọng trong tư tưởng của Descartes. Đối với ông cũng như đối với Galileo (1564-1642), toán học là ngôn ngữ của tự nhiên. Descartes sáng tạo ra h́nh học giải tích, cho phép ông mô tả bằng phương tŕnh các h́nh h́nh học như h́nh tṛn hay h́nh tam giác. Ông là nhà toán học đầu tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các phương tŕnh tạo nên chúng. Ông cũng có những đóng góp vào lư thuyết về các đẳng thức. Descartes cũng là người đầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ các giá trị đă biết. Ông cũng đă sáng tạo ra hệ thống kư hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng hạn trong biểu thức x²). Mặc khác, chính ông đă thiết lập ra phương pháp, gọi là phương pháp dấu hiệu Descartes, để t́m số nghiệm âm, dương của bất cứ phương tŕnh đại số nào. Ông tin vào sự thống nhất cơ bản của các khoa học, ông coi các khoa học, cũng như toán học, phần lớn đều có thể được suy ra bằng lư trí thuần túy. Ở điểm này, ông đi ngược lại với Kepler và Galileo, hai nhà khoa học này nhấn mạnh sự cần thiết phải quan sát và thực nghiệm để giải mă các bí mật của tự nhiên, nhưng đồng thời không hề phủ nhận vai tṛ cơ bản của toán học. Như vậy Descartes là biểu tượng của “chủ nghĩa duy lư”.

 

1.2.3. Triết học

 

Triết học hiện đại thường được xem là được khởi đầu từ nghiên cứu của René Descartes. Nghiên cứu của ông đă chịu ảnh hưởng lớn từ các trao đổi của ông với các nhà triết học khác. Ví dụ, sự thúc giục của Pierre Gassendi và Công chúa Elizabeth xứ Bohemia đă làm Descartes cố gắng thiết lập các câu trả lời có sức thuyết phục hơn cho vấn đề tâm-thân (mind-body problem).

 

Descartes muốn áp dụng phương pháp quy nạp hợp lư của khoa học, nhất là của toán học, vào triết học. Trước đó, triết học bị chi phối bởi phương pháp của phái Kinh viện, vốn hoàn toàn dựa theo sự so sánh và đối chiếu với quan điểm của nhà cầm quyền. Bác bỏ phương pháp này, Descartes cho rằng "Trong khi t́m kiếm con đường thẳng đi đến chân lư, chúng ta không cần phải quan tâm tới những ǵ mà chúng ta không thể thấu đáo một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng đại số và h́nh học". Qua đó ông chỉ ra rằng "không điều ǵ được xem là đúng cho đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập". Sự chắc chắn duy nhất làm điểm xuất phát cho các nghiên cứu của ông được ông bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng "Cogito, ergo sum", (tiếng Latinh, "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại"). Từ tiên đề cho rằng ư thức rơ ràng về tư duy của ông chứng minh rằng ông tồn tại, Descartes kết luận là Chúa tồn tại. Chúa, theo triết học Descartes, đă tạo ra hai loại chất để tạo nên toàn bộ vạn vật. Loại thứ nhất là chất suy nghĩ, tức tinh thần, loại thứ hai là các chất mở rộng, tức thân thể.

 

Trong tiếng Pháp, tính từ cartésien (hoặc cartésienne - dạng giống cái) dùng để chỉ những nhân cách có xu hướng tư duy logic hơn là cả tin. Cartésien có từ nguyên là tên của Descartes. Tiếng Anh cũng có tính từ cartesian với ư nghĩa tương đương.

 

2. CHỦ NGHĨA DUY LƯ TRONG TRIẾT HỌC DESCARTES

 

2.1. Chủ nghĩa duy lư của các triết gia trước Descartes

 

Đến cuối thế kỷ XVII, chủ nghĩa Aristote mất dần ảnh hưởng và suy tàn. Lúc này nhu cầu xem xét lại toàn bộ hệ tư tưởng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và René Descartes là người đóng vai tṛ tiên phong trong cuộc cách mạng về quan niệm này.

 "Chủ nghĩa duy lư" nhấn mạnh vai tṛ của lư trí con người. Chủ nghĩa duy lư cực đoan t́m mọi cách để gán tất cả kiến thức con người lên nền tảng độc nhất là lư trí. Kiểu lư luận điển h́nh của chủ nghĩa duy lư bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối căi rành rọt được, để từ đó, bằng các bước logic, diễn dịch ra mọi đối tượng kiến thức có thể có.

 

Parmenides (sinh năm 510 TCN) được cho là nhà triết học duy lư đầu tiên, người đă tranh luận rằng việc suy nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hoài nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại. Parmenides diễn dịch rằng những ǵ thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất định– thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn (đúng hơn là tồn tại hoàn toàn bên ngoài thời gian).

 

Zeno (sinh năm 489 TCN) là học tṛ của Parmenides, đă tranh luận rằng sự vận động là bất khả thi, và chứa đựng sự mâu thuẫn. Plato (427-347) cũng bị ảnh hưởng bởi Parmenides, nhưng ông đă kết hợp chủ nghĩa duy lư với một dạng của chủ nghĩa hiện thực. Triết gia này đă cất công xem xét sự tồn tại và bản chất của sự vật. Ông kết luận đặc tính của những bản chất sự vật là chúng mang tính chung trên toàn cầu. Bản chất của một con người, của một h́nh tam giác, của một cái cây có thể áp dụng cho tất cả con người, tất cả h́nh tam giác và tất cả các loại cây. Plato tranh luận rằng những bản chất này là những h́nh thái không phụ thuộc vào trí năo, rằng con người có thể biết đến chúng bằng lư trí và bằng cách làm ngơ trước những thứ làm phân tâm do giác quan gây ra.

 

2.2. Chủ nghĩa duy lư của Descartes

 

Chủ nghĩa duy lư hiện đại bắt đầu với Réne Descartes, vứt bỏ hệ thống thế giá và thẩm quyền của triết học kinh viện, Descartes bắt đầu với sự hoài nghi mọi cái, kể cả những ǵ ông trải nghiệm v́ ông cho rằng các giác quan thường đánh lừa ông. Nhưng có một cái ông không thể hoài nghi, đó là chính sự hoài nghi. Đây là cốt lơi được ông tŕnh bày trong câu nói danh tiếng của ḿnh: Cogito, ergo sum: Je pense dons je suis: Tôi suy nghĩ tức là tôi hiện hữu. Ông nghiền ngẫm về bản chất của trải nghiệm tri giác, cũng như những khám phá khoa học trong sinh lư học và quang học, Descartes (và cả John Locke) đă đi đến quan điểm rằng chúng ta trực tiếp ư thức được ư nghĩ, chứ không phải sự vật. Quan điểm này làm nảy sinh ba vấn đề.

 

1. Có phải các ư nghĩ là bản sao thực thụ của những sự vật, sự việc mà chúng đại diện? Cảm giác không phải là sự tương tác trực tiếp giữa các vật thể và ư thức của ta, mà nó là quá tŕnh sinh lư bao hàm sự đại diện (thí dụ như, một h́nh ảnh trên vơng mạc). Locke nghĩ rằng một "tính chất phụ", như cảm giác thấy màu xanh lục, không thể nào giống sự sắp xếp các phân tử vật chất sinh ra cảm giác đó, dù là ông cũng nghĩ "những tính chất chính" như h́nh dạng, kích thước, con số, thực sự có trong các sự vật.

 

2. Ta vẫn chưa rơ làm thế nào những vật thể tự nhiên như bàn, ghế hoặc ngay cả những quá tŕnh sinh lư trong năo bộ có thể sản sinh ra những thứ thuộc về tinh thần như ư nghĩ. Điều này là một trong những vướng mắc của một vấn đề triết học nổi tiếng, vấn đề tinh thần-cơ thể.

 

3. Nếu tất cả những ǵ chúng ta ư thức được chỉ là ư nghĩ, vậy làm sao ta có thể biết được có thứ ǵ khác tồn tại ngoài ư nghĩ ra?  

 

 Descartes đă nỗ lực giải quyết vấn đề cuối cùng bằng lư luận. Ông chấm dứt những quan niểm của các triết gia trước đó, ông không tin rằng những quan niệm về triết học của các triết gia trước đây là những gia bảo. Ông phá đổ những ǵ của nền triết học cổ đại, ông đă xây dựng cái mới trên một cái nền mới hoàn toàn. Ông mở đầu cuộc cách mạng triết học mới và Immanuel Kant là người kết thúc tư tưởng triết học của ông. Kant đă đi theo "Chủ nghĩa lư tưởng", chủ nghĩa ấy là một học thuyết cho rằng hiện thực là hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Mặc dù nó phụ thuộc vào quan điểm của Réne Descartes rằng những ǵ có trong đầu chúng ta được biết trước những điều được biết thông qua các giác quan.

 

Descartes đă bắt đầu bằng một nguyên lư mà ông nghĩ là không thể bắt bẻ hiệu quả được: Tôi "biết suy nghĩ", do đó tôi "tồn tại". Từ tính chất chắc chắn do sự hiện hữu của hữu thể tư duy, ông tiến hành xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh về kiến thức, ông đă lần bước tới sự hiện hữu của Thượng đế. Ông biện hộ cho sự hiện hữu ấy bằng cách đưa ra bằng chứng dựa trên luận cứ mang tính bản thể luận của Anselm và bằng chứng dựa trên nguyên nhân đệ nhất, cái chắc chắn tạo ra trong người tư duy ư tưởng về Thượng đế. Như thế, trong khi đạt tới sự hiện hữu của Thượng đế, Descartes cũng với tới thực tại của thế giới vật lư thông qua Thượng đế. Do đó, thế giới ngoại tại mà chúng ta đang tri giác phải hiện hữu. Như thế, Descartes rơi trở lại sự chấp nhận là thật những cái được chúng ta tri giác một cách rơ rệt và riêng biệt. Và ông nghiên cứu thế giới vật chất bằng cách tri giác các nối kết của nó. Ông nh́n thế giới vật chất như có tính máy móc chủ nghĩa, hoàn toàn cách ly với tâm trí, cái độc nhất nối kết giữa hai hữu thể bằng sự can thiệp của Thượng đế. Tới ngang đây, quan điểm của Descartes gần như hoàn toàn mang tính nhị nguyên luận.

 

Triết học Descartes đánh dấu một bước ngoặc của tư tưởng con người đối với vũ trụ, đối với trời đất và chính ḿnh. Descartes đă thay đổi quan điểm triết lư về thiên nhiên bằng triết lư về tinh thần. Những ǵ về thiên nhiên, về hoạt động khoa học như toán học, vậy lư là phạm trù của khoa học, chỉ có tinh thần là thuộc về triết học mà thôi . Các triết gia xưa đă đưa toán học, vật lư học và tinh thần là phạm trù của triết học nhưng đến thời của Descartes th́ triết học chỉ là tinh thần chứ không có toán học và vật lư học nữa và nó không c̣n là phạm trù của triết học. Descar đă gặt bỏ những điều trước đây và bắt đầu h́nh thành triết học con người hay triết học tinh thần. “Tôi tư duy tức tôi tồn tại”, quan điểm của ông đă thu hút được những triết gia như Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz và Christian Wolff.

 

Chủ nghĩa duy lư và chủ nghĩa duy cơ do ông phát minh ra và triết học dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy lư. Từ thời triết học cổ đại Hy Lạp cho đến Platon, Aristote cũng lấy thế giới là nền tảng của sự nghiên cứu nhưng đến thời của Descartes ông lại lấy Cogito làm nền tảng cho sự nghiên cứu của ḿnh. Cogito là hành vi suy tưởng của con người làm nền tảng bởi v́ con người là sự hợp tác của thể xác và tinh thần. Ở đây ông chỉ đề cập đến tinh thần mà không đề cập đến thể xác: “Tôi là một yếu tố tinh thần thuần tuư , tôi hiện hữu không cần có nơi cư ngụ sinh hoạt và tôi cũng không cần phải nhập vào thể xác nào”. Ông xem thể xác như là một cái máy và thể xác cũng chỉ là vật lư thôi c̣n tinh thần dù không nương tựa vào đâu cũng hoạt động được: “Không có thân xác th́ con người cũng là ḿnh không hơn không kém”. Tuy nhiên quan niệm của ông sau này bị Hobber phê phán. “Cogito này cũng là biểu hiện sai lầm của Descartes là đă chứng minh sự tồn tại của con người bằng tư duy. Tư duy tồn tại hoàn toàn tách biệt với chủ thể.” Phải chăng ông quá đề cập đến tư duy mà quên đi phần vật chất (tức thể xác) v́ con người được tồn tại do sự hiện hữu của thân và tâm nếu như không có thân th́ tư duy chỉ là một cái ǵ đó lơ lững không định hướng.

 

Tuy vậy, chúng ta không thể hiểu câu nói của Descartes về “Tôi tư duy” là tôn vinh bản ngă, coi bản ngă là có thật. Thật sự trong trường hợp này “tôi” (ngă) không giống như thuyết vô ngă mà Đức Phật đă nói mà ông chỉ ngụ ư là sự tư duy là thật. Ông từng viết: “Trước đây tôi đă tưởng tôi là ǵ? Tự nhiên tôi đă tưởng tôi là một con người. Nhưng người là ǵ?...Tôi tự coi ḿnh như có bộ mặt, những bàn tay, những cánh tay và tất cả bộ máy bằng xương bằng thịt, và tôi gọi cái máy này bằng thân thể.” Tuy nhiên Descartes là xây dựng hệ tư tưởng của ông dựa trên sự nghi ngờ: tất cả đều phải được xem xét lại, v́ các giác quan của chúng ta đều có thể bị nhầm lẫn. Xét cho cùng, trong giấc mơ chúng ta thấy các vật cũng thật như khi chúng ta thức. Nhưng, theo Descartes, ít nhất có một điều không thể bị xem xét lại, đó là bản thân việc ḿnh đang nghi ngờ. Khi nghi ngờ, cần phải tư duy, bởi v́ tư duy, nên phải tồn tại với tư cách là người tư duy. Từ đó có câu nói nổi tiếng: “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”, mở đầu cho tác phẩm Luận về phương pháp xuất bản năm 1636 và được dùng làm dẫn nhập cho các tiểu luận của ông về Khúc xạ học, Sao băng và H́nh học . Trong Luận về phương pháp, Descartes đă tŕnh bày các phương pháp “để dẫn dắt lư trí một cách đúng đắn và để t́m kiếm chân lư trong khoa học”, nói cách khác là để xóa bỏ khoa học cũ và xây dựng lại khoa học dựa trên các căn cứ duy lư.

 

Từ lối tư duy độc lập chỉ thiên về lư trí, chỉ tin vào lư trí. Nghiên cứu triết học cơ bản của Descartes đ̣i hỏi phải có phương pháp phân tích. Và để có thể phân tích ra từng chi tiết của vấn đề, điều căn bản trước tiên mà một nhà khoa học chân chính phải có chính là sự hoài nghi. Sự hoài nghi là một nguồn lực thúc đẩy con người đi t́m kiếm kiến thức, t́m kiếm những hiểu biết mới, đi dần tới chân lư đích thực. Nếu không biết hoài nghi, tư tưởng con người sẽ đứng yên tại chỗ, điều này sẽ dẫn tới tâm lư thỏa măn, nguyên nhân của tính bảo thủ và những ngu dốt sẽ ngày một phát sinh. Và Descartes chính là nhà triết học lấy nhận thức và lư trí hoài nghi sự vật để t́m hiểu sự vật, từ đó coi tư duy là tất cả giá trị của con người." Trong các tác phẩm của ông đă nhắc đi nhắc lại nhiều lần: “Muốn trở thành người thông thái, th́ ít nhất một lần trong đời, ta phải biết hoài nghi về tất cả”, “Tất cả những ǵ c̣n một chút hoài nghi đều bị coi là tuyệt đối sai lầm”. Ông chỉ chấp nhận những ǵ khi nó không c̣n có nghi vấn. Chính những hoài nghi đă trở thành phương tiện để đạt tới chân lư. Ông xem triết học là khoa học của tư duy, có vai tṛ rất lớn trong đời sống con người. Ông phê phán chủ nghĩa kinh viện đă tạo ra một tri thức ít ỏi. Descartes khẳng định về bản chất hệ thống triết học của ông là “khác với các nhà thần học; tôi với tư cách là nhà triết học đă tŕnh bày một triết thuyết không hề tuân thủ một tôn giáo nào...Và do vậy có thể được tiếp nhận khắp nơi...” Thật vậy, v́ triết học của ông không tuân thủ một tôn giáo nào nên nó thoát ra tất cả những giáo điều mà các tôn giáo đă áp đặt. Chính v́ nó thoát ra khỏi tôn giáo cho nên được nhân loại chấp nhận một cách khách quan.

 

“Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” – câu nói bất hủ của nhà triết học người Pháp René Dercaster và cũng là nguyên lư chính trong học thuyết của ông - triết học duy lư với tinh thần hoài nghi – một nguyên lư triết học đă ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xă hội, đặc biệt là trong lối tư duy lư tính của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Nguyễn Tường Bách đă nhận định: “Câu nói xem ra đơn giản này được hiểu nhiều cách khác nhau. Nhưng cách đơn giản nhất hẳn là, nếu không có tư duy con người không thể được xem là “hiện hữu”, con người sẽ đồng như gỗ đá. Thực thế, tư duy làm nên tính cá thể của mỗi một con người. Trong toàn bộ loài người th́ tư duy là nền tảng của mọi tri thức, của khoa học và triết học. Ngôn ngữ là sự phát biểu của tư duy. Có thứ ngôn ngữ sắc gọn như toán học, phức hợp như triết học nhưng tất cả ngôn ngữ đều dựa trên tư duy. Tư duy là nền tảng của nền văn minh nhân loại”. Bằng tư duy lư trí, con người có thể đạt đến tất cả những sự hiểu biết mà các giác quan không thể đem đến. Và chỉ có tri thức lư tính mới là chính là chân lư tuyệt đối và đáng tin cậy. Từ đó có thể thấy vấn đề cơ bản của triết học Descartes là sự đề cao nhận thức lư tính đối lập với nhận thức cảm tính, là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy.

 

Điều đó có thể được giải thích bằng lập luận rằng : Bởi nếu bạn không hiện hữu th́ làm ǵ có cái tư tưởng đang nghi ngờ tất cả mọi sự thế này. Bạn đang nghi ngờ tất cả, nên nghi ngờ luôn các định luật logic, nên tất cả những cái ǵ mà bạn biết hay suy ra được đều không rơ ràng và chắc chắn. Nếu bạn chưa nghiệm ra được, bạn cần nhắm mắt lại lần nữa, hay nhiều lần nữa, đặt ḿnh trong tâm trạng nghi vấn tất cả, bạn sẽ có thể tập dần dần ư thức chủ quan của ḿnh, và đi đến một cảm nghiệm không thể chối căi được về sự hiện hữu của chính ḿnh, như một chủ thể, chứ không phải như một đối tượng khách quan.

 

Trong diễn biến đó người ta không nên để cho ḿnh thất vọng khi chủ thể tư duy được đặt làm trọng tâm một cách chủ ư đầy khéo léo. Nói cách khác, h́nh thức những suy niệm thực ra không được xây dựng trên tính chất duy ngă nông nổi và ích kỷ, nhưng là tŕnh bày về phương pháp của Descartes. Nói cách khác, diễn tiến sự nhận thức – nơi Descartes là một tác động của tinh thần – cần phải mở ra trong những bước đi suy lư có trật tự không chỉ đối với chủ thể tư duy mà c̣n khả thi đối với độc giả nữa, là người cũng có thể tham dự vào hành động nhận thức.

 

Bởi v́, nếu tất cả mọi sự đều có thể bị nghi ngờ, th́ ít ra một điều chắc chắn đối với tôi là tôi đang nghi ngờ. Để có được hoài nghi này, th́ sự tách biệt cần thiết khỏi tất cả mọi t́nh huống ngoại cảnh phải được dựa trên một điều kiện rơ ràng mà người ta thường hay bỏ qua không nh́n thấy: Lư do tuyệt đối của tri thức mà Descartes cố công gầy dựng nên cần tới một vị trí đặc biệt của một chủ thể tự do. Bởi v́, chỉ khi đặt nền tảng trong sự tự do th́ khả năng con người mới có thể tách ḿnh ra khỏi tất cả những sự vật ngoại giới mà thôi. Qua đó, Descartes muốn nói rằng bây giờ ông đă t́m ra được một con đường dẫn tới một sự nhận thức rơ ràng chính xác cuối cùng, hoàn toàn bất khả đổi thay: Đó chính là sự hiện hữu cá thể của tôi như một hữu thể tinh thần.

 

3. ỨNG DỤNG CHỦ NGHĨA DUY LƯ CỦA DESCARTES

 

Chủ nghĩa duy lư của triết gia Descartes qua câu nói bất hủ “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” đă giúp cho nền triết học của phương Tây nói riêng mà c̣n cho cả thế giới nói chung phát triển một cách mạnh mẻ. Chính v́ sự nghi ngờ mà con người không an phận với những hiện trong tự nhiên, chấp nhận những ǵ thiên nhiên đă tạo. Con người không chấp nhận ḿnh phụ thuộc vào thiên nhiên và những thế lực siêu nhiên chi phối. Con người không chỉ tin vào khả năng của ḿnh mà bắt thiên nhiên phải phục vụ cho ḿnh qua tư duy sáng tạo.

 

Qua câu nói này cũng hàm một ư nghĩa là con người ta sẽ không chết không dể dàng đầu hàng với bất cứ thứ ǵ v́ con người có sự tư duy. Chính sự tư duy này mà con người c̣n hiện hữu trên thế gian này và cũng chính tư duy mà con người c̣n tạo ra nhiều sản phẩm để tồn tại. Chính v́ sự tư duy không hài ḷng với những ǵ đă có mà con người ngày càng tạo ra nhiều phương tiện phục vụ cho đời sống của ḿnh.

 

Hiện nay, trong tất cả lĩnh vực nào cũng đ̣i hỏi sự tư duy, v́ tư duy để sáng tạo và sáng tạo để giúp cho con người tồn tại trong xu thế “toàn cầu hoá”. Với nền kinh tế hội nhập trên thế giới th́ sự tư duy để t́m ra những phát minh mới rất cần thiết. Và mỗi người ai cũng cần tư duy để không phải lạc hậu giữa thế giới công nghệ thông tin phát triển như hiện nay nếu không sẽ tự đào thải ḿnh.

 

KẾT LUẬN

 

Tư tưởng triết học của ông đă giữ vai tṛ một khởi nguyên mới, ông đă có công đấu tranh thống nhất sự thống trị mười mấy thế kỷ của triết học kinh viện, mở đường cho nền triết học Tây phương ngày nay. Ảnh hưởng của thuyết Descartes rất lớn lao, có thể nói lịch sử triết học đă gắn liền với lịch sử thuyết Descartes.

 

Điểm then chốt của triết học của Descartes qua câu “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” đă đặt nền cho một hướng triết học mới : quan tâm đến mối tương quan, tương tác giữa chủ thể ư thức - tri thức và đối tượng khách quan mà các hệ thống triết học phổ thông trước không quan tâm đến vấn đề này. Descartes đă đặt vấn đề về sự tương xứng giữa thế giới bên ngoài và nội dung của tri thức con người ; và ông khởi đi từ một tiền đề không thể chối căi về chủ thể ư thức - tri thức để xây dựng một hệ thống triết học về sự hiện hữu của thế giới khách quan.

 

Thích Pháp Như

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Bách khoa toàn thư Wikipedia

 

2. Nguyễn Tiến Dũng, Triết học phương Tây, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

 

3. Trần Thái Đỉnh, Triết học Descartes, Nxb Văn học, 2005

 

4. Nguyên Bảng, Descartes và tinh thần duy lư trong văn hóa phương Tây

 

5. Lê Phương Thảo, Ảnh hưởng của tinh thần duy lư Descartes trong văn học cổ điển Pháp

 

6. Nguyễn Tường Bách, Trên đỉnh Linh Thứu nhớ Descartes

 

7. Nguyễn Hoàng lược dịch từ La Recherche, Descartes và niềm hy vọng sống lâu trăm tuổi, Tạp chí Tia Sáng

 

8. Nguyễn Cang, Tư tưởng nghi ngờ của Descartes

 

9. Nguyễn Hữu Thy, Tôi tư duy nên tôi hiện hữu, Vietcatholic.net

 

10. Thích Nữ Hương Nhũ, Bài giảng Triết gia René Descartes

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

 

 

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

Tặng Kim Âu



Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Ross Perot  Cố Vấn An Ninh Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám

 


 

Associated Press News

Reuter Top News

Real Clear Politics

MediaMatters

C-SPAN. Videos Library

Judicial Watch

New World Order

New Max

Daily Storm

Observe

Political Insider

Ramussen Report

Illuminatti News

Wikileaks

American Free Press

Federation of Anerican Scientist

Indonesian Newspapers

Philippine Newspapers

Nghiên Cứu Quốc Tế

Nghiên Cứu Biển Đông

Thư Viện Quốc Gia 1

Thư Viện Quốc Gia

Học Viện Ngoại Giao

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

QLVNCH

Đỗ Ngọc Uyển

Thư Viện Hoa Sen

Vatican?

RomanCatholic

Khoa HọcTV

Sai Gon Echo

Viễn Đông Daily

Người Việt

Việt Báo

Việt List

Xây Dựng

Phi Dũng

Việt Thức

Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên

Việt Mỹ

Việt Tribune

Bia Miệng

Saigon Times USA

Người Việt Seatle

Cali Today

Dân Việt

Việt Luận

Nam ÚcTuần Báo

DĐ Người Dân

Tin Mới

Tiền Phong

Xă Luận

Dân Trí

Tuổi Trẻ

Express

Lao Động

Thanh Niên

Tiền Phong

Tấm Gương

Sài G̣n

Sách Hiếm

ThếGiới

Đỉnh Sóng

Eurasia

ĐCSVN

Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng

BaSàm

Thơ Trẻ

Văn Học

Điện Ảnh

Cám Ơn Anh

TPBVNCH

1GĐ/1TPB

Propublica

Inter Investigate

ACLU Ten