NHỮNG KẺ ĐẠP TRÊN DƯ LUẬN

 Vũ Ngọc Tấn

 

 

Câu chuyện mở đầu: Bùi Duy Tâm

Sau  năm 75, tại hải ngoại, tôi có nghe về ông Bùi Duy Tâm ( cựu Khoa trưởng ĐH Y khoa Huế và Minh Đức) và gặp ông ta  2 lần :

- Nghe: chuyện ông dụ làm sao mà bà Dương Thu Hương (văn sĩ ).. thoát y trên sông Đuống ( ngoài Bắc ) cho ổng coi

- Gặp mặt:

     -Lần thứ nhất tại Brisbane - Úc vào khoảng thập niên 1980, lúc đó BDT được Hội Y sĩ  Brisbane  mời tới nói chuyện về một đề tài văn hoá nào đó tại một  khách sạn. Trong thính giả có nhiều người Úc, kể cả  ông Khoa trưởng Đại học Y Khoa  Brisbane. Điều làm tôi khá ngạc nhiên là Bùi Duy Tâm , một người có bằng Ph D về Biology ( Biological Researcher - Uni of California - San Francisco )- lại hoàn toàn thyết tŕnh bằng tiếng Việt- và phải nhờ một  thông dịch viên  dịch lại  những ǵ ông nói sang Anh ngữ. Như vậy là:  một ông cựu khoa trưởng  Đại Học Y Khoa của VN trước đây lại.. hổng nói được tiếng Anh mà phải nhờ người thông dịch?

Tuy nhiên, sau đó nghĩ lại th́ chắc không phải như vậy: không nói được tiếng Anh th́ làm sao đậu được bằng PhD của Mỹ? mà bằng này đâu có phải là bằng.. chùa như ở VN  đâu? Vậy th́ cái ư của BDT không hé ra một câu tiếng Anh hôm đó là có lẽ muốn chứng tỏ ḷng tự hào về văn hoá Việt và tiếng Việt chăng?

  - Lần thứ hai: Đó là năm tổ chức Đại hội Y sĩ VN Thế giới tại San Jose ( tháng 8/2008) . Trong đêm Gala, tôi ngồi cạnh bàn với BDT. V́ tôi là một kẻ ưa đàn đúm với bạn bè, nên bàn tôi nườm nượp bạn bè qua lại đấu hót rôm rả- nhưng nh́n sang bàn của ông cựu Khoa Trưởng YK

( BDT)- th́ tịnh hổng thấy có con ma nào tới  thăm viếng. Tôi thấy hơi buồn cho ổng, tính ṃ sang gợi chuyện- nhưng nghĩ lại th́ ḿnh..chả học ổng ngày nào ( hay là có học- nhưng v́ bỏ giảng đường đi chơi nhiều quá nên không biết)- nay tự nhiên sang hỏi chuyện làm quen , th́ sợ người ta nghĩ là ḿnh ..thấy sang bắt quàng làm họ, nên tôi đành án binh bất động.

Sau đó, hỏi ra, tôi mới biết là  "thầy "( BDT) mới tiếp phái đoàn của Phó Thủ Tướng Việt Cộng cùng các quan chức CS tại tư gia- cho nên anh em tẩy chay, hổng muốn dây dưa nói chuyện với "thầy" .

Nay t́m hiểu về chuyện ông BDT tiếp phái đoàn Phó Thủ tướng VC tại tư gia, theo phỏng vấn của báo Thời Luận / California th́ ông BDT trả lời như vầy về lư do tiếp phái đoàn CS:  ( BDT ): "Nếu tôi đi đạo Phật mà Đức Giáo Hoàng muốn tới thăm tôi th́ tôi c̣n hân hạnh hơn là được Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm"  và trong một đoạn trả lời khác " Tôi phải sống tự do, làm cái ǵ tôi cho là phải trong pháp luật của nước Hoa Kỳ- dù điều đó không làm vừa ḷng một số người"

 

Nay th́ tôi nghe nói BDT về VN làm Khoa trưởng ĐH Y Khoa ( tư ) Tân Tạo. Dù điều này có thật hay không, và dù rằng ta coi BDT là một thứ cỏ đuôi chó, một thứ cắc kè ( chameleon) có thể thay đổi màu da cho phù hợp với đám cỏ xung quanh để sống c̣n và vinh thân ph́ gia - hay là khen BDT là kẻ thức thời, th́ ta cũng phải nh́n nhận một sự thực: đây là một con người dám.. đạp lên dư luận để làm những điều mà ông ta cho là phải.

 

CÂU CHUYỆN CHÍNH MÀ NGƯỜI VIẾT MUỐN NÓI:

Nay nhân chuyện  BDT, nh́n lại lịch sử ta thấy có khá nhiều những người đă.. đạp lên dư luận và làm những chuyện thay đổi cả lịch sử. Tất nhiên BDT không thể nào so sánh được với những người này- v́ những điều những người này làm có ảnh hưởng bao quát tới mức sống của  người dân VN trong thời đểm đó và mai hậu. Và trước khi đi vào đề tài này, xin khẳng định một sự thật về VN: Sự ch́m đắm trong nghèo đói cơ cực của VN sau khi VC chiếm Miền Nam năm 75 là hoàn toàn do chính sách  tập quyền trung ương, kinh tế chỉ huy ngu dốt của những con" chó nhẩy bàn độc" là  CS lúc đó. Những nhân vật mà tôi nêu ra sau đây- dù thuộc phía bên này hay bên kia-  là những người đă góp phần vào việc đưa VN thoát ra ngoài cảnh khốn cùng  và không hề có ư bênh vực cho ai. Chỉ xin chú ư một đều: khi ta suy nghĩ về những người này, xin thật khách quan và đừng để ḷng yêu hay ghét làm mờ trí phán đoán.

 

- Nguyễn Xuân Oánh: Ông Oánh là  người tốt nghiệp Kinh Tế Đại học Harvard ( Mỹ ) năm 1954. Là Thống Đốc Ngân  Hàng Quốc Gia rồi sau đó là Phó thủ tướng VNCH thời trước 1975. Sau khi CS chiếm Miền Nam, ông chọn ở lại - dù rằng ông có thể được người Mỹ đưa sang Mỹ không khó khăn ǵ. Lư do chọn ở lại VN của ông Oánh là " Tôi ( ông Oánh)  nghĩ rằng nếu  ở lại VN , tôi sẽ giúp nhiều cho dân VN hơn là tôi đi Mỹ". Sau đó sau 8 tháng bị quản thúc tại gia, th́ từ năm 1986, - ông Oánh và chương tŕnh " Đổi mới " cuả ông, hợp lực cùng  cùng với một số trí thức khác đă chuyển biến nền kinh tế XHCN của VN lúc đó sang nền Kinh tế thị trường. Nguyễn Xuân Oánh trở thành cố vấn kinh tế cho  Tổng Bí Thư Đảng CSVN lúc đó là Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Vơ Văn Kiệt. Đây là một sự trớ trêu của lịch sử :  Cộng sản chiếm miền Nam với chủ trương áp dụng nền kinh tế XHCN- nghĩa là kinh tế chỉ huy từ Trung Ương- và họ tin là nền kinh tế này sẽ đưa mọi người tới.. Thiên đàng CS: sở hữu chung, b́nh đẳng, và " làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu..'.vân vân. Nay sau khi xua quân vào miền Nam, đưa tới cái chết của nhiều triệu người , mong áp dụng một chủ thuyết " lư tưởng" - th́ nay lại xoay 180 độ: VN trở lại với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa : trở lại với chuyện người dân có quyền tư hữu,  những  cải cách về ngân hàng, tài chánh, đầu tư nước ngoài.... Dù VC có nói là  đây là nền " Kinh tế thị trường theo  định hướng xă hội chủ nghĩa" hay là bất cứ đặt cho nó cái tên óng ả  nào đó,  th́ sự thực những câu nói này chỉ  lừa bịp dư luận để che dấu cái bẽ bàng của họ : " Ta"  ( Việt cộng)  thắng miền Nam- nhưng ta lại trở lại với con đường tư bản của miền Nam- vậy th́ " ta" đă thua hay thắng?

 

- Nguyễn Văn Linh- Tổng bí thư Ban CH Trung Ương Đảng 1986-1991: Linh là người viết  những bài về xă hội trên tờ  Nhân Dân dưới bút hiệu" NVL" trong mục " Nói và Làm" và là người đă lập nên những thí điểm đổi mới trong quản lư kinh tế tại một số doanh nghiệp trong  Sài g̣n ( không phải là quản lư kinh tế kiểu cộng sản- sự việc này xảy ra trong  thời điểm NVL c̣n là Bí Thư Thành Ủy - Sài g̣n). Sau đó NVL đă thuyết phục các lănh tụ cấp cao của CS VN lúc đó gồm: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Vơ Chí Công.. trong " Hội Nghị Đà Lạt" vào năm 1983,  và nêu lên thành quả tốt đẹp sinh lợi nhuận  của những thí điểm này. Từ đó NVL chuẩn bị cho văn kiện Đại Hội Kỳ VI và khởi xướng cuộc đổi mới tại VN .

 

- Vơ Văn Kiệt: Kiệt là Thủ tướng VN từ 1991 tới 1997 ( sau Nguyễn Văn Linh): Như đă nói ở trên: cả Linh và Kiệt đều dùng Nguyễn Xuân Oánh làm cố vấn kinh tế. Kiệt chủ trương hoà giải với người Việt trong nước và những nhà tranh đấu  dân chủ cho VN. Kiệt tiếp tục con đường của NV Linh về đổi mới kinh tế. Kiệt phát biểu những câu đáng chú ư: nhắc tới cuộc chiến VN, Kiệt nói: "Nhiều sự kiện, khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn" và về tổ quốc" Tổ quốc là của ḿnh, dân tộc là cuả ḿnh, quốc gia là của ḿnh và không phải là của riêng người cộng sản hay cuả bất cứ phe phái nào cả"..

 

Cả 3 người : Oánh, Linh và Kiệt là những người đă đạp lên dư luận để làm những điều mà họ cho là phải: Khi ông Oánh quyết định ở lại VN tham gia chính quyền mới, th́ một số khá lớn những người Việt ở hải ngoại cũng như trong nước đă coi ông như một kẻ trở cờ.. quẫy đuôi theo chủ mới.   Nguyễn Văn Linh cũng như Vơ Văn Kiệt  th́ khỏi nói th́ ta cũng biết là  vào thời điểm đó,  c̣n biết bao nhiêu đảng viên cộng sản trung thành với đường lối của " Bác Hồ" thối tha,  muốn rập khuôn theo đường lối kinh tế vô sản và chống lại đổi mới. Vậy th́ cả Oánh, Linh và Kiệt là những kẻ đă..đạp trên dư luận lúc đó và làm cái ǵ ḿnh cho là phải và hậu quả là: bước đầu  nước ta thoát ra khỏi cảnh người dân phải .." xếp hàng cả ngày", một năm mua được mấy thước vải, một tháng mua được mấy cân gạo .. là cảnh khốn khổ  của thời "bao cấp" và đời sống bắt đầu bớt cơ cực hơn trước.

 

Clinton: Trên đây ch́ là bước mở đầu của cuộc cải cách tại VN. Bước kế tiếp, ta phải kể tới một người không phải là người Việt- nhưng đă đưa tới những đổi thay quyết định cho VN về kinh tế và đời sống con người. Người này là Tổng thống Mỹ Clinton ( Tổng thống thứ 42 cuả Mỹ- và là  Tổng thống Mỹ  2 nhiệm kỳ từ 1993-2001). Clinton là người chủ trương b́nh thường hóa bang giao với VN và khép lại thời gian thù địch. Chủ trương này tất nhiên gặp rất nhiều chống đối: từ những thân nhân của trên 50,000 quân nhân Mỹ đă hy sinh mạng sống trong chiến tranh VN, những cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến và đổ máu tại VN, những chính trị gia thuộc phe bảo thủ.v.v..  Về phía người Việt tại hải ngoại , th́ lúc đó phong trào phản đối chuyện b́nh thường hoá bang giao với VN của Clinton lên cao: những văn kiện phản đối của những cộng đồng VN hải ngọai từ nhiều quốc gia,  những thư phản đối kêu gọi những chữ kư từ người Việt hải ngoại đ̣i hỏi chính phủ Mỹ trước khi b́nh thường hoá bang giao với VN, th́ nên đ̣i hỏi  VN phải thả tù nhân chính trị, tôn trọng nhân quyền, áp dụng tự do dân chủ v.v.. như là những điều kiện tiên quyết.

Và sau đây là trích dẫn vài lời trong  diễn văn của Clinton đọc trước các dân biểu quốc hội Mỹ, các tướng lănh Mỹ và các cựu chiến binh Mỹ đă tham chiến tại VN và dân Mỹ . Clinton nói:" B́nh thường hoá bang giao với VN sẽ mang VN trở lại với cộng đồng các quốc gia, và b́nh thường hoá bang giao cũng phục vụ ư nguyện của chúng ta là ta đă góp phần tạo nên một VN tự do trong vùng Á Châu hoà b́nh và ổn định" và: " Nếu ta giúp được VN về con đường đổi mới về kinh tế và dân chủ, là ta đă làm vinh dự cho hững người đă hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tự do cho VN " 

Sau đó, như ta biết Mỹ b́nh thường hóa bang giao với VN, khép lại thời kỳ cấm vận sau chiến tranh từ  1975-1995. Ngày 11/7/1995 Mỹ  nâng cấp những Văn Pḥng Liên Lạc của hai bên ( Liason Offices-mở cửa từ tháng 01/1995 dưới thời Clinton ) lên hàng Đại sứ quán, cùng với việc mở cửa những toà Lănh sự của cả hai bên tại Sài G̣n và San Francisco: Douglas "Pete" Peterson, một phi công Mỹ rớt máy bay, bị cộng sản VN bỏ tủ 6 năm hồi chiến tranh VN, được Clinton chỉ định là Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN vào năm 1997.

 

Từ những ngày đó đă có rất nhiều đổi thay- và  có thể nói là mở đầu một giai đọan chuyển biến khó ngờ trước được  trong bang giao Mỹ Việt và sự bành trướng trong cán cân mậu dịch giữa Mỹ và VN, đáng kể là: Thoả Ước Mậu dịch song phương với VN ( kư năm 2000). Thoả ước Hàng không dân sự  ( 2003). Đối thoại về Nhân quyền Song phương (  Bilateral Human Rights Dialogue) mở lại năm 2006 sau 2 năm bị đ́nh hoăn và từ đó tới nay, hai bên đă họp 17 lần về Nhân quyền. Từ năm 2006: Mỹ bán thiết bị quân sự phi sát thương cho VN. Năm 2007, Quốc Hội Mỹ kư thỏa ước " B́nh thường hoá Mậu dịch với VN Vĩnh viễn ( PNTR)".

Năm 2012, Mỹ trở thành nước đầu tư lớn nhất vào VN và giá trị mâu dịch song phuơng Mỹ Việt là 15 tỷ đô la ( và tăng lên mức 25 tỷ đôla vào năm 2013- tức là tăng lên 80 lần so với từ ngày Mỹ bỏ cấm vận năm 1995). Quan hệ quốc pḥng đă tiến tới mức khó có thể tưởng tượng được trước đây: quân đội hai bên  ( Mỹ và VN) đă cùng tập trận và Vịnh Cam Ranh lại trở thành nơi cập bến của hải quân Mỹ.

Đặc biệt là  tháng 7/2013, Trương Tấn Sang và Obama kư " Thỏa Ước Hợp Tác Toàn diện " ( Comprehensive Partnership), xác nhận hợp tác Mỹ Việt về 9 phương diện:  Ngoại giao, Kinh tế &  Mâu dịch, Khoa học & Kỹ thuật, Giáo dục, Môi trường & Ư tế , Quốc pḥng & An ninh, Tàn tích chiến tranh , Nhân quyền, Văn hoá & Du lịch & Thể thao:  điều đáng chú ư là thoả ước này xác nhận mỗi năm , Ngoại trưởng hai bên

  ( Mỹ và VN)  sẽ gặp nhau để phối kiểm những thành quả cuả thoả ước  này.

Tháng 10/1013, Mỹ kư thoả ước theo đó Mỹ trao cho VN nhiên liệu và kỹ thuật nguyên tử cho chương tŕnh Năng Lượng Hạt nhân của VN . Ngày 2/10/14 vừa qua, Phạm B́nh Minh, phó Thủ Tướng kiêm Ngọai trưởng VN  sang Mỹ gặp Ngoại trướng Mỹ Kerry, sau đó phía Mỹ xác nhận sẽ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vơ khí sát thương cho VN: Mỹ có thể sẽ bán các tàu chiến, máy bay và các vũ khí quốc pḥng liên quan tới an ninh biển cho VN ( điều này khỏi nói th́ rơ ràng là để giúp VN đương đầu với kẻ thù phương Bắc)  Cũng liên quan tới an ninh biển, th́ theo một viên chức cấp cao trong lực lượng Pḥng vệ Duyên hải Mỹ, th́ họ đă nhiều lần giúp che chở cho ghe tầu đánh cá cuả VN bị Trung Cộng tấn công- và ngược lại về phiá VN, th́ trong tháng 6/13, tại hội nghị Shangri- La ( Singapore), Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố là sẽ chào mừng việc Mỹ đóng vai tṛ to lớn hơn trong quá tŕnh làm giảm căng thẳng trong vùng Đông Nam Á.  

John McCain: McCain là phi công Mỹ , trong lúc thực hành phi vụ thả bom miền Bắc VN,  th́ máy bay của ông ta bị bắn rơi và ông đă nhảy dù từ máy bay xuống Hồ Trúc Bạch ( Hà nội ) vào năm 1967. Ông bị găy 2 tay và một chân, đuợc móc lên từ Hồ Trúc Bạch, bị đánh hội đồng bằng báng súng và bị bỏ tù trong nhà tù Hoả ḷ - Hà nội trong 6 năm (1967-1973). Sau đó, McCain bị đối xử rất tàn tệ, những xương găy không hề được săn sóc, bị  tra tấn để lấy tin tức nhưng không được- và những thương tích của ông chỉ được chữa trị khi cộng sản biết bố của ông ta là một  Đề đốc Hải quân Mỹ.  Vào giữa năm 1968, Đề đốc John S. McCain (bố cuả McCain) được đề cử làm  Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương (gồm cả Việt nam). Cộng sản Bắc Việt biết được tin này, và từ lúc đó McCain (con) được coi như "hoàng tử", được đối xử khác biệt, và để tuyên truyền, cộng sản đề nghị thả McCain sớm để chứng tỏ "ḷng khoan hồng" của chế độ. Cái dũng cuả McCain là ông ta biết đây là một hành động  tuyên truyền cuả CS, nên đă từ chối đề nghị này, và nói chỉ chấp nhận được thả sau khi những người bị bắt trước ông cũng được thả. Tất nhiên đều kiện này không được CSVN chấp nhận và sau đó để trả thù, Việt cộng biệt giam McCain 2 năm. Ông  bị trói và đánh đập mỗi 2 giờ: không chiụ nổi McCain đă xé áo, kết làm thừng để treo cổ, nhưng bị lính gác phát giác kịp thời (hậu quả cuả những thương tích và tra tấn này là cho tới ngày nay, McCain không giơ tay được quá đầu ḿnh ).

Con người có cái dũng đă từ chối việc thả ḿnh ra trước các bạn tù, rồi cũng có ngày phải găy: McCain "thú tội" chống " Đế quốc Mỹ", và thú tội ḿnh là tội phạm chiến tranh, đă gây tội ác với" nhân dân", đă thả bom trường học ... cuốn băng "thú tội" của McCain được phát thanh cho khắp các bạn tù Mỹ  ở Hoả ḷ để tấy năo họ- và tất nhiên  chuyện này được truyền thông Mỹ khai thác. Sau này McCain nói về việc này là: con người ta chỉ có thể chịu đựng tới mức độ nào mà thôi .

Năm 1973, Mc Cain được thả.Về Mỹ, ông nhảy vô chính trường. Năm 1982 ông trở thành Dân Biểu và từ 1986, ông được bầu làm Thương nghị sĩ Mỹ và đă được bàu và tái cử lại nhiều nhiệm kỳ. Năm 2008, ông ứng cử Tổng thống Mỹ và như ta đă biết, ông bị Obama đánh bại. 

Riêng về những ǵ liên quan tới  Việt nam, th́ từ năm 1991, kẻ suưt làm Tổng thống Mỹ (McCain) ở trong phái đoàn cuả TNS John Kerry (nay là Ngọai trưởng Mỹ ) đặc trách "Ủy ban T́m kiếm tù binh chiến tranh và quân nhân Mỹ mất tích" (POW/MIA) tại VN. Từ đó Mc Cain cùng với Kerry đă về Việt nam rất nhiều lần trong công tác này.

Điều đáng đề ư ở McCain là: tuy bị tù, bị đánh đập tàn tệ dưới tay cộng sản Bắc Việt như đă nêu trên- nhưng ông ta vẫn chủ trương b́nh thường hoá bang giao với VN : ông là người- trong khi là Thượng nghị sĩ Mỹ- đă thúc đẩy và đứng đàng sau việc Tỗng thống Mỹ Clinton tiến tới việc băi bỏ cấm vận VN  năm 1994, và McCain chủ trương giúp VN về mọi mặt, nhất là ủng hộ việc Mỹ  bán vơ khí cho VN.  Như những  "kẻ đạp trên dư luận " mà tôi - kẻ viết bài- đă nêu ở trên , ông bị một số khá lớn cựu quân nhân Mỹ và người Việt chống cộng sản coi là kẻ phản bội, đă bị CS tảy nảo..

Vây th́ điều ǵ đă chuyển biến McCain, từ một kẻ bị tù đày , bị tra tấn.. biến thành một kẻ trợ giúp những kẻ đă.. tra tấn ḿnh?

Xin nghe những trả lời của McCain về việc này:"Tôi đă đặt chiến tranh VN sau lưng tôi từ lâu lắm rồi" và "Tôi không nuôi dưỡng hận thù" và "Tôi đă làm bạn với những kẻ trước đây là kẻ thù cuả tôI" và vào tháng 3/2013, trong  bài " 40 năm nh́n lại", McCain viết: "Hai nước chúng ta ( Mỹ - Việt) có một quá khứ khó khăn và đau ḷng, nhưng ta đă không tự trói ḿnh vào quá khứ đó và ta đang đi trên con đường từ hoà giải tiến đến t́nh hữu nghị thực sự " và " Thương mại hai bên ( VN và Hoa Kỳ ) đă tăng 80 lần so với năm 1994 khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận. Điều này có lợi cho cả 2 quốc gia và giúp cho cả triệu người Việt có thể thoát ra khỏi t́nh trạng nghèo đói" v.v..

 

MỘT VÀI CẢM NGHĨ:

Tuy từ hồi nhỏ,  Clinton coi Kennedy là thần tượng, nhưng khi lên làm Tổng thống, th́ Tổng thống Mỹ Clinton đă khác hẳn với TT Kennedy về sách lược để đưa những quốc gia mà Mỹ đă bị mất ảnh hưởng trở lại với quỹ đạo của Mỹ. Đối với Cuba, Kennedy đă phê chuẩn cho Binh đoàn 2506  ( do CIA tổ chức và tài trợ ) xuất phát từ Guatemala và đổ bộ tại Vịnh Con Heo ( Bay of Pigs Invasion) vào ngày 17/4/61 với mục đích khơi động nổi dậy ở Cuba và lật đổ Castro. Binh đoàn này đă bị Castro đánh thảm bại sau 3 ngày- và cuộc nổi dậy mà Kennedy hy vọng đă không xảy ra.

Ngược lại đối với VN- có lẽ sau bài học Cuba- Clinton hoàn toàn không chủ trương dùng vơ lực để lật đổ, nhưng đă đi theo con đường" Engage Vietnam" tức là không cô lập  nhưng  khơi chuyện với VN và đưa VN vào với cộng đồng các nước tự do và thế giới . Nói một cách khác, Clinton  muốn đưa tới những biến chuyển về tự do, dân chủ và nhân quyền cho VN mà không cần dùng tới vơ lực.

 

H́nh như Clinton đang thắng?

Từ ngày Mỹ bỏ cấm vận và b́nh thường hoá bang giao với VN ( dưới thời Clinton)- ta thấy có rất nhiều biến chuyển về nhiều mặt. Đáng chú ư là gần đây CSVN thả Cù Huy Hà Vũ, thả Điếu Cày và tác phẩm Đèn Cù của Trần Đĩnh, nói đủ mọi  chuyện xấu xa về các " lănh tụ" CSVN- kể cả Hồ Chí Minh : tuy dù " Đèn Cù" được in tại Mỹ,  nhưng Trần Đĩnh vẩn khơi khơi sống tại VN va không bị bỏ tù. Chuyện này là hoang tưởng nếu xảy ra  cách đây chỉ.. vài năm thôi.

Tất nhiên việc  cộng sản thả tù rồi bắt tù là b́nh thường  và như vậy có thả cũng như không- Hơn nữa, c̣n biết bao nhiêu những người   tranh đấu cho tự do cho tự do, dân chủ hiện đang c̣n mai một trong những nhà tù cộng sản ?

 

Vậy th́ điều quan trọng và cốt lơi là VN phải thay đổi hay hủy bỏ một số điều luật đă cho nhà nước cái quyền vô hạn định trong việc bắt bớ và bỏ tù người dân:

Luật 88: Tuyên truyền chống phá nhà nước; Luật 87: Làm mất đoàn kết dân tộc;  Luật 79: Âm mưu lật đổ chính quyền... Vậy th́ bất cứ ai nói hay làm bất cứ điều ǵ mà nhà nước không thích - th́ đều có thể bị ghép vào những luật rất mù mờ nêu trên và bị bỏ tù bao lâu tùy theo nhà nước muốn ( điều này McCain đă nêu ra).

 

Tuy nhiên dù bàn ǵ đi nữa , th́ ta cũng phải nh́n nhận là: VN  có một số  tiến triển về mặt nhân quyền- và điều này sở dĩ có là một phần do  những tranh đấu và đ̣i hỏi về nhân quyền cho VN từ cộng đồng VN hải ngoại và những tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền trong quốc nội. Tuy nhiên, yếu tố quyết định vẫn là..Mỹ v́ Mỹ có cây gậy và củ cà rốt, ta ,  người Việt hải ngoại  và quốc nội  không có gậy và cũng chẳng có cà rốt. Vậy những việc thả tù chính trị mới đây tại VN là do áp lực cuả Mỹ ( như đă nêu trên : từ ngày bỏ cấm vận, VN và Mỹ đă họp 17 lần về nhân quyền)- và từ đó đă đưa tới những cà rốt cho VN:  Thoả Ước Hợp TácToàn Diện Mỹ Việt, Mỹ tháo khoán ( một phần)  việc bán vũ khí cho VN , Mỹ điều chỉnh quan thuế ( tariff)  để dễ dàng cho hàng hoá VN nhập cảng và bán với giá nới  trên thị trường Mỹ  .v.v.

 

Những biến chuyển khác:

-Clinton thăm VN năm 2000.

- Mỹ trở thành thị trường xuất cảng lớn nhất cuả VN.

- Hiện nay có 1.8 triệu người Việt ở Mỹ và số sinh viên du học VN tại Mỹ là 13,.000- đứng hàng thứ 8 trong số các sinh viên du học tại Mỹ

( gồm cả Âu , Á và Châu Mỹ La tinh)-

- Việt nam nay trở thành nước có thiện cảm với Mỹ nhất tại vùng Đông Nam Á. Theo thống kê năm 2014: 76% người Việt có thiện cảm với Mỹ.

Tất cả những dữ kiện nêu trên chứng tỏ một điều: Mỹ đă sắp xếp để VN trở lại quỹ đạo của Mỹ  và  Mỹ săn sàng đặt VN vào bàn cờ chiến lược- nhất là sau chính sách " Tái cân bằng lực lượng " của Obama tại vùng Á Châu - Thái B́nh Dương.

 

C̣n về Trung Quốc?

Trong khi liên lạc với Mỹ có những chuyển biến vược bực nêu trên, th́ liên lạc song phương VN và Tầu trong cùng thời gian đó ra sao? Gần như chỉ ..dâm chân tại chỗ hay là đi xuống. Sau Hội Nghị Thành Đô năm 1990, th́ VN b́nh thường hoá bang giao với Tầu năm 1991 ( tức là  rất nhiều năm sau trận chiến Lạng Sơn)- và  hội nghị Thành Đô này, ngoài chuyện xác nhận lại 16 chữ vàng rỗng tuyếch trong liên lạc giữa hai nước- c̣n lại th́ hầu như không có ǵ đáng nói. Tuy hợp tác về thương mại giữa VN và Trung Quốc lên rất cao- nhưng điều này không có nghĩa là VN không thể thoát khỏi ṿng cương toả cuả Trung Quốc về thương mại- và điều này cũng  không phải là cái thắng để tránh xung đột. Năm 2011, Nguyễn Phú Trọng ( Bí thư Đảng CSVN ) thăm Trung Quốc để cải thiện bang giao- nhưng sau đó VN phê chuẩn đạo luật thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của VN. Trung Quốc sau đó lên tiếng luật này ( cuả VN) là bất hợp pháp và vô hiệu qủa . Đồng thời Trung Quốc phê chuẩn luật công nhận Hoàng Sa và Trường sa là của Trung Quốc.

 

Ta nghe nói nhiều về chuyện các phe thân Mỹ , thân Tầu của giới cầm quyền tại VN. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của tôi ( kẻ viết bài ), th́ hiện tại hầu hết các lănh tụ CSVN đều.. hướng về Mỹ ( hăy nh́n h́nh ảnh hớn hở của Trương Tấn Sang sau khi kư thoả ước "Hợp tác Toàn diện" với Obama và Phạm B́nh Minh- sau khi họp và  nghe ngoại trưởng Mỹ xác nhận việc Mỹ đồng ư tháo khoán từng phần việc bán vơ khí cho VN th́ ta đủ hiểu ).

Tuy nhiên, dù rằng có thể Mỹ muốn xúc tiến nhanh  việc đưa VN vào qũy đạo của Thế giới tự do (song song với những đ̣i hỏi cuả Mỹ về cải tiến về nhân quyền tại VN) và Mỹ muốn VN trở thành một mắt xích chiến lược trong chính sách tái cân bằng cuả Obama tại Thái B́nh Dương, th́ VN- dù có thể rất muốn- nhưng vẫn phải ḍ chừng phản ứng của đàn anh ở phương Bắc. Tại sao? v́ nếu xảy ra xung đột, th́ sẽ không phải như trận Lạng Sơn ngày trước, mà ngày nay VN đối với Trung Quốc cũng như châu chấu đá xe mà thôi. Do đó VN phải hết sức dè đặt và chỉ dám ..tiến từng bước về phiá Mỹ.

 

Nay xin trở lại với những nhân vật mà tôi nêu ra ở phần trên ( trừ Bùi Duy Tâm) : Đây là những nhân vật đă ..đạp lên dư luận và làm  thay đổi lịch sử. Ta có thể nói Nguyễn Xuân Oánh là kẻ trở cờ, Nguyễn Văn Linh và Vơ Văn Kiệt là những tên cộng sản ngu dốt : nếu hai người này có chút đầu óc th́ đă không theo CS ngay từ lúc đầu , nay có quay ngược lại th́ cũng chỉ là để.. chuộc tội mà thôi. Tuy nhiên, nói qua th́ cũng phải nói lại: nếu không có những người này, th́ VN ngày nay cũng chỉ giống như Cuba hay Bắc Hàn không hơn không kém.

 

Riêng về những nhân vật như Bill Clinton và  McCain- những người đă chủ trương mở cửa lại với VN  sau cấm vận và dùng đủ mọi cách để đưa VN về hướng dân chủ và nhân quyền- mà không cần phải động binh v́ không hề chủ trương thay đổi lá cờ của VN- th́  dù ta đă thua năm 1975, nhưng nay th́,  như đă mô tả ở phần trên, h́nh như VN đang di chuyển rất gần về phía Mỹ.

 

Để kết luận, tôi xin nhắc lại một lời phê b́nh về Tào Tháo, một nhân vật cũng.." đạp trên dư luận " trong thời Tam Quốc ở bên Tầu:

" Khen chê chớ vội hợt hờ"

 

Vũ Ngọc Tấn

12/11/14

 

 

 

 

 

 

 

 

  Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVLearningLịch SửTác PhẩmChính NghĩaVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

US Senator John McCain , Kim Âu Hà văn Sơn

NT Kiên , UCV Bob Barr, Kim Âu Hà văn Sơn

 

 

 

 

 

 

NT Kiên , Kim Âu Hà văn Sơn, Cố Vấn An Ninh

Đặc Biệt của TT Reagan và NT Sám