Trịnh Công Sơn: Linh Hồn Lấp Lửng

 

 

 

 

 

 

 

Đă từ lâu tôi không muốn nghĩ đến đề tài "Trịnh Công Sơn" bởi v́ đó là đề tài rất nhạy cảm, dễ đưa đến tranh căi, và buồn nhiều hơn vui. Phần chính yếu khi ông c̣n sinh tiền, ông đă chọn cho ḿnh một lựa chọn đưa tới sự tranh căi dai dẵng trong nhiều nơi tại hải ngọai cũng như trong quốc nội, mà tôi đọc trong nhiều tài liệu. Mấy hôm nay trên các diễn đàn lại mỗ xẻ về đề tài này, tôi linh cảm cho một linh hồn đă ra đi, mà h́nh như đang lấp lửng đâu đó. 

 

Sáng nay tôi xem bài viết  “Trịnh Công Sơn và Chiến Tranh Việt Nam“ của tác giả Tôn Nữ Hoàng Hoa. Nội dung tranh luận sâu sắc với tác gỉa Ban Mai có dẫn chứng cho lập luận của ḿnh trong bài viết này. Tôi xin ghi ra đây link của trọn bài viết v́ nó khá dài.

http://www.take2tango.com/News.aspx?NewsID=2910

 

Nói đến sự tranh luận về nhạc sĩ họ Trịnh này thú thật tôi không quên tác giả Hạc Bút Ông, v́ ông có bài đăng trong website Hà Huyền Chi. Bài viết mang tựa đề: “Trịnh Cộng Sơn, Con Phù Du Ngụy Nghĩa. Người Ca Thơ, Trường Tấu Khúc Hai Mang”, tôi xin trích dẫn lập luận của Hạc Bút Ông phê phán về TCS như sau: 

 

"Có một thời tôi thích nhạc Trịnh Công Sơn. Cũng đôi lần, tôi đứng chung sân khấu tŕnh diễn với họ Trịnh. Thời ấy đă xa, và thời gian đă bôi xoá, rơi rụng chút hảo cảm mong manh đă có, khi xưa với nghệ nhân ấy. Có thể nói thế đứng của Sơn và tôi luôn đối nghịch. Nó khác nhau như nước với lửa ở bản thể:

 

Tôi trực diện chiến đấu bảo vệ quê hương, mầu cờ chính nghĩa. Sơn co rút cầu an, trốn lánh nhiệm vụ công dân. (Trong đám văn nghệ sĩ thời ấy,nhiều người đă vào lính. Dù lính ma, lính kiểng, nhưng Sơn th́ không.) Anh chọn đứng ngoài cuộc chiến đấu, ngồi xổm trên chính niệm: quốc gia hưng vong thất phu hữu trách. Sơn vẽ hoa lá cành, cho tính yếm nhược của anh bằng cung cách sống hoang đàng. Nghệ sĩ sống chết cho nghệ thuật, v́ nghệ thuật. Đi xa hơn nữa, vào thi kỳ chiến cuộc khốc liệt nhất, Sơn theo đuôi, về huà với đám phản chiến quốc tế để tô mầu cho tâm thể khiếp nhược của anh.

 

Ở bước một, Sơn trốn lính, trốn chạy công luận, lương tâm, với xu hướng cầu an hèn mạt bằng t́nh ca, và du ca. Anh trốn lính một cách thảnh thơi, an nhàn dưới nách Tá này, Tướng nọ. Anh trốn lính mà vẫn b́nh yên ca hát tại trà lâu tửu quán mỗi đêm. Dù vô ơn đến đâu, anh cũng khó thể phủ nhận ḷng bao dung, vị tha của quân dân Việt Nam Cộng Hoà, khi ấy. 

 

Bước hai, Sơn tự đồng hoá ḿnh với đám ngụy nghiă phản chiến. (Và phản phúc nữa, như Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tác phẩm máu ghê tởm là các cuộc tàn sát dân vô tội ở Huế, Mậu Thân.) Sơn thẳng tay đánh phá thành tŕ tự do dân chủ miền Nam. Hơn ai hết, Sơn hiểu rơ vai tṛ của VNCH trong cuộc chiến tự vệ. Chúng ta không tự nguyện nhập cảng chiến tranh. Sơn đánh phá chúng ta, Sơn làm lợi cho kẻ thù hiếu chiến. Chỉ giải thích được sự kiện phản phúc ăn cháo đái bát, đâm sau lưng chiến sĩ của Sơn bằng một chiếc nón cối. Sơn tự đội trên cái đầu hèn hạ vô ơn bạc hạnh của y. Như Hoàng Phủ Ngọc Tường đă đội trên dă tâm khát máu. 

 

Bước ba, Sơn và lũ chính khách hoạt đầu, lũ thời cơ chủ nghĩa đeo băng đỏ Cách Mạng 30, lăng xăng kiếm điểm. Bằng chiếm đài phát thanh hát Nối Ṿng Tay Lớn. Bằng trưng dẫn kỳ tích trốn lính, phản chiến, để kiếm điểm lẻ với Bác Đảng. Thật không mỉa mai, hài hước nào bằng kẻ hèn nhát trốn lính, phản chiến như Sơn lại có ngày qùy mọp xin ân huệ của bọn hiếu chiến. 

 

Bác Đảng vốn là đỉnh ngu của trí tuệ loài người,nhưng đâu có ngu đến nỗi tin dùng một tên phản phúc như Trịnh Công Sơn. Cái nón cối do Sơn tự đội ở bước hai, và cái băng đỏ Cách Mạng 30, ở bước ba, đă không giúp ǵ được Sơn. Ngoài bằng chứng hèn hạ, phản phúc, đâm sau lưng chiến sĩ. Nhục mạ cái chính thể từng dung dưỡng và nuôi lớn Sơn: 

 

“...Sau 1975,trong nhiều năm liền anh bị sống trong điều kiện canh chừng ép buộc của chính quyền cộng sản ở Huế. Mỗi năm anh phải dành ba bốn tháng để đi trồng lúa, trồng khoai, trồng sắn trên vùng Cồn Thiên, vùng đất mà trước đó cả hai bên đều chôn rất nhiều ḿn bẫy để giết nhau. Vào lúc đi trồng trọt như thế,ai cũng chờ sự rủi ro đạp phải ḿn bất cứ lúc nào...” (Trích tài liệu phỏng vấn Trịnh Công Sơn do Jean Claude Pomonti,đăng trên nhật báo Le Monde ngày 2-3-95.Đài VOA phát tin tối 11-3-95.Thời Luận đăng tải ngày 19-3-95 tại Los). 

 

Suốt chiều dài cuộc chiến tranh tự vệ hào hùng trong gian khổ đẫm máu của quân dân Việt Nam Cộng Hoà (54-75), Sơn chưa từng đụng cái móng tay cho lao động, sản xuất. Chỉ khi tự đội nón cối, băng đỏ Cách Mạng 30, Sơn mới biết đến ư nghĩa đích thực của “Rủi ro đạn ḿn” khi lao tác xây dựng Xă Hội Chủ Nghĩa tại Cồn Thiên. Vậy th́ Trịnh Công Sơn nhân danh điều ǵ, cái ǵ, để phủ nhận chính thể VNCH đă từng độ lượng cưu mang Sơn? Sẽ không có hứa hẹn tốt đẹp, chung thuỷ nào đáng kể với những quân phản phúc sớm đầu tối đánh như Sơn. Đỉnh ngu cs cũng hiểu được điều ấy, nên chỉ sau 1979, nhờ can thiệp đặc biệt của Vơ Văn Kiệt, Sơn mới chính thức được coi là một công dân XHCN với một hộ khẩu tại Sài G̣n. 

 

Bước bốn, đây là lúc “Trịnh Công Sơn lần hồi t́m lại được sự công khai hoạt động.”( tlđd) Cũng là lúc anh tung ra một số ca khúc mới, nhằm vuốt ve chủ mới, và t́m chân đứng trong hàng ngũ văn nô. Nhiều bài hát gây phẫn nộ và khinh thị của quần chúng đối với tài năng và nhân cách của họ Trịnh như: Em Ra Đi Nơi Này Vẫn Thế. Em C̣n Nhớ Hay Em Đă Quên. Ánh Sáng Mạc Tư Khoa... (Bài Ánh Sáng Mạc Tư Khoa được Sơn viết khi thăm viếng Công Trường Đỏ, và Lăng cha già Lê Nin, được phát thanh trên đài Hà Nội vài lần, và bị dẹp luôn sau sụp đổ của thành tŕ cách mạng Nga Sô.) Con phù du ngụy nghĩa đă ră đôi cánh mỏng sau bao năm tháng phè phỡn, phủ phê hát trên máu bạn bè . Trịnh Công Sơn đă về thăm đất thánh vô sản đă cất cao tiếng hát nô dịch, thang lưng. Như Tố Hữu đă từng

 

“Thương cha thương mẹ thương chồng,

thương người thương một,

thương ông thương mười”.

 

Họ Trịnh khoe: “Đă có lần chính Vơ Nguyên Giáp có yêu cầu Trịnh Công Sơn hát cho nghe bài Mùa Thu Hà Nội.” (tlđd) Điều nhỏ nhít tầm thường ấy mà cũng đáng cho Sơn hănh diện khoe khoang sao? Sau bao công sức, thành tích thoa son chế độ XHCN, măi tới cuối năm 1994 Sơn mới có dịp hát cho công chúng Hà Nội nghe. Kiên tâm và dụng công như vậy có đáng không? 

 

Theo kư giả Pomonti thuật lại th́ “Trịnh Công Sơn, thi nhân của bản chất dịu dàng Việt Nam, là ca sĩ. nhạc sĩ, hoạ sĩ, và nhà văn. Trịnh Công Sơn đích thực là người được nhiều cảm t́nh nhất của quần chúng trong nước, cũng như của 2 triệu người Việt Nam phải sống tha hương.”   

 

Hẳn là họ Trịnh đă không nói đến, có một thời gian khá lâu, tại hải ngoại, quần chúng đă chán ghét nhạc Trịnh Công Sơn. Không ai muốn nghe, không ai thèm hát nhạc họ Trịnh. (Tại một sân khấu ở Nữu Ước, Hotel Carter, trong phần tŕnh diễn của ca sĩ Diễm Chi, một khán giả ngẫu nhiên yêu cầu bài hát của họ Trịnh. Diễm Chi đă phản ứng quyết liệt nguyên văn như sau:

 

- “Từ lâu, tôi không thèm hát nhạc của thằng phản quốc đó!” 

 

(Hạc Bút tôi t́nh cờ có mặt hôm ấy, chứ không là nghe kể tam sao thất bổn). Có thật Sơn không biết là tài năng và nhân cách của y đă bị giới thưởng ngoạn đạp xuống bùn nhơ tại hải ngoại? Hay Sơn biết rơ như vậy mà vẫn hàm hồ phét lác như truyền thống cố hữu của Việt cộng? 

 

“Thi nhân của bản chất dịu dàng Việt Nam”, kể như tạm được. Th́ cũng như Trịnh thi nhân đă phán trong bài phỏng vấn này: “Mọi người Việt Nam, hoặc là hầu hết, đều có thể là những nhà thơ. Nhưng trái với xưa kia khi mà thi ca chỉ có từ những mối t́nh dang dở, th́ đối với Việt Nam ngày nay khác hẳn. Bởi bây giờ c̣n lại những ǵ là dịu dàng, là sự đầm ấm t́nh người, là t́nh yêu”.

 

Xin bái phục Trịnh thi nhân về những nhận định thi ca kiểu ấy. Hèn ǵ trong nước, và hải ngoại chúng ta đă và đang lạm phát thi sĩ. Cái ẩn ư của cả một câu ḷng tḥng này,”nhà văn” họ Trịnh đang muốn nâng bi đảng và nhà nước một cách kín đáo tận t́nh đấy. Bỏ qua những nhận định ấu trĩ và khẳng định thiếu luận cứ của Trịnh thi nhân rằng xưa kia thi ca chỉ có từ những mối t́nh dang dở. Hịch Tướng Sĩ, B́nh Ngô Đại Cáo, Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca vốn không phải là thi ca đó sao? 

 

Thâm ư là Sơn muốn tô son vẽ phấn tuyên truyền cho Việt cộng. Rằng Việt Nam ngày nay (1995) đă khác hẳn, đă thanh b́nh âu ca như thời Nghiêu Thuấn. Đă chỉ c̣n là những ǵ dịu dàng, đầm ấm t́nh người, t́nh yêu.

 

Sự tuyên truyền bịp bợm lộ liễu hơn, trắng trợn hơn khi Sơn nói với Pomonti thế này:

 

- Tôi biết nhiều con cái gia đ́nh cộng sản nay trở thành triệu phú, thành tổng giám đốc các công ty. C̣n các nhà lănh đạo hiện nay th́ họ sẽ không bao giờ thay đổi được. Nhiều người tỏ ra e dè trước sự đổi mới. Nhưng họ sẽ có những người kế vị họ. Nay th́ tâm thức của người kháng chiến cũ đang dần dần bị xoá đi. Ai ai nay cũng nghĩ nhất định không thể làm lại những điều như hôm qua. Cách đây hai ba năm ǵ đó, khi ông Đỗ Mười kêu gọi về làm cho dân giầu nước mạnh, th́ từ đấy trong đầu mọi người đă có điều ǵ thay đổi,và từ đó bầu không khí đă trở nên dễ thở hơn.” "

 

Tác giả Hạc Bút Ông dùng tữ ngữ "lấp lửng", và rồi theo đó tôi dùng để đề tựa cho một linh hồn khó siêu thoát khi tự ḿnh ngân lên câu câu ca rất ai oán:

 

"Chúa đă bỏ loài người,

Phật đă bỏ loài người...".

 

Thưa không, các đấng tối cao vốn linh thiêng vẫn thương xót nhân loại chúng sinh lắm chứ, chỉ có kẻ đă đi sai đường lạc lối, những kẻ tự chọn cho ḿnh quan điểm lấp lửng đă tự lừa dối với chính ḿnh kia mà, sẽ suốt đời linh hồn khó đạt trạng thái b́nh yên, mà rằng sẽ vất vưởng đâu đó mà thôi. Hạc Bút Ông viết tiếp:

 

"Nhà văn Trịnh Công Sơn nói lấp lửng quanh co, ṿng vo tam quốc thế đấy. Đoạn đầu, Sơn muốn nói đám con cái của cán gộc nay đă nhờ buôn lậu tham nhũng mà trở nên giầu có. Giới lănh đạo th́ ù ĺ, ngoan cố, bám chặt lấy quyền lực.” Nhưng họ sẽ có người kế vị họ” là một câu lấp lửng rất Trịnh Công Sơn. Sẽ có người kế vị là truyện đương nhiên. Ẩn ư trong câu này, ngoài tính chất lô tô may rủi, Sơn c̣n ngầm báo hiệu tính chất muôn năm trường trị của Việt cộng. Luật của đảng cướp ngày là thay thế lớp già bằng lớp bớt già hơn. Ưu tiên dành cho những người nhiều tuổi đảng, hơn là dành cho người có tài năng đức độ. Sơn tin rằng sẽ chỉ có “kế vị”, ngoài ra không có một cuộc đảo chánh, cách mạng nào sẽ xẩy ra hết. Lại lấp lửng nữa ở “Tâm thức của người kháng chiến cũ đang dần dần bị xoá đi.” Người “kháng chiến” cũ là người nào đây? Người trí thức yêu nước, hay người cộng sản thuần thành yêu đảng? Tâm thức bị xoá đi là cái giống ǵ? Bị tẩy năo, loại bỏ ra ŕa, hay đă không c̣n yêu đảng nữa? Họ Trịnh muốn nói ǵ ở câu: “Ai ai nay cũng nghĩ nhất định không thể làm lại những điều như hôm qua.”? Ai ai đó không thể tiếp tục bịp bợm, sắt máu như hôm qua? Không thể tiếp tục cởi trói như hôm qua? Là Trịnh văn gia vơ đoán hay căn cứ vào đâu mà vào đâu mà biết ai ai cũng nghĩ như thế? 

 

Cùng với cung cách lảm nhảm ấy, họ Trịnh nói: “Cách đây hai ba năm khi ông Đỗ Mười gọi về làm cho dân giầu nước mạnh”... Ông ĐM gọi ai về, từ đâu về mới được chứ? Nguyễn Tuân sợ ngay cả cái bóng của chính ḿnh. Họ Trịnh cũng sợ cả cái lưỡi của ḿnh nên đâm ra ngô nghê, ngớ ngẩn thế đó. Họ Trịnh há không biết rằng trước ông ĐM th́ “ai ai” đó đă từng “gọi về” giúp nước nghèo khiến mạt thêm, dân x́u x́u ển ển thêm đấy thôi..."

 

Tham khảo thêm ở link:

http://anthonyha.gotdns.com/hhc/nhanhnho/trinhcongson.htm

 

Tôi lặng người đọc bài viết có những cay đắng trong văn phong của Hạc Bút Ông, và bài kế tiếp mang tên “Trịnh Công Sơn - Thực Chất Và Huyền thoại”, tác giả là Hoàng Vũ. Phải nói là bài này chỉ trích TCS khá gay gắt  như sau:

 

"Trịnh Công Sơn đă trắng trợn Phản Bội chính quyền Miền Nam và Quân Lực VNCH khi ngang nhiên lên Đài Phát Thanh Sài G̣n hô hào ''Nối Ṿng Tay Lớn'' để mừng chiến thắng ba mươi tháng tư của Việt Cộng và đón chúng vào thành! Chỉ cần một hành động này cũng đủ xác định Chỗ Đứng của Trịnh Công Sơn rồi! Hơn thế nữa, họ Trịnh đă tự xác định chỗ đứng của ḿnh từ cả 15 năm về trước (trước năm 1975), khi đă giao du mật thiết với Nhóm Sinh Viên Khuynh Tả tại Huế, trong đó có tên Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, là những tên đồ tể đă góp phần tích cực chôn sống cả hàng ngàn người dân Huế vô tội! Người viết bài này đă hơn một lần thức trắng đêm với Trịnh Công Sơn, đă phân tích lư giải âm mưu của Cộng Sản Hà Nội và vai tṛ của Nhóm Sinh Viên Khuynh Tả tại khắp các Viện Đại Học Miền Nam! TCS chỉ lắng nghe,  không tham gia ư kiến và sau đó... t́nh tri kỷ giữa TCS và Nhóm Nguyễn Đắc Xuân ngày càng khắng khít hơn, măi cho đến lúc TCS vĩnh viễn nằm xuống!

 

        Sau năm 1975, để xác định lập trường, Trịnh Công Sơn đă dũng cảm đốt cháy danh dự và tư cách của một nghệ sĩ qua những sáng tác ''Huyền Thoại Mẹ'', ''Em Nông Trường Em Ra Biên Giới '', ''Ra Chợ Ngày Thống Nhất''... ''Ánh Sáng Mạc Tư Khoa''... Chừng đó cũng đă quá đủ để chứng minh con người của Trịnh Công Sơn là một Tên Cộng Sản Nằm Vùng! Đúng như thế, trong suốt chiều dài cuộc chiến Việt Nam, Trịnh Công Sơn đă xác định chỗ đứng của ḿnh rất rơ ràng. Ông ở Sài G̣n nhưng đă đứng hẳn bên kia chiến tuyến, về phía Cộng Sản Hà Nội để đánh phá chính quyền và quân đội Miền Nam! Ông đă hiện nguyên h́nh một tên Cộng Sản Nằm Vùng, đâm sau lưng chiến sĩ, c̣n nguy hiểm gấp trăm ngàn lần những tên Cán Binh Việt Cộng cầm AK trực diện với chúng ta ngoài mặt trận TCS...".

 

Bài viết kế tiếp mà tôi đọc là “T́nh nghĩa Trịnh Cộng Sơn”, tác giả là Bùi Đức Lạc trên vùng Bắc California. Ông nhà báo này dùng lời văn nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng thấm thía không kém: 

 

"30 tháng 4 năm 1975 ngày khó quên, trong ngày thê lương đó, lúc 10 giờ sáng Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi quân nhân buông súng và bàn giao cho người anh em bên kia, nghe tin này có những anh em ĺ lợm nhất, cũng phải bật khóc ngất, vang đâu đây tiếng lựu đạn nổ, từng chùm người ngă gục chỉ v́ họ quyết tâm không buông súng, những người c̣n nặng nợ trần gian, chưa kịp vuốt mặt bạn bè xong, th́ 12 giờ trưa phải nhận lănh thêm h́nh phạt, tiếng Trịnh Công Sơn vang vang trên làn sóng điện, có người cho rằng họ Trịnh bị bắt buộc phải lên tiếng như vậy, xin thưa rằng nếu chúng ta ai đă nghe buổi phát thanh đó th́ chắc chắn nhận rơ rằng đó là lời tự phát hay bị bắt buộc, với lời tự phát nó có âm điệu khác với bị bắt buộc, người nghe rồi th́ không sao lầm lẫn được, tiếng nhạc đệm du ca xoáy giữa không trung bao la của căm hờn, tiếng thét uất hận gầm lên, đau đớn quá v́ bị cú đá trúng mạng sườn; Phải! có lẽ có người không nghe nên dễ quên, dễ nghe theo, con người trong lúc không  bị bức thiết, th́ làm sao có nghẹn ngào và làm sao quên được đây, đối với ḍng nhạc Trịnh Công Sơn trước năm 1975 có những chiều tôi say mê nghe nó, tôi không thấy nó có một tác dụng phản chiến nào với tôi, mà nó c̣n nói lên hộ nhiều người tâm tư của từng góc cạnh cuộc chiến tương tàn, bởi vậy nó cuốn hút người nghe, nó làm say mê người thưởng thức, quả tác giả là một danh tài, nên ḍng nhạc không có ǵ làm khó chịu người thưởng thức. Bài "Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui":

 

Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên

Nh́n rơ quê hương ngồi nghĩ lại ḿnh

Tôi chợt biết rằng v́ sao tôi sống

V́ đất nước cần một trái tim

Và như thế tôi sống vui từng ngày."

 

 

 

 

Nh́n rơ quê hương ngồi nghĩ lại ḿnh Tôi chợt biết rằng v́ sao tôi sống V́ đất nước cần một trái tim Và như thế tôi sống vui từng ngày."

Một bài hát khác được tác gỉa Bùi Đức Lạc dẫn chứng khi dân chúng bị đè nén khủng khiếp dưới chế độ sắt máu của Việt Cộng, th́ TCS lại nhỡn nhơ tạo lời ca như vui sướng với chế độ mới, trong khi hàng trăm ngàn người dân quyết liều mạng sống bỏ xứ vượt biên t́m tự do bằng đường bộ hay đường biển, bất chấp mọi hiểm nguy. Là người trí thức được xă hội miền Nam ưu đăi cho ăn học, cái tài của TCS lại xoay sang hợp tác với chế độ bạo tàn mà người dân lên án, oán ghét, tại miền Bắc khi mà Nguyễn Chí Thiện bị giam cầm hành hạ, rồi ông mạo hiểm lén lút gửi những tác phẩm phản kháng ra xứ ngoài chấp nhận bị trù dập, khi mà tại miền Nam Doăn Quốc Sỹ cũng lén lút gửi những bài viết tố cáo chế độ áp bức người dân ông, hy vọng tài liệu được ra hải ngoại, để rồi Việt Cộng theo dơi bắt bớ và tống giam đọa đầy ông. Người trí thức TCS không làm như vậy. TCS cố t́nh mù quáng đồng t́nh với chế độ mới, thái độ của một con người ươn hèn, khiếp nhược, chùn bước trước kẻ bạo quyền, trước những khủng bố của một thể chế thất nhân tâm. Tôi liên tưởng đến định nghĩa về người trí thức của lănh tụ Cộng Sản Mao Trạch Đông.

 

Dưới chiêu bài "Giải Phóng Nhân Dân Cao Miên", được sự khuyến khích của đàn anh Liên Sô, thúc đẩy bởi tham vọng bành trướng, bất chấp những lời khuyến cáo của Bắc Kinh, ngày 28/12/1978, Việt Cộng đă mở cuộc tấn công quân sự tiến vào lănh thổ Campuchia. Việt Cộng đă xô đẩy tuổi trẻ Việt Nam sang nướng tại ḷ lửa chiến tranh Cao Miên th́ tại sao TCS không mạnh dạn sáng tác những khúc hát ca tụng ḥa b́nh, phản kháng chiến tranh vô bổ cho đời sống nhân dân bi đát, lầm than hơn v́ bị thế giới ghê tởm cô lập? Người ta nghe TCS ca tụng thủ đô Liên Sô sau khi đi "tham quan" Moscova về, người ta nghe TCS sảng khoái cho ra bài ca "Em c̣n nhớ hay em đă quên", nghe như lời mỉa mai Họa Mi bỏ xứ t́m tự do bỏ lại chồng con hay lời thị phi hàng chục ngàn phụ nữ vượt biên ra đi t́m tự do trong nước mắt đau thương:

 

Em ra đi nơi này vẫn thế

 

 

Vẫn có em trong tim của mẹ

Thành phố vẫn có những ước mơ

Vẫn sống thiết tha

Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi

 

 

Tác giả Bùi Đức Lạc viết tiếp:

 

"... những lời phản bội trên đài phát thanh Sài G̣n ngày 30 tháng 4 năm 1975, do chính miệng họ Trịnh phát ra; cũng lời ca đó làm sao quên, cũng tiếng nhạc Du Ca đó làm sao ác độc hơn, người xưa thường nói “đ̣n đau nhớ lâu” là vậy..." .

 

Tôi không phủ nhận TCS có biệt tài về những bài t́nh ca hay, tuy ẻo lả như các bài Gọi tên bốn mùa, C̣n tuổi nào cho em, Mưa hồng, Tôi ru em ngủ, Ướt mi, Chiều một ḿnh qua phố, Hạ trắng,... hay Tưởng rằng đă quên. Nhưng nhiều bài phản kháng chiến tranh trước 75 mang lời ca bản chất khiếp nhược, phá họai tinh thần chiến đấu của những anh em chiến sĩ, đang gh́m tay súng ngoài tiền tuyến để TCS b́nh yên ở hậu phương sáng tác lọai nhạc tắc trách như thế này:

 

Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa

Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu

Mùa xuân ơi, xác nuôi thơm cho đất ruộng cày

Việt Nam ơi, xác thêm hơi cho đất ngày mai

(Bài Ca Dành Cho Những Xác Người, TCS)

 

 

 

 

TCS  tố cáo xác người do bom đạn của máy bay khi ta nghe vang hàng vạn tấn bom trút xuống, xác người nằm bơ vơ, nhạc TCS thiếu trung thực, đă không nói đến xác người chết v́ do mă tấu, chết v́ bá súng AK, hay vụ thảm sát Mậu Thân năm 1968 tại cố đô Huế. Vụ thảm sát ô uế trong lịch sử Việt Nam, tính chất dă man do bọn Việt cộng trả thù những ai không theo chúng. Trong những ngày chúng chiếm đóng cố đô, hàng ngàn người dân vô tội bị giết sạch bằng nhiều cách man rợ nhất, hơn cả bom đạn như búa, bá súng, lưỡi lê hay mă tấu, xong ném xác người xuống hố thành mồ chôn tập thể. Thưa đó là lời TCS tố cáo xác người chết la liệt do bom dội của từng chuyến bay đêm do máy bay Đồng minh ném trên xác da vàng. Hăy nghe tiếp nhạc TCS dưới đây:

 

Từng chuyến bay đêm, con thơ giật ḿnh,

Hầm trú tan hoang, ôi da thịt vàng …

Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng,

Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn.

(Đại Bác Ru Đêm, TCS)

 

 

 

 

Hăy hỏi rằng Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ phản chiến, oán ghét chiến tranh tại sao lại thui chột lương tâm, nên TCS chỉ nh́n phiến diện, thiếu sót chỉ có một chiều? TCS đă nói lên được một phần nào cảnh thây người nằm la liệt rải rác khắp đó đây trên Đại lộ kinh hoàng, hay tại cố đô dịp Mậu Thân Huế hay hàng trăm ngàn người tù nhân VNCH bị trù dập, hành hạ đến chết hay chưa ? Quư vị thấy có bài ca nào của TCS lên án sự đă tâm bạo ngược nào của Việt Cộng không nhỉ ?

 

Tôi có người yêu chết trận Plei-me,

Tôi có người yêu ở chiến khu D,

Chết trận Đồng Xoài, chết ngoài Hà nội,

Chết vội vàng dọc theo biên giới …

(T́nh Ca Người Mất Trí)

 

Tôi tự hỏi phải chăng bài này dành cho những người thích hợp với những "con tim Chợ Quán" hay chính tác giả cũng xứng đáng được liệt kê vào "thứ ngạch Chợ Quán" luôn (?). Nếu bạn là thiên tài và am hiểu về triết học mà bạn đă bán rẻ linh hồn cho chế độ tham lam, tàn ác, bốc lột nhân dân, nhất là bạn  khư khư bao che cho bạo quyền ôm mớ chủ thuyết độc tài đấu tố sát hại dân lành tại miền Bắc năm 1954 và tàn sát đẫm máu Mậu Thân tại Huế 1968, nếu bạn là thần đồng, bạn can tâm nối giáo làm nô lệ cho bạo lực, nếu bạn là con người thực sự yêu chuộng những tư tưởng nhân bản thiên dân tộc và nhất là một nhạc sĩ hay nghệ sĩ, bạn đă đánh mất lương tri nhắm mắt gia nhập vào đoàn quỷ dử a dua, a ṭng hăm hại dân lành, tôi e rằng linh hồn bạn sẽ lấp lửng ở một xó xỉnh nào đó mà thôi.Tuy nhiên, bạn đă quá văng, tôi tôn trọng người quá cố, tôi không lên án bạn thêm. Điều chắc rằng tôi không thể nhắm mắt a ṭng ca tụng cái thiên tài của bạn để đau ḷng những vong linh của các chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa và v́ tôi không muốn trao bạn thêm sự đắng cay từ ư nghĩ của riêng tôi.

 

Tôi có anh bạn, Nguyễn Thanh Ty, có xuất bản cuốn sách viết khá trung thực và khách quan với những ǵ anh biết về TCS, tác phẩm mang tên "Về Một Quăng Đời của Trịnh Công Sơn". Tôi đọc sách Nguyễn Thanh Ty biếu, các bạn anh cũng đoán được khuynh hướng thiên tả trong nhạc TCS. Nhất là sự liên hệ của TCS và tay phản thùng "ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản", Hoàng Phủ Ngọc Tường, một nội tuyến đă nhúng tay vào máu đỏ dân lành, khi y điềm chỉ tàn sát hàng ngàn nạn nhân của Tết Mậu Thân 68. Hăy nghe tác giả nhận xét về TCS:

 

"Tôi chậm răi, buồn rầu trả lời Sơn:

 

- Ông đă bị cái ông Hoàng Phủ Ngọc Tường nào đó cấy "sinh tử phù" vào người rồi. Ông c̣n nhớ có lần ông rủ tôi làm việc với nhóm của ông ở Phim Nôm, trả lương tháng mười ngàn không? Tôi nói đùa: họa may làm cho Việt Cộng, ông giăy năy la oai oái. Và những lần ông đốt những xấp thư của ông Tường không? Bây giờ trong ṿng ba tháng, ông đă sáng tác một đống nhạc, chẳng bù với hai bài "Chiều một ḿnh qua phố" và "Lời buồn thánh" phải mất hơn sáu tháng? Bây giờ trong nhạc ông không c̣n những sợi nắng thủy tinh, những lá me bay, những tay gầy guộc nhỏ, những sơi đá biết nhớ biết đau mà toàn những xác chết, những bom đạn, ḿn chông, bội phản... Những loại từ này không hợp với con người ông. Tôi e rằng ông đă bị tiêm nhiễm sinh tử phù Việt Cộng của ông Tường cấy vào người ông quá lậm rồi!".

 

Hoàng Phủ Ngọc Tường (ngồi b́a tay phải)

 

Tôi xem bài khảo luận “Hoàng Phủ Ngọc Tường, kẻ hái phù du sau thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế” của  Mường Giang, nhóm sinh viên bị Việt Cộng giựt dây làm nội tuyến cho chúng như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Quan Long, Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân trong phần viết về những tay thừa sai của quỷ dử Sa tăng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường là tay chủ mưu của những toan tính đầy tội lỗi này như sau đây:

 

"Theo Nguyễn Lư Tưởng, th́ những hành động dă man của Việt Cộng, tại Thành Nội và Gia Hội, do cái gọi là Toà Án Nhân Dân được quyết định bởi các chóp bu trong Liên Minh Dân Chủ Ḥa B́nh, là Lê văn Hảo, Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đ́nh Chi... nhưng chủ chốt và dă man tàn bạo vẫn là bọn theo phong trào tranh đấu chống VNCH năm 1966, sau đó theo VC và quay về Huế như Hoàng phủ ngọc Tường (giáo sư), Hoàng phủ ngọc Phan (sinh viên y khoa), Nguyễn đắc Xuân (sinh viên sư phạm), Trần quan Long (sinh viên sư phạm), Phan Chính Dinh hay Phan Duy Nhân (sinh viên)... dẫn an ninh VC như Tống hoàng Nhân, Bảy Khiêm.. đi lùng bắt bạn bè, thân nhân, các thành phần quân, công, cán, chính VNCH cũng như các đảng phái bị kẹt lại tại Huế. Hiện nay tất cả những bí mật của lịch sử gần như được khai quật trong đó có cuộc thảm sát thường dân tại Huế năm Mậu Thân. Những tội nhân thiên cổ ngoài bản án của lương tâm, đạo đức và sự nguyền rủa của đời, nên không ngớt t́m đủ mọi cách để biện minh về tội lỗi của ḿnh. Năm 1988, trên báo Sông Hương và được dịch đăng lại trên tờ Newsweek ở Hoa Kỳ, Đại Tá Bắc Việt Lê Minh, nguyên chỉ huy mặt trận Thừa Thiên-Huế, xác nhận và chịu trách nhiệm về việc tàn sát dân chúng Huế nhưng vẫn đưa ra lư do là lúc đó VC đang ở vào giờ thứ 25, nên không kiểm soát được. C̣n thủ phạm chính Hoàng phủ ngọc Tường th́ đổ thừa cho cục bộ, địa phương chứ không phải tại đảng, vẫn giữ nguyên ư là miền nam mất v́ cách mạng chứ không bị cộng sản quốc tế xâm lăng, và trên hết vào ngày 12-7-1997 Tường công khai chối tội là không tham dự mặt trận Huế, v́ lúc đó y đang trốn tại địa đạo trong quận Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. C̣n nhân vật bị bia miệng nhắc tới là Hoàng phủ Ngọc Phan..mà người Huế tưởng lầm ? Lê văn Hảo hiện đang sống tại Pháp cũng chối tội. Sau rốt chỉ có Hoàng phủ Ngọc Phan và Nguyễn đắc Xuân v́ lúc đó gần như là công an, cai tù, chánh án và đao phủ thủ..nên người Huế ai cũng nhận được, v́ vậy phải chịu tai tiếng nhơ nhớp muôn đời....".

 

TCS và Hoàng Phủ Ngọc Tường có nhiều liên hệ mật thiết với nhau, nên TCS lén lút gặp gỡ khi y vô bưng, cũng như sau này Hoàng Phủ Ngọc Tường viết ca tụng TCS là chuyện dễ hiểu.

 

"Nhạc của Trịnh Công Sơn tồn tại rất bền lâu, nhiều bài của thời kỳ đầu đến nay vẫn c̣n nổi tiếng. Qua một thời gian dài bị chính quyền Sài G̣n cấm đoán, nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn đến được tay công chúng, bằng cách mỗi người tự chép riêng những bài hát yêu thích và lưu chuyển đến người khác. Như thể có một ḍng sông ngầm vẫn trôi đi trong khi những ḍng sông trên mặt đất đă bị tắc nghẽn. Điều đó chứng tỏ nội lực âm nhạc của Sơn, từ đó phát ra sức mạnh thúc đẩy sự luân lưu giữa cuộc đời. Theo công bố của Đài phát thanh Sài G̣n nghe được ở chiến khu, th́ năm 1966 Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ được quần chúng hâm mộ nhiều nhất.", trích “Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé”, Hoàng Phủ Ngọc Tường, NXB Trẻ 2005.

 

Khi Hoàng Phủ Ngọc Tường viết sách ca tụng TCS, h́nh như y quên nhắc TCS có can đảm nói về hàng trăm ngàn đồng bào vô tội liều chết v́ hai chữ Tự Do ngoài biển Đông hay TCS dám sáng tác những bản nhạc phản kháng kế hoạch nướng thanh niên Việt Nam vô ḷ sát sinh Kampuchia hay không. Tôi đọc tiếp sách của Nguyễn Thanh Ty, "Về Một Quăng Đời của Trịnh Công Sơn":

 

"Sau 75, Sơn càng bị nhà cầm quyền khai thác triệt để, như một trái chanh, "thiên tài" của anh để phục vụ cho mưu lược chính trị. Có lúc Sơn phải than thở riêng với vài bạn thân về hai chữ nên hay không "thỏa hiệp". Cuối cùng không dám có dũng khí bứt ra khỏi ṿng "kim cô" danh lợi. Từ đó Sơn lún măi vào "một cơi thiên đàng" hay "một cơi đi về" để hưởng thụ những xa hoa đă một đời mơ ước. Người trần mắt thịt mà! Đừng bắt Sơn phải làm thần thánh! Và Sơn đă toại nguyện cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay..."

 

Tôi nghĩ sách Nguyễn Thanh Ty là nguồn tài liệu quư giá cho thế hệ hậu duệ hay những ai muốn t́m hiểu con người trung thực của TCS, nhất là các ng̣i bút trẻ sau này muốn viết về huyền thoại TCS vinh hay nhục ra sao. Với riêng tôi, trang sử buồn Mậu Thân 68 hay của Mùa Xuân 75 dù ǵ đi nữa cũng đă ghi nhận sự kiện TCS tiếp tay cho tội ác, cho bạo lực hăm hại người dân, hăy xem tiếp sách của Nguyễn Thanh Ty dưới đây:

 

"Dân chúng Miền Nam cùng nhau đổ ra đường vẫy cờ, reo mừng đón chào đoàn quân chiến thắng đang dương oai, diệu vơ trên đường. Họ hát vang những bài ca "Giải phóng Miền Nam" và nhất là bài "Nối ṿng tay lớn" của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát mà anh đă đem hết tâm huyết viết nên để chờ cái ngày vinh quang hôm nay. Và cũng là cái ngày anh hồ hởi, phấn khởi được hát vang lồng ngực, rộng mở hết các mạch máu con tim để ca ngợi thành quả cách mạng trên các đài phát thanh Sài G̣n-Huế, khi "tổng thống ba ngày" Dương văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng. Anh đă toại nguyện.

 

Lời nhạc trong bài "Nối Ṿng Tay Lớn" được nhà cầm quyền Hà Nội minh họa bằng một bức tranh ḥa b́nh trong đó vẽ con chim bồ câu trắng, mỏ ngậm cành nguyệt quế, dang thẳng đôi cánh bay lượn tự do giữa trời xanh, mắt liếc nh́n xuống một đám người, gần một triệu quân, cán, chính đang "Nối ṿng tay lớn", tay nọ nối tay kia bằng một sơị dây dù cột chặt, đi vào trại "Cải Tạo". Trong đó có tôi..."

 

Để kết thúc bài viết góp nhặt tài liệu từ nhiều tác giả nh́n sự thiếu sót của TCS trong đời sống, những lỗi lầm sai trái mà TCS bao che, bưng bít cho Việt Cộng. V́ bất cứ bạo lực nào cũng không thể tồn tại măi măi. Có thể rằng sau này sẽ có những tác giả trẻ tại Việt Nam đi t́m căn nguyên cội nguồn của đề tài này kỹ lưởng hơn. Văn học hay lịch sử cần soi sáng cái nh́n trung thực hai chiều, hẳn không dựa trên các quyển sách của Hoàng Phủ Ngọc Tường hay qua những bài hát phản chiến của TCS làm buồn ḷng hàng triệu vong linh, vốn oán ghét bạo lực từ các trại tù tập trung theo kiểu danh từ "gulag" mà nhà văn Alexander Solzenitsin đă dùng hay xác người thác oan tức tưởi trên biển Đông. Chính tất cả sự kiện được tŕnh bày trong bài viết này tạo cho tôi cái tâm thức khó chịu, để rồi tôi quyết định chọn cái đề tựa "TCS: Linh hồn lấp lửng" cho bài viết, v́ nó chứa một ư nghĩa u uất nào đó. Đó cũng là phần kết luận của tôi cho bài viết này vậy.

 

Việt Hải Los Angeles

 

* Việt Hải chân thành cám ơn quư tác giả Tôn Nữ Hoàng Hoa có bài viết trên website Take2Tango, Hạc Bút Ông trên website Hà Huyền Chi, Hoàng Vũ, Mường Giang và Nguyễn Thanh Ty cho nguồn tài liệu trích dẫn cho bài viết này.

 

 

 

 

 

CHÍNH NGHĨA 

P.O. BOX 81016 CHAMBLEE. GA 30341. Fax: 770-455-1060. Cell : 404 - 593 - 4036. chinhnghia@aol.com.

   

Chính Nghĩa Tự Có Tính Thuyết Phục - Nhân Nghĩa Tự Có Tính Cảm Hoá