MINH THỊ

 

Michael Dibdin: “Người ta chẳng bao giờ có bạn mà lại không có kẻ thù, người ta ghét cái không giống ḿnh, nghĩa là người ta yêu cái giống ḿnh. Đây chỉ là những chân lư cũ mà chúng ta đang cố gắng khám phá lại sau một thế kỉ loanh quanh lảng tránh. Những ai phủ nhận  những chân lư này đang phủ nhận chính gia đ́nh ḿnh, di sản, văn hóa và chính bản thân ḿnh!”

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa

֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution

֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos 

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008

֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009

֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009

֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009

֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010

֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010

֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010

֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011

֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011

֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011

֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012

֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014

֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015

֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016

֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016

֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016

֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017

֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017

֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017

֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018

֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018

֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Served  In A Noble Cause

֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFact

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nhvTrái Chiều

vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười Dân

vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG

vEchovSài G̣nvLuật Khoa

vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu TrữvSoHa

vST/HTVvvThống KêvĐiều NgựvVNMvB́nh Dân

TẠI SAO PHẬT GIÁO ẢNH HƯỞNG Ở PHƯƠNG TÂY

 

Cao Huy Thuần

 

 

Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa Phật giáo 2012 tại Nghệ An, GS. Cao Huy Thuần từ Cộng hóa Pháp về tham dự và đă có buổi thuyết tŕnh về đề tại "Tại sao Phật giáo ảnh hưởng ở Phương Tây" tại nhà Văn hóa Lao Động tỉnh Nghệ An. Buổi thuyết tŕnh đă thu hút hàng ngh́n người tham dự, sau đây là toàn văn bài thuyết tŕnh, BBT xin đăng tải để giới thiệu cùng quư độc giả:

 

 

 

Tây phương biết Phật giáo từ hồi đầu thế kỷ 19. Nhưng hồi đó chỉ mới một số ít học giả và triết gia khám phá ra sức thu hút của một tư tưởng đến từ phương Đông mà người ta không biết nên gọi là tôn giáo hay triết lư. Âm thầm, “im lặng, Phật giáo lan ra xă hội, phát triển khắp nơi ở châu Âu” (1) từ giữa thế kỷ 19 cùng với sự phát triển của trào lưu tiến hóa mà ngày nay ta gọi là hiện đại. Âm thầm, im lặng như thế cho đến đầu những năm 60 của thế kỳ 20 th́ Phật giáo bỗng được tiếp nhận rộn ràng trong giới trẻ khi giới này phất lên một phong trào văn hóa phản kháng (contre-culture) chống lại văn hóa tôn sùng kỹ thuật, vật chất và tiền bạc. Giới trẻ khao khát một đời sống tâm linh mới giúp họ giải quyết những vấn đề tâm lư, hiện sinh, và họ nghĩ đă t́m được nơi Phật giáo. Đó là lúc mà nhiều trí thức trẻ t́m đến Tây Tạng như t́m đến miền đất hứa. Nhanh chóng, trong ṿng hai mươi năm, tu viện và thiền viện mọc lên hàng trăm ngôi trên khắp Âu Mỹ. Giới trẻ - học thức và trung lưu - gặp một thứ hạnh phúc mới mà họ thực chứng được bằng kinh nghiệm tu học bản thân trong các thiền đường. Đến những năm 90 th́ báo chí, truyền thông rộ lên cả một cao trào tin tức, b́nh luận, phóng sự, h́nh ảnh đầy cảm t́nh với Phật giáo. Cùng lúc, Hollywood nồng nhiệt đưa lên màn ảnh phim truyện về cuộc đời của đức Phật, về ngài Đạt Lai Lạt Ma, về Tây Tạng, nhiều ngôi sao màn bạc, nghệ sĩ, ca sĩ danh tiếng trở thành Phật tử, khiến dư luận, quần chúng, càng có cảm t́nh hơn. Bây giờ th́ Phật giáo đă mọc rễ, đă phát triển trong xă hội, trong đời sống văn hóa ở Âu Mỹ. Phật giáo là môn học được ưa chuộng trong các trường đại học Mỹ danh tiếng, thu hút sinh viên ngày càng đông.

 

Thưa Quư Vị và các bạn thân mến, tôi rất vinh đự được nói chuyện với Quư Vị trong Tuần Lễ Văn Hóa này, và rất vui mừng được đặc biệt làm quen với các bậc trí thức và các bạn trẻ. Trong mấy câu nhập đề sơ lược ở trên, chắc quư vị và các bạn đă để ư: tôi nhấn mạnh đến giới trẻ và trí thức. Chẳng phải v́ tôi thuộc vào thành phần ấy. Mà v́ đó là khía cạnh mà tôi muốn hạn chế trong đề tài của tôi. Âu Mỹ đang mở ḷng tiếp nhận một tư tưởng, một tôn giáo mà họ cho là rất trẻ và rất hiện đại. Hiện đại: đó là khía cạnh của đề tài rộng lớn mà tôi sẽ nói chuyện với quư vị hôm nay: tại sao Phật giáo bành trướng được ảnh hưởng trên Âu Mỹ? Bài nói chuyện của tôi sẽ gồm 4 điểm vây quanh chủ đề hiện đại. Trong điểm thứ nhất, tôi sẽ cắt nghĩa thế nào là hiện đại. Trong điểm thứ hai, tôi tŕnh bày: Phật giáo thích hợp với hiện đại như thế nào. Trong điểm thứ ba, tôi sẽ nói: thế nhưng chính hiện đại đang bị khủng hoảng. Trong điểm thứ tư, tôi trả lời: chính v́ hiện đại bị khủng hoảng mà Phật giáo lại càng thích ứng. Trong suốt bài nói chuyện của tôi, và nhất là trong phần kết luận, các bạn sẽ nhận ra rằng tôi nói chuyện phương Tây mà thật ra là tôi nói chuyện Việt Nam. Mở cửa nh́n ra thế giới, chính là để biết ḿnh là ǵ và biết ḿnh phải làm ǵ.

 

I. Vậy th́, điểm thứ nhất:

 

Thế nào là hiện đại? Hiện đại là ǵ? Từ ngữ này đă trở thành quá phổ thông, đă bị pha loăng ra trong ngôn ngữ thường ngày, ở ta cũng như ở Âu Mỹ, cho nên phải trở về lại với lịch sử để t́m bản chất của nó. Thông thường, ta dùng từ hiện đại để nói cái ǵ là mới, ngầm ư tán thưởng: mới là hơn cũ, nay là hơn xưa. Th́ cũng đúng thôi! Nhưng có người sẽ nói trái lại: chắc ǵ mới đă hơn cũ, chắc ǵ nay đă hơn xưa! Ở thời nào cũng vậy, và ở xă hội nào cũng vậy, hai khuynh hướng cứ đối chọi nhau: một muốn đi tới, một muốn kéo lui, một cách tân, một hoài cổ, bên nào cũng muốn biện minh khuynh hướng của ḿnh, và nếu biện minh có hệ thống th́ trở thành ư thức hệ, trở thành chủ nghĩa, “chủ nghĩa hiện đại” chống lại “chủ nghĩa truyền thống”. Để tránh cả hai cực đoan, cực đoan của phe mới cũng như cực đoan của phe cũ, tôi lần theo chiều lịch sử phân tích đâu là những yếu tố tạo thành cái mà ta gọi là hiện đại.

 

Yếu tố quan trọng nhất là tự chủ, là con người tự chủ, con người tự ḿnh làm chủ ḿnh. Làm chủ là thế nào? Kant đă cắt nghĩa bằng một câu bất hủ khi được hỏi: “Khai Sáng là ǵ?” Ông trả lời: “Là con người bước ra khỏi t́nh trạng vị thành niên”. Trước khi tư tưởng Khai Sáng bừng nở, con người hăy c̣n thơ ấu, phải vịn vào tay người lớn mà đi, bây giờ đi được một ḿnh. Chữ Pháp, chữ Anh làm rơ hơn nghĩa đó. Autonomie có gốc Hy Lạp là autos (tự ḿnh) và nomos (luật) : con người tự ḿnh cai trị ḿnh theo luật tự ḿnh làm lấy, chứ không phải luật do người khác làm ra và bắt ḿnh phải theo. Và luật do ḿnh làm ra dựa trên cái ǵ? Dựa trên lư trí, lư tính mà đă là người th́ ai cũng có. “Hăy có can đảm sử dụng lư tính của chính ḿnh!”: đó là châm ngôn của Khai Sáng và cũng là châm ngôn của con người hiện đại. Đừng dựa nữa vào bất cứ cái ǵ ở ngoài con người, nhất là ở trên cao. Hăy đứng dậy, đừng vịn nữa vào Thượng Đế!

 

Từ yếu tố quan trọng nhất đó, từ tự chủ, cả một loạt các yếu tố khác sáng rơ ra, bắt đầu là sự giải phóng của lư tính phê phán, bởi v́ phê phán là chức năng của lư tính. Không có ǵ được thoát ra khỏi phê phán, không có đối tượng nào được xem là Tuyệt Đối, là húy kỵ, kể cả Thượng Đế, kể cả Nhà Thờ. Kant hô to: “Hăy dám tư tưởng!” Không có lĩnh vực nào là lĩnh vực riêng của bất cứ quyền uy nào: tất cả đều phải bước qua “ṭa án của lư tính”.

 

Trước ṭa án đó, bị cáo mà tư tưởng hiện đại nhắm đến trước tiên là ḷng tin tôn giáo. Phải giải phóng lư tính ra khỏi ḷng tin. Phải giải phóng Galilée ra khỏi ḷng tin nô lệ, tin rằng mặt trời xoay chung quanh trái đất. Với lư tính, khoa học sẽ phát triển, và khoa học có khả năng vén những tấm màn bí mật của vũ trụ mà ḷng tin cố cản. Khoa học, tư tưởng khoa học, đó là ánh sáng dẫn đường cho tính hiện đại, giúp con người tự ḿnh biến đổi thế giới, làm thành thế giới của con người, đập tan mọi xiềng xích của mê muội. Khoa học sẽ phát triển không ngừng, do đó tiến bộ cũng đi tới không ngừng, tiến bộ giống như mũi tên bắn ra, chỉ bay thẳng phía trước, không ngoằn ngoèo, ṿng vo.

 

Với tự chủ của con người trưởng thành, với lư tính được giải phóng ra khỏi ḷng tin, với khoa học vén màn bí mật, các bạn thấy lịch sử của tư tưởng Âu châu cứ dần dần đi vào chiều hướng củng cố địa vị của con người, bắt đầu từ thời Phục Hưng (thế kỷ XIV-XVI). Chiều hướng đó, khuynh hướng đó, cao trào đó, tên của nó là nhân bản chủ nghĩa (humanisme). Không thể hiểu được tư tưởng Âu châu nếu không thấy cái hướng đi đó của chủ nghĩa nhân bản, và cũng không thể hiểu được hiện đại là ǵ nếu trước hết không hiểu sự giằng co, có khi âm thầm, có khi dữ dội, giữa Thiên chúa giáo và nhân bản chủ nghĩa (2). Cố gắng, cố gắng không ngừng để phát triển, phát triển không ngừng tất cả những khả năng của con người để đừng làm mất đi bất cứ cái ǵ làm con người lớn lên, làm con người vinh thăng. Lớn lên bằng cách nào trong lịch sử Âu châu? Bằng cách làm bớt đi, làm nhỏ dần Thượng Đế. Cho đến thế kỷ 19 th́ Nietzsche loan báo: “Thượng Đế chết rồi! Chúng ta đă giết!”

 

Sự thực là Thượng Dế vẫn c̣n đấy thôi, nhưng thay h́nh đổi dạng, không c̣n là Thượng Đế nhân dạng nữa. Mà cũng chẳng c̣n thống trị nữa trong tư tưởng, trong đời sống xă hội, trong luật pháp, trong chính trị, trong sinh hoạt thường ngày của người Âu châu. Thế kỷ 20 không c̣n đặt vấn đề giết Thượng Đế nữa, bởi v́ người ta sống ngoài ṿng cương tỏa của Thượng Đế, chẳng cần biết Thượng Đế là ai, có hay không, và chính thái độ dửng dưng đó làm các người bênh vực Thượng Đế bực ḿnh c̣n hơn là thái độ chống đối Thượng Đế. Xă hội ngày nay ở châu Âu đi vào t́nh trạng mà các nhà xă hội học gọi là thế tục hóa. Thế tục hóa: đó cũng là một trong những yếu tố đặc trưng của hiện đại. Trên quá tŕnh hiện đại hóa đó th́ Tây phương gặp đạo Phật.

 

II. Đạo Phật hiện đại như thế nào trước mắt Tây phương?

 

Con người Tây phương khám phá ra rằng cách đặt vấn đề của đạo Phật đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Tây phương đang chối từ Thượng Đế th́ đạo Phật giải thích không có Thượng Đế. Tây phương phải nhờ Darwin để cắt nghĩa rằng vũ trụ không phải do một Đấng nào sáng tạo ra cả trong bảy ngày th́ đạo Phật đă nói cách đây hơn 2500 năm rằng thời gian là vô thủy vô chung, vũ trụ là vô cùng vô tận. Tây phương ngay ngáy lo sợ về ngày phán xét cuối cùng của Thượng Đế th́ Phật giáo nói: không có ai phán xét ta cả, chỉ có con người phán xét con người thôi. Tây phương trăn trở về những vấn đề siêu h́nh th́ Phật giao kể chuyện mũi tên: khi anh bị mũi tên độc bắn vào thân th́ anh phải rút nó ra ngay hay anh ca vọng cổ hỏi mũi tên do ai bắn, lư lịch thế nào, hộ khẩu ở đâu. Rút mũi tên ra: đó là nhu cầu giải phóng con người ở Tây phương và họ thấy nơi Phật giáo một đáp số hợp với lư tính, đặt nặng trên kinh nghiệm, trên thực hành, và kiểm chứng được bằng kết quả bản thân, ở ngay đời này, chứ không phải đợi đến khi lên thiên đường, xuống địa ngục.

 

Hợp với lư tính: người Tây phương ngưỡng mộ nét đặc biệt đó của Phật giáo, làm Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Phật giáo từ chối ḷng tin nếu không đặt cơ sở trên trí tuệ. Bởi vậy, trong Phật giáo không có tín điều. Tây phương ngưỡng mộ kinh Kâlâma khi Phật dạy: Đừng vội tin một điều ǵ dù điều đó được ghi trong kinh điển hay sách vở. Hăy quan sát, suy tư, thể nghiệm, thực chứng rồi mới tin. Tinh thần đó xuyên suốt kinh kệ Phật giáo. Người trí thức Tây phương thấy tinh thần đó hợp với khoa học, hợp với đầu óc phê phán. “Phật giáo là tôn giáo duy nhất thích ứng với khoa học hiện đại”, Einstein đă phát biểu như vậy.

 

Tại sao Phật giáo hợp với khoa học? Tại v́ Phật giáo không nói điều ǵ mà không có kiểm chứng. Phật giáo nói: sự vật là vô thường. Hăy nh́n chung quanh với mắt của ḿnh, kinh nghiệm của ḿnh: có cái ǵ là thường c̣n đâu? Cái thường c̣n duy nhất là khoảnh khắc này đây. Vậy th́ t́m thiên đường ở đâu nếu không phải nơi chính cái khoảnh khắc này? Hạnh phúc nằm ngay nơi mỗi khoảnh khắc: đó là bài học hiện đại quư giá nhất mà Phật giáo đem đến cho người Tây phương. Và hăy nh́n thêm nữa: mọi sự mọi vật đều tương quan lẫn nhau mà có và tương quan lẫn nhau mà diệt. Màu hồng nơi đóa hoa kia có phải tự nó mà có không? Đâu phải! Nếu không có mặt trời th́ nó đâu có hồng thắm như vậy? Nhưng mặt trời có phải là tác giả duy nhất của màu hồng kia không? Không! V́ nếu không có mưa th́ làm sao hoa sống? Nhưng mưa có cũng là do mây, mây có cũng là do hơi nước. Cái này có th́ cái kia có, cái này không th́ cái kia cũng không. Đó là luật vô ngă của Phật giáo và cũng là luật tương quan tương sinh. Ai đọc sách của nhà vũ trụ vật lư học Trịnh Xuân Thuận đều biết: những luật đó có nhiều điểm hội tụ với khoa học vũ trụ vật lư. Áp dụng được luật đó vào đời sống bản thân, đời sống gia đ́nh, đời sống xă hội, cam đoan không cần t́m thiên đường ở đâu xa. Đó là chưa kể đến luật nhân quả mà ai cũng có thể dễ kiểm chứng. Từ đó, người Tây phương đi đến một cái nh́n hiện đại hơn nữa vào bản chất của cuộc đời để hiểu chữ “khổ” trong Phật giáo. Họ chất vấn Thượng Đế: Nếu Thượng Đế là toàn năng th́ sinh ra làm chi thiên tai, động đất, triều cường, dịch này dịch nọ giết hại phút chốc hàng trăm ngàn người như vậy? Nếu Ngài là nhân từ th́ sao con người khổ thế, con người khổ thế th́ Ngài ở đâu? Phải chăng, người Tây phương hỏi, khổ nằm ngay trong bản chất của cuộc đời như muối nằm trong biển, mà sinh lăo bệnh tử chỉ là những khía cạnh dễ thấy nhất? Từ đó, Tây phương hiểu chữ “niết bàn” của Phật giáo đúng hơn hồi thế kỷ 19: niết bàn là hết khổ, mà hết khổ là tự ḿnh. Bản thân tôi, mỗi khi tôi nghe ai cầu cho người chết được siêu thoát, tôi không khỏi cười thầm, bởi v́ “siêu” là vượt lên, “thoát” là giải thoát, vượt lên trên tham sân si th́ giải thoát, vậy th́ nên cầu cho cả người sống được siêu thoát. Tôi không dám đùa đâu, người Tây phương hiểu điều đó hơn ta, bởi v́ họ hiểu tư tưởng nhân bản của chính họ: nhân bản nghĩa là con người vượt lên trên con người, con người có đủ khả năng để vượt lên trên chính ḿnh.

 

Nhưng vượt lên như thế nào, cụ thể bằng cách nào? Đây là cái mới mà Phật giáo đem đến cho Tây phương và đem đến trong tinh thần khoa học. Trong lịch sử, Tây phương đă vượt quá ta hằng mấy thế kỷ nhờ khám phá thế giới bên ngoài. Nhưng đến một lúc họ bỗng giật ḿnh thấy rằng khám phá thế giới bên ngoài không đủ để đem lại hạnh phúc như họ tưởng bởi v́ con người c̣n có đời sống ở bên trong. Ngài Đạt Lai Lạt Ma nhắc họ: “Những vấn đề của chúng ta, dù đến từ bên ngoài, như chiến tranh, như bạo lực, như tội ác, hay đến từ bên trong dưới h́nh thức khổ đau về tâm lư hay t́nh cảm, đều sẽ không t́m ra giải pháp chừng nào chúng ta c̣n không hiểu chiều sâu nội tâm của ta” (3). Đó là lúc mà ngài và các vị sư đắc đạo của Tây Tạng đến Âu Mỹ, mang theo một ánh sáng khoa học mới rọi soi vào nội tâm của con người, để làm một cuộc cách mạng thứ hai mà người Tây phương gọi là “cách mạng ở bên trong”, bổ túc cho “cách mạng ở bên ngoài” mà Tây phương đă từng làm, từng biết với khoa học. Ch́a khóa của hạnh phúc không nằm ở đâu khác hơn là trong nội tâm mỗi cá nhân. Mà muốn nh́n thấy cái ch́a khóa đó th́ phải rọi soi vào bên trong bằng những kỹ thuật thiền định mà các nhà sư Tây Tạng đă thực chứng do chính kinh nghiệm của họ. Trong lĩnh vực này, đừng ḥng các lang băm đến làm ăn bịp bợm: khoa học Âu Mỹ đă đặt nền móng vững chắc cho cuộc thám hiểm vào năo bộ của con người. Các nhà sư Tậy Tạng đă đem chính bản thân để các máy móc tối tân trong các đại học danh tiếng nhất của Mỹ đo lường ảnh hưởng của thiền định trên năo bộ. Họ không phải chỉ đem lời nói, họ đem thực hành, họ đem kỹ thuật, phương pháp cụ thể để các nhà khoa học quan sát, phán xét tính hiệu nghiệm của thiền định, góp phần lớn vào sự phát triển của ngành sinh học thần kinh. Tôi xin thú thực: bản thân tôi có tính đa nghi, khi đọc lịch sử đức Phật, tôi không hiểu làm sao Phật có thể ngồi thiền định dưới bóng cây bồ đề trong suốt 49 ngày. Bây giờ th́ tôi hiểu: mỗi người chúng ta đều có một sức dự trữ tâm linh mà ta không ngờ bởi v́ chưa bao giờ sử dụng. Tôi sẽ trở lui lại điểm này - cuộc hành tŕnh của ta t́m ta để chữa bệnh cho chính ta và chữa bệnh cho thời đại.

 

Bây giờ, tiếp tục vấn đề nhân bản và khoa học, có phải sức quyến rũ của Phật giáo chỉ nằm ở tính khoa học của Phật giáo mà thôi hay không? Tôi không nói đến chiều sâu của triết lư Phật giáo ở đây, cũng không nói đến tính minh triết mà Tây phương đang t́m lại. Tôi chỉ hạn chế trong một vấn đề nữa thôi: đạo đức. Đạo đức học ở Tây phương là những răn cấm, những mệnh lệnh. Người Tây phương hiện đại có cảm tưởng như có ngón tay chỉ vào trán và ra lệnh: mày không được thế này, mày không được thế kia, mày làm là phạm tội. Phạm tội với ai? Tại sao như thế là phạm tội? Tại sao tội đó phải nhờ một người khác giải tội với Trên Cao? Đạo đức đó, con người hiện đại chối bỏ v́ họ cảm thấy như vậy là hăy c̣n vị thành niên. Đạo đức của Phật giáo trái hẳn, bắt nguồn từ con người. Không ai ra lệnh, không ai răn cấm. Phật giáo nói: tham th́ khổ, sân th́ khổ, si th́ khổ. Từ th́ vui, bi th́ vui, hỷ th́ vui, xả th́ vui. Từ bi hỷ xả, cứ thực hành sẽ thấy vui. Tham sân si, cứ mắc vào sẽ thấy khổ. Đừng giết hại, đừng nói dối, đừng trộm cắp, đừng tà dâm, đừng say rượu: đó là năm điều tôi tự nguyện với tôi, làm được đến đâu chính tôi nhẹ nhàng đến đó. Đạo đức của Phật giáo là thực nghiệm, nhắm mục đích làm cho con người tốt hơn đă đành, nhưng cốt nhất là làm nội tâm thanh thản, bởi v́ thanh thản chính là hạnh phúc.

 

Hơn thế nữa, đạo đức Phật giáo c̣n thức tỉnh con người hiện đại ở Tây phương ở chỗ nới rộng ḷng từ bi và ư thức liên đới ra khắp chung quanh, không những giữa người với người, mà c̣n giữa người với thú vật, với thiên nhiên. Dưới ảnh hưởng của tôn giáo cổ truyền của họ, Tây phương đă cổ vũ, huy động từ thế kỷ 17 mọi cố gắng để chinh phục, cai trị thiên nhiên. Chiến công đó, nhân loại cám ơn. Xẻ sông, lấp núi: cái ǵ con người cũng làm được, thiên nhiên đă bị nhân hóa. Nhưng thiên nhiên cũng đă bị khai thác, bóc lột đến kiệt quệ, rừng trọc đầu, mưa hóa chất, nước nhiễm độc, chúng ta biết rơ hơn ai hết. Và rốt cục, con người ăn trong miếng ăn những chất độc do chính con người thải ra. Đạo đức đối với thiên nhiên trở thành trách nhiệm của chính con người. Các tôn giáo khác nói: không được giết người. Phật giao nói: tôi nguyện không sát sinh, nghĩa là không giết sự sống, và sự sống đó, thú vật đều có, cây cối thiên nhiên đều có, vũ trụ, khí quyển, trái đất đều có, tất cả đều liên đới với con người, phải yêu thương nhau như một th́ mới sống c̣n với nhau.

 

Tôi vừa động đến một vấn đề hiện đại có tính tiêu cực: vấn đề môi trường. Bởi v́ hiện đại không phải cái ǵ cũng hay. Hiện đại cũng có lắm tiêu cực. Hiện đại cũng đang gặp khủng hoảng. Bởi vậy, sau khi tán thưởng hiện đại và giải thích Phật giáo hiện đại như thế nào, tôi bắt qua điểm thứ ba, tŕnh bày những khủng hoảng của hiện đại.

 

III. Khủng hoảng của hiện đại.

 

Khủng hoảng quan trọng nhất của hiện đại là khái niệm về Tiến Bộ. Hồi thế kỷ 19, với sự phát triển thần kỳ của khoa học, ai cũng lạc quan về tương lai. Cha đẻ của môn xă hội học, Auguste Comte, xây dựng cả một hệ thống lư thuyết cắt nghĩa rằng lịch sử của nhân loại là lịch sử của tiến bộ, tiến bộ của đầu óc con người từ giai đoạn thần linh qua giai đoạn siêu h́nh để cuối cùng đến giai đoạn khoa học. Đó là một sự tiến bộ không ngừng và giai đoạn sau tốt đẹp cho con người hơn giai đoạn trước về phúc lợi, vật chất cũng như tinh thần. Lạc quan đó, Tây phương đă thấy đổ vỡ phũ phàng với chiến tranh thế giới thứ hai. Một nước văn minh như nước Đức trở thành một nước dă man, phi nhân, trong học thuyết cũng như trong hành động. Nước Đức quốc xă đưa ra h́nh ảnh ghê rợn của một phá sản tinh thần, khi phá sản đó xảy ra trong chính niềm tin vào “tiến bộ đạo đức” mà người ta chờ đợi ở hiện đại. Rồi bom nguyên tử, rồi Hiroshima, rồi chiến tranh lạnh, rồi leo thang vũ khí tận diệt nhân loại, đâu là Tiến Bộ, đâu là đạo đức của khoa học? “Khoa học mà không có lương tâm là đổ nát của linh hồn”, câu nói ấy trở thành thời sự trước mắt. Khoa học là mục đích nhưng lương tâm phải là người bạn đồng hành. Nói là nói thế, nhưng trên thực tế người bạn đồng hành của khoa học lại là chiến tranh, buôn bán vũ khí, chiến tranh làm phát triển khoa học, khoa học phục vụ chiến tranh.

 

Khái niệm “tiến bộ” cũng được cảnh báo cả khi khoa học làm đúng nhiệm vụ của khoa học là t́m ṭi, nghiên cứu, phát minh, vén màn bí mật của vũ trụ và đời sống. Không có ǵ quư hóa cho con người hơn là những phát minh càng ngày càng nhiều trong y khoa. Khám phá về tế bào gốc chẳng hạn là một trong những phúc lợi lớn mà nhân loại chờ đợi. Nhưng lương tâm có cho phép ta tạo ra đồng loạt vô số những người y chang giống nhau trong tương lai? Chẳng lẽ khoa học cũng bắt chước Tôn Hành Giả nhổ một sợi lông, thổi một cái, để biến ra thành cả trăm con khỉ giống hệt nhau, chẳng biết con nào là khỉ gốc họ Tôn? Hiện đại đang gặp phải vấn đề của “đạo đức sinh học”, mà đạo đức sinh học không thể không liên quan đến cái nh́n của tôn giáo.

 

Cuối cùng, khái niệm “tiến bộ” c̣n được đặt lại khi tiến bộ vật chất đưa đến xă hội tiêu thụ trong đó con người bị tha hóa, nghĩa là mất địa vị chủ. Đây là mê lộ trong đó con người Âu Mỹ nhởn nhơ sa vào. Muốn phồn thịnh kinh tế, phải sản xuất. Muốn sản xuất, phải có tiêu thụ. Muốn có tiêu thụ, phải kích thích nhu cầu, không có nhu cầu cũng phải kích lên cho có. Nhu cầu này được thỏa măn, phải kích lên nhu cầu khác, nhu cầu phải luôn luôn mới để đáp ứng sản xuất phải mới luôn luôn. Hiện đại đ̣i hỏi những con người có lư tính. Đâu c̣n là lư tính nữa trước cuộc chạy đua không ngừng đuổi theo nhu cầu giả tạo, đuổi theo tiêu thụ phù du? Con người trở thành nô lệ của quảng cáo, và quảng cáo, tuyên truyền, có đủ mánh lới để tước bỏ phê phán ra khỏi đầu óc người nghe. Lúc nhỏ, ở lớp 11, 12, tôi học câu thơ của Nguyễn Công Trứ: “Tri túc tiện túc, đăi túc hà thời túc”. Biết đủ th́ đủ, t́m đủ th́ biết đến bao giờ mới thấy đủ! Ấy là câu thơ dí cái ch́a khóa vào tay ta để mở cửa thoát ra khỏi mê lộ tiêu thụ. Nhưng cái tài của quảng cáo là mê hoặc, đưa con người tiêu thụ vào siêu thị mà làm người ta tưởng vào chốn đào nguyên!

 

Tha hóa: con người hiện đại thoát ra khỏi tha hóa đối với Trên Cao th́ lại rơi vào tha hóa ở dưới đất. Tha hóa trước sản phẩm, hàng hóa. Tha hóa trước thị trường. Bởi v́ cái ǵ bây giờ cũng trở thành thị trường, cái ǵ cũng bị thị trường khai thác, kể cả lĩnh vực tâm linh. Phật giáo cũng bị thôi, và bị chính v́ sự thành công của ḿnh. Tôi chỉ lấy một ví dụ thôi: cái nhăn hiệu “Nirvana” trên một sản phẩm sắc đẹp của quư bà. Thoa kem ấy vào, lập tức thấy cực lạc! Cực lạc bỗng trở thành nạn nhân của tha hóa. Tôi nhấn mạnh điểm này để giải thích cho các bạn về sự biến đổi của ḷng tin ở Tây phương. Đúng là người Âu châu có vấn đề với Thượng Đế. Đúng là nhà thờ vắng tín đồ. Đúng là linh mục khan hiếm, phải cầu viện đến tận các linh mục Phi châu. Đúng là người Âu châu không đi t́m nữa trong tôn giáo truyền thống của họ câu giải đáp lớn cho những khắc khoải của tâm linh, mà đi t́m những phương thuốc tức th́ trên hạ giới này, trên đời sống này, ở đây và bây giờ, here and now. Đúng như quy luật của thị trường, ở đâu có cầu th́ ở đấy có cung. Hàng loạt tín ngưỡng lang băm, chính tà lẫn lộn, xuất hiện trên thị trường tâm linh, tranh nhau giành khách. Và khách ở đây là những người có đời sống vật chất đầy đủ, nhưng bơ vơ, cô đơn, mất tập thể, mất phương hướng, mất ư nghĩa sống. Ngày trước, con người Âu châu cũng yếu đuối trước Thượng Đế, nhưng họ có cái ǵ để tin, họ có cái chắc chắn. Bây giờ họ cũng yếu đuối, nhưng không có cái ǵ để tin nữa, họ mất chân đứng, họ mất quân b́nh, họ mất chiều cao lẫn chiều ngang, họ lung lay. Và v́ họ lung lay, họ tưởng cần phải củng cố cái “tôi” của họ, cái “tôi” mà một chủ nghĩa cá nhân quá đà đă đề cao lên thượng đỉnh. Các bạn hiểu tại sao ngành phân tâm học phát triển như thế ở Âu Mỹ, tại sao các bác sĩ phân tâm học đông khách nhà giàu và trí thức: họ đi t́m cái “tôi” của họ! Nhưng cái “tôi” của họ trốn ở đâu? Một số người đi t́m trong cùng tận thâm sâu bí ẩn của ư thức dưới ánh đèn pin của ông Freud. Một số, nông cạn hơn, nghĩ rằng cái “tôi” của ḿnh là cái thân này đây, phải làm cho nó mạnh, khỏe, đẹp, và nhất là trẻ măi, để “cực lạc” măi. Tất nhiên họ biết: cung cấp món ăn cho cái thân th́ cũng phải cung cấp món ăn cho cái tâm, v́ tâm không yên th́ thân cũng khó khỏe. Nhưng họ ăn ǵ trên mâm cơm tinh thần của họ? Ăn lẫu. Nghĩa là hổ lốn. Chút tôm, chút mực, chút thịt gà. Chút Chúa chút Phật. Bác ái lộn xà ngầu với từ bi. Lấy một chút chỗ này, một chút chỗ kia, cái ǵ mà cá nhân mỗi người thấy hoặc tưởng thích hợp cho riêng ḿnh th́ gắp bỏ chung vào cái lẫu nước xúp tâm linh. Người Pháp gọi cách thực hành tân thời này là “bricolage” - lắp ghép thủ công.

 

Trong chiều hướng đó, ngồi thiền phát triển khắp nơi tại Âu Mỹ. Tất nhiên là hay. Nhưng trong cái hay đó, coi chừng cái dở. Cái dở là thị trường tâm linh đánh đúng vào tâm lư con người thời đại, quảng cáo ngồi thiền như một kỹ thuật để ǵn giữ sức khỏe và chỉ như một kỹ thuật mà thôi. Như một kỹ thuật, quảng cáo biến ngồi thiền thành một thứ kem xức mặt, xức vào th́ da mặt mát ra, nh́n vào gương thấy cái “tôi” của ḿnh như gái một con trông ṃn con mắt. Chắc các bạn biết thần thoại Hy Lạp về anh chàng Narcisse. Anh chàng mê ḿnh đến độ ngất ngây soi bóng ḿnh trên mặt nước, soi gần, thật gần, môi chạm môi, và anh chàng lộn cổ xuống ao. Con người hiện đại ở Tây phương cũng mê cái “tôi” của ḿnh như thế, ve vuốt nó, hôn nó, tưởng nó có thật trong một ḍng sông ảo. Nhà sư danh tiếng Tây Tạng Chögyam Trungpa gọi đùa khuynh hướng đó là “chủ nghĩa duy vật tâm linh” (“spiritual materialism”). Nhưng đó đích thực là một vấn đề, một thách thức đối với hiện tại và tương lai của Phật giáo tại Âu Mỹ. Bởi v́ ngồi thiền không phải chỉ là một kỹ thuật, lại càng không phải để phục vụ cho cái “tôi”. Ngồi thiền, chính là để thấy cái “tôi” là không có. Và như vậy là tôi bắt qua điểm thứ tư: Phật giao trong thời hiện đại bị khủng hoảng.

 

IV. Phật giáo và khủng hoảng của hiện đại.

 

Nhiều tác giả gọi thời đại này là “hậu hiện đại”. Tôi không đồng ư với khái niệm này nên chỉ đề cập ở đây hiện tượng khủng hoảng thôi. Và tôi cũng chỉ xin hạn chế vấn đề vào một khủng hoảng thôi là khủng hoảng của cái “tôi”.

 

Trước hết, tôi không phủ nhận phúc lợi của việc ngồi thiền, dù cho ngồi thiền chỉ để tăng cường sức khỏe. Ai đă ngồi thiền và ngồi thiền đúng kỹ thuật rồi đều nói: không phải chỉ sức khỏe được tăng cường, tâm hồn cũng được thư thái. Bản thân tôi không phải chỉ chứng nghiệm một lần mà cả ngàn lần: chỉ cần biết nén giận trong một giây thôi, đừng cho nó nổ ra, đă là khóa được cái cửa của địa ngục. Huống hồ ngồi thiền không phải chỉ trong một giây! Bởi vậy, người Tây phương biết đưa việc ngồi thiền vào nhiều lĩnh vực: bệnh viện, nhà tù, trường học, công sở, xí nghiệp… Họ làm có phương pháp, bài bản, làm việc ǵ cũng phải làm cho đến nơi đến chốn.

 

Nhưng thiền không phải chỉ là thế. Thiền là tự biết ḿnh, và tự biết ḿnh là để quên ḿnh. Quên ḿnh là để nhập làm một với tất cả những ǵ hiện hữu. Đó là câu định nghĩa của Đạo Nguyên mà các thiền viện ở Âu Mỹ áp dụng như kinh nhật tụng. Thế nào là tự biết ḿnh? Tôi không muốn đưa các bạn vào lư thuyết xa xôi. Chỉ nói một hành động nhỏ nhặt, cụ thể, của một người Âu Mỹ khi lần đầu tiên bước vào thiền đường. Cử chỉ đầu tiên là cởi giày. Cởi giày, xếp ngay ngắn. Bước nhẹ vào thiền đường. nghe một mùi hương thoảng, gặp một im lặng thẳm sâu, đi trên một sàn gỗ sạch không một hạt bụi, thấy một không gian không chướng ngại mở rộng ra trước mắt. “Cởi giày”: đó là bài kinh đầu tiên của họ. Cởi vướng mắc ra, giải thoát cho hai bàn chân, hai bàn chân quư lắm, bao nhiêu nút thần kinh nằm ở trong đó, hai bàn chân quư lắm, nhờ nó mà ḿnh đứng vững được, hai bàn chân quư lắm, hăy biết quư hai bàn chân như chưa bao giờ ḿnh biết quư nó trước đây, hăy nghe hai bàn chân đang hạnh phúc khi gặp hơi mát của sàn gỗ, nó và cái sàn gỗ đang tan thành một, người bước vào pḥng đang biến thành một với gian pḥng trống, với im lặng mênh mông. Bàn chân quên nó. Người bước vào pḥng quên ḿnh, để cái “tôi” ngoài cửa, như để đôi dép.

 

Từ khi sinh ra, ta đă muốn chỉ huy cả thế giới, sai khiến mọi người chung quanh. Đói, khóc ầm lên, mẹ phải đưa ngay bầu sữa. Thèm hơi ấm, mếu máo để được người bồng. Muốn cái ǵ phải có ngay cái nấy, không th́ la hét. Ta là trung tâm của vũ trụ, tất cả mọi người đều phải chiều ta. Lớn lên, ta cũng vậy thôi, 99% của cuộc đời ta được xài phí để lái thiên hạ, bắt thiên hạ phải thỏa măn ư muốn của ta. Thậm chí, cái mà ta gọi là “t́nh yêu” suy cho cùng cũng chỉ là nhu cầu cần có một quan hệ gần gũi để ta cảm thấy sung sướng. Có lẽ ở đâu cũng vậy, nhưng trong văn hóa của cá nhân chủ nghĩa Âu Mỹ, nghĩ đến ta được xem là chuyện b́nh thường, tất nhiên. Ai lái người khác giỏi để phục vụ ḿnh tốt, người ấy được xem là thành công. Thiền là trái ngược lại. Không nhắm tích tụ. Không nhắm chinh phục. Càng nhiều cái “có” càng ít cái “là”, cái tinh túy, cái bản chất, cái đem lại hạnh phúc. Và tôi “là” ǵ, chính là ở phút này đây. Ở phút này đây, tôi c̣n sống, c̣n thở, c̣n nói, c̣n có các bạn để nghe, c̣n có nắng đẹp ngoài kia, gió mát đang thổi, hạnh phúc vô biên, hạnh phúc được sống với cái khoảnh khắc này, được làm một với các bạn, được làm một với tất cả, được làm một với tờ giấy trước mắt tôi. Thiền không phải là ngồi yên. Thiền là không đi ăn mày nữa, không ngửa tay xin xu hào nơi người khác, nơi bên ngoài, bởi v́ thiền là biết rằng cả một kho tàng châu báu nằm ở trong ta, hăy nh́n vào để thấy, và để chiêm nghiệm rằng ta càng trống đi cái “tôi” th́ kho tàng ấy càng đầy.

 

Các thiền viện Âu Mỹ biết nhắm đến cái mục đích ấy. Kho báu trong tôi càng đầy, khả năng nhập thành một với mọi vật chung quanh càng nhạy bén, và khi ấy, tôi khổ với cái khổ của bạn, tôi vui với cái vui của bạn, tôi không c̣n nữa, bạn cũng không c̣n nữa, chỉ c̣n cái khổ chung, cái vui chung. Định nghĩa của chữ “từ bi” là như vậy, và ngồi thiền chính là để mở rộng ḷng từ bi. Tôi đă là một với tất cả, làm sao tôi không thương tất cả, từ thiên nhiên đến loài vật, từ người gần đến người xa?

 

Tôi biết: đó là lư thuyết rất cao mà không phải ai cũng đạt được hoặc hiểu được. Nhưng, tôi xin quả quyết: cứ bước dần đi mỗi bước rồi sẽ thấy: quên ḿnh nhiều nhiều hơn một chút, nghĩ đến người khác nhiều nhiều hơn một chút, ấy là con đường đi đến hạnh phúc. Và xin các bạn hăy biết điều này: các người Âu Mỹ ngồi trong thiền đường phần đông là trí thức hoặc thuộc thành phần cao trong xă hội, đă nắm khá vững lư thuyết Phật giáo và có ḷng hướng đến một cái ǵ cao hơn đời sống vật chất, vị kỷ. Tôi nói điều này là để nghĩ đến tương lai của Phật giáo ở Âu Mỹ. Phật giáo hạn chế ở tầng lớp trí thức hay mở rộng ra cho đại chúng?

 

Tôi không có th́ giờ để đi sâu vào câu hỏi này. Chỉ xin nói rằng: bộ năo của con người gồm hai phần: khả năng lô-gích, trừu tượng, phân tích, tương ứng với năo bộ phía trái; khả năng nhận ra sự giống nhau giữa những cái khác nhau, trực giác, tổng hợp, tương ứng với năo bộ phía phải (4). Tác giả Frédéric Lenoir cho rằng văn minh Tây phương chú trọng tác động trên vũ trụ, tương ứng với việc đặt ưu tiên trên năo bộ phía phải. Phật giáo đến Tây phương đă đóng vai tṛ tích cực trong việc làm quân b́nh hai vùng trong năo bộ con người Tây phương. Trong cái ư đó, câu nói nổi tiếng của nhà sử học Arnold Toynbee đă thành dễ hiểu: “Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và Tây phương là biến cố có ư nghĩa nhất của thế kỷ 20”.

 

Tôi cũng nhân cái ư đó để nói thêm rằng Phật giáo chính là sự quân b́nh và trước hết là quân b́nh giữa trí tuệ và ḷng tin. Không có trí tuệ th́ không hiểu được đức Phật. Nhưng không có ḷng tin th́ cánh cửa cuối cùng của trí tuệ vẫn không mở ra. Trí tuệ cũng như hoa mai. Ḷng tin cũng như hơi ấm đầu tiên của mùa xuân. Chạm vào một điểm của hơi ấm đó thôi, hoa nờ bung. “Nhất điểm xuân quang xứ xứ hoa” là vậy. Chỉ một làn gió xuân thoảng qua thôi, chốn chốn hoa mai bừng nở. Thiền là cây cầu bắt qua giữa trí tuệ và ḷng tin. Đó là pháp môn - cánh cửa đạo - mở ra cho các bậc thượng thủ. Nhưng không phải ai cũng là thượng thủ cả, cho nên Phật giáo nói có đến “bốn vạn tám ngàn pháp môn” thích hợp với căn cơ của mỗi người. Ai giàu trí tuệ, như giới trí thức ở Âu Mỹ, đi vào Phật giáo bằng cửa thiền. Ai giàu ḷng tin… Đây chính là tương lai của Phật giáo tại Tây phương. Bởi v́ Phật giáo muốn lan tỏa ở đây phải biết rằng không phải ai cũng là trí thức. Vậy th́, có một nhánh Phật giáo nào ở Âu Mỹ có khả năng lan tỏa ra đại chúng chăng? Có. Đó là Phật giáo Tây Tạng mà ngài Đạt Lai Lạt Ma là h́nh ảnh sống động. Phật giáo bám rễ được ở Tây phương là nhờ ngài và cả một loạt những nhà sư Tây Tạng xuất chúng qua giáo hóa tại đấy. Chỉ mỗi một việc xuất hiện của các vị đó thôi đă làm dấy động được ḷng tin nơi quần chúng. Phật giáo Tây Tạng đáp ứng được những khắc khoải về tâm linh của quần chúng hơn là thiền tông đến từ các thiền sư Nhật Bản. Nhưng dù là thiền tông hay Phật giáo Tây Tạng, trí tuệ và ḷng tin phải cùng bay với nhau như hai cánh của con đại bàng.

 

Các bạn đồng nghiệp trí thức và sinh viên thân mến, chính v́ hai cánh của con đại bàng mà tôi chọn đề tài này để nói chuyện với các bạn hôm nay. Tôi đâu có nói chuyện bên Tây. Tôi nói chuyện bên ta! Chúng ta đă lăng quên trí tuệ của thiền tông Yên Tử. Chẳng lẽ đạo Phật trí tuệ đă bay cả rồi qua bên Tây? Chẳng lẽ Tây phương thừa hưởng hết tinh túy của Phật giáo? May thay, chúng ta rất giàu ḷng tin, nhưng buồn thay, lắm khi, lắm nơi, đó là tin nhảm, đó là mê tín, đó không phải là đạo Phật. Không, nhất quyết ta không để găy chiếc cánh trí tuệ của con đại bàng Lư Trần. Nhất quyết ta củng cố ḷng tin chân chính. Đó là nhiệm vụ của Tuần Lễ Văn Hóa hôm nay. Các bạn trí thức Nghệ An thân mến, hăy chắp lại hai cánh của con đại bàng lịch sử. Hăy bay với hai cánh vào hiện đại.

 

C.H.T

 

Chú thích:

• Câu nói của Nietzsche, trích trong Frédéric Lenoir, Le bouddhisme en France (xem l ại) trang 9.

• Fernand Braudel: Grammaire des civilisations, Arthaud-Flammarion, 1987, trang 371.

• Dẫn trong Frédéric Lenoir, La rencontre du bouddhisme et de l’Occident, Albin Michel, 2001, trang 318.

• Frédéric Lenoir, như trên, trang 353.

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge ֎ Mười điều răn ֎ Ten Commandements

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎ Foreign Trade

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days ֎ USA Census

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

Your name:


Your email:


Your comments: