MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU   THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

 

֎֎֎֎֎֎֎

 

֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP

֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

 

     ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 09-2013 ֎12-2013

֎ 03-2014 ֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014

֎ 03-2015 ֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015

֎ 01-2016 ֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016

֎ 08-2016 ֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016

֎ 12-2016 ֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017

֎ 04-2017 ֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017

֎ 08-2017 ֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017

 

 

 

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù CT

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Diễn Đàn ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Đà Lạt ֎ Video/TV ֎ Lottery֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa

 

 

 

 

 

 

v White House v National Archives v

v Federal Register v Congressional Record

v USA Government

v Associated Press v Congressional Record

v Reuter News v Real Clear Politics  

v MediaMatters v C-SPAN v.

v Videos Library v Judicial Watch v

v New World Order v Illuminatti News   

v New Max v CNSv Daily Storm v

v Observe v American Progress  v

v The Guardian v Political Insider v

v Ramussen Report  v Wikileaks  v

v The Online Books Page v Breibart

v American Free Press v Politico Mag

v National Public Radio v

v National Review - Public Broacast v

v Federation of Anerican Scientist v

v Propublica v Inter Investigate v

v ACLU Ten  v CNBC v Fox News v

v CNN  v FoxAtlanta v Gateway

v Indonesian News v Philippine News v

v Nghiên Cứu Quốc Tế  v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao  v Tự Điển Bách Khoa VN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v

v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển  v

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican?

v Roman Catholic  

v Khoa HọcTV  v Sai Gon Echo v

v Viễn Đông v Người Việt v

v Việt Báo  v Việt List  v Xây Dựngv

v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu

v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv

v Việt Tribune v Saigon Times USA v

v Người Việt Seatle v Cali Today v

v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v

v Nam Úcv DĐ Người Dân

v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv

v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v

vLao Động vThanh Niên vTiền Phong

v Tấm Gương

vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới  v Đỉnh Sóng

vChúng Ta  v Eurasia  v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ

v Nguyễn Tấn Dũng v Ba Sàm

v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh v TPBVNCH v1GĐ/1TPB v Bia Miệng ♣♣

 

CHÍN NĂM KHÓI LỬA - BÀI SỐ 7

 

Tô Vũ

 

 

 

 

Tin triệt thoái Cao Bằng và đường thuộc địa số 4 (RC4) làm Chính phủ và Quốc hội Pháp lo ngại sợ hăi. Ngày 15-10-50, Thủ tướng Pleven cử một phái đoàn gồm Bộ trưởng Liên kết Letourneau, tướng Juin và tướng Valluy sang Đông Dương để điều tra.

 

Quốc hội họp phiên đặc biệt ngày 19-10-50.

 

Ngày 17-10-50, phái đoàn Letourneau tới Saigon. Phái đoàn được các nhà chức trách quân sự tức tốc tŕnh bầy t́nh h́nh đặc biệt ở Bắc Việt.

 

Letourneau huỷ bỏ lệnh triệt thoái khỏi Lạng Sơn, nhưng lệnh [1] tới nơi quá chậm, cuộc triệt thoái đă khởi sự từ tối hôm trước.

 

Phái đoàn Letourneau tới Hànội giữa không khí chủ bại và hoảng sợ bao trùm khắp nơi. Những tin đồn, do Việt minh phao lên, là Hồ chí Minh hứa sẽ mang quân vào Hànội ăn Tết [2] làm các công chức Pháp lo sợ, phải tản cư gia đ́nh của họ vào Sàig̣n. Các thương gia và các kỹ nghệ gia dạm bán cửa hàng và các xưởng công nghệ. Hànội tổ chức đề pḥng trường hợp bị vây hăm. Đề nghị triệt thoái Hànội cũng được đệ tŕnh phái đoàn.

 

Trước t́nh h́nh đó, để trấn an tinh thần binh sĩ và kiều dân Pháp, phái đoàn ra lệnh triệt để bảo vệ miền đồng bằng Bắc Việt, tổ chức các Đoàn quân Lưu động để tiếp ứng những nơi bị vây hăm và cải tổ lại Bộ chỉ huy quân sự.

 

Tướng Marchand chỉ huy Hànội và đại tá Constans chỉ huy Lạng sơn bị mất chức, tướng Alessandri chỉ huy Bắc Kỳ xin thuyên chuyển về Pháp, tướng Boyer de la Tour được cử tạm thay thế Alessandri. Tướng Carpentier nhờ được sự che chở của tướng Juin nên không bị trừng phạt nhưng cũng bị mất chức.

 

Phái đoàn Letourneau về Pháp tường tŕnh với thủ tướng Pleven, đề nghị thay thế tướng Carpentier và Cao uỷ Pignon. Đồng thời Quốc hội khuyến cáo chính phủ giao trách nhiệm cả quân sự lẫn dân sự ở Đông Dương vào tay một vị chỉ huy duy nhất. Chính phủ vội t́m người có đủ uy tín và khả năng để giao phó Đông Dương vào tay người đó. Tướng Juin, tướng Koenig được mời nhưng đều từ chối, tướng De Lattre de Tassigny nhận lời.

 

De Lattre de Tassigny, 61 tuổi, đại tướng 5 sao, là một đại danh tướng của Pháp, từng chỉ huy Đệ nhất Quân đoàn, từng chiến thắng Đức trong Đệ nhị thế chiến trên mặt trận Rhin và Danube. De Lattre tính t́nh hách dịch, thích lễ nghi quân cách, hay trừng phạt gắt gao các sĩ quan cấp dưới về những lỗi nhỏ mọn, hay giận dỗi, không vừa ḷng việc ǵ th́ để lộ ra mặt, thường hay khoe những chiến thắng cũ của ḿnh.

 

Ngày 17-12-50, Bộ trưởng Letourneau và De Lattre cùng đáp phi cơ tới Sàig̣n với các cộng sự viên mà De Lattre đă chọn như tướng Salan, tướng Cogny, đại tá Beaufre, cựu thống sứ Gautier, cựu quan cai trị Aurillac v.v...

 

Sau lễ bàn giao do Letourneau chủ toạ, ngày hôm sau De Lattre nhận được báo cáo của tướng Boyer de Latour ở Bắc Kỳ báo cáo triệt thoái khỏi đồn Đ́nh Lập, là một đồn quan trọng cách Lạng Sơn 40 cây số về phía đông nam, nằm giữa đường Lạng Sơn - Tiên Yên, ở ngă ba đường từ Phả Lại, Lục Nam, An Châu lên, tức là một đồn chống giữ cửa ngơ đồng bằng Bắc Việt.

 

De Lattre vội vă bay ra Hà Nội và ở luôn tại đó để trấn tĩnh nhân tâm và cải tổ lại quân đội, thay đổi một loạt các sĩ quan cao cấp, tạo lập các Toán quân Lưu động, mang quân từ miền Nam ra tiếp viện. De Lattre chặn đứng việc triệt thoái khỏi Tiên Yên, Móng Cáy mà Boyer de Latour, thi hành chương tŕnh của tướng Carpentier để lại, định bỏ ngỏ cửa ngơ vào Hải Pḥng cho Việt minh từ phía Lạng Sơn xuống.                      

 

Trận đánhVĩnh Yên ngày15-1-51

 

Việt minh thất bại

 

 

Ngày 15-1-51, Việt minh khởi sự chiến dịch Trần Hưng Đạo, tức là chiến dịch Thu đông 51,với mục đích thực hiện lời hứa về Hànội ăn Tết của Hồ chí Minh. Mục tiêu của Việt minh là chiếm Vĩnh Yên trước rồi chiếm Hànội sau.

 

Việt minh tung 2 sư đoàn 308 và 304, khoảng 30 ngàn người, tiến vào Vĩnh Yên, chiếm đồn Bảo Chúc ở phía bắc Vĩnh Yên.

 

Tướng Salan bấy giờ giữ chức Chỉ huy Bắc Kỳ thay thế Boyer de Latour mà De Lattre cho về Pháp nghỉ. Salan liền gửi các Toán quân Lưu động do trung tá Vanuxem và đại tá Edon đến Vĩnh Yên để tiếp cứu, đồng thời cho quân nhảy dù và quân thiết giáp tiếp viện. Không quân được lệnh dùng bom na-pam (napalm), lần đầu tiên bom na-pam được sử dụng ở Đông Dương.

 

Chiến sự tiếp diễn tại những ngọn đồi phía bắc Vĩnh Yên trong ba ngày liên tiếp. Việt minh thấy không thắng lợi liền rút về mạn Tam Đảo, để lại 1.200 xác chết, 450 tù binh và nhiều khí giới.

 

Pháp đă tung vào trận địa 12.000 người, bắn 50 ngàn phát súng ca-nông 105 ly, 200 ngàn phát súng ca-nông 75, không quân xuất trận 250 lần ném bom na-pam. Pháp thiệt hại khoảng 600 người vừa chết, vừa bị thương, vừa mất tích.[3]

 

Việt minh đă tưởng tinh thần quân đội Pháp suy sụp sẽ hoảng sợ bỏ chạy trước sự tiến quân của họ như trận Đông Khê trên đường Thuộc địa số 4 (RC4) nhưng không ngờ De Lattre sang đă làm thay đổi cục diện, nếu vẫn c̣n tướng Carpentier và Cao ủy Pignon điều khiển th́ chiến dịch Thu đông 51 có thể mang lại thắng lợi cho Việt minh và Pháp có thể bỏ Hànội để Việt minh vào ăn Tết như Hồ chí Minh tuyên bố.

 

Tuy chặn được Việt minh trong trận Vĩnh Yên nhưng De Lattre rất lo ngại : khí giới, quân số, đồn pḥng thủ, tất cả đều thiếu thốn. De Lattre đặt kế hoạch, một mặt yêu cầu Mỹ viện trợ khí giới, một mặt xây cất các đồn bê-tông thành ṿng đai pḥng thủ Hànội và Hải Pḥng. Về quân số th́ quân tiếp viện Pháp không đủ, mặc dầu De Lattre vừa được chính phủ Pháp "cho vay"  20.000 quân để lấp vào chỗ hổng thiếu hụt, cần phải tiến hành gấp việc đào tạo quân đội Việt Nam để bổ xung quân số.Tướng Salan được cử thay thế De Lattre phụ trách việc hành quân để De Lattre đi Pháp và đi Mỹ cầu viện. Tướng De Linarès được cử giữ chức Chỉ huy Bắc Kỳ thay thế Salan.

 

T́nh h́nh yên tĩnh trở lại khắp nơi, công cuộc xây cất các đồn bê-tông tiến hành gấp.

 

Tới hạ tuần tháng ba 1951 th́ tin tức t́nh báo cho biết sư đoàn 308 Việt minh thấy xuất hiện tiến về phía Đông Triều, Ḥn Gay                                       

 

Trận Mạo Khê 30-3-51

 

Ngày 24-3-51, Uông Bí cách Hải Pḥng 20 cây số về phía tây bắc, bị tấn công. Đập nước cung cấp nước ăn cho Hải Pḥng bị phá huỷ, đường xe lửa Hànội - Hải Pḥng bị cắt nhiều nơi. Đêm 30-3 đồn Mạo Khê bị tấn công. Đồn Mạo Khê bảo vệ mỏ than Đông Triều do một tiểu đoàn người Thổ trấn giữ, dưới quyền chỉ huy của đại úy Vi văn Toàn

 

Suốt từ 3 giờ sáng đến trưa ngày hôm sau, Việt minh tấn công nhiều đợt nhưng nhờ không quân và pháo binh can thiệp mạnh mẽ nên đồn vẫn giữ vững và đến 4 giờ chiều khi quân nhảy dù của đại tá Sizaire tới cứu viện, Việt minh rút lui bỏ lại hơn 1.000 xác chết, 400 tù binh bị bắt giữ và bỏ lại rất nhiều khí giới cá nhân. Pháp thiệt 600 người vừa chết vừa bị thương. Đại uư Toàn[4] bị thương, De Lattre đích thân đến bệnh viện trao tặng huy chương Bắc đẩu bội tinh.

 

Sau trận Mạo khê, De Lattre lợi dụng chiến thắng để thuyết phục Bảo Đại xúc tiến gấp việc thành lập quân đội Việt Nam. Ngày 19-4-51, De Lattre mời Thủ tướng Trần văn Hữu và các Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam lên Vĩnh Yên để thị sát chiến trường.

 

Tại đây De Lattre đọc một bài diễn văn chính trị quan trọng, xác nhận ư chí giúp Việt Nam hoàn tất nền độc lập, ca ngợi Bảo Đại và chính phủ Trần văn Hữu.   

                   

Bài diễn văn chính trị ngày 19-4-51

của tướng De Lattre

và việc thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam

 

 

Kính thưa Thủ Tướng,

Thưa quư vị Bộ trưởng,

 

(...) Trận Vĩnh Yên là trận đánh đầu tiên của Việt minh ở đồng bằng. Say sưa với những chiến thắng ở thượng du, quânViệt minh tràn xuống đồng bằng hy vọng với chiến thuật biển người làm tan vỡ hàng rào pḥng thủ mỏng manh của chúng ta, đè bẹp Đoàn quân Lưu động mới thành lập của chúng ta, để tiến vào Hànội trước ngày Tết.

 

Thật là một trận đánh quyết liệt và gay go mà chúng ta phải đương đầu trong lúc đang tái tạo và thiếu thốn quân số. Chúng ta đă chiến thắng v́ chúng ta không có quyền thua, v́ đó là tương lai của Việt nam, c̣n hay mất (...)

 

Thưa Thủ Tướng,

 

(...) Chiến thắng vừa qua đă mang lại đầy hy vọng cho Việt Nam. Chiến thắng đó đă làm sáng tỏ giá trị và hiệu quả của những binh sĩ quư quốc. Chiến tranh tàn ác này đă làm nổi bật lên những khả năng quân sự đă bao lần tô điểm lịch sử quư quốc trong bao thế kỷ chiến đấu dành Tự do Độc lập.

 

(...) Những chiến sĩ quốc gia Việt Nam nổi bật trong những trận Vĩnh Yên, Mạo Kkê, Bến Tam đă làm tăng thêm ḷng tin tưởng của tôi vào sự hùng cường của Việt Nam trong tương lai, bởi v́ những thanh niên Việt Nam ngày nay đặt dưới sự chỉ huy của người Pháp sẽ là những thanh niên phục vụ trong quân đội Việt Nam mai này. Những thanh niên đó đă chứng tỏ cho thế giới biết là quân cộng sản cuồng nhiệt không thể giữ độc quyền can đảm và độc quyền thắng lợi. Sự mong muốn tha thiết của chúng ta là thấy những thanh niên Việt Nam càng ngày càng đông, từ khắp các làng mạc thành thị, tới gia nhập vào Quân đội Quốc gia đang thành lập, đặt nặng giá trị của họ vào cán cân đấu tranh cho Tổ quốc.

 

(...) Nếu nước Pháp chấp nhận một sự cố gắng như vậy [5] không phải chỉ v́ những năm chúng ta đă cùng chung sống, - tôi cảm động nghĩ đến những người t́nh nguyện đă từ quư quốc, hai lần đến đất nước chúng tôi tử trận cạnh những người lính Pháp, -  mà cũng v́ sự chắc chắn rằng Chính phủ quư quốc dưới uy quyền lănh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại đại diện cho một dân tộc lành mạnh, quyết tâm từ chối sự nô lệ, và chính phủ đó đă cố gắng khắp nơi để làm vững chắc một lư tưởng khả dĩ đoàn kết cả một dân tộc.

 

Thưa Thủ Tướng

 

Người ta nói với tôi rằng một số người Việt Nam cho rằng những lô-cốt đang xây cất là biểu hiệu một sự chiếm đóng lâu dài của quân đội Pháp ở Việt Nam

 

Thưa Thủ Tướng, không phải thế !

 

Tôi tới đây để kiện toàn nền Độc lập của quư quốc chứ không phải để hạn chế. Quân đội Pháp tới đây chỉ để chống giữ nền Độc lập đó. Những đồn bót, lô-cốt pḥng thủ xây dựng ngày nay sẽ được trao cho Quân đội Việt Nam khi hùng mạnh. Những thắng lợi của quân đội chúng tôi ngày nay bảo đảm lănh thổ của quư vị đồng thời tạo lập Quân đội Quốc gia để ngày sau giữ vững măi nền Độc lập đó.

 

Chúng ta đừng mắc lừa kẻ địch đang t́m cách chia rẽ những sự cố gắng của chúng ta và đang tuyên truyền là những quân nhân Pháp tới giúp đỡ quư vị chống khỏi sự nô lệ lại là những cản trở cho tự do của quư vị.

 

(...) Bên kia làn ranh, chỉ cách nơi đây vài cây số, có những người dân đang đau khổ. Phần đông họ bị ḱm giữ dưới sự khủng bố, trái với ư muốn của họ. Cũng có một số người tin vào những sự tuyên truyền dối trá và chọn một con đường không được tốt đẹp để thực hiện những nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam.

 

(...) Những nguyện vọng đó, quư Chính phủ dưới quyền lănh đạo sáng suốt của Hoàng Đế Bảo Đại, đă đề nghị một con đường khác để đạt tới. Quốc gia Việt Nam đă Tự do Độc lập và có chủ quyền đầy đủ. Trong khối những quốc gia dân chủ, quốc gia Việt Nam có những liên kết thân hữu quư báu để trở thành một quốc gia thịnh vượng và hạnh phúc mai này một khi hoà b́nh trở lại.

 

Người Việt Nam không thể không hiểu những điều đó và không thể không đoàn kết chung quanh Hoàng Đế và quư Chính phủ để chiến đấu thực sự chống lại sự áp chế của nền độc tài.

 

 

                                                     * * *

 

Sau bài diễn văn Vĩnh Yên, Bảo Đại và chính phủ Hữu đồng ư với De Lattre xúc tiến việc thành lập Quân đội Việt Nam. Lệnh động viên các sĩ quan trừ bị được ban bố, đại tá Nguyễn văn Hinh được cử làm thiếu tướng Tư lệnh Quân lực Việt Nam. Trường sĩ quan Nam Định dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Cousteau và trường sĩ quan Đà Lạt dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Lefort, được mở để đào tạo các sĩ quan Việt Nam.

 

Tiểu đoàn Việt Nam đầu tiên được thành lập với những sĩ quan và hạ sĩ quan chuyển từ Trung đoàn 1 Khinh binh Pháp, trong đó có trung úy Bernard de Lattre chỉ huy một đại đội, Bernard là con trai tướng De Lattre.

 

De Lattre mở những cuộc hành quân lớn, Méduse và Reptile, vào khu vực phía nam đường số 5, vùng Kiến An, Ninh Giang, Kẻ Sặt, quân Việt minh bị thiệt hại nhiều.

 

 

Mặt trận Sông Đáy 29-5-51

Bernard de Lattre tử trận

 

Ngày 29-5-51, mặt trận Sông Đáy bùng nổ. Các đơn vị của 3 sư đoàn Việt minh 304, 308 và 320 dưới sự chỉ huy của Vương thừa Vũ, có những sạ thủ trọng pháo gốc nguời Đông Đức và Tiệp Khắc sang trợ giúp Việt minh, bất ngờ tấn công vào Phủ Lư và Ninh B́nh làm Pháp lúng túng.

  

Việt minh chuyển quân bí mật đến nỗi cơ quan t́nh báo Pháp ở Hànội và đại tá Gambiez, Chỉ huy khu vực đó, đều không hay biết ǵ để đề pḥng. Đây là trận lớn thứ ba của Việt minh đánh vào đồng bằng. Mặt trận dài khoảng 100 cây số, trọng tâm là Ninh B́nh.

 

Mặt trận Sông Đáy 29-5-51

 

Cuộc tấn công của Việt minh khởi sự đêm 28 rạng ngày 29-5-51. Sư đoàn 304 và sư đoàn 308 từ phía tây tới, vượt qua sông Đáy, tấn công Phủ Lư và Ninh B́nh. Trong lúc đó, 5.000 quân du kích địa phương phục kích đoàn quân tiếp viện của Pháp trên đường thuộc địa số 10 từ Hànội xuống. Sư đoàn Việt minh 320  từ Thanh Hóa lên đánh mạn Ninh B́nh rồi tạt sang đánh địa phận Phát Diệm. Trung đoàn 64 và 42 quấy rối mạn Nam Định và Thái B́nh để cầm chân quân Pháp không sang mạn sông Đáy tiếp viện được.

 

Tới sáng ngày 30-5-51 th́ vài đồn nhỏ của Pháp bị tràn ngập. Nhà thờ Ninh B́nh bị Việt minh chiếm sau khi một đoàn biệt kích Pháp 90 người chống giữ nơi đó bị tiêu diệt gần hết.

 

Tối 30 rạng ngày 1-6-51 Việt minh tấn công hai ngọn núi trong thị trấn Ninh B́nh. Trung uư Bernard de Lattre, con trai của tướng De Lattre, chỉ huy một đoàn khinh binh người Việt Nam trấn giữ ngọn núi phiá tây Ninh B́nh, bị trúng đạn moọc-chi-ê tử trận. Chiến sự tiếp diễn trong 2 ngày đến khi quân tiếp viện của De Linarès kéo đến phản công, Việt minh mới qua sông Đáy rút về phía núi.

 

Tướng De Lattre đau đớn đưa xác con về Pháp chôn cất tại một làng vùng Vendée.                                  

 

Diễn văn của De Lattre

tại trường Chasseloup Laubat, Saigon

kêu gọi thanh niên VN nhập ngũ chống cộng.

 

 

Tháng 7-1951, nhân ngày phát phần thưởng tất niên cho học sinh trường trung học Chasseloup Laubat ở Sàig̣n, De Lattre đọc một bài diễn văn chính trị kêu gọi thanh niên Việt Nam nhập ngũ chống cộng.

 

De Lattre nói :

 

(...) Nếu các em là cộng sản, các em hăy đi theo hàng ngũ Việt minh, ở đó có những người đang chiến đấu cho một nguyên nhân xấu. Nhưng nếu các em là những người quốc gia yêu nước, các em hăy chiến đấu cho tổ quốc của các em, v́ chiến tranh này là chiến tranh của các em. Các em hăy xây dựng quân đội quốc gia để thay thế dần quân đội Pháp trong những nhiệm vụ chính mà họ đang đảm nhiệm ngày nay (...)

 

Hỡi các thanh niên ưu tú của Việt Nam mà tôi thương mến như các thanh niên của đất nước tôi, đă đến lúc các em phải chống giữ Tổ quốc của các em. Tôi tin tưởng rằng các em sẽ giữ vững được nước Việt Nam."

 

Sau khi dự lễ ngày 14-7-51 tổ chức trọng thể tại Hà nội với sự hiện diện của Bảo Đại từ Đà Lạt ra gắn Huân chương đệ nhất đẳng cho De Lattre, tướng De Lattre về Pháp chữa bệnh và sang Hoa Kỳ cầu viện khí giới.

 

Ngày 14-9-51, De Lattre được Tổng thống Truman, Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ và tướng Collins Tổng Tham mưu Quân lực Hoa Kỳ tiếp. De Lattre được Mỹ viện trợ rất nhiều chiến cụ và khí giới : 9.000 súng tiểu liên, 500 đại liên, 5.000 xe chuyên chở đủ loại, 600 máy truyền tin và các xe chiến đấu, máy bay, tàu hải quân, tàu sửa chữa, v.v...

 

Tháng 10-1951, De Lattre trở lại Đông Dương.

 

Trong lúc De Lattre vắng mặt Việt Nam th́ nhiều biến chuyển đă xảy ra.

 

Tướng Chanson và Thủ hiến

Thái lập Thành bị ám sát.

 

Ngày 31-7-51, tướng Chanson Chỉ huy quân đội Pháp tại Nam Kỳ và Thủ hiến Nam Kỳ, Thái lập Thành, bị ‘một khủng bố tự sát’ (kami-kaze)ám sát chết tại Sadec.

 

Trong một buổi lễ ở Sadec, khi Chanson và Thái lập Thành vừa từ xe hơi bước xuống để lên khán đài th́ có một người Việt Nam mặc binh phục tiến lại gần, mở khoá dây thắt lưng, một tiếng nổ vang lên làm người đó đứt đôi người, phía dưới tan nát, phía trên ḿnh và đầu vẫn nguyên vẹn. Chanson bị các mảnh lựu đạn ghim đầy đầu chết liền tại chỗ, Thái lập Thành cũng chết ngay. Một đại tá Pháp tên là Ver-thanon bị trọng thương.

 

Sau khi Chanson chết th́ tướng Salan được cử đảm nhiệm luôn chức vụ Uỷ viên Chính phủ và Chỉ huy quân Pháp tại Nam Kỳ.

 

Trận Nghĩa lộ ngày 2-10-51,

Việt minh bị thất bại nặng.

 

Tới hạ tuần tháng 9-1951, tin t́nh báo cho biết Việt minh đang chuyển quân về phía Nghĩa Lộ để uy hiếp đồn đó. Nghĩa Lộ là một đồn cách đông bắc Sơn La khoảng 100 cây số và cách Yên Báy khoảng 80 cây số về phía tây nam. Nghĩa Lộ nằm trong một thung lũng rộng lớn ph́ nhiêu có khoảng 40 ngàn dân, ngay trên trục giao thông của Việt minh chuyển vận đồ tiếp tế từ bên Tàu viện trợ qua Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Báy, Nghĩa Lộ, Sơn La, Điện biên Phủ.

Việt minh mở chiến dịch Lư Thường Kiệt chủ đích nắm tất cả vùng tây bắc Bắc việt. Nghĩa Lộ là trạm đầu và cũng là một vựa thóc.

Tới cuối tháng 9-51 th́ tin chắc chắn cho biết là trung đoàn 141 và  trung đoàn 209 thuộc sư  đoàn 312 của Việt minh đă tiến

                      

 

                                                

Trận Nghĩa Lộ ngày 02-10-1951

 

tới Nam Muội cách Nghĩa Lộ khoảng 10 cây số về phía bắc. Trung đoàn 165 cũng thuộc sư đoàn 312 đă tiến tới Ca Vinh cách Nghĩa Lộ 40 cây số về phía đông.

 

Nghĩa Lộ có một tiểu đoàn người Thái trấn giữ, khoảng chừng 1.000 binh sĩ, trong số đó có 150 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp, cộng với 60 lính pạc-ti-dăng người Nùng. Ngày 2-10-51, khi Nghĩa Lộ bị uy hiếp mạnh, một tiểu đoàn dù, do đại úy Gauthier chỉ huy, được thả xuống Gia Hội cách Nghĩa Lộ 20 cây số về phia bắc để tiếp viện. Nhiệm vụ của tiểu đoàn này là phá rối trung đoàn 141 và 209 để cầm chân và làm giảm nhẹ áp lực của Việt minh vào Nghĩa Lộ. Bốn giờ sáng ngày 3-10-51, trung đoàn 141 Việt minh khởi sự tấn công vào đồn hạ, phía nam trung tâm Nghĩa Lộ. Thiếu tá Girardin, trưởng đồn, tử trận, nhưng đồn vẫn giữ vững không bị thất thủ sau nhiều đợt xung phong của Việt minh. Về phía bắc, tiểu đoàn dù của Gauthier, bị đánh gắt, phải rút về giữ thế thủ ở đèo Gia Hội. Sáng ngày 4-10, một tiểu đoàn dù do đại úy Raffali chỉ huy được thả xuống Gia Hội để phụ lực với Gauthier.

 

Suốt ngày 3 đến sáng ngày 4-10-51, Việt minh tấn công đồn Sơn Búc, cách Nghĩa Lộ khoảng 10 cây số phía đông nam, nhưng vấp phải sức kháng cự mănh liệt của đại uư Bes de Berc và toán lính Nùng, với sự yểm trợ của không quân, nên 4 giờ sáng ngày 4-10 Việt minh rút lui.

 

Ngày 5-10-51, Việt minh lại tấn công vào Nghĩa Lộ, đồn nam. Sau 3 giờ tấn công vô hiệu, Việt minh rút lui để lại nhiều xác chết. Sáng 6-10, một tiểu đoàn viện binh nữa được thả dù xuống Nghĩa Lộ. Sau khi tấn công Sơn Búc vô hiệu một lần nữa, tới ngày 8-10, Việt minh bỏ cuộc, rút hẳn ra khỏi Nghĩa Lộ.

 

Sự thiệt hại, theo con số của Pháp đưa ra, th́ Việt minh thiệt hại khoảng 1.000 người chết, 2.500 người bị thương, phía Pháp khoảng 300 người chết, bị thương và mất tích, trong số có 11 sĩ quan.

 

23-10-1951, De Lattre trở lại Đông Dương sau 3 tháng vắng mặt. Tuy thắng lợi trong những trận Vĩnh Yên, sông Đáy, Nghĩa Lộ, nhưng tại Pháp các nghị sĩ đă sầm ś chê trách De Lattre thụ động, không có thế công mà chỉ có thế thủ, chờ Việt minh tấn công rồi chống đỡ. Mặt khác cuộc bàn căi sắp tới tại Quốc hội Pháp về dự chi ngân sách chiến tranh Đông Dương làm chính phủ Pháp cần phải có một thắng lợi quân sự để hỗ trợ việc chấp thuận nguyên vẹn, không xén bớt, ngân sách do chính phủ đưa ra.

 

Những chi phí về chiến tranh Đông Dương càng ngày càng nặng và càng đào sâu túi tiền của dân Pháp, hơn nữa, những chi phí đó c̣n vượt qua những chi phí kiến thiết mà nước Pháp đang cần.

 

Chi phí về chiến tranh Đông Dương

 

1945 : 3 tỷ 2 phật lăng Pháp

 

1846 : 27 tỷ

 

1947 : 53, 3 tỷ

 

1948 : 89,7 tỷ

 

1949 : 130, 4 tỷ

 

1950 : 201 tỷ

 

1951 : 308 tỷ

 

 

Chi phí về kiến thiết xứ sở Pháp

 

1945 : 11,2  tỷ phật lăng Pháp

 

1946 :  37,5 tỷ

 

1947 : 73,6 tỷ

 

1948 : 84,4 tỷ

 

1949 : 114 tỷ

 

1950 : 117,5 tỷ

 

1951 : 137,9 t

 

Do đó, De Lattre phải cần một hành động hiệu quả và một thắng lợi để có tiếng vang gây thiện cảm ở Quốc hội Pháp.

 

Pháp tấn công Hoà B́nh ngày 9-11-51

De Lattre ra lệnh cho De Linarès và Salan tấn công vào Chợ Bến và Hoà B́nh.

 

Sáng sớm ngày 9-11-51, dưới quyền chỉ huy của tướng De Linarès, đoàn quân thiết giáp của đại tá De Castries, toán quân biệt kích của đại tá Dodelier cùng với đoàn Lưu động Mường của đại tá Vanuxem và một tiểu đoàn dù nhẩy thẳng xuống trận địa, ba bốn mặt cùng tiến quân vào Chợ Bến.

Việt minh bị tấn công bất ngờ nên thiệt hại nhiều, bỏ chạy không giao chiến. Đến 5 giờ chiều cùng ngày 9-11 th́ Pháp kiểm soát được khắp vùng Chợ Bến, khoảng 100 cây số vuông. Bốn ngày sau, ngày 13-11-51, Salan đích thân điều khiển cuộc tiến chiếm Hoà B́nh. Cũng nhảy dù, cũng biệt kích và quân Lưu động, như hôm tấn công vào Chợ Bến, Hoà B́nh bị chiếm dễ dàng, không có sự kháng cự của Việt Minh.

 

Đoàn xe thiết giáp và xe ủi đất do hai tiểu đoàn công binh điều khiển tiến theo đường số 6 từ Hà Đông qua Xuân Mai tới Hoà B́nh, dài khoảng 60 cây số, mở  đường cho bộ binh.

 

Ngày 15-11-51, Salan tuyên bố Pháp kiểm soát được Hoà B́nh, khoá cửa ngơ tiếp tế và giao thông của Việt minh giữa đồng bằng và Việt Bắc.

 

 

                                              * * *

 

Pháp tấn công Hoà B́nh ngày 9-11-51

 

Ba tuần lễ sau, Việt minh kéo các sư đoàn thiện chiến 304, 312 và 308 tới. Hai sư đoàn 304 và 312 có nhiệm vụ đánh các đoàn tiếp tế từ Hà nội lên trên đường thuộc địa số 6, hoặc bằng đường thủy trên sông Hồng Hà. Sư đoàn 308 có nhiệm vụ đánh vào Hoà B́nh.

Đồn Tu Vũ bị tấn công tối 10-12-51

Tối ngày 10-12, trung đoàn 88 Việt minh tấn công đồn Tu Vũ là một đồn pḥng thủ ṿng đai, cách phía bắc Hoà B́nh khoảng 10 cây số, do đại úy Levreur chỉ huy một tiểu đoàn Ma-rốc trấn giữ.

 

Bốn khẩu trọng pháo 75 của Việt minh khởi sự lúc 21 giờ, bắn dữ dội vào đồn, tiếp theo là biển người tràn vào.

 

Những trận đánh xáp-lá-cà làm quân Pháp thiệt hại nhiều. Tới quá nửa đêm, khoảng 100 quân Ma-rốc cùng với hai chiến xa mở đường, bỏ đồn chạy ra ngoài, kêu trọng pháo ở Hoà B́nh và ở các đồn lân cận bắn tới. Hơn 4.000 trái đạn ca-nông đủ loại dội vào đồn Tu Vũ. Quân Việt minh bị thiệt hại nhiều, phải rút lui, không chiếm được đồn. Sáng hôm sau khi quân Pháp trở lại Tu Vũ th́ chung quanh đồn khoảng 200 xác chết nằm la liệt khắp nơi ngoài ṿng rào kẽm gai.

 

Ngày 29-12-51, trên đường thuộc địa số 6, một đại đội lê-dương bị phục kích bất ngờ làm chết 130 người trong số 200 người. Tin thiệt hại đó báo về Pháp trong lúc Quốc hội đang bàn căi về ngân khoản chiến phí ở Đông Dương làm những nghị sĩ chống chiến tranh lên diển đàn đả kích tơi bời Tổng trưởng Letourneau. Trong số các nghị sĩ lên diễn đàn đả kích, cựu Thủ tướng Daladier đề nghị Quốc hội ngưng bàn căi, rút hết quân Pháp ở Bắc vào Nam, rồi đưa vấn đề Đông Dương ra Hội đồng Liên hiệp Quốc để điều đ́nh một cuộc ngưng chiến với Việt minh.

 

Tuy có nhiều sự phản đối nhưng hai ngày sau ngân sách cũng được Quốc hội chuẩn y, chi phí chiến cuộc Đông Dương được chấp thuận.

 

 

Tướng De Lattre qua đời ngày 12-12-51

 

Lúc bấy giờ bệnh t́nh của tướng De Lattre đă vô hy vọng cứu chữa. Từ nhiều tháng nay, De Lattre bị ung thư chân. Công việc điều khiển Đông Dương, những hành tŕnh qua Pháp và qua Mỹ để xin viện trợ, sự đau buồn v́ con chết trận, đă làm De Lattre kiệt sức dần, bệnh t́nh càng ngày càng trầm trọng, đến ngày 19-11-51, De Lattre về Pháp để vào bệnh viện giải phẫu. Ngày 7-12-51 De Lattre bất tỉnh, đến ngày 12-12-51 th́ từ trần. Chính phủ Pháp truy tặng chức Thống chế và làm lễ quốc táng.

 

Ngày 8-1-52, tướng Salan được chính thức cử giữ chức vụ Quyền Chỉ huy tối cao Quân đội viễn chinh thay tướng De Lattre. Tổng trưởng Letourneau được cử giữ chức vụ Cao uỷ, có cựu Thống sứ Gautier phụ tá.

 

Xóm Pheo bị tấn công ngày 8-1-52

 

Cũng ngày đó, trên đường thuộc địa số 6, Xóm Pheo, một tiền đồn cách 5 cây số về phía bắc Hoà B́nh, do thiếu tá Roux và tiểu đoàn 2 Lê-dương trấn giữ, bị trung đoàn 102 Việt minh tấn công. 50 khẩu trọng pháo 75 và SKZ không giật của Việt minh nhả đạn vào đồn. Đến 1 giờ sáng th́ Việt minh ùa lên dùng lựu đạn và ḿn, tràn vào các điểm pḥng thủ.

 

Các đồn Pháp bắn yểm trợ 700 trái trọng pháo 105 vào chung quanh đồn trong thời gian 15 phút, từ lúc Việt minh xung phong cho đến lúc Việt minh tràn vào trong đồn và trận xáp-lá-cà xảy ra, đến sáng th́ Việt minh rút lui bỏ lại nhiều xác chết và khí giới, Pháp thiệt hại nhiều.

 

Mặc dầu thất bại trong hai trận tấn công đồn Tu Vũ và Xóm Pheo, Việt minh cũng không rời bỏ khu vực Hoà B́nh. Một mặt, Việt minh dùng chiến thuật công đồn đả viện và thường xuyên uy hiếp các đường tiếp tế thuỷ, bộ để cầm chân số lớn lính Pháp[6] , một mặt Việt minh mở một mặt trận khác về phía Phát Diệm, với các sư đoàn 320, 326, làm Pháp phải chia quân ra nhiều nơi, cạn hết số quân dự trữ, bộ Chỉ huy Pháp lúng túng lo ngại.

 

Pháp rút quân khỏi Hoà B́nh ngày 22-2-52

 

V́ vậy, tối ngày 1-1-52, bộ Chỉ huy Pháp quyết định rút hết quân khỏi Hoà B́nh và khỏi đường số 6.

 

Trung tá Ducourneau và đại tá Gilles chỉ huy cuộc triệt thoái. Bẩy giờ tối ngày 22-2-52, cuộc rút quân khởi sự. Hơn 1.000 dân Mường và 20.000 binh sĩ cùng các chiến cụ, đạn dược khí giới, vượt qua sông Hoà B́nh, rút về Hànội bằng đường số 6.

 

Sau hai ngày, ba đêm, đoàn quân về đến nơi yên ổn. Đoàn quân hậu tập bảo vệ cuộc rút lui bị Việt minh chận đánh thiệt hại khoảng 300 người chết và bị thương, bộ Chỉ huy Pháp mừng v́ sự tổn thất nhẹ nhàng như vậy.

 

Trận Hoà B́nh kết thúc với kết quả như sau :

 

- Phía Pháp, 900 người chết và mất tích trong số có 33 sĩ quan, 2.300 bị thương trong số có 47 sĩ quan.

 

- Phía Việt minh, 3.400 chết, 300 bị bắt làm tù binh, khoảng 7.000 bị thương[7]

 

 

 

Sau cuộc rút lui khỏi Hoà B́nh, Pháp mở nhiều cuộc hành quân trong vùng đồng bằng để càn quét. Chương tŕnh của Salan và Letourneau là quét sạch quân Việt minh trong khu tam giác đồng bằng, xúc tiến việc tổ chức quân đội quốc gia Việt nam với sự viện trợ của Mỹ, thành lập đoàn Quân thứ Lưu động (GAMO) để phối hợp với quân đội việc tổ chức an ninh xă hội các vùng đă được càn quét, rồi trao trả cho Thủ hiến Bắc Việt Nguyễn văn Tâm để tổ chức việc hành chánh.

 

Tới cuối tháng giêng 1952, viện trợ Mỹ cặp bến Sàig̣n đă lên tới 120.000 tấn chiến cụ, trong số có 178 máy bay, 170 tàu thuỷ đủ loại, xe thiết giáp, đạn dược và dụng cụ truyền tin.

 

Chiến sự từ 16-2-52 tới 12-4-52

 

Từ ngày 16-2-53-2 đến ngày 12-4-52, trong vùng tứ giác Tháib́nh, Nam Định, Phủ Lư, Hưng Yên, Ninh Giang, 15 tiểu đoàn bộ binh Pháp hợp lực với hải quân và không quân lùng đánh các trung đoàn 48, 52, 64 thuộc sư đoàn 320 của Việt minh trong các cuộc hành quân Cra-chin, Ouragan, Amphibie, Mercure, do tướng De Berchoux và tướng De Linarès chỉ huy. Theo thống kê của Pháp th́, - phía Việt minh bị thiệt hại hơn 2.000 người chết, hơn 5.000 bị bắt làm tù binh trong số có 50 sĩ quan, hơn 4.000 bị thương, - phía Pháp, 1.700 người chết, bị thương và mất tích.

 

Tiếp đó tướng Cogny với 15 tiểu đoàn trong các cuộc hành quân Porto, Polo, Turco ở vùng Bắc Ninh, Hải Dương, chạm súng với trung đoàn 98 của Việt minh, gây tổn thất thiệt hại nặng cho trung đoàn này.

 

Theo thống kê của Pháp : - phía Việt minh, 900 chết trong có 10 sĩ quan, 1.200 tù binh (trong có 68 sĩ quan), - phía Pháp : 60 chết, 260 bị thương và 30 mất tích.

 

Việt minh tấn công Nghĩa Lộ lần thứ hai

 

Nghĩa Lộ bị thất thủ ngày 18-10-52

 

Sau vụ tấn công thất bại hồi tháng 10-1951,Việt minh vẫn không bỏ ư định chiếm Nghĩa Lộ là nút chặn quan trọng trên đường tiếp tế vùng tây bắc Bắc Việt, v́ vậy tháng 10 năm 1952, Việt minh lại kéo các sư đoàn thiện chiến 308 và 312 về khu vực đó.

 

Thị trấn Nghĩa Lộ nằm giữa một thung lũng rộng lớn có đông đúc dân cư và có hai đại đội trấn giữ, chia ra đồn Thượng trên ngọn đồi cao nḥm xuống thị trấn và đồn Hạ, một đồn thấp nằm ngay trong thị trấn. Ngày 4-10-52, sau khi nhận thấy những dấu hiệu hoạt động gia tăng của Việt minh trong vùng, bộ Chỉ huy Pháp gửi một toán quân Ta-bo đến Nghĩa Lộ để tăng cường. Ngày 14 và 15 những đồn bót nhỏ về phía đông, ven sông Hồng Hà phải rút về Nghĩa lộ v́ áp lực gia tăng của Việt minh. Ngày 16-10, đồn Gia Hội ở cách 20 cây số về phía bắc Nghĩa Lộ báo tin là bị cô lập. Ngày 16-10, De Linarès vội thả một tiểu đoàn dù do đại úy Bigeard chỉ huy xuống đồn Tu Lệ, cách Gia Hội 10 cây số về phía tây tức là cách Nghĩa lộ 30 cây số. Tu Lệ là một đồn nhỏ có một tiểu đội lính Thái trấn giữ nằm trên ngă ba đường, một đường xuống Nghĩa Lộ (đông nam), một đường về Sơn La (tây nam), một đường lên Thân Uyên, Quỳnh Nhai (tây bắc).

 

 5 giờ chiều ngày 17-10-52, tất cả hoả lực trọng pháo của sư đoàn 308 Việt minh đổ vào đồn Nghĩa Lộ, tiếp theo là đoàn xung phong với súng SKZ và ḿn, băng-ga-lo phá hàng rào, phá tường đồn, sau cùng là biển người tràn vào những lỗ hổng đă phá được, rồi những trận giáp-lá-cà bằng dao găm, lưỡi lê cho đến lúc đại đội Pháp và Thái trấn giữ, đồn Thượng bị tiêu diệt hết. Đến nửa đêm, đồn Hạ cũng bị tấn công theo chiến thuật đó. 9 giờ sáng ngày 18-10, Việt minh hoàn toàn chiếm được hai đồn bảo vệ. Nghĩa Lộ bị thất thủ.

 

Na San trở thành tiền đồn

 

Sau khi thất bại ở Nghĩa Lộ, Salan quyết định tăng cường Na San để chống trả với Việt Minh trong vùng tây bắc và cũng để bảo vệ lănh thổ dân tộc Thái đă từ lâu có những liên lạc trung thành với Pháp mà Pháp không thể rời bỏ.

 

Na San là tên một làng Thái ở giữa một thung lũng dài 5 cây số, rộng 2 cây số, chung quanh có núi đồi cao bao bọc, cách Hà nội 190 cây số theo đường thẳng, khoảng 40 phút đi bằng máy bay. Dân cư thưa thớt, toàn người Thái sống về nghề ruộng rẫy. Giữa ḷng chảo Na San có một phi đạo dài một cây số dùng cho máy bay hai động cơ Dakota lên xuống được. Na San nằm trên tỉnh lộ số 41 nối liền Lai Châu, Điện Biên qua Sơn La, Mộc Châu xuống Thanh Hóa hoặc sang Hoà B́nh, v́ vậy vị trí Na San quan trọng trong việc tiếp tế bằng đường bộ cho khu vực Thái và trấn giữ vùng Thượng Lào.

 

Đầu tháng 11-1952, một cầu không vận ngày đêm hoạt động, chuyên chở các đồ tiếp tế đạn dược, lương thực, xe ủi đất, hàng ngàn tấn giây kẽm gai và lừa ngựa[8] từ Hà nội lên Na San. Hai đại đội công binh và hàng ngàn phu phen phục dịch gấp rút xây đắp các đường hầm giao thông và trú ẩn, xây cất 30 điểm tựa chung quanh ḷng chảo, trên những ngọn đồi núi, để bảo vệ phi trường Na San. Đại tá Gilles chỉ huy 8 tiểu đoàn và 4 giàn trọng pháo 105, có nhiệm vụ bảo vệ Na San.

 

Ngày 29-11-52, tiền quân Việt minh tiến gần đến Na San để thử sức những tiền đồn Pháp ngoài ṿng đai. Không quân Pháp ném bom vào các điểm nghi ngờ có Việt minh trú ẩn. Salan lo ngại, gửi thêm hai tiểu đoàn dù và 2 giàn trọng pháo 105 ly lên tăng cường, ra lệnh cho Gilles cố thủ không để mất điểm tựa nào, cũng như không được để Việt minh tiến gần đến phi đạo dưới tầm trọng pháo.

 

Đêm 31-11 rạng ngày 1-12-52, Việt minh ồ ạt tấn công vào các điểm tựa phía đông bắc, đợt nọ liên tiếp đợt kia xung phong chiếm được điểm tựa số 24 do trung úy Pipart phụ trách với một đại đội lính phụ lực Thái và lính Ma-rốc. Tới gần sáng nhờ trọng pháo và không quân yểm trợ, Gilles phản công với những đơn vị dự trữ, Việt minh rút lui, Gilles lấy lại được đồn.

 

Đêm hôm sau, 11 tiểu đoàn Việt minh ồ ạt tấn công vào hai đồn chính bảo vệ Na San. Từ 9 giờ đêm đến 7 giờ sáng, nhờ thời tiết tốt nên máy bay Pháp thả hoả châu chiếu sáng khắp trận địa, liên tiếp ném bom và bắn liên thanh xuống vị trí Việt minh, đồng thời các giàn trọng pháo nhả đạn chung quanh đồn. Trong đồn th́ lính cố sức cầm cự, Việt minh thiệt hại nhiều mà không chiếm được đồn, đến sáng rút lui bỏ lại nhiều khí giới và 500 xác chết chung quanh các hàng rào dây thép gai.

 

Những ngày sau,Việt minh biết là vấp phải sức kháng cự mạnh mẽ, nếu tiếp tục tấn công th́ thất lợi, nên rút lui khỏi Na San không trở lại nữa.

 

Salan ăn mừng thắng trận, vui mừng với số quân ít ỏi (12 tiểuđoàn) mà đương đầu được với 3 sư đoàn địch và c̣n làm cho địch bị thiệt hại nặng nề.

 

Na San giữ vững đến tháng 8 năm 1953 th́ tướng Navarre ra lệnh triệt thoái rút về Điện Biên Phủ. Navarre cho rằng với sự pḥng thủ Điện Biên mạnh mẽ và hùng hậu, nếu Việt minh đụng vào th́ sẽ bị thảm bại chua cay hơn nhiều.

 

Trong khi Salan tăng cường pḥng thủ Na San đề pḥng Việt minh kéo quân tới tấn công địa điểm đó, th́ đêm hôm17-11-05 Mộc Châu bị thất thủ.

 

Mộc Châu là một thị trấn ở cách Na San 80 cây số về phía Nam, nằm trên đường hàng tỉnh số 41 từ Hoà B́nh lên Sơn La, Lai Châu, trấn giữ con đường qua Xiêng Khoang vào xứ Lào. Mộc Châu có một tiểu đoàn Ma-rốc với số quân phụ lực người Thái. Đêm 17 rạng ngày 18-11, đồn Mộc Châu bị tràn ngập sau nhiều đợt tấn công của Việt minh, quân Pháp bỏ đồn rút qua rừng về phía Sầm Nứa.

 

Ngày 30-11-52, đồn Điện Biên Phủ bị thất thủ. Điện Biên Phủ là một thị trấn thuộc Quân thổ 4, gần biên giới Lào, cách Lai Châu 90 cây số đường thẳng về phía tây nam và cách Sơn La cũng vào khoảng ấy về phía tây, cách Hànội khoảng 300 cây số. Điện Biên Phủ nằm giữa một thung lũng dài 15 cây số, rộng 6 cây số, có một phi đạo máy bay Dakota có thể lên xuống được. Điện Biên Phủ có chừng 300 lính Thái đặt dưới quyền một viên Tri châu người Mường, Đèo văn Ban, và một tiểu đoàn lính Sê-nê-ga-le dưới quyền thiếu tá Durand. Tiểu đoàn sênê-ga-le này vừa bị thiệt hại lớn trong một cuộc chạm súng với Việt minh gần Lai châu.

 

Ngày 25-11-52, tiểu đoàn Lào do thiếu tá Sicard chỉ huy được gửi đến tăng cường. Ngày 29-11, Việt minh tấn công. Tiểu đoàn Lào và lính Thái bỏ chạy về phía Mường Khoa (Lào), Điện biên Phủ bị Việt minh chiếm trọn.

 

Đứng trước hai thất bại, Mộc Châu và Điện Biên Phủ, bộ Chỉ huy Pháp lo ngại Việt minh tấn công vào xứ Lào. Một mặt mở những cuộc hành quân phát xuất từ Na San để đánh phá Việt minh trong việc tiếp tế của họ và tập kích  hậu quân của Việt minh, một mặt tăng cường Sầm Nứa là một thị trấn Lào gần Mộc châu và Điện Biên Phủ nhất.

 

Mặt khác, v́ nhu cầu nhân sự, bộ Chỉ huy Pháp giao thêm nhiều trách nhiệm cho Quân lực Quốc gia  trong vùng đồng bằng. Pháp mở các cuộc hành quân vào căn cứ Việt minh trong vùng Quy Nhơn để bớt áp lực cho Pleiku và tổ chức đoàn Biệt kích Mèo để phá rối Việt minh trong vùng Thượng Lào.

 

Quân lực Quốc gia Việt Nam đầu năm 1953 lên tới 7 sư đoàn, khoảng 150.000 người cộng với 50.000 người phụ lực. Tại vùng đồng bằng, toàn tỉnh Hưng Yên đặt dưới trách nhiệm của Quân lực Quốc gia, từ lâu đă tỏ ra khả năng chiến đấu xứng đáng với trách nhiệm giao phó. Tại các vùng Bùi Chu - Phát Diệm,Việt minh đă bị thất bại nhiều trong những cuộc tấn công.Với sự tín nhiệm đó và trước nhu cầu cần phải tăng viện mặt Lào đang bị đe doạ, Salan rút quân Pháp ở đồng bằng Bắc Việt và Nam Việt chuyển sang Lào, nên đầu năm 1953, Uỷ ban Tối cao Quân sự Pháp nhóm họp dưới sự chủ toạ của Quốc trưởng Bảo Đại và Tổng trưởng Letourneau, đồng thanh giao trách nhiệm cho bộ Chỉ huy Quân lực Quốc gia trong việc b́nh định các tỉnh đă thâu hồi được trong miền đồng bằng. Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Quốc gia được mời tham dự trực tiếp trong các Kế hoạch hành quân cho cácchương tŕnh quân sự liên can đến Việt Nam.

 

Tại miền Trung, những cuộc chuyển quân của Việt minh trong vùng Quy Nhơn và áp lực của 8 tiểu đoàn Việt minh xuất phát từ Liên khu 5 vào An Khê, Pleiku, Kontum, làm bộ Chỉ huy Pháp phải lo ngại và t́m cách chống trả.  Hai tiểu đoàn dù gửi đến tiếp viện được tướng Delange cho đóng ở An Khê. Biệt kích dù GCMA[9] và 2.000 thuỷ quân lục chiến từ mẫu hạm Arromanches đổ bộ vào Quy Nhơn ngày 29-1-53, chiếm Quy Nhơn  rời từ đó xuất phát những cuộc hành quân phối hợp với hai tiểu đoàn dù ở An Khê.

 

Việt minh rút khỏi khu vực. Áp lực vào Pleiku và Kontum giảm xuống.

 

Ngày 6-2-53, quân đổ bộ Pháp rút xuống tàu, mang theo 2.500 dân chúng bỏ vùng Việt minh, tỵ nạn vào miền Nam.

 

 

Miền Thượng Lào - Luang Prabang và Cánh Đồng Chum.

 

Tại miền Thượng Lào, Sầm Nứa là cửa ngơ từ tây bắc Bắc Việt sang. Dân tộc Mèo tại đó chuyên trồng thuốc phiện sinh sống một cách sung túc. Sầm Nứa cũng là tiền đồn của Cánh Đồng Chum và tiền đồn của thủ đô Lào Vạn Tượng (Luang Prabang).

 

Nếu thu phục được dân tộc Mèo để chống Việt minh trong khu vực đó, th́ cũng là một lực lượng đáng kể, có thể gây rất nhiều khó khăn cho Việt minh. Đại tá Trinquier chỉ huy đoàn biệt kích dù hỗn hợp GCMA thuộc cơ quan phản gián SDECE được giao trách nhiệm tổ chức Lực lượng Biệt kích Mèo tại khu vực đó. Cơ quan này liền đề nghị với bộ Chỉ huy Pháp giao thiệp với Tù trưởng Mèo tên là Lư Phụng (Pháp gọi là Toubi) để mua hết số thuốc phiện do dân Mèo sản xuất, chở vào Chợ Lớn bán lấy lời. Tiền lời dùng vào việc tổ chức một toán quân biệt kích Mèo. Trước kia, nhà đoan Đông Dương vẫn mua tất cả sản lượng thuốc phiện của dân Mèo về lọc, nấu thành chất lỏng, rồi đóng hộp bán cho dân nghiền dùng. Bộ Chỉ huy Pháp thấy có lợi v́ không phải bỏ tiền, mà mua chuộc được Tù trưởng và có cả ngàn tay súng phụ lực nên bộ Chỉ huy đồng ư cho Cơ quan GCMA thực hiện chương tŕnh đó. Những chuyến bay Dakota chở hàng tấn thuốc phiện sống, đóng trong những thùng cũ đựng đạn dược, từ Cánh Đồng Chum bay tới Vũng Tàu, chuyển bằng xe hơi lên Sàig̣n giao cho người được Pháp uỷ nhiệm việc tiêu thụ. Sau đó nhờ những món tiền lời, hơn một ngàn quân biệt kích Mèo được tổ chức, dưới quyền chỉ huy của đại úy dù Desfarges và trung úy Brehier có các hạ sĩ quan quốc gia Việt Nam phụ trách việc Truyền tin. Đoàn quân này được huấn luyện và tổ chức thành từng toán 50 người hoặc 100 người, len lỏi trong rừng rậm tây bắc Bắc Việt và Thượng Lào, dùng chiến thuật du kích, gây nhiều khó khăn cho Việt minh[10].

 

Tới ngày 12-4-1953, trước áp lực mạnh của 8 tiểu đoàn Việt minh, quân Pháp triệt thoái khỏi đồn Sầm Nứa rút về Cánh đồng Chum, cách 30 cây số về phía Nam.dài khoảng 100 cây số thuộc về địa phận tỉnh Xiêng Khoang, nằm trên cao độ 1200 mét, khí hậu mát mẻ, cây cỏ tươi tốt, có nhiều cây thông mọc, là xứ sở của những người Mèo chuyên nghề trồng thuốc phiện. Trên cánh đồng có 6 nơi tụ hợp những chum.  Cái chum lớn nhất cao khoang ba thước, đường kính khoảng trên hai thước, đă được đục, khoét, khắc từ nguyên khối đá tảng lớn ước lượng từ 2 tới 3 ngàn năm nay. Không ai biết lợi ích của những cái chum đó, có người nói dùng trong việc thờ phụng thần linh. Các nhà khảo cổ tây phương cũng chưa xác định được lợi ích của những cái chum đó.

 

Tiểu đoàn số 8 Lào trên đường rút lui khỏi Sầm Nứa bị Việt minh đuổi theo truy kích nên bị thiệt hại rất nhiều, phải len lỏi trong rừng, măi đến 8 ngày sau nhờ có một đại đội dù nhảy xuống tiếp cứu, 300 người sống sót mới thoát được về Cánh Đồng Chum. Một số khác được quân biệt kích Mèo giúp đỡ, cuối cùng phân nửa số quân trú pḥng tại Sầm Nứa thoát được, c̣n th́ bị tử trận, hoặc bị bắt, hay đầu hàng.

 

Ít tuần sau, trước sức tiến của hai sư đoàn Việt minh 304 và 325, Pháp rút khỏi Xiêng Khoang, lui về cố thủ ở Cánh đồng Chum và Vạn Tượng.

 

Bộ Chỉ huy Pháp cho rằng xứ Lào đang bị Việt minh đe doạ xâm chiếm, quân VM đang tiến vào xứ Lào, nên ngày 18-4 tướng Salan bay lên Vạn Tượng để tŕnh bầy với Vua Lào t́nh trạng nguy ngập của Luang Prabang, trước sức tiến công của quânViệt Minh. Hơn nữa, những ngựi Mỹ đang du lịch tại Vạn Tượng đă được di tản cấp tốc ngay khỏi thành phố bằng một máy bay nhỏ. Vua Lào nhất định không rời khỏi kinh đô. Tướng Salan khi tới hoàng cung th́ thấy Nhà Vua vẫn b́nh thản, không chút lo ngại, mặc dầu các cận thần có tŕnh bầy với nhà Vua phải cấp tốc di tản hoàng gia ngay khỏi kinh đô, nhất là phải rời bức tượng vàng đặc Prabang, là một quốc bảo. Nhà vua từ chối, nhất định không chịu rời khỏi kinh đô.

 

 Ngày 24-4-51,thành phố Luang Prabang vắng tanh, chợ không họp, các cửa tiệm Tàu đều đóng chặt. Đài phát thanh Bắc Kinh (Trung cộng) loan báo Vạn Tượng sẽ bị chiếm, chậm lắm trong một tuần lễ nữa, ngày 1-5-53.

 

Thực sự th́ quân số Pháp đóng ở Vạn Tượng để bảo vệ kinh đô rất ít ỏi, nếu có thể có thêm quân tiếp viện khoảng 1 ngàn người được đưa tới, th́ chẳng là bao nhiêu so với hai sư đoàn của Việt minh.

 

Người ta kể một giai thoại được truyền tụng ở Lào thời bấy giờ :

 

Thái độ b́nh tĩnh của Nhà Vua và của tất cả mọi người trong hoàng gia, cũng như của đa số người Lào làm nhiều người ngoại quốc bàn tán, nhiều người  khâm phục ḷng can đảm của nhà Vua v́ ai cũng biết rằng Nhà Vua vẫn công khai tỏ thái độ thân Pháp. Nếu Việt minh tấn công Luang Prabang mà bắt được Nhà Vua th́ tính mạng của Nhà Vua coi như không được bảo đảm. Tuy nhiên, lễ Rước tượng Phật Prabang và tượng Rắn thần Nâga bảo vệ Kinh đô cũng được tổ chức trong thành phố với các lời tụng niệm của các nhà sư và dân chúng đông đảo cầu xin phù hộ chống nạn xâm lăng Việt minh.

 

Mọi người đều b́nh tĩnh, tất cả đều tin vào lời tiên đoán của Hoà thượng Phou Sathou, một hoà thượng cao niên, mù mắt, sống trong rừng. Hoà thượng tiên đoán rằng : "Hoà thượng đă "nh́n" thấy bọn Phu keo (Việt minh) kéo quân tới sông Nam Hou, nhưng Hoà thượng không "nh́n" thấy bọn Phu keo (Việt minh) qua sông để tiến về  Luang Prabang".

 

 Cũng như những tin đồn Việt minh kéo từ phía Nam lên Luang Prabang "Hoà thượng không"nh́n" thấy toán quân Việt minh nào từ phía nam tiến lên Luang Prabang cả."

 

Về sau người ta biết tin Việt minh từ phía Nam lên chỉ là tin đồn chứ không có quân Việt minh nào kéo từ phiá nam lên thủ đô Vạn Tượng.

 

Lời tiên đoán của vị Hoà thượng mù đă đúng với sự thật.

 

Rồi một sự việc lạ lùng xảy ra.

 

Ngày 3-5-53, hai sư đoàn Việt minh đang chuyển quân bỗng ngừng lại không tiến nữa về phía Luang Prabang mà chuyển hướng tiến về phía Sầm Nứa, Việt minh rút hết quân khỏi khu vực Thượng Lào, thành ra không có một trận đánh nào xảy ra trên đất Lào. Cánh Đồng Chum và thành phố Vạn Tượng thoát khỏi chiến sự.

 

Về sau, Pháp đưa ra một giải thích : Tù binh Việt minh bị bắt, khai là mưa nguồn lớn quá làm cản trở sự giao thông, không chuyển gạo muối kịp được, quân Việt minh bị gián đoạn tiếp tế nên phải chuyển hướng đi về hướng Sầm Nứa.

 

 

__________________________________________________

 

 

 

CHÚ THÍCH BÀI SỐ 7

 

[1]  Lệnh của tướng Carpentier

 

[2]  Tết Tân măo 1951

 

[3] Những con số thắng lợi hay tổn thất của đôi bên trong các trận chiến nói trong tài liệu ‘45-54 chín năm khói lửa’ này đều căn cứ vào các tài liệu của Pháp.

 

[4] Đại úy Vi văn Toàn là người hồi tháng 11-45 làm thông ngôn cho Salan lúc Salan sang Tàu

 

[5] Chú thích : cố gắng giúp thành lập quân đội quốc gia Việt Nam.

 

[6]  Riêng tại đường số 6,  Pháp phải dùng tới 16 tiểu đoàn để bảo vệ sự lưu thông trên con đường đó.

 

[7] Theo tài liệu của Pháp

 

[8] Lừa ngựa để chuyên chở nước uống và tiếp tế lương thực đạn dược cho các đồn điểm tựa đóng trên núi.

 

[9] GCMA = groupement de commandos mixtes aéroportés

 

[10] Chú thích : Phần lớn toán quân này bị bỏ rơi khi Pháp rút quân khỏi Bắc việt năm 1954.

 

 

 

7-5: Điện Biên Phủ, Trận Đánh Lớn Nhất?

 

 

 

 

Cảnh quân Pháp thả dù xuống ḷng chảo Điện Biên

 

Đầu thập niên 1970 chúng tôi đi t́m hiểu về trận Điện Biên Phủ và đă đọc hai cuốn: L’Agonie de L’Indochine (Đông Dương hấp hối) của Đại Tướng Navarre, Tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương hồi ấy, và cuốn Quân Sử Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa do Bộ Tổng Tham Mưu ấn hành.

 

Đầu thập niên 80, khi ấy chúng tôi c̣n ở Việt Nam, được một người bạn cho mượn cuốn The Great Military Battles, dày khoảng 100 trang gồm có mười bài viết về những trận đánh lớn nhất thế giới, sách do một trường Đại Học Mỹ xuất bản năm 1974, mỗi bài do một giáo sư hay một sử gia viết, Điện Biên Phủ cũng được xếp trong số 10 trận đó và xếp hàng thứ 10, họ xếp theo thứ tự thời gian, trước đó là trận Bá Linh và Stalinggrad. . .

 

Trong phần mở đầu, nhà xuất bản có định nghĩa như thế này: những trận đánh lớn nhất thế giới ở đây không hẳn là lớn về số lượng quân sự, nhân sự mà v́ nó thay đổi một khúc quành lịch sử. Thí dụ trận Stalingrard 1942, là khởi điểm cho sự bại trận của Đức Quốc Xă, trận thủy chiến Midway 1942, Nhật thảm bại thua luôn cuộc chiến Thái B́nh Dương. Trận Điện Biên Phủ 1954 đă kết thúc chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương và lôi kéo một siêu cường (Hoa Kỳ) vào cuộc chiến tranh vô tận (endless war), mặc dù Điện Biên Phủ chỉ là một trận nhỏ về quân sự, tổng số quân đôi bên chỉ được độ 7 sư đoàn, so với Stalingrard tổng số là 130 sư đoàn (phía Nga 100 sư đoàn, Đức 30 sư đoàn) nhưng Điện Biện Phủ cũng được coi như ngang hàng với Stalingrard v́ ư nghĩa lịch sử của nó. Họ giải thích nghe cũng được!

 

Tuy nhiên chúng tôi nhân thấy trận Điện Biên Phủ ngày càng được dư luận thổi phồng quá đáng tại Việt Nam, trên thế giới nhất là tại các nước Tây phương. Về quân sự so với các trận đánh lớn hồi Thế Chiến Thứ Hai nó chỉ là một trận nhỏ: trận chiến bờ sông Oder 1945, quân Đức lập một pḥng tuyến dài với hàng 100 sư đoàn (để bảo vệ Bá Linh) đối đầu với trên 200 sư đoàn của quân Nga, hay trận Tiệp Khắc ngày 9/5/45 100 Sư Đoàn Đức bị trên 200 sư đoàn Nga bao vây tấn công phải đầu hàng, 90 ông tướng bị bắt làm tù binh (tài liệu Liên Xô), hoặc trận tái chiềm Phi Luật Tân khi tướng Mc Arthur trở lại đánh quân Nhật năm1944, phía Mỹ đă xử dụng 18 chiếc hàng không mẫu hạm, đánh nhau có bốn tháng trời mà phía Nhật mất 9000 (chín ngàn) máy bay!..

 

Để viết bài này chúng tôi căn cứ vào các tài liệu trên, một số mới tham khảo tại thư viện, trên Internet và phim Chiến Thắng Điện Biên xem hồi 1955 và sau này xem lại sau 30/4/75, chúng tôi không mô tả chi tiết trận đánh v́ các báo Hải ngoại đă nói kỹ rồi và chú trọng về ư nghĩa của nó nhiều hơn, tuy nhiên cũng sơ lược lực lượng hai bên:

 

-Phía quân Pháp gồm 13 tiểu đoàn nhảy dù, tổng số khoảng một sư đoàn, kể cả thành phần không tác chiến tổng cộng 15,000 người (có tài liệu 13,000). Về pháo binh Pháp có chừng vài chục khẩu đại bác và mấy chục súng cối. Xe tăng th́ có 10 chiếc do máy bay thả dù từng bộ phận xuống rồi ráp lại (thật là lẩm cẩm) máy bay chiến đấu có chừng năm chục chiếc.

 

- Phía Việt Minh gồm năm sư đoàn chính qui vũ trang đầy đủ quân số trên dưới 60 ngàn người chưa kể du kích địa phương quân, ngoài ra lực lượng dân công vào khoảng100 ngàn người, có tài liệu nói 200 ngàn. Pháo Binh của họ rất hùng hậu gấp 5 lần Pháp, trong số này có 24 khẩu đại bác 105 ly của Mỹ viện trợ cho Tưởng Giới Thạch trước nay lọt vào tay Trung Cộng và bây giờ vào tay Việt Minh. Bao giờ cũng thế, quân đội của Cộng Sản luôn luôn lấy pháo binh làm hỏa lực chính, hồi Thế chiến Thứ Hai nhờ pháo binh hùng hậu mà quân Nga đă thắng được Đức Quốc Xă, đối với họ, không quân chỉ là phụ lực, tại trận ṿng cung Cuốc Cơ, 3000 (ba ngàn) khẩu đại bác của Nga đă đổ lên pḥng tuyến quân Đức những trận pháo long trời lở đất, đánh bại chiến dịch Citadel của địch, những người Đức c̣n sống sót sau trận pháo khủng khiếp này kể lại: chúng tôi tưởng như trái đất bị nổ tung!! Việt Minh không có máy bay nhưng pḥng không rất mạnh, trong phim Chiến Thắng Điện Biên ta thấy rơ hệ thống pḥng không của họ rất qui mô, họ được Trung Cộng cấp cho 36 khẩu cao xạ. Sau 1949, 50 khi Mao đă chôn vùi triều đ́nh họ Tưởng, Trung Cộng viện trợ ồ ạt vũ khí cho Việt Minh, họ tổ chức được nhiều sư đoàn chính qui, đă đánh thắng Pháp trận lớn như Cao Bắc Lạng 1950.

 

Kể từ 13/3/1954 trận đánh Điện Biên Phủ bắt đầu ác liệt, pháo binh của Việt Minh bắn như mưa bấc thật khủng khiếp, pháo binh Pháp bị câm họng ngay, đại tá pháo binh Piotrr tức quá phải tự tử bằng lựu đạn, hỏa lực của Việt Minh rất mạnh, dồi dào hơn quân Pháp rất nhiều. Trận đánh kết thúc ngày 7/5/54, phía quân Pháp có 2,200 người chết, 11, 000 người bị bắt làm tù binh, Việt Minh có 26,000 chết, tài liệu chúng tôi xem trước đây nói Pháp tử thương 4,000, bị bắt làm tù binh 8,000 người, các tài liệu có khi không giống nhau.

 

Chúng ta thử phân tích những lư do khiến Việt Minh chiến thắng trận Điện Biên Phủ.

 

1-Trước hết họ lợi dụng được ḷng yêu nước vô bờ bến của nhân dân nhất là các thanh niên hồi ấy, chế độ thực dân tàn ác cai trị nước ta gần một thế kỷ đă khiến cho mọi tầng lớp nhân dân vô cùng căm phẫn. Ḷng yêu nước là yếu tố then chốt trong trận chiến đấu một mất một c̣n này, chúng tôi nhớ hồi c̣n nhỏ lên đê làng tôi đi đón các anh bộ đội trở về sau chiến thắng Điện Biên, được nghe các anh ấy kể những đợt xung phong dũng cảm của bộ đội bịt kín cả lỗ châu mai lô cốt địch.

 

2- Họ chủ trương lấy thịt đè người đúng theo lư thuyết quân sự Lê-ni-nít: Trong cuốn Nguyên Lư Căn Bản Của Chủ Nghĩa Lê nin do Staline viết (một bài giảng tại viện đại học Véc Lốp), về quân sự Lenine đưa ra 4 nguyên tắc chính:

 

a- Con đường đă vạch ra là phải đi đến cùng.

 

b- Chủ động tấn công tiêu diệt địch.

 

c- Pḥng ngự là con đường chết của vũ trang khởi nghĩa.

 

d- Đă đánh là phải thắng bằng được, địch một th́ ta năm, địch hai th́ ta mười.

 

Sự thực chẳng đợi đến Lenine nghĩ ra cái nguyên tắc nguyên lư này, chúng ta đă có nó từ xa xưa đó là: “mười thằng đánh một chẳng chột cũng què”, nhưng chỉ có người Cộng Sản là thực hiện được v́ họ coi mạng người rẻ như bèo, chết bao nhiêu không cần biết nhưng cứ chiến thắng là được rồi.Trong cuộc chiến tranh chống Đức Quốc Xă hồi Đệ Nhị Thế Chiến của Nga, họ gọi là cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc Vĩ Đại (The Great Patriotic War), tổn thất nhân mạng của Nga cao nhất thế giới: 20 triệu người, trong đó lính chết một nửa tức 10 triệu người ( tài liệu Liên Xô), phía Đức có gần 5 triệu lính tử trận trên khắp các mặt trận Đông, Tây, Bắc Phi, riêng miền Đông chỉ vào khoảng 3 triệu, như vậy số lính tử trận của Nga ít nhất cũng gấp 3 lần Đức để đổi lấy chiến thắng. Tất cả các chiến thắng của Cộng Sản trên thế giới từ trước đến nay đều phải trả cái giá rất cao về nhân mạng, thường thường là gấp ba hay gấp bốn lần đối phương.

 

Theo thống kê cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1972 sau khi kư hiệp định Paris, cho thấy phía Việt Cộng có tới một triệu người bộ đội vong mạng, Mỹ 58 ngàn người, quân đội Năm 1941 khi chiến xa Đức Quốc Xă đă tiến sát gần thủ đô Mạc Tư Khoa, thắng bại chưa ngả ngũ, người Nga kéo được 50 sư đoàn ở biên giới miền đông về đẩy lui được cuộc tiến công của địch (họ để 50 sư đoàn ở biên giới Măn Châu pḥng ngừa quân Nhật). Nhưng khi chiến xa Nga tiến đến ngưỡng cửa của Bá Linh 1945, th́ số phận của Bá Linh coi như đă được quyết định rồi v́ lực lượng phía Nga có tới trên một triệu quân vơ trang hùng hậu và đông gấp 4 lần lực lượng Đức.

 

Trên thực tế chỉ có một số rất ít trường hợp đặc biệt một đạo quân nhỏ mà đánh thắng được đạo quân lớn hơn phần nhiều do bất ngờ hoặc may mắn như năm 1941 tại Mă Lai, một trăm ngàn quân Anh (khoảng 10 sư đoàn) phải đầu hàng quân hai mươi ngàn quân Nhật (2 sư đoàn), một sự đầu hàng nhục nhă nhất trong lịch sử Anh quốc. Nguyên do, quân Anh chỉ lo pḥng thủ mặt biển, phía sau chỉ là đầm lầy tin chắc địch không vượt qua được bằng xe vận tải, nhưng bất ngờ quân Nhật dùng toàn xe đạp để thồ vũ khí đạn dược vượt qua băi lầy, v́ không pḥng thủ mặt sau nên quân Anh phải chịu thua.

 

Năm 1942 tại trận Midway, lực lượng hải quân Nhật rất hùng hậu, gấp 3 lần Mỹ nhưng lại bị thảm bại: mất 4 hàng không mẫu hạm, trên 300 máy bay, trên 3000 phi công thủy thủ.. do xui xẻo. Người mỹ cho là họ may mắn, nhưng cũng một phần do họ giải được mật mă của Nhật và đă biết trước cuộc tấn công.

 

Như thế ta có thể kết luận chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh là tất yếu, họ lợi dụng được ḷng yêu nước của thanh niên, nhờ sự hy sinh vô bờ bến của lớp người này cộng với vũ khí, hỏa lực hùng hậu do Bắc Kinh yểm trợ và một khối nhân lực thật đông đảo.

 

Chúng ta thử đặt vấn đề: Chiến thắng Điện Biên có đóng góp ǵ cho đất nước, cho dân tộc ta hay không? Có phải nó đă đánh đuổi được thực dân Pháp như Việt Cộng thường rêu rao hay không?

 

Năm 1946 trong khi quân Pháp theo chân quân Anh vào Sài G̣n rồi đ̣i đổ bộ ra Hải Pḥng, Hồ chí Minh hồi đó thân Mỹ đă nhờ Mỹ cứu nguy, người Mỹ cho biết họ sẵn sàng can thiệp nhưng yêu cầu họ Hồ đừng theo Cộng sản, phải bỏ lá cờ đỏ ḷm ḷm như mầu máu đi th́ mới giú, nhưng Hồ không chịu điều kiện ấy nên Mỹ đă mặc thây cho Pháp uy hiếp Hồ.

 

Năm 1944 Mỹ đă yêu cầu Anh, Pháp phải trả độc lập cho các thuộc địa khi chiến tranh chấm dứt, họ rất ghét chế độ thực dân v́ chính họ cũng đă từng bị Anh cai trị trước kia. Sau thế chiến Thứ Hai chỉ riêng có Mỹ là làm giầu nhờ chiến tranh, các nước tham chiến khác như Đức, Anh, Pháp, Nga, Nhật.. đều kiệt quệ, các nước có thuộc địa Pháp, Bỉ, Hoà Lan… bị Đức Quốc Xă chiếm đóng nó vét sạch nên rất cần viện trợ tái thiết của Mỹ qua kế hoạch Marshall và họ rất sợ Mỹ. Thí dụ Hồ Chí Minh không theo Cộng Sản th́ chắc chắn Mỹ sẽ không cho Pháp vào Hải Pḥng và phải cuốn gói về nước.

 

Thực tế đă chứng tỏ cho thấy chế độ thực dân sau Thế Chiến Thứ Hai đă đến lúc cáo chung, các nước Ấn Độ, Nam Dương, Mă Lai, Miến Điện, Tích Lan… đều đă lần lượt được trả độc lập, họ không phải đổ máu và vẫn được độc lập, tự do và như vậy trận Điện Biên Phủ không cần thiết để giành độc lập, cuộc kháng chiến chống Pháp 8 năm khói lửa cũng không cần thiết.

 

Cuộc chiến tranh Việt Pháp đă làm đổ quá nhiều xương máu của nhân dân ta một cách vô ích, nó không đóng góp ǵ cho việc giành độc lập v́ như chúng ta đă thấy các nước Đông Nam Á đă không phải đổ một giọt máu mà vẫn độc lập tự do và có nền kinh tế phồn thịnh như ta thấy ngày na. Chỉ v́ Hồ chí Minh làm tay sai cho Cộng Sản Quốc Tế, ông ta không phải là người yêu nước nên mới sảy ra cuộc chiến đẫm máu như vậy.

 

Có thể nói Điện Biên Phủ chẳng đóng góp ǵ cho công cuộc giành độc lập của dân tộc ta, có chăng là đóng góp cho Đệ Tam Quốc Tế, nay Việt Nam vẫn là một trong số mười nước nghèo nhất thế giới, lợi tức theo đầu người chỉ được 500 đô la một năm, thua cả Trung Cộng, Mên, Lào, hiện là nước nghèo nhất Châu Á. Cuộc kháng chiến chống ngọai xâm của Việt Cộng đă đem lại cho nhân dân ta cái nghèo đói vào bậc nhất trên thế giới. Samuelson, kinh tế gia nổi tiếng của Mỹ (đoạt giải thưởng Nobel) đă nói: “Thời đại bây giờ là thời của các kinh tế gia chứ không c̣n là thời của các ông đại tướng”.

 

Ấy thế mà hàng năm cứ vào ngày mồng 7 tháng 5 là các chú Vẹm lại hí ha hí hửng tổ chức long trọng khoe khoang thành tích chống Pháp qua chiến thắng Điện Biên, năm nào cũng lại đưa cái mặt mốc của Vơ Nguyên Giáp ra làm tṛ cười cho các nước châu Á và các nước trên thế giới.

 

Chúng ta có thể kết luận trận Điện Biên Phủ không phải là một thành tích công trạng cho đất nước ta như Việt Cộng thường ca ngợi, nó chỉ là một phần của cuộc chiến đầy âm mưu, đă làm đổ quá nhiều xương máu của nhân dân ta để đưa đất nước vào ṿng nô lệ cho bè lũ Đệ Tam Quốc Tế.

 

Việt Cộng vẫn thường gân cổ gáy măi rằng chúng đă giương cao ngọn cờ giành độc lập cho các nước bị thực dân đô hộ, nhưng đó chỉ là cái ảo tưởng vĩ đại như con gà trống tưởng rằng tiếng gáy của nó đă khiến cho mặt trời mọc, thực ra dù con gà có gáy hay không th́

 

Mặt Trời Vẫn Mọc

 

The Sun Also Rises

 

TRỌNG ĐẠT

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

Your name:


Your email:


Your comments: