* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV
PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT NBCSPORT ESPNSPORT - EPOCH
Học để có nghề nghiệp, học để bồi đắp lương
tâm
DƯƠNG QUỐC VIỆT
Thứ ba, 04 Tháng 12
2018
Học để có nghề
nghiệp, học để bồi đắp lương tâm
Câu chuyện dạy và
học, là câu chuyện của bao đời. Thế nhưng học cái gì, học thế nào,
cũng như dạy cái gì, dạy thế nào, lại luôn là những vấn đề thời sự.
Bởi chính quy trình dạy và học của ngày hôm nay, sẽ tạo nên gương
mặt của xã hội trong tương lai. Rồi tùy thời, tùy hoàn cảnh cụ thể
của mỗi quốc gia, mà trong mỗi giai đoạn, người ta thường định hướng
giáo dục, theo một triết lý riêng. Trong bài viết này, chúng tôi
muốn bàn đến những tiêu chí căn cốt trong giáo dục hiện nay, để được
cùng trao đổi với các bạn đọc-những người quan tâm đến giáo dục nước
nhà.
Nghề nghiệp và lương
tâm-những giá trị cốt lõi
Tạo hóa sinh ra loài
người, đã mang sẵn trong mình những ham muốn: sức khỏe và sinh mạng;
ăn; ngủ; tiền của; để tiếng lại đời sau; thỏa nhục dục; con cái được
mọi sự đầy đủ; được người khác cho là quan trọng. Và theo Sigmund
Schlomo Freud (1856-1939)-nhà tâm lý học vĩ đại người Đức, thì “tình
dục” và “thị dục huyễn ngã”(lòng mong muốn được người khác cho mình
là vẻ vang, quan trọng) là hai thị dục căn bản nhất. Còn John Dewey
(1859 -1952)- nhà triết học, tâm lý học, và cũng là một nhà cải cách
giáo dục người Mỹ cho rằng:
“Thị hiếu mạnh nhất của con người là thị dục huyễn ngã”.
Những thị dục này, một mặt thúc đẩy nhân loại ngày càng văn
minh tiến bộ, nhưng mặt trái của nó, cũng để lại những thảm họa cho
chính con người.
Vì khát khao thỏa
mãn những dục vọng, mà cuộc đời con người luôn bị xô đẩy vào những
cuộc chiến với thiên nhiên, với hoàn cảnh, với đồng loại… Và rõ ràng
nếu chỉ với những dục vọng bản năng, thì chắc chắn xã hội loài người
còn tàn khốc hơn cả xã hội của bầy thú hoang, bởi con người còn có
thêm trí khôn. Vậy điều gì đã cứu cánh con người, làm cho xã hội
loài người ngày càng văn minh? Câu trả lời: đó chính là lương tâm!
Như vậy, để làm nên một xã hội văn minh, con người không chỉ có trí
tuệ cùng với những dục vọng bản năng sẵn có, mà cần có phần lương
tâm, như Jean Jacques Rousseau (1712-1778) đã nhắc đến: “Lương tâm
là tiếng nói của linh hồn, dục vọng là tiếng nói của cơ thể“.
Và thay vì trả lời
cho câu hỏi: lương tâm là gì, xin dẫn ra cắt nghĩa dưới đây từ
Wikipedia-mà nhiều người đã đồng thuận. Rằng:
“Lương
tâm là năng lực mang tính tự giác của con người tự giám sát bản
thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh
giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của
cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi
như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân. Lương tâm là kết
quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi
với con người trong suốt quá trình hành động”.
Trong xã hội, nhất
là xã hội đương đại, để đảm bảo sự sinh tồn, không có gì hơn, mỗi cá
nhân đều cần có nghề nghiệp. Bởi nghề nghiệp hữu dụng, chính là thứ
vũ khí quan trọng nhất, giúp con người mưu sinh và đáp ứng những thị
dục bản năng của mình. Vì thế mà người ta phải lao vào học, tìm
thầy, tìm trường để học, học như một thôi thúc của dục vọng. Và rõ
ràng chính các nhà trường sinh ra để đáp ứng nguyện vọng này.
Nhưng nếu chỉ nặng
về trang bị nghề nghiệp, mà phần lương tâm bị xem nhẹ, sẽ tạo ra
những con người trần trụi: những dục vọng bản năng, những kỹ năng
nghề nghiệp cùng trí khôn. Như thế sẽ rất nguy hiểm cho xã hội.Nhất
là trong xã hội đương đại, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học-công nghệ, cùng với con người ngày càng được giải phóng. Một cá
nhân thiếu lương tâm, có thể sẽ gây tác hại cho xã hội rất lớn. Vì
thế, vấn đề giáo dưỡng lương tâm, trở nên như một vấn đề sống còn.
Bởi khát khao học
lấy nghề một cách hiệu quả, nên trong thực tế, khuynh hướng học lệch
rất dễ xảy ra. Thói thực dụng ấy, không chỉ có ở người học, mà thậm
chí còn ở cả những cơ sở đào tạo. Điều này thật nguy hại, như nhà
bác học vĩ đại Albert Einstein (1879-1955) đã từng cảnh báo:
“Dạy cho con người một chuyên ngành thì
chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta tuy có thể trở thành một cái máy
khả dụng nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm
giá. Điều quan trọng là anh ta phải được dạy để có được một cảm thức
sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta phải
được dạy để có được một ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì
là thiện. Nếu không, với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, anh
ta chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt hơn là một con
người được phát triển hài hòa. Anh ta cần phải học để hiểu những
động cơ của con người, hiểu những ảo tưởng và những nỗi thống khổ
của họ để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người
đồng loại của mình cũng như với cộng đồng” (A. Einstein, Thế giới
như tôi thấy, NXB Tri thức 2007, trang 48).
Rồi bởi “Thị hiếu
mạnh nhất của con người là thị dục huyễn ngã”, nên thịdục huyễn ngã
đã thôi thúc con người mau đến với công danh, mà mặt trái của
nó-phát thành bệnh hiếu danh, khát khao khen thưởng bằng mọi giá...
Vì thế nếu một nền giáo dục mang nặng bệnh thành tích, coi trọng
bằng cấp, giải thưởng, thì sẽ như nuôi dưỡng mặt trái của thị dục
này. Và thật nguy hại, khi đó người ta có thể chỉ chạy theo đối phó
với thi cử, sát hạch, mà xa rời thực chất, thực học, cũng như bồi
đắp lương tâm.
Không chỉ có vậy,
giáo dưỡng lương tâm, còn có thể gặp phải nhiều cản trở khác, thuộc
về môi trường gia đình và xã hội. Chẳng hạn như ở một xã hội, mà
tiền và quyền lực chi phối tất cả, thực thi pháp luật bị buông lỏng,
công chúng bị đầu độc bởi những tư tưởng cực đoan-sai lệch. Hay một
xã hội vô cảm, mỗi cá nhân chỉ biết lo cho bản thân và gia đình...,
cũng đều ảnh hưởng không tốt đến giáo dưỡng lương tâm.
***
Ngày nay, khi mà
ngay cả việc đưa ra triết lý, cũng như những mục tiêu phù hợp cho
giáo dục, vẫn còn là mối bận tâm của toàn xã hội, thì tự nó đã là
một minh chứng cho sự bất cập của giáo dục nước nhà. Nhưng phải
chăng: học để có nghề nghiệp hữu dụng, học để bồi đắp lương tâm, là
những điều căn cốt nhất?
Tất nhiên, để đáp ứng hiệu quả cho cái sự học này, đòi hỏi rất cao ở
nhà trường, gia đình và xã hội. Rõ ràng,chỉ những người thầy có tâm,
trong một nền giáo dục có lương tâm, mới có thể tạo ra những lớp
người giàu lương tâm. Và những người theo nghiệp dạy người không thể
không biết đến lời nhắn nhủ sâu xa của người anh hùng dân tộc Ấn
Độ-Mahatma Gandhi(1869-1948): “Giọng con người không bao giờ đi
được xa như giọng nói nhỏ bé của lương tri”, và dẫu không dễ,
nhưng hãy gắng hành xử
theo hiệu triệu của Einstein: “Đừng
làm gì trái với lương tâm, ngay cả khi chính quyền yêu cầu bạn”.
Nguồn: Văn Hóa Nghệ An
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *