MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐĂ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA M̀NH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA M̀NH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎֎
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008
֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009
֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009
֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009
֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010
֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010
֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010
֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011
֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011
֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011
֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012
֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 09-2013 ֎12-2013
֎ 03-2014 ֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014
֎ 03-2015 ֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015
֎ 01-2016 ֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016
֎ 08-2016 ֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016
֎ 12-2016 ֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017
֎ 04-2017 ֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017
֎ 08-2017 ֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Giáo Hội La Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
v WhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
v Federal Register vCongr Record v CBO
v US Government vCongressional Record
v C-SPAN v VideosLibrary vNational Pri Project
v JudicialWatch vAssociatedPress vReuter News
v RealClearPolitics vMediaMattersvLawNews
v NationalReviewv Hill v Dailly vStateNation
v Infowar vTownHall vCommieblaster v Examiner
v MediaBiasFactCheck vFactReport vPolitiFact
v MediaFactCheck v FactCheck v Snopes
v OpenSecret v SunlightFoundation v Veteran
v New World Order vIlluminatti News vGlobalElite
v New Max v CNSv Daily Storm v ForeignPolicy
v Observe v American Progress vFair vCity
v Guardian v Political Insider v Law v Media
v Ramussen Report v Wikileaks v Federalist
v The Online Books Page v Breibart Interceipt
v AmericanFreePress v PoliticoMag v Atlantic
v National Public Radio v ForeignTrade v Slate
v CNBC vFoxvFoxAtl vOAN vCBS v CNN
v Federation of American Scientist v Millenium
v Propublica vInter Investigate vIntelligent Media
v Russia Newsv Tass Defense vRussia Militaty
v Science&Technology vACLU Ten v Gateway
v Open Culture v Syndicate v Capital Research
v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông
v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia
v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển BKVN
v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân
v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử
v Dấu Hiệu Thời Đại v Văn Hiến
v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v Hợp Lưu
v Thư Viện Hoa Sen v Vatican? v Roman Catholic
v Khoa HọcTV v Sai Gon Echo v Viễn Đông
v Người Việt v Việt Báo vQuán Văn
BÊN GỈNG LỊCH SỬ
1940-1965
Linh Mục Cao Văn Luận
1.Lư do nào thúc đẩy tôi viết Hồi Kư?
2.Những cái mốc trong lịch sử
3.Hy vọng và Tỉnh mộng của người Việt Nam ở Pháp
4.Vua Duy Tân và Phong Trào ‘’Cờ Tự Trị’’ tại Pháp
5.Những bí ẩn từ ‘’Lon’’ Chuẩn Úy đến ‘’Lon’’ Đại Tá của ông Vua Cách Mạng
6.Trung thành với mẫu quốc…
7. Cộng sản Pháp và nền độc lập ở Việt Nam
8.Ba lần gặp gỡ Hồ chí Minh
9.Lần gặp gỡ thứ nhất giữa tôi và cụ Hồ
10. Cụ Hồ khuyên tôi: Chú c̣n trẻ, đẹp trai, Không lấy vợ uổng quá
11.Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong ba tháng rưỡi ở Pháp
12.Ngày Cát-To-Duy-Ê 1946: Cụ Hồ thành Quốc Khách của Pháp
13.Lần thứ ba, cụ Hồ nói rơ phải đánh Tây nếu…
14.Hồ Chí Minh yêu cầu tôi viết một lá thơ…
15.Cụ Hồ đến pḥng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp
16.Ngày về âm thầm
17.Ở Pháp nghe tiếng vọng Chiến Tranh từ nước nhà
18.Nh́n cảnh trâu cày mắt rưng lệ
19.Gặp các cộng sự viên đầu tiên của Ngô Đ́nh Diệm
20.Huế điêu tàn và buồn thảm
21.Câu chuyện bên ḷ sưởi năm 1948
22.Bảo Đại: Con người chán chường và thấm mệt
23. Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ
24. Ngô Đ́nh Cẩn, người có trí nhớ phi thường
25. Ông Cẩn nhờ tôi xuất ngoại gặp ông Diệm
26. Gặp lại cụ Diệm ở Ba Lê
27. Ông Diệm tâm sự: Tôi cũng mong về ….
28. Cuộc hội kiến với Nguyễn Đệ
29. Cuộc hội kiến với một lănh tụ cộng sản Nguyễn Khắc Viện
30. Chuyến sang Mỹ đầu tiên
31. Bác Sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với Cụ Diệm
32. Từ Nữu Ước trở lại Ba Lê
33. Ông Diệm trở về nước lập chính phủ: 7.7.1954
34. Công đầu của Tổng Thống Diệm: Định cư 1.000.000 người
35. Ông Diệm đối với B́nh Xuyên và các đảng phái chính trị
36. Thời thịnh đạt nhất của chế độ Diệm
37. Ông Diệm và văn hóa giáo dục
38. Chế độ bắt đầu nứt rạn
39. Chế độ bị dư luận và Chính quyền Mỹ chống đối
40. Lần gặp gỡ cuối cùng với Tổng Thống Diệm
41. Cơn hấp hối của chế độ
42. Cuộc đảo chánh và cái chết của Tổng Thống Diệm
43. Tôi trở lại Huế
44. Những cơn sóng gió mới
45. Vĩnh biệt Huế
1. Lư do nào thúc đẩy tôi viết Hồi Kư?
Sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Điệm bị giết, những biến chuyển chính trị và quân sự dồn dập xảy ra trên đất nước Việt Nam làm cho tôi nghĩ rằng Ông Diệm không phải là một nhân vật không thể thay thế được. Nhưng ít ra Ông cũng là một nhân vật cần thiết cho đất nước Việt Nam trong một giai đoạn nào đó. Nguyên nhân thất bại của Ông Diệm, của những giấc mơ, những cố gắng, những kế hoạch của Ông Diệm có lẽ là ở chỗ Ông, hay ít ra vài người quanh Ông và thân thiết với Ông không chịu hiểu rằng sự cần thiết của Ông Diệm đối với đất nước Việt Nam chỉ là một sự cần thiết trong một giai đoạn đặc biệt nào đó thôi. Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi, th́ sự cần thiết đó cũng không c̣n. Đáng lư Ông Diệm và chế độ phải biết thay đổi nhanh chóng để thích ứng với những đ̣i hỏi của một giai đoạn lịch sử mới, hoặc là phải biết lùi ra khỏi chỗ đứng Ông đă chiếm giữ trong giai đoạn mà sự có mặt của Ông cần thiết cho đất nước.
Với tư cách một người gần gũi, có thể nói là thân thiết với Ông Diệm mà lại không phải lệ thuộc quá nhiều vào quyền hành và sự chỉ huy của Ông tôi đă được nh́n những cố gắng, những thành công, những thất bại và những sai lầm của Ông. Trước những tin tức, những lập luận, những xuyên tạc quanh Ông Diệm và chế độ tôi cảm thấy cần phải viết lại những hiểu biết, những nhận xét, những chứng kiến của tôi về những việc làm cũng như về đời sống, tư cách của Ông để sau này nếu những người nào muốn t́m hiểu sự thật về giai đoạn lịch sử (mà sự có mặt của Ông Diệm là cần thiết và quan trọng) có thêm một soi sáng, một nhận định không có ác ư, không thiên vị.
Những hoàn cảnh đặc biệt, những may mắn lạ lùng đă cho phép tôi gặp gỡ và nhiều lúc tham dự, hợp tác với những nhân vật đă làm nên lịch sử Việt Nam trong 30 năm qua. Luôn luôn tôi đă tham dự vào những biến cố lịch sử này với tư cách một nhân chứng hơn là một kẻ trong cuộc, nhưng lại là nhân chứng đứng ở một vị thế nh́n thấy nhiều việc mà nhiều người không thấy được. Người t́m hiểu lịch sử càng có được nhiều nguồn tin, nhiều tài liệu bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Thiên hồi kư của tôi hy vọng là một trong những nguồn tin và tài liệu đó.
Tôi đă nhiều lần có dự định ghi lại những điều ḿnh nh́n thấy, chứng kiến, tham dự trong mấy chục năm qua. Nhưng luôn luôn tôi phải đ́nh hoăn công việc đó, v́ những việc làm cấp bách, những bận rộn trong nhiều nhiệm vụ. Sau khi Ông Ngô Đ́nh Diệm mất, tôi có lần đă nghĩ rằng bây giờ là lúc tôi có thể yên ổn ngồi lại viết thiên hồi kư dự định từ lâu. Nhưng những biến cố dồn dập lại làm cho tôi hồi hộp theo dơi, và một lần nữa hoăn việc ghi chép, với hy vọng rằng những biến cố đó sẽ giúp tôi hiểu thêm vai tṛ và sự cần thiết của Ông Diệm trong giai đoạn 10 năm qua.
Thời gian trôi qua cũng giúp cho tôi, và dân chúng Việt Nam có thể nh́n Ông Diệm với một tầm nh́n khách quan và vô tư hơn. Những kẻ một lần gắt gao chỉ trích bài bác Ông Diệm và những việc làm của Ông, đă có dịp tự đặt câu hỏi: Sự thanh toán Ông Diệm và chế độ Ông Diệm phải chăng là một sai lầm tai hại và nguy hiểm? Những hỗn loạn chính trị, những thất bại quân sự sau ngày 1/11/1963 đă trả lời cho câu hỏi đó. Tôi nhớ Đại Sứ Nolting, Đại Tướng Harkins đă viết ra, hoặc trả lời những cuộc phỏng vấn xác nhận điều đó, những người đă góp tay thanh toán Ông Diệm và chế chế độ Ông Diệm ít có ai lấy làm hănh diện về việc làm của họ.
Cuối năm 1969 những người bạn trẻ đến gặp tôi, bàn bạc với tôi về sự cần thiết và nên ghi chép lại những điều tôi đă thấy trong những năm qua, trong một thiên hồi kư càng vô tư bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Tôi đồng ư, và với sự góp tay của những người bạn trẻ đó, tôi đă thực hiện thiên hồi kư khi đăng báo đă mang một nhan đề có lẽ hơi khoe khoang:‘’Hồi kư lột mặt nạ lịch sử’’.
Tôi không đồng ư về cái tên gọi gán cho thiên hồi lư nhỏ bé và khiêm tốn của tôi. Vậy nên khi sửa chữa lại, bổ khuyết thêm để in thành sách, tôi xin chọn một tên gọi khác ‘’Bên gịng lịch sử 1940-1965’’.
Đó là tất cả những lư do lớn nhỏ đă thúc đẩy tôi thực hiện thiên hồi kư này. Tôi không hy vọng tất cả những mong ước của tôi đặt vào thiên hồi kư có thể thành tựu. Tôi cũng không dám tin rằng thiên hồi lư này soi sáng được những biến cố lịch sử phức tạp trong mấy chục năm qua. Tôi chỉ muốn góp vào những tài liệu lịch sử một vài hiểu biết riêng của tôi, và giúp cho những kẻ muốn t́m hiểu lịch sử một lối nh́n riêng.
L. M. CAO VĂN LUẬN
NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG ĐẠI HỌC HUẾ
GIÁO SƯ ĐẠI HỌC VĂN KHOA SÀI G̉N
2. Những cái mốc trong lịch sử
Về những ngày niên thiếu của tôi, cũng như của những đứa trẻ Việt Nam vào thời buổi đó, tôi chỉ c̣n nhớ được cái không khí thanh b́nh, yên ổn, nhưng là một thứ thanh b́nh và yên ổn đe dọa, đau xót, nhục nhă. Tôi ra đời tại Hà Tĩnh, năm 1908. Đó cũng là năm mà nhiều cuộc nổi loạn phát khởi ở Tỉnh tôi và nhiều nơi khác. Khi tôi bắt đầu có trí khôn th́ thỉnh thoảng tôi nghe được những lời bàn tán, xầm x́, những nét mặt đầy lo sợ quanh tôi, nhưng tôi không thể hiểu được điều ǵ rơ ràng. Những thanh niên, những trai tráng bị bắt đi lính cho Pháp rồi không mấy ai trở về. Sau này tôi được biết họ được gọi đi lính thợ, được gởi sang Pháp dự thế giới chiến tranh thứ nhất. Có lẽ để đập tan tinh thần phản kháng và cách mạng trong Tỉnh Hà Tĩnh, nhà nước Bảo Hộ đă bắt rất nhiều thanh niên trong Tỉnh tôi.
Tôi sinh ra trong một gia đ́nh Công Giáo lâu đời. Cho nên khi những người xung quanh nhận thấy tôi học hành dễ dàng th́ ư nghĩ đầu tiên của họ là gửi tôi vào Chủng Viện. Vào năm lên 13 tuổi, năm 1921, tôi vào học tại Tiểu Chủng Viện Xă Đoài. Thời đó, Xă Đoài chỉ có một vài lớp đầu bậc Trung Học và v́ đó ít lâu sau tôi được gởi vào học tại trường các Thầy Ḍng La San ở Huế là Trường Pellerin. Sau khi thi đậu bằng Thành Chung, tôi lại được gửi ra Hà Nội theo học Đại Chủng Viện Xuân Bích vào năm 1933. Tôi đă đậu hai phần Tú Tài. Sáu năm sau tôi được thụ phong Linh Mục vào năm 1939.
Sau những cuộc nổi dậy khắp nơi của người Việt Nam chính phủ Pháp muốn tỏ ra cởi mở hơn, cho thi hành một chính sách văn hóa tương đối tiến bộ. Ngoài việc mở thêm những trường cho các Tỉnh Huyện, nhà nước Bảo Hộ c̣n cấp nhiều học bổng cho sinh viên ưu tú. Một số các học bổng này được dành cho một ít Tu Sĩ Công Giáo. Tôi may mắn được cấp một học bổng du học tại Đại Học Đường Sorbonne. Vào mùa Thu năm 1939, tôi lên đường sang Ba Lê.
Mặc dầu thế chiến thứ hai đă bùng nổ, nước Pháp bị Đức chiếm đóng, nhưng nhờ là Tu Sĩ, nên tôi không gặp một trở ngại lớn lao nào trong đời sống hay trong công việc học hành. Từ 1939 đến 1942 tôi theo học Triết và Văn Chương, đậu Cử Nhân năm 1942. Sau đó tôi học ở Trường Á Đông Sinh Ngữ và tốt nghiệp ở Trường này năm 1945.
Trong những năm chiến tranh, mặc dầu tôi không có dịp tham dự trực tiếp vào những biến cố lịch sử trọng đại, nhưng tôi cũng có dịp gặp gỡ những người Việt Nam trong giới sinh viên học sinh, giới lính thợ, lính khố đỏ và một số người Việt Nam sang Pháp từ Đệ Nhất Thế Chiến rồi ở lại Pháp luôn và nhập quốc tịch Pháp.
Trước lễ Giáng Sinh năm 1940, tôi đến thăm một Linh Mục Thừa Sai ở Đường Du-Bac, số 128. Vị Linh Mục này đă sống ở Viễn Đông lâu năm, và trong lần đến thăm này, tôi đă được gặp một thiếu phụ Pháp giàu ḷng từ thiện đang tổ chức những cuộc thăm viếng, giúp đỡ những người Việt Nam đi lính trong quân đội Pháp bị quân Đức bắt làm tù binh. Thấy tôi là người Việt Nam, bà De Seize ngỏ ư yêu cầu tôi theo bà đến thăm những người lính Việt Nam bị giam giữ trong các trại tù binh ở Laval. Tôi nhận lời và những ngày nghỉ lễ sau đó, tôi cùng bà De Seize thường đến trại tù binh Laval thăm viếng những người lính Việt Nam. Công việc của tôi chẳng có ǵ quan trọng. Tôi làm cái nhiệm vụ thông ngôn giữa những người Việt Nam và những nhà hảo tâm Pháp, đôi lúc viết giùm và gửi thư về quê hương cho những người không biết đọc biết viết. Tôi cũng đến thăm những tù binh Việt Nam được điều trị tại các bệnh viện khắp Ba Lê.
Lúc bấy giờ một số sinh viên Việt Nam cũng tổ chức những nhóm sinh viên thăm viếng và an ủi những thương bệnh binh Việt Nam tại các bệnh viện. Một lần tôi gặp Trần Hữu Phương trong một bệnh viện. Từ sự quen biết đến chỗ thân thiết thật dễ dàng, nhanh chóng giữa những người Việt Nam xa Tổ Quốc, cùng chung lư tưởng. Cũng từ đó, tôi có ư nghĩ phối hợp các hoạt động của các sinh viên Việt Nam tại Ba Lê, và đem chuyện đó ra bàn với Trần Hữu Phương.
Chúng tôi tập hợp các tổ chức sinh viên Việt Nam tại Pháp và các Việt kiều thành một hội duy nhất, lấy tên là Hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp (Fédération Des Indochinois de France), với vị Chủ Tịch đầu tiên là Trần Hữu Phương, cùng các hội sáng lập như Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông, hai anh em Hoàng Xuân Măn, Hoàng Xuân Nhị (em Hoàng Xuân Hăn).
Số sinh viên tham dự trên 300 người. Những Việt kiều ở Pháp và Ba Lê trên nguyên tắc đều là hội viên, tuy nhiên chỉ có một số ở Ba Lê tham gia những sinh hoạt thường xuyên của hội. Nhân danh Hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp, chúng tôi ra một bản tuyên ngôn đ̣i chính phủ Bảo Hộ Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi quyết định ra tuyên ngôn nói trên, v́ vào đầu năm 1945, sau khi quân Đồng Minh thắng quân Đức, Ba Lê được giải phóng, có hai sinh viên Việt Nam kư tên vào một Bản Tuyên Ngôn cam kết trung thành với mẫu quốc Pháp. Tôi c̣n nhớ tên những người Việt Nam kư vào bản tuyên ngôn nhục nhă này, nhưng thiết tưởng không nên nhắc đến làm ǵ. Tuyên Ngôn đ̣i độc lập của chúng tôi được dịch ra nhiều thứ tiếng và được phổ biến khắp nước Pháp. Một vài báo ở Pháp và Âu Châu có đề cập đến tuyên ngôn của chúng tôi.
Chính phủ Pháp lập tức bắt giam một số lănh tụ sinh viên đồng thời cũng là lănh tụ Hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp như các anh Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Măn, Hoàng Xuân Nhị, Phạm Huy Thông. Nếu không phải là Tu Sĩ, được sự che chở của Ṭa Tổng Giám Mục Ba Lê chắc chắn tôi đă không thoát khỏi tù tội.
Những sinh viên bắt giam tại khám đường La Santé, nơi đă từng giam giữ Nguyễn Ái Quốc (Hồ chí Minh), Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh ngày trước. Với tư cách và bộ áo một Tu Sĩ, tôi có lư do chính đáng để tham viếng những người bị bắt giam. Do đó anh em trong hội cử tôi giữ nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế và giúp đỡ các anh em. Tôi t́m đến bà De Seize nhờ bà tiếp tay, v́ tôi biết lúc này thế lực của bà khá lớn. Trước đây bà từng giúp đỡ những tổ chức kháng chiến chống Đức, dĩ nhiên bây giờ nước Pháp đánh đuổi được quân Đức, những nhân vật kháng chiến đang giữ nhiệm vụ quan trọng trong chính quyền Pháp đương thời. Bà De Seize quen biết với vị Đại Tá Giám Đốc khám đường La Santé, bà đă dẫn tôi đến giới thiệu thẳng với ông này, với những lời lẽ thành thực và nồng nhiệt. Nếu tôi nhớ không lầm th́ h́nh như ông này tên là Paul Arnoux, từng làm chánh sở mật thám tại Đông Dương dưới thời quan Toàn Quyền Decoux. Ông có một trí nhớ phi thường. Những phạm nhân quan trọng một lần qua mắt ông đủ để ông nhớ măi. Sau này để xác nhận Hồ chí Minh và Nguyễn Ái Quốc chỉ là một, chính quyền Pháp đă nhờ đến ông đi nh́n mặt Hồ chí Minh. Cái chi tiết làm cho ông Arnoux cam đoan Nguyễn Ái Quốc Hồ chí Minh, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn sinh Cung, Nguyễn văn Ba, Lăo Woong, bác Trần chỉ là một người, là cái tai của họ Hồ.
Điều làm tôi ngạc nhiên lúc đầu là Đại Tá Arnoux tỏ ra rất cởi mở, niềm nở, ca ngợi những nhà cách mạng Việt Nam, tỏ ra rất kính phục Trần Đức Thảo. Ông cho hành động ái quốc của sinh viên Việt Nam là đúng, và tỏ ư tiếc rằng v́ nhiệm vụ phải giam giữ họ. Bàn về chính trị, ông tỏ ư mong muốn chính phủ Pháp cho thi hành một chính sách thuộc địa tiến bộ và tự do hơn. Ông phê b́nh một điểm về t́nh h́nh chính trị Việt Nam thời bấy giờ, mà cho đến nay, trong t́nh thế này, tôi thấy vẫn c̣n khá đúng. Ông nói rằng Việt Nam có nhiều nhân vật ái quốc lỗi lạc như Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh, Trần Đức Thảo, thật xứng đáng được hưởng một nền độc lập thật sự vững chắc, không chỉ có vài nhân vật lỗi lạc, mà là phải có một lớp trí thức đông đảo và một lớp dân chúng trung b́nh tiến bộ. Ông lo ngại Việt Nam không có lớp người cần thiết đó. Tôi nghĩ một lúc rồi trả lời rằng dưới con mắt của người Pháp th́ nhận xét của ông đúng lắm, nhưng quan niệm của người Việt Nam và Á Đông th́ khác hơn đôi chút. Cái thước đo sự trưởng thành ư thức của người Pháp và người Việt Nam không giống nhau. Dân Việt Nam không phải v́ không biết đọc biết viết và không biết đi bầu mà có thể coi họ như những người dân bán khai mọi rợ. Vả lại cần phải tạo những điều kiện trưởng thành dân trí từ từ. Và không một thế lực nào có thế lấy cái cớ dân Việt Nam chưa hội đủ những tiêu chuẩn trưởng thành dân trí để thay họ cai trị đất nước họ. Nếu như nước Pháp có ḷng khai hóa cho dân Việt Nam, th́ cứ trao trả độc lập, giúp phương tiện và điều kiện cho dân Việt Nam trưởng thành dần dần để giữ vững nền độc lập đó c̣n hơn là cứ giữ tiếp tục chính sách bảo hộ măi.
Sau câu chuyện, Đại Tá Arnoux cho người dẫn tôi xuống pḥng giam Trần Đức Thảo. Quan nhiều hành lang, nhiều lần cửa sắt, tôi được dẫn đến một pḥng đợi. Sau hàng cửa sắt, tôi thấy Trần Đức Thảo đứng nh́n ra nháy mắt ra hiệu cho tôi. Thảo nói với lính gác rằng tôi là Linh Mục Tuyên Úy của các Việt kiều, và nhân danh nhân quyền, đ̣i hỏi được nói chuyện trực tiếp với tôi về chuyện linh hồn. Thảo phản đối việc phải nói chuyện với một Linh Mục Tuyên Úy qua lưới sắt. Lính gác lên pḥng giám đốc xin lệnh rồi trở xuống cho phép tôi và Trần Đức Thảo nói chuyện thẳng với nhau trong pḥng đợi. Tôi trao cho Thảo ít quần áo, đồ ăn và những tin tức thời sự.
Vụ bắt bớ này làm cho Hội Liên Hiệp những người Đông Dương tại Pháp tan ră. V́ thế vào mùa Đông năm 1945, khi nhận được một Bản Tuyên Ngôn của năm Giám Mục Việt Nam đ̣i hỏi nước Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, chúng ta dựng lên một tổ chức mới lấy danh hiệu là Hội những người Công Giáo Việt Nam tại Pháp (Association des catholiques Vietnamiens de France) để có danh nghĩa và lư do phổ biến cái tuyên ngôn hay thông điệp này. Chúng tôi cho dịch và in thông điệp, rồi nhờ những Hội Hướng Đạo Pháp phổ biến đến nhiều thành phố lớn khắp nước Pháp. Một số lănh tụ của Hội lại bị mật vụ Pháp bắt giam, trong đó tôi nhớ rơ nhất là anh Nguyễn Hy Hiền. Nhưng lần này nhờ sự can thiệp của Ṭa Tổng Giám Mục Ba Lê và giới Công Giáo Pháp đang có nhiều ảnh hưởng trong chính quyền thời bấy giờ, các anh em được trả tự do nhanh chóng. Bản Thông Điệp kư tên các Giám Mục Lê Hữu Từ, Nguyễn Bá Ṭng, có những lời lẽ ôn ḥa, nhưng rắn rỏi, có lă làm cho Pháp lo ngại hơn những lời chỉ trích, chửi bới. Mặc dầu gặp khó khăn, chúng ta quyết định triệu tập một đại hội những Việt kiều tại Pháp để phổ biến thông điệp. Ông Trương Công Cừu lúc đó lo phần tổ chức. Tôi th́ đi liên lạc với một số chính khách, nhân sĩ Pháp có khuynh hướng tiến bộ như Dân Biểu Boutoien, bạn thân của Hồ chí Minh, Linh Mục Chaillet, Chủ Nhiệm Tạp Chí Le Témoignage Chretien.
Lúc đến tiếp xúc với Cha Chaillet để mời ông thuyết tŕnh trong Đại Hội, Cha Chaillet đă cho tôi xem một vài tài liệu chứng minh rằng phong trào Việt Minh hiện đang bị chi phối bởi cộng sản và những lănh tụ Việt Minh phần đông là những đảng viên cộng sản cốt cán. Theo tài liệu này, đảng cộng sản quốc tế và Pháp chỉ thị cho các đảng viên tích cực yểm trợ cho phong trào Việt Minh. Cha Chaillet cũng trưng ra những bằng chứng về những lănh tụ Việt Minh như Hồ chí Minh, Phạm văn Đồng, Nguyễn lương Bằng, Trần huy Liệu, Vơ nguyên Giáp là những đảng viên cộng sản lâu năm và đang hành động theo kế hoạch chung của cộng sản quốc tế. Cha Chaillet hỏi tôi khi đă biết việc này tôi c̣n quyết định đ̣i độc lập nữa không.
Tôi không ngần ngại trả lời rằng chúng tôi tuy không biết tường tận, nhưng cũng đoán được phong trào Việt Minh do cộng sản chi phối. Nhưng đa số dân Việt Nam th́ tin tưởng phong trào Việt Minh là một phong trào cách mạng ái quốc và tách riêng việc đ̣i độc lập cho Việt Nam, dù do ai chủ xướng, cũng là một hành động xứng đáng. Người Công Giáo Việt Nam có thể không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại ở cái thế bắt buộc phải ủng hộ việc đ̣i hỏi độc lập cho đất nước ḿnh. Công Giáo Việt Nam đă mang tiếng là rước Pháp vào, là theo Pháp phản quốc, nay cách biện hộ tốt nhất là phải cùng với toàn dân Việt Nam đ̣i hỏi độc lập. Hơn nữa người Công Giáo Việt Nam là những công dân Việt Nam, phải làm những nghĩa vụ công dân cạnh những nghĩa vụ tín đồ Công Giáo.
Cha Chaillet gật gù, đồng ư thuyết tŕnh trong Đại Hội. Tôi không nhớ hết nội dung bài thuyết tŕnh của Cha Chaillet. Nhưng đại cương, Cha nói rằng theo đà tiến bộ và tiến hóa của nhân loại, đến lúc những quốc gia nhược tiểu đảm trách sứ mạng cai trị đất nước họ và những quốc gia văn minh th́ có trách nhiệm phải tạo những điều kiện và phương tiện thuận lợi để những quốc gia nhược tiểu cựu thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập thân hữu trong một cộng đồng thế giới ḥa b́nh. Đại Hội đă nồng nhiệt tán dương bài thuyết tŕnh của Cha Chaillet.
Sau Đại Hội, Tổng Giám Mục Ba Lê cho mời tôi lên. Tôi được gặp Linh Mục Tổng Thư Kư Ṭa Tổng Giám Mục. Vị này cho tôi xem một Tuyên Ngôn kư tên 50 Tu Sĩ Việt Nam cam kết trung thành với nước Pháp, cùng những tài liệu chứng minh phong trào Việt Minh do cộng sản chi phối. Tôi hỏi lại vị Linh Mục này rằng Cha có nghĩ là 50 Linh Mục kư tên vào cái Tuyên Ngôn kỳ cục kia có đủ tư cách đại diện cho hơn triệu giáo dân Việt Nam hay không, nhất là trên phương diện chính trị. Vị Linh Mục làm một cử chỉ có thể coi như lối trả lời không biết. Tôi c̣n nêu nghi vấn là có thể số tên các Tu Sĩ ghi dưới Tuyên Ngôn kia không có sự đồng ư của các Tu Sĩ đó, một số những chữ kư có thể là giả mạo. Hơn nữa hiện nay có trên 1500 Linh Mục Việt Nam, hàng ngũ giáo phẩm Việt Nam chưa hề có một thứ đại hội nào đề cử 50 Linh Mục kia đứng ra lên tiếng thay thế cho họ. Tôi cũng nêu tên những vị Linh Mục nhiều uy tín mà tôi biết, không hề có tên trong Bản Tuyên Ngôn đó. Vị Linh Mục Tổng Thư Kư Ṭa Tổng Giám Mục Ba Lê tỏ ra thông cảm và cho biết rằng ông sẽ không phổ biến rộng Bản Tuyên Ngôn này, và khuyên tôi dù sao cần thận trọng trong các hoạt động liên quan đến chính trị.
Trong những trang vừa qua, tôi phải viết về cái tôi rất nhiều, không phải v́ tôi muốn được chú ư, được ca tụng, quan trọng hóa cá nhân ḿnh. Nhưng chỉ v́ tôi muốn tŕnh bày rằng nhờ những hoàn cảnh và cơ hội đặc biệt, tôi đă có dịp tiếp xúc, kết thân, đôi lúc cộng tác với những nhân vật chính trị sau này sẽ làm thay đổi t́nh thế Việt Nam, đóng góp vào việc làm nên lịch sử Việt Nam.
Ba Lê thời bấy giờ không những chỉ là Thủ Đô nước Pháp mà c̣n là thủ đô đế quốc Pháp, là nơi tập trung và gặp gỡ những nhà cách mạng sau này sẽ làm sụp đổ đế quốc thực dân Pháp. Thời bấy giờ phần lớn những nhân vật đó đang hoạt động trong bóng tối, đang ở giai đoạn qui tụ lực lương, chiêu hiền đăi sĩ và do đó họ sẵn sàng kết thân với mọi người Việt Nam có chút học vấn và tài năng. Gặp gỡ họ, t́m đến với họ và đôi lúc giúp đỡ họ không phải là chuyện khó. Hơn nữa những người Việt Nam ở Ba Lê lúc đó ít nhiều ở trong t́nh trạng khốn quẩn, bị theo dơi, bị bắt bớ và do đó rất dễ có thiện cảm với nhau, rất dễ thương yêu đùm bọc nhau.
Bấy nhiêu hoàn cảnh, điều kiện đặc biệt đó đă giúp tôi chứng kiến hoặc tham dự vào nhiều biến cố trọng đại sau này, chuẩn bị cho tôi bước vào cái chỗ đứng mà tôi phải chiếm giữ sau này bên cạnh những nhân vật lịch sử Việt Nam.
3. Hy vọng và Tỉnh mộng của người Việt Nam ở Pháp
Tôi c̣n nhớ rơ ngày hôm đó, ngày Lễ Thánh Louis 25.8.1944. Hôm trước vài toán quân Đồng Minh đă lẻ tẻ tiến vào Thành Phố Ba Lê và tàn quân Đức đă rút khỏi Ba Lê. Vị Tướng Đức chỉ huy quân khu Ba Lê h́nh như không muốn giao tranh để tránh cho Ba Lê khỏi bị tàn phá. Những toán quân kháng chiến Pháp bắt đầu nổi lên, săn đuổi những đám tàn quân Đức khắp các ngơ đường. Khu tôi ở, Institut Catholique tương đối yên tĩnh. Nhưng tiếng súng nhỏ từ xa vọng lại, các Cha, các Thầy từng toán vài người tụm lại bàn tán, kháo tin. Tất cả đều lạc quan. Từ lúc biết được quân Đồng Minh đă bổ bộ lên Normandie, chúng ta biết chắc sớm muộn quân Đức cũng bại trận.
Điều lo lắng nhất của mọi người là quân Đức pḥng thủ Ba Lê sẽ không chịu rút êm và sẽ chiến đấu liều lĩnh, quân Đồng Minh bắt buộc phải dùng những phương tiện lớn, như họ đă quen dùng ở nhiều nơi. Như vậy thành phố lịch sử này, với bao nhiêu di tích lịch sử vô giá, sẽ thành tro bụi.
Nhưng rồi một chuyện bất ngờ đă xảy ra. Sáng sớm ngày 25.8.1944, đài phát thanh của lực lượng giải phóng do Tướng De Gaulle lănh đạo loan tin đoàn quân thiết giáp Pháp, do Tướng Leclerc cầm đầu, sẽ tiếp thu Ba Lê. Lộ tŕnh đoàn quân giải phóng Pháp không được loan báo v́ lư do an ninh. Nhưng ai cũng đoán được những con đường lớn mà đoàn quân thiết giáp của Tướng Leclerc sẽ đi qua. Chẳng hạn khu Arc de triomphe, Champs Élysée, Nhà Ga chính v.v…
Chẳng hiểu nhờ một nguồn tin đặc biệt nào, các Cha các Thầy ở Institut Catholique biết rằng đoàn thiết giáp của Tướng Leclerc sẽ vào cửa Porte D’Orléans. Tôi là một trong số những người hăng hái đến đứng chờ ở đó. Sự chen lấn làm tôi lùi lại phía sau đám đông. Tôi nhớ rơ, đang t́m chỗ cao để nh́n đoàn thiết giáp cắm đầy những lá cờ Pháp những bó hoa của dân chúng Pháp ném mừng, th́ một người quen hốt hoảng chạy lại lôi tôi lên hàng đầu.
Đám đông dạt ra người nhường lối cho tôi qua, khi người lôi tôi đi hét to: ‘’Tránh đường, tránh đường, Cha đi xức dầu’’. Lúc đó tôi mới hiểu v́ sao tôi được lôi ra hàng đầu. H́nh ảnh mà tôi ghi nhận được khi bước ra khỏi rừng người là đoàn thiết giáp của Tướng Leclerc đă đi chậm lại. Tôi chợt hiểu nguyên nhân khi nh́n vào lề đường và mặt đường.
Một bà phước đă chồm lên hôn một binh sĩ trên thiết giáp lúc chiếc thiết giáp đang di chuyển với tốc độ tuy không nhanh lắm, nhưng cũng khoảng 10 cây số giờ. Bà đă bị kéo ngă, bánh xích sắt của thiết giáp đă nghiến lên bà, tôi mường tượng cảm thấy rằng ánh mắt bà phước c̣n long lanh, nhấp nháy, má bà c̣n ấm khi tôi đặt tay lên đó. Tôi làm phép xức dầu thánh và cầu nguyện ngắn ngủi cho bà.
Tai nạn này làm tôi bùi ngùi. Sao mới vui đó, hớn hở đó, mà nay đă nhắm mắt. Trong khu vực quanh xác bà phước, những tiếng reo ḥ yếu đi đôi chút. Trên mặt đường, vũng máu c̣n đọng lại. Đoàn thiết giáp chuyển bánh về hướng Ga chính, với tốc độ chậm mà đều. Từ năm năm nay, đây là lần đầu tiên tôi cùng dân chúng Pháp được thấy h́nh ảnh sức mạnh của nước Pháp.
Tôi cũng chung nỗi hân hoan với dân chúng Pháp. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ sức mạnh này có thể dày xéo lên dân tộc tôi và tôi đă cúi mặt một lúc. Cuộc vui không c̣n vui được đối với tôi, và tôi đă bỏ về trước đám đông tản mác, trong lúc đoàn thiết giáp của Tướng Leclerc vẫn c̣n kéo dài, những tiếng reo ḥ vẫn vang dội, những bó hoa vẫn được tung lên ngập đường.
Tôi bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn, suy nghĩ nhiều chuyện. Tôi thoáng nhớ đến những cuộc khởi nghĩa trong và sau thế chiến. Và kết quả của nó như thế nào th́ mọi người đă biết. Ban nhiêu người Việt Nam thất bại và bị lưu đày th́ lịch sử đă ghi. Tôi cũng đă biết được hiện nay ở nước nhà đang có một phong trào khởi nghĩa nhen nhúm, chưa biết do ai cầm đầu và có khả năng, đường lối như thế nào.
Nhưng tôi lo sợ cho họ, cho dân tộc ḿnh. Dù đă bại trận, nhưng sức mạnh quân sự của nước Pháp cũng c̣n thừa đè bẹp mọi cuộc nổi loạn của dân tộc Việt Nam.
Trong các Việt kiều và sinh viên Việt Nam tại Pháp những người lúc bấy giờ tin tưởng rằng sau chiến thắng nước Pháp sẽ có một chính sách cởi mở hơn đối với các thuộc địa.
Họ dựa vào bài diễn văn của Tướng De Gaulle đọc tại Brazzaville 30.1.1944. Lúc tôi có vẻ ngờ vực điều đó, một vài người ca tụng De Gaulle nồng nhiệt, cam đoan rằng Tướng De Gaulle là người khôn ngoan, sáng suốt đă từng chịu cái khổ nhục của một kẻ mất nước, chiến đấu để giải phóng tổ quốc ḿnh, ắt hẳn sẽ thông cảm được những đ̣i hỏi độc lập của dân tộc Việt Nam.
Họ trích đọc nguyên văn cho tôi nghe vài đoạn hứa hẹn quan trọng trong bài diễn văn đó. Chẳng hạn cái đoạn nói rằng nước Pháp có nhiệm vụ phải làm cách nào để các dân tộc tại các lănh thổ thuộc địa tiến bộ dần đến tŕnh độ có thể tự quản trị. Lại có đoạn chỉ thị cho các quan Toàn Quyền và Cao Ủy các lănh thổ Pháp quốc hải ngoại phải nghiên cứu và áp dụng những cải tổ cần thiết thích hợp với t́nh thế mới và nếu cần không do dự trong việc cải tổ cơ cấu cai trị.
Tôi cũng rất muốn hy vọng như họ. Nhưng tôi hiểu rơ người Pháp và nước Pháp hơn họ. Người Pháp có thể nói là rất tốt, rất hồn nhiên, cởi mở dân chủ văn minh.
Nhưng đối với các nước nhược tiểu th́ nước Pháp có chính sách riêng của nó, chính sách mà nhiều người Pháp có thể không đồng ư, nhưng vẫn được thi hành.
Nước Pháp đă được giải phóng nhanh chóng. Quân Đức pḥng thủ Ba Lê đầu hàng mà không chiến đấu. Thành Phố Ba Lê không bị tan nát v́ bom đạn trong lúc giao tranh.
Các di tích lịch sử Ba Lê vẫn được bảo toàn. Có tin đồn rằng sở dĩ Ba Lê tránh được cảnh điêu tàn là nhờ sự trung gian của một bậc thẩm quyền trong Giáo Hội. Cho đến nay điều này vẫn c̣n là bí mật lịch sử. Không ai hiểu được tại sao. H́nh như Đức Tổng Giám Mục Thành Ba Lê đóng một vai tṛ quan trọng trong vụ này. Cho nên sau khi Ba Lê được giải phóng, mặc dù nhiều người chỉ trích ngài đă theo chính phủ Vichy và Đức, Tướng De Gaulle triệt để ra lệnh tôn trọng ngài, và một chủ nhật Tướng De Gaulle đă dự lễ do ngài hành lễ.
Thực ra cho đến nay không ai hiểu nguyên nhân nào đă xui Tướng Đức Von Choltitz đầu hàng một cách dễ dàng mà không chiến đấu.
Lịch sử chỉ ghi rằng Tướng Choltitz đă đầu hàng sau một cuộc thương thuyết mau chóng với ông Nordling, Đại Sứ Thụy Sĩ mà chưa chiến đấu và chưa gây cho Ba Lê một cảnh tàn phá nào.
Những cuộc vui của dân chúng Pháp những ngày sau chiến thắng càng làm cho tôi bùi ngùi.
Nước Pháp chỉ bị chiếm đóng vài năm. Nước Việt Nam tôi đă bị nô lệ mấy chục năm. Nếu được độc lập dân tộc Việt Nam vui sướng đến mực nào. Tôi không bao giờ quên được điều mơ ước đó. Thực ra cái mơ ước cho Việt Nam được độc lập, tự do và tiến bộ đă làm tôi phải bỏ dở luận án Tiến Sĩ.
Tôi không ân hận ǵ lắm, mặc dầu đôi lúc hơi tiếc. Nghĩ cho cùng th́ lấy thêm vài bằng cấp không chắc ǵ đă có ích cho tôi, cho sự hiểu biết của tôi bằng những hoạt động chung với anh em sinh viên Việt Nam và các Việt kiều ở Pháp. Tôi hiểu tôi là một Linh Mục, nhưng là một Linh Mục Việt Nam. Tôi có bổn phận với Chúa, với Giáo Hội nhưng tôi cũng có bổn phận với tổ quốc, với dân tộc.
Tuy ngờ vực sự thành tâm của Pháp trong những hứa hẹn thi hành một chính sách cởi mở và tiến bộ đối với các thuộc địa, tôi vẫn chưa tắt hy vọng, vẫn chờ một phép lạ, và vẫn muốn nghĩ rằng những hoạt động của anh em sinh viên và Việt kiều, góp thêm vào những cuộc đấu tranh tại nước nhà sẽ giúp ích cho việc tranh thủ độc lập.
Cho nên tôi vẫn tiếp tục qua lại với các tổ chức sinh viên và Việt kiều như trước. Mọi người đều nuôi một ư thức khẩn trương và hăng hái hoạt động, có điều họ không nắm rơ chiều hướng hoạt động. Chỉ có một việc làm cụ thể nhất mà chúng tôi cố gắng là tập hợp, liên kết và tổ chức những sinh viên và Việt kiều trong khu vực Ba Lê, hy vọng gây được một thanh thế.
Những hoạt động của tôi và các sinh viên Việt kiều tại khu Ba Lê trong thời gian này th́ có nhiều người biết, nên tôi thiết tưởng không nhắc đến nhiều làm ǵ.
Tôi chỉ xin kể lại một vài câu chuyện mà tôi cho là có ư nghĩa đặc biệt đă ghi đậm hơn vào trí nhớ tôi. Chẳng hạn mấy lần gặp gỡ với cựu Hoàng Đế Duy Tân, tức là Thái Tử Vĩnh San.
4. Vua Duy Tân và Phong Trào ‘’Cờ Tự Trị’’ tại Pháp
Vào mùa Đông năm 1944 ít lâu trước Lễ Giáng Sinh, một buổi tối tôi đang ngồi đọc sách trong pḥng th́ có tiếng gơ cửa. Tiếng gơ cửa hơi lạ. Một số những bạn bè thỉnh thoảng t́m tôi vào buổi tối gơ cửa khác, quen thuộc, mà tôi nhận ra. Thực ra lúc bấy giờ những tiếng gơ cửa vào ban đêm chưa làm tôi lo sợ, những hoạt động của tôi và bạn bè c̣n rất giới hạn và chưa có ǵ nguy hiểm.
Tôi đứng lên, mở cửa. Trước ngưỡng cửa hiện ra một người đàn ông Việt Nam khoảng 40 hay 45 tuổi, cao lớn, hơi gầy, tai lớn, khoác chiếc áo lạnh dày, khuôn mặt ông hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Tôi cố moi trong trí nhớ xem có người quen biết nào lâu năm không gặp lại, nay đến t́m tôi, nhưng tuyệt nhiên không t́m thấy một nét quen thuộc nào. Tôi nh́n người đàn ông lạ chờ đợi. Ông ta chậm chạp cởi chiếc áo khoác, máng lên móc. Bấy giờ tôi thấy bên trong, ông mặc quân phục Pháp, mang cấp bậc Chuẩn Úy bộ binh Pháp.
Sau này nước Pháp được giải phóng, những người lính Việt Nam mang cấp bậc sĩ quan Pháp khá nhiều. Cho nên quân phục và cấp bậc không làm cho tôi nhớ lại điều ǵ.
Có thể đây là một người vừa từ các trại tù binh Đức được giải thoát. Có thể từ đoàn quân thuộc địa Pháp được đem vào giải phóng mẫu quốc.
Người đàn ông lạ tự giới thiệu:
– Thưa Cha, tôi là Vĩnh San.
Tôi lẩm bẩm, và trong đầu óc cố moi móc ra những cái tên Hoàng phái:
– Vĩnh San…Vĩnh San…
– Xin lỗi ngài, trong Hoàng phái có quá nhiều chi, nào là Bửu, Vĩnh…nên tôi không nhớ…
Người tự xưng là Vĩnh San mỉm cười:
– Thưa Cha, có lẽ nếu tôi nói đến một cái tên thứ hai của tôi th́ Cha sẽ nhớ lại được. Thưa Cha, ngày xưa tôi là Hoàng Đế Duy Tân.
Tôi giật ḿnh, nh́n người đàn ông hơi kỹ hơn, rồi do ḷng kính phục tự nhiên mà bao nhiêu năm ôm ấp huyền thoại về một vị Vua trẻ tuổi, anh hùng đă tạo ra, tôi qú phục xuống theo nghi lễ triều yết:
– Hân hạnh được ra mắt ngài.
Nhưng cựu Hoàng Duy Tân, hay Thái Tử Vĩnh San vội vàng đỡ tôi dậy, cười tươi tắn, và kéo tôi vào ghế ngồi đối diện nhau:
– Xin Cha đừng nhắc nhiều đến chuyện cũ. Tôi đến đây chính ra để thưa với Cha những chuyện hiện tại, nhờ Cha giúp cho về vài chuyện hiện tại.
– Nếu có thể giúp được việc ǵ tôi xin sẵn sàng, nhưng xin hỏi ngài một câu: Làm sao ngài biết tôi, biết địa chỉ tôi mà đến t́m?
– Cha khiêm tốn quá không để ư đó thôi. Danh tiếng Cha trong giới Việt kiều ở hải ngoại đâu cũng biết. Khi đến Ba Lê, đă có người giới thiệu với tôi rằng nếu muốn đi vào giới Việt kiều ở đây, th́ hăy t́m gặp Cha Cao Văn Luận. Tôi t́m gặp Cha cũng v́ chuyện đó.
– Xin lỗi ngài, cho tôi hỏi thêm một câu để thỏa tính ṭ ṃ: Hiện nay t́nh trạng của ngài ra sao?
Cựu Hoàng Duy Tân châm thuốc hút, nh́n mơ màng trả lời:
– Bây giờ th́ như Cha thấy, tôi là một Chuẩn Úy trong quân đội Pháp. Ngay sau lúc nghe tin Tướng De Gaulle lập lực lượng kháng chiến FFI (Forcés France caises de l’Intérieur) tôi đang bị giam ở đảo La Réunion lập tức xin gặp quan Toàn Quyền Pháp ở đó, và yêu cầu được gia nhập lực lượng kháng chiến chống quốc xă Đức và họ cho tôi đến Madagascar. Lời yêu cầu của tôi được thỏa măn. Có lẽ v́ họ muốn dùng tôi để lôi cuốn mấy ngàn Việt kiều ở Madagascar và dân Việt Nam ở nước nhà về phe kháng chiến chống Đức. Tôi được mang cấp bậc Chuẩn Úy, như ngài thấy. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta giúp nước Pháp trong hoạn nạn, hay ít ra tỏ ḷng hào hiệp với nước Pháp trong lúc đó, th́ có thể gây cho họ sự kính nể đối với ta, về sau họ phải nghĩ lại nhiều hơn khi tái chiếm Đông Pháp.
– Có thể hành động của ngài đúng nhưng chuyện về sau chưa biết thế nào.
– Đành vậy. Chuyện về sau th́ bây giờ tôi đang lo đây. Lúc rời Madagascar, các Việt kiều, các sinh viên Việt Nam du học ở Pháp th́ không có cách nào hay hơn là t́m gặp Cha. Cha rất được kính nể và quen biết rất nhiều trong giới Việt kiều ở đây.
Tôi có phần cảm động v́ sự tin tưởng của các Việt kiều, cũng như của Cựu Hoàng Duy Tân, tôi thú nhận là từ khi sang Ba Lê, một phần lớn th́ giờ của tôi đă được dành để tiếp xúc, sinh hoạt, hoạt động với các anh em sinh viên Việt Nam du học, các Việt kiều, các lính thợ ở lại Pháp sau Đệ Nhị Thế Chiến. Những Việt kiều tại Ba Lê, tôi đă tụ tập họ vào một hội Việt kiều Công Giáo Ba Lê, và sau này trở thành Giáo Xứ Việt Nam tại Ba Lê. Tôi không hiểu được tư tưởng, mưu định của Nhà Vua. Trong câu chuyện trao đổi đêm hôm Vua Duy Tân chỉ nói những chi tiết, những giai thoại về đời sống Việt kiều ở Madagascar. Tôi cũng chưa dám hỏi kỹ lưỡng, v́ nghĩ rằng nếu người ta muốn nói th́ không cần hỏi cũng nói, nếu muốn dấu th́ hỏi họ lại càng dấu kín.
Câu chuyện trở lại việc Vua Duy Tân muốn tiếp xúc với các Việt kiều, các đoàn thể Việt Nam ở Pháp. Tôi thưa với ngài:
– Chuyện đó th́ tôi có thể giúp ngài được. Tôi xin đề nghị là ngài nên t́m một cơ hội gặp chung một số sinh viên, trí thức ưu tú trước, sau đó tùy nhận xét của ngài, tùy mối thiện cảm của ngài gây ra được, ngài sẽ tiếp xúc riêng với từng người th́ tiện hơn.
Vua Duy Tân gật gù, tán đồng ư kiến đó:
– Mọi việc xin nhờ Cha thu xếp.
Tôi hỏi địa chỉ ông ta và hẹn một tuần sau sẽ mời ông đến tham dự một buổi tiếp tân khiêm tốn do các hội đoàn Việt kiều tổ chức để đón mừng ông. Tiễn ông Vua cũ mà tôi chỉ nhớ qua những huyền thoại, ra khỏi cửa, ḷng tôi bùi ngùi thương nhớ. Cuộc nổi loạn của Vua Duy Tân tuy thất bại, nhưng tiếng vang đă thức tỉnh dân chúng Việt Nam, đă nuôi dưỡng được ư chí quật cường của dân tộc trong bấy lâu nay. Trong lần gặp gỡ này, tôi chưa hiểu được Vua Duy Tân có c̣n là vị Vua anh hùng ngày xưa, dám đem ngai vàng thách đố với một cuộc phiêu lưu vô vọng.
Tôi chỉ ghi nhớ một việc khá rơ trong câu chuyện đêm hôm đó: Vua Duy Tân muốn trở lại hoạt động chính trị. Theo chiều hướng nào th́ tôi chưa được biết. Nhưng tôi nghĩ cái chí nguyện đó rất đáng kính phục và giúp đỡ.
Mỗi người phải được một cơ hội để làm lại, để đem những khôn ngoan, kinh nghiệm học được trong thất bại, trong gian khổ, thử thách một lần nữa. V́ những ư nghĩ như vậy, tôi khá hăng hái lo việc tập họp các sinh viên trí thức Việt Nam tại Ba Lê và các Việt kiều ưu tú.
5.Những bí ẩn từ ‘’Lon’’ Chuẩn Úy đến ‘’Lon’’ Đại Tá của ông Vua Cách Mạng
Tôi kể chuyện lại với bạn Trần Hữu Phương, Trương Công Cừu và các anh em trong hội L’Amicale Des Annamites de France. Tất cả đồng ư tổ chức tại trụ sở của hội một buổi tiếp tân đơn giản chào mừng cựu Hoàng Duy Tân. Việc thu xếp, chuẩn bị chẳng có ǵ đáng nói. Chúng tôi thông báo rỉ tai cho nhau, và đến ngày đó, khoảng 30 người có mặt tại trụ sở. Một một người được đề cử liên lạc với Vua Duy Tân và hẹn giờ, ngày địa điểm, đón ngài đến hội.
Khi hay tin Vua Duy Tân đă đến Ba Lê và muốn gặp anh em, nhiều người có vẻ hồi hộp, hy vọng, dựng lên khá nhiều giấc mộng. Nhưng cũng có một số nhún vai: Cái ǵ đă qua nên cho nó qua luôn, kể cả những triều đại Vua Chúa. Nhưng tất cả cũng vui vẻ muốn gặp lại Vua Duy Tân ít ra là v́ cảm phục, ṭ ṃ, nếu không phải là v́ hy vọng vào tương lai.
Tôi nghĩ rằng cần phải giúp cho mọi người một cơ hội, cho nên ngoài việc triệu tập cuộc họp mặt giới hạn tại trụ sở hội L’Amicale Des Annamites de France tôi c̣n loan truyền tin Vua Duy Tân đến Ba Lê trong giới Việt kiều ở Pháp. Tôi phải nh́n nhận là huyền thoại về Vua Duy Tân vẫn c̣n đẹp lắm, vẫn c̣n được nhiều người say mê.
Trong câu chuyện, tôi thoáng nghe các Việt kiều kể lại với nhau cảm tưởng của họ, ḷng kính phục của họ về cuộc khởi nghĩa thất bại, và sự thương xót của họ về số phận tù đày của Nhà Vua. Có lúc tôi cũng như một vài anh em lạc quan và mơ mộng, ước mong rằng cái tên Vua Duy Tân, uy tín và danh tiếng của ngài có khả năng tập họp được những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, ở hải ngoại và tại nước nhà.
Lúc bấy giờ tôi đă phong phanh nghe tin về những hoạt động của đảng cộng sản Đông Dương, về những tên tuổi vang rền như Tôn đức Thắng, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn lương Bằng. Một chế độ quân chủ lập hiến tiến bộ sẽ bảo đảm cho Việt Nam không trôi vào một chế độ cộng sản, mà với tư cách người Công Giáo tôi không thể chấp nhận được. Tôi hy vọng thật mong manh. Mấy mươi năm tù đày, sống dưới sự kiềm tỏa của Pháp, không biết tâm tính của Vua Duy Tân có thay đổi ǵ không. Không có ǵ bảo đảm rằng vị Vua trẻ tuổi dám đề xướng cách mạng, dám hy sinh ngai vàng hồi c̣n là cậu thanh niên 16 tuổi, vẫn c̣n sống trong người đàn ông trên 40 tuổi, mang cấp bậc chuẩn úy trong quân đội Pháp.
Nhưng tôi không lúc nào hối hận hay do dự trong việc giúp đỡ Vua Duy Tân, v́ theo tôi sự giúp đỡ không có tính cách ràng buộc và dấn thân mà chỉ có giá trị đưa ra một cơ hội, với nhiều chọn lựa. Nếu sự chọn lựa về sau của nhà Vua không phù hợp với ư hướng, mong ước của tôi, th́ tôi vẫn có thể rút lui, và chỉ làm nhân chứng mà thôi.
Tôi thoáng hiểu rằng Vua Duy Tân muốn dựa vào nước Pháp. Điều đó có thể là một cái thế bắt buộc đối với Việt Nam và Đông Pháp. Nước Pháp không thể nào để mất Đông Pháp. Việc thu xếp với nước Pháp cho Việt Nam có một chỗ đứng thích hợp, xứng đáng là điều cần thiết, miễn là chỗ đứng không quá thiệt tḥi nhục nhă và giữ vẹn những khả năng, những cơ hội để tiến bộ, dành thêm những chủ quyền quốc gia.
Tôi suy nghĩ cũng khá nhiều về tương lại, về số phận đất nước và nhất là về những đe dọa đè nặng lên số phận đó trong lịch sử những phong trào khởi nghĩa. Khuôn mặt một minh chủ rất cần thiết, đó là điều dĩ nhiên. Nhưng ai sẽ là minh chủ xứng đáng để qui tụ quần thần, tả hữu, toàn dân.
Trong giới khuynh tả, cộng sản, h́nh như một thứ minh chủ đă bắt đầu xuất hiện, một cụ già thường được gọi là Bác, một con người bí mật mà mỗi khi nói đến nhiều người dù bất đồng chính kiến cũng phải cảm phục. Nhưng trong giới người Việt Nam yêu nước, khuynh hữu, bảo hoàng, th́ chưa có một vóc dáng minh chủ nào hiện rơ. Có ba vị Vua đôi lúc được nhắc đến Bảo Đại, Hàm Nghi, Duy Tân.
Đến buổi tiếp tân, anh em sinh viên và Việt kiều đến đủ trước giờ. Vua Duy Tân đến, tươi cười bắt tay mọi người. Một số như Phạm Huy Thông, Vơ Văn Thái, Trần Hữu Chương, Trần Đức Thảo xúm lại hỏi về quá khứ.
Cựu Hoàng lắc đầu, vẻ mặt trầm ngâm, như thẹn thùng, như đau xót:
– Xin các anh em hăy cho những việc đă qua được đi qua luôn. Chúng ta nên nói những chuyện hiện tại. Bây giờ chúng ta nên làm ǵ?
Các anh em chờ đợi. Vua Duy Tân ngừng một phút, cho mọi người chăm chú hơn rồi nói tiếp:
– Quân Đồng Minh sẽ thắng ở Thái B́nh Dương. Phát xít Nhật sẽ bại trận ở Á Châu, cũng như Đức Ư đă bại trận ở Âu Châu. Và nước Pháp với binh hùng tướng mạnh sẽ trở lại Việt Nam. Chúng ta cần phải chọn lựa một thái độ. Chống Pháp hay thân Pháp. Hiện nay tại nước nhà một phong trào cộng sản đang nổi lên, liên kết với phong trào cộng sản quốc tế. Chúng ta lại phải cần hợp tác với Pháp để chống lại phong trào cộng sản. Chúng ta vẫn đ̣i độc lập, tuy nhiên cũng đành chấp nhận một số những điều kiện của người Pháp.
Một người thắc mắc hỏi thêm:
– Thưa ông…
Mọi người vẫn gọi Vua Duy Tân là ông, và đó là ư muốn của ông, ông không muốn được gọi là Đức Vua hay Hoàng đế bệ hạ chi cả. Vậy một người hỏi:
– Thưa ông, hợp tác với Pháp cũng được, nhưng hợp tác như thế nào? Theo cương vị nào?
Vua Duy Tân do dự một lúc. Nét mặt ông có vẻ băn khoăn, rồi cuối cùng Nhà Vua trả lời:
– Người Pháp đang cần sự hợp tác của chúng ta để tái chiếm Đông Pháp. Họ có thể chấp nhận cho ta thành một quốc gia tự trị trong Liên Hiệp Pháp.
Thiết tưởng điều đó cũng không trái với quyền lợi quốc gia. Dần dà chúng ta đ̣i thêm quyền hành về cho chúng ta. Trước binh lực hùng hậu của Pháp, và hậu thuẫn của Đồng Minh Tây phương. Chúng ta biết làm ǵ hơn? Chống Pháp. Chúng ta đă thấy những tấm gương chống Pháp, và tôi đây là nạn nhân của một lối chống Pháp nóng nảy vụng về. Rồi đất nước chúng ta sẽ phải chịu một cảnh chiến tranh tàn khốc mà kết quả chưa biết là thắng hay bại.
Nhiều người vẫn chưa hài ḷng về những câu trả lời của Vua Duy Tân, nhưng phần lớn e ngại không muốn bộc lộ. Bữa tiệc trà kết thúc, và có thể nói mọi người ra về với cả băn khoăn. Tôi có phần thất vọng. Ở Vua Duy Tân, tôi không thấy tài năng hay đức độ. Tuy nhiên trước con người dày dạn, da sạm đen, tai rộng, mặt nở nang tôi thấy kính nể vài phần.
Trước khi chia tay, tất cả mọi người đứng chung chụp vài tấm h́nh kỷ niệm. Có lẽ ngày nay không c̣n ai có một bức h́nh này, v́ có một lúc mọi người tự coi là ở cái thế bắt buộc phải chối mọi liên hệ với Vua Duy Tân. Điều này tôi xin kể sau.
Khoảng hơn hai tuần, có lẽ vào cuối năm 1944, Vua Duy Tân trở lại gặp tôi và các anh em Việt kiều, sinh viên. Lần này, tôi thấy ông thay đổi nhiều. Trước hết là y phục. Ông mặc quân phục sang trọng, đúng một thẳng nếp và lại là loại quân phục dạo phố. Ở cầu vai ông mang có cấp hiệu Đại Tá bộ binh Pháp. Tôi linh cảm như có một sự thay đổi trọng đại hơn ở Vua Duy Tân, trọng đại gấp mấy lần sự thay đổi h́nh thức y phục.
Vua Duy Tân cho biết rằng, ông được người Pháp giúp đỡ thành lập một đạo quân toàn người Việt Nam, với mục đích sẽ đi tiền phong trong cuộc hành quân tái chiếm Đông Pháp. Hiện nay đạo quân này do ông cầm đầu, và tuyển mộ được một tiểu đoàn. Tiểu đoàn này được đem sang đóng ở Constance, bên Đức.
Phần lớn quân số tiểu đoàn này là những lính thợ, lính khố đỏ, và một số ít người Việt Nam gia nhập kháng chiến ở Madagascar và các thuộc địa khác. Tôi bắt đầu thấy rơ mưu mô của người Pháp. Họ muốn dùng Vua Duy Tân như một lá bài. Chính Vua Duy Tân biết điều đó, nhưng lại chấp nhận hợp tác với người Pháp.
Pháp đă để lộ ư định chia Việt Nam làm ba quốc gia tự trị trá h́nh, riêng biệt: Nam Việt, hay Cochinchine, thành một vương quốc do Vua Duy Tân cai trị. Trung Việt, hay Annam, sẽ trao cho Bảo Đại, và h́nh như miền Bắc, th́ do áp lực của Mỹ, Pháp phải đành cho các đảng phái cách mạng. Tôi không được biết lúc bấy giờ người Pháp có nghĩ đến chuyện giao miền Bắc cho Hồ chí Minh hay không.
Vua Duy Tân đề xướng ra phong trào cờ Tự Trị, dự định tổ chức các Việt kiều ở Pháp thiện cảm với ông thành một đảng. Tôi thấy quá rơ là nỗ lực của ông sẽ thất bại, sẽ không qui tụ được bao nhiêu người. Những thành phần ưu tú thấy ông đă quá dễ dăi với Pháp, bắt đầu xa lánh ông.
Tuy nhiên cái huyền thoại ngày xưa của ông cũng lôi cuốn được một số nhỏ, phần lớn là lớp lính thợ, lính khố đỏ hay Việt kiều gốc lính thợ ở lại lập nghiệp trên đất Pháp.
Tôi cũng xin kể ra cái t́nh trạng của các Việt kiều ở Pháp trong thời gian này, để hiểu rơ hơn v́ sau Vua Duy Tân không qui tụ được đông đảo Việt kiều. Lúc bấy giờ Việt kiều tại các xưởng máy được đối xử thua thiệt vô cùng so với thợ thuyền Pháp đồng khả năng và nhiệm vụ. Lương của họ có thể chỉ bằng 1 phần 3. Muốn được đối xử và hưởng quyền lợi ngang hàng như thợ thuyền Pháp, th́ người Việt Nam ở Pháp lúc bấy giờ có một cách gần như là duy nhất: Gia nhập Tổng Liên Đoàn Lao Động Pháp (CGT). Lúc đó và cho đến bây giờ, Tổng Liên Đoàn Lao Động Pháp chi phối vào trong tổ chức này th́ kể như đă trở thành cảm t́nh viên của đảng cộng sản Pháp.
Tôi và các Cha hiểu rơ t́nh trạng này, riêng tôi cố gắng hoạt động trong giới thợ thuyền Việt kiều ở Pháp khuyên họ gia nhập Liên Đoàn Công Nhân Công Giáo.
Về quyền lợi, nếu gia nhập Liên Đoàn Công Nhân Công Giáo (CFTC), Việt kiều cũng sẽ được hưởng đồng đều như người Pháp, nhưng v́ người Việt Nam thích a dua, và thấy đă có nhiều Việt kiều vào CGT, họ cũng gia nhập luôn cho tiện.
Tôi nghe nhiều người đồn rằng phong trào Cờ Tự Trị của Vua Duy Tân gặp nhiều trở ngại từ một tổ chức chính trị Việt Nam ở Pháp, có lẽ chi nhánh đảng cộng sản Đông Dương. Trong các trại lính Việt Nam ở Pháp, những đảng viên Cờ Tự Trị có thể bị thủ tiêu rồi chôn ngay trong trại lính. Nhiều trường hợp như vậy xảy ra mà các sĩ quan Pháp không có cách ǵ khám phá và trừng phạt thủ phạm, v́ những người chung quanh quá sợ sự khủng bố, không bao giờ tố cáo.
Sau lần gặp gỡ Vua Duy Tân nói trên, tôi không c̣n gặp ǵ ông nữa. Tôi có hay tin ông sắp về nước, và trước khi về được người Pháp cho mượn máy bay quân sự Pháp sang Algérie thăm Vua Hàm Nghi đang bị giam lỏng ở đó. Một buổi sáng tôi đang đọc sách trước pḥng th́ một anh sinh viên Việt Nam đến gơ cửa, trao cho tôi một tờ báo Pháp. Tiếng anh run cảm xúc:
– Thưa Cha, Vua Duy Tân tử nạn rồi.
Tôi cũng giật ḿnh hỏi lại:
– Tử nạn làm sao?
Anh sinh viên chỉ tờ báo. Tôi đứng lật tờ báo ra đọc. Chỉ là một tường thuật ngắn ngủi tai nạn máy bay trên đường từ Pháp sang Algérie. Nạn nhân được chú ư nhất trên máy bay là Vua Duy Tân. Tờ báo cũng đăng mấy ḍng tiểu sử của nhà Vua, và ca ngợi ḷng trung thành với Pháp quốc của ông.
Tôi không hiểu rơ chuyện ǵ xảy ra. Trong thời kỳ nước Pháp vừa được giải phóng, những cuộc thủ tiêu, ám sát ngay trong hàng ngũ Pháp cũng là chuyện thường bữa. Nhiều tin đồn cho rằng máy bay không bị tai nạn kỹ thuật, mà bị phá hoại. Trong quân đội Pháp, ở mọi ngành, đều có những đảng viên cộng sản và cũng có một số lính thợ, lính gác Việt Nam. Rất có thể một trái bom nổ chậm có đồng hồ đă được gài sẵn trong máy bay, và khi máy bay ra giữa Địa Trung Hải th́ bom nổ.Từ Pháp sang Algérie, máy bay chỉ bay qua biển. Một chiếc máy bay bị nạn rơi trên mặt biển mênh mông th́ c̣n dấu tích ǵ nữa. Giả thuyết thứ nhất được nhiều người nói đến là cộng sản đă thủ tiêu Vua Duy Tân, v́ nhận thấy uy tín của ông sẽ gây trở ngại cho họ hơn là những nhân vật như Bảo Đại, Hàm Nghi. Vua Duy Tân là một yếu tố bất ngờ trong ván bài của cộng sản. Họ không chắc hẳn Vua Duy Tân ngoan ngoăn đầu hàng người Pháp, hay là Vua Duy Tân c̣n có mưu mô nào.
Giả thuyết thứ hai được nhắc đến lúc bấy giờ th́ do những người thiện cảm với Vua Duy Tân, đưa ra. Giả thuyết này nói rằng chính Pháp hăm hại Vua Duy Tân, v́ nhận thấy ngài tuyên bố hợp tác ngoài mặt, nhưng thâm tâm đă cí dự tính lúc được lên ngôi, sẽ tuyên cáo với quốc dân một nền độc lập hoàn toàn, đặt người Pháp trước một việc đă rồi rất khó xử.
Cho đến nay bí mật về cái chết của Vua Duy Tân vẫn c̣n hoàn toàn, và xem chừng lịch sử không c̣n chịu vén lên một lần nào nữa. Sau cái chết của Vua Duy Tân, phong trào Cờ Tự Trị do ông sáng lập sống leo lét thêm vài tháng nữa rồi tan ră dần, không thấy ai nhắc lại nữa. Đất nước bắt đầu những biến chuyển lớn và câu chuyện Vua Duy Tân bị quên lăng mau chóng. Thỉnh thoảng nhớ lại, tôi vẫn bùi ngùi, thắc mắc. Bao nhiêu năm tù đày đă không dạy khôn được cho Vua Duy Tân hay sao? Sự hợp tác với Pháp mà Vua Duy Tân chọn là thự tâm hay chỉ là chiến thuật, là thủ đoạn, là một lối hoăn binh chi kế? Có lẽ v́ nhận xét vội về Vua Duy Tân cho nên trong những tháng cuối cùng đời ông, tôi đă không t́m dịp làm thân và gặp gỡ nhiều. Ông cũng không thân với một ai mà tôi được biết ở Ba Lê. Lúc bấy giờ tôi lại chưa hề có ư nghĩ là những lời nói, những ư kiến của tôi có thể giúp ích ǵ cho Vua Duy Tân. Tôi chưa có một dự tính nào về một vai tṛ cho ḿnh trong lịch sử Việt Nam, hay cạnh những người có hy vọng làm lịch sử Việt Nam. Đôi lúc tôi tự hỏi nếu tôi giảng giải, khuyên ngăn, đưa ư kiến th́ Vua Duy Tân có thay đổi kế hoạch không, và lúc đó, lịch sử Việt Nam sẽ được viết lại như thế nào? Một triều đại Duy Tân có khá hơn một triều đại Bảo Đại không? Đôi lúc nghĩ tôi không khỏi cảm thấy ân hận đă bỏ lỡ cơ hội, có lẽ v́ sự ân hận do việc này gây ra, mà sau này có đôi lúc tôi làm việc có phần hăng hái, đối với một vài người làm chính trị và làm lịch sử. Có lẽ v́ vậy nên về sau tôi thẳng thắn và nhanh miệng hơn.
6. Trung thành với mẫu quốc…
Sang năm 1945, nước Pháp sau những niềm hân hoan chính trị thù nghịch bắt đầu mâu thuẫn. Tướng De Gaulle thấy khó làm được việc ǵ, đă tự ư rút lui, và ông Bidault thuộc đảng MRP lên làm Thủ Tướng. Chủ trương của ông Bidault cũng như của đảng này, và có thể nói là của tất cả các đảng chính trị Pháp, là phải giữ các thuộc địa, v́ có thuộc địa th́ nước Pháp mới được liệt vào hàng cường quốc trên thế giới.
Trong số các thuộc địa của Đông Pháp được coi là quan trọng nhất v́ những lư do dễ hiểu: Vị trí chiến lược của Đông Pháp, cách riêng Việt Nam trên thế giới, quyền lợi của Pháp ở Đông Pháp rất nhiều và rất lớn, vốn liếng Pháp bỏ ra ở Việt Nam kể ra khá lớn, và Pháp muốn có th́ giờ nhiều hơn để thu lời về gấp trăm ngàn lần vốn.
Trong thời gian này tôi có tiếp xúc với một vài nhân vật chính trị Pháp, hoặc là những lănh tụ trong các chánh đảng, hoặc là các dân biểu. Ở ai, tôi cũng nghe họ nói đến quyền lợi nước Pháp là trên hết, và không thể nào suy suyển cái quyền lợi tối thượng đó, v́ những sự đấu tranh gành độc lập dù rất chính đáng của các nhược tiểu.
Bài diễn văn của Tướng De Gaulle tuy chẳng hứa hẹn ǵ nhiều cho các xứ thuộc địa, vậy mà các đảng phái chính trị cũng lo ngại là đă hứa hẹn quá nhiều, và họ không muốn nhắc lại nữa. Họ coi những hứa hẹn đó chỉ là thủ đoạn trong lúc hoạn nạn, để tranh thủ dân thuộc địa khỏi nổi lên phản lại Pháp, nay Pháp đă mạnh, không cần giữ lời hứa. Hơn nữa Tướng De Gaulle đă ra đi.
Một lănh tụ trong đảng MRP của ông Bidault đă nói chuyện với tôi khá lâu và thành thật. Ông biết tôi đang chú ư đến những phong trào đấu tranh ở nước nhà. Người Pháp có sự thành thật rất dễ thương. Họ có thể tách rời những thiện cảm riêng tư với ḷng ái quốc của người Pháp.
Kẻ mà tôi nói trên đây, tỏ ra rất thông cảm những lo âu, những mong muốn của tôi, và có lẽ v́ thế, v́ không muốn cho tôi rơi vào những tính toán ngây thơ, đă không cho tôi biết về những kế hoạch của Pháp đối với Đông Pháp và các thuộc địa.
Cách riêng đối với Đông Pháp, th́ chủ trương của đảng MRP và hầu hết các đảng chính trị Pháp lúc bấy giờ, là phải chiếm lại bằng mọi giá. Những cuộc thương thuyết với Anh, Mỹ, Trung Hoa hiện đang diễn ra trong hậu trường để chuẩn bị cho cuộc tái chiếm Đông Pháp. Những quan Toàn Quyền, những lực lượng tái chiếm đă được chỉ định.
Phương lược tiếp thu Đông Pháp cũng đă được thỏa thuận với Anh, Mỹ và Trung Hoa. Tuy nhiên người Pháp cũng hiểu rằng chẳng có ǵ bất biến, v́ vậy rất có thể v́ áp lực từ phía Mỹ, Trung Hoa, và v́ những cuộc tranh đấu của dân chúng Đông Pháp, Pháp có thể bằng ḷng cho Việt Nam một nền tự trị rất hạn chế, nhưng trước khi cho tự trị, Pháp đă mưu mô chia Việt Nam ra làm ba hay bốn quốc gia riêng biệt, t́nh trạng Lào, Cao Miên, th́ Pháp cho là không cần thay đổi. Họ quan niệm rằng một khi giải quyết được vấn đề Việt Nam, tức là giải quyết được cả Đông Pháp. Lào là một dân tộc dễ dăi, tinh thần quốc gia c̣n non yếu, ư thức chính trị không được vững vàng, dân số thưa thớt, đất đai th́ rộng quá. Chẳng những họ không nghĩ đến chuyện chống Pháp đ̣i độc lập, mà không chừng họ c̣n mời Pháp ở lại lâu hơn, nếu họ hiểu rằng không có Pháp th́ đe dọa lớn nhất đối với họ là khối dân Việt Nam bên kia dăy Trường Sơn.
Tôi nói cho vị lănh tụ đảng MRP biết rằng những tính toán của nước Pháp chưa chắc ǵ đă tốt đẹp và có lợi cho nước Pháp. Rất có thể v́ ham hố, muốn giữ cả, mà rồi theo như tục ngữ Việt Nam, lại phải ‘’ngă về không’’.
Ông ta cũng có những lo ngại như vậy, nhưng ông ta cho biết v́ tự ái dân tộc, nước Pháp không thể để uy thế của ḿnh suy suyển một chút ǵ, nhất là mới sau chiến thắng.
Bất cứ chánh phủ nào không giải quyết vấn đề thuộc địa một cách khôn khéo, thích hợp, sẽ bị đổ lập tức. Nếu trả độc lập ngay cho các thuộc địa, th́ dễ dàng quá, nhưng sẽ làm cho nhiều đảng đối lập vịn vào cớ đó chê chính phủ yếu, đầu hàng, phản quốc, và lật đổ chính phủ này trong 24 tiếng đồng hồ.
Trong thời gian đầu năm 1945, nhiều biến cố dồn dập. Các sinh viên và Việt kiều linh cảm được sẽ có những biến cố trọng đại xảy đến cho dân tộc Việt Nam đều nao nức muốn làm một cái ǵ, nhưng cái ǵ phải làm th́ họ chưa hiểu rơ. Việc đầu tiên mà tôi khuyên họ nên làm là tập họp các Việt kiều sinh viên lại trong một đoàn thể có tổ chức, có sinh hoạt. Công việc này đang được xúc tiến th́ chúng tôi hay tin hai sinh viên Việt Nam được Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là Bộ Thuộc Địa gọi lên, và ít hôm sau trên đài phát thanh Pháp, trên đài phát thanh Viễn Đông, trên một số báo chí Pháp, một tuyên ngôn mệnh danh là của những Việt kiều, sinh viên Việt Nam du học ở Pháp được phổ biến.
Tuyên ngôn này, nhân danh những Việt kiều ở Pháp, những sinh viên Việt Nam du học ở Pháp, nhận thấy rằng những người Việt Nam ở Pháp, cũng như cả dân tộc Việt Nam rất lấy làm hân hoan thấy nước Pháp trở lại địa vị cường quốc trên thế giới, chúc tụng nước Pháp chiến thắng quốc xă Đức, cầu mong cho nước Pháp và đồng minh đánh đuổi phát xít Nhật khỏi Việt Nam và Đông Pháp. Vậy nhân danh những Việt Nam sinh viên Việt Nam ở Pháp, và thay cho dân tộc Việt Nam, tuyên bố trung thành với nước Pháp, sẵn sàng đem Việt Nam vào Liên Hiệp Pháp.
Khi bản tuyên ngôn này được phổ biến, mọi giới Việt kiều sinh viên đều phẫn nộ và muốn phải hành động, phải lên tiếng. Lập tức Hội Federation Des Indochinois De France được thành lập, với một ban chấp hành gồm 12 ủy viên. Bửu Hội làm Chủ Tịch, Trần Hữu Phương Tổng Thư Kư, các ủy viên khác th́ cũng toàn là những sinh viên mà tôi quen thân, như Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông, Hoàng Xuân Măn.
Công việc đầu tiên, là ra một tuyên ngôn bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp và Anh, phủ nhận tuyên ngôn của hai sinh viên kia, và không chấp nhận trở lại t́nh trạng thuộc địa của Pháp, đ̣i cho Việt Nam phải được độc lập trật tự. Tuyên ngôn này lời lẽ rắn rỏi, lập luận vững chắc, và đọc lên người Việt Nam nào cũng phải cảm động, v́ từng tiếng, từng ḍng hàm chứa cả linh hồn yêu nước của anh em sinh viên, Việt kiều. Sau khi bàn luận, Trần Đức Thảo có nhiệm vụ soạn tuyên ngôn, tuyên ngôn được in ra, nhân danh hội Federation Des Indochinois, và được gửi đi các Sứ Quán ngoại quốc, các Ṭa Lănh Sự, đại diện cơ quan báo chí khắp nước. Nó làm cho chính phủ Pháp có vẻ bối rối, và tức giận. Chỉ mấy hôm sau th́ chúng tôi hiểu rơ phản ứng của chính phủ Pháp: Trần Đức Thảo, Hoàng Xuân Măn, Phạm Huy Thông bị bắt giam vào nhà lao Prison De La Santé.
Tôi được Ṭa Tổng Giám Mục Ba Lê can thiệp nên không bị bắt giam. Ngay vài hôm sau, tôi có t́m cách vào thăm Trần Đức Thảo và mang quần áo, thức ăn cho các anh em trong nhà lao Prison De La Santé. Đây cũng là nơi trước kia có lần đă giam giữ Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh.
Sau vụ bắt bớ này Hội Federation Des Indochinois không hoạt động công khai được nữa. Tôi lại tập hợp các Việt kiều Công Giáo thành một hội mới là Association Des Catholiques Vietnamiens De France, gọi tắt là ACVNF, sẽ là nguồn gốc của Giáo Xứ Việt Nam tại Ba Lê sau này.
Tôi không nhớ rơ là vào tháng nào, nhưng khoảng mùa Thu năm 1945, có thể đầu tháng 9, Bộ Thông Tin Pháp trao cho chúng tôi một bản thông điệp của 5 vị Giám Mục Việt Nam (có các Đức Cha Nguyễn Bá Ṭng, Lê Hữu Từ…) đ̣i nước Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, và kêu gọi những thành phần dân chúng Pháp tiến bộ hăy ủng hộ sự đ̣i hỏi chính đáng này, để tránh cho hai nước cái cảnh trở nên thù nghịch nhau.
7.Cộng sản Pháp và nền độc lập ở Việt Nam
Tin Nhật đầu hàng, và chính phủ Việt Nam tuyên bố độc lập cũng đă đến tai chúng tôi. Người Pháp, trên tư cách một người, th́ tôi thấy có rất nhiều người thiện cảm với phong trào đ̣i độc lập của Việt Nam. Khi nhận được thông điệp của các Giám Mục Việt Nam, tôi in ra khoảng một trăm ngàn bản, nhờ các hướng đạo sinh Pháp đi phát ở các nhà thờ tại Ba Lê, khu phụ cận và những Tỉnh quanh Ba Lê.
Sau khi thông điệp này được phổ biến vài hôm th́ một số anh em trong ACVNF bị bắt, trong đó có Nguyễn Hy Hiền, nhưng chỉ vài ngày là được thả, có lẽ nhờ có sự can thiệp bên trong của Ṭa Giám Mục Ba Lê.
Tôi nhận thấy t́nh thế đă khẩn trương lắm rồi, và phải cố gắng làm cho những người có trách nhiệm trong chính phủ Pháp suy nghĩ kỹ hơn trước khi quyết định điều ǵ về Việt Nam.
Có lẽ chúng tôi đă hành động v́ tuyệt vọng th́ nhiều hơn. Chúng tôi rất ít hy vọng những hoạt động của chúng tôi có thể thay đổi chiều hướng lịch sử. Tuy nhiên chúng tôi không thể nào ngồi yên nh́n lịch sử bi thảm diễn ra.
Tôi tổ chức một buổi họp mặt, hay gọi là hội nghị, một cuộc hội thảo ǵ cũng được. Ngoài anh em sinh viên, Việt kiều, tôi c̣n mời nhiều nhân vật Pháp, và những người bạn Pháp có thiện cảm với Việt Nam.
Trong số này tôi nhớ có Dân Biểu hạt là ông Borthien, thuộc đảng Xă Hội Pháp, nổi tiếng là rất tiến bộ và chủ trương trả độc lập cho Việt Nam, ông là bạn thân của Hồ chí Minh. Cha Chaillel, Chủ Nhiệm tạp chí Temoignage Chrétien th́ được mời thuyết tŕnh.
Cha Chaillel đă ngần ngại lâu trước khi nhận lời. Lúc tôi ngỏ ư mời Cha thuyết tŕnh quanh vấn đề nước Pháp với nền độc lập của Việt Nam, thái độ của người Công Giáo đối với vấn đề chính trị v.v…, ông tỏ ra trầm ngâm, đi bách bộ trong pḥng riêng của ông mấy ṿng rồi ông rút ở một hộc tủ khóa ra một tập hồ sơ khá dày, trao cho tôi.
– Cha đă biết những điều này chưa?
Dĩ nhiên là tôi chưa biết, v́ tôi chưa đọc những hồ sơ tài liệu này bao giờ. Tôi đọc vội. Đó là những báo cáo và những chỉ thị của trung ương đảng cộng sản Pháp, cho các phân bộ đảng tại Pháp và Đông Pháp.
Nội dung chỉ thị nói rằng hiện nay ở Việt Nam, một phong trào cộng sản đang nổi lên đ̣i độc lập, phong trào này hành động theo đường lối cộng sản quốc tế. Vậy th́ những đảng viên ṇng cốt của cộng sản Pháp phải kín đáo nhưng tích cực giúp đỡ phong trào cộng sản Việt Minh.
Tập tài liệu có chỗ nêu rơ tên những lănh tụ cộng sản như Hồ chí Minh, Trần huy Liệu, Nguyễn lương Bằng, Phạm văn Đồng và những lư lịch, thành tích của họ, nhằm chứng minh rằng họ là đảng viên cộng sản trung kiên, có đảng tịch lâu năm, và đáng tin cậy lắm.
Trong năm 1945, các Việt kiều và sinh viên Việt Nam tại Pháp chưa biết chia rẽ là ǵ. Niềm hân hoan, hănh diện dân tộc đă phủ lên mọi bất đồng chính kiến có thể có. Cộng sản cũng chưa để lộ tính chất tàn bạo của nó. Tại Pháp chắc chắn đă có những tổ chức của đảng cộng sản Đông Dương, nhưng chưa công khai ra mặt, chưa nhân danh cộng sản để lên tiếng. Mọi người Việt Nam lưu lạc tại Pháp chỉ biết một điều: Nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Nhưng bắt đầu từ năm 1946, những mầm mống chia rẽ bắt đầu. Ngay trong nội bộ những đoàn thể Việt kiều và sinh viên Việt Nam mà tôi đă góp công gây dựng nên, cũng bắt đầu xuất hiện sự chia rẽ. Một vài anh em đặt chính kiến lên trên t́nh đồng bào…Trong những cuộc gặp mặt, nhiều anh em không đến. Một lần, hai lần không đến th́ có thể cho là t́nh cờ, là bận rộn, nhưng năm mười lần không đến th́ chỉ có thể là cố t́nh.
Lại có một số anh em công khai lên tiếng biện hộ cho chính kiến của họ. Những cuộc tranh luận thoát ra khỏi khuôn khổ của sự thảo luận, của sự học hỏi, mà trở thành những cuộc căi vă lớn tiếng đầy thù hằn thường xuyên xảy ra giữa các tổ chức Việt kiều và sinh viên. Chỉ trong ít lâu th́ hầu hết những tổ chức Việt kiều và sinh viên Việt Nam tại Pháp mà chúng tôi gây dựng nên không c̣n hoạt động đều đặn, thường xuyên nữa, mà chỉ hoạt động tùy hứng, tùy nhu cầu, nghĩa là khi có việc th́ anh em vẫn c̣n họp mặt lại với nhau được.
Cái ngày đánh dấu sự cáo chung của t́nh đoàn kết, có thể là ngày phái đoàn Phạm Văn Đồng sang Ba Lê. Tôi không thấy lịch sử nói đến phái đoàn này. Tôi nhớ là vào độ mùa Xuân 1946, như là cuối tháng ba, đầu tháng tư th́ phải. Nhất định là sau cái gọi là thỏa ước 6 tháng ba giữa Sainteny và chính phủ Việt Minh.
Phái đoàn Phạm văn Đồng, trên danh nghĩa là phái đoàn quốc hội Việt Nam thăm viếng thiện chí nước Pháp. Phái đoàn gồm có Phạm văn Đồng, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn tấn gi Trọng, Hoàng minh Giám, và một số người tôi không nhớ tên hết.
Báo chí, tin tức Pháp chẳng nói ǵ đến chuyến viếng thăm của phái đoàn Phạm văn Đồng, tuy nhiên các Việt kiều đă được thông báo bằng điện tín không phải từ nước nhà, mà h́nh như là từ một tổ chức công chức ở Pháp. Tôi được cử dẫn đầu những anh em sinh viên, Việt kiều ra phi trường Orly đón tiếp phái đoàn Phạm văn Đồng.
Tôi ngạc nhiên v́ phi trường không có vẻ ǵ là sắp đón tiếp một phái đoàn quốc hội của một quốc gia, dù là quốc gia nhỏ bé. Pḥng khách nơi mà phái đoàn sẽ đến trước tiên vẫn không khác ǵ ngày thường. Chính phủ Pháp h́nh như chẳng cử nhân vật nào quan trọng ra đón tiếp, và cũng chẳng có nghi lễ đón tiếp chi đáng kể cả.
Lúc phi cơ đến, chúng tôi được báo tin, và ra sân phi cơ đậu đứng chờ. Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến một phái đoàn công du của một chính phủ Việt Nam độc lập. Dĩ nhiên là tất cả chúng tôi hồi hộp và ṭ ṃ. Phạm văn Đồng từ phi cơ bước xuống, nh́n rộng trước mặt, rồi tia nh́n của ông dừng lại trên phái đoàn Việt kiều.
Ông mặc một bộ âu phục màu sẫm, khoác áo lạnh kéo cổ lên tận cằm. Sau ông là Hoàng minh Giám, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn tấn gi Trọng và vài ba nhân viên vô danh.
Ông Phạm văn Đồng được một vài nhân viên thuộc bộ ngoại giao Pháp ra đón tiếp tận thang máy bay.
H́nh như nhân viên cao cấp nhất ở ngạch Thơ Kư Bộ Ngoại Giao Pháp. Ông hơi cau mày, mặt xám lại một lúc, và bắt tay người Pháp rất nhanh rồi tiến ngay đến phía chúng tôi. Lúc này th́ mặt ông có vẻ tươi vui, cởi mở. Ông lên tiếng chào hỏi chúng tôi bằng tiếng Việt, nhờ một anh em, h́nh như là Trần Đức Thảo, giới thiệu từng người cho ông.
Ông dừng lại nói chuyện với tôi khá lâu, hỏi han những công việc của anh em sinh viên và Việt kiều. Khi phái đoàn đi đến các nhóm Việt kiều đứng hơi xa tôi một chút, th́ Nguyễn Mạnh Hà đi chậm lại, và đến nói nhỏ với tôi:
– Con có chuyện quan trọng muốn thưa với Cha. Tối con sẽ đến.
Phái đoàn Phạm văn Đồng được các nhân viên Bộ Ngoại Giao Pháp mời lên một chiếc xe ca, loại xe buưt thông thường, có những dăy ghế ngang thường dùng chở khách đi Tỉnh, và được đem về một khách sạn hạng ba. Sự khinh miệt của chính phủ Pháp đối với phái đoàn quốc hội Việt Nam đầu tiên thật là rơ ràng.
Tối hôm đó, tôi chờ Nguyễn Mạnh Hà. Lúc bấy giờ tôi đă rời khỏi Institut Catholique, và dọn đến ở trong khu 70 Arondissement. Ông có vẻ nghiêm trọng, lo âu. Ông đưa cho tôi mấy tập báo Cứu quốc và Hồn Công Giáo cùng một ít tài liệu về Việt Nam. Ông cho biết, đúng như những điều tôi đă biết sơ qua, chính phủ Việt Minh, từ trên xuống dưới đều là những nhân vật cộng sản cốt cán.
Một vài chính khách quốc gia được đem vào trong chính phủ v́ áp lực của Tướng Tàu Lữ Hán trước đây, và nay đang bị Vơ nguyên Giáp t́m cách thanh toán dần, nếu không th́ bao vây và tước hết quyền hành. Ông cũng kể cho tôi nghe t́nh trạng Việt Nam và những tin đồn nói về những vụ thanh toán ở Thái Nguyên, Cao Bằng giữa Việt Minh và các đảng phái quốc gia.
Ông tỏ ra lo lắng và buồn phiền, v́ nhận thấy tương lai nước nhà nhiều rối rắm. Ông hiểu nhiều về nước Pháp nên ông cũng lo sợ rằng nền độc lập của Việt Nam không bền vững được. Lúc ông sang Pháp th́ quân Leclerc đă vào Hà Nội và đă bắt đầu có những đụng chạm giữa quân Pháp và quân tự vệ Việt Minh ở vài nơi tại Hải Pḥng và Hà Nội.
Nhiều lúc ông được cụ Hồ dùng làm thông ngôn, mặc dầu cụ Hồ rất thông thạo tiếng Pháp. Đó là thói quen của cụ. Những lúc không muốn nói vội vàng, muốn nhiều th́ giờ để suy nghĩ, th́ cụ làm như không hiểu tiếng Pháp để cho thông ngôn dịch qua lại hai lần. Nhờ đó ông cũng được biết những xích mích, dằng co giữa cụ Hồ và quan Cao Ủy Pháp Argenlieu.
Theo ông th́ Sainteny được cụ Hồ tin cậy hơn đôi chút, và Sainteny cũng tỏ ra hiểu biết t́nh cảnh Việt Nam, thông cảm những khó khăn của chính phủ Việt Minh. Tướng Leclerc cũng được cụ Hồ kính nể lắm. Ông kể một mẫu chuyện về sự khôn ngoan khéo léo của Tướng Leclerc khi vào Hà Nội.
Ông đă tươi cười bắt ay Vơ nguyên Giáp, khi Giáp ra đón tiếp và chào ông bằng câu mở đầu: Nhân danh những người kháng chiến Việt Nam, tôi xin chào mừng người đồng chí kháng chiến Pháp nơi ông. Leclerc c̣n tỏ ra khéo léo hơn, khi ông đề nghị với Vơ nguyên Giáp về việc thành lập một tiểu đoàn hỗn hợp Pháp-Việt để canh gác và dàn chào cho ông. Tiểu đoàn hỗn hợp này sẽ gồm một phần người lính Pháp, và 3 phần lính Việt. Như vậy v́ vấn đề lễ nghi, thể diện các đơn vị lính tự vệ Việt Minh sẽ được cung cấp quân phục chỉnh tề, vơ trang những loại súng tối tân hơn, y như lính Pháp vậy.
Nguyễn Mạnh Hà c̣n cho tôi biết là kẻ có nhiều quyền hành lại không phải là Jean Sainteny, hay Leclerc mà là D’Arbenlieu, một Thầy Tu Ḍng Trappe khó tính, ít hiểu biết về Việt Nam, và say sưa với danh dự, uy quyền của nước Pháp.
Ông tiên đoán sớm muộn những xích mích giữa người Pháp và chính phủ Việt Minh không thể nào tránh được, và chưa biết sẽ biến chuyển đến mức độ nào, có giới hạn được trong ṿng phải chăng và có thể dàn xếp được không.
Mấy hôm sau, Phạm văn Đồng tổ chức một buổi tiếp tân dành cho các Việt kiều. Ngoài những sinh viên, Việt kiều mà tôi quen biết, tôi nhận thấy có một số lạ mặt. Phạm văn Đồng ngồi cạnh tôi, và nói chuyện rất cởi mở. Có lẽ lo sợ những cuộc căi vă v́ chính kiến, ông đă không đề cập ǵ nhiều đến các vấn đề chính trị mà chỉ nói những chuyện thông thường. Ông nói chuyện có duyên, cởi mở, vui vẻ.
Phái đoàn Phạm văn Đồng ở lại Pháp đâu vào khoảng vài ba tuần lễ mà thôi. Về những hoạt động của phái đoàn này, tôi nghe phong phanh rằng họ sang Pháp để chuẩn bị cho một cuộc tham viếng nước Pháp của cụ Hồ. Phạm văn Đồng và các nhân viên phái đoàn tiếp xúc nhiều với các tổ chức Việt kiều ở Ba Lê.
Riêng ông th́ h́nh như gặp gỡ các Dân Biểu Pháp thuộc khuynh hướng xă hội và cộng sản như Paul Rivet Jean Rous là những bạn của cụ Hồ.
Lúc tiễn đưa phái đoàn Phạm văn Đồng về nước, tôi và các Việt kiều cũng ra tận phi trường. Phạm văn Đồng có vẻ buồn phiền hơn lúc đến, và sự đưa tiễn của chính phủ Pháp lần này cũng chẳng long trọng ǵ hơn lúc đến. Tôi nhận thấy có thêm vài dân biểu cộng sản, vài người Pháp có thiện cảm với cụ Hồ.
Phái đoàn đưa tiễn của chính phủ Pháp th́ cũng vẫn là những Thư Kư Bộ Ngoại Giao. Và các xe ca đă chở Đồng trước đấy, nay cũng chở ông và phái đoàn trở lại phi trường.
Lúc lên khỏi thang phi cơ, quay lại vẫy tay chào các Việt kiều, h́nh như Phạm văn Đồng cười chua chát cay đắng. Mắt ông đăm đăm và dáng người có vẻ mệt mỏi, chịu đựng, nhẫn nhục.
Từ đây sự chia rẽ v́ chính kiến, chủ nghĩa bắt đầu trở nên trầm trọng và lộ liễu trong hàng ngũ Việt kiều, sinh viên ở Pháp.
Trần Đức Thảo ít tới lui với anh em, và h́nh như đă thiên hẳn sang phía cộng sản không biết từ lúc nào. Tôi thấy như vậy cũng hết ham sinh hoạt với các đoàn thể Việt kiều. Tôi có nghĩ đến chuyện về nước, cùng với các Cha như Cha Mai, Cha Lập, nhưng v́ thấy t́nh h́nh Việt Nam chưa ngă ngũ ra sao cả, nên hơi ngần ngại.
Những tin tức về Việt Nam th́ thật là thiếu sót, mơ hồ, thư từ ở Việt Nam gửi sang cũng rất thưa hiếm. Lâu lắm tôi mới nhận được một lá thư của các Cha từ địa phận Vinh. Tôi cảm thấy băn khoăn thật nhiều, và không biết quyết định như thế nào. Các sinh viên, trí thức, một số lẻ tẻ về nước, số c̣n lại th́ chăm chú vào việc sinh sống.
Pháp chuẩn bị quân đội để can thiệp và tái chiếm Đông Pháp. Những cuộc căi vă, tranh luận trong nội bộ đảng cộng sản Pháp về Việt Nam lọt ra ngoài, cho thấy rằng cộng sản Pháp không hoàn toàn ủng hộ phong trào cộng sản Việt Minh. Một đoạn hồi kư của Maurice Thorez lănh tụ cộng sản Pháp, bạn thân và đồng chí của Hồ chí Minh viết rằng ông hy vọng cờ tam tài sẽ bay phấp phới khắp Liên Hiệp Pháp, ông không hề nghĩ là đảng cộng sản Pháp chủ trương từ bỏ địa vị của Pháp ở Đông Pháp. Chính phủ Pháp cũng có hai khuynh hướng.
Khuynh hướng thứ nhất th́ cho Việt Nam tự trị rộng răi và thực sự trong một Liên Hiệp Pháp được sửa đổi. Khuynh hướng thứ hai chủ trương phải tái lập uy quyền của đế quốc Pháp như cũ và nếu cần th́ bằng quân đội.
Tại Nam bộ, quân Pháp đă thay thế quân Anh, và đang có những âm mưu lộ liễu thành lập một nước Nam Kỳ tự trị.
Những cuộc thương thuyết với chính phủ Tưởng Giới Thạch diễn ra ở Trùng Khánh, Côn Ninh, để nhắm ḥa giải áp lực và sự can thiệp của Tàu vào Việt Nam, và về phía này h́nh như Pháp cũng đang thành công.
Những tin tức trên, thêm những tiết lộ của Nguyễn Mạnh Hà, của Cha Chaillet làm cho tôi băn khoăn rất nhiều.
Lại nói đến Nguyễn Mạnh Hà, những tiết lộ, tâm sự của ông làm cho tôi nghĩ rằng không thể nào theo cộng sản thực t́nh được. Cả bây giờ tôi cũng c̣n như vậy. Ông là người trí thức, là người Công Giáo chân thành, lại sinh trưởng trong một gia đ́nh khá giả. Cho nên khó mà trở thành người cộng sản cuồng nhiệt. Có lẽ hoàn cảnh nào đó đă bắt buộc ông phải hợp tác với cộng sản.
Ít lâu sau khi phái đoàn Phạm văn Đồng rời Pháp, tôi nghe tin nói rằng cụ Hồ đă đích thân sang Ba Lê để thương thuyết với chính phủ Pháp về vấn đề quyền tự trị, nền thống nhất của Việt Nam, và vai tṛ Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp. Tin này được loan đi từ giới cộng sản Pháp.
8. Ba lần gặp gỡ Hồ chí Minh
Tôi chưa được thấy mặt, hay thấy h́nh ảnh ǵ của chủ tịch Hồ chí Minh. Những h́nh ảnh đăng trên các báo Pháp từ tháng 9 năm 1945 đều là những tấm h́nh cũ, mà một vài báo Pháp xin được của sở Mật Vụ Hải Ngoại Pháp. Khi th́ tôi thấy một thanh niên gầy ốm, cao lêu nghêu, khi th́ một cụ già khoảng 50. Không có ǵ bảo đảm cho tôi những h́nh ảnh đó là của chủ tịch Hồ chí Minh.
Như mọi người Việt Nam ở Pháp thời bấy giờ, tôi rất ṭ ṃ muốn biết mặt cụ Hồ, con người dù sao th́ cũng đă dành độc lập cho Việt Nam, và đang tranh đấu với Pháp để giữ lấy nền độc lập mong manh đó.
Ở Pháp vào đầu năm 1946, thỉnh thoảng có tin đồn cụ Hồ sẽ sang Ba Lê, làm cho những anh em Việt kiều hồi hộp chờ đợi, nhưng rồi báo lại cải chính rằng cụ chưa sang Ba Lê lần này.
Vào cuối tháng tư, tôi được biết Pháp và Việt Minh đă kư kết một thỏa ước tạm thời, giao quyền cai trị Trung và Bắc bộ cho chính phủ Hồ chí Minh, c̣n Nam bộ th́ giữa t́nh trạng không giải quyết, do Pháp quản trị, chờ một cuộc trưng cầu dân ư. Thỏa ước này được gọi là thỏa ước 6 tháng 3. Tôi cũng được biết Hội Nghị Đà Lạt ngày 24.3.1946 giữa Vơ nguyên Giáp và Pierrer Mesemer đă không đem lại kết quả ǵ.
Những điều này tôi chỉ được biết tin qua báo chí, qua một vài bản tin mà lúc bấy giờ một ổ chức thông tin không chính thức của Việt Minh ở Ba Lê phân phát.
Rồi qua những nguồn tin không xuất xứ, loan truyền trong giới Việt kiều ở Ba Lê, cũng như trong giới chính trị thân cộng, tôi biết chắc rằng cụ Hồ sang Ba Lê.
Tôi và anh em Việt kiều, sinh viên hồi hộp chờ đợi và chuẩn bị đón tiếp.
Chúng tôi chưa ai nghĩ đến những bất đồng v́ vấn đề chính kiến, tư tưởng, tôn giáo. Mọi người hănh diện có một chính phủ độc lập, có một lănh tụ dám đương đầu với người Pháp. Theo tin từ các báo, th́ tôi nghe nói rằng ngày 30 tháng 5 năm 1946, cụ Hồ từ Sài G̣n lên phi cơ đi Ba Lê, cùng với Tướng Salan và ông Jean Sainteny.
Đến ngày 1 tháng 6, đài phát thanh Pháp Á, và đài phát thanh Pháp loan tin Nam bộ tách rời và thành lập chính phủ Nam kỳ tự trị, do ông Bác Sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ Tướng. Tôi và anh em Việt kiều thấy đau nhói trong tim, ngẩn ngơ trước cái tin khó tin. Điều mong ước của mọi người Việt Nam, sau độc lập, và kèm theo độc lập là thống nhất.
Tôi đă hiểu thế nào là sự nhục nhă của người Việt Nam phải chịu sự chia cắt, người Trung kỳ, Bắc kỳ vào Nam kỳ phải có thông hành. Có lẽ chính sự phản bội và sai lời này của người Pháp làm cho lộ tŕnh của cụ Hồ đă không ghé Ba Lê ngay như mọi người mong chờ mà ghé Biarritz. Tôi không hiểu có anh em Việt kiều nào có thể ra đón cụ Hồ ở phi trường Biarritz không, nhưng trong số người tôi quen biết th́ không có ai đi.
Cụ Hồ ở lại Biarritz khá lâu. Ngày nào anh em Việt kiều cũng đến cho tôi hay một vài tin, phần lớn thuộc loại tin đồn. Một số trong các tin này nhắc đến sự chia xót, đau khổ của cụ Hồ, mô tả cụ như một con người anh hùng gặp vận bỉ, một cụ ǵ đang than khóc cho số phận đất nước.
Tôi không tin mà cũng chẳng ngờ chi, chỉ chờ đợi được gặp cụ Hồ, chờ đợi t́nh thế hiện rơ hơn. Trong khoảng thời gian này, một chính phủ mới được thành lập, chính phủ Bidault, thuộc đảng MRP.
Như tôi đă nói trước, đây là một chính phủ thực dân thực sự, mặc dầu trong chính phủ này có một vài bộ trưởng cộng sản, hay thân cộng sản, như ông Charles Tillon, Bộ Trưởng Không Quân. Tôi hiểu rơ cộng sản Pháp không sẵn sàng trao trả độc lập chân chính và toàn vẹn cho Việt Nam, như nhiều người mong. Cộng sản Pháp và thực dân Pháp vẫn có thể đi đôi với nhau không có chi mâu thuẫn. Sự chờ đợi của tôi và các anh em Việt kiều kéo dài gần cả tháng. Vào ngày 20.6.1946 chúng tôi hay tin cụ Hồ sẽ từ Biarritz lên Ba Lê đúng sáng 22.6. Hầu hết anh em Việt kiều sinh viên, trí thức Việt Nam ở Ba Lê đều tụ họp lại với nhau bàn chuyện lập phái đoàn đón rước cụ Hồ. Tôi được chọn cầm đầu phía những người Công Giáo Việt Nam ở Pháp và các Tu Sĩ Việt Nam du học, v́ tôi là Chủ Tịch Hội Tu Sĩ Việt Nam du học ở Pháp, gồm 30 Tu Sĩ, Linh Mục.
Việt kiều ở Ba Lê lúc bấy giờ khá đông. Tôi được biết ngoài phái đoàn của chúng tôi, c̣n những phái đoàn Việt kiều khác, trong đó chẳng hạn có phái đoàn Việt kiều thợ thuyền, gồm những người cộng sản hay thân cộng sản, đi riêng.
Lúc chúng tôi đến phi trường Le Bourget th́ nơi sân máy bay đậu đă dày đặc người. Phái đoàn Việt kiều của chúng tôi đứng nhập chung vào những phái đoàn Việt kiều khác, có phái đoàn chỉ gồm 15 người, có phái đoàn đến non trăm người. Có lẽ thấy phái đoàn chúng tôi có trật tự, lại gồm mấy Linh Mục, nên những người tổ chức lễ đón tiếp sắp cho chúng tôi đứng lên đầu.
Tôi nhận thấy chính phủ Pháp lần này đón tiếp cụ Hồ một cách long trọng. Tất cả mặt tiền pḥng khách danh dự phi trường đều treo cờ Pháp chen kẽ. Có lính vệ binh và giàn kèn sắp hàng trước chúng tôi. Đứng riêng và xa trước mặt chúng tôi độ trăm thước, có phái đoàn chính phủ Pháp, trong đó tôi thấy vài Tướng Lănh, Bộ Trưởng. Ông Moutet là Bộ Trưởng Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, hay bộ thuộc địa. Chúng tôi chờ non một tiếng đồng hồ th́ nghe lính Vệ Binh Cộng Ḥa và lính kèn hô chuẩn bị. Họ đứng nghiêm mà mọi người ngẩng mặt nh́n lên trời. Lúc bấy giờ số phi cơ lên xuống phi trường Bourget cũng không nhiều lắm. Chúng tôi nghe tiếng phi cơ nổ lớn dần, rồi một phi cơ hai động cơ là là hạ cánh trên phi đạo, chậm chạp chạy về sân đậu trước mặt chúng tôi. Dàn kèn trổ bài quốc ca Việt Nam trước, bài Marseillaise sau. Tôi rơm rớm nước mắt. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, trong đời tôi, tôi được chứng kiến một quốc trưởng Việt Nam được đón tiếp theo đúng nghi lễ ngoại giao. Cũng là lần đầu tiên tôi nghe bài quốc ca Việt Nam. Nhiều anh em Việt kiều quanh tôi sụt sịt khóc. Có những người Việt Nam sống ở Pháp lâu năm từ 1918 đến nay, hầu như quên tiếng Việt Nam, cũng không cầm được xúc động.
9.Lần gặp gỡ thứ nhất giữa tôi và cụ Hồ:
Số phận người Công Giáo trong số phận Việt Nam
Cụ Hồ xuất hiện, đứng yên trên cửa phi cơ. Tôi không hiểu nhờ đâu mà tôi biết được đó là cụ Hồ. Có lẽ nhờ dáng người đặc biệt của cụ, nhờ những mô tả trước đây chăng hoặc là nhờ cụ là người Việt Nam đầu tiên hiện lên trên bậc thang trước cửa phi cơ. Cụ Hồ đưa tay vẫy chào mọi người, rồi chậm răi bước xuống. Sau cụ là ông Jean Sainteny, rồi đến các nhân vật Việt Nam mà tôi không biết rơ.
Phái đoàn chính phủ Pháp tiến ra tận chân thang máy bay chào đón cụ Hồ. Chúng tôi vẫn đứng yên, tuy nhiên có một vài đại diện Việt kiều ôm bó hoa bước ra, đi về phía cụ Hồ. Ánh mắt cụ Hồ sáng lên, nh́n vào đám Việt kiều, và tiến ngay đến phía mấy đại diện ôm bó hoa. Cụ Hồ có cử chỉ thân mật tự nhiên, cụ ôm bó hoa, và ôm luôn người tặng hoa, mắt chớp chớp như muốn khóc.
Tôi tin là cụ cảm động thật, chớ không phải nhờ tài đóng kịch. Cụ làm cái việc duyệt hàng quân danh dự rất nhanh, cho xong, rồi đi thẳng đến đám Việt kiều. Tôi không hiểu v́ đâu mà cụ đến ngay trước mặt tôi trước tiên, rồi tiếp đến các Cha bên cạnh. Cụ bận bộ quần áo kaki vàng sẫm màu, cổ cao và thẳng theo lối cổ áo lính Tàu. Cụ bắt tay tôi thật chặt, tươi cười.
Nguyễn Mạnh Hà theo sát sau cụ, giới thiệu một số Việt kiều với cụ. Cụ hẹn sẽ gặp lại tôi và anh em Việt kiều. Lúc nói chuyện với tôi, cụ Hồ có những cử chỉ mà tôi không quên được. Tôi bận áo chùng, ngoài khoác áo lạnh có hàng nút xuống tận chân. Cụ Hồ khi th́ đặt tay lên vai tôi, khi mân mê những chiếc nút trước ngực tôi. Cụ nghe tôi nói tiếng Nghệ Tĩnh, cụ cũng nói toàn giọng Nghệ Tĩnh.
Ai mà không cảm động khi nghe tiếng nói quê hương ḿnh, giọng nói làng mạc ḿnh? Và tôi không cần chối là tôi đă cảm động thật t́nh, mặc dầu những câu chuyện trao đổi ngắn ngủi trên phi trường Bourget sáng 22-6 chẳng có ư nghĩa ǵ đặc biệt.
Nguyễn Mạnh Hà dừng lại, nói nhỏ với tôi:
– Cha nên t́m dịp lên gặp cụ chủ tịch, khuyên cụ bỏ cái việc đ̣i lập giáo hội tự trị.
Hà nháy tôi và hẹn sẽ gặp lại sau. Cụ Hồ có vẻ vui thích khi đi tiếp xúc với các Việt kiều. Cụ để mặc những người Pháp trong phái đoàn chính phủ Pháp đứng ngơ ngẩn, hay lẽo đẽo theo sau cụ.
Cụ chẳng có vẻ ǵ vội vàng, trái lại như cứ muốn nói chuyện măi với người Việt Nam. Chỉ có ông Jean Sainteny là đi theo cụ từ đầu đến cuối. Lúc bắt tay khắp hết các Việt kiều, cụ quay trở về phía phái đoàn chính phủ Pháp, và đi vào pḥng khách danh dự của phi trường.
Chúng tôi vẫn chưa về vội, đứng lại cho đến lúc cụ Hồ cùng với phái đoàn Pháp lên xe rời phi trường. Lúc ngồi trên xe, cụ c̣n nhoài người ra vẫy tay chào chúng tôi, và ra dấu hẹn gặp lại.
Vài hôm sau, Nguyễn Mạnh Hà đến gặp tôi kể lại cho tôi nghe những chuyện xảy ra bên nước nhà, liên quan đến đạo Công Giáo. Ông cho tôi biết chính phủ Việt Minh đang có chủ trương đ̣i tách rời Giáo Hội Việt Nam ra khỏi Ṭa Thánh Vatican lập giáo hội Việt Nam tự trị, thay thế tất cả các Giám Mục Pháp, các Linh Mục Pháp, bằng những Giám Mục Việt Nam, Linh Mục Việt Nam. Nguyễn Mạnh Hà khuyên tôi nên xin gặp cụ chủ tịch tŕnh bày cho cụ biết điều đó không được. Tôi đồng ư và lên Hotel Royal là nơi cụ Hồ và phái đoàn Việt Nam ở, xin yết kiến. Tôi nhận thấy lần này chính phủ Pháp đón tiếp cụ Hồ xứng đáng với một vị quốc trưởng Việt Nam hơn. Trước cửa Hotel Royal treo hai lá cờ lớn, một lá cờ tam tài Pháp và một lá cờ đỏ sao vàng. Chính phủ Pháp c̣n cử một tiểu đội gác danh dự trước cửa khách sạn sau này. Khi tôi vào, th́ có một người Việt Nam tiếp tôi, ghi vào phiếu lời yêu cầu xin gặp, danh tính tôi, và lư do xin gặp. Tôi chỉ nói vắn tắt: Xin gặp cụ chủ tịch. Người Thư Kư không cho biết bao giờ được cụ Hồ tiếp, nhưng niềm nở hẹn sẽ có thiếp mời đến tận nhà tôi sau.
Đâu chừng hai hôm sau th́ có một người đem thiếp mời hẹn giờ được tiếp kiến đến cho tôi. Tôi đă suy nghĩ và sắp xếp trong đầu óc những ǵ sẽ thưa với cụ Hồ. Tôi nghĩ đến số phận Giáo Hội Việt Nam một phần. Nhưng nghĩ nhiều hơn đến số phận đất nước Việt Nam.
* Buổi nói chuyện lần thứ nhất với Hồ Chí Minh.
Tôi đến Hotel Royal trước giờ hẹn vài phút. Tôi được dẫn vào một pḥng khách sang trọng, được mời ngồi đối diện với một cánh cửa thứ hai, khác với cánh cửa vào pḥng khách. Ít phút sau cánh cửa trước mặt tôi mở ra cụ Hồ và một người như là Thư Kư của cụ, bước vào. Cụ Hồ đứng yên một lúc khá lâu, mắt nh́n đăm đăm về phía tôi, có vẻ như ngạc nhiên, ngơ ngác. Rồi cụ mỉm cười, đưa tay ra hiệu mời ngồi. Cụ chậm răi đi ra phía tôi và bắt tay tôi. Tôi vẫn đứng trước mặt cụ, mặc dù sau khi bắt tay tôi, cụ đă ngồi xuống ghế, ngẩng nh́n tôi như chờ đợi.
Sau những câu chào mừng, chúc tụng, tôi vào đề ngay:
– Thưa cụ Chủ Tịch, cụ sang Pháp công cán cho nước nhà. Với tư cách riêng và tư cách Tuyên Úy các Việt kiều Công Giáo ở Pháp, tôi xin đến chào cụ cầu chúc cụ làm tṛn sứ mệnh đ̣i lại độc lập cho nước nhà.
Cụ Hồ gật gù, mỉm cười, đưa tay mời tôi ngồi xuống lần nữa, nhưng tôi xin phép được đứng. Cụ nh́n tôi mỉm cười thật tươi tắn:
– Tôi rất vui mừng gặp Linh Mục, và xin nói cho Linh Mục biết bây giờ tại nước nhà, mọi tầng lớp, mọi thành phần, mọi giai cấp, không phân biệt tôn giáo, cùng đoàn kết sau lưng chính phủ tranh đấu cho một mục đích duy nhất là dành lại độc lập và thống nhất cho xứ sở.
Lúc Nhà Sư có chuyện vui buồn ǵ, th́ cũng mời Cố Đạo đến dự. Khi Cố Đạo có chuyện ǵ cũng mời Sư đến chia sẻ. Nhưng mà tôi phải nói thiệt với Linh Mục rằng bên Đạo Công Giáo chưa được tự lập. Trong toàn cơi Việt Nam có 15 địa phận th́ chỉ có 2 địa phận được hai vị Giám Mục Việt Nam cai quản, c̣n các địa phận kia th́ do các Giám Mục ngoại quốc coi sóc.
– Tôi nghĩ các Linh Mục trẻ như Linh Mục phải cùng với chính phủ ta, tranh đấu đ̣i lại quyền tự trị cho các địa phận đạo ở Việt Nam. Linh Mục nghĩ sao?
Tôi đă được Nguyễn Mạnh Hà cho biết đường lối của chính phủ Việt Minh đối với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cho nên không ngạc nhiên khi nghe cụ Hồ nói như vậy. Tôi b́nh tĩnh thưa:
– Thưa cụ Chủ Tịch, đây là điều mà tôi muốn thưa với cụ Chủ Tịch hôm nay. Tôi có nghe ở bên nước nhà có phong trào đ̣i lập giáo hội tự trị. Thưa cụ, những người Công Giáo Việt Nam chúng tôi cũng muốn tự lập theo một nghĩa nào đó. Chúng tôi đều mong cho các địa phận Việt Nam có đầy đủ những Giám Mục đều là người Việt Nam.
Đó cũng là đường lối mà Vatican luôn luôn chủ trương là theo đuổi. Thưa cụ chúng tôi không thấy có ǵ phải phản đối, nếu những người Công Giáo Việt Nam muốn tự đảm nhiệm lấy sự cai quản việc đạo trong nước ḿnh. Nhưng thưa cụ, tôi thiết nghĩ cách tiến đến sự tự lập cho Giáo Hội Việt Nam phải được suy xét và thực hiện đúng cách.
Tiện đây, cụ Chủ Tịch đă ghé nước Pháp, nếu cụ Chủ Tịch muốn cho công việc mau chóng, thuận tiện, cụ Chủ Tịch có thể ghé qua Vatican xin gặp Đức Giáo Hoàng hoặc nếu cụ Chủ Tịch bận, th́ cử một phái đoàn đại diện sang La Mă, thương thuyết với Ṭa Thánh một hiệp ước (Concordat) giữa chính phủ và Ṭa Thánh, yêu cầu Ṭa Thánh tấn phong thêm các Giám Mục Việt Nam và thỏa thuận với chính phủ về mọi việc bổ các Giám Mục cai quản các địa phận Việt Nam.
Cụ Hồ có vẻ không hài ḷng lắm:
– Đó không phải là việc của chính phủ. Việc của chúng tôi là làm sao cho các giáo dân Việt Nam đừng có đi cầu kinh với các Cố Đạo Pháp v́ làm như vậy th́ có vẻ c̣n chịu nô lệ Pháp, trong lúc cả nước đứng lên dành độc lập với người Pháp.
Tôi hơi bất măn v́ cái quan niệm cứng nhắc của cụ Hồ:
– Thưa cụ Chủ Tịch, người Công Giáo đi cầu nguyện ở đâu, có ai xướng kinh th́ cũng chỉ cầu nguyện với Chúa, chớ không hề có chuyện cầu nguyện với người Pháp. Vả lại theo tinh thần Công Giáo, th́ chúng tôi coi mọi người giống nhau, các Linh Mục ngoại quốc, hay Linh Mục Việt Nam, về phần đạo không có ǵ đặc biệt cả. Nếu chúng tôi c̣n phân biệt người Pháp với người Việt trong việc đạo, th́ Ṭa Thánh sẽ cho rằng người Công Giáo Việt Nam c̣n ấu trĩ, thiếu kỷ luật đạo, và sẽ không thể xúc tiến việc trao quyền cai quản các địa phận và các họ đạo cho các Giám Mục và các Linh Mục Việt Nam được.
Có lẽ cụ Hồ nhận ra đề tài này có thể gây rắc rối, mất ḷng, nên vội lánh sang chuyện khác. Cụ hỏi tôi t́nh h́nh các Việt kiều, sinh viên ở Pháp, việc học hành của tôi. Lúc này cụ thân mật, cởi mở, vui tính. Cụ hẹn sẽ mời tôi, các Cha và Việt kiều sinh viên đến dự một bữa tiệc.
Tôi nhận thấy câu chuyện này không có kết quả như ư tôi mong muốn. Tôi không t́m được một lời hứa ở cụ Hồ sẽ thay đổi chủ trương, nên tôi cũng không muốn nhắc lại nữa. Tôi xin kiếu từ, và khi tiễn tôi ra cửa pḥng khách, cụ Hồ vui vẻ bắt tay tôi, đặt tay lên vai tôi mân mê những nút áo chùng trước ngực tôi nói những câu chuyện ở nước nhà, làm như là thân mật với tôi lắm.
Cuộc tiếp xúc lâu dài đầu tiên giữa tôi và cụ Hồ làm cho tôi lo lắng và buồn rầu khá nhiều. Tôi vừa kính phục cụ Hồ là một nhà cách mạng, một vị lănh đạo quốc gia có tài, nhưng tôi cũng lo lắng cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cho tương lai xứ sở Việt Nam. Những quan niệm hẹp ḥi và sai lầm về việc đạo có thể gây ra những xung đột nguy hiểm giữa người Công Giáo và phong trào Việt Minh, cũng như có thể gây nên những phản ứng bất lợi trên quốc tế cho chính phủ Việt Minh. Tôi linh cảm được những giai đoạn đen tối sắp đến cho Giáo Hội Việt Nam cũng như cho đất nước Việt Nam. Tôi không một lúc nào cầu mong cho người Pháp đặt lại quyền bảo hộ ở Việt Nam, nhưng tôi mong ước Pháp và chính phủ Việt Minh có thể đi đến một sự thỏa thuận chung, trong đó số phận người Công Giáo Việt Nam không bị thiệt tḥi. Tôi cũng rất lo sợ những người Công Giáo có tinh thần hẹp ḥi sẽ gây nên những xung đột tai hại với phong trào Việt Minh, đang được coi như một phong trào toàn dân, và một lần nữa, bị hiểu lầm là đi ngược với quyền dân tộc.
10.Cụ Hồ khuyên tôi: Chú c̣n trẻ, đẹp trai, Không lấy vợ uổng quá
Tôi ra về mang nhiều lo âu. Tôi chưa biết ǵ nhiều về cụ Hồ chí Minh nhưng có điều tôi nhận thấy ngay. Cụ Hồ là một con người cứng rắn, cuồng nhiệt, cương quyết, đă định làm ǵ th́ dù bao nhiêu trở ngại cũng san bằng làm cho kỳ được. Sự mềm dẻo khéo léo của cụ Hồ chỉ ở bề ngoài, chỉ là một lối chinh phục cảm t́nh người đối thoại, thâm tâm cụ, không bao giờ cụ v́ nghe người đối thoại hợp lư mà thay đổi quyết định của cụ. Tôi thán phục, nhung sợ hăi con người như thế.
Tôi mơ hồ thấy con đường mà cụ Hồ sẽ đưa đẩy dân tộc Việt Nam, Giáo Hội Việt Nam vào: Chiến tranh, mâu thuẫn, thanh toán lẫn nhau, đàn áp và sát hại những thiểu số chống đối, trong đó có Đạo Công Giáo.
Tôi cũng đă được biết qua tin tức, lịch sử của những phong trào cộng sản ở Nga, Mễ Tây Cơ, Tây Ban Nha, Nam Tư v.v…và không một nơi nào sự thành lập một chế độ cộng sản đem lại một điều ǵ tốt đẹp hơn cho người Công Giáo.
Tôi là một Linh Mục Công Giáo, tôi không thể nào đồng ư với một người chủ trương biến Việt Nam thành một quốc gia cộng sản. Nhưng tôi là người Việt Nam, và lúc này điều cấp thiết là phải đ̣i lại độc lập từ tay người Pháp, và nếu tôi không góp công sức th́ cũng không nỡ ḷng nào chống lại, dù bằng lời nói, bất cứ một thế lực chính trị nào đang mưu đ̣i Độc Lập cho đất nước.
Những ngày sau đó tôi không ngớt suy nghĩ về số phận đất nước ḿnh. Tôi theo dơi qua tin tức, qua những câu chuyện với các Việt kiều, đôi lúc với Nguyễn Mạnh Hà, những hoạt động ở Ba Lê của cụ Hồ. Có những Việt kiều ngưỡng mộ cụ Hồ thực t́nh, hay là được đảng cộng sản tổ chức th́ không biết, nhưng ngày nào cũng ra đứng trước Hotel Royal chờ được nh́n mặt cụ Hồ một lần rồi trở về.
Những ai ra vào khách sạn này họ đều nhớ nhẵn mặt. Nhờ đó những câu chuyện với họ, tôi được biết sơ lược rằng người Pháp không thực tâm thương thuyết với cụ Hồ. Cụ buồn và bất măn, không dự những cuộc họp ở Fontainebleau.
Nhờ những người sốt sắng theo dơi các hoạt động của cụ Hồ và quanh cụ Hồ, tôi biết được rằng trong thời gian ở Ba Lê, cụ Hồ đă tiếp xúc với các lănh tụ cách mạng Phi Châu, như lănh tụ du kích quân Algérie sau này là ông Ferhat Abbas. Điều này không có ǵ khó hiểu, v́ ai cũng biết cụ Hồ là tác giả cuốn ‘’Le Proces De La Colonisationd Francaise’’ mà Nguyễn Thế Truyền đề tựa.
Ông Ben Gourison, sau này Thủ Tướng Do Thái, lúc bấy giờ Chủ Tịch một Hội Ái Hữu Do Thái Pháp, cũng đến nói chuyện với cụ Hồ vài lần. Những nhân vật đến thường nhất là ông Paul Bernard, Giám Đốc Ngân Hàng Đông Pháp. Tôi nghĩ rằng cụ Hồ không quên được những vấn đề thiết thực của đất nước: Vấn đề kinh tế.
Từ lúc tôi gặp cụ Hồ và nói chuyện với cụ được khoảng bốn hôm th́ tôi và vài Cha khác nhận được thư mời dự một buổi tiếp tân. Hỏi ra tôi được biết những Việt kiều khác như Trương Công Cừu, Trần Hữu Phương, Vơ Văn Thái cũng nhận được thiếp mời như tôi. Nói là một buổi tiếp tân th́ hơi quá đáng, đây chỉ là một bữa ăn thân mật, những người được mời phần nhiều tôi có quen, gồm tất cả khoảng non 30 người.
Tôi và Cha Lập, Cha Tiến đến với nhau cùng một lúc. Một vài anh em Việt kiều đă đến trước, và đang đứng trong pḥng khách. Một lát th́ thấy cụ Hồ bước ra, bắt tay mọi người, tôi trà trộn với mọi người, trong pḥng khách, nói chuyện phiếm. Tôi phải công nhận cụ Hồ là một người hiểu biết rộng răi.
Vấn đề ǵ cụ cũng có thể nói chuyện sơ qua và tỏ ra hiểu biết, chăm chú nghe chuyện. Những anh em Việt kiều được mời hôm ấy gồm toàn phần lớn những nhà trí thức, những sinh viên đă tốt nghiệp, nghĩa là thành phần Việt kiều ưu tú ở Pháp.
Dù mọi người kính nể cụ Hồ, nhưng trong câu chuyện, đôi lúc cố ư, đôi lúc vô t́nh, họ không khỏi nêu lên những vấn đề khó khăn, có thể làm cho người được hỏi lâm vào thế kẹt.
Tôi chưa lúc nào thấy cụ Hồ bị kẹt như thế. Vả lại cụ có lối đánh trống lảng tài t́nh. Vấn đề ǵ cụ thấy khó trả lời thỏa măn người đối thoại, cụ lập tức nói sang chuyện khác, nói đến một vấn đề khác thật hấp dẫn, làm cho người nêu lên câu hỏi khó quên mất câu hỏi của họ.
Khoảng nửa giờ sau, những khách mời đến đầy đủ, và cũng vừa đúng giờ ghi trong thiếp mời, tức đâu khoảng 12 giờ trưa, cụ Hồ mời mọi người sang pḥng ăn. Hiện nay Hotel Royal vẫn c̣n, có lúc c̣n được gọi là Hotel Royal-Monceau, và pḥng tiếp tân tại nơi này vẫn không thay đổi ǵ nhiều, bàn ăn là một bàn chữ nhật lớn.
Cụ Hồ cầm tay tôi dẫn đến chiếc ghế bên trái cụ, và chỉ cho Cha Lập ngồi bên phải, Cha Hoàng Trọng Tiến ngồi đối diện.
Những anh em khác được cụ sắp xếp ngồi vào bàn. Từ lúc gặp các anh em Việt kiều cho đến lúc ngồi vào bàn an, cụ Hồ chỉ nói những chuyện lặt vặt, thứ chuyện mà người ta gọi là chuyện phiếm, không đâu vào đâu cả.
Nhưng trong mọi câu nói cụ Hồ thương khuyên anh em Việt kiều tham gia vào công cuộc đấu tranh đ̣i độc lập.
Lúc vào bàn ăn, cụ Hồ chẳng hề dùng cái lối đọc diễn văn long trọng. Cụ ngồi ngay vào bàn ăn, và lúc nâng ly rượu đầu, cụ nói giọng thật là nồng nàn, thành thật:
– Chính phủ bên nước nhà đang theo đuổi mục tiêu tranh thủ độc lập, đem hạnh phúc lại cho toàn dân. Nhưng muốn đem hạnh phúc cho toàn dân, th́ phải thực hiện xă hội chủ nghĩa. Giả sử mà Chúa Giêsu sinh ra đời vào thời đại này, trước sự đau khổ của người đời như lúc này, mà Chúa muốn cứu vớt, th́ chắc là cũng phải theo xă hội chủ nghĩa.
Tôi và các Cha mỉm cười v́ cái lối so sánh kỳ cục của cụ Hồ, tôi trả lời cụ:
– Thưa cụ Chủ Tịch, về việc tranh thủ độc lập, th́ mọi người Việt Nam Công Giáo hay không Công Giáo đều sẵn sàng tham gia. Nhưng về việc thực hiện xă hội chủ nghĩa, th́ chúng tôi thiết nghĩ có nhiều người không đồng ư rằng đó là giải pháp duy nhất để đem hạnh phúc lại cho con người.
Cụ Hồ vỗ vai tôi, cười:
– Cha lại tuyên truyền rồi.
Có lẽ lúc đó tôi c̣n trẻ, nên tôi có hơi long trọng trong câu chuyện một cách quá đáng. Tôi không cười, thưa lại:
– Thưa cụ Chủ Tịch, tôi đâu có ư tuyên truyền. Tôi nói ra ai nghe th́ nghe, ai không th́ thôi, tôi chẳng bao giờ chủ trương bắt những người không nghe theo lời nói của ḿnh vào trại tập trung cả.
Cụ Hồ chỉ khẽ cau mày:
– Đạo Công Giáo chỉ được nước binh nhà giàu, về với nhà giàu. Nhà giàu chết th́ giật chuông inh ỏi, làm lễ mồ long trọng, c̣n nhà nghèo chết th́ im hơi lặng tiếng. Như vậy làm sao Chúa biết linh hồn nhà nghèo vừa thoát khỏi xác mà đến rước về thiên đàng?
Tôi lại càng nghiêm hơn nữa, và nhất định phải căi lại cụ Hồ.
– Thưa cụ Chủ Tịch, Đạo Công Giáo chẳng hề bênh nhà giàu bao giờ. Chúa Giêsu ra đời trong gia đ́nh nghèo khó, giảng đạo cho người nghèo trước. Nhưng sở dĩ có những người Công Giáo nghèo, những người giàu, là v́ Đạo Công Giáo là một thành phần xă hội, sống trong một xă hội, và xă hội đó có kẻ giàu người nghèo. Nếu xă hội có giai cấp th́ Đạo Công Giáo phải chấp nhận, nhưng không phải là tán đồng hoàn toàn đâu. Đạo chủ trương mọi người ngang hàng, b́nh đẳng trước Thiên Chúa không phân biệt giai cấp chi cả.
Cụ Hồ làm thinh một lúc, mặt lúc ấy hơi nghiêm, nhưng cụ tươi cười ngay, đổi sang câu chuyện khác, giọng nửa bông đùa nửa thành thật:
– Các chú c̣n trẻ và đẹp trai cả sao không chịu lấy vợ đi? Các chú không lấy vợ, xă hội, đất nước thiệt tḥi biết bao nhiêu?
Lúc này tôi dùng giọng bông đùa để trả lời cụ:
– Xin lỗi cụ chủ tịch, thế tại sao cụ không lấy vợ để làm lợi cho xă hội? Chúng tôi độc thân nhưng sự độc thân của chúng tôi không làm thiệt hại ǵ cho xă hội, cũng như độc thân của cụ chủ tịch vậy mà.
– Tôi độc thân được, nhưng các chú c̣n trẻ, độc thân sao nổi. Trông thấy hoa, sao khỏi muốn hái được.
– Thưa cụ, bây giờ cụ đă già, nhưng trước kia cụ cũng trẻ như chúng tôi, mà cụ vẫn độc thân được, th́ chúng tôi cũng có thể độc thân được, chúng tôi cũng có thể trông thấy hoa mà không muốn hái v́ bận theo một lư tưởng khác.
Thấy tôi căi hơi hăng, cụ Hồ cười rồi bắt sang chuyện khác.
Trần Hữu Phương ngồi ở cuối bàn cất tiếng hỏi:
– Thưa cụ, cụ người ở đâu, xin cho chúng tôi được biết?
Cụ Hồ trả lời:
– Tôi người Việt Nam.
– Việt Nam nhưng là Tỉnh nào?
Tôi nh́n về phía Trần Hữu Phương và nói:
– Anh Phương thật ngớ ngẩn, giọng của cụ là đặc giọng Nghệ An, anh c̣n hỏi làm ǵ nữa.
Mọi người cười ồ lên và bữa tiệc được tiếp tục trong bầu không khí vui vẻ đầm ấm cho đến hai giờ chiều mới tan.
11. Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong ba tháng rưỡi ở Pháp
Một giai thoại được giới Việt kiều thời bấy giờ nhắc đến hoài, làm cho tôi phải nhớ lại. Tạp chí Le Paria là một tạp chí cộng sản cực đoan do chính cụ Hồ sáng lập và làm chủ nhiệm, chủ bút, kiêm nhiếp ảnh viên kiêm b́nh luận gia, trong những năm sau Đệ Nhất Thế Chiến, cùng với cụ Nguyễn Thế Truyền. Sau khi cụ Hồ rời nước Pháp, nó chuyển giao cho một đảng viên cộng sản Pháp và Đông Dương. Nó không sóng gió như ngày xưa, nhưng vẫn sống lây lất, và trong những ngày cụ Hồ sang Pháp lần này tạp chí Le Paria đăng một bức thư ngỏ lời cụ Hồ, nói là của những đồng chí do cụ đào tạo, nhưng thấy cụ phản bội nên nhất định chửi cụ, chống cụ.
Thư ngỏ như vầy:
‘’Chúng tôi là nhóm đồng chí ít ỏi c̣n lại do đồng chí (Hồ) đào tạo năm 1925. Những tư tưởng của đồng chí đă thấm sâu vào chúng tôi. Chúng tôi xem đồng chí như biểu tượng cho tất cả những tầng lớp thợ thuyền Việt Nam trẻ.
Chúng tôi không ngờ lại phải mất hết mọi hy vọng sau thỏa ước ngày 8 tháng 3 (giữa cụ Hồ và D’Argenlieu, để Pháp thao túng Nam bộ). Đồng chí đă kư kết một thỏa ước chấp nhận tự trị mà không phải độc lập. Sức mạnh của ḷng tin tưởng của chúng tôi đặt vào nơi cụ là lănh tụ phong trào cách mạng phản đế ngày nay cũng ngang ngửa với ḷng căm phẫn của chúng tôi. Chúng tôi lấy làm xấu hổ là ngày xưa đă chọn lầm lănh tụ.
Nhưng nhân dân Việt Nam không bao giờ tuyệt vọng…Họ sẽ tiếp tục con đường cụ đă vạch nhưng đă không noi theo cho đến cùng’’.
Số báo Le Paria này đă gây nên một vụ tạm gọi là x́ căng đan. Cụ Hồ phản đối chính phủ Pháp, cho rằng chính phủ Pháp cố t́nh làm rắc rối cho cụ, hạ nhục cụ, chế nhạo cụ. Cụ đ̣i gặp đại diện nhóm chủ trương tờ Le Paria. Trong một lần gặp gỡ với đại diện Bộ Ngoại Giao Pháp, cụ Hồ đă làm mặt nổi giận, chua cay, trách móc chính phủ Pháp.
Đại diện Bộ Ngoại Giao Pháp, chính phủ Pháp đă mắc bẫy, xin lỗi cụ Hồ bao nhiêu lần về vụ này, và những mật vụ Pháp, cán bộ thông tin mật của Pháp sau đó đă phải đi căn dặn các báo cần dè dặt trong mọi bài b́nh luận, chỉ trích ǵ đề cập đến cụ Hồ và vấn đề Việt Nam.
Trong lúc cụ Hồ ở Pháp, các báo Pháp tuy gọi là tự do, nhưng thông cảm với chính phủ, nên riêng các đề tài Việt Nam, th́ coi như có kiểm duyệt.
Nhưng mà ư cụ Hồ khi làm mặt giận v́ bài báo Le Paria không phải chỉ có như vậy đâu. Cụ muốn lấy cái lập trường quá khích ở Le Paria để làm một tiêu chuẩn so sánh với lập trường thật là ôn ḥa, mềm dẻo của cụ, và như thế chứng minh với người Pháp rằng ngày nay cụ và dân tộc Việt Nam đă chọn nước Pháp làm một đồng minh đàn anh, nghĩa là cụ chịu nhượng bộ nhiều lắm, nhưng Pháp cũng nên hiểu cho cụ, đừng bắt cụ nhượng bộ hơn nữa, bởi v́ sau lưng cụ, c̣n những thành phần quá khích không thể nào cho phép cụ lùi thêm bước nữa.
Mấy tháng liền, nghĩa là từ ngày 22 tháng 6 đến 13 tháng 9, Hội Nghị Fontainebleau vẫn tiếp tục. Cụ Hồ bất măn và thất vọng. Sau mấy phiên nhóm đầu, cụ hoàn toàn giao phó cho các đại diện. Nguyễn Mạnh Hà thường đi dự với nhiều nhiệm vụ, một trong các nhiệm vụ đó là thông ngôn, v́ Hà giỏi tiếng Pháp, mà cũng giỏi tiếng Việt. Đôi lúc Hà trở lại gặp tôi và kể cho nghe những chuyện xảy ra trong hội nghị. Cụ Hồ có vẻ không gấp gáp kư bất cứ một hiệp ước ǵ với Pháp. Người ta có cảm tưởng cụ Hồ cố t́nh kéo dài hội nghị. Người Pháp th́ cũng muốn kéo dài t́nh trạng nhập nhằng này, có lẽ để cho sự phân chia Nam bộ trở thành vững chắc và tự nhiên hơn. Bên Sài G̣n, chính phủ Nguyễn Văn Thinh trở thành bù nh́n thực sự của Pháp. Cả những cơ quan hành chánh cũng do người Pháp làm trưởng sở.
Người Pháp có cảm t́nh với cụ Hồ nhiều lắm. Nhưng có một điều bất ngờ cụ Hồ lúc sang Pháp không tính đến: Những lănh tụ cộng sản ngày nay ít ai biết đến và thân thiết với đảng viên cộng sản kỳ cựu trong những đảng viên sáng lập đảng cộng sản Pháp, sau Đệ Nhị Thế Chiến là Nguyễn Ái Quốc, nay là Hồ chí Minh. V́ vậy sự hỗ trợ, hay thiện cảm của đảng cộng sản Pháp mà cụ Hồ đă mong mỏi không xảy ra.
Trong một buổi tiếp tân vào ngày 25 tháng 6, tức là trước ngày chúng tôi dự tiệc trưa lần thứ nhất với cụ Hồ tổ chức tại khách sạn Royal một cuộc tiếp tân long trọng mời rất đông quan khách.
Đảng cộng sản Đông Dương ở Pháp, và cán bộ Việt Minh đi lôi kéo số Việt kiều, khoảng vài trăm người kéo đến quanh Hotel Royal biểu t́nh hoan hô t́nh thân thiện Pháp Việt, lúc cụ Hồ tiếp các chính khách, trí thức, nhân sĩ, báo giới Pháp bên trong khách sạn.
Trong buổi tiếp tân này một đảng viên cộng sản Pháp, thuộc hệ phái Trotsky, tức là đệ tứ quốc tế, có hỏi trường hợp cái chết của Tạ Thu Thâu. Cụ Hồ làm mặt buồn rầu, thiểu năo, đă trả lời rằng: Ông Thâu là một nhà ái quốc lớn, và chúng tôi rất buồn ḷng khi hay tin ông mất.
Bị hỏi dồn, ai là thủ phạm thủ tiêu ông Thâu, cụ Hồ đă trả lời gắng gượng: Tất cả những ai đi sai con đường tôi đă vạch, đều phải bị tiêu diệt. Con người cộng sản giáo điều ở cụ Hồ hiện rơ trong câu nói đó, và câu nói tàn bạo đó giải thích được những hành động sau này của chính phủ Việt Minh ở vùng gọi là giải phóng.
Có lẽ nhờ tuổi tác, cho nên cụ Hồ nói chuyện thân mật với các thiếu phụ Pháp, đàn bà Pháp rất tự nhiên. Trong cuộc tiếp tân này, tổ chức trong vườn hoa Hotel Royal, cụ Hồ đă tự hái những bông hồng đẹp nhất cài lên áo, lên tóc những bà mệnh phụ tham dự, kèm theo những lời khen áo đẹp, những câu ca tụng nước Pháp.
Ngày 13 tháng 7, cụ Hồ mở cuộc họp báo, và các bài tường thuật được đăng trên một vài báo Pháp. Lúc đó báo chí quốc tế chưa chú ư mấy đến vấn đề Việt Nam, v́ họ xem đây là một vấn đề nội bộ của nước Pháp. Bộ Ngoại Giao Pháp cũng đang vận động với các Ṭa Đại Sứ Đồng Minh, nhất là với Mỹ và Anh, để thu hẹp tầm quan trọng của vấn đề này thành chuyện nội bộ của Pháp. Cuộc họp báo ngày 13-7 đă không có tiếng vang như cụ Hồ mong ước.
Trong cuộc họp báo này, cụ Hồ đă xác nhận cụ là Nguyễn Ái Quốc. Cụ trả lời báo Le Monde, đă hỏi cụ về lai lịch của cụ, trong câu hỏi có nêu thắc mắc cụ Hồ có phải là Alias Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc hay không? Cụ Hồ mỉm cười, trả lời một cách mập mờ, nước đôi:
‘’Tôi đă phải sống lén lút, chui rúc, cho nên cái việc đội tên này tên nọ không có ǵ đáng ngạc nhiên. Và tôi chỉ thực hiện công khai kể từ ngày 20 tháng 8 năm 1945’’ (ngày tuyên cáo độc lập).
Cụ Hồ lên Ba Lê ngày 22 tháng 6, nhưng măi đến ngày 2 tháng 7, tức 10 ngày sau, cụ mới gặp Thủ Tướng Pháp Beorbed Bidault. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và Bidault có vẻ khinh thường cụ Hồ. Trong thông cáo chung cụ Hồ đă hết sức nhún nhường, mềm dẻo: Chúng ta sẽ thành tâm hợp tác với nhau theo tinh thần nhân bản mà các Triết Gia Khổng Giáo cùng các Triết Gia Tây phương đều chia sẻ, để thiết lập một mối liên hệ mới giữa những con người cùng tự do, và cùng tương quan với nhau. Như chúng ta thấy, bản thông cáo đă cố t́nh bỏ sót cái ư: Giữa hai quốc gia tự do độc lập, tương quan.
12.Ngày Cát-To-Duy-Ê 1946: Cụ Hồ thành Quốc Khách của Pháp
Nhờ những cuộc vận động khôn khéo, dần dà cụ Hồ trở thành thượng khách của chính phủ Pháp, của nước Pháp. Chúng ta thấy cụ đă đi từ chỗ ở kín đáo tại Thành Phố Biarritz, đến Ba Lê, và vào ngày 14 tháng 7 tức là ngày quốc khánh Pháp, cụ Hồ đă được xếp chỗ ngồi trên hàng ghế danh dự, ngang hàng Thủ Tướng Bidault. Trong cuộc lễ hôm đó, cụ Hồ đă nhân danh quốc trưởng Việt Nam đặt ṿng hoa tưởng niệm lên mồ chiến sĩ vô danh. Từ đây cụ có tư thế một quốc khách của Pháp rồi.
Như nói trên ông Bidault là một người có tinh thần thực dân và khinh miệt người Việt Nam lộ liễu. Trong việc sắp xếp chỗ ngồi trong ngày quốc khánh Pháp, cụ Hồ đ̣i ngồi ngang hàng với ông Bidault, nhưng ông Bidault nhất định không chịu như vậy. Cuối cùng ban nghi lễ phải sắp nhiều khán đài gần nhau, nhưng cái cao cái thấp, hơn kém nhau vài phân. Cụ Hồ được sắp ngồi cũng tạm gọi là ngang hàng với ông Bidault trên khán đài riêng, thấp hơn khán đài ông Bidault vài phân, nhưng ở xa th́ thấy ngang nhau.
Cụ Hồ được xếp ngồi chung với các lănh tụ cộng sản như Thorez và các bộ trưởng cộng sản như Tillon (bộ trưởng không quân).
Những ngày ở Ba Lê kéo dài mà không ích lợi ǵ. Hội Nghị Fontainebleau, theo lời kể của Nguyễn mạnh Hà, th́ chỉ là một phiên họp để Pháp ra điều kiện và phái đoàn Việt Minh từ chối cách nào cho khéo léo, để không tan vỡ ngay là được rồi.
Cụ Hồ chán nản, và nhân một hôm gặp lại một người bạn Pháp quen thân lâu năm, vợ chồng ông Raymond Aubrac, hiện sống trong một biệt thự rộng răi ở vùng quê phụ cận Ba Lê, cụ Hồ để phái đoàn của ông lại Hotel Royal, trong lúc cụ và vài thơ kư dời đến ở nhà ông Aubrac. Vợ ông này là bà Lucie Aubrac, là dân biểu cộng sản trong Quốc Hội Pháp. Cụ Hồ dời về nhà gia đ́nh Aubrac từ ngày 12 tháng 8 và ở lại đó cho đến ngày 15 tháng 9 tức là ngày cụ rời Pháp trở về Việt Nam.
Chính phủ Pháp dành cho cụ Hồ và phái đoàn Việt Minh vài chiếc xe du lịch, tôi nhớ h́nh như là mấy chiếc Citroen, loại ba hàng ghế, với tài xế và cận vệ cùng một đội cảnh sát. Lúc dời về nhà Aubrac, cụ Hồ đem theo chiếc xe, nhưng yêu cầu khỏi có cảnh sát. Mỗi sáng cụ dậy sớm, duyệt qua các báo Pháp, các bản tường thuật phiên họp hôm trước, rồi dùng sáng với gia đ́nh Aubrac và lên Ba Lê.
Càng kéo dài, Hội Nghị Fontainebleau càng lâm vào t́nh trạng bế tắc, đổ vỡ. Fontainebleau là một nơi tuy chẳng xa Ba Lê lắm, nhưng khí hậu lại lạnh, và pḥng họp th́ thiếu tiện nghi. Những người Việt Nam tham dự hội nghị có lẽ v́ cái rét lạnh không quen ở Pháp, đâm ra lầm ĺ. Phía phái đoàn Pháp chỉ gồm những chuyên viên về vấn đề thuộc địa, mà không có một nhân vật chính trị có hạng nào cả.
V́ vậy vấn đề được đặt ra đều không thể giải quyết tại chỗ, mà phải chờ phúc tŕnh lên. Điểm bất đồng lớn nhất giữa hai phái đoàn, hai quốc gia, là phía Việt Minh th́ muốn đứng trên lập trường một quốc gia độc lập, chủ quyền, để thương thuyết về mối liên hệ theo pháp lư quốc tế, với một quốc gia bạn.
Trong lúc phía Pháp muốn coi hội nghị này như một cuộc họp nội bộ giữa chủ và tớ, mà chủ dĩ nhiên là nước Pháp. Họ chỉ muốn phái đoàn Việt Minh chấp thuận những ân huệ của Pháp, nếu có sửa đổi th́ chỉ sửa đổi đôi chút thôi. Điểm bất đồng quan trọng thứ hai, là phái đoàn Việt Minh quan niệm nước Việt Nam thống nhất từ Cà Mau đến Nam Quan, do một chính phủ và dĩ nhiên là chính phủ Việt Minh cai trị.
Phái đoàn Pháp theo chỉ thị của chính phủ và dựa theo thỏa ước tháng 3, th́ coi vấn đề lănh thổ Việt Nam chưa được giải quyết: Nam bộ đă có chính phủ tự trị dưới nhăn hiệu giả Nguyễn Văn Thinh, nhưng được hứa là sẽ có tổ chức trưng cầu dân ư để quyết định sát nhập hay tách riêng. Trung và Bắc kỳ th́ có thể trao cho chính phủ Việt Minh, nhưng chính phủ này phải công nhận tính cách chuyển tiếp, lâm thời và phải chờ sau cuộc trưng cầu dân ư toàn cơi Việt Nam mới dứt khoát.
Tuy nhiên có một điều mà chính phủ Pháp không biết và nếu biết th́ có lẽ Hội Nghị Fontainebleau không tan vỡ, chính phủ Việt Minh coi việc thống nhất ba miền quan trọng hơn vấn đề độc lập. Do đó nếu Pháp chịu để cho ba miền thống nhất, th́ Việt Nam có thể chấp nhận qui chế tự trị trong Liên Hiệp Pháp. Nhưng lúc bấy giờ Pháp theo chủ trương và mưu kế của D’Argenlieu, đă tách Nam bộ thành cộng ḥa Nam bộ tự trị, cho nên bây giờ nhượng bộ điểm này ngay, khi chưa có trưng cầu dân ư th́ có vẻ Pháp chịu thua sao. Cho nên Pháp không nhượng bộ về vấn đề thống nhất lănh thổ.
Đến ngày 12 tháng 9, Hội Nghị Fontainebleau kể như tan vỡ. Một phần phái đoàn Việt Minh đă rời nước Pháp trở về Hà Nội.
Một thông cáo của phái đoàn Việt Minh được phổ biến, cố che dấu sự thất bại, cố mở rộng cửa thương thuyết.
Thông cáo không có nói đến những điều ǵ đă thỏa thuận được, mà chỉ nói rằng hai chính phủ ‘’mong ước’’ sẽ tiếp tục nói chuyện nhau ở những cấp bộ địa phương về những thỏa ước giới hạn.
Tại Hà Nội những phần tử quá khích rục rịch nổi lên chống lại Việt Minh. Khi hay tin Hội Nghị Fontainebleau thất bại, các đảng phái cách mạng đă công khai chỉ trích chính phủ Việt Minh và cụ Hồ.
V́ vậy cụ Hồ muốn mang về nước ít ra một thỏa ước nào minh bạch hơn là một bản thông cáo không có giá trị ǵ hết. Cụ chỉ c̣n trông cậy vào một con đường: Kư với Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là bộ Thuộc Địa Pháp, một thỏa ước kiểu đó. Dĩ nhiên đây là một thiệt tḥi nhục nhă cho chính phủ Việt Minh: Quốc trưởng một quốc gia, dù nhỏ bé không thể nào hạ ḿnh kư kết với một Bộ Trưởng, lại là Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa.
Làm như vậy đương nhiên cụ Hồ nhận chịu cho Việt Nam làm xứ thuộc địa, chấp nhận uy quyền của thực dân Pháp và riêng cụ trở thành bề dưới của Marius Moutet, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp.
13. Lần thứ ba, cụ Hồ nói rơ phải đánh Tây nếu…
Từ ngày 11 tháng 9, gần như suốt ngày, có lúc lẫn sang đêm, cụ Hồ đă đến gặp ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp. Trong những ngày cuối cùng ở Pháp này cụ Hồ lúc nào mặt cũng có vẻ buồn rầu, đau khổ, trầm ngâm. Những Việt kiều thỉnh thoảng gặp cụ không mấy lúc thấy cụ cười nữa.
Trong khoảng thời gian này, chúng tôi và một số Việt kiều khá đông nhận được thiếp mời của cụ Hồ, mời dự một buổi tiếp tân ở nhà ông Raymond Aubrac. Hầu hết những Việt kiều tôi quen biết đều được giấy mời.
Những người trong nhóm quen biết với tôi không mấy ai giàu, cho nên cùng hẹn chung nhau đi chuyến xe buưt. Lúc chúng tôi đến khoảng 4 giờ chiều, th́ số Việt kiều có mặt rồi khá đông, có khoảng vài trăm người. Tôi cứ ngại là sau hai lần gặp gỡ cụ Hồ, lần nào tôi cũng lên tiếng căi lại cụ, lần này có thể cụ sẽ bực ḿnh với tôi.
Nhưng điều tôi không ngờ, là cụ Hồ niềm nở với tôi như trước. Cụ đón chúng tôi ngay gần cổng vào vườn.
Buổi tiếp tân tính tổ chức trong vườn, cho nên tôi đă thấy bàn ghế kê sẵn, đèn mắc sẵn, trên các nhành cây, bụi hoa. Cụ Hồ bắt tay tôi, rồi khoác vai tôi kéo vào một chiếc ghế đôi trong vườn. Tay cụ vẫn bá vào vai tôi, có lúc cụ ṿng tay lại trước ngực tôi, mân mê những nút áo, và bàn tay gầy guộc của cụ đă đụng vào má, vào cằm tôi. Cử chỉ thân mật này, nếu ở bất cứ một người nào khác, chắc là tôi không chịu, nhưng ở cụ Hồ th́ tôi thấy nó tự nhiên quá, và không có lư do ǵ để tôi từ chối cả.
Anh em vây quanh cụ Hồ, phần nhiều là những thành phần trí thức trong đó có những người quen nhiều với tôi hỏi han t́nh h́nh, kết quả Hội Nghị Fontainebleau. Tôi thấy mặt cụ Hồ thoáng sậm lại, vừa buồn, vừa chua chát, vừa căm hận. Nhưng rồi cụ mỉm cười liền được. Cụ trả lời bông đùa, mập mờ, đại ư rằng thành công hay thất bại chẳng quan trọng ǵ cho lắm, thua keo này ta bày keo khác.
Lúc đó khoảng 5 giờ chiều. Vài giọt mưa bắt đầu rơi xuống. Mọi người kéo nhau vào trong nhà. Cụ Hồ vẫn đặt tay trên vai tôi, kéo tôi vào pḥng khách.
Pḥng khách tuy rộng nhưng cũng khó chứa hết vài trăm người, nếu mỗi người đều phải có ghế ngồi. Cụ Hồ lên tiếng yêu cầu mọi người dẹp ghế vào sát tường rồi ngồi bệt xuống nền nhà cho tiện. Cụ kéo tôi ngồi xuống trước nhất. Tôi thấy không có ǵ để nói. Các anh em Việt kiều liên tiếp hỏi cụ, bây giờ Hội Nghị Fontainebleau kể như thất bại rồi, cụ tính sao? Cụ Hồ trả lời nước đôi, cố t́nh giấu diếm điều ǵ đó:
– Hội nghị vẫn tiếp tục. Chúng ta có tục ngữ: C̣n nước c̣n tát mà. Nhưng nếu hội nghị thất bại, chúng ta sẽ liệu đối phó.
Một anh em Việt kiều hỏi.
– Thưa cụ chủ tịch, nước Pháp có binh hùng tướng mạnh, vũ khí tối tân, chúng ta lấy ǵ để đánh Pháp, và đánh như vậy th́ hy vọng ǵ mà đánh?
Cụ Hồ nh́n thẳng mọi người, giọng cương quyết:
– Chúng ta có nhân dân, nếu nhân dân quyết tâm đánh, th́ dù Pháp mạnh đến mấy cũng phải thua. Tất nhiên là không ai muốn chịu cảnh chiến tranh, v́ thắng hay bại th́ cũng phải thiệt hại nhiều. Nhưng một khi thương thuyết không kết quả, th́ chúng ta không c̣n cách ǵ khác.
Cụ Hồ có lẽ để tránh những câu hỏi lắc léo, hoặc v́ một lư do nào đó tôi không được biết, cụ đứng lên đi vào nhà trong.
Vài phút sau, cụ trở ra và vẫn ngồi xuống cạnh tôi. Một gia nhân đi theo đến trước mặt tôi:
– Thưa Cha, bà chủ mời Cha vào có chuyện muốn thưa với Cha.
Tôi theo gia nhân vào một pḥng khách nhỏ, lối pḥng khách phụ nữ, bà Lucie Aubrac đứng lên bắt tay tôi, tươi cười mời tôi ngồi:
– Hôm nay tôi rất sung sướng thấy các Linh Mục, những nhà trí thức Việt Nam như các ông Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông cùng đến dự cuộc tiếp tân của cụ Hồ.
– Tôi thấy đây là một triệu chứng tốt tỏ rơ dân tộc Việt Nam không phân biệt tôn giáo, giai cấp đă đoàn kết sau cụ Hồ.
Sau vài câu chuyện phiếm, bà Aubrac xin chụp h́nh tôi làm kỷ niệm. Tôi nhận thấy bà có một dụng ư nào đó, nên ngần ngại.
– Thưa bà, h́nh một Thầy Tu như tôi th́ có ra ǵ đâu, xin bà khỏi phải chụp làm ǵ.
Bà Aubrac có vẻ muốn chụp cho được h́nh tôi.
– Thưa Cha, ít khi chúng ta có dịp gặp gỡ như thế này, tôi chỉ muốn xin chụp h́nh Cha làm kỷ niệm.
Tôi đă thấy hai chiếc máy h́nh, loại máy h́nh lớn, có chân lớn ba càng trên phủ tấm vải đen của các thợ chụp h́nh chuyên môn thời đó. Tôi vẫn từ chối:
– Nếu bà chụp h́nh để làm kỷ niệm, bỏ vào Album gia đ́nh th́ dù không thích tôi cũng không dám từ chối, nhưng nếu bà chụp h́nh để ngày mai h́nh tôi lên báo L’humanité kèm theo một bài b́nh luận đại khái nói rằng Linh Mục Luận ủng hộ lập trường cụ Hồ hết ḿnh, th́ tôi xin bà cho phép tôi từ chối.
Bà Aubrac vẫn tươi cười:
– Nếu Cha đă không bằng ḷng cho lên báo, th́ chúng tôi sẽ giữ làm kỷ niệm trong gia đ́nh vậy.
Thợ chụp h́nh ngắm nghía, chụp riêng tôi vài bô, chụp tôi đứng chung với bà Aubrac vài bô. Tôi ra pḥng ngoài, đứng ở một góc hơi xa cụ Hồ. H́nh như cụ vẫn chờ tôi ra nên vừa thấy tôi, cụ đă bước lại gần, kéo tôi ngồi xuống bên cạnh như trước. Cụ có vẻ thân mật, tha thiết hơn:
– Tôi sắp về nước, nhân tiện chú nên viết một bức thư gửi các Giám Mục, các Giáo Sĩ bên nước nhà, các vị sẽ mừng v́ thấy các vị Linh Mục trẻ bên Pháp đă hiểu và ủng hộ lập trường của chính phủ ta.
14. Hồ Chí Minh yêu cầu tôi viết một lá thơ…
Từ sau lần gặp gỡ thứ hai, cụ Hồ đă quen gọi tôi là chú, khi th́ gọi là Linh Mục. Vẫn theo thói quen, tay cụ vẫn mân mê những nút áo chùng thâm của tôi, những chiếc nút có bọc vải bên ngoài, và khá lớn. Tôi dè dặt:
– Thưa cụ chủ tịch, bên nước nhà có đến 14, 15 vị Giám Mục, bây giờ tôi biết viết thư cho ai? Vả lại khi tôi rời nước nhà đi du học th́ c̣n trẻ tuổi, không có hân hạnh thân thiết với các ngài cho lắm.
Cụ Hồ có vẻ trầm ngâm, suy nghĩ, t́m ṭi một lúc, rồi cụ làm ra vẻ mừng rỡ như đă khám phá được điều quan trọng:
– Chú hăy viết thư cho Đức Cha Lê Hữu Từ được rồi. Ngài là cố vấn tối cao của chính phủ ta, và cũng là bạn thân của tôi, tôi sẽ đưa tận tay ngài.
Tôi đă hiểu cái dụng ư chính trị của cụ Hồ trong việc này, cho nên tôi muốn từ chối khéo léo:
– Thưa chủ tịch, tôi được giấy mời đến đây dự tiệc tiễn đưa cụ chủ tịch, không có chuẩn bị chi cả, nên bây giờ cụ chủ tịch bảo viết thư, tôi chẳng biết viết thế nào cả. Vả lại tối nay sau khi từ biệt cụ chủ tịch tôi phải đáp xe hỏa đi Louvain ngay, thuyết tŕnh tại một đại hội truyền giáo ở đó. Ở đây có ông Trương Công Cừu, Tổng Thư Kư Hội Việt Kiều Công Giáo Ba Lê, để ông Cừu viết thư cũng được vậy.
Cụ Hồ cau mày, có vẻ phật ư:
– Linh Mục, hay một Linh Mục nào khác viết thư th́ mới có giá trị, chớ một giáo dân th́ không ích lợi ǵ.
Tôi hẹn lại:
– Nếu vậy để tôi về thưa lại với các Cha khác, và có thể họ sẽ viết thư về rồi trao cho cụ chủ tịch sau.
Câu chuyện về lá thư tạm kết thúc ở đây, và cụ Hồ không nhắc lại nữa. Tôi đi Louvain nên không dự buổi tiếp tân đến cuối được. Tôi kiếu từ ra về sớm hơn các người khác. Cụ Hồ tiễn tôi đến cửa pḥng khách, bắt tay, tươi cười, và mời tôi về nước.
Những điều tôi viết ra về Hồ chí Minh, một phần qua những lần tiếp xúc trực tiếp giữa tôi với cụ Hồ, một phần do những câu chuyện, những tin tức mà tôi được biết đến thời bấy giờ, và tôi không dám nói là tôi biết nhiều hơn các Sử Gia. Sau này tôi không c̣n gặp lại cụ Hồ một lần nào. Năm 1947 tôi về nước, có t́m cách trở vào địa phận Vinh, lúc bấy giờ thuộc kiểm soát của chính phủ kháng chiến Việt Minh, nhưng v́ không thể bắt liên lạc với các bậc thẩm quyền địa phận Vinh cho nên tôi phải lưu lạc Hà Nội, rồi vào Huế và từ Huế tôi ra Hương Phương, Ḥa Ninh ở lại mấy tháng. T́nh h́nh lúc bấy giờ làm tôi thay đổi ư định, v́ biết rằng dù có ra Xă Đoài, tôi cũng không giúp ích ǵ được.
Lúc bấy giờ trong vùng Việt Minh kiểm soát, phong trào đàn áp Công Giáo tuy chưa lộ liễu, nhưng đă bắt đầu, và nhiều làng Công Giáo đă tách rời để thành lập những khu biệt lập, bên ngoài dựa theo Pháp, nhưng thực tâm không mong ǵ hơn là được sống yên lành.
15. Cụ Hồ đến pḥng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp
Những ngày cuối cùng của Hội Nghị Fontainebleau, tức là ngày đầu tháng 6, trong lúc phái đoàn Việt Nam vẫn c̣n tham dự hội nghị th́ Hồ chí Minh lúc bấy giờ đang ở trong nhà gia đ́nh dân biểu cộng sản Raymond Aubrac, mỗi sáng khoảng 10 giờ, đi xe lên Hotel Royal Monceau, duyệt lại các tài liệu, phúc tŕnh, hội nghị ngày hôm trước, rồi theo chương tŕnh đă sắp xếp trước, cụ đến Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, tức là Bộ Thuộc Địa, hội đàm với ông Bộ Trưởng Marius Moutet.
Những cuộc họp riêng và kín này bắt đầu vào khoảng ngày 7 tháng 9, lúc Hội Nghị Fontainebleau không c̣n hy vọng ǵ đi đến một giải pháp mà cả Pháp lẫn Việt Minh có thể chấp nhận.
Những gặp gỡ giữa cụ Hồ và ông Marius Moutet h́nh như do ông Jean Sainteny và một nhân vật cộng sản trong chính phủ Pháp thời bấy giờ là ông Tillon, Bộ Trưởng Không Quân sắp xếp và khuyến khích, với mục đích vừa không làm mất ḷng đồng chí cộng sản Hồ chí Minh, tức Alias Nguyễn ái Quốc, và từng là sáng lập viên đảng cộng sản Pháp, mà lại không đi ngược lại quyền lợi và chính sách của nước Pháp.
Những người gặp cụ Hồ lên xe đến bộ Pháp Quốc Hải Ngoại thời bấy giờ đều kể lại với tôi rằng: Mặt cụ đăm đăm, trán cau lại thành những vết nhăn không lúc nào phai được.
Cụ lặng lẽ bước lên xe, người như gập đôi lại trên chiếc ghế sau. Người cận vệ duy nhất của cụ bước lên cạnh ghế tài xế, và lập tức người tài xế là một đảng viên cộng sản Pháp do ông Aubrac giới thiệu, rồ máy xe, từ từ chạy đến Bộ Thuộc Địa.
Không một người nào khác tham dự những buổi họp kín này. Theo lời một vài người kể lại với tôi, th́ có nhiều buổi sáng cụ Hồ như ngần ngại, lo sợ đến thẳng Bộ Thuộc Địa, và khi gần đến, bỗng cụ ra hiệu cho tài xế đi ḷng ṿng trong Thành Phố Ba Lê vài chục phút, rồi đột ngột cụ chép miệng, bảo tài xế thôi hăy đến Bộ Thuộc Địa.
Vài kư giả chực trước cửa Bộ Thuộc Địa để xin phỏng vấn, đều bị từ chối đôi lúc một cách khéo léo, đôi lúc một cách cứng rắn. Những ai nh́n thấy mặt cụ Hồ lúc bấy giờ dù rất muốn săn tin, cũng không nỡ nài ép. Trong mấy ngày, trông Cụ già thêm mười tuổi.
Không ai biết rơ những điều được thảo luận giữa cụ Hồ và ông Marius Moutet. Lúc đó có ư định của Pháp trong vấn đề Việt Nam đă khá rơ rệt, Pháp muốn thành lập 3 vùng riêng biệt, nếu có thể th́ biến thành ba quốc gia không liên hệ ǵ với nhau. Nam kỳ tự trị, gọi là Cộng Ḥa Nam Kỳ, hoàn toàn do Pháp chi phối qua những bù nh́n kiểu Nguyễn Văn Thinh. Nước Việt Nam, mà trong mọi danh từ chính thức Pháp vẫn cố t́nh gọi là Annam, có thể gồm từ phía Bắc Phan Thiết ra đến biên giới Hoa-Việt, có thể giao cho chính phủ Việt Minh, và một cao nguyên tự trị, và một cao nguyên tự trị, chạy đi từ vùng Đà Lạt, Tuyên Đức, lên đến Ban Mê Thuộc, Kontum. Lúc bấy giờ có nhiều tin đồn nói rằng Pháp đă t́m thấy trong vùng Cao Nguyên này, và phần Cao Nguyên thuộc lănh thổ Lào tiếp giáp với vùng này những khoáng sản quí báu: Than đá, dầu hỏa, Uranium v.v…
Nh́n nét mặt cụ Hồ sau buổi họp kín với Bộ Trưởng Thuộc Địa Marius Moutet, người ta đoán được rằng cụ Hồ đă nhượng bộ thêm một chút. Lúc bấy giờ cũng có nhiều tin đồn trong giới Việt kiều ở Pháp, đồn rằng nước Pháp thấy không thể buộc cụ Hồ chấp nhận một giải pháp hoàn toàn có lợi cho Pháp, đang muôi ư định bắt cóc, hay giam lỏng cụ Hồ không cho về nước, nếu cụ không kư kết với Pháp một thỏa hiệp công nhận Cộng Ḥa Nam Kỳ, và Cao Nguyên tự trị. Tất cả chỉ là những tin đồn bởi v́ cho đến hôm nay lịch sử vẫn không cho biết rơ những cuộc thảo luận tại Bộ Thuộc Địa Pháp đă diễn ra như thế nào, tranh luận về những vấn đề nào.
Nhưng càng ngày người ta càng thấy cụ Hồ mất b́nh tĩnh, buồn thảm chán ngán hơn một chút.
Sau buổi tiếp tân tại nhà Aubrac, chiều tối đó tôi đi xe lửa sang Louvain, Bỉ, dự một buổi thuyết tŕnh của Hội Thừa Sai. Hai hôm sau tôi trở lại, và ngày nào cũng có một vài Việt kiều đến nói chuyện với tôi về số phận Hội Nghị Fontainebleau, và những cuộc gặp gỡ giữa cụ Hồ với ông Moutet. Nhờ đó, tuy không gặp lại cụ Hồ một lần nào trước khi cụ rời nước Pháp, tôi cũng biết được, như mọi người lúc bấy giờ có thể biết, những ǵ xảy ra quanh cụ Hồ.
Nguyễn mạnh Hà ở lại cho đến ngày cuối cùng, trong lúc một phần phái đoàn Việt Minh tham dự Hội Nghị Fontainebleau về, đă rời Pháp, đi tàu thủy từ Marseille về Sài G̣n, ghé Cap, rồi ra thẳng Hà Nội.
Những cuộc hội đàm giữa cụ Hồ và Moutet không hề được văn kiện hóa.
Cụ Hồ là người có trí nhớ phi thường, và để giữ bí mật hoàn toàn về nội dung những cuộc mật đàm này cụ không muốn lập một văn kiện ǵ về những cuộc mật đàm đó. Một lần gặp Nguyễn mạnh Hà, sau khi từ Louvain về Ba Lê, tôi có hỏi về nội dung những cuộc họp ở Bộ Thuộc Địa, Hà lắc đầu, nói rằng Hà cũng chỉ biết qua những tin đồn, qua nét mặt càng ngày càng buồn thảm của cụ Hồ, sau mỗi lần gặp ông Moutet. Và Hà đoán rằng những cuộc gặp gỡ mật đó không thể nào gọi là một thành công đối với cụ Hồ. Hà cùng tôi thảo luận về những giả thuyết, những tin đồn và hỏi nhau liệu người Pháp có dám bắt cóc hay giữ cụ Hồ lại không. Không ai có thể trả lời được.
Một việc mà Hà cho tôi biết vào những ngày đầu tháng 9, là những điện tín theo mật mă hay ám kư, từ Hà Nội đánh sang. Đại loại th́ những điện tín đó đều tỏ ra sốt ruột, lo lắng, thúc giục cụ Hồ mau trở về nước, v́ hiện có nhiều biến chuyển trọng đại tại nước nhà đ̣i hỏi sự có mặt của cụ.
Một điện tín đề cập đến t́nh trạng căng thẳng ở Hải Pḥng, Bắc Ninh, Lạng Sơn. Vụ Bắc Ninh xảy ra đâu trong tháng Tám: Một toán quân tự vệ Việt Minh phục kích một đoàn quân tải lương của Pháp, giết gần trọn đoàn quân này và cướp được lương thực, súng ống. H́nh như vụ này do chính Vơ nguyên Giáp và Chu văn Tấn bày ra khi hay tin Hội Nghị Fontainebleau kể như bế tắc để làm áp lực với chính phủ Pháp.
Tại Lạng Sơn, đồn binh Pháp sống trong t́nh trạng bị bao vây và cô lập. Quân Pháp không dám ra ngoài, sợ bị ám sát, bắt cóc, và sợ dân chúng đánh đập. Hải Pḥng xảy ra vài vụ lộn xộn giữa lính Pháp và các thanh niên tự vệ thành.
Tại Nam bộ, người Pháp than phiền rằng Tướng Nguyễn B́nh đang mộ quân, lập căn cứ, xây dựng hạ tầng cơ sở trái với thỏa ước tạm thời 8 tháng Ba giữa D’argenlieu, (Jean Sainteny kư thay) Hồ chí Minh và Vũ Hồng Khanh.
Nguyễn B́nh không chịu tập trung quân vào khu chỉ định chờ một giải pháp chính thức, trái lại Nguyễn B́nh mở đường sang Cao Miên và Lào, t́m cách liên kết với các nhóm cách mạng chống Pháp khác, như Ḥa Hảo của Huỳnh Phú Sổ.
Đối với những vụ này, cụ Hồ luôn luôn t́m cách trấn an người Pháp, và cụ có lúc dựa vào những điều đó, để yêu sách Pháp thêm một chút, nhưng h́nh như cụ không thành công. Có tin Tướng Leclerc được thay thế bởi Tướng Valluy. Cụ Hồ và các lănh tụ Việt Minh rất tin tưởng vào Tướng Leclerc, và lo sợ tinh thần thực dân quá khích của Tướng Valluy và những bộ hạ của ông như Đại Tá Debès, Đô Đốc Battet.
Tất cả những tin tức từ nước nhà làm cho cụ Hồ buồn phiền thêm, và linh cảm một sự đổ vỡ trầm trọng trong bang giao Pháp Việt. Cụ Hồ là người biết rơ một cuộc chiến tranh sẽ tai hại đối với dân tộc Việt Nam như thế nào. Cụ lại đặt nặng vấn đề thống nhất ba vùng lên trên cái danh từ độc lập, hay chủ quyền. Nhưng người Pháp đă quyết liệt không muốn cho Việt Nam thống nhất. Lúc bấy giờ Pháp lại đă thỏa thuận được với Lào và Cao Miên, để đặt lại một chế độ bảo hộ mới, trá h́nh dưới chiêu bài Liên Hiệp Pháp.
Phe De Gaulle th́ gần như bị loại ra hết khỏi chính phủ, và Tướng De Gaulle đă trở về trại mát Colombeydes Deus Eglises trí sĩ và viết hồi kư, không tham dự ǵ vào chính trị nước Pháp, do đó những lời hứa hẹn của ông trong diễn văn đọc ở Brazaville được coi như vô giá trị.
Trong bầu không khí đó, cuộc họp buổi chiều kéo dài măi đến 9 giờ tối, cụ Hồ mới rời Bộ Thuộc Địa ra về.
Trông Cụ càng thiểu năo hơn bao giờ. Vài phút sau th́ Moutet cũng ra xe về tư dinh, và người ta thấy nét mặt ông Moutet cũng chẳng tươi tắn ǵ hơn. Ông Moutet theo tiết lộ một vài người th́ tối đó đă không dùng bữa, vào ngay pḥng ngủ, đóng kín cửa và lên giường liền. Về sau người ta được biết ông Moutet bị cảm và v́ đó, trong cuộc họp chiều 14-9, cụ Hồ và ông ta đă trao đổi những lời xẵng giọng gần như là căi lộn với nhau. Câu cuối cùng của ông Moutet h́nh như là một câu từ chối.
Về đến Hotel Royal, cụ Hồ cũng về ngay pḥng riêng nhưng người ngoài vẫn thấy cửa sổ pḥng cụ Hồ sáng đèn, và cụ Hồ ngồi làm việc cho đến gần nửa đêm.
Gần nửa đêm cụ Hồ đích thân gọi điện thoại cho ông Moutet. Ông Moutet đang ngủ, yêu cầu có chuyện ǵ dù khẩn cấp mấy cũng xin chờ cho đến sáng mai, ông mệt và bị cảm không thể nói chuyện ǵ được nữa. Cụ Hồ nài nỉ rằng cụ sẽ đến gặp ông tại nhà riêng ngay lập tức, chỉ 5 phút nữa thôi, và không để cho ông Moutet kịp từ chối, cụ Hồ cúp điện thoại.
Theo người Pháp kể lại, th́ ông Moutet cũng không ngờ là cụ Hồ sẽ đến gặp ông ngay, cho nên ông lên giường ngủ lại. Nhưng quả thực cụ Hồ đă rời Hotel Royal, cùng với một cận vệ và tài xế đến nhà ông Moutet ngay.
Ông Moutet kể lại rằng ông vừa chợp mắt, th́ gác cửa bảo là cụ Hồ đến, và đă đến, và đă lên thẳng pḥng ông.
Khi cụ Hồ vào th́ ông Moutet c̣n nằm trên giường, tung chăn ngồi dậy bận áo ngủ, ngồi trên giường. Cụ Hồ và người cận vệ bước vào. Cụ Hồ đến ngồi vào chiếc ghế đầu giường ông Moutet, cố lấy nét mặt vui tươi cởi mở nói rằng cụ đến để kư kết những điều được thảo luận lúc chiều, chỉ xin thay đổi vài chi tiết nhỏ.
Ông Moutet lại yêu cầu cụ Hồ ngày mai sẽ họp và kư cũng chẳng vội ǵ. Đại ư là cụ Hồ đă nói rằng cái ǵ đă xong hăy cho xong luôn, không nên chờ sáng ngày mai những việc có thể làm xong đêm nay.
Ông Moutet khoác thêm chiếc áo choàng, gọi bồi đem cà phê đậm lên, rồi hai người cùng ra ngồi đối diện nơi chiếc bàn trong pḥng ngủ. Ông Moutet gọi Thơ Kư riêng soạn lại văn kiện đă được dùng làm căn bản trong cuộc thảo luận lúc chiều, rút ra một bản đúc kết, đánh máy thành nhiều bản, và trao cho cụ Hồ.
Cụ Hồ chỉ đọc qua, không sửa đổi ǵ đặt bút kư ngay. Ông Moutet kư vào bên cạnh, và đó là bản thỏa ước được gọi là Modus Vivendi ngày 14 tháng 9 với những điều khoản căn bản được công bố trên báo chí ngay sáng 15 tháng 9:
1) Chính phủ Việt Minh công nhận giá trị thỏa ước tạm thời 8 tháng 3 và thỏa hiệp Đalat, tức là công nhận Cộng Ḥa Nam Kỳ cho đến lúc có một cuộc trưng cầu dân ư tại Nam bộ để quyết định sự thống nhất hay tách rời Nam bộ khỏi Việt Nam.
2) Mọi lực lượng Việt Minh tại Nam bộ được tập trung vào những khu chỉ định, được giải giới, chờ đợi trưng cầu dân ư. Chính phủ Việt Minh hứa không gởi thêm quân, cán bộ và Nam bộ.
3) Chính phủ Việt Minh công nhận người Pháp có quyền tiếp tục khai thác các cơ sở kinh tế có sẵn khắp Việt Nam.
4) Hai chính phủ cùng thỏa thuận coi người Pháp và người Việt Nam ngang hàng, tuy nhiên chính phủ Việt Minh phải dành một số độc quyền cho Pháp, cố vấn Pháp, nhân viên văn hóa Pháp.
5) Về vấn đề tiền tệ, hai chính phủ cam kết sử dụng một loại giấy bạc duy nhất, lấy đồng quan Pháp làm căn bản.
6) Chính phủ Việt Minh bằng ḷng cứu xét việc gia nhập Liên Hiệp Pháp theo chiều hướng thuận, và đổi lại chính phủ Pháp bằng ḷng giúp đỡ Việt Nam về kinh tế, văn hóa và quân sự.
7) Một hiệp ước chính thức và vĩnh viễn sẽ được thảo luận và kư kết trong một hội nghị mới sẽ được mở sau, do sự tham khảo giữa hai chính phủ.
Trên thực tế, thỏa ước 14-9 cũng như thỏa ước tạm thời 8 tháng 3, là những nhượng bộ lớn của Việt Minh đối với Pháp, nhưng trên nguyên tắc th́ Việt Minh dành được một vài điều gọi là thắng lợi chẳng hạn như đă được chính phủ Pháp coi là một phe đối thoại có thẩm quyền, và hứa hẹn sẽ có một hội nghị chính thức quan trọng để thảo luận tiếp.
Thỏa ước 14-9 đă được kư âm thầm, vào nửa đêm.
Nguyên văn bản thỏa ước này đă không được phổ biến ngay trong những ngày sau đó. Cụ Hồ đă họp báo. Chính phủ Pháp đă không tổ chức tiếp tân hay tiệc đưa nào. Các báo Pháp thời bấy giờ chỉ đăng thành vài tin.
Sau ngày 15 tháng 9 nhiều anh em Việt kiều tỏ vẻ buồn cụ Hồ.
V́ bất đồng rơ rệt quá, tôi không có ư định, cũng chẳng muốn t́m cách gặp lại cụ Hồ. Cụ Hồ cũng từ chối tiếp bất cứ ai.
16. Ngày về âm thầm
Suốt hai ngày cuối cùng, cụ Hồ không ra khỏi pḥng. Ông Moutet, Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa có đến thăm cụ Hồ một lần cuối cùng, h́nh như do lời yêu cầu của cụ Hồ để thu xếp chuyện trở về Việt Nam của cụ. Ngày 17 tháng 9 cụ Hồ âm thầm rời Ba Lê.
Anh em Việt kiều có tính chuyện tiễn đưa cụ, cử vài đại diện đến gặp cụ tŕnh bày việc đó.
Vài đại diện khác tiếp xúc với Ban Nghi Lễ Bộ Ngoại Giao và Bộ Thuộc Địa nhưng được cho biết là ngày về của cụ Hồ chưa được tiết lộ. Họ hẹn lần nữa là lúc nào có việc ǵ, sẽ tin cho các Việt kiều. Phái đoàn lên xin gặp cụ Hồ cũng không được tiếp, người Thư Kư nói cụ Hồ mệt không muốn tiếp khách. Chương tŕnh đưa tiễn v́ thế không thành.
Ngày 18, anh em Việt kiều hay tin cụ Hồ đă rời Ba Lê đi Toulou. Cụ Hồ rời Ba Lê có vẻ âm thầm và vội vàng. Về nước trên một tiểu đỉnh của Hải Quân Pháp, chiếc Dumont d’Urville. Có người kể lại rằng lúc bước lên chiếc tàu Dumont d’Urville cụ Hồ lặng lẽ đi qua hàng thủy thủ dàn chào, lặng lẽ bắt tay các nhân viên Bộ Ngoại Giao và Bộ Thuộc Địa Pháp, không nói một tiếng. Các sĩ quan trên tàu Dumont d’Urville về sau kể lại rằng, lúc tàu ra khơi, nét mặt cụ Hồ trở lại b́nh thường, đôi lúc tươi vui, tuy lúc nào cũng có vẻ trầm ngâm, tư lự. Thường những buổi sáng sớm, và chiều, cụ lên đứng trên boong tàu ngắm cảnh mây nước mênh mông, hệt như một thi sĩ t́m vần thơ trong cảnh trời đất vậy. Trong các bữa ăn, cụ Hồ ngồi chung với các sĩ quan của chiến hạm, trong số này có một vị Linh Mục Tuyên Úy. Bây giờ th́ cụ linh hoạt, vui vẻ nói chuyện với mọi người.
Cụ Hồ đem vấn đề hiện hữu của thiên Chúa ra tranh luận với Linh Mục Tuyên Úy. Câu chuyện con gà và cái trứng được mang ra, và cụ Hồ nhất định không chấp nhận có một con gà hay một cái trứng đầu tiên được Thiên Chúa tạo dựng. Ư cụ Hồ không phải tranh luận để đi đến kết luận, mà chỉ tranh luận để cho vui câu chuyện trong bữa ăn.
Có những lúc cụ Hồ đi hết mọi nơi trong tàu, ngồi lại nói chuyện với các thủy thủ. Cụ Hồ từng nhiều lần làm bồi tàu, cụ quen đi biểm, quen thuộc đời sống trên tàu biển, cho nên cụ nói chuyện với các thủy thủ như là một thủy thủ già kinh nghiệm vậy.
Tôi và các anh em Việt kiều ở Pháp lúc đó, nếu được biết các điều này cũng qua những tin truyền miệng, những tin trên báo chí Pháp mà thôi. Dĩ nhiên là chúng tôi hết sức ṭ ṃ muốn biết mọi việc cụ Hồ làm hay mọi việc ǵ xảy ra cho cụ Hồ, v́ đó nếu có một anh em nào có tin ǵ, hay đọc được việc ǵ trên báo liên quan đến cụ Hồ, th́ lại đi nói với nhau, chuyền cho nhau xem.
Những chuyện về sau đó th́ báo chí Pháp có đăng lại, như chuyện cụ Hồ gặp Cao Ủy Pháp là ông D’Argentlieu trên Thiết Giáp Hạm Suffren, neo ngoài khơi Vịnh Cam Ranh, ngày 18 tháng 10. Sau cuộc gặp gỡ và vào buổi chiều, người Pháp mời một số kư giả Pháp và Việt Nam đến dự một cuộc họp báo trên chiến hạm Suffren. Lúc một chiếc tiểu đĩnh chở các kư giả từ Cam Ranh ra cặp vào chiến hạm Suffen, th́ cụ Hồ đứng ngay trên boong tàu gần cầu thang, đưa tay vẫy chào.
Trong cuộc họp báo, cụ Hồ và Cao Ủy Pháp D’Argenlieu ngồi bên nhau. Nét mặt D’Argenlieu nghiêm nghị, mặt cau lại, mắt đăm đăm nh́n cụ Hồ. Trong lúc đó th́ cụ Hồ cười cợt, đùa giỡn với các kư giả. Cụ quay qua người này, người nọ, hỏi han về xứ sở về nghề nghiệp của họ. Cụ Hồ có trí nhớ phi thường. Cụ ở Pháp lâu năm, thạo những thổ âm, hiểu rành những tập quán từng địa phương, những đặc điểm của từng vùng nước Pháp. V́ đó cuộc họp báo trở nên một cuộc phiếm luận rất vui vẻ.
Sau một lúc nói chuyện phiếm vui với các kư giả, cụ Hồ chính thức vào vấn đề, nói rằng báo chí Việt Pháp đă tỏ ra quá khó tính, quá nghiêm khắc đặt nhiều đ̣i hỏi vào Hội Nghị Fontainebleau. Cụ mô tả sơ sài Hội Nghị Fontainebleau và nói sơ lược về những điểm chính của thỏa ước 14 tháng 9, chưa phải là đă kết thúc được mọi vấn đề tranh luận mà chỉ mở đầu cho một cuộc thương thuyết lâu dài, thường xuyên.
Cụ hứa sẽ mở một hội nghị mới vào tháng giêng năm 1947, và lúc đó những vấn đề chưa được giải quyết sẽ được đem ra thảo luận.
Đề Đốc D’Argenlieu có vẻ không muốn cho cụ nói quá nhiều về hứa hẹn họp hội nghị sắp tới, cắt ngang lời cụ Hồ, trịnh trọng tuyên bố rằng những cuộc thương thuyết vừa qua là một bước quan trọng trên con đường đi đến sự thỏa hiệp tốt đẹp giữa hai chính phủ, hai dân tộc.
Một sự kiện quan trọng xảy ra vào cuối cuộc họp báo đó, được các báo Pháp chú ư đặc biệt, đăng lên thành tít lớn trang nhất.
Sau khi nghe D’Argenlieu tuyên bố trịnh trọng như vậy xong, cụ Hồ đột ngột đứng lên, bước lại gần D’Argenlieu và giữa lúc chưa ai biết chuyện ǵ xảy ra, th́ cụ Hồ ôm chầm lấy D’Argenlieu, như hai anh em thân thiết, hay như hai người bạn cố tri. Dĩ nhiên h́nh ảnh này được các nhiếp ảnh viên ghi lại trong phim của họ, và hôm sau được đăng rơ ràng trên báo.
Nh́n bức ảnh, chúng tôi ở Ba Lê cũng thấy rơ nét mặt ngơ ngác, hơi khó chịu đến là buồn cười của D’Argenlieu. D’Argenlieu không c̣n có thể làm nghiêm được nữa, cho nên ông tươi cười, đưa tay ôm cụ và cảnh này kéo dài có đến hơn một phút.
Cụ Hồ theo chiến hạm Suffren ra Hải Pḥng, trong lúc các kư giả Pháp ké trên máy bay của quan Cao Ủy D’Argenlieu trở vào Sài G̣n. Tàu cặp bến Hải Pḥng ngày 23 tháng 10. Quang cảnh đón tiếp cụ Hồ ở Hải Pḥng th́ dĩ nhiên là những người Việt Nam nào ở đó lúc bấy giờ đều c̣n nhớ. Tôi chỉ được biết qua những bài tường thuật của báo Pháp, và báo Cứu Quốc được gởi từ Hà Nội sang Pháp vài tuần sau đó. Sự cảm động thương xót và một chút ư thức hài hước làm tôi chú ư và thán phục cụ Hồ về cái tài lợi dụng cả được những sự thất bại để biến thành sự thành công. Trên thực tế, Hội Nghị Fontainebleau và thỏa ước 14 tháng 9 là một thất bại ngoại giao lớn nhất, đau nhất cho cụ Hồ, và cho Việt Nam.
17. Ở Pháp nghe tiếng vọng Chiến Tranh từ nước nhà
Sau khi phái đoàn cụ Hồ rời Ba Lê, tôi và các anh em Việt kiều ở Pháp hồi hộp chờ tin mừng từng ngày. Cụ Hồ lên đường ngày 19 tháng 9, măi đến ngày 21 tháng 10 cụ Hồ mới đến Hải Pḥng. Những bức ảnh đăng lại trên các báo Pháp, báo Cứu Quốc, cuộc đón tiếp cụ Hồ tại nhà ga Hà Nội cho tôi thấy rằng sự nồng nhiệt mà nhân dân Việt Nam dành cho cụ Hồ đă bị suy suyển đi nhiều lắm. Báo Pháp tường thuật một cử chỉ khéo léo của cụ Hồ: Giữa lúc rừng người ḥ reo phản đối thỏa ước 14 tháng 9, cụ Hồ đă cất tiếng ca, và ra hiệu cho dàn nhạc cử quốc ca Việt Nam, và quốc ca Pháp tiếp ngay sau đó.
Trước phong trào chống Pháp ngày càng bành trướng mạnh mẽ, nhiều báo Pháp đă tiên đoán sự đổ vỡ của bang giao Việt Pháp. Nước Pháp cũng đoán được điều này, và từ Ba Lê, tôi đă nhận thấy những sự chuẩn bị của chính phủ Pháp để đem thêm quân và chiến cụ sang Việt Nam. Các báo tả phái lên tiếng tố cáo sự thiếu thành thật của chính phủ Pháp đối với chính phủ Việt Nam và tường thuật đầy đủ những cuộc chuyển quân và chiến cụ đến các hải cảng lớn, chờ xuống tàu sang Việt Nam.
Vào cuối tháng 11 tôi hay tin quân Pháp đă đánh chiếm Thành Phố Hải Pḥng, bắn phá vào nhiều khu phố làm cho hàng ngàn người chết. Khi đọc tin này trên báo tôi lặng người một lúc, và không c̣n hy vọng ǵ tránh được chiến tranh trên đất nước ḿnh. Tôi cũng không tin rằng nền độc lập của Việt Nam có thể tồn tại. Lúc bấy giờ tôi tin chắc rằng quân Pháp sẽ thắng. Nhưng tôi vẫn hy vọng vào những biến cố của thời đại sẽ buộc nước Pháp dù thắng, cũng không thể trở lại chế độ thuộc địa hoặc bảo hộ thời xưa.
Nhiều báo Mỹ lên tiếng chỉ trích chính sách Pháp, và tôi đă nghĩ nhiều đến vai tṛ của Mỹ trong vấn đề Việt Nam. Tôi cũng nghe tin nhiều nhân vật Mỹ đă sang Hà Nội, không để giúp nước Pháp, mà h́nh như là để đóng một vai tṛ bí mật và khó hiểu nào đó. Giới chính trị Pháp thường bàn tán rất nhiều đến thái độ của Mỹ, chỉ trích các hành động dẫm chân và thọc gậy bánh xe của Mỹ.
Tên một vài nhân vật Mỹ được nhắc đến, như Tướng Gallagher Trưởng Phái Bộ Mỹ đặc trách kiểm soát việc giải giới quân Nhật phía Bắc vĩ tuyến 16, Đại Tá Patti, Giám Đốc Sở Mật Vụ Mỹ OSS tại Viễn Đông, Đại Tá Nordlinger, đặc trách giao tế trong phái bộ Mỹ tại Hà Nội và nhiều bài b́nh luận của báo Pháp đă đổ tội cho những nhân vật đó xúi chính phủ Việt Minh chọn thái độ cứng rắn đối với Pháp.
Tôi không được biết một điều ǵ rơ ràng từ nước nhà, và t́nh trạng mù mờ càng làm cho tôi lo sợ, buồn rầu. Hiến pháp Việt Minh ngày 12 tháng 11 cũng được báo Pháp nhắc đến sơ lược, và b́nh luận về sự thiếu sót trong phần đề cập đến chính sách ngoại giao. Báo Pháp phân tích Hiến pháp này và kết luận rằng chính phủ Việt Minh đă phản bội những cam kết trong các thỏa ước Đà Lạt 8 tháng 3, 14 tháng 9. Những báo cực hữu lên tiếng đe dọa nước Pháp sẽ không tha thứ cho thái độ rồ dại và hỗn xược đó. Lúc bấy giờ chính phủ Bidault bị phe cực hữu chi phối nặng nề, và quan điểm của các báo cực hữu có thể được coi như quan điểm của chính phủ Pháp. Do những sự kiện đó, tôi thấy rằng Việt Nam không c̣n cách ǵ tránh được cảnh chiến tranh.
Vào cuối năm 1946, những tin càng ngày càng bi thảm hơn về Việt Nam làm cho tôi và các anh em Việt kiều không c̣n một lúc nào mà quên được t́nh trạng nước nhà. Một bản tin của báo Mỹ tường thuật sự thất bại của sứ mạng trung gian của ông Moffat, đặc sứ của Bộ Ngoại Giao Mỹ tiếp xúc với chính phủ Việt Minh vào khoảng đầu tháng 12. Theo báo Mỹ th́ chính phủ Việt Minh không tin tưởng một chút nào về sự thành tâm và thái độ đứng đắn của Pháp, và coi con đường chiến tranh là điều không thể tránh được. Tại Ba Lê, Đại Sứ Mỹ có thông tri cho Bộ Ngoại Giao Pháp biết quan điểm của Mỹ, và h́nh như khuyến cáo Pháp nên mềm dẻo hơn để tránh đổ vỡ. Báo chí Pháp một bên đăng lại những tin tức của phái bộ Maffat, một bên liên tiếp chửi rủa Mỹ đă bỏ rơi Pháp, và lên giọng bất cần Mỹ giúp đỡ chi nữa cũng sẽ tái chiếm được Đông Dương một cách dễ dàng.
Tại Pháp nhiều đơn vị quân đội lớn đă được lệnh cấm trại. Những đường xe hỏa đến Marseille, Toulon được quân đội trưng dụng, và ngày đêm tại các nhà ga lớn, người ta thấy xe tăng, đại bác, lính tráng được chuyển lên xe hỏa tấp nập.
Các đảng khuynh tả ở Pháp tổ chức vài cuộc biểu t́nh nhỏ phản đối chính phủ Bidault, tố cáo chính phủ này đem quốc gia vào một chiến tranh nguy hiểm và vô ích. Nh́n không khí chuẩn bị chiến tranh ở Pháp, tôi hoàn toàn thất vọng cho nền ḥa b́nh và độc lập của nước nhà.
Giữa lúc đó, chính phủ Bidault từ chức và chính phủ Léon Blum lên thay thế. Ông Léon Blum, được nhiều người ở Pháp coi như một phần tử tiến bộ và ôn ḥa, nhưng h́nh như chẳng c̣n ai hy vọng rằng mối bang giao Việt Pháp c̣n có thể giải quyết bằng những cuộc thương thuyết ngoại giao được nữ.
Ngay sau khi đó chính phủ mới, ông Marius Moutet vẫn c̣n là Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa cầm đầu một phái đoàn sang Hà Nội. Nhiều báo khuynh tả ở Pháp đây là một hành động vụng về nhục mạ chính phủ Việt Minh. Đáng lư Pháp phải cử một phái bộ ngoại giao do một Ngoại Trưởng cầm đầu sang Việt Nam th́ Pháp để ông Bộ Trưởng Thuộc Địa Pháp sang Hà Nội, và dĩ nhiên hành động này chỉ có thể được giải thích như là Pháp cố t́nh coi Việt Nam là một Thuộc Địa. Tin này làm nhiều Việt kiều phẫn nộ.
Vào cuối năm 1946, h́nh như giữa không khí chuẩn bị lễ Giáng Sinh năm đó, tôi hay tin chiến tranh đă bùng nổ khắp Việt Nam đêm 19 tháng 12. Lần này báo chí Pháp đăng những tin nóng hổi, mau chóng, đầy đủ, có cả h́nh ảnh ông Jean Sainteny, Cao Ủy Pháp tại Hà Nội bị thương nặng.
Như vậy là chiến tranh đă thành một sự thật không thể tránh được nữa rồi. Lệnh tổng động viên từng phần bắt đầu áp dụng ở Pháp. Nhiều binh sĩ, sĩ quan trừ bị Pháp được gọi tái ngũ. Không khí nước Pháp sôi sục chiến tranh.
Báo chí chia hai phe, một phe chỉ trích chính phủ bỏ lỡ cơ hội giải quyết vấn đề Việt Nam cách ôn ḥa bằng thương thuyết, phe khác th́ đ̣i chính phủ đánh mạnh, đánh mau, dồn mọi nỗ lực quân sự để giải quyết chiến tranh chớp nhoáng. Phe cộng sản Pháp, các đảng phái khuynh tả, xă hội, lao động th́ theo phe chỉ trích chính phủ.
Những tin tức đầu tiên về chiến tranh Việt Nam bắt đầu chiếm trang nhất các báo Pháp, và hầu hết đều là những tin chiến thắng. Ngày 22 tháng 12, Thủ Tướng Pháp Léon Blum đọc diễn văn trước Quốc Hội loan báo rằng chiến tranh Việt Nam đă thực sự diễn ra, và kết luận rằng quân Pháp đang thắng lớn. Cuối diễn văn, ông Léon Blum hứa hẹn rằng nước Pháp chỉ nhằm tái lập an ninh trật tự tại Đông Pháp, và sau đó sẽ bàn chuyện tổ chức một nước Việt Nam tự trị và tự do. Tướng Leclerc được bổ nhiệm làm Tổng Thanh Tra Quân Đội Pháp tại Đông Pháp.
Ngày 26, hay 27 tháng chạp năm 1946, tôi nghe đài phát thanh Pháp lập lại một lời kêu gọi của cụ Hồ gửi Thủ Tướng Pháp Léon Blum, ngỏ ư sẵn sàng mở lại các cuộc thương thuyết, nếu quân Pháp lui về các vị trí cũ được qui định trong thỏa ước 6 tháng 3, Đà Lạt và 14 tháng 9.
Cụ Hồ đề nghị nếu quân Pháp làm theo các điều kiện đó th́ sẽ có một cuộc ngưng bắn tức khắc. Tôi và các anh em Việt kiều đêm ngày gắn tai vào các đài phát thanh Pháp Á và đài phát thanh Pháp, BBC để nghe tin tức.
Niềm hy vọng cho ḥa b́nh Việt Nam lại được nhen nhúm le lói trong ḷng những người Việt Nam xa quê hương. Lúc bấy giờ Bộ Trưởng Thuộc Địa Pháp là ông Marius Moutet đă sang Việt Nam, và nhiều tin đồn nói rằng ông được lệnh chỉ điều đ́nh một cuộc ngưng bắn.
Trong diễn văn đầu năm dương lịch, 1 tháng giêng 1947, cụ Hồ lại nói trên đài phát thanh, nghe đâu đặt tại Hà Đông, những điều kiện ngưng bắn đại để đ̣i quân Pháp ngưng hành quân trở lại vị trí cũ trước ngày 16 tháng chạp 1946. Nước Pháp ngưng gửi viện binh sang Đông Pháp. Ông Marius Moutet trực tiếp gặp cụ Hồ một địa điểm sẽ được chỉ định sau và một cuộc thương thuyết chính thức sẽ khai diễn trên căn bản thỏa ước 6 tháng 3-1946, và sau đó sẽ có một Hội Nghị thượng đỉnh giữa cụ Hồ và ông Léon Blum tại Ba Lê. Dư luận chính giới Pháp lúc bấy giờ tỏ ra khinh thường Việt Minh, không tin tưởng ǵ vào sự thành thật của các đề nghị mà cụ Hồ đưa ra. L do mà chính phủ Pháp đưa ra, theo báo chí Pháp lúc bấy giờ, để từ chối đề nghị của cụ Hồ, là cho rằng cụ Hồ không c̣n lănh đạo được chính phủ Việt Minh và phong trào Việt Minh. Chính phủ muốn quyết định một điều ǵ quan trọng đều bị những phần tử quá khích, hiếu chiến, bài Pháp cực đoan chi phối như Vơ nguyên Giáp, Trần huy Liệu, Hoàng minh Giám. Mặt khác, nước Pháp đang ở trong một chế độ phải chờ Quốc Hội nhóm họp, thỏa luận, biểu quyết. Trong lúc đó th́ quân Pháp tiếp tục lên tàu sang Việt Nam càng ngày càng đông, và chiến cuộc Việt Nam càng khốc liệt. Với những tường thuật và tin tức chiến thắng mà người Pháp coi là rực rỡ. Các Tướng Lănh Pháp được phỏng vấn, trừ Tướng Leclerc là sáng suốt, c̣n th́ hầu hết đều tiên đoán rằng quân Pháp sẽ chiến thắng nhanh chóng. Có người nói chỉ trong ṿng một năm th́ Pháp sẽ b́nh định xong Việt Nam, tái lập chế độ bảo hộ như cũ.
Các giới chính trị Pháp bắt đầu nói đến một giải pháp chính trị: Tái lập chế độ quân chủ bù nh́n ở Việt Nam, Lào, Cao Miên. Bảo Đại, lúc bấy giờ là công dân Vĩnh Thụy, được một máy bay Mỹ chở từ Hà Nội sang Hồng Kông ít lâu trước ngày chiến tranh bùng nổ.
Ông Léon Blum, cố vấn chính trị cho Đô Đốc D‘Argantlieu cũng cho một bài phỏng vấn đăng trên báo Pháp nào đó tôi không nhớ tên nói rằng đă vào cái giai đoạn này th́ nước Pháp không c̣n có thể thương thuyết cái ǵ với Hồ chí Minh và chính phủ Việt Minh được nữa rồi, v́ vậy phải t́m một nhân vật Việt Nam khác để mà thương thuyết, ông Torel, một Cố Vấn thứ hai của Cao Ủy D‘Argantlieu c̣n quá khích hơn thế nữa, đôi khi tỏ ra khinh thị khả năng của người Việt Nam có thể cai trị đất nước họ, và nói rằng v́ ḷng nhân đạo, v́ tinh thần trách nhiệm đối với t́nh h́nh thế giới, Pháp phải chiến thắng Việt Minh bằng quân sự.
Giữa tháng giêng 1947, tôi nghe qua đài phát thanh, tin chính phủ Việt Minh đă từ chối thương thuyết, và hạ lệnh tổng động viên để kháng chiến chống Pháp. Thế là hy vọng ḥa b́nh cho Việt Nam mà những người Việt Nam xa quê hương c̣n nuôi dưỡng bây giờ hoàn toàn tan vỡ. Tôi nhớ khi hay tin này nhiều anh em Việt kiều đă nh́n nhau, mắt rưng rưng. Nhiều Việt kiều cương quyết về nước, dù biết rằng, hay lo sợ rằng sự đóng góp của họ sẽ không ích lợi ǵ, nhưng họ nghĩ không thể chạy trốn trách nhiệm được.
Tôi cũng có ư nghĩ về nước, mặc dù với thiên chức Linh Mục tôi không biết đóng góp ǵ vào vận mệnh nước nhà một cách tích cực và hữu ích. Việc học hành của tôi được xếp vào hàng thứ yếu, và trong các buổi cầu nguyện không lúc nào tôi quên được số phận đất nước ḿnh.
Chỉ được nghe tin tức nước nhà qua đài phát thanh Pháp Á đặt tại Sài G̣n, và qua những bài tường thuật, chắc chắn là không trung thực của báo chí Pháp, tôi bồn chồn đau xót và gần như quay quắt lên.
Tôi không thù ghét ǵ người Pháp, và tôi thương yêu văn hóa Pháp, quí mến những người bạn Pháp, nhưng tôi không thể nào đứng về phía chính sách của nước Pháp. Tôi đi tiếp xúc với nhiều chính khách Pháp và chính họ cũng không hoàn toàn đồng ư với chính sách của chính phủ Pháp trong vấn đề Việt Nam. Nhưng họ cũng chỉ thở dài, coi đó như một điều không thể tránh được, như một thứ định mệnh khắt khe nào đó. Điều làm tôi ngạc nhiên, là những cá nhân người Pháp th́ rất dễ thương, chỉ trích đường lối của chính phủ Pháp, nhưng v́ danh dự, v́ bổn phận họ vẫn hăng hái lên đường sang Việt Nam để bắn giết người Việt Nam.
Một bản tin của Pháp tấn xă từ Hà Nội đánh về vào đầu năm 1947 viết rằng phái đoàn ông Marius Moutet sang Hà Nội chỉ để t́m cách tái lập Bảo Hộ, mà không có ư định thương thuyết t́m một giải pháp chính trị chi cả. Cũng trong thời gian này báo France Soir, một báo lớn có quan điểm khuynh hữu đăng lại một bài phỏng vấn quan Cao Ủy Pháp D’argenlieu, và quan Cao Ủy trả lời rằng kể từ đây vấn đề Đông Pháp chỉ c̣n có thể giải quyết bằng sức mạnh quân sự. Ông cao ủy cũng ngụ ư nói rằng nước Pháp có thể t́m được những nhân vật quốc gia ngoài Hồ Chí Minh để thương thuyết và như vậy lá bài Bảo Đại đă được chuẩn bị, và đă được lật tẩy dần.
Những tin chiến thắng của quân Pháp từ Việt Nam liên tiếp được gửi về Pháp. Tướng Leclerc có lẽ là người sáng suốt nhất thời bấy giờ trong hàng ngũ lănh đạo Pháp, h́nh như ông có gởi lên chính phủ Pháp một bản phúc tŕnh hay điều trần chi đó, nhận định quân Pháp có thể thắng được Việt Minh, với điều kiện căn bản là phải dựa vào tinh thần quốc gia của người Việt Nam nếu cần th́ dựng lên một đối tượng hay một biểu tượng quốc gia cho người Việt Nam. Tướng Leclerc khuyến cáo chính phủ Léon Blum tuyên cáo rơ ràng một hiến chương thật rộng răi, đứng đắn cho vấn đề Việt Nam, có các điểm trao trả độc lập cho Việt Nam, hứa hẹn thống nhất ba kỳ bằng tuyển cử tự do. Nhưng Tướng Leclerc không được Cao Ủy D’argenlieu tin cậy nhiều, và ngày 14 tháng giêng năm 1947, ông D’argenlieu ra một tuyên cáo hứa hẹn tái lập chế độ quân chủ ở Việt Nam, Nam bộ tự trị. Vào lúc đó một phái đoàn Pháp được cử sang Hồng Kông tiếp xúc với cựu Hoàng Bảo Đại, lúc đó là công dân Vĩnh Thụy. Những điều này được chính phủ Pháp tuyên bố ầm ĩ, coi như một giải pháp tốt nhất, đúng nhất cho Việt Nam, cho Pháp. Quan Cao Ủy D’argenlieu theo các tin đồn th́ cũng cho người tiếp xúc với những nhân vật quốc gia như Ngô Đ́nh Diệm, Hoàng Xuân Hăn, Nguyễn mạnh Hà để thành lập một chính phủ trong chế độ quân chủ do Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Không một nhân vật nào được tiếp xúc chịu ra hợp tác với Pháp và Bảo Đại trong những điều kiện mà người Pháp đưa ra.
Tại Nam bộ, Thủ Tướng Nguyễn Văn Thinh đă tự tử và Bác Sĩ Lê Văn Hoạch được chọn lên thay thế. H́nh như trước đó, Pháp định chọn Đại Tá Xuân, nhưng các tay quyền thế ở Nam bộ không chịu ông Xuân và ông Xuân buồn t́nh đành qua Pháp. Ngay tại Pháp, ngay trong chính phủ Pháp có hai khuynh hướng mâu thuẫn. Nhóm cộng sản, đảng xă hội, nghiệp đoàn lao động Pháp do cộng sản chi phối th́ thúc giục chính phủ Pháp phải điều đ́nh với Hồ chí Minh. Nhưng đảng MRP th́ lấy cớ Hồ chí Minh đă phản bội mọi thỏa ước kư kết với Pháp trong đêm khởi nghĩa 19 tháng 12, không thể điều đ́nh với Hồ chí Minh lần thứ hai được nữa.
Trong lúc chính phủ Pháp hết sức bối rối th́ tôi hay tin Tướng Leclerc được đề cử thay Cao Ủy D’argenlieu giữ chức Cao Ủy Pháp tại Việt Nam. Tôi lại cho rằng vấn đề Việt Nam có đôi chút hy vọng giải quyết bằng thương thuyết.
Nhưng chỉ mấy hôm sau, vào cuối tháng hai, chính Tướng Leclerc lên tiếng từ chối, và nói rơ rằng khi mà chính phủ Pháp không chấp nhận phương thức của ông đă từng được tŕnh bày trong bản trần t́nh của ông, th́ ông thấy không làm việc được, nên ông từ chối. Tướng Leclerc cũng chủ trương phải thương thuyết với Hồ chí Minh, nhưng mà vừa tiếp xúc, vừa b́nh định đồng thời ban bố một hiến chương mới rơ ràng cho Việt Nam và Đông Pháp, trong đó quyền độc lập được tôn trọng, hy vọng thống nhất ba kỳ được hứa hẹn. Tướng Leclerc có đề cập đến diễn văn của Tướng De Gaulle tại Brazaville đầu năm 1945 và đ̣i hỏi chính phủ Pháp, v́ danh dự của nước Pháp, phải tôn trọng các hứa hẹn của Tướng De Gaulle đối với các thuộc địa Pháp, nhất là đối với Việt Nam và Đông Pháp. Thái độ của Tướng Leclerc làm nhiều người Việt Nam thán phục, nhưng sự từ chối của ông làm cho mọi người đă thất vọng nay thêm tuyệt vọng.
Sau khi Tướng Leclerc từ chối chức vụ Cao Ủy Pháp, chính phủ Pháp lúng túng mấy tháng, không t́m ra người thay thế Đô Đốc D’argenlieu, và đến đầu tháng 3 năm 1947, ông Emil Bollaert mới được cử làm Cao Ủy Pháp tại Đông Pháp. Ngay lúc mới nhận chức ông này đă gặp khó khăn: Dân biểu lănh tụ cộng sản là Maurice Thorez tố cáo trước quốc hội Pháp một ‘’cẩm nang’’ của chính phủ giao ông Bollaert, buộc ông này phải làm sao cho 5 quốc gia trong Đông Pháp nằm trong Liên Hiệp Pháp.
Ông được gia hạn cho sáu tháng để t́m những phe phái ở Việt Nam chịu đứng lên nhân danh dân tộc Việt Nam thương thuyết với Pháp trong căn bản đó mà thôi. Báo chí cộng sản lại được dịp làm rùm beng về vụ này, và cái ‘’cẩm nang’’ trở thành một đề tài bàn căi công khai ở Pháp. Chính sự tiết lộ cái cẩm nang này đă làm cho nhiều chính khách Việt Nam đứng đắn từ chối hợp tác với Pháp và Bảo Đại. V́ sự làm rùm beng này mà chính phủ Léon Blum phải nhượng bộ khối liên hiệp cộng sản và đảng xă hội Pháp một đ̣n nhỏ, là thêm vào đoạn cuối trong cẩm nang trao cho ông Bollaert một khoản phụ đính ‘’nếu c̣n có thể được th́ nên nghiên cứu việc mở các cuộc thương thuyết với Hồ chí Minh và chính phủ Việt Minh’’. Đảng cộng sản và Xă Hội Pháp cũng coi đó là một thắng lợi rơ ràng và dứt khoát thêm nữa.
V́ vào thời kỳ đầu năm 1947, chính trị nước Pháp liên quan quá mật thiết với số phận nước nhà, bỗng dưng tôi chăm chú theo dơi mọi tin tức chính trị của Pháp, đọc kỹ lưỡng những cuộc thảo luận tại quốc hội Pháp và hồi hộp nghe những tin tức từ hành lang chính trị Pháp ở Ba Lê.
Những điều đó không làm cho tôi vui mừng, v́ càng theo dơi kỹ càng thấy nước Pháp coi nặng vấn đề quân sự trên chính trị, và tin tưởng vào đoàn quân viễn chinh Pháp, nhất là sau những chiến thắng dễ dàng và rực rỡ của đoàn quân Tướng Leclerc ở Nam bộ.
Chỉ trong vài tháng, Tướng Leclerc gần như tiêu diệt trọn các đơn vị Việt Minh, đẩy Tướng Nguyễn B́nh vào vài mật khu sát biên giới Việt Miên Lào và bắt đầu thu phục được các lực lượng giáo phái như Cao Đài, Ḥa Hảo hay ít ra làm cho các lực lượng này tách rời khỏi phong trào Việt Minh.
Nhưng cái chết của Tướng Leclerc trong năm đó làm cho hy vọng chiến thắng bằng quân sự của Pháp ở Việt Nam đen tối dần.
Vào khoảng tháng 4 năm 1947, tôi có nghe tin chính phủ Pháp cử một đặc sứ gặp Hồ chí Minh: Ông Paul Mus, một Giáo Sư và một Nhà Văn nổi tiếng, tiến bộ, quen biết với Hồ chí Minh và nhiều nhân vật Việt Minh.
Chúng tôi những Việt kiều ở Pháp lại cố bám vào một hy vọng mong manh. Nhưng hy vọng đă tan vỡ ngay chỉ ít lâu sau, khi ông Paul Mus trở về, và trong một vài tiết lộ của Pháp, cho biết rằng những điều kiện của chính phủ Pháp được coi như căn bản của giải pháp mà Pháp trao cho Hồ chí Minh là một đ̣i hỏi Việt Minh phải đầu hàng vô điều kiện trước khi thương thuyết thượng đỉnh giữa Hồ chí Minh và Léon Blum.
Trong văn thư của Léon Blum mà ông Paul Mus trao tay cho Hồ chí Minh có khoản buộc mọi lực lượng vơ trang của Việt Minh phải giải giới tập trung vào những khu chỉ định, trao quyền bảo vệ an ninh trật tự toàn cơi Việt Nam cho quân đội Pháp. Theo sự bàn tán ở Ba Lê lúc đó th́ sở dĩ chính phủ Léon Blum thời bấy giờ có hành động này chẳng qua là để xoa dịu những yêu sách của khối cộng sản và đảng Xă Hội Pháp mà không thực tâm muốn thương thuyết với cụ Hồ.
Bấy giờ th́ tôi thấy rơ không c̣n chút hy vọng ǵ về một nền ḥa b́nh cho Việt Nam bằng các cuộc thương thuyết. Chiến tranh th́ càng ngày càng khốc liệt hơn, và bên Tàu, quân Mao trạch Đông đang tiến dần xuống phía Nam, chính phủ Tưởng Giới Thạch bắt đầu gặp những cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ trầm trọng.
Tôi c̣n nhớ vào khoảng đầu năm 1947, ít lâu sau khi phái đoàn Marius Moutet và Tướng Leclerc từ Hà Nội trở về Ba Lê, và sứ mạng của Giáo Sư Paul Mus thất bại, một giai thoại được truyền tụng trong chính giới Pháp, Tướng Leclerc và ông Bộ Trưởng Marius Moutet lúc đến Hà Nội, đă được mật vụ Pháp cho biết tin Hồ chí Minh và Tổng Bộ hiện đang trốn tại một vùng rừng núi trong Tỉnh Tuyên Quang. Đại Tá Debes, Tướng Salan đề nghị tổ chức một cuộc hành quân nhảy dù đột kích vào nơi đó, trong lúc bề ngoài lên tiếng chấp nhận thương thuyết trở lại với cụ Hồ, và như thế có nhiều hy vọng bắt trọn bộ tham mưu Việt Minh.
Đô Đốc D’argenlieu, tuy đă từ chức nhưng vẫn c̣n giữ quyền Cao Ủy Pháp tại Sài G̣n, Tướng Moliere, Tư Lệnh quân Pháp tại Hà Nội đều tán thành kế hoạch này. Riêng Tướng Leclerc nhất định phản đối. Ông nói rằng danh dự nước Pháp không cho phép quân đội Pháp hành động như vậy, ông gọi đó là hành động đê tiện mà nước sông Seine không rửa sạch được (C’est une perfidie que toute L’eau de làSeine nè peut laver!).
Bộ Trưởng Moutet th́ nói rằng một chính phủ xă hội (Thủ Tướng Léon Blum) được thành lập để t́m giải pháp ḥa b́nh cho Việt Nam không thể hành động như một bọn thảo khấu, bất chấp danh dự, bất chấp lương tri. Tướng Leclerc muốn đích thân gặp cụ Hồ, như lời đề nghị riêng của cụ Hồ, bất cứ nơi nào mà cụ hồ chỉ định, và tự đặt trong sự bảo vệ an ninh của cụ Hồ với điều kiện ông được chính phủ Pháp trao toàn quyền giải quyết vấn đề Việt Minh, và toàn quyền kư kết các văn kiện thay mặt chính phủ Pháp.
Nhưng các đảng hữu khuynh như MRP, và cả đa số đảng cộng sản và Xă Hội Pháp không chấp nhận điều kiện của Tướng Leclerc, v́ hầu hết mọi người Pháp đều đinh ninh rằng cụ Hồ đă mất hết uy quyền trong Tổng bộ Việt Minh, bị nhóm hiếu chiến và thân Mao trạch Đông (lúc bấy giờ đă chiếm quá nửa Trung Hoa lục địa) như Hoàng quốc Việt, Trường Chinh, Vơ nguyên Giáp, Trần huy Liệu thao túng và bao vây cụ Hồ. Chỉ có ba nhân vật trong chính quyền Pháp là ông Moutet, Tướng Leclerc, ông Jean Sainteny là những kẻ hiểu rơ uy thế và tài năng của cụ Hồ, tỏ ư tin tưởng rằng trong mọi trường hợp, cụ Hồ vẫn là lănh tụ được tuân phục của phong trào Việt Minh.
Những nhân vật Pháp đă giết chết mọi hy vọng tái lập ḥa b́nh Việt Nam bằng thương thuyết, ngoài Đô Đốc D’argenlieu, và hai cận thần của ông ta là Leon Pignon và Torel, c̣n có các Tướng lănh Pháp như Tướng Moliere, Valluy. Giữa lúc giải pháp thương thuyết ở Việt Nam được chính phủ Pháp coi như không thực tế th́ nước Pháp lại vướng vào những phong trào nổi loạn dành độc lập ở nhiều thuộc địa: Madagascar, Maroc, Tunisie v.v…Tướng De gaulle tuy đă rời chính quyền, nhưng uy thế của ông vẫn rất lớn, lại đưa ra một thông cáo ư nghĩa hết sức mập mờ nói rằng người Pháp nào làm cho nước Pháp mất đi một lănh thổ hải ngoại Pháp, sớm muộn phahỉ bị xét xử trước ṭa án tối cao. Ông Bollaert, vốn là một thuộc hạ thân tín của Tướng De Gaulle trong thời kỳ kháng chiến chống Đức, nhất định là phải ‘’khớp’’ trước lời cảnh cáo nghiêm khắc của Tướng De Gaulle, cho nên đă lúng túng trong việc quyết định t́m một giải pháp thương thuyết với cụ Hồ.
Vào khoảng đầu năm 1947, quyết định về nước của tôi đă dứt khoát, nhưng tôi muốn hiểu thêm trách nhiệm cũng như vai tṛ của một người Công Giáo, của một Linh Mục Công Giáo đối với số phận đất nước ḿnh. Tôi thu xếp đi La Mă cùng với các Cha Mai, Cha Khiết, Cha Bồng và xin yết kiến Đức Giáo Hoàng. Chúng tôi lên đường vào khoảng tháng tư hay tháng năm. Chúng tôi đáp xe hỏa từ Ba Lê sang Ư. Những dấu tích của chiến tranh vẫn chưa xóa hết dọc đường xe hỏa. Những cầu cống đường sá vừa sửa chữa c̣n những dấu vết của bom đạn.
Hai bên đường những nhà cửa bị tàn phá vẫn chưa tái thiết hết được. Càng nh́n cảnh tàn phá do chiến tranh gây nên ở Âu Châu, tôi lại càng lo sợ buồn phiền cho đất nước ḿnh đang lâm cảnh chiến tranh không biết bao giờ mới thoát ra được.
Các Cha giao hết cho tôi trách nhiệm và vinh dự hầu chuyện với Đức Thánh Cha. Đến La Mă vào buổi chiều chúng tôi t́m đến một nơi tạm trú dành cho các Linh Mục từ xa đến, nghỉ tạm một đêm. Chúng tôi đă gởi thư xin yết kiến Đức Thánh Cha lên Bộ Truyền Giáo của Ṭa Thánh Vatican từ trước, nên trong ngày đó, chúng tôi đến gặp Đức Hồng Y và lấy giấy giới thiệu. Được biết Đức Thánh Cha đang nghỉ mát tại biệt điện Castel Gondolpho, hôm sau chúng tôi đi xe buưt đến nơi đó, vào lúc 8 giờ. Chúng tôi được một lính hầu thường được gọi là Garde Suisse, phục sức như lính thời Trung Cổ dẫn qua nhiều dăy pḥng, nhiều hành lang. Tại mỗi pḥng đều có một Đức Ông. Chúng tôi được dẫn vào pḥng một Hồng Y phụ trách việc tiếp khách của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y cho biết là phái đoàn chúng tôi những bốn người, và thường th́ trong trường hợp này, Đức Thánh Cha tiếp trước cửa văn pḥng của Ngài.
Chúng tôi ngồi trong pḥng Đức Hồng Y phụ trách nghi lễ và tiếp khách một lúc. Chúng tôi được dặn ḍ những cách thức quỳ lạy hôn tay Đức Thánh Cha.
Một lát sau, chúng tôi được dẫn đến cửa văn pḥng Đức Thánh Cha. Lính hầu mở rộng cánh cửa, và từ trong văn pḥng, Đức Thánh Cha bước ra nh́n thẳng vào chúng tôi, mỉm cười hiền từ. Ngài mặc y phục trắng tinh, phủ tận chân. Chúng tôi theo đúng nghi lễ triều yết Đức Thánh Cha, quỳ lạy và hôn tay Đức Thanh Cha Piô XII có vẻ mặt nghiêm nghị nhưng hiền từ, nh́n bốn chúng tôi, và nói chuyện với chúng tôi bằng tiếng Pháp:
– Cha yêu mến dân tộc Việt Nam của chúng con nhiều lắm và Cha rất sung sướng gặp các con. Cha c̣n nhớ một người Việt Nam hiền đức mà Cha thương mến, là Đức Nam Phương Hoàng Hậu. Cha gặp bà trước đây, trước Đệ Nhị Thế Chiến, khi bà mới kết hôn với Hoàng Đế của chúng con. Các con có tin tức ǵ về hai người đó không?
Chúng tôi tŕnh Đức Thánh Cha những tin mà chúng tôi biết về Hoàng Đế Bảo Đại và Hoàng Hậu Nam Phương.
Chúng tôi cũng chẳng biết ǵ về gia đ́nh vương giả đó, và những tin chúng tôi biết chỉ qua tin đồn. Hoàng Đế Bảo Đại th́ đă thoát sang Hồng Kông và Hoàng Hậu Nam Phương nghe đâu c̣n ẩn nấp tại một Nhà Ḍng ở Huế (Ḍng Chúa Cứu Thế Huế).
Tôi tŕnh Đức Thánh Cha những thắc mắc của tôi, của những người Công Giáo, và nhất là của những Linh Mục Công Giáo trong t́nh thế mới:
– Kính tâu Đức Thánh Cha, chúng con muốn xin Đức Thánh Cha soi sáng cho chúng con một vài niềm băn khoăn. Hiện nay bên nước Việt Nam của chúng con có một phong trào đang nổi lên dành độc lập, đánh Pháp. Phong trào Việt Minh như một làn gió mạnh thổi từ Nam chí Bắc, nung nấu tâm chí mọi người Việt Nam, nhưng chúng con biết rằng phong trào đó đă bị cộng sản chi phối, mặc dầu mục tiêu đấu tranh của nó là mục tiêu chung của độc lập Việt Nam chúng con. Chúng con là người Công Giáo lại là Linh Mục Công Giáo, chúng con không biết nên có thái độ như thế nào trước phong trào này.
Đức Thánh Cha có vẻ trầm ngâm, nghĩ ngợi một phút, giọng ngài chậm răi, từ tốn, dè dặt:
– Cha biết rằng những người Công Giáo Việt Nam đang làm bổn phận người yêu nước của họ.
Tôi nhớ rơ nguyên văn câu nói bằng tiếng Pháp của Đức Thánh Cha: (Nous Savons que les catholiques Annamites font leur de voir patriotes).
Sau câu nói đó, Đức Thánh Cha im lặng nh́n chúng tôi, ánh mắt có vẻ nhiều buồn phiền, đau thương xót xa. Ngài ban phép lành cho chúng tôi, và theo lệ thường, gửi phép lành về cho những người thân, cho đất nước chúng tôi. Câu nói của Đức Thánh Cha làm tôi suy nghĩ măi từ đó không dứt. Câu nói có thể hiểu nhiều cách, không chê trách, không bắt buộc, không dạy bảo phải hành động như thế này hay thế kia, mà để toàn quyền lựa chọn và quyết định cho người trong cuộc. ‘’Những người Công Giáo Việt Nam chỉ làm bổn phận người yêu nước’’. Khi họ theo Việt Minh, dù biết Việt Minh là cộng sản, khi họ chiến đấu chống Pháp, họ cũng làm bổn phận người yêu nước.
Tôi cảm thấy như trút được gánh nặng. Giáo Hội không lên án người Công Giáo Việt Nam làm bổn phận người yêu nước. Quyền lựa chọn và quyết định là ở mọi người. Và riêng tôi đă có sự lựa chọn, quyết định. Tôi không thể dửng dưng, đứng ngoài, trốn tránh cuộc chiến tranh máu lửa trên đất nước tôi. Tôi phải về nước, mặc dù chưa biết sẽ làm ǵ, sẽ làm được ǵ.
18. Nh́n cảnh trâu cày mắt rưng lệ
Tháng tám 1947, nghĩa là vài tháng sau khi yết kiến Đức Thánh Cha, tôi cùng 15 Cha Việt Nam khác lên tàu Felix Roussel về nước. Tàu lênh đênh 21 ngày trên biển cả. Mỗi ngày qua đi, tôi lại thấy ḷng thương nhớ nước Việt Nam lớn thêm, những bồn chồn mong đợi và lo sợ cũng tới theo. Những ǵ sẽ chờ đợi chúng tôi, chờ đợi nước Việt Nam chúng tôi trong những ngày tới? Khi tàu ghé qua một vài bến ở Phi Châu, tôi và vài Cha có lên thăm các thành phố xứ người cho khuây khỏa. H́nh ảnh nước Pháp hùng mạnh càng hiện rơ hơn, nhưng bóng dáng những nứt rạn, những lúng túng của nước Pháp, của đế quốc Pháp cũng đă bắt đầu nổi lên tại các xứ thuộc địa Pháp này rồi. Tôi tin tưởng gần như chắc chắn là nước Pháp sẽ phải thanh toán các thuộc địa của họ. Điều đáng lo sợ là cái cách thanh toán đó, có bao nhiêu dân tộc nhỏ bé bị nghiền nát, bị hy sinh?
Tàu đến Cap St Jacques dừng lại một đêm ngoài cửa sông chờ người cầm lái. Sáng hôm sau, tàu ngược ḍng sông lên Sài G̣n.
Chúng tôi đứng trên boong tàu nh́n vào hai bên bờ sông từ khi tàu vào sông cho đến lúc tàu cập bến, những đám ruộng lúa bắt đầu hiện ra. Vài con trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên bờ ruộng. Tự dưng mắt tôi ươn ướt, và tôi đă khóc thầm lặng không biết từ lúc nào. Nh́n sang các Cha bên cạnh, một vài người Việt Nam bên cạnh, cũng đang rưng rưng nước mắt. Nhưng không phải là nước mắt đau thương mà là nước mắt sung sướng vinh dự được trở về quê hương ḿnh sau 8 năm cách biệt. Mặc dầu báo chí đă cho tôi thấy những cảnh chiến tranh tàn bạo nhưng lúc tàu ngược ḍng tôi chỉ thấy cảnh thanh b́nh, yên ổn hết sức. Những lũy tre, những rặng dừa, những thửa ruộng, những đàn trâu ḅ, những đứa bé chăn trâu, vài đoàn người đi trên bờ ruộng. Tất cả đều có vẻ thanh b́nh kỳ lạ.
Chúng tôi được một đại diện Đại Chủng Viện Sài G̣n ra Bến Nhà Rồng đón tiếp, và chúng tôi về ngay Đại Chủng Viện ở đường Cường Để bây giờ. Các Cha khác, tùy gốc địa phận, chờ tàu trở lại địa phận của họ. Riêng tôi th́ chờ tàu ra Hải Pḥng để t́m cách về địa phận Vinh.
Khoảng vài tuần sau, tôi mua được vé tàu thủy ra Hải Pḥng. Cảnh Vịnh Hạ Long hùng tráng, sừng sững nổi lên trên mặt nước, với vài chiếc thuyền buồm, vài chiến hạm Pháp, tuy đồ sộ mà so với cảnh th́ thật là bé nhỏ vô nghĩa, càng làm tôi yêu mến đất nước ḿnh hơn.
Lúc tàu cập bến Hải Pḥng, cảnh chiến tranh bắt đầu hiện ra trước mắt. Những dấu vết của vụ bắn phá Hài Pḥng cuối năm 1946 vẫn c̣n nguyên vẹn.
Dân Việt Nam ngoài bến tàu ra th́ rất thưa thớt. Chỉ có những khu phố của người Tàu và người Pháp là c̣n có vẻ đông đúc, thịnh vượng. Vừa bước lên bến tàu tôi đă biết ngay thế nào là nỗi nhục của một người dân nước nhỏ bị trị. Đáng buồn nhất, là chính một người Việt Nam nhắc nhở cho tôi cái nhục này.
Tôi đến pḥng nhà đoan để khai giấy tờ. Trên phiếu khai bằng tiếng Pháp, nơi ḍng ghi quốc tịch, tôi viết thật đậm nét hai tiếng: Việt Nam.
Người Thư Kư nhà đoan gạch hai chữ đỏ, nh́n tôi trâng tráo hỏi:
– Cha người Cochinchinois, Annamites hay Tonkinois? Tôi trừng mắt nh́n người Thư Kư nhà đoan, gắt giọng:
– Tôi người Việt Nam.
Người Thư Kư nhà đoan cau mày, mấp máy như sắp gắt gỏng với tôi, rồi chẳng hiểu sao lại mỉm cười, giải thích dài ḍng:
– Xin lỗi Cha, lệnh quan trên bây giờ bắt buộc mọi người lên bến phải khai rơ là người Cochinchinois, Annamite du Centre, hay Tonkinois. Cha hiểu cho, đó chỉ là bệnh quan trên, chúng tôi có muốn bắt ép ai làm ǵ đâu.
Tôi chán ngán đau đớn:
– Quê tôi ở Hà Tĩnh, Thầy ghi sao đó cũng được. Người Thư Kư nhà đoan viết nắn nót: Annamite du Centre. Tôi chua xót v́ hiểu ra âm mưu định gây chia rẽ Nam Bắc trở lại của người Pháp. Ḿnh không được quyền làm người Việt Nam nữa. Ḿnh phải bị bắt buộc làm người Trung kỳ, Bắc kỳ. Người Pháp muốn có 3 nước Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ!
Tôi lên ngay Hà Nội.
Đường xe lửa đă được tái lập ngay sau khi Pháp tái chiếm Hà Nội. Xe chạy thật chậm chạp, có lẽ chỉ khoảng năm chục cây số 1 giờ hay kém hơn. Từ cửa sổ toa xe lửa nh́n ra ngoài, những làng mạc hoang tàn, những khu nhà bị đốt cháy c̣n trơ nền, những nhà gạch đổ nát cho tôi biết chiến tranh đă là một sự thật mà từ đây tôi phải làm quen, phải ḥa ḿnh vào. Tôi đến ở tại Nhà Chung Hà Hội, nơi tôi đă từng sống ít lâu trước khi đi Pháp. Tôi bắt đầu làm quen lại với văn chương Việt Nam. Tôi đọc hầu hết những sách của Tự Lực Văn Đoàn. Khi hay tin tôi về nước, một số người Việt ở Pháp và những người biết tiếng tôi đôi chút lần lượt đến thăm, thỉnh thoảng mời tôi đến nhà họ chơi.
Tôi nhớ h́nh như người đầu tiên mà tôi gặp là Hoàng Bá Vinh c̣n được người Công Giáo trong địa phận Vinh gọi là ông già Vinh. Tôi xin đóng một dấu ngoặc ở đây: Ông già Vinh được gọi như thế không phải v́ ông nhiều tuổi, mà v́ ông từng học ở Đại Chủng Viện ra và gần thụ phong Linh Mục, th́ v́ một lư do nào đó bỏ dở con đường tu hành.
Đối với những người đó, người Công Giáo địa phận Vinh gọi là ‘’ông già’’ để tỏ ư kính trọng một chút.
Hoàng Bá Vinh lúc bấy giờ cầm đầu một nhóm thanh niên trẻ, hăng say lư tường, phần lớn người Công Giáo đầy ḷng yêu nước, tuy không theo Việt Minh, nhưng nhất quyết không hợp tác với Pháp, đang hoạt động cho một giải pháp quốc gia thuần túy.
Lănh tụ được tôn thờ nhất là ông Ngô Đ́nh Diệm. Trong này có anh Nguyễn Văn Châu, người Quảng B́nh, về sau làm Trung Tá Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lư, một thời được ông Diệm tin cậy. Ngoài ra, nếu tôi nhớ không lầm th́ có một anh chàng cao lớn, hơi gầy, đen, liều lĩnh, thật thà, là anh Hoàng Bá Linh.
Không rơ lúc đó anh đă đi học Trường Hạ Sĩ Quan Pháp hay chưa, h́nh như là chưa th́ phải.
Hoàng Bá Vinh gặp tôi rất thường, và những lúc đó tôi với anh ta bàn về t́nh h́nh đất nước, nói đến những niềm hy vọng của mọi người Việt Nam, của những người Công Giáo yêu nước.
19. Gặp các cộng sự viên đầu tiên của Ngô Đ́nh Diệm
Những ngày chủ nhật, có lúc tôi và mấy anh em đó ngồi lại nói chuyện rất lâu. Họ hỏi tôi về khuynh hướng, chủ trương của nước Pháp đối với Việt Nam. Tôi cũng thành thật nói cho họ biết những nhận xét của tôi: nước Pháp không thể dễ dàng trao trả độc lập cho Việt Nam, dù với nhân vật chính trị nào.
Ít lâu sau, một số nhà trí thức bất hợp tác với Pháp, vừa từ vùng Việt Minh trốn về đến gặp tôi như Hoàng Xuân Hăn, Nguyễn mạnh Hà, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Dương Đôn v.v… Họ là những người không có một lập trường hay một thái độ nào rơ rệt, dứt khoát.
Họ c̣n được gọi, đôi khi tự gọi là những nhà trí thức hay chính trị trùm chăn. Họ không chịu hợp tác với Việt Minh, có lẽ v́ họ thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản, không chấp nhận được chủ nghĩa cộng sản và những thủ đoạn đàn áp tôn giáo, trí thức, địa chủ của Việt Minh. Nhưng họ cũng không muốn hợp tác với Pháp. Nếu hỏi họ muốn làm ǵ, định làm ǵ, th́ họ không thể nào trả lời được, ngoài câu chờ xem.
Trong thời gian này tôi có gặp Nguyễn Thế Truyền. Thật là một điều đáng buồn cho tôi và cho cụ. Trước đây tôi từng nghe danh cụ Truyền, biết cụ viết bài tựa cho cuốn sách nhỏ của cụ Hồ: Le Procès de la colonisation Francaise. Lúc ở Pháp tôi nghe tiếng cụ khá lớn, nghe nhiều người ca tụng cụ. Tôi tưởng khi gặp cụ sẽ t́m được một cái ǵ mà tôi chờ đợi không gặp. Tôi gặp, nói chuyện với cụ một cách hết sức kính cẩn. Nhưng câu chuyện càng kéo dài, tôi không thấy được ǵ, ngoài một thời quá khứ đấu tranh của cụ.
Sau vài câu hỏi tôi nêu lên không được trả lời, tôi xoay qua một câu chuyện phiếm. Sau đó tôi không có ư mà cũng không c̣n t́m cách gặp lại cụ, dù hai người vẫn ở Hà Nội.
Khoảng cuối năm 1947, hai tháng sau khi tôi về Hà Nội th́ nghe tin ông Trần Văn Lư ra Hà Nội. Bấy giờ ông Trần Văn Lư ở trong Hội Đồng chấp chánh, và quyền Thủ Hiến Trung Phần. Ông Trần Văn Lư đến gặp tôi mời tôi và Cha Bồng cùng về Huế với ông. Tôi nhận lời. Ông Lư trong câu chuyện có cho tôi thoáng thấy rằng sở dĩ ông ra làm việc với Pháp là v́ một cái thế bắt buộc.
Ông suy luận rằng không thể nào để cho miền Trung hỗn loạn măi được, hay hoàn toàn đặt dưới quyền cai trị hành chánh trực tiếp của người Pháp. Người Pháp chẳng thành thực ǵ, nhưng chúng ta yếu, chẳng có cách ǵ, theo Việt Minh th́ không được, vậy th́ phải tạm thời hợp tác với người Pháp trước rồi từ từ sẽ tính. Ông Lư có nhắc đến tên Ngô Đ́nh Diệm.
H́nh như chủ ư của ông Lư, dù ông không nói cho tôi hay là chuẩn bị thời cơ để đưa ông Ngô Đ́nh Diệm giữ một chức vụ lănh đạo quan trọng nào đó, trong một thứ chính quyền mà người Pháp đang tính lập ra.
Tôi có nói chuyện hứa về Huế với các người quen như Hoàng Xuân Hăn, Nguyễn Mạnh Hà. Họ đều khuyên tôi chẳng nên về Huế mà làm ǵ, mà cũng chẳng nên hợp tác với những người đang hợp tác với Pháp như ông Lư.
Tôi nói mấy câu bênh vực sơ cho ông Lư, đại ư là không nên kết án ai vội, phải chờ xem hành động rồi xét đoán sau cũng không muộn. Tôi cho họ biết là tôi đă hứa về Huế, vậy th́ dù sao tôi cũng vào Huế rồi liệu sau. Tôi muốn vào Huế chẳng phải muốn làm việc ǵ với ông Lư mà chỉ muốn t́m cách trở về địa phận Vinh qua ngă Quảng Trị, Quảng B́nh, v́ lúc bấy giờ tôi nghe quân Pháp đă đổ bộ lên cửa sông Gianh, đă tiến ra sát Đèo Ngang và đang dự định vượt Đèo Ngang tiến ra Hà Tĩnh, Nghệ An.
Có người trong bọn Hoàng Xuân Hăn, Nguyễn Mạnh Hà bày cho tôi cái kế là cứ giữ chỗ máy bay (lúc đó Pháp mới mở một đường bay đặc biệt dành cho quan khách, nhân vật quan trọng, dùng loại máy bay 1 và 2 động cơ), lên xe, rồi giả vờ cho xảy ra một tai nạn xe hơi, và tôi vào nằm nhà thương, thế là lỡ luôn chuyện về Huế với ông Lư. Tôi thấy chẳng cần phải bày tṛ này làm chi. Về Huế th́ đă sao?
Vả lại thâm tâm tôi cũng muốn được đi nhiều nơi, nh́n thấy nhiều điều, gặp gỡ nhiều người. Những nhà trí thức và chính trị trùm chăn làm cho tôi thất vọng khá nhiều. Họ chẳng đưa ra một giải pháp hay một kế hoạch nào rơ rệt. Họ chỉ ngồi chờ, gọi là trùm chăn mà chờ. Chờ ai chờ cái ǵ chính họ cũng chẳng biết. Khi th́ họ chờ ông Ngô Đ́nh Diệm, khi th́ họ chờ ông Bảo Đại, khi th́ họ mơ Cường Để trở về.
Tôi có gặp một người tên là Nguyễn Khuê. Đúng hơn Khuê nhờ Hoàng Bá Vinh dẫn đến gặp tôi. Vinh cho tôi biết Khuê làm Thư Kư riêng cho ông Ngô Đ́nh Diệm. Lần đầu vào gặp tôi, Khuê có vẻ lúng túng, khép nép. Tôi hỏi thăm mấy câu anh ta trả lời ấp úng. Lúc Khuê về, Hoàng Bá Vinh nói chuyện với tôi là Khuê thấy tôi nghiêm nghị, chẳng dám thưa chuyện ǵ. Tôi ngạc nhiên, đâu có biết ḿnh nghiêm nghị làm cho kẻ khác phải sợ.
Hôm sau, Vinh lại đưa Khuê đến và lần này th́ anh ta dạn dĩ hơn. Dĩ nhiên là Khuê ca tụng ông Diệm, khoe rằng lực lượng của ông Diệm khá lắm, và ông Diệm th́ có sẵn một giải pháp cho Việt Nam, một chủ nghĩa đương đầu được với chủ nghĩa cộng sản. Khuê trao cho tôi một tập giấy viết tay, chữ của ông Diệm, đoạn th́ viết bằng tiếng Pháp, đoạn th́ bằng tiếng Việt trong đó ông Diệm tŕnh bày cái giải pháp và cái chủ nghĩa của ông.
Trên phương diện một người khảo sát văn chương hay triết lư th́ tôi không thể nào phục cái gọi là chủ nghĩa xă hội quốc gia ǵ đó của ông Diệm được. Lập luận đôi khi lúng túng vấp váp chẳng có ǵ khúc chiết vững chắc. Đại để th́ tôi hiểu là ông Diệm chủ trương xây dựng một lực lượng quốc gia thuần túy, không phải cộng sản, mà cũng không theo Pháp, nhưng cũng lại không chủ trương đánh Pháp, mà h́nh như là chủ trương một sự thương thuyết nào đó với Pháp, trên căn bản Pháp phải công nhận đương nhiên và trước hết nền độc lập, thống nhất, chủ quyền của Việt Nam từ Cà Mau đến Nam Quan.
Lư thuyết th́ không làm cho tôi phục được, nhưng cái tâm huyết của một người muốn t́m một đường đi cho quốc gia Việt Nam trong hoàn cảnh đặc biệt này th́ làm cho tôi thấy thương mến, kính trọng ông.
Cái lực lượng của ông Diệm mà Khuê đem ra khoe với tôi là khá mạnh, th́ tôi có nghe nói đến.
Nó vốn là nhóm thanh niên Nghệ Tĩnh B́nh do Cha Huê thành lập từ năm 1941, với chủ trương ôn ḥa, không đổ máu để dành lại độc lập từ tay người Pháp. Phong trào này định chọn Cường Để làm Minh Chủ và lúc thế lực Nhật mạnh th́ muốn mượn thế Nhất diệt Pháp. Về sau thời cuộc biến chuyển, giải pháp Cường Để xem ra không thích hợp, nhóm Cha Huê chọn ông Diệm, quyên tiền giúp ông Diệm mở rộng tổ chức, mở những khóa huấn luyện bí mật cho một số cán bộ phần lớn người Công Giáo trong vùng Nghệ Tĩnh B́nh. Năm 1945, Cha Huê trốn vùng Việt Minh vào Nam để liên lạc với ông Diệm. Rồi vào đầu năm 1945, lúc trên đường từ Sài G̣n đi miền tây, không hiểu do một sứ mạng nào đó, xe Cha Huê bị phục kích, và Cha Huê tử nạn. Trong nhóm này có anh Hồ Hán Sơn, người Hà Tĩnh, nhỏ bé, nhưng hoạt động, có tài thu hút người đối thoại rất mau.
Sơn c̣n có biệt tài vận động và xách động quần chúng, nhất là thanh niên. Những hoạt động của Sơn có lúc bị mật thám Pháp chú ư nên Sơn đổi tên, lánh mặt, tạm thời dạy học ở một trường nhà xứ ở Quảng B́nh. Lúc này Sơn cũng ra Hà Nội, có đến gặp tôi vài lần. Sơn và Vinh là hai người mà tôi mến có thể nói là yêu quư và tin tưởng khá nhiều. Họ đều có nhiệt t́nh, hăng say và trung thành.
20. Huế điêu tàn và buồn thảm
Đă lỡ hứa với ông Trần Văn Lư, tôi vào Huế khoảng cuối năm 1947. Tôi ở lại Huế vài tháng, nói chuyện với ông Lư khá nhiều. Lúc này tôi cũng có cơ hội gặp một số người trong đó có ông Ngô Đ́nh Cẩn, Trần Điền, và dĩ nhiên là các Cha sở Huế. Tôi ở lại Huế vài tháng, ông Lư đề nghị mời tôi làm Giám Đốc Nha Văn Hóa miền Trung, một nha chưa thành h́nh, có trách nhiệm như một bộ giáo dục thông tin thu hẹp mà ông Lư định thành lập. Ông Lư sống rất đơn giản gần như khắc khổ, mặc dù lúc bấy giờ uy quyền ông, sau người Pháp th́ khá lớn.
Uy quyền đó, vào tay người khác đă hét được ra lửa. Riêng với ông Lư, tôi phải công tâm mà nhận xét rằng trong thời gian quyền thủ hiến Trung Việt, ông Lư cố gắng làm những việc tốt, cứu giúp một vài người bị Tây t́nh nghi nhưng ông biết không phải cộng sản.
Tôi thấy t́nh thế không cho phép tôi hay bất cứ ai làm việc ǵ. Tôi từ chối và chú tâm lo việc đọc sách t́m hiểu, qua lại với những người mà tôi thấy có tâm huyết.
Dịp này tôi có gặp ông Ngô Đ́nh Cẩn một vài lần, nhưng không thân lắm, bà cụ Khả có vẻ mến tôi lắm, thường mỗi lần tôi đến thăm ông Cẩn, bà cụ hay chống gậy ra hỏi thăm dặn ḍ ông Cẩn làm các món ăn ngon đăi tôi. Bà cụ rất mộ đạo, và đôi khi ngồi lại nói chuyện đạo với tôi khá lâu.
Nhân một vài lúc rỗi rănh tôi có vào thăm thành nội Huế, bùi ngùi nh́n cung điện Nhà Nguyễn nay hoang tàn, đổ nát. Tôi chợt nhớ đến Bảo Đại, người đang được nhắc đến khá nhiều ở Pháp những ngày tôi sắp về nước cũng như ở Việt Nam những tháng vừa qua.
Tôi không t́m thấy hy vọng đẹp đẽ nào ở con người đó, chẳng hiểu tại sao. Tôi chưa gặp Bảo Đại, chưa thấy Bảo Đại, và những ư nghĩ của tôi có tính cách linh cảm hay trực giác mà thôi. Tôi không một lúc nào tin tưởng dù mong manh rằng Bảo Đại sẽ làm được chuyện ǵ lớn lao xoay chuyển được t́nh thế đất nước xứng đáng đối thoại một mặt với nước Pháp, một mặt với Việt Minh, để trở thành một cơ hội qui tụ những người Việt Nam yêu nước không cộng sản nhưng không thể theo Pháp.
Nhận thấy ở tại Huế chẳng ích lợi ǵ, chẳng làm được việc ǵ, tôi tính về Quảng B́nh, thuộc địa phận Vinh.
Lúc bấy giờ quân Pháp đă đổ bộ lên cửa sông Gianh, tiến sâu vào đến hết Huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa theo hai ngă sông Giang là Nguồn sơn và Nguồn nậy. Quân Pháp và lính bảo vệ đoàn đóng ở hai đồn lớn ở Quảng Khê và Ba Đồn. Những làng Công Giáo bắt đầu nổi lên chống lại Việt Minh, xin súng Pháp lập đồng hương vệ trong làng. Tôi muốn t́m hiểu cái giải pháp này, cũng muốn sống trọn vẹn đời sống một Linh Mục nên dứt khoát rời Huế đi Đồng Hới, rồi từ đây đi ca nô ra Quảng Khê lên Ba Đồn và về xứ Đan Sa.
Thời gian này tôi làm một Cha Xứ Đan Sa hết bổn phận, thay Cha Dụng đă từ trần. Xứ Đan Sa, cũng như các xứ khác ở Ḥa Ninh, Hướng Phương, Vĩnh Phước cũng lập đồn hương vệ, rào làng, xin súng Pháp để chống lại Việt Minh. Tôi không tin rằng giải pháp này là đúng, trái lại tôi lo sợ sẽ đem lại nhiều hậu quả tai hại hơn cho người Công Giáo mà thôi, nhưng giáo dân có vẻ hăng say, tin tưởng.
Lúc đó nếu người Pháp thực tâm th́ t́nh thế không chừng có thể thay đổi, ít ra ở vùng tôi vừa đến, tức là vùng Quảng B́nh từ Đèo Ngang trở vô phía Nam. Nhưng chỉ ít lâu tôi biết ngay rằng người Pháp không thực tâm, mà cũng không có phương tiện, vũ khí để vơ trang đầy đủ cho dân làng nào muốn tự trị chống lại Việt Minh.
H́nh như bộ phận lănh đạo Việt Minh trong Tỉnh Quảng B́nh, các Huyện Quảng Trạch và Tuyên Hóa đă được báo cáo nhiều về tôi, nên thỉnh thoảng tôi nhận được một thư mời của chính ủy huyện Tuyên Hóa. Lời lẽ có vẻ tha thiết, tŕnh bày hơn thiệt, mời tôi hợp tác với chính phủ Việt Minh, tố cáo Pháp có những tội ác này nọ.
Tôi không hiểu rơ những thư mời này do tự ư chính ủy huyện bày ra, hay có chỉ thị từ trên. Tôi chẳng dám hy vọng rằng cụ Hồ c̣n nhớ đến tôi sau mấy lần gặp gỡ, chuyện tṛ, mặc dù tôi biết cụ có trí nhớ kỳ lạ. Cũng có những lá thư gần như là nhân danh cụ Hồ mời tôi nhưng tôi đoán điều đó chỉ là một thủ đoạn để vuốt ve tôi mà thôi.
Thời gian làm Cha Xứ ở Đan Sa tôi được cái an ủi là giúp đỡ dân chúng chẳng những về việc đạo, mà cả về những việc hết sức lẩm cẩm, bất ngờ, như chữa bệnh cảm gió cho một người đàn bà, bày thuốc giục đẻ cho ḅ cái.
Sau gần một năm, tôi lên Hướng Phương, tức là nơi cai quản các xứ Công Giáo trong hạt Quảng B́nh thuộc địa phận Vinh (bên kia sông Gianh về phía Nam th́ lại thuộc địa phận Huế). Lúc này tôi thường nhận được thư mời của chính ủy huyện Tuyên Hóa hơn trước, và cạnh những lời mời mọc, thỉnh thoảng có những đoạn ngụ ư đe dọa.
Tôi tŕnh bày với các Cha về cách rào làng chống Việt Minh như thế này xem chừng không bền vững được, thà rằng chấp nhận sống như mọi người khác, không lẽ Việt Minh lại giết hết người Công Giáo được sao, nhất là trong lúc họ cần thu phục ḷng dân để đánh Pháp. Một vài Cha đồng ư điều đó, nhưng nói rằng các giáo dân không chịu.
Tôi và Cha Khẩn bàn nhau nên nói thẳng, hỏi ư định của người Pháp, và cho biết nếu họ thành thực giúp đỡ th́ họ phải cho thêm súng ống, phương tiện xứng đáng. Tôi thay mặt các Cha đi Đồng Hới tŕnh bày câu chuyện với Đại Tá cai quản vùng Quảng B́nh. Ông nói thẳng là người Pháp không thể làm hơn được, mà cũng không đủ tin tưởng người Việt Nam, dù là ai để vơ trang thêm.
Vào tháng tư 1948 có tin Vua Bảo Đại về nước, và dân chúng những vùng Tây chiếm được kêu gọi dân lên Huyện Ba Đồn tụ họp để nghe đọc hiệu triệu của Hoàng Đế. Tôi được cử làm đại diện dân chúng đi họp ở Ba Đồn. Trong lời hiệu triệu, tôi không thấy điều ǵ lạ, đáng mừng.
21. Câu chuyện bên ḷ sưởi năm 1948
Tôi đi ca nô từ Quảng Khê vào Đồng Hới, mua vé máy bay vào Huế. V́ đường bộ và đường thủy bị cắt đoạn, người Pháp thời bấy giờ mở một đường máy bay từ Sài G̣n ra Hà Nội, lên Nam Vang, Vạn Tượng.
Vào Huế chưa được bao lâu, khoảng một tháng, th́ Bửu Lộc đánh điện mời tôi lên gặp Hoàng Đế Bảo Đại, và ư chừng muốn nhờ tôi thuyết phục ông Ngô Đ́nh Diệm ra thành lập một chính phủ qui tụ được những người quốc gia chân chính, có uy tín, có tài năng.
Đi cùng chuyến máy bay đặc biệt của quân đội Pháp, mà Bửu Lộc xoay sở để đem ra Huế dành riêng chở tôi và cụ Đoàn Nậm, một nhân sĩ ở Huế.
Lên Đà Lạt, tôi t́m đến ông Ngô Đ́nh Diệm ngay. Lúc đó ông Diệm ở trong biệt thự của ông Nhu. Đây là lần đầu tiên tôi gặp ông Diệm, nhưng đă biết tiếng ông từ khi ông làm Thượng Thư, rồi từ chức và mới đây qua những lời ca tụng của các cộng sự viên của ông như Hoàng Bá Vinh, Nguyễn Khuê, Nguyễn Văn Châu, các Cha và giới Công Giáo, cũng như nhiều thành phần quốc gia tôi được tiếp xúc cũng hay nhắc đến ông Diệm, và tỏ vẻ tin tưởng, kính phục ông. Với những cảm t́nh có sẵn đó tôi chỉ định đến gặp thăm hỏi, làm quen và t́m hiểu ông Diệm mà thôi, chớ không có ư định rơ rệt nào.
Trời Đà Lạt lạnh, ông Diệm bận bộ đồ com lê ngồi đọc sách trong sa lông, sát bên ḷ sưởi. Ông Diệm thân mật, tươi cười đứng lên mời tôi ngồi xuống chiếc ghế bành cạnh ông, hỏi han tôi về những cảm tưởng, nhận xét của tôi lúc về nước. Tôi tỏ ư lo sợ, xót xa cho đất nước, v́ t́nh trạng chiến tranh, v́ âm mưu của người Pháp, v́ sự chia rẽ nội bộ hàng ngũ quốc gia, v́ hiểm họa cộng sản. Ông Diệm ít nói, gật gù có vẻ tán đồng. Tôi vào ngay đề:
– Thưa cụ, bây giờ người Pháp đă đưa Hoàng Đế Bảo Đại về lập lại triều đ́nh Nhà Nguyễn, cụ có định ra lập chính phủ không? Ông Diệm lắc đầu, nh́n đăm đăm vào bếp lửa:
– Trước Cha, vài người cũng đă hỏi tôi điều đó. Thực ra th́ tôi không nên trả lời v́ Bảo Đại hoặc người của ngài chưa nói ǵ với tôi một cách chính thức về điều đó. Theo tôi th́ không thể nào ra lập chính phủ lúc này được. Cha cũng hiểu rồi đó. Thỏa hiệp Vịnh Hạ Long đă không đem lại độc lập và thống nhất chân chính cho Việt Nam. Quân đội Pháp, Cao Ủy Pháp đang nắm mọi quyền hành chính trị, quân sự. Về ngoại giao th́ Việt Nam bị giới hạn, chỉ được phép đặt đại diện ở ba nơi là Ba Lê, Hoa Thịnh Đốn và Luân Đôn.
Như thế chủ quyền ngoại giao hoàn toàn không có, hoàn toàn trong tay người Pháp. Điều thứ hai nữa ít người để ư là người Pháp lập ra Hoàng Triều Cương Thổ để biến tất cả vùng cao nguyên Trung và Nam Phần thành đất thuộc địa trực tiếp của Pháp.
Ông Diệm trầm ngâm một lúc. Tôi vẫn im lặng. Những lời ông nói ra nửa như suy tư, nửa như phân trần với tôi:
– Vùng cao nguyên này có một tầm quan trọng lớn về chiến lược và kinh tế. Về chiến lược, nó nằm ở giữa ba quốc gia Việt, Miên, Lào. Ai chiếm giữ được cao nguyên này có thể gây áp lực được đối với cả ba quốc gia đó.
Người Pháp gọi vùng cao nguyên là Hoàng Triều Cương Thổ chỉ là một lối trá h́nh, trên thực tế chủ tâm của họ là biến vùng này thành thuộc địa Pháp. Về mặt kinh tế, th́ vùng cao nguyên hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai. Ở đó chắc chắn có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản chưa được khám phá và khai thác, nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam.
Rồi c̣n vấn đề thể diện quốc gia, chủ quyền quốc gia nữa. Không thể bỗng dưng nhường cho Pháp một vùng đất quan trọng như thế, nằm ngay giữa lănh thổ quốc gia, người Việt Nam nào muốn lên lại phải xin thông hành!
Tôi chợt nhớ đến một cuốn sách khảo luận về địa dư Đông Pháp, không nhớ rơ tác giả, và tôi đem những ư kiến được nêu lên trong tập sách này tŕnh bày lại với Cụ Diệm:
– Cụ nói đúng. Tôi có đọc một cuốn sách viết đại ư rằng Pháp muốn ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam về phía Tây, muốn để dân tộc Việt Nam dừng lại ở các miền duyên hải, c̣n Pháp th́ phải giữ vững vùng cao nguyên Trường Sơn, vừa để ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam, vừa canh pḥng phía Lào. Như vậy khi lập Hoàng Triều Cương Thổ, đặt trực thuộc Pháp, th́ Pháp đă bắt đầu thi hành đúng cái chính sách đó rồi.
Cụ Diệm chậm răi:
– Trong một vài trường hợp, ḿnh có thể tính chuyện hợp tác với người Pháp trên căn bản thỏa hiệp vịnh Hạ Long, với một điều kiện: Bảo Đại không phải là Bảo Đại.
Cụ Diệm có vẻ khoái trá với câu nói ư nhị đó, hơi mỉm cười. Tôi hiểu ư Cụ, cũng mỉm cười. Cụ Diệm lại tiếp:
– Nhưng chuyện đó không thể xảy ra được. Bảo Đại là Bảo Đại tức là một người, th́ chúng ta có thể dùng thỏa hiệp Vịnh Hạ Long làm bàn đạp để tranh đấu từ ôn ḥa đ̣i hỏi thêm những chủ quyền khác mà người Pháp chưa chịu trao trả. Với ai th́ được, nhưng với Bảo Đại th́ không thể được. Dù có thiện chí đến mấy cũng vô ích thôi. Bảo Đại chỉ thích nghi lễ, h́nh thức, bề ngoài lại ham săn bắn, ăn chơi, không có tinh thần trách nhiệm đối với sứ mạng lănh đạo của ông.
Giả sử tôi ra lập nội các với Ngài th́ sẽ xảy ra đổ vỡ rất mau. Và dĩ nhiên lúc này th́ tôi là phải chịu ra đi, chịu thiệt tḥi, v́ Pháp c̣n coi nặng lá bài Bảo Đại lắm.
Tôi thán phục những nhận định sáng suốt, chính xác của ông Diệm, hỏi thêm:
– Thưa Cụ, như vậy bây giờ Cụ không ra lập nội các, th́ theo Cụ bao giờ mới có cơ hội tốt để đem ra một giài pháp hoàn toàn quốc gia?
Cụ Diệm nh́n tôi như trách rằng tôi cũng đă biết như Cụ rồi mà c̣n hỏi làm chi:
– Bên Tàu đằng nào th́ Mao trạch Đông cũng thắng Tưởng Giới Thạch. Mỹ muốn cho họ Tưởng thỏa hiệp chia đất hay chia quyền với Mao cho yên chuyện Trung Hoa lục địa. Quân cộng sản tàu thẳng tiến đến biên giới Bắc Việt Nam, quân Việt Minh được sự giúp đỡ trực tiếp của quân cộng sản Tàu, sẽ mạnh lên, quân Pháp sẽ gặp khó khăn, lúc đó th́ cả Pháp và Bảo Đại sẽ lạy lục người nào đưa ra được một giải pháp quốc gia chân chính. Lúc đó ra cũng chưa muộn.
Tôi đứng lên chào ông Diệm định ra về, chợt nhớ rằng đây là nhà của ông Nhu.
Tôi hỏi ông Nhu và được ông Diệm cho biết là ông Nhu đang ở pḥng trong. Tôi tiến vào. Đây là một căn pḥng rộng, giữa kê một chiếc bàn dài, có lẽ là bàn ăn, một góc kê chiếc đàn dương cầm. Sát tường có bộ sa lông và mấy chiếc bàn nhỏ, thấp. Ông Nhu ngồi trên chiếc ghế sa lông đó. Ông Nhu mặc chiếc áo len dày cao cổ. Con gái đầu ḷng của ông là Lệ Thủy đang ngồi trên chiếc bàn dài, học bài. Bà Nhu mặc áo dài màu xanh đậm đứng bên con gái la mắng Lệ Thủy v́ Lệ Thủy làm bài không đúng ư bà.
Câu chuyện giữa tôi và ông Nhu cũng tương tự như câu chuyện với ông Diệm. Giọng nói ông Nhu chậm răi, rắn rỏi, đầy tin tưởng. Chợt giữa câu chuyện bà Nhu la lớn mắng Lệ Thủy. Tôi quên nói một điều là từ đầu tôi chỉ nghe bà Nhu nói tiếng Pháp thôi.
Ông Nhu cau mày:
– Ḿnh làm ǵ thế, có Cha Luận đến thăm đây này.
Ông Nhu nói với vợ bằng tiếng Việt. Bà Nhu không nghe, cứ tiếp tục mắng con, và bằng tiếng Pháp. Ông Nhu thở dài, lắc đầu khẽ:
– Thôi Cha, chúng ḿnh sang pḥng bên cạnh nói chuyện bớt ồn ào hơn.
Tôi và ông Nhu bước sang pḥng khác. Ông Nhu khép cửa lại, tuy vậy những tiếng la hét của bà Nhu bên pḥng vẫn c̣n vọng sang được.
Câu chuyện tiếp tục, và ông Nhu cũng nhận định rằng lúc này ra chấp chánh chưa thuận lợi lắm, sẽ bị tràn ngập v́ những khó khăn không giải quyết nổi. Tôi cũng góp ư đại để là nếu v́ nóng ḷng, vội vàng quá mà ra chấp chánh lúc chưa thuận tiện, th́ chẳng những không được việc ǵ mà tiêu tan luôn cả vốn liếng danh dự và sự nghiệp chính trị tương lai của ḿnh. Ông Nhu có vẻ thấm thía cái ư đó, gật gù. Tôi hẹn thế nào cũng đến thăm hai anh em ông lần khác.
Ông có vẻ mến tôi, và khi từ giă ra về, tôi bước qua pḥng khách, ông Diệm vẫn đang ngồi ở đó đọc một tờ báo tiếng Pháp. Cả hai người cùng bắt tay tôi và đưa tôi ra cửa.
22. Bảo Đại: Con người chán chường và thấm mệt
Hôm sau tôi được Bửu Lộc cho người đến mời đi yết kiến Hoàng Đế Bảo Đại.
Biệt điện của Bảo Đại ở Đà Lạt nằm trên ngọn đồi thông. Phong cảnh thật đẹp, và dinh thự hết sức sang trọng. Lúc tôi được dẫn vào pḥng khách, th́ chỉ có một Thư Kư riêng ra tiếp, mời ngồi rồi vào trong tŕnh lại với Hoàng Đế Bảo Đại. Lát sau, Bảo Đại ra, bước chậm chạp, dáng mệt nhọc. Ông bận âu phục xám, bước thẳng đến chỗ tôi đứng, bắt tay mời ngồi, lấy thuốc mời hút. Tôi nói mấy câu chúc mừng theo phép lịch sự, Bảo Đại chậm răi nói, có vẻ phân trần:
– Sở dĩ tôi chấp nhận về nước làm việc cho quốc gia là v́ thấy rằng nước Pháp đă chịu nhượng bộ khá nhiều. Thỏa ước Vịnh Hạ Long tuy không đem lại cho chúng ta tất cả những ǵ chúng ta đ̣i hỏi, nhưng chúng ta có thể dựa lên đó để tranh đấu thêm, đ̣i hỏi thêm. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng bây giờ là tạo ra cái cớ, cái nơi, cái cơ hội để những người quốc gia chân chính qui tụ lại với nhau mà làm việc. Nhưng thật là khó khăn, người quốc gia th́ ngờ vực nhiều quá, mà Pháp th́ chỗ nào cũng chỉ muốn dùng những tay chân thân tín của họ mà thôi.
Tôi đoán chừng ư của Bảo Đại là muốn tôi nhắc đến tên một vài nhân vật quốc gia, chẳng hạn Ngô Đ́nh Diệm. Tôi cũng đoán chừng rằng ông đă biết tôi vừa gặp ông Diệm hôm trước, và tôi quen biết những cộng sự viên thân tín của ông Diệm. Nhưng tôi th́ không muốn nói đến tên ông Diệm trước. Tôi muốn chính Bảo Đại phải dứt khoát và nói ra ư nghĩ thành thật nhất của ông.
Nhưng câu chuyện vẫn trôi trên những đề tài chung, không nhắc đến tên tuổi một người nào. Có lúc Bảo Đại than phiền:
– Lúc mới về nước tôi đặt nhiều hy vọng vào sự hợp tác của các nhân vật quốc gia chân chính. Tôi có ngỏ ư mời họ nhưng phần đông đều từ chối hoặc đ̣i hỏi những điều kiện quá lư tưởng không thể nào tạo ra được trong hoàn cảnh này.
Câu chuyện kéo dài được vài phút th́ Bảo Đại có vẻ mệt nhọc lắm, nằm chuôi dài người ra trên chiếc ghế bành. Tôi thấy kéo dài thêm chẳng ích lợi, đứng lên kiếu từ:
– Tôi xin cầu chúc Ngài thành công. Tôi là một Tu Sĩ, không biết làm ǵ để giúp, nhưng nếu có thể làm được việc hữu ích th́ tôi xin sẵn ḷng.
23. Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ
Trong những ngày lưu tại Đà Lạt, tôi gặp thêm ông Diệm và ông Nhu mấy lần. Phan Xứng dành cho tôi một chiếc xe để đi lại. Và chiếc xe này một hôm đă gây ra một tai nạn tưởng đâu tôi thoát chết th́ cũng bị thương nặng. Trời mưa lớn, chiếc xe đang xuống dốc th́ gặp một xe ngựa đi lên nghênh ngang giữa đường. Tài xế v́ tránh xe ngựa, lao xuống dốc. Tôi không biết ǵ nữa ngất xỉu đi. Lúc Tỉnh lại th́ thấy ḿnh nằm trên đám cỏ chỉ bị ê ẩm ḿnh mẩy, trầy trụa sơ sơ, phải vào nhà thương băng bó.
Tôi về Huế ở lại ít lâu, đến thăm ông Cẩn vài lần rồi cảm thấy t́nh thế không có nhiều biến chuyển, tôi ra lại Hướng Phương (Quảng B́nh) giữ nhiệm vụ đi giảng tại các xứ đạo. Cũng như lần trước, tôi nhận thấy cái lối rào làng, dựa vào vài khẩu súng cũ kỹ của Pháp cho mà chống lại Việt Minh không thể thành công được. Quanh Hướng Phương, các làng lân cận đều theo Việt Minh, như Pháp Kệ, Trung Thuần. Người Pháp lại không thực tâm giúp đỡ dân chúng chống cộng.
Không có một sự phối hợp nào giữa quân Pháp và các làng tự vệ hay giữa các làng tự vệ với nhau. Nh́n tương lai, tôi thấy thật là đen tối. Trong một lần được cử đi gặp Đại Tá Pháp chỉ huy vùng Quảng B́nh, tôi được ông nói thẳng là toàn Tỉnh Quảng B́nh Pháp chỉ có thể tuyển mộ và vơ trang cho 2.000 lính bảo vệ. Tôi về tŕnh bày với Cha Chính Xứ là Cha Khẩn. Vào khoảng mùa Hè năm 1949, Hướng Phương lại gặp nạn đói, và bệnh dịch bắt đầu phát xuất.
Lúc này tôi cũng nhận được nhiều lá thư mời đi họp đầy những lời đe dọa, kư tên chủ tịch huyện Tuyên Hóa là Nguyễn Dần.
Tôi nghĩ rằng ḿnh không thể bó tay ngồi chờ được nên xin với Cha Khẩn cho vào Huế dạy học, ít ra tôi có thể kiếm được ít tiền bạc mua thuốc men giúp đỡ dân chúng hoặc là tŕnh bày t́nh trạng vùng Quảng B́nh với những người có trách nhiệm ở Huế. Tôi rời Hướng Phương vào Huế đầu niên học 1949 tức là khoảng tháng 9 hay tháng 10. Lớp Triết đầu tiên vừa được mở tại Trường Quốc Học Huế.
Tôi phụ trách dạy Triết, và tôi c̣n nhớ người học tṛ chăm nhất là Âu Ngọc Hồ.
Ngoài việc t́m cách giúp đỡ giáo dân Hướng Phương tôi viết sách, và liên lạc với Emmanuel Jacques Houssa người Bỉ, từng sống ở Phát Diệm từ 1939 đến 1945, tổ chức cho sinh viên Việt Nam du học nước ngoài. Sở dĩ tôi phải nhắc đến Cha Houssa là v́ hai lư do: Thứ nhất ông là ân nhân của nhiều nhân tài Việt Nam, giúp đỡ cho nhiều sinh viên du học nên người, thứ hai chính ông đă giúp đỡ ông Diệm, và những sinh viên mà ông giúp học hành đỗ đạt về sau trở thành cán bộ của ông Diệm. Có thể nói rằng nếu không có Cha Houssa th́ số phận Việt Nam không chừng đă khác.
Tôi gặp Cha Houssa ở Ba Lê vào năm 1946. Ông bàn với tôi rằng vấn đề quan trọng nhất của Việt Nam là vấn đề cán bộ. Cán bộ hiểu theo nghĩa rộng là lớp người có trách nhiệm làm cho xă hội tiến bộ. Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh, xâu xé, nghèo đói chậm tiến, không thể đào tạo cán bộ ngay trong nước, vậy phải t́m cách gửi những thanh niên ưu tú đi du học.
Tôi hoàn toàn đồng ư và bàn với Cha Houssa là khi về nước tôi sẽ t́m cách để đưa thanh niên Việt Nam ra khỏi nước, c̣n Cha Houssa th́ lo cho thanh niên Việt Nam ở ngoại quốc có thể ăn học. Cha Houssa cũng nói rằng nước Bỉ, quê hương của Cha nhỏ bé, không tạo được ảnh hưởng ǵ lớn trên quốc tế, và chỉ có Hoa Kỳ là đủ sức giúp đỡ Việt Nam. Cha Houssa đă cho tôi biết ư định sang Mỹ của ông từ năm 1946.
Lúc tôi vào Huế dạy ở Trường Quốc Học, năm 1949, tôi gửi thư liên lạc lại thường xuyên với Cha Houssa lúc bấy giờ ở Mỹ. Ông cho tôi biết ông đă vận động để xin cho các thanh niên Việt Nam một số học bổng ở các Đại Học Công Giáo. Ngay năm 1950, nghĩa là khi lớp triết đầu tiên của Trường Quốc Học thi xong, tôi chọn một vài thanh niên ưu tú như Âu Ngọc Hồ, Nguyễn Văn Mừng, Nguyễn Thị Quưt, Vơ Thị Hồng Phúc, Phạm Đăng Tải, Phùng Viết Xuân gửi sang Mỹ gặp Cha Houssa.
Ở Việt Nam th́ nhờ Bác Sĩ Hồ Quang Phước giúp đỡ công việc xin thông hành xuất ngoại. Bên Mỹ th́ tại Nữu Ước có ông Bùi Công Văn đón tiếp, hướng dẫn c̣n nếu sang ngă Thái B́nh Dương, đến Saint Francisco th́ có ông Bác Sĩ Nguyễn Thành Nguyên giúp đỡ.
Cũng trong năm đó, ông Diệm lấy cớ đi dự năm Thánh để xuất ngoại.
Nhờ sự giới thiệu của Cha Houssa, ông Diệm được tiếp đón tại Ḍng Tu Maryknoll thuộc Tiểu Bang Maryland. Cũng qua sự giới thiệu của Cha Houssa và các sinh viên Việt Nam đă sang Mỹ từ trước, ông Diệm lần lượt đi diễn thuyết tại các Đại Học lớn ở Mỹ, như Đại Học Cornell.
Tiếng tăm ông Diệm bắt đầu được chính giới người Mỹ đế ư cũng nhờ đó, báo chí Mỹ thỉnh thoảng cũng phỏng vấn ông Diệm. Trong thời gian này, hai người giúp đỡ ông Diệm đắc lực nhất là ông Đỗ Vạn Lư, làm Bộ Quốc pḥng Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn và ông Bùi Công Văn làm cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ở Nữu Ước.
24. Ngô Đ́nh Cẩn, người có trí nhớ phi thường
Lúc tôi vào Huế lần đầu tiên, từ Hà Nội theo ông Lư, tôi có được ông Cẩn cho người đến mời tôi sang nhà ông nói chuyện. Lần đó tôi đă đến gặp ông vài lần. Lần thứ hai vào Huế dể đi Đà Lạt, tôi củng ghé qua thăm hỏi ông Cẩn, và dĩ nhiên, lần này vào dạy học ở Huế, tôi hay đến nói chuyện với ông Cẩn. Về sau ông Cẩn xin phép Đức Giám Mục để tôi đến làm lễ tại nhà ông mỗi chủ nhật.
Những câu chuyện thay đổi giữa tôi và ông Cẩn gồm đủ các thứ chuyện, từ chuyện nuôi chim chuyện quá khứ đến chuyện chính trị. Ông Cẩn có ḷng kính phục yêu mến ông Diệm hết ḿnh nhưng h́nh như lại có vẻ không ưa bà Nhu và v́ khi nhắc đến ông Nhu th́ ông tỏ vẻ không thích thú lắm. Câu chuyện mà ông Cẩn hay nói nhất, là những giai thoại vui vui giữa ông Khôi, ông Diệm.
Lúc bấy giờ ông Khôi và con cả của ông bị Việt Minh giết, chưa t́m ra xác. Mỗi lần nhắc đến ông Khôi mặt ông Cẩn buồn buồn rồi đanh rắn lại đầy căm phẫn. Ư thức quốc gia dân tộc ở ông Cẩn mơ hồ, không rơ rệt, sáng sủa như ông Diệm, ông Nhu, nhưng ḷng căm thù cộng sản ở ông Cẩn lớn lắm có lẽ v́ ông không quên được cái chết của Cha con ông Ngô Đ́nh Khôi, người anh cả mà ông tôn kính, thán phục.
Ông Cẩn dành nhiều th́ giờ để hoạt động chính trị. Nhiều nhân vật quốc gia đón gió biết trước sau ông Diệm cũng được mời ra chấp chánh, mon men t́m đến ông Cẩn. Nhiều người biết Pháp Cẩn nể tôi đă nhờ tôi giới thiệu với ông Cẩn, trong đó có một thanh niên trẻ, học luật tên là LTQ.
Ông Cẩn bắt đầu thu phục một số cán bộ, dùng những buổi gặp gỡ, nói chuyện để học hỏi với nhau đọc những lá thư từ Mỹ của ông Diệm gửi về, hay một số tài liệu hiếm hoi do ông Diệm biên soạn. Về sau ông Nhu thường gửi các tài liệu chính trị ra cho các cán bộ ở Huế đọc.
Trong số những người hay qua lại nhà ông Cẩn khoảng 1949 trở đi, tôi thấy có Trần Điền, Nguyễn Trân, Đỗ Mậu, ông Vinh (Đại Tá). Tôi cũng có làm quen với những người này.
Mỗi chủ nhật, tôi đến nhà ông Cẩn ngay dưới cái dốc đi lên nhà thờ Phú Cam làm lễ, trong một nhà nguyện nhỏ chưng bày đơn sơ nhưng trang trọng. Bà cụ Khả có một bàn quỳ lót nệm. Ông Cẩn quỳ bên cạnh. Thỉnh thoảng bà Cả lễ, đứa con gái lớn của bà lúc bấy giờ khoảng 14 tuổi, những lúc nghỉ hè cũng theo mẹ đến dự lễ.
Xong lễ, ông Cẩn mời tôi ở lại nói chuyện khá lâu, nhiều hôm suốt cả buổi sáng. Ông cười nói rằng nếu tôi không ở lại ăn sáng với ông th́ bà cụ (Khả) sẽ la ông. Bà cụ Khả rất mộ đạo, thường quỳ lạy cầu nguyện trong nhà thờ khá lâu. Có lúc tôi và ông Cẩn ngồi nói chuyện một lúc, bà mới ra khỏi nhà nguyện, đến thăm hỏi tôi. Bà săn sóc đến bữa ăn sáng của tôi, thường hỏi ông Cẩn hôm ni làm ǵ cho Cha Luận ăn sáng. Cái món mà bà cụ muốn người nhà nấu cho tôi dùng, v́ theo bà đó là món bổ nhất, ngon nhất, là cháo bồ câu. Nhà ông Cẩn rộng, nuôi được nhiều bồ câu. Bà Khả là người đàn bà Việt Nam gương mẫu, chỉ biết lo lắng cho con cái.
Cái chết của Cha con ông Khôi làm cho bà đau khổ vô cùng, và từ đó bà ít khi vui cười được. Bà không bao giờ nói đến chuyện chính trị, bà chỉ cần biết đến sức khỏe của các con cháu bà mà thôi. Thường th́ bà mặc áo bà ba trắng hay nâu. Ngày chủ nhật, bà mặc áo dài, thường bằng hàng gấm, đoạn, hay nhung. Bà nói ngày chủ nhật phải tỏ ra kính Chúa như vậy.
Ông Cẩn thường mặc áo màu đen, những lúc ông cho là làm tốt, th́ ông mặc áo dài the hai lớp. Ông sống rất đơn giản, thanh bạch, ăn trầu hút thuốc lá vấn. Trong mọi việc ông Cẩn không bao giờ ghi chép cũng không dùng thư kư riêng để ghi chép bất cứ điều ǵ. Nhưng ông có trí nhớ kỳ lạ.
Tôi c̣n nhớ một câu chuyện nhỏ làm tôi phục cái trí nhớ phi thường của ông. Một hôcó một cậu thanh niên là LTQ đến nhờ tôi dẫn đến giới thiệu với ông Cẩn. Tôi thấy anh ta thông minh, mặt mũi sáng sủa, cũng có thiện cảm. Một hôm sau lễ chủ nhật, tôi nhắc đến tên anh ta với ông Cẩn, và xin ông hôm khác cho hắn lên tŕnh diện ông Cẩn, xem ông dùng hắn được việc chi không.
Hai tháng sau, trong một buổi họp mặt khá đông người, bàn chuyện mở rộng hoạt động chính trị trong miền Trung, một người khác, tôi không nhớ là ai, lên tiếng giới thiệu anh LTQ lúc đó đứng trong đám đông vây quanh ông Cẩn.
Ông Cẩn nh́n anh ta:
– À chú là LTQ hả? Cách đây hai tháng, Cha Luận có giới thiệu anh với tui. Chú muốn hoạt động hả. Được, đễ tui giúp cho.
Một lần khác, anh Lê Mộng Hoàng, một trong số sinh viên tôi giới thiệu đă đi du học ở Pháp về, cùng tôi đến gặp ông Cẩn, cũng với ư định giới thiệu Hoàng với ông Cẩn. Nghe nói đến Lê Mộng Hoàng, ông Cẩn sực nhớ ra điều ǵ, hỏi gốc gác, Cha mẹ, rồi cười vui vẻ:
– Ḿnh nhớ ra rồi. Bố chú mi trước làm Tri Huyện, nhà ở Chợ Cống. Hồi nhỏ ḿnh hay chạy sang phía đó bắt chim gặp bố ḿnh hoài, nhưng lúc đó ḿnh chưa sinh ra?
Một hôm khác, tôi nói chuyện với ông về việc trở lại đạo của em vợ Trần Điền. Ông Cẩn nhớ và nhắc ngay:
– Bố của cô ấy làm Tri Huyện Hương Thủy phải không? Hồi đó bố cô thua bạc hết cả tiền thuế, sợ bị tội, giả gây ra tai nạn ô tô ở Phú Bài để khai bậy chạy tội đó, chắc cô không biết mô.
Những mẫu chuyện này đủ chứng minh trí nhớ phi thường của ông Cẩn nhưng cũng v́ trí nhớ đó cho nên ông thường nặng thành kiến, ân oán rất phân minh. Ông đă không tin ai, th́ khó có cách ǵ làm cho ông đổi ư kiến. Ông đă ghét ai, th́ cũng không làm thế nào để ông có thể ngơ được.
Khoảng thời gian này, Phan Văn Giáo được Bảo Đại cho làm Thủ Hiến Trung Phần. Tôi chỉ thỉnh thoảng gặp trong các buổi lễ công cộng và không một lần nào tôi có ư định làm quen nhiều với ông Giáo, có lẽ v́ tư cách của ông không làm cho tôi kính phục được chút nào. Những chuyện tốt xâu, và h́nh như xấu nhiều hơn tốt của ông Giáo làm trong thời kỳ làm Thủ Hiến Trung Phần, th́ tôi cũng chỉ nghe dân chúng ta thán, đồn đại không để ư mấy. Mấy đứa học tṛ, hay mấy người quen có nhắc đến, th́ tôi cũng chẳng để vào tai làm ǵ.
Theo chỗ tôi biết, giữa ông Cẩn và ông Giáo lúc bấy giờ đôi bên gờm nhau hơn là thân nhau. Một vài cán bộ của ông Cẩn tuy làm việc trong chính quyền tức là dưới quyền ông Giáo nhưng cũng không phục ông Giáo. Có lẽ biết chẳng có ai theo ḿnh, kính phục ḿnh, ông Giáo lo làm giàu, lo chơi hưởng thụ hơn là lo làm việc ích quốc lợi dân.
Nhưng ông có tài ăn nói trôi chảy. Phần nhiều những lần ra trước công chúng, ông thường ứng khẩu các diễn văn ngắn, có lúc ông nói hay đến nỗi nhiều người cảm động. Tôi nhớ một lần khánh thành Quân Y Viện Mang Cá. Ông Giáo nói cách chi hay đến nỗi nhiều người sụt sùi khóc, thương cảm cho số phận các thương bệnh binh.
Trong thời gian này nhiều biến chuyển quan trọng xảy ra trong nước và ở ngoại quốc. Quân cộng sản Trung Hoa đă chiếm trọn lục địa, đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan, đài phát thanh Việt Minh loan báo Trung Cộng, rồi Nga Sô đă nh́n nhận chính phủ Việt Minh. Phái bộ đại diện của chính phủ Việt Minh tại Pháp do ông Trần Ngọc Danh cầm đầu rời Ba Lê, hủy bỏ phái bộ, và lên đường sang Tiệp Khắc.
Hành động này đánh dấu sự tan vỡ ngoại giao một cách chính thức giữa Pháp và Việt Minh. Mọi hy vọng thương thuyết với Việt Minh kể như tan vỡ hết.
Trên chiến trường quân Việt Minh lần lượt chiến thắng ở Cao Bằng, Lạng Sơn buộc quân Pháp rút khỏi hai Tỉnh này, và biến trọn vùng cao nguyên Bắc Việt thành khu giải phóng dưới quyền chính phủ Việt Minh. Đài Hà Nội bắt đầu khoe khoang, sẽ ăn Tết ở Hà Nội.
Chính quyền Bảo Đại, nhờ quân Pháp, và cũng nhờ bộ máy công an khá hữu hiệu trong tay Nguyễn Văn Tâm, đă tạo được một ảo tưởng an ninh tại các thành phố lớn. Nhưng dân chúng, nhất là các chính khách, các nhân sĩ vẫn giữ thái độ hoài nghi, bất hợp tác với Bảo Đại.
Lúc bấy giờ nhiều người đă tin chắc Việt Minh sẽ chiến thắng không lâu lắm…Nhưng rồi một biến cố quan trọng làm thay đổi lịch sử: Ngày 6 tháng 12-1950, Tướng De Lattre De Tassigny, một Tướng lănh tài giỏi của Pháp nắm quyền Tư Lệnh quân đội Pháp ở Việt Nam.
Thời gian này, một mặt Tướng De Lattre cho tổ chức thêm các đơn vị vơ trang Việt Nam, trao thêm quyền hành cho chính phủ Bảo Đại, mặt khác chận đứng cuộc tiến quân về vùng châu thổ sông Nhị Hà và Hà Nội của Việt Minh. Quân Việt Minh trên đường tiến về Hà Nội bị đánh tan ở Vĩnh Yên, Đông Triều, Sông Đáy vào tháng Giêng 1951.
Tại miền Trung, nhiều Tiểu Đoàn Bảo Vệ Quân được thành lập, với Hạ Sĩ Quan và Sĩ Quan Việt Nam. Ông Giáo được Pháp tặng cho cái danh hàm Tướng và ông hí hởn may một bộ quân phục cấp tướng đúng kiểu, cũng có những nhánh lá viền quanh cổ tay. Nghe một lần trong một cuộc lễ hỗn hợp Việt Pháp, ông Giáo đă mặc quân phục tứ tướng đến dự, làm nhiều tướng thật của Pháp che miệng cười. Sau đó người Pháp cố vấn cho ông Giáo đă khuyên ông không nên mặc quân phục nữa, sợ có lúc các tướng thiệt của Pháp thấy gai mắt sẽ sỉ nhục công khai th́ phiền lắm. Quả thực sau mấy lần mặc áo tướng, ông Giáo chẳng hiểu v́ lư do nào không c̣n dùng nữa.
Nhưng Bảo Đại không biết dụng thời cơ này để qui tụ người quốc gia thuần túy yêu nước. Ông ham săn bắn chơi thuyền hơn là ham việc nước. Mọi công việc của chính phủ nằm trong tay Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm và Nguyễn Văn Hinh Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam.
25. Ông Cẩn nhờ tôi xuất ngoại gặp ông Diệm
Ở Huế, những thối nát của chính quyền Bảo Đại được phe Ngô Đ́nh Cẩn coi như cơ hội tốt nhất để chuẩn bị thời cơ. Bây giờ ông Diệm đă sang Mỹ, và tiếng tăm của ông bắt đầu nổi lên trong chính giới Mỹ. Người Mỹ đă bắt đầu nói đến một giải pháp Ngô Đ́nh Diệm cho vấn đề Việt Nam. Ông Cẩn qui tụ được một số đông cán bộ, phần lớn những người Công Giáo đầy nhiệt huyết, hăng say.
Ông bàn với tôi là thời cơ có lẽ gần đến, và cần phải lưu ư ông Diệm về điều đó, để chuẩn bị trên mặt quốc tế. Ông Cẩn đề nghị tôi nên đi Pháp, đi Mỹ một chuyến để đích thân gặp ông Diệm. Chính quyền Nguyễn Văn Tâm khó mà cho ông Cẩn hay ông Nhu đi Mỹ. Những tay chân khác của ông Cẩn, th́ theo lời ông Cẩn cũng khó ra đi khỏi Việt Nam được, và cũng không được ông Diệm tin lắm.
Tôi cũng muốn đi ngoại quốc, v́ lúc bấy giờ tôi gửi ra ngoại quốc rất nhiều sinh viên. Ở Mỹ có một số nữ sinh viên làm tôi lo lắng cho sự ăn ở học hành của họ. Tôi biết rằng ở Mỹ, đời sống người con gái thật khó khăn, và vấn đề bảo tồn đức hạnh lại càng khó khăn hơn. Những gia đ́nh có con gái được tôi giới thiệu đi du học cũng thúc giục tôi đi Mỹ xem t́nh h́nh của các sinh viên ra sao. Tôi nhận lời, và mùa Hè năm 1953, tôi lo các giấy tờ để xuất ngoại. Tôi đích thân đi gặp Nguyễn Đệ, Chánh Văn Pḥng của Bảo Đại để nhờ giúp đỡ trong việc xin thông hành xuất ngoại.
26. Gặp lại cụ Diệm ở Ba Lê
Tháng sáu năm 1953, nhờ sự can thiệp của văn pḥng Nguyễn Đệ, tôi thu xếp xong giấy tờ xuất ngoại và sửa soạn sang Pháp.
Vào thời gian này, t́nh thế đă gần như suy sụp hoàn toàn. Trong nước, Việt Minh được sự giúp đỡ ồ ạt của Trung Cộng đă bước sang giai đoạn tổng phản công. Trong khi ấy, chính phủ Nguyễn Văn Tâm càng lúc càng lộ rơ bộ mặt bè phái, vơ vét, bất lực.
Trạng huống này làm những người quốc gia bất hợp tác với cả cộng sản lẫn Bảo Đại càng thêm nóng ḷng, và ông Ngô Đ́nh Diệm, sau khi được chính giới Mỹ hỗ trợ, trở thành giải pháp được trông đợi.
Một số trí thức Việt Nam ở Pháp, hồi ấy, như Trương Công Cừu, Trần Hữu Phương, Vũ Văn Thái, Nguyễn Văn Thoại, Ngô Đ́nh Luyện v.v…quá nóng ḷng với t́nh thế, đă t́m mọi cách đón được Cụ Diệm từ Mỹ sang Ba Lê để xúc tiến kế hoạch đưa Cụ về nước nhưng h́nh như Cụ Diệm vẫn c̣n ngần ngại.
Có lẽ thấu rơ thâm ư ông anh, trước ngày tôi rời Huế để sang Pháp, ông Ngô Đ́nh Cẩn ngoài việc giao cho tôi một phong thư niêm kín, c̣n ân cần dặn ḍ:
– ‘’Ông Cụ’’ tính t́nh cẩn thận quá đáng lắm, dù bọn con có bảo đảm là mọi cơ sở trong nước đă chuẩn bị xong cũng chưa chắc Ông Cụ yên tâm. Vậy phải nhờ Cha nói thêm vô. Có Cha nói Ông Cụ mới tin. Cha cũng nên phân tích rơ cho Ông Cụ thấy là nước đă tới chân rồi, không thể chần chừ thêm nữa.
Tháng sáu, mùa Xuân bên Tây bắt đầu đến lúc ấm áp nhất. Tin tôi sang Ba Lê đă được bên nhà đánh điện báo trước bên Trương Công Cừu, Trần Hữu Phương đă chờ sẵn đón tôi ngoài phi trường. Vừa đặt xuống chưa kịp chào mừng nhau Trương Công Cừu đă báo ngay cho tôi biết là Cụ Diệm hiện đang ở nhà Tôn Thất Cẩn ở ngoại ô Ba Lê và cũng đang chờ gặp tôi. Cừu và Phương c̣n cho tôi biết thêm là Nguyễn Đệ Đổng Lư Văn Pḥng của Bảo Đại cũng vừa sang Ba Lê và dường như để mở cuộc thăm ḍ chọn người thay thế Nguyễn Văn Tâm. Các anh em cũng thúc giục tôi tương tự như ông Cẩn bên nhà:
– Cha phải can thiệp dùm vụ này, v́ Ông Cụ vẫn chần chừ lắm. Một trở ngại khác là Ông Cụ vẫn tỏ vẻ không muốn nói chuyện với Nguyễn Đệ, đâu v́ xích mích ǵ đó từ hồi Ông Cụ từ quan trong triều.
Lần này, tôi trọ trong nhà một người bạn Pháp là ông Auberty ở đường Saint Gormain, Quận 5 Ba Lê.
Sau một đêm nghỉ ngơi, ngay sáng sớm hôm sau, tôi đến nhà Tôn Thất Cẩn gặp Cụ Diệm. Cẩn là con Cụ Tốn Thất Hân, trước làm Nhiếp Chánh, hiện sống trong một biệt thự nhỏ ở ngoại ô Ba Lê. Từ khi sang đây, Cụ Diệm về ở luôn đây với Cẩn.
Ông Diệm tiếp tôi trong một gian pḥng, chật hẹp. Mấy năm không gặp lại, ông Diệm trông có vẻ khỏe hơn so với buổi tối năm nào tôi gặp ông ở Đà Lạt. Tuy gặp tôi, hỏi thăm được tin tức gia đ́nh, ông có vẻ vui hơn, nhưng nét tư lự vẫn vương vất trên mặt.
Sau khi trao lá thư niêm kín của ông Cẩn gửi cho ông Diệm tôi nói với Cụ:
– Thưa Cụ, chuyến ni tôi đi ra ngoài là tính sang bên Mỹ coi chừng bọn sinh viên tôi gởi sang du học với Cha Houssa bên nớ, sở dĩ tôi phải ghé Ba Lê trước là v́ ngoài việc theo lời yêu cầu của ông Cẩn, chính tôi cũng cần được gặp để tŕnh với Cụ là t́nh h́nh nước nhà lúc ni khẩn trương lắm rồi. Trong mấy năm ni, cộng sản càng ngày càng mạnh hơn lên, mà các chính phủ do Bảo Đại lập nên chỉ bù nh́n hoàn toàn. Cứ t́nh thế ni, cộng sản nhất định sẽ thắng và khi nớ kéo lại e quá muộn.
27. Ông Diệm tâm sự: Tôi cũng mong về, nhưng Bảo Đại chưa nói chi, không lẽ ḿnh năn nỉ
Ông Diệm nghe đến đây, liền nhớ lại câu chuyện chúng tôi đă trao đổi với nhau từ năm 1948 bên một ḷ sưởi ở Đà Lạt. Ông hỏi tôi:
– Bộ Cha quên là t́nh thế ngày nay ḿnh đă bàn với nhau trước hồi Cha mới lên Đà Lạt sao?
Thấy ông Diệm có vẻ nhắc đến chuyện cũ, sẵn đà, tôi nói luôn:
– Thưa Cụ, chính v́ vẫn nhớ lời Cụ hồi trước nên tôi ghé đây để thưa với Cụ: Lúc ni chính là lúc Cụ phải về nước chấp chánh. Hồi trước, Cụ đă tiên đoán giải pháp Bảo Đại sẽ thất bại hẳn rồi, chắc thế nào Hoa Kỳ cũng phải can thiệp. Mấy năm ni Cụ đă tạo được uy tín với Mỹ. Tôi tưởng đây là lúc t́nh h́nh đă chín mùi rồi.
Ông Diệm hỏi lại tôi:
– Tôi không rơ những diễn biến bên nhà lúc này ra sao. Nhưng theo Cha, ḿnh phải có trong tay những ǵ mới có thể về được?
Câu hỏi làm tôi đắn đó vài giây rồi mới trả lời được:
– Trong nước lúc ni, thoạt nh́n, những cánh dựa vào thế Bảo Đại cánh nào cũng cố làm ra vẻ mạnh, nhưng thật ra ở cảnh phân hóa rời rạc. Chính phủ Nguyễn Văn Tâm chỉ là bù nh́n. Tuy Cha con ông vênh váo nhờ nắm quân đội, nhưng thực chất quân đội cũng chỉ mới là một lực lượng ô hợp, v́ Pháp e ngại nên không những không thực t́nh giúp mà c̣n cố chia rẽ bằng cách vũ trang cho B́nh Xuyên và bọn cướp bóc trong Nam để phá thêm. Do đó, tôi thấy lúc ni ḿnh cũng chưa nhất thiết phải nắm ngay quân đội mà chỉ cần nắm được công an cảnh sát trước đă. Được vậy, với sự hậu thuẫn của dân chúng, tưởng đă có thể làm việc được.
– C̣n vấn đề Hoàng Triều Cương Thổ?
– Thưa Cụ, Bảo Đại lúc này c̣n mải miết ăn chơi kể như đă hoàn toàn buông thả chỉ dựa vào thế Pháp mà có ảnh hưởng. Thế của Pháp th́ đang suy sụp trông thấy. Tôi tưởng ḿnh cũng không nên đ̣i quá. Khi Cụ về chấp chánh rồi, ḿnh có thực lực, sẽ nương theo t́nh thế mà dành lại chủ quyền dần. Tôi tin chắc vấn đề Hoàng Triều Cương Thổ thế nào cũng giải quyết xong. Điều quan trọng không c̣n ở ngoài mà chỉ c̣n là việc cũ đă chấp thuận trở về hay chưa.
Nghe tôi tŕnh bày, ông Diệm có vẻ trầm ngâm hơn. Lá thư của ông Cẩn tôi vừa đưa tới đang đặt trên chiếc bàn nhỏ, được ông cầm lên, rồi lại đặt xuống nhiều lần. Lát sau, ông mới nhỏ nhẹ nói:
– Cha đă nói vậy, tôi cũng xin thưa thật với Cha. Khi nhận điện tín của bọn bên này (ư chỉ Trương Công Cừu, Ngô Đ́nh Luyện) yêu cầu rời Hoa Kỳ, sang Pháp, tôi cũng đă đắn đnhiều. Sau hai ba năm ở Hoa Kỳ, ni cũng đă gây được tiếng vang, lại thấy rơ là t́nh h́nh đang cấp bách, e để th́ rồi ra chậm mất. Nhưng tôi sang Ba Lê đă mấy tháng mà cũng chưa thấy Bảo Đại nói chi không lẽ lại phải đi năn nỉ cầu cạnh, nên đành phải chờ.
Tôi hỏi ông Diệm:
– Bữa qua tôi có nghe nói Nguyễn Đệ cũng đă tới Ba Lê mấy bữa rồi, không hiểu Đệ đă tới thăm Cụ chưa.
Nghe nhắc tới Nguyễn Đệ, ông Diệm nhíu mày, lộ vẻ không vui ra mặt:
– Có, Nguyễn Đệ có tới nhưng cũng không nói chi, mà tôi cũng có lư chi mô mà phải đi nói với Đệ.
Thấy ông Diệm không muốn nhắc đến Nguyễn Đệ tôi đành chuyển câu chuyện sang phía khác. Sau khi kể một số hoạt động của ông ở Ba Lê. Khi chia tay ông Diệm bảo tôi:
– Thôi th́ cách chi ḿnh cũng phải chờ coi. Vậy Cha cứ sang Hoa Kỳ cái đă, sang bên ấy, Cha liên lạc với bọn Bùi Công Văn, Đỗ Vạn Lư coi t́nh h́nh ra sao.
Ông Diệm đưa tôi ra tận cổng rồi mới quay vào.
Tuy trong câu chuyện vừa rồi, tôi đă cố tránh nhắc lại tên Nguyễn Đệ với ông Diệm, nhưng khi chia tay ông Diệm rồi, tôi thấy rơ sự hiềm khích giữa ông Diệm với Đệ trở thành một vấn đề đáng kể. Viên Chánh Văn Pḥng này hiện đang lănh sứ mạng của Bảo Đại mở các cuộc tiếp xúc t́m người về chấp chánh.
Vậy mà ông Diệm với Đệ lại không thể nói chuyện với nhau, như vậy làm sao để ông Diệm có thể vượt qua cửa ải này mà gặp Bảo Đại thu xếp việc nước.
Tôi quyết định phải đi t́m gặp ngay Nguyễn Đệ.
28. Cuộc hội kiến với Nguyễn Đệ
Trở về nhà ông Auberty, tôi lo thu xếp ngay việc đi gặp Nguyễn Đệ. Theo các bạn cho tôi biết, Nguyễn Đệ và đoàn tùy tùng đang đóng đô tại một khách sạn lớn ở Ba Lê.
Đệ với tôi cũng là chỗ quen biết, thời gian Hồ chí Minh sang Ba Lê, chúng tôi lại có dịp gặp gỡ nhau nhiều lần.
Ỷ vào sự quen biết này, tôi điện thoại thẳng cho Đệ và hẹn sáng mai sẽ đích thân lại thăm. Hôm sau, vừa gặp Đệ, không để Đệ kịp hỏi thăm ǵ, tôi hỏi ngay:
– Tôi lại thăm anh là v́ chuyện ông Diệm. Tôi muốn biết ư anh với việc để ông Diệm về nước chấp chánh? Câu hỏi của tôi có vẻ sỗ sàng quá khiến Nguyễn Đệ lúng túng một giây, rồi mới trả lời:
– Cha hỏi đột ngột quá làm con chưa biết trả lời Cha ra sao cho đúng ư. Nhưng hẳn Cha cũng rơ, việc ông Diệm về nước hay không c̣n tùy thuộc nhiều yếu tố, phần ở quốc dân, phần ở Đức Quốc Trưởng, phần ở chính ông Diệm…
Tôi nói thẳng với Đệ:
– Trước đây tôi nhờ anh em can thiệp giùm cho xuất ngoại, chỉ tính là để sang Mỹ coi chừng bọn sinh viên, nhưng khi tôi ghé lại Ba Lê th́ mục đích chính là để gặp ông Diệm và gặp anh. T́nh h́nh trong nước lúc này chắc anh cũng rơ là tuyệt vọng lắm rồi. Mọi lá bài đều đă được dùng hết mà chẳng mang lại ǵ. Quốc dân lúc này không c̣n tin được vào ai nữa ngoài ông Diệm. Mới hôm qua đây tôi đă gặp ông Diệm để yêu cầu ông thu xếp về nước. Ông Diệm có nói là lúc này chính ông cũng mong trở về, nhưng ông sang Ba Lê đă lâu mà vẫn không nghe thấy anh cũng như ngài Quốc Trưởng nói ǵ. Do đó tôi mới thấy cần biết ư kiến anh về vụ này.
Nguyễn Đệ yên lặng nghe tôi nói một hồi, rồi mới trả lời:
– Cha đă gặp ông Diệm và biết hết mọi chuyện rồi, thành thử con cũng xin thưa thật với Cha: Đức Quốc Trưởng cũng như con đầu đă nghĩ tới ông Diệm, không phải bây giờ mà từ năm 1948, khi đón Cha lên Đà Lạt. Nhưng kẹt cái là anh em họ Ngô xưa nay vốn kiêu ngạo quá lố. Dù con có muốn lo cho ông Diệm về đi nữa, th́ chính ông cũng phải gặp Đức Quốc Trưởng mà tŕnh bày với ngài. Không lẽ Cha đ̣i con phải đưa Đức Quốc Trưởng tới lạy ông Diệm sao?
Nguyễn Đệ càng nói càng nóng, khiến tôi phải dấu dịu:
– Vấn đề chỉ là ư kiến của anh ra sao đối với ông Diệm thôi, chứ đâu có ǵ đến nỗi trầm trọng như vậy.
Nguyễn Đệ vẫn c̣n có vẻ hậm hực:
– Con không biết ông Diệm đă kể với Cha chưa, nhưng mới cách đây ít hôm, ngay khi vừa tới Ba Lê, con đă lại thăm ông Diệm ngay. Thực sự ư con khi lại thăm là muốn mời ông Diệm gặp Đức Quốc Trưởng. Nhưng Cha biết sao không? Thay v́ phải nói chuyện công việc th́ vừa gặp nhau, ông Diệm đă sa sả trách móc con về những chuyện xích mích riêng tư từ cả chục năm trước. Không những thế ông không thèm tiếp con một ḿnh mà gọi cả lô người đâu đâu vào chật cả pḥng. Con hỏi Cha, ông ta đă cố chấp đến vậy, làm sao con có thể nói chuyện quốc sự với ông ấy được. Với lại, Cha cũng biết con chỉ là người được Đức Quốc Trưởng ủy cho thăm ḍ sơ bộ thôi chứ có quyền hạn ǵ đâu…
Câu chuyện, theo lời Nguyễn Đệ, quả đă đến chỗ bế tắc. Tôi suy nghĩ một lát, rồi cố nói hết ư ḿnh cho Đệ nghe:
– Tôi cũng xin nói tht với anh, ḿnh biết nhau đă lâu, thiết tưởng cũng chẳng cần quanh co úp mở làm ǵ. Dù ông Diệm về nước hay không đối với cá nhân tôi chẳng ăn thua ǵ, nhưng lúc này cả quốc dân trông vào ông, v́ ngoài Ông Cụ ra, cũng chẳng c̣n ai cứu văn nổi t́nh thế.
Tôi chẳng biết khi về nước, ông Diệm sẽ thành hay bại. Nhưng dù sao cũng phải để cho ông có cơ hội trở về. Anh nói không có quyền ǵ là nói không thật. Đứa con nít cũng rơ là lâu nay Bảo Đại chỉ biết có chơi bời, săn bắn, ủy thác hết mọi việc cho anh. Như vậy, ông Diệm có về nước được hay không là hoàn toàn ở trong tay anh, anh phải lo liệu cho ông về. Nếu không anh sẽ là người có lỗi trước lịch sử.
Tôi c̣n nói nhiều lắm với Nguyễn Đệ, để dồn Đệ tới chỗ phải xóa mọi hiềm khích với ông Diệm mà lo cho ông về. H́nh như tôi cũng thành công phần nào, v́ cuối cùng, trước khi tôi ra về, Nguyễn Đệ đă đành phải hứa:
– Thôi, Cha yên tâm. Con xin hứa với Cha nội trong mùa Hè này, bằng mọi cách con sẽ thu xếp để đưa ông Diệm xuống Cannes gặp Đức Quốc Trưởng. Cha có gặp lại ông Diệm, xin Cha nói rơ ḷng con cho ông biết.
Thuyết phục được Nguyễn Đệ nhận lời không cản trở ông Diệm về nước tôi an tâm phần nào. Nhưng ngoài Đệ ra tại Ba Lê, lúc ấy, vẫn c̣n không ít thế lực chống lại việc đưa ông Diệm về nước.
29. Cuộc hội kiến với một lănh tụ cộng sản Nguyễn Khắc Viện
Trong những nhóm chống đối với việc trở về chấp chánh của ông Diệm, trước hết có nhóm trí thức thân Pháp như Nguyễn Đắc Khê, Nguyễn Quốc Định, Bửu Kính v.v…Họ muốn vận động cho một người trong nhóm họ là Bửu Lộc về lập chính phủ thay Nguyễn Văn Tâm nói là một chính phủ chuyển tiếp để chuẩn bị cho ông Diệm trở về sau này, chứ để cho ông Diệm trở về ngay lúc đó th́ sẽ có nhiều va chạm và đổ vỡ. Nhưng nhóm chống đối mănh liệt nhất là nhóm Việt kiều cộng sản hay thân cộng mà lănh tụ là Nguyễn Khắc Viện.
Viện là người Hà Tĩnh đồng quê với tôi, đă sang Pháp học Y Khoa vào khoảng 1936. Lúc tôi ở Pháp tôi đă quen thân với Viện nhiều. Vào khoảng 1942, Viện cùng với ba sinh viên khác, cũng người Hà Tĩnh là Lê Thiêm, Hoàng xuân Nhĩ và Trần Du, v́ tưởng rằng Đức Nhật sẽ thắng Pháp và Đồng Minh, nên đă trốn sang Đức với mục đích nhờ Đức giúp thành lập một mặt trận chống Pháp dành lại độc lập cho Việt Nam. Nhưng khi Đức bại trận th́ họ lại trở về Paris và khi cụ Hồ sang Pháp điều đ́nh với Pháp th́ họ đă nhập hàng ngũ cộng sản ngay và từ đó Viện đă trở thành lănh tụ hăng say và đắc lực của nhóm Việt kiều cộng sản.
Khi nghe tôi trở lại Paris để vận động cho ông Diệm trở về nước chấp chánh, Viện đă t́m cách gặp tôi để khuyên tôi bỏ ư định ấy. Một ngày sau khi tôi đă gặp ông Diệm và Nguyễn Đệ, Viện đă điện thoại cho tôi và xin đến gặp tôi tại nhà ông Auberty vào 9g tối hôm ấy. Tôi trả lời bằng ḷng tiếp, sau khi đă xin phép ông Auberty.
Nghe tôi báo tin sẽ tiếp một cán bộ cộng sản cao cấp tại nhà, ông Auberty hoảng hồn, lo lắng ra mặt, nên mặc dù tôi đă giải thích kỹ với ông, ông vẫn quyết định hủy cuộc đi chơi tối nay, để:
– Tôi sẽ ngồi canh chừng ở pḥng bên cạnh trong khi Cha tiếp ‘’tên cộng sản’’.
Đúng giờ hẹn, Nguyễn Khắc Viện mang theo hai người tùy tùng đến và tôi tiếp bọn Viện ở pḥng khách.
Viên sứ giả của cụ Hồ ở Ba Lê tươi cười bắt tay tôi, tíu tít nhắc nhở một lô bạn bè cũ như Phạm huy Thông, Hoàng xuân Nhĩ, Lê Thiêm v.v…Nhưng rồi cuộc gặp gỡ cũng vô đến chuyện chính. Đúng như tôi đă tiên đoán phần nào, vấn đề khiến Viện phải đến gặp tôi vẫn chỉ là chuyện ông Diệm. Viện nói với tôi:
– Tôi nghe nói Cha sang đây để vận động cho ông Diệm về nước chấp chánh?
Thấy câu chuyện đă vô đề, tôi vẫn tươi cười hỏi Viện:
– Chắc chỉ v́ chuyện này mà anh đến thăm tôi phải không?
Viện thật thà đáp:
– Thưa Cha đúng vậy, sở dĩ tôi phải xin gặp Cha là v́ nếu Cha cố đưa ông Diệm về nước lúc này, tôi e hậu quả sẽ rất tai hại.
Tôi ôn tồn bảo với Viện:
– Anh đă tới thăm, chắc sẽ c̣n cho tôi nghe nhiều chuyện hay lắm, nhưng trước hết tôi thấy cần phải nói lại với anh, tôi đâu có quyền thế chi mà tính vận động cho ông Diệm về nước được. Tôi ghé Ba Lê chỉ là để thăm ông và thăm bạn hữu mà thôi, c̣n việc ông có về hay không hẳn anh thấy rơ c̣n tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, nào Pháp, nào Bảo Đại…
Viện hơi cúi mặt xuống, cười có vẻ am hiểu:
– Tôi có nghe nói lại là Cha đă gặp ông Diệm và sáng nay mới gặp Nguyễn Đệ?
Thấy Viện có vẻ biết hết đường đi nước bước của ḿnh, tôi đành nói thẳng:
– Có, tôi có đến thăm ông Diệm và gặp Nguyễn Đệ thật. Anh đă biết vậy, tôi thấy cũng cần nói với anh. Tuy chẳng có quyền để vận động cho ông Diệm, nhưng tôi thật t́nh mong cho ông Diệm về nước. Tôi c̣n biết rơ là quốc dân lúc này cũng rất cần ông về. Tôi không hiểu ư kiến anh ra sao về việc này?
– Như vậy chắc Cha đă thấy rơ rằng ông Diệm lâu nay là lá bài được Mỹ ủng hộ. Nếu đưa ông Diệm về nước ắt có Mỹ theo sau. Nước ta đă kháng chiến chống Pháp, nay ông Diệm đưa Mỹ vô dựa vào thế lực Mỹ, e phải có nội chiến khốc hại hơn nữa.
Hai thanh niên tùy tùng của Viện từ lúc chào tôi xong, vẫn yên lặng ngồi không góp một lời nào. Chờ Viện nói xong, tôi lần lượt nh́n từng người trong bọn Viện, rồi mới chậm răi nói:
– Việc ‘’ông Diệm là lá bài của Mỹ’’ anh vừa nói, tôi chưa hiểu sao, nhưng nếu chỉ có nghĩa là ông Diệm được Mỹ ủng hộ, th́ cũng không ảnh hưởng ǵ đến việc dân chúng ủng hộ ông, mong muốn ông về chấp chánh. Chắc anh c̣n biết rơ hơn tôi, rằng nước ḿnh là nước nhỏ, cho tới nay thật sự chưa hề có phe phái nào không phải nhận một vài ảnh hưởng từ ngoài vào. Bảo Đại được Pháp ủng hộ, cụ Hồ th́ được Nga và Trung Cộng ủng hộ. Nếu phải so sánh chọn lựa giữa Tàu, Pháp, Mỹ, tôi thấy Mỹ c̣n chưa nguy hiểm bằng Tàu và Pháp.
Thấy Viện và hai viên tùy tùng chăm chú nghe, sẵn đà, tôi nói luôn một thôi dài:
– Các anh cũng đă thấy rơ những kinh nghiệm lịch sử. Với Mỹ, chế độ thực dân kiểu cũ đă cáo chung. Mỹ đă thắng Nhật, rồi lại giúp Nhật phục hưng kinh tế mạnh mẽ. Mỹ đă vào Âu Châu, rồi cũng lại giúp Âu Châu. Áp lực của Mỹ, nếu có theo chân ông Diệm dồn vào Việt Nam, cũng chỉ là một thứ áp lực kinh tế. C̣n bên các anh, con đường nguy hiểm hơn nhiều v́ sau lưng các anh là Trung Cộng. V́ quyền lợi của Tàu, Mao trạch Đông sẽ phải thôn tính Đông Nam Á.
Thấy tôi nhắc đến Mao một cách long trọng, Viện phản ứng ngay:
– Chuyện Cha lo sợ không thể xảy ra được v́ Mao chủ tịch là một người cộng sản chân chính không thể đi ngược lại chủ nghĩa Mác-Lê được.
– Điều anh nói, tôi thấy cần phải xét lại. TiTô cũng từng được các anh gọi là cộng sản chân chính, vậy mà tại sao bây giờ TiTô chống lại Nga, tại sao bây giờ Nga mạt sát TiTô. Ai cũng biết chỉ là v́ quyền lợi quốc gia mà thôi. Nga dù là cộng sản, vẫn không rũ bỏ cái quyền lợi mà họ mưu tính từ thời Nga Hoàng, là chiếm vùng Balkan. Và TiTô, v́ chủ quyền Nam Tư phải chống lại sự xâm chiếm này. Có ǵ bảo đảm rằng sự chân chính của Mao với chủ nghĩa chính sách hơn được TiTô và Sít-Ta-Lin đâu.
Tôi ngừng lại, có ư chờ phản ứng của Viện và đồng bọn, xem họ c̣n bào chữa cho Mao đến mức nào nhưng chỉ thấy hai tùy tùng nh́n Viện, nửa như thắc mắc mà Viện th́ lúng túng ra mặt. Tôi lại nói tiếp:
– Các ích kỷ cá nhân, và quốc gia là thứ khó thể lấn át nổi. Trước cộng sản, cũng đă có Đạo Thiên Chúa đem thuyết bác ái ra để nối liền các dân tộc với nhau mà rồi cũng vẫn không thống nhất nổi Âu Châu. Chẳng những thế, các anh c̣n thấy: Tại sao lại có Chính Thống Giáo ở Hy Lạp? Chỉ v́ Hy Lạp chống lại Giáo Hội La Mă. Anh Viện là người đă từng nghiên cứu về tôn giáo tôi chắc anh cũng thừa rơ là các lănh tụ cộng sản, nếu có thần phục vào lư thuyết Mac-Lê, cũng chỉ đến như Âu Châu từng tùng phục giáo lư Thiên Chúa Giáo là cùng. Do đó, tôi đề nghị anh em nên xét lại cái giấc mơ thế giới đại đồng của anh em. Đừng để v́ một giấc mơ mà quên đi cái thực tế của dân tộc.
Câu chuyện cứ như thế mà lan man kéo dài đến 12 giờ đêm. Khi ra về, nét mặt Viện dường như không c̣n vẻ quyết liệt tự tin như khi mới đến gặp tôi nữa, và đặc biệt là hai thanh niên tháp tùng Viện, khi mới đến gặp tôi chỉ gật đầu nhẹ mà khi ra về các anh em cúi đầu thấp hơn và bắt tay tôi dường như có vẻ chặt chẽ thân ái hơn.
Tôi không hiểu bọn Viện bây giờ ra sao, hai thanh niên theo Viện bây giờ ở đâu, nhưng từ nhiều năm qua, mỗi khi nhớ đến họ, tôi vẫn có một chút sung sướng ngầm, v́ thấy ḿnh tin vào sức mạnh của lẽ phải hơn một chút.
30. Chuyến sang Mỹ đầu tiên
Sau cuộc gặp gỡ với Nguyễn Khắc Viện, tôi lại càng thấy rằng ông Diệm cần phải về nước chấp chánh lúc này, v́ đây là cơ hội thuận tiện nhất. Việt Minh tuy thắng nhiều nơi sau khi Tướng De Lattre mất và Tướng Salan thay thế, nhưng ṿng pháo đài kiên cố do Tướng De Lattre xây cất ở châu thổ sông Nhị Hà vẫn c̣n chận được những cuộc tiến quân lớn của Việt Minh nhằm tràn xuống chiếm Hà Nội. Sự giúp đỡ của Trung Cộng và Nga Sô tuy dồi dào, nhưng chưa đủ để Việt Minh đốt giai đoạn tràn vào các thành phố lớn. Người Pháp dù không nói ra nhưng cũng muốn dựa vào một chính khách có tinh thần quốc gia thuần túy và thành tích chống cộng bảo đảm để làm mạnh mẽ đấu tranh chính trị. Từ ngày Tướng De Lattre làm Tư Lệnh quân Pháp tại Việt Nam, Pháp công khai chấp nhận nền độc lập và thống nhất ba vùng của Việt Nam.
Tôi gặp lại ông Diệm trước khi đi Mỹ, tức là vào khoảng cuối tháng 6. Tôi cũng thuật lại cho ông biết về những tiếp xúc của tôi và phân trần với ông về việc ông nên về chấp chánh vào lúc này.
Tôi cũng nói cảm tưởng của tôi là Nguyễn Đệ, Chánh Văn Pḥng của Bảo Đại có lẽ không c̣n chống lại việc mời ông ra làm Thủ Tướng. Tôi nhắc lại với ông là ông nên xuống Cannes gặp Bảo Đại. Ông Diệm có vẻ chần chừ v́ ông không phục Bảo Đại, và nhất là từ ngày Bảo Đại sang Cannes, tiếng đồn về những tṛ ăn chơi của Bảo Đại lại càng làm cho ông Diệm chán ngán. Ông Diệm vốn là người khắc khổ, sống rất đạm bạc, cho nên thấy ai phóng túng, hoang đàng th́ ông ghét lắm. Nhưng cuối cùng ông cũng nhận lời sẽ đi Cannes gặp Bảo Đại một chuyến.
Trong lúc đó, chính phủ Pháp càng ngày càng lúng túng v́ vấn đề Việt Nam. Thủ Tướng René Mayer t́m một Tướng lănh thay thế Tướng Salan. Thống Chế Juin đề nghị Tướng Navarre, lúc bấy giờ là Tham Mưu Trưởng quân đội Pháp dưới quyền Tướng Juin. Vào giữa tháng năm, chính phủ Pháp chính thức loan báo việc thay thế Tướng Salan bằng Tướng Navarre. Biến chuyển này càng làm cho tôi nghĩ rằng nước Pháp không c̣n tin tưởng chút nào vào một viễn ảnh chiến thắng quân sự, và rất mong muốn có một giải pháp chính trị để giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương.
Nhiều tin đồn về những cuộc tiếp xúc mật với Việt Minh được tung ra ở Ba Lê. Tôi nghĩ là ông Diệm phải về nước trước khi Pháp thương thuyết với Việt Minh, bởi v́ nếu để cho Pháp thương thuyết thẳng với Việt Minh trong lúc phe quốc gia yêu nước không có một đại diện xứng đáng, th́ về sau sẽ bị hai kẻ đối thoại gạt ra ngoài.
Bảo Đại không phải là kẻ đối thoại xứng đáng đó, cũng như Nguyễn Văn Tâm, hay bất cứ một ai khác. Lúc này chỉ mới có những trí thức in đồn về thương thuyết, c̣n kịp th́ giờ để một chính phủ quốc gia chân chính củng cố tư thế.
Tôi khuyên ông Diệm tiếp xúc rộng răi hơn với các chính khách Pháp, v́ dù sao nước Pháp cũng nắm vận mệnh Việt Nam trong tay họ.
Ông Diệm có tiếp xúc với một vài chính khách Pháp, phần lớn thuộc giới Công Giáo, và không có một cuộc tiếp xúc chính thức nào với các lănh tụ chính phủ Pháp.
Vào cuối tháng sáu, tôi từ giă ông Diệm, các anh em trí thức và sinh viên Việt Nam ở Ba Lê để đi Mỹ. Trước đó tôi có đánh điện tín cho Cha Jacques Houssa v́ đây là lần đầu tiên tôi sang Mỹ, lại không biết tiếng Mỹ.
Tôi đi từ Ba Lê sang Nữu Ước, mất hai mươi bốn giờ. Thời bấy giờ chưa có phản lực cơ thương mại, và loại máy bay băng Đại Tây Dương tối tân nhất là loại DC6. Phi cơ ghé hai chặng Bublin thuộc Ái Nhĩ Lan và Terre Neuve, thuộc địa Anh trước khi đáp xuống Nữu Ước.
Vừa xuống khỏi máy bay, tôi thấy Cha Houssa đă đứng chờ tôi. Chúng tôi vui mừng khi gặp lại nhau, sau hơn 7 năm xa cách.
Lúc đó khoảng 12 giờ trưa, và Cha Houssa đề nghị đi ăn trước rồi về chỗ trọ sau. Lần đầu tiên tôi bước vào một tiệm ăn Mỹ, loại tự dọn lấy. Tôi lúng túng ngó Cha Houssa, thú thật:
– Thưa Cha, tôi chưa quen ăn các nhà hàng ăn kiểu tự dọn lấy như thế này, vậy Cha làm sao th́ tôi bắt chước theo vậy.
Cha Houssa cười:
– Th́ Cha cứ làm theo tôi là xong, không có khó khăn ǵ.
Cha Houssa đi lấy một cái khay trên một quày hàng bày đầy khay, rồi bước đến ngăn để đĩa, dao lấy đủ. Tôi làm theo đúng hệt. Cha Houssa lại đến một quày hàng bày những món ăn, và hễ Cha lấy món nào th́ tôi lấy món đó. Hai chúng tôi đến cô giữ két để tính tiền và trả tiền.
Xong bữa ăn trưa đạm bạc này, chúng tôi đi trả khay và đĩa muỗng ở một nơi khác, rồi cùng leo lên xe đi về New Jersey cách Nữu Ước mươi dặm. Cha Houssa dẫn tôi vào một Trường Ḍng do các Bà Phước trông nom, và đem tôi lên pḥng của Cha Tuyên Úy trường.
Cha Houssa và các Bà Phước cho tôi biết rằng Cha Tuyên Úy đi vắng, v́ bây giờ đang là mùa nghỉ Hè, tôi cứ tự tiện ở tạm trong nhà của ông. Sau khi sắp đặt chỗ ở cho tôi xong, Cha Houssa đi Chicago, là nơi Cha có nhiều công việc, và cũng là nơi có nhiều sinh viên Việt Nam du học.
31. Bác Sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với Cụ Diệm
Tôi không biết tiếng Mỹ nhiều, tuy đă có học sơ sơ. Câu nào không hiểu th́ tôi viết lên giấy để nói chuyện với các Bà Phước. Tôi nhớ một mẫu chuyện buồn cười trong mấy ngày tôi trọ trong Trường các Bà Phước. Trong pḥng rửa mặt, có một tấm gương soi mặt. Tôi đinh ninh tấm gương gắn chết vào tường, chẳng để ư ǵ cả. Sáng dậy đánh răng rửa mặt xong tôi để bàn chải, thuốc đánh răng trên lavabo rồi đi dùng bữa ăn sáng. Lúc trở lại, tôi không thấy đâu nữa, lại xuống phố mua thêm. Sang ngày thứ hai, những thức đánh răng của tôi lại biến mất.
Tôi lấy làm kỳ lạ mới hỏi các Bà Phước. Bà Phước dọn pḥng tôi mỗi buổi sáng cười chỉ cho tôi một nút bấm sát tấm gương. Bà ấn nhẹ ngón tay vào tấm gương th́ tấm gương bật ra, và bên trong là cái tủ nhỏ nhiều ngăn, để hai bộ đồ đánh răng của tôi.
Tôi ở New Jersey vài ngày làm quen với một Cha người Việt Nam là Cha Kiệm, làm Cha Phó một họ đạo gần nơi tôi trú ngụ. Cha Kiệm dẫn tôi đi thăm Thành Phố Nữu Ước khi th́ bằng xe hơi, khi th́ bằng xuồng trên sông Hudson. Nh́n những ṭa nhà chọc trời, những công tŕnh kiến trúc đồ sộ, tôi có cảm tưởng con người như bị kỹ thuật máy móc đè nặng lên.
Trong mấy ngày này tôi gặp Bùi Công Văn và một số sinh viên Việt Nam du học gần vùng này, hay tin tôi đến Mỹ đến thăm hỏi tôi.
Sau mấy hôm tôi lên Hoa Thịnh Đốn, và t́m ngay đến nhà Đỗ Vạn Lư, ở đây tôi gặp Đỗ Trọng Chu, Trần Long. Thành Phố Hoa Thịnh Đốn có lối kiến trúc hơi giống Ba Lê, v́ ngày xưa một Kiến Trúc Sư người Pháp đă vẽ họa đồ cho Thành Phố này lúc mới thành lập. Đỗ Vạn Lư và Trần Long dẫn tôi đi thăm các di tích lịch sử cũng như các thắng cảnh ở Hoa Thịnh Đốn. Trong câu chuyện, họ hỏi tôi về t́nh h́nh Việt Nam, về ông Diệm.
Tôi nói với họ những ư nghĩ thành thật của ḿnh, và họ cũng cho rằng lúc này ông Diệm về nước thật là thuận tiện. Họ cũng cho tôi biết rằng dư luận Mỹ hiện nay không hoàn toàn ủng hộ Bảo Đại, mặc dầu là nước chính thức nh́n nhận Bảo Đại. Báo chí thường chỉ trích chính phủ về việc giúp Pháp duy tŕ một chế độ bảo hộ trá h́nh dưới chiêu bài Bảo Đại. Trong những ngày ở Mỹ trước đây, ông Diệm gây được nhiều thiện cảm trong giới trí thức và chính trị Mỹ, cho nên theo nhận xét của Đỗ Vạn Lư và Trần Long th́ việc ông Diệm về chấp chánh sẽ gặp phản ứng thuận lợi từ phía nước Mỹ.
Đỗ Vạn Lư, Trần Long cũng có vẻ sốt ruột mong ông Diệm về nước chấp chánh. Tôi kể cho họ nghe những cuộc tiếp xúc của tôi ở Ba Lê. Trong thời gian ở Hoa Thịnh Đốn, tôi chỉ đóng vai một du khách, không nghĩ đến việc tiếp xúc với ai về vấn đề chính trị. Tôi chỉ lắng nghe Đỗ Vạn Lư và Trần Long, hay Đỗ Trọng Chu cho biết về dư luận Mỹ đối với ông Diệm.
Lúc bấy giờ Quốc Hội Mỹ, nhất là Thượng Viện Mỹ đă chỉ trích việc Mỹ giúp Pháp khoảng 2 tỷ Mỹ kim trong ṿng mấy năm từ 1950 trở đi. Thời bấy giờ Tổng Thống Eisenhower và Phó Tổng Thống Nixon vừa lên tiếng trước Quốc Hội nói rằng nếu để cho Đông Dương rơi vào tay cộng sản, th́ sẽ nguy hại cho nền an ninh Đông Nam Á.
Ngoại Trưởng Mỹ Foster Dulles bắt đầu giải thích cái gọi là thuyết đô mi nô. Các ông Đỗ Vạn Lư, Trần Long, Đỗ Trọng Chu cho tôi biết những điều đó, có ư nói rằng sự ủng hộ của Mỹ rất quan trọng, nay ông Diệm đă được Mỹ dành cho nhiều thiện cảm, và lá bài Bảo Đại đă được Mỹ coi như lỗi thời, vậy nếu ông Diệm về nước lúc này th́ tốt nhất.
Tôi cũng nghĩ đến việc ông Diệm có thể dùng ảnh hưởng Mỹ để loại bỏ bớt, hay ít ra quân b́nh sự chi phối của Pháp.
Những sinh viên Việt Nam ở Mỹ lúc bấy giờ không đông đảo lắm, nhưng theo chỗ nhận xét của tôi th́ đều phục ông Diệm, và do đó nếu ông Diệm về nước ông sẽ có sẵn một số chuyên viên trẻ tận tâm.
Ở Hoa Thịnh Đốn 5 ngày, tôi hay tin sắp có Đại Hội Sinh Viên Việt Nam du học ở Mỹ được tổ chức ở Chicago, tôi từ giă các anh em đi Chicago. Trước khi tôi đi Chicago th́ Phan Quang Đán, từ Seatle, lái xe đến Hoa Thịnh Đốn gặp tôi và cùng bàn với tôi rằng ông Diệm nên t́m cách về nước chấp chánh lúc này. Ông Đán tỏ ư muốn hợp tác với ông Diệm nếu được mời.
Ông Đán lúc bấy giờ cũng là một chính khách thuộc loại đang lên. Có lần ông được thăm ḍ để mời ra hợp tác với Bảo Đại nhưng từ chối. Trong câu chuyện, ông Đán ngụ ư muốn tôi nên khuyên ông Diệm về nước lúc này, và trong câu chuyện với ông Diệm về sau, nên nhắc đến ông. Tôi cũng mừng là phần lớn những trí thức Việt Nam ở nước ngoài đều ủng hộ ông Diệm. Người ở ngoài bao giờ cũng sáng suốt hơn. Như vậy tôi phải công nhận rằng ông Diệm đang được ḷng dân, ít ra là trong thành phần trí thức, tức là thành phần có ảnh hưởng lớn nhất trong một xă hội.
Tôi đến Chicago gặp Cha Houssa và các anh em sinh viên Việt Nam. Hồi đó hầu hết các sinh viên đều nghèo, nhiều người vừa học vừa làm việc. Các sinh viên đă được Cha Houssa lo cho chỗ ăn học, nhưng tiền tiêu phần đông đều thiếu thốn, do đó trong các kỳ nghỉ Hè, anh em sinh viên thường về Thành Phố Chicago kiếm việc làm. Họ chịu khó và nhận làm bất cứ việc ǵ, như bồi bàn, rửa chén, lau xe. Tôi được Cha Houssa đem đến tạm trú tại Nhà Xứ một họ đạo lớn, do Cha chính là Cha Ferring cai quản, với bốn Cha Phó.
Trong số các Cha Phó có hai Cha từng học ở La Mă, và nói tiếng Pháp khá thạo. Nhờ đó những ngày ở lại Chicago, tôi có dịp tiếp xúc trực tiếp với người Mỹ. Hai Cha Phó biết tiếng Pháp hướng dẫn tôi đi thăm vài gia đ́nh người Mỹ Công Giáo, tiếp xúc với một số người Mỹ biết tiếng Pháp. Tôi tự học thêm tiếng Anh, và nhờ các Cha biết tiếng Pháp giúp đỡ. Tôi ở Chicago gần 50 hôm. Những ngày thường tôi học tiếng Anh, đọc báo, nói chuyện với vài người Mỹ biết tiếng Pháp do hai Cha Phó Xứ giới thiệu.
Cuối tuần Cha Houssa và các sinh viên Việt Nam đến hướng dẫn tôi đi thăm các vùng quanh Thành Phố và các Đại Học lân cận. Số sinh viên du học trong khu vực này lên khoảng 40 người. Lúc bấy giờ anh em sinh viên đă thành lập hội sinh viên Công Giáo du học ở Mỹ, do Âu Ngọc Hồ làm Chủ Tịch, và ông Diệm làm cố vấn danh dự. Hầu hết số sinh viên này đều tin tưởng ở ông Diệm và mong cho ông sớm về nước chấp chánh.
Trong câu chuyện với các anh em sinh viên, dĩ nhiên chuyện chiến tranh tại nước nhà và những mẫu chuyện quanh ông Diệm chiếm phần lớn.
Sau hai tháng cố gắng học thêm tiếng Mỹ, rồi hàng ngày phải tiếp xúc với người Mỹ, tôi đă nói chuyện được với người Mỹ, hiểu được tiếng Mỹ, nhờ đó những ngày ở Chicago không đến nỗi buồn chán lắm.
Vào cuối tháng 8, anh em sinh viên tổ chức Đại Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam du học ở Mỹ trong một Hội Trường Nhà Xứ, do Cha Houssa đi mượn.
Ban tổ chức gồm các anh Âu Ngọc Hồ, Phùng Viết Xuân. Phần lớn các sinh viên theo học ở Đại Học khắp nước Mỹ đều tề tựu về Chicago. Họ là những học tṛ của tôi ở Huế, và một số nhỏ từ các nơi khác, nhưng qua thư từ của các học tṛ cũ, tôi đă nghe qua tên họ.
Gọi là Đại Hội cho long trọng vậy thôi, thực ra đây chỉ là một cuộc họp bạn giữa những người Việt Nam xa xứ. Tôi sung sướng được gặp lại các anh em, và các anh em sinh viên cũng tỏ ra vui mừng gặp lại tôi. Ngày xưa họ là học tṛ của tôi nhưng ngày nay tôi nh́n họ như những người em, những cán bộ tương lai của Việt Nam.
Ngoài chuyện học hành, sinh sống của các sinh viên, Đại Hội đề cập khá nhiều đến t́nh h́nh đất nước, và nhất định là không bỏ qua chuyện ông Diệm về chấp chánh. Tôi tŕnh bày với các anh em sinh viên t́nh h́nh nước nhà, tường thuật sơ lược những cuộc tiếp xúc của tôi ở Ba Lê. Anh em đều tỏ ra phấn khởi và tin tưởng ở tương lai tươi sáng hơn cho Việt Nam.
Lúc bấy giờ chưa ai nghĩ rằng Pháp sẽ bỏ rơi Việt Nam một cách dễ dàng, và đất nước Việt Nam sẽ bị phân chia. Mọi người hy vọng rằng với một giải pháp quốc gia chính đáng, thế cờ có thể thay đổi, dù không làm cho phe quốc gia chiến thắng, cũng có thể làm cho phe quốc gia đủ mạnh để t́m một giải pháp dung ḥa nào. Nhiều người vẫn tin tưởng rằng cụ Hồ là một người yêu nước chỉ mượn sức mạnh cộng sản quốc tế để giải phóng quốc gia khỏi ách đô hộ của Pháp.
Tôi giải bày với các anh em đó rằng cộng sản là một tổ chức quốc tế chặt chẽ, cũng như lư thuyết cộng sản có một sức quyến rũ lớn, làm cho ai đă gia nhập khó mà thoát khỏi. Tôi vẫn thán phục cụ Hồ, nhưng không tin rằng cụ có thể coi cộng sản như một cơ hội, một sức mạnh vay mượn, và về sau xong việc có thể mang trả được. Tôi cũng cho các anh em biết rằng những cuộc thanh trừng các nhân vật chính trị quốc gia càng ngày càng diễn ta khốc liệt, tàn bạo trong các vùng giải phóng, như Thanh-Nghệ-Tĩnh-B́nh.
Hơn nữa tôi cũng đă biết cuộc cải cách ruộng đất của Việt Minh đă được thực hiện trong các vùng giải phóng, và cuộc cải cách ruộng đất này đă đưa đến sự đấu tố, sát hại hàng vạn người, phần lớn là những kẻ vô tội, hay chỉ có cái tội duy nhất là có năm bảy mẫu ruộng.
Nếu người khác giải bày với các anh en sinh viên những điều này, th́ có lẽ họ c̣n nghi ngờ, hay đ̣i hỏi những bằng chứng. Nhưng đối với tôi, anh em hết ḷng tin tưởng, chỉ đau xót là ước mơ tha thiết nhất của anh em đă tan vỡ.
Chính tôi nhiều lúc cũng ước mơ cụ Hồ là một người ái quốc, chỉ mượn thế lực cộng sản để đánh đuổi Pháp, rồi sau đó trả lại cho Việt Nam tất cả những ǵ tinh túy của Việt Nam. Nhưng tôi biết ước mơ này là viển vông phi lư.
Trong những ngày họp mặt, chúng tôi cũng thảo luận về dư luận Mỹ, khuynh hướng Mỹ đối với vấn đề Việt Nam, và ai cũng nhận thấy là thuận lợi cho ông Diệm nhiều. Ngoài những cuộc họp mặt gồm toàn sinh viên Việt Nam, anh em tổ chức vài buổi họp có một số sinh viên, Giáo Sư Mỹ có thiện cảm với các sinh viên Việt Nam.
Sau ngày Đại Hội anh em từ giă tôi trở về nơi trọ học. Bây giờ tôi đă hiểu tiếng Mỹ khá hơn, bắt đầu đi tiếp xúc với các sinh viên, Giáo Sư Mỹ, gặp các Linh Mục, Giám Mục và những nhà trí thức Mỹ. Điều đáng buồn là người Mỹ biết rất ít về Việt Nam. Họ nói đến chiến tranh Việt Nam như nói đến một câu chuyện ngàn lẻ một. Những tin về Việt Nam trên báo Mỹ rất ít và vắn tắt. Chỉ một số ít trí thức và chính khách lưu tâm đến vấn đề Việt Nam và Đông Dương, và số này đều chỉ trích chính phủ Eisenhower thời bấy giờ về chính sách ủng hộ nước Pháp tái lập chế độ bảo hộ trá h́nh Đông Dương.
Họ chủ trương Việt Nam cần phải có một chính quyền quốc gia chân chính, vừa chống Pháp dành độc lập, vừa chống cộng sản để xây dựng tự do dân chủ.
Giới Công Giáo người có vẻ lưu tâm nhiều đến vấn đề Việt Nam, và đến khía cạnh chống cộng trong chiến tranh Việt Nam. Về sau trong việc giúp đỡ đồng bào Bắc di cư, chính giới Công Giáo Mỹ này đă tỏ ra tích cực nhất. Một số các Đại Học Công Giáo có sinh viên Việt Nam du học đều đă có lần được ông Diệm đến diễn thuyết, nói chuyện cho nên đều tỏ ra sẵn sàng ủng hộ ông Diệm. Hầu hết dư luận đều coi Bảo Đại chỉ là một ông Vua bù nh́n, chịu sự chi phối của người Pháp, c̣n Cha con ông Tâm th́ được coi như đại diện cho lớp địa chủ và quan lại thối nát ở miền Nam, sẽ không làm điều ǵ ích lợi cho dân tộc Việt Nam.
Trong thời gian này tôi lại được tin tại nước nhà Tướng Navarre bắt đầu một kế hoạch phản công mới. Hành quân Atlente được tung ra. Quân Pháp từ bốn mặt đánh vào mật khu Việt Minh trong các Tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên. Tại Pháp th́ Thủ Tướng Mayer vừa từ chức, và ông Joseph Laniel được mời lập chính phủ. Tất cả chiến lược của Tướng Navarre là nhằm làm cách nào nhử cho đại quân Việt Minh xuất đầu lộ diện để quân Pháp có thể sử dụng phi pháo và các phương tiện chuyển vận cơ giới nhanh chóng mà tiêu diệt trọn một vài đơn vị lớn. Nằm trong chiến lược này, Tướng Navarre đặt kế hoạch đổ quân xuống thung lũng Điện Biên Phủ, đồng thời triệt binh khỏi Na Sầm. Cuộc triệt binh này được báo chí Pháp coi như một thành công quân sự quan trọng, v́ quân Pháp đă triệt quân an toàn khỏi Na Sầm. Cao Ủy Pháp cũng vừa thay đổi, và bây giờ ông Maurice Dejean thay ông Jean Létournéau.
Việc thay đổi nội các Pháp kéo theo sự thay đổi Cao Ủy Pháp tại Sài G̣n được mọi người coi như bằng chứng của sự lúng túng của Pháp trong vấn đề Việt Nam. Những việc này càng làm cho tôi lo lắng và hồi hộp thêm. Nhiều lần tôi tự hỏi bao giờ th́ người Pháp chấp nhận một sự thật đơn giản: Người Việt Nam đang đánh Pháp và làm cho nước Pháp với bao nhiêu binh hùng tướng mạnh phải rúng động, người Việt Nam nếu chọn đúng người, đặt đúng chỗ, giao đúng việc cũng có thể giúp nước Pháp giải quyết chiến tranh Việt Nam, với những điều kiện căn bản tiên quyết, Pháp phải thành thực trao trả độc lập và chủ quyền cho một chính phủ Việt Nam gồm những chính khách quốc gia chân chính.
Càng thất bại, Pháp càng ay cú, càng vấp vào những sai lầm tai hại hơn. Pháp vẫn bám vào lá bài Bảo Đại, vẫn trọng dụng Cha con Tâm-Hinh, v́ lư do duy nhất là Bảo Đại không bao giờ phản đối việc làm của Pháp, c̣n Cha con Tâm-Hinh th́ tỏ ra trung thành với Pháp hơn với tổ quốc. Những người Việt Nam yêu nước có tài không c̣n ai nghĩ đến chuyện hợp tác với Pháp và Bảo Đại. Dư luận quốc tế, dư luận Mỹ càng ngày càng thất lợi cho Pháp. Các nước đồng minh của Pháp trong đó có Mỹ không c̣n tin tưởng Pháp có thể thắng trận ở Đông Dương và xem chừng cũng không mong cho Pháp thắng. Trong những ngày ở Ba Lê, tôi đă thấy tâm lư quần chúng Pháp chán ngán chiến tranh đến mức nào.
32. Từ Nữu Ước trở lại Ba Lê
Sau Đại Hội Sinh Viên Việt Nam du học ở Mỹ được ít lâu tôi lên Nữu Ước cùng với Cha Jacques Houssa, và vẫn trọ lại mấy hôm tại Nhà Ḍng các Bà Phước ở New Jersey. Những người quen ở Nữu Ước đến thăm và tiễn biệt tôi, Cha Houssa tiễn đưa tôi đến Phi Trường Nữu Ước và không quên căn dặn tôi tiếp tục lo cho sinh viên du học. Bây giờ Cha ở Mỹ đă lâu, quen biết nhiều, cho nên có thể xin được nhiều học bổng cho sinh viên Việt Nam, hơn nữa dư luận Mỹ bắt đầu thiện cảm đối với Việt Nam nhiều hơn trước.
Tôi đến Ba Lê th́ có Trần Hữu Phương ra đón. Câu nói đầu tiên của ông Phương là một lời báo hung tin. Giọng Phương nghẹn ngào:
– Thưa Cha, Cảnh mất rồi.
Tôi lặng người một lúc. Đặng Vũ Cảnh người Hà Nội, là một thanh niên thông minh, ưu tú, đầy hứa hẹn mà tôi coi như một đứa em thân thiết. Xác Cảnh đang quàng tại nhà thương. Tôi đến viếng xác ngay, và đứng chủ tang, làm lễ đưa xác cho Cảnh. Một số đông anh em Việt kiều, sinh viên tại Pháp bùi ngùi đi đưa đám Cảnh.
Cái chết là một chuyện thường t́nh, ai cũng biết là không thể tránh được, nhưng cái chết của một người trẻ tuổi đă có nỗi bi đát của nó. Cái chết của một người Việt Nam trẻ tuổi ở nước ngoài lại càng bi đát hơn. Nhân đám tang, một số Việt kiều và sinh viên đă gặp tôi, và không quên hỏi sơ qua về kết quả chuyến đi Mỹ của tôi.
Tôi tường thuật những hoạt động của các sinh viên ở Mỹ, chiều hướng dư luận Mỹ, và kết luận rằng phải cố gắng thuyết phục Cụ Diệm nên về chấp chánh ngay trong lúc này.
Vài hôm sau, tôi đến gặp ông Diệm, lúc đó vẫn c̣n ở trong nhà Tôn Thất Cẩn. Ông Diệm cho tôi biết ông đă xuống Cannes gặp Bảo Đại. Ông Diệm có vẻ buồn, kể lại chuyến gặp gỡ Bảo Đại ở Cannes.
Bảo Đại ở biệt thự hè sang trọng, ngày th́ trượt nước, đêm th́ vào ṣng bạc, Nam Phương Hoàng Hậu không ở cùng với Bảo Đại mà chỉ có thứ phi Mộng Điệp đi theo ông. Tôi có cảm tưởng rằng Nam Phương Hoàng Hậu là một người đàn bà đức hạnh đă không tán thành cuộc sống của Bảo Đại.
Trong thời gian Bảo Đại về nước, Nam Phương Hoàng Hậu cũng đă không theo về, và đó là một điều đă gây nên nhiều dị nghị không có lợi ǵ cho Bảo Đại. Lúc ở Đà Lạt Bảo Đại chỉ sống với Mộng Điệp một cách bán chính thức. Mộng Điệp có một biệt thự riêng gần Lycée Yersin, tức là cuối Thành Phố Đà Lạt, c̣n Bảo Đại th́ vẫn ở đầu kia thành phố.
Lúc th́ Bảo Đại đến Mộng Điệp, khi th́ Mộng Điệp đến biệt điện gặp Bảo Đại. Nhưng ở Cannes hai người sống hẳn với nhau trong biệt thự hè.
Ông Diệm mô tả con người Bảo Đại lúc này với một câu nói vắn tắt: Uể oải mệt mỏi. Tôi lại nhớ đến dàng điệu Bảo Đại lần gặp ở Đà Lạt, và tôi mường tượng như thấy Bảo Đại lúc tiếp ông Diệm cũng choài người ra trên ghế bành, như người không xương sống.
Lắm lúc chỉ một lời nói, một cử chỉ vụng về mà mồi giao t́nh giữa quân vương và thần tử có thể tan vỡ. Tôi nhớ những câu chuyện xưa, lúc một ông Vua tiếp một khanh sĩ, đang ăn nhổ cơm, đang rửa chân chải đầu th́ quên xỏ dép chải tóc, để ra tận cửa đón khanh sĩ.
Chắc chắn là Bảo Đại không bao giờ có được phong độ đăi hiền tiếp sĩ như vậy, thành ra không lạ ǵ khi quanh Bảo Đại không có hiền thần lương tướng.
Ông Diệm cho tôi biết rằng trong câu chuyện, Bảo Đại có đề cập sơ sơ, một cách chiếu lệ về cái ư mời ông về chấp chánh. Bảo Đại không hề chính thức mời cũng không tỏ ra vẻ ǵ tha thiết ân cần đối với việc ông Diệm về chấp chánh.
Ông Diệm cho như thế là chưa được thuận tiện. Tôi hiểu ư ông là Bảo Đại và người Pháp chưa đủ tin ông để giao cho ông nhiều quyền hành. Quanh ông Diệm và quanh Cao Ủy Pháp vẫn c̣n một số người Việt Nam mà ông Diệm cho là không tốt, không hợp với ông vẫn được trọng dụng.
Lúc này h́nh như Bảo Đại đă nghĩ đến việc đem Bửu Lộc ra lập chính phủ thay thế chính phủ Nguyễn Văn Tâm, một phần để làm hài ḷng người Pháp, một phần để thỏa măn những đ̣i hỏi âm thầm của dân chúng Việt Nam. Người Pháp tuy hài ḷng về sự trung thành và ngoan ngoăn của Cha con Nguyễn Văn Tâm và thuộc hạ, nhưng vẫn muốn có một chính phủ có cái dáng nhân dân một chút. Những ông công dân Tây, mang tên Tây chắc là không tạo được cái dáng nhân dân cho một chính phủ. Bửu Lộc ít ra có thể làm hài ḷng nhóm hoàng phái và một số trí thức.
Ông Diệm kết luận rằng ông không thể về chấp chánh được, v́ những điều kiện ông đưa ra bị Bảo Đại để ngoài tai. Thực t́nh th́ Bảo Đại chẳng đủ can đảm để từ chối bất cứ điều ǵ, nhưng ngược lại ông không đủ cứng rắn quyết tâm để quyết liệt làm một cái ǵ. Những điều kiện của ông Diệm rất giản dị: Được toàn quyền điều hành chính phủ Việt Nam, đối phó trực tiếp với người Pháp dĩ nhiên vẫn nhân danh Bảo Đại. Ư ông Diệm là muốn Bảo Đại đừng có trực tiếp hay gián tiếp (qua Nguyễn Đệ) xen lấn ǵ vào nội bộ chính quyền Việt Nam.
Ông Diệm thấy cần phải cải tổ hoàn toàn bộ máy hành chánh và quân đội, làm cho quyền hành Việt Nam mạnh thêm thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào quân đội và Phủ Cao Ủy Pháp. Ông Diệm cũng mong Bảo Đại đặt một số điều kiện cứng rắn dứt khoát với người Pháp trước khi ông về chấp chánh. Dĩ nhiên là Bảo Đại không muốn mệt đến người, cho rằng những điều mà ông Diệm coi như cần thiết chẳng quan trọng chi cả.
Ông Diệm đă từ chối. Ông đưa cho tôi một bức thư theo mật mă, gởi ông Nhu.
Ông nói sơ lược cho tôi biết nội dung bức thư căn dặn ông Nhu và ông Cẩn bên nước nhà hăy tiếp tục tăng cường các hoạt động chính trị, củng cố tổ chức đảng, thu phục thêm đảng viên, lôi cuốn thêm nhân tài, chuẩn bị không khí chính trị. Ông nói là tuy lúc này ông chưa thể về chấp chánh trong những điều kiện chưa thuận tiện, nhưng nếu bên nước nhà có một phong trào nhân dân mạnh mẽ đ̣i hỏi ông Diệm về chấp chánh, th́ Bảo Đại và Pháp phải chấp nhận những điều kiện của ông Diệm.
Nếu phong trào nhân dân sớm phát khởi cùng với t́nh h́nh quân sự càng ngày thất lợi cho Pháp, th́ chỉ trong ṿng vài tháng nữa ông Diệm có thể được long trọng về nước.
Ông cho biết trong lúc chờ đợi cơ hội thuận tiện, ông sẽ đi tĩnh tâm ở một Nhà Ḍng Benedictin bên Bỉ.
Tôi về Sài G̣n bằng máy bay, đến gặp ông Nhu ngay, lúc này đang ở Sài G̣n, và bắt đầu xuất bản một tờ tạp chí chính trị: Tờ Xă Hội. Ghé Sài G̣n vài hôm tôi ra Huế ngay. Trong câu chuyện với ông Nhu tôi cũng chỉ nói qua về những nhận xét và cảm tưởng của tôi.
Ông Nhu giọng đầy tin tưởng cho tôi hay rằng càng ngày dân chúng càng bất măn với người Pháp, với Bảo Đại và thêm nhiều thiện cảm với ông Diệm. Theo lời ông Nhu th́ đa số những trí thức trẻ, có tinh thần yêu nước đều hướng về ông Diệm. Tuy nhiên tại miền Nam, ngoài khu vực Vĩnh Long th́ sự ủng hộ của quần chúng chưa được mạnh lắm.
Ông Nhu không chính thức lập đảng vào lúc bấy giờ, nhưng bên trong h́nh thức một đảng chính trị, với đầy đủ các chi bộ, phân bộ, lư thuyết. Tài liệu học tập huấn luyện đă thành h́nh rơ rệt rồi.
Tôi về Huế, cũng đến thăm ông Cẩn. Ông Cẩn nôn nóng nghe tôi kể những cuộc tiếp xúc giữa tôi và ông Diệm, than phiền v́ ông Diệm quá dè dặt không về nước lúc này.
Ông Cẩn đă quy tụ một số đông cán bộ, phần lớn là những người hăng say, cuồng nhiệt, có thể nói là hơi quá khích. Ông Cẩn chịu ảnh hưởng tinh thần của các thuộc hạ, muốn rằng ông Diệm về nước ngay lúc này rồi những điều kiện chưa thuận tiện th́ sẽ tạo lấy sau.
Tôi có phần đồng ư với ông Cẩn, v́ tôi sợ rằng đến một lúc nào đó t́nh h́nh chiến sự quá bất lợi cho Pháp, sẽ làm cho người Pháp nghĩ đến việc thanh toán chiến tranh bằng mọi giá mà không nghĩ ǵ đến một giải pháp quốc gia để đối đầu với Việt Minh.
Thời gian chưa chắc ǵ đă có lợi cho ông Diệm. Vả lại làm chính trị mà cứ đ̣i cho được tất cả những điều kiện thuận lợi nhất được hội đủ mới nhập cuộc, th́ khó mà làm được v́ chẳng mấy khi có những điều kiện lư tưởng như thế.
33. Ông Diệm trở về nước lập chính phủ: 7.7.1954
Tôi lại tiếp tục dạy học.
Cuối năm 1953, đầu 1954 tại miền Trung, Pháp tung ra cuộc hành quân Atlante từ bốn mặt đánh vào chiến khu 5, tức vùng Nam Ngăi-B́nh-Phú. Tết năm đó một bộ lạc Batna trong vùng rừng núi Quảng Ngăi nổi loạn tàn sát một đơn vị Việt Minh đang dưỡng quân. Xác chết lính Việt Minh theo ḍng sông trôi ra tận biển. Cuộc nổi loạn do gia đ́nh họ Đinh khởi xướng, và h́nh như được Pḥng Nh́ xúi giục, để tạo ra hỗn loạn bên trong.
Từ ngoài một cánh quân từ Nha Trang kéo ra, một cánh quân khác từ Lào tràn xuống, c̣n phía biển và Đà Nẵng cũng có một cánh quân đánh thốc lên. Quân Việt Minh trong trận này bị thiệt hại nhiều. Tướng Navarre coi chiến thắng này tương tự chiến thắng vùng châu thổ sông Hồng của De Lattre năm 1950-1951. Ông thêm tự tin và tung ra hành quân Castor, đổ quân nhảy dù và quân bộ xuống thung lũng Điện Biên Phủ, ngày 20.11.1953, Điện Biên Phủ được Tướng Navarre coi như một tiền đồn chiến lược chận ngang đường tiếp tế và chuyển quân Việt Minh từ Lào về, từ Trung Cộng xuống.
Điện Biên Phủ có hai mục đích chiến lược là chận đường tiếp tế và chuyển quân của Việt Minh đồng thời các đơn vị xung kích từ đó tỏa ra quanh vùng rừng núi Việt Bắc, thọc vào ḷng địch. Lịch sử đă cho biết những tính toán của Tướng Navarre đă sai lầm như thế nào tôi tưởng không cần nói nhiều làm ǵ.
Vào đầu năm 1954 lúc t́nh h́nh chiến sự biến chuyển mạnh, và thời gian đầu có vẻ thuận lợi cho Pháp th́ về phía chính trị, Bửu Lộc được trao nhiệm vụ thành lập một chính phủ liên hiệp chuyển tiếp nhưng tính cách liên hiệp chỉ có danh vô thực.
Ông Bửu Lộc đem theo những bạn thân du học với ông ở Pháp cũng là những người tôi có quen biết như Nguyễn Đắc Khê, Nguyễn Quốc Định. Tôi không thấy có một nhân vật quốc gia tiếng tăm nào tham gia vào chính phủ Bửu Lộc. Nguyễn Văn Tâm không c̣n làm Thủ Tướng nữa, nhưng Nguyễn Văn Hinh vẫn nắm Quân Đội và Công An nghĩa là nắm hết thực quyền.
T́nh h́nh biến chuyển nhanh chóng. Ngày 29.11.53 Tướng Castries được chỉ định làm Chỉ Huy Trưởng Điện Biên Phủ.
Ngày 14.12, cụ Hồ lên tiếng trên đài phát thanh bí mật của Việt Minh đề nghị thương thuyết, Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm bác bỏ. Ngày 3.2.1954, cũng nhằm ngày Tết âm lịch trận đánh Điện Biên Phủ mở màn. Việt Minh bắn trên 100 đạn đại bác 75 ly xuống Điện Biên Phủ trong ṿng không đầy 1 giờ. Từ ngày đó trận đánh càng ngày càng khốc liệt, càng thất thế đối với Pháp. Nhưng trận đánh lớn chỉ thực sự bắt đầu từ ngày 11.3.
Lúc đầu Việt Minh chính thức đọc lời hiệu triệu của Hồ chí Minh và Vơ nguyên Giáp gửi chiến sĩ và nhân dân toàn quốc. Ngày 12.3, nửa đêm, phi trường chính của Điện Biên Phủ bị quân Việt Minh đánh tràn vào, đặt ḿn phá phi đạo, để lại những truyền đơn cảnh cáo, Điện Biên Phủ sẽ là mồ chôn quân Pháp, và đế quốc Pháp. Đêm 13, đồn Beatrice thất thủ, Đại Tá Gauchet, Chỉ Huy Trưởng pháo binh Pháp tại Điện Biên Phủ bị đạn pháo binh Việt Minh bắn bị thương cụt cả hai tay, hai chân, và chết ít phút sau đó. Đêm 15, đồn Gabriélle Anne Marie thất thủ. Sáng 7.5 Điện Biên Phủ đầu hàng 10.000 quân Pháp bị bắt làm tù binh.
Những chi tiết lịch sử này, tôi chỉ nhắc lại để làm hậu cảnh cho câu chuyện nhỏ tôi đang kể mà thôi, 25 tháng tư, một ngày thứ hai, Hội Nghị Genève khai mạc trước đó, qua trung gian Nga nhiều cuộc thăm ḍ giữa Pháp và Việt Minh đă được mở ra. Trong phiên họp sáng hôm sau ngày Điện Biên Phủ thất thủ, Ngoại Trưởng Pháp Georges Bidault đưa đề nghị ngưng bắn có giám sát quốc tế. Trong hành lang, vĩ tuyến 18, tức Đèo Ngang trong vùng Quảng B́nh, hay sông Gianh ranh chia phân Nam Bắc thời Trịnh Nguyễn được phe Đồng Minh nhắc đến, phía cộng sản th́ h́nh như chọn vĩ tuyến 16, ngang Đèo Hải Vân. Việt Minh muốn chiếm Huế, v́ đối với dân Việt Nam, Huế vốn là kinh đô, có Huế tức là c̣n giữ được kinh đô.
Trong t́nh trạng suy sụp của phe Pháp, Bảo Đại đă nằm ĺ ở Cannes, và tên ông Diệm càng lúc càng được nhắc đến. Một đại diện của Bảo Đại đến gặp ông Diệm ở Pháp, và chính thức yêu cầu ông về lập nội các. Những cuộc tiếp xúc và thăm ḍ kéo dài đến tháng 7, và ngày 7.7.1954, ông Diệm về nước làm Thủ Tướng.
Những chuyện này thuộc lịch sử, tôi không muốn nói đến nhiều.
Theo những nhận định của người am hiểu thời bấy giờ th́ t́nh h́nh đen tối đến cái độ không một phép lạ náo có thể cứu văn được, và ông Diệm về nước khó mà thành công, trái lại rất dễ tiêu tan uy tín và sự nghiệp chính trị. Có thể trong thâm ư của Bảo Đại và người Pháp việc đưa ông Diệm về là để đốt cháy tương lai chính trị của ông mà thôi.
Ngày 26 tháng 4, nghĩa là mấy hôm sau khi Hội Nghị Genève đă chính thức khai mạc, Thứ Trưởng Ngoại Giao Pháp đặc trách vấn đề Đông Dương là ông Marc Jacquet đến Cannes viếng thăm Bảo Đại và thông tri cho Bảo Đại rơ ư định của các quốc gia Đồng Minh muốn chính phủ quốc gia Việt Nam cử một phái đoàn đại diện tham dự Hội Nghị Genève với tư cách quan sát viên. Vào ngày 30 Bảo Đại nhận được một văn thư chính thức của các Ngoại Trưởng Pháp, Anh, Mỹ bày tỏ ư muốn tham khảo về vấn đề Việt Nam với một đại diện của Bảo Đại. Báo Pháp tố cáo rằng sở dĩ Việt Minh chần chừ trong việc thỏa thuận cho phép di tản thương binh khỏi Điện Biên Phủ là v́ sự do dự của Bảo Đại trong việc tham dự hội nghị Genève, làm cho phe Đồng Minh gặp khó khăn, mất chính nghĩa.
Trước áp lực của Pháp, của dư luận Pháp và quốc tế, Bảo Đại chấp nhận cử một phái đoàn quan sát do Nguyễn Quốc Định cầm đầu tham dự Hội Nghị Genève. Phái đoàn này không có tính cách độc lập, mà chỉ là một phái đoàn nằm trong bộ phận thương thuyết của Pháp, nó cũng chẳng có quyền hành ǵ và chỉ là một phái đoàn quan sát và cố vấn cạnh phái đoàn Pháp.
Lúc bấy giờ h́nh như Bảo Đại tin tưởng rằng nhờ áp lực của Đồng Minh, nhất là của Mỹ, một giải pháp cho Việt Nam sẽ không hoàn toàn thất lợi cho phe quốc gia.
Nguyễn Quốc Định trong thời gian làm Trưởng phái đoàn Việt Nam tỏ ra khôn khéo, cứng rắn đúng mức, không đến nỗi làm nhục quốc thể. Ông đồng ư việc phái đoàn Việt Minh tham dự Hội Nghị Genève cạnh một phái đoàn quốc gia, nhưng trong các lời tuyên bố và diễn văn ông luôn nhấn mạnh rằng sự đồng ư này không có nghĩa là thừa nhận chính phủ Việt Minh là chính phủ hợp pháp.
Sáng ngày 3.5, một văn thư mời chính thức được gởi đến Bảo Đại và chính phủ Việt Nam. Ngày 9.5 phiên họp có thể coi là khoáng đại và chính thức của Hội Nghị Genève khai mạc. Như chúng ta biết, ngày 8.5 là ngày Điện Biên Phủ thất thủ, 10.000 quân Pháp bị bắt làm tù binh. Báo chí, dư luận Pháp đ̣i hỏi chính phủ phải làm mọi cách để thanh toán vấn đề Đông Dương. Phía Việt Minh, Phạm văn Đồng cầm đầu phái đoàn cộng sản. Mỹ không chính thức tham gia Hội Nghị mặc dù Pháp khẩn khoản yêu cầu Mỹ nên cử một Ngoại Trưởng tham dự, để làm mạnh thế phe Đồng Minh.
Lúc bấy giờ Ngoại Trưởng Mỹ là ông Foster Dulles đă được Ngoại Trưởng Pháp là ông Bidault và Anh là Anthony Eden tiếp xúc nhiều lần, nhưng ông Dulles từ chối. Cuối cùng Mỹ chỉ cử một Thứ Trưởng Ngoại Giao là ông Bedell Smith cầm đầu phái đoàn Mỹ. Lúc bấy giờ Mỹ cũng đă đưa ra đề nghị chấm dứt các cuộc đàm phán riêng và cạnh Hội Nghị Genève, nhưng Anh và Pháp cho rằng nhờ các cuộc đàm phán riêng và mật mà Hội Nghị mới có được những kết quả khả quan. Điểm đáng lưu ư là trong các phiên họp khoáng đại phái đoàn Nga tỏ ra cứng rắn bao nhiêu, th́ trong các phiên họp riêng, họ lại tỏ ra mềm dẻo và nhượng bộ bấy nhiêu.
Phái đoàn Việt Minh đ̣i hỏi cho hai phái đoàn Lào Cộng và Miên Cộng tham dự hội nghị với tư cách đại diện thẩm quyền cho dân tộc Lào và Cam-Bốt. Phe Đồng Minh bác bỏ. Nga đưa giải pháp dung ḥa là hai phái đoàn Lào và Miên được tham dự với tư cách quan sát viên mà thôi. Cũng trong các phiên họp kín này hai phe đă đồng ư về việc ấn định các thể thức ngưng bắn giữa Pháp và Việt Minh bằng các phiên họp riêng của hai bộ phận quân sự Pháp và Việt Minh, cạnh Hội Nghị Genève.
Ngày 10.6 trong một phiên họp khác, Tạ Quang Bửu, bộ trưởng quốc pḥng Việt Minh đề nghị một giải pháp ngưng bắn và tập kết lấy vĩ tuyến 16 làm ranh phân chia. Hội Nghị Genève kéo dài không kết quả, chính phủ Pháp càng bị dư luận dân chúng và Quốc Hội chỉ trích nặng nề. Ngày 13.6 Quốc Hội biểu quyết bất tín nhiệm chính phủ Laniel và theo hiến pháp phe đối lập do Mendes France cầm đầu được đề cử thành lập tân nội các. Ngày 17.6 nội các Mendes France được tấn phong. Ông Mendes France hứa sẽ giải quyết vấn đề Đông Dương nội trong ṿng một tháng.
Chính lời hứa này của ông đă làm cho chính phủ ông phải thất thế nhượng bộ nhiều, và khi đó nếu cộng sản không lo sợ Mỹ can thiệp trực tiếp vào Việt Nam th́ Việt Minh có thể được thỏa măn trong yêu sách phân chia từ vĩ tuyến 16. Vào cuối tháng 6, Thủ Tướng Anh Winston Churchill và Ngoại Trưởng Anthony Eden đi Mỹ, với mục đích thuyết phục Mỹ về phe Anh Pháp một cách rơ rệt và công khai hơn. Lúc bấy giờ Ngoại Trưởng Mỹ Foster Dulles trong chính quyền Eisenhower có vẻ sẵn sàng chấp nhận giải pháp chia đôi Việt Nam thành hai vùng, với điều kiện là vùng thuộc phe Đồng Minh sẽ thực sự được độc lập, và Pháp từ bỏ những nỗ lực khống chế chính trị và kinh tế tại vùng quốc gia. Vấn đề c̣n lại chỉ c̣n là chọn một ranh phân chia, và lập những thủ tục rút quân.
Vào giai đoạn cuối của Hội Nghị Genève, phái đoàn Mỹ không có một nhân vật thượng hạng nào cầm đầu. Ngoại Trưởng Dulles hay Thứ Trưởng Smith đều không tham dự, v́ ư Mỹ muốn đứng ngoài, không trực tiếp chịu trách nhiệm phê chuẩn hiệp ước.
Pháp muốn kéo Mỹ vào phe họ, nghĩ ra một cách là mời Ngoại Trưởng Mỹ Foster Dulles viếng thăm Ba Lê ngày 12 tháng bảy, và họp hội nghị tay ba Pháp Anh Mỹ tại đây. Thủ Tướng Mendes France cam kết rằng Pháp sẽ từ bỏ mọi hành động khống chế và chi phối chính trị kinh tế tại vùng phía Nam ranh phân chia và trao trả độc lập thực sự cho phần đất quốc gia này. Cái vẻ đoàn kết của ba cường quốc Đồng Minh đă làm cho tư thế của Pháp khá hơn đôi chút tại Hội Nghị Genève. Phe cộng sản lo sợ rằng nếu họ gắng quá có thể đẩy phe Đồng Minh đến cái thế phải can thiệp bằng quân sự trở lại ở Đông Dương dưới một danh nghĩa quốc tế, như họ đă làm ở Cao Ly.
Lúc này ông Diệm đă bổ nhiệm Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ trong chính phủ ông thay thế Nguyễn Quốc Định cầm đầu phái đoàn Việt Nam. Trần Văn Đỗ từng quen biết với Phạm văn Đồng, ngay sau lúc đến Genève t́m cách gặp riêng Đồng, nhưng Đồng đă chấp nhận việc phân chia Việt Nam làm hai miền, không đề cập đến một giải pháp nào khác, và chỉ nói những câu chuyện đại cương trong cuộc gặp gỡ riêng giữa hai người bạn cũ theo hai phe thù nghịch này.
Trần Văn Đỗ phản kháng chính phủ Pháp đă có những hành động nguy hại cho sự tồn vong của Việt Nam mà không hề tham khảo với chính phủ Việt Nam. Sự cứng rắn của ông Đỗ đă làm cho Pháp lúng túng, ông Đỗ cũng tố cáo rằng Pháp đă chấp nhận vĩ tuyến 18 tức là Đèo Ngang làm ranh phân chia. Pháp lại phải nhờ Anh và Mỹ trấn an Việt Nam.
Ngày 18.7 trong một phiên họp khoáng đại, ông Đỗ theo lệnh ông Diệm đọc diễn văn từ khước kư kết vào bất cứ thỏa ước ngưng bắn nào được kư đến giữa Pháp và Việt Minh.
Chính phủ Mendes France đă đạt cái thời hạn hứa hẹn với Quốc Hội là giải quyết vấn đề Đông Dương nội trong một tháng. Quốc Hội Pháp rục rịch biếu quyết bất tín nhiệm chính phủ Mendes France.
Quá nửa đêm ngày 20.7 vào những giờ đầu ngày 21.7 thỏa ước ngưng bắn được kư kết giữa từng phe liên hệ, như thỏa ước ngưng bắn tại Việt Nam được kư kết giữa Tướng Pháp Délteil thay mặt Tham Mưu Trưởng là Tướng Ely và Tạ quang Bửu, bộ trưởng quốc pḥng Việt Minh. Chiều ngày 21.7 một phiên họp khoáng đại được triệu tập, và các trưởng phái đoàn tham dự của 9 quốc gia chấp nhận bằng lời bản Tuyên Bố Chung Kết của Hội Nghị Genève.
Trong lúc đó, tại Việt Nam, ông Diệm cố gắng cải tổ guồng máy chính quyền, tập trung quyền hành vào tay ông nhưng gặp sự chống đối mạnh mẽ của phe Nguyễn Văn Hinh và B́nh Xuyên. Sau khi về nước được vài hôm, vào giữa tháng bảy ông Diệm ra Huế. Lúc bấy giờ Phan Văn Giáo vẫn c̣n làm Thủ Hiến Trung Việt, ư chừng muốn được ông Diệm thu dụng, đă tổ chức một cuộc đón tiếp linh đ́nh từ sân bay Phú Bài về đến Phú Vân Lâu. Tại đây dân chúng tụ tập hàng vạn người, đă hân hoan chào mừng ông Diệm. Ông Diệm lên đọc diễn thuyết nói quyết tâm của ông muốn dành lại độc lập thực sự và hoàn toàn cho Việt Nam, kêu gọi đoàn kết.
Tôi có ghé qua cuộc mít tinh tại Phú Vân Lâu, và tôi nhận thấy cảm t́nh của dân chúng miền Trung đối với ông Diệm thật là chân thành và nồng nhiệt. Ngay sau đó ông Diệm về ở lại trong nhà ông Cẩn, và tôi gặp ông ở đây. Ông Diệm niềm nở chào tôi, lúc đó nét mặt ông có vẻ lo lắng, tư lự, nhưng cố gắng tươi cười với tôi. Tôi chào mừng ông và trong câu chuyện riêng chỉ có ông Diệm, ông Cẩn, và tôi, tôi nói cảm nghĩ của tôi về việc ông về nước.
– Thưa Cụ, tôi sợ rằng người Pháp và Bảo Đại đă không thành thực khi mời Cụ về chấp chánh lúc này. T́nh thế khó khăn lắm ngoại trừ một phép lạ khó có thể thành công được. Tôi lo rằng nếu thất bại Cụ sẽ khó có cơ hội thứ hai.
Ông Diệm gật gù:
– Cha nói đúng. Nhiều người bạn ở Pháp cũng nói như vậy. Tôi cũng biết điều đó, nhưng tôi cho rằng lúc này không thể chờ đợi lâu hơn được nữa, v́ theo tôi đây là cơ hội cuối cùng, không c̣n cơ hội thứ hai nào khác nữa. Nếu bây giờ tôi không về v́ ngại khó khăn và thất bại th́ không bao giờ về được nữa. Thành công hay thất bại tôi cũng phải về. Tôi lo cho số phận Giáo Hội Công Giáo, và phe quốc gia Việt Nam nên tôi phải cố gắng cứu văn những ǵ c̣n hy vọng cứu văn được. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công.
Tôi đành đồng ư với ông Diệm về cái lư luận đường cùng này và xoay qua câu chuyện khác:
– Thưa Cụ, những anh em trí thức ở ngoại quốc có những ai về hợp tác với Cụ?
Mặt ông Diệm có vẻ tươi vui hơn đôi chút:
– Hầu hết người anh em trí thức mà Cha đă biết đều về hợp tác với tôi như các anh Nguyễn Văn Thoại, Trần Hữu Phương, Trương Công Cừu ở Pháp. Những anh em ở Mỹ th́ có các anh Đỗ Vạn Lư, Đỗ Trọng Chu, Bùi Kiến Thành v.v…
Tôi nhớ đến Bửu Hội, một người trong Hoàng Phái nhưng không hợp tác với Bảo Đại:
– Cụ có mời Giáo Sư Bửu Hội không?
Ông Diệm cau mày, ngập ngừng một lúc, rồi nói:
– Tôi chưa biết lập trường, thái độ của ông Bửu Hội như thế nào nên chưa tiện mời, nhưng có lẽ sau này tôi sẽ cho người tiếp xúc và mời ông về.
Ông Diệm ở Huế vài hôm rồi vào lại Sài G̣n. Trước khi ông đi, tôi có đến gặp ông thêm một lần tại nhà ông Cẩn. Câu chuyện trao đổi lần này không có ǵ đặc biệt. Tôi đến gặp ông chỉ để bày tỏ thiện cảm của tôi đối với ông và mong ông nỗ lực, chúc ông thành công.
Thời gian từ ngày về nước đến ngày kư kết Hiệp Định Genève là những ngày dài nhất, đau khổ nhất của ông Diệm. Ông theo dơi từng ngày các báo cáo của Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ từ Genève gởi về. Ngày 20.7, Hiệp Định đ́nh chiến được kư kết, và ngày 21 những bản phụ đính Hội Nghị Genève được các phe tham dự đồng ư chấp thuận bằng miệng.
Có lẽ lúc đó ông Diệm thấy nhẹ người hơn, v́ dù sao Hiệp Định Genève cũng không hoàn toàn thất lợi cho phe quốc gia. Ranh phân chia được ấn định là vĩ tuyến 17, dọc theo sông Bến Hải. Như vậy miền Nam c̣n giữ được Cao Nguyên và đồng bằng Cửu Long. Huế tuy không quan trọng về phương diện kinh tế, chiến lược, nhưng lại quan trọng về phương diện lịch sử và uy tín. Miền Nam giữ được Huế th́ cũng coi như giữ được kinh đô.
34. Công đầu của Tổng Thống Diệm: Định cư 1.000.000 người
Ngay sau khi Hiệp Định Genève được kư kết, các đoàn người di cư từ Bắc và Trung vào bằng đường Hàng Không, đường thủy và đường bộ bắt đầu lục tục kéo vào các Tỉnh miền Trung và Sài G̣n. Cảnh những dân di cư lếch thếch trên đường chạy trốn cộng sản thật là thương tâm. Tôi theo dơi từng ngày, và hễ mỗi khi có đoàn di cư nào từ Nghệ Tĩnh B́nh vào, th́ tôi lại t́m cách đến thăm viếng, an ủi, và thúc giục chính quyền địa phương t́m mọi cách giúp đỡ họ. Lúc bấy giờ chưa có một tổ chức nào chịu trách nhiệm về dân di cư.
Vào cuối năm 1954 Phủ Đặc Ủy Di Cư mới được thành lập. Nhưng nhờ thiện chí của chính quyền địa phương, sự quan tâm đặc biệt của ông Diệm đối với dân di cư, cho nên các chính quyền địa phương đă cố gắng hết sức giải quyết vấn đề di cư.
Vào khoảng tháng 10, bà Nhu tổ chức một cuộc biểu t́nh lớn để ủng hộ ông Diệm, đả đảo Pháp. Đoàn biểu t́nh bị công an xung phong B́nh Xuyên chận ngay bùng binh chợ Bến Thành bắn chết 6 người, làm bị thương hàng chục người. Cảnh hỗn loạn diễn ra nhiều nơi trên các đường phố lớn ở Sài G̣n. Ông Diệm chán nản mất tin tưởng, v́ từ ngày về nước đến nay, ông đă cố gắng nhiều nhưng vẫn không nắm được Công An và Quân Đội. Công An th́ trong tay B́nh Xuyên, Quân Đội th́ trong tay Nguyễn Văn Hinh. Vài giờ sau khi tin này được loan đi th́ ông Cẩn cho người t́m tôi tin cho tôi biết rằng ông Diệm đă thất vọng và chán nản cực độ, có ư định bỏ nước ra đi, ông Cẩn không khuyên tôi làm điều ǵ nhưng tôi đă hiểu ư ông khi ông báo tin này cho tôi biết. Tôi lập tức lấy máy bay vào Sài G̣n. Tôn Thất Trạch, Chánh Văn Pḥng ông Diệm đón tôi ở Phi Trường Tân Sơn Nhất và trên đường vào Sai G̣n ông Trạch cho tôi biết rằng Cụ Diệm đang sửa soạn va li để rời Việt Nam trong vài ngày tới đây.
Tôi không kịp thay áo, vào ngay Dinh Thủ Tướng lúc đó vẫn c̣n được gọi là Dinh Norodom. Lúc đó khoảng 6 giờ chiều. Tôi vào ngay văn pḥng ông Diệm và thấy Đức Cha Ngô Đ́nh Thục và ông Ngô Đ́nh Nhu đang ngồi với ông Diệm. Ba người im lặng trong cái không khí buồn thảm của một nhà có tang. Văn pḥng của ông Diệm vẫn tranh sáng tranh tối.
Ngoài trời vẫn c̣n tỏ, nhưng trong nhà ánh sáng đă mờ. Đèn chưa được bật lên. Đức Cha Thục và ông Nhu thấy tôi vào lặng lẽ đi sang pḥng bên cạnh. Khi cửa pḥng đó hé mở, tôi thoáng thấy bóng vài người như là các ông Trần Chánh Thành, Trần Văn Lắm, Trần Trung Dung. Đức Cha Thục và ông Nhu không nh́n tôi, không chào hỏi cúi đầu bước qua cửa pḥng bên cạnh.
Ông Diệm ngồi trong ghế bành lớn, thấy tôi vào, vẫn ngồi yên, chậm chạp đưa tay sửa lại hai cái đai quần rồi cầm chiếc áo vét máng ở lưng ghế khoác vào người. Nét mặt ông Diệm trông thật buồn thảm thiểu năo, như một người đă hết sinh lực, mất chí phấn đấu. Tôi cúi đầu chào ông Diệm.
Ông chẳng nói ǵ, chỉ chiếc ghế đối diện ra hiệu mời tôi ngồi. Tôi ngồi xuống chờ đợi ông lên tiếng trước. Một chặp sau, ông Diệm mới cất tiếng, giọng đều đều, chán nản:
– Thưa Cha, t́nh h́nh này, tôi không thể ở lại được nữa. Tôi ở nán thêm chẳng ích lợi ǵ mà c̣n gây hỗn loạn và đổ máu cho đất nước ḿnh thôi.
Người Pháp không thành thực. Họ vẫn dựa vào bọn B́nh Xuyên và Tâm-Hinh mà phá tôi. Cha không thể tưởng tượng được các khó khăn mà người Pháp và bọn đó gây ra cho tôi. Tôi không thể làm được một việc ǵ hết, v́ mọi mấu chốt quyền hành đều nằm trong bọn này hết. T́nh thế này tôi không thể ở lại được!
Tôi im lặng một lúc, rồi nh́n thẳng vào mắt ông Diệm:
– Thưa Cụ, cách đây vài tháng, tôi đă thưa với Cụ là Cụ không nên về, v́ về trong t́nh thế này không thể thành công được, nhưng Cụ đă hăng hái nói rằng Cụ tin tưởng ở một phép lạ của Chúa. Thưa Cụ, tuy tôi là Linh Mục, nhưng tôi không chờ đợi ở phép lạ mà chỉ trông vào cố gắng của ḿnh trước. Cụ đă nhận lời về nước, Cụ chịu trách nhiệm không phải là Bảo Đại, người Pháp hay với bọn B́nh Xuyên, bọn Tâm Hinh, mà với quốc gia Việt Nam, dân tộc Việt Nam và bây giờ đặc biệt Cụ phải nhận trách nhiệm với hàng trăm ngàn dân di cư đă tin tưởng nơi Cụ mà kéo vào đây. Dù Chúa không ban phép lạ Cụ cũng không có quyền đào ngũ lúc này. Vả lại phép lạ của Chúa chỉ xảy ra khi con người đă làm hết sức ḿnh. Cụ thử xét lại xem Cụ và những người quanh Cụ đă làm hết sức ḿnh để đối phó với t́nh thế chưa? Đồng bào di cư Bắc và Nghệ Tĩnh B́nh là một gánh nặng, nhưng cũng có thể là một sức mạnh, Cụ đă nghĩ đến chuyện nhờ đến sức mạnh đó chưa? Những đồng bào di cư hiện đang sống khốn khổ, bấp bênh trong các trại tạm cư chen chúc nhau hàng chục người trong một căn pḥng vài thước vuông vức, Cụ có thể nỡ ḷng bỏ họ trong t́nh trạng đó sao?
Ngoài Cụ không có ai nghĩ đến chuyện lo cho đồng bào di cư cả. Cụ ra đi lúc này, họ sẽ chết, v́ về Bắc th́ không thể được nữa rồi mà ở lại không có người lănh đạo giúp đỡ th́ làm sao sống được nơi đất lạ? Mọi người đều biết không phải Bảo Đại hay Nguyễn Văn Hinh muốn và có thể giúp đỡ dân di cư được.
Ông Diệm im lặng và chăm chú nghe tôi càng lúc mặt Ông Cụ càng có vẻ quyết liệt hơn. Tôi nói tiếp:
– Cụ nên ở lại thêm vài tháng nữa, hăy cố gắng hết sức ḿnh. Thành công th́ khó chớ dọn va li ra đi khi nào cũng được. Cụ nên cố gắng thêm vài tháng rồi lúc đó nếu hết cách th́ dọn va li cũng chưa muộn ǵ. Cụ nên tập trung mọi phương diện, mọi nỗ lực giải quyết vấn đề đồng bào di cư trước. Một khi Cụ định cư họ được th́ chính họ sẽ là lực lượng hậu thuẫn ṇng cốt cho Cụ.
Cụ Diệm vẫn c̣n phân vân:
– Nếu bây giờ tôi ở lại, th́ Cha thấy rằng thái độ của quốc dân sẽ ra sao?
Tôi trả lời ông không chút do dự:
– Trừ một số nhỏ theo Tây, theo B́nh Xuyên, toàn dân vẫn tin tưởng nơi Cụ. Phần lớn các Tỉnh Trưởng nhất là ở miền Trung, đều ủng hộ Cụ. Vả lại họ là những kẻ thuộc cấp, họ chỉ tuân lệnh, những kẻ có danh nghĩa, danh nghĩa ở nơi Cụ. Cụ là Thủ Tướng chính phủ, Bảo Đại th́ ở Cannes, vậy chỉ có Cụ có tư cách ra lệnh và lệnh của Cụ chắc chắn sẽ được tuân hành. Cụ có thể ra chỉ thị cho họ tổ chức những cuộc biểu t́nh khắp nơi trên toàn quốc, lần lượt, và cuối cùng phối hợp thành một ngày tổng biểu t́nh. Sự biểu dương lực lượng quần chúng này chắc chắn sẽ làm cho Pháp và bọn B́nh Xuyên, Tâm Hinh phải nể nang mà không dám lộng hành nữa.
Hơn nữa Cụ đi lúc này tức là mắc mưu người Pháp, Bảo Đại, bọn Tâm-Hinh họ muốn Cụ về để tự đốt cháy uy tín và sự nghiệp chính trị. Cụ đi th́ khác nào thú nhận sự bất lực với họ, chịu thua họ.
Ông Diệm vui nét mặt, đứng thẳng người:
– Cha nói đúng. Nếu tôi đi lúc này th́ đúng là mắc mưu người Pháp. Họ đem tôi về rồi làm mọi cách để cho tôi thất bại, để cho tôi phải tự ư bỏ đi. Vậy bây giờ theo ư Cha, tôi quyết ở lại, không phải vài tháng mà cho đến bao giờ hoàn tất sứ mạng.
Có điều lạ là những người quanh tôi không một ai khuyên tôi ở lại. Họ đều đồng ư rằng ở lại không thể làm ǵ được và tôi nên ra đi để tránh cảnh hỗn loạn đổ máu cho đất nước. Tôi sẽ nghe lời Cha, dồn mọi nỗ lực vào việc giúp dân di cư, không phải mai sau, mà ngay bây giờ. Tôi đă nghĩ ra một cách để đối phó với bọn B́nh Xuyên, Tâm-Hinh.
Ông Diệm ngắt lời, và không nói ǵ thêm. Tôi yên tâm ra về ngày hôm sau trở lại Huế. Vài hôm sau tôi hiểu ra cái cách ông Diệm nói úp mở trong đoạn cuối câu chuyện là cách ǵ. Cụ dùng mọi cách chuyển các Tiểu Đoàn Bảo Chính Đoàn, Bảo An Đoàn, các lực lượng quân sự Việt Nam từ Bắc và Trung vào Sài G̣n bằng những phương tiện nhanh nhất.
Mặt khác ông Diệm cho thay thế một số Chỉ Huy Trưởng, Đơn Vị Trưởng mà không qua hệ thống của Nguyễn Văn Hinh, cũng không tham khảo với người Pháp. Mặt khác có lẽ ông đă chỉ thị mật cho các Tỉnh Quận Trưởng khắp nơi, cho nên lục tục có những cuộc biểu t́nh nổi lên khắp nơi ủng hộ ông. Những khẩu hiệu đả đảo Bảo Đại bắt đầu được tung ra.
Ông Diệm cũng thành lập một hệ thống Công An Cảnh Sát riêng không nằm trong tay B́nh Xuyên. H́nh như ông Mai Hữu Xuân cầm đầu hệ thống này. Tại Huế, Sài G̣n, Nha Trang nhiều cuộc biểu t́nh lớn được tổ chức liên tiếp, và lần này công an xung phong B́nh Xuyên đă không ngăn trở ǵ có lẽ v́ họ thấy phong trào ủng hộ ông Diệm quá mạnh.
Ông Diệm cũng khéo léo điều đ́nh với các giáo phái và cả B́nh Xuyên để họ ở yên cho ông củng cố quyền hành và xây dựng lực lượng.
Số người di cư càng ngày càng đông, và đúng như tôi đă nói với ông Diệm, chính họ, hay con cái họ trong các lực lượng quân sự, đă hậu thuẫn mạnh mẽ cho ông Diệm, giúp ông thành công.
Tôi về Huế ngày hôm sau, nghĩa là tôi chỉ ở lại Sài G̣n một đêm mà thôi. T́nh h́nh ở Sài G̣n lúc bấy giờ hết sức căng thẳng. Bảy Viễn và Nguyễn Văn Hinh đă tỏ ra quá kiêu căng v́ tự tin, và đó là lỗi lầm lớn nhất của họ. Lỗi lầm thứ hai, là họ chỉ có một số thuộc hạ tuy khá đông, nhưng không được cảm t́nh và sự ủng hộ của quần chúng.
Quan niệm chính trị của bọn này là cái quan niệm chính trị hẹp ḥi, tưởng rằng nắm được những mấu chốt triều đ́nh hay thâm cung là nắm được hết, tưởng rằng được quan thầy Pháp và Bảo Đại thương là đủ. Họ không ư thức được sức mạnh của quần chúng, chỉ biết sức mạnh của vơ lực, súng đạn.
Lúc bấy giờ quần chúng Việt Nam có nhiều thiện cảm với ông Diệm. Cả những người không phục ông Diệm khi so sánh ông Diệm với bọn Tâm-Hinh, Bảy Viễn th́ cũng phải chấp nhận ông Diệm. Thực ra th́ tôi chẳng đóng góp được ǵ nhiều vào các quyết định, mưu kế, chính sách của ông Diệm, trong thời kỳ này, hay về sau, nhưng tôi đă gợi ư cho ông Diệm nhớ đến một sức mạnh chưa được sử dụng, hàng chục vạn dân di cư và gia đ́nh họ. Số người đông đảo này đang ở trong một thế kẹt, đang bị dồn vào đường cùng, và sẵn sàng liều mạng để chiếm một đất sống.
Tôi về Huế, ngoài việc dạy học, rănh rỗi lúc nào là tôi tôi đi thăm các trại tạm cư của đồng bào di cư Nghệ Tĩnh B́nh ở Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng. Các Tỉnh Trưởng biết tôi quen thân gia đ́nh ông Diệm, vả lại những đề nghị của tôi hoàn toàn vô tư và vô vị lợi, nên nhiều người nghe lời tôi nói mà đặc biệt chú ư đến dân di cư.
Các trường học được dành làm nơi tạm trú cho dân di cư. Mọi phương tiện địa phương được đề ra để giúp đỡ dân di cư. Con số dân di cư càng ngày càng đông, có những gia đ́nh chỉ trốn vào được với một tay nải, tiền bạc không có bao nhiêu, nhưng nhờ sự giúp đỡ tận t́nh và mau chóng của chính quyền địa phương nên không xảy ra một trường hợp nào dân di cư phải chết đói.
Những nhà hảo tâm nhiều người cũng hết ḷng giúp đỡ một cách thực tế. Tôi nghĩ rằng chính số người di cư lúc bấy giờ đă làm sống bừng dậy tinh thần dân tộc, ḷng thương yêu rộng lớn, t́nh đoàn kết chân thật, và tạo được một khối quần chúng thuần nhất ủng hộ ông Diệm.
Trong thời gian này, có lẽ nhớ lại vài lời nói của tôi, ông Diệm t́m mọi cách đem vào Sài G̣n và Nam phần nhiều tiểu đoàn quân Việt Nam từ phía Bắc vĩ tuyến 17. Trước hết một đơn vị thiện chiến và trung thành được thành lập để bảo vệ phủ Thủ Tướng, sau này thành Liên Binh Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống. Phần lớn binh sĩ và sĩ quan trong đơn vị này đều là người Thanh Nghệ Tĩnh B́nh, và lính Bắc phần. Nguyễn Văn Hinh, với chức vị Tư Lệnh Quân Đội Việt Nam, lại được người Pháp ủng hộ, tưởng rằng nắm được mọi sức mạnh quân sự, nhưng thực tế đă ngược lại.
Hinh chỉ nắm được một vài đơn vị nhỏ, một vài cấp chỉ huy do Cha con Tâm-Hinh đặt để, nhưng số người này, cũng như chính cá nhân của Tướng Hinh, không được các binh sĩ kính phục thật t́nh, cho nên không chắc họ đă mù quáng tuân lệnh Hinh để đàn áp dân chúng hay chống lại ông Diệm.
Suốt thời gian cuối năm 1954, tôi vào Sài G̣n vài lần khi th́ tự ư tôi bay vào, khi th́ chính ông Diệm cho mời vào. Mỗi lần làm được một việc ǵ vừa ư, nhất là trong địa hạt giúp đỡ dân di cư, ông Diệm lại đem kể với tôi, như để khoe, như để phân bua.
Ông Diệm có thiện cảm nhiều với dân di cư Thanh Nghệ Tĩnh B́nh. Có lần ông nói với tôi:
– Giả sử tôi đem vào Nam được vài chục ngàn dân Nghệ Tĩnh B́nh và có mươi cán bộ giỏi như Cha th́ mọi việc chắc chắn sẽ thành công.
Tôi cười trả lời:
– Hiện nay Cụ đang có một con số dân di cư Nghệ Tĩnh B́nh đông đảo hơn con số mà Cụ vừa nói ra. Cũng xin Cụ lưu ư rằng tất cả dân di cư bất cứ vùng nào đến cũng đang ở trong một ngơ cùng, và chỉ có lối thoát duy nhất là theo Cụ chiến thắng mọi trở ngại, mọi lực lượng phản dân phản nước.
Ông Diệm cũng cho tôi biết đă đem vào Sài G̣n và Nam phần một số đơn vị quân đội từ ngoài vĩ tuyến 17 vào. Ông cũng cho tôi biết khái niệm của ông về các định cư. Ông chú ư đặc biệt đến giá trị chiến lược và kinh tế của vùng cao nguyên, và đặt kế hoạch định cư đồng bào di cư Nghệ Tĩnh B́nh tại các vùng Ban Mê Thuột, Tuyên Đức, Đà Lạt. Số người di cư này được định cư khá sớm tại các trại như Hà Lan A, và B, Đức Lập, B́nh Giả, Phan Thiết, Tân B́nh (Khánh Ḥa, Cam Ranh). Tôi có nghĩ đến cách ḥa đồng dân di cư vào dân địa phương nhưng không có dịp nói ra, và tôi cũng nhận thấy sự khó khăn quá lớn trong việc đó. Mọi việc là phải chạy đua với thời gian. Dân di cư lại không chịu rời nhau, đến đâu cũng muốn tập trung vào một vùng, do đó lắm lúc đă tạo ra một t́nh trạng biệt lập, kỳ thị.
Một mặt giải quyết vấn đề di cư, củng cố lực lượng tổ chức bộ máy chính quyền, mặt khác ông Diệm và các cán bộ của ông bắt đầu phát động phong trào chống Pháp và chống Bảo Đại. Thời gian cuối năm 1954 là thời gian thanh toán bọn Bảy Viễn và Tâm-Hinh.
Thoạt đầu ông Diệm cố gắng tiến hành công việc theo các cách thức hợp pháp, ôn ḥa bằng cách cử người thay thế những thuộc hạ của Tâm-Hinh trong các cơ quan hành chánh cũng như quân sự. Tại miền Trung ông Diệm đă thành công dễ dàng, không gây nên sự xáo trộn nào nhưng tại Nam phần nhiều trường hợp các lệnh của ông Diệm đă không được tuân theo. Nhiều sĩ quan được ông Diệm bổ nhậm đă không thể tiếp nhận chức vụ mới được.
35. Ông Diệm đối với B́nh Xuyên và các đảng phái chính trị
Tại Nam phần, có mấy lực lượng được coi như không theo ông Diệm, đó là một số đơn vị quân đội dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tướng Hinh và các thuộc hạ thân tín, các quân đội giáo phái như Cao Đài, Ḥa Hảo và quân đội B́nh Xuyên.
Ông Diệm và ông Nhu khôn khéo tách rời các lực lượng này ra, trước hết ông t́m cách làm cho hai lực lượng Giáo phái là Cao Đài và Ḥa Hảo trở thành trung lập trong cuộc tranh chấp quyền hành giữa ông và Tâm-Hinh. Tôi không rơ nhờ may mắn hay nhờ tài giỏi, ông Diệm đă lôi cuốn được một thành phần quân đội Cao Đài dưới quyền Trịnh Minh Thế. Việc đó được coi như một thành công lớn của ông. Ông yên tâm hơn, dựa vào những đơn vị quân đội trung thành với ông thanh toán Nguyễn Văn Hinh, B́nh Xuyên và Lữ đoàn Ngự Lâm Quân.
Về mặt chính trị, ông Diệm cho thành lập tại các Tỉnh những ủy ban nhân dân cách mạng, và tại trung ương Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia ra đời. Nhiệm vụ của tổ chức này là ủng hộ ông Diệm và hạ bệ Bảo Đại cùng bọn Tâm, Hinh.
Nhờ có tổ chức và được sự ủng hộ của quần chúng, trong thời gian từ 1955 đến 1956, ông Diệm có thể nói đă nắm được quần chúng trong lúc những kẻ thù ông dần bị cô lập và v́ làm tay sai cho Pháp một cách quá trâng tráo đă mất hết chính nghĩa, không có một hậu thuẫn quần chúng nào. Những chuyện đằng sau vụ truất phế Bảo Đại, đánh đuổi người Pháp, tôi không dám biết đến, và xin nhường cho các nhà chính trị nghiên cứu và phê phán.
Vả lại lúc bấy giờ tôi chỉ chú ư đến một vấn đề di cư. Tôi cũng nghe nói đến sự giúp đỡ của Mỹ đối với ông Diệm trong thời gian này, không những chỉ về phương diện xă hội, như các khoản trợ giúp dân di cư mà thôi, mà c̣n nhiều về phương diện chính trị, ngoại giao quân sự nữa. Có một điều làm tôi ngạc nhiên là quân đội Pháp lúc bấy giờ đă phản ứng yếu ớt chiếu lệ đối với việc truất phê Bảo Đại và đuổi họ ra khỏi Việt Nam. Trong cuộc xung đột giữa ông Diệm và Tâm Hinh và B́nh Xuyên, một cách có chừng vậy thôi, không lấy ǵ làm tích cực cho lắm. Tôi tin rằng đằng sau việc đó, tại những kinh đô lớn của các cường quốc, đă có một sự dàn xếp nào đó, hoặc là Pháp đă quá chán ngán chiến tranh Việt Nam và bây giờ không tha thiết đến việc bảo vệ địa vị của nước Pháp ở phần đất Việt Nam c̣n lại nữa.
Nếu lúc bấy giờ quân đội Pháp chống ông Diệm ra mặt, không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra, và dù ông Diệm có thắng cũng c̣n nhiều khó khăn, và c̣n đổ máu nhiều hơn nữa. Sau khi quân đội Pháp chấp nhận tập trung vào một vài vùng phái bộ quân sự Pháp rút lui th́ người ta thấy Mỹ tăng cường phái bộ của họ: Do Tướng Harkins cầm đầu. Vai tṛ của phái bộ Mỹ càng ngày càng lớn, hoàn toàn thay thế phái bộ Pháp trong các công tác huấn luyện, cố vấn.
Tôi phải công nhận rằng ông Diệm là một người có óc độc tôn, nếu chưa phải là độc tài. Ngay từ đầu ông đă cho rằng chỉ nên có một đảng duy nhất. Có lẽ ông cho rằng để chống lại cộng sản, th́ phe quốc gia không thể rơi vào những hỗn loạn chính trị do chế độ đa đảng gây ra, cho nên ông không muốn tại miền Nam có trên hai đảng. Về mặt nổi, ông thành lập Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, và trong bề sâu của sinh hoạt chính trị ông dựng đảng Cần Lao Nhân Vị.
Cái tinh thần độc tôn này được biểu lộ rơ rệt trong cách đối phó với các đảng phái quốc gia, tuy không hoàn toàn ủng hộ ông Diệm và chịu sát nhập vào Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia của ông. Tôi c̣n nhớ một hôm tôi đang ở trong Dinh, h́nh như khoảng đầu năm 1955 th́ có một đoàn biểu t́nh kéo đến trước Dinh. Đoàn biểu t́nh này do các cán bộ một đảng khá quan trọng lúc bấy giờ tổ chức, đó là Pḥng Trào Tranh Thủ Tự Do của các ông Vũ Quốc Thúc, Bùi Văn Thinh.
Tôi tưởng rằng thế nào ông Diệm cũng ra trước Dinh tiếp đại diện của đoàn biểu t́nh, nhưng chuyện xảy ra trái với ư nghĩ của tôi. Ông Diệm đă ra lệnh đơn vị Pḥng Vệ Phủ Thủ Tướng canh gác nghiêm mật rồi ông vẫn b́nh tĩnh ở trong Dinh, cho đến lúc đoàn biểu t́nh chán nản tự giải tán. Sau đó ít lâu, Bùi Văn Thinh đang làm Bộ Trưởng Tư Pháp được cho đi làm Đại Sứ tại Nhật Bản.
Cũng trong thời gian này, phía bên Công Giáo có một lực lượng chính trị khá quan trọng, là Tập Đoàn Công Dân Tôn Giáo. Ông Diệm và ông Nhu không bằng ḷng cho lực lượng này hoạt động, nhưng cũng hơi kẹt. Ông không muốn dùng các phương thức áp lực hay đàn áp. Một hôm ông Diệm nói chuyện với tôi:
– Nước ḿnh đang có quá nhiều mầm mống hỗn loạn. Theo ư tôi chỉ nên có một Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, và một đảng chính trị duy nhất là Cần Lao. Bây giờ có phong trào Tập Đoàn Công Dân do Đức Cha Phạm Ngọc Chi lănh đạo, tôi sợ rằng như thế không ích lợi ǵ. Tôi muốn nhờ Cha nói với Đức Cha Chi cho Tập Đoàn Công Dân sát nhập vào Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Cha nghĩ sao?
Tôi ngần ngại, thưa ông:
– Tôi không biết chắc Tập Đoàn Công Dân có thực sự do Đức Cha Chi lănh đạo hay không, bởi v́ về mặt công khai chúng ta không thể nói chắc Đức Cha Chi lănh đạo Tập Đoàn Công Dân. Trên danh nghĩa, Đức Cha Chi không có chức vụ quan trọng ǵ trong tổ chức này cả. Hơn nữa tôi là một Linh Mục, lănh việc đi thu xếp chuyện đảng phái cho Cụ e không tiện. Chi bằng nhân dịp nào đó, Cụ gặp Đức Cha Chi thử nói chuyện này với ngài xem sao? Tôi nghĩ rằng nếu Đức Cha Chi nhận thấy t́nh h́nh chính trị nước ta không nên có nhiều đảng, th́ có thể ngài bằng ḷng.
Tôi được biết ít lâu sau, ông Nhu mới Đức Cha Chi vào trong Dinh nói chuyện, nhân một dịp Đức Cha Chi vào Sài G̣n. Phong Trào Tập Đoàn Công Dân bị giải tán và người ta thấy phần lớn các cán bộ cao cấp và các tổ chức hạ tầng của phong trào này gia nhập vào Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và đảng Cần Lao.
V́ các đảng phái có thể trở thành đối lập bị thanh toán ngay từ đầu, và lại bị thanh toán bằng sức mạnh của chính quyền, chớ không bằng một cuộc đấu tranh chính trị nào, cho nên Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và đảng Cần Lao không có cơ hội thử thách để trưởng thành và trở thành một đảng chính trị đúng nghĩa của nó. Hai tổ chức này, xét kỹ chỉ là một bộ phận lệ thuộc của chính quyền ông Diệm. Nếu ông Diệm được coi là lănh tụ đảng th́ cũng chỉ v́ ông đang là lănh tụ quốc gia, chớ không phải v́ ông được đảng bầu lên. Lề lối sinh hoạt đảng cũng được đồng hóa vào lề lối sinh hoạt của guồng máy chính quyền. Những cơ sở huấn luyện đảng, là những cơ sở chính quyền. Trong hầu hết các trường hợp, viên chức cao cấp nhất của chính quyền, tại một địa phương, hay một cơ quan nào đồng thời cũng là lănh tụ địa phương của đảng. Như thế tổ chức đảng trở thành thừa và vô ích, cùng lắm nó chỉ có cái ích lợi là nắm chắc được guồng máy chính quyền, đặt để hay ép buộc những người của chính quyền và của ông Diệm vào các địa vị then chốt trong quốc gia mà không gây được cơ sở hạ tầng vững mạnh bền bỉ trong quần chúng.
Theo lề lối tổ chức và sinh hoạt như thế, bao giờ ông Diệm c̣n nắm chính quyền, th́ đảng của ông có vẻ mạnh, nhưng chỉ là cái sức mạnh bề ngoài, sức mạnh ḷe được kẻ non dạ, mù quáng, mà không bịp ai được. Lư Thuyết Nhân Vị được dùng làm nền móng tinh thần cho Đảng và Phong Trào cũng vấp vào nhiều khuyết điểm không có sức sinh động mạnh để thu hút quần chúng, những căn bản triết lư của nó cũng c̣n quá mập mờ, vá víu, và không bắt nguồn từ những truyền thống sâu xa của dân tộc Việt Nam. Tôi không dám nói nhiều về chuyện này, và ngay lúc bấy giờ tôi cũng đă không có ư kiến ǵ về cái lư thuyết nhân vị, mặc dù khi du học tôi đă chọn ban triết và cũng đă nghiên cứu đôi chút về triết học. Đôi lúc ông Nhu có đề cập đến cái lư thuyết nhân vị với tôi, nhưng tôi cố tránh để khỏi có ư kiến. Riêng ông Diệm th́ tôi thấy ông không quan tâm nhiều đến phần lư thuyết chính trị. Tôi cũng không được nghe ông bàn với tôi một lần nào về lư thuyết nhân vị. Ông chỉ nói đến những việc làm, những thực hiện cụ thể. Có một điều mà tôi có thể đồng ư, là một phong trào chính trị muốn vững bền cần phải có một nền móng tinh thần, và nền móng tinh thần đó nếu được đúc kết lại mạch lạc có thể thành một lư thuyết chính trị. Cho nên trong lúc tôi không thấy có ǵ hơn, tôi nghĩ rằng cái lư thuyết nhân vị, dù sao th́ có vẫn hơn không. Ít ra nó giúp cho người hành động một vài tiêu chuẩn hướng dẫn và một vài cách thức biện hộ. Tôi cố tránh b́nh luận, chỉ trích là v́ nghĩ như thế.
Tôi muốn nhắc đến một trường hợp điển h́nh thứ hai chứng minh tính cách độc tôn của ông Diệm trong việc dàn xếp với các đảng phái, hoặc trong quan niệm của ông về sinh hoạt chính trị dân chủ. Trong khoảng thời gian sau 1954, tại Huế nhóm Lê Trọng Quát muốn thành lập một đảng chính trị lấy tên là đảng Cộng Ḥa Xă Hội. Lê Trọng Quát có nói chuyện với tôi. Chủ ư của Quát là muốn đem đến sinh hoạt chính trị một sự hào hứng phấn khởi bằng cách tạo ra thế lưỡng đảng và như thế trong lúc đảng Cần Lao và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia đóng vai đảng nắm quyền th́ đảng Cộng Ḥa Xă Hội của Quát đóng vai đảng đối lập.
Tôi nhận thấy chủ trương như vậy chẳng những rất hay mà c̣n cần thiết để xây dựng những lề lối và truyền thống dân chủ trong sinh hoạt chính trị quốc gia, cho nên tôi thấy có thiện cảm với chủ trương đó. Khi Quát tŕnh bày với tôi, và nhờ tôi nói với ông Cẩn và ông Diệm cho phép Quát lập đảng và hoạt động công khai, mặc dù tôi ngại sẽ không được ông Cẩn, ông Diệm đồng ư, nhưng tôi cũng đến tŕnh bày ư định của Quát cho ông Cẩn trước.
Ông Cẩn chăm chú nghe, rồi cho tôi biết rằng về vấn đề này, ông Diệm và ông Nhu đă ra chỉ thị rơ ràng không cho phép bất cứ ai lập thêm đảng phái chính trị.
Ông Cẩn cũng giải thích rằng chẳng phải là gia đ́nh họ Ngô chủ trương độc tài chuyên chế, nhưng v́ nhận thấy quan niệm đối lập của người Việt Nam ḿnh thật là thô sơ và sai lạc, khi nói đến đối lập họ chỉ nghĩ đến việc cướp chính quyền bằng mọi cách, bất chấp hiến pháp luật lệ và những thủ tục dân chủ hợp pháp. Ông Cẩn đơn cử những trường hợp hoạt động đối lập của Đại Việt, Quốc Dân Đảng. Hai tổ chức này đă có lúc chống đối bằng vơ lực, gây khó khăn cho chính quyền, chẳng ích lợi ǵ cho quốc gia dân tộc.
Lúc bấy giờ tôi nhận thấy những lời giải thích này có phần đúng, v́ tŕnh độ ư thức chính trị của người Việt Nam c̣n thiếu sót nhiều lắm, các tổ chức chính trị lại đă quen hoạt động bí mật dưới thời chống Pháp, nên về chủ trương, đường lối cơ cấu tổ chức đều không thích ứng được với sinh hoạt chính trị công khai. Ông Diệm cũng c̣n nghĩ rằng lúc đó phải đối phó với cộng sản là một kẻ thù mạnh và nguy hiểm, ông không thể nào chịu thêm những hỗn loạn và xáo trộn chính trị trong nội bộ quốc gia.
Ông Cẩn có nói với tôi về dùng lời khéo léo tŕnh bày cho Quát, và khuyến khích các anh em đó nếu muốn tham dự vào sinh hoạt chính trị th́ hăy gia nhập đảng Cần Lao và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Về sau h́nh như một số các anh em trong nhóm này đă theo lời khuyên đó.
Những ǵ đúng cho lúc này không hẳn đúng vĩnh viễn. Cái chủ trương độc đảng của ông Diệm trong giai đoạn đầu có thể chấp nhận được, nhưng về sau khi đă củng cố được quyền hành tôi mong ông Diệm mềm dẻo hơn đối với các tổ chức chính trị, cho phép hoạt động đối lập chính trị công khai và hợp pháp, nhưng đă không có dịp nào đề cập đến vấn đề này với ông Diệm. Vả lại càng về sau th́ quyền hành thực sự của ông Nhu càng lớn lên mà ông Diệm th́ ít chú ư đến, chỉ lưu tâm đến các vấn đề thiết thực, và một trong vấn đề thiết thực đó là vấn đề văn hóa, giáo dục.
36. Thời thịnh đạt nhất của chế độ Diệm
Trong năm 1956, lúc t́nh h́nh chính trị tương đối ổn định và công cuộc định cư đă tiến hành đều đặn, tốt đẹp, tôi thu xếp công việc dạy học để đi Mỹ. Trước lúc đi tôi có vào gặp ông Diệm. Lúc này ông Diệm rất vui vẻ v́ mọi việc thành công ngoài hy vọng của ông. Pháp và Bảo Đại cùng bọn Tâm-Hinh, B́nh Xuyên và các giáo phái vừa bị dẹp xong một cách dễ dàng.
Các đảng phái cũng đă thuần phục hay rút vào bóng tối, và trước mặt ông Diệm tưởng như không c̣n một trở ngại nào.
Ông Diệm dặn ḍ tôi:
– Qua các nơi, Cha nhớ coi các Ṭa Đại Sứ ḿnh làm việc ra sao. Nhân tiện Cha ḍ xem phản ứng của các nước đối với nước ḿnh như thế nào?
Chuyến đi này tôi không có mục đích nào nhất định và rơ rệt ngoài việc thăm viếng các sinh viên mà tôi gửi đi du học. Tôi cũng có ư định t́m hiểu dư luận các quốc gia đối với Việt Nam bây giờ như thế nào, và nếu có thể được, th́ vận động các nước giúp đỡ công cuộc định cư được thuận tiện hơn.
Ở Mỹ, dư luận quần chúng, cũng như nhận định của chính giới rất thuận lợi cho Việt Nam và Tổng Thống Diệm.
Ông Diệm được coi là một lănh tụ tài giỏi bậc nhất ở Đông Nam Á, và t́nh h́nh Việt Nam được coi như sáng sủa nhất từ trước đến nay. Quốc Hội Mỹ sẵn sàng phê chuẩn những yêu cầu của chính phủ nhằm giúp đỡ Việt Nam, cũng như v́ dư luận Mỹ thiện cảm nhiều với Việt Nam và ông Diệm, báo chí Mỹ không chỉ trích chế độ ông Diệm, hay bôi đen t́nh h́nh chính trị Việt Nam như chúng ta thấy những lúc sau này.
Nguyên nhân của sự kiện này, không phải nhờ ở hoạt động thông tin quốc ngoại hay nhờ ở Ṭa Đại Sứ Việt Nam ở Mỹ mà phần lớn nhờ phong trào di cư. Phong trào di cư làm xúc động quần chúng và dư luận Mỹ. Lúc bấy giờ tinh thần chống cộng ở Mỹ lên cao và tôi nhớ h́nh như đang có một phong trào tố cáo một dân biểu cộng sản, hay thân Cộng sản.
Những phái đoàn báo chí, tôn giáo, chuyên viên Mỹ sang Việt Nam giúp đỡ phong trào di cư, lúc trở về đă tường thuật những nỗ lực lớn lao của ông Diệm và chính phủ để định cư hàng triệu đồng bào di cư, làm cho người Mỹ hết sức thán phục và thiện cảm.
Nhắc đến Ṭa Đại Sứ Việt Nam ở Mỹ, tôi phải buồn ḷng mà nói rằng ở đây họ không có một hoạt động nào xứng đáng với sự mong đợi của ông Diệm. Họ chỉ làm những công việc giấy tờ nghi lễ và cũng không có một hoạt động nào gọi là thông tin quốc ngoại cả.
Sau khi đi một ṿng nhiều quốc gia trở về, tôi được nhân viên Phủ Thủ Tướng đón tiếp tại Tân Sơn Nhất, và hẹn vào gặp ông Diệm ngay. Tôi chỉ kịp ghé nơi trọ một lúc rồi theo xe của Phủ Thủ Tướng đă đón sẵn, vào gặp ông Diệm. Ông Diệm có vẻ nóng nảy muốn biết những nhận xét của tôi về dư luận các nước và về hoạt động của các Ṭa Đại sứ Việt Nam tại các nước.
Tôi tŕnh bày những nhận xét của tôi về dư luận các nước tôi ghé qua, và ông Diệm có vẻ vui mừng khi nghe tôi nói rằng dư luận Mỹ và các nước đều hết sức thuận lợi cho Việt Nam. Nhưng khi tôi nói đến những nhận xét của tôi về Ṭa Đại Sứ Việt Nam, th́ ông Diệm từ từ cau mày. Tôi thưa:
– Thưa Cụ, các Ṭa Đại Sứ Việt Nam tại các nước chẳng có nơi nào làm việc như ư Cụ mong muốn. Nơi nào cũng chỉ làm việc một cách uể oải lấy lệ. Tôi cho rằng sở dĩ có t́nh trạng đó là v́ hai lẽ. Thứ nhất đa số nhân viên các Sứ Quán Việt Nam đều là người của thời Bảo Đại c̣n lại, họ chẳng có tinh thần làm việc, cũng không thông hiểu đường lối của Cụ và của chính phủ. Họ không phải là những cán bộ ngoại giao mà là những công chức ngoại giao. Họ không hiểu ǵ về ngoại giao cả. Thứ hai là cách bổ nhiệm Đại Sứ của Cụ làm cho những kẻ đi làm ngoại giao trở thành những kẻ bất măn, chống lại Cụ một cách tiêu cực.
Ông Diệm có vẻ không hiểu cái lư do thứ hai, cau mày hỏi lại:
– Tại làm sao?
– Thưa Cụ, Cụ đă cử một số người đi làm Đại Sứ, sau khi Cụ không c̣n dùng họ làm Bộ Trưởng nữa. Cụ xem trường hợp của hai ông Bùi Văn Thịnh và Nguyễn Đôn Duyến, mà suy ra th́ Cụ có thể hiểu ngay. Ông Thịnh trước được Cụ cho làm Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp, đến lúc Cụ cất chức Bộ Trưởng Tư Pháp của ông rồi, cho ông đi làm Đại Sứ Tokyo th́ chắc chắn là ông ta buồn lắm. Coi như ông ta bị mất sủng ái, bị đi đày vậy, làm sao ông có thể hăng hái làm việc được. Lại như ông Duyến, trước làm Thủ Hiến Trung Việt, rồi Cụ lại cất chức Thủ Hiến Trung Việt mà cho đi làm Đại Sứ Vạn Tượng, th́ ông ta cũng nghĩ là ông bị giáng cấp, bị dùng vào một chỗ không xứng tài ông ta, như vậy chắc chắn ông không cách chi làm hết trách nhiệm Đại Sứ.
Ông Diệm h́nh như vẫn chưa chịu hiểu:
– Như ông Thịnh, chỉ là một Thẩm Phán, nay được làm Đại Sứ th́ cũng là làm to lắm rồi c̣n bất măn cái nỗi ǵ?
– Thưa Cụ, trước kia ông làm Thẩm Phán, nhưng chính Cụ cất lên làm Bộ Trưởng Tư Pháp. Người ta thường chỉ nhớ đến cái địa vị cao nhất, mới nhất mà quên ngày xưa ḿnh chỉ là bạch diện thư sinh, hay chỉ là Thẩm Phán.
Lúc bấy giờ ông Diệm mới có vẻ hơi đồng ư với tôi, gật gù:
– Như vậy Cha tính sao?
Tôi cũng trầm ngâm một lúc rồi nói:
– Thưa Cụ, hiện nay nước ḿnh chỉ liên quan nhiều đến một số quốc gia. Tại những nơi đó, Cụ cần phải chọn lựa được những cán bộ ngoại giao xứng đáng thông hiểu tinh thần và đường lối của Cụ, đồng thời có tài năng, giỏi tháo vát, hăng say làm việc. Những nơi đó, theo ư tôi, gần th́ có Thái Lan, Cao Miên, Lào. Đó là những nơi số Việt kiều rầt đông, từ vài trăm ngàn ở Lào và Thái Lan, đến gần nửa triệu ở Cao Miên. Các Đại Sứ ở ba quốc gia này phải kiêm nhiệm cả công việc tuyên truyền, tổ chức Việt kiều để lôi cuốn số Việt kiều đông đảo này về với chính phủ ḿnh, và đừng để cho họ chạy theo cộng sản.
C̣n ở một vài nước xa hiện đang chú ư đến nước ḿnh và có khả năng giúp đỡ nước ḿnh như Mỹ, Pháp, Anh, Gia Nă Đại, Tây Đức, th́ Cụ cần phải chọn những Đại Sứ và các nhân viên thật giỏi trong việc vận động dư luận để các nước này có thiện cảm với nước ḿnh mà sẵn ḷng giúp đỡ ḿnh.