* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-07/2008 -08/2008 -09/2008 -10/2008 -11/2008 -11/2008
-12/2008 -01/2009 -02/2009 -03/2009 -04/2009 -05/2009
-06/2009 -07/2009 -08/2009 -09/2009 -10/2009 -11/2009
-12/2009 -01/2010 -03/2010 -04/2010 -05/2010 -06/2010
-07/2010 -08/2010 -09/2010 -10/2010 -11/2010 -12/2010
-01/2011 -02/2011 -03/2011 -04.2011 -05.2011 -06.2011
-07/2011 -08/2011 -09/2011 -10/2011 -11/2011 -12/2011
-05/2012 -06/2012 -12/2012 -01/2013 -12/2013 -03/2014 -09.2014 -10.2014 -12/2014 -03/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2016 -02/2016 -03/2016 -07/2016 -08/2016
-09/2016 -10/2016 -11/2016 -12/2016 -01/2017 -02/2017
-03/2017 -04/2017-05/2017 -06/2017 -07/2017 -08/2017
-09/2017 -10/2017 -11/2017 -12/2017-01/2018 -02/2018
-03/2018 -04/2018 -05/2018 -06/2018 -07/2018 -08/2018
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. Mar/2017.
Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017. Jul/2017. Aug/2017.
Sep/2017. Oct/2017. Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018.
Feb/2018. Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018. Nov/2018.
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV
PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT NBCSPORT ESPNSPORT - EPOCH
LỰC LƯỢNG VIỆT MINH BÌNH XUYÊN
Năm 1945,
ngày 10-11, một thủ lãnh Việt Minh là Dương Văn Dương dẫn quân từ
Bình Xuyên đi cứu nguy mặt trận An Hóa Bến Tre, ngang qua Gò Công
thì giao tranh kịch liệt với quân Pháp đang hành quân tại đây.
Chỉ huy trưởng Ba Dương bị tử thương.
*Chú
giải : Lực
lượng Bình Xuyên
Bình Xuyên là tên một địa danh ven đô thành Sài Gòn, ăn liền với
miền sông nước Rừng Sát là một vùng kinh rạch chằng chịt với rừng
tràm, rừng đước mênh mông. Giới làm ăn ngoài vòng pháp luật bị
truy nã thường trốn vào khu vực này và được dân nghèo che chở, họ
đối xử trở lại với dân chúng cũng rất ân tình. Cho nên Rừng
Sát hay Bình Xuyên là căn cứ địa bất khả xâm nhập đối với chính
quyền bảo hộ.
Có một thầy dạy võ tên là Ba
Dương từ
Quảng Ngãi vào làm ăn tại Bình Xuyên và mở trường dạy võ, thanh niên
Bình Xuyên theo học rất đông nhưng rồi hầu như tất cả các học trò Ba
Dương đều trở thành những tay làm ăn phi pháp luật. Khi bị
truy nã thì họ chạy vào rừng và sống lén lút như bọn lục lâm thảo
khấu.
Khi Nhật chiếm đóng Đông Dương thì họ thấy ngay sự lợi hại của chiến
khu Bình Xuyên cho nên họ điều đình với Ba Dương để tổ chức thành
lực lượng dân quân Bình Xuyên. Nhưng vừa mới tiến hành thì
Nhật đầu hàng. Các ông “thủ lãnh Bình Xuyên” của Ba Dương bỏ tiền
ra mua vũ khí rồi thành lập các đội dân quân kháng chiến, mỗi nơi
một nhóm, lấy tên địa phương hoăc tên thủ lãnh đặt tên cho tổ chức,
thí dụ như Bộ đội Ba Dương, Bộ đội Mười Trí, Bộ đội Bảy Viễn, Bộ đội
Bà Quẹo, Bộ Đội Tân Quy…
Trước tết 1946, trong một trận chiến cứu viện mặt trận An Hóa Bến
Tre, Ba Dương dẫn quân vượt sông Soài Rạp, tắt qua Gò Công tới Châu
Bình thì đụng đại đơn vị của quân Pháp, Ba Dương bị hy sinh vì đạn
của máy bay Pháp. Từ đó nhóm Thảo khấu lớn nhất còn lại do Lê
Văn Viễn chỉ huy trở thành đơn vị chủ lực của nhóm Bình Xuyên.
Lực lượng Bình Xuyên dưới sự lãnh đạo của Bảy Viễn trở thành một
nhóm kháng chiến vô chính phủ, đánh giặc tùy hứng, không thèm nghe
lệnh của ủy ban kháng chiến Việt Minh. Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ của
ĐCSVN là Lê Duẫn đã kềm chân Bảy Viễn bằng cách phong cho ông ta
chức Tư lệnh phó Khu 7, tức là làm phó cho Tư lệnh Nguyễn Bình.
Thời gian quân đội của Bảy Viễn hoạt động kháng chiến ở Bình Xuyên
thì quân Pháp không thể kiểm soát an ninh khu vực cửa sông Sài Gòn,
trên sông cũng như trên bộ. Khu vực dân cư hai bên Quốc lộ 15
từ Sài Gòn đi Vũng Tàu thuộc quyền kiểm soát của Việt Minh.
Thực ra là thuộc quyền kiểm soát của Bình Xuyên.
Bị Lê Duẩn phản bội
Năm 1948,
tháng 5, Lê Duẩn đề nghị với Hồ Chí Minh thăng Nguyễn Bình lên chức
Ủy viên quân sự Miền Nam, chỉ huy quân đội toàn Nam Kỳ, gồm có Quân
khu 7,8 và 9. Nhưng cũng có nghĩa là đẩy Nguyễn Bình ra khỏi
chức vụ trực tiếp chỉ huy quân đội thuộc Quân khu 7 mà ông từng gầy
dựng từ năm 1945. Giờ đây ông chỉ huy 3 ông Tư lệnh quân khu
nhưng không có quân trong tay.
Sẵn dịp này Lê Duẩn giả cách thăng Bảy Viễn ( Phó của Bình ) lên làm
tư lệnh Quân khu 7 thay thế Nguyễn Bình và nhờ người anh em kết
nghĩa của Viễn là Nguyễn Văn Trấn đến Rừng Sát mời Bảy Viễn đến Đồng
Tháp dự lễ bàn giao chức Tư lệnh. Bảy Viễn tin lời, dẫn 2 đại
đội hộ tống đi dự lễ nhận chức Tư lệnh.
Năm 1948,
đêm 26 -5, Bảy Viễn cùng vài tùy tùng đến vị trí hành lễ thì mới hay
đây là một hội nghị của Ủy Ban kháng chiến Nam Bộ, gồm có Phạm Ngọc
Thuần, Lê Duẩn, Ung Văn Khiêm, Kha Vạn Cân, Diệp Ba, Nguyễn Văn
Trấn, Nguyễn Bình, Nguyễn Thành Vĩnh, Lê Đình Chi, Trịnh Đình Trọng,
Phan Văn Chương, Huỳnh Văn Nghệ, Lê Văn Viễn, Nguyễn Văn Trí (tức
Hai Trí), Trần Văn Đối, Nguyễn Văn Hoạnh.
Hội nghị bầu luật sư Phạm
Ngọc Thuần,
chủ tịch ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, làm chủ tọa và bầu Diệp Ba,
Nguyễn Văn Trấn làm thư ký ( Sau này ông Gaston Phạm Ngọc Thuần đổi
tên là Phạm Ngọc Hiền và em trai của ông là Albert Phạm Ngọc Thuần
đổi tên là Phạm Ngọc Thảo. Ông Thảo cũng là một nhân vật nổi
tiếng trong lịch sử Việt Nam ).
Sau khi ngồi vào ghế chủ tọa thì Phạm Ngọc Thuần tuyên bố đây là một
buổi họp giải quyết chuyện lâu nay Bình Xuyên không nghe lệnh của Ủy
ban kháng chiến. Đến lúc đó Bảy Viễn biết rằng đây là một tòa
án nhân dân mà luật sư Phạm Ngọc Thuần là chánh án và Bảy Viễn là bị
cáo.
Sau đó tới phiên Trung tướng Nguyễn Bình đứng lên đọc một bài diễn
văn dài 5 trang giấy tố cáo Bảy Viễn hoạt động kháng chiến vô tổ
chức, bao che cho bọn phản động Cao Đài và Việt Quốc, tự động nhân
danh Việt Minh thâu thuế của dân mà không nộp cho ngân quỷ của Việt
Minh, có lúc còn chủ động chạm súng với các lực lượng vũ trang của
Việt Minh.
Sau khi Bảy Viễn trả lời phản bác các cáo buộc của Nguyễn Bình thì
luật sư Thuần xử hòa hai bên. Nhưng tới đó thì Lê Duẩn ra mặt,
ông lên án Lê Văn Viễn làm cách mạng mà như là chỉ huy đám ăn cướp,
không nhận chính ủy do Việt Minh phái tới, tự điều động quân đội như
ông vua một cõi chứ không chịu theo lệnh cấp trên; cuối cùng
ông buộc Bảy Viễn phải giải tán quân đội Bình Xuyên. Bảy Viễn
không thuận và tranh cãi tới nửa đêm. Phạm Ngọc Thuần tuyên bố
tạm nghĩ để ngày mai giải quyết tiếp.
Tan cuộc họp Bảy Viễn về tới nơi đóng quân của 2 đại đội bảo vệ thì
mới hay trong khi ông đang ở tại phiên tòa thì quân của ông từ Rừng
Sát chạy tới cho biết là khi Bảy Viễn vừa dẫn quân đi thì Nguyễn
Bình cho quân ập vào tổng tấn công và chiếm toàn bộ căn cứ của Bảy
Viễn tại Rừng Sát, nghe tin này thì lính trong 2 đại đội đã bỏ trốn
để về Rừng Sát lo cho vợ con của mình, chỉ còn lại tất cả là 35
người.
Nửa đêm về sáng, Bảy Viễn quyết định lén bơi qua sông tìm cách liên
lạc để về đầu hàng Chính phủ Quốc gia ( Chính phủ lâm thời Nguyễn
Văn Xuân ).
Năm 1948,
ngày 17-8, Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân làm lễ tiếp nhận sự trở về hợp
tác của lãnh tụ Việt Minh Lê Văn Viễn, tức Bảy Viễn, Phó tư lệnh
Quân khu 7 của Nguyễn Bình. Ngày 23-8 Nguyễn Văn Xuân ký Chỉ
dụ số 63-SG phong cấp bậc Đại Tá tạm thời cho Lê Văn Viễn và đặt
quân đội của Bảy Viễn dưới sự điều động của Phó Thủ tướng Trần Văn
Hữu.
*Chú giải : Nhân vật lịch sử Bảy Viễn
Lê Văn Viễn sinh năm 1904 tại Phong Đước tỉnh Chợ Lớn. Mười
bảy tuổi, lần đầu tiên bị tù 20 ngày vì tội ăn cắp một chiếc xe đạp.
23 tuổi bị hai tháng tù về tội đánh người..
Năm 1936, phiên xử ngày 28-8-1936, Bảy Viễn ra Côn Đảo lần đầu, bị
tù 12 năm vì tội đánh cướp có súng. Tại Côn Đảo Bảy Viễn trở
nên nổi tiếng vì thanh toán tên Khăm Chay là một tên đại bàng được
các cai ngục cho làm chúa trong đám tù.
Năm 1940, Bảy Viễn vượt ngục thành công .
Năm 1942, phiên xử ngày 8-9-1942, Bảy Viễn bị 12 năm tù cùng với
Huỳnh Văn Trí ( Mười Trí) vì tội đánh cướp trại mộc Bình Triệu.
Ra Côn Đảo lần thứ hai, cọng với 8 năm còn thiếu của chuyến trước là
20 năm .
Năm 1943 Bảy Viễn cùng Mười Trí vượt ngục thành công. Cùng
Mười Trí về trốn lánh ở vùng Bến Tranh, gần Dầu Tiếng. Tại đây làm
quen và kết nghĩa với Nguyễn Văn Trấn là người đang theo học ban tú
tài thì bỏ học theo Nguyễn Văn Tạo gia nhập Đảng Cọng sản. Làm
nghề viết báo, ông làm trong tòa soạn báo Dân Chúng do Nguyễn Văn
Tạo làm chủ nhiệm.
Năm 1944 Bảy Viễn ra Côn Đảo lần thứ ba vì tội đánh cướp sở cao su
Dầu Tiếng. Cho đến tháng 8 năm 1945 chuyến tàu cuối cùng ra
tiếp tế cho Côn Đảo được các quan chức lớn tại Côn Đảo dùng để đưa
gia đình thoát khỏi Côn Đảo vì sợ sẽ bị tù nổi loạn trả thù. Bảy
Viễn chạy tiền với một bà vợ của một quan chức để được đi ké tàu này
mà về Sài Gòn.
Sau đó chiêu mộ anh em, thành lập được hai tiểu đội dân quân rồi đi
trình diện Bảy Trấn (Nguyễn Văn Trấn) , lúc đó Bảy Trấn cùng
Trần Văn Giàu tổ chức cướp chính quyền ở Sài Gòn – Chợ Lớn và đang
thành lập chính quyền lâm thời do Trần Văn Giàu làm chủ tịch và
Nguyễn Văn Trấn giữ chức Chỉ huy trưởng Tự Vệ Cuộc. ( Chỉ huy trưởng
Công an ).
Biết được thành tích của Bảy Viễn, Giàu phong cho Viễn làm Ủy viên
Quân sự ( chỉ huy trưởng quân đội) của thành phố Sài gòn- Gia Định
rồi giữ Viễn bên mình như là một người vệ sĩ riêng của Giàu.
Dĩ nhiên Bảy Viễn chỉ làm việc này được ba bữa thì xin ra ngoài đi
quyên tiền chiêu mộ lực lượng để chuẩn bị chống quân Pháp đang sửa
soạn tái chiếm Sài Gòn.
Tháng 9 năm 1945 Pháp chiếm lại Sài Gòn, Ủy ban Hành chánh lâm thời
của Trần Văn Giàu chạy lên Tân Uyên, trước khi tháo chạy Giàu và
Trấn đưa cho Bảy Viễn danh sách mấy trăm trí thức và ra lệnh ông
thanh toán.
Ông đút tờ giấy vô túi rồi không nói năng gì, bỏ đi về đơn vị của
mình. Ngang qua cột cờ thấy có một người đang bị trói tại cột
cờ, ông hỏi: “Bắt
thằng này trói dưới cờ để làm gì?”, “Thưa
đợi giờ mổ bụng dồn trấu”. “Tại
sao?”, “Thưa vì nó có vợ đầm (người Pháp)”. “Thả nó ra,
có vợ đầm kệ nó. Có vợ đầm chưa phải là Việt gian”.
Người được tha là kỷ sư Lê Văn Ngọ sau này trở thành người suốt đời
cọng tác với Bình Xuyên. Sau khi tha ông Ngọ, Bảy Viễn bước
vào văn phòng móc tờ giấy đưa cho Mười Trí rồi nói:
“ Đù mẹ, độc lập mà giết hết trí thức thì lấy ai làm việc?” .
Và ông đã không thi hành lệnh đó. Nhờ vậy Sài Gòn thoát khỏi
một cuộc thảm sát phi nghĩa mà không ai hay.
Câu hỏi được đặt ra rằng Bình Xuyên là một tổ chức dân quân kháng
chiến hay là một đảng cướp? Nếu là đảng cướp tại sao Việt Minh
lại phong cho Bảy Viễn làm Tư lệnh phó Quân khu 7 và lại còn tung
tin sẽ phong làm Tư lệnh thay thế Nguyễn Bình? Dân chúng sẽ
đánh giá quân đội Việt Minh ra sao khi mà Ủy ban Hành kháng Nam Bộ
để cho Bảy Viễn thế chức Nguyễn Bình?
Câu trả lời là rõ ràng uy tín của Bảy Viễn thời đó rất nổi tiếng và
rất được lòng dân. Hành động của ông trong những ngày tháng
kháng chiến là hành động của một người nghĩa khí từng có một thời
phải đi ăn cướp. Sự kiện vua Bảo Đại và nhà cách mạng Nguyễn Văn
Trấn nhận Bảy Viễn làm anh em kết nghĩa thì đủ biết nhân cách của
ông ta như thế nào.
Đánh giá của nhà cách mạng Nhị Lang
Sau này có nhiều tiểu thuyết và nhiều phim dựng lại cuộc đời của Lê
Văn Viễn. Nhưng trong các tiểu thuyết lẫn phim đều tưởng tượng
tướng cướp Bảy Viễn là một người nóng tính và độc đoán. Tuy
nhiên có một nhân vật chính trị nổi tiếng chọc trời khuấy nước là
ông Nhị Lang đã viết hồi ký nhận xét về Lê Văn Viễn trái hẳn
với các tiểu thuyết hay các phim nói về Bảy Viễn:
“Tôi đã mất công tìm kiếm, nhưng tôi thật không hiểu nổi Tướng Viễn
ra sao nữa. Cố giữ cho lòng mình không bị chi phối bởi mối tình bằng
hữu mới nảy nở, tôi muốn có một lời phê phán thật công bình.
Người ta bảo ông có phong độ “lục lâm thảo khấu”, tôi không thấy
điều đó nơi ông.
Tôi chưa hề nghe ông hò hét, nạt nộ ai. Ông coi bộ hạ như anh
em ruột thịt, đối xử rất bình đẳng. Lắm lúc tôi xem ông như
một nhà kinh doanh khiêm tốn hơn là một lãnh tụ chính đảng. Vậy ông
là quân tử, anh hùng? Cũng không phải. (Nhị Lang, Phong
trào kháng chiến Trình Minh Thế, trang 237).
Đánh giá của Sử gia Phạm Văn Sơn
Sau khi nghiên cứu hồ sơ về lực lượng Bình Xuyên được lưu trữ tại
Nha Quân sử thuộc Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH, sử gia Đại tá Phạm Văn
Sơn đã tóm tắt nhận xét về Bảy Viễn như sau: “Bảy
Viễn tức Lê Văn Viễn xuất thân là một tên dao búa từng đứng bến xe
đò, thuở đó ngót 30 tuổi. Y có đức tính đặc biệt gan dạ và hào
phóng. Nhiều lần bị bắt, Bảy Viễn vẫn vượt ngục, trở về với
anh em để hoành hành như cũ.
Có thời kỳ Bảy Viễn cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo nên nổi
tiếng rồi nhiều kẻ giang hồ hảo hán đã cảm phục kéo đến xin làm đàn
em rất đông. Y đã nói được một câu rất hay: “Tôi đã sớm đứng ngoài
vòng luật pháp của thực dân, nuôi chí ngang tàng, trên đầu chẳng
biết có ai, dám sống chết với anh em, lấy nghĩa khí để đo giá trị
của con người”.(Việt Sử Tân Biên, tập 7, trang 314).
BÙI ANH TRINH
LẤY NGHĨA KHÍ ĐỂ ĐO GIÁ TRỊ CỦA CON NGƯỜI
tướng cướp Bảy Viễn
“Tôi đã sớm đứng ngoài vòng luật pháp của thực dân, nuôi chí ngang
tàng, trên đầu chẳng biết có ai, dám sống chết với anh em, lấy nghĩa
khí để đo giá trị của con người” ( Lời của tướng cướp Bảy Viễn
).
Khi tướng cướp trả thù
Sau khi thanh toán được Bảy Viễn, Lê Duẩn mở chiến dịch đại thanh
trừng “Bình Xuyên phản động”, khủng bố các cán bộ trong các chi đội
còn lại của Bình Xuyên ( Phân khu Bình Xuyên có chi đội 2 và 3 của
Ba Dương, sau khi Ba Dương chết thì con rễ là Năm Hà lên thay. Chi
đội 4 của Mười Trí, Chi đội 7 của Hai Vĩnh, chi đội 9 của Bảy Viễn,
chi đội 21 của Tư Hoạnh và chi đội 25 của Tư Ty. Quân số mỗi
chi đội từ 1 đến 3 tiểu đoàn ). Chiến dịch thanh trừng này
khiến cho các tay đầu não của Bình Xuyên tức giận dẫn quân trốn về
thành theo Bảy Viễn.
Theo hồi ký của Nguyễn Văn Trấn thì lẽ ra Nguyễn Bình bắt ngay Bảy
Viễn trong hội nghị ở Đồng Tháp nhưng Lê Duẩn chủ trương để
cho Bảy Viễn đi thoát bởi vì Lê Duẩn nghĩ rằng với bản tính của một
tay cướp thế nào Bảy Viễn cũng về đầu hàng Pháp. Và một khi
Bảy Viễn theo Pháp thì chứng minh với dư luận rằng bản chất của Bảy
Viễn chỉ là một tên vô lại
Lúc chính phủ Quốc gia tiếp nhận Bảy Viễn thì mọi cơ quan quân sự
cũng như hành chánh đều còn trong tay người Pháp. Do đó sau
khi trở về hợp tác, Bảy Viễn phải làm việc trực tiếp với các viên
chức quân sự Pháp. Sau 3 tháng Bảy Viễn tự túc trả lương cho
quân đội của mình chứ không nhận tài chánh của Pháp. Ông thâu
thuế của các ghe buôn bán qua lại trong khu vực Rừng Sát và dần dần
ông kiểm soát trục lộ giao thông trên bộ cũng như dưới sông từ Sài
Gòn ra tới vũng Tàu.
Chiến thuật khủng bố chống khủng bố
Chỉ trong vòng vài tháng tất cả các cơ sở hoạt động điệp báo của
Việt Minh bị phá sạch, nhân viên điệp báo bị giết thả trôi sông lềnh
khênh, không có bắt giam hay ra tòa gì cả, ai bị bắt mà thành thật
khai báo tổ chức thì chuyển từ tử tội sang thành người có công và
được thâu nhận làm nhân viên ăn lương của Bảy Viễn, số nào chưa bị
phát hiện thì vội vàng bỏ cơ sở trốn sang xứ khác và giả từ Việt
Minh.
Vì vậy mà trong tổ chức đặc công hoạt động nội thành của Cọng sản
không còn ai tin ai vì cứ sợ bị nhân viên tình báo của Bảy Viễn đuổi
giết. Về phần các ông Cọng sản bị bắt buộc trở thành nhân viên
của Bảy Viễn thì phải ngày đêm tìm cách diệt sạch đám đặc công còn
lại của Cọng sản vì biết rằng hễ còn đặc công Cộng sản thì cũng có
ngày họ sẽ thanh toán mình.
Một năm sau thì Bảy Viễn chiếm lại toàn bộ chiến khu Rừng Sát.
Trọn quốc lộ 15 từ Sài Gòn đi Vũng Tàu trở thành khu an toàn.
Cũng vì thành tích diệt điệp báo và thanh toán du kích của Bình
Xuyên mà sau này cơ quan an ninh Pháp bàn giao chức vụ Tổng giám đốc
Công an cho Lại Văn Sang là cánh tay phải của Bảy Viễn.
Tướng cướp và ông vua
Mặc dầu là một con người chuyên sống với luật giang hồ, nhưng theo
Bảo Đại kể lại thì chỉ có Bảy Viễn là người duy nhất thực tình giúp
đỡ Bảo Đại mà không vụ lợi. Trong dịp dự lễ mãn khóa đầu tiên của
trường Võ bị Đà Lạt, ông được giới thiệu với Quốc trưởng Bảo Đại.
Lúc đó ông mới biết rằng Bảo Đại làm Quốc trưởng của nước Việt Nam
độc lập mà không có một đồng bạc, mọi sự chi tiêu của Bảo Đại đều do
chính quyền Đông Dương của Pháp cấp từng đồng từng cắc. ( Chính
quyền Đông Dương gồm 3 nước Việt, Miên, Lào ).
Ông ngạc nhiên nói với Bảo Đại rằng nhà vua đòi độc lập từ trong tay
thực dân Pháp, chuẩn bị tổ chức thành lập quân đội Quốc gia, việc tổ
chức và điều hành cần phải có quỷ đen mà nhà vua chỉ có lương bổng
do Pháp cấp thì làm sao nên chuyện lớn? Sau khi Bảo Đại lắc
đầu ngao ngán thì ông khẳng khái hứa với Quốc trưởng là ông sẽ trở
về tính chuyện vận động gây quỷ cho nhà vua mà không cho thực dân
Pháp biết.
Ông giả từ Bảo Đại sau khi khuyên nhà vua nên họp với các phụ tá
thân tín rồi cho ông biết con số tối thiểu mà Quốc trưởng cần phải
có. Một tuần sau ông trở lại Đà Lạt, Bảo Đại cho ông biết là
cần đến 30 triệu đồng Đông Dương ( 1.500.000 USD ). Sau này
Bảy Viễn kể lại với thuộc cấp và bạn bè rằng mới nghe con số này hai
chân ông như muốn khịu xuống.
Tuy nhiên đã lỡ hứa với Quốc trưởng ông phải trở về Sài Gòn lo cho
đủ. Dĩ nhiên ông chỉ lo cho đủ bằng cách đi nạo vét nơi các
tay đại tài phiệt làm ăn mờ ám, những nhà giàu có máu mặt nhưng chưa
hề đóng góp cho đất nước. Bọn họ cứ tưởng là ông bắt họ nộp tiền cho
riêng ông mà thôi .
Nhưng cũng từ lần này Bảy Viễn bắt đầu nghĩ tới chuyện nhảy ra đấu
thầu quản lý hai trung tâm cờ bạc lớn do Pháp tổ chức là Kim Chung
và Đại Thế Giới. Hai trung tâm giải trí này do Hội đồng Đô
Chính Sài Gòn thuộc chính quyền Pháp lập ra từ năm 1946.
Bao thầu sòng bạc
Sòng bạc Đại Thế Giới (Grand Monde) do Toàn quyền D’Argenlieu ký
giấy phép ngày 6-12-1946. Năm 1947 một số đại tài chủ người
Hoa tại Chợ lớn đã bỏ thầu với giá mỗi ngày là 200.000 đồng Đông
Dương. Qua năm 1948, lập thêm sòng bạc Kim Chung; một tổ hợp
cờ bạc tại Ma Cao đã trúng thầu với giá 400.000 đồng một ngày.
Rồi cũng trong năm này Bảy Viễn đứng ra bao thầu công tác bảo vệ an
ninh cho Đại Thế Giới và Kim Chung. Thực ra đây là một lối thanh
toán tài chánh ngầm giữa Chính quyền Pháp và tồ chức tình báo của
Bảy Viễn.
Bảy Viễn đã chứng tỏ rất xuất sắc trong công tác chống điệp báo mà
lại không nhận tài chánh từ cơ quan tình báo Pháp; để đổi lại
ông yêu cầu được tự túc ngân sách bằng cách thâu tiền bảo vệ an ninh
cho công việc làm ăn của các tay đại tài chủ tại Sài Gòn và Chợ Lớn.
Dĩ nhiên là người Pháp bằng lòng ngay bởi vì tài khoản chi thu cho
ngân sách tình báo rất lớn nhưng lại rất khó chứng minh hay kiểm tra
do phải giữ bí mật để bảo vệ an toàn cho các nhân viên của mạng lưới
và do giá cả thất thường của mỗi điệp vụ. Ngay cả tổ chức tình
báo khổng lồ như C.I.A của Hoa Kỳ cũng vẫn phải chấp nhận nguyên tắc
này, nghĩa là trong cơ quan C.I.A vẫn có những bộ phận kinh tài
riêng, kể cả kinh tài trong khu vực xã hội đen.
Vì vậy Bảy Viễn tự nhiên trở thành ông trùm bảo vệ của hai sòng bạc
Kim Chung và Đại Thế Giới; mà các viên chức hành chánh của
Pháp không phải bận tâm về việc chi trả lương tiền cho hệ thống điệp
báo của Bảy Viễn.
Sau này người Pháp đã chuyển giao Cơ quan Cảnh sát lại cho Lại Văn
Sang ( Cánh tay mặt của Bảy Viễn ) là vì Lại Văn Sang đã cọng tác
rất hữu hiệu với Cảnh sát Pháp trong các công tác diệt điệp báo nằm
vùng CSVN. Ngành điệp báo bắt buộc phải giao cho những chuyên gia
từng trải về hoạt động của xã hội đen. Ngoài ra những chuyên
gia này phải có sẵn trong tay một hệ thống điệp báo đang hoạt động
hữu hiệu. Và nhất là phải ăn khớp với tổ chức tình báo của cơ
quan mật vụ Pháp.
Chi tiết Bảo Đại tán thành việc Bảy Viễn đấu thầu quản trị sòng bài
Kim Chung được ghi trong hồi ký của Bảo Đại đã khiến cho các nhà sử
học vin vào đó mà kết luận rằng một tay vua ăn chơi đã cấu kết với
một tay thảo khấu để chia nhau lợi tức của sòng bạc.
Các sử gia cho rằng Bảo Đại đã cho phép Bảy Viễn bao thầu sòng bạc
và hai người chia nhau lợi tức này. Tuy nhiên nếu như vậy thì
phải chăng lúc đó, 1950, Pháp đã trao trả chủ quyền về tài chánh và
hành chánh cho Bảo Đại? Nhất là lực lượng Quân đội và Cảnh
sát?
Điều này hoàn toàn không đúng, năm 1950 Bảo Đại chưa nắm được quân
đội, cảnh sát và quan thuế. Lợi tức của sòng bạc Kim Chung và
Đại thế giới vẫn còn trong tay người Pháp; cụ thể là việc bao
thầu Kim Chung, Đại Thế Giới do Hội đồng Tư vấn Đô thành Sài Gòn
quyết định. Và Hội đồng Tư vấn Đô thành Sài Gòn lúc đó còn nằm trong
tay người Pháp. Vì vậy Bảo Đại hoàn toàn không có quyền hành
gì trong việc gọi thầu hai sòng bạc lớn đó.
Tiếng oan trong lịch sử
Năm 1954,
ngày 4-6-1945, 1 tháng trước Hiệp định Geneve. Sưu tập báo chí
của Đoàn Thêm:
“4-6-1954
– Ký kết hiệp ước Việt Pháp kiện toàn Độc Lập giữa Thủ tướng VN Bửu
Lộc và Thủ tướng Pháp Laniel : (1) Pháp thừa nhận Việt Nam là một
Quốc gia hoàn toàn độc lập, có toàn vẹn chủ quyền… (2) Việt Nam
thuận ở lại Liên Hiếp Pháp. Pháp và Việt Nam bình đẳng…”. (
“Việc từng ngày 20 năm qua”, trang 147 ).
Và hồi ký của Võ Nguyên Giáp :
“Ngày 4 tháng 6, Chính phủ Pháp chính thức trao quyền độc lập cho
ngụy quyền Bảo Đại. Ít ngày sau đó, trước áp lực của Mỹ, Bảo Đại
gạt Bửu Lộc ra khỏi ghế Thủ tướng và thay bằng Ngô Đình Diệm…” (Điện
Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử, in lần hai, trang 397).
Các đoạn trích dẫn trên đây cho thấy Pháp quyết định cuốn cờ ra khỏi
Đông Dương trước khi có Hiệp định Geneve. Và Mỹ nhận tiếp tục
bao giàn cho Việt Nam để chống lại sự bành trướng của Mao Trạch
Đông. Ngoại trưởng Mỹ Dulles vận động Bảo Đại ( Lúc đó đang ở
Cannes để theo dõi Hội nghị Geneve ) chọn
Ngô Đình Diệm làm thủ tướng của
nước Việt Nam.
Nhưng ông Diệm mới nắm thủ tướng được hơn 1 tháng thì nước Việt Nam
bị chia đôi, Bảo Đại chỉ còn một nửa nước. Một chính trị gia
nổi tiếng thời đó là ông Ngô Đình Nhu thành lập Mặt trận Đoàn kết
cứu quốc, không chấp nhận chia đôi đất nước. Bảy Viễn cũng gia
nhập Mặt trận này cùng với tất cả các đảng phái, đoàn thể khác.
Trong khi đó tại Cannes Bảo Đại muốn về nước nhưng thủ Tướng Pháp
hội ý với đại diện của Tổng thống HK là tướng Smith không cho Bảo
Đại về với lý do : “Ngài
ở lại Pháp thì có lợi cho đất nước của ngài hơn”.
Sang năm 1955 trong khi Bảo Đại bị giữ lại ở Cannes thì các đảng
phái chính trị Miền Nam họp “Hội đồng Nhân dân Cách mạng Quốc gia”,
quyết định truất phế Bảo Đại để thành lập chế độ Cọng Hòa, đề cử Ngô
Đình Diệm đứng ra lập chế độ mới. Trước tình hình này Bảy Viễn
buộc phải đứng về phe bảo vệ Bảo Đại ( nghĩa huynh của ông ).
Trong nỗ lực cuối cùng, Bảy Viễn kháng cự lại quân đội Quốc gia của
Ngô Đình Diệm.
Sau khi dẹp tan được lực lượng thân Bảo Đại. Chính quyền Ngô
Đình Diệm mở một cuộc tuyên truyền sâu rộng để xóa đi những hình ảnh
đẹp của vua Bảo Đại đang còn lưu lại trong lòng dân chúng. Một
cách tuyên truyền hữu hiệu nhất là vẽ lên hình ảnh ông vua ăn chơi
Bảo Đại cấu kết với tên tướng cướp Bảy Viễn để chia nhau lợi tức của
sòng bài.
Một khi đã có bằng chứng ông vua cùng với tướng cướp kiếm chác trên
sòng bạc thì lịch sử không còn gì để nói thêm về cá nhân của ông
vua. Trong khi đó không ai nhớ cho rằng ông vua từng là cố vấn
của chính phủ Hồ Chí Minh, từng lãnh đạo dân tộc tranh đấu giành độc
lập thành công. Và ông tướng cướp từng là thủ lãnh kháng
chiến chống Pháp, từng là Thiếu tướng tình báo của Quốc gia Việt
Nam. Cả hai đều có thành tích yêu nước và đều bị CSVN hãm hại
với những thủ đoạn đê hèn.
*( Năm 1946 Hồ Chí Minh dụ Cố vấn Bảo Đại dẫn phái đoàn của Chính
phủ Việt Minh sang Trung Hoa cầu thân với Tưởng Giới Thạch, nhưng
sau đó không cho ông về nước. Bảo Đại bị bỏ rơi tại phi trường
Trùng Khánh mà không có quần áo để thay, không có một đồng xu trong
túi. Ông cũng không thể sang Pháp để đoàn tụ với gia đình của
ông vì tháng 3 năm 1945 ông đã nhân danh nguyên thủ quốc gia long
trọng tuyên bố Việt Nam độc lập, hủy bỏ các hiệp ước mà các vua
triều Nguyễn đã bị buộc phải ký với Pháp. Kể từ đó người Pháp
thi nhau nguyền rủa ông là kẻ phản bội.
Trong khi đó tại Hà Nội, Việt Minh loan báo Bảo Đại đã lợi dụng
chuyến công du để trốn sang nước ngoài, hưởng lạc thú tại Hồng Kông.
Báo chí trong nước nổi lên nguyền rủa Bảo Đại không tiếc lời.
Dân chúngi Việt Nam tin rằng ông vua đã đào ngũ, tìm chỗ ăn chơi
trong lúc đất nước trong tình trạng cực kỳ hiểm nghèo ).
Rốt cuộc Bảo Đại mang tiếng oan trong lịch sử nhưng Bảy Viễn trung
thành với Bảo Đại bởi vì ông ta dùng nghĩa khí để đo giá trị của con
người. Nhưng ông ta đã lầm về nghĩa khí của những người như Hồ
Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê
Đức Thọ …Những người này phỉ nhổ vào hai chữ “nghĩa khí”.
Đối với họ thì chỉ có một bên là thủ đoạn khôn ngoan, và một bên là
dại khờ cả tin. Vì vậy một mặt họ tận dụng sự khôn ngoan của
họ, một mặt họ lợi dụng sự cả tin của quần chúng để xây đường vinh
quang cho cá nhân họ, kể cả xây bằng xác của dân lành.
BÙI ANH TRINH
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *