MINH THỊ

DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN  QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG  CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI  THẢM HẠI,ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.  

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Một Trang Lịch Sử /details

֎ Một Trang Lịch Sử /djvu.txt

֎ Một Trang Lịch Sử /org/3

֎ Một Trang Lịch Sử/pdf

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎

◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAssociaed PressWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửChính NghĩaTinh HoaKim ÂuCongress US HouseVấn ĐềĐà LạtDiễn ĐànChân LưBBCVOARFARFISBSTác GỉaVideoForum

 

 

 

 

 

White House National Archives .

Federal Register Associated Press

Reuter News Real Clear Politics  

MediaMatters C-SPAN .

Videos Library Judicial Watch

New World Order Illuminatti News   

New Max CNS Daily Storm

Observe American Progress 

The Guardian Political Insider

Ramussen Report  Wikileaks 

The Online Books Page

American Free Press

National Public Radio

National Review - Public Broacast

Federation of Anerican Scientist

Propublica Inter Investigate

ACLU Ten  CNBC  Fox News 

CNN  FoxAtlanta

Indonesian News Philippine News

Nghiên Cứu Quốc Tế  Nghiên Cứu Biển Đông 

Thư Viện Quốc Gia 1  Thư Viện Quốc Gia 

Học Viện Ngoại Giao  Tự Điển Bách Khoa VN  

Ca Dao Tục Ngữ Học Viện Công Dân

Bảo Tàng Lịch Sử Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại Viêt Nam Văn Hiến   

QLVNCH Đỗ Ngọc Uyển 

Thư Viện Hoa Sen  Vatican? Roman Catholic  

Khoa HọcTV  Sai Gon Echo

Viễn Đông Người Việt

Việt Báo   Việt List   Xây Dựng

Phi Dũng  Việt Thức Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên Việt Mỹ

Việt Tribune Saigon Times USA

Người Việt Seatle Cali Today

Dân Việt Việt Luận  Thơ Trẻ

Nam Úc DĐ Người Dân

Tin Mới Tiền Phong Xă Luận

Dân Trí Tuổi Trẻ Express

Lao Động Thanh Niên Tiền Phong Tấm Gương

Sài G̣n Sách Hiếm Thế Giới  Đỉnh Sóng

Chúng Ta   Eurasia  ĐCSVN Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng Ba Sàm

Văn Học  Điện Ảnh Cám Ơn Anh TPBVNCH 1GĐ/1TPB Bia Miệng

 

 

ĐÁP ỨNG YÊU CẨU TRUYỀN THÔNG HAI CHIỀU

 

Nhật Tiến: Chung cuộc của một nhà văn

du hành trong cơn chiêm bao

Nguyễn Tà Cúc

 

            Đến nay, qua 6 bài viết tung hứng giữa Nhật Tiến và Kiều Phong [Lê Tất Điều], tôi tin độc giả, nếu không thấy rơ được chủ đích của 2 đồng  tác giả, th́ cũng nhận ra một điều không thể phủ nhận được: Nhật Tiến đă lâm vào thế cùng đến nỗi phải tương tác với một kẻ mà 17 năm trước đây, đă hăm dọa và hạ nhục một phụ nữ cầm bút. Không những thế, loạt bài của kẻ này c̣n đă xuất hiện trên một tờ báo bỉ liệt con gái một nhà văn Miền Nam có tiếng kèm đích danh hai người thân sinh của cô ấy: Tôi, rơ ràng, không phải là nạn nhân duy nhất.

 

 

            Là một người viết về Văn học Miền Nam và thời sự văn học hải ngoại, dĩ nhiên tôi đă viết tới ông, trong quá khứ và gần đây. Có dịp quen biết hơn hai năm, tôi có thể đoán rằng chính ông, chứ không phải độc giả, mới hoàn toàn bất ngờ trước phản ứng của tôi về việc Trung Tâm VBVN, đến nỗi trở nên căm giận cực điểm mà phạm hết sai lầm này tới sai lầm khác: từ nhờ cậy Lê Tất Điều tới lấy tài liệu của tôi để xỉ mạ bạn tôi mà c̣n mạo cáo tôi, nghĩa là mạo cáo luôn cả người cho tôi tài liệu.  

            Bởi thế, tôi hy vọng  bài này sẽ giúp ông, lần đầu trong đời, nhận thức được rằng quyền nhận xét của người phê b́nh, nếu công bằng hay cố gắng tỏ ra công bằng, phải được một nhà văn tôn trọng. Một khi nhầm lẫn nghệ thuật và sự thật với chút hư danh trong ma cảnh, một đời nhà văn rồi cũng chỉ xoay quanh như một thứ đèn cù để bảo vệ những cái rất dễ làm cho mồi lửa của hư không. Ông và tôi hăy trở lại quăng đường hai năm ấy bằng vài cái mốc chính:

 

            -Những năm  1990 và đầu những năm 2000: Như nhiều người khác trong cộng đồng, tôi không đồng ư với những lời phát biểu của ông về cộng đồng hải ngoại, một cộng đồng mà ông có nhận xét rất cay nghiệt; nhưng đàng khác, tôi cũng là người bênh vực ông và họa sĩ Khánh Trường khi các ông bị vu khống về dự định cho xuất bản tại Việt Nam một tuyển tập gốm một số tác giả tại hải ngoại.

           Những nhận xét cay nghiệt ấy có lẽ xuất phát từ kinh nghiệm của ông với cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương: Cao trào văn nghệ phản kháng tại Việt Nam 1886-1989, một tuyển tập do 27 tác giả ngoài nước viết về 79 tác giả trong nước, xuất bản vào tháng 8. 1990, Hoa Kỳ. Nhật Tiến phụ trách phần viết về nhà văn/Đại tá Nguyên Ngọc. Đây là một cuốn sách dầy 800 trang khổ lớn được thực hiện rất kỹ lưỡng, không quản khó khăn và tốn kém. Theo chính lời Nhật Tiến:

            -"Ngoại trừ những người ở quá xa, phần c̣n lại khoảng trên dưới 20 người, chúng tôi đă làm việc ṛng ră suốt một năm trời, tuần lễ nào cũng họp mặt  để thảo luận, để trao đổi tin tức, để thu góp tài liệu, để phân công làm việc, để giải quyết mọi vấn đề xoay quanh cái chủ đề lớn khi đó: Cao trào văn chương phản kháng ở trong nước. Cuối cùng th́ chúng tôi cũng hoàn tất được việc biên soạn và ấn loát được một cuốn sách khá đồ sộ, dầy tới 800 trang khổ lớn, bao gồm bài vở và tài liệu của 27 tác giả ngoài nước đọc và viết về 79 tác giả ở trong nưóc. Công lao lớn nhất phải dành cho những người đă bỏ ra rất nhiều th́ giờ, tiền bạc và tim óc cho công tŕnh này như các anh Trần Vịnh, Đỗ Hữu Tài, Thân Trọng Mẫn, Nguyễn Quốc Trung, Lê Bửu Tấn, Nguyễn Bá Tùng, Trương Đ́nh Luân, Hoàng Sử Mai và một vài anh em khác nữa. Sau khi cuốn sách được in ra, chúng tôi c̣n phân công với nhau đi tổ chức ra mắt ở vài nơi như Portland (Oregon), Houston (Texas) và Washington DC. [...] Nh́n chung th́ có sôi nổi nhưng không có vấn đề  ǵ đáng tiếc xẩy ra [...] Trở lại với cuốn sách kể trên, như anh đă hỏi, tôi nhận sự phân công của anh chị em  trong nhóm biên soạn để viết về tác giả Nguyên Ngọc, nguyên bí thư Đảng đoàn Ban thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam kiêm Tổng biên tập báo Văn Nghệ...." [Đỗ Quyên phỏng vấn Nhật Tiến về cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương,    https://nhavannhattien.wordpress.com/1hanh-trinh-chu-nghia-tap-2-phan-thu-nhat-chuong-9/]

 

            Cuốn sách này ra đời mà không được chú ư trong giới nhà văn Miền Nam di tản sang Hoa Kỳ có lẽ v́ một lư do: nhiều nhà văn Miền Nam ở lại hiện c̣n bị bắt giam, vụ án xử tử h́nh Tuệ Sỹ và Trí Siêu vẫn c̣n đọng lại trong tâm trí người Việt tỵ nạn trước khi người Cộng sản giảm án xuống 20 năm tù vào năm 1988. Nó cũng xem ra lặng lẽ trong giới nhà văn "phản kháng" trong nước, nhưng phản ứng của nhà văn Dương Thu Hương với một lá thư của nhà văn hải ngoại Bùi Bích Hà [không tham dự tuyển tập trên] có lẽ tạm giải thích được sự ghẻ lạnh ấy:

            -"Nhưng tôi biết chắc rằng 100% rằng những ǵ tôi đă làm  chỉ đơn giản v́ tôi muốn làm v́ tôi nghĩ điều tôi làm  sẽ giải tỏa được phần nào  nỗi đau đớn của chính tôi và thế hệ của tôi. V́ tôi muốn đ̣i lại những ḍng máu oan uổng của bạn hữu tôi đă tưới xuống chân thành Quảng Trị và dọc giải Trường Sơn..." [Dương Thu Hương, "Thư gửi Bùi Bích Hà", trang 46, Thế Kỷ 21 Số 39, trng 44-48, tháng 7.1992]

            Như thế, "những ḍng máu oan uổng của bạn hữu tôi đă tưới xuống chân thành Quảng Trị và dọc giải Trường Sơn" đă phân định rạch ṛi hai chiến tuyến mà nhóm làm tuyển tập này không được cho phép vượt qua. Cuối cùng, mới đây thôi, danh xưng "Văn học đô thị Miền Nam" là cái sỉ nhục sau cùng của nhà văn/đại tá Nguyên Ngọc [Văn Việt], nghĩa là gần 1/4 thế kỷ sau cái giơ tay đầy hy vọng đượm thân hữu của Trăm hoa vẫn nở trên quê hương vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Từ đó trở đi, Nhật Tiến rồi ra cũng sẽ nhiều lần nhắc đến những phản ứng của một số trong cộng đồng hải ngoại với tuyển tập trên. Thí dụ như ông đă trả lời đạo diễn Trần Văn Thủy [ người được học bổng của Trung Tâm nghiên cứu và giảng dậy về Chiến tranh&Hậu quả William Joiner Center, trưc thuộc Đại học University of Massachusetts] nghiên cứu về cộng đồng tỵ nạn, như sau, vào năm 2003:

            -" TVT : Ở Mỹ, người cầm bút có đủ tự do để viết tất cả những ǵ ḿnh muốn viết chứ ?

NT: Về đại thể th́ ai cũng cho là như thế, nhưng thu hẹp vào những cộng đồng nhỏ nhoi th́ vấn đề có khác, nhất là cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đă đông đá trong đầu óc của họ.

            TVT: Nhưng giới trẻ trong cộng đồng th́ phải khác chứ, họ không bị ràng buộc ǵ với quá  khứ và đa số, tại thời điểm năm 2003 này, nhiều thành phần trẻ không hề biết cuộc chiến ở Việt Nam là cái ǵ.

            NT: Đồng ư là như thế, nhưng họ vẫn được dạy dỗ để tiếp tục nuôi dưỡng hận thù. Phong trào tuổi trẻ “Nối bước cha anh” là một ví dụ cụ thể. Kiến thức về Cộng Sản VN đối với họ là kiến thức của những thập niên từ 50 đến 80 do cha ông truyền lại...." [Trần Văn Thủy phỏng vấn Nhật Tiến,  "TR̉ CHUYỆN VỚI TRẦN VĂN THUỶ" Tại tư gia Nhật Tiến ở California ngày 22-1-2003, https://nhavannhattien.wordpress.com/1hanh-trinh-chu-nghia-chuong-20/]

 

             Những câu trả lời có tính cách ngạo mạn như thế dĩ nhiên bị phản đối. Tôi là một trong những người phản đối đó. Tuệ Sỹ, một người trong nước,  đă nói tới Việt Nam như  "một đống rác khổng lồ" và  "Đối với giới trí thức nói riêng, mà xă hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. [...]  Nhưng tôi biết rơ một điều, và điều đó đă được ghi chép trong lịch sử: Trí thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược." Và nếu Tuệ Sỹ cũng đă nói "Ở đây, tôi cũng xin bầy tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt Nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nước Việt Nam trong sáng và tự do."  [Tuệ Sỹ, Trí thức phải nói, khoảng 2005], th́ những nhận xét của Nhật Tiến rất khó được chấp nhận. 

            -Mươi năm sau, khoảng 2013, ông giới thiệu một bài viết của tôi tới một tác gia đang nghiên cứu về một vấn đề thuộc văn học và chiến tranh Việt Nam.  Ông cũng thẳng thắn trả lời tôi về một số câu hỏi liên quan đến Nhă Ca. Nhờ thế, tôi có dịp quen biết và dĩ nhiên, là một người phê b́nh có công tâm, tôi đă cho ông một cơ hội để tŕnh bày về sự can dự và quan điểm của ông về vấn đề "ḥa hợp ḥa giải" mà tôi từng chỉ trích. Cuộc phỏng vấn này tuy chưa kết thúc --tôi đang phỏng vần một số nhà văn tham dự vào cuốn tuyển tập hay/và có liên hệ đến chương tŕnh viết về Cộng đồng người Việt Hải ngoại do WJC tài trợ--nhưng đă phổ biến trên blog của ông.  

            -Khỏang năm 2014, ông báo cho tôi và nhà thơ Viên Linh biết về dự định của Văn Việt --một website trong nước gồm nhiều nhà văn độc lập, trong đó có nhà văn/Đại tá Nguyên Ngọc, thuộc quân đội Cộng Ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam, từng tham dự cuộc xâm chiếm bằng vũ khí vào Việt Nam Cộng Ḥa-- muốn lập một mục nghiên cứu về Văn học Miền Nam nhưng lại gọi nó bằng một danh hiệu hàm chứa khía cạnh chính trị: "Văn học đô thị Miền Nam". Tôi đă phỏng vấn ông và nhà thơ Viên Linh, hai tác giả Miền Nam, về phản ứng trước sự việc này. Bài này đă đăng trên tạp chí Khởi Hành và Diễn đàn Da Màu. Tháng 9. 2014, tôi xuất bản cuốn Văn học Miền Nam: Nhóm * Tạp chí văn học *Tác giả, trong đó có mấy trang nhắc đến cuốn hồi kư của ông về lối giáo dục của người Cộng sàn sau 1975 với đúng lương tâm của một nhà văn cần có và đoạn phỏng vấn thượng dẫn về "Văn học đô thị Miền Nam". 

            -Năm 2015, tôi dự định xuất bản cuốn Nhà văn Việt Nam: từ Tiền Bến Hải xuôi ḍng Văn học Miền Nam tới Hải ngoại, trong đó có ông. Sách đă soạn xong, tŕnh bầy xong, và bản thảo  sơ khởi đă phổ biến từng kỳ trên hai mạng ở Úc; nhưng tôi chưa hài ḷng v́  cần được trả lời cho chính tôi về cuốn Trăm hoa vẫn nờ trên quê hương và nhất là về  những câu phát biểu với Trần Văn Thủy liên quan tới cộng đồng và giới trẻ hải ngoại để có một cái nh́n chính xác hơn. Tôi đă hủy bỏ không xuất bản cuốn sách này nữa cho tới khi có được những giải đáp cần thiết đó.  

            -2015-2016: Nghe nói ông cần tài liệu về chính giải thưởng của ông và về Trung Tâm Văn Bút Việt Nam, tôi sẵn sàng giúp và chuyển cho ông một số tài liệu mà tôi có, kể cả tài liệu Tin Sách số 39 có bài phỏng vấn nhà văn/dịch giả Mặc Đỗ. Số tài liệu này nằm trong một hồ sơ đă được tôi thu thập từ năm 1996, là năm tôi đảm nhiệm nhiệm vụ Trưởng Ủy ban Nhà văn-Bị cầm tù thay nhà văn Trần Tam Tiệp bất ngờ lâm bệnh nặng. 

            -Sau cùng, tháng 8. 2016, ông tung một lá thư riêng của tôi lên Internet khi tôi bất đồng ư kiến với ông về cuốn sách viết về Trung Tâm VBVN mà sau đó diễn tiến ra sao, mọi người đă tỏ, từ kể lể ơn nghĩa cho tới tải bài của Kiều Phong lên chính blog của ông với nhiều lời, hoặc bào chữa hoặc đẩy sự việc rất quá xa, thậm chí kết án tôi về tài liệu Tin Sách số 39. Cho tới nay, tháng chạp 2016, ông vẫn chưa trả lời được về việc lấy tài liệu Tin Sách Số 39 của tôi hay những chứng cớ tôi đưa ra trong hai bài viết mới đây, nhất là về những đoạn trích dẫn Kiều Phong cách đây 17 năm. 

            Nh́n qua những cái mốc đó, tôi có thể kết luận rằng: Nhật Tiến là một nhà văn có nhiệt huyết nhưng rất ngây thơ về chính trị. Theo tôi, sự ngây thơ về chính trị đó đă để lại một vết thương lớn không hàn gắn được khiến ông hành động y hệt, hay hơn những kẻ mà ông đă kết án. Ông thuật lại về một số người đă:  

            ""Cũng như số phận của cuốn sách bị giàng dây kéo lê trên mặt đường Bolsa, những cây viết trong nước được nhắc đến trong cao trào phản kháng th́ lại bị đem ra nhục mạ cách này hay cách khác..." [Nhật Tiến, https://nhavannhattien.wordpress.com/tram-hoa-van-no-tren-que-huong/]

            Nhưng chính ông, sau khi nhà thơ Viên Linh, nhà văn/dịch giả quá cố Mặc Đỗ và tôi tỏ ư kiến khác hay đối lập với ông về nhân sự và cách tổ chức của Nhóm Bút Việt& Trung Tâm Văn Bút Việt Nam; theo tôi, ông đă không thành thật khi phản bác, thậm chí nhục mạ mặc dầu ông chưa chứng minh được.

            Nhưng có lẽ điều làm ngạc nhiên nhất là ông trả lời Kiều Phong Lê Tất Điều, trả lời những câu hỏi chỉ có thể trả lời một chiều hầu bất lợi cho chúng tôi. Không những thế, ông c̣n cho đăng tải lọat bài của Kiều Phong tấn công tôi và nhà thơ Viên Linh. Không khác ǵ lối viết cách đây 17 năm, hăy đọc xem Kiều Phong viết lách ra sao bây giờ, hay chỉ toàn bịa đặt và không bằng chứng nhắm "xách động quần chúng" :

-"Đi theo Viên Linh v́ thấy anh là thần tượng, qua vài thập niên, thần tượng long sơn tróc gỗ, hết thiêng liêng, đă thế càng già càng xấu tính xấu nết, rất khó chịu, hay đ́ đàn em. Có thể cô Thư kư bất măn, rắp tâm thoán ngôi Chủ Nhiệm!... Không để kế hoạch đảo chính tan vỡ, cô Tà Cúc ra tay “bu-li” cụ NT, bắt cụ phải xùy nó ra… " [Kiều Phong, https://nhavannhattien.wordpress.com/vien-linh-mot-nhan-cach-la-lung-phan-3-kieu-phong/]

-"Vậy mà vừa “Cụ bà Tà Cúc-ông Viên Linh” một cái là trời ơi! Cảm hứng tràn về như thác lũ. H́nh ảnh lăo bà Tà Cúc suốt hai thập niên hy sinh gồng ḿnh đỡ đạn, liều thân che chở cho ông Viên Linh..." [Kiều Phong, https://nhavannhattien.wordpress.com/vien-linh-mot-nhan-cach-la-lung-phan-4-kieu-phong/]

-"Thư riêng viết tay của Mặc Thu gửi Mặc Đỗ, nói chuyện riêng tư..." [Kiều Phong, https://nhavannhattien.wordpress.com/vien-linh-mot-nhan-cach-la-lung-phan-5-kieu-phong/]

-"Nếu chỉ gom góp những ấn phẩm ấy làm tài liệu để viết lịch sử Việt Nam Cộng Ḥa th́ chính là cố t́nh đổ những đống bùn, những chất phế thải, lên ngôi mộ cố hương. .."[Kiều Phong, https://nhavannhattien.wordpress.com/vien-linh-mot-nhan-cach-la-lung-phan-6-kieu-phong/]

-" Thông lệ là khi độc giả, văn hữu gửi thư cho nhà văn, nhà báo góp ư về một tác phẩm, một bài báo mới của các vị này th́ mặc nhiên chấp nhận thư ḿnh có thể bị phổ biến...." [Kiều Phong, https://nhavannhattien.wordpress.com/vien-linh-mot-nhan-cach-la-lung-phan-5-kieu-phong/]

 

            Cô Thư kư [Tà Cúc] mưu tính soán ngôi chủ nhiệm?! Mặc Thu viết thư nói chuyện "riêng tư"?! Sau nữa, Kiều Phong quên rằng  chính tác giả Nhật Tiến gửi PDF cho tôi đọc mà tôi không muốn đọc, chứ một người phê b́nh như tôi càng không có th́ giờ viết thư "góp ư" về một tác phẩm mà tôi đă coi là "vô giá trị". Nhưng Kiều Phong sẽ phải giải thích ra sao chỉ  về 1 câu tuyên bố của Linh mục Thanh Lăng về Miền Nam là một nhà tù? Hay lời phát biểu của Thư  kư Ṭa soạn Trần Phong Giao của Tạp chí Văn về sự thao túng và phá điều lệ của Tổng Thư Kư Phạm Việt Tuyền? Mà tôi đă dẫn chứng? Tại sao Trung Tâm Văn bút Việt Nam chỉ có chừng hơn 20, 30 hội viên tham dự, cũng như tôi đă dẫn chứng, chứ không phải hàng trăm như Nhật Tiến xướng lên? Con số nào là chính xác? Và c̣n bao nhiêu vấn đề khác như  vụ nhật báo Tự Do? Ấy là chưa nói tới phần phát biều của ông Trùm Mật Vụ Trần Kim Tuyến?

 

 

 

           

Tạp chí Khởi Hành phỏng vấn Linh mục Thanh Lăng, Chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Việt Nam,  trong "Nh́n lại một năm văn hóa văn nghệ", Bùi Kim Đĩnh thực hiện, trang 40-41, Tuyển tập Mùa Xuân 1971, gồm các số 86,87,88 &89,  Chủ nhiệm Anh Việt Trần Văn Trọng& Thư kư Ṭa soạn Viên Linh

 

         Vậy, ngược lại,  đăng những câu " Cứ ‘ấy’ vào mồm nó mấy cái cho nó gẫy mẹ nó hết răng " trong một mục do Kiều Phong phụ trách; hay " Hê! ông Bồ Ḥn! Đứng lại! Tôi nói ‘chơi’ cô Cúc là nói ‘chơi’ thôi, ai bắt ông ‘chơi’ thiệt mà ông đùng đùng bỏ chạy"; hoặc "Đừng đánh lộn Tà Cúc thành Tà Cứt" ; hay "Nghĩa là cô Tà Cúc quyết liệt, ‘…vục đầu liếm đệm, liếm giường, tầng trên, tầng dưới...cho sạch như chùi mọi dấu vết của đêm’"; hoặc trích vài câu về chơi...đàn bà vv và vv như Kiều Phong đă viết th́ không "cố t́nh đổ những đống bùn, những chất phế thải, lên ngôi mộ"...Trung Tâm Văn bút Việt Nam?!!! Nếu căn cứ vào cách hành xử của hai cựu hội viên này, liệu người ta có suy đoán được thêm về sinh hoạt Trung Tâm VBVN trước 1975 về cái sự vắng-như-chùa Bà Đanh và trụ sở ngay bên cạnh chợ Cầu Muối hay Cầu Ông Lănh của nó? 

             Như đă nói, tôi quen Linh mục Thanh Lăng 4 năm và tôi rất tiếc ông không c̣n sống để dậy dỗ một hội viên của ông cho ..nên người chứ đừng nói tới nên nhà văn. Nhưng mấu chốt ở đây lại không phải là Kiều Phong. Như 17 năm trước đây, mấu chốt vẫn  là nhà văn Vơ Phiến và bây giờ, vẫn là nhà văn Nhật Tiến: Tại sao Nhật Tiến lại cho đăng bài của một kẻ có thứ "văn phong " như thế? Tại sao ông rất mau mắn "trả lời" một bức thư riêng và cho phổ biến cả bức thư riêng lẫn "trả lời" ấy tới khắp đầu làng cuối xóm, kể cả cái xóm Văn Việt Việt văn, nhưng cho đến bây giờ, sau khi tôi chính thức đặt câu hỏi và chưng bày tài liệu về tờ Tin Sách số 39, ông đă không trả lời? Tôi cũng lại tiếc nữa là Linh mục Thanh Lăng không c̣n sống để tôi có dịp ...phỏng vấn về tác phong của người Phó chủ tịch Nhật Tiến và về một ...chính sách văn hóa cần lập tức soạn thảo rồi áp dụng ngay cho các cựu hội viên.

            Nhưng tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm này với Nhật Tiến và Kiều Phong để hai chàng tấn bộ hơn trong việc viết sao đặng thuyết phục người khác. Hồi đó, tôi có hỏi Thanh Lăng,  nói chung, ngoài các phương pháp lư luận mà ông đă được học, nguyên tắc nào giúp phân tích hay phê b́nh xuất sắc? Đây là câu trả lời của Thanh Lăng: "Tài liệu và quan sát".

            Thanh Lăng rất đúng. Một người phê b́nh không thể thiếu quan sát. Qua những dấu mốc thượng dẫn, tôi có thể có một nhận xét khá chính xác về nhà văn Nhật Tiến chỉ qua hai năm quan sát ông. Theo tôi, đó là một người luôn du hành trong một cơn chiêm bao nên chỉ nh́n thấy diễn tiến sự việc theo cơn chiêm bao đó. Ông không bao giờ có thể tỉnh táo để nh́n thấy mỗi sự việc đều có những bí ẩn có khi không bao giờ hé lộ lời giải đáp, không phải v́ bùa hết thiêng từ lâu, nhưng chính v́ thời tao loạn dồn mấy thế hệ vào trong hai mươi năm quá đột ngột ngắn.  Những Thanh Lăng thuộc về một cảnh giới khác, ở đó không bao giờ có Nhật Tiến.

 

            Tháng chạp, 2016 : Cũng như, không bao giờ tôi c̣n phải suy nghĩ về trường hợp Nhật Tiến. Tôi đă không c̣n ngồi lại với loại nhà văn ấy nữa. Tôi đă rất công tâm, như độc giả đă thấy qua nhiều bài viết, với nhận xét công bằng cho hoạt động văn nghệ của ông ngay khi nó xẩy ra. Tôi đă cho ông nhiều hơn một cơ hội để giải bầy. Tôi vẫn có ḷng thương xót ông. Nhưng cuộc phỏng vấn đă kết thúc.-[NTC]      

 

 

 

California, 15-6-2014

 

 


 

  http://www.chinhnghia.com/

http://chinhnghiaviet.informe.com/forum/

http://nguoidalat.informe.com/forum/

http://chinhnghiamedia.informe.com/forum/

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: