֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa

֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution

֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos 

֎ Biệt kích trong giòng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ Tìm IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lý

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học ֎ Báo Chí

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008

֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009

֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009

֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009

֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010

֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010

֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010

֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011

֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011

֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011

֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012

֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014

֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015

֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016

֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016

֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016

֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017

֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017

֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017

֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018

֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018

֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Served  In A Noble Cause

֎ Trò Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Giáo Hội La  Mã:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Trò Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đình Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD

֎ Lãnh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Trò Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Ðề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lãnh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Ký Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Bò

֎ Băng Ðảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Hòa Bình

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài Gòn Sụp Đổ

     ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

     ֎ The Fall of South Vietnam

     ֎ Giờ Thứ 25

     ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

     ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

 

Kim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTrang ChủTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

 

CÔNG GIÁO CHÍNH SỬ

 

Trần Chung Ngọc

 

           

đăng ngày 21 tháng 10, 2007

 

 

CHƯƠNG DẪN NHẬP

 

Cuốn sách này là kết quả sưu khảo về thực chất đạo Ca Tô Rô Ma, phiên âm từ Roman Catholic, mà gần đây người Việt thường biết dưới cưỡng từ Công giáo, và tác dụng của đạo này trên thế giới trong gần 2000 năm, và đặc biệt trên dân tộc Việt Nam trong mấy thế kỷ vừa qua.

Cuốn sách này thành hình sau một thời gian dài suy nghĩ, đắn đo. Đắn đo suy nghĩ vì hai lý do. Thứ nhất, viết về những sự thực của một tôn giáo đầy quyền lực thế tục và giàu có về tiền bạc, của cải vật chất, như đạo Ca Tô Rô Ma, những sự thực mà giáo hội không bao giờ muốn cho các tín đồ biết tới, quả thật không dễ. Với kinh nghiệm của gần 2000 năm, Giáo hội Ca Tô Rô Ma, qua bộ máy tuyên truyền tinh vi với đầy đủ phương tiện truyền thông và qua những cán bộ truyền giáo (linh mục, giám mục, tổng giám mục v..v..), một hình ảnh khác hẳn thực chất của đạo Ca Tô Rô Ma đã được truyền bá trên toàn thế giới, đặc biệt là trong đám tín đồ kém hiểu biết, ít học, hay vô học. Do đó, khi đưa ra một hình ảnh không hợp với những điều "Giáo hội dạy rằng", người viết khó tránh được phản ứng của những tín đồ vẫn còn đức tin của thời Trung Cổ, còn sót lại trong một số địa phương, phần lớn ở trong những quốc gia nghèo khổ nhất trên thế giới. Những lời xuyên tạc vu khống như: kẻ thù của giáo hội, chống phá tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, bôi nhọ tôn giáo v...v..., luôn luôn sẵn sàng để chụp lên đầu những ai viết ra những sự thực trái ngược với những hình ảnh mà Giáo hội đã cấy vào trong đầu óc của số tín đồ này. Thứ nhì, viết về những sự thực của Ca Tô La Mã Giáo thì có lợi ích gì? có thay đổi được gì? có tạo được sự hòa hợp tôn giáo trong đại khối dân tộc như lòng mong ước, hay lại gây thêm chia rẽ?

 

Nhưng trước những sự xuyên tạc lịch sử của một số tín đồ Ca Tô Việt Nam, nào là "công ơn" của Alexandre de Rhodes, nào là những sự đóng góp cho quốc gia của Pétrus Ký, Nguyễn Trường Tộ v...v...; trước mưu đồ gây chia rẽ trong đại khối dân tộc Việt Nam qua vụ phong 117 Thánh trong đó có một số có tội với dân tộc Việt Nam; trước những bài viết có tính cách mạ lỵ những anh hùng dân tộc như Vua Quang Trung, lãnh tụ Văn Thân Phan Đình Phùng v...v...; trước những cuốn sách phóng đại sự việc, đổ lên đầu các vua triều Nguyễn trách nhiệm cấm đạo và tàn sát giáo dân; trước những lời kinh nhật tụng có tính cách xúc phạm đến ông bà, tổ tiên và mọi tôn giáo khác ở Việt Nam v...v..., tôi nghĩ không có gì phải đắn đo suy nghĩ nữa, đã đến lúc phải đi đến quyết định đưa ra ánh sáng thực chất của Ca Tô Giáo Rô Ma: thứ nhất, để đánh đổ những mưu toan xuyên tạc lịch sử, lấy lại công bằng lịch sử, và thứ nhì, với hi vọng những sự thật này sẽ giải phóng một số người có đầu óc tiến bộ, cởi mở, và tôn trọng sự thật. Nhưng làm sao có thể nói hết được sự thật trong phạm vi một cuốn sách nhỏ? Cho nên, tôi chỉ có thể nói lên một phần nhỏ những điều tôi biết và hi vọng các bậc học giả chuyên ngành sẽ bổ túc thêm những thiếu sót không thể tránh được.

Cuốn sách này cũng còn có một mục đích rõ rệt: giúp cho những tín đồ Ca Tô Việt Nam hiểu rõ tại sao Giáo Hoàng John Paul II lại răn dạy các tín đồ Ca Tô phải ăn năn thống hối, xưng tội với lịch sử và dân tộc, trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, dù những lời dạy này thực chất chỉ là những lời nói đãi bôi, đầu môi chót lưỡi, vì trái ngược với những hành động của giáo hoàng và tòa thánh Vatican, và nhất là vì Giáo hội Ca Tô không đưa ra một sự đền bù nào cho những tác hại mà Giáo hội đã gây ra cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hi vọng những tài liệu lịch sử trong cuốn sách này sẽ giúp họ nhận rõ thực chất của Ca Tô Giáo Rô Ma.

Có một số người cho rằng: "Chúng ta không bao giờ nên phê phán, chỉ trích tôn giáo của người khác," dù nhiều khi những cái gọi là "phê phán" hay "chỉ trích" chỉ là những sự kiện lịch sử không ai có thể phủ nhận. Tôi tôn trọng quan niệm "không nên dính vào chuyện của người ta" của họ. Nhưng sống trong một xã hội mà mọi sự đều liên hệ tới nhau, và tôn giáo thường có ảnh hưởng tới mọi vấn đề xã hội, thái độ này có hại nhiều hơn là có lợi. Thật vậy, trong cuốn Nền Tự Do của Mỹ và Quyền Lực Ca Tô, trg. 4 (American Freedom and Catholic Power), Paul Blanshard viết như sau:

"Anh không bao giờ nên chỉ trích tôn giáo của người khác," cái giáo lý nghe có vẻ vô hại đó, phát xuất từ những tình cảm cao quý, nhưng thật là nguy hại cho lối sống dân chủ. Nó không biết đến bổn phận phải bênh vực sự thực trong mọi ngành tư duy của mọi công dân tốt. Nó không xét đến sự kiện là phần lớn cái mà con người gọi là tôn giáo cũng là chính trị, lành mạnh xã hội và kinh tế. Giữ yên lặng về "tôn giáo của người khác" có thể đưa đến nền y tế hạng hai, nền giáo dục thấp kém, và chính quyền phản dân chủ.

Tôi tin rằng mọi công dân Mỹ - CaTô và phi-CaTô - đều có bổn phận phải nói lên vấn nạn Ca Tô, vì những vấn đề liên hệ tới CaTô đi vào trọng tâm của nền văn hóa và quốc tịch của chúng ta. Nói thẳng về vấn nạn này có thể bị nhiều nguy hiểm cay đắng, hiểu lầm và ngay cả sự cuồng tín, nhưng những nguy hiểm của sự yên lặng lại còn lớn hơn. Bất cứ người nào phê phán về những chính sách của hệ thống quyền lực CaTô đều phải gồng mình lên đội cái mũ "chống CaTô", vì đó là một phần trong sách lược chống đỡ của hệ thống CaTô: chụp cái nhãn hiệu này lên những người đối lập; và họ cũng phải cam chịu mang danh hiệu là kẻ thù của dân CaTô, vì hệ thống CaTô luôn luôn đồng hóa những tham vọng của giới giáo sĩ với những cái mà họ cho là ước muốn của tín đồ."

(You should never criticize another man's religion", that innocent-sounding doctrine, born of the noblest sentiments, is full of danger t o the democratic way of life. It ignores the duty of every good citizen to stand for the truth in every field of thought. It fails to take account of the fact that a large part of what men call religion is also politics, social hygiene and economics. Silence about "another man's religion" may mean acquiescence in second-rate medicine, inferior education and anti democratic government.

 

I believe that every American - Catholic and non-Catholic - has a duty to speak on the Catholic question, because the issues involved go to the heart of our culture and our citizenship. Plain speaking on this question involves many risks of bitterness, misunderstanding and even fanaticism, but the risks of silence are even greater. Any critic of the policies of the Catholic hierarchy must steel himself to be called "anti-Catholic," because it is part of the hierarchy's strategy of defense to place that brand upon all its opponents; and any critic must also reconcile himself to being called an enemy of the Catholic people, because the hierarchy constantly identifies its clerical ambitions with the supposed wishes of its people.)

 

Ý thức được những điều trên và chấp nhận những nhãn hiệu có thể chụp lên đầu và cả những lời trách cứ của những người không muốn dính vào "tôn giáo của người khác", sau đây tôi sẽ cố gắng đưa ra một số sự thực về đạo Ca Tô Rô Ma, dựa theo những tài liệu khả tín hiện hữu. Làm công việc bạc bẽo này với mục đích gì? Chẳng qua chỉ theo lời dạy của Đức Khổng Tử: "Thay vì ngồi nguyền rủa bóng tối, tốt hơn là thắp lên một ngọn đèn nhỏ". Sự thắp lên một ngọn đèn nhỏ này tuyệt đối không có mục đích truy cầu bất cứ cái gì cho bản thân, cũng như tuyệt đối không bắt nguồn từ quan niệm cách biệt tôn giáo, mà phát xuất từ lòng mong muốn khai sáng một vấn đề quan trọng của lịch sử, ngõ hầu đưa tới một sự hiểu biết đúng đắn về vấn đề tôn giáo và do đó hi vọng có thể tránh được sự vấp lại những sai lầm lịch sử mà hậu quả là sự chia rẽ trong đại khối dân tộc.

Tôi quan niệm rằng, nếu những tài liệu mà tôi dẫn chứng trong cuốn sách này hiện có đầy trong các thư viện của các trường đại học, trong các thư viện công cộng, trong các tiệm sách, trong Internet v...v.. mà không tạo thành "vấn đề" ở Âu Mỹ, ở trong những quốc gia mà đa số theo KiTô Giáo, thì không có lý do gì chúng lại trở thành "vấn đề" đối với người dân Việt Nam trong đó chỉ có khoảng 6-7 % theo CaTô Giáo RôMa. Do đó, mọi mưu toan chối bỏ hoặc xuyên tạc các tài liệu trên là chống Ca Tô, gây bất hòa giữa các tôn giáo, chia rẽ tôn giáo v..v.., hay những mưu toan ngăn chặn phổ biến các tài liệu này là những hành động lạc hậu, phản trí thức của thời Trung Cổ ở Âu Châu, đi ngược lại trào lưu mở mang dân trí của người dân, giữ dân tộc Việt Nam trong vòng ngu muội, đặt quyền lợi tôn giáo, phe phái lên trên quyền lợi của dân tộc. Người Việt Nam, cũng như người dân trong mọi quốc gia tân tiến khác, có quyền biết về những sự thực lịch sử, dù những sự thực lịch sử này liên hệ đến vấn đề tế nhị tôn giáo và tín ngưỡng, vì tôn giáo không thể đứng ngoài dân tộc. Chỉ có như vậy, dân trí mới mở mang, không vấp lại những sai lầm hại dân hại nước, và sự hòa đồng dân tộc mới có hi vọng thực hiện, sự hòa đồng mà chúng ta đã thấy trong các nước văn minh tiến bộ nhất.

Lẽ dĩ nhiên, trong cái việc làm tế nhị, dễ bị đụng chạm và dễ bị xuyên tạc này, những trở ngại như đã nêu ở trên là điều không thể tránh. Nhưng nếu chỉ vì những trở ngại ngoài mặt này mà chúng ta, những con người trí thức, cứ tiếp tục bịt mắt bịt tai người dân, thì chúng ta quả là mang tội với dân tộc vì như vậy là chúng ta đã chặn bước tiến của dân tộc. Các nước tân tiến trên thế giới sở dĩ văn minh tiến bộ là vì nơi đây các chính phủ đều tôn trọng quyền tự do trình bày tư tưởng và phát biểu ý kiến, đặc biệt là những tác phẩm có tính cách nghiên cứu. Lịch sử tôn giáo cho thấy giáo hội CaTô RôMa đã tìm mọi cách để ngăn chặn quyền tự do này nhưng đã thất bại và ngày nay giáo hội chỉ có thể thực thi sự ngăn chặn này, được chừng nào hay chừng ấy, trong nội bộ mà thôi. Cho nên, đã đến lúc không nên để cho người dân tiếp tục bị lừa dối bởi những mưu toan xuyên tạc lịch sử, người dân phải biết những sự thực lịch sử để có thể nhận rõ đâu là con đường dân tộc, và đâu là con đường phi dân tộc, phản dân tộc, và do đó, định cho mình một thái độ.

Thật ra, ý định thực hiện cuốn sách này là một ý định đã có từ hơn mười năm về trước, khi tôi đọc câu dưới đây của Linh mục Lương Kim Định, nguyên giáo sư đại học Văn Khoa Saigon, trong cuốn Cẩm Nang Triết Việt, trg. 57:

"..sự truyền đạo Thiên Chúa vào Việt Nam gặp quá nhiều xui xẻo bất hạnh gây nên những vụ bắt bớ đổ máu rất đau thương, và đưa đến sự chia khối dân tộc đang thống nhất thành hai phe lương giáo làm cho sự liên lạc giữa đôi bên trở nên nhức nhối đầy e dè nghi kỵ. Đấy là một tai nạn lịch sử mà thời gian tuy có làm giảm đi nhưng xem ra không sao xóa sạch được."

Câu viết trên của một người thuộc thành phần trí thức lãnh đạo Thiên Chúa Giáo Việt Nam đã cho chúng ta biết một sự thật: đó là, đại khối dân tộc Việt Nam đang thống nhất trong tinh thần "Tam Giáo đồng nguyên" từ cả hơn ngàn năm nay, đã trở thành chia rẽ vì sự du nhập của Thiên Chúa Giáo vào Việt Nam. Vậy, làm sao xóa bỏ được sự chia rẽ trên, lấy lại được tinh thần hòa hợp cố hữu của dân tộc, nếu chúng ta không đủ can đảm đối diện với sự thực? Ngoài ra, có một vấn đề cần được sáng tỏ: có thật Thiên Chúa Giáo đã gặp quá nhiều xui xẻo bất hạnh khi truyền vào Việt Nam, hay là Thiên Chúa Giáo đã mang đến cho Việt Nam bao sự xui xẻo bất hạnh?

Muốn trả lời những câu hỏi này, thiết tưởng không có cách nào khác là tìm hiểu lịch sử một cách cặn kẽ để tìm ra sự thực... Bưng bít, che dấu sự thực thì vấn đề vẫn còn nguyên, vậy chúng ta phải trực diện đối đầu với vấn đề để tìm cách giải quyết. Cuốn sách này hi vọng có thể đưa ra phần nào những sự thực lịch sử tôn giáo trong thời cận đại ở Việt Nam, hay nói cho đúng hơn, trả lại công bằng cho lịch sử, một lịch sử đã bị xuyên tạc, diễn giải theo chiều hướng của chế độ thực dân cùng tay sai bản địa, hoặc của một lực lượng tôn giáo đã nổi tiếng trong dân gian là phi dân tộc, trong những giai đoạn đen tối của dân tộc.

Hơn 100 năm qua, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua một giai đoạn lịch sử rất đau thương. Trước hết là gần 100 năm bị Pháp đô hộ. Tiếp theo là 8 năm kháng chiến chống Pháp khi Pháp muốn lập lại nền đô hộ ở Việt Nam. Rồi tới 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do ngoại bang chỉ đạo và nắm quyền thao túng. Trong cuộc chiến gọi là quốc cộng này thì hai bên còn dồn hết nỗ lực vào một cuộc chiến thắng quân sự. Ngoài Bắc thì chính quyền tập trung mọi nỗ lực vào mục đích thống nhất quốc gia, cần sự đoàn kết của mọi thành phần dân tộc. Trong Nam thì Mỹ đã tạo dựng một chính quyền Ngô Đình Diệm mà sử sách đã gọi là một chính quyền Ca-Tô-Giáo độc tôn, độc đảng, gia đình trị, với mưu đồ Ca Tô hóa miền Nam bằng cường quyền và bạo lực; và tiếp theo là một chế độ Diệm không Diệm, kéo dài cho tới ngày 30 tháng 4 năm 1975. Hiển nhiên trong khoảng thời gian đầy đau thương này, không mấy ai nghĩ đến chuyện tìm hiểu vấn đề Ca-Tô-Giáo ở Việt Nam vì đây là một đề tài rất tế nhị, có thể đưa tới những phản ứng xáo trộn trong xã hội vì đụng chạm đến tín ngưỡng của những người cuồng tín, thiếu hiểu biết về ngay chính tôn giáo của mình, khoan kể đến chính sách đàn áp những người ngoại đạo của những chính quyền Ca Tô ở miền Nam. Hơn nữa, trong một bối cảnh lịch sử như trên, một cuộc nghiên cứu nghiêm túc về toàn bộ vấn đề Ca Tô Giáo ở Việt nam quả là khó thực hiện.

Trong thời Pháp thuộc, ngoài những sách viết bởi người Pháp, chúng ta có hai cuốn sử được coi là có giá trị: cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim và cuốn Việt Nam Văn Hóa Sử Cương của Đào Duy Anh. Vì viết trong thời kỳ Pháp đô hộ nên những sự việc liên quan đến vai trò của các giáo sĩ thừa sai và người Việt Nam theo Ca Tô Giáo trong cuộc xâm lăng của Pháp không có nhiều. Đặc biệt, các sự kiện về đàn áp đạo Ca Tô đều dựa vào sách của Pháp và theo luận điệu của các giáo sĩ thừa sai đương thời, cho nên không phản ánh trung thực vấn đề. Thường thì người Pháp và các giáo sĩ thừa sai chỉ đưa ra một mặt của vấn đề, nghĩa là có sự đàn áp Ca Tô Giáo nhưng không đưa ra nguyên nhân, hoặc đưa ra những nguyên nhân sai lạc với những mưu đồ đen tối. Với những tài liệu mới được phanh phui ra sau khi chế độ thực dân ở Đông Dương cáo chung, càng ngày người ta càng tìm ra những luận cứ trái ngược với những nhà viết sử thực dân hay những nhà viết sử dựa hoàn toàn vào tài liệu của họ.

Thí dụ, thư loại tham khảo kê trong cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim gồm cuốn Cours d'Histoire Annamite của Pétrus Trương Vĩnh Ký, một đại Việt gian theo Ca Tô Giáo Rô Ma đặc biệt trung thành với Pháp, đã viết thư yêu cầu Pháp đánh chiếm Việt Nam (xin đọc cuốn Pétrus Trương Vĩnh Ký Tuyển Tập của Lê Trọng Văn và cuốn Pétrus Trương Vĩnh Ký Nhìn Từ Những Khía Cạnh Và Nhận Thức Khác Nhau của 8 tác giả), và 9 cuốn khác của các tác giả Pháp, và tất cả chỉ có vậy. Một thí dụ khác là, theo sự phê bình của Giáo sư sử học Mark W. McLeod trong cuốn The Vietnam Response to French Intervention, 1862-1874 thì cuốn Việt Nam Giáo Sử của Linh Mục Phan Phát Huồn hoàn toàn dựa theo những nhà viết sử thực dân và những giáo sĩ thừa sai chuyên xuyên tạc, phóng đại và bi thảm hóa vấn đề cấm đạo dưới Triều Nguyễn cho nên chứa nhiều chi tiết sai hẳn sự thực. Lẽ dĩ nhiên, cuốn sử của Trần Trọng Kim chỉ có một giá trị tương đối thời đại, và cuốn sử của Phan Phát Huồn thì không thể kể là có giá trị nào đáng kể, vì những sự kiện và quan niệm cá nhân viết trong đó chỉ có giá trị khi chúng không thể bị phản bác bởi những công cuộc khảo cứu hiện đại của nhiều người khác về cùng những vấn đề.

Rất may là sau khi thực dân Pháp mất quyền đô hộ ở Việt Nam, và trong thời gian Mỹ tham chiến ở Việt Nam mà khía cạnh tôn giáo không thể phủ nhận, điển hình là Hồng Y Spellman đã giữ một vai trò quan trọng trong việc đưa Ngô Đình Diệm về nắm chính quyền miền Nam cũng như đã nhiều lần tới Việt Nam để ủy lạo binh sĩ Mỹ và khẳng định với binh sĩ Mỹ là họ đang chiến đấu để bảo vệ nền văn minh Ki Tô Giáo trong một nước mà hơn 90 phần trăm dân chúng đã từ chối nền "văn minh" này, và nhất là 9 năm cầm quyền của Ngô Đình Diệm với chính sách độc tôn thiên vị Ca Tô Giáo, chủ trương tiêu diệt các tôn giáo khác (sau khi Diệm tiêu diệt các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, những người gia nhập đảng Cần Lao Công Giáo, đảng phái duy nhất được phép thành lập dưới sự bảo trợ của chính quyền miền Nam, phải tuyên thệ là phải diệt trừ "Phật Giáo ma quỷ") thì có nhiều học giả quan tâm đến Việt Nam và muốn tìm hiểu nguyên nhân xa của các cuộc chiến này, cho nên đã khởi công nghiên cứu lịch sử Việt Nam một cách khá tường tận, nhất là về vai trò của các giáo sĩ thừa sai Ca Tô ở Việt Nam, dựa trên những văn kiện lưu trữ trong các văn khố ngoại quốc, kể cả bộ thuộc địa Pháp và thư viện của hội truyền giáo Pháp, mà tính cách xác thực của những tài liệu này không ai có thể nghi ngờ hay phủ nhận. Trong những thiên khảo cứu này, tài liệu tham khảo vô cùng phong phú và minh bạch, vì với phương pháp khảo cứu và kiểm chứng ngày nay, tác giả khó có thể ngụy tạo văn kiện hoặc viết vu vơ, vì nó có thể phạm tới uy tín của người viết, phần lớn là học giả, giáo sư đại học, hoặc những người viết luận án Tiến Sĩ Quốc Gia.

 

Luận án Tiến Sĩ Les Missionnaires et la Politique Coloniale Francaise au Việt Nam của Cao Huy Thuần (bản tiếng Việt: Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam); luận án Tiến Sĩ L'Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine (Nước Đại Nam Đối Diện Với Pháp và Trung Hoa) của Yoshiharu Tsuboi; cuốn The Vietnamese Response to French Intervention: 1862-1874 (Phản Ứng của Việt Nam Trước Sự Can Thiệp của Pháp: 1862-1874) của Mark W. McLeod, giáo sư đại học Gonzaga, tiểu bang Washington; cuốn French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914: A Documentary Survey (Những Thừa Sai Ca Tô Pháp và Chính Trị Chủ Thuyết Đế Quốc ở Việt Nam, 1857-1914: Một Cuộc Nghiên Cứu Qua các Tài Liệu) của Patrick J. N. Tuck, giáo sư đại học Liverpool, Anh Quốc; cuốn Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Vietnam (Những Hội Truyền Giáo Hải Ngoại và Sự Thâm Nhập của Pháp vào Việt Nam) của Nicole Dominique Le, thuộc Viện Nghiên Cứu và Khảo Cứu các Nhân Chủng và Văn Hóa khác nhau tại Paris, Pháp; bộ La Geste Francaise en Indochine (Thái Độ của Pháp ở Đông Dương) của Georges Taboulet, Paris; cuốn Histoire de la Pénétration Francaise au Viet Nam: 1858 - 1897 (bản tiếng Việt: Bước Mở Đầu của sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897)) của Nguyễn Xuân Thọ; cuốn Catholicisme et Sociétés Asiatiques (Chủ Thuyết Ca Tô và Những Xã Hội Á Đông) của Alain Forest và Yoshiharu Tsuboi; những cuốn Catholic Imperialism and World Freedom (Chủ Thuyết Đế Quốc Ca Tô và Nền Tự Do của Thế Giới) và cuốn Vietnam: Why Did We Go (Việt Nam: Tại Sao Chúng Ta Phải Tới Đó) của Avro Manhattan v..v.. là những công trình khảo cứu rất có giá trị với rất nhiều tài liệu dẫn chứng, trong đó có những tài liệu mới được mở ra cho công chúng tham khảo, những tài liệu mà tính chất chính xác của chúng không ai còn có thể nghi ngờ, bàn cãi. Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến hàng trăm cuốn sách viết về cuộc chiến tại Việt Nam, trong đó có những phần viết về vai trò của đạo Ca Tô RôMa tại Việt Nam. Tuy cơ quan truyền giáo của Pháp còn giữ kín nhiều tài liệu mật, không cho phép các chuyên gia khảo cứu tham khảo (theo Nicole Dominique Le), nhưng xuyên qua những tài liệu đã được phanh phui, chúng ta cũng có thể nhìn ra những sự kiện lịch sử liên hệ tới toàn bộ vấn đề CaTô Giáo RôMa (Công giáo) ở Việt nam.

Tuy nhiên, chúng ta không thể nào viết về Giáo hội CaTô RôMa ở Việt Nam một cách chính xác nếu chúng ta không hiểu gì về bản chất của CaTô Giáo RôMa toàn cầu mà cơ quan đầu não là Tòa Thánh Vatican, về Thánh Kinh của Ki Tô Giáo, nền tảng của giáo lý CaTô, về sách lược truyền đạo của CaTô Giáo trên thế giới, nhất là ở Á Châu, và về những gì mà Ca Tô Giáo RôMa đã mang tới cho nhân loại trong gần 2000 năm qua. Cho nên, để trình bày vấn đề cho đầy đủ, cuốn sách này sẽ gồm có những chương sau đây:

- Nhận Định Tổng Quát về Ca Tô Giáo RôMa

- Lịch Sử Thành Lập Ca Tô Giáo RôMa: Từ Huyền Thoại đến Thực Chất.

- Lịch Sử Phát Triển của Ca Tô Giáo RôMa ở Âu Châu

- Sách Lược Bành Trướng Của Ca Tô Giáo RôMa Trên Thế Giới

- Thánh Kinh Ki Tô Giáo.

- Học Thuật Ca Tô (Catholic Scholarship)

- Những Phép Lạ Trong Ca Tô Giáo RôMa

- Sự Du Nhập Của Ca Tô Giáo RôMa vào Việt Nam

Cuốn sách này thực ra chỉ là một tập hợp những tài liệu khả tín hiện hữu, phần lớn do các giới chức trong Ca Tô Giáo RôMa như linh mục, giám mục v..v.. và các học giả Ca Tô, giáo sư đại học chuyên về tôn giáo viết. Những tác phẩm nghiên cứu của những vị trên được viết ra để cho những tín đồ có đầu óc khai phóng, nhận rõ thực chất của tôn giáo mình để đi đến những cải cách tốt đẹp hơn. Trong cuốn sách này, tôi không làm gì khác hơn là xếp đặt những tài liệu thành hệ thống theo các chủ đề, với mục đích trình bày cùng quý độc giả nào quan tâm đến vấn đề mở mang dân trí với lòng mong muốn đưa nước nhà lên mức văn minh tiến bộ của thế giới, và nhất là quan tâm đến vấn đề hòa hợp trong đại khối dân tộc trong đó sự hòa hợp tôn giáo là một yếu tố vô cùng quan trọng để cho mọi người dân ý thức được nhiệm vụ của mình, đặt lòng yêu nước, yêu dân tộc lên trên hết, theo truyền thống độc lập, không lệ thuộc ngoại bang, về tư tưởng cũng như về vật chất, của người Việt Nam trong bao thế kỷ qua. Do đó, cuốn sách này có mục đích trình bày một số sự thực về Ca Tô Giáo RôMa để cho mọi người chúng ta cùng rút kinh nghiệm, tránh tái vấp phải những sai lầm lịch sử, và từ đó hi vọng sẽ tạo thêm được hòa khí giữa những người khác tín ngưỡng trong đại khối dân tộc Việt Nam. George Santayana đã chẳng nói: "Những kẻ nào không biết đến lịch sử thì thường hay vấp lại những sai lầm của lịch sử" hay sao? Tôi tuyệt đối tôn trọng tín ngưỡng của bất cứ ai nếu tín ngưỡng này chỉ là thuần túy tín ngưỡng. Tuy nhiên, tôi không thể không chống những hành động gây tác hại cho nhân loại nói chung, cho dân tộc Việt Nam nói riêng, dù những hành động tác hại này bắt nguồn từ một tín ngưỡng, bất kể đó là tín ngưỡng nào. Những hành động tác hại này thực sự đã đi ra ngoài phạm vi tín ngưỡng, ảnh hưởng đến trật tự và sự an sinh của các xã hội. Trong thế giới văn minh tiến bộ đa tôn giáo này, không một tôn giáo nào có quyền cho rằng tôn giáo của mình là chân thật duy nhất, nắm trong tay chân lý duy nhất, và do đó có những mưu toan bành trướng bằng những sách lược tàn bạo, vô đạo đức, để thu nhặt tín đồ cũng như để tiêu diệt các tôn giáo khác.

Vì xử dụng khá nhiều tài liệu trong cuốn sách này cho nên khi trích dẫn, để tôn trọng quyền tác giả, tôi bắt buộc phải dịch nguyên văn những đoạn trích dẫn. Do đó, nếu trong những đoạn dịch quý độc giả có thấy những danh từ nghe có vẻ khó nghe, không được nhẹ nhàng và có tính cách xúc phạm thì xin quý độc giả thông cảm, và nếu có trách thì xin quy trách cho những tác giả của những sử liệu đã được dẫn chứng. Tôi cố gắng dịch cho sát nghĩa nhưng vì không phải là một chuyên gia về ngoại ngữ nên rất có thể có những danh từ tôi dịch không được chỉnh hoặc không được rõ ràng. Vì vậy, tôi luôn luôn kèm theo văn bản gốc để quý độc giả so sánh và nắm được ý của tác giả.

Hi vọng cuốn sách này đóng góp được một phần nhỏ trong những công trình nghiên cứu về Ca-tô Giáo Rô-ma ở Việt nam, sâu sắc hơn và đầy đủ hơn. Tôi xin hoan hỉ đón nhận mọi phê bình đứng đắn và trí thức, nếu có.

CHƯƠNG I.

 

NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT VỀ

CA-TÔ GIÁO RÔ-MA (CÔNG GIÁO)

 

Trước hết, khi nghiên cứu về lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-Ma (Công giáo) chúng ta cần biết rõ một sự kiện: lịch sử Ki-tô Giáo (gồm có Do Thái, Chính Thống, Tin Lành, và Ca-tô Giáo Rô-ma), cho tới Thế Kỷ 16, cũng là lịch sử Ca-tô Giáo Rô-ma (Roman Catholicism), như Joseph L. Daleiden đã viết trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng (The Final Superstition, trg. 52):

"Khi ôn lại lịch sử của KiTô Giáo chúng ta cần phải nhớ rằng, trước công cuộc cải cách (Thế Kỷ 16; TCN), KiTô Giáo như là một tổ chức đồng nghĩa với Giáo hội Ca-tô và Giáo Hoàng là người cai quản giáo hội đó, cho nên mọi việc xấu ác của KiTô giáo từ lúc đầu cho tới công cuộc cải cách là trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, của chế độ Giáo Hoàng."

(As we review the history of Christianity, bear in mind that prior to the Reformation, Christianity as an institution was synonymous with the Catholic Church, and the pope was in charge of that church. Therefore, all the evils of Christianity from its inception to the Reformation were directly or indirectly the responsibility of the Papacy.)

Thứ đến, chúng ta cũng cần biêt rõ một sự kiện lịch sử khác: từ thế kỷ 16, Giáo hội Ca-tô Rô-ma đã liên kết với các đế quốc thực dân Âu châu như Pháp, Anh, Hòa Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha: hoặc làm đoàn quân tiền phong, hoặc đồng hành, hoặc theo gót những đoàn quân thực dân đi xâm lăng các nước kém mở mang ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Tân Thế Giới, và Á Châu, để truyền bá đạo Dê-su bằng "thập giá và lưỡi gươm", với chính sách cường quyền và bạo lực thắng công lý, tạo dựng nên một đạo quân thứ 5 bản địa, gây xáo trộn trong các quốc gia kém mở mang, và phá hủy các nền văn hóa địa phương, đền đài, chùa, miếu của các tôn giáo khác v..v..

Chính sách truyền bá đạo bằng bạo lực, dối trá, và sách lược tiêu diệt các nền văn hóa khác là những sự kiện lịch sử mà chính giáo hội Ca-tô cũng không thể phủ nhận. Và để xoa dịu dư luận thế giới, Giáo Hoàng đương nhiệm John Paul II đã thực hiện nhiều chuyến công du tới các nước trong Thế Giới Thứ Ba để xin lỗi những nước này về những chính sách truyền đạo của giáo hội Ca-tô bằng bạo lực và cưỡng ép dân bản xứ theo đạo, bằng sự phá hủy các nền văn hóa địa phương, phá hủy đền đài, chùa miếu, tượng thờ của các tôn giáo khác v...v... đồng thời kêu gọi giáo dân phải sám hối về những tội ác và bất hạnh mà giáo hội Ca-tô đã gây ra cho nhân loại.

Giáo Hoàng phải làm như vậy để vớt vát phần nào uy tín ngày càng suy sụp của giáo hội trước sự nghiên cứu về những sự kiện lịch sử của giáo hội được trình bày rõ trong những tác phẩm nghiên cứu của ngay chính một số chức sắc trong Ca-tô giáo cùng của nhiều học giả và giáo sư đại học chuyên về tôn giáo. Tòa Thánh Vatican đã hoàn toàn yên lặng trước những phanh phui lịch sử này, dù thế lực về chính trị cũng như về tiền bạc của Tòa Thánh trên hoàn cầu rất lớn. Điều này chứng tỏ ngày nay Giáo hội Ca-tô đã không còn quyền lực để bóp nghẹt sự thật như Giáo hội đã làm trong quá khứ. Những tác phẩm nghiên cứu về lịch sử Gia Tô La Mã Giáo kể trên nay được phổ biến rộng rãi trong các thư viện đại học và thư viện công cộng, trong các tiệm sách, và trên cả diễn đàn điện tử Internet. Lẽ dĩ nhiên đa số giáo dân không hề biết đến những công cuộc nghiên cứu này, và giáo hội đã dùng đủ mọi cách để ngăn chặn sự phổ biến những tài liệu khảo cứu này đến quần chúng tín đồ. Đây là sách lược cố hữu của giáo hội: sợ tín đồ mất đi đức tin nên cố giữ họ trong vòng u mê, không biết đến gì khác ngoài những lời rao giảng sai sự thật và có tính cách vừa đe dọa vừa nhồi sọ của giáo hội.

Với những hành động nhận tội với nhân loại như trên, Giáo Hoàng hi vọng thế giới sẽ quên đi những trang sử đen tối của GiaTô La Mã Giáo với cái chiêu bài (motto) như sau:

"Xin lỗi nhé! Nhân danh Chúa của chúng tôi, chúng tôi đã nô lệ hóa các người. Xin lỗi nhé! Chúng tôi đã giết các người. Xin lỗi nhé! Chúng tôi đã chia rẽ, xâu xé, tàn phá quốc gia của các người. Bây giờ các người có thể tin tưởng ở chúng tôi được rồi."

(Sorry! In the name of our God, we enslaved you. Sorry! We killed you. Sorry! We screwed up your country. You can trust us now. (A freethinker on Vietnet)).

Nhưng thế giới nói chung có lẽ không bao giờ có thể quên được những bất hạnh mà GiaTô La-Mã Giáo đã mang tới cho nhân loại, vì càng ngày ta càng thấy nhiều sách báo viết về cái lịch sử tàn bạo này, và Việt Nam nói riêng, có lẽ không bao giờ có thể quên được cái giai đoạn lịch sử cay đắng gần 100 năm nô lệ và 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn của dân tộc mà GiaTô La-Mã Giáo đã dự phần không nhỏ gây nên với sự phụ giúp của một số lớn tín đồ bản xứ. Niềm tin vào Gia Tô La Mã Giáo càng ngày càng suy giảm trong các nước văn minh tiến bộ, linh mục và giáo dân bỏ đạo hàng loạt, các bí tích trở thành mất ý nghĩa, do đó giáo dân không chịu đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật. Báo Chicaogo Tribune ngày thứ Tư, 8 tháng 7, 1998 loan tin từ Vatican City: "tình trạng suy thoái về niềm tin trầm trọng đến nỗi Giáo hoàng John Paul II phải ra một thông tri dài 100 trang kêu gọi tín đồ phải giữ vững niềm tin, đi lễ nhà thờ ngày chủ nhật, nếu không thì tầm nhìn bị giới hạn, không thể thấy được "Thiên đường." Ở Mỹ, những cuộc thăm dò cho thấy, chưa đến một phần ba tín đồ Gia Tô đi lễ ngày chủ nhật" (Pope John Paul II issued a 100-page apostolic letter Tuesday to boost the dwindling number of Sunday mass-goers...He said "when Sunday loses its fundamental meaning and becomes merely part of a week-end, it can happen that people stay locked within a horizon so limited that they can no longer see "the heavens". His plea was a response to "strikingly low" church attendance...In the US, surveys estimate that less than a third of Catholics attend mass on Sunday.)

 

Điều đáng buồn là, trước những sự kiện lịch sử hiển nhiên về thực chất của Gia Tô La-Mã Giáo như trên mà đa số tín đồ kém hiểu biết hoặc thất học như ở Phi Châu, Châu Mỹ La Tinh, Phi Luật Tân, và một vài vùng ở Việt Nam (số con chiên kém hiểu biết này chiếm hơn 70% tổng số tín đồ Gia Tô trên thế giới) vẫn còn tin vào những lời tuyên truyền nhồi sọ xuyên tạc sự thật của giáo hội như: Giáo hội Gia Tô toàn cầu là một giáo hội thánh thiện, đạo đức, truyền bá "Tin Mừng" của Phúc Âm, tranh đấu cho hòa bình, hoặc "ý niệm về công bằng, bác ái, nhân quyền đều phát xuất từ Ki Tô giáo " (Đỗ Mạnh Tri trong Ngón Tay và Mặt Trăng), "ý niệm tiến bộ của văn minh toàn thế giới đã thoát thai từ Thiên Chúa Giáo" (Lý Chánh Trung trong Tôn Giáo và Dân Tộc) v...v... trong khi những sự kiện lịch sử trên thế giới về sự phát triển của Ki Tô Giáo và những công cuộc khảo cứu của một số giới chức ngay trong "hội Thánh", của một số chuyên gia , nhà thần học, giáo sư đại học chuyên về tôn giáo đã chứng minh ngược lại, nghĩa là, Ki Tô Giáo là tổ chức vi phạm công bằng, bác ái và nhân quyền vào bậc nhất, và nền văn minh hiện đại không thoát thai từ Thiên Chúa Giáo mà từ sự dũng cảm của những người có đầu óc khai phóng, bất chấp quyền lực của Giáo hội Gia Tô, và từ những phát minh khoa học bất chấp sự ngăn chặn của Giáo hội, như sẽ được trình bày trong những chương sau.

Thật ra, đám người này không đáng trách, vì họ đã bị tẩy não, nhồi sọ như trên từ khi họ còn nhỏ bởi các cán bộ truyền đạo Gia Tô (linh mục), theo sách lược bưng bít và tuyên truyền lừa dối của giáo hội trên khắp hoàn cầu với những phương tiện đầy đủ nhất, những thủ đoạn xuyên tạc sự thật tinh vi nhất, và nhất là họ không đủ kiến thức và sách vở để kiểm chứng những lời rao giảng của giới linh mục mà họ được nhồi vào óc từ khi còn thơ ấu là: "Cha cũng như Chúa", và nhất cử nhất động đều phải tuân theo lời Cha, nếu không là phản Chúa và sẽ bị đày địa ngục. Một số lớn những cán bộ truyền giáo này cũng không còn tin ở những giáo lý hay tín lý huyền hoặc nữa, nhưng vì quyền lợi cá nhân, vì địa vị ăn trên ngồi chốc, vì sự trọng vọng của đám tín đồ thấp kém, nên vẫn tự dối lòng rao giảng những điều mà chính mình không còn tin.

Nhưng trong thế giới văn minh Âu, Mỹ thì tình hình lại khác hẳn. Đa số tín đồ Gia Tô không còn mù quáng tuân phục mọi luật lệ của tòa Thánh Vatican, công khai căng biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống giáo hoàng, coi thường và trực diện chống đối những tín điều phi lý không hợp thời của giáo hoàng, làm kiến nghị phản đối những quyết định độc tài của tòa Thánh, đưa các linh mục làm bậy ra tòa, công khai chống lại những quyết định phi lý, phi dân chủ, phi tự do của các giám mục, tổng giám mục trong các giáo xứ v...v... Ngoài ra, hàng trăm ngàn linh mục, hàng triệu tín đồ, đã bỏ đạo vì đã tỉnh ngộ, không thể nép mình tiếp tục sống trong những sự huyền hoặc phi lý, không hợp với đầu óc tiến bộ của con người hiện đại. Cũng vì vậy mà John E. Remsburg đã viết trong cuốn False Claims, trg. 3:

"Trong những giới thông minh ở Âu châu và Mỹ châu, nền Thần học Ki Tô trên thực tế đã chết."

(Among the intelligent classes of Europe and America, Christian theology is practically dead)

Trải qua bao thế kỷ, nhiều sự thực về Gia Tô La Mã Giáo (công giáo) đã được phơi bày trên thế giới, nhưng với chính sách "bịt mắt, bịt tai giáo dân" của tòa Thánh như cấm tín đồ đọc sách báo viết về thực chất của Gia Tô giáo hay bất cứ tài liệu nào không hợp với những lời tuyên truyền của giáo hội, đe dọa đày địa ngục hay dứt phép thông công, không cho hưởng các "bí tích" v...v..., đa số giáo dân, kể cả một số được gọi là trí thức, vẫn mơ mơ màng màng về một cái "bánh vẽ trên một thiên đường giả tưởng", (từ của Linh mục Ernie Bringas: A Pie-in-the-Sky) không cần biết, không cần hiểu về bản chất thực sự của tôn giáo mình. Đó là lý do Gia Tô La Mã Giáo vẫn còn một số tín đồ đông đảo ở trong những quốc gia chậm tiến, kém mở mang. Cũng như bao sự xấu ác vẫn tiếp tục hiện hữu và tồn tại trong nhân loại, sự tồn tại của Gia Tô La Mã Giáo qua thời gian không phải là một yếu tố để quyết định tôn giáo đó tốt đẹp hay do Thánh linh phù hộ. Sự tồn tại này tùy thuộc rất nhiều yếu tố, những yếu tố rất là thế tục. Tôi sẽ bàn sơ về các yếu tố này trong một phần sau.

 

Vậy, ngoài những hứa hẹn không thể kiểm chứng về một chỗ trên Thiên đường cho đám tín đồ nhẹ dạ, cả tin, trong gần 2000 năm nay, Gia Tô La Mã Giáo đã mang lại cho nhân loại những gì? Trước khi đi vào chi tiết ở một chương sau, chúng ta hãy duyệt qua những nhận định tổng quát về Ki Tô Giáo (trong bài này nên hiểu là Gia Tô La Mã Giáo hay Công giáo) của một số danh nhân, học giả trên thế giới. Sau đây tôi chỉ đưa ra nhận định về Ki Tô Giáo của 81 nhân vật trong số hàng trăm nhân vật thuộc đủ mọi giới trí thức trong xã hội và xuyên suốt qua nhiều thế kỷ.

 

QUA CÁC THỜI ĐẠI, DANH NHÂN TRÍ THỨC ÂU MỸ

NGHĨ GÌ VỀ THIÊN CHÚA, VỀ KI-TÔ GIÁO còn gọi là CÔNG GIÁO haY THIÊN CHÚA GIÁO LA MÃ?

Trong những phần trích dẫn sau đây, danh từ “tôn giáo” chỉ những tôn giáo độc thần như Ki Tô Giáo, và danh từ “thần” (God) chỉ vị thần của tôn giáo đó mà các tín đồ thờ phụng. Những từ này không áp dụng cho Phật Giáo, Lão Giáo hay Khổng Giáo.

1. Simonides (556-468 TTL = Trước Thường Lịch), Thi sĩ Hi Lạp:

* Càng suy nghĩ về chủ đề Thiên Chúa tôi càng thấy nó trở nên tối tăm. (The more I consider the subject of God, the more obscure it becomes.)

2. Empedocles (495-435 TTL), Triết gia Hi Lạp: * Không có Thiên Chúa nào làm ra thế giới, cũng chẳng có người nào làm ra; thế giới từ xưa vẫn luôn luôn như vậy. (None of the gods has formed the world, nor has any man; it has always been.)

3. Aristotle (384-322 TTL), Triết Gia Hi Lạp: * Con người tạo ra Thiên Chúa theo hình ảnh của chính con người, không chỉ theo hình dạng của con người mà còn theo lối sống của con người. (Men creates gods after their own image, not only with regard to their form but with regard to their mode of life.)

4. Demosthenes (384-322 TTL), Nhà hùng biện thành Athenes: * Chúng ta tin bất cứ cái gì chúng ta muốn tin. (We believe whatever we want to believe.)

5. Epicurus (341-270 TTL), Triết Gia Hi Lạp: * Hoặc Thiên Chúa muốn hủy bỏ sự ác, và không thể; Hoặc Thiên Chúa có thể hủy bỏ nhưng không muốn.. Nếu Thiên Chúa muốn, nhưng không thể làm được, Thiên Chúa bất lực. Nếu Thiên Chúa có thể, nhưng không muốn, Thiên Chúa thật là xấu xa.. Nếu Thiên Chúa không thể và cũng không muốn, Thiên Chúa vừa bất lực vừa xấu xa. Nhưng nếu (như họ thường nói) Thiên Chúa có thể hủy bỏ sự ác Và Thiên Chúa thật sự muốn như vậy, Tại sao trên cõi đời này lại có sự ác? (Either god wants to abolish evil, and cannot; Or he can, but does not want to; If he wants to, but cannot, he is impotent. If he can, but does not want to, he is wicked.. If he neither can, nor wants to, He is both powerless and wicked. But if (as they say) god can abolish evil, And god really wants to do it, Why is there evil in the world?)

6. Lucretius (99-55 TTL), Triết Gia La Mã: * Mọi tôn giáo đều tuyệt vời đối với người dốt nát, có ích đối với chính trị gia, và lố bịch đối với triết gia. (All religions are equally sublime to the ignorant, useful to the politician, and ridiculous to the philosopher.)

7. Statius (~45-96 TL = Thường Lịch), Thi sĩ La Mã: * Chính là sự sợ hãi trong thế giới đã tạo ra các Thiên Chúa. (It was fear in the world that created the gods.)

8. Tacitus (55-120 TL), Sử gia La Mã: * Ki Tô Giáo là một sự mê tín có tính truyền nhiễm.(Như bệnh dịch hạch. TCN) (Christianity is a pestolent superstition.)

9. Michel de Montaigne (1533-1592), Văn sĩ Pháp: * Không có gì được tin chắc bằng những điều mà chúng ta biết ít nhất. (Nothing is so firmly believed as what we least know); * Những người có trình độ hiểu biết đơn giản, ít đầu óc tìm tòi và ít học vấn là những tín đồ Ki Tô tốt (Men with simple understanding, little inquisitive and little instructed make good Christians.)

10. Sir Francis Bacon (1561-1626), Khoa học gia và triết gia Anh: * Người tin thuyết Chúa Ba Ngôi tin rằng một trinh nữ chính là mẹ của một đứa con đã tạo ra bà ta. (The trinitarian believes a virgin to be the mother of a son who is her maker.)

11. Ferdinand Magellan (1480-1521), Nhà hàng hải Bồ Đào Nha: * Giáo hội bảo rằng trái đất thì phẳng dẹt, nhưng tôi biết rằng nó hình cầu, vì tôi đã nhìn thấy bóng nó trên mặt trăng, và tôi tin vào một cái bóng hơn là tin vào giáo hội. (The church says the earth is flat, but I know that it is round, for I have seen the shadow on the moon, and I have more faith in a shadow than in the church)

12. Thomas Hobbes (1588-1679), Tư tưởng Gia Anh: * Thần học là vương quốc của sự tối tăm (Theology is the kingdom of darkness); * Tôn giáo giống như những viên thuốc mà người ta phải nuốt chửng cả viên. (Religions are like pills, which must be swallowed whole without chewing).

13. Baron de Montesquieu (1689-1755), thành viên Hàn Lâm Viện Pháp:

* Không có vương quốc nào phải chịu đựng nhiều nội chiến như là vương quốc của Chúa Ki-Tô (No kingdom has ever suffered as many civil wars as the kingdom of Christ);

* Nếu các hình tam giác mà tạo ra một Thiên chúa thì chúng sẽ làm cho ông ta có ba cạnh (If triangles made a god, they would give him three sides);

* Lịch sử có đầy những cuộc chiến tranh tôn giáo; nhưng, chúng ta phải nhận xét cẩn thận, không phải vì có nhiều tôn giáo mà có nhiều chiến tranh, mà vì tinh thần không khoan nhượng trong một tôn giáo (Ca-Tô giáo) nghĩ rằng mình có quyền thống trị (History is full of religious wars; but, we must take care to observe, it was not the multiplicity of religions that produce these wars, it was the intolerating spirit which animated that one which thought she had the power of governing).

14. Voltaire (1694-1778), Văn hào, Triết gia .. Pháp:

* Ki-Tô giáo là tôn giáo lố bịch nhất, vô lý nhất và đẫm máu nhất làm nhiễm độc thế giới. (Christianity is the most ridiculous, the most absurd and bloody religion that has ever infected the world);

* Trong 1700 năm, Ki Tô giáo không làm gì khác ngoài việc gây hại cho nhân loại (For 1700 years, the Christian sect has done nothing but harm;

* Những tín đồ Ki-Tô là những người bất khoan dung nhất (Christians have been the most intolerant of all men);

* Hãy nghiền nát cái đồ ô nhục (Ecrasez l’infâme! [crush the infamous thing - Christianity];

* Vô thần là thói xấu của một số nhỏ những người thông minh (Atheism is the vice of a few intelligent people); * Thần Ki-Tô luôn luôn ở phía những tiểu đoàn mạnh nhất (God is always on the side of the heaviest battalions);

* Tai họa giáng vào thế giới qua tội lỗi của Adam. Nếu cái tên ngu đần ấy không phạm tội, chúng ta đã có thể không bị làm khổ bởi bệnh đậu mùa, bệnh ghẻ, hoặc môn thần học, hoặc đức tin duy nhất có thể cứu rỗi chúng ta (Evil came into the world through the sin of Adam. If that idiot had not sinned, we should not have been afflicted with the smallpox, nor the itch, nor theology, nor the faith which alone can save us.);

* Lời của Thiên Chúa là lời của các linh mục; sự vinh quang của Thiên Chúa là sự hãnh diện của các linh mục; ý của Thiên chúa là ý của các linh mục; xúc phạm Thiên chúa là xúc phạm các linh mục; tin vào Thiên chúa là tin vào mọi điều linh mục nói (The word of God is the word of the priests; the glory of god is the pride of the priests; the will of god is the will of the priests; to offend god is to offend the priests; to believe in god is to believe in all that the priests tell us.)

15. David Hume (1711-1776), Triết gia Tô Cách Lan:

* Những tín đồ Ca-Tô là một hệ phái trí thức? Trong mọi tôn giáo, tôn giáo vô lý và vô nghĩa nhất là tôn giáo mà trong đó những người hiến thân cho Chúa ăn thịt Chúa mình sau khi đã tạo ra ông ấy (The Roman Catholics are a very learned sect?..Of all religions, the most absurd and nonsensical is that whose votaries (người hiến thân cho Chúa) eat, after having created, their deity).

16. Denis Diderot (1713-1784), Khoa học Gia Pháp:

* Ki-Tô giáo dạy chúng ta phỏng theo một vị Thiên chúa độc ác, ngấm ngầm, ghen tuông, và không thể nguôi trong những cơn phẫn nộ của ông ta (The Christian religion teaches us to imitate a God that is cruel, insidious, jealous, and implacable in his wrath);

* Sự cuồng tín chỉ cách sự man rợ có một bước (Fanaticism is just one step away from barbarism); * Hãy xét cái hình ảnh mà người ta vẽ cho chúng ta về Đấng Tối Cao, người có đầu óc ngay thẳng nhất phải ước rằng hắn ta đừng có hiện hữu (Considering the picture that is drawn for us of the Supreme Being, the most righteous soul must be tempted to wish that he did not exist).

17. Edward Gibbon (1737-1794), Sử gia Anh:

* Đối với cái nhìn triết lý, những thói xấu của giới giáo sĩ thì ít nguy hại hơn những đức tính của họ rất nhiều (To a philosophic eye, the vices of the clergy are far less dangerous than their virtues.);

* Những tội nghiêm trọng nhất đã bị dẹp bỏ, Người đại diện của Chúa Ki Tô (Giáo hoàng John XXIII, 1414) chỉ bị kết tội là ăn cướp, sát nhân, hãm hiếp, giao hợp đồng giống, và loạn luân (The most serious charges were suppressed; the Vicar of Christ (Pope John XXIII, 1414) was accused only of piracy, murder, rape, sodomy, and incest.)

18. Pierre Bayle (1647-1706), Triết gia Pháp:

* Về những vấn đề tôn giáo, rất dễ lừa dối một người, nhưng rất khó mà giải hoặc hắn (In matters of religion, it is very easy to deceive a man, and very hard to undeceive him);

* Không có quốc gia nào hiếu chiến như là những quốc gia theo Ki Tô Giáo (No nations are more warlike than those which profess Christianity)

19. Samuel Butler (1612-1680), Thi sĩ Anh: * Chúa Ki-Tô chỉ bị đóng đinh trên thập giá một lần, và trong vài tiếng đồng hồ. Hãy nghĩ tới hàng ngàn người bị hắn đóng đinh trên thập giá một cách thầm lặng từ khi đó (Christ was only crucified once, and for a few hours. Think of thousands he has been crucifying in a quiet way ever since).

 

20. Daniel Defoe (1660-1731), Tiểu thuyết gia Anh:

* Trong tất cả những tai họa mà nhân loại phải chịu đựng, sự độc đoán của giới giáo sĩ là tệ hại nhất (Of all the plagues with which mankind are cursed, Ecclesiastic tyranny’s the worst.)

 

21. Frederik the Great (1712-1786), Vua nước Phổ:

* Mọi nhà thần học đều giống nhau.. Mục đích của họ luôn luôn là đặt bạo quyền trên tâm thức con người. Do đó họ khủng bố mọi người chúng ta dám táo bạo phanh phui sự thật (Theologians are all alike .. Their aim is always to wield despotic authority over men’s consciences. They therefore persecute all of us who have the temerity to unveil the truth.)

 

22. Hugo Grotius (1583-1645), Học giả Hòa Lan:

* Người nào đọc lịch sử giới giáo sĩ không đọc gì khác ngoài sự gian giảo và điên rồ của các giám mục và linh mục. (He who reads eccleciastical history reads nothing but the roguery and folly of bishops and churhmen.)

23. Claude Adrien Helvétius (1715-1771), Triết gia Pháp:

* Chúng ta không bảo người mà tin rằng ăn thịt Chúa mình là điên; chúng ta bảo rằng điên, một người nói rằng hắn là Giê-su Ki Tô. (A man who believes that he eats his God we do not call mad; a man who says he is Jesus Christ, we call mad.)

24. Baron d’Holbach (1723-1789), Triết gia Pháp:

* Nếu sự không hiểu thiên nhiên đã sinh ra những thiên chúa, thì sự hiểu biết về thiên nhiên sẽ đi đến chỗ dẹp bỏ những thần này. (If the ignorance of nature gave birth to the gods, knowledge of nature is destined to destroy them.)

25. Benjamin Franklin (1706-1790), Khoa học gia Mỹ:

* Cách nhìn mọi sự việc bằng đức tin là nhắm con mắt của lý trí. (The way to see by faith is to shut the eye of reason).

26. Immanuel Kant (1724-1804), Triết gia Đức:

* Cái chết của tín lý là sự sinh ra của đạo đức; Lý trí không bao giờ có thể chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa (The death of dogma is the birth of morality; Reason can never prove the existence of God.)

27. John Milton (1608-1674), Thi sĩ Anh:

* Đạo Ca-Tô Rô-Ma có ít tính chất tôn giáo hơn là sự chuyên chế của giới linh mục, những người trang bị với những bổng lộc của quyền lực dân sự, với chiêu bài tôn giáo, đã chiếm lấy quyền của Chúa (Romanism is less a religion than a priestly tyranny armed with the spoils of civil power which, on the pretext of religion, it hath seized against the command of Chist himself.)

28. Lady Mary Wortley Montagu (1689-1762), Văn sĩ Anh:

* Trên khắp thế giới, các linh mục có thể nói láo, và các tín đồ tin, (Priests can lie, and the mob believe, all over the world).

29. Thomas Paine (1737-1809), triết gia Anh, tác giả cuốn sách nổi tiếng Thời Đại Của Lý Trí:

* Cuốn Tân Ước dạy chúng ta những gí? Tin rằng Đấng Toàn Năng phạm tội lăng nhăng với một người đàn bà đã có chồng; và tin vào cái chuyện lăng nhăng này gọi là đức tin. (What is the New Testament teaches us? To believe that the Almighty committed debauchery with a woman engaged to be maried; and the belief of this debaucery is called faith;

* Nguồn gốc của sự xấu xa nhất, của những sự độc ác khủng khiếp nhất, và những sự khổ sở to lớn nhất giáng lên đầu nhân loại là ở trong cái gọi là mạc khải, hay tôn giáo mạc khải (The most detestable wickedness, the most horrid cruelties, and the greatest miseries that have afflicted the human race have had their origin in this thing called revelation, or revealed religion); * Tin vào một vị Thiên Chúa độc ác làm cho con người thành độc ác (Belief in a cruel god makes a cruel man.);

* Một thầy giáo giỏi có ích hơn là 100 linh mục (One good school master is of more use than a hundred priests.)

The Age of Reason, trg. 141: "Trong tất cả những hệ thống tôn giáo hiện hữu, không có tôn giáo nào xúc phạm đến Thượng Đế, hạ thấp đạo đức con người, ghê tởm đối với lý trí, và tự mâu thuẫn hơn là cái gọi là Ki Tô Giáo này. Quá vô lý trong niềm tin, quá phi lý trong sự thuyết phục, và quá bất phù hợp trong sự thực hành, nó khiến cho tâm con người mê muội hay chỉ tạo ra hoặc kẻ vô thần hoặc kẻ cuồng tín. Như là một cái đầu máy quyền lực, nó phục vụ cho sự chuyên chế, và như là một phương cách vơ vét của cải, nó phục vụ cho sự tham lam của giới linh mục, nhưng đối với những phúc lợi của con người, nó không mang lại được gì, trong đời này cũng như trong đời sau."

(Of all the systems of religion that ever were invented, there is none more derogatory to the Almighty, more unedifying to man, more repugnant to reason, and more contradictory in itself than this thing called Christianity. Too absurd for belief, too impossible to convince, and too inconsistent for practice, it renders the heart torpid or produces only atheists or fanatics. As an engine of power, it serves the purpose of depotism, and as a means of wealth, the avarice of priests, but so far as respects the good of man in general it leads to nothing here or hereafter.)

30. Ethan Allen (1738-1789), Nhà cách mạng Mỹ:

* Giáo lý Chúa Ba Ngôi là vô căn cứ, và có khuynh hướng đưa đến mê tín và thờ hình tượng (The doctrine of the Trinity is destitute of foundation, and tend manifestly to superstition and idolatry.)

31. Thomas Jefferson (1743-1826), Tổng Thống Mỹ: * Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đều đã thù nghịch đối với tự do.(In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty). * Thiên Chúa là một nhân vật có những tính cực kỳ độc ác, bất khoan dung, đồng bóng , và bất công. (The God is a being of terrific character - cruel, vindictive, capricious, and unjust); * Đã tới 5, 60 năm từ ngày tôi đọc cuốn Khải Huyền, và từ đó tôi coi nó chỉ là những lời điên dại mê sảng của 1 kẻ cuồng điên (It has been 50 and 60 years since I read the Apocalypse, and I then considered it merely the ravings of a maniac).

32. James Madison (1751-1836), Tổng Thống Mỹ: * Trong gần 15 thế kỷ, cơ sở hợp pháp của Ki Tô giáo đã được phán xét. Hoa trái của Ki Tô giáo là gì? Ở khắp nơi, không nhiều thì ít, sự lười biếng và hãnh diện của giới giáo sĩ, sự ngu tối và quỵ lụy của giới tín đồ, sự mê tín, cố chấp và bạo hành trong cả hai giới (During almost 15 centuries has the legal establishment of Christianity been on trial. What has been its fruits? More or less in all places, pride and indolence in the clergy; ignorance and servility in the laity; in both, superstition, bigotry, and persecution.)

33. Napoleon Bonaparte (1769-1821), Hoàng đế Pháp: * Hiệp hội Giêsu là hội nguy hiểm nhất, và đã gây nên nhiều tổn hại hơn tất cả những hội tôn giáo khác (The Society of Jesus is the most dangerous of orders, and has done more mischief than all the others); * Kiến thức và lịch sử là những kẻ thù của tôn giáo (Knowledge and history are the enemies of religion); * Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm (Priests have everywhen and everywhere introduced fraud and falsehood)

 

34. Arthur Schopenhauer (1788-1860), Triết gia Đức:

* Bạn có thể ghi nhận là đức tin và kiến thức thì liên hệ với nhau như là hai cán cân; khi cán cân bên này lên thì cán cân kia xuống (You may observe that faith and knowledge are related as the scales of a balance; when the one goes up, the other goes down);

* Những hoa trái của Ki Tô giáo là chiến tranh tôn giáo, những cuộc tàn sát, những cuộc chiến tranh thập giá, những tòa án xử dị giáo, sự tiêu diệt các thổ dân Mỹ, và đưa những nô lệ Phi Châu vào thay thế (The fruits of Christianity were religious wars, butcheries, crusades, inquisitions, extermination of the natives in America, and the introduction of African slaves in their place);

* Ca-Tô giáo là tôn giáo lên thiên đường bằng cách cầu xin, vì nó quá phiền toái để tự mình đạt được. Linh mục là những kẻ buôn bán thiên đường (The Catholic religion is an order to obtain heaven by begging, because it would be too troublesome to earn it. The priest are the brokers for it);

* Mọi tín lý, bất kể là vô lý tới đâu, khi cấy vào con người từ nhỏ, chắc chắn là ở trong đó suốt đời (Any dogma, no matter how extravagantly absurd, inculcated in childhood, is sure to retain its hold for life.)

 

35. Percy Bysshe Shelley (1792-1822), Thi sĩ Anh:

* Ki Tô giáo thật sự cũng phạm phải nhiều điều độc ác như Do Thái giáo, và còn hơn Do Thái giáo về mức tan hoang mà nó gây nên. 11 triệu người, đàn ông, đàn bà, và trẻ con bị giết trong những chiến tranh, bị sát hại trong khi đang ngủ, thiêu sống trong những ngày hội hè công cộng, đầu độc, tra tấn, ám sát, và cướp bóc trong tinh thần của Tôn Giáo hòa bình, và cho sự vinh quang của vị Thần nhân từ nhất. Cái tên của Thần Ki Tô đã làm hàng rào Thánh bao quanh mọi tội ác (Christianity indeed has equaled Judaism in atrocities, and exceeded it in the extent of its desolation. 11 million of men, women, and children have been killed in battle, butchered in their sleep, burned to death at public festivals of sacrifice, poisoned, tortured, assassinated, and pillaged in the spirit of the Religion of Peace, and for the glory of the most merciful God.; The name of God has fenced about all crime with holiness.)

* Ki Tô giáo chất đầy trái đất với quỷ, hỏa ngục với con người, và thiên đường với những nô lệ (Christianity peoples earth with demons, hell with men, and heaven with slaves.)

36. John Stuart Mill (1806-1873), Triết gia Anh: * Giáo hội bất khoan dung nhất trong mọi giáo hội: giáo hội Ca-Tô Rô-ma (The most intolerant of churches, the Roman Catholic Church.)

37. Abraham Lincoln (1809-1865), Tổng Thống Mỹ: * Cả hai (Ca Tô và Tin Lành) đều đọc cùng một cuốn thánh kinh, cầu nguyện cùng một Thần, và người này viện đến sự giúp đỡ của Thiên chúa để chống người kia (Both read the same Bible, and pray to the same God; and each invokes His aid against the other.)

38. Charles Darwin (1809-1882), Khoa học gia Anh, nhà lập thuyết Tiến Hóa: * Khoa học và chúa KiTô chẳng có liên hệ gì với nhau. Tôi không tin đã có một sự mạc khải nào (Science and Christ have nothing to do with each other. I do not believe that any revelation has ever been made).

39. Charles Dickens (1812-1870), Văn hào Anh:

* Tôi tin rằng sự phổ biến đạo Ca-Tô là phương cách khủng khiếp nhất của sự thoái hóa chính trị và xã hội còn sót lại trên thế giới. Những nhà truyền giáo là những kẻ quấy rầy hạng nhất, và làm cho mọi nơi mà họ tới trở thành tệ hơn (I believe the dissemination of Catholicity to be the most horrible means of political and social degradation left in the world. Missionaries are perfect nuisances, and leave every place worse than they found it.)

 

40. Thomas Henry Huxley (1825-1895), Khoa học gia Anh:

* Tín điều về sự không thể sai lầm của Thánh kinh cũng chẳng hiển nhiên hơn tín điều về không sự sai lầm của các giáo hoàng (The dogma of infallibility of the Bible is no more self-evident than is that of the infallibility of the popes.)

* Từ một nô lệ của chế đô giáo hoàng, người trí thức đã trở thành thân trâu ngựa của Thánh kinh (có nghĩa là bỏ Ca-Tô sang Tin lành. TCN) From being a slave of the papacy, the intellect was to become the serf of the Bible.)

* Hệ thống giáo sĩ là kẻ thù sống chết của khoa học. Thuyết tiến hóa loại bỏ thuyết sáng tạo và mọi sự can thiệp của Thiên chúa (The ecclesiastical system is the deadly enemy of science. Evolution excludes creation and all other kinds of supernatural interventions.) * Hoài nghi là bổn phận cao nhất và đức tin mù quáng là tội không thể tha thứ được (Skepticism is the highest duty and blind faith the one unpardonable sin.)

 

41. Leo Tolstoy (1828-1910) văn hào Nga:

* Tôi tin chắc rằng giáo lý của giáo hội (Ca-Tô) là một sự nói láo xảo quyệt và xấu xa theo lý thuyết, và là sự pha trộn của sự mê tín thô thiển nhất và trò ma thuật về phương diện thực hành (I am convinced that the teaching of the church is in theory a crafty and evil lie, and in practice a concoction of gross superstition and witchcraft.)

* Đúng vậy, tội không chấp nhận một thuyết không hiểu được là thuyết Ba Ngôi, và huyền thoại về sự sa ngã của con người, vì chúng vô lý trong thời đại của chúng ta. (It is true, I deny an incomprehensible Trinity, and the fable regarding the fall of man, which is absurd in our day.)

* Đúng vậy, tôi không chấp nhận cái chuyện có tính cách xúc phạm về một Thiên Chúa sinh ra từ một trinh nữ đề chuộc tội cho nhân loại (It is true, I deny the sacrilegious story of a God born of a virgin to redeem the race.)

 

42. Robert G. Ingersoll (1833-1899), Đại Tá, Luật Sư, Nhà tư tưởng tự do vĩ đại nhất của Mỹ:

* Tôi muốn gì cho ngày giáng sinh? Tôi bắt giáo hoàng phải vứt đi cái mũ ba tầng của ông ta, cởi bỏ bộ quần áo thiêng liêng của ông ta, và thừa nhận rằng ông ta không hành động cho Thiên Chúa - không phải là không thể sai lầm - mà chỉ là một người Ý thông thường. Tôi bắt tất cả những hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục thừa nhận rằng họ chẳng biết gì về thần học, về thiên đường hay hỏa ngục, về số phận tương lai của nhân loại, về quỷ hay hồn ma, về các thiên chúa hay thiên thần. Tôi muốn toàn thể thế giới không còn bất công, không còn mê tín (What I want for Christmas? I would have the pope throw away his tiara, take off his sacred vestments, and admit that he is not acting for god - is not infallible - but is just an ordinary Italian. I would have all the cardinals, archbishops, bishops, priests admit that they know nothing about theology, nothing about hell or heaven, nothing about the destiny of the human race, nothing about devils and ghosts, gods or angels. I would like to see the whole world free - free from injustice - free from superstition).

* Một thầy giáo giỏi có giá trị hơn 1000 linh mục (One good schoolmaster is worth a thousand priests.)

* Trong nhiều thế kỷ, cây thập giá và lưỡi gươm là đồng minh của nhau. Cùng với nhau, chúng tấn công nhân quyền. Chúng chống đỡ cho nhau (For many centuries, the sword and the cross were allies. Together they attacked the rights of man. They defended each other.)

* Nếu Ki Tô giáo chỉ ngu đần và phản khoa học, nếu Thiên chúa của Ki Tô giáo chỉ dốt nát và có lòng tốt, nếu Ki Tô giáo hứa hẹn cho các tín đồ một sự hỉ lạc vĩnh hằng, và nếu các tín đồ thực hành hạnh tha thứ mà Ki Tô Giáo răn dạy, thì tôi là người chẳng đụng gì đến tín ngưỡng của họ. Nhưng Ki Tô giáo còn có một mặt khác. Tôn giáo này không chỉ ngu đần mà còn lắt léo, không chỉ phản khoa học mà còn vô nhân tính. Thần của tôn giáo này không chỉ dốt nát mà còn ác độc. Tôn giáo này không chỉ hứa hẹn cho tín đồ một phần thưởng vĩnh hằng mà còn khẳng định rằng hầu hết mọi người (tín đồ hay không. TCN) đều bị giam cầm trong những tòa hình ngục của Thiên chúa và sẽ bị vĩnh viễn đau đớn. Đó là sự man rợ của Ki Tô Giáo. (If Christianity were only stupid and unscientific, if its god were ignorant and kind, if it promised eternal joy to believers, and if the believers practiced the forgiveness they teach, for one I should let the faith alone. But there is another side to Christianity. It is not only stupid, but malicious. It is not only unscientific, but it is heartless. Its god is not only ignorant, but infinitely cruel. It not only promises the faithful an eternal reward, but declares that nearly all of the children of men, imprisoned in the dungeons of god will suffer eternal pain. This is the savagery of Christianity.)

 

43. Mark Twain (1835-1910), Văn hào Mỹ:

* Đức tin là tin vào cái mà chúng ta biết nó không như vậy (Faith is believing what you know ain’t so).

* Không phải là những phần trong thánh kinh mà tôi không hiểu làm tôi bực mình, mà là những phần mà tôi hiểu (It ain’t those parts of the Bible that I can’t understand that bother me, it is the parts that I do understand.)

 

44. John Burroughs (1837-1921), Văn hào Mỹ:

* Khoa học đã đóng góp cho sự phát triển của nền văn minh Tây phương trong 100 năm nhiều hơn là sự đóng góp của Ki Tô Giáo trong 1800 năm. (Science has done more for the development of Western civilization in 100 years than Christianity in 1800 years.)

* Nền văn minh của chúng ta không được xây dựng trên Ki Tô Giáo mà là trên lý trí và khoa học

(Our civilization is not founded upon Christianity; it is founded upon reason and science.)

* Những người hoài nghi và những người không tin (Ki Tô giáo) không bao giờ có thể giết nhau như những tín đồ Ki Tô đã giết nhau (Skeptics and disbelievers could never slaughter each other as the Christians have.)

 

45. Friedrich Nietzche (1844-1900), Triết gia Đức:

* Thượng đế đã chết (Có đâu để mà chết? TCN) God is dead.

* Chúng ta không nên đi đến nhà thờ nếu chúng ta muốn hít thở không khí trong lành (One should not go to church if one wants to breathe pure air.)

 

46. Pierre Laplace (1749-1827), Khoa học gia Pháp:

* Kính thiên văn đã quét hết vòm trời mà không thấy Thiên Chúa ở đâu. (The telescope sweeps the skies without finding god.)

 

47. Sir James Paget (1814-1899), Y sĩ Anh:

* Nơi công cộng cũng như trong tư gia, tôi không biết một cuốn sách nào mà lại là nguồn gốc của cách xử sự hung ác và tàn bạo như là cuốn thánh kinh (I know of no book which has been a source of brutality and sadistic conduct, both public and private, that can compare with the Bible.)

 

48. Thomas Carlyle (1795-1881), Văn hào Anh:

* Thiên chúa chẳng làm gì cả. Một người có giáo dục, lương thiện, không thể nào còn tin vào Ki-Tô giáo của lịch sử. (God does nothing. It is not possible that educated, honest men can even profess much longer to belief in historical Christianity.)

 

49. Alexandre Dumas (1802-1870), Văn hào Pháp:

* Tín đồ Ca-Tô và Tin Lành, trong khi thiêu sống và giết lẫn nhau, có thể cộng tác để nô lệ hóa những ngưới anh em da đen của họ (Catholics and Protestants, while engaging in burning and murdering each other, could cooperate in enslaving their black brethen.)

 

50. Oliver Wendell Holmes, Sr. (1809-1894), Học giả Mỹ:

* Người mà luôn luôn lo lắng rằng linh hồn mình sẽ bị đầy đọa thường là có một linh hồn không đáng để đầy đọa (The man who is always worrying about whether or not his souls would be damned generally has a soul that isn’t worth a damn.)

* Sự thật là cả cái hệ thống tín ngưỡng với chuyện sa ngã của con người đã rơi ra khỏi sự thông minh của con người sáng suốt (The truth is that the whole system of beliefs which comes in with the story of the fall of man is gently falling out of enlightened human intelligence.)

 

51. Victor Hugo (1802-1885), Văn hào Pháp:

* Khi anh bảo tôi rằng Thiên chúa của anh đã tạo ra anh theo hình ảnh của ông ấy, tôi trả lời rằng hắn ta phải thật là xấu trai (When you tell me that your deity made you in his own image, I reply that he must have been very ugly.)

* Trong mỗi làng đều có một ngọn đuốc soi sáng: người thầy giáo - và một kẻ làm tắt bó đuốc đó: ông linh mục xứ (There is in every village a torch: the schoolmaster - and an extinguisher: the parson.) .

 

52. Émile Zola (1840-1902), Văn hào Pháp:

* Nền văn minh sẽ không đi đến tột đỉnh cho đến khi phiến đá cuối cùng từ cái nhà thờ cuối cùng rơi đè lên ông linh mục cuối cùng (Civilization will not attain to its perfection until the last stone from the last church falls on the last priest.)

* Phải chăng khoa học đã thoái lui? Không phải! Chính Ca-Tô giáo đã luôn luôn phải thoái lui trước khoa học, và sẽ còn bị bắt buộc phải thoái lui (Has science ever retreated? No! It is Catholicism which has always retreated before her, and will always be forced to retreat.)

 

53. Mikhail A. Bakunin (1814-1876), Văn hào Nga:

* Ki Tô giáo là sự từ bỏ hoàn toàn lẽ thường và lý trí (Christianity is the complete negation of common sense and sound reason.)

* Thần học là khoa học về sự nói láo của thần thánh (Theology is the science of the divine lie.)

 

54. Ludwig Feuerbach (1804-1872), Triết gia Đức:

* Bất cứ khi nào mà đạo đức được đặt căn bản trên thần học, quyền của con người tuỳ thuộc vào thần quyền, thì những sự vô đạo đức, bất công, ô nhục nhất có thể được biện minh và thiết lập (Whenever morality is based on theology, whenever right is made dependent on divine authority, the most immoral, unjust, infamous things can be justified and established.)

 

55. William E. H. Lecky (1838-1903), Sử gia Ai Nhĩ Lan:

* Hầu hết Âu châu, trong nhiều thế kỷ, đã bị ngập máu, máu đổ do sự chủ mưu trực tiếp hoặc với sự hoàn toàn chấp thuận của những người có quyền trong giới giáo sĩ (Almost all Europe, for many centuries, was inundated with blood, which was shed at the direct instigation or with the full approval of the ecclesiastical authorities).

* Bất cứ khi nào mà giới giáo sĩ, Ca-Tô hay Tin Lành, đứng cạnh thế quyền dân sự, thì kết quả là sự bạo hành (Whenever the clergy were at the elbow of the civil arm, no matter whether they were Catholic or Protestant, persecution is the result.)

 

56. August Bebel (1840-1913), Nhà xã hội Đức:

* Ki Tô giáo là kẻ thù của tự do và văn minh. Nó buộc nhân loại trong xiềng xích. (Christianity is the enemy of liberty and of civilization. It has kept mankind in chains.)

 

57. Giuseppe Garibaldi (1807-1882), Nhà lãnh đạo Ý (Người đã tiến quân và thu hẹp lãnh thổ của Ca-Tô, chỉ còn lại Vatican ngày nay):

* Vatican là con dao găm đâm vào tim nước Ý. (The Vatican is a dagger in the heart of Italy.)

* Linh mục là hiện thân của sự sai lầm (The priest is the personification of falsehood.)

* Giáo hội Ca-Tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty.)

 

58. Elbert Hubbard (1856-1915), Văn hào Mỹ: * Thiên đường: Ốc đảo Coney (không có thật) trong sự tưởng tượng của người Ki Tô (Heaven: The Coney Island of the Christian imagination.) * Thiên chúa: John Doe (1 tên đặt cho một nhân vật mà không ai biết là ai) của triết lý và tôn giáo (God: The John Doe of philisophy and religion.) * Thần học là một sự toan tính giải thích một chủ đề bởi những người không hiểu chủ đề đó (Theology is an attempt to explain a subject by men who do not understand it).

 

59. Sigmund Freud (1856-1939), Nhà Phân tâm Áo: * Tôn giáo giống như là chứng bệnh suy nhược thần kinh của trẻ con (Religion is comparable to a childhood neurosis.) * Giáo hội Ca-Tô là đối thủ của mọi tự do tư tưởng (The Catholic Church so far has been the implacable enemy of all freedom of thought.)

 

60. George Bernard Shaw (1856-1950), Nhà viết kịch Anh: * Không phải là không tin thì nguy hiểm cho xã hội của chúng ta, mà chính là sự tin (It is not disbelief that is dangerous to our society, it is belief.) * Đối với tín đồ Ca-Tô, chỉ có hai quốc gia, thiên đường và hỏa ngục; chỉ có hai trạng thái của con người, cứu rỗi hay bị đày đọa (For the Catholic, there are but two countries, heaven and hell; but two conditions of men, salvation and damnation.)

 

61. George Santayana (1863-1952), Triết gia Mỹ:

* Đối với Shakespeare, về vấn đề tôn giáo, sự chọn lựa nằm ở hoặc Ki Tô giáo hoặc không tin gì. Ông ta đã chọn không tin gì (For Shakespeare, in the matter of religion, the choice lay between Christianity and nothing. He chose nothing.)

* Ki Tô giáo đàn áp tôn giáo, tra tấn và thiêu sống con người. Như một con chó săn, tôn giáo này đánh hơi và truy lùng kẻ lạc đạo. Tôn giáo này gây nên những cuộc chiến tranh, và nuôi dưỡng thù hận và tham vọng. Tôn giáo này thánh hóa sự tận diệt và sự chuyên chế (Christianity persecuted, tortured, and burned. Like a hound it tracked the very scent of heresy. It kindles wars, and nursed furious hatred and ambitions. It sanctified extermination and tyranny..)

 

62. Bertrand Russell (1872-1970), Triết gia, Nhà Toán học Anh, tác giả cuốn Why I Am Not A Christian:

* Quan điểm của tôi về tôn giáo giống như quan điểm của Lucretius. Tôi coi nó như là một bệnh chứng xuất phát từ sự sợ hãi và là nguồn gốc của sự khổ sở không thể kể được của loài người (My own view on religion is that of Lucretius. I regard it as a disease born of fear and as a source of untold misery to the human race.)

* Nếu tôi nhớ không lầm, không có một lời nào trong các Phúc Âm ca tụng sự thông minh (So far as I can remember, there is not one word in the gospels in praise of intelligence.)

* Đàn áp tôn giáo được sử dụng trong thần học chứ không ở trong số học (Persecution is used in theology, not in arithmetic.)

 

63. Albert Einstein (1879-1955), Khoa học Gia Do Thái, Thuyết Tương Đối:

* Tôi không thể quan niệm một Thiên Chúa thưởng phạt tạo vật của chính mình (I cannot conceive of a God who rewards and punishes his creatures)

 

64. H. L. Mencken (1880-1956), Văn hào Mỹ:

* Nói một cách đại cương, tôi tin rằng tôn giáo là một sự nguyền rủa đối với nhân loại (I believe that religion, generally speaking, has been a curse to mankind.)

* Đức tin có thể định nghĩa ngắn gọn như là một niềm tin phi lý vào những gì không chắc chắn xảy ra (Faith may be defined briefly as an illogical belief in the occurrence of the improbable.)

* Thần học: một nỗ lực để giải thích cái không thể biết được bằng những lời không đáng để biết (Theology: an effort to explain the unknowable by putting it into terms of the not worth knowing.)

* Tổng giám mục: một chức sắc Ki Tô cao chức hơn chức của Chúa Ki Tô (Archbishop: A Christian ecclesiastic of a rank superior to that attained by Christ.)

 

65. Alfred North Whitehead (1861-1947), Toán gia và Triết gia Mỹ:

* Tôi coi nền thần học Ki Tô Giáo như là một trong những tai họa lớn của nhân loại (I consider Christian theology to be one of the great disasters of the human race)..

 

66. Theodore Dreiser (1871-1945), Văn hào Mỹ:

* Mọi hình thức của tôn giáo tín điều phải dẹp bỏ. Thế giới đã tồn tại mà không cần đến nó trong quá khứ và có thể cũng như vậy trong tương lai (All forms of dogmatic religion should go. The world did without them in the past and can do so again.)

 

67. Arthur Koestler (1905-1983), Triết gia Anh:

* Tại Jerusalem, cái bộ mặt giận dữ của thần Gia-vê ấp ủ những phiến đá nóng, những phiến đá đã chứng kiến những cuộc thánh sát, cưỡng hiếp, và cướp bóc nhiều hơn bất cứ nơi nào trên thế giới. Dân cư ở đây bị đầu độc bởi tôn giáo (In Jerusalem..the angry face of Yahweh is brooding over the hot rocks which have seen more holy murder, rape and plunder than any other place on earth. Its inhabitants are poisoned by religion.)

 

68. Edgar Lee Masters (1869-1950), Thi sĩ Mỹ:

* Nhiều cuốn sách đã được viết ra để chứng tỏ Ki Tô giáo đã làm suy yếu thế giới, rằng tôn giáo này đã gạt ra ngoài sự khai sáng và trí tuệ của Hellas để nhường chỗ cho một giáo lý mê tín và ngu xuẩn (Many books have been written to show that Christianity has emasculated the world, that it shoved aside the enlightenment and wisdom of Hellas for a doctrine of superstition and ignorance.)

 

69. George Moore (1852-1933), Tiểu thuyết gia Ai Nhĩ Lan:

* Thiên đường có thể để cho giáo dân, nhưng thế giới này chắc chắn là để cho các linh mục (Heaven may be for the laity, but this world is certainly for the clergy.)

 

70. H. G. Wells (1866-1946), Tiểu thuyết gia Anh:

* Cái đồ xấu ác nhất trong thế giới ngày nay là Giáo hội Ca-Tô Rô-ma (The most evil thing in the world today is the Roman Catholic Church.)

 

71. Culbert Olson, Thống đốc bang California, 1938-1943:

* Tôi không hiểu làm sao mà người nào đọc thánh kinh mà lại có thể tin rằng đó là lời của Thiên chúa, hoặc tin đó không phải là chuyện man rợ của một dân tộc man rợ (I don’t see how anybody can read the Bible and believe it’s the word of God, or believe that it is anything but a barbarous story of a barbaric people.)

 

72. Preserved Smith (1880-1941), Sử gia Mỹ:

* Không còn nghi ngờ gì nữa, cuốn thánh kinh là khối cản trở trên con đường tiến bộ, khoa học, xã hội và ngay cả đạo đức. Nó được viện dẫn để chống Copernicus (Thuyết trái đất quay xung quanh mặt trời. TCN) cũng như là chống Darwin (Thuyết Tiến Hóa. TCN) (There can be no doubt that the Bible became a stumbling -block in the path of progress, scientific, social and even moral. It was quoted against Copernicus as it was against Darwin.)

 

73. Isaac Asimov (1920-1992), Khoa học gia Mỹ:

* Đối với tôi, có vẻ như là Thiên chúa đã được con người phát minh ra một cách thuận tiện; Chắc chắn là tôi không tin những huyền thoại của xã hội chúng ta, thiên đường và hỏa ngục, Thiên chúa và thiên thần, Sa-Tăng và quỷ (It seems to me that God is a convenient invention of the human mind; I certainly don’t believe in the mythologies of our society, in heaven and hell, in God and angels, in Satan and demons..)

 

74. Steve Allen (1921 - ), Mỹ, tác giả 43 cuốn sách đủ loại:

* Rất hiếm có một trang sách nào trong cuốn thánh kinh mà trong đó một người có đầu óc cởi mở không nhận thấy một sự mâu thuẫn, một chuyện lịch sử bất khả hữu, một sai lầm hiển nhiên, một sự kiện lịch sử không thể nào xảy ra (There is scarcely a page of the Bible on which an open mind does not perceive a contradiction, an unlikely history, an obvious error, an historical impossibility..);

* Một người vô thần không ghét Thiên chúa, hắn chỉ không thể tin được là một Thiên chúa có thể hiện hữu. (An atheist does not hate God; he simply is one who is unable to believce that a God exist);

* Cuốn thánh kinh đã được dùng để khuyến khích niềm tin vào sự mê tín thô thiển nhất và làm ngăn cản sự dạy những chân lý khoa học (The Bible has been used to encourage belief in the grossest superstition and to discourage the free teaching of scientific truths);

* Chỉ sau khi tôi đọc cuốn thánh kinh từ đầu đến cuối tôi mới nhận ra rằng Thiên chúa trong đó thật sự là một bạo chúa thích trả thù, ác như quỷ, còn ác hơn sự khát máu điên rồ, sự dã man, sự tàn phá của những con người như Hitler, Stalin, Pol Pot, hoặc bất cứ kẻ sát nhân tập thể nào trong lịch sử cổ xưa hoặc hiện đại (It was only when I finally undertook to read the Bible through from beginning to end that I perceived that its depiction of the Lord God was actually that of a monstrous, vengeful tyrant, far exceeding in bloodthirstiness and insane savagery the depredations of Hitler, Stalin, Pol Pot, or any mass murderer of ancient or modern history.)

 

75. Carl Sagan, Khoa học gia rất nổi tiếng ở Mỹ:

* Nếu các bạn muốn cứu con mình khỏi bị bệnh bại liệt, bạn có thể cầu Chúa hoặc mang nó đi chích ngừa.. Hãy chọn khoa học (If you want to save your child from polio, you can pray or you can inoculate.. Choose science)

 

76. Học giả LLoyd M. Graham, Deceptions and Myths of the Bible, trg. 455:

 

"Và ngày nay (Thời đại Trung Cổ. TCN) Ki Tô Giáo đã thiết lập vững chắc, chúng ta thấy gì? Thiên đường hạ giới? Trái lại, một sự suy thoái đạo đức và trí thức chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Theo Lecky thì "Hai thế kỷ sau thời Constantine là những thời kỳ mà các Cha Cố tượng trưng cho các thói xấu mang tai tiếng toàn diện." Và hai thế kỷ tiếp theo cũng chẳng tốt đẹp gì hơn. Giám mục Gregory ở thành Tours viết một bài tường thuật về những Cha Cố này và đó là một hình ảnh đen tối nhất của suốt dòng lịch sử. Về thế kỷ thứ 5, một linh mục sử gia, Salvianus, viết như sau: "Trừ một số rất nhỏ, còn toàn bộ Ki Tô giáo có gì khác hơn là một vũng lầy tội lỗi? Có bao nhiêu người trong giáo hội không phải là những kẻ say sưa hay loạn dâm, hay gian dâm, hay cờ bạc, hay ăn cướp, hay sát nhân - hay cùng lúc là tất cả?" Và chúng ta được bảo rằng Ki Tô Giáo nâng cao giống người, diệt trừ tội lỗi của người theo đa thần giáo và mở đườìng cho nền văn minh thực sự. Đây cũng là học thuật của Ca Tô Giáo."

 

(And now that Christianity is firmly established, what do we find? "The kingdom of heaven on earth?" On the contrary, a moral and intellectual degradation unparalleled in human history. According to Lecky, "The two centuries after Constantine are uniformly represented by the Fathers as periods of general and scandalous vice." And the following two were no better. Bishop Gregory of Tours wrote an account of them and it is one of the darkest pictures in all history. As for the fifth century, Salvianus, a priestly historian, had this to say: " Besides a very few who avoid evil, what is almost the whole body of Christians but a sink of iniquity? How many in the church will you find that are not drunkards or adulterers, or fornicators, or gamblers, or robbers, or murderers - or all together?" And we are told Christianity uplifted the race, rid the world of pagan sin and paved the way for true civilization. This too is Catholic scholarship)

 

77. Học Giả Ki-tô Jack Bays, The Gospel of Love, trg. 7:

 

"Đúng vậy, đó là những gì (thánh chiến, tòa án xử dị giáo, các cuộc tra tấn dã man v..v... TCN) mà giáo hội đã mang tới cho thế giới thay vì hòa bình và tình huynh đệ trong phúc âm của tình thương. Nó đã làm cho Ki Tô Giáo thành tôn giáo đẫm máu nhất đã làm đen tối mặt trái đất. Trong trăm năm qua, 90% các cuộc chiến tranh là những cuộc chiến tranh Ki Tô trong đó người Ki Tô giết người Ki Tô hay giết những người khác Ki Tô. Tất cả những vũ khí chiến tranh khủng khiếp, bom nguyên tử, hơi độc, phi cơ chiến đấu v...v... đều là những phát minh của người Ki Tô, được chế tạo và dùng bởi những quốc gia Ki Tô. Trong cuộc chiến tranh nào cũng có những thầy giảng đạo, linh mục và mục sư ở mỗi phe cầu nguyện và khuyến khích sự giết chóc cũng như là tên gìà độc ác Jehovah (Chúa Cha) đã làm đối với dân Do Thái, khi chúng tàn sát dân của vùng đất hứa, cướp bóc nhà cửa, của cải và cả con gái của họ."

(Yes, this is what the church brought upon the world instead of the peace and brotherhood of the gospel of love. It has made Christianity the bloodiest religion that ever darkened the face of the earth. In the last century 90% of all the wars have been Christian wars with Christians slaughtering Christians or someone else. All the the hellish war machines; atomic bombs, poison gas, war planes, etc.., have been Christian inventions, made and used by Christian nations. In every war there have been preachers, priests and rabbis on each side praying and urging on the slaughter just as old brutal Jehovah did for the Israleites, while they massacreing the people of the promised land, to take their homes, their stock and their daughters.)

78. Chuyên Gia về Ca-tô Giáo Rô-ma Avro Manhattan, Catholic Imperialism and World Freedom, trg. 341-365:

" Ki Tô Giáo không bao giờ cùng nghĩa hay áp dụng những điều tôn giáo này rao truyền, nhất là khi đối với những sắc dân không theo Ki Tô Giáo. Những công vụ truyền đạo của Ki Tô Giáo không bao giờ chỉ là thuần túy truyền giáo. Những công vụ truyền giáo này luôn luôn hoặc theo sau, hoặc đồng hành, hoặc làm đạo quân tiền phong cho những kho hàng Tây phương, ngoại giao Tây phương, và những binh đội Tây phương. Bất kể sự diễn tiến như thế nào, kết quả đều giống nhau: những dân tộc Á châu mất đi hoặc một phần, hoặc toàn phần sự tự do của họ, bất cứ khi nào và ở nơi nào mà cái Thánh giá cùng cái mũ Tây phương xuất hiện. Sự chấp nhận, do tự nguyện hay do cưỡng bức, hai thứ trên được tuyên dương là chiến thắng của nền văn minh Ki Tô, và văn minh Ki Tô có nghĩa là bất cứ cái gì có tính cách thống trị - hay nói khác đi, bất cứ cái gì của Tây phương - sự thành công thường thường tùy thuộc ở sự hiện diện của những hạm đội ở ngoài khơi.

Những dân tộc chậm tiến nhưng có nền văn minh cao mất đi nền độc lập của họ, văn hóa của họ bị chế nhạo, màu da của họ bị coi như là dấu vết của nhục nhã, quá khứ, hiện tại và ngay cả những khả năng thành đạt trong tương lai của họ bị khinh miệt và coi thường... Trong lúc đó thì tôn giáo Tây phương thuyết giáo về "tứ hải giai huynh đệ", nền dân chủ Tây phương, nhân quyền của mọi người, và lý tưởng Tây phương về sự bình đẳng của mọi sắc dân."

"Christianity never meant or practised what it preached, particularly when dealing with non-Christian races. Christian missions were never solely Christian missions. They were invariably preceded, accompanied, or followed by Western warehouses, Western diplomacy, and Western armies. Whichever the sequence, the result was eternally the same: the partial or total loss of the regional, national, and racial liberty of the Asiatics, wherever and whenever the Cross and the Western Hat had made their appearance. The voluntary or forced acceptance of both was proclaimed to be the victory of Christian civilization, and Christian civilization came to mean whatever tended to be dominant - in other words, whatever was Western - success very often depending on the appearance of naval squadrons off the coasts... Backward and highly civilized peoples lost their independence; their cultures were ridiculed, the color of their skin became a mark of opprobium; their past, present, and even potential future achievements were scorned and despised... This while, at the same time, Western religion preached universal brotherhood, Western democracy, the rights of all men, and Western idealism the equality of all races...)

79. Học giả Ca-tô Joseph D. Daleiden, The Final Superstition, trg. 169:

"Nói tóm lại, những bằng chứng tràn ngập cho thấy sự truyền bá Ki Tô Giáo xưa và nay phần lớn dựa vào sự cưỡng bách, bạo hành và đàn áp. Xuyên suốt lịch sử, từ những cuộc diệt trừ những người lạc đạo ngay từ thuở đầu, cho tới những cuộc thánh chiến, những tòa án xử dị giáo, sự trấn áp những nền văn hóa khác trên khắp thế giới, Ki Tô Giáo đã chứng tỏ những tiêu chuẩn có tính cách hủy diệt và chống loài người của tôn giáo này."

(In summary, the evidence is overwhelming that the propagation of Christianity in both the Old World and the New was due in large measure to coercion, persecution and suppression. Throughout its history, from the earliest purges of heretics, through the crusades, the Inquisition, and repression of other cultures throughout the world, Christianity has demonstrated its destructive antihuman values.)

80. Tiến sĩ Madalyn O'hair, All The Questions You Ever Wanted To Ask American Atheists, Back cover :

"Cái tiền đề căn bản của Ki Tô Giáo là sự bất khoan nhượng. Tín đồ Ki Tô không thể chỉ theo tín ngưỡng của mình và để cho mọi người khác theo tín ngưỡng của họ. Giê Su Ki Tô đòi hỏi rằng các tín đồ Ki Tô phải đi cải đạo người khác (nghĩa là muốn cho mọi người đều phải tin vào Giê-su) và điều này đã gây nên nhiều sự đau khổ cho nhân loại hơn bất cứ tôn giáo nào khác. Những vị Thần của tôn giáo đa thần sống hòa bình với nhau. Nhưng khi Ki Tô Giáo xuất hiện với tính chất riêng biệt độc nhất của nó, dựa trên điều răn thứ nhất của 10 điều răn, "Ngươi không được thờ Thần nào khác", thì sự giết chóc bắt đầu'

(The basic premise of Christianity is intolerance. The Christian cannot just have his belief and permit everyone else to have theirs. Jesus Christ demanded that the Christian convert and this has caused more grief to mankind than any other religion. The old pagan gods lived side by side. But when Christianity came with its exclusivism, based on the first of the Ten Commandments, "Thou shalt have no other God before me," the killing began)

 

81. Mục sư Ernie Bringas, Going By The Book: Past And Present Tragedies of Biblical Authority, trg. 18:

"Ki Tô Giáo đã để lại một dấu vết kinh hoàng, khổ sở và chết chóc như đã được ghi trong những trang sử đẫm máu. Và những hiện tượng tàn ác, lố bịch trong sử sách là những thí dụ chủ yếu về một niềm tin bị lạc dẫn, đã được gây ra dưới cái ảo tưởng (đôi khi là cái cớ): đó là sự hướng dẫn của Thượng đế."

(Christianity has left an appalling trail of misery and death as recorded in the bloodstained pages of history. And the cruel, grotesque events they record are prime examples of misguided faith, perpetrated under the delusion (sometimes pretext) of divine guidance.)

 

Trên đây chỉ là nhận định về Ki Tô Giáo và Thiên Chúa của một một số nhỏ trong số hàng trăm danh nhân trên thế giới mà vì một lý do hiển nhiên, tôi không thể liệt kê hết ra đây. Chúng ta nên để ý rằng tất cả những nhân vật mà tôi dẫn chứng ở trên đều sinh ra và trưởng thành trong những xã hội Ki Tô nói chung, Ca Tô nói riêng, chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Ki Tô, và chính họ là những người biết rõ thực chất của Ki Tô Giáo hơn ai hết. Họ là những hạng người nào, địa vị và uy tín của họ ra sao, họ đã có những đóng góp gì cho nhân loại v..v..? Tên tuổi của họ và những đóng góp văn hóa của họ, được biết rộng rãi trong giới hiểu biết trên khắp thế giới, tưởng cũng là một bảo đảm cho giá trị nhận định của họ mà ít người dám lên tiếng phản bác.

Những nhận định về Ki Tô Giáo của những nhân vật nổi danh thế giới như trên hiển nhiên làm cho chúng ta thắc mắc. Vì lẽ gì mà họ đều có những nhận định không mấy tốt đẹp về Ki Tô Giáo? Phải chăng họ là những người ngoại đạo? Không phải. Phải chăng họ là những người lạc đạo? Không phải. Phải chăng họ là những người đầu óc kém cỏi, không nhận ra được những cái hay cái đẹp của Ki Tô Giáo theo như những lời tự nhận của các giáo hội Ki Tô? Cũng không phải. Đó là những người có đầu óc khai phóng nhất, thông thái nhất, và lương thiện nhất trong những tư tưởng của họ, và đã góp phần khai sáng nhân loại không ít.

Một thắc mắc lớn là, tại sao một tôn giáo thường tự nhận là ánh sáng của nhân loại, là tình thương của Thượng Đế, là dân chủ, là đạo đức, bác ái v..v.. mà lại có thể có một lịch sử đen tối như vậy, theo những nhận định như trên? Ngày nay, phần lớn những nhà khảo cứu về tôn giáo đã đồng ý rằng: những lời tự nhận như trên của Ki-tô Giáo, đặc biệt là Ca-tô Giáo Rô-ma, thường được giới trí thức biết dưới danh từ "học thuật Ca Tô" (Catholic scholarship), không dựa trên sự thực và chỉ là những lời hoa mỹ với mục đích lạc dẫn đám tín đồ kém hiểu biết, của hàng Giáo Phẩm: Giáo hoàng, Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và Linh Mục, để duy trì quyền lợi thế tục và giữ tín đồ, và rằng, cái lịch sử đen tối của giáo hội không phải là do vài cá nhân làm sai ý Chúa mà chính là đường lối của Giáo hội, bắt nguồn từ sự tin tuyệt đối một cách mù quáng vào Thánh Kinh. Một vấn đề được đặt ra là: những nhận định về Ki Tô Giáo như trên đúng hay sai, có bao nhiêu phần xác thực trong đó? Tính cách xác thực của những nhận định về Ki Tô Giáo như trên sẽ được chứng minh trong các chương sau, qua sự khảo sát lịch sử Ki Tô Giáo trong 2000 năm qua, qua sự phân tích Thánh Kinh, và qua những gì mà Ki Tô Giáo đã mang đến cho nhân loại nói chung, cho dân tộc Việt Nam nói riêng.

 Các bài trong tập này:    2   3     5   6   7     9  10  11  12 

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lãng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

 

Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 

VIETNAMESE COMMANDOS

  1. Một Trang Lịch Sử

  2. Viết Lại Lịch Sử  Video

  3. Secret Army Secret War Video

  4. Đứng Đầu Ngọn Gió Video

  5. Con Người Bất Khuất Video

  6. Dấu Chân Biệt Kích Video

  7. Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

  8. Huyền thoại về:"Những người lính một thời bị lãng quên" Kim Âu

  9. Phản Bội Kim Âu

  10. Tiếng Nói Công Lý Kim Âu

  11. Vietnam’s ‘Lost Commandos’ Gain Recognition in Senate

  12. President Unit Citation at Fort Bragg

  13. Vietnamese Commando never knew U.S. declared him dead

  14. Back from the dead

  15. Bill of Compensation

  16. Miami! Gian Hùng Lộ Mặt  Kim Âu 

  17. Honoring Vietnamese Commandos

  18. Honoring South Vietnamese Army

  19. Vietnamese Commandos Win Last Battle

  20. Uncommon Betrayal

  21. Go to congress

  22. Trong Giòng Lịch Sử Kim Âu

  23. Oplan 21 Kim Âu

  24. Biệt Kích Gỉa, Biệt Kích Thật Kim Âu

  25. Xuyên Tạc Lịch Sử Kim Âu

  26. Cảm Nghĩ Đầu Xuân (2011)

  27. Những Tên Miệng Hùm Gan Sứa Kim Âu

  28. Loretta Sanchez Không Hề Gian Dối Kim Âu

  29. Ăn Qủa Nhớ Kẻ Trồng Cây Kim Âu

  30. The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.

  31. Lá Thư Tự Thú

  32. Người Tù Kiệt Xuất

  33. Hồi Chuông Báo Tử I

  34. Hồi Chuông Báo Tử II

  35. Hồi Chuông Báo Tử III

  36. Hồi Chuông Báo Tử IV

  37. Thư Trả Lời Mai Nhuệ Anh

  38. Thánh Nhân Vô Phí Vật

  39. Đặc Biệt Cho Nhóm 10%

  40. Phân Định Chính Tà

  41. Phân Ðịnh Chính Tà 1

  42. Phân Ðịnh Chính Tà 2

  43. Phân Ðịnh Chính Tà 3

  44. Hư Danh - Hư Cấu

  45. Kim Âu Trả Lời Phỏng Vấn Hồng Phúc

  46. Hồng Phúc Phỏng Vấn Tourison. Lê Ngung

  47. Sư Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

  48. Tri Nhân Tri Diện Bất Tri Tâm

  49. Nguyên Uỷ Một Vụ Kiện

  50. Trả Lời Câu Hỏi Của Một Vi Hữu

 


 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam Bình Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Politics of Southeast Asia ֎ Bên Giòng Lịch Sử

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xã Hội - Cách Tìm IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA ֎ Lam vs Ngo

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 


 

Your name:


Your email:


Your comments:


MINH THỊ

LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH. 

DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ. 

 

  Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAme ProgressvFaivCityvBus.Insider 

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHuav

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê BìnhvTrái Chiều

vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười DânvBuddhism

vTiền PhongvXã LuậnvVTVvHTVvTrí Thức

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gươngv

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG

vEchovSài GònvLuật Khoa Văn NghệvSOTT

vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu TrữvSoHa

vST/HTVvvThống KêvĐiều NgựvVNMvBình Dân