֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa

֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution

֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos 

֎ Biệt kích trong giòng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ Tìm IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lý

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008

֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009

֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009

֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009

֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010

֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010

֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010

֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011

֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011

֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011

֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012

֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014

֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015

֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016

֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016

֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016

֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017

֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017

֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017

֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018

֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018

֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Served  In A Noble Cause

֎ Trò Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Giáo Hội La  Mã:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Trò Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đình Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD

֎ Lãnh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Trò Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Ðề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lãnh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Ký Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Bò

֎ Băng Ðảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Hòa Bình

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài Gòn Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Giờ Thứ 25

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

Dẫn nhập: Hành động phản  dân hại nước tồi bại của Trương Vĩnh Ký với chứng cớ rành rành lưu lại trong soái phủ của giặc ở thủ đô Paris  thì làm  sao có thể dùng ngôn ngữ bồi bút giảo biện để đánh tráo (con người và sự thật). Petrus người ta thường gọi là tên "thánh" nhưng trong đám thông ngôn cho soái tướng không có kẻ nào có tên đồng âm với Petrus Key hay Ký. Lối giảo biện lặt vặt, vớ vẩn và sự hằn học, thái độ thù địch, công kích nhằm vào tác giả Nguyên Vũ, Chính Đạo, tức sử gia Vũ  Ngự Chiêu -nhân vật tra cứu sử có tầm vóc vô cùng quan  trọng với việc viết lại lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời Pháp thuộc tới thời cận đại- chỉ là hành động chạy tội cho một tên thông ngôn tay sai của đoàn  quân xâm lược. Chúng tôi mạn phép tác giả cho đăng toàn bộ nghiên cứu như một cách tiếp tay phổ biến bài phản biện, đồng thời tiếp tay làm sáng tỏ "sự thật về hành động phản quốc của Petrus Key hay Petrus Ký ,Trương Vĩnh Ký" để những độc giả quan tâm đến lịch sử của dân tộc đủ điều kiện tiến đến một kết luận tỏ tường. Vì chắc chắn không có bất kỳ người nào giảo biện đến đâu mà biến một tên tay sai đắc lực cho quân viễn chinh xâm lược Pháp trở thành một nhà yêu nước. Cho đến nay, sự thật đã rõ ràng. Lịch sử Việt Nam mà chương trình giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa giảng dạy về thời kỳ Pháp thuộc cho đến khi Việt Nam Cộng Hòa tiêu vong chỉ là "một thứ lịch  sử do bọn bút nô của giặc Pháp và triều Nguyễn viết ra nhằm nhồi sọ và đồng hóa dân tộc Việt Nam.

Âm mưu đó đã thành công trọn vẹn với sự phục vụ của bọn tôi tớ được BẦY ĐÀN, phe đảng, tôn giáo của chúng tự phong cho những chức danh mỹ miều như "nhà văn hóa" "nhà cải cách" hay "nhà ái quốc" lỗi lạc như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Trần  Lục, Phan Thanh Gỉan!!!????...

Sự thật việc giặc Pháp buộc người Việt Nam phải sử dụng chữ quốc ngữ thuộc hệ thống ký âm, phiên âm "Latin" hiện dùng để đánh vần Tiếng Việt chính là sự áp đặt đồng hóa ngôn ngữ một cách trắng trợn nhất, tạo ra phương tiện để nhồi sọ để che đậy sự thật đáng kinh hoàng là đồng hóa toàn thể dân tộc Việt  Nam trở thành một bầy súc vật do thế quyền và thần quyền Tây Phương chăn dắt, xóa sạch kiến thức cần thiết để đọc lại di sản tàng thư Hán - Nôm tức xóa trắng lịch sử văn hóa dân tộc từ thời lập quốc đến trước khi bị Pháp thuộc trong tâm não thế hệ sau. Đau đớn thay, cả nhiều thế hệ của dân tộc Việt Nam trong  giai đọan lịch sử hơn một trăm năm đã bị nhồi nhét bằng một thứ văn hóa,,lịch sử bi áp đặt, nô dịch... tạo thành bởi những bọn thày giảng truyền giáo, đám thư lại, nô thuộc. Thật kinh hoàng và vô cùng đau đớn thay, chúng ta đã và chính là sản phẩm của một giai đoạn văn hóa và lịch sử sai lầm do quân xâm  lược Pháp tạo ra. Trong bài chạy tội cho Petrus Ký này, gia đình họ Trương và tác giả Phan Đào Nguyên cố sức tìm tòi ngụy tạo ra một sự kiện nhằm nhí với mục đích đánh tráo sự thật để kết luận lá thư của Petrus Key là sản phẩm do Pauline Marie Jaricot viết ra dưới tên Petrus Ký.

Người phụ nữ này là   ai mời  quý vị theo dõi link này  (https://en.wikipedia.org/wiki/Pauline-Marie_Jaricot). Câu chuyện ráp ghép một cách vụng về, ngớ ngẩn từ ngôn ngữ đến ý tưởng nên thay vì chạy tội lại thành ra buộc thêm tội lỗi vào cổ Petrus Key hay Petrus  Ký.

Thúng làm  sao úp được voi.  Bàn tay nhỏ bé sao che nổi mặt trời.Lý  luận non kém của tác giả chỉ càng làm lộ thêm ý đồ xuyên tạc lịch sử.  Chúng tôi xin mời quý vị chú tâm nghiên cứu thận trọng để hiểu rõ sự việc.

Petrus Key và Petrus Ký- Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Phần 2)

 

Tháng Chín 11, 2018, in Kho tàng văn hóa, Lịch sử Việt Nam .

 

Winston Phan Đào Nguyên

 

Phần 2: Lá thư Penang

Winston Phan Đào Nguyên

Tóm Tắt Phần 1

Tóm lại, trong Phần 1 của bài viết, với tựa đề “Lá Thư Petrus Key”, gồm từ chương I tới chương VII, người viết đã trình bày cho bạn đọc như sau:

Trong chương I, quá trình ông Nguyên Vũ đã “công bố” lá thư Petrus Key và khẳng định tác giả của nó là Petrus Ký như thế nào trong suốt 20 năm qua.

Trong chương II, cách thức ông Nguyên Vũ đã cố tình không tiết lộ nguyên văn bằng tiếng Pháp của lá thư Petrus Key, trong khi lại thêu dệt thêm những chi tiết chung quanh lá thư, ra sao.

Trong chương III, tiểu sử Petrus Ký và bối cảnh lịch sử của lá thư Petrus Key.

Trong chương IV, nguyên văn tiếng Pháp của lá thư Petrus Key và bản dịch tiếng Việt của Winston Phan Đào Nguyên.

Trong chương V, những sai lầm của ông Nguyên Vũ trong bản dịch lá thư Petrus Key của ông ta.

Trong chương VI, những điều vô lý trong chính nội dung lá thư Petrus Key qua nguyên văn bằng tiếng Pháp cho thấy tác giả lá thư không thể là một người Nam Kỳ như Petrus Ký.

Trong chương VII, một sự so sánh hình thức lá thư Petrus Key qua nét chữ viết và chữ ký với ba văn kiện được viết bởi chính Petrus Ký trong thập niên 1870s cho thấy chúng không giống nhau, và do đó, khẳng định rằng Petrus Ký không phải tác giả lá thư Petrus Key.

Như vậy, Phần 1 của bài viết, như đã tóm tắt bên trên, cho người đọc một cái nhìn về quá trình lá thư Petrus Key đã được ông Nguyên Vũ dùng để đả kích Petrus Ký ra sao, và nội dung thực thụ của lá thư trái ngược hẳn với bản dịch và những gì ông Nguyên Vũ đã trình bày như thế nào.  Chẳng những vậy, chỉ cần chính nội dung của lá thư Petrus Key cũng đã cho thấy tác giả của nó không thể là một người Việt ở Nam Kỳ như Petrus Ký.  Bởi với những lỗi lầm đầy dẫy trong lá thư về xứ Nam Kỳ, một người Nam Kỳ chính gốc như Petrus Ký không thể nào mắc phải.  Và khi so sánh hình thức của lá thư với các văn kiện khác sau này của Petrus Ký, có thể thấy rằng Petrus Ký không phải là tác giả lá thư Petrus Key.

Do đó, chỉ cần có nguyên bản lá thư Petrus Key, thì câu hỏi phải chăng Petrus Ký là tác giả của nó đã có thể được giải quyết thỏa đáng.

Tuy vậy, để có thể chứng minh một cách chắc chắn mà không còn nghi ngờ gì nữa (beyond a reasonable doubt) rằng Petrus Ký không phải tác giả lá thư Petrus Key, người viết xin đi tiếp vào Phần 2 của bài viết. 

Trong Phần 2 này, lá thư Petrus Key sẽ được đem ra so sánh với một lá thư do chính tay Petrus Ký viết trong cùng khoảng thời gian với lá thư Petrus Key.  Đó là lá thư ông viết cho các bạn học ở Penang vào ngày 4 tháng 2 năm 1859 bằng tiếng Latin (“lá thư Penang”). 

 

Chương VIII.

Giới Thiệu Về Xuất Xứ Và Những Điểm Chính Của Lá Thư Penang

A. Xuất Xứ Của Lá Thư Penang

Đây là một lá thư do chính tay Petrus Ký viết bằng tiếng Latin gởi cho các bạn học tại Đại Chủng Viện Penang, nơi ông theo học từ 1852-1858.  Do đó, trong bài viết này, nó được gọi là “Lá thư Penang“.  Lá thư Penang sau đó được chuyển về Pháp và hiện đang được lưu trữ tại Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris (Mission Étrangère de Paris).  Lá thư này do nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu khám phá ra và đã từng cho in trang cuối của nó trong cuốn “Petrus Ký, Nỗi Oan Thế Kỷ” phát hành vào đầu năm 2017. 

Lá thư Penang được viết vào ngày 4 tháng 2 năm 1859, tức rất gần với thời gian của lá thư Petrus Key.  Theo phỏng đoán của người viết, lá thư Petrus Key đã được viết trong khoảng thời gian ông Jauréguiberry làm chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Sài Gòn, tức là từ tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860.  Do sự rất gần nhau về thời gian này, các so sánh về hình thức như nét chữ viết và chữ ký – giữa hai lá thư – sẽ có độ chính xác rất cao.

Đây là một lá thư viết tay dài 13 trang nếu tính luôn trang đầu là một trang giống như trang bìa của một cuốn sách, với những ký hiệu, trang trí, người nhận và người gởi.   Lá thư có thể đã được viết ra trong nhiều ngày hay nhiều thời gian khác nhau, vì màu mực của các trang giấy nhìn khác nhau, và nét chữ cũng có thay đổi chút ít từ trang này qua trang khác.

Và đây là trang bìa, trang đầu và trang cuối của lá thư Penang, với thủ bút và chữ ký của chính Petrus Trương Vĩnh Ký:

Như có thể thấy qua các hình chụp bên trên, lá thư Penang rất khó đọc, vì nét chữ đã nhòa đi rất nhiều theo năm tháng.  Đã vậy, người viết là ông Petrus Ký lại còn xen vào giữa những chữ Latin rất nhiều chữ quốc ngữ – như địa danh, tên họ, chức tước, và những chữ bình dân thuần Việt rất cổ.  Điều này làm cho lá thư Penang vốn đã khó đọc lại càng khó đọc hơn.

Nhưng rất may mắn là toàn bộ lá thư Penang đã được dịch ra tiếng Pháp vào năm 1995 bởi ông Antoine Lauras, một tu sĩ Dòng Tên và là giáo sư văn chương ở Paris, chuyên về ngôn ngữ Hy-La.[56]  Nhờ bản dịch tiếng Pháp này mà người không biết chữ Latin có thể đọc và hiểu được lá thư Penang.  Tuy nhiên, vì trong thư có rất nhiều chữ Quốc Ngữ, mà ông Lauras chắc là không biết chữ Quốc Ngữ, nên đôi lúc những khoảng dịch ra tiếng Pháp gồm chữ Quốc Ngữ có thể thiếu chính xác. 

Lá thư Penang được Petrus Ký viết bằng chữ Latin vì đó là ngôn ngữ chính thức được dùng ở đại chủng viện Penang.  Nó không những là ngôn ngữ trong lớp học giữa thầy trò, mà còn là ngôn ngữ giữa các chủng sinh đến từ khoảng 20 sắc dân trong vùng.  Tiếng Latin, do đó, vừa là ngôn ngữ học tập, vừa là ngôn ngữ dùng để đối thoại với bạn bè ở Penang của Petrus Ký.

Trong khi đó, tiếng Pháp không phải là một thứ tiếng mà Petrus Ký được học nhiều tại đại chủng viện Penang.  Theo một mẩu chuyện trong cuốn tiểu sử của Petrus Ký, “Petrus J.B. Trương-Vỉnh Ký, Un Savant Et Un Patriote Cochinchinois” tác giả Jean Bouchot kể rằng sau khi vào học ở Penang, Petrus Ký mới bắt đầu tự học tiếng Pháp.  Và học một cách rất tình cờ, do ông ngẫu nhiên lượm được một mảnh giấy có chữ viết tiếng Pháp, và tự mò mẫm dịch ra chữ Latin.   Sau đó, ông mới được một thầy người Pháp dạy cho thứ tiếng này.[57]

Mấy mươi năm sau khi rời Penang, ông Petrus Ký vẫn dùng chữ Latin thường xuyên để trao đổi thư từ với các bạn trí thức người Pháp của ông.  Điển hình là những lá thư viết cho bác sĩ Alexis Chavanne và ông Albert Kaempfen đã được giáo sư Raphael Barquissau sưu tập và cho in lại trong tập sách Correspondance inédite en latin de Pétrus Trương–vĩnh-Ký.[58]

Petrus Ký thậm chí còn viết thư bằng chữ Latin cho người bạn và cũng là thượng cấp người Pháp của ông, Tổng Trú Sứ tức Toàn Quyền Paul Bert, khi không muốn những người khác có thể đọc được thư này, theo Barquissau.  Lá thư bằng chữ Latin đó được nhắc đến trong những lá thư bằng tiếng Pháp của Petrus Ký gởi cho Paul Bert, nhưng không được đăng trong sách của Bouchot, vì Bouchot không tìm được nguyên bản.

Cũng theo ông Raphael Barquissau, tiến sĩ văn chương, cựu Hiệu trưởng trường Chasseloup Laubat tại Sài Gòn, người đã sưu tập và cho in những lá thư bằng chữ Latin của Petrus Ký, thì ông Petrus Ký rất giỏi Latin.  Nhận xét về chất lượng và vốn liếng Latin của Petrus Ký, ông Barquissau viết là “rất rộng” và rất “hùng biện theo kiểu Ciceron”.  Trong khi đó, ông Barquissau chê không thương tiếc bản lãnh Latin của người viết thư đối thoại với ông Petrus Ký là ông bác sĩ nghị viên người Pháp, Alexis Chavanne.[59]

B. Những Điểm Chính Trong Lá Thư Penang

Nội dung lá thư Penang có thể được tóm tắt với ba điểm chính sau đây:

i.Thứ nhất, lá thư thuật lại những cuộc lùng bắt các giáo sĩ của quan quân nhà Nguyễn vào ngày 9 tháng 12 năm 1858 tại Cái Mơn/Cái Nhum, và tại Đầu Nước (Cù Lao Giêng), Châu Đốc, vào đầu năm 1859. Sau đó, phần lớn lá thư thuật lại rất chi tiết những cuộc xét xử và đánh đập tra tấn các giáo dân, gồm cả các nữ tu, và sự kiên cường không chịu bỏ đạo để được tha của những người bị bắt.  Đây là phần chính của lá thư Penang và chiếm hầu hết các trang giấy ở khoảng giữa thư.  Có những nhân vật lịch sử được nhắc đến trong thư như quan tòa là “ông Thượng”, tức Tổng Đốc Long Hồ (Vĩnh Long) Trương Văn Uyển, và những người bị tra tấn như “bà nhứt” Martha Lành.  Những cuộc xét xử này được kể lại trong thư với đại cương rất giống với hai nguồn tài liệu khác, một là theo lời kể của một linh mục người Việt, và còn được lưu giữ ở trang caimon.org[60], và hai là lá thư của linh mục Henri Borelle (cố Hoà), người đã chạy trốn cùng lúc với Petrus Ký khi bị quân nhà Nguyễn lùng bắt vào ngày 9 tháng 12 năm 1858. 

ii.Thứ hai, lá thư cho biết – một cách gián tiếp – hành trình của Petrus Ký, từ lúc trốn chạy cuộc lùng bắt ngày 9 tháng 12 năm 1858 ở Cái Nhum cho đến khi viết lá thư Penang vào ngày 4 tháng 2 năm 1859, tại một nơi trú ẩn tương đối an toàn ở Sài Gòn.

iii.  Thứ ba, lá thư nói lên những cảm nghĩ của Petrus Ký về sự bắt đạo của nhà Nguyễn cũng như về cuộc can thiệp/xâm lăng vào Việt Nam của liên quân Pháp – Tây Ban Nha.  Theo tác giả Petrus Ký, sự bắt đạo, tuy rất tàn ác, nhưng lại là một điều tất yếu phải xảy ra, cũng như một cơn mưa bảo trước một sự yên bình, hay nói cách khác, là một thử thách của Chúa.  Và với sự can thiệp bằng vũ lực của Pháp, ông hoàn toàn phản đối.  Với ông, cách dùng vũ khí và bạo lực để can thiệp của quân Pháp là một giải pháp còn tệ hơn là bạo lực bắt đạo của vua quan nhà Nguyễn.

Về điểm chính thứ 1 của lá thư Penang, việc diễn tả những cuộc xét xử và tra tấn các giáo dân, vì rất dài và không thuộc phạm vi của bài viết này, người viết sẽ không bàn đến. 

Nhưng điểm chính thứ 2 và 3 của lá thư, về hành trình và quan điểm của Petrus Ký, sẽ được người viết xem xét kỹ lưỡng trong hai chương IX và X sau đây, để so sánh chúng với hành trình và quan điểm của Petrus Key theo nội dung lá thư Petrus Key. 

 

Chương IX. 

So Sánh Nội Dung Lá Thư Penang Và Lá Thư Petrus Key Về Hành Trình Của Petrus Ký Từ Cái Nhum Lên Sài Gòn

Như đã thuật sơ qua về bối cảnh lịch sử của xứ An Nam – Nam Kỳ trong chương III, vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng và chiếm bán đảo Sơn Trà làm căn cứ.  Sau đó, vì không tiến đánh tới Huế được, phần do sức phòng thủ của quân Nguyễn, phần do tàu thuyền của họ không thể ngược dòng sông Hương, chỉ huy liên quân là Rigault de Genouilly chuyển hướng tấn công, đem phần lớn quân lính tàu thuyền vào vựa lúa Nam Kỳ của nhà Nguyễn và đánh chiếm thành Gia Định vào ngày 18 tháng 2 năm 1859.

Một trong những phản ứng đầu tiên của Triều đình Huế là gia tăng việc bắt đạo ngay sau khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng.  Trong hoàn cảnh đó, vào mùa thu năm 1858, sau sáu năm học tập ở đại chủng viện Penang,  Petrus Ký trở về quê ở Cái Mơn. Và trong thời gian vài tháng đầu khi mới trở về, Petrus Ký phụ linh mục Henri Borelle[61] (tức cố Hoà) dạy học tại tiểu chủng viện Cái Nhum, nơi gần với quê nhà ông ở Cái Mơn.  Cả hai nơi này đều có nhiều giáo dân Thiên Chúa Giáo người Việt.  Họ được lãnh đạo bởi linh mục Borelle, người phụ tá cho giám mục Dominique Lefèbvre.  Và giám mục Lefèbvre (tức Ngãi) chính là người cai quản giáo dân của toàn thể địa phận Tây Đàng Trong, bao gồm cả xứ Cao Miên và lục tỉnh Nam Kỳ.[62]

Chiến dịch bắt đạo tại miền Tây Nam Kỳ của nhà Nguyễn sau khi quân Pháp đánh Đà Nẵng được khởi đầu với cuộc lùng bắt linh mục Borelle và các phụ tá của ông tại Cái Nhum vào ngày 9 tháng 12 năm 1858.  Petrus Ký, một phụ tá của linh mục Borelle, đã may mắn thoát được cuộc lùng bắt này và chạy lên Sài Gòn tị nạn.  Và sau đây là hành trình của Petrus Ký theo lời kể của ông trong lá thư Penang, một cuộc hành trình khác biệt và trái ngược hẳn với cuộc hành trình của Petrus Key.

A. Hành Trình Từ Cái Nhum Lên Sài Gòn Của Petrus Ký Theo Lá Thư Penang

1.     Trốn Thoát Cuộc Lùng Bắt Của Nhà Nguyễn Ở Cái Nhum Ngày 9/12/1859

Theo Petrus Ký thuật lại trong lá thư Penang, thì ngày hôm đó, “ông Thượng” sai “ông Đội” đem quân lính đến lùng bắt các giáo sĩ tại hai nơi: Cái Nhum, là nơi có tiểu chủng viện của linh mục Borelle, và “Cái Mơng”, là địa phận của hai linh mục Tùng và Quí.  Ông Petrus Ký cùng “các giáo chức” nói trên, do đó, đã phải bỏ chạy và trốn vào trong những bụi rậm. 

Nguyên văn trong thư bằng chữ Latin như sau:

“… Quibus lectio ông Thượng misit ông Đội cum militibus ad Cái Nhum in qua cram cum NP Borelle provicario Apostolico et Cái Mơng in qua N . N . P . P . Tùng et Quí pastorali manare funguntur . N .P . Provicarios  . . . ego per sylvas . .  Nihi cum … Xanorum delitescendum fuit sub densas herbas…”

 

 

Và đây là phần dịch ra tiếng Pháp và tiếng Việt của đoạn văn trên:

“… Après les avoir lues ông Thượng envoya ông Đội avec des soldats jusqu’à Cái Nhum où étaient le pro-vicaire apostolique Borelle et Cái Mơng, et où les Pères Tùng et Quí remplissaient charge pastorale.  Nous prenons la fuite, les pro-vicaires et moi-même, dans les forêts. Alors que l’on fouille les maisons des chrétiens, les frères, les maîtres et les élèves doivent se cacher dans des herbes épaisses…”

“… Sau đó ông Thượng sai ông Đội dẫn quân lính tới Cái Nhum là nơi của người phụ tá giáo phận Borelle và Cái Mơng, nơi cha Tùng và Quí phụ trách giáo vụ.  Chúng tôi bỏ chạy, các vị giáo chức và tôi, vào rừng.  Trong khi đó, họ khám nhà của giáo dân, các sư huynh, thầy giảng và chủng sinh đều phải trốn trong các lùm bụi rậm rạp…”[63]

Trong lá thư Penang, ông Petrus Ký không cho biết đích xác ngày nào quan quân nhà Nguyễn đến khám xét tiểu chủng viện Cái Nhum và Cái Mơn  Nhưng theo tài liệu của caimon.org và lá thư của linh mục Borelle sẽ nói đến sau đây, ta biết được chính xác đó là ngày 9 tháng 12 năm 1858. 

Và như Petrus Ký đã nói rõ trong lá thư Penang, ông và các “giáo chức” (provicarios) phải bỏ chạy để trốn khỏi cuộc lùng bắt này.  Trong các giáo chức đó, ông nêu đích danh linh mục Borelle là người lãnh đạo.  Do đó, ta có thể dựa vào những lá thư của linh mục Borelle viết sau này để biết rõ thêm những gì xảy ra với Petrus Ký sau cuộc lùng bắt nói trên.  

Và rất nhiều chi tiết về cuộc vây bắt này đã được linh mục Borelle thuật lại.  Trong một lá thư đề ngày 15 tháng 1 năm 1859 gởi cho Hội Truyền Bá Đức Tin (L’Oeuvre de la Propagation de la Foi) tại Pháp[64], linh mục Borelle cho biết thêm về cuộc săn bắt các giáo sĩ tại Cái Nhum và các giáo dân tại Cái Mơn vào ngày 9 tháng 12 năm 1858 như sau:

“… Le 9 décembre dernier un capitaine suivi de quatre ou cinq satellites, après nous avoir donné la chasse à Cai-nhum et m’avoir fait patauger dans la vase en plein midi, vint surprendre à Cai-mong le magnifique couvent de l’Immaculée-Conception…

 “Ngày 9 tháng 12, một ông Đội, dẫn theo 4 hoặc 5 người hầu (lính), sau khi rượt theo chúng tôi

ở Cái Nhum và làm cho tôi phải chui xuống sình giữa ban ngày,  đã bất thình lình đến tu viện l’Immaculée-Conception ở Cái Mơng.”[65]

Do đó, khi phối hợp lá thư Penang của Petrus Ký và lá thư ngày 15/1/1859 của Borelle, cuộc vây bắt ở Cái Nhum có thể được xác định là vào ngày 9/12/1858.

Nhưng vậy thì sau cuộc lùng bắt ngày 9/12/1858 đó,  Petrus Ký đi đâu?

Điều chắc chắn là ông đã không trốn ở cùng chỗ với linh mục Borelle tại Cái Nhum, khi Borelle viết lá thư ngày 15 tháng 1 năm 1859 nói trên.  Bởi theo Borelle thì vào thời gian đó, ông ta đang kẹt ngay giữa giáo phận của ông và trốn trong một căn lều nhỏ, nơi mà “tiếng chó sủa” (un chien qui aboie), “tiếng trái dừa rụng” (la chute d’un coco qui se détache de l’arbre) cũng đủ làm cho ông kinh sợ.[66]

Còn trong khi đó thì Petrus Ký đã được Borelle dàn xếp cho lên Sài Gòn tị nạn với giám mục Lefèbvre.  Vì cũng trong cùng lá thư trên, linh mục Borelle cho ta biết tình hình của giám mục Lefèbvre lúc đó đang an toàn ở Sài Gòn như sau:

“Quant à nous … Mgr Lefebvre, notre vénéré vicaire apostolique, s’est réfugié dans un hameau de quatre ou cinq maisons, entouré de forêts qui sont le repaire des tigres. C’est de la qu’il continue tenir de sa main vigoureuse le gouvernail de la barque de Pierre. Pour moi, forcément retenu au centre de la mission, … je dois me confiner dans le réduit obscur d’une pauvre chaumière… “

 Về phần chúng tôi, … giám mục Lefèbvre, người đại diện đáng kính của Tông tòa, đang tị nạn ở một cái làng gồm 4 hoặc 5 ngôi nhà, chung quanh là rừng và hang cọp.  Ở chốn đó, ông ta vẫn đang lèo lái rất tốt con thuyền của thánh Phê-rô.  Về phần tôi, bị kẹt ở ngay giữa giáo phận, tôi phải giam mình trong một căn lều nhỏ khó tìm ra…” [67]

Do đó, theo lá thư của linh mục Borelle thì giám mục Lefèbvre đang an toàn ở Sài Gòn và đang điều hành giáo phận Tây Đàng Trong của ông một cách tốt đẹp: “Ở chốn đó, ông ta vẫn đang lèo lái rất tốt con thuyền của thánh Phê-rô.”

 Và có lẽ do nhận xét đó, linh mục Borelle đã thu xếp để gởi Petrus Ký lên Sài Gòn tị nạn với giám mục Lefèbvre. 

2.     Đi Ngang Qua Ba Giồng Trên Đường Lên Sài Gòn

Theo lá thư Penang, ông Petrus Ký đã lên Sài Gòn, sau khi đi ngang qua vùng Ba Giồng thuộc tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang) hiện nay. Trong lá thư, ông Petrus Ký thuật lại cuộc hành trình của ông sau khi chạy trốn khỏi cuộc lùng bắt ở Cái Nhum, nguyên văn bằng tiếng Latin, như sau:

 “Illi calamitati interim alia accessit longe major.  In causa fuit fuga Thầy Nhiệm.  Cùm enim fugisset Thầy Nhiệm milites ubique in Gia định et Biên hoà …vagati fora, pagos vicos etiam flumina obsidentes scrutati sunt.  Nostris trepidatis quanta … nusquam alias!  Non dubitabatur fides sylvae excipientis, quamvis tigrides et feras haud animus inimicas alat.  Vidissetis libros fluitantos super aquas incuriâ et nimis timore quorumdam a Chợ quán usque ad Ba giồng…”

 

 

Và đây là phần dịch ra tiếng Pháp và tiếng Việt của đoạn văn trên:

 “A cette calamité, s’en ajoute une autre encore bien plus grande. La cause en est la fuite de Thầy Nhiệm. En effet, comme Thầy Nhiệm s’est échappé, des soldats parcourent les places de Gia định et Biên hòa, les campagnes, et même les villages, et examinent aussi les alentours des fleuves. Pour les nôtres, la peur est extrême comme nulle part ailleurs. En effet, ils ont confiance dans la forêt qui les abrite bien qu’elle nourrisse des tigres et des bêtes sauvages qui sont pourtant des ennemis. J’ai vu des livres flotter sur les eaux par l’incurie et la crainte de certains depuis Chợ quán jusqu’à Ba giồng …

 “Sau tai họa đó là một tai họa lớn hơn.  Nguyên nhân là cuộc trốn chạy của Thầy Nhiệm. Thật vậy, vì Thầy Nhiệm bỏ trốn, binh lính đã lùng sục khắp Gia định và Biên hoà, ở ngoại ô, ở làng mạc, và các vùng chung quanh các con sông.  Với những người chúng ta, sự sợ hãi lên đến tột độ.  Họ thà chạy vào rừng nơi cọp và các thú dữ thù địch khác săn mồi. Tôi đã thấy những cuốn sách trôi trên mặt nước bởi bất cẩn và sợ hãi từ Chợ quán đến Ba giồng …”   

Như vậy, với đoạn văn trên đây, Petrus Ký cho thấy là vào lúc viết lá thư Penang ngày 4 tháng 2 năm 1859, ông đã ở Sài Gòn

Trước tiên, ông cho ta biết vì cuộc bỏ trốn của “Thầy Nhiệm”, quan quân nhà Nguyễn đã tăng cường lục soát khắp Gia Định và Biên Hoà. 

Sau đó, ông lại cho biết vì sự sợ hãi, các giáo dân đã bỏ chạy vào rừng trốn lánh và vứt bỏ kinh sách trôi nổi trên mặt nước, từ Chợ Quán tới Ba Giồng.

Do đó, ông Petrus Ký chắc chắn đã phải có mặt tại Sài Gòn vào thời gian đó để biết được các sự kiện nói trên và kể lại trong thư.  Những sự kiện đó là cuộc vượt ngục Sài Gòn (Gia Định) của một thầy giảng (catechist) tên Nhiệm, và việc các giáo dân sau đó phải bỏ trốn và vứt bỏ sách vở đạo trên sông nước khu Chợ Quán vì cuộc săn bắt thầy Nhiệm ráo riết của quan quân nhà Nguyễn. 

Trong khi đó, linh mục Borelle, người trốn thoát cùng lúc với Petrus Ký tại cuộc săn lùng ở Cái Nhum, trong lá thư gởi về Hội Truyền Bá Đức Tin mà ông viết vào ngày 15 tháng 1, hoàn toàn không viết gì về các sự kiện trên.  Đó là vì trong lúc viết thư thì ông đang còn ở khu vực Cái Nhum. 

Điều này cũng chứng tỏ thêm rằng, vào ngày 15 tháng 1 năm 1859, trong lúc linh mục Borelle viết lá thư nói trên, thì Petrus Ký đã không còn ở bên cạnh Borelle, tức không còn ở khu vực Cái Nhum nữa, mà đã trên đường đi, hoặc đã tới Sài Gòn.

Và trước khi đến xứ Gia Định và đi ngang, nếu không là đang trú ngụ tại khu vực Chợ Quán ở Sài Gòn, thì Petrus Ký đã đi qua xứ Ba Giồng, Mỹ Tho, như ông đã viết trong lá thư Penang.

Nhưng Ba Giồng là nơi nào?

Theo website của giáo xứ Ba Giồng thì:

“Ba Giồng gồm ba cụm giồng cát, bắt đầu từ phía nam sông Vàm Cỏ Tây, chạy dọc theo sông Bảo Định theo hướng bắc – nam, rồi ngoặc sang hướng đông – tây để cặp dài theo sông Tiền đến Cái Thia , xuyên qua một vùng đất rộng lớn mà ngày nay là thị xã Tân An, tỉnh Long An”[68]

Và Ba Giồng là nơi có người Việt cư ngụ lâu đời nhất ở Nam Kỳ.  Đó là những giáo dân Thiên Chúa Giáo đã đến đó vào thế kỷ 17:

“… qua khảo sát thực tế, chúng tôi vô cùng bất ngờ khi phát hiện tại khu đất thánh của giáo xứ Ba Giồng (thuộc ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) có nhiều ngôi mộ cổ xây bằng ô dước với mộ bia có hình thánh giá đề các chữ số 1663, 1664… và nhiều chữ Hán đã lu mờ không thể đọc được. Điều này chứng tỏ lưu dân người Việt đã đặt chân sinh sống tại giồng Trấn Định ít nhất một vài thế hệ so với thời khắc lịch sử 1698.”

Còn về giáo xứ Ba Giồng, ta được biết như sau:

“- Theo những lời truyền tụng chắc chắn, vào khoảng năm 1700 (Canh Thìn) hoặc 1702, dưới triều đại Minh Vương (1691) ra dụ cấm đạo Thiên Chúa, chừng 20 ghe biển của tín hữu Kitô, âm thầm rời Phú Yên, rời xa bờ biển An nam, mang theo khoảng 30 gia đình Kitô hữu. Những gia đình trốn lánh cuộc bắt đạo và trẩy về hướng Nam Kỳ. Chúa quan phòng dẫn họ đến trước con sông cái, giữa Gò Công và Chợ Lớn, do hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây nhập lại kết thành. Ghe ngược dòng sông này cho tới chỗ bắt đầu đồng cỏ lát rộng lớn, và dừng lại ở miệng con rạch gọi là Rạch Chanh. Đầu tiên tất cả các gia đình lập cư trên bờ con rạch này. Và ghe trở về Phú Yên rước thêm các gia đình khác. Sáu tháng sau, ghe trở lại đem theo những Kitô hữu khác còn đông hơn nữa. Nhưng gần sông quá, ghe thuyền quan lớn đi lại thường xuyên nên có lần họ bị bắt và bị cầm tù. Tất cả các Kitô hữu khác khiếp sợ vội vã rời khỏi nơi ấy để đi sâu vào rừng, cho tới chỗ Ba Giồng ngày nay và lập cư tại đó. Nhưng rất có thể, dân cư đã trở lại đạo từ một thời xa xưa. Các cụ già thường chỉ cho con cháu những ngôi mộ của ba thế hệ đã sống trước họ, mà tất cả đều là những người Công giáo. Tại đất thánh họ đạo nay còn một vài mộ chí niên đại 1663 – 1664 và nhiều ngôi mộ cổ ghi chữ nho đã lu mờ không thể đọc được.

– Giáo xứ Ba Giồng đã trãi qua biết bao cảnh thăng trầm: Năm 1783 anh em nhà Tây Sơn đã tìm đến đây tìm vua Gia Long, và đã nổi giận chém giết 150 người giáo dân tại đây. Rồi thời vua Minh Mạng, vào năm 1836, quan quân Triều Nguyễn cũng đã truy quét họ đạo Ba Giồng và đã tàn sát trên dưới 1700 người. Đến triều đại vua Tự Đức, cha sở họ đạo lúc đó là cha Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu cũng đã bị chém đầu tại Mỹ Tho năm 1861, và sang năm sau, 1862, họ đạo bị tàn sát, lần này có 25 người đàn ông đã tuyên xưng đức tin tại chợ Củ Chi, cách Ba Giồng khoảng 2 cây số. Xác 25 vị này đã được chôn tại một nơi gần đó mà người ta vẫn truyền tụng cho đến ngày hôm nay, gọi là gò Chết Chém.”[69] (chữ Rạch Chanh in đậm là do người viết nhấn mạnh).

Tóm lại, Ba Giồng là một vùng đất cao nằm ở giữa sông Vàm Cỏ và sông Tiền (Giang), được tạo nên bởi ba cái giồng.  Đây là một vùng đất đã được giáo dân người Việt định cư từ rất sớm, và đã góp mặt nhiều lần trong lịch sử với những cuộc tranh chấp giữa Tây Sơn và Nhà Nguyễn.   Còn giáo xứ Ba Giồng là một giáo xứ lâu đời, nhưng đến năm 1861 thì chịu thảm họa vì vua Tự Đức bắt chém cha sở tại đó là linh mục Phêrô Nguyễn Văn Lựu cùng 25 giáo dân.

Nhưng đó là năm 1861.  Còn vào những năm 1858-1859, có thể thấy rằng trên đường từ Cái Nhum lên Sài Gòn, ông Petrus Ký đã phải đi ngang qua khu vực này, và rất có thể đã nhận được sự giúp đỡ của những giáo dân ở Ba Giồng.

Trong hình vẽ dưới đây về giáo xứ Ba Giồng, có thể thấy giáo xứ này nằm ngay bên bờ sông:

Nguồn: Un épisode de la persécution en Cochinchine – Martyre de vingt-sept Chrétiens, Lyon, 1882

3.     Đi Bằng Đường Sông Từ Ba Giồng Lên Chợ Quán

Như đã trích dẫn bên trên, trong lá thư Penang, Petrus Ký cho biết ông đã thấy “sách vở trôi trên mặt nước … từ Chợ Quán tới Ba Giồng”.  Do đó, có thể suy ra rằng ông đã đi từ Ba GIồng lên Chợ Quán bằng đường sông, nên mới mục kích được sách vở bị vứt bỏ trôi trên mặt nước suốt từ Ba Giồng ở Mỹ Tho đến Chợ Quán ở Sài Gòn.

Và như đã nhắc đến nhiều lần, nhất là trong Phần 1 về nội dung lá thư Petrus Key, miền Tây của xứ Nam Kỳ là một nơi toàn sông rạch.  Vào thế kỷ 19, đường bộ hầu như không có ở vùng này.  Nhất là đường từ miền Tây lên Sài Gòn phải băng qua sông Cửu Long và hai sông Vàm Cỏ.  Trong khi đó, từ thuở ở miền Trung vào, từ lúc bên Tàu sang, người di dân xứ Nam Kỳ đều dùng phương tiện di chuyển rẻ tiền và tiện lợi nhất là ghe thuyền để đi trên sông rạch xứ này.

Thêm nữa, với những giáo dân, giáo sĩ cần trốn tránh tai mắt của quan binh triều Nguyễn, việc dùng ghe thuyền để di chuyển là phương tiện hợp lý nhất, chẳng những vì có sẵn rất nhiều đường sông rạch thuận lợi cho việc tránh né các trạm canh, mà còn vì trong ghe thuyền có thể dấu được người hoặc đồ vật cấm, như các đồ dùng để thờ cúng của đạo Thiên Chúa.

Báo Nam Kỳ Địa Phận, một tờ báo của người Thiên Chúa Giáo, kể lại việc bắt đạo ở Nam Kỳ vào thế kỷ 19 như sau:

“Lại cũng có một đôi khi quan chức họ hay là bổn đạo phải đưa Đức cha hay là các cha ở họ này sang qua họ khác cách xa nhau mà phải đi đường sông, thì bổn đạo bày đồ trận dọn ra giả là ghe đám cưới hay là ghe đám xác mà đi cho khỏi bị mấy phần thú ở dọc sông bắt ghé lại mà xét, vì đời cựu trào không có tra xét những ghe đám cưới hay là đám xác, đi dọc đàng. Hoặc có khi dọn hàng hóa giả là ghe đi buôn bán, rồi khi đi tới mấy khu có đồn thú, thì giấu các cha ở dưới khoang ghe, hay là sau buồng lái hoặc nhắm lúc bắt bớ nhặt lắm, thì có một đôi khi phải để các cha nằm trong buồm mà cuốn lại, cho đặc (đặng?) trẩy qua mấy nơi hiểm nghèo nữa (1919, tr.57).”[70] (chỗ in đậm là do người viết nhấn mạnh)

Việc các giáo dân chuyên dùng ghe thuyền để di chuyển và che giấu các giáo sĩ kể trên có thể được chứng thực khi phối hợp với lá thư ngày 15 tháng 1 năm 1859 của linh mục Borelle đã nói ở trên.  Trong lá thư này, linh mục Borelle cho biết rằng sau cuộc săn bắt các giáo sĩ ở Cái Nhum ngày 9 tháng 12 năm 1858, ông đã thu xếp để gởi một trong hai linh mục bản xứ là linh mục Đoàn Công Quí [71](tức linh mục Quí trong “Tùng và Quí” ở lá thư Penang) đi lánh nạn bằng ghe đến xứ đạo Đầu Nước (Cù Lao Giêng) ở Châu Đốc. 

Nguyên văn trong thư như sau:

“Le Père Qui a été arrêté dans cette débâcle avec trente-neuf chrétiens, est une jeune prêtre fraîchement ordonné, … Il venait de se trouver dans une passe bien critique à Cai-mong, où des espions le guettaient pour le livrer aux mandarins. Je lui envoyai alors une barque avec des gens déterminés pour le soustraire à ce péril, … en l’expédiant pour Dau-mioc.”[72] 

“Cha Qui bị bắt trong vụ này cùng với 39 giáo dân là một linh mục vừa được thụ phong,…  Ông ta đang ở trong tình trạng hiểm nghèo tại Cái Mơn, nơi những mật thám theo dõi để bắt ông giao cho các ông quan.  Tôi đã gởi cho ông ta đi trên một chiếc ghe cùng với những người quyết tâm cứu ông ra khỏi mối nguy hiểm này, … trong chuyến đi đến Dau-mioc (Đầu Nước).” (chữ “Đầu Nước” là do người viết thêm vào).

Như đã nói trên, cha “Qui” đây  chính là linh mục Đoàn Công Quí, một trong hai linh mục bản xứ (Tùng và Quí) đã cùng với linh mục Borelle và Petrus Ký trốn thoát cuộc săn bắt ngày 9 tháng 12 năm 1858 ở Cái Nhum, theo lời kể của Petrus Ký trong lá thư Penang. 

Và sau đó, theo như linh mục Borelle kể lại trong thư, linh mục Quí đã được linh mục Borelle thu xếp gởi qua Đầu Nước (Cù Lao Giêng), Châu Đốc, để lánh nạn (nhưng không ngờ, sau khi an toàn đến nơi, thì linh mục Quí lại bị bắt)   Và cũng theo linh mục Borelle ,thì ông đã cho linh mục Quí đi đến Đầu Nước bằng đường sông, trên một chiếc ghe cùng với các giáo dân.

Do đó, khi phối hợp sự kiện này với câu Petrus Ký tiết lộ trong lá thư Penang là đã thấy sách vở trôi nổi trên mặt nước từ Chợ Quán đến Ba Giồng, ta có thể suy ra rằng linh mục Borelle cũng đã dùng cách đó để gởi Petrus Ký lên tị nạn ở Sài Gòn, là nơi trú ẩn an toàn của thượng cấp của ông, giám mục Dominique Lefèbvre.   Chỉ đi bằng ghe thuyền theo đường sông, thì Petrus Ký mới có thể trốn tránh được tai mắt của nhà Nguyễn và an toàn đến Sài Gòn.

Nhìn lên bản đồ ngày hôm nay, ta vẫn có thể thấy rằng từ Cái Nhum, ông Petrus Ký phải vượt qua sông Cổ Chiên và Hàm Luông để đến Ba Giồng Mỹ Tho, rồi sau đó từ Mỹ Tho lên Sài Gòn, hoặc bằng đường rạch Bảo Định, hoặc bằng đường Rạch Chanh – là hai đường nước nối liền Mỹ Tho – Tiền Giang với sông Vàm Cỏ Tây.   Từ đó, ghe của Petrus Ký có thể đi thẳng tới khu vực Chợ Lớn và Chợ Quán ở Sài Gòn.

Ông Alfred Schreiner, một sử gia Pháp sống ở Nam Kỳ, đã diễn tả rất chi tiết về phương tiện di chuyển ở miền Tây Nam Kỳ, nhất là đường Mỹ Tho – Sài Gòn, khi thuật lại cách quân Pháp đến đánh thành Mỹ Tho vào tháng 4 năm 1861:

“…En effet, deux arroyos reliaient le Vaico occidental au Mékong:

a) L’Arroyo de la Poste, connu aujourd’hui des indigènes sous le nom de Rạch Bảo-Định-Hạ et que les carles du temps désignaient par Rach Run-Ngu et Rach Vung-Ngu. Cet arroyo profond, rapide, sauf au dos d’âne, avait été obstrué par de nombreux barrages une route coupée de petits cours d’eau le côtoyait à des distances très variables sur le côté Ouest, mais tous les ponts avaient été détruits.

 b) L’Arroyo Commercial, dont les diverses parties, en allant du Vaico vers le grand fleuve, s’appelaient Rạch Chanh, Kinh Bà-Bèo, Rạch Cua et Rạch Ba-Rài; il était embarrassé d’herbes et de vases; navigable seulement pour les petites barques, son débouché se trouve en amont de Mỹ-Tho. Ce cours d’eau est en quelque sorte le prolongement de l’Arroyo Chinois à travers le pays….”[73]

Ông Nguyễn Văn Nhàn dịch đoạn trên như sau:

“Vốn thật có hai ngọn rạch làm cho sông Vũng Gù thông với sông Không:

1.     a) Rạch Arroyo de la Poste nay người an-nam kêu là Rạch Bảo Định Hạ, còn các bản đồ lúc đó đề tên là Rạch Run-Ngu và Rạch Vung-Ngu. Rạch này sâu, đổ mau, trừ ra chỗ giáp nước mà thôi; khi ấy nó có nhiều khúc hàn bít lại; một cái đường lộ bị nhiều ngọn nước nhỏ bứt ngang, đi dọc theo bên phía tây rạch ấy và dang khỏi bờ khúc gần khúc xa không đồng, còn các cầu đã bị dứt đi hết.

2.     b) Rạch Arroyo Commercial từ Vàm-cỏ mà qua Đại-Giang, thì mấy khúc nó lại kêu là Rạch Chanh, Kinh Bà Bèo, Rạch Cua và Rạch Ba-Rài; nó bị cỏ cây với bùn trịn lấp cạn; ghe nhỏ đi được mà thôi, chỗ nó đổ ra là phía trên Mỷ-Tho. Đường nước này xem dường như ngọn Rạch Arroyo Chinois nới dài đi thâu qua trong xứ.”[74]

Nhìn lên bản đồ ngày nay, ta vẫn có thể thấy khu vực Ba Giồng, tức là khoảng đất giữa sông Vàm Cỏ Tây và sông Tiền Giang, có hai đường nước thông với hai con sông này, y như ông Alfred Schreiner đã diễn tả: đó là Rạch Bảo Định (Arroyo de la Poste) và Rạch Chanh (Arroyo Commercial).

Vào năm 1861, quân Pháp đã dùng đường Rạch Bảo Định để tấn công thành Mỹ Tho, vì như ông Schreiner cho biết, đường này nước sâu nên các thuyền của Pháp có thể di chuyển được trên đó.  Đường nước này sau đó được dùng để đưa thư từ giữa Sài Gòn và Mỹ Tho, và vì vậy đã được người Pháp đặt tên là Arroyo de la Poste (Kinh Bưu Điện). 

Trong khi đó, đường nước còn lại, mà ta vẫn có thể theo dõi trên bản đồ hiện nay, đi từ Rạch Ba Rài lên Rạch Chanh, là đường dễ bị lấp cạn, nhưng ghe nhỏ đi được, và có lẽ đã được dùng cho việc giao thông buôn bán nhiều hơn, nên được người Pháp gọi là Arroyo Commercial (Kinh Thương Mại).  Đường nước này, như ông Alfred Schreiner cho thấy, thông ngay với Kinh Tàu Hủ hay còn gọi là Arroyo Chinois ở Sài Gòn.

Do đó, ông Petrus Ký chắc chắn đã theo một trong hai đường nước này để lên Sài Gòn bằng ghe thuyền.  Có lẽ ông đã chọn đường Rạch Chanh, vì đường này ghe nhỏ đi được, lại thêm nhiều ghe thuyền buôn bán, nên dễ dàng ẩn núp hơn đường Rạch Bảo Định.  Thêm nữa, vì đường này thông ngay với Kinh Tàu Hủ tức Arroyo Chinois là con kinh chạy ngang qua vùng Chợ Quán. 

Và điều này giải thích rõ ràng tại sao Petrus Ký đã thấy được những sách vở trôi trên mặt nước, từ Chợ Quán đến Ba Giồng, như ông đã viết trong lá thư Penang.

4.     Trú Ẩn Tại Phía Nam Sài Gòn – Trước Khi Pháp Chiếm Sài Gòn

Vào thời gian của lá thư Penang năm 1859, nếu giáo dân các tỉnh miền Tây lúc đó ở dưới sự lãnh đạo của linh mục Borelle, thì khu vực Sài Gòn là địa phận của thượng cấp của ông, giám mục Dominique Lefèbvre.  Đây là một nhân vật kiệt xuất đã sống gần hết đời tại Việt Nam.  Hai lần bị nhà Nguyễn bắt giam và lên án tử hình, ông đều thoát chết và bị trục xuất ra khỏi Việt Nam.  Nhưng rồi rốt cuộc ông cũng lẻn trốn trở lại Việt Nam với các giáo dân của ông.  Có thể nói rằng giám mục Lefèbvre có rất nhiều kinh nghiệm trong việc trốn chạy khỏi sự vây bắt của quan quân nhà Nguyễn.  Ông cũng chính là người lãnh đạo toàn thể giáo dân Nam Kỳ trong suốt thời gian trước và sau khi quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn.[75]

Giám Mục Dominique Lefèbvre (Nguồn http://exlurosg.net/?p=8851)

Theo Bouchot, chính giám mục Lefèbvre là người đã ra lệnh cho Petrus Ký lên Sài Gòn.[76]  Do đó, có thể suy ra rằng khi mới chạy trốn lên Sài Gòn, Petrus Ký đã phải nương náu với giám mục Lefèbvre  để trốn tránh tai mắt của nhà Nguyễn.  Là một thanh niên 21 tuổi mới chân ướt chân ráo từ Penang về Cái Nhum và phải chạy lên Sài Gòn tị nạn, Petrus Ký chắc chắn đã phải có sự trợ giúp của người lãnh đạo giáo dân lúc đó là giám mục Lefèbvre thì mới sống sót được.

Và rất may mắn là ta có thể biết được chính xác khu vực giám mục Lefèbvre ẩn núp trước khi quân Pháp đến Sài Gòn.  Theo linh mục Louvet trong cuốn “La Cochinchine Religieuse” thì giám mục Lefèbvre trong thời gian đó đang ẩn núp tại vùng Rạch Bàng ở khu Tân Thuận phía nam Sài Gòn.  Trong cuốn sách này, linh mục Louvet đã diễn tả rất chi tiết việc giám mục Lefèbvre lẩn trốn trong ruộng lúa ở khu Rạch Bàng trước khi tìm đến tàu Pháp trên sông Đồng Nai để xin tị nạn:

“Cependant la tête du vicaire apostolique. Mgr Lefebvre était mise à prix, et l’on faisait les plus actives recherches pour le découvrir dans les environs de Saïgon, où l’on savait qu’il se cachait. Il était alors dans la chrétienté de Thi-nghe; sa retraite ayant été dénoncée, il se réfugia dans les rizières de Rach-bang, au-dessous du fort du Sud...

 Le 15 février au soir, profitant d’un moment où la lune était voilée de nuages, que se glissa dans une petite barque avec son sauveur, qui s’était, pour la circonstance, revêtu d’un costume complet de milicien annamite on jeta sur le prélat, couché au fond de l’esquif, une méchante natte et, à travers les mille détours des arroyos, on arriva au Dong-nai. Vingt fois, dans cette course aventureuse, la petite embarcation avait été lée par des postes avancés; mais à chaque fois, Thê, avec un sang-froid imperturbable, avait répondu: ‘C’est un soldat malade qui retourne chez lui,’ et on les avait laissé passer.”[77]

 Tuy vậy, cái đầu của giám mục Lefebvre đã được treo giá, và một cuộc săn tìm ráo riết đã diễn ra ở Sài Gòn, nơi ông được biết là đang ẩn náu.  Ông lúc đó đang ở giáo xứ Thị Nghè, vì bị lộ, ông phải lánh nạn ở các cánh đồng lúa tại Rach-bang (Rạch Bàng), phía dưới Đồn Hữu Bình …. 

Buổi tối  ngày 15 tháng 2, lợi dụng lúc trăng bị mây che, ông ta chui vô một chiếc ghe nhỏ cùng với Thê, người cứu giúp ông và đã hóa trang cho ông trong dịp này bằng cách cho ông mặc bộ đồ lính Annam và nằm sát đáy ghe.  Sau cả ngàn ngóc ngách của các kinh rạch, họ ra tới sông Đồng Nai.  Hai mươi lần trong chuyến đi đầy tính phiêu lưu này, chiếc ghe nhỏ bị chận lại ở các đồn bót, nhưng mỗi lần như vậy, Thê, với sự điềm tỉnh không chỗ chê, trả lời, ́lính bị̣nh đi về nhà’, và sau đó họ được cho qua.’”

Lý do làm cho giám mục Lefèbvre phải chạy trốn gấp rút như vậy là vì chỉ vài ngày trước đó, quân Pháp đã từ Đà Nẵng tiến vào đến Vũng Tàu. Nhà Nguyễn ngay sau đó đã lùng bắt ông ta ráo riết, và đã cấp tốc chém đầu một linh mục bản xứ thân tín của Lefèbvre là linh mục Lê Văn Lộc, tức Paul Lộc, tại Sài Gòn. 

Cần biết thêm rằng linh mục Lộc chính là người mà một thời gian ngắn trước đó đã bị bắt ở Sài Gòn vì bị nhà Nguyễn tưởng lầm rằng ông chính là “thầy Nhiệm”, người vừa vượt ngục Gia Định mà Petrus Ký đã nói đến trong lá thư Penang. 

Trong một lá thư gởi cho Hội Truyền Bá Đức Tin đề ngày 1 tháng 3 năm 1859, giám mục Lefèbvre cho biết linh mục Lộc đã bị bắt vào ngày 21 tháng 12 năm 1858, vì quan binh nhà Nguyễn tưởng ông là “thầy Nhiệm”, người vừa trốn khỏi nhà giam ở Gia Định.  Trong thư, giám mục Lefèbvre viết là một “catéchiste”, tức là một “thầy giảng” để chỉ “thầy Nhiệm”.[78]

Như vậy, theo lời thuật lại của linh mục Louvet và lá thư của giám mục Lefèbvre, ta có thể thấy rằng giám mục Lefèbvre đã bị quan quân nhà Nguyễn săn đuổi ráo riết nhất trong thời gian sau khi cha Lộc bị bắt và khi quân Pháp đến Vũng Tàu, tức là từ tháng 12 năm 1858 đến giữa tháng 2 năm 1859.  Và nơi ông trốn lánh là khu vực Rạch Bàng ở gần Đồn Hữu

Rạch Bàng, cũng như Xóm Chiếu, là hai địa danh gần cầu Tân Thuận ngày nay, ở phía Nam Sài Gòn.  

Trong Bến Nghé Xưa, Sơn Nam đã diễn tả vùng đất Sài Gòn như sau:

“Phía Nam, bờ rạch Vàm Bến Nghé là đất thấp.  Ranh giới hai vùng cao thấp là con đường Nguyễn Trãi ăn từ Sài Gòn vào Chợ Lớn; thời Pháp mới qua gọi đường trên, với ý nghĩa trên cao đối chiếu với đường dưới thấp dọc mé rạch.  Nếu những gò đất phía Bắc con đường Nguyễn Trãi gợi khung Tây Ninh, Bà Rịa thì hai bên bờ rạch, phía Nam với những nhánh nhóc của sông Sài Gòn giống như đất sình lầy ở Rạch Giá, Cà Mau. Nước mặn vào mùa nắng, bãi bùn lầy, cây bần, cây tràm, bình bát và ô rô, mái dầm, cóc kèn mọc um tùm với cá thòi lòi, cá đối, cua biển.  Còn tên đất Xóm Chiếu, Rạch Bàng: lác dệt chiết bàng đương đệm có sẵn tại chỗ…  Từ gò đất cao, đổ xuống nhiều con rạch ngắn ăn ra rạch Vàm Bến Nghé, thôn xóm tập họp tại vàm như vùng Cầu Ông Lãnh, Rạch Bần, Cầu Kho, Chợ Quán, An Bình và vô số rạch khác.  Chợ Lớn ngày xưa chằng chịt sông rạch lớn nhỏ , mọi sự chuyên chở dùng ghe thuyền”[79]

Và chính nơi đây, phía nam Sài Gòn, vào giữa thế kỷ 19, là nơi mà những loài thú dữ, đặc biệt là cọp, còn hoành hành dữ tợn.  Theo báo Nam Kỳ Địa Phận mà giáo sư Nguyễn Văn Trung trích lại trong cuốn Hồ Sơ Lục Châu Học thì :

“.. Thị Nghè còn đáng sợ hơn vì beo cọp về quấy phá bắt heo bắt chó thường lắm. Dưới đây là đoạn nói về trường La-tinh (tức tiểu chủng viện) lập ở Thị Nghè lối năm 1882: ‘Hai cái nhà lá cất giữa đồng ruộng, đất thấp bùn lầy, nước ròng thì đi dưới bùn, nước lớn thì phải xắn ống quần lội. Lại cọp hùm hay lai vãng, một phen bắt heo của nhà trường mà ăn.”. [80]

Đó là năm 1882, khoảng hai mươi năm sau khi quân Pháp chiếm Sài Gòn, mà những vùng như Thị Nghè còn bị cọp quấy phá như vậy, thì ta có thể biết rằng vào thời gian Petrus Ký trốn lánh ở phía Nam Sài Gòn vào năm 1859, nỗi lo sợ bị cọp bắt còn lớn hơn nhiều.

Và quả thật vậy, trong lá thư Penang của Petrus Ký, ông cho biết sau cuộc trốn thoát của “thầy Nhiệm”, quân lính đã lùng bắt ráo riết khiến các giáo dân phải chạy trốn vào rừng, nơi có “cọp và các thú dữ” săn mồi, như đã trích bên trên.

Rồi sau đó, ở cuối lá thư Penang, ông cho ta biết thêm về nơi ông đang ở và viết thư:

“In umbroso azylo, ubi vix necessaria in prompto sunt res, si quae sunt aut fidei terrae, aut locorum remotorum …. creditae sunt.”

“Dans un asile plein d’ombre, où nous avons à peine ce qui est nécessaire. Si nous faisons confiance c’est ou bien dans la foi ou bien dans des endroits cachés et reculés.”

 Trong một nơi trú ẩn đầy bóng râm, nơi chúng tôi chỉ có duy nhất những gì cần thiết.  Nếu chúng tôi tin tưởng được gì, thì đó là niềm tin và những nơi xa xôi hẻo lánh”.

Tóm lại, khi tổng hợp tất cả các dữ kiện trên đây, từ lá thư Penang của Petrus Ký, lá thư của linh mục Borelle, lá thư của giám mục Lefèbvre, đến lời thuật của linh mục Louvet, ta có thể suy ra rằng trong thời gian mới lên tị nạn ở Sài Gòn và khi viết lá thư Penang, Petrus Ký đã ở một nơi tương đối an toàn đối với sự truy xét của quan quân nhà Nguyễn, nhưng lại không an toàn với thú dữ vây quanh – vì nơi ẩn náu là vùng rừng rậm ở phía Nam Sài Gòn, hay chính xác hơn, tại khu vực Rạch Bàng là nơi giám mục Lefèbvre đang cư ngụ.

Cũng rất có thể là trong thời gian này, Petrus Ký đang lẩn trốn ở gần đó, trong khu vực Chợ Quán, một xứ đạo lâu đời bậc nhất ở Sài Gòn.  Đây cũng là nơi ông lấy vợ và sau này ở luôn đến trọn đời.  Vợ ông, bà Vương Thị Thơ, là con của ông hương chủ làng Nhơn Giang (tức Chợ Quán), y sĩ  Vương Tấn Nguơn.[81]  Chợ Quán cũng là một vùng thuộc về khu đất thấp của Nam Sài Gòn như Sơn Nam cho biết.  Và nếu khoảng 100 năm trước ở Thị Nghè cọp còn vô nhà dân bắt heo thì ở Chợ Quán chắc cũng còn rất hoang vu như lời kể trong thư Penang của Petrus Ký. 

Nhưng, dù là ở Rạch Bàng, hay ở Chợ Quán, thì Petrus Ký cũng đã có một nơi trú ẩn khá an toàn vào đầu tháng 2 năm 1859, ở đâu đó trong khu vực phía nam Sài Gòn.  Đó là nơi ẩn náu của vị bề trên của ông là giám mục Lefèbvre, và cũng là nơi có nhiều rừng và sông rạch dễ bề trú ẩn, nhưng lại bị cọp dữ đe dọa. 

Và đó là thời gian của lá thư Penang vào ngày 4 tháng 2 năm 1859, khi quân Pháp chưa đánh tới Gia Định.  Còn sau khi quân Pháp đã đánh chiếm thành Gia Định ngày 18 tháng 2 năm 1859 thì Petrus Ký ở đâu?

5.     Ở Khu Vực Gần Đồn Quân Pháp – Sau Khi Pháp Chiếm Sài Gòn

Nếu trước khi quân Pháp tới, Petrus Ký có thể phải trốn trong rừng ở phía nam Sài Gòn với giám mục Lefèbvre, thì sau khi Pháp chiếm Sài Gòn, và nhất là sau khi giám mục Lefèbvre đã lập thêm những khu vực giáo dân mới chung quanh đồn quân Pháp, Petrus Ký chắc chắn đã phải ở nơi đó để được bảo vệ. 

Đó là khu vực nào?

Để trả lời câu hỏi này, ta cần trở lại với thời gian và những sự kiện lịch sử khi Pháp mới đánh chiếm Sài Gòn năm 1859. 

Như đã nói sơ qua ở phần trên, sau khi chiếm được thành Gia Định,  Rigault de Genouilly cho đốt thành và rút quân về đóng ở một cái đồn của nhà Nguyễn mà họ đã chiếm trước đó.  Đồn này là một trong hai đồn ở hai bên bờ sông Sài Gòn, khoảng cầu Tân Thuận ngày nay.  Đồn bên tả ngạn, hay ở phía Bắc, được gọi là Tả Định.  Đồn ở hữu ngạn, hay ở phía Nam, còn được gọi là đồn hay bảo Hữu Bình, hay đồn Hữu, theo tiếng Việt.  Còn trong tài liệu tiếng Pháp thì đồn này được gọi là Fort du Sud, hay có khi là “Hegnon Binh”.

Theo Sơn Nam trong Bến Nghé Xưa:

“Vì còn vướng bận chinh chiến ở Thượng Hải nên bọn Pháp chủ trương cố thủ mà bảo toàn lực lượng, chờ khi có tiếp viện sẽ bành trướng khu vực chiếm đóng.  Chúng trở lui khá xa, bỏ hẳn vùng Sài Gòn, đến tận đồn Hữu, còn gọi đồn Rạch Bàng (bên này cầu Tân Thuận).  Đây là một trong hai đồn quan trọng án ngữ thành Gia Định mà chúng vừa bắn nát, trước khi vào Sài Gòn.  Căn cứ này được bố trí kiên cố hơn, chung quanh có số gian thân tín.”[82]

Theo cuốn Les Expeditions de Chine et de Cochinchine của Nam Tước César Bazancourt, sử gia chính thức của Hoàng Đế Napoléon III,  thì vào cuối tháng 3 năm 1859, Rigault de Genouilly kéo phần lớn quân trở ra Đà Nẵng, nhưng để lại một lực lượng khá hùng hậu để bảo vệ Sài Gòn dưới sự chỉ huy của Capitaine de Frégate Jean Bernard Jauréguiberry, người sau này đã nhận được lá thư Petrus Key.  Lực lượng này gồm có hai pháo thuyền (canonnières) tên Avalanche và Dragonne án ngữ Sài Gòn, và một pháo hạm (corvette) tên Primaguet, do chính Jauréguiberry chỉ huy và bỏ neo ở Đồn Hữu.  Còn trong đồn thì có một đại đội bộ binh Pháp, một đại đội bộ binh Tây Ban Nha, và một biệt đội pháo binh.  Với lực lượng này, Jauréguiberry đã chẳng những kiểm soát được khu vực phía nam Sài Gòn từ Thị Nghè tới Chợ Lớn, mà còn đủ sức tấn công vào những đồn mới xây của nhà Nguyễn ở khu vực Chí Hoà vào ngày 21 tháng 4 năm 1859.[83]

Về phía nhà Nguyễn, theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, thì sau khi thất trận ở thành Gia Định, hai vị chỉ huy là Võ Duy Ninh và Lê Từ bỏ chạy khỏi thành, rồi sau đó tự tử.  Quân lính nhà Nguyễn chạy về đồn Thuận Kiều và thành Biên Hoà.  Vua Tự Đức lập tức phái Thượng Thư Tôn Thất Hiệp (Cáp) vào để chỉ huy.  Sau khi từ Huế đến Biên Hoà và bị Tự Đức thúc dục, Tôn Thất Hiệp bắt đầu đắp đồn Phú Thọ và đồn Hữu (của Chí Hoà, không phải đồn Hữu Bình ở Rạch Bàng Tân Thuận của Pháp) để bao vây quân Pháp, và nhằm cắt đứt đường liên lạc với Chợ Lớn là nơi cung cấp thực phẩm tươi cho quân Pháp. 

Vì lý do này, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dưới quyền của Jauréguiberry tại Sài Gòn đã tấn công quân Nguyễn của Tôn Thất Hiệp vào ngày 21 tháng 4 năm 1859.  Cả hai bên đều có thiệt hại đáng kể.  Liên quân Pháp – Tây sau khi chiếm và đốt đồn mới xây của Tôn Thất Hiệp thì rút về chiếm giữ một ngôi chùa (không cho biết tên, nhưng có lẽ là chùa Cây Mai trong Chợ Lớn).[84]

Ngay trong khoảng thời gian đó, những giáo dân người Việt tụ tập xung quanh giám mục Lefèbvre ở khu Xóm Chiếu.  Với những giáo dân này, giám mục Lefèbvre đã lập ra một giáo xứ mới tại đây, trong khoảng đất do Pháp kiểm soát, từ đồn Hữu Bình đến Kinh Tàu Hủ, tức từ Tân Thuận đến Chợ Quán.  Linh mục Louvet cũng cho biết thêm là sau đó, khi những giáo dân tị nạn từ phía Sài Gòn chạy đến, họ bắt đầu tạo nên thêm xứ đạo Thủ Thiêm. Và cuối cùng, sau khi những giáo dân từ miền Bắc và Đà Nẵng chạy theo đoàn quân Pháp khi Pháp rút khỏi Đà Nẵng vào Sài Gòn, họ đã đến ở khu phía Bắc, giữa khu thành Gia Định cũ và cầu Thị Nghè, tạo nên xóm đạo Tân Định.  Do đó, trừ Chợ Quán và Thị Nghè là hai xứ đạo xưa nhất còn sót lại, những xứ đạo kể trên (Xóm Chiếu, Thủ Thiêm, Tân Định) đều mới được lập nên do các giáo dân tụ tập chung quanh đồn lính Pháp để tìm sự che chở với việc bắt đạo của quan quân nhà Nguyễn. 

Trong khi đó, ngoài khu vực được Pháp kiểm soát ra, (từ rạch Thị Nghè đến Chợ Lớn và từ sông Sài Gòn đến Cánh Đồng Mồ Mả), các giáo dân vẫn đang bị đặt ngoài vòng pháp luật của nhà Nguyễn.[85]

Theo một báo cáo ngày 16 tháng 4 năm 1860 của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Paris gởi cho Hội Truyền Bá Đức Tin, “Extrait d ‘un Rapport adressé aux Conseils de l ‘Oeuvre par MM . les Directeurs du séminaire des Missions – Étrangères”, thì:

“. . . Mgr Lefebvre, vicaire apostolique de la Cochinchine occidentale, s’est réfugié à Saigon depuis que cette ville est occupée par les Français. Deux nouveaux missionnaires, six prêtres indigènes, les élèves de son séminaire, soixante-dix-sept religieuses, et environ six mille chrétiens, sont allés l’y rejoindre. Mgr Gauthier se proposait aussi de gagner cet asile, en attendant que des jours plus heureux lui permissent de rentrer dans sa mission. Malheureusement, nous écrit l’un de ses confrères, il n’y a que Saigon et les lieux circon- voisins qui puissent profiter de la protection du pavillon français.”[86]

“Giám mục Lefèbvre đang tị nạn tại Sài Gòn từ khi thành phố này được quân Pháp chiếm đóng.  Hai giáo sĩ, sáu linh mục bản xứ, những chủng sinh của chủng viện, 77 dì phước, và khoảng 6000 giáo dân đã tìm đến với ông ta ở đó.  Ngay cả giám mục Gauthier cũng xin được ở đó với Lefèbvre cho đến khi ông ta có thể trở về giáo phận của ông, vì rủi thay, chỉ có Sài Gòn và vùng phụ cận là được hưởng sự bảo vệ của quân Pháp.”

Như vậy, vào thời gian từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1859 đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1860 là khoảng thời gian mà ông Jauréguiberry làm chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha tại Sài Gòn, tức là khoảng thời gian mà người viết bài này ước định là ông đã nhận được lá thư Petrus Key, thì tình hình là liên quân Pháp – Tây đang kiểm soát khu vực phía nam Sài Gòn, từ Thị Nghè đến Chợ Lớn, dọc theo các đường nước do các tàu thuyền của họ canh giữ.  Họ đóng quân trong đồn Hữu (Bình) ở Tân Thuận, và chung quanh là các giáo dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giám mục Lefèbvre.  Trong khi đó, lực lượng quân Nguyễn tập trung ở khu vực Thuận Kiều, Tham Lương, Phú Thọ, Chí Hoà, rồi dần dần xây chiến lũy để lấn xuống phía nam.

Vậy, nếu như tất cả các giáo dân Việt tị nạn phải tụ tập chung quanh giám mục Lefèbvre và ở ngay sát bên nơi đóng quân của liên quân Pháp – Tây để được che chở khỏi sự đàn áp của nhà Nguyễn, ta có thể suy ra rằng trong thời gian này, Petrus Ký cũng đang ở trong khu vực đó. 

Nếu khi ông viết lá thư Penang vào ngày 4 tháng 2 năm 1859 và cho biết là ông đã ở một nơi an toàn ở Sài Gòn, thì sau khi liên quân Pháp – Tây chiếm Sài Gòn vào ngày 18 tháng 2 năm 1859, và trong khoảng thời gian một năm từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1859 đến cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1860 khi Jauréguiberry làm chỉ huy liên quân ở Sài Gòn, ta có thể đoán chắc là ông đang ở ngay bên cạnh Jauréguiberry, trong khu vực do quân Pháp kiểm soát.

Vì như các tài liệu lịch sử cả Pháp lẫn Việt đã dẫn bên trên cho thấy, sau tháng 2 năm 1859 thì liên quân Pháp – Tây đã làm chủ phía nam Sài Gòn.  Xung quanh nơi đóng quân của họ là các giáo dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của giám mục Lefèbvre, người che chở cho Petrus Ký khi ông từ Cái Nhum lên Sài Gòn.  Do đó, nếu giám mục Lefèbvre ở đâu thì Petrus Ký chắc chắn phải ở không xa nơi đó.

Và nếu như Petrus Ký đang ở ngay kế bên Jauréguiberry, trong khu vực do Pháp kiểm soát, thì tại sao ông lại phải viết lá thư Petrus Key cầu khẩn quân Pháp hãy đến nơi ông ta ở để giải cứu ông ta, làm gì?

Bản đồ dưới đây cho thấy các địa điểm đã được nhắc đến bên trên hiện nay:

Số 1 là khu giáo dân Chợ Quán.

Số 2 là khu Đồn Hữu (Fort Du Sud) nơi quân Pháp đóng, và gần đó là Xóm Chiếu. 

Số 3 là khu Rạch Bàng, nơi giám mục Lefèbvre trú ẩn trước khi quân Pháp tới.

B. Đối Chiếu Nội Dung Lá Thư Penang Với Lá Thư Petrus Key Về Cuộc Hành Trình Trốn Thoát Của Petrus Ký

Tóm lại, nhờ lá thư Penang, ta có thể theo dõi cuộc hành trình trốn tránh quan quân nhà Nguyễn của Petrus Ký.  Sau khi thoát khỏi cuộc lùng bắt tại Cái Nhum vào ngày 9 tháng 12 năm 1858, Petrus Ký đã dùng đường sông để đi từ Cái Nhum lên Sài Gòn, ngang qua khu Ba Giồng và Chợ Quán là những nơi có những giáo xứ Thiên Chúa Giáo lâu đời.  Có lẽ vì lý do an ninh, ông Petrus Ký đã không cho biết địa điểm chính xác nơi ông viết lá thư Penang là ở Chợ Quán, Xóm Chiếu hay Rạch Bàng.  Tuy vậy, dựa theo suy đoán là ông phải ở gần giám mục Lefèbvre để được che chở; và dựa theo tài liệu đã dẫn cho biết giám mục Lefèbvre ở đâu trước và sau khi quân Pháp đến, ta có thể suy ra là ông Petrus Ký đang ở khu vực phía Nam Sài Gòn khi viết lá thư Penang, cũng như sau khi quân Pháp chiếm Sài Gòn.

Và như vậy, nếu đem cuộc hành trình của Petrus Ký từ Cái Nhum lên Sài Gòn theo lá thư Penang đối chiếu với cuộc hành trình của Petrus Key trong lá thư Petrus Key, ta có thể thấy rằng hành trình của hai lá thư hoàn toàn trái ngược nhau. 

Nếu Petrus Ký cho thấy ông đã dùng đường sông lên Sài Gòn, thì Petrus Key lại dùng đường bộ với “người và ngựa” để đi kiếm Grand Chef. 

Nếu Petrus Ký thấy sách vở trôi nổi trên mặt nước, thì Petrus Key lại đi qua những ngọn núi và những thung lũng. 

Nếu Petrus Ký nói và viết rất rõ ràng về các địa danh ở Nam Kỳ như Cái Nhum, Cái Mơng, Gia Định, Sài Gòn, Chợ Quán, Ba Giồng, thì Petrus Key chỉ viết về mỗi một “citadelle” không có thật ở gần cầu “Tham-Luong”, còn ngoài ra chỉ là những điều mơ hồ như ¾ đoạn đường, hay khó trở về chốn cũ, để nói về nơi chốn. 

Nếu Petrus Ký nói đến thực tế là nỗi hiểm nguy phải trốn ở trong rừng, luôn phải lo sợ cọp và các thú dữ khác ở Nam Kỳ, thì Petrus Key tả hình ảnh trước mặt là vực thẳm, là ghềnh đá, còn sau lưng là đàn sói, những hình ảnh của Âu Châu. 

Nếu Petrus Ký thuật lại rõ ràng nguyên nhân trốn chạy của ông cùng với những nhân vật, sự kiện lịch sử mà ta có thể phối kiểm được, thì Petrus Key chỉ nói đến những việc chung chung khó lòng kiểm soát. 

Do đó, lá thư Penang, qua ngòi bút của Petrus Ký, cho thấy cuộc hành trình của ông là có thật, là phù hợp với thực tế đang xảy ra trong thời gian đó, trong hoàn cảnh đó, trong môi trường đó.  Còn lá thư Petrus Key và cuộc hành trình phải dùng “nhiều người và nhiều ngựa” thì có vẻ là một cuộc hành trình tưởng tượng, bởi nó hoàn toàn sai lạc với thực tế Nam Kỳ. 

Và do đó, khi so sánh nội dung của hai lá thư, Penang và Petrus Key, về hành trình trốn thoát quan quân nhà Nguyễn, rất dễ dàng để đi đến kết luận là hai lá thư không thể nào có cùng một tác giả.  Chỉ một trong hai lá thư là do Petrus Ký viết.  Và đó là lá thư Penang.

 

Chương X.

So Sánh Nội Dung Lá Thư Penang Và Lá Thư Petrus Key Về Quan Điểm Của Petrus Ký Đối Với Sự Xâm Lăng Của Pháp Và Việc Bắt Đạo Của Nhà Nguyễn

Nhưng quan trọng hơn cả sự đối nghịch trong hai cuộc hành trình trốn thoát trong hai lá thư là quan điểm của hai tác giả về việc bắt đạo và cuộc tấn công Việt Nam của Pháp.  Vì nếu như trong lá thư của Petrus Key đầy dẫy những lời kêu gọi quân Pháp hãy dùng bạo lực và vũ khí để giải thoát những giáo dân ra  khỏi sự kiểm soát của quan quân nhà Nguyễn, thì trong lá thư Penang của Petrus Ký là những điều hoàn toàn ngược lại.

 

A. Quan Điểm Của Petrus Ký Đối Với Sự Xâm Lăng Của Pháp Và Việc Bắt Đạo Của Nhà Nguyễn

1.     Phản Đối Sự Can Thiệp Bằng Vũ Lực Của Pháp

Ngay từ những dòng đầu của lá thư Penang, Petrus Ký đã nói rất rõ ràng cảm nghĩ của ông về sự can thiệp bằng vũ lực của Pháp vào Việt Nam với mục đích, hay chiêu bài, là để giúp đỡ các giáo dân Thiên Chúa Giáo.  Với ông, sự can thiệp này chẳng những đã không giúp ích gì cho các giáo dân, mà còn làm cho tình hình càng tệ hại thêm:

“Ex quo enim huc venerat classis Gallica in Touron, Christianis quibus auxilium ferendum est, pejor medicina est malo!” 

“Du jour où arrive la flotte française à Tourane pour les chrétiens à qui on devait porter secours, le remède est pire que le mal!” 

“Từ ngày đoàn chiến thuyền Pháp tới Tourane (Đà Nẵng), đối với các giáo dân Thiên Chúa Giáo mà sự cứu giúp là cần thiết, thì thứ thuốc chữa này còn tệ hơn là chứng bệnh!”

Nhưng tại sao thuốc chữa lại tệ hơn chứng bệnh? Bởi vì sự cứu giúp thì chưa thấy đâu, mà ngay trong lúc đó triều đình Huế đã dùng lý do này để đàn áp các giáo dân một cách khốc liệt hơn trước.  Trong lúc quân đội Pháp đang còn ở Đà Nẵng, thì trong Nam Kỳ nhà Nguyễn đã ra tay đàn áp các giáo dân, bất kể là họ đã có hành vi nào để tiếp tay quân Pháp hay không.  Và sau đó thì nhà Nguyễn đã áp dụng kế sách “phân tháp (sáp)” các giáo dân, tức là đày họ đi vào các nơi xa xôi khỏi làng mạc của họ, bằng cách bắt họ phải di cư đến các làng của người không có đạo, để dễ bề kiềm chế.  Kèm theo là hình phạt thích chữ vào mặt giáo dân, một bên là quê quán, bên kia là chữ “tả đạo”, để họ sẽ không trốn đi đâu được.  Còn với những người giáo dân thuộc hạng “đầu mục” như Petrus Ký (vì đã từng đi học ở Penang), thì bị bắt giam hay xử tử là điều khó tránh khỏi.  Ngay những giáo dân bình thường ở Cái Mơn, kể cả phụ nữ như bà Martha Lành, cũng đã bị bắt giam, tra khảo, bị đòn vọt chết đi sống lại, như Petrus Ký đã kể trong lá thư Penang. 

Do đó, với câu văn trên, Petrus Ký đã cho các bạn học của ông ở Penang biết rằng ông phản đối sự xâm lăng bằng vũ lực của quân Pháp dưới danh nghĩa cứu vớt giáo dân Việt Nam khỏi sự bài đạo của nhà Nguyễn.  Có thể ông đã thấy ra rằng sự cứu giúp của quân Pháp chưa tới, hoặc sẽ không tới đúng lúc, hoặc sẽ không bao giờ tới, vì người mang danh nghĩa cứu giúp không hề có ý muốn đó.  Nhưng điều chắc chắn là ông đã thấy rằng chính vì sự can thiệp bằng vũ lực của Pháp ở Đà Nẵng, mà đời sống của người giáo dân Nam Kỳ trở nên tệ hại hơn lúc trước khi quân Pháp đến.

Và có thể thấy rằng thái độ này của Petrus Ký cũng là thái độ chung của những người giáo dân ở Nam Kỳ trước sự xâm lăng của quân Pháp, chứ không phải chỉ riêng Petrus Ký.  Vì cũng như bất cứ thường dân nào ở bất kỳ xứ sở nào, họ chỉ muốn được yên ổn làm ăn và tự do theo đạo của họ, chứ khó thể là họ muốn chạy theo ngay một đoàn quân xâm lăng từ phương xa để chống đối lại triều đình của họ.  Vì họ đã sống với nhà Nguyễn và các quan lại từ bao lâu nay, nên dù có bị đàn áp, có bị kỳ thị, nhưng họ vẫn tìm cách để sống còn.  Hơn nữa, vì là những thường dân ở xứ Nam Kỳ, họ không thể nào biết được đoàn quân viễn chinh người Pháp ra sao và muốn gì trong cuộc xâm lăng này.  Họ không thể nào biết được là quân Pháp sẽ tới chiếm luôn Nam Kỳ, hay chỉ đánh vài trận rồi lại rút đi như đã làm ở Đà Nẵng trước kia!  Mà thật ra, chính những người Pháp có thẩm quyền lúc đó cũng còn chưa biết họ muốn gì ở Việt Nam, chứ đừng nói gì đến những giáo dân thấp bé ở xứ Nam Kỳ.  Do đó, có thể thấy rằng các giáo dân Nam Kỳ đã không tán thành hay ủng hộ cuộc xâm lăng của Pháp ngay lúc đầu.

Để kiểm chứng lại suy luận này, ta có thể đọc một trong những tài liệu hiếm hoi về tâm tình của người giáo dân Nam Kỳ trong thời gian đó, một tác phẩm có tên “Thơ Nam Kỳ”.  Tác phẩm này gồm những câu thơ lục bát mộc mạc không biết tên tác giả, nhưng chắc chắn là do một hay nhiều giáo dân Nam Kỳ làm ra.  Những câu thơ này cho thấy các giáo dân Nam Kỳ ngay thoạt đầu đã coi quân Pháp là “giặc” và hành động đánh Sài Gòn là “ngang ngược”, như sau:

“Nam Kỳ vừa thuở thanh nhàn

Xả dân an nghiệp mở mang gia đình

Thoả thanh nông phố thới (thái) bình

Kỷ vì (mùi) xảy thấy thình lình Tây qua

Tai nghe tiếng súng vang xa ..

Chạy vào Tắc nghĩa chẳng nài ngược ngang …

Giặc nầy đạn pháo nang (nan) cừ

Quan quân thầm lắc bấy chừ khôn toan …

Vừa rồi dân chúng khắp dành;

Đem nhau coi giặc bộ hành dầm xuân

Liết (liếc) xem giặc lạ trưng trưng

Đoái nhìn thành thị lụy trường hột sương …” [87]

Do đó, việc những giáo dân Nam Kỳ như Petrus Ký không tán thành việc quân đội Pháp xâm lăng Việt Nam vào thời gian đầu là điều có thật.  Và đó cũng là điều có lý nhất.  Bởi triều đình nhà Nguyễn dù đã ban hành lệnh cấm đạo từ mấy mươi năm trước, nhưng thực tế thì ở Nam Kỳ các quan lại địa phương đã không thi hành chánh sách bắt đạo triệt để theo chỉ dụ của triều đình.  Theo Jacob Ramsay, các quan lại nhà Nguyễn, nhất là những người ở xa kinh đô Huế, vì muốn cho địa phương mình cai quản được yên ổn, thường cố gắng dàn xếp, hoặc nhắm mắt làm ngơ để tránh những cuộc bắt bớ giáo dân không cần thiết.  Trong khi đó, các giáo dân và các giáo sĩ lại thường đút lót cho các quan chức địa phương để được yên thân.[88] 

Còn theo giáo sư Nguyễn Văn Trung, ở Nam Kỳ các giáo dân thường sống lẫn lộn hoà đồng với các cộng đồng khác, chứ không tập trung thành những làng riêng biệt như ở Bắc và Trung Kỳ.  Và các quan lại, nếu cũng là người Nam Kỳ, thì thường dễ dãi không bắt bớ các giáo dân một cách triệt để.[89]

Vì những lý do trên, có thể hiểu được lý do tại sao các giáo dân Nam Kỳ như Petrus Ký đã tỏ ra không tán thành cuộc xâm lăng của quân Pháp.  

Nhưng nếu sau này họ phải chạy đến gần quân Pháp, hay phải theo Pháp, là vì triều đình nhà Nguyễn đã xô đẩy họ vào cái thế đó.  Do lo sợ những giáo dân sẽ tiếp tay với Pháp, nhà Nguyễn càng bắt đạo, càng chém giết, càng bắt giam các giáo dân ráo riết hơn, sau khi quân Pháp tấn công Đà Nẵng.  Chính sách lược này đã đẩy các giáo dân vào con đường là phải theo Pháp thì mới sống còn.

Cũng có thể thông cảm là triều đình Huế đã ra tay đàn áp mạnh mẽ vì lo sợ mối hiểm hoạ những giáo dân Nam Kỳ sẽ theo quân Pháp chống lại triều đình.  Tuy vậy, thay vì dùng những phương pháp ôn hoà để thu phục nhân tâm, để lôi kéo khối giáo dân này về phía mình, để toàn dân đồng lòng chống Pháp, thì vua Tự Đức lại chọn con đường mà ông nội ông là vua Minh Mạng đã vạch ra.  Đó là chính sách ép buộc các giáo dân phải bỏ đạo, bằng cách trừng phạt để gây sợ hãi, thay vì để họ yên tâm giữ đạo như vua Gia Long và Tả Quân Lê Văn Duyệt đã làm ở Nam Kỳ trong suốt mấy mươi năm trước đó.  Với những hình phạt khốc liệt như chặt đầu, treo cổ, xử giảo, bỏ tù, thích chữ vào mặt, đày đi xứ khác, vua Tự Đức đã làm cho những giáo dân ở Nam Kỳ như Petrus Ký không còn con đường nào khác là phải tìm sự che chở từ quân đội Pháp, dù rằng trước đó họ không muốn Pháp xâm lăng Nam Kỳ, dù rằng trước đó họ đã coi Pháp là “giặc”.

B. Chấp Nhận Việc Bắt Đạo Là Ý Chúa, Lẽ Tuần Hoàn Và Chủ Trương Bất Bạo Động

Nhưng trong khi cho rằng cuộc xâm lăng của quân Pháp làm cho tình cảnh của ông và các giáo dân Nam Kỳ trở nên xấu hơn, Petrus Ký cũng lại cho rằng những điều bất hạnh đang xảy ra với việc bắt đạo là những thử thách mà Thiên Chúa đã dành cho ông.  Với ông, Thượng Đế là đấng toàn năng đã sắp đặt sẵn những thử thách cho con người.  Vì vậy, ông sẵn sàng chấp nhận rằng những gì sẽ xảy ra với ông như là ý Chúa. 

Và đồng thời, Petrus Ký cũng cho rằng mọi vật tuần hoàn, có cái xấu này rồi sẽ có cái tốt khác.  Do đó, ông rất yên tâm chờ đợi những gì sẽ xảy ra, với sự tin tưởng rằng sau những thử thách mà ông đang trải qua, những gì sắp tới sẽ ngược lại và tốt đẹp hơn.

Đây là những gì ông viết về niềm tin đó trong lá thư Penang:

 

 

“Sed post nubila Phoebus, post tempestatem tranquillitas, cum sunt contradictoria etiam relativa, non potest unum existere quin alterum praecedat.  Forsant Deo placet differe et relinquere nos in hoc statu ut magis pretiosa nobis veniant pax desiderata.  Utque confundat … superbiam quorumdam qui magis ferra quam providentive divinae confidunt! Plus enim, valere putant arma quam Dei voluntatem omnipotentem! Utcunque nos ceciderit, ego utpote incertus de eventu tacitus exspecto exitum. Sae enim quod nemo possit resistere voluntati Dei; si extendit manum suam, quis avertet eam? … 

… Omnia Dei voluntati et providentive … et in …. oculum dormio.  Si det pacem in diebus nostris, gratias agens ingrediar – fines pacis; si placuerit ei nos probare in experimento tribulationis, hoc ipso consolabor me quoniam oporteat nos per multas tribulationes introire in regnum coelosum.”

“Mais après les nuages le soleil, après la tempête la tranquillité, comme sont les choses contradictoires et relatives. L’une ne peut pas exister sans être précédée par l’autre. Peut-être plaît-il à Dieu d’attendre et de nous laisser dans cet état pour que nous viennent davantage de désirs précieux pour confondre et frapper la superbe de certains qui se confient davantage dans les armes que dans la providence divine. En effet, il pense que les armes ont plus de force que la volonté du Dieu tout puissant! (L’une et l’autre nous sont arrivées). Quant à moi, j’attends dans le silence et l’incertitude le résultat de ces événements.  Je sais en effet que personne ne peut résister à la volonté de Dieu. S’il étend sa main, qui la détournera? … 

Je remets toute chose à la volonté et à la providence de Dieu et je dors de mes deux yeux. S’il nous donne la paix aujourd’hui j’entrerai dans le territoire de la paix en lui rendant grâce. S’il lui plaît de nous éprouver dans l’épreuve de la tribulation, je me consolerai car il nous faut grâce à nombreuses tribulations entrer dans le royaume des cieux.” 

“Nhưng sau những đám mây là mặt trời, sau trận bão là sự tĩnh lặng, như những điều đối nghịch mà liên quan.  Điều này không thể hiện hữu, nếu không có điều kia đi trước.  Có lẽ Thiên Chúa muốn đặt chúng tôi trong hoàn cảnh này, để sự mong muốn quí giá đến với chúng tôi và để đánh tan sự hợm hĩnh của những kẻ tin vào vũ khí hơn là Thiên Chúa.  Quả là họ nghĩ rằng vũ khí mạnh hơn ý của Chúa Toàn Năng! (Cả hai điều này đang đến với chúng tôi).  Về phần tôi, tôi chờ đợi trong im lặng và không chắc chắn về kết quả của các sự kiện.  Tôi biết rằng không ai có thể chống lại ý Chúa. Nếu Ngài ra tay, có ai thay đổi được? … 

Tôi đặt tất cả vào ý Chúa và ngủ với cả hai mắt .  Nếu Ngài muốn cho chúng tôi sự bình yên ngày hôm nay, tôi sẽ đi vào khu vực bình yên đó và cám ơn Ngài.  Nếu Ngài muốn trắc nghiệm chúng tôi qua những thử thách, tôi sẽ tự an ủi rằng chúng ta cần những thử thách đó trước khi được lên thiên đàng.”[90]

Có lẽ điều rất đáng ngạc nhiên ở đây là một thanh niên mới 21 tuổi đầu như Petrus Ký lại có những ý nghĩ như vậy, và lại có thể viết ra được những câu diễn tả sự suy nghĩ của mình như vậy, trong lá thư gởi cho các bạn học cùng lứa. 

Và những ý tưởng này đã được Petrus Ký lặp lại 23 năm sau, trong tác phẩm Bất Cượng Chớ Cượng Làm Chi, tuy có phần chi tiết hơn, và “Chúa” đã được ông thay thế bằng “Trời” hay “tạo hóa”, như sau:

“Trên đầu có đấng tạo hóa (tục hay kêu tắt là Trời) ta ở tay người như cá ở trong nước… Nên người xây-định cho ta thể nào, thì phải chịu vậy mà thôi, chẳng nên cượng cầu mà khốn…”

 “Vì-vậy cho-nên kẻ có trí hay xét, không hề dám cượng cầu điều gì hết. Phận mình phải sao chịu vậy, trên không oán trời, dưới không trách người, phân-bì ganh gổ ai.”

Và lẽ tuần hoàn trong đời cũng được ông giải thích cặn kẽ hơn:

“Phải biết điều nầy: là việc dầu bất-thành (chẳng nên), hay là việc rủi, việc dữ đi nữa mà đã qua rồi thì cũng đều là có ích, chẳng nên trách, chẳng nên tiếc; vì nó làm nề làm pháo cho việc sau, nó là cuộc ghẹo cuộc sinh cuộc mới cho ta.  Như tôi đã có nói bữa hổm, trong đời có âm có dương đắp-đổi nhau luôn-luôn; mỗi giờ mỗi khắc đều có….”

“Mà kẻ có trí thì lại làm khác: may thì sợ, rủi thì lại mầng…. vì hễ hết ngày thì tới đêm, hết đêm tới ngày; hết bão thì tạnh; tạnh rồi lại bão.  Nên người trải đời khi thấy mình thạnh, sởn-sơ, chèo xuôi mát mái, thì giựt mình sợ-e hết thạnh có đến suy chăng; còn khi đang sân-sẩn đâu vùng nó khiến mắc sự chi rủi-ro, thì lại thêm lòng mầng, vì biết cái ấy là cái nó chế cho khỏi cho bớt sự khốn khó….Cho nên, hễ cái sướng ít, thì cái cực khi nó đổi phiên nhau, nó cũng ít; mắc họa lớn rồi lại được phước lớn.”[91]

Tóm lại, trong lá thư Penang, Petrus Ký cho rằng sự bắt đạo làm cho ông phải lâm vào tình trạng khốn cùng như vậy, thật ra chỉ là một thử thách mà Chúa của ông muốn cho ông phải trải qua mà thôi.  Và do đó, ông sẵn sàng chấp nhận những gì sẽ xảy ra với ông, cho dù đó là cái chết. 

Nhưng không vì vậy mà ông buồn phiền than trách.  Bởi ông cho rằng mọi vật, mọi điều trên đời đều xảy ra theo lẽ tuần hoàn.  Nên sự khổ sở mà ông đang trải qua sẽ là điều tất yếu để cho những sự bình yên theo sau.

Chứ ông không hề có một lời nào kêu gọi hay tỏ ý muốn dùng vũ lực hay vũ khí để giải quyết việc bắt đạo mà ông đang phải trải qua.  Ngược lại, với lời lẽ trong thư ở đoạn trích bên trên, ông cho thấy rõ ràng có một ý tưởng bất bạo động, phản đối việc dùng vũ khí hay bạo lực để giải quyết vấn đề.  

B. Đối Chiếu Quan Điểm Của Petrus Ký Trong Lá Thư Penang Với Quan Điểm Của Lá Thư Petrus Key Về Cuộc Xâm Lăng Của Pháp Và Việc Bắt Đạo

Trong khi đó, như đã thấy trong lá thư Petrus Key, tác giả lá thư đã kêu gọi quân đội Pháp hãy mau dùng vũ lực để giải phóng những giáo dân khỏi gông xiềng của nhà Nguyễn.  Từ đầu đến cuối, tác giả có một luận điệu nhất quán về quan điểm này. 

Trước tiên, ở đầu thư, tác giả ca ngợi hành vi dùng bạo lực đi chinh phục của ba vị anh hùng trong Cựu Ước: Sam-sông (Samson), Môi-se (Moïse) (Moses) và Gio-Duệ (Josué) (Joshua) (chứ không phải Joseph như ông Nguyên Vũ đã chép sai).  Cả ba nhân vật này đều có những võ công oanh liệt.  Sam-sông đánh quân Philistine, Môi-se dẫn dân Do Thái thoát ra khỏi Ai Cập và tiêu diệt dân Midianites trước khi trao quyền lại cho Gio-Duệ, người sau đó đã chinh phục vùng đất hứa Canaan cho dân Do Thái.

Kế đến, tác giả lá thư Petrus Key diễn tả cảnh bắt đạo của nhà Nguyễn.  Tác giả cho biết là các giáo dân sẽ chết hết nếu không có sự cứu giúp của quân Pháp, và cho rằng niềm hy vọng duy nhất của các giáo dân bây giờ là ở sự can thiệp của quân đội Pháp.  Tác giả ca ngợi quân Pháp là có những vũ khí vô địch (invincibles), và kêu gọi họ hãy dùng những vũ khí đó để cứu giúp các giáo dân An Nam.  Tác giả cho rằng mặc dù nhà Nguyễn có số quân đông hơn, nhưng nếu quân Pháp tiến đánh, họ sẽ run sợ bỏ chạy.  Vì vậy, quân Pháp cần phải vươn cánh tay đầy sức mạnh của mình để giải phóng các giáo dân, và để tên tuổi được ghi nhớ đời đời.

Do đó, khi đối chiếu quan điểm của hai lá thư về cuộc xâm lăng của Pháp và việc bắt đạo, ta có thể thấy rằng những ý chính trong lá thư Petrus Key hoàn toàn trái ngược với những ý chính của Petrus Ký trong lá thư Penang. 

Nếu Petrus Ký tin tưởng vào Chúa, thì Petrus Key tin tưởng vào quân đội Pháp. 

Nếu Petrus Ký cho rằng sự can thiệp của quân Pháp làm cho tình hình tệ hại thêm, thì Petrus Key cho rằng chỉ có sự can thiệp bằng vũ khí của Pháp mới giải quyết được vấn đề. 

Nếu Petrus Ký cam chịu mọi khổ sở thử thách, thì Petrus Key phải dùng “nhiều người và nhiều ngựa” chạy đi kiếm cho bằng được Grand Chef để cầu xin. 

Nếu Petrus Ký cho rằng những điều tốt đẹp hơn sẽ tới sau những thử thách cam go, thì Petrus Key cho rằng giáo dân sẽ chết hết nếu quân Pháp không cứu giúp. 

Nếu Petrus Ký dẫn ra những thí dụ về ý Chúa thắng cả những đế quốc và vương quyền mạnh nhất như Hy Lạp và  La Mã, thì Petrus Key lại dẫn ra những vị anh hùng chuyên dùng sức mạnh để đạt mục đích như Samson và Josué.

Tóm lại, tất cả những quan điểm của Petrus Key và Petrus Ký về cuộc xâm lăng của Pháp và việc bắt đạo, như đã được diễn tả trong hai lá thư có thời gian gần nhau, hoàn toàn trái ngược nhau.  Cũng cùng một sự việc là hành động xâm lăng của quân Pháp với chiêu bài giải phóng giáo dân, hay cuộc đàn áp bắt đạo của nhà Nguyễn, hai lá thư có hai cái nhìn hoàn toàn đối nghịch.   

Và do đó, sau khi so sánh nội dung hai lá thư Petrus Key và lá thư Penang về hai điểm chính: hành trình trốn thoát nhà Nguyễn (trong chương IX) và quan điểm về việc bắt đạo và cuộc xâm lăng của Pháp (trong chương X), người viết bài này chỉ có thể đi đến một kết luận duy nhất: 

Petrus Ký không phải là tác giả lá thư Petrus Key

Kết luận này càng rõ ràng hơn nữa, khi cộng thêm những điều vô lý trong chính nội dung lá thư Petrus Key như đã nêu ra ở chương VI

Nhưng, để cho kết luận này hoàn  toàn không có một sự nghi ngờ nào nữa, người viết xin xét đến phần hình thức của lá thư Petrus Key, và so sánh nó với hình thức của lá thư Penang, trong chương XI dưới đây. 

 

Chương XI.

So Sánh Hình Thức Lá Thư Penang Và Lá Thư Petrus Key Qua Nét Chữ Viết, Chữ Ký Tên, Những Biểu Hiệu Thiên Chúa Giáo Và Ký Hiệu Đặc Biệt Pet, Kéy

Để xác định một lá thư có phải do một người nào đó viết hay không, ta có thể dùng một phương pháp đơn giản nhất là so sánh hình thức lá thư đó với một lá thư hay văn kiện khác của chính người được cho là tác giả.  Và điều quan trọng là hai lá thư phải có ngày tháng gần nhau để không mất đi thời gian tính, vì chữ viết con người thường thay đổi theo thời gian.

Nhưng, như đã nêu trên, ông Nguyên Vũ, người “công bố” lá thư Petrus Key, không bao giờ cho ra mắt toàn thể lá thư, mà chỉ cho “in lại phần nào” một “phóng ảnh” của nó, gồm vỏn vẹn vài hàng của một lá thư dài đến bốn trang.  Và những dòng chữ hiếm hoi đó lại bị che mất phân nửa bởi một tài liệu khác.  Do đó, việc so sánh nét chữ trong lá thư Petrus Key với nét chữ thật của ông Petrus Ký trở thành bất khả thi, trong suốt 20 năm qua.

Để nhắc lại, trong chương VII, Phần 1, người viết bài này đã so sánh hình thức lá thư Petrus Key với các văn kiện do chính tay ông Petrus Ký viết ra vào thập niên 1870s.  Có thể dễ dàng nhận ra rằng nét chữ và chữ ký của ông Petrus Ký khác hẳn nét chữ của Petrus Key.

Tuy vậy, vì những văn kiện nói trên cách với thời gian của lá thư Petrus Key khá xa, một người phê bình khó tính có thể cho rằng nét chữ con người thay đổi với thời gian.  Do đó, không thể hoàn toàn dựa vào những văn kiện này về phương diện hình thức để kết luận rằng Petrus Ký không phải là tác giả lá thư Petrus Key. 

Đồng thời, như người viết đã giải thích trong Phần 1, không ai có những tài liệu viết tay của ông Petrus Ký vào khoảng thời gian 1859-1860 (là thời gian của lá thư Petrus Key) để so sánh với lá thư Petrus Key.  Cho nên, với những người dù không tin lá thư Petrus Key là do Petrus Ký viết đi nữa, họ cũng khó thể phản biện ông Nguyên Vũ một cách hữu hiệu.

Và như đã nói từ đầu bài viết này, người viết đã may mắn được sự giúp đỡ của người cháu cố của ông Petrus Ký là ông Gilbert Trương Vĩnh Tống đã bỏ công mấy lần vào văn khố Service historique de la Marine tại Pháp để tìm trong mười mấy thùng tài liệu và kiếm ra được nguyên vẹn lá thư ký tên Petrus Key.  Người viết cũng đã may mắn tìm ra được lá thư Penang dài mười ba trang viết bằng chữ Latin của Petrus Ký đề ngày 4 tháng 2 năm 1859. 

Như đã nhắc đến nhiều lần, lá thư ký tên Petrus Key là một lá thư không có ngày tháng.  Nhưng nó được xếp trong hồ sơ của Jean Bernard Jauréguiberry là người chỉ huy quân Pháp ở Sài Gòn vào thời gian từ tháng 4 năm 1859 đến tháng 4 năm 1860.  Do đó, lá thư ký tên Petrus Key này phải được viết rất gần với thời gian mà ông Petrus Ký đã viết lá thư Penang nói trên (vào ngày 4 tháng 2 năm 1859). 

Và sau khi người viết bài này đem hai lá thư rất gần ngày tháng với nhau này ra so sánh về hình thức, thì chỉ có thể đi đến một kết luận duy nhất: lá thư Petrus Key KHÔNG THỂ do Petrus Ký viết.  

Trong chương XI này, người viết sẽ so sánh 4 điểm về hình thức của hai lá thư: nét chữ, chữ ký, các biểu hiệu Thiên Chúa Giáo, và một ký hiệu đặc biệt: Pet. Kéy.

A. So Sánh Nét Chữ Viết

Sau đây là những điểm khác nhau trong nét chữ viết của hai lá thư:

1.     Khoảng Cách Giữa Các Chữ (Mẫu Tự, Chữ Cái, Con Chữ, Letter) Trong Một Từ (Word)

Khi thoạt nhìn tổng quát hai lá thư, điều đập ngay vào mắt người đọc là các chữ (mẫu tự, con chữ, letters) trong những từ (words) của lá thư Penang của Petrus Ký được viết rất sát với nhau.  Trong khi đó, khoảng cách giữa các chữ trong những từ của lá thư Petrus Key cách nhau khá xa.

2.     Sự Kết Nối Của Những Chữ Trong Một Từ

Điều đáng ghi nhận kế tiếp là mặc dù những chữ trong một từ của lá thư Penang rất sát nhau, nhưng chúng lại được viết cách rời nhau chứ không dính chùm.  Trong khi đó những chữ trong một từ của lá thư Petrus Key mặc dù cách xa nhau, nhưng lại nối kết nhau, do người viết kéo dài những chữ này ra cho chúng dính chùm với nhau.

3.     Khoảng Cách Giữa Những Dòng Chữ

Khoảng cách giữa những dòng chữ của lá thư Penang nhỏ hơn khoảng cách giữa các dòng chữ của lá thư Petrus Key.  Hoặc nhìn một cách khác, những chữ của lá thư Penang cao, ốm và dài ra cả hai phía trên và dưới.  Do đó, những chữ có vòng phía trên hay phía dưới trong lá thư Penang thường đụng với dòng trên hay dòng dưới của chúng.  Trong khi đó, hoặc vì chừa khoảng cách rộng hơn, hoặc vì những chữ được viết ngắn và tròn hơn, nên các dòng chữ phía trên và phía dưới của lá thư Petrus Key thường không đụng nhau.

Dưới đây là hai phần của hai lá thư để sát cạnh nhau để các bạn đọc có thể quan sát 3 điểm trên đây về khoảng cách trong chữ của hai lá thư.  Lá thư Penang ở trên và lá thư Petrus Key ở dưới.

4.     Các Chữ Có Vòng Phía Trên: l, h, b

Trong lá thư Penang của Petrus Ký, các chữ (mẫu tự) cao và có vòng phía trên như h, l, b (Chợ, lão, Phoebus) đều được khoanh vòng hoàn chỉnh.  Trong khi đó, rất dễ nhận thấy rằng trong lá thư Petrus Key, những chữ này (haute, les, bonté), đặc biệt là chữ l, thường chỉ được viết bằng một nét sổ thẳng, và hoàn toàn không có vòng, chứ đừng nói đến việc có vòng hoàn chỉnh như trong lá thư Penang.

5.     Các Chữ Có Vòng Phía Dưới: j, y, g

Giống như các chữ có vòng phía trên, các chữ có vòng phía dưới như g, j, y (longo, major, azylo)  của lá thư Penang lúc nào cũng được khoanh vòng, nếu không ôm trọn thì cũng là một nét móc dài.  Trong khi đó, những chữ này trong lá thư Petrus Key (gratis, jour, y), đặt biệt là chữ j, thường thỉ là một nét sổ thẳng đứng từ trên xuống dưới, không có cả nét cong.

 

6.     Chữ s

Đây là một chữ với hai cách viết rất đặc biệt trong lá thư Penang của Petrus Ký, làm cho người mới đọc lá thư này sẽ rất bỡ ngỡ. 

Cách thứ nhất là cách viết chữ s ở cuối một từ (word).  Nó có một nét móc cong ngược lên cao, nhiều khi đụng cả dòng chữ bên trên, dù rằng đó chỉ là một chữ s bình thường ở cuối chữ, thí dụ như chữ s ở cuối ba từ liên tiếp “vidissetis libros fluitantos” trong câu dưới đây, khi Petrus Ký cho biết đã thấy sách vở trôi trên mặt nước từ Chợ Quán tới Ba Giồng. 

 

Cần nói thêm là trong những lá thư về sau trong thập niên 1870s của Petrus Ký, ta không còn thấy lối viết đó nữa, nhưng trong lá thư Penang năm 1859 thì cách viết chữ s ở cuối chữ này rất nhiều. 

Trong khi đó, cách viết chữ s trong lá thư Petrus Key là cách viết rất bình thường, không có gì đặc biệt.  Suốt trong lá thư Petrus Key, không có một lần nào ta bắt gặp kiểu viết chữ s có móc ngoặc lên trên như trong lá thư Penang.

Cách thứ hai là cách viết chữ s đầu, trong trường hợp hai chữ ss đi chung với nhau, thí dụ như trong chữ vidissetis đã dẫn bên trên.  Trong trường hợp này, ông Petrus Ký viết chữ s đầu gần giống như chữ j hay chữ f với cái vòng ở phía dưới.  Người viết bài này đã mất rất nhiều thời gian mới nghiệm ra được kiểu viết chữ s đầu trong trường hợp hai chữ ss đi chung với nhau như vậy.  

Trong khi đó, ta sẽ không bao giờ thấy được cách viết đó trong thư của Petrus Key với những từ có hai chữ ss đi liền nhau, như trong chữ pressants dưới đây.  Cách viết trong thư Petrus Key, do đó, một lần nữa, là cách viết bình thường.

 

7.     Chữ f Thường

Chữ f thường không hoa trong lá thư Penang của Petrus Ký được viết hai cách, nhưng có chỗ tương đồng là nét sổ xuống bao giờ cũng được vòng lên ngược lại và cắt ngang nét sổ xuống.  Trong khi đó, chữ f thường trong lá thư Petrus Key chỉ được vòng lên sơ sài và đụng tới nét sổ xuống là ngừng, như trong chữ “effet” dưới đây, chứ không vượt qua bên trái và cắt ngang nét sổ xuống như của Petrus Ký trong lá thư Penang.

 

8.     Những Mẫu Tự Viết Hoa

Nhưng điểm khác biệt nổi bật nhất trong hai lá thư có lẽ là những chữ viết hoa. 

 

Trước nhất và rõ ràng nhất là chữ D hoa.  Chữ này xuất hiện rất nhiều trong cả hai lá thư, vì cả hai tác giả Petrus Ký và Petrus Key đều nói về Chúa.  Trong lá thư Penang bằng tiếng Latin của Petrus Ký, đó là chữ Dei.  Và trong lá thư bằng tiếng Pháp của Petrus Key, đó là chữ Dieu.  Cả hai đều dùng để chỉ Chúa, và do đó lúc nào cũng phải viết hoa.  Nhưng chữ D hoa của Petrus Ký trong lá thư Penang được viết với nét sổ từ phải qua trái và kéo uốn éo xuống,  trong khi chữ D hoa của lá thư Petrus Key lại được viết với nét sổ bắt đầu từ dưới lên trên, rồi mới kéo xuống dưới.

Thứ hai, và tương tự như trường hợp chữ D hoa, chữ L hoa của Petrus Ký cũng được kéo từ phải qua trái và kéo xuống với nét cong uốn éo như chữ L trong “Long hồ”.  Trong khi đó,  Petrus Key viết chữ L hoa gần giống như chữ Z với một nét móc từ dưới lên và từ trái qua phải, như trong chữ “La Persecution” dưới đây.

 

 

B. Chữ Ký Tên

Có lẽ đây là yếu tố quan trọng nhất để để nhận diện một văn kiện có phải thật hay không.  Vì lý do là mỗi người có một cách ký tên đặc biệt, không ai giống ai.  Và quả là không mấy khó khăn để nhận ra chữ ký của Petrus Key và chữ ký của Petrus Ký trong lá thư Penang khác nhau một trời một vực. 

1.     Chữ Ký Của Petrus Ký Có Cả Tên Họ

Trước hết, có thể dễ dàng nhận thấy rằng ông Petrus Ký trong suốt cuộc đời lúc nào cũng ký trọn cả họ tên và chữ lót.  Trong bất kỳ văn kiện nào, từ thư cho bạn, đến thư gởi  cho con cháu trong nhà, chữ ký của ông luôn luôn có những chữ “Trương Vĩnh Ký”.  Chưa bao giờ, và không có một văn kiện nào, cho thấy là ông đã chỉ ký tắt “Petrus Ký”, chứ đừng nói chi là “Petrus Key “ như trong lá thư Petrus Key.

Như có thể thấy, từ chữ ký trong lá thư Penang năm 1859, tới lá thư năm 1872 gởi con cháu trong nhà, tới lá thư gởi Rieunier năm 1876, lúc nào ông Petrus Ký cũng ký đầy đủ tên họ.  Ngoài ra, cần phải nói là nét chữ ký của ông trong bao nhiêu năm tháng đó, vẫn rất giống nhau, và có thể dễ dàng nhận ra là của một người.

Dưới đây là hai chữ ký tượng trưng của Petrus Ký, chữ ký trên trong thư gởi Henri Rieunier năm 1876 và chữ ký dưới trong lá thư Penang năm 1859. 

 

Trong khi đó, chữ ký “Petrus Key” trong lá thư Petrus Key là lần đầu tiên và là lần duy nhất ta được thấy chữ ký này.  Như đã nói rất nhiều lần trong các chương trên, ông Nguyên Vũ, người “công bố” lá thư Petrus Key, sau hai mươi năm trời, vẫn chưa bao giờ đưa ra được bất cứ một văn kiện nào có chữ ký “Petrus Key” tương tự như trong lá thư Petrus Key.

2.     Nét Chữ Trong Chữ Ký

Và bất cứ một người nào với trình độ nhận thức chữ ký bình thường cũng có thể thấy rằng hai chữ ký của Petrus Key và Petrus Ký hoàn toàn khác nhau.  Trong khi chữ P và chữ K hoa của Petrus Ký rất to và lại có thêm các râu ria móc ngoặc rườm rà, thì chữ P của Petrus Key gần như chỉ là một chữ  S hoa với nét sổ gần như thẳng đứng, và chữ K cũng rất là đơn giản với những nét gạch thẳng, chứ không có những nét uốn éo cong quẹo như trong chữ ký của Petrus Ký.

C. Những Biểu Hiệu Thiên Chúa Giáo: “JMJ” và “AMDG”

Nếu để ý, bạn đọc sẽ thấy rằng trong cả hai lá thư Penang của Petrus Ký và lá thư Petrus Key đều có những chữ tắt ở ngay trên đầu thư.  Những chữ tắt đó là “JMJ” và “AMDG”.  Có lẽ những chữ này không lạ gì với những người có đạo Thiên Chúa.  Nhưng với những người không có đạo như người viết bài này, thì những chữ tắt bên trên đã gây bối rối không ít.

Vậy JMJ và AMDG là gì, và tại sao cả hai lá thư đều có chúng ở trên đầu trang?

Theo lịch sử Thiên Chúa Giáo, có những dòng tu (religious orders) khác nhau được công nhận.  Trong số đó, có một dòng tu rất nổi tiếng về phương diện giáo dục, cho đến tận ngày nay.  Đó là Dòng Tên tức Jesuit.  Dòng tu này được sáng lập bởi một tu sĩ người Tây Ban Nha là ông Ignatius Loyola vào giữa thế kỷ 16.  Đây là một dòng tu chú trọng vào học vấn, và đã tồn tại suốt mấy trăm năm, dù đã trải qua nhiều thăng trầm.  Vị giáo hoàng hiện thời, Francis(co), cũng là một tu sĩ thuộc Dòng Tên.

Vị sáng lập ra Dòng Tên, ông Loyola, có thói quen trước khi viết văn kiện nào thì cũng viết ngay trên đầu trang những chữ JMJ, là những chữ tắt cho Jesus Mary Joseph (chúa Jesus, Đức Mẹ Maria và thánh Joseph), cũng như AMDG, những chữ tắt cho Ad Majorem Dei Gloriam(Cho Sự Vinh Danh Lớn Hơn Của Chúa).  Sau này, các tu sĩ Dòng Tên và các học sinh ở các trường của Dòng Tên thường bắt chước ông Loyola và viết như vậy trong các văn kiện của họ.  

Trên đây là những chữ tắt đó trong hai lá thư Penang và Petrus Key.  Cũng chính nhờ điểm tương đồng này trong hai lá thư mà ta có thể so sánh trực tiếp để xem cách trình bày những chữ tắt này giống hay khác nhau. 

Và ta có thể nhận thấy rằng cách viết cũng như cách trình bày các chữ này trong hai lá thư hoàn toàn khác nhau.  Nếu trong lá thư Penang của Petrus Ký (trên) những chữ này hoa mỹ, trang trọng bao nhiêu, thì trong lá thư Petrus Key (dưới) chúng đơn giản, thô sơ bấy nhiêu. 

D. Một Ký Hiệu Đặc Biệt: “Pet. Kéy”                       

1.     Pet. Kéy và Petrus Key

Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng nhất khi so sánh hai lá thư là sự khác nhau giữa ký hiệu đặc biệt “Pet. Kéy” trong lá thư Penang và chữ ký “Petrus Key” trong lá thư Petrus Key.

Các bạn đọc tinh mắt có lẽ sẽ nhận ra rằng trong lá thư Penang, ngay bên trên chữ ký P. Trương Vĩnh Ký ở trang cuối lá thư, ông Petrus Ký có viết hai chữ tựa hồ như là một chữ ký: “Pet. Kéy”.  Và đó không phải là lần duy nhất ta thấy hai chữ “Pet. Kéy” này.  Ở đầu lá thư Penang, ngay trong trang đầu tiên, ông cũng đã viết y như vậy.  Nhưng chúng rõ ràng không phải là một chữ ký, vì ngay kế bên chúng, trong cuối lá thư Penang, Petrus Ký đã ký đầy đủ tên họ Trương Vĩnh Ký, như ông vẫn luôn luôn làm. 

Đây là ký hiệu “Pet. Kéy” nói trên ở trang đầu lá thư Penang:

Và đây là ký hiệu đó, một lần nữa, nhưng ở trang cuối lá thư Penang, ngay trên chữ ký “Trương Vĩnh Ký” rất rõ ràng và đầy đủ:

Như vậy, phải thấy rằng đây không phải là một cách viết sai, hay một cách viết tùy hứng. Bởi nó xuất hiện hai lần và giống nhau, trong cùng một lá thư.  Và nó xuất hiện ở những chỗ quan trọng nhất, là đầu thư và cuối thư.

Và nó cũng không phải là một cách ký tên hay một chữ ký.  Bởi ngay cạnh nó là chữ ký rõ ràng tên họ của Petrus Ký là “Trương Vĩnh Ký”, và những nét ngoằn ngoèo khác giống như là một phần của chữ ký.

Sau cùng, nó rõ ràng là “Kéy”, chớ không phải là “Ký” với nét uốn của chữ K.  Bởi chữ “e” trong cả hai lần nói trên đều rất rõ nét!  Và trong khi đó thì chữ “Ký” ở “Trương Vĩnh Ký” không thấy có nét uốn cho chữ K.  Vì vậy, đó chỉ có thể là chữ e mà thôi.

Đặc biệt, ngoài hai lần ông Petrus Ký viết tên mình thành “Kéy” trong lá thư Penang, người viết bài này còn tìm thấy được ông Petrus Ký đã viết tên mình thành “Kéy” một lần nữa.  Đó là một hình chụp những chữ viết tên ông bằng chữ Hán và Quốc Ngữ do ông Rieunier sở hữu và được người cháu là ông Hervé Bernard đưa lên mạng cùng lúc với các tài liệu quí khác, mà người viết đã nhắc đến bên trên.  Đây là hình chụp những chữ đó:

Trong hình này, một lần nữa ta có thể thấy rõ rằng tên của ông Petrus Ký đã được ông viết thành “Kéy”, với chữ e và dấu sắc trên đầu, chứ không phải là một nét ngoặc thêm của chữ K hoa.

Do đó, tóm lại, trong lá thư Penang năm 1859, Petrus Ký đã viết tên mình theo một kiểu cách rất đặc biệt là “Kéy”. Và sau này, khi đi cùng chuyến tàu với Rieunier sang Pháp năm 1863, ông lại một lần nữa viết tên mình thành “Kéy”, chứ không phải là Ký. 

Điều cần nói ở đây mà ai cũng biết, là “Ký” mới đúng chính tả chữ Quốc Ngữ.  Trong khi đó, chữ “Kéy” không phải là một chữ Quốc Ngữ, vì trong cách đặt vần chữ Quốc Ngữ không hề có vần hay nguyên âm “ey”.

Trong khi đó, lại có một điều ngộ nghĩnh gần như trùng hợp, là lá thư Petrus Key có chữ ký của một người tự xưng mình là người An Nam, nhưng lại có một cái tên hoàn toàn không An Nam chút nào, đó là Petrus Key.  Chữ Key này, như đã nói, cũng không phải là một chữ Quốc Ngữ, và đương nhiên là chẳng có người Việt nào lại có một cái tên kỳ lạ như vậy.

Nhưng một điều cực kỳ quan trọng cần được lưu ý là hai chữ Kéy và Key lại quá giống nhau.  Giống đến mức khi mới nhìn thấy chữ “Pet. Kéy” trong lá thư Penang, và rồi khi nhìn thấy chữ Petrus Key trong lá thư Petrus Key, phản ứng đầu tiên và hợp lý của bất cứ một người đọc nào cũng phải là: “cả hai có lẽ chỉ là một”. 

 Với cách suy nghĩ này, chỗ khác nhau giữa cả hai chữ chỉ ở một dấu sắc, và theo sự suy nghĩ thường tình, có lẽ chỉ là do bất cẩn.[92]

2.     Nhưng Lại Hoàn Toàn Khác Nhau

Nhưng vậy thì “Pet. Kéy” trong lá thư Penang có phải cũng chính là “Petrus Key” trong lá thư Petrus Key hay không?  Hay nói cách khác, có phải đó chỉ là một người?

Câu trả lời là không, bởi chỉ cần nhìn kỹ và phân tích thêm một chút, ta sẽ thấy rằng về hình thức, cả hai hoàn toàn khác nhau, dù rằng mới nhìn thì có vẻ giống nhau.

Trước nhất, như đã nói bên trên, “Pet. Kéy” không phải là một chữ ký, vì kèm theo đó là chữ ký trọn vẹn P. Trương Vĩnh Ký và những nét ngoằn ngoèo khác, trong khi Petrus Key thì rõ ràng chỉ có thể là một chữ ký, bởi không còn gì khác ngoài nó ở cuối lá thư Petrus Key.

Thứ hai, cần chú ý rằng chữ Petrus trong “Pet. Kéy” không được viết trọn vẹn ra hết mà chỉ được viết tắt là “Pet.”.  Không thể là sự ngẫu nhiên, vô tình, hay vì lười biếng mà kiểu viết này xuất hiện hai lần giống y nhau trong cùng một lá thư của Petrus Ký.  Ở cả hai chỗ, chữ “Pet.” đều được viết tắt như vậy.  Trong khi đó, chữ Petrus lại được viết ra rất rõ ràng trong chữ ký của lá thư Petrus Key.

Thứ ba, và có lẽ quan trọng nhất, là ông Petrus Ký đã viết chữ “KÉY” chứ không phải là “Key”.  Dấu sắc bỏ trên chữ Kéy được viết rất rõ ràng ở cả hai lần trong lá thư Penang.  Và chữ Kéy với dấu sắc này còn được gặp lại một lần nữa trong chữ viết tiếng Hán với phụ chú “trương vỉnh kéy” mà Petrus Ký đã viết cho Rieunier.

Do đó, “Pet. Kéy” trong lá thư Penang và Petrus Key trong lá thư Petrus Key là hai chữ thoạt nhìn có vẻ giống nhau, nhưng thật sự là hoàn toàn khác nhau.  Nhưng sự khác nhau chỉ hiển hiện nếu người đọc bỏ thì giờ nghiên cứu và phân tích hình thức cả hai.  Với một người không có thì giờ làm những điều này, cả hai có vẻ như là một.

3.     Tại Sao Là “Kéy” Mà Không Là “Ký” như Tên Thật?

Như vậy, ta đã thấy là ông Petrus Ký cố tình viết tên mình là “Kéy” chứ không phải là Ký ít nhất hai lần.  Lần thứ nhất là trong lá thư Penang năm 1859, và lần thứ hai là trong những chữ viết tặng cho ông Henri Rieunier, người Pháp mà ông đang dạy tiếng Việt, trong chuyến tàu đi sang Pháp năm 1863.

Câu hỏi phải được đặt ra là tại sao ông Petrus Ký lại viết là “Kéy” mà không phải là “Ký”?  Chắc chắn không phải là ngẫu nhiên, vì lối viết này xuất hiện mấy lần.  Và cũng chắc chắn là không phải là do viết dối, hay viết lầm, mà ra như vậy.  Vì chữ e và dấu sắc ở trên chữ e rất rõ ràng, không nhầm lẫn vào đâu được. 

Với một nhà bác học về ngôn ngữ nổi tiếng như Petrus Ký, người viết bài này nghĩ rằng phải thật cẩn thận để tìm hiểu tại sao lại có cái ký hiệu “Pet. Kéy” quá đặc biệt này trong lá thư Penang.  Và sau khi bỏ công tìm kiếm, người viết xin mạo muội đưa ra phỏng đoán như sau: 

Trong tiếng cổ Latin (classical Latin), chữ y đã được mượn từ chữ upsilon của tiếng Hy Lạp, và do đó, được phát ngôn là “u” như trong uber.  Rồi về sau, chữ y mới dần dà được đọc thành âm “i” trong tiếng Latin theo kiểu giáo hội (ecclesiastical Latin).[93]  Nhưng đối với một nhà ngôn ngữ học giỏi tiếng Latin như Petrus Ký, thì có lẽ ông đã không muốn tên Ký của ông bị bạn đồng học đọc ra là “ku”, vì như đã nói trên, chữ “y” được  đọc thành “u” trong classical Latin.

Thêm nữa, dấu sắc ở trên chữ y trong tiếng Latin có thể được dùng để biểu hiện cách phát âm dài hay ngắn chứ không phải giống cách phát âm dấu sắc trong chữ Quốc Ngữ.  Do đó, cách viết “ký” theo chữ Quốc Ngữ có thể sẽ bị phát âm hoàn toàn khác, khi đọc và phát âm bằng tiếng Latin.

Và có lẽ vì lý do đó, ông Petrus Ký đã thêm chữ e vào giữa chữ K và chữ y, để người đọc chỉ có thể phát âm giống như “y” với vần “ey”, chứ không thể nào đọc ra là “u” như trong classical Latin được.  Đồng thời, ông vẫn giữ dấu sắc trên chữ e, để biểu hiện cho cách phát âm cao giọng của dấu sắc như trong chữ “Ký” của tiếng Việt.  Như vậy, với cách viết “Kéy” này, một người phát âm, dù theo tiếng Latin, cũng chỉ có thể đọc ra là “Ký”, chứ không thể là gì khác.

Do đó, theo phỏng đoán của người viết, cách viết “Pet. Kéy” có vẻ lạ lùng này, thật ra chỉ là cách Petrus Ký dùng để chỉ dẫn cách đọc tên ông cho đúng, nhất là với những người chuyên học chữ Latin như những người bạn ông ở Penang.   Và có thể từ đó, “Pet. Kéy” đã trở thành một biệt hiệu hay ký hiệu riêng của ông, với những người bạn này. 

Và có thể đó là lý do tại sao sau này ngoài đời ông không dùng biệt hiệu “Pet. Kéy” nữa.  Mãi cho đến năm 1863, ta mới thấy một lần nữa ông lại viết Ký thành “Kéy”.  Đó là khi ông viết bên cạnh những chữ Hán mà ông viết tặng cho Henri Rieunier, viên trưởng đoàn người Pháp đang học tiếng Việt với ông.  Và rất có thể là ông đã dùng lối viết này để chỉ cho Rieunier cách phát âm cho đúng tên ông.

Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, thì cái biệt hiệu mà ông Petrus Ký đã dùng trong lá thư Penang cũng rất rõ ràng.  Đó là “Pet. Kéy”, chứ không phải là “Petrus Key”.  Cách viết đặc biệt này thoạt đầu tạo cho ta cảm giác rằng đó cũng là “Petrus Key”.  Nhưng, như đã giải thích, một sự quan sát tận tường sẽ cho ta thấy rõ ràng sự khác biệt giữa hai lá thư.  Hơn thế nữa, chính sự thoạt nhìn có vẻ giống nhau này sẽ góp phần giúp ta xác định rằng lá thư Petrus Key là một lá thư được viết với sự cố tình giả mạo tên tuổi Petrus Ký ở Phần 3 của bài viết này.

Tóm lại, khi so sánh hình thức của lá thư Penang với lá thư Petrus Key, có thể thấy rằng hai lá thư gần nhau về ngày tháng này không thể nào có cùng một tác giả

Trước nhất, nét chữ viết của hai lá thư hoàn toàn khác nhau, từ khoảng cách giữa các chữ, các dòng chữ, đến cách viết những chữ có móc, đến cách viết những chữ hoa. 

Thứ hai, chữ ký của hai lá thư cũng hoàn toàn khác nhau, với một lá thư có đầy đủ tên họ, còn lá thư kia chỉ có Petrus Key. 

Thứ ba, cách trình bày cùng các biểu hiệu chữ tắt JMJ và AMDG rất khác nhau. 

Sau cùng, lá thư Penang có một ký hiệu đặc biệt mà lá thư Petrus Key tưởng như có, nhưng lại không có, đó là ký hiệu “Pet. Kéy”

 

Tóm Tắt Phần 2

Như vậy, trong Phần 2 của bài viết này, gồm từ chương VIII tới chương XI, người viết đã giới thiệu với bạn đọc một lá thư dài do chính tay Petrus Ký viết và ký tên vào ngày 4 tháng 2 năm 1859 để gởi cho các bạn học ở đại chủng viện Penang.  Đó là lá thư Penang.  Lá thư này được viết ngay sau khi Petrus Ký vừa từ Penang về Việt Nam và suýt bị bắt bởi quan quân nhà Nguyễn nhằm ngăn ngừa những giáo dân theo Pháp, lúc đó đang chiếm giữ Đà Nẵng.

Lá thư Penang này rất gần ngày tháng với lá thư Petrus Key, và do đó là một tài liệu hợp lý nhất có thể được dùng để chứng minh rằng lá thư Petrus Key có phải cùng một tác giả là Petrus Ký hay không.  Và trong Phần 2 này, người viết đã so sánh cả nội dung và hình thức của lá thư Penang và lá thư Petrus Key để đi đến kết luận: Petrus Ký chắc chắn không phải là người viết lá thư Petrus Key

Trong chương VIII, người viết giới thiệu xuất xứ và những điểm chính của lá thư Penang để bạn đọc có một khái niệm về lá thư này của Petrus Ký.

Trong chương IX, khi người viết so sánh nội dung lá thư Petrus Key với lá thư Penang về hành trình trốn thoát của Petrus Ký, ta có thể thấy rằng hai cuộc hành trình hoàn toàn khác nhau và đối nghịch nhau từ phương tiện di chuyển cho đến lộ trình.  Lá thư Petrus Key rất mơ hồ về hành trình đi tìm Grand Chef để cầu cứu, và tác giả cho biết đã dùng đường bộ với ngựa và người, rồi lại vượt qua những núi non thung lũng là những thứ không có thật ở Nam Kỳ.  Trong khi đó, lá thư Penang của Petrus Ký lại rất chi tiết với lộ trình trốn thoát, từ Cái Nhum ngang qua Ba Giồng để lên Chợ Quán ở Sài Gòn bằng đường sông.

Trong chương IX, khi người viết so sánh nội dung của hai lá thư Petrus Key và Penang về quan điểm của tác giả đối với cuộc xâm lăng của Pháp và việc bắt đạo, một lần nữa có thể thấy rằng hai lá thư hoàn toàn đối nghịch.  Trong khi Petrus Ký qua lá thư Penang phản đối sự can thiệp của Pháp và chấp nhận mọi gian khổ đang phải trải qua như là sự thử thách của Chúa, thì Petrus Key lại khẩn thiết kêu gọi quân Pháp hãy dùng những vũ khí vô địch của họ để tiến đánh nhà Nguyễn và giải phóng các giáo dân.

Trong chương X, khi so sánh hình thức của hai lá thư qua nét chữ, chữ ký, những biểu hiệu tôn giáo và nhất là ký hiệu đặc biệt Pet. Kéy, ta có thể thấy rằng hai lá thư hoàn toàn khác nhau trong tất cả các phương diện kể trên, và do đó, không thể nào có cùng một tác giả.

Như vậy, sau khi đi từ chỗ đơn giản nhất là xem xét chính nội dung và hình thức lá thư Petrus Key trong Phần 1, đến việc so sánh nó với một lá thư thật sự của Petrus Ký là lá thư Penang, qua cả nội dung và hình thức, trong Phần 2 – người viết bài này đã đi đến kết luận mà không có một nghi ngờ gì nữa (beyond a reasonable doubt), rằng: Petrus Ký chắc chắn không phải là tác giả lá thư Petrus Key.

(còn tiếp)


 

Chú thích:

[55] http://nguyentl.free.fr/Public/Herve-Bernard/Photos-et-lettres-de-Petrus-Ky.pdf

[56] http://data.bnf.fr/12012693/antoine_lauras/

[57] Jean Bouchot, Ibid, p.8

[58] Raphael Barquissau, Correspondance inédite en latin de Pétrus Trương–vĩnh-Ký, Publication de la Société des Etudes Indochinoises, Saigon 1934

[59] Ibid

[60] Hạnh Tích Bà Nhất Matta Lành, Cuộc Đời Thánh Hiến Của Một Số Tu Sĩhttp://caimon.org/

[61] Henri Borelle (1820-1860) thụ phong linh mục năm 1845 và sang Việt Nam từ năm 1846. Chết ở Bãi Xan năm 1860 và được chôn ở đó. Hình ngôi mộ của ông trong trang này:   http://www.giaoxugiaohovietnam.com/VinhLong/BaiXan/BaiXan-00-LichSu-Mo-Co.htm

[62] Người viết sẽ giải thích thêm về các chức danh và tổ chức của Đạo Thiên Chúa tại Việt Nam trong Phần 3 của bài viết.

[63] Từ đây về sau, tất cả những câu dịch bằng tiếng Pháp cho lá thư Penang là của ông Antoine Lauras.  Tất cả những câu dịch ra tiếng Việt là của Winston Phan Đào Nguyên.

[64] Sẽ nói thêm với nhiều chi tiết về Hội Truyền Bá Đức Tin này ở Phần 3 khi đi tìm tác giả lá thư Petrus Key.

[65] Lá thư này của linh mục Borelle được đăng trong quyển Kỷ Yếu Đức Tin, Annales de la Propagation de la Foi (“APF”), Tome Trente Unième, 1859, pp. 409-425, 412

[66] Ibid

[67] Ibid., p. 411

[68] http://www.giaoxugiaohovietnam.com/MyTho/01-Giao-Phan-MyTho-BaGiong.htm

[69] Ibid

[70] Nguyễn Văn Trung, Hồ Sơ Lục Châu Học, Chương IV, Buổi Sơ Khởi Đạo Thiên Chúa Ở Miền Nam

[71] Tiểu sử linh mục Đoàn Công Quí: http://www.wikiwand.com/vi/Ph%C3%AAr%C3%B4_%C4%90o%C3%A0n_C%C3%B4ng_Qu%C3%AD

[72] Borelle, Ibid

[73] Alfred Schreiner, Abrégé de l’histoire d’Annam, p. 184

[74] Ibid, Alfred Schreiner, Đại Nam Quốc Lược Sử, Nguyễn Văn Nhàn, pp. 311-312

[75] Muốn biết thêm nhiều chi tiết về giám mục Lefèbvre, xin đọc L. E. Louvet, La Cochinchine Religieuse, Paris, 1885

[76] Bouchot, Ibid, p. 10

[77] Louvet, Ibid, p. 233.  Fort du Sud chính là đồn Hữu Bình.

[78] Kỷ Yếu Đức Tin, Annales de la Propagation de la Foi, Tome Trente Unième, 1859, pp. 328-334.  Câu chuyện tử đạo của linh mục Lộc được kể lại rất chi tiết trong một cuốn sách sau đó, Les trente-cinq vénérables serviteurs de Dieu, Adrien Launay, Paris, pp. 61-68.  Trong đó, tên “thầy Nhiệm” bị in sai là “Nhien”.

[79] Sơn Nam, Bến Nghé Xưa, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ TPHCM, 1992, pp. 14-15

[80] Nguyễn Văn Trung, Hồ Sơ Lục Châu Học, chương IV

[81] Bouchot, Ibid, p. 16

[82] Sơn Nam, Ibid, p. 83

[83] César Bazancourt, Les Expéditions de Chine et de Cochinchine, Paris 1861, p. 327

[84] Ibid, pp. 334-338

[85] Louvet, pp. 236-238

[86] Kỷ Yếu Đức Tin,  Annales de la Propagation de la Foi, Tome Trente Deuxième, 1860, p. 332

[87] Thơ Nam Kỳ; Ou, Lettre Cochinchinois, Traduit Par M. D. Chaigneau, Imprimerie Nationale, Paris, 1876. Những chữ trong ngoặc đơn là của người viết chú thích.  Những chữ in đậm là của người viết nhấn mạnh. Ngoài ra, người viết vì tôn trọng nguyên tác nên đã giữ nguyên những chỗ sai chính tả trong các câu thơ.

[88] Jacob Ramsay, Mandarins and Martyrs, The Church and The Nguyen Dynasty in Early Nineteenth Century Vietnam, Stanford University Press, 2008

[89] Nguyễn Văn Trung, Hồ Sơ Lục Châu Học, Chương IV

[90] Theo nguyên văn Latin của lá thư Penang thì người viết không thấy có câu “L’une et l’autre nous sont arrivées” (Cả hai điều này đang đến với chúng tôi) như trong bản dịch tiếng Pháp của ông Lauras.  Do đó, người viết để câu trên trong ngoặc.   

[91] P.J.B. Trương-Vĩnh-Ký, Bất Cượng Chớ Cượng Làm Chi, Guilland Et Martinon, Saigon, 1882

[92] Rất tiếc là ông Nguyên Vũ có lẽ đã không có lá thư Penang cũng như chữ viết của Petrus Ký tặng cho Rieunier.  Nếu ông biết được những tài liệu này, thì đây mới là những bằng chứng khá thuyết phục rằng Petrus Ký chính là Petrus Key, chứ không phải những cái gọi là những “tài liệu mới” của ông đã nói bên trên.

Petrus Key và Petrus Ký- Chuyện một lá thư mạo danh Trương Vĩnh Ký vào thế kỷ 19 (Phần 2)

This entry was posted on Tháng Chín 12, 2018, in Kho tàng văn hóa, Lịch sử Việt Nam and tagged Petrus Ký, Trương Vĩnh Ký, Winston Phan Đào Nguyên. Bookmark the permalink.

 

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lãng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam Bình Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Politics of Southeast Asia ֎ Bên Giòng Lịch Sử

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xã Hội - Cách Tìm IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA ֎ Lam vs Ngo

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 


 

 

Your name:


Your email:


Your comments:


MINH THỊ

TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI THAY ĐỔI THIÊN HÌNH VẠN TRẠNG TRONG TỪNG SÁT NA. NGƯỜI TA CÓ THỂ NAY THỜ PHẬT, MAI THEO CHÚA NHƯNG KHÔNG THỂ CHỐI BỎ CHA SINH, MẸ ĐẺ, HUYẾT THỐNG, GIÒNG GIÕI, DÂN TỘC. NGƯỜI TA CÓ THỂ NAY CHỌN CHỦ NGHĨA NÀY MAI CHỌN CHỦ NGHĨA KIA ĐỂ LÀM LÝ TƯỞNG PHẤN ĐẤU NHƯNG CHỚ QUÊN RẰNG MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU LÀ PHỤC VỤ CHO BẢN THÂN, GIA ĐÌNH, DÂN TỘC VÀ TỔ QUỐC. ĐÓ LÀ NGUYÊN NHÂN KHIẾN BỌN NGƯỜI NẶNG CĂN TÍNH TÔI ĐÒI, NÔ LÊ VỌNG NGOẠI, PHI DÂN TỘC, PHI NHÂN ĐỀU BỊ XEM LÀ PHẦN TỬ NGU XUẨN VÀ ĐÁNG KHINH NHẤT.

  Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê BìnhvTrái Chiều

vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười Dân

vTiền PhongvXã LuậnvVTVvHTVvTrí Thức

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG

vEchovSài GònvLuật Khoa

vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu TrữvSoHa

vST/HTVvvThống KêvĐiều NgựvVNMvBình Dân