MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA MÌNH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LÃNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ GÌN DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐÃI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI HÒA VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Đà Lạt

֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ ֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Sports ֎ Lottery

֎ Vietnamese Commandos ֎ Video/TV 

֎ Biệt kích trong giòng lịch sử ֎ Diễn Đàn

֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ Tìm IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lý

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015

֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016

֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016

֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017

֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017

֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017

֎ 01-2018 ֎ 02-2018 ֎ 03-2018 ֎ 04-2018

֎ 05-2018 ֎ 06-2018 ֎ 07-2018 ֎ 08-2018

֎ 09-2018 ֎ 10-2018 ֎ 11-2018 ֎ 12-2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎ Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Giáo Hội La  Mã:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Trò Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đình Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Lãnh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Trò Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Ðề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lãnh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Ký Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Bò

֎ Băng Ðảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Hòa Bình

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài Gòn Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Đà Lạt ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Sports ֎ Video/TV ֎ Lottery֎ Diễn Đàn ֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa

 

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNN

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFact

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapital vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNG

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vViệt ThứcvViệt List vViệt Mỹ vXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê Bình

vDân ViệtvViệt LuậnvNam ÚcvDĐ Người Dân

vTin MớivTiền PhongvXã Luận vvv

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền Phong

vS.G.EchovSài GònvThế GiớivTCCSvLuật Khoa 

vĐCSVNvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa Sàm

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu Trữ

vST/HTVvvThống KêvĐiều Ngự

HUYỀN THOẠI GIẢ TẠO TỪ TRUYỆN NGẮN

 

"THẰNG KHÙNG"

 

 

 

Thằng Khùng (Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH) là một điển hình về những trò bịp bợm hết sức gian trá, trơ trẽn của Hội Đồng Giám Mục Thiên Chúa Gíao Việt Nam. Tôi thực sự không hiểu ông Nguyễn Tuân, người kể lại câu chuyện về Thắng Khùng Chính Vinh cho nhà văn Phùng Quán viết lại để làm gì trong khi ông Nguyễn Tuân là một người có trinh độ để đọc Candide, Voltaire, bản thân ông ta cũng là một nhà văn. Không hiểu cái tên Nguyễn Tuân này có thật hay không hay đây chỉ là một trò tá danh để quảng cáo?. Vấn đề nữa là truyện Thằng Khùng có đúng của Phùng Quán hay không? Hay chỉ là mượn đỡ danh tiếng và uy tín của nhà văn từng đi tù trong vụ Nhân Văn - Giai Phẩm cho câu chuyện thêm phần giá trị?.

Tất nhiên những câu hỏi này chỉ có Tổng Gíao Phận Hà nội và Hội Đồng Giám Mục Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã Việt Nam là nhóm quyết định quảng bá bài viết và thực hiện âm mưu bịp bợm biến "thằng khùng" trong truyện hư cấu của Phùng Quán thành ông Gioan Lasan Nguyễn văn Vinh mới đủ thẩm quyền trả lời trước công luận.

Như chúng tôi trình bày, toàn bộ sự việc này khởi đi từ một truyện ngắn của nhà văn Phùng Quán đây là câu chuyện hư cấu xảy ra ở một nơi tuy không có địa danh nhưng qua tình tiết của câu chuyện không gian và thời gian cho người đọc thấy diễn biến sinh hoạt  của nhân vật đang ở trong một nhà tù vùng trung du có đồng ruộng để cày cấy canh tác, có sông bãi tức là dòng sông khá lớn nếu không muốn nói rất lớn. Trại tù có những điều kiện như thế ở miền Bắc chỉ có thể là trại Tân Lập, nếu đi từ Hà Nội người ta phải xuống xe hỏa ở ga Ấm Thượng, đi vào vùng A Mai, vượt qua bến đò Ngọc mới đến K1 trại chính. Thời gian xảy ra cái chết của nhân vật Thằng Khùng vào khoảng cuối đông năm 1971 vì theo Hội Đồng Giám Mục Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã Việt Nam thằng khùng đó là một linh mục có tên là Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh được miêu tả như một "thánh tử đạo" như lời thiệu sau đây (THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù).

 

Trò bịp này hoàn toàn thành công vì tác phẩm "Thằng Khùng" kèm theo tiểu sử linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh được quảng cáo trên toàn bộ các website thuộc giáo hội Thiên Chúa Gíao , lan sang các website khác. 

Khi chúng tôi, Kim Âu đọc được huyền thoại bịp này, không thể nào chúng tôi im lặng, tuy chưa từng gặp ông Chính Vinh nhưng chúng tôi được biết qua lời kể của Biệt Kích Hoàng Ngọc Chính vì anh ta đã ở sát với linh mục Vinh khi ở trại Yên Thọ, Yên Bái, năm 1969 và nhóm Biệt kích đó và linh mục Vinh cùng chuyển lên Trại Cổng Trời.

 

Linh mục Vinh sống và chết ở trong khu biệt giam trại Cổng Trời, Quyết Tiến, Hà Giang với những điều kiện thời tiết, cảnh trí, không gian, sinh hoạt hoàn toàn không giống một chút nào với trại tù nơi nhân vật "Thằng Khùng" của nhà văn Phùng Quán bệnh chết và Hội Đồng Giám Mục Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã Việt Nam dọn chỗ để tạo dựng lên huyền thoại Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh.

Trại Quyết Tiến ở Cổng Trời không có dòng sông lớn nào, trại đóng trên triền núi khá bằng phẳng của một đỉnh núi cao vùng Cổng Trời - Quản Bạ. Quanh khu vực trại chỉ có những khe suối nhỏ nên không thể có một dòng sông, bến tắm trâu và bãi cát như đoạn văn dưới đây trong truyện "Thằng Khùng":

 

TRÍCH

 

"Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông."

 

HẾT TRÍCH

 

 

Trại Cổng Trời cũng có vài con trâu nhưng không thể nuôi trâu trên trại chính vì trại quanh năm mây phủ, quá lạnh vì thế trại có mấy gian nhà ở cây số ba mươi dưới chân núi, cách trại khoảng 10 cây số đường xe hay khoảng một tiếng rưỡi đến hai tiếng đi bộ bằng đường tắt theo kiểu leo núi, khu vực chân núi là một vùng khí hậu ấm  áp khác hẳn. Nhưng vào mùa đông, mấy con trâu cũng phải mặc áo tơi và sưởi lửa tử tế, nếu không chúng sẽ lăn quay ra chết trở thành khẩu phần bồi dưỡng cho tù. Những tù nhân được cho vào đội chăn nuôi này đều thuộc thành phần phạm cán, phạm binh ở mấy tỉnh vùng thượng du. Cho tới khi chúng tôi xuống núi năm 1978 khi trại đóng cửa, xóa sổ hoàn toàn; tù chính trị không bao giờ được đưa vào đội này.

 

Trại Cổng Trời chỉ xây cất đủ chỗ cho khoảng tối đa 240 tù nhân, trong thời gian tôi bị đày hơn năm năm ở Cổng Trời, số tù chết ở trại chỉ có ba người. Trong năm năm đó, số tù nhân tăng giảm trong khoảng 180 - 208 người.

Đợt bộ Công An thả khoảng gần hai chục tù Biệt Kích ra công trường vào năm 1977 được xem như kỷ lục. Không có chế độ nhà tù nào trên thế giới có đội khâm liệm, họa chăng chỉ có trại tập trung Auschwitz có đội thiêu người như là đặc điểm của nền văn minh Tây Phương, học theo việc tử hình dị giáo của Thiên Chúa Giáo thời Trung Cổ.

Vì thế nhà văn Phùng Quán viết truyện này chắc để xóa bỏ tư cách kẻ sĩ mà ông có được từ bài thơ "Lời mẹ dặn".

 

Trước đây khi thấy ông linh mục Nguyễn Hữu Lễ nói láo tôi rất lấy làm ngạc nhiên nhưng đến nay thì không vì bọn đội lốt tu hành của tất cả các tôn giáo đều là bọn xài bạc giả nhà nghề do được đào tạo để nói láo, nói xạo như việc làm này của cả tập đoàn gọi là Hội Đồng Giám Mục Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã Việt Nam.

 

Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chết trong khu biệt giam nơi chúng tôi từng bị cùm hơn hai năm. Trong khu biệt giam chỉ có một dãy nhà xây bằng đá chia thành hai buồng lớn. Buồng biệt giam có bốn phòng, từ ngày hoàn thành năm 1968 chỉ để cấm cố các linh mục ngoài ra không có loại tù nào, các vị linh mục không hề bị cùm kẹp. Buồng kỷ luật có tám phòng để trừng trị những thành phần chống đối.Trong nhà cùm mà tù nhân tại trại gọi là Cung Điện Mùa Đông này có bốn biệt kích đăng ký ở lâu dài theo thứ tự là Nguyễn Công Thành (4), Nguyễn Văn Độ (3), Đặng Đình Thúy (2) sau cùng lâu nhất là Hà Văn Sơn (1) tức Kim Âu chịu cùm đến hơn hai năm vẫn không chết, đó là một kỳ tích phi thường trong điều kiện đói rét cùng cực không ai biết để tả nổi.

 

Trong hơn hai năm cùm từ 1973 - 1975, buồng biệt giam có tất cả năm vị linh mục có ba vị tôi biết cả họ lẫn tên đó là linh mục Nguyễn Ngọc Bảo, tôi gặp ở Trại Tân Lập lúc chúng tôi học tập chuẩn bị trao đổi trao trả, chờ ký kết Hiệp Định Paris. Ông ở bên cạnh chúng tôi và có nói chuyện vài lần, ông cho tôi biết ông là giám mục của giáo phận Sơn Hưng Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) hai vị kia là linh mục Trịnh Như Khuê và Trịnh Văn Căn.

 

Suốt thời gian bị cùm hơn hai năm trên trại Cổng Trời, thỉnh thoảng một hai tháng, chúng tôi được cho ra tắm rửa. Do bị cùm quá lâu nên chúng tôi đóng kịch giả sức tàn, chân tay yếu đuối không kéo được nước giếng nên trực trại cho phép mấy vị linh mục ở khu biệt giam ra kéo nước giúp chúng tôi. Linh mục Bảo kéo nước từ giếng lên, hai vị còn lại dội nước gội đầu, kỳ lưng cho tôi như tình cha con. Tôi hỏi quý danh, hai vị đích thân cho biết một vị tên là Trịnh văn Căn, Xã Đoài, một vị tên là Trịnh Như Khuê, Hà Nội. Ngoài ra trong khu biệt giam còn có linh mục Thông (bị điên) linh mục Thịnh bị điếc ở trong phòng không ra ngoài.

 

Sau này về lại miền Nam, chúng tôi được biết hai vị Trịnh Như Khuê và Trịnh Văn Căn đã trở thành Hồng Y. Phần linh mục Nguyễn Ngọc Bảo tôi không thấy nơi nào nhắc đến tông tích của ông. Kẻ nào trong Hội Đồng Giám Mục Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã Việt Nam đã âm mưu xóa tên ông khỏi danh sách các linh mục bị Việt Cộng giam giữ?

 

Tôi có kể lại chuyện này với một số bạn thân và đùa rằng chắc tôi nhờ được hai ông Hồng Y tắm gội cho tôi nên mạnh khỏe, thông minh, sáng suốt mãi cho đến già lão. Thấy việc gán ghép câu chuyện hư cấu vào với người thật là một "trò xài bạc giả" quá trắng trợn nên chúng tôi lên tiếng chỉ rõ ở trại Cổng Trời không hề có giòng sông nào chảy qua vì trại ở trên triền một đỉnh núi cao vút, không có ông linh mục nào được cho đi chăn trâu, nuôi lợn, nhà tù Quyết Tiến không có chuyện khâm liệm. Phùng Quán không bao giờ có mặt ở trại Cổng Trời.

 

Đọc thấy đoạn viết về Hồng Y Trịnh văn Căn nên chúng tôi thuật lại sự gặp gỡ trong tù và những gì đã xảy ra mà bản thân tôi là người trong cuộc. Lập tức nhà "trí thức y sĩ cuồng tín Nguyễn Tiến Cảnh" giở giọng hạ lưu, côn đồ, đứng bến chửi bới văng thị mẹt để lấp liếm, xóa bài. Hành động ngu đần của y không thay đổi được sự thật, chỉ làm tôi khinh bỉ.

 

Tôi là người Việt Nam chỉ thờ quốc tổ và gia tiên, đối với tôi chúa, phật đều là người ngoại chủng, các vị đại hiền này có để lại di sản tinh thần cho nhân loại, nếu điều gì hay, đúng thì tôi học hỏi và vận dụng còn sai và dở tôi quẳng nó đi.

Vì thế Hồng Y hay Giáo Hoàng cũng chỉ là phàm nhân trần tục đối với tôi chẳng có gì đáng để "bắt quàng làm họ", sở dĩ tôi nhắc đến hai ông Trịnh văn Căn và Trịnh Như Khuê vì hai ông có hiện diện trong đời sống của tôi, hình ảnh và hành động của hai ông nằm trong ký ức của tôi. Tôi nhắc đến hai vị linh mục Trịnh Như Khuê, Trịnh Văn Căn với lòng quý trọng vì nhớ ơn các vị ấy đã thể hiện tình người với tôi trong những phút giây nghiệt ngã nhất của một chiến sĩ sa cơ, lâm vòng tù tội đang chịu sự tra tấn, đày đọa lâu dài của kẻ thù...

 

Nguyễn Tiến Cảnh là một "kẻ xài lại bạc giả" đã mất lý trí khi viết ra những lời lẽ hạ cấp, bất xứng với nền giáo dục mà ông ta đã được thừa hưởng. Hàng trí thức mà cuồng tín xem ra còn tệ hơn loại con hoang vô giáo dục.

 

Việc linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh chết trong tù, tự nó đã tạo cho ông một nhân cách có giá trị, không cần ai tưởng tượng ra những lời nói vớ vẩn như : (Một cán bộ cao cấp ở Hà Nội lên Cổng Trời gặp cha Vinh, nói: “Đảng và Chính phủ muốn anh được tha về, nhưng với điều kiện phải cộng tác với linh mục Nguyễn Thế Vịnh (Chủ tịch Ủy Ban Liên Lạc Công Giáo). Nếu anh đồng ý, anh có thể về Hà Nội ngay bây giờ với tôi”. Ngài khẳng khái đáp: “Ông Vịnh có đường lối của ông Vịnh. Tôi có đường lối của tôi”.)

 

Ai nghe được và ghi lại chuyện này? Láo toét, nói dối, xạo sự trơ trẽn đến mức không còn chút liêm sỉ.

 

Không lẽ cán bộ cao cấp đó báo cáo với những vị đang xài bạc giả hay sao? Mười điều răn quý vị rao giảng có điều thứ tám là "Chớ làm chứng dối" nhưng thực tế cho thấy bọn xài bạc giả chẳng hề nghe lời chúa của chúng.

 

Thế mới rõ lớp áo chúng mặc, chức sắc trong hàng giáo phẩm chỉ để che mắt thế gian cho dễ làm điều bất lương, gian dối. Tôi là một ngòi bút hay dùng chiêu "gậy ông đập lưng ông" nên mượn lời kinh của quý vị Thiên Chúa Giáo đang nói láo, làm láo xem thường cả thiên hạ trong vụ bịp bợm trắng trợn và lộ liễu này như sau:

 “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người giống mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế.” (Mt 23,27)

Con người thường cảm thấy bị xúc phạm khi người khác vạch ra những điều sai trái của mình, nhất là đối với những người có quyền thế, đang có chức sắc, khoa bảng. Những người này tưởng mình đang sở hữu sự thật, nhưng thực ra họ đang đánh đĩ lương tâm, quay lưng lại với sự thật, chối bỏ sự thật, vùi dập sự thật, tự lừa mình, dối người và làm nô lệ cho sự giả trá.

Chúng tôi là người thật chỉ tôn trọng sự thật dù "sự thật mất lòng" nhưng chúng tôi biết "sự thật sẽ giải phóng con người". Khi nói lên sự thật, con người sẽ phá tung mọi xiềng xích câu thúc, tận hưởng bầu không khí tự do, biết mình  thực sự có tự do.

 

Kim Âu

Oct 08/2017

 

 

   

 

 

THẰNG KHÙNG

(Thanh Ngang Trên Thập Tự Giá)

 

( THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài. Phùng Quán viết lại theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Tuân - không phải là nhà văn có cùng tên - khi cùng ở trong tù)

 

"… Anh ta vào trại trước mình khá lâu, bị trừng phạt vì tội gì, mình không rõ. Người thì bảo anh ta phạm tội hình sự, người lại bảo mắc tội chính trị. Nhưng cả hai tội mình đều thấy khó tin. Anh ta không có dáng dấp của kẻ cướp bóc, sát nhân, và cũng không có phong độ của người làm chính trị. Bộ dạng anh ta ngu ngơ, dở dại dở khùng. Mình có cảm giác anh ta là một khúc củi rều, do một trận lũ cuốn từ một xó rừng nào về, trôi ngang qua trại, bị vướng vào hàng rào của trại rồi mắc kẹt luôn ở đó. Nhìn anh ta, rất khó đoán tuổi, có thể ba mươi, mà cũng có thể năm mươi. Gương mặt anh ta gầy choắt, rúm ró, tàn tạ, như một cái bị cói rách, lăn lóc ở các đống rác. Người anh ta cao lòng khòng, tay chân thẳng đuồn đuỗn, đen cháy, chỉ toàn da, gân với xương.

 

Trên người, tứ thời một mớ giẻ rách thay cho quần áo. Lúc đầu mình cứ tưởng anh ta bị câm vì suốt ngày ít khi thấy anh ta mở miệng dù là chỉ để nhếch mép cười. Thật ra anh ta chỉ là người quá ít lời. Gặp ai trong trại, cả cán bộ quản giáo lẫn phạm nhân, anh ta đều cúi chào cung kính, nhưng không chuyện trò với bất cứ ai. Nhưng không hiểu sao, ở con người anh ta có một cái gì đó làm mình đặc biệt chú ý, cứ muốn làm quen… Nhiều lần mình định bắt chuyện, nhưng anh ta nhìn mình với ánh mắt rất lạ, rồi lảng tránh sau khi đã cúi chào cung kính.

 

Hầu như tất cả các trại viên, kể cả những tay hung dữ nhất, cũng đều thương anh ta. Những trại viên được gia đình tiếp tế người để dành cho anh ta viên kẹo, miếng bánh, người cho điếu thuốc.

 

Ở trại, anh ta có một đặc quyền không ai tranh được, và cũng không ai muốn tranh. Đó là khâm liệm tù chết. Mỗi lần có tù chết, giám thị trại đều cho gọi "thằng khùng" (tên họ đặt cho anh ta) và giao cho việc khâm liệm. Với bất cứ trại viên chết nào, kể cả những trại viên đã từng đánh đập anh ta, anh ta đều khâm liệm chu đáo giống nhau. Anh ta nấu nước lá rừng, tắm rửa cho người chết, kỳ cọ ghét trên cái cơ thể lạnh ngắt cứng queo, với hai bàn tay của người mẹ tắm rửa cho đứa con nhỏ.

 

Lúc tắm rửa, kỳ cọ, miệng anh ta cứ mấp máy nói cái gì đó không ai nghe rõ. Anh ta rút trong túi áo một mẩu lược gãy, chải tóc cho người chết, nếu người chết có tóc. Anh ta chọn bộ áo quần lành lặn nhất của người tù, mặc vào rồi nhẹ nhàng nâng xác đặt vào áo quan được đóng bằng gỗ tạp sơ sài.

 

Anh ta cuộn những bộ áo quần khác thành cái gói vuông vắn, đặt làm gối cho người chết. Nếu người tù không có áo xống gì, anh ta đẽo gọt một khúc cây làm gối. Khi đã hoàn tất những việc trên, anh ta quỳ xuống bên áo quan, cúi hôn lên trán người tù chết, và bật khóc.

 

Anh ta khóc đau đớn và thống thiết đến nỗi mọi người đều có cảm giác người nằm trong áo quan là anh em máu mủ ruột thịt của anh ta. Với bất cứ người tù nào anh ta cũng khóc như vậy. Một lần giám thị trại gọi anh ta lên:

 

- Thằng tù chết ấy là cái gì với mày mà mày khóc như cha chết vậy?

 

Anh ta chấp tay khúm núm thưa:

 

- Thưa cán bộ, tôi khóc vờ ấy mà. Người chết mà không có tiếng khóc tống tiễn thì vong hồn cứ lẩn quẩn trong trại. Có thể nó tìm cách làm hại cán bộ. Lúc hắn còn sống, cán bộ có thể trừng trị hắn, nhưng đây là vong hồn hắn, cán bộ muốn xích cổ, cũng không xích được.

 

Thằng khùng nói có lý. Giám thị trại mặc, cho nó muốn khóc bao nhiêu thì khóc. Nhưng mình không tin là anh ta khóc vờ. Lúc khóc, cả gương mặt vàng úa, nhăn nhúm của anh ta chan hòa nước mắt. Cả thân hình gầy guộc của anh ta run rẩy. Mình có cảm giác cả cái mớ giẻ rách khoác trên người anh ta cũng khóc… Trong tiếng khóc và nước mắt của anh ta chan chứa một niềm thương xót khôn tả. Nghe anh ta khóc, cả những trại viên khét tiếng lỳ lợm, chai sạn, "đầu chày, đít thớt, mặt bù loong" cũng phải rơm rớm nước mắt. Chỉ có nỗi đau đớn chân thật mới có khả năng xuyên thẳng vào trái tim người. Mình thường nghĩ ngợi rất nhiều về anh ta. Con người này là ai vậy? Một thằng khùng hay người có mối từ tâm lớn lao của bậc đại hiền?…

 

Thế rồi, một lần, mình và anh ta cùng đi lùa trâu xuống con sông gần trại cho dầm nước. Trời nóng như dội lửa. Bãi sông đầy cát và sỏi bị nóng rang bỏng như than đỏ. Trên bãi sông mọc độc một cây mủng già gốc sần sùi tán lá xác xơ trải một mảng bóng râm bằng chiếc chiếu cá nhân xuống cát và sỏi. Người lính gác ngồi trên bờ sông dốc đứng, ôm súng trú nắng dưới một lùm cây. Anh ta và mình phải ngồi trú nắng dưới gốc cây mủng, canh đàn trâu ngụp lặn dưới sông. Vì mảng bóng râm quá hẹp nên hai người gần sát lưng nhau. Anh ta bỗng lên tiếng trước, hỏi mà đầu không quay lại:

 

- Anh Tuân này - không rõ anh ta biết tên mình lúc nào - sống ở đây anh thèm cái gì nhất?

 

- Thèm được đọc sách - mình buột miệng trả lời, và chợt nghĩ, có lẽ anh ta chưa thấy một cuốn sách bao giờ, có thể anh ta cũng không biết đọc biết viết cũng nên.

 

- Nếu bây giờ có sách thì anh thích đọc ai? - anh ta hỏi.

 

- Voltaire! - một lần nữa mình lại buột miệng. Và lại nghĩ: Nói với anh ta về Voltaire thì cũng chẳng khác gì nói với gốc cây mủng mà mình đang ngồi dựa lưng. Nhưng nhu cầu được chuyện trò bộc bạch với con người nó cũng lớn như nhu cầu được ăn, được uống… Nhiều lúc chẳng cần biết có ai nghe mình, hiểu mình hay không. Đó chính là tâm trạng của anh công chức nát rượu Marmeladov bất chợt nói to lên những điều tủi hổ nung nấu trong lòng với những người vớ vẩn trong một quán rượu tồi tàn, mà Dostoievsky miêu tả trong “Tội ác và Trừng phạt”.

 

Anh ta ngồi bó gối, mắt không rời mặt sông loá nắng, hỏi lại:

 

- Trong các tác phẩm của Voltaire, anh thích nhất tác phẩm nào?

 

Mình sửng sốt nhìn anh ta, và tự nhiên trong đầu nảy ra một ý nghĩ kỳ lạ: một người nào khác đã ngồi thay vào chỗ anh ta… Mình lại liên tưởng đến một cậu làm việc cùng phòng hồi còn ở Đài phát thanh, tốt nghiệp đại học hẳn hoi, đọc tên nhạc sĩ Chopin (Sôpanh) là Cho Pin.

 

Mình trả lời anh ta:

 

- Tôi thích nhất là Candide.

 

- Anh có thích đọc Candide ngay bây giờ không?

 

Không đợi mình trả lời, anh ta nói tiếp:

 

- Không phải đọc mà nghe… Tôi sẽ đọc cho anh nghe ngay bây giờ.

 

Rồi anh ta cất giọng đều đều đọc nguyên bản Candide. Anh đọc chậm rãi, phát âm chuẩn và hay như mấy cha cố người Pháp, thầy dạy mình ở trường Providence. Mình trân trân nhìn cái miệng rúm ró, răng vàng khè đầy bựa của anh ta như nhìn phép lạ. Còn anh ta, mắt vẫn không rời dòng sông loá nắng, tưởng chừng như anh ta đang đọc thiên truyện Candide nguyên bản được chép lên mặt sông…

 

Anh đọc đến câu cuối cùng thì kẻng ở trại cũng vang lên từng hồi, báo đến giờ lùa trâu về trại. Người lính gác trên bờ cao nói vọng xuống: "Hai đứa xuống lùa trâu, nhanh lên!".

 

- Chúng mình lùa trâu lên bờ đi! - anh nói.

 

Lội ra đến giữa sông, mình hỏi anh ta:

 

- Anh là ai vậy?

 

Anh ta cỡi lên lưng một con trâu, vừa vung roi xua những con trâu khác, trả lời:

 

- Tôi là cái thanh ngang trên cây thập tự đóng đinh Chúa.

 

Rồi anh ta tiếp:

 

- Đừng nói với bất cứ ai chuyện vừa rồi…

 

Giáp mặt người lính canh, bộ mặt anh ta thay đổi hẳn - ngu ngơ, đần độn như thường ngày.

 

Cuối mùa đông năm đó, anh ta ngã bệnh. Nghe các trại viên kháo nhau mình mới biết.

 

Thằng chuyên gia khâm liệm e đi đong. Thế là nếu bọn mình ngoẻo, sẽ không còn được khâm liệm tử tế và chẳng có ai khóc tống tiễn vong hồn… - những người tù nói, giọng buồn.

 

Mình gặp giám thị trại, xin được thăm anh ta.

 

Giám thị hỏi:

 

- Trước kia anh có quen biết gì thằng này không?

 

Mình nói:

 

- Thưa cán bộ, không. Chúng tôi hay đi lùa trâu với nhau nên quen nhau thôi.

 

Giám thị đồng ý cho mình đến thăm, có lính đi kèm. Anh ta nằm cách ly trong gian lán dành cho người ốm nặng. Anh ta nằm như dán người xuống sạp nằm, hai hốc mắt sâu trũng, nhắm nghiền, chốc chốc lại lên cơn co giật…

 

Mình cúi xuống sát người anh ta, gọi hai ba lần, anh ta mới mở mắt, chăm chăm nhìn mình. Trên khoé môi rúm ró như thoáng một nét cười. Nước mắt mình tự nhiên trào ra rơi lã chã xuống mặt anh ta. Anh ta thè luỡi liếm mấy giọt nước mắt rớt trúng vành môi. Anh ta thều thào nói:

 

- Tuân ở lại, mình đi đây… Đưa bàn tay đây cho mình…

 

Anh ta nắm chặt bàn tay mình hồi lâu. Một tay anh ta rờ rẫm mớ giẻ rách khoác trên người, lấy ra một viên than củi, được mài tròn nhẵn như viên phấn viết. Với một sức cố gắng phi thường, anh ta dùng viên than viết vào lòng bàn tay mình một chữ nho. Chữ NHẪN.

 

Viết xong, anh ta hoàn toàn kiệt sức, đánh rớt viên than, và lên cơn co giật.

 

Người lính canh dẫn mình lên giám thị trại với bàn tay có viết chữ Nhẫn ngửa ra. Người lính canh ngờ rằng đó là một ám hiệu.

 

Giám thị hỏi:

 

- Cái hình nguệch ngoạc này có ý nghĩa gì? Anh mà không thành khẩn khai báo, tôi tống cổ anh ngay lập tức vào biệt giam.

 

Mình nói:

 

- Thưa cán bộ, thật tình tôi không rõ. Anh ta chỉ nói: tôi vẽ tặng cậu một đạo bùa để xua đuổi bệnh tật và tà khí.

 

Nghe ra cũng có lý, giám thị trại tha cho mình về lán…

 

Phùng Quán

 

________

 

Ghi Chú:

 

(*) THẰNG KHÙNG trong tù này là Cha Chính Vinh, tức là Linh mục Gioan Lasan NGUYỄN VĂN VINH (1912-1971), của Nhà thờ lớn Hà Nội. Bài viết của Phùng Quán đã kể lại chuyện thật những năm, những ngày cuối trong ngục tù của Ngài.

 

Xin mời đọc thêm (bài kèm theo dưới đây) tiểu sử của Cha Vinh để chúng ta biết thêm nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài; và cũng để hiểu thêm gương phụng sự Chúa của Ngài….

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lãng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam Bình Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Politics of Southeast Asia ֎ Bên Giòng Lịch Sử

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xã Hội - Cách Tìm IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

Your name:


Your email:


Your comments: