MINH THỊ

 

Michael Dibdin: “Người ta chẳng bao giờ có bạn mà lại không có kẻ thù, người ta ghét cái không giống ḿnh, nghĩa là người ta yêu cái giống ḿnh. Đây chỉ là những chân lư cũ mà chúng ta đang cố gắng khám phá lại sau một thế kỉ loanh quanh lảng tránh. Những ai phủ nhận  những chân lư này đang phủ nhận chính gia đ́nh ḿnh, di sản, văn hóa và chính bản thân ḿnh!”

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa

֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution

֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos 

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008

֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009

֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009

֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009

֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010

֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010

֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010

֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011

֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011

֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011

֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012

֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014

֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015

֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016

֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016

֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016

֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017

֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017

֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017

֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018

֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018

֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Served  In A Noble Cause

֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFact

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nhvTrái Chiều

vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười Dân

vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG

vEchovSài G̣nvLuật Khoa

vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu TrữvSoHa

vST/HTVvvThống KêvĐiều NgựvVNMvB́nh Dân

Trở Thành Một Nhà Phê B́nh Văn Học

 

Nguyễn Tà Cúc

 

 

phỏng vấn bởi Lê Thị Huệ

kỳ 2

 

bấm vào đây đọc: kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3  

 

 


kư họa của họa sĩ Vơ Đ́nh

 

  

 

Nguyễn Tà Cúc là một cây viết nữ phiêu lưu vào phê b́nh văn học, gây khá nhiều đấu đá giữa chị và những tên tuổi lẫy lừng khác của văn chương Miền Nam và Văn Chương Hải Ngoại. Cuộc phỏng vấn là một cuộc đối thoại giữa hai người đàn bà tham gia sinh hoạt viết ở hải ngoại, như một cách ṃ mẫm t́m hiểu nhau, mà đôi khi độc giả có thể thấy ẩn bên dưới những câu chữ dao búa ấy, là một giao thông hào cố gắng đả thông hay tô màu những khác biệt bất khả kháng của một sinh hoạt viết vốn đầy cá tính. (lê thị huệ 18.02.2018)

 

Lê Thị Huệ: Chị lập gia đ́nh ở Việt Nam? Cuộc hôn nhân ấy h́nh như không thành ? Các con cái chị nghe nói ngày nay thành đạt sự nghiệp ở Hoa Kỳ . Một bà mẹ đơn thân nuôi con. Chị có thể nói ǵ về người đàn bà đương đại với hôn nhân ngày nay ?

Nguyễn Tà Cúc: Tôi lập gia đ́nh tại Hoa Kỳ. Gần 20 năm sau, cuộc hôn nhân này tan vỡ; lúc  ấy là lúc bốn cô con gái tôi có tuổi từ 7 tới 18. Nhắc tới hai chữ "con gái" là để cho thấy "người đàn bà đương đại với hôn nhân ngày nay" --qua bốn cô con gái tôi--rất khác với hôn nhân của chính tôi. Người đàn bà bây giờ có chủ quyền về tài chính, đồng nghĩa với chủ quyền một nửa về những ǵ sẽ xẩy ra giữa hai người, dù ảnh hưởng của tài chính không trở nên quá quan trọng đến nỗi làm lệch được cán cân t́nh yêu. Nhưng trong trường hợp bất trắc, một sự độc lập về tài chính rất có thể giúp được người đàn bà quyết định một cách dứt khoát, sớm sủa và sáng suốt, ngoài sự đương nhiên là việc nuôi nấng các con sau đó cũng đỡ cực nhọc hơn mà c̣n giúp các con giữ được hầu hết nếp sống b́nh thường, tránh khỏi hậu quả tệ hại của một cuộc sa sút hay sa lầy về tài chính. Ngoài ra, nói chung, người đàn bà bây giờ đủ tự tin để theo đuổi sự nghiệp, không bị ràng buộc vào ư muốn của người chồng hay một thứ công dân hạng ba ("chồng nhất, con nh́"). Sở dĩ họ thoát được vị trí thứ ba ấy v́, ngay từ đầu, họ đă bước vào bất cứ một mối liên hệ nào--t́nh yêu hay hôn nhân--với khả năng tài chính và ư niệm hoạch định đời sống hầu như đă cố định. Đó là sự khác biệt lớn lao giữa những phụ nữ như họ và các thế hệ trước, như tôi. Người yêu hay người chồng tương lai của thế hệ phụ nữ đương đại có cơ hội biết rơ họ là ai trước khi quyết định cùng họ đi chung một đời. Đồng thời, tiến vào hôn nhân, người đàn bà cũng chỉ tiến tới mà không bắt đầu từ đầu. Dĩ nhiên, ngược lại, một sự "bắt đầu từ đầu" (bắt đầu đi học, bắt đầu theo đuổi sở thích riêng, bắt đầu muốn tham gia các cuộc cách mạng ngoài xă hội vv.) sau khi kết hôn lại đại diện cho một thứ biến h́nh mà người hôn phối có thể không dung thứ hay thông cảm nổi khiến gây ra những mâu thuẫn đến nỗi dẫn đến sự ly dị. Tôi cho rằng cũng là một sự công bằng mà đàn bà chúng ta phải "báo động" cho đàn ông biết chúng ta là ai trước khi gá nghĩa kẻo họ phải tự hỏi  "Ta là ai trước mùa thay đổi ấy" (thơ Đinh Hùng).

 

Lê Thị Huệ: Chị có bao giờ quen biết một người đàn ông nấu nướng chia sẻ việc nhà như thay tă cho con, lau cầu tiêu, lau sàn nhà giúp vợ? Người đàn bà đương đại phải "tậu" được một  ông chồng như thế, ngoài việc độc lập về tài chính, nếu cả hai cùng đi ra ngoài nhà t́m kiếm sự nghiệp. V́ nếu cả hai đều là "career man - career woman", đi làm xong về đến nhà, thể xác ai cũng mệt phờ banh ta lông ra rồi, đàn bà nhỏ con hơn, có khi c̣n mệt hơn, vậy mà c̣n phải chui đầu vào làm việc nhà.

 

Nguyễn Tà Cúc: Đấy, chị vừa xui dại tôi gây chiến với các nhà phê  b́nh, bây giờ lại đụng chạm đến toàn thể quư ông nữa sao?! Thật ra, đó là một thực tế mà không ai chối căi được. Phụ nữ ngày nay vẫn phải gánh vác hơn một nửa, có khi 90 % công việc nhà. Những giai thoại về các nam tác gia c̣n đầy dẫy hơn. Các ông được hưởng quyền miễn nhiễm với công việc nhà, với những con số --nhất là những con số của sở Thuế. Nhưng tôi đề nghị chúng ta hăy cố giải quyết bằng cách trở lại từ đầu. Chị Huệ ạ, chị có bao giờ nghĩ rằng, muốn thay đổi t́nh trạng này th́ chúng ta--phụ nữ phải là những người làm một cuộc cách mạng thay v́ gánh chịu hậu quả bất công ấy từ đời này sang đời kia?

 

Theo tôi, nếu một người--bất cứ đàn ông hay đàn bà--phải lau nhà hay chùi bếp rồi "khám phá" ra rằng công việc ấy mất 1 giờ đồng hồ một cách cực nhọc th́ sẽ có rất nhiều hy vọng nh́n việc nhà với một quan điểm khác. Bởi thế, tôi đề nghị chị em chúng ta hăy dậy con gái cũng như con trai MỌI việc, không phân biệt giới tính. Nghĩa là TẤT CẢ đều phải học cách rửa bát cho sạch; lau nhà bằng những thứ dầu thích hợp; giặt giũ theo đúng đ̣i hỏi của các loại vải vóc; thay bóng đèn đúng kiểu-nghĩa là không thay bóng 100 W vào một cái đèn chỉ chịu nổi 60 W; sơn nhà một cách điệu nghệ từ sơn lót rồi mới tới sơn ngoài; đọc cẩm nang xe hơi để biết các dấu hiệu trong xe nghĩa là ǵ; ít nhất th́ cũng biết đóng một cái đinh vào tường chứ không vào tay ḿnh; hút bụi và lau toilette, pḥng tắm, cửa sổ; tệ lắm th́ cũng biết đường đi chợ nấu ăn chứ không chỉ cố thủ với một thùng ḿ gói; biết khóa ṿi nước chính pḥng khi ṿi nước trong nhà bị bể bất tử; biết nhịn không đi "shop" khi túi rách và biết quản trị tài sản một cách khôn ngoan khi túi lành vv. Chị tưởng tôi đùa à khi liệt kê ra từng thứ ấy? Mà chưa đủ đâu đấy nhé. Chưa đâu.

 

Trước hết, tôi rất thích quan niệm của hai thân sinh tôi. Ông bà chủ trương bất cứ thứ ǵ cũng phải biết làm qua v́ "Ngẫm hay muôn sự tại trời,/ Trời kia đă bắt làm người có thân./ Bắt phong trần phải phong trần,/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao./ Có đâu thiên vị người nào.." (Nguyễn Du, Truyện Kiều). Tôi đă được dậy rất kỹ lưỡng và bài học ấy quả là vô giá. Tôi từng có tiền có bạc, từng mua hàng từ những hiệu danh tiếng nhất Hoa Kỳ; nhưng rồi cũng có lúc ăn trưa trong nhiều năm bằng chỉ một ly cà-phê. Tôi từng ung dung ngồi nhà làm thêm nhưng cũng có lúc thức đêm thức hôm làm việc quần quật bên cạnh vài anh chị dao búa bản xứ tại một chỗ  không "thanh b́nh ba trăm năm cũ" đến nỗi họ cứ phải trấn an tôi:  "Bà ở đây an toàn lắm/You are safe here."

 

Chính v́ kinh nghiệm đó mà tôi cổ vơ cho một sự giáo dục b́nh đẳng theo đúng nghĩa đen ngay từ trong gia đ́nh. Một người con trai lớn lên trong môi trường đó sẽ biết việc rửa bát lau nhà không phải nhẹ nhàng nhưng một bổn phận cần chia xẻ v́ không ai muốn rửa bát lau nhà thay v́ ngồi khểnh xem phim bộ. Nếu không làm, họ cũng tri ân người phải làm,  thay v́ coi đó như một sự đương nhiên. Ngược lại, người con gái cũng biết tự lo một số việc căn bản, và quan trọng hơn, khi muốn kết đôi với ai, sẽ rất khó chấp nhận một anh chồng chỉ biết "dài lưng tốn vải ăn no" lại đi nhậu hay đi đánh bài chứ "ăn no lại  nằm" là c̣n phúc đấy. Tôi nhận thấy đàn bà chúng ta vẫn c̣n thụ động mà thỉnh thoảng lại đầy thành kiến. [Hẳn chị có nghe những "đào hoa" và "trăng hoa" chứ ǵ? Hễ đàn ông th́ "đào hoa" mà đàn bà th́ ngay lập tức mang tiếng "trăng hoa" giăng gió. Thế là thế nào?]

 

Sau nữa, sự đẩy hết gánh nặng việc nhà sang phần phụ nữ (đi làm) không chỉ thiệt hại cho chúng ta, mà c̣n đào tạo những người đàn ông ích kỷ. Tôi có tính không ghét ai, nhưng gờm nhất các chú tắc -kè và các ông ích kỷ. Đó là một vấn đề rất cần bàn tới. Tôi vẫn tự hỏi làm sao mà những người đàn ông này ngồi yên được khi mẹ, rồi chị, rồi em rồi vợ phải thay phiên nhau hầu hạ, chiều họ như chiều vong? Tôi quả quyết chúng ta sẽ cứu văn được "thảm họa" này nếu chúng ta giáo dục con em ngay từ khi c̣n nhỏ để, trước hết, nhận ra sự công bằng bắt đầu từ những việc xem ra nhỏ nhặt nhất; sau nữa, sự tiến thân của một người đàn ông không thể đổi bằng xương máu của những người đàn bà liên hệ, của một người chị, người em gái hay một người vợ cũng có nghề nghiệp và cũng muốn tiến thân.

 

Từ trong gia đ́nh, một sự thay đổi lớn như thế cũng khiến các ông (và cả các bà) quư trọng hơn những nghề lao động như nghề giúp việc nhà chẳng hạn. Dĩ nhiên tôi không nói chung, nhưng muốn thay đổi bất cứ bất công nào trong xă hội, hay đến lúc cần phải kêu gọi toàn dân bảo vệ đất nước phong hóa, th́ sự kêu gọi ấy vô nghĩa nếu thường ngày những người lănh đạo coi tầng lớp (đông đảo)  này là đồ bỏ. Y hệt như các ông chồng vắt chân chữ ngũ, coi vợ như đồ bỏ bằng cách phó mặc gánh nặng việc nhà hết cho vợ, không giúp đỡ mà cũng chẳng tri ân.  

 

 

Lê Thị Huệ: Chị thường đọc loại sách nào ?

 

Nguyễn Tà Cúc: Tôi thường đọc các sách liên quan đến những vấn đề nghiên cứu như nhà văn tiền chiến, nhà văn Miền Nam, Phụ nữ và Chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, tôi tiếp tục theo dơi những sáng tác mới về văn hóa văn học Hoa Kỳ v́ ngành của tôi là American Studies. Tôi vẫn đọc thơ của Việt Nam lẫn ngoại quốc. Tôi đọc tạp chí hay báo cũng nhiều: GrantaHarper'sThe AtlanticThe New York Book Review,London Review of BooksThe New YorkerThe Rolling StonesThe Wall Street Journal và tờ The New York TimesThe Los Angeles Times ... Tôi lưu trữ nhiều bộ tạp chí cũ hay đă ngưng xuất bản như Life hayHorizon. Tôi đọc sách báo rất nhanh và nhớ cũng rất kỹ

 

Tôi muốn nói thêm một điều, nếu chị cho phép, qua những cuốn sách, tạp chí và nhật báo mà tôi đọc: Tuy sinh trưởng ở Việt Nam nhưng đồng thời cũng lớn lên tại Hoa Kỳ-- thời gian ở Hoa Kỳ c̣n gấp đôi ở Việt Nam--tôi là một người Hoa Kỳ hầu như hoàn toàn. Không ai dám kết tội tôi là một người mất gốc v́ qua tác phẩm --đă xuất bản cũng như trên Khởi Hành--tôi cũng là một người Việt Nam (Bắc Kỳ) chính hiệu. Tôi nhận thấy, như lời than phiền của giáo sư/nhà nghiên cứu Keith Weller Taylor (Đại học Cornell) rằng ông và chúng ta đọc được ngoại ngữ để theo- dơi- t́nh- h́nh- quốc- tế-và-quốc-nội, nhưng nhiều tác gia/nhà nghiên cứu/phê b́nh Việt hay Mỹ hay Việt -Mỹ chỉ đọc được 1 ngôn ngữ --hoặc Việt hoặc Anh--khiến dẫn đến t́nh trạng dở khóc dở cười khi nhận định của họ chỉ đúng một nửa, hoặc chỉ phàn ảnh "một nửa" của họ, quốc nội hay quốc ngoại. Điều này dĩ nhiên gây ra nhiều khiếm khuyết, có khi trầm trọng. Trầm trọng nhất là sẽ không bao giờ có đối thoại, nhưng phần thiệt tḥi nhất vẫn là vế phía cộng đồng người Việt tỵ nạn Công sản và cả người Việt bị đàn áp trong nước. Tôi sẽ trưng dẫn vài thí dụ cho thấy sự tai hại đó và nhu cầu đọc cũng quan trọng gần như nhu cầu viết.

 

Tôi vẫn được đọc, từ các lời chiêu dụ của các ông nhà nước cho tới một nhà văn quốc nội và một tác gia/giáo sư quốc ngoại, về khối người Việt tỵ nạn lúc nào cũng ôm ấp một bầu đau khổ vô tích sự, cũng chứa chấp một nỗi  thù hận thiệt lăng xẹt, cũng ngong ngóng mong chờ ngày được trở về quê hương Việt Nam. Nhận xét này được cực tả bằng một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và được sự cổ vơ của những Việt kiều "một nửa người Việt là người Mỹ" đại diện bằng nhà văn/giáo sư Nguyễn Thanh Việt, người đọat rất nhiều thứ giải thưởng từ cao quư (Pulitzer) đến cao sang (MacArthur Foundation) của Hoa Kỳ.

 

Trong truyện ngắn Không khóc ở California, Nguyễn Huy Thiệp kể lại chuyện t́nh của một người đàn ông Việt Nam với một cô gái đă từ giă anh ta rồi sang định cư tại California được "24 năm". Sau đây, tôi xin trích dẫn lời tự thuật của nhân vật nam qua toàn truyện. Cậu này chắc đang "dài lưng tốn vải ăn no" nhưng không lo nấu cơm rửa bát mà lại lo múa bút viết tự truyện. Nếu nói theo kiểu Bùi Giáng vào mấy ngày cuối của 30 tháng 4 khi gặp chúng tôi tại Đại học Vạn Hạnh th́ "Chạy không lo chạy, lo làm thơ (viết truyện)" :

 

-" [...] Anh không biết khi cô gặp anh là ở đằng sau cô đă có một thời gian đằng đẵng, lẫn lộn ở đấy bao đau đớn vui buồn, bao chuyện sinh tử. Ở đấy, người ta không nói thứ tiếng Việt Nam man di, mọi rợ của cô. Cô nói tiếng Anh. Chỉ khi nào thất bại, chỉ khi nào một ḿnh, khi nào nhục nhă ê chề lắm cô mới bật ra tiếng nói mẹ đẻ của cô. ồ - dĩ nhiên, đấy là một tiếng chửi thề, một câu tục tĩu. Sẽ khóc về cảnh tha hương ở nơi đất khách quê người... Sẽ khóc về Anh ngữ và Việt ngữ... Sẽ khóc v́ những lo toan trong cảnh gia đ́nh... Sẽ khóc v́ chồng con, bạn bè... Sẽ khóc v́ những phù du, bội phản... Sẽ khóc cho kiếp làm người..[...]" [Nguyễn Huy Thiệp, "Không khóc ở California", https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/khong-khoc-o-california-2753885.html].      

 

Điệp khúc khuyến khích người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới "mạnh mẽ lên" để "không khóc" kéo đi miên viễn trong truyện ngắn "không khóc" này:

 

- Mạnh mẽ lên - Anh nói - Không khóc ở California.
Không khóc ở California.
Không khóc.
Không khóc ở Louisiana.
Không khóc ở quận 13 Paris.
Không khóc
Không khóc ở Beclin, ở Sydney, ở Tokyo
Những người Việt không khóc ở California
Em không khóc
Em không khóc ở California
Em không khóc [...]
Ai huưt sáo một bài hát bên đường
Nhớ anh, nhớ quê hương
Em không khóc
Em không khóc ở California
Em không khóc
Ở chốn xa xăm cuối nơi chân trời
Nơi mẹ sinh ra gọi là quê hương
Em gọi tên là nhớ thương
Người ta gọi là cội nguồn
Sao em lẩm cẩm như một bà già
Em sẽ không khóc
Không khóc ở California [...]
Em yêu mọi người
Mọi người không khóc
Không khóc ở California
Em soi trong gương
Giữ ǵn nhan sắc, giữ ǵn thói quen

[...]
Em cười một ḿnh.
Và soi trong gương 
Không khóc
Không khóc ở California
Cho dù cách xa [...]

Có hiểu không? Em có hiểu không? Em có hiểu được như thế không?
Ḱa có ngọn gió bay qua...Và nắng ấm. Rồi em lại về... Phải không em?  (Nguyễn Huy Thiệp, sđd)

 

Tôi thành thực muốn nhắn một lời công khai tới những người như nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, rằng: "Gee-whiz, give us a break. No Crying, no Loathing  in California". [Tôi đă mượn chữ của kư giả Hunter S. Thompson của The Rolling Stones, "Fear and Loathing in Las Vegas: A savage journey to the heart of the American dream".] Và đặc biệt, "No Fear in California either" khi quyền tự do phát biểu của người California chúng tôi được bảo đảm. Những người như tôi, ở California, không có th́ giờ khóc, cũng không có th́ giờ thù hận hay bị ám ảnh bởi cái "nguồn cội" và "quê hương" như Nguyễn Huy Thiệp diễn tả v́ "quê hương" của tôi cũng là Hoa Kỳ và một Việt Nam tự do. Tại California, chúng tôi rất hạnh phúc. An tâm, chúng tôi vẫn "Giữ ǵn nhan sắc". Tôi c̣n được vài bạn ở Sài g̣n phong cho biệt hiệu "nhà phê b́nh chân dài" và khác với nhà văn Phạm Thị Hoài, tôi không mích ḷng chút nào về 2 chữ "chân dài" này. Chúng tôi rất bận viết (nhất là viết tiếng Việt), về nguồn cội Văn học Miền Nam và không có lư do ǵ để khóc khi được đọc tự do tất cả những ǵ chúng tôi thích tại California. Như trước khi bị chiếm vào năm 1975, chúng tôi cũng được đọc tất cả những sách ǵ chúng tôi muốn tại Miền Nam. Thế th́, nói theo lối Nguyễn Huy Thiệp,  chúng tôi dại ǵ lại về Việt Nam để bị cấm đọc ...Nguyễn Huy Thiệp khi ông bị phong tỏa?! Như lời tường thuật sau đây, của Nhà xuất bản L’Aube, Pháp:

 

"[...] Do vậy, chúng tôi đă gửi một giấy mời chính thức. Chúng tôi đă thông báo cho sứ quán Việt Nam tại Pháp. Thế nhưng, ông Thiệp không hề nhận được thư mời, không nhận được bất kỳ giấy tờ ǵ từ phía nhà xuất bản L’Aube. Do vậy, chúng tôi kết luận rằng chính phủ Việt Nam đă không cho phép ông Thiệp thực hiện chuyến đi này. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự việc này. Mặt khác, chúng tôi được biết là ông Thiệp lại một lần nữa đang ở trong t́nh thế rất bị cô lập. [Trọng Nghĩa, "Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không sang được Pháp", ngày  22. 05. 2012 (http://vi.rfi.fr/viet-nam/20120522-nha-van-nguyen-huy-thiep-khong-den-paris-nhu-du-tru-nhan-buoi-ra-mat-mot-tuyen-tap)

         

Bởi thế, "For your own sake, Monsieur Nguyễn Huy Thiệp, don't ever turn yourself into a clueless propagandist or a clown à la Tố Hữu!"  Trong truyện ngắn thượng dẫn, đoạn này làm tôi buồn cười nhất:

-"Chỉ khi nào thất bại, chỉ khi nào một ḿnh, khi nào nhục nhă ê chề lắm cô mới bật ra tiếng nói mẹ đẻ của cô. Ồ - dĩ nhiên, đấy là một tiếng chửi thề, một câu tục tĩu..." (Nguyễn Huy Thiệp, sđd)

         

A! "Cô" này ở California (tiểu bang rất đông người Việt, có thể là đông nhất) tới 24 năm mà chỉ nói tiếng Việt khi "chửi thề, một câu tục tĩu"  "khi nào thất bại, chỉ khi nào một ḿnh, khi nào nhục nhă ê chề lắm..." vv và vv sao?! Thế th́ cô ấy đọc ǵ? Chắc  không đọc luôn cả Nguyễn Huy Thiệp? V́ bận chửi thề?! Tôi nghe nói Nguyễn Huy Thiệp có ghé thăm nhà văn Vơ Phiến khi sang California. Nếu tin này không phải tin đồn, tôi rất muốn biết các quân tử nhà ta nói tiếng ǵ --tiếng Việt man di mọi rợ hay tiếng Anh -- và nói ǵ với nhau? Nguyễn Huy Thiệp có "chửi thề, một câu tục tĩu", có xổ ra nhiều tràng the-four-letter-word khi cho Vơ Phiến biết ông đă bị đàn hạch ra sao tại Việt Nam?

 

Nói của đáng tội, Nguyễn Huy Thiệp không bao giờ sống ở ngoại quốc như một người tự do; hơn thế nữa, c̣n tranh đấu cho sự tự do của người khác, bởi thế, sự tưởng tượng của ông rất sai và rất tầm thường.

 

Chưa hết, thứ "truyện" mà đọc xong người đọc sẽ "không khóc" nổi này vẫn có chư hầu trung thành. Nguyễn Thanh Việt, khi viết về Chiến tranh Việt Nam và hậu quả kinh khiếp của nó, đă đề cập tới sự thù hận của những người không chung chiến tuyến. Ông đă sử dụng Không khóc ở California để đề nghị với chúng ta --người Việt tỵ nạn Cộng sản--như sau:

 

-"[...] We must remember in order to live, but we must also forget [...] Whether we are winners or losers when it comes to war, the challenge of forgetting is inextricably tie to the question of forgiving [...] Forgetting can be difficult when both war's winners and losers attempt to portray themselves virtuously, as they usually do. They see themselves as victims, never victimizers. Defeat aggravates this sentiment, as is the case in the community in which I was raised, the Vietnamese refugees in America who lost everything except their memories. They have valid reasons to remember their past, but they also tend to forget, particularly in public commemoration, the venality of the southern Vietnamese regime, the violence committed by their own soldiers-who happen to be their fathers, brothers, and sons-and how their sentiments may be viewed from elsewhere. Hence the bracing quality of Nguyen Huy Thiep's short story, “Khong Khoc O California,” or “Don’t Cry in California.” The story's narrator writes from Vietnam to his brethren in exile and says, “Vietnamese people, don't cry in California,” [...]  He also calls out to all the outposts of Vietnamese exile: Louisiana, the thirteenth district of Paris, Berlin, Sidney, and Tokyo. He enjoins the diaspora to "Remember me, remember your homeland,” “the place you long to see.” The narrator, something of a mess after his lover abandoned him for California, believes these Vietnamese exiles and refugees, steeping in their melancholy, loss, and rage, should recognize what they have gained as much as what they have lost. While they might justify crying for themselves, perhaps they would stop crying if they recognized others, namely their own people who had stayed in the land that they left behind. Otherwise, they suffer the fate of all exiles, who, to borrow from Baudelaire, are “relentlessly gnawed by longing.” One way to overcome one's own grief and to haul oneself out of the morass of memory is to remember others, to see oneself in relationship to other and to look at oneself with detachment..."— Chúng ta phải nhớ để mà sống, nhưng chúng ta cũng phải quên đi [...] Cho dù là kẻ thắng hay người thua, nhưng  khi nói đến chiến tranh, sự thách thức trong vấn đề lăng quên được gắn bó chặt chẽ vào dấu hỏi của sự tha thứ [ ...] Sự quên lăng ấy có thể trở nên khó khăn khi cả kẻ  chiến thắng lẫn kẻ bại trận đều cố gắng miêu tả (chỉ có) họ là mới những người đức hạnh, như họ thường làm. Họ coi ḿnh là nạn nhân, không bao giờ nhận chịu họ cũng là thủ phạm. Sự bại trận khiến cảm nghĩ này trở nên trầm trọng thêm; như xẩy ra trong trường hợp cộng đồng-- mà tôi được nuôi dưỡng-- với những người Việt tị nạn tại Mỹ đă mất hết tất cả, trừ kư ức. Họ có lư do chính đáng để nhớ lại quá khứ, nhưng họ cũng có khuynh hướng quên đi--một kiểu thiên vị trong những buổi lễ tưởng niệm công khai-- rằng họ quên chế độ Miền Nam dễ bị mua chuộc, rằng họ quên sự hung bạo do người lính gây ra mà những người lính này lại chính  là cha, anh em, và con trai của họ; và họ cũng quên rằng cảm xúc của họ lại có thể sẽ được nh́n từ một nơi  khác (một nơi không cùng cảm nghĩ như cộng đồng của họ). Bởi thế, sự kiện ("nh́n từ nơi khác") ấy  tạo nên yếu tố vững vàng cho truyện ngắn "Khong Khoc o California" hay "Don't cry in California".

 

(Trong truyện,) người thuật, từ Việt Nam nhắn tới anh em lưu vong, rằng: "Người Việt ơi, đừng khóc ở California nữa." Ông cũng gửi lời kêu gọi tới tất cả tiền đồn người Việt lưu vong, tại Louisiana, quận Mười ba Paris, Berlin, Sidney, và Tokyo, nhắm khuyên bảo người di cư phải "nhớ tới tôi, nhớ tới quê hương của họ", "nơi quư vị mong muốn được nh́n thấy lại." Người kể, xáo động tâm tư sau khi bị người yêu bỏ rơi rồi cô ấy sang định cư tại California, tin rằng người lưu vong và người tị nạn Việt Nam ch́m đắm trong một nỗi sầu muộn, mất mát và phẫn nộ; trong khi lẽ ra họ nên nhận biết rằng họ đă thu thập được đều như với những ǵ đă mất mát. Trong khi họ có thể biện minh cho việc khóc lóc, có lẽ họ sẽ ngưng nếu chấp nhận được những người khác, cụ thể là đồng bào đă ở lại tại đất nước mà họ đă rời bỏ sau lưng. Nếu không, họ sẽ chịu chung số phận của mọi người lưu vong,  mượn lời Baudelaire, "bị gậm nhấm một cách tàn nhẫn bởi nỗi khao khát." Một phương cách để vượt qua nỗi đau khổ riêng tư cùng lôi ḿnh ra khỏi thứ đầm lầy của kư ức là nhớ (đến) người khác (nữa), xét tới bản thân trong mối quan hệ với họ và thẩm định chính ḿnh với sự  một sự tách rời (khỏi các ư niệm đă có, liên quan đến ḿnh) ... "[Nguyễn Thanh Việt, Nothing ever dies: Vietnam and the Memory of WarChẳng có thứ nào chết được cả: Vietnam và Kư Ức Chiến tranh, Nhà xuất bản Harvard University Press, 2016)

 

Đọc hai tác gia nêu trên, chúng ta không thể nhận ra chúng ta, một cộng đồng chống Cộng Sản nhưng tranh đấu cho quyền tự do tư tưởng của mọi người, cả cho tác giả thuộc về Miền Bắc, cả cho những người không bao giờ có một lời cho anh em cầm bút của họ tại Miền Nam. Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Thanh Việt chắc chưa bao giờ đọc Mặc Đỗ, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Viên Linh và cộng đồng tác gia tỵ nạn như chị và tôi  khi chúng ta sáng tác ngoài nước. Nguyễn Thanh Việt đă trả lời nhà phỏng vấn Terry Gross của Hệ thống Truyền Thanh Hoa Kỳ NPR như sau:

 

-[...] Một khối lớn 800.000 người Bắc Công giáo di cư vào Miền Nam v́ được các linh mục bổn xứ thuyết phục rằng họ sẽ bị người Cộng sản tàn sát hay ít nhất cũng bị ngược đăi. Và ư tưởng đó đă được Cơ quan T́nh báo Hoa Kỳ, đại tá Edward Lansdale truyền bá.../ [...] a great migration of about 800,000 North Vietnamese Catholics who had been persuaded by their parish priests that the communists were going to massacre them or at the very least persecute them. And that idea had been promulgated by the CIA, by Col. Edward Lansdale..." [Terry Gross, "Author Viet Thanh Nguyen Discusses 'The Sympathizer' And His Escape From Vietnam", Ngày 17, tháng 5. 2016]

 

Dĩ nhiên, nếu tôi là người Việt th́ tôi sẽ hỏi lại, rất lịch sự rằng: "Thế th́ một khối vĩ đại gồm các nhà trí thức, nhà cầm bút, nhà kư giả, nhà giáo dục, nhà tài tử, nhà nghệ sĩ và cả các nhà dân khác không có đạo Công giáo đă di cư vào Nam th́  họ bị ai thuyết phục?! Chẳng lẽ CIA và Edward Lansdale dựng được vụ Cải Cách Ruộng đất, những vụ đấu tố, những vụ thanh trừng văn nghệ sĩ? Là những vụ đầy thuyết phục đẩy họ ra khỏi "quê hương" Miền Bắc?"

 

Nguyễn Thanh Việt--không có khả năng nói lưu loát và chắc không biết viết hay đọc Tiếng Việt thông thạo (?) -- có thể chưa bao giờ được đọc nhà thơ Đinh Hùng (ra đi)  phản bác lời thóa mạ của nhà thơ (ở lại) Trần Dần. Liệu Nguyễn Thanh Việt có biết nhà thơ Vũ Hoàng Chương--anh rể Đinh Hùng--đă bị giam đến gần chết trong tù Cộng sản? Liệu Nguyễn Thanh Việt, khi khuyên chúng ta "không khóc" tại California và nhắc chúng ta nhớ về những tội ác của chính "cha, anh em và con trai" của chúng ta tại Miền Nam, biết rằng đă có những người Việt tuy không giầu có ǵ, đă đóng góp vào quỹ  Ủy ban Văn Nghệ sĩ -Bị cầm tù, Trung Tâm Văn Bút Việt Nam Hải ngoại để giúp phương tiện cho trung tâm và Ủy ban này hoạt động trong thời tôi tham dự? Dĩ nhiên,  trong một cuộc tranh luận, người ta có thể nhắc đến cả cái xấu nữa nhưng tôi chưa phân tích rằng có một sự khác xa giữa những hành động gây ra bởi cá nhân (quyền lực bị giới hạn) khi so sánh với những vụ tàn sát và chính sách triệt hạ các quyền tự do của nhà cầm quyền Cộng sản (một quyền lực hầu như vô hạn).

 

Tôi trưng thí dụ này ra để cho thấy người Việt tỵ nạn phải tiếp tục đọc rồi viết, nhất là viết bằng tiếng Việt, v́ chúng ta có khả năng biết rơ hơn ai hết những điều viết về chúng ta đúng hay sai. Đó cũng là thái độ mà tôi chọn. Họ có quyền viết những điều họ tin tưởng và cảm nhận. Nhưng tôi sẽ chứng minh rằng họ sai, không cần qua tranh luận v́ có chứng cớ, rằng những công tŕnh nghiên cứu của tôi đă cố gắng hướng tới một sự công bằng cho cả Miền Nam, tác giả Miền Nam lẫn Nhà Nước Cộng sản (hay những người thuộc chế độ của họ) và cả người đồng minh Hoa Kỳ khi "quê hương" của tôi cũng chính là sự thật hay nghệ thuật, chứ không phải chỉ Việt Nam hay Hoa Kỳ. Mà đă là sự thật hay nghệ thuật th́ phải được chấp nhận, không sớm th́ muộn.

 

 

Gặp đạo diễn Đăng Nhật Minh khi ông được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ
vinh danh vào ngày 10. tháng 11. 2010, Beverly Hills, California

 

 

 

Lê Thị Huệ: Thường th́ diễn tiến t́m kiếm và sưu tầm tài liệu của chị xảy ra như thế nào ?

Nguyễn Tà Cúc: Tôi thu thập tài liệu bằng nhiều ngả. Ngả thứ nhất là truy cập trên Internet rồi cố t́m nguyên bản nếu tài liệu đó đă được số hóa. [Tôi không thể chỉ sử dụng một tài liệu đă được số hóa v́ khó tin được phần chính xác của chúng.] Ngày nay, một số lượng khổng lồ tin tức về tác gia, tác phẩm và báo chí Miền Nam đă được phổ biến trên Internet, từ Thư viện Quốc gia Việt Nam đến các trang mạng trong và ngoài nước. Tôi đặc biệt tri ân Diễn đàn Sách Xưa, một diễn đàn trên mạng vừa nhiều tài liệu vừa kèm h́nh ảnh được phổ biến từ chính nhiều nhà sưu tầm sách, có khi kiêm tác giả. Chính v́ họ cũng là tác giả nên tin tức do họ thu thập rồi phân tích dựa trên tài liệu đó sẽ cung cấp những nguồn thông tin vô giá và chính xác cho các tác giả khác. Tôi đặt tên cho diễn đàn này là "Tác gia không biên giới" v́ họ sẵn sàng giúp các tác giả khác sao lục tài liệu hay trao đổi ư kiến hoàn toàn trên căn bản văn học nghệ thuật. Một trong nhiều kinh nghiệm của riêng tôi là nếu không có sự giúp đỡ của một thành viên của diễn đàn này th́ tôi không thể viết bài nghiên cứu về thái độ tiêu cực của Tự Lực Văn đoàn với Nữ giới cấp tiến Miền Nam, cũng như tái thẩm định được sự đóng góp của Lemur vào tiến tŕnh Áo dài Việt Nam. Ngả thứ hai là qua nhân chứng thuộc Văn học Miền Nam. Một nhân chứng cũng có thể không cung cấp tài liệu trực tiếp nhưng cho một đầu mối khác để ḍ t́m. Các nhân chứng gián tiếp này cũng đặc biệt quan trọng trong trường hợp nghiên cứu về Văn học Miền Nam. Ngả thứ ba là các đại học Hoa Kỳ. Đại học Hoa Kỳ lưu giữ rất nhiều báo chí và tác phẩm Miền Nam. Tôi từng mượn được một số Xuân của Nhật báo Tự Do, thời Mặc Đỗ. Tôi từng cầm trên tay cuốn thơ Hóa Thân của Viên Linh, giấy ố vàng và rạn như bánh đa, chắc chỉ vài năm sau là nát hết. Ngả thứ tư là do các thân hữu gửi tặng hay cho mượn. Ngả thứ năm là ...đi mượn. Hai ngả này khác nhau xa đấy nhé v́ nhiều khi đi mượn năn nỉ ỉ ôi mà vẫn bị từ chối. Ngả thứ sáu là thư mục tài liệu của các tác  giả khác liên quan đến chủ đề đang nghiên cứu. Tôi cần đọc thư mục rồi phân tích các tài liệu đó -- không phải để ...lấy cắp của người ta, như tṛ ma giáo mà bất cứ nhà nghiên cứu nào có lẽ cũng từng là nạn nhân-- trong khi dẫn chứng để tác giả đó có cơ hội phản bác. Sau nữa, tôi cần kiểm chứng các tài liệu đó xem chúng có được trưng ra một cách chính xác và sử dụng một cách lương thiện hay không.

 

Sau khi thu thập tài liệu tàm tạm rồi th́ tôi mới bắt đầu xếp đặt có hệ thống vào chủ đề đă định. Nếu nhận thấy không đủ tài liệu để tŕnh bày vấn đề ấy một cách công bằng hay thuyết phục được chính tôi th́ phải xếp lại. Tôi muốn tránh một khuyết điểm rất thường xẩy ra khi chọn đối tượng phê b́nh: Tưởng có đủ tài liệu. Tôi lấy một thí dụ điển h́nh: Trường hợp Khái Hưng và Nhượng Tống. Tôi rất muốn viết về hai tác gia này nhưng không đủ tài liệu, nhất là về Khái Hưng. Sự thiếu tài liệu đó sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến cả công tŕnh nghiên cứu khi không đặt được tác phẩm vào toàn cảnh sáng tác của tác giả. Hiện nay, tôi chỉ thấy nhà phê b́nh Cao Việt Dũng (Hà Nội, Việt Nam) mới có thẩm quyền viết về Khái Hưng và Nhượng Tống. Trong khi đó, tại hải ngoại, đă không đủ tài liệu, chúng ta c̣n chỉ chú ư quá nhiều về Nhất Linh mà không nghĩ tới Khái Hưng cho đủ. Khái Hưng c̣n có thêm một phần sự nghiệp báo chí ở giai đoạn cực kỳ sôi bỏng. Nhất Linh và Khái Hưng tại 1954 là một trường hợp tương tự như nhiều trường hợp xẩy ra tại 1975 ở cái nghĩa, nói chung, chỉ có một nửa thoát được ṿng kiềm tỏa của người Cộng sản. Mặc Đỗ, Duy Thanh, Mai Thảo, Viên Linh, Vơ Phiến vv ra đi được; c̣n Vũ Hoàng Chương, Hồ Hữu Tường, Bùi Giáng, Nguiễn Ngu Í, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên vv. th́ không. Tác phẩm cuối của Khái Hưng chỉ tồn tại trên báo và tác phẩm của Nhượng Tống cũng có quyển thất lạc. Nhiều tác phẩm chưa xuất bản hay chỉ xuất hiện trên báo chí của Văn học Miền Nam cũng chịu số phận tương tự. Như thế, nếu không có phương tiện t́m kiếm tài liệu th́ không nên bàn phướn làm ǵ, từ Khái Hưng tới Mặc Đỗ.

 

 

Lê Thị Huệ: Tôi vẫn dị ứng khi đọc phải những nhà phê b́nh Văn Học Tiếng Việt mang lư thuyết và sự nổi tiếng của Tây Tàu về áp dụng khơi khơi vào việc đọc và phê b́nh các tác phẩm sáng tác bằng tiếng Việt. Sáng tác thơ văn thường duy ngă độc tôn khủng khiếp. Mà các sáng tác bằng ngôn ngữ của tác giả ấy lại càng riêng biệt chuyên chở văn hóa đọc và văn hóa viết của cái nôi văn hóa nuôi dưỡng họ hơn. Thơ văn là cái món ngôn ngữ đặc thù. Mà cấu trúc của ngôn ngữ nào cũng có thứ thế giới riêng của ngôn-ngữ-ấy-văn-hóa ấy.  Chỉ các khía cạnh này thôi cũng đáng là các đề tài sâu sắc cần đặt nên vấn đề. Thành ra chuyện các người viết phê b́nh lôi cổ mấy ông Tây ông Tàu về làm thước đo các tác phẩm tiếng Việt với tôi là một thứ sinh hoạt cực kỳ khập khểnh hơi bị thiếu nội lực. Dĩ nhiên tôi không hoàn toàn phủ nhận những bài phê b́nh làm công việc tô màu pha sắc cho vui vẻ ḥa đồng thế giới. Nhưng rất tiếc “CÁI” chính chúng ta không có, mà chỉ toàn là “HÀNG” phụ. Chúng ta thiếu những kiến trúc sư phê b́nh thiện nghệ mà toàn là bầy thợ hồ tay ngang quơ bèo gạt tép.  Các ông bà phê b́nh gia Việt Nam vừa không được huấn luyện chuyên môn, vừa không đủ nội lực để phê b́nh tác phẩm Tiếng Việt, cứ bắt chước các tượng đài ngoại quốc mà quơ quào xí gạt những độc giả lơ tơ mơ, những độc giả không rành ngoại ngữ. Cho đến bây giờ, nền phê b́nh Thơ Văn Tiếng Việt không sản sinh ra nổi h́nh hài thân thể thật, toàn là hàng mă ḷe loẹt. Thiệt là nản.

 

Nguyễn Tà Cúc: Tôi không bị mắc vào thói quen mà chị nhắc, v́ giản dị tôi phải học nhiều quá nên rất ớn cái sự khoe cái thiếu của ḿnh. Càng những anh chị càng dốt lại càng hay sính ḷe chúng sinh. Trong khi chúng sinh không hề dốt. Một trong những vấn đề của ngành phê b́nh là "rượu cũ, b́nh mới". Rượu Việt Nam đặt vào b́nh mới nào? Theo tôi, sự áp dụng phương pháp và tiêu chuẩn của ngành phê b́nh Tây phương vào một tác phẩm Việt chỉ hy vọng giúp chúng ta hiểu thêm/khám phá những điều c̣n ẩn giấu liên quan đến thời thế chính trị hay xă hội và cuộc đời sáng tác của tác giả trong toàn cảnh. Ngoài ra, kiểu phê b́nh áp dụng các chủ nghĩa hay triết thuyết không hề liên quan đến những yếu tố trên rất dễ thất bại. Một điều rất thiếu sót, thậm chí đến là khôi hài, của lối phê b́nh đó cho thấy người phê b́nh quên rằng người ta không thể gán cho một tác phẩm những triết lư hay tư tưởng mà tác giả không có, hoàn toàn không có, một chút ư niệm nào. Tôi gọi đó là những thứ "ngụy thuyết" để ḷe chúng sinh.

 

Phần tôi, như đă nói, tôi rất coi trọng văn bản và nhân chứng. Phương pháp tôi hay sử dụng là kiểm chứng (một cách riêng biệt) văn bản, nhân chứng rồi sau đó, tái kiểm chứng văn bản khi soi rọi nó bằng chính tác giả và nhiều nhân chứng khác. Nếu nói một cách giản dị, tôi theo trường phái Albert Thibaudet (1874-1936) khi sử dụng lối phê b́nh của truyền thông nhưng với cấu trúc cực kỳ chặt chẽ phát sinh từ các tiêu chuẩn nghiên cứu theo truyền thống đại học với bối cảnh lịch sử là một yếu tố không thể thiếu. Đằng khác, tôi không theo lối phân kỳ văn học, như Thanh Lăng đă làm theo Thibaudet v́ văn học sử không đơn giản đến nỗi vậy.

 

Tôi không có may mắn trong đường học. Sự gián đoạn, có khi trong rất nhiều năm. Từ năm thứ ba đến ngày xong Cao học chiếm một quăng 28 năm; bù lại, tôi có rất nhiều người thầy mà tôi phải mang ơn. Ngày rời Sài g̣n, tôi chỉ mang theo được vài giấy tờ hộ thân, trong đó có tấm thiếp của giáo sư Hoàng Minh Tuynh.




 

Bút tự Giáo sư Hoàng Minh Tuynh 1916-1977/ 
Chủ nhiệm/Sáng lập bán nguyệt san Mai

 

Nếu tôi có thể so sánh một cách rất đại cương th́ tinh thần đại học tại Miền Nam như ở Sài g̣n rất gần gũi với tinh thần đại học Hoa Kỳ, giản dị chỉ v́ các giáo sư Miền Nam thường tốt nghiệp tại các đại học ngoại quốc. Bởi thế, họ thông thạo ít nhất là một, hai ngoại ngữ và có thể đối thoại trực tiếp với đồng nghiệp ngoại quốc. Chị có nhắc tới tiêu chuẩn được đăng trên các "Tạp chí Phê B́nh Văn Học (Literary Criticism Journal) do các đồng nghiệp trong ngành (Peer Review) lượng giá". Tôi đồng ư hoàn toàn, không phải chỉ v́ người viết phải có bằng Tiến sĩ hay Cao học mà v́ hai lư do rất giản dị. Thứ nhất, đó là khả năng trước tác được một bài viết theo đúng tiêu chuẩn chung, một tiêu chuẩn đă được ấn định rơ ràng. Nếu không đi học, không cách nào biết mà tuân theo. Thứ hai, những người đọc bản thảo ("peer review" ) đều là những người có chung một kiến thức nhất định và tối thiểu về một lănh vực nghiên cứu nào đó. Bởi thế, các loại "phê b́nh" ú ớ không bao giờ tiến đến đâu. Và cũng bởi thế, tôi cũng không bao giờ phí th́ giờ trả lời những người không có kiến thức mà lại cứ đ̣i có ư kiến về các bài nghiên cứu của tôi. Có trả lời, họ cũng không hiểu nổi đâu.

           

 

 


kư họa của nhà thơ Viên Linh

 

  


 

Nguyễn Tà Cúc là một cây viết nữ phiêu lưu vào phê b́nh văn học, gây khá nhiều đấu đá giữa chị và những tên tuổi lẫy lừng khác của văn chương Miền Nam và Văn Chương Hải Ngoại. Cuộc phỏng vấn là một cuộc đối thoại giữa hai người đàn bà tham gia sinh hoạt viết ở hải ngoại, như một cách ṃ mẫm t́m hiểu nhau, mà đôi khi độc giả có thể thấy ẩn bên dưới những câu chữ dao búa ấy, là một giao thông hào cố gắng đả thông hay tô màu những khác biệt bất khả kháng của một sinh hoạt viết vốn đầy cá tính. (lê thị huệ 18.02.2018)

 

 

Lê Thị Huệ: Nguyên tắc chị chọn tác giả - tác phẩm như thế nào để phê b́nh  ?

Nguyễn Tà Cúc: V́ cũng viết về Chiến tranh Việt Nam, về cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam nên tôi chỉ chú ư đến các tác giả chống Cộng sản tại Miền Nam. Trong những tác giả chống Cộng sản đó, tôi chọn vài tác giả tiêu biểu của thế hệ cầm bút đầu tiên. "Tiêu biểu" cũng đồng nghĩa với sự nổi bật của tác phẩm.

 

Lê Thị Huệ:  Chị cũng biết từ nền “Văn Chương Mạng In Tơ Net” xuất hiện đến nay đă hơn 20 năm, mà chúng ta chưa có được một nhà nghiên cứu Việt Nam nào nghiên cứu về Văn Chương Mạng. Ngay cả những bài điểm tác phẩm có tầm "Văn Chương Mạng" cũng rất hiếm hoi và gần như lạc mất trong nền đời mạng đang chiếm cứ 40% đời sống hàng ngày của nhân loại. Được biết chị cũng là người ít có thời giờ để theo dơi Văn Chương Mạng, chị có ư kiến ǵ về việc này không?

 

Nguyễn Tà Cúc: Sao chị lại...sốt ruột thế nhỉ?! Tại hải ngoại, đă gần nửa thế kỷ, mà chúng ta đă nghiên cứu được bao nhiêu về Văn học Miền Nam chưa, huống chi Văn chương Mạng chỉ mới sơ sơ 20 năm?

 Ta đă làm chi đời ta xưa? 
Ta đă dùng chi đời ta chưa?  

(Thơ Vũ Hoàng Chương)

 

Nếu tôi có ư kiến một cách "cho vừa ḷng ...nhau" th́: độc giả thờ ơ vv và vv. C̣n nếu tôi có ư kiến một cách Nguyễn- Tà -Cúc th́ đừng nói 20 năm mà tới 40 mươi năm nữa coi chừng cũng chỉ thế thôi nếu thứ nhất, không có nhiều người chuyên về lănh vực này và thứ hai, chính sự quá rộng lớn của Internet làm cho công việc này trở thành khó khăn hơn. 

Những bài điểm sách mà tôi có đọc --dĩ nhiên là không thể đọc hết-- chưa thể mang lại niềm hy vọng nào cho chúng ta v́ giản dị chúng chỉ là những bài điểm sách (lẻ tẻ) mà tác giả của chúng chưa chứng minh được đă có bản lănh phê b́nh. Cho tới nay, tôi thấy rất nhiều nhà tường thuật, nhà phóng sự hay nhà phỏng vấn mà hầu như thiếu vắng người phê b́nh. Có khi nhà tường thuật kiêm nhà b́nh luận quân sự. Có khi nhà phóng sự kiêm nhà đạo diễn. Có khi nhà phỏng vấn kiêm nhà giáo dục. Có khi nhà tường thuật kiêm nhà b́nh luận quân sự kiêm nhà đạo diễn và kiêm nhà giáo dục Nhưng chưa có mấy nhà phê b́nh trong ṿng các nhà này. Khi nào có nhiều nhà phê b́nh đủ tư cách, mới nói tới chuyện nghiên cứu được. Khi nào mới có nhiều nhà phê b́nh đủ tư cách? Th́ phải, ơ hay, đi học trước đă chứ. Thời này rất khó vênh mặt lên khoe tự học...phê b́nh. Nhất là phê b́nh các nhà văn có học, như Mặc Đỗ-tốt nghiệp Trường Luật, Hà nội chẳng hạn. Thế nào cũng có ngày bị mắng không oan: "Anh thợ giầy đ̣i cao hơn cổ giầy" (hay đại khái thế). Muốn cho chắc ăn, có thể chữa lại theo kiểu An-nam ta: "Bạn mới tập đóng guốc mà lại đ̣i cao hơn guốc cao gót của bản cô nương à?!" Tôi không ám chỉ hay nói mỉa "làng ta" đâu. Tôi dám nói thế v́ tôi không tin các nhà tường thuật, nhà phóng sự hay nhà phỏng vấn chính hiệu của chúng ta --những người yêu nghề đích thực mà không hề tưởng bở ḿnh là nhà phê b́nh-- nghi ngờ tôi có ư ám chỉ họ. Chỉ có những nhà không-đích-thực mới mích ḷng thôi. (Với những nhà đó, tôi có thể mạnh dạn mà xin chờ đợi những nhà phê b́nh xứng đáng. Và xin chị chớ sốt ruột nữa. Cho người ta yên tâm đèn sách .) 

Về lư do thứ hai, tôi tŕnh bầy theo kinh nghiệm của riêng tôi. Với một số lượng khổng lồ tác phẩm được tải đi trên Internet, một người phê b́nh có thể bắt đầu bằng t́m kiếm tác phẩm trong một chủ đích rơ ràng. Nhưng cũng như phê b́nh tác phẩm-giấy, mọi nghiên cứu nhắm đưa ra một kết luận tương đối khả tín sẽ không nhanh chóng. Điều cần nhất vẫn là những hành trang cần thiết cho cuộc hành tŕnh không nhanh chóng này: trường học, tự học và t́m được nhân chứng.-



 

 

Lê Thị Huệ: Chị có thể nói về tờ Khởi Hành và chị? Vai tṛ của chị với tờ Khởi Hành ở Nam Cali như thế nào ?

Nguyễn Tà Cúc: Tạp chí Khởi Hành Bộ Mới, số 1, ra mắt độc giả tại Nam California vào tháng 11. 1996. Chúng tôi gọi là Bộ Mới v́ tiền thân của Khởi Hành Bộ Mới là Khởi Hành (Sài g̣n), một  tạp chí của Hội Văn Nghệ sĩ Quân đội do Đại tá Anh Việt Trần Văn Trọng giữ trọng trách Chủ nhiệm & Chủ bút với Thư kư Ṭa soạn Viên Linh. Từ đó tới nay, chúng tôi đă phát hành được tới số đôi 247-248 vào tháng 8 & 9, năm 2017. Chúng tôi dự định sẽ sớm phát hành số kế tiếp sau gần 1 năm đ́nh trệ khi Chủ nhiệm &Chủ bút Viên Linh phục hồi từ hai cuộc di chuyển xuyên Hoa Kỳ v́ lư do sức khỏe.

 

Tạp chí Khởi Hành vốn là một tạp chí giấy và không xuất hiện trên mạng. Chúng tôi bán báo cho độc giả dài hạn trên khắp thế giới, kể cả Việt Nam, cùng tại các tiệm sách lớn tại địa phương. Tôi muốn mở ngoặc để nói tới một phần tế nhị nhưng quyết định sự sinh tử của một tờ báo: Vấn đề tài chính. Khi hợp tác với Viên Linh, tôi quan niệm rằng, thứ nhất, một tạp chí văn học không phải là một tuyển tập thơ văn của những người cùng nhóm. Một tạp chí nên sống được nhờ sức thu hút về đề tài và văn chương của nó mà không nên tồn tại v́ ḷng vị tha của khách thập phương hay bạn hữu. Thứ hai, tôi không bỏ sức làm báo để tặng không cho ai cả. Viên Linh có thể làm chứng cho điều này: Tôi không lấy báo tặng bạn bè hay gia đ́nh suốt 21 năm nay. Viên Linh vẫn phải giục tôi lấy thêm vài tờ để giữ làm tài liệu v́ có những số bán hết sạch.  Ngày nay, với báo mạng, điều tôi nói ra có thể cho là kỳ quặc. Nhưng vào thời đó, tất cả các tạp chí văn học đều phải vật lộn với vấn đề nói trên. Ngày 24, tháng 8, năm 1995, tạp chí Thế Kỷ 21 gửi đi một bức thư kêu cứu. Thế Kỷ 21 vốn được Nhật báo Người Việt thành lập, xuất bản và phát hành một thời gian dài rồi được Hội  Văn học Nghệ Thuật Việt Mỹ bảo trợ với một số cộng tác viên trong Ban biên tập cũng là nhân viên hay thuộc Ban Chủ trương&Điều hành của Công ty Nhật báo Người Việt. Lời kêu cứu của một tạp chí hùng hậu về nhân sự và phương tiện như vậy đủ nói lên sự trầm trọng của vấn đề thượng dẫn:

 

- "Hiện nay số báo gửi biếu hàng tháng tới các văn hữu và cộng tác viên lên tới khoảng một phần ba số báo gửi đi [...]  Số báo biếu thuần túy là gần 400 số mỗi tháng [...] Chi phí bưu điện gần bằng tiền in và tiền giấy..." [Thế Kỷ 21-Nhóm Chủ trương Lê Đ́nh Điểu, Đỗ Quư Toàn và Phạm Phú Minh, "Thư gửi Nhà phê b́nh Nguyễn Tà Cúc- Kính gửi Quư Văn hữu và Cộng tác viên", Ngày 24. 8. 1995, Garden Grove, California , Hoa Kỳ]

 

 Căn cứ trên lá thư này, số báo phát hành là 1.200 tờ. Giá bán 1 tờ là 4 mk, nghĩa là thất thoát 1.600 mk nếu tính theo giá bán, chưa kể cước phí bưu điện. Nguyễn Xuân Hoàng nói với tôi thường bán được khoảng 300- 400 tờ hoặc ít hơn. Như vậy số tiền quảng cáo và tiền báo bán có thể không cách nào bù đắp nổi, đến nỗi cuối cùng "tính sổ chi thu th́ tờ báo vẫn chưa 'cân bằng' ngân sách'..." (Sđd). Ngay từ năm thứ 2, Khởi Hành đă không có báo tặng sau khi giới thiệu hết năm thứ nhất. Dĩ nhiên cũng có một số ít những độc giả chúng tôi gửi báo tới nhưng đều có lư do chính đáng để công bằng với bạn đọc đă bỏ tiền nuôi sống tờ báo. Tôi cũng phải nói ngay rằng, Khởi Hành đă được rất nhiều tác gia Miền Nam và Hải ngoại hỗ trợ cho chủ trương đó bằng cách chính họ cũng mua báo dài hạn. C̣n độc giả? Một sự cực kỳ đặc biệt là nhiều phụ nữ mua dài hạn. Họ viết thư (tay) góp ư rất nhiều. Nhờ họ, tôi điều chỉnh được một số tin tức liên quan đến phụ nữ trong các bài viết. Tạp chí này  đă sống được hơn 20 năm và trao được 3 giải Văn chương Toàn Sự Nghiệp v́ độc giả quan tâm tới Văn học Miền Nam và sẵn sàng cho chúng tôi một phương tiện để làm một tờ báo văn học đúng nghĩa theo truyền thống Miền Nam. Cho đến bây giờ, Khởi Hành vẫn là tạp chí -giấy bán duy nhất đủ sức làm hàng trăm chủ đề, vừa lưu giữ vừa góp vào việc phê b́nh, san định những sai lầm liên quan đến cả Văn học Miền Nam lẫn Cộng đồng Hải ngoại.

 

Khởi Hành là một kết hợp giữa nội dung và h́nh thức. Về phương diện h́nh thức, Viên Linh từng lăn lộn với nghề báo và nghề in ngay từ Sài gon khi giao báo cho nhà in theo sự tŕnh bày của ông. Hễ làm báo nào, ông kiêm luôn phần tŕnh bày. Nhà thơ Hà Thượng Nhân khi c̣n sinh tiền đă thổ lộ với nhiều người, rằng khi Chủ nhiệm Hà Thượng Nhân và Chủ bút Phan Lạc Phúc đi công du 2 tuần, Viên Linh được giao nhiệm vụ Quyền Chủ nhiệm kiêm Chủ bút của nhật báo Tiền Tuyến (Cơ quan ngôn luận của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa) một phần cũng v́ thông thạo tŕnh bày, biết đoán trước 1 bài cần mấy cột và cỡ chữ nào để đốc xuất công việc với nhà in. Khi làm Khởi Hành ở Hoa Kỳ, ông quyết định in báo theo kiểu giấy báo, khổ tabloid để dễ gửi đi v́ nhẹ hơn mà giá in cũng rẻ hơn. Nghĩa là Khởi Hành in bằng giấy báo (giấy cuộn) khác với các tạp chí khổ nhỏ in giấy trắng (giấy xén sẵn, in máy nhỏ từng tờ). Thế nên, chúng tôi tránh được một mối chi phí từng gây trở ngại cho các tạp chí văn học khác in theo khổ sách nhỏ: tốn phí bưu điện. Một bao thư lớn gửi theo kiểu cấp tốc (priority mail) chỉ chứa được nhiều lắm khoảng 2-4 cuốn sách khổ nhỏ trong khi có thể chứa 5-7 tờ Khởi Hành (gấp hai). Qua rất nhiều năm, trong thời cực thịnh của Khởi Hành, chúng tôi gửi đi mỗi tháng khoảng 600-700  tờ báo tới các tiệm sách và đại diện trên toàn cầu. Đó là chưa kể số báo gửi cho độc giả dài hạn. Trong 3 năm đầu, Khởi Hành được gửi với giá bưu phí hạng nhất tại thành phố nơi tôi cư ngụ. Sau đó chúng tôi mới gửi bằng bulkmail ở Westminster rồi Huntington Beach.

 

Vào tháng tư, 2014, Viên Linh trải qua một cuộc "open heart surgery" nên báo  ra 2 tháng một số với khổ nhỏ hơn, như khổ sách nhỏ. Bù lại, độc giả sẵn sàng trả thêm bưu phí nên chúng tôi vẫn tiếp tục được. Đó là một danh dự mà Khởi Hành có được từ độc giả tới những cơ sở bạn hữu quảng cáo. Ngoài các vấn đề văn học, chúng tôi c̣n tổ chức diễn thuyết trong các buổi Diễn đàn Phụ nữ hay về sinh hoạt nghệ thuật Miền Nam như  Ban Tao đàn vv...Hầu như mỗi số báo  đều có chủ đề--từ di sản Văn học Miền Nam tới những vấn đề văn học chưa ai khám phá--nhắm  lưu lại sáng tác của tác gia Miền Nam, có khi  bên cạnh bài phê b́nh hay nhận định cũng của các tác gia xuất thân từ Miền Nam. Cho tới nay, Khởi Hành đă trao 3 giải Văn chương Toàn Sự Nghiệp cho 3 tác gia. Giải thưởng đầu tiên được trao cho nhà văn Nguyễn Thụy Long, Sài g̣n vào năm 2005. Giải 2007 được trao cho nhà thơ Hữu Loan, Thanh Hóa. Giải 2009 được trao cho nhà văn Văn Quang,  Sài g̣n, năm 2010.

 

Phần tôi, tôi đảm nhận trách nhiệm Thư kư Ṭa soạn kiêm người phê b́nh --chuyên về Văn học Miền Nam và các vấn đề Phụ nữ --duy nhất cho tạp chí này. Ngoài mục thường xuyên "Người và Việc" kèm một bài phê b́nh, tôi c̣n giữ mục Điểm Sách, Tin tức và có khi trả lời Thư tín. Sau khi báo in xong, tôi cùng Viên Linh phát hành. Tôi chỉ  vắng mặt trong 3 năm sang Pennsylvania học lại (2007-2010) nhưng vẫn viết bài và thường xuyên liên lạc với Viên Linh về nội dung tờ báo. Khi trở về, tôi lại làm phần việc phát hành như cũ. (Tuy làm đủ mọi thứ nhưng tôi không liên quan đến phần ...tài chính, đồng nghĩa với việc không phải thêm việc giữ sổ sách chi thu! Điều đó chứng tỏ công việc của tôi tại Khởi Hành càng ...không giống với sự suy diễn chỉ v́ là phụ nữ.]

 

Như vậy, Khởi Hành do Viên Linh sáng lập, do Viên Linh và tôi hợp tác rồi duy tŕ đến nay. Không có cả hai (Viên Linh và Nguyễn Tà Cúc), sẽ không có Khởi Hành Bộ Mới với sắc thái và hoạt động đă có, kéo dài trong hơn 20 năm, không qua một lần thay đổi chủ nhiệm, chủ bút hay thư kư ṭa soạn. Thế nên, vào năm 2015, chúng tôi được danh dự giao cho in trọn Đoàn Kết! ,  một tác phẩm chưa từng xuất bản của nhà văn Khái Hưng, từ một bộ sưu tập trong nước. Nghĩa là tác phẩm cuối của Khái Hưng được in lại ở ngoài nước, trên một tạp chí văn học- giấy. 

 

Điều đó cũng dẫn tôi trở lại lư do cộng tác với Viên Linh và Khởi Hành. Như đă tŕnh bày, tôi tham dự Văn bút Việt Nam Hải ngoại ngay vào lúc sóng gió nhất của nó; nhưng đồng thời, tôi cũng nhận ra hải ngoại chưa có một tạp chí văn học nào chuyên về Văn học Miền Nam trong khi văn nghệ sĩ Miền Nam hầu hết đều bị cầm tù. Những biến động ngoài nước càng làm sự thiếu sót ấy trở nên trầm trọng như sự tăng gia liên kết giữa các nhà văn Hoa Kỳ chống lại sự tham chiến của quốc gia họ tại Miền Nam với các nhà phê b́nh Miền Bắc xuất thân từ chính phủ Cộng sản Việt Nam. Nhờ quen biết Thanh Lăng rồi có cơ hội lănh hội sự quan trọng của ngành phê b́nh để giải mă các biến cố văn học, tôi càng nhận ra sự cần thiết của một tạp chí có thể đưa tác phẩm và tác giả Miền Nam trở lại vào cuộc vận hành từ thời thế 1954-1975 đến nay. Muốn thế, tạp chí này cần được chủ trương và hợp tác  bởi những người từng tham dự nền văn học đó.  Họ sẽ là nhân chứng có thể trợ giúp một người phê b́nh đủ kiến thức và đủ độc lập trong những nghiên cứu về cuộc vận hành ấy.  Cho nên, khi Viên Linh mời, tôi đă không ngần ngại trở thành người thứ hai của tạp chí này, gánh vác một nửa công việc từ sáng tác cho tới lao động. Chúng ta đă biết công việc của một tờ báo lúc nào cũng quá nặng nề qua những chia sẻ của các tạp chí khác như Văn Học hay Hợp Lưu. Và, vâng, tôi t́nh nguyện cộng tác vô vị lợi, vô điều kiện, không bao giờ đ̣i hỏi người chủ bút bất cứ điều ǵ, từ tài chính cho tới bài vở, v́ tôi muốn góp phần vào việc lưu giữ và tranh đấu cho di sản văn học Miền Nam ở một phương diện mà tôi thấy cần tiến bộ hơn: Phê b́nh. Trong khi  đó, tác phẩm và báo chí Miền Nam đă được khôi phục lại dần dần với người trong nước cũng góp phần lớn lao, cộng thêm phương tiện Internet.  Không lợi dụng được sự bùng nổ tài liệu này th́ quả là đáng tiếc.

 

Chính v́ sự làm việc quá nặng nhọc nhưng vô vị lợi với Khởi Hành mà vài quư bạn đă gieo tiếng dữ rằng sở dĩ tôi tham dự chỉ v́ có mối liên hệ riêng với Viên Linh. Không đâu-- chưa nói đến việc biên tập và chống trả những cuộc tấn công trực tiếp vào thanh danh tờ báo-- nếu quư bạn này phải gói rồi vác, rồi chuyển lên xe, rồi ra bưu điện, rồi ra tiệm sách, rồi đứng đợi gửi đi, rồi giao báo--  không phải chỉ vài chục tờ xuân thu nhị kỳ đâu mà  hàng ngàn tờ báo mỗi tháng trong rất nhiều năm-- th́ quư bạn sẽ hiểu ngay là, nếu không có một thứ mục đích cao cả hơn, cái giá của t́nh yêu ấy quả quá đắt và quư bạn sẽ bỏ cả báo-lẫn- người-làm-báo mà chạy lấy ...ḿnh.--

 

 

Lê Thị Huệ: Chị cũng biết tin đồn ở ngoài là chị và nhà thơ Viên Linh có một mối quan hệ t́nh cảm.

Nguyễn Tà Cúc:  A! Có thế chứ! Tôi cứ chờ măi xem khi nào th́ chị hỏi tôi câu này để độc giả khỏi hiểu nhầm chị "nới tay" cho tôi! Tôi c̣n biết "ở ngoải" và "ở trỏng" c̣n đồn tôi với vài văn-nghệ-sĩ khác nữa. Nhưng chị chỉ hỏi tới nhà thơ Viên Linh th́ sẽ xét tới "quan hệ" này đă. Tôi không ngạc nhiên hay mích ḷng v́ trên nguyên tắc, loại tin đồn ấy rất hữu lư khi xem ra có đủ chứng cớ kết chặt "đôi trẻ" với nhau. Nhưng giữa tôi và Viên Linh có một mối quan hệ đặc biệt khiến lư giải sự mật thiết dẫn đến tin đồn ấy: Như đă tŕnh bày, chúng tôi hoạt động cùng nhau trong hơn 20 năm, khởi đi từ Trung Tâm Văn bút Việt Nam Hải ngoại rồi qua Khởi Hành. Nếu có "t́nh yêu" là t́nh yêu dành cho Văn học Miền Nam, một "t́nh yêu" đă giúp chúng tôi hợp tác lâu dài, vượt qua được những sóng gió mà nếu không có một thứ mục đích như thế th́ chắc chắn không t́nh thân nào tồn  tại nổi. Nhất là, tôi phải nhận ngay rằng, trong mọi t́nh thân, tôi là người mắc tội nếu có giận nhau v́ cái tật hay "lên cơn bất tử" như Thanh Lăng nhận xét. Bản tính ít nói, hay "để bụng", nhưng quyết liệt; tôi  rất dễ làm mất bạn một cách vô lư. Huống chi tôi và Viên Linh đều là những người có cá tính mạnh mẽ; mỗi người lại có nhóm bạn riêng với sinh hoạt riêng, nên chuyện bất đồng ư kiến, thậm chí một cách dữ dội, sẽ là lư do đầu tiên gây trở ngại cho một t́nh thân nào khác hơn t́nh yêu Văn học Miền Nam đó. Tiện đây, tôi cũng xin có lời bàn Mao Tôn Cương về cái sự "tin đồn" kiểu này. Tuy cho đó là một sự đương nhiên, nhưng mỗi lần nghe nhắc đến, tôi buộc phải tự hỏi nếu cả tôi và Viên Linh đều cùng là đàn ông hay đàn bà th́ có thứ tin đồn như thế không? Nhiều phần trăm là không. Loại tin đồn ấy rất đáng tiếc v́ hoạt động văn nghệ của người trong cuộc có khi bị phủ lên một tấm màn nghi hoặc không cần thiết.

 

Lê Thị Huệ: Điều này dẫn tới một tin đồn khác là Viên Linh đă nhờ “tay chị” để đánh Vơ Phiến và Lê Tất Điều-Kiều Phong.

Nguyễn Tà Cúc: Tin đồn này hoàn toàn sai.

 

Thứ nhất, "ở ngoải" và " ở trỏng" thường suy luận rằng chị em chúng ta có cách ăn nói "chết cây gẫy cành" nên quư ông mới nhờ đến khả năng ấy. Không đâu.  Chúng ta nên xét tới thời tiền và hậu 1975 để phân tích rơ ràng hơn sự sai lầm của tin đồn này. Quư ông--ít nhất là quư ông thuộc Văn Học Miền Nam mà tôi biết--không hề e ngại khi cần phát biểu cảm tưởng. Vài thí-dụ-điển- h́nh sau đây sẽ vô hiệu hóa huyền thoại nói trên. Trước 1975, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng--vâng, ông bạn cựu Thư kư Ṭa soạn tạp chí Thế Kỷ 21 và n, vốn nổi tiếng ḥa nhă--đă  sử dụng một ẩn dụ chát chúa  có liên quan đến phụ nữ để ám chỉ mối liên hệ giữa loại "tầm gửi văn nghệ" và các "đàn chị" đưa họ ra ánh sáng. Đoạn dưới đây sẽ cho chúng ta một cái nh́n khác, rất khác với một Nguyễn Xuân Hoàng-- lịch sự như một anh công tử Tây nhưng chán đời kinh niên-- qua lời tường thuật nhiều phần không chính xác của rất nhiều bạn-văn-nghệ. Đoạn trích dẫn, từ một bài viết của Nguyễn Xuân Hoàng dưới đây, xem ra rất kỳ bí; nhưng trong giới văn nghệ, hẳn người ta đoán được ngay tên tuổi các "con chí mén" này:  -" [...] Trong đời sống văn học nghệ thuật chúng ta tại đây h́nh như cũng có một vài người đàn bà và một vài con chí mén. Một vài con chí mén vô danh và được ca ngợi, mụ đàn bà càng thống khoái v́ được nổi tiếng . Nếu chưa được nổi tiếng, mụ sẽ được nổi tiếng, nếu đă nổi tiếng, mụ càng nổi tiếng hơn. Bởi v́ chính những con chí mén đó găi cho đúng chỗ ngứa của mấy mụ đàn bà. Và một điều giống, hết sức giống giữa hai thứ chí mén này: đó là nó sẽ phải chết khi bắt đầu đủ lớn. Trên mái tóc người đàn bà, chí mén lớn sẽ trở thành chí đực và chí cái. Mà chí đực và chí cái chính là sự ngứa ngáy khó chịu nhất của da đầu. V́ thế, họ phải loại trừ nó, nó phải chết. Trong sinh hoạt văn học nghệ thuật, chí mén được nuôi dưỡng trong những điều kiện không thuận lợi mấy, nhưng rồi nó cũng sẽ lớn lên nếu nó kiên gan tŕ chí và có thực tài; cũng có thể nó chết ngay từ buổi đầu tiên được  ca ngợi v́ vỗ tay hoan hô quá nhiều và khi đó nó (sẽ) trở thành cái gai nhọn làm xốn mắt người đàn bà nuôi dưỡng nó. Như vậy, chiếc gai đó phải được nhổ, nó phải chết. Tội nghiệp những con chí mén! Bởi v́ rốt cuộc chỉ c̣n những người đàn bà sống. Một người đàn bà được định nghĩa theo kiểu Schopenhauer là con vật tóc dài nhưng với những ư tưởng ngắn.” [Nguyễn Xuân Hoàng,  "Chí Mén", Tuần báo Khởi Hành số 119, ngày 26.8.1971, trang 2)

 

Trước 1975, ba tay danh trấn giang hồ của báo chí Miền Nam thường được nhắc tới là Kha Trần Ác-Chu Tử, Thương Sinh-Duyên Anh và Hư Trúc-Nguyên Sa. Đọc "Chí mén' của Nguyễn Xuân Hoàng, tôi thấy cần phải dành cho ông một vị trí danh dự đặc biệt bên cạnh 3 tiền bối này.

 

Sau 1975, trong một cuộc "trà chưa dư, tửu chưa hậu", một cây bút danh tiếng Miền Nam đă cười khẩy kèm lời b́nh luận "Dậy đĩ vén váy"  khi nghe nhắc tên nữ phê b́nh gia đă "phê b́nh" thơ ông. Kế đó, Ngô Thế Vinh, một nhà văn có tiếng nhă nhặn và rất được ḷng chúng sinh như Nguyễn Xuân Hoàng, cũng tập tễnh dấn vào ngành phê phán (tôi không viết nhầm đâu, Phê phán chứ không Phê b́nh). Mới đây, ông bất đồ sản xuất một sản phẩm đầy giọng ch́ chiết nhắm phê phán chung giới phê b́nh hải ngoại hầu nhân thể, ca ngợi tài Vơ Phiến.  Tội của chúng tôi nhiều lắm, không nhớ hết nổi, chỉ mang máng rằng bài cáo trạng dài dằng dặc này không khiến ai rơi đầu, chỉ khiến tôi buồn cười: "Váy của bạn th́ cứ múa đặng khoe 'Em xinh em tươi nhất ôi nơi trần gian'. Có ai cấm đâu. Trách móc nhau làm ǵ? Sao lại ngó sang hàng xóm chê chúng tôi đội mũ lệch?!"  

 

Phần Viên Linh, trước 1975, ông đă đặt lại tên cho Vũ Hạnh qua tựa bài "Anh lùn cạnh Nhà Thờ Đức Bà" khi phản bác cậu văn công này về vấn đề Thơ Tự do. Bởi thế, nếu cần, ông sẽ không nhờ đến tôi. Ngoài ra, riêng việc này, ngay từ đầu, Viên Linh đă không can dự v́ bài "Tạp bút không phải là phê b́nh văn học" --nguyên nhân của cuộc can qua với hai anh em nhà Vơ Phiến-Lê Tất Điều-- đă xuất hiện trên mạng Người Mới (do một số anh em bạn hữu gây dựng cho tôi) mà không trên Khởi Hành. Tôi trưng vài thí dụ để chứng tỏ truyền thống can qua giữa-các-ông và chỉ-các-ông đă có từ mấy mươi năm rồi, không cần cầu viện tới binh đoàn chúng ta.       Theo tôi, sau 1975, truyền thống  này vẫn được duy tŕ khiến gây nhiều cuộc can qua, như với tôi. Xin tạm phân chia các môn phái sau 1975 như sau. Thứ nhất, môn phái Con nai vàng ngơ ngác. Môn phái này lấy sự ngây thơ làm tiêu chỉ (Em chả có ác ư với ai) nhưng phạm vô số tội không ngây thơ chút nào khi phê phán không dẫn chứng và ngụy tạo tài liệu hầu hướng dẫn dư luận theo ác ư của họ. Thứ hai, Môn phái "Le &  La" (giống Đực  giống Cái trong tiếng Pháp). Môn phái này nh́n đâu cũng chỉ thấy "Le" , "La" nên độc giả có thể đoán biết nội dung ra sao mà chắc chắn không cần đọc bài. Đệ tử duy nhất của môn phái "Le" & "La" --- xem ra sắp thất truyền dù bí kíp không có ǵ bí mật-- có vẻ đă "mùa thu  núi cũ ta về nằm thôi"  (thơ Giả Đảo) dưỡng thương sau khi bị tẩu hỏa nhập ma, những con ma "Le" và "La". Thứ ba, môn phái Bách gia xuất hải (Trăm họ rời biển). Môn phái này đông đảo nhất. Từ khi rời bể Thái B́nh sang ngụ cư tại các nước lân bang hầu lánh nạn Đại Hồng, họ thường tụ họp tại Thiên Vân đỉnh bàn chuyện thế thái nhân t́nh. Môn phái này không có chủ trương nhất định nên có thể kiêm nhiều món vơ công ngoài môn phái. Chúng ta sẽ không lạ khi thấy hàng hàng lớp lớp [thế mới có tên Bách gia chứ lỵ] nhà phê b́nh kiêm sử gia, nhà phê b́nh kiêm b́nh luận gia chính trị hay nhà phê b́nh kiêm nhà tiên tri ("Ai sẽ thắng cuộc chạy đua vào Ṭa Bạch Ốc, Chế độ Cộng sản bao giờ sẽ ra nghĩa địa"] vv và vv. Dĩ nhiên, hễ "họp vào th́ lời ra" nên chúng ta đă chứng kiến rất nhiều cuộc can qua bất phân thắng bại, có khi ngay giữa các đồng môn khiến giang hồ nhốn nháo thêm v́ các tin đồn.

 

Thứ hai, tôi để đến cuối phần trả lời này mới bầy tỏ một điều quan trọng: Viên Linh không thể nào nhờ tay tôi "đánh" Vơ Phiến và Lê Tất Điều Kiều Phong v́ mấy lư do rất giản dị. Về Vơ Phiến, Viên Linh từng có lời vắn tắt khen ngợi cuốn Văn học Miền Nam Tổng Quan (cuốn đầu trong Bộ VHMN-6 cuốn của Vơ Phiến) và cuốn Vơ Phiến của Nguyễn Hưng Quốc khi hai tác phẩm đó mới xuất hiện. Ngược lại, như chị đă biết, cả 2 cuốn này đều bị tôi chỉ trích nặng nề. Hơn thế nữa, trước 1975, Viên Linh luôn kéo Vơ Phiến theo  khi Viên Linh làm Thư Kư Ṭa soạn hay Chủ bút rồi Chủ nhiệm của một số tạp chí văn học Miền Nam. Vơ Phiến là tác giả được Viên Linh trả nhiều nhuận bút nhất sau Thanh Tâm Tuyền và Mai Thảo. Ông đă trả lời nhà thơ Phan Như Hạo như sau:

-"Khi bắt đầu làm Khởi Hành, tôi tŕnh bày với Đại tá chủ tịch Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội: Không ai có thể làm một tờ báo thành công nếu làm với một bộ biên tập có sẵn. V́ thế, ngay trong phiên họp của ban chấp hành hội, tôi được cam kết là có toàn quyền về biên tập. Tôi cũng đưa ra ư kiến là tôi cần lựa chọn nhà in thích hợp, và sẽ quyết định việc trả nhuận bút cho các tác giả cộng tác theo mức độ tên tuổi và tài năng của họ, trong khuôn khổ tài chánh mà Hội đă đồng ư [...] Do đó trong những năm làm Khởi Hành, trong số hai mươi ngàn đồng nhuận bút dành cho một số báo, kể cả lương tôi, tôi sử dụng theo tiêu chuẩn trên. Điều này đă khiến nhà văn Thanh Tâm Tuyền được trả 1.500 đồng một bài và những người khác từ Cung Tích Biền (nhà văn viết hay nhưng mới xuất hiện) tới Trùng Dương, Vơ Phiến, B́nh Nguyên Lộc, Mai Thảo (bốn nhà văn sau viết thường xuyên cho Khởi Hành) được trả theo giá từ 700, 1000, và tới 1.500 một bài....(Phan Nhiên Hạo phỏng vấn Viên Linh,  Viên Linh – Làm báo văn nghệ ở miền Nam trước tháng Tư 1975, Diễn đàn văn học Litviet-Phan Nhiên Hạo chủ trương, ngày 22. 8.2009)

Viên Linh lại hầu như không cộng tác với tạp chí Bách Khoa, nơi trú thân với Vơ Phiến. Nghĩa là Viên Linh không có ân oán giang hồ (thật ra, ân nhiều hơn oán) để "đánh" Vơ Phiến. Thêm vào đó, tin đồn này càng vô căn cứ khi chúng ta đă biết rằng Vơ Phiến khen ngợi Viên Linh trong cả tập Văn học Miền Nam-Thơ và tập Văn học Miền Nam-Truyện trong khi loại Cung Trầm Tưởng, Hà Huyền Chi và Du Tử Lê (lại công tử Bắc kỳ di cư) ra khỏi Thơ.  Nếu Viên Linh có chỉ trích Vơ Phiến (như về vụ Vũ Khắc Khoan hay Vũ Hoàng Chương), ông cũng chỉ là một trong nhiều tác giả chỉ trích Vơ Phiến, không thể lấy cớ đó mà quy cho ông cái tội kia. Ngoài Viên Linh, nhiều nhà văn Miền Nam như Mặc Đỗ từng mắng Vơ Phiến bằng mấy câu rất nặng. B́nh-nguyên Lộc cũng bầy tỏ một sự coi thường tương tự. [Giám đốc] Đỗ Tiến Đức từng công khai có ư kiến về vụ Vơ Phiến tiếm danh Phó Giám Đốc Nha Điện Ảnh. Hà Huyền Chi nhắc tới thái độ ngụy quân tử với vụ lôi thôi "ngoài luồng" của Vơ Phiến trong khi chính Vơ Phiến lại lôi đời riêng của Nguyễn Thị Hoàng (và Kim Lefèvre) ra bàn tán. Thế th́ tất cả những ai chỉ trích Vơ Phiến đều mượn tay tôi à?! Hay từng ấy tác gia lẫy lừng của Miền Nam  đều bịa đặt hết? 

 

Về Kiều Phong Lê Tất Điều th́ trong ṿng văn nghệ của Viên Linh không có Lê Tất Điều. Viên Linh là nhà văn duy nhất từng giữ chức Thư kư Ṭa soạn /Chủ bút hay Chủ nhiệm kiêm phần tŕnh bày nhiều tạp chí kiệt hiệt của Miền Nam. Ông đă đặt tên cho CHÓE và đề nghị CHÓE hướng sang lối biếm họa sau này rất danh tiếng. Những người từng cộng tác thường xuyên với ông là Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vơ Phiến, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Bắc Sơn, Cao Huy Khanh vv. Sang bên này, Viên Linh cũng không sinh hoạt cùng Lê Tất Điều. Thế nên, nói cho công bằng, Viên Linh không cần "đánh" cỡ nhà văn Lê Tất Điều.

 

Trở lại tin đồn trong câu hỏi của chị th́, lúc ấy, tôi đang c̣n bận đảm đương rất nhiều trận can qua. Ngay từ 1995-1996, tôi đă bị đẩy vào trận can qua thứ nhất. Một tờ báo lá cải, phóng đầy ám khí, dẫn đầu cuộc phỉ báng Trưởng Ủy ban Nhà văn Nữ và Trưởng Ủy ban Văn nghệ sĩ-Bị Cầm tù Nguyễn Tà Cúc ṛng ră mấy năm. Vài năm sau, đến lượt KP Lê Tất Điều bầy trận can qua thứ hai, một trận dai dẳng trong 2 năm, cũng trên tờ báo lá cải ấy.  Sau đó c̣n vài trận lẻ tẻ khác. Lần đầu tiên, trong lịch sử can qua, một chiếc mini-jupe rất tầm thường được lên-nhựt-tŕnh tràn ngập đến thế. Cũng lần đầu tiên, trong lịch sử văn học Miền Nam và Văn học Hải ngoại, một nhà văn Miền Nam phải đầu quân cho ...báo chợ. Chỉ cách đây khoảng 2 năm, lại có một trận thư hùng nữa, thu hút quần hùng quần tà khắp nơi, giữa tôi và một nhà văn danh tiếng, dẫn đến hậu quả là nhan sắc của tôi lại được hân hạnh "phủ sóng" (bắt chước tiếng Việt bây giờ) trong nhiều năm nay,  nhưng chắc chị và độc giả đă biết rồi với "những ải những ai". "Nhà văn này các chị nhớ, Nên (em) chả chép vào đây" (nhại thơ Nguyễn Nhược Pháp).

 

Tổng chi, tin đồn này càng trở nên khó hiểu hơn khi, trên thực tế, tôi không phải là người duy nhất trưng ra những sai lầm của Vơ Phiến. Vơ Phiến c̣n bị 2 người nữa chỉ trích. Đó là Hoàng Nguyên Nhuận với bài "Sư không ra sư, văn nô không ra văn nô?"  vào cuối năm 1998, nghĩa là sớm hơn bài của tôi. Ông  vừa phản bác về vấn đề Phạm Thiên Thư, vừa xét lại tiểu sử cũng như thành tích chống Cộng của Vơ Phiến. (http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/vophien-hnn.htm). Đó là Thụy Khuê, người từng viết mấy bài khen ngợi Vơ Phiến, nhưng đă thể hiện thái độ không đồng ư với lối phê b́nh của ông qua một bài nhận định xuất hiện trên Hợp Lưu Số 68, Tháng 12.2002 &Tháng 1. 2003. Đoạn dưới đây được trích từ một bài khác, nhiều chi tiết hơn, sau khi đă được tác giả hoàn chỉnh vào năm 2015:

 

-"Vơ Phiến [...] có tài kéo một nhà văn, nhà thơ hàng đầu của một nền văn học xuống ghế chót[...] những nhà văn miền Nam, có thể cạnh tranh địa vị văn đàn với Vơ Phiến như B́nh Nguyên Lộc, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan… đều được ông 'giới thiệu' với giọng như thế cả [...] Vơ Phiến là một nhà văn lớn, nhưng là một nhà phê b́nh nhỏ...." (Thụy Khuê, "Vơ Phiến, sự vong thân của con người khi bị bứt khỏi nguồn cội", Ngày 15. 5. 2015, http://vanviet.info/van-hoc-mien-nam/van-hoc-mien-nam-54-75-104-v-phien-su-vong-thn-cua-con-nguoi-khi-bi-but-khoi-nguon-coi/)

 

Thế th́ ai mượn tay Hoàng Nguyên Nhuận hay Thụy Khuê để "đánh" Vơ Phiến? Bà Hoàng Nguyên Nhuận hay ông...Thụy Khuê?! Li kỳ hơn, tại sao Vơ Phiến tuy không lên tiếng phản bác bất cứ ai nhưng phải mượn một bài phỏng vấn trên tạp chí Văn Học để trả lời tôi? Tại sao Lê Tất Điều cố sức triệt hạ tôi như thế?  Bởi thế, muốn giải thích tin đồn này, chúng ta cần nh́n vào nguyên ủy của cuộc can qua ấy, nghĩa là Vơ Phiến,  chứ không phải Kiều Phong Lê Tất Điều.



 

 

Lê Thị Huệ: Chị có nghĩ chị là người đàn bà hơi ngây thơ về đàn ông, nhất là đối với mấy ông văn nghệ sĩ ?

Nguyễn Tà Cúc: Ai chứ chị mà hỏi tôi câu này th́ sẽ bị chê là ...ngây thơ đấy nhé. Nếu tôi không ngây thơ, tôi đă không (dám) "phiêu lưu" vào vùng- lửa- đạn phê b́nh như chị nhận xét ngay từ đầu. Phải, tôi là một tay ngây thơ hạng nặng. Hồi c̣n nhỏ, khi Bùi Giáng biết Thanh Lăng đặt cho tôi tên Nguyệt Lăng đă  "phẩm đề xin một vài lời thêm hoa" (Truyện Kiều): "Đào hát này đă ngơ ngơ mà c̣n lang bang trên cung trăng, có ngày rớt xuống bây giờ." Bùi Giáng hay kêu tôi "đào hát" v́ thích mặc nhiều mầu đỏ (tôi rất thích màu đỏ). Thiệt t́nh, hồi cũng c̣n nhỏ, tôi được "một đoàn hùng binh có nhiều anh đi hàng đầu" (mượnBiệt Kinh Kỳ của Minh Kỳ), không  phải v́ tôi dung nhan tuyệt vời hay tài sắc vẹn toàn đến nỗi các anh rơi vào t́nh cảnh Kim Trọng; mà chỉ v́ anh nào cũng muốn ...bảo vệ tôi mà thôi. Nói chung, tôi không tin đàn bà chúng ta ngây thơ về đàn ông đâu. Chỉ giả vờ thôi. Các chàng tưởng bở, có ngày rơi xuống từ cung trăng không kịp đỡ.

Bây giờ, tôi vẫn c̣n ngây thơ v́ theo tôi, đức tính đầu tiên của một nhà phê b́nh là ngây thơ, " nhất là đối với mấy ông văn nghệ sĩ" hay không-văn nghệ sĩ. Tôi luôn luôn tin ở sự thành tâm và bào chữa của họ cho đến khi tôi t́m ra những chứng cớ đối nghịch. Có khi t́m ra rồi, tôi vẫn...giảm khinh. Ai chê tôi, tôi vẫn ngây thơ tin rằng họ, hoặc là không có cơ hội đọc bài tôi, hoặc là họ đọc mà không đủ tài liệu bằng tôi, hoặc là họ chỉ nghe lời tường thuật thất thiệt từ những kẻ đang bị tôi phê b́nh và hoặc là họ dị ứng với lối viết của tôi. Đằng nào th́ cũng không đáng trách cả. Tuy có tên Nguyệt Lăng, tôi không thuộc loại các nàng ...tưởng bở rằng ḿnh sinh ra đă tài hoa hơn hẳn láng giềng hay chữ ḿnh viết ra là một thứ Kinh Thánh, ai đọc cũng phải  rạp xuống tâm phục khẩu phục.  

Đằng khác, tôi không thể dấu được rằng tôi đă khám phá nhiều sự "đối nghịch" chứng minh sự không thành tâm của nhiều tác giả, đă chứng kiến nhỡn tiền tác phong không văn nghệ của vài ông bà văn nghệ sĩ nhưng chưa bao giờ họ tiêu diệt được sự ngây thơ của tôi. Sự ngây thơ giúp tôi tin tưởng vào một vĩnh cữu của sự thật hay của một b́nh minh sau rốt sẽ ngự trị trên bóng tối của những thủ đoạn kinh tởm mệnh danh chữ nghĩa. Nếu không có sự ngây thơ như một chiếc áo giáp vào vùng -lửa- đạn đó, hẳn tôi phải từ giă ngành phê b́nh từ lâu rồi. Chị có thể tưởng tượng nhiều ngày, nhiều năm phải đọc những trang sách nhầy nhụa trong man trá, lượt thượt với những bộ mặt nhuộm màu tối ám của sự ngụy quân tử? Đó là chưa kể đến lúc tôi c̣n bị tấn công một cách hạ tiện. Ngày này qua ngày khác. Năm này qua năm khác. Chỉ có một sự ngây thơ mới khiến tôi tiếp tục công việc ngày này qua ngày khác. Năm này qua năm khác. Không một lời than. V́ tôi yêu công việc tôi làm. V́ tôi tin vào sự bác ái và công bằng của nhân loại. Có phải v́ ḷng bác ái và công bằng đó mà chúng ta trở nên ngây thơ hết cả không?  Để tiếp tục tin người, tiếp tục viết và tiếp tục tranh đấu. Trong khi biết thừa quang cảnh mấy từng địa ngục ngay trong đời sống này?-





 

 

Nhà Văn Viên Linh Và Nhà Văn Nguyễn Tà Cúc trong buổi
Kỷ Niệm Sinh Nhật Thứ 20 - Tạp Chí Khới Hành ở phố Bolsa, Nam Cali (2015)

           

(c̣n tiếp)

 

http://www.gio-o.com/NguyenTaCuc.html

 

 

© gio-o.com 2018

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge ֎ Mười điều răn ֎ Ten Commandements

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎ Foreign Trade

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days ֎ USA Census

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

Your name:


Your email:


Your comments: