* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV
PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT NBCSPORT ESPNSPORT - EPOCH
Từ trái qua phải: Bùi AnhTrinh, Nguyễn Đình Chiến, Chu Di Tuyển, Kim Âu Hà Văn Sơn, Trương Văn Hùng
trinh bui <trinhbui49@yahoo.com>
15:10, Th 7, 31 thg 8 (20 giờ trước)
tới tôi
Bạn hiền thân mến.
Tao rất vui
vì thấy mày hiểu tao rất dễ dàng, nghĩa là chúng mình vẫn còn là tri
kỷ như thời còn đi học.
Thuở đó tụi mình đều được
hun đúc trong một cái lò văn hóa của đất trời Đà Lạt, cùng được học
chung thầy cô, cho nên chuyện mày hiểu tao cũng như tao hiểu mày là
điều có thể lý giải được.
Vừa qua tao
đã gởi đến cho mày đọc 2 bài viết mà tao nhận xét và minh oan cho
hảo hớn Bảy Viễn cũng như 1 bài minh oan cho hảo hớn Nguyễn Ngọc
Loan.
Sở dĩ tao tặng mày 3 bài
đó là để cho mày biết tao nhìn con người không bao giờ sai trật.
Và riêng đối với hảo hớn
Hà Văn Sơn thì cho tới nay tao vẫn nhìn không sai.
Không phải tao minh oan cho 2 hảo hớn
Bảy Viễn và Nguyễn Ngọc Loan không mà thôi, còn có rất nhiều nhân
vật lịch sử của VNCH đã được tao minh oan. Nếu mày không chán thì
tao sẽ lần lượt gởi tặng mày và mày nên tặng lại cho con cháu Việt
Nam Cọng Hòa để chúng nó biết rõ hơn những uẩn khúc của lịch sử mà
đã bị các thế lực chính trị làm biến dạng.
Bây giờ tao
gởi tới cho mày một tài liệu ngón nghề của tao, đó là biên khảo về
quân sử.
Tao gởi đến mày tập tại
liệu “BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP”.
Hiện nay chỉ có tao mới
đủ trình độ để lật mặt thật của nhân vật huyền thoại này.
Đây là tập
tài liệu quân sử đầu tay của tao, tao viết rất dễ dàng mà chẳng cần
tham khảo nhiều tài liệu, tao chỉ cần căn cứ vào 4 quyển hồi ký của
ông ta.
Tất cả những gì tao cần
biết về sự thật của ông ta đều được ông ta vô tư huênh hoang trên
giấy trắng mực đen, cho nên không thể chạy chối đi đâu được.
BÙI ANH TRINH
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP,
(12) TRẬN MẠO KHÊ, HỒ CHÍ MINH MẮNG
LÊ TRỌNG TẤN
Năm 1951, ngày
29-3, Việt Minh tung ra vài vạn quân tấn công vùng mỏ than Mạo Khê
Uông Bí.
Riêng đồn Mạo Khê bị 2 trung đoàn
Việt Minh bao vây (Tin báo chí).
Theo sử gia Lê
Văn Dương, Trung tá
Phó Giám đốc Nha Quân sử VNCH, thì
con số vài vạn quân chỉ là tin giật gân của các báo Hà Nội vào ngày
29-3.
Sở dĩ Mạo Khê dễ biến thành tin
chiến sự nóng hổi vì hễ Mạo Khê bị đánh có nghĩa là Hải Phòng bị uy
hiếp và nếu hải Phòng bị mất thì kiều dân Pháp tại Hà Nội cũng như
toàn Bắc Việt sẽ không còn đường di tản.
Người Pháp bị ám ảnh bởi trận chiến Cao
Bằng và trận Vĩnh Yên với 40.000 quân Việt Minh cho nên báo chí
thường làm lớn chuyện trước những tin có trận đánh. Theo chứng liệu
còn lưu lại tại Bộ Tổng tham mưu QLVNCH thì quy mô của trận Mạo Khê
không lớn, và lực lượng phản kích củaTướng Dellatre chỉ có 3 Tiểu
Đoàn ( khoảng 1.500 quân ) là đủ ổn định tình thế cho nên sử gia Lê
Văn Dương không tin vào con số vài vạn quân do báo chí đưa ra.
Tuy nhiên ngày nay hồi ký của Tướng Lê
Trọng Tấn cho thấy quân Việt Minh tham chiến trong trận này là 3 Đại
đoàn, tức là 27 tiểu đoàn. Và hồi ký của Tướng Võ Nguyên Giáp xác
nhận trận này ông huy động cho toàn chiến dịch là 40.000 quân,
50.000 dân công và 1.263 tấn lương thực, 156 tấn đạn ( Tất cả đều do
Mao Trạch Đông chở từ TQ sang ).
Riêng mặt trận
chính là thị trấn Mạo Khê thì có 25.719 quân và 30 ngàn dân công.
Ngoài ra hồi ký của Tướng Giáp
cũng cho thấy có cố vấn Vi Quốc Thanh cùng tham dự chỉ huy trong
chiến dịch này.
Thị trấn Mạo Khê có 3 đơn vị quân đội Pháp
trấn đóng : (1) Tại Mỏ Than Mạo Khê có một đồn lính do 95 quân địa
phương toàn người sắc tộc Thổ tuyển mộ tại Bắc Việt, gọi là “Thân
binh địa phương” do Trung úy Nghiêm Xuân Toàn chỉ huy, đồn này cách
thị trấn Mạo Khê khoảng 2 cây số.
(2) Trên Tỉnh lộ
18, cách thị trấn Mạo Khê 800 mét, có một chi đội thiết giáp của
trung đoàn Bộ binh Bắc Phi (Một chi đội có 6 xe thiết giáp, tương
đương với cấp số đại đội bộ binh).
(3) Cách trung tâm khu phố 200 mét
có một đại đội Biệt Kích gồm có lính người Thổ với lính Bắc Phi.
Tổng cộng cả ba đơn vị khoảng 400
người (Trong khi quân CSVN là 25.700 người).
Diễn tiến trận đánh
Cuộc chiến khởi sự từ đêm 23 rạng ngày
24-3, quân Việt Minh hạ một lúc 7 đồn canh của Pháp thiết lập dọc
theo Tỉnh lộ 18. Các đồn canh này nằm trên hệ thống phòng thủ đồng
bằng Bắc Việt, ngăn cản không cho quân Việt Minh tiếp tế lương thực
từ vùng đồng bằng lên các chiến khu vùng rừng núi Việt Bắc.
Mỗi đồn do một trung đội lính “Phụ lực
quân” canh giữ ( 1 trung đội khoảng 30 người ), đa số là lính mộ tại
địa phương Bắc Việt. Đại đoàn 316 phụ trách đánh 7 đồn canh tại Lán
Tháp, Lọc Nước, Lán Trâu, Máng Nước. Trong khi đó Đại đoàn 308 và
Đại đoàn 312 phục kích đoàn quân tiếp viện tại hai đầu trên Tỉnh lộ
18 ( mỗi đại đoàn khoảng 10.000 người ).
Tuy nhiên chờ 3 ngày không thấy quân tiếp
viện nên Võ Nguyên Giáp giao cho 308 đánh nhứ một đồn thứ 8 tại Bí
Chợ và 312 đánh nhứ một đồn tại Tràng Bạch, nhưng hạ xong hai đồn
vẫn không thấy tiếp viện.
Lúc 9 đồn canh bị hạ thì Tướng Delattre
đang ở Pháp, nhưng ông có mặt tại Hà Nội vào ngày 26-3. Đích thân
ông điều động 3 tiểu đoàn đến tăng cường cho khu vực Mạo Khê vì các
đồn canh bị mất khiến cho khu Mỏ Mạo Khê bị cô lập ( mỗi tiểu đoàn
khoảng 600 người ), đồng thời ra lệnh cho Hải đoàn xung phong số 1
theo sông Bạch Đằng tiến vào Mạo Khê.
Ngày 26-3-1951,
chờ hoài mà không thấy quân tiếp viện, Tướng Giáp lại giao cho Trung
đoàn 209 thuộc Đại đoàn 312 đánh đồn Mỏ Mạo Khê ( mỗi trung đoàn
khoảng 2.500 người ).
Trung đoàn 36 thuộc
Đại đoàn 308 đánh Thị trấn Mạo
Khê.
Trong khi đó thì Đại đoàn 316 và
các trung đoàn còn lại của hai đại đoàn chia ra phục kích chận viện
trên trên hai đầu của Tỉnh lộ 18.
Kế hoạch tấn
công và chận viện được thực hiện vào đêm 27-3.
Nhưng không may cho quân CSVN vì
trưa 27-3 Tiểu đoàn 6 Dù của Pháp đã lọt vào Thị trấn Mạo Khê và
trấn giữ
các cao điểm của Thị trấn cũng như
Nhà thờ Mạo Khê.
Đêm 27-3, Tướng
Giáp được tình báo cho biết quân Dù đã vào tăng cường phòng thủ Thị
trấn, ông cho lệnh Trung đoàn 36 ngưng tấn công Thị trấn nhưng không
liên lạc kịp ( Liên lạc bằng người đưa thư ).
Trung đoàn 36 không hay biết, vẫn
chuẩn bị tấn công Thị trấn theo như kế hoạch.
1 giờ sáng ngày
28-3, quân Trung đoàn 36 pháo kích vào đồn lính của đại đội Biệt
Kích, chi đội Thiết giáp và cả vị trí phòng thủ của Tiểu đoàn 6 Dù
tại nhà thờ Mạo Khê. Trận pháo kích kéo dài 1 tiếng đồng hồ, sau đó
là đợt xung phong tổng tấn công cả hai đồn ( Chiến thuật tiền pháo
hậu xung ), phá hủy 3 xe thiết giáp,
chiếm được 2 chòi canh và lọt vào
khu phòng thủ của tiểu đoàn Dù.
Tuy nhiên vẫn
không tràn ngập được cả 3 vị trí.
Đến 6 giờ sáng thì quân Việt Minh
rút lui.
8 giờ sáng thì thêm Tiểu đoàn 2 Dù
đến tiếp viện.
Lúc này trận chiến tại thị trấn đã
xong nên Tiểu đoàn 2 Dù tiến về khu đồn Mỏ Than đang còn đánh nhau ở
đó.
3 giờ 30 sáng
ngày 28-3, tại đồn Mỏ Than, theo kế hoạch thì Trung đoàn 209 sẽ nổ
súng vào lúc 23 giờ đêm 27-3
nhưng vì trời tối đường đi toàn
đồi sim lấp xấp khó nhận dạng nên đơn vị bị lạc, mãi đến 3 giờ 30
mới nổ súng.
Ba khẩu pháo 75 ly đặt cách đồn
100 mét vội bắn ngay sau khi đặt súng.
Pháo binh Pháp từ Thị trấn Mạo Khê
bắn yểm trợ cho quân phòng thủ.
Sau 40 phút quân
209 phá được rào nhưng quân phòng thủ rút lên lầu ba của khu nhà
cao, hủy cầu thang và tuôn lựu đạn cũng như đạn súng cối 60 ly xuống
khiến quân Việt Minh bị thiệt hại nặng.
Quân của Lê Trọng Tấn phải áp sát
đồn và đặt chất nổ phá ụ phòng thủ bằng bê tông khiến sĩ quan chỉ
huy đồn là Nghiêm Xuân Toàn bị thương.
Đến 5 giờ sáng
thì quân Việt Minh giữ chặt tầng dưới chờ trời tối.
Máy bay phóng pháo B.26 tới thả
bom xung quanh nên đồn được giữ vững.
10 giờ sáng Hải đoàn xung phong
của Pháp vừa đến nơi dùng hải pháo yểm trợ kịp thời cho quân trong
đồn.
2 giờ trưa thì Tiểu đoàn 2 Dù đến
nơi tham chiến, tuy nhiên Tiểu đoàn bị chặn lại vì Việt Minh đã
chiếm những cao điểm trong khu Mỏ bắn xuống.
Quân Pháp gọi
phi cơ thả bom yểm trợ cho quân Dù, một B.26 bị bắn rơi gần khu đồn
Mỏ Than.
Quân Trung đoàn 209 tại khu đồn Mỏ
Than quay lại đánh nhau với toán quân Dù đến cứu trợ tại khu vực máy
bay rơi.
Lợi dụng cơ hội đó và lợi dụng
trời tối, quân Thân binh của Nghiêm Xuân Toàn ở đồn Mỏ Than rút khỏi
đồn và đi vòng về thị trấn Mạo Khê, tất cả còn 60 người, gồm cả
những người bị thương và vợ con của “Thân binh”.
Trong khi đó Đại
đoàn 316 mới được thành lập do tướng Lê Quảng Ba chỉ huy đã mở một
trận phục kích quân tiếp viện trên Tỉnh lộ 18 theo chiến thuật Công
đồn đả viện.
Nhưng quân tiếp viện của Pháp
không đi qua con đường này mà là đi theo đường thủy do Hải đoàn 1
xung phong vận chuyển tới.
Thực ra tuyến
phục kích của Tướng Lê Quảng Ba nằm trên Tỉnh lộ 18 nhưng ngay trên
đoạn song song với sông Bạch Đằng.
Do đó Lê Quảng Ba nhận được lệnh
phục kích cả hai mặt thủy bộ.
Nhưng khi thấy Hải đoàn đi qua quá
dài, tàu này cách tàu kia cả cây số cho nên không thể đồng loạt nổ
súng vì đội hình phục kích chỉ chiếm một đoạn nhỏ của đoàn tàu.
Trong khi đó
súng đại bác trên tàu nhiều hơn súng đại bác của quân phục kích.
Phía quân phục kích có nhiều súng
trường hơn nhưng đối với tàu sắt thì trở thành vô ích. Vì vậy khi
thấy các đoàn tàu đi qua thì Tướng Lê Quảng Ba vẫn ém quân chờ phục
kích quân tiếp viện bằng đường bộ .
Năm 1951, ngày 29-3, tổng kết chiến trận
tại Mạo Khê, quân Việt Minh chết khoảng 500 người, quân Pháp cả chết
cả bị thương là 200 ( Theo tài liệu quân sự Pháp).
Sau khi tấn công
thất bại, Tướng Giáp cho đánh các đồn nhỏ cấp đại đội để vớt vát:
“Chúng tôi quyết định chuyển sang đợt 2, tiếp tục đánh một loạt vị
trí do đại đội địch chiếm đóng.
Những mục tiêu được chọn lần này
đều nằm trên đường 17.
Đêm ngày 4 tháng 4 năm 1951, bộ
đội ta đồng loạt nổ súng. Trung đoàn 102 đánh Bến Tắm, Trung đoàn 88
đánh Bãi Thảo, Trung đoàn 141 đánh Hoàng Gián, Trung đoàn 98 đánh Hạ
Chiêu”.
“Nhưng cả 4
Trung đoàn đều đột phá không thành công!
Đồng chí Vũ Mạnh Hùng hy sinh vì
đạn pháo của địch…” (Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, in lần
2, trang 168). Tướng Giáp viết rằng “Chúng tôi quyết định” trong khi
ông là Tư Lệnh nhưng không cho biết ai là Bí thư quân ủy. Vậy chữ
“chúng tôi” là muốn nói tới Cố vấn Vi Quốc Thanh.
Bốn trung đoàn,
mỗi trung đoàn (khoảng 2.500 người) đánh một đồn nhỏ cấp đại đội (
khoảng 150 người ) mà không trung đoàn nào thành công.
Hồi ký của Tướng Giáp cũng như
tướng Lê Trọng Tấn không nêu rõ vì sao thất bại, cho dù là Tướng
Giáp đã quyết lấy thịt đè người để đánh lấy tiếng, hầu vớt vát cho
trận thua tại Mạo Khê
Kết quả trận đánh
Năm 1951, ngày
5-4, Tướng Giáp bàn với Tướng cố vấn Vi Quốc Thanh cho kết thúc
chiến dịch vì quân số thương vong lên đến 2.000 người, gồm có 500
chết và 1.500 bị thương. Vi Quốc Thanh đồng ý kết thúc chiến dịch và
an ủi Tướng Giáp :
“Trong chiến dịch này đã huy động
25.000 bộ đội. Hy sinh chưa đầy 2% không phải là lớn…” (Võ Nguyên
Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 169).
Lời an ủi này đã chứng minh rằng
trận Mạo Khê là do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chứ không phải là Vi Quốc
Thanh.
Sau chiến dịch,
hồi ức của Tướng Lê Trọng Tấn ghi :
“Đại đoàn trở về Tuyên Quang tổng
kết trong không khí trầm lặng.
Đại đoàn đã không làm tròn nhiện
vụ trong trận Mạo Khê. Đánh viện không gọn, thương vong cao”… “Tôi
cho rằng chiến dịch Hoàng Hoa Thám là một chiến dịch không thành
công.
Mục đích của chiến dịch là tiêu
diệt sinh lực địch hay là làm thay đổi cục diện chiến trường không
rõ.
Cả ba đại đoàn đều không hoàn
thành nhiệm vụ… Các đơn vị đều bị thương vong cao, không hoàn thành
nhiệm vụ. ( Nghĩa là cả ba đại đoàn đều thua ).
Tôi cho rằng Bộ ( Bộ tổng tư lệnh, tức là
Tướng Giáp ) cũng phải chịu trách nhiệm về chọn hướng để mở chiến
dịch và xác định mục đích chiến dịch cho rõ”… “Và tôi đã chân thành
nói lên những suy nghĩ trên của mình trong hội nghị tổng kết của Bộ.
Tôi có cảm tưởng khá đông cán bộ ở đơn vị tán thành ý kiến của tôi
nhưng không ai nói ra”…
“Mục đích chiến dịch không rõ, không kiên
quyết, chọn hướng mở chiến dịch không đúng thì chiến dịch không thể
hoàn thành được nhiệm vụ. Ý kiến của tôi đã được phản ánh lên trên (
Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên, in lần 2, trang 158-159).
Lê Trọng Tấn
nghĩ rằng ý kiến xây dựng của mình sẽ tạo nên một nề nếp sinh hoạt
lành mạnh giúp cho quân đội luôn luôn được cải tiến dưới hình thức
phê bình dân chủ.
Tuy nhiên ông không ngờ là Võ
Nguyên Giáp không thể nào chịu nổi một trận thua thứ hai sau lần
thua ở Vĩnh Yên.
Trường Chinh cũng như Nguyễn Chí
Thanh đã tuyên truyền trong dân chúng rằng đã chiến thắng trong trận
Mạo Khê, hạ được 7 đồn và tiêu diệt hằng trăm quân địch.
Ngoài ra báo chí
Hà Nội và Paris không ngớt bàn tán về cuộc tấn công của nhiều vạn
quân khiến cho dư luận Hà Nội cũng như Paris phải rúng động.
Nếu bây giờ ý kiến của Lê Trọng
Tấn được đưa ra mổ xẻ tại Quân ủy trung ương thì trận Mạo Khê lại là
một thất bại và dĩ nhiên Võ Nguyên Giáp, Vi Quốc Thanh phải lãnh đủ
trước La Quý Ba và Bắc Kinh.
Vì vậy Võ Nguyên
Giáp phải cầu cứu tới Hồ Chí Minh, ông này đích thân đến hội nghị
kiểm điểm chiến dịch để ra tay ém nhẹm vụ Lê Trọng Tấn dám phê bình
cấp trên.
Hồi ức của Lê Trọng Tấn :
“Giữa hội nghị,
Bác Hồ đến thăm.
Bác nói, người ta ai cũng phải rửa
mặt.
Tự phê bình là rửa mặt cho sạch.
Bác bảo tôi đứng dậy rồi Bác nói:
“Chú Tấn! Chú đã biết rửa mặt
chưa?
Mặt có vết nhọ mà không rửa thì
không sạch.
Phê bình và tự phê bình là cách
rửa mặt.
Sau mỗi trận đánh phải biết phê
bình và tự phê bình mới mong tiến bộ” (Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan
đến Điện Biên, in lần thứ 2 , trang 160).
Ông Hồ Chí Minh
bảo người ta phê bình mới mong tiến bộ nhưng Lê Trọng Tấn phê bình
cấp trên thì bị ông dập ngay, ông buộc Lê Trọng Tấn phải nhận tội tự
làm cho thua trận chứ không được đổ cho cấp trên.
Từ cuộc họp này đã tạo ra một nề
nếp độc tài, cửa quyền trong quân đội CSVN.
Cấp dưới phải nhận tội thay cho
cấp trên chứ không được phê bình cấp trên (sic).
Theo hồi ức của
Tướng Lê Trọng Tấn thì sau hội nghị Võ Nguyên Giáp gặp riêng Lê
Trọng Tấn và an ủi, chia sẻ với Lê Trọng Tấn về những lời cay nghiệt
của Hồ Chí Minh.
Hồi ức của Lê Trọng Tấn cho biết
ông cảm động trước nghĩa cử này.
Tướng Lê Trọng
Tấn vẫn không ngờ chuyện ông bị mạt sát là do ông Hồ Chí Minh và ông
Giáp đã sắp xếp trước với nhau ( Nếu không có sắp đặt sẵn thì VNG đã
không mời HCM tới, hoặc ông ta đã nhận lỗi trước với HCM chứ không
đến nỗi làm lơ cho HCM buộc tội oan LTT ).
Cuối cùng thì Võ Nguyên Giáp đã
không bị cấp dưới phê bình, mà lại được Lê Trọng Tấn mang ơn. Thủ
đoạn của VNG trái với tinh thần thượng võ của con nhà binh.
(13) TƯỚNG GIÁP THUA TRẬN NINH BÌNH
Năm 1951, cuối
tháng 4, Quân ủy CSVN điều động 3 đại đoàn 308, 320 và 304 đánh Ninh
Bình, Phát Diệm ( Mỗi đại đoàn hơn 10.000 người ).
Đầu tháng 5, Bộ chỉ huy của Tướng
Võ Nguyên Giáp đến đóng tại Châu Sơn, Ninh Bình.
Lần này hồi ký của Tướng Giáp
không cho biết ai là Tư lệnh và ai là Bí thư quân ủy nhưng tại Châu
Sơn có mặt Tướng Văn Tiến Dũng, Tướng Hoàng Sâm và Lê Thanh Nghị. Có
thể Văn Tiến Dũng là Bí thư quân ủy.
Diễn tiến trận đánh đợt 1
Đêm 28, rạng
29-5, quân CSVN thuộc Đại đoàn 304 chiếm đồn Cư Đa do hai trung đội
phụ lực quân canh giữ, đồn nhanh chóng bị tràn ngập.
Đại đoàn 304 làm chủ tình hình Phủ
Lý.
Trong đêm, đoạn đường bộ từ Nam
Định đi Phủ Lý bị phá hủy, có 3 cây cầu bị đánh sập và
đường bị đào 110 chỗ.
Lúc đó có 1 Liên
đoàn Trừ bị của Pháp đóng tại Nam Định nhưng không thể nào tiếp viện
cho Ninh Bình bằng đường bộ qua ngã Phủ Lý.
Chỉ còn một đường duy nhất từ Hà
Nội đi Phủ Lý rồi đi Ninh Bình.
Đại đoàn 304 đã mở một trận phục
kích tuyến rất lớn trên đoạn đường từ Phủ Lý đi Ninh Bình để chờ
đánh đoàn quân tiếp viện từ Hà Nội.
Tuy nhiên không
ngờ quân Pháp ở Nam Định lại tiếp cứu cho Ninh Bình bằng đường thủy,
từ sông Hồng ở Hà Nội đi theo sông Nam Định đến sông Đáy là đến Ninh
Bình.
Sông Nam Định rất rộng cho nên
không sợ bị phục kích hai bên bờ sông.
Trong khi quân
của Đại đoàn 304 bố trí trận địa tại Phủ Lý thì tại Ninh Bình
Đại
đoàn 308 vượt sông Đáy kiểm soát Quốc lộ 1. Trung đoàn 102 tấn công
đại đội Thân binh đóng giữ tỉnh lỵ Ninh Bình, cả đại đội bị tiêu
diệt.
Hai cánh quân khác tiến chiếm Kỳ
Cau và Gián Khẩu .
Được tin Ninh
Bình bị tấn công;
Đại tá Gambiez, chỉ huy trưởng
Phân khu Nam, cho Tiểu đoàn xung kích số 1 từ Nam Định tiến bằng
đường thủy tới tiếp cứu Ninh Bình (Trong khi đó quân CSVN tại Ninh
Bình tới 3 sư đoàn), cùng đi với Tiểu đoàn xung kích còn có 1 pháo
đội 105 ly và 2 đại đội Biệt kích.
Tất cả di chuyển
trên 9 tàu chiến của Hải Đoàn xung phong số 3, theo sông Nam Định
tiến đến sông Đáy thuộc địa phận Ninh Bình, lộ trình dài 47 cây số.
Đến trưa thì đoàn tiếp viện tới
Yên Phúc, cách Ninh Bình 4 cây số, đổ bộ 1 đại đội Biệt kích do
Trung úy Romary chỉ huy, đại đội này tiến bằng đường bộ đến tỉnh lỵ
Ninh Bình.
Đoàn tàu tiếp
tục tiến tới sông Đáy vào Ninh Bình.
12 giờ trưa Tiểu đoàn 1 xung kích
đổ bộ và tiến tới đơn vị mới bị đánh trong đêm trước, chỉ còn 2 binh
sĩ bị thương còn sống sót.
Đến chiều Đại
đội Biệt kích của Romary tới nơi được phân công tiến xuống phía nam
tăng cường cho đồn Yên Cư Hạ ở phía nam Ninh Bình.
Một đại đội thuộc Tiểu đoàn xung
kích số 1 được phân công chiếm đóng trên ngọn núi Thúy phía Tây
thiết lộ, đaị đội này do Trung úy Bernard Delattre chỉ huy, ông đang
nghỉ phép tại Hà Nội thì được tin đơn vị đi tiếp viện cho Ninh Bình
thì vội trở về Nam Định nhưng Tiểu đoàn đã lên Tàu, ông lên tàu nhỏ
đuổi theo và gặp đơn vị tại Ninh Bình lúc 5 giờ30 chiều.
Một đại đội thứ
2 của Tiểu đoàn 1 xung kích chiếm đóng trên ngọn núi đá phía nam bờ
sông Đáy có tên là núi Non Nước.
Quân còn lại của tiểu đoàn cũng
như pháo đội 105 ly và đại đội Biệt kích của Trung úy Sieffer đóng
quân tại chân núi Non Nước.
Ngày 30-5, 2 giờ
sáng, quân của Đại đoàn 308 CSVN tấn công cả 3 vị trí đóng quân của
Tiểu đoàn 1 xung kích.
Đại đội đóng trên núi Thúy bị súng
cối pháo lên liên tục trong khi quân CSVN dàn sẳn dọc theo thiết lộ
chuẩn bị tấn công lên núi Thúy. Các khẩu pháo binh 105 và hải pháo
trên tàu phải bắn trực xạ để chống biển người.
Nhiều tàu chiến bị trúng đạn.
3 giờ 20 Trung
úy Bernard Delattre và Trung úy đại đội phó Mercier bị trúng đạn
pháo, cả hai tử thương, Thượng sĩ Meliot lên chỉ huy đại đội.
3 giờ 30 cả đoàn tàu phải di
chuyển sang bờ phía bắc sông Đáy để tránh đạn. 4 giờ 50 quân CSVN
tấn công lên núi Thúy và núi Non Nước, quân Pháp chống trả mãnh
liệt, nhưng đến 6 giờ 30 thì núi Non Nước bị tràn ngập và 9 giờ sáng
thì núi Thúy bị tràn ngập, cả hai đại đội đóng trên 2 núi đều bị
tiêu diệt.
10 giờ sáng quân
tiếp viện của Pháp đến nơi dưới sự yểm trợ của 30 máy bay phóng
pháo.
Đại đội dẫn đầu quân tiếp viện gồm
200 người do Vandenberghe chỉ huy tấn công lên núi Non Nước vào lúc
10 giờ 45.
Đến 11 giờ thì Liên đoàn lưu động
số 4 do Đại Tá Edon chỉ huy đổ bộ lên Ninh Bình.
12 giờ 50 quân CSVN rút lui vào
các rặng núi đá vôi.
Đại đội của Vandenbergh bị chết và
bị thương 64 người, đại đội trưởng bị thương.
Quân Pháp chiếm lại Thị xã Ninh
Bình.
Tổng kết quân
CSVN để lại 350 xác chết, 153 súng trường, 40 tiểu liên, 12 trung
liên, 2 đại liên và 9 súng cối.
Phía quân Pháp bị chết và bị
thương gần 1.000 người, nhiều đại bác bị phá hủy và nhiều tàu chiến
bị hư hại.
5 giờ chiều Đại tướng Jean
Delattre de Tassiny đón thi hài con tại Hà Nội, Trung úy Bernard
Delattre de Tassiny, 23 tuổi.
Diễn tiến trận đánh đợt 2
Năm 1951, ngày 4-6, Sau 4 ngày rút vào núi
để củng cố lực lượng, quân CSVN đồng loạt tấn công đồn Yên Cư Hạ,
thị trấn Yên Phúc và đoàn tàu chiến đang trú đóng tại Ninh Bình.
Đồn Yên Cư Hạ,
còn gọi là đồn Chùa Cao, nằm vào phía nam tỉnh lỵ Ninh Bình, trấn
giữ cửa ngõ đi vào Thanh Hóa.
Đồn được xây cất kiên cố bằng bê
tông, gồm một pháo đài chính và 3 pháo đài phụ.
Trước đây đồn được trấn giữ bởi 1
đại đội Phụ lực quân, đến khi quân tiếp viện đến giải tỏa Ninh Bình
thì tăng cường thêm 1 đại đội Biệt kích của Trung úy Romary.
Lúc này thì các
đồn Ninh Bình được yểm trợ bởi Liên đoàn 4 của Đại tá Edon trấn đóng
tại bãi đổ bộ dưới chân núi Non Nước cùng với các tàu chiến neo tại
bờ phía nam sông Đáy.
Giữa Ninh Bình và đồn Yên Cư Hạ là
thị trấn Yên Phúc.
Giờ đây đồn Yên Cư Hạ trở thành
điểm và Yên Phúc, Ninh Bình trở thành diện .
Ngày 4-6, lúc
0giờ 30, Trung đoàn 88 của Đại đoàn 308 pháo kích vào đồn Yên Cư Hạ.
Đến 2 giờ sáng ngưng pháo, đặc
công xung phong áp sát 1 pháo đài phụ và cho nổ pháo đài bằng thủ
pháo.
Sau đó từ pháo đài phụ, quân CSVN
tràn về phía pháo đài chính nhưng bị đẩy lui.
Pháo binh của Pháp từ chân núi Non
Nước bắn yểm trợ xung quanh đồn cho tới 5 giờ sáng thì ngưng yểm trợ
vì quân Việt Minh pháo 120 ly vào tỉnh lỵ Ninh Bình cũng như các vị
trí đóng quân của Liên Đoàn 4.
Cùng lúc này thì hai trung đoàn 102 và 36
của Đại đoàn 308 phục kích chận viện tại thị trấn Yên Phúc, trên
đường từ Ninh Bình đi Yên Cư Hạ. Tuy nhiên quân tiếp viện của Liên
đoàn 4 lại đi trên tàu thủy nên quân của 308 dùng đại bác không giật
bắn vào đoàn tàu chiến. Tàu lớn nhất là LSSL6 bị trúng tới 7 phát
đạn đại bác nhưng không hề gì.
Đến 7 giờ sáng
quân CSVN xung phong tấn công đồn Yên Cư Hạ lần nữa, chiếm được pháo
đài chính và thêm 1 pháo đài phụ.
Đến 9 giờ sáng thì quân tiếp viện
của Liên đoàn 4 được tàu thủy chở đến Yên Cư Hạ. Tàu Pháp bắn thẳng
vào chiếc đồn đổ nát và một đại đội của Tiểu đoàn 8 Nhảy dù đổ bộ
tiến vào đồn, quân Việt Minh cố thủ trong đồn dưới hỏa lực đại bác
bắn trực xạ từ dưới tàu lên.
Cuối cùng toán
quân CSVN cố thủ trong đồn còn lại 55 người phải ra hàng và để lại
trong đồn 23 xác, còn khu vực xung quanh đồn là 200 xác.
Nguyên 2 tiểu đoàn của Trung đoàn
88 bị xóa sổ. Về phía Pháp thì 2 đại đội phòng thủ gần 400 người chỉ
còn lại vài chục;
Trung úy Romary bị thương nặng.
Sai lầm của Tướng Giáp : Ta thua vì pháo
binh địch bắn chính xác
Sáng ngày 5,
Tướng CSVN Hoàng Văn Thái xuống Yên Cư Hạ tìm hiểu tình hình thất
bại của Trung đoàn 88.
Hồi ký của Tướng Giáp:
“Trung đoàn 88 là đơn vị công kiên
giỏi của 308 đã nhiều lần tiêu diệt những vị trí Âu Phi trên đường
số 4 trong vòng 1 giờ. Tôi nghĩ không phải chỉ vì một số khuyết điểm
trong công tác chuẩn bị như phái viên đã về báo cáo, cũng không phải
vì anh em quá mệt mỏi.
Khó khăn lớn nằm
ở chỗ khác.
Đó là do thủ đoạn đối phó của địch
thay đổi.
Với khả năng bắn chính xác của
pháo binh, địch đã tập trung pháo ngăn chận những đợt tiến công ban
đêm vào vị trí, kéo dài cho tới lúc viện binh và không quân can
thiệp” (Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 197).
Tướng Giáp cho
rằng bị thua vì đạn pháo binh của Pháp bắn chính xác mà ông giấu đi
sự thật là lính Pháp nằm dưới hầm bê tông, cho nên khi đạn pháo nổ
chụp lên đồn thì chỉ có quân CSVN ở trên mặt đất bị chết mà thôi.
Dĩ nhiên khi thiết lập đồn thì
quân Pháp đã có tọa độ chính xác và đã cho pháo binh bắn điều chỉnh
từ trước.
Những điều này thì bất cứ một sĩ
quan chỉ huy nào cũng được học ngay trong trường võ bị.
Đáng tiếc là Tướng VNG không được
biết bởi vì ông không tốt nghiệp một trường quân sự nào (sic).
Ngày 20-6, Văn
Tiến Dũng kết thúc chiến dịch.
Theo hồi ký Võ Nguyên Giáp thì
thiệt hại giữa ta và địch là ta 1, địch 1,2.
Tỉ số 1 trên 1,2 chỉ là để biến
cái thua trận thành thắng trận.
Tuy nhiên không ai tin cái tỉ số
này, cho nên vào năm 1999 đài BBC cho phổ biến tài liệu của TQ do
giáo sư Quang Zhai của HK sưu tầm :
“Tháng giêng năm
1951, Tướng Giáp cho tấn công Vĩnh Yên, cách Hà Nội 37 dặm, áp dụng
chiến thuật biển người đang được Trung Quốc dùng tại Triều Tiên.
Tướng Jean Delattre de Tassigny, Tổng tư lệnh Pháp tại Đông Dương,
đưa quân phản kích, dùng cả bom Napalm, Việt Minh tổn thất ít nhất
6.000 chiến sĩ.
Đến tháng Ba, trận tấn công tại
Mạo Khê, gần Hải Phòng, lại thất bại.
Cùng một định mệnh rơi xuống cho quân Việt
Minh trong tháng Năm khi họ đánh Phủ Lý và Ninh Bình. Các trận đánh
này với sự đồng ý của các cố vấn Trung Quốc. Và thất bại khiến cố
vấn Trung Quốc nhận ra họ phải thực tế và thận trọng hơn” ( Tài liệu
của BBC Vietnammese.com/ chuyên đề/lịch sử Việt Nam ).
(14) LÊ TRỌNG TẤN THUA TRẬN NGHĨA
LỘ 1
Năm 1951, ngày
25-9, Đại đoàn 312 CSVN từ Yên Báy chia quân làm hai cánh di chuyển
về hướng Nghĩa Lộ là một thành phố nằm giữa sông Hồng và sông Đà.
Ngay tại bờ sông Hồng thì có tỉnh
lỵ Yên Báy.
Còn trên bờ sông Đà thì có tỉnh lỵ
Sơn La.
Đồn Nghĩa Lộ nằm giữa hai tỉnh lỵ.
Cư dân Nghĩa Lộ đa số là người
Thái, tại đây có một số căn cứ quân sự do một tiểu đoàn Thân binh
người Thái trấn giữ.
Sau trận Ninh
Bình, Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp và cố vấn Vi Quốc Thanh quyết
định cho Đại Đoàn 312 CSVN ( khoảng 10.000 người ) đang hoạt động
tại Yên Báy đánh vào Nghĩa Lộ là nhằm thu hút quân Pháp buộc phải
tăng cường trấn giữ khu vực Trung Du mà buông lơi khu vực Đồng Bằng
là vựa lúa của Việt Minh.
Chuyến này Đại đoàn 312 CSVN ra
quân một mình vì là đại đoàn duy nhất không tham gia trận Ninh Bình,
binh sĩ đã được nghĩ ngơi sau trận thua tại Mạo Khê.
Diễn tiến trận
đánh
Ngày 23-9, Đại
đoàn 312 CSVN do Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh và Trần Độ là Bí thư quân
ủy, từ Yên Báy chia làm hai cánh, cánh thứ nhất gồm có Trung đoàn
141 và Trung đoàn 209, tiến đến hai đồn phía bắc Nghĩa Lộ là đồn Bản
Tự và đồn Cả Vinh.
Sau khi chiếm hai đồn sẽ tấn công
mặt Bắc Nghĩa Lộ.
Cánh thứ hai là Trung đoàn 165 sẽ
đi vòng xuống hướng Nam và tấn công mặt Đông Nam Nghĩa Lộ ( Mỗi
trung đoàn khoảng 2.500 người ).
Ngày 1-10, quân
của Lê Trọng Tấn tấn công và chiếm hai đồn Bản Tự và Cả Vinh. Từ vì
trí này quân Việt Minh tiến về Nam để đến Nghĩa Lộ. Tướng Salan của
Pháp cho thả Tiểu đoàn 8 Dù ( khoảng 600 người ) xuống Gia Hội là
vùng phía bắc của hai đồn vừa mới bị chiếm, từ Gia Hội Tiểu đoàn 8
Dù tiến xuống Nam đánh thọc lưng quân Việt Minh.
Lê Trọng Tấn cho 2 tiểu đoàn thuộc
Trung đoàn 209 quay lại chận đánh quân Dù. Còn lại Trung đoàn 141 và
1 tiểu đoàn của Trung đoàn 209 tiếp tục tiến về Nghĩa Lộ.
Đêm 2-10, rạng
ngày 3, cánh quân của Lê Trọng Tấn tấn công Tiểu đoàn Thái ở Nghĩa
Lộ, quân trong đồn đã biết trước nên đón đánh rất ác liệt.
Đến sáng thì quân Việt Minh rút
lui, để lại 110 xác chết.
Khi ngưng tiếng súng tại Nghĩa Lộ
thì cánh quân của Tiểu đoàn 8 Dù đụng với Trung đoàn 209 CSVN, quân
Dù bị thiệt hại nặng phải lui về Gia Hội.
Ngày hôm sau, 4-10, Tướng Salan
thả thêm Tiểu đoàn 2 Dù xuống tăng cường cho Tiểu đoàn 8 Dù .
Đêm 4-10, quân của Lê Trọng Tấn lại tái tấn
công Tiểu đoàn Thái nhưng lại bị thiệt hại nặng, phải rút lui vào
sáng ngày 5-10. Cũng trong đêm 4-10 Trung đoàn 165 của Đại đoàn 312
tấn công đồn Sơn Bục ở phía đông nam Nghĩa Lộ nhưng cũng bị thất
bại. Tướng Salan lại cho thả thêm Tiểu đoàn 10 Dù xuống ngay Nghĩa
Lộ .
Tối ngày 7-10 Lê Trọng Tấn báo cáo về cho
Võ Nguyên Giáp rằng Đại đoàn 312 đã kiệt sức, gạo tồn trữ đã cạn và
đạn dược chỉ đủ chiến đấu trong 2 ngày nữa thôi. Rạng sáng ngày
10-10 quân CSVN rút về Yên Báy. Tổng kết quân CSVN chết 1.000, quân
Pháp chết 300.
Sai lầm của Lê Trọng Tấn
Theo hồi ức của
Tướng Lê Trọng Tấn thì nguyên do thất bại trong trận tấn công Nghĩa
Lộ vì Tiểu đoàn 11 là tiểu đoàn tấn công mặt chính bị đi lạc, lúc
quay trở về thì không kịp thời gian giao hẹn phối hợp với Tiểu đoàn
16 là tiểu đoàn đánh mặt phụ.
Trong khi đó thì Tiểu đoàn 16 vì
mơ ngủ, nghe một tiếng mìn gài trong đồn bị nổ tưởng lầm là hiệu
lệnh tấn công nên khai hỏa không đúng giao hẹn.
Kết quả là
“Nhưng vì đội hình chưa ổn định, chỉ huy không chặt chẻ, súng một
nơi, đạn một nơi, hỏa lực yểm trợ không tốt nên càng vào nhiều, đội
hình càng ùn.
Địch phản kích ác liệt. Ta bị đánh
bật ra.
Pháo địch từ Phú Chạng bắn xuống
chặn đường rút lui. Ta một số bị thương không ra được”( Lê Trọng
Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên, in lần 2, trang 166 ).
Sau trận này thì
Đại đoàn họp rút kinh nghiệm, buổi họp do Tư lệnh Lê Trọng Tấn chủ
tọa, Chính ủy Trần Độ ngồi chứng kiến. Tư lệnh Lê Trọng Tấn bị cấp
dưới phê bình là đã sai lầm khi đặt kế hoạch đánh đồn chính trước,
trong khi lẽ ra phải đánh cao điểm Phú Chạng trước.
Mới đầu Lê Trọng Tấn không nhận
rằng mình sai lầm.
Chính ủy Trần Độ thấy các cấp
không dám thẳng thắn phê bình Tư lệnh bèn đề nghị họp Quân ủy.
Cuộc họp quân ủy
do Chính ủy Trần Độ ngồi ghế chủ tọa và Tư lệnh Lê Trọng Tấn trở
thành một đảng viên ngang hàng với các đảng viên cấp dưới.
Nhờ nguyên tắc dân chủ được tôn
trọng nên Lê Trọng Tấn được mọi người chỉ cho thấy sai lầm khi chọn
mục tiêu tấn công.
Tuy nhiên trận
thua của Lê Trọng Tấn lại được Võ Nguyên Giáp biến thành chiến thắng
:
“Bộ Tổng tư lệnh nhận định Đại
đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ, buộc địch phải phân tán binh lực đối
phó, đã tiêu diệt 500 tên địch, bắt sống hơn 200 tên, tranh thủ được
nhân dân, phát động chiến tranh du kích trong lòng địch” ( Lê Trọng
Tấn, Từ Đồng Quan đến Điện Biên, in lần 2, trang 167 ).
Lê Trọng Tấn
tưởng rằng đây là VNG muốn động viên, nhưng thực ra Võ Nguyên Giáp
không thể báo cáo lên Quân ủy và Bộ chính trị là đã bị thua thêm một
trận nữa.
Những trận thua trước đã là quá
đủ, nếu thêm một trận thua nữa thì chắc các cố vấn Trung Cọng đành
phải kiếm người khác để chỉ huy quân đội CSVN.
Quân CSVN đánh không lại vì Pháp có phi cơ
và pháo binh
Năm 1951, ngày
3-10, Pháp mở cuộc hành quân bình định tại vùng Sông Đuống và sông
Trà Lý.
Ngày 7-10 kết thúc cuộc hành quân.
Tổng kết được loan báo:
Giết 1.200 Việt Minh và bắt 5.000
người
( Tin tức phổ biến cho báo chí.
Không nói là 5.000 tù binh mà chỉ nói bắt 5.000 thì có nghĩa là bắt
thường dân tình nghi. Còn nói giết 1.200 chắc cũng là giết dân ).
Năm 1951, ngày
6-10 . Pháp mở cuộc hành quân tại Hưng Yên, phía nam Hà Nội, cách 50
cây số. Tổng kết được loan báo:
Giết 850 Việt Minh, bắt 10.000 tù
binh.
( Lần này thì nói rõ là tù binh
nhưng không thể nào tin được vì không có đánh lớn mà bắt được chừng
đó tù binh là điều vô lý ).
Năm 1951, tháng 9, Tướng Võ Nguyên Giáp hỏi
Tướng cố vấn Vi Quốc Thanh về phương hướng mở chiến dịch Đông Xuân
trong mùa khô 1952. Tướng Thanh cho biết ông và các sĩ quan tham mưu
của ông đã bàn bạc nhiều nhưng thấy không thể nào đánh với quân Pháp
tại đồng Bằng với các đại đơn vị vì quân Việt Minh không có vũ khí
phòng không và thua hẵn về pháo binh.
Tướng Giáp lại cho rằng nếu không đánh lớn
thì không tạo được thanh thế lớn, không làm biến chuyển được tình
hình. Tướng Vi Quốc Thanh nói: “Tôi sắp về Bắc Kinh họp. Chắc lần
này Trung ương đảng Cọng sản Trung Quốc sẽ có ý kiến đóng góp với
các đồng chí Việt Nam” (Hồi ký Võ Nguyên Giáp).
Vì không muốn
tranh luận với Võ Nguyên Giáp cho nên tướng Vi Quốc Thanh không trả
lời mà nói Bắc Kinh sẽ trả lời, nhưng sự thực là Bắc Kinh chỉ trả
lời theo ý của Vi Quốc Thanh. Quả nhiên sau đó :
“Ít lâu sau ngày đồng chí Vi về
Bắc Kinh, Trung ương Đảng ta nhận được thư của đồng chí La Quý Ba.
Trong thư đồng chí La viết với
tình hình hiện nay, tốt nhất là Việt Nam nên quay về với chiến tranh
du kích, tiến hành chiến tranh nhân dân thật rộng rãi để hạn chế
những chỗ mạnh của Địch” ( Võ Nguyên Giáp, Đường Tới Điện Biên Phủ,
in lần 2, trang 238 ).
Năm 1951, trung
tuần tháng 10, vì các cố vấn trưởng Vi Quốc Thanh và La Quý Ba đã về
Trung Quốc.
Tướng Giáp phải một mình soạn kế
hoạch đánh nhau trong mùa khô, ông dự trù tung 4 sư đoàn đánh vào
vùng Hữu ngạn Liên khu 3, tức là các tỉnh Hòa Bình, Hà Đông, Ninh
Bình, Hưng Yên, Nam Định, Phủ Lý.
Tuy nhiên Tướng
Nguyễn Chí Thanh e ngại sẽ gặp lại tình thế như trận Ninh Bình cho
nên ông quyết định chia ra đánh nhỏ trong khu vực Hữu ngạn Liên Khu
3.
Đại đoàn 320 sẽ chia ra hoạt động
trong các tỉnh Hà Nam, Hà Đông, Sơn Tây.
Đại đoàn 304 hoạt động tại các
tỉnh Ninh Bình, Nam Định. Chiến dịch do Nguyễn Chí Thanh nghiên cứu
và chỉ huy ( Hồi ký VNG ).
Năm 1951, tháng
11, Nguyễn Chí Thanh sắp lên đường đi Liên Khu 3 thì nhận được tin
quân Pháp chiếm đóng Hòa Bình.
Ngày 15-11, Nguyễn Chí Thanh họp
Tổng quân ủy.
Nội bộ chia ra hai phe, một bên
muốn đánh quân Pháp tại Hòa Bình, một bên muốn coi như chuyện Pháp
chiếm Hòa Bình là không có gì đáng kể.
Tướng Giáp nhờ
tướng Hoàng Văn Thái hỏi ý xếp lớn còn lại của Trung Quốc là Mai Gia
Sinh.
Mai Gia Sinh cho biết là ông đã
bàn với ban tham mưu của ông và thấy không nên đánh vì Delattre đã
tấn công như vậy tức là ông ta đã có chủ trương, nếu quân CSVN tiến
đánh tức là bị động, rơi vào đúng tính toán của Delattre.
Võ Nguyên Giáp hiểu là các cố vấn
ngại vì 4 trận thua liên tục vừa qua chứng tỏ đánh lớn không lại Phi
cơ và pháo binh của Pháp ( Hồi ký Võ Nguyên Giáp ).
*Chú giải :
Có như vậy mới thấy thiên tài quân
sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Ông ta đã xua một lúc hằng chục
ngàn con người nhào tới trước họng súng đại bác và máy bay ném bom
của Pháp.
Bất cứ một nhà quân sự hạng bét
nào cũng thấy rõ là làm như vậy là tự sát.
Chiến thuật biển
người của ông Mao Trạch Đông chuyên dùng thịt người để đè họng súng,
một khi địch bắn hết đạn mà ta còn người là ta chiến thắng (!!).
Nhưng các tướng của Mao Trạch Đông
còn có đủ sáng suốt để biết khi nào dùng chiến thuật biển người thì
chiến thắng, còn trong trường hợp nào là tự sát.
Nhưng đằng này
Võ Nguyên Giáp không có được một chút thông minh để học hỏi chiến
thuật chiến lược từ các tướng TC.
Cho tới khi về già viết hồi ký ông
vẫn cho rằng cố vấn TC có tâm lý sợ thua ( nhát ).
Nhưng sự thực không phải các tướng
TC nhát, mà là họ biết quý trọng mạng sống của binh sĩ của mình.
Đem thân thể con người đi đổi mạng
với đại bác, xe tăng là ngu xuẩn.
(15) TRẬN HÒA BÌNH
Quân Pháp chiếm đóng tỉnh Hòa Bình
Năm 1951, ngày 9-11, Tướng Delattre điều
động 15 tiểu đoàn bộ binh ( mỗi tiểu đoàn khoảng 550 người ), 3 tiểu
đoàn nhảy dù ( mỗi tiểu đoàn khoảng 650 người ) , 2 liên đoàn thiết
giáp, 7 tiểu đoàn pháo binh ( mỗi tiểu đoàn 18 khẩu đại bác ), 2
tiểu đoàn công binh và 2 hải đoàn xung phong mở cuộc hành quân đánh
chiếm tỉnh Hòa Bình.
Hòa Bình là một
tỉnh nằm ở phía tây tỉnh Hà Đông, phía nam tỉnh Sơn Tây, nghĩa là
phía Tây Nam của Hà Nội, cách Hà Nội khoảng 70 cây số.
Khi quân Pháp tái chiếm Việt Nam
vào năm 1945 thì họ chiếm Sơn Tây, Hà Đông, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam
Định, Bắc Ninh, Vĩnh Yên… là những vùng đông dân cư trù phú. Còn
tỉnh Hòa Bình thuộc Miền Cao, nhiều rừng núi, đa số là dân tộc Mường
(H’Mong), người Pháp đành bỏ qua tỉnh này vì không có đủ quân để tái
chiếm toàn bộ Việt Nam.
Trước ngày khởi diễn cuộc hành quân chiếm
đóng Hòa Bình, Tướng Delattre cho mở một cuộc hành quân của một liên
đoàn bộ binh xuất phát từ Chợ Bến, vượt sông Đáy để lục soát sâu vào
vùng núi đá. Cốt để cho quân CSVN tưởng như đây là một cuộc hành
quân tảo thanh như các cuộc hành quân khác.
Đến ngày 9-11
thì đại quân tiến theo 3 cánh hướng về Hòa Bình:
Cánh thứ nhất có Hải đoàn xung
phong yểm trợ tiến vào dãy núi Ba Vì và dọc theo sông Đà thuộc về
phía bắc tỉnh Hòa Bình. Cánh thứ hai có thiết giáp yểm trợ tiến theo
Tỉnh lộ số 6.
Cánh thứ ba gồm có quân nhảy dù sẽ
nhảy thẳng vào Hòa Bình .Ngày 14-11, 3 tiểu đoàn Dù nhảy xuống khu
lòng chảo Hòa Bình và chiếm đóng trên toàn tỉnh lỵ trong ngày. Thêm
7 tiểu đoàn bộ binh đến nơi, chiếm giữ các cao điểm chung quanh khu
lòng chảo.
Bắt đầu từ ngày 15 các tiểu đoàn
công binh và 2.000 công nhân tu sửa 30 cây số thuộc Tỉnh lộ số 6,
bắc lại 12 cây cầu và mở rộng sân bay tại tỉnh lỵ. Cuộc hành quân
không gặp sự kháng cự đáng kể nào của quân CSVN.
Đại tướng Delattre giả từ chiến trường
Ngày 19 tháng
11, khi công việc phòng thủ lòng chảo Hòa Bình đã ổn định, Đại tướng
Delattre đến thăm tỉnh lỵ Hòa Bình và đây cũng là lần cuối cùng ông
viếng thăm các đơn vị quân đội bởi vì ông bị bệnh ung thư đã đến
giai đoạn trầm trọng.
Delattre đành phải giả biệt cuộc
đời trong lúc các mộng ước bình định lãnh thổ Việt Nam của ông đang
được tiến hành thuận lợi.
Năm 1951, ngày
17-11, cuộc đánh chiếm Hòa Bình đã gây tiếng vang lớn, chứng tỏ quân
Pháp đang trên đà chiến thắng vì Hòa Bình là một cứ điểm chiến lược
đối với quân CSVN.
Ngoài ra Delattre mở chiến dịch
tâm lý chiến, báo chí loan tin quân Pháp đang trên đà chiến thắng.
Do đó Nguyễn Chí
Thanh và Võ Nguyên Giáp quyết định tung 3 Đại đoàn tấn công Hòa
Bình.
Đại đoàn 304 CSVN từ Thanh Hóa
tiến tới phía tây nam Hòa Bình.
Đại đoàn 312 CSVN từ Yên Báy tiến
tới phía bắc Hòa Bình.
Đại đoàn 308 CSVN từ Phú Thọ tiến
tới khu vực núi Ba Vì phía đông Hòa Bình. ( mỗi đại đoàn khoảng
10.000 người )
Năm 1951, ngày18-11, theo hồi ký Võ Nguyên
Giáp, Tướng Nguyễn Chí Thanh và Tướng Hoàng Văn Thái cùng Bộ tham
mưu lên đường đến Hòa Bình ngày 18-11. Lúc này Tướng cố vấn Vi Quốc
Thanh đi Bắc Kinh chưa về.
Tướng Giáp mời
cố vấn Mai Gia Sinh cùng đi nhưng Mai Gia Sinh từ chối vì chỉ muốn
đánh du kích chứ không muốn đánh trận địa chiến.
Ngoài ra ông cho biết ông sẽ báo
cáo với Bắc Kinh về việc này. Tướng Võ Nguyên Giáp sợ trách nhiệm
nên xin lệnh của Bộ chính trị để lỡ có thua cũng đỡ trách nhiệm (
Hồi ký Võ Nguyên Giáp ).
Năm 1951, ngày
23 tháng 11, Hồ Chí Minh họp Bộ chính trị và quyết định cho phép
Tướng Nguyễn Chí Thanh đánh Hòa Bình.
Để cho chắc ăn, ngày 24-11 Trường
Chinh lại họp Trung ương đảng để thông qua nghị quyết đánh Hòa Bình.
Ngoài ra Trung ương Đảng chỉ thị
Võ Nguyên Giáp phải đến Hòa Bình để cùng chỉ huy với Nguyễn Chí
Thanh.
Diễn tiến trận đánh
Đầu tháng 12,
quân CSVN xuất hiện xung quanh Hòa Bình.
Trong khi đó quân Pháp bố trí 5
tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo binh ngay tại tỉnh lỵ Hòa
Bình. Thêm 5 tiểu đoàn bộ binh trấn đóng các cao điểm dọc sông Đà để
bảo vệ tuyến tiếp tế bằng đường thủy từ Hà Nội lên, đặc biệt đoạn
sông từ Hòa Bình đến ngã ba sông Hồng phải chạy dọc theo chân núi Ba
Vì rất hiểm trở.
Ngoài ra còn có 4 tiểu đoàn bộ binh và 1
tiểu đoàn thiết giáp trấn giữ dọc Tỉnh lộ số 6 để bảo vệ tuyến tiếp
tế từ Hà Nội bằng đường bộ, đặc biệt khoảng đường từ Xuân Mai tới
Hòa Bình dài trên 40 cây số, hai bên đường toàn bụi rậm và những
vách núi rất thuận lợi cho các cuộc phục kích các đoàn xe.
Ngày 30-11,
Tướng Võ Nguyên Giáp đến Hòa Bình, trú đóng tại Đồng Lương, huyện
Cẩm Khê bên bờ sông Thao.
Ngày 1-12 họp Tổng quân ủy mặt
trận, Tướng Nguyễn Chí Thanh giao cho Đại đoàn 308 đánh đồn Tu Vũ và
Đại đoàn 312 đánh đồn Núi Chẹ.
Tướng tư lệnh
Đại đoàn 308 CSVN là Vương Thừa Vũ phân công cho Trung đoàn 88 đánh
đồn Tu Vũ, trong khi Trung Đoàn 36 phục kích chặn viện, Trung đoàn
102 làm trừ bị, bố trí nghi binh tại Hưng Hóa.
Tư lệnh Đại đoàn 312 là Lê Trọng
Tấn phân công cho Trung đoàn 209 đánh đồn Núi Chẹ, hai trung đoàn
còn lại phục kích chặn viện trên tuyến đường Sơn Tây đi Đá Chông và
tuyến đường Sơn Tây đi Trung Hà. ( mỗi trung đoàn khoảng 2.500 người
).
Ngày 7 -12, Trung đoàn trưởng Trung đoàn
209 thuộc Đại đoàn 312 là Nguyễn Bàng và Tham mưu trưởng Nguyễn Tâm
bị chết trong một cuộc thám sát đồn Núi Chẹ.
Sáng ngày 10, do
khai thác được cuốn sổ tay trên xác của Trung đoàn Trưởng Nguyễn
Bàng có ghi chép kế hoạch đánh Núi Chẹ nên tướng Salan dùng 2 tiểu
đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn Dù hành quân tảo thanh khu vực trú quân
của Đại đoàn 312 trong rặng núi Ba vì.
Các cánh quân của 312 tránh né
được, riêng Trung đoàn 209 bị gặp địch và đánh nhau với hai đại đội
Dù.
Sau đó 209 rút lui được nhưng lực
lượng cần chỉnh đốn lại nên kế hoạch đánh đồn Núi Chẹ vào đêm 10-11
bị bãi bỏ.
Ngày 10 -12, lúc
21 giờ, Trung đoàn 88 pháo vào đồn Tu Vũ nằm bên bờ sông Đà dưới
chân dãy núi Ba Vì, do 2 đại đội lính Bắc Phi trấn giữ ( khoảng 300
người ).
Đến 22 giờ 10, Trung đoàn 88 xung
phong tấn công bằng biển người từ phía bắc của đồn, toán đi đầu dùng
bộc phá tiêu hủy các lớp rào kẽm gai và quân phía sau tràn lên.
Quân Pháp dùng hỏa lực hùng hậu
bắn cản các lớp người xung phong, pháo binh phải bắn đạn trực xạ để
chống biển người .
23 giờ 40 một
nửa phia bắc của căn cứ bị tràn ngập, quân Pháp rút về phòng thủ nửa
phía nam của căn cứ bằng một cầu nhỏ ngang qua con lạch ngăn đôi căn
cứ, tại đây có 1 chi đội thiết giáp gồm 4 chiến xa.
Để chống lại cuộc tấn công biển
người 4 chiếc chiến xa phải nổ máy chạy lòng vòng để tránh làm mục
tiêu cho súng chống chiến xa, vừa bắn trả về phía biển người đang
tấn công.
Quân CSVN tràn
vào phía nam căn cứ thì xe thiết giáp phải cán người để găn chận tấn
công. Cuối cùng 4 thiết giáp bị hạ, không còn một lính thiết giáp
nào sống sót.
200 lính Bắc Phi lội ra một cồn
cát giữa sông Đà để trốn.
Đến 7 giờ sáng
quân Việt Minh rút đi, mang theo thương binh và chiến lợi phẩm;
đám lính Bắc Phi từ cồn cát trở
lại đồn đếm được 250 xác CSVN, Phía Pháp vừa chết vừa mất tích là 84
người.
Ngày 12-12, Tiểu
đoàn 5 nhảy dù được xe thiết giáp yểm trợ đã mở một cuộc hành quân
thông đường từ Yên Cư thuộc tỉnh Hà Đông, thông ngang dãy núi Ba Vì
từ Đông sang Tây để trổ ra khu vực Núi Đá Chồng của Hòa Bình.
Khi đến giữa núi Ba Vì thì bị
Trung đoàn 209 phục kích.
Không quân can thiệp cho Tiểu đoàn
5 nhảy dù thoát vòng vây nhưng cũng bị thiệt hại nặng.
Ngày 20-12, quân
của Đại đoàn 304 phục kích một đoàn xe tiếp tế 40 chiếc trên Tỉnh lộ
6, tại vùng Đồng Bến, 20 xe bị cháy.
Ngày 22-12, một đoàn tàu tiếp tế
do hải đoàn xung phong hộ tống đã bị phục kích trên sông Đà khiến 4
xà lan bị đắm, 1 tàu LSSL bị phá hỏng và 1 tàu LCM bị trúng mìn.
Ngày 29-12, một
đại đội Lê Dương gồm 200 người bị phục kích trên đường số 6, chết
130 người.
Ngày 12-1-1952, 1 đoàn tàu bị phục
kích trên sông Đà, khu vực mõm núi Notre Dame;
kết quả 1 tàu và 4 xà lan bị bắn
chìm, đoàn tàu phải quay trở lại, không thể tiếp tục đến Hòa Bình.
Ngày 8-1-52, lúc
0giờ 30, Trung đoàn 88 thuộc Đại đoàn 308 tấn công đồn Xóm Phèo nằm
trên giao điểm của đường số 6 gặp sông Đà.
Đồn Xóm Phèo do 1 tiểu đoàn Lê
Dương đóng giữ ( khoảng 550 người ). Quân tấn công cũng dùng chiến
thuật tiền pháo hậu xung với 6 đại bác 75 ly và 10 súng cối 82 ly,
bắt đầu pháo lúc 0 giờ 30 và xung phong tấn công lúc 2 giờ.
Nhờ sự yểm trợ
hữu hiệu của pháo binh từ tỉnh lỵ Hòa Bình, Thiếu tá tiểu đoàn
trưởng Roux đã đẩy lui được cuộc tấn công của Trung đoàn 88 và phản
công làm chủ tình hình vào lúc 4 giờ sáng.
Dân công CSVN đã tải đi các thương
binh trên các cáng bằng tre, để lại chiến trường trên 800 xác chết,
phần lớn do đạn pháo binh bắn xung quanh đồn.
(16) TRẬN HÒA BÌNH, TA KHÔNG THUA
NHƯNG CHƯA CÓ KHẢ NĂNG THẮNG
Quân Pháp thông đường đến Hòa Bình
Năm 1952, ngày
8-1, lần đầu tiên súng cao xạ của CSVN xuất hiện trên các đỉnh núi
thuộc dãy Ba Vì, đồng thời phi trường Hòa Bình bị pháo kích bằng
súng cối, chỉ trong 1 ngày có 4 phi cơ bị hủy hoại, 4 chiếc khác bị
trúng đạn. Quân CSVN chuyển sang bao vây Hòa Bình chứ không tấn công
nữa vì họ không còn quân để chiến đấu. Tướng Salan quyết định hủy bỏ
tuyến tiếp tế bằng đường sông.
Quay ra đánh thông dọc theo Tỉnh
lộ 6 rồi trấn giữ các cao điểm để bảo vệ tuyến tiếp tế bằng Tỉnh lộ
6.
Diễn tiến trận đánh thông đường
Việc tập trung
tiếp tế bằng Tỉnh lộ 6 , hủy bỏ tuyến tiếp tế bằng đường sông khiến
cho Pháp đỡ tốn 5 tiểu đoàn phải bảo vệ tuyến tiếp tế bằng đường
sông.
Kế hoạch đánh khai thông Tỉnh lộ 6
do Đại tá Gilles chỉ huy.
Trong 2 ngày 11 và 12-1, Đại tá
Rocquigny chỉ huy Liên đoàn nhảy dù gồm 3 tiểu đoàn ( Mỗi tiểu đoàn
khoảng 650 người ) đã hoàn thành cuộc khai thông Tỉnh lộ 6 từ Xuân
Mai đến Ao Trạch, được khoảng 20 cây số.
Ao Trạch biến thành một cứ điểm
chiến đấu và chỉ huy với 13 giàn đại bác bố trí dọc theo Tỉnh lộ.
Đêm 12, rạng
13-1, quân CSVN tấn công quân Dù tại cao điểm 202 gần Ao Trạch.
Tại đây quân Dù mới đến và đang
thiết lập hệ thống phòng thủ. Tuy nhiên nhờ địa thế tốt, quân Dù
phản công mạnh, quân CSVN rút đi, để lại 119 xác chết.
Đại tá Gilles cho quân lính nghĩ
ngơi.
Ngày 18 tiếp tục hành quân tiến về
hướng Hòa Bình. Bắt đầu từ ngày này quân CSVN đã kịp thời tiến chiếm
các cao điểm trên đoạn đường từ Ao Trạch đến Hòa Bình.
Tuy nhiên Đại tá
Gilles không vội, mỗi ngày ông cho quân dù phân tán thành những toán
nhỏ từ từ tiến dọc theo hai bên Tỉnh lộ, mỗi khi phát hiện được địch
thì rút lui, nhường trận địa lại cho pháo binh và không quân.
Trong khi đó thì ở phía sau công
binh tiếp tục tu sửa đường xá và các đoàn xe tiếp liệu liên tục chở
đạn pháo binh từ Hà Nội lên đến Ao Trạch.
Ngày 20 quân Dù chiếm được một
ngọn núi chiến lược là Đỉnh Số 4.
Rồi bắt đầu tiến
tới một đỉnh chiến lược thứ hai là Đỉnh Đá Vôi.
Rút kinh nghiệm trong các ngày
trước, quân CSVN độn thổ phục kích, đào hào hố và ngụy trang bằng lá
cây lên trên, chờ đại quân của Pháp lọt vào khu vực mới xông lên cận
chiến, khiến cho pháo binh và phi cơ không can thiệp được.
Đây là chiến thuật “cài răng lược”
của du kích chiến.
Ngày 24-1, một
đơn vị Nhảy dù của Pháp bị Trung đoàn 66 của Đại đoàn 304 độn thổ
phục kích nhưng toàn đơn vị nhanh chóng rút khỏi khu vực, nhường
trận địa cho pháo binh và máy bay.
Ngày 29-1, chiến đoàn nhảy dù về
nghĩ, Liên đoàn số 1 do Đại tá De Castries đến thay thế.
Lần này De Castries áp dụng chiến
thuật đánh đêm .
Trong đêm 29-1 quân của De Castries chiếm
được Đỉnh Đá Vôi và mõm núi Ba Xẹt mà không gặp kháng cự, qua ngày
hôm sau CSVN vội vàng tấn công lấy lại. Tiểu đoàn 4 của Liên đoàn số
1 không giữ nổi Ba Xẹt, phải rút lui về cố thủ tại Đỉnh Đá Vôi. Các
tiểu đoàn còn lại rút về Ao Trạch nghỉ ngơi.
Ngày 31 quân CSVN lại tấn công Đỉnh Đá Vôi
nhưng thất bại phải rút lui, pháo binh và máy bay lại tấn công Mõm
Ba Xẹt, quân CSVN đành rời khỏi Ba Xẹt, quân Pháp thông đường từ
Xuân Mai tới Hòa Bình.
Cho tới lúc này
Tướng Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp vẫn đinh ninh rằng Pháp
khai thông trục lộ như vậy có nghĩa là quyết tâm chiếm giữ Hòa Bình
lâu dài, mặc dầu có rất nhiều tổn thất.
Điều này khiến cho Võ Nguyên Giáp
không thể nào yên tâm vì tiếng vang của chiến công Hòa Bình của
Dellatre rất có ý nghĩa chính trị, ngoài ra quân Pháp chiếm Hòa Bình
chẳng khác nào chẹn họng quân CSVN trong các hoạt động liên quan
giữa vùng đồng bằng và vùng núi, cũng như giữa Thanh Nghệ Tĩnh và
Bắc Việt.
Các trận đánh
bằng biển người tổn hao quân số quá lớn, trong khi quân Pháp chỉ
dùng pháo binh và không quân.
Đích thân Võ Nguyên Giáp phải rời
Bộ chỉ huy ở Cẩm Khê đến Hòa Bình để chỉ huy.
Tuy nhiên lúc này lực lượng của
ông đã bị tổn thất nặng;
ngoại trừ Trung đoàn 36 của Đại
đoàn 308 là còn nguyên vẹn, 2 Đại đoàn 312 và 304 chỉ còn võn vẹn 4
tiểu đoàn cho mỗi đại đoàn.( Mỗi đại đoàn khoảng 10.000 người )
Trong vòng 1 tháng, từ ngày 10 -1 cho đến
ngày 15-2 quân CSVN bị chết khoảng 3.500 người, 307 bị bắt làm tù
binh và 7.000 bị thương. Võ Nguyên Giáp chỉ còn có nước đến Hòa Bình
để lo công việc tái tổ chức các đơn vị chứ không thể nghĩ tới chuyện
tiếp tục đánh nhau.
Quân Pháp rút khỏi Hòa Bình
Trong khi đó thì
tướng Salan thay thế tướng Delattre đã quyết định rút quân khỏi Hòa
Bình, quân Pháp đã tốn nhiều quân vô ích cho một vùng không có dân
cư trong khi ông rất cần quân cho chiến dịch bình định vùng đồng
bằng.
Đánh chiếm Hòa Bình có ý nghĩa lớn
về tâm lý chính trị nhưng chiếm đóng lâu dài chỉ tổn thất về quân
sự.
Do đó Tướng
Salan đã âm thầm cùng với Đại Tá Gilles đặt ra một kế hoạch rút quân
ra khỏi Hòa Bình. Chiến dịch đánh thông đường số 6 chỉ là nghi binh,
cốt dọn đường cho cuộc rút binh sau này, quân Pháp đã chiếm cứ các
cao điểm dọc theo con đường và 2.000 nhân công phát hoang các bụi
rậm hai bên đường.
Rồi đây quân và dân tại Hòa Bình
chỉ cần bước chân lên Tỉnh lộ 6 là kể như đã tới nơi an toàn. Chỉ có
một đoạn khó khăn duy nhất là lúc từ tỉnh lỵ Hòa Bình vượt qua sông
Đà để bước chân lên Tỉnh lộ 6 .
Diễn tiến cuộc rút quân
Ngày 2-2, Tướng Salan bổ nhiệm Trung tá
Ducournau là chỉ huy trưởng quân sự tại Hòa Bình với một kế hoạch
rút quân mà chỉ có Salan, Gilles và Ducournau được biết.
Ngày 22-2, sau
20 ngày âm thầm chuẩn bị và điều động.
Đúng 7 giờ , trời vừa sụp tối,
quân phòng thủ Hòa Bình cùng với sự hỗ trợ của hằng trăm lao công
chuyên chở
vũ khí cùng vật liệu quân sự và
một ngàn thường dân sắc tộc Mường. Cuộc vận chuyển diễn ra suốt đêm
rất nhanh chóng nhưng trong im lặng.
Đến sáng thì tất
cả đều qua sông, chỉ còn lại một số lính của đơn vị Dù và đơn vị bộ
binh Lê Dương.
8 giờ 15 thì quân Dù và Lê Dương
cũng rút xuống bến sông sau khi đốt tất cả nhiên liệu và đạn dược
còn lại.
Lúc đó quân CSVN mới hay là quân
Pháp đã rút khỏi Hòa Bình, Trung đoàn 36 thuộc Đại đoàn 308 từ trên
dãy Ba Vì tràn xống phía Bến Ngọc, tức là vị trí tập trung bên kia
sông của đoàn di tản nhưng bị pháo binh và phi cơ ngăn chận, pháo
binh của Việt Minh cũng bắn vào bến sông đầu cầu của đoàn di tản.
Đến trưa thì đơn
vị cuối cùng phòng thủ tại bến sông cũng lên tàu qua sông, sau đó
dùng súng phá hủy tất cả tàu thuyền trước đó dùng để qua sông.
Giai đoạn khó khăn nhất đã hoàn
tất trước thời hạn dự định rất nhiều .
Suốt ngày 23-2
đoàn di tản lên xe theo Tỉnh lộ 6 trở về Hà Đông.
Đơn vị đóng chốt cuối cùng để chặn
hậu đoàn di tản là đồn Xóm Phèo, nằm dưới chân dãy núi Ba Vì, giao
điểm của sông Đà và Tỉnh lộ 6.
Đến tối, trong khi đơn vị phòng
thủ đồn Xóm Phèo rút ra khỏi đồn thì Trung Đoàn 209 của Đại đoàn 312
CSVN ập tới phía sau lưng nhưng bị phi cơ oanh tạc dữ dội, một phi
cơ
Bearcat bị bắn rơi. Cuộc hành quân
di tản vẫn tiếp tục suốt đêm, chỉ dừng lại nghĩ tại căn cứ Ao Trạch
vài tiếng đồng hồ, sau đó lại tiếp tục .
Đến 3 giờ sáng ngày 24-2 thì tuyến đường di
tản bị Trung đoàn 9 biệt lập của CSVN tấn công vào đơn vị đang phòng
thủ tại phía đông Đèo Kẽm, đoàn di tản dừng lại 1 tiếng đồng hồ thì
tiếp tục vì quân phòng thủ tại phía đông Đèo Kẽm đã chận được Trung
đoàn 9.
Đến 5 giờ chiều
Trung đoàn 9 bỏ quân Pháp tại Đèo Kẽm đánh sấn xuống đoàn quân di
tản nhưng bị máy bay thám thính phát hiện và 14 máy bay oanh tạc đã
thả bon Napalm dọn sạch toán quân toan tính đánh vào đoàn di tản.
Nửa đêm 24-2, đoàn di tản 22.000
người về tới Hà Đông an toàn.
Sai lầm của Tướng Giáp trong trận Hòa Bình
Hồi ký của Võ
Nguyên Giáp thú nhận: “Tổn thất của ta ở mặt trận chính và mặt trận
phối hợp là 11.193 người, trong đó có 2.692 đồng chí hy sinh” (Đường
tới Điện Biên Phủ, trang 294).
Đây chỉ là căn cứ theo con số của
tài liệu Pháp mà nghiễn thêm ra nhưng cũng cho thấy tối thiểu 3 Đại
đoàn của CSVN đã bị mất hết 11.000, quân số còn lại của mỗi đại đoàn
chỉ được 4 tiểu đoàn.
Vì vậy vào ngày
22-4-1952 Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN họp hội nghị lần thứ 3:
“Hội nghị nhận định… … ta chưa có
khả năng giành thắng lợi quyết định trong chiến tranh.
Cuộc kháng chiến của ta vẫn là
“trường kỳ kháng chiến” và “tự lực cánh sinh” ( Võ Nguyên Giáp,
Đường Tới Điện Biên Phủ, trang 300).
Lúc này cố vấn
La Quý Ba còn ở Bắc Kinh.
Tháng 6 -52, La Quý Ba trở lại
Việt Nam và triệu tập Quân ủy Trung ương.
Hồi ký Võ Nguyên Giáp ghi nhận:
“Các cố vấn Trung Quốc không đánh
giá cao thắng lợi chiến dịch Hòa Bình như chúng ta…”(trang 302).
Kết thúc Hội nghị, Quân ủy Trung
ương ra nghị quyết trở lại chiến tranh du kích, không thể đương cự
trận địa chiến với quân Pháp.
Nghị quyết này là quyết định tối
hậu của Bắc Kinh.
Những tổn thất
của trận Hòa Bình đã khiến cho cố vấn La Quý Ba không bằng lòng khi
ông trở lại Việt Nam. Vì vậy ông ra nghị quyết chấm dứt mọi ảo vọng
đánh quân Pháp bằng trận địa chiến.
Kể từ đó các trận đánh chỉ có tính
cách du kích chiến, làm tiêu hao và mệt mỏi quân Pháp, chấp nhận
chiến tranh lâu dài, thời gian sẽ làm cho người Pháp nãn lòng.
(17) VĂN TIẾN DŨNG THUA TRẬN THÁI
BÌNH
Trận Thái Bình
Năm 1952, ngày 26-3, tướng Tư lệnh quân
Pháp tại Bắc Việt là De Linarès chỉ huy 5 liên đoàn Lưu động ( 15
tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn khoảng 550 người ) và 3 tiểu đoàn Dù bao
vây vùng đồng bằng phía nam Bắc Việt nhằm tiêu diệt Đại đoàn 320 ( 9
tiểu đoàn ) do tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy.
Ngày 27-3 Tướng
Võ Nguyên Giáp được tin liền thông báo cho Tướng Văn Tiến Dũng biết
để chạy tránh cuộc hành quân, tuy nhiên ông đã báo trễ 1 ngày sau
khi cuộc hành quân khởi sự (
Hồi ký Võ Nguyên Giáp ).
Chiều ngày 28-3,
vòng vây siết chặt tại vùng Diêm Hộ, Diêm Điền, có 2 tiểu đoàn CSVN
thoát khỏi vòng vây tính quay ngược trở laị đánh tập hậu Liên đoàn 3
lưu Động nhưng bị Đại tá Vanuyxem đẩy trở lại vòng vây và lùa ra
biển.
Phi cơ B.26 thả bom xuống làng Lưu
Phương là nơi Bộ chỉ huy của Tướng Dũng đang trú đóng.
Tướng Giáp đánh
điện chỉ thị Đại đoàn 320 vượt vòng vây về Nam Định để cùng chiến
đấu với Đại đoàn 304 đang hoạt động tại đây.
Nhưng Tướng Dũng thoát được bằng
cách dùng tàu thuyền vượt sông Hồng về Hưng Nhân thuộc tỉnh Thái
Bình ( Hồi ký của VNG ).
Tối ngày 29-3,
2.000 quân còn lại của Văn Tiến Dũng bị vây trong làng Bích Du, sáng
hôm sau thì toán quân CSVN mở đường máu nhưng bị 9 phi cơ B.26 cùng
với phi cơ khu trục dội bom, một số thoát ra phía biển bị Hải quân
đánh chận, số còn lại bị bắt làm tù binh. Tổng kết quân CSVN bị chết
700, bị bắt 700.
Phía Pháp 32 chết và 102 bị thương
.
Năm 1952, ngày 18-4, Tướng Cogny, Tư lệnh
Phân khu Bắc chỉ huy 3 Liên đoàn Lưu động bao vây Trung đoàn 98
thuộc Đại đoàn 316 của CSVN tại làng Đại Vị Thượng, cách Hà Nội 25
cây số.
Rạng sáng ngày 19-4, quân Pháp khép vòng
vây, quân CSVN cố thoát ra trong đêm 19 và rạng 20 nhưng thất bại.
Theo Võ Nguyên Giáp thì Trung đoàn 98 vì thiếu kinh nghiệm, cả trung
đoàn cùng rút theo một con đường, một bộ phận đi đầu trót lọt nhưng
khúc sau bị phát hiện, đáng lẽ phải mở đường máu để vượt qua nhưng
lại chạy trở vào vòng vây.
Đêm 20-4 Trung
đoàn 98 mở đường máu tại làng Trắc Niết nhưng đụng tuyến phòng thủ
của quân Pháp nên phải dội lại. Chính ủy trung đoàn là Lê Quang Ấn
và Tham mưu trưởng là Bùi Đại bị tử thương.
Đến 3 giờ sáng thì Trung đoàn 98
hoàn toàn tan rã.
Quân Pháp đuổi đánh suốt ngày 21
bằng phi cơ, pháo binh và chiến xa. Trận chiến kết thúc vào tối ngày
21-4 .
Tổng kết Trung
đoàn 98 hoàn toàn bị tiêu diệt với 870 chết, 1067 tù binh, 63 súng
tự động, 657 súng cá nhân, 31 súng cối, 13 súng chống tăng.
Phía Pháp có 76 chết, 32 mất tích
và 261 bị thương.
Trận Quảng Trị
Năm 1952, ngày
25-8, tại Quảng Trị, Tướng Leblanc, Tư lệnh quân Pháp tại Miền Trung
mở một cuộc hành quân gồm Liên Đoàn 7 và 2 tiểu đoàn Dù nhằm tiêu
diệt Trung đoàn 101 của Đại đoàn 325 tại khu vực Vân Trình, Quảng
Trị.
Một tiểu đoàn CSVN bị đánh tan
trong khi làm nút chận cho 3 tiểu đoàn khác chạy thoát về Hải Lăng.
Ngày 4-9,
quân Pháp được tin Trung đoàn 101
đang tập trung tại Hải Lăng liền huy động 2 liên đoàn và 1 tiểu đoàn
Dù bao vây và tấn công.
Hai bên chạm súng tại làng Thanh
Lương, Liên đoàn 7 của Pháp bị 2 tiểu đoàn CSVN tấn công mạnh phải
rút về xã Vĩnh Xương.
Đến 1 giờ trưa Tiểu Đoàn 3 Dù nhảy
xuống sau lưng làng Thanh Lương đánh tập hậu quân Việt Minh.
Trung đoàn 101 bị tan rã đêm 4-9 .
Qua ngày 5-9,
quân Pháp thanh toán nốt những đơn vị còn chống cự lẻ tẻ, đến tối
ngày 5-9 chiến sự chấm dứt .
Tổng kết, Trung đoàn 101 có 1.570
chết và bị bắt trong trận Vân Trình.
Trong trận Thanh Lương 747 chết và
624 bị bắt.
Phía Pháp cả hai trận 58 chết, 114
bị thương và 3 mất tích.
*Chú giải : Quân
CSVN bị bại vì họ bị động trước lực lượng đồi thủ đông hơn với xe
tăng và máy bay.
Đặc biệt vì không có phương tiiện
truyền tin vô tuyến cho nên VNG có quyền đổ cho là vì thông báo
không kịp.
Đây là một bằng
chứng cho thấy ngày đó trang bị chiến tranh cho quân CSVN là không
có, họ không thể nào tập trung lến đến cấp trung đoàn, bởi vì tập
trung đông thì dễ bị lộ;
và một khi đã bị lộ thì không thể
nhanh chóng tẩu thoát kịp thời do không có phương tiện liên lạc vô
tuyến.
Sở dĩ quân CSVN
phải tập trung đông tại Thái Bình và Quảng Trị là nhằm vào vựa lúa
của vùng đồng bằng.
Nhưng vì dân chúng không có lao
động do thanh niên trai tráng đã trốn lên rừng nên lượng lúa gạo bị
thiếu hụt trầm trọng so với nhu cầu sống của dân chúng.
Đã vậy CSVN còn huy động lúa gạo
nuôi bộ đội cho nên dân chúng phải đi lánh nạn mỗi khi có bộ đội
CSVN cấp binh đoàn đến trú đóng ( Tránh nạn nhường gạo nuôi ăn cho
bộ đội trong khi họ đang đói vì đồng ruộng bị bỏ hoang ).
Cuộc lánh nạn vô tình điềm chỉ cho tình báo
Pháp biết nơi nào có quân CSVN, rồi họ tổ chức thám sát và bao vây
tiêu diệt.
Tướng Giáp bị
thất bại tại Thái Bình và Quảng Trị không phải là do ông điều quân
dở.
Nhưng vì ông không có đủ trình độ
quân sự để thấu hiểu về chiến lược cung ứng tiếp liệu cho chiến trận
ở quy mô cấp trung đoàn trở lên.
Mọi chuyện cung ứng cho chiến
trường ông để cho cán bộ xã huyện huy động trong dân chúng mà không
hề biết dân chúng sẽ lấy ở đâu ra.
Quân CSVN, nhất là quân của Đại đoàn 320
buộc phải phân tán trong dân chúng để nhờ dân chúng nuôi ăn, nhưng
muốn như vậy thì phải phân tán dưới cấp tiểu đoàn mới khỏi bị lộ, và
phải tổ chức hệ thống tuyền tin liên lạc thật nhanh nhạy để kịp thời
lẫn tránh mỗi khi bị càn quét. Đặc biệt lối huy động lương thực tại
vùng châu thổ sông Hồng của Thiếu tướng Đỗ Mười gần giống như là ăn
cướp cho nên không thể nào qua mắt tình báo Pháp.
Lời tường thuật
về các trận càn quét cấp binh đoàn nêu trên cho thấy vùng nào có
quân CSVN thì vùng đó trở thành hoang địa.
Rốt cuộc chỉ có dân chúng chết và
làng xóm hoang tàn.
Không phải do quân thù tàn ác, mà
chính là tại cái đầu óc thô thiển của người Tổng tư lệnh.
CSVN phản công, trận Xứ Thái
Năm 1952, ngày
17-4, tại Bắc Kinh, cố vấn La Quý Ba trình Ban bí
thư quân ủy Trung Quốc kế hoạch
điều binh trong mùa khô 1952-1953.
Theo đó thì bắt đầu đánh Nghĩa Lộ
vào tháng 9, sau Đó sẽ đánh Sơn La và các khu vực còn lại của Xứ
Thái, tức là vùng Tây bắc Bắc Việt (Tài liệu VKTrQ, do Quang Zai sưu
tầm).
Năm 1952, ngày
11-7. Tại chiến khu Việt Bắc, Cố vấn trưởng La Quý Ba gửi về Bắc
Kinh kế hoạch đánh Xứ Thái trong mùa khô 1952-1953.
Trong kế hoạch La Quý Ba có đề
nghị Bắc Kinh cho quân Trung Quốc tràn qua biên giới đánh Lào Cay để
hỗ trợ các cánh quân CSVN đánh Xứ Thái.
Tuy nhiên ngày 22-7 Phó tồng quân
ủy Bành Đức Hoài gửi điện từ chối việc đưa quân Trung Quốc vào Việt
Nam vì sợ lan thành chiến tranh quốc tế, nghĩa là Mỹ sẽ nhảy vào
(Hsltr/Trung Quốc, sưu tầm của
Quang Zai).
Để chuẩn bị cho
chiến dịch Tây Bắc, Tướng Võ Nguyên Giáp dự trù 9.000 tấn thực phẩm,
120 tấn vũ khí đạn dược và dụng cụ thuốc men cần cho khoảng 5.000
thương binh.
Sửa chữa đường vận chuyển bằng xe
hơi từ Chủ Chè đi Yên Bái vào Ba Khe, từ Hòa Bình đi Suối Rút và từ
Hồi Xuân đi Suối Rút
( Hồi ký Võ Nguyên Giáp ).
Năm 1952, ngày 17-9, Tướng Võ Nguyên Giáp
họp Bộ tổng tham mưu, giao nhiệm vụ cho các đơn vị. Theo kế hoạch
thì đợt 1 của chiến dịch sẽ dùng 7 trung đoàn chủ lực thuộc các Đại
đoàn 308, 312, 316 sẽ tấn chiếm phân khu Nghĩa Lộ là một chốt chặn
quan trọng của Pháp trên tuyến đường từ Yên Bái đi Sơn La.
Năm 1952, mùa
hè, tình báo Pháp ghi nhận nhiều xe vận tải hiệu Molotova xuất hiện
trên tuyến đường từ Cao Bằng đi Yên Báy qua ngã Thái Nguyên và Phủ
Doãn, nhiều kho dự trữ được thiết lập.
20.000 dân công hoạt động suốt
ngày đêm gần Phủ Doãn.
Năm 1952, cuối
tháng 9, Đại đoàn 316 từ vùng đồng bằng Bắc Việt di chuyển lên phía
Bắc, nhập vào vùng hoạt động của Đại đoàn 308 ở Phú Thọ và 312 ở Yên
Báy.
Đại đoàn pháo binh 351 cũng xuất
hiện tại vùng Việt Trì, Yên Báy.
Bộ chỉ huy quân sự của Pháp dự
đoán Việt minh sẽ tổng tấn công Xứ Thái gồm các tỉnh Sơn La, Lai
Châu , Yên Báy và Lào Cay.
Có một căn cứ
quan trọng của Pháp lâu nay án ngữ giữa vùng đồng bằng và vùng Xứ
Thái là đồn Nghĩa Lộ. Tướng De Liarès cho củng cố lại Căn cứ Nghĩa
Lộ, Căn cứ Na Sản thuộc tỉnh Sơn La.
Đồng thời quân Pháp mở một cuộc
tấn công vào chiến khu Việt Bắc.
Nơi nghi ngờ có các cơ quan đầu
não của Hồ Chí Minh trú đóng; nhằm mục đích buộc các đơn vị Việt
Minh phải rời bỏ âm mưu đánh chiếm xứ Thái.
*Chú giải :
Người Pháp đã tái chiếm 4 tỉnh xứ
Thái ngay từ năm 1946, từ đó sinh hoạt chính trị của các dân sắc tộc
Thái, Mường trở lại y như những năm trước 1945. Cuộc cách mạng Mùa
Thu không ảnh hưởng tới xứ Thái. Trái lại sau cuộc biến động 1945 vì
tình hình an ninh người Dân tộc tại xứ Thái không còn điều kiện để
trao đổi hàng hóa với đồng bằng.
Kinh tế của Xứ Thái bị thiếu hụt
do bị cô lập.
Có rất nhiều
thanh niên Thái và Mường phải đăng ký vào các đơn vị Thân binh của
Pháp để kiếm đồng lương sinh sống, coi như là một cái nghề.
Nghề này cũng tương đối không nguy
hiểm vì chỉ canh gác các đồn bót hay các cơ sở chính trị hay kinh
tế. Tuy nhiên cũng không mấy nhàn nhã vì phải hành quân lội rừng lội
suối liên miên.
Các dân tộc Xứ Thái lần đầu tiên
biết đến chiến tranh là vào tháng 10-1951, lúc đó Đại đoàn 312 của
CSVN ( khoảng 10.000 người ) tấn công 1 tiểu đoàn Thái ( khoảng 550
người ) tại Nghĩa Lộ nhưng thất bại.
(18) VƯƠNG THỪA VŨ THẮNG TRẬN NGHĨA
LỘ 2
Hồ Chí Minh được gọi sang Liên xô lần thứ 2
Năm 1952, cuối tháng 9, Hồ Chí Minh được
gọi sang Bắc Kinh rồi sang Liên Xô.
Trong cuộc họp
tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông đề nghị Hồ Chí Minh nên chiếm vùng Xứ
Thái và Bắc Nước Lào trước, xong rồi sẽ từ vùng Xứ Thái xuôi sông
Hồng xuống đánh vùng đồng bằng.
HCM đồng ý và điện về cho Võ
Nguyên Giáp và La Quý Ba, trong đó ông lưu ý khoan đánh Sơn La mà
nên đánh Nghĩa Lộ.
Sau khi chiếm được Nghĩa Lộ sẽ đặt
Bộ Chí huy của CSVN tại đây (Tài liệu của Quang Zai, bức điện đề
ngày 30-9-1952).
Hồi ký của Hoàng
Tùng nói về chuyến đi này:
“Sau đại hội
( đại hội toàn quốc lần thứ 2
thành phục hồi lại ĐCSVN và bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư ) ta
không nói gì đến cải cách ruộng đất, chỉ thấy nói đến lý thuyết ba
giai đoạn, vì thế nên mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi
Bác sang, nhất định bắt phải cải cách ruộng đất. Sau thấy không thể
từ chối được nữa, Bác mới quyết định phải cải cách ruộng đất”… “…sau
khi đi Trung Quốc và Liên Xô về, bác chuẩn bị cho Hội nghị cán bộ
đầu năm 1953, quyết định cải cách ruộng đất…”.
Trong khi Hồ Chí Minh bị gọi sang Mạc Tư
Khoa thì ở nhà Trường Chinh, Phạm Văn Đồng cầu cho Bác được thành
công trong việc thuyết phục hai ông trùm Cọng sản viện trợ thêm vũ
khí và quân trang quân dụng; nhưng kết quả khi Hồ Chí Minh trở về
khiến Võ Nguyên Giáp thất vọng còn Trường Chinh và Phạm Văn Đồng thì
kinh hoảng vì các ông đều biết rõ cải cách ruộng đất tại Trung Hoa
khủng khiếp như thế nào.
Trong khi các
ông đang cần ve vuốt dân chúng với hình ảnh một ngày mai tươi đẹp
của thiên đường Cọng sản thì giờ đây các ông sẽ phải thi hành một
chiến dịch phát động quần chúng thanh toán lẫn nhau, trước hết là
thanh toán tất cả các thành phần trí thức và tiểu tư sản là thành
phần chỉ huy nòng cốt trong quân đội CSVN.
Sau đó là thanh toán giai cấp địa
chủ và phú nông.
Tuy nhiên tại Việt Nam không có giai cấp
địa chủ cho nên các ông sẽ phải giết phú nông và trung nông. Nhưng
giết phú nông và trung nông thì chẳng khác nào các ông tự chặt chân
mình, bởi vì lâu nay các ông sống được là nhờ phú nông, trung nông
ủng hộ. Chỉ có phú nông, trung nông mới dư gạo mà nuôi quân, nuôi
cán bộ; chứ bần nông và cố nông thì lấy đâu ra lúa dư mà đóng góp
cho “Cách mạng”.
Kể từ năm 1951
dân chúng trong vùng CSVN chiếm đóng đã quá quen với lối điều hành
công việc nhà nước bằng cách đấu tố.
Sau những trận đấu tố thì hàng
loạt những nông dân làm ăn giỏi đã đào thoát chạy về vùng do quân
đội Quốc gia kiểm soát.
Khi về đến vùng
an toàn thì có nhiều thanh niên tình nguyện gia nhập vào quân đội
Quốc gia để trả thù.
Những nông dân còn lại không dại
gì tỏ ra xuất sắc để có thể bị đem ra đấu tố.
Họ vẫn ra đồng cày cấy nhưng không
thu hoạch được bao nhiêu với lý do “mất mùa”.
Thế là toàn vùng do CSVN kiểm soát
rơi vào tình trạng thiếu lương thực.
Vương Thừa Vũ thắng trận Trận Nghĩa Lộ 2
Năm 1952, ngày
7-10, 7 trung đoàn CSVN vượt sông Hồng tại Yên Báy, gồm có 3 trung
đoàn của 312, 1 trung đoàn của 316 và 3 trung đoàn của 308.
Bộ chỉ huy của Tướng Nguyễn
Chí Thanh đặt tại Khe Lóng, cách
Thị trấn Nghĩa Lộ khoảng 15 Km về hướng Đông Nam. Tướng Vương Thừa
Vũ chỉ huy 3 trung đoàn của Đại đoàn 308 đánh đồn Nghĩa Lộ. ( Mỗi
trung đoàn khoảng 2.500 người )
Diễn tiến trận đánh
Ngày 14-10, Đại
đoàn 308 thanh toán các tiền đồn của căn cứ Nghĩa Lộ.
Ngày 16 Tướng De Linarès thả Tiểu
đoàn 6 Dù, là tiểu đoàn nổi tiếng gan dạ nhất do Thiếu tá Bigeard
chỉ huy, xuống tăng cường cho căn cứ Tư Lệ ở phía Bắc của Nghĩa Lộ
( Sau này Bigeard là Đại tướng Bộ
trưởng bộ Quốc phòng của Pháp).
Ngày 17-10, chỉ
huy trưởng căn cứ Nghĩa Lộ cho một toán quân thám báo đi lục soát
khu vực quanh căn cứ nhưng khi trở về lúc 5giờ chiều toán thám báo
cho biết dân chúng ở các bản thôn quanh đồn đã đi đâu hết.
Thiếu tá trưởng đồn cho lệnh báo
động, cũng vừa lúc quân CSVN bắt đầu pháo dữ dội vào đồn. Trung đoàn
102 tấn công Phú Chạng, Trung đoàn 88 tấn công đồn Nghĩa Lộ Phố và
Trung đoàn 36 tấn công tiền đồn Cửa Nhì, trên đường đi Yên Bái.
9 giờ tối quân
102 chiếm được đồn Phú Chạng.
Trong khi đó tại phía dưới quân
Thái vẫn tiếp tục cầm cự
với quân 88 cho tới sáng.
8 giờ sáng ngày
18-10, tan sương mù, phi cơ quan sát của Pháp lên thám thính và yểm
trợ cho quân trong đồn Phú Chạng và Nghĩa Lộ Phố.
Nhưng các phi công chỉ còn thấy
lửa bốc cháy trong căn cứ bỏ trống và các tù binh Pháp đi thành hàng
dài dưới sự canh gác của quân CSVN.
Đêm 18, Trung đoàn 36 chiếm được đồn Cửa
Nhì.
Cũng trong đêm 18-10 quân CSVN tấn công
thanh toán các đồn Sầm Nứa, Kho Nhoi, Mường Hét, Mường Nhum ở thượng
lưu sông Mã.
Salan ra lệnh
cho các đồn Pháp xung quanh căn cứ Tư Lệ phải rút về Tư Lệ để cùng
với tiểu đoàn Dù của Bigeard di tản về Cứ điểm Na Sản.
Các đồn tựu về đủ chỉ còn đồn Gia
Hội ở xa nên tiểu đoàn Dù phải ở lại chờ cho tới tối ngày 19. Quân
Gia Hội tới nơi lúc 11 giờ đêm với binh sĩ cùng với thường dân, đàn
bà, trẻ em; đoàn người gánh gồng, dẫn nhau
đi trong ánh đuốc.
Ngày 20-10, khoảng 3 giờ đêm, quân CSVN bắt
đầu pháo vào đồn Tư Lệ. Sau đó là đợt xung phong của Trung đoàn 165
thuộc Đại đoàn 312. Quân Dù đẩy lui cả 3 đợt xung phong, đến sáng
thì Trung đoàn 165 rút lui, bỏ lại 96 xác chết và 41 võ khí.
Đến trưa thì
Bigeard bắt đầu di chuyển về hướng Tây để đến Na Sản.
Cuộc rút lui phải băng qua 70 cây
số trong rừng núi trong khi quân của Đại đoàn 312 đuổi theo. Quân Dù
phải hy sinh rất nhiều để chặn hậu đoàn quân truy kích.
Bigeard đành để lại 25 thương binh
cùng với một linh mục tuyên úy.
Sau 24 giờ thì
đoàn di tản đến được đồn Mường Chen;
đồn này do 80 lính phụ lực quân
người Thái do Thượng sĩ người Pháp tên là Peyrol chỉ Huy.
Sau vài giờ nghĩ ngơi thì đoàn
quân tiếp tục di tản, quân của đồn Mường Chen ở lại chặn hậu và rút
sau cùng.
Dọc dường đến Na Sản toán quân
chặn hậu của Mường Chen gồm 80 người chỉ còn lại 43 mạng. Còn tiểu
đoàn Dù cũng bị mất 91 người, vừa chết vừa mất tích .
Ngày 23-10, Đại đoàn 312 tiến tới bờ sông
Đà, kết thúc đợt 1 của chiến dịch đánh Tây Bắc.
Quân Pháp tấn công chiến khu Việt Bắc
Năm 1952, ngày 3-11, quân Pháp chia làm ba
cánh tiến quân về chiến khu Việt Bắc, cánh thứ nhất do Trung tá
Bastnia chỉ huy từ Hưng Hóa vượt sông Hồng rồi tiến về Phú Thọ. Cánh
thứ hai do Đại tá Kergaravat chỉ huy từ Vĩnh Yên theo Quốc lộ 2 lên
Việt Trì rồi cũng theo quốc lộ 2 tiến về Phú Thọ. Cánh thứ ba do Đại
tá Bonichou chỉ huy Từ phía bắc Hưng Hóa vượt sông Hồng qua Ngọc
Tháp ở phía bắc Phú Thọ.
Trong khi Nguyễn Chí Thanh, Võ Nguyên Giáp
đang theo đuổi mặt trận Tây Bắc và các đơn vị quân đội Pháp tại vùng
Tây Bắc lo gấp rút thực hiện xây dựng cứ điểm Na Sản thì Tướng Salan
cho mở một cuộc hành quân đại quy mô tảo thanh khu vực chiến khu
Việt Bắc, nơi tình nghi có các cơ sở quan trọng của CSVN trú đóng
với hy vọng quân Việt Minh không còn lực lượng để bảo vệ Việt Bắc,
có thể quân Pháp sẽ tóm được các cơ quan đầu nảo của Việt Minh.
Đồng thời cũng
buộc Tướng Giáp phải thoái quân từ Xứ Thái về cứu nguy cho Việt Bắc.
Lực lượng tham dự hành quân gồm có
4 liên đoàn Lưu động, 3 liên đoàn Dù, 2 liên đoàn Thiết giáp, 2 hải
đoàn xung phong và 2 tiểu đoàn Pháo.( Mỗi liên đoàn lưu động khoảng
2.500 người ).
Diễn tiến hành quân
Ngày 3-11, cánh
quân của Trung tá Bastinia chiếm Phú Thọ mà không gặp sự kháng cự
nào.
Ngày 7-121 cánh quân của Đại Tá
Kergaravat chiếm Ngọc Tháp cũng không gặp sự kháng cự.
Ngày 9-11 3 tiểu đoàn Dù nhảy
xuống bao vây Phủ Đoan nhưng không thấy bóng quân đội CSVN cũng như
một người dân nào.
Đến 3 giờ chiều khám phá một kho
tiếp liệu khổng lồ gồm 250 tấn đạn dược, 52 súng đại liên và trung
liên, 3 đại bác không giật, 1 xe Jeep và 4 xe Molotova của Nga.
Ngày 14-11, các cánh quân tiến thêm về
hướng Bắc 60 cây số cũng không gặp một người dân nào. Tới đây Tướng
Salan cho lệnh quay trở về vì các dấu hiệu cho thấy có đi thêm cũng
vô ích mà quân Pháp có thể bị sa lầy, chôn chân trong khu vực xa
tiếp tế và xa quân tiếp viện khi đụng trận. Về phía quân CSVN khi
nghe tin quân Pháp tiên đánh Việt Bắc thì chỉ cho Trung đoàn 36 của
Đai đoàn 308 và Trung đoàn 176 của Đại đoàn 316 quay trở về khuấy
phá cuộc hành quân của Pháp.
Ngày 17-11, trên
đường rút về, một cánh quân của Pháp rơi vào ổ phục kích của Trung
đoàn 36 tại thung lũng Chấn Mương.
Trận đánh kéo dài từ
9giờ 30 sáng đến 16 giờ 30 thì kết
thúc.
Phía Pháp bị chết 56, 133 mất
tích, 125 bị thương, 12 xe bị phá hủy. Không rõ thiệt hại của phía
CSVN.
(19) TRẬN NA SẢN, NHÌN LẠI MỚI HAY
QUÂN MÌNH ĐÃ CHẾT HẾT
Căn cứ Na Sản
Na Sản là một
thung lũng dài khoảng 2 cây số và ngang gần 1 cây số, xung quanh có
24 ngọn đồi bao bọc và có nhiều đặc điểm quân sự. Vì vậy Na Sản trở
thành vị trí chiến lược quan trọng nằm giữa các tỉnh lỵ thuộc Xứ
Thái, tức là vùng Tây Bắc Bắc Việt. Na Sản cách Hà Nội 200 cây số
nhưng được nối liền bằng cầu không vận.
Tướng
Salan đã cho tập trung về Na Sản
các đại đội thân binh Thái đóng rải rác trong khu vực Sơn La và Lai
Châu, thành lập được 3 tiểu đoàn Khinh binh.
Năm 1952, ngày
28-10-1952, công trình xây dựng cứ điểm Na Sản được bắt đầu.
Phi cơ chở đến Na Sản 1 đại đội
Công binh, 1 tiểu đoàn Lê Dương và 400 công nhân.
Ngoài ra phi cơ cũng chở tới 1.100
tấn kẽm gai, 5.000 quả mìn, đạn dược và võ khí nặng. Trước đó cứ
điểm Na sản chỉ có 1 đại đội Thân binh Thái trấn giữ.
Kề từ ngày 29-10 mỗi ngày có 50
chuyến bay, mỗi chuyến cách nhau 10 phút, từ sáng tới tối. Có ngày
vì nhu cầu chuyển vận đã lên tới 100 chuyến bay, một số vật liệu
được thả dù xuống các vị trí phòng thủ xung quanh cứ điểm.
Năm 1952, ngày 1-11, Liên đoàn lưu động
Việt Nam ( Quân đội Bảo Đại ) được không vận tới Na Sản, gồm 3 tiểu
đoàn Bộ binh, 1 tiểu đoàn Pháo binh và 1 chi đoàn Thiết giáp.
Chú giải :
Liên đoàn lưu động Việt Nam là
liên đoàn bộ binh đầu tiên của quân đội Bảo Đại, sau này trở thành
Liên đoàn 31/Bộ binh. Vào lúc này, tháng 11 năm 1952, thì liên đoàn
chỉ là một liên đoàn thử nghiệm trong kế hoạch thành lập các liên
đoàn Bộ binh VN.
Mới đầu có tên là Liên đoàn 7 Lưu
động;
gồm các tiểu đoàn 4/BVN, 55/BVN,
56/BVN;
1 tiểu đoàn Pháo binh và 1 tiểu
đoàn thám xa. Tuy nhiên cấp chỉ huy thì chỉ có hơn 10 sĩ quan Việt
Nam, số còn lại là người Pháp. Trong số các sĩ quan chỉ huy có Thiếu
tá Nguyễn Khánh, Trung úy Cao Văn Viên và Đại úy Trần Thiện Khiêm.
Khi cả 3 ông
đang chiến đấu tại Na Sản thì tại một trại gia binh ở Hà Nội, ba bà
vợ làm quen với nhau do vì hằng ngày cùng theo dõi tin tức chiến sự
tại Na Sản.
Sau này thân tình của 3 ông và 3
bà đã làm nên một cuộc đảo chánh vào ngày 30-1-1964 tại Sài Gòn.
Cả ba bà đều nổi tiếng là bậc nữ
lưu đáng nể vì các bà can thiệp rất mạnh vào sự nghiệp của các ông
chồng.
Năm 1952, ngày
6-11, quân CSVN chiếm Quỳnh Nhai là một thị trấn nằm
bên bờ sông Đà, giữa Lai Châu và
Na Sản.
Ngày 11-11, Tiểu đoàn 56 của Liên
đoàn lưu động VN được đưa tới tăng cường cho đồn Tuần Giáo ở phía
bắc tỉnh lỵ Sơn La.
Ngày 15-11, Tiểu
đoàn 2 Dù của Pháp từ Lai Châu mở đường thông với Sơn La theo Tỉnh
lộ số 41, dự định sẽ bắt tay với một Tiểu đoàn Dù của Việt Nam từ
đồn Tuần Giáo tiến về phía Lai Châu.
Ngày
16-11 hai tiểu đoàn Dù Pháp và Việt Nam gặp nhau sau 4 ngày chiến
đấu với Trung đoàn 148 biệt lập của Việt Minh.
Ngày 17-11, Đại đoàn 312 tấn công Tỉnh lộ
số 41, hai tiểu đoàn dù phải rút về Lai Châu và Tiểu đoàn 56 Việt
Nam tại Tuần Giáo phải rút về Sơn La.
Năm 1952, ngày
19-11, quân CSVN chiếm Vạn Yên,
Ba Lay và Mộc Châu. Quân Pháp đành
phải di tản khỏi tỉnh lỵ Sơn La. Các đơn vị trú đóng dọc theo sông
Đà được triệt thoái về Na Sản.
Năm 1952, ngày
21-11, Đại tá Gilles chỉ huy 3 tiểu đoàn Nhảy dù đáp xuống phi
trường Na sản và chỉ huy thiết lập Tập đoàn cứ điểm Na Sản gồm có 3
tiểu đoàn Dù ( Mỗi tiểu đoàn khoảng 550 người ) , 3 tiểu đoàn Bộ
binh Việt Nam, 3 tiểu đoàn Khinh binh Thái và 1 tiểu đoàn Lê Dương (
Mỗi tiểu đoàn 500 người ).
Lực lượng yểm trợ có 1 tiểu đoàn
pháo binh của Liên đoàn lưu động Việt Nam, 2 đại đội pháo binh của
Pháp; 1 tiểu đoàn Công binh Pháp; 1 tiểu đoàn thám xa Việt Nam và 1
tiểu đoàn thám xa Pháp.
Sự khác nhau
giữa tiểu đoàn Bộ binh và tiểu đoàn Khinh binh là tiểu đoàn Khinh
binh không có đơn vị súng cối 81 ly và đại bác 57 ly. Thám xa là xe
bọc sắt có bánh cao su.
Một tiểu đoàn thiết giáp được gọi
là Chi đoàn.
Mỗi Chi đoàn gồm có 3 Chi đội, tức
là 3 đại đội. Mỗi Chi đội có 6 xe thiết giáp, chia thành 3 Phân đội.
Còn một tiểu đoàn pháo binh 105 ly gồm có 2 đại đội.
Mỗi đại đội có 6 khẩu súng 105 ly,
chia thành 3 trung đội.
Năm 1952, ngày
23-11, quân số tập trung tại Na Sản là 12.000, gồm 7 tiểu đoàn Bộ
binh (3 VN), 3 tiểu đoàn Dù, 2 chi đoàn Thiết giáp (1VN) và 1 tiểu
đoàn Pháo binh (VN).
Đến ngày 22-10 kể như công trình
xây dựng cứ điểm Na Sản hoàn tất.
Đại tá nhảy dù Gilles được cử làm
Chỉ huy trưởng cứ điểm. Chiến đoàn Dù do Đại tá Ducourneau chỉ huy
là thành phần tiếp ứng của cứ điểm.
Diễn tiến trận đánh
Năm 1952, ngày
23-11, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 88 CSVN bám theo một đại đội lính
Thái trở về căn cứ lúc chiều tối.
Đến sát cổng vào tại cao điểm số 8
của căn cứ thì ập vào tấn công trạm gác rồi tràn vào căn cứ. Tuy
nhiên 1 đại đội Dù đã phản ứng kịp thời dưới ánh sáng hỏa châu của
phi cơ.
Quân CSVN rút đi, để lại 64 xác
chết và 5 tù binh .
Năm 1952, rạng
ngày 1-12, 2 tiểu đoàn của Đại đoàn 308 CSVN tấn công 1 đại đội trấn
giữ đồi 22b (Pú Hồng) và 1 tiểu đoàn của Đại đoàn 312 CSVN
tấn công 1 đại đội trấn giữ đồi 24
(Bản Hời); quân tấn công đông gấp 7 lần quân phòng thủ.
Mờ sáng ngày 1-12, sau khi biết rõ
cả hai đồn đã bị tràn ngập, pháo binh của cứ điểm đã bắn phủ lên cả
hai đồn.
Đến 7 giờ phi cơ của cứ điểm thả
bom vào 2 vị trí đã bị chiếm.
9 giờ sáng Tiểu đoàn 2 Dù chiếm
lại đồi 22b và 3 giờ trưa thì Tiểu đoàn 3 Dù chiếm lại đồi 24.
Sáng ngày 1-12,
tình báo vô tuyến của Pháp bắt được một công điện chỉ thị cho quân
Việt Minh tấn công Na Sản vào lúc 12 giờ đêm 1-12.
Quân Pháp được báo động để ứng
phó.
1 giờ sáng ngày
2-12 Trung đoàn 209 CSVN tấn công 2 đại đội Lê Dương đang phòng thủ
đồi 21b (Bản Vây) và Trung đoàn 174 cộng thêm 1 tiểu đoàn của 308
tấn công 2 đại đội phòng thủ đồi 26 (Nà Si).
Hồi ký của Tướng Salan cho rằng sở
dĩ có sự sai giờ so với giờ hẹn của tin tình báo vì Bộ tham mưu của
Võ Nguyên Giáp dùng giờ Bắc Kinh.
Ngày 2-12,
khoảng 3 giờ sáng, một số quân của Trung đoàn 209 thuộc Đại đoàn 312
CSVN tràn vào đồi 21b nhưng bị quân phòng thủ tiêu diệt.
Trong khi đó quân phòng thủ đồi 26
đẩy lui 4 đợt tấn công của Trung đoàn 174 của Đại đoàn 316 có tăng
cường 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 88 thuộc Đại đoàn 308.
Hừng sáng thì quân CSVN rút đi, để lại 300
xác chết tại đồi 21b và 250 xác chết tại đồi 26. Theo tài liệu của
quân đội Pháp thì trong đêm tấn công 2-12, quân CSVN bỏ lại tại chỗ
635 xác chết, 47 bị bắt làm tù binh. Thu 2 đại liên, 2 súng đại bác
57 ly, 1 súng cối 81 ly, 63 trung liên, 75 tiểu liên và rất nhiều
súng trường.
Ngày 2-12, từ 8
giờ tối đến 10 giờ tối, quân CSVN pháo kích vào cứ điểm nhưng không
gây thiệt hại gì.
Kể từ lúc đó quân CSVN rút khỏi
chiến trường Xứ Thái.
Tổng kết quân CSVN vừa chết vừa bị
thương là 5.000 người, riêng tại cứ điểm Na Sản là 3.000 người.
Ngày 3-12 Tướng Võ Nguyên Giáp gửi
một công điện gián tiếp xác nhận thất trận và ra lệnh rút quân trong
đêm 6, rạng ngày 7-12.
Ngày 10-12, Tướng Nguyễn Chí Thanh kết thúc
chiến dịch Tây Bắc và mở hội nghị sơ kết ngay tại Tạ Khoa.
Ngày 20-12,
Tướng Gilles mở một cuộc hành quân thăm dò đến tận Sơn La nhưng
không thấy bóng dáng quân Việt Minh.
Ngày 25-12, Tướng Gills lại cho
thả 3 tiểu đoàn nhảy dù xuống thám thính dọc theo Tỉnh lộ số 41 từ
Cơ Noi đến Lai Châu nhưng cũng không gặp sự kháng cự nào.
Ngày 27-12, 2 tiểu đoàn bộ binh
đến thiết lập căn cứ phòng thủ tại Cơ Noi để bảo vệ an ninh tuyến
giao thông từ Na Sản đi Lai Châu.
Sai lầm của Tướng Giáp trong trận Na Sản:
Sau trận thất bại này, Tướng Giáp cố suy
nghĩ : “Nhưng vì đâu phần lớn trận đánh đều không thành công? Một
nguyên nhân là bộ đội mỏi mệt…Nguyên nhân chính là do những cứ điểm
này nằm trong hệ thống cấu trúc chặt chẻ của một tập đoàn cứ điểm.
Người Pháp coi đây là một chiến lược ngăn chận mới. Muốn đánh bại
chiến lược này cần phải có thời gian” ( Đường tới Điện Biên Phủ, in
lần 2, trang 343 ).
Hóa ra nhờ thất
bại quá nặng mà ông tìm ra nguyên nhân là do đánh giá sai chiến
thuật phòng thủ của quân đội Pháp.
Lẽ ra nếu ông từng tốt nghiệp một
trường quân sự thì ông đã thấy rõ điều này trước khi nghĩ thới
chuyện đánh hay không được đánh.
Nếu ông có một mớ kiến thức sơ
đẳng về võ bị, ông sẽ hiểu trong một cứ điểm phòng thủ người ta bố
trí hỏa lực ra sao và các loại vũ khí phối hợp ăn nhịp với nhau ra
sao.
Khi đã biết cấu trúc phòng thủ của địch rồi
thì ông mới được quyền nghĩ tiếp là nên đánh như thế nào để phá vỡ
ưu thế phối hợp hỏa lực giữa bộ binh và pháo binh, giữa bộ binh và
không quân. Và khi đã nắm chắc là có thể phá vỡ được cấu trúc đó thì
ông mới được phép quyết định đánh và đánh như thế nào.
Đằng này ông cứ
hô xung phong, người này ngã xuống người sau tiến lên, nhưng càng
tiến lên càng chết.
Cuối cùng ông hô khản tiếng mà
không thấy ai xung phong, lúc đó ông
nhìn lại thì mới hay rằng quân của
mình đã chết hết. Về nhà ngẫm nghĩ lại mới biết rằng cấu trúc phối
hợp hỏa lực của người ta “quá chặt chẻ”.
50 năm sau ông
nêu lên sai lầm của ông thời đó, nhưng ông lại huênh hoang: “Muốn
đánh bại chiến lược này cần phải có thời gian”.
Không ai hiểu nổi ông cần thời
gian để làm gì và trong bao lâu ?
(20) ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐỐI VỚI MAO
TRẠCH ĐÔNG VÀ TƯỚNG NGUYỄN SƠN
Quan điểm của
Tướng Navarre
đối với Điện Biên Phủ.
Tháng 5 năm 1953
Paris triệu tướng Tư lệnh quân Pháp tại Đông Dương là Đại tướng
Salan về Algeria để đối phó với tình hình nhân dân Algeria đang nổi
dậy đòi độc lập.
Đại tướng Navarre sang VN thay
thế.
Navarre đến Việt
Nam ngay sau các trận đánh Na Sản, Sầm Nưa.
Tình hình quân sự lúc đó đã khiến
ông phải suy nghĩ nhiều tới thảm họa nếu mất nước Lào.
Là một nhà quân sự chiến lược, ông
thấy ngay nhược điểm của quân đội Pháp về việc phòng thủ nước Lào là
tiếp tế khó khăn và không có máy bay tham chiến. Vì vậy Navarre
quyết tâm thành lập căn cứ Điện Biên Phủ để làm nút chận quân CSVN
tiến sang Lào.
Ngày 7-7-1953, tại Paris, Tướng Navarre
trình bày kế hoạch quân sự của mình tại Đông Dương trước Hội đồng
Tổng tham mưu Quân đội do Thống chế Juin chủ tọa. Hội đồng chấp
thuận kế hoạch nhưng lưu ý ông ta rằng Paris khó có thể thỏa mãn các
phương tiện cần thiết như Navarre đã yêu cầu, nghĩa là Paris không
có đủ quân và tiếp liệu thêm cho Đông Dương.
Ngày 24-7-1953,
Navarre lại trình bày kế hoạch quân sự Đông Dương trước Hội đồng
Quốc phòng do Tổng thống Pháp chủ tọa, thành phần tham dự gồm có
Tướng Juin, các Tham mưu trưởng, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng
Ngoại giao, Bộ trưởng Nội Vụ, Bộ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Quốc
phòng, Bộ trưởng Pháp Quốc hải ngoại và các Tổng trưởng của Liên
Hiệp Pháp.
Cuối cùng thì hội nghị cũng thông
qua kế hoạch quân sự của Navarre.
Với một căn cứ
quân sự có 12.000 quân và xe tăng, máy bay;
Navarre và Bộ tham mưu của ông
nghĩ rằng CSVN không thể nào đủ lực lượng để triệt hạ căn cứ.
Trong trường hợp họ liều mạng tấn
công căn cứ thì dĩ nhiên họ sẽ bị tiêu diệt vì đây là trận địa
chiến, đánh ban ngày và đánh lâu dài, chắc chắn họ sẽ bị phi cơ,
pháo binh và xe tăng của căn cứ tiêu diệt.
Quan điểm của Mao Trạch Đông đối với Điện
Biên Phủ.
Từ thời 1954, và mãi về sau này, người ta
vẫn thắc mắc không hiểu vì sao mà hai bên lại dẫn nhau đến một xó
núi xa xôi hẻo lánh tại vùng biên giới Lào Việt mà đánh nhau chí
chết, họ tranh nhau cái gì ở đó?
Những thắc mắc này đã được phía Pháp giải
thích bằng hồi ký Navarre xuất bản vào năm 1956 nhưng về phía CSVN
thì vẫn im hơi lặng tiếng cho tới năm 1982 Trung Quốc đưa ra công
chúng các tài liệu liên quan tới cuộc chiến Việt Nam của Quân đội
nhân dân Trung Quốc thì mọi người sửng sờ trước tầm nhìn chiến lược
của Mao Trạch Đông đối với dãy Trường Sơn :
Như đã thỏa
thuận với Stalin vào tháng 1 năm 1950 về việc hỗ trợ cho lực lượng
Cọng sản Đông Dương, Mao Trạch Đông muốn giúp CSVN cũng như Pathet
Lào và Kh’Mer Đỏ có một
mảnh đất làm căn cứ địa để từ đó
có thể phát triển du kích chiến, đánh khuấy rối nhằm tiêu hao ngân
sách của Chính phủ Pháp, buộc Pháp phải đổ tiền ra duy trì đội quân
viễn chinh.
Do đó Mao chủ
trương đánh thông Quảng Tây của Trung Quốc với Cao Bằng. Rồi sau đó
sẽ đánh thông từ Cao Bằng đến Tuyên Quang là căn cứ địa của Hồ Chí
Minh, và đến Sơn La giáp giới với Lào.
Rồi sau khi chiếm được Lào thì
quân Cọng sản Đông Dương sẽ tiến xuống Căm Bốt và đánh thông ra Vịnh
Thái Lan.
Vì vậy ngay từ
năm 1950, Mao đặt kế hoạch chiếm Cao Bằng mà không thèm chiếm nốt
Lạng Sơn để xuống Hải Phòng mặc dầu quân Pháp rút lui bỏ ngỏ Lạng
Sơn. Trái lại, Mao chú tâm phát triển tuyến đường từ Cao Bằng băng
qua vùng Trung Du Bắc Việt, đi Sơn La để đến Lào.
Bỏ hẳn vùng duyên hải và đồng bằng
Bắc Việt cho quân Pháp vì ở đó Pháp
có lợi thế của không quân và hải
quân.
Giới nghiên cứu
quân sự quốc tế đã ồn ào bàn tán khi tài liệu quân sự của Trung Quốc
được giải mật vào năm 1982.
Người ta lấy làm lạ lùng cho quan
điểm chiến lược của Mao Trạch Đông về Đông Dương cũng như các chỉ
thị rất chính xác của ông đã gởi cho Tướng Vi Quốc Thanh tại chiến
trường Điện Biên Phủ.
Tuy nhiên nếu
hiểu được một chút bí ẩn đằng sau các chỉ thị thì chuyện này cũng
chẳng có gì lạ.
Đó là Tướng Nguyễn Sơn đang là cố
vấn đặc biệt cho Mao Trạch Đông, đặc trách về chiến tranh Việt Nam.
Tướng Nguyễn Sơn có thời gian
nghiên cứu nhiều về chiến thuật chiến lược dựa vào ưu thế của Trường
Sơn trong những năm ông lãnh đạo Liên Khu 4 từ năm 1946 cho tới
1949.
Chiến thuật chia quân làm hai ngã tiến công
Lào, một cánh từ Quảng Bình, một cánh từ Sơn La chính là đề tài mà
Nguyễn Sơn đã tính từ thời ông còn làm Ủy viên quân sự của Liên Khu
4. Và ông cũng đã từng chủ trương đánh Lào để thu hút quân đội Pháp
đánh nhau tay đôi với du kích quân Việt Nam tại một nơi cách xa các
căn cứ Không quân và Hải quân của Pháp.
Danh tài quân sự Việt Nam : Tướng Nguyễn
Sơn
Nguyễn Sơn tên
thật là Vũ Nguyên Bác, người làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm tỉnh Bắc
Ninh.
Năm 1925 (17 tuổi) cùng một nhóm
bạn học tại trường Sư phạm Hà Nội tổ chức bãi khóa nhân vụ Pháp bắt
Phan Bội Châu, bị mật thám theo dõi phải trốn sang Trung Hoa.
Năm 1926, được
người đồng hương là Thiếu tá Đinh Tế Dân giới thiệu vào học tại
trường võ bị Hoàng Phố.
Năm 1927 tham gia Quảng Châu Công
xã ( Tiền thân của ĐCSTQ ), giữ chức tổng biên tập tờ báo “Kháng
Địch” của CSTQ.
Năm 1936 Mao Trạch Đông lên nắm
quyền lãnh đạo ĐCSTRQ, mở Hội nghị Tuân Nghĩa, Nguyễn Sơn được đề cử
tham dự hội nghị rồi được bầu vào Ban chấp hành Trung Ương Đảng
CSTRQ.
Năm 1937 Mao
Trạch Đông thành lập quân đội để cùng Tưởng Giới Thạch chống quân
Nhật thì Nguyễn Sơn trở thành tướng lãnh trong quân đội của Mao
Trạch Đông.
Năm 1938, Nguyễn Sơn là Thiếu
tướng Tư lệnh Quân đoàn 12, chỉ huy 3 sư đoàn bộ đội của Cọng sản
Trung Cọng thuộc Đệ Bát lộ binh ( Khoảng 40.000 quân ).
Ông là vị tướng
nước ngoài duy nhất trong quân đội của Mao Trạch Đông. Tháng 8 năm
1945 nghe tin nhân dân Việt Nam đứng lên giành độc lập, ông cùng với
Nguyễn Khánh Toàn, Lý Ban, Trương Ái Dân, Cao Tử Kiến xin trở về
phục vụ cho xứ sở.
Mao Trạch Đông cho phép các cán bộ
Việt Nam về tăng cường cho Cọng sản Đông Dương.
Riêng Nguyễn Sơn lúc đó là một trong 7
tướng còn lại của Quảng Châu Công xã và là một trong 18 tướng còn
lại của cuộc Vạn lý Trường chinh cho nên Mao tiếc tài không muốn cho
về, Mao phê bình Nguyễn Sơn nặng về tình cảm quốc gia và nhẹ về quốc
tế đại đồng. Tuy nhiên Nguyễn Sơn vẫn thiết tha xin về nên Mao đành
chấp thuận.
Khi Nguyễn Sơn
trở về thì cả Hồ Chí Minh lẫn Đặng Xuân Khu và Võ Nguyên Giáp đều
bối rối.
Bởi vì trong hệ thống Cọng sản
Quốc tế thì tầm cỡ của Nguyễn Sơn quá lớn về phương diện tuổi đảng
cũng như về tầm cỡ của khả năng lãnh đạo.
So sánh với
Nguyễn Sơn thì HCM thua ông rất xa về vai vế trong tổ chức CS Quốc
tế:
NS là Ủy viên trung ương Đảng Cọng
sản Trung Quốc từ năm 1936.
Năm 1938 là Thiếu tướng tư lệnh
Quân đoàn 12 thuộc Đệ Bát lộ quân của Mao trạch Đông. Trong khi
Nguyễn Tất Thành vào năm 1938 chỉ là thiếu tá chính trị viên Hồ
Quang trong một trung đoàn của quân đội Mao Trạch Đông.
So với Trường Chinh thì năm 1938 Đặng Xuân
Khu mới chỉ là Ủy viên thành ủy Hà Nội của ĐCS Đông Dương. Trong khi
Nguyễn Sơn đã là Ủy viên trung ương của ĐCSTQ
So với Võ Nguyên
Giáp thì đầu năm 1948 VNG mới chỉ là một ông thầy giáo, trong khi
Năm 1927 Nguyễn Sơn đã là 1 trong 7 tướng của Quảng Châu Công xã.
Năm 1936 ông là 1 trong 18 tướng
trong cuộc Vạn Lý trường chinh của Mao Trạch Đông.
Năm 1938 là Thiếu tướng tư lệnh
Quân đoàn 12 thuộc Đệ Bát lộ quân của Mao trạch Đông.
Cho đến năm
1949, Mao Trạch Đông thành công trên toàn cõi Trung Hoa. Trường
Chinh và Hồ Chí Minh đoán biết rồi đây Staline sẽ giao cho Mao Trạch
Đông hỗ trợ phong trào Cọng sản tại Đông Dương.
Lúc đó Mao sẽ bắt tay với Nguyễn
Sơn chứ không thể bắt tay với một ai khác.
Do đó vị trí lãnh đạo của Hồ Chí
Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp rất là cheo meo.
Vì vậy các ông đồng hè nhau trả
Nguyễn Sơn về cho Mao Trạch Đông.
Lý do trả về
được Hoàng Tùng là phó trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng đã ghi lại
bằng một câu đơn giản của Hồ Chí Minh như sau:
“Bác nói chú Nguyễn Sơn hữu tài
nhưng…nên mời chú đi”.
Mời chú đi có nghĩa là đuổi chú đi
chỗ khác chơi.
Nhưng Nguyễn Sơn
không trở về Trung Quốc để chơi, ông trở về đúng lúc quân của Mao
Trạch Đông đang trên đà chiến thắng, đánh đuổi quân Tưởng Giới Thạch
ra đảo Đài Loan.
Ngày toàn thắng vào cuối năm 1949
Mao Trạch Đông tuyên dương Nguyễn Sơn danh hiệu “Anh Hùng Dân Tộc”
của Trung Quốc.
Qua năm 1951 Nguyễn Sơn được giao
nhiệm vụ chỉ huy Lộ binh số 2 của Trung Cọng, gồm 9 sư đoàn, tham
chiến tại chiến trường Đại Hàn.
Trong tác phẩm
“Từ Chủ Nghĩa Thực Dân Đến Chủ Nghĩa Cọng Sản” của ông Hoàng Văn Chí
(
Một lãnh tụ Việt Minh ly khai, anh
em cột chèo của Nguyễn Sơn ) thì Tướng Nguyễn Sơn luôn luôn đả kích
tư tưởng mong nhờ Mao Trạch Đông của Trường Chinh và Hồ Chí Minh;
ông viện dẫn gương của CSTQ.
Tuy rất cần viện
trợ của Stalin nhưng CSTQ luôn luôn chủ trương tự lực, họ đã nhận
viện trợ của Stalin như một cuộc trao đổi thương mại sòng phẳng mà
Stalin không thể nào xen vào nội bộ của Đảng Cọng sản Trung Quốc.
Mao Trạch Đông không hề nhận cố
vấn của Stalin và cũng không hề nhận viện trợ lương thực của Stalin,
trái lại, Mao đã dùng lương thực và gỗ trong vùng CSTQ chiếm đóng để
đổi lấy vũ khí của Stalin.
Năm 1956 Nguyễn
Sơn bị bệnh ung thư, xin phép Mao Trạch Đông được về chết ở quê nhà.
Gặp Hoàng Tùng ông tâm sự rằng
“nếu ông có sai lầm thì phê bình chứ sao lại đuổi đi”….(sic) Số phận
đất nước thật trớ trêu;
người có tài, có nhiệt tâm với đất
nước thì bị hại đến nỗi không còn đất sống;
còn kẻ lưu manh bịp bợm thì lại
được tôn vinh đời đời.
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP, (21) TẦM NHÌN
CỦA VÕ NGUYÊN GIÁP ĐỐI VỚI ĐIỆN BIÊN PHỦ
Năm 1953, tháng 8. Theo hồi ký của Võ
Nguyên Giáp thì tháng Tám năm 1953 Võ Nguyên Giáp và Quân ủy Trung
ương bắt đầu nghiên cứu kế hoạch đánh nhau vào mùa khô sắp tới, gọi
là kế hoạch Đông Xuân :
“Nhưng đánh địch
ở đâu?
Suốt tháng Tám, cơ quan tham mưu
trăn trở với câu hỏi này…Ta chưa thể mở một cuộc tiến công lớn ở
đồng bằng, nơi Nava đã bày sẵn thế trận và ta chưa có khả năng hạn
chế sức mạnh của máy bay và pháo binh địch…Còn ở rừng núi?
( Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ,
điểm hẹn lịch sử, in lần 2, trang 21 ).
Ngày 13-8 Trường Chinh gởi điện văn cho
Trung Quốc, xin ý kiến Bắc Kinh về phương hướng chiến lược trong mùa
khô sắp tới ( Tài liệu Văn khố Trung Quốc ).
Năm 1953, ngày
18-8-1953. Trong khi Bắc Kinh chưa trả lời, Trường Chinh họp Bộ
chính trị ĐCSVN, trong buổi họp có sự hiện diện của cố vấn chính trị
La Quý Ba.
Theo tài liệu của TQ thì lúc này
Tướng cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh và Bí thư quân ủy trung ương của
CSVN là Tướng Nguyễn Chí Thanh cùng với tướng phụ trách tiếp vận
CSVN là Trần Đăng Ninh đã sang Trung Quốc để bàn thảo và ký hiệp
định với TQ về kế hoạch viện trợ quân sự. ( Theo hồi ký của Tướng
Giáp thì Nguyễn Chí Thanh và Trần Đăng Ninh không có mặt vì “đang bị
mệt” )
Trong cuộc họp,
Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đề nghị sang mùa khô quân CSVN sẽ đánh
lấn xuống đồng bằng là chính, và uy hiếp Xứ Thái là phụ để cầm chân
một số lớn quân Pháp tại Xứ Thái.
Bộ chính trị chấp thuận ý kiến của
Võ Nguyên Giáp và ra nghị quyết tán thành.
Hồi ký của Võ Nguyên Giáp có ghi
lại :
“Cuối tháng 8 năm 1953, bộ Tổng tham mưu
(Võ Nguyên Giáp) báo cáo với Tổng quân ủy (Nguyễn Chí Thanh) một bản
kế hoạch tác chiến với bốn nhiệm vụ…” (trang 22).
Sau hội nghị, La Quý Ba gởi nghị quyết của
Bộ chính trị CSVN cho Bắc Kinh .
Năm 1953, ngày
27 và ngày 29-8 Bắc Kinh gởi liên tiếp 2 công điện phản đối việc
đánh đồng bằng và đề nghị đánh Lai Châu rồi thông sang Lào, chiếm
tỉnh Phong Saly làm căn cứ địa cho quân Cọng sản Lào;
bức điện viết:
“ Trước hết tiêu
diệt địch ở vùng Lai Châu, giải phóng miền Bắc và miền Trung nước
Lào, sau đó từng bước đẩy chiến trường sang Nam Lào và Cao Miên, uy
hiếp Sài Gòn.
Làm như vậy, thì có thể rút thu
hẹp nguồn lính nguỵ, nguồn tài chính, phân tán binh lực quân Pháp,
đẩy chúng vào bị động…”( Vương Chấn Hoa, Đồng chí Vi Quốc Thanh, nhà
xuất bản lịch sử ĐCSTrQ, Dương Danh Dy dịch).
Trong khi Võ
Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh họp Tổng quân ủy thì tại Bắc Kinh
Tướng Vi Quốc Thanh hội kiến với Mao Trạch Đông trước khi lên đường
sang Việt Nam.
Tài liệu của Trung Quốc ghi lại:
Mao Chủ tịch hỏi: “ La Quý Ba điện về nói
Hồ Chí Minh tán thành kiến nghị đó, Bộ Chính trị cũng đã ra quyết
định, nhưng kế hoạch tác chiến mùa đông của quân đội Việt Nam vẫn
chần chừ chưa vạch ra được là sao ? ”.
Vi Quốc Thanh đáp : “ Trước chiến dịch Tây
Bắc năm ngoái, trong cán bộ trung, cao cấp quân đội Việt Nam, có thể
nói là đa số không muốn đi Tây Bắc tác chiến. Chủ yếu là sợ gian
khổ, sợ khó khăn, thiếu tầm nhìn chiến lược, cho rằng Tây Bắc đất
rộng người thưa, là nơi nghèo, có giải phóng cũng không có ý nghĩa
lớn bao nhiêu ( Vương Chấn Hoa, Đồng chí Vi Quốc Thanh, Dương Danh
Dy dịch ).
Trong khi đó Võ
Nguyên Giáp vẫn ù ù cạc cạc : “Nhưng đánh địch ở đâu?
Suốt tháng Tám, cơ quan tham mưu
trăn trở với câu hỏi này”. Nội câu văn này cũng đã diễn tả hết vai
trò của VNG trong cuộc chiến chống Pháp.
Hằng năm ông cứ phải ngồi chờ lệnh
của Cố vấn trưởng mỗi khi mùa khô đến.
Mà chờ với tâm trạng “trăn trở”
thì đủ biết quyền hạn của ông ta tới đâu;
nghĩa là chỉ biết đánh theo sai
bảo của họ Vi.
Riêng đối với chiến trường Điện Biên Phủ,
Tướng Võ Nguyên Giáp cũng nói rằng ông đã có ý nghĩ đánh chiếm Lào
rồi xuống Căm Bốt :
“Từ rất sớm, tôi đã nghĩ tới một đạo quân
vu hồi chiến lược từ Việt Bắc qua Tây Bắc, Thượng Lào, đi dọc sông
Mê Kông với những vùng trù phú không thiếu lương thực, những căn cứ
của bạn ở Trung Lào và Hạ Lào, tiến xuống Nam Bộ. Con đường này chắc
ít khó khăn hơn so với tuyến đường dọc miền Trung phải vượt qua đầy
rẫy quân địch, và nhất là nó sẽ tạo thế bất ngờ” ( Võ Nguyên Giáp,
Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang 325).
Tướng Giáp viết
lên điều này sau khi các tài liệu được công bố của Trung Quốc vào
năm 1982 cho thấy kế hoạch đánh từ Lào thông ra vịnh Thái Lan là của
Mao Trạch Đông.
Rồi 20 năm sau Tướng Giáp mới viết
sách nói rằng ông đã có tầm nhìn đó từ lâu.
Tuy nhiên nếu có một ai đó tin
rằng Tướng Giáp nói thật thì sẽ thấy ngay rằng cái cách của ông
không thể nào thực hiện được.
Bởi vì ông chủ trương dùng một mũi
vu hồi đánh bất ngờ, tức là sử dụng một đoàn quân nhỏ, tiến âm thầm
xuống Căm Bốt rồi vào đánh ở Miền Nam.
Chuyện này có
thể thực hiện được nếu đoàn vu hồi của ông dưới
một sư đoàn và không mang vũ khí
nặng.
Nhưng như vậy thì không đủ quân và
đủ súng đạn để chọi với quân Pháp tại miền Nam. Còn nếu ông điều
quân trên 1 sư đoàn và kéo theo súng lớn, chở theo đạn đại bác thì
thế nào cũng bị lộ, cho nên nó không còn là một mũi vu hồi và cũng
không còn bất ngờ nữa.
*( Vu hồi là đánh bọc hậu hoặc
đánh thọc hông, đặc tính của lối đánh này là bí mật và bất ngờ )
Trong khi kế
hoạch của Mao Trạch Đông hoàn toàn khác, ông chủ trương
công khai chiếm Lào rồi dùng đường
quốc lộ của Lào mà rầm rộ chở quân, chở đại bác xuống chiếm luôn Căm
Bốt, còn đánh miền Trung và miền Nam Việt Nam thì ông ta sẽ đánh từ
Trường Sơn xuống chứ không phải né tránh miền Trung như ông Giáp.
So sánh hai cách
thì thấy rõ cách của ông Mao là kế hoạch thực sự, còn cách của ông
Giáp thì chỉ là chuyện tưởng tượng cho vui.
Bởi vì cũng chính Võ Nguyên Giáp
đã viết trong sách đó:
“Chiến trường Thượng Lào chưa thể tiếp nhận
một số quân đông, vì đường tiếp tế quá xa. Quân cơ động địch sẽ lại
tập trung về đồng bằng” (Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn
lịch sử, in lần 2, trang 85).
Ngay chiến
trường Lào là đã quá xa đối với việc tiếp vận cho một đơn vị cỡ đại
đoàn;
vậy thì tiếp vận cho một đoàn vu
hồi tới tận Miền Nam Việt Nam thì chắc chắn không thể nào làm được.
Thế nhưng Tướng Giáp vẫn vô tư đưa
chuyện này ra để chứng minh thiên tài quân sự bẩm sinh của mình;
nhưng ông càng nói thì càng lòi ra ông không biết gì hết.
(22) TUYẾN VẬN CHUYỂN TIẾP LIỆU CỦA
MAO TRẠCH ĐÔNG
Tuyến vận chuyển tiếp liệu của Mao Trạch
Đông
Tuyến vận chuyển đạn dược bằng xe tải của
CSVN từ Trung Quốc đến Điện Biên Phủ phải qua một cung đường dài 600
cây số. Vật dụng tiếp liệu được chuyển qua biên giới tại Cao Bằng
theo Quốc lộ số 3 đến Bắc Cạn và đa số là tại Ải Nam Quan thuộc tỉnh
Lạng Sơn rồi sau đó cũng được chuyển qua Bắc Sơn xuống Bắc Cạn.
Tại Bắc Cạn có
một trung tâm tiếp vận rất lớn nằm trong rừng thuộc thị xã Chợ Chu.
Đa số hàng tiếp liệu được tập
trung tại kho Chợ Chu trước khi chuyển đi các mặt trận.
Một số không qua Chợ Chu mà đi
thẳng theo Quốc lộ 3 xuống Thái Nguyên, tại đây rẽ theo Tỉnh lộ 13
đi Phú Thọ rồi vượt ngang sông Hồng tại Yên Báy.
Từ Yên Báy đi
theo đường 13 gặp sông Đà và vượt sông Đà tại Tạ Khoa.
Từ Tạ Khoa đâm ra
Tỉnh lộ 41 ở ngã ba Cò Nòi rồi
theo đường 41 đi qua Sơn La để tới Tuần Giáo là điểm tiếp giáp với
tỉnh Lai Châu, tại đây có một trung tâm tiếp vận cho mặt trận Điện
Biên Phủ. Tuần Giáo cách Điện Biên Phủ 80 cây số.
Như vậy tuyến
vận chuyển gần như là một đường nằm ngang từ phía Đông tại biên giới
Trung Hoa ở Lạng Sơn chạy theo hướng Tây đến biên giới Lào tại Điện
Biên Phủ.
Ngoài ra còn có một tuyến vận
chuyển lương thực bằng dân công từ vùng đồng bằng đến Hòa Bình rồi
theo Tỉnh lộ 6 đến Mộc Châu, gặp Tỉnh lộ 41 tại Mộc Châu rồi theo
đường 41 đến ngã ba Cò Nòi.
Từ ngã ba Cò Nòi
nếu theo đường 41 thì có thể tới Tuần Giáo rồi tại Tuần Giáo có thể
rẽ vào Điện Biên Phủ;
nhưng tại ngã ba Cò Nòi cũng có
một ngã đi về hướng Tây tới Yên Châu rồi qua biên giới Lào thì gặp
sông Mường Hét, có thể đi theo đường lộ dọc sông Mường Hét để
vào lại Việt Nam và tới Điện Biên
Phủ.
Tình hình tuyến
đường vận chuyển tiếp tế đến Điện Biên Phủ được Tướng Lê Trọng Tấn
kể lại:
“Đường đi chiến dịch năm nay đã mở
rộng, rải đá phẳng lỳ.
Trên đèo Phiêng Ban nườm nượp dân
công gồng gánh, xe thồ, cả nước lên đường trong trạng thái phấn chấn
của cuộc Cách mạng Cải cách ruộng đất.
“Qua sông Đà năm
nay, chúng tôi được đi cầu phao do Công binh bắc từ trước.
Ra đến đường 41 thì một cảnh tượng
chưa từng có đập vào mắt:
Hàng đoàn ô tô kéo pháo, chiếc nọ
kéo chiếc kia lăn bánh trên con đường rộng thênh thang giữa hai hàng
dân công và bộ đội cùng hành quân theo một hướng…Và đêm nay, dưới
ánh trăng rừng vằng vặc của mùa đông, con đường sống động như một
dòng sông.
Người và xe cuồn cuộn nối nhau lên
Điện Biên”.
Năm 1953, đầu
năm, một trung đoàn pháo binh gồm 36 khẩu súng 105 ly được đưa từ
Trung Quốc về Việt Nam :
“Trong quý 1 năm 1953, trung đoàn
lựu pháo 105 ly do bạn trang bị và huấn luyện đã về nước. Việc vận
chuyển trọng pháo từ Vân Nam về Việt Bắc phải dùng bè đi theo sông
Hồng qua nhiều ghềnh thác.
Trung đoàn cao xạ 37 ly đang được
gấp rút chuẩn bị về nhân sự” (Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm
hẹn lịch sử, bản in lần 2, trang 12).
Đây là súng đại
bác của Hoa Kỳ mà Mao Trạch Đông tịch thu được của quân đội Tưởng
Giới Thạch.
Đại bác 105 ly là vũ khí lợi hại
nhất của quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ 2. Và mãi cho tới năm
1975 thì loại súng này vẫn là vũ khí lợi hại nhất của Quân lực Việt
Nam Cọng Hòa.
Về phía quân đội Pháp thì đại bác 105 ly
của Hoa Kỳ cũng là vũ khí lợi hại nhất của Pháo binh Pháp thời bấy
giờ. Vì vậy suốt cuộc chiến Điện Biên Phủ chỉ là trận đọ pháo giữa
36 khẩu 105 ly của Võ Nguyên Giáp và 24 khẩu 105 ly của De Castries.
Năm 1954, ngày 14-1, Võ Nguyên Giáp họp Bộ
chỉ huy mặt trận tại hang Thẩm Púa, gần Điện Biên Phủ, ban hành lệnh
tấn công Điện Biên Phủ theo lối đánh cường tập, nghĩa là đánh nhanh
và đánh mạnh.
*[ Theo hồi ức
của Tướng Lê trọng Tấn thì người ban lệnh hành quân là Tướng Hoàng
Văn Thái;
nghĩa là Tướng Giáp vắng mặt. Tuy
nhiên theo hồi ký của VNG thì ông có mặt tại buổi họp đó nhưng với
tính cách là bí thư quân ủy. Thực ra người ban lệnh hành quân ngày
hôm đó là tướng cố vấn Vi Quốc Thanh, Tướng Thái chỉ thông dịch lại
].
Ngày giờ nổ súng
là chiều ngày 20-1-1954. Dự trù trận đánh sẽ kéo dài trong 2 ngày, 3
đêm.
Đại đoàn 308 trách nhiệm mở đường
để kéo pháo vào trận địa, dự trù trong 24 tiếng thì hoàn tất. Đại
đoàn 312 và 351 trách nhiệm kéo pháo vào vị trí chiến đấu, dự trù
hoàn tất trong 3 đêm.
Vì sợ tiếng máy
của xe kéo pháo làm cho quân Điện Biên Phủ phát hiện cho nên VNG dự
tính xe ô tô sẽ cắt pháo tại cửa rừng Nà Nham trên Tỉnh lộ 41, sau
đó sẽ kéo pháo bằng tay lên đèo Pha Sông cao 1.150 mét, qua cả một
hệ thống núi dài 15 cây số từ Nà Nham sang tới Bản Tấu nằm trên
đường mòn Lai Châu – Điện Biên Phủ, cách Điện Biên Phủ 16 cây số.
Dự tính sau đó lại kéo tay theo
đường mòn một quảng 16 cây số nữa mới vào trận địa
( Hồi ức của Lê Trọng Tấn, trang
273 ).
Năm 1954, ngày
15-1, Đại đoàn 308 hoàn tất việc dọn đường kéo pháo trước thời gian
ấn định.
Tuy nhiên Đại đoàn 312 và Đại đoàn
Pháo binh 351 gặp trở ngại trong việc kéo pháo qua đèo bằng sức
người.
Thời gian dự trù hoàn tất trong 3
đêm không thực hiện được.
Tướng Giáp đích
thân đi quan sát tuyến đường và cho lệnh hoãn giờ nổ súng thêm 5
ngày nữa.
Và rồi cuối cùng nhắm chừng kéo
bằng tay không kịp, Tướng Giáp quyết định cho kéo pháo qua đèo bằng
ô tô ( Hồi ký của Võ Nguyên Giáp, trang 98, 146 ).
May mắn là quân Pháp tại Điện Biên
Phủ không nghe thấy tiếng xe ô tô trên đèo.
Truyền thuyết tải gạo, tải đạn bằng sức
người :
Sau này rất
nhiều nhà báo Tây Phương ca tụng lối tiếp vận bằng khiêng vác của bộ
đội Việt Minh.
Các nhà báo tin rằng dân công đã
chuyển đến Điện Biên Phủ hằng chục vạn tấn lương thực và đạn dược
chỉ bằng sức khiêng vác. Và cả chuyện kéo súng đại bác qua đèo bằng
tay.
Tuy nhiên các
nhà quân sự học thì không tin như vậy, họ rất thắc mắc về cách tiếp
vận của CSVN trong chiến tranh Đông Dương và trong chiến tranh Miền
Nam Việt Nam.
Các con số thống kê về tiếp liệu
đã cho người ta nhiều bài toán, và đáp số của các bài toán đều đưa
tới kết luận là cần phải loại bỏ khả năng khiêng vác bằng sức người.
Vậy thì ẩn số bí
hiểm của chiến trường Điện Biên Phủ chỉ là vận chuyển bằng xe.
Chuyện vận chuyển bằng sức người
là do mắc hỡm tuyên truyền của CSVN. Tất cả những hình ảnh còn lưu
lại về đoàn dân công vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ là hình
của trận Na Sản vào cuối năm 1952.
Và một số là hình ảnh trong các
phim diễn lại trận Điện Biên Phủ.
Hồi ký của Lê
Trọng Tấn và Võ Nguyên Giáp cho thấy tất cả lương thực, đạn dược
được chuyển bằng xe vận tải. Và kéo súng đại bác qua đèo cũng bằng ô
tô.
Chuyện vận chuyển lương thực bằng
sức người đã được Tướng Võ Nguyên Giáp xác nhận trong quyển hồi ký
“Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử” :
“Trong chiến
dịch Tây Bắc cuối năm 1952 (trận Na sản), ta huy động được ở Thanh
Hóa và Ninh Bình hơn 5.250 tấn gạo, nhưng vận chuyển bằng gánh bộ
tới Cò Nòi giao cho bộ đội chỉ còn 410 tấn.
Lượng gạo dân công tiêu thụ dọc
đường chiếm 92% ( Bản in lần 2, trang 182 ).
Cò Nòi mới chỉ
là 2/3
đoạn đường dẫn tới Điện Biên Phủ;
nếu tính theo xác xuất 92% cho 1/3 đoạn đường còn lại thì sẽ không
có một hạt gạo nào đến được Điện Biên Phủ.
Ngoài ra, hồi ký “Đường tới Điện
Biên Phủ” của tướng Giáp cũng nói rõ về cách vận chuyển tiếp liệu
cho trận Na Sản:
“Khó khăn nổi
lên là vấn để tiếp tế lương thực và đạn dược trong một chiến dịch
dài ngày, những con đường tiếp tế từ Thái Nguyên hay Thanh Hóa ra
mặt trận đều từ 200 đến 300 ki lô mét.
Theo dự kiến rất khó huy động
lương thực tại chỗ. Cách khắc phục vấn đề này là phải sửa đường để
sử dụng xe cơ giới. Và phải huy động một lực lượng lớn dân công.
Nhưng nhân số dân công tăng lên
thì nhu cầu lương thực cũng tăng theo!” (bản in lần 2, trang 319).
Khi hồi ký của
Tướng Giáp và Tướng Lê Trọng Tấn được phát hành thì các bài viết
trước đây ca tụng cách tiếp vận cho chiến trường Điện Biên Phủ bằng
cách khiêng vác đã trở thành chuyện giễu đối với các nhà nghiên cứu
quân sự.
Nhưng sở dĩ hồi ký VNG đành phải
thú nhận sự thực là vì các tài liệu quân sự của TQ được giải mật cho
thấy con số hằng chục vạn tấn lương thực và đạn dược chở tới ĐBP
bằng đoàn xe Molotova 150 chiếc của Trung Cọng.
(23) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, CHUẨN BỊ
CHIẾN TRƯỜNG
Tại sao Mao Trạch Đông lại quyết định đánh
Điện Biên Phủ?
Mao Trạch Đông
quyết định đánh lớn tại biên giới Việt Lào vào năm 1954 vì lúc đó
ông ta đã giải quyết xong chiến trường Đại Hàn.
Sức mạnh quân sự của Trung Cọng
với chiến thuật biển người tại Đại Hàn đã làm cho thế giới kinh
hoàng cho nên quốc tế hè nhau bao vây kinh tế Trung Cọng để ngăn
chặn tính hiếu chiến của Mao Trạch Đông.
Điều này khiến cho nền kinh tế của
Bắc Kinh khốn đốn, trước mắt là nhân dân TC bị đói ăn trầm trọng.
Lại thêm năm
1953 Stalin chết, người kế vị ông ta là Krushcheve báo tin Liên Xô
không còn khả năng yểm trợ kinh tế cho Bắc Kinh.
Lâm vào tình thế đó, Mao Trạch
Đông đặt kế hoạch tấn công uy hiếp Đông Nam Á để làm áp lực buộc
Pháp, Anh và Mỹ phải giải tỏa lệnh cấm vận, nếu không thì ông ta
buộc phải chiếm Đông Nam Á để làm thị trường trao đổi hàng hóa.
Mao ra lệnh cho
quân đội TC chuyển cho Việt Minh số vũ khí và đạn dược của Mỹ mà
trước đây đã tịch thu được của Quân đội Tưởng Giới Thạch.
Số vũ khí này quân đội Trung Cọng
sẽ không dùng tới nữa vì họ đã được trang bị vũ khí tối tân hơn của
Liên Xô.
Chiến trường Việt Nam sẽ là nơi
tiêu thụ cho hết số vũ khí thặng dư đó.
Như đã thỏa
thuận với Stalin vào tháng 1 năm 1950 về việc hỗ trợ cho lực lượng
Cọng sản Đông Dương, Mao Trạch Đông muốn giúp CSVN cũng như Pathet
Lào và
Kh’Mer Đỏ có một
mảnh đất làm căn cứ địa để từ đó
có thể phát triển du kích chiến, đánh khuấy rối nhằm tiêu hao ngân
sách của Chính phủ Pháp, buộc Pháp phải đổ tiền ra duy trì đội quân
viễn chinh.
Do đó Mao chủ
trương đánh thông Quảng Tây của Trung Cọng với Cao Bằng.
Rồi sau đó sẽ đánh thông từ Cao
Bằng đến Tuyên Quang là căn cứ địa của Hồ Chí Minh.
Rồi từ Tuyên Quang băng qua miền
Trung Du để tới Điện Biên Phủ, thuộc tỉnh Sơn La, giáp giới với Lào.
Và sau khi chiếm được Lào thì quân
Cọng sản của 3 nước Đông Dương sẽ tiến xuống Căm Bốt rồi thông ra
Vịnh Thái Lan.
Năm 1953, đầu
năm, một trung đoàn pháo binh gồm 36 khẩu súng 105 ly được đưa từ
Trung Cọng về Việt Nam :
“Trong quý 1 năm 1953, trung đoàn
lựu pháo 105 ly do bạn trang bị và huấn luyện đã về nước. Việc vận
chuyển trọng pháo từ Vân Nam về Việt Bắc phải dùng bè đi theo sông
Hồng qua nhiều ghềnh thác.
Trung đoàn cao xạ 37 ly đang được
gấp rút chuẩn bị về nhân sự” ( Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm
hẹn lịch sử, bản in lần 2, trang 12 ).
Đây là súng đại
bác của Hoa Kỳ mà Mao Trạch Đông tịch thu được của quân đội Tưởng
Giới Thạch.
Đại bác 105 ly là vũ khí lợi hại
nhất của quân đội Mỹ trong Thế chiến thứ 2. Và mãi cho tới năm 1975
thì loại súng này vẫn là vũ khí lợi hại nhất của Quân lực Việt Nam
Cọng Hòa. Về phía quân đội Pháp thì đại bác 105 ly của Mỹ cũng là vũ
khí lợi hại nhất của Pháo binh Pháp thời bấy giờ. Vì vậy suốt cuộc
chiến Điện Biên Phủ chỉ là trận đọ pháo giữa 36 khẩu 105 ly của Võ
Nguyên Giáp và 24 khẩu 105 ly của De Castries.
CSVN chuẩn bị chiến trường
Năm 1953, ngày
12-8, Võ Nguyên Giáp nhận được một tin bất ngờ:
“Ngày 12 tháng 8 năm 1953, tôi
nhận được báo cáo quân địch đã rút khỏi Na Sản.
Một tin hoàn toàn bất ngờ” (Hồi ký
Võ Nguyên Giáp).
Như vậy thì quân Pháp đã bỏ trống
vùng Sơn La, chỉ giữ 2.000 quân tại Lai Châu để trấn giữ cửa ngõ từ
Trung Cọng sang.
Quân CSVN có thể làm chủ tình hình
từ Mộc Châu đến Sơn La.
Đoàn quân xa chở đồ tiếp vận cho
quân CSVN có thể chạy thẳng một mạch từ Cao Bằng hay Lạng Sơn đến
tận Điện Biên Phủ là nơi giáp giới với biên giới Lào.
Năm 1953, tháng
9, tình báo Trung Cọng chuyển cho Võ Nguyên Giáp một bản kế hoạch
của Tướng Navarre.
Hồi ký của Võ Nguyên Giáp:
“Hạ tuần tháng 9 năm 1953, các
đồng chí Trung Quốc chuyển cho ta một bản kế hoạch Nava với bản đồ
do cơ quan tình báo của bạn thu thập được” (Trang 17).
Đầu tháng
10-1953, theo hồi ký của Tướng Giáp :
“Một buổi sáng đầu tháng 10 năm
1953, tôi từ cơ quan Bộ Tổng tư lệnh đi dự họp bàn về kế hoạch tác
chiến Đông Xuân 1953 – 1954 do Bộ chính trị triệu tập.
Mùa thu năm nay đến với những lo
âu và hy vọng.
Không khí có phần căng thẳng…Ta
vẫn chưa xác định trân đánh lớn trong mùa khô sẽ xảy ra ở đâu”
(trang 23).
Đoạn hồi ký này
là bằng chứng xác nhận Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp
không hề được chủ động trong các kế hoạch chiến đấu chống Pháp.
Mặc dầu trong tháng 9 Bắc Kinh đã
gởi cho Tướng Giáp bản kế hoạch của Navarre nhưng tới tháng 10 các
ông vẫn chờ đợi lệnh của Bắc Kinh với… “lo âu”, “hy vọng” và “căng
thẳng” vì…chưa biết mùa khô năm nay sẽ đánh ở đâu.
Ngày 10-10, Bắc
Kinh gửi công điện cho Hồ Chí Minh báo tin Tướng TC Vi Quốc Thanh sẽ
trở lại Việt Nam để tiếp tục cương vị cố vấn quân sự
( Hồ sơ văn khố TC ).
Ngày 27-10 Vi Quốc Thanh đến Việt
Nam, mang theo một bản sao kế hoạch của Navarre do tình báo TC thu
thập được, bản kế hoạch này đã được chuyển trước cho Võ Nguyên Giáp
trong tháng 9.
Ngày 15-10, Bộ chỉ huy đại đoàn 316 và
Trung đoàn 174 đang nghỉ dưỡng quân tại Thanh Hóa nhận được lệnh trở
về Lai Châu để cùng hoạt động với 2 trung đoàn còn lại của 316 là
Trung Đoàn 98 và Trung đoàn 176.
Ngày 1-11, Võ Nguyên Giáp và cố vấn Vi Quốc
Thanh tới Tỉn Keo, Tuyên Quang để gặp Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và
Trường Chinh để báo cáo kế hoạch quân sự vào mùa khô sắp tới:
“Đồng chí Vi Quốc Thanh về nước mới sang,
cùng tôi lên Khuổi Tác gặp Bác… Tôi và đồng chí Vi Quốc Thanh nhất
trí mở những cuộc tiến công nhắm vào những chiến trường hiểm yếu mà
địch yếu hoặc tương đối yếu…” (trang 19).
Vi Quốc Thanh từ bên Tàu sang đã mang theo
kế hoạch đánh biên giới Lào của Mao Trạch Đông. Võ Nguyên Giáp chỉ
có việc nghe và đồng ý. Tuy nhiên kế hoạch này không phải chỉ có sau
khi Vi Quốc Thanh trở lại Việt Nam mà đã có từ năm trước, khi mà La
Quý Ba thay thế Vi Quốc Thanh quyết định mở mặt trận Tây Bắc vào mùa
khô năm 1953.
Hồi ký của Tướng
CSVN Lê Trọng Tấn cho thấy con đường tiếp vận cho mặt trận Tây Bắc
đã được mở rộng và trải đá phẳng lì chứng tỏ kế hoạch đã được âm
thầm tiến hành từ lâu. Việc mở xa lộ để chở quân dụng đến biên giới
Lào không phải là chuyện một ngày một bữa.
Mà là chuyện lâu dài trong nhiều
năm.
Có lẽ Võ Nguyên
Giáp không được biết về chuyện mở xa lộ cho nên ông vẫn đặt kế hoạch
tập trung đánh vào Đồng Bằng Bắc Việt trong mùa khô năm 1954.
Trong khi đó thì các sĩ quan tình
báo của Pháp nhìn vào hình chụp của phi cơ quan sát thì biết hướng
tiến quân của CSVN trong mùa khô năm 1954 là biên giới Tây Bắc Bắc
Việt. Vì vậy mà Tướng Navarre quyết định mở căn cứ quân sự tại Điện
Biên Phủ .
Năm 1953, ngày
19-11, Võ Nguyên Giáp triệu tập các chỉ huy trưởng đơn vị tham dự
hội nghị phổ biến kế Hoạch Đông Xuân tại thị trấn Đồng Đậu tỉnh Thái
Nguyên.
Hội nghị kéo dài 4 ngày, trong khi
hội nghị đang diễn ra thì được tin Pháp đổ quân xuống Điện Biên Phủ.
Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp chưa biết ý định của Pháp nhưng vẫn
cho các Đại đoàn tiến về mặt trận Tây Bắc như đã dự trù :
Đại đoàn 308 cùng với 3 Trung đoàn trực
thuộc là 36, 88 và 102 đang dưỡng quân ở vùng Yên Báy, tiến theo
hướng Nghĩa Lộ rồi vượt sông Đà tại Tạ Khoa, theo Tỉnh lộ 41 đến Sơn
La rồi Điện Biên Phủ.
Đại đoàn Pháo binh 351 cùng với 3 trung
đoàn trực thuộc là 41, 367 và 675 từ Thái Nguyên di chuyển đến Phú
Thọ , rồi theo Tỉnh lộ 13 đến bờ sông Đà, vượt sông bằng cầu nổi tại
ngả ba Tạ Khoa, rồi theo Tỉnh lộ 41 qua Sơn La đến Tuần Giáo rồi đi
Điện Biên Phủ bằng tỉnh lộ 41B, cách Điện Biên Phủ 15 cây số thì bộ
đội kéo súng vào Điện Biên Phủ bằng tay vì sợ quân đồn trú trong
Điện Biên Phủ nghe được tiếng xe.
Đại đoàn 312 cùng với 3 trung đoàn trực
thuộc là 141, 165 và 209 đang dưỡng quân tại Phú Thọ, di chuyển theo
lộ trình vượt sông Hồng tại ba địa điểm khác nhau rồi tập trung tại
Nghĩa Lộ, qua Thượng Bằng La, đèo Lũng Lô, vượt sông Đà bằng cầu
phao qua Tạ Khoa, theo Tỉnh lộ 41 đi Sơn La rồi đến Điện Biên Phủ.
Bộ chỉ huy Đại đoàn 316 cùng với 1 trung
đoàn trưc thuộc là 174 đang dưỡng quân ở Thanh Hóa trở về Tuần Giáo
để gặp 2 trung đoàn trực thuộc là 98 và 176 đang hoạt động tại đây.
Đại đoàn 304 ở Thanh Hóa cho một trung đoàn
trực thuộc là Trung đoàn 66 sang hoạt động trên đất Lào, Bộ chỉ huy
Đại đoàn và 2 trung đoàn còn lại là 57 và 345 tiến lên mặt trận Tây
Bắc, đến Tạ Khoa thì đi ngược hướng tiến của Đại Đoàn 308 để đến Phú
Thọ thay thế cho các Đại đoàn 308 và 312 bảo vệ Tổng bộ Việt Minh
trong vùng chiến khu Việt Bắc.
*( Quân số mỗi đại đoàn khoảng 8.000 người,
tổng cộng là 42.000 người )
(24) QUÂN PHÁP THIẾT LẬP CỨ ĐIỂM ĐIỆN BIÊN PHỦ
Pháp thiết lập cứ điểm Điện Biên phủ
Năm 1953, ngày 20-11, Tướng Navarre ra lệnh
thả dù 6 tiểu đoàn xuống thung lũng Điện Biên phủ để xây dựng cứ
điểm phòng thủ Lào và Xứ Thái ( Trong số 6 tiểu đoàn có Tiểu đoàn 5
Dù của Quân đội Quốc gia Việt Nam ). Cứ điểm ĐBP có khả năng chứa
được 12 tiểu đoàn với hệ thống dây thép gai bao quanh cứ điểm rộng
50 đến 70 mét, có 1 phi đạo dài 1.000 mét với 6 phi cơ thả bom và 10
phi cơ quan sát.
Năm 1953, ngày
25-11, để hỗ trợ cho chiến dịch chiếm đóng Điện Biên Phủ, Tư lệnh
quân Pháp tại Lào là Đại tá Boucher de Crecoeur tung 6 tiểu đoàn
đánh chiếm Mường Ngòi và tái chiếm Mường Khoa.
Rồi từ Mường Khoa tiếp tục tiến về
Điện Biên Phủ để khai thông đường tiếp ứng giữa Luang Prabang và
Điện Biên Phủ dọc theo sông Nậm U.
Đồng thời ngày
23-11, từ Điện Biên Phủ, Trung Tá Langlais chỉ huy Liên đoàn Dù số 2
tiến về hướng Mường Khoa để bắt tay với một tiểu đoàn quân Pháp tại
Lào do Thiếu tá Vaudrey chỉ huy, điểm hẹn là thị trấn Sop Nao.
Ngày 3-12 quân của hai bên gặp
nhau tại Sop Nao, chụp chung một tấm hình rồi hai bên cùng quay trở
lại.
Năm 1953, ngày
26-11, Tổng Tham mưu phó của CSVN
là Hoàng Văn Thái cùng đoàn cố vấn
Trung Quốc dẫn Bộ tư lệnh tiền phương lên Xứ Thái :
“Ngày 26 tháng 11 năm 1953, cơ
quan tiền Phương của Bộ lên đường đi chiến dịch Tây Bắc.
Đoàn cố vấn Trung Quốc rất tán
đồng chủ trương và kế hoạch tác chiến Đông Xuân của ta, chọn hướng
Tây Bắc là hướng chính. Đoàn cử đồng chí Mai Gia Sinh, Cố vấn tham
mưu, cùng đi trước với anh Thái” ( Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ,
điểm hẹn lịch sử, in lần 2, trang 48)
Năm 1953, ngày 6-12, Tướng Nguyễn Chí Thanh
gửi tờ trình lên Bộ chính trị, báo cáo rằng thời gian đánh Điện Biên
Phủ ước chừng 45 ngày, có thể khởi sự vào tháng 2, quân số tổng quát
là 42.000 người.
Năm 1953, ngày
8-12, Đại tá De Castries được cử làm chỉ huy trưởng Điện Biên Phủ
thay cho Thiếu tướng Gilles.
Tình báo Pháp nhận được tin Đại
đoàn 316, 304, 308, và Đại đoàn Pháo binh 351 di chuyển về Điện Biên
Phủ.
Tướng Navarre cho lệnh 3 tiểu đoàn
phòng thủ tỉnh Lai Châu rút về Điện Biên Phủ .
Ngày 7-12, Trung
tá Trancat dẫn 3 tiểu đoàn từ Lai Châu về tới Điện Biên Phủ an toàn.
Ngoài ra còn có một số đồn Biệt
kích xung quanh Lai Châu gồm 23 đại đội cũng được lệnh rút theo sau
3 tiểu đoàn bộ binh.
Tuy nhiên một
điều mà các sĩ quan tham mưu Pháp không tính tới là các đơn vị
Biệt kích cũng chẳng khác gì các
đơn vị thân binh Lào, họ chỉ đăng ký canh gác tại ngay bản làng của
họ, ban ngày họ về làm ruộng làm rẫy và ban đêm họ mang súng lên đồn
canh gác.
Giờ đây họ không thể theo chân
quân Pháp mà bỏ bản làng.
Đến ngày 12-12 quân của Trung đoàn 98 thuộc
Đại đoàn 316 CSVN chận đánh các đại đội Biệt kích Thái đang lục tục
rút về. Một số chỉ huy các đại đội Biệt kích là sĩ quan và hạ sĩ
quan Pháp đánh điện kêu cứu .
Đại tá De
Castries cho 3 tiểu đoàn Dù lên tiếp cứu 3 đại đội Biệt kích tại
Mường Pồn nhưng Tiểu đoàn 8 Dù của Pháp bị Trung đoàn 98 CSVN và một
tiểu đoàn của Trung đoàn 176 CSVN chận đánh tại Bản Tấu, cách Mường
Thanh 16 cây số.
De Castries điều động Tiểu đoàn 5
Dù Việt Nam đến tiếp cứu.
*( Nhờ công tiếp
cứu này mà Thiếu úy Phạm Văn Phú được thăng cấp trung úy mặc dầu ông
mới ra trường Võ bị Đà Lạt, mang lon thiếu úy chưa được 6 tháng.
Rồi 4 tháng sau ông lại được thăng
cấp đại úy tại Điện Biên Phủ.
Sau này ông là Thiếu tướng Tư lệnh
Quân đoàn II của VNCH ).
Cuộc chiến Mường
Pồn diễn ra trong 2 ngày 11 và 12-12 khiến cho không cứu được toán
Biệt kích mà còn bị chết 43 người và 50 mất tích.
Riêng 3 đại đội Biệt kích tại
Mường Pồn bị trung đoàn 174 tiêu diệt.
Rốt cuộc lực lượng Biệt kích Thái
tại Lai Châu gồm có 2.101 người, trong đó có 37 người Pháp thì chỉ
còn 175 người Thái và 10 người Pháp về tới Điện Biên Phủ.
Sau trận này Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam được
trả về Hà Nội.
CSVN quyết định đánh Điện Biên Phủ
Năm 1954, ngày
1-1, theo hồi ký của Võ Nguyên Giáp, ông ta được cử làm Tư lệnh kiêm
Bí thư quân ủy Mặt trận Tây Bắc.
Trong khi đó Tổng bí thư quân ủy
Nguyễn Chí Thanh, Bí thư quân ủy Trung ương Văn Tiến Dũng ở lại hậu
phương theo dõi tình hình.
Ngày 5-1, Võ
Nguyên Giáp, Vi Quốc Thanh ( Cố vấn Trung Cọng ) cùng Bộ tư lệnh mặt
trận lên đường.
Gồm có Lê Liêm, phó của Nguyễn Chí
Thanh, phụ trách chiến tranh chính trị. Đặng Kim Giang, phó của Trần
Đăng Ninh, phụ trách tiếp liệu.
Đỗ Đức Kiên, phó của Trần Văn
Quang, phụ trách tham mưu hành quân.
Năm 1954, ngày
14-1, Tướng cố vấn Vi Quốc Thanh họp Bộ chỉ huy mặt trận tại hang
Thẩm Púa, gần Điện Biên Phủ, ban hành lệnh tấn công Điện Biên Phủ
theo lối đánh cường tập, nghĩa là đánh nhanh và đánh mạnh.
Ngày giờ nổ súng là chiều ngày
20-1-1954 .
Dự trù trận đánh sẽ kéo dài trong
2 ngày, 3 đêm.
Đại đoàn 308 trách nhiệm mở đường
để kéo pháo vào trận địa, dự trù trong 24 tiếng thì hoàn tất.
Đại đoàn 312 và 351 trách nhiệm
kéo pháo vào vị trí chiến đấu, dự trù hoàn tất trong 3 đêm ( Hồi ký
của Tướng CSVN Lê Trọng Tấn ).
Vì sợ tiếng máy
của xe kéo pháo làm cho quân Điện Biên Phủ phát hiện cho nên xe ô tô
sẽ cắt pháo tại cửa rừng Nà Nham trên Tỉnh lộ 41, sau đó dự trù sẽ
kéo pháo bằng tay lên đèo Pha Sông cao 1.150 mét, qua cả một hệ
thống núi dài 15 cây số từ Nà Nham sang tới Bản Tấu nằm trên đường
mòn Lai Châu – Điện Biên Phủ, cách Điện Biên Phủ 16 cây số.
Rồi sau đó mới kéo theo đường mòn
một quảng nữa mới vào trận địa
( Hồi ký của Lê Trọng Tấn, trang
273 ).
Năm 1954, ngày
15-1, Đại đoàn 308 CSVN hoàn tất việc dọn đường kéo pháo trước thời
gian ấn định.
Tuy nhiên Đại đoàn 312 CSVN và Đại
đoàn Pháo binh 351 CSVN gặp trở ngại trong việc kéo pháo qua đèo
bằng sức người.
Thời gian dự trù hoàn tất trong 3
đêm không thực hiện được.
Tướng Giáp đích thân đi quan sát
tuyến đường và cho lệnh hoãn giờ nổ súng thêm 5 ngày nữa.
Nhưng
rồi cuối cùng nhắm chừng kéo bằng
tay không kịp, Tướng Giáp quyết định cho kéo pháo qua đèo bằng ô tô
(Hồi ký của Võ Nguyên Giáp, trang 98, 146).
May mắn là quân Pháp tại Điện Biên
Phủ không nghe thấy tiếng xe ô tô trên đèo.
Theo như kế hoạch thì sẽ khởi sự tấn công
vào ngày 20-1-1954, nhưng vì công việc kéo pháo không kịp thời hạn
ấn định nên phải dời lại 5 ngày, tức là dự trù sẽ khai hỏa vào chiều
ngày 25-1-1954.
Năm 1954, ngày
15-1, Đại tá De Castries, chỉ huy trưởng cứ điểm Điện Biên Phủ rải
truyền đơn thách Việt Minh đánh Điện Biên Phủ, nếu không dám đánh là
hèn ( Hồi ký của Tướng CSVN Lê Trọng Tấn ). Sở dĩ Tướng De Castries
chủ quan vì mọi tướng lãnh quốc tế khác đều hài lòng với công thức
phối hợp Không quân và Lục quân, các ông đặt tên là “Căn cứ Lục quân
– Không quân Điện Biên Phủ”.
Hồi ký của Navarre ghi :
“Không có một nhà chức trách quân sự lẫn
dân sự nào từng đến thăm Cứ điểm lại không bị choáng ngợp trước năng
lực phòng thủ của nó và họ đã nói lên với tôi cảm tưởng của họ. Theo
tôi được biết thì trước khi trận đánh bắt đầu, không ai có bất cứ
nghi ngại gì về khả năng kháng cự của nó và không hề có một báo cáo
bất lợi nào đến tay tôi”.
Ngoài ra, chỉ huy trưởng Pháo binh Pháp tại
Điện Biên Phủ là Trung tá Piroth có một kế hoạch tiêu diệt pháo binh
địch mà ông ta thích trình bày với các vị khách tới thăm Căn cứ :
“Một là, Việt
Minh không thể nào đưa pháo của họ tới tận đây được.
Hai là, nếu họ mang đến được thì
ta sẽ tiêu diệt nó.
Ba là, cho dù có mang súng đến
được thì cũng vẫn không thể bắn nhau dài ngày để chọi với Pháo binh
của Pháp” ( Sách “ The Siege of Dien Bien Phu – Hell in a Very Small
Place” của Bernard Fall ).
(25) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, BỐ TRÍ LỰC
LƯỢNG HAI BÊN
Bố trí đồn bót của quân Pháp
Điện Biên Phủ là
một thung lũng dài 17 cây số, rộng 9 cây số, giữa thung lũng là con
sông Nậm Rốn chảy theo hướng Bắc Nam.
Hai bên thung lũng là những đồi
núi cao, tại hai đầu thung lũng thì dãy đồi núi bóp sát vào chính
giữa nên còn được gọi là lòng chảo ĐBP.
Tiếng là lòng chảo Điện Biên Phủ nhưng
không phải là lòng chảo tròn mà là lòng chảo dài, giống như nhình
bầu dục mà bề rộng là đông-tây và bề dài là bắc-nam.
(1) Khu trung tâm ( Mường Thanh ), thuộc về
nửa phía bắc của lòng chảo. Có :
–
1 phi trường với 6 phi cơ thả bom,
10 phi cơ quan sát.
–
7 chiếc thiết giáp M.24
–
12 khẩu đại bác 105 ly có tầm hoạt
động 10 cây số, 4 khẩu đại bác 155 ly có tầm hoạt động 15 cây số.
18 khẩu súng cối 120 ly có tầm
hoạt động 8 cây số và 4 giàn cao xạ 12,7 ly, mỗi giàn gồm 4 súng đại
liên 12,7 ly.
–
Quân số tại Khu trung tâm có 8
tiểu đoàn, gồm 2 tiểu đoàn Lê Dương, 2 tiểu đoàn Bắc Phi, 2 tiểu
đoàn Thái và 2 tiểu đoàn Dù.
(2) Căn cứ Isabelle ( Hồng Cúm ), thuộc về
nửa phía Nam của lòng chảo. Có :
–
3 chiếc thiết giáp M.24
–
12 khẩu đại bác 105 ly.
–
Quân số tại cụm phụ Isabelle là 2
tiểu đoàn, gồm 1 Lê Dương và 1 Bắc Phi
(3)
Tiền đồn Gabrielle ( Độc Lập ) cách Khu trung tâm 4 cây số về hướng
Bắc. Quân số tại tiền đồn Gaberielle là 1 tiểu đoàn Bắc Phi.
Gabrielle chận đường tỉnh lộ từ
Lai Châu xuống ĐBP.
(4) Tiền đồn Béatric ( Him Lam ) cách Khu
trung tâm 3 cây số về hướng Đông Bắc. Quân số tại tiền đồn Béatric
là 1 tiểu đoàn Lê Dương. Beatric chận Tỉnh lộ 41 từ Tuần Giáo vào
ĐBP.
Bố trí pháo binh của quân Pháp
Theo ước tính
của các sĩ quan tham mưu thì khoảng cách từ trung tâm điện Biên Phủ
đến chân đồi núi phía Đông và phía Tây là 4 cây số rưỡi.
Từ chân núi đến các đỉnh núi tối
thiểu là 3 cây số rưỡi.
Rồi từ các đỉnh núi xuống tới phía
chân núi bên kia thì phải thêm 3 cây số rưỡi nữa.
Như vậy từ trung tâm Điện Biên Phủ
đến chân núi phía bên kia là hơn 11 cây số;
trong khi đó súng đại bác của CSVN
bắn xa nhất là đại bác 105 ly và súng cối 120 ly có tầm hoạt động
dưới 10 cây số.
Khu trung tâm
của ĐBP có 12 khẩu đại bác 105 ly có tầm hoạt động 10 cây số, 4 khẩu
đại bác 155 ly có tầm hoạt động 15 cây số.
18 khẩu súng cối 120 ly có tầm
hoạt động 8 cây số có nhiệm vụ bao vùng nửa phía bắc của lòng chảo
và yểm trợ cho cụm phụ Isalelle ở phí Nam.
Pháo binh của
cụm phụ Isabelle với 12 khẩu 105 ly có nhiệm vụ bao vùng nửa phía
nam của lòng chảo và
bảo vệ mặt nam cho cụm chính ở
trung tâm.
Ngoài các tướng
đã lập ra cứ điểm Điện Biên Phủ như Navarre, Cogny, Giles ; còn có
rất nhiều tướng Pháp, Mỹ đã đến thăm Điện Biên Phủ như Tướng Blanc,
Tướng Ely;
Tướng Fay;
Đại tướng O’Daniel của Mỹ;
Tướng Spear và Loewen của Anh…đều
hài lòng với kế hoạch phối trí pháo binh của quân Pháp tại ĐBP,
không ai tính trước được rằng Điện Biên Phủ sẽ bị tấn công bằng
“trận địa pháo”.
Bố trí pháo binh của quân CSVN
Theo ước tính
của các chuyên gia quân sự thì súng 105 ly ( 2.500 Kg ) phải được
kéo bằng xe chứ không thể kéo bằng sức người, còn chuyện dùng sức
người kéo một khẩu đại bác 105 ly lên tới đỉnh núi là chuyện hoang
đường.
Đó là tính cho cạn lý chứ thực ra
lúc đó tình báo của quân Pháp chưa phát hiện ra rằng quân của Võ
Nguyên Giáp có tới một trung đoàn súng 105 ly gồm 36 khẩu do Mỹ chế
tạo mà Mao Trạch Đông đã thu được của Tưởng Giới Thạch.
Trong khi các sĩ
quan tham mưu của Pháp yên trí rằng sơn pháo 75 ly ( 950 Kg ) không
thể nào đưa lên núi được thì quân CSVN đã âm thầm tháo rời các bộ
phận của sơn pháo 75 ly thành nhiều bộ phận, xong rồi khiêng từng bộ
phận lên núi.
Chẳng những súng được đưa lên núi
mà lại đưa qua tới sườn núi phía bên kia, tức là sườn trông xuống
thung lũng, từ đây khoảng cách tới khu tâm chỉ còn 4- 6 cây số.
Từ các sườn núi,
pháo binh CSVN dễ dàng quan sát điểm viên đạn rơi để điều chỉnh.
Tuy nhiên mỗi khi khai hỏa sẽ dễ
bị phát hiện và dễ bị pháo binh của Pháp phản pháo.
Để chống lại nhược điểm này, quân
CSVN đã đào các hầm chứa pháo sâu vào trong núi.
Khi nào cần bắn thì có đường ray
kéo súng từ phía trong ra, khi nào có máy bay hay bị phản pháo thì
nhanh chóng kéo vào hầm sâu rất an toàn, miệng hầm được phủ lại bằng
lưới ngụy trang.
Hồi ký của Tướng
Giáp xác nhận:
“Các cố vấn Trung Quốc giới thiệu
với chúng ta kinh nghiệm của bạn trong chiến dịch Hoàng Hải. Tại
đây, giải phóng quân đã đào những đường hào cho pháo và ô tô vận
động dưới những trận oanh kích của địch…” (trang 151).
Quân CSVN tham
chiến tại Điện Biên Phủ có 3 đại đoàn bộ binh, mỗi đại đoàn có 9
tiểu đoàn.
Cộng với 1 Trung đoàn 57 của Đại
đoàn 304 và Trung đoàn Địa phương 148 . Tổng cộng 33 tiểu đoàn.
Mỗi đại đoàn bộ binh có 10 khẩu
đại bác 75 ly không giật.
Ngoài ra còn có Đại đoàn 351 pháo binh gồm
Trung đoàn 675 với 15 đại bác sơn pháo 75 ly và 20 súng cối 120 ly,
Trung đoàn 41 với 36 khẩu đại bác 105 ly, Trung đoàn 367 với 36 súng
cao xạ phòng không.
Sau này theo yêu cầu của Vi Quốc Thanh, Bí
thư quân ủy Trung Quốc là Tướng Bành Đức Hoài đã cho chuyển thêm đến
Điện Biên Phủ các loại súng hạng nặng, tất cả là 144 khẩu đại bác
hoặc súng cối cỡ nòng trên 37 ly và 12 giàn hỏa tiễn địa không để
chống máy bay.
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP II
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP III
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP IV
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *