MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

֎ Kim Âu ֎ Chính Nghĩa ֎ Chính Nghĩa

֎Tinh Hoa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Constitution

֎ Đại Kỷ Nguyên ֎ Vietnamese Commandos 

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎07/2008 ֎08/2008 ֎09/2008 ֎10/2008

֎11/2008 ֎11/2008 ֎12/2008 ֎01/2009

֎02/2009 ֎03/2009 ֎04/2009 ֎05/2009

֎06/2009 ֎07/2009 ֎08/2009 ֎09/2009

֎10/2009 ֎11/2009 ֎12/2009 ֎01/2010

֎03/2010 ֎04/2010 ֎05/2010 ֎06/2010

֎07/2010 ֎08/2010 ֎09/2010 ֎10/2010

֎11/2010 ֎12/2010 ֎01/2011 ֎02/2011

֎03/2011 ֎04.2011 ֎05.2011 ֎06.2011

֎07/2011 ֎08/2011 ֎09/2011 ֎10/2011

֎11/2011 ֎12/2011 ֎05/2012 ֎06/2012

֎12/2012 ֎01/2013 ֎12/2013 ֎03/2014

֎09.2014 ֎10.2014 ֎12/2014 ֎03/2015

֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2015 ֎02/2016

֎02/2016 ֎03/2016 ֎07/2016 ֎08/2016

֎09/2016 ֎10/2016 ֎11/2016 ֎12/2016

֎01/2017 ֎02/2017 ֎03/2017 ֎04/2017

֎05/2017 ֎06/2017 ֎07/2017 ֎08/2017

֎09/2017 ֎10/2017 ֎11/2017 ֎12/2017

֎01/2018 ֎02/2018 ֎03/2018 ֎04/2018

֎05/2018 ֎06/2018 ֎07/2018 ֎08/2018

֎09/2018 ֎10/2018 ֎11/2018 ֎12/2018

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Served  In A Noble Cause

֎ Tṛ Bịp Cứu Trợ TPB: Cám Ơn Anh

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Ḥa Toàn Thư

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Những Ngày Ở Cạnh Tổng Thống NĐD

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Giờ Thứ 25

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

Trang ChủKim ÂuBáo ChíDịch ThuậtTự ĐiểnThư QuánLưu TrữESPN3Sport TVMusicLotteryDanceSRSB RadioVideos/TVFOX NewsReutersAP NewsWhite HouseLearning Tác PhẩmLịch SửKim ÂuTinh HoaCongressHouseVấn ĐềNVR RadioĐà LạtDiễn ĐànBBC RadioVOA NewsRFA NewsRFISBSTác  GỉaYouTubeFederal RegisterUS Library

 

 

 

 

 

vCNBCvFoxvFoxAtlvOANvCBSvCNNvVTV

vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank

vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO

vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState

vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee

vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate

vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive

vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect

vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost

vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme

vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics

vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND

vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer

vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFactvIDEAL

vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters

vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon

vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim

vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite   

vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale

vObservevAmerican ProgressvFaivCity

vGuardianvPolitical InsidervLawvMediavAbove

vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen

vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch

vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBSvWSWS

vN PublicRadiovForeignTradevBrookingsvWTimes

vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge DailySign

vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media  

vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty

vScien&TechvACLUvVeteranvGateway

vOpen CulturevSyndicatevCapitalvCommodity vCreatevResearchvXinHua

vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị

vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen

vCa DaovHVCông DânvHVNGvDấuHiệuThờiĐại

vBảoTàngLSvNghiênCứuLS vNhân Quyền

vThời ĐạivVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu  

vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc

vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn

vViễn ĐôngvNgười ViệtvViệt BáovQuán Văn

vTCCSvViệt ThứcvViệt ListvViệt MỹvXây Dựng

vPhi DũngvHoa Vô ƯuvChúngTavEurasia

vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nhvTrái Chiều

vViệt LuậnvNam ÚcvDĐNgười DânvViệt Học

vTiền PhongvXă LuậnvVTVvHTVvTrí Thức

vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương

vLao ĐộngvThanh NiênvTiền PhongvMTG

vEchovSài G̣nvLuật KhoavVăn Chương

vĐCSvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa SàmvCafeVN

vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu TrữvSoHa

vST/HTVvvThống KêvĐiều NgựvVNMvB́nh Dân

 

LỊCH SỬ PHÁP THUỘC

 

http://thuykhue.free.fr/rfi/index.html

 

 

KHẢO SÁT CÔNG TRẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI PHÁP GIÚP VUA GIA LONG

 

Chương 20: Barisy thuật lại các trận đánh và vua Gia Long vào Huế

Về những trận giao tranh lớn giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, ngoài những điều ghi trong chính sử nhà Nguyễn, có rất ít tư liệu của các chứng nhân khác, v́ lư do: các giáo sĩ không tham dự trực tiếp các trận đánh này; c̣n những tướng lănh, binh sĩ, không quen viết hồi kư, mà nếu viết cũng bị thất lạc, v́ sự bảo tồn di sản văn hoá của chúng ta rất kém. Cho nên, về các trận đánh lớn, ngoài Thực Lục, Liệt Truyện… những lá thư của Barisy có một chỗ đứng riêng, bởi đó là cái nh́n của một người ngoại quốc; tuy Barisy là bầy tôi hoàn toàn khâm phục nhà vua, nhưng anh có một cách tŕnh bầy trận địa rất sống động, chi tiết và cặn kẽ, cho ta biết rơ bối cảnh chiến tranh: Thời đó, hai bên đánh nhau như thế nào, với những vũ khí ǵ? Sự chỉ huy của vua Gia Long ở mặt trận ra sao? v.v. Ngoài ra, Barisy c̣n đưa những con số về chiến thuyền, về khí giới, về số quân của hai bên, điều mà Thực Lục thường không ghi rơ. Tất nhiên độ chính xác cần được kiểm chứng, nhưng trong chừng mực nào đó, thư Barisy góp phần không ít vào việc t́m hiểu chiến tranh. Nhưng văn anh rất khó đọc, thường viết liền một hơi, không chấm, phẩy, chia động từ bừa băi, chữ viết hoa tùy hứng, cho nên dịch không dễ dàng.

Cadière có công sưu tập những lá thư này. Trong tập Documents relatifs à l’époque de Gia Long (BEFEO, 1912, t. 1-82), ông trích một số thư và sửa cho dễ đọc hơn. Trong tập Les français au service de Gia Long, Leur Correspondance (BAVH, 1926, IV, 359-447), ông cho đánh máy đúng như nguyên bản và cho in đầy đủ mỗi lá thư. V́ vậy, tập tư liệu này quư hơn.

Trong phạm vi chương này, chúng tôi không thể dịch hết hai lá thư chính, rất dài; một viết ngày 11/4/1801 gửi cho giáo sĩ Létondal, quản thủ tu viện Macao, trong đó kể trận Chủ Sơn và trận Thị Nại ; một viết cho hai giáo sĩ Marquini và Létondal ngày 16/7/1801, kể trận Phú Xuân và vua Gia Long vào Huế. Ba trích đoạn được lựa chọn sau đây: trận Chủ Sơn, trận Thị Nại, trận Phú Xuân và Gia Long vào Huế. Trước mỗi tường tŕnh của Barisy, sẽ có tóm tắt sự kiện theo chính sử; riêng trận Thị Nại, có thêm lời giáo sĩ Le Labousse và thư Chaigneau, như những nhân chứng khác.

Tóm tắt t́nh h́nh

Sau khi Vơ Tánh chiếm được Quy Nhơn tháng 7/1799, Nguyễn Ánh đổi thành B́nh Định, để Vơ Tánh và Ngô Ṭng Châu ở lại trấn giữ. Tháng 2/1800 bộ binh của Trần Quang Diệu tiến đánh Thạch Tân (Bến Đá, biên giới B́nh Định – Quảng Ngăi), thuỷ binh của Vơ Văn Dũng tiến đánh Thị Nại. Vơ Tánh đóng chặt cửa thành không tiếp chiến. Trần Quang Diệu đắp lũy dài vây bọc thành B́nh Định, chu vi 4.340 trượng, mỗi trượng hai người tuần giữ, bộ binh vây thêm vài ṿng. Vơ Văn Dũng để hai thuyền đại hiệu Định quốc và hơn 100 thuyền chiến chặn ngang cửa biển Thị Nại, cô lập Vơ Tánh và Ngô Ṭng Châu trong thành.

Tháng 4-5/1800, Nguyễn Ánh xuất quân từ Gia Định để giải vây B́nh Định, quân Nguyễn thắng một số trận, chiếm được Phú Yên, nhưng không thể giải vây được B́nh Định. Kể từ tháng 1/1801, cuộc chiến toàn diện bùng nổ khắp các mặt trận. Trận Thị Nại 28/2/1801 có thể coi là trận Xích Bích của Gia Long, làm thay đổi diện mạo chiến tranh cho đến chiến thắng cuối cùng. Trong giai đoạn này, chứng nhân Barisy đă đóng góp một số tư liệu lịch sử quan trọng.

Theo tiến tŕnh thời gian, tháng 4-5/1800, Nguyễn Ánh để hoàng tử Cảnh trấn giữ Gia Định cùng với Nguyễn Văn Nhơn và Nguyễn Từ Châu, xuất quân qua cửa Cần Giờ, đem Minh Mạng, mới 9 tuổi đi theo. Tháng 7-8/1800, thuyền vua đến cửa biển Cù Mông (Bắc Phú Yên, giáp giới B́nh Định). Cùng trong tháng này, vua cho Barisy về nước và cấp cho một chiến thuyền (xem chương 19: Barisy). Vua đóng bản doanh ở Cù Mông gần như trong suốt thời kỳ c̣n lại, cho tới khi khởi hành đi đánh Phú Xuân, ngày 5/6/1801.

Trong thời gian này, Barisy ở đâu? Chúng tôi nghĩ rằng: có thể con người giang hồ Barisy đă không bỏ mặt trận B́nh Định Phú Yên, trong thời điểm sôi bỏng này, để “về nước”; theo Thực Lục là “nước Anh” hay “Ấn Độ” v́ vẫn coi Barisy là người “Hồng Mao”. V́ thế, rất có thể Barisy đă có mặt ở các trận Chủ Sơn, Thị Nại. Sau chiến thắng Thị Nại ngày 1/3/1801, Barisy mới trở về Sài G̣n, và sau đó, anh bị Botelho vu cáo, trong lúc hoàng tử Cảnh hấp hối.

Cadière dựa vào lá thư Chaigneau viết cho Barisy kể trận Thị Nại, để đoán rằng Barisy ở miền Nam Nam Hà; chúng tôi không tin lắm, v́ rất có thể Chaigneau cũng không biết bạn ḿnh ở đâu, nên đă viết thư mô tả chiến thắng.

Trận Chủ Sơn

Khi Nguyễn Ánh xuất quân giải vây B́nh Định, cử Nguyễn Văn Thành chỉ huy Tiền quân, tiến đánh Phú Yên, nhưng Nguyễn Văn Thành bị khó khăn ở mặt trận Chủ Sơn (giáp giới B́nh Định) không cách nào phá được.

Trận Chủ Sơn, theo chính sử, xảy ra tháng 11 năm Canh Thân và ghi toàn thể công lao vào tay Nguyễn Văn Thành và Lê Văn Duyệt, Đại Nam Nhất Thống Chí tóm tắt như sau:

Núi Phước An ở phiá Nam huyện Tuy Viễn [B́nh Định], có tên nữa là Chủ Sơn, h́nh thế cao cả, hùng vĩ, chu vi hơn trăm dặm… Năm Canh Thân, quân giặc giữ Chủ Sơn, Nguyễn Văn Thành đánh măi không được, ḍ thám [theo Thực Lục, nhờ người Man (Thượng) dẫn đường] biết được rằng ở phiá Tây Nam núi này có đường tắt có thể đánh úp mặt sau của giặc, bèn vẽ điạ đồ và xin quân hội chiến, vua bèn sai Tống Viết Phước và Lê Văn Duyệt đem quân tiến đến Thị Dă. Thành sai Duyệt giữ bảo [đồn] làm chính binh, tự ḿnh đem kỳ binh [quân đánh úp] theo đường tắt đi vượt khe Bột, qua trại Đèn, ṿng ra mặt sau của giặc, tung lửa đốt trại sách, quân giặc vội vàng quay lại đánh. Duyệt bèn chỉ huy binh sĩ tiến sát đến đồn giặc, hai mặt tả hữu đánh kẹp lại, quân giặc phải tan chạy” (ĐNNTC, tập 3, t. 16-17).

Đó là thoại chính thức, nhưng Barisy kể hơi khác một chút, anh viết:

… Nghe nói quân Tây Sơn gửi một phái đoàn đến [điều đ́nh], việc ấy dám lắm v́ họ đang ở trong thế kẹt, rất kẹt; họ cầm cự với quân của vua dưới lệnh tướng Ong Tien Quaoun [Ông Tiền Quân chỉ Nguyễn Văn Thành]: tới ngày 21 tuần trăng thứ 11 [ngày 5/1/1801], [Trước đó] nhờ bọn người Man đă t́m được cho vua một lối ṃn, đại bác và voi có thể đi qua mà địch quân hoàn toàn không biết. Vua bèn gửi Ong Tong Dong Tag [Ông Tổng Đồn Tả tức Lê Văn Duyệt] với một phần quân đội đến sau lưng địch. Sau 7 ngày đường, đến sáng ngày 21 [5/1/1801], lúc mặt trời ló dạng, Ong Tien Quaoun nh́n thấy hiệu của Ong Tong Dong Tag, bèn tấn công dữ dội vào những đồn dung Thi [Đồng Thị, gần Thị Dă] gồm bẩy đồn thẳng hàng để chặn quân ta không tiến được đến gần.

Lệnh xung phong từ lúc mặt trời mọc, mà đến 10 giờ sáng ngụy quân mới thấy quân vua đă đến sau lưng và hai bên sườn. Giàn súng liên thanh (mouquesterie) sử dụng thuần thục và 20 đại bác nhỏ dă chiến, bắn, trong tầm ngắn của súng lục, chỉ chốc lát, đă quét sạch dọn đường. Những kẻ chạy trốn lănh đủ thương giáo, lưỡi lê; sự tàn sát thực kinh hoàng; quân Theuk Teuk [Túc Trực] hay quân Cảm tử, không chừa một ai, họ chỉ rời chiến trường khi không c̣n người để giết” (Thư Barisy ngày 11/4/1801 gửi M. Létondal, BAVH, 1926, IV, t. 374).

Barisy mô tả gần đúng như chính sử, nhưng rơ hơn và sống động hơn. Trừ một chi tiết khác: Vua sai Lê Văn Duyệt đi ngả sau đánh tập hậu, c̣n chính sử ghi Nguyễn Văn Thành. Có thể Barisy đúng, v́ Lê Văn Duyệt can đảm xông xáo, Nguyễn Văn Thành nhát, chưa chắc vua đă giao việc này. Ngoài ra, theo Barisy, nhà vua đích thân điều khiển trận chiến, việc này chính sử không ghi. Sau đó, Barisy viết tiếp:

Hội đồng chiến tranh của địch, sau thất bại này, tưởng họ có thể kích động tinh thần tướng sĩ và và nhân dân bằng cách đánh những cú lớn; bèn hội tụ những đoàn quân thiện chiến nhất và những quan tướng giỏi nhất, quyết định một trận đánh toàn diện. Ngày 27 của tuần trăng thứ 11 [11/1/1801] đại binh tham chiến, có binh đoàn của tướng thống lănh thủy binh [Vơ Văn Dũng] tăng lực lên tới 223 ngàn người. Nhưng con số này không làm cho đấng quân vương của ta sợ hăi. Quân địch thực sự có lợi trên địa thế. Nhưng vua có giàn súng liên thanh; có đại bác, và trên tất cả là tấm ḷng ba quân. Chúa thượng tay cầm gươm, dáng vui vẻ, dạo qua các hàng ngũ. Quân ta hết sức nóng ḷng. Bên địch đang rung chuyển, đại bác của họ nổ rền; đàn voi của họ hung dữ tiến gần đến hàng ngũ ta. Vua trầm tĩnh đứng giữa quân hộ vệ, quan sát t́nh h́nh. Sự im lặng tuyệt đối ngự trị hàng ngũ quân ta. Khi địch tới gần, vào tới 1/2 tầm súng. Vua hạ lệnh cho các toán quân nhả đạn: 400 khẩu đại bác dă chiến khạc lửa sắt và chết chóc, nhả liên hồi trúng đích, thành một cuộc tàn sát kinh hoàng. Phiá họ có những đồn bên sườn và ở phiá đuôi trợ lực; đại bác của họ bắn trúng làm quân ta thiệt hại nặng. Vua ra lệnh cho quân cảm tử trèo lên đánh giáp lá cà; các quan làm gương trước, chiếm được các đồn; quân sĩ chuyển sang gươm giáo và đại bác kết liễu sự tháo chạy toán loạn: địch quân chạy trốn vào thành luỹ pḥng thủ. Thấy địch thua chạy, vua bằng ḷng [không cho lệnh truy kích] v́ quân nhà cũng thấm mệt: sự tàn sát c̣n kéo dài trong đêm. Vua đóng ở ngoài tầm đại bác (cách xa 1, 2 lần) của thành tŕ kiên cố của địch. Ngày 21 tháng 12 [4/2/1801] họ c̣n ra khiêu chiến, vua không rời vị trí pḥng thủ của ḿnh. Bấy giờ họ tiến lên đánh giáp lá cà, rất trật tự và chừng mực. Nhà vua, với kính thiên lư (lunette d’approche) trong tay, thấy ở bên cánh phải của họ rất lộn xộn mà lại bị một cái khe chia cắt với trung tâm, có thể dễ dàng cắt đứt. Bèn tức khắc hạ lệnh cho 22 đội cảm tử xuất phát đánh ngay không để cho họ kịp nhận diện. Gió Đông Bắc quạt khói vào mắt, khiến họ không phân biệt được quân nhà vua; chỉ đến khi nhận được những tràng súng đầu tiên, mới hiểu ḿnh lầm. Họ chống mạnh; nhưng vua ở đâu, là có chiến thắng ở đó. Chiến thắng toàn diện: khi vua xuất trận, giữa quân cấm vệ, lại được hoả lực kinh hồn của giàn súng pḥng thủ che chở, th́ quân địch phải bại. Địch quân mất 5 trong số những quan tướng giỏi, cả tướng chỉ huy cánh phải. Quân đội nhà vua không tha ai cả, v́ thế, sự tàn sát thật là kinh hoàng” (Thư Barisy viết ngày 11/4/1801 gửi M. Létondal, BAVH, 1926, IV, t. 375).

Trận chiến này, chỉ xảy ra có 6 ngày sau trận Chủ Sơn, nhưng không thấy chính sử ghi lại, vậy có thực đă xảy ra hay không? Chiếu vào Thực Lục th́ có thể đây là những trận tiếp theo Chủ Sơn, Nguyễn Văn Thành đánh Trường Dă (Đồng Dài), Tống Việt Phước đánh Yên Tượng… chiếm được hết các đồn từ núi Lệ Thạch đến An Hoa, An Lộc… (TL, I, t. 422).

Ta lại biết, khi hành quân ra B́nh Định-Phú Yên, Nguyễn Ánh đóng bản doanh ở Cù Mông, gần đấy. Vậy cũng rất có thể Nguyễn Ánh đă trực tiếp điều khiển các trận đánh chăng?

Vẫn theo Barisy, v́ chiến bại này, mà quân Tây Sơn chuẩn bị một lực lượng quân tiếp viện ở Cù Mông để đánh Nguyễn Ánh bằng đường biển, nhưng bị Nguyễn Ánh khám phá và giải tán; rồi ông sẽ đánh trước, do đó, mà có trận Thị Nại 1801. Về việc này Barisy viết:

Từ khi đó, c̣n nhiều trận đánh khác mà quân chiến thắng của Hoàng Thượng đă tỏ sự can trường của họ. Sau cùng, ngày 1 tháng giêng [13/2/1801], các tướng thuỷ bộ [địch] họp đại hội đồng quyết định tấn công nhà vua bằng đường biển. Họ sửa soạn thuỷ binh trong cảng Cum-ong [Cù Mông] chỉ cách Quy Nhơn 20 dặm: cho lên tàu một đội tiếp viện quan trọng toàn quân thiện chiến. Nhà vua biết rơ dự định của họ, bèn liền tức khắc, cho quân xuống lại hạm đội, dùng rào chặn cửa biển và dùng giàn hoả lực đặt đúng chỗ, tước đoạt ư định của địch quân; nhưng riêng ông, ông đă dự tính chương tŕnh tấn công. Và ông đă thực hiện với sự lớn lao của tâm hồn và ḷng can đảm của những Nelson, Duncan, Hood, Rodney, v.v. (Thư Barisy viết ngày 11/4/1801 gửi cho M. Létondal, BAVH, 1926, IV, t. 375-376).

Liền sau đó là trận Thị Nại 1801.

Trận Thị Nại 1801

Đầu năm 1801, chiến thuật đánh hoả công của Đặng Đức Siêu đă sửa soạn xong. Thực Lục viết:

Trước là Tư Đồ giặc Vơ Văn Dũng dùng hai chiếc thuyền đại hiệu Đinh quốc và hơn trăm chiếc thuyền chiến chặn đóng ngang cửa biển, lại dựng hai bảo [đồn] ở băi Nhạn Châu bên tả và ở núi Tam Toà bên hữu cửa biển, đặt nhiều súng lớn, dựa thế cao, chẹn chỗ hiểm để chống quân ta. Đến đây các quan làm xong chiến cụ hoả công, vua mật định đêm hôm 16 [28/2/1801] cất quân đánh úp. [...] Lưu Phạm Văn Nhân giữ Cù Mông. Vua bèn thân chinh đem thuỷ quân tiến phát. Trống canh ba qua Tiêu Cơ, bắt được lính đi tuần của giặc, biết được khẩu hiệu, tức th́ sai Nguyễn Văn Trương và Tống Phước Lương dùng thuyền nhỏ lên trước vào Hổ Cơ đốt đồn thủy của giặc. Lại sai Vơ Di Nguy đi thuyền chấp lệnh thẳng tiến, Lê Văn Duyệt đốc quân tiếp theo. Giặc giữ bảo [đồn] cự chiến từ giờ Dần [3-5 giờ sáng] đến giờ Ngọ [11-13 giờ trưa] tiếng súng vang trời đạn bay như mưa. Vơ Di Nguy bị bắn chết, Duyệt cứ mặc kệ, càng thúc đánh hăng. Vua thấy sĩ tốt nhiều người tử thương, cho tiểu sai đến dụ cho tạm lui. Duyệt thề chết vẫy quân xông lên, giờ Thân [15-17 giờ chiều]lọt vào được cửa biển, dùng đuốc hoả chiến thừa chiều gió phóng đánh thuyền đại hiệu của giặc. Quân Tây Sơn cả vỡ, chết rất nhiều. Dũng thua chạy. Thuyền Tây Sơn bị đốt cháy gần hết. Quân ta bèn giữ cửa Thị Nại. Người ta khen trận này là vơ công to nhất.” TL, I, t. 428-429)

Về Nguyễn Văn Trương, Liệt Truyện viết rơ hơn: “Nguyễn Văn Trương tiên phong, bắt được lính tuần của Tây Sơn, biết khẩu hiệu, Trương bèn cho thuyền nhỏ lẻn vào Tiêu Ki, trèo qua thuyền lớn của địch, đến miếu Tam Toà, chém được đô đốc Trà, đốt rất nhiều thuyền địch.” (LT, II, t. 147).

Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa hiểu rơ Tiêu Cơ và Tiêu Ki là đâu, nên khó h́nh dung trận chiến. Tóm lại, theo Thực Lục: Trận đánh bắt đầu từ nửa đêm 28/2/1801, Nguyễn Văn Trương và Tống Phước Lương biết được mật lệnh của Tây Sơn, lẻn vào Hổ Cơ đốt đồn thuỷ của địch. Vơ Di Nguy và Lê Văn Duyệt đánh mặt trước. Vơ Di Nguy tử trận. Khoảng 3 đến 5 giờ chiều ngày hôm sau, 1/3/1801, Lê Văn Duyệt mới lọt được vào cửa biển, dùng hoả công đốt thuyền Tây Sơn. Chỗ này của Thực Lục rất đáng nghi ngờ, bởi v́ trận đánh xảy ra giữa ban ngày, trái hẳn với những tài liệu khác và rất vô lư nữa. Ngoại trừ khả năng dịch giả Thực Lục dịch sai hoặc cố t́nh sửa giờ Tư trong nguyên bản thành giờ Ngọ để biến đêm thành ngày.

Trận Thị Nại, theo Le Labousse

Giáo sĩ Le Labousse là một trong những người hiếm hoi viết lại trận Thị Nại, tuy ông không trực tiếp tham dự, nhưng lúc ấy ông ở Khánh Hoà, được những người dự trận kể lại, ông viết:

… Chiến thắng lừng lẫy nhất, sẽ mở một kỷ nguyên mới trong lịch sử biên niên của Nam Hà, là chiến thắng mới đây nhà vua vừa đạt được trên thuỷ quân của địch ở cảng Quy Nhơn, chỗ bản đồ đề tên là Chine-Chine [Thị Nại]. Chính ở đó, cách đây 7, 8 năm, ông đă đốt thuỷ quân của người anh cả của địch [Nguyễn Nhạc]. Ông vừa tái tạo chiến công này lần thứ hai, hôm 1/3 vừa qua.

Sau đây là vị trí thuận lợi của hải quân bên địch: ngoài chuyện cửa biển rất hẹp, được bảo vệ bằng nhiều thành đồn, không có cách nào vào được; họ c̣n để ba chiến hạm lớn nhất chặn cửa biển, mỗi chiến hạm có ba giàn đại bác ṇng súng rất lớn, những chiến thuyền c̣n lại được xếp làm sao cho không ai có thể len vào được.

V́ thế nhà vua không đem các chiến hạm lớn đến. Ông để chúng lại ở một vịnh nhỏ bên cạnh [Cù Mông?], và chỉ dùng 26 chiến thuyền ga-le (galères: thuyền vừa buồm vừa chèo) với 100 ghe nhẹ (bateaux légers), nói đúng ra là 100 xà-lúp (chaloupes); [tất cả] chở khoảng bốn ngh́n người. Quả là không nhiều để tấn công một hải cảng, lúc đó, cả thuỷ binh lẫn quân lính đồn trú có tới hơn 20.000 người, 60 thớt voi, 40 chiến hạm lớn; 20 chiến hạm nhỏ hơn; 100 chiến thuyền ga-le (galères), và một con số lớn hơn, các ghe chiến khác, trang bị đầy đủ vũ khí. Nhưng sự can đảm trám khuyết những con số.

Vua tiến trước mắt quân địch, đến đêm tới trước cửa cảng, họ đứng vững đợi. Một trăm ghe nhẹ chở quân, cho đổ bộ, khá xa. Trong lúc đó, những chiến thuyền ga-le, nhờ bóng tối và gió thuận chiều phụ giúp, tiến đến những chiến hạm đầu tiên, nhẩy sang đánh giáp là cà và đốt cháy. Quân xuyên sâu vào trong cảng, ném khắp nơi những nắm đuốc và đủ loại các chất cháy. Bấy giờ sự tàn sát trở nên kinh hoàng. Đạn bắn tứ phiá, từ các đồn luỹ, từ các chiến hạm; trận mưa đại bác rú vang rền trên đầu mọi người. Khắp nơi lửa cháy, lửa thiêu hủy ga-le và chiến hạm địch, cái th́ nổ, cái th́ ch́m. Cả hai bên đều chiến đấu kịch liệt. Ngụy quân, tàu đầy lửa mà các giàn súng vẫn kiên tŕ chống trả, cho tới khi lửa lan vào thuốc súng, tất cả biến mất trong một tiếng nổ chát chúa chung cục. Sau cùng, quân ta, sự khôn khéo kết hợp với sự can đảm, đă thắng, đă thực hiện những sự phi thường. Cho tới bấy giờ, người ta chưa thấy ở Nam Hà trận đánh nào dai dẳng đến thế, đẫm máu đến thế. Nó đă diễn ra từ 10 giờ tối tới 10 giờ sáng hôm sau, địch không c̣n lại một con tàu nhỏ bé nào. Tất cả đều đă bị đốt sạch.

Những sĩ quan Pháp, các ông Chaigneau, Vannier, và De Forcanz, điều khiển các tàu le Dragon [Long Phi], le Phoenix [Phượng Phi] và L’Aigle [Bằng Phi] cũng đi chiến dịch này.

Mỗi người với tàu của ḿnh, trang bị khí giới, có nhiệm vụ hộ tống vua và đi kèm tất cả những thuyền chiến ga-le.

Nhưng lúc đánh nhau, họ bị giữ lại để hộ tống vua. Khi nghe tiếng đại bác nổ, máu Pháp sôi sục trong huyết quản, vua phải nghiêm cấm mới cản được ḷng nhiệt thành của họ. Giữ họ lại bên vua c̣n khó hơn là thúc quân tiến lên giữa những trận mưa đại bác. Ông de Forcanz đă không dằn ḷng trước cơn hăng say chiến đấu; ḷng can đảm thúc đẩy, đang đêm lẻn vào cảng một ḿnh đốt hết bẩy tàu chiến trang bị khí giới nhiều nhất.

Các ông Vannier và Chaigneau cũng có thể làm được như thế, nếu nghe theo ḷng can đảm, nhưng các ông nhớ ra rằng, ḿnh có nhiệm vụ canh gác cho cả một vương quốc, qua sinh mạng nhà vua.” (Doc. Rel., BEFEO, t. 45-46).

Le Labousse không nói rơ ngày giờ, nhưng ông cho biết đại khái lực lượng hai bên. Ông nhấn mạnh vua không đem theo tàu lớn, như vậy, có thể hiểu những tàu đại hiệu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi đỗ lại ở cửa biển bên cạnh [có phải là Cù Mông chăng?]; nói cách khác, Vannier, Chaigneau, De Forcant, không quản tàu đại hiệu để dự trận. Nhưng tất cả đều xác định vua điều khiển trực tiếp trận này, vậy vua dùng ga-le chứ không đi tàu chiến bọc đồng. Nói chung, lời thuật của Le Labousse có vài chỗ không ăn khớp lắm. Đó là những lời ông viết cho giám đốc Viện Thừa sai Paris, từ B́nh Khang ngày 20/4/1801. Năm ngày sau khi viết lá thư này, giáo sĩ Le Labousse mất tại Nha Trang, hôm 25/4/1801.

Thư của Chaigneau gửi Barisy ngày 2/3/1801 về trận Thị Nại

Ngày 19 tuần trăng thứ nhất hay là ngày 2/3/1801

Barisy thân mến,

Ta vừa đốt sạch thuỷ quân của địch không sót một tàu nhỏ nào. Trận chiến đẫm máu nhất chưa từng có ở Nam Hà. Quân địch chống trả tới chết. Quân ta đánh giỏi hơn. Bên ta có rất nhiều người chết và bị thương, nhưng chẳng đáng ǵ so với thắng lợi mà nhà vua đạt được. Các anh Vannier, Forsanz và tôi cùng tham dự, và cùng trở về b́nh an vô sự.

Trước kia, khi chưa thấy hải quân của địch, tôi có ư coi khinh, nhưng tôi bảo đảm với anh là tôi lầm: họ có những chiến hạm chở tới 50, 60 đại bác cỡ lớn.

Nhà vua sẽ đi đánh Hoàng Cung [Huế], người chắc chắn ở đó chẳng có sự kháng cự nào. Những người lính Tây Sơn chắc rất mất tinh thần; nhiều người muốn ra hàng, nhưng ta từ chối. Vua cho phép họ sống yên lành ở nhà mà không phải đánh nhau nữa.

Năm nay chúng tôi không về Sài G̣n. Nhà vua gửi tất cả những chiến hạm lớn đi chở gạo cho người.

Thời giờ gấp gáp, tôi không nói được dài hơn…

Xin anh báo tin này cho ông Liot

J. B. Chaigneau” (Cadière, Doc. Rel. t. 39-40)

Nhận xét kỹ lá thư của Chaigneau, ông cũng chỉ viết rất sơ sài: Các anh Vannier, Forsanz và tôi cùng tham dự, và cùng trở về b́nh an vô sự. Như vậy có nghiă ǵ? Một trận tàn sát kinh hoàng như vậy, nhưng ông chỉ nói chung chung kết quả, có thể v́ ông không tham dự trực tiếp chăng?

Trận Thị Nại, 1801, theo Barisy

 

 

Barisy viết:

Quân đội địch dưới lệnh của đô đốc Thiuu Phơo [Thiếu Phó Trần Quang Diệu, thực ra thuỷ quân ở dưới lệnh Tư đồ Vơ Văn Dũng], gồm có:

Tàu

Đại bác

đạn nặng

Người

9 tàu lớn (vaisseaux)

60 đại bác

24 livres

700

5 tàu

50

24

600

40 tàu

16

12

200

93 thuyền chiến ga-le (galères)

1

36

150

300 ghe đại bác (chaloupes canonnières)

1

 

50

100 ghe chiến (lugger cochinchin)

 

 

70

Tổng cộng: 673 [547]

 

 

 

Dinh quân thứ 3 (3e division) [chắc là Trung quân] của vua, gồm có:

Thuyền

Đại bác

Người

26 ga-le chở

1

200

65 ghe đại bác chở

1

80

Ngày rằm, 15 tháng giêng, theo lệ, tất cả các hạm đội thao diễn tập trận. Một cơn gió Nam thổi mặt nước nối lại như một tấm gương đă khiến vua nẩy ư cho một dinh quân nhổ neo và ngài cũng lên thuyền, dưới lệnh có các tướng: đô đốc Ong Tong Thoui [Ông Tổng Thuỷ tức Vơ Di Nguy] mà người Bồ gọi là Bouche-Torte; Ong Yam Koun [Ông Giám quân], không phải ông đi sứ với Đức Giám Mục [chỉ Phạm Văn Nhân, đi với hoàng tử Cảnh và Bá Đa Lộc sang Pondichéry], ông này trước theo ngụy quân, rồi khi vua ở Xiêm về, ra hàng[chỉ Nguyễn Văn Trương]; ông tướng Ong Tong Don Tag [Ông Tổng Đồn Tả tức Lê Văn Duyệt] là một trong những ông tướng Theuk Tuc [Túc trực] tức bộ binh thiện chiến, lính cảm tử. Có các ông Forcans, Vannier và Chaigneau.

Tới 2 giờ rưỡi chiều, đoàn chiến hạm 91 cánh buồm này khởi hành để đi tấn công một quân đội khoảng 50.000 người và 45.000 quân đổ bộ và quân canh gác các đồn pḥng vệ cửa biển.

Đến chiều tối, khi đoàn chiến hạm tới đúng tầm súng của đảo Ong Datte [Ḥn Đất], hoàng Thượng ra hiệu cho Ong Tong Don Tag [Lê Văn Duyệt] chuẩn bị 1.200 quân Theuk Tuc [Túc Trực] đổ bộ lên băi cát. 7 giờ, việc đổ bộ bắt đầu dưới lệnh của quan Ong Fo Vé Theuk Tuc [Phó Vệ Uư Túc Trực]. Họ đi trong sự yên lặng hoàn toàn, dọc theo băi cát, đến gần giàn súng đại bác của đồn địch mà không bị lộ.

Tới 10 giờ rưỡi, [thuyền] Vua đă tiến đến 4/3 tầm đại bác ở các đồn canh cửa biển. Địch vẫn không hay biết, vua gửi đội tiên phong gồm 62 ghe chở đại bác (chaloupes canonnières), với lệnh xung kích ba chiến hạm đầu tiên, leo lên đốt tàu và cắt dây neo, gây hỗn loạn trong hạm đội địch. Gió to và thủy triều lên mạnh, thuận lợi cho dự tŕnh này: Ong Yam Quoun [Nguyễn Văn Trương] thi hành mệnh lệnh. Đúng 10 giờ 30, ông bắn phát súng đại bác đầu tiên. Lập tức Vua hạ lệnh tổng tấn công. 26 thuyền chiến ga-le bắn liên hồi khắp nơi trên băi cát để quyét sạch. 1.200 lính của ta tay cầm súng đầu có lưỡi lê, tấn công sau lưng những người nấp trên băi cát, đánh úp tất cả những ǵ c̣n lại, chĩa thẳng đại bác về phiá ḷng trong bến cảng.

Bấy giờ, Vua ra lệnh cho tất cả ga-le cùng xông vào và tấn công cùng một lúc theo đúng trật tự trận đồ. Lúc đó, sự quần thảo mới trở nên đẫm máu và phải nh́n vua mới biết: Số mệnh của ông phụ thuộc vào trận chiến này. Đồn Tam Toy [Tam Toà] gây mối kinh hăi cho những ga-le của vua, rơi vào tầm đạn của họ là tan tành ngay. Ong Tong Thoui [Vơ Di Nguy] trúng đạn đại bác mất đầu. Cái chết này làm cho quân sĩ loạng quạng. Một chiếc ga-le thất trận, Ong Tong Dong Tag [Lê Văn Duyệt] sai người đến chém đầu thuyền trưởng, đốt ga-le và ra lệnh tiến lên những chiến hạm neo ở phía Núi Đông, đốt chứ không chiếm. Lệnh này được thi hành với sự mau lẹ, can đảm và cẩn trọng.

Trong thời gian này, tướng Yam Quoun [Nguyễn Văn Trương], sau khi đă đốt ba tàu đầu tiên ở cửa vào, đă len được vào giữa hai hàng [thuyền] của địch quân, đến tấn công đoạn đuôi những ga-le của họ, đang chuẩn bị đến cứu các hạm đội. Địch quân ngạc nhiên v́ bị tấn công ở chỗ họ không ngờ! Đầu th́ tê liệt bởi giàn súng đại bác ở trên băi cát, đă bị ta chiếm được. Họ đâm lưỡng lự. Ong Yam Quoun [Nguyễn Văn Trương] bèn đốt vài ghe pháo của chính ḿnh: những người ở đầu của địch quân, tưởng các tướng lĩnh phiá sau, bán ḿnh, làm phản, theo vua. Ḷng cam đảm của họ bắt đầu lung lay. Ong Yam Quoun đă làm một chuyện phi thường: đánh một c̣n, một mất; ông đă vào quá sâu để có thể lùi. Lính của ông cũng thế, như một đoàn hổ, không c̣n biết ǵ nữa. Lửa cháy và tiếng súng đại bác làm cho đêm nay là một trong những đêm kinh hoàng nhất, chỉ có thể cảm thấy mà không thể diễn tả nổi. Tới 4 giờ sáng, lửa cháy trên tất cả các chiến hạm. Đến rạng đông, một phần lớn đă nổ trên không với tất cả thuỷ thủ… Những ga-le và ghe pháo, c̣n cầm cự được tới 2 giờ rưỡi chiều ngày 16 tháng Giêng, năm Cảnh Hưng thứ 62 [28/2/1801].

Vua bị thiệt hại nặng: 4.000 người chết. Nhưng sự mất mát của địch quân c̣n lớn lao không thể so sánh được: họ mất ít nhất 50.000 người; tất cả lực lượng thủy binh kinh hồn của họ; tất cả thuyền bè chuyên chở gồm 1.800 cánh buồm; 6.000 khẩu đại bác đủ loại tầm cỡ; vũ khí đạn dược, lương thực vô kể. Vàng, bạc, châu báu của các tướng sĩ tràn đầy, đều làm mồi cho sóng nước (t. 375- 379).

Lời thuật của Barisy, thực rơ ràng, tuy ta chưa biết anh có hoàn toàn mô tả đúng trận điạ hay không. Anh bắt đầu bằng cách chỉ định giờ xuất phát:

Ngày rằm tháng Giêng, tức ngày 27/2/1801, vua duyệt binh, nhân thấy gió Nam thổi gợn sóng mới nẩy ư đem một dinh quân [chắc là Trung quân] đi chinh phạt. Chỗ này Barisy hơi tiểu thuyết hoá, v́ trước anh đă nói là vua có chương tŕnh đánh rồi, và việc sẽ đánh hoả công theo chiến thuật của Đặng Đức Siêu, th́ mọi người biết cả.

Theo Barisy, 2 giờ rưỡi chiều, hạm đội bắt đầu khởi hành từ Cù Mông, và theo bản thống kê của Barisy, không hề có chiếc thuyền đại hiệu nào tham dự. Vậy chắc chắn vua đi thuyền chiến ga-le.

Chiều tối, hạm đội đến ngang tầm đảo Ḥn Đất (trên bản đồ Barisy là Ile ong Datte), vua ra lệnh cho Lê Văn Duyệt đổ bộ 1200 quân cảm tử lên băi cát. 7 giờ tối quân bắt đầu đổ bộ.

10 giờ rưỡi tối, thuyền vua tới cửa biển Thị Nại. Vua ra lệnh cho 62 ghe đại bác tiên phong, xung kích ba chiến hạm đầu tiên của địch, chắc là các tàu đại hiệu chắn ngang cửa biển. Đúng 10 giờ rưỡi, giám quân Nguyễn Văn Trương bắn phát súng đại bác đầu tiên, và vua hạ lệnh tổng tấn công. 26 ga-le bắn liên hồi, quét sạch quân đồn trú của Trần Quang Diệu nấp trên băi cát, để quân cảm tử của Gia Long vừa đổ bộ, xông lên… Sau đó, Barisy tiếp tục ngọn bút sôi nổi của anh. Điều đáng ghi nhận là Barisy cho ta hiểu rơ hơn chiến thuật của Nguyễn Văn Trương: Thực Lục nói đến Tiêu Cơ, Tiêu Ki, thực khó hiểu; Barisy viết rất rơ: Nguyễn Văn Trương (đă tra hỏi quân canh gác bị bắt, biết trước mật khẩu của Tây Sơn) len được vào giữa hai hàng ghe Tây Sơn, tiến đến đốt phá đằng cuối, làm rối loạn quân địch. Tóm lại, sự tường thuật của Barisy rơ ràng, mạch lạc và hợp lư hơn những văn bản khác.

Thực Lục đặt trận này vào đêm 16 rạng ngày 17 tháng Giêng (tức là đêm 28/2 rạng ngày 1/3). Tuy nhiên giờ giấc ghi trong Thực Lục rât đáng nghi ngờ: trận chiến xảy ra giữa ban ngày, ngày 1/3, trái hẳn với những tài liệu khác.

C̣n Barisy đặt trận này vào đêm rằm tháng Giêng, rạng ngày 16 (tức là đêm 27/2 rạng ngày 28/2/1801); Barisy có “mơ mộng” chăng? Tuy nhiên về phương diện chiến lược, tấn công đêm rằm tháng Giêng rất đúng, v́ gây bất ngờ.

Trận Phú Xuân

Dường như ư muốn thuật lại những giờ phút lịch sử mà anh đă sống qua, chính là động cơ thúc đẩy Barisy viết nhanh và viết nhiều trong khoảng thời gia khá ngắn ngủi, để kể lại những ǵ anh đă thấy. Lời mở đầu lá thư dài, viết cho các giáo sĩ Marquini và Létondal ngày 16/7/1801, trên tàu Thoai phon Thoai [tàu Thoại Phụng] ngày 16/7/1801, tại Cua Heou [cửa Thuận An], Barisy giải thích:

Thưa các cha,

Tính cờ một thuyền buồm ở Quảng Đông lại đến bến cảng này [Huế], đúng lúc những đoàn quân chiến thắng của Hoàng thượng đến chiếm. Con cháy bỏng ḷng ham muốn thuật cho các cha biết những ǵ đáng kể đă xảy ra ở đây, từ lúc bắt đầu mở chiến dịch, đă khiến con t́m hết cách giúp ích vị thuyền trưởng thuyền này. Và con nghĩ ông ta đủ biết ơn con, để mang thư này tới tay các cha.

Lá thư cuối cùng con viết ngày 10/5 vừa qua [Cadière cho biết: không t́m thấy thư này] con đă kể cho các cha nghe việc chiếm Đà Nẵng ngày 8/3[1801]: quân đồn trú gồm 30 thớt voi, 84 đại bác đồng đỏ, các kho gạo của địch quân bị cháy cùng nhiều kho quần áo và cả tiền bạc, nhưng đó mới chỉ là sự mở màn trận tấn công lớn của nhà vua.

Và sau đây là những hàng thư anh kể lại trận Phú Xuân và Gia Long trở về Huế:

Ngày 28/5 quân đội của Tàa Quoun [Tả Quân] mà tôi [từ đây xin dịch là tôi thay v́ con] trực thuộc, theo lệnh của Ong foo Thuoon [Ông Phó Tướng Nguyễn Công Thái] đến Quy Nhơn. Hoàng thượng duyệt quân, có 10.900 người thuộc bộ binh: 27 chiến thuyền ga-le, rất nhiều ghe chở đại bác. Quân ta ở lại Quy Nhơn tới 3/6 mới khởi hành đi Đà Nẵng. Vua lănh đạo cả quân Thủy Bộ, tôi ở dưới lệnh vua, với tư cách thuyền trưởng tàu mang hiệu kỳ thống lĩnh của vua:

Thoai Phâon Toai [tàu Thoại Phụng]

chở 36 đại bác

15 tàu

chở 18 đại bác [đạn nặng] 12 livres

45 chiến thuyền ga-le

chở 1 đại bác, 36 livres

300 ghe nhỏ đại bác

chở 1 đại bác, 4 livres

Trong binh đội này, có 15.000 người thuộc quân đổ bộ, dưới lệnh của các tướng:

Dinh Táa [Dinh Tả]; Dinh Tiên [Dinh Tiền]; Ong Ton Don Tàa [Lê Văn Duyệt]

Ngày 7/6 chúng tôi đến Đà Nẵng, gặp lại thuỷ binh do ông Yam Quoun [tức Giám Quân Phạm Văn Nhơn, khi đánh trận Thị Nại, Phạm Văn Nhơn được lệnh giữ Cù Mông], ông này đă đi đại sứ ở Âu Châu [chỉ việc Phạm Văn Nhơn tháp tùng Hoàng tử Cảnh cùng Bá Đa Lộc sang Pondichéry], gồm có:

Thao Loan Phi [Long Phi]

32 đại bác

Chaigneau [điều khiển]

Thao Baon fi [Bằng Phi]

26 đại bác

Forsan [de Forcant]

Thoo Fhoan [Phượng Phi]

26 đại bác

Vannié [Vannier]

3 tàu chở 18 đại bác, 12 livres

 

 

30 ghe chở 1 đại bác

 

 

[Chỗ này Barisy nói rơ hơn về việc phân chia binh đội:

- Phần trên là binh đội đi từ Thị Nại (sau khi chiếm được) với nhà vua: chỉ có một tàu lớn là tàu Thoại Phụng của vua, mà Barisy được ở trên tàu.

- Phần dưới là thủy quân, dưới quyền điều khiển của Phạm Văn Nhơn, đi từ Cù Mông, trong đó có các tàu đại hiệu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi. Điều này xác định một lần nữa: ba tàu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi, đậu ở Cù Mông trong trận Thị Nại.]

Barisy viết tiếp:

4 giờ sáng ngày 9/6, toàn bộ binh đội xuống tàu [ở Đà Nẵng].

8 giờ sáng ngày 11, chúng tôi đến cửa sông Hương, vào tầm súng của đại bác các đồn pḥng thủ cửa sông. Quân đội được lệnh chia hai: Tất cả những tàu chiến và 30 ghe chở đại bác họp thành một đội ngũ dưới lệnh ông Yam Quoun [Phạm Văn Nhơn] phong toả cửa Tây, có tên là Cua Heou [Cửa Hậu hay cửa Thuận An]. Cửa Đông có tên là Cua Ong [Cửa Tư Hiền] do vua và các tướng nói ở trên, tấn công; dưới lệnh có 45 chiến thuyền ga-le; 300 ghe chở đại bác, và 15.000 quân đổ bộ.

 

 

5 giờ sáng ngày 12, những chiến thuyền ga-le được lệnh dàn quân làm ba hàng, giữa các hàng là ghe nhỏ chở đại bác, tiến vào Cửa Ông; khi tiến đến giữa tầm đại bác, bị ba đồn pḥng vệ khạc lửa vào, họ chịu trận, không chống trả, cho tới khi đạt tới cửa sông; chỗ này đă rất cạn lại c̣n bị địch lấp thêm nhiều vật liệu khác nhau, nhất là nhiều cọc nhọn và sà ngang; cho nên ga-le và ghe đại bác bị chặn lại, không thể tiến thoái được. Địch quân mừng quưnh, càng bắn dữ; bấy giở vua thấy nguy cơ trước mắt, mới ra lệnh cho quân nhẩy xuống nước lội vào bờ dưới làn súng đại bác đồn địch bắn ra. Những chiến thuyền ga-le dù bị mắc cạn cũng bắn trả dữ dội để những ghe nhỏ chở đại bác may mắn trườn qua chỗ bị ngáng.

Tướng chỉ huy, là chồng của em vua ngụy, đóng trong đồn pḥng thủ với 10.000 quân tinh nhuệ, tên là Ong Foo Matthey [Ông Pḥ Mă Trị (Nguyễn Văn Trị)]. Tính tụ phụ làm tăng tốc sự thua trận của ông. Từ trên thành, nh́n thấy sự thảm bại của đội ngũ chúng tôi; ông tưởng ông chỉ cần ra chụp lấy chúng tôi như ta bắt đàn cừu trong vườn; chẳng may người công dân đại tướng khốn khổ lại bị thọp cổ; ra khỏi thành 500 toises [khoảng gần một cây số], ông đụng đầu với quân Cấm Vệ (Gardes du corp) tức là quân Theuk Teuk [Túc Trực],họ dùng lưỡi lê ở đầu súng đột kích ông một cách quyết liệt. Những toán lính khác, trước ở trên ga-le, tiến đến bên sườn và sau lưng ông. Ông bị bao vây tứ phiá, không có cách nào tiếp cận được với trong thành. Quân của ông cũng nh́n thấy cảnh ấy. Lính của chúng tôi dữ dội xông vào với sự hung hăng kịch liệt. Không có cách nào thoát được, ông kêu tha chết, nhưng người lính say sưa chém giết chẳng nghe thấy ǵ, kể cả lệnh trên. Phải khó nhọc lắm mới kéo được con mồi ra khỏi tay anh ta. Ông tướng Pḥ Mă Trị bị bắt sống đem đến tŕnh diện vua, vua truyền sai đóng xích sắt.

Tất cả ngày hôm đó chúng tôi sửa soạn để tấn công những thành đồn khác, phiá trong sông. Bên địch có 7 tàu thuộc đội ngũ 65 tàu từ Bắc đem vào, đă cập bến đêm mùng 10. Những tàu khác thấy đậu ở cách quân chúng tôi hai dặm nhưng chạy nhanh nên thoát được.

Ngoài ra, họ c̣n có 10 tàu và 14 chiến thuyền ga-le; rất nhiều ghe đại bác, dưới lệnh của Tua Maa Noe [Tư Mă Nguyễn Văn Tứ?], có đầy người. Chúng tôi ở trên đài cao dựng trên cột buồm với kính viễn vọng nên có thể phân biệt được diện mạo những tác nhân chính.

Bấy giờ là 10 giờ sáng. Khi quân tiền vệ của chúng tôi gồm những ghe đại bác dưới sự điều khiển của Vệ uư vệ Phấn Dực [fan Vieuk, chú thích của Cadière, chép theo Cl. E. Maitre];[chắc là Tống Phước Lương, v́ lúc đó ông là Vệ uư vệ Phấn Dực Trung Quân, TL, I, t. 432] bắt đầu tiến vào tầm đại bác của họ. Hạm đội của họ thả neo theo h́nh lưỡi liềm được giàn đại bác gài chéo nhau che chở. Chiến thuyền ga-le của chúng tôi từ từ tiến vào, vừa đi vừa ḍ dẫm v́ không biết rơ ḷng sông; lúc thủy triều xuống, cạn hẳn.

Chúng tôi thấy các ghe đại bác bên địch bắt đầu chuyển động, và phân biệt được 27 ghe đang tiến về phiá chúng tôi. Tướng địch, mà người ta nhận ra nhờ ghe của ông có quốc kỳ lụa đỏ treo trên cột trước, không ngừng phất phới để khích lệ ba quân. Nhưng sự kinh hoàng đă tiến trước vua: ông Vệ uư vệ Phấn Dực không bắn súng báo hiệu, chợt đột kích xông vào tất cả các ghe đại bác của địch cùng một lúc. Bấy giờ chúng tôi sống một trận chiến ngắn nhưng thật đẫm máu: các đồn, tàu và các chiến thuyền ga-le nhất loạt cùng bắn, không phân biệt bạn thù. Nhưng chỉ trong 5 phút, chúng tôi đă thấy cờ vàng phất phới thay thế cờ đỏ. Trong khoảnh khắc này, đoàn chiến thuyền ga-le và ghe đại bác của ta đă đến và chúng tôi xung phong tiến lên tàu, thuyền địch, rồi đổ bộ xông vào thành luỹ đánh giáp lá cà. Tới chính ngọ, một sự im lặng ngự trị toàn thể. Lửa trên các chiến hạm của địch làm thành một cảnh tượng bi tráng. Băi cát đối diện với chỗ chúng tôi thả neo, người chạy trốn lấp đầy không gian mà tầm nh́n có thể đạt được.

Nhà vua đă ngược ḍng sông với toàn bộ quân đội. Ba giờ chiều, người đạt tới bến kế cận cung điện của tổ tiên. 10 [đại biểu] dân tộc quỳ gối trên bờ sông, có vẻ chờ đợi sự phán quyết mà v́ vua chiến thắng sẽ tuyên bố. Một sự im lặng trọng đại bao trùm. Hồi tưởng lại những xúc phạm và nhục mạ trong quá khứ, gây mối kinh hoàng, khiến họ không thể yên ḷng. V́ thế cho nên, họ đă thực t́nh kinh ngạc, khi thay v́ thấy một kẻ chiến thắng, nổi giận bước xuống thành phố của họ; họ lại nh́n thấy một Henry IV, một người cha khoan dung, và nhân từ. Sự thanh tịnh và ḷng tốt khắc trên trán nhà vua là điềm báo cho họ biết những ǵ sẽ chờ đợi họ trong tương lai. Tất cả quân đội tham chiến, trong sự im lặng sâu lắng nhất, đợi lệnh vua. Đến 6 giờ chiều, Hoàng thượng ra lệnh cho tất cả quân đội phải lên tàu và chính người cũng lên tàu của người để ngủ; sau khi đă chỉ định các đội canh gác tất cả các khu trong thành phố, cấm cướp bóc, vi phạm sẽ bị tử h́nh.

Vua Gia Long vào kinh đô Huế

8 giờ sáng ngày 15/6/1801, (tháng thứ 5, Cảnh Hưng thứ 62; năm thứ 27, ngụy triều Wandoé [(Nguyễn) Văn Huệ], c̣n được mệnh danh là Tais Shon hay Teschon [Tây Sơn], có nghiă là gia đ́nh ở trên núi [Tây]), cháu của vị chúa sau cùng [tức Định Vương Nguyễn Phước Thuần], con người em của chúa [Nguyễn Ánh là con anh của chúa], đặt chân đến kinh đô Nam Hà.

Nhà vua không vào cung điện mà ngồi ở một pḥng tiếp kiến bên ngoài, nơi dân chúng có thói quen tụ họp để hy vọng được thấy vua những ngày thiết triều.

Chính ở trong pḥng này, 8 giờ sáng, tôi nh́n thấy vua. Vô số quần chúng đủ mọi hạng người, mọi tuổi, quây quần bên ông. Quân canh gác sơ sài, không mang khí giới, đứng cách quân vương khá xa. Thấy tôi, vua gọi lại, hỏi thăm tin tức Chaigneau… (Chaigneau bị đau từ mấy ngày nay), tôi kể chuyện này để thấy tấm ḷng của nhà vua.

Sau đó, Hoàng thượng hỏi xem tôi đă thấy các tướng địch chưa. Tôi trả lời chưa. Người ra lệnh dẫn đến cho tôi [có lẽ là dẫn tôi đến]; sau đó người bảo tôi lại thăm các em của vua Ngụy. Tôi đi ngay. Họ ở trong một pḥng nhỏ khá tăm tối, không có ǵ là lịch lăm, điều này càng làm tăng sự tương phản như đập vào mắt giữa quá khứ và hiện tại của họ. Con số những công nương là 5. Một cô trạc tuổi 16 tôi thấy rất xinh đẹp. Một cô nhỏ độ 12 tuổi, con gái công chúa Bắc Hà [Ngọc Hân công chúa], cũng thường thôi; ba cô khác từ khoảng 16 đến 18, da ngăm ngăm nhưng diện mạo dễ coi; ba cậu con trai, một cậu 15 tuổi, da cũng ngăm ngăm, nét mặt tầm thường; hai cậu khác cũng trạc 12 tuổi, con công chúa Bắc Hà, diện mạo khôi ngô, điệu bộ dễ thương.

Sau cuộc đi thăm ngắn ngủi này, tôi được dẫn đến một nhà tù khác, ở đó tôi thấy Mad Theẽu Do’an [Bà Tư Đồ], vợ tướng thủy binh của địch mà nhà vua đă đốt [thuyền, tàu] ở Quy Nhơn [tức Bà Vơ Văn Dũng]. Bà này đẹp, vẻ hiền hậu và lịch sự. Mẹ của ông tướng này tuổi khoảng từ 45 đến 50. Bà nói chuyện rất lâu với tôi và kêu than số phận rủi ro của bà.

Trong một nhà tù khác, gần đấy, giam, mẹ của tướng Thieuu Phoo [Thiếu Phó Trần Quang Diệu] thống lănh quân đội hăm thành Quy Nhơn. [Cadière chú thích lầm là bà Trần Quang Diệu, thực ra bà Bùi Thị Xuân c̣n đánh trận Trấn Ninh tháng 2/1802, đến khi Trần Quang Diệu bị bắt, cũng không có bằng chứng ǵ là bà bị bắt cùng chồng]. Bà trạc độ 55 tuổi. Một khuôn mặt cao quư trong sự bất hạnh, bà tỏ ra cương nghị, chính trực mà không kiêu hănh.

Sau đó đến vợ của ông tướng foo Maatthey [Pḥ Mă Nguyễn Văn Trị], bà là em gái của vua Ngụy, và cũng là một chiến sĩ. Bà Theuk hauv Dinh [Tư Khấu Định, chú thích Cadière, theo Cl. E. Maitre] vợ của tướng Pháo binh.

Bà Ton Lin Keen [?], vợ của Phó Thống Lĩnh thuỷ quân, vv và v.v. nhiều lắm, trong đầu phải có cuốn lịch sách mới nhớ lại được.

Nhà vua đă thả tất cả nhà cửa của các quan, tướng địch cho cướp bóc. Tôi rất tức giận chuyện này; v́ bọn lính đă đập phá tất cả những ǵ dưới tầm tay của chúng, có những dinh cơ, tuy làm theo lối Tàu, nhưng đối với Paris có thể là một lâu đài tráng lệ, với vườn cảnh, trồng đầy cây lạ, những b́nh sứ Nhật Bản. Sự trả thù của nhà vua dẫn đến kết quả như thế. (Thư Barisy viết cho Marquini và Létondal, trên tàu Thoại Phụng, ngày 16/7/1801, BAVH, 1926, IV, t. 400-406).

Barisy là một trong những người, nói đúng hơn, là người duy nhất đă viết kỹ, viết rơ, với văn tài bẩm sinh, về những ngày lịch sử này. Anh không chỉ làm sống lại các trận chiến như bày ra trước mắt, mà c̣n cho thấy khiá cạnh nhân văn, về con người, về sự ứng xử của họ trước mọi t́nh thế. Gia Long đạt tới chiến thắng cuối cùng trong những mất mát kinh hoàng không kém các trận điạ, trong năm 1801: hoàng tử Cảnh hiền lành, mất trên giường bệnh; hoàng tử Hy dũng mănh, biệt hiệu Ông Búa, mất trong khi hành quân, cách nhau hai tháng. Các mănh tướng: Vơ Di Nguy tử trận, Vơ Tánh tử tiết. Học giả Ngô Ṭng Châu uống thuốc độc. Gia Long đem Minh Mạng chín tuổi, đi theo, trong cuộc hành quân định mệnh từ Gia Định ra Huế, để học nghề làm vua, đúng theo truyền thống các chúa Nguyễn. Chiến thắng của Gia Long nhuốm màu cay đắng. Sự trả thù của ông trên toàn thể gia đ́nh Tây Sơn sau này, mà Barisy, mới chỉ nh́n thấy màn đầu, đă nói lên cái nhỏ của một v́ vua lớn.

Thụy Khuê 

Nguồn: 
http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-27/

 

Chương 21:

 

Philippe Vannier Nguyễn Văn Chấn (1762-1842)

 

Philippe Vannier Nguyễn Văn Chấn và Jean-Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng là hai nhân vật đă ở lại Việt Nam lâu nhất, tới đầu đời Minh Mạng. Về hộ tịch của Vannier, André Salles, t́m thấy những chi tiết sau đây:

Philippe Vannier sinh ngày 6/2/1762, tại Locmariaquer (Morbihan), con Francois Vannier và Vincente Joannis. Tại Huế, ngày 12/11/1811, Vannier cưới cô Nguyễn Thị Sen (1791-1878), con một gia đ́nh công giáo ở Phường Đúc [hay Thợ Đúc] gần Huế, do giám mục Véren [Labartette] làm lễ.

Có 7 con. 5 người sinh tại Huế, gồm: Philippe sinh ngày 23/6/1811 (con ngoại hôn, sinh trước đám cưới cha mẹ 5 tháng, sẽ ở lại Việt Nam, sau làm thông ngôn cho vua Minh Mạng. Ngày 17/3/1835, vua Minh Mạng gửi hai tàu đi mua bán ở Singapore, Pinang, Batavia, v.v. c̣n thấy Philippe làm việc trên tàu). Michel (1812-1889) sinh 12/10/1812. Magdeleine (1814-1902), 11/11/1814. Elisabeth, 9/11/1816. Marie (1822-1882), 17/12/1822. Gia đ́nh trở về Pháp, cư ngụ ở Auray từ ngày 28/12/1825. Các con sinh tại Lorient: Adèle-Louise, 19/7/1827. Eugène-Auguste, 24/3/1831.

Vannier mất ngày 6/6/1842. Bà Nguyễn Thị Sen mất ngày 6/4/1878 tại Lorient.

Khi phái đoàn Phan Thanh Giản sang Pháp, bà Nguyễn Thị Sen lên Paris yết kiến và dự lễ mừng sinh nhật vua Tự Đức (Documents Salles, Philippe Vannier, BAVH, 1935, cả cuốn II, t. 127, 129, 130, 131, 145, 153, 158).

 

 

Vannier đến Nam Hà

Người ta không biết rơ năm tháng và duyên cớ ǵ Vannier đến Nam Hà, những điều chính ông viết ra cũng mơ hồ, dường như ông có ư muốn giấu quá khứ của ḿnh: có chỗ ông nói đă đến Nam Hà cùng với Félix Dayot (em J. M. Dayot) năm 1789. Có chỗ lại nói đi cùng với Bá Đa Lộc. Lá thư ông viết cho Bộ trưởng Nội vụ Pháp để xin học cho hai con, năm 1826, cho ta biết một số thông tin sai cũng như đúng về ông. Trong thư, ông tự xưng ḿnh ở ngôi thứ ba (3e personne), có lẽ theo phép nhún nhường Đông phương. Thư không đề ngày, nhưng có thể đoán là viết năm 1826:

Auray…

Thưa ngài Bộ trưởng Nội vụ,

Philippe Vannier ở Auray, nhân viên Hải quân (employé de la Marine Militaire), sau khi dự những chiến dịch dưới lệnh ông Dorvilliers, và các chiến dịch năm 1779, 1780, 1781, dưới lệnh ông de Grasse; đă rời Pháp ngày 28/3/1788. Tới Pondichéry, kẻ tên Vannier (le Sieur Vannier), được Đức giám mục Bá Đa Lộc, Thượng Thư của vua Nam Hà, tuyển mộ, đi tới điểm đầu tiên trong chiến dịch Nam Hà. Họ [Cha Bá và Vannier] đi từ Pondichéry đến Sài G̣n, vùng nhà vua vừa chiếm lại. Nhà vua quen biết 14 sĩ quan và 80 người lính đến giúp ông dựng lại ngai vàng. Sau khi nước này b́nh an, những người Pháp ở lại lập thân. Tất cả đă qua đời, trừ hai kẻ tên Vannier và Chaigneau.

M. Vannier, từ lúc ấy, giữ một vai tṛ, càng thêm quan trọng v́ ở cạnh vua và được thưởng chức quan cấp bậc đệ bát đẳng [tức Cai Đội], và được vua đặc biệt tin dùng. 34 năm ông ta vừa trải qua ở Nam Hà, đă dùng để làm tăng uy tín của nước Pháp đối với vị quân vương và thần dân của ông. Kẻ tên Vannier đă không uổng công hy sinh cả cuộc đời ở xa xứ như thế nếu y không có hy vọng kết nối mối quan hệ thương mại; rất có lợi cho hai vương quốc; và lại càng chắc chắn rằng các vua Nam Hà [sợ hay ghét; chữ này viết rồi gạch đi] không thể dung thứ người Anh.

Nhà vua già là bạn của người Pháp, đă mất, con ông nối ngôi, M. Vannier, sau khi cưới một người vợ Nam Hà có đạo, sinh được 6 đứa con, muốn cho gia đ́nh đông con có một nền giáo dục Pháp và có đạo, nên đă xin phép vua mới [Minh Mạng] về Âu Châu, và đă được chấp thuận. Trước khi đi, nhà vua bảo phải hứa sẽ gửi con về lại Nam Hà, để chúng đem những kiến thức Âu Châu về, sẽ có ích cho nước ông và làm cho quan hệ thương mại giữa hai nước được dễ dàng.

Vua trước, chỉ biết có gia đ́nh Bourbon, đă có lần nói với kẻ tên Vannier về người chinh phục Bonaparte mà ông so sánh với Timour và với… rằng ông chỉ thiết lập lại quan hệ với nước Pháp nếu ḍng họ Bourbon trở lại ngai vàng.

Ông de Kergariou dưới thời Vương Chính Trùng Hưng [Restauration (1815-1830)] đến nước Nam [1817], được M. Vannier, nhân danh vua, tiếp; nhưng M. de Kergariou không được bệ kiến vua v́ không đem theo đủ h́nh thức nghi lễ, không có uỷ nhiệm thư [của vua Pháp].

Trước khi mất, nhà vua đă bảo đảm sẽ gửi M. Vannier về Pháp, với một phái bộ ngoại giao, để cám ơn vua Louis XVIII [Louis XVI], ngày trước đă giúp ông khôi phục lại ngai vàng, với vài người Pháp, đếm trên đầu ngón tay, đă sang đây năm 1788.

Kẻ tên Vannier hy vọng rằng với những năm dài phụng sự ở Nam Hà, cộng thêm những nhiệm vụ đă làm trong hải quân [Pháp], xứng đáng được ngài Bộ Trưởng cấp cho con trai y, 14 tuổi, một chỗ học ở trường Ngôn ngữ Đông Phương [...] và con gái đầu ḷng của y, 10 tuổi [thực ra 12 tuổi], một chỗ trong nội trú hoàng gia ở Ste-Denis…

Kư tên Vannier (Documents Salles, BAVH, 1935, II, t. 143-144)

Thư này Vannier viết với mục đích chính là xin học cho hai con, nên ông phải cố gắng tŕnh bầy những thành tích của ḿnh. Như chúng ta đă biết, đoạn ông “được Đức giám mục Bá Đa Lộc, Thượng Thư của vua Nam Hà, tuyển mộ, đi tới điểm đầu tiên trong chiến dịch Nam Hà. Họ đi từ Pondichéry đến Sài G̣nlà hoàn toàn sai. Nhưng phần c̣n lại có những chi tiết đáng chú ư:

- Ông xin về nước và được vua Minh Mạng cho phép. Việc này hoàn toàn khác với những điều được truyền tụng là vua Minh Mạng “bạc đăi, vô ơn, đuổi về”.

- Vannier cho biết: ông đă rời Pháp ngày 28/3/1788. Điều này chắc đúng.

- Vannier cho biết: “Nhà vua quen biết 14 sĩ quan và 80 người lính đến giúp ông dựng lại ngai vàng. Và “vài người Pháp, đếm trên đầu ngón tay, đă sang đây năm 1788Điều này cũng phù hợp với lời Đức Chaigneau viết trong hồi kư, chắc theo lời thuật lại của cha: “Có 14 hay 15 sĩ quan đến giúp Gia Long” (Souvenirs de Huế, t. 18).

- Vannier nói đến sự kiện ông làm “nhân viên Hải quân (employé de la Marine Militaire) và thạm dự những chiến dịch dưới lệnh ông Dorvilliers, và các chiến dịch năm 1779, 1780, 1781, dưới lệnh ông de GrasseNhư vậy chứng tỏ Vannier đă vào hải quân từ năm 17 tuổi; và đến năm 26 tuổi, ngày 28/3/1788 mới rời Pháp. Các tài liệu khác không nói rơ v́ lư do ǵ.

Vannier không thuộc diện đào ngũ, người ta cũng không biết rơ lư do tại sao ông sang Nam Hà.

Nhưng Grimault de Lanoé, một hậu duệ, sau khi xin phép cải chính năm sang Nam Hà của “ông cố” [mon aïeul] đă kể: “Philippe Vannier, sĩ quan thuỷ quân hoàng gia, năm 1786 làm chứng trong một cuộc đấu (súng, gươm) giữa hai sĩ quan thuỷ quân; nhưng người mà ông cố tôi làm chứng không đến, ông cố bèn thay thế, giết địch thủ, bị kết án tử h́nh, vượt ngục và chạy sang nước Nam, năm 1786” (thư Grimault de Lanoé viết ở Lannion ngày 18/1/1921, trả lời thư André Salles hỏi lư do tại sao Vannier sang Việt Nam, Documents Salles, Philippe Vannier, BAVH, 1935, II, t. 169). Tóm lại, Grimault de Lanoé xác nhận rằng “ông cố” sang “Nam Hà” (có lẽ muốn nói là Ấn Độ) từ năm 1786, v́ trốn tội tử h́nh. Sau đó mới lưu lạc sang Nam Hà. Ngoài ra, trong lá thư gửi Bộ trưởng Nội vụ trên đây, Vannier cũng kể rất mơ hồ về việc sang Nam Hà, và ông chỉ nhận ḿnh là “nhân viên” (employé) trên tàu, chứ không nói là “sĩ quan”, điều này phù hợp với tŕnh độ Pháp ngữ của ông và giải thích tại sao Vannier không có tên trong danh sách binh lính đào ngũ.

Chức vụ của Vannier ở Nam Hà

Vannier là người lớn tuổi nhất trong số những người đến giúp vua Gia Long, đi biển ở tuổi 17; Chaigneau đi biển từ tuổi 12. Do đó, họ là hai thuỷ thủ rành nghề biển hơn cả. Không thể xác định rơ ngày Vannier đến Nam Hà, nên chúng tôi dựa vào chứng từ đầu tiên, đó là văn bằng Cai đội, vua cấp cho Vannier ngày 27/6/1790, sau đây:

Hoàng Thượng biết rằng thân [le sieur] Philippe Vannier, quốc tịch Pháp, đă tỏ ḷng nhiệt thành làm nhân viên trong thuỷ quân [Pháp], và đă không quản ngại cả sự xa cách, lẫn sự khác biệt tiếng nói, đến phụng sự nơi đây. Hoàng thượng tin vào khả năng của y, xét thấy xứng đáng được cấp, và với văn bằng này, cấp cho chức Cai đội Chấn Thanh Hầu, giao cho quản một trong những tàu của hoàng thượng là tàu Đồng Nai, dưới quyền điều khiển của Jean-Marie Dagot [Dayot], chỉ huy phân khu có tàu này. Phải cẩn thận tuân mọi lệnh của Dagot, và trong mọi trường hợp phải làm gương tận tụy phục vụ công vụ của Hoàng thượng.

Nếu v́ phạm lỗi, không làm tṛn nhiệm vụ được giao phó, hoặc coi thường những bổn phận của chức vụ, th́ sẽ bị trừng phạt theo luật pháp.

Ngày 15, tuần trăng thứ năm, năm 51, đời Cảnh Hưng (27/6/1790) (Louvet, I, t. 535).

Vannier được nhận chức Cai đội tháng 6/1790 cùng với một số người khác. Ta nên chú ư rằng: Vannier có lẽ là một trong những người hiếm hoi đă không khai man: ông chỉ khai là “nhân viên” (employé) trên tàu Pháp.

Vannier phải tuân lệnh Dayot, quản chiếc tàu Đồng Nai, không biết trong bao lâu, v́, theo Liệt Truyện viết về Trần Văn Học, th́: “Năm Canh Tuất [1790], đắp thành Gia Định, Học nêu đo phân đất và các ngả đường, rồi cùng người Tây là bọn Nguyễn Chấn [Vannier] trông coi chiếc thuyền lớn bọc đồng, theo quan quân đánh giặc. Năm Nhâm Tư [1792], làm đồn Mỹ Tho… (LT, II, t. 282). Như vậy, có thể hiểu, trong hai năm, từ 1790 đến 1792, Vannier đă được bổ cùng với Trần Văn Học điều khiển thuyền đồng đi đánh trận, rồi sau đó Trần Văn Học tiếp tục vẽ bản đồ các thành phố khác, như Mỹ Tho, và Vannier có thể vẫn tiếp tục trông coi thuyền, tàu đồng.

Trận Thị Nại tháng 7-8/ 1792

Vannier có tham dự trận Thị Nại 1792 không?

Theo Thục Lục, th́ trong trận này: “Nguyễn Văn Trương và Nguyễn Văn Thành đi thuyền Long và thuyền Phụng đánh thẳng vào”. Vậy rất có thể Trần Văn Học và Vannier cũng có mặt, tuy nhiên đó chỉ là giả thuyết, hiện chúng tôi chưa có đủ tài liệu để xác định. C̣n những người cho rằng Vannier dự trận này trong ê-kíp Dayot là sai. Bởi v́ Dayot, từ tháng 6/1792, sau vụ thậm lạm ngân quỹ, vua không cho đi ngoại quốc mua bán nữa, chuyển sang làm vận tải; và trận Thị Nại 1792 -như chúng tôi đă chứng minh trong chương 16, viết về Dayot- đánh chớp nhoáng có 10 ngày, chỉ gửi các đội cảm tử, họ được lệnh đem lương theo, vua không chỉ định quan tải lương. Như vậy, Dayot không thể dự trận Thị Nại 1792.

Đến khi Gia Long đánh Quy Nhơn lần thứ nhất, tháng 5-6/1793; đây là một chiến dịch lớn và lâu, chắc chắn Dayot phải tham dự v́ Dayot ở trong đội tải lương, nhưng không biết Vannier có c̣n ở dưới quyền Dayot nữa hay không. Lá thư của giáo sĩ Le Labousse viết cho M. Boiret, từ Sài G̣n ngày 26/6/1793, đoạn cuối có câu:

Nhà vua vừa thống lĩnh đại binh thủy bộ đi đánh Quy Nhơn, thủ đô của Nhạc mà người ta gọi là Hoàng Đế. Các ông Dayot quê Rhedon và Vannier quê ở Auray cũng đi với tàu của họ. Ông Olivier quê ở Carpendras cũng đi với quân của ông ấy và vài người Âu trong bộ binh. Đức Giám Mục chưa nhận được tin ǵ của vua…” (Cadière, Doc. Rel. t. 28-29).

Có lẽ đó là thông tin duy nhất về Vannier trong chiến dịch Quy Nhơn 1793; không biết Vannier đi trong đội ngũ nào: đội tải lương của Dayot, hay đội thuyền đồng?

Chính thức quản tàu Long Phi từ năm 1800

Về phần Vannier, từ đó cho đến năm 1800, chúng tôi không t́m được tin tức ǵ thêm. Không biết ông làm những việc ǵ. Bẩy năm sau, mới thấy ông xuất hiện lại, cùng hai người Pháp, cai quản ba chiếc tàu đồng. Thực Lục việc tháng 2-3/1800, ghi:

Sai Khâm sai thuộc nội Cai đội Nguyễn Văn Chấn quản tàu đại hiệu Phượng Phi, Nguyễn Văn Thắng quản tàu đại hiệu Long Phi, Lê Văn Lăng quản tàu đại hiệu Bằng Phi, theo Trung quân sai phái đánh giặc (bọn Chấn đều là người Phú Lang Sa)” (TL, I, t. 407).

Và một năm sau nữa, Thực Lục ghi việc tháng 3/1801: “Sai Nguyễn Văn Trương điều bát thuỷ quân tiến ra Quảng Ngăi, Quảng Nam đánh giặc [...] các chúa tàu hiệu Long Phi, Phượng Phi, Bằng Phi, là bọn Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Văn Thắng, Lê Văn Lăng đều thuộc quyền” (TL, I, t. 432).

Như vậy, trong suốt thời gian Gia Long xuất quân từ Gia Định tháng 4-5/1800, để giải vây B́nh Định, đến khi toàn thắng, cuối năm 1802, ba người Pháp này đều dự các cuộc hành quân, khi hộ vệ vua, khi đánh trận, khi tải lương; là ba người cuối cùng đă đi theo đến khi Gia Long thống nhất đất nước, v́ lẽ đó mà họ đă được lên chức và trọng đăi suốt đời.

Vannier được lên chức Cai Cơ

Tuy nhiên phải công nhận Vannier lên chức rất chậm, có lẽ v́ không phải xông pha, không lập được chiến công. Nhận chức cai đội từ tháng 6/1790, măi 11 năm sau, khi chiếm được Phú Xuân tháng 6/1801, trong dịp thăng chức các tướng sĩ, Vannier cũng được thăng chức Cai Cơ, cùng với các bạn. Thực Lục việc tháng 7/1801 ghi:

Cho Khâm sai Thuộc nội Cai đội Nguyễn Văn Thắng [Chaigneau], Nguyễn Văn Chấn [Vannier] và Lê Văn Lăng [de Forçanz] làm Khâm sai Thuộc nội Cai cơ, vẫn quản các thuyền hiệu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi” (TL, II, t. 451).

Vannier lên chức Chưởng Cơ

Sau khi thống nhất đất nước, Gia Long khen thưởng toàn bộ quân đội, và lần này cả ba người Pháp được lên chức Chưởng Cơ. Đây là văn bằng của Vannier:

Trung quân, Chánh quản, Phụng phi đồng tàu, quản chiếc tàu đồng trang trí chim phượng giương cánh.

Khâm sai Thuộc-nội Cai- cơ, thân Nguyễn Văn Chấn, đă từng vượt biển, chế ngự ba đào, cho rồng mây gặp hội; quản chế chiếc tàu như người cầm cương ngựa, tuyệt hảo thống trị bằng công trạng lớn lao.

Vậy nay truyền tưởng thưởng và tăng chức lên hàng Chánh quản Phụng phi đồng tàu.

Khâm Sai Thuộc nội Chưởng Cơ Chấn Vơ Hầu

Cai quản tàu và thi hành mệnh lệnh của thuỷ quân

Với đức độ, nghiêm chính và kỷ luật, sáng trí mau lẹ thi hành mệnh lệnh

Phải tăng tiến trong chiến công và giữ vững chức vụ

Như vậy danh tiếng mới không khỏi bị chôn vùi

Văn bằng này phải được tôn trọng

Gia Long, năm thứ nhất, tháng thứ 11, ngày thứ 12 [6/12/1802]”

(Dịch lại bản dịch của Salles, Documents Salles, Philippe Vannier, BAVH, 1935, II, t. 181)

Vannier giải thích tại sao không trở về Pháp

Sau khi hoà b́nh trở lại, tại sao Vannier không hồi hương?

Trong một lá thư viết từ Huế ngày 21/8/1805 không rơ tên người nhận, Vannier cho biết:

Chúng tôi đă chiếm được Bắc Hà, bắt được người cầm đầu quân giặc, và đă xử tử, nên tất cả đều b́nh yên…

… Tôi định quay về Âu Châu sau khi vua chiến thắng, nhưng cuộc chiến giữa Anh và Pháp gây trở ngại, khiến tôi bắt buộc phải ở lại chờ dịp thuận tiện hơn, v́ không muốn của cải của ḿnh rơi vào sự rủi ro của chiến tranh. Ngoài ra tôi thích hợp với nước này; được hưởng ân huệ của vua và rất được trọng nể. Mặc dầu có những lợi điểm như thế, nhưng tôi vẫn không ngừng nhớ đến quê hương, tới gia đ́nh và bè bạn cũ. Đă 18 năm qua tôi không nhận được tin tức gia đ́nh. Nếu anh cho tôi biết tin th́ thực quư lắm; bởi v́ tài sản của tôi rất lớn lao, có thể giúp đỡ nếu gia đ́nh tôi bị thiếu thốn, nếu như tôi nhận được tin tức của họ th́ tôi đă gửi qua Hội truyền giáo rồi. Anh có thể chuyển thư cho tôi qua những tàu Trung Hoa, bằng cách gửi cho cha Marquini, Quản thủ hội truyền giáo ở Macao; hay tới địa chỉ anh Dayot, nhà buôn ở Manille. Đó là một cách anh giúp người bạn cũ, và tôi sẽ không quên được. Vannier

(Tài liệu văn khố Ngoại giao, do H. Cordier sưu tầm, Taboulet chép lại, I, t. 262-263)

Vannier được thăng chức dưới triều Minh Mạng

Trái với tất cả những lời đồn về sự “vô ơn, bạc đăi, đuổi về” của vua Minh Mạng, sau đây là văn bằng thăng chức cho Vannier của Minh Mạng năm 1924:

Chánh quản Phụng phi đồng tàu, Chưởng-Cơ, thân Nguyễn Văn Chấn, là kẻ hiền, biết lựa nơi thụ mộc, đến nước ta và tuân thủ luật lệ ở đây như cây hướng dương thân mềm dẻo, tự do như cá trong hồ, đă đi ngàn vạn dặm. Sau khi b́nh định miền Tây [Nam Hà], đă đi khắp các biển bằng tàu y cai quản. Chiến đấu ở đâu, y cũng là kẻ mạnh nhất. V́ những công trạng này, truyền cho y một đặc ân mới nữa:

Trẫm cho y lên chức Chưởng Cơ

Gia-Nhứt-Cấp

Chấn Thành Hầu

Cần phải chu đáo hơn nữa, luôn luôn thi hành mệnh lệnh của trẫm; luôn lôn cố gắng để được hưởng ân huệ và vinh quang.

Triều Minh Mạng, năm thứ 5, tháng thứ 8, ngày thứ 19 [11/10/1824] (Documents Salles, t. 182).

Khác với Chaigneau, có vẻ bất măn ngay từ năm 1807, Vannier dường như đă thực sự bằng ḷng với cuộc sống mũ áo cân đai được trọng đăi của triều đ́nh, có thể cho đến cuối đời, nếu không xảy ra biến cố tàu Cybère của Pháp do thuyền trưởng Kergariou điều khiển, cập bến Đà Nẵng ngày 30/12/1817.

Trong chuyến đi Á Châu này, Kergariou có phận sự ghé lại Đà Nẵng nhờ Chaigneau và Vannier vận động xin yết kiến vua Gia Long, dâng phẩm vật, để tiến tới một thỏa hiệp thương mại, sau 30 năm không có sự giao thương chính thức giữa hai nước. Sứ bộ ngoại giao sau cùng của chính phủ Pháp gửi tới Nam Hà, xảy ra dưới triều Vơ Vương Nguyễn Phước Khoát.

Năm 1748, bộ trưởng hải quân Pháp Maurepas và công ty Pháp Ấn, giao cho Pierre Poivre một nhiệm vụ chính trị và kinh tế với nước Nam. Poivre đến cửa biển Đà Nẵng, ngạc nhiên trước vẻ đẹp của vịnh này và hiện tượng người Hoa buôn bán sầm uất ở Hội An. Poivre được chúa Vơ Vương tiếp và đạt được một thoả ước cho phép người Pháp đến buôn bán và mở một thương điếm ở Hội An. Nhưng công ty Pháp Ấn gặp khó khăn và bị đóng cửa khiến thoả ước này không thực hiện được. (Joinville, La Mission de la Cybèle en Extrême-Orient (1817-1818), Introduction, t. X). Kergariou là sứ giả đầu tiên được vua Pháp gửi đến, sau Poivre, tuy nhiên các tàu Pháp vẫn không ngừng vào cửa biển Việt Nam để buôn bán mà không gặp trở ngại ǵ.

Vua Gia Long không tiếp Kergariou. Lấy cớ là ông ta không mang theo Ủy nhiệm thư của vua Pháp. Đó là lư do chính thức, chiếu luật triều Nguyễn, áp dụng cho tất cả các tàu ngoại quốc, Anh, Pháp hay các nước khác. Từ khi c̣n chiến tranh với Tây Sơn, Gia Long cũng đă nhiều lần từ chối không tiếp đại diện Anh mang lễ vật đến. Và đối với Pháp, ông cũng không dành riêng cho một biệt lệ nào. Minh Mạng cũng sẽ áp dụng đúng đường lối của cha.

Vấn đề này nằm trong chính sách ngoại giao của Gia Long, sở dĩ ông không nhận đại diện Anh, Pháp, bởi v́, trong những điều ước xin thông thương của họ, thể nào cũng có điều xin một mảnh đất làm nơi xây dựng bản doanh, cơ sở. Ví dụ người Anh xin Cù Lao Chàm, vùng đất chiến lược mà Barrow đă t́m ra. Pháp cũng đ̣i các cửa bể như Hội An, Đà Nẵng. Làm sao qua mắt được Gia Long hậu ư đó. Cho nên, Gia Long từ chối không tiếp sứ giả. Ông giao việc này cho Vannier quản lư. Đối với chính phủ Pháp, đó là một thất bại của Vannier. Chính phủ Pháp sẽ c̣n thấy những thất bại sau này của cả Chaigneau lẫn Vannier, khi Chaigneau về Pháp rồi trở lại với tư cách lănh sự Pháp nhưng không được vua Minh Mạng chấp nhận. Tất cả nhũng thất bại liên tiếp này tứ năm 1817 trở đi, đă khiến Vannier và Chaigneau có những lời lẽ cay đắng oán hờn các vua, trong những thư viết sau này. Chúng tôi sẽ nói rơ hơn trong phần viết về Chaigneau.

*

Câu chuyện Vannier liên quan tới nước Việt, không chỉ ở điểm người lính Pháp này, đến đây, đă phụng sự Gia Long mộc cách trung thành và những điều ông viết khá là trung thực; mà c̣n ở gia đ́nh ông, một gia đ́nh Pháp-Việt, khiến chúng ta có mối quan tâm sâu sắc hơn. André Salles đă có công sưu tầm nhiều h́nh ảnh gia đ́nh Vannier, khiến chúng ta có thể nh́n thấy diện mạo của họ trong tập san Đô Thành Hiếu Cổ (BAVH), 1935, II.

Một mặt khác, trong BAVH, 1916, III, Nguyễn Đ́nh Hoè, giám đốc trường Hậu Bổ, t́m dịch được một đoạn hồi kư của Phạm Phú Thứ viết về chuyến đi Pháp với phái đoàn Phan Thanh Giản, trong đó, ông thuật lại chuyện bà Vannier Nguyễn Thị Sen đến thăm phái đoàn, mà chúng tôi dịch lại sang tiếng Việt sau đây.

Phạm Phú Thứ kể lại việc bà Nguyễn Thị Sen đến thăm phái đoàn Phan Thanh Giản ở Paris

Nguyễn Đ́nh Hoè cho biết:

T́nh cờ đọc sách; tôi rơi vào cuốn 2, tập Nhật kư của Phạm Phú Thứ, vị đại thần có mặt trong phái đoàn do Ngài Phan Thanh Giản cầm đầu, được vua Tự Đức gửi đi năm thứ 16 của triều đại [1863]. Những đoạn sau đây tường thuật lại việc gặp gỡ ở Paris giữa các vị sứ giả với Michel Đức Chaigneau, với bà Vannier cùng con trai và con gái của bà:

Ngày 12 tháng 8 năm thứ 16 đời Tự Đức (24/9/1863), vào giờ Tỵ (giữa 9 và 11 giờ), một người Pháp đến tŕnh diện tại khách sạn của phái đoàn chúng tôi, M. Nguyễn Văn Đức, con trai cựu thuyền trưởng tàu Long Phi, M. Nguyễn Văn Thắng, tiếng Pháp là Sa-nhô (Chaigneau).

Ông này nói với chúng tôi là ông đă trở về Pháp với cha được 37 năm, và cách đây khoảng 20 năm, đă có dịp gặp ba đồng bào ta (Đó là Tôn Thất Thưởng, Trần Viết Xưởng và người thông ngôn Vơ Dơng, từ Singapore đến Pháp, trong năm Minh Mạng thứ 21, 1840). Ông ta 58 tuổi và những kỷ niệm của ông về nước Nam c̣n rơ lắm, nhưng ông nói thêm rằng ông rất yếu, và v́ sức khoẻ kém không cho phép ông đi xa. Nếu chỉ nghe theo ư ḿnh, ông đă muốn, đến chào ngay khi nghe tin chúng tôi đến, ông c̣n chậm trễ chần chờ v́ sợ bị buộc tội là ṭ ṃ, ông mong rằng thái độ của ông không bị xuyên tạc.

 

 

Chúng tôi hỏi ông ở đâu và làm ǵ. Ông trả lời: Tôi về Pháp với cha tôi cùng với cựu thuyền trưởng Nguyễn Văn Chấn, tất cả chúng tôi đều về sống ở Lorient, thành phố bến cảng. Cha tôi mất 11 năm sau. Sau đó tôi dọn đến E-Sơ-Mông [Ermont?] và hiện nay tôi làm tham tá [commis] hay biên tập viên [rédacteur] ở văn pḥng Giám đốc Ngân Khố Paris. Uống trà xong, ông ra về.

Chiều tối ngày 23 (5/10/1863), bà Nguyễn Thị Sen, vợ cựu thuyền trưởng tàu Phượng Phi Nguyễn Văn Chấn, đến ra mắt chúng tôi ở khách sạn. Bà đi cùng với cô con gái Marie. Cả hai cùng ở Lorient lên. Khoảng 10 ngày trước, bà Sen đă viết thư cho ông Hà Bá Lư, biết phái đoàn đă đến, bà rất hân hạnh được tŕnh diện với phái đoàn. Ngay khi nhận được thư trả lời, bà cùng con gái lấy tàu lên Paris và ở khách sạn. Vừa vào tới nơi, mắt dưng dưng lệ, bà nói với chúng tôi: bà đến Pháp với chồng từ 37 năm nay. Đếm theo kiểu Tây, bà bảo bà 75 tuổi rưỡi. Bà nói: Nhà tôi vẫn hứa là sẽ trở lại nước Nam, nhưng ôi thôi, ông ấy đă mất rồi chúng tôi không c̣n cái hạnh phúc ấy nữa. Bà thấy ḿnh đă yếu quá rồi, và hơn nữa, các con muốn giữ bà ở lại Pháp, bà không c̣n dám hy vọng đến chuyến về hết ḷng mong đợi nữa. Bà có ba con trai và bảy con gái. Chỉ một người con trai cho bà một đứa cháu nội, hiện nó đang ở nước Nam với những sị quan hay công chức Pháp, năm nay nó 20 tuổi. Hai người con gái của bà đă lấy chồng, nhưng chỉ có Marie, về Pháp lúc 2 tuổi, năm nay 39 tuổi, là có 1 đứa con trai, 17 tuổi, đang đi học.

Hôm nay được các sứ thần, là đồng bào, tiếp, bà nói ḿnh là người sung sướng nhất trên đời. Bà chắp tay cao lên trán để chúc mừng Hoàng đế vạn tuế. Bà bảo: Dưới thời các vua Gia Long, Minh Mạng, nhà tôi và tôi, đă được các Chúa Thượng ban áo đại trào, cho văn bằng và chúng tôi kính cẩn tôn thờ cất giữ, để kỷ niệm nước Nam tôi. Trong lúc uống trà, bà c̣n cho biết bà người Phường Đúc (khu thợ rèn) [chú thích của Nguyễn Đ́nh Hoè: Khu công giáo Thợ Đúc, ở cạnh Les Arènes, trên đất của làng Dương Xuân, gợi lại tên Phường Đúc] ở đó c̣n cha bà là Nguyễn Văn Dơng và các anh/em bà: Nguyễn Văn Hương, Nguyễn Văn Hữu, Nguyễn Văn Tảng, người sau cùng là Cai đội, trong đội tả quân thuỷ binh; nhưng từ lâu lắm rồi, bà không có tin tức của tất cả gia đ́nh. Bà hỏi trong đám nhân viên của phái đoàn có ai quen biết gia đ́nh bà; Tạ Huệ Kế và Ngô Văn Nhuận trả lời lấp lửng câu hỏi này.

Rồi bà kể cho chúng tôi nghe cách đây 20 năm, có hai đồng bào ta, tên là Liễu (Tôn Thất Thưởng) và Dơng, có nhiệm vụ đi Pháp, đă được chồng bà và bà tiếp, và ông bà đă vô cùng sung sướng được dịp nói về những điều êm dịu trong ḷng, những kỷ niệm nơi bà sinh ra đời. Bà hỏi hai người này c̣n sống không. Chúng tôi tŕnh bầy với bà rằng, những người này, năm Minh Mạng thứ 21 (1840), không có nhiệm vụ chính thức nào, họ chỉ là những đại diện thương mại đi dịch vụ b́nh thường thôi.

Bà thực t́nh cảm động khi nhớ lại, đă đi Pháp lâu như thế, bà không c̣n nói thạo tiếng Việt. Câu chuyện có chút khó khăn, trước mặt cô con gái Marie, thỉnh thoảng cũng biết một vài câu, chữ, nhưng nhất là nhờ các ông Hà Bá Lư và Lư Nại A, cả hai, cũng rất thích cuộc truyện tṛ lư thú này. Sau đó bà Nguyễn Thị Sen cáo từ chúng tôi…

 

 

Ngày 25 cùng tháng (7/10/1863), trong dịp lễ sinh nhật Hoàng thượng, ông Nguyễn Văn Đức (Đức Chaigneau), bà Nguyễn Thị Sen cùng con trai Nguyễn Văn Lễ, 51 tuổi, và con gái Marie, đến dự buổi dạ tiệc chính thức do phái đoàn khoản đăi. Các bà cô này, nhân dịp, cả hai, đều đội khăn nhiễu, mặc áo gấm. Bà Sen bảo: Y phục này chính Đức Kim Thượng đă ban cho chúng tôi tận tay(Nguyễn Đ́nh Hoè dịch Phạm Phú Thứ, Quelques renseignements sur les familles de Chaigneau et de Vannier, BAVH, 1916, III, t. 273-275).

Đoạn nhật kư trên đây cho thấy con người Phạm Phú Thứ cùng tài năng và đức độ của ông: Là nhà biên khảo, ông không bỏ sót một chi tiết nào. Chỉ cần có cuộc gặp gỡ trong một (vài) tiếng đồng hồ, ông đă ghi hết chi tiết về gia đ́nh bà Nguyễn Thị Sen. Là một nhà văn, ông ghi cả tinh thần con người bộc lộ qua cử chỉ và lời nói, không cần thêm bớt một lời b́nh luận nào.

Nguyễn Văn Đức hay Michel Đức Chaigneau, sau này sẽ viết cuốn Souvenirs de Huế, đă hiện ra với ḷng ngờ vực, khinh thị các quan, tự coi ḿnh là quan trọng, muốn giữ khoảng cách với phái đoàn; trong lúc các đại thần được vua Tự Đức cử sang Paris để điều đ́nh chuộc lại ba tỉnh miền Đông.

Những lời NguyễnVăn Đức viết ở trang 8, cuốn Souveniers de Huế, phản ảnh đúng con người này: Trách Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông Chí (qua bản dịch Aubaret) đă không nhắc ǵ đến “công lao trời biển” của Bá Đa Lộc và những người Pháp trong đó có cha ông, đă đến giúp Gia Long “dựng lại cơ đồ”, và ông tiếc rằng ông đă đọc cuốn sách này sau khi gặp phái đoàn, chứ nếu ông đọc trước, th́ thế nào ông cũng “hạch hỏi cho ra lẽ”.

Với sự tinh tường, Phạm Phú Thứ đă nh́n ra con người này, nên vị học giả chỉ ghi vài nét vắn tắt; ông dành tất cả cho bà Vannier Nguyễn Thị Sen, và ông đă ghi lại chân dung người phụ nữ này trong chiều sâu của tâm hồn, chỉ qua vài hàng ngắn ngủi, nhưng sẽ lâu dài tồn tại.

Thụy Khuê 

Nguồn: 
http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-28/

 

 

Chương 22:

Jean-Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng (1769-1832)

Phần 1: Chaigneau dưới thời Gia Long

 

 

clip_image002

Chaigneau là người được giới nghiên cứu Pháp trong tập san Đô Thành Hiếu Cổ (BAVH) dành cho những bài nghiên cứu kỹ càng và đúng đắn. Trong số những bài đă viết, đáng kể nhất là ba bài:

La maison de Chaigneau (Nhà Chaigneau) của Cadière (BAVH, 1917, II, t.117-164).

Les Diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau (Văn bằng và chỉ dụ sai phái của Vannier và Chaigneau), tài liệu André Salles do Cadière dịch và chú giải (BAVH, 1922, II). Những tài liệu này, rất quư, do Salles mua lại của một người đă mua từ vợ Michel Đức, con cả Chaigneau, sau khi ông Đức từ trần.

Jean-Baptiste Chaigneau et sa famille (JB Chaigneau và gia đ́nh) của André Salles (BAVH, 1923, I, cả quyển), sẽ dẫn là Salles.

André Salles, Thanh tra thuộc địa về hưu, đă sưu tầm tài liệu hộ tịch nhiều đời của các nhân vật chính trong số lính Pháp đến giúp Gia Long. Jean-Baptiste Chaigneau et sa famille được Salles viết xong lúc c̣n sống, nên đầy đủ nhất, nhưng đôi khi cũng có những lời b́nh chủ quan nhất, làm giảm giá trị cuốn sách; c̣n về Vannier, Barisy, Salles mới t́m xong hồ sơ hộ tịch, được Cosserat biên tập, gọi là Documents Salles, và cho in sau khi Salles qua đời, cho nên có tính cách khách quan hơn.

Ngoài ra c̣n phải kể cuốn Souvenirs de Hué (Cochinchine), Paris, Impérial, 1867, của Michel Đức Chaigneau. Cuốn sách này có giá trị về mặt miêu tả đời sống đương thời tại kinh đô, với những lễ nghi tập tục trong triều; ghi lại những kỷ niệm tuổi thơ của tác giả, đặc biệt lúc tám tuổi, được vào triều, ra mắt vua và hoàng hậu và khi ông theo cha trở lại Việt Nam dưới thời Minh Mạng, được vua gọi vào hỏi về đời sống bên Tây. Riêng phần viết về những ǵ xẩy ra trước khi Michel Đức ra đời, liên hệ đến Bá Đa Lộc và những người lính Pháp, có nhiều sai lầm, không thể dùng làm tài liệu lịch sử.

Những chi tiết về tiểu sử của Chaigneau mà chúng tôi sử dụng ở đây, phần lớn, rút trong Jean-Baptiste Chaigneau et sa famille của André Salles.

Chaigneau, thời trẻ

Jean-Baptiste Chaigneau, quê Lorient, xuất thân trong một gia đ́nh có truyền thống thuỷ binh. Người cha, Alexandre Georges Chaigneau, vào lính thuỷ từ 13 tuổi, bắt đầu bằng chuyến đi Ile de France tháng 3/1740. Ông cưới vợ 2 lần, người vợ đầu sinh một con; người vợ kế, Bonne-Jacquette Perault, sinh 13 con. Ngày 16/11/1768, Alexandre Georges về hưu với chức vụ đại tá hải quân. Ông mất ở Lorient ngày 13/1/1786. (Salles, t. 7, 10).

Jean-Baptiste Chaigneau sinh ngày 8/8/1769. Salles cho biết không t́m được tài liệu nào về việc học, chỉ biết đến tuổi 12, lúc đó mẹ đă mất được 2 năm, Jean-Baptiste được xung vào lính thuỷ t́nh nguyện, chắc đă biết đọc, biết viết và biết làm bốn phép tính (Salles, t. 43, 44). Đi biển lần đầu ngày 14/4/1781, trên tàu Necker, đi Ile de France. Sáu tháng sau, tàu này phải “kiên tŕ chiến đấu” với tàu Petit Amibal ở mạn Mũi Hảo Vọng, và bị tàu Anh bắt ngày 25/10/1781, thủy thủ đoàn bị đưa về đảo Ste-Hélène, vài tháng sau Chaigneau mới được trở về Lorient. Xin nhắc lại: trong thời gian từ 1789 đến 1802, nước Anh cầm đầu cuộc chiến chống lại nước Pháp Cách Mạng, giáo hội Pháp ủng hộ nước Anh. Ngày 18/4/1782, Chaigneau lại theo tàu Ariel trong chiến dịch gần 2 năm, tới ngày 7/3/1784, mới trở về Brest, và bị giải giới.

Ngày 28/8/1784, Jean Baptiste Chaigneau lại khởi hành, cùng với em là Étienne, trên tàu Subtile, trong 43 tháng, tàu này trang bị vũ khí, đi đi về về trong vùng Ấn Độ Dương: Ile de France, Pondichéry, Mahé, Madagascar, Trinquemalay, Batavia, Canton và Manille, tới khi bị giải giới ở Brest ngày 10/4/1788.

Qua sự vụ lệnh của tàu Subtile, ngày 1/7/1787, Chaigneau được ghi tên vào danh sách binh nh́. Ngày 7/9/1787, ở Port-Louis (Ile de France), qua một kỳ sát hạch, được tăng lên binh nhất, nhưng trong hai năm, tất cả những cố gắng để vận động cho Chaigneau vào quân đội hoàng gia đều vô hiệu. Mặc dù ngày 14/11/ 1788, Chaigneau đă qua kỳ sát hạch về thủy đạo (nghiă là “biết cách t́m điểm nhắm, xác định vĩ độ, kinh độ, những biến đổi, định vị trí tàu trên bản đồ”) (Salles, t. 148) và bà bá tước du Bourg đă can thiệp lên ông Bộ trưởng Thủy quân, cũng chỉ nhận được lời hứa suông (Salles, t. 45).

Đến tháng 6/1790, Chaigneau lại làm đơn nữa, được Thévenard, quản đốc quân nhu ở Lorient pḥ trợ, nhưng Bá tước Bộ trưởng Luzerne vẫn từ chối. Thậm chí ông c̣n khiển trách việc nhận Chaigneau vào lính t́nh nguyện (Salles, t. 45 và t. 149).

Như vậy, chứng tỏ việc xin vào quân đội chính quy là rất khó, mặc dầu Chaigneau đi biển từ tuổi 12 và việc xin lên chức sĩ quan càng khó hơn.

Không thể chờ đợi măi một chỗ trong quân đội chính quy, ngày 9/9/1791, Chaigneau lên tàu Flavie, là tàu buôn tư, đi “ṿng quanh thế giới”. Trong tờ khai sự vụ tàu Flavie, ngày 3/6/1793, ghi Chaigneau là sĩ quan (1er enseigne), nhưng anh vẫn không phải sĩ quan thực thụ trong quân đội Pháp, v́ tàu Flavie chỉ là tàu buôn tư. Salles cho biết, trong các giấy tờ hộ tịch sau này, Chaigneau không đề bất cứ chức vụ ǵ trong quân đội Pháp (Salles, t. 46). Người ta cũng không biết ǵ nhiều về tàu Flavie, chủ tàu là ai, buôn bán ǵ, đă có những hoạt động như thế nào trong những năm 1791-1794; dường như nó có dự vào cuộc t́m kiếm tàu La Pérouse bị mất tích. Tàu Flavie trở về Macao tháng 3/1794, nó bị chận lại ở đây, v́ gặp cuộc đụng độ Anh-Pháp trên biển và bị một tàu Anh đuổi. Tàu Flavie bị giải giới ngày 24/3/1794 ở Macao. Chaigneau 25 tuổi.

Tại sao Chaigneau không trở về Pháp?

Câu trả lời có thể rất hiển nhiên: chế độ Kinh hoàng (La Terreur, 1792-1794) ở Pháp sau cách mạng 1789 đă làm cho những người Pháp ở ngoài nước không muốn trở về. Theo Salles (t.50), có thể v́ Chaigneau biết quá ít tin tức về nước Pháp lúc đó, lại nghe các cha cố nói đến việc Nguyễn Vương đang trọng đăi người Pháp ở Nam Hà, và Laurent Barisy, bạn thủa nhỏ, cũng đang ở Sài G̣n với tư cách đại diện cho hăng buôn Anh ở Madras, mua bán cho nhà vua. Chaigneau, quyết định đi Nam Hà, đă lợi dụng ngay những ngày cuối cùng của gió mùa Đông-Bắc sắp chuyển sang Tây-Nam, và đă đến Sài G̣n đầu tháng 4/1794, (Salles, t. 51).

Nhưng Chaigneau không gặp được ai cả, giám mục Bá Đa Lộc đă theo Hoàng tử Cảnh đi trấn thủ Diên Khánh từ tháng 12/1793 đến tháng 8-9/1794 mới trở lại Sài G̣n. C̣n Barisy đă nhận được chỉ dụ sai phái của vua ngày 17/12/1793 (Louvet, t. 545) đem hàng hoá, theo gió mùa Đông Bắc, đi Malacca và Poulo-Pinang bán để mua vũ khí cho vua; chỉ có thể trở về theo gió mùa Tây Nam, tức là vào khoảng tháng 5/1794.

Không biết Chaigneau làm ǵ trong thời gian từ tháng 4/1794, đến tháng 6/1795. Chắc chắn Chaigneau đă giao thiệp với giới giáo sĩ, nhất là giám mục Bá Đa Lộc khi ông trở về Sài G̣n, v́ thấy trong thư từ của họ, anh được khen là người tốt.

Tháng 6/1795, Chaigneau xuất hiện trên tàu của Olivier. Olivier đi mua vũ khí ở Macao và chở anh em Dayot vừa trốn khỏi tù (v́ làm đắm tàu Đồng Nai). Thư của M. Le Labousse gửi M. Létondal, quản thủ tu viện Macao ngày 22/6/1795, có câu: “Ông sẽ thấy M. Olivier tới Macao với M. Dayot, đă trốn từ tàu của ông ấy khi ra hàng ở Vũng Tàu [...] Trên tàu của Olivier c̣n có Chaigneau cùng quê với tôi [Le Labousse]. Tôi gửi gấm anh ta cho ông, anh ta là người rất tử tế [...] Tôi mong anh ta t́m thấy ở Macao cơ hội để về Pháp, sợ đi biển lâu, những tính tốt của anh ta sẽ bị đắm ch́m như bao nhiêu người khác…” (Cadière, Doc Rel. t. 35).

Trong chuyến đi này, thế nào anh em Dayot chẳng kể chuyện bị “các quan vu cáo” và bị “kết án oan ức”, nhưng Chaigneau vẫn trở về Nam Hà cùng với Olivier sau đó, và anh c̣n tiếp tục làm “áp-phe” giữa Sài G̣n-Macao trong vài chuyến nữa. Cuối 1796, đầu 1797 Chaigneau trở lại Sài G̣n và sau đó, mới chính thức gia nhập quân đội Nguyễn Ánh, được chức Cai Đội. Nhưng văn bằng th́ không t́m thấy (Salles, t. 53). Lúc này Chaigneau 28 tuổi.

Chaigneau phục vụ Gia Long tới năm 1819, th́ xin về xứ thăm gia đ́nh ba năm. Khi ông trở lại Việt Nam, năm 1821, với sứ mệnh mới của chính phủ Pháp, th́ Gia Long đă mất, ông ở lại triều Minh Mạng 4 năm nữa rồi về Pháp hẳn. Ông mất tại Lorient ngày 31/1/1832 ở tuổi 63 (Salles, t. 102).

 

T́nh trạng gia đ́nh

Chaigneau, từ khi lên tàu Flavie ngày 9/9/1791, không có tin tức ǵ của gia đ́nh. Sau chiến tranh, quyết định ở lại Huế. Ngày 4/8/1802, mua căn nhà ở làng Dương Xuân, theo bản đồ của Cadière, nhà này ở trên bờ kinh Phủ Cam, khoảng giữa đường Nam Giao (nay là đường Điện Biên Phủ) và chợ Phủ Cam (nay là chợ Bến Ngự). Theo Đức Chaigneau, nhà Vannier và de Forçant ở Bao Vinh.

clip_image004

Năm 33 tuổi, Chaigneau cưới cô Hồ Thị Huề con ông Hồ Văn Hưng, một gia đ́nh có đạo ở phường Thợ Đúc, cạnh Phủ Cam, do giám mục Labarlette làm lễ ngày 10/8/1802. Người chị/em gái là Hồ Thị Nhơn sẽ lấy de Forçant, có ba con (Salles t. 103-104).

Từ 1802 đến năm 1815, khi bà Huề mất trong lúc sinh nở, trong 13 năm, họ sinh được 11 con, nhưng 6 đứa trẻ mất sớm, chôn ở Phước Quả. Con cả sinh ngày 25/6/1803, là Michel Nguyễn Văn Đức (1803-1894) sống lâu nhất, tới 91 tuổi; làm công chức trong bộ tài chánh Pháp, có vợ, không con; ông viết cuốn Souvenirs de Hué (Cochinchine), Paris, Impérial, 1867. Từ 1873, dạy tiếng Việt ở trường Sinh ngữ Đông phương (École des Langues Orientales); Đức Chaigneau mất ngày 14/4/1894, tại nhà riêng 88 Avenue de Clichy, Paris (Salles, t. 111). Hai con trai thứ của Chaigneau là Pierre Địu và Francois-Xavier Ngăi, mất ở trạc tuổi 40, cũng không có con. Người con gái Anne Trinh, có một con gái, sau sinh thêm 4, 5 lần nữa đều không nuôi được. Như thế, các con của bà Hồ Thị Huề, không c̣n ai nối dơi.

Năm 1817, Chaigneau cưới Hélène Barisy làm kế (lai Việt, con gái Laurent Barisy, mất năm 1802; sau người mẹ cũng mất, Chaigneau đem về nuôi). Hèlène hơn Michel Đức ba tuổi. Lễ cưới ngày 15/1/1817 ở nhà thờ Phủ Cam, sinh 2 con tại Huế: Henri Quang, mất trong chuyến về Pháp năm 1819, và Louis Thương, mất ở Sài G̣n, trong chuyến về Pháp năm 1825 v́ dịch tả. Tại Pháp, ngày 14/6/1820, sinh thêm bé gái Marie, cũng mất sớm. Trong thời gian ở Việt Nam lần thứ hai (1821-1825) Hélène sinh thêm Jean, con trai duy nhất có con nối dơi ḍng Chaigneau. Gia đ́nh về lại Lorient, sinh thêm hai con nữa: Marie, sau đi tu, và Edouard, mất sớm. Hèlène từ trần tại Lorient ngày 17/9/1853 (Salles, t. 118-119).

Thời điểm Chaigneau gia nhập quân đội Nguyễn Ánh

Chúng ta vẫn chưa xác định được chắc chắn thời điểm nào Chaigneau chính thức gia nhập quân đội Nguyễn Ánh.

Lá thư Chaigneau viết ngày 10/6/1798, tại Sài G̣n cho quản thủ tu viện Macao, trong có câu: “T́nh trạng của nhà vua vẫn thế. Năm ngoái ông đă để lỡ dịp có thể chinh phục dễ dàng nước ông. Ông đă bất ngờ đến đất địch, họ đang chia rẽ và không pḥng bị ǵ, vậy mà ông không biết lợi dụng hoàn cảnh. Cứ theo chiến dịch cuối cùng này th́ con nghĩ nhà vua chẳng bao giờ làm chủ được đất nước ông.” (Cadière, Doc. Rel.; t. 37-38).

Ở đây, Chaigneau muốn nói đến chiến dịch đánh Quy Nhơn lần thứ hai, bắt đầu từ tháng 5/1797 đến tháng 9-10/1797, và phê b́nh Nguyễn Vương qua chiến dịch đó.

Xin nhắc lại: Nguyễn Vương đến Quy Nhơn, thấy pḥng thủ kỹ, không thể đánh được, bèn kéo quân ra Quảng Nam, thắng được vài trận, nhưng thiếu lương và thuyền lương tiếp tế gặp băo; quân sĩ bệnh tật nhiều; nên phải rút quân về. Lúc đó Lê Trung giữ vùng Quy Nhơn; Quảng Nam có Trần Quang Diệu, đều là kiện tướng của Tây Sơn.

Những lời trên đây của Chaigneau chứng tỏ: hoặc ông không dự chiến dịch này, hoặc ông dự mà không biết rơ t́nh h́nh. Nhiều người dựa vào lời này để xác định Chaigneau đă dự chiến dịch đánh Quy Nhơn 1797. Chúng tôi không chắc lắm, chiến dịch này chỉ có Olivier là đích thực tham dự và lập công ở Quảng Nam. C̣n Vannier không biết lúc ấy ở trong đội ngũ nào. Riêng Chaigneau có thể đă tham dự, hoặc không, v́ lời lẽ trong thư không xác định được ǵ cả. Sau đó Nguyễn Ánh nghỉ 2 năm để chấn chỉnh lực lượng. Tóm lại, không thể biết đích xác thời điểm Chaigneau gia nhập quân đội Nguyễn Ánh.

Tháng 4/1799, trong chiến dịch Quy Nhơn lần thứ 3, lúc này Olivier đă mất (ngày 23/3/1799) chắc chắn Vannier và Chaigneau có tham dự, nhưng chưa được làm thuyền trưởng, nên Thực Lục không ghi tên họ trong các cuộc hành quân.

Phải đến tháng 2-3/1800, mới có ba người Pháp được quản tàu đại hiệu; Thực Lục việc tháng 2-3/1800, ghi: “Sai Khâm sai thuộc nội Cai đội Nguyễn Văn Chấn [Vannier] quản tàu đại hiệu Phượng Phi, Nguyễn Văn Thắng [Chaigneau] quản tàu đại hiệu Long Phi, Lê Văn Lăng [de Forçant] quản tàu đại hiệu Bằng Phi, theo Trung quân sai phái đánh giặc (bọn Chấn đều là người Phú Lang Sa)” (TL, I, t. 407).

Đây là lần đầu tiên, tên của Vannier, Chaigneau và De Forçant được ghi trên danh sách hành quân của Thực Lục. Đúng vào thời gian này, Chaigneau bị bệnh, được gửi đi Malacca điều trị. Đây là giấy phép:

“J. Chaigneau, Khâm sai Cai đội Thuộc nội Thắng Tài Hầu, đă dự nhiều trận đánh, mệt mỏi, hy sinh v́ nước, bị mắc chứng bệnh hiểm nghèo; Công Đồng cho phép đi Malacca, trên chiếc thuyền chở hàng (lougre) với khâm sai cai đội Laurent Barisy. Phải trao lá thư của quan tham vụ ngoại giao Nam Hà gửi quan toàn quyền Malacca, thỉnh cầu quan toàn quyền v́ ḷng nhân từ, t́m thầy thuốc cho. Ngay sau khi khỏi bệnh, phải trở về để pḥ vua và làm công tác thường lệ. Công đồng báo trước để rơ ư vua”. Công Đồng Chi Ấn [Tức là dấu ấn của Hội đồng các đại thần xét việc công. Định chế Công đồng có từ thời Quang Trung]. Ngày 24, tuần trăng thứ 2, Cảnh Hưng năm 61 [19/3/1800] (Dịch [theo bản Louvet, t. 558-559. Cadière có bản dịch khác trong Les diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau, BAVH, 1922, II, t. 140).

Theo giấy phép này của Công Đồng, th́ Chaigneau đă dự “nhiều trận đánh”. Như thế, chắc chắn Chaigneau đă tham chiến từ 1799, khi Nguyễn Ánh đánh Quy Nhơn lần thứ ba.

Đầu năm 1800, Chaigneau đi Malacca chữa bệnh và dưỡng bệnh. Theo lá thư Barisy viết ngày 28/12/1800 tại Sài G̣n, trong có câu:“Chúng tôi đang ngập đầu trong chiến tranh”(thư gửi đại tá Despinas ở Pondichéry, Salles, t. 55), th́ ta có thể chắc chắn Chaigneau đă về lại Sài G̣n cuối năm 1800 cùng với Barisy và sẽ dự các chiến dịch, kể từ năm 1801 trở đi với tư cách thuyền trưởng tàu Long phi.

Thực Lục việc tháng 3/1801 ghi: “Sai Nguyễn Văn Trương điều bát thuỷ quân tiến ra Quảng Ngăi, Quảng Nam đánh giặc [...] các chúa tàu hiệu Long Phi, Phượng Phi, Bằng Phi, là bọn Nguyễn Văn Chấn, Nguyễn Văn Thắng, Lê Văn Lăng đều thuộc quyền” (TL, I, t. 432).

Ba người Pháp này, sẽ dự các trận Thị Nại, Quảng Nam và Phú Xuân, như chúng ta đă biết. Ở trận Thị Nại, họ có nhiệm vụ hộ tống vua, nhưng không điều khiển các thuyền Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi, v́ vua đi ga-le (xem chương 20). Đến trận Phú Xuân họ ở dưới quyền điều khiển của tướng Phạm Văn Nhơn (xem chương 20). Sau khi vào Huế, trong dịp thăng thưởng quân sĩ, Vannier, Chaigneau và de Forçant đều được lên Cai Cơ.

Nhiệm vụ chuyên chở của các tàu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi

Trong trận Thị Nại 1801, ba tàu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi, đóng ở vịnh Cù Mông; v́ Nguyễn Vương dùng thuyền chiến ga-le. Sau đó Chaigneau cho biết vua thường dùng các tàu đại hiệu này để chở quân nhu, tiếp tế. Điều này phù hợp với chính sử và các chỉ dụ sai phái.

Trước hết, Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi không phải lúc nào cũng do Chaigneau, Vannier và De Forçant điều khiển, Liệt Truyện ghi: “Năm Tân Dậu [1801] Nguyễn Khắc Thiệu cùng với lưu thủ Vĩnh Trấn là Nguyễn Văn Thiệu sang Xiêm báo tin thắng trận [Thị Nại], khi về coi hai chiếc thuyền lớn bọc đồng là Bằng Phi, Phượng Phi, chở lương gạo ở Quảng Nam đến quân thứ Quy Nhơn” (LT, II, Nguyễn Khắc Thiệu, t. 344).

Thực Lục việc tháng 12/1801 ghi: “Sai chúa tàu Phượng Phi là Nguyễn Văn Chấn (Vannier) và chúa tàu Bằng Phi là Lê Văn Lăng (de Forcanz) chở 15.000 phương gạo từ Quảng Nam đến quân thứ Thị Nại” (Thực Lục I, t. 474). Hai thông tin này có thể chỉ cùng một nhiệm vụ của Bằng Phi và Phượng Phi mà cũng có thể là hai nhiệm vụ khác nhau trong năm 1801.

Sang năm 1802, tài liệu Salles do Cadières dịch và chú giải, in trong Les diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau, BAVH, 1922, II, tŕnh bày những văn bản sau đây:

Thư sai phái ngày 1/3/1802: Sai Chaigneau tải gạo từ Sài G̣n ra Huế. (t. 143)

- Lệnh cho Chaigneau ngày 19/4/1802: phải sửa soạn tàu, chờ, để cùng Liêm Chánh Hầu [Tôn Thất Liêm] hộ tống Từ Cung từ Gia Định về Huế (t. 145-146).

Liệt Truyện Trần Đại Luật ghi: “Năm Nhâm Tuất [1802], lấy lại được B́nh Định, Luật cùng bọn Hoàng Viết Toản đem binh thuyền về Gia Định đón Từ giá về Kinh” (LT, II, Trần Đại Luật, t. 295). Và Thực Lục việc tháng 7/1802 ghi: “Hoàng Văn Toản, Trịnh Ngọc Trí và Tôn Thất Liêm rước Từ cung về kinh” (TL, t. 499). Như vậy, trong lúc Gia Long đánh ra Bắc, (khởi hành từ Huế ngày 20/6/1802, đến Thăng Long ngày 20/7/1802), có nhiều người được chỉ định đi đón Từ Cung về Huế: Từ tháng 4/1802, Gia Long đă chuẩn bị việc đón mẹ về Huế, và đến tháng 7 mới xong, điều này chứng tỏ đường biển từ Gia Định ra Huế c̣n nhiều khó khăn v́ có tàn dư của quân Tây Sơn và giặc biển Tề Ngôi, do đó phải vận dụng thêm Hoàng Viết Toản, Trần Đại Luật.

Tháng giêng năm 1803, một nhiệm vụ chuyên chở khác được giao cho tàu Phượng Phi, ghi trong Thục Lục: “Sai Chưởng Cơ, quản tàu Phượng Phi là Nguyễn Văn Chấn chở súng đồng ở Gia Định đến Kinh” (TL, I, t. 539).

Vậy qua những ǵ được ghi lại, các tàu đại hiệu Long Phi, Phượng Phi và Bằng Phi, không phải lúc nào cũng do Chaigneau, Vannier và De Forçant điều khiển và c̣n có những nhiệm vụ khác, ngoài sự tham dự các chiến dịch.

Phái đoàn Roberts của Anh đến xin thông thương

Trong thời kỳ từ 1801 đến 1804, nước Anh đến xin thông thương ba lần:

1- Thực Lục tháng 5-6 /1801 ghi: “Nước Hồng Mao sai người đem thư đến dâng phương vật mà xin miễn thuế cảng cho thuyền buôn. Vua hạ lệnh cho lưu trấn Gia Định [Nguyễn Văn Nhơn] viết thư trả lời: đánh thuế theo như thể lệ thuyền buôn Quảng Đông” (TL, I, t. 438).

Lần này không rơ trưởng phái đoàn là ai, nhưng chính sách ngoại giao của Gia Long không thay đổi: không có đặc lệ cho người Âu.

2- Thực Lục tháng 7-8/1803 ghi: “Hồng Mao sai sứ đến hiến phương vật, dâng biểu xin lập phố buôn ở Trà Sơn, dinh Quảng Nam. Vua nói rằng: “Hải cương là nơi quan yếu, sao lại cho người ngoài được!” Không cho. Sai trả vật lại mà bảo về” (TL, I, t. 564). Lần này chính là phái đoàn Roberts đến xin thông thương, vua trả lời thẳng là không cho, nhưng Roberts c̣n kiên tŕ xin nữa, truyện sẽ kéo dài trong một năm.

3- Tháng 7/1804, Thực Lục ghi: “Nước Hồng Mao sai sứ đến dâng phương vật, dâng biểu xin thông thương. Lại xin cho người nước ấy ở lại Đà Nẵng, đi lại buôn bán. Vua nói: “Tiên vương kinh dinh việc nước, không để người Hạ lẫn với người Di, đó thực là cái ư đề pḥng từ lúc việc c̣n nhỏ. Người Hồng Mao gian giảo, trí trá, không phải ṇi giống ta, ḷng họ hẳn khác, không cho ở lại, ban cho ưu hậu mà khiến về, khước từ những phương vật họ hiến”. Rồi sau bọn Hội Thương Trọng (tên quan Hồng Mao) [chỉ Roberts] hai ba lần dâng thư yêu cầu. Cuối cùng vua cũng không cho.” (TL, I, t.602)

Lần này cũng vẫn là phái đoàn Roberts; nhưng Thực Lục ghi như một phái đoàn khác, có thể Roberts không ở lại Việt Nam cả một năm, mà đă đi và sau quay lại; hoặc triều đ́nh không biết rơ việc tàu Anh ở lại nước ta gần một năm trời.

Tóm lại, năm 1803, Roberts xin “lập phố buôn ở Trà Sơn” , năm sau xin “ở lại Đà Nẵng”; cả hai yêu cầu, đều bị vua từ chối. Nhưng giọng văn Thực Lục lần sau có vẻ gay gắt hơn, hẳn là phải có lư do. Chúng tôi sẽ giải thích rơ hơn vụ việc này trong chương viết về Các sứ bộ Anh và Pháp đến Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng. Ở đây chỉ bàn đến việc Chaigneau và Vannier được chỉ định tiếp đón phái đoàn Anh.

Chaigneau và Vannier được lệnh tiếp đón phái đoàn Roberts

Khi sứ bộ Roberts đến Đà Nẵng tháng 7-8/1803, vua đang chuẩn bị ra Bắc để nhận phong của nhà Thanh, sai Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Khiêm và Trần Văn Thái giữ kinh thành. Ngày 19/9/1803, vua rời Huế. Ngày 26/9/1803, đến Nghệ An; gọi Phạm Văn Nhơn ra Hà Nội dự lễ. Ngày 29/11/1803, đến Thăng Long; tháng 2/1804, làm lệ thụ phong; Nguyễn Văn Thành nhận sắc, Phạm Văn Nhơn nhận ấn. Ngày 2/3/1804, vua rời Thăng Long; ngày 19/3/1804, về tới Huế. Gia Long đặt tên nước là Việt Nam.

Đúng vào thời điểm này th́ có vụ tàu Anh đến Đà Nẵng, trước khi Vua ra bắc. Vua từ chối, không tiếp. Tàu Anh vẫn đỗ lại ở Đà Nẵng trong nhiều tháng. Chaigneau và Vannier được lệnh thư của Công đồng [Hội đồng các quan đại thần] ra tiếp, thông báo cho đại diện Roberts những luật lệ của triều đ́nh, nhận thư, dịch thư và đem thư đệ tŕnh lên vua, trong khi vua đang trên đường ra Bắc. Tàu Anh kiên quyết chờ đợi vua về, để xin tiếp kiến lại, và chỉ nhổ neo ngày 14/8/1804. Khi đi, Roberts để lại một lá thư phản đối xấc xược, lời lẽ đe doạ: “Tôi c̣n phải báo cho Bệ hạ biết nếu ngài để cho kẻ thù của nước Anh [chỉ Pháp] mở một thương điếm hay dễ dàng buôn bán bất cứ thứ ǵ, th́ ngài nên biết rằng, sự tiếp xúc với họ sẽ chuốc lấy hậu quả là mối hận thù của chính phủ Anh” (dịch theo bản dịch tiếng Pháp in trong La Cochinchine Religieuse của Louvet, quyển II, t. 496-498).

Qua lệnh thư của Công đồng gửi Vannier và Chaigneau, ngày 28/9/1803, chúng tôi xin tóm tắt tiến tŕnh tiếp đón này như sau:

Thuyền trưởng Anh, khi đến Đà Nẵng, đă gửi thư cho Vannier và Chaigneau, báo cho biết là họ có đem thư đệ tŕnh lên vua. Việc này vua Gia Long đă biết từ trước khi khởi hành ra Bắc.

Đến ngày 19/9/1803, Gia Long rời Huế, Công đồng, theo lệnh của vua, viết thư sai phái ngày 29/9/1803, lệnh cho Chấn Tài Hầu [Vannier] và Thắng Đức Hầu [Chaigneau] [trong thư nói rơ: Vannier đi hay không tuỳ ư, c̣n Chaigneau phải đi, như vậy có thể hiểu Chaigneau biết tiếng Anh] cùng với Thạnh Đức Hầu (chưa biết là ai) ra Đà Nẵng, lên tàu và nói với đại diện Anh như thế này:

Theo tục lệ ở đây, khi có thuyền tàu ngoại quốc đem thư đến, th́ ta gửi người đến xem chữ nghiă thế nào; sau khi đă dịch sang tiếng quốc âm, sẽ tŕnh lên Hoàng Đế biết; và sau đó mới cho phép sứ giả đến chúc tụng”. Phải nói rơ như thế, để cho họ hiểu. Rồi phải lấy thư của Trấn quan [quan trấn thủ Anh ở Pondichéry] dịch sang quốc âm, dịch cẩn thận, rơ và đúng. C̣n phải nói thêm như thế này: hiện Hoàng Đế trên đường ra Bắc; mà đường biển lúc này khó khăn. Vậy họ phải cắm neo đợi, ở chỗ đang đỗ [nghiă là không được vào Huế]. Cho phép được mua bán tất cả các thứ, không giới hạn ǵ. Sau khi dịch xong thư th́ trả lại cho họ. Thắng Đức Hầu đem bản dịch đến hành tại [chỗ vua đóng] dâng vua, và đợi thư trả lời.

Ngoài ra, Chấn Tài Hầu và Thắng Đức Hầu c̣n phải gặng hỏi và bắt họ phải khai chi tiết những điều sau đây: nước Anh c̣n gửi thêm tàu nào nữa hay không và đến với mục đích ǵ; để khi Thắng Đức Hầu đến gặp Hoàng đế, phải tâu cho rơ. Sau khi Chấn Tài Hầu và Thắng Đức Hầu tới Quảng Nam và giải quyết xong các vấn đề với tàu Anh, th́ phải tŕnh tâu ngay cho các quan phụ chính biết. Nhớ đem theo quân hộ tống, cho ăn mặc quần áo oai vệ, và đem theo văn kiện để trưng dụng phu khuân vác. Y lệnh. Sau khi dịch xong thư, không giữ mà phải trả lại họ; để khi họ đến Kinh, c̣n đệ tŕnh lên Hoàng Đế. C̣n bản dịch sang quốc âm, phải đưa người khẩn cấp mang đến hành tại dâng vua. Thắng Tài Hầu cũng lên đường theo sau, v́ đường th́ xa, mà hành tŕnh của ông c̣n xa hơn.

Gia Long năm thứ hai, tháng 8, ngày 13 [28/9/1803] Công Đồng Chi Ấn. (Les diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau, BAVH, 1922, II, t. 155).

Đọc lệnh thư này, chúng ta biết rơ lề luật của triều đ́nh khi có phái đoàn đem thư nước ngoài: Lá thư này, trước hết, phải được dịch ra quốc âm cho vua xem trước, sau đó bản chính sẽ trả lại phái đoàn, và nếu họ được vua tiếp, lúc đó sứ giả mới chính thức đưa thư lên triều kiến.

Vài ngày sau lệnh thư này của Công Đồng, Chaigneau nhận được lệnh thư của tướng Phạm Văn Nhơn, đệ nhất phụ chính, ngày 2/10/1803, như sau:

Khâm Sai, Chưởng Thần Vơ Quân, Kiêm Giám Thần Sách Quân, Quận Công, Thị Trung Đô Thống Chế [tức Phạm Văn Nhơn]

Thông báo

Việc: Theo lệnh Hoàng Đế, chỉ thị cho Khâm Sai, Thuộc nội, Chưởng Cơ, Chính Quản Long Phi tàu, Thắng Đức Hầu [Chaigneau], kính cẩn tuân theo chỉ thị của Hoàng Đế, v́ ân huệ đặc biệt, gửi 15 người lấy trong quân dưới quyền cai quản [của Chaigneau] và một cai đội và 40 người, hộ tống [Chaigneau] đi Đà Nẵng, để liên lạc với những người trên tàu Anh; dịch và viết lại lá thư do nước này gửi đến, mang lá thư dịch dâng lên Hoàng Đế…

Gia Long, năm thứ nh́… [2/10/1803], Thần Sách Túc trực Đô Thống Chế chi chương. (Les diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau, BAVH, 1922, II, t. 160).

Tóm lại, qua vụ này, chúng ta biết được tiến tŕnh tiếp đón một tàu ngoại quốc đến xin tiếp kiến, theo quy luật của triều đ́nh. Chaigneau và Vannier đưọc sai đi đón tàu Anh, nhưng Pháp và Anh là hai nước cừu địch, tất cả mọi khó khăn xẩy ra từ đó; phiá Pháp muốn t́m mọi cách ngăn ngừa Anh giao thương với Việt Nam, và phía Anh cũng muốn dùng mọi cách ngăn Pháp vào Việt Nam.

V́ những khó khăn đó, nên tàu Anh kiên tŕ đợi vua từ Thăng Long về, để sứ giả xin gặp trực tiếp. Ngày 19/ 3/1804, vua về đến Huế, nhưng công việc giao tiếp vẫn không tiến triển, v́ bất đồng ngôn ngữ và v́ quan điểm hai bên khác nhau: vua không chấp thuận nhượng bất cứ mảnh đất nào cho nước ngoài để mở thương điếm, có thể c̣n thêm ác cảm từ vụ tàu Anh bắt tàu Armide của vua và Anh bán khí giới cho Tây Sơn. Roberts ở lại Việt Nam đến ngày 14/8/1804, đệ thư nhiều lần, nhưng không đạt kết quả, nên khi đi, đă gửi lại lá thư lời lẽ hết sức xúc phạm. Chúng tôi sẽ dịch lá thư của Roberts và trở lại vần đề này trong chương Các sứ bộ Anh và Pháp đến Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng.

Vannier và Chaigneau bị giảm số quân trong thời b́nh

và các tàu Long Phi và Phượng Phi không c̣n hoạt động

Theo tài liệu của Salles, do Cadières biên soạn, in trong Les diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau (BAVH, 1922, II), th́ văn bằng Chưởng Cơ của Chaigneau ngày 19/12/1802 (t. 150-151), cùng một mẫu với văn bằng Chưởng cơ của Vannier ngày 6/12/1802 (t. 147-148), chỉ khác ở điểm: “Vannier… quản tàu Phượng Phi, điều khiển đội Tiệp Thủy“. c̣n “Chaigneau… quản tàu Long Phi, điều khiển hai đội Kiên Thuỷ“.

Điều đáng chú ư là: mặc dù được thăng chức Chưởng Cơ, nhưng Vannier chỉ được cai quản một đội Tiệp Thủy, tức là vào khoảng 50 người. Chaigneau được cai quản hai đội Kiên Thuỷ tức là vào khoảng 100 người, trừ khi hai đội của Chaigneau chỉ bằng một đội của Vannier. Quân số này không phù hợp với điạ vị Chưởng cơ, trên nguyên tắc, coi khoảng 5, 6 trăm người. Ngay trong chiến tranh, khi Chaigneau và Vannier c̣n làm thuyền trưởng, các tàu đại hiệu đều chở 300 quân, tức là họ đă từng có 300 quân trong tay.

Vậy, có thể hiểu: Vannier và Chaigneau, sau chiến tranh, chỉ nhận chức Chưởng cơ “danh dự”, vua không để cho người ngoại quốc cầm quân?

Sự giảm thiểu này, c̣n tiếp tục nữa, chiếu theo lệnh Chaigneau nhận được ngày 15/1/1803:

“Công Đồng ra lệnh cho Chưởng Cơ Chánh quản Long Phi đồng tàu, phải thi hành: Chỉ giữ lại 50 quan, quân và phi tiêu, trong số cựu quân, để chăm sóc và bảo vệ tàu. Nếu cựu quân không đủ, th́ thêm quân mới cho đủ số 50, c̣n lại bao nhiêu quân mới, cho về nghỉ. Tới ngày lĩnh lương, chỉ tŕnh diện 50 người để lĩnh lương. Y lệnh.”

Gia Long, năm thứ nhất, tháng 12, ngày 22 [15/1/1803] Công Đồng Chi Ấn ((Les diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau, BAVH, 1922, II, t. 154).

Theo chỉ thị này của Công Đồng, th́ Chaigneau chỉ c̣n được giữ 50 quân để coi tàu, chứ không phải để làm người hầu như Michel Đức viết trong Souvenir de Huế.

Hai năm sau, một chỉ thị nữa cho Chaigneau ngày 21/2/1805, ghi:

“Công Đồng chỉ thị cho quản Long Phi đồng tàu, Khâm sai, Thuộc nội, Chưởng cơ, Thắng Đức Hầu, một lệnh cần biết: Gửi gấp 35 quân của tàu Long Phi cho tàu Phượng Phi mượn, khi tàu [Phượng] tới Sài G̣n, sẽ cho quân này trở về xứ. Y lệnh”.

Gia Long năm thứ tư, tháng thứ 1, ngày 22 [21/2/1805] (Les diplômes et ordres de service de Vannier et de Chaigneau, BAVH, 1922, II, t. 161)

Theo lệnh này, Long Phi phải cho Phượng Phi “mượn” 35 lính trong số 50 lính, để lái Phượng Phi về Sài G̣n, sau đó Phượng Phi sẽ ở lại đây, và cho 35 người lính này “về xứ” tức là giải ngũ.

Tóm lại, đến 1805, cả Vannier lẫn Chaigneau đều không có tàu để làm thuyền trưởng nữa.

Có thể tất cả những sự giảm thiểu liên tiếp này đă khiến cho Chaigneau bất măn.

Quyết định trở về Pháp

Ngay từ năm 1806, Chaigneau đă muốn bỏ đi, nhưng đă có vợ con, không biết đi đâu, đành ở lại Việt Nam, những lá thư năm 1807, 1808, 1812 gửi giáo sĩ Létondal, đều nói đến tâm sự này. Năm 1808, ông nhận được tin tức gia đ́nh lần đầu, nhưng trong thư trả lời, ông không dám nói đến chuyện vợ con, có lẽ v́ lấy vợ Việt. Măi đến năm 1817, mới nói, khi đó vợ ông đă mất từ năm 1815, và ông vẫn lần lữa không trở về, viện lẽ có bổn phận với vua; đi th́ vua sẽ buồn, vv… và thêm ăiều nữa, là ông rất gắn bó với giáo hội công giáo.

Tháng 9/1817, hai tàu Pháp La Paix và Henri, cập bến Đà Nẵng. Thuyền trưởng tàu Henri đề nghị chở ông và gia đ́nh về Pháp không tốn tiền, nhưng ông vẫn không về, mặc dầu trong thư ông nói “ghê tởm cái xứ đang ở”.

Hai tàu này đi được 6 ngày th́ chiến thuyền Cybèle đến Đà Nẵng ngày 30/12/1817, chính thức muốn nối lại giao thương với Việt Nam.

Vannier được gửi ra Tourane đón (Chaigneau đau chân không đi được). Họ gặp nhau thường xuyên để bàn tính mọi chuyện. Thuyền trưởng Kergariou tin tưởng có Vannier vận động, sẽ được vua tiếp. Nhưng phái đoàn Kergariou cũng thất bại, vua Gia Long không tiếp, v́ lư do: phái đoàn không có thư của vua Pháp [Louis XVIII, 1815-1824]. Cybèle rời Đà Nẵng ngày 22/1/1818. Chúng tôi sẽ trở lại việc này trong chương Các sứ bộ Anh và Pháp đến Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng.

Vannier viết trong thư ngày 15/6/1819 cho Baroudel, quản thủ tu viện Macao: “Chaigneau và tôi kinh tởm cái nước Nam này, chúng tôi sẽ t́m mọi cách để đi thoát”. Trong thư gửi cho Baroudel ngày 3/6/1819, Chaigneau kể vua Gia Long già yếu rồi, sẽ có nhiều thay đổi trong triều. Cùng dịp ấy, tàu La Rose đến Đà Nẵng (trước ngày 17/6/1819) và tàu Henri cũng trở lại Đà Nẵng ngày 10/7/1819. Một trong hai tàu này đă mang bản sao lá thư ngày 17/9/1817 của quận công de Richelieu, thủ tướng Pháp, viết cho Chaigneau, yêu cầu ông làm phúc tŕnh về t́nh h́nh nước Nam, cùng với công văn ngày 26/8/1818: trao tặng Chaigneau và Vannier, Ngũ đẳng Bắc đẩu Bội tinh (Chevalier de la Légion d’honneur).

Theo Michel Đức, th́ chính lệnh làm phúc tŕnh cho chính phủ Pháp về t́nh h́nh Việt Nam đă thúc đẩy Chaigneau quyết định về Pháp. Rey, thuyền trưởng tàu Henri, vẫn giữ đề nghị chở cả gia đ́nh ông về Pháp không tồn tiền.

Những yếu tố này, kèm thêm vấn đề thừa hưởng gia tài của cha, đă giúp ông quyết định trở về Pháp. Vườn nhà của ông ở Dương Xuân bán cho công chúa Bảo Thuận, con gái thứ năm của vua Gia Long, nhưng không rơ nhà bán cho ai. (Cadière, La maison de Chaigneau, BAVH, 1917, II, t. 128-129), và ngày 21/10/1819, Giám mục Véren [Labartette] làm giấy chứng thực khai sinh cho các con ông. Chaigneau xin phép vua Gia Long về nghỉ 3 năm ở Pháp, được vua chấp thuận.

Ngày 13/11/1819, Chaigneau cùng gia đ́nh lên tàu Henri, gồm 5 con với bà Hồ Thị Huề, là Michel Đức, Joseph Nhàn, Pierre Địu, Francois-Xavier Ngăi, Anne Trinh, cùng hai con với với vợ sau Hélène Barisy là Louis Thương và Henri Quang (mất trên chuyến đi). Ngày 14/4/1820, tàu đến Bordeaux.

Chaigneau hy vọng được thừa hưởng gia tài của cha (giàu v́ làm đại tá hải quân cho Công Ty Pháp Ấn) nhưng gia tài này phải chia cho sáu con, và qua các biến động ở Pháp, không c̣n lại ǵ.

Thụy Khuê 

Nguồn: 
http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-29/

 

Chương 22:

 

Jean-Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng (1769-1832)

Phần 2: Chaigneau dưới thời Minh Mạng

 

 

Từ 1807 trở đi, giọng Chaigneau viết về Gia Long trong thư rất khác nhau: Đối với các giáo sĩ quản thủ tu viện Macao, Chaigneau mô tả Gia Long là vị vua tàn ác, sách nhiễu dân chúng, triều đ́nh sắp đổ… Thư gửi cho M. Létondal, ngày 6/6/1807, có những câu:

Chắc cha Bissachère đă kể chi tiết cho cha nghe t́nh trạng hiện nay ở Nam và Bắc Hà. Dân chúng đói khổ cùng cực. Vua, quan sách nhiễu dân chúng một cách đáng phẫn uất. Công lư là tiền bạc: người giàu tha hồ bóc lột người nghèo mà không bị trừng trị v́ họ có tiền trong tay…” (Cadière, Doc. Rel. t. 59).

Thư ngày 12/5/1808, gửi M. Létondal một năm sau, có những câu:

Về tôn giáo, con nghĩ dưới thời vua này th́ các giáo sĩ và giáo dân c̣n được tạm yên, mặc dù cả vua lẫn quan đều không ưa đạo; bọn đàn bà th́ tất cả đều ghét đạo, họ c̣n làm hại đạo hơn các quan. Con nghĩ triều đ́nh này không được lâu đâu. Đă có nhiều nơi nổi loạn rồi, nhất là ở Bắc… Nhà vua đè nén dân chúng bằng khổ dịch và lao công, không cho ăn, không trả lương, mà lại c̣n bắt phải trả đủ thứ thuế, không tha cho ai hết. Các quan hà sách và cướp bóc tha hồ… Triều đ́nh này đang khủng hoảng, sẽ đổ… (Cadière, Doc. Rel. t. 60).

Nhưng khi viết thư cho gia đ́nh, giọng Chaigneau lại khác hẳn. Sau nhiều năm không liên lạc, khi nhận được thư của người anh cả, Alexandre-Jean, báo tin về việc chia gia tài ở Pháp và cần giấy ủy quyền, Chaigneau, trong thư viết uỷ quyền cho anh ngày 27/3/1809, kể về Gia Long như sau:

Em rất muốn về hôn anh chị và sắp xếp việc gia đ́nh, nhưng em đă đầu quân giúp vua Nam Hà, mặc dù ông cho phép em ra đi, nhưng thấy ông rất buồn và nói rằng: đă theo ông trong lúc khốn khó, lại bỏ ông khi đă hưng thịnh, điều đó làm ông đau ḷng. Bởi tất cả t́nh bạn ông dành cho em và cách ông đối xử với em trong mọi trường hợp, em nghĩ rằng bỏ ông về Pháp bây giờ là vô ơn. Khi em đến nước này giúp ông, ông mới chỉ sở hữu một vùng đất nhỏ tàn tạ, quân ngụy chiếm hết cả nước và đă giết hết tổ tiên của ông. Hiện nay, ông đă làm chủ tất cả Nam Hà, Bắc Hà và một phần Cao Mên… (Salles, t. 157-158).

Những điều trên đây có hơi quá đáng, khi Chaigneau đầu quân, khoảng 1797, NguyễnVương đă làm chủ toàn bộ miền Nam từ 1788. Nhưng lời thư này, cho thấy, đối với gia đ́nh, năm 1809, Chaigneau bảo: sở dĩ chưa về Pháp v́ ḷng trung đối với vua. C̣n đối với giáo hội, ông tŕnh bầy vua là một kẻ “hôn quân, vô đạo”. Vậy đâu là sự thực?

Tám năm sau, trong thư gửi người anh cả ngày 1/10/1817, Chaigneau cho biết:

- Ông không nhận được tin gia đ́nh, sau thư “uỷ quyền”, măi tới 12/9/1815 mới có thư trả lời.

- Thuyền trưởng tàu Henry sẵn sàng chở cả gia đ́nh ông về Pháp không tốn tiền.

- Về người vợ kế Hélène Barisy và ngỏ ư về Pháp chơi thăm gia đ́nh với vài đứa con lớn, định để vợ con ở lại, nếu vợ là người Việt, nhưng Hélène là người Pháp [lai], không nơi nương tựa nên xin cho cả gia đ́nh về Pháp (Salles, t. 160).

Trong thư ngày 3/6/1819 gửi quản thủ Baroudel, Chaigneau lại nói giọng khác hẳn:

… Không thể có tàu Âu châu nào đến nước này, ở đây, mỗi ngày vẫn là những sách nhiễu đến cùng… Con không chịu đựng được nữa và con nóng ḷng đợi vài tàu Pháp đến đây để thừa dịp về lại tổ quốc. Nhà vua yếu lắm rồi, không chắc có qua khỏi… sẽ có thay đổi trong chính phủ…” (Cadière, Doc. Rel. t. 62).

Câu “Không thể có tàu Âu Châu nào đến nước này” hoàn toàn sai, v́ vẫn có các tàu buôn ngoại quốc đến Đà Nẵng; chỉ khi nào họ muốn xin triều kiến hoặc đ̣i hỏi những điều kiện “thông thương” không thể chấp nhận được, vua mới không tiếp (xin xem chương sau).

Lá thư của Vannier gửi M. Baroudel ngày 15/6/1819, cũng cùng một giọng như thế, đối với Vannier, sự “ghê tởm” nước Việt, bắt nguồn từ việc vua không tiếp Kergariou, thuyền trưởng tàu Cybèle của Pháp:

… Dĩ nhiên là con đă hết ḷng vận động để cho ông ấy [Kergariou] được yết kiến vua. Nhưng những âm mưu ở trong triều và sự ngờ vực của thái tử đă khiến việc không thành, họ thoái thác v́ luật trong xứ, mà Ông này không mang theo thư của vua Pháp gửi vua nước Nam, cũng không có cả thư của Thượng thư Pháp gửi Thượng thư nước Nam, nên không biết tiếp thế nào, v.v. Một ông vua, đă nhờ vào người Âu, nhất là người Pháp, mới lấy lại được xứ sở mà xử sự như vậythực là vô ơn! Con thú thật với cha rằng, từ lúc ấy, ông Chaigneau và con ghê tởm cái nước Nam, và chúng con sẽ t́m cách đi thoát, trở về tổ quốc thân yêu của ta. Hơn nữa thái tử đă bắt đầu nói đến việc đàn áp đạo thánh của ta… Sau đó, ông c̣n truyền đến tai con, cho biết rằng, chỉ v́ nể hai chúng con, mà chưa thi hành đó thôi; nhưng sẽ làm; phải làm. Nếu chúng con có công với triều đ́nh, th́ sẽ thưởng và cho phép ra đi, điều này, ở nước Nam, có nghiă là đuổi khéo. Sau những lời này, thưa cha, nếu nhà vua qua đời, chúng con rất khó ở lại Nam Hà. Không phải là về mặt chính trị chúng con có ǵ để than phiền thái tử, bởi v́ ông đối xử với chúng con luôn luôn rất tử tế và tỏ ư nể trọng trước mặt tất cả các quan…” (Cadière, Doc. Rel. t. 63).

Những lá thư này cho thấy, Chaigneau và Vannier bị phân chia giữa hai lựa chọn: ở lại Việt Nam hưởng lộc của một viên quan vơ hàng tam phẩm (chưởng cơ), hay trở về Pháp, với đàn con đông, chưa biết làm nghề ǵ sinh sống. Họ đă chọn ở lại Việt Nam. Khi tàu Cybèle đến Đà Nẵng, họ tưởng có thể vận động vua tiếp thuyền trưởng Kergariou, làm một việc hữu ích cho tổ quốc của họ, nhưng không thành, đó là một trong những lư do khiến họ bắt đầu chán ghét vua Gia Long.

C̣n Salles th́ đưa ra lập luận: Chaigneau thấy triều đ́nh Gia Long “thối nát”, đă “can đảm” làm một thứ “Đại Sư” (Grand Maître) đứng ra can gián vua, nên bị đ́nh thần ganh ghét. Lập luận này khó đứng vững, bởi v́ nếu Salles đọc kỹ những chỉ thị sai phái Chaigneau và Vannier do chính ông sưu tầm, th́ sẽ thấy vị trí của hai người này trong triều: họ chỉ là quan vơ hàng tam phẩm, có danh mà không có quyền, không có quân đội, không có tàu để cai quản, không phải là “đại thần” có quyền sinh sát trong triều, có thể can vua, mà bị ganh ghét. Những “Grand Maître” trong triều lúc đó phải là Đặng Đức Siêu, Trịnh Hoài Đức… chưa kể Minh Mạng đă thay cha cầm quyền. Việc Kergariou nhờ Chaigneau và Vannier vận động xin vào yết kiến vua mà không được, lại càng chứng tỏ họ không có quyền hành ǵ cả. Vua Gia Long vẫn giữ vững chính sách ngoại giao từ 1790: không cho bất cứ nước Âu châu nào, kể cả nước Pháp, được có đặc quyền hơn các nước khác ở Á Châu; trong việc buôn bán, và không cấp cho họ bất cứ mảnh đất nào để xây thương điếm v́ ông đă quá rơ t́nh h́nh Ấn Độ và Trung Quốc.

Chaigneau về Pháp lần thứ nhất

Không xin được yết kiến vua, Kergariou và tàu Cybèle rời Đà Nẵng ngày 22/1/1818.

Dù bực bội về chuyện vua không tiếp sứ giả Kergariou, tuy vậy gần 2 năm sau vụ tàu Cybèle rời Việt Nam, Chaigneau mới quyết định về Pháp.

Ngày 15/6/1819 Vannier viết thư cho Baroudel, có câu: “Chaigneau và con kinh tởm cái nước Nam này, chúng con sẽ t́m mọi cách để đi thoátNhưng ông cũng vẫn ở lại. Và khi Chaigneau đi được một năm, trong thư viết cho Baroudel ngày 13/7/1820, Vannier kể tại sao chưa về cùng:

… Ông Chaigneau đă đi năm ngoái, được vua cho phép về Pháp nghỉ 2 năm. Ông ta về với cả gia đ́nh, con chắc ông ấy không trở lại nữa. Chỉ c̣n một ḿnh con trong số những người Pháp giúp nhà vua lấy lại ngai vàng. Chưa kể, nếu con có th́ giờ đ̣i được hết tiền nợ ở Nam Hà và Bắc Hà, th́ con cũng đă đi với gia đ́nh rồi, nhưng thôi để năm sau vậy, [v́ con] đă lấy 80.000 francs tiền lời, trong vụ [mua] vũ khí, được chở trên một con tàu 800 tô-nô, tàu này sẽ khởi hành từ Bordeaux tháng giêng sắp tới và sẽ đến đây vào khoảng tháng 5, nếu không có trở ngại v́ chiến tranh với Anh.

Hoàng đế nước Nam đă từ trần v́ bệnh ngày 2/2/ vừa qua. Ngày 27/5 đă chôn với đại lễ. May mà cái chết của ông không gây cuộc loạn nào. Nếu người nối nghiệp cứ cư xử như thế này th́ sẽ được quần thần tin tưởng kể cả những người không theo ông khi vua c̣n sống. Từ khi lên ngôi, ông chưa nói ǵ, chưa làm ǵ, về đạo của ta… C̣n về phiá con, riêng con, con chẳng có ǵ phải than phiền ông cả, ông vẫn luôn luôn niềm nở và nói chuyện thân mật với con…” (Cadière, Doc. Rel., t. 63-64).

Như vậy, lư do khiến Vannier chưa về, là v́ sự buôn bán vũ khí đang dang dở, không thể bỏ đi ngay được. Ở lại Việt Nam, không những được hưởng lộc quan vơ hàng tam phẩm mà không phải làm ǵ, trừ thỉnh thoảng đón khách ngoại quốc; thời gian c̣n lại làm việc buôn bán vũ khí để làm giàu, c̣n ǵ lợi hơn?

Chaigneau về Pháp, có thể v́ hai lư do: Thứ nhất, nhận phần gia tài của cha. Và thứ hai, v́ ông đă thấy một con đường công danh tại Pháp. Xin giải thích:

Chính quyền Louis XVIII (1814-1824), muốn trở lại Viễn đông, vùng đă bị bỏ quên trong nhiều thập niên, v́ nội t́nh chính trị ở Pháp, mới nghĩ đến hai người Pháp đang làm quan dưới triều Gia Long, cho rằng họ có thể làm trung gian cho Pháp trở lại Việt Nam. V́ thế, quận công de Richelieu, thủ tướng Pháp, viết thư ngày 17/9/1817 cho Chaigneau, yêu cầu ông làm bản phúc tŕnh về t́nh h́nh Việt Nam, và ngày 26/8/1818, ra văn kiện trao tặng Chaigneau và Vannier, Ngũ đẳng Bắc đẩu Bội tinh (Chevalier de la Légion d’honneur). Lá thư và huân chương đă đến Việt Nam rất chậm, Chaigneau và Vannier chỉ nhận được khi hai tàu La Rose đến Đà Nẵng (trước ngày 17/6/1819) và Henri trở lại Đà Nẵng ngày10/7/1819.

V́ tin tưởng vào sự trong đăi của chính phủ Pháp qua hai giá trị “thực tiễn” này mà Chaigneau quyết định về nước. Ngày 13/11/1819, gia đ́nh ông lên tàu Henri, ngày 14/4/1820, tàu đến Bordeaux.

Về tới Bordeaux, việc khẩn cấp là phải viết ngay bản phúc tŕnh về t́nh h́nh Việt Nam. Đáng lư việc này phải làm trong 6 tháng ở trên tàu, nhưng Chaigneau không quen chữ nghiă, ông định sẽ lên Paris phúc tŕnh miệng. Nhưng Bộ ngoại giao đang chờ những thông tin của Chaigneau, v́ thế, ông Tỉnh trưởng Gironde phải phái hai người thư kư “thông minh” đến nghe Chaigneau đọc rồi viết lại, tại chỗ, với sự cộng tác của ông tham vấn trong toà tỉnh trưởng để hệ thống hoá bản phúc tŕnh (Salles, t. 255-256).

Bản phúc tŕnh của Chaigneau

Bản phúc tŕnh được Salles sưu tầm, chú giải, in dưới tựa đề: Le mémoire sur la Cochinchine de Jean-Baptiste Chaigneau (Hồi ức của Chaigneau về nước Nam), BAVH, 1923, II, t. 257-283- nói về nhiều vấn đề: Điạ lư, chính trị ba miền. Dân số và khí hậu. Chính thể. Hệ thống quan lại, hành chánh: xă, tổng, huyện. Tổ chức quân đội. T́nh h́nh tiền tệ. Thuế khoá. Pháp lư. Dân cư. Phong tục. Tôn giáo. Chăn nuôi. Gia súc. Thương mại. Sản phẩm xuất cảng và nhập cảng. Chiều kích các tàu vào cửa Đà Nẵng và Sài G̣n và giá thuế tương ứng ở mỗi cửa biển. Những sản phẩm cấm xuất cảng. T́nh trạng kỹ nghệ.

Salles cho biết ông t́m thấy bản phúc tŕnh này trong Văn Khố Ngoại giao (Asie, Mémoires et Documents. Indes Orientales, Chine, Cochinchine, tập 21, t. 228-254), là một bản sao, không có chữ kư, không đề ngày tháng và tên tác giả (Le mémoire sur la Cochinchine de Jean-Baptiste Chaigneau (Hồi ức của Chaigneau về nước Nam), BAVH, 1923, II, t. 253).

Qua nội dung, ta thấy đây không thể hoàn toàn là “tác phẩm” của Chaigneau, mà chỉ là một bản văn ghi một số điều Chaigneau biết và kể lại, thí dụ như về binh bị, về sản phẩm xuất nhập cảng, v.v. phần c̣n lại dường như là sao chép những thống kê đă thấy ở các tài liệu khác (ví dụ sách của Montyon, Barrow, v.v.). Duy trong phần Nhận xét tổng quát(Réflexions générales) (BAVH, 1923, II, t. 278- 283), Chaigneau đưa ra hai lời khuyên đáng chú ư:

- Việc buôn bán với Việt Nam cũng có những trở ngại: tuy giá thành mua ở đây rất rẻ, nhưng điều kiện chuyên chở quá xa. Người dân ở đây không quen dùng sản phẩm của người Âu quá đắt và không tiện dụng đối với họ. Ví dụ họ rất thích gương, nhưng một cái gương tốt quá đắt, chỉ có người giàu mới mua nổi, v.v.

Chính phủ Pháp nên chiếu cố đến Việt nam, v́ nhiều mối lợi: khi đánh nhau với Anh có chỗ dựa hậu cần và là cửa ngơ vào nước Tàu. Nếu Pháp không chú ư đến việc này th́ những nước cừu địch [Anh, Hoà Lan, Tây Ban Nha] sẽ làm. (BAVH, 1923, II, t. 280).

Chaigneau nhận chức mới và trở lại Việt Nam

Đến Bordeaux, Chaigneau đưa gia đ́nh về nhà chị/em, bà de Rosières ở Albi (gần Toulouse), rồi một ḿnh ông đi Paris vào khoảng 10 hay 12/5/1820. Ông đến Paris cuối tháng 5 và ở tới 5/8/1820, được yết kiến vua Louis XVIII, nhận huân chương Saint-Louis.

Sau vinh dự ấy, Chaigneau không có cách ǵ sinh sống ở Pháp, di sản của cha chỉ là chiếc lâu đài đổ đổ nát ở nhà quê, v́ thế, ông đă nhận ngay nhiệm vụ quay trở lại nước Nam.

Chaigneau trở lại nước Nam, với một bản chỉ thị định rơ các chức vụ cao cấp của ông: Đại lư nước Pháp (Agent de France) tại triều đ́nh Huế, Lănh sự Pháp (Consul de France) đối với kiều dân Pháp ở Việt Nam, và Khâm sai (Commissaire du Roi) để thay vua Pháp kư các thỏa ước với VN; lĩnh lương 12.000 francs một năm. Sẽ có người cháu Eugène Chaigneau, 22 tuổi, làm thư kư riêng cho ông (Michel Đức con trai ông không đủ khả năng tiếng Pháp để làm việc này), lương 1.500 francs một năm. Nghi định được vua Louis XVIII kư ngày 12/10/1820.

Chaigneau đi cùng vợ con (thêm bé gái Marie mới sanh) -trừ Pierre Địu và François Xavier Ngăi, được học bổng ở lại Pháp- Tất cả lên tàu La Rose rời Bordeaux ngày 1/12/1820, cùng các giáo sĩ Olivier, Gélan, Taberd và Gagelin.

Chaigneau đến Huế ngày 17/5/1821, vua Gia Long mất đă hơn một năm (ngày 3/2/1820, v́ bệnh thuỷ thũng (hydropique, thư Labartette ngày 10/6/1820, Launay, III, t. 436). Ông có vẻ xúc động về cái chết của vua, trong thư viết cho anh ngày 19/10/1821, có câu: “Tôi thương tiếc ông [Gia Long], thương tiếc ông rất lâu, v́ đó là một người chính trực.

Ngày 16/7/1821, Chaigneau mua ngôi nhà ở Chợ Được; sau bán lại cho Minh Đức Hầu, chồng công chúa Bảo Thuận (người đă mua vườn nhà cũ ở Dương Xuân của ông năm 1819) ngày 25/10/1824, (Cadière et Cosserat, La maison de JB Chaigneau, Consul de France à Huế, BAVH, 1922, tập1, t. 1, t. 9 và t. 23), trước khi gia đ́nh ông ra Đà Nẵng để về Pháp vĩnh viễn, năm 1824.

Ngay hôm sau khi đến Huế, ngày 18/5/1821, Chaigneau đă đệ tŕnh lên vua Minh Mạng thư của vua Louis XVIII, ủy nhiệm ông trong chức vụ: Đại Lư (Agent) của Pháp, cùng nhiều quà cáp, gồm: một đồng hồ mạ vàng, 2 đế bạch lạp mạ vàng, 2 b́nh đồng mạ vàng, 16 bức khắc những trận đánh lớn, 1 khẩu súng pít-ton, 2 khẩu súng lục, một cái gương lớn (Taboulet, I, note 2, t. 310).

Thư vua Louis XVIII gửi vua Minh Mạng

Sau đây là thư Louis XVIII gửi Minh Mạng, viết ngày 12/10/1820, giới thiệu Chaigneau là Đại Lư (Agent) của nhà vua:

Quốc vương tối cao, tối thượng, vạn năng, đại độ, rất thân ái…

Quả nhân cảm thấy hết sức thoả măn khi biết tin ngài đă đón tiếp tử tế những người Pháp đến đây buôn bán. Lối xử sự của ngài đối với họ chứng tỏ ngài vẫn giữ những kỷ niệm cũ về t́nh bạn giữa vua Pháp và vua Nam Hà. Về phiá quả nhân cũng vậy… Trong chiều hướng đó, quả nhân uỷ nhiệm, bên ngài, với tư cách Đại Lư (Agent), thân J.B.Chaigneau, sĩ quan thủy quân của quả nhân và là quan Nam Hà. Lư do duy nhất đă hướng dẫn quả nhân trong sự lựa chọn này v́ y đă được ngài biết đến và đă biết cách dung hoà sự quư mến và tin cẩn của ngài. Quả nhân không nghĩ là ngài sẽ nghe hết những thỉnh nguyện và những giăi bầy mà y đưa ra trong trường hợp y đại diện cho thần dân của quả nhân để xin ngài một đặc ân liên quan đến việc thương mại hoặc bất cứ việc ǵ khác, và quả nhân tin rằng chắc chắn họ sẽ luôn luôn được hưởng sự công bằng và nhân hậu của ngài.

Quả nhân vội vàng nằm lấy cơ hội này để tỏ t́nh bạn chân thành với ngài…

Viết tại điện Tuileries, ngày 21/10/1820

Bạn thân mến của ngài,

Louis

(Dịch theo bản Louvet, II, t. 502-503).

Theo Cadière, thư này được Vannier và Chaigneau dịch sang chữ Nôm, c̣n giữ trong hồi kư của Nguyễn Đức Xuyên (Cadière, Les français au service de Gia Long, BAVH, 1920, I, t. 144). Salles b́nh phẩm rằng: Vua Minh Mạng “không biết cư xử”, ngay hôm đầu đă “sỉ nhục” Chaigneau, bằng cách mượn một người Việt “không có tŕnh độ” đến dịch thư của vua Pháp, chứng tỏ vua bị ảnh hưởng của bọn triều thần “nham hiểm” (Salles, J.B. Chaigneau et sa famille, BAVH, 1923, I, t. 86).

Taboulet viết một câu hỗn xược: “V́ không có thông ngôn người Nam Hà, lá thư của Louis XVIII, được Chaigneau và Vannier dịch. Minh Mạng lấy cái thú quỷ quyệt (se fit un malin plaisir) viết thư trả lời vua Pháp bằng tiếng Việt [chữ Nôm]” (Taboulet, I, note 3, t. 310).

Qua nhưng điều trên đây, chúng ta thấy cách xử sự của vua Minh Mạng:

Biết rơ khả năng học vấn của Vannier và Chaigneau, nên ông phải dùng một dịch giả chuyên môn, người Việt. Việc Minh Mạng viết thư trả lời bằng quốc âm, nếu có thật, là một sự khai phóng: vua không dùng chữ Hán, là chữ chính thức, mà dùng chữ Việt! Chúng ta đă biết một sự lạ: thời ấy bệnh đậu mùa mỗi năm giết hại nhiều người, Minh Mạng sai Despiau đi Macao mua thuốc chủng đậu cho dân (thư Vannier ngày 13/7/1820, Doc. Rel. t. 63) và việc chủng đậu đă thành công (thư Labartette ngày 13/6/1821, Doc.Rel, t. 65). Sự vua viết thư trả lời vua Pháp bằng chữ Nôm là sự lạ thứ nh́ của Minh Mạng.

Điều đáng chú ư ở đây, là, Louis XVIII chỉ uỷ thác Chaigneau trước Minh Mạng như một Đại Lư (Agent) của nước Pháp mà thôi; nhưng trong nội bộ Pháp, Chaigneau c̣n có hai chức nữa là Lănh Sự (Consul) và Khâm sai (Commissaire du Roi), những điều này được quy định trong Bản chỉ thị (Les instructions de Chaigneau) riêng, ra tháng 10/1820 (Octobre, 1820).

Chỉ thị cho Chaigneau

Sau đây là câu đầu bản chỉ thị:

Ông Chaigneau được chứng nhận làm Đại Lư của nước Pháp bên cạnh Quốc vương nước Nam, bằng thư uỷ quyền của vua [Louis XVIII] gửi quốc vương nước này [vua Gia Long].Ngoài ra, ông ta c̣n được phong chức và quyền Lănh sự đối với kiều dân Pháp ở nước Nam. Sau cùng, ông ta nhận tước vị và đặc quyền Khâm sai của vua để kư kết một thoả ước thương mại giữa nước Pháp và nước Nam.

Bản chỉ thị này, dùng để hướng dẫn cách xử lư của ông Chaigneau dưới những quan hệ khác nhau:

1- Chức Đại lư của nước Pháp là chức duy nhất mà Chaigneau phải dùng đối với chính phủ nước Nam

2- Chức Lănh sự… dùng để làm những thủ tục hành chánh và pháp lư cho kiều dân Pháp…

3- Bản thoả ước mà Ông Chaigneau điều đ́nh, với tư cách là Khâm sai của vua…

Tóm lại, theo Chỉ thị, đối với triều đ́nh Huế: Chaigneau là Đại lư (Agent); đối với kiều dân Pháp tại Việt Nam: Chaigneau là Lănh Sự (Consul); và Chaigneau là Khâm sai(Commissaire du Roi) để thay vua Pháp kư các hiệp ước với VN.

Trong ba chức này, chỉ có chức Agent là chính thức, được Louis XVIII giới thiệu với Minh Mạng qua uỷ nhiệm thư. Và Chỉ thị cũng yêu cầu Chaigneau, chỉ được xưng một chức ấy ra với vua Minh Mạng, tức là gián tiếp bảo phải giấu hai chức Lănh sự và Khâm sai đi.

Vậy chính phủ Việt Nam không biết đến các chức Lănh Sự và Khâm Sai mà Pháp đơn phương cấp cho Chaigneau. Đó là một mánh lới của chính phủ Pháp, v́ biết rằng nếu Chaigneau nói ra th́ sẽ bị Minh Mạng gạt ngay; và điều đó cũng giải thích những khó khăn của Chaigneau sau này.

Ngoài những điều quy định quyền hạn, nhiệm vụ của ba chức Đại lư, Lănh Sự và Khâm Sai, bản Chỉ thị c̣n ghi những khoản bắt buộc Chaigneau phải làm:

Bổn phận phải kư một thoả ước đ̣i bảo đảm an ninh và bảo quản tài sản của người Pháp, để người Pháp sống trong điều kiện của một người chính quốc: được tự do đi lại, buôn bán ở Việt Nam với giấy thông hành, không phải đóng thuế nhập khẩu; nhưng Pháp kiều sẽ ở dưới quyền quản lư pháp luật của viên Consul chứ không phải của triều đ́nh Huế. Và không có điều khoản ǵ trao đổi lại, về phiá Pháp.

Ngoài ra c̣n có một đoạn nữa, cũng rất đáng chú ư:

Ông Chaigneau sẽ phải thu lượm và ghi lại trong bản báo cáo hàng ngày, để mỗi khi có dịp, gửi bản sao về Bộ [Ngoại giao] tất cả mọi thông tin có thể có được về những biến cố xẩy ra, không chỉ ở nước Nam, mà c̣n ở Trung Hoa, Phi Luật Tân và các thuộc địa Anh, Hoà Lan, đặc biệt các đảo Sumatra và Java, mà h́nh như đang có sự tranh chấp dữ dội giữa hai phe cầm quyền ở đây. Ông Chaigneau phải chỉ ra và chuyển về Bộ, những báo cáo đặc biệt những phần khác nhau của thống kê nước Nam, về luật pháp, cai trị, kỹ nghệ, nghệ thuật, phong tục, lực lượng quân sự trên bộ cũng như trên biển, v.v.

(Les instructions de Chaigneau, Arch. Aff. Etrang, Consulat de Hué et de Tourane, fol.13-17, in lại trong A. Cordier, Le Consulat de France à Hué, p. 257-264, in lại trong Taboulet, I, t. 306-307).

Tóm lại, chức vụ duy nhất của Chaigneau được chính phủ Pháp giao phó bên cạnh Minh Mạng là Agent của nước Pháp. Chữ Agent này có thể dịch là Đại Lư hay Đại Điện, nhưng c̣n có một ẩn nghiă là Gián điệp. Những điều ghi trong Chỉ thị mà chúng tôi vừa trích dịch trên đây, xác nhận vai tṛ điệp viên của Chaigneau bên cạnh vua Minh Mạng.

Andé Salles lờ hẳn bản Chỉ thị này, khi viết chân dung Chaigneau.

Phản ứng của vua Minh Mạng khi Chaigneau trở lại

Thực Lục, tháng 5/1821, chép việc Chaigneau về lại như sau:

Thuộc nội chưởng cơ quản thuyền Phi Long là Nguyễn Văn Thắng từ Tây Dương đến, dâng cái hàn thử biểu. Vua nhân hỏi: Ngươi lại muốn về sao? Đáp: Thần chịu ơn dầy của nước, không biết lấy ǵ báo đáp. Nay tuổi già, xin làm tôi trọn đời.

Vua nói: Người ta ở đời quư ở chỗ lập công danh mà thôi. Ngươi theo đ̣i Tiên đế, hưởng lộc mấy chục năm, tuy là người ngoại quốc, cũng đă là thần tử bản triều. Nếu quả thực có thể trọn tiết làm tôi, th́ lưu danh ngh́n đời trong sử sách, há chẳng hay sao! Nếu trở về nước Tây th́ chẳng qua chỉ là một thường dân mà thôi.

Có người Phú Lăng Sa dâng quốc thư và sản vật địa phương (gương to), cùng đến với Thắng, đậu thuyền ở Đà Nẵng. Đem dịch thư ra th́ là xin thông thương. Vua giao đ́nh thần bàn, rồi hạ lệnh cho ty Thương Bạc đưa thư trả lời nhận cho, và biếu nhiều phẩm vật (100 cân da voi, 30 cân da dê, 10 tấm da hổ, 100 tấn da trâu, 500 tấn da hươu, 200 tấm sa nam, 200 tấm the nam, 100 tấm lụa Cao Bộ, đường phèn, đường phổi mỗi thứ 1.000 cân, 10.000 cân đường cát, 2 cây ngà voi, 2 cỗ sừng tê), giao cho ngựi ấy mang về nước. (Đệ nhị quyển, Quyển VII i)

Qua những lời trên đây của Thực Lục, ta thấy vua Minh Mạng không quan tâm đến việc Chaigneau ở Pháp về. Những lời trao đổi của nhà vua với Chaigneau có tính cách thân t́nh, vua tôi; và trong câu trả lời, Chaigneau cũng rất kính cẩn: “Thần chịu ơn dày của nước, không biết lấy ǵ báo đáp. Nay tuổi già, xin làm tôi trọn đờiChaigneau không nhắc đến các chức Lănh sự, Khâm sai của ḿnh, đă đành, mà dường như ông cũng không dám nói đến cả chức Đại lư của ḿnh nữa. Bởi v́ đoạn sau, có một câu rất đáng chú ư: “Có người Phú Lăng Sa dâng quốc thư… cùng đến với Thắng [Chaigneau], đậu thuyền ở Đà Nẵngnhư vậy rơ ràng Thực Lục không biết Chaigneau là “Đại lư của vua Pháp”, hoặc biết, qua thư của Pháp hoàng, nhưng cho là không đáng kể, cho nên mới ghi như vậy.

Ta có thể đoán chắc rằng, mặc dù đă nhận chức Đại lư của vua Pháp, Chaigneau vẫn không dám “sử dụng” chức mới của ḿnh trước Minh Mạng, lại càng không dám “điều đ́nh”, “thương lượng”, “đ̣i hỏi “, “kư kết”, hiệp ước ǵ cả, như chính phủ Pháp mong muốn. V́ Chaigneau biết trước là không thể “yêu cầu “ những điều như thế đối với Minh Mạng.

Sự thất bại của Chaigneau

Để đánh đổ lập luận của người Anh cho rằng Gia Long đă “trăn trối” cho con phải “đề pḥng, đừng để mất một mảnh đất nào cho Pháp”, và Minh Mạng đă làm trái lời cha khi “xử tệ” với Chaigneau, André Salles đă dành nhiều trang (Salles, t. 83-87), để “chứng minh” mối thiện cảm của Gia Long với Pháp, dặn con phải “trung thành” với Pháp, qua những lời Vannier và Chaigneau kể lại:

Chaigneau, trong bản báo cáo ngày 19/10/1821 gửi Bộ Ngoại Giao, kể lại rằng: “Ông [Minh Mạng] đă rơi lệ khi nh́n thấy tôi, tôi nghĩ t́nh cảm đó phát xuất từ lời khuyên của cha ôngRồi Chaigneau “mô tả” cảnh Gia Long “khuyên” con, “trăn trối” cho con về việc phải đối xử tốt với ông và nước Pháp. Salles c̣n kể thêm những chuyện khác, rút từ thư Chaigneau gửi cho các giáo sĩ như việc Gia Long “dặn” Lê Văn Duyệt: “Nếu con ông làm ǵ sai trái, th́ phải phản đối ngay”, v.v.

Tóm lại, những điều được người ta đưa vào miệng Gia Long và Lê Văn Duyệt th́ nhiều lắm, nhưng thường không có cơ sở. Khi lên ngôi Minh Mạng đă 29 tuổi, dày kinh nghiệm nội trị và ngoại giao, tự quyết đoán mọi việc, chắc không cần phải ai dạy bảo.

C̣n Chaigneau khi viết thư cho các giáo sĩ nói xấu Gia Long và Minh Mạng th́ ông không ngần ngại điều ǵ, đó cũng là một khía cạnh của con người ông.

Điều Gia Long chính thức dặn ḍ Minh Mạng được ghi lại trong Thực Lục; chỉ là: “Đấy là cơ nghiệp gian nan của trẫm, nay giao cho con, con nên cẩn thận giữ ǵnNay việc lớn của thiên hạ đă định rồi. Ta cũng sắp chết, không nói ǵ, chỉ có một việc là ngày sau phải cẩn thận, chớ nên gây hấn ngoài biên. (TL, I, t. 1001).

Trở lại việc t́m hiểu sự thất bại của Chaigneau trong khi thi hành các chức vụ mới, Salles giải thích rằng: sự khó khăn của Chaigneau là do lỗi ở viên quan ty Thương Bạc, không biết phân biệt các chức vụ khác nhau của Chaigneau, và lại tham lam nghĩ rằng Chaigneau vừa làm Lănh sự, vừa làm quan của triều đ́nh Huế, th́ ông ta sẽ mất nguồn lợi đến từ kiều dân Pháp và Âu châu, v́ thế nên t́m hết cách đạp đổ (Salles, t. 85-86). Điều này thực là vu khống cho quan Thương Bạc: chính phủ Pháp đă dặn Chaigneau giấu các chức vụ Lănh sự và Khâm sai, không nói với Minh Mạng, th́ làm sao quan Thương Bạc lại biết mà ganh tỵ, đạp đổ?

Nhưng Diard, nhà thực vật học, đi cùng tàu với Chaigneau từ Batavia đến Đà Nẵng ngày 17/5/1821, ở lại Việt Nam 6 tháng, được phép của vua Minh Mạng cho đi khắp nơi nghiên cứu thực vật; đă viết cho Nam tước Cuivier, trong Tham chính viện (Conseil d’Etat), ba lá thư tŕnh báo về chuyến đi Nam Hà. Những thư này có hai chỗ đáng chú ư:

Trong đoạn viết về Minh Mạng, Diard cho rằng nhà vua rất “kiêu kỳ”, muốn “hạ thấp người Pháp”, lấy cớ rằng tàu chở quà và thư Minh Mạng trả lời Louis XVIII, chỉ là tàu buôn, không xứng đáng đem thư của ông, nên ông đă không đích thân viết thư trả lời mà để cho quan Thượng Thư viết.

Trong đoạn viết về Chaigneau, lời lẽ của Diard khá gay gắt, ông buộc tội Chaigneau nhút nhát, rất sợ Minh Mạng, không dám ăn nói, hành động, lại quá nhu nhược, không dám nhân danh Khâm sai của vua Pháp để điều đ́nh bất cứ điều ǵ, đến quà của vua Pháp cũng không dám đ̣i hỏi đại lễ để bệ kiến. (Peyssonnaux, Vie, Voyages et travaux de Médard Diard, BAVH, 1935, I, cả cuốn, t. 74-75).

Ư kiến của Diard về việc nhận thư không có đại lễ, chứng tỏ ông không biết rơ luật tắc của triều đ́nh: việc Chaigneau vội vàng đem thư về cho vua đọc trước, để biết nội dung là việc phải làm, sau đó lá thư sẽ được tiếp đón một cách chính thức đúng theo nghi lễ.

C̣n việc Diard trách Chaigneau nhút nhát, sợ Minh Mạng, không dám “điều đ́nh”ǵ cả, th́ quá đúng. Minh Mạng nghiêm khắc hơn vua cha, các quan rất sợ ông; ngoài ra, những điều ghi trong Thực Lục ở trên cũng phù hợp với lời Diard: Đối với Minh Mạng, Chaigneau chỉ là bầy tôi, thần phục. Diard trách Chaigneau không nhân danh chức Khâm sai, v́ Diard không đọc bản Chỉ thị, đă cấm Chaigneau không được khoe chức Khâm sai, th́ Chaigneau lấy tư cách ǵ mà “điều đ́nh”? Nhất là những điều Pháp đ̣i hỏi, Chaigneau đă biết trước là Minh Mạng sẽ không chấp nhận. Vậy sự thất bại của Chaigneau đến từ những toan tính phức tạp của chính phủ Pháp.

Chúng ta c̣n có thể nh́n vấn đề dưới một góc cạnh khác:

Sự phân biệt ba chức Đại lư tại triều đ́nh Huế, Lănh sự Pháp đối với kiều dân, và Khâm sai để thay vua Pháp kư các thỏa ước với Việt Nam, của Chaigneau, cho thấy rơ mưu tính của chính phủ Pháp: đối với chính phủ Việt Nam, Pháp chỉ gửi một viên Agent sang, và như trên đă nói, chữ Agent này, ngoài nghiă Đại lư hay Đại diện, c̣n có nghiă là Gián điệp, và chính trong nghiă gián điệp này, mà Chaigneau có bổn phận phải làm phúc tŕnh tất cả những ǵ xẩy ra, không những ở Việt Nam mà cả ở vùng Đông Nam Á nữa. Việc này, thứ nhất, vượt quá khả năng của ông, v́ lúc ấy mọi phương tiện giao thông không dễ dàng, Chaigneau lại không phải là người tháo vát, và không thông thạo chữ nghiă; và thứ nh́, Minh Mạng cũng chẳng thiếu ǵ phương tiện để khám phá ra “sứ mệnh thần lén” đó. C̣n chức “Lănh sự bí mật”, dành cho kiều dân Pháp, có thể gọi là “lănh sự chui”. Những điều này chứng tỏ: chính phủ Pháp không hề có ư định đặt quan hệ ngoại giao song phương với Việt Nam, tức là hai bên trao đổi Lănh sự; mà chỉ đặt một Đại Lư để làm Gián điệp bên cạnh vua Minh Mạng.

Sử gia Pháp tôn vinh Chaigneau là Lănh Sự Pháp đầu tiên ở triều đ́nh Huế

Câu chuyện c̣n khôi hài hơn nữa là hầu hết các tác giả thuộc điạ, sau này, đều coi Chaigneau là Lănh sự Pháp ở Việt Nam: từ Louvet, 1885 trở đi, đến Maybon, Salles, Cadière, Taboulet… kể cả Cadière, cứ đem cái chức “Lănh sự chui” của Chaigneau ra để trưng ông là lănh sự Pháp đầu tiên ở Việt Nam.

Trường hợp Cadière đáng chú ư hơn cả, bởi ông là học giả, thận trọng hơn những người khác, và có uy tín hơn người khác. Khi ông viết bài La maison de JB. Chaigneau, Consul de France à Huế (Nhà của Chaigneau, Lănh sự Pháp tại Huế), ông đă làm những việc:

- Xác định một cách “chính thức”, trên tựa của bài viết: Chaigneau là Lănh Sự Pháp.

- Xác định Chaigneau là lănh sự Pháp đầu tiên ở Việt Nam.

- Xác định ngôi nhà của Chaigneau ở Chợ Được là “sứ quán” Pháp tại Huế.

Một việc làm như vậy, cần phải dựa trên một cơ sở vững vàng. Vậy cơ sở ǵ đă khiến cho tất cả các ng̣i bút thuộc địa đều đồng nhất với nhau. Có hai trường hợp:

Hoặc là, họ không đọc kỹ hồ sơ (điều này khó tin).

Hoặc là, họ đọc mà cố t́nh xuyên tạc, bởi v́, đối với Minh Mạng, Chaigneau chỉ là Agent, chứ không hề là Consul.

Chức Consul, do phiá Pháp đặt ra và “bí mật” trao cho Chaigneau. Trong lịch sử bang giao quốc tế, chưa hề có một thứ Lănh sự nào “lén lút”, theo hướng một chiều như thế cả. Nếu có Lănh sự Pháp ở Huế th́ cũng phải có Lănh sự Việt ở Paris.

Chaigneau, v́ không được vua Pháp giới thiệu là Lănh sự với vua Minh Mạng và theo những ǵ mà chúng ta biết, th́ Gia Long và Minh Mạng chưa hề chấp nhận một sự trao đổi ngoại giao chính thức thường trực nào với một nước Âu Châu. Chức Lănh sự của Chaigneau, như vậy, chỉ là một ảo chức. Sứ mệnh của Chaigneau, như vậy, chỉ có thể là thất bại.

Việc các giáo sĩ vào lậu

Trong thư gửi giáo sĩ La Bissachère ngày 1/11/1823, (Cadière, document LXII, dẫn theo Salles, t.90), Chaigneau kể lại việc linh mục Thật (người Việt), thân tín của Chaigneau, đă làm lễ rửa tội cho các con ông, sau bội giáo, trở thành “con quỷ được phóng thíchđă tố cáo Chaigneau làm những việc:

Đi cùng tàu La Rose với Chaigneau ở Pháp về năm 1821, có ba giáo sĩ: Olivier, Taberd và Gagelin [thực ra là bốn, nhưng một người mất ở dọc đường]. Ba, bốn ngày sau khi tàu cập bến Đà Nẵng, họ được đưa lậu lên bờ, “mặc đồ Việt, được giấu kỹ trong một thuyền nhỏ, với sự trợ giúp của Chaigneau. Tháng 3/1822, tàu Cléopâtre lại bí mật đưa giáo sĩ Imbert lên bờ, Chaigneau tin rằng những việc này không ai biết, không ngờ linh mục Thật đă tŕnh báo tất cả.

Trong thư ngày 30/10/1823, Chaigneau báo cho Bộ Ngoại Giao biết: V́ những nghi kỵ bao quanh khiến ông không thể tiếp tục làm đại diện cho nước Pháp được nữa, vả lại cũng sắp hết hạn 4 năm đă hứa, ông muốn trở về sống ở Pháp, để các con có một tương lai bảo đảm. Trong thư viết ngày 1/11/1823, cho La Bissachère, Chaigneau nói thêm: “Tôi hy vọng không phải ở thêm một năm nữa ở cái xứ thổ tả này (ce maudit pays). Không có cách nào chịu được, tôi muốn phát khùng. (Salles, t. 91).

Lời đồn tam ban triều điển

Đầu tháng 10/1824, Chaigneau và Vannier xin nghỉ. Đơn được chấp thuận ngày 8/10. Ngày 11/10 vua cấp cho hai ông các bằng cấp khen thưởng và lên chức.

Ngày 25/10, bán nhà. Ngày 15/11 hai gia đ́nh rời Huế, tuy chưa biết chắc có tàu ở Đà Nẵng đi Sài G̣n. Salles thuật lại những yếu tố này với câu hỏi: Tại sao vội vă thế? Rồi ông giải đáp: V́ “Vua nước Nam đă gửi cho Chaigneau một cái khay trên có một chiếc thuyền nhỏ và một dây lụa, có nghiă là ông phải đi, hoặc phải thắt cổ.

“Thông tin” này, Salles rút ra từ bà Chaigneau (Hélène Barisy), nói với người anh em họ xa là ông Louis de Modille de Villeneuve, ông này nói lại với con trai là trợ giám mục Léonce de Modille de Villeneuve, và ông Léonce viết thư cho Salles ngày 3/1/1921, kể rằng: “Cha tôi, hồi ở Lorient có quen một bà cô tên Chaigneau [Hélène Barisy] có những thói tật lạ, trở thành đề tài hiếu kỳ, bà ta kể rằng vua An Nam đă gửi một cái khay….

Hai cha con Chaigneau và Michel Đức,” không nói đến chuyện “cái khay” này. Các giáo sĩ cũng không. Michel Đức chỉ nói đến sự “nóng ruột” muốn được ra đi sớm. Tuy nhiên Salles vẫn lợi dụng lời đồn thoát thai từ “bà cô” để bàn rộng về “tam ban triểu điển” (vua cho chọn ba thứ: lụa, gươm, và thuốc độc để tự xử) mà các vua Nguyễn thường dùng với đối thủ, theo lời đồn hoặc theo những thông tin không bảo đảm. Salles cho rằng, cớ “tam ban triều điển” là chính, khiến Chaigneau và Vannier đă “vội vàng rời Huế” và kết tội vua Minh Mạng “đối xử tàn tệ” với họ. Công tŕnh nghiên cứu của Salles về Chaigneau, trong cuốn BAVH, 1923, I, cho tới đây, khá đúng đắn, rất tiếc, v́ những phán đoán hồ đồ này, mà bị giảm giá trị.

Việc Chaigneau và Vannier xin về, được Thực Lục, tháng 10/1824, ghi như sau:

Chưởng cơ Nguyễn Văn Chấn và Nguyễn Văn Thắng dâng sớ xin về nước. Vua bảo bầy tôi rằng: Bọn Chấn là người Phú Lăng Sa, năm trước về với ta, có công đánh giặc, cho nên Đức Hoàng khảo Thế Tổ Cao Hoàng Đế [Gia Long] ta cho làm đến chức ấy, bổng lộc theo phẩm cấp, lại c̣n cho hậu thêm. Trẫm từ nối ngôi đến nay, đăi họ cũng không bạc, sao họ lại xin về?. Sai đ́nh thần hỏi, hai người đều nói rằng chịu ơn dầy của triều đ́nh đă lâu, chỉ v́ già yếu nên muốn quay đầu về núi mà thôi. Vua cho rằng đi làm quan xa nhớ quê hương là thường t́nh của người ta, bèn cho về. Cho phẩm phục và 6.000 quan tiền. (TL, II, t.373).

Chaigneau và Vannier đợi ở Đà Nẵng ba tuần mới có thuyền đi Đồng Nai, (từ 17/11/1824 đến 11/12/1824), đến Sài G̣n ngày 24/12/1824. Hai ông đă đi trước, không biết có hai tàu chiến Thétis và l’Espérance do Bougainville làm tư lệnh sẽ đến vịnh Đà Nẵng ngày 12/1/1825 và tàu Courrier de la Paix sẽ đến Đà Nẵng ngày 18/1/1825.

Chaigneau bị ốm nặng từ ngày 7/1/1825. Và trong tháng hai, hai con trai của ông, Joseph Nhàn và Louis Thương bị chết v́ bệnh dịch tả. Ngày 4/4/1825, hai gia đ́nh lên tàu Courrier de la Paix, về Pháp, đến Bordeaux ngày 6/9/1825.

Chaigneau về Lorient ở ngôi nhà cũ, đă mua ngày 12/7/1821. Gia đ́nh Vannier cũng sống gần đấy. Ông lên Paris, thăm Hội Truyền Giáo Hải Ngoại và Bộ Ngoại Giao, nhưng Bộ Ngoại Giao tiếp đón lạnh nhạt, vẫn trách ông không hoàn thành nhiệm vụ. Năm 1826, ông được lương hưu 1.800 francs (một năm).

Tháng 10/1827, vua Minh Mạng gửi cho hai cựu thần một lá thư dài (viết ngày 24/12/1826) và gửi cho mỗi người một món quà gồm những b́nh men Huế và tơ lụa, khiến hai bà vợ hết sức vui mừng và công chúng Lorient thán phục. Nhưng Salles vẫn cho là một “thủ đoạn” của vua Minh Mạng, “giả bộ tử tế”, và vẫn bới chuyện trong thư không nói đến các chức tước khác mà chỉ đề gọn hai chữ Chưởng Cơ. (Salles, t. 101),

Năm 1830, chính phủ Pháp băi lương hưu của ông. Hai năm sau, Chaigneau mất tại Lorient ngày 31/1/1832, ở tuổi 63.

Tác giả 

Nguồn: 
http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-30/

 

Chương 23:

Các sứ bộ Anh Pháp đến Việt Nam

 

Vấn đề giao thương với người Âu bắt đầu từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, thế kỷ XVII, ngoài Bắc, người Âu đă đến buôn bán ở Phố Hiến (Hưng Yên) và trong Nam, Hội An cũng là một hải cảng sầm uất. Các chúa Trịnh Nguyễn cho phép người Bồ, Hoà Lan… mở thương điếm tại Phố Hiến, Hội An, tương đối dễ dàng. Nhưng từ khi Gia Long thống nhất đất nước, Anh và Pháp nhiều lần đến xin “thông thương”, Gia Long và Minh Mạng đều dứt khoát từ chối, chúng ta cần t́m hiểu hiện tượng này.

Thời Vơ Vương Nguyễn Phước Khoát (1738-1765), Pháp gửi Pierre Poivre đến Nam Hà xin thông thương và được chúa tiếp đăi tử tế, cho mở thương điếm:

Năm 1748, bộ trưởng hải quân Maurepas và công ty Pháp Ấn, giao cho thương gia Pierre Poivre một nhiệm vụ chính trị và kinh tế ở Nam Hà và nước Nam.

Poivre xâm nhập cửa biển Đà Nẵng mà ông nhận diện được các lối vào, ông ngạc nhiên trước vẻ đẹp của vịnh này, có núi rừng bao quanh và ông thông báo có đông người Hoa ở Hội An, gần như độc quyền buôn bán.

Poivre được chúa Vơ Vương tiếp và đạt được một thoả thuận cho phép người Pháp đến buôn bán trong xứ và tự do mở một thương điếm ở Hội An. Nhưng công ty Pháp-Ấn lụn bại và đóng cửa khiến giao ước của Poivre không thực hiện được” (Joinville, La Mission de la Cybèle en Extrême-Orient (1817-1818), Introduction, t. IX).

Đấy là lần cuối cùng chúa Nguyễn cho phép người Âu mở thương điếm. Sau đó, cục diện chính trị quốc gia và quốc tế thay đổi, nước ta lâm vào cảnh nội chiến và Châu Âu t́m mọi cách chiếm hữu thuộc điạ, chinh phục dần dần Á Châu.

 

 

Trong sự bành trướng thuộc địa này, thương điếm của các công ty Anh-Ấn, Pháp-Ấn… chỉ là bề mặt, bên trong là một bộ chỉ huy tại chỗ, nghiên cứu các chính sách xâm lăng: Ấn Độ rồi Trung Hoa lần lượt rơi vào. Gia Long, nh́n thấy nước Anh đối xử với Ấn Độ, sớm biết những âm mưu này, v́ vậy ngay khi vừa thống nhất đất nước, ông đă nhất quyết không nhượng cho Anh, Pháp một mảnh đất nào của Việt Nam để họ làm thương điếm, chỉ cho họ quyền ra vào buôn bán như các nước Tàu, Nhật… Chính sách này được áp dụng một cách triệt để dưới thời Gia Long và Minh Mạng, v́ lẽ đó mà chúng ta không bị rơi vào hoàn cảnh liệt cường xâu xé như nước Tàu. Tất cả các sử gia thuộc địa đều đổ lên đầu Minh Mạng tội “bế quan toả cảng”, và sử gia ta cứ y như thế, chép lại mà không khảo sát. Thực ra đó chỉ là chính sách bảo vệ lănh thổ của Minh Mạng: vua không cấm tàu Anh Pháp vào buôn bán, mà chỉ không cho họ lập “bộ chỉ huy” trên chính đất nước ta.

Để hiểu rơ chính sách ngoại giao của Gia Long và Minh Mạng, chúng tôi viết chương này, về việc những phái đoàn Anh, Pháp, được gửi đến Việt Nam dưới thời Gia Long và đầu triều Minh Mạng.

Sứ bộ Roberts, 1803-1804

Trong thời kỳ nội chiến giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, nước Anh bán khí giới cho Tây Sơn, nhưng đến năm 1801, thấy Nguyễn Ánh có cơ phục hồi lại nhà Nguyễn, nước Anh xoay chiều phái người đến xin thông thương. Thực Lục tháng 5-6 /1801 ghi: “Nước Hồng Mao sai người đem thư đến dâng phương vật mà xin miễn thuế cảng cho thuyền buôn. Vua hạ lệnh cho lưu trấn Gia Định [Nguyễn Văn Nhơn] viết thư trả lời: đánh thuế theo như thể lệ thuyền buôn Quảng Đông” (TL, I, t. 438). Như vậy, Nguyễn Vương đă trả lời rất rơ ràng: tất cả mọi nước Âu, Á, đến Việt Nam buôn bán, đều phải đóng thuế nhập khẩu như nhau, triều đ́nh không miễn thuế cho nước nào cả.

Hai năm sau, khi Gia Long đă thống nhất đất nước, tháng 7-8/1803, công ty Anh-Ấn gửi Roberts làm đại diện đến dâng lễ vật và xin yết kiến. Về việc này Thực Lục tháng 7-8/1803 ghi: “Hồng Mao sai sứ đến hiến phương vật, dâng biểu xin lập phố buôn ở Trà Sơn, dinh Quảng Nam. Vua nói rằng: Hải cương là nơi quan yếu, sao lại cho người ngoài được! Không cho. Sai trả vật lại mà bảo về” (TL, I, t. 564).

Vua Gia Long nhận được lá thư đầu tiên của Roberts viết lúc ông ta mới đến Đà Nẵng, trong lá thư này đă đề nghị “xin lập phố buôn ở Trà Sơn, dinh Quảng NamTrà Sơn có lẽ là Sơn Trà ngày nay. Nhưng theo một chú thích của Louvet (có thể ông đă đọc bản chính lá thư này): Roberts xin lập thương điếm ở Cù Lao Chàm, c̣n theo Kergariou (được Vannier kể lại): người Anh muốn mua Cù Lao Chàm. Việc này rất có thể đă xảy ra, v́ ngay từ năm 1793, khi phái đoàn Macartney, sứ thần Anh đầu tiên đến Trung Quốc, đă ngừng lại ở Đà Nẵng từ 14/5 đến 16/6/1793, dưới triều vua Cảnh Thịnh, họ đă vẽ bản đồ vịnh Đà Nẵng và mô tả Cù Lao Chàm như một nơi có vị thế chiến lược quan trọng để đặt “thương điếm” và làm địa điểm giám sát vùng biển Đông (xem chương 4, Barrow). V́ thế, Gia Long mới nói rằng: “Hải cương là nơi quan yếu, sao lại cho người ngoài được! Không cho!

Roberts đến Đà Nẵng khi vua đang sửa soạn ra Bắc tháng 9/1803 nhận lễ tấn phong của nhà Thanh. Bị từ chối đề nghị, nhưng Roberts vẫn kiên tŕ ở lại. Vua giao việc này cho Công Đồng xét xử, và Công Đồng đă quyết định gửi Vannier và Chaigneau ra Đà Nẵng tiếp và nói cho phái đoàn Anh biết luật lệ của triều đ́nh (xem chương 22). Tàu Anh đợi đến khi vua về lại Huế ngày 19/3/1804. Từ tháng 3/1804 đến tháng 7/1804, Roberts vẫn một mực dâng thư xin triều kiến nhưng vẫn bị từ chối. Việc tháng 7-8/1804, Thực Lục ghi: Nước Hồng Mao sai sứ đến dâng phương vật, dâng biểu xin thông thương. Lại xin cho người nước ấy ở lại Đà Nẵng, đi lại buôn bán. Vua nói: Tiên vương kinh dinh việc nước, không để người Hạ lẫn với người Di, đó thực là cái ư đề pḥng từ lúc việc c̣n nhỏ. Người Hồng Mao gian giảo, trí trá, không phải ṇi giống ta, ḷng họ hẳn khác, không cho ở lại, ban cho ưu hậu mà khiến về, khước từ những phương vật họ hiến. Rồi sau bọn Hội Thương Trọng (tên quan Hồng Mao) [chắc chỉ Roberts] hai ba lần dâng thư yêu cầu. Cuối cùng vua cũng không cho” (TL, I, t. 602). Cuối cùng, tức là hơn một năm sau, ngày 14/8/1804, tàu Anh mới nhổ neo, Roberts để lại lá thư phản đối sau đây:

Hải cảng Touran [Đà Nẵng] ngày 14/8/1804,

Tâu Bệ Hạ,

Tôi vô cùng cám ơn các quan chức đă được lệnh Bệ Hạ chu cấp lương thực cho chúng tôi trong suốt thời gian chúng tôi ở đây. Tôi rất tiếc là Bệ Hạ đă không lấy quyết định giao ước hữu nghị và thương mại với Công ty Anh-Ấn Khả kính, điều này rơ ràng đem đến sự mở mang và thịnh vượng cho quư quốc. Cách Bệ Hạ đối xử với Công ty Anh-Ấn Khả kính, theo tôi, không thân thiện như Công ty Khả kính đối xử với Bệ Hạ. Khi tới Touran tôi đă bị giữ lại gần ba tuần, lấy cớ là phải giải thích chủ đích của phái đoàn, điều mà tôi đă làm trong những lá thư viết từ Touran, tháng 12, năm ngoái [1803] [theo chú thích của Louvet: lá thư này xin lập thương điếm ở Cù Lao Chàm]. C̣n về quà cáp biếu Bệ Hạ, để chứng tỏ ḷng thân thiện của Công ty Khả kính và của Ngài Toàn Quyền cao quư của chính phủ Anh ở Ấn Độ, th́ đă được nhận một cách không mấy hữu hảo, tôi biết việc này, qua bài phúc tŕnh của Công ty Khả kính cho các cơ quan hữu trách ở Ấn Độ.

Sự nhất quyết từ chối những đề nghị và đ̣i hỏi mà tôi đă có hân hạnh tŕnh lên Bệ Hạ, [tức là xin Cù Lao Chàm để mở thương điếm] đáng lư phải được xét xử một cách thân thiện, bởi v́ có lợi cho quư quốc, là rất đáng giận. Để trả lời những khát vọng ôn hoà của Công ty Khả kính, Bệ Hạ chỉ cho phép các tàu Anh đến các hải cảng của Bệ Hạ trong cùng điều kiện với các tàu ngoại quốc khác, là một sự xúc phạm. Cái phép này, luôn luôn có, không có giá trị ǵ hết, và không thể coi là biểu hiện ước muốn trao đổi với Công ty, mà ngược lại, nó cho thấy Bệ Hạ đă lạnh lùng bác bỏ các đề nghị mở cửa của Công ty. Lối hành xử hách dịch, kiêu kỳ, xấc xược của Bệ Hạ trong mọi trường hợp, là cách trả lời tệ hại cho những đề nghị tiện lợi của Công ty Khả kính, Bệ Hạ đă không cho phép một buổi tiếp kiến riêng nào.

Đáng lư ra, Bệ Hạ phải bằng ḷng với những ư định thân thiện và lợi ích rút ra từ việc giao thiệp với Công ty. Sự quyết tâm rơ ràng tránh tất cả mọi giao hảo với nước Anh của Bệ Hạ, theo ư tôi, là không tương hợp với việc Bệ Hạ nhận những hàng hóa và những đơn đặt hàng.

Tôi thấy cách xử sự của Bệ Hạ vụng về, thiếu khôn ngoan và không chắc chắn. Nếu ngài muốn thương lượng hữu nghị với dân tộc Anh, chúng tôi vẫn sẵn sàng thiết lập sự giao hảo có lợi cho hai nước. Chước duy nhất là [Bệ Hạ] gửi một đại biểu tới Ngài Toàn Quyền cao quư ở đồn William. Điều này vẫn c̣n có thể làm được.

Như tôi không thể tin rằng Bệ Hạ từ chối không cho tàu Anh đến các hải cảng của bệ hạ như những tàu khác, mà có thể, Bệ Hạ sợ chúng tôi sẽ hành xử chống lại luật lệ quư quốc, tôi xin báo cho Bệ Hạ biết rằng, bất cứ sự phạm pháp nào của người Anh cũng bị trị tội, nếu có chứng cớ hợp thức, và sẽ báo cho chính phủ Nam Hà biết.

Tôi c̣n phải báo cho Bệ hạ biết nếu ngài cho phép kẻ thù của nước Anh [chỉ Pháp] mở một thương điếm hay dễ dàng buôn bán bất cứ thứ ǵ, th́ Bệ Hạ nên biết rằng, sự tiếp xúc với chúng sẽ chuốc lấy hậu quả là mối hận thù của chính phủ Anh.

Tôi không mong cơ sự sẽ đến nỗi như vậy, mà mong Bệ Hạ sống lâu trong hoà b́nh và thoả ư.

Tôi hân hạnh, v.v.

(Dịch theo bản dịch tiếng Pháp, in trong La Cochinchine Religieuse của Louvet, quyển II, t. 496-498).

Lá thư hỗn xược và đe dọa của Roberts cho chúng ta những thông tin đáng chú ư sau đây:

1- Là đại diện Công Ty Anh-Ấn, nhưng Roberts xử sự như là đại diện của nước Anh, điều này chứng tỏ Công Ty Anh-Ấn chính là năo bộ chính sách thuộc địa của Anh ở ngoài nước.

Câu: “Bệ Hạ chỉ cho phép các tàu Anh đến các hải cảng của Bệ Hạ trong cùng điều kiện với các tàu ngoại quốc khác, là một sự xúc phạmtỏ sự trịch thượng và xúc phạm của chính quyền Anh đối với chính quyền Việt Nam.

Câu: “Nếu ngài muốn thương lượng hữu nghị với dân tộc Anh, chúng tôi vẫn sẵn sàng thiết lập sự giao hảo có lợi cho hai nướcchứng tỏ công ty Anh-Ấn là chính quyền Anh.

2- Câu: “Sự quyết tâm rơ ràng tránh tất cả mọi giao hảo với nước Anh của Bệ Hạ, theo ư tôi, là không tương hợp với việc Bệ Hạ nhận những hàng hóa và những đơn đặt hàngƯ muốn nói đến việc Nguyễn Vương vẫn nhận những hàng hoá của công ty Abbott-Maitland, mà Barisy là đại diện. Nói vậy là nhận vơ v́ Abbott-Maitland là công ty tư, buôn bán với Nguyễn Vương từ 1793, cùng điều kiện với những nhà buôn của các nước châu Âu khác, như Bồ, Đan Mạch… họ không hề xin đất để lập thương điếm (xem chương 17, Chính sách đối ngoại của Gia Long).

3- Những lời hỗn xược trong lá thư này đă khiến Gia Long nổi giận và sử gia triều Nguyễn ghi lại trong Thục Lục: “Người Hồng Mao gian giảo, trí trá, không phải ṇi giống ta, ḷng họ hẳn khác, không cho ở lại. Và cũng v́ vậy mà Gia Long càng thêm cứng rắn đối với việc Anh, Pháp xin “thông thương”.

Dư luận thời ấy về việc sứ bộ Roberts

Giám mục La Bartette trong thư ngày 17/9/1803 gửi cho M. Chaumont ở Paris, nói về cái chết của Barisy, có câu: “Tàu Anh c̣n ở đây (tàu của hăng buôn Anh ở Madras) đang tính toán sổ sách với nhà vua. M. Barisy, là đại diện thương mại của tàu Anh tại đây, đă mất một năm rồi, có vài lộn xộn trong sổ sách. Tôi tin rằng cũng sẽ ổn thoả, không có ǵ trở ngại” (Cadière, Doc. Rel. t. 57). Vị giám mục lầm tàu của Roberts thuộc công ty Anh-Ấn với tàu của công ty Abbott-Maitland. Hoặc có thể, công ty Anh-Ấn cũng là chủ nhân công ty Abbott-Maitland?

Sainte-Croix viết đại ư như sau: Chính quyền Anh ở Bengale được tin vua nước Nam vừa toàn thắng, vội gửi sứ giả sang để kư kết buôn bán có lợi cho công ty của họ và tống cổ nước Pháp ra ngoài. Họ xin lấy một hải cảng để đậu tàu và mở thương điếm. Roberts giám đốc công ty Anh ở Quảng Đông được gửi sang nước Nam, mang theo nhiều quà cáp đến Quin-Hône [Qui Nhơn]. Trong khi đợi vua tiếp, th́ ông ta đem quà cáp đút lót các quan và rêu rao nếu buôn bán với Anh th́ sẽ có lợi. Roberts không muốn các thừa sai Pháp ở trong triều cản trở, đă khôn khéo bảo họ rằng chính phủ Anh đă giúp đỡ các thừa sai Pháp tỵ nạn sang Anh sau cách mạng 1789, v́ vậy, trong vụ này, các thừa sai Pháp ủng hộ Anh, kẻ thù của Pháp.

Các quan đă dàn xếp cho vua tiếp Roberts lần đầu, đă nhận một phần quà cáp mà ông ta tốn kém không biết bao nhiêu mà kể. Việc sắp thành, th́ lúc đó, các ông Vannier và Chaigneau, đang làm quan tại triều, đến. Vua không biết rơ sức mạnh của nước Anh, chỉ nghe phong thanh có người Âu đến xin thông thương… Vua hỏi Chaigneau, ông ấy phải quỳ gối hai giờ đồng hồ theo lối Annam, th́ thầm vào tai vua, để các quan khỏi nghe thấy. Sau vua quay ra hỏi ông Roberts lư do tại sao lại muốn buôn bán với nước Nam, ông này tŕnh bày một cách giả dối khiến vua đổi hẳn thái độ, hỏi thẳng: vậy cũng như đă đến chiếm Ấn Độ chứ ǵ? Sau đó vua trả lại quà cáp và hạ lệnh cho nước Anh được giao thông giống như điều kiện đă cho các nước khác. (Tóm tắt Relation Bissachère, t. 97-102).

Sự “tường thuật” của Sainte-Croix có nhiều chỗ ba hoa: Roberts không “hối lộ” được các quan và cũng không nhờ các “thừa sai” Pháp ở trong triều ủng hộ để được vua tiếp lần nào cả. Gia Long biết rơ t́nh thế hơn ai hết: thấy Anh xâm lược Ấn Độ, và chính tàu Armide của vua cũng bị tàu Anh chiếm năm 1798 (xem chương 17, Chính sách đối ngoại của Gia Long).

Montyon nói đến sự thất bại của phái đoàn Hastings năm 1778, sang vào lúc loạn lạc, nên không thành, và về việc phái đoàn Anh đến năm 1804, vua không tiếp: “Năm 1778, nước Anh sau khi làm chủ được một phần đất Ấn, đă t́m cách buôn bán với nước Nam, nhưng không thành [...] Từ khi Gia Long lên ngôi, Công Ty Anh-Ấn lại muốn xây dựng một dự tŕnh xin cho các tàu buôn Anh được hưởng điều kiện thương mại có lợi, đă bí mật gửi người đến điều đ́nh; nhưng hoặc v́ do mưu mô của vài sĩ quan Pháp được hoàng đế tin cậy [chỉ Vannier, Chaigneau], hoặc do sự nghi ngại sức mạnh của Anh, quà đem đến để thương thuyết không được vua nhận, v́ thế người của Công Ty Anh-Ấn cũng không đề nghị được ǵ. (Montyon, I, t. 169).

Barrow th́ chắc chắn rằng Gia Long sẵn sàng giao thương với nước Anh, nhưng v́ trong phái đoàn Anh không ai biết một chữ tiếng Việt, mà bên cạnh vua c̣n có những người Pháp, họ tha hồ dèm pha, nói xấu… Kết quả hiển nhiên là phải như vậy: trong triều chỉ c̣n thông ngôn là thừa sai Pháp, làm sao biết được, họ chỉ dịch cho vua những ǵ mà họ muốn, chúng ta thừa biết họ đối với Anh như thế nào! (Barrow, t. 325-327).

Đọc những lập luận trên đây, không những chúng ta biết thêm được bối cảnh của câu chuyện, (dù đôi lúc các tác giả cũng viết bừa), mà c̣n thấy rơ hơn sự cạnh tranh và ganh tỵ triệt để giữa Pháp và Anh trong việc “buôn bán” này. Kể từ ngày 25/3/1802, Anh Pháp đă kư hiệp ước hoà b́nh Amiens, nhưng không v́ vậy mà “mối thù “giữa hai nước đă giảm. Sự tranh chấp từng miếng đất làm thuộc địa, giữa hai nước vẫn dữ dội, và Roberts là một vụ điển h́nh.

Kergariou kể việc Gia Long chuẩn bị chiến tranh với nước Anh

Kergariou, thuyền trưởng tàu Cybèle của Pháp, trong nhật kư hành tŕnh (sẽ nói ở dưới), kể việc Vua Gia Long pḥng bị chiến tranh với Anh, việc này do Vannier thuật lại với Kergariou về t́nh h́nh Việt Nam, những điều này có thể tin được:

… ông [Gia Long] rất sợ người Anh, lo ngại họ sẽ xâm lấn hải cảng Đà Nẵng mà họ đă t́m cách mua lại [mà không được]. Năm 1812, một chiến hạm Anh xuất hiện ở Đà Nẵng và ở lại 15 ngày. Viên thuyền trưởng đến để đ̣i số tiền 300.000 đồng c̣n lại của hăng buôn Abbott và Maitland ở Madras. Tất cả sổ sách này đă thanh toán xong, [vua đă trả] cho viên thuyền trưởng một chiến hạm khác đến đây từ năm 1807. Nhà vua thấy sự đ̣i hỏi vô lư này, không trả, và gửi bản sao sổ sách xong xuôi cho phó vương Bengale và những người cầm đầu khác ở Ấn Độ. Viên thuyền trưởng Anh nhổ neo đi và hăm dọa rằng, sẽ trở lại đ̣i nợ với đoàn chiến hạm phủ kín mặt biển và sẽ đổ bộ 20.000 người. Từ đó, nhà vua áp dụng mọi biện pháp pḥng vệ cần thiết, cho xây những pháo đài ở Đà Nẵng, người ta cảm thấy rằng, đối với ông, thà mất ngai vàng c̣n hơn chịu thần phục người Anh.

Năm 1813, họ đă đợi người Anh, nhưng người Anh không tới và trong hơn hai năm, cả nước đều ở vị trí pḥng thủ” (La Mission de la Cybèle en Extrême-Orient (1817-1818), t. 127-128).

Về việc này, Thực Lục tháng 7/1812 ghi: “Tàu của người Hồng Mao là Ốc Luân đậu ở vụng Trà Sơn, dâng biểu nói năm trước nhà vua mua súng đạn của trưởng tàu là Áp Bột Miệt Lăng [công ty Abbott-Mailland] giá bạc hăy c̣n thiếu, xin trả cho. Quản tàu vụ là Nguyễn Đức Xuyên đem việc tâu lên. Vua nói: Người Di Địch chỉ biết có lợi, khó nói nhân nghiă được. Giá hàng mua năm trước c̣n ở sổ kia. Gần đây Kê Lê Mân đến xin thêm giá, ta cũng không thèm so đọ, đă cho đủ số rồi. Nay lại tham lam không chán, sở dục biết làm sao cho no được? Bèn sai Đức Xuyên làm thư nghiêm trách, và sao cả sổ mua hàng cho xem. Ốc Luân được thư xấu hổ và sợ, đi mất (TL; I, t. 841).

Kergariou viết thêm nơi trang 151: “… ở nước Nam, có những nơi mà mạch mỏ bạc nổi cao sát mặt đất, những chỗ này được canh gác kỹ lắm, vua không muốn khai thác và cũng không cho ai khai thác. Lư do v́ vua sợ sự giầu có này được bên ngoài biết đến và nếu khởi công khai mỏ, bọn người Anh sẽ kiếm cách xâm chiếm. Hoàng đế rất nghi ngờ ḷng tham lam và gian trá của người Anh, người quả quyết chống lại đến cùng, kể cả việc phải phá huỷ, hay để bị phá những thành tŕ ở ven biển, rồi rút vào đợi quân địch ở chân núi và hẻm núi.

Những điều này chắc chắn do Vannier kể cho Kergariou biết. Thực Lục, năm 1813, tuy không trực tiếp nói đến việc pḥng thủ nước Anh, nhưng ghi lại các việc sau đây: sai đắp thành đất trấn Vĩnh Thanh (là một thành đài cực kỳ kiên cố ở miền Nam). Đắp đài Điện Hải và bảo An Hải ở bên trái và bên phải cửa biển Đà Nẵng (những thành đài này sẽ được Minh Mang kiện toàn, Thiệu Trị xây thêm và đă gây trở lực lớn cho liên quân Pháp Y Pha Nho, khi họ đánh Đà Nẵng năm 1858). Đổi cửa Eo thành cửa Thuận An. Xây đài Trấn Hải. Tuyển binh từ Quảng B́nh vào Nam đến Gia Định. Vua thân chinh ra Thuận An xem đài Trấn Hải và ra Đà Nẵng xem đài Điện Hải. Cho dựng đài hoả hiệu ở núi Chu Mă và núi Quy Sơn. Đúc súng. Định 9 điều lệ nghiêm ngặt cho việc án thủ đài Trấn Hải, cũng là điều lệ chung cho việc pḥng thủ những nơi hiểm yếu. Điều số 8 như sau: “Trấn thủ Thuận An có tin báo về việc ngoài biển (về người Tây Dương) hoặc thấy hiệu lửa ở đài hoả hiệu Quy Sơn cửa biển Tư Dung, tức th́ một mặt sắp quân pḥng bị, một mặt phái người chạy tâu.” (TL, I, t. 857, 859, 860, 862).

Nhũng điểm này chứng tỏ Gia Long chuẩn bị pḥng thủ quân Tây Dương là có thật.

Tàu Cybèle đến Đà Nẵng năm 1817

Từ khi Bá Đa Lộc đại diện Nguyễn Ánh kư hiệp ước cầu viện với de Montmorin tại Versailles ngày 28/11/1787, nhưng sau đó Louis XVI, đổi ư, không thực hiện hiệp ước này; nước Pháp rơi vào cuộc cách mạng 1789, Louis XVI lên đoạn đầu đài và Pháp vào thời kỳ sóng gió loạn lạc thay đổi chính quyền trong 30 năm, đến thời kỳ Vương Chính Trùng Hưng (Restauration), ḍng Bourbon trở lại cầm quyền, Louis XVIII mới nghĩ đến việc trở lại Viễn Đông, và năm 1817 gửi chiến hạm Cybèle do A. de Kergariou điều khiển đến Việt Nam.

Achille de Kergariou sinh tại Quimper (Bretagne), ngày 1/5/1775. Mất tại Ploumoguer (Finistère) ngày 12/12/1820. Từ 1787 gia nhập hải quân, là sinh viên sĩ quan hạng 3. Đến 1792, trở thành sĩ quan. Sau nhiều năm kinh nghiệm, 1814, được thăng thuyền trưởng chiến hạm Cybèle, đi vùng Terre-Neuve [miền Đông Canada] trước khi đến Việt Nam.

Tàu Cybèle khởi hành từ Brest, sau 106 ngày vượt biển không ngừng, đến Pondichéry ngày 1/7/1817, rồi ghé Malacca, Manille, Cavite, Macao, đảo Hải Nam và đến Đà Nẵng ngày 30/12/1817. V́ không đem theo quốc thư, nên Kergariou không được vua Gia Long tiếp, Kergariou rời Đà Nẵng ngày 22/1/1818, đi dọc theo bờ biển phiá Nam, đỗ lại ở Champello [Cù Lao Chàm], Vung-Chao [Vũng Chào, Phú Yên], đảo Tray [Ḥn Tre, Nha Trang], Phanry [Phan Rí] và Cap St-Jacques [Vũng Tàu]. Sau đó đi Poulo-Condore [Côn Đảo] rồi trở lại Malacca ngày 11/2/1818. Ngày 19/10/1818, Cybèle trở về Brest, hoàn thành công tác 19 tháng. Tuy nhiệm vụ chính trị thất bại, Kergariou đă hoàn thành việc kiện toàn những bản đồ bờ biển miền Nam do Dayot vẽ ngày trước.

Về việc tàu Kergariou đến Đà Nẵng, Thực Lục, tháng 12/1817, ghi:

Tàu của Phú Lăng Sa đậu ở Đà Nẵng, đưa thư cho Nguyễn Văn Thắng nói vua nước ấy lấy lại được nước, sai treo cờ ở thuyền đi đến các cửa biển để các nước láng giềng biết, xin dâng sản vật địa phương, đến Kinh chiêm yết. Vua lấy cớ không có quốc thư mà khước từ. Sai Dinh thần Quảng Nam khoản đăi hậu, rồi bảo đi. Lại sắc cho trấn thủ Đà Nẵng rằng nếu thuyền người Phú Lăng Sa có treo cờ bắn súng mừng 21 tiếng th́ ở trên đài Điện Hải cũng bắn trả lời đúng số ấy. Từ sau có thuyền buôn nước ngoài vào cửa biển, bắn súng dẫu nhiều, trên đài chỉ bắn ba tiếng làm hiệu.” (TL, I, t. 959-960).

Nhật kư hành tŕnh của Kergariou

Kergariou để lại cuốn nhật kư hành tŕnh, lưu trữ trong văn khố bộ Hải Quân. Pierre de Joinvillle sưu tầm, chú thích, viết thành luận án tiến sĩ văn khoa, xuất bản năm1914, tại Paris với tựa đề La Mission de la Cybèle en Extrême-Orient (1817-1818), journal de voyage du capitaine A. de Kergariou (Sứ mệnh của tàu Cybèle ở Viễn Đông, nhật kư hành tŕnh của đại uư A. de Kergariou), sẽ dẫn là Kergariou. Nhờ cuốn sách này mà chúng ta có đầy đủ tài liệu vế chuyến đi của tàu Cybèle đến Việt Nam năm 1817-1818.

Cuốn sách này có hai điểm đáng chú ư:

1- Ghi lại các việc hàng ngày, với đầy đủ chi tiết, khiến ta có thể biết rơ mọi diễn biến, trong thời gian từ 30/12/1817, khi tàu đến Đà Nẵng tới 22/1/1818, ngày tàu nhổ neo, đi dọc theo bờ biển phiá Nam.

2- Trong phần Chứng từ (Pièces Justificatives), in những bức thư trao đổi giữa Kergariou và Vannier, Chaigneau, và Quyết nghị của Công Đồng. Những văn bản gốc này, tự chúng đă nói lên sự thực. V́ vậy, trước hết, chúng tôi dịch những lá thư trong phần Chúng từ để độc giả thấy rơ tŕnh tự các sự việc đă xảy ra.

Tới Đà Nẵng ngày 30/12/1817, Kergariou viết ngay lá thư đầu tiên gửi Chaigneau và Vannier, báo tin ḿnh đă tới nơi, và nhờ hai người này giúp để xin gặp vua Gia Long.

Lá thư thứ nhất của Kergariou gửi Vannier và Chaigneau

… Hoàng đế Louis XVIII, đấng cứu thế (Le Désiré), quốc vương Pháp và Navarre [Navarre xưa là miền nam Pháp và bắc Y Pha Nho] đă lên lại ngôi cao của tổ tiên, người lo lắng cho hạnh phúc của thần dân và đang hàn gắn những vết thương do từ quá lâu [nước Pháp] không có chính quyền. Người ra lệnh, lá cờ Pháp, cờ hoa huệ ngày xưa, đă quá lâu vắng bóng, phải trở lại trên biển cả. Khi nh́n đến những vùng đất xa xăm, con mắt người chú ư đến Nam Hà, một đất nước giống như chúng ta, đă bị những nỗi bất hạnh lớn, đă chịu những cuộc nổi loạn kỳ dị. Người đă thấy, cầm đầu đất nước này là một quốc vương chính thống, cũng giống như người, đă gặp phận rủi ro, nhưng cũng nhờ kiên gan mà đă thành công…

Tôi được hân hạnh đặc giao nhiệm vụ trên tàu Cybèle của vua, trở lại vùng biển Á Châu, phô trương chiến hạm của vua, phô trương lá cờ Pháp (và trong cuộc hành tŕnh, tôi có nhiệm vụ chính thức bố cáo rằng Vua Louis XVIII, Cứu thế, đă khôi phục lại ngôi báu của tổ tiên, người đặc biệt dặn ḍ tôi ở lại bờ biển Nam Hà, cố gắng xin được yết kiến nhà vua với mục đích duy nhất là gửi lời khen tặng của vua Pháp và bảo đảm sự nể trọng và quư mến của Pháp hoàng đối với nhà vua, bằng cách chính thức thông báo cho nhà vua biết là hoàng đế đă tức vị, được củng cố bởi ḷng nhân đức, cùng sự kính trọng và t́nh yêu của thần dân… (Kergariou, t. 227-228). Sau đó, Kergariou hỏi ư kiến Chaigneau và Vannier về việc quà cáp biếu Gia Long, nên tặng những thứ ǵ, và nhờ hai người này kiếm cho một người thông ngôn.

Lá thư đầu tiên của Kergariou viết về “sứ mệnh” của chuyến đi, lời lẽ hoa ḥe, khoa trương, được tóm tắt lại trong Thực Lục, chứng tỏ Kergariou không có một “nhiệm vụ” đích thực nào cả, hoặc vua Louis XVIII sai ông ta đi, mà không sửa soạn ǵ. Cũng nên nói thêm: Sở dĩ có lời “rao” này, v́ trước đây Gia Long đă từng nói: chỉ giao thiệp lại với Pháp nếu ḍng họ Bourbon trở lại làm vua. Sự phô trương này chỉ là mặt tiền.

Mặt hậu, không nói ra, nhưng đă dặn Kergariou không được tự ḿnh điều đ́nh ǵ về hiệp ước 1787 (tức là hiệp ước Versailles do Bá Đa Lộc kư, xin cầu viện, nhưng Pháp không thi hành, bây giờ Pháp muốn “đ̣i” các đất đă hứa nhượng trong bản hiệp ước 1787, là Hội An và Côn Lôn). Đó là mặt hậu.

Tất nhiên dù chỉ nói “mặt tiền” ra thôi, th́ cũng bị thất bại rồi: triều đ́nh không tiếp một viên thuyền trưởng chỉ muốn đến “chào vua” mà không đem quốc thư, và Vannier không có thẩm quyền ǵ trên quyết định của triều đ́nh.

Thư trả lời của Chaigneau và Vannier

Thưa ông,

Tối nay chúng tôi nhận được thư ông viết ngày 30/12 vừa qua ở Đà Nẵng. Chúng tôi báo tin ngay cho quan Thương Bạc [tức Nguyễn Đức Xuyên, phụ trách các bộ: Ngoại Giao, Tàu Vụ và Tượng binh] ông cho biết, trước khi tâu vua, cần phải biết rơ mục đích nhiệm vụ của ông; v́ vậy, chúng tôi vinh hạnh đợi lá thư ông sẽ viết để thông báo chi tiết những quà cáp gửi đến có phải của vua Pháp hay của ai khác, và nếu có thư nào của chính phủ Pháp gửi chính phủ Việt Nam. Trong khi chờ đợi, vị quan này sẽ gửi cho ông viên thông ngôn của ông ấy, bởi v́ chúng tôi không có thông ngôn.

Chúng tôi ky vọng rằng…

J.B. Chaigneau, P.Vannier

Huế ngày 3/1/1818 (Kergariou, t. 230)

Thư thứ 2 của Kergariou gửi Chaigneau và Vannier

Thưa các ông,

Tôi vừa hân hạnh nhận được lá thư mà các ông đă gửi cho tôi qua người thông ngôn-đưa thư của ông Bộ trưởng Ngoại giao [Nguyễn Đức Xuyên]. Tôi hy vọng các ông đă nhận được thư thứ hai của tôi v́ thư đầu chỉ có mấy ḍng ghi (note) vội để các ông biết tôi đă đến [note này không thấy in lại].

Tôi hy vọng lá thư này sẽ làm thoả măn hầu hết những đ̣i hỏi của ngài Bộ trưởng Ngoại giao.

Về những phẩm vật mà tôi đă nói với các ông, tôi nghĩ có bổn phận phải trả lời rằng những quà cáp mà tôi được giao phó tặng Vua [nước Nam] đến từ Vua Pháp và nhân danh Vua Pháp, tôi cố gắng làm cho chúng thích hợp.

Tôi không có thư ǵ cho chính phủ nước Nam; sau khi các ông đă đọc thư tôi, các ông sẽ thấy nhiệm vụ của tôi ở các vùng biển này đều giống nhau và thư uỷ nhiệm cũng như sự bảo đảm nhiêm vụ của tôi chính là hiệu kỳ của Vua nước ta. Vả lại, sự chú ư, quan tâm đặc biệt mà Hoàng đế đă gửi theo chiến hạm Cybèle, là một kỷ niệm hữu nghị hơn là những phẩm vật gửi đến Vua nước Nam. Một thần dân [như tôi] không được phép ḍ xét những ư định của quân vương, mà phải thi hành những ư định ấy!… Người đă thực sự sai tôi ngừng lại ở đây và cố t́m cách xin tiếp kiến Hoàng đế nước Nam, để nhân danh người, mạnh mẽ nói lên những điều mà tôi đă thông báo ở hầu hết các vùng bể này.

Quà cáp, tôi nghĩ, gồm có, một đồng hồ treo, một khẩu súng săn và một cặp súng lục của xưởng chế tạo hoàng gia ở Versailles.

Tôi hy vọng…

A. de Kergariou

6/1/1818 (Kergariou, t. 231-232)

Lá thư của Chaigneau và Vannier trên đây chỉ tuân theo thủ tục ngoại giao của triều đ́nh: hỏi rơ mục đích chuyến đi của Kergariou, v́ lá thư đầu nói hàm hồ quá. Nhưng khi Kergariou cho biết không có quốc thư, đáng lẽ Gia Long có thể từ chối ngay, nhưng v́ vua vẫn giữ cảm t́nh riêng với nước Pháp, cho nên đă cho lệnh đón tiếp Kergariou, như sau:

Thư của Vannier gửi đại uư Kergariou

Thưa ông,

Sau khi nhận được những thư ông viết cho chúng tôi ngày 1 tháng này, tôi đă hân hạnh báo tin cho Ngài Bộ Trưởng [Nguyễn Đức Xuyên]; chúng tôi đă dịch những thư này sang tiếng Việt và tâu lên Hoàng Thượng. Người tức khắc ra lệnh cho tôi và quan Thượng thư Bộ Lễ [Phạm Đăng Hưng] đến đây, mời ông xuống đất liền để chúc mừng ông đă đến nơi b́nh an và thảo luận công chuyện; về phần tôi, trước hết, tôi cũng mong được lên tàu để chào ông và tŕnh bày sự kính trọng của tôi, nhưng nếu chưa làm được, lúc này, th́ cũng mong ông thứ lỗi.

Tôi hân hạnh…

P. Vannier

Tourane [Đà Nẵng] ngày 10/1/1818. (Kergariou, t. 232)

Việc Gia Long gửi Thượng thư Bộ Lễ [Phạm Đăng Hưng] đi với Vannier ra Đà Nẵng đón Kergariou (Chaigneau bị thương chân nên không đi được, t. 105), cùng với Dinh thần Quảng Nam, chứng tỏ vua muốn tiếp phái đoàn Pháp, v́ Phạm Đăng Hưng là một trong những vị đại thần đầu triều, uyên bác, có uy tín như Đặng Đức Siêu, Trịnh Hoài Đức, Lê Văn Định… Trong hơn 10 ngày tiếp xúc, đàm đạo, hai bên đăi tiệc lẫn nhau, Phạm Đăng Hưng đă dùng hết cách, vừa hạch hỏi, vừa giúp đỡ Kergariou t́m lối thoát: nếu có một chứng từ ǵ của vua Pháp xác nhận nhiệm vụ của Kergariou, khiến triều đ́nh chấp nhận được mà tiếp, nhưng quả thật Kergariou không có giấy tờ ǵ cả, c̣n tin Kergariou đem đến rao là Pháp Hoàng đă lên ngôi, th́ vua Gia Long đă biết trước rồi. Sau cùng là quyết nghị dưới đây của Công Đồng:

Quyết định của Công Đồng

(Viết cho Vannier)

Ông biết rằng hôm nay chúng tôi đă nhận được lá thư của ông tâu Hoàng Thượng tất cả những ǵ đă xảy ra ở Đà Nẵng với viên thuyền trưởng chiến hạm Cybèle của Pháp hoàng; người này đă nói với ông rằng ông ta được vua Pháp gửi tới để báo tin cho Vua nước Nam biết: vị vua đích thực của nước Pháp đă lấy lại được ngôi báu của tổ tiên. Ở đây, dù rất xa nước Pháp, nhưng trước khi chiến hạm đến, đă có những tàu Pháp khác tới buôn bán, đă báo cho Hoàng Thượng biết tin mừng này rồi, và Hoàng Thượng đă rất vui mừng.

Hôm nay, chúng tôi thấy rằng viên thuyền trưởng Pháp này được gửi tới đây mang ít phẩm vật của Pháp hoàng biếu Vua nước Nam và báo tin cho Hoàng thượng biết Pháp hoàng đă lấy lại ngôi tôn của tổ tiên. Tất cả những thông tin này, chúng tôi đă tâu lên Hoàng thượng, và người dụ rằng những nước xa xôi nhất, muốn đến chào người, người không cản, và người đă ra lệnh triệu tập tất cả các quan họp lại để bàn và quyết định về việc viên thuyền trưởng Pháp tới đây, xem ông ta có thể hay không thể đến chào Hoàng Thượng và dâng lễ vật.

Sau khi đă luận bàn, các quan tâu vua rằng: theo luật xưa và nay, th́ khi sứ thần hay phái viên của bất cứ nước nào đến, các quan phải tháp tùng vua trong đại lễ và giới thiệu với vua những sứ thần này cùng với thư ủy quyền và lễ vật của họ. Luật ngày nay cũng thế.

Vị thuyền trưởng chiến hạm Pháp đến đây không có thư ǵ của vua Pháp; nên chúng tôi không biết giới thiệu ông ta như thế nào trước Hoàng Thượng.

Đó là lời tâu của các quan lên Hoàng Thượng, người bảo họ nói như vậy có lư, và người đă tức khắc ra lệnh cho các quan được gửi ra Đà Nẵng tiếp viên thuyền trưởng chiến hạm Pháp, phải báo cho ông ta biết quyết định của Công Đồng và nói với ông ta rằng, v́ luật của nhà nước không cho phép, nên vua, dù rất phiền ḷng không tiếp được ông ta, nhưng luật quốc gia là vậy, vua cũng bắt buộc phải tuân theo. Từ bây giờ, ông thuyền trưởng, khi thấy thuận gió, hoặc thấy cần đi, th́ cứ tự do quay về.

Huế, ngày 8, tuần trăng thứ 12, Gia Long năm thứ 16, tức ngày 14/1/1818.

Tôi xin chứng nhận bản dịch này đúng với bản gốc.

P. Vannier. (Kergariou, t. 233-234)

Những việc Kergariou kể lại trong hồi kư

Những điều Kergariou kể lại trong hồi kư cho ta biết rơ hơn chi tiết mọi việc xảy ra:

Khi chúng tôi cùng ngồi, ông Vannier làm thông ngôn cho quan đại thần [Phạm Đăng Hưng] cho biết họ được vua nước Nam giao cho nhiệm vụ đến chào và chúc mừng chúng tôi đă đến đây b́nh an, đồng thời cũng có nhiệm vụ hỏi tôi có đem theo thư của vua Pháp hay thủ tướng Pháp không.

Tôi trả lời mơ hồ, bằng cách nhắc lại những điều tương tự trong các bức thư tôi đă viết cho các quan Pháp [Vannier, Chaigneau]. Về điểm đó, ông đại thần ở Huế [Thượng thư bộ Lễ Phạm Đăng Hưng] đă có những nhận xét, những bắt bẻ, cuộc nói chuyện kéo dài, trước một cử tọa đông đảo, tôi cố gắng đối đáp với sự giúp đỡ của ông Vannier.

Cuối cùng, sau hàng ngàn câu hỏi của quan đại thần Bộ Lễ, hầu như giống nhau và có vẻ như vô nghiă, tôi đề nghị với ông Vannier, v́ không có thư của Hoàng Đế hay của Bộ trưởng, đưa cho ông quan bản trích lục những chỉ thị của tôi liên quan đế nước Nam, và tôi sẽ chứng nhận và kư tên ở dưới, để gửi cho Hoàng Thượng và Công Đồng.

Mới đầu, ông không chịu; ông lại hỏi nếu tôi có mang theo chỉ dụ của vua Pháp sai sang xin triều kiến vua nước Nam không.

Tôi trả lời là tôi quả có lệnh về việc này. Ông bảo tôi có thể cho ông xem cái chỉ dụ ấy, ông sẽ sai dịch và tâu vua. Tôi trả lời là không thể được; rằng tôi được sai đi nhiều nước, những lệnh này chứa trong nhiều tập sách, tôi không thể giao phó cho ai, cũng không thể dịch ra được, bởi v́ trong đó có các khoản không dính líu đến nước Nam. Tóm lại, tôi không thể trái lệnh v́ bất cứ cớ ǵ. Và tôi lại đề nghị một lần nữa, là tôi sẽ trích lục lệnh này ra và đóng dấu của tôi. Không hiểu sao tôi lại nẩy ra cái ư này, và đă thành công (trong lúc đó).

Ông quan có vẻ dịu đi; h́nh như những con dấu có ảnh hưởng tới họ; về sau, tôi thấy rơ họ đặt giá trị vào đó. Như thể danh dự của họ. Ngoài ra, ông Vannier c̣n nói thêm một bằng chứng về nhiệm vụ của tôi là việc tôi xin vào triều, bởi v́ nếu không có lệnh đó th́ tôi không dám bỏ chiến hạm đi xa trong thời gian dài như vậy, ở một nước ngoài.

Ông Vannier, hết sức nhiệt thành phục vụ vua [Pháp], đề nghị tôi viết một lá thư [giả], th́ mọi sự sẽ xong xuôi; tôi từ chối và ông Vannier cũng thấy là phải.” (Kergariou, t. 97-98-99).

Kergariou kể: “Dinh thần Quảng Nam, người cao lớn, chẳng nói chẳng rằng ǵ cả, chỉ nhai trầu và hút thuốc. Tất cả đều do Lễ Bộ điều khiển (t. 105).

Lễ Bộ là người sắc sảo, ông quan sát rất kỹ khi tôi nói chuyện với Vannier như để t́m hiểu những điều chúng tôi nói, không có ǵ lọt qua mắt ông được: “Ông có thể lập lại một câu hỏi đến 20 lần, cùng với sự bắt bẻ. Nh́n các dấu đóng ở đầu và cuối bản trích lệnh vua của tôi, so sánh và thấy đồng tiền ở hai dấu ấn, cái tṛn, cái vuông, ông tỏ ư nghi ngờ ngay.Lại phải giải thích nữa. Cuối cùng ông cũng ưng thuận gửi văn kiện này về triều với điều kiện tôi phải cho ông Vannier xem bản gốc và cho biết có thực sự đúng như thế không [...]

Ông Vannier bảo rằng giống nhau y hệt. Lễ Bộ mới vui vẻ nhận văn bản của ḿnh và nói sẽ gửi về cho Hoàng Thượng và viết thư chứng nhận sự thành thực của tôi…” (Kergariou, t. 112-114).

Kergariou viết: “… ông Vannier nói với tôi rằng tất cả giấy tờ giao dịch của ngoại quốc đều được giữ ǵn cẩn thận trong các văn khố, để có thể so sánh, tuỳ nơi, tuỳ thời; từ những thư mà tôi viết cho ông ấy tới cái note nhỏ báo tin tôi đến, chỉ là một mảnh nháp viết vội, ông ấy cũng phải tŕnh ra để lưu lại (Kergariou, t. 112).

Kergariou cũng cho biết trong bữa tiệc các quan khoản đăi phái đoàn, ngoài đũa, bát, c̣n có khăn giải bàn, dao và nĩa của Anh (Kergariou, t. 122).

Rồi Kergariou nói về việc rời Đà Nẵng đi xuống miền Nam: “Tôi muốn đi dọc theo bờ biển nước Nam một cách chính xác trong ṿng thời gian ngắn, tôi bèn yêu cầu ông Vannier cho tôi những lời khuyên, mà, là lính thuỷ, ông biết rơ. Ông đă làm việc cùng ông Dayot trong hơn ba năm, và mới đây ông cũng vừa đi vài chuyến. Chúng tôi lấy tập địa đồ của ông Dayot, ḍ theo, xem lại tất cả mọi chi tiết và không bỏ qua địa điểm quan trọng nào. Ở thời kỳ ông Dayot vẽ các bản đồ bờ biển nước Nam này, ông ấy chưa thạo tiếng Việt mấy, nên có nhiều tên ghi sai. Ông Vannier đă cho biết tất cả những điạ điểm chính ở bờ biển bằng tên Việt và tôi đă sửa lại. (Kergariou, t. 151-152).

Bộ bản đồ của Dayot gồm có:

Số 1: Bản đồ đại cương bờ biển Việt Nam và Cao Mên từ vĩ độ 8° đến 17°.

Số 2: Bản đồ sông Sài G̣n.

Số 3: Bản đồ thành phố Sài G̣n.

Số 4: Phần bờ biển Nam Hà từ Vũng Tàu đến le faux Cap Varelle [?], theo chú thích số 2, trang 204, Cap Varelle giả ở phiá nam Cap Varelle [Đèo Cả, mũi Đại Lănh] 70 dặm.

Số 5: Phần bờ biển Nam Hà kể từ le faux cap Varelle [?].

Số 6: Bản đồ vịnh và cảng Camraigne [Cam Ranh] với con sông chảy qua.

Số 7: Bản đồ vịnh Nha Trang.

Số 8: Bản đồ bờ biển Nam Hà từ đảo Shala [?] tới cap Varelle [Đèo Cả, mũi Đại Lănh].

Số 9: Bản đồ những hải cảng Quan-Dai [Xuân Đài], Vung Lam [Vũng Lấm] và Vung Chao [Vũng Chào].

Số 10: Bản đồ hải cảng Cù Mông, hải cảng Qui Nhơn.

Số 11: Bản đồ hải cảng Đà Nẵng, rút ở tác phẩm của lord Macartney.

Số 12: Bản đồ một phần sông Sài G̣n, từ tỉnh Sài G̣n ra tới cửa biển, của phó đô đốc de Rosily, và bản đồ cảng Candiu [Cần Giờ?] (bản in).

Số 13: Bản đồ một phần biển Đông vẽ theo nhận xét của phó đô đốc de Rosily, 1798 (bản in).

Số 14: Bản đồ vịnh Manillle và vùng chung quanh, theo nhận xét của phó đô đốc de Rosily, 1798 (bản in). (Kergariou, t. 152-153).

Kergariou dù thất bại trong sứ mạng chính trị, cũng không uổng công đến Việt Nam, v́ ông đă đi thám sát bờ biển Việt Nam, bằng tập bản đồ của Dayot, đă kiểm soát kỹ càng những địa danh nào viết sai tên, được Vannier chỉnh đốn lại, và Kergariou đă xác định bản đồ Dayot có giá trị lớn. Sau này, những tàu buôn, tàu chiến của Pháp, đều dùng bản đồ Dayot để đến, hoặc để xâm phạm bờ cơi nước ta.

Vụ tàu Cléopâtre

Dưới thời Vương Chính Trùng Hưng (Restauration), ngoài chiến hạm Cybèle, c̣n có những tàu buôn như La Paix và Henry của các hăng Balguerie-Sarget và Philippon gửi tới VN trước. Đến 1819, hai hăng này c̣n có hai tàu ba cột buồm đến Đà Nẵng. Sau đó, Philippon ngừng hẳn, Balguerie-Sarget tiếp tục gửi các tàu: Larose, Neptune, Courrier de la Paix, đến Việt Nam từ 1820 đến 1826. Chính quyền Pháp muốn làm tiếp công việc Kergariou đă mở đầu, năm 1822, lại sai chiến hạm Cléopâtre, do đại uư Courson de la Ville-Hélio điều khiển, đến Đà Nẵng.

Cléopâtre cập bến Đà Nẵng ngày 20/2/1822, Chaigneau đang giữ chức Đại Lư của chính phủ Pháp tại Huế, kiêm Lănh sự “bí mật” đối với kiều dân Pháp (xem chương 22, Chaigneau II). Courson de la Ville-Hélio báo cho Chaigneau biết ư muốn đến “chào vua”. Dĩ nhiên lần này Chaigneau cũng không vận động được ǵ hơn Vannier và Kergariou lần trước.

Salles kể lại rằng: Ngày 4/3/1822, vua Minh Mạng ra chỉ dụ sai Chaigneau đi đón Cléopâtre, với tư cách là quan của triều đ́nh. Courson de la Ville-Hélio ngỏ ư muốn “đến chào nhà vua với tư cách đại tá hải quân hoàng gia Pháp”, nhưng, theo Salles, “ông Lănh sự đă hết sức cố gắng, mà cũng không thuyết phục được vua tiếp, thậm chí, nhà vua c̣n bắt ông trở lại Đà Nẵng bằng đường bộ với “một đoàn quân từ Huế” như để đề pḥng tàu Pháp tấn công!” Rồi Salles kết luận: “Chính sách thân thiện của Minh Mạng với Pháp là như thế đó!”(Salles, 87).

Chúng ta có thể tin việc này là thực, bởi Minh Mạng không những tiếp tục con đường chính trị của cha, mà ông c̣n là nhà kiến trúc lớn, xây dựng nhiều thành tŕ kiên cố ở khắp nơi trong nước (mà Cardière nhận là thành Vauban do Pháp xây, xem chương 15, Cadière); việc bảo vệ bờ cơi là điểm quan yếu của ông: cửa biển Đà Nẵng trở thành một pháo đài không xâm phạm được, cũng là nhờ Minh Mạng. Khi Pháp đưa chiến hạm Cléopâtre đến để thị uy, Minh Mạng sai Chaigneau đem quân ra đón, là một hành động chính trị rất cao.

Chiến hạm Cléopâtre rời Đà Nẵng ngày 10/3/1822. Từ Paris, Bộ trưởng ngoại giao, trong thư ngày 7/12/1822, khiển trách Chaigneau đă không thuyết phục được Minh Mạng hết nghi ngờ nước Pháp (Salles, t. 88).

Sứ bộ John Crawfurd

Sáu tháng sau khi tàu Cléopâtre nhổ neo, tàu John Adam của Công Ty Anh-Ấn cập bến Đà Nẵng ngày 14/9/1822, với John Crawfurd, đại diện hầu tước de Hastings, toàn quyền Ấn Độ.

Chính quyền Anh, sau vụ Roberts, năm 1804, bỏ đi với lá thư cực kỳ vô lễ, khiến vua Gia Long nổi giận, đă t́m cách trở lại dưới triều Minh Mạng, và đổi thái độ: John Crawfurd không xin đất để mở thương điếm như trước, mà chấp nhận được quyền tự do buôn bán như các quốc gia khác ở Á Châu, nên được Minh Mạng tiếp đăi tử tế, cho về Kinh, tuy vẫn không được gặp vua.

Thực Lục, tháng 9/1822, ghi: “Tổng đốc Manh Nha Hố (tên đất) nước Anh Cát Lợi là Hà Sĩ Định [Hastings] sai Cá La Khoa Thắc [John Crawfurd] mang thư đến dâng phương vật (500 khẩu súng tay, một đôi đèn pha lê lớn). Thuyền đến Đà Nẵng. Dinh thần Quảng Nam dịch thư dâng lên. Trong thư chỉ xin thông thương, cũng như các ngoại quốc khác, không dám xin lập phố để ở. Sai đưa đến Kinh. Cá La Khoa Thắc thành khẩn xin yết kiến.

Vua nói: Hắn là người của Tổng Đốc phái đi, không phải do mệnh của quốc vương. Không cho. Những phẩm vật dâng biếu, cũng không nhận. Sai hữu ty bàn định điều lệ về các nước đến buôn, làm thư của Thương Bạc bảo cho biết [sau đó Thực Lục ghi một danh sách rất dài tên các sản vật nhập khẩu và chiều kích các tàu thuyền của các nước vào các cảng, kèm với giá thuế phải đóng, theo từng miền, từng nước].

Thưởng cấp cho rồi bảo về (thưởng tổng đốc Hà Sĩ Định ngà voi ba đôi, quế 10 cân, kỳ nam, trầm hương đều 5 cân, sừng tê bịt vàng 4 toà, đường phèn 300 cân; thưởng Cá La Khoa Thắc, ngà voi một đôi, quế 2 cân, sừng tê 1 toà, trầm hương 2 cân: thưởng người trong thuyền, ḅ, dê, lợn, đều 10 con, gà vịt đều 100 con, gạo trắng, gạo đỏ, đều 50 bao, gạo nếp 20 bao. Các thứ thưởng cho viên tổng đốc th́ Cá La Khoa Thắc từ không dám lĩnh) (TL, II, t. 226).

Tuy không tiếp, nhưng thái độ của Minh Mạng rất cởi mở, v́ Crawfurd trong thư chỉ xin thông thương, cũng như các ngoại quốc khác, không dám xin lập phố để ở. Crawfurd được dễ dàng đến Huế với vài người tuỳ tùng, hai ngày sau mới gặp Chaigneau và Vannier, khi hai người này đến đón, dẫn Crawfurd lại thăm quan Tượng binh [Nguyễn Đức Xuyên], từ đó gặp gỡ luôn, trong các cuộc thương thuyết, hoặc được dẫn đi chơi trong kinh đô để thấy sự kiên cố của hoàng thành (Salles, t. 89).

Theo Cadière, Crawfurd xếp thời gian này vào đầu tháng 10/1822. Ngày 3/10/1822, Chaigneau mời tất cả phái đoàn Anh và kiều dân Pháp tại Huế đến dự tiệc ở nhà ông. Sau bữa tiệc, cả đoàn đi thăm phố chợ. Vannier ở khá xa nhà Chaigneau: Ở làng Minh Hương gần Bao Vinh (Cadière, La Maison de JB Chaigneau, Consul de France à Huế, BAVH, 1922, I, t. 30).

Cadière dịch lời Crawfurd kể: “Ngày 4/10: Ông Chaigneau tiếp đón chúng tôi hôm qua trong dinh cơ của ông ở bên bờ sông. Bữa ăn hoàn toàn Pháp. Ở nhà ông Vannier hôm trước, chúng tôi cũng được tiếp như thế. Tất cả người Pháp ở chung quanh khu chợ đều được mời đến dự tiệc trong hai dịp này. Một ông bác sĩ già đă làm việc trên tàu của ông de Suffren, cháu ông Chaigneau và hai con trai của ông; các giáo sĩ Pháp ở xa, cách 15 dặm, nên chúng tôi không gặp. Vợ ông Chaigneau là con một người Pháp rất đàng hoàng, bà đă theo chồng sang Pháp cách đây ba năm. Bà Vannier người Việt, nét mặt thanh tú, dáng dỏng cao, xinh đẹp như người miền nam châu Âu. Cả hai ông và vợ đều mặc y phục Việt; họ phải theo tục lệ ở đây: tất cả những người ngoại quốc nào muốn ở đây luôn cũng phải ăn mặc như vậy; ngay cả người Tàu, nhất định không chịu, rồi cũng phải theo; v́ đó là tự ái dân tộc Việt. Họ cho rằng y phục ngoại quốc, dù thế nào chăng nữa, cũng rất buồn cười, khêu gợi ḷng hiếu kỳ, sẽ trở thành rất bực bội… Hai chủ nhân đă tiếp chúng tôi hết sức lễ độ, hiếu khách, hoà nhă chân thành khó có thể hơn được. Tôi vẫn giữ ḷng biết ơn đối với sự ân cần mà họ dành cho chúng tôi. (Cadière, La Maison de Chaigneau, Consul de France à Huế, BAVH, 1922, t. 30-31), và Cadière viết thêm câu: “… sự khen ngợi này, không có ǵ khả nghi, đến từ ng̣i bút của trưởng phái đoàn Anh vừa cướp chỗ [supplanter] của Pháp ở Việt Nam. (BAVH, 1922, t. 31).

Trích đoạn trên đây cho thấy rơ sinh hoạt của người ngoại quốc ở Việt Nam đầu thời Minh Mạng: Không có chuyện “bế quan toả cảng”, thuyền tàu ngoại quốc ra vào và kiều dân Pháp sinh sống b́nh thường, tuy phải theo phong tục nước Việt. Pháp rất bực bội và ganh tỵ với phái đoàn Crawfurd. Tuy Crawfurd được tiếp đón lịch sự nhưng cũng không xin được bệ kiến vua, v́ không mang thư của Anh hoàng, nhưng triều đ́nh thoả thuận cho người Anh tự do buôn bán như người Hoa, ở Sài G̣n, Đà Nẵng, Hội An, Huế, trừ Hà Tiên và Kẻ Chợ tức Hà Nội. Sứ mệnh coi như thành công và Crawfurd có cảm tưởng triều đ́nh đă dịu bớt nghi ngờ nước Anh.

Sự kiện này được coi là thành công của chính phủ Anh, càng làm cho Pháp khó chịu về sự thất bại của Chaigneau. Cadière cho rằng Anh đă “cướp” chỗ của Pháp ở Việt Nam. (Cadière, La Maison de Chaigneau, Consul de France à Huế, BAVH, 1922, t. 31).

Sau vụ Crawfurd, Chaigneau và Vannier càng thêm chán nản. Ngày 9/12/1822, linh mục Taberd viết cho một người bạn: “Hai ông này chán ở đây rồi, muốn trở về Pháp. Chaigneau cũng viết cho linh mục Baroudel ngày 23/5/1823: “Tôi sẽ lấy tàu Larose về Pháp trong kỳ gió mùa sắp tới” (Salles, t. 90).

Tàu Thétis

Ba năm sau vụ tàu Cléopâtre và sau khi Chaigneau, Vannier đă về Pháp vĩnh viễn, Pháp gửi chiến hạm Thétis chở 44 đại bác và 300 thuỷ binh do Bougainville điều khiển, đến Đà Nẵng từ 12/1/1825 đến 17/2/1825, với nhiệm vụ “thuần tuư hoà b́nh và che chở việc buôn bán”. Bougainville cũng được tiếp đăi đúng mức, nhưng cũng không được gặp vua. Ông kể lại trong hồi kư: thuỷ thủ đoàn được dân chúng tiếp đăi niềm nở, tuy nhiên khi ông xin được tiếp kiến để dâng thư của Pháp Hoàng Louis XVIII, vua nước Nam từ chối không nhận, lấy cớ là thư của Pháp Hoàng viết bằng tiếng Pháp và hiện nay, sau khi Chaigneau và Vannier đi rồi, trong triều không c̣n ai biết tiếng Pháp để dịch thư nữa.

Đó chỉ là lư do có tính cách ngoại giao của Minh Mạng, sự từ chối này bắt nguồn từ một nguyên nhân khác, Thực Lục, tháng 1-2/1825, ghi: “Nước Phú Lăng Sa sai người đem quốc thư và phẩm vật đến xin thông hiếu. Tàu đến Đà Nẵng, dinh thần Quảng Nam đem việc tâu lên.

Vua bảo rằng: Nước Phú Lăng Sa cùng nước Anh Cát Lợi thù nhau. Năm trước, nước Anh Cát Lợi nhiều lần dâng lễ, trẫm đều từ chối không nhận, nay chẳng lẽ lại cho Phú Lăng Sa thông hiếu! Song nghĩ khi Đức Hoàng Khảo ta bước đầu bôn ba từng sai Anh Duệ Thái Tử [hoàng tử Cảnh] sang nước họ, cũng có ơn cũ, nếu vội cự tuyệt th́ chẳng phải là ư mến người xa. Liền sai làm thư của Thương Bạc [liền sai quan Thương Bạc viết thư] và thưởng cho mà khiến về. Quốc thư cùng lễ vật th́ không cho tŕnh dâng” (TL, II, t. 388).

Như thế, trước bối cảnh nước Tàu bắt đầu bị liệt cường xâu xé, chính sách ngoại giao của Minh Mạng rất rơ: Không muốn gây sự cạnh tranh giữa hai cường quốc Anh-Pháp, nhưng kiên tŕ giữ độc lập và toàn vẹn lănh thổ, không cho ai một tấc đất nào, dù chỉ là để làm “thương điếm”.

Thụy Khuê 

Nguồn: 
http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-31/

 

Chương cuối:

 

Lời đầu và lời cuối cho một cuốn sách

 

Là người ngoại đạo đối với sử học, khi định viết cuốn sách này, những ǵ biết được về thời Gia Long của tôi không quá những điều đă học trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, c̣n những kiến thức thu lượm được qua sự đọc về sau, cũng chưa xoá nổi cái án mà người Việt dành cho nhà vua qua công thức: “Gia Long cơng rắn cắn gà nhà”.

Hơn 50 năm sống ở Pháp, cho phép tôi nh́n người Pháp một cách công bằng hơn, tức là nh́n họ như một thực thể con người, không phải là bọn “thực dân tàn ác”, cũng không phải là một dân tộc “cao” hơn, giỏi hơn chúng ta về mọi mặt, một sự “cao sang” của người Âu, người da trắng, mà chúng ta muốn mà không đạt nổi, đă biến thành cách lập ngôn “như Tây”.

Ở Pháp, tôi mới hiểu ra rằng: Chỉ khi mặc cảm thấp hèn của người dân thuộc địa bị tiêu diệt đi rồi, ta mới có thể nh́n người Pháp một cách b́nh thường, và điều tra lại lịch sử Pháp-Việt một cách thẳng thắn hơn. Cuốn sách này nằm trong mục đích đó.

Đề tài là t́m lại công trạng đích thực của những người Pháp đến giúp Gia Long, có nghiă là phải t́m xem những người Pháp ấy đă sống, đă tham dự vào các sự kiện lịch sử xảy ra trong thời kỳ Gia Long khởi nghiệp như thế nào, họ đă để lại những công tŕnh ǵ, họ đă lập được bao nhiêu chiến công? Sự khảo sát này sẽ phải đi từ chính những ǵ mà những người trong cuộc viết lại qua thư từ, hồi kư, để so sánh với những điều mà các sử gia thuộc địa thuật lại sau này, trong quá tŕnh soạn sử từ hơn 100 năm nay.

Bộ sách chứa đựng nhiều tài liệu quan trọng, có thể làm nền cho việc nghiên cứu là toàn bộ tập san Đô Thành Hiếu Cổ (Bulletin des Amis du Vieux Huế, BAVH) do linh mục học giả Cadière làm chủ bút, với sự cộng tác của nhiều tác giả khác nhau, trong hơn 20 năm, đă tạo nên một thứ “học viện” về vấn đề này, với những bài nghiên cứu, chủ yếu loạt bài Les français au service de Gia Long (Những người Pháp giúp Gia Long) do vị linh mục chủ bút chủ xướng và thực hiện. Tập san này chia làm hai phần:

1- Phần nghiên cứu: sưu tập, dịch và in lại nhiều tài liệu gốc, rút ra từ những văn khố.

2- B́nh luận hoặc tŕnh bày lịch sử theo quan điểm thuộc địa.

Phần một, về tài liệu gốc, có giá trị cơ bản.

Phần hai, dù được viết dưới dạng phân tích và tổng hợp một cách khoa học, nhưng mấu chốt vẫn dựa trên những điều do các ng̣i bút đi trước như La Bissachère, Sainte-Croix, Alexis Faure, Louvet… viết ra, và những người này, đă dựng nên một số điều, lấy sự bịa đặt làm cơ sở. Tuy nhiên, những bịa đặt này của họ, không thể đi xa được, nếu không có sự tiếp tay của các nhà nghiên cứu, sử gia như Maybon, học giả như Cadière.

Cho nên, có thể nói, từ thập niên 20 thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu thuộc điạ, đă xây nên một thứ huyễn sử, trong đó, Bá Đa Lộc có công tột đỉnh: đứng đầu tổ chức, mua súng ống, tàu chiến, mộ các “sĩ quan” và binh lính Pháp về giúp Nguyễn Ánh thống nhất đất nước. Các “sĩ quan” này, không những đă lập chiến công rực rỡ mà c̣n làm tàu chiến, dựng nền pháo binh và tổ chức quân đội theo lối Tây phương, xây dựng những thành tŕ kiến trúc kiểu “Vauban” trên toàn thể nước Việt, dưới thời Gia Long và Minh Mạng. Hơn 100 năm qua, chẳng những chúng ta chấp nhận huyễn sử đó, không một lời bàn lại mà c̣n khuếch trương thêm trong sách sử Việt. Chỉ riêng Trần Trọng Kim, khi viết về giai đoạn này, đă theo sát Thực Lục hơn cả, nên ông ít bị sai lầm. C̣n những ai tiếp nhận lập luận và thông tin do các tác giả thực dân đưa ra mà không so sánh với những điều ghi trong quốc sử, hoặc coi thường quốc sử, thường mắc những sai lầm nghiêm trọng.

Bởi v́, từ sự so sánh này, sẽ nảy ra những khác biệt vô cùng quan trọng, giữa những con người đích thực và những con người trong huyễn sử. Những tài liệu gốc, do chính tay Bá Đa Lộc và những người lính Pháp viết ra, để lại cho chúng ta h́nh ảnh:

- Một Bá Đa Lộc, thất bại nặng nề, trong sự cố sức vận động chính phủ Pháp đem quân giúp Nguyễn Ánh, mục đích dẫn đường cho Pháp vào Việt Nam, để khi Gia Long tại vị, sẽ có một chính quyền thân đạo; để khi hoàng tử Cảnh nối nghiệp cha, sẽ có một ông vua thân Pháp, học tṛ của ḿnh.

- Những người lính Pháp vô học, v́ hoàn cảnh xung lính t́nh nguyện, nhưng không kham nổi chính sách khắc nghiệt trên các tàu chiến thời đó, nên đă đào ngũ, đă trôi giạt đến Nam Hà, mà họ tưởng là một nước giàu có, họ tưởng Nguyễn Ánh là một thứ tiểu vương Ấn Độ, vàng bạc châu báu đầy người; nhưng rồi họ sớm thất vọng, phần lớn đều đă bỏ đi.

- Trong số rất ít người c̣n lại, chỉ Olivier de Puymanel là có công hợp tác với các chuyên viên Việt, chế tạo các hạng hoả xa, chấn địa lôi, và làm kế hoả công đốt thuyền địch; chỉ Vannier, Chaigneau và de Forçant là được quản ba thuyền bọc đồng, Phượng Phi, Long Phi và Bằng Phi, trong hai năm cuối của cuộc chiến: 1801-1802.

Nhưng khi các sử gia thuộc điạ thuật lại công trạng của Bá Đa Lộc và những người lính này, th́ như có một ngọn đũa thần: đức cha Bá Đa Lộc thoát khỏi vị trí thầy tu để trở thành vị “nguyên thủ”, “người cha tinh thần”, đă “cầm đầu” cuộc chiến.

Những người lính vô học đào ngũ, trở thành những vị “sĩ quan”, những “kỹ sư”, những “kiến trúc sư”, những nhà lănh đạo, tổ chức và huấn luyện quân đội, xây dựng những thành quách “Vauban” ở Việt Nam…

Sự biến đổi có tính cách thần thoại đó, không chỉ ngừng ở các sách nghiên cứu có tính cách thuộc địa của một miền như tập san Đô Thành Hiếu Cổ, mà nó đă đi và bộ nhớ kinh viện của các từ điển như Larousse. Khi tra chữ Gia Long, chúng ta sẽ thấy những ḍng sau đây: “Nguyễn Ánh, sinh ở Huế (1762-1820), Hoàng đế An Nam (1802-1820). Ông chiếm lại đất nước bằng sự giúp đỡ của nước Pháp và xây dựng nên triều đại nhà Nguyễn” (Petit Larousse en couleurs, Paris, 1980, t. 1248).

V́ thế, việc điều tra lại sự thật, là cần thiết; có thể, ngay bây giờ, chưa đem lại hiệu quả, nhưng 5 năm nữa, 10 năm nữa, 100 năm nữa, nếu chúng ta kiên tŕ trong sự t́m kiếm lại sự thực lịch sử, không chỉ trong giai đoạn Gia Long, mà tất cả những giai đoạn khác, từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, đến thời Pháp thuộc, sang chiến tranh Đông Dương, và cuộc chiến Việt Nam, 1954-1975.

Việc làm chúng tôi vừa thử nghiệm với Gia Long chỉ là bước đầu, với những ḍ dẫm, khám phá, cố gắng t́m kiếm một số sự kiện chúng ta tưởng rằng như thế, mà thực sự không phải thế. C̣n lại, là cả một không gian và thời gian lịch sử mênh mông trước mắt chúng ta, chưa hề được khám phá và tháo gỡ để hiểu đâu là sự thực.

Nhờ các bộ chính sử biên niên của nhà Nguyễn, về bốn triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, mà chúng ta có những tài liệu đáng tin cậy về phiá Việt, để có thể đối chiếu với những tài liệu của Pháp. Việc viết lại sử về các thời đại này, tuy khó, nhưng c̣n có thể làm được. Sau khi vua Tự Đức mất, nước ta mất dần quyền tự trị, các sử gia của triều đ́nh Huế, không c̣n tự do để ghi lại những sự thật mà người Pháp thực dân không muốn đưa ra. V́ vậy, công việc nghiên cứu sử, sau thời Tự Đức, đă là khó khăn gấp bội.

Khi Nguyễn Quốc Trị t́m lại lịch sử Nguyễn Văn Tường, ông đă gặp những khó khăn đó: Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất thuyết, v́ cực lực chống Pháp, nên đă bị bôi nhọ bằng đủ cách, không chỉ trong tài liệu và sử sách của Pháp, mà c̣n cả trong chính sử Việt Nam. Nguyễn Quốc Trị đă t́m ṭi và đưa ra ánh sáng, tŕnh bày các tư liệu gốc đă bị các ng̣i bút thực dân che đậy, xuyên tạc, không chỉ trong trường hợp Nguyễn Văn Tường – Tôn Thất Thuyết, mà c̣n cả về các vua quan nhà Nguyễn.

Tựu trung, sự vắng mặt một nền nghiên cứu sử học có hệ thống về triều đại nhà Nguyễn, trong khoảng 100 năm nay, cộng thêm sự chôn vùi và bôi nhọ nhà Nguyễn do chính quyền cộng sản gây ra, đă tạo ra một thế hệ người Việt không biết rơ sử của nước ḿnh, từ cuối thế kỷ XVIII đến ngày nay, tức là gần ba thế kỷ. Lỗ hổng không thể lấp nổi này, hiện nay quá trễ với một số người, nhưng c̣n có thể cứu văn với một một số người khác, nếu chúng ta kịp thời hành động. Để làm ǵ?

Để biết rơ đời sống người Việt trong khoảng hơn 200 năm nay.

Để biết những ǵ đă thực sự xảy ra trong lịch sử. Biết công lao đích thực của nhà Nguyễn, đặc biệt, Gia Long vừa lên ngôi đă phải ngăn ngừa tham vọng Anh, Pháp xâm chiếm lănh thổ, Minh Mạng đă xây dựng và bảo toàn bờ cơi, Thiệu Trị đă bị tàu Pháp đánh lén, chấm dứt hy vọng “ngoại giao và thông thương”, Tự Đức đă chống trả với Pháp trong gần ba mươi năm, trong những điều kiện như thế nào.

Để biết những ǵ người Việt thực sự đă làm, mà người Pháp thực dân t́m cách cướp công.

Để biết những khó khăn của triều Nguyễn, trong việc giữ ǵn xứ sở được toàn vẹn trong gần 100 năm, khi làn sóng Âu Châu tràn sang chiếm hữu Á Châu, khiến những nước lớn như nước Tàu cũng bị liệt cường xâu xé.

Lịch sử không chỉ nằm chết trong những ngày tháng bất động, ai thắng, ai thua, mà lịch sử c̣n là đời sống con người, là vua Gia Long nói ǵ, là Bá Đa Lộc nói ǵ, là người dân cửa biển Đà Nẵng phản ứng thế nào khi thấy tàu ngoại quốc tiến vào bến cảng?

Lịch sử c̣n là Gia Long đối phó như thế nào khi tàu Việt bị tàu Anh bắt giữ.

Lịch sử c̣n là sự tiếp đăi một tàu ngoại quốc dưới thời Gia Long, Minh Mạng như thế nào, và những sự kiện này đă bị sử gia thực dân xuyên tạc ra sao?

Lịch sử c̣n là t́m hiểu việc các sứ bộ Anh Pháp đến xin “thông thương”, mà chúng ta ngây thơ tưởng họ chỉ xin “buôn bán” mà các vua “bế quan toả cảng” không cho. Thực ra, sự “thông thương” của họ có nghiă là “xin” một mảnh đất, một thành phố, để đặt “bản doanh” trên nước Việt.

Lịch sử c̣n là việc Minh Mạng đă bắt đầu thay đổi chính sách ngoại giao, năm 1839, đă gửi phái đoàn sang Âu Châu quan sát và học hỏi, nhưng khi họ trở về th́ Minh Mạng đă mất đột ngột v́ ngă ngựa, nên chương tŕnh bị bỏ dở.

Lịch sử c̣n là sự điều tra xem những ǵ đă xảy ra, khi hai tàu chiến Pháp Gloire và Victorieuse do Lapierre và Rigault de Genouilly điều khiển, đến Đà Nẵng, 15/4/1847, đă tấn công lén, đă tiêu diệt 5 thuyền chiến bọc đồng của triều đ́nh, rồi bỏ trốn, khiến vua Thiệu Trị phẫn uất mà chết, trong những tháng sau đó. Nhưng phiá Pháp, câu chuyện được tŕnh bày ngược lại: Tàu Pháp đến để “cứu” Giám mục Lefèbvre (đă được vua Thiệu Trị trả tự do từ trước); đậu ở Đà Nẵng, bị 5 tàu đồng Việt “tấn công” và đă chuốc lấy thảm bại!

Lịch sử bắt buộc chúng ta phải điều tra lại tất cả những ǵ được các sử gia thực dân đưa ra, những ǵ của chính người Việt chép lại, rồi phải xem xét, đọc lại những bàn định, những kế hoạch, trong triều Thiệu Trị, phải khảo sát những chi tiết nhỏ xảy ra tại hiện trường, để đối chiếu với những ǵ mà thuyền trưởng Lapierre công bố trên báo chí thời đó, để che giấu, lấp liếm sự thật.

Điều tra, như vậy để làm ǵ?

Điều tra để t́m lại sự thực lịch sử, dĩ nhiên, nhưng không chỉ lịch sử trận Đà Nẵng 15/4/1847. Trận Đà Nẵng chỉ là một yếu tố trong lịch sử, mà lịch sử bao gồm hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn, yếu tố… mọi yếu tố đều phải soi rạng, chiếu kỹ, đến cùng.

Bởi nếu không điều tra, chúng ta sẽ phải đời đời chấp nhận, những “sự thực” của sử gia thực dân, như: vua Gia Long nhờ nước Pháp mới lấy lại được ngai vàng, Olivier de Puymanel là thủy tổ xây dựng nên các thành tŕ Vauban ở Việt Nam, v.v.

Điều tra để rút kinh nghiệm quá khứ, cho hiện tại và tương lai.

Điều tra bởi v́ công việc các sử gia nhà Nguyễn, trong suốt chiều dài hơn một thế kỷ, đă không được tiếp nối, trong thời kỳ Pháp thuộc, hoặc có, nhưng dưới sự giám định của chính quyền thực dân. Không được tiếp nối, sau hiệp định Genève, 1954, bởi v́, miền Bắc thuộc chính quyền cộng sản với hậu quả của nó như chúng ta đă biết; và miền Nam trong 20 năm tương đối tự do, nhưng không đủ phương tiện và thời gian để dựng lại môt nền sử học có cơ sở. Sau đó, cả nước rơi vào thể chế toàn trị.

Sự ghi chép sử hàng ngày, hàng tháng của chúng ta đă dừng lại ở thời Tự Đức, tức là nửa sau thế kỷ XIX. Trong gần hai thế kỷ, chúng ta không có một nền nghiên cứu sử học liên tục theo lối biên niên hay phân tích tổng hợp.

Cho nên, những người nghiên cứu lịch sử sau này, sẽ không thể có những tài liệu, dù chính thống nhưng đúng đắn như Thực Lục, Liệt Truyện… để làm mốc dựa vào và điều tra thêm. Nhưng tệ hại hơn nữa, là họ sẽ không có tài liệu nào về phiá chính thống, có thể tin được để mà sử dụng. Với những hồi kư nhiều tập của Vơ Nguyên Giáp, chúng ta khó rút ra được một sự thực lịch sử đáng tin cậy, về trận Điện Biên Phủ: Ai lập chiến thuật, quân lực hai bên, vũ khí, con số, t́nh h́nh các mặt trận… đă chính xác xảy ra như thế nào?

Bởi v́, người ta không thể viết lịch sử bằng những thông tin tuyên truyền; cho nên, khi một bên chỉ đưa ra những thông tin phóng đại, th́ người viết sử bắt buộc phải dùng những thông tin “ít tuyên truyền lộ liễu” hơn, tức là họ sẽ dùng những tư liệu bên kia, của Pháp, trong chiến tranh Đông Dương và của Mỹ, trong cuộc chiến Việt Nam 1954-1975.

Và kinh nghiệm cho chúng ta biết rằng, khi chỉ có tài liệu của một bên, th́ sẽ đưa đến những khó khăn, sai lầm, không thể lường được, v́ lịch sử sẽ được viết, theo những điều mà người ta cho phép công bố.

Sau cùng, lịch sử là môn học và nghiên cứu vô cùng lôi cuốn, là một cuộc điều tra không ngừng, về dữ kiện và về con người, về sự man trá và chính trực của con người, là kho tàng chứa những kinh nghiệm cứu nước, giữ nước và xây dựng đất nước.

Sở dĩ ngày nay, học tṛ không muốn học lịch sử v́ người ta đă đánh chết lịch sử bằng phương pháp chôn vùi sự thật, mà lịch sử là sự đào bới sự thực. Tất cả những oan khuất của con người, trong những thế hệ đă qua, đều nằm trong da thịt của lịch sử, sẽ được hết lớp này, lớp khác thay phiên nhau đào lên, để cởi mở, giải thoát, bởi v́ sự nghiên cứu lịch sử giúp chúng ta dựng lại con người toàn diện, dựng lại một đất nước toàn diện, dựng lại một nền văn minh toàn diện, dù cho nó đă bị lấp liếm, cướp đoạt, cả trăm năm, bởi những thông tin ngụy tạo.

Thụy Khuê 
Paris ngày 18/9/2015



Nguồn: http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/khao-st-cng-trang-cua-nhung-nguoi-php-gip-vua-gia-long-ky-cuoi/

 

 

 

 

 

 


Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Politics of Southeast Asia ֎ Bên Gịng Lịch Sử

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn 

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

Your name:


Your email:


Your comments: