MINH THỊ
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI THẢM HẠI,ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎
◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙
◘ White House ◘ National Archives ◘ .
◘ Federal Register ◘ Associated Press
◘ Reuter News ◘ Real Clear Politics
◘ MediaMatters ◘ C-SPAN ◘ .
◘ Videos Library ◘ Judicial Watch ◘
◘ New World Order ◘ Illuminatti News
◘ New Max ◘ CNS ◘ Daily Storm ◘
◘ Observe ◘ American Progress ◘
◘ The Guardian ◘ Political Insider ◘
◘ Ramussen Report ◘ Wikileaks ◘
◘ National Review - Public Broacast ◘
◘ Federation of Anerican Scientist ◘
◘ Propublica ◘ Inter Investigate ◘
◘ ACLU Ten ◘ CNBC ◘ Fox News ◘
◘ CNN ◘ FoxAtlanta ◘
◘ Indonesian News ◘ ◘ Philippine News ◘
◘ Nghiên Cứu Quốc Tế ◘ Nghiên Cứu Biển Đông
◘ Thư Viện Quốc Gia 1 ◘ Thư Viện Quốc Gia
◘ Học Viện Ngoại Giao ◘ Tự Điển Bách Khoa VN
◘ Ca Dao Tục Ngữ ◘ Học Viện Công Dân
◘ Bảo Tàng Lịch Sử ◘ Nghiên Cứu Lịch Sử ◘
◘ Dấu Hiệu Thời Đại ◘ Viêt Nam Văn Hiến
◘ Thư Viện Hoa Sen ◘ Vatican? ◘ Roman Catholic
◘ Việt Báo ◘ Việt List ◘ Xây Dựng ◘
◘ Phi Dũng ◘ Việt Thức ◘ Hoa Vô Ưu
◘ Việt Tribune ◘ Saigon Times USA ◘
◘ Người Việt Seatle ◘ Cali Today ◘
◘ Dân Việt ◘ Việt Luận ◘ Thơ Trẻ ◘
◘ Tin Mới ◘Tiền Phong ◘ Xă Luận
◘ Dân Trí ◘ Tuổi Trẻ ◘ Express ◘
◘ Lao Động ◘Thanh Niên ◘Tiền Phong ◘ Tấm Gương
◘ Sài G̣n ◘ Sách Hiếm ◘ Thế Giới ◘ Đỉnh Sóng
◘ Chúng Ta ◘ Eurasia ◘ ĐCSVN ◘ Bắc Bộ Phủ
◘
Văn Học ◘
Điện Ảnh
◘
Cám Ơn Anh
◘
TPBVNCH
◘1GĐ/1TPB
◘
Bia Miệng
THÁNG GIÊNG NĂM MỚI 2017
Anh lùn cạnh nhà thờ Đức Bà
VIÊN LINH
(Nghệ thuật Số 27)
Nhà thơ Viên Linh
Trên nguyệt san Tin Sách của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam số 44, tháng 2-1966, ông Vũ Hạnh được dành 4 trang để điểm cuốn tiểu luận Tiếp Nối của Trần Thanh Hiệp, do nhà Sáng Tạo xuất bản. Ở đoạn kết bài đó, ông Hạnh viết:
"Không có một cái nội dung dân tộc cụ thể, mọi sự đổi mới cũng sớm trở thành trừu tượng mâu thuẫn, và xa dân tộc. Trong bài Sự thưởng ngoạn nghệ thuật bây giờ, tác giả quan niệm văn nghệ không c̣n chọn lấy đối tượng trong đời sống dân tộc, không dựa theo một cảm quan dân tộc mà chỉ căn cứ vào sự suy luận chủ quan của người văn nghệ, và độc giả phải t́m thấy bổn phận t́m hiểu tác giả như là đối tượng của ḿnh. Đó là một sự đảo ngược, và sự đào ngược như thế chính là một thứ quan niệm vay mượn từ những sinh hoạt phân ly trầm trọng của một xă hội Tây Phương. Cho nên nghệ thuật bây giờ mà tác giả đem hết t́nh biện hộ, không c̣n vay mượn ǵ ở truyền thống của dân tộc nữa, như tác giả viết: "Sỏ dĩ nghệ thuật bây giờ lay động người thưởng ngoạn nhiều bởi v́ nó đă thực sự ly khai được với nghệ thuật trước nó" (trang 54). Thiết tưởng dù có đổi mới bao nhiêu, văn học nghệ thuật cũng phải là sự Tiếp Nối. Khi đă thật sụ ly khai là đă chối bỏ, và đă chối bỏ là đă bắt đâu lạc lơng. Cũng như về thơ tự do, dù tác giả và bạn hữu có biện luận đến bao nhiêu cái thực tại ấy hiện nay cũng đang suy ṃn rơ rệt. Nó không "lớn mạnh một cách hiển nhiên" như tác giả đă xác nhận theo ḷng tin tưởng của ḿnh, ở đoạn cuối bài, bởi v́ trong khi khai sanh ra lối thơ đó, những nhà thơ của chúng ta cũng chỉ căn cứ vào sự chủ quan nhiều hơn là vào thực tại dân tộc. Qua những lư lẽ phân tích, người ta chỉ thấy tác giả đề cập đến phần kỹ thuật mà không xác định thật rơ yếu tố nồng cốt cấu thành ra nó, là một kêu đ̣i của xă hội thực sự hiển nhiên.
Không, xă hội chúng ta đang sống không hề biến thể theo nghĩa đổi mới mà chính trong nhiều địa hạt nó đang đi lại một cái ṿng tṛn lẩn quẩn. Và thơ Tự Do hiện tại là con đẻ của lư trí nhất thời, đă bị lư trí từ khước, và nếu nó c̣n tồn tại ở mức độ nào la nhờ nó được nuôi dưỡng ở ḷng tự ái nhiều hơn."
Ở đây tôi không bàn ǵ đến cuốn Tiếp Nối, cũng như đến thái độ của Trần Thanh Hiệp trước các vấn đề văn học nghệ thuật, nhưng tôi sẽ nói về thái độ của ông Vũ Hạnh, trong vài nhận định về nghệ thuật. Tôi không phải là một người suy nghĩ về văn học nghệ thuật. Vấn đề văn nghệ và nội dung dân tộc do đó không phải là vấn đề cần thiết đối với một người làm thơ, viết văn. Tôi là một người làm thơ, viết văn, nghĩa là không sống trong sinh hoạt văn nghệ như một người biên chép những tác phẩm đă hoàn thành, mà hoàn thành những tác phẩm. Do đó không bao giờ tôi bận tâm về vấn đề gọi là nội dung dân tộc, nhất là lại "nội dung dân tộc cụ thể" như ông Hạnh viết. Hạn định một nội dung dân tộc trong việc sáng tác là lối hạn định của một thứ cán bộ, không phải của một nhà văn. Mang dân tộc ra để nhận định về một vấn đề nghệ khuất là tác phong của các ánh đèn dầu cho văn nghệ hơn là một nhà đọc sách. Ông Hạnh viết: "Không có một cái nội dung dân tộc cụ thể, mọi sự đổi mới cũng sớm trở thành trừu tượng mâu thuẫn và xa dân tộc". Tôi không biết ông Trần Thanh Hiệp đặt vấn đề văn nghệ dân tộc ra sao, và ví dụ là có, th́ tôi không cần biết, nếu không muốn nói thêm là ông Hiệp đă không nhân danh văn nghệ khi nói tới điều đó.
Ông cũng nhân danh một tư cách ǵ đó tương tự như tư cách một thứ cán bộ khi ông nói đến văn nghệ dân tộc. Văn nghệ của người Việt Nam là văn nghệ của Dân Tộc Việt Nam. Đặt vấn đề dân tộc trong văn nghệ chỉ là việc làm của những anh ở ngoài văn nghệ, hay muốn dựa dẫm vào văn nghệ, như anh lùn cạnh nhà thờ Đức Bà dựa dẫm vào ḷng bác ái của kẻ ngoan đạo.
Anh ta chỉ có thể sống được khi tiếng chuông nhà thờ c̣n đổ. Anh ta cần người ngoan đạo. Nhưng người ngoan đạo không cẩn nh́n thấy anh lùn mới biết là ḿnh đang đi nhà thờ. Tôi không thấy có cái ǵ gọi là trừu tượng mâu thuẫn khi đọc một truyện ngắn "không có một cái nội dung dân tộc cụ thể". Ông Hạnh c̣n viết "Cho nên NGHỆ THUẬT Bây GIỜ mà tác giả (tức T. T. Hiệp) đem hết t́nh biện hộ, không c̣n vay mượn ǵ ở truyền thống của dân tộc nữa." Nói vay mượn tức là nói cái này vay mượn cái kia, hay là cái này ở ngoài cái kia. Như thế là đặt văn nghệ như một thứ ǵ đó tự nó ở ngoài dân tộc, và muốn có truyền thống dân tộc, nó phải vay mượn. Tôi nghĩ không một nhà văn nhà thơ VN nào có tự ty là ḿnh phải vay cái này, vay cái kia của truyền thống dân tộc mới hoàn thành được một tác phẩm văn nghệ. Những người có tự ty ấy vốn thật sự hắn ở ngoài văn nghệ, và thèm muốn được chấp nhận như có ở đây ở Việt Nam, có nghĩ đến Việt Nam, văn nghệ Việt Nam. Đặt vấn đề ấy ra là bởi v́ hắn không có chủ quan của người sáng tác: hắn đi vào sáng tác bằng lối suy nghĩ. Người sáng tác đích thực là người nghĩ trong tác-phẩm-đă-hoàn-thành, chứ không phải sáng tác theo một hạn định nào đó (v́ hạn định ấy sẽ được chấp nhận như một lẽ đương nhiên), Ngươi làm văn nghệ là kẻ duy nhất có quyền quyết định về văn nghệ, và vấn đề của văn nghệ nằm ở trong nó chứ không nằm ở trong một đối tượng nào khác. Có một ngh́n thứ nội dung nhưng chỉ có 1 thứ văn nghệ. Chính khí ca, không phải là văn nghệ. Mười Điều Tâm Niệm, không phải là văn nghệ. Đặt đối tượng dân tộc cho văn nghệ cũng như đặt đối tượng học tṛ cho nhà giáo.
Người làm văn nghệ không bao giờ sợ bị đuổi, bởi v́ hắn tự chọn đối tượng theo chủ quan - như tôi chỉ làm thơ về tôi thôi - chứ không phải đối tượng chọn hắn. Vậy đối tượng của văn nghệ là thuộc quyền người văn nghệ, do sự chi phối của người văn nghệ hắn làm chủ một thế giới theo quyền năng và cung cách của một Hoàng Đế, một nhà độc tài, không cần do dân bầu: hắn hoàn toàn tuyệt đối, hoặc sống hoặc chết, nhưng không cần ve văn ai chỉ để thu lấy một số phiếu vừa đủ để đứng ở đó. Nội dung này nọ chỉ là việc nḥm ngó từ ngoài tới. Trong bài Tùy Bút cho một thi sĩ, Nghệ Thuật số 12, tôi đă nói về điều này.
Ông Trần Thanh Hiệp cũng bàn về chủ quan của người văn nghệ, và cho rằng độc giả cần nh́n tác giả như một đối tượng. Ông Vũ Hạnh cho rằng đó "chính là một thứ quan niệm vay mượn từ nhũng sinh hoạt phân ly trầm trọng của một xă hội Tây Phương".
Tôi không biết xă hội Tây Phương, dù là một xă hội Tây phương nào đó thôi, nó như thế nào. Nó phân ly cái ǵ, với cái ǵ, nhưng theo tôi hiểu, ông Vũ Hạnh muốn chỉ sự phân ly giữa cuộc sống của người này với người ta. Cũng theo tôi hiểu, ông Vũ Hạnh muốn, người viết phải "dựa theo một cảm quan dân tộc" để đến với người đọc. Cảm quan dân tộc ở đây không phải lá tinh thần mà là số lượng: cảm quan của đa số. Ông Hạnh muốn tác phẩm là một thứ cửa ngơ cộng đồng để nhiều người cùng có thể tới đó, tụ họp ở đó - thay v́ các tác giả của nghệ thuật bây giờ muốn có một sinh hoạt phân ly, theo ư ông Hạnh. Nếu mươi người đọc 1 cuốn sách cùng có một thứ "cảm quan dân tộc" - như lũ học tṛ cùng nhận được một lời giảng - th́ cuốn sách đó chỉ là một thứ ca dao bằng văn xuôi - một thứ Thạch Sanh Lư Thông tuyển tập tựa như tác phẩm Vượt Thác mà thôi. Cuốn sách không phải là một sân khấu cùng một lúc đón nhận bởi đám đông. Nó đến với từng người trong nhiều hoàn cảnh. Nó là sinh hoạt phân ly.
Tất cả là sinh hoạt phân ly, kêu gọi cộng đồng không phải là công việc người văn nghệ: người văn nghệ kêu gọi mỗi người sống lấy ḿnh mà thôi. Kêu gọi cộng đồng là công việc của kẻ đă được sống sót v́ ḷng thương của kẻ khác, như anh lùn cạnh nhà thờ Đức Bà được sống bởi các con chiên.
Ông Vũ Hạnh viết: "dù có đổi mới bao nhiêu, văn học nghệ thuật cũng phải là sự tiếp nối."
Tôi không thể nào quan niệm được rằng văn học nghệ thuật là sự tiếp nối. Người cán bộ này có thể tiếp nối người cán bộ kia, nhưng nhà văn này không thể tiếp nối nhà văn khác, nếu không lật ngược trở lại bởi chúng không nhận lănh nhiệm vụ với ai, ngoài ḿnh ra. Quan niệm văn nghệ là tiếp nối là một quan niệm có tính cách vui ích, công lợi, điều ḥa. Lối văn nghệ ấy cũng cần phái có, chứng cớ là xă hội này, dù bao đổi mới, vẫn có ông Vũ Hạnh.
"Cũng như về thơ tự do, dù tác giả và bạn hữu có biện luận đến bao nhiêu cái thực tại ấy hiện nay cũng đang suy ṃn rơ rệt... bởi v́ khi khai sinh ra lối thơ đó, nhũng nhà thơ của chúng ta cũng chỉ căn cứ vào sự chủ quan nhiều hơn là vào thực tại dân tộc"... Và thơ Tư Do hiện tại là con đẻ của lư trí nhất thời, đă bị lư trí từ khước, và nếu nó c̣n tồn tại ở mức độ nào là nhờ nó được nuôi dưỡng ở ḷng tự ái nhiều hơn".
Tôi không nghĩ rằng khi khai sinh lối thơ Tự Do, những người như Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên phải nghĩ đến cái gọi là thực tại dân tộc. Thực tại là nơi sống của người văn nghệ, nhưng nó không cần thiết cho Thơ, như liên hệ hữu ích hay liên hệ nguyên nhân cũng vậy. Tôi không cho rằng TTT rất b́nh thản để tung ra một lời kêu thét. Nghĩ được như vậy chỉ có những anh lùn cạnh nhà thờ Đức Bà. Ông Vũ Hạnh muốn tách rời Thơ Tự Do ra khỏi cuộc sống hôm nay - dù đă 10 năm nó có mặt ở đây rồi. Cũng dùng những tiếng như nội dung dân tộc cụ thể, cảm quan dân tộc và thực tại dân tộc, nhiều quá, nhưng bị cáo vẫn hưỡn hưỡn đi qua đi lại và tự nó làm xấu hổ bọn phán xét. Ông muốn thơ phải khách quan. Có cái ǵ ở đời lại khách quan, kể cả viên đá ở trong tay thằng Ất thằng Giáp hay thằng Tư thằng Sửu? Mang khách quan ra nhận định một sáng tác vặn nghệ chỉ có cách đẩy một vài thế hệ trong đó có cả một thế hệ ngu muội. Ông dùng chữ các nhà thơ của chúng ta. Nghe lời đó, tôi cảm như nghe anh lùn cạnh nhà thờ Đức Bà chúc tụng kẻ qua đường. Không cần thiết. Và người làm thơ không là của ai hết. Tôi là thi sĩ của tôi thôi, bởi v́ tôi bất lực với đồng bào và cảnh vật. Tôi không giúp ích xă hội này bằng một cán bộ được. Làm thơ mà nghĩ đến thực tại xă hội - thực tại dân tộc - là làm vè thời đại. Ông Vũ Hạnh và nghiệp đoàn cán bộ trong 10 năm nay phát giác được bao nhiêu thi sĩ qua tạp chí Bách Khoa? Vai tṛ một người tự nhận là phê b́nh văn học, cộng tác thường xuyên cửa một tạp chí, đă làm được ǵ trước những tài năng chưa xuất hiện, hay chỉ sống nhờ vào những tài năng đă có? Bỏ qua những thứ ấy, tôi muốn bàn về quan niệm thơ tự do là con đẻ của lư trí, đă bị lư trí từ khước. Lư trí phải từ khước thơ, một thằng lùn cũng phải biết như vậy. Nói đúng hơn, biết bao nhiêu lư trí sáng suốt trong bao nhiêu thế kỷ qua không được Thơ chấp nhận. Ông Hạnh nói Thơ Tự Do là con đẻ của Lư Trí là chỉ muốn mang Thơ hàng phục lư trí. Tôi tưởng ở VN, những người làm thơ tự do đều khước từ trước hết sự chấp hành lẽ phải trong Thơ. Nó không chỉ nhận cái Sáng mà c̣n nhận cái Tối, nó nghi ngờ lư trí như nghi ngờ những tên lùn. Người ta cũng không nghĩ ra thơ Tự Do như có kẻ đă ngồi nghĩ ra niêm luật cho thơ đều vận khi người ta nghĩ phải làm thế này, thế kia không phải từ cái nghĩ một đẩy tới cái nghĩ hai, mà v́ thấy thực tại là khốn khổ, thấy thơ trước nó là ṃn mỏi, và lao vào làm cho biến đổi đi, dù thân phận chỉ như một hạt bụi trong guồng máy.
Kẻ nuôi dưỡng tự ái để sống không phải là kẻ được đón nhận, có bạn hữu vây quanh, mà chính là kẻ cô độc và bị bỏ rơi. Thi sĩ Việt Nam, dù cà mèng như thi sĩ Đoàn Thêm vẫn không bao giờ bị bỏ rơi hết. Dùng chữ tự ái để chỉ những người làm thơ tự do hiện nay ông Vũ Hạnh đă phải dùng đến thứ khí giới đè (hay để ??? chú thích của TQBT: chữ mờ quá, không đọc được) (*) hạ nhất là ḷng ái ố của con người, dù rằng ông đang làm công việc của một người thẩm định sách vở. Gọi nó là con đẻ của lư trí, ông Hạnh đă quên cách đây nhiều năm, người ta kêu rằng không hiểu được thơ tự do trong khi ngày nay, ở bất cứ một tờ nhật báo nào cũng có thơ tự do. Ông Hạnh có thể dùng chữ con đẻ của lư trí vừa để chỉ Thơ Tự Do là một phát minh của sự suy tính, luận lư, vữa chỉ nó là một cái ǵ phi Thơ. Tuy nhiên trong cả hai nghĩa đều là không đúng. Tôi chưa thấy một thế hệ nào có thi ca giản dị như Thơ Tự Do, giản dị đến nỗi ai cũng biết nói đến cách làm thơ tự do. Nếu thấy sự lổng chổng hay đa dạng của nó th́ không phải v́ đó là một cố t́nh rắc rối, mà là một cách nói hết sự thật, nghĩ đến đâu viết đến đấy, nghĩ cái ǵ nói cái ấy, nghĩa là không sửa soạn, xếp đặt, không cầu kỳ, lập dị: Thơ Tự Do đă giản lược từ ngữ đến chỗ nhẵn bóng nhất.
Cho đến bây giờ có kẻ chưa hiểu được Thơ Tự Do chỉ v́ chưa ai dậy hắn cách đọc, cách ngâm, trong khi hắn cứ tưởng rằng đi vào một bài thơ tự do cũng bằng cái lối đi vào một bài lục bát. Nếu có thứ thơ để ngâm th́ có thứ thơ để đọc. Nếu có thứ thơ rủ rỉ th́ thầm th́ có thứ thơ để hát lên, kêu lên, cử động cả chân tay mà diễn tả không phải là ngồi im, ủ rũ để ê a.
Tôi không thể nói cho ông Vũ Hạnh rơ những yếu tố cấu thành thơ Tự Do. Tôi chỉ biết nó đă cấu thành rồi. Tuy nhiên, sinh lư của thơ tự do ngày c̣n biến động, bởi v́ sau một thời gian thoát thai, nó c̣n nổi trôi trong thế giới chưa xác định. Điều chắc chắn là sinh lư của nó là một sinh lư tự do, sản phẩm của một cơi đời mới vừa dứt bỏ cái mặt đất phẳng ĺ.
Thơ Tự Do cũng có nhân vật. Nó muốn là một nhân vật có bộ dạng riêng, và nhân vật thơ hôm nay không muốn chỉ làm kẻ hào hoa hay nhàn tản, nó muốn là kẻ có bản chất biết nghi kỵ mọi điều, bao gồm khả năng của một đời sống mỗi lúc một biến đổi và tan vỡ, làm đứa con hoang hơn là đứa con cầu tự. Nó không thích hợp lẫn nhau v́ nó, nhân vật ấy, không chấp nhận là một công dân trong một cộng đồng, nghĩa là không phải là kẻ phải làm những nhiệm vụ xă hội mặc nhiên đổ lên đầu, mà muốn tự nó xây dựng lấy cái sống. Thơ Tự Do là một quốc gia không có dân, hay là cái cây duy nhất mọc trong sa mạc...
Tôi có đọc ở đâu đó rằng mỗi thân xác có một số khuyết đều nhau, mà những cơ quan có hai khuyết (như mũi, tai, mắt) thanh cao hơn là những cơ quan có một khuyết. Bởi thế, tôi gọi người có tầm nh́n thấp là anh lùn: ở thấp hắn không thấy được những khuyết thanh mà chỉ thấy được những khuyết tục. Tôi tin đó không phải là điều hắn cố ư, thân phận một anh lùn, bất toàn sống nhờ, không thể nào làm hơn được.
Viên Linh
(Nghệ thuật số 27)
Trích từ Thư Quán Bản Thảo số 68, Tháng 2-2016
(*) ĐÍNH CHÍNH:
“Tôi vừa đọc lại bài ḿnh viết đăng trên Nghệ Thuật số 27 ra ngày 16.4.1966, cách đây đúng 50 năm, anh Trần Văn Phê mới cho lên Học Xá hôm nay tháng 2.2016. Trong bài vừa lên người đánh máy có ghi chú là ‘có một chữ mờ quá không đọc được, ‘đe hạ hay đè hạ?’ Anh vui ḷng viết cho đúng là “Đê hạ.”
- Từ Điển Hán Việt Đào Duy Anh (tr.262): Đê: Dưới thấp, cúi xuống. Đê đầu là cúi đầu. Đê hạ: thấp hèn.
-Hán Việt Từ Điển Nguyễn Văn Khôn (tr. 270): Đê thanh hạ khí: thấp tiếng, khúm núm, cử chỉ khi yết kiến người trên. Đê hạ: thấp kém, thấp hèn.”
VL
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.