r
MINH THỊ
NGƯỜI QUỐC GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.
NGƯỜI QUỐC GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎֎
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Giáo Hội La Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
v White House v National Archives v
v Federal Register v Congressional Record
v USA Government v Congressional Record
v Associated Press v Commieblaster
v Reuter News v Real Clear Politics
v MediaMatters v C-SPAN vNational Pri Project
v Videos Library v Judicial Watch v Hill
v New World Order v Illuminatti News
v New Max v CNSv Daily Storm v
v MediaBiasFactCheck v FactReport
v PolitiFact v FactCheck v Snopes
v OpenSecret v SunlightFoundation
v Observe v American Progress v Fair
v The Guardian v Political Insider v
v Ramussen Report v Wikileaks v
v The Online Books Page v Breibart
v American Free Press v Politico Mag
v National Public Radio v Foreign Trade
v National Review - Public Broacast v
v Federation of Anerican Scientist v
v Propublica v Inter Investigate v CBS
v ACLU Ten v CNBC v Fox News v
v Science&Technology v FoxAtlanta
v Gateway v Infowar v Open Culture
v Indonesian News v Philippine News v
v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông
v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia
v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển Bách Khoa VN
v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân
v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v
v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến
v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v Hợp Lưu
v Khoa HọcTV v Sai Gon Echo v
v Viễn Đông v Người Việt v Việt Báo
v
Đọc thơ Hồ Xuân Hương,
tản mạn về thời gian và cái tỉnh cái mê của người xưa
Trong ḍng Ngân Hà lấp lánh muôn ngôi sao khổng lồ của văn minh nhân loại, nhiều ngôi sao Việt xuất hiện, mỗi người một bản sắc riêng nhưng họ đă mang lại cho nền văn hóa phương Đông những áng thơ văn bất hủ. Bên cạnh những áng văn gắn liền với những biến cố thăng trầm của lịch sử, th́ đây là lúc âm giai của thân phận con người, kiếp nhân sinh gắn bó với những tư tưởng khai phóng cho văn hóa nhân loại được cất tiếng. Có Nho, có Phật, có Lăo và có cả những quy luật vũ trụ mà Thần Phật đă đặc định cho con người như là Đạo Đức dân gian. Đó là tiếng khóc, là nụ cười chen nhau. Đó là những đam mê làm cho con người khổ lại chồng chất thêm khổ năo. Đó là những bất chợt được giác ngộ được phá Mê để minh triết những vấn đề cốt lơi mà Thần Phật đă khuyên dạy con người giải Mê, thoát khổ, đến với cảnh giới khác.
Cuộc đời với bao nhiêu nghịch cảnh trái ngang. Biển khổ không chỉ nằm ở cuộc bể dâu của “bao phen thay đổi sơn hà” mà bể luân hồi vỗ sóng trong mỗi con người, mỗi thân phận. Cánh mày râu viết về phái nữ để nói cuộc nhân sinh và gửi gắm tâm sự của chính ḿnh thật là nhiều. Nguyễn Du lạc vào” cơi người ta “trong thân phận bầm giập Thúy Kiều; Đặng Trần Côn chiêm nghiệm thân phận ở cái thời cuộc “Thiên Địa phong trần” đọa đầy Chinh phụ khiến “hồng nhan đa truân”… Nhưng để có một tiếng nói từ một người đàn bà, chiết luyện trong nỗi đau tâm năo của người phụ nữ th́ chỉ có Hồ Xuân Hương là cho ta thấy rơ nhất. Tâm trạng day dứt không yên, nhăn quan nh́n cuộc sống, lời yêu thương nồng nàn hay bi ai tuyệt vọng … hầu như có đủ trong những bài thơ ít ỏi nhưng cực kỳ cô đúc, cực kỳ tự nhiên của bà. Thơ Đường luật với bao nhiêu quy phạm nhưng Hồ Xuân Hương đă làm cho người ta không hề có một cảm giác quy phạm nào. Tôi cho rằng, đó là Thiên Tài tầm cỡ…
Hồ Xuân Hương là nữ sĩ tài ba ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Bà là người xă Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ngoài tập “Lưu Hương kí” bà c̣n để lại khoảng 50 bài thơ Nôm, phần lớn là thơ đa nghĩa, vừa có nghĩa thanh vừa có nghĩa tục. Một số bài thơ trữ t́nh đằm thắm, thiết tha, buồn tủi… thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ trong xă hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc t́nh duyên. Thơ của họ Hồ không phải là lục bát, không gần với ca dao ḥ vè, không có khả năng cho các nghệ sĩ đàn bầu, đàn c̣ ngồi ở ngă ba đường, ở những lều nát góc chợ ̣ e như “Phụ tử t́nh thâm, Công thầy nghĩa mẹ.. “. Thơ của bà phần lớn là THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT, một thể thơ bác học, thường rất trang trọng giành cho giới chủ lưu, thượng lưu trong xă hội. Ấy vậy mà, kỳ lạ thay, thể thơ bác học ấy lại được Dân gian tiếp nhận và lưu truyền trong quảng đại nhân gian. Đây là điều có lẽ Đỗ Phủ, Lư Bạch khó có thể làm. Người Trung Quốc coi Bạch Cư Dị là nhân vật thứ Ba sau hai đỉnh núi không ai với tới. Nhưng ngay cả ngọn Thái Sơn Đỗ Phủ, ngọn núi Kính Đ́nh Lư Bạch cũng phải mơ ước với đỉnh Côn Luân mây bay ngũ sắc đầy lời ca tiếng hát dân gian. Đó là thi ca họ Bạch. Nhà thơ này thường chinh phục mọi người bằng thơ Ngũ Ngôn. Và Đỗ Phủ muốn vào nhân dân cũng phải qua con đường này.
Đọc Hồ Xuân Hương, tản mạn về cái mê cái tỉnh của người xưa, tôi muốn các bạn đọc bài thơ nổi tiếng của bà có tiêu đề “Tự T́nh”:
Đêm khuya, văng vẳng
trống
canh dồn
Trơ
cái hồng
nhan với
nước
non.
Chén rượu
hương
đưa
say lại
tỉnh,
Vầng
trăng bóng xế
khuyết
chưa
tṛn,
Xiên ngang mặt
đất,
rêu từng
đám.
Đâm toạc
chân mây, đá mấy
ḥn.
Ngán nỗi
xuân đi xuân lại
lại,
Mảnh
t́nh san sẻ
tí con con!
Bối cảnh là ban đêm, sự kiện là tiếng trống cầm canh. Ngày xưa, khi chưa có đồng hồ Tây đánh chuông treo trong nhà Nghị Quế th́ cha ông chúng ta thường phân thời gian MỀM hơn. Đêm có năm canh, ngày có sáu khắc. Một thời thần ngày xưa là gần với 2 giờ đồng hồ hôm nay. Vị chi là một ngày chỉ có 12 thời thần ứng với 12 con giáp. Ông ngoại tôi trước đây, đúng ngày Khuất Nguyên nhảy tắm sông Mịch La là cho bọn trẻ đúng giờ Ngọ nhảy xuống sông La tắm gội rồi mới về ăn bánh trái cúng một người ái quốc và chính trực. Người ta không có đồng hồ, nh́n mặt trời mà ước lượng. Ai đó chê bai ngày xưa là lạc hậu, là không có phương tiện khoa học… Tôi ưa những giá trị xưa!
Không phải tất cả đều là Thần an bài cả sao? Mặt Trời rụng nở cũng rất chính xác, cũng là an bài .Vũ trụ thăm thẳm kia chuyển động một cách TOÀN CƠ và bí ẩn đến mức Newton phải thốt lên đầy cảm khái tấm ḷng kính ngưỡng Thượng Đế cũng là sự an bài. Ngày xưa, cả Đông lẫn Tây đều có những cách thức để báo thời gian. Chỉ có Khoa học khi thâm nhập vào đời sống con người th́ thời gian mới chi li để một phần tỷ giây. Nó tương thích với những tiện nghi với tốc độ các thiết bị và tốc độ sống. Hóa ra, cái hệ thời gian chi ly nó kết duyên với Khoa học. Và con người không tương thích với nó nghĩa là mâu thuẫn với khoa học. Vâng, cứ b́nh tĩnh, b́nh tâm suy nghĩ đi. Khoa Học mà chúng ta đang mê tín nó như một Tôn Giáo liệu có phải là cho con người sống được hạnh phúc trong sự dung ḥa của Thiên, Địa, Nhân?
Tôi đă từng viết, từng dạy tṛ ḿnh nhiều lần. Bài nào cũng mục to, mục nhỏ. Bài nào cũng phải là logic. Khoa học thâm nhập vào cái gọi là Khoa Học Xă hội để băm vằm một bài thơ bài văn. Kể từ khi tôi thấy cần tôn trọng hơn những giá trị truyền thống, tôi thấy cha ông xưa đă đi theo một thứ khoa học khác. Họ cũng sáng tạo nghệ thuật tuyệt đỉnh, cũng thù tạc và thưởng thức nghệ thuật vô cùng tinh tế. Thử đọc VĂN TÂM ĐIÊU LONG của Lưu Hiệp xem, ông rất quan tâm tới những yếu tố tín ngưỡng trong hành vi sáng tạo cũng như thưởng thức nghệ thuật. Chúng ta hiện nay quá sùng bái khoa học phương Tây, cách tiếp cận văn chương theo Tây. Bây giờ mà nói với mọi người những từ ngữ vô cùng phong phú trong thẩm định nghệ thuật như: ” tứ, thần, tâm, tính, khí, lực, phong thái, cốt cách… “Nhiều người thấy xa lạ, thậm chí cười mỉa mai to thành tiếng. Đáng tiếc là những ǵ tinh túy, là chân lư của vũ trụ chúng ta lại dùng khoa học thực chứng, là cái Mê nhất của con người, để loại bỏ nó.
V́ thế, bàn về câu thơ “Đêm khuya, văng vẳng trống canh đồn”, tôi đă đi sai quy tŕnh khoa học. Tôi cố ư như vậy mong có một ai đó đồng t́nh. Thời nay, khoa học thực chứng là hơi thở, là cơm nước hàng ngày không ai dám bỏ nó. Nhưng hy vọng con người hăy nh́n nó ở chiều khác để tránh Mê, để làm người tỉnh táo. Và hưởng thụ những giá trị thực sự khi đặt ḿnh vào sinh mệnh TỰ NHIÊN NHƯ NHIÊN của vũ trụ.
Ngày xưa, ban ngày Sáu khắc, ở nhà ḿnh, đă có cái HỒ nhỏ và cái b́nh làm bằng ĐỒNG đựng cát, hoặc nước cho nó chảy ra HỒ. Ta có Đồng Hồ. Nhưng ban đêm có cḥi canh, có những người lính lệ thức đêm để đánh trống báo hiệu thời gian của đêm. Về cách đo đếm thời gian của người xưa, chúng ta cũng được nghe nhắc đến các khái niệm “Khắc lậu”, “Giọt rồng”, “Giọt đồng”, “Thủy lậu” và “Sa lậu”. Một số khái niệm được nhắc đến trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Đêm thu khắc
lậu
canh tàn
Gió cây trút lá trăng tàn ngậm
gương
(câu 1121 và 1122)
Giọt
rồng
canh đă điểm
ba
Tiểu
thư
nh́n mặt
dường
đà cam tâm
(câu 1865 và 1866)
Để đo lường thời gian, người xưa chỉ dùng một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là “đồng hồ thái dương” (mặt trời) được coi như xuất hiện trước nhất do tinh thần sáng tạo mộc mạc của con người lúc bấy giờ. Vật này gồm có một cái trụ đứng thẳng giữa một cái khung bán nguyệt bằng phẳng gọi là nhựt quỹ, có chia từng gạch. Mỗi gạch là một giờ. Mặt trời chiếu xuống trụ và bóng trụ ấy rọi xuống nhựt quỹ, rồi người ta căn cứ vào đó mà định giờ. Cố nhiên, cái “đồng hồ thái dương” này chỉ có thể dùng ban ngày và khi trời tốt, có bóng mặt trời. Tuy nhiên, v́ nhu cầu đời sống bắt buộc, con người vốn luôn luôn có óc sáng tạo nên phải t́m một vật khác- có tiến bộ hơn- để tiện lợi trong việc đo thời gian, phân định giờ lẫn ngày và đêm. Đó là cái “khắc lậu” hay cũng gọi là “thuỷ lậu”. “Thuỷ lậu” là nước rỏ xuống từng giọt. “Khắc lậu” là giọt nước rỏ thành khắc. Đồng hồ là một cái hồ bằng đồng, trong đựng nước. Dưới có lỗ nhỏ để nước rỏ từng giọt ra ngoài. Mỗi khắc đồng hồ qua th́ nước trong hồ vơi đi một ít. Muốn cho có vẻ mỹ thuật, người ta chạm h́nh đồng hồ này thành một con rồng, hoặc chạm chỗ ṿi rỏ nước xuống. Do đó mới gọi là “giọt rồng” hay “giọt đồng” v́ cái hồ bằng đồng. Cũng dựa trên cách làm này, người ta sáng chế thêm là làm một quả tṛn và bộng bằng đồng có xoi một lỗ nhỏ. Quả này được thả nổi trong một chậu nước. Nước chui vào quả tṛn bộng này, và khi quả tṛn đầy nước tất ch́m xuống chậu. Khi nh́n thấy hoặc nghe tiếng kêu th́ người ta vội vớt trút nước ra, rồi đặt lại trên mặt nước như cũ. Cứ mỗi lần như vậy là một giờ hay một th́. Đồng hồ nước này (khắc lậu hay thuỷ lậu) cũng có nhiều bất tiện. V́ ở miền hàn đới, trời quá lạnh, nước đọng thành giá tất đồng hồ nước này mất hiệu lực. Do đó, người ta phải nghĩ t́m cách khác là không dùng nước mà dùng cát. Đồng hồ này gọi là “sa lậu”. “Sa lậu” h́nh giống như hai con vụ giao đầu nhọn lại nhau. Cát chảy từ phần trên xuống phần dưới thông qua một cái lỗ nhỏ. Mỗi khi hết th́ có cách lật ngược trở lên. Tuy vậy cũng có điều bất tiện là không có tiếng kêu, phải có người tốn công trông chừng.
Tiếng trống mà Xuân Hương nghe rất có thể là cầm canh Bốn canh Năm. Bởi nhà thơ biết “Đêm khuya”. Có thể mô phỏng câu thơ Xuân Diệu: “Hoa bưởi thơm rồi, đêm đă khuya” để viết lại: “Tiếng trống canh văng vẳng dồn dập tới báo hiệu đêm đă khuya”. Hóa ra không cần có tiếng trống th́ Nữ nhân vật trữ t́nh này đă biết đêm khuya. Thức lâu ngần ấy. Ư thức sự hiện diện của ḿnh trong bóng đêm lâu ngần ấy th́ tiếng trống cầm canh vang lên chỉ là xác nhận cho Xuân Hương biết rằng “đêm đă khuya”. Trống cầm canh th́ luôn đơn điệu và vô hồn. Nó từ xa vọng lại khi rơ khi không nên “văng vẳng”. Đáng nói là cái động từ “”dồn” gấp gáp, xô đẩy, dồn nén rất bất ngờ, bất thường ở một thứ âm thanh vốn dĩ nó không như vậy.
Cái mà những người làm nghiên cứu văn học hay nói ấy là Khách thể trở thành Chủ thể. Đây là hoạt động Tâm lư ” khách thể hóa” đối tượng để chia cái tôi ra hai, ba bản ngă khác nhau. Điều này xảy ra khi tâm lư, t́nh cảm của con người bị xáo động ghê gớm.
Khoa Học Thần Kinh, đặc biệt là các nhà phân tâm học theo trường phái Freud hay Jung đă khoa học hóa nó. Các nhà Xuân Hương học Việt Nam cũng lơm bơm một thứ đầu voi đuôi chuột để giải thích thơ ca của bà có tính Dâm là do hành vi, kinh nghiệm và nhận thức của con người phần lớn được định h́nh bởi các xung năng bẩm sinh và phi lư. Những xung năng này mang bản chất vô thức. Họ cho rằng cái dục tính t́nh dục là cái tiềm năng dữ dội của con người. Cần giải phóng th́ mới là người thường. Đây là tiền đề cho cái gọi là Giải phóng t́nh dục ở phương Tây và những hành vi này âm thầm nhưng phát dục một cách đồi trụy ở phương Đông .
Phật Thích Ca từng giảng thế giới càng nhiều dục vọng càng nhiều Mê. Cái điều mà ta tưởng như rất khoa học về khách thể và chủ thể được Đức Thích Ca gọi là Tùy Tâm Nhi Hóa. Nó có quan hệ hết sức phức tạp của cái thế giới c̣n phức tạp hơn vũ trụ này của chúng ta là SINH MỆNH CON NGƯỜI. Nếu cứ cắm đầu mà tin cái ông Charles Robert Darwin rằng con người bắt đầu từ loài vượn th́ măi măi con người vẫn là bí mật của chính cơi Mê con người. Chỉ nội trong hệ Ngân hà vốn chỉ là hạt bụi bé tư tẹo của Tầng vũ trụ Thứ Nhất trong vô số vũ trụ mênh mang hơn, con người thừa nhận chỉ mới biết được chừng 4%. C̣n lại là vật chất Tối, năng lượng Tối. Trong 4% con người nói biết chỉ là bề mặt. Cấu trúc của Nguyên tử chúng ta mới biết cách đây chưa tới 200 năm. Khám phá thêm nữa lại có hạt này, hạt kia. Giờ đây, đang dừng lại ở các hạt như các quark, lepton (electron, positron, neutrino. ..). Với một vị Phật, th́ hành tŕnh mà loài người đi đến khám phá thế giới vi mô, vĩ mô là BẤT KHẢ TƯ NGH̀. Thành thử, ai đă bước vào Tu luyện, họ sẽ có những cánh cửa khác để nh́n thế giới. Con người ngày xưa, cho dù không thực sự là Phật Tử, là tu Đạo gia nhưng họ sống với cái trường năng lượng Đạo đức ấy, họ có những trí huệ tiên thiên của Thần Thánh ban cho nên những trạng thái tâm hồn của họ rất khác với con người mà chúng ta vẫn tự hào cho là hiện đại hôm nay.
“Trống canh dồn” báo hiệu đêm sắp tàn, đêm đă khuya lắm rồi. Ngày mới, ban mai sắp rạng rỡ phải chăng đang phát ra những tín hiệu tích cực? Câu thơ h́nh như không muốn cho ta cái thông báo ấy. Nó cho thấy cái bối rối, thậm chí cái hoảng hốt của một người phát hiện thời gian trôi đi, kiếp người đang trôi đi mỏi ṃn không có cơ hội trở lại. Cảm thức thời gian cũng là cảm thức về thân phận ḿnh đang mất dần tinh lực sống, tinh lực tuổi trẻ. Quả thế, nhà thơ thấy ḿnh cô đơn:
Trơ cái hồng nhan với nước non
“Hồng nhan bạc mệnh” là một thành ngữ và là chủ đề cho hầu hết những tác phẩm như Kiều, Cung Oán ngâm, Chinh Phụ ngâm … Xác định ḿnh đă là hồng nhan, ắt là bạc mệnh nên “vật hóa” ḿnh bằng từ “CÁI” thật cay đắng. Cái hồng nhan ấy dường như nó ngoại thân, nó không phải là ḿnh. Nữ sỹ nh́n nó mà chẳng có chút cảm t́nh. Cái hồng nhan ấy nó trơ trơ. Nó trơ tráo, trơ trẽn. Nhưng ở phương diện khác lại là khẳng định, thách thức. Cái hồng nhan này trơ như đá, vững như đồng không dễ người khác làm biến dịch, biến di tâm tính của Nó. NƯỚC NON trong câu thơ dễ thấy trong cái thành ngữ THỆ HẢI MINH SƠN, thề non nước của người xưa. Cái hồng nhan ấy vẫn không nguôi lời thề với một người đă kết giao nguyện ước!
Chén rượu
hương
đưa
say lại
tỉnh,
Vầng
trăng bóng xế
khuyết
chưa
tṛn,
Người phụ nữ thức trong đêm là khách phong lưu. Có thể tưởng tượng cô đang ngồi độc ẩm ngắm trăng như Lư Bạch ngày xưa :
Cử
bôi yêu minh nguyệt,
Đối
ảnh
thành tam nhân.
(Cất
chén mời
trăng sáng,
Ḿnh với
bóng là ba)
Xưa nay, những bậc thượng lưu, chính nhân quân tử dùng rượu để luận anh hùng, độc ẩm để giải sầu muộn. Một người phụ nữ đa t́nh, đa tài, đa cảm hẳn nhiên khi uống rượu là có điều sầu khổ riêng tư rất khó nói phải dồn nén trong tâm. Thường đó là trạng thái tương tư, nhớ nhung dằn vặt. Đây là bi kịch, là khát vọng thường vượt xa cái thực tại mà ḿnh đang đối diện. Đây là tâm sự, tâm trạng của những Hăm lét, của những Từ Hải muốn tháo cũi sổ lồng khi nh́n thấy cái phi lư của cả một hệ thống quan niệm cản trở khát vọng nhân văn. Xuân Hương muốn bứt phá cái quy luật hồng nhan bạc mệnh. Bà thấy phi lư sự phân chia giới tính lại tạo nên những khổ đau oan trái giành cho nữ giới. Trăn trở này là khát vọng nhân văn. Nó không tầm thường như ai đó cố dung tục khát vọng bản năng con vật trong bài thơ thuần khiết, đạo đức này! Chữ HƯƠNG ở đây là hương thơm của hơi rượu. Nhưng nó đồng âm với tên của nữ sỹ. Vậy có thể có cách hiểu: Chén rượu Hương đưa cho Hương khiến say rồi tỉnh lại. Ai đó đă nói: “Khi ta say đến trở thành rất tỉnh” quả là một quy luật kỳ lạ nhưng có thật trong thế giới con người. Vật cực tất phản cũng là quy luật của Vũ trụ!
Đạo gia dùng rượu đế đánh mê Chủ nguyên thần. Họ cho rằng, con người Mê rất khó độ nên đành cứu Phó nguyên thần vậy. Ở trong Mê của Danh, Lợi,T́nh mà phát hiện những giá trị ấy giả tạm th́ ở mức độ nào đó con người ấy đă giải Mê, giải độc của Thế gian. Bởi v́, nó thường đem đến phiền muộn và các phản ứng tiêu cực.
Nh́n bề ngoài ta thấy có hai Xuân Hương đang thù tạc tri âm cùng nhau. Cái số hai ấy làm cho cái số một, cái lẻ loi c̣n tăng gấp bội. Nhưng, theo tôi, trong nội hàm của nó. Đây chính là phần Tỉnh đang đánh thức phần Mê của ḿnh để cả Hai cùng tỉnh. Đây là ư nghĩa và cũng là hành động tích cực, chủ động mà Xuân Hương nói với chúng ta. Thật thấm thía, thật sâu sắc. Vâng, những quan ải trong cuộc đời ḿnh hăy cố gắng dùng trí huệ của ḿnh mà vượt. Truy cầu bên ngoài là ḿnh đang đầu hàng chính ḿnh!
Câu thơ sau nói về Trăng. Chỉ đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du ta thấy Trăng với người xưa là biểu tượng của hạnh phúc.
Vầng
trăng vằng
vặc
giữa
trời
Đinh ninh hai miệng,
một
lời
song song
Khi mà cái hạnh phúc bị xâu xé bởi Thúc Sinh, Hoạn Thư, Thúy Kiều th́ Nguyễn Du viết:
Một VÀNH trăng khuyết, ba sao giữa trời.
Hồ Xuân Hương nh́n Trăng khi đêm khuya , ở một góc trời xa xôi: “Vầng trăng bóng xế”. Và không thản nhiên chút nào. Bà nhận xét rằng, vầng trăng ấy “khuyết chưa tṛn”. Đến đây th́ ta đă hiểu tại sao nhà thơ lại gọi Trăng là VẦNG một cách trang trọng như thế. Đây là Trăng Thượng Huyền h́nh con thuyền đang lướt sóng. Câu thơ hàm chứa những năng lượng tích cực. Hoàn cảnh thực tế bi đát. Nhưng cái Tâm Chí của nhà thơ không thừa nhận hoàn cảnh ấy.
Hai câu Luận có đặc điểm rất rơ của hai câu thực. Xuân Hương dùng cái Thực để b́nh luận, ẩn dấu cái Tâm Chí mạnh mẽ vượt hoàn cảnh của ḿnh. Ta có thể h́nh dung người phụ nữ ấy đă ngồi bên án độc ẩm với ḿnh cho tới đêm khuya. Buồn nhưng không bi quan, đầu hàng số mệnh. Nh́n Trăng để có thêm hy vọng. Rồi cô đă đứng lên, đă ra ngoài đài trang gương lược trong nhà để đến bên ḥn Non Bộ. Cô nh́n thấy trong các đám rêu thảm rêu nhưng thân rêu bèo bọt nhỏ xíu như tóc đang bừng bừng sự sống. Thật hiếm ai mà tả rêu, một biểu tượng của thân phận dưới đáy lại kỳ lạ như nhà thơ nữ họ Hồ. Nghệ thuật đảo ngữ đă phát huy hiệu quả thật tích cực. Rêu tự thân, chủ động khẳng định ḿnh. Câu thơ đáng lẽ viết:
Từng đám rêu xiên ngang mặt đất
Nhưng thật sống động khi Hồ Xuân Hương viết đảo lại :
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Câu tiếp theo cũng vậy. Đáng lẽ là :
Mấy ḥn đá đâm toạc chân mây.
Th́ Xuân Hương lại viết :
Đâm toạc chân mây đá mấy ḥn.
Hóa ra “Trơ cái hồng nhan” như đá kia không phải là trơ lạnh, trơ tráo ngẩn ngơ. Mà là định vị kiên trinh một tính cách. Chủ ư thức rất mạnh mới có bản lĩnh ấy. Cảnh được miêu tả h́nh như ở ḥn non bộ nhưng nếu đọc qua, rất nhiều người cảm giác đó là không gian Nước Non khoáng đạt rộng răi ngoài kia. Cái đáng nói là rêu đang cố tạo chiều ngang, tạo trục Hoành; đá đang vút lên theo chiều dọc, tạo trục Tung. Cả hai dường như đang bứt phá và phối hợp với nhau cái tư thế, tâm thế Tung Hoành ngang dọc của Đấng trượng phu, nam nhi chi Chí. Thật ngoạn mục. Người phụ nữ ấy đă đứng ngoài định kiến xă hội, đă phủ định cái gọi là HỒNG NHAN BẠC MỆNH của thân phận cây rêu, cái kiến kêu ǵ được oan.
Hai câu kết không tránh nỗi ngậm ngùi. Cái lạ là nữ sỹ không so sánh với một người phụ nữ nào đó hạnh phúc để thấy ḿnh bất hạnh mà là đặt ḿnh vào một đối tượng to lớn, vô h́nh nhưng cũng rất thực thể. Đó là Cao Xanh, con Tạo, là mùa Xuân vĩnh cửu mà họ sáng tạo. Nữ sỹ dường như đứng ngoài mà mỉa mai, mà thầm chất vấn:
Ngán nỗi Xuân đi Xuân lại lại
Tại sao quy luật tạo hóa là vĩnh viễn, nhưng không cho cuộc đời, cho hạnh phúc con người là bất tử? Con người là sống với T́nh. Không có chữ T́nh tầng thứ của nhân loại không tồn tại. Nhưng cũng chính v́ thế mà con người Mê. Trước những điều khó hiểu của Luật Nhân quả, con người thường khó hiểu và không dám thừa nhận nó. Vậy mới khổ. Nguyễn Du than:
Nỗi hờn kim cổ Trời khôn hỏi
Và càng hiện đại, con người càng tuyệt vọng, càng rối rít đề xuất ra lối sống Vội Vàng . Dù có giải thích đó là sống có ư nghĩa, sống đích thực ra sao, trong cái nh́n minh triết cổ xưa từ Phật, Lăo đó là Mê:
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân c̣n non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
(Xuân Diệu)
Cũng từng chứng kiến quy luật Tạo hóa ấy nhưng Măn Giác Thiền sư là người tu luyện. Ông biết cái thở dài của Nguyễn Du, Xuân Hương, Xuân Diệu … lẽ ra không đáng có. Khi người ta chứng ngộ, có những thế giới khác mỹ diệu hơn đang chờ đón chúng ta. Xin được đọc bài thơ của ông qua bản dịch của Ngô Tất Tố:.
Xuân ruổi
trăm hoa rụng
Xuân tới,
trăm hoa cười
Trước
mắt
việc
đi măi
Trên đầu
già đến
rồi
Đừng
bảo
xuân tàn hoa rụng
hết
Đêm qua, sân trước
một
nhành mai.
Một nhành mai Xuân xin dâng tặng nữ thi sỹ họ Hồ. Bài thơ của bà cũng đang nở sắc xuân trong ḷng người hôm nay. Nỗi buồn của Xuân Hương thánh thiện, lạc quan làm sao. Đó là nỗi buồn tịnh hóa tâm hồn, là nỗi buồn vượt lên nghịch cảnh, là sự tỉnh của cơn mê trong cơi hồng trần. Chỉ có thể có tâm thế này, con người mới bảo tồn được Đạo Đức. Và đây chính là nhân tố khiến loài người ǵn giữ văn minh của ḿnh, là bệ phóng để đi tiếp con đường thần thánh không oán trời, không trách đời mà biết gánh chịu những thập tự giá cùng các Đại Giác Giả độ nhân.
La Vinh
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn ֎ Một Trang Lịch Sử
֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos
֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử Video ֎ Secret Army Secret War Video
֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy
֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem
֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản
֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF
֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam
֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives
֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển
֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery
֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
֎ Bách Việt ֎ Lược Sử Thích Ca ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn
֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress
֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge
֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt
֎ Top 10 Crime Rates ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act
֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS
֎ Richest of The World ֎ Truman Committee ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎ Foreign Trade
֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days ֎ USA Census
֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars
֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA
֎ VietUni ֎ Funny National Days ֎ 1DayNotes
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.