MINH THỊ
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI THẢM HẠI,ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎
◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙
◘ White House ◘ National Archives ◘ .
◘ Federal Register ◘ Associated Press
◘ Reuter News ◘ Real Clear Politics
◘ MediaMatters ◘ C-SPAN ◘ .
◘ Videos Library ◘ Judicial Watch ◘
◘ New World Order ◘ Illuminatti News
◘ New Max ◘ CNS ◘ Daily Storm ◘
◘ Observe ◘ American Progress ◘
◘ The Guardian ◘ Political Insider ◘
◘ Ramussen Report ◘ Wikileaks ◘
◘ National Review - Public Broacast ◘
◘ Federation of Anerican Scientist ◘
◘ Propublica ◘ Inter Investigate ◘
◘ ACLU Ten ◘ CNBC ◘ Fox News ◘
◘ CNN ◘ FoxAtlanta ◘
◘ Indonesian News ◘ ◘ Philippine News ◘
◘ Nghiên Cứu Quốc Tế ◘ Nghiên Cứu Biển Đông
◘ Thư Viện Quốc Gia 1 ◘ Thư Viện Quốc Gia
◘ Học Viện Ngoại Giao ◘ Tự Điển Bách Khoa VN
◘ Ca Dao Tục Ngữ ◘ Học Viện Công Dân
◘ Bảo Tàng Lịch Sử ◘ Nghiên Cứu Lịch Sử ◘
◘ Dấu Hiệu Thời Đại ◘ Viêt Nam Văn Hiến
◘ Thư Viện Hoa Sen ◘ Vatican? ◘ Roman Catholic
◘ Việt Báo ◘ Việt List ◘ Xây Dựng ◘
◘ Phi Dũng ◘ Việt Thức ◘ Hoa Vô Ưu
◘ Việt Tribune ◘ Saigon Times USA ◘
◘ Người Việt Seatle ◘ Cali Today ◘
◘ Dân Việt ◘ Việt Luận ◘ Thơ Trẻ ◘
◘ Tin Mới ◘Tiền Phong ◘ Xă Luận
◘ Dân Trí ◘ Tuổi Trẻ ◘ Express ◘
◘ Lao Động ◘Thanh Niên ◘Tiền Phong ◘ Tấm Gương
◘ Sài G̣n ◘ Sách Hiếm ◘ Thế Giới ◘ Đỉnh Sóng
◘ Chúng Ta ◘ Eurasia ◘ ĐCSVN ◘ Bắc Bộ Phủ
◘
Văn Học ◘
Điện Ảnh
◘
Cám Ơn Anh
◘
TPBVNCH
◘1GĐ/1TPB
◘
Bia Miệng
THÁNG GIÊNG NĂM MỚI 2017
Chung cuộc của Nhật Tiến-Bài 4:
Sự hiện diện của Công Luận
Nguyễn Tà Cúc
Cách đây khoảng 1 tuần, một bài ngắn xuất hiện có tên "Nhà văn Nhật Tiến và nhà báo Đinh Quang Anh Thái trà đàm" xuất hiện nhưng không kư tên người viết, cũng không có xuất xứ chính thức từ Nhật báo Người Việt là nơi Đinh Quang Anh Thái hiện là nhân viên. Dù vậy, tôi không nghi ngờ nội dung của nó, chỉ thấy lại buồn cười thêm lần nữa v́, trong bài, Nhật Tiến nhắc đến "công luận" để than phiền rằng cộng đồng hải ngoại của chúng ta "không thiếu ǵ ng̣i bút tạo cảnh múa gậy vườn hoang gây đau ḷng cho người đọc mà không ai dám lên tiếng v́ Công Luận đă vắng mặt" vv và v như sau:
“[...] Trong khi ấy, Công Luận luôn luôn đứng về phía lẽ phải, tôn trọng phẩm giá và đạo làm Người. Công Luận sẵn sàng lên án hay phê phán những điều sai trái, mà áp lực của nó lên con người đă rất mạnh mẽ để mặc nhiên khiến mọi cá nhân nẩy sinh một thứ tâm lư 'biết dè chừng' trong các sinh hoạt, kể cả báo chí hay văn nghệ. Ra hải ngoại, tôi có cảm nhận rằng chúng ta đă mất dần cái Công Luận đó để sinh ra t́nh trạng như hiện nay, là đă có nhiều điều sai trái, chướng tai gai mắt trong Cộng đồng mà kẻ gây ra không hề bị Công Luận phê phán. Trong lănh vực Báo Chí, Văn Nghệ, t́nh trạng này càng bi đát hơn kể từ khi Internet trở thành một phương tiện truyền thông mạnh mẽ mà bất cứ ai cũng có thể tham dự. Tham dự công việc viết lách mà lại thiếu tư cách cầm bút th́ tạo cảnh rối ren, bát nháo. Những kẻ cầm bút loại này không thấy có sự ràng buộc nào về mặt đạo đức của ng̣i bút, lại mang sẵn tinh thần vô trách nhiệm nên đă vung bút một cách bất cận nhân t́nh để chỉ làm hả hê cái thói mục hạ vô nhân của ḿnh. Cho nên bên cạnh những ng̣i bút đóng góp rất nhiều ư kiến đáng trân trọng th́ cũng có không thiếu ǵ ng̣i bút tạo cảnh múa gậy vườn hoang gây đau ḷng cho người đọc mà không ai dám lên tiếng v́ Công Luận đă vắng mặt.” [Nhật Tiến, bđd * NTC in đậm]
Tôi rất ngạc nhiên được thấy ông ta thông báo cho Đinh Quang Anh Thái nói riêng và cả nước nói chung biết sự "vắng mặt" của "Công Luận" dù chỉ vài tháng trước đây cũng ông ta nằng nặc đ̣i đem Viên Linh ra xử trước...công luận:
-" [...] Nay ông lại bịa chuyện Văn Bút Nam Cali (mà ông gian dối không nêu rơ là Văn Bút Lâm Thời Nam Cali) để ḥng bôi nhọ tôi. Ông trả lời ra sao trước những điểm tôi nêu ở trên. Tôi lại xin chờ ông trả lời để vấn đề được sáng tỏ trước công luận ..."[Nhật Tiến, https://nhavannhattien.wordpress.com/nhat-tien-thua-chuyen-voi-nha-tho-vien-linh/]
Nhưng sau khi Viên Linh làm sáng- tỏ- trước- công- luận, rằng Bùi Nhật Tiến mới là kẻ man trá và điêu ngoa số 1 th́ Bùi Nhật Tiến lùi ngay vào bóng tôi, không thấy nho nhoe ǵ nữa dù chỉ là tiếng kêu của một con ếch đă mỏn sức v́ thiếu máu:
-" Điều cần biết và có lẽ quan trọng nhất ở đây là tại sao ông quả quyết "Vậy ở thời điểm 1989-1990, khi có việc thực hiện cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, tôi không c̣n trong Văn Bút..." trong khi đă có tài liệu cho thấy ông VẪN C̉N trong Văn Bút? Trên thực tế, trong khi ông và những người trong nhóm thực hiện một cuốn sách đồ sộ, tốn hàng năm để sửa soạn, chưa kể tốn kém để phổ biến tác phẩm và/hay ư hướng chính trị của 79 tác giả thuộc chế độ Cộng sản, theo Cộng sản hay đảng viên quan trọng của Đảng Cộng sản như Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Trần Bạch Đằng, Trần Độ, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Tạo, Thanh Thảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân vv...th́ đại đa số nhà văn Miền Nam hoặc c̣n bị giam, hoặc được thả ra nhưng TẤT CẢ đều không được cầm bút như trước kia nữa. [...] Ông viết tôi đă "bịa chuyện bôi nhọ GS Phạm Việt Tuyền" vv và vv. Kiến thức và thành tích của ông về sinh hoạt nghệ thuật văn học tại Miền Nam trước và sau 1975 hay kiến thức và thành tích của ông về hoạt động trong Văn bút Việt Nam rồi Văn bút Việt Nam Hải ngoại được bao nhiêu mà ông dám viết một câu xấc láo như thế: bịa chuyện? " [Viên Linh, http://chinhnghia.com/chu-ech-sau-ngay-thay-mau.asp]
Bởi thế, bài "trà đàm" nói trên cũng chỉ là một thứ phản ứng của Bùi Nhật Tiến khi mọi sự không được như ông ta mong đợi. Giản dị chỉ v́ ông ta & đồng bọn không thể giả mù sa mưa, không thể qua mặt "công luận" của cả một cộng đồng người Việt Hải ngoại, không riêng ǵ tại Hoa Kỳ mà trên khắp thế giới. Nay hăy phân tích xem ông nhà văn ngoa ngôn ngụy ngữ, đanh đá "mất gà" Bùi Nhật Tiến không được "công luận" ủng hộ chính v́ ông ta dẫn đầu lối "rối ren, bát nháo" này bằng chính thành tích "thiếu tư cách cầm bút" của ông ta trước và sau 1975 ra sao.
1. Thành tích góp phần vào t́nh trạng "rối ren, bát nháo" của Bùi Nhật Tiến sau 1975
Bùi Nhật Tiến nhận xét về cộng đồng hải ngoại như sau: "Ra hải ngoại, tôi có cảm nhận rằng chúng ta đă mất dần cái Công Luận đó để sinh ra t́nh trạng như hiện nay" hầu kết án nhiều người khác, nhưng không thể che giấu được ông ta đă từng quen biết và nay hợp tác với Lê Tất Điều, một "kẻ cầm bút" "không thấy có sự ràng buộc nào về mặt đạo đức của ng̣i bút, lại mang sẵn tinh thần vô trách nhiệm nên đă vung bút một cách bất cận nhân t́nh..." [mượn lời Nhật Tiến]. Ông ta viết trong tiểu sử rằng: " Cộng tác thường xuyên với tuần báo Việt Tide phát hành ở Nam Cali (từ năm 2001 đến 2010)" [Nhật Tiến, https://nhavannhattien.wordpress.com/2012/10/14/tieu-su/#more-94]
Vậy mà chính ngay trên tờ Việt Tide Số 3, ngày 10. 8. năm 2001 này, Lê Tất Điều xuất hiện với bút danh Kiều Phong. Số này có 3 bài liên quan đến Kiều Phong Lê Tất Điều: hai mục có tên "Ngậm Bồ Ḥn" kư tên Bồ Ḥn-Kiều Phong và một bài có tên "Thư ngỏ của Kư giả Kiều Phong" nhắc tới chuyện "xuống núi" mà nội dung có lẽ ám chỉ tới việc tấn công tôi trên Sài g̣n Nhỏ vào lúc đó.
Bùi Nhật Tiến là người "Cộng tác thường xuyên với tuần báo Việt Tide phát hành ở Nam Cali (từ năm 2001 đến 2010"-- nghĩa là quen thuộc với giới báo chí ở đây ; rồi bây giờ, cho đăng bài của/hay vấn đáp với Kiều Phong trên blog-- nên tôi có thể suy đoán ông ta không thể không biết những bài đểu cáng, nhơ nhuốc mà Kiều Phong /và thêm Bồ ḥn đă tấn công tôi ṛng ră hàng tuần trong suốt 2 năm trên tờ báo chửi SG Nhỏ. Bởi thế, chính ông ta, chứ không phải cộng đồng hải ngoại, mới là người " không thấy có sự ràng buộc nào về mặt đạo đức của ng̣i bút, lại mang sẵn tinh thần vô trách nhiệm" [Nhật Tiến] nên đă cộng tác dung túng cho kẻ "đă vung bút một cách bất cận nhân t́nh để chỉ làm hả hê cái thói mục hạ vô nhân của ḿnh..." [Nhật Tiến] ; hay chính xác hơn, cho thấy sự phá sản của chính ông ta về trách nhiệm tối thiểu của một con người, nhất là một con người từng là một nhà giáo rồi đến nay vẫn tự xưng là một nhà văn.
Tôi cho phổ biến thành tích của Kiều Phong tại đây một lần nữa để Bùi Nhật Tiến hiểu rằng ông ta không nên phê phán cộng đồng hải ngoại trong khi sẽ không bao giờ chạy thoát được Ṭa án Lương tâm của chính ông ta [khoan nói tới Công luận vội] mỗi buổi sáng thức dậy sửa soạn cầm bút viết bất cứ điều ǵ. Trước khi cầm bút viết bất cứ điều ǵ, ông ta nên nhập tâm về vết chàm trên trán v́ đă phổ biến/tung hứng với Kiều Phong khi hắn là tác giả những lời nhơ nhớp dành cho một phụ nữ, nghĩa là không chỉ Nguyễn Tà Cúc đâu mà c̣n cho cả giới phụ nữ nữa:
-"… giảng nghĩa chữ ‘chơi hoa’ rồi sỉ vả ổng một trận về cái tội không phân biệt được chuyện ‘chơi cô Cúc’ với chuyện ‘chơi hoa Cúc’... Rồi Nguyễn Đ́nh Thiều viết tiếp (tôi không nhớ nguyên văn): 'May thay, năm 18 tuổi, anh bạn tự nhiên chán tṛ chơi đàn vô vị đó và bắt đầu mê chơi một thứ đàn khác: đàn bà'..." [Kiều Phong Lê Tất Điều, "Chơi chữ", đăng ngày 4. 2. 2000]
Và đây là chứng cớ Bồ ḥn-Kiều Phong của Việt Tide [của Vũ Quang Ninh] cũng là Bồ ḥn-Kiều Phong của "báo chửi" Sài g̣n Nhỏ trước khi sang tay người khác:
-"…Trong một bài trước, tôi có viết: cô Cúc làm tốt ‘CÔNG VIỆC THỔI’ thi sĩ Viên Linh [...] cổ buồn buồn, lôi chữ “công việc thổi" ra giảng, lại tra tự điển của LARRY FLYNT (do HUSTLER v... PENTHOUSE ấn hành) để dậy KP về nguồn gốc và ư nghĩa của “công việc thổi” th́ thật... chết cả đám! Cô Cúc. Cô chịu khó đọc kỹ đọan -trên đây nhé ... Để biết các bậc cha chú, các đàn anh của cô... khi cần vẫn có thể chơi chữ để chơi cô nhiều kiểu mê ly, rùng rợn, bậc nào! (Hê! ông Bồ Ḥn! Đứng lại! Tôi nói ‘chơi’ cô Cúc là nói ‘chơi’ thôi, ai bắt ông ‘chơi’ thiệt mà ông đùng đùng bỏ chạy...." [Kiều Phong Lê Tất Điều, "Chơi chữ", bài đă dẫn]
Đọc những đoạn trên, có "công luận" nào lại dung túng nổi loại nhà-văn đó? Rồi bây giờ, chính ông ta tải lên blog của ḿnh, gửi bài tới các Trang Mạng phổ biến bài của ông ta, những bài đă bị chứng minh là có vấn đề cần xét lại, sai sự thực hay thóa mạ người khác và nhiều bài của Kiều Phong. Những bài này c̣n có sự tiếp tay phổ biến của người thân của ông ta đến nỗi đă có người phải chính thức phản đối. Vậy ông ta lấy tư cách nào để kết án người khác hay cộng đồng hải ngoại?
2. Trước 1975, Bùi Nhật Tiến công nhận sự yếu kém của TT VBVN và chỉ trích Chủ tịch Vũ Hoàng Chương một cách vô cớ
Trong đoạn thượng dẫn, ông ta nói "Tham dự công việc viết lách mà lại thiếu tư cách cầm bút th́ tạo cảnh rối ren, bát nháo... cũng có không thiếu ǵ ng̣i bút tạo cảnh múa gậy vườn hoang gây đau ḷng cho người đọc " để có cớ mạnh miệng dè bỉu chê bôi cộng đồng hải ngoại là "không ai dám lên tiếng v́ Công Luận đă vắng mặt.." [Nhật Tiến, b đd]
Có đúng là cộng đồng hải ngoại "không ai dám lên tiếng v́ Công Luận đă vắng mặt" hay v́ công luận không thể bênh vực những kẻ viết sai viết liều như ông ta? Như ai cũng biết, gần nửa năm nay, ông ta mới là người đem hết sức mong thuyết phục được công luận bằng cách phổ biến trên Internet nhiều bài tấn công tôi và Viên Linh v́ chúng tôi tŕnh bày một quan điểm khác biệt với ông ta căn cứ trên sự phản đối của nhiều hội viên kỳ cựu và sự hiện diện của người Cộng sản trong Trung Tâm VBVN.
Tập san Tin Văn do Nguyễn Nguyên, cán bộ Cộng sản nằm vùng, đảm nhận- 6.6.1966- 6.1967. Nguyễn Nguyên cũng có bài trên Tin Sách, Cơ quan ngôn luận của Trung Tâm Văn bút VN [Tài liệu của thành viên Diễn đàn Sách xưa "quan mac co", http://sachxua.net/forum/bao-tap-chi-van-hoc-mien-nam-giai-doan-1954-1975/mot-so-tap-chi-van-hoc-khac/]
Nhưng theo một bài trả lời phỏng vấn trên tạp chí Vấn Đề, số Tháng 2 -1966 đăng ngay trên blog của Bùi Nhật Tiến th́ thứ nhất, chính ông ta đă tŕnh bày về thực tế yếu kém của TT VBVN, mà hơn thế nữa, c̣n phê phán Chủ tịch Vũ Hoàng Chương một cách nghiêm trọng và vô cắn cứ, nghĩa là công khai phơi bầy chuyện nội bộ một cách rất tệ hại. Thứ hai, chính ông ta trước 1975 cũng là kẻ "Tham dự công việc viết lách mà lại thiếu tư cách cầm bút th́ tạo cảnh rối ren, bát nháo" khi không lường được sự nguy hiểm của cán bộ nằm vùng CS Vũ Hạnh hay Thế Nguyên, những người đă nắm giữ những phần vụ quan trọng trong Ban Thường vụ hay tổ chức này. Đó là hai điều quan trọng liên quan trực tiếp đến TT VBVN mà ông ta không hề đề cập tới trong cuốn sách mới đây:
-"Nhận xét thứ ba : là vấn đề quy tụ văn nghệ sĩ thành một tổ chức độc lập, có uy tín vẫn là một vấn đề không giải quyết được trong năm 1966. Kiểm điểm lại th́ vẫn chỉ quanh quẩn có mấy hội hoạt động một cách lu mờ. Trung Tâm Văn Bút VN vẫn mang cái sắc thái cố hữu của nó, nghĩa là hoạt động lững thững, đứng bên lề của sinh hoạt văn học nghệ thuật, hội viên th́ đông, thực lực th́ có nhưng động viên được mọi người tham gia vào công việc để làm nổi bật lên cái thực lực đó th́ lại là một vấn đề khác. Tuy vậy cũng chẳng nên lấy làm lạ, bởi v́ cụ Chủ tịch Văn Bút hiện nay (thi sĩ Vũ Hoàng Chương) vẫn cương quyết với lập trường trung thành với Hiến Chương của Văn Bút Thế Giới, nghĩa là Hội Văn Bút chỉ là nơi gặp gỡ của anh chị em văn nghệ sĩ để trao đổi kinh nghiệm sáng tác, trước tác, c̣n mọi hoạt động tham gia khác th́ chỉ là công việc làm thêm. Mà Văn Bút VN th́ cũng đă làm thêm được quá nhiều rồi như tổ chức Giải thưởng Văn chương, tổ chức Nói chuyện hằng tháng, ấn hành Nguyệt san Tin Sách. Trong khi ấy, những Trung tâm Văn Bút trên thế giới, lớn lao như Hoa Kỳ, Anh, Pháp ..v..v…nếu đem so thành tích th́ c̣n thua xa Văn Bút VN, bởi v́ một năm họ cũng chỉ ấn hành một tập kỷ yếu ghi những hoạt động của hội viên, và tập này được phát không. Như vậy, với quan niệm hẹp ḥi ấy, hiển nhiên Trung Tâm Văn Bút VN hiện nay không phải là một cơ sở lư tưởng để có thể là một động cơ phát triển mạnh mẽ Văn học Nghệ thuật trước nhu cầu thiết yếu của dân tộc hiện nay, trừ phi đả thông được với cụ Chủ tịch Văn Bút cái vấn đề “hoàn cảnh sinh hoạt Văn học Nghệ thuật ở xứ người ta khác, và ở xứ ḿnh khác, không thể lấy cái khuôn của người ta mà làm cái khuôn của ḿnh được.” [Nhật Tiến, https://nhavannhattien.wordpress.com/1hanh-trinh-chu-nghia-chuong-2/ - Thời điểm Sài G̣n giữa thập niên 60, Vài Nét sinh hoạt VHNT ở miền Nam giữa thập niên 60, TẠP CHÍ “VẤN ĐỀ” ĐẶT VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA * NTC gạch dưới]
Trước hết, rơ ràng cậu ếch Bùi Nhật Tiến ngồi ở đáy giếng mà dám phê b́nh các Trung tâm ngoại quốc như sau :"Trong khi ấy, những Trung tâm Văn Bút trên thế giới, lớn lao như Hoa Kỳ, Anh, Pháp ..v..v…nếu đem so thành tích th́ c̣n thua xa Văn Bút VN, bởi v́ một năm họ cũng chỉ ấn hành một tập kỷ yếu ghi những hoạt động của hội viên, và tập này được phát không." Thật là xấu hổ thay cho cả TT VBVN! Cậu ếch họ Bùi không biết rằng ngoài kỷ- yếu -phát -không ấy, họ c̣n lập giải thưởng và có khi c̣n phải tự gây quỹ thêm để tổ chức các Đại Hội Đồng VBQT hay tự động quyên góp giúp các nhà văn lưu vong nữa đấy, hỡi cậu ếch thiếu kiến thức và rất đáng thương của TT VBVN kia ơi!!! Chưa kể họ c̣n phải vận động với các hiệp hội khác nhắm giúp nhà văn bị cầm tù.
Sau nữa, thay v́ nhận lỗi của một thành viên Ban Thường vụ về sự không phát triển được của tổ chức, ông ta lại quay sang công khai đổ hết trách nhiệm lên vai Chủ tịch Vũ Hoàng Chương v́ "cương quyết với lập trường trung thành với Hiến Chương của Văn Bút Thế Giới" nên "Trung Tâm Văn Bút VN hiện nay không phải là một cơ sở lư tưởng để có thể là một động cơ phát triển mạnh mẽ Văn học Nghệ thuật trước nhu cầu thiết yếu của dân tộc hiện nay"! Đúng là tiếu lâm thật: một Trung Tâm chi nhánh của VBQT th́ tại sao lại không trung thành với Hiến Chương của Văn Bút Thế Giới? Chả lẽ lại trung thành với ...cậu ếch họ Bùi?! Vậy ông ta muốn phát triển mạnh mẽ Văn học Nghệ thuật trước nhu cầu thiết yếu của dân tộc hiện nay ra sao nhất là sau khi Vũ Hoàng Chương không c̣n là Chủ tịch và phải ...nhường cho Thanh Lăng?
http://www.hocxa.com/VanHoc/NhatTien/
"... Như vậy, với quan niệm hẹp ḥi ấy, hiển nhiên Trung Tâm Văn Bút VN hiện nay không phải là một cơ sở lư tưởng để có thể là một động cơ phát triển mạnh mẽ Văn học Nghệ thuật trước nhu cầu thiết yếu của dân tộc hiện nay, trừ phi đả thông được với cụ Chủ tịch Văn Bút....." [Phó CT TT VBVN Nhật Tiến công khai chỉ trích Chủ tịch Vũ Hoàng Chương, 1966]
Câu hỏi đó sẽ được trả lời qua ư kiến nêu ra tiếp sau đây cũng trong bài phỏng vấn thượng dẫn.
-" Nhận xét thứ tư : [...] Trở về địa hạt sinh hoạt Văn học Nghệ thuật, sự thờ ơ đóng góp ư kiến của văn nghệ sĩ vào vấn đề phát triển Văn học Nghệ thuật càng rơ rệt. Đặc biệt nhất là sự im lặng của văn nghệ sĩ trong vụ Chu Tử lên án Vũ Hạnh là cán bộ văn nghệ CS nằm vùng, phá hoại hàng ngũ quốc gia bằng cách phổ biến những tác phẩm văn nghệ tuyên truyền cho CS. Thật là động trời, động trời cả về phương diện là giả dụ lời tố giác đó có thật hay là những lời tố giác đó chỉ là chuyện chụp mũ CS. Bởi v́ nếu những tố giác ấy là sự thật th́ bằng cách nào Vũ Hạnh đă vận động để xin ấn hành được những tác phẩm đó, và bằng cách nào cho đến nay, sau lời tố giác của báo Sống, những tác phẩm đó vẫn được lưu hành ? C̣n nếu lời tố giác ấy chỉ là luận điệu chụp mũ th́ bằng hậu thuẫn nào tờ báo Sống có thể làm chuyện động trời như thế để đánh lừa mấy chục ngàn độc giả và hạ uy tín của một cây bút trong hàng ngũ của văn nghệ sĩ Quốc gia ? Phải chăng điểm này vẫn c̣n là một nghi vấn trong năm sinh hoạt Văn học Nghệ thuật 1966 ? [Nhật Tiến, https://nhavannhattien.wordpress.com/1hanh-trinh-chu-nghia-chuong-2/ - Thời điểm Sài G̣n giữa thập niên 60, Vài Nét sinh hoạt VHNT ở miền Nam giữa thập niên 60, TẠP CHÍ “VẤN ĐỀ” ĐẶT VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA hay http://vietmessenger.com/books/?action=print&title=hanhtrinhchunghia&page=2 * NTC và gạch dưới]
Bùi Nhật Tiến nhắc đến việc " Chu Tử lên án Vũ Hạnh là cán bộ văn nghệ CS nằm vùng, phá hoại hàng ngũ quốc gia" nhưng trong đoạn trên hoàn toàn không hề đề cập đến những bài Vũ Hạnh--kể cả các bài kư dưới bút danh Cô Phương Thảo -- mạt sát nhiều văn nghệ sĩ kể cả Chu Tử theo đúng bài bản CS khiến Chu Tử và báo Sống phải tự vệ. Theo Nhật Tiến, " C̣n nếu lời tố giác ấy chỉ là luận điệu chụp mũ th́ bằng hậu thuẫn nào tờ báo Sống có thể làm chuyện động trời như thế để đánh lừa mấy chục ngàn độc giả và hạ uy tín của một cây bút trong hàng ngũ của văn nghệ sĩ Quốc gia "; nhưng thật ra, chuyện "động trời" ở đây lại là chuyện một ông nhà văn- nhân danh -Quốc gia-hội viên-Trung Tâm VBVN Nhật Tiến đi bênh vực "uy tín" của một ông nhà văn -cán bộ -nằm vùng CS -"thuộc-hàng ngũ- của -văn -nghệ -sĩ -Quốc gia" Vũ Hạnh nhắm chỉ trích một ông nhà văn- quốc gia -thứ thiệt Chu Tử! Khỏi phải dài ḍng, ai cũng có thể tưởng tượng kiểu bênh vực này của ông nhà văn-ngây thơ-cụ Nhật Tiến làm cho t́nh h́nh Miền Nam lúc đó "rối ren" thêm ra sao!
Vũ Hạnh-kư Cô Phương Thảo--mạt sát Chu Tử trên tuần báo Công Lư [Chủ nhiệm& Chủ bút Phùng Thị Bút/Giám đốc trị sự Nguyễn Sỹ Hồng]
C̣n bằng -cách -nào mà Vũ Hạnh có thể hoạt động như vậy, thưa cậu ếch bất- tài- nhưng- rất -nhiều -tham -vọng từng có dịp trèo lên chức Phó Chủ tịch Trung Tâm VBVN và len lỏi nhẩy cóc vào được Hội đồng VHGD của Việt Nam Cộng ḥa? Thứ nhất, Việt Nam Cộng Ḥa tôn trọng quyền tự do phát biểu dù vẫn có chính sách kiểm duyệt như chính Bùi Nhật Tiến công nhận nhiều lần. Thứ hai, đây mới là đầu mối của mọi sự: Chính TT VBVN đă giúp "phổ biến những tác phẩm văn nghệ tuyên truyền cho CS..." của Vũ Hạnh như vụ Tin Sách số 44 rồi chính TT VBVN cũng tranh đấu cho Vũ Hạnh và Thế Nguyên khi hai cán bộ này bị phát giác.
Quan trọng hơn, phải chăng Chủ tịch Vũ Hoàng Chương, người có kinh nghiệm quá nhiều với Cộng sản, đă muốn ngăn ngừa TT VBVN dấn vào chính trị một cách bất lợi cho Miền Nam nên "vẫn cương quyết với lập trường trung thành với Hiến Chương của Văn Bút Thế Giới, nghĩa là Hội Văn Bút chỉ là nơi gặp gỡ của anh chị em văn nghệ sĩ để trao đổi kinh nghiệm sáng tác, trước tác..." ? Chủ trương ấy, sau này, sẽ bị thay đổi một cách hoàn toàn khi Thanh Lăng, với sự tiếp tay của Phạm Việt Tuyền, ngang nhiên chống lại Việt Nam Cộng ḥa từ rao truyền tới tố cáo với VBQT bằng những luận điệu vu khống Miền Nam cho tới bảo vệ cán bộ CS, đồng thời c̣n cho họ đại diện TT VBVN như trường hợp chọn Vũ Hạnh diễn thuyết về Truyện Kiều..vv Và dĩ nhiên, dẫn đến lời khiển trách của Quốc vụ khanh Mai Thọ Truyền chỉ ra cho thấy Linh mục Chủ tịch VBVN-một cái bao tử, không thể đ̣i làm công việc-một bộ óc của Chính phủ VNCH được.
Thế nhưng tại sao không thấy bài trả lời phỏng vấn nêu trên xuất hiện trong cuốn Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm VBVN (1957-1975)? Trong khi đó, lại là một tài liệu rất quan trọng v́ ông Phó Tiến chính thức công nhận sự yếu kém của TT VBVN qua sự bất hợp tác của hội viên trong sinh hoạt văn học nghệ thuật tại Miền Nam và lời đả kích rất nghiêm trọng của chính ông ta--một phần quan trọng của Ban Thường vụ liên tiếp trong nhiều năm-- liên quan đến "quan niệm hẹp ḥi" của Chủ tịch Vũ Hoàng Chương:
-"Như vậy, với quan niệm hẹp ḥi ấy, hiển nhiên Trung Tâm Văn Bút VN hiện nay không phải là một cơ sở lư tưởng để có thể là một động cơ phát triển mạnh mẽ Văn học Nghệ thuật trước nhu cầu thiết yếu của dân tộc hiện nay, trừ phi đả thông được với cụ Chủ tịch Văn Bút..." [Nhật Tiến, bđd]
Bất cứ ai đă từng hoạt động trong một tổ chức nào đều phải biết rằng một hội viên không thể và không nên đưa chuyện hội ra trước công chúng ḥng mong người ngoài hội phân xử hay bênh vực. Khi hội viên Phó Tổng Thư kư/Phó Chủ tịch (1962-1975) Nhật Tiến ra mặt kết án "quan niệm hẹp ḥi" của Chủ tịch Vũ Hoàng Chương đă dẫn đến hậu quả nghiêm trọng "Trung Tâm Văn Bút VN hiện nay không phải là một cơ sở lư tưởng để có thể là một động cơ phát triển mạnh mẽ Văn học Nghệ thuật trước nhu cầu thiết yếu của dân tộc hiện nay"... th́ điều đó có nghĩa ǵ? Thứ nhất, Nhật Tiến không hề kính trọng người Chủ tịch của ḿnh, của hội ḿnh. Thứ hai, Nhật Tiến không biết ḿnh ở vị trí nào trong Ban Thường Vụ v́ lúc này Vũ Hoàng Chương là "bộ óc" mà Nhật Tiến chỉ là cái "bao tử" thôi [mượn lời Quốc Vụ Khanh Mai Thọ Truyền]. Thứ ba, t́nh trạng nội bộ của TT VBVN ra sao mà một hội viên dám công khai quy kết một hậu quả to lớn như thế cho người Chủ tịch? Có phải v́ từ 1962, Nhật Tiến đă giữ chức Phó Tổng Thư Kư [cùng với Vũ Hạnh Nguyễn đức Dũng] rồi sẽ leo tới chức Phó CT nên "lớn lối" tưởng rằng có thể "át giọng" Vũ Hoàng Chương chăng? Nhất là khi thi bá Vũ Hoàng Chương th́ không khi nào thèm trả lời cái lối hạch họe rất láo xược ấy.
Thế nên, như tôi đă đặt câu hỏi: Tại sao không thấy bài trả lời phỏng vấn nêu trên xuất hiện trong cuốn Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm VBVN (1957-1975)? Câu trả lời rất giản dị: V́ đó là một cuốn sách một chiều chỉ có mục đích tự phong thánh, rồi như tôi đă nhận xét và chứng minh, lại c̣n có mục đích cá nhân, bào chữa quanh co trước lời phê b́nh của Mặc Đỗ, Viên Linh hay Du Tử Lê; trong khi, trên thực tế, lời chỉ trích nặng nề nhất dành cho TT VBVN và một chủ tịch của nó lại đến từ ông Phó Tiến! Tôi liên tưởng sự mâu thuẫn và có vẻ che đậy này tới tính toán, cân đo sao cho có lợi cho tác giả sau khi được đọc một cuộc phỏng vấn khác mà ông ta chính thức công nhận quan niệm "viết" và "lách" sao cho "đạt tới được cái hiệu quả tối đa như ḿnh mong muốn":
-"Đáp : Ở đây trên cái đất Hoa Kỳ này, ai cũng có quyền tự do viết ra tất cả những điều mà ḿnh đă suy nghĩ. Vấn đề đặt ra là anh hay chị có đủ dũng cảm để dám nói lên những điều đó hay không mà thôi. Tuy nhiên, một đôi khi chính tôi cũng đă phải dùng cáí thủ thuật vừa “viết “vừa “lách” như đă đề cập đến. Tuy nhiên, sự “lách” của tôi xuất phát từ một nhu cầu khác chứ không phải v́ sợ hăi về những hệ lụy sẽ xẩy ra cho ḿnh. Cái nhu cầu ấy là sự gia giảm, là sự cân lượng tùy theo từng hoàn cảnh hay mục tiêu mà ḿnh muốn nhắm tới để có thể đạt tới được cái hiệu quả tối đa như ḿnh mong muốn. Chứ nếu cứ nhắm mắt viết bừa, viết cho thỏa thích cái tôi của ḿnh mà không đo lường được cái hiệu quả của nó th́ nhiều khi trở thành có tác dụng ngược, như vậy th́ chẳng thà đừng viết có lẽ c̣n hay hơn . [PHỎNG VẤN NHÀ VĂN NHẬT TIẾN, VỊ GIANG thực hiện, https://nhavannhattien.wordpress.com/1hanh-trinh-chu-nghia-chuong-13/ *NTC gạch dưới]
Đúng thế! Theo tôi nghĩ, căn cứ trên những tài liệu nêu ra, có thể Bùi Nhật Tiến đă " gia giảm, là sự cân lượng tùy theo từng hoàn cảnh hay mục tiêu mà ḿnh muốn nhắm tới để có thể đạt tới được cái hiệu quả tối đa như ḿnh mong muốn" để loại một tài liệu liên quan trực tiếp đến TT VBVN ra khỏi cuốn sách này ḥng ngăn cản những ai --như tôi--dám đặt câu hỏi về hoạt động và nhân sự yếu kém của TT VBNVN trước 1975, nhất là sự bàn luận về Phó Tổng Thư kư Vũ Hạnh qua lời nhận xét chung văn nghệ sĩ Miền Nam lúc đó.
3. "Công luận" tại Hải ngoại không hề vắng mặt
Càng những kẻ đạo đức giả lại càng hay nói đến nhân nghĩa, sự tử tế và dĩ nhiên, công luận. Hẳn ai cũng c̣n nhớ rằng, ngay trong một bài vấn đáp với Kiều Phong, Bùi Nhật Tiến đă kể lể công ơn chỉ cho tôi sử dụng QuarzExpress tổng cộng chưa tới 2 giờ đồng hồ [nghĩa là lôi manual-"tài liệu chỉ dẫn để sử dụng" ra đọc cũng chưa đọc được hết nói chi tới biết hành nghề ra sao] vv và vv mà hơn ai hết, ông ta hiểu rằng không nên nói đến v́ có dính ǵ đến chuyện Trung Tâm VBVN đâu?! Đến những lời ông ta vu cáo Viên Linh và Mặc Đỗ đâu? Hay cố lôi tôi và tạp chí Khởi Hành vào đâu?? Trong khi đó, ông ta lờ đi chuyện nhờ tôi chuyển cho nhiều tài liệu liên quan trực tiếp đến đời văn hay TT VBVN rồi chính chúng đă biến thành một sức nặng làm Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm VBVN 1957-1975 ch́m lỉm khi cố t́nh chối căi đă lấy tài liệu từ tôi hay từ chối sức nặng của những tài liệu đó. Điều dở nhất--mà tôi không tưởng tượng được-- là rêu rao với công luận rằng sở dĩ tôi không đồng ư với ông ta v́ là "đàn em", là "bạn" Viên Linh, hay v́ "coi Mặc Đỗ" như thần tượng" vv và vv! Nếu ông ta nghĩ có thể thuyết phục công luận được bằng những cái vơ dấm dớ đó th́ quả coi thường công luận thật. Mới đây thôi, sau khi tôi cho phổ biến hai biên bản của Trung Tâm Nam Cali chứng minh ông ta đă mưu sự sử dụng trung tâm này vào việc thực hiện cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương, ông ta đă phải im lặng, nhưng không xin lỗi Viên Linh --người bị ông ta vu cáo--hay công luận. Như thế, ông ta đă coi thường công luận như thế nào, sao nay quay lại oán trách?
Đến nay, ông ta hẳn đă nhận ra rằng, qua lời tả oán trên, không có một thứ công luận nào như ông ta muốn lại bênh vực cho Kiều Phong, kẻ viết những ḍng chữ đểu cáng ấy và "Văn Hữu"/người thân/đồng bọn của họ cả. Công luận ấy cũng không có th́ giờ cổ vơ cho những kẻ "lưu manh văn hóa" dối trá ngang nhiên như chỗ không người, hay cũng không thể dung thứ những kẻ tự nhận nhà giáo nhà văn mà không đủ lễ nghĩa và liêm sỉ tối thiểu để "không dám" [chữ của chính Bùi Nhật Tiến] tự phản bác, "không dám" tự chống chọi một cách anh hùng hảo hớn. Càng dở thói hung hăng, càng viết lách dơ bẩn bịa đặt th́ càng làm công luận thêm công phẫn. Cái tṛ tung thư riêng--nhất là tung thư riêng để xuyên tạc, đụng chạm đến đời riêng, viết lách nhảm nhí vô bằng đểu cáng để bịa đặt bôi bẩn --nhất là bôi bẩn một phụ nữ-- sẽ luôn luôn thất bại v́ điều giản dị là ai cũng được phụ nữ vây quanh ḿnh, những mẹ, những chị, những em, những người t́nh, những người vợ, những con gái cháu gái rồi những cô giáo... Không ai lại tàn nhẫn đến nỗi thấy một người đàn bà bị những kẻ thất phu như thế lăng nhục một cách dă man mọi rợ mà hưởng ứng cả.Trong khi đó, hai ông Kiều Phong Lê Tất Điều và Bùi Nhật Tiến đă làm ǵ cho Văn Bút VN Hải ngoại? Vâng, tôi sẽ không khiêm nhượng sảng mà chính thức hỏi hai ông khi tôi giữ phần vụ Trưởng Ủy ban Nhà văn -Bị Cầm tù th́ các ông ở đâu?!
Một người viết phê b́nh 20 năm nay như tôi, từng lưu giữ bao nhiêu tài liệu kể cả những tài liệu thóa mạ ḿnh, từng chống trả những kẻ vô lại văn nghệ--như bọn Kiều Phong--ṛng ră trong 5, 6 năm trời, có thể có một nhận xét tương đối chính xác như sau: Cứ viết thành thực và có bằng chứng rồi công luận sẽ nhận ra mà bênh vực ḿnh, nếu cần. Nhưng nếu ḿnh làm lỗi, ḿnh sẽ phải chịu trách nhiệm ấy riêng ḿnh mà không thể kêu cầu tới ai và phải biết phục thiện mà sửa lỗi. Trên đời này, may thay, không chỉ có ếch văn nghệ, c̣n có những anh hùng hảo hớn và anh thư sẵn sàng hỗ trợ cho người muốn viết ra sự thật. Hơn thế nữa, có một điều mà tôi bắt buộc phải tin sau 20 năm: Có quả báo đấy. Gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy. Bảo đảm. Những kẻ nào càng rêu rao ơn nghĩa hay nhân danh công luận càng nên nhớ điều này.
Nghĩ lại xem: Tại sao có những việc đă nằm im ĺm từ hơn mấy mươi năm nay bây giờ bỗng nổ tung ra? Như:
- Hội Văn Bút Giải Phóng sau 1975;
- 2 biên bản chứng minh quả Bùi Nhật Tiến đă toan tính sử dụng Trung Tâm Nam Cali để soạn thảo và ấn hành cuốn Trăm hoa vẫn nở trên quê hương mà trước đây vẫn chối dài c̣n mạ lỵ Viên Linh, người đă nhắc đến;
- Hành tung thân Cộng của Chủ tịch Thanh Lăng qua sự công khai đặc cử cán bộ CS nằm vùng Vũ Hạnh đại diện TT VBVN đọc diễn thuyết trong một buổi lễ do Chính phủ VNCH tổ chức và qua sự hợp tác của ông trong nhiều năm với các cán bộ khác như Thế Nguyên, Nguyễn Nguyên vv...;
- Địa chỉ Trụ sở của Nhóm Bút Việt nộp đơn cho chính phủ để xin thành lập lại chính là ṭa soạn nhật báo Tự Do vừa sang đoạt của nhóm Tam Lang, Mặc Đỗ, Đinh Hùng, Vũ Khắc Khoan sau khi họ phải bỏ v́ áp lực của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm;
-Trùm Mật vụ Trần Kim Tuyến đă dàn dựng việc thành lập Nhóm Bút Việt và cũng theo chính Trần Kim Tuyến, ông đă thuyết phục và đưa được Nhất Linh từ Đà lạt về tham dự Văn Bút VN, Sài g̣n;
- Phạm Việt Tuyền--Tổng Thư kư 15 năm trong cuộc đời 18 năm của TT VBVN-- không có tài cán nhưng vẫn vào làm chủ nhiệm Tự Do qua sự xếp đặt của Trần Kim Tuyến;
- Sự nằm vùng của các cán bộ CS như Phó Tổng Thư kư Vũ Hạnh [nhiệm kỳ 1962], Phó Tồng thư kư Thế Nguyên [nhiệm kỳ 1974] vv ngay trong Trung Tâm VBVN;
-TT VBVN bị điều khiển dưới tay Thanh Lăng-thân Cộng và Phạm Việt Tuyền trong rất nhiều năm;
- Hội viên có thái độ đứng ngoài, thậm chí chỉ trích công khai TT VBVN rồi bất hợp tác; trong khi đó, Trung tâm này có những hội viên độc chiếm các chức vụ quan trọng như Tổng thư kư [Phạm Việt Tuyền 15 năm], Phó Tổng thư kư/Phó Chủ tịch [Nhật Tiến 13 năm] và Chủ tịch Thanh Lăng [12 năm] vv.. rất nhiều năm trong lịch sử chưa tới 18 năm của nó
-Trung Tâm VBVN gửi nhiều kháng thư ra ngoại quốc, có kháng thư vu cáo chính phủ Việt Nam Cộng ḥa rơ ràng, như chính Bùi Nhật Tiến phổ biến: Ngày 26-8-1973 Văn Bút gửi thư cho Hội nghị Lưỡng niên Thi Ca Quốc Tế lần thứ 11 báo động về sự bóp nghẹt báo chí và chế độ kiểm duyệt độc đoán đă cản trở sinh hoạt văn hóa làm cho một số đông đảo văn nghệ sĩ đă phải giải nghệ. [Nhật Tiến, sđd , trang 174] * Cho tới nay, tôi chưa thấy có bằng chứng nào đông đảo anh em văn nghệ sĩ phải giải nghệ v́ chế độ kiểm duyệt Miền Nam nên tôi cho đó là một sự vu cáo.
-Vụ hội viên /TT VBVN Vũ Hạnh:
Theo bản tin trên nhật báo The NewYork Times ngày 1.8. 1967, Đại Hội Đồng Văn Bút Quốc tế lần thứ 35, ngày 31.7, thúc giục nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Cộng Ḥa, hăy thả các nhà văn bị giam giữ ra. Trước đó, ngày 6.7, nhật báo này đăng một tin gần 3 cột nói về việc Vũ Hạnh bị bắt ngày 2.6 và TT VBVN đang "t́m hiểu về lư do" Vũ Hạnh bị bắt. Qua các số mốc thời gian, người ta có thể đoán hầu như chắc chắn, "nhà văn" của Miền Nam này là Vũ Hạnh. Cũng theo nguyên tắc hoạt động của Văn Bút Quốc tế, các quyết nghị chung đều được quyết định căn cứ trên kháng thư của một Trung Tâm Hội viên, trong trường hợp này là Trung tâm VBVN. Như vậy, không c̣n ǵ rơ ràng hơn nữa: TT VBVN đă tranh đấu cho một cán bộ CS nằm vùng cho dù CT Thanh Lăng có biết hay không, nhưng cũng chính TT VBVN đă hoàn toàn yên lặng sau 1975.
Nhật Tiến có đưa ra lư do, là sự đàn áp của Cộng sản sau 1975, nhưng như thế thứ nhất vẫn trái Hiến chương VBQT như tôi đă phân tích, thứ hai, tôi vẫn tự hỏi không lẽ cả 3 nhân vật quan trọng nhất của Ban Thường vụ lúc đó--Thanh Lăng, Nhật Tiến, Phạm Việt Tuyền-- không bị đi tù mà cũng không nhắn gửi được lời kêu cứu ra ngoại quốc? Tôi có bằng chứng để hỏi câu hỏi này: Tuần báo l'Express, số ra tuần 12-18 tháng 6. 1978, cho đăng tên 130 nhà văn,nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, chủ bút và kư giả hiện đang bị bắt giữ. Vậy tại sao sau 1975, Trung Tâm VBVN hoàn toàn im lặng, không báo động cho VBQT cũng như không nhắn tin ra ngoại quốc cho anh em hội viên đă thoát để cứu anh em c̣n ở lại? Hơn thế nữa;
-Chủ tịch Thanh Lăng đă quyết định ở lại [v́ sự ngây thơ chính trị quá thánh thiện] và khuyên người khác ở lại vào tháng 4. 1975 nghĩa là không có ư định di tản TT VBVN;
- Bởi thế, sau 2 năm truyệt vọng trước sự im lặng của CT Thanh Lăng, Phó Chủ tịch Nguyên Sa và hội viên Trung tá Không quân Trần Tam Tiệp --tỵ nạn tại Pháp--tự động đứng ra huy động anh em để thành lập Trung Tâm Văn bút Việt Nam Lưu vong [sau đổi thành TT VBVN Hải ngoại];
-Tại sao Phó Chủ tịch Nguyên Sa lại nói rằng "Tiền thân của Trung Tâm Văn Bút Lưu vong " là Trung Tâm Hungary? Mà không nói là Trung Tâm VBVN? * Theo tôi, nếu chiếu theo các tài liệu đă dẫn trong bài này và trong nhiều bài khác th́ Trung Tâm VBVN--nơi dung túng những cán bộ CS, cả ngay khi họ tấn công văn nghệ sĩ khác--và có một ông Chủ tịch không t́m cách di tản nó ra khỏi tầm với của Đảng Cộng sản th́ dĩ nhiên không thể là "tiền thân" của một Trung Tâm Văn bút Lưu vong, nơi quy tụ toàn những văn nghệ sĩ và người dân Miền Nam "lưu vong" tỵ nạn CS;
-vv ...
Những sự việc thượng dẫn là những vấn đề c̣n chờ giải đáp và Bùi Nhật Tiến-- bằng những thủ đoạn đê hạ kể ra là có một không hai trong văn giới Miền Nam di tản ra hải ngoại và Cộng đồng người Việt Hải ngoại như đă thấy--sẽ không ngăn cản được người nghiên cứu như tôi ở thế hệ này hay mai sau t́m tới giải đáp riêng của chúng tôi, dù đúng dù sai. Ông ta phải hiểu rằng đây không c̣n là thời- của- ông ta nữa, cái thời phán xét không kiêng nể một Chủ tịch/Thi bá của Miền Nam; cái thời may mắn được chính phủ nâng đỡ, thậm chí láo xược mà chính phủ không nỡ sửa trị v́ c̣n giặc-ngoài để đối phó; cái thời chưa đủ để nh́n lại mà đánh giá tài văn của ông ta hay Trung Tâm VBVN một cách chính xác vv để đến nỗi ông ta mông muội mà vu cáo hay lăng mạ người khác khi người ta chỉ sử dụng quyền tự do phát biểu, là cái quyền mà chính ông ta đă lạm dụng. Đây là cái thời mà một vấn đề lớn như Trung Tâm Văn bút Việt Nam liên quan đến nhiều nhân sự trong hoạt động văn học chính trị của Việt Nam Cộng ḥa cần phải được quan tâm, chú ư và phân tích dưới nhiều khía cạnh và tác gia khác nhau. Nếu Bùi Nhật Tiến đă quảng cáo trên sách của ông ta là "Giữ ǵn Văn hóa Miền Nam" th́ phải là người đầu tiên nhận thức được rằng không ai "giữ ǵn văn hóa" bất kể là văn hóa ǵ, ở đâu bằng cách "đấu tố" một nữ tác gia khác bằng lối viết lách đê hạ "Ấy vào mồm nó" như đồng bọn của ông ta đă làm, hay không xin lỗi người khác khi bị bắt quả tang vu cáo họ.
Vâng, xin ông Bùi Nhật Tiến cứ yên tâm: Công luận ở hải ngoại này vẫn c̣n đây, không mất đi đâu cả v́ nó vẫn c̣n thậm phần tỉnh táo để "giữ ǵn Văn hóa Miền Nam" bằng cách không...ủng hộ những kẻ vô văn hóa.-NTC
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.