MINH THỊ
DÂN TỘC VIỆT NAM KHÔNG CẦN THẮP ĐUỐC ĐI T̀M TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN Ở WASHINGTON, MOSCOW, PARIS, LONDON, PÉKING, TOKYO. ĐÓ LÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỌN NÔ LỆ VỌNG NGOẠI LÀM NHỤC DÂN TỘC, PHẢN BỘI TỔ QUỐC, ĐĂ ĐƯA ĐẾN KẾT THÚC ĐAU THƯƠNG VÀO NGÀY 30 - 4- 1975 ĐỂ LẠI MỘT XĂ HỘI THẢM HẠI, ĐÓI NGHÈO, LẠC HẬU Ở VIỆT NAM GẦN NỬA THẾ KỶ NAY. ĐĂ ĐẾN LÚC QUỐC DÂN VIỆT NAM PHẢI DŨNG CẢM, KIÊN QUYẾT ĐỨNG LÊN GIÀNH LẠI QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VẬN MẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎֎
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ 03-2017 ֎ 04-2017 ֎ 05-2017
v White House v National Archives v
v Federal Register v Congressional Record
v USA Government v Congressional Record
v Associated Press v Commieblaster
v Reuter News v Real Clear Politics
v MediaMatters v C-SPAN v.
v Videos Library v Judicial Watch v
v New World Order v Illuminatti News
v New Max v CNSv Daily Storm v
v Observe v American Progress v
v The Guardian v Political Insider v
v Ramussen Report v Wikileaks v
v The Online Books Page v Breibart
v American Free Press v Politico Mag
v National Review - Public Broacast v
v Federation of Anerican Scientist v
v Propublica v Inter Investigate v
v ACLU Ten v CNBC v Fox News v
v CNN v FoxAtlanta v Gateway
v Indonesian News v Philippine News v
v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông
v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia
v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển Bách Khoa VN
v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân
v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v
v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến
v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v Hợp Lưu
v Khoa HọcTV v Sai Gon Echo v
v Viễn Đông v Người Việt v
v Việt Báo v Việt List v Xây Dựngv
v Phi Dũng v Việt Thức v Hoa Vô Ưu
v Đại Kỷ Nguyên v Việt Mỹv
v Việt Tribune v Saigon Times USA v
v Người Việt Seatle v Cali Today v
v Dân Việtv Việt Luận v Thơ Trẻ v
v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv
v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v
vLao Động vThanh Niên vTiền Phong
vSài G̣n v Sách Hiếm v Thế Giới v Đỉnh Sóng
vChúng Ta v Eurasia v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ
v
Văn Học v
Điện Ảnh
v
Cám Ơn Anh
v
TPBVNCH
v1GĐ/1TPB
v
Bia Miệng
SÔNG ĐÀO TẮM MÁT
March 28, 2017
NOTRE DAME de PARIS, quyển sách đến với tôi – HHT – ở Sài G̣n năm 1952, trong h́nh này tôi ghi ngày tháng và kư tên trên sách Tháng Năm 1956. May 1956
Sông Đào trong bài này không phải là ḍng sông tên là sông Đào, như sông Hồng, sông Hương, mà là ḍng sông do người đào lên. Như Nhuệ Giang, ḍng sông chẩy qua tỉnh lỵ Hà Đông, thành phố thời thơ ấu của tôi, là sông đào, sông nhân tạo, sông do người đào làm thành sông.
Đời tôi có hai con sông đào, một là sông Nhuệ, ở Hà Đông, sông thứ hai là con sông chẩy qua cánh đồng làng quê tôi – làng Linh Quy, tổng Kim Sơn. Phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh – sông này bắt nguồn từ đâu, kết thúc ở đâu, tôi không biết. Tôi chỉ biết nó là ḍng sông nhỏ, nhiều chỗ nông người có thể sắn quần lội qua được.
Viết rơ hơn: người ta có thể sắn quần mà lội qua sông, nước sông có chỗ chỉ đến đầu gối. V́ sông là sông đào nên sông không có tên, hay sông ngày xưa có tên mà tôi không nhớ.
Không phải thời gian đă qua 50 năm mà là 70 năm kể từ lần cuối cùng tôi lội qua con sông đào này để sang làng Trân Tảo gặp anh bạn tôi năm xưa ấy.
Người bạn tôi năm xưa ấy nay là Nhà Văn Xuân Cang, nhân viên ṭa soạn báo Lao Động, Hà Nội.
Muốn tắm mát th́ lên ngọn con sông Đào.
Muốn ăn sim chín th́ vào rừng xanh.
Lần cuối cùng tôi lội qua con sông đào tôi 14 tuổi.Năm ấy là năm 1947.
Năm nay, sống những ngày cuối đời – ông bà tôi thường gọi là những ngày “gần đất, xa trời” – năm 2017, tôi 84 tuổi.
Tôi có trí nhớ tốt. Năm nay tuổi đời Tám Bó Lẻ 4 cây, tôi nhớ những chuyện xẩy ra trong đời tôi năm tôi 10 tuổi. Như chuyện năm tôi học Lớp Ba Trường Tự Đức Hà Đông. Trong lớp có em học tṛ tên là Xuân. Em trạc tuổi tôi. Bọn bạn trong lớp gán cho Xuân là vợ tôi.
Một hôm trên bảng đen có hàng chữ phấn:
Xuân Hạ Thu Đông
Tên bạn tinh nghịch nào đó sửa chữ Hạ ra chữ Hải. Xuân Hạ thành
Xuân Hải.
Em Xuân mách thầy giáo:
– Thưa thầy, anh Hải anh ấy cứ viết bậy tên con với tên anh ấy trên bảng.
Tôi bị thầy Giáo Kiên véo tai.
Thưở nhỏ tôi không khôn ranh tí ti ông cụ nào. Không những tôi không khôn ranh, tôi đần, dzốt, ngu, ngớ ngẩn, chậm hiểu. Bị oan tôi không biết kêu oan, tôi không biết căi, chỉ có nói:
– Con không viết bậy, thằng nào nó viết.
Chỉ nói thế thôi với ông thầy giáo tôi cũng không nói được. Bị oan, bị thầy véo tai, tôi mếu rồi tôi ấm ức khóc.
Năm 1960 tôi gặp lại cô bạn học tên Xuân ở Sài G̣n. Nh́n vóc dáng bồ tượng của cô, bộ mặt tṛn xoe của cô, cặp má bánh đúc cũng của cô, tôi bùi ngùi. Tôi nghĩ tôi với cô mà thành vợ chồng, chắc tôi cực kỳ đau khổ.
Năm 1944 ở Bắc Kỳ có bệnh dịch gọi là “đau màng óc” – dường như tiếng Pháp là bệnh Meningitis – năm xưa ấy bệnh đau màng óc không có thuốc chữa. Có thể nói năm ấy mười người đau màng óc, sưng màng óc, bị chết cả mười.
Những ngày như lá, tháng như mây
Ḍng Thời Gian dài một ánh bay.
Bệnh đau màng óc ở Bắc Kỳ năm xưa ấy toàn đánh vào những thiếu niên trên dưới 15 tuổi. Tôi nhớ tôi không thấy những người lớn bị đau màng óc. Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến nỗi những nhà thương công phải dành một nhà riêng cho người đau màng óc nằm. Chỉ có bố mẹ người đau, và người nhà mang cơm nước, được vào nhà bệnh này.
Lúc ấy 5 giờ chiều tôi c̣n tỉnh, chị tôi cho tôi một su, tôi mua kẹo kéo ăn. Bỗng tôi thấy tôi ngất ngư, tôi chóng mặt. Tôi vào giường nằm. Chiều ấy mẹ tôi lên nhà ông ngoại tôi. Khi mẹ tôi về, nằm trong giường tôi rấm rứt khóc.
Bẩy mươi năm qua hôm nay tôi nhớ lời nói của mẹ tôi khi bà đưa tay sờ trán tôi:
– Con trai ǵ mà hơi một tí là khóc.
Đó là câu nói cuối cùng tôi nghe, tôi hiểu trước khi tôi mê.
Nhà Thương Hà Đông năm ấy có ông docteur người Pháp, và ông medecin phụ tá người Việt. Thầy tôi mời ông y sĩ Việt đến nhà. Ông y sĩ quyết định đưa tôi vào nhà thương ngay.
Nhà thương khi đó đă có một gian riêng dành cho bệnh nhân đau màng óc. Khi tôi được đưa vào pḥng này, pḥng đă có chừng 10 bệnh nhân. Mẹ tôi vào chăm nom tôi. Mẹ tôi nằm ngủ cùng giường với tôi. Tất nhiên là cả đêm mẹ tôi ngủ chập chờn.
Bên giường bệnh của tôi là giường một thiếu nữ trạc tuổi tôi. Cô là con ông bác sĩ Thú Y trong tỉnh. Người trông nom cô là bà mẹ cô. Hai bà – bà mẹ cô và bà mẹ tôi – làm thân với nhau. Mẹ tôi kể hai bà hứa hẹn – bà mẹ cô và bà mẹ tôi – nếu hai trẻ sống sẽ cho chúng làm vợ chồng.
Hai trẻ cùng sống, nhưng không có chuyện vợ chồng chi cả – cùng sống ra khỏi nhà thương, không một lần chúng tôi gập lại nhau.
Sống sót tôi phải nghỉ học ba tháng. Tôi phải sống một minh trong một căn pḥng nhỏ, để khỏi làm các em tôi bị lây bệnh.
Sau ba tháng nghỉ học, thầy tôi hỏi tôi:
– Le soleil là ǵ? La terre là ǵ??
Tôi không trả lời được.
Một bạn đọc của tôi, bạn DHD, ở Toronto, gửi I-Meo cho tôi:
– Tôi muốn mua lại tủ sách của ông. Ông cho tôi biết giá tiền. Nếu tôi mua được tôi sẽ gửi tiền ông trước, ông cứ giữ sách. Khi nào ông bảo tôi đến lấy sách, tôi sẽ đến lấy.
Thư của bạn DHD làm tôi cảm khái.
Tôi gọi tủ sách của tôi là Phong Lâm Tàng Kinh Các. Pḥng của vợ chồng tôi trong một nhà dành cho những ông bà già nghèo tiền – văn huê là “ thu nhập thấp” – không có đủ chỗ để nhiều sách – trong 20 năm sống trong nhà này đă hai lần tôi phải cho đi, bỏ đi một số sách
Tôi không thể đánh giá tiền tủ sách của tôi. Tôi không biết số sách tôi hiện có ở Kỳ Hoa trị giá bao nhiêu tiền.
Cùng đi với bài này quí vị thấy trang b́a hai quyển sách. Quyển Notre Dame de Paris tôi mua ở Sài G̣n năm 1952, quyển Truyện Thúy Kiều tôi mua ở Sài G̣n cùng năm 1952.
Mấy tháng cuối năm 1988, ở Nhà Tù Chí Ḥa, tôi đă ra ṭa, đă có án, tôi nằm ở pḥng tù chờ đi trại khổ sai. Vợ tôi gửi vào tù cho tôi quyển Truyện Thúy Kiều. Quyển này theo tôi lên Trại Tù Khổ Sai Z 30 A, theo tôi sang Mỹ. Hiện nó nằm bên computer của tôi khi tôi viết những ḍng chữ này. Sách ra đời năm 1950, đến nay nó đă 70 tuổi. Sách đă ở bên tôi 68 năm.
Tôi có quyển Truyện Thúy Kiều này trước khi tôi có Alice. Truyện Thúy Kiều đến với tôi năm 1952, Alice đến với tôi năm 1954. Nay Truyện Thúy Kiều và Alice cùng sống với tôi trong một căn pḥng ở Kỳ Hoa Đất Trích.
Tôi cho phép tôi kiêu hănh: trên đời này chắc không có người tù Nhà Tù Chí Ḥa nào có quyển Truyện Thúy Kiều để đọc trong Nhà Tù, rồi mang quyển Kiều đó theo anh tù sang Kỳ Hoa Đất Trích.
Hai mươi năm sống và viết ở Kỳ Hoa Đất Trích, từ năm 1995 cho tới nay – Tháng Ba 2017 – tôi đă viết khoảng một ngàn bài Viết ở Rừng Phong – 1000 bài VoRP – nay nhiều hôm tôi thấy tôi muốn viết về một chuyện văn thơ, lát sau tôi nhớ ra tôi đă viết về đề tài ấy rồi. Nay có viết lại, tôi viết bài mới nhạt hơn bài xưa.
Tôi mời bạn quư đọc bài viết này:
o O o
MARIE KHÁNH NGỌC
Trích TRƯỜNG ĐỜI. Tiểu thuyết của LÊ VĂN TRƯƠNG
Sáng hôm sau, Trọng Khang ra đứng ở cửa nh́n ông Phó đóng ngựa cho ḿnh để lại thăm Khôi th́ thấy một người con gái ăn mặc quần áo cưỡi ngựa, chân đi giầy ủng, lưng đeo một khẩu súng lục nhỏ, tay ve vẩy một chiếc roi ngựa bằng sừng hiêu từ phía chợ đi lại.
Người con gái ấy trạc hai mươi hai, hai mươi ba, cắt tóc ngắn theo lối đầm, trang điểm một cách rất Tây phương. Cách đi đứng tỏ ra một người bạo dạn. Trọng Khang đoán ngay là con gái ông chủ thầu.
Trong khi Trọng Khang nh́n nàng, th́ nàng nh́n con ngựa. Rồi nàng quay lại nói với tên người nhà đi theo sau :
– Con ngựa đẹp quá mà cao quá nhỉ!
Nàng rảo cẳng đến trước mặt Trọng Khang hỏi bằng tiếng Pháp :
– Con ngựa này của ngài đấy ư? Ngài có thể cho phép tôi được xem một tí không?
Trọng Khang thấy bực tức, về chỗ một người đồng loại nói với một người đồng loại mà lại không dùng tiếng mẹ đẻ, hơn nữa cái người nói ấy lại là một người đàn bà. Chàng tự nhủ: ngữ này có lấy chồng cũng chẳng qua là để hưởng khoái lạc, chớ không phải là để làm vợ, làm mẹ. Tuy ḷng chàng khó chịu như thế, nhưng sắc đẹp vốn có cái sức mạnh bắt buộc người ta phải lịch sự. Trọng Khang cũng trả lời một cách rất lễ phép, song bằng tiếng ta. Đó cũng là một cách phản đối, nhưng cái lối phản đối ấy người con gái không để ư đến :
– Vâng xin mời cô cứ xem.
Người con gái lại gần vỗ vào cổ ngựa, nh́n kỹ từ đầu đến chân rồi hỏi, cũng vẫn bằng tiếng Pháp, với cái giọng của một người xưa nay chưa hề bị trái ư bao giờ :
– Ngài bán con ngựa của ngài cho tôi nhé? Bao nhiêu tôi cũng mua. Tôi không kỳ quản về đồng tiền đâu, ngài muốn bao nhiêu ngài cứ nói thật đi.
Lúc này Trọng Khang không thể chịu được nữa. Lâm vào cảnh nghèo, chàng mới cảm thấy tất cả sự sỗ sàng của người giàu sang. Vẫn bằng tiếng ta, giọng hơi gay gắt v́ khinh mạn, chàng đáp :
– Thế th́ cô không phải là người biết chơi ngựa rồi. Bởi v́ một người biết chơi ngựa bao giờ cũng hiểu rằng một khi người ta có con ngựa hay như thế này, người ta không bán bao giờ. Thứ nhất ở trên chốn rừng núi này, con ngựa này là một người bạn đồng hành trung thành và tận tâm nhất.
– Tôi trả ngài năm trăm. Ngài bảo sao?
Vẫn bằng tiếng ta, Trọng Khang trả lời :
– Tôi đă bảo rằng th́ tôi được lăi ba trăm rưỡi, v́ tôi mua nó có một trăm rưỡi. Nhưng ba trăm rưỡi cũng không bù được với những công việc nó đă giúp ích cho tôi và tấm ḷng tôi mến nó.
– Nếu tôi tăng giá nữa th́ ngài nghĩ sao?
– Tôi nghĩ rằng ḷng mến là một thứ không thể đem đánh giá bằng tiền được.
Cái nh́n của người con gái lúc bấy giờ mới đặt một cách chăm chú lên khuôn mặt của Trọng Khang :
– Tôi xem ra ngài cũng giàu và không cần đến tiền th́ phải.
Trọng Khang nhếch một nụ cười :
– Tôi hiện nghèo lắm, ngày mai chưa biết sống bằng ǵ?
– Thế tại làm sao ngài không bán con ngựa của ngài đi?
Trọng Khang cau mặt :
– Th́ tôi đă bảo ḷng mến là một thứ không thể đem ra đầu cơ trong lúc túng thiếu được cơ mà.
Người con gái cười, để lộ hàm răng trắng như ngà :
– Ngài là một người hơi kỳ quái. Thôi tôi xin lỗi ngài nhé.
Nói xong, người con gái tháo chiếc “găng” bằng da, giơ tay bắt tay Trọng Khang. Cái cử chỉ thành thật và bồng bột ấy làm cho Trọng Khang xuê xoa được sự ghét bỏ gây ra bởi sự ăn nói lố lăng của nàng. Bất giác, chàng trả lời bằng tiếng Pháp :
– De rien, mademoiselle.
Câu tiếng Pháp của chàng lúc này có một sức phản động đột ngột. Nó làm cho người con gái nghĩ ngay đến cái chỗ lúc năy ḿnh toàn hỏi bằng tiếng Pháp mà người ta chỉ trả lời bằng tiếng Nam.
Nàng tủm tỉm cười rồi, lần này, hỏi Trọng Khang bằng tiếng ta
– Việc tôi nói tiếng Pháp chắc làm ngài khó chịu lắm nhỉ?
Trọng Khang phác một cử chỉ để chối.
Người con gái gặng lại :
– Không. Chắc là ngài khó chịu lắm, cho nên ngài một niềm trả lời tôi bằng tiếng ta.
Một ư nghĩ đến ngay trong óc Trọng Khang: “Người này v́ hoàn cảnh mà sinh ra lố lăng, chứ bản tâm vẫn là một con người tốt”.
– Vâng, tôi không giấu cô. Thoạt tiên tôi thấy một người Nam nói với một người Nam mà không dùng tiếng mẹ đẻ th́ tôi hơi khó chịu thật. Người Pháp họ nói với nhau có dùng tiếng “Ăng-lê” bao giờ. Họ quư tiếng họ lắm. Tại sao ḿnh lại không?
– Tôi v́ du học ở Pháp, nên quen mồm.
Trọng Khang tủm tỉm :
– Biết đâu sự quen mồm ấy chẳng cũng là để tỏ cho người ngoài biết rằng ḿnh là một người học thức.
Người con gái cũng cười :
– Non, ce n’est pas de la vanité, mais c’est peutêtre du snobisme. Ấy chết, tôi lại nói tiếng Pháp rồi. Tôi quen nghĩ bằng tiếng Pháp, vả chữsnobisme, tiếng Nam không biết dịch là ǵ. Thế th́ có lẽ tôi là một người Việt Nam không tốt.
Trọng Khang xốc khẩu súng lục đeo ở lưng :
– Cô đă biết nghĩ thế, th́ cô bây giờ là người Việt Nam rất tốt rồi.
– Chà, khẩu súng lục ngài đeo sao to thế? H́nh như nặng lắm th́ phải. Đến vài cân.
– Chả mấy. Hơn ba cân.
– Thế th́ lúc bắn thế nào?
– Dùng nó quen đi. Tôi cho là không nặng. Chúng tôi sống cái đời ở rừng núi, phải cần đến thứ súng Mauser này mới bắn được xa. Chứ thứ súng của cô, không bắn xa được mấy.
– Súng của ngài bắn xa được bao nhiêu?
– Có thể được một hai cây số.
– Thế cơ à? Bao nhiêu phát?
– Hai mươi bốn phát. Sang đến đất Tàu, những thứ súng này cần lắm. Bên đó giặc cỏ như rươi.
– Ba tôi cũng đem đi mười mấy khẩu súng trận. Sang đến địa phận Tàu lại có lính của chính phủ Vân Nam đón chúng tôi. Như thế cũng chả ngại. Ông có thể cho tôi xem khẩu súng của ông được không?
– Xin vâng, nhưng xin mời cô vào trong này.
Người con gái mạnh bạo theo Trọng Khang vào trong nhà, chẳng một chút e lệ. Trọng Khang tháo khẩu súng đưa cho người con gái xem.
– Súng này có một cái lợi là nếu muốn bắn xa và bắn lâu th́ tháo cái bao gỗ này lắp vào như một cái báng.
Người con gái cầm khẩu súng giơ lên :
– Trời ôi! Sao nặng thế này. Tôi th́ tôi chịu đấy. Ba tôi có lẽ cũng chịu. Họa chăng anh François mới dùng đến. Nhưng cũng vị tất, v́ anh ấy cũng chẳng khỏe hơn tôi nào. Ông bắn có giỏi không? Ở nhà, tôi với anh François cũng tập bắn bia đến hơn 100 phát, nhưng cũng chưa lấy làm ǵ tin lắm. Mười phát cũng c̣n sai đích đến ba bốn.
– Bắn bia khác, bắn thật khác. Bắn bia th́ người ta không bị xúc động. Tôi đă biết lắm người bắn bia rất giỏi mà lúc bắn thật th́ trúng rất ít. Sự bắn giỏi hay không là một vấn đề thần kinh hệ. Người nào trấn tĩnh được ḷng ḿnh th́ người ấy có thể bắn giỏi. Ở đất Tàu có nhiều giặc cỏ, cô sang mà không sợ à?
Người con gái nhún vai, trả lời một cách rất tự nhiên :
– Không. Có lẽ v́ nghe người ta nói thế, nên tôi nhất định nèo ba tôi phải cho đi kỳ được.
Hai người c̣n đang tṛ chuyện th́ có người nhà đến mời cô con gái ông chủ thầu về ăn điểm tâm.
Trọng Khang đứng dậy, tiễn ra tận cửa.
Trước khi quay đi, người con gái c̣n lại gần ôm cổ con ngựa, hôn một cái rồi nói bằng một giọng tiếc rẻ :
– Tôi yêu con ngựa này quá. Tôi tiếc rằng ông cũng yêu nó quá mà không chịu bán cho tôi.
– Tôi cũng rất tiếc là không chiều cô được…
– Tôi cũng có mua ở Phố Lu mấy con, nhưng xoàng cả. Biết thế này, tôi buộc ba tôi phải đem con ngựa của tôi lên đây.
– Đem lên đây chỉ trong vài tuần lễ nó sẽ ngă nước chết. Mà dù có khỏi th́ nó cũng không quen đường núi, như thế rất nguy hiểm cho tính mệnh người cưỡi.
– Thôi thế là đành rằng trong thời kỳ tôi ở trên này, tôi không có được một con nào vừa ư như ngựa của ông.
Nh́n Trọng Khang bằng cái nh́n rất “đàn bà”, nàng tiếp :
– Tôi mong ông đổi ư.
Trọng Khang cười, lặng im.
– Nếu ông đổi ư th́… nhà tôi ở trước chợ, ông nhớ lại nhé.
Nói xong, giơ tay bắt tay thật chặt, rồi đi thoăn thoắt. Trọng Khang nh́n theo một lát bỗng gọi giật lại :
– Này cô!
Người con gái tươi cười vội quay lại :
– Ông đă đổi ư rồi ư? Sung sướng cho tôi quá!
– Không. Nhưng tôi có thể chiều cô một lát được. Tôi cho cô mượn cưỡi về nhà, rồi cô lại cho người đem đến đây trả tôi.
– Ồ! Quư hóa quá! Vừa rồi, tôi cũng đă toan hỏi ông như thế.
o O o
Quư vị vừa đọc một đoạn trong tiểu thuyết Trường Đời của Nhà Văn Lê Văn Trương.
Trương Đời được viết và xuất bản trong loại sách có cái tên lạ và dài là “Phổ Thông Bán Nguyệt San.”
CTHĐ bàn loạn:
Đoạn truyện này có những sự việc vô lư – không phững chỉ vô lư suông mà c̣n là chuyện tối vô lư, chuyện không thể xẩy ra được.
Trong thời Việt Nam thuộc quyền cai trị của Thực Dân Pháp – trước năm 1945 – chính phủ Bảo Hộ Pháp cấm dân Việt dùng súng lục. Súng trường bắn chết người lại càng bị cấm ngặt. Không làm gí có chuyện một ông Lái Gỗ – ông buôn gỗ cây trên rừng thả bè trên sông Hồng trôi về Hà Nội – có súng lục, công khai dùng súng lục. Súng lục của ông này – ông Trọng Khang Trường Đời – không phải là loại súng lục thường, mà là súng Mauser bắn xa 3 cây số, thường gọi theo Tầu là súng Pặc Khoọc. Ông Lái Gỗ th́ dùng súng làm ǵ? Cướp nó có điên nó cũng không đến cướp gỗ của ông. Sống trong một thành phố nào đó ở gần biên giới Tầu, thời Pháp bảo hộ, thanh b́nh 500/100, không có lư do ǵ để ông phó thường dân Trọng Khang đeo súng lục Pặc Khoọc bên hông đi khơi khơi trong thành phố.
Chính phủ Bảo Hộ nào cho phép ông Lái Gỗ Việt dùng súng lục ?
Cô Khánh Ngọc không có tư cách ǵ để có một khẩu súng lục đeo tọng teng bên mông.
Không thể có chuyện mở cuộc đấu thầu ở Hà Nội để làm một con đường ở bên Tầu.
Chuyện vô lư đến hết nước nói như vậy mà vẫn được ông Lê Văn Trương viết ra, ông Vũ Ngọc Phan, nhà phê b́nh sáng giá nhất năm xưa ấy, khi phê b́nh Trường Đời cũng tỉnh queo không viết ǵ về chuyện hai thanh niên Việt Nam công khai có súng lục những năm 1935.
Chiều nay, một ḿnh ngồi viết ở xứ người, tôi thắc mắc: Ông Vũ Ngọc Phan có biết chuyện súng lục vô lư ấy không? Hay ông không biết?
Phi ní lô đia. Hết nước nói.
CTHĐ
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử