֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎
◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙
◘ White House ◘ National Archives ◘ .
◘ Federal Register ◘ Associated Press
◘ Reuter News ◘ Real Clear Politics
◘ MediaMatters ◘ C-SPAN ◘ .
◘ Videos Library ◘ Judicial Watch ◘
◘ New World Order ◘ Illuminatti News
◘ New Max ◘ CNS ◘ Daily Storm ◘
◘ Observe ◘ American Progress ◘
◘ The Guardian ◘ Political Insider ◘
◘ Ramussen Report ◘ Wikileaks ◘
◘ National Review - Public Broacast ◘
◘ Federation of Anerican Scientist ◘
◘ Propublica ◘ Inter Investigate ◘
◘ ACLU Ten ◘ CNBC ◘ Fox News ◘
◘ CNN ◘ FoxAtlanta ◘
◘ Học Viện Ngoại Giao ◘
◘ Việt Báo ◘ Việt List ◘ Xây Dựng ◘
◘ Phi Dũng ◘ Việt Thức ◘ Hoa Vô Ưu
◘ Việt Tribune ◘ Saigon Times USA ◘ ◘ Người Việt Seatle ◘ Cali Today ◘
◘ Dân Việt ◘ Việt Luận ◘ Thơ Trẻ ◘
◘ Tin Mới ◘Tiền Phong ◘ Xă Luận
◘ Dân Trí ◘ Tuổi Trẻ ◘ Express ◘
◘ Lao Động ◘Thanh Niên ◘Tiền Phong ◘ Tấm Gương ◘ Sài G̣n ◘ Sách Hiếm ◘ Thế Giới ◘ Đỉnh Sóng ◘ Chúng Ta
◘ Eurasia ◘ ĐCSVN ◘ Bắc Bộ Phủ
◘
Văn Học ◘
Điện Ảnh
◘
Cám Ơn Anh
◘
TPBVNCH
◘1GĐ/1TPB
◘
Bia Miệng
MINH THỊ
Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
THÁNG HAI NĂM MỚI 2017
ĐÁP ỨNG YÊU CẨU TRUYỀN THÔNG HAI CHIỀU
֎֎֎֎֎֎֎֎֎֎֎֎֎֎֎
◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙
Sự hiện diện của Công Luận-Bài 2:
Cán bộ Cộng sản nằm vùng
trong Trung Tâm Văn bút Việt Nam
Nguyễn Tà Cúc
Trong bài "Sự hiện diện của Công Luận" trước đây, tôi đă tŕnh bày về sự mâu thuẫn và ngụy biện của Phó Chủ tịch Bùi Nhật Tiến, Trung Tâm Văn bút VN, khi đ̣i hỏi một "Công Luận luôn luôn đứng về phía lẽ phải, tôn trọng phẩm giá và đạo làm Người..." nhưng chính ông ta lại vi phạm nguyên tắc ấy bằng Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn bút Việt Nam, một cuốn sách mà tác giả không tuân thủ những quy luật căn bản khi tŕnh bày một hay nhiều tài liệu kèm theo thái độ bất xứng khi bị phản bác. Sự thể đó tuy càng làm nổi bật sự không ngay thẳng của ông ta, nhưng trên hết thẩy, lại rất hữu ích khi khuyến khích người nghiên cứu xét lại nguồn gốc thành lập cũng như hoạt động của Trung Tâm VBVN hầu truy nguyên thái độ phi văn nghệ ấy.
Cũng qua những bài vừa rồi, tôi đă chứng minh quả có bàn tay của Trùm Mật Vụ Trần Kim Tuyến trong sự thành lập Nhóm Bút Việt-Trung tâm VBVN và sau này, bàn tay của người Cộng sản qua hành động của Chủ tịch Thanh Lăng song song với thành tích của các hội viên cán bộ nằm vùng Vũ Hạnh và Nguyễn Nguyên. Cho tới nay, độc giả đă có thể so sánh địa chỉ Số 25 Đường Vơ Tánh của trụ sở Nhóm Bút Việt khi nộp đơn xin thành lập trên hồ sơ với Ṭa soạn báo Tự Do Số 25-27 Đường Vơ Tánh của Trần Kim Tuyến-Phạm Việt Tuyền [căn cứ trên tin tức xuất hiện ngay trên nhật báo Tự Do sau khi bị sang đoạt và giao cho Phạm Việt Tuyền.]
Độc giả cũng có thể xét tới tâm sự của Trần Kim Tuyến-- liên quan đến Phạm Việt Tuyền, tờ Tự Do, Trung Tâm VBVN--được thuật lại qua ba cuốn sách đă được xuất bản mà tác giả là kư giả Vĩnh Phúc và nhà báo kỳ cựu Đăng Văn Nhâm, 2 người đă phỏng vấn ông trước khi Trần Kim Tuyến qua đời. Độc giả cũng có thể chứng kiến hành động nằm vùng của Vũ Hạnh và sự ngang ngạnh của Linh mục Thanh Lăng khi biến Trung Tâm VBVN thành một nơi trú ẩn an toàn cho các cán bộ văn hóa nằm vùng Cộng sản. Hơn hết thẩy, độc giả cũng có dịp phán xét thái độ láo xược của Tổng Thư Kư Nhật Tiến khi chỉ trích Chủ tịch Vũ Hoàng Chương nặng nề trước công luận; và dĩ nhiên, thái độ kiêu ngạo của học giả Thanh Lăng khi ông nhân danh một hội những người cầm bút, vu khống chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa nhiều lần. Thanh Lăng đă được dậy một bài học khi Quốc Vụ khanh Mai Thế Truyền, cũng trước công luận, đặt Thanh Lăng trở lại vị trí của một cái "bao tử". Bởi thế, Nhật Tiến cũng nên được dậy một bài học: Ông ta phải biết tôn trọng quyền phát biểu của các nhân chứng hay những thành phần khác trong cộng đồng ông ta đă và muốn sinh hoạt, những người tạo nên Công luận. Bài học này, thật ra không có chỉ Nhật Tiến mới cần nên học.
I-Chúng
ta đi mang theo Miền Nam và Văn học Miền Nam: Người dân Miền Nam viết lịch sử
Miền Nam
Tôi nhận thấy, khi nghiên cứu về Văn học Miền Nam, đă có vài nhà văn, chỉ v́ được độc giả và đồng nghiệp nuông chiều, đă trở thành mù quáng, sinh ra khinh lờn chính cộng đồng nưôi dưỡng họ. Một thí dụ tương tự như Nhật Tiến là Nhă Ca. Từ một nhà văn chỉ thuộc vào loại trung b́nh của Văn học Miền Nam nhưng được tán tụng một cách quá lố bởi vài đồng nghiệp không có thẩm quyền trong ngành phê b́nh, Nhă Ca cũng đă có một thái độ kiêu căng đến nỗi, sau 1975 và rời Miền Nam, đă phát biểu tương tự như Nhật Tiến về những người bất đồng ư kiến với một vấn đề tương tự.
Điều đáng nói ở đây, cũng như Nhật Tiến với những cái đầu "đông đá" trong chủ trương "Trăm hoa vẫn nở trên quê hương" của ông ta, Nhă Ca lớn lối kết án "nhiều cái đầu" trong một phát biểu cực kỳ kệch cỡm về cuộc thảm sát Mậu Thân Huế tại một đại học từng nổi tiếng chống sự tham dự của chính phủ Hoa Kỳ vào chiến tranh Việt Nam: "Vậy mà cho tới nay, tại Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu, vẫn chưa thấy nghĩ lại...."
Tuy bà ta không nêu đích danh "nhiều nơi" ấy là tại đâu, nhưng tại Hoa Kỳ, hẳn phải có "nhiều cái đầu" của người Miền Nam. Hoa Kỳ cũng chính là nơi bà ta được hưởng tự do nhờ "nhiều cái đầu " thuộc "thế hệ" tại Miền Nam đă đổ máu để bảo vệ bà ta ăn trên ngồi chốc; sau 1975, "nhiều cái đầu" thuộc "thế hệ" ấy chạy sang tỵ nạn tại ngoại quốc lại tiếp tục gơ cửa thế giới kêu cầu cho bà ta và các nhà văn bị cầm tù khác. Tôi quả chưa thấy Nhă Ca có lời cảm ơn nào tới họ --thí dụ điển h́nh Trưởng Ủy ban Văn nghệ sĩ Bị Cầm tù Trung tá/nhà văn Không quân Trần Tam Tiệp, người từng cộng tác với báo Đen cùng vợ chồng Nhă Ca ở Sài g̣n--mà cho tới nay, chỉ phải đọc và nghe những lời kết án đầy khinh miệt cả một thế hệ nhân dân Miền Nam, nhất là trước một cử tọa ngọai quốc.
Rất nhiều người trong thế hệ này rồi ra v́ không có danh như nhà- văn- Nhă -Ca mà sẽ không được thế giới biết đến nên bỏ mạng nơi chiến trường, nơi rừng sâu, nơi trại giam tù "cải tạo" hay sống ngoắc ngoải hết ngày tàn. Nhưng cái tội "tàn sát" , "tàn phá", và "chịu trách nhiệm" về một cuộc "nội chiến" với những thành tích đẫm máu rơ ràng của người Cộng sản, rồi ra họ sẽ phải gánh chịu qua lời tựa của Giải khăn sô cho Huế cách đây nửa thế kỷ và c̣n tiếp tục cho tới bây giờ khi Nhă Ca đăng -đàn- [biểu] diễn- thuyết tại Berkeley.
Nếu Nhật Tiến đă nói tới những "đầu óc" bị "đông đá" trong cộng đồng tỵ nạn "cái cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại vốn đă từng có nhiều năm chất ngất hận thù đến độ không chấp nhận một sự suy tư nào khác hơn là sự suy tư đă đông đá trong đầu óc của họ...."[https://nhavannhattien.wordpress.com/1hanh-trinh-chu-nghia-chuong-20/] th́ Nhă Ca từng lên gân biểu diễn ḷng bác ái của một thứ Thị Màu hầu phỉ báng "nhiều cái đầu vẫn chưa thấy nghĩ lại". Tại sao họ phải "nghĩ lại" trong khi chính họ hay gia đ́nh là nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam?! Trong khi càng ngày, nhà cầm quyền Cộng sản càng không thể che giấu được "trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến"? Trong khi họ không đồng quan điểm về việc bà ta nhập nhằng hầu đánh tráo cuộc nội chiến của Hoa Kỳ với cuộc chiến sinh tử giữa tự do và cộng sản của Miền Nam Tự Do khi bị xâm lấn bởi Miền Bắc Cộng sản với một khối Cộng sản Thế giới đứng sau. Trong khi họ không thể đồng ư với việc nạn nhân "cùng đứng trước bàn thờ ngày giỗ" với kẻ sát nhân? Trong khi họ càng không chấp nhận thứ lư luận vu khoát "anh em một nhà bị đầy tới chỗ giết nhau, thù hận nhau" v́ ai giết ai, ai thù hận ai? Nhất là trong trường hợp này, của Giải khăn sô cho Huế, hơn 4.000 dân Huế bị thảm sát bằng nhiều cách dă man nhất? Ai giết họ? Ai thù hận họ?
Vậy mà bà ta, đă đứng trước một cử tọa gồm nhiều sinh viên trẻ, Mỹ và Việt hay Mỹ gốc Việt; trước quan khách tại Đại học Berkeley, California, Hoa Kỳ, thản nhiên đọc một bài viết soạn sẵn, có những câu mà tôi trích thượng dẫn, như sau:
-"Lịch sử có ghi là hai năm trước khi Nội chiến Nam Bắc Mỹ kết thúc, tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đă chỉ định "một ngày tủi nhục quốc gia" cho nước Mỹ. Trong ngày này ông đă kêu gọi cả nước nhận chung "tội lỗi của chúng ta" và cùng nhau xưng tội, cầu nguyện sự tha thứ. "Ngày tủi nhục quốc gia" được công bố tại Mỹ là ngày 30 tháng 3 năm 1863. Đă hơn 150 năm. Nội chiến Hoa Kỳ chấm dứt vào vào tháng Tư năm 1865 [...] Sau Tết Ất Mùi, sang năm sẽ là Tết Bính Thân. Sắp thêm một năm Thân. Chiến tranh Việt Nam, anh em một nhà bị đầy tới chỗ giết nhau, thù hận nhau. Tháng Tư 1975 của Việt Nam- sau tháng Tư của nước Mỹ 110- thêm cả triệu người miền Nam bị thủ tiêu, tù đày, ch́m dưới đáy biển. Vậy mà cho tới nay, tại Việt Nam cũng như tại nhiều nơi, trong nhiều cái đầu, vẫn chưa thấy nghĩ lại. Trong bài "Tựa Nhỏ: Viết Để Chịu Tội" mở đầu sách Giải Khăn Sô Cho Huế, tôi có viêt rằng chính thế hệ chúng ta, thế hệ của tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến. Tầm nh́n thế hệ không phải phân biệt tả hữu, nam bắc. Sau đó là lời mời gọi cùng đứng trước bàn thờ ngày giỗ...." [Nhă Ca, 47 Năm Sau Vụ Tàn Sát Tết Mậu Thân Giải Khăn Sô Cho Huế Tới UC Berkeley. Đăng ngày 28/02/2015- https://vietbao.com/a234271/47-nam-sau-vu-tan-sat-tet-mau-than-giai-khan-so-cho-hue-toi-uc-berkeley * Tôi in đậm và gạch dưới]
Không
lần nào đọc đến đoạn này mà tôi không ph́ cười khi tưởng tượng một Nhă Ca ś sụp
trước "bàn thờ ngày giỗ" nhưng vẫn liếc mắt vênh váo sang "tả hữu nam bắc": "chính
thế hệ chúng ta, thế hệ của tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu
Thân cũng như cả cuộc nội chiến. Tầm
nh́n thế hệ không phải phân biệt tả hữu, nam bắc. Sau
đó là lời mời gọi cùng đứng trước bàn thờ ngày giỗ "...
"chính thế hệ chúng ta, thế hệ của tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết
Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến. Tầm
nh́n thế hệ không phải phân biệt tả hữu, nam bắc. Sau đó là lời mời gọi cùng
đứng trước bàn thờ ngày giỗ "... " chính thế hệ chúng ta, thế hệ của tôi phải
chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến Tầm
nh́n thế hệ không phải phân biệt tả hữu, nam bắc. Sau đó là lời mời gọi cùng
đứng trước bàn thờ ngày giỗ"...
Để rồi một hồi chuông gióng lên từ chùa Thiên Mụ, Huế; hay từ đại hồng chung nơi một cảnh chùa của người Việt tỵ nạn, vang lên phẫn nộ " Thế hệ nhân dân Miền Nam phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến ?" ..."Thế hệ nhân dân Miền Nam phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến ?" ... "Thế hệ nhân dân Miền Nam phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến ?"...
Dĩ nhiên, theo tôi, câu "Tầm nh́n thế hệ không phải phân biệt tả hữu, nam bắc" là một câu bào chữa rất vụng, kiểu đâm lao th́ phải theo lao, nhưng khó có ai quên rằng kẻ phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến và cuộc thảm sát tại Huế chính là Đảng Cộng sản và các nhân sự liên hệ, chứ chắng dính dáng ǵ đến hàng triệu người dân Nam hay Bắc trong cùng thế hệ với bà ta. Sau nữa, hẳn bà ta không nhớ rằng tội sát nhân là một thứ tội rất nặng, nhất là sát nhân tập thể. H́nh phạt cho thứ tội ác đó có thể chỉ giản dị bằng"cùng đứng trước bàn thờ ngày giỗ" hay sao? Ngược lại, đó là một thứ tội ác cần đưa ra Công luận Thế giới để ghi vào lịch sử Nhân loại hầu trả lại Công Lư cho nạn nhân dù có muộn màng đến đâu. Quan trọng không kém, cả Nhă Ca lẫn Nhật Tiến có quyền ḥa giải hay "mời gọi" người khác "cùng đứng trước bàn thờ ngày giỗ" với kẻ sát nhân/hay đứng sau những kẻ sát nhân/hay nạn nhân/hay người dân Việt Nam; nhưng họ không thể phỉ báng người khác có những cái đầu "đông đá" hay những "cái đầu chưa thấy nghĩ lại" khi bị phản đối với chứng cớ. Tôi, một người dân Miền Nam, sẵn sàng chứng minh họ không thể tiếp tục mà không bị phản bác.
Tôi đưa trường hợp Nhă Ca, bên cạnh trường hợp Nhật Tiến, để cho thấy lịch sử Miền Nam và văn sử Miền Nam không thể trở thành một lănh vực độc quyền của họ. Bởi thế, chúng ta-người Miền Nam--nhất là người Miền Nam tỵ nạn-- cần lên tiếng bằng tài liệu và/hay nhân chứng hầu không cho phép loại "nhà văn" ấy ngang nhiên khua môi múa mỏ như chỗ không người; và cũng để bảo vệ những người đă qua đời, những người thấp cổ bé miệng không thể tự bảo vệ.
Về Trung Tâm VBVN, dù Nhật Tiến cố gắng tấn công những người đă phát biểu ngược lại, ông ta quên rằng c̣n những tài liệu khác từ trước 1975. Những tài liệu sau đây-- từ Trần Phong Giao và Nguiễn Ngu Í, hai người cầm bút tên tuổi mà cũng là hội viên từng đảm trách một chức vụ trong ban chấp hành của Trung Tâm VBVN--tự chúng quyết định hai điều: Thứ nhất, sự yếu kém của Trung Tâm VBVN cả về nhân sự lẫn thành tích hoạt động; và thứ hai, những lấn cấn liên quan đến cách tổ chức, tài chính, trao giải thưởng hay quá ấu trĩ khi phải đương đầu với người Cộng sản. Những tài liệu này tương phản dữ dội với các tin tức do Nhật Tiến đưa ra hay dẫn tới các khía cạnh mà ông ta không đưa được ra. Mặt khác, sự ấu trĩ không những về t́nh h́nh văn nghệ mà c̣n về t́nh h́nh chính trị sẽ cho thấy có lẽ, măi đến tận bây giờ, cả chục năm sau, ông ta cũng chưa nhận biết được đă bị cán bộ văn hóa nằm vùng Cộng sản cho "vào xiếc" một cách thê thảm như thế nào.
II-Tài liệu về TT VBVN từ Trần Phong Giao và Nguiễn Ngu Í
Một trong những người làm thiệt hại nhất cho Trung Tâm VBVN khi lên tiếng lại là Trần Phong Giao, từng đảm nhận phần vụ Thư kư Ṭa soạn cho tờ Tin Sách, Cơ quan ngôn luận của Trung Tâm VBVN, trên dưới khoảng 4 năm, nếu tôi không nhầm. Ông chính là Thư kư Ṭa soạn tạp chí Văn rất nhiều năm, được coi như đă gây dựng và tạo tên tuổi cho tạp chí này. Văn học Miền Nam dành một chỗ đứng đặc biệt, trang trọng cho ông. "Thư -Trung" là một bút hiệu khác của Trần Phong Giao.
Bởi thế, nhận xét sau đây của ông, qua một lá thư trả lời độc giả sẽ được xác nhận phần náo qua bài tường thuật của hội viên Nguiễn Ngu Í, người cũng từng giữ nhiệm vụ tương tự trong ṿng 1 năm. Phát biểu của ông, dựa trên kinh nghiệm nội bộ lâu dài và có lẽ, vào sự khinh bỉ sâu xa với một hội tuy nhân danh nhà văn Việt Nam, lại được chính quyền trợ cấp nhưng không xứng đáng với sự tin cậy đó. Đây là thư trả lời của ông về thực lực rất hạn chế của Trung Tâm VBVN, về thực tế hiển nhiên đă được thành lập qua chính phủ và về một giải thưởng mà một hội viên cũng có tiếng thân Cộng trúng hai giải! Dĩ nhiên không ai phê b́nh ban giám khảo, lời chỉ trích này chỉ có thể dành cho cơ quan tổ chức. Nội sự kiện một tác gia không nổi tiếng [Minh Quân] trúng 2 giải, đủ nói lên sự nhận xét chính xác của Trần Phong Giao:
-"Các
bạn Vũ Anh Κa, Quảng ngăi - Νguyễn thị Lyn, Biên-ḥa. hỏi : 1). Ở Việt-Nam ta có
bao nhiêu hội nhà văn đă được thành lập ? 2) Số tuổi và những hoạt động đáng kể
của các hội nhà văn ấy ? 3) Địa-chỉ của Trung-tâm Văn-Bút Việt-Nam ? 4) Trong
ban biên tập của Văn, có nhà văn nào là hội viên của hội kể trên không ?
"Đáp :
1) Theo chỗ chúng tôi được biết th́ hiện có 2 hội nhà văn là Hội các nhà Văn
Việt Nam và Trung-tâm Văn Bút Việt-Nam.
"2) [...] C̣n Hội Văn-Bút Việt-Nam là một trung tâm địa phương của Hội Văn bút
Quốc tế, được thành lập từ năm 1957 qua trung gian chánh quyền thời đó. Cho
tới nay, TTVBVN có một số hoạt động lẻ tẻ như tổ chức nói chuyện, ấn hành kỷ
yếu, gửi người đi tham dự các hội nghị quốc tế, tổ chức giải thưởng văn chương
v.v... nhưng hoạt động rất rời rạc, không gây được thành tích cũng như tiếng
vang đáng kể nào, trong nước cũng như ngoài nước. Hội này, trên danh nghĩa, đă
quy tụ được một số hội viên khá đông nhưng thực tế th́ số hội viên thực sự tham
gia vào các công tác của hội lại chỉ có một số ít. Đó cũng chinh là một nguyên
cớ chính đă khiến cho các hoạt động của hội không thâu được những
thành quả đáng kể. 3).
Số 36/59 đường Cô Bắc, Sài g̣n. 4)
Trong Ban Biên-tập của Văn, có hai ông Vũ-đ́nh Lưu và Nguyễn - đ́nh Toàn, trước
đây có gia nhập Trung-tâm Văn-Bút Việt-Nam, nhưng từ ba năm nay, hầu như hai ông
đă không tham dự vào một công tác nào của hội đó cả.
"5). Câu hỏi chót của bạn, chúng tôi không nêu ra v́ khỏi trả lời và e ngại gây
ra hiểu lầm. Chỉ xin vắn tắt: a) Có uy tín lắm chứ, v́ nếu không có uy tín th́
tại sao chánh quyền lại giúp đỡ phương tiện cho hội đó cử người đi họp các hội
nghị quốc tế với tư cách đại diện cho các nhà văn Việt-Nam ? b) Có uy tín thật
không nhỉ ? Khi mà cả một cuộc thi văn chương, mặc dầu đă hoăn đi hoăn lại ngày
khóa sổ cuộc thi mà rút cục cũng chỉ có năm người dự thi. (Trong 5 người này, có
tới mấy người lại chính là hội viên của hội tổ chức giải thưởng ?) và sau chót
giải lại được trao tặng vào tay một hội viên, vốn là "người anh em" với những ba
bốn vị trong ban giám khảo ? c) tiền trao tặng giải thưởng, nếu chúng tôi không
lầm, là tiền đi xin của bộ Xă-hội. d) những thắc mắc khác, qúy bạn có thể viết
hỏi thẳng Trung tâm VBVN, địa chỉ kể trên ..." [Thư -Trung, Giải đáp thắc mắc
bạn đọc, Văn Số
70, Ngày 15.11. 1966, trang 121-122 "
Không
chỉ Trần Phong Giao, Nguiễn Ngu Í cũng tường thuật tương tự:
-"Để
thúc đẩy và khích lệ phong trào sáng tác trong cuộc phát huy nền văn hóa dân
tộc, Trung tâm Văn Bút Việt Nam tổ chức một cuộc thi "Truyện
ngắn" trong niên ḱ 1964-1965. Thể lệ đă đăng báo từ tháng 12 năm rồi, Và chiều
thứ sáu I8-6, lúc 19 giờ, cuộc lễ trao giải được tổ chức tại hội trường pḥng
Thương-Mại Sàig̣n. Giải Văn chương
này, trước đây đă gây đôi dư luận. Một
là sự cách biệt đáng kể giữa giải thưởng nhất và nh́ : 15.000đ và 5.000đ. Hai
là số người hưởng ứng có phần quá ít *, đối với một hội nhà văn có nhiều người
danh tiếng, già có, đứng tuổi có, trẻ có, như hội Bút-Việt, đối với điều kiện dễ
dăi : đề tài tự do, truyện chưa hể phổ biến, không dài quá hai chục trang đánh
máy, mỗi tác giả có thể gởi hai chuyện dự thi, và nhất là đối với số tiền thưởng
khá cao. Khiến tạp chí Văn có lần
đă phải đặt thành vấn đề.
Số người
đến dự lễ trao giải văn chương đầu tiên này của Bút Việt không mấy đông mà cả
hội viên, cũng tương đối ít. Cử tọa không tới bẩy chục người. Phải chăng v́
Nội các Chiến tranh đang thành lập, không khí Chính trị và Quân sự của Thủ đô
căng thẳng, khiến những ǵ là Văn chương không được để ư bao nhiêu ? Ban tổ chức
buổi lễ đă có nhă ư cho dịch ra Anh-văn và quay rô-nê-ổ bài tŕnh bày của người
đại diện ban Tuyển trạch giải thưởng, nhưng không có quan khách nào người ngoại
quốc....[...] Chấm xong, phối kiểm biệt hiệu chưa hề dùng của tác giả những
truyện ngắn trúng giải với tên thật , th́ mới hay rằng các bạn dự giải đă trước
bạ tên tuổi ḿnh trong làng văn rồi [...]
"Ông
Vi Huyền. Đắc, đệ nhất phó chủ tịch Bút Việt và người lớn tuổi nhất trong ban
Tuyển trạch, ra trước máy vi âm tuyên bố kết quả cuộc thi và trao giải thưởng
với văn bằng:
Giải nhất: Những
ngày cạn sữa của bà Minh-Quân.
Giải nh́: Làng của
Tường-Linh.
Bốn giải khuyến khích
Cao cả của
Châm-Vũ, Trí thơ của
Lan-Giao, Tiếng sấm đầu mùa của
TrầnThanh-Diêu, Gắn bó của
bà Minh-Tâm
"Vài
nhận xét phớt qua : bà Minh Quân
và bà Minh-Tâm cũng là một (người dự giải có quyền gửi hai truyện); phần
thưởng các giải khuyến khích là những món quà văn chương..." [Nguiễn Ngu Í, Mục
"Sinh Hoạt"/ Lễ trao giải Truyện ngắn của Trung tâm Văn Bút Việt-Nam* Chú
thích: Cũng theo bài tường thuật này th́ chỉ có "ba mươi mốt truyện ngắn dự
giải", nghĩa là tỷ số trúng giải là 1/6.]
Dù
có vài khác biệt giữa hai bài viết của Trần Phong Giao và Nguiễn Ngu Í, có một
điều chắc chắn không thể chối căi được: t́nh trạng luộm thuộm và có thể coi như
thất bại của TT VBVN trong việc tổ chức giải thưởng này, một giải thưởng được
ghi lại rất vắn tắt trong sách của Nhật Tiến [trang 63]. Đọc phần này, sẽ không
ai biết Minh Quân và Minh Tâm là một. Hay biết tới các vấn đề mà Trần Phong Giao
nêu lên về sự "thành
lập từ năm 1957 qua trung gian chánh quyền thời đó", "hoạt động rất rời rạc,
không gây được thành tích cũng như tiếng vang đáng kể nào, trong nước cũng như
ngoài nước", và "thực
tế th́ số hội viên thực sự tham gia vào các công tác của hội lại chỉ có một số
ít"...Theo tôi, những lư do trên cũng giải thích được tại sao TT VBVN có một ông
Tổng Thư Kư-15-năm và một vài chức sắc khác cũng có thành tích
tương tự.
Bởi
thế, một tài liệu khác cho thấy một số tác gia tên tuổi đă đứng ra lập Hội Nhà
Văn. Theo bài tường thuật cũng của Nguiễn Ngu Í, một hội nhà văn đă được thành
lập, rút từ kinh nghiệm "chưa có sức nặng trong phạm vi quốc gia cũng như quốc
tế" của các hội đă hiện diện, kể cả TT VBVN:
-" Hội
nhà văn
"Từ
lâu, nhà báo có hội Kư giả, và anh chị em sống dưới ánh đèn sân khấu có hội Nghệ
sĩ để tương trợ nhau và binh vực quyền lợi cho nhau. Chỉ có nhà văn là chưa có
một hội... nhà văn. Tuy các hội Bút Việt, Liên lạc Văn hóa Á-Châu, Bảo vệ Văn
hóa Tự do... đă hoạt động mấy năm nay và đă qui tụ một số nhà văn, nhưng các hội
vừa kể - như tên đă nói rơ - chỉ nhắm một con đường văn hóa riêng biệt nào đó,
chớ không để ư đến con nhà văn: đời sống hoặc sứ mạng của họ,
như "Société des Gens de Lettres" ở Pháp, chẳng hạn. Nhận thấy điểm thiếu sót,
đó ông Đào Đăng-Vỹ cùng vài nhà văn có ư định vận động trong giới anh chị em cầm
bút để đi tới việc thành lập một hội nhà văn. Độ hai chục nhà văn đă gặp nhau
tại Câu lạc bộ Văn hóa ngày 5 tháng 10 vừa rồi. Người tổ chức cuộc gặp gỡ này -
ông Đào-Đăng-Vỹ - cố ư mời các nhà cầm bút thế hệ trước và thế hệ này, đại diện
các nhóm văn nghệ hiện hữu, người trong ngành văn, ngành thơ, ngành kịch, ngành
biên khảo, ngành dịch thuật..., và có đủ Bắc, Trung, Nam.
"Mở
đầu cuộc họp đầu tiên này, ông Đào-Đăng-Vỹ tỏ ư phàn nàn anh chị em đă sống và
hoạt động riêng rẽ, rời rạc nên thiếu t́nh tương thân, thiếu nghĩa đoàn kết,
thành tiếng nói của con nhà văn chưa có sức nặng trong phạm vi quốc gia cũng như
quốc tế. Đă đến lúc những người đồng thỉnh, đồng khí, và đồng một "nghiệp" kết
thành một khối.
"Mục đích của hội là :
- gây t́nh đoàn kết, tương thân, tương trợ giữa các nhà văn,
- binh vực quyền lợi nghề nghiệp của nhà văn về vật chất cũng như về tinh
thần,
- nâng cao uy tín và sứ mạng nghề văn bằng cách khuyến khích và giúp đỡ nhau
trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, phát triển tài năng và đạo đức, - thực
hiện mọi công tác đóng góp vào việc phát triển văn hóa Việt-Nam,
- liên lạc với các nhóm văn nghệ sĩ trong và ngoài nước.
"Cuộc
bàn căi sau đó khá sôi nổi. T́nh
trạng các hội văn hóa được nhắc đến. Thường chỉ được nghe tên lúc mới thành lập,
rồi th́ im hơi lặng tiếng, và những khi cần để tiếp đón, để đưa kiến nghị, người
ta mới biết các hội ấy vẫn c̣n! Liệu hội nhà văn rồi có theo vết xe trước và sự
có mặt của nó có quả là cần thiết chăng, hoạt động của nó có trùng với các hội
văn-hóa đă ra đời và
làm sao cho nó khỏi sống kiếp lửa rơm !
"Rồi
đến tên hội. Hội nhà văn Tự do ? Hội nhà văn Việt-Nam. Tên sau được đa số chấp
nhận. Việc
thảo điều lệ được giao cho các ông : Huỳnh-Khắc-Dụng, Đào-Đăng-Vỹ, Lam-Sơn và
Thái-Văn-Kiếm. Ngày 14
tháng 11, có buổi họp lần thứ nh́ để duyệt qua bản dự thảo điều lệ; ông Phạm
Đ́nh-Khiêm được ủy nhiệm xét lại bản dự thảo điều lệ vừa được sửa chữa. Và
ngày 5 tháng 12, là buổi họp thứ ba để sửa chữa bản điều lệ lần chót và bầu ban
chấp hành lâm thời để xúc tiến việc xin phép thành lập hội. Theo
điều 14 th́ ban chấp hành gồm cό :
"-
1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch, một tổng thư kư, 1 phó tổng thư kư, 1 thủ quĩ, 1 phó
thủ quĩ, 2 ủy viên kiểm soát, 3 cố vấn, 6 trưởng ban (ban thâu nhận hội viên,
ban nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, ban trước tác, ban dịch thuật, ban ấn loát,
xuất bản, phát hành, ban tài chánh...). Tất
cả 18 nhân viên, nhưng ban Chấp hành lâm thời chỉ có 5 người, và các ông sau đây
được hội nghị bầu : Đông-Hồ:
chủ tịch, Vi- Huyền-Đắc, Huỳnh-Khắc-Dụng : phó chủ tịch, Đào Đăng-Vỹ:
tổng-thư-kư, Thái Văn -Kiểm: thủ quĩ..." [Tân-Fong-Hiệb,
"Hội Nhà văn Việt Nam"-Mục Sinh Hoạt, Bách Khoa số 119, trang 112-113
*Tân-Fong-Hiệb là bút hiệu khác của Nguiễn Ngu Í]
Cứ
nh́n vào ban Chấp hành Lâm thời của Hội Nhà Văn, người đọc cũng có thể nhận ra
sự thiếu uy tín của Trung Tâm Văn bút Việt Nam v́ Vi Huyền Đắc là một trong
những thành viên sáng lập của Nhóm Bút Việt, tiền thân của TT VBVN, c̣n Đông Hồ
và Đào Đăng Vỹ là hội viên. Riêng Tuần lư Huỳnh Khắc Dụng [Biện lư Ṭa Sơ thẩm
Ngoại hạng Sàigon], chuyên biên khảo về Luật, Nghệ thuật/ dịch giả Việt-Pháp]
rất nổi tiếng với cuốn song ngữ Hát
bội, Théâtre Traditionnel du Vietnam (Kim
Lai ấn quán xuất bản, 1970, Sài g̣n] mà cho đến nay vẫn được dùng để tra cứu về Hát
Bội Miền Nam.
Ngoài
những dấu hỏi về hoạt động văn hóa, khuyết điểm lớn nhất của Trung tâm VBVN vẫn
là không tuân hành được Hiến chương Văn bút [bảo đảm quyền tự do phát biểu và tư
tưởng] qua chủ trương thân Cộng [Thanh Lăng], chứa chấp cán bộ văn hóa Cộng sản
nằm vùng, tạo cơ hội cho các cán bộ này phỉ báng các tác gia khác; nghĩa là
không đủ bản lănh chính trị để ngăn chận sự xâm nhập của đám cán bộ CS khi
họ ngang nhiên sử dụng TT VBVN như một hậu cứ an toàn. Tôi sẽ xét tới trường hợp
Vũ Hạnh và Thế Nguyên [Trần Trọng Phủ] nhắm so sánh với phản ứng của Nhật Tiến
hầu chứng minh rằng, thứ nhất, ông ta cần nên khiêm nhượng khi nhận ra ông ta có
thể đă quá ấu trĩ; thứ hai, đă đến tuổi này mà c̣n học thêm được bất cứ bài học
nào th́ cũng nên lấy làm hân hạnh, nhất là khi người có ḷng rộng răi dậy cho
ông ta bài học đó lại là người từng bị ông ta thóa mạ.
III- Trung Tâm Văn bút Việt Nam: Một hậu cứ an toàn cho cán bộ văn hóa Cộng sản
1-Trường
hợp Phó Tổng Thư Kư Vũ Hạnh
Đoạn
dưới đây cho thấy sự ấu trĩ về chính trị cộng thêm sự không biết phục thiện--mà
lại c̣n viện cớ đổ sang cho nhiều người khác-- của Phó Chủ tịch Nhật Tiến về cán
bộ Vũ Hạnh:
-"Việc
xin thả Vũ Hạnh sau khi bị Công an bắt giam, đúng là có sự can thiệp của Trung
Tâm Văn Bút VN, nhưng không chỉ một ḿnh Chủ tịch Văn Bút Thanh Lăng tự ư quyết
định riêng – như dư luận vẫn nhắc tới – mà là do ư kiến của đa số thành
viên trong Ban Chấp Hành. Hồi đó Vũ Hạnh đang là một Hội viên của Văn Bút. Ông
ta rất siêng năng đi họp, không một buổi họp nào của Ban Thường Vụ vào buổi tối
Thứ Tư hằng tuần ở trụ sở số 107 Đoàn thị Điểm Sài G̣n mà lại vắng mặt. Công
việc chính được Ban Thường Vụ giao phó cho Vũ Hạnh là hợp tác với Trần Phong
Giao ( sau này là Lê Thanh Thái) trong việc điều hành tập san Tin Sách do
Văn Bút ấn hành. Thời gian đó không ai nghĩ Vũ Hạnh là một kẻ nằm vùng mà thông
thường chỉ coi ông ta là một đồng nghiệp chăm chỉ, dễ chịu, chưa một lần nào góp
ư hay đề nghị Văn Bút tiến hành một công tác ǵ có lợi cho CS. T́nh văn hữu do
đó có cơ hội nẩy nở và công việc của Văn Bút vẫn tiến hành một cách suông sẻ.
Cho đến khi giới chức trách về an ninh xác nhận đích thị Vũ Hạnh là cán bộ CS
nằm vùng, tuy không ai cải chính nhưng cũng chẳng lấy đó làm ngạc nhiên. Phải
hiểu đó là một sự buông thả dễ dăi, một căn bệnh của trí thức miền Nam ở thời kỳ
đó. Trong t́nh cảnh miền Nam phải đối đầu với CS, sự can thiệp xin trả tự do cho
Vũ Hạnh như thế tất nhiên là sai trái. Và những sai trái kiểu đó cũng đă xẩy ra
ở nhiều nơi, nhiều ngành hẳn đă góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ miền
Nam...." [Nhật Tiến, sđd]
Quả
là khôi hài cho cái lư luận "đồng nghiệp chăm chỉ, dễ chịu, chưa một lần nào
góp ư hay đề nghị Văn Bút tiến hành một công tác ǵ có lợi cho CS" và " T́nh
văn hữu do đó có cơ hội nẩy nở và công việc của Văn Bút vẫn tiến hành một cách
suông sẻ...." !!! Thú thật, cứ đọc lại đoạn này, tôi lại nhớ tới hôm ngồi ở
nhà Nhật Tiến khi Viên Linh đặt câu hỏi hóc búa về chức Ủy viên trong Hội đồng
Văn hóa Giáo dục Việt Nam Cộng ḥa. Một ông Ủy viên mà ngây thơ một cách dại dột
như thế th́ chắc hẳn đám nằm vùng này không khỏi cười thầm. Nhiều lần. Rồi chúng
ta cũng có thể đặt câu hỏi rằng tại sao một tổ chức nhận tiền của chính phủ, tức
là của dân, trong một chính thể chống Cộng sản, thay v́ rúng động đến tận gốc mà
t́m cách giải quyết ngay đến nơi đến chốn, lại có lối giải quyết lười biếng: "Cho
đến khi giới chức trách về an ninh xác nhận đích thị Vũ Hạnh là cán bộ CS
nằm vùng, tuy không ai cải chính nhưng cũng chẳng lấy đó làm ngạc nhiên..."
[Nhật Tiến, sđd] Thật ra, c̣n "ngạc nhiên" ǵ nữa?! Ở trong chăn th́ phải biết
chăn có ...người Cộng sản chứ. Lừa nhau làm ǵ với cái lối vất rác sang nhà hàng
xóm "Và những sai trái kiểu đó cũng đă xẩy ra ở nhiều nơi, nhiều ngành" ?!
Trừ phi ông Phó lại ngây thơ kiểu Thị Màu lên chùa?!
Ngoài
sự nghiêm trọng của trường hợp Vũ Hạnh, một trường hợp khác chứng tỏ sự bị động
của Phó Tiến nói riêng và Trung Tâm VBVN nói chung khi, hoặc không biết, hoặc
biết rơ mà làm ngơ. Đó là trường hợp Phó Tổng thư kư Thế Nguyên-Trung Tâm VBVN,
c̣n có bút hiệu Trần Trọng Phủ.
2-Trường hợp Phó Tổng Thư kư Thế Nguyên [Trần Trọng Phủ]
Đây
là một cán bộ Cộng sản thuộc loại gộc mà theo tôi nghĩ, đă được Cộng sản chu cấp
để sinh sống, lập nhà in, đẩy mạnh nhiều tạp chí, thậm chí nhật báo, nhắm phụng
sự cho cuộc chiến tranh tuyên truyền của họ. Nếu Vũ Hạnh lưu ư những tác giả như
Chu Tử, nhóm Thế Nguyên mở cuộc tổng công kích vào giới nhà văn chủ nhiệm chủ
bút khoa bảng tiểu tư sản, nhất là giới nhà văn người Bắc di cư, bịa đặt vấn đề
"văn chương viễn mơ" để tấn công Mai Thảo, Viên Linh, Cung Trầm Tưởng...Sau lưng
Thế Nguyên Trần Trọng Phủ và Đảng Cộng sản là một lực lượng nằm vùng hùng hậu
như Ngô Kha, Trần Quang Long, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Thái Ngọc San, Vũ Hạnh với
bút hiệu Cô Phương Thảo, Nguyễn Ngọc Lương với
bút hiệu Nguyễn Nguyên, Lê Nguyên Trung [tên thật Nguyễn Văn Bổng), Lữ Phương
vv...
Chính
Nhật Tiến đă xác nhận sự đột nhập của "ng̣i bút CS nằm vùng" Thế Nguyên Trần
Trọng Phủ trong một đoạn dài sau đây:
-"-"Những
trí thức thiên tả và một số ng̣i bút CS nằm vùng bắt đầu len lỏi mạnh mẽ vào
sinh hoạt sách báo. Có những bài viết trên báo hay ngay cả in trong tác phẩm
được phép ấn hành đă mạt sát cả một nền văn học miền Nam một cách công khai. Xin
nêu chỉ một trường hợp cụ thể. Tác giả Trần Trọng Phủ trong cuốn “Vài Ư nghĩ về
Văn hóa Văn Nghệ (Nghĩ Ǵ-tập 2) do nxb Tŕnh Bầy in năm 1969, đă viết : (trích)
.“…Chẳng có gi đáng ngạc nhiên khi thấy những tờ tạp chí như Sáng Tạo, Thế kỷ
20, Nghệ Thuật, Vấn Đề nhận được những món tiền trợ cấp lớn lao của chế độ hay
là của những cơ quan ngoại quốc. Cũng
chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên nếu những giải thưởng như Văn chương Toàn quốc, giải
thưởng PEN, lại chỉ được trao tặng cho những nhà văn nào có khuynh hướng gần
với khuynh hướng của chế độ hay đă thoát ly khỏi khung cảnh thực tế của xă hội...." [Nhật
Tiến, sđd, trang 162-163/
https://nhavannhattien.wordpress.com/chuong-v-van-but-voi-doi-song-xa-hoi-chinh-tri/]
Chỉ tiếc
Phó Tiến và cả TT VBVN hớ
hênh thế nào mà tuy bị mắng công khai [Văn chương Toàn quốc, giải thưởng PEN],
vẫn để cho Thế Nguyên Trần Trọng Phủ...len lỏi vào được TT VBVN. Không những len
lỏi mà c̣n len lỏi mạnh mẽ tới chức ...Phó Tổng thư kư nữa đấy! Chưa hết, khi
chính phủ VNCH, hằn biết rơ cái tổ CS này, muốn thuyên chuyển Thế Nguyên ra khỏi
Sài g̣n, Hội ta c̣n lẫm liệt kèm vào một đ̣i hỏi trong bản "Tuyên
Bố của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam sau cuộc tiếp xúc với Bộ Dân Vận và
Chiêu Hồi ngày 7-9-1974" để tiện vu khống Chính phủ VNCH cái tội ... "trả
thù" "đối với cuộc tranh đấu của Văn Bút hiện nay":
-"5)
Rút lại lệnh thuyên chuyển đối với nhà văn Thế Nguyên, Phó Tổng thư kư của Hội
Văn Bút được coi như một h́nh thức trả thù của chính quyền đối với cuộc tranh
đấu của Văn Bút hiện nay."" [Nhật Tiến, sđd]
Đúng
là Chuyện dài Nhân dân tự dzận. Đúng là cái "bao tử" không biết điều, không biết
làm ǵ nên thân, chỉ
gây rối cho "cái đầu". 8 tháng sau, Việt Nam Cộng Ḥa mất, hội viên VBVN từ Chủ
tịch Vũ Hoàng Chương, Phó Chủ tịch Hồ Hữu Tường, Tổng Thư kư Hiếu Chân Nguyễn
Hoạt tới hội viên được thuyên
chuyển vào tù trừ ba ông Thanh
Lăng, Nhật Tiến và Phạm Việt Tuyền. Không thấy các ông lập kiến nghị, kháng cáo
vv và vv đ̣i rút lại lệnh thuyên
chuyển ấy?!
Khi
tôi dùng chữ "hớ hênh" hay ấu trĩ" là có lư do. Một hội được cấp ngân quỹ từ
chính phủ nghĩa là có bổn phận trực tiếp với người dân, lại mang
tiếng tranh đấu cho quyền tự do tư tưởng và phát biểu mà để cho một cán bộ CS
đắc lực như Thế Nguyên-Trần Trọng Phủ xâm nhập, lại che chở tận t́nh th́ hội này
đúng là quá tệ. Quá tệ là v́ Thế Nguyên không cần nằm vùng mà đă công khai hoạt
động từ những năm cuối 60 dẫn sang đầu những năm 70. Tŕnh
bầy không phải là tờ báo đầu tiên
của Thế Nguyên như chúng ta đă biết. Thế Nguyên c̣n thực hiện tạp chí hàng tháng Đất
Nước trong phần vụ Thư kư Ṭa
soạn, một tạp chí do giáo sư Nguyễn Văn Trung làm chủ nhiệm. Chính Đất Nước-- số
14, Tháng 10.1969 , gần một năm sau cuộc thảm sát tại Huế-- đă làm một chủ đề về
sự qua đời của Hồ Chí Minh. Đây là chứng cớ của số chủ đề đó qua bài tường thuật
của Ngô
Ngọc Ngũ Long, một người có thân nhân cũng nằm vùng tại Sài g̣n hay vùng phụ
cận:
-"Ban
biên tập đă bí mật chuẩn bị nội dung, phân công người viết, tập hợp lại trong
thời gian nhanh nhất. Sau đó cho in ngay trong ṿng 3 ngày tại chính nhà in ngay
ṭa soạn báo số 291 đường Lư Thái Tổ,
cũng là nhà riêng của anh Thế Nguyên. Báo lúc ấy phát hành khoảng 4.000 số, do
các anh em tự góp vốn nhau mà làm. Công nhân in chỉ khoảng 6 người, phần lớn là
người nhà, từ khâu sắp chữ đến đóng báo đều do anh em tự tay làm. In xong là cho
phát hành ngay bằng đường gia đ́nh và bạn bè, phân tán mỗi nơi một ít. Khi đă
phát hành xong để tồn kho lại khoảng hơn trăm cuốn mới nộp lưu chiểu. Bộ phận
kiểm duyệt lập tức cho niêm phong nhà in và tịch thu toàn bộ số tạp chí c̣n lại,
ra lệnh cấm phát hành và tất nhiên tờ |báo bị đóng cửa. Nhưng như thế là
ta đă thành công v́ số báo đă phát hành đi được gần hết. Đó là tờ
“Đất nước” số 14, tháng 10-1969, được làm hoàn toàn do tinh thần tự phát của
những người trí thức Sài G̣n thời ấy. Chỉ sau này khi tờ “ Đất nước” bị đóng
cửa, những người chủ biên của tờ “Đối diện” và “Tŕnh bày” mới được móc ra chiến
khu học tập...và tiếp tục cuộc đấu
tranh lâu dài của ḿnh trong ḷng địch..."[ Ngô Ngọc Ngũ Long, "Về một tạp chí
ca ngợi bác Hồ viết trong ḷng địch", * không rơ đăng trên báo nào sau 1975
nhưng có lẽ trên tờ Sài
G̣n giải phóng v́ tác giả vốn là phóng viên của tờ báo này. Hiện là hội viên Hội
Nhà Văn và giữ chức Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh tại Sài g̣n]
[joankim/
http://sachxua.net/forum/bao-tap-chi-van-hoc-mien-nam-giai-doan-1954-1975/tap-chi-dat-nuoc/]
Dẫn
đầu mục lục ngoài b́a, chính là bài của Thế Nguyên -Trần Trọng Phủ. Nội dung bài
đó ra sao, chúng ta hẳn đă rơ. Nhưng tôi trích một đoạn trong bài Nói
chuyện với người đă khuất của trí
thức thiên tả vỡ mộng Lư Chánh Trung v́ đoạn này sẽ liên quan trưc tiếp đến vấn
đề "ḥa giải", không hận thù vv... nghĩa là liên quan trực tiếp đến cái đầu
"đông đá" Nhật Tiến và cái "đầu vẫn chưa thấy nghĩ lại" Nhă Ca:
-"[...]
Cho nên tôi không tiếc mà cũng không trách Cụ Hồ đă chọn con đường Cộng sản. Tôi
chỉ khâm phục Cụ đă trung thành tuyệt đối với sự lựa chọn của ḿnh. Và tôi có
thể noi gương Cụ để đi tận cùng con đường của tôi, con đường mà tôi đă chọn
trước lương tâm tôi, như Cụ đă làm 50 năm trước. Trong hoàn cảnh hiện tại của
thế giới và của đất nước, tôi tin rằng chỉ c̣n một con đường để dân tộc Việt Nam
tồn tại và phát triển, đó là con đường ḥa giải: ḥa giải các thành phần đối
nghịch của dân tộc, chấp nhận cuộc sống chung lâu dài của các thành phần ấy
trong khuôn khổ một nước Việt Nam thống nhứt nhưng đa dạng, cách mạng mà vẫn tôn
trọng các quyền tự do căn bản của con người. Đối với tôi, đó là con đường duy
nhứt tôi có thể chọn mà không hỗ thẹn với lương tâm, mà không phản bội những ǵ
tôi yêu quí nhứt, trong đó có những ngày hạnh phúc ngắn ngủi mà tôi được sống
dưới bức chân dung Cụ. V́ không quên được những ngày ấy, không quên được cái
h́nh ảnh tuyệt vời của dân tộc mà tôi đă cảm nhận từ những ngày ấy, tôi muốn cho
con cái tôi, con cái của tất cả những người Việt Nam được sống những ngày tương
tự, nhưng lâu bền hơn. Thống nhất về mặt pháp lư chưa phải là hiệp nhất trong
t́nh nghĩa đồng bào. Giả thử có một phe toàn thắng trong cuộc chiến tranh này
th́ cũng không thể tiêu diệt hết phe bên kia, do đó vẫn phải ḥa giải nếu muốn
hiệp nhất thật sự dân tộc. ..." [Lư Chánh Trung, sđd/ http://honvietquochoc.com.vn/bai-viet/5166-hv102-ni-chuyn-vi-ngi-khut.aspx]
Theo
bài báo của Ngô Ngọc Ngũ Long [viết theo lời chứng của một trong vài người thuộc
Ban biên tập lúc bấy giờ] và bài của Lư Quư Chung, người đọc có thể nhận thấy 2
điều: Thứ nhất, Đảng Cộng sản đă đầu tư một cách rất hệ thống vào chính sách
chiếm đoạt Miền Nam. Họ đă lôi cuốn được một số người trẻ, trí thức, lănh đạo
tôn giáo để làm việc thay cho họ một cách công khai. Hơn thế nữa, theo tôi, họ
đă cung cấp tiền bạc và phương tiện như cho lập nhà in trong trường hợp Thế
Nguyên. Sử dụng sự ngây thơ đến nỗi khó tin nhưng ḷng kiêu ngạo không có giới
hạn của vài nhân sự lănh đạo trong các tổ chức có tính cách truyền thông, họ dễ
dàng bám vào các cơ quan này tại những vị trí quan trọng nhất. Có phải Vũ Hạnh
từng tham dự việc phụ trách tờ Tin
Sách đó sao? C̣n Thế Nguyên làm
đến Phó TTK th́ việc ǵ của TT VBVN mà anh ta lại không biết?! Thứ
hai, sau 1975, đọc lại những lời hân hoan tin tưởng của Lư Quư Chung vào sự sáng
suốt [!] và hy sinh [!] của Hồ Chí Minh để mong đợi một "con
đường ḥa giải", thật không có ǵ mỉa mai hơn. Và càng mỉa mai hơn khi phải đọc
những Trăm hoa vẫn nở trên quê hương và những bàn thờ sẽ không bao giờ thực hiện
được v́ hoa đă bị héo chết rồi, c̣n đâu mà bầy lên bàn thờ nữa từ
hoa thật như cô Nông Thị Xuân, người có con với Hồ Chí Minh, hay sự thật về cuộc
thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế.
Tôi
thành thực hy vọng, sau khi tŕnh bày rất rơ ràng thành tích của Thế Nguyên-Trần
Trọng Phủ, Nhật Tiến sẽ tỉnh ngộ để nhận lấy trách nhiệm của một Phó chủ tịch mà
không nên đổ trách nhiệm sang các ...phó thường dân trước và sau 1975. Do
đó, tôi sẵn sàng mời ông ta [cũng như Nhă Ca] lên tiếng -NTC
Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence
of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...
Wednesday, June 19, 1996
CLIP RELEASED JULY 21/2015
https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg
US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL
http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807
BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10 (13.20 - 13.50)
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử
Viết Lại Lịch Sử Video
Secret Army Secret War Video
Đứng Đầu Ngọn Gió Video
Con Người Bất Khuất Video
Dấu Chân Biệt Kích Video
Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video
The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.
Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn
Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton
Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton
None Dare Call It Conspiracy Gary Allen
Confessions of an Economic Hit Man John Perkins
The World Order Eustace Mullin
Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)
OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc
The World Order Eustace Mullin
Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti
Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa
Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales
Society of Professional Journalists: Code of Ethics download
Liên lạc trang chủ
E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com
Cell: 404-593-4036
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.