֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa

֎ Bài Viết Của Kim Âu

֎ Vietnamese Commandos

֎ Một Trang Lịch Sử /details

֎ Một Trang Lịch Sử /djvu.txt

֎ Một Trang Lịch Sử /org/3

֎ Một Trang Lịch Sử/pdf

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử

֎֎֎֎֎֎

◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙◙

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Đà Lạt ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Sports ֎ Video/TV ֎ Lottery֎ Diễn Đàn ֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa

 

 

 

 

 

White House National Archives .

Federal Register Associated Press

Reuter News Real Clear Politics  

MediaMatters C-SPAN .

Videos Library Judicial Watch

New World Order Illuminatti News   

New Max CNS Daily Storm

Observe American Progress 

The Guardian Political Insider

Ramussen Report  Wikileaks 

The Online Books Page

American Free Press

National Public Radio

National Review - Public Broacast

Federation of Anerican Scientist

Propublica Inter Investigate

ACLU Ten  CNBC  Fox News 

CNN  FoxAtlanta

Indonesian News

Philippine News

Nghiên Cứu Quốc Tế 

Nghiên Cứu Biển Đông 

Thư Viện Quốc Gia 1 

Thư Viện Quốc Gia 

Học Viện Ngoại Giao 

Tự Điển Bách Khoa VN

Ca Dao Tục Ngữ

Bảo Tàng Lịch Sử

Nghiên Cứu Lịch Sử

Dấu Hiệu Thời Đại

Viêt Nam Văn Hiến 

QLVNCH Đỗ Ngọc Uyển 

Thư Viện Hoa Sen 

Vatican? Roman Catholic

Khoa HọcTV  Sai Gon Echo

Viễn Đông Người Việt

Việt Báo   Việt List   Xây Dựng

Phi Dũng  Việt Thức Hoa Vô Ưu

Đại Kỷ Nguyên Việt Mỹ

Việt Tribune Saigon Times USA Người Việt Seatle Cali Today

Dân Việt Việt Luận  Thơ Trẻ

Nam Úc DĐ Người Dân

Tin Mới Tiền Phong Xă Luận

Dân Trí Tuổi Trẻ Express

Lao Động Thanh Niên Tiền Phong Tấm Gương Sài G̣n Sách Hiếm Thế Giới  Đỉnh Sóng Chúng Ta  

Eurasia  ĐCSVN Bắc Bộ Phủ

Nguyễn Tấn Dũng Ba Sàm

Văn Học  Điện Ảnh Cám Ơn Anh TPBVNCH 1GĐ/1TPB Bia Miệng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

MINH THỊ

Dân tộc Việt Nam không cần thắp đuốc đi t́m tự do, dân chủ, nhân quyền ở Washington, Moscow, Paris, London, Péking, Tokyo. Đó là con đường của bọn nô lệ vọng ngoại, làm nhục dân tộc, phản bội tổ quốc, đă đưa đến kết thúc đau thương vào ngày 30 – 4- 1975 và để lại một xă hội thảm hại, đói nghèo lạc hậu ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nay..Đă đến lúc quốc dân Việt Nam phải dũng cảm, kiên quyết đứng lên dành lại quyền quyết định vận mạng của đất nước. Kim Âu

Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

 

THÁNG HAI  NĂM MỚI 2017

 

ĐÁP ỨNG YÊU CẨU TRUYỀN THÔNG HAI CHIỀU

 

Trở Lại Hồ Sơ "Ngũ Phụng Tề Phi"

 

 

Trần Gia Phụng

 

 

Trong sách Lịch sử, sự thật & sử học, do nhà xuất bản TRẺ ấn hành tại TpHCM (Việt Nam) tháng 12-1999, có bài của ông Thy Hảo Trương Duy Hy (TDH), nhan đề "Quảng Nam - quê hương Ngũ phụng tề phi" từ trang 319 đến trang 325. Bài nầy có đề cập đến bài "Ngũ phụng bay về đâu?" đăng trên Thế Kỷ 21 số 100, tháng 8-1997, và đăng lại trong sách Những câu chuyện Việt sử tập 1 do tôi ấn hành tại Toronto tháng 9-1997. Để rộng đường dư luận, tôi xin một lần nữa chẳng đặng đừng trở lui vấn đề "Ngũ phụng tề phi".

1.- Trước hết, tôi xin cảm ơn ông TDH đă đề cập đến bài viết của tôi. Khi đặt ra một vấn đề, mà vấn đề đó được nhiều người theo dơi và bàn thảo, trong đó có cả người cách xa nửa ṿng trái đất như ông TDH, là một điều rất quư cho người đặt vấn đề.

 

2.- Ông TDH nêu rằng tôi đă viết thiếu chính xác khi nói rằng Đào Tấn không đến làm tổng đốc Quảng Nam. Tôi đă biết tôi bị sai về việc nầy ngay khi tôi vừa ấn hành tập sách của tôi, v́ có độc giả đă gởi cho tôi quyển sách Lô Giang tiểu sử của Nguyễn Văn Mại (1858-1945). Ông Nguyễn Văn Mại viết hồi kư đời ông bằng chữ Nho, lấy hiệu của ông (Lô Giang) làm tên sách. Sách viết xong năm 1932, được người con là Nguyễn Hy Xước dịch sang chữ quốc ngữ năm 1947, và in ronéo tại Huế năm 1961. Trong sách dịch, tt. 98-99, ông Mại cho biết rằng khi ông đi làm án sát Quảng Nam lần thứ nh́ tháng 2 năm mậu tuất (1898), lúc đó Đào Tấn cũng đến làm tổng đốc Quảng Nam thay thế ông Vương Duy Trinh về Huế sung vào hội đồng chấm thi kỳ thi Hội. Ông Mại không nói rơ ông Đào Tấn rời Quảng Nam khi nào nhưng chắc chắn Đào Tấn ở Quảng Nam không bao lâu th́ ra làm tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An-Hà Tĩnh) cũng trong năm 1898. V́ Đào Tấn chỉ ở Quảng Nam một thời gian ngắn, trong ṿng nửa năm, và niên biểu làm việc của ông liên tục từ Thừa Thiên ra An Tĩnh nên tôi bị sai điểm nầy.

Khi thấy ḿnh bị sai, tôi liền viết bài "Khán hoa đ́nh" để đính chính riêng điểm nầy. Bài nầy đă được đăng trên Những câu chuyện Việt sử tập 2, ấn hành tại Toronto năm 1999,mà có lẽ ông TDH chưa có được sách nầy v́ quá xa xăm cách trở.

Phần đầu bài viết "Ngũ phụng bay về đâu?" của tôi nhắm t́m hiểu từ đâu phát sinh ra huyền thoại "Ngũ phụng tề phi". Rất tiếc ông TDH không xoáy vào lập luận của tôi về chuyện "Ngũ phụng", mà chỉ nêu ra một điểm sai duy nhất của tôi trên đây, rồi sau đó ông TDH khẳng định rằng Đào Tấn đă vinh danh ba tiến sĩ và hai phó bảng người Quảng Nam cùng thi đỗ khoa thi đ́nh năm mậu tuất (1898) là "Ngũ phụng tề phi". "Năm con chim phụng được thêu trên một tấm thục, đặt tại dinh Tổng đốc ở Điện Bàn..." (trích nguyên văn).

 

3.- Để chứng minh, ông TDH đă dựa vào các chứng liệu sau đây:

 

Thứ nhất: Theo ông TDH, Đào Tấn tặng hai phó bảng Ngô Chuân và Dương Hiển Tiến bài tứ tuyệt: "Giang sơn thành thục vị tài đa/ Tam quế tề khai nhất vạn hoa/ Cánh hữu Quảng Hàn cung tại khách/ Dũ tương thể bút tả Hằng Nga." (nghĩa là: Non sông un đúc lắm tài cao/ Ba cụm đơm bông quế một màu/ Có khách Quảng Hàn vừa mới đến/ Bút hoa tô nét nguyệt thanh tao) Bài thơ nầy do ông TDH dẫn chứng đă nói ngược với ư ông. Chú ư câu 2: "Tam quế tề khai nhất vạn hoa ". "Ba cụm đơm bông quế một màu" (tức là ba vị tiến sĩ) chứ sao lại năm người (ngũ phụng)?

 

Thứ nh́: Ông TDH dùng ư kiến của cụ Huỳnh Thúc Kháng về khoa thi năm mậu tuất (1898) để tăng cường cho lư luận của ḿnh. Ư kiến nầy, theo ông TDH, đă được đăng báo Tiếng Dân và do ông Nguyễn Xương Thái nói lại. Sau đây là lời ông TDH trích dẫn: "Khoa mậu tuất 1898 (tức khoa Ngũ Phụng) có 10 danh nho, quan của triều sung vào hội đồng giám khảo. Trong số đó hết 8 vị là người Quảng Nam. Lúc ráp phách, hội đồng ngạc nhiên thấy 5 sĩ tử đạt điểm chuẩn tiến sĩ đều là sĩ tử Quảng Nam! Bấy giờ, cụ Hà Đ́nh Nguyễn Thuật quê Hà Lam thuộc phủ Thăng B́nh, tỉnh Quảng Nam là một thành viên của Hội đồng có đề nghị: Chỉ nên lấy 3 tiến sĩ 2 phó bảng chứ không nên cho đỗ một lúc 5 tiến sĩ như thế, v́ cho sĩ tử Quảng Nam đỗ nhiều tất không tránh tai tiếng với người trong nước rằng, khoa nầy đa số là người Quảng Nam chấm thi, nên đă chấm nới tay cho học tṛ Quảng Nam đỗ cao và đỗ nhiều! Ấy vậy mà Hội đồng cũng nghe theo."(trích nguyên văn, sđd. tr. 323.)

Riêng về đoạn nầy, xin lưu ư:

 

(a) Ông TDH không cho biết đây là nguyên văn ông Nguyễn Xương Thái, hay ông Thái kể, ông TDH nghe, rồi viết lại. Phần cụ Huỳnh viết ở Tiếng Dân, số ngày nào, không được ghi chú. Nói cách khác, việc trích dẫn nầy không có căn cứ văn bản.(1)

 

(b) Theo đoạn văn trên của ông TDH, trong hội đồng khảo thí mười người, th́ hết tám người Quảng Nam. Điều nầy xem ra có phần nghịch lư trong tổ chức thi cử ngày trước. Trong ngành hành chánh nhà Nguyễn có luật "hồi tỵ" (tránh đi). Luật nầy được đặt ra từ năm 1831 thời vua Minh Mạng (trị v́ 1820-1840), càng ngày càng thêm khó, đến năm 1886, vua Đồng Khánh (trị v́ 1885-1888) định rằng "... trong cùng một bộ hay cùng một tỉnh, đều là người quê quán cùng một hạt, hoặc là nơi có bốn người cùng làm việc mà đến ba người là quê quán cùng một hạt, th́ cũng cho hồi tỵ..."(2) Đây là trong ngành quan lại, huống ǵ là trong hội đồng chấm thi, mà lại là thi hội hay thi đ́nh, nơi xuất thân của những đại quan tương lai của triều đ́nh, tổ chức ngay tại kinh đô Huế dưới sự chủ tŕ tối cao của nhà vua, luật hồi tỵ c̣n khắc khe hơn,(3) làm sao mà có chuyện tám người Quảng Nam trong mười người chấm thi?

 

Hội đồng giám khảo kỳ thi hội và thi đ́nh gồm có mười hai người trong đó chánh và phó chủ khảo do vua trực tiếp bổ nhiệm, c̣n mười người được chọn từ hàng quan tứ ngũ phẩm trở lên.(4) Việc chọn lựa kỹ càng như thế th́ không thể có tám vị quan lớn người Quảng Nam lọt vào cùng một lúc hội đồng giám khảo được.

 

Theo Quốc triều đăng khoa lục, trong kỳ thi đ́nh nầy (năm mậu tuất, 1898), hai vị quan đọc quyển là Đông các đại học sĩ Trương Đăng Đản (người Quảng Ngăi), Hiệp tá đại học sĩ Hoàng Hữu Xứng (người Quảng Trị), hai vị quan duyệt quyển là Thị lang Tôn Thất Thiểm (người Thừa Thiên) và Tế tửu Quốc tử giám Khiếu Năng Tĩnh (người Nam Định). (5) Vậy bốn nhân vật quan trọng trên đây đều không phải là người Quảng Nam.

 

Theo như lời ông TDH, cả năm người Quảng Nam đều đáng đỗ tiến sĩ, nhưng v́ trong hội đồng chấm thi có tới tám người Quảng Nam, nên để tránh tiếng, hội đồng quyết định chỉ chọn ba tiến sĩ, c̣n cho hai người xuống phó bảng. Nếu thế, th́ hai người nầy phải đậu phó bảng hạng cao, v́ đủ điểm tiến sĩ mà bị hạ xuống phó bảng. Đàng nầy ông Dương Hiển Tiến đậu phó bảng hạng chót. Đậu chót phó bảng làm sao gọi là đáng đỗ tiến sĩ?

 

Nói cho cùng, đoạn văn trên chỉ viết chuyện bên lề khoa thi năm mậu tuất, viết về các giám khảo, về kết quả, chứ tuyệt nhiên không nói ǵ đến chuyện xuất xứ của chữ "Ngũ phụng tề phi". Về khoa thi nầy th́ có thể xem trong Quốc triều đăng khoa lục của Cao Xuân Dục.

 

Tóm lại đoạn văn trích dẫn trên đây không thể là một sử liệu khả tín, và không liên quan đến chuyện "Ngũ phụng".

 

Thứ ba: Các chứng liệu khác mà ông TDH trích dẫn nữa là: "Có một vị lăo thành biết được, liền loan truyền cho mọi người hay. Và nhân dân Quảng Nam trong niềm hănh diện chung đă lũ lượt đi từ Vĩnh Điện đến chân Hải Vân quan để chào mừng 5 vị tân khoa Ngũ Phụng Tề Phi..."(TDH trích của Vũ Lang, Đây Quảng Nam, Nxb. Thời Mới, Đà Nẵng, 1973.) Ông TDH viện thêm tư liệu của cụ Phạm Phú Hưu, một nhân sĩ Quảng Nam, cho rằng: "Các vị tân khoa đi ngựa ngay sau 4 chữ Ân tứ vinh quy của vua ban (Nhà thờ cụ Phan Quang ở Quế Sơn hiện c̣n giữ quư vật nầy)..."(trích nguyên văn, ông TDH không đề rơ xuất xứ). Sợ chưa đủ khả tín, trong phần chú thích, ông TDH c̣n viết: "Theo tư liệu của cụ Cả Liêu, con cử nhân Trương Hoài Phác, một vị đồ nho viết chữ rất đẹp của tỉnh Quảng Nam trước những thập niên 40 tại Hội An. Cụ sinh năm 1879, qua đời năm 1943. Lúc xảy ra đám rước Ngũ phụng, cụ đă được 19, 20 tuổi và cụ cùng một số nho sinh Hội An lên Vĩnh Điện xem đám rước nên biết rơ cuộc rước nầy, cũng như sự tích cụ Tổng đốc và đốc học mừng 5 vị đại khoa hồi ấy."(trích nguyên văn, phần chú thích, tr. 324.)

 

Tất cả các tài liệu trên đều không ghi xuất xứ cụ thể. Các tư liệu của cụ Phạm Phú Hưu và cụ Cả Liêu viết khi nào, viết trong trường hợp nào (sách, hay gia phả, hay người sau thuật lại...) Ngoài ra, theo quy định thời trước, sau mỗi kỳ thi, huyện là đơn vị hành chánh có bổn phận tổ chức cuộc vinh quy của các tân khoa chứ không phải chức năng của tỉnh.(6) Vậy tỉnh đường Quảng Nam hoàn toàn không dính líu ǵ đến chuyện vinh quy của các tân khoa. Các huyện có người đỗ đạt phải tự lo tổ chức việc tiếp rước các tân khoa vinh quy, và đoàn rước vinh quy nào cũng đều có biển "ân tứ vinh quy" (vua ban ân vinh quy). Do đó, bất kỳ ai đỗ đạt từ cử nhân trở lên trong bất kỳ khóa thi nào, cũng đều được đón rước, và cũng đều được "ân tứ vinh quy" chứ không phải cá nhân hay làng xă tự động tổ chức vinh quy. Đỗ cao th́ rước lớn hơn và long trọng hơn. Cụ Phạm Phú Hưu và cụ Cả Liêu đều viết hay nói đúng sự thật, nhưng xin lưu ư là bảng "ân tứ vinh quy" không phải là bảng "Ngũ Phụng tề phi".

Xét cho cùng, trong năm đại tân khoa Quảng Nam khóa mậu tuất (1898), hết bốn người thuộc huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (hai tiến sĩ Phạm Liệu, Phạm Tuấn và hai phó bảng Ngô Trân, Dương Hiển Tiến), và một người thuộc huyện Quế Sơn, phủ Thăng B́nh (tiến sĩ Phan Quang). Vậy cuộc vinh quy của bốn đại tân khoa do huyện Diên Phước tổ chức cùng một lần chắc chắn rất rầm rộ, v́ đây là lần duy nhất trong lịch sử huyện nầy đón một lần bốn đại tân khoa. Riêng việc nầy cũng gây ấn tượng sâu sắc chẳng những nơi dân chúng huyện Diên Phước mà có thể cả toàn tỉnh Quảng Nam nữa.

Chuyện tổng đốc Đào Tấn chiêu đăi năm đại tân khoa tại Vĩnh Điện là chuyện có thật, được phổ biến rộng răi trong quần chúng, v́ đây có lẽ là chủ ư của Đào Tấn. Tổng đốc Đào Tấn không tiếp các tân khoa tại tỉnh đường, mà tại một vườn hoa bên bờ sông Vĩnh Điện do ông lập ra và đặt tên là "Khán hoa đ́nh". Tiếp kiến tại tỉnh đường có phần giới hạn người đến dự xem. Ngược lại, tiếp tại vườn hoa là nơi công cộng, dân chúng có thể tự do tụ tập đông đảo để chào mừng tân khoa. Có lẽ Đào Tấn nhắm xiển dương thành tích học tập của các đại khoa trước đám đông quần chúng.

Dầu viện dẫn các "tư liệu" của những người lớn tuổi đă từng chứng kiến việc tiếp rước năm đại tân khoa, chứng liệu của ông TDH cũng không có tính thuyết phục, v́ không giải thích được từ đâu phát sinh danh xưng "Ngũ phụng tề phi"?

 

4.- Các tài liệu cụ thể căn bản về việc thi cử và cuộc tiếp rước các đại tân khoa Quảng Nam năm mậu tuất (1898) là Quốc triều đăng khoa lục và Lô Giang tiểu sử.

 

Khi viết Quốc triều đăng khoa lục, chẳng những Cao Xuân Dục ghi lai kết quả các khoa thi Hội và thi Đ́nh, mà ông c̣n ghi lại các giai thoại hay văn thơ xướng họa giữa nhà vua, các quan giám khảo và các tân khoa, kể cả những câu chuyện chung quanh các người tốt nghiệp khi đă ra làm quan, thời gian rất lâu sau khoa thi. Ai đọc bộ Quốc triều đăng khoa lục cũng đều thấy việc nầy. Cần chú ư là ông Phạm Liệu, về sau nhờ lập công khi đi tố cáo cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916, nên được thăng lên tới thượng thư bộ Binh, tức là một quan chức lớn trong triều đ́nh. Nếu quả thực quan thượng thư bộ binh Phạm Liệu được tặng cờ hay biển "ngũ phụng" khi mới tốt nghiệp, th́ chắc chắn tác giả Cao Xuân Dục (1842-1923) không thể không viết về chuyện "ngũ phụng". Thế mà tác giả Cao Xuân Dục hoàn toàn không nói ǵ việc triều đ́nh hay tổng đốc Đào Tấn ban cờ hay biển "Ngũ phụng" cho Phạm Liệu. Điều nầy có nghĩa là câu chuyện nầy hoàn toàn không xảy ra.

 

Tài liệu quan trọng nhất về vấn đề nầy là lời viết của người trong cuộc, đă trực tiếp tham dự trong cuộc đón rước năm đại tân khoa năm mậu tuất (1898). Sau đây, xin trích nguyên văn bản dịch những điều Nguyễn Văn Mại viết trong Lô Giang tiểu sử :

"...Lúc ấy án sát Quảng Nam là ông Hường Thiết về đám tang Đức ông Tuy Lư Vương [Nguyễn Phúc Hồng Thiết là con của Tuy Lư Vương Nguyễn Phúc Miên Trinh], ông Bùi Như Tŕnh xin cho ta bổ vào Quảng Nam, cho nên có chỉ đi vậy.

 

Ngày tháng 2 [mậu tuất, 1898] đến tỉnh. Tháng ấy, tổng đốc Quảng Nam Vương Duy Trinh về kinh sung chức Khảo thí hội, rồi đổi đi tổng đốc Thanh Hóa. Ông Mộng Mai Đào Đăng Tấn sung chức tổng đốc Quảng Nam.

 

Ông Mộng Mai dưới triều Tự Đức có tiếng thi văn và giỏi hát bội. Ông vào tổng đốc Quảng Nam liền làm một cái nhà mát tại bến sông Vĩnh Điện, thường đến uống rượu ngâm thơ, cũng có lúc đến đó xử đoán việc quan. Trước kia ông cùng ta cũng là thầy tṛ đường thuộc ở viện Cơ mật, nay cũng tương đắc. Tháng 5 năm ấy, nghe tin học tṛ tỉnh Quảng Nam vào điện thí, đậu tấn sĩ ba người, phó bảng hai người. Ông nói với ta: " Nhà mát chưa có tên, nay được tin mừng, ngày sau các ông tân khoa vinh quy, chúng ta nên đặt tiệc ở đó và đặt tên nhà mát là KHÁN HOA Đ̀NH. Quan Án làm cho một bài kư được không?" Ta tuân lệnh, thảo xong tŕnh duyệt, liền khiến viết vào lụa. Khi các ông tân khoa đến dự tiệc xong, ông tổng đốc sức cho hát cùng nhă nhạc cờ trống để bài kư đưa ông hội nguyên Trừng Giang Phạm Liệu. Ông Mộng Mai b́nh sanh ưa bài văn. Sau ông ra tổng đốc Nghệ An, ta ra tuần vũ Hà Tĩnh..."(Bản dịch, tt. 98-99.)

 

Bài kư "KHÁN HOA Đ̀NH" viết bằng chữ Nho, mà ông Nguyễn Văn Mại đă nói trên đây, được cháu nội rể của ông là tác giả Đoàn Tâm Khoách dịch sang Quốc ngữ, đăng trong phần phụ trương sách Lô Giang tiểu sử, trang 225-226:

 

" Tiểu Cao tôi quá bỉ lậu, quá trần tục, bổ làm án sát ở châu nầy, v́ việc quan bận rộn, nào biết đến thú sơn thủy là vui, nên vẫn bảo ngoài sông Hương không có sông nào đáng kể. Nay quan Chế đài Đào tướng công vâng lệnh trên đến trấn, đất Nam trung khí ấm, chưa đến hạ đă nóng rồi. Lúc việc rảnh, tướng công cùng Tiểu Cao tôi chèo chiếc thuyền con, dạo trên sông Điện, gặp nơi cảnh trí xinh đẹp ở phía bắc sông, nào cát trắng nước cạn, nào trúc râm bóng im, mới gọi nơi nầy là "Thanh lương tán", chỉ kém sông Hương ở chỗ nước ngọt mà thôi, bèn trích một số tiền lương làm ngôi nhà mát. Nhà làm xong lại được tin ở kinh cho biết kỳ thi Đ́nh năm nay ở châu ta có ba người đậu giáp bảng, hai ất bảng. Tướng công mừng rằng: " Nhà mát ta có tên rồi. Hôm nay các vị tân khoa xem hoa ở Trường An [Huế], ngày mai vinh quy xem hoa ở cố hương [làng nguyên quán], xong chúng ta cũng sẽ mời các vị ấy vào đây mở tiệc "Khuê giang", làm tiệc tẩy trần, nhân đó để xem cảnh hoa trong mộng." [7] Bèn đặt tên nhà mát là KHÁN HOA Đ̀NH. Những ngày nắng như hun đốt, những đêm gió mát trăng thanh, xả tóc ra để hứng lấy gió nam, khép ḷng lại để trông ḍng nước chảy. Ngẫm nỗi giang hà ngày càng thấp kém, cảm thấy phong khí ngày một đổi thay, xem chim trống mái văng lai trước ngọn thủy triều lên xuống. Có lúc lại mượn ḍng nước trong rót chén trà thơm để khuây khỏa tâm t́nh bực dọc. Thế là cái đ́nh nầy chính do tướng công tụ hội mà Tiểu Cao tôi đôi lúc mới hưởng ứng theo, lănh hội một vài phần để tiêu tán nỗi bỉ tục ngày trước. Các vị thám hoa nghĩ thế nào? Rượu ngà ngà say liền cầm bút ghi lại, nhân để tặng các người thám hoa đó."

 

Hai bài viết trên đây là tài liệu viết duy nhất của một người trong cuộc kể lại cuộc tiếp rước các tân khoa năm 1898 cho đến nay được t́m thấy. Qua tài liệu nầy, rơ ràng là không có chuyện vua ban cờ xí, cũng không có chuyện Đào Tấn vinh danh các vị tân khoa là "ngũ phụng tề phi". Ngay cả văn thơ của Đào Tấn c̣n lưu lại ở B́nh Định, cũng như của đốc học Trần Đ́nh Phong c̣n lưu lại tại nhà thờ bác sĩ Trần Đ́nh Nam ở Đà Nẵng, cũng hoàn toàn không thấy đề cập đến vấn đề nầy.(8)

5.- Cuối cùng, việc vinh danh "Ngũ phụng tề phi" nếu thật sự có xảy ra là một vinh dự rất lớn cho con cháu của các vị đại khoa năm mậu tuất (1898), thế nào cũng được chính các đương sự hay con cháu ghi vào gia phả, để làm rạng danh gia tộc, nhưng không gia phả nào của một trong năm gia đ́nh các đại khoa năm mậu tuất ghi lại. Theo như ông TDH viết, bảng "ân tứ vinh quy" c̣n được con cháu cụ Phan Quang giữ lại ở từ đường tại Quế Sơn. Vậy nếu có việc vua ban hay Đào Tấn tặng biển hay cờ "Ngũ Phụng", th́ tại sao nhà thờ Phan Quang không c̣n giữ lại? C̣n nói rằng "Năm con chim phụng được thêu trên một tấm thục, đặt tại dinh Tổng đốc ở Điện Bàn..." (trích nguyên văn ông TDH) th́ tại sao không thấy Nguyễn Văn Mại tường thuật, cũng không có sách vở nào ghi lại, kể gia phả của các vị tân khoa.

Như thế, các tài liệu trên đây cho thấy hoàn toàn không có chuyện vua, triều đ́nh, hay tổng đốc Quảng Nam là Đào Tấn ban tặng cờ xí hay tấm biển "Ngũ phụng tề phi" cho năm đại tân khoa Quảng Nam năm 1898.

 

6.- Vậy "Ngũ phụng tề phi" từ đâu đến? Có lẽ chỉ có giả thuyết về điển tích Trung Hoa là hợp lư hơn cả: Theo sách Lư Lăng thi chú,(9) bên Trung Hoa, thời Tống Thái Tông (trị v́ 976-1003), có năm người cùng quận Lư Lăng tên là Giả Hoàng Trung, Tống Bạch, Lư Chí, Lă Mông Chính, Tô Dị Giản, cùng trúng tuyển chức "Hàn lâm học sĩ". Một vị đại quan trong triều đ́nh tên Hổ Mông, đă làm thơ mừng các tân quan hàn lâm học sĩ, trong đó có câu "Ngũ phụng tề phi nhập hàn lâm", nghĩa là "Năm con chim phụng cùng bay vào viện hàn lâm". Do tích nầy, có người hay chữ trong dân gian biết được chuyện xưa, đă vinh danh năm vị đại khoa Quảng Nam năm mậu tuất (1898) là "Ngũ phụng tề phi". Từ đó, chuyện "Ngũ phụng tề phi" được truyền khẩu lan rộng ra dần dần trở thành một huyền thoại mà không ai biết xuất xứ. Đây là một huyền thoại dân gian, chứ không phải huyền thoại cung đ́nh hay quan lại.

 

7.- Kết luận: Tôi xin cảm ơn ông TDH đă đề cập đến bài viết của tôi khi đưa ra vấn đề "Ngũ phụng tề phi". Trong việc t́m hiểu quá khứù, chúng ta cần thẳng thắn tŕnh bày lại sự thật lịch sử như nó đă xảy ra, chứ không thể v́ t́nh cảm địa phương mà tô vẽ thành huyền thoại xa rời thực tế. Chúng ta cần can đảm gạt bỏ tất cả những thành kiến tự hào cục bộ để tái tạo quá khứ một cách khách quan, dựa trên tài liệu cụ thể. Không cần ǵ phải được vua quan phong tặng là "ngũ phụng tề phi", các tân khoa Quảng Nam mới thực sự có giá trị. Tục ngữ Việt Nam chúng ta có câu:"Quan nhất thời, dân vạn đợi", nghĩa là làm quan th́ chỉ một thời, c̣n làm dân th́ muôn đời. Vậy năm vị tân khoa năm 1898 được dân chúng vinh danh mới thực sự sống măi trong ḷng dân chúng, c̣n nếu vua hay quan vinh danh, nhưng dân chúng không chấp nhận, th́ chỉ là một buổi lễ có tính cách nghi thức, xong rồi chẳng c̣n ai ghi nhớ nữa. Tại triều đ́nh Huế, cũng như tại dinh tổng đốc Quảng Nam đă xảy ra bao nhiêu lễ nghi, tiếp tân, xưng tụng, nhưng chỉ có tính cách phù du và có ai ghi nhớ ǵ đâu? Trong khi đó, dùø muốn dù không, ba vị tiến sĩ và hai vị phó bảng của một tỉnh, tỉnh Quảng Nam, trong một khoa thi đ́nh trên toàn quốc, khoa thi năm mậu tuất (1898), là h́nh ảnh sống măi trong ḷng dân chúng Quảng Nam, bởi v́ "ngàn năm bia miệng..." H́nh ảnh nầy nói lên đầy đủ ư nghĩa một truyền thống đặc biệt quư giá nơi người Quảng Nam, đó là truyền thống ham t́m ṭi học hỏi, một truyền thống văn hóa hướng thượng đă hun đúc nên biết bao nhân tài lỗi lạc của tỉnh Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

 

CHÚ THÍCH

 

1. Trước đây, tại Đà Nẵng, tôi đă nhiều lần gặp ông Nguyễn Xương Thái, c̣n gọi là ông Phán Thái, tại nhà tôi v́ ông Thái là bạn của phụ thân tôi, tại nhà bà chủ nhà in Đông Hải v́ ông Thái là cậu của bà nầy, và tại nhà ông Nguyễn Xương Huyên làm nghề y tá, con của ông Thái. Lúc đó tôi đang học ngành sử ở đại học Huế, nên tôi hay hỏi ông Thái nhiều chuyện về cụ Huỳnh, về Quảng Nam, tất nhiên trong đó có chuyện "Ngũ phụng tề phi". Ông Thái cho biết là chỉ nghe nói chứ hoàn toàn không thấy có giấy tờ sắc phong hay phổ ư (gia phả) viết về chuyện nầy.

 

2. Nguyễn Sĩ Giác [tiến sĩ Nho học], phiên âm và dịch nghĩa, Đại Nam điển lệ, [Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài G̣n, 1962], Nxb. TpHCM tái bản, 1993, tt. 123-125.

 

3. Những người có chân trong hội đồng chấm thi phải làm giấy cam đoan, có địa phương chứng nhận, là không có con cháu dự thi trong hội đồng ḿnh làm việc.

 

4. Nguyễn Sĩ Giác, sđd. tr. 369.

 

5. Cao Xuân Dục, Quốc triều đăng khoa lục, Lê Mạnh Liêu dịch, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài G̣n 1962, tr. 229.

 

6. Ở đây, xin trích dẫn lời viết của hai tác giả Phạm Ngô Minh và Trương Duy Hy trong sách Khoa bảng Quảng Nam dưới thời nhà Nguyễn (1601-1919), Nxb. Đà Nẵng, 1995, tr. 46: "...đỗ đại khoa từ phó bảng trở lên được hàng huyện đón rước."[người viết bài nầy in đậm]

 

7. Người viết bài nầy in đậm.

 

8. Lúc bác sĩ Trần Đ́nh Nam c̣n sống, trong một chuyến đi công tác Hồng Thập Tự khoảng năm 1972, tôi có hỏi bác sĩ Nam về vấn đề cụ Trần Đ́nh Phong và "Ngũ phụng", bác sĩ Nam chỉ trả lời là nghe nói chứ không thấy có văn thơ ǵ về việc nầy.

 

9. Lư Lăng thi chú là sách viết về nền thi ca của quận Lư Lăng, tỉnh Giang Tây (Trung Hoa). Lư Lăng là quê hương của hai đại văn hào Trung Hoa là Âu Dương Tu (một trong bát đại danh gia) và Văn Thiên Tường.

 

Trở Lại Hồ Sơ " Ngũ Phụng Tề Phi"

 

      Thy HảoTrương Duy Hy

 

 

 

Thư đề ngày 12-07-2000 của anh Trần Gia Phụng tại Toronto (Canada) gởi cho tôi, th́ măi đến cuối tháng tôi mới tiếp được. Tiếp được, nhưng không thể đáp ứng yêu cầu của anh ấy "chờ thư trả lời của tôi" v́ vừa bị bệnh lại vừa bận viết vài loạt bài về tham luận đề tài "Văn hóa Quảng Nam, những vấn đề giá trị đặc trưng cần nghiên cứu và truyền thống văn hóa Quảng Nam" (Quảng Nam, truyền thống hiếu học và thành đạt). Dĩ nhiên là có nhiều đề tài nhưng tôi chọn các đề tài trên và việc phải hoàn tất vào trung tuần tháng 11.2000. Do đó, không có thời gian trả lời một cách đầy đủ cho anh Phụng. Tôi cũng nghĩ, không trả lời đầy đủ lại dễ gây ngộ nhận cho anh ấy và nhất là bà con Quảng Nam hiện sinh sống tại hải ngoại sẽ hiểu ǵ về nhân cách của một người cầm bút trung thực với tư tưởng của chính ḿnh.

 

Sự kiện anh Phụng công bố bài viết của anh ấy trên báo để khắp nơi đều biết, biết về những sai lầm của tôi (!) khi đưa "Ngũ Phụng Tề Phi" lên báo để ca tụng con em ưu tú Quảng Nam thành đạt trong học hành và thi cử dưới triều Thành Thái X (1989)!

 

Trước hết, tôi khẳng định - đây là việc làm rất có "lương tâm" của anh Phụng và hơn thế nữa, khoa học thường đ̣i hỏi như vậy " hay nói ngược lại" làm như thế mới là khoa học. V́ vậy, tôi xin công bố thư nầy lên đúng vào tờ báo và cột báo mà trước đây đă đăng bài của anh Phụng đặt vấn đề nầy. Bởi như thư riêng của anh Phụng "rất tâm t́nh và cởi mỡ với tôi" là "..."Tuy nhiên, về chuyên môn, vẫn có những điểm cần bàn thảo lại. Nhân đó, tôi viết bài nầy gởi anh đọc. Gọi là cẩn án sử học cho vui mà thôi. Anh em trong nhà lâu lâu ghẹo nhau một tí, như anh đă ghẹo tôi. Phải không ông bạn già?"

Do các sự kiện viện dẫn trên đây, tôi cảm nhận việc trao đổi nầy chẳng có ǵ là gay cấn có ảnh hưởng đến uy tín giữa ng̣i bút của anh Phụng và tôi. Có điều, những điều anh Phụng đặt vấn đề "kể cả trong thư" chiết tính ra có khoảng hơn mười mục chứ không ít. Do vậy, tôi xin lần lượt trả lời những vấn đề ấy theo thứ tự từ trong nội dung thơ và cả trong nội dung bài báo "Trở Lại Hồ Sơ Ngũ Phụng". Tôi xin trả lời trong tinh thần rất tỉnh táo, bởi tôi đă uống liên tiếp mấy ngày nay, đều đặn mỗi ngày 2 viên Tanakan + 2 viên Duxil do anh bạn cùng lớp, học băng ngày trước ở trường Pétrus Kư Sài G̣n (Bs Lê Ngọc Dũng) điều trị.

 

Và đây, tôi xin trả lời:

 

1.- Anh Phụng viết trong thư "...Những nhân vật anh dẫn chứng như cụ Nguyễn Xương Thái, cụ Phạm Phú Hưu, cụ Trần Đ́nh Nam th́ như anh biết, tôi c̣n lạ ǵ. Khi các cụ c̣n sống, có thể tôi tiếp xúc với các cụ c̣n nhiều hơn anh".

 

Đây là điều anh quá chủ quan và không kiểm chứng trước khi vạch chỗ thân và sơ giữa anh và tôi với các cụ nhiều uy tín nầy tại Quảng Nam Đà Nẵng trước đây. Thật vậy, nếu anh có dịp gặp anh Phạm Phú Minh (hay có thể hỏi anh Phạm Phú Minh), con của cụ Phạm Phú Hưu về chỗ thâm t́nh giữa tôi và cụ. Anh hoàn toàn không biết rằng, tôi và cụ cùng dạy chung một trường suốt bốn năm ṛng tại Hội An và ngày Phạm Phú Quốc bị bắt, cụ bị cô lập tại pḥng cụ trên lầu trường Diên Hồng, bên dưới có cảnh sát ch́m (mặc áo quần civil ngồi ngay ở thang lầu canh gác cụ) th́ chỉ có anh Nguyễn ánh Anh (tức anh Gấm cùng dạy Diên Hồng và là Hiệu trưởng trường Sào Nam Duy Xuyên) và tôi hằng ngày có đến thăm cụ. Điều nầy, hiện nay anh Nguyễn ánh Anh cùng gia đ́nh đang sinh sống tại Hoa Kỳ có thể xác nhận. Anh cũng không ngờ rằng chính cụ Phạm Phú Hưu là người đầu tiên viết lời tựa cuốn Danh sĩ Tú Qùy Quảng Nam của tôi năm 1973 mà ba anh (cụ Trần Gia Thoại) có nói với anh là sẽ ấn hành nhưng không kịp trước 1975 ấy (nay th́ bị tịch thu năm 1984, nên tôi mới viết lại sau nầy, không có bài tựa của cụ) Thật đáng tiếc! Giữa tôi và cụ có thể nói là "bạn vong niên". Tấm h́nh cụ và tôi ghi lại trong thời điểm ấy hiện anh Minh ở Hoa Kỳ đang giữ. (tôi biếu anh trước khi anh rời Việt Nam theo diện H.O).

C̣n đối với Bác sĩ Trần đ́nh Nam, tôi vẫn thường họp tại nhà luật sư Lộ với bác sĩ Nam, nhưng thực t́nh,bấy giờ tôi chưa có vấn đề cần tiếp cận nên không gọi là thân được. Tôi lấy làm lạ, theo thư anh nói th́ sinh tiền, cụ Nam có nhờ anh viết hồi kư cho cụ, có nghĩa là anh được cụ Nam trao rất nhều tài liệu có liên hệ cuộc đời và sự nghiệp của cụ, và dĩ nhiên, với trường hợp như thế th́ anh rơ cụ Trần Đ́nh Nam biết bao. Vậy mà khi cụ qua đời, điếu văn đọc trước linh cửu của cụ (có tôi đi theo thân phụ anh Phụng tham dự tại tư thất cụ Nam cuối đường Phan Đ́nh Phùng Đà Nẵng hồi đó) không phải là văn tế do anh Phụng chấp bút mà lại do anh Vơ Văn Dật chấp bút theo lời yêu cầu của cụ Thị Hội Trưởng Thị Hội Cổ Học Đà Nẵng Trần Gia Thoại. (hẳn nhiên là tôi biết rơ việc nầy v́ lúc bấy giờ tôi ở cương vị Tổng Thư Kư cho Thị Hội Cổ Học Đà Nẵng, quư anh Phan Du và nhà văn Nguyễn Văn Xuân...là các thành viên của Hội). Tôi phải xem đây là việc lạ rất khó tin!

 

Riêng với cụ Nguyễn Xương Thái, tôi gặp cụ nhiều lần. Ngoài lần thứ nhất, gặp cụ trong lúc tôi mặc quân phục, cụ có ư bất b́nh, nhưng sau đó khi cụ được tôi tŕnh bày khoảng 400 sáng tác của Tú Qùy, cụ hiểu được tôi, thương tôi và do đó tôi thường tới lui nhà cụ (cư trú tại khuôn viên hỏa xa Đà Nẵng trên đường Trần Cao Vân ngày nay). Đó là chưa kể những buổi tôi gặp gỡ cụ khi tôi dạy ở Hội An, Duy Xuyên, Đại Lộc...từng cụng ly với cụ tại nhà anh Phan Thiệp (lúc ấy cùng dạy với tôi tại trường Diên Hồng Hội An trước năm 1960, về sau là dân biểu Quốc hội ố phái đối lập chính phủ) để mừng anh Thiệp sinh một đứa con trai duy nhất là đứa út, sau sáu cô con gái trước đó. Và nếu anh đă tiếp xúc nhiều với cụ như thế, hẳn anh phải rơ cả việc cụ Thái "thường đi ăn giỗ" mà chính ba anh hay kể cho tôi nghe. Gặp cụ Thái hồi ấy, tôi ghi được nhiều chuyện và cả chuyện bài báo của cụ Huỳnh viết. (Thực ra, tôi nghe cụ Hưu nói trước đó nhiều năm, nên lúc gặp cụ Thái ố cụ là trợ lư đắc lực của cụ Huỳnh nên tôi đến để kiểm chứng đó thôi). Và một lần nữa, xin khẳng định với anh, tôi đến tiếp xúc với cụ Thái nhiều lần chứ không phải chỉ một lần. Có lần tôi hỏi về thi ca Tú Quỳ, có lần tôi hỏi một vài thắc mắc trong sách PTDT của ông Nguyễn Văn Xuân...

Tóm lại, sự kiện trung thực như thế nầy, quả thật tôi mới là người thân ố ít nhất hai cụ mà anh Phụng viết trong thư gởi tôi ố nhằm mục đích khẳng định tính trung thực của tư liệu tham khảo.

 

2.-"Đôi khi thấy anh viết theo kiểu kư sự hơn là sử học"

- Dù kư sự hay sử học cũng đều phải tuân thủ nguyên tắc ố trước hết ố phải có sự thật, phải dựa vào sự thật. Nội dung bài Ngũ Phụng Tề Phi, ngoài những tư liệu thông qua dân gian, gia đ́nh, các sáng tác của người đă viết, tường thuật và nhất là đ́ền dă, nhất là ghi h́nh tại chỗ (tôi sẽ dẫn chứng bằng h́nh sau). Hẳn bạn đọc sẽ không nghi ngờ ǵ về nội dung bài Ngũ Phụng Tề Phi của tôi đă viết. Nội dung đó chỉ nhằm có một mục đích duy nhất: khuyến học, mong muốn học sinh ngày nay lấy đó làm gương. Những tấm gương con nhà nghèo, rất nghèo, bần cố nông, rất bần cố nông...nhưng do hiếu học đă trở thành những trí thức có học vị cao trong xă hội. Chứ tôi chưa đề cập đến học thành đạt xong, họ đă làm được cái ǵ? Hai vấn đề sẽ giải quyết hai hướng. Ai không biết trong dân gian có câu: "ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên". Thực tế mà nói có ai dại ǵ đem thằng khùng thằng điên làm tiêu biểu để mọi người trọng vọng đâu, mà có điên theo ấy à! Ngay như bậc thánh nhân Khổng Tử c̣n cho rằng không phải thánh nhân là không có những khuyết điểm. Vậy với lớp hậuthế chúng ta, điều cần và đáng làm là - trước hết - ta phải định tâm, một "cái tâm trong sáng" với cái nh́n "không vụ lợi" dù là lợi vật chất hay lợi tinh thần rồi mới chấp bút.

 

Thành thử, tôi quan niệm viết theo lối kư sự hay lối sử học đều là tốt cả, nếu nội dung của bài viết mang tính nhân bản, không đả kích quá khứ khi chưa nắm đầy đủ vấn đề. Y tôi c̣n muốn nói, ḷng của người viết không phải là ḷng của tên Ê-rô-xtrat đốt đèn, khôngphải tên sát nhân giết chết Lincoln, Gandhi và gần đây, tên giết chết Lennon trong nhóm Beattle.

 

3.-"Khi tôi tỏ ư nghi ngờ về xuất xứ của bốn chữ "Ngũ Phụng Tề Phi" với ông cụ, (tức thân sinh của anh Phụng - CT của người viết bài nầy), ông cụ trả lời như sau: "Ba viết giai thoại văn chương, chứ đâu có viết lịch sử Ngũ Phụng, mà văn chương th́ rộng răi, không nhất thiết phải g̣ bó theo sử học".

Nếu phải chấp nhận ư kiến của cụ Trần Gia Thoại (thân phụ của anh Phụng) th́ nội dung của bài viết Ngũ Phụng Tề Phi của tôi cũng chẳng có ǵ phải thắc mắc. Nhân đây, tôi cũng xin nói ngay một việc mà tôi định sẽ nói sau, cho nó hợp lúc: Anh Phụng thắc mắc tôi nêu tên cụ Cả Liêu, con Cử nhân Trương Hoài Phát...đều không ghi xuất xứ cụ thể? Tôi xin thưa rằng, ông Cả Liêu ấy chính là thân phụ tôi, người đă từng cấp cho tôi cả chục roi mây khi tôi ham chơi hơn ham học, với lời dạy dỗ theo từng nhịp roi lên mông tôi: "Phải học như Ngũ Phụng Tề Phi, như Tứ Hùng, Tứ Kiệt, Tứ Hổ..." rồi tôi và anh chị em tôi cứ măi phải nghe lời kể lại của thầy (tôi gọi thân phụ tôi bằng thầy) về sự tích Ngũ Phụng Quảng Nam đến nỗi thuộc ḷng, cũng như thuộc ḷng cả thơ của Tú Qùy Giảng Ḥa...

Kết quả của lối giáo dục nầy của thầy tôi, khiến lúc tôi tiếp xúc với văn học nước nhà qua những bài vở của các thầy cô dạy văn, đă như nung nấu trong ḷng tôi về một ư nguyện: phải t́m lại những lịch sử văn học ngày càng mai một ấy, và tự cho đó là bổn phận của ḿnh đối với tiền nhân, trách nhiệm đối với các thế hệ kế thừa, dù tôi phải sống trong hoàn cảnh nào, trong chức vụ ǵ đối với xă hội trước đây ố kể từ ngày tôi rời ghế nhà trường.

 

Tôi không dám đứng vào địa vị của anh Phụng đối với thân phụ của anh. Riêng tôi, tôi rất tin "tin tuyệt đối" vào những lời răn dạy của thầy tôi qua từng nhịp roi ngày nào để khẳng định rằng, thầy tôi dạy và bảo tôi những điều ấy phải là những điều đúng. Do đó, trải qua hơn 40 năm ṛng, vượt qua ba lần suưt tử nạn v́ ḿn bẩy chiến tranh, hai lần suưt rớt trực thăng cũng v́ chiến tranh, để làm sống lại một Tú Quỳ, nhà thơ trào phúng nổi tiếng của quê hương, và nay, tôi đă hoàn tất một tác phẩm khá dài "Tác giả và tác phẩm văn học Quảng Nam Đà Nẵng từ giữa thế kỷ XIX đến tháng 8.1945" và tác phẩm "Những người con hiếu học Quảng Nam: Ngũ Phụng Tề Phi, Tứ Hùng, Tứ Kiệt, Tứ Hổ, ông Nghè Nhị khoa, Cử nhân bất túc Tiến sĩ hữu dư" với những chứng minh đáng tin cậy rút từ "Hà Đ́nh Thi Văn Tập", "Mỗi Hoài Ngâm Thảo" bằng chính thủ bút của cụ Hà Đ́nh, hoặc tác phẩm "Quảng Nam Xưa và Nay" của Cử nhân Hồ Ngận (bản đánh máy). Và tôi được biết, thứ nam của cụ Ngận là ông Hồ Hoàng Thanh chuẩn bị, có thể sẽ in ấn phổ biến trong thời gian tới.

 

Vậy, việc tôi tiếp thu lời dạy của thầy tôi - người sinh ra tôi - đối với anh Phụng có "sợ chưa đủ khả tín" th́ đó là việc của anh. Riêng tôi, nó rất "xác tín 100%".

 

Anh Phụng viết: "huyện là đơn vị hành chánh có bổn phận tổ chức cuộc vinh quy của tân khoa chứ không phải chức năng của tỉnh" (trích dẫn chính lời viết của tôi và bạn Phạm Ngô Minh trong sách "Khoa bảng Quảng Nam...") nhưng tiếp đó, anh Phụng lại viết: "Xét cho cùng, trong 5 đại tân khoa khóa Mậu Tuất (1898) hết 4 người thuộc huyện Diên Phước (2 tiến sĩ Phạm Liệu, Phạm Tuấn và 2 Phó bảng Ngô Trân, Dương Hiển Tiến) và một người thuộc Quế sơn, phủ Thăng b́nh (tiến sĩ Phan Quang). Vậy cuộc vinh quy của 4 đại tân khoa do huyện Diên Phước tổ chức cùng một lúc chắc chắn rất rầm rộ, v́ đây là lần duy nhất trong lịch sử huyện nầy đón một lần 4 đại tân khoa. Riêng việc nầy cũng gây ấn tượng sâu sắc chẳng những nơi dân chúng huyện Diên Phước mà có thể cả toàn tỉnh Quảng Nam nữa".

 

Vậy th́ thắc mắc nầy của anh Phụng về bài viết của tôi được chính anh Phụng gỉải đáp một cách rành rẽ rồi. Chính v́ điểm đặc biệt nầy mà tỉnh cũng cảm thấy cần phải chia vui với "Ngũ Phụng" cũng chẳng phải là việc phạm vào "quốc pháp" đến nổi không thể nào xảy ra như thế được (như ư anh Phụng ở đoạn trên).

 

6.-Anh Phụng viết: "Cần chú ư là ông Phạm Liệu về sau nhờ lập công đi tố cáo cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân năm 1916 nên được thăng lên tới Thượng Thư Bộ Binh tức một quan chức lớn trong triều đ́nh".

 

- Quả thật câu nầy không liên can ǵ đến Ngũ Phụng và cũng sự thật, thông tin nầy "thất thiệt"! Bởi cách đây mấy năm, ông Ngô Văn Minh (hiện đang chuẩn bị làm luận án ra trường với học vị Tiến sĩ), ông có sưu tầm được thủ bút của tên Phán Trứ báo cáo với Ṭa Khâm về vụ khởi nghĩa chứ Phạm Liệu không hề hay biết vụ khởi nghĩa đó, mà chỉ biết trong đêm khởi nghĩa thất bại, vua Duy Tân bị bắt là lúc Phạm Liệu được lệnh của Tổng Đốc Quảng Ngăi "thiét quân luật" và cũng chính lúc đó mới có việc tên quân thuộc hạ xin phép Phạm Liệu về quê, khiến Phạm Liệu biết rơ hơn về cuộc khởi nghĩa nầy. Vậy cho nên không phải Phạm Liệu tố cáo kịp thời như thế.(Bạn Phạm Ngô Minh, người cùng viết tác phẩm "Khoa bảng Quảng Nam" với người viết bài nầy đă đọc được và có ư xin ông Ngô Văn Minh tư liệu ấy để dẫn chứng, nhưng ông Ngô Văn Minh hứa sau khi làm luận án tiến sĩ xong sẽ cho. Nỗi khó khăn nầy, tôi tin các thông tin ấy sẽ đến với độc giả nay mai cụ thể hơn).

Nhân tiện tôi thiễn nghĩ, việc xét về nhân cách, đạo đức tiền nhân quả thật phải khá thận trọng, chứ không nên viết một việc xảy ra, lại một lần cải chính cái sai sót của ḿnh một cách vô tội vạ, trong bài viết trước đó (nếu có tác hại). Tôi c̣n nhớ câu "Anh bắn vào quá khứ bằng một viên đạn súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh một quả đạn đại bác! Nói cho vui, mà tôi đă từng ở đơn vị đại bác, thành thử tôi biết sức tàn phá của một quả đạn đại bác so với một viên đạn súng lục thật quá xa cách, xa cách từ trời xanh đến vực sâu!

Xét cho cùng, người viết sử dù cố gắng đến đâu cũng không tránh khỏi những thiếu sót, cho nên, tốt hơn hết, điều c̣n hồ nghi hăy cố gắng t́m hiểu, chờ đợi t́m hiểu để tránh sai sót đáng tiếc vậy.

Ngày nay, người viết sử đă từng ngày t́m lại cội nguồn với lịch sử trung thực của nó để công bố cho trong và ngoài nước được biết. Do vậy, sự cẩn trọng của người viết sử là điều tối cần.

 

7.-Anh Phụng viết: "Trong ngành hành chánh, nhà Nguyễn có luật "hồi tị" (tránh đi). Luật nầy được đặt ra từ 1831 thời vua Minh Mạng (trị v́ 1820-1840) càng ngày càng thêm khó. Đến năm 1886 vua Đồng Khánh (trị v́ 1885-1888) định rằng: "Trong cùng một bộ hay cùng một tỉnh, đều là người quê quán cùng một hạt, hoặc là một nơi có bốn người làm việc mà đến ba người là quê quán cùng một hạt th́ cũng cho hồi tị..."

 

Rồi anh suy luận: "Đấy là trong ngành quan lại, huống ǵ là trong hội đồng chấm thi, mà lại là thi Hội hay thi Đ́nh...làm sao mà có chuyện 8 người Quảng Nam trong 10 người chấm thi?"

- Cứ theo Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ th́ "hồi tị" là: Những quan chức được vua phê chuẩn cho sung vào các chức vụ tại trường thi, nếu ai biết ḿnh có thân bằng quyến thuộc dự thi trong khoa ḿnh sẽ chấm, th́ phải đệ đơn xin "hồi tị", xin được miễn thi hành chỉ dụ của vua. (Đây là trường hợp tránh thiên vị khi chấm bài). Nếu vị nào vô t́nh hay cố ư không đệ tấu th́ khi có kẻ phát giác sẽ bị tội. Nội dung chỉ có vậy. C̣n nếu muốn suy luận, th́ có thể suy luận ngược lại để cho ḿnh là có lư là: trường hợp cùng làm chung một việc tại một bộ nào đó chẳng hạn, nó có tính cách lâu dài nên vua mới chỉ dụ cụ thể như thế, chứ việc chấm thi chỉ xảy ra trong thời gian quá ngắn, xong mỗi người về một nhiệm sở của ḿnh, kẻ vào Nam người ra Bắc dù rằng họ sinh trưởng tại một tỉnh ố th́ chẳng ảnh hưởng ǵ đến luật "hồi tị", bởi mỗi cá nhân họ không có thân bằng quyến thuộc dự thi ở khóa ấy. Mặt khác, thi Đ́nh, số sĩ tử từ Cà Mau đến Nam Quan hẳn không thể chỉ có 4 người là 2 quan độc quyển và 2 quan duyệt quyển mà đủ chấm. Nhưng chính 4 quan nầy là trụ cột của Hội Đồng nên cụ Cao Xuân Dục mới ghi lại tôn danh, c̣n những vị quan khác chỉ là quan giám khảo nên không nhắc hết tên là chuyện đương nhiên. Do đó, số quan chấm thi có thể là 8 quan của Quảng Nam là điều có thể xảy ra.

 

8.-Anh Phụng viết: "Theo ông TDH, cả 5 người Quảng Nam đều đáng đỗ Tiến sĩ, nếu thế th́ 2 người đậu Phó bảng phải là đậu Phó bảng hạng cao, v́ đủ điểm Tiến sĩ mà bị hạ xuống Phó bảng. Đường nầy, ông Dương Hiển Tiến đậu Phó bảng hạng chót. Đậu chót Phó bảng th́ làm sao gọi là đáng đỗ Tiến sĩ?"

 

- Cứ theo lư luận của anh Phụng, thoạt nghe qua th́ có lư thật, v́ cụ Tiến đỗ chót Phó bảng cơ mà! Tôi không nghĩ thế, hẳn bên trong có một "sự cố" mà kẻ bên ngoài trường thi khó biết được. Điều này cũng thường xảy ra trong sinh hoạt của con người trong xă hội ở mọi lănh vực. Chính v́ lẽ đó mà phối hợp giữa sự chỉ trích của cụ Huỳnh Thúc Kháng (theo lời thuật lại của các cụ Hưu và Thái) với sự quan tâm của Tổng đốc Quảng Nam và Đốc học Trần Đ́nhPhong vinh tặng 4 chữ "Ngũ Phụng Tề Phi", chứ không gọi "Tam Phụng Tế Phi" và "Nhị Phụng..."

 

Cho nên việc cụ Dương Hiển Tiến thi cử nhân trước thi Hội những 7, 8 năm với vị thứ cử nhân của cụ là 9/27, không phải là hạng tồi, cộng thêm với công đèn sách 7 năm nữa...th́, chắc chắn phải có điều ǵ đó khiến cụ Huỳnh Thúc Kháng mới có lời phàn nàn như đă nói, trong bài "Ngũ Phụng Tề Phi" của tôi trước đây.

 

9.-Anh Phụng viết trên báo: "Theo ông TDH, Đào Tấn tặng 2 Phó bảng Ngô Chuẩn và Dương Hiển Tiến bài tứ tuyệt:

Giang sơn thanh tục vị tài đa (1)

Tam quế tề khai nhất dạng hoa (2)

Cánh hữu Quảng hàn cung tại khách (3)

Du tương thế bút tả Hằng Nga.

(Bài tôi tŕnh bày trong Ngũ Phụng có khác mấy từ nầy: (1) Dị tài đa. (2) Nhất dạng ba. (3) Cung đọi khách), TDH dẫn chứng đă nói ngược với ư ông".

-Hồi sinh tiền, cụ Trần Gia Thoại có lần vừa cười vừa nói với tôi: "Nghĩ cho cùng, cụ Đào Tấn thiếu ǵ chữ, vậy mà tiếc 16 câu, không chịu làm thêm hai bài nữa để tặng riêng cho mỗi vị đại khoa tỉnh ḿnh một bài th́ thú vị biết mấy! Do đó, thật sự - xem lại bài viết của tôi -tôi chỉ trung thực đem lại, hay nói đúng hơn, nhắc lại một sự kiện có thực là tôi đă nghe, đă đọc được và nhất là tiếp cận được với người thuộc hàng cha chú ḿnh tâm đắc, giải thích những điều chính những vị đó đă sáng tác, chứ hoàn toàn không phải ư kiến của tôi. Mặc dù vậy, rơ ràng, có điều anh Phụng cho rằng: "bài thơ nầy do ông TDH dẫn chứng đă nói nguợc với ư ông".- Theo tôi, hoàn toàn tôi không dẫn chứng ngược với ư tôi. Nội dung 2 câu đầu Đào Tấn xác nhận theo kết quả của triều đ́nh niêm yết về khoa thi Mậu Tuất th́ rơ ràng 3 tiến sĩ. Ba vị nầy như tiên ông được vào nguyệt điện (Trần Gia Thoại), c̣n 2 câu sau Đào Tấn nhắc rằng c̣n 2 Phó bảng không được vào nguyệt điện, phải đứng ngoài điện (chắc là dư thời gian) lấy bút mực vẽ Hằng Nga (Trần Gia Thoại). Những lư giải nầy của cụ Thoại, tôi nghĩ là đúng và kính trọng cụ không v́ t́nh cảm ḿnh là "thuộc hạ" của cụ, ngày cụ làm Thị Hội Trưởng Thị Hội Cổ Học Đà Nẵng đâu, mà kính trọng cụ v́ cụ cũng rất kính trọng tiền nhân, và những lời lẽ cụ thường trao đổi với tôi trước 1973 vẫn như c̣n văng vẳng bên tai tôi ố lời lẽ nghiêm túc, lời lẽ dạy bảo chí t́nh của bậc cha, chú tôi dành cho tôi.

 

10.-Đây là phần, tôi muốn gút những điều cốt lơi để trả lời dứt điểm bài báo của anh Phụng:

Anh Phụng viết rất nhiều chỗ trong bài như:

 

a/"Dầu viện dẫn các tư liệu của những người lớn tuổi đă từng chứng kiến việc tiếp rước 5 đại tân khoa, chứng liệu của ông TDH cũng không có tính thuyết phục, v́ không giải thích được v́ đâu phát sinh danh xưng "Ngũ Phụng Tề Phi".(Anh Phụng cho là không có Ngũ Phụng Tề Phi).

b/ Nếu quả thực quan Thượng thư Bộ binh Phạm Liệu được tặng cờ hay biển "Ngũ Phụng" khi mới tốt nghiệp th́ chắc chắn tác giả Cao Xuân Dục (1842-1923) không thể không viết về chuyện "Ngũ Phụng". Thế mà tác giả Cao Xuân Dục hoàn toàn không nói ǵ về việc triều đ́nh hay Tổng đốc Đào Tấn ban cờ hay biển "Ngũ Phụng" cho Phạm Liệu. Điều nầy có nghĩa là câu chuyện nầy hoàn toàn không xảy ra.

(Lại thêm một lần anh Phụng khẳng định không có Ngũ Phụng Tề Phi một cách chắc nịch).

c/ Sau khi trích một đoạn trong "Lô Giang tiểu sử" và bài kư "Khán Hoa Đ́nh" là 2 đoạn văn xem như "tạm gọi là chí cốt" để phản biện, rồi anh tóm lược rằng: "Hai bài trên đây là tài liệu viết duy nhất của một người trong cuộc tiếp rước các tân khoa năm 1896 cho đến nay được t́m thấy. Qua tài liệu nầy, rơ ràng là không có chuyện vua ban cờ xí, cũng không có chuyện Đào Tấn vinh danh các vị tân khoa là "Ngũ Phụng Tề Phi". (Tiếp một lần nữa, anh Phụng quả quyết không có Ngũ Phụng Tề Phi).

d/Cuối cùng, đây là cú "Tống tiễn linh" có tầm cỡ "thực sự chí cốt" có giá trị hỗ trợ cao nhất cho các mục (a), (b), (c) trên, đánh sụp thần tượng "Ngũ Phụng Tề Phi" mà anh Phụng cho rằng chỉ có người viết "Ngũ Phụng" bịa ra đó thôi, dĩ nhiên người bịa ra đó, không nói, người đọc cũng phải hiểu là tôi: Thy Hảo Trương Duy Hy.

Cú "Tống Tiễn Linh" nầy như sau: "Cuối cùng, việc vinh danh "Ngũ Phụng Tề Phi", nếu thực sự có xảy ra (tức là nó chưa hề xảy ra TDH nhấn mạnh) là một vinh dự lớn cho con cháu của các vị đại khoa năm Mậu Tuất (1898), thế nào cũng đuợc chính các đương sự hay con cháu ghi vào gia phả dể làm rạng danh gia tộc, nhưng không gia phả nào của một trong năm gia đ́nh các đại khoa năm Mậu Tuất ghi lại. (Anh Phụng khẵng định lần thứ tư nầy không có Ngũ Phụng Tê Phi).

 

Với 4 điều khẳng định trên của anh Phụng, tôi xin trả lời như sau:

 

a/Tôi sưu tầm được là cụm từ "Ngũ Phụng Tề Phi" của Tổng đốc Đào Tấn và Đốc học Trần Đ́nh Phong mừng 5 vị đại khoa năm Mậu Tuất chứ không phải của vua Thành Thái ban, chỉ một điều xưa nay chưa ai t́m ra được sự tích "Ngũ Phụng" đó. Đến lúc tôi dược người bạn vong niên trích trong sách "Những câu chuyện Việt sử" của anh Phụng xuất bản tại Toronto Canada, một đoạn (họ không cho tôi mượn trọn cuốn mà tự họ đi trích cho tôi. Tôi hoàn toàn không hiểu lư do hành động nầy của ông bạn tôi v́ ông ta là cán bộ hưu trí). Do vậy, tôi thấy có lư nên đă trích đưa vào bài viết và có ghi xuất xứ của Trần Gia Phụng, nguyên giáo viên sử trường Phan Châu Trinh Đà Nẵng đàng hoàng. Mặt khác, thân phụ tôi là cụ Cả Liêu (ở Hội An trước 1945 ai mà không biết) là người đă cùng các nho sinh Hội An chạy lên Vĩnh Điện xem đám rước, làm ǵ thầy tôi lại đoán ṃ, nói bậy! (Tôi tin thầy tôi hơn tin lời ngoa truyền).

 

b/Đối với chúng ta ngày nay, những sự tích như "Ngũ Phụng" là điều đ̣i hỏi sự t́m ṭi đến mệt mới biết, chứ các cụ xua, điển tích là cái vốn phải có của các cụ, nếu không làm sao thi đỗ. V́ thế, những việc ấy đối với các vị có danh phận, có học vị, cho đến các thí sinh chẳng có ǵ là quan trọng, cái quan trọng là chỗ đón rước, cung cách đón rước. Mặt khác, việc ǵ có liên hệ đến ḿnh th́ ḿnh mới quan tâm, mới ghi nhớ, đó vốn là bản tính con người. Cho nên các vị ấy không ghi cũng là thường t́nh. Điều quan trọng là chính các gia đ́nh của những vị "Ngũ Phụng" nầy cũng không ghi ǵ th́ mới đúng là "ngoa truyền".

 

c/Cũng theo cách giải thích của tôi ở (c).

 

d/Tôi nghĩ, phản biện được điểm nầy của anh Phụng mà để anh không tài nào phản biện lại mới là quan trọng, mới xác nhận được rằng, mọi vấn dề đặt ra trên của anh Phụng khẳng định bài viết của tôi "sai từ đầu đến cuối" kể cũng tội cho thằng tôi thật. Thế nhưng tôi đâu có sai!

 

*Trước hết, nói về gia phả. Tôi xin hỏi anh Phụng: Anh đă đọc gia phả của Phan Quang, Phạm Liệu, Phạm Tuấn chưa? Anh đă đọc phổ hệ họ Lê tại số nhà 101 - ngôi nhà cổ nổi tiếng của Hội An do ông Lê Chương phụng tự - đường Nguyễn Thái Học (phía dưới Chùa Cầu) và phổ hệ tộc Trương Đôn Hậu tại kiệt Sica thị xă Hội An chưa? Và anh đă tiếp xúc với bà Tham Xước, mẹ cô Gia Lai dạy triết trường Phan Châu Trinh với anh chưa? (bà Tham Xước là trưởng nữ của cụ Phạm Liệu mới qua đời tại Đà Năng). Đấy là những nơi bốn chữ "Ngũ Phụng Tề Phi" được cẩn trong phổ hệ và trân trọng đặt nơi từ đường với tiểu sử của những con Phụng Quảng Nam. Nếu anh chỉ đọc tiểu sử (theo tài liệu chết) mà không đến tận những nơi ấy xin "chiêm ngưỡng" một cách trực tiếp th́ sao anh dám bảo là con cháu những vị dó không ghi lại? Hóa ra anh cho con cháu họ là người thế nào? Tôi sẵn sàng hướng dẫn anh đến từng từ đường của họ để anh tường lăm (tư liệu sống) khi có dịp anh về thăm quê hương.

 

*Tôi nghĩ, "tư liệu chết" ấy, thật ra làm ǵ bằng "tư liệu sống" ố sống vạn đợi, bởi nó không sợ lụt lội, gió mưa, nó không sợ cháy nhà thờ (chỉ sợ động đất!) v́ nó được tạc vào bia đá! Người xưa thường bảo:

"Khôn viết văn tế. Dại viết văn bia"

Bởi viết văn tế, đọc xong, tang chủ đốt ngay nên chẳng lưu lại bút tích để người đời phê phán, thành người chấp bút muốn viết tâng bốc kẻ chết đến tận trời xanh cũng chẳng ai cười v́ "tử là tận"; chứ văn bia, khi đă tạc vào đó rồi th́ mọi người đều có thể dễ dàng b́nh phẩm. Vậy mà văn bia ấy đă ghi bốn đại tự "Ngũ Phụng Tề Phi". Đó là bốn chữ "Ngũ Phụng Tề Phi" được viết tại nhà thờ và mộ phần cụ Phan Quang, cố tiến sĩ đứng trong hàng Ngũ Phụng Tề Phi:

 

-Tại nhà thờ, chữ Ngũ Phụng Tề Phi được khắc trên b́nh phong trước khi bước lên sân vào nhà thờ.

 

-Tại mộ cố tiến sĩ Phan Quang th́ trước khi vào mộ, có hai trụ vôi. Giữa hai trụ vôi cao ngang đầu, thợ xây mộ có xây một ṿng cung từ cột bên nầy sang cột bên kia. Giữa ṿng cung nầy cẩn bốn đại tự Ngũ Phụng Tề Phi bằng chữ Hán. (Xin xem h́nh do tôi ghi lại trong buổi điền dă viếng mộ cụ và mộ nhà văn Phan Du cách đó khoảng 100 mét).

 

Gộp lại các tiểu mục khẳng định không có Ngũ Phụng Tề Phi Quảng Nam theo dánh giá của anh Phụng từmục (a) đên (d), tôi xin thưa rằng, tôi biết anh Phụng có học cử nhân sử ở Huế và tôi không có ư ǵ phê phán việc học hành của anh; c̣n tôi, tôi học trước anh khoảng ba, bốn năm ǵ đó và tôi lại học băng tại trường Pétrus Kư Sài G̣n, nên tôi tiếp xúc, làm việc cùng trường với cụ Hưu là lúc anh Phụng c̣n đang đi học, nên không biết cũng phải.

Có điều, anh nêu nhiều điểm sai của tôi mà chỉ dựa toàn "tài liệu chết". Và nếu anh bảo rằng phải tin vào sách, th́ chẳng lẽ sách anh đọc, anh học mới là hoàn toàn đúng, c̣n sách người khác đọc là sai hay sao? Và chẳng lẽ anh tin vào sách một cách triệt để như anh tŕnh bày trên mà bác bỏ tất cả sự kiện hiển nhiên được khắc vào bia đá lưu truyền muôn đời hay sao?

Do đó, sự tŕnh bày của tôi, thiết tưởng chỉ cần 2 tấm h́nh nơi từ đường và mộ của cụ Phan Quang tưởng cũng đă dạy cho chính bản thân tôi một kinh nghiệm đáng giá ngàn vàng, v́ lẽ, nếu tôi không dựa vào những "tư liệu sống" ấy, không bỏ công điền dă mà cũng chỉ tin tưởng một cách mù quáng vào "tư liệu chết" của những "sử gia" ngồi nhà tưởng tượng...th́ làm ǵ tôi lên tiếng nổi để trả lời những điều anh chỉ trích, xem như hầu hết các sự kiện tôi nêu ra trong bài "Ngũ Phụng Tề Phi" đều là thiếu tính thuyết phục!

 

Giờ th́ tôi có quyền khẳng định về ḿnh 'dù tôi không là "sử gia" 'rằng, việc tôi ghi lại truyền thống hiếu học của tiền nhân Quảng Nam qua "Ngũ Phụng Tề Phi" với mục đích trong sáng, là để làm gương cho con em địa phương ḿnh noi theo mà học hành tốt hơn, xứng đáng là con hiếu cháu ngoan, th́ dù tôi có "gia cố" hoặc "hư cấu" một đôi t́nh tiết để thêm vào cho sáng tác của ḿnh có ảnh hưởng tốt đến tâm hồn giới trẻ, thiết tưởng có bị cú "tống tiễn linh" tôi vẫn vui vẻ. Huống hồ, việc tôi đă làm hoàn toàn có cơ sở và cơ sở đó thật là chính xác./

 

Nhà thờ Cố Tiến sĩ PHAN QUANG - "Con Phụng thứ nh́ trong 5 con Phụng Quảng Nam".

Nhà thờ nầy được con cháu tôn tạo lại trên nền cũ, sau khi thống nhất đất nước. (Ảnh DUY HY, ngày 10-5-1998).

Ngoài gia phả ghi rơ Cố tiến sĩ Phan Quang đỗ khoa thi Hội 1898 được liệt vào hàng "Ngũ Phụng Tề Phi", Co`n có bức b́nh phong nầy với bốn chữ "Ngũ Phụng Tề Phi" tŕnh với đời.

(Ghi chú của Tác giả TRƯƠNG DUY HY)

"Tôi tin tưởng rằng với bằng chứng 'sống' nầy, anh TRẦN GIA PHỤNG thừa khả năng hóa giải những điều anh cáo buộc tôi phải có bằng chứng, hoặc hóa giải cụm từ anh cho rằng điểm nào tôi viết ra cũng 'THIẾU TÍNH THUYẾT PHỤC'.

Và nội dung 2 tấm h́nh nầy mới thực sự có tính thuyết phục những ǵ tôi nói " CÓ NGŨ PHỤNG TỀ PHI" Quảng Nam, c̣n anh dẫn chứng cả lô, cố t́nh thuyết phục rằng anh bảo "KHÔNG CÓ NGŨ PHỤNG TỀ PHI" lại chính là hoàn toàn không thuyết phục bởi anh chỉ ngồi một chỗ đọc sách, tra cứu sách và hễ sách thiếu sót tất nhiên anh trở thành nhà sử học thiếu thực tế. C̣n tôi, tôi chẳng phải là nhà sử học. Tôi viết về truyền thống hiếu học và thành đạt của tiền nhân Quảng Nam bằng sưu tầm trong sách vở, trong dân gian, trong các tộc họ có liên quan, điền dă, trực tiếp t́m thêm những thông tin mà các sử gia e "lấm chân", ngồi một chỗ, không xông xáo và bằng tấm ḷng trong sáng của tôi, nhằm mục đích lưu lại cho lớp trẻ kế thừa những gương sáng...

H́nh 2: Mộ nầy được xây năm Cố Tiến sĩ PHAN QUANG qua đời (năm Kỷ Măo 1939), v́ không bị bom đạn nên gia đ́nh cố tiến sĩ chỉ trùng tu chút ít chung quanh cho khang trang. Riêng cột trụ và 4 đại tự cẩn nổi vẫn giữ lại - theo gia đ́nh cho biết - lưu lại kỷ niệm lúc ban đầu. Nhạc sĩ TRƯƠNG Đ̀NH QUANG (mặc áo trắng), đứng cạnh là tác giả bài nầy - Thy Hảo Trương Duy Hy. (Anh Duy Hy, ngày 10-5-1998).

 

Quảng Nam - Quê Hương Ngũ Phụng Tề Phi

     

 Thy Hảo Trương Duy Hy

 

 

 

I/- NGUỒN GỐC 4 CHỮ "NGŨ PHỤNG TỀ PHI"

 

Đời nhà Thanh bên Tàu, nhân một khoa thi Đ́nh, có 5 vị là người cùng làng, và cùng đổ tiến sĩ và được vua ban bố bốn chữ "Ngũ Phụng Tề Phi".

Theo nguyên cứu của ông Trần Gia Phụng (nguyên giáo sư dạy sử trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng trước 1975) viết trong tác phẩm Những câu chuyện lịch sử ấn hành tại Toronto Canada (tr 54 - 1997): "...Theo sách Lư Lăng thi chú (sách viết về nền thi ca của quận Lư Lăng, tỉng Giang Tây, Trung Hoa, Lư Lăng là quê hương của hai đại văn hào là Âu Dương Tu - một trong bát đại danh gia - và Văn Thiên Tường) dưới thời Tống Thái Tông (trị v́ 976-1003), có 5 người cùng quận Lư Lăng tên là Giả Hoàng Trung, Tống Bạch, Lư Chí, Lă Mông Chính, Tô Dị Giản, cùng trúng tuyển chức Hàn Lâm học sĩ. Một vị đại quan trong triều tên Hồ Mông, đă làm thơ mừng các tân quan Hàn lâm học sĩ, trong đó có câu "Ngũ Phụng Tề Phi nhập Hàn lâm" nghĩa là năm con phụng cùng bay vào viện Hàn lâm..."

Tại Việt Nam, dưới triều Thành Thái năm thứ 10 (1898), riêng tại Quảng Nam - cùng khoa Mậu Tuất - đỗ 3 tiến sĩ, 2 phó bảng. Bấy giờ Tổng đốc Nam-Ngăi cũ là Đào Tấn và Đốc học Quảng Nam Trần Đ́nh Phong (cụ Tấn người B́nh Định, cụ Phong thân sinh bác sĩ Trần Đ́nh Nam người Nghệ An)(1), cũng như các bậc túc nho, lăo nho ở địa phương cho rằng thành quả đó là do tú khí của núi sông sở tại, nhưng cũng c̣n nhờ cái đức của Tổng đốc và Đốc học tại v́. Rồi cụ Tấn và cụ Phong nhất trí lấy tích xưa nói trên đem ban cho 5 vị đại khoa" năm con phụng Quảng Nam" (2). Từ đó, khoa thi Mậu tuất 1898, được người địa phương ưu ái gọi là"Khoa ngũ phụng Quảng Nam ". Năm con chim phụng được thêu trên một tấm thục, đặt tại dinh Tổng đốc ở Điện Bàn, gồm :

 

-3 con chim ở tư thế đang bay, tượng trưng cho 3 vị tiến sĩ.

-2 con chim ở tư thế xếp cánh, tượng trưng cho 2 vị phó bảng.

 

 

II/- TÔN DANH NHỮNG VỊ ĐẠI KHOA QUẢNG NAM CÓ TÊN TRONG "NGŨ PHỤNG TỀ PHI":

 

Ba vị tiến sĩ là:

1/- Phạm Liệu: Vị thứ 1/7 tiến sĩ. Xă Trừng Giang, tổng Đa Ḥa Thượng, huyện Diên Phước, Phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

 

2/- Phan Quang: Vị thứ 2/7 tiến sĩ. Xă Phước Sơn Thượng, tổng Xuân Phú Trung, huyện Quế Sơn, phủ Thăng B́nh, tỉnh Quảng Nam.

 

3/- Phạm Tuấn: Vị thứ 5/7 tiến sĩ. Thôn Xuân Đài, tổng Phú Khương Thượng, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

 

Hai phó bảng là: (Tại Bảng Ất niêm yết danh sách phó bảng)

 

1/- Ngô Chuân: (Tức là Ngô Truân hay Ngô Lư) vị thứ 1/9 phó bảng. Xă Cẩm Lậu, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

 

2/- Dương Hiển Tiến: Vị thứ 3/9 phó bảng. Xă Cẩm Lậu, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

 

 

III/- CẢNH ĐÓN RƯỚC NGŨ PHỤNG TRONG NGÀY VINH QUY:

 

Khi Tổng Đốc Đào Tấn nhận được tin Quảng Nam có 5 vị đỗ đại khoa, th́ cùng lúc đó "...Có một vị lăo thành biết được, liền loan truyền cho mọi người hay. Và nhân dân Quảng Nam trong niềm hănh diện chung đă lũ lượt đi từ Vĩng Điện đến chân Hải Vân quan để chào mừng 5 vị tân khoa Ngũ Phụng Tề Phi..." (theo Dây Quảng Nam của Vũ Lang NXB Thời Mới - Đà Nẵng 1973).

Dọc hai bên đường từ đèo Hải Vân đến Vĩng Điện, hương lư sức dân quét dọn sạch sẽ. Mỗi làng đều có đặt một bàn hương án bên vệ đường (trong địa phận làng ḿnh, nơi các tân khoa đi ngang qua). Vị chức sắc cao nhất trong làng, trang phục chỉnh tề, áo rộng, khăn đóng, cùng thân hào nhân sĩ trong làng chuẩn bị sẵn sàng để nghinh đón.

Các vị tân khoa đi ngựa sau 4 chữ Ân Tứ Vinh Quy của vua ban (Nhà thờ cụ Phan Quang ở Quế Sơn hiện c̣n giữ quư vật nầy). Mỗi lần đến nơi có bàn hương án th́ xuống ngựa, đón nhận sự vái chào và chào trả lễ của hương chức sở tại. Xong, được mời ăn một miếng trầu cau hoặc hút một điếu thuốc, uống một chén rượu mừng...Đôi bên bày tỏ niềm hân hoan về kết quả kỳ thi...rồi lại lên ngựa, từ từ tiến về Vĩng Điện (Theo tư liệu của cụ Phạm Phú Hưu).

 

 

IV/- NHỮNG VỊ NÀO TRONG "NGŨ PHỤNG" KHÔNG DỰ BỮA TIỆC KHOẢN ĐĂI CỦA TỔNG ĐỐC VÀ ĐỐC HỌC QUẢNG NAM HỒI ẤY?

 

Thời bấy giờ chưa có cầu Vĩng Điện. Đám rước được nhân dân đưa qua sông bằng ghe. Lúc lên bờ phía Vĩng Điện - một trong năm con Phụng, cụ Ngô Chuân, nguyên nhà rất nghèo, ngụ cư tại Cẩnm Sa. Cụ xúc động mạnh trước cuộc đón rước quá long trọng của nhân dân trong tỉnh dành cho cụ và các bạn đồng khóa, mà cụ không sao dám mơ tuởng đến! Lúc lên bờ, không hiểu sao, cụ rời đám rước, một mạch chạy bộ về Cẩm Sa!...Do đó, tại bữa tiệc trong dinh Tổng đốc Quảng Nam vắng mặt cụ Chuân!

 

 

V/- BA BÀI THƠ "TỨ TUYỆT" CỤ ĐÀO TẤN ỨNG KHẨU TẠI BỮA TIỆC ĐĂI CÁC VỊ ĐẠI KHOA MẬU TUẤT 1898 TẠI DINH TỔNG ĐỐC QUẢNG NAM ĐỂ TẶNG AI?

 

Quan niệm của những vị Nho học ngày trước th́ thi cử đạt học vị cao, xă hội phải kính nể, trọng vọng. Mà thật vậy, những vị đỗ từ Đệ tam giáp trở lên "...Được vua ban áo măo, cỡi ngựa xem hoa trong vườn Ngự Uyển và dự Yến (Các vị phó bảng chỉ được áo măo chứ không được dự Yến vả cởi ngựa xem hoa, để ngắm những tà áo tím của cung phi mỹ nữ yêu kiều...). Tiến sĩ họ Đào, h́nh dung ba tiến sĩ tốt số như ba tiên ông, đang ngự du nguyệt điện, chuyện văn với Hằng nga, ngâm thơ chuốc rượu, c̣n hai phó bảng không được nhập điện, th́ như hai chú tiểu đồng, đứng ngoài trông vào, thèm thuồng ham muốn, trộm lấy bút mực vẽ bóng chị Hằng Nga để khuây ḷng hoài vọng. Ông tặng hai phó bảng một bài thơ hài hước..." (theo giai thoại văn chương trang 21-Trần Gia Thoại- nhà in Kim Ngọc Sàig̣n 1957) (3).

 

Có lẽ cụ Đào cũng nghĩ như thế nên cụ xuất khẩu ba bài thơ tứ tuyệt để tặng năm vị đại đăng khoa này.

Bài thứ nhất tặng Cụ Phạm Liệu

Nguyên tác:

 

Chiết quế nhơn tùng nguyệt điện lai

Đ́nh bôi vị vấn thiếu niên tài

Khán ba mă qua song kiều lộ (4)

Thùy thị Nam chi (5) đệ nhất mai

Bản dịch (Cụ Trần Gia Thoại):

Bẻ quế cung trăng ấy mới tài

Nâng ly thử hỏi khách là ai?

Xem hoa cỡi ngựa qua cầu kép

Là cánh hoa Nam đệ nhất mai

 

Bài thứ hai tặng Cụ Phan Quang và Phạm Tuấn.

 

Nguyên tác:

 

Vận hội tuần hoàn ngũ thập niên

Thứ ban (6) tương kế xuất danh hiền

Trúc Ba nhơn khứ Hà Ba tại(7)

Nhụy bảng do truyền Giáp Ất niên

 

Bản dịch:

 

Cơ trời mấy chục năm qua

Cơi Nam liên tiếp sinh hoa ngạt ngào

Trúc tàn Hà nở thơm sao

Bảng đề Giáp Ất ai nào dám tranh.

 

Bài thứ ba tặng Cụ Ngô Chuân và Dương Hiển Tiến:

 

Nguyên tác:

 

Giang sơn thanh thục dị tài ba

Tam quế tề khai nhất dạng ba

Cánh hữu Quảng Hàm cung đợi khách

Du tương thể tà Hằng Nga

 

Bản dịch:

 

Non sông hun đúc lắm tài hoa

Một loạt ba bông nĩ đậm đà

Cung Quảng ngoài hiên c̣n khách đợi

Trộm đem bút mực tả Hằng Nga

 

 

VI/. Ư KIẾN CỦA CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG VỀ KHOA THI MẬU TUẤT THÀNH THÁI 10 -1898- TỨC KHOA" NGŨ PHỤNG TỀ PHI QUẢNG NAM".

 

Khi làm báo Tiếng Dân tại Huế, (báo này được tồn tại từ năm 1927 đến 1943 do cụ Huỳnh Thúc Kháng chủ trương)- theo tư liệu của Cụ Nguyễn Xương Thái, Thư kư báo Tiếng Dân hồi đó- có lần Cụ Huỳnh viết bài báo phàn nàn về sự bất công của khảo quan trong khoa thi Mậu Tuất(1898) với nội dung như sau:"... Khoa Mậu Tuất 1898( tức khoa Ngũ Phụng) có 10 danh nho, quan của triew62u đ́nh xung vào làm Hội Đồng Giám Khảo. Trong số đó, hết 8 vị là người Quảng Nam. Lúc ráp phách, Hội Đồng ngạc nhên thấy 5 sĩ tử đạt điểm chuẩn Tiến sĩ đều là sĩ tử Quảng Nam! Bấy giờ, Cụ Hà Đ́nh Nguyễn Thuật quê Hà Lam thuộc phủ Thanh B́nh, tỉnh Quảng Nam là một hành viên của Hội đồng đề nghị: Chỉ nên lấy 3 tiến sĩ, 2 phó bảng chứ không nên cho đỗ một lúc 5 tiến sĩ như thế, v́ cho sĩ tử Quảng Nam đỗ nhiều tất không tránh tai tiếng với người trong nước rằng, khoa nầy, đa số là người Quảng Nam chấm thi, nên đă chấm nới tay cho học tṛ Quảng Nam đỗ cao và đỗ nhiều! Ấy vậy mà Hội đồng cũng nghe theo.

Nếu công b́nh mà xét th́ hồi đó Quảng Nam có 5 vị tiến sĩ..."

Kết hợp với sự kiện cụ Tổng Đốc và Đốc học Quảng Nam khen tặng cho 5 vị tân khoa Mậu Tuất của Quảng Nam lúc bấy giờ là "Ngũ Phụng Tề Phi", th́ rơ ràng cả hai cụ Đào-Trần cũng đă xác nhận đó là 5 con phụng hoàng của Quảng Nam, tức cả 5 vị đều là tiến sĩ.

Niềm hân hoan và hănh diện của "Ngũ Phụng" và nhân dân Quảng Nam trước thành tựu khoa cử là ở cái đất địa linh nầy quả đă sinh được nhân kiệt. Nhưng theo nhận xét của cụ Huỳnh, chỉ tiếc một điều là năm con phụng hoàng Quảng Nam không lưu lại cho hậu thế một công tŕnh nào về mặt văn học, ngoài cảnh huy hoàng nhất thời! Nên ngày cụ Liệu qua đời, cụ Huỳnh đă phúng điếu một câu đối, mà nay c̣n được lưu truyền:

 

"Văn tự quả hữu túc duyên đa, ấu nhi tĩnh tường nghệ chiến, lăo nhi kinh đệ minh đàm, trừ trung gian quốc sự dịch kỳ trần lộ sâm thương dư nẫm tái.

Hà sơn do thụy giai khí giả, cựu tắc Hán học thành tinh, tân tắc Âu khoa nhược trí, thứng văn tấn châu b́nh nguyệt đán khẩu bi danh tánh mỗi song đề".

 

Diễn ư:

Văn chương chữ nghĩa có đầy duyên tứ trước vậy. Lúc nhỏ học trường tỉnh, ganh đua nghiệp văn. Khi già ở nhà khách tại kinh đô đàm luận. Ngoài việc biến đổi quốc sự, th́ đường trần ai (tôi và ông) xa cách nhau hơn 20 năm.

Sông núi do tú khí tạo nên, Hán học tinh thông, Tây học c̣n non yếu. Mỗi tháng cùng bạn văn chương b́nh thời sự. Danh tánh đều được bia đá bia miệng lưu truyền.

 

Ngày nay , Ngũ phụng Tề Phi là tấm gương hiếu học, học giỏi, đổ cao của những người con Quảng Nam, mà hầu hết có đức tính kiên tŕ theo đường học vấn, trong hoàn cảnh gia đ́nh khó khăn, để cuối cùng đạt được học vị cao trọng trong xă hội mà thôi.

 

 

GHI CHÚ:

 

(1) Theo ông Trần Gia Phụng th́ cụ Đào Tấn không hề làm Tổng Đốc Quảng Nam, nhưng chúng tôi t́m được tư liệu chính xác do gia đ́nh Cụ Đào Tấn ghi lại như sau: theo gia phả và bi minh, lược giảm lược bố phụng dịch của ông Bố chinh hưu tri Đào Nhữ Tuyên(con trai Cụ Đào Tấn)viết tiểu sử cụ Đào Tấn ngày 17-8, năm Bảo Đại 18 (1943), trong đó có đoạn:

"...năm Thành Thái 9 (1897) Thượng thư bộ H́nh năm ấy đính ưu cụ cố bà, năm Thành Thái thứ 10 (1898) phụng chỉ đoạt t́nh (đang cư tang, nhưng vua cứ điều đi làm việc, nên gọi là phụng chỉ đoạt t́nh - Vũ Ngọc Liễn) thăng thọ Hiệp tá Đại học sĩ lănh Nam - Ngăi Tổng đốc, vừa lại cái lăng An Tinh Tổng Đốc, năm Thành Thái 11 (1899).." (Thư mục tư liệu về Đào Tấn, tr.90, do Vũ Ngọc Liễn - Bùi Lợi - Mặc Côn - Ngô Đ́nh Hiếu biên soạn. UBKH&KT, sở VHTT và Nhà hát tuồng Nghĩa B́nh ấn hành 1985).

 

(2) Theo tư liệu của cụ Cả Liêu, con cử nhân Trương Hoài Phác, một vị đồ nho viết liễn rất đẹp của tỉnh Quảng Nam trước những thập niên 40 tại Hội An. Cụ sinh năm 1879, qua đời năm 1943. Lúc xảy ra đám rước Ngũ Phụng, cụ đă được 19, 20 tuổi và cụ cùng một số nho sinh Hội An lên Vĩng Điện xem đám rước nên biết rơ cuộc rước này, cũng như sự tích cụ Tổng Đốc và Đốc học mừng 5 vị đại khoa hồi ấy.

 

(3) Theo ông Trần Gia Phụng th́ ba bài thơ của Đào Tấn chỉ để tặng cho ba vị tiến sĩ chứ không tặng cho hai vị phó bảng.

 

(4) Song kiều lộ: Cầu Đông Ba

 

(5)Nam Chi: Cành mai Quảng Nam dược chiếm giải nhất. Ư nói ông Phạm Liệu là thiếu niên thực tài đổ đầu.

 

(6) Thứ bang: Bang ấy, tác giả muốn nói tỉnh Quảng Nam.

 

(7) Trúc Ba nhơn khứ Hà Ba tại: Ông Phạm Phú Thứ hiệu là Trúc Đường. Ông Nguyễn Thuật hiệu là Hà Đ́nh đều là người cùng tỉnh Quảng Nam.

(4, 5, 6, 7 là chú thích của cụ Trần Gia Thoại - sđd

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

 

Your name:


Your email:


Your comments: