MINH THỊ
NGƯỜI QUỐC GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.
NGƯỜI QUỐC GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG CON NGƯỜI, XĂ HỘI VÀ ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM CƯỜNG THỊNH PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Bài Viết Của Kim Âu ֎ Đại Kỷ Nguyên
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer
֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008
֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009
֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009
֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009
֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010
֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010
֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010
֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011
֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011
֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011
֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012
֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014
֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015
֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016
֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016
֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016
֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017
֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017
֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017
֎ 01-2018 ֎ 02-2018 ֎ 03-2018 ֎ 04-2018
֎ 05-2018 ֎ 06-2018 ֎ 07-2018 ֎ 08-2018
֎ 09-2018 ֎ 10-2018 ֎ 11-2018 ֎ 12-2018
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Giáo Hội La Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật
֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt
֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc
֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu Lụt Miền Trung
֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp
֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ
֎ Drug Smuggling in Vietnam War
֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975
֎ RAND History of Vietnam War era
֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017.
֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.
֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.
֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018
֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
֎ Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Bài Vở Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Diễn Đàn ֎ Learning ֎ Sports ֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Video/TV ֎ Lottery ֎ Đà Lạt ֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa
vWhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
vFed RegistervCongr RecordvHistoryvCBO
vUS GovvCongRecordvC-SPANvCFRvRedState
vVideosLibraryvNationalPriProjectvVergevFee
vJudicialWatchvFRUSvWorldTribunevSlate
vConspiracyvGloPolicyvEnergyvCDPvArchive
vAkdartvInvestorsvDeepStatevScieceDirect
vRealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost
vSourceIntelvIntelnewsvReutervAPvQZvNewAme
vGloSecvGloIntelvGloResearchvGloPolitics
vNatReviewv Hillv DaillyvStateNationvWND
vInfowar vTownHall vCommieblaster vExaminer
vMediaBFCheckvFactReportvPolitiFact
vMediaCheckvFactvSnopesvMediaMatters
vDiplomatvNews Link vNewsweekvSalon
vOpenSecretvSunlightvPol CritiquevEpochTim
vN.W.OrdervIlluminatti NewsvGlobalElite
vNewMaxvCNSvDailyStormvF.PolicyvWhale
vObservevAmerican ProgressvFaivCity
vGuardianvPolitical InsidervLawvMedia
vSourWatchvWikileaksvFederalistvRamussen
vOnline BooksvBreibartvInterceiptvPRWatch
vAmFreePressvPoliticovAtlanticvPBS
vN PublicRadiovForeignTradevBrookings
vCNBC vFoxvFoxAtl vOAN vCBS vCNN
vFASvMilleniumvInvestorsvZeroHedge
vPropublicavInter InvestigatevIntelligent Media
vRussia NewsvTass DefensevRussia Militaty
vScien&TechvACLUvGatewayvVeteran
vOpen Culture vSyndicate vCapital Research
vNghiên Cứu QTvN.C.Biển ĐôngvTriết Chính Trị
vT.V.QG1vTV.QGvTV PGvBKVNvTVHoa Sen
vBảoTàng LSvNghiên Cứu LS vNhân Quyền
vThời Đại vVăn HiếnvSách HiếmvHợp Lưu
vSức KhỏevVaticanvCatholicvTS KhoaHọc
vKH.TVvĐại Kỷ NguyênvTinh HoavDanh Ngôn
vViễn Đông vNgười Việt vViệt Báo vQuán Văn
vViệt Thức vViệt List vViệt Mỹ vXây Dựng
vPhi Dũng v Hoa Vô Ưu vChúngTa v Eurasia
vNVSeatlevCaliTodayvNVRvPhê B́nh
vDân ViệtvViệt LuậnvNam ÚcvDĐ Người Dân
vTin MớivTiền PhongvXă Luận vvv
vDân TrívTuổi TrẻvExpressvTấm Gương
vLao ĐộngvThanh NiênvTiền Phong
vS.G.EchovSài G̣nvThế GiớivTCCSvLuật Khoa
vĐCSVNvBắc Bộ PhủvNg.TDũngvBa Sàm
vVăn HọcvĐiện ẢnhvVTCvCục Lưu Trữ
Khái quát về sự h́nh thành và phát triển của Việt ngữ học
(Phần 1)
• Nguyễn Thiện Giáp
Việt ngữ học với tư cách là một ngành khoa học chỉ mới xuất hiện gần đây, khi nước ta giành được quyền độc lập dân tộc (1945), cùng với sự ra đời của các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam, nhưng những quan sát, suy nghĩ về tiếng Việt th́ đă có từ lâu.
Cũng như mọi ngành khoa học khác, Việt ngữ học ra đời xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn chứ không phải từ những suy nghĩ trừu tượng.
Bản tính của con người là ṭ ṃ, hiếu ḱ, luôn luôn quan sát, ham phá môi trường sống xung quanh cũng như chính bản thân ḿnh. Người Việt xa xưa đă chú ư tới sự khác biệt trong lời nói của ḿnh với lời nói của những người khác, sự khác biệt trong tiếng nói của làng ḿnh với tiếng nói của làng khác. Những ǵ là của ḿnh do bố mẹ truyền dạy; những ǵ là của làng ḿnh, là cái chung của cả họ, của những người người hàng xóm thân thích, tắt lửa tối đèn có nhau,... đương nhiên sẽ được mọi người trân trọng, giữ ǵn, không cho người khác xúc phạm (chửi cha không bằng pha tiếng).
Khi dân tộc phát triển, người ta hướng tới những cái chung cho toàn dân tộc, mà ngôn ngữ chính là linh hồn của dân tộc. V́ thế, cái nhu cầu thôi thúc cần phải nghiên cứu tiếng Việt một cách sâu sắc xuất phát từ niềm tự hào về dân tộc và tiếng nói dân tộc. Niềm tự hào dân tộc thể hiện ở chỗ mỗi dân tộc phải có nền văn hiến riêng. Trước khi chữ Nôm h́nh thành, dân tộc ta đă có một ngôn ngữ thành văn trên cơ sở chữ Hán, đă có một nền văn hoá khả quan, phục vụ đắc lực cho việc quản lí và điều hành xă hội, đă tạo ra một nền văn chương bác học với thơ, phú, ca, từ,... Tuy nhiên, cái ngôn ngữ thành văn này không thật sự bắt rễ bền chắc từ bản thân cộng đồng(1). Nhu cầu đặt ra là phải xây dựng một nền văn hoá dân tộc dựa trên ngôn ngữ dân tộc. Chữ Nôm ra đời đánh dấu bước nhận thức mới sâu sắc hơn về tiếng Việt.
Nhờ có chữ Nôm, người ta mới có thể biết thêm về nhiều thói quen lời nói khác nhau, cả những thói quen lời nói ở rất xa ḿnh. Nhờ có chữ Nôm, người ta mới có điều kiện quan sát tiếng Việt một cách hệ thống về nhiều mặt, chứ không chỉ nhận thức rời rạc từng hiện tượng do thế hệ trước truyền lại.
Trong quá tŕnh phát triển, dân tộc ta đă tiếp xúc giao lưu với nhiều dân tộc khác. Muốn giao lưu, tiếp xúc với nhau th́ trước hết là phải học hỏi ngôn ngữ của nhau. Trước đây, vào thời cổ, trung đại ở Việt Nam, không có trường lớp nào dạy tiếng Việt cả. Người Việt học tiếng Việt ngay từ lúc lọt ḷng mẹ, thông qua thực tiễn xă hội. Tiếng Việt đă được người nước ngoài nghiên cứu do nhu cầu học tập và nghiên cứu nó như một ngoại ngữ.
Vào thế kỉ XV, sứ thần Trung Quốc đi ra các nước và sứ thần các nước đến Trung Quốc ngày một nhiều. V́ thế, các cơ quan phiên dịch ở Trung Quốc như Hội thông quán, Tứ Di quán, Tứ Dịch quán nối tiếp nhau ra đời để làm nhiệm vụ phiên dịch khi giao tiếp. Các cuốn từ vựng đối chiếu tiếng Hán với một thứ tiếng khác được lần lượt biên soạn, trong đó có cuốn An Nam dịch ngữ là cuốn từ vựng đối chiếu tiếng Hán với tiếng Việt.
Rồi nhu cầu dạy chữ Hán cho người Việt khiến nhiều người Việt Nam biên soạn các từ điển đối chiếu Hán–Nôm, nhờ đó mà nhận thức về tiếng Việt ngày càng phong phú, đa dạng.
Nhu cầu học tiếng Việt của các giáo sĩ phương Tây bắt nguồn từ mục đích truyền bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam. Nhưng cũng chính nhờ đó mà chữ quốc ngữ được h́nh thành. Sự ra đời của chữ quốc ngữ, sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây đă khiến cho nhận thức về tiếng Việt biến đổi. Từ đây, tiếng Việt đă được quan sát, miêu tả trên cơ sở lí luận ngôn ngữ học hiện đại. Như ta biết, Việt Nam nằm trong khối đồng văn với Trung Quốc, mà truyền thống ngôn ngữ học Trung Quốc thường tập trung vào nhưng hướng nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu một số vấn đề về triết học ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề quan hệ giữa tên gọi (danh) và hiện thực (thực), vấn đề xác định thế nào là câu.
Nghiên cứu chữ Hán, truyền thống ngữ văn Trung Quốc gọi việc nghiên cứu này là huấn hỗ học và tự thư học. Huấn hỗ học nhằm giải thích nghĩa của chữ, tự thư học giải thích h́nh của chữ.
Nghiên cứu âm và vần tiếng Hán là nội dung nghiên cứu của âm vận học.
Tiếp xúc với phương Tây, chúng ta dần dần làm quen với hệ thống thuật ngữ ngôn ngữ học mới mẻ: nguyên âm, phụ âm, âm vị, âm tố, thanh điệu, dấu câu, phong cách, chức năng, từ đơn, từ ghép, từ phái sinh, từ tố, h́nh vị, chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ, câu đơn, câu ghép, từ loại, danh từ, động từ, tính từ,...
Ngay các cuốn từ điển giải thích tiếng Việt cũng như các cuốn từ điển đối chiếu tiếng Việt với một ngoại ngữ nào đó được biên soạn vào thời cận hiện đại cũng vận dụng những lí luận từ điển học mà ngôn ngữ học thế giới đă dày công tích luỹ.
Khi tiếng Việt chưa được sử dụng trong giáo dục và hành chính, th́ nhu cầu thống nhất và chuẩn hoá tiếng Việt chưa đặt ra một cách cấp thiết. Thế nhưng, Cách mạng Tháng Tám thành công đă đưa lại địa vị ngôn ngữ chính thức của quốc gia cho tiếng Việt, nhu cầu chuẩn hoá tiếng Việt trở thành một nhiệm vụ cấp thiết. Chính nhu cầu thống nhất ngôn ngữ, chuẩn hoá tiếng Việt đă đ̣i hỏi việc nghiên cứu tiếng Việt phải thật đầy đủ, toàn diện.
Mặt khác, ngày nay tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp của người Việt trên mọi miền đất nước, mà c̣n là phương tiện giao tiếp chung của đại gia đ́nh các dân tộc Việt Nam, là phương tiện của Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế. V́ thế, tiếng Việt trở thành đối tượng học tập, nghiên cứu chẳng những của người Việt Nam, mà c̣n của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và bạn bè quốc tế.
Mặc dù với tư cách là một ngành khoa học nghiên cứu về tiếng Việt th́ Việt ngữ học chỉ mới h́nh thành gần đây trong thời cận hiện đại, nhất là chỉ đạt thành tựu rực rỡ từ sau Cách mạng Tháng Tám tới nay. Nhưng tôi quan niệm, tất cả những suy tư, khám phá, những nghiên cứu về một hoặc những khía cạnh nào đó của tiếng Việt đều thuộc vào lịch sử Việt ngữ học. Trong quá tŕnh lịch sử, những trí thức ưu tú đă phát triển những kiến thức lẻ tẻ, chưa hệ thống về tiếng Việt, đă xây dựng và bổ sung khung khái niệm, qua đó thiết lập những nhận định có giá trị về tiếng Việt. Các nhà khoa học đă lao động không ngừng để xác định những thực tế, những hiện tượng và những hoạt động thuộc phạm vi nghiên cứu của họ.
Căn cứ vào sự phân ḱ 12 thế kỉ của tiếng Việt, chúng ta có thể chia sự phát triển của Việt ngữ học thành hai giai đoạn lớn: giai đoạn cổ trung đại (từ cổ đến nửa đầu thế kỉ XIX) và giai đoạn cận hiện đại (từ thời gian thuộc Pháp đến nay). Giai đoạn cận hiện đại chính là thời ḱ Việt Nam có sự tiếp xúc văn hoá mạnh mẽ với phương Tây.
__________
(1) Trong bài Người An Nam nên viết chữ An Nam trên Đăng cổ tùng báo (ngày 28/3/1907), Nguyễn Văn Vĩnh nhận xét: “... học thông chữ nho th́ thật là khó lắm, chữ là như dấu bịa ra để viết ư nghĩ người ta, mà từ xưa nay An Nam bao nhiêu người học chữ nho, dễ họ đă mấy người, bụng nghĩ thế nào lại viết ngay ra được thành chữ như thế? Thế ra chỉ học để ngâm nga mà thôi. Nói cho phải th́ chỉ học để đi thi đỗ làm quan là măn nguyện”. Về cái hay của văn chương bằng chữ Hán, ông coi là cái “hay vô dụng”, “bất quá câu văn thú, chỉ đến rung đùi là cùng, chớ chẳng động được ḷng ai, v́ người đọc biết hay, mà người nghe như vịt nghe sấm vậy” (Đông Dương tạp chí, số 9).
Theo Nguyễn Thiện Giáp. Lược sử Việt ngữ học (tập 1). Nxb Giáo dục, H., 2005, trang 63–66
Đọc thêm: Sự h́nh thành và phát triển của ngôn ngữ học
Đọc tiếp: Phần 2 (Giai đoạn cổ trung đại và cận đại)
(Phần 2)
Nửa đầu thế kỉ XIX trở về trước, những quan sát, nghiên cứu về tiếng Việt c̣n rất sơ sài. Điều này có nguyên nhân khách quan của nó.
Trước hết, v́ chức năng xă hội của tiếng Việt thời cổ trung đại c̣n hạn chế nên nhu cầu phải nghiên cứu nó không cao.
Thứ hai, muốn nghiên cứu tiếng Việt phải có phương tiện là chữ viết phát triển nhưng trong khi đó, cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ thời ḱ này đều có những hạn chế nhất định. Ở Việt Nam, không mấy người có đủ tŕnh độ tiếng Hán để có thể dùng chữ Hán để ghi lại những quan sát của ḿnh về tiếng Việt. Những người có thể lưu bút cho đời như Lê Quư Đôn, Ngô Th́ Nhậm th́ thật là hiếm. Chính người Trung Quốc đă dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Việt và làm ra cuốn từ điển đối chiếu đầu tiên là An Nam dịch ngữ(1). C̣n về chữ Nôm th́, ông cha ta chỉ có thể gửi gắm những quan sát, suy nghĩ của ḿnh về tiếng Việt qua sự cấu tạo của chữ Nôm, chứ bản thân chữ Nôm chưa thể trở thành phương tiện để miêu tả các phương diện của tiếng Việt, mặc dù nó đă góp phần h́nh thành nên một loạt từ điển đối chiếu Hán–Việt các loại (chi tiết xem chương II của cuốn sách này). Chữ quốc ngữ tuy ra đời từ thế kỉ XVII, nhưng chỉ bó hẹp trong phạm vi đạo Thiên Chúa mà triều đ́nh phong kiến Việt Nam, cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, lại thi hành chính sách cấm đạo nên chữ quốc ngữ không thể phát triển, truyền bá rộng răi.
Thứ ba, Việt Nam và Trung Quốc là những nước đồng văn mà truyền thống ngôn ngữ học Trung Hoa chỉ xoay quanh âm vận học, huấn hỗ học, tự thư học cho nên cái phông lí thuyết để miêu tả tiếng Việt thời ḱ này cũng chỉ xoay quanh âm, chữ và nghĩa mà thôi. Lê Quư Đôn (một nhà bác học của Việt Nam thế kỉ XVIII) đă đóng góp cho lịch sử văn hoá nước nhà trên nhiều mặt như triết học, lịch sử, văn học,... Những suy nghĩ, quan sát của ông về ngôn ngữ cũng rất phong phú, giá trị, nhưng dẫu sao vẫn chưa vượt qua được cái phông chung của thời đại.
Tuy nhiên, trong thời cổ trung đại đă có những công tŕnh về ngữ pháp và tiếng Việt mang tinh thần khoa học của phương Tây. Đó là Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh và Từ điển Việt–Bồ–La của Alexandre de Rhodes, Từ điển Việt–La của Pigneaux de Béhaine, Nam Việt Dương Hiệp tự vị của Taberd. Nhưng v́ những tác phẩm này không được in ở Việt Nam nên tác động của chúng đối với người Việt rất hạn chế. Mặc dù sự tác động của nhân tố bên ngoài là cần thiết và quan trọng nhưng Việt ngữ học chỉ có thể phát triển mạnh mẽ và vững chắc nhờ vào nội lực của ḿnh. Đó là điều mà chúng ta có thể chứng kiến ở giai đoạn cận hiện đại.
Giai đoạn cận hiện đại có thể chia thành hai thời ḱ nhỏ: giai đoạn cận đại (thời Pháp thuộc) và giai đoạn hiện đại (từ năm 1945 đến nay).
Đặc điểm chung của giai đoạn cận đại là:
Việt ngữ học được nghiên cứu theo tinh thần của ngôn ngữ học phương Tây và ngôn ngữ học hiện đại của thế giới
Tiếng Việt vươn lên làm phương tiện diễn đạt những thành tựu Việt ngữ học, nó dần trở thành phương tiện chính, với số lượng tài liệu được viết bằng tiếng Việt nhiều hơn hẳn những tài liệu được viết bằng các ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,...
Số người Việt tham gia nghiên cứu tiếng Việt càng ngày càng đông, họ trở thành bộ phận chủ yếu, nhiều người lấy nghiên cứu tiếng Việt làm nghề chính của ḿnh.
Giai đoạn cận đại là giai đoạn vận dụng quan điểm học thuật châu Âu vào nghiên cứu tiếng Việt. Cho đến cuối thế kỉ XIX, ở châu Âu, phái Tân ngữ pháp giữ vai tṛ thống trị, ngữ pháp Latin từ thời Đô-na-tut vẫn c̣n ảnh hưởng lớn. Những người châu Âu tới Việt Nam đă đem quan điểm học thuật vốn có vào miêu tả tiếng Việt. Những người Việt Nam tiếp thu truyền thống ngôn ngữ học châu Âu cũng làm việc theo tinh thần đó. Phải công nhận rằng, ở giai đoạn này, số học giả người nước ngoài nhiều hơn số học giả người Việt Nam. Chúng ta có thể liệt kê một số học giả nước ngoài như:
Theurel. Tự vị An Nam–Latin. In ở Ninh Phú, Kẻ Sở, Ninh B́nh, năm 1887.
Ravier. Tự vị La–Việt. In ở Ninh Phú, 1880.
Legrand de la Liraye. Tự vị Việt–Pháp. 1874.
Génibrel Aubaret. Grammarie de la langue annamite. (Paris, 1864).
Edouard Diguet (1897). Élements de grammarie annamite. Hà Nội, 1924.
M. Grammont (viết chung với Lê Quang Trinh). Études sur la langue annimite. Mémoires de la société de linguistique de Paris, tập mười bảy, 1911–1912.
A. Chéon. Cours de langue annamite. 1904.
A. Bouchet. Cours élémantaire d'annamite. 1908.
V. Barbier. Grammarie annamite. Année Préparatoire : Grammaire et Exercises, 1932.
J.R. Logan. Ethnology of the Indo-Pacific islands. 1882.
A.H. Keane. On the relations of the Indo-Oceanic races and languages. 1880.
W. Schmidt. Les langues Mon-Khmer – Trait d'union entre les peuples de l’Asie (Các ngôn ngữ Mon-Khmer – Dấu gạch nối giữa các dân tộc Trung Á và Nam Á).
H. Maspéro. Étude sur la phonétique historique de la langue annamite. Les initiales (Nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng An Nam. Các âm đầu). 1912.
C.O. Blagden. The classification of the Annamese Language. “JRAS of Great Britain and Ireland”. 1913.
G. Coedès. Le langue de l’Indochine. “Conférences de l’Institut de linguistique de L’université de Paris VIII”, Années, 1910–1948, Paris, 1919.
E. Souvignet. Les origines de la langue annamite. 1920
v.v...
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, trên diễn đàn Việt ngữ học đă xuất hiện một số học giả người Việt có tên tuổi. Đó là các ông Trương Vĩnh Kí, Trương Vĩnh Tống, Lê Quang Trinh, Húnh Tịnh Của, Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước, Lê Ngọc Vượng, Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ và Phạm Duy Khiêm,... Các ông Trương Vĩnh Kí, Trương Vĩnh Tống, Lê Quang Trinh viết bằng tiếng Pháp, Trương Vĩnh Tống viết cuốn Grammaire de la langue Annamite năm 1876, Lê Quang Trinh cùng với Grammont viết cuốn Études sur la langue Annimite năm 1911. Trương Vĩnh Kí là người Việt đầu tiên nghiên cứu tiếng Việt trong giai đoạn này, đồng thời cũng là người có nhiều công tŕnh nhất:
1867. Abrégé de grammaire Annamite (Ngữ pháp tiếng Việt giản yếu). Saigon, Impr. Impériable.
1868. Cours pratique de langue Annamite (Giáo tŕnh thực hành tiếng Việt). Saigon Impr. Imprériable.
1883. Grammaire de la langue Annamite (Ngữ pháp tiếng Việt). Saigon, C. Guill et Martion.
1887. Vocabulaire Annmite–Français ; mots usuels, noms techniques, scientifiques et termes administratifs (Từ vựng Việt–Pháp; từ thông dụng, từ khoa học kĩ thuật và thuật ngữ hành chính). Saigon, Rey et Curiol.
1888. Ecriture en Annam (Chữ viết ở Việt Nam). Bulletin de la Socitété des Études Indochinoises de Saigon
1894. Cours d’annamite parlé (vulgaire) (Giáo tŕnh tiếng Việt khẩu ngữ (thông tục)). Saigon.
1884. Petit dictionaire Français–Annamite (Tiểu từ điển Pháp–Việt). Saigon, Impr. de la Mission.
Đồng thời, do kết quả của cuộc vận động truyền bá chữ quốc ngữ cuối thế kỉ XIX–đầu thế kỉ XX, tiếng Việt đă vươn lên thành phương tiện diễn đạt khoa học: các cuốn từ điển giải thích tiếng Việt và các sách ngữ pháp tiếng Việt được biên soạn bằng chữ quốc ngữ đă ra đời. Đó là:
1895. Đại Nam quấc âm tự vị của Húnh Tịnh Paulus Của. Saigon, Imprmerie Rey, Curiol.
1912. Đồng âm tự vị của Nguyễn Văn Mai. Sài G̣n.
1925. Quốc âm tân chế của Lê Mai. Sài G̣n.
1931. Việt Nam tự điển của Khai trí Tiến Đức.
1935. Sách mẹo tiếng Nam của Nguyễn Hiệt Chi & Lê Thước. Hà Nội.
1940. Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim; Bùi Kỉ & Phạm Duy Khiêm. Hà Nội.
1941. Tầm nguyên từ điển của Lê Văn Hoè. Hà Nội.
1942–1943. Khảo cứu về tiếng Việt Nam của Trà Ngân & Lê Ngọc Vượng. Hà Nội.
1943. Lược khảo Việt ngữ của Lê Văn Nựu. Hà Nội.
Vào thời thuộc Pháp đă xuất hiện một số học giả người Việt xuất sắc như Trương Vĩnh Kí, Húnh Tịnh Paulus Của, Trần Trọng Kim,...
Trương Vĩnh Kí sinh ngày 6/12/1836 tại thôn Cái Mơn, xă Vĩnh Thành, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long. Từ nhỏ, ông đă học chữ nho, chữ quốc ngữ, sau đó được một linh mục đưa đến Cái Nhum trên đất Campuchia học chữ Latin. Từ năm 1851 đến năm 1858, ông học ở trường đạo Pinang thuộc Ấn Độ Dương, rồi qua Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức và Ư. Trương Vĩnh Kí là người thông minh, uyên bác, có thể đọc và nói giỏi 15 thứ tiếng phương Tây và 12 thứ tiếng phương Đông. Ông là hội viên của các hội khoa học: Hội Nhân chủng học và khoa học miền Tây nước Pháp, Hội chuyên nói các tiếng phương Đông, Hội chuyên khảo văn hoá Á châu, Hội địa lí học Paris,... Đương thời, Trương Vĩnh Kí được báo chí và giới học giả nước ngoài liệt vào hàng thứ 17 trong danh sách “Toàn cầu thập bát văn hào”. Ông mất ngày 01/9/1898, thọ 62 tuổi. Ông để lại khoảng 118 bộ sách đă xuất bản và rất nhiều công tŕnh c̣n đang dở dang(2).
Húnh Tịnh Của (1834–1908), người gốc Bà Rịa, ông học trường đạo ở Pinang rồi làm công chức trong chính quyền thuộc địa của Pháp. Ông đă có nhiều đóng góp cho nền văn học chữ quốc ngữ ở thời ḱ đầu. Tác phẩm của ông thuộc nhiều loại. Sách học: Phép toán (Số học) (1867); Phép đo (H́nh học) (1867); Gia lễ (1886); Sách Bác học sơ giải (1887); Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn (1897); Thư mẹ dạy con (1913). Sách giải trí: Chuyện giải buồn (in lần đầu năm 1886 và lần thứ năm năm 1904); Câu hát góp (1904); Văn Doan diễn ca (1906). Sách “Bổn cũ soạn lại” hay phỏng dịch của văn học Trung Hoa: Quan âm diễn ca (in lần thứ năm năm 1930); Tống Tử Văn (1904); Bạch Viên Tôn Các (1906); Chiêu Quân cống Hồ (1906); Tống Tử Vưu truyện (1907);...(3)
Biên soạn Đại Nam quấc âm tự vị, Húnh Tịnh Paulus Của rất có ư thức thống nhất ngôn ngữ dân tộc với ư nghĩ “hễ có tiếng nói ắt phải có tự vị làm chuẩn thẳng”. Ông đă ngày đêm khó nhọc, viết đi chép lại, hơn bốn năm trời mới hoàn thành. Nhờ ông mà chúng ta có được một bộ từ điển giải thích tiếng Việt khá đồ sộ: 1210 trang khổ lớn.
Trần Trọng Kim (1882–1953) nổi tiếng với các cuốn sách nghiên cứu về Nho giáo (1930) và Việt Nam sử lược (viết xong năm 1919, in vào những năm 1926–1929).
Cuốn Việt Nam văn phạm (1940) ông viết cùng với Bùi Kỉ và Phạm Duy Khiêm. Đây là một cuốn sách đă được sử dụng rộng răi như một cuốn sách giáo khoa trong các trường học ở Việt Nam lúc đó và đă có một số ảnh hưởng nhất định đến các công tŕnh nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt sau đó. Những công tŕnh như: Phân tích từ loại và phân tích mệnh đề của Phạm Tất Đắc (Sài G̣n, 1950), Văn phạm Việt Nam của Thanh Ba Bùi Đức Tịnh (Sài G̣n, 1952), Văn phạm mới của Nguyễn Trúc Thanh (Sài G̣n, 1956) mặc dù xuất hiện sau năm 1943, nhưng về cơ bản vẫn theo đường hướng Việt Nam văn phạm của Trần Trọng Kim.
Nh́n chung, những công tŕnh nghiên cứu về tiếng Việt thời thuộc Pháp được viết trên cơ sở lí luận của truyền thống ngôn ngữ học châu Âu, v́ thế không tránh khỏi có hiện tượng nh́n tiếng Việt qua lăng kính của các tiếng châu Âu, cụ thể là tiếng Pháp mà sau này có học giả phê phán là có tính mô phỏng, hoặc có người nặng lời gọi là “dĩ Âu vi trung”.
Tuy nhiên, càng về sau, người ta càng nhận ra sự không thích hợp nếu cứ bê nguyên xi khuôn h́nh ngữ pháp châu Âu vào tiếng Việt. Nguyễn Giang trong cuốn Cách đặt câu (Hà Nội, 1950) đă viết mỉa mai: “Người viết sách muốn viết một cuốn xứng đáng được gọi là văn phạm của văn phạm Tây phương vào tiếng ḿnh. Người học sách, nếu chưa biết chút văn phạm Tây phương nào, th́ thấy cuốn sách cầu ḱ và có nhiều tính cách Tây phương khó hiểu; nếu đă biết đôi chút rồi th́ chỉ muốn soát lại chỗ đôi chút ấy để tự túc, tự đại, chứ không tin rằng có thể nhờ cuốn sách ấy mà tăng tiến được về các điều đă biết. Người không đọc sách th́ cười ầm lên khi nghe thấy có người nhắc lại cho biết rằng cuốn sách này dạy chúng ta: ‘Trong một câu hỏi, khi có tiếng có ở trên th́ phải có tiếng không ở dưới’”.
Các nhà Việt ngữ học dần dần cố gắng xuất phát từ tinh thần của bản ngữ để khắc phục nhược điểm đó. Ngay Trần Trọng Kim, tuy là người chịu ảnh hưởng của truyền thống ngôn ngữ học châu Âu nhưng trong cuốn sách của ḿnh cũng có những cách giải thích các sự kiện tiếng Việt. Điều này chứng tỏ tác giả đă thoát khỏi những định kiến mà nhiều người mắc phải. Cao Xuân Hạo đă nêu ra hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là cách diễn đạt về ư nghĩa thời và thể:
“Cách diễn đạt các th́ (expression de temps): Để nói rơ lúc diễn ra sự việc so với lúc nói, người ta thêm một phó từ chỉ thời gian làm trạng ngữ:
- Bây giờ tôi viết.
- Hôm qua nó gặp ông ấy.
- Mai tôi viết thư cho anh.
Cách diễn đạt của một số thể của động từ (certains aspects du verbe). Khi muốn nói rằng một sự việc đang tiếp diễn (dù là trong hiện tại, quá khứ hay tương lai), người ta dùng phó từ đang hay đương đặt trước vị từ:
- Nó đang đi.
- Anh đang làm.
Khi muốn diễn đạt một sự việc đă hoàn thành, người ta dùng đă trước động từ: tôi đă biết hoặc rồi, xong sau vị từ:
- Nó ăn rồi.
- Tôi nói xong.”
Trường hợp thứ hai là cách giải thích về hai chữ được và bị của Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ và Phạm Duy Khiêm:
“Động từ được đặt trước một động từ khác diễn đạt các ư nghĩa nói rằng đó là một mối lợi mà chủ thể được nhận (un avantage reçu) hay một kết quả may mắn mà chủ thể thu được (un heureux résultat obtenu):
- Người ấy được khen.
- Tôi được đi xem hát.
Ba động từ bị, mắc, phải đặt trước một vị từ khác diễn đạt cái ư nói rằng đó là một sự bất lợi mà chủ thể phải chịu (un désavantage subi):
- Người kia bị đánh.
- Nó phải phạt. - Anh ấy mắc lừa.
Ở đây, các từ được, bị, mắc, phải được coi là động từ (verbe) b́nh thường (chứ không phải trợ từ – auxiliaires) và ba tác giả tuyệt nhiên không nhắc đến thái bị động (voix passive)”(4).
___________
(1) An Nam dịch ngữ, Vương Lộc giới thiệu và chú giải, Nxb Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học, Hà Nội–Đà Nẵng, 1996.
(2) Dẫn theo Vơ An Thái, báo An ninh thế giới, số 130, ngày 17/6/1999.
(3) Dẫn theo Bùi Đức Tịnh trong lời giới thiệu cuốn Đại Nam quấc âm tự vị, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
(4) Cao Xuân Hạo. Nhân đọc lại một cuốn sách cũ. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 5 (2001).
Theo Nguyễn Thiện Giáp. Lược sử Việt ngữ học (tập 1). Nxb Giáo dục, H., 2005, trang 66–73
Trở lại: Phần 1 (Giới thiệu chung)
Đọc tiếp: Phần 3 (Giai đoạn hiện đại: Về đường hướng lí luận)
(Phần 3)
Giai đoạn hiện đại bắt đầu từ năm 1945 khi nước ta giành được độc lập, khi tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của cả nước.
Về đường hướng lí luận, nếu giai đoạn cận đại lệ thuộc vào truyền thống ngôn ngữ học châu Âu th́ giai đoạn hiện đại là giai đoạn các nhà Việt ngữ học vận dụng tất cả các lí thuyết hiện đại nhất của ngôn ngữ học thế giới vào miêu tả tiếng Việt. Để làm sáng tỏ vấn đề này, trước hết chúng tôi xin liệt kê dưới đây những công tŕnh lí luận ngôn ngữ học của thế giới đă được dịch và xuất bản tại Việt Nam:
1. Saussure, F. de. Giáo tŕnh ngôn ngữ học đại cương. Nxb Khoa học Xă hội, H., 1973.
2. Zinder, L.R. Ngữ âm học đại cương. Nxb Giáo dục, H., 1964.
3. Marx, Engels, Lenin bàn về ngôn ngữ. Nxb Sự thật, H., 1962.
4. Chafe, W.L. Ư nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ. Nxb Sự thật, H., 1998.
5. Xtepanov, Ju.X. Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, H., 1977.
6. Lyons, J.. Nhập môn ngôn ngữ học lí thuyết. Nxb Giáo dục, H., 1996.
7. Rozhdestvenskij, Yu.V. Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương. Nxb Giáo dục, H., 1997.
8. Kasevich, V.B. Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. Nxb Giáo dục, H., 1998.
9. Sapir, E. Ngôn ngữ: Dẫn luận vào việc nghiên cứu lời nói. Trường ĐH Khoa học Xă hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
10. Halliday, M.A.K. Dẫn luận ngữ pháp chức năng. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
11. Lado, R. Ngôn ngữ học qua các nền văn hoá. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
12. Brown, G. & Yule, G. Phân tích diễn ngôn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
13. Yule, G. Dụng học: Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
14. Robins Lược sử ngôn ngữ học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.
Nếu tính cả những tài liệu dịch lưu hành nội bộ ở các cơ quan nghiên cứu và trường đại học th́ số lượng c̣n nhiều hơn nữa. Mặt khác, tŕnh độ ngoại ngữ của cán bộ được nâng cao, lại được đào tạo từ nhiều nước khác nhau nên nguồn lí luận mà họ tiếp thu được cũng đa dạng. Dẫu sao, tài liệu dịch mới chỉ nói lên xuất xứ của lí luận, c̣n chúng được vận dụng vào Việt ngữ học đến đâu th́ cần phải khảo sát tiếp. Trước hết, những cuốn sách về lí luận do người Việt ở Việt Nam viết thể hiện một phần sự thâm nhập của lí luận ngôn ngữ học thế giới vào Việt Nam. Cuốn Khái luận ngôn ngữ học, do tổ Ngôn ngữ học, Đại học Tổng hợp Hà Nội biên soạn và được nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1961, là cuốn giáo tŕnh về lí luận ngôn ngữ đầu tiên ở Việt Nam. Cuốn giáo tŕnh này đă làm nhiệm vụ giới thiệu các khái niệm ngôn ngữ học của nước ngoài coi như những công cụ cần thiết để nghiên cứu tiếng Việt. Sau nhiều năm vận dụng và nghiền ngẫm, măi đến những năm 90 của thế kỉ XX, một loạt sách lí luận ra đời đánh dấu bước trưởng thành về lí luận của các nhà Việt ngữ học. Trước hết phải kể đến cuốn Đại cương ngôn ngữ học (tập hai) do Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán biên soạn, được nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1993. Cuốn sách tŕnh bày ba vấn đề lớn: những vấn đề đại cương về ngữ pháp; các trường phái cấu trúc luận cổ điển, ngữ pháp tạo sinh; dụng học. Rất tiếc, tập một của bộ sách này đến nay vẫn chưa xuất bản. Năm 2001, Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán đă phá triển thêm tập sách trên và tách thành hai cuốn: Đại cương ngôn ngữ học, tập một dành cho hai vấn đề: những vấn đề đại cương về ngữ pháp và các trường phái cấu trúc luận cổ điển, ngữ pháp tạo sinh; Đại cương ngôn ngữ học, tập hai dành cho Ngữ dụng học. Năm 1994, Hồ Lê cho ra đời cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học làm giáo tŕnh dạy cho Khoa Đông Nam Á thuộc Trường Đại học Mở–Bán công thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo, năm 1995, nhà xuất bản Giáo dục ấn hành cuốn Nhập môn ngôn ngữ học của Bùi Khánh Thế làm giáo tŕnh dạy cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xă hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
Ở Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1997, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đă ấn hành cuốn Những bài giảng về ngôn ngữ học đai cương, tập một. Đây là tập sách cho những vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.
Ở Viện Khoa học Xă hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Lê đă biên soạn bộ sách Quy luật ngôn ngữ gồm 5 tập: tập một là Tính quy luật của bộ máy ngôn ngữ; tập hai là Tính quy luật của cơ chế ngôn giao; Tính quy luật của phức thể ngôn ngữ; Tính quy luật của quan hệ ngôn ngữ liên đối tượng; và tập năm là Bản thể ngôn ngữ. Nhà xuất bản Khoa học Xă hội đă xuất bản tập một năm 1995, tập hai năm 1996.
Năm 1998, Ban Chủ nhiệm chương tŕnh Giáo dục Đại học (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) đă mời GS. Nguyễn Thiện Giáp viết cuốn Cơ sở ngôn ngữ học phục vụ cho chương tŕnh Đại học đại cương. Giáo tŕnh này đă được nhà xuất bản Khoa học Xă hội xuất bản vào tháng 10 năm 1998.
Ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ba tác giả Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh thuyết đă biên soạn cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học làm giáo tŕnh dạy cho sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học của Trường. Cuốn sách được nhà xuất bản Giáo dục ấn hành lần đầu năm 1994, đến năm 2003 đă tái bản đến lần thứ chín.
Biên soạn giáo tŕnh này, các tác giả đă tuân theo những định hướng sau đây:
* Trong khi giới thiệu những khái niệm cơ bản và quan trọng nhất của ngôn ngữ học, cố gắng phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học thế giới đă được nhiều người thừa nhận.
* Sử dụng dẫn liệu trong nhiều ngôn ngữ thuộc các loại h́nh khác nhau, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Đông Nam Á cùng loại h́nh với tiếng Việt.
* Tŕnh bày đơn giản, rơ ràng, từ đơn giản đến phức tạp một cách có hệ thống, tránh t́nh trạng dài ḍng.
Đến đây, chúng ta có thể điểm qua xem khi nghiên cứu tiếng Việt, những lí thuyết ngôn ngữ học nào đă được vận dụng. Có thể nói, tuỳ theo nguồn đào tạo mà mỗi tác giả đều chịu ảnh hưởng của một lí thuyết nhất định. Lê Văn Lí bảo vệ luận án tiến sĩ với công tŕnh Le Parler Vietnamien ở Paris. Ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc châu Âu. So với các tác giả trước đó, Lê Văn Lư đă đưa vào Việt ngữ học một phương pháp nghiên cứu mới, có tính chất khách quan. Ông viết: “Người chức năng chủ nghĩa (fonctionaliste) tốt nhất làm việc không dựa vào ư nghĩa của các từ, mà dựa vào chức năng của chúng, sự ứng phó (comportement) của chúng... Không phải là nh́n vào bản thân từ để t́m ra cái quy định các đặc tính của nó, mà phải nh́n vào hoàn cảnh của nó, nghĩa là, các năng kết hợp với các từ khác trong ngôn ngữ. Đó là điều cốt yếu trong phương pháp của chúng tôi, và có thể coi đó là rường cột mà toàn bộ công việc sau này dựa vào”.
Với cuốn Khảo luận về ngữ pháp tiếng Việt (1963), Trương Văn Ch́nh và Nguyễn Hiến Lê thể hiện một bước cố gắng xuất phát từ bản ngữ để miêu tả tiếng Việt, tránh những giáo điều cực đoan của chủ nghĩa cấu trúc, kết hợp phân tích cấu trúc với phân tích chức năng. Các ông Phan Khôi(1), Nguyễn Lân(2),... lại chịu ảnh hưởng của thuyết “cú bản vị” của Lê Cẩm Hi(3)
Lí thuyết từ tổ (cụm từ) (một lí thuyết rất thịnh hành ở Liên Xô những năm 60 của thế kỉ XX) đă có ảnh hưởng không nhỏ đối với Nguyễn Kim Thản. Chủ nghĩa h́nh thức Nga để dấu ấn khá rơ trong các công tŕnh của Pafilov, Nguyễn Minh Thuyết. Nguyễn Tài Cẩn một mặt chịu ảnh hưởng của truyền thống Đông phương học Liên Xô, mặt khác ông cũng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa miêu tả Mĩ. Các tác giả nước ngoài như M.B. Emeneau(4), L.C. Thompson(5),... rơ ràng đă nghiên cứu tiếng Việt theo phương pháp của chủ nghĩa miêu tả Mĩ. Lí thuyết ngữ pháp tạo sinh của N. Chomsky cũng bước đầu được vận dụng vào phân tích câu tiếng Việt. Đó chính là cuốn Cơ cấu Việt ngữ của Trần Ngọc Ninh(6). Lí thuyết phân đoạn thực tại câu ít nhiều đă chi phối sự nghiên cứu tiếng Việt của Lưu Vân Lăng(7). Yu.K. Lekomtsev khi nghiên cứu Cấu trúc câu đơn tiếng Việt(8) tuyên bố rơ là theo tinh thần của ngữ vị học Đan Mạch. Cuốn Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng(9) của Cao Xuân Hạo chia sẻ quan điểm chức năng của các học giả nước ngoài như Keenan, Li và Thompson, Dyvik. C̣n Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống của Hoàng Văn Vân(10) là sự vận dụng quan điểm của M.A.K Halliday vào miêu tả tiếng Việt.
(1) Phan Khôi. Việt ngữ nghiên cứu. Hà Nội, 1955.
(2) Nguyễn Lân. Ngữ pháp Việt Nam. Lớp 5, 6, 7. Hà Nội, 1956.
(3) Lê Cẩm Hi. Tân trước quốc ngữ văn pháp. Thượng Hải, 1951.
(4) M.B. Emeneau. Studies in Vietnamese (Annamese) grammar. Berkeley and Los Angeles, 1951.
(5) L.C. Thompson. A Vietnamese Grammar. Seattle and London University of Washington Press, 1965.
(6) Trần Ngọc Ninh. Cơ cấu Việt ngữ. Nxb Lửa thiêng, 1973.
(7) Lưu Vân Lăng. Nghiên cứu tiếng Việt theo quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân. Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 (1970).
(8) Yu.K. Lekomtsev. Cấu trúc câu đơn tiếng Việt. (bản tiếng Nga). Nxb Nauka, M., 1964.
(9) Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt: Sơ thảo ngữ pháp chức năng (tập 1). Nxb Khoa học Xă hội, H., 1991.
(10) Hoàng Văn Vân. Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống. Nxb Khoa học Xă hội, H., 2002.
Theo Nguyễn Thiện Giáp. Lược sử Việt ngữ học (tập 1). Nxb Giáo dục, H., 2005, trang 66–73
(Phần 4)
Về phạm vi nghiên cứu, Việt ngữ học thời hiện đại cũng phong phú, đa dạng hơn hẳn thời cận đại. Thời cận đại (thuộc Pháp) đă có những công tŕnh nghiên cứu về ngữ pháp, chữ viết, phương ngữ, ngữ pháp, nguồn gốc tiếng Việt,... nhưng nh́n chung c̣n lẻ tẻ, chủ yếu do người Pháp tiến hành nhằm mục đích dạy và học tiếng Việt cho bản thân họ.
Khi nước ta giành được độc lập, Việt ngữ học bước vào thời hiện đại và đă phát triển vượt bậc, số lượng công tŕnh tăng gấp bội. Những vấn đề giai đoạn trước đă được đặt ra giai đoạn này đi sâu, mở rộng hơn. Chẳng hạn, về ngữ âm, không chỉ quan sát, miêu tả như giai đoạn trước mà c̣n áp dụng ngôn ngữ học thực nghiệm vào miêu tả chính xác ngữ âm tiếng Việt; về mặt chữ viết, không chỉ tập trung vào việc cải tiến nó mà c̣n đi sâu vào nghiên cứu chữ Nôm; về phương ngôn, không chỉ miêu tả tiếng nói của làng này, làng kia, mà c̣n tiến hành phân vùng tiếng nói của cả nước; về lịch sử, không chỉ nghiên cứu lịch sử ngữ âm mà c̣n nghiên cứu lịch sử từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt...
Điều quan trọng là thời hiện đại đă mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới.
Trước hết là vấn đề xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học cho tiếng Việt. Một khi tiếng Việt đă trở thành ngôn ngữ chính thức của cả nước, được sử dụng để giảng dạy ở cả bậc phổ thông và đại học th́ nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu cách thức xây dựng các hệ thống thuật ngữ khoa học. Về việc này, công đầu phải dành cho giáo sư Hoàng Xuân Hăn. Cuốn Danh từ khoa học (phần Toán, Lí, Cơ) được in lần đầu tại Sài G̣n năm 1848, lần thứ hai ở Sài G̣n, năm 1957 và lần thứ ba ở Paris, năm 1967. Tiếp sau ông, các nhà khoa học Việt Nam đă xây dựng các hệ thống thuật ngữ cho tất cả các ngành khoa học, trong đó có cả ngành Việt ngữ học. Sự phong phú của hệ thống thuật ngữ Việt ngữ học là thước đo sự phát triển của ngành khoa học mà chúng ta đang xem xét.
Do ảnh hưởng của truyền thống ngôn ngữ học châu Âu, việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt thời thuộc Pháp chủ yếu tập trung vào phần từ pháp. Bước sang thời hiện đại, trọng tâm nghiên cứu đă chuyển dần sang cú pháp. Nếu như trước đây người ta chỉ quan tâm nghiên cứu nghĩa của từ th́ ngày nay đă chú ư nhiều đến nghĩa của câu. Những vấn đề cú pháp ngữ nghĩa đă được đặt ra như: cấu trúc đề–thuyết, cấu trúc vị từ–tham tố, ngữ trị, diễn tố; các vai nghĩa như: người hành động, người tác động, người thể nghiệm, người nhận, người hưởng lợi,... đă được nghiên cứu.
Phong cách học là một mảng nghiên cứu mới trong thời hiện đại. Từ chỗ khảo sát các thủ pháp tu từ (mĩ từ pháp) đến nghiên cứu các phong cách chức năng của tiếng Việt; từ nghiên cứu các phong cách chức năng mở rộng ra vấn đề của ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ, phong cách tác giả, phong cách học văn bản,... là một bước tiến dài.
Trong khoảng mười năm gần đây, một ngành nghiên cứu mới là ngữ dụng học cũng đă được vận dụng vào thực tế tiếng Việt. Ngữ dụng học là một môn khoa học nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục tiêu cụ thể. Tuy mới xuất hiện, nhưng nó lại thu hút được sự chú ư của nhiều người nên mấy năm gần đây đă đạt được nhiều kết quả khả quan.
Liên quan đến ngữ dụng học là các ngành ngôn ngữ học xă hội, ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ–văn hoá học. Mặt khác, các nhà Việt ngữ học đă đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa tiếng Việt với dân tộc, với giai cấp, với quốc gia, với giới tính,...; đă nghiên cứu chính sách ngôn ngữ tức là đă có sự tác động chủ quan của con người vào sự phát triển của ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt.
Về văn hoá–ngôn ngữ học, các nhà Việt ngữ học đă khảo sát mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, sự phản ánh đặc trưng văn hoá dân tộc trong ngôn ngữ,...; về tâm lí–ngôn ngữ học, Việt ngữ học đă quan tâm đến bản chất tâm lí của quá tŕnh thụ đắc ngôn ngữ, đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam,...
Mảng ngôn ngữ học ứng dụng cũng được một số học giả quan tâm, trong đó nổi lên hai hướng chính là: thống kê ngôn ngữ học và phương pháp dạy tiếng.
Trong các chương sau, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích kĩ thành tựu nghiên cứu ở từng giai đoạn, từng lĩnh vực, từng học giả cụ thể.
Trước Cách mạng Tháng Tám, người nước ngoài nghiên cứu tiếng Việt chủ yếu là người Pháp. Họ nghiên cứu tiếng Việt phục vụ cho việc học tiếng của họ ở Việt Nam, đồng thời cũng là để góp phần xây dựng và củng cố sự thống trị của họ. Sau Cách mang, do vị thế của Việt Nam và tiếng Việt trên trường quốc tế, nhiều nước, nhiều dân tộc có nhu cầu học tập, nghiên cứu tiếng Việt. Thực tế, đă có các trung tâm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt ở các nước như Pháp, Nga, Trung Quốc, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Trong giai đoạn hiện đại của Việt ngữ học, ngoài thành tựu của Việt ngữ học trong nước phải kể đến những thành tựu của Việt ngữ học ở nước ngoài. Việt ngữ học ở nước ngoài không chỉ do người nước ngoài đóng góp mà c̣n có sự đóng góp của nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc ở đó. Giới Việt ngữ học trong nước đă tiếp nhận và trân trọng sự đóng góp của nhiều học giả quốc tế và học giả người Việt Nam sống ở nước ngoài như Andreev, Gordina, Panfilov,... (Nga); A.G. Haudricourt, M. Ferlus, Nguyễn Phú Phong (Pháp); Thompson, G. Diffloth, Nguyễn Đ́nh Hoà, Nguyễn Đăng Liêm,... (Mĩ); Vương Lực, Nhan Bảo, Hoàng Mẫn Trung, Phó Thành Cật, Mă Khắc Thừa,... (Trung Quốc); Huỳnh Sanh Thông (Canada); Phan Văn Giưỡng, Bích Thuận, Nguyễn Xuân Thu,... (Úc); v.v...
Xét về đội ngũ các nhà Việt ngữ học th́ giai đoạn cổ trung đại, số người đi sâu nghiên cứu tiếng Việt không nhiều. Ngoài sự đóng góp của các tác giả vô danh trong việc sáng tạo chữ Nôm, của một số nhà nho biên soạn tự điển Hán–Việt, thế kỉ XVIII trở về trước chỉ có học giả Lê Quư Đôn là người đă để lại những nghiên cứu cụ thể về tiếng Việt và chữ Nôm. Các tác giả trong chặng đường đầu tiên nghiên cứu tiếng Việt phần lớn là người nước ngoài. Thời thuộc Pháp, tức giai đoạn cận đại, nghiên cứu tiếng Việt chủ yếu là người Pháp, nhưng đă dần dần xuất hiện những tên tuổi người Việt. Đó là Trương Vĩnh Kí, Truơng Vĩnh Tống, Húnh Tịnh Của, Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước, Lên Văn Hoè, Lê Văn Nựu, Lê Ngọc Vượng, Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ và Phạm Duy Khiêm. Đến giai đoạn hiện đại th́ lực lượng nghiên cứu tiếng Việt chủ yếu là người Việt. Chỉ kể sô người nghiên cứu tiếng Việt ở trong nước th́ đă có vài trăm. Các b́nh diện nghiên cứu tiếng Việt được mở rộng và đi sâu cho nên trong thực tiễn đă h́nh thành một số chuyên gia về các lĩnh vực.
Nói đến ngữ âm học tiếng Việt, người ta nhắc đến Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Hồng, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Phan Cảnh, Đinh Lê Thư, Hoàng Cao Cương, Phạm Hữu Lai, Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng,...
Nói đến từ vựng–ngữ nghĩa tiếng Việt, người ta nhắc đến Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Đức Dương, Nguyễn Đức Tồn, Phạm Hùng Việt, Hà Quang Năng, Chu Bích Thu, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Như Ư,...
Nói đến từ điển học tiếng Việt, người ta nhắc đến Húnh Tịnh Paulus Của, nhóm Khai trí Tiến Đức, Đào Duy Anh, Đào Văn Tập, Thanh Nghị, Văn Tân, Hoàng Phê, Lê Văn Đức, Bửu Kế, Lê Ngọc Trụ, Lê Khả Kế, Nguyễn Như Ư, Dương Ḱ Đức, Vũ Quang Hào,...
Nói đến ngữ pháp tiếng Việt, người ta nhắc đến Trương Vĩnh Kí, Trương Vĩnh Tống, Vương Trà Ngân, Lê Văn Nựu, Lê Văn Hoè, Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm, Lê Văn Lí, Phan Khôi, Nguyễn Lân, Trương Văn Ch́nh, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Đ́nh Hoà, Hoàng Tuệ, Hồ Lê, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Hữu Quỳnh, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Cao Đàm, Bùi Minh Toán, Phan Thiều, Đinh Văn Đức, Bùi Khánh Thế, Nguyễn Minh Thuyết, Lê Cận, Diệp Quang Ban, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Anh Quế, Nguyễn Lai, Trần Ngọc Ninh, Hoàng Văn Thung, Lê Biên, Lê Xuân Thại, Hoàng Văn Vân,...
Nói đến việc nghiên cứu chữ Nôm, chữ quốc ngữ, phải kể đến Đào Duy Anh, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Triệu Luật, Thanh Lăng, Nguyễn Khắc Xuyên, Hoàng Phê, Đỗ Quang Chính, Vũ Trọng Kính, Lê Văn Quán, Nguyễn Ngọc San,...
Nói đến việc nghiên cứu phong cách học tiếng Việt, phải kể đến Đinh Trọng Lạc, Cù Đ́nh Tú, Phan Ngọc, Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Phan Cảnh, Hoàng Trọng Phiến, Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Hữu Đạt, Nguyễn Nguyên Trứ, Đào Thản,...
Nói đến việc nghiên cứu dụng học Việt ngữ, phải kể đến Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Quang, Lê Đông,...
Nói đến phân tích diễn ngôn, phải kể đến Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Thị Việt Thanh, Nguyễn Hoà, Trịnh Sâm,...
Nói đến việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt và phương ngôn, phải kể đến Nguyễn Tài Cẩn, Vương Lộc, Hoàng Thị Châu, Phạm Đức Dương, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Văn Tài, Vơ Xuân Trang, Trần Trí Dơi, Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Ngọc San, Nguyễn Văn Ái,...
Nói đến việc nghiên cứu ngôn ngữ học xă hội tiếng Việt, phải kể đến Hoàng Tuệ, Nguyễn Như Ư, Nguyễn Văn Khang, Vũ Thanh Hương,...
Nói đến việc nghiên cứu tâm lí ngôn ngữ học tiếng Việt, phải kể đến Lí Toàn Thắng, Nguyễn Đức Tồn, Bùi Đ́nh Mĩ,...
Nói đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em Việt Nam, phải kể đến Đoàn Thiện Thuật, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Huy Cẩn, Lưu Thị Lan,...
Nói đến ngôn ngữ học đối chiếu, phải kể đến Lê Quang Thiêm, Nguyễn Văn Chiến, Lê Hùng Chiến,...
Sự h́nh thành và phát triển của ngành Việt ngữ học là cả một quá tŕnh lịch sử. Trước Cách mạng Tháng Tám và cả trong kháng chiến chống Pháp, việc nghiên cứu tiếng Việt chỉ mang tính chất nghiệp dư: các nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà khoa học, nhà chính trị,... trong quá tŕnh hoạt động của ḿnh, đă kết hợp nghiên cứu tiếng Việt, chứ đó không phải là nhiệm vụ chính của họ. Phải đến sau Hiệp định Geneva năm 1954, với sự thành lập các trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam, th́ bộ môn Việt ngữ học mới thực sự h́nh thành và được giảng dạy ở các trường đại học. Từ đây, việc nghiên cứu tiếng Việt dần dần mang tính chuyên nghiệp. Đội ngũ các nhà Việt ngữ học hiện nay được đào tạo sâu về chuyên môn, hầu hết có bằng cử nhân, thạc sĩ thậm chí tiến sĩ về ngôn ngữ học. Nhiều vị đă được nhà nước Nhà nước phong chức danh giáo sư, phó giáo sư ngôn ngữ học. Các giáo sư Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hăn, Nguyễn Tài Cẩn đă được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Các giáo sư Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu,... đă được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước. Đó là niềm vinh dự lớn cho toàn giới ngôn ngữ học.
Theo Nguyễn Thiện Giáp. Lược sử Việt ngữ học (tập 1). Nxb Giáo dục, H., 2005, trang 66–73
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.