MINH THỊ
NGƯỜI QUỐC GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.
NGƯỜI QUỐC GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎֎
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008
֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009
֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009
֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009
֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010
֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010
֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010
֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011
֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011
֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011
֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012
֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014
֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015
֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016
֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016
֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016
֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017
֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017
֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Giáo Hội La Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật
֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt
֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu Lụt Miền Trung
v WhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
v Federal Register vCongr Record vCBO
v US Gov vCongressional Record vPBS
v C-SPAN v VideosLibrary vNational Pri Project
v JudicialWatch vReuter vAP vWorld Tribune
v RealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost
v MediaMattersvSourceIntelvFRUSvIntelnews
v GlobalSecvGlobalIntelvEnergyvArchive
v NationalReviewv Hill v Dailly vStateNation
v Infowar vTownHall vCommieblaster vExaminer
v MediaBiasFactCheck vFactReport vPolitiFact
v MediaFactCheck v FactCheck v Snopes
v OpenSecret v SunlightFoundation vVeteran
v New World Order vIlluminatti News vGlobalElite
v New Max v CNSv Daily Storm v ForeignPolicy
v Observe v American Progress vFair vCity
v Guardian vPolitical Insider vLaw vMedia
v RamussenvWikileaksvFederalistvHistory
v The Online Books vBreibart vInterceipt
v AmericanFreePress vPoliticoMagvAtlantic
v National Public Radio vForeignTrade vSlate
v CNBC vFoxvFoxAtl vOAN vCBS vCNN
v Federation of American Scientist v Millenium
v Propublica vInter Investigate vIntelligent Media
v Russia Newsv Tass Defense vRussia Militaty
v Science&Technology vACLU Ten v Gateway
v Open Culture v Syndicate v Capital Research
v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông
v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia
v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển BKVN
v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân
v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử
v Dấu Hiệu Thời Đại v Văn Hiến v Sách Hiếm
v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v Hợp Lưu
v Thư Viện Hoa Sen v Vatican? v Roman Catholic
v Khoa HọcTV v Đại Kỷ Nguyên v Đỉnh Sóng
v Viễn Đông v Người Việt v Việt Báo v Quán Văn
v Việt Thức v Việt List v Việt Mỹ v Xây Dựng
v Phi Dũng v Hoa Vô Ưu v ChúngTa v Eurasia
v Việt Tribune v Saigon Times USA v Thơ Trẻ
v Dân Việtv Việt Luận v Nam Úcv DĐ Người Dân
v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv
v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v Tấm Gương
v Lao Động vThanh Niên vTiền Phong
v Sai Gon Echo v Sài G̣n v Thế Giới
v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ v Ng T Dũng v Ba Sàm
v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc:
Hung Nô thời Hán
Tháng Mười 11, 2017
Hồ Bạch Thảo
Mục lục
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Hung Nô thời Hán
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Ngũ Hồ Thập Lục Quốc thời Tấn
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Trung Quốc phân chia nam bắc : nước Bắc Nguỵ [386-557]
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Trung Quốc thời phân chia nam bắc : nước Bắc Chu [557-581]
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: An Lộc Sơn, Sử Tư Minh dấy loạn đời Đường
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Khiết Đan
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Nước Kim
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Nguyên Mông
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Măn Thanh
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: V́ sao ngoại tộc cuối cùng thua bại bởi người Hán
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Qua sự giao thiệp với ngoại tộc, xác định Trung Quốc không phải là dân tộc anh hùng
Ngoại tộc dày xéo Trung Quốc không phải chỉ xảy ra trong một đời, cai trị Trung Quốc không phải chỉ có một thời; Trung Quốc hàng năm phải nạp cống, dâng gái đẹp cho họ cũng không phải chỉ xảy ra trong một lần. Ngoại tộc thắng Trung Quốc nhờ vơ công, nhưng cuối cùng thua họ bởi Hoa hoá. Định mệnh phải làm đối thủ với Trung Quốc, người Việt tacũng nên biết những chỗ hèn kém của của dân tộc này, để củng cố ḷng tự tin; lại càng phải t́m hiểu kỹ sở trường của họ để biết ḿnh biết người. Nhân dịch xong Tư liệu Việt sử trong Nhị Thập Ngũ Sử, nhận thấy lịch sử Trung Quốc như tấm áo phức tạp có nhiều mảnh; xâm lược Việt Nam là một mảnh;nhưng bị dày xéo bởi ngoại tộc cũng là một mảnh lớn, vậy xin t́m hiểu thêm để thấy rơ chân tướng của dân tộc này
I . Hung Nô thời Hán.
mac don (3)
Mặc Đốn
Vào năm 201 trước Công Nguyên [BC 201], có tin Hàn Tín tại Đại Đồng [Datong, tỉnh Sơn Tây] mưu phản, cấu kết với Hung Nô đánh thành Thái Nguyên; Hán Cao Tổ Lưu Bang bèn đích thân mang 32 vạn đại quân đến đánh Hung Nô. Hung Nô là một đế quốc thời cổ, do các bộ lạc du mục liên minh hợp thành, thành lập vào cuối thời Chiến Quốc đến đời Tần; trường kỳ xung đột,hoặc có khi hoà hoăn với Trung Quốc dưới thời Hán. Lănh thổ Hung Nô trung tâm tại vùng cao nguyên Mông Cổ, phía đông đến tỉnh Hắc Long giang hiện nay; phía nam xuống đến các tỉnh Hà Bắc, Sơn tây, và vùng Hà Khoá tức cực bắc sông Hoàng Hà; phía tây giới hạn tại núi Ha Nhĩ Thái Sơn thuộc tỉnh Tân Cương.
Trong cuộc giao tranh, khởi đầu quân Hán Cao Tổ thu được chiến thắng nhỏ tại Đồng Côn [huyện Thấm, Qinxian, Sơn Tây]. Tiếp tục đánh; Hung Nô dùng kế dụ địch bằng cách sử dụng quân yếu nhược từ từ rút lui, riêng dấu kín quân tinh nhuệ lại. Hán Cao Tổ khinh địch,mang đạo quân tiên phong tiếp tục bắc tiến, cuối cùng bị vây khốn tại thành Bạch Đăng, thuộc Đại Đồng. Đạo quân của Cao Tổ bị vây chặt 7 ngày 7 đêm, không liên lạc được với cánh quân phía sau. Nhắm thị uy, Hung Nô dùng kỵ binh vây 4 phía, phía tây dàn toàn ngựa trắng, phía đông dùng ngựa đen vằn trắng, phía bắc dùng ngựa đen tuyền, phía nam dùng ngựa hồng. Lâm vào bước đường cùng, Hán Cao Tổ phải sai Sứ giả đến hối lộ, hứa hàng năm nạp cống, Hung Nô bèn mở một góc thành, cho rút. Mong tránh áp lực thêm, Cao Tổ đem Công chúa gả cho Hung Nô làm thê thiếp, hàng năm dâng cống tơ lụa, rượu, phẩm vật, xin kết làm anh em; nhờ vậy t́nh h́nh mới bớt căng thẳng.
Cuộc chiến thảm khốc tại thành Bạch Đăng, gây cảm xúc cho thi sĩ Lư Bạch đời Đường với những vần thơ bất hủ như sau:
…Hán hạ Bạch Đăng đạo,
Hồ khuy Thanh Hải loan.
Cổ lai chinh chiến địa,
Bất kiến kỷ nhân hoàn….
漢下白登道,
胡窺青海灣。
由來征戰地,
不見有人還。
(Quân Hán xuống Bạch Đăng đạo,
Rợ Hồ ḍm ngó Thanh Hải loan.
Xưa nay những người nơi chiến trường,
Không thấy mấy ai được trở về.)
Dưới thời Hán Huệ Đế [_194-_188], Lữ Hậu [_187-_180], Hung Nô càng thêm kiêu ngạo; nhân Hán Cao Tổ mới mất, dám viết thư cho Lữ Hậu với lời lẽ thô tục như sau:
“Cô Phẫn là vua, vốn sinh nơi ao hồ, lớn lên nơi thảo nguyên nuôi trâu ngựa, mấy lần đến biên cảnh, trong ḷng muốn du lịch Trung Quốc. Nay Bệ hạ cô đơn, Cô Phẫn cũng sống một ḿnh, cả hai vua đều không sướng, không biết lấy ǵ để vui; muốn lấy cái có, để bù vào cái không!”
mac don (1)
Lữ Hậu
Lữ Hậu rất giận, muốn sai quân đi đánh. Phàn Khoái t́nh nguyện mang 10 vạn quân đi. Lữ Hậu đem việc này ra hỏi Lang trung Quí Bố, Bố tâu rằng:
“ Khoái lừa vua, đáng đem ra mà chém. Trước đây Cao Tổ mang 32 vạn quân, bị vây khốn, Khoái không giúp giải vây được; trong dân c̣n có lời ca rằng: “Quân lính dưới thành thực khổ, 7 ngày không ăn, không c̣n sức dương cung để bắn.” Tiếng ca bi thương c̣n chưa dứt, mà Khoái dám đưa lời nói láo rằng có thể mang 10 vạn quân hoành hành, thực là man trá. Vả lại bọn Di Địch Hung Nô cũng giống như cầm thú, chúng nói lời tốt cũng không đáng mừng, nói lời xấu cũng không đáng ghét giận.”
Lữ Hậu nói:
-“Phải”
Rồi đành chịu nhịn Hung Nô. (1)
Chú thích:
Hán Thư, Quyển 94 thượng.
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc:
Ngũ Hồ Thập Lục Quốc thời Tấn
Thời Tây Tấn [265-316], triều Tấn thống nhất Trung Quốc, đóng đô tại Lạc Dương ; Ngũ Hồ cư ngụ tại phía bắc và tây biên thuỳ, đối với vương triều Tấn, vị trí ở thế bao vây nửa bên trên. Do Tấn triều hủ bại, quan lại tham ô tàn độc, gây cuộc nội loạn 8 Vương tranh giành xâu xé [Bát Vương loạn 291-306] ; thừa dịp 5 dân tộc Hồ rầm rộ khởi binh, sử gọi là Ngũ Hồ Loạn Hoa, mở đầu cho thời đại hỗn loạn mệnh danh Ngũ Hồ Thập Lục Quốc.
Ngũ Hồ Thập Lục Quốc khởi đầu năm 304, khi Lưu Uyên thành lập nước Hán Triệu, Lư Hùng lập nước Thành Hán ; rồi kết thúc năm 439 lúc nước Bắc Nguỵ diệt Bắc Lương. Phạm vi phía bắc lên đến vùng sa mạc Hoa Bắc, phía nam đến lưu vực sông Hoài tỉnh Hà Nam, phía đông đến Liêu Đông, phía tây đến Tứ Xuyên cùng Tây Vức. Nhiều dân tộc vào làm chủ Trung Quốc ; chủ yếu có : Hung Nô, Yết, Tiên Ty, Đê ; gọi chung là Ngũ Hồ. Trong phạm vi nêu trên, những ngoại tộc này cùng lúc hoặc tiếp tục lập ra nhiều quốc gia ; sau đó nhân Sử gia Thôi Hồng thời Bắc Nguỵ thu thập sử liệu, chọn 16 nước tiêu biểu soạn bộ sách Thập Lục Quốc Xuân Thu, nên người đời sau gọi là 安祿山安祿山. 16 nước (5 Lương, 4 Yên, 3 Tần, 2 Triệu, 1 Thành Hán, 1 Hồ Hạ) gồm : Thành Hán, Tiền Triệu, Hậu Triệu, Tiền Lương, Tiền Yên, Tiền Tần, Hậu Yên, Hậu Tần, Tây Tần, Hậu Lương, Nam Lương, Tây Lương, Bắc Lương, Nam Yên, Bắc Yên, và Hồ Hạ. Nay tóm lược mỗi nước như sau :
34in6zk.jpg
1. Thành Hán, do Lư Hùng người dân tộc Đê mở nước năm 304. Dân tộc Đê từ thời Tần đến thời Tấn phân bố tại các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Tứ Xuyên ; ngoài Thành Hán ra, các vua Tiền Tần, Hậu Lương đều thuộc ḍng tộc Đê. Nước Thành Hán bàn cứ tại vùng Tứ Xuyên, và một phần Vân Nam, Quí Châu ; định đô tại Thành Đô, mất bởi nhà đông Tấn năm 347.
2. Tiền Triệu, do Lưu Uyên người gốc Hung Nô sáng nghiệp năm 304 ; khu vực thống trị tại các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam hiện nay. Bấy giờ nhà Tấn năm Quang Hy thứ nhất [306], vua Huệ Đế mất, Tư Mă Sí kế vị, niên hiệu Vĩnh Gia ; Lưu Uyên sai bọn Thạch Lặc mang binh xâm lăng phương nam, mấy lần đánh phá quân Tấn, thế lực Tiền Triệu càng thêm hùng mạnh. Năm 311, thời Lưu Thông nối ngôi, lại sai bọn Thạch Lặc mang quân đánh Tấn, diệt 10 vạn quân Tấn tại B́nh Thành [Hà Nam], rồi đánh vào kinh đô Lạc Dương, bắt vua Hoài Đế ; giết Vương, Công, sĩ, dân hơn 2 vạn người ; sử gọi là “ Vĩnh Gia chi loạn ”. Sau loạn này, tập đoàn thống trị nhà Tấn di cư xuống phương nam, đóng đô tại Nam Kinh, kiến lập nhà Đông Tấn. Tiền Triệu truyền qua 4 đời vua, năm 329 bị Hậu Triệu Thạch Lặc diệt.
3. Hậu Triệu do Thạch Lặc, người dân tộc Yết, sáng nghiệp năm 319. Dân tộc Yết tồn tại không lâu trong lịch sử Trung Quốc ; nó là một chi nhánh của Hung Nô, cuối cùng lớn mạnh, tiêu diệt Hung Nô. Thạch Lặc xuất thân là bộ hạ nhà Tiền Triệu, năm 319 tự xưng là Triệu Vương, năm 329 tiêu diệt Tiền Triệu. Thời cực thịnh chiếm cứ vùng đất thuộc các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Thiểm Tây, Giang Tô, An Huy, Cam Túc, Hồ Bắc, Liêu Ninh ; lập đô tại Tương Quốc [Hà Bắc] rồi dời đến Nghiệp [Hà Bắc]. Năm 351 bị Nhiễm Nguỵ diệt.
4. Tiền Lương : sau loạn Bát Vương [291-306] Lương Vương Trương Quỹ tiếp tục giữ lănh thổ, rồi truyền cho con cháu. Tuy chịu phong bởi nhà Đông Tấn, nhưng hai bên xa cách đến hàng vạn dặm, nên thực chất là chính quyền cát cứ. Tiền Lương thống trị khu vực thuộc các tỉnh Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương ; định đô tại Cô Tang thuộc Cam Túc. Năm 376 bị Thiên vương Phù Kiên nhà Tiền Tần mang 13 vạn quân kỵ, bộ tấn công, Tiền Lương diệt vong.
5. Tiền Yên do Mộ Dung Hoàng Quang người Tiên Ty sáng nghiệp năm 337. Tiên Ty khởi nguồn từ bộ tộc Đông Hồ, phân bố tại cao nguyên Mông Cổ, phía bắc Trung Quốc. Thời Tần Hán bị Hung Nô Mạo Đồn đánh bại, bèn chia làm 2 bộ phận rút lui đóng tại các núi Ô Hoàn và Tiên Ty, rồi lấy tên núi thành tên bộ tộc. Nước Tiền Yên thống trị khu vực Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, An Huy, Giang Tô. Định đô tại Long Thành thuộc tỉnh Liêu Ninh, rồi dời đến Nghiệp tại Hà Bắc ; năm 370 bị diệt bởi Tiền Tần Phù Kiên.
6. Tiền Tần do Phù Kiện, dân tộc Đê, sáng nghiệp năm 351 ; thống trị vùng đất rộng lớn phía bắc sông Dương Tử gồm các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Liêu Ninh, An Huy, Giang Tô, Tứ Xuyên, Quí Châu, Hồ Bắc ; định đô tại Trường An [Thiểm Tây]. Đến đời Thế tổ Phù Kiên, mở mang phương nam đối đầu với nhà Đông Tấn ; năm 383 giao chiến tại trận Ph́ Thuỷ [đông nam huyện Thọ, tỉnh An Huy], bị thảm bại. Trong trận này 8 vạn quân Đông Tấn do Tạ An chỉ huy, đă chiến thắng hơn 80 vạn quân Tiền Tần do Phù Kiên đích thân chỉ huy. Năm 385, Phù Kiên bị Diêu Trướng giết, Tiền Tần diệt ; Diêu Trướng lập nên nhà Hậu Tần.
7. Hậu Yên do Mô Dung Thuỳ, dân tộc Tiên Ty, sáng nghiệp năm 384 ; định đô tại Trung Sơn [Định Châu, Hà Bắc], thống trị khu vực thuộc các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam. Bị Bắc Yên diệt năm 407.
8. Hậu Tần : Sau khi Phù Kiên thất bại tại trận Ph́ Thuỷ trở về kinh đô Trường An. Một quí tộc thuộc bộ tộc Khương 2 tên Diêu Trướng xưng Vương tại Bắc Địa [huyện Phú B́nh, Thiểm Tây] ; năm 385 giết Phù Kiên, chiếm kinh đô Trường An rồi định đô tại nơi này ; quốc hiệu là Đại Tần, sử gọi là Hậu Tần. Khu vực thống trị gồm các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam. Truyền đến đời Diêu Hoằng, năm 417 bị tướng nhà Đông Tấn là Lưu Dụ [sau lên ngôi vua, tức Tống Vũ Đế] diệt.
-9. Tây Tần do Khuất Phục Quốc Nhân, người Tiên Ty, sáng nghiệp năm 385. Quốc Nhân nguyên là Trấn Tây Tướng quân, dưới quyền Phù Kiên. Sau khi Phù Kiên bại trận tại Ph́ Thuỷ, bèn tự chủ cát cứ, định đô tại Kim Thành [Lan Châu, Cam Túc], thống trị phía đông Cam Túc. Đến đời Khuất Phục Mộ Mạt kế vị, rút lui về Nam An [Cam Túc] bị quân nước Hạ vây, Mộ Mạt ra hàng, nước bị diệt năm 431.
10. Hậu Lương do Lữ Quang người Đê dựng nước năm 386. Lữ Quang là tướng lănh nhà Tây Tấn, từng lập công lớn tại Tây Vức. Sau trận Ph́ Thuỷ, Phù Kiên bị giết ; Lữ Quang vào chiếm Lương Châu, thiết lập Hậu Lương đóng đô tại Cô Tang [Vũ Uy, Cam Túc]. Thống trị vùng Tân Cương, Cam Túc. Đến đời thứ 4, Lữ Long thế suy ; lại bị các nước Nam Lương, Bắc Lương, Hậu Tần liên tiếp xâm bức ; Lữ Long bèn hàng nhà Hậu Tần, nước mất năm 403.
11. Nam Lương do Ngốc Phát Ô Cô người Tiên Ty sáng nghiệp năm 397 ; định đô tại Cô Tang [Vũ Uy, Cam Túc], thống trị vùng đất Cam Túc, Tân Cương. Năm 414 hàng nhà Tây Tần, nước bị diệt.
12. Tây Lương do Lư Cảo dân tộc Hán sang nghiệp năm 400 ; định đô tại Đôn Hoàng, thống trị phía nam Cam Túc. Đến đời cháu là Lư Tuân bị nước Bắc Lương diệt năm 421.
13. Bắc Lương do Mông Tốn dân tộc Hung Nô sáng nghiệp năm 397; định đô tại Trường Dịch [Cam Túc]. Thống trị vùng Cam Túc, Tân Cương; năm 439 bị Bắc Nguỵ diệt.
14. Nam Yên do Mộ Dung Đức dân tộc Tiên Ty sáng nghiệp năm 398 ; định đô tại Quảng Cố [Thanh Chu, Sơn Đông]. Thống trị vùng Sơn Đông, Hà Nam. Năm 405 Mộ Dung Đức mất, con người anh là Mộ Dung Siêu nối ngôi. Năm 409 Lưu Dụ tướng nhà Đông Tấn bắc phạt; bắt được Siêu đem giết, nước Nam Yên bị diệt.
15. Bắc Yên do Mộ Dung Cao Vân dân tộc Tiên Ty giành chính quyền Từ Hậu Yên năm 407, định đô tại Hoà Long [Liêu Ninh]. Thống trị khu vực Hà Bắc, Liêu Ninh ; năm 436 bị Bắc Nguỵ đánh, thế không chống cự nổi nên vua tôi chạy trốn sang Cao Ly, nước Bắc Yên mất.
16. Hồ Hạ do Hách Liên Bột Bột dân tộc Hung Nô sáng nghiệp năm 407, định đô tại Thống Vạn [Thiểm Tây] ; ngự trị vùng Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông Cổ. Đến đời con Hách Liên Xương bị Bắc Nguỵ đuổi xuống Thượng Bang [Thiên Thuỷ, Cam Túc] phương nam, rồi đến năm 428 Bắc Nguỵ vây hăm Thượng Bang, Liên Xương bị bắt. Riêng em là Hách Liên Định chạy đến B́nh Lương [Cam Túc], tự xưng là Hoàng đế nước Hạ, bị nước Thổ Cốc Hồn 3bắt năm 439 rồi trao cho Bắc Nguỵ
Chú thích:
1 Hán Thư, Quyển 94 thượng.
2 Dân tộc Khương : là một dân tộc sống lâu đời tại vùng Tứ Xuyên, hiện nay dân số khoảng 30 vạn người.
3 Thổ Cốc Hồn là bộ tộc vừa là tên nước tại vùng tây bắc Trung Quốc từ thời Tây Tấn đến Đường [313-663], vốn là một chi Tiên Ty, ḍng Mộ Dung.
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc:
Trung Quốc phân chia nam bắc : nước Bắc Nguỵ [386-557]
Sau thời 16 nước Ngũ Hồ loạn Hoa, đến lượt Thác Bạt Khuê người gốc Tiên Ty kiến lập chính quyền Bắc Nguỵ ; đây là chính quyền phương bắc đầu tiên thời Nam Bắc triều. Bộ tộc Thác Bạt Tiên Ty nguyên lai cư trú tại Hắc Long Giang ngày nay, chuyên về du mục. Sau đó di cư đến vùng Nội Mông Cổ, rồi xuống phương nam. Đến năm 315, Thác Bạt Kỳ Lô giúp nhà Tây Tấn đánh Hung Nô, nên được phong Vương đất Đại, rồi lập thành nước. Năm 376, Phù Kiên nước Tiền Tần tấn công, Đại bị diệt vong.
Sau khi thất bại trận Ph́ Thuỷ, Tiền Tần suy sụp, kế đó Phù Kiên bị giết ; lợi dụng t́nh thế này, vào năm 386 Thác Bạt Khuê khôi phục nước Đại ; rồi dời đô đến Thịnh Lạc [nay thuộc Nội Mông Cổ], đổi quốc hiệu là Nguỵ, sử gọi là Bắc Nguỵ. Bắc Nguỵ làm cuộc chiến tranh thống nhất miền bắc Trung Quốc vào giai đoạn cuối Ngũ Hồ Thập Lục Quốc. Bấy giờ các nước cát cứ không ngừng phân tranh, đương đầu với nhiều đối thủ, t́nh thế phức tạp đa biến ; tuy nhiên lănh tụ Bắc Nguỵ biết xét thời độ thế, xác định các mục tiêu ưu tiên trước sau cần đả kích, dùng chiến lược chiến thuật linh động, đạt được mục đích cuối cùng. Sau đây là những chiến công nổi bật giúp Bắc Nguỵ điện định phương bắc :
* Chinh phục Hậu Yên, mở đường xuống phương nam
Hậu Yên thống trị khu vực thuộc các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam ngày nay. Bắc Nguỵ năm Đăng Quốc thứ 10 [395], Hậu Yên mang quân xâm lăng. Thác Bạt Khuê thấy quân Hậu Yên cậy mạnh khinh địch, bèn từ từ rút lui, đợi lúc địch quân mỏi mệt mới bắt đầu phản kích, thu chiến thắng lớn tại Tham Hợp Pha [Lương Thành, Nội Mông Cổ], tiêu diệt 4, 5 vạn quân Hậu Yên. Nhờ đó cải biến tương quan lực lượng, Bắc Nguỵ bắt đầu ḍm ngó Trung Nguyên.
Năm 396 Thác Bạt Khuê thừa thắng tiến đánh, đích thân mang 40 vạn quân khắc phục thành Tấn Dương [Thái Nguyên, Sơn Tây]. Tiếp tục đánh tan các thành tại phía đông, tháng 11 Thác Bạt Khuê vây đánh kinh đô Hậu Yên tại Trung Sơn. Hậu Yên Cao Dương Vương Mộ Dung Long cố thủ Trung Sơn [Định Châu, Hà Bắc], đốc suất quân ra sức chống cự, đánh lui quân Bắc Nguỵ mấy lần tấn công, khiến quân Nguỵ thương vong nhiều. Thác Bạt Khuê thấy thành Trung Sơn kiên cố pḥng thủ nghiêm nhặt, bèn mang quân xuống phương nam công hăm Tín Đô ; kế tiếp đến Nghiệp Thành [Hà Bắc] tấn công mấy lần nhưng không hạ được, bèn tạm thời rút về đóng tại Dương Thành. Bấy giờ trong nước Bắc Nguỵ có nội biến, Thác Bạt Khuê hay tin, định mang quân về dẹp nội loạn, nhưng sợ quân Hậu Yên đánh sau lưng ; do đó cho Sứ giả đến giảng hoà, xin đưa em làm con tin. Vua nước Yên Mộ Dung Bảo nghe tin nội bộ nước Nguỵ có loạn nên không hứa ; bèn điều bộ binh 12 vạn, kỵ binh hơn 3 vạn, chặn tại phía bắc sông Hô Đà Hà [Sơn Tây], đ̣i Vương Thác Bạt Khuê quyết chiến. Thác Bạt Khuê cầu hoà không thành, nổi giận ứng chiến. Mấy ngày sau mang quân lên phía bắc, đặt doanh trại tại phía nam sông Hô Đà Hà. Mộ Dung Bảo chủ trương ra tay trước để chế ngự, chọn lúc quân Bắc Nguỵ trú chân chưa ổn, bèn mang tinh binh đang đêm đột kích. Quân Hậu Yên sử dụng hoả công đốt trại, tạo yếu tố bất ngờ. Bấy giờ Thác Bạt Khuê đang ngủ, bèn choàng tỉnh dậy, chân trần chạy đến chỗ tập trung quân, đánh trống liên hồi. Phía quân Yên nghe tiếng trống, chiêng nổi lên, không biết lư do ǵ ; cho rằng đă trúng phục kích, trở nên kinh hoàng đại loạn, tự dày xéo chém giết lẫn nhau. Quân Bắc Nguỵ nghe tiếng trống bèn tập hợp nhanh, Thác Bạt Khuê ra lệnh bộ binh vừa đánh vừa đốt đuốc sáng rực, kỵ binh xung kích mănh liệt. Quân Yên bốn phía đều gặp địch, lại bị kỵ binh dày xéo, tử thương trầm trọng. Mộ Dung Bảo chỉ c̣n cách thu thập tàn quân, vượt sông chạy lên phía bắc ; quân Bắc Nguỵ tinh thần cao, đuổi bén gót không tha. Lúc bấy giờ vào chiều tối, gió tuyết nổi lên, quân Yên rét lạnh phải vượt sông, gối đầu nhau chết cóng. Mộ Dung Bảo lo giữ mạng sống, bỏ đại quân, mang 2 vạn kỵ binh thoát hiểm. Quân Bắc Nguỵ suốt ngày đêm truy kích, đuổi đến kinh đô Trung Sơn. Trong thành, viên Thượng thư lang Mộ Dung Hạo mưu giết Yên Vương Mộ Dung Bảo không thành, bèn giết quân gác cửa ra hàng. Mộ Dung Bảo biết thành Trung Sơn không thể giữ được, mang 1 vạn quân kỵ vượt trùng vây, đến Long Thành [Triều Dương thị, Liêu Ninh]. Tháng 10 ngày Giáp Thân [397] quốc đô Trung Sơn phồn hoa bị Bắc Nguỵ chiếm, nước Hậu Yên trên đà sụp đổ.
* Củng cố nội bộ và lo mở nước
Năm Thiên Hưng thứ nhất [398] Thác Bạt Khuê dời đô đến B́nh Thành [Đại Đồng, Sơn Tây], xưng Đế thuỵ hiệu là Vũ Đạo Đế. Sau khi đánh bại Hậu Yên, tiến vào Trung Nguyên, bắt đầu từ bỏ du mục, cổ vũ nông nghiệp, tiến hành Hán hoá. Trong ṿng mấy năm, Bắc Nguỵ một mặt củng cố nội bộ, một mặt lo mở nước. Hướng phía bắc, đánh Nhu Nhiên, một nhánh thuộc bộ tộc Hung Nô. Lại vươn sang phía Tây, diệt hơn 3 vạn quân Hậu Tần tại Trà Bích [Tương Bồn, Sơn Tây].
Năm Vĩnh Hưng thứ nhất [409], nội bộ gia tộc có chính biến, Thác Bạt Khuê bị giết năm 39 tuổi, con là Thác Bạt Tự lên thay thuỵ hiệu là Minh Đế. Năm Thái Thường thứ 7 [422] Minh Đế thừa dịp vua Tống Lưu Dụ bệnh mới mất, bèn mang đại quân làm cuộc tấn công lớn dọc lưu vực sông Hoàng Hà, chiếm các trọng điểm phía nam như Hổ Lao [Vinh Dương, Hà Nam], cố đô Lạc Dương, Hoạt Thai [Hoạt huyện, Hà Nam]. Do quân Tống nam triều cương quyết đề kháng, nên quân Bắc Nguỵ phải trả giá với thương vong cao.
Năm Thái Thường thứ 8 [423] Thác Bạt Tự chết, Thác Bạt Đảo kế vị, thuỵ hiệu Thái Vũ Đế. Lúc bấy giờ tại phương bắc c̣n tồn tại một số nước thuộc Thập Lục Quốc như Đại Hạ, Bắc Lương, Tây Tần, Bắc Yên, và bộ tộc Nhu Nhiên thường quấy rối tại phương bắc ; Thác Bạt Đảo hùng tài đại lược, thông hiểu binh pháp, lâm trận dơng mạnh, nên đă lần lượt tiêu diệt được phần lớn các thế lực nêu trên.
Đánh bại nước Hạ
Nước Hạ thuộc bộ tộc Hung Nô, thống trị vùng Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông Cổ. Vào các năm Thuỷ Quang thứ 3, thứ 4 [426-427] thừa dịp Hoàng đế nước Hạ Hách Liên Bộ Bột mới mất, các Hoàng tử tranh ngôi, vua Bắc Nguỵ mang quân đến đánh. Quân 2 lần xâm phạm thành Thống Vạn [Thiểm Tây], lần sau vua Bắc Nguỵ Thác Bạt Đảo làm kế dụ địch, đem một ít kỵ binh đến dưới chân thành, không có bộ binh tháp tùng. Vua nước Hạ, Hách Liên Xương mới lập, thấy quân Nguỵ ít bèn mang kỵ binh ra đuổi đánh ; bị phục kích chặn phía sau, không kịp vào thành, bèn chạy đến Thượng Bang [Thiên Thuỷ, Cam Túc], sau đó bị bắt. Quân Bắc Nguỵ xông vào thành Thống Vạn, bắt Vương, Công, cung nữ hàng vạn ; tịch thu 50 vạn ngựa, trâu dê hàng ngàn vạn, c̣n đồ trân quí không kể xiết.
Riêng người em là Hách Liên Định, rút về B́nh Lương [Cam Túc] lên ngôi vua, bị Tiên Ty Thổ Cốc Hồn bắt năm 439 rồi trao cho Bắc Nguỵ.
* Đại phá Nhu Nhiên
Bắc Nguỵ năm Thuỷ Quang thứ nhất [424], Khả hăn Nhu Nhiên Đại Đàn nghe tin vua Bắc Nguỵ Thác Bạt Tự mất, bèn mang 6 vạn kỵ binh đến đánh chiếm kinh đô cũ Thịnh Lạc và bao vây thành Vân Trung [Nội Mông]. Vua kế vị Thác Bạt Đảo mới 16 tuổi mang quân đến vùng Hà Khoá tại cực bắc sông Hoàng Hà bảo vệ Trường thành, chống Nhu Nhiên xâm nhập. Sau khi củng cố biên giới, bèn mang 2 vạn kỵ binh đi cứu Vân Trung. Quân Nhu Nhiên cậy đông, bao vây trùng điệp, tuy nhiên Hoàng đế Bắc Nguỵ Thác Bạt Đảo, tuổi trẻ quả cảm “ lâm địch cùng sĩ tốt dưới lằn tên mũi giáo, tuy hai bên quân lính tử thương, thần sắc vẫn xem thường ” đă cổ vũ ḷng quân, khiến Nhu Nhiên 2 lần tấn công bị thất bại, tướng bị giết; cuối cùng hỗn loạn chạy trốn. Năm sau vào tháng 10, đại quân Bắc Nguỵ chia làm 5 đạo vượt sa mạc lớn chinh thảo, Nhu Nhiên kinh hăi chạy lên phía bắc.
Vào năm Thần Lộc Gia thứ 2 [429] sau khi đánh dẹp nước Hạ, chiếm kinh đô Thống Vạn, vua Bắc Nguỵ quyết định đánh Nhu Nhiên một lần nữa. Trận này quân Bắc Nguỵ chia làm 2 cánh đông tây ; cánh phía tây do Tư đồ Trường Tôn B́nh tiến theo hướng Đại Nga Sơn ; riêng nhà vua đích thân chỉ huy cánh quân phía đông theo hướng Hắc Sơn, hẹn đánh Nhu Nhiên tại Khả Hản Đ́nh [Kháp nhĩ Hoà Lâm, Mông Cổ]. Cánh quân phía đông gặp quân Nhu Nhiên dưới quyền Đại Đàn, bi đánh bất ngờ quân Đại Đàn tan vỡ, bỏ lều trại gia súc chạy trốn. Em Đại Đàn nghe tin anh bị đánh bèn mang quân đến cứu, bị Trường Tôn Hàn chặn đánh, giết mấy trăm cừ soái. Sau khi Đại bại Nhu Nhiên, uy phục cả bộ lạc Cao Xa miền bắc sa mạc, từ đó thế lực Nhu Nhiên suy giảm, ít khi dám quấy phá.
* Đánh chiếm Bắc Yên
Tháng 5/432 vua Bắc Nguỵ Thác Bạt Đảo chuẩn bị quân lương từ B́nh Thành [Đại Đồng, Sơn Tây], rồi xuất phát đi đánh nước Bắc Yên tại phía đông. Trước lực lượng hùng mạnh của đại quân Bắc Nguỵ, nên trên đường chinh phạt gặp sự chống cự không đáng kể. Tháng 8 quân đến dưới chân kinh thành Hoà Long [Liêu Ninh] ; vua Bắc Yên không chịu đầu hàng, cho 3 vạn quân ra đánh, đều bị tiêu diệt. Cuối cùng vua Bắc Yên cùng bộ hạ chạy trốn sang Cao Ly, sau bị Cao Ly giết.
* Hàng phục Bắc Lương
Tháng 3 năm Thái Diên thứ 5 [439] vua Bắc Nguỵ sai Sứ đến Bắc Lương, nghe được lời vua Bắc Lương lặp lại lời nói sàm của Nhu Nhiên rằng :
“ Năm ngoái Bắc Nguỵ đánh ta bị đại bại, không chấn phục được.”
Vua Bắc Nguỵ giận Bắc Lương là nước phiên thuộc hai ḷng, bèn quyết định đánh Cô Tang [Vũ Uy, Cam Túc] kinh đô Bắc Lương. Quân Bắc Nguỵ xuất phát từ B́nh Thành [Đại Đồng, Sơn tây] ; dùng Nguyên Hạ làm hướng đạo. Nguyên Hạ là con vua Nam Lương, trước kia làm chủ thành Cô Tang, bị Bắc Lương chiếm. Nguyên Hạ tâu với vua Bắc Nguỵ Thác Bạt Đảo rằng :
“ Cạnh thành Cô Tang có 4 bộ lạc Tiên Ty, là dân của ông nội thần, xin khuyên chúng qui phụ.” Vua Nguỵ rất mừng.
Quân đến nơi, vua Bắc Lương một mặt cầu cứu Nhu Nhiên, một mặt sai em mang 1 vạn quân đánh phía nam thành ; nhưng quân Bắc Lương thế yếu tan vỡ. Vua Bắc Nguỵ sai sứ dụ vua Bắc Lương ra hàng, nhưng vua nước này c̣n chờ Nhu Nhiên đánh biên giới Nguỵ, rồi có thể quân Nguỵ phải rút về giữ nước, nên không chịu hàng. Phía Bắc Nguỵ, nhờ Nguyên Hạ phủ dụ hơn 3 vạn dân phụ cận thành theo, nên thế thêm mạnh, chuyên tâm đánh thành, tháng 9 cháu vua Bắc Lương ra hàng, thành tan ; đến lượt vua Bắc Lương cùng 5.000 người, cuối cùng xin hàng. Quân Bắc Nguỵ tiếp tục chiếm cứ các nơi như Trường Dịch [tỉnh lỵ Cam Túc], Lạc Đô [Hải Đông thị, Thanh Hải], Tửu Tuyền [Cam Túc].
* Nam Bắc triều đối lập, Bắc Nguỵ cải cách, rồi suy thoái diệt vong
Trải qua mấy triều đại cho đến đời Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo, Bắc Nguỵ diệt các nước Hạ, Bắc Yên, Bắc Lương để thống nhất phương bắc, trở thành nước đối lập với Nam Tống. Đến đời Hiến Văn Đế Hoàng Hưng năm thứ 3 [469] sai Chinh nam đại tướng quân Mộ Dung Bạch Diệu đánh chiếm thành Đông Dương của Nam Tống, thu phục vùng đất thuộc bán đảo Sơn Đông ngày nay.
Sau khi Thác Bạt Đảo mất, các vua như Thác Bạt Tuấn, Thác Bạt Hoằng, Thác Bạt Hoành tiếp tục lên ngôi, lần lượt thi hành cải cách, khiến cho nước này từ du mục đi vào kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt Mă Thái hậu người gốc Hán tộc, là Quí phi của Thác Bạt Tuấn, rất lưu tâm đến cải cách, có ảnh hưởng lớn đến hai vua sau. Nguyên do vị vua đầu tiên Thác Bạt Khuê ra luật lệ dă man rằng khi người con được chọn làm Thái tử, mẹ bị giết chết ; luật này nhắm ngăn chặn ngôi vua không truyền sang họ khác. Bởi vậy khi Thác Bạt Hoằng được chọn làm Thái tử th́ mẹ đẻ bị giết, Mă Thái Hậu làm dưỡng mẫu trực tiếp chăm sóc. Thác Bạt Hoằng lên ngôi vua tức Hiến Văn đế [466-471], chịu ảnh hưởng bà rất lớn ; và ngay cả người cháu là Thác Bạt Hoành, thuỵ hiệu Hiếu Văn đế [471-499], cũng chịu ảnh hưởng bà nhiều trong việc cải cách. Vấn đề cải cách ngoài việc quân điền ban hành năm 469, th́ những lănh vực khác phần nhiều liên quan đến Hán hoá như :
– Dời đô đến Lạc Dương : Hiếu Văn đế cho rằng đô cũ B́nh Thành [Đại Đồng, Sơn Tây] là đất dụng vơ, c̣n Lạc Dương là kinh đô danh tiếng trong lịch sử, sản vật giàu có, dân phong lưu ; tiện việc kinh lược khắp nước, khống chế trung nguyên ; nên năm Thái Hoà thứ 17 [493] lấy danh nghĩa đánh Nam triều, rồi dời đô đến Lạc Dương. Sau khi dời đô, ra lệnh ngoại trừ quan vơ dùng nhung phục, các quan văn và dân mặc Hán phục.
– Đổi sang họ Hán : Nguỵ Thư, Quan Thị Chí, ghi 118 họ dân tộc Hồ đổi sang họ Hán ; như họ tôn thất Thác Bạt đổi thành Nguyên [元], họ Độc Cô đổi thành Lưu [劉].
– Bỏ tiếng Tiên Ty, dùng Hán Ngữ ; nếu bắt gặp dùng chữ Tiên Ty bị giáng chức quan.
– Thông hôn : cổ vũ thông hôn với thế gia Hán tộc.
– Giáo dục : thờ Khổng Tử, tôn Nho học ; thiết lập nhà Thái Học.
Việc Hán hoá này khiến tinh thần thượng vơ của bộ tộc Tiên Ty Thác Bạt bị suy đồi, nội bộ chia rẽ. Thế lực phía nam sông Hoàng Hà vùng kinh đô Lạc Dương, Hán hoá, được nhiều ân sủng ; trong khi thế lực phía bắc vẫn giữ truyền thống cũ, th́ bị xem thường, do đó gây nên mối loạn 6 trấn sẽ tŕnh bày tại phần sau.
Đến đời vị vua thứ 8 Tuyên Vũ đế Nguyên Khác, lập con là Nguyên Hủ làm Thái tử, nhưng không theo lệ cũ giết mẹ Thái tử là Hồ Quí Tân. Nguyên Hủ lên ngôi tức Hiếu Minh đế, Hồ Quí Tân làm Hoàng thái hậu nắm hết quyền bính. Lúc bấy giờ phía bắc sông Hoàng Hà đặt 6 trấn với binh lực lớn, có nhiệm vụ ngăn chặn bộ tộc Nhu Nhiên xuống quấy phá. Binh lực 6 trấn phần lớn là Tiên Ty, vẫn giữ phong tục cũ ; không được đăi ngộ như đám quan quân tại Lạc Dương đă được Hán hoá. Trong t́nh trạng bất măn, lại nhân phía bắc sông Hoàng Hà bị thiên tai mất mùa, nên quân binh sáu trấn cùng dân nổi dậy. Năm 525, Hồ Thái hậu sai sứ mang lễ vật đút lót cho Nhu Nhiên, yêu cầu giúp Bắc Nguỵ b́nh loạn 6 trấn. Thủ lănh Nhu Nhiên mang 15 vạn quân đánh bại quân 6 trấn ; cùng lúc Bắc Nguỵ phái binh từ B́nh Thành đánh kẹp lên phía bắc. Bắc Nguỵ bắt được 20 vạn quân dân thuộc 6 trấn rồi cho đày trại 3 châu Doanh, Kư, Định [Hà Bắc].
Nhĩ Chu Vinh trong giai đoạn 6 trấn nổi loạn, trấn thủ Tấn Dương [Thái Nguyên,Sơn Tây] ; nhờ vào việc trấn áp 6 trấn, thế lực lớn mạnh, nắm rất nhiều hùng binh. Vào Năm Đại Thông thứ 2 [528] bè đảng của Hồ Thái hậu giết Hiếu Minh đế ; Nhĩ Chu Vinh mượn cơ hội phát binh công hăm kinh đô Lạc Dương, giết hơn 2.000 Vương, Công, Đại thần, đem Hồ Thái hậu cùng vua mới lập nhận ch́m tại bờ phía nam sông Hoàng Hà, sử gọi là “ Hà Âm chi biến ”. Nhĩ Chu Vinh lập Nguyên Tử Du lên làm vua, tức Hiếu Trang đế ; do cuộc biến Hà Âm [Vinh Dương thị, Hà Nam] bị dân Lạc Dương căm ghét, bèn trở về Tấn Dương.
Vua Hiếu Trang tại Lạc Dương gọi Nhĩ Chu Vinh đến yết kiến, rồi đem giết đi. Bộ hạ Nhĩ Chu Vinh bèn mang quân đến công hăm Lạc Dương, giết vua Hiếu Trang. Vào năm 531, có viên tướng Cao Hoan giữ Tín Đô [Hà Bắc] thanh ngôn dẹp tập đoàn Nhĩ Chu, mang quân đánh Lạc Dương, sau đó lập vua Hiếu Vũ đế. Cao Hoan sau khi đánh bại bộ hạ Nhĩ Chu, bèn trấn giữ Tấn Dương.
Hiếu Vũ đế không chịu làm bù nh́n cho Cao Hoan, bèn liên kết với trấn tướng Quan Trung [Thiểm Tây] Hạ Bạt Nhạc. Năm 534 Cao Hoan ra tay giết Hạ Bạt Nhạc ; Hiếu Vũ đế bèn cử Vu Văn Thái thay thế, cùng xuống chiếu kể tội Cao Hoan. Cao Hoan nghe tin bèn mang quân đánh Lạc Dương ; Hiếu Vũ đế đành phải chạy vào Trường An theo Vu Văn Thái. Chẳng bao lâu bị Vu Văn Thái giết, lập Nguyên Bảo Cự lên làm vua gọi là Tây Nguỵ Văn đế. Lúc này nước Bắc Nguỵ chia thành Đông Nguỵ và Tây Nguỵ, nhưng 2 triều này chỉ làm bù nh́n cho họ Cao và Vu Văn. Đông Nguỵ và Tây Nguỵ không duy tŕ được lâu, năm 550 con Cao Hoan là Cao Dương phế vua Đông Nguỵ lập nên Bắc Tề ; năm 557 con Vu Văn Thái là Vu Văn Giác phế vua Tây Nguỵ lập nước Bắc Chu ; nước Bắc Nguỵ chính thức diệt vong.
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc:
Trung Quốc thời phân chia nam bắc : nước Bắc Chu [557-581]
Bắc Chu do Vu Văn Thái người dân tộc Tiên Ty sáng nghiệp. Vào cuối thời Bắc Nguỵ, 6 trấn niổ loạn ; Vu Văn Thái là bộ hạ của viên trấn tướng Nhĩ Chu Vinh, theo Chu Vinh vào Quan Trung dẹp giặc. Sau đó làm việc dưới quyền Đại tướng Quan Trung Lũng Tây, Hạ Bạt Nhạc và được trọng dụng.
Bấy giờ quyền thần Cao Hoan khống chế kinh đô Lạc Dương thấy Hạ Bạt Nhạc ôm hai ḷng bèn sai quân Tần Châu giết đi ; sau khi Hạ Bạt Nhạc chết, các tướng lănh bèn ủng lập Vu Văn Thái lên làm Thống soái. Văn Thái bề mặt thần phục Cao Hoan, nhưng kỳ thực khống chế miền Quan Lũng. Sau khi Vũ đế nhà Bắc Nguỵ đánh dẹp Cao Hoan thất bại, bèn chạy vào Quan Trung nhờ sự bảo hộ của Vu Văn Thái. Chẳng bao lâu Vu Văn Thái giết Vũ đế, rồi lập Văn đế, dựng nước Tây Nguỵ [535]. Riêng Cao Hoan tại phương đông, sau khi Vũ đế chạy vào Quan Trung, bèn lập Hiếu Tĩnh đế, mang triều đ́nh dời đô đến Nghiệp Thành [Hà Bắc] lập nước Đông Nguỵ. Từ đó Bắc Nguỵ chia làm hai, Đông Nguỵ và Tây Nguỵ, thực tế do hai quyền thần Cao Hoan và Vu Văn Thái nắm giữ.
Nước Tây Nguỵ lúc mới thành lập, vị Hoàng đế mới chịu sự kiềm chế, để cho Văn Thái độc quyền nắm triều chính. Vũ Văn Thái quả cảm, giỏi dùng người, nên từng chiến thắng đại quân Đông Nguỵ 3 lần, rồi mang quân đánh chiếm miền Tứ Xuyên.
1. Đánh chiếm vùng Tứ Xuyên Giang Lăng
Nam triều đời Lương năm Thái Thanh thứ 3 [549] Hầu Cảnh nội loạn, chiếm Kiện Khang [Nam Kinh], phần lớn các quận thuộc bờ phía bắc miền hạ du sông Trường Giang đều bị Đông Nguỵ chiếm. Khu vực thượng và trung du sông Trường Giang do tôn thất nhà Lương cát cứ tự lập, lại dựa vào lực lượng Tây Nguỵ để tranh đoạt lẫn nhau. Nhạc Dương vương Tiêu Sát mang quân đánh Tương Đông vương Tiêu Dịch bị thua, bèn đầu thuận Tây Nguỵ, tự lập làm Lương vương. Năm 552 Hầu Cảnh bị diệt, cùng năm Tiêu Dịch xưng Đế tại Giang Lăng [Hồ Bắc], tức Lương Nguyên đế ; rồi yêu cầu Tây Nguỵ mang quân đánh chiếm hai châu Lương, Ích ; nhắm diệt trừ Vũ Lăng vương Tiêu Kỷ đang xưng đế tại Thành Đô ; Tây Nguỵ thừa cơ chiếm cứ Ích Châu.
Vào năm Thừa Thánh thứ 3 [544] Lương Nguyên đế sai sứ đ̣i Tây Nguỵ trả lại đất đă đánh chiếm được, lời nói ra vẻ ngạo mạn. Đại thừa tướng Tây Nguỵ Vu Văn Thái bèn sai các tướng như Trụ quốc Vu Cẩn, Trung Sơn công Vu Văn Hộ, Đại Tướng quân Dương Trung mang 5 vạn quân tiến công kinh đô Lương tại Giang Lăng. Tháng 10, quân Tây Nguỵ từ Trường An [Tây An, Hà Bắc] tiến tới Tương Dương [Hồ Bắc], Tiêu Sát mang quân tới trợ chiến. Lương Nguyên đế nghe tin, ra lệnh giới nghiêm, điều quân chống cự Tây Nguỵ. Tháng 11 quân Tây Nguỵ vượt sông Hán Thuỷ ; Vu Văn Hộ, Dương Trung được lệnh mang kỵ binh tinh nhuệ chặn trước tại Giang Tân, cắt con đường sông, khiến quân Lương pḥng thủ không c̣n đường rút, quân hạ du tăng viện cũng không vượt qua được. Vua Lương hạ lệnh chặn các điểm quan trọng tại Giang Lăng, chôn cọc gỗ tại ngoài thành. Đại quân của Vu Cẩn đến, ra lệnh bao vây xung quanh, cách tuyệt trong ngoài. Lúc bấy giờ quân Lương từ các nơi điều về chưa đến nơi, quân Tây Nguỵ từ nhiều phía đánh thành, lúc đầu cầm cự được, sau đó gặp sức tấn công mạnh, lại bị nội ứng trợ giúp nên vào được phía tây thành, chiếm thành ngoài. Lương Nguyên đế rút vào thành trong, chiều tối cho quan dưới quyền đốt 14 vạn quyển sách ; rồi ngày hôm sau ra hàng, sau đó bị giết. Tháng 12 Vu Cẩn mang quân khải hoàn, áp giải Vương, Công, dân chúng hàng vạn người đến Trường An. Tây Nguỵ lập Tiêu Sát làm Lương chúa ; sau đó cắt phần đất thượng du sông Trường Giang gồm các châu Kinh, Lương, Ung, Ích nhập vào lănh thổ Tây Nguỵ.
2. Thành lập nước Bắc Chu
Nhà Tây Nguỵ năm Cung đế thứ 3 [556] Vu Văn Thái mất, con trưởng Vu Văn Giác tập ấm chức An Định Quận công, Thái sư, Thái Trủng tể ; nhưng v́ c̣n nhỏ tuổi nên thực quyền nằm trong tay Vu Văn Hộ. Vu Văn Hộ là cháu Vu Văn Thái, lúc Văn Thái c̣n sống giữ chức Đại Tư mă, thụ phong Tấn Quốc công. Năm 557, sẵn quyền lực trong tay, Vu Văn Hộ bắt vua Cung Đế nhà Tây Nguỵ phải nhường ngôi cho Vu Văn Giác ; Giác xưng là Thiên vương, đặt tên nước là Bắc Chu.
Vu Văn Giác tuy c̣n nhỏ tuổi nhưng tính cương cường, bất măn bởi sự chuyên quyền của Vu Văn Hộ ; riêng các quan trong triều như Triệu Quí, Độc Cô Tín cũng tỏ ra bất phục, họ khuyên Vu Văn Giác diệt trừ Văn Hộ. Do vậy Vu Văn Giác chiêu tập một số vơ sĩ, bí mật luyện tập trong cung cách đánh bắt Văn Hộ. Không may sự việc bị tiết lộ, Văn Hộ ra tay khống chế, bắt giết Triệu Quí, băi chức quan của Độc Cô Tín, rồi sau đó đem giết ; riêng Vu Văn Giác cũng bị truất phế vào năm 559, rồi cũng bị giết.
Sau sự việc này, Vu Văn Hộ tự thăng chức Đại Trủng tể [Thừa tướng], lập người con khác của Vu Văn Thái là Văn Dục lên làm vua, lấy hiệu Chu Minh đế. Văn Hộ thấy Vu Văn Dục nho nhă ôn hoà cho rằng nhu nhược không có năng lực chống đối ; nhưng khi lên ngôi th́ lộ ra vẻ thông minh tài cán. Vua được quần thần ủng hộ, lại lưu tâm đến việc phát triển kinh tế, nên uy vọng mỗi ngày một cao. Muốn thử ḷng vua, Vu Văn Hộ lên tiếng xin từ chức, đưa quân quyền trao cho vua ; không ngờ vua vin vào đó chấp nhận ngay. Sự việc này khiến Vu Văn Hộ lo sợ không yên tâm ; do đó vào năm 560 sai người bỏ thuốc độc vào thức ăn giết vua.
Sau đó Vũ Văn Hộ lập con thứ 4 của Văn Thái là Văn Ung lên ngôi tức vua Vũ đế, nhưng vẫn nắm thực quyền. Vũ Văn Hộ từ lâu chuyên quyền, phế lập mấy đời vua, lại kém vơ lược, mấy lần đánh Bắc Tề bị thua phải rút quân về, các con th́ tham ô tàn độc, nên uy tín ngày xuống thấp. Năm 572, vua Chu Vũ đế mưu cùng em là Vu Văn Trực giết Vu Văn Hộ, giành lại chính quyền.
3. Đánh Bắc Tề, thống nhất Trung nguyên
Năm 534 nước Bắc Nguỵ chia thành Đông Nguỵ và Tây Nguỵ, nhưng 2 triều này chỉ làm bù nh́n cho họ Cao và Vu Văn. Đông Nguỵ không duy tŕ được lâu, năm 550 con Cao Hoan là Cao Dương phế vua Đông Nguỵ lập nên Bắc Tề. Đến đời vua Hậu chủ Bắc Tề tên Cao Vĩ, nổi tiếng là một hôn quân trong lịch sử. Ông ta hàng ngày hưởng lạc, sống xa hoa, cùng hoạn quan mỹ nữ đàn tỳ bà ca hát ; sáng tác khúc nhạc Vô Sầu, cho hàng trăm thị nữ hoà điệu ca ; nên dân Bắc Tề tặng cho danh hiệu là Vô Sầu Thiên tử. Hậu chủ Cao Vĩ tuỳ tiện phong các chức quan ; phong cho cả những con vật cưng như chó, ngựa, chim, gà vv…
Vua Vũ đế nước Bắc Chu thấy được rơ ràng t́nh trạng suy đồi của Bắc Tề, bèn quyết định mang quân đánh. Tháng 7 năm 575, quân Bắc Chu chia làm 3 đạo, trung quân do Vũ đế trực tiếp chỉ huy, tiến thẳng đến Hà Âm [Vinh Dương thị, Hà Nam]. Quân Bắc Chu vào lănh thổ Bắc Tề, giữ kỹ luật nghiêm minh “ Cấm chặt cây, cấm dẫm đạp vào ruộng lúa, kẻ vi phạm bị xử chém ” nên được ḷng dân, nhờ đó chiếm thành Hà Âm tương đối thuận lợi. Nhưng khi vượt sông Hoàng Hà tấn công Trung Thành [Mănh huyện] đến 20 ngày không hạ được, Hữu thừa tướng Bắc Tề, Cao A Na Hoằng, mang quân từ Tấn Dương [Thái Nguyên, Sơn Tây] đến cứu viện ; lại nhân Vũ Đế bị bệnh nên đành phải rút lui.
Tháng 10 năm 576, Bắc Chu lại một lần nữa mang quân đánh Bắc Tề. Bắc Chu tập trung 14 vạn 5.000 quân ; không dùng lộ tuyến cũ, tiến đánh thành B́nh Dương [Lâm Phần thị, Sơn Tây] thuộc Tấn Châu. Hạ tuần tháng 10, quân chủ lực Chu tấn công thành B́nh Dương, Thứ sử Tấn Châu Thôi Cảnh Cao, đóng tại thành này xin hàng. Chu Vũ đế giao cho Đại tướng quân Lương Sĩ Ngạn làm Thứ sử Tấn Châu, lưu 1 vạn quân tinh nhuệ giữ thành B́nh Dương, rồi rút đại quân về.
Thành B́nh Dương là nơi dấy nghiệp của thuỷ tổ Bắc Tề Cao Hoan, lại là cửa ngơ thành Tấn Dương [Thái Nguyên, Sơn Tây], vị trí rất quan trọng; nên Hậu chủ Bắc Tề Cao Vĩ không thể không mang quân đến cứu. Nhưng khi thành bị tấn công th́ Hậu chủ đang cùng với người đẹp Phùng Thục phi đi săn tại Thiên Tŕ [huyện Ninh Vũ, Sơn Tây]. Hậu chủ nhận được tin cấp báo, đang chần chừ về việc nên tiếp tục cuộc vui hay đi tiếp cứu , th́ Thục phi xin bủa lưới vây bắt thú thêm một mẻ nữa, Hậu chủ đành chiều theo.
Đến đầu tháng 11, Hậu chủ Bắc Tề mang 10 vạn quân đến vây thành B́nh Dương, đem Thục phi đi theo. Lúc này phía Bắc Chu cố thủ trong thành, quân tiếp viện chưa đến kịp nên phía Bắc Tề gây áp lực lớn. Quân Tề đào địa đạo để vào thành, gặp một công tŕnh cổ tích, Hậu chủ muốn đích thân đến xem, Thục phi cũng muốn đi theo ; nhưng phải chờ Thục phi trang điểm xong đến nơi, th́ quân trong thành đă bít mất lỗ hổng, khiến quân Bắc Tề mất cơ hội đánh thành.
Tháng 12, Chu Vũ đế mang quân từ kinh đô Trường An đến cứu thành B́nh Dương. Sau khi dàn trận xong, viên Đại tướng đến tâu :
“ Xin phá giặc trước khi ăn.”
Vua Bắc Chu phán :
“ Theo lời ngươi nói, ta hết lo rồi ”
Trận chiến xảy ra, vua Bắc Chu cưỡi ngựa lược trận, kêu tên từng viên tướng dưới quyền để khích lệ ; khiến ḷng quân náo nức. Trước sức ép của đối phương, quân Bắc Tề lung lay ; Phùng Thục phi kinh hoảng kêu lên :
“ Quân Tề thua ! Quân Tề thua ! ”
Hậu chủ Cao Vỉ vội vả kéo Thục phi lên lưng ngựa, đào tẩu một mạch đến thành Tấn Dương. Quân lính thi nhau bỏ trốn, Hậu chủ không dám vào thành, bèn chạy tiếp đến Nghiệp Thành [Hà Bắc] tại phía đông. Bàn về giai đoạn lịch sử này, Thi sĩ đời Đường Lư Thương Ẩn qua bài Bắc Tề Nhị Thủ 北齐二首 có những câu thơ mỉa mai như sau :
巧笑知堪敌万机,
倾城最在著戎衣。
晋阳已陷休回顾,
更请君王猎一回
Xảo tiếu tri kham địch vạn cơ,
Khuynh thành tối tại trước nhung y.
Tấn Dương dĩ hăm hưu hồi cố,
Cánh thỉnh Quân vương lạp nhất hồi !
(Nụ cười duyên đâu kham nổi cơ mưu địch
Mà đem người đẹp khuynh thành cho khoác nhung y.
Thành Tấn Dương để mất không kịp quay đầu lại cứu,
Lại c̣n xin vua tiếp tục săn bắt thêm nữa !)
契丹壁画.jpg
Hậu chủ Cao Vĩ đóng tại Nghiệp chưa được bao lâu th́ bày đặt nhường ngôi cho con là Cao Hằng mới 8 tuổi, lên làm Thái thượng hoàng. Tháng giêng năm 577, Chu Vũ đế mang quân đánh Nghiệp thành, Cao Vĩ trước đó 1 ngày, bỏ thành chạy xuống Tề Châu [Tế Ninh, Sơn Đông]. Rồi từ Tế Châu chạy xuống Thanh Châu [thuộc tỉnh Giang Tô], định đầu hàng nhà Trần, Nam triều ; nhưng không kịp thực hiện th́ bị bắt đem về Trường An, hai năm sau th́ bị giết.
Chu Vũ đế diệt Tề, thống nhất bắc phương, có ư nghĩa trọng đại đối với lịch sử Trung Quốc, v́ đó là bước quan trọng để nhà Tuỳ thống nhất toàn cơi nam bắc sau này.
4. Dẹp loạn tại Bắc Chu, rồi cuối cùng mất nước
Vua Vũ đế là đấng anh quân, chẳng may mất sớm [542-578] ; người kế vị là Tuyên đế Vu Văn Bân xa xỉ phù hoa, đam mê tửu sắc, chính trị hủ bại ; Thừa tướng Dương Kiên thừa dịp kết thân với các Đại thần gây ảnh hưởng. Vào ngày 11 tháng 5 năm Đại Tượng thứ 2 [580] vua Tuyên đế mất ; Tĩnh đế Vu Văn Diễn c̣n nhỏ tuổi ; Tả thừa tướng Dương Kiên ra mặt chuyên quyền. Dương Kiên đề pḥng sự chống đối của phái Tôn thất, bèn nhân việc đem Công chúa gả cho Đột Quyết [một bộ tộc thuộc chi nhánh Hung Nô mới dấy lên, có thế lực tại phương bắc] ; bèn gọi các Hoàng tử trấn thủ tại Triệu, Trần, Việt, Đại vào triều. Lại do Uất Tŕ Huưnh, cháu ngoại của Vu Văn Thái, chức cao quyền lớn, trấn thủ tại Nghiệp Thành [Hà Bắc], có khả năng chống đối ; bèn sai con là Uất Tŕ Đôn gọi về Trường An để chịu tang Tuyên đế, và sai tay chân thân cận thay chức trấn thủ Nghiệp Thành. Tháng 6, Uất Tŕ Huưnh công khai khởi binh chống lại. Tháng 7, Uất Tŕ Cần cháu Huưnh làm Tổng quản Thanh Châu [Giang Tô] theo Huưnh, phản Dương Kiên. Huưnh đưa con đến làm con tin nhà Trần, để xin viện trợ ; ngoài ra lại cho người đến thuyết phục Lư Mục, Tổng quản Tấn Dương [Thái Nguyên, Sơn Tây] nổi dậy, nhưng Mục không theo.
Dương Kiên khống chế vua nhỏ để ban lệnh cho thiên hạ ; kết giao với Lư Dục ; đưa ngàn vàng đút lót và gả Công chúa cho Lănh chúa Đột Quyết nhắm tiêu trừ mối lo phương bắc, mang tinh binh chặn giữ Đồng Quan để đề pḥng tập kích kinh đô Trường An ; rồi tăng cường lực lượng tại Lạc Dương [Hà Nam] làm căn cứ địa tấn công Uất Tŕ Huưnh. Cùng lúc Dương Kiên điều động đại quân dưới quyền các tướng như Hành quân nguyên soái Vi Hiếu Khoan, Nguyên soái trưởng sử Lư Tuân ; các Tổng quản như Lương Sĩ Ngạn, Nguyễn Giai, Vu Văn Cân, Vu Văn Thuật, Thôi Hoằng Độ, Dương Tố. Chiến lược của Dương Kiên về cánh trái dựa vào hoà thân với Đột Quyết, cùng quân Dương Mục tại Thái Nguyên [Sơn Tây] ; dùng bộ binh đánh phía đông, chiếm các đất Lương, Tào, Thành, Kim ; giải trừ uy hiếp tại cánh phải. Kế đó quân chủ lực đánh chính diện, t́m chủ lực địch tiêu diệt, sau khi chiến thắng tại Bí Thuỷ [Bí Thuỷ huyện, Sơn Tây] tiến thẳng đến Nghiệp Thành [Hà Bắc] ; tiêu diệt thủ lănh chống đối Uất Tŕ Huưnh. Năm 581 Dương Kiên thay Bắc Chu, cải quốc hiệu Tuỳ ; nhà Bắc Chu trị v́ được 24 năm th́ mất.
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc:
An Lộc Sơn, Sử Tư Minh dấy loạn đời Đường
A. An Lộc Sơn:
An Lộc Sơn, cha thuộc dân tộc Hề Túc Đặc; mẹ thuộc bộ tộc Đột Quyết. Mồ côi cha lúc nhỏ, mẹ cải giá lấy viên quan Đột Quyết An Diên Yển; bèn dùng họ An và đổi tên là Lộc Sơn. An Lộc Sơn thông hiểu 6 thứ tiếng, nên lúc khởi đầu giữ chức Hỗ thị nha lang với nhiệm vụ thông dịch trong việc buôn bán. Làm con nuôi Tiết soái Trương Thủ Khuê, được thăng chức Thiên lô Tướng quân. Đường Khai Nguyên thứ 28 [740], An Lộc Sơn giữ chức Binh mă sứ B́nh Lô [Triều Dương thị, tỉnh Liêu Ninh], tính nhanh nhẹn mẫn tiệp nên được tiếng khen; y dùng lễ vật hối lộ cho các quan, đem tiếng khen đến tai vua Huyền Tông, nên được nhà vua yêu thích. Năm Thiên Bảo thứ nhất [742] Đường Huyền Tông lập Tiết độ sứ B́nh Lô, giao cho An Lộc Sơn làm Tiết độ sứ. Từ đó An Lộc Sơn có dịp vào triều tấu bàn, được Đường Huyền Tông sủng ái thêm. Năm Thiên Bảo thứ 3 [744] thay Bùi Khoan giữ chức Tiết độ sứ Phạm Dương [Bắc Kinh]; vẫn kiêm nhiệm chức Thái phỏng Hà Bắc, Tiết độ sứ B́nh Lô. Sau này An Lộc Sơn xin làm con nuôi Dương Quí Phi, mỗi lần đến triều kiến Đường Huyền Tông đều bái yết Dương Quí Phi trước; Huyền Tông lấy làm lạ bèn hỏi, Lộc Sơn tâu:
“Thần là người Hồ, theo tục người Hồ đặt mẹ lên trước, cha sau.”
Huyền Tông nghe rất vui, mệnh anh em nhà họ Dương kết bà con, xưng anh chị em với An Lộc Sơn. An Lộc Sơn càng cao tuổi càng mập, bụng phệ xuống gần đầu gối, nặng 330 cân [115 kg], lúc đi phải chuyển dịch bằng 2 vai mới động thân được; nhưng khi múa vũ dân tộc Hồ cho vua Huyền Tông xem th́ nhanh như gió. Năm Thiên Bảo thứ 10 [751] An Lộc Sơn đến kinh sư triều kiến vua Huyền Tông, xin đảm nhiệm Tiết độ sứ Hà Đông [Sơn Tây], được chấp thuận; Lộc Sơn có 11 con: con trưởng An Khánh Tông giữ chức Thái bốc lang, em là An Khánh Tự giữ chức Hồng lô khanh; An Khánh Tông lấy con gái Hoàng thái tử.
1. Chuẩn bị nổi loạn.
An Lộc Sơn ngầm chuẩn bị làm loạn, tại phía bắc thành Phạm Dương cho xây thêm thành Hùng Vũ, ngoài mặt bảo rằng để chống giặc phương bắc, nhưng thực chất dùng để tích trữ nhiều vũ khí, lương thực, ngựa chiến 1 vạn 5 ngàn con, dê cũng có số tương đương. Một ḿnh Lộc Sơn kiêm nhiệm Tiết độ sứ 3 trấn B́nh Lô, Phạm Dương, Hà Đông; tương đương với 3 tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Tây ngày nay.
Tháng 6 năm Thiên Bảo thứ 11 [752] An Lộc Sơn mang trên 5 vạn kỵ binh đánh Khiết Đan, quân viễn chinh tiến xa, cách thành B́nh Lô hàng ngàn dặm; cuối cùng bị Khiết Đan đánh kẹp, phân tán tháo chạy trở về thành B́nh Lô. Sau đó lại cố lập công, mang quân đánh các bộ tộc Hề, Khiết Đan, thu thắng lợi; Đường Huyền Tông cho y là tướng giỏi như thành luỹ vững giữ nước, nên ban lời khen “An biên trường thành”. Nhưng Thừa tướng Dương Quốc Trung nhiều lần tâu rằng An Lộc Sơn nhất định sẽ phản loạn; nên năm Thiên Bảo thứ 12 [753] Huyền Tông sai Hoạn quan Phụ Tốc Lâm đến ḍ xét, Viên này nhận hối lộ của An Lộc Sơn nên trở về tâu rằng An Lộc Sơn ḷng trung thành sáng tỏ.
Tháng giêng năm Thiên Bảo thứ 13 [754] An Lộc Sơn đến cung Hoa Thanh yết kiến Đường Minh Hoàng, thừa dịp khóc than:
“Thần là người dân tộc Hề, không biết chữ Hán; được Hoàng thượng vượt cấp đề bạt, nên Dương Quốc Trung muốn giết.”
Đường Huyền Tông nghe vậy, lại tỏ ra tin cẩn thân thiết hơn, thăng thêm chức Tả bộc xạ. Lúc này ai mà nói An Lộc Sơn âm mưu tạo phản, Huyên Tông bèn nổi giận lôi đ́nh, bắt trói giao cho Lộc Sơn!
1. Chuẩn bị nổi loạn.
Thời vua Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên bước sang Thiên Bảo, vận nước bắt đầu từ thịnh chuyển sang suy. Do vấn đề quản chế quân tại biên thuỳ buông lỏng, cấm quân tại trung ương th́ bạc nhược; khiến thực lực biên trấn mạnh hơn trung ương. An Lộc Sơn đặt mật báo tại kinh đô, nắm rơ nội t́nh, nên càng khinh thường triều đ́nh. Sau khi Tể tướng Lư Lâm Phủ mất, trong triều An Lộc Sơn không c̣n kiêng kỵ ai nữa; lại bất hoà với tân Tể tướng Dương Quốc Trung, nên hai họ Dương, An tranh nhau đả kích, dành sủng ái từ nhà vua. Ngoài ra do bất hoà với Thái tử Lư Hanh [vua Túc Tông sau này], An Lộc Sơn cảm thấy bất an trong tương lai, thúc đẩy tham vọng sẵn trong ḷng dấn thân vào cuộc nổi dậy.
Năm Thiên Bảo thứ 14 [755] Đường Huyền Tông triệu Lộc Sơn vào kinh, y cáo bệnh từ chối. Tháng 11 cùng năm, An Lộc Sơn từ Phạm Dương [Bắc Kinh] khởi binh làm phản; gian trá tuyên bố rằng phụng chiếu chỉ của Đường Huyền Tông, đánh dẹp bè đảng ngỗ nghịch Dương Quốc Trung. Lộc Sơn đốc suất kỵ binh, bộ binh 15 vạn, xuất phát lúc nửa đêm, một ngày tiến được 60 lư; dùng Cao Thượng, Nghiêm Trang làm mưu chủ; Tôn Hiếu Triết, Cao Mạo, Hà Thiên Niên làm thành viên chủ chốt. Bấy giờ trong nước b́nh yên đă lâu, dân chúng không quen việc chinh chiến; nghe tin An Lộc Sơn phản loạn bùng nổ, triều đ́nh quan quân giao động sợ sệt. Những lính bảo vệ cung đ́nh phần lớn tuyển từ con cái dân buôn tại kinh thành, không có ḷng quyết chí chiến đấu; trước sau triều đ́nh dùng những người như Cao Tiên Chi, Phong Thường Thanh làm Đại tướng lo việc chống cự.
Tháng 12 quân An Lộc Sơn vượt sông Hoàng Hà tấn công vào quận Trần Lưu [Khai Phong thị, Hà Nam];Tiết độ sứ Hà Nam tử trận, con trai lớn của An Lộc Sơn là An Khánh Tông cũng bị giết; việc này khiến Lộc Sơn tức giận bắt quân đầu hàng chia làm 2 phe chém giết lẫn nhau. Khi đến thành Trần Lưu, Thái thú Quách Nạp chống cự một lúc, rồi mở cửa thành ra hàng.
Phong Thường Thanh bố trí chặn địch tại phía đông cố đô Lạc Dương, cho đốn cây làm chướng ngại vật, nhưng không ngăn chặn được. Quân An Lộc Sơn tiến vào thành Lạc Dương, giết bọn Ngự sử Tưởng Thanh, rồi gọi Hà Nam duẫn Đạt Hề Tuần cho coi thành. Sau khi thất bại, Phong Thường Thanh mang bại binh rút về Thiểm quận [Tam Môn Hiệp thị, Hà Nam]; bấy giờ Cao Tiên Chi mang quân giữ Thiểm thành cũng sợ rút về Đồng Quan [giáp giới Hà Nam-Thiểm Tây], quan quân sợ hăi quân An Lộc Sơn truy cản, dẫm đạp vào nhau tắc nghẽn cả đường sá.
Tháng giêng năm Thiên Bảo thứ 15 [756] An Lộc Sơn xưng Đế, đặt tên nước là Yên, niên hiệu Cảnh Vũ; dùng những người như Đạt Hề Tuần giữ các chức như Thừa tướng. Tháng 5, Tiết độ sứ Nam Dương Lỗ Linh mang 10 vạn quân Kinh Châu, Tương Châu, Kiềm Trung, Kiềm Nam đánh nhau với tướng Vũ Linh Tuần thuộc phe nổi dậy tại phía bắc sông Phân Hà thuộc huyện Diệp [Hà Nam], nhưng toàn quân bị sụp đổ. Tháng 6, Lư Quang Bật, Quách Tử Nghi từ Thổ Môn Lộ mang quân đánh; bại quân làm phản tại Gia Sơn thuộc quận Thường Sơn [Thạch Gia Trang, Hà Bắc] khiến cho một số châu quận tại Hà Bắc xin hàng triều đ́nh; việc này khiến cho An Lộc Sơn lo lắng, muốn mang quân về giữ căn cứ Phạm Dương [Bắc Kinh]. Gặp lúc Ca Thư Hàn bị Đường Huyền Tông ép, mang 8 vạn kỵ binh từ Đồng Quan đến Linh Bảo [Linh Bảo thị, Hà Nam] giao chiến với phản tướng Thôi Càn Hữu, đạo quân bị đánh sụp gần toàn bộ; Ca Thư Hàn về đến Đồng Quan, bị quân lính dưới quyền bắt giao cho quân làm phản. Đồng Quan thất thủ, Đường Huyền Tông cùng cung phi, tôn thất hốt hoảng chạy loạn. Trên đường qua đất Thục, tại g̣ Mă Ngôi quân sĩ làm reo không chịu cất bước, kết tội Dương Quí Phi tư thông với An Lộc Sơn. Trước sự đ̣i hỏi của quan quân, vua đành gạt nước mắt để cho Dương Quí Phi bị xử thắt cổ; rồi theo đoàn quân đi lên ải Kiếm Các vào đất Thục. Tấn thảm kịch được Thi sĩ Bạch Cư Dị ghi lại trong thi phẩm Trường Hận Ca [长恨歌] như sau:
…漁陽鼙鼓動 地來,
驚破霓裳羽衣曲。
九重城闕煙塵生,
千乘萬騎西南行。
翠華搖搖行復止,
西出都門百餘里。
六軍不發無奈何,
宛轉蛾眉馬前死。
花鈿委地無人收,
翠翹金雀玉搔頭。
君王掩面救不得,
回看血淚相和流。
黃埃散漫風蕭索,
雲棧縈紆登劒閣…..
…Ngư Dương bề cổ động địa lai,
Kinh phá Nghê Thường vũ y khúc.
Cửu trùng thành khuyết yên trần sinh,
Thiên thặng vạn kỵ tây nam hành.
Thuư hoa giao giao hành phục chỉ,
Tây xuất đô môn bách dư lư.
Lục quân bất phát vô nại hà,
Uyển chuyển nga mi mă tiền tử.
Hoa điền uỷ địa vô nhân thâu,
Thuư kiều kim tước ngọc tạo đầu.
Quân vương yểm diện cứu bất đắc,
Hồi khan huyết lệ tương hoà lưu.
Hoàng ai tán mạn phong tiêu tác,
Vân sạn oanh vu đăng Kiếm Các….
(Tiếng trống nổi dậy tại quận Ngư Dương [Bắc Kinh] đánh dồn dập.
Phá hỏng đêm truy hoan thưởng thức vũ khúc Nghê Thường của nhà vua.
Kinh thành khói lửa dấy lên,
Đứng chí tôn và vạn quân kỵ từ Trường An di chuyển theo hướng tây nam,
Ngọn cờ Thuư hoa phất phơ, hết đi rồi lại đứng.
Ra khỏi kinh đô đến hơn 100 lư,
Lục quân [quân dưới quyền vua] không chịu đi, không biết làm sao đây!
Người đẹp mày ngài Dương Quí Phi đành phải chết trước lưng ngựa.
Lược ngọc hoa điền cùng cặp tóc kim tước của nàng rơi xuống đất, mà không ai dám nhặt.
Nhà vua đau khổ che mặt không cứu được.
Khi quay lại, th́ thấy ngài nước mắt đẫm máu tuôn ra.
Bấy giờ bụi trần bay mù mịt, gió rít thê lương,
Đoàn quân theo con đường dốc quanh co lên ải Kiếm Các…)
index.jpg
Lúc này Thái tử Lư Hanh [Túc Tông] tập trung quân chống phản loạn tại Linh Vũ [Linh Vũ thị, Ninh Hạ]. An Lộc Sơn sai Trương Thông Nho giữ tây kinh Trường An; tháng 11 sai Ha Sử Na Thừa Khánh đánh chiếm Dĩnh Châu tại phía đông [Khai Phong thị, Hà Nam].
3. An Lộc Sơn bị con giết.
An Lộc Sơn thân thể ph́ mập, bị viêm da lâu năm; lúc bắt đầu làm phản th́ mắt mờ, rồi trầm trọng hầu như mắt không thấy. Vào mồng một tết năm Chí Đức thứ 2 [757], An Lộc Sơn tiếp nhận triều bái của bầy tôi, v́ thân thể bị đau nên nửa chừng phải bỏ dở. Do bệnh đau nên hay phiền giận; bất như ư là trách phạt nặng nề, ngay cả mưu chủ như Nghiêm Trang cũng bị đánh bằng gậy. Nghiêm Trang ôm hận, thông đồng với con Lộc Sơn là An Khánh Tự, cùng Hoạn quan Lư Trư Nhi; giết An Lộc Sơn. Chúng để cho An Khánh Tự đứng cửa ngoài, riêng Nghiêm Trang và Lư Trư Nhi mang đao vào pḥng ngủ của An Lộc Sơn; Trư Nhi vung đao đâm vào bụng, Lộc Sơn mắt mù không vươn tay lấy được thanh bảo kiếm để trên đầu, chỉ kịp kêu lên:
“Tên này là giặc trong nhà ư!”
Kêu la xong rồi tắt thở. Thi hài An Lộc Sơn được bao bằng chăn lông thú, rồi đem chôn ngay dưới chân giường; mọi việc đều giấu kín. Nghiêm Trang lập tức tuyên cáo rằng An Lộc Sơn truyền ngôi cho An Khánh Tự, xưng là Thái thượng hoàng. An Khánh Tự đam mê tửu sắc, tôn xưng Nghiêm Trang bằng anh, việc bất kỳ lớn nhỏ đều xin ư kiến.
Sau này Sử Tư Minh giết An Khánh Tự, lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Yên, phong thuỵ hiệu cho An Lộc Sơn là Quang Liệt Hoàng đế.
B. Sử Tư Minh.
Sử Tư Minh [703-761] tên lúc nhỏ là Tốt Can, người dân tộc Đột Quyết, dung mạo xấu xí, biết 6 thứ tiếng, cùng làng với An Lộc Sơn. Đầu năm Thiên Bảo, mấy lần lập công lên đến chức Tướng quân, giữ chức Tri B́nh Lô quân sự [Triều Dương thị, Liêu Ninh]. Theo An Lộc Sơn đánh Khiết Đan, trở về được giữ chức B́nh Lô Binh Mă sứ, rồi được Đường Huyền Tông ban tên là Sử Tư Minh.
1. Theo An Lộc Sơn làm phản.
Những năm cuối thời Huyền Tông, nhà vua tin dùng các Tể tướng Lư Lâm Phủ, Dương Quốc Trung, chính trị hủ bại; tự cho là nước mạnh có ư đồ mở mang biên cương, lập thêm 10 Tiết độ sứ, ủng binh 49 vạn, khiến bên ngoài mạnh, mà bên trong th́ yếu. Vào tháng 11 năm Thiên Bảo thứ 14 [755], An Lộc Sơn, Sử Tư Minh giả trá tuyên bố rằng nhận mật chỉ đánh dẹp Dương Quốc Trung, dùng 15 vạn quân phản nhà Đường, nhanh chóng chiếm vùng Hà Bắc. Rồi quân phản biến đánh xuống nam, vượt sông Hoàng Hà, năm thứ 2 đánh chiếm Lạc Dương, An Lộc Sơn xưng Đế tại đây; riêng lệnh Sử Tư Minh kinh lược Hà Bắc, được phong làm Tiết Độ sứ Phạm Dương, chiếm 13 quận, nắm hơn 8 vạn quân.
Sau khi An Lộc Sơn tạo phản, Sử Tư Minh hoành hành vùng Hà Bắc, quân đi đến đâu đều thu hoạch thắng lợi. Cho đến đầu năm thứ 15 [756], đạo quân của Sử bị Lư Quang Bật, Quách Tử Nghi đánh bại tại Thường Sơn [Thạch Gia Trang, Hà Bắc], thua chạy đến Bác Lăng. Quân Sử Tư Minh ở t́nh thế sắp bị tiêu diệt, khiến An Lộc Sơn chuẩn bị mang quân về cứu; th́ hốt nhiên tin báo quân nhà Đường do Ca Thư Hàn chỉ huy, thất bại tại Đồng Quan, quân tạo phản trên đường vào chiếm kinh đô Trường An, bọn Lư Quang Bật phải mang quân trở về cứu. Lợi dụng dịp này, Sử Tư Minh bèn quay gót truy kích, đại phá quân Đường dưới quyền Lưu Chính Thần. Quân Sử Tư Minh thừa thắng đánh chiếm Thường Sơn, Triệu Quận [huyện Tán Hoàng, Hà Bắc], Hà Gian [Thương Châu thị]. Sau đó Sử Tư Minh mang quân đánh chiếm Thanh Hà [huyện Hạ Hạt, Hà Bắc]; đến năm Chí Đức đời Túc Tông [757] bao vây Lư Quang Bật tại thành Thái Nguyên [Sơn Tây], bị Bật dùng chước địa đạo (1) đánh bại. Vào năm này An Lộc Sơn bị con là An Khánh Tự giết, Sử Tư Minh chuẩn bị tự lập.
2. Hàng nhà Đường.
Sử Tư Minh từ khi vây thành Thái Nguyên bị Lư Quang Bật đánh thua, bèn rút về đóng tại Phạm Dương; được An Khánh Tự phong làm Xuyên vương, kiêm Tiết Độ sứ Phạm Dương. An Lộc Sơn khi đánh chiếm hai kinh đô Lạc Dương và Trường An, phần lớn những đồ trân quí đều đem về trữ tại Phạm Dương, chồng chất như núi; Sử Tư Minh muốn chiếm tất cả làm của riêng.
Sau khi An Khánh Tự thất thủ Lạc Dương bèn rút về Nghiệp Thành [Hà Bắc], gọi quân từ các châu quận xung quanh, được khoảng 6 vạn; riêng Sử Tư Minh đă không gửi binh, lại không gửi Sứ giả đến, khiến An Khánh Tự nghi là có hai ḷng. Bèn sai Ha Sử Na Thừa Khánh, An Thủ Trung, Lư Lập Tiết mang 5.000 kỵ binh đến Phạm Dương với danh nghĩa đ̣i quân, nhưng thực chất là ḍ xét, để chuẩn bị đánh.
Sử Tư Minh nghe tin mấy người này cùng đến, biết rằng đối phương không có hảo ư, bèn đặt quân mai phục tại bản doanh, rồi mang mấy vạn quân ra ngoài cửa thành đón. Khi thấy bọn Sứ giả, Sử Tư Minh lập tức xuống ngựa chào hỏi, nắm tay ân cần tâm sự, rồi mời Sứ giả vào nhà khách, mệnh tấu nhạc thiết yến rất ân cần; giữa tiệc rượu Sử Tư Minh dằn ly xuống bàn ra hiệu, th́ phục binh sau trướng lập tức xông ra bắt giữ 3 Sứ giả và đám tuỳ tùng. Sau đó Sử Tư Minh dâng thư triều đ́nh nhà Đường xin qui hàng, nội dung nguyện ư đem 13 quận và 13 vạn quân dưới quyền đầu hàng. Vua Túc Tông nhận được tờ tâu, rất lấy làm cao hứng, lập tức phong Sử Tư Minh tước Qui Nghĩa vương, kiêm Tiết Độ sứ Phạm Dương, 7 người con đều được ban chức quan hiển hách. Nhận được tước phong, Sử Tư Minh lập tức giết An Thủ Trung và Lư Lập Tiết, để chứng tỏ thành ư với triều đ́nh; riêng Ha Sử Na Thừa Khánh v́ có giao t́nh cũ thâm sâu nên không nỡ giết.
3. Lại phản Đường rồi xưng Đế
Sử Tư Minh tuy bên ngoài ra vẻ tuân mệnh triều đ́nh, nhưng không ngừng thông đồng với giặc, chiêu tập binh mă; khiến Đường Túc Tông phải đề pḥng. Tháng 5 năm Càn Nguyên thứ nhất [758] dùng Ô Thừa Ân làm Phó sứ, đến doanh quân Sử Tư Minh sách động các tướng làm phản [sách phản], cùng thừa dịp giết Sử. Ô Thừa Ân nhiều dịp vào buổi tối giả trang làm đàn bà, đến gặp riêng các tướng để rỉ tai sách động làm phản. Việc phát giác bị bắt; Sử Tư Minh rất giận, giết Ô Thừa Ân, cùng con trai và 200 thuộc hạ. Ngay sau đó vào tháng giêng năm Càn Nguyên thứ 2 [759], Sử Tư Minh lại phản Đường tự xưng là Đại Thánh Chu vương.
Vua Túc Tông mệnh Quách Tử Nghi và Lư Quang Bật chỉ huy 9 Tiết độ sứ đánh An Khánh Tự. Bấy giờ Quách Tử Nghi mới bị thua bại, nên Sử Tư Minh được dịp thu thập tàn quân trú đóng tại phía nam Nghiệp Quận [Hà Bắc]. Riêng An Khánh Tự thu thập được số lương do quan quân để lại, nên không chịu mua quân dụng hàng hoá của phe Sử Tư Minh. Sử Tư Minh bèn sai người đến khiển trách, khiến An Khánh Tự lo sợ, thậm chí xưng thần với Sử Tư Minh! Sử Tư Minh phúc đáp hăy bỏ lễ quân thần, cải xưng là anh em; rồi dụ dỗ An Khánh Tự đến uống máu tuyên thệ; khi 4 anh em An Khánh Tự đến, Sử Tư Minh đổi thái độ bắt tự tử.
Sau đó Sử Tư Minh vào thành Nghiệp chiêu an, rồi giao cho con là Sử Triều Nghĩa trấn thủ, tự rút về thành Phạm Dương. Tháng 5 đổi quốc hiệu là Đại Yên, xưng là Ứng Thiên Hoàng đế, niên hiệu Thuận Thiên, phong cho con Sử Triều Nghĩa làm Hoài vương.
4. Sử Tư Minh bị bộ hạ và con mưu giết.
Tháng 2 năm Thượng Nguyên thứ 2 [761] Sử Tư Minh dùng kế đánh bại quân Quang Bật tại Bắc Mang, quân nhà Đường phải bỏ Hà Dương [huyện Mănh, Hà Nam], Hoài Châu, khiến kinh đô chấn động. Nhân Sử Triều Nghĩa bị thua trận, khiến Tư Minh rất tức giận; sau đó lại ra lệnh xây thành tam giác, không hoàn thành đúng qui cách, bèn bắt Triều Nghĩa và các Đại tướng đến tŕnh diện, doạ giết để lập quân uy. Sau sự kiện này khiến Sử Triều Nghĩa rất hận, bọn Lạc Duyệt lại khuyên Triều Nghĩa phải hạ thủ trước, Triều Nghĩa không dám quyết; bọn Lạc Duyệt uy hiếp nếu không theo sẽ đầu hàng nhà Đường, Triều Nghĩa đắn đo tư lự cuối cùng bằng ḷng.
Rồi một đêm, bọn Lạc Duyệt mang đao đột nhập vào cung, nghe tiếng động Sử Tư Minh lén trèo qua tường, nhưng bị bắn trúng tay ngă xuống, rồi bị bắt giam. Bọn phản biến nguỵ tạo chiếu thư của Sử Tư Minh truyền ngôi Sử Nguyên Nghĩa kế vị. Sau đó nhắm tuyệt mối lo về sau, Lạc Duyệt cho dùng giây thắt cổ Sử Tư Minh.
C. Ảnh hưởng của loạn An, Sử.
c50ea3e55fef4529983b8d92d9ebbb06_th.jpg
Loạn An, Sử trải qua 7 năm 2 tháng th́ b́nh định; đây không chỉ là khúc quẹo vận mệnh [turning point] của nhà Đường từ thịnh chuyển sang suy; nhưng c̣n ảnh hưởng đến Trung Quốc lâu dài về các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, xă hội, văn hoá. Tư Mă Quang trong Tư Trị Thông Giám viết “ Từ đó hoạ loạn tiếp tục xảy ra, binh cách không ngừng; nhân dân đồ thán, không có chỗ kêu cứu hơn 200 năm”. Nay có thể tóm tắt một vài điểm nổi bật như sau:
– Nhà Đường muốn kết thúc chiến tranh mau hơn, không ngừng chiêu dụ các hàng tướng An, Sử như bọn Lư Hoài Sơn, Điền Thừa Tự v.v… rồi phong làm Tiết Độ sứ, cho giữ binh quyền; tự tuyển quân, chọn tướng. T́nh trạng cát cứ xưng Vương, Hầu, càng về sau càng trầm trọng, cho đến lúc nhà Đường mất, c̣n kéo dài đến thời Ngũ Đại, Thập Quốc.
– Từ nhà Đường trở về trước, Trường An và Lạc Dương thay phiên làm kinh đô là trung tâm chính trị của cả nước. Sau loạn An, Sử, hai đô bị tàn phá; bởi vậy từ thời Ngũ Đại trở về sau, ngoại trừ nhà Hậu Đường định dô tại Lạc Dương, các triều đại khác không dùng Trường An và Lạc Dương làm kinh đô nữa.
– Loạn An Sử khiến kinh tế miền Hoa bắc, Quan Trung bị tàn phá nặng nề, riêng lưu vực sông Trường Giang tương đối được bảo toàn, nên phần lớn dân chúng di cư về nam, khiến kinh tế miền nam mỗi ngày một phát đạt.
– Do dẹp loạn An, Sử; triều đ́nh nhà Đường thường mượn quân các ngoại tộc như Hồi Hột; khiến Hồi Hột tự thị có công trong việc b́nh loạn mấy lần đ̣i hỏi nhà Đường cấp tiền bạc. Vùng đất Tây Vực trước kia thuộc Đường, trong thời gian loạn An, Sử trở về sau bị Thổ Phồn [Tây Tạng], Hồi Hột chiếm lănh, khiến con đường tơ lụa sang phía tây dần dần bị cắt đứt.
Chú thích:
Chước địa đạo: mưu chước chiến tranh bằng đường hầm.
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Khiết Đan
Khiết Đan là dân tộc sống tại miền đông bắc Trung Quốc, vừa định cư nông nghiệp, vừa du mục. Từ thế kỷ thứ 6 trở về trước, dân tộc Khiết Đan vẫn c̣n trong giai đoạn bộ lạc; đến đời sơ Đường sinh hoạt theo h́nh thức liên minh bộ lạc.Thời Vũ Hậu lên ngôi, Khiết Đan chịu sự áp bức, nên vào ngày 12/5 năm Vạn Tuế Thông Thiên [696] nỗi lên làm phản, tự xưng là Vô Thượng Khả Hăn. Từ đó có lúc qui thuận nhà Đường, cũng có lúc phản Đường.
Lập nước Đại Liêu.
Năm Thiên Bảo thứ 9 [907] Gia Luật Ha Bảo Cơ làm Khả Hăn, không theo qui định cũ bầu chọn một anh hùng từ các bộ lạc để giữ chức Khả Hăn, Bảo Cơ bắt chước chế độ quân chủ Trung Quốc, giữ chức suốt đời, rồi truyền ngôi theo thể thức cha truyền con nối. Các em đ̣i hỏi phải có tuyển cử, do đó xăy ra 3 lần nỗi loạn, sử gọi là “Chư đệ chi loạn”; nhưng nhờ mưu trí của Bảo Cơ, cùng sự trợ giúp của vợ là Khả Đôn Thuật Luật B́nh, đă dẹp được các cuộc nội loạn.
Sau khi b́nh định nội bộ xong, 7 bộ lạc bên ngoài cũng không phục, hy vọng được chọn vào chức Khả Hăn. Bảo Cơ cùng Luật B́nh dụ dỗ thủ lănh 7 bộ lạc đến họp tại hồ muối, rồi t́m cách giết đi, sử gọi là “Diêm tŕ chi biến”. Sau khi thanh trừ mọi thế lực phản đối, thống nhất được 8 bộ lạc Khiết Đan, vào năm 916 Ha Bảo Cơ lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu Liêu, xưng là Liêu Thái Tổ, niên hiệu Thần Sách.
Lúc bấy giờ vùng Hà Bắc bị chiến loạn, Liêu Thái tổ thu phục lưu dân vùng này, xây dựng thành quách để cai trị. Ngoài ra c̣n dùng những phụ tá người Hán như Hàn Diên Huy; ông này có công trong việc giúp chính quyền Liêu ỗn định. Năm Thiên Tán thứ 2 [923] Liêu Thái Tổ sai con thứ là Da Luật Đức Quang mang quân đánh U Châu [phía bắc Bắc Kinh]. Năm Thiên Tán thứ 4 [925], chinh phục nước Bột Hải tại phía đông [thuộc Liêu Ninh] Trung Quốc.
Da Luật Đức Quang lên ngôi, hiệu Liêu Thái tông; năm Thiên Hiển thứ 11 [936] đưa 5 vạn quân giúp cho Tiết Độ sứ Thạch Kinh Đườngđánh nhà Hậu Đường; sau khi diệt Hậu Đường Thạch Kính Đường lập nên nước Hậu Tấn,bèn cắt cho nước Liêu vùng đất 16 châu Yên Vân tức “Yên Vân Thập Lục châu” (1) cùng hàng năm triều cống. Từ đó Liêu sử dụng Yên Vân Thập Lục châu làm bàn đạp tiếp tục đánh phá Trung Quốc. Liêu Hội Đồng năm thứ 7 [944], Thạch Trọng Quí, con trai kế vị Thạch Kính Đường, không muốn thần phục, Liêu Thái Tông mượn cớ bèn mang quân đánh phương nam. Ngày 10 tháng giêng Liêu Đại Đồng thứ nhất [947], quân Khiết Đan đánh chiếm kinh đô Hậu Tấn tại Khai Phong [Hà Nam], nhà Hậu Tấn mất. Tháng 2, Liêu Thái Tông cải quốc hiệu là Đại Liêu, biểu thị nước lớn với ư đồ thống trị toàn bộ Trung Quốc (2).
Liêu Đại Đồng năm thứ nhất [947], Gia Luật Nguyễn lên làm vua tức Liêu Thế Tông. Liêu Thế Tông tuy vẫn ôm mộng đánh chiếm Trung Nguyên, nhưng v́ ham tửu sắc, không tu sửa chính trị, nên không đạt được mục đích. Tháng 9 năm Thiên Lộc thứ 5 [951] Liêu Thế Tông hiệp trợ Hậu Hán đánh Hậu Chu, khi đến Qui Hoá [Nội Mông Cổ] th́ dừng lại chờ các cánh quân khác,nhân uống rượu say, đánh người, khiến các tướng bất măn, cuối cùng bị giết.
B. Đại Liêu thời đại huy hoàng.
images.jpg
Vua Cảnh Tông lên ngôi chăm lo việc chính sự, khiến triều đ́nh nước Liêu trở nên sáng sủa. Đối ngoại tuy không chủ trương trực tiếp đánh phía nam, nhưng giúp cho nhà Bắc Hán gây khó khăn. Năm 960, Triệu Khuông Dẫn soán ngôi nhà Chu, lập nên nhà Tống tức Tống Thái Tổ. Vua Tống Thái Tổ muốn được yên từ phương bắc, nên vẫn tiếp tục noi theo chính sách của Thạch Kính Đường nhà Hậu Tấn, hàng năm triều cống Đại Liêu. Đến đời Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa thống nhất Giang Nam, vào năm 979 mang quân đánh Bắc Hán. Đại Liêu sai các danh tướng mang quân giúp Bắc Hán, giao chiến với quân Tống tại sông Cao Lương [tây nam Bắc Kinh], thắng lớn, khiến Tống Thái Tổ phải bỏ chạy. Tuy nhiên vua Cảnh Tông sức khoẻ yếu lắm bệnh, có lúc không thể ra dự triều, nên mọi việc đều do Hoàng hậu Tiêu Xước giải quyết.
Năm Càn Hanh thứ 4 [982], Liêu Cảnh Tông mất; Liêu Thánh Tông mới 12 tuổi kế vị, tôn Tiêu Xước làm Hoàng Thái hậu nhiếp chính. Tiêu Thái hậu trọng dụng các bậc Đại thần có tài năng nhắm thi hành việc chính trị và quân sự; giải trừ binh quyền các Vương; nhờ vậy địa vị vua và Thái hậu trở nên vững vàng ỗn định. Tiêu Thái hậu nhiếp chính 27 năm, trong thời gian này tiến hành cải cách, chú trọng canh nông trồng dâu nuôi tằm, đề cao thuỷ lợi, giảm thuế, huấn luyện quân lính; khiến triều Đại Liêu trở nên thịnh trị. Năm Thống Hoà thứ 22 [1004] vua Đại Liêu cùng Thái hậu mang đại quân xâm lăng nhà Tống, bấy giờ Tống triều có Tể tướng Khấu Chuẩn anh minh, khuyến khích vua Chân Tông đến đôn đốc quân lính ngay tại chiến trường Thiền Châu [Bộc Dương, Hà Nam], khiến quân Tống sĩ khí dâng cao, đánh bại quân Liêu. Liêu lo sợhai phía bụng, lưng đều thụ địch, bèn đề nghị kư hoà ước. Năm sau vua Chân Tông cùng nước Đại Liêu đính lập điều ước, nội dung nhà Tống mỗi năm nạp cống 10 vạn lạng bạc, 20 vạn tấm quyên; hai bên vẫn giữ biên giới hiện hữu, không quấy nhiễu lẫn nhau; đó là điều ước Thiền Uyên tức “Thiền Uyên chi minh澶渊之盟” giúp giữ hoà b́nh được 120 năm. Sau đó vua Đại Liêu thông hiếu với nước Tây Hạ, từ đó Tây Hạ giao thiệp với cả hai nướcLiêu và Tống để mong tồn tại; ba nước h́nh thành cục diện “Tam quốc đỉnh lập”.
C.Liêu, Tống, Tây Hạ giao tranh.
animated_empires_nsong.gif
Năm 1031 Liêu Thánh Tông mất, con trưởng lên nối ngôi tức Liêu Hưng Tông. Mẹ đẻ của Hưng Tông là Thiêu Nhục Cân tự lập làm Pháp Thiên Thái hậu, kiêm Nhiếp chính; bắt bà mẹ nuôi của Hưng Tông là Tề Thiên Hoàng hậu Tiêu Bồ Tát Ca chịu chết. Pháp Thiên Thái hậu trọng dụng những quan lại tham ô dưới thời Thánh Tông từng cấm chỉ không được dùng; vua Hưng Tông không có quyền nên không chống được, do đó hai mẹ con kết oán. Pháp Thiên Thái hậu lại không tín nhiệm Hưng Tông, định trao ngôi vua cho người em là Gia Luật Trọng Nguyên. Gia Luật Trọng Nguyên lại đem sự việc kể cho Hưng Tông nghe; Hưng Tông giận không chịu nỗi, năm 1034 dùng vơ lực phế Pháp Thiên Thái hậu, bắt Thái hậu giữ lăng vua cha, rồi giết những người thân tín của Thái hậu. Tháng 7, Hưng Tông đích thân nắm việc chính trị, cho xây lăng an táng Tề Thiên Hoàng hậu. Sau đó cho Pháp Thiên Thái hậu trở về, nhưng bắt sống cách cung vua 10 dặm, để đề pḥng bất trắc. T́nh mẹ con, cho đến cuối đời không thể hàn gắn được.
Trong thời gian vua Hưng Tông trị v́, triều đ́nh Đại Liêu ngày một suy vi, gian nịnh cầm quyền, chính trị hủ bại, dân chúng khốn khổ, quân đội yếu nhược. Thời Hưng Tông trải qua nhiều năm chinh chiến, mấy lần chinh phạt Tây Hạ, lại gây chiến tranh bức bách nhà Tống nạp thêm tiền hàng năm. Nhưng hành động này, gây cho nội t́nh nước Liêu, trong triều đ́nh, ngoài dân chúng, tiếng oán khắp nơi. Vua Hưng Tông quen sống xa xỉ, cùng với em đánh bạc, thua luôn một lúc mấy thành tŕ. Đối với em ruột Gia Luật Tông Nguyên, thương yêu quá mức; lúc rượu say từng thốt lên rằng sẽ truyền ngôi cho Tông Nguyên, riêng con trai đầu Gia Luật Hồng Cơ, không được phong Hoàng Thái tử, chỉ phong chức Đại Nguyên soái binh mă thiên hạ mà thôi. V́ những lẽ đó, nên khi Hồng Cơ lên kế vị, tức vua Đạo Tông; cha con Gia Luật Tông Nguyên t́m cách chiếm ngôi.
Sau khi Tống, Hạ chiến tranh; Liêu thừa dịp Tống gặp khó khăn, bèn nhân cơ hội t́m cách xâm lăng. Vua Đại Liêu ra lệnh cho em là Gia Luật Tông Nguyên mang binh ra uy chuẩn bị tấn công nơi biên giới; một mặt vào tháng giêng năm 1042 sai Tiêu Tŕ Mạt làm Sứ giả đến Tống triều đ̣i hỏi 10 huyện tại phía nam Ngoă Kiều Quan [huyện Hùng, tỉnh Hà Bắc]. Nhà Tống sai Phú Bật cùng Liêu sứ đàm phán; trải qua 9 tháng nghị đàm, đạt được điều ước nội dung so với điệu ước Thiền Uyên kư vào năm 1005, th́ triều Tống hàng năm phải nạp thêm 10 vạn lượng bạc, 10 vạn tấm quyên; nên sử mệnh danh là “Khánh Lịch tăng tệ”, Khánh Lịch là niên hiệu vua Tống Nhân Tông. Sau đó Sứ giả Đại Liêu lại 2 lần cất công đến triều Tống, đ̣i hỏi phải dùng chữ “nạp” thay cho chữ “tặng tống”; cuối cùng vua Nhân Tông chịu lép vế đồng ư chữ “nạp”; với điều kiện nước Liêu ép Tây Hạ hoà đàm với Tống. Sau khi Tống, Hạ hoà hảo, th́ quan hệ giữa Liêu, Hạ trở nên xấu, rồi phát sinh chiến tranh. Vua Hưng Tông 2 lần đánh Tây Hạ đều thất bại, nhưng cuối cùng Tây Hạ nguyện xưng thần nạp cống.
D. Đại Liêu suy vi bị nước Kim uy hiếp.
Sau khi vua Đạo Tông lên nối ngôi, vào tháng 7 năm 1063 người chú ruột là Gia Luật Tông Nguyên nghe lời con trai làm cuộc phản loạn, tự lập ngôi vua; nhưng chẳng bao lâu bị Đạo Tông đánh dẹp, Tông Nguyên bèn tự tử. Trong thời gian Đạo Tông trị v́, nền chính trị Đại Liêu hủ bại, thế nước suy sụp. Đạo Tông không tiến hành cải cách canh tân, bản thân lại hủ hoá xa hoa, quan lại địa chủ chiếm hữu đất đai, khiến dân chúng khổ cực oán hận khắp nơi. Liêu Đạo Tông trọng dụng bọn gian nịnh như Gia Luật Ất Tân, không đích thân lo việc triều chính; nghe lời sàm tấu của Ất Tân vu cho Hoàng hậu Tiêu Quan Âm thông dâm với Hoạn quan Triệu Linh, nên bức tử Hoàng hậu. Gia Luật Ất Tân lại đề pḥng trong tương lai Thái tử Gia Luật Tuấn lên ngôi có thể hệ luỵ đến bản thân, nên t́m cách giết Thái tử. Năm Đại Khang thứ 9 [1083] vua Đạo Tông truy phong cố Thái tử là Chiêu Hoài Thái tử, dùng nghi thức lễ Thiên tử cải táng. Vào tháng 10 cùng năm, Gia Luật Ất Tân mưu đồ trốn sang nhà Tống tỵ nạn, việc bại lộ bị giết. Năm 1101, vua Đạo Tông mất, người cháu là Gia Luật Diên Hỷ nối ngôi, tức vua Thiên Tộ. Lúc này nước Tây Hạ bị Bắc Tống đánh, bèn đến Đại Liêu cầu viện; Liêu bèn cử Sứ giả đến Tống khuyên hoà đàm với Tây Hạ.
Ngày 10/2/1112 vua Thiên Tộ đến Xuân Châu [thuộc Nội Mông], triệu tập các Tù trưởng Nữ Chân đến, sau khi yến tiệc say, lệnh các vị Tù trưởng cùng vua khiêu vũ; trong đám dự tiệc chỉ có Hoàn Nha Ha Cốt Đả không chịu khiêu vũ. Vua Thiên Tộ không cho việc này là đáng lưu ư, riêng Hoàn Nhan Ha Cốt Đả bất hoà với Đại Liêu; đến mùa xuân năm 1114, dùng binh phản lại Liêu. Lúc đầu vua Thiên Tộ khinh thường, không cho Ha Cốt Đả có thể gây uy hiếp lớn, nhưng quân gửi đi trấn áp đều gặp thất bại. Năm 1115 vua Thiên Tộ quyết định thân chinh, nhưng quân Liêu đều bị Nữ Chân đánh bại khắp nơi; Hoàn Nhan Ha Cốt Đả tự xưng Hoàng đế, đặt tên nước là Kim, đế hiệu Kim Thái Tổ. Cùng năm, Gia Luật Chương Nô nước Đại Liêu gây nội loạn, tuy được dập tắt mau, nhưng cũng gây chia rẽ trong nội bộ triều Liêu. Sau đó tại vùng Đông Kinh có Cao B́nh Xương nỗi dậy đ̣i tự trị, đến tháng 4 năm 1116 mới b́nh định xong. Tháng 5, nước Kim thừa cơ hội chiếm vùng Đông Kinh [Liêu Ninh] và Phan Châu [Thẩm Dương, Liêu Ninh] của Liêu. Năm 1117 Kim đánh Xuân Châu, quân Liêu không đánh trả lại, chịu thua.
E. Nước Liêu chia cắt, diệt vong.
77.png
Vào năm Trùng Hoà thứ nhất [1118] vua Huy Tông nhà Tống sai Đại phu Mă Chính từ Sơn Đông giả dạng mua ngựa, đáp thuyền đến nước Kim đàm phán việc đánh Liêu. Sứ giả hai bên mấy lần đi lại, đạt được thoả ước mệnh danh “Hải thượng chi minh”; nội dung: Tống, Kim hai phía đánh Liêu; Liêu đánh chiếm Thượng kinh [tại Nội Mông], Trung Kinh [Liêu Ninh]; Tống đánh chiếm Tây kinh [Sơn Tây], Nam kinh [Hà Bắc]. Sau Khi diệt Liêu, Tống sẽ đem số tiền và vải quyên trước đó nạp cống cho Liêu được ghi trong “Thiền Uyên chi minh”, nạp hàng năm cho Kim; đổi lại Kim sẽ giao cho Tống Yên Vân thập lục châu (1)
Kết quả thực hiện, Tống đánh Liêu thất bại. Phía quân Kim năm 1120 đánh chiếm vùng Thượng kinh của nước Liêu, tướng chỉ huy Tiêu Thát Bất Dă đầu hàng, đến năm 1121 Liêu mất đến một nữa lănh thổ. Nội bộ lại phát sinh tranh chấp về kế thừa, cuối cùng vua Thiên Tộ giết người con trưởng mới kết thúc, nhưng sự việc xăy ra khiến một số lớn quân Liêu đầu hàng Kim. Tháng giêng năm 1122, quân Kim đánh Trung kinh, vua Thiên Tộ bị bức bách lưu vong đến Giáp Sơn.
Nhà Tống không thực hiện được lời hứa đánh chiếm 2 kinh, nên Kim cự tuyệt giao Yên Vân. Cuối cùng qua lại giao thiệp, Tống bằng ḷng nạp cho Kim 20 vạn lạng bạc, 30 vạn tấm quyên, cùng tiền mướn Yên kinh [Bắc Kinh] là 100 vạn quan, Kim mới chịu giao cho Yên Vân thập lục châu.
Về phía nước Liêu lúc bấy giờ bọn Gia Luật Đại Thạch tại Nam kinh [Hà Bắc] không biết vua Thiên Tộ chạy đi đâu, bèn lập Gia Luật Thuần, tức vua Thiên Tích. Vua Thiên Tích giáng Thiên Tộ làm Tương Âm vương, cùng sai Sứ dâng biểu cho nước Kim xin làm phụ dung (3); nhưng việc chưa xong th́ bị bệnh mất, vợ là Liêu Đức Phi, lên làm vua. Tháng 11, Liêu Đức Phi 5 lần dâng biểu đến nước Kim, xin chấp nhận cho Gia Luật Định lên làm vua, c̣n các điều kiện khác đều chấp thuận, nhưng Kim không cho; bèn sai quân tử thủ tại cửa quan Cư Dong(4). Tháng 11 cửa quan Cư Đong thất thủ, tháng 12 Nam kinh nước Liêu bị đánh chiếm; Liêu Đức Phi bèn mang tuỳ ṭng đến theo Thiên Tộ, rồi bị Thiên Tộ giết. Vào ngày 26/3/1125 tại Ứng Châu , vua Liêu Thiên Tộ bị tướng Kim là Nguyên Nhan Lâu Thất bắt, tháng 8 giải đến Thượng kinh của nước Kim [Cáp Nhĩ Tân thị, Hắc Long Giang], bị Kim Thái Tông giáng xuống Tân vương, đến năm 1128 th́ mất.
G. Tây Liêu, Đông Liêu và Hậu Liêu.
Sau đó bọn quí tộc Liêu như Gia Luật Đại Thạch tại miền tây bắc chiêu tập tàn dư bộ tộc Khiết Đan khống chế vùng cao nguyên Mông Cổ và miền đông Tân Cương. Năm 1130, do áp lực của quân Kim, Gia Luật Đại Thạch quyết định bỏ miền cao nguyên Mông cổ, mang bộ tộc tây chinh. Năm 1132, Gia Luật Đại Thạch xưng Đế tại Diệp Mê Lập [Ngạch Mẫn, Tân Cương], sử gọi là Tây Liêu. Tây Liêu có lúc khuyếch trương đến vùng Trung Á, thành nước mạnh tại nơi này. Năm 1143 sau khi Gia Luật Đại Thạch mất, Tây Liêu trải qua 5 đời vua; cuối cùng vào năm 1218 bị Thành Cát Tư Hăn nước Mông Cổ tiêu diệt, Tây Liêu lập quốc được 87 năm.
Năm 1212 Tôn thất nước Liêu là Gia Luật Lưu Ca tại các vùng Long An [huyện Nông An, Cát Lâm], Hàn Châu [huyện Lê Thụ, Cát Lâm] nỗi dậy chống triều Kim, được Mông Cổ yểm trợ. Sau đó 3 năm, Gia Luật Lưu Ca xưng Vương, quốc hiệu Liêu, sử gọi là Đông Liêu. Gia Luật Lưu Ca lập quốc, vẫn qui phụ và trở thành phiên thuộc của Mông Cổ. Năm 1270, Nguyên Thế Tổ bỏ các nước phiên, Đông Liêu chính thức tiêu diệt.
Thời Gia Luật Lưu Ca làm vua, có người em là Gia Luật Tư Bấtlàm phản vào đầu năm 1216, tự xưng Đế tại Đăng Châu [Hải thành thị, Liêu Ninh], sử gọi là Hậu Liêu. Chẳng bao lâu Gia Luật Tư Bất bị bộ hạ giết, Gia Luật Khất Nô được suy tôn lên làm Giám quốc; cùng năm, danh tướng Mông Cổ Mộc Hoa Lê mang quân xuống miền đông nam, Gia Luật Khất Nô chống không nỗi, mang 9 vạn quân Khiết Đan vượt sông Áp Lục đến Cao Ly. Chẳng bao lâu các quí tộc Khiết Đan chia rẽ tàn sát, cuối cùng Hậu Liêu diệt vong vào năm 1220.
Chú thích:
1.16 châu Yên Vân tức Yên Vân Thập Lục Châu: vùng đất bao quát toàn bộ Bắc Kinh, Thiên Tânvà miền bắc Sơn Tây, Hà Bắc hiện nay.
2.Liêu Sử, quyển 4, Bản Kỷ đệ tứ.
3.Phụ dung: nước phụ thuộc.
4.Cửa quan Cư Dong: tại Trường Thành vị trí phía tây bắc Bắc Kinh.
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Nước Kim
Nước Kim do dân tộc Nữ Chân tại phía đông bắc Trung Quốc kiến lập, dân tộc này buổi đầu chuyên sống về săn bắn, đánh cá; thời Ngũ đạicó các bộ lạc Hoàng Nhan thần thuộc nước Bột Hải (1). Sau khi nước Liêu đánh dẹp Bột Hải, thu phục Nữ Chân phương nam thành Thục Nữ Chân, phương bắc thành Sinh Nữ Chân; những dân tộc này đều là tổ tiên của Măn Châu sau này.
A. Kim diệt Liêu:
jurchen 3jpg.jpg
Thời cuối triều Liêu chính sự hủ bại, vua Thiên Tộ hôn ám thiếu khả năng; đối với Nữ Chân nước Liêu không ngừng bóc lột, đ̣i hỏi nhiều cống phẩm. Năm 1112, vua Thiên Tộ đến Xuân Châu [thuộc Nội Mông], triệu tập các Tù trưởng Nữ Chân đến, sau khi yến tiệc say, lệnh các vị Tù trưởng cùng vua khiêu vũ; trong đám dự tiệc chỉ có Hoàn Nhan Ha Cốt Đả cho là thiếu kính trọng, không tuân rồi đem ḷng chống đối. Sau đó dùng binh lực thống nhất các bộ lạc Nữ Chân; năm 1114 Hoàn Nhan Ha Cốt Đả tuyên chiến vớiLiêu. Vua Liêu sai tướng mang 7.000 quân đi đánh Nữ Chân, tập kết tại bờ phía bắc sông Áp Tử [tức sông Nộn Giang, vị trí giữa hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang]; riêng Ha Cốt Đả dàn 3.700 quân đối bờ. Lợi dụng ban đêmHa Cốt Đả mang quân vượt sông; bấy giờ gió lớn nỗi lên, trời tối mù mịt, xua quântiến đánh; quân Liêu không phân biệt được lực lượng ít nhiều, tan vỡ đại bại.Tháng giêng năm sau Hoàn Nhan Ha Cốt Đả xưng Đế tức Kim Thái tổ, lập nước Đại Kim. Từ đó vua Thiên Tộ nước Liêu mới cho là sự việc trầm trọng, đích thân chinh phạt, nhưng quân Liêu bị quân Kim đánh bại, đồng thời nội bộ triều Liêu cũng xăy ra những vụ phản nghịch.
Sau khi lập quốc, Kim Thái Tổ nhắm diệt 5 kinh đô của Liêu làm mục tiêu chính, bèn chia quân làm 2 đạo quyết chiến. Phía Liêu vua Thiên Tộ dẫn dụ bằng cách sách phong Kim Thái Tổ là Đông Hoài Quốc Hoàng đế, nhưng phía Kim không chấp thuận v́ cho rằng không tôn xưng Kim Thái Tổ là anh trưởng, không gọi tên nước là Đại Kim, nên vẫn tiếp tục diệt Liêu. Năm 1116 đạo quân phía đông đánh chiếm Đông kinh [tại Liêu Ninh], năm 1120 đạo quân phía tây chiếm Thượng kinh [tại Nội Mông Cổ]; Liêu mất đến một nữa đất đai. Trong thời gian chiến tranh nhà Tống cử các Sứ giả như Mă Chính từ Sơn Đông vượt biển đến đất Kim để bàn việc hợp tác diệt nước Liêu, cuối cùng lập điều ước, sử gọi là “Hải thượng chi minh” (2). Năm 1122, đạo quân phía đông đánh Trung kinh [tại Liêu Ninh], vua Thiên Tộ phải chạy trốn lên sa mạc. Đồng thời đạo quân phía tây cũng đánh Tây kinh [tại Sơn Tây]; tướng Liêu Gia Luật Đại Thạch lập Gia Luật Thuần lên làm vua tại Nam kinh[ thuộc Hà Bắc] tức nước Bắc Liêu. Nhà Tống sai bọn Đồng Quán nhiều lần mang quân lên phía bắc đánh Liêu tại Nam kinh và 16 châu Yên Vân, nhưng đều bị Liêu đánh thua. Bắc Tống cuối cùng phải nhờ Kim đánh Nam kinh, nước Bắc Liêu mất, tất cả 5 kinh đều bị Kim đánh chiếm.
Chiếu theo thoả ước “Hải thượng chi minh” nội dung: Tống, Kim hai phía đánh Liêu; phía Kim đánh chiếm Thượng kinh [tại Nội Mông], Trung Kinh [Liêu Ninh]; phía Tống đánh chiếm Tây kinh [Sơn Tây], Nam kinh [Hà Bắc]. Sau Khi diệt Liêu, Tống sẽ đem số tiền và vải quyên trước đó nạp cống cho Liêu được ghi trong “Thiền Uyên chi minh”, nạp hàng năm cho Kim; đổi lại Kim sẽ giao cho Tống Yên Vân thập lục châu (3) V́ nhà Tống không thực hiện được lời hứa đánh chiếm 2 kinh, nên Kim cự tuyệt giao Yên Vân. Cuối cùng qua lại giao thiệp, Tống bằng ḷng nạp cho Kim 20 vạn lạng bạc, 30 vạn tấm quyên, cùng tiền mướn Yên kinh [Bắc Kinh] là 100 vạn quan, Kim mới chịu giao cho Yên Vân thập lục châu. Nhưng khi bàn giao, nhà Tống chỉ lấy được đất không, c̣n tài sản đồ vật Kim vơ vét mang đi hết.
Năm 1123 Kim Thái Tổ mất, người em là Hoàng Nhan Ngộ Khất Măi lên ngôi, tức Kim Thái Tông. Kim Thái Tông tiếp tục đánh dẹp Liêu tại Đại Đồng [Sơn Tây]. Năm 1124 Kim Thái Tông cùng Tây Hạ đánh dẹp Liêu; rồi chia cho Tây Hạ vùng đất Liêu gồm phía bắc Hạ Trại và phía nam Sơn Âm; Tây Hạ trở thành phiên thuộc Kim. Năm 1125 Liêu Thiên Tộ bị bắt, triều Liêu mất; nhưng Gia Luật Đại Thạch mang quân sang phía tây, lập nên nước Tây Liêu tại Tây Vức.
b. Kim đánh Tống cùng hoà đàm:
Kim sau khi diệt Liêu, lại muốn xua quân xuống phương nam diệt Tống. Bấy giờ Kim Thái Tông dựa vào biến cố tại B́nh Châu để gây hấn. B́nh Châu nằm trong Yên Vân Thập Lục Châu, do viên tướng Liêu, Trương Giác trấn thủ. Giác từng đầu hàng Kim, sau đó lại đầu hàng Tống; khiến quân Kim phải đ̣i bắt mấy lần phía Tống mới giao lại. Lấy lư do này, nước Kim huỷ điều ước kư với Tống, năm 1125 phát động cuộc chiến tranh. Kim Thái Tông phái các tướng như Hoàng Nhan Tông Vọng, Hoàng Nhan Tông Hàn, chia quân hai cánh từ Hà Bắc, Sơn Tây hướng vào mục tiêu kinh đô Tống tại Khai Phong [Hà Nam]. Nhờ tướng Lư Cương tử thủ Khai Phong, nên Kim không hạ được, khiến hai bên kư hiệp ước “Tuyên Hoà hoà nghị”. Hoà ước mang tên Tuyên Hoà v́ kư vào năm Tống Nhân Tông Tuyên Hoà thứ 7 [1125] nội dung đ̣i Khang vương Triệu Cấu và quan Thái tể Trương Bang Xương phải đi làm con tin; nhường các đất Thái Nguyên [Sơn Tây], Sơn Trung [Hà Bắc], Hà Gian [Hà Bắc] cho Kim. Phía Tống thấy điều ước quá khắc nghiệt, lại nhân quân Kim đă rút, nên tự ư huỷ ước.
Năm 1126 Kim Thái Tông lấy lư do Tống huỷ ước, lại sai Hoàn Nhan Tông Vọng, Hoàn Nhan Tông Hàn chia quân làm 2 lộ đến đánh Khai Phong, chiếm thành, bắt sống các vua Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông và các Tôn thất nhà Tống mang về bắc; sự việc xăy ra vào năm Tĩnh Khang thứ nhất [1126], nên sử xưng là “Tĩnh Khang chi hoạ”, nhà Bắc Tống diệt vong.
Tuy nhiên Hoàng thân Khang vương Triệu Cấu may mắn thoát nạn, bèn lập nhà Nam Tống tại phủ Qui Đức [Thương Khâu, Hà Nam], lên ngôi xưng là Tống Cao Tông; đối đầu với nước Kim. Vua Kim nhiều lần sai Hoàn Nhan Tông Bật mang quân đánh dẹp Tống Cao Tông; nhưng nhờ các tướng Tống như Nhạc Phi, Hàn Thế Trung nỗ lực cần vương, nên t́nh thế chuyển nguy thành yên. Cuối cùng Kim triều chỉ làm được việc bắt nhà Tống xưng là bề tôi, cùng bắt các nước Tây Hạ, Cao Ly thần phục, xưng Bá vùng Đông Á.
Năm 1135 Kim Thái Tông mất, cháu nội Kim Thái Tổ là Hoàn Nhan Đản lên ngôi, tức Kim Hi Tông. Lúc bấy giờ phụ tá có hai phe chủ hoà và chủ chiến; năm 1137 Kim Hi Tông nghe theo phe chủ hoà Hoàn Nhan Thát Lại hoà đàm với Tần Cối, phái chủ hoà Nam Tống. Kết quả cắt nhượng cho Nam Tống phần đất Hà Nam, Thiểm Tây; khiến phe chủ chiến Hoàn Nhan Tông Bật bất măn. Năm 1140, vua Kim cho Hoàn Nhan Tông Bật đánh Hà Nam, Thiểm Tây; năm sau lại một lần nữa xua quân xuống phương nam, bị Nhạc Phi cùng Lưu Kỳ đánh bại. Sau chiến thắng tại Yển Thành [Hà Nam], quân Nhạc Phi có lúc tiến gần đến kinh đô cũ Bắc Tống tại Khai Phong. Sau cùng Hoàn Nhan Bật cùng phái chủ hoà của Nam Tống hội đàm, cùng lúc Nhạc Phi bị nhà Tống giết, Tống Kim hoàn thành “Thiệu Hưng hoà nghị” (4). Nội dung hoà nghị xác định biên giới Kim Tống; vị trí Kim bắc, Tống nam; giới tuyến đại thể phía đông lấy sông Hoài làm mốc, phía tây tại Đại Tán Quan [nam Tây An, Thiểm Tây]. Tống phụng biểu xưng thần với Kim; vào ngày sinh nhật vua Kim và tết Nguyên Đán, Tống phải sai sứ đến mừng; hàng năm nạp cống Kim 25 vạn lượng bạc, 25 vạn tấm quyên.
Kim Hi Tông từ nhỏ học văn hoá Hán, lúc lên ngôi trọng dụng người Hán; triều đ́nh Kim lúc này bị Hán hoá, theo chế độ Thượng Thư tỉnh, tức 3 tỉnh 6 bộ [tam tỉnh lục bộ] để cai trị quốc gia; sau đó lại giết những người vô tội, bị Hữu Thừa tướng Hoàng Nhan Lượng giết; Nhan Lượng lên làm vua, sử gọi là Hải Lăng vương.
Vua Kim Hải Lăng vương dời kinh đô xuống Yên Kinh [Bắc Kinh], chủ trương trung ương tập quyền, chia nước thành 14 lộ trực thuộc trung ương; đối với tôn thất nghi kỵ rất nặng, con cháu Kim Thái Tông bị giết sạch. Về việc bang giao với nhà Tống, không chịu nghe những lời khuyên ngăn của các quan Đại thần, quyết ư nam chinh. Tháng 5 năm 1161, vua Kim sai Sứ đến Tống đ̣i hoạch định lại biên giới, ư muốn gây hấn, khiến Nam Tống tích cực chuẩn bị chiến tranh. Năm sau vua Kim Hoàng Nhan Lượng xuất quân từ Khai Phong, chia làm 4 đạo tiến đánh. Đông lộ chia làm 2 đạo thuỷ và bộ; đường bộ do Hoàng Nhan Lượng đích thân chỉ huy, từ Túc Châu [Túc Châu thị, An Huy] vượt sông Hoài đánh vào Hoà Châu [huyện Hoà, An Huy]; đường biển thuỷ quân trực tiếp đánh Lâm An [Hàng Châu, Chiết Giang]. Tây lộ cũng chia làm 2 đạo; từ Quan Trung đánh Tứ Xuyên, từ Hà Nam đánh Hồ Bắc. Đạo quân bộ phía đông sau khi vượt sông Hoài, đánh chiếm Hoà Châu, chuẩn bị vượt sông Dương Tử th́ t́nh thế khó khăn xăy ra. Thuỷ quân lộ phía đông bị tướng Tống là Lư Bảo tiêu diệt tại Giao Tây [Giao Châu thị, Sơn Đông]. Đồng thời Khiết Đan phản biến tại miền tây bắc, Trấn thủ Đông kinh [Liêu Ninh] Hoàn Nhan Bảo tự lập làm vua, rồi kéo về Yên Kinh [Bắc Kinh], tức Kim Thế Tông. Vua Kim Hoàng Nhan Lượng gặp t́nh h́nh như vậy, vẫn cố chấp vượt sông, bị quân Tống đánh bại tại Thái Thạch, thuyền hạm bị thiêu huỷ. Hoàn Nhan Lượng mưu vượt sông Dương Tử tại Dương Châu [Giang Tô], bị bộ hạ cực lực phải đối, cuối cùng xăy ra cuộc binh biến giết Hoàn Nhan Lượng. Quân Tống chớp thời cơ, chiếm vùng phía nam sông Hoài.
Năm 1161, Kim Thế Tông mang quân thống nhất Hoa Bắc; rồi nhân việc Nam Tống không chịu xưng thần, bèn sai tướng Hột Thạch Liệt Sĩ Ninh chuẩn bị đánh chiếm phía nam sông Hoài. Lúc bấy giờ Tống Hiếu Tông cũng muốn thu phục đất bị mất, sai chủ tướng Trương Tuấn bắc phạt. Quân Tống lần lượt thu phục vùng đất phía bắc sông Hoài, nhưng rồi bị thua tại trận Phù Ly nên đành dừng lại; rồi hai bên kư hiệp ước, phía Nam Tống phải nạp tiền hàng năm. Năm 1189 sau khi Kim Thế Tông mất, do Thái Tử Hoàn Nhan Duẫn Cung mất sớm, bèn lập con Duẫn Cung là Hoàn Nhan Cảnh lên ngôi, tức vua Kim Chương Tông.
Kim Chương Tông chính trị Hán hoá tương đối sâu, bản thân vua cũng viết chữ Hán rất đẹp. Vua sủng ái Lư Sư Nhi, sau phong làm Nguyên phi, tin dùng ngoại thích họ Lư nên việc chính trị không được suôn sẽ. Lúc này về mặt quân sự vua Chương Tông để suy thoái, các bộ lạc Mông Cổ phương bắc hưng khởi; triều đ́nh Kim cố gắng chia rẽ các bộ lạc này, nhưng thu hiệu quả không lớn, cuối cùng Thành Cát Tư Hăn thống nhất được. Về phía Nam Tống, quyền thần Hàn Sá Trụ thấy Kim triều ở thế suy thoái, năm 1206 phát động bắc phạt. Quân Tống có lúc thu phục được phía bắc sông Hoài, nhưng Ngô Hy trấn thủ đất Thục đầu hàng quân Kim. Tháng 8 quân Kim chia làm 9 đạo tiến xuống phương nam, đến cuối năm làm áp lực tại sông Dương Tử, vây thành Tương Dương [Hồ Bắc]. Nhưng đến năm sau Ngô Hy bị giết, đất Tứ Xuyên lại trở về Nam Tống; lúc này hai bên muốn bàn hoà. Hàn Sá Trụ sau đó bị giết do yêu cầu phía Kim, hai bên Kim Tống nghị hoà, sử gọi là “Gia Định hoà nghị”. Hoà ước này kư vào thời Tống Ninh Tông năm Gia Định thứ nhất [1208]; nội dung Kim Tống được coi như hai nước bác cháu, Kim xưng bác, Tống xưng cháu; mỗi năm Tống nạp cho Kim từ 20 vạn lượng bạc tăng lên 30 vạn lượng; quyên từ 20 vạn tấm tăng lên 30 vạn tấm; Tống phải cấp riêng tiền khao quân 300 vạn lượng; riêng về biên giới vẫn như hoà ước cũ đời Thiệu Hưng. Năm 1208 Kim Chương Tông mất, nhân 6 đứa con 3 tuổi đều chết yểu, nên người chú là Vệ Thiệu vương Hoàn Nhan Vĩnh Tế lên thay.
c. Nước Kim trên đường suy thoái.
Sau khi Hoàn Nhan Vĩnh Tế nối ngôi, bèn thanh trừ Lư Nguyên phi và thế lực ngoại thích; tuy nhiên bản thân nhà vua hôn nhược, lại đối diện với xâm lăng của Mông Cổ không có sức phản kháng, nên triều đ́nh suy thoái hỗn loạn. Năm 1206, Thành Cát Tư Hăn thống nhất vùng nam bắc đại sa mạc, thành lập nước Đại Mông Cổ. Trước tiên Thành Cát Tư Hăn đánh Tây Hạ để cắt đứt đồng minh của Kim; Tây Hạ bèn hướng triều đ́nh Kim cầu viện, nhưng vua Kim để mặc lân bang Tây Hạ gặp nguy không cứu, cuối cùng Tây Hạ quay sang thần phục Mông, lại c̣n phụ giúp Mông Cổ đánh Kim. Năm 1210, Thành Cát Tư Hăn tuyệt giao với Kim, năm sau phát động chiến tranh Mông Kim, đại phá 40 vạn quân Kim tại Giả Hồ Lănh [huyện Vạn Toàn, tỉnh Hà Bắc]. Sau đó quân Mông Cổ càn quét vùng Hoa Bắc, vây Trung Đô [Bắc Kinh], nhân v́ Trung Đô kiên cố nên rút lui. Năm 1212, Thành Cát Tư Hăn nam chinh lần thứ hai, bao vây quân Kim tại Tây kinh [Đại Đồng, Sơn Tây]; đồng thời Khiết Đan tại miền đông bắc phản Kim theo Mông, khiến quân Mông Cổ tiến gần đến Trung đô [Bắc Kinh]. Năm 1213, tướng Hồ Sa Hổ giết vua Kim Hoàn Nhan Vĩnh Tế, lập anh của Kim Chương Tông lên ngôi, tức Kim Tuyên Tông.
Năm 1213, khi Kim Tuyên Tông mới lên ngôi, quyền lực vào trong tay Hồ Sa Hổ; Sa Hổ đàn hạch Trấn thủ Trung đô Truật Hổ Cao Kỳ kém khả năng chiến đấu, nên sau đó bị Cao Kỳ giết. Vào mùa thu cùng năm, quân Mông Cổ chia làm 3 đạo đánh Kim, triều đ́nh Kim chỉ c̣n giữ được 11 thành, như Trung Đô, Chân Định [Hà Bắc]. Năm sau Kim Tuyên Tông xin hoà, hiến vàng cùng Công chúa Kỳ Quốc cho Thành Cát Tư Hăn. Sau khi quân Mông Cổ triệt thoái, Kim Tuyên Tông không nghe lời khuyên của các công thần, bèn dời đô về Khai Phong [Hà Nam]; chỉ sai Thái tử ở lại giữ Trung Đô, khiến quân dân vùng Hà Bắc không yên tâm. Năm 1215, Mông Cổ thấy vua Kim dời đô về phương nam, lại mang quân đánh chiếm Trung Đô và chiếm luôn cả vùng Hà Bắc. Lúc bấy giờ tại vùng Liêu Đông, một tướng lănh của Kim là Bồ Tiên Vạn Nô tách riêng tự lập nước Đông Chân; nên triều đ́nh Kim chỉ thực sự khống chế vùng Hà Nam, Hoài Bắc, và Quan Trung mà thôi.
KimTuyên Tông sau khi dời đô, thế lực càng yếu; nhưng gặp lúc Thành Cát Tư Hăn mang đại quân tây chinh, nên c̣n tạm tồn tại được. Thành Cát Tư Hăn giao cho Mộc Hoa Lê ở lại đương đầu với quân Kim, năm 1219 quân Mông Cổ chiếm Thái Nguyên [tỉnh Sơn Tây]. Năm 1224 vua Kim Tuyên Tông mất, người con trưởng mất sớm, nên con thứ lên làm vua tức Kim Ai Tông.
D.Kim diệt vong.
Kim Ai Tông lên ngôi, chủ trương hoà hoăn với Nam Tống và Tây Hạ; lập đạo quân Trung Hiếu trực thuộc trung ương, năm 1228 đánh bại quân Mông Cổ tại Đại Xương Nguyên [huyện Ninh, Cam Túc]. Sau đó thu phục được một số đất đai, khiến Kim triều cải tử hồi sinh. Tuy nhiên nước đồng minh Tây Hạ trải qua mấy lần chiến tranh quốc lực tiêu hao; rồi gặp quân Thành Cát Tư Hăn từ phương tây trở về, bị tiêu diệt. Cùng năm Thành Cát Tư Hăn mất, năm 1229 con thứ 3 là Oa Khoát Đài lên ngôi, tức vua Nguyên Thái Tông. Từ đó Mông Cổ lại gây hấn với Kim; năm 1230 Nguyên Thái Tông phát động 3 đạo quân đánh Kim, Thái Tông trực tiếp mang đại quân vượt sông Hoàng Hà đánh vào kinh đô Khai Phong, một đạo phía đông đánh Tế Nam [Sơn Đông]; một đạo do người em thứ 4 là Đà Lôi mượn đường Nam Tống từ Hán Trung [Hồ Bắc] theo ḍng Hán Thuỷ đánh ngược lên Khai Phong. Năm 1232 Đà Lôi thành công trong chiến thuật đi ṿng đến Khai Phong, Kim Ai Tông bèn sai bọn Hoàn Nhan Hợp Đạt mang quân đánh chặn tại Đăng Châu. Lúc bấy giờ Nguyên Thái Tông đă vượt sông Hoàng Hà, sai bộ tướng đến đánh Khai Phong, Hoàng Nhan Hợp Đạt bèn mang quân về cứu, gặp quân Đà Lôi tao ngộ chiến tại Tam Phong Sơn; quân tinh nhuệ của Kim bị thua bại, các tướng lănh nỗi tiếng lần lượt chết. Quân Mông Cổ vây thành Khai Phong, khiến Kim triều phải cầu hoà. Sau đó Kim giết Sứ giả Mông Cổ; khiến Mông một lần nữa vây đánh kinh đô Khai Phong. Kim Ai Tông giữ được đến cuối năm rồi rút lui về Qui Đức [Thương Khâu thị, Hà Nam], tướng trấn thủ Khai Phong đầu hàng. Quân Mông Cổ đánh đuổi không tha, vua Kim Ai Tông phải chạy đến Thái Châu. Quân Mông liên kết quân Tống cùng đánh; vua Ai Tông không muốn làm vua mất nước, bèn trao chức cho Thống soái Nguyên Nhan Thừa Lân, tức Kim Mạt đế. Lúc thành Thái Châu mất, Kim Ai Tông tự sát,Kim Mạt đế cũng chết trong đám loạn quân, nước Kim mất.
Chú thích:
1.Nước Bột Hải: lập quốc từ năm 698 đến năm 926, buổi thịnh trị lănh thổ tại phía nam Hắc Long Giang, phần lớn các tỉnh Liêu Ninh và Cát Lâm và phía bắc bán đảo Triều Tiên.
2.Hải thượng chi minh: Ư nói minh ước do hai bên qua lại ngoại giao trên biển, rồi hoàn thành.
3.16 châu Yên Vân tức Yên Vân Thập Lục Châu: vùng đất bao quát toàn bộ Bắc Kinh, Thiên Tânvà miền bắc Sơn Tây, Hà Bắc hiện nay.
4.Thiệu Hưng hoà nghị: hoà nghị Kim Tống kư vào năm Tống Cao Tông Thiệu Hưng 11 [1141]
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Nguyên Mông
A. Thiết Mộc Chân thống nhất Mông Cổ:
Thời nước Liêu cai trị phía bắc Trung Quốc, các bộ lạc thảo nguyên Mông Cổ đều nằm dưới quyền thống trị. Sau khi Kim diệt Liêu, thừa lúc đại quân Kim xua xuống phương nam xâm lăng nhà Tống, không rảnh kiểm soát phương bắc; Hợp Bất Lặc Hăn thiết lập quốc gia Mông Cổ sơ kỳ, tức nước Mông Ngột; sau đó không ngừng cướp phá vùng biên giới nước Kim. Hiệp Bất Lặc mất, Yêm Ba Hài nối tiếp làm Đại Hăn mới. Yêm Ba Hài bị một bộ lạc của Mông Cổ là Tháp Tháp Nhi mưu bán cho triều đ́nh Kim, khiến bị giết bằng cách đóng đinh vào ngựa gỗ; sự kiện này là một nguyên nhân khiến Mông Cổ trả thù Kim sau này.Vào đầu thế kỷ 13,sau khi vua Kim Chương Tông mất, Kim Hoàng Nhan Vĩnh Tế kế vị, t́nh h́nh chính trị bắt đầu suy vi; Thiết Mộc Chân, Thủ lănh bộ lạc Khất Nhan Mông Cổ tiến hành chinh phạt thống nhất thảo nguyên Mông Cổ. Khởi đầu được các Thủ Lănh như Trát Mộc Nhi viện trợ Thiết Mộc Chân đánh bại bộ lạc Miệt Nhi Khất, chiếm đoạt được đông đảo bộ chúng, lực lượng trở nên mạnh, được tôn lên làm Khả Hăn. Tuy nhiên sau đó, Trát Mộc Hợp, người từng chi viện cho Thiết Mộc Chân cảm thấy địa vị của y bị uy hiếp, bèn liên kết với bộ lạc Xích Ô, mang quân tấn công Thiết Mộc Chân. Đối phó với thế lực hùng mạnh của Trát Mộc Hợp, Thiết Mộc Chân chia 3 vạn quân dưới quyền thành 13 cánh chống lại; khởi đầu không địch nỗi đối phương Thiết Mộc Chân bèn cho tạm rút về hẻm núi Triết Liệt Niết để giữ hiểm và bảo toàn lực lượng, sử gọi là “Thập tam dực chi chiến”. Trát Mộc Hợp tuy chiến thắng, nhưng bạo ngược với các bộ tộc dưới quyền; riêng Thiết Mộc Chân t́m cách lung lạc nên các bộ lạc lục tục đến theo, nhờ đó lực lượng phe Thiết Mộc Chân lớn mạnh. Vào năm Tống Khánh Nguyên thứ 2 [1196] bộ tộc Tháp Tháp Nhi từng theo Kimnay trở lại làm phản, vua Kim, Hoàn Nhan Vĩnh Tế, phái Thừa tướng mang quân chinh thảo; Thiết Mộc Chân lấy danh nghĩa phục thù cho Thủ Lănh Yêm Ba Hài, giúp Kim đánh gục Tháp Tháp Nhi; triều đ́nh Kim phong Thiết Mộc Chân chức Thống lănh, giúp y có thể lấy danh nghĩa triều Kim hiệu triệu dân Mông Cổ. Năm Tống Gia Thái thứ nhất [1201] tại vùng b́nh nguyên sông Thiếp Ni [Nội Mông] Thiết Mộc Chân đánh bại liên minh 11 bộ tộc doTrát Mộc Hợp đứng đầu, sử gọi là “Thiếp Ni Hà chi chiến”. Cuối cùng vào mùa xuân năm 1206 thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, các quí tộc họp tại sông Ngạc Nộn (1) suy tôn Thiết Mộc Chân danh hiệu Thành Cát Tư Hăn, lập nước Mông Cổ.
B. Đánh nước Kim và mở mang lănh thổ.
map_07_Mongol_Empire_Map.jpg
Triều Kim vốn có mối thù xưa với Mông Cổ, Thành Cát Tư Hăn muốn đánh Kim báo thù, nhưng phía tây nam có nước Tây Hạ cùng Kim liên minh; bởi vậy muốn chặt bớt cánh tay của Kim bèn mang quân tấn công Tây Hạ 3 lần [1205, 1207, 1209-1210]; do vua Kim nhu nhược không dám can thiệp, buộc Tây Hạ phải xưng thần với Mông Cổ.Năm 1210, Thành Cát Tư Hăn tuyệt giao với Kim, năm sau phát động chiến tranh Mông Kim, đại phá 40 vạn quân Kim tại Giả Hồ Lănh [huyện Vạn Toàn, tỉnh Hà Bắc]. Năm 1214 quân Mông Cổ bao vây Trung Đô [Bắc Kinh] kinh đô nước Kim; vua Kim Tuyên Tông bị ép phải xưng là bề tôi, sau khi Mông Cổ rút quân bèn dời đô xuống Khai Phong [Hà Nam]. Vào ngày 31/5/2115, quân Mông Cổ chiếm Trung Đô, cùng bắt được danh tướng Gia Luật Sở Tài; chiến thắng này giúp Mông Cổ rất lớn trong việc củng cố miền Hoa Bắc.
Năm 1217 Thành Cát Tư Hăn mang quân chinh phạt vùng Tây Á, giao cho Mộc Hoa Lê ở lại tiếp tục mở mang bờ cơi. Mộc Hoa Lê ngoài việc đánh Kim, khiến lănh thổ nước này co rụt lại trong vùng Hà Nam và Quan Trung [Thiểm Tây]; năm 1231 lại xâm lăng Cao Ly, nên quân dân Cao Ly phải rút xuống vùng đảo Giang Hoa.
Lúc triều đ́nh Kim dời đô xuống Khai Phong, sắp sửa diệt vong, th́ tại vùng Tây Vức nước Hoa Thứ Tử Mô quật khởi, Đại thần nước này trước sau hai lần giết thương nhân và làm nhục Sứ giả Mông Cổ; khiến Thành Cát Tư Hăn quyết định tây chinh . Khởi đầu năm 1218, tướng Mông Cổ Triết Biệt đánh chiếm vùng đất Tháp Lư Mật của Tây Liêu; giết Khuất Xuất Luật tự xưng là vua Liêu.Tháng 6 năm sau [1219] Thành Cát Tư Hăn đích thân đốc suất 10 vạn quân đánh nước Hoa Thứ Tử Mô; quân nước này chống cự không nỗi, sợ hăi rút lui, quân Mông tiếp tục chém giết, chiếm lănh 40 thành tŕ, vào năm 1221 diệt nước này. Thành Cát Tư Hăn mệnh Tốc Bất Đài và Triết Biệt tiếp tục truy kích Ma Ha Mạt, vua nước này; cuối cùng Ma Ha Mạt chết tại Lư Hải [Caspian Sea]. Vào năm 1222 Tốc Bất Đài và Triết Biệt vượt qua phía bắc cao nguyên Y Lang, sau khi tiêu diệt 3 nước tại Cao Gia Sách bèn băng qua Thái Hoà Lănh đến Khâm Sát [phía nam Nga]; thời gian này đánh chiếm một số quốc gia. Thành Cát Tư Hăn mở mang cương vực, phân phong cho các con: người con đầu là Truật Xích, con thứ 2 Sát Hợp Thai, con thứ 3 Oa Hoạt Thai, con thứ 4 Đà Lôi. Năm 1227bị bệnh chết, do người con út là Đà Lôi tạm coi nước.
C.Mông Cổ mấy lần thay đổi lănh tụ.
m_e8883af2.jpg
Đà Lôi làm Giám quốc được 2 năm, đến năm 1229 tổ chức đại hội Khố Lư Nhĩ Thai (2); Oa Khoát Thai, người con thứ 3 của Thành Cát Tư Hăn, được suy cử làm Mông Cổ Đại Hăn, sau được tôn xưng là Nguyên Thái Tông.Năm 1231Oa Khoát Thai suất quân đánh Kim; sai em là Đà Lôi từ Hán Trung [Hồ Bắc], mượn đường Nam Tống theo ḍng Hán Thuỷ đánh vào Khai Phong; năm sau tại núi Tam Phong [Hà Nam] Đà Lôi đánh tan đại quân Kim. Năm 1234 liên quân Mông và Tống đánh Thái Châu [Hà Nam], vua Kim Ai Tông tự sát, nước Kim mất. Nam Tống tuy thu phục được đất Hà Nam, nhưng vùng Hoa Bắc đều bị Mông Cổ chiếm.
Về mặt trận phía tây, Oa Khoát Thai mệnh Bạt Đô, con trưởng của Truật Xích, chỉ huy; sử gọi là “Bạt Đô tây chinh”. Từ năm 1236 đến năm 1242 chiếm vùng thảo nguyên Khâm Sát [phía nam Nga], và các nước Đông Âu như Hung Gia Lợi, Ba Lan, Bảo Gia Lợi, v.v.
Tháng 11 năm 1241 Oa Khoát Thai mất, Hoàng hậu tạm giám quốc; cho đến tháng 3 năm 1236, đại hội Khố Lư Nhĩ Thai cử người con là Quí Do lên ngôi Đại Hăn. Năm 1247, các bộ lạc Thổ Phồn [Tây Tạng] qui phụ Mông Cổ. Tháng 8 năm 1248 Đại Hăn Quí Do mất, Hoàng hậu giám quốc và lập người cháu Thất Liệt Môn lên ngôi. Nhưng trong cuộc đại hội Khố Lư Nhĩ vào tháng 7 năm 1251, do Bạt Đô và Ngột Lương Hợp Thai chi tŕ con Đà Lôi là Mông Kha; khiến ḍng Oa Khoát Thai mất địa vị, Mông Kha kế thừa Đại Hăn.
Sau khi Mông Kha lên ngôi, thi hành trung ương tập quyền; giao cho các Vương thuộc ḍng Đà Lôi chịu trách nhiệm tại các đất Hán, Trung Á và Y Lê. Thuộc ḍng này em Mông Kha là Hốt Tất Liệt được giao phụ trách vùng đất Hán; Hốt Tất Liệt bèn dùng một số người Hán làm tay chân, củng cố miền Hoa Bắc; lại sai Ngột Lương Hợp Thai đánh ṿng phía nam diệt nước Đại Lư [Vân Nam], xâm lăng Việt Nam rồi rút, sau đó mở rộng pḥng tuyến nhắm đánh phía sau lưng Nam Tống. Năm 1258 chính quyền Cao Ly sụp đổ, Cao Ly trở thành phiên thuộc của Mông Cổ. Cùng năm Đại Hăn Mông Kha chia quân thành 3 lộ xâm lăng Nam Tống. Mông Kha đích thân suất quân đánh Hợp Châu [Trùng Khánh, Tứ Xuyên ]; Hốt Tất Liệt đánh Ngạc Châu [Vũ Xương, Hồ Bắc], Ngột Lương Hợp Thai từ Vân Nam tiến đánh quân Tống tại Quảng Nam Tây Lộ [Quảng Tây], rồi hướng đến phía nam Kinh Hồ [Hồ Nam], quân tiên phong chiếm Đàm Châu [Trường Sa, Hồ Nam]; 3 đạo quân dự định hợp lại, rồi xuôi theo ḍng sông Dương Tử vây đánh kinh đô Lâm An [ Hàng Châu, Chiết Giang]. Năm sau [1259] Đại Hăn Mông Kha tử trận tại thành Điếu Ngư, Hợp Châu; Hốt Tất Liệt bèn đ́nh việc nam chinh, trở về phương bắc đoạt ngôi.
Về cánh quân phía tây, Đại Hăn Mông Kha sai em là Húc Liệt Ngột làm cuộc chinh phạt Tây Á lần thứ 3. Đoàn viễn chinh xuất phát năm 1256, noi theo phía tây, đến năm 1260 chiếm lĩnh các quốc gia phía đông Địa Trung Hải thuộc Syria hiện nay, như Đại Mă Sĩ Cách [Damascus], Ha Lắc Pha [Halab]. Sau khi được tin Đại Hăn Mông Kha mất, Húc Liệt Ngột bèn mang đại quân trở về tranh ngôi, chấm dứt việc tây chinh.
D.Thành lập triều Nguyên, thống nhất Trung Quốc.
Sau khi Đại Hăn Mông Kha mất, Hốt Tất Liệt tại chiến trường lập tức cùng Nam Tống hoà đàm, quay trở về Hoa Bắc cùng với người em thứ 7, Ha Lư Bất Kha, tranh đoạt chức Đại Hăn. Tháng 5/1260 tại Khai B́nh [huyện Luân, Nội Mông Cổ], Hốt Tât Liệt được các tông vương cùng Đại thần ủng lập, bèn tự xưng là Hoàng đế Mông Cổ, niên hiệu Trung Thống. Chẳng bao lâu Ha Lư Bất Kha tại thủ đô Mông Cổ, Cáp Lập Hoà Lâm [tỉnh Tiền Hàng Ái, Mông Cổ]mở đại hội, cũng được suy cử làm Đại Hăn. Cuộc chiến tranh dành quyền xăy ra, cuối cùng vào ngày 21/8/1254 Ha Lư Bất Kha bại trận đầu hàng, Hốt Tất Liệt ỗn định địa vị.
Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Hốt Tất Liệt theo phép tắc cai trịtruyền thống Trung Quốc: xưng là Nguyên Thế Tổ, niên hiệu Trung Thống, dùng Bắc Kinh làm kinh đô; năm 1260 lập Trung thư tỉnh, năm 1263 đặt Khu mật viện, năm 1268 lập Ngự sử đài. Trong cuộc chiến tranh dành ngôi tuy đạt được chức Đại Hăn nhưng 3 Hăn quốc không phục tùng mệnh lệnh; cuối cùng Hải Đô thuộc ḍng Đại Hăn Oa Khoát Thai khởi binh tranh đoạt địa vị, khiến vùng phía bắc sa mạc biến động bất an, sử gọi là “Hải Đô chi loạn”.
Năm 1268 Nguyên Thế Tổ phát động cuộc chiến tranh tiêu diệt Nam Tống; trước hết sai Lưu Chỉnh, A Truật mang quân đánh Tương Dương [Hồ Bắc], sử gọi là “Tương Phan chi chiến”. Năm 1274 quân Nguyên đánh chiếm thành Tương Dương, tướng Tống Lữ Văn Hoán đầu hàng; sau đó Trung khu thừa tướng Sử Thiên Trạch, cùng Khu mật viện sứ Bá Nhan xua quân theo sông Hán Thuỷ, rồi xuôi ḍng Dương Tử, nhắm mục tiêu Kiện Khang [Nam Kinh] tiến tới. Năm 1275 hàng tướng Lữ Văn Hoán mang quân Nguyên thuỷ lục đánh bại thuỷ quân của Giả Tự Đạo tại Vu Hồ [An Huy]. Năm sau quân Nguyên đánh chiếm kinh đô Nam Tống tại Lâm An [Hàng Châu, Chiết Giang], Tạ Thái hậu và vua Tống Cung đế đầu hàng Nguyên. Tuy nhiên bọn Thừa tướng Lục Tú Phu ủng lập Tống Đoan Tông mới 7 tuổi lên ngôi tại Phúc Châu [Phúc Kiến]; các Đại thần Văn Thiên Tường, Trương Thế Kiệt, Trần Nghi Trung tiếp tục chống Nguyên tại Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông. Quân Nguyên tiếp tục đánh chiếm các đất tại Hoa Nam, năm 1278 triều đ́nh Nam Tống rút lui đến Nhai Sơn, Quảng Đông. Tháng 3 năm sau, Trương Hoằng Phạm làm cuộc hải chiến tại Nhai Sơn, tiêu diệt hải quân Nam Tống, Lục Tú Phu cơngHoàng đế 8 tuổi nhảy xuống biển tự tử, nhà Nam Tống diệt vong.
E.Viễn chinh hải ngoại.
Sau khi diệt nhà Nam Tống, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt phát động cuộc xâm lăng các nước lân bang Nhật Bản, Chiêm Thành, An Nam, Miến Điện, Trảo Oa. Năm Chí Nguyên thứ 11[1274] đánh Nhật Bản, gặp gió băo lớn, thất bại trở về. Vào năm Chí Nguyên thứ 18 [1281] chia quân làm hai đạo tiến công Nhật Bản. Một đạo quân do Toa Đô đốc suất quân Mông Cổ, Hán, Cao Ly từ phía đông Cao Ly vượt qua eo biển Đối Mă; một đạo dưới quyền Phạm Văn Hổ mang quân Tống mới qui phụ, từ Khánh Nguyên [Ninh Ba, Chiết Giang] vượt biển theo phía bắc tiến lên. Quân Nguyên gặp gió băo tại đảo Ưng, Nhật Bản; nhiều chiến thuyền bị huỷ, lại bị quân Nhật đánh, toàn quân cơ hồ bị tiêu diệt.
Năm Chí Nguyên thứ 19 [1282] sai Toa Đô từ Quảng Đông vượt biển đánh Chiêm Thành, liên tục đánh mấy năm nhưng cũng không b́nh định được. Từ năm Chí Nguyên thứ 21 [1284] đến năm 22 [1285] Trấn nam vương Thoát Hoan [con Hốt Tất Liệt] mang quân đánh An Nam; mệnh Toa Đô từ Chiêm Thành mang quân trợ chiến, nam bắc giáp công. Vương An Nam rút quân ra khỏi đô thành [Hà Nội], quân chủ lực lui vào rừng rậm tránh những trận quyết chiến của kỵ binh địch; chờ quân Nguyên mệt mơi th́ xông ra đánh phá. Vào tháng 5 , quân Thoát Hoan nhân mưa nắng liên miên, ôn dịch phát tác nên phải rút, trên đường về bị đánh chặn nhiều chỗ; riêng đạo quân Toa Đô bị tiêu diệt, Toa Đô tử trận. Năm Chí Nguyên thứ 20 [1283] đến 22 [1285], quânNguyên hai lần từ Vân Nam đánh Miến Điện; năm Chí Nguyên thứ 24 [1287] tiến tới Bồ Cam [Pagan], bắt Miến Điện hàng năm triều cống, rồi trở về. Cùng năm Trấn nam vương Thoát Hoan sang xâm lăng An Nam một lần nữa, đoàn thuyền chở lương do Trương Văn Hổ chỉ huy bị đánh ch́m, lúc rút quân về lại bị tiêu diệt tại sông Bạch Đằng. Tháng 12 năm thứ 29 [1292] bọn Sử Bật mang quân từ châu Tuyền [Phúc Kiến] vượt biển đánh Trảo Oa [Java]; vua Trảo Oa hàng và xin quân Nguyên giúp đánh nước Cát Lang (3); sau khi đánh được Cát Lang, quân Trảo Oa bèn đánh lại quân Nguyên, khiến Nguyên kiệt sức phải rút lui.
G.Các triều đại kế tiếp.
Năm 1294 Nguyên Thế Tổ mất, Thái tử Chân Kim chết yểu, nên đại hội Khố Lư Nhĩ Thai cử người cháu là Thiết Mục Nhĩ lên làm vua, tức Nguyên Thành Tông.Vua Thành Tông duy tŕ chính sách của vua Thế Tổ; dùng cháu là Hải Sơn trấn thủ kinh đô cũ Hoà Lâm [tỉnh Tiền Hàng Ái, Mông Cổ] để b́nh định loạn Hải Đô tại vùng tây bắc; lại đ́nh chỉ việc chinh phạt Nhật Bản, An Nam. Trong nước ra sức chỉnh đốn việc chính trị, giảm tô thuế cho dân Giang Nam. Tuy nhiên do ban thưởng quá độ, thu nhập không đủ để chi cấp, nên kho tàng quốc gia bị thiếu hụt. Năm 1307 vua Thành Tông mất, Thái tử Đức Thọ chết yểu, Hoàng hậu cho An Tây vương Ha Nan Đáp làm Giám quốc và có ư đưa lên làm vua. Em của Hải Sơn cùng Hữu Thừa tướng làm cuộc chính biến tại Đại Đô [Bắc Kinh], rồi Hải Sơn từ Hoà Lâm xuống Đại Đô lên ngôi vua, tức Nguyên Vũ Tông.
Vua Vũ Tông đặt kho Thường b́nh để ỗn định giá cả, lại cho lưu hành tiền giấy; nhưng không cứu văn được nền kinh tế xuống dốc, tiền phá giá. Vào cuối đời đam mê tửu sắc, mất vào năm 1331. Người em yêu lúc sinh thời Vũ Tông từng hứa cho nối ngôi là Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt lên ngôi vua, tức Nguyên Nhân Tông.
Vua Nhân Tông thay đổi nền kinh tế kiệt quệ và chính trị hỗn loạn thời Vũ Tông, bằng biện pháp chế tài tham nhủng, tăng cường trung ương tập quyền. Năm 1312, dùng Vương Ước làm Đại học sĩ tập hiền, chấp nhận kiến nghị “Hưng khoa cử” của Ước, ban lệnh khôi phục chế độ khoa cử. Nhắm ngăn con Vũ Tông mưu dành ngôi, bèn đày người con trưởng Chu Vương Hoà Thế Lai trấn thủ Vân Nam, đám cựu thần của Vũ Tông tức giận làm cuộc phản biến ủng lập Hoà Thế Lai, cuối cùng việc thất bại phải chạy lên sa mạc phía bắc. Năm 1320 vua Nhân Tông mất, Thái tử Thạc Đức Bát Thứ lên ngôi tức Nguyên Anh Tông.
Vua Anh Tông tiếp tục chính sách dùng Nho học trị nước của Nhân Tông và chủ trương trung ương tập quyền; loại trừ thế lực của quyền thần Thiết Mộc Điệt Nhi. Năm 1323, nhân Anh Tông đi nghĩ hè tại Thượng Đô [Khai B́nh, Nội Mông], bị con nuôi của Điệt Nhi là Thiết Thất giết tại Nam Pha, cách Thượng Đô 15 km về phía nam; sử gọi là “Nam Pha chi biến”. Con trưởng của Tấn vương Cam Ma Thứ mang binh giết phản thần, rồi lên làm vua tức Thái Định Đế.
Vua Thái Định trị v́ đến tháng 7/1328 th́ mất tại Thượng Đô; trong triều xăy ra mấy cuộc sách lập các vua Thiên Thuận, Minh Tông; cuối cùng đến năm 1329, Hoài vương Đồ Thiếp Mục Nhĩ đầu độc vua Minh Tông lên ngôi vua, tức Nguyên Văn Tông.
Vua Văn Tông đề cao văn trị, cho biên soạn Kinh Thế Đại Điển là bộ điển chương lớn đời Nguyên. Năm 1333, Nguyên Văn Tông mất, nhắm gột bỏ tiếng xấu giết vua Minh Tông trước kia, bèn lập Ư Lân Chất Ban con thứ của Minh Tông lên làm vua, tức Nguyên Ninh Tông. Ninh Tông lên ngôi được 2 tháng th́ mất, bèn lập con trưởng của Minh Tông là Thoả Hoàn Thiếp Mục Nhĩ lên làm vua, tức Nguyên Huệ Tông.
H.Thời Huệ Tông mất nước.
Vua Huệ Tông lúc mới lên ngôi bị phái bảo thủ do Bá Nhan cầm đầu khống chế, bắt cấm chỉ người Hán tham chính và bỏ khoa cử; gây xung đột giữa hai bên. Năm 1340, vua được cháu Bá Nhan là Thoát Thoát giúp đỡ, cuối cùng phế truất Bá Nhan. Thoát Thoát làm Thừa tướng, giúp thực hiện một số cải cách như ban hành qui pháp, mở lại thi cử như cũ. Năm 1343, vua Huệ Tông hạ lệnh biên soạn 3 bộ sử: Liêu sử, Kim Sử, Tống Sử. Tuy nhiên Huệ Tông lười việc chính trị, trong nước xăy ra nhiều thiên tai, nên loạn lạc xăy ra.
Từ năm 1340 đến 1350 thiên tai trầm trọng, hạn hán, ôn dịch, lụt lội thường xăy ra; nghiêm trọng nhất là lưu vực sông Hoàng Hà. Ngoài ra triều đ́nh tăng thu thuế má sưu dịch, dân chúng càng khổ sở, khiến Bạch Liên Giáo hoạt động, trở thành thế lực kháng Nguyên. Năm 1338, bọn Bành Hoà thượng lănh đạo Bạch Liên Giáo khởi nghĩa tại Viên Châu [Nghi Xuân, Giang Tây] thất bại, Bành Hoà thượng bèn chạy sang Hoài Tây. Năm 1350 triều đ́nh xuống lệnh đổi tiền, khiến vật giá gia tăng, ḷng người ly tán. Năm sau [1351], vua Huệ Tông ra lệnh sửa trị sông Hoàng Hà, đưa về ḍng cũ; sử dụng 15 vạn dân phu, 2 vạn binh lính; quan lại thừa dịp hạch sách khiến ḷng người bất măn. Lănh đạo Bạch Liên Giáo như Hàn Sơn Đồng, Lưu Phúc Thông định vào tháng 5 khởi sự; nhưng tin tức tiết lậu nên Hàn Sơn Đồng bị bắt giết. Lưu Phúc Thông bèn đem Hàn Lâm Nhi con của Hàn Sơn Đồng vượt trùng vây, rồi tự xưng Hàn Sơn Đồng là hậu duệ đời thứ 8 của Tống Huy Tông, dựng cờ “Phục Tống”, đeo khăn màu hồng tức “Hồng Cân”. Sau đó Quách Tử Hưng khởi nghĩa tại An Huy, chiếm lănh Từ Châu, tức Hồng Cân hệ phía đông.Tây hệ Hồng Cân có bọn Từ Thọ Huy khởi nghĩa tại Hồ Bắc. Thế lực của Hồng Cân toả ra khắp miền bắc, miền nam sông Dương Tử, Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ xuyên; báo hiệu ngày diệt vong của nhà Nguyên.
Triều đ́nh nhà Nguyên mang quân trấn áp Hồng Cân khắp nơi, Thừa tướng Thoát Thoát đích thân đến Từ Châu đàn áp, nhưng cũng không hiệu quả. Lực lượng Từ Thọ Huy sau đó chia làm hai; phe Trần Hữu Lượng tại Lưỡng Hồ [Hồ Nam, Hồ Bắc]; Minh Ngọc Trân tại Tứ Xuyên. Tại Lưỡng Hoài có Chu Nguyên Chương bộ hạ của Quách Tử Hưng; sau khi Hưng mất vàonăm sau [1356] chiếm được Nam Kinh, dùng làm căn cứ địa khuyếch trương thế lực. Năm 1363 giao chiến với Trần Hữu Lượng tại vùng Lưỡng Hồ, cuối cùng thu được thắng lợi. Năm 1365 tấn công lực lượng Trương Sĩ Thành tại vùng duyên hải Giang Tô; năm 1367 b́nh định xong, lại mang quân xuống đánh Phương Quốc Trân tại Chiết Giang. Lúc này Chu Nguyên Chương hoàn toàn thống nhất Giang Nam, bèn ra lệnh bắc phạt; mệnh Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân chinh phạt Sơn Đông và Hà Nam, cùng phong toả Chung Quan [ranh giới Hà Nam, Thiểm Tây] để ngăn quân Nguyên từ Quan Trung tăng viện cho Trung Nguyên. Tháng 8/1368 quân Minh công hăm Đại Đô [Bắc Kinh], vua Huệ Tông chạy lên phương bắc; sử sách ghi năm này là năm kết thúc của triều Nguyên. Tuy nhiên tàn dư của nhà Nguyên c̣n chiếm cứ vùng Thượng Đô [Khai B́nh, Nội Mông Cổ] và Vân Nam; măi cho đến năm 1402 mới hoàn toàn diệt vong.
Chú thích:
1.sông Ngạc Nộn: nay gọi là Onon River, tại lănh thổ Nga, giáp nước Mông Cổ.
2.Khố Lư Nhĩ Thai: đại hội nghị của Mông Cổ, Đột Quyết bầu cử Khả Hăn, Trưởng quan.
3.Cát Lang: tên nước xưa, nay thuộc Keridi, Java.
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: Măn Thanh
Thời kỳ Hậu Kim.
Đầu triều Minh, Nữ Chân chia thành 3 bộ tộc lớn: Kiến Châu Nữ Chân, Hải Tây Nữ Chân, và Đông Hải Nữ Chân; riêng từng lớp thống trị triều Thanh xuất thân từ họ Ái Tân Giác La, Kiến Châu Nữ Chân. Nhà Minh tại miền đông bắc thiết lập Đô ty Liêu Đông, các bộ tộc Nữ Chân đều thần phục Đô ty. Mănh Kha Thiếp Mộc Nhi Thủ lănh Kiến Châu Nữ Chân lúc bấy giờ làm Tả đô đốc vệ Kiến Châu, năm 1433 nhân xung đột trong bộ tộc bị giết. Năm 1440 bộ lạc Kiến Châu di chuyển xuống phương nam, cuối cùng định cư tại Hách Đồ Ha Lạp [thuộc Liêu Ninh].
Năm 1583 Nổ Nhĩ Cáp Xích được nhà Minh phong làm Tả vệ chỉ huy sứ Kiến Châu, dùng 13 bộ y giáp của tổ phụ để lại làm biểu tượng, tiếp tục kiêm tính toàn bộ Nữ Chân. Rồi xây thành tŕ, định pháp luật, xử tố tụng, thành lập chế độ Bát Kỳ.Bát Kỳ thể theo h́nh thức quân sự áp dụng cho toàn dân Nữ Chân; dưới sự lănh đạo của từng lớp quí tộc, binh dân hợp nhất, đều nằm trong tổ chức; lúc chiến tranh là quân, hoà b́nh là dân. Chế độ Bát kỳ giúp xă hội Nữ Chân phát triển, củng cố địa vị thống trị của Nổ Nhĩ Cáp Xích.
Năm 1616 Nổ Nhĩ Cáp Xích tự xưng là Hăn, đặt tên nước là Kim, tự cho là hậu duệ của nước Kim thời thế kỷ thứ 12, sử gọi là Hậu Kim, khởi binh chống lại nhà Minh; năm 1618, công bố “7 đại hận” với triều Minh, làm lễ thệ sư (1) đánh Minh. Năm 1619 quân Minh giao chiến tại Tát Nhĩ Hử [Phủ Thuận thị, Liêu Ninh] bị thảm bại; trong ṿng mấy năm mất hơn 70 thành.
Năm 1621 Nổ Nhĩ Cáp Xích đánh chiếm Thẩm Dương [Liêu Ninh], Liêu Dương [Liêu Ninh]. Ngày 3 tháng 3 năm Ất Sửu [1625] tại Liêu Dương cúng tế lăng tổ tiên xong, bèn cùng thân tộc và các quan khởi hành, tối ngủ tại quán dịch Hổ B́, ngày hôm sau đến Thẩm Dương, chọn nơi này làm kinh đô của Hậu Kim. Năm 1626, trong chiến dịch tại Ninh Viễn [Hưng Thành thị, Liêu Ninh], Nổ Nhĩ Cáp Xích bị trọng thương v́ pháo, sau đó mất; con thứ 8 là Hoàng Thái Cực kế vị, liên hợp với Mông cổ, liên tục đánh nhà Minh, thực lực không ngừng khuếch trương.
B.Măn Thanh đánh chiếm toàn bộ Trung Quốc.
main-qimg-22c9d5b183a7f6939c0ab21f9cce8b29-c.jpg
Năm 1635 Hoàng Thái Cực phế bỏ danh hiệu dân tộc Nữ Chân, đặt tên là Măn Châu. Năm 1636, hàng phục Mông Cổ tại phía nam sa mạc; rồi xưng Đế, cùng cải quốc hiệu từ Kim sang Đại Thanh, chính thức lập Thanh triều, niên hiệu Sùng Đức. Năm 1637, hàng phục chính quyền họ Lư tại Triều Tiên.
Năm 1640 cuộc chiến tranh tại Tùng Cẩm [Tùng Sơn và Cẩm Châu, Liêu Ninh] bạo phát; phía quân Minh Hồng Thừa Trù bị bắt tại Hồng Sơn, Tổ Đại Thọ đầu hàng tại Cẩm Châu. Sau thất bại tại TùngCẩm, hệ thống pḥng ngự của quân Minh hoàn toàn sụp đổ, phía ngoài quan ải chỉ c̣n có cô thành Ninh Viễn. Năm 1643, Hoàng Thái Cực chết, Phúc Lâm kế vị mới 6 tuổi, tức vua Thuận Trị, nên chú là Đa Nhĩ Cổn làm nhiếp chính.
Năm 1643, Lư Tự Thành nỗi dậy tại Tương Dương [Hồ Bắc] xưng là Thuận vương; năm sau công hăm kinh thành Bắc Kinh, vua Sùng Trinh tại Cảnh Sơn tự sát. Tướng Minh là Ngô Tam Quế, trấn thủ tại Sơn Hải Quan [Hà Bắc] đầu hàng Thanh. Đa Nhĩ Cổn chỉ huy quân Bát Kỳ, dùng Ngô Tam Quế làm tiên phong, cấp tốc vào quan ải, đánh bại quân Lư Tự Thành, tiến chiếm Bắc Kinh. Cùng năm, vua Thuận Trị dời đô về Bắc Kinh, làm lễ tế cáo trời đất tổ tiên, coi như làm vua cả nước.
Sau khi quân Thanh làm chủ Bắc Kinh, Lư Tự Thành thua rút về Thiểm Tây. Đám di thần nhà Minh như Mă Sĩ Anh ủng lập Phúc vương lên ngôi vua tại Nam Kinh, tức vua Hoằng Quang, sử gọi là Nam Minh. Nam Minh mới lập nhưng nội bộ đảng tranh chấp, hoạn quan gây loạn, nên thế lực chia rẽ xâu xé.
Trước tiên Đa Nhĩ Cổn phái các tướng Ha Tế Cách, Ngô Tam Quế, Đa Đạc, Khổng Hữu Đức chia làm 2 đạo quân Thiểm Tây, Hà Nam, đánh Lư Tự Thành tại Thiểm Tây, sau đuổi đến Hồ Bắc rồi tiêu diệt. Phái Hào Cách đánh dẹp Trương Hiển Trung tại Tứ Xuyên; những lực lượng chống đối khác đều đầu hàng nhà Nam Minh, để chống Thanh. Nhắm tiêu diệt triều đ́nh Nam Minh nhiều chia rẽ, năm 1645 Đa Nhĩ Cổn điều động quân Thanh đánh Sử KhảPháp trấn thủ tại Dương Châu [Giang Tô]; vua Hoằng Quang chạy đến Vu Hồ [An Huy] th́ bị bắt, đem về giết tại Bắc Kinh.
Lỗ vương nhà Minh Chu Dĩ Hải khởi binh tại Chiết Giang, Đường Vương Long Vũ đế tại Phúc Kiến, hai bên bất hoà; đều bị quân Thanh đánh phá, Trịnh Chi Long từng pḥ Long Vũ Đế xin đầu hàng. Sau đó Quế vương tại phủ Triệu Khánh, Quảng Đông tự lập là Vĩnh Lịch đế; trong thời gian này có các tướng như Cù Thức Tỷ,Lư Định Quốc, Trịnh Thành Công trước sau khôi phục vùng Hoa Nam, nhưng v́ vị trí xa cách không yểm hộ nhau được, hoặc nội bộ phát sinh phản biến nên đều thất bại. Năm 1661, quân Thanh vào Vân Nam, Vĩnh Lịch đế chạy sang Miến Điện, cuối cùng bị Ngô Tam Quế bắt giết. Lúc bấy giờ chỉ c̣n lại lực lượng của Trịnh Thành Công đóng tại Đài Loan và một ít quân Minh tại Miến Điện; cơ bản quân Thanh đă chiếm được toàn bộ Trung Quốc. Do thế lực phản Thanh tại vùng Hoa Nam c̣n lớn, vua nhà Thanh phong cho Ngô Tam Quế, Cảnh Trọng Minh, Thượng Khả Hỷ làm Vương để trấn giữ Vân Nam, Quảng Đông, cùng Phúc Kiến, sử gọi là Tam Phiên.
Sau khi quân Thanh đánh vào Sơn Hải Quan [Bắc Kinh] Đa Nhĩ Cổn thi hành chính sách khắt khe, bắt người Hán cạo tóc và thay y phục; khiến một bộ phận người Hán phản kháng, có quan nhà Minh là Tả Mậu Đệ nói rằng “Đầu ta có thể cắt được, nhưng tóc th́ không thể cắt, ta phải sớm t́m cách chết thôi!” Quân Thanh đối với những người phản đối, đàn áp một cách tàn bạo, sử gọi là “Giáp Thân[1644] quốc nạn”. Lúc mới vào kinh đô Bắc Kinh, Đa Nhĩ Cổn ban hành chính sách khắc nghiệt, khiến dân phải bỏ ruộng đất, lưu lạc tha phương. Sau này triều Thanh hạ lệnh đ́nh chỉ những chính sách này; cho thực thi tưởng lệ khẩn hoang, giảm thuế; lại c̣n chính thức mở khoa cử chọn kẻ sĩ làm quan, truy tôn vua Sùng Trinh và các trung thần.
Năm 1661 vua Thuận Trị mất lúc c̣n nhỏ tuổi, người con 8 tuổi lên ngôi, tức vua Khang Hy. Triều đ́nh cử 4 viên Phụ chính, trong đó có viên quan lộng quyền Ngạo Bái; Khang Hy lúc mới kế vị đă dùng mưu kế diệt được Ngạo Bái, củng cố quyền vua. Thế lực của Tam Phiên, Ngô Tam Quế, Cảnh Tinh Trung, và Thượng Chi Tín bao gồm một nữa nước; những viên này trước sau xin triệt Phiên để thử bụng triều đ́nh. Lúc bấy giờ có một số Đại thần lo rằng Tam Phiên sẽ nhân đó làm loạn nên phản đối; nhưng vua Khang Hy và Hoàng Thái hậu Hiếu Trang không sợ, nên chấp nhận cho triệt Phiên. Điều này khiến cho Tam Phiên cùng Vương Phụ Thần tại Thiểm Tây, Tôn Đ́nh Linh tại Quảng Tây, và Trịnh Kinh tại Đài Loan liên hiệp cùng nỗi dậy. Trong thời gian 9 năm, thế lực phản Thanh khắp vùng Hoa Trung, Hoa Nam; cuối cùng Ngô Tam Quế xưng Đế, đặt quốc hiệu Chu. Quân Thanh chủ trương pḥng ngự cẩn mật, rồi đánh thọc xuống Thiểm Tây, Giang Tây để chia cắt lực lượng chống đối. Ngoài ra quân Ngô Tam Quế không tích cực bắc phạt; nội bộ quân phản Thanh bị chính quyền Ngô Tam Quế can thiệp nên chia rẽ, sau cùng Vương Phụ Thần, Cảnh Tỉnh Trung, Thượng Chi Tín đầu hàng Thanh, quân Trịnh Kinh chiếm lănh duyên hải Phúc Kiến bị đánh bại. Năm 1683 quân Thanh vào Vân Nam; Ngô Thế Phiên kế vị Ngô Tam Quế tự tử; loạn Tam Phiên bị tiêu diệt hoàn toàn, quốc gia bị tổn thất rất lớn, những vùng như Tứ Xuyên, Vân Nam, Giang Tây phần lớn dân bị sát hại. Vào năm 1681 Trịnh Kinh mất, con là Khắc Sảng kế vị, nội bộ có loạn nên không ít tướng lănh hàng Thanh. Triều Thanh bèn sai hàng tướng Thi Lang mang thuỷ sư đánh Đài Loan. Thi Lang chiếm Bành Hồ, mang quân áp sát Đài Nam, Trịnh Khắc Sảng mang bộ hạ hàng Thanh, họ Trịnh tại Đài Loan bị diệt.
C.Quá tŕnh mở mang rồi suy thoái.
Sau khi b́nh định xong Tam Phiên, nhà Thanh bước vào thời thịnh, sử gọi là “Khang, Ung, Càn thịnh thế”. Khang Hy là vị vua khoan nhân, lưu tâm đến vấn đề nhân sinh, tuyên bố đ́nh chỉ khuyên địa (2), khuyến khích khẩn hoang bằng cách qui định một số năm miễn thuế; lại chỉnh đốn quan lại cai trị, cùng cải cách việc khảo hạch. Với lời hứa “khuyến khích sinh sản, vĩnh viễn không tăng thuế” cùng với phát triển nông nghiệp, khiến nhân khẩu dưới thời Khang Hy tăng cao.
Năm 1685 và 1686, quân Thanh hai lần tấn công quân Nga Sa Hoàng bàn cứ tại vùng Nhă Khắc Tát, dập tan dă tâm xâm lược của Nga; năm 1689 kư hoà ước Ni Bố Sở (3), hoạch định biên giới Trung Nga.
Vua Ung Chính lên ngôi năm 1723, đối với việc triều chính có những cải cách nổi bật như thiết lập Quân cơ xứ; đây là cơ quan phụ giúp nhà vua về quyết sách cũng như cơ cấu hành chánh, cơ quan này đóng ngay trong Tử Cấm Thành để vua tiện bề tham khảo. Một cải cách quan trọng khác là chính sách cai trị trực tiếp các dân tộc thiểu số.Trước đó các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc do Tù trường địa phương trực tiếp cai trị, theo thể thức cha truyền con nối, có nhiệm vụ nạp cống cho triều đ́nh. Vua Ung Chính ban hành “cải thổ qui lưu”, tức chia đất thành phủ, huyện; rồi cử quan lại đến trực tiếp cai trị.
Năm 1735 vua Càn Long lên ngôi, trong thời gian trị v́ nhà vua có lập nên một ít thành tích văn trị vũ công, nhưng so với thế giới Tây Phương lúc bấy giờ tiến nhanh như mang hia vạn dặm, th́ Trung Quốc đang đi vào thoái trào lạc hậu. Vào cuối đời Càn Long lộ ra những hiện tượng suy vi, phát sinh nhiều cuộc dân biến. Bạch Liên Giáo cử binh vào năm 1770, đến năm 1796 bạo phát tại Tứ Xuyên, Lưỡng Hồ. Tại Đài Loan, Thiên Địa Hội do Lâm Sảng Văn lănh đạo, chiếm cứ Đài Loan; năm 1788 vua Càn Long phải sai Phúc Khang An mang quân ra đánh mới dẹp xong; tiếp đến thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam. Năm 1795 Càn Long nhường ngôi cho con tức vua Gia Khánh,năm 1799 mất, nên đến lúc này Gia Khánh mới thực sự đảm trách việc chính trị. Tuy nhiên Gia Khánh cũng chưa giải quyết được mọi tệ đoan, đất nước tiếp tục đi vào con đường suy thoái. Đến thời Đạo Quang th́ nhiều tệ trạng xăy ra: chốn quan trường kết đảng mưu tư lợi, mua quan bán tước, hối lộ thành tập quán; quân đội trang bị cũ kỹ, thao luyện lười biếng, kỹ luật bại hoại; tài chánh th́ nhập không bù nỗi xuất.
D.Thời cận đại.
Do quan lại tham ô, hải quan nhập lậu nhiều nha phiến; nên năm 1839 vua Đạo Quang bèn cử Lâm Tắc Từ đến Quảng Châu cấm chỉ. Nước Anh cậy mạnh, muốn mở mang thị trường tại Trung Quốc, bèn lấy cớ nha phiến bị tịch thu, phát động chiến tranh; Thanh triều chiến bại, bị ép phải kư “Nam Kinh điều ước” vào năm 1842. Một mặt triều Thanh phải mở cảng cho ngoại quốc thông thương, một mặt vơ vét mọi cách để có tiền bồi thường chiến tranh; khiến dân chúng cùng khổ phẫn uất, rầm rộ khởi sự: tại lưu vực sông Hoàng Hà, sông Hoài có quân Niệm; từ sông Dương Tử xuống phía nam Thái B́nh Thiên Quốc hoành hành; miền Vân Nam có lực lượng Hồi của Đỗ Văn Tú, Mă Như Long. Thái B́nh Thiên Quốc của Hồng Tú Toàn là thế lực mạnh nhất, dấy lên từ Kim Điền, Quảng Tây; ngược phía bắc chiếm các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc; rồi xuôi ḍng Dương Tử chiếm Nam Kinh. Từng nỗ lực bắc chinh lên đến tận Hà Bắc bị thất bại, rồi hai lần tây chinh nhắm quay trở lại Hồ Bắc, cuối cùng không thu được kết quả. Tuy trấn áp được quân Bát Kỳ, nhưng cuối cùng bị Tương Quân dưới quyền Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường; Hoài quân dưới quyền Lư Hồng Chương, và Thường Thắng quân, Thường Tiệp quân do ngoại quốc bảo trợ, nên vào năm 1864 bị thua bại.
Lúc mối loạn Thái B́nh Thiên Quốc c̣n trong giai đoạn trầm trọng, th́ liên quân Anh Pháp tiếp tục gây hấn, áp bức Thanh triều kư “Thiên Tân điều ước”, “Bắc Kinh điều ước”; Nga cũng thừa dịp dành thêm quyền lợi tại vùng đông bắc. Năm 1860 Trung Quốc bắt đầu cuộc vận động tự cường gọi là “Dương vụ vận động”; chủ trương học kỹ thuật Tây Dương để mong trong tương lai có thể chế ngự được Tây dương. Đến lúc Từ Hy Thái hậu cùng Cung Thân vương Dịch Hân liên hiệp chấp chính dưới thời Đồng Trị, thi hành tương đối tích cực “Dương Vụ vận động” , nên cục diện xă hội thêm vững, như việc năm 1864 tiêu diệt Thái B́nh Thiên Quốc, năm 1868 Tả Tông Đường, Lư Hồng Chương dẹp xong quân Niệm; từ năm 1862-1878 Tả Tông Đường trước sau b́nh định quân Hồi tại Thiểm Tây, Cam Túc, Tân Cương. Rồi cuộc chiến tranh Trung Pháp năm 1884, hai bên đều bị tổn thất nặng; cuối cùng đi đến giảng hoà. Đến cuộc chiến tranh Trung Nhật năm 1894, quân Thanh bị đại bại, bộ binh thua bại, hạm đội hải quân Bắc Dương bị tiêu diệt.
E.Thời kỳ suy vi.
Sau khi thua bại Nhật, vào năm 1895 Thanh triều phải kư điều ước Mă Quan cắt nhượng cho Nhật các đảo Đài Loan, Bành Hồ, cùng lợi quyền tại Triều Tiên; cuộc vận động tự cường tuyên bố thất bại. Rồi vua Quang Tự cùng các nhà Nho cấp tiến như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi phát động cải cách biến pháp; bị Từ Hy Thái hậu cùng phái bảo thủ chống lại; vua Quang Tự phảichịu giam lỏng, những kẻ đồng mưu bị khủng bố; cuộc biến pháp chỉ vẻn vẹn 103 ngày. Tiếp đến Nghĩa Hoà đoàn dấy lên, Từ Hy cũng muốn mượn lực lượng này để bài ngoại. Năm 1900 liên quân 8 nước mượn cớ xua quân vào Bắc Kinh; Từ Hy Thái hậu bèn đưa vua Quang Tự trốn xuống Tây An [Thiểm Tây], chờ khi liên quân 8 nước và quân Thanh đánh dẹp xong Nghĩa Hoà Đoàn, mới trở lại kinh đô.
Năm 1901 triều Thanh và 11 nước kư “Tân Sửu điều ước”, phải bồi thường nhiều, tăng thêm phạm vi tô giới. Dân Trung Quốc cảm nhận sâu sắc mối quốc nhục, phía chính quyền đề xướng tân chính, chủ trương quân chủ lập hiến, xây dựng tân quân, phế trừ khoa cử, chỉnh đốn tài chính. Phía cách mệnh thất vọng với sự cải cách này, chủ trương lật đổ Thanh triều, xây dựng nền cộng hoà. Năm 1894, Tôn Văn tại Hạ Uy Di lập Hưng Trung Hội; năm 1904 Hoàng Hưng tại Trường Sa [Hồ Nam] lập Hoa Hưng Hội; năm 1904 Thái Nguyên Bồi tại Thượng Hải lập Quang Phục Hội; ngoài ra c̣n có các đoàn thể cách mệnh khác. Năm 1905 Tôn Trung Sơn tại Nhật Bản liên hợp Hưng Trung Hội, Hoa Hưng Hội,Quang Phục Hội thành Trung Quốc Đồng Minh Hội, chủ trương bài trừ chính quyền Măn Thanh, khôi phục Trung Hoa, sáng lập dân quốc. Hai phe lập hiến và cách mệnh cố gắng gây ảnh hưởng; năm 1908 triều Thanh ban hành “Tuyển pháp đại cương” để thành lập chính phủ quân chủ lập hiến. Cùng năm 1908 vua Quang Tự và Từ Hy Thái hậu mất, Phổ Nghi kế vị. Tháng 5/1911 nhà Thanh lấy danh nghĩa quân chủ lập hiến, lập nội các đầu tiên, trong đó phần lớn thành viên xuất thân từ Hoàng tộc; điều này khiến cho số đông trước đây theo phe lập hiến, tỏ thái độ thất vọng, bỏ sang theo cách mệnh.
Tháng 10 cùng năm, phái cách mệnh tại Hồ Bắc phát động cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, các tỉnh tại phía nam rầm rộ hưởng ứng. Triều Thanh cử Viên Thế Khải làm Thống soái tân quân, thành lập nội các mới, giữ chức Tổng lư. Viên Thế Khải một mặt gây chiến để tạo sức ép phe cách mệnh, một mặt th́ ngầm đàm phán, h́nh thành hoà đàm Nam Bắc. Ngày 1/1/1912 Trung Hoa Dân Quốc thành lập tại Nam Kinh, Tôn Trung Sơn giữ chức Đại Tổng thống lâm thời; ngày 2/12, tại Bắc Kinh, Viên Thế Khải ép vua Tuyên Thống ban bố chiếu thoái vị, nhà Thanh diệt vong.
Chú thích:
1.Thệ sư: lời thề công bố cho toàn quân, trước khi ra trận.
2.Khuyên địa: đất tịch thu cho quân Bát Kỳ.
3.Ni Bố Sở: nơi triều Thanh và Sa Hoàng kư điều ước, vị trí tại nam nước Nga, giáp với nước Mông Cổ ngày nay.
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc: V́ sao ngoại tộc cuối cùng thua bại bởi người Hán
Gần 2000 năm lịch sử, các bộ tộc từng vào làm vương Trung Quốc như 16 nước Ngũ Hồ, cho đến các triều đại Bắc Nguỵ, Bắc Tề, Liêu,Kim, Mông, Thanh v v …; hiện nay con cháu của họ, ngoại trừ vùng Ngoại Mông lập được nước Mông Cổ, c̣n tất cả số c̣n lại đều thua bại, nép ḿnh làm dân tộc thiểu số Trung Quốc. Hậu quả như vậy, khiến câu hỏi phải được đặt ra: Tại sao từ kẻ chiến thắng, cuối cùng họ bị thua bại?Liên hệ với lịch sửđề cập ở phần trên, có thể rút ra những bài học sau đây:
1.Ngoại tộc suy bại v́ học theo chế độ quân chủ chuyên chế của Trung Quốc:
Từ thời bộ lạc, các bộ tộc phương Bắc có truyền thống bầu Đại Khả Hăn; nhờ công cử nên chọn được lănh tụ có tài, có uy tín. Lịch sử đế quốc Mông Cổ là trường hợp điển h́nh:
Vào mùa xuân năm 1206 thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, các quí tộc họp tại sông Ngạc Nộn [Onon River] bầu Thiết Mộc Chân danh hiệu Thành Cát Tư Hăn, lập nước Mông Cổ.
Sau khi Thành Cát Tư Hăn mất, Đà Lôi làm Giám quốc được 2 năm, đến năm 1229 tổ chức đại hội Khố Lư Nhĩ Thai; cử Oa Khoát Thai, người con thứ 3 của Thành Cát Tư Hăn, làm Đại Hăn.Kỳ đại hội Khố Lư Nhĩ Thai năm 1251, do Bạt Đô và Ngột Lương Hợp Thai chi tŕ con Đà Lôi là Mông Kha; khiến ḍng Oa Khoát Thai mất địa vị, Mông Kha kế thừa Đại Hăn.
Khố Lư Nhĩ Thai là danh xưng đại hội của các dân tộc Đột Quyết, Mông Cổ, bầu chọn Đại Khả Hăn; tức chọn một Tù trưởng [Hăn] có thành tích cao làm Tổng chỉ huy [Đại Khả Hăn]. Trong giai đoạn lịch sử bầu chọn Đại Khả Hăn, nhờ công cửchọn được lănh tụ giỏi, các Hăn đua nhau lập thành tích để mong được bầu, nên chính quyền Mông Cổ lập được nhiều kỳ tích: thống nhất miền bắc, chinh phục miền Tây Á, Đông Âu, xua quân xuống miền nam đánh chiếm vùng lưu vực sông Hoàng Hà, Dương Tử.
Đến lúc chiếm được Trung Quốc, thấy nước này từ lâu đời xác lập chế độ quân chủ chuyên chế theo chế độ cha truyền,rồi con trưởng nối dơi; với địa vị chí tôn của vua, con cháu đời đời sung sướng. Đây chính là niềm mơ ước của các anh hùng ngoại tộc khi vào Trung Nguyên, bèn bắt chước lập ngôi vua, muốn giữ địa vị cho ḍng tộc lâu đời. Vua Nguyên Thế Tổ, Hốt Tất Liệt, cũng không đi chệch khỏi con đường đó; nên từ đời cháu là Thành Tông [1295] trở về sau các vua nối ngôi đều là con cháu ḍng dơi Hốt Tất Liệt. Lịch sử chứng minh rằng kể từ đó cho đến khi nhà Nguyên sụp đổ [1368], thế lực Nguyên Mông trên đường đi đến chỗ suy bại.
2.Suy bại bởi chia rẽ phẩm trật cao thấp, giàu nghèo bất b́nh đẳng.
Ngoại tộc phương bắc trước khi vào xâm lăng Trung Quốc phần lớn là du mục, với cuộc sống nay đây mai đótrên lưng ngựa, tối quây quần ngủ trong lều da thú, thức ăn nướng trên bếp lửa, giữa Tù trưởng và dân trong bộ lạc, sinh hoạt đơn giản tương tự như nhau; trong chiến trận cùng chung hiểm nguy nơi đầu tên mũi đạn, nên t́nh tương thân tương ái càng thêm gắn bó.
Riêng ngoại tộc Măn Thanh, nỗi tiếng bởi tổ chức Bát Kỳ, lúc hữu sự là quân, thời b́nh là dân, cùng chăm việc sản xuất. Nhờ tổ chức đoàn kết, nên buổi đầu Bát Kỳ là đạo quân nỗi tiếng.Đến lúc vào Trung Quốc, dần dần hấp nhiễm văn hoá Trung Nguyên, thể theo phẩm trật, phong chức tước; kèn cựa cấp bực lớn nhỏ, lo vinh thân ph́ gia. Do vậy cái khí thế hào hùng của đạo quân Bát Kỳ thuở ban đầu không c̣n nữa. Đến nỗi vào hậu bán thế kỷ thứ 19, quân Bát Kỳ bị Thái B́nh Thiên Quốc đánh tan. Triều Thanh phải dựa vào Tương quân, Hoài quân của Tăng Quốc Phiên, Lư Hồng Chương mới chống nỗi Thái B́nh Thiên Quốc. Kể từ đó cho đến cách mệnh Tân Hợi [1911], quân chủ lực của nhà Thanh như Tương quân, Hoài quân, Tân quân phần lớn là người Hán, c̣n quân Bát Kỳ Măn Thanh bị tàn lụi.
3.Suy bại bởi hủ hoá:
Ngoại tộc nhập Hoa với thanh gươm yên ngựa, nếp sống đơn giản chất phác. Là kẻ chiến thắng, nên lúc vào Trung Nguyên được người Hoa chiều chuộng phụng sự; ăn th́ tập theo lối “nhất dạ đế vương” (1), mặc th́ gấm vóc lụa là, ở nơi lầu son gác tía, uy quyền “Nhất hô bách nặc” (2), vợ con gia đ́nh vinh hiển. Ngoại tộc quen với hưởng thụ khoái lạc, đánh mất tinh thần thượng vơ buổi ban đầu; nên buổi mạt vận th́ ươn hèn, khom đầu như gỗ mục, khiến người Hán phản công phục quốc một cách dễ dàng.
Liên hệ qua lịch sử, quân Chu Nguyên Chương tại Nam Kinh chỉ mất 1 năm [1367-1368] đánh đuổi quân Nguyên từ lưu vực sông Dương Tử, qua lưu vực sông Hoàng Hà, rồi cuối cùng chiếm đại đô Bắc Kinh, coi như sự chống cự của Nguyên Mông không đáng kể. Nhà Thanh mấy trăm năm cai trị Trung Quốc, sau cuộc khởi nghĩa Vũ Xương của Quốc Dân Đảng, rồi đến chiếu chỉ thoái vị cuả vuaTuyên Thống [1912]; tập đoàn Măn Thanh cúi đầu không chống cự.
4.Rút kinh nghiệm về việc ngoại tộc bị Hán hoá.
Mỗi dân tộc cótruyền thống và lịch sử riêng; khéo vun bồi gốc, cùng thu nạp tinh hoa bốn phương, th́ dân tộc đó sẽ trở nên hùng mạnh. Nếu vọng ngoại bỏ gốc, chẳng khác ǵ cây không có rễ,sớm muộn cây sẽ ngă. Lược qua vài triều đại ngoại tộc, v́ bị Hán hoá nên cuối cùng sụp đổ:
Thời Bắc Chu có bà Thái hậu họ Mă người gốc Hán,ảnh hưởng rất lớn đến người cháu là Hiếu Văn Đế [471-499] trong việc Hán hoá. Các sắc mệnh về Hán hoá của Hiếu Văn Đế có những nét chính sau đây:
-Ngoại trừ quan vơ dùng nhung phục của dân tộc Tiên Ty như cũ, quan văn và dân phải mặc Hán phục.
-Đổi sang họ Hán: Quan Thị Chí ghi 118 họ dân tộc Hồ phải đổi sang họ Hán; như họ tôn thất Thác Bạt đổi thành Nguyên [元], họ Độc Cô đổi thành Lưu [劉].
-Bỏ tiếng Tiên Ty, dùng Hán Ngữ; nếu bắt gặp dùng chữ Tiên Ty bị giáng chức quan.
-Thông hôn: cổ vũ thông hôn với thế gia Hán tộc.
-Giáo dục: thờ Khổng Tử, tôn Nho học; thiết lập nhà Thái Học.
Việc Hán hoá này khiến tinh thần thượng vơ của bộ tộc Tiên Ty bị suy đồi. Tập đoàn phía nam sông Hoàng Hà vùng kinh đô Lạc Dương, thi hành Hán hoá, được nhiều ân sủng; trong khi thế lực phía bắc vẫn giữ truyền thống cũ, th́ bị xem thường, do đó gây nên mối loạn 6 trấn. Cuối cùng Nhĩ Chu Vinh lợi dụng thời cơ, mang binh công hăm kinh đô Lạc Dương, giết hơn 2.000 Vương, Công, Đại thần; đem Hồ Thái hậu cùng vua mới lập nhận ch́m tại bờ phía nam sông Hoàng Hà, sử gọi là “Hà Âm chi biến”; biến cố này khiến triều Bắc Nguỵ trên đường diệt vong.
Ngoại tộc như Măn Thanh không phải không cảnh giác về việc Hán hoá; sau khi quân Thanh đánh vào Bắc Kinh Nhiếp chính Đa Nhĩ Cổn thi hành chính sách khắt khe, bắt người Hán cạo tóc; lệnh nghiệt ngă rằng: mất tóc th́ c̣n đầu, c̣n tóc th́ mất đầu. Nhưng việc cạo tóc dóc bím, chỉ theo h́nh thức Măn Thanh mà thôi; c̣n tinh thần Bát kỳ của dân Măn từng làm nên chiến thắng lúc buổi đầu th́ đă bị hủ hoá vàHán hoá mai một. Nên suốt thời cận đại, qua các cuộc chiến lớn như chống Thái B́nh Thiên Quốc, chiến tranh Pháp Thanh, chiến tranh Trung Nhật tiếng tăm đạo quân Măn Bát Kỳ hoàn toàn bị lụn bại; cho đến khi vua cuối cùng của nhà Thanh phải xin thoái vị, cũng không c̣n gây được chút ảnh hưởng nào!
Chú thích:
1.Nhất dạ đế vương: sống hưởng lạc theo kiểu làm vua một đêm.
2.Nhật hô bách nặc: một tiếng kêu, 100 tiếng dạ.
Ngoại tộc dày xéo, cai trị Trung Quốc:
Qua sự giao thiệp với ngoại tộc, xác định Trung Quốc không phải là dân tộc anh hùng
Trước hết hăy t́m hiểu hai chữ anh hùng theo nghĩa truyền thống Trung Quốc:
Anh chỉ tài trí, hùng chỉ dũng cảm, hai vế phải bổ sung cho nhau; đ̣i hỏi siêu việt cả hai mặt, thiếu một không chấp nhận được; v́ thiếu “anh” là vũ phu, thiếu “hùng” trở thành yếu đuối.Qua tiêu chuẩn này, thử xét xem Trung Quốc có phải là nước anh hùng hay không?
-Trung Quốc, xét về lănh thổ và dân số, lớn hơn ngoại tộc hàng chục lần. Nhưng dưới thời Ngũ Hồ loạn Hoa đă để cho ngoại tộc vào dày xéo một nữa nước Trung Quốc hơn một trăm năm [304-439]; tiếp đến nhà Bắc Nguỵ, rồi Bắc Chu cai trị một nữa nước Trung Quốc 2 trăm năm. Từ đầu thế kỷ thứ 10, các nước Liêu, Kim lần lượt chiếm miền bắc Trung Quốc đến 300 năm. Vào khoảng nữa thế kỷ thứ 13, Nguyên Mông cai trị Trung Quốc ngót một trăm năm; vào nữa thế kỷ thứ 17, Măn Thanh ngự trị Trung Quốc ngót 3 trăm năm. Một nước lănh thổ lớn, dân số đông, tự nhận văn hoá cao; phải chịu làm tôi mọi ngoại tộc trong một thời gian dài như vậy, quyết không phải là quốc gia anh hùng.
-Dưới chế đô quân chủ, kẻ bầy tôi để cho vua bị bắt, bị làm nhục, th́ tội đáng muôn lần chết! Nhưng trong lịch sử Trung Quốc các vị vua chính thống bị ngoại tộc bắt rất nhiều, tính sơ như sau:
Năm 311, bọn Thạch Lặc mang quân đánh nhà Tấn, diệt 10 vạn quân Tấn tại B́nh Thành [Hà Nam], rồi đánh vào kinh đô Lạc Dương, bắt vua Hoài Đế; giết Vương, Công, sĩ, dân hơn 2 vạn người; sử gọi là “Vĩnh Gia chi loạn”.
Năm 1126 nước Kim lấy lư do Tống huỷ ước, bèn chia quân làm 2 lộ đến đánh chiếm kinh đô Khai Phong, bắt sống các vua Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông và các Tôn thất nhà Tống mang về bắc; sự việc xăy ra vào năm Tĩnh Khang thứ nhất [1126], sử xưng là “Tĩnh Khang chi hoạ”.
Năm 1276 quân Nguyên đánh chiếm kinh đô Nam Tống tại Lâm An [Hàng Châu, Chiết Giang], Tạ Thái hậu và vua Tống Cung Đế đầu hàng.
Năm 1449, Minh Anh Tông bị ngoại tộc Ngoă Thích bắt làm tù binh.
Năm 1661, quân Thanh vào Vân Nam, vua Vĩnh Lịch nhà Minh chạy sang Miến Điện, cuối cùng bị bắt giết.
Dân một nước có truyền thống văn hoá cao, để cho vua bị bắt một cách dễ dàng như bắt ngoé, quyết không phải là một dân tộc anh hùng!
-Một tệ trạng khác là nạn hối lộ, nạp cống, dâng gái đẹp cho ngoại tộc. Về đời Hán, sau khi thua trận Hung Nô tại thành Bạch Đăng [Sơn Tây], Hán Cao Tổ phải sai Sứ giả đến hối lộ, hứa hàng năm nạp cống, Hung Nô bèn mở một góc thành, cho rút. Mong tránh áp lực thêm, Cao Tổ đem Công chúa gả cho Hung Nô làm thê thiếp, hàng năm dâng cống tơ lụa, rượu.
Việc dâng gái đẹp cho ngoại tộc được nguỵ trang bởi hai chữ ‘hoà thân”; có nghĩa là kết thân làm thông gia để giữ hoà b́nh; mối tệ này kéo dài suốt mấy triều đại, tạo thànhmỹ nhân oán, thườngghi lại qua văn chương. Một người đẹp đượcca tụng nhiềulà Vương Tường, tức Vương Chiêu Quân, thời Hán Văn Đế. Nàng bị đem đi cống Hồ, buồn cho thân phận ḿnh, bèn nhảy xuống sông tự tử. Cái chết của nàng là đề tài cho văn thi sĩ ca tụng; đời Đường cóLư Bạch, Đỗ Phủ; riêng tại Việt Nam, các thi sĩ cận đại nỗi tiếng như Tản Đà, Quang Dũng đều làm thơ; riêng cụ Đồ Chiểuviết hai câu trong truyện Lục Vân Tiên như sau:
Chiêu Quân nhảy xuống Hắc Hà,
Thương vua nhà Hán hoá ra liều ḿnh.
Việc nạp tiền cống hàng năm, th́ không riêng ǵ nhà Hán, các triều đại sau phải thi hành một cách nghiệt ngă hơn; số lụa và bạc nén nạp nhiều, khiến dân chúng phải gánh vác nặng, bằng cách bị vơ véttăng thêm thuế:
Năm Thiên Hiển thứ 11 [936], vua nước Liêu đưa 5 vạn quân giúp cho Tiết Độ sứ Thạch Kinh Đường đánh nhà Hậu Đường. Sau khi diệt Hậu Đường xong, Thạch Kính Đường lập nên nước Hậu Tấn, bèn cắt cho nước Liêu vùng đất 16 châu Yên Vân thuộc tỉnh Hà Bắc hiện nay, cùng hàng năm triều cống.
Năm 960, Triệu Khuông Dẫn soán ngôi nhà Chu, lập nên nhà Tống tức Tống Thái Tổ. Vua Tống Thái Tổ muốn được yên từ phương bắc, nên vẫn tiếp tục noi theo chính sách của Thạch Kính Đường, hàng năm triều cống Đại Liêu.
Năm 1005 vua Chân Tông cùng nước Đại Liêu đính lập điều ước, nội dung nhà Tống mỗi năm nạp cống 10 vạn lạng bạc, 20 vạn tấm quyên; hai bên vẫn giữ biên giới hiện hữu, không quấy nhiễu lẫn nhau; đó là điều ước Thiền Uyên tức “Thiền Uyên chi minh澶渊之盟”
Năm Tống Thiệu Hưng 11 [1141] hoàn thành “Thiệu Hưng hoà nghị”. Nội dung hoà nghị xác định biên giới Kim Tống; giới tuyến đại thể phía đông lấy sông Hoài làm mốc, phía tây tại Đại Tán Quan [nam Tây An, Thiểm Tây]. Tống phụng biểu xưng thần với Kim; vào ngày sinh nhật vua Kim và tết Nguyên Đán, Tống phải sai sứ đến mừng; hàng năm nạp cống Kim 25 vạn lượng bạc, 25 vạn tấm quyên.
-Trung Quốc không tự tin vào sức mạnh ḿnh, các vua chúa thường mượn lực lượng ngoại tộc để giữ vững ngôi báu; trong chiến tranh th́ mượn nước nọ đánh nước kia; cuối cùng sau khi“lang” diệt xong, lại kéo “hổ” đến.
Thời Đường Minh Hoàng cấm quân tại trung ương th́ bạc nhược; sử dụng thực lực ngoại tộc nơi biên trấn, khiến sức mạnh lấn át trung ương; đó là nguyên nhân chính gây loạn An Lộc Sơn và Sử Tử Minh.
Trong thời gian chiến tranh với nước Liêu, nhà Tống cử các Sứ giả như Mă Chính từ Sơn Đông vượt biển đến đất Kim để bàn việc hợp tác diệt nước Liêu, cuối cùng lập nên điều ước gọi là “Hải thượng chi minh”. Điều ước với nội dung: Tống, Kim hai phía đánh Liêu; Kim từ đông bắc đánh chiếm Thượng kinh [tại Nội Mông], Trung Kinh [Liêu Ninh]; Tống từ phía nam đánh ngược lên, chiếm Tây kinh [Sơn Tây], Nam kinh [Hà Bắc]. Sau Khi diệt Liêu xong, Tống sẽ đem số tiền và vải quyên trước đó nạp cống cho Liêu được ghi trong “Thiền Uyên chi minh”, hàng năm nạp cho Kim; đổi lại Kim sẽ giao cho Tống 16 châu Yên Vân tại Hà Bắc. V́ nhà Tống không thực hiện được lời hứa đánh chiếm 2 kinh, nên Kim cự tuyệt giao Yên Vân. Cuối cùng qua lại giao thiệp, Tống bằng ḷng nạp hàng năm cho Kim 20 vạn lạng bạc, 30 vạn tấm quyên, cùng tiền mướn Yên kinh [Bắc Kinh] là 100 vạn quan, Kim mới chịu giao cho 16 châu Yên Vân. Nhưng khi bàn giao, nhà Tống chỉ lấy được đất không, c̣n tài sản đồ vật Kim vơ vét mang đi hết.
Rồi đến lượt Kim diệt nhà Bắc Tống. Năm 1126 Kim Thái Tông sai Hoàn Nhan Tông Vọng, Hoàn Nhan Tông Hàn chia quân làm 2 lộ đến đánh Khai Phong, chiếm thành, bắt sống các vua Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông và các Tôn thất nhà Tống mang về bắc; sự việc xăy ra vào năm Tĩnh Khang thứ nhất [1126], nên sử xưng là “Tĩnh Khang chi hoạ”. Việc nhà Tống liên minh với Kim đánh Liêu, đúng là hành động rước voi về dày mả tổ.
Một lần xăy ra chưa tởn, năm 1234 quân Tống liên minh với quân Mông Cổ đánh quân Kim tại Thái Châu [Hà Nam], vua Kim Ai Tông tự sát, nước Kim mất. Nam Tống tuy thu phục được đất Hà Nam, nhưng vùng Hoa Bắc đều bị Mông Cổ chiếm. Rồi chẳng bao lâu Mông Cổ trở mặt mang quân đánh Tống.Tháng 3 năm 1279, trong cuộc hải chiến tại Nhai Sơn, Mông Cổ tiêu diệt hải quân Nam Tống, Thừa tướng Lục Tú Phu cơng Hoàng đế 8 tuổi nhảy xuống biển tự tử, nhà Nam Tống diệt vong.
Tất cả những sử liệu vừa tŕnh bày, khó có thể đánh giá Trung Quốc là một dân tộc anh hùng.
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.