MINH THỊ

 

NGƯỜI  QUỐC  GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.

NGƯỜI QUỐC  GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN  MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.

 Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu

 

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Đà Lạt

֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Đại Kỷ Nguyên

֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Sports

֎ Vietnamese Commandos ֎ Video/TV ֎ Lottery

֎ Biệt kích trong gịng lịch sử ֎ Diễn Đàn

֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa ֎ Chính Nghĩa Media

֎ Sự Thật Về Nguyễn Hữu Luyện

֎ Phân Định Chính Tà

֎ Lưu Trữ ֎ Làm Sao ֎ T́m IP ֎ Computer

֎ Dictionaries ֎ Tác Giả ֎ Mục Lục ֎ Pháp Lư

֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn  Học

 

    ֎ LƯU TRỮ BÀI  VỞ THEO THÁNG/NĂM

 

֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008

֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009

֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009

֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009

֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010

֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010

֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010

֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011

֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011

֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011

֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012

֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014

֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015

֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016

֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016

֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016

֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017

֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017

֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017

֎ 01-2018 ֎ 02-2018 ֎ 03-2018 ֎ 04-2018

֎ 05-2018 ֎ 06-2018 ֎ 07-2018 ֎ 08-2018

֎ 09-2018 ֎ 10-2018 ֎ 11-2018 ֎ 12-2018

 

 

֎ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc

֎ Văn Kiện Về Quyền Con Người

֎ Liberal World Order

֎ The Heritage Constitution

֎ The Invisible Government Dan Moot

֎ The Invisible Government David Wise

֎ Montreal Protocol Hand Book

֎ Death Of A Generation

֎ Giáo Hội La  Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác

֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật

֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt

֎ Hồ Chí Minh Hay Hồ Quang

֎ Ngô Đ́nh Diệm Và Chính Nghĩa Dân Tộc

֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông

֎ Sự Thật Về Trận Hoàng Sa

֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?

֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh

֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận

֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu  Lụt Miền Trung

֎ 8406= VC+VT

֎ Hài Kịch Nhân Quyền

֎ CĐ Người Việt QG Hoa Kỳ

֎ Tội Ác PG Ấn Quang

֎ Âm mưu của Ấn Quang

֎ Vụ Đài VN Hải Ngoại

֎ Mặt Thật Nguyễn Hữu Lễ

֎ Vấn đề Cựu Tù Cải Tạo

֎ Lịch Sử CTNCT

֎ Về Tác Phẩm Vô Đề

֎ Hồng Y Và Lá Cờ

֎ Trăm Việt Trên Vùng Định Mệnh
֎ Giấc Mơ Lănh Tụ

֎ Biến Động Miền Trung

֎ Con Đường Đạo

֎ Bút Kư Tôi Phải Sống

֎ Dân Chủ Cuội - Nhân Quyền Bịp

֎ Đặc Công Đỏ Việt Thường

֎ Kháng Chiến Phở Ḅ

֎ Băng Đảng Việt Tân

֎ Mặt Trợn Việt Tân

֎ Tù Binh và Ḥa B́nh

֎ Mộng Bá Vương

֎ Phía Nam Hoành Sơn

֎ Nước Mắt Trước Cơn Mưa

֎ 55 Ngày Chế Độ Sài G̣n Sụp Đổ

    ֎ Drug Smuggling in Vietnam War

    ֎ The Fall of South Vietnam

    ֎ Economic assistant to South VN 1954- 1975

    ֎ RAND History of Vietnam War era 

 

  ֎ Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. 

  ֎ Mar/2017. Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017.

  ֎ Jul/2017. Aug/2017. Sep/2017. Oct/2017.

  ֎ Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018. Feb/2018

  ֎ Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.

  ֎ Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018.

  ֎ Nov/2018. Dec/2018.

 

֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa ֎ Bài Của Kim Âu ֎ Báo Chí ֎ Diễn Đàn ֎ Dịch ֎ Tự Điển ֎ Tiếng Việt ֎ Learning ֎ Sports֎ Chính Nghĩa Việt Blogspot ֎ Đà Lạt ֎ Video/TV ֎ Lottery֎ Tác Phẩm ֎ Tác Gỉa

 

 

 

 

 

 

v White House v National Archives v

v Federal Register v Congressional Record

v USA Government v Congressional Record

v C-SPAN v Videos Library vNational Pri Project

v Judicial Watch vAssociated Press vReuter News

v Real Clear Politics vMediaMattersvLawNews

v NationalReviewv Hill v Dailly vStateNation

v Infowar vTownHall vCommieblaster v Examiner

v MediaBiasFactCheck vFactReport vPolitiFact

v MediaFactCheck v FactCheck v Snopes

v OpenSecret v SunlightFoundation

v New World Order vIlluminatti News    

v New Max v CNSv Daily Storm v Foreign Policy

v Observe v American Progress  v Fair vCity

v Guardian v Political Insider v Law

v Ramussen Report  v Wikileaks  v Federalist

v The Online Books Page v Breibart  Interceipt

v AmericanFreePress v PoliticoMag v Atlantic

v National Public Radio v Foreign Trade

v CNBC vFoxvFoxAtl vOAN vCBS v CNN

v Federation of American Scientist v Millenium

v Propublica vInter Investigate vIntelligent Media  

v Russia Newsv Tass Defense vRussia Militaty

v Science&Technology vACLU Ten v Gateway  

v Open Culture v Syndicate v Capital Research

v Nghiên Cứu Quốc Tế  v Nghiên Cứu Biển Đông 

v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia 

v Học Viện Ngoại Giao  v Tự Điển Bách Khoa VN  

v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân

v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử v

v Dấu Hiệu Thời Đại v Viêt Nam Văn Hiến   

v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển  v Hợp Lưu

v Thư Viện Hoa Sen v Vatican? v Roman Catholic

v Khoa HọcTV v Sai Gon Echo v Viễn Đông

v Người Việt v Việt Báo v

Vietnamese Commandos' Hearing  History Document

 

 

Những vấn đề về chủ quyền lănh thổ giữa Việt nam và các nước láng giềng: Cam puchia, Lào, Trung Hoa, Thái Lan, Malaya..v.v..

 

 

Chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi đân tộc. Trong đó lănh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như h́nh với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lănh thổ quốc gia và biên giới quốc gia.

Cho đến đầu thế kỷ 20, pháp luật quốc tế vẫn c̣n thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lănh thổ của một nước là hợp pháp.  Nhưng ngay sau chiến tranh thế ǵới thứ há, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2, khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lănh thổ của một Quốc gia. Cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đă dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này.

 

Nghị quyết 1514 ngày 14/12/1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các đân tộc thuộc địa đă viết: "Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp, bất kể thuộc loại nào, chống lạỉ các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dút để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hoà b́nh và tự do, và toàn vẹn lănh thổ của họ sẽ được tôn trọng".

 

Nghị quyết 26/25 năm 1970 của Liên Hơp Quốc lại viết: "Các quốc gia có nghĩa vụ không được dùng đe doạ hoặc dùng vũ lực để xâm phạm các đường biên gỉới quốc tế hiện có của một quốc ǵa khác hoặc như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lănh thổ và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các Quốc gia".

 

"Mọi hành động thụ đắc lănh thổ bằng đe doạ hoặc bằng sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp".

 

Theo những tài liệu hiện có th́ triều đ́nh Việt Nam quan tâm chỉ đạo vấn đề biên giới – lănh thổ từ khoảng thế kỷ thứ 10 sau khi giành lại quyền độc lập tự chủ với chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 và ngày càng củng cố nền độc lập tự chủ đó.

 

Theo Tống sử, Tông Cảo sứ giả nhà Tống được phái sang nước ta năm 990 sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 98 1 đă báo cáo rằng khi họ đến "hả́ giới Giao Chỉ" th́ Lê Hoàn (Vua Lê Đại Hành) đă phái 9 chiến thuyền và 300 quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định. Trong cuốn Lĩnh ngoại đại đáp (1178), Chu Khứ Phi một viên quan nhà Tống ở Quảng Đông, Quảng Tây đă viết rằng: ḍng nước Thiên Phân Dao là định giới giữa ‘bíển Giao Chỉ" và biển Quỳnh – Liêm (tức vùng biển Quỳnh Châu, Liêm Châu của Trung Quốc).

 

Như vậy là ngay từ thế kỷ thứ 10 và 12 , sứ thần Trung Quốc và quan lại Trung Quốc đă biết đâu là vùng biển Giao Chỉ (tức Việt Nam), đâu là vùng biển Trung Quốc.

 

Trong thế kỷ 11 đă diễn ra một số cuộc đàm phán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc để đ̣i lại những vùng đất mà Trung Quốc c̣n chiếm, sau khi phải rút quân trong cuộc chiến tranh xâm lược năm 1076-1077, cuộc chiến tranh đă xuất hiện 4 câu thơ của Lư Thường Kiệt mà hai câu đầu khẳng định chủ quyền lănh thổ:

 

Nam Quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời).

 

Trong các cuộc đàm phán đó có cuộc đàm phán về biên giới năm 1078 do Đào Ṭng Nguyên dẫn đầu và cuộc đàm phán năm 1084 do Trạng nguyên khai khoa Lê Văn Thịnh dẫn đầu. Trong thư gửi cho vua nhà Tống đ̣i đất, vua Lư Nhân Tông viết: "Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến ḷng tôi đau sót luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng."

 

Ngoài việc dùng quân sự đánh úp, giải phóng Châu Quang Lang, ngay sau khi đại quân Tống rút lui, đấu tranh kiên tŕ của triều đ́nh kết hợp với đấu tranh của nhân dân: bắn lén, bỏ thuốc độc cộng thêm khí hậu khắc nghiệt, khiến cho, theo Tống sử, đội quân đồn trú của nhà Tống mỗi năm tổn thất 70%-80% và năm 1079 mặc dầu đă đổi tên Châu Quảng Nguyên thành Thuận Châu vẫn đành coi là vùng "Đất độc" và trả lại cho ta và năm 1084 trả lại cho ta vùng Bảo Lạc, Túc Tang. Khi đi đàm phán biên giới, sứ thần ta đă tặng cho nhà Tống 5 thớt voi khiến cho, theo Đại việt sử kư toàn thư, người Tống có thơ rằng "Nhân tharn Giao Chỉ tượng, khước thất Quảng Nguyên kim" nghĩa là v́ tham voi của Giao Chỉ mà bỏ mất vàng của Quảng Nguyên (họ đă đánh giá sai nguyên nhân dẫn đến việc trả lại đất).

 

Trong Lịch triều Hiến chương Loại Chí viết năm 1821, Phan Huy Chú nhận xét là trong đàm phán về biên ǵới đời Lư có hai mặt mạnh: một là có "oai thắng trận", hai là "sứ thần bàn bạc, lời lẽ thung dung, khôn khéo".

 

Nhà Trần đă bố trí các trọng thần phụ trách các hướng biên giới: Tướng quốc Thái sư Trần Thủ Đô phụ trách hướng Lạng Sơn, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật phụ trách hướng Hà Giang, Nhân huệ Vương Trần Khánh Dư phụ trách hướng Đông Bắc (Người thay Nhân huệ Vương là con Hưng Đạo đại Vương, Hưng nhượng Vương Trần Quốc Tảng).

 

Thế kỷ 15 Vua Lê Thái Tổ đă cho khắc vào vách núi đá ở Hoà B́nh để nhắc con cháu:

 

"Biên pḥng hảo vị trù phương lược

Xă tắc ưng tư kế cửu an"

 

(Tạm dịch: việc biên pḥng cần có phương lược pḥng thủ; đất nước phải lo kế lâu dài).

 

Năm 1473, vua Lê Thánh Tông chỉ thị cho những người đi giải quyết vấn đề biên giới với nhà Minh "Chớ để họ lấn dần, nếu các ngươi dám lấy một thước núi, một tấc sông tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc th́ tội phải tru di".

 

Năm 1466 khi quân Minh cướp bóc vùng Thông Nông, Bảo Lạc thuộc tỉnh Cao Bằng, một mặt nhà vua phản kháng đ̣i nhà Minh phải bồi thường, mặt khác ra lệnh đầy 2 người chỉ huy ở Cao Bằng đi xa về tội pḥng giữ biên giới không cẩn mật và ra sắc dụ cho các tỉnh biên giới: "Người bầy tôi giữ đất đai của triều đ́nh, chức phận là phải bảo toàn cảnh thổ, yên uỷ nhân dân, bẻ gẫy những mũi nhọn tiến công, chống lại những kẻ khinh rẻ nước ḿnh"

 

Luật Hồng Đức công bố năm 1483 có điều khoản 74, 88 về bảo vệ đất đai ở biên giới như sau: "Những người bán ruộng đất ở biên cương cho người nước ngoài th́ bị tội chém"; Quan phường xă biết mà không phát giác cũng bị tội; "Những người đẵn tre, chặt gỗ ở nơi quan ải th́ bị xử tội đồ" (đồ là đầy đi làm khổ sai).

 

Chính nhờ cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ, thông minh, khôn khéo của các thế hệ Việt Nam nối tiếp, mặc dầu trong t́nh h́nh so sánh lực lượng rất chênh lệch, phong kiến phương Bắc luôn luôn có ư đồ thôn tính, lấn chiếm nhưng biên cương phía Bắc nước ta vẫn h́nh thành rơ rệt và ổn định về cơ bản từ ngàn năm nay.

 

Tạp chí Géographer của Vụ t́nh báo và nghiên cứu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 29/10/1964 thừa nhận: "Sau hơn 10 thế kỷ bị đô hộ, năm 939 Bắc Kỳ phá vỡ ách đô hộ của Trung Quốc và thành lập vương quốc Đại Cồ Việt … Nhà nước mới này đă bảo vệ được nền độc lập của ḿnh … Một đường biên giới gần giống như ngày nay dường như đă tồn tại giữa hai quốc gia" cách đây 10 thế kỷ.

 

Trong bài "Tổng Tụ long và đường biên giới Trung Quốc – Bắc Kỳ" năm 1924, Bonifacy, tư lệnh đạo quan binh Hà Giang đầu thế kỷ 20 viết: "Đường biên giới lịch sừ giữa Việt Nam và Trung Quốc đă được xác định một cách hoàn hảo (parfaitement défini). Khi cần người Việt Nam biết bảo vệ các quyền của họ, mặc dầu người Trung Quốc cho rằng không thể có đường biên giới giữa Việt Nam và Thiên Triều".

 

Điều mà con cháu ngày nay vô cùng cảm kích, khâm phục, biết ơn là ông cha ta chẳng những chăm lo bảo vệ vững chắc biên cương đất liền mà c̣n rất quan tâm xác lập và bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên vùng biển.

 

Tiếp theo hành động buộc sứ thần Trung Quốc phải thừa nhận "hải giới" Việt Nam cuối thế kỷ thứ 10, nhà Lư đă thành lập trang Vân đồn để quản lư vùng biển Đông Bắc; nhà Trần nâng trang Vân Đồn thành trấn Vân Đồn trực thuộc triều đ́nh; Nhà Lê đặt tuần kiểm ở các cửa biển để quản lư biển, thu thuế các tầu thuyền nước ngoài. Do vậy chủ quyền Việt Nam trên các đảo vùng biển Đông Bắc được xác lập sớm. Đến thế kỷ 19, khi Pháp yà nhà Thanh đàm phán về vùng biển trong Vịnh Bắc bộ th́ không có tranh chấp về chủ quyền đối với các đảo ở vùng này, nhà Thanh phải thừa nhận tất cả các đảo ở phía Tây đường ḱnh tuyến Paris 105043′ Đ là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

 

Năm 1171, 1172, vua Lư Anh Tông đích thân đi "tuần tra các hải đảo ngoài biển ở địa giới các phiên bang Nam, Bắc, t́m hiểu đường đí, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật".

 

Ở phía Nam, các chúa Nguyễn sau khi xác lập chủ quyền Việt Nam đối với các đảo dọc bờ biển miền Trung và miền Nam: Cồn Cỏ, Ly Sơn, Phú Quư, Côn đảo, đầu thế kỷ 18 đă xác lập chủ quyền Việt Nam trên các đảo trong Vịnh Thái Lan. Khi đặt ách thống trị trên Nam Kỳ và Campuchia, các quan chức Pháp đă tiến hành khảo sát vùng biển giữa hai nước Việt Nam, Campuchia và đứng trước t́nh h́nh tất cả các đảo trên vùng biển này về mặt hành chính đều thuộc tỉnh Hà Tiên của Việt Nam. Ngày 25/3/1873 chuẩn đô đốc thống đốc Nam Kỳ Krantz đă thừa nhận thực tế đó trong nghị định quy định đảo Phú Quốc và tất cả các đảo trên vùng biển giữa Nam Kỳ và Campuchia được tách khỏi tỉnh Hà Tiên, lập thành một quận trực thuộc thống đốc Nam Kỳ.

 

Đối với các đảo xa bờ, theo chính sử Việt Nam và theo nhiều nhân chứng nước ngoài, từ thế kỷ 17, các chúa Nguyễn với. danh nghĩa Nhà nước đă thành lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hàng năm ra khai thác và quản lư các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Tiếp đó triều Nguyễn rất quan tâm đến việc củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo, các hoàng đế Gia Long, Minh Mạng liên tiếp phái thuỷ quân ra Hoàng Sa – Trường Sa khảo sát, đo đạc, vẽ bản đồ, lập miếu, dựng bia. Theo Đại Nam Thực Lục Chính biên, trong 3 năm: 1833, 1835, 1836 vua Minh Mạng liên tiếp có chi thị về Hoàng Sa.

 

Không chỉ chăm lo khai thác hai quần đảo, nhà vua Vlệt Nam c̣n lo bảo đảm an toàn cho tàu thuyền Việt Nam và các nước qua lại vùng biển xung quanh hai quần đảo, năm 1833 vua Minh Mạng đă chỉ thị cho Bộ Công rằng: "Trong hải phận Quảng Nghĩa, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một mầu; không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm phái người tới đó trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nạn măc cạn".[1]

 

Trong một tài liệu viết năm 1768, đô đốc Pháp D’Estaing, người nhận nhiệm vụ nghiên cứu kế hoạch tiến công vào Việt Nam đă viết rằng: "Việc đi lại giữa quần đảo đá Paracel (tức Hoàng Sa) và đất liền c̣n khó khăn hơn việc đi lại ngoài biển khơi. Thế mà các thuyền nhỏ của xứ này thường qua lại vùng quần đảo".  D’Estaing đánh giá các thủy thủ Việt Nam là "những người quen sông nước và là các thuỷ thủ giỏí".  Trong một tài liệu khác viết vào cuối năm 1758 đầu năm 1759, D’Estaing c̣n nói ở Huế có tới 400 khẩu pháo hầu hết là của Bồ Đào Nha thu lượm từ các xác tầu đắm ở Paracel[2].

 

Trong cuốn "Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" xuất ở Paris năm 1996, giáo sư Monique Chemillier Gendreau, chủ tịch Hội luật ǵa Châu Âu đă v́ết; "Khi có Hiệp ước bảo hộ của Pháp năm 1884, Việt Nam đă nắm giữ không có cạnh tranh và trong khoảng gần hai thế kỷ, một quyền (un droit) đối với các quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa), theo đúng chế độ luật pháp của thời kỳ đó".[3]

 

Từ 1884, Chính quyền Pháp ở Đông Dương đă tiếp tục thực hiện và củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo: tiến hành khảo sát khoa học, dựng bia chủ quyền, dựng đèn biển, lập trạm khí tượng, đài vô tuyến điện, đưa quân ra đồn trú, thành lập đơn vị hành chính trên quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa thiên và sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.

 

Trong bối cảnh địa lư và chính trị của nước ta sau năm 1975 , trước sự phát trtển của luật pháp quốc tế về biển, nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam phải giải quyết một loạt vấn đề biên giới – lănh thồ với các nước láng giềng:

 

1. Giữa Việt Nam, Lào, Campuchia cần có một đường biên giới có giá trị pháp lư quốc tế do các nhà nước có thẩm quyền kư kết, tạo ra cơ sở vững chắc để xây dựng một đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa ba dân tộc.

 

2. Việt Nam cần xác định ranh giới vùng đặc quyền về kinh té và thềm lục địa với Indonesia, Thái Lan, Malaysia; v́ theo các quy định mới của luật biển quốc tế th́ vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của nước ta và các nước đó chồng lên nhau.

 

3. Việt Nam cần giải quyết vấn đề biên giới lănh thổ trên biển với Philippin, Malaysia v́ hai nước này có yêu sách về chủ quyền đối với một phần hoặc đại bộ phận quần đảo Trường Sa.

 

4. Với Trung Quốc, việt Nam phải giải quyết các vấn đề sau:

 

- Đường biên giới trên đất liền;

 

- Đường biên giới trong Vịnh Bắc bộ;

 

- Các vấn đề chủ quyền lănh thổ và thềm lục địa trên Biển Đông: từ năm 1909 Trung Quốc bắt đầu có tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và từ những năm 1930 bắt đầu có hành động tranh chấp quần đảo Trường Sa (sẽ tŕnh bày cụ thể ở dưới).

 

- Vấn đề ranh giới vùng thông báo bay (FIR) ngoài khơi Trung bộ – Việt Nam, Trung Quốc đưa ra đề nghị lập FIR Sanya lấn vào phần phía Bắc FIR Hồ Chí Minh mà Hàng không dân dụng quốc tế giao cho Hong Kong tạm thời quản lư năm 1975 chủ yếu là họ muốn quản lư toàn bộ vùng trời trên quần đảo Hoàng Sa và lấn vào phần phía Đông FIR Hà Nội trên Vịnh Bắc Bộ.

 

Với chủ trương nhất quán là giải quyết mọi tranh chấp về biên giới lănh thổ với các nước láng giềng bằng thương lượng hoà b́nh, Việt Nam đă và đang giải quyết các vấn đề được đặt ra như sau:

 

1.  Với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

 

Tháng 2/1976, lănh đạo hai nước đă cho ư kiến về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước. đường biên giới giữa Việt Nam và Lào là đường bỉên giới trên bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 tỷ lệ 1/100 000 (năm 1945 là thời điểm hai nước tuyên bố độc lập).

 

Như vậy là lănh đạo Việt Nam và Lào đă cho nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới hai nước theo nguyên tắc Uti-possidétis (anh hăy làm chủ cái anh đang có), một nguyên tắc đă được áp dụng Ở Châu Mỹ la tinh trong thờl kỳ phi thực dân hoá và đă được Tổ chức thống nhất Châu Phi chấp nhận với nội dung "tôn trọng các đường biên giới tồn tại vào lúc mà các nước Châu Phi giành được độc lập".

 

Dựa trên nguyên tắc Uti possidetis, qua 4 đợt đàm phán trong Uỷ ban liên hợp Việt – Lào về hoạch định biên giới, ngày 18/7/1977 hai nước kư Hiệp ước Hoạch định biên giới. Việc phân giới cắm mốc đường biên giới dài 2067 km bắt đầu tiến hành ngày 25/7/1978 và đến 24/8/1984 th́ kết thúc

 

Ngày 24/1/1986 hai nước kư Hiệp ước bổ sung ghi nhận những điểm điều chỉnh đường biên giới đă hoạch định năm 1977, kư nghị định thư ghi nhận kết quả phân ǵới cắm mốc. Ngày 1/3/1990 hai nước kư Hiệp định quy chế biên giới. Thi hành Hiệp định này, hàng năm có cuộc họp giữa Đoàn đại biểu biên giới hai nước với sự có mặt của đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh biên giới của hai nước để kiểm điểm việc thi hành Hiệp định quy chế biên giới.

 

2.  Với Campuchia

 

Trước năm 1964, quan điểm cơ bản của phía Campuchia về biên giới lănh thổ giữa hai nước là đ̣i Việt Nam trả lại cho Campuchia 6 tỉnh Nam Kỳ và đảo Phú Quốc.

 

Từ năm 1964 – 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề nghị Việt Nam công nhận Campuchia trong đường biên giới hỉện tại, cụ thể là đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100 km2. Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.

 

Trong năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đă chính thức công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lănh thổ của Campuchia trong đường biên giôi hiện tại (công hàm của Việt Nam không nói tới vấn đề chủ quyền đối với các đảo trên biển và 9 điểm mà Campuchia đề nghị sửa đổi về đường biên giới trên bộ).

 

Ngày 27/12/1985 Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia đă kư Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở thoả thuận năm 1967. Thi hành Hiệp ước, hai bên đă tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới từ tháng 4/1986 đến tháng 12/1988 được 207 km/1137 km, tháng 1/1989 theo đề nghị của phía Campuchia, hai bên tạm dừng việc phân giới cắm mốc.

 

Trên biển, ngày 7/7/1982 hai Chính phủ kư Hiệp định thiết lập vùng nước lịch sử chung giữa hai nước và thỏa thuận: sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới trên biển, lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 với tính chất là đường hành chính và cảnh sát làm đường phân chia đảo giữa hai nước.

 

Với Chính phủ Campuchia thành lập sau khi kư Hiệp ước hoà b́nh về Campuchia năm 1993 , năm 1994, 1995 Thủ tướng Chính phủ hai nước đă thoả thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới giữa hai nước và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy tŕ an ninh và ổn định trong khu vực biên giới nhằm xây dựng một đường biên giới hoà b́nh, hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai bên thoả thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề c̣n tồn đọng về biên giới th́ duy tŕ sự quản lư hiện nay.

 

Thực hiện thoả thuận giữa Thủ tướng Chính phủ hai nước nhân dịp Thủ tướng Ung Huốt sang thăm Việt Nam đầu tháng 6/1998, nhóm chuyên viên liên hơp về biên giới Việt Nam – CPC đă họp tại Phnom Pênh từ ngày 16 – 20/6/1998. Trong cuộc họp này hai bên đă trao đổl về việc tiếp tục thực hiện các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới giữa hai nước đă kư trong những năm 1982, 1983, 1985. Hai bên đă dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề về quan điểm của hai bên liên quan đến biên giới biển và biên giớl trên bộ với mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước trở thành đường biên giới hoà b́nh, hữu nghị và hợp tác lâu dài.

 

Hai bên đă thống nhất ḱến nghị lên Chính phủ hai nước tiến hành thành lập Uỷ ban liên hơp với những nhiệm vụ:

 

- Soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới biển và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia tŕnh lên chính phủ hai nước.

 

- Chỉ đạo việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.

 

- Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước.

 

Qua trao đổi về đường biên giới biển, phía CPC kiên tŕ quan điểm muốn lấy đường do Toàn quyền Brévié vạch ra tháng 1/1939 làm đường biên giới biển của hai nước.

 

Ta đă nói rơ là ta không chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước v́:

 

1.  Đường Brévié không phải là 1 văn bản pháp quy, chỉ là một bức thư (lettre) gửi cho Thống đốc Nam Kỳ đồng gửi cho Khâm sứ Pháp Ở CPC. Văn bản đó chỉ có mục đích giải quyết vấn đề phân định quyền hành chính và cảnh sát đối với các đảo, không giải quyết vấn đề quy thuộc lănh thổ;

 

2. Cả hai bên không có bản đồ đính kèm theo văn bản Brévié v́ vậy hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể hiện đường Brévté khác nhau: Đường của Pôn Pốt, đường của Chính quyền miền Nam Việt Nam, đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sỹ bảo vệ ở Paris sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk, đường của các học giả Hoa Kỳ.

 

3 . Nếu chuyển đường Brévié thành đường biên giới biển th́ không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, quá bất lợi cho Việt Nam và nên lưu ư là vào năm 1939 theo luật pháp quốc tế lănh hải chỉ là 3 hải lư, chưa có quy định về vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa th́ đường Brévié làm sao có thể giải quyết vấn đề phân định lănh hải theo quan điểm hiện nay và phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

 

Phía Việt Nam đă đề nghị hai bên thoả thuận: áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiển quốc tế, tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nước để đi đến một giải pháp công bằng trong việc phân định vùng nước lịch sử, lănh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của hai nước.

 

3.  Với Indonesia

 

Việt Nam và Indonesia cách nhau 250 hải lư vùng biển tính từ Côn đảo và Natuna Bắc là hai đảo xa nhất của hai nước đối diện nhau do đó trước kia không có vấn đề biên giới giữa hai nước (nếu tính từ bờ biển Việt Nam và bờ  biển Bornéo th́ cách nhau trên 400 hải lư). Đến nay do sự phát tnển của luật pháp quốc tế về biển, hai bên phải phân định ranh giới vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế.

 

Năm 1972, Indonesia và chính quyền Sài G̣n đàm phán 1 ṿng, quan điểm của Indonesia là phân định theo trung tuyến giữa các đảo xa nhất của hai bên, quan điểm của Sài g̣n là trung tuyến Giữa bờ biển Việt Nam và Bornéo, hai quan điểm tạo nên vùng chồng lấn rộng khoảng 37.000 km2. (Đảo Natuna bắc là đảo xa nhất của Indonesia đối diện với miền Nam Việt Nam cách Boméo 320 km; Côn đảo, đảo đối diện với Natuna bắc chỉ cách đất liền 90 km).

 

Từ năm 1978 CHXHCN Việt Nam và Indonesia bắt đầu đàm phán. Indonesia giữ quan điểm cũ, quan điểm của ta dựa vào định nghĩa thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lục địa, do đó ranh giới nên theo đường rănh ngầm ngăn cách sự kéo dài tự nhiên của hai thềm lục địa, hai quan điểm tạo ra vùng tranh chấp lúc đầu rộng khoảng 92.000 km2.

 

Qua 10 ṿng đàm phán hai bên đă dần dần thu hẹp được vùng tranh chấp xuống c̣n khoảng 4.500 km2 nhưng đầu năm 1993 Indonesia đề nghị huỷ bỏ toàn bộ kết quả đàm phán từ 1978 dến 1992 và đàm phán lại từ đầu.

 

Cho đến nay, qua 5 ṿng trao đổi không chính thức, hai bên chưa đi đến thoả thuận nối lại đàm phán.

 

4.  Với Malaysia

 

Giữa Việt Nam và Malaysia có một vùng chống lấn vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng 2.800km2. Vùng này h́nh thành bởi đường ranh giới thềrn lục địa do chính quyền Sài G̣n công bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa do Malaysia công bố năm 1979. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do Sài G̣n có tính đến đảo Ḥn Khoai cách đất liền 6,5 hải lư c̣n Malaysia đă bỏ qua đảo Ḥn Khoai.

 

Tháng 5/1992 Việt Nam và Malaysia đă kư thoả thuận hợp tác thăm ḍ khai thác chung vùng chồng lấn, giao cho các công ty dầu lửa của hai bên kư các dàn xếp thương mại và tiến hành hợp tác thăm ḍ, khai thác rồi phân chia sản phẩm; việc phân định vùng chồng lấn sẽ giải quyết sau. Việc hơp tác giữa hai ngành aầu khí đang tiến triển b́nh thường.

 

Ngoài ra vùng khai thác chung giữa Thái Lan và Malaysia rộng 7.250 km2 có 800 km2 liên quan đến Việt Nam. Ba nước đă thoả thuận sẽ cùng nhau giải quyết khu vực này và cuộc họp đầu tiên đă diễn ra tháng 2/1998 ṿng hai sẽ họp vào nửa cuối năm 1998 để bàn về khả năng khai thác chung vùng chồng lấn.

 

Giữa Việt Nam và Malaysia c̣n có tranh chấp về chủ quyền lănh thổ đối với quần đảo Trường Sa do Malaysia có yêu sách đối với vùng phía Nam quần đảo Trường Sa và trên thực tế trong 2 năm 1993-1994 Malaysia đă cho quân chiếm ba băi đá ngầm ở Nam quần đảo Trường Sa: Hoa Lau, Kỳ Vân, Kiệu Ngựa.

 

Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Malaysia nhiều lần khẳng định sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng hoà b́nh.

 

5. Với Thái Lan

 

Giữa Việt Nam và Thái Lan có hai vấn đề trên biển phải giải quyết:

 

a) Phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

 

b) Giải quyết vấn đề tầu thuyền đánh cá Thái Lan thường xuyên vi phạm vùng biển Việt Nam và có trường hợp Thái Lan đă dùng hải quân, không quân bảo vệ các hoạt động này.

 

Về vấn đề thứ nhất giữa hai nước có một vùng chồng lấn rộng khoảng 6000 km2 do Việt Nam có tính đến hiệu lực của đảo Thổ Chu c̣n Thái Lan th́ phủ nhận hiệu lực của đảo Thổ Chu.

 

Từ năm 1992 hai bên đàm phán qua 9 ṿng cấp chuyên viên.

 

Ngày 9/8/1997 hai nước kư Hiệp định về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước.  Theo hiêp định, Việt Nam được 32,5% diện tích vùng chồng lấn.

 

Về vấn đề thứ hai: Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam – Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển đă họp hai ṿng. Hai bên đă thoả thuận phối hơp trong việc giáo dục ngư dân, đi tới tổ chức tưần tra chung, thiết lập kênh liên lạc cảnh báo vi phạm, hơp tác tổ chức điều tra nguồn lợi biển giữa hai nước.

 

Việc giải quyết dứt điểm vấn đề này cũng c̣n đ̣i hỏi một thời gian.

 

6. Với Philippin

 

Philippin vốn là nước không có quyền ǵ đối với quần đảo Trường Sa v́ Hiệp định Paris năm 1898 giữa Mỹ và Tây Ban Nha theo đó Tây Ban Nha giao Philippin cho Mỹ đă xác định phạm vi quần đảo Philippin trên bản đồ kèm theo Hiệp định, theo bản đồ đó nước Philippin không bao gồm 1 đảo nào của quần đảo Trường Sa.

 

Từ năm 1951, Philippin bắt đầu chuẩn bị dư luận để nhẩy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa với lời tưyên bố của Tổng thống Philippin Quirino rằng quần đảo Spratly (tức Trường Sa) phải thuộc về Philippin v́ nó ở gần Philippin.

 

Từ năm 1971-1973, Philippin cho quân đội ra chiếm đóng 5 đảo trên quần đảo Trường Sa và năm 1977-1978 chiếm thêm hai đảo nữa. Cả 7 đảo nằm ở phía Bắc quần đảo. Họ ra sức cửng cố vị trí trên quần đảo: Chở đất ra đảo để trồng dừa, cạp thêm đất ra biển để làm đường băng cho máy bay chiến đấu mở đường hàng không thường kỳ, tổ chức đánh cá, xây dựng kho ướp lạnh, tổ chức thăm ḍ, khai thác dầu khí ở Đông Bắc quần đảo (có tin nói là sản lượng dầu khai thác ở đây đảm bảo 10% nhu cầu dầu của Philippin).

 

Đầu năm 1979, Philippin công bố sắc lệnh của Tổng thống Marcos kư ngày 11/6/1978 coi toàn bộ quần đảo Trường Sa (trừ đảo Trường Sa) là lănh thổ Philippin và đặt tên cho quần đảo là Kalayaan.

 

Năm 1980 Philippin mở rộng lấn chiếm xuống phía Nam quần đảo, chiếm đóng đảo Công Đo cách đảo gần nhất mà họ chiếm đóng cũ gần 150 hải lư.

 

Từ năm 1978 đến 1994 Việt Nam và Philippin đă thoả thuận ở cấp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thống và Chủ tịch nước là sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa hai nước bằng thương lượng hoà b́nh trên tinh thần hữu nghị, hoà giải, tin cậy lẫn nhau.

 

Ngày 7/11/1995 hai Bộ Ngoại giao Việt Nam – Philippin đă đạt được thoả thuận về 9 nguyên tắc ứng xử cơ bản đối với vùng tranh chấp trong đó có các điểm chính là

 

-  Hai bên đồng ư thông qua thương lượng, hoà b́nh t́m kiếm giải pháp cơ bản cho vấn đề tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.

 

- Kiềm chế không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, thúc đẩy hợp tác song phương hoặc đa phương về bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, khí tượng, chống thảm hoạ, t́m kiếm cứu nạn, chống cướp biển và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên biển Ở quần đảo Trường Sa.

 

- Bảo đảm tự do hàng hải theo quy định của luật quốc tế.

 

- Từng bước tăng cường hợp tác và giải quyết dút điểm tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

 

Cuối tháng 4 đầu tháng 5/1996, hai bên đă thực hiện thành công chuyến khảo sát chung về khoa học biển tại khu vực quần đảo Trường Sa và Biển Đông. Hai bên sẽ tiếp tục tổ chức khảo sát khoa học chung trên khu vực quần đảo và trên Biển Đông. Uỷ ban hỗn hơp Việt Nam – Philippin do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước dẫn đầu họp tại Hà Nội tháng 1/1997 đă thoả thuận về một số biện pháp xây dựng ḷng tin trên quần đảo, trong đó có việc trao đổi các cuộc viếng thăm của các chỉ huy quân sự và lực lượng đồn trú của hai bên trên quần đảo.

 

7.  Với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

 

Năm 1957-1958, có sự trao đổi giữa Trung ương Đảng hai nước về biên giới. Ngày 2/11/1957 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề nghị: "Vấn đề biên giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lư đang có hoặc được xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định; nhất thiết cấm các nhà chức trách và các đoàn thể địa phương không được thương lượng với nhau để cắm lại mốc giới hoặc cắt nhượng đất cho nhaư" .  Hàm ư của bức thư là hai bên cần căn cứ vào các Công ước về hoạch định biên giới mà Pháp và Trung Quốc đă kư cuối thế kỷ trước để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước.

 

Tháng 4/1958 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đă trả lời đồng ư với ư kiến của Trung ương Đảng Việt Nam về công tác biên giớl Việt – Trung.

 

Cuộc đàm phán đầu tiên về biên giới giữa hai nước là về Vịnh Bắc bộ diễn ra từ 15/8/1974 – 22/11/1974 tại Bắc Kinh, cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Cuộc đàm phán mới chỉ có tính cách t́m hiểu quan điểm của nhau và không đi tới thoả thuận nào.

 

Cuộc đàm phán thứ hai về biên giới là về đường biên giới trên bộ và về Vịnh Bắc bộ diễn ra từ tháng 10/1977 đến tháng 6/1978 tại Bắc Kinh, cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Cuộc đàm phán này cũng không đi tới thoả thuận nào.

 

Từ tháng 2 năm 1979 đến 1986 diễn ra chiến tranh và xung đột quân sự trên vùng biên giới đặc biệt là trên biên giới các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, ác liệt và kéo dài nhất là Ở biên giới tỉnh Hà Giang.

 

Từ năm 1991 hai nước khôi phục quan hệ b́nh thường. Qua hai ṿng đàm phán về biên giới cấp chuyên viên và một ṿng đàm phán cấp Chính phủ trong hai năm 1992, 1993, ngày 19/10/1993 hai nước kư "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lănh thổ giữa Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa".

 

Thực hiện thoả thuận trên, hai bên đă tổ chức 3 diễn đàn đàm phán cấp chuyên viên: về biên giới trên bộ; về biên giới trong Vịnh Bắc bộ; về các vấn đề trên Biển Đông và một diễn đàn đàm phán cấp Chính phủ để xem xét các vấn đề do các nhóm chuyên viên tŕnh lên.

 

7.1. Về biên giới trên bộ

 

Thực hiện thoả thuận ngày 19/10/1993 là căn cứ vào các Công ước 1887 và 1895 mà Pháp và Trung Quốc đă kư cuối thế kỷ trước để "xác định lại toàn đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc", hai bên đă họp 12 ṿng nhóm công tác về biên giới trên bộ trước năm 2000.[4]

 

7.2. Về đường biên giới trong Vịnh Bắc Bộ

 

Hai bên đă họp 10 ṿng nhóm công tác về Vịnh Bắc bộ và 6 ṿng tổ chuyên gia về Vịnh Bắc BỘ để thực hiện thoả thuận về nguyên tắc phân định Vịnh Bắc bộ là "áp dụng luât biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, để tiến hành đàm phán phân định Vịnh Bắc bộ", "theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh Bắc bộ để đi đến một giải pháp công bằng".

 

Cuộc đàm phán có tiến triển và hai bên đang cùng cố gắng để có thể kư Hiệp ước về phân định Vịnh Bắc bộ cũng trước năm 2000. Vấn đề lớn nhất màhai bên phải giải quyết là vấn đề hiệu lực các đảo ven bờ của Việt Nam và đảo Bạch Long Vĩ cách Hải Pḥng 130 km

 

7.3. Về các vấn đề trên Biển Đông

 

Trên Biển Đông, vấn đề tranh chấp phức tạp và quan trọng nhất là về hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bởi v́ hai quần đảo giữ một vị trí chiến lược trọng yếu trên Biển Đông. Nếu như nước ngoài chiếm cả hai quần đảo th́ nước Việt Nam không c̣n thế đứng trên Biển Đông và bị bao vây trên hướng biển.

 

Quần đảo Hoàng Sa bao gồm trên 30 đảo, băi, đá ngầm trên một vùng biển rộng khoảng 15.000 – 16.000 km2 cách Đà Nẵng khoảng 170 hải lư. Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo, băi, đá ngầm trên vùng biển rộng khoảng 160.000 – 180.000 km2, đảo gần nhất của quần đảo cách Vũng Tầu khoảng 250 hả́ lư. (Trung Quốc quan niệm quần đảo Trường Sa rộng hơn nhiều quan niệm của ta là điểm cực Nam của quần đảo Trường Sa là 6050′ Bắc trong khi Trung Quốc coi điểm cực Nam của quần đảo Trường Sa là 40 Bắc giáp Bornéo).

 

Theo những tài liệu chính thức, Nhà nước phong kiến Việt Nam đă chiếm hữu và làm chủ hai quần đảo từ thế kỷ thứ 17, tiếp đó Chính quyền Đông Dương đă củng cố chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo: thành lập bộ máy hành chính thuộc hai tỉnh Thừa Thiên và Bà Rịa, cho cảnh sát ra đồn trú, lập đài khí tượng, trạm vô tuyến điện, xây đèn biển.

 

Cho đến đầu thế kỷ 20 không có nước nào tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo đối với Việt Nam.

 

Đại Thanh đế quốc toàn đồ xuất bản năm 1905 tái bản lần thứ tư năm 1910 chỉ vẽ đế quốc Đại Thanh đến Hải Nam.

 

Trung Quốc địa lư học Giáo khoa thư xuất bản năm 1906 viết: "Điểm mút của Trung Hoa ở Đông Nam là bờ biển Nhai Châu, đảo Quỳnh Châu, vĩ tuyến 18013′ Bắc".

 

Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas) làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên Biển Đông. Tháng 5 năm 1909 Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn phái đô đốc Lư Chuẩn đem 3 pháo thuyền ra thăm chớp nhoáng một vài đảo trên quần đảo Hoàng Sa rồi về . Năm 1921 Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sát nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam.

 

Từ đó bắt đầu có sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và từ những năm 1930 trên quần đảo Trường Sa. Năm 1935 lần đầu tiên Trung Quốc chính thức công bố một bản đồ có cả 4 quần đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc (công hàm của Công sứ Trung Quốc ở Paris gửi Bộ Ngoại giao Pháp năm 1932 c̣n viết rằng: "Các đảo Tây Sa là bộ phận lănh thổ Trung Quốc xa nhất về phía Nam").

 

Nếu không có chiến tranh thế giới thứ hai th́ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là liên tực và thật sự từ thế kỷ 17.

 

Nhưng năm 1939, Nhật Bản đă chiếm cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ tay Pháp và đă biến quần đảo Trường Sa thành căn cứ hải quân trong chiến tranh thế giới thứ hai.

 

Tháng 11/1943, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ, Anh, Trung (Tổng thống Roosevelt, Thủ tướng Churchill, Tổng thống Tưởng Giới Thạch) họp tại Cairo có bàn về các lănh thổ mà Nhật chiếm của Trung Quốc. Tuyên bố của Hội nghị viết: "Các vùng lănh thổ mà Nhật chiếm của Trung Quốc phải trả lại cho Trung Quốc gồm Măn Châu, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ". Như vậy rơ ràng là cả 3 người đứng đầu 3 cường quốc trong đó có Tổng thống Trung Hoa Tưởng Giới Thạch đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không phải là lănh thổ của Trung Quốc.

 

Tháng 7, tháng 8 năm 1945 Tuyên ngôn của Hội nghị Potsdam với sự tham gia của 4 nước Mỹ, Anh, Trung, Liên Xô lại viết: "Các điều khoản của bản tuyên bố Cairo sẽ được thi hành". Như vậy cả 4 cường quốc trong đó có Trung Quốc đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không phải là lănh thổ Trung Quốc.

 

Năm 1947, cuốn Nam Hải chư đảo địa lư Chí lược do Bộ Nội Chính Trung Hoa Dân Quốc xuất bản có bản đồ "Nam hải chư đảo vị trí lược đồ" thể hiện một đường 11 đoạn coi 80% Biển Đông và cả 4 quần đảo trên Biển Đông là thuộc Trung Quốc.

 

Năm 1950 trên bản đồ Trung hoa Nhân dân Cộng hoà Quốc phân tỉnh tinh đồ có một phụ đồ thể hiện quốc giới của Trung Quốc gồm 11 đoạn coi cả 4 quần đảo và 80% Biển Đông là lănh thổ Trung Quôc. Điểm cực nam của Trung Quốc là 4o Bắc giáp Bornéo..

 

Ngày 15/8/1951, Chu Ân Lai Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố: "Các quần đảo Tây Sa và Nam sa cũng như các quần đảo Đông Sa và quần đảo Trung Sa từ xưa đến nay là lănh thổ Trung Quốc."

 

Năm 1951 tại Hội nghị San Francisco với sự tham gia của 51 nước, đại biểu Liên Xô đă đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, đề nghị này đă bị Hội nghị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và văn kiện của Hội nghị kư ngày 8/9/1951 chỉ ghi về hai quần đảo là "Nhật bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đ̣i hỏi đối với 2 quần đảo". Tại Hội nghị này, ngày 7/9/1951 Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đă trịnh trọng tuyên bố "Khẳng định chủ quyền đă có từ lâu đời của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa".  Đối với Tuyên bố đó không một nước nào phản đối hoặc bảo lưu. Như vậy là Cộng đồng quốc tế đă thừa nhận hai quần đảo không phải là lănh thổ Trung Quốc.

 

Trong Hoà ước giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày 28/4/1952, Trung Quốc ghi nhận việc Nhật Bản từ bỏ mọi quyền đối với hai quần đảo như nội dung đă được ghi trong văn kiện Hội nghị San Francisco mà không hề yêu cầu Nhật Bản trả lại cho Trung Quốc hai quần đảo.

 

Tuy vậy, trên thực tế, lợi dụng t́nh h́nh Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam chưa tiếp quản hai quần đảo, năm 1956 Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm phía đông quần đảo Hoàng Sa, Đài Loan cho quân đội ra chiếm đảo Ba B́nh trên quần đảo Trường Sa.

 

Tháng Giêng năm 1974, lợi dụng t́nh h́nh Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc dùng một lực lượng hải quân, không quân quan trọng đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa khi đó do quân đội của Chính quyền Sài G̣n bảo vệ. Chính quyền Sài G̣n đă liên lạc với Mỹ yêu cầu giúp đỡ.  Theo báo cáo của Trần Kim Phượng, Đại sứ Sài g̣n tại Mỹ ngày 2/2/1974 th́ "Ngoại trưởng Kissinger chỉ coi cuộc tranh chấp đảo Hoàng Sa như là một vấn đề ngoài lề thậm chí là điều bất lợi trong khung cảnh của sự phối hợp với Trung Cộng để hạn chế Băc Việt Nam" và phía Mỹ "không muốn nhúng tay vào".

 

Thái độ của Mỹ khiến cho ông Nguyễn Văn Thiệu phải bộc lộ lo ngại với các cận thần về khả năng Trung Cộng sẽ đánh Trường Sa và chiếm Par Force giống như Paracel (có Complicité hoặc bằng Laisser-faire của Mỹ), những chữ Pháp nói trên là theo bút tích của ông Thiệu.

 

Năm 1988 Trung Quốc lại huy động lực lượng không quân, hải quân tấn công chiếm 6 điểm trên quần đảo Trường Sa, từ đó ra sức củng cố các điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến mới.

 

Ở Trung Quốc đă có những dư luận về những bước tiến tiếp bằng vũ lực trên quần đảo khiến cho năm 1997 hai tác giả người Mỹ Humphrey Hawksley và Simon Holberton đă viết cuốn Dragon Strike coi là "một lời cảnh báo" về "một sự kiện lịch sử sắp diễn ra trong vài năm sắp tới".  "Tuy chỉ là một kịch bản suy tưởng nhưng dựa trên hàng trăm sự kiện có thật xảy ra những năm qua và trong những ngày gần đây. V́ vậy nó cung cấp cho các nhà chiến lược của nhiều quốc gia một tầm nh́n và nhiều điều đáng suy nghĩ".

 

Và ở Trung Quốc năm 1993 hai tác giả Hiểu B́nh và Thanh Ba đă biên soạn và xuất bản cuốn "Quân đội Trung Quốc liệu có đánh thắng trong cuộc chiến tranh tới không?".

 

Cuốn sách viết: "Nếu nhà cầm quyền Việt Nam không có nhượng bộ ǵ trong vấn đề Nam Sa th́ Trung Quốc và Việt Nam nhất định sẽ có đánh nhaư"; "Thập kỷ 90 là thời kỳ then chốt để giải quyết vấn đề Nam Sa. Thời kỳ này qua đi, có thể Trung Quốc sẽ mất một dịp may lịch sử".

 

Cuốn sách c̣n cho biết rằng năm 1992, một hội nghị quân sự của Trung Quốc họp ở miền Nam Trung Quốc đă định ra những nguyên tắc tác chiến, kết hợp thủ đoạn đánh và doạ, "nhanh chóng … đánh đuổi quân chiếm đóng nước ngoài ra khỏi Nam Sa (tức Trường Sa)".

 

T́nh h́nh tranh chấp phức tạp trên Biển Đông khiến cho dư luận quốc tế lo ngại, ngày 22/7/1992, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao các nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đă ra tuyên bố của Hiệp hội ASEAN về vấn đề Biển Nam Trưng Hoa, bản tuyên bố viết: "Cho rằng các vấn đề Biển Nam Trung Hoa chứa đựng những vấn đề nhậy cảm thuộc về chủ quyền và quyên tài phán của các bên ưực tiếp liên quan.

 

Lo ngạ́ rằng bất kỳ diễn biến có tính chất thù địch nào trong Biển Nam Trung Hoa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoà b́nh và sự ổn định trong khu vực.

 

Dưới đây:

 

1. Nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết bằng phương thức hoà b́nh, không dùng vũ ́ực, đối với tất cả các vấn đề liên quan đến chủ quyền và quyền tài phán trong Biển Narn Trung Hoa.

 

2. Khẩn thiết yêu cầu các bên liên quan tự kiềm chế, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giải quyết tận gốc tất cả các cuộc tranh chấp."

 

Trong tưyên bố ngày 10/5/1995, Mỹ cũng tỏ ra lo ngại về t́nh h́nh khu vực và "cực lực phản đối việc sử dụng vũ lực hay đe doạ để giải quyết những yêu sách đối nghịch".

 

Về phía Việt Nam, chúng ta kiên tŕ thực hiện nguyên tắc đă thoả thuận ngày 19/10/1993 là "tiếp tực đàm phán về các vấn đề trên biển (Biển Đông) để đi đến một giải pháp cơ bản lâu dài. Trong khi đàm phán giải quyết vấn đê, ai bên đều không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực".

 

Tuyên bố của Quốc hội Việt Nam tháng 6/1994 nhân dịp phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển đă cụ thể hoá quan điểm của Việt Nam về vấn đề Biển Đông là:

 

"Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các bất đồng liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà b́nh, trên tinh thần b́nh đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền và quyền tàí phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa, trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để từn ǵả́ pháp cơ bản, lâu dài, các bên liên quan cần duy tŕ ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm t́nh h́nh, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực".

 

Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh:

 

"Cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên Hơp quốc về Luật biển năm 1982".

 

Sở dĩ có điều nhấn mạnh này là để đối phó với sự việc năm 1992 Trung Quốc đă kư với Công ty Crestone của Hoa Kỳ cho công ty này thăm ḍ khai thác một lô rộng 25.500 km2 trên thềm lục địa Việt Nam cách đường cơ sở của Việt Nam 84 hải lư và cách Hải Nam 570 hải lư. Theo tin nước ngoài ngày 4/12/1996 Công ty Benton Oil và Gas có trụ sở ở Califomia đă mua lại Công ty Crestone với giá 15,45 tnệu USD vâ do đó đă thay thế Công ty Crestone trong quan hệ với Trung Quốc để thực hiện hợp đồng mà Crestone đă kư với Trung Quốc.

 

Ngày 10/6/1994 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc c̣n tuyên bố rằng lô Thanh long, phía Tây khu vực Tư Chính cách đảo Ḥn Hải nằm trên đường cơ sở của Việt Nam 90 hải lư cũng thuộc chủ quyền của Trung Quốc v́ đó là vùng phụ cận của quần đảo Nam Sa.

 

Về yêu sách của Trung Quốc đối với thềm lục địa Việt Nam ở khu vực Tư Chính, Thanh Long, xin giới thiệu một số ư kiến của Luật sư Brice Clagett Văn pḥng luật sư Covington và Burling ở Washington đăng trên tạp chí Dầu mỏ và khí đốt của Anh (các số 10 và 11 năm 1995) để tham khảo, Clagett viết: "Lô Thanh Long nằm ngay trên thềm lục địa Việt Nam, thậm chí cả trong nghĩa hẹp của từ ngữ này"; "Theo bất kỳ định nghĩa nào về thềm lục địa hoặc theo bất kỳ quan điểm hơp lư nào của Luật quốc tế, yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực Thanh long là lố b́ch", "Có thể kết luận rằng yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực Tư Chính cũng bất hợp lư không hơn không kém yêu sách của họ đối với khu vực Thanh Long. Khu vực Tư Chính tiếp giáp với khu vực Thanh Long về phía Đông, nằm chủ yếu trên dốc lục địa và (có lẽ) bờ lục địa của Víệt Nam. Khu vực Tư Chính bắt đầu từ quăng đường đẳng sâu 150m và tựt xuống rồi kết thúc ở khu vực đồng bằng ở sâu 1800-2000m tách khỏi đảo Trường Sat". "Bờ dốc của đảo Trường Sa nằm đối diện chứ không tiếp liền với bờ dốc của lục địa Việt Nam".

 

"Yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử và quyền đối với hầu hết Biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và ḷng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể được coi là một vấn đề luật pháp nghiêm chỉnh".

 

Chúng ta đang cố gắng cùng Trung Quốc thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lănh thổ" giữa hai nước, thực hiện quyết tâm của lănh đạo hai nước là đẩy nhanh tiên tnnh đàm phán nhằm sớm đi đến kư Hiệp ước về biên giới trên bộ và Hiệp ước phân định Vịnh Bắc bộ để khi bước sang thế kỷ 21 hai nước Việt Nam và Trung Hoa đă có biên giới hoà b́nh, hữu nghị, ổn định lâu aài trên đất llền và ở Vịnh Bắc bộ, đồng thời kiên tŕ đàm phán về các vấn đề trên Biển Đông để đi đến một giải pháp cơ bản, lâu dài. chúng ta cững chân thành và kiên tŕ thực hiện thoả thuận "Trong khi đàm phán giải quyết vấn đề, hai bên đều không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực".

 

Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, giữ vững vị trí của nước Việt Nam trên Biển Đông là một cuộc đấu tranh kết hợp các hoạt động của tất cả các ngành trong đó mặt pháp lư là rất quan trọng, một cuộc đấu tranh phức tạp và lâu dài nhưng vô cùng quan trọng và thiêng liêng của nhân dân ta trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lănh thổ của tổ quốc. Các ngành trong nước đang cùng nhau thực hiện ư kiến thống nhất trong Hội nghị biển toàn quốc tháng 2/1995 là: "Chúng ta phải thức tỉnh ư thức về biển của cả dân tộc, làm chủ được biển của ḿnh, phát triển mạnh mẽ kinh tế biển gắn liền với bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi của nước ta trên biển, một lần nữa vươn lên trở thành một quốc gia mạnh về biển ở Đông Nam Á " .

 

Chú thích:

 

[1] Đại Nam thực lục chính biên, quyển 104, kỷ thứ hai.

 

[2]Ghi chú về Châu Á. Tạp chí của Hội nghiên cứu Đông Dương, Tập XVII số 1. tr 79 – 100

 

[3]Monique Chemillier Gendreau: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. tr.90

 

[4] Hiệp ước biên giới trên đất liền này đă được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền kư ngày 3-12-1999.

 

SOURCE: HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN CHÂU Á THÁI B̀NH DƯƠNG VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG – Ngày 15 và 16 tháng 8 năm 1998, New York City - LÊ MINH NGHĨA – Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ

 

Trích dẫn từ: http://hoithao.viet-studies.info/

 

 

 


 

SERVED IN A NOBLE CAUSE

 

 

 

Vietnamese commandos : hearing before the Select Committee on Intelligence

of the United States Senate, One Hundred Fourth Congress, second session ...

Wednesday, June 19, 1996

 

CLIP RELEASED JULY 21/2015

https://www.youtube.com/watch?list=PLEr4wlBhmZ8qYiZf7TfA6sNE8qjhOHDR6&v=6il0C0UU8Qg

  

 

US SENATE APPROVED VIETNAMESE COMMANDOS COMPENSATION BILL

http://www.c-span.org/video/?73094-1/senate-session&start=15807

BẮT ĐẦU TỪ PHÚT 4:22:12 - 4:52:10  (13.20 - 13.50)

 


Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Những người lính một thời bị lăng quên: Viết Lại Lịch Sử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


 


 

 

֎ Binh Thư Yếu Lược Trần Quốc Tuấn  ֎ Một Trang Lịch Sử

֎ Vietnamese Commandos' History ֎ Vietnamese Commandos vs US Government ֎ Lost Army Commandos

֎ Bill of Compensation ֎ Never forget ֎ Viết Lại Lịch Sử  Video ֎ Secret Army Secret War Video

֎ Đứng Đầu Ngọn Gió Video ֎ Con Người Bất Khuất Video ֎ Dấu Chân Biệt Kích Video ֎ Kiểm Lại Hồ Sơ Biệt Kích Video

֎ The Secret war against Hanoi Richard H. Shultz Jr.֎ Gulf of Tonkin Incident ֎ Pentagon Bạch Hóa ֎ The heart of a boy

֎ U.S Debt Clock ֎ Wall Street and the Bolshevik Revolution Antony C. Sutton

֎ Wall Street and the Rise of Hitler Antony C. Sutton ֎ None Dare Call It Conspiracy Gary Allen

֎ Chiến Tranh Tiền Tệ (Currency War) ֎ Confessions of an Economic Hit Man John Perkins

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Trăm Việt trên vùng định mệnh ֎ Chính Đề Việt Nam Tùng Phong (dịch)

֎ OSS vào Việt Nam 1945 Dixee R. Bartholomew - Feis ֎ Lyndon Baines Johnson Library Musuem

֎ Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ֎ Nguồn Gốc Dân Tộc Việt Nam B́nh Nguyên Lộc

֎ Nghi Thức Ngoại Giao ֎ Lễ Nghi Quân Cách ֎ Sắc lệnh Cờ Vàng ֎ Quốc Tế Cộng Sản

֎ How Does a Bill Become Law?֎ New World Order ֎ Diplomacy Protocol. PDF

֎ The World Order Eustace Mullin ֎ Why Vietnam? Archimedes L. A. Patti

֎ Vietnam War Document ֎ American Policy in Vietnam

֎ Foreign Relations Vietnam Volum-1 ֎ The Pentagon Papers ֎ Pentagon Papers Archives

֎ Vietnam and Southeast Asia Doc ֎ Vietnam War Bibliogaphy ֎ Công Ước LHQ về Luật Biển

֎ CIA and NGOs ֎ CIA And The Generals ֎ CIA And The House Of Ngo ֎ Global Slavery

֎ Dấu Binh Lửa ֎ Đại Hội Toàn Quân? Phùng Ngọc Sa

֎ Bách Việt  ֎ Lược Sử Thích Ca  ֎ Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn

֎ Silenced! The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the USA. Juan Gonzales

֎ Society of Professional Journalists: Code of Ethics download

֎ Douglas Mac Arthur 1962 ֎ Douglas Mac Arthur 1951 ֎ John Hanson, President of the Continental Congress

֎ Phương Pháp Biện Luận ֎ Build your knowledge ֎ Mười điều răn ֎ Ten Commandements

֎ To be good writer ֎ Ca Dao -Tục Ngữ ֎ Chùa Bái Đính ֎ Hán Việt

֎ Top 10 Crime Rates  ֎ Lever Act ֎ Espionage Act 1917 ֎ Indochina War ֎ Postdam ֎ Selective Service Act

֎ War Labor Board ֎ War of Industries ֎ War Production Board ֎ WWII Weapon ֎ Supply Enemy ֎ Wold War II ֎ OSS

֎ Richest of The World ֎ Truman Committee   ֎ World Population ֎ World Debt ֎ US Debt Clock ֎ Foreign Trade

֎ An Sinh Xă Hội - Cách T́m IP Email ֎ Public Holiday ֎ Funny National Days ֎ USA Census

֎ Oil Clock ֎ GlobalResearch ֎ Realworldorder ֎ Thirdworldtraveler ֎ Thrivemovement ֎ Prisonplanet.com ֎ Infowars

֎ Rally protest ֎ Sơ Lược VềThuyền Nhân ֎ The Vietnamese Population in USA

֎ VietUni ֎ Funny National Days  ֎ 1DayNotes 

 

Liên lạc trang chủ

E Mail: kimau48@yahoo.com, kimau48@gmail.com

Cell: 404-593-4036

 

Tặng Kim Âu


Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.


Thảo Đường Cư Sĩ.

 

Your name:


Your email:


Your comments: