MINH THỊ
NGƯỜI QUỐC GIA ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC LÊN BẢN VỊ TỐI THƯỢNG CHỨ KHÔNG TRANH QUYỀN ĐOẠT LỢI CHO CÁ NHÂN, PHE NHÓM, ĐẢNG PHÁI HAY BẦY ĐÀN TÔN GIÁO CỦA M̀NH.
NGƯỜI QUỐC GIA BẢO VỆ LĂNH THỔ CỦA TIỀN NHẦN, GIỮ G̀N DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC, ĐĂI LỌC VÀ KẾT HỢP HÀI H̉A VỚI VĂN MINH VĂN HÓA TOÀN CẦU ĐỂ XÂY DỰNG XĂ HỘI VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI XU THẾ TIẾN BỘ CỦA NHÂN LOẠI.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
֎ Kim Âu ֎ Tinh Hoa ֎ Chính Nghĩa
֎ Biệt kích trong gịng lịch sử
֎֎֎֎֎֎֎
֎ Tham Khảo ֎ Thời Thế ֎ Văn Học
֎ LƯU TRỮ BÀI VỞ THEO THÁNG/NĂM
֎ 07-2008 ֎ 08-2008 ֎ 09-2008 ֎ 10-2008
֎ 11.2008 ֎ 11-2008 ֎ 12-2008 ֎ 01-2009
֎ 02-2009 ֎ 03-2009 ֎ 04-2009 ֎ 05-2009
֎ 06-2009 ֎ 07-2009 ֎ 08-2009 ֎ 09-2009
֎ 10-2009 ֎ 11-2009 ֎ 12-2009 ֎ 01-2010
֎ 03-2010 ֎ 04-2010 ֎ 05-2010 ֎ 06-2010
֎ 07-2010 ֎ 08-2010 ֎ 09-2010 ֎ 10-2010
֎ 11-2010 ֎ 12-2010 ֎ 01-2011 ֎ 02-2011
֎ 03-2011 ֎ 04-2011 ֎ 05-2011 ֎ 06-2011
֎ 07-2011 ֎ 08-2011 ֎ 09-2011 ֎ 10-2011
֎ 11-2011 ֎ 12-2011 ֎ 01-2012 ֎ 06-2012
֎ 12-2012 ֎ 01-2013 ֎ 12-2013 ֎ 03-2014
֎ 09-2014 ֎ 10-2014 ֎ 12-2014 ֎ 03-2015
֎ 04-2015 ֎ 05-2015 ֎ 12-2015 ֎ 01-2016
֎ 02-2016 ֎ 03-2016 ֎ 07-2016 ֎ 08-2016
֎ 09-2016 ֎ 10-2016 ֎ 11-2016 ֎ 12-2016
֎ 01-2017 ֎ 02-2017 ֎ 03-2017 ֎ 04-2017
֎ 05-2017 ֎ 06-2017 ֎ 07-2017 ֎ 08-2017
֎ 09-2017 ֎ 10-2017 ֎ 11-2017 ֎ 12-2017
֎ The Invisible Government Dan Moot
֎ The Invisible Government David Wise
֎ Giáo Hội La Mă:Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác
֎ Secret Army Secret War ֎ CIA Giải mật
֎ Mật Ước Thành Đô: Tṛ Bịa Đặt
֎ Lănh Hải Việt Nam ở Biển Đông
֎ Nhật Tiến: Đặc Công Văn Hóa?
֎ Cám Ơn Anh hay Bám Xương Anh
֎ Chống Cải Danh Ngày Quốc Hận
֎ Tṛ Đại Bịp: Cứu Lụt Miền Trung
v WhiteHouse vNationalArchives vFedReBank
v Federal Register vCongr Record vCBO
v US Gov vCongressional Record vPBS
v C-SPAN v VideosLibrary vNational Pri Project
v JudicialWatch vReuter vAP vWorld Tribune
v RealClearPoliticsvZegnetvLawNewsvNYPost
v MediaMattersvSourceIntelvFRUSvIntelnews
v GlobalSecvGlobalIntelvEnergyvArchive
v NationalReviewv Hill v Dailly vStateNation
v Infowar vTownHall vCommieblaster vExaminer
v MediaBiasFactCheck vFactReport vPolitiFact
v MediaFactCheck v FactCheck v Snopes
v OpenSecret v SunlightFoundation vVeteran
v New World Order vIlluminatti News vGlobalElite
v New Max v CNSv Daily Storm v ForeignPolicy
v Observe v American Progress vFair vCity
v Guardian vPolitical Insider vLaw vMedia
v RamussenvWikileaksvFederalistvHistory
v The Online Books vBreibart vInterceipt
v AmericanFreePress vPoliticoMagvAtlantic
v National Public Radio vForeignTrade vSlate
v CNBC vFoxvFoxAtl vOAN vCBS vCNN
v Federation of American Scientist v Millenium
v Propublica vInter Investigate vIntelligent Media
v Russia Newsv Tass Defense vRussia Militaty
v Science&Technology vACLU Ten v Gateway
v Open Culture v Syndicate v Capital Research
v Nghiên Cứu Quốc Tế v Nghiên Cứu Biển Đông
v Thư Viện Quốc Gia 1 vThư Viện Quốc Gia
v Học Viện Ngoại Giao v Tự Điển BKVN
v Ca Dao Tục Ngữ v Học Viện Công Dân
v Bảo Tàng Lịch Sử v Nghiên Cứu Lịch Sử
v Dấu Hiệu Thời Đại v Văn Hiến v Sách Hiếm
v QLVNCH v Đỗ Ngọc Uyển v Hợp Lưu
v Thư Viện Hoa Sen v Vatican? v Roman Catholic
v Khoa HọcTV v Đại Kỷ Nguyên v Đỉnh Sóng
v Viễn Đông v Người Việt v Việt Báo v Quán Văn
v Việt Thức v Việt List v Việt Mỹ v Xây Dựng
v Phi Dũng v Hoa Vô Ưu v Chúng Ta v Eurasia
v Việt Tribune v Saigon Times USA v Thơ Trẻ
v Dân Việtv Việt Luận v Nam Úcv DĐ Người Dân
v Tin Mới vTiền Phong v Xă Luận vvv
v Dân Trí v Tuổi Trẻv Express v Tấm Gương
v Lao Động vThanh Niên vTiền Phong
v Sai Gon Echo v Sài G̣n v Thế Giới
v ĐCSVN v Bắc Bộ Phủ v Ng T Dũng v Ba Sàm
v Văn Học v Điện Ảnh v Cám Ơn Anh
Văn hoá chửi đổng
08/03/2010
Nguyễn Hưng Quốc
Ai cũng biết chửi có nhiều h́nh thức. Hơn nữa, tôi có cảm tưởng, các h́nh thức ấy càng ngày càng đa dạng. Trước, trong Từ điển Việt Bồ La của Alexandre de Rhodes (1651), chỉ có hai từ chửi và chửi mắng; sau, trong Đại Nam Quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1895), có thêm chửi bới, chửi rủa, chửi lộn và chửi thề; kèm theo một số thành ngữ như: chửi như tách nứa, chửi như gơ thoi; sau nữa, trong Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (1952), thêm: chửi bâng quơ, chửi vào mặt, chửi tục, chửi vung, chửi xối hay chửi xối xả. Từ điển tiếng Việt của Văn Tân (1963), ngoài một số h́nh thức chửi trên, c̣n thêm: chửi bóng chửi gió, chửi chữ, chửi đổng, chửi xỏ. Nhiều nhất là trong Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (1970) với một số kiểu chửi mới, chưa thấy trong các từ điển trước: chửi bỏ, chửi bông lông, chửi đùa, chửi khống, chửi lén, chửi tắt bếp, chửi thầm, chửi thề, chửi trổng, chửi văi, chửi vụng, và chửi xiên chửi xéo. Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng liệt kê một số thành ngữ bắt đầu bằng chữ chửi: Chửi cha không bằng pha tiếng, chửi chó mắng mèo, chửi lắm nghe nhiều, chửi như chó ăn vă mắm, chửi như mất gà, chửi như vặt thịt.
Ngoài ra, có nhiều từ hoặc thành ngữ khá phổ biến ngoài đời nhưng không hiểu sao lại không có trong từ điển: chửi cha, chửi xéo, chửi móc, chửi leo, chửi đông đổng, chửi té khói, chửi không kịp vuốt mặt, chửi như văi trấu, chửi như tát nước (vào mặt), chửi tưới hột sen, chửi tá lả, chửi tá lả bùng binh, chửi búa xua, chửi tứ tung, chửi tứ tung lung tàng, chửi tùm lum tà la, chửi sa sả, chửi cho tắt đài, chửi thẳng vào mặt, chửi sủi bọt mép, chửi như hát, v.v… (Tôi chỉ nhớ được chừng đó; bạn nào biết được thêm chữ hay thành ngữ nào khác, xin bổ sung giùm.)
Gần đồng nghĩa (nhưng nhẹ hơn) với chửi là mắng. Có mắng nhiếc, mắng mỏ, mắng trả, mắng vốn.
Số lượng từ vựng dồi dào như vậy chứng tỏ việc chửi khá phổ biến và rất đa dạng ở Việt Nam. Không có ǵ đáng ngạc nhiên khi hầu hết các học giả đều đồng ư với nhau: người Việt Nam chửi nhiều. Một số người c̣n nói thêm: Người Việt không những chửi nhiều mà c̣n chửi hay nữa.
Trong cuốn Ngôn ngữ và thân xác, xuất bản tại Sài G̣n năm 1968, Nguyễn Văn Trung bàn nhiều về hiện tượng chửi tục của người Việt Nam, trong đó ông nêu lên một nhận xét táo bạo:
“Có lẽ không có dân tộc nào trên thế giới văng tục, chửi tục nhiều và hay như dân tộc Việt Nam. Đó là một hiện tượng rất phổ thông trong ngôn ngữ hằng ngày và cũng rất phong phú v́ gồm rất nhiều lối văng tục, chửi tục, sử dụng rất nhiều chất liệu khác nhau để xây dựng câu chửi, nhưng cũng nhằm rất nhiều ư nghĩa, kể cả ư nghĩa tôn giáo. Do đó, văng tục, chửi tục là một vấn đề quan trọng đ̣i hỏi một công tŕnh kê khai có hệ thống để giải thích khoa chửi tục của người Việt Nam.”
Nhà văn Vơ Phiến th́ có hai bài "Chửi" và "Chửi tục", cũng xuất bản trước 1975, sau, in lại trong tập Tuỳ bút 1, do Văn Nghệ xuất bản tại California năm 1986; trong đó, cũng giống Nguyễn Văn Trung, ông cho người Việt không những chửi nhiều, chửi tục mà c̣n chửi hay nữa.
Hay đến độ, theo Vơ Phiến, thời Pháp thuộc, trước năm 1945, có một nhà nghiên cứu người Pháp, sau khi đọc một tập truyện của Thanh Tịnh, thấy trong đó có nhân vật chửi nhau hấp dẫn quá, đă nhờ Thanh Tịnh giúp t́m tài liệu để viết về nghệ thuật chửi bới của người Việt Nam. Cũng theo Vơ Phiến, sau này, cuối thập niên 60, linh mục Trương Đ́nh Hoè đă soạn hẳn một luận án tiến sĩ về ư nghĩa của cái chửi Việt Nam tại một trường đại học ở Paris.
Mà, thật ra, không cần nghe các học giả. Chỉ bằng kinh nghiệm bản thân, có lẽ ai trong chúng ta cũng thấy được điều đó. Nếu ở Tây phương (tôi không dám nói các nước Phi châu hay Á châu khác, những nơi tôi chưa từng sống nên không biết), người ta vẫn chửi thề và chửi tục, tuy cũng thô tục và thô bạo, nhưng thường ngắn gọn, ở Việt Nam, chửi thường khá dài và dai, có khi cả tiếng hay nhiều tiếng đồng hồ. Chửi liên tục, ṛng ră.
Hồi nhỏ, sống ở miền quê, tôi thường nghe nhiều người chửi như thế. Giận con: chửi. Giận chồng: chửi. Giận hàng xóm: chửi. Chồng ngoại t́nh, ra trước sân nhà hay có khi ra hẳn ngoài đường, chửi: “Phải chi con đó có bốn vú, hai l. th́ mi mê cũng đáng; đàng này nó cũng chỉ có hai vú, một l. như tau th́ tại sao mi lại bỏ vợ bỏ con mà đi theo cái con đĩ đó hở cái thằng mất nết mắc dịch kia?”. Đau bụng đẻ cũng lôi chồng ra chửi: “Tau đă bảo đừng rồi, vậy mà cứ lăn xả vào đ̣i lột quần người ta ra mà ... (tự ư đục bỏ!)… Ới cái thằng mắc toi mắc dịch, cái thằng dê xồm dê cụ kia, có giỏi th́ chịu cảnh đau đẻ như bà nè!”
Trong văn học, người chửi nhiều nhất có lẽ là Chí Phèo của Nam Cao:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề ǵ? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức ḿnh, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ ḿnh ra!" Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ! Thế này th́ tức thật! Tức chết đi được mất! Đă thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế th́ có phí rượu không? Thế th́ có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đă đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đă đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...”
Chí Phèo hay chửi. Nhưng Nam Cao không cho biết là hắn chửi hay hay không. Chúng ta cũng không có “văn bản” lời chửi của hắn để tự ḿnh đánh giá. Nhưng lời chửi của vợ trương Thi, hàng xóm của Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan th́ hay thật:
“Làng trên xóm dưới! Bên sau phía trước! Bên ngược bên xuôi! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào ở gần đây mà qua, đứa ở xa mà lại, nó day tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi th́ buông tha nó ra, không th́ tôi chửi cho đơơới !
Chém cha đứa bắt gà nhà bà! Chiều hôm qua bà cho nó ăn hăy c̣n, sáng hôm nay, con bà gọi hăy c̣n, mà bây giờ mày đă bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, th́ mày buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, th́ bà đào thằng tam đại tứ đại nhà mày lên, bà khai quật san bằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đ̣ mỏ, nó mổ chồng mổ con, mổ cái nhà mày cho mà xem. Ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà, th́ một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba, mày xuống âm phủ mày bị quỷ sứ thần linh rút ruột ra, ớ cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia ạ!”
Cũng về đề tài mất gà như thế, tôi c̣n nghe một bài văn chửi gần như là vè. Cũng vần cũng điệu, cũng ngân nga và cũng trầm bổng; nhiều câu chữ y như hai đoạn văn trên của Nguyễn Công Hoan:
Tổ cha mày
Cái đứa đen ḷng xanh cật
Mặt sấp mo nang
Ŕnh ngang ŕnh ngửa
Bắt gà của bà
Ở nhà bà
Nó là gà xương gà thịt
Về nhà mày
Nó là thần nanh xanh, mỏ đỏ
Nó mổ mắt mày
Ở nhà bà
Nó là gà gấm gà hoa
Sang nhà mày
Nó là ác cầm ác thú
là cú là cáo
là báo là hổ
Vồ cả nhà mày
Giày cả nhà mày. (1)
Ở Huế, người ta cũng nghe những tiếng chửi như vậy. Có khi có bài bản và vần điệu du dương hơn:
"Cao tằng tổ đĩ, cao tằng tổ khảo, cố tổ gia tông cả ông, cả bà, cả cha, cả mẹ, chú bác, anh em, họ nội, họ ngoại, xa gần ân ái, họ gái họ trai, dưới âm phủ đội mũ mà lên, trên thiên đàng xếp hàng mà đi xuống, bay hăy vén mái tai, gài mái tóc đặng chống tai lên cho rơ, chống cửa ngơ cho cao, chặt hàng rào cho thấp để mà nghe tao chửi đây nè:
Tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp, cái quân vô hậu kế đợi đă ăn hết của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng. Bay ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp, ăn một lần một chục rưỡi con gà. Bay ăn cho chồng bay sợ, cho con bay kinh, bay ăn cho ngả miếu sập đ́nh, cho mồ cha bay chết hết để một ḿnh bay ngồi đó mà ăn. Đồ cái quân ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột. Cái quân không sợ trời đánh thánh đâm... bay ăn mần răng mà hết chục rưỡi con gà?" (2)
Ở miền Trung, hồi nhỏ, tôi được nghe một bài văn chửi mất gà khác với bài vừa kể. Chỉ nhớ loáng thoáng một số câu:
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
con gà nổ khoan lông
nó nấu nồi đồng
nó nấu nồi đất,
nó ăn lật đật
nó trật xương quai
nó ḷi bản họng
mà nó cứ tọng vô mồm
cái mồm thối mồm tha
mồm ma mồm quỷ
mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó!
Hầu hết các lời chửi ở trên đều không nhắm vào một đối tượng cụ thể nào cả. Chửi như thế gọi là chửi đổng (hay chửi đông đổng, chửi trổng, chửi khống).
Nếu hiện tượng chửi đổng như thế từng phổ biến ở nông thôn, th́, ở thành thị, nó có vẻ thưa thớt hơn. Mức độ thành thị hoá càng cao, nó lại càng thưa thớt. Lúc ấy, chúng ta thường nghe những tiếng chửi thề hay chửi tục nhưng lại hiếm khi nghe những bài văn chửi lê thê, vần vè và vu vơ như trước.
Nhưng chửi đổng có chết hẳn không?
Không. Nó không chết. Nó chỉ biến tướng. Nó “bác học hoá”, xuất hiện trên báo chí; và gần đây, được “hiện đại hoá”, xuất hiện trên mạng. Có cảm tưởng một số người mở website hay blog chỉ để làm mỗi một việc: chửi đổng. Chửi hết người này đến người khác. Cứ chửi bâng quơ, vu vơ, không khống. Như những tiếng sủa ủng oẳng của những con chó dại. Xin nói ngay: H́nh tượng và chữ “sủa” ấy không phải của tôi. Có người dùng như thế rồi. Không phải là dùng cho người khác. Mà là tự nhận cho chính họ: Họ thích sủa gâu gâu. Gần như ngày nào cũng viết vài câu gâu gâu. Người khác trách, họ trả lời một cách thản nhiên: Thích, họ cứ sủa. Và hứa: sẽ c̣n sủa tiếp, dài dài. Ai chửi, mặc kệ: “Chả sao!”
Nói như là đe doạ.
Nghe những lời chửi mất gà ngày xưa, thấy vui. Nhưng nghe những lời đe doạ như thế trên mạng, chỉ thấy thảm.
Bạn có nghĩ vậy không?
Chú thích:
1&2: Hai bài này tôi đọc được đâu đó, đă lâu, nhớ thuộc ḷng, nhưng lại không nhớ xuất xứ. Bạn đọc nào biết, xin chỉ giùm. Xin cám ơn trước.
Nguyễn Hưng Quốc
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc t́nh.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lư tŕnh.
Thảo Đường Cư Sĩ.