* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV
PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT NBCSPORT ESPNSPORT - EPOCH
Từ trái qua phải: Bùi AnhTrinh, Nguyễn Đình Chiến, Chu Di Tuyển, Kim Âu Hà Văn Sơn, Trương Văn Hùng
trinh bui <trinhbui49@yahoo.com>
15:10, Th 7, 31 thg 8 (20 giờ trước)
tới tôi
Bạn hiền thân mến.
Tao rất vui
vì thấy mày hiểu tao rất dễ dàng, nghĩa là chúng mình vẫn còn là tri
kỷ như thời còn đi học.
Thuở đó tụi mình đều được
hun đúc trong một cái lò văn hóa của đất trời Đà Lạt, cùng được học
chung thầy cô, cho nên chuyện mày hiểu tao cũng như tao hiểu mày là
điều có thể lý giải được.
Vừa qua tao
đã gởi đến cho mày đọc 2 bài viết mà tao nhận xét và minh oan cho
hảo hớn Bảy Viễn cũng như 1 bài minh oan cho hảo hớn Nguyễn Ngọc
Loan.
Sở dĩ tao tặng mày 3 bài
đó là để cho mày biết tao nhìn con người không bao giờ sai trật.
Và riêng đối với hảo hớn
Hà Văn Sơn thì cho tới nay tao vẫn nhìn không sai.
Không phải tao minh oan cho 2 hảo hớn
Bảy Viễn và Nguyễn Ngọc Loan không mà thôi, còn có rất nhiều nhân
vật lịch sử của VNCH đã được tao minh oan. Nếu mày không chán thì
tao sẽ lần lượt gởi tặng mày và mày nên tặng lại cho con cháu Việt
Nam Cọng Hòa để chúng nó biết rõ hơn những uẩn khúc của lịch sử mà
đã bị các thế lực chính trị làm biến dạng.
Bây giờ tao
gởi tới cho mày một tài liệu ngón nghề của tao, đó là biên khảo về
quân sử.
Tao gởi đến mày tập tại
liệu “BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP”.
Hiện nay chỉ có tao mới
đủ trình độ để lật mặt thật của nhân vật huyền thoại này.
Đây là tập
tài liệu quân sử đầu tay của tao, tao viết rất dễ dàng mà chẳng cần
tham khảo nhiều tài liệu, tao chỉ cần căn cứ vào 4 quyển hồi ký của
ông ta.
Tất cả những gì tao cần
biết về sự thật của ông ta đều được ông ta vô tư huênh hoang trên
giấy trắng mực đen, cho nên không thể chạy chối đi đâu được.
BÙI ANH TRINH
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP,
(26) XIN CHỈ THỊ CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG
Năm 1954, ngày 24-1, Trung đoàn 57 thuộc
Đại đoàn 304 CSVN và đoàn quân tiếp vận từ Phú Thọ tới Điện Biên
Phủ, tuy nhiên quân dụng và đạn dược không được đủ như dự trù, vả
lại Trung Đoàn 57 quá mệt sau 10 ngày hành quân vừa bằng xe vừa đi
bộ, trong khi Tướng Giáp dự trù Trung đoàn này đã được nghỉ ngơi ở
Phú Thọ sẽ là mũi nhọn đột phá trong trận tấn công ngày 25-1.
Năm 1954, ngày
25-1, buổi trưa, Võ Nguyên Giáp đột nhiên ra lịnh đình cuộc tổng tấn
công được dự trù vào chiều hôm đó.
Lệnh tạm đình chỉ 24 tiếng đồng
hồ. Tuy nhiên đến ngày hôm sau, 26-1, Võ Nguyên Giáp ra lệnh hủy bỏ
cuộc tấn công, các khẩu pháo đã kéo vào vị trí ấn định phải được kéo
ra và đợi lệnh .Và cũng trong ngày hôm đó, vào buổi chiều, Đại đoàn
308 CSVN vượt biên giới, tiến dọc theo sông Nậm U để đến Luang
Prabang, thủ đô của nước Lào.
Chú giải:
Vì sao quân CSVN hoãn tấn công
Điện biên phủ
Sở dĩ sau này người ta được biết có cuộc
đình hoãn là do hồi ký của Tướng Lê Trọng Tấn, phát hành năm 1994,
có kể lại chuyện quân của ông được lệnh kéo súng ra ngoài, trở lại
các nơi ẩn nấp từ trước.
Hồi ký của Võ
Nguyên Giáp giải thích là vì sáng ngày 26 ông bàn lại với Vi Quốc
Thanh, ông đưa ra đề nghị đổi chiến thuật tấn công, từ đánh nhanh,
đánh mạnh chuyển sang đánh chậm, đánh chắc.
Vi Quốc Thanh chấp thuận và Tướng
Giáp cho lệnh rút quân.
Nhưng theo hồi
ký của Tướng Vương Chấn Hoa, thư ký của Tướng cố vấn trưởng Vi Quốc
Thanh
thì trước ngày khai hỏa 25-1-1954,
Cố vấn Vi Quốc Thanh e ngại quân của tướng Giáp không đủ kinh nghiệm
đánh trận địa chiến cho nên ông ta quyết định thay đổi cách đánh.
Tướng Vi Quốc
Thanh bàn với tham mưu trưởng của đoàn cố vấn là Mai Gia Sinh rồi
báo cho Tướng Giáp đưa đại đoàn 308 sang đánh Lào để đánh lạc hướng
theo dõi của tình báo Pháp.
Sau đó ông trình về Bắc Kinh, ngày
hôm sau, ngày 27-1-1954, Mao Trạch Đông gởi công điện đồng ý phương
án mới ( Tài liệu của Nhà xuất bản Lịch sử Đảng Cọng sản Trung Quốc,
2002 ).
Năm 1954, ngày 26-1, Đại đoàn 308 CSVN vượt
biên giới tiến đánh quân Pháp và Lào dọc theo cánh đồng tả ngạn sông
Nậm U dẫn tới Luang Prabang .
Ngày 29-1 đại
đoàn tới Sốp Nao.
Trong các ngày 29,30,31-1 và 1-2
chiếm Mường Khoa, Mường Ngòi rồi tới Nậm Bạc.
Ngày 2-2 quân của hai Trung đoàn
36/308 và 88/308 CSVN tiến tới bờ sông Mê Kông, cách Luang Prabang 7
cây số. Thủ tướng Lào kêu cứu với thế giới .
Ngày 5-2, Đại
đoàn 308 CSVN truy đuổi tàn quân của Pháp ở hạ lưu sông Nậm U. Ngày
6-2 quân CSVN vượt sông Nậm U, còn cách Luang Prabang 10 cây số.
Navarre tăng cường cho Luang
Prabang thêm một Liên đoàn lưu động lấy từ Bắc Việt và 1 tiểu đoàn
Dù nhảy xuống thị trấn Mường Sai ở bên ngoài thủ đô Luang Prabang.
Từ ngày 6-2 quân CSVN ngưng các
hoạt động tiến quân . Đột nhiên ngày 21-2 toàn bộ Đại đoàn 308 CSVN
rút về Điện Biên Phủ .
Chú giải :
Sự thật về chuyện hoãn đánh và tấn
công Lào
Không ai hiểu
nổi chuyện một Đại đoàn thiện chiến nhất của CSVN trong vòng 10 ngày
đã đánh từ biên giới Lào vào tới ngoại vi của Thủ đô nước Lào.
Sau đó án binh bất động trong 2
tuần lễ, rồi đột nhiên rút về cũng nhanh như lúc tới .
Tuy nhiên nếu
xét lại các hoạt động quân sự của Pháp trước đó thì thấy có việc Bộ
tư lệnh quân Pháp tiếp nhận Binh đoàn 100 từ chiến trường Triều Tiên
trở về, sau khi bổ sung một số lính tuyển tại Sài Gòn liền đưa sang
ngã Căm Bốt để đến Lào.
Xong lại từ Lào trở vào biên giới
Việt Nam để tới thành phố Plieku.
Ngoài ra Liên đoàn 11 Việt Nam do
Trung tá Nguyễn Khánh chỉ huy cũng theo Binh đoàn 100 sang Lào rồi
vào Pleiku.
Từ Pleiku Binh
đoàn 100 Lê Dương và Liên đoàn 11 Nam Việt cùng với 2 Liên đoàn 41
và 42 Sơn Cước tiến theo quốc lộ 19 xuống An Khê để đánh Bình Định
và Phú Yên.
Có lẽ tình báo CSVN đã ghi nhận
đại quân Pháp từ Lào sang, rồi đếm số lượng xe chuyển vận binh sĩ
xuống An Khê để suy ra đại quân gồm tới 4 Liên đoàn cho nên Võ
Nguyên Giáp và ban tham mưu cũng như toàn thể Bộ chính trị ĐCSVN
quyết đoán là quân Pháp đã điều quân từ Lào sang Pleiku;
như vậy thủ đô Luang Prabang bỏ
trống.
Vậy thì lý do đưa quân gấp rút chiếm Luang
Prabang vì Vi Quốc Thanh và VNG tưởng quân Pháp đã bỏ trống Lào cho
nên xua 1 đại đoàn sang là có thể chiếm thủ đô Lào. Tuy nhiên có lẽ
là khi sang tới ngoại vi Luang Prabang thì tình báo CSVN tại Lào xác
nhận lại là các đơn vị Pháp tại Lào vẫn không di chuyển, ngoài ra
còn thêm một Liên đoàn từ Bắc Việt đến tăng cường thì chuyện ngon ăn
trở thành không cách chi ăn nổi, vì vậy mà phải rút về lại ĐBP
Phong cách chỉ huy của tướng Giáp
Buổi trưa hôm
VNG quyết định hoãn đánh:
“14 giờ 30, mới có liên lạc điện
thoại với anh Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308:
– “Chú ý nhận lệnh:
tình hình thay đổi. Đại đoàn các
đồng chí có nhiệm vụ hướng về Luông Phabăng tiến quân.
Dọc đường gặp địch tùy điều kiện
cụ thể mà tiêu diệt.
Giữ vững lực lượng, có lệnh trở về
ngay.
Giữ liên lạc vô tuyến điện.
Khi được hỏi mới trả lời”/
– “Rõ!” Anh Vũ đáp/
– “Triệt để chấp hành mệnh lệnh”/
–
“Xin chỉ thị về sử dụng quân lực
như thế nào?/
– “Toàn quyền quyết định, từ một
tiểu đoàn đến toàn đại đoàn.
Hậu cần tự giải quyết.
Đúng 6 giờ chiều nay, xuất phát!”/
– “Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh/” (Võ Nguyên Giáp, Điện Biên
Phủ, điểm hẹn lịch sử, in lần 2, trang 108).
Đây không phải
là một lệnh hành quân của một vị Tướng Tổng tư lệnh, mà nó có vẻ như
là một đoạn kịch bản của một nhà soạn giả cải lương;
các câu đối thoại mang đầy kịch
tính, tạo nên ấn tượng đầy hào hùng và kỳ bí.
Một cái lệnh điều động cả đại đoàn
10 ngàn tay súng tiến quân mà không biết tiến quân để làm gì?
Gặp địch thì muốn đánh cũng được,
không đánh cũng được!?
Kéo đi 1 tiểu đoàn cũng phải mà cả
đại đoàn gồm 9 tiểu đoàn cũng phải!?
Rồi tự kiếm lấy
cái ăn chứ không có tiếp tế, tiếp liệu (!?). Làm sao mà ông tướng
đại đoàn trưởng có thể vừa hành quân vừa tự kiếm cái ăn cho cả 10
ngàn con người ta?
Chỉ có nước là đi tới đâu ăn cướp
tới đó may ra mới tới được Luang Prabang là nơi cách Điện Biên Phủ
250 cây số.
Tướng Vương Thừa
Vũ nhận một cái lệnh hành quân “trời đất” như vậy mà cũng “xin triệt
để thi hành” thì không biết ông ta thi hành cái gì và thi hành ra
sao?
Trong khi đó, theo hồi ức của
Tướng Lê Trọng Tấn thì:
“Với tinh thần chấp hành mệnh lệnh không
điều kiện, đại đoàn (308) đã tổ chức đóng cối xay, cối giã gạo khẩn
trương xay thóc giả gạo. Nhưng khi lên đường mỗi chiến sĩ cũng chỉ
có một ngày lương khô và một ngày gạo. Địa hình chưa quen, tình hình
chưa biết, lương thực không có ở phía trước…” ( Lê Trọng Tấn, Từ
Đồng Quan đến Điện Biên, in lần 2, trang 276-277 ).
Sau đó Tướng Giáp mới vội vã tổ chức tiếp
tế cho 308 bằng cách ra lệnh cho Chỉ huy trưởng hậu cần hỏa tuyến
Nguyễn Thanh Bình:
“Bộ chỉ huy
chiến dịch đã nói với 308 tự túc về hậu cần, nhưng ta phải tìm mọi
cách để giúp đỡ đơn vị.
Đồng chí tổ chức một bộ phận đuổi
theo, liên lạc với bạn và bộ đội tình nguyện vận động nhân dân, huy
động lương thực tại chỗ, tận dụng những kinh nghiệm trong chiến dịch
Sầm Nứa.
Quyết không để cho bộ đội thiếu ăn
như ở Khâu Vác.
Bộ đội đã đi một ngày đường, theo
kịp cũng vất vã đấy”… “Ngay buổi tối, anh Bình và mười cán bộ hậu
cần lên đường, cùng đi có cả một đội dân công gánh gạo đuổi theo đơn
vị” (trang 121).
Một lần nữa
Tướng Giáp đã chứng tỏ thiên tài quân sự của ông;
làm sao mà 10 cán bộ hậu cần với
một đội dân công khoảng 100 người có thể gánh gạo đuổi theo một sư
đoàn?
Trong khi số gạo ăn cần tối thiểu
là 10 ngày ăn cho chuyến đi và 10 ngày ăn cho chuyến về, riêng quân
của đại đoàn là 10.000 người, rồi còn gạo ăn cho đoàn dân công gánh
gạo nữa thì tính ra mỗi người gánh bao nhiêu tấn gạo cho vừa?
Đó là về phần
Đại đoàn 308 CSVN.
Còn đối với Đại đoàn pháo binh
351CSVN thì Chính ủy Phạm Ngọc Mậu kể lại cho Tướng Lê Trọng Tấn:
“Mình vừa gọi
điện kiểm tra tình hình thì ông Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp) bảo
lấy giấy bút ghi mệnh lệnh.
Lệnh thế này: “Ngay từ tối nay,
bắt đầu kéo pháo ra khỏi trận địa lâm thời đến vị trí an toàn.
Mệnh lệnh này được yêu cầu chấp
hành triệt để.
Nhiệm vụ chuyển pháo ra coi như là
mệnh lệnh chiến đấu”/
Trực tiếp đọc
lệnh cho mình ghi xong, Chỉ huy chiến dịch hỏi thêm:
Rõ chưa?/
– Báo có rõ!/
– Thế thì chấp hành ngay! Lý do sẽ
được giải thích sau!/
Ông Văn bỏ máy rồi mà mình vẫn cứ
ngớ ra.
Bao nhiêu công phu chuyển vào lại
kéo ra.
Mình cứ áp mãi ống nghe vào tai
xem ông có nói gì nữa không, nhưng máy im lặng, thế là mình đến gặp
các ông bàn chuyện kéo pháo ra” ( Lê Trọng Tấn, Từ Đồng Quan đến
Điện Biên, in lần 2, trang 289-290).
Một ông Tổng Tư
lệnh ra một cái lệnh cho ông Tư lệnh sư đoàn pháo binh mà nghe xong
ông Tướng pháo binh “vẫn cứ ngớ ra”.
Đây không phải là cách làm việc
của các nhà quân sự.
Một mệnh lệnh thi hành chỉ được
ban ra sau khi đã cho biết về tình hình và giải thích quan niệm điều
quân.
Đằng này ông Giáp chỉ ra lệnh điều
quân và giữ lại phần giải thích như là một bí mật bí hiểm.
Qua những mệnh lệnh do chính Tướng Giáp kể
lại, người ta có thể thấy lối chỉ huy của ông ta giống như phong
cách của một giáo sư dạy sử với những chi tiết ly kỳ hấp dẫn, giống
như cách chỉ huy của ông Gia Cát Lượng trong truyện Tam Quốc với
những cẩm nang bí hiểm chỉ được phép dở ra khi gặp chuyện cần kíp,
không hề giải thích cho người nhận lệnh biết được mục đích của hành
động, cũng như phải hành động như thế nào cho đúng.
(27) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, CHU ÂN LAI
RA LỆNH “ĐÁNH THẮNG ĐẸP”
Lệnh tấn công đến từ Paris và Bắc Kinh
Năm 1954, ngày
21-2, các Ngoại trưởng của Anh, Nga, Pháp, Hoa Kỳ họp nhau tại
Berlin để giải quyết việc phần chia ranh giới giữa Đông và Tây
Berlin.
Cuối buổi họp, Ngoại trường Nga
Molotov nhắc lại việc 4 nước sẽ cùng nhau họp tại Genève trong ngày
26-4 để bàn về việc giải tỏa lệnh cấm vận cho Trung Cọng cũng như
bàn về việc thi hành Hiệp ước ngưng bắn tại Đại Hàn.
Nhân dịp đó, Ngoại trưởng Pháp đề
nghị sẽ bàn thêm về chiến tranh Đông Dương.
Tất cả đều đồng ý.
Thực ra cả 3
việc chỉ là một vấn đề, tất cả đều liên quan đến lệnh cấm vận Bắc
Kinh từ năm 1951. Lệnh cấm xảy ra sau khi ông Mao xua quân đánh qua
Triều Tiên.
Rồi cũng vì lệnh cấm đó mà ông Mao
hăm sẽ tiến quân về phương Nam để gỡ thế bao vây cấm vận của LHQ. *(
Giống như ngày nay Bắc Hàn cũng hăm tấn công Nam Hàn để gỡ thế cấm
vận của LHQ ).
Sau khi các nước
đồng ý bàn về chiến tranh Đông Dương, Thủ tướng Pháp chỉ thị cho
Tướng Navarre là chỉ huy trưởng quân Pháp tại Đông Dương hãy có một
hành động quân sự ngoạn mục nhằm chiếm ưu thế tại hội nghị Genève
sắp tới.
Tướng Navarre quyết định xua 5
binh đoàn từ Pleiku và Tuy Hòa tấn công chiếm tỉnh Bình Định vào
sáng ngày 13-3-1954.
Năm 1954, ngày 3-3. Trong khi đó về phía
Cọng sản, Tướng cồ vần Vi Quốc Thanh cũng nhận được điện của Thủ
tướng Trung Cọng là Chu Ân Lai :
“…để chuẩn bị cho 5 nước Xô, Mỹ, Anh, Pháp,
Trung và đại biểu các nước có liên quan tham gia hội nghị Genève
thảo luận vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương, triệu tập vào giữa
tháng 4 … Để giành chủ động về ngoại giao, có thể tổ chức đánh mấy
trận thắng đẹp ở Việt Nam như trước khi đình chiến ở Triều Tiên
không ? ”…
Sau khi Vi Quốc
Thanh và Võ Nguyên Giáp bàn bạc, quyết định ngày 13/3 bắt đầu nổ
súng tấn công Điện Biên Phủ” ( Vương Chấn Hoa, Đồng Chí Vi Quốc
Thanh, Dương Danh Di dịch ).
*( CSVN mở màn
trận ĐBP vào ngày 13-3 để hỗ trợ cho TC tại bàn đàm phán Genève.
Vô tình trùng hợp, phía Pháp cũng
chọn đúng ngày này để tấn công chiếm tỉnh Bình Định đang do CSVN
kiểm soát;
cũng nhằm hỗ trợ cho Pháp tại
Genève ).
Theo lệnh của
Bắc Kinh, mới đầu các chuyên gia Trung Quốc dự trù 10 ngày sau sẽ
khai hỏa, trận mở màn sẽ tiêu diệt 2 tiền đồn phía Bắc của căn cứ
Điện Biên Phủ cùng một lúc.
Tuy nhiên lực lượng pháo binh của
CSVN lại không đủ bao giàn cho cả hai mặt trận cùng một lúc, cho
nên cuối cùng Tướng Giáp quyết
định đánh tiền đồn Béatric trước, rồi ngày hôm sau mới đánh tiền đồn
Gabrielle.
Khai hỏa tại đồn Beatric
Béatrice là một
đồn nằm bên tỉnh lộ 41 dẫn vào Điện Biên Phủ.
Tỉnh lộ 41 từ Tuần Giáo, cách Điện
Biên phủ 80 cây số về hướng Đông Bắc, chạy về Điện Biên Phủ theo
hướng Tây Nam, găp tiền đồn Beatrice trước khi tới sông Nậm Rốn cách
đó 2 cây số rưỡi.
Khi gặp sông Nậm Rốn chảy theo
hướng từ Bắc xuống Nam thì Tỉnh lộ 41 đổi hướng từ Bắc xuống Nam dọc
theo bờ phía đông của sông Nậm Rốn.
Đồn Beatric là một cụm phòng thủ trên 3
ngọn đồi độc lập nhưng gần sát nhau, có bãi mìn và hàng rào kẽm gai
dày từ 100 tới 200 mét, do một tiểu đoàn Lê Dương trấn giữ.
Trận đánh đồn
Beatric được giao cho Đại đoàn trưởng 312 là Lê Trọng Tấn chỉ huy.
Đơn vị tham dự là Trung đoàn
209/312 do Hoàng Cầm là trung đoàn trưởng và Trung đoàn 141/312 do
Quang Tuyến làm trung đoàn trưởng.
Năm 1954, ngày
13-3, buổi trưa, pháo binh CSVN pháo kích vào phi trường Điện Biên
Phủ.
Đến 4 giờ chiều phi trường ngưng
hoạt động sau khi 3 phi cơ vận tải và 1 phi cơ thả bom bị trúng đạn
pháo khi cất hay hạ cánh.
Ngày 13-3
–
Lúc 6 giờ 15 chiều, các khẩu súng
hạng nặng của hai trung đoàn pháo binh bắt đầu pháo vào đồn theo
chiến thuật tiền pháo hậu xung, 15 phút sau thì chỉ huy trưởng và
chỉ huy phó của đồn bị tử trận.
Lúc 8 giờ tối quân CSVN đồng loạt
xung phong tấn công đồn.
Pháo binh của khu trung tâm mặc
dầu bị pháo kích nhưng vẫn có thể yểm trợ cho Beatrice dưới làn đạn
pháo, tuy nhiên không thể yểm trợ cho đồn được vì Bộ chỉ huy tiểu
đoàn phòng thủ đã bị tiêu diệt ngay từ đầu, không có người hướng dẫn
pháo binh.
–
Lúc 7 giờ 50 tối.
Trong khi pháo binh CSVN pháo vào
khu trung tâm để yểm trợ cho toán quân tấn công Beatrice thì một
trái đạn 105 ly rơi trúng hầm của Bộ chỉ huy Phân khu trung tâm làm
Trung tá Gaucher và một sĩ quan tử thương.
–
Lúc 8 giờ 40, hai trong 3 ngọn đồi
của Beatrice bị chiếm.
–
Lúc 11giờ đêm tại ngọn đồi của Bộ
chỉ huy tổ chức phòng thủ lại xung quanh Bộ chỉ huy, không còn sĩ
quan nào, chỉ có hạ sĩ quan.
–
Lúc 11 giờ 30, ngọn đồi tại Bộ chỉ
huy bị tràn ngập.
Tất cả chỉ có 50 quân nhân chạy
thoát được về phía sau .
Ngày 14-3,
Được tin một
tiền đồn của Điện Biên Phủ bị mất và thiệt hại hết 1 tiểu đoàn Lê
Dương, Tướng chỉ huy quân Pháp tại Bắc Việt là Congy cho phi cơ chở
1 tiểu đoàn nhảy dù lên tăng cường cho Điện Biên Phủ.
Đó là Tiểu đoàn 5 Dù của quân đội
QGVN.
–
Sáng sớm, đồn Beatrice đổ nát với
vài nơi còn ngún khói trở thành hoang tàn vô chủ, quân Cọng sản cũng
đã vội rút đi vì sợ máy bay lên thả bom hủy diệt đồn.
Cho đến tối thấy đồn vẫn vô chủ,
một trung đội quân CSVN lên chiếm đóng đồi Beatric mà phía Cọng sản
gọi là đồi Him Lam.
Còn Bộ chỉ huy quân Pháp tại Điện
Biên Phủ không tính tới chuyện tái chiếm hay cứu viện đồn, một quyết
định khó hiểu đối với các nhà nghiên cứu quân sự .
–
Lúc 8 giờ 45 sáng, Quân CSVN thả
một sĩ quan Pháp bị thương với lời đề nghị ngưng bắn tới 12 giờ trưa
để hai bên thu dọn xác chết và di tản thương binh tại đồn Beatrice.
Đại tá De Castries chấp thuận.
–
Lúc 4 giờ chiều, Tiểu đoàn 5 Nhảy
dù của Quân đội Quốc gia Việt Nam nhảy xuống Điện Biên Phủ.
Đây là lần đầu tiên một tiểu đoàn
của Quân đội QGVN tham dự trận địa chiến.
Vậy là quân đội CSVN và quân đội
QGVN thực sự đánh lớn với nhau bắt đầu từ ngày này.
Trận đánh đồn Grabrielle
Gabrielle là một đồi dài 700 mét, rộng 150
mét, nằm bên bờ sông Nậm Rốn, do một tiểu đoàn lính Algériens trấn
giữ, nhiệm vụ ngăn chận hướng xâm nhập của địch quân từ Lai Châu
xuống, trong đồn có 4 khẩu súng cối 120 ly để yểm trợ cho các cuộc
hành quân tại vùng đồi núi phía bắc Điện Biên Phủ cũng như để phản
pháo một khi đồn bị pháo kích.
Trận đánh đồn
Gabrilelle được giao cho Đại đoàn trưởng 308 CSVN là Tướng Vương
Thừa Vũ chỉ huy.
Đơn vị tham dự là Trung Đoàn
88/308 do Nam Hà chỉ huy ( Đại đoàn phó 308 là Cao Văn Khánh đi theo
88/308 ). Và Trung đoàn 165/312 do Lê Thùy chỉ huy ( Đại đoàn phó
312 là Đàm Quang Trung đi theo 165/312 ).
Ngày 14-3,
–
Lúc
6 giờ chiều, quân CSVN vây kín
tiền đồn còn lại của Cứ điểm điện Biên Phủ là đồn Gabrielle ở hướng
Bắc của khu trung tâm, cách 4 cây số,
bên bờ sông Nậm Rốn chảy từ hướng
Lai Châu xuống.
Đến
11giờ 30 đêm các khẩu pháo cơ hữu của Trung Đoàn 165 thuộc Đại đoàn
312 và Trung đoàn 88 thuộc Đại đoàn 308 CSVN
bắt đầu nả vào Tiền đồn Gabrielle.
–
Lúc 11 giờ 30 đêm, quân CSVN bắt
đầu pháo và sau 20 phút thì ngưng pháo và xung phong tấn công.
Nhưng lần này đã chuẩn bị sẵn,
pháo binh ở khu trung tâm mặc dầu bị pháo binh của CSVN pháo kích
nhưng vẫn có thể rót đạn ngay hướng tấn công của quân Cọng sản;
nhờ vậy lực lượng phòng thủ đẩy
lui được cuộc tấn công của Trung Đoàn 165 ở hướng Đông Bắc và Trung
đoàn 88 ở hướng Đông Nam.
Ngày 15-3,
–
Lúc 3 giờ 30 sáng, quân CSVN bắt
đầu pháo để mở đợt xung phong thứ hai.
Cũng như đồn Beatric, Bộ chỉ huy
tiểu đoàn bị trúng pháo và đồn không còn hệ thống chỉ huy.
Pháo binh từ khu trung tâm chỉ
biết bắn hú họa vào các điểm tác xạ của lần tấn công trước.
Lúc 5 giờ 30, một phần của đồn
Gabrielle bị tràn ngập nhưng phần còn lại vẫn tiếp tục cầm cự và còn
liên lạc được với trung tâm .
–
Lúc 5 giờ 30 sáng, De Castries ra
lệnh cho Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam vừa mới tới chiều hôm qua lên đường
tiếp theo để tái chiếm Gabrielle nhưng Tiểu Đoàn này bị lạc trong
vòng rào trung tâm ngay khu phi trường, giữa lúc trời chưa sáng hẳn.
De Castries bèn ra lệnh thành lập
đội quân cứu viện gồm 3 chiến xa, 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 1 Dù do
Trung úy Martin chỉ huy và Tiểu đoàn 5 Dù VN, tất cả do Thiếu tá
Séguins-Pazzis chỉ huy.
Đoàn quân do 3 chiến xa dẫn đầu, rồi đến
Đại đội của Martin, đến Đại đội 3 của TĐ5/NDVN do Trung úy Phạm Văn
Phú chỉ huy *( Sau này là Thiếu tướng Phạm Văn Phú ), đến Đại đội
chỉ huy, đến Đại đội 2/TĐ5 do Trung úy Ty chỉ huy, đến Đại đội 1 do
Trung úy Rondeau chỉ huy, đến đại đội 4 do một Trung úy Việt Nam chỉ
huy.
–
Lúc 7 giờ sáng,
Đại đội Dù của Martin và các chiến
xa bị quân CSVN phục kích tại bãi lội sông gần bản Khê Phai nhưng
hỏa lực của 3 chiến xa đã khiến trận tuyến của Trung đoàn 102 CSVN
bị chọc thủng.
Lúc này quân của Martin và của Phú
cùng với đại đội chỉ huy của Tiểu đoàn 5 đã qua khỏi bãi vượt sông.
Nhưng tới phiên Đại đội 2 của Trung úy Ty thì ông cho án ngữ bên này
bãi vượt. Vì vậy hai đại đội 1 và 4 của Tiểu đoàn 5 Dù VN cũng phải
dừng lại.
–
Lúc 7 giờ 30, hai đại đội của
Martin và Phú tới gần Gabrielle khiến quân CSVN phải tản ra bố trí ở
phía đông Hương lộ.
Quân Dù VN không chịu tiến tiếp vì
sợ rơi vào tuyến phục kích của quân CSVN.
Đại tá De Castries ra lệnh cho
quân trong đồn ra khỏi đồn để gặp quân Dù và cùng rút về khu trung
tâm, bỏ luôn tiền đồn này.
Quân Dù đón được 4 sĩ quan và 150
lính.
Theo lời khai của tù binh và các
binh sĩ sống sót, quân CSVN đã bị chết ngoài vòng rào là 1.500
người.
–
Đêm 15-3, Cố vấn Vi Quốc Thanh gửi
điện về cho Bắc Kinh:
“Để bảo đảm sử dụng pháo không
gián đoạn khống chế sân bay và liên tục kiên trì chiến đấu tương đối
dài, cần phải tiếp thêm lương thực và xăng dầu.
Xin đưa thêm 3.000 quả đạn pháo
(cỡ 105 kiểu Mỹ), 3.000 quả sơn pháo, 3.000 thùng lớn xăng dầu đến
Bằng Tường trước ngày 25-3” ( Viện nghiên cứu lịch sử Quân đội Trung
Quốc, Dương Danh Di dịch ).
Ngày 16-3,
–
Buổi sáng, chỉ huy trưởng Pháo
binh tại cứ điểm Điện Biên Phủ là Trung tá Piroth đã tự sát bằng lựu
đạn vì ông bất lực trước trận địa pháo của CSVN, trái với những điều
mà trước đây ông từng
cam đoan với De Castries là một
khi có trận đấu pháo xảy ra thì pháo binh Pháp sẽ tiêu diệt pháo
binh CSVN dễ dàng.
Cái chết của Trung tá Piroth sau khi hai
tiền đồn bị thất thủ cũng đã làm cho Tham mưu trưởng quân Pháp tại
cứ điểm Điện Biên Phủ bị mất tinh thần nên De Castries lại phải gởi
ông này theo phi cơ di tản thương binh về Hà Nội.
–
Cũng trong buổi sáng này, Trung tá
Langlais tập họp điểm danh tàn quân của đồn Grabrielle, đồng thời
phê phán Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam đã hèn nhát trụ lại bãi lội sông.
Tiểu đoàn trưởng Botella quyết định cách chức Trung úy Ty và thanh
lọc lại đơn vị, đưa một số sĩ quan và binh sĩ ra lao công chiến
trường.
Việc này mở đầu cho sự bất mãn của
một số sĩ quan trong Đại đội 2 và Đại đội 4 thuộc Tiểu đoàn 5 Dù
Việt Nam.
–
Ngày 16-3, buổi trưa, phi cơ thả
xuống Tiểu đoàn 6 nhảy dù của Pháp là tiểu đoàn thiện chiến nhất của
quân viễn chinh Pháp, với người chỉ huy nổi tiếng là Thiếu tá
Bigeard, người đã từng cứu nguy cho đoàn quân ở Tư Lệ để đưa về Na
Sản. *( Sau này là Trung tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp )
(28) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, KẾ HOẠCH
TỔNG TẤN CÔNG
Giai đoạn tam ngưng chiến để củng cố
Sau khi đồn
Gabrielle mất thì căn cứ An Marie nằm ở hướng Tây Bắc khu trung tâm,
cách 2 cây số, trở thành tiền đồn đứng mũi chịu sào mặt bắc của Điện
Biên Phủ.
Căn cứ An Maria gồm 4 đồn trên 4
ngọn đồi chung quanh Bản Kéo, 2 đồi ở phía tây bắc Bản Kéo và 2 đồi
ở mặt đông nam Bản Kéo, tiếp giáp với phi trường Điện Biên Phủ. Căn
cứ do 1 tiểu đoàn người Thái trấn đóng.
Ngày 17-3, dân
chúng Bản Kéo rủ nhau tản cư vì cho rằng sẽ tới phiên Bản Kéo. Thấy
vậy 2 đại đội thuộc Tiểu đoàn 3 Thái đóng tại 2 đồn phía Tây Bắc di
tản theo dân chúng, biến mất vào núi rừng Điện Biên Phủ.
Đại tá De Castries phải cho 2 đại
đội còn lại vào phòng thủ khu trung tâm và cho 2 đại đội thuộc Tiểu
đoàn 1 Dù lên trấn giữ 2 đồn phía nam Bản Kéo, bỏ hẳn hai đồn phía
bắc;
nhập hai đồn phía nam vào căn cứ
phòng thủ phi trường là căn cứ Huguette.
Căn cứ Huguette
có hai đồn là Huguette 1 và 2 đóng ở hai đầu phi trường, nay có thêm
2 đồn ở phía bắc phi trường, gọi là Huguette 6 và 7.
Lại lập thêm một đồn giữa Huguette
6 và căn cứ Dominique ở bờ phía đông sông Nậm Rốn, giao cho Tiểu
đoàn 2 Thái trấn giữ .
Ngày 17-3, sau
khi chiếm được 2 tiền đồn, Tướng Võ Nguyên Giáp cho lệnh ngưng tấn
công để tổ chức lại đơn vị cũng như nhận thêm tiếp tế và bổ sung
quân số.
Hai trận đánh vừa qua khiến hai
Đại đoàn 308 và 312 bị chết 1.800 người và bị thương khoảng 2.000.
Năm 1954, ngày
22-3, sau khi ổn định phòng thủ khu trung tâm, Thiếu tá chỉ huy
trưởng lực lượng xung kích Bigeard tung Tiểu đoàn 1 Dù cùng với 2
chiến xa M.24 mở cuộc hành quân thông đường xuống căn cứ Isabelle ở
phía nam, bất ngờ giữa đường đụng phải quân của Tiểu đoàn 322 thuộc
Trung đoàn 88/308 đang yểm trợ toán dân công đào giao thông hào làm
tuyến phục kích cắt ngang Hương lộ giữa Isabelle và khu trung tâm.
Bị bất ngờ, hai đại đội của Tiểu
đoàn 322 bị đánh tan, bỏ lại 400 xác chết với 100 vũ khí. Có lẽ một
số xác chết là dân công.
Năm 1954, ngày
28-3, Trung tá Langlais cho 2 tiểu đoàn Dù tấn công vào Bản Ong Pet
nằm về phía tây nam khu trung tâm và là phía tây bắc của căn cứ
Isabelle.
Tại đây có các giàn cao xạ của Đại
đoàn pháo binh 351 được Trung đoàn 36 thuộc Đại đoàn 308 bảo vệ.
Bị đánh bất ngờ, Trung đoàn 36 bị
thiệt hại nặng, chết 350 bỏ xác tại chỗ.
Quân Pháp thanh toán các giàn cao
xạ và mang về hàng trăm vũ khí các loại.
*( Theo hồi ký “Điện Biên Phủ, điểm hẹn
lịch sử” của Võ Nguyên Giáp thì sở dĩ trận này quân CSVN bị chết
nhiều là do hết đạn cho nên bộ đội đã dùng búa, kềm, đồ nghề sửa xe
và chân súng gãy lao vào quyết chiến với xe tăng (sic), trang 244,
bản in lần 2 ).
Năm 1954, ngày
27-3, sau 10 ngày nghĩ ngơi, bổ sung quân số và chỉnh đốn đơn vị,
Tướng Giáp họp các đơn vị trưởng tại Mường Păng, ban hành “kế hoạch
tác chiến” tổng tấn công Điện Biên Phủ.
Đơn vị tham dự là 4 Đại đoàn bộ
binh và 1 đại đoàn pháo binh.
Theo kế hoạch do các chuyên gia
Trung Quốc soạn ra, Tướng Giáp giao cho Đại đoàn 312 của Lê Trọng
Tấn đánh chiếm vòng cung Đông Bắc của cứ điểm, Đại đoàn 316 của
Tướng Lê Quảng Ba đánh chiếm vòng cung phía Đông của cứ điểm. Hai
Đại đoàn này có nhiệm vụ tiêu diệt 5 đồn chính và 1 đồn dự phòng.
Bố trí đồn bót tại khu trung tâm cứ điểm
ĐBP
Sau khi mất tiền
đồn Beatrice trấn giữ phía Đông Bắc, trên Tỉnh lộ 41, cách 2,5 cây
số;
giờ đây mặt Đông Bắc của Cứ điểm
Điện Biên Phủ được bảo vệ bởi căn cứ Dominique, mặt chính Đông được
bảo vệ bởi căn cứ Eliane, mặt chính Bắc bởi căn cứ Huguette, mặt
chính Tây bởi căn cứ Francoise và mặt Tây Nam bởi căn cứ Claudine.
Căn cứ Dominique
nằm ngay điểm gặp nhau giữa tỉnh lộ 41 và con sông Nậm Rốn.
Ngay tại điểm gặp nhau, có đồn
Dominique 1 nằm bên vệ đường phía Tây của tỉnh lộ 41.
Đối diện với Dominique 1 bên kia
Tỉnh lộ là đồn Dominique 2 trấn giữ mặt Đông của tỉnh lộ và cũng là
mặt đông của Cứ điểm Điên Biên Phủ.
Để yểm trợ cho
Dominique 1 và 2, người ta lập ra đồn Dominieque 3 ở phía sau
Dominique 1 và 2, có đặt pháo binh 105 ly, cũng nằm bên vệ đường
phía Tây của Tỉnh lộ 41.
Thêm nữa, để bảo vệ cho Dominique
1,2 và 3, người ta lại lập Dominique 4 ở phía sau của các đồn này,
bên bờ phía Tây của sông Nậm Rốn, trên đường liên lạc với trung tâm,
và cũng để trấn giữ mặt Đông của Phi trường.
Căn cứ Eliane
đảm trách phòng thủ mặt Đông của cứ điểm, có 2 đồn chính ở phía Đông
tỉnh lộ 41. Đồn Eliane 1 tiếp giáp với Dominique2
ở hướng Bắc và tiếp giáp với
Eliane 2
ở phía Nam. Đồn Eliance 2 tiếp
giáp với Eliance 1 ở phía Bắc và tiếp giáp Elian 3 nằm chếch về
hướng Nam, bên vệ đường của tỉnh lộ 41 nhưng cũng là bờ phía Đông
của sông Nậm Rốn.
Đối diện với
Elian 3 bên kia sông Nậm Rốn là Claudine 3, cả 2 đồn Eliance 3 và
Claudine 3 trách nhiệm phòng thủ mặt nam của khu trung tâm.
Ngoài ra còn có Eliane 4 nằm chếch
sau lưng của Eliance 1 và 2 để chặn sự xâm nhập của địch vào khoảng
giữa của hai đồn này.
Kế hoạch tổng tấn công của quân CSVN
Theo như hồi ký
của Tướng Lê Trọng Tấn thì mục đích của đợt tấn công Beatric và
Gabrielle là “tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, thu hẹp phạm vi
chiếm đóng của chúng”. Còn
đợt tấn công này thì
Tướng Tấn cho biết :
“Nhiệm vụ trong đợt này là tiêu
diệt năm điểm cao phòng ngự phía Đông Mường Thanh…Đặc điểm đợt này
là cả 5 đại đoàn tham gia tiến công một loạt các cứ điểm có công sự
kiên cố của địch”.
Hồi ký của Tướng
Giáp không đề cập tới mục đích của trận này, chỉ nói rằng ông phân
công cho 312 và 316 phụ trách đánh 6 đồn phía Đông nhưng đối với 308
thì không giao cho đồn nào cả:
“Đại đoàn 308 có nhiệm vụ dùng hỏa
lực kiềm chế pháo binh địch ở tây Mường Thanh, dùng bộ phận nhỏ tích
cực dương công các cứ điểm 106 (Huguette 7) và 311 (Francoise)” (Bản
in lần 2, trang 259).
Không ai tin
rằng Đại đoàn thiện chiến nhất của Quân đội CSVN lại ngồi chơi xơi
nước trong một trận xả láng.
Không lý Tướng Giáp xua cả 5 đại
đoàn tổng tấn công mà Đại đoàn 308 chỉ có một bộ phận nhỏ được giao
nhiệm vụ dương công? ( Dương công là mũi đánh nhứ, còn chủ công là
mũi đánh chính ).
Vì không tin vào lời kể của Tướng Giáp cho
nên các nhà quân sự học có một cách khác để phăng ra “kế hoạch tác
chiến” thực sự của Tướng Giáp bằng cách nhìn vào kế hoạch bố trí lực
lượng trước khi trận chiến khai hỏa :
Tổng số lực
lượng tham dự được ghi nhận là 5 đại đoàn, nhưng đại đoàn 351 là đại
đoàn Pháo binh, và Đại đoàn 304 chỉ có 1 trung đoàn tham dự, đó là
Trung Đoàn 57/304, được giao nhiệm vụ làm chốt chặn giữa Căn cứ
Isabelle và Khu trung tâm.
Còn lại 3 đại đoàn bộ binh với 9
trung đoàn.
Các trung đoàn được bố trí như
sau:
Năm trung đoàn
trên bờ phía Tây là : (1) – Trung đoàn 88/308 do Nam Hà chỉ huy đối
mặt với căn cứ Francois. (2) – Trung đoàn 36/308 áp sát giữa
Huguette 7 và Huguette 1
(3) – Trung đoàn 176/316 đối mặt
với Huguette 7.
(4) – Trung đoàn 102/308 do Hùng
Sinh chỉ huy nằm trừ bị ở phía sau 36 và 176.
(5) – Trung Đoàn 165/312 do Lê
Thùy chỉ huy đối mặt với Huguette 6.
Theo như hồi ký của Tướng Giáp thì
cả 5 trung đoàn này không được giao đánh đồn nào cả.
Trong khi đó bốn
trung đoàn trên bờ phía Đông được giao nhiệm vụ rất rõ ràng:
(1) -Trung đoàn 141/312 do Quang
Tuyến chỉ huy đánh Dominique 1. (2) – Trung đoàn 209/312 do Hoàng
Cầm chỉ huy đánh Dominique 2. (3) – Trung đoàn 98/316 do Vũ Lăng chỉ
Huy đánh Eliance 1. (4) – Trung đoàn 174/316 do Nguyễn Hữu An chỉ
huy đánh Eliance 2.
Ngoài ra, Trung đoàn 209/312 CSVN sau khi
chiếm Dominique 2 thì sẽ tiến chiếm Dominique 3. Và Trung đoàn
98/316 CSVN sau khi chiếm Eliance 1 sẽ tiến chiếm Eliance 4.
*( Hồi ký của Tướng Lê Trọng Tấn đã ghi
nhầm rằng Trung đoàn 98/316 tăng cường cho 308 để đánh Tiểu đoàn
Thái số 2 và Tiểu đoàn 6 dù. Nhưng sự thực Trung đoàn 98/316 đánh
Eliance 1. Trung đoàn 176/316 mới là trung đoàn tăng cường cho Đại
đoàn 308 CSVN.
Hồi ký của Tướng
Giáp, trang 259, cũng ghi nhầm y như Lê Trọng Tấn.
So lại thì hai sách nói giống nhau
từng câu và từng dấu phẩy, chỉ sửa lại vài chữ.
Chứng tỏ hồi ký của Tướng Giáp, do
Hữu Mai biên soạn, đã trích lại Hồi ký của Tướng Tấn nhưng Hữu Mai
cũng không phát hiện ra nhầm lẫn trong sách của Tướng Tấn ).
Sở dĩ Trung đoàn 176 được giao qua cho 308
là vì 176 đã hoạt động tại Điện Biên Phủ trước khi quân Pháp chiếm
đóng. Do đó họ rất rành địa thế Khu Trung tâm của cứ điểm và quen
thuộc với dân chúng địa phương nên họ có móc nối được với một số
quân Thái đang phòng thủ Huguett 7.
Nhìn vào cách bố trí như trên thì người ta
đoán ra chuyện 4 trung đoàn đánh 6 đồn phía Đông là đánh nhứ, còn 5
trung đoàn mai phục ở bờ phía Tây mới thực sự là lực lượng chủ công.
Và mục tiêu của lực lượng chủ công là Bộ Chỉ Huy của cứ điểm Điện
Biên Phủ, nằm trên bờ phía Tây của sông Nậm Rốn.
Ngoài ra hồi ký
của Tướng Lê Trọng Tấn có hé lộ cho thấy nhiệm vụ thực của Đại đoàn
308 CSVN trong đợt tổng tấn công :
“Đại đoàn 308 có nhiệm vụ tiêu
diệt khu tung thâm của địch gồm:
Tiểu đoàn Thái số 2 và vị trí pháo
binh địch ở đó, phối hợp cùng Trung đoàn 98 tiêu diệt tiểu đoàn dù
thuộc địa số 6”.
( Từ Đồng Quan đến Điện Biên, in
lần 2, trang 319.
Thưc ra không phải là Trung đoàn
98 mà là Trung đoàn 176/316).
Để thêm chắc chắn về kế hoạch tác chiến
thực sự của Tướng Giáp, các nhà quân sự học có một cách để kiểm
chứng, đó là so lại với kế hoạch tác chiến ban đầu đã ban hành ngày
14-1-1954 tại hang Thẩm Púa, được Tướng Võ Nguyên Giáp ghi trong hồi
ký như sau :
“Nhiệm vụ thọc
sâu được giao cho đại đoàn 308, đại đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ.
308 sẽ đánh vào tập đoàn cứ điểm
từ hướng tây, xuyên qua những vị trí nằm trên cánh đồng, thọc thẳng
tới sở chỉ huy của Đờ Cát.
Các đại đoàn 312, 316 nhận nhiệm
vụ đột kích vào hướng đông, nơi có những cao điểm trọng yếu.
Dự kiến trận đánh sẽ diễn ra trong
hai ngày, ba đêm” ( Bản in lần 2, trang 94 ).
Rõ ràng là Tướng Vi Quốc Thanh và Tướng
Giáp đã quyết định xua cả 5 đại đoàn tấn công một trận quyết định
trong vòng vài ngày mà thôi.
(29) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỔNG TẤN
CÔNG, TƯỚNG GIÁP THUA NẶNG
Ngày đầu tiên,
30-3-1954 :
Mũi tấn công chính bị tiêu diệt
Lúc
6 giờ 30 chiều, quân CSVN đồng loạt pháo kích vào 4 đồn sắp sửa bị
tấn công, đồng thời pháo kích vào các vị trí pháo binh của Pháp ở
khu trung tâm cũng như tại căn cứ Isabelle. Lúc 6 giờ 45, sau 15
phút “tiền pháo”, quân CSVN đồng loạt tấn công.
–
Lúc 7 giờ 30, Trung đoàn 98/316
của Vũ Lăng chiếm được đồn Eliance 1.
–
Lúc 7 giờ 45, Trung đoàn 141/312
của Quang Tuyến chiếm được Dominique 1.
–
Lúc 8 giờ tối Trung đoàn 209/312
của Hoàng Cầm chiếm được Dominique 2.
Cả hai đồn Dominique 1 và 2 do
tiểu đoàn 3 Algérie trấn giữ,
nguyên cả tiểu đoàn đã bỏ chạy về
phía sau khi quân CSVN bắt đầu hô xung phong.
Sau khi chiếm
được đỉnh Dominique 2, Trung đoàn 209 CSVN tràn xuống sườn phía Tây
để tiếp tục tấn công Dominique 3.
Tuy nhiên Trung đoàn bị thiệt hại
nặng vì 2 khẩu pháo 105 ly từ Dominique 3 bắn trực xạ ngay trên sườn
phía Tây của Dominique 2.
Vì vậy dự định
Trung đoàn 209 sẽ chiếm nốt Dominique 3 không thành công.
Tư lệnh Đại đoàn 312 là Lê Trọng
Tấn tung tiểu đoàn trừ bị tiếp tục tiến chiếm Dominique 3 nhưng cũng
bị thất bại cũng vì đạn pháo trực xạ của 2 khẩu 105 ly.
–
Lúc 8 giờ tối.
Sau khi nghe Vũ Lăng, Quang Tuyến
và Hoàng Cầm báo tin đã chiếm được mục tiêu,
Tướng Giáp ra lệnh cho Đại đoàn
308 CSVN ở phía Tây bắt đầu tấn công
Tại mặt Tây, Sau đợt pháo kích dài 20 phút,
Trung đoàn 176/316 CSVN tấn công góc Tây Bắc của Huguette 7, hai đại
đội thuộc Tiểu đoàn 2 Thái bỏ chạy mất tiêu, để lại Đại đội 1 thuộc
Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam, do Đại úy Bizard chỉ huy. ( Bizard mới được
thả dù xuống thay thế Trung úy Rondeau bị thương nặng vì đạn pháo
mấy ngày trước ).
–
Lúc 10 giờ đêm. Quân 176/316 tràn
ngập góc Tây Bắc của Huguette 7 và chuẩn bị tấn công sang góc Đông
Bắc chỉ còn 1 trung đội do Trung sĩ Tournayre chỉ huy.
Từ một ụ phòng
thủ ở phía nam Huguette 7, Đại úy Bizard ra lệnh cho Tournayre rút
về phía Nam, bỏ trống 6 khẩu 105 ly và 2 khẩu 155 ly tại các ụ súng
ở khu trung tâm của Huguette 7.
Nhưng ông cũng ra lệnh cho 4 khẩu
105 ly còn lại, từ các ụ súng phía Nam, chong sẵn nòng để bắn trực
xạ về phía các ụ súng ở khu trung tâm.
Quả nhiên quân của 176/316 đã tràn ngập các
ụ súng khu trung tâm và bị pháo trực xạ quét tan tành các ụ súng và
quét toàn bộ quân 176 ra khỏi Huguette 7.
–
Lúc 11 giờ đêm.
Chỉ huy trưởng Huguette 7 là
Clémencon thấy quân CSVN bị đại bác thổi bật ra khỏi Huguette 7 thì
yêu cầu Langlais tăng cường cho một đại đội Dù để ra xem xét và tái
chiếm khu vực đã bị Trung đoàn 176/136 tràn ngập.
Nhưng Langlais từ chối, vì ông ta
đang bận dồn nỗ lực tiếp ứng cho 5 đồn mặt Đông.
Mãi đến sáng thì
đại đội tử thủ Huguette 7 được phi cơ yểm trợ và Tiểu đoàn 1 Dù lên
tiếp viện, chiếm lại toàn bộ Hugette 7.
Các khẩu súng bị pháo binh Pháp
bắn tan tành trong đêm được báo cáo là bị quân CSVN phá hủy, gồm 6
khẩu 105 ly và 2 khẩu 155 ly.
( Một nửa số đại bác của Khu trung
tâm ).
Kể từ lúc này thì Trung đoàn 176/316 CSVN
bị xóa sổ, không hề xuất hiện trong các bài viết kể về trận Điện
Biên Phủ.
–
Lúc 11 giờ đêm, Thiếu tá Bigeard
tung Tiểu đoàn 6 Dù tiếp cứu đồn Eliance 2 đang còn cầm cự, lúc này
quân của Trung đoàn 174/316 do Nguyễn Hữu An chỉ huy đã chiếm được
một nửa đồi.
Một tiểu đoàn Dù thứ hai là Tiểu
đoàn 8 Dù đến Dominique 3 để phản công tái chiếm Dominique 2.
Một tiểu đoàn Dù
thứ 3 là Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam trừ
( thiếu 1 đại đội đang tử thủ ở
Huguette 7)
đến Eliance 4 để phản công tái
chiếm Eliance 1 .
Ngoài ra De Castries cũng cho lệnh
căn cứ Isabelle cho 1 tiểu đoàn cùng với 3 chiến xa lên tăng cường
tái chiếm và giải vây cho các đồn đang bị đánh.
Ngày thứ hai,
31-3-1954 :
Tướng Giáp bỏ mặt chính đánh mặt
phụ
–
Lúc 4 giờ sáng, căn cứ Isabelle
cho 3 chiến xa và 1 tiểu đoàn bộ binh lên đường về khu trung tâm để
tiếp ứng các cánh quân nhưng giữa đường bị quân của Trung đoàn 57
thuộc Đại đoàn 304 chận đánh ở quảng giữa, nơi đây dân công đã đào
sẵn hệ thống giao thông hào.
Trận chiến xảy ra ác liệt nhưng
quân Pháp nhờ có chiến xa hỗ trợ nên quân của Trung đoàn 57 phải rút
lui trước khi trời sáng.
Phía Pháp có 20 chết và 85 bị
thương, phía CSVN ước lượng có 1.000 chết
(Theo tài liệu của Pháp).
*( Trong Trung
đoàn 57 có một người nổi tiếng sau này là ông Phạm Ngọc Thảo.
Ông từ Miền Nam được đưa ra Thanh
Hóa để học tập chính huấn tại Trung đoàn 57 thuộc đại đoàn 304 CSVN.
Sau đó theo Trung đoàn tham dự
trận ĐBP từ ngày đầu tới ngày cuối.
Kết thúc trận
ĐBP, nhờ rành tiếng Pháp ông được phân công trao đổi với tù binh
Pháp tại ĐBP.
Nhờ vậy ông lại được phân công
tham gia Ủy ban trao trả tù binh của LHQ tại Nam Vang.
Sau khi chấm dứt nhiệm vụ tại Nam
Vang thì ông trốn về vùng Quốc gia ).
Khoảng
4 giờ sáng, trong khi quân tiếp viện của căn cứ Isabelle bị chận
đánh thì các tiểu đoàn Dù đã chiếm lại được Dominique 2, Eliance 1
và lấy lại toàn bộ Eliance 2.
Tướng Võ Nguyên Giáp quyết định
điều động Trung đoàn 102/308 CSVN đang chuẩn bị đánh mặt Tây chuyển
qua phía Đông để tăng cường chiếm Eliance 2.
–
Lúc 3 giờ rưỡi chiều, Thiếu tá
Biegard chờ không thấy chiến xa và tiểu đoàn tăng viện của Isabelle
đến trong khi quân CSVN tăng cường tấn công chiếm lại Dominique 2 và
Eliance 1. Vì vậy
Bigeard tiên đoán khi đêm đến quân
Dù sẽ không giữ nổi hai nơi đó nên ông cho lệnh quân Dù tại
Dominique 2 và Eliance 1 rút về giữ chặt Dominique 3 và Eliance 4.
–
Lúc 3 giờ 30 chiều, Trung đoàn
102/308 CSVN của Hùng Sinh đến khu Eliance để thay thế cho Trung
đoàn 174/316 của Nguyễn Hữu An để tiếp tục tấn công lên Eliance 2.
Nguyễn Hữu An bị khiển trách nặng
vì chết qúa nhiều mà không chiếm được Eliance 2.
–
Lúc 6 giờ 15 chiều, quân của Hùng
Sinh mở cuộc tấn công Eliance 2 nhưng bị đẩy lui.
Lúc 10 giờ 45 tối, quân của Hùng
Sinh lại xung phong đợt hai nhưng chỉ chiếm được một góc nhỏ của
Eliance 2 sau khi bị hy sinh quá nhiều.
Ngày thứ ba,
1-4-1954 :
Mũi tấn công phụ thất bại
–
Lúc 7 giờ sáng, quân xung kích của
Thiếu tá Bigeard cùng xe thiết giáp lên tăng viện cho Eliance 2.
Trung đoàn của Hùng Sinh rút khỏi
Eliance 2, bỏ lại tại hàng rào 300 xác chết
( Theo tài liệu của quân đội Pháp
).
Nhưng theo hồi ký của Tướng Võ
Nguyên Giáp thì :
“Trung đoàn tiếp
tục tổ chức đợt tiến công thứ ba về phía hầm ngầm.
Địch chống cự quyết liệt.
Các mũi tiến công của ta đột kích
rất mạnh vào khu hầm cố thủ, nhưng không sao tìm được cửa hầm.
Trước hỏa lực đại bác rất mạnh của
địch, ta lại phải rút về tuyến phòng ngự.
Ngày 2-4, những
lực lượng tăng viện của địch từ Mường Thanh lên phối hợp với lực
lượng cố thủ, ra sức mở nhiều đợt phản kích đẩy ta ra khỏi A1.
Trên trận địa, ta chỉ còn lại hơn
50 người.” ( Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, in lần 2, trang 276 ).
Như vậy số thương vong của CSVN lớn hơn
nhiều so với ghi nhận của Quân đội Pháp, bởi vì một trung đoàn có
khoảng 2.500 người mà chỉ còn hơn 50. Trung đoàn của Hùng Sinh là
đơn vị mạnh nhất và còn đầy đủ quân số nhất bởi vì từ đầu chiến dịch
Trung đoàn chưa đụng trận lần nào.
–
Lúc rạng sáng, hai đại đội lính
Thái thuộc tiểu đoàn 2 Thái đang phòng thủ đồn 311 thuộc căn cứ
Francoies ở phía tây Cứ điểm đã đột ngột bỏ đồn trốn mất. Hai đại
đội của Tiểu đoàn 1/2 Lê Dương được điều lên thu lại các súng cộng
đồng, hủy bỏ đồn 311.
–
Buổi sáng, các sĩ quan chỉ huy Đại
đội 2 và Đại đội 4 thuộc Tiểu Đoàn 5 Dù Việt Nam báo với tiểu đoàn
Trưởng Botella là kể từ ngày này cả hai đại đội từ chối tiếp tục
chiến đấu.
Botella trình lên Langlais.
Sau khi cố thuyết phục nhưng không
thành công, Langlais bắt 2 đại đội nộp trả vũ khí và được sử dụng
như lao công chiến trường.
Tiểu đoàn phiên chế thành 3 đại
đội tác chiến nhưng mỗi đại đội chỉ có 2 trung đội.
–
Lúc 10 giờ sáng, một đại đội Lê
Dương do Trung úy Spozo chỉ huy lên thay thế Đại đội 1 thuộc Tiểu
đoàn 5 Dù Việt Nam đã tử thủ tại Huguette 7 hai ngày nay về tuyến
sau nghỉ ngơi.
–
Lúc 2 giờ chiều, quân CSVN gởi
quân tăng viện cho các vị trí đã chiếm được là Dominique 1,2 và
Eliance 1.
Đêm 1-4, Tướng Giáp đưa tàn quân
của Trung đoàn 102/308 CSVN của Hùng Sinh ra khỏi Eliance 2 và lại
đưa Trung đoàn 174/316 CSVN của Nguyễn Hữu An trở lại.
–
Lúc 10 giờ đêm, quân của Trung
đoàn 36/308 CSVN tấn công vào Huguette 7.
Lúc 10 giờ 30 đêm, quân của Trung
đoàn 165/312 CSVN tấn công Huguett 6.
Cả hai nơi đều đẩy lui được quân
tấn công.
Ngày thứ tư,
2-4–1954 :
Tổng tấn công lần 2, cả mặt chính
lẫn mặt phụ thất bại
–
Lúc 1 giờ sáng, Trung đoàn 174/316
CSVN lại tấn công Eliance 2 lần nữa nhưng cũng không thành công.
–
Lúc 4 giờ sáng, quân CSVN mở cuộc
tấn công Huguette 7 đợt 2.
Thiếu tá Clémencon tập hợp được
khoảng 100 binh sĩ thuộc Đại đội 1 của Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam mới
trở về nghỉ từ ban sáng kéo trở lại tiếp cứu cho Huguette 7.
Nhờ có chiến xa yểm trợ, quân tiếp
viện vào được Huguette 7, trong đó cả đại đội Lê Dương chỉ còn Trung
úy Spozo bị thương nặng và 13 binh sĩ.
–
Lúc 8 giờ sáng ngày 2-4, Trung Tá
Langlais quyết định hủy bỏ đồn Huguette 7, rút quân về.
Sau đó Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 5
Dù VN được đưa lên tăng cường phòng thủ Hugette 6.
–
Buổi sáng, phi cơ C.119 thả bom
Napalm vào các đồi Dominique 1 và Eliance 1, tại đây có đặt súng đại
bác của CSVN để yểm trợ cho cánh quân đánh Eliance 2.
Quân Cọng sản bị thiệt hại nặng.
Ban đêm phi cơ C.47 thả xuống ĐBP
100 binh sĩ thuộc Tiểu đoàn 1 thuộc Liên đoàn 2 Dù ( Trước đó tại
Điện Biên Phủ đã có Tiểu đoàn 1 của Liên đoàn 1 Dù của Trung tá
Langlais ); số còn lại của Tiểu đoàn 1/ LĐ 2 sẽ được thả tiếp trong
các đêm sau.
Ngày thứ năm,
3-4-1954 :
Trung đoàn 165/312 CSVN tấn công
Huguette 6.
Trung tá Langlais cho chiến xa đưa
quân cứu viện đến.
Lúc 10 giờ rưỡi, quân Cọng sản tấn
công lần nữa nhưng cũng thất bại.
Cũng trong đêm này phi cơ thả thêm
được 305 quân thuộc Tiểu đoàn 1 thuộc Liên đoàn 2 Dù .
Ngày thứ sáu,
4-4-1954 :
Tổng tấn công lần 3, mặt chính
thất bại, rút bỏ mặt phụ
–
Lúc 9 giờ sáng, tình báo của đồn
Huguette 6 khám phá ra một vị trí đặt súng đại bác 75 ly không giật
trước đồn Huguette 6.
Pháo binh của Pháp tập trung tiêu
diệt khẩu pháo.
Không ngờ đây cũng là điểm tập
trung quân chuẩn bị đánh đồn của CSVN.
Quân thám sát ra đến nơi tìm thấy
200 xác CSVN .
–
Lúc 2 giờ trưa, Tướng Giáp cho
lệnh trung đoàn 174/316 của Nguyễn Hữu An rút lui khỏi Eliance 2.
Thiếu tá Bigeard quyết định không
chiếm lại vị trí mà quân CSVN vừa bỏ đi.
Ông đặt tên cho vùng đất này là
“vùng đất không có người” ( No man land,tài liệu của Bernard Fall ).
–
Lúc 10 giờ đêm, Đại đoàn trưởng
312 CSVN là Lê Trọng Tấn chỉ huy quân CSVN đánh vào Huguette 6.
Lực lượng tấn công gồm Trung đoàn
165/312 CSVN
do Lê Thùy chỉ huy gồm 4 tiểu
đoàn, được tăng cường thêm Tiểu đoàn 141 của Trung đoàn 209/312 CSVN
, và đại đội súng cối của Đại đoàn 308 CSVN.
Lúc này tại Huguette 6 chỉ có 86
lính
Lê Dương và 2 Trung úy người Pháp.
Ngày thứ bảy,
5-4-1954
:
Tấn công vớt vát, rút lui khỏi
trận địa
–
Lúc 1 giờ 15, Trung úy Bailey chỉ
huy đại đội trinh sát của Tiểu đoàn 8 Dù cùng với 2 chiến xa đi cứu
ứng cho Huguette 6.
–
Lúc 1 giờ 50, thêm 1 đại đội của
tiểu đoàn 2 Dù tăng cường tiếp viện cho Huguette 6.
Đến 6 giờ, Thiếu tá Bigeard dẫn 2
đại đội thuộc Tiểu đoàn 6 Dù đến gia nhập đoàn quân cứu ứng Huguette
6.
Lúc 2 giờ 40 trưa,
quân tiếp viện vào được Huguette
6.
–
Lúc 7 giờ, Lê Trọng Tấn tung Tiểu
đoàn trừ bị 14/165 CSVN tấn công Huguette 6 đợt cuối cùng nhưng
không ăn thua.
Ngày thứ 8, 6-4-1954 :
–
Lúc 8 giờ 30 sáng, quân CSVN rút
khỏi Huguette 6 dưới trận mưa bom của máy bay tiêm kích.
–
Lúc 10 giờ 15 Bigeard báo cáo tại
chiến trường Huguette 6 đếm được gần 1.000 xác CSVN, phần đông còn
rất trẻ, khoảng 16 tuổi.
Có 21 lính CSVN được tìm thấy còn
sống lẫn trong đống xác chết được đưa về Khu trung tâm. Về phía quân
phòng thủ thì đại đội Lê Dương 86 người còn 20 người.
Toán quân tiếp viện có 23 chết,
112 bị thương và 86 mất tích.
– Tướng Giáp cho lệnh tạm ngưng chiến đấu, đại bộ phận rút ra ngoài, để lại một bộ phận nhỏ trấn giữ các vị trí đã chiếm được. Cán bộ cấp cao về Bộ chỉ huy tại Mường Phăng họp kiểm điểm ( VNG, trang 277 ).
(30) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, TƯỚNG GIÁP
KIỂM ĐIỂM THẤT BẠI
Kết thúc trận tổng tấn công
Năm 1954, ngày 6-4, Tướng Giáp cho lệnh lui
quân về phía sau, cán bộ cấp trung đoàn và đại đoàn về Mường Phăng
họp kiểm điểm ( Sơ kết ).
Đến lúc này thì kế hoạch tác chiến của Vi
Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp thất bại cả mặt chính ( điểm ) lẫn mặt
phụ ( diện ). Theo dự trù thì Đại đoàn 308 CSVN do Tướng Vương Thừa
Vũ chỉ huy sẽ hốt gọn tiểu đoàn người Thái là Tiểu đoàn yếu nhất của
cứ điểm, sau đó quân của 308 sẽ tràn vào Bộ chỉ huy của Cứ điểm mà
không hao tổn nhiều do phải chạm súng với Tiểu đoàn Thái.
Quả nhiên 2 đại
đội người Thái đã bỏ chạy khi nghe nổ súng.
Theo kế hoạch thì Tướng Vũ phải
nhanh chóng thanh toán Tiểu đoàn Thái và đánh thẳng vào trung tâm để
bắt sống Decastries.
Nhưng không ngờ Tướng Vũ đã bị
thất bại vì vấp phải đại đội thứ 3 là Đại đội 1 của Tiểu Đoàn 5 Dù
Việt Nam.
Và với phản ứng nhanh nhạy của Đại
úy Bizard, trung đoàn 176/316 CSVN bị 4 khẩu 105 ly xóa sổ.
Tài liệu quân sự Trung Cọng :
“Lúc này Võ
Nguyên Giáp hơi sốt ruột chưa đánh hạ được A1 ( Eliance 2 ), liền ra
lệnh tấn công C1 ( Hugette 7 ).
Đồng chí chưa bàn với Vi Quốc
Thanh, tự quyết định điều trung đoàn 102 của đại đoàn 308… Trung
đoàn 102 là trung đoàn chủ lực của đại đoàn 308, là bộ đội từ khi
bắt đầu chiến dịch cho đến nay chưa bị tổn thất, lần này bị trọng
thương, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của trận đánh. Chỉ huy “quả
đoán” của Võ Nguyên Giáp lần này bị không ngờ vấp váp”. ( Quả đoán
là không dứt khoát, trái với quả đoán là võ đoán ).
“Vi Quốc Thanh rất bực tức, kiến nghị phía
Việt Nam nghiêm túc ra lệnh cho bộ đội tấn công điều tra rõ tình
hình thực tế để nghiên cứu đối sách”.
“…
Vi Quốc Thanh điện gấp về Quân uỷ
Trung ương Trung Quốc, báo cáo tình hình này, Quân uỷ Trung Quốc cấp
tốc điều một số cán bộ từng tác chiến ở Triều Tiên có kinh nghiệm
đánh đường hào, đi nhanh ra tiền tuyến Điện Biên Phủ” ( Vương Chấn
Hoa, Đồng Chí Vi Quốc Thanh, Dương Danh Dy dịch ).
Kiểm điểm kết quả trận tổng tấn công
Năm 1954, ngày
6-4, Tướng Giáp cho lệnh tạm ngưng chiến đấu, đại bộ phận rút ra
ngoài, để lại một bộ phận nhỏ trấn giữ các vị trí đã chiếm được
(trang 277).
Các đơn vị trưởng về sở chỉ huy
tham dự sơ kết đợt 2 chiến dịch.
Tướng Giáp kể lại tâm trạng của
các đơn vị trưởng :
“Văn phòng tổ
chức bữa cơm với một số đồ hộp chiến lợi phẩm các đơn vị vừa gởi
tặng.
Mấy đồng chí cán bộ đều bở ngỡ
trước quang cảnh này, vì họ tưởng bị Bộ chỉ huy chiến dịch gọi lên
để thi hành kỷ luật do không hoàn thành nhiệm vụ” ( trang 280 ).
Như vậy là Tướng Giáp đã thất bại trong đợt
tổng tấn công chiếm Điện Biên Phủ. Tài liệu của phía Trung Quốc cho
thấy kết quả thất bại :
“Chỉ huy “quả đoán” của Võ Nguyên Giáp lần
này không ngờ bị vấp váp. Vi Quốc Thanh lựa lời an ủi đồng chí, nêu
ra kiến nghị tạm ngừng tiến công chuyển sang tổng kết chỉnh đốn. Võ
Nguyên Giáp tiếp nhận kiến nghị này.
Lúc này hội nghị Genève sắp triệu tập, Điện
Biên Phủ trở thành một điểm nóng khiến cả thế giới dõi theo sau khi
Triều Tiên đình chiến, Quân uỷ Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
rất quan tâm theo dõi tác chiến Điện Biên Phủ, luôn luôn hỏi Vi Quốc
Thanh tình hình chiến sự và có nhiều chỉ thị cụ thể đối với chiến
thuật tấn công ĐBP ( Hồi ký của Tướng Vương Chấn Hoa, thư ký riêng
của Tướng Vi Quốc Thanh ).
Lỗi của Tướng Giáp
Trong khi đó hồi
ký của Đại tá Langlais, chỉ huy trưởng phòng thủ Khu trung tâm:
“Nếu Điện Biên phủ đã không bị mất
đêm đó ( Đêm 30-3 ) là do kẻ thù bị bất ngờ vì giành được những mục
tiêu chỉ định quá nhanh chóng nên không đủ khả năng khai thác những
thắng lợi ban đầu”.
Langlais cho
rằng lẽ ra Tướng Giáp phải tiến thẳng vào Bộ chỉ huy của Decastries
sau khi đã phá vỡ được phòng tuyến phía Đông.
Nếu làm như vậy thì Tướng Giáp đã
thành công ngay trong đêm đầu tiên của đợt tổng tấn công ( ngày
30-3-1954 ).
Từ Domino 1 cho
tới Eliance 2 là một cung phòng thủ chiếm một phần tư vành đai phòng
thủ, quân của Tướng Giáp thừa sức tràn theo chỗ thủng này mà tiến
thẳng vào Bộ chỉ huy của Cứ điểm.
Trung đoàn trừ bị 102 của Hùng
Sinh thay vì tiến vào chết chùm trên đồi Eliance 2 thì cứ theo chỗ
thủng giữa Dominique 1 và Eliance 1 mà vào khu trung tâm như đi vào
chỗ không người.
Còn Eliance 2
thì chỉ cần một đại đội phục chận dưới chân đồi thì quân trên đồi
nếu có gan tiến ra khỏi đồn cũng sẽ bị chận đánh dễ dàng.
Lúc đó Eliance 2 sẽ trở thành một
điểm chết, bị cô lập.
Không có gì phải lo ngại về
Eliance 2 nếu Nguyễn Hữu An không chiếm được vào đêm đó, và không
việc gì phải nướng tới 2 trung đoàn ( 5 ngàn quân ) cho một điểm
chết.
Cho tới khi viết
hồi ký Langlais cũng không biết được bên trong nội bộ của Tướng
Giáp:
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc
đã ấn định phải chiếm cho được 5 đồn phía Đông sông Nậm Rốn
để làm “diện” thu hút quân Pháp từ
Khu trung tâm tràn sang bờ phía Đông để tiếp cứu cho 5 đồn mặt Đông.
Trong khi đó
nhiệm vụ đánh thọc vào trung tâm lại là phần vụ của Tướng Vương Thừa
Vũ từ hướng Tây Bắc của Cứ Điểm.
Nhưng cũng theo kế hoạch thì Đại
đoàn 308 CSVN chỉ tấn công sau khi Đại đoàn 312 và Đại Đoàn 316 đã
chiếm được 5 đồn phía Đông.
Tuy nhiên đến 8
giờ tối mặc dầu Nguyễn Hữu An chưa chiếm được Eliance 2 nhưng vì các
cánh quân khác đã khác đã thanh toán xong mục tiêu đúng như dự định
cho nên Tướng Giáp đinh ninh rằng chẳng mấy chốc Nguyễn Hữu An cũng
sẽ thanh toán xong Eliance 2 cho nên ông phấn khởi ra lệnh cho Đại
đoàn 308 CSVN
tấn công.
Không ngờ 308
không hạ nổi Huguette 7, cả Trung đoàn 176 bị tiêu diệt.
Tướng Giáp vội vàng sửa chữa bằng
cách ra lệnh cho Đại đoàn 308 CSVN lùi lại phía sau để bảo tồn lực
lượng cũng như bảo đảm bí mật của kế hoạch, đồng thời rút Trung đoàn
trừ bị của Hùng Sinh băng đồng qua phía Đông để đánh Eliance 2.
Nhưng không ngờ
cả Trung đoàn thiện chiến 2.500 người chỉ còn 50 người mà vẫn không
nhổ được cái gai Eliance 2 thì Tướng Giáp chỉ còn có nước hô quân
rút lui để bàn với các cố vấn tìm cách khác.
Đúng ra nếu ông cứ bỏ qua Eliance
2 mà xua quân tiến thẳng vào trung tâm thì xong rồi;
nhưng tiếc là ông không có phản
ứng linh hoạt như vậy.
Tiếp tục cầm cự để xin lệnh mới
Trong hội nghị
Tổng kết đợt 2, Tướng Giáp và Tướng Vi Quốc Thanh đã gặp phải khúc
xương khó nuốt.
Đạn dược và thực phẩm dự trù cho
chiến dịch đã gần cạn, các chuyên gia Trung Quốc chỉ dự toán đạn
dược cho một đợt tổng tấn công khoảng tối đa là một tuần lễ cho nên
đạn pháo đã được trút xả láng.
Theo hồi ký của
Tướng Giáp : “Pháo đói đạn trầm trọng. Có ngày, mỗi khẩu pháo của ta
chỉ còn hai, ba viên đạn.
Trước đó, một số đơn vị cũng đã sử
dụng đạn quá lãng phí.
Một trung đoàn, qua 5 ngày kềm chế
pháo binh địch, bắn hết 2.000 viên đạn súng cối.
Một tiểu đoàn phòng không 12 ly 7
trong một ngày bắn tới 12.000 viên đạn.
Bộ chỉ huy Mặt trận buộc phải quy
định việc sử dụng đạn dược: Bắn quá 3 viên 105 phải xin phép Tham
mưu trưởng (Tướng Thái), quá mười viên phải xin phép Tổng tư lệnh
(Tướng Giáp).” (trang 323).
Đoạn hồi ký này
chứng tỏ kế hoạch đánh Điện Biên Phủ chỉ có giai đoạn tổng tấn công
là ăn thua đủ cho nên đạn dược được tiêu thụ xả láng.
Sau khi tổng tấn công thất bại mới
tính tới chuyện bổ sung 25 ngàn quân và xin thêm đạn dược để đánh
đợt thứ 3, riêng lương thực thì bắt dân Thanh Hóa phải nộp luôn cả
lúa giống.
Theo như cung
khai của các tù binh CSVN bị bắt tại trận Huguette 6 và trận Eliance
1 thì tinh thần bộ đội CSVN bắt đầu rung chuyển sau khi bị chết và
bị thương quá nhiều.
Con số chết lên tới 6.000 người và
bị thương là 17.000 người. Số người bị thương đã khiến phải gởi trả
lại hậu phương 30.000 dân công vận chuyển thương binh .
Tâm trạng hoang
mang nao núng đã lan tràn trong các Đại đoàn CSVN.
Số bộ đội CSVN gia nhập đội quân
Chuột Nậm Rốn ( Những lính đào ngũ ) cũng lên đến hằng ngàn người.
Hồi ký của Tướng Giáp có nói đến
hiện tượng “Hữu khuynh, tiêu cực” trong quân đội CSVN nhưng không
nói rõ là hiện tượng gì, nhưng hồi ức của Tướng Lê Trọng Tấn giải
thích :
“Vấn
đề còn lại bây giờ là chống hữu khuynh, tiêu cực biểu lộ dưới hai
hình thức; một là ngại thương vong, ngại tiêu hao, mệt mỏi, ngại
khó, ngại khổ, muốn dứt điểm ngay trong khi điều kiện khách quan
chưa cho phép; hai là chủ quan khinh địch”.
Tướng Tấn gọi là
ngại thương vong, ngại tiêu hao, nhưng thực sự là “sợ chết”.
Binh sĩ CSVN đã tận mắt chứng kiến
kiểu chết như con thiêu thân của chiến thuật biển người cho nên họ
buộc phải suy nghĩ và phải thấy ớn.
Con người ta chỉ bị kích động đến
điên cuồng khi cuộc chiến chưa nổ ra.
Nhưng khi cuộc chiến đã tàn thì
chỉ còn lại kinh hoàng và hãi hùng.
Đây là bản năng thực sự của con
người.
(31) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, QUÂN PHÁP
ĂN MỪNG CHIẾN THẮNG
Năm 1954, ngày
7-4, 70 lính Thái thuộc Đại đội 12 của Tiểu đoàn 3 Thái đang phòng
thủ tại Hugette 2 bỏ trốn.
30 người còn lại tuyên bố họ không
còn gì để gắn bó với người Pháp nữa, trước đây họ đăng lính vì người
tuyển mộ họ là Đại úy Guilleminot.
Nay đại úy Guilleminot đã bị
thương mấy ngày trước cho nên lời giao kết giữa họ và Guilleminot đã
hết hiệu lực.
Họ không cần biết về một chính
quyền xa xôi nào đó ở Sài Gòn.
Langlais chỉ thị
Đại úy Bizard dẫn Đại đội 1/TĐ 5 Dù VN đến Huguette 2 thu hồi vũ khí
của lính Thái và trấn giữ Huguette 2.
Số 30 người không chịu chiến đấu
được phân tán làm lao công cho các đơn vị Pháo binh.
Qua ngày hôm
sau, 8-4, Bizard bàn giao Huguette 2 cho đại đội khác và dẫn quân
trở lại chỉ huy phòng thủ Huguette 6.
Tại đây Bizard được tăng cường
thêm 1 đại đội Lê Dương do Trung úy Francois chỉ huy.
Đại đội của Francois là do gom lại
những tàn binh của Tiểu đoàn 1/2 Lê Dương đã bị tan nát.
Năm 1954, ngày
8-4, sau hội nghị sơ kết trận đánh, Tướng Giáp đánh điện xin Quân ủy
Trung ương và Bộ Chính Trị gửi thêm cho 25.000 tân binh để thay thế
số bị chết và bị thương.
Cũng trong ngày này Cố vấn Vi Quốc
Thanh gửi
điện văn cho Bành Đức hoài xin
Trung Quốc gửi cho 1 trung đoàn pháo binh và 67 súng đại bác phòng
không 37 ly.
*( Tài liệu của
tình báo Pháp, nhờ giải mật được những bức điện của Tướng Giáp và
tướng Vi Quốc Thanh;
do Berna Fall sưu tầm và đăng
trong tác phẩm “Hell in A Very Small Place: The Siege of Dien Bien
Phu, trang 223.
Tài liệu này đã được xác nhận lại
với hồ sơ của quân đội Trung Quốc do Quang Zhai sưu tầm và công bố
trong tác phẩm “China and The Vietnam Wars”, 1950-1975).
Nhận được báo cáo sơ kết của Tướng Giáp, Bộ
chính trị cử Hoàng Tùng, Phó ban tổ chức Trung ương, đến Điện Biên
Phủ để bàn xem nên tiếp tục đánh hay rút về vì mùa mưa sắp tới.
Năm 1954, ngày 9-4, Bành Đức Hoài gửi điện
văn cho Vi Quốc Thanh nói rằng sẽ chuyển đầy đủ đạn dược theo yêu
cầu và căn dặn Vi Quốc Thanh về cách đánh Điện Biên Phủ, đặc biệt
chú trọng sử dụng giao thông hào, Bành sẽ gởi chuyên viên giao thông
hào có kinh nghiệm ở Triều Tiên cho CSVN. ( Hồ sơ Văn khố Quân đội
Trung Quốc do Quang Zhai sưu tầm ).
Chú giải :
Lúc Bành Đức Hoài gửi điện văn cho
Vi Quốc Thanh thì Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng đang có mặt ở Bắc
Kinh.
Trước đó, ngày 1-4-1954, hai ông
đã cùng với Chu Ân Lai sang Mạc Tư Khoa để bàn thảo với Krushcheve
về số phận của Đông Dương trước cuộc họp ngũ cường tại Genève vào
ngày 26-4 sắp tới.
Sau đó hai ông
trở về Bắc Kinh ngày 6-4. Và đến ngày 10-4 thì hai ông được Chu Ân
Lai thông báo về vụ thất bại tại Điện Biên Phủ.
Theo như hồi ức của Krushcheve thì
trước khi hội kiến với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tại một phòng
hội trong điện Cẩm Linh, ông Chu Ân Lai đã kéo Krushcheve ra nói
chuyện riêng. Chu Ân Lai cho biết Hồ Chí Minh có đề nghị Trung Quốc
cho quân đội sang giúp CSVN như đã từng giúp Bắc Hàn.
Hoặc nếu không thì cho các ông
được sang tá túc bên kia biên giới của Trung Hoa trong trường hợp
quân CSVN bị đánh
bại.
Quân Pháp phản công tái chiếm các vị trí
Năm 1954, ngày
6-4, khi nhận được tin sẽ có một tiểu đoàn dù tăng cường. Trung tá
Langlais liền giao cho Bigeard lên kế hoạch tái chiếm Eliace 1.
Bigeard dự trù sẽ dùng 3 đại đội
thuộc Tiểu đoàn 6 Nhảy dù của ông làm nổ lực chính để tái chiếm
Eliance 1, cùng với 4 chiến xa ( Tiểu đoàn 6 Dù chỉ còn 3 đại đội vì
bị hao hụt sau các cuộc giao tranh ).
Ngày 10-4,
Lúc
5 giờ 50 sáng, 10 khẩu 105 ly của Khu Trung tâm và 8 khẩu 105 ly của
Căn cứ Isabelle đồng loạt bắn lên đỉnh đồi Eliance 1 với nhịp độ 10
phút thì bắn 1.800 quả.
Đến 6 giờ 10 thì ngưng pháo và bộ
binh xung phong. Trận chiến diễn ra gay go vì Bigeard cũng dùng
chiến thuật tiền pháo hậu xung và cũng áp dụng chiến thuật đào hào
lấn dần đến mục tiêu.
Đợt xung phong có cả thiết giáp
yểm trợ .
–
Lúc 2 giờ chiều : quân Pháp làm
chủ Eliace 1. Tiểu đoàn 6 Dù có 15 chết, 26 bị thương và 10 mất
tích.
Ngoài ra có 6 lính Việt Nam vứt
súng bỏ trốn.
–
Lúc 16 giờ 45 chiều : Trung đoàn
98/316 do Vũ Lăng chỉ huy tấn công tái chiếm Eliance 1, Bộ chỉ huy
Tiểu đoàn 6 Dù tại Eliance 4 cũng bị tấn công và pháo kích.
–
Lúc 10 giờ đêm, quân của Vũ Lăng
đã lên được tới đỉnh đồi Eliance 1 , hai đại đội của Pháp chỉ còn là
một nhóm chiến đấu nhỏ.
Thiếu tá Bigeard gom một số trung
đội thuộc Tiểu đoàn 1 Dù Lê Dương và một số trung đội Bắc Phi, Thái
tiến lên tiếp cứu Eliance 1
Ngày 11-4,
–
Lúc 0 giờ 45, Tướng Giáp tung thêm
tiểu đoàn trừ bị vào trận đánh. Thiếu tá Bigeard cũng tung 2 đại đội
trừ bị cuối cùng là Đại đội 2 và Đại đội 3 của Tiểu Đoàn 5 Dù VN (
Tiểu đoàn được phiên chế lại, chỉ còn 3 đại đội và mỗi đại đội chỉ
có 2 trung đội.
Đại đội 1 đang trấn giữ Huguette 6
).
–
Rạng sáng, quân của Tiểu đoàn 1 Dù
Lê Dương và 2 đại đội Dù Việt Nam xung phong tiến chiếm lấy lại
Eliance 1 trong khi quân CSVN đã chiếm được một phần của đồn.
Theo Bigeard thì đây là trận đánh
oai hùng nhất của quân trú phòng Điện Biên Phủ
Năm 1954, ngày
14-4, Tướng Navard quyết định thiết lập một căn cứ tại thượng nguồn
sông Nậm U của Lào để sẳn sàng cứu ứng quân Điện Biên Phủ trong
trường hợp De Castries bắt buộc phải rút khỏi Cứ điểm.
Kế hoạch này do Đại tá Then của
Lào chỉ huy.
Sẽ có 4 tiểu đoàn bộ binh thiết
lập một căn cứ lớn tại Mường Khoa, tại đây sẽ được không vận tới một
lực lượng Biệt kích người H’Mong thuộc Đoàn Biệt kích không vận hỗn
hợp.
Lực lượng Biệt
kích sẽ hoạt động mở rộng tầm kiểm soát tới biên giới Việt và vào
sâu tới Mường Nha, cách Điện Biên Phủ 30 cây số.
Tại đây cũng là bãi đáp cho 3 tiểu
đoàn Dù sẽ nhảy xuống để đón quân Diện Biên Phủ rút về.
Ngày 14-6, Trung tá Godard dẫn 4
tiểu đoàn đến Mường Khoa lập căn cứ, phi cơ chuyển vận liên tục mỗi
ngày 45 tấn vật liệu, dự trù ngày 29-4 là hoàn tất, nhưng đến ngày
22-4 phải tạm ngưng vì tất cả các phi cơ phải chuyển tiếp tế cho
Điện Biên Phủ.
Quân Pháp ăn mừng chiến thắng
Năm 1954, ngày
16-4.
Sau 1 tuần lễ ghi nhận sự lắng dịu
của chiến trường và sau khi tái chiếm được đồn Eliance 1.
Bộ chỉ huy quân Pháp đoán rằng
CSVN đã tạm ngưng chiến dịch vì đã tới mùa mưa, có lẽ hai bên sẽ cầm
cự như vậy cho đến mùa khô.
Tướng Navare
quyết định thăng thưởng Đại tá De Castries lên Thiếu tướng;
Trung tá Lalande, chỉ huy trưởng
căn cứ Isabelle, lên Đại tá;
Trung Tá Langlais, Liên đoàn
trưởng Liên đoàn 1 nhảy dù và chỉ huy trưởng khu trung tâm Cứ điểm,
lên Đại tá; Thiếu tá Bigeard, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 nhảy dù
và cũng là chỉ huy trưởng Lực lượng xung kích Cứ điểm, lên Trung tá.
Và thăng thưởng một số các sĩ quan, binh sĩ có công, trong đó Trung
úy Phạm Văn Phú được lên Đại úy nhờ trận tái chiếm Eliance 1.
Báo chí loan tin
De Castries được lên tướng và những tiếng súng rời rạc của quân CSVN
tại Điện Biên Phủ đã khiến cho dư luận tin rằng Tướng Giáp đã thất
bại lần nữa, và lần này lực lượng quân sự của Việt Minh đã hoàn toàn
kiệt quệ.
Có lẽ còn lâu họ mới có thể tái
lập lại được 5 sư đoàn như trước đây.
Chú giải :
Không ai ngờ rằng cũng trong ngày
16-4, Tướng Giáp và Tướng Vi Quốc Thanh đang ngồi họp với Hoàng
Tùng, phái viên của Bộ Chính trị ĐCSVN.
Tin chiến thắng của De Castries đã
buộc Vi Quốc Thanh và Võ Nguyên Giáp phải hạ quyết tâm đánh đợt thứ
ba, các ông chỉ còn có nước tiến tới, đánh xả láng chết bỏ; chứ
không thể nào rút lui được nữa.
Tướng Giáp không có mặt mũi nào để tuyên bố
thất bại và rút quân về, còn Tướng Vi Quốc Thanh cũng không dám báo
cáo với Mao Trạch Đông là đã bị thua sau khi tiêu thụ hết chừng đó
súng đạn và lương thực của “Nhân dân Trung Quốc”.
Hơn nữa, các ông
biết rõ quân Pháp tại ĐBP cũng đã kiệt quệ, họ không có quân thêm để
tăng cường đã đành, mà họ không có quân để thay thế nữa.
Chứng tỏ là khả năng cung cấp quân
cho Điện Biên Phủ đã cạn kiệt. Vậy thì chỉ cần đánh rấn lên một chút
nữa là chiến thắng.
Tâm trạng của Tướng Vi Quốc Thanh được thư
ký riêng của ông là Tướng Vương Chấn Hoa ghi lại:
“Vi Quốc Thanh
đã bình tĩnh suy nghĩ và phân tích khách quan cho rằng, quân đội
CSVN tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng quân Pháp càng khó khăn hơn,
hơn nữa… Đồng chí nói với các cố vấn :
“Hiện tại toàn thế giới đều nhìn
về Điện Biên Phủ, chúng ta không có đường lui.
Chỉ có hạ quyết tâm tiêu diệt toàn
bộ quân địch.
Tạm thời chưa
đánh được, mùa mưa đến nước dìm chết chúng.
Nước không dìm chết, thì khốn khó
lâu ngày, chúng cũng chết. Không lấy được Điện Biên Phủ quyết không
lui quân.
Các đồng chí phải chuẩn bị tư
tưởng này”.
Vi Quốc Thanh
trao đổi chân tình với Võ Nguyên Giáp, trình bày tỉ mỉ ý nghĩ trên
đây của mình để thống nhất nhận thức, kiên định lòng tin.
Hai người còn nghiên cứu biện pháp
giải quyết vấn đề tư tưởng cán bộ và khắc phục khó khăn thực tế”. (
Bản dịch của Vương Danh Di )
(32) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, TRẬN CUỐI,
TƯỚNG GIÁP CHIẾN THẮNG
CSVN quyết tâm đánh trận thứ 3.
Năm 1954, ngày
19-4, Trường Chinh họp Bộ chính trị sau khi Hoàng Tùng đem những tin
tức từ Điện Biên phủ trở về.
Lúc này Hồ Chí Minh và Phạm Văn
Đồng đang còn ở tại Bắc Kinh, Nguyễn Chí Thanh đi Liên khu 4, Văn
Tiến Dũng đi Liên khu 3.
Bộ chính trị chỉ còn Trường Chinh,
Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương.
Tuy nhiên 3 ông cũng thảo ra một
nghị quyết để trả lời các yêu cầu của tướng Giáp:
“Toàn dân toàn Đảng và Chính phủ nhất định
đem toàn lực chi viện cho chiến dịch Điện Biên Phủ và nhất định làm
mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch” ( Võ Nguyên
Giáp, Điện Biên Phủ, Điểm Hẹn Lịch Sử, bản in lần 2, trang 325 ).
Sau đó Trường Chinh và Nguyễn Chí Thanh lo
việc gởi gấp 25.000 tân binh để bổ sung quân số cho Điện Biên Phủ,
huy động dân công ở Ninh Bình vận chuyển cấp thời 600 tấn lương
thực. Và Thanh Hóa vét cả lúa giống để cung cấp cho mặt trận 11.000
tấn lương thực.
Về phần Vi Quốc
Thanh báo cáo tình hình cho Mao Trạch Đông và xin thêm viện trợ để
đánh một đợt nữa.
Đặc biệt là xin thêm 7.000 viên
đạn 105 ly. Theo hồi ký của Tướng Giáp thì số đạn này không kịp tới
nơi trong dịp tấn công đợt 3 nhưng Tướng Giáp đã nhờ vào số 5.000
viên đạn 105 ly của máy bay Pháp thả rơi vào khu vực của quân CSVN.
Để chuẩn bị cho
đợt tổng tấn công lần tới, Tướng Võ Nguyên Giáp cũng ra lệnh cho Bộ
chỉ huy Đại đoàn 304 và Trung đoàn 345/304 Từ Phú Thọ lên đường đến
Điện Biên Phủ.
Đây là Trung đoàn chủ lực cuối
cùng còn ở lại Phú Thọ để bảo vệ Tổng bộ Việt Minh.
Đại đoàn 304 có 1 trung đoàn tham
dự tại Điện Biên Phủ từ tháng 1-54 là Trung Đoàn 57.
Trung Đoàn này chuyên môn chốt ở
ranh giới giữa khu trung tâm Cứ điểm Điện Biên Phủ với căn cứ hỏa
lực Isabelle.
Ngoài ra còn 1 trung đoàn nữa của Đại đoàn
304 là Trung đoàn 66 thì đang hoạt động tại Lào từ tháng 12-53, cùng
với Đại đoàn 325, nhằm thu hút quân Pháp tập trung phòng thủ Lào để
cho Võ Nguyên Giáp rảnh tay đánh Điện Biên Phủ.
Năm 1954, ngày
25-4, trạm tiếp vận Tuân Giáo đã liên tục chuyển đến cho Tướng Giáp
một trung đoàn đại bác 75 ly không giật và 18 giàn hỏa tiễn 75 ly 6
nòng và số quân bổ sung đã nâng tổng số bộ đội CSVN tham chiến tại
Điện Biên Phủ là 60.000.
Nâng tổng số dân công tham dự
chiến dịch Điện Biên Phủ là 100.000.
Năm 1954, cuối
tháng 4, Quân phòng thủ Điện Biên Phủ chỉ còn 3.000 quân chiến đấu
được tại khu trung tâm và 1.200 tại căn cứ Isabelle ở phía Nam.
Số tổn thất gồm cả chết, mất tích
lên quá 1/3.
Số bị thương hơn 1.000 người không
di tản được đang nằm chồng chất trong bệnh xá đào ngầm dưới mặt đất.
Hơn 1.000 khác đào ngũ gia nhập
đội quân Chuột bên bờ sông Nậm Rốn.
Số quân nhân còn
chiến đấu được đã kiệt sức vì trải qua 48 ngày đêm căng thẳng, ăn
uống thiếu thốn.
Lại thêm mùa mưa các công sự phòng
thủ bị ngập nước, giao thông hào lầy lội.
Tất cả chỉ trông mong vào nguồn
tiếp tế duy nhất là phi cơ thả dù.
Nhưng trong vòng 1 tháng qua đã có
6 phi cơ tiếp tế bị bắn rơi và 93 chiếc khác trúng đạn phòng không.
Lương thực của quân phòng thủ sẽ
không bảo đảm đủ ăn nếu phi cơ ngưng thả dù tiếp tế.
Đạn dược thì chỉ còn đủ cho 2 ngày
đánh lớn
Chú giải :
Lý do duy nhất để Hà Nội và các sĩ
quan chỉ huy Điện Biên phủ không nghĩ tới cách giải quyết thảm cảnh
này là vì hy vọng phía Cọng sản cũng đã hết đạn dược và hết quân.
Theo tính toán ban đầu của các sĩ
quan tham mưu Pháp thì tướng Giáp chỉ huy động được tối đa là 20.000
quân và 30.000 dân công.
Trong 48 ngày vừa qua số tổn thất
của CSVN mà quân Pháp ghi nhận được đã gần tới con số cạn kiệt trong
số 20.000 quân. Còn đạn dược thì họ đã bắn gấp 3 lần con số mà các
sĩ quan Pháp ước đoán, không thể nào họ có hơn được nữa.
Các Tướng lãnh
và sĩ quan tham mưu Pháp không tính tới chuyện quân số trong tay
Tướng Giáp hầu như vô tận….!!
Trong khi các Đại đoàn bộ đội CSVN
đang bận tấn công Điện biên Phủ thì quân Pháp tại khu vực đồng bằng
Bắc Việt đã tiến chiếm hầu hết các làng mạc thôn quê và đẩy hằng
triệu đàn ông con trai cũng như thanh thiếu nữ lên núi và những
người này chỉ còn có một con đường để kiếm gạo nuôi sống chính mình
bằng cách gia nhập bộ đội hoặc dân công chiến trường.
Họ lãnh nhiệm vụ
tải gạo, tải đạn cho Điện Biên Phủ và họ giúp các chiến sĩ đào giao
thông hào cũng như sẵn sàng cáng thương binh thoát khỏi trận địa, họ
cũng ra trận nhưng với chiếc cáng cứu thương dã chiến làm bằng vải
hay dây bện, thậm chí còn phân công sẵn đội dân công nào chỉ khiêng
thương binh của đại đội hay tiểu đoàn nào, trường hợp một chiến sĩ
bị loại khỏi vòng chiến thì đã có dân công chụp súng thay thế ngay.
Do đó Tướng Giáp không thiếu quân,
ông ta chỉ lo thiếu đạn.
Đánh Điện Biên Phủ trận cuối, Tướng Giáp
chiến thắng
Năm 1954, ngày
28-4, Mao Trạch Đông gửi thư cho Bành Đức Hoài, lưu ý rằng Pháp có
thể tung quân chặn đường tiếp vận từ Cao Bằng đi Tuần Giáo và Điện
Biên Phủ.
Ngày 30-4, quân ủy trung ương
Trung Quốc gửi điện văn lưu ý Tướng Vi Quốc Thanh phải chú tâm tới
việc bảo vệ tuyến tiếp vận.
Ngày 30-4, Tham mưu trưởng Quân
đội Trung Quốc cũng nhắc Tướng Vi Quốc Thanh đề phòng quân Pháp nhảy
dù chận tuyến tiếp viện
(Hồ sơ Văn khố Quân đội Trung
Quốc).
*Chú giải :
Sau này các nhà nghiên cứu quân sự
lấy làm ngạc nhiên cho chỉ thị của Mao Trạch Đông. Ông ta ngồi tận
Bắc Kinh mà thấy ngay điểm yếu của Võ Nguyên Giáp, Tướng Giáp đã vét
tới đơn vị cuối cùng là trung đoàn 345/304 CSVN đưa vào Điện Biên
Phủ.
Vì vậy mà ông
Mao Trạch Đông thấy ngay là ông Giáp đánh theo kiểu được ăn cả, ngã
về không, bỏ luôn cả bộ chỉ huy ở hậu phương, bỏ luôn cả lực lượng
bảo vệ tuyến vận chuyển.
Nói theo thuật ngữ quân sự là ông
ta để hở cả sườn và hở cả lưng.
Đây là chiến thuật liều mạng bởi
vì không còn tính tới đường về.
Khuyến cáo của
Mao Trạch Đông là một bằng chứng cho thấy bộ chỉ huy quân sự của
quân đội Pháp quá tệ.
Suốt một tuyến vận chuyển dài 600
cây số mà quân Pháp không có lấy một trạm tình báo chiến lược chốt
trên cung vận chuyển.
Chỉ cần thiết
lập một trạm quan sát dưới vỏ bọc là một quán nước hoặc là một căn
nhà nông dân bên vệ đường và đếm số lượng xe vận chuyển hàng hóa đi
qua từng ngày, từng tuần thì cũng có ngay các con số chính xác về
tiếp liệu để có thể suy ra Võ Nguyên Giáp còn đánh nữa hay không, và
đánh trong bao lâu.
Rồi một khi đã phát hiện ra thời
điểm vận chuyển tập trung cao độ thì tung quân chận chốt giữa bất cứ
một đoạn đường nào thì quân Điện Biên Phủ chắc chắn phải chết đói vì
gạo tới không kịp.
Năm 1954, ngày 1-5, Điện Biên Phủ vào mùa
mưa dầm, sau khi được Quân ủy Trung ương bổ sung người và vũ khí,
Tướng Võ Nguyên Giáp cho lệnh tổng tấn công Điện Biên Phủ với 30
ngàn quân.
Ngày 1-5,
–
Lúc 9 giờ 30 tối, tại phòng tuyến
mặt đông Cứ điểm, quân CSVN đồng loạt nổ súng pháo kích vào đồn
Dominique 3, Elian 1 và Eliance 2 cũng như pháo kích vào khu trung
tâm và căn cứ Isabelle.
–
Lúc 9 giờ 30 tối, tại tuyến phía
bắc, quân CSVN pháo kích vào đồn Huguette 5.
Lúc 10 giờ, Trung đoàn 88 thuộc
Đại đoàn 308 CSVN xung phong tấn công Huguette 5, chỉ 5 phút sau
quân CSVN vào được đồn, hầu như không có chống cự.
–
Lúc 10 giờ tối, quân CSVN xung
phong tấn công Eliance 1.
Lúc 2 giờ khuya, đồn Aliance 1 bị
tràn ngập, Đại úy Phạm Văn Phú bị bắt làm tù binh .
–
Lúc 10 giờ tối, Trung đoàn 209
thuộc Đại đoàn 312 CSVN, do Hoàng Cầm chỉ huy, tấn công đồn
Dominique 3 do Tiểu đoàn 6 Dù của Thiếu tá Thomas chỉ huy. Lúc 4 giờ
20 sáng ngày 2-5, quân CSVN chiếm được Dominique 3.
–
Lúc 10 giờ tối, Trung đoàn 174/316
của Nguyễn Hữu An tấn công đồn Eliace 2 do tiểu đoàn 1/3 Lê Dương
của Thiếu tá Coustant trấn giữ nhưng bị quân phòng thủ đẩy lui.
Đến 2 giờ khuya quân CSVN lại tấn
công đợt 2 nhưng cũng thất bại. Lúc 6 giờ 45 sáng ngày 2-5, quân của
Nguyễn Hữu An rút lui khỏi Eliance 2.
Ngày 2-5,
–
Lúc 2 giờ sáng, Trung đoàn 36/308
xung phong tấn công Huguette 4 ở sát ngay phía Tây của phi trường
nhưng bị quân phòng thủ đẩy lui.
Lúc 3 giờ sáng, quân CSVN tấn công
đợt 2 nhưng bị quân Pháp từ đồn Huguette 3 và Lilie 2 tiến đến đánh
tập hậu nên phải rút lui vào lúc 6 giờ 25 sáng.
Ngày 3-5,
–
Lúc 3 giờ 50 sáng, phi cơ thả dù
xuống Điện Biên Phủ 1 đại đội Dù thuộc Tiểu đoàn 1 BCP.
Ngày 4-5,
–
Ban đêm, thêm 1 đại đội Dù nhảy
xuống Điện Biên Phủ.
Đại đội này lên phòng thủ Eliance
2 thay thế tiểu đoàn 1/13 Lê Dương đã quá mệt mỏi sau 3 ngày tử thủ
Eliance2.
–
Lúc 10 giờ tối, Trung đoàn 88/312
tấn công đồn Lilie 2.
Lúc 12 giờ khuya, quân CSVN chiếm
được Lilie 2 .
–
Lúc 10 giờ tối, Trung đoàn 102/308
tấn công Huguette 4.
Đến 3 giờ 35 sáng ngày 5-5, quân
CSVN chiếm được Huguette 4, lúc này họ chỉ còn cách hầm chỉ huy của
tướng De Castries 300 mét.
–
Giữa khuya, Tướng De Castries nhận
được lệnh thực hiện kế hoạch rút quân đã dự trù trước, tên là kế
hoạch Albatros.
Theo kế hoạch, kể từ khi nhận được
lệnh thi hành thì 3 ngày sau, tức là ngày 7-5, quân của Điện Biên
Phủ rút về phía Nam, và 3 tiểu đoàn Dù của Hà Nội sẽ nhảy xuống
Mường Nha, cách Điện Biên Phủ 30 cây số về phía Tây Nam. Trong khi
đó liên đoàn của Trung tá Godard từ Mường Khoa bên đất Lào sẽ tiến
tới biên giới để đón đoàn quân di tản. Tuy nhiên giờ đây Tướng De
Castries biết rằng kế hoạch này không thể nào thi hành nổi vì không
còn thời gian .
Ngày 6-5,
–
Lúc 10 giờ đêm, pháo binh CSVN
pháo vào trung tâm Cứ điểm Điện Biên Phủ và căn cứ hỏa lực Isabelle.
–
Lúc 12 giờ 20, Tướng Lê Quảng Ba,
tư lệnh Đại đoàn 316 cho lệnh châm ngòi 1 tấn thuốc nổ được đặt dưới
chân hầm phòng thủ đồn Eliance 2.
Sau khi nổ, Trung đoàn 174/316 của
Nguyễn Hữu An lại xung phong tấn công.
Lúc 3 giờ sáng ngày 7-5, quân CSVN
chiếm được Eliance 2, bắt được Đại úy Pouget và 100 quân nhân của
đại đội Dù mới thay thế Tiểu đoàn 1/13 được 2 ngày.
–
Lúc 10 giờ đêm, Trung đoàn 98/316
CSVN của Vũ Lăng tấn công đồn Eliance 4.
Đồn này do Thiếu tá Bréchignac chỉ
huy.
Đại úy Botella là Tiểu đoàn trưởng
của Tiểu Đoàn 5 Dù Việt Nam trở thành sĩ quan thường vụ của Eliance
4.
Quân CSVN gặp sự
kháng cự mãnh liệt của Tiểu đoàn 2 Lê Dương và Đại đội 1 của Tiểu
đoàn 5 Dù Việt Nam, Trung đoàn trưởng Vũ Lăng phải điều thêm tiểu
đoàn trừ bị nhưng cũng bị đánh bật trở ra.
Lúc 7 giờ 30 sáng ngày 7-5, Vũ
Lăng tổ chức tấn công đợt 3.
Tới 9 giờ 30 quân CSVN chiếm được
Eliance 4.
Lúc này quân CSVN đã chiếm được
toàn tuyến phía đông của Cứ điểm .
Ngày 7-5,
–
Lúc 3 giờ chiều, toàn thể Đại đoàn
312 CSVN tràn qua sông Nậm Rốn tấn công vào khu trung tâm.
Lúc 5 giờ 20 chiều, Tướng De
Castries đầu hàng .
–
Lúc 3 giờ chiều, Tướng Decastries
thông báo quyết định đầu hàng cho Đại tá chỉ huy trưởng căn cứ
Isabelle là Lalande.
Ông này không chịu đầu hàng mà
tính chuyện mở đường máu thoát qua Lào, ông ra lệnh cho binh sĩ tiếp
tục chiến đấu chờ trời tối sẽ rút đi nhưng đa số binh sĩ quá mệt mỏi
và không chắc sống nếu mở đường máu nên quyết định ở lại.
–
Lúc 7 giờ tối Lalande dẫn quân
thoát khỏi hàng rào Isabelle nhưng bị quân của Đại đoàn 304 phục
kích sẵn, Lalande bị bắt, chỉ có khoảng 100 người chạy thoát về Lào.
(33) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, TÌNH ĐỒNG
MINH CỦA MỸ
Tình đồng minh của Mỹ :
Ngày đó ai cũng nghĩ rằng chắc chắn các nhà chỉ huy quân sự Pháp
phải có kế hoạch giải cứu trong trường hợp Điện Biên Phủ bị lâm
nguy. Ít ra nếu nhắm không kham nổi thì rút quân ra khỏi Điện Biên
Phủ, nhường cái lòng chảo tệ hại đó cho CSVN. Cùng cực lắm thì cũng
ra lệnh cho De Castries mở đường máu để tháo thân. Không ai nghĩ tới
chuyện Tướng De Castries sẽ giơ tay đầu hàng.
Thực ra thì quân Pháp đã có kế hoạch giải
cứu Điện Biên Phủ chứ không phải không, đó là kế hoạch Vulture do
Ngũ Giác Đài soạn thảo với 98 oanh tạc cơ và 450 chiến đấu cơ của
Quân đội Mỹ nhưng cuối cùng thì Hoa Kỳ đã từ chối vào giờ chót…!
Sau khi các nhà chính trị trở mặt
thì các nhà quân sự Pháp mới soạn kế hoạch Albatros dự tính cho quân
Điện Biên Phủ rút sang Lào. Tuy nhiên kế hoạch này đã quá trễ, giống
như nước lụt tới nơi mới vội vàng đóng tàu để chạy lụt.
Ngày 20-3-1954, sau khi quân CSVN mở màn
trận đánh Điện Biên Phủ bằng cách chiếm 2 tiền đồn phía Bắc thì Tổng
Tham mưu trưởng quân đội Pháp là Thống tướng Ely đã bay sang Hoa
Thịnh Đốn cầu viện đồng minh.
Trong 5 ngày ở Hoa Kỳ Ely không
xin thêm được viện trợ quân sự nhưng được lời hứa của Bộ trưởng bộ
Quốc phòng là Đô đốc Raford về một kế hoạch cứu nguy Điện Biên Phủ
trong trường hợp quân CSVN tấn công vào Cứ điểm.
Để cho Ely yên lòng, Raford đã kỹ lưỡng
cho các sĩ quan trong Ngũ Giác Đài soạn thảo cụ thể một kế hoạch
tiếp viện cho Điện Biên Phủ, đặt tên là “Kế hoạch Vulture”.
Theo kế hoạch này thì sẽ cứu nguy
Điện Biên Phủ theo công thức “Không quân Hoa Kỳ với quân Nhảy dù
Pháp”.
Con số phi cơ Mỹ sẽ tham chiến tại
Điện Biên Phủ là 98 oanh tạc cơ và 450 chiến đấu cơ từ Nhật và Phi
Luật Tân.
Ngày 3-4, sau trận tổng tấn công của Võ
Nguyên Giáp vào ngày 30-3, Chính phủ Pháp yêu cầu Mỹ thi hành kế
hoạch Vulture thì Bộ trưởng Bộ ngoại Giao Mỹ là Dulles trả lời e
rằng Quốc hội Mỹ không chấp thuận.
Sau đó thì có quyết định của Tổng
thống Eisenhower là không can thiệp vào Đông Dương.
Ngày 4-4, sau khi quân CSVN tổng tấn
công;
vào lúc 11 giờ đêm, Chính phủ Pháp
mời đại sứ Mỹ tại Pháp là Dillon đến dự một phiên họp của Nội các.
Thủ tướng Pháp yêu cầu Mỹ cho
chiến hạm can thiệp như đã hứa với Tướng Ely vì với vũ khí và hành
lang tiếp vận cho bộ đội CSVN hiện nay đã đủ bằng chứng cho thấy đây
là một cuộc chiến tranh giữa phe Cọng sản và phe Tự do.
Đại sứ Dollin chuyển lời yêu cầu
về Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ngày 5-4, Ngoại trưởng Dulles trả lời rằng Mỹ không thể đơn phương
biến chiến tranh Việt Nam thành chiến tranh chống Cộng sản, Mỹ cần
thảo luận lại với Chính phủ Anh.
Tình đồng minh của Anh
Ngày 11-4, Ngoại trưởng Mỹ đến Luân Đôn
và Paris để bàn bạc với hai Chính phủ Anh, Pháp.
Ngày 14-4, cả 3 quốc gia đồng ý mở
hội nghị 10 nước phòng thủ Á Châu để bàn về kế hoạch “Liên minh hành
động tại Đông Dương”.
Tuy nhiên ngày 18-4, Đại sứ Anh tại Pháp
là Roger Markins thông báo rằng nước Anh không thể tham dự hội nghị
được (?!).
Sau đó trong 3 ngày 22,23 và 24-4,
ba ngoại Trưởng Anh, Pháp, Mỹ hội họp để bàn chuyện Đông Dương.
Ngoại trưởng Anh cho biết nước Anh không
thể có hành động nào trước khi có Hội nghị của Liên Hiệp Quốc tại
Genève khai mạc vào ngày 26-4, bởi vì Hội nghị này cũng sẽ bàn về
Đông Dương;
sau khi có quyết định của Liên
Hiệp Quốc về Đông Dương thì nước Anh mới có thể chiếu theo quyết
định của Liên Hiệp Quốc mà hành động.
Ngày 24-4, một lần chót Paris yêu cầu
Không quân hoa kỳ can thiệp vào Điện Biên Phủ.
Ngày 25-4, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Dulles cho biết quân đội Mỹ
không thể can thiệp vì cần phải có
sự chấp thuận của Quốc hội.
Sở dĩ nước Anh có thái độ gần như khó
hiểu đối với yêu cầu bức thiết của đồng minh Pháp và Mỹ là bởi vì
Mao Trạch Đông đang hăm he đòi tấn công chiếm lại đất Hồng Kông.
Người Anh đang bận rộn giàn xếp
ngoại giao để
Liên Hiệp Quốc giải tỏa lệnh cấm
vận Trung Quốc để được Mao chấp thuận cho thuê Hồng Kông thêm một
thời gian nữa.
Tình đồng minh của Trung Cọng
Trận chiến
Điện Biên Phủ được Mao Trạch Đông
theo dõi từng ngày nhưng chiến thắng cuối cùng tại Điện Biên Phủ là
một điều bất ngờ đối với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai.
Hồi ức của Khrushchev trong
“Khrushchev Remembers, tập 1”, ấn hành năm 1974, có kể lại trước khi
khai diễn hội nghị Genève về vấn đề Trung Quốc thì Chu Ân Lai có gặp
Khrushchev và cho biết Hồ Chí Minh thú nhận tình hình của CSVN thật
tuyệt vọng, ông ta nói trước với Chu Ân Lai là có thể quân CSVN sẽ
rút về vùng biên giới Việt Trung để nếu bị truy đuổi thì chạy sang
nhờ Trung Quốc che chở.
Ngoài ra Hồ Chí Minh cũng xin Chu Ân Lai
cho quân Trung Quốc tràn sang Việt Nam như là đã sang Bắc Hàn.
Chu Ân Lai chưa trả lời ngay cho
Hồ Chí Minh nhưng nói riêng với Khrushchev rằng Trung Quốc không thể
làm như vậy được vì quá tốn kém, hiện Trung Quốc đang gặp nhiều khó
khăn để giải quyết hậu quả của bài học chiến tranh Đại Hàn.
Nghe Chu Ân Lai nói như vậy thì
Khrushchev khuyên Chu đừng nên nói thật điều đó cho Hồ Chí Minh, cứ
nói dối cho ông ta yên lòng.
Sau đó thì xảy ra chuyện quân Pháp
đầu hàng tại Điện Biên Phủ, Khrushchev kể lại: “Thế rồi một phép lạ
xảy ra:
chiến thắng Điện Biên Phủ…Thế là
Hồ đạt được điều mà trước đó không mảy may hy vọng, đó là nửa nước
phía Bắc của Vĩ tuyến 17”.
Tình đồng minh của Việt Nam Cọng Hòa
Có như vậy mới thấy tình đồng minh của
chính trị thắm thiết đến mức độ nào.
Mỹ và Anh đối với Pháp như thế đó
thì sau này họ có đối xử lạnh lùng trước cơn nguy kịch của Đồng minh
Việt Nam Cọng Hòa thì cũng không có gì làm lạ.
Chỉ tội cho các ông thầy bàn người
Việt Nam, cho tới khi nước mất rồi mà vẫn không tin rằng mình bị
đồng minh bỏ rơi.
Và không ít người vô tư quy tội
cho Nguyễn Văn Thiệu.
Mãi cho đến khi ông Nguyễn Văn Thiệu chết rồi, các hồ sơ mật của Hoa
Kỳ được giải mã, các cuộn băng ghi âm các cuộc nói chuyện bằng điện
thoại tại tòa Bạch Ốc được đưa ra công chúng thì các ông thầy bàn
cảm thấy hỗ thẹn, không dám lên tiếng nói lại cho dư luận được rõ,
khiến cho giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đành phải dịch lại tác phẩm
“Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự” của Larry Berman vào năm 2003 để cho
công chúng Việt Nam thôi bàn tán về những gì khó hiểu đã xảy ra vào
năm 1975.
Sau đó thì tới năm 2005 giáo sư Nguyễn
Tiến Hưng đã cho ra đời tác phẩm “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” mới nói
rõ từng cảnh đau lòng sau hậu trường chính trị Mỹ.
Trong buổi lễ ra mắt sách, có
người đã hỏi giáo sư Hưng rằng tại sao ông lại lấy tựa đề đó trong
khi trong ruột của cuốn sách lại nói về “Khi đồng minh phản bội”?
Kể từ lúc đó thì các ông thầy bàn
thôi ngậm máu phun cho Nguyễn Văn Thiệu.
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP, (34) TRẬN ĐIỆN
BIÊN PHỦ, ĐÁP SỐ CUỐI CÙNG CỦA TRẬN CHIẾN
Hậu quả chính trị của trận Điện Biên Phủ :
Sau khi Tướng De
Castries đầu hàng thì người Pháp mới thấy rõ tầm mức tai hại của sự
thua trận tại Điện Biên Phủ. Trước đây người Pháp có thua trận và bỏ
chạy tại Cao Bằng nhưng không có đầu hàng.
Giờ đây thì báo chí Pháp không
biết viết gì về nỗi nhục này.
Đàng nào thì người Pháp cũng phải
tháo chạy khỏi Việt Nam nhưng quả là tệ hại khi mở đầu cuộc tháo
chạy bằng hình ảnh đầu hàng của ông Tướng Pháp.
Báo chí Pháp
quay ra chất vấn các ông tướng.
Đến nông nỗi này thì các ông tướng
không còn gì để giấu giếm, họ cho báo chí biết tất cả sự thật về
việc các nhà chính trị đã bắt họ đánh trận mà không có quân, vũ khí
thiếu hụt, đạn được nhỏ giọt, kinh phí chiến tranh thì chụp giật đầu
này, và víu đầu kia.
Sự kiện Bộ Tổng
tư lệnh Quân đội Pháp tại Paris không còn quân để thay thế cho quân
Điện Biên Phủ, rồi không còn quân để tăng cường phòng thủ Điện Biên
Phủ. Và cũng không còn quân để đánh tháo cho Điện Biên Phủ đã chứng
tỏ là khả năng huy động lực lượng của nước Pháp đã cạn kiệt trong
khi khả năng huy động của Võ Nguyên Giáp có thể tăng trưởng vô hạn
định;
nếu chết hết 60.000 quân và
100.000 dân công tại Điện Biên Phủ thì ông ta còn hằng triệu thanh
niên khác đang chờ cầm súng tại các chiến khu ở hậu phương, chỉ tiếc
là ông ta không có đủ súng cho chừng đó người.
Không biết trong
giai đoạn 1 và 2 có bao nhiêu binh sĩ thương vong trong số 42.000
quân CSVN tại Điện Biên Phủ, nhưng gai đoạn 3 VNG đã bổ sung bằng
25.000 quân, điều này chứng tỏ có ít nhất là 25.000 quân CSVN đã bị
loại khỏi vòng chiến.
Trong khi đó quân số đầu tiên của
Pháp là 12.500 quân, cọng thêm với 4.000 quân bổ sung trong giai
đoạn 1 và 2, sang tới trận cuối thì họ chỉ còn 4.200 quân là còn đủ
sức để chiến đấu.
Làm một bài toán
thì thấy ẩn số làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là nhờ lấy số quân
đông làm chiến thuật, tức là chiến thuật biển người của Mao Trạch
Đông, phe nào có người còn sống sau cùng là phe chiến thắng.
Cũng với chiến thuật này mà trong
trận chiến đánh vào Miền Nam đã có 924.000 chiến binh CSVN bị hy
sinh và 300.000 mất tích.
Trong khi phía Quân đội Việt Nam
Cọng Hòa có 250.000 chết và Hoa Kỳ có 58.000.
So sánh hai con số này thì rõ ràng
bên nào chết nhiều mà cuối cùng vẫn còn quân thì bên đó sẽ chiến
thắng.
Các nhà quân sự
quốc tế đều ngán ông Mao Trạch Đông với chiến thuật biển người bởi
vì dân Trung Quốc quá đông cho nên cần phải giảm bớt phát triển dân
số. Ông Mao sẳn sàng thí hằng triệu quân để đạt được một mục tiêu
quân sự.
Con số hằng triệu người chết có
thể làm cho ông Mao cảm thấy hài lòng bởi vì ông đỡ phải nuôi hằng
triệu nhân khẩu.
Nhưng đối với người Việt Nam thì
việc mất đi 1 triệu thanh niên khiến cho lực lượng lao động làm ra
của cải của dân tộc Việt Nam bị rơi vào khủng hoảng thiếu nhân lực.
Một chứng minh
là trong 2 năm 1986, 1987 tỉnh Thanh Hóa bị đói đến nỗi dân chúng
phải túa đi các nơi ăn xin thì Thủ tướng Phạm Hùng phải bay vào các
tỉnh Miền Tây Nam Bộ để vận động lương thực cứu đói.
Nhưng tại đây ông đã gặp phải sự
từ chối quyết liệt của các ông bí thư tỉnh, nhất là ba tỉnh Đồng
Tháp, Long An và Bến Tre.
Ông Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre thảy ra
trước mặt Thủ tướng Phạm Hùng một danh sách 600.000 thương binh liệt
sĩ mà tỉnh Bến Tre đang phải trách nhiệm cung cấp lương thực và hỏi
Thủ tướng có biết cái gánh nặng lâu nay của nhân dân tỉnh Bến Tre
hay không ?
Cũng nhờ chuyện
đó mà người ta mới biết đến gánh nặng của xã hội đối với hậu quả của
chiến tranh Việt Nam.
Lúc Lê Duẩn thảy thanh niên Việt
Nam vào chiến trường như người ta thảy củi vào lửa thì ông ta
không hề nghĩ tới gánh nặng của
nhân dân sau này.
Tỉnh Bến Tre gồm có hai tỉnh lớn
nhất của thời VNCH là Vĩnh Bình và Kiến Hòa có khoảng hơn 2 triệu
dân mà phải nuôi 600.000 thương binh liệt sĩ thì không thể nào kham
nổi.
Điều này khiến
cho người ta phải đặt lại vấn đề ai là người chịu trách nhiệm về
những cái chết trong Chiến tranh Việt Nam 1959-1975 ?
Không thể đổ lỗi cho Đế quốc Mỹ
phải chịu trách nhiệm trong khi Đảng CSVN lại là kẻ phát động chiến
tranh và hưởng hết mọi lợi lộc do cuộc chiến thắng mang lại. ( Đất
đai, tài sản, địa vị ăn trên ngồi trước, sống ăn chơi hưởng thụ trên
kiếp trâu ngựa lầm than của người dân )
Đáp số cuối cùng của trận chiến :
Không trước thì sau người Pháp cũng phải
ra khỏi Việt Nam;
quân của họ là quân đánh thuê,
thấy vui thì đăng lính, thấy nguy hiểm tới tính mạng thì tháo lui,
không có gì bắt buộc họ phải tiến tới.
Chuyện họ phải đối diện với cái
chết là chuyện họ không nghĩ tới khi ký giao kèo đăng lính…(!)
Trong khi những người đánh thuê
chiến đấu không hết mình thì Chính phủ Pháp phải trả tiền cho đội
quân đánh thuê quá nặng.
Rồi đến khi chiến trường Việt Nam nổi
tiếng thì không ai chịu đăng lính với cái giá như trước nữa, thậm
chí gấp đôi cũng không có.
Không ai dại gì đem tính mạng mình
ra đổi lấy đồng tiền lương hằng tháng.
Giả sử sau trận Điện Biên Phủ mà
người Pháp có kéo dài thêm được 1 năm nữa thì đội quân viễn chinh
cũng không còn ai vì tất cả đều mãn hợp đồng và không ai chịu tái
đăng.
Như vậy thì chỉ còn có cách là
giao lại cho người Việt Nam.
Nhưng người Việt Nam không dại gì
liều chết cho quyền lợi của thực dân Pháp.
Như vậy đằng nào rồi thì người
Pháp cũng phải ra đi.
Cũng có rất nhiều người Pháp tiếc mãi cho chủ trương của Tướng
Dellatre, họ cho rằng nếu tiến hành ngay công thức “người Việt Nam,
tiền Mỹ, Pháp sử dụng” trong vòng hai năm 51- 52 thì quân đội Quốc
gia Việt Nam sẽ thay thế ngay quân Pháp và sẽ chiến đấu kiên cường
hơn quân đánh thuê của Pháp.
Tuy nhiên đứng vào cương vị của những
tướng lãnh Pháp thời đó thì sẽ thấy chuyện này không thi hành được.
Trong khi Staline chuyển cho CSVN
mọi thứ vũ khí tối tân nhất đang còn nóng hổi trong các xưởng sản
xuất của Nga như là giàn hỏa tiển địa địa 6 nòng 75 ly, giàn cao xạ
4 nòng 37 ly… Ngay cả súng đại bác 105 ly của Hoa Kỳ cũng đã trở
thành lỗi thời đối với Trung Cọng cho nên họ đã trao 36 khẩu súng
105 ly của Hoa Kỳ cho CSVN để đánh Điện Biên Phủ, trong khi súng này
lại là vũ khí lợi hại bậc nhất của Quân đội VNCH cho tới năm 1975.
Người Nga tận tình chuyển đến Trung Cọng
và Việt Nam những vũ khí tối tân như vậy vì cần phải có khách hàng
tiêu thụ ngay các vũ khí của họ.
Sau năm 1945 mọi sản xuất của Nga
tập trung vào sản xuất vũ khí, họ cần tiêu thụ sản phẩm để giải
quyết được công ăn việc làm cho đội quân lao động quốc doanh khổng
lồ của họ.
Nếu chiến tranh tại Đại Hàn và Việt Nam
thành công thì sẽ quảng cáo cho thị trường vũ khí của Nga đối với
các dân tộc đang còn bị kềm hãm trong chế độ thuộc địa, được như vậy
thì rồi đây thị trường tiêu thụ vũ khí của Nga sẽ trở thành vô tận.
Trong khi đó người Hoa Kỳ chỉ viện
trợ cho quân đội Pháp những thứ vũ khí tồn đọng sau chiến tranh và
viện trợ cho quân đội Việt Nam những vũ khí lỗi thời như súng cối
106 ly, tiểu liên Thompson, súng trường Garant M1…, thậm chí cả
những vũ khí cũ phế thải sau khi đã được dùng trong chiến tranh Thế
chiến.
Trong khi đó Hồ Chí Minh không phải trả
lương cho bộ đội của ông ta, chỉ nuôi ăn mà thôi, thậm chí thời gian
đầu bộ đội cũng phải tự túc sắm áo quần chứ Hồ Chí Minh không có
tiền.
Tuy nhiên gạo nuôi bộ đội của Hồ
Chí Minh cũng không phải do tiền trong túi ông ta, cũng không phải
do ngân sách nhà nước bởi vì nhà nước ở trên rừng thì lấy đâu ra
ngân sách.
Tất cả là do sự kêu gọi đóng góp
của nhân dân.
Người dân nộp lúa gạo cho “Cách mạng” thì
cũng vui lòng vì để nuôi con, nuôi chồng, nuôi anh, nuôi em, nuôi
cháu mình trên núi;
thậm chí Bác và Đảng cũng được
hưởng ké khẩu phần trong số lúa gạo đóng góp này; chứ Bác và Đảng
cũng không làm gì ra tiền để mua gạo.
Hồi ký của Vũ Thư Hiên còn cho
biết thuở đó các chiến sĩ ăn cơm bằng cái gáo dừa và đích thân
Nguyễn Lương Bằng phải tổ chức một hệ thống buôn thuốc phiện để lấy
tiền nuôi chính phủ và nuôi cán bộ Đảng.
Như vậy, trong khi người Pháp lo kiếm
viện trợ để trả lương và nuôi ăn cho một đội quân không thiết tha gì
đến chiến đấu thì ông Hồ Chí Minh lại có hằng hà sa số thanh niên
trong tay mà không cần phải trả lương, không cần phải nuôi ăn; còn
tinh thần chiến đấu của các thanh niên này thì khỏi chê, họ đánh như
liều mạng bởi vì trong lòng họ đang sục sôi quyết tâm tiêu diệt kẻ
thù đã gây ra bao thảm cảnh cho cá nhân, gia đình ho;
cho làng mạc, quê hương họ.
Họ rất mong được trở lại sống một cuộc
sống bình thường trên quê hương, họ không thể nào kéo dài cuộc sống
bơ vơ đói khổ trên rừng, trên núi cho tới không biết ngày nào.
Vì vậy họ chỉ có việc thí mạng với
quân Pháp để được sống còn.
So sánh tinh thần chiến đấu và phí tổn
cho chiến đấu của hai bên rồi làm một bài toán thì sẽ có đáp số cuối
cùng của trận chiến. Việc còn lại là vũ khí, ai trao vũ khí cho Hồ
Chí Minh thì kẻ đó sẽ được cuộc, còn ai trao vũ khí cho Pháp thì
cũng bằng như vô ích, sẽ mất cả chì lẫn chài.
Người Mỹ đã tính sai khi ứng vốn
cho người Pháp và kết quả là người Mỹ đã không được lời mà còn mất
hết vốn tại Đông Dương, do đó đừng trách người Mỹ là tại sao không
tiếp tục quân viện cho quân viễn chinh Pháp.
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP II
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP III
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP IV
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *