* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV
PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT NBCSPORT ESPNSPORT - EPOCH
Từ trái qua phải: Bùi AnhTrinh, Nguyễn Đình Chiến, Chu Di Tuyển, Kim Âu Hà Văn Sơn, Trương Văn Hùng
trinh bui <trinhbui49@yahoo.com>
15:10, Th 7, 31 thg 8 (20 giờ trước)
tới tôi
Bạn hiền thân mến.
Tao rất vui
vì thấy mày hiểu tao rất dễ dàng, nghĩa là chúng mình vẫn còn là tri
kỷ như thời còn đi học.
Thuở đó tụi mình đều được
hun đúc trong một cái lò văn hóa của đất trời Đà Lạt, cùng được học
chung thầy cô, cho nên chuyện mày hiểu tao cũng như tao hiểu mày là
điều có thể lý giải được.
Vừa qua tao
đã gởi đến cho mày đọc 2 bài viết mà tao nhận xét và minh oan cho
hảo hớn Bảy Viễn cũng như 1 bài minh oan cho hảo hớn Nguyễn Ngọc
Loan.
Sở dĩ tao tặng mày 3 bài
đó là để cho mày biết tao nhìn con người không bao giờ sai trật.
Và riêng đối với hảo hớn
Hà Văn Sơn thì cho tới nay tao vẫn nhìn không sai.
Không phải tao minh oan cho 2 hảo hớn
Bảy Viễn và Nguyễn Ngọc Loan không mà thôi, còn có rất nhiều nhân
vật lịch sử của VNCH đã được tao minh oan. Nếu mày không chán thì
tao sẽ lần lượt gởi tặng mày và mày nên tặng lại cho con cháu Việt
Nam Cọng Hòa để chúng nó biết rõ hơn những uẩn khúc của lịch sử mà
đã bị các thế lực chính trị làm biến dạng.
Bây giờ tao
gởi tới cho mày một tài liệu ngón nghề của tao, đó là biên khảo về
quân sử.
Tao gởi đến mày tập tại
liệu “BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP”.
Hiện nay chỉ có tao mới
đủ trình độ để lật mặt thật của nhân vật huyền thoại này.
Đây là tập
tài liệu quân sử đầu tay của tao, tao viết rất dễ dàng mà chẳng cần
tham khảo nhiều tài liệu, tao chỉ cần căn cứ vào 4 quyển hồi ký của
ông ta.
Tất cả những gì tao cần
biết về sự thật của ông ta đều được ông ta vô tư huênh hoang trên
giấy trắng mực đen, cho nên không thể chạy chối đi đâu được.
BÙI ANH TRINH
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP,
(35) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, SAI LẦM
CỦA TƯỚNG NAVARRE
Sai lầm chiến lược của Tướng Navarre
Điện
văn của Mao Trạch Đông khuyến cáo Võ Nguyên Giáp phải chú ý bảo vệ
tuyến vận chuyển từ Lạng Sơn đến Điện Biên Phủ chứng tỏ 60.000 quân
của Võ Nguyên Giáp và 100.000 dân công được tiếp tế nuôi ăn bằng xe
tải.
Thế mà bộ chỉ huy quân sự của
Tướng Congy tại Hà Nội không nghĩ ra, mặc dầu các sĩ quan tại Bộ Tư
lệnh quân đội Pháp ở
Sài Gòn không tin rằng CSVN có thể
tiếp vận bằng cách khiêng vác.
Một đoạn hồi ký
của Tướng Giáp cho thấy :
“Mỗi sáng, đã trở thành thói quen,
khi mới ngủ dậy, tôi nhìn ngay vào tấm biểu đồ hậu cần treo trên
vách liếp bên cạnh bản đồ chiến sự.
Cán bộ tham mưu đã ghi số gạo nhập
kho đêm trước bằng một gạch đỏ.
Một buổi sớm, tôi bổng nhìn thấy
một đường gạch đỏ dốc gần như thẳng đứng.
Đêm hôm trước gạo nhập kho không
đầy 1 tấn!” (trang 324).
Số lượng gạo
nhập kho 1 tấn trong 1 ngày cũng đủ làm cho Tướng Giáp hoảng hốt;
thì suốt chiến dịch 5 tháng trời quân đội CSVN đã vận chuyển biết
bao nhiêu tấn gạo mỗi ngày qua tuyến đường 600 cây số.
Vậy mà quân đội Pháp không chận
được lấy 1 ngày hay chận được 1 xe tải.
Lẽ ra Navarre
phải bắt các sĩ quan tham mưu của mình tính xem 1 người dân công đi
từ Hòa Bình lên Điện Biên Phủ là bao nhiêu ngày đường với lượng hàng
khiêng vác tối đa trên vai. Và họ cần bao nhiêu gạo ăn cho chính họ
trong suốt chặng đường đi và về.
Dĩ nhiên bất cứ một người nông dân
Việt Nam nào cũng có thể cho họ một đáp số hiển nhiên là 1 người
không thể nào gánh gạo ăn cho mình đủ để đi 300 cây số và cả số gạo
cho lúc trở về.
Tài liệu của
quân đội Pháp cho thấy các sĩ quan tình báo tại Hà Nội đã được một
số dân chúng từng phải đi dân công đã chạy về vùng do Bảo Đại kiểm
soát và cho biết hằng chục ngàn dân công từ Ninh Bình, Thanh Hóa
được điều động gánh gạo lên Sơn La trong trận Na Sản vào cuối năm
1953.
Thế là các sĩ quan tình báo Pháp
tin chắc là chuyện này có thật vì có rất nhiều người cho biết và mọi
công tác kiểm chứng sau đó đều xác nhận đúng như vậy.
Kể từ đó các sĩ
quan tình báo Pháp in trí rằng mọi khâu vận chuyển lương thực của
quân đội CSVN do dân công khiêng vác.
Tuy nhiên nhân viên tình báo Pháp
dở ở chỗ là họ không hề hỏi thêm những người cho tin là họ gánh được
bao nhiêu ký và đi trong bao nhiêu ngày.
Nếu nghe được câu trả lời thì có
lẽ các sĩ quan tham mưu của Quân đội
Pháp phải đặt lại vấn đề.
Bởi vì quả thật
năm đó đã có 40 ngàn dân công từ Ninh Bình, Hòa Bình gánh gạo lên
cho chiến trường Na Sản tại Sơn La.
Nhưng sau khi đi được 4/5 đoạn
đường, còn cách Sơn La gần 50 cây số, thì toán dân công đã tiêu thụ
hết 98% số gạo mà họ mang vác được.
Chưa kể số lượng gạo mà họ phải ăn
trên đường về.
Kể từ đó CSVN không bao giờ dám
nghĩ tới chuyện vận chuyển lương thực cho chiến trường bằng cách
khiêng vác.
Ngày nay nhìn
lại mới thấy Tướng Giáp vô cùng may mắn vì các sĩ quan tham mưu và
các Tướng lãnh Pháp không hề nghĩ tới chuyện tung quân làm chốt chận
lưu động dọc theo tuyến vận chuyển.
Chỉ cần 1 chốt chận khoảng 1 tiểu
đoàn Nhảy Dù đủ để chận cả tuần lễ tại một địa điểm.
Sau đó nếu có dấu hiệu quân CSVN
tập trung nhổ chốt chận hoặc đi vòng tránh chốt chận thì rút đi và
nhảy dù chận tại một đoạn khác.
Khoảng 3 lần chận liên tục trong 1
tháng thì quân của Tướng Giáp ắt phải bị đói ( 60.000 quân và 100.
000 dân công ).
Ngoài ra cơ quan
tình báo Pháp cũng không ghi nhận được là kể từ
năm 1950 Quân đội CSVN được Trung
Quốc tiếp tế gạo ăn cho mỗi trận đánh.
Thí dụ như trận Cao Bằng, tháng 10
năm 1950, Trung Quốc đã chi 2.600 tấn gạo trong tổng số 2.700 tấn
gạo ăn của 30 tiểu đoàn và dân công tham dự trận Cao Bằng.
Nếu biết được nguồn gạo ăn của
Quân đội CSVN xuất phát từ các kho gạo Trung Quốc thì các Tướng lãnh
Pháp đã có cách đối phó hữu hiệu đối với tuyến vận chuyển Lạng Sơn-
Sơn La.
Thực tình mà nói
thì tìm hiểu cho ra chuyện này thì đâu có gì là khó.
Số lượng sĩ quan và binh sĩ CSVN
bị thanh trừng qua các đợt chỉnh quân đã chạy về vùng Bảo Đại kiểm
soát thừa sức cung cấp cho tình báo Pháp những tin tức chính xác về
nguồn tiếp liệu của Quân đội CSVN.
Sang tới đợt tấn
công cuối cùng của trận Điện Biên Phủ thì CSVN đã bắt dân Thanh Hóa
nộp 11 ngàn tấn lúa giống; chứng tỏ là trong giai đoạn này Trung
Quốc cũng hết gạo.
Trong khi nông thôn trong vùng
CSVN chiếm đóng hoàn toàn thiếu ăn do hậu quả của chiến dịch cải
cách ruộng đất.
Vậy mà các vị chỉ huy quân đội của
Pháp đã tính tháo chạy ra khỏi Hà Nội sau khi nghe tin Điện Biên Phủ
thất thủ.
Chỉ cần họ tiếp tục giữ vững thêm cỡ 1
tháng nữa thì quân và dân trong vùng của ông Hồ Chí Minh sẽ đói ăn
bởi vì Mao Trạch Đông ngưng tiếp tế; và vì thế Võ Nguyên Giáp sẽ
không có đạn và gạo để đánh tiếp một trận nữa, cho dù là trận nhỏ.
Sai lầm chiến thuật của Tướng Navarre
Lúc quyết định thiết lập cứ điểm Điện Biên
Phủ, Tướng Navarre và bộ tham mưu quân đội Pháp không nghĩ tới
chuyện quân đội CSVN có thể đánh với chiến thuật “công kiên chiến”,
nghĩa là giàn thành trận tuyến đánh nhau với xe tăng và máy bay
trong nhiều ngày nhiều tháng và đánh tới đâu lập công sự phòng thủ
tới đó chứ không phải là chiến thuật cường tập hay kỳ tập như quân
đội CSVN thường sử dụng.
Cường tập là
đánh nhanh và ào khạc, còn kỳ tập là đánh bất ngờ và gọn . Với một
căn cứ quân sự gồm hàng sư đoàn quân phòng thủ với xe tăng và máy
bay, nếu quân Cọng sản muốn cường tập thì phải huy động lực tượng
gấp 5 hoặc gấp 7 lực lượng phòng thủ mới mong hạ được cứ điểm;
điều này không thể có được vì CSVN
không có khả năng tiếp vận để điều động từ 50.000 đến 70.000 quân
trên khắp lãnh thổ Bắc Việt vào một trận địa được.
Theo hồi ký của Navarre thì Phòng 2, tức là
phòng tình báo của bộ Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Sài Gòn, đã
tính toán là CSVN không có khả năng nuôi ăn cho trên 2 sư đoàn và
20.000 dân công cho mặt trận Tây Bắc Bắc Việt, và tình trạng vận
chuyển trong rừng không cho phép di chuyển đến Điện Biên Phủ các
loại súng trên 75 ly cùng với cấp số đạn cho 7 ngày đánh nhau.
Vì vậy mặc dầu đã lập ra cứ điểm để phòng
thủ diện địa và để ngăn chận quân CSVN tràn qua Lào nhưng các sĩ
quan Pháp cứ cầu mong cho Võ Nguyên Giáp chấp nhận đánh Điện Biên
Phủ như là trước đây Salan mong cho quân CSVN đánh Na Sản.
Sau khi hai tiền
đồn phía bắc thất thủ vào ngày 14-3-54 thì sáng ngày 16-3 chỉ huy
trưởng pháo binh tại cứ điểm Điện Biên Phủ là Trung tá Piroth tự tử
vì pháo binh của ông không làm gì được đối với pháo binh của CSVN,
trái với mọi ước đoán chủ quan của ông ta trước đây.
Ngoài ra, Tham mưu trưởng cứ điểm
Điện Biên Phủ cũng bị xuống tinh thần đến nổi phải cho theo chuyến
phi cơ chở thương binh về Hà Nội.
Cái chết của
Piroth và sự mất tinh thần của Tham mưu trưởng cho thấy rõ là tình
thế đã đảo ngược những tính toán trước đây của các sĩ quan tham mưu
Pháp.
Khi De Catries tới nhận nhiệm vụ
chỉ huy Điện Biên Phủ thì ông ta đã được sự bảo đảm của Tham mưu
trưởng và Chỉ huy trưởng pháo binh. Trước khi gặp Decastries thì hai
ông này cũng đã thuyết trình cho Navarre, Congy và các tướng lãnh
Anh, Pháp, Hoa Kỳ.
Vì vậy khi phát
hiện ra pháo binh của mình bị tê liệt trước pháo binh của địch thì
hai ông này hứng trọn cơn thịnh nộ của De Catries.
Tâm lý này luôn luôn xảy ra cho
các trận địa lớn với hàng tá sĩ quan tham mưu. Chính vì chịu không
nổi những lời chê trách của De Castries mà một ông phải tự tử và một
ông bị khủng hoảng.
Nhưng sau đó tới phiên De Catries
cũng bị khủng hoảng nặng vì từ đó ông giao nhiệm vụ chỉ huy lại cho
Langlais và Laland. Còn ông thì hầu như biến mất trong các bài viết
kể lại trận đánh.
Sưu tầm của sử
gia Bernard Fall ghi lại lời nói cuối cùng của chỉ huy trưởng Pháo
binh Piroth nói với bạn thân là Trung tá Trancart :
“Tôi mất hết danh dự. Tôi đã đảm
bảo với Castries và với cấp trên rằng pháo địch sẽ không giải quyết
được gì cả, thế mà ta sẽ thua mất thôi. Tôi đi đây”.
Và cũng theo sưu tầm của Bernard Fall thì
Piroth đã đến chỗ của Trung tá Langlais và nói những lời tương tự
thì Langlais đã lạnh lùng trả lời : “Cũng phải có ai đó phải chịu
trách nhiệm về sự phá sản của Pháo binh chứ”. Đây là những lời kể
lại của những sĩ quan nhân chứng; nó nói lên nguyên nhân vì sao Điện
Biên Phủ thất bại, một thất bại được thấy rõ ngay từ ngày đầu tiên
khi trận chiến nổ ra.
Cho tới giờ phút đó Tướng Navarre vẫn không
có phản ứng trước việc pháo binh và phi cơ của quân Pháp bị vô hiệu
hóa. Tất cả những gì ông ta lập ra tại Điện Biên Phủ là nhử cho quân
CSVN tới đánh để pháo binh và phi cơ của ông ta sẽ tiêu diệt. Thế mà
cho đến khi Trung tá Piroth tự tử vì khám phá ra người Pháp đã lầm
và không thể làm gì được với các họng súng của pháo binh CSVN thì
Tướng Navarre vẫn không nhớ ra là ông ta đưa quân tới Điện Biên Phủ
để làm gì.
Ông ta lập ra
phi trường Điện Biên Phủ cho phi cơ có thể lên trời tiếp ứng chiến
trường ngay, nhưng kết quả là các phi cơ hoàn toàn bị tê liệt trước
các họng súng pháo binh CSVN. Vậy thì phi cơ không có, pháo binh
cũng không;
ông ta lấy lý do gì để lưu lại
hàng chục tiểu đoàn trong cái vòng vây khốn khổ đó?
Trước tình hình đó, bất cứ một nhà quân sự
hạng bét nào cũng thấy là phải tung hết quân hiện có để gải vây cho
Điện Biên Phủ và cứu thoát 12.000 con người ở trong đó. Thế nhưng
đàng này Hà Nội lại thả nhỏ giọt thêm từng tiểu đoàn vào trong cái
chảo lửa đó, hễ mất 1 tiểu đoàn thì thảy thêm 1 tiểu đoàn, hễ mất 2
tiểu đoàn thì thảy thêm 2 tiểu đoàn, rồi tới khi không còn tiểu đoàn
nào để thảy thì thảy cặp lon thiếu tướng cho Đại tá De Castries.
Sau này các sử gia Pháp cố tình không nói
tới trách nhiệm của các vị tướng lãnh tại Hà Nội, chứ nếu thực sự
phân tích thì phản ứng của các tướng lãnh và sĩ quan tham mưu tại Hà
Nội quá tệ. Các ông cứ chờ xem tướng Navarre ở Sài Gòn ra lệnh gì để
mà sau này có cớ chạy tội cho chính mình.
Bất cứ một sĩ
quan tham mưu nào cũng biết rằng cứ điểm Điện Biên Phủ được lập ra
để nhử cho quân CSVN đánh vào và sẽ bị tiêu diệt bởi ưu thế của pháo
binh và phi cơ.
Nhưng qua hai trận chiến ngày 13
và 14-3 đã đủ chứng tỏ rằng pháo binh và phi cơ hoàn toàn mất hết
hiệu lực.
Cái chết bằng
cách tự tử của Trung tá chỉ huy trưởng pháo binh đã đủ chứng minh
rằng cái bẩy bằng pháo binh đã bị phản phé, tức là phe địch sẽ có ưu
thế tuyệt đối về pháo binh còn ta thì “Zéro”.
Thế mà mọi người cứ tiếp tục thảy
thêm nạn nhân vào chảo lửa mặc dầu biết rằng đây là một trận danh dự
của quân đội Pháp đối với toàn thế giới.
(36) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, BẦY CHUỘT
SÔNG NẬM RỐN
Bầy chuột sông Nậm Rốn
Tình trạng căng
thẳng thần kinh và mệt mỏi đã đưa tới trường hợp binh sĩ Thái bỏ
trốn, binh sĩ Lê Dương đào ngũ, binh sĩ Bắc Phi cải lại lệnh của cấp
chỉ huy hoặc thanh toán cấp chỉ huy đã bắt đầu phổ biến trong đoàn
quân trú đóng tại Điện Biên Phủ.
Lại thêm có 2.400 tù binh CSVN bị
bắt làm lao công chiến trường tại ĐBP ngay từ ngày đầu khởi công xây
cất Cứ điểm.
Số 2.400 tù binh
này thực ra là những nạn nhân bị bắt trong vùng quân Pháp hành quân,
hễ họ chụp được một người nào là đàn ông con trai thì cho là Cọng
sản và bắt về làm tù binh sau khi tha không giết.
Sau
đó những người này bị đưa đi làm công tác lao công chiến trường, một
thứ tù khổ sai vô cùng nguy hiểm.
Khi chiến sự nổ
ra, đoàn quân lao công bỏ trốn trước tiên, họ nghĩ rằng người Pháp
sẽ thanh toán họ trước khi họ có thể giật súng hoặc ăn cắp súng chạy
về phía quân CS. Vì vậy họ phải trốn trước.
Họ không thể đi xa vì quân CSVN đã
bao vây bên ngoài, quân Cọng sản cũng bắt họ làm tù binh hoặc làm
lao công chiến trường cho quân Cọng sản.
Do đó họ phải
sống lẫn trốn vùng dọc bờ sông Nậm Rốn, tránh xa các căn cứ, đào
hang tránh bom đạn bên bờ sông.
Thức ăn của họ là do săn nhặt hoặc
đánh cắp các dù tiếp tế cho Điện Biên Phủ bị rơi ra ngoài vòng rào.
Các dù này được thả vào ban đêm nhưng quân trong Cứ điểm phải chờ
tới sáng mới mang xe và người ra nhặt.
Những người trốn
tránh đã đến thăm các kiện hàng trước khi quân Pháp ra nhặt và họ
lựa những kiện hàng có thức ăn khuân về nơi bí mật để cất giấu ăn
dần và chia sẻ với những nạn nhân mới gia nhập đội quân.
Tới cuối tháng 4 -54 thì đội quân
này được ước tính lên tới 4.000 người, gồm người Thái, người Việt,
người Bắc Phi, người Ả Rập, người Châu Âu.
Càng ngày các
kiện hàng tiếp tế càng rơi nhiều ngoài vòng rào nhưng quân Pháp
không đủ xe để đi nhặt, một số lại nằm trong các hàng rào kẽm gai,
chỉ có Chuột Nậm Rốn mới dám bò vào thám thính những kiện hàng này,
họ bò vào mà không bị mìn là do chính họ đã gài nên biết công thức
ngụy trang có thể rà tìm dấu hiệu nơi có
mìn.
Ngoài ra, tài
liệu lưu trữ tại Văn khố Quân đội Trung Quốc được giải mã cũng đã có
đề cập tới việc quân lính của Tướng Giáp bỏ ngũ, gia nhập đoàn quân
Chuột ở sông Nậm Rốn.
Họ đã giúp nhau cùng mưu sinh
trong một thế giới toàn tiếng bom tiếng đạn và máu lửa.
Tất cả đều bị khiếp đảm trước
những hình ảnh khốc liệt của chiến tranh, hầu hết họ là những người
có thần kinh rất yếu .
Những người bị gọi một cách khinh bỉ là
“chuột” không thể sống đường hoàng, mà phải lén lút đến nỗi ngay cả
giữa ban ngày cũng phải thập thò núp lén, di chuyển bằng cách bò
theo những bụi bờ hay mương nước, họ cũng tự đào những lỗ lớn dưới
các bụi cây bên bờ sông đễ làm chỗ ngủ và tránh bom.
Tâm trạng này
không phải chỉ có trong đội quân Chuột mà cũng thấy trong thành phần
những quân nhân bị hoảng loạn thần kinh vì bị kề cận với cái chết .
Cứ sau mỗi trận đánh là có một số binh sĩ thoát chết nhưng bị hoảng
loạn thần kinh, không thể nào ép buộc họ tiếp tục chiến đấu vì chắc
chắn họ sẽ bị điên loạn.
Người ta đã sử dụng những binh sĩ
này trong công tác hậu cần và tiếp vận.
Sau khi toán lao
công chiến trường 2.400 người đã trốn gần hết thì những binh sĩ
không có khả năng chiến đấu làm nhiệm vụ đi nhặt dù tiếp tế.
Nhưng những người này cũng thường
xuyên chôn dấu những món ăn được và ăn ngon như sữa hay thịt hộp;
hoặc là họ thi nhau thưởng thức
trước khi mang về.
Tệ trạng này đưa tới một kết quả nực cười
là những chàng thanh niên không chiến đấu càng ngày càng béo mập ra,
trong khi những người thay phiên nhau ghìm súng ngoài sương gió,
trong lửa đạn, lại càng ngày càng kiệt sức vì thiếu ngủ mà không có
gì để bồi dưỡng, nhất là chất tươi và chất đạm.
Các sĩ quan chỉ
huy biết rõ chuyện này nhưng họ không dám áp dụng những biện pháp
gắt gao để trừng trị vì theo kinh nghiệm từ ngàn xưa, những đồn binh
bị bao vây lâu ngày thường xảy ra tình trạng rối loạn, nếu áp dụng
những biện pháp cứng rắn sẽ đưa tới bùng nổ chống đối hoặc nổi loạn.
Bởi vậy họ chỉ biết lấy lời để
khuyên răn mà thôi .
Báo chí Pháp
thời đó gọi những người chiến binh bị thần kinh căng thẳng là những
con chuột của sông Nậm Rốn.
Nhưng nói cho ngay, những người
viết báo toàn là những người chuyên môn ngồi lê đôi mách bên các
quán cà phê vĩa hè nhưng nhát như thỏ đế.
Họ không bao giờ có hân hạnh biết
được nỗi hiểm nguy của những người đứng trước đầu tên mũi đạn nơi
địa đầu giới tuyến.
Họ chê cười lính một cách vô tư,
bởi vì họ chưa bao giờ họ có hân hạnh nhìn đồng hồ để đếm thời gian
còn sống của mình.
Những con chuột của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp
Riêng về phía
các chiến binh CSVN, lâu nay báo chí của Pháp cũng như của Việt Minh
đều mô tả các chiến sĩ CSVN không hề sợ chết, họ chỉ biết lao tới
trước với nụ cười ngạo nghễ. Nhưng
hồi ký của Tướng Giáp đã cho thấy
sự thực sau đợt tổng tấn công thất bại:
“Qua đợt chiến đấu vừa rồi nổi lên những
gương chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, nhưng trong cán bộ cũng
nảy sinh một số biểu hiện tiêu cực, như ngại hy sinh, gian khổ, chấp
hành mệnh lệnh không nghiêm, cá biệt có cán bộ đã bỏ nhiệm vụ giữa
trận đánh”.( trang 326 ).
“Bỏ nhiệm vụ
giữa trận đánh” có nghĩa là từ chối quyền chỉ huy, từ chức giữa trận
địa.
Hóa ra các sĩ quan của ông Giáp
cũng chỉ là những con người, họ cũng biết suy nghĩ trước sự sống và
sự chết của anh em binh sĩ.
Họ cũng nhân danh quyền sống
thiêng liêng của con người mà cãi lại những mệnh lệnh bắt họ phải
chết một cách ngu xuẩn.
Theo như cung
khai của các tù binh CSVN bị bắt tại trận Huguette 6 và trận Eliance
1 thì tinh thần bộ đội CSVN bắt đầu rung chuyển sau khi bị chết và
bị thương quá nhiều.
Con số chết lên tới 6.000 người,
và bị thương là 17.000 người. Số người bị thương đã khiến phải gởi
trả lại hậu phương 30.000 dân công vận chuyển thương binh . Tâm
trạng hoang mang nao núng đã lan tràn trong các Đại đoàn CSVN.
Số bộ đội CSVN gia nhập đội quân
Chuột Nậm Rốn cũng lên đến hằng ngàn người.
Hồi ký của Tướng Giáp có nói đến hiện tượng
“Hữu khuynh, tiêu cực” trong quân đội CSVN nhưng không nói rõ là
hiện tượng gì, nhưng hồi ức của Tướng Lê Trọng Tấn giải thích :
“Vấn đề còn lại bây giờ là chống hữu
khuynh, tiêu cực biểu lộ dưới hai hình thức; một là ngại thương
vong, ngại tiêu hao, mệt mỏi, ngại khó, ngại khổ, muốn dứt điểm ngay
trong khi điều kiện khách quan chưa cho phép; hai là chủ quan khinh
địch”.
Tướng Tấn gọi là ngại thương vong, ngại
tiêu hao, nhưng thực sự là “sợ chết”.
Chiến công tâm đắc nhất của Tướng Giáp
Sau này các sử
gia Quốc tế luôn luôn tưởng tượng Tướng Giáp là một người hùng với
phong thái chỉ huy của một viên võ tướng chuyên sông pha ngoài trận
mạc.
Thế nhưng trong hồi ký của mình,
Tướng Giáp chỉ nhắc tới một chiến công mà ông tâm đắc nhất, đó là
ông đã áp dụng sách vở của Stalin mà mở một chiến dịch chống lại tâm
lý sợ chết trong hàng ngũ binh sĩ :
“Đảng ủy Mặt trận thấy không thể bỏ qua
những hiện tượng mới này, quyết định tập họp các bí thư đại đoàn ủy,
các đồng chí phụ trách tổng cục, những người có trách nhiệm nặng
nhất trong chiến dịch, để tiến hành kiểm điểm tư tưởng hữu khuynh
tiêu cực …*( Sợ chết, ngại gian khổ ).
Ngày hôm sau,
phần lớn cán bộ cơ quan chính trị chia nhau xuống giúp đỡ các đơn vị
triển khai một đợt giáo dục cấp tốc cho toàn thể bộ đội…Một khí thế
mới dâng lên khắp nơi sau đợt học tập.
Đây là một thành công rất lớn của
công tác chính trị trên mặt trận Điện Biên Phủ, một trong những
thành công lớn trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta”.(trang
329).(sic).
Đây là thành
công của chính trị chứ không phải là chiến công.
Nhưng mà là chính trị theo kiểu
Stalin và Mao Trạch Đông.
Con người ta khác con vật là ở chỗ
biết suy nghĩ, thấy người đi trước trúng đạn ngã gục thì tự nhiên
mình phải chùn bước ngừng lại hay nằm xuống để tránh đạn hầu bảo vệ
mạng sống của mình.
Xưa nay xã hội
dạy cho con người càng ngày càng phản ứng khác xa với phản ứng của
con vật.
Nhưng đằng này các ông đã bày cho
dân chúng Việt Nam đi từ phản ứng của con người xuống thành phản ứng
của loài vật.
Mà rốt cuộc là chỉ chết oan mạng
để xây đường vinh quang cho các ông!
Cái đau nhất cho
23 ngàn bộ đội CSVN chết tại chiến trường Điện Biên Phủ là gia đình
họ chỉ nhận được một cái bằng liệt sĩ bằng giấy.
Trong khi đó nhà cao cửa rộng, phố
mặt tiền, đất hạng nhất đều do đồng đảng của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên
Giáp … chia nhau.
Thậm chí
(37) TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, TIỂU ĐOÀN
5 DÙ VIỆT NAM
Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam :
Hồi ký của các vị sĩ quan chỉ huy Cứ điểm
Điện Biên Phủ đều nhắc lại cảm nghĩ thất vọng của các ông khi nghe
Hà Nội báo tin Tiểu đoàn Dù đầu tiên tăng viện cho Điện Biên Phủ là
một Tiểu đoàn Việt Nam, có người đã kêu “trời” và người ta hỏi thăm
nhau về người chỉ huy của Tiểu đoàn đó.
Nhưng trải qua
suốt cuộc chiến Điện Biên Phủ thì các sĩ quan Pháp bắt buộc phải
thay đổi quan niệm.
Thành tích chiến đấu của Đại đội
1/ Tiểu đoàn 5 Dù Việt Nam tử thủ Huguette 7 trong đợt 2;
rồi tử thủ Huguette 6 và Huguet 4
trong ngày cuối cùng.
Và thành tích của Đại đội 3 do
Phạm Văn Phú chỉ huy đã chứng minh rằng binh sĩ Việt Nam chiến đấu
hay nhất và cảm động nhất so với các sắc quân hiện diện tại trận
địa.
Sau trận tái chiến Eliance 1 Trung
Úy Phạm Văn Phú đã được đặc cách vinh thăng đại úy mặc dầu ông mới
lên trung úy có vài tháng.
Ngoài 2 đại đội
của Trung úy Phú và Đại úy Bizard.
Hai đại đội còn lại của Tiểu đoàn
5 Dù Việt Nam đã bị tước khí giới và đưa đi làm lao công chiến
trường từ ngày 2-4 vì tất cả các sĩ quan Việt chỉ huy 2 đại đội này
từ chối chiến đấu.
Đại úy Tiểu đoàn trưởng Botella cố
thuyết phục nhưng không được, bèn trình lại cho Trung tá Langlais và
Đại tá De Castries.
Sau khi điều đình với các sĩ quan
không thành công, Bộ chỉ huy quyết định thu hồi vũ khí của cả 2 đại
đội và binh sĩ 2 đại đội này chấp nhận nhiệm vụ lao công chiến
trường.
Các sĩ quan Pháp
không tìm thấy một điều gì khác nhau trong 4 đại đội, tất cả đều có
một mẫu số chung là người Việt Nam. Vậy thì chuyện gì đã xảy ra cho
2 đại đội từ chối chiến đấu?
Cho tới nay câu hỏi này chưa được
giải đáp.
Tuy nhiên một
giả thuyết đã được đặt ra là các vị sĩ quan chỉ huy 2 đại đội này đã
bất mãn cách đối xử của Langlais và Botella.
Ngay ngày đầu tiên khi Tiểu đoàn
5/ Dù VN nhảy xuống Điện Biên Phủ lúc 4 giờ 30 chiều giữa lằn đạn
của Việt Minh rồi phải đào hố chiến đấu ngay giữa các vòng rào đầy
bùng nhùng dây kẽm gai.
Đến 7 giờ 30 thì bị tràn ngập bởi pháo của
CSVN khiến 2 khẩu súng cối 81 của Tiểu đoàn bị hư hại. Vậy mà mờ
sáng hôm sau Langlais lại chỉ thị cho tiểu đoàn đang vướng rải rác
giữa đám bùng nhùng ở bên kia sông Nậm Rốn phải tập trung lại để kéo
nhau trong đêm chạy cho hết bề ngang của căn cứ Điện Biên Phủ rồi
chạy thêm một nửa chiều dọc của căn cứ để tiếp ứng cho tiền đồn
Gabrielle trong khi tại Trung tâm Điện Biên Phủ đang có 2 tiểu đoàn
Dù thiện chiến của Pháp là Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 8 lại nằm chơi
không.
Rồi tới khi đoàn
quân bị chặn lại tại Bến lội vì bị phục kích thì Langlais đã hết lời
nguyền rủa các cấp chỉ huy của TĐ 5/Dù VN. Và sau đó thì Langlais
trừng phạt bằng cách cách chức đại đội trưởng của Trung úy Ty và đưa
một số quân nhân ra lao công chiến trường.
Sau đó lại xé lẻ tiểu đoàn để đi
tăng cường cho các đơn vị khác.
Nhưng cho đến
khi Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 Thái bỏ trốn, và sau trận đánh
Huguette 7 cũng như Eliance 1 thì cả Bộ chỉ huy Cứ điểm phải đánh
giá lại khả năng và tinh thần chiến đấu của các đơn vị quân đội Việt
Nam.
Nhưng đến khi họ biết tôn trọng
các quân nhân Việt Nam thì đã quá muộn bởi vì họ đã đối xử tàn tệ
với đơn vị Việt Nam duy nhất tại Căn cứ , họ đã sử dụng tiểu đoàn
như một đứa con ghẻ.
Dĩ nhiên các sĩ quan Việt Nam
không thể chịu đựng nổi sự bất công này. Và hành động chấp nhận lao
công chiến trường là một hình thức phản kháng cuối cùng.
Langlais là Liên
đoàn trưởng của Liên đoàn 2 Nhảy dù Pháp, ông tin tưởng vào các Tiểu
đoàn Dù của ông vì cho rằng đó là những quân nhân Lê Dương rất liều
lĩnh và cam đảm.
Trong khi đó ông luôn luôn có
thành kiến không tốt về các quân nhân Việt Nam.
Nhưng ông không
có hân hạnh nhìn vào danh sách các tiều đoàn này để thấy rằng Tiều
đoàn 6 Dù Thuộc địa của Bigeard có 613 người nhưng có 332 người là
Việt Nam.
Tiểu đoàn 2/1 Dù của Bréchignac có
827 người nhưng có 420 người Việt Nam.
Tiểu đoàn 1 Dù Thuộc địa của Jean
Souquet có 911 người nhưng có 413 người Việt.
Tiểu đoàn 1 Dù Lê Dương có 653
người nhưng có 336 người Việt.
Đa số những
người tình nguyện vào binh chủng dù của Pháp là con em của những nạn
nhân bị đấu tố trong chiến dịch thu thuế kiểu Cọng sản năm 1950 và
chiến dịch Cải cách ruộng đất của Hồ Chí Minh năm 1953.
Họ muốn trả thù cho thân nhân của
họ, tinh thần chiến đấu của họ thì khỏi chê.
Dầu sao qua
những cuộc thử thách đẫm máu tại Điện Biên Phủ cũng đã khiến
Langlais phải có một cái nhìn khác về tinh thần chiến đấu của các
quân nhân Việt Nam.
Lúc hai đại đội của Tiểu đoàn 5 Dù
từ chối chiến đấu là lúc ông ta đã hiểu ra những sơ sót bất công của
ông ta.
Ông cố gắng thuyết phục các sĩ
quan của hai đại đội tiếp tục chiến đấu nhưng lúc đó ly nước đã
tràn.
Đại úy Phạm Văn Phú
Phạm Văn Phú
nhập học khóa 8 Võ bị Quốc gia Việt Nam ngày 1-7-1952, lúc đó ông 29
tuổi và đang là Chuẩn úy của quân đội Quốc gia xuất thân từ binh
chủng nhảy dù Pháp.
Tính tình ít nói và nói không hay,
vẻ hiền lành chất phác chứ không có vẻ gì là một tay yên hùng, một
hạ sĩ quan cao cấp của binh chủng nhảy dù.
Nếu nói theo
quan điểm của CSVN thì Phạm Văn Phú thuộc thành phần có “xuất thân
tốt”, không phải trí thức mà cũng không phải tư sản.
Cùng theo học với Phạm Văn Phú lại
có một người đã mang cấp bậc Thiếu úy là ông Nguyễn Bá Thìn tự Long.
Ông này trước kia là một tiểu đoàn
trưởng của Việt Minh, không hiểu ông ta gia nhập quân đội Quốc gia
hồi nào và lên Thiếu úy ngày nào nhưng cuối khóa học ông tốt nghiệp
thủ khoa khóa 8 Võ bị Quốc gia.
Ngày 28-6-1953
có 163 ông thiếu úy ra trường, trong đó có Thiếu úy Thìn và Thiếu úy
Phú.
Tới ngày 20-11-1953 Thiếu úy Phú
cùng với Tiểu đoàn 5 Dù VN nhảy xuống Điện Biên Phủ lần thứ nhất để
chiếm đóng và thiết lập căn cứ.
Sau đó 1 tháng, tháng 12 năm 1953
ông được thăng cấp Trung úy trong trận giải cứu Tiểu đoàn 8 Dù của
Pháp bị tấn công tại Mường Pồn khi tiểu đoàn này đang cố gắng cứu
các đơn vị Biệt kích rút khỏi Lai Châu.
Đầu năm 1954
Tiểu đoàn 5 Dù VN cùng với Tiểu đoàn 6 Dù Thuộc địa rời Điện Biên
Phủ để ứng chiến cho mặt trận Luangbrabang đang bị Đại đoàn 308 của
CSVN uy hiếp.
Đến tháng 3 năm 1954 Trung úy Phạm
Văn Phú trở lại Điện Biên Phủ với chức vụ Đại dội trưởng Đại đội 3/
TĐ 5/ Dù Việt Nam.
Và một tháng
sau, tháng 4-54 ông mang lon đại úy.
Cuộc đời binh nghiệp của ông sau
này có nhiều thăng trầm nhưng các sĩ quan Pháp vẫn nhắc tới ông mỗi
khi nói về Điện Biên Phủ hoặc nhắc tới Điện Biên Phủ mỗi khi nói về
ông.
Đặc biệt sau này
Tướng Phú cũng luôn luôn lên lon đặc cách tại mặt trận, từ Đại úy
lên đến Thiếu tướng.
Lần thăng cấp sau cùng là chiến
công trong trận Hạ Lào.
Ông đã đưa Sư đoàn 1 Bộ binh tấn
công chiếm Tchepone rồi trở về mà chỉ bị tổn thất 1 tiểu đoàn.
Đáng tiếc là sau
năm 1975 ông bị những kẻ tiểu nhân dèm pha sau khi ông đã chọn cái
chết để đền nợ nước.
Một trong những nguyên nhân để dèm
pha là do ông đã bị bắt làm tù binh tại Điện Biên Phủ (sic).
Hãy nghe Đại tá Lê Khắc Lý nói xấu
về ông :
“Tướng Phú thường hay ở Nha Trang. Nhiều
người bảo ông ấy sợ. Tôi nghĩ có lẽ đúng. Ông đã từng bị bắt làm tù
binh trong trận Ðiện Biên Phủ năm 1954, cho nên cứ nghĩ đến việt
cộng là ông ấy đủ sợ rồi. Tôi không có lòng tin nơi Tướng Phú mỗi
khi chúng tôi đụng trận.
Ông quyết định không rời Bộ Tư Lệnh Quân
Ðoàn II về Nha Trang nữa, nhưng cá nhân ông đã chuyển một số lớn của
cải và gia đình đi Nha Trang và hầu hết các Nhân Viên cũng đi theo
với ông. Tôi là người phải điều động mọi việc ở Pleiku.
Ðây là sự thật, tôi không hề có ý khoe
khoang. Tướng Phú có mâu thuẫn cá nhân với hai ông Tư Lệnh Phó là
Chuẩn Tướng Lê Văn Thân và Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm. Không có Sĩ
Quan chấp hành, ông bèn đặt ra một số sĩ quan riêng ( Larry
Engelmann, Tears befor The Rain, bản dịch của Nguyễn Bá Trạc ).
Gia đình Tướng Phú sống tại biệt thự Sóng
Nhạc tại Nha Trang ( Tư dinh dành cho Tư lệnh Quân khu 2 ) cho nên
chuyện ông ta chuyển gia đình và của cải từ Pleiku về Nha trang là
chuyện không bao giờ có. Vả lại “một số lớn của cải” nghĩa là sao ?
Đây là Lý tiết lộ cho tác giả người Mỹ, người Mỹ dễ bị mắc hỡm với
câu ỡm ờ này.
Nói cho cùng,
dẫu cho chuyện này có thật đi nữa thì nghĩa tử là nghĩa tận, ông
Tướng đã đền xong nợ nước thì Lý không nên moi móc ra làm gì.
Dĩ nhiên là Lý không có thù oán gì
với ông tướng nhưng thực ra nếu không nói xấu ông tướng thì Lý biết
lấy cái giỏ nào để chứa tội phản bội tổ quốc của ông ta?
Rõ ràng Lý đạp Tướng Phú, Tướng
Cẩm, Tướng Thân dưới chân của mình cốt để chứng minh rằng ông ta là
người duy nhất “điều động mọi việc ở Pleiku” (sic).
Trong khi sự thực thì lài liệu được giải mã
của CIA đã cho biết rằng chính CIA đã bốc Tham mưu trưởng Lê Khắc Lý
khỏi Pleiku ngay trong ngày đầu tiên, biến Bộ tham mưu Quân đoàn trở
thành rắn không đầu. Toàn bộ Quân đoàn II bị loạn từ lúc đó.
Lý phê phán rằng
Tướng Phú sợ bị Việt cộng bắt (sic) trong khi bản thân Lý tuy mang
danh là Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn nhưng cả đời chưa bao giờ
ra trận.
Giờ đây ông ta về hùa với Cao Văn
Viên, cho rằng Phú đã trốn khỏi
Pleiku từ ngày 15-3, bỏ mặc Bộ
tham mưu Quân đoàn cho một mình ông ta điều động (sic).
Giờ đây để bôi
tro trát trấu lên vong linh Tướng Phú, Lý cho rằng tướng Phú sợ bị
bắt;
trong khi Tướng Phú đã nổi danh
anh hùng chỉ 6 tháng sau khi ra trường, khi ông chỉ huy giải cứu
Tiểu đoàn 8 Nhảy dù Pháp tại Mường Bồn, được thăng cấp Trung úy.
Bốn tháng sau đó ông lại được vinh
dự thăng cấp Đại úy trong trận tử chiến tại Điện Biên Phủ.
Và ông trở thành ông tướng duy
nhất của quân đội VNCH được thăng cấp tại mặt trận cho mỗi cấp, từ
thiếu úy lên thiếu tướng.
(38) PHONG CÁCH CHỈ HUY CỦA TƯỚNG
GIÁP
Đổ cho cấp dưới
Hồi ký của Võ
Nguyên Giáp kể lại về sau này, khi Nguyễn Hữu An trở thành Tư lệnh
sư đoàn 325, gặp lại Võ Nguyên Giáp tại Đồng Hới, Tướng An vẫn còn
ức vì chuyện bị đổ tội do chậm khai hỏa trong trận tấn công đầu tiên
vào Eliance 2.
Ông phân trần với ông Giáp là lúc
đó đường dây điện thoại bị pháo cắt đứt cho nên ông không nhận được
lệnh tấn công.
Nghe như vậy
Tướng Giáp giả vờ ngạc nhiên:
“Sao ngày đó cậu không nói ngay?”
(Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử, in lần 2, trang 281) rồi ông nói
sang chuyện khác.
Nhưng nếu lật ngược lại trang 265
thì ngay lúc diễn ra trận đánh Võ Nguyên Giáp đã biết là Nguyễn Hữu
An bị đứt đường dây điện thoại:
“Chờ mãi vẫn
chưa có tin A1 và các mũi thọc sâu.
Hỏi 316, đại đoàn trưởng Lê Quảng
Ba báo cáo:
từ đầu trận đánh không liên lạc
được với 174 do đường dây điện thoại bị đại bác cắt đứt, đang cho
nối lại…” (trang 265).
Như vậy là ngay từ đầu ông đã biết
Nguyễn Hữu An không có lỗi gì cả.
Cuộc tổng tấn
công bị thất bại là do các chuyên gia TC không tính tới sức kháng cự
mãnh liệt của Đại đội 1/5 Dù Việt Nam với 4 khẩu 105 ly bằn trực xạ
khiến cho nguyên trung đoàn 167 CSVN bị tiêu diệt tại đồn Huguette
7.
Còn tại mặt phụ thì các chuyên gia
không ngờ có một hầm ngầm bằng bê tông trên đồn Eliance 2.
Lẽ ra trong hội nghị sơ kết các cố vấn phải
nhận khuyết điểm về mình trước, nhưng thói đời không có ai tự nhiên
nhận khuyết điểm cả cho nên họ đổ lỗi cho Tướng Giáp là đã ra lệnh
cho Đại đoàn 308 tấn công vào Huguette 7 trong khi chưa chiếm được
Eliance 2. Theo kế hạch tác chiến thì Tướng Giáp chỉ ra lệnh cho
Tướng Vương Thứa Vũ tấn công sau khi biết chắc đã chiếm được 4 đồn
mặt Đông, gồm cả Eliance 2.
Trước lời phê
bình của các chuyên gia, Tướng Giáp đành phải đổ cho Nguyễn hữu An.
Ông ta nói rằng trước khi tấn công
thì ông An cam kết sẽ chiếm Eliance 2 trong vòng 2 tiếng đồng hồ cho
nên ông ta đợi đúng 2 tiếng đồng hồ thì mới cho lệnh tần công
Huguette 7.
Tướng Giáp dẫn chứng nguyên văn
lời Nguyễn Hữu An :
Tôi lại hỏi: –
Các đồng chí có tin tưởng không?/ Vũ Lăng nhanh nhảu: – Báo cáo anh,
tin tưởng nhất định làm được./ – Đánh C1 ( tức là Eliance 1) trong
bao lâu?
– Xin anh 45 phút./
– Có thể để hẳn cho đồng chí một
tiếng./
Tôi quay sang
Nguyễn Hữu An: – Còn A 1 (tức là Eliance 2), Đồng chí cần bao nhiêu
thời gian?/
Mức thời gian Vũ Lăng đặt cho đơn
vị mình làm cho Nguyễn Hữu An hơi lúng túng. – A 1 khó hơn, hai
tiếng, đồng chí làm được không?/
Nguyễn Hữu An vui vẻ đáp: – Báo
cáo, làm được./” (trang 262).
Nhờ dẫn chứng
này mà người ta thấy được phong cách chỉ huy “trời ơi đất hỡi” của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đánh trận cũng như thi đấu thể
thao, trước một địch thủ kinh nghiệm hơn mình, được trang bị hơn
mình, lại chiếm thượng phong trong tư thế phòng thủ, không ai nắm
chắc được thắng lợi chứ đừng nói là chiến thắng trong mấy giờ hay
mấy phút.
Thế nhưng “thiên tài quân sự” Võ Nguyên
Giáp đã làm như thế, ông ta ấn định trước thời hạn phải chiến thắng
là 2 tiếng đồng hồ cho Nguyễn Hữu An đối với một cái đồn mà sau này
phải do Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ rồi Đại đoàn trưởng Lê Quảng
Ba đích thân chỉ huy chỉ hạ được vào giờ phút cuối của trận chiến,
nghĩa là 37 ngày sau, tức là 888 giờ sau, gấp 400 lần mức ấn định
của Võ Nguyên Giáp.
Bắt cấp dưới phải nhận lỗi thay cho mình
Ngày 2-4-1954
Trung đoàn trưởng Hùng Sinh dẫn 2.500 quân tấn công đồn Eliance 2 và
cuối cùng thì cả trung đoàn 2.500 người chỉ còn 50 người;
nhưng hồi ký của Tường Giáp cho
thấy ông ta đối xử với Hùng Sinh như thế nào vào sáng hôm sau:
“Hùng Sinh cao
lớn bước vào với một chiếc băng trên trán và đôi mắt sâu trũng vì
thiếu ngủ.
Tôi hỏi – Vết thương thế nào?/ –
Thưa, vết xước mãnh đạn thôi, băng để tránh
nhiểm trùng./
Tôi nói
– Tin tức ở đây nắm được thì quân
địch ở A1 tổn thất rất nhiều, có lúc bọn chỉ huy Mường Thanh tưởng
là đã mất A1!
Tại sao các đồng chí đánh mãi vẫn
không giải quyết được?/
– Báo cáo anh, chúng tôi rất cố
gắng nhưng vướng phải cái hầm ngầm trên đỉnh đòi.
Anh em đã đặt vào đó 80 kilôgam
bộc phá giật nổ, nhưng nó vẫn trơ trơ./
– Sao không tìm cửa hầm mà đánh
vào?/… “
Con người ta đánh suốt 1 ngày 2 đêm, đến
nỗi 2.500 người chỉ còn 50 người, thế mà ông Tướng lại còn hạch “Tại
sao các anh không giải quyết được?”. Dĩ nhiên ông Tướng thừa biết
nguyên do không hoàn thành kế hoạch là vì cái hầm ngầm, ông biết
ngay lúc trận đánh đang diễn ra bởi vì chính ông đích thân chỉ huy
và ra lệnh trên điện thoại trong suốt trận đánh.
Chắc chắn câu
này đã được hỏi rất nhiều lần và được trả lời rất nhiều lần trong
khi trận đánh đang diễn ra.
Như vậy câu hỏi lần này không phải
là hỏi để biết, mà là hỏi để khiển trách theo lối phủ đầu.
Tuy nhiên nếu phân tích kỹ thì đây
là một câu khiển trách rất vô trách nhiệm, ông Tướng muốn đổ hết
trách nhiệm cho thuộc cấp.
Hễ đánh không được là do các anh
chứ không phải do tôi.
Lẽ ra ngay khi
trận đánh đang diễn ra, biết được kế hoạch bị khựng lại vì cái hầm
ngầm thì ông Tướng phải ngay tức khắc ra lệnh cho công binh sử dụng
biện pháp kỹ thuật hoặc ra lệnh sử dụng cảm tử quân giải quyết bằng
chiến thuật đặc công, hoặc ra lệnh rút ra rồi bao vây để cô lập và
vô hiệu hóa đồn A1.
Có rất nhiều biện pháp từ hay đến
dở để giải quyết, nhưng đằng này ông Tướng không có được một lệnh,
cho dù là một lệnh rất dở.
Rồi sau khi được
Hùng Sinh xác nhận là tại cái hầm ngầm thì ông Tướng lại hỏi : “Sao
không tìm cửa hầm mà đánh vào?”.
Đây là một câu hạch sách vô tội
vạ, chứng tỏ ông Giáp không phải là một quân nhân.
Câu hỏi giống như của một đứa bé
con.
Dĩ nhiên là khi đánh một cái hầm
ngầm thì ai cũng phải tìm cửa hầm mà đánh vào chứ đâu có ai đào hang
dưới đáy hầm mà đánh lên.
Cho nên đây chỉ
là một câu phủ đầu nhằm trấn áp Hùng Sinh, có nghĩa là “Hễ ông không
biết đánh vào bằng ngõ cửa hầm thì tức là ông không xứng đáng là
trung đoàn trưởng, một đứa bé con nó cũng biết là phải tìm cửa hầm
mà đánh vào”.
Dĩ nhiên nghe như vậy thì ông Hùng
Sinh hoảng quá và vội thanh minh rằng ông ta có tìm cửa hầm chứ,
nhưng tìm không ra.
Và cũng vì vội vàng thanh minh cho mình mà
ông Hùng Sinh quên hỏi lại cái câu hỏi mà đúng ra Hùng Sinh phải hỏi
ngay từ đầu là :
“Ông giao cho
tôi đánh cái đồn có cái hầm ngầm bằng bê tông mà tại sao ông không
cho tôi biết trước để tôi chuẩn bị đồ nghề, hoặc chuẩn bị quân, hoặc
nghiên cứu trước cách đánh.
Đằng này khi tôi phát hiện ra sự
kiện bất ngờ này thì ông cũng chẳng giúp cho tôi một ý kiến nào cả
mà ông chỉ hô tôi tiến lên là sao? Vậy thì tôi chỉ theo lệnh ông mà
tiến lên cho nên quân của tôi 2.500 chỉ còn có 50 đứa và bản thân
tôi cũng bị thương như ông thấy đây”.
Nếu hỏi được như vậy thì Hùng Sinh “ngon”
rồi nhưng rõ ràng là Hùng Sinh thua trí một tay láu cá, cuối cùng
ông vẫn nghĩ rằng mình có tội đối với Tổng Tư lệnh.
Chỉ huy đầy kịch tính
Một đoạn hồi ức
của tướng Lê Trọng Tấn chứng minh cách chỉ huy đầy kịch tính của
Tướng Giáp
khi ông ra lệnh khai hỏa tấn công
đồn Béatric:
“Tôi nghe rõ tiếng Đại tướng Chỉ
huy trưởng vang lên trong máy:
“Pháo binh đã sẵn sàng cả chưa?/”
– “Báo cáo tất cả đã sẵn sàng chờ
lệnh đồng chí./”
–
“Bộ chỉ huy chiến dịch đồng ý với
các để nghị của các đồng chí.
Trận mở đầu mở màn cho chiến dịch
lịch sử, tôi hạ lệnh cho các đồng chí:
bắn trúng, bắn nhanh, bắn mạnh./”.
Chiến dịch lịch sử bắt đầu, tôi
nhìn đồng hồ 17 giờ 10 phút”.
Việc ra lệnh bắn trúng hay bắn nhanh là
lệnh của ông hạ sĩ quan khẩu đội trưởng súng đại bác chứ đâu phải
của ông tướng. Còn lệnh khai hỏa là lệnh của ông Tiểu đoàn trưởng có
mặt ngay tại trận địa chứ đâu phải của cái ông ngồi ở hậu cứ.
Ngoài ra bất cứ
một người xạ thủ pháo binh nào cũng luôn luôn thao tác nhanh với tất
cả khả năng mà họ có, không cần ông tướng phải ra lệnh. Và lúc nào
cũng chủ tâm bắn trúng chứ không phải đợi có lệnh của ông tướng mới
chịu bắn trúng.
Hơn nữa, bắn mạnh nghĩa là thế
nào?
Một khẩu súng đại bác bắn mạnh hay
yếu là tùy theo lượng thuốc nạp, mà lượng thuốc nạp nhiều hay ít là
tùy theo mục tiêu ở xa hay ở gần.
Không ai biết
bắn mạnh nghĩa là thế nào. Tuy nhiên cũng nhờ có lệnh như vậy người
ta mời biết ngoài lệnh bắn trúng còn có lệnh… bắn trật, ngoài lệnh
bắn nhanh còn có lệnh… bắn chậm, ngoài lệnh bắn mạnh còn có lệnh…
bắn yếu.
Chẳng qua là ra một cái lệnh cho
có để ghi lại cái giây phút hạ lệnh “vô cùng thiêng liêng” đối với
lịch sử.
Không bao giờ nhận khuyết điểm
Ngoài cách đổ
lỗi cho thuộc cấp, Tướng Giáp luôn luôn bào chữa cho các sai sót của
mình nghe rất xuôi tai. Ví dụ như trong trận tổng tấn công:
Ngay ngày đầu ông đã chiếm được
cao điểm Dominique 1, đây là một vị trí lý tưởng để bố trí pháo binh
bắn trực xạ vào trung tâm phòng thủ của Căn cứ Điện Biên Phủ. Thế mà
ông không biết lợi dụng vị trí này mà ra lệnh cho bộ binh chiếm giữ.
Sau này các
nhà quân sự
Quốc tế đã đến thăm trận địa Điện
Biên Phủ và họ thấy ngay lợi thế của đồi này và họ viết báo nêu thắc
mắc :
“Sau này, một số
nhà quân sự nước bạn tới thăm Điện Biên Phủ, khi đi nghiên cứu địa
hình khu Đông thường cho rằng cao điểm quan trọng nhất là đồi E.
Đồi E và đồi D1 cao nhất trong dãy
đồi phía Đông, khống chế cả khu trung tâm.
Đúng là khi chiếm được những vị
trí này ta có một lợi thế trong tay, nhưng lại không có điều kiện
triệt để khai thác lợi thế đó” (trang 297).
Mới nghe qua thì
lời bào chữa này nghe cũng xong, nhưng nghĩ lại thì ông không giải
thích vì sao ông không có điều kiện để biết khai thác triệt để.
Phải chăng ông không có điều kiện
để theo học một trường lớp quân sự nào cho nên ông không biết?
Phải chăng ông không có điều kiện
làm một người lính thực sự lăn lộn ngoài chiến trường cho nên ông
không biết?
So lại với cung
cách chỉ huy của Quân đội Việt Nam Cọng Hòa thì
không bao giờ người làm Tướng lại
có cái cách đổ lỗi phủ đầu cho thuộc cấp.
Tướng Phan Đình
Thứ
( Lam Sơn ) là người nổi tiếng
nghiêm khắc với các sĩ quan thuộc quyền nhưng vì xuất thân là một Cử
nhân Văn chương cho nên các lời khiển trách của ông rất lịch sự.
Nhưng mỗi khi ông lên tiếng là
chết lý, người bị khiển trách tự thấy tội của mình rõ ràng không thể
chối được, và không bao giờ có ý nghĩ ông Tướng trách oan mình, chỉ
biết tự trách mình quá dở.
Một ông tướng
khác nổi tiếng là mỗi khi nóng giận ưa chưởi thề và hay dùng lời lẽ
thô tục là Tướng Nguyễn Văn Toàn.
Tuy nhiên ông chỉ nổi nóng lên khi
cái lỗi của đối tượng rõ ràng là quá tệ.
Nhưng mỗi khi như vậy ông chỉ chửi
thề một mình và có cử chỉ vò đầu bứt tai chứ không bao giờ ông trách
người phạm lỗi.
Còn đối với các
lỗi do diễn biến bất ngờ không lường trước thì không bao giờ ông quy
thành lỗi. Trái lại đối với các thuộc cấp bị sơ hở do thiếu kinh
nghiệm luôn luôn được tướng Toàn chia sẻ như là lỗi của
chính ông, ông ưa hỏi:
“Vì sao mà đến nỗi như rứa hả
toa?”.
“Toa” là một tiếng thân mật mà ông
thường dùng để gọi cấp dưới của mình.
Và một ông tướng
khác nổi tiếng độc đoán là ông Đỗ Cao Trí, ông ra lệnh rất dứt khoát
cho nên ông không ưa những câu nói dông dài hay nói loanh quanh.
Trong các buổi họp hành quân ông
luôn luôn ngồi im nghe thuộc cấp trình bày trước.
Sau đó ông thường nói :
“Có ai có ý kiến gì nữa không?
Nếu không thì tới phiên tôi, tôi
quyết định như thế này, như thế này…”.
Sau khi ông đã quyết định mà có ai lên tiếng thêm ý kiến thì ông gạt phăng, ông nói : “Các ông đã cho ý kiến xong thì tôi mới quyết định. Và tôi đã quyết định thì tôi chịu trách nhiệm, nhưng nếu quyết định của tôi bị sai do vì các ông cho ý kiến sai thì các ông sẽ lãnh đủ với tôi”.
Chỉ có phong thái chỉ huy như vậy mới được
chọn làm tướng, mới được binh sĩ và sĩ quan dưới quyền hết lòng kính
phục. Còn phong thái của ông Tổng tư lệnh Quân đội CSVN trông giống
như một ông tướng thời Chiến Quốc bên Trung Hoa, hễ thắng trận thì
lãnh hết vinh quang, còn bại trận thì lôi đầu các tướng tá dưới
quyền ra mà chém.
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP, (39) VÕ NGUYÊN
GIÁP BỊ MẤT QUYỀN LỰC
Võ Nguyên Giáp được vào Bộ chính trị
Năm 1956, ngày
24-8, nhật báo Nhân Dân nhìn nhận hậu quả của Cách mạng cải cách
ruộng đất:
“Anh em trong cùng một gia đình
không còn dám đến thăm nhau, và dân chúng không dám chào hỏi khi gặp
nhau ngoài đường phố”.
Năm 1956, ngày
29-9, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp trong 1
tháng để kiểm điểm những sai lầm và đề ra phương pháp sửa sai.
Trường Chinh từ chức Tổng bí thư.
Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương bị
loại ra khỏi Bộ chính trị, Hồ Việt Thắng bị loại ra khỏi ban chấp
hành Trung ương Đảng.
Năm 1956, ngày 29-10, tại một cuộc mít tinh
tại sân vận động Hàng Đẫy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Hồ Chủ
tịch đọc báo cáo của hội nghị Trung ương ĐCSVN chính thức công nhận
những sai lầm trong Cải cách ruộng đất.
*Chú gải :
Hồ Chí Minh lợi dụng sự phẫn nộ
của dân chúng để từ chối sự can thiệp của cán bộ Trung Quốc, đồng
thời dùng quân đội của Võ Nguyên Giáp làm áp lực đẩy phe đảng của
Trường Chinh ra khỏi trung tâm quyền lực.
HCM giao cho Võ
Nguyên Giáp liên lạc với Đại sứ của Liên Xô là Séc Ba Cốp để tiến
hành cách mạng vô sản theo chiều hướng xét lại của Krushcheve.
Đưa Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn
Đồng vào Bộ Chính Trị của ĐCSVN thay thế Hoàng Quốc Việt và Lê Văn
Lương.
Rốt cuộc thì
cánh Đồng Minh Hội là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,
Hoàng Văn Hoan đã thực sự khống chế được trung tâm quyền lực của
ĐCSVN.
Xa hơn nữa, các ông dự tính đưa Võ
Nguyên Giáp vào Trung ương Đảng và vào thẳng Bộ chính trị để VNG có
thể thay Trường Chinh lãnh đạo ĐCSVN.
Tuy nhiên người lãnh đạo cao cấp nhất còn
lại của ĐCSVN là Lê Đức Thọ đã thấy ngay toan tính của HCM cho nên
ông ta đã nhanh tay cứu vãn Trung ương Đảng bằng cách vận động đưa
Lê Duẩn từ trong Miền Nam ra thay thế Trường Chinh, lấy lý do Lê
Duẩn là người duy nhất đã không thi hành lệnh cải cách ruộng đất của
La Quý Ba và Kiều Hiểu Quang.
Sự vận động của Lê Đức Thọ có ngay kết quả
vì lúc bấy giờ đa số những người lên tiếng chống đối Cải cách ruộng
đất là nhóm cán bộ ăn ngay nói thẳng của Miền Nam gồm có Ung Văn
Khiêm, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Bùi Công Trừng, Nguyễn Văn
Linh, Nguyễn Văn Trấn, Hà Huy Giáp, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Nguyễn
Thị Thập…
Ngoài mặt Lê Đức
Thọ lấy cớ là Lê Duẩn sáng suốt trong vụ cải cách ruộng đất, nhưng
bề trong ông biết Lê Duẩn có lá bùa để trị ông Hồ Chí Minh.
Lá bùa đó đã được người phụ tá của
Lê Đức Thọ là Hoàng Tùng thú nhận trong hồi ký:
“Anh Lê Duẩn có nói với tôi là Hà
Huy Tập báo cáo với Quốc tế ( Cọng sản Quốc tế 3 ) về việc mật thám
( Pháp ) đưa bà Thanh ( Chị của Nguyễn Tất Thành ) đi Trung Quốc tìm
Nguyễn Ái Quốc”.
Quả nhiên Lê
Duẩn hạ HCM rất dễ dàng, cách của Lê Duẩn là nhân danh Tổng bí thư
ĐCSVN đề nghị Liên Xô cho xem hồ sơ của HCM còn lưu trữ tại Mạc Tư
Khoa mà trong đó có 2 thư tố cáo của Trần Phú, một thư tố cáo của Hà
Huy Tập, và 1 thư tố cáo của Trần Ngọc Danh.
HCM sợ chân tướng bị bại lộ cho
nên đành chịu lép vế cho tới cuối đời.
Năm 1960, ngày
5-9, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 chính thức bầu Lê Duẩn làm Bí thư
thứ nhất
( Do vì ở Liên Xô cũng không có
chức vụ Tổng bí thư, Krushcheve cũng chỉ là Bí thư thứ nhất của Liên
Xô ).
Đặc biệt kỳ này sửa đổi điều lệ
Đảng, đặt ra chức Chủ tịch Đảng dành cho ông Hồ Chí Minh nhưng không
có điều lệ nào quy định nhiệm vụ của Chủ tịch Đảng.
Đại hội cũng
quyết định Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi giữ chức Phó thủ tướng kiêm
Tổng tư lệnh Quân đội, xuống giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà
nước, Tướng Chu Văn Tấn thay Võ Nguyên Giáp giữ chức Tổng tư lệnh.
*( Thực ra việc ngưng chức đã xảy
ra trước đại hội 2 tháng ).
Năm 1960, ngày
2-11,
phái đoàn Việt Nam gần 50 người do
ông Hồ Chí Minh dẫn đầu tham dự Hội nghị các nước Cọng sản tại Mạc
Tư Khoa.
Sau khi nghe đọc bản dự thảo của
nghị quyết, ông Hồ Chí Minh chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ung
Văn Khiêm thảo ra văn bản tuyên bố tán thành nghị quyết của Mạc Tư
Khoa.
Hạ bệ Hồ Chí Minh
Năm 1960, ngày
28-12, họp Đại hội lần thứ 2 Trung ương Đảng CSVN để nghe tường
trình của phái đoàn tham dự Hội nghị tại Liên Xô.
Đại hội biểu quyết không ngã theo
chủ trương sống chung hòa bình của Krushcheve.
Nghĩa là đi ngược chủ trương của
HCM.
Ngoài ra quyết
định Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ra khỏi Quân đội, giữ chức Chủ nhiệm
Ủy ban Kế hoạch Phát triển nông nghiệp;
Đại tướng Văn Tiến Dũng thay
Nguyễn Chí Thanh giữ chức Bí thư Quân ủy và Trung tướng Song Hào
thay Nguyễn Chí Thanh giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Đây là một cuộc
âm thầm đảo chánh cho nên quyết định của đại hội Trung ương chỉ phổ
biến trong nội bộ 47 người, và được bảo mật tuyệt đối.
Tuy nhiên theo hồi kí của Trần
Quỳnh thì không chuyện gì giấu được tình báo của Trung Quốc và Liên
Xô :
“Cái phức tạp hơn là ở chỗ khác. Tình báo
của Trung Quốc cũng như của Liên Xô đầy dẫy khắp nơi. … những cuộc
họp của Bộ chính trị ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân diễn ra thì trong ngày
tin tức về nội dung cuộc họp đã đến tai Liên Xô và Trung Quốc”.
*Chú giải : Tại sao Võ Nguyên Giáp và
Nguyễn Chí Thanh bị hạ ?
Sở dĩ hai ông
Đại tướng bị hạ thấp quyền lực vì sau vụ cải cách ruộng đất 1956 ông
HCM đã bắt TC phải từ chức Tổng bí thư, đuổi Lê Văn Lương, Hoàng
Quốc Việt ra khỏi Bộ chính trị,
và giao cho VNG đứng ra ổn định
tình thế, rồi đưa VNG vào Trung ương đảng ( Trước đó VNG đứng ngoài
Trung ương, theo hồi ký “Đường tới Điện Biên Phủ” của VNG ).
Võ Nguyên Giáp
đã thẳng tay triệt hết vây cánh của Trường Chinh đê âm mưu nhảy lên
thống trị ĐCSVN.
Điều này đưa tới sự căm ghét ngầm
của phe Trường Chinh.
Còn Nguyễn Chí Thanh thấy cánh
Trường Chinh thất thế bèn ngã theo cánh HCM, thậm chí có tin đồn HCM
nhận NCT làm con nuôi.
Hồi ký của Vũ
Thư Hiên cho rằng Tướng Giáp bị hạ tầng công tác là do năm 1954
người ta phát hiện một lá đơn của ông gửi Toàn quyền Pháp để xin
được đi du học, lời lẽ trong thư rất tệ mạt.
Còn Tướng Nguyễn Chí Thanh thì bị
ông Đặng Xuân Thiều tố cáo là thời 1941 Thanh đã phản bội tổ chức,
khai báo cho thực dân bắt các đồng chí.
Và hồi ký Mặt
Thật của ông Bùi Tín cũng cho biết năm 1975 người ta tìm được bằng
chứng phản bội của Tướng Nguyễn Chí Thanh trong hồ sơ lưu trữ của
Chính quyền Sài Gòn.
* [Cho tới nay chưa có một thông
tin nào khác để có thể kiểm chứng nguồn tin của ông Vũ Thư Hiên cũng
như của ông Bùi Tín ].
Sự thật sau khi
Trung Quốc cho bạch hóa hồ sơ mật về trận Điện Biên Phủ mới lòi ra
Võ Nguyên Giáp không phải là người làm nên chiến thắng tại ĐBP nhưng
ông ta vẫn ưỡn ngực nhận vinh quang trước thế giới.
Cho nên thời đó, 1960, Lê Duẩn chỉ
cần công bố VNG không phải là người chỉ huy trận ĐBP thì sự nghiệp
vĩ đại của VNG đi đời.
Vì vậy mà VNG đành chịu lép.
Còn Nguyễn Chí
Thanh cũng bị phát hiện khai man lý lịch là do năm 1957 Lê Duẩn từ
Miền Nam ra Hà Nội nắm quyền thì gặp lại Tôn Quang Phiệt và Tố Hữu (
Phiệt là người kết nạp Duẩn vào Đảng Tân Việt năm 1928.
Và cả hai cùng gia nhập ĐCSĐD năm
1938 do Hà Huy Tập và Trần Ngọc Danh kết nạp.
Còn Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim
Thành, được Lê Duẩn và Nguyễn Khoa Văn kết nạp vào ĐCSĐD năm 1938 ).
Gặp lại Lê Duẩn thì Phiệt và Thành tố cáo
Nguyễn Chí Thanh không xứng đáng ngồi trong ban chấp hành Trung ương
do vì xuất thân không phải gai cấp cố nông, chỉ là khai man lý lịch
( Con nhà quan lại, học trường Tây ).
(40) VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ CHIẾN TRƯỜNG
MIỀN NAM
Thú nhận của chính Võ Nguyên Giáp
Cho tới nay giới
nghiên cứu quân sự của Hoa Kỳ vẫn đinh ninh rằng mọi chủ trương, mọi
điều động tại chiến trường Miền Nam đều do Đại tướng Võ Nguyên Giáp
phụ trách.
Do vậy mọi sách vở, báo chí của Mỹ
từ trước tới giờ đều được xây dựng trên căn bản Đại tướng Võ Nguyên
Giáp là người kiến tạo nên mọi chiến thuật chiến lược của quân đội
CSVN tại chiến trường Miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên người ta bắt đầu đặt một dấu hỏi
lớn khi quyển sách “Đại Thắng Mùa Xuân” của Đại tướng Văn Tiến Dũng
được phát hành vào năm 1976 mà trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ là một
cái bóng rất mờ.
Ngay sau đó Võ
Nguyên Giáp đã viết quyển “Mùa Xuân Toàn Thắng” để thanh minh rằng
ông ta vẫn là một Bộ trưởng bộ Quốc phòng và là tư lệnh của chiến
dịch Mùa Xuân năm 1975.
Nhưng ông càng viết thì càng lòi
ra sự thật, ví dụ ngày 29-4-1975 tướng Lê Trọng Tấn đánh điện báo
cáo là quân của ông ta đã đến bờ sông Đồng Nai, còn cách Sài Gòn 15
cây số.
Tướng Giáp viết:
“Lúc đó vào nửa
đêm, tôi đến nhà anh Ba (Lê Duẫn) đề nghị cho cánh phía Đông đánh
vào 18 giờ chiều, sớn hơn giờ G mười hai tiếng.
Anh Ba đồng ý và nói:
“Đánh, đánh thôi anh ạ!
Lúc này, cánh quân nào phát triển
thắng lợi là tạo thắng lợi chung cho toàn chiến dịch”/.
Tôi hỏi: “Điện ký tên anh chứ?/”.
Anh Ba đáp:
“Không ! anh là Tổng tư lệnh, ký
tên anh”/.
Một thoáng sau, anh Ba nói thêm:
“Ký thêm tên tôi cũng được, hoặc
nói rõ đã trao đổi với anh Ba nhất trí” (Võ Nguyên Giáp, Mùa xuân
toàn thắng, trang 333).
Vô tình Tướng
Giáp thú nhận mọi mệnh lệnh quân sự quan trọng ông đều phải hỏi Lê
Duẩn;
thậm chí đã được Lê Duẩn đồng ý
rồi mà ông cũng không dám ký tên vào mệnh lệnh, ông đã rụt rè hỏi
lại Lê Duẩn là ông có ký tên vào lệnh đó được không? Với cách hỏi
khiêm tốn của Tướng Giáp thì Tổng bí thư thấy tội nghiệp và cho phép
ông ký vào, nhưng chỉ một thoáng sau Tổng bí thư đổi ý và bảo ghi
thêm vào rằng đó chính là lệnh của ông ta.
Quyển sách của
Tướng Giáp khiến cho giới nghiên cứu quân sự bắt đầu chú ý và cố
gắng tìm hiểu thêm vai trò thật sự của ông Giáp trong cuộc chiến
Miền Nam cũng như trong trung tâm quyền lực của ĐCSVN dưới thời Lê
Duẩn.
Và rồi mọi sự bắt đầu hé lộ vào
năm 1991 khi ông Bùi Tín xuất bản cuốn sách Hoa Xuyên Tuyết, trong
đó cho thấy :
Rõ rệt nhất là ở
tòa soạn báo Nhân Dân tháng 3.1983 nói chuyện từ vụ trưởng trở lên,
ông (Lê Duẩn) ngang nhiên nói “Hồi đó ( hồi đánh Mỹ ), Bộ trưởng
Quốc phòng nhát như thỏ đế, vừa đánh Mỹ mà vừa run như vậy này ( ông
co người lại run rẩy ).
Do đó chúng tôi không để cho chỉ
huy, chúng tôi phải trực tiếp nắm tình hình và chỉ đạo chiến tranh,
và trên thực tế đã thay người khác trong nhiệm vụ Bộ trưởng Quốc
Phòng”( Bản in lần 2 trang 137 )… … Thật ra không phải chỉ gần đây,
mà từ năm 1962, ông Giáp đã bị đụng chạm khá mạnh…”( trang 141)… …
Tiết lộ của nhà văn Vũ Thư Hiên
Sang năm 1996 ông Vũ Thư Hiên phát hành
quyển sách “Đêm Giữa Ban Ngày” xác nhận chuyện ông Giáp bị mất quyền
lực là từ năm 1954 chứ không phải 1962, theo ông Hiên thì sau khi
tiếp thu Hà Nội người ta lục được trong hồ sơ của Pháp để lại có một
lá đơn của ông Giáp xin đi học trường Hậu Bổ là trường dạy làm quan
của Pháp, trong thư lời lẽ rất là tệ mạt.
Chính vì vậy mà
sau khi Trường Chinh bị mất chức Tổng bí thư thì lẽ ra Võ Nguyên
Giáp mới là người lên thay thế nhưng ngược lại, uy thế của Tướng
Giáp bị sụt giảm dần dần cho tới khi xảy ra vụ án xét lại chống đảng
vào đầu năm 1964;
đến năm này Võ Nguyên Giáp trở
thành một tội đồ mang án treo của ĐCSVN.
Tố cáo của Phó thủ tướng Trần Quỳnh
Rồi đến năm 1998 ông Trần Quỳnh là cựu bí
thư của Lê Duẩn đã cho lưu hành tài liệu “Những kỷ niệm về Lê Duẩn”,
trong đó xác nhận rõ ràng vai trò của Võ Nguyên Giáp trong thời kỳ
Chiến tranh Việt Nam :
“Trong khi toàn Đảng ta tiến hành cuộc đấu
tranh để khỏi bị ảnh hưởng của chủ nghĩa xét lại, và trong khi trào
lưu thân Trung Quốc đang cuồn cuộn thì xảy ra một sự kiện quan trọng
trong đời sống chính trị của Đảng, đó là vụ án chống Đảng. Không tán
thành đường lối chống xét lại của Đảng ta, một số cán bộ cao cấp và
trung cấp theo học ở trường Đảng cao cấp Liên Xô và trường quân sự
cao cấp Liên Xô bàn kế hoạch chống lại đường lối của Đảng.
Họ lập một nhóm vận động thành lập một tổ
chức lấy việc thay đổi Bộ chính trị làm mục tiêu. Họ nhắm vào những
người không đồng tình với Nghị quyết 9, trước hết là những sĩ quan
cao cấp trong quân đội và những ủy viên trong Trung ương. Trong tổ
chức đó có Đặng Kim Giang, Lê Liêm. Theo lời khai của Đặng Kim Giang
thì linh hồn của tổ chức là Võ Nguyên Giáp. …
Ngoài ra, năm 2008 tài liệu “Bách khoa toàn
thư mở Wikipedia” trong mục tiểu sử Võ Nguyên Giáp có ghi : “Trong
một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm
thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước”.
Thực ra không
phải là kiêm nhiệm mà sự thực là tại Đại hội toàn quốc lần thứ 3
ngày 5-9-1960 ông Giáp bị chính thức thôi chức Tổng tham mưu trưởng,
Tướng Chu Văn Tấn thay thế;
và cũng ngưng chức Bộ trưởng bộ
Quốc phòng của ông Giáp nhưng không cắt người thay thế.
Việc ngưng chức đã xảy ra trước
Đại hội 2 tháng.
Cũng một cách như vậy, tài liệu Wikipedia
ghi về tướng Nguyễn Chí Thanh : “Năm 1959, ông được phong quân hàm
Đại tướng. Cuối năm 1960, ông được cử giữ chức Trưởng Ban Nông
nghiệp Trung ương”
Nhưng thực ra là
tại Đại hội trung ương Đảng họp ngày 28-12-1960 ông Thanh bị ngưng
chức Tổng bí thư Quân ủy, giao cho Đại tướng Văn Tiến Dũng;
còn chức Chủ nhiệm Tổng cục chính
trị giao cho Trung tướng Song Hào ( Thực ra việc thay thế diễn ra
vào tháng 3-1960 ).
Ông Dũng và ông
Hào là cán bộ của Đảng Cọng sản Đông Dương từ thời 1930, luôn luôn
có địa vị trong Đảng cao hơn Nguyễn Chí Thanh và Võ Nguyên Giáp.
Ông Thanh chỉ mới vào Đảng năm
1937, còn ông Giáp thì theo như lời chứng của “bác Hồ” thì ông vào
Đảng năm 1940 ở bên Trung Hoa.
Không ai biết có đúng như vậy hay
không bởi vì có nhiều bằng cớ cho thấy “bác” làm chứng gian rất
nhiều chuyện.
Riêng hồi ký của ông Hoàng Văn
Hoan cho thấy năm 1944 ông Giáp và ông Phạm Văn Đồng còn ở ngoài
Đảng CSVN.
Thông tin tình báo của Mỹ và VNCH
Một bằng chứng
khác :
Mùa hè năm 1966, để đáp lại vận
động hòa đàm của phía Hoa Kỳ, tướng Nguyễn Chí Thanh, Bí thư quân ủy
Trung ương cục Miền Nam viết một bài đăng trên báo Quân đội Nhân dân
với tựa đề
“Chiến lược chiến tranh bảo vệ tổ
quốc”:
“Ý
đồ chủ yếu của chúng ta là chiến thắng quân sự…Chúng ta phải đạt
được thắng lợi quân sự trước khi nghĩ đến những cuộc đấu tranh ngoại
giao.
Và thậm chí khi nào chúng ta đấu
tranh về ngoại giao, chúng ta cũng phải tiếp tục nỗ lực chiến tranh
của chúng ta, chúng ta sẽ thừa thắng xông lên nếu chúng ta muốn đạt
thành công trong mặt ngoại giao” ( Hồi ký của tướng Westmoreland,
bản dịch của Duy Nguyên trang 284 ).
Sau khi đọc bài viết của Tướng Thanh dưới
bút hiệu Trường Sơn, Tướng Giáp viết một bài báo với tựa đề “Về
chiến lược chiến tranh bảo vệ tổ quốc”, trong đó ông phản bác chủ
trương dùng chiến thắng trên chiến trường để làm lợi thế đàm phán.
Tướng Giáp cho
rằng chiến tranh tại Miền Nam không giống như thời Điện Biên Phủ bởi
vì nhân lực và tài lực của Hoa Kỳ hầu như vô tận cho nên kiếm được
chiến thắng quân sự như trận Điện Biên Phủ là chuyện không thể nào
thực hiện được.
Chẳng qua Hoa Kỳ buộc phải nghĩ
tới đàm phán là do kết quả của chiến tranh du kích, như vậy muốn
kiếm lợi thế trên bàn đàm phán thì phải tăng cường hoạt động du kích
chiến.
Không ngờ bài
báo của Tướng Giáp đến tay Tổng bí thư Lê Duẩn.
Hồi ký của Phó thủ tướng Trần
Quỳnh ghi lại :
“Xem bài báo đó
Lê Duẩn gọi Giáp đến hỏi: “Anh viết bài báo nhắm mục đích gì vì nội
dung của nó tôi thấy sai hết.
Viết để đánh lừa quân địch chăng?
Nếu thế thì quân đội ta khi đọc
bài của anh cũng sẽ bị lừa nốt.
Viết cho quân đội ta chăng, thế
thì anh tiết lộ bí mật về ý đồ của mình cho địch biết”.
Giáp cứng họng thanh minh ấp úng,
xin lỗi rồi về”.
Sau đó Lê Duẩn
chỉ thị cho tờ Quân đội Nhân Dân đăng bài của Nguyễn Chí Thanh chỉ
trích Võ Nguyên Giáp: “Ông ta (VNG) là một người bảo thủ, chỉ biết
sử dụng những phương pháp cũ rích và những kinh nghiệm lỗi thời.
Mọi người đều biết là ông ta chỉ
lập lại một cách máy móc những gì của quá khứ chứ không có khả năng
để phân tách những tình hình cụ thể tại địa phương đòi hỏi những đáp
ứng mới mẻ kịp thời” ( Hoàng Ngọc Lung, Những Trận Tổng Tấn Công Năm
1968-1969, trang 29).
Đây là một bằng
chứng cho thấy năm 1966 Tướng Giáp cũng không có một chút thực quyền
nào về mặt chỉ huy quân sự;
ông ta chỉ được sử dụng như một
ông tượng đất nhằm hù dọa các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ và dư luận
báo chí thế giới.
Còn Lê Duẩn mới là người đích thực
điểu khiển bộ máy chiến tranh Miền Nam.
(41) VỤ ÁN “XÉT LẠI CHỐNG ĐẢNG”
Tình hình nội bộ Bắc Việt năm 1967
Năm 1967, ngày
5-7, Tướng CSVN Nguyễn Chí Thanh đến chào Chủ tịch HCM để chuẩn bị
lên đường trở lại Trung ương cục Miền Nam sau 5 tháng điều trị vết
thương do một trận B.52 dội bom tại Cam Bốt..
Không ngờ chiều hôm đó ông bị lên
cơn nhồi máu cơ tim và chết tại bệnh viện vào sáng hôm sau.
Cái chết của
Tướng Nguyễn Chí Thanh được giữ bí mật cho đến năm 1984 sau khi ông
Hoàng Văn Hoan đào thoát sang Trung Quốc và viết hồi ký tố cáo Lê
Duẩn giết Nguyễn Chí Thanh bằng thuốc độc.
Để phản biện, Lê Duẩn cho người
viết sách kể rõ về cái chết của Nguyễn Chí Thanh với lời chứng của
gia đình Tướng Thanh.
Năm 1967, tháng
7, hai tuần sau đám tang của Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp và vợ đi nghỉ mát dài hạn tại Hungaria. Chuyến nghỉ mát kéo dài
đúng 6 tháng. Mãi đến ngày 29-1-1968 VNG mới được trở về Hà Nội.
( Huy Đức, Bên Thắng Cuộc ).
Trước khi lên
đường Tướng Giáp phải viết sẵn một bài báo nhan đề “Chiến thắng vĩ
đại, trách vụ to lớn”.
Bài viết được đăng báo và đọc trên
đài phát thanh vào giữa tháng 9 năm 1967 để cho CIA in trí rằng tới
tháng 9 năm 1967 Tướng Giáp mới lên đường nghĩ mát, và lúc này Tướng
Giáp thôi không nghĩ đến chiến tranh.
Năm 1967, ngày
24-7, Ông Hồ Chí Minh và Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng tiếp hai sứ
giả hòa bình của Tổng thống Johnson là Raymond Aubrac và Herbert
Marcovich.
*( Aubrac là người quen biết với
HCM thời 1946, khi HCM tham dự hội nghị Fontainebleu có trú ngụ tại
nhà của Aubrac ).
Hà Nội
đã gần như thỏa thuận đàm phán với
điều kiện Johnson phải tuyên bố ngưng ném bom Bắc Việt.
Năm 1967, ngày
25-8, tại Paris;
Aubrac và Marcovich chuyển tới đại
diện của Hà Nội tại Paris thông điệp sẵn sàng ngưng ném bom của Tổng
thống Johnson.
Tuy nhiên lúc đó Lê Duẩn đang có
một kế hoạch khác mà ngay cả HCM cũng không được phép biết.
Thực ra là Lê Duẩn quyết định đánh chiếm
Miền Nam sau khi biết rõ Johnson muốn cầu hòa. Thư cầu hòa là một
bằng chứng để Lê Duẩn có thể cầm nó sang Bắc Kinh xin Mao Trạch Đông
cung cấp vũ khí và chiến phí cho trận Tổng công kích Mậu Thân.
Năm 1967, ngày
5-9, sau khi dự lễ Quốc Khánh CSVN, Hồ Chí Minh lên đường đi Bắc
Kinh để chữa bệnh.
*( Lê Duẩn biết Hồ Chí Minh và Võ
Nguyên Giáp đã từng cọng tác với tình báo Mỹ năm 1944-1945, cho nên
LD cũng e ngại HCM và VNG có thể mật
tiết lộ kế hoạch Tổng công kích
Mậu Thân của Hà Nội cho Mỹ ).
Năm 1967, ngày
11-9, Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Mai Văn Bộ chuyển cho Aubrac và
Markocich thư của Hà Nội trả lời thông điệp ngày 25-8 của Tổng thống
Johnson :
Hà Nội kiên quyết bác bỏ đề nghị
đàm phán nếu Mỹ không ngưng ném bom Bắc Việt.
Ngày 11-9-67,
Tổng thống Johnson trả lời thư của Hà Nội : Mỹ sẵn sàng ngưng ném
bom để đàm phán nếu Hà Nội cam kết không lợi dụng việc ngưng ném bom
để chuyển quân vào Miền Nam.
Ngày 29-9-67, Hà Nội bác bỏ đề
nghị của Johnson. ( Bởi vì Lê Duẩn đang chuẩn bị Tổng công kích Mậu
Thân ).
Năm 1967, ngày 20-9, từ Hungaria Tướng Võ
Nguyên Giáp gửi thư cho Đại tá Nguyễn Văn Hiếu, Chánh văn phòng bộ
TTM/CSVN, để hỏi thăm tình hình tại Hà Nội. Cùng lúc này Lê Duẩn cho
thẩm lậu tin Võ Nguyên Giáp và vợ đang nghỉ mát tại Hungaria nhằm
đánh lừa tình báo Mỹ.
Năm 1967, ngày 11-11-1967, Tướng Võ Nguyên
Giáp gửi thư cho Đại tá Hiếu, hỏi thăm về số phận của cá nhân ông :
“Lúc về sẽ bố trí ăn ở làm việc như thế nào ?” ( Huy Đức, Bên Thắng
Cuộc, Chương XV ).
Năm 1968, ngày 6-1; Lê Duẩn cho lệnh phát
động chiến dịch bắt giam toàn bộ nhóm “thân Liên Xô” để rảnh tay chỉ
huy chiến dịch Tổng công kích Mậu Thân tại Miền Nam.
Đại tá Lê Trọng Nghĩa Cục trưởng Cục tình
báo CSVN, bị bắt cùng với cục trưởng Cục tác chiến Đỗ Đức Kiên; Đại
tá Lê Minh Nghĩa, Phó văn phòng Bộ TTM CSVN…Riêng Đại tá Nguyễn Văn
Hiếu, Chánh văn phòng Bộ TTM, bị đưa đi an trí tại Học viện Quân sự
Tam Đảo.
Cùng lúc này, Lê
Duẩn ra lệnh cho VNG trở về Hà Nội bởi vì Lê
Duẩn cần sự có mặt của VNG tại Hà
Nội để Washington tin rằng chuyện VNG đi Hungaria chỉ là đánh lừa,
còn sự thực lâu nay Võ Nguyên Giáp đang nằm tại Miền Nam để âm thầm
tổ chức trận Mậu Thân.
Năm 1968, ngày
29-1, Tướng Võ Nguyên Giáp về tới Hà Nội.
Ngày 30-1, ông được Đại tá Vũ
Lăng, Cục trưởng cục Tác chiến, báo cáo về kế hoạch tồng công kích
tại Miền Nam sẽ khai diễn vào ngày mai.
*( Theo hồi ký của Vũ Kỳ thì VNG
có ghé thăm HCM tại Bắc Kinh trên đường về Hà Nội ).
Năm 1968, ngày
6-2, sáu ngày sau khi VNG trở về, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ
trưởng bộ quốc phòng, bị cách chức vì có liên quan đến vụ “âm mưu
chống Đảng” mà người ta nghi là do Võ Nguyên Giáp cầm đầu.
Theo hồi ký của Vũ Thư Hiên thì
những người này bị ép phải khai ra là do Võ Nguyên Giáp lãnh đạo.
BÌNH LUẬN
Đoạn tài liệu trên đây cho thấy vào năm
1968 Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp được đối xử như hai kẻ tội đồ đối
với ĐCSVN.
Hai người này đã
từng cùng nhau lập ra Việt Minh Hội vào tháng 10 năm 1940, cùng liên
minh với Trường Chinh lập ra Mặt trận Việt Minh năm 1944, cùng cọng
tác với tình báo Mỹ năm 1945, cùng đến gặp đại diện của Mỹ vào ngày
26-8-1945 để xin phép thành lập Chính phủ Lâm thời trong khi Việt
Nam vô chính phủ ( Tài liệu của Viện sử học CSVN;
Dương Trung Quốc; “Việt Nam, Những
Sự Kiên Lịch Sử 1919-1945”, trang 421 ).
Thế nhưng nực
cười là mãi cho tới năm 2001 Mỹ vẫn đinh ninh rằng HCM và VNG là hai
nhân vật đầy quyền lực đã làm nên chiến thắng Mậu Thân tại Miền Nam
(sic).
Hồi ký của Tướng Westmoreland xuất
bản năm 1989 đã viết :
“Giữa năm 1967,
Bắc Việt đang ở thế yếu trông thấy rõ… Do đó Tướng Giáp lúc bấy giờ
làm bộ trưởng Quốc phòng cũng nhiều nhân vật đầu não của Hà Nội
quyết định phải thay đổi chiến lược….”,
“Vì vậy mà Bắc Việt quyết định làm
một cuộc đột phá bằng cách tổ chức một cuộc tổng tấn công trên toàn
lãnh thổ Miền Nam…” ( Bản dịch của Duy Nguyên trang 589 ).
Và tài liệu của cựu Đại sứ Bunker do
Stephen Young phổ biến năm 2001:
“Cuộc tổng công
kích Mậu Thân, Giáp nhằm vào chiến lược đó.
Giáp muốn qua trận tấn công này
chứng tỏ ông ta vẫn còn ở thế chủ động”.( Bản dịch của Nguyễn Vạn
Hùng trang 201 ).
Nghĩa là Mỹ tin
rằng Tướng Giáp là người chỉ huy trận Mậu Thân 1968.
Kết quả của trận này đã khiến cho
Bộ trường Quốc phòng Mc Nammara và Westmoreland mất chức.
Tổng thống Johnson công khai kêu
gọi Hà Nội hãy ngừng tay ( Đàm phán).
(42) VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI TRẬN MẬU
THÂN
Giấc mơ của Lê Duẩn
Tổng bí thư Lê
Duẩn quyết định tổng tấn công đánh chiếm Miền Nam sau khi ông nhận
được bức thư cầu hòa của Tổng thống Johnson vào tháng Hai năm 1967.
Lúc đó Hà Nội chưa nhận được vũ
khí và tiền bạc của ông Mao Trạch Đông nhưng Mỹ đã thua xiểng niểng.
Vậy thì một khi CSVN có được vũ
khí chống tăng, chống máy bay thì không tội gì mà không đánh rấn tới
để chiến thắng đế quốc Mỹ.
Quyết tâm của
ông càng trở nên mạnh mẻ sau khi Nguyễn Chí Thanh ra Hà Nội để chữa
bệnh vào đầu năm 1967.
Từ đầu năm cho tới tháng 7 Nguyễn
Chí Thanh và Lê Duẩn, Phạm Hùng cùng bàn bạc để lập kế hoạch tổng
tấn công, tổng nổi dậy trên khắp Miền Nam Việt Nam.
Cuộc chuẩn bị
không hề có sự tham gia của Võ Nguyên Giáp, vì vậy Võ Nguyên Giáp đã
vô tình viết một bài báo đả kích chủ trương đánh lớn của Nguyễn Chí
Thanh khiến cho Lê Duẩn nổi giận bắt Võ Nguyên Giáp phải im tiếng.
Không ngờ vừa xong vụ đó, Nguyễn
Chí Thanh lăn đùng ra chết ngay trong ngày sửa soạn lên đường trở
vào Nam.
Năm 1967, tháng
7, hai tuần sau đám tang của Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Võ Nguyên
Giáp và vợ đi nghỉ mát dài hạn tại Hungaria. Chuyến nghỉ mát kéo dài
đúng 6 tháng. Mãi đến ngày 29-1-1968 VNG mới được trở về Hà Nội.
( Huy Đức, Bên Thắng Cuộc ).
Trước khi lên
đường Tướng Giáp phải viết sẵn một bài báo nhan đề “Chiến thắng vĩ
đại, trách vụ to lớn”.
Bài viết nhằm đánh lừa tình báo
của Mỹ.
Trong đó ông Giáp cho rằng:
(1) Phải chiến
đấu lâu dài, cho dù 10 năm hay 20 năm.
(2) Ưu tiên tấn công các đơn vị
quân đội Mỹ và các nước đồng minh.
(3) Tập trung đánh lớn tại vùng
giới tuyến.
(4) Nhân dân Miền Bắc chuẩn bị đối
phó với việc Mỹ có thể đổ bộ tấn công tại Quảng Bình hay Hà Tĩnh.
Đọc được bài báo
của Võ Nguyên Giáp, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam là
Westmoreland bèn: (1) Tính tới
chuyện rút quân và giao nhiệm vụ chiến đấu 10 năm, 20 năm cho VNCH.
(2) Tăng cường hệ thống phòng thủ
tại các căn cứ đóng quân của Mỹ.
(3) Tăng cường phòng thủ khu vực
phía Nam sông Bến Hải bằng cách chuyển Sư đoàn 101 Không vận từ An
Khê, Bình Định ra Quảng Trị ( Hồi ký của Westmoreland ).
Trong khi đó sự
thực kế hoạch
tấn công của Lê Duẩn là nhắm vào
các mục tiêu ngược lại;
nghĩa là: (1) Chiếm ngay Miền Nam
Việt Nam trong năm 1968. (2) Chỉ tấn công các cơ sở hành chánh và
các đơn vị không tác chiến của quân VNCH. (3) Đánh khắp Miền Nam.
(4)
Còn chuyện chuẩn bị chống quân Mỹ
đổ bộ ra Bắc chỉ là động tác giả.
Ngày 19-10-1967,
Hà Nội tuyên bố hưu chiến trong 7 ngày để nhân dân ăn tết, bắt đầu
từ ngày 30-1-1968.
Để đáp lại thiện chí của CSVN,
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng tuyên bố hưu chiến trong 3 ngày
tết.
Vai trò của ông Hồ Chí Minh và Võ Nguyên
Giáp trong trận Mậu thân
Theo bài tùy bút “Bác Hồ với tết Mậu Thân
năm ấy” của Vũ Kỳ, Bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đăng trên báo
Văn Nghệ, số báo tết Mậu Dần 1998:
Ngày 21-12-1967 : Văn phòng Trung ương điện
sang mời Bác trở về dự hội nghị sẽ khai mạc vào sáng ngày 28-12-1967
(Lúc này HCM đang nghỉ dưỡng bệnh ở Bắc Kinh).
Ngày 23-12-1967
:
Máy bay đưa Bác đến vùng trời Hà
Nội… Trước khi đi ngủ Bác gọi điện sang Văn phòng Quân ủy, hỏi sức
khỏe của đồng chí Võ Nguyên Giáp – Lúc này đang nghỉ ở Hung Ga Ri –
và nhắc gửi thiếp và quà cho vợ chồng chú Văn (VNG).
Bác nói : – Dịp nô-en và Tết dương
lịch bên ấy như Tết ta ở bên mình. Tâm lý những người xa quê hương
rất mong có một món quà của Tổ quốc.
Ngày 31-12-1967,
Bác Hồ ra Phủ chủ tịch để thu thanh sẵn lời chúc mừng năm mới Mậu
Thân ( Sẽ phát đi đúng 1 tháng sau ).
Ngày 1-1-1968, Năm mới, Bác đi
thăm một số nơi bị máy bay Mỹ bắn phá tại Hà Nội…Buổi chiều Bác lên
đường sang Trung Quốc.
Ngày 29-1-1968,
lúc 12 giờ, tại Bắc Kinh.
Tiếng pháo nổ ran…cùng lúc từ
chiếc đài bán dẫn, tiếng Bác Hồ vang lên sang sảng : “Xuân này hơn
hẳn mấy xuân qua…”…
Trong căn phòng vắng chỉ có 2
người ( HCM và Vũ Kỳ, hai bác cháu ngồi nghe lời chúc tết được thu
trước đó 1 tháng )…!
Năm 1968, ngày
29-1, Tướng Võ Nguyên Giáp về tới Hà Nội.
Ngày 30-1, ông được Đại tá Vũ
Lăng, Cục trưởng cục Tác chiến, báo cáo về kế hoạch tổng công kích
tại Miền Nam sẽ khai diễn vào ngày mai.
Nghĩa là VNG chỉ được biết trước 1
ngày về kế hoạch tổng công kích Mậu Thân.
Sự thật về Võ
Nguyên Giáp trong trận Mậu Thân là như vậy, nhưng rất đáng tiếc là
cho tới năm 2001, giáo sư Stephen Young viết ra quyển sách Lost
Victory sau khi tham khảo các tài liệu của CIA và của Ngũ Giác Đài.
Ông đã viết về vai trò của Võ
Nguyên Giáp như sau:
“ Vào mùa hè
1967, khi kế hoạch tổng công kích vào dịp tết đã được đặt ra, chiến
lược gia hàng đầu của Hà Nội là Võ Nguyên Giáp đã tiên liệu, nỗ lực
mà Lyndon Johnson để ứng phó vào cuộc chiến đã lên đến tột đỉnh…
Giáp viết thêm, Hoa Kỳ đã cạn khả năng để leo thang chiến tranh.
Xuất phát từ nhận định đó, Hà Nội
cho rằng thời điểm đã chín mùi để họ giải quyết cuộc chiến Việt
Nam”( Bản dịch của Nguyễn Vạn Hùng, trang 177).
Chắc có lẽ giáo
sư Stephen Young sẽ đau lòng lắm lắm khi ông biết được sự thực rằng
không bao giờ các tướng lãnh hay chính trị gia CSVN phơi bày chiến
lược hay sách lược của họ lên báo!
Nhưng nếu các chiến lược gia Mỹ
tin rằng đó là gan ruột của các nhà lãnh đạo CSVN thì các chiến lựơc
gia này còn ngu hơn là dân ngu của CSVN.
Khi tung ra bài
tiểu luận đó Lê Duẩn chỉ mong xí gạt được các bình luận gia báo chí
của Mỹ chứ ông không hề mong CIA hay Ngũ Giác đài coi đó là chiến
lược chiến thuật của các nhà lãnh đạo CSVN.
Thế mà chuyện đó đã xảy ra thật,
có nằm mơ Lê Duẩn cũng không tưởng tượng ra nổi.
Lê Duẩn cho VNG
và vợ đi nghỉ mát Tại Hung Ga Ri là để đánh lừa tình báo Mỹ.
Một khi Tướng Giáp và vợ ăn tết
lại Châu Âu thì có nghĩa là chiến trường miền Nam chẳng có gì nổi
bật.
Trong khi đó Hà Nội tuyên bố hưu
chiến trong 7 ngày tết.
Rõ
ràng là chiến trường Miền Nam sẽ được yên lắng ít ra là trong mấy
ngày tết.
Nhưng rồi Tướng
Giáp bất thần xuất hiện tại Hà Nội trong mấy ngày Tết khiến cho tình
báo Mỹ lại tin rằng chuyện đi nghĩ mát tại Hung chỉ là động tác giả,
giờ đây thì động tác thật của ông ta là chỉ huy chiến trường Miền
Nam…!
Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài càng
mất hồn hơn nữa.
Sau năm 1975,
Trung tâm Quân sử của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã mời Đại tá Hoàng Ngọc
Lung, Trưởng phòng tình báo của Bộ tổng tham mưu QLVNCH viết về
những điều mà ông rút ra được trong cuộc chiến.
Đại tá Lung đã viết quyển “The
General Offensives 1968-1969”.
Trong đó ông thú nhận :
Bài viết “Chiến
thắng vĩ đại, trách vụ to lớn” của Võ Nguyên Giáp cũng góp phần vào
sự sai lầm nghiêm trọng cho những chuyên viên phân tích tình báo của
chúng ta.
Cái sai lầm nhất là tưởng rằng
Giáp sẽ theo đuổi một cuộc chiến kéo dài trong nhiều năm nữa.
Với ý tưởng này, các chuyên viên
của chúng ta kết luận rằng không thể có một cuộc tổng tấn công trong
một thời gian gần được ( Bản dịch của Kiều Công Cự ).
Năm 1976 Trung
tâm Quân sử của Hoa Kỳ đã phổ biến tài liệu của Đại tá Hoàng Ngọc
Lung, xác nhận rằng không nên lấy quan điểm cá nhân của ông Võ
Nguyên Giáp để làm căn bản khi nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam.
Thế nhưng cho đến nay, và không
biết đến bao giờ, mọi tài liệu sử học của Hoa Kỳ đều dựa trên căn
bản Đại tướng Võ Nguyên Giáp là linh hồn của cuộc chiến chống Mỹ tại
Miền Nam.
(43) VÕ NGUYÊN GIÁP BỊ PHẾ THẢI
Đại Thắng Mùa Xuân
Sau
30 tháng 4 năm 1975 báo chí thế giới ca ngợi chiến thắng của quân
CSVN thì ít nhưng ca ngợi Võ Nguyên Giáp thì nhiều.
Sự kiện này khiến cho người thực
sự điều động cuộc chiến chống Mỹ là ông Lê Duẩn cảm thấy chạnh lòng.
Bởi vì sự thực
người làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ là Tướng Vi Quốc Thanh với
đoàn cố vấn 79 người của Trung Quốc nhưng Hồ Chí Minh đã để cho Võ
Nguyên Giáp hưởng trọn vinh quang.
Và vì biết Võ Nguyên Giáp chẳng có
tài cán gì cho nên Lê Duẩn để cho Võ Nguyên Giáp ngồi chơi xơi nước
trong suốt cuộc chiến với Mỹ.
Lê Duẩn cũng thừa thông minh để biết rằng
oai danh của Võ Nguyên Giáp có thể hù dọa được các chuyên gia quân
sự Mỹ và Thế giới, vì vậy ông ta quyết định duy trì chiếc ghế của Võ
Nguyên Giáp trong Bộ chính trị cũng như trong Bộ Quốc phòng mà thực
chất chỉ là hư vị để đánh lừa con mắt nhòm ngó của tình báo và báo
chí Quốc tế.
Lẽ ra nếu VNG
biết chuyện, cứ tuyên bố kín đáo rằng mọi chuyện do tổng bí thư Lê
Duẫn lãnh đạo thì xong rồi.
Nhưng đằng này ông ta ưỡn ngực trả
lời phỏng vấn của báo chí Quốc tế, vô tư nhận lấy vinh quang về
mình, khiến cho Lê Duẩn dầu có là thánh cũng không nhịn nổi cho nên
ông ta mới xúi ông Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng viết sách kể
rõ ai là người chỉ huy trực tiếp tại chiến trường Miền Nam trong
chiến dịch Mùa Xuân năm 1975.
Tinh thần của
toàn bộ quyển sách cho thấy cuộc chiến thắng quân Mỹ là do công lao
của Bộ chính trị ( Lê Duẩn ) và Quân ủy Trung ương ( Lê Duẩn ).
Đặc biệt Văn Tiến Dũng khiêm tốn
không nhận công về mình nhưng luôn luôn kín đáo đề cao vai trò chỉ
huy của Tổng bí thư Lê Duẩn.
Khi cuốn sách
Đại Thắng Mùa Xuân được tung ra thì cả thế giới bật ngữa, kể cả CIA.
Người ta nửa tin nửa ngờ, cứ cho
rằng có thể Văn Tiến Dũng viết bịa, cố tình cướp công của Võ Nguyên
Giáp.
Và người ta chờ đợi phản ứng của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Mùa Xuân Toàn Thắng
Quả nhiên sau khi đọc sách của Đại tướng
Dũng thì Đại tướng Giáp bèn nhờ Trung tá Hữu Mai là người chuyên
viết hồi ký cho ông, viết một cuốn sách tựa đề là Mùa Xuân Toàn
Thắng để chứng tỏ rằng ông ta là người thực sự chỉ huy Văn Tiến Dũng
vào thời điểm đó. ( Sau này sách được in lại với tựa đề “Tổng Hành
Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng” )
Cuốn sách được
in năm 1978, nhưng vừa phát hành thì Lê Duẩn cho lệnh tịch thu.
Sau đó là căng thẳng do chiến
tranh với Campuchia và Trung Quốc cho nên mọi chuyện được xếp lại.
Nhưng khi cuộc chiến với Trung
Quốc vừa xong thì Lê Duẩn đuổi Võ Nguyên Giáp ra khỏi Bộ Chính Trị,
cách chức Bộ trưởng Quốc phòng, đưa xuống làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế
hoạch sinh đẻ Nhà nước.
Thực ra khi viết
ra cuốn sách đó Đại tướng VNG đã rào trước đón sau;
một điều “anh Ba bảo”, hai điều
“anh Ba nói” .
Nhưng nội dung toàn quyển sách đều
toát lên một ý là “tôi đã bàn với anh Ba” và “anh Ba đồng ý với
tôi”, nghĩa là mọi chiến lược chiến thuật là do tôi nghĩ ra, anh Ba
chỉ là người tuyên bố những kế hoạch của tôi.
Dĩ nhiên là Lê Duẩn đủ thông minh
để thấy ra sự léo lận của Đại tướng, nhưng khổ nỗi Đại tướng nói có
lý quá, với bề dày thành tích có sẵn từ trận Điện Biên Phủ thì ai mà
không tin.
Ngay trong tựa
đề Mùa Xuân Toàn Thắng đã cho thấy mục đích của cuốn sách là nhằm
chọi lại cuốn Đại Thắng Mùa Xuân, là cuốn sách ca ngợi Lê Duẩn.
Vì vậy chẳng những Lê Duẩn bị chạm
nọc mà cho tới Văn Tiến Dũng và những người viết sách cho Văn Tiến
Dũng cũng phẫn nộ vì lối viết léo lận, không thành thật của Võ
Nguyên Giáp.
Trong chương 3,
Võ Nguyên Giáp cho biết đầu năm 1974 ông ta bị bệnh đường ruột phải
đi chữa bệnh tại Liên Xô, cho tới tháng 4 mới trở về nhưng còn dưỡng
bệnh cho nên mọi tình hình quân sự ông chỉ nghe ngóng qua các sĩ
quan làm việc trong bộ Tổng tham mưu.
Đến tháng 8 Đại tướng Văn Tiến
Dũng bị bệnh phải đi trị bệnh ở nước ngoài thì VNG mon men đến “xin
việc” nơi Tổng bí thư :
“Mùa hè năm
1974, anh Văn Tiến Dũng và tôi đều không được khỏe. Anh Dũng ốm phải
đi nghỉ ở nước ngoài. Tôi vẫn còn trong kỳ dưỡng bệnh thường ra nghỉ
ở Đồ Sơn.
Tình hình chuyển biến rất nhanh.
Không một ai có thể ngồi yên. Tôi tranh thủ làm việc với đồng chí Bí
thư thứ nhất Lê Duẩn hồi này cũng thường nghỉ ở đấy.
Anh
Ba bàn với tôi về một loạt vấn đề chiến lược.
Chúng tôi trao đổi cùng tìm đáp án
cho những câu hỏi nóng bỏng: Cuộc chiến tranh ở miền Nam đã đến giai
đoạn nào? Thời cơ lớn đã xuất hiện chưa? Đã có điều kiện chín muồi
cho một cuộc tổng tiến công chưa? Nếu có, tiến công và nổi dậy như
thế nào? Phương hướng chiến lược ra sao?”
Ý
của VNG là ngay mùa hè 1974 ông ta đã có bàn chuyện tình hình chiến
sự với TBT, nghĩa là ông ta đã truyền cho TBT mọi chiến lược chiến
thuật của ông ta.
“ Thấy sức khỏe của tôi đã dần dần hồi
phục, một hôm anh Ba bảo: “Công việc rất quan trọng, khẩn trương.
Anh nắm lấy mà làm”.
Rõ ràng TBT
không giao cho một việc cụ thể nào cho VNG mà chỉ nói “anh coi có
việc gì đó làm được thì làm”.
Chứng tỏ là từ trước tới giờ Đại
tướng chẳng có việc gì để làm cả.
Thậm chí Tổng tham mưu trưởng Văn
Tiến Dũng đi chữa bệnh ở nước ngoài cũng không cho VNG tạm thay thế.
Vì vậy ngày
20-9-1974 Lê Duẩn cho gọi hai ông Tổng tham mưu phó là Hoàng Văn
Thái và Lê Trọng Tấn xuống Đồ Sơn để chuẩn bị tài liệu cho hội nghị
Trung ương Đảng sắp tới mà chẳng kêu Võ Nguyên Giáp để cùng bàn bạc.
Do vì có thân tình giao hảo với
Tướng Giáp cho nên trước khi đi gặp Tổng bí thư, hai ông tướng có
ghé qua nhà của Tướng Giáp.
Sau khi gặp
xong, ngày 22-9 hai ông trở về và cho Tướng Giáp biết TBT đã hỏi
những gì, nói những gì.
Khi viết lên chuyện này, Tướng
Giáp cho rằng TBT đã biết được ý kiến riêng của ông qua ông Thái và
ông Tấn, trong đó có 2 ý quan trọng là “Đánh ở Nam Tây Nguyên và sẽ
chiến thắng trong vòng vài ba năm tới”.
Không biết có
thật như vậy hay không nhưng có một sự thật hiển nhiên là TBT chỉ
làm việc với hai ông Phó của tướng Dũng mặc dầu Tướng Dũng đang nghỉ
bệnh, còn Tướng Giáp thì chỉ biết “nghe ngóng” qua hai ông kia.
Nếu Tướng Giáp thực sự có làm việc
thì hai tướng kia phải gặp ông tại Văn phòng Quân ủy Trung ương hoặc
Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng trước khi đi gặp TBT hay sau khi gặp
TBT.
“Trong một buổi
làm việc, anh Hoàng Minh Thảo, với nhãn quan một nhà nghiên cứu khoa
học quân sự, đã nêu ý kiến:
khi đã chọn hướng chiến lược là
Tây Nguyên thì trước hết nên đánh Buôn Ma Thuột, vì đây là thị xã
lớn nhất, là nơi hiểm yếu và cũng là nơi địch sơ hở nhất. Khó khăn
phải vượt qua để tiến công trên hướng này là thiếu đường hành quân
và thiếu nước. Tôi rất tán thành ( Mùa Xuân Toàn Thắng ).
“Sáng thứ ba tuần sau, trước khi thảo luận,
anh Tấn nói lại ý của anh Dũng và anh Văn cho toàn tổ: “Anh Dũng chỉ
thị đánh đúng vào Buôn Ma Thuột là chỗ yếu chí tử của địch. Đánh
được vào đấy mới thắng to”.
Nghĩa là sáng kiến đánh Ban Mê Thuột không
còn là của Tướng Hoàng Minh Thảo nữa, mà là ý của anh Văn, tức là
Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Trong khi đó sách của Văn Tiến Dũng lại cho
rằng người ra lệnh đánh Buôn Ma Thuột là Bí thư Quân ủy Lê Duẩn :
“…đồng chí Lê
Duẩn nói tiếp:
Ta phải giáng đòn chiến lược trong
năm 1975. … Chúng ta đồng ý năm nay mở đầu bằng đánh Tây Nguyên.
Đồng chí chỉ tấm bản đồ treo phía
sau lưng nói : Cần đánh mở ra ở Buôn Ma Thuột và Tuy Hoà” ( Đại
Thắng Mùa Xuân, chương 2 ).
Đã vậy Võ Nguyên Giáp còn chơi ác, ông ta
kể lại từng câu từng chữ của Tổng bí thư vào buổi sáng kết thúc hội
nghị đó, nhưng TBT phát biểu huyên thuyên như một người điên :
“Vui vẻ, linh
hoạt, anh Ba nói:… … Về cách đánh chiến lược, anh Ba nhắc lại cần
nắm vững phương châm, phương pháp của ta là: Tiến công, nổi dậy, nổi
dậy, tiến công, ba mũi giáp công, ba vùng chiến lược, tiêu diệt, làm
chủ;
làm chủ, tiêu diệt, tiến lên tổng
công kích, tổng khởi nghĩa.
Vẻ quyết tâm và nhiệt tình hiện rõ trên nét
mặt, anh nói rất nhanh: Phải nắm vững chiến lược tổng hợp để tạo ra
sức mạnh tổng hợp, luôn luôn tạo ra sức mạnh mới, thế mới, đánh liên
tục và bất ngờ, tiến tới tổng phản công và nổi dậy”…
Nghĩa là Lê Duẩn
chỉ biết hô khẩu hiệu chứ chẳng biết gì về chiến thuật chiến lược
quân sự.
Cho nên mọi chuyện chỉ huy tại
chiến trường Miền Nam đều do một mình Võ Nguyên Giáp cáng đáng hết.
Đến nông nỗi này
thì Lê Duẩn chịu hết thấu, rõ ràng là Tướng Giáp chơi ông ta sát
ván.
Vậy thì ông ta còn nhân từ gì nữa
mà không cho Tướng Giáp xuống làm Ủy ban Kế hoạch hóa gia đình cho
biết nhục.
(44) VÕ NGUYÊN GIÁP VÀ SÁCH VỞ QUÂN
SỰ HỌC CỦA MỸ
Hào quang Võ Nguyên Giáp với chiến thắng
Điện Biên Phủ
Năm 1954, ngày
6-4, sau trận tổng tấn công vào căn cứ Điện Biên Phủ thất bại, Tướng
Giáp ra lệnh cho quân CSVN rút ra khỏi vành đai chung quanh ĐBP và
tiến hành họp kiểm điểm.
Lúc này tướng Giáp đã nướng hết 23
ngàn quân trong số 42 ngàn quân CSVN tham chiến tại ĐBP.
Nhận được báo cáo sơ kết của Tướng Giáp, Bộ
chính trị cử Hoàng Tùng, Phó trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng, đến
Điện Biên Phủ để bàn xem nên tiếp tục đánh hay rút về vì mùa mưa sắp
tới.
Trong buổi kiểm
điểm Hoàng Tùng chứng kiến các cố vấn TQ vạch ra những sai lầm tệ
hại của VNG, và ông cũng chứng kiến VNG trút hết mọi tội lỗi cho
thuộc cấp của mình bằng những mánh khóe gian xảo.
Sau đó Hoàng Tùng trở về mang theo
thư đề nghị của Võ Nguyên Giáp về việc tiếp tục đánh chiếm cho bằng
được Điện Biên Phủ bằng cách đưa thêm 25 ngàn tân binh vào Điện Biên
Phủ, trong khi quân Pháp chỉ còn 4.200 đã mất tinh thần sau 2 tháng
tử chiến.
Hoàng Tùng biết
rõ trận Điện Biên Phủ là do Trung Cọng chỉ huy.
Và 23 ngàn binh sĩ thương vong là
do tài cầm quân “trời ơi đất hỡi” của Võ Nguyên Giáp.
Vì vậy mà sau trận Điện Biên Phủ,
với cương vị Phó trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng ông cương quyết
bác bỏ mọi đề nghị thăng thưởng cho VNG. *( HCM đề nghị thăng Thống
tướng ).
Rồi sau đó Hoàng
Tùng về làm Tổng Biên tập báo Nhân Dân,
với cương vị này ông phải nén lòng
nín nhịn trước hình ảnh VNG ưỡn ngực huênh hoang với toàn thế giới
mà không hề áy náy về hằng vạn cái chết oan uổng, phi lý của lính
CSVN tại Điện Biên Phủ.
Chính vì sự nín
nhịn lâu ngày đã khiến Hoàng Tùng bùng nổ thái độ miệt thị sau khi
VNG bị tước quyền lực.
Phải nói Hoàng Tùng là người đi
đầu trong việc lật mặt VNG, trả sự thật lại cho lịch sử.
Hồi ký “Đèn Cù” của Trần Đĩnh cũng cho thấy
không phải VNG bị tước hết quyền lực từ năm 1981, mà VNG đã bị coi
khinh ngay từ 1963 :
Xong Nghị quyết 9 ( 1963 ) , tôi được nghe
truyền đạt rằng từ nay Cụ Hồ thôi họp Bộ chính trị – vì “sức khoẻ” –
còn Võ Nguyên Giáp, Lê Liêm thì ngồi chơi xơi nước và học nhạc lý
cùng piano. Đảng ra tay trấn áp rất nhanh. Nghe nói lục soát cả chỗ
làm việc ( trang 266 ).
Sáng ấy, báo
Nhân Dân đăng bài kỷ niệm thành lập quân đội, có bức ảnh đơn vị Giải
phóng quân đầu tiên với Giáp đội mũ phớt.
Họp toàn cơ quan, Hoàng Tùng giơ
bức ảnh lên nói với tất cả hội trường: “Lại còn đi bê cái mũ phở
này lên làm gì nữa đây?” Giọng đầy
miệt thị ( trang 268 ).
Hào quang Võ Nguyên Giáp với chiến thắng
Mậu Thân
Trước trận Mậu Thân 1967, Tướng Võ Nguyên
Giáp, Bộ trưởng bộ Quốc phòng CSVN được Lê Duẩn cho đi nghỉ mát vô
hạn định tại Hungaria. Sách “Bên Thắng Cuộc”
của Huy Đức ghi lại :
Khoảng chín giờ sáng ngày 6-7-1967, Nguyễn
Chí Thanh mất với kết luận của bệnh viện là do “nhồi máu cơ tim”….Sự
ra đi đột ngột của Tướng Thanh cũng làm cho ông Giáp bị sốc, ngay
sau tang lễ Nguyễn Chí Thanh, Tướng Giáp được đưa đi Hungary dưỡng
bệnh…
…“Ngày 5-9-1967, Hồ Chí Minh được đưa đi
nghỉ ở Bắc Kinh…
…“Hai mươi ngày sau khi Nguyễn Chí Thanh
mất, ngày 27-7-1967, Hoàng Minh Chính bị bắt. Hơn một tháng sau khi
Hồ Chí Minh được đưa tới Bắc Kinh, ngày 18-10-1967, người thư ký
thân cận nhất của ông là Vũ Đình Huỳnh cũng bị bắt”. Một vụ án được
nói là “Chống Đảng” do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và
Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn, trực tiếp chỉ đạo, bắt đầu khởi
động… ( Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, Chương 15 )
Những chi tiết
trên đây do Huy Đức trích trong sách “Lê Duẩn” của Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, sách “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên và bài
viết của Đại tá Hiếu, chánh văn phòng của Tướng Giáp chứ không phải
do HĐ bịa ra.
Huy Đức cũng kể rõ số phận của VNG
trong những tháng bị lưu đày :
… Từ Hungary, ngày 20-9-1967 Tướng Giáp gửi
thư cho Đại tá Nguyễn Văn Hiếu: “Cậu Hiếu, bọn mình còn ở lại đây ít
hôm nữa. Chắc Hoàng đã có thư. Rất mong thư nhà. Nhớ liên lạc với
anh Thạch, anh Tiến, khi nào có đoàn sang thì gửi mình”.
…Ngày 11-11-1967, Tướng Giáp gửi cho Đại tá
Nguyễn Văn Hiếu lá thư thứ hai từ Hungary:
“Hiếu, đã nhận được thư của Hiếu gửi cho
đoàn, sau đó nhận được thư dài hơn viết từ trước. Sức khỏe tôi khá
hồi phục nhưng chưa khỏi hẳn. Hoàng sẽ nói rõ. Hiếu xem, lúc về sẽ
bố trí ăn ở làm việc thế nào để có thể chuẩn bị trước”… ( Nghĩa là
VNG muốn biết Lê Duẩn quyết định số phận của ông ta như thế nào ? )
Và ngày VNG được phép trở lại Hà Nội :
… Ngày 23-12-1967, chuyên cơ chở Hồ Chí
Minh về tới Gia Lâm…
… Ngay sau khi khách khứa rút lui, việc đầu
tiên mà Hồ Chí Minh làm là gọi điện tới Quân ủy Trung ương để hỏi
thăm sức khỏe Tướng Giáp. Theo ông Vũ Kỳ, khi nghe Quân ủy nói Đại
tướng đang ở nước ngoài, Hồ Chí Minh nhắc gửi quà và thiệp cho vợ
chồng “chú Văn”..
Chú Văn là VNG,
nghĩa là vợ chồng VNG đi Hungaria từ giữa tháng 7 cho tới cuối tháng
12 vẫn chưa được phép trở về.
Trong thời gian này Lê Duẩn ráo
riết đưa AK.47, B.40, B.41 hỏa tiễn 107 ly, hỏa tiễn 122 ly vào Nam.
…. Ngày 1-1-1968, sau khi thăm một số nơi
bị máy bay bắn phá ở Hà Nội, vào lúc 2 giờ 30 chiều, sau khi tiếp
“Bộ Chính trị đến làm việc”, Hồ Chí Minh tiếp tục “sang Bắc Kinh
dưỡng bệnh” …
… Máy bay Trung Quốc đưa Tướng Giáp về tới
Hà Nội ngay trong ngày 29 Tết. Hôm sau ông mới được Tướng Vũ Lăng,
cục trưởng Cục Tác chiến báo cáo “Kế hoạch Tổng công kích, Tổng khởi
nghĩa”. Vũ Lăng nói: “Anh Văn Tiến Dũng bảo bây giờ thì có thể báo
cáo toàn bộ với anh Văn”. Tướng Giáp cố giữ vẻ mặt bình thản để giấu
niềm cay đắng. Ông, vị tổng tư lệnh, đã không được biết một kế hoạch
lớn như vậy cho đến trước khi nổ súng một ngày…
Sách Bên Thắng
Cuộc của Huy Đức được in và phát hành tại Mỹ vào cuối năm 2013, cùng
lúc cũng được in tại Nhà xuất bản Thanh Niên tại Sài Gòn và bán công
khai nhưng không có quảng cáo.
Chứng tỏ đây là một tài liệu có
giá trị mà cả trong và ngoài nước đều thừa nhận.
Võ Nguyên Giáp và sách vở quân sự học của
Mỹ
Người đời không
rõ tình hình nội bộ ĐCSVN nên thường thắc mắc tại sao một nhân vật
đầy uy tín, đầy công lao của chế độ như VNG lại bị hạ một cách tàn
tệ như vậy.
Người ta cũng thắc mắc tại sao
người hùng của Điện Biên Phủ và cũng là người hùng của Mùa Xuân 75
lại chịu lép vế một cách nhục nhã, hoàn toàn không đáng mặt con nhà
binh.
Trong khi đó các ông tướng Pháp và
tướng Mỹ luôn luôn xem ông Giáp là người đã hạ họ một cách oanh
liệt, họ tự cho rằng họ thua Tướng Giáp cũng là xứng đáng.
Năm 1961, nhà
báo và cũng là nhà sử học Mỹ Bernard Fall đến Hà Nội để thu thập tài
liệu viết về trận Điên Biên Phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp ông rất
niềm nỡ và giới thiệu cho ông gặp ông Phạm Văn Đồng, Trưởng ban
Tuyên huấn Trung ương ĐCSVN và cũng là Thủ Tướng.
Ông Đồng đã tận
tình trả lời tất cả các câu hỏi của Bernard Fall về Hồ Chí Minh, Võ
Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ nhưng không cho gặp Tướng Giáp.
Bởi vì lúc này Tướng Giáp đã bị
tước hết quyền lực và đang giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà
nước. Lê Duẫn biết Tướng Giáp có thân tình với Mỹ nên phòng ngừa
Tướng Giáp có thể tiết lộ vài điều không hay với sứ giả của Mỹ.
Mãi cho tới năm
2005 các nhà viết sử Hoa Kỳ sắp xếp cho ông
McNammara là cựu Bộ trưởng Quốc
phòng Hoa Kỳ sang Hà Nội gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên tinh thần
cùng nhau rút kinh nghiệm về chiến tranh.
Dĩ nhiên một khi
McNamara đã cất công sang Việt Nam thì các nhà đạo diễn đã liên lạc
trước với Đại tướng VNG và hai bên đã thỏa thuận những điều sẽ tuyên
bố.
Thế nhưng các ông bô lão như Lê
Đức Anh, Đỗ Mười sợ ông Giáp phát ngôn “chệch hướng”, ( lợi dụng
diễn đàn để tố cáo trước dư luận việc ông bị Tổng cục 2 vu oan giá
họa trong năm 1990 ) nên vận động Ban bí thư Trung ương ĐCSVN không
cho VNG gặp McNamara.
Đại tướng quá tức mình nhưng đành phải chờ
2 năm sau mới có dịp trả lời cho ký giả Walter Cronkite của cơ quan
truyền thông CBS Hoa Kỳ :
“Cho tới nay tôi
vẫn không hiểu nổi tại sao người Mỹ các anh lại chấm dứt thả bom Hà
Nội (1972). Các anh đã tròng cổ được chúng tôi rồi.
Nếu các anh nhấn thêm một chút
nữa, chỉ một hoặc hai ngày nữa, chúng tôi đã sẵn sàng đầu hàng.
Cũng giống như trận tết Mậu Thân,
các anh đã đánh bại chúng tôi rồi”.
Nguyên văn :
“What we still don’t understand why you Americans stopped the
bombing of Hanoi.
You had us on the rops.
If you had pressed us a little
harder, just another day or two, we were ready to surrender. It was
the same at the battles of Tet.
You defeated us”. ( Cuộc phỏng vấn
tại Hà Nội ngày 8-12-2007.
Nguyên văn do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc
Tấn sưu tầm và đăng trong tác phẩm “Chiến Tranh Việt Nam, Một Nước
Cờ Độc”, trang 24 ).
Đây không phải
là hiểu biết của một Đại tướng bộ trưởng Bộ quốc phòng CSVN, mà là
dư luận của dân chúng Hà Nội thời đó.
Sau năm 1975 những người Hà Nội
vào thăm thân nhân của mình ở Miền Nam cũng đã cho biết chuyện này.
Vậy mà 30 năm sau ông Đại tướng
lại phát biểu quan điểm của ông giống hệt như quan điểm của một
thường dân Hà Nội vào thời 1972.
Tiết lộ của Tướng Giáp với Walter Cronkite
chứng minh sự hiểu biết về bí mật quốc phòng của Tướng Giáp thời
1960-1975 chẳng khác gì sự hiểu biết của những người dân thường.
Dầu sao thì lời
xác nhận của Tướng Giáp giúp cho giới nghiên cứu quân sử của thế
giới có được kết luận sau cùng về cuộc chiến Việt Nam :
Mỹ thua không phải vì các tướng
CSVN quá giỏi, mà vì tình báo của Mỹ quá dở.
Vì thế các chiến lược gia Hoa Kỳ đành quyết
định giữ nguyên các sách vở về cuộc chiến Việt Nam tại các thư viện
của các trường đại học Hoa Kỳ, mà trong đó quân đội Hoa Kỳ đã thua
do Tướng Võ Nguyên Giáp quá giỏi.
Có lẽ các sử gia Hoa Kỳ sẽ sửa lại quan
niệm này sau khi ông Võ Nguyên Giáp qua đời, lúc đó dư luận sẽ đánh
giá lại sự nghiệp của ông Đại tướng và phát hiện ra ông ta không
phải là kẻ làm nên chiến thắng trong cả hai cuộc chiến.
Nhưng nếu như
vậy thì hơi kẹt cho sử sách Hoa Kỳ, bởi vì quân đội Pháp thua Tướng
Trần Canh và Tướng Vi Quốc Thanh của Trung Quốc thì còn có lý.
Trong khi đó tại chiến trường Miền
Nam chỉ có Nữ tướng Nguyễn Thị Định là người được CSVN công nhận có
công đầu trong cuộc chiến Miền Nam.
Không lẽ lịch sử
Hoa Kỳ lại ghi rằng quân đội Hoa Kỳ thua bà Nguyễn Thị Định với câu
nói nổi tiếng : “Đánh Mỹ cho tới còn cái lai quần cũng đánh”(sic).
Nghĩa là các ông tướng Mỹ thua một
bà nhà quê Việt Nam,
mà bà nhà quê này chẳng qua một
trường lớp quân sự nào cả.
Nói một cách
nghiêm chỉnh thì quả thực quân đội Mỹ không chết vì xe tăng T.54 hay
đại bác 130 ly của CSVN, mà chết vì bị pháo kích, bị sụp hầm chông,
bị bà già gài mìn trong quán bar và bị các em bé chăn trâu bắn tỉa.
Những hoạt động này do bà Nguyễn
Thị Định chỉ huy (sic).
BÙI ANH TRINH
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP II
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP III
BIÊN KHẢO VỀ VÕ NGUYÊN GIÁP IV
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway. DeepState
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *