* Kim Âu -Chính Nghĩa -Tinh Hoa -Bài Vở Kim Âu
* Chính Nghĩa Media -Vietnamese Commandos
* Biệt kích -StateNation -Lưu Trữ. -Video/TV
* Dictionaries -Tác Giả -Tác Phẩm -Báo Chí
* Khảo Cứu -Dịch Thuật -Tự Điển -Tham Khảo
* Thời Thế -Văn Học -Mục Lục -Pháp Lý
* FOXSport -Archives -ĐKN -Lottery
* Constitution -Làm Sao -Tìm IP -Computer
ĐẶC BIỆT
The Invisible Government Dan Moot
The Invisible Government David Wise
-07/2008 -08/2008 -09/2008 -10/2008 -11/2008 -11/2008
-12/2008 -01/2009 -02/2009 -03/2009 -04/2009 -05/2009
-06/2009 -07/2009 -08/2009 -09/2009 -10/2009 -11/2009
-12/2009 -01/2010 -03/2010 -04/2010 -05/2010 -06/2010
-07/2010 -08/2010 -09/2010 -10/2010 -11/2010 -12/2010
-01/2011 -02/2011 -03/2011 -04.2011 -05.2011 -06.2011
-07/2011 -08/2011 -09/2011 -10/2011 -11/2011 -12/2011
-05/2012 -06/2012 -12/2012 -01/2013 -12/2013 -03/2014 -09.2014 -10.2014 -12/2014 -03/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2015 -02/2016 -02/2016 -03/2016 -07/2016 -08/2016
-09/2016 -10/2016 -11/2016 -12/2016 -01/2017 -02/2017
-03/2017 -04/2017-05/2017 -06/2017 -07/2017 -08/2017
-09/2017 -10/2017 -11/2017 -12/2017-01/2018 -02/2018
-03/2018 -04/2018 -05/2018 -06/2018 -07/2018 -08/2018
-09/2018 -10/2018 -11/2018 -12/2018 -01/2019 -02/2019
-03/3019 -04/2019 -05/2019 -06/2019 -07/2019 -08/2019
Nov/2016. Dec/2016. Jan/2017. Feb/2017. Mar/2017.
Apr/2017. May/ 2017. Jun/2017. Jul/2017. Aug/2017.
Sep/2017. Oct/2017. Nov/2017. Dec/2017. Jan/2018.
Feb/2018. Mar/2018. Apr/2018. May/ 2018. Jun/2018.
Jul/2018. Aug/2018. Sep/2018. Oct/2018. Nov/2018.
Dec/2018. Jan/2019. Feb/2019. Mar/2019. Apr/2019
May/2019. Jun/2019. Jul/2019. Aug/2019
A List Apart Responsive Web Design
Responsive Web Design Ethan
Mastering Resposive Web Design HTML 5
HTML5 CSS3 Responsive Cookbook
Real Life Responsive Wed Design
Learning Responsive Web Design
http://www.expression-web-tutorials.com/
https://www.w3schools.com/howto/howto
https://archive.org/details/pdfy-Skb-ch_k7psDm90Q
https://www.codecademy.com/en/forum_
questions/532619b28c1ccc0cac002730
https://www.w3schools.com/html/html_responsive.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://www.w3schools.com/css/css_rwd_intro.asp
https://archive.org/details/pdfy-Cj2ZiIXHRr7NZ6Ro
https://archive.org/details/responsivewebdesign
https://speckyboy.com/free-web-design-ebooks/
https://www.popcornflix.com/pages/movies/d/movies
https://archive.org/details/feature_films
https://capitalhill.org/2019/03/10/cnns-fake-news-story-hit-with-massive-lawsuit/
UPI - REUTERS - APVI - THẾ GIỚI - VIỆT NAM - BBC - VOA - RFI - RFA - TỬ VI - VTV - HTV
PLUTO - INTERNET - SONY - FOXSPORT NBCSPORT ESPNSPORT - EPOCH
Thư liên lạc
trinh bui
<trinhbui49@yahoo.com>
14:24, 16 thg 7,
2019 (4 ngày trước)
tới tôi
Bạn hiền thân
mến,
Chỉ qua một đôi
câu trao đổi, tao có cảm nghĩ là mày đang muốn một thứ lịch sử không
phải của các sử gia, bởi vì các sử gia đều viết theo thiên kiến của
chế độ mà họ đang phục vụ.
Vậy thì tao
thử gửi đến cho mày một cách nhìn lịch sử của cá nhân tao mà tao
nghĩ nó đúng như ý của mày.
Tao không
phải là một sử gia cho nên tao không hề sáng tác ra lịch sử.
Mà tao chỉ là một người đọc lịch sử, nhưng mà tao
đọc thiên kinh vạn quyển;
cho nên kinh nào, quyển nào nói mà tao tin được thì
tao cho nó vào kho kiến thức của mình, cái nào không tin thì tao
thẳng tay loại bỏ.
Sau đây là
loạt bài “Biên Khảo Về Nguyễn Tất Thành” mà tao đã đăng trên net.
Tao nghĩ trước là mày coi để hiểu hơn về ý hướng của tao.
Sau nữa là mày có thể giữ nó như một tài liệu lịch
sử để viết bài.
http://quanvan.net/bui-anh-trinh-bien-khao-ve-nguyen-tat-thanh/
Ngoài ra, để
mày hiểu hơn về cái nhìn của tao đối với con người của mày, tao gởi
đến mày 2 bài viết về Bảy Viễn và một bài về Tướng Nguyễn Ngọc Loan,
những con người mà tao cho là hảo hớn. Trong khi những sử gia của
các chế độ thì không khi nào có cái nhìn đúng về những nhân vật hảo
hớn của lịch sử.
https://vietcongonline.wordpress.com/2014/10/27/bui-anh-trinh-luc-luong-viet-minh-binh-xuyen/
https://vietcongonline.wordpress.com/2015/02/05/tuong-nguyen-ngoc-loan-triet-nhan-dieu-doi/
Tao rất vui
khi gặp lại mày và được biết “anh hùng vẫn chưa thấm mệt”. Tao vẫn
theo dõi hoạt động của mày từ ngày tao ra khỏi trại tù và bắt lại
được tin tức của mày.
Giờ đây gặp lại tao thấy mày vẫn là thằng bạn mà tao
đã mến mộ từ hồi nào tới giờ.
BÙI ANH TRINH
BIÊN KHẢO VỀ NGUYỄN TẤT THÀNH
Lịch sử chính trị
của Việt Nam trong gần 80 năm qua quy tụ xung quanh hoạt động của
nhân vật Hồ Chí Minh, do đó chỉ cần dựng lại bối cảnh 50 năm hoạt
động của ông Hồ Chí Minh thì kể như là giải thích toàn bộ mọi biến
chuyển khó hiểu của lịch sử Việt Nam trong thế kỷ 20.
Một khi đã nói
lên sự thật trái ngược
với những sách vở trước kia thì không thể nào tránh khỏi đụng chạm
tới những nhân vật từng có nhiệt tâm với lịch sử, nhiệt tâm với đất
nước. Và cũng không
tránh khỏi được chuyện phải phản bác những luận thuyết từng thống
trị diễn đàn chính trị từ trước tới nay, phía bên này cũng như phía
bên kia.
Giờ đây đã tới
lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử, nghĩa là phải chỉnh lại các
quyển sách lịch sử chính trị Việt Nam hiện được dùng để giảng dạy
tại các đại học Pháp, Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam.
Bởi vì những sách này hoàn toàn lỗi thời so với những tài
liệu mới đựoc giải mã và các hồi ký của những người trong cuộc mới
được đưa ra công khai trong vòng hai thập niên vừa qua.
BÙI ANH TRINH
(35) THANH TOÁN NHÓM CỌNG SẢN ĐỆ TỨ
Năm 1945, đầu tháng 10, Nhóm cọng sản Đệ Tứ ( Trostkist ) chạy
tránh quân Pháp tại Dĩ An nghe tin Trần Văn Giàu sẽ cho bắt toàn bộ
Nhóm Đệ Tứ cho nên 68 cán bộ lãnh đạo họp nhau lại để quyết định nên
về Sài Gòn lánh nạn hay là ở lại rồi tùy Trần Văn Giàu muốn làm gì
thì làm. Kết quả bỏ thăm
thì có 64 người ở lại, sau đó thì bị bắt giam tại Biên Hoà 1 ngày
rồi chở đi Phan Thiết nhưng từ đó 64 người biến mất trên cõi đời.
* Chú giải : Tại
sao Nhóm Cọng sản Đệ Tứ bị tàn sát
Theo tài liệu của CSVN
trong quyển “Lịch Sử cách Mạng Tháng Tám” xuất bản năm 1960, Trang
319, có ghi lại giai đoạn Pháp đánh vào Sài Gòn.
Ủy ban hành chánh của Việt Minh và những đoàn thể
chống Pháp tản cư về Dĩ An/ Thủ Đức:
“Ta quyết định tịch thu báo Độc Lập, vạch mặt bọn phá hoại
trước nhân dân; đồng
thời ra lệnh bắt bọn trùm Tờ Rốt Kít lúc ấy đang trốn ở Dĩ An, Thủ
Đức (gồm bọn Nguyễn Văn Sô, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn
Thạch v.v…)” .Tài liệu này xác nhận là có bắt nhưng không có nói xử
tội, cũng không có nói tha.
Nhưng từ đó thì các lãnh tụ Đệ Tứ biến mất trên cõi đời.
Hồi ký của Vũ Thư Hiên ghi lại : “Ông Phạm Ngọc Thạch, trong
một câu chuyện vui tại nhà tôi vào đầu thập niên 60, nói với ông
Dương Bạch Mai: – “Mấy chả không ưa mầy, vì mầy thẳng ruột ngựa,
nghĩ sao nói dzậy, làm mấy chả mếch lòng, mới lôi cái vụ mầy hợp tác
với Tờ rốt kít mà rêu rao”.
– “Thì mầy cũng bị mấy
chả rêu rao là thân Nhật đó thôi.
Chơi với Tờ rốt kít thì mày cũng chơi chớ bộ.
Ông Dương Bạch Mai cười ngất: – “Nè, cẩn thận đó, sổ đen của
mấy chả chỉ có ghi thêm chớ không có xóa đi đâu nghen”(Vũ Thư Hiên,
Đêm giữa ban ngày, trang 279).
Riêng về vụ thanh toán 64 lãnh tụ Đệ Tứ và các nhà yêu nước
khác thì dư luận đổ cho Trần Văn Giàu, cho ông là kẻ lừa thầy phản
bạn và giết anh em. Sau
này, năm 1989, Giàu có dịp trở lại thăm nước Pháp và ông có thanh
minh rằng ông không cho lệnh giết nhóm Đệ Tứ.
Ông cho rằng lệnh đó do Hạ Bá Cang ra lệnh cho Cao Đăng Chiếm
(Chỉ huy phó Tự vệ cuộc Nam Kỳ, là tổ chức mật vụ của Việt Minh).
Tuy không còn bằng chứng nhưng hầu hết các sử gia Việt Nam tin
rằng lệnh tiêu diệt nhóm Đệ Tứ là do lệnh của Hồ Chí Minh,
căn cứ vào quan điểm của HCM qua báo cáo của ông gởi cho Quốc
tế cọng sản vào tháng 7 năm 1939:
“Đối với bọn Trốt Kít không thể có một thỏa hiệp hay nhân
nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như là tay sai của phát xít,
phải tiêu diệt chúng về chính trị”.
Sau đó từ Trung Hoa ông gởi thư về trong nước, chỉ rõ:
“Bọn Trốt Kít là một lũ bất lương, những con chó săn của chủ
nghĩa phát xít Nhật và chủ nghĩa phát xít quốc tế”, “Tôi khuyên ai
chưa đọc thì nên tìm đọc bản án xử bọn Trốt Kít ở Liên Xô và làm cho
bạn bè cùng đọc. Nó sẽ giúp cho thấy bộ mặt đáng ghê tởm của chủ
nghĩa Trốt Ky và bọn Trốt Kít” ( Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 3, trang
97).
Lúc đó ông còn đang
phục vụ trong quân đội của Mao Trạch Đông và ông chưa biết Trotkist
Việt Nam gồm có những ai, ông hoàn toàn không biết họ đã có hành
động nào, bởi vì ông rời xa đất nước đã 28 năm.
Nhưng ông đang xây mộng làm nên sự nghiệp tại Việt Nam, mộng
của ông bắt buộc phải có sự chuẩn thuận của Stalin cho nên ông cần
phải lấy lòng Stalin bằng cách viết những bài viết tỏ ra căm thù bọn
Đệ Tứ không kém gì Staline.
Chính phủ Việt Minh
Năm 1945, ngày 23-10, tại Hà Nội, dưới sức ép của ông tướng
Trung Hoa là Tiêu Văn, Hồ Chí Minh và Nguyễn Hải Thần ký thỏa hiệp
cọng tác giữa Việt Minh và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, gọi tắt
là Việt Cách.
Có hai ông tướng Trung Hoa tại Việt Nam là Tướng Lư Hán, chỉ
huy trưởng quân đội và Tướng Tiêu Văn, phụ trách chính trị tại Việt
Nam. Khi mới đến Việt
Nam thì tướng Tiêu Văn nắm ngay Hồ Chí Minh là người trước đây được
ông ta tuyển chọn và đưa về hoạt động tại Việt Nam.
Chính Tiêu Văn là người giới thiệu Hồ Chí Minh với Tướng
Trương Phát Khuê là Tư lệnh Đệ Tứ quân khu của Trung Hoa.
Rồi chính Trương Phát Khuê giới thiệu Hồ Chí Minh với trùm
tính báo Hoa Kỳ là Thiếu tá Patti. Do đó khi mới đến Hà Nội Tiêu Văn
đã nhanh chóng hội cùng Patti ủng hộ con gà của mình là Hồ Chí Minh.
Nhờ vậy mà uy tín của Hồ Chí Minh tăng vùn vụt.
Cũng nhờ vậy mà cả một đoàn quân cơ hội chủ nghĩa đang chực
sẵn tại Hà Nội đã nhào vào Mặt trận Việt Minh.
Tuy nhiên không ngờ sau đó thì Nguyễn Hải Thần và Trương Trung
Phụng về nước (Trương Bội Công đã chết tại Trung Hoa vào tháng 7 năm
1945). Nhóm Nguyễn Hải
Thần và Nguyễn Tường Tam, Nghiêm Kế Tổ đã đưa Tiêu Văn vào tình
trạng khó xử vì Nguyễn Hải Thần chứng minh được rằng Hồ Chí Minh là
Lý Thụy, tức là một tay Cọng sản được đào luyện từ Mạc Tư Khoa.
Tiêu Văn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm trước Tưởng Giới
Thạch vì đã sơ xuất trong việc tin dùng Hồ Chí Minh.
Vì vậy mà Tiêu Văn đành phải ém nhẹm mọi việc bằng cách bắt
Hồ Chí Minh phải liên hiệp với Nguyễn Hải Thần, đồng thời từ từ tìm
cách tước bớt quyền lực của Hồ Chí Minh, hỗ trợ cho phe Việt Quốc
của Trương Tử Anh, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh dần dần nắm quyền
lực .
Năm 1945, ngày 8-11, Nguyễn Hải Thần gởi tối hậu thư cho Hồ
Chí Minh, yêu cầu Hồ Chí Minh từ chức ngay lập tức và thành lập
chính phủ mới đa đảng.
Đồng thời Nguyễn Hải Thần cũng thông báo cho tướng Lư Hán rằng ông
ta sẽ không chịu trách nhiệm nếu có xảy ra sự xung đột giữa Việt
Minh và các đảng phái khác trong trường hợp Hồ Chí Minh không tuân
theo tối hậu thư. ( Hsltr/Quốc gia Pháp, báo cáo của toán tham vấn
chính trị tại Đông Dương gởi về cho Bộ Hải ngoại Pháp ).
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Đầu năm 2015 ông Tổng
bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Nghĩa là ông
HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.
Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.
Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông
HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 3 tấm gương đạo đức của ông HCM mà
người Việt không nên học tập :
(1). Ông HCM gọi những đối thủ chính trị của ông là “lũ”, là
“bọn”, là “chó”, “bất lương”.
Giọng điệu của ông là ngôn ngữ của dân lưu manh.
Chính vì giọng điệu này mà các dân quân du kích Việt Minh
thẳng tay tàn sát những người Cọng sản Đệ tứ mà không hề ghê tay.
Chính bác Hồ đầy lòng nhân ái mà còn gọi là “bọn”, “lũ bất
lương” thì chắc là tội lỗi đầy trời.
Tội nghiệp Giáo sư Hồ Văn Ngà, trước khi bị đem bi giết ông
nói với mấy dân quân du kích Việt Minh : “Mấy em muốn giết qua thì
giết, nhưng đừng kêu qua là Việt gian”.
Mấy dân quân du kích không hề biết năm 1927 Hồ Văn Ngà thi đỗ
đầu vào trường đại học Ecole Centrale ở Pháp, là Hội trưởng tổng hội
sinh viên Đông Dương tại Paris.
Năm 1930 ông cùng với Tạ thu Thâu tổ chức một cuộc biểu tình
trước Điện Elysée để phản đối thực dân Pháp xử tử Nguyễn Thái Học và
các đồng chí trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930.
Ông bị ra tòa và bị trục xuất về nước cùng với 18 sinh viên
yêu nước khác. Vậy mà
năm 1946 ông Ngà bị Việt Minh đem bỏ vào bao bố rồi thả trôi sông
bởi vì ông HCM đã nói với các dân quân du kích rằng HVN là tên chó
săn của phát xít Nhật! ( Xảo trá )
(2). Ông HCM đã ra lệnh thanh toán những người Cọng sản Đệ tứ
chỉ vì Stalin đã giết 8,2 triệu người Nga theo Trostkist.
Ông HCM biết Stalin ghét cay ghét đắng Cọng sản Đệ tứ quốc tế
cho nên ông ta lấy lòng Stalin bằng cách giết hết những người Cọng
sản Đệ tứ tại Việt Nam. Tất cả những người này đều là những nhà cách
mạng nổi tiếng. ( Gian ác ).
(3). Ông giết
người một cách vô tội vạ mà không cần biết những người đó là ai, can
tội gì, có làm gì hại tới ông hay không.
Người ta đã ra trình diện ông với hai bàn tay không nhưng ông
vẫn giết, như là đã giết 4.000 người ra trình diện ông vào năm Mậu
Thân tại Huế ( Tàn nhẫn ).
(36) THANH TOÁN ĐẢNG CSVN
Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cọng sản
Năm 1945, ngày 11-11, Đảng Cọng sản Đông Dương tuyên bố tự
giải tán. Như vậy, trên
lý thuyết, trong Mặt trận Việt Minh chỉ còn lại cánh Việt Nam Độc
Lập Đồng Minh Hội của ông Hồ Chí Minh.
Còn ĐCSVN của ông Đặng Xuân Khu ( Trường Chinh ) chỉ là “Nhóm
nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê”, chuyên phụ giúp chính phủ Việt Minh
trong công tác tuyên truyền.
* Chú giải : sau
tháng 8 năm 1945 thì đằng sau lưng của Đặng Xuân Khu
là một rừng nhân tài Cọng sản từ các nhà tù trở về, toàn là
những đại gia sừng sỏ mà Nguyễn Tất Thành tự nhắm bản lĩnh của mình
thua xa rất nhiều người trong bọn họ.
Vì vậy tương lai sự nghiệp của ông bị đe dọa trực tiếp bởi
các lãnh tụ Cọng sản chứ không phải các lãnh tụ của các đảng phái
khác.
Do đó khi gặp Tiêu Văn ( Tướng chính trị của Tưởng Giới Thạch
) thì HCM nói rằng ông
khó thỏa hiệp với Nguyễn Hải Thần vì bị khống chế bởi cánh Cọng sản
của Đặng Xuân Khu trong Mặt trận Việt Minh. Mặt kia, khi họp Trung
ương Đảng CSVN thì ông cho biết Tiêu Văn dứt khoát đòi thanh toán
cánh Cọng sản. Cuối cùng ông quyết định giải tán ĐCSVN cho dầu có sự
phản đối mạnh mẽ của các lãnh tụ Cọn sản đang có mặt tại Hà Nội.
Hồi ký của Hoàng Tùng
ghi lại: “Hôm tuyên bố
giải tán Đảng tôi không có tham dự, nhưng nghe nói lại rằng, quyết
định của Bác thật là táo bạo.
… Khi đưa ra bản
tuyên bố giải tán đảng ở Thường vụ, người không tán thành nhất là
đồng chí Trường Chinh.
(Hoàng Tùng, Những kỷ niệm về Bác Hồ).
Đoạn hồi ký này cho thấy Hồ Chí Minh là người quyết định giải
tán đảng; còn Đặng Xuân
Khu là người “không tán thành nhất”, tức là Khu cực lực phản đối.
Chứng tỏ Hồ Chí Minh đã ép buộc Đặng Xuân Khu phải giải tán đảng
CSVN cho dù Khu và các lãnh tụ CS khác hoàn toàn không muốn.
Ngoài sự phản đối
của Đặng Xuân Khu, còn có sự phản đối của ba nhân vật Cọng sản gạo
cội là Trương Văn Lệnh, Trần Đình Long và Nguyễn Thế Vinh :
Trương Văn Lệnh là người Nghệ An, thua ông Nguyễn Tất Thành 12
tuổi. Năm 1923 ông cùng Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái tham gia Tâm
Tâm Xã của Nguyễn Hải Thần.
Tháng 5 năm 1924 ông cùng Lê Hồng Phong và Lê Tán Anh được
ông Đinh Tế Dân giúp đỡ vào học khóa đầu tiên của trường Võ bị Hoàng
Phố; lúc đó Nguyễn Tất
Thành chưa tới Trung Hoa.
Năm 1925 ông cùng Lê Hồng Phong và Lê Tán Anh được Nguyễn Tất
Thành móc nối gia nhập Đảng Cọng sản Trung Quốc.
Năm 1929 ông Lệnh tham
gia An Nam Cọng sản Đảng của Hồ Tùng Mậu.
Tháng 10 năm 1930 Trần Phú thành lập Đảng Cọng sản Đông Dương
thì Trương Văn Lệnh cũng có mặt tại Hồng Kông nhưng ông và Nguyễn
Tất Thành không tham dự.
Sau đó ông cùng Nguyễn Tất Thành làm việc trong trạm giao liên
tại Hồng Kông của tổ chức Viễn Đông Vụ thuộc CSQT.
Việc của ông là phụ trách chuyển thư từ qua lại giữa trạm
giao liên của Nguyễn Tất Thành ở Hồng Kông và trạm giao liên của Lê
Quang Đạt ở Thượng Hải.
Năm 1931 tổ chức Viễn Đông Vụ bị đổ bể, Trương Văn Lệnh bị nhà
cầm quyền Hồng Kông bắt giam vài tháng rồi trục xuất khỏi Hồng Kông,
ông chạy về Thượng Hải, sống trong Tô giới của Pháp tại Thượng Hải.
Tại đây ông hoạt động trở lại cho Đảng Cọng sản Đông Dương
cùng với Nguyễn Lương Bằng, Lê Quang Đạt, Lý Phương Đức. Đến năm
1932 tất cả bị bắt và giải giao về Việt Nam.
Ông Bằng bị giam tại trại Sơn La và ông Lệnh bị giam tại trại
Lao Bảo.
Năm 1942 Lệnh vượt
ngục, trốn về Thanh Hóa rồi đi Thái Nguyên.
Qua năm 1943 Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La, trốn về Hà
Nội, rồi được ông Vũ Đình Huỳnh đưa đi Thái Nguyên.
Hai ông gặp lại nhau tại Thái Nguyên cuối năm 1943, tổ chức
gầy dựng cơ sở hoạt động và bắt được liên lạc với Hoàng Văn Thụ ở
Pác Bó. Do đó so vai vế
trong Đảng thì Trương Văn Lệnh thuộc loại “đại lão làng”.
Khi nghe Hồ Chí Minh vận động giải tán Đảng thì Trương Văn
Lệnh kịch liệt chống đối, ông phê phán Hồ Chí Minh là theo Chủ nghĩa
Dân tộc tư sản ( Sau này người ta gọi đó là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”
). Và ông kêu gọi các
lãnh tụ Cọng sản hãy ly khai khỏi Mặt trận Việt Minh.
Nhưng chỉ vài ngày sau đó thì ông bị ám sát chết cùng một lượt
với Trần Đình Long và Nguyễn Thế Vinh.
Giám đốc Công an Việt Minh thời đó là Bùi Đức Minh loan tin
rằng Trương Văn Lệnh và Trần Đình Long bị Quốc Dân Đảng ám sát.
Tuy nhiên trong các tài liệu của Quốc Dân Đảng thì họ không
hề biết hai ông này là ai.
Trần Đình Long là người tham gia Đảng Cọng sản Đông Dương từ
năm 1930, tốt nghiệp học viện Stalin.
Tháng 8 năm 1945 Trần Đình Long cùng nhóm Xứ ủy Bắc Kỳ và
Thành ủy Hà Nội tổ chức cướp chính quyền tại Hà Nội ngày 19-8-1945
và được Đặng Xuân Khu sắp xếp giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong
Chính Phủ Lâm thời.
Nhưng sau đó Hồ Chí Minh về tới và đề nghị các đảng viên Cọng sản
nên nhường bớt ghế cho các đảng phái khác;
do đó Trần Đình Long rút lui.
Sau khi ĐCSĐD bị giải tán, tháng 11 năm 1945 nhà của ông Long
tại chợ Đồng Xuân bị một nhóm người có vũ trang đột nhập, bắt ông
mang đi rồi từ đó mất tích luôn.
Sau này Việt Minh loan tin ông ta bị Quốc dân Đảng ám sát.
Tuy nhiên cuộc đột nhập bắt ông Long có sự chứng kiến của bà
Long, cho nên qua đối thoại giữa chồng bà với những người đột nhập
bà biết đó là những người của Việt Minh.
Do đó năm 1954 bà Long nhiều lần đến gặp Trường Chinh để khiếu
nại về cái chết của chồng mình nhưng Trường Chinh không tiếp.
Vì vậy bà Long dẫn 3 con xuống tàu di cư vào Nam.
Đến năm 1975 hai con trai của bà Long vượt biên sang Úc, còn
lại một người con gái hiện sinh sống tại Sài Gòn ( Hồi ký của Vũ Thư
Hiên ).
Riêng về cái chết của Nguyễn Thế Vinh thì theo như hồi ký của
Vũ Thư Hiên thì chính Trường Chinh xác nhận với bà Vũ Đình Huỳnh, mẹ
của Vũ Thư Hiên, là ông Vinh đã bị Đảng “thịt” rồi.
Tuy nhiên ông Trường Chinh cũng cho biết là ông không dính
líu gì trong vụ này. Lúc
người ta giết rồi ông mới biết.
Nguyễn Thế Vinh là người cùng làng Hành Thiện với Trường
Chinh, ông là con nhà giàu được du học tại Pháp cùng với người anh
họ là Nguyễn Thế Rục. Cả
hai ông được một người anh họ khác là Nguyễn Thế Truyền đưa vào làm
việc cho tờ báo Le Paria là cơ quan tuyên truyền của Liên đoàn Lao
động Thuộc địa, một nhánh ngoại vi của ĐCS Pháp.
Sau đó Vinh và Rục lại được Truyền gởi sang học tại học viện
Stalin, tuy nhiên Vinh chỉ học được nửa chừng thì bị bệnh nên phải
bỏ học và trở về Pháp.
Cuối năm 1929 Nguyễn Thế Rục cùng với Trần Phú, Bùi Công
Trừng, Ngô Đức Trì, Bùi Lâm được CSQT chỉ định về Việt Nam thành lập
một đảng Cọng sản cho Đông Dương.
Ngang qua Paris, Rục rủ Vinh cùng về Việt Nam hoạt động, hai
ông đi cùng một chuyến tàu.
Sau đó Rục thì bị bắt sau vụ nổi dậy của phong trào Xô Việt
Nghệ Tĩnh.
Đến năm 1936 Rục được tha ra khỏi tù, Vinh lại gia nhập ĐCS và
hoạt động bí mật trong ngành báo chí
dưới vỏ bọc là một công chức của Pháp.
Đến năm 1938 Rục bị chết vì bệnh lao. Vinh tiếp tục hoạt động
với Đặng Xuân Khu.
Tháng 8 năm 1945 Vinh cùng với nhóm Trần Đình Long, Nguyễn
Quyết, Xuân Thủy, Văn Tiến Dũng… tổ chức cướp chính quyền tại Hà Nội
trong khi Đặng Xuân Khu và Hồ Chí Minh đang còn ở tại Tuyên Quang.
Sau khi nhóm ông Long cướp chính quyền được 3 ngày thì Khu mới
về đến Hà Nội. Qua hôm
sau được tin Bảo Đại thoái vị, Khu cấp thời đề cử một chính phủ lâm
thời, sắp xếp cho Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Trần Đình Long làm Bộ
trưởng bộ Ngoại Giao, Nguyễn Thế Vinh Bộ trưởng Bộ thông tin.
Tuy nhiên sau đó 2 ngày thì Hồ Chí Minh về tới Hà Nội, nhìn
vào danh sách chính phủ lâm thời ông đề nghị rút bớt người của Đảng
Cọng sản ra khỏi danh sách nội các. Do đó Nguyễn Thế Vinh phải
nhường chức Bộ trưởng Thông tin cho Trần Huy Liệu.
Riêng chức Bộ trưởng bộ Ngoại giao của Trần Đình Long thì HCM
kiêm luôn.
*Chú giải : Ông Hồ Chí Minh và lý tưởng Cọng sản
Theo như hồi ký của Hoàng Tùng và hồi ký của Võ Nguyên Giáp
thì năm 1945 ông Hồ Chí Minh ép buộc đảng Cọng sản của Trường Chinh
phải giải tán vì lý do Tướng Tiêu Văn không muốn thấy Cọng sản trong
tổ chức Việt Minh. Thế
nhưng sau khi Tiêu Văn đã về Tàu thì HCM vẫn không cho phục hoạt các
hoạt động chính trị của ĐCSĐD (?). Các lãnh tụ Cọng sản chìm lỉm
trong dư luận quần chúng cho tới năm 1950 mới được Mao trạch Đông
dựng lại đảng với tên Đảng Lao Động Việt Nam.
Có hai dấu hỏi được nêu ra:
Một là ông Hồ Chí Minh có thành tâm theo đuổi lý tưởng Cọng
sản hay không, nếu có tại sao ông ta không cho phục hoạt các hoạt
động cách mạng vô sản trong tổ chức Việt Minh sau khi Tiêu Văn đã về
Tàu? Và hai là nhân dân
Việt Nam có thích chủ nghĩa Cọng sản hay không?
Nếu có thì tại sao Hồ Chí Minh lại tiếp tục giấu tung tích
ĐCSVN trong khi quân đội của Tiêu Văn đã rút khỏi Việt Nam ?
Thực ra cả hai vấn để chỉ có một câu trả lời:
Đó là ông HCM vẫn còn bám theo Cọng sản để hy vọng còn nhận
được hỗ trợ của Stalin.
Nhưng trong khi chờ đợi sự hỗ trợ của Stalin thì ông ta cần gạo của
nông dân Việt Nam.
Tuy nhiên ông thừa biết chỉ có giai cấp phú nông và trung nông
mới có gạo thừa mà nuôi các ông, còn giai cấp vô sản, tức là bần
nông và cố nông thì không có gạo dư.
Nhưng phú nông và trung nông sẽ ngưng cung cấp gạo cho tổ
chức Cọng sản bởi vì họ biết chế độ Cọng sản sẽ thẳng tay thanh toán
họ một khi Cọng sản thành công.
Vì vậy mới có chuyện địa chủ
Nguyễn Thị Năm tưởng lầm mà nuôi nấng đám Trường Chinh, Hoàng
Quốc Việt, Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ…Đến khi biết ra thì mới chịu
phục đệ tử của Hồ Chí Minh là quá ác.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Đầu năm 2015 ông Tổng
bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Nghĩa là ông
HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.
Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.
Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông
HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 6 tấm gương đạo đức của ông HCM mà
người Việt không nên học tập :
(1). Mới bước chân về Hà Nội HCM xin làm làm tay sai cho Patti
( Mỹ ) nhưng khi Patti đi rồi, Tiêu Văn làm chủ tình hình tại Hà Nội
thì ông làm tay sai cho Tiêu Văn. ( Hèn hạ ).
(2). Mượn hơi Tiêu Văn HCM
thanh toán hết các đoàn thể khác, kể cả ĐCSVN cũng không tha.
Trong khi đó mọi người cứ tưởng ông ta sống chết với lý tưởng
Cọng sản, đồng cam cộng khổ với những người Cọng sản. ( Nham hiểm ).
(3). HCM giết đàn em của mình nhưng lại đổ cho “thế lực thù
địch” Quốc Dân đảng thì ai mà không tin.
Rồi vin vào đó xúi dân quân Việt Minh đi tìm giết Quốc Dân
đảng. ( Thâm độc ).
(4). Để triệt hạ những ai dám chống lại, HCM không từ một thủ
đoạn tàn nhẫn nào. Kể cả
giết những người từng cọng tác với ông suốt mấy chục năm gian khổ. (
Tàn nhẫn ).
(5). Những người bị HCM giết đều là những nhà ái quốc. ( Phản
bội dân tộc ).
(6). Lúc gian khổ thì HCM nhờ sự giúp đỡ của những người có
lòng, có của. Nhưng lúc
được làm vua rồi thì thịt hết những người từng giúp đỡ mình. ( Bạc
ác ).
(37) BẮT ĐẦU TRIỀU ĐẠI HỒ CHÍ
MINH
“…đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” ( Nguyễn Phú Trọng, 2015 )
Bắt đầu triều đại Hồ Chí Minh
Năm 1945, ngày 22-12, Hồ Chí Minh ký thỏa hiệp với Việt Quốc
và Việt Cách. Nguyễn Hải
Thần sẽ làm Phó Chủ tịch Chính phủ.
4 Bộ dành cho Việt Minh, 4 Bộ dành cho Việt Quốc và Việt
Cách. Bộ Quốc phòng và
Bộ Nội vụ giao cho nhân vật Trung lập.
Sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội và sắp đặt trước 20 ghế cho Việt
Cách và 50 ghế cho Việt Quốc.
Có một số đoàn thể như Công giáo, Phật giáo cũng được sắp xếp
một số ghế trong Quốc hội cho có mặt đủ các thành phần.
Ngoài ra có các đảng phái mới thành lập cũng xin tham gia
tranh cử Quốc hội nên được Trường Chinh chấp thuận cho vài người
được vào Quốc hội. Trong
số này có kỹ sư Trần Đăng Khoa và kỹ sư Cù Huy Cận thuộc đảng Dân
Chủ, ông Nghiêm Xuân Yêm và Nguyễn Xiển thuộc đảng Xã Hội.
* Chú giải : Việt
Cách là tên viết tắt của Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội là Hội của
ông Nguyễn Hải Thần thành lập năm 1942, Hội gồm có cả Việt Nam Độc
lập Đồng Minh Hội của Hồ Chí Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng của Vũ
Hồng Khanh.
Tháng 11 năm 1944 ông
Hồ Chí Minh về Việt Nam, âm thầm tách ra khỏi Hội của Ông Nguyễn Hải
Thần, nhập với Đảng Cọng sản Đông Dương của Trường Chinh, lập ra một
tổ chức tự xưng là Mặt Trận Việt Minh.
Tháng 5 năm 1945 Vũ
Hồng Khanh về Việt Nam, tuyên bố tách ra khỏi Việt Nam Cách Mạng
Đồng Minh Hội để sát nhập với Việt Nam Quốc Dân Đảng ở trong nước
của Nhượng Tống, và Đại Việt Dân Chính Đảng của Nguyễn Tường Tam.
Rồi Khanh, Tam lại liên minh với Đại Việt Quốc Dân Đảng của
Trương Tử Anh, lập thành Đại Việt Quốc Gia Liên Minh, gọi tắt là
Việt Quốc.
Sau khi Hồ Chí Minh và Vũ Hồng Khanh tách đảng của mình ra
khỏi Việt Nam Cách mạng Đồng Minh Hội thì ông Nguyễn Xuân Tiếu lại
đem đảng Đại Việt Dân Xã của ông gia nhập VNCMĐMH, lúc này Nguyễn
Hải Thần cho đổi tên gọi tắt là Việt Cách để phân biệt với Việt Minh
của Hồ Chí Minh (Trước kia Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội cũng cọi
tắt là Việt Minh).
Năm 1946, một ngày trong dịp tết Nguyên đán,
Hồ Chí Minh đến gặp Bảo Đại, đưa cho ông một xấp giấy và bảo
rằng trong thời gian Bảo Đại đại diện cho chính phủ đi “thăm dân” ở
Thanh Hóa thì “chúng tôi đã nhân danh ngài để gửi một bức thông điệp
cho nước Pháp” (Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam, trang 226), xấp giấy mà
Bảo Đại cầm trên tay là bản sao bức thư Hồ Chí Minh giả là Bảo Đại
viết cho chính phủ Pháp, dài 3 trang giấy, ký tên Bảo Đại.
Lần đầu tiên Bảo Đại chạm trán với thủ đoạn của Hồ Chí Minh.
Với tất cả đạo đức của một con người, ông không ngờ một chủ tịch
nước lại có thể làm như thế.
*Chú giải : Về
nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh
Trong những ngày tháng ngồi trên cương vị chủ tịch nước, ông
Hồ Chí Minh đã đóng vai một con người mộc mạc, giản dị, giống như
một ông già nhà quê bình thản trước những trò múa may chộn rộn của
chính trị. Ông thành
công rất lớn trong việc thu phục cảm tình của các nhân vật quốc tế,
từ chính trị gia cho tới các phóng viên nhà báo.
Với bất cứ ai, và trong bất cứ lúc nào, ông cũng đều tỏ ra
chân tình và cởi mở, đôi khi ông không cần giấu giếm lối suy nghĩ
rất mộc mạc của ông. Mọi
lối trình bày hay lý luận đều được ông đơn giản hóa bằng những thí
dụ rất chất phác. Ngay
cả lối ăn mặc hay nhà ở của ông cũng toát lên một tâm hồn bình dị.
Ông bỏ qua những lề thói xã giao chính trị rườm rà và phiền
toái của của giới ngoại giao quốc tế;
nhưng không vì thế mà người ta mất cảm tình, trái lại mọi
người cảm thấy ông thật gần gủi và dễ cảm thông.
Đặc biệt ánh mắt nhìn của ông luôn luôn khiến cho người đối
diện có cảm nghĩ rằng mặc dầu chưa cất lên tiếng nói nhưng lòng ông
đã chan hòa với người đối diện.
Thêm vào đó là những cử chỉ tuy đơn giản nhưng chứng tỏ sự
quan tâm và ưu ái của ông đối với người được ông tiếp chuyện.
Đối với nhân dân cũng thế, ông luôn luôn ân cần với người già
và từ ái đối với trẻ con.
Ông luôn luôn dạy cho mọi người trở nên đạo hạnh bằng cách
nhắc lại những lời dạy của thánh hiền trong văn hóa Trung Quốc và
văn hóa Việt Nam. Có lẽ
đây là con người thật mà ông mong muốn hướng tới nếu như hoàn cảnh
không bắt buộc ông phải ra tay tàn ác và gian xảo.
Quả thực vậy, nhìn lại hành trình suốt cuộc đời ông thì thấy
ông đã có những quyết định tàn tệ trong những hoàn cảnh bắt buộc.
Nếu như hoàn cảnh không bắt buộc thì ông đã không làm như
vậy.
Tuy nhiên xét cho cùng thì tất cả mọi tình huống bắt buộc đều
là những tình huống cản trở mộng ước làm nên nghiệp lớn cho cá nhân
ông. Bình thường thì ông
thích hòa bình, nhưng nếu cần chiến tranh để thâu tóm quyền lực thì
ông rất sẳn lòng phát động chiến tranh.
Bình thường thì ông rất muốn nhân nghĩa nhưng khi cần tiến
hành một mưu đồ riêng, ông sẳn sàng gian xảo và bạc ác.
Trong con người của ông không hề có hối hận hay nhân hậu.
Ông dạy người ta rất nhiều điều trong sách thánh hiền nhưng
chưa khi nào ông tỏ ra quân tử.
Trong con người của ông Hồ Chí Minh cũng không hề có chuyện
quang minh chính đại, trái lại ông rất thích những tiểu xảo lừa bịp,
ngay cả trong những khi không cần thiết.
Hồi ký của Vũ Thư Hiên có ghi lại một câu chuyện nói lên tính
cách riêng của ông Hồ Chí Minh:
“Cha tôi có kể chuyện khi đi thăm bức tường công xã Paris ở
nghĩa trang Père Lachaise (1946), có các quan chức Pháp tháp tùng,
ông Hồ sụt sùi khóc, lấy khăn tay thấm nước mắt.
Trở về khách sạn, cha tôi hỏi làm sao ông khóc được, ông trả
lời: “Mình làm
chính trị, khi cần khóc phải khóc được, khi cần cười phải cười được,
mới làm chính trị được chứ” ( Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, trang
459 ).
Câu chuyện này có thể làm một chứng minh để giải thích tại sao
tia mắt nhìn thân mật, từ ái của ông Hồ Chí Minh lại trái ngược với
những hành động bạc ác của ông. Một khi ông dùng giọt nước mắt chính
trị để lừa bịp các quan chức Pháp thì ông cũng không ngại gì mà
không dùng ánh mắt từ ái để bịp nhân dân Việt Nam bởi vì đối xử với
nhân dân cũng là chính trị.
Nếu ai không tin lời của những nhân vật Cọng sản đã phản tỉnh
như cụ Vũ Đình Huỳnh thì cũng có thể suy ra từ lời kể của Võ Nguyên
Giáp trong hồi ký Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên :
“Bác chỉ định mấy đồng chí cùng đi. Thấy một đồng chí mang
dép, Bác bảo về nhà thay giày.
Bác nói: Khi nào
gặp “người ta”, tôi ăn mặc thế nào mặc tôi, nhưng các chú thì phải
cho tề chỉnh”.
Ông bảo cán bộ của ông là không được mang dép khi đi theo ông
đến gặp phái đoàn Pháp nhưng trong khi đó thì… chính ông lại cố tình
mang dép. Rõ ràng chuyện
mang dép là chủ trương đóng kịch của ông chứ không phải xuất phát từ
một tâm hồn bình dị. Dĩ nhiên Võ Nguyên Giáp viết lên đoạn này không
phải là nhằm lật mặt giả dối của ông Hồ Chí Minh, ông Giáp chỉ muốn
chứng tỏ rằng ông Hồ Chí Minh không phải là người cẩu thả, xềnh
xoàng trong vấn đề ăn mặc;
Nhưng vô tình Võ Nguyên Giáp cũng cho người đời một bằng chứng
là Hồ Chí Minh luôn luôn đóng kịch, chẳng những đóng kịch với “người
ta” mà ông còn mang đôi dép râu để đóng kịch với toàn dân Việt Nam
Không những ông đóng kịch làm một ông vua hiền đức mà trong
sâu xa tận đáy lòng ông lại muốn được dân chúng Việt Nam tôn vinh
như một bậc thánh. Ước vọng của ông được nêu rõ trong tác phẩm Những
Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch, ông mượn tên của Trần
Dân Tiên để vẽ ra hình ảnh mà ông mong muốn:
“Ở ngoài mặt trận các chiến sĩ hô lớn, vì tổ quốc, vì Bác Hồ
tiến lên! Vì Bác Hồ mà những người lao động trong nhà máy và trên
đồng ruộng tăng thêm năng suất.
Đối với nhi đồng tên Bác như là một người mẹ hiền.
Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn… Nhân dân
gọi chủ tịch là cha già của dân tộc”.
“Chủ tịch trở thành “cha Hồ” của dân tộc Việt Nam”!
Chính vì muốn được tôn thờ như thánh sống mà cuộc sống riêng
tư của ông hoàn toàn bị người khác chi phối.
Bút ký của Nguyễn Minh Cần, Vũ Thư Hiên và sử gia Hoàng Tranh
cho thấy Trường Chinh và những nhân vật chủ chốt trong ĐCSVN đã
không tán thành khi ông ngỏ ý muốn lập gia đình hoặc được tái hợp
với người vợ cũ là Tăng Tuyết Minh.
Người ta đã viện lý do rằng nhân dân đã coi Bác như thánh
sống, mà nay Bác lại tỏ ra ham hưởng thụ như mọi người trần tục thì
coi không được. Do đó họ
từ chối ước muốn của ông và sắp xếp cho ông tiếp tục sống trong một
căn nhà riêng giản dị với một vườn cây và một cái ao cá.
Người đời sau thăm viếng nơi ở của Hồ Chủ tịch đã xúc động với
hình ảnh một căn nhà gỗ đơn sơ với tất cả những vật dụng đơn sơ như
đôi dép râu và chiếc áo cán bộ 4 túi.
Nhưng người đời không ngờ rằng đó là phông cảnh của các nhà
đạo diễn CSVN. Bác đã
muốn tỏ ra đơn sơ, giản dị thì họ sắp xếp cho Bác những thứ giản dị
hơn. Ngoại trừ món thuốc
lá “ngoại” là họ không nỡ cắt đi của Bác chứ đúng ra thì họ muốn Bác
chỉ hút thuốc rê mới phù hợp với vai diễn.
Rốt cục ông Nguyễn Tất Thành gieo nhân nào thì ông đã gặt quả
nấy, ông muốn đóng vai một người tu hành thì rốt cuộc người ta cho
ông tu thật. Nhưng
cuộc sống tu hành quả là cực hình đối với một con người nhiều ham
muốn như ông.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Đầu năm 2015 ông Tổng
bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Nghĩa là ông
HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.
Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.
Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông
HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 4 tấm gương đạo đức của ông HCM mà
người Việt không nên học tập :
(1). Chính phủ Hồ Chí Minh đầu tiên không có ai là Cọng sản
bởi vì ĐCSVN đã bị ông HCM giải tán từ tháng 11 năm 1945 rồi.
Thế mà sau này ông nói với dân chúng rằng chính phủ đầu tiên
của ông toàn là Cọng sản cả. ( Gian trá ).
(2). Chính phủ đầu tiên của ông HCM có cả Việt Cách, Việt
Quốc, đảng Dân Chủ, đảng Xã Hội.
Thế nhưng chỉ 2 năm sau thì những người của các đảng phái
khác đã biến mất trên cõi đời, một số ít đào thoát ra nước ngoài. (
Tàn ác ).
(3). HCM đã giả danh Bảo Đại để viết thư cho chính phủ Pháp,
rồi sau đó lại đưa bản sao cho Bảo Đại xem nhằm bắt Bảo Đại phải
nhận với Pháp là chính BĐ đã viết. ( Vô liêm sỉ ).
(4). Làm chính trị phải khóc, phải cười;
chẳng khác gì bọn xảo trá, điếm đàng.
Thế mà lại là “cha già của dân tộc Việt Nam” ?!.
Cái chức cha già dân tộc cũng là do HCM tự xưng chứ không ai
phong cho ông ta. ( Lưu manh ).
(38) QUAY RA BẮT TAY VỚI PHÁP
Quân Pháp tái chiếm Việt Nam
Năm 1945, sau khi quân Đồng Minh đánh thắng quân Đức, lãnh tụ
quân kháng chiến Pháp là
De Gaule lên làm Tổng thống nước Pháp.
Ngay lúc đó ông phải đối đầu với 2 vấn đề lớn là tái thiết
nước Pháp sau chiến tranh và chiếm lại các xứ thuộc địa để có thể vơ
vét nguồn lợi tức thực dân đem về phục hồi kinh tế cho nước Pháp.
Tuy nhiên chuyện tái chiếm thuộc địa bị cản trở bởi người hùng
của Thế chiến thứ 2 là Hoa Kỳ.
Nhân dân Hoa Kỳ đã từng đứng lên chống lại chế độ thực dân và
tự giải phóng đất nước ra khỏi chế độ thực dân của nước Anh, vì vậy
người Hoa Kỳ luôn luôn chủ trương hủy bỏ chế độ nô lệ cũng như hủy
bỏ chế độ thuộc địa trên toàn thế giới.
Vì vậy ngay sau khi Thế chiến chấm dứt, các chính trị gia Hoa
Kỳ hô hào cho phong trào giải phóng thuộc địa.
Họ nhân danh công bằng và nhân danh
văn minh tiến bộ để làm áp lực buộc các nước thực dân phải
nhả các thuộc địa.
Để đối phó với áp lực của Hoa Kỳ cũng như để đối phó với phong
trào đòi lại chủ quyền của các nước thuộc địa, nước Anh và nước Pháp
thành lập ra tổ chức Liên Hiệp Anh và Liên Hiệp Pháp nhằm trao trả
độc lập cho các xứ thuộc địa, nhưng chỉ trên danh nghĩa vì họ vẫn
giữ quyền quản trị tài chính, quân sự và ngoại giao.
Riêng đối với VN thì người Pháp không thể đặt Bảo Đại lên ngai
vàng vì Bảo Đại đã phản bội nước Pháp, tuyên bố hủy bỏ các hiệp ước
bảo hộ của Pháp.
Vì vậy người Pháp quay sang ý đồ đưa cái ngai đó cho Hồ Chí Minh vì
thấy ông ta còn dễ chịu hơn cả Bảo Đại hay những nhà ái quốc Việt
Nam khác như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Trần Trọng Kim, Trương
Tử Anh, Nguyễn Hải Thần, và nhất là Ngô Đình Diệm.
Tổng thống Pháp De Gaule quyết định mở cuộc thương lượng với
ông Hồ Chí Minh, là người đang cầm đầu chính quyền tại Hà Nội, để
thuyết phục ông ta chấp thuận cho quân đội Pháp được đổ bộ lên Bắc
Việt để thiết lập lại các tổ chức cai trị của Pháp trước đây.
Trước khi nói chuyện với Hồ Chí Minh thì người Pháp phải nói
chuyện với 180.000 tay súng đang làm chủ tình hình tại Bắc Việt Nam.
Đó là đội quân của ông Tưởng Giới Thạch.
Do đó De Gaule cho tiến hành song song hai nhánh tiếp xúc,
một nhánh tiếp xúc với ông Tưởng Giới Thạch và một nhánh tiếp xúc
với ông Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh tiếp xúc với đại diện của Pháp
Năm 1946, ngày 16-2, Hồ Chí Minh tiếp trung Tá Sainteny là đại
diện của Chính phủ Pháp.
Hồ Chí Minh thỏa thuận trên nguyên tắc rằng quân Pháp được quyền trở
lại Việt Nam và Việt Nam sẽ nằm trong Liên Hiệp Pháp.
Ngày 19-2, Sainteny lại gặp Hồ Chí Minh và đề nghị chuyện
Pháp sẽ đổ quân lên Bắc Việt.
Theo hồi ký của Bảo Đại thì ông được biết chuyện Hồ Chí Minh
bắt buộc phải thỏa hiệp với Pháp qua lời tâm tình củaVõ Nguyên Giáp.
Ông Giáp đã tự tìm đến nhà Bảo Đại và thái độ của ông ta được kể lại
tỉ mỉ:
“ Một tuần sau, trong khi tôi đang ăn sáng thì có người gõ
cửa, đó là Võ Nguyên Giáp. Ông ta bảo với tôi rằng:
– Cần phải thực tế, thưa ngài.
Ông ta trả lời nhưng đầu vẫn cúi xuống.
– Anh định nói gì?
– Tôi muốn nói là, cần phải chịu thằng Pháp vậy…
Trước câu trả lời lạ
lùng đó, tôi kêu lên:
– Thật tôi không thể hiểu nổi các anh.
Tôi nhận độc lập từ tay Nhựt.
Tôi thoái vị.
Tôi rời khỏi quyền hành cho các anh, thế mà bây giờ, các anh lại đi
thụt lùi…
– Làm cách nào bây giờ
thưa ngài? … Chúng ta làm cách nào để chống lại đây?
Chúng ta có quân đội nhưng không có đạn ( Con Rồng Việt Nam,
trang 229).
Khi hồi ký của Bảo Đại xuất bản thì Võ Nguyên Giáp còn sống
mạnh khỏe, và ông Giáp không hề lên tiếng bác bỏ chi tiết này, vậy
thì chuyện này có thật. Không cần lời thổ lộ của Võ Nguyên Giáp thì
ai cũng thấy rõ là quân Pháp sẽ tái chiếm Bắc Việt và người Việt
không làm gì được vì không có súng đạn.
Năm 1946, ngày 23-2, lúc 7 giờ sáng, Hồ Chí Minh đến chỗ cư
ngụ của Bảo Đại và đề nghị Bảo Đại lập chính phủ để đứng ra điều
đình với Pháp về chuyện quân Pháp sẽ đổ bộ lên Bắc Việt.
Bảo Đại nói rằng ông cần bàn bạc với một số nhân vật chính
trị khác tại Hà Nội trước khi trả lời ông Hồ.
Lúc 8 giờ 30, Bảo Đại họp với Trần Trọng Kim và những chính
trị gia “không Cọng sản”.
Lúc 10 giờ, Hồ Chí Minh lại một lần nữa gọi điện thoại thúc
giục. Lúc 12 giờ trưa,
sau khi bàn thảo, Bảo Đại thông báo cho Hồ Chí Minh là ông chấp nhận
đứng ra lập chính phủ mới để nói chuyện với Pháp.
Tuy nhiên đến 1 giờ trưa thì Hồ Chí Minh mời Bảo Đại đến gặp
ông ta và thông báo là ông ta xin rút lại đề nghị trước đó (Hồi ký
Bảo Đại).
* Chú giải : Hồi
ký của Bảo Đại cho biết ông không hiểu chuyện gì đã xảy ra trong
khoảng thời gian từ 10 giờ sáng cho tới 1 giờ trưa khiến cho Hồ Chí
Minh đổi ý. Theo dự đoán
của Bảo Đại thì có lẽ trước đó người của các đảng phái khác như
Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh…không chịu ký vào
hiệp định này vì có thể bị coi là phản quốc cho nên Hồ Chí Minh và
bộ tham mưu của ông ta cũng không dám.
Vì vậy Hồ Chí Minh đẩy Bảo Đại ra đứng mũi chịu sào trước dư
luận quần chúng.
Nhưng về lý do tại sao Hồ Chí Minh rút lại đề nghị thì Bảo Đại
cho rằng có lẽ Tướng Tiêu Văn và Lư Hán đã ăn tiền của phe Hồ Chí
Minh nên buộc Vũ Hồng Khanh phải cùng chịu ký chung với Hồ Chí Minh
trong bản thỏa hiệp này, vì vậy mà Hồ Chí Minh yên tâm không có sự
phản đối nên rút lại lời đề nghị.
Dự đoán của Bảo Đại hoàn toàn không đúng, bởi vì so lại với
sưu tập báo chí của Đoàn Thêm thì Tướng Lư Hán về Trung Hoa ngày
26-1-1946, và Tướng Tiêu Văn được gọi về đột ngột là ngày 23-2-1946.
Như vậy áp lực của Lư Hán và Tiêu Văn trong chuyện ký hiệp
định vào ngày 6-3-1946 là không có.
Tuy nhiên chi tiết Tiêu Văn được gọi về Trung Hoa đúng ngay
vào vào ngày 23-2-46 có thể giải thích được nguyên do thay đổi ý
kiến của Hồ Chí Minh trong ngày 23-2-46 :
Trước đó, từ ngày 16-2 Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với Sainteny
về việc ký hiệp định do phía Pháp đề nghị.
Dĩ nhiên để làm áp lực cho Hồ Chí Minh chịu ký thì Saiteny
phải thông báo cho các ông biết rằng Pháp đang điều đình với Tưởng
Giới Thạch để quân Trung Hoa rút về.
Lâu nay Hồ Chí Minh đã dựa vào thế của Tiêu Văn mà làm mưa làm
gió trên chính trường Việt Nam, kể cả dùng áp lực của Tiêu Văn mà
giải tán Đảng Cọng sản của Trường Chinh.
Do đó nếu quân Tàu rút đi thì quân Pháp sẽ ung dung đổ bộ
vào, có ngăn cản cũng vô ích vì không có súng đạn.
Vậy nếu muốn tiếp tục được công nhận là chính phủ đại diện cho
dân tộc Việt Nam thì chỉ có nước là bắt tay với Pháp.
Hễ Pháp công nhận chính phủ Việt Minh đại diện cho dân tộc
Việt Nam thì Hồ Chí Minh vẫn là quốc trưởng của Việt Nam.
Ngược lại nếu Pháp bắt tay đàm phán với Bảo Đại thì Bảo Đại sẽ
trở thành quốc trưởng Việt Nam. Hay
là Pháp bắt tay đàm phán với Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam … thì
chính phủ của Nguyễn Hải Thần, Nguyễn tường Tam sẽ trở thành tổ chức
đại diện cho dân tộc Việt Nam.
Áp lực phủ phàng của Pháp khiến cho nội bộ Việt Minh bối rối.
Họ nghĩ rằng có thể quân Trung Hoa sẽ rút khỏi Việt Nam.
Tuy nhiên trong hiện tại thì quân đội Trung Hoa vẫn còn đó và
Tướng Tiêu Văn cũng còn đó.
Nếu Việt Minh ký thỏa ước chấp thuận cho quân Pháp trở lại
Việt Nam trong khi quân Trung Hoa vẫn còn làm chủ tình hình tại Việt
Nam thì hóa ra Việt Minh rước quân Pháp vào để đuổi quân Trung Hoa?!
Trong trường hợp đó thì Tướng Tiêu Văn sẽ vặn cổ HCM vì ông
ta đã phản bội.
Vì vậy, có một cách hay nhất là đưa Bảo Đại ra làm trái độn,
Bảo Đại sẽ nhân danh Việt Minh thành lập một chính phủ mới và ký
hiệp ước với Pháp. Trong
khi đó HCM vẫn nắm toàn bộ binh lực hiện có của lực lượng cách mạng
Việt Nam. Làm như thế
thì người Pháp sẽ không thể ký với phe không Cọng sản như Trần Trọng
Kim, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần vì đã ký với
Bảo Đại rồi.
Vì vậy mà Hồ Chí Minh đích thân đến nhà của Bảo Đại để yêu cầu
Bảo Đại đứng ra lập chính phủ mới vào lúc 7 giờ sáng ngày 23-2-46.
Tuy nhiên sau 10 giờ sáng hôm đó thì nhân viên tình báo từ
phi trường cho biết Tiêu Văn đã ra phi trường về Trung Hoa, với toàn
bộ nhân viên tùy tùng và tư trang hành lý, thì
hóa ra chuyện mà Sainteny nói trước là có thật.
Vì vậy không cần phải đưa Bảo Đại làm trái độn nửa.
Năm 1946, ngày 28-2, Trung Hoa và Pháp ký Hiệp ước.
Pháp trao trả nhượng địa Quảng Châu Loan và Tưởng Giới Thạch
rút quân ra khỏi Việt Nam.
Năm 1946, ngày 2-3, Quốc hội nhóm họp, cử ra một “Chính phủ
Liên Hiệp Kháng chiến” và một “Ủy ban Kháng chiến”.
Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm
Phó, Huỳnh Thúc Kháng Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Tường Tam Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao. Võ Nguyên Giáp Chủ tịch Ủy ban kháng chiến và
Vũ Hồng Khanh Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Đầu năm 2015 ông Tổng
bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Nghĩa là ông
HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.
Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.
Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông
HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 4 tấm gương đạo đức của ông HCM mà
người Việt không nên học tập :
(1). Mỹ vào Hà Nội
thì HCM theo Mỹ. Mỹ đi
Tàu vào thì HCM theo Tàu.
Tàu đi Pháp vào thì HCM theo Pháp.
Sau này Pháp đuổi HCM lên rừng thì HCM theo Mao Trạch Đông.
Rồi Mao Trạch Đông sai ông đánh Mỹ cho tới người Việt Nam
cuối cùng thì ông ta cũng đánh.
Vậy có phải là bất lương hay không ? ( Tráo trở vô lương ).
(2). Bắt tay với Pháp thì sợ chúng chưởi cho nên HCM đẩy Bảo
Đại ra chịu đòn thay cho mình.
Sau lại lừa Bảo Đại ra khỏi nước rồi không cho về.
Lại còn chưởi Bảo Đại là trốn ra nước ngoài ăn chơi. ( Lưu
manh ).
(3). Lúc Nhật trao
trả độc lập cho Việt Nam, vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, hủy
bỏ các hiệp ước bất công giữa Triều Nguyễn và thực dân Pháp.
Thế mà chính HCM viết sách tố điêu rằng : “Bảo Đại tuyên bố
bỏ chủ cũ thay chủ mới”.
Giờ đây chinh ông ta mới là “bỏ chủ Tàu bắt tay với kẻ thù
thực dân Pháp”.( Phản quốc).
(39) HỦY BỎ LỜI TUYÊN BỐ ĐỘC
LẬP
“…đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” ( Nguyễn Phú Trọng, 2015 )
Thỏa ước Sơ Bộ mùng 6 tháng 3
Năm 1946, ngày 6-3, Hồ Chí Minh ký với đại diện Cao ủy Pháp là
Sainteny một thỏa ước tạm thời, gọi là “Thỏa ước Sơ Bộ”:
(1). Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia Tự Do, có
chính phủ, quốc hội, quân sự và tài chánh riêng biệt. Nằm trong Liên
Bang Đông Dương và ở trong Liên Hiệp Pháp. Việc thống nhất 3 Kỳ sẽ
do trưng cầu dân ý. (2).
Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẳn sàng tiếp đón quân đội Pháp vào thay
thế quân Tàu.
Ngoài ra hai bên còn ký một hiệp ước phụ:
(1).Việt Nam có quân đội 10.000 quân do sĩ quan Việt Nam chỉ
huy. Pháp có 15.000 quân, kể cả quân có sẳn ở phía bắc vĩ tuyến thứ
16. (2). Những đơn vị
quân Pháp có trách nhiệm canh giữ tù binh Nhật phải rút về nước
trong vòng 10 tháng.
Quân còn lại sẽ rút đi trong vòng 5 năm, mỗi năm rút 1/5 tổng số
quân. (3). Pháp không
được dùng quân Nhật cho mục tiêu quân sự của mình.
* Chú giải : Ông Hồ Chí Minh hủy bỏ lời tuyên bố độc lập
Trước khi thỏa ước được ký kết, Sainteny đã tường trình lên
cấp trên về những thỏa thuận của HCM trong cuộc tiếp xúc mật trước
đó 20 ngày :
“Ông Hồ Chí Minh thôi hẵn không dùng từ “độc lập” nữa… … càng
nên làm ngay vì có một cái lợi đáng kể là không cần phải nhắc tới từ
“độc lập” nữa… …Ông Hồ Chí Minh lần đầu tiên mong muốn cuộc hội đàm
giữa ông với Sainteny được giữ bí mật (sic). ( Tài liệu của sử gia
Philippe Devillers “ Paris, Saigon, Hanoi”, bản dịch của Hoàng Hữu
Đản trang 165, 166 ).
Phân tích kỹ tinh thần thỏa ước 6-3 thì phía Pháp vẫn tránh né
dùng chữ “Độc Lập” (Independence) mà chỉ dùng chữ “Tự Do” (Liberty).
Về phía Hồ Chí Minh thì chấp nhận cho Pháp đem 15.000 quân
vào Bắc Việt Nam để giải giới quân Nhật, rồi sau 5 năm sẽ rút hết số
quân này. Và chấp nhận
Việt Nam trở thành 3 Tiểu bang của Liên Bang Đông Dương gồm 5 Tiểu
bang là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Căm Bốt và Lào.
Chính ông Hồ Chí Minh đã ký văn kiện chấp nhận Việt Nam chỉ Tự
Do trong Liên Hiệp Pháp cho nên hai chữ Độc Lập mà ông tuyên bố vào
ngày 2-9-1945 đương nhiên không còn giá trị.
Lúc ký văn kiện này thì ông có đầy
đủ tư cách pháp nhân vì
ông đang cầm đầu một
chính phủ do Quốc hội
đề cử. Quốc hội
này đã được dân chúng bầu lên vào ngày 6-1-1946.
Hồi ký của Nguyễn Tường Bách ( em ruột của Nguyễn Tường Tam)
ghi lại phản ứng của đảng viên Việt Quốc khi nghe tin ký Hiệp định
với Pháp: “Phản ứng của
một số anh em trong Việt Quốc thực là kịch liệt.
Ở trong vừa triệu tập Trung ương cấp thời, thì thấy ở ngoài
có tiếng ồn ào. Tôi vội
chạy ra. Từ cửa bước vào
độ hai chục anh em, già có, trẻ có hô lên:
“Phản đối hiệp định đầu hàng, phản đối quân Pháp đổ bộ”.
Vài ủy viên trung ương vừa giải thích là Trung ương Đảng họp
hội đồng để bàn, thì hai người xua tay ngay:
“Hội đồng là hội đồng chuột!…”.
Chưa bao giờ tôi thấy đảng viên quần chúng mà lại công kích
trung ương như vậy”.
Sau đó thì một số người Việt Quốc, trong đó có Nguyễn Tường
Bách, tổ chức biểu tình phản đối Hiệp định.
Công an Việt Minh giải tán đám biểu tình, xảy ra xô xát.
Có 5 người bị bắt và tòa án Việt Minh kết án mỗi người mấy
tháng tù .
Năm 1946, ngày 6-3, trong khi Pháp và Hồ Chí Minh đang ký Hiệp
ước tại Hà Nội thì Tướng Leclerc của Pháp cho đổ quân xuống Hải
Phòng. Mặc dầu Tưởng Giới
Thạch đã ký Hiệp ước rút quân với Pháp nhưng các tướng lãnh Trung
Hoa tại Hải Phòng cho rằng phải chờ lệnh của Tổng Tư lệnh Đồng Minh
là Tướng Mac. Arthur.
Tuy nhiên quân Pháp vẫn đổ bộ, quân Trung Hoa nổ súng, có 24
binh lính Pháp bị chết. Đến ngày 13-3 mới có lệnh chính thức của
Tưởng Giới Thạch, ra lệnh cho quân Trung Hoa phải để cho quân Pháp
đổ bộ còn quân Trung Hoa chuẩn bị rút về nước.
Năm 1946, ngày 13-3, Vụ trưởng Vụ Á-Úc tại Quai d’Orsay ( Phủ
Thủ tướng Pháp ) đã gởi một văn thư cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Georges Bidault: “Chính
phủ Pháp ngạc nhiên về việc đưa tin quá chậm trễ, càng sửng sốt và
xúc động khi đọc đến các điều khoản của Thỏa ước này:
quy định rút quân đội Pháp ra khỏi các miền của Việt Nam mỗi
năm là 1/5, liên tục
trong thời hạn 5 năm thì hết” (Hsltr/Quốc gia Pháp).
Văn thư này chứng minh rằng Thỏa ước Sơ bộ chỉ là màn kịch do
Toàn Quyền D’Argentlieu và Bộ trưởng bộ Ngoại giao Georges Bidault
đạo diễn mà ngay cả Thủ tướng nước Pháp cũng không hay biết.
Cũng trong ngày này Bộ trưởng Bộ Thuộc địa chỉ thị cho
D’Argenlieu về vấn đề sẽ
có trưng cầu dân ý về việc sát nhập Nam Kỳ vào nước Việt Nam:
“ chúng ta có thể tổ chức một chiến dịch tuyên truyền nhằm
ngăn cản không cho nó sát nhập với Bắc Kỳ, dưới khẩu hiệu “Nam Kỳ
của người Nam Kỳ” (Hsltr/Quốc gia Pháp).
Năm 1946, ngày 17-3, Cao ủy D’Argenlieu nhờ Sainteny chuyển
cho ông Hồ Chí Minh một bức thư , đề nghị được nói chuyện với Hồ Chí
Minh trên chiếc tuần dương hạm Emile-Bertin đậu gần cảng Hải Phòng
vào ngày 24-3. Trong thư
nói rõ : “Tất nhiên Ngài
sẽ được đón tiếp với tất cả những nghi thức long trọng xứng đáng, có
đại bác bắn chào mừng, có hàng rào danh dự, có những tiếng tung hô
v.v…”(Hsltr/Quốc gia Pháp).
* Chú giải : Có rất nhiều sử gia đọc đoạn thư này nghĩ rằng
Argenlieu coi khinh con người của ông Hồ Chí Minh, Argenlieu cho
rằng ông Hồ ham thích được hưởng lễ nghi vinh quang.
Không ai tin Argenlieu bởi vì HCM không thể nào tệ mạt như
vậy được. Nhưng không
ngờ sau đó 1 năm, ông Hồ Chí Minh đã viết trong tự truyện của mình
dưới tên Trần Dân Tiên:
“Rồi cuộc gặp gỡ giữa Hồ Chủ tịch và Đô đốc Đác-giăng-li-ơ tại
vịnh Hạ Long với nhiều nghi thức long trọng :
hai mươi mốt phát đại bác chào khi Hồ Chủ tịch đến, hai mươi
mốt phát đại bác chào khi Hồ Chủ tịch đi, hạm đội Pháp duyệt binh,
v.v…”.
Ngoài ra ông D’Argenlieu còn ghi vào nhật ký của ông sau khi
gặp Hồ Chí Minh: “Khi
tôi nói lên niềm vui của tôi được thấy mối tình bạn truyền thống
giữa nước Pháp và nước Việt Nam phục hồi, ông Hồ Chí Minh đáp lại
ngay: “Vâng, thưa ông
Cao ủy, tình bạn giữa hai dân tộc, nhưng mà nó sẽ phải trở thành
tình anh em”. Tôi đã gật
đầu một cách lịch sự và mĩm cười” ( Tư liệu của Devillers trong tác
phẩm Paris-Saigon-Hanoi).
Argenlieu cười mũi vào cái tình anh em của ông Hồ Chí Minh,
có nghĩa là ông ta thừa biết là bác Hồ Chí Minh đang đóng kịch.
Năm 1946, ngày 16-3, Bảo Đại dẫn một phái đoàn sang thăm hữu
nghị nước Trung Hoa.
Nghiêm Kế Tổ làm Phó trưởng đoàn nhưng người thực sự có quyền trong
đoàn là Hà Huy Giáp.
* Chú giải : Sau
này trong một bài tùy bút, Nguyễn Tường Tam cho biết chuyện cử Bảo
Đại sang Trung Hoa là âm mưu của chính ông,
ông muốn gửi Bảo Đại sang Trung Hoa để hiệp với Tưởng Gới
Thạch mà lật đổ Cọng sản Việt Nam.
Lúc đó Nguyễn Tường Tam là bộ trưởng bộ Ngoại giao của chính
phủ Hồ Chí Minh, chính phủ chưa được quốc gia nào công nhận nên ông
xúi Hồ Chí Minh để cho Bảo Đại sang thăm Trung Hoa, nếu được Tưởng
giới Thạch đón thì kể như Trung Hoa công nhận chính phủ Hồ Chí Minh.
Mặc dầu thuyết giải cho HCM như vậy nhưng trong thâm tâm
Nguyễn Tường Tam biết lúc đó Tưởng Gới Thạch đang căm hận Cọng sản
cho nên Tưởng Giới Thạch sẽ thừa dịp này mà mưu với Bảo Đại và
Nghiêm Kế Tổ tìm cách đưa Bảo Đại về lật đổ HCM.
Để hỗ trợ cho âm mưu này, Nguyễn Tường Tam sắp xếp cho Nghiêm
Kế Tổ là một lãnh tụ của VNQDĐ đi theo.
Tuy nhiên theo hồi ký của Bảo Đại thì khi ông tới Trùng Khánh
chỉ được Thống chế Tưởng Giới Thạch mời riêng đến dự tiệc khoản đãi
tại tư dinh của Thống chế, sau đó thì cả phái đoàn xin được tiếp
kiến nhưng viên Bí thư của Tưởng Giới Thạch cho biết rằng chính phủ
không thể tiếp những người Cọng sản (!).
Năm 1946, ngày 15-4.
Sau khi hoàn tất cuộc thăm viếng chính phủ Trung Hoa, Bảo Đại
cùng phái đoàn ra phi trường Côn Minh để lên máy bay về nước thì
người ta đưa cho ông một bức điện tín của HCM:
“Thưa ngài, công việc ở đây đang tốt đẹp.
Ngài có thể đi chơi nữa.
Hơn nữa, ngài sẽ rất có ích cho chúng tôi nếu vẫn ở lại bên
Tàu. Ôm hôn thắm thiết.
Ký tên Hồ Chí Minh” (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam trang 241)!
Một lần nữa Bảo Đại đối diện với thủ đoạn của Hồ Chí Minh, ông
ta bắt buộc Bảo Đại phải lưu vong, không được trở về nước.
Nhưng ông thực sự bối rối vì lúc đó chỉ có một mình ông ngồi
lại phi trường Côn Minh mà không một xu dính túi.
Va ly hành lý thì gởi theo kiện hàng về nước của phái đoàn
rồi. Không có cả một tờ
giấy tùy thân, không có quần áo để thay.
Ông thò tay vào túi móc bức điện ra và đọc lại một lần nữa,
hàng chữ “Ôm hôn thắm thiết” như nhảy múa trước mắt ông.
Lúc đó ông vừa mới 33 tuổi (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, trang
243).
Năm 1946, tháng 4, đang bối rối tại phi trường Côn Minh, Bảo
Đại được một người Trung Hoa từng du học tại Pháp chú ý và hỏi thăm.
Bảo Đại giấu gốc gác của mình, chỉ cho biết vì hoàn cảnh
chính trị mà bị bỏ rơi tại phi trường với hai bàn tay không.
Người này mời Bảo Đại về tạm trú tại nhà của ông ta trong khi
chờ đợi Bảo Đại liên lạc với gia đình để xin tiền trợ giúp.
Năm 1946, ngày 15-9, sau khi nhận được tiền của gia đình, Bảo
Đại thử liên lạc với Hồ Chí Minh nhưng chỉ có sự im lặng.
Ông bèn quyết định sống cuộc đời lưu vong tại Hồng Kông.
Bảo Đại có nhà riêng tại Pháp nhưng ông không thể trở về đó
vì đối với Pháp thì ông là một kẻ phản bội, theo Nhật hủy bỏ Hiệp
ước Bảo hộ của Pháp.
Thế là từ đó báo chí của Việt Minh tố cáo ông đào ngũ, sống
cuộc đời ăn chơi tại Hồng Kông.
Còn báo chí của người Pháp cũng không tiếc lời nguyền rủa ông
đã theo Nhật hủy bỏ Hiệp ước Bảo hộ mà triều đình Việt Nam ký với
Pháp trước kia.
Lúc hồi ký của Bảo Đại ra đời thì hầu hết các lãnh tụ CSVN đều
còn sống mạnh khỏe, thế nhưng không có một ai lên tiếng phản bác.
Chứng tỏ là chuyện có thật.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Đầu năm 2015 ông Tổng
bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Nghĩa là ông
HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.
Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.
Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông
HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 6 tấm gương đạo đức của ông HCM mà
người Việt không nên học tập :
(1). Chính HCM
dưới tên Trần Dân Tiên đã viết rằng’ “Ngày 10-3-1945 Nhật tuyên bố
trao trả độc lập cho Việt Nam”.
Vậy mà sau này HCM nói với toàn dân rằng chính ông ta đã
tuyên bố độc lập vào ngày 2-9-1945.
Và rồi đến ngày 6-3-1946 lại ký một văn kiện thừa nhận Việt
Nam chỉ là môt quốc gia “tự do” chứ không phải “độc lập”. ( Gian
manh ).
(2). HCM bỏ tù những người yêu nước biểu tình phản đối bắt tay
với thực dân Pháp. ( Phản quốc ).
(3). Ngày 6-3-1945 HCM ký hiệp ước bắt tay với thực dân Pháp,
nhưng ngày 16-3-1945 lại cử phái đoàn sang cầu cạnh Tàu.
( Xảo quyệt ).
(4). HCM ham vinh hoa phú quý đến độ Toàn quyền Pháp nói như
mắng vào mặt thế mà cứ nhơn nhơn nhận lời.
Đã vậy lại còn viết sách trâng tráo khoe mẻ mà không hề biết
ngượng. ( Vô liêm sỉ )
(5) Lừa con người ta ra nước ngoài, rồi bắt con người ta phải
lưu vong, mà không chừa cho một đồng xu hay một bộ áo quần.
Đã vậy lại còn xỏ lá “Ôm hôn thắm thiết “ ( Lưu manh hạ cấp
).
(6). Đã đuổi con người ta ra khỏi nước lại còn đổ cho con
người ta trốn ra nước ngoài ăn chơi. ( Điếm đàng ).
(40) LÉN KÝ HIỆP ƯỚC BÁN NƯỚC
Hội nghị Fountainebleau
Năm 1946, ngày 27-5, Hồ Chí Minh lên đường sang Pháp để dự hội
nghị đàm phán theo tinh thần “Hiệp định sơ bộ” 6-3-1946.
Trong đoàn có Phạm Văn Đồng làm phụ tá cho Hồ Chí Minh.
Các chuyên gia tham dự trong phái đoàn gồm có Trần Ngọc Danh,
Phan Anh, Trịnh Văn Bính, Tạ Quang Bửu, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Mạnh
Hà, Bửu Hội, Nguyễn Văn Huyên, Huỳnh Thiện Lộc, Dương Bạch Mai, Chu
Bá Phượng, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Đệ. ( Chỉ có Trần Ngọc Danh và
Dương Bạch Mai là Cọng sản ).
*Chú giải : Khi Hồ
Chí Minh và Phạm Văn Đồng lên đường thì giao cho Võ Nguyên Giáp lãnh
đạo về chính trị và an ninh quân sự.
Phụ giúp VNG là Vũ Anh, Cao Hồng Lãnh, Trần Huy Liệu, Bùi Đức
Minh, Trần Ngọc Tuân và các sĩ quan trong nhóm Thiết Huyết.
Còn Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Văn Hoan, Trần Đăng Ninh,
phụ trách vấn đề thuế quan và tài chánh.
Tất cả những người này thuộc Việt Minh Hội từ bênTàu về.
Còn “Nhóm nghiên cứu Mác xít” (ĐCSVN) của Đặng Xuân Khu, Hoàng
Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Lê Văn Lương chỉ phụ giúp Trần Huy Liệu trong
công tác vận động tuyên truyền.
Đặc biệt ông HCM dẫn theo hai ông trùm CS Trần Ngọc Danh và
Dương Bạch Mai vì sợ hai ông này ở lại sẽ vận động lập lại ĐCSVN và
lấy lại quyền lực trong tay Võ Nguyên Giáp.
Năm 1946, ngày13-9.
Sau 3 tháng rưởi trường kỳ thương lượng,
hội nghị Fontainebleau bế tắc vì Pháp chẳng những không muốn
giao trả Nam Kỳ mà cũng không muốn giao trả cả Bắc và Trung Kỳ vì
quân của họ đã chiếm xong toàn Việt Nam.
Phạm Văn Đồng dẫn phái đoàn về trước.
Riêng ông Hồ Chí Minh ở lại với hai ông trùm Cọng sản là Trần
Ngọc Danh và Dương Bạch Mai.
Ngoài ra còn có giáo sư Hoàng Minh Giám thuộc đảng Xã Hội
Việt Nam.
Hiệp ước bán nước
Năm 1946, ngày 14-9, một ngày sau khi Phạm Văn Đồng và phái
đoàn lên đường trở về.
Ông Hồ Chí Minh dẫn theo ông Hoàng Minh Giám đang đêm đến nhà
riêng của Bộ trưởng bộ Thuộc địa Pháp Moutet để cố kiếm cho được một
văn bản, bất cứ văn bản gì ( Hồi ký của Sainteny ).
Giáo sư Hoàng Minh Giám làm thông dịch viên và soạn văn bản
bởi vì HCM không đủ trình độ Pháp văn về chính trị ( Nhờ công này
nên khi trở về nước HMG được HCM cử làm Bộ trưởng ngoại giao của
chính phủ Việt Minh ).
Năm 1946, ngày 15-9.
Lúc 1 giờ sáng, Moutet ký với HCM một “Bản tạm ước” mà không
cần hỏi ý kiến của Chính phủ Pháp vì nó không khác gì các chủ trương
hiện thời của chính phủ.
Theo đó thì việc chủ quyền của Nam Kỳ được bỏ lững và cuộc trưng cầu
ý kiến của Nam Kỳ không còn nhắc đến nữa.
Điểm quan trọng duy nhất của bản tạm ước là:
“ Sẽ cùng nhau tìm cách đạt được mọi thỏa thuận về các vấn đề
có thể được đặt ra.”
Theo như lời kể lại của Moutet với ký giả Devillers thì lúc ký
thỏa ước tạm ông đang mặc đồ ngủ, trước khi ký ông có gọi điện thoại
hỏi ý kiến của Thủ tướng Pháp Georges Bidault ( Devillers;
“Paris,Saigon, Hanoi” ).
Năm 1946, ngày 16-9, Hồ Chí Minh họp báo công bố bản thỏa ước
tạm. Đến lúc này
Trần Ngọc Danh và Dương Bạch Mai mới biết ông HCM lén hai ông đi ký
hiệp ước mà không hề bàn bạc trước và không cho hai ông đi theo. (
Thư tố cáo của Trần Ngọc Danh gởi cho Stalin ngày 10-1-1950 ).
Theo tự truyện của Hồ Chí Minh dưới tên Trần Dân Tiên:
“Sau khi ký bản tạm ước, báo chí Pháp
và quốc tế có đến phỏng vấn, Hồ Chủ tịch trả lời:
Hai vấn đề chính:
thống nhất và độc lập của Việt Nam chưa được giải quyết dứt khoát.
Nhưng một bản tạm ước còn hơn không có điều ước gì cả” (sic).
Năm 1946, ngày 19-6, Hồ Chí Minh nhờ Trần Ngọc Danh, Dương
Bạch Mai và Hoàng Minh Giám tiếp tục ở lại Paris để làm đầu cầu liên
lạc với chính phủ Pháp.
Sau đó ông quá giang một tàu của Hải quân Pháp đuổi theo phái đoàn
của Phạm Văn Đồng. Trong
khi đó dư luận quốc tế đinh ninh là bản hiệp ước nằm trong túi HCM
là kết quả 4 tháng đàm phán của phái đoàn thương thuyết Việt Nam.
* Chú giải : Sở dĩ
HCM gài cho các ông Trần Ngọc Danh, Dương Bạch Mai và Hoàng Minh
Giám ở lại là vì sợ các ông về nước sẽ lòi ra HCM ký hiệp ước mà
không có ai đi theo, không có ai chứng kiến, tức là bán nước.
Thâm độc hơn nữa là khi về đến Việt Nam ông HCM phao tin Trần
Ngọc Danh và Dương Bạch Mai đã phản bội nên ông không cho hai ông về
nước, buộc phải sống lưu vong. ( Đến năm 1949 Pháp trở mặt với HCM
bắt giam hai ông nhưng TND thoát được qua Tiệp Khắc, DBM bị giải về
VN và đưa đi đày tại Kontum.
Còn Hoàng Minh Giám được trở về nước vào tháng 11-1946 để
nhận chức Thứ trưởng Ngoại giao và sang năm sau giữ chức Bộ trưởng
Ngoại giao ).
Gọi là hiệp ước bán nước bởi vì nó được ký kết trong một điều
kiện mờ ám, tại nhà riêng, vào ban đêm;
không có một viên chức cao cấp nào của Chính phủ Việt Nam,
cũng không có một nhân viên văn phòng nào của ông Bộ trưởng Pháp.
Những gì hai bên thương lượng với nhau hoàn toàn không có ai
chứng kiến.
Có Trời mới biết hai bên đã thỏa thuận với nhau những gì.
Nhưng chắc chắn phải là thỏa thuận bất lợi cho đất nước Việt Nam.
Nếu không tại sao ông HCM không dám thương lượng công khai và
ký kết công khai? Trong
khi trước đó phái đoàn thương thuyết của chính phủ Việt Minh đã kiên
quyết không nhượng bộ.
Rõ ràng ông Hồ Chí Minh đã đơn phương nhượng bộ một số điều
kiện nào đó nhằm bảo vệ địa vị làm vua của ông ta ( Thà làm Chủ tịch
bù nhìn cho Pháp còn hơn trở về quê với tư cách của một người hầu
bàn trên tàu buôn ). Còn ông Hoàng Minh Giám được giao cho chức Bộ
trưởng Ngoại giao là để bịt miệng về những gì đã thỏa thuận tại nhà
riêng của Bộ trưởng Moutet.
Năm 1946, ngày 23-10, mặc dầu Võ Nguyên Giáp đã thanh toán hết
các lực lượng đối nghịch là Việt Quốc và Việt Cách nhưng vẫn còn
nhiều người thuộc các đảng phái không Cọng sản biểu tình thóa mạ Bản
Tạm ước mà ông Hồ Chí Minh đã ký với Bộ trưởng bộ Thuộc địa Pháp.
Theo báo Cứu Quốc của Việt Minh số ra ngày 1-11-1946 thì có
hơn 300 người chống đối bị bắt và bị đưa đi an trí.
Năm 1946, ngày 2-11, Hồ Chí Minh lập chính phủ mới vì các ông
không Cọng sản trong chính phủ đã bị Võ Nguyên Giáp thanh toán hết.
Một số lưu vong, một số mất tích . Chính phủ này mới thực là chính
phủ Việt Minh vì không còn các đảng phái khác.
Ngày 9-11 Quốc hội nhóm họp để biểu quyết Hiến Pháp nước Việt
Nam. Tuy nhiên chỉ còn
242 dân biểu trên tổng số 444 dân biểu, số còn lại bị Võ Nguyên Giáp
thủ tiêu hay bắt giam, một số chạy ra nước ngoài.
Sự thực của hội nghị Fountainebleau
Sau này không thấy sử gia nào thử tìm hiểu vì sao khi phái
đoàn đi dự hội nghị bằng máy bay nhưng khi trở về thì lại đi trên 2
chiếc tàu thủy. Thời
gian phái đoàn lưu lại Pháp trong 3 tháng rưởi đủ để cho tình thế
quân sự tại Đông Dương đã hoàn toàn đổi khác, rồi lại thêm 1 tháng
đi tàu thủy nữa là vị chi hơn nửa năm tính từ ngày ký kết Thỏa ước
Sơ bộ. Hai nhân vật
chính của Việt Minh là Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng cũng như hai
nhân vật sừng sỏ của CSVN là Trần Ngọc Danh và Dương Bạch Mai bị vô
hiệu hóa gần nửa năm trời.
Ông Hồ Chí Minh phải trở về với một bản tạm ước “dõm” nằm
trong túi. Khi đi thì đi
cả đoàn bằng máy bay, khi về thì chỉ có một mình ông quá giang trên
một chiếc tàu thủy của Hải Quân Pháp.
Thế nhưng trong tự truyện ký tên Trần Dân Tiên, ông lại huênh
hoang:
“Chủ tịch về sau trên chiếc tàu chiến Đuy-mông-đuyết-vin
(Duymont Duuurville) của Pháp.
Cách đây trên 30 năm, Chủ tịch đi Pháp, làm phụ bếp trên một
chiếc tàu buôn. Ngày nay
Chủ tịch đi trên một chiếc tàu chiến, là thượng khách của nước
Pháp”. Không thấy ông
nhắc tới cái ngày ông lên đường cùng với phái đoàn bằng máy bay .
Mỹ và Pháp đã bỏ lỡ cơ hội? :
trong sách Ho Chi Minh, A Life, sử gia William Duiker đã
nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng Paris và Washington đã bỏ lỡ cơ hội
không nắm tay Hồ Chí Minh khi ông này giơ tay cho họ bắt vào năm
1946. Tuy nhiên nếu xét
kỹ tình hình thời đó thì chuyện bắt tay này không thể nào xảy ra
được.
Thời đó lực lượng vũ trang của HCM chưa có tới một tiểu đoàn,
súng chưa có tới 500 cây thì làm sao cự lại gần 30.000 quân Pháp mới
tái lập sau khi bị Nhật bắt làm tù binh.
Ngoài ra lúc đó còn
có 15.000 quân Pháp đang trên đường đến Việt Nam và chính phủ
Pháp đã có kế hoạch chuyển thêm 70.000 quân trong năm 1946.
Với một lực lượng như thế thì người Pháp cần gì nắm tay ai ?
Hồi ký của Trung Tá tình báo Pháp Sainteny là người đứng ra
điều đình với Hồ Chí Minh cho biết:
“Để đạt được mục đích đối với chúng tôi, Hồ Chí Minh đủ sáng
suốt để không đòi hỏi quá nhiều như một số đối thủ của ông ta.
Trong khi những người này đòi độc lập hoàn toàn và dứt khoát
như điều kiện tiên quyết để thương thuyết thì Hồ Chí Minh tuyên bố
sẵn sàng bằng lòng với sự độc lập tương đối…” ( Jean Sainteny, Face
à Ho Chi Minh, trang 57).
Và tự truyện của HCM dưới tên Trần Dân Tiên :
“Căn cứ theo hiệp định này, nước Việt Nam thừa nhận ở trong
khối Liên hiệp Pháp, thừa nhận những quyền lợi về kinh tế và văn hóa
Pháp tại Việt Nam…Đây là một lúc khá khó khăn cho Hồ chủ tịch.
Báo chí của Nguyễn Tường Tam và Nguyễn Hải Thần công kích Chủ
tịch kịch liệt. Vu cáo
Chủ tịch đã để cho Pháp mua chuộc.
Nhân dân không bằng lòng, vì họ căm thù sâu sắc bọn Pháp thực
dân”.
Đây là chính HCM thú nhận trên giấy trắng mực đen chứ không ai
nói oan. Ông ta đã đi
ngược lại nguyện vọng của nhân dân để duy trì quyền lợi riêng, hay
nói cho rõ hơn là ông ta đã bán nước.
Vậy mà ông ta còn dám trơ tráo quay ngược trở lại chưởi
Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần… là “lũ bán nước”.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Đầu năm 2015 ông Tổng
bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Nghĩa là ông
HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.
Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.
Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông
HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 6 tấm gương đạo đức của ông HCM mà
người Việt không nên học tập :
(1). Một mình Chủ tịch nước nửa đêm lẻn đến nhà riêng của một
ông Bô trưởng của nước thù địch để thương lượng mà không có ai chứng
kiến thì rõ ràng là bán nước chứ không chạy chối đi đâu được.
Đã vậy lại còn bắt giam 300 người phản đối, nhưng những người
phản đối lại là những người yêu nước ! ( Phản quốc ).
(2). HCM đi Paris để lấy tiếng khoe khoang mà không thấy được
mưu đồ của Argenlieu là vô hiệu hóa chính phủ Việt Minh trong nửa
năm trời để đưa quân tái chiếm toàn Việt Nam. ( Ngu dốt ).
(3). HCM dẫn theo hai ông trùm Cọng sản Trần Ngọc Danh ( em
ruột Trần Phú ) và Dương Bạch Mai vì sợ hai ông này ở lại sẽ vận
động khôi phục lại ĐCSVN, lật đổ cánh Việt Minh Hội, lấy lại quyền
lực trong tay Võ Nguyên Giáp. Sau hội nghị thì tìm cách gài cho Trần
Ngọc Danh và Dương Bạch Mai ở lại rồi về nước phao tin hai ông đã
phản bội, buộc hai ông phải sống đời lưu vong. ( Nham hiểm ).
(4). Nửa đêm lén đến nhà riêng của một viên chức Pháp thò tay
ký một bản hiệp ước có giá trị như tờ giấy lộn,
vậy mà còn trâng tráo tuyên bố là “còn hơn không có điều ước
gì cả” ( Lưu manh ).
(5). Một mình một bóng quá giang trên một chiếc tàu Hải quân
Pháp để về nước mà lại còn huênh hoang rằng “là thượng khách của
nước Pháp”. ( Trơ trẻn ).
(6). Lén bán nước nhưng lại to họng chưởi những người yêu nước
như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần là “lũ bán nước”. ( Xảo trá ).
(41) THỰC LỰC CỦA HỒ CHÍ MINH
VÀO NĂM 1946
Cờ đỏ sao vàng tung bay tên thủ đô nước Pháp
Năm 2000 Võ Nguyên Giáp cho xuất bản tác phẩm “Điện Biên Phủ,
Điểm Hẹn Lịch Sử”, ông có thêm trong phần cuối sách một đoạn giải
thích lại lý do phải ký Thỏa ước sơ bộ 6-3-1946:
“Hiệp định mồng 6 tháng 3 năm 1946.
Kẻ xâm lược buộc phải ký kết ngưng chiến, công nhận Việt Nam
là một quốc gia tự do (sic).
Lá cờ Đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa tung bay
trên thủ đô nước Pháp” (Bản in lần 2, trang 426).
Tuy nhiên các sử gia quốc tế không đồng ý với lối giải thích
này: Thứ nhất, từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946 hai bên
không có đánh nhau thì làm sao có chuyện Pháp bị buộc phải ngưng
chiến?
Thứ hai văn kiện được hai bên ký kết ngày 6 -3- 46 chỉ công
nhận Việt Nam là một quốc gia tự do chứ không phải là một quốc gia
độc lập. Vậy thì chính ông Hồ Chí Minh đã phủ nhận hai chữ “Độc Lập”
mà ông từng hô hào vào ngày 2-9-1945. Đây cũng là bằng chứng cho
thấy thời 1945-1954 lá cờ Đỏ sao vàng chưa phải là Quốc Kỳ của một
quốc gia độc lập.
Thứ ba là “kẻ xâm lược” không bị buộc phải ký kết mà Hồ Chí
Minh mới là người bị buộc.
Bởi vì kẻ xâm lược đang có 45 ngàn tay súng và đang kiếm tàu
chở thêm 70 ngàn tay súng khác vào Việt Nam;
trong khi Võ Nguyên Giáp chỉ có
400 tay súng mà không có đạn ( Hồi ký của Võ Nuyên Giáp và
hồi ký Bảo Đại ).
Thứ tư là lá cờ Đỏ sao vàng tượng trưng cho chính phủ Việt
Minh có xuất hiện tại nước Pháp vào năm 1946 nhưng nó được treo ủ rũ
trong một góc nhà có phái đoàn của Hồ Chí Minh tham dự hội nghị
Fontainebleu chứ không hề có chuyện tung bay trên thủ đô nước Pháp.
Thứ năm là sau một lần được “tung bay” trong phòng hội đàm thì
lá cờ Đỏ sao vàng phải cuốn lại và xếp xó vì quân Pháp đuổi Hồ Chí
Minh chạy dài cho tới năm 1950 mới được Mao Trạch Đông dựng lại.
Phân tích thực lực của Hồ Chí Minh vào năm 1946
Tháng 7 năm 2013 lãnh tụ CSVN Trương Tấn Sang đến Washington
với một món quà ý nghĩa, đó là bức thư của Hồ Chí Minh xin được theo
Mỹ vào năm 1946. Nhân
dịp đó BBC online phỏng vấn sử gia Hoa Kỳ William Duiker.
Với cuốn sách “Ho Chi
Minh, A Life” William Duiker cho rằng Hoa Kỳ hay Pháp cứ tiếp tục
nắm bàn tay của HCM năm 1945-1946 thì Việt Nam sau này không có ai
theo Cọng sản….(sic). Đó
là một giả thuyết của một người ngoại quốc muốn tìm hiểu Việt Nam,
họ cứ tập trung vào lãnh tụ HCM, họ đinh ninh rằng lúc đó HCM là
Staline, Tito, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Fidel Castro…
Họ không thấy rằng những lãnh tụ như Staline, Mao… thực sự là
Tổng bí thư Đảng Cọng sản của họ trong khi Hồ Chí Minh chưa bao giờ
được nắm Tổng bí thư đảng cả.
Lực lượng hậu thuẩn của Staline, Mao, Tito, Fidel là kết quả
biết bao nhiêu năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, gầy dựng cơ sở
từ con số không.
Còn Hồ Chí Minh sau 33 năm ra khỏi nước, ông chưa có một tên
quân nào và cũng không biết máu của người chiến sĩ cách mạng đổ ra
tại Việt Nam ra sao. Năm
1941, sau 30 năm lưu vong, ông ghé tạt qua căn cứ Pác Bó tại biên
giới Việt- Trung trong vài tháng rồi sau đó lại sang Trung Hoa và bị
bắt.
Mãi tới cuối năm 1944 ông mới trở về với 18 chuyên viên của
Tưởng Giới Thạch. Rồi
ông lại sang Trung Hoa gặp Tiêu Văn và trở về với toán OSS Hoa Kỳ
vào tháng 5 năm 1945.
Như vậy cho tới tháng 8 năm 1945 dưới tay HCM không có ai là người
từng nằm gai nếm mật hoặc từng sát cánh chiến đấu với HCM, ông ta
thực sự không có một lực lượng hậu thuẩn.
Ngoài sử gia William Duiker còn có sử gia người Pháp Philip
Deviller với cuốn sách Paris-Saigon-Hanoi phát hành năm 1988.
Devillers đến Việt Nam vào tháng 11 năm 1945, lúc đó 25 tuổi,
làm việc tại cơ quan báo chí của Bộ Tổng tham mưu của quân đội Pháp,
đồng thời là phóng viên của báo Caravelle, báo Paris-Saigon và là
thông tín viên bí mật của báo Le Monde, Paris. Ông về lại Pháp năm
1950 và trở thành sử gia chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á.
Những bí ẩn khó hiểu của diễn biến thời cuộc trong những năm
1945-1947 đã ám ảnh Devillers, ông tự hứa là đừng vội chết trước khi
rọi được ánh sáng vào cái năm 1946!
Ông đợi đến 40 năm sau, năm 1987, các hồ sơ lưu trữ của Bộ
Quốc phòng Pháp được giải mật.
Sau đó Devillers đã xin
phép được đối chiếu lại với các tư liệu lưu trữ cá nhân của gia đình
cựu thủ tướng Bidault và gia đình của nhà thương thuyết Sainteny.
Cuối cùng Devillers đi tới kết luận rằng chuyện đàm phán giữa
Pháp và Hồ Chí Minh vào năm 1946 chỉ là một kế hoạch bề mặt của
người Pháp. Bên trong là
bằng mọi giá phải giữ cho bằng được Đông Dương.
Tuy nhiên đáng tiếc là Devillers đã quên rọi ánh sáng về phía
Việt Nam, ông quên rằng đằng sau Hồ Chí Minh là những người từng tốt
nghiệp trường đại học chính trị nổi tiếng thế giới là Học viện
Staline như Trần Ngọc Danh, Trần Văn Giàu, Dương Bạch Mai, Bùi Lâm,
Bùi Công Trừng, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Văn Trân, Hoàng Văn Nọn,
Trần Văn Kiệt…; từng là
Ủy viên Trung ương của Đảng Cọng sản Pháp như Nguyễn Văn Tạo;
từng là Ủy viên Trung ương của Đảng Cọng sản Trung Quốc như
Nguyễn Sơn và những người còn lại đều có ít nhất là 5 năm đào luyện
trong các trại tù của thực dân Pháp.
Họ không phải là những người ngây thơ nhưng họ bị đặt trước
một tình thế là không thể làm gì khác hơn.
Họ bị buộc phải ngồi đối diện với các chính trị gia Pháp mà
trong tay họ không có gì cả, họ không có một lợi thế nào để có thể
khả dĩ nói chuyện phải quấy với người ta.
Họ thừa biết ngồi nói chuyện bình đẳng với người Pháp tại
Fontainebleu là một điều vô lý. Họ không thể đi đánh bạc mà trong
lưng không có một đồng làm vốn.
Riêng ông Hồ Chí Minh cũng
thừa biết trong tay ông không có gì cả.
Nhưng ông cần chứng tỏ với dân chúng Việt Nam rằng ông là
người duy nhất đại diện cho dân chúng Việt Nam.
Ông thừa biết nếu người ngồi tại Fontainebleau là Nguyễn
Tường Tam hay Bảo Đại thì đương nhiên ông sẽ trở thành một phó
thường dân, hiện nguyên hình là một người làm nghề rửa hình hay làm
nghề phụ bếp.
Trong khi đó nếu ông còn ngồi tại bàn hội nghị thì nhân dân
Việt Nam còn thắp hương van vái cho ông được thành công, người Việt
Nam sẽ dồn hết nỗ lực tuyên truyền tạo uy tín cho ông để ông có thể
dùng uy tín đó làm một thế mạnh để đàm phán.
Tại sao một người hầu bàn lại được lên ngôi thần thánh?
Thuở đó người dân Việt Nam nguyện một lòng đoàn kết sau lưng
ông Hồ Chí Minh không phải vì ông ta tài giỏi hay sáng suốt mà vì
ông ta là người duy nhất đại diện cho dân Việt để nói chuyện phải
quấy với quân thù. Tự
nhiên Hồ Chí Minh được toàn dân Việt Nam đánh bóng;
mọi cá nhân, mọi đoàn thể, mọi đảng phái đều lên tiếng ca
tụng ông; lâu dần ông
trở thành một nhân vật thần thánh trong truyền thuyết của dân tộc
Việt Nam.
Nửa năm ngồi tại bàn đàm phán là thời gian đủ cho người Pháp
đổ bộ 55.000 quân vào Việt Nam nhưng cũng là thời gian đủ cho ông Hồ
Chí Minh từ một người hầu bàn trở thành một chính trị gia đại tài.
Trong suốt quyển sách Paris-Saigon-Hanoi, Devillers luôn luôn
vẽ ra hình ảnh một ông Hồ Chí Minh ngây thơ trước những gian trá của
phía Pháp, một Đảng Việt Quốc luôn luôn đả kích ông Hồ Chí Minh đã
thỏa thuận cho quân Pháp trở lại Việt Nam và chê ông HCM đã nhân
nhượng quân Pháp quá nhiều…
Devillers tội nghiệp cho ông Hồ Chí Minh quá thực thà và quá
ngay thẳng trước các tay cáo già như Pignion, Valluy và
D’Argenlieur. Ngoài ra
Devillers cũng cho rằng lẽ ra thuở đó người Pháp phải ôm ông Hồ Chí
Minh vào lòng, thay vì sau này phải khổ sở đi tìm Bảo Đại.
Dervillers cho rằng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp nếu năm
1946 người Pháp chỉ cần trao cho ông Hồ Chí Minh một nửa cái mà sau
này họ đã trao cho ông Bảo Đại.
Tuy nhiên có một điều quan trọng mà De Villers quên nghĩ tới
là: Người Pháp chỉ giao
chủ quyền cho Bảo Đại vì họ thấy cần phải có viện trợ của Hoa Kỳ để
duy trì đội quân bảo vệ Đông Dương nhằm chống lại sữ bành trướng của
làn sóng Đỏ. Nhưng Hoa
Kỳ sẽ không chấp nhận cho Pháp bàn giao chủ quyền cho HCM, bởi vì họ
biết HCM là người theo Cọng sản.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Đầu năm 2015 ông Tổng
bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Nghĩa là ông
HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.
Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.
Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông
HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 3 tấm gương đạo đức của ông HCM mà
người Việt không nên học tập :
(1). Trong lúc
toàn dân quyết tâm chống Pháp thì bè đảng của HCM bắt tay với Pháp.
Nhưng sau này Hồ Chí Minh lại biến đổi lịch sử trở thành chỉ có một
mình HCM và bè đảng của ông ta chống Pháp, còn toàn dân theo Bảo
Đại, tức là toàn dân phản quốc.( Lưu manh ).
(2). Dân tộc Việt Nam cần có một minh chủ đứng ra lãnh đạo
công cuộc chống Pháp, cho nên người ta đứng đằng sau lưng ông HCM là
người từng được Mỹ đưa
về. Thế nhưng sau khi được dân chúng tôn làm minh chủ thì ông ta tự
xưng là “cha già dân tộc”. Rồi nhân danh cha già dân tộc HCM giết
sạch những người nào không ủng hộ ông ta. ( Gian ác ).
(3). Kể từ khi được Mỹ
đưa về nước vào năm 1944 cho tới khi chết, ông HCM chưa bao giờ lấy
tên đảng của ông ta là đảng Cọng sản.
Vậy mà đã có 160 ngàn đảng viên Cọng sản hăng hái chết cho
ngai vàng của HCM. ( Bịp bợm ).
(42) PHÁP TRỞ MẶT ĐÁNH ĐUỔI HCM
Hồ Chí Minh chạy lên rừng,
kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Ngày 14-9-1946 Hội nghị Fontainebleau tan vỡ, phái đoàn đàm
phán Việt Nam lên tàu trở về nước.
Riêng ông Hồ Chí Minh ở lại với ý đồ riêng.
Đêm hôm sau một mình ông lén đến nhà riêng của Bộ trưởng bộ
thuộc địa Pháp để ký một văn bản chấp nhận : (1) Việt Nam không phải
là một quốc gia Độc lập, mà là quốc gia Tự do.(2) Đất Nam Kỳ của
Việt Nam vẫn thuộc quyền cai trị của Chính phủ Nam Kỳ Tự trị. (3)
Quân Pháp được quyền trở lại chiếm đóng Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Ngày 21-10-1946 ông Hồ Chí Minh về đến Hải Phòng, lúc này quân
Pháp chuẩn bị chiếm Hải Phòng.
Họ đã trở mặt, thực ra 4 tháng hòa đàm tại Fontainebeau chỉ
là câu giờ để quân Pháp đủ thời gian trở lại chiếm đóng toàn Việt
Nam. Trước đó họ đã
chiếm hoàn toàn Nam Kỳ và thành lập “nước Nam Kỳ Tự trị” thuộc Liên
Hiệp Pháp ( Nam Kỳ Quốc ).
Năm 1946, ngày 20-11, tại Hải Phòng, quân tự vệ Hải Phòng chặn
tàu buôn của người Pháp, bắt nộp thuế, lính Pháp can thiệp.
Hai bên nổ súng vài chục lính Pháp chết và bị thương.
Ngày 23-11 Đại Tá Dèbes ra lệnh cho quân của Võ Nguyên Giáp
phải ra khỏi thành phố Hải Phòng.
Tự vệ Hải Phòng chống cự, Dèbes ra lệnh cho hạm đội nã pháo
vào dân chúng trong thành phố Hải Phòng làm chết 6.000 dân ( Hồi ký
của Sainteny trong sách Face à Ho Chi Minh, trang 9; và lời kể của
Đô đốc Battet, chỉ huy trưởng Hạm đội Pháp, được Lê Trọng Quát trích
dẫn trong tác phẩm “Việt Nam Đi Về Đâu” trang 290).
Năm 1946, ngày 27-11, Tướng Valluy, quyền Cao ủy Pháp, ra lệnh
cho Tướng Molière, tư lệnh quân Pháp tại Bắc Kỳ, chiếm Hải Phòng và
nắm quyền thu thuế tại Cảng Hải Phòng.
Ngày 30-11, quân Pháp khiêu khích rồi tấn công quân tự vệ
Việt Minh tại Đồ Sơn, Thanh Hóa.
Ngày 3-12, lính Pháp giật cờ, xé ảnh tại Phòng Thông tin của
chính phủ Việt Minh tại Hà Nội.
Ngày 7-12, Võ Nguyên Giáp ra lệnh chuẩn bị tấn công.
Ngày 8-12, tại Hà Nội, các cán bộ Việt Minh kêu gọi dân chúng
chuẩn bị kháng chiến, đào hầm, đục tường xuyên nhà nọ qua nhà kia,
tản cư khỏi thành phố v.v… Ngày 10-12, công sở được lệnh thu xếp hồ
sơ để di tản. Ngày
17-12, tự vệ Việt Minh tại khu Quan Thánh – Hà Nội giết vài lính
Pháp. Quân Pháp phản
ứng, bắn phá khu Hàng Bún, 17 thường dân chết.
Công sở dọn ra ngoại thành Hà Nội.
Năm 1946, ngày 19-12, Bộ tư lệnh quân Pháp tại Hà Nội cho mật
lệnh cấm trại và tập trung quân Pháp.
Khoảng 20 giờ đêm quân của Võ Nguyên Giáp tấn công nhà máy
điện Hà Nội và các nơi trọng yếu.
Hồ Chí Minh cùng chính phủ rút về Hà Đông, tuyên bố toàn quốc
kháng chiến. Việc ngăn chận quân Pháp được giao cho 8 ngàn Thiếu
niên Tự Vệ Hà Nội và 6 ngàn Thiếu niên Tự Vệ Nam Định.
Năm 1946, ngày 20-12, từ Hà Đông Hồ Chí Minh phát đi lời kêu
gọi toàn quốc tiêu thổ kháng chiến:
“Bất kỳ đàn ông đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không
chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai
có gươm dùng gươm, không có gươm dùng cuốc xuổng gậy gộc!
Mọi người đều phải hết sức chiến đấu chống thực dân xâm lược
để cứu vãn tổ quốc”, “Các em quyết tử cho tổ quốc quyết sinh…”
Cũng vào sáng ngày 20, quân Pháp kiểm lại kết quả trận kháng
chiến đêm 19-12: có 43
dân sự Pháp bị chết và 200 người bị bắt đi làm con tin.
Trung tá Sainteny cũng bị thương khi xe bọc thép của ông bị
quăng một trái lựu đạn.
Lê Duẩn thanh toán Cao
Đài, Hòa Hảo
Năm 1947, ngày 21-1- 1947, Phối sư Trần Quang Vinh mời lãnh tụ
các phe phái cùng với Việt Minh hội họp tại tòa Thánh Tây Ninh để
giải quyết các vụ đánh nhau giữa cọng sản và không cọng sản.
Lê Duẩn cử luật sư Dương Minh Châu, chủ tịch Hành chánh kháng
chiến tỉnh Tây Ninh, cùng Nguyễn Hữu Dụ và Trần Văn Đẩu đến dự, phía
Hòa Hảo có giáo chủ Huỳnh Phú Sổ.
Sang đến ngày thứ hai hội nghị cũng không giải quyết được gì.
Đợi đến 6 giờ chiều một trung đoàn Việt Minh do Tham mưu
trưởng Khu 7 Huỳnh Kim Trương chỉ huy đánh úp Tòa Thánh nhưng bị lực
lượng phòng thủ do Thiếu úy Trình Minh Thế chỉ huy đẩy lui.
*Chú giải : Trong
khi quân Việt Minh tấn công thì đại diện Việt Minh là luật sư Dương
Minh Châu tin chắc mình sẽ bị quân Cao Đài giết nhưng lãnh tụ Cao
Đài Nguyễn Văn Thành nói:
“Các anh đừng sợ, các anh đến đây chúng tôi có bổn phận phải
bảo vệ sinh mạng cho các anh”.
Sáng hôm sau Nguyễn Văn Thành tiễn Dương Minh Châu và hai
người kia ra về trong an toàn.
Tiếc là sau đó mấy ngày Dương Minh Châu bị trúng đạn tử
thương trong một cuộc hành quân của Pháp :
Mờ sáng hôm đó, được tin quân Pháp tấn công, Dương Minh Châu
cùng một số cán bộ, nhân viên chạy tránh khỏi căn cứ lúc trời còn
tối. Tuy nhiên ông bị
trúng đạn trong khi đang chạy lẫn trong đoàn.
Vết đạn súng ngắn rất gần từ phía sau chứng tỏ ông bị bắn bởi
một người trong đoàn.
Những người thân của Dương Minh Châu cho rằng lẽ ra ông đã bị Lê
Duẩn khai tử khi đưa ông vào làm mồi trong Tòa Thánh nhưng ông lại
không chết, cho nên nếu để ông sống tiếp thì hậu quả rất bất lợi cho
Lê Duẩn, vì vậy mà ông phải chết.
Cuộc hành quân của Pháp ngày đó là do Việt Minh chỉ điểm;
rồi nhân lúc quân Pháp đang tấn công thì đặc tình của Việt
Minh thanh toán Dương Minh Châu.
Còn về phần Nguyễn Văn Thành sau khi tiễn Dương Minh Châu về
rồi, lại nghe Dương Minh Châu bị phản phé một lần nữa và bị sát hại
thì ông bèn dẫn binh đội của mình về hợp tác với chính phủ Lê Văn
Hoạch. ( Chính phủ Nam Kỳ Tự trị )
Năm 1947, ngày 20-3 tại Paris; sau khi Cao ủy D’Argenlieu về
Pháp, ra tường trình trước Quốc hội. Thủ tướng Ramadier tuyên bố :
“Ngày nay không phải bận tâm đến Thỏa ước ngày mùng 6 tháng
3. Việc đó chỉ nằm trong
khuôn khổ của bản Hiến pháp nội bộ của chúng tôi…”,
“…chỉ có dân chúng Việt Nam tự
tìm lấy lãnh tụ của mình, họ được tự do tìm kiếm, không bị
chúng tôi hay bất cứ ai dùng khủng bố mà bắt buộc họ được.
Chúng tôi sẽ nghiêng mình trước lựa chọn của họ” ( Do Bảo Đại
trích thuật trong hồi ký Con Rồng Việt Nam, trang 272 ).
Vậy là người Pháp đã quyết định loại bỏ lá bài Hồ Chí Minh. Do
đó Ủy ban Kháng chiến Trung ương của ông Hồ Chí Minh trên rừng Việt
Bắc được coi như là một nhóm phản loạn sẽ bị tiểu trừ.
Trong khi đó người Mỹ cũng buông xuôi vì người Pháp đã cảnh
cáo với chính phủ Mỹ rằng Việt Minh là Cọng sản.
Như vậy nước Việt Nam rơi vào tình trạng vô chính phủ.
Các chính trị gia Pháp vội vàng tìm người đứng ra thành lập
chính phủ để điều hành quốc gia.
Năm 1947, ngày 16 tháng 4, Lê Duẩn giả cách mời Huỳnh Phú Sổ
đến Ba Răng ( Long Xuyên ) dự một cuộc họp giải quyết về việc quân
của Việt Minh và quân Hòa Hảo chạm súng với nhau ngày càng nhiều
trong khi cả hai bên đều chống Pháp.
Huỳnh Phú Sổ đến Ba Răng vào buổi sáng, diễn thuyết kêu gọi
giáo dân ngưng đánh nhau với Việt Minh.
Tới chiều định trở về thì có cán bộ Việt Minh là Bửu Vinh đến
báo là hai bên lại đánh nhau tại Lấp Vò.
Huỳnh Giáo chủ rủ Vinh
cùng đến đó giải quyết, Vinh hẹn ghe của Huỳnh Giáo chủ ghé ngang
qua trụ sở của y để đón y cùng đi.
Lúc ghe của Huỳnh Giáo chủ ghé bến trụ sở thì trời đã tối,
quân Việt Minh đổ ra mời Huỳnh Phú Sổ lên trụ sở nói chuyện.
Giáo chủ cùng 4 người cận vệ lên trụ sở.
Một lát sau thì toán ở dưới ghe nghe một loạt súng, tính lên
tìm thầy thì bị quân Việt Minh dưới bến cản lại và đuổi về, toán này
không chịu, cứ ở lại chờ đến trưa hôm sau cũng không thấy thầy mình
trở lại bèn quay về.
Sau đó 10 ngày thì có tin Huỳnh Phú Sổ đã bị giết.. Toàn thể
giáo chúng Hòa Hảo thề quyết sống mái cùng Việt Minh.
Cán bộ Việt Minh và ngay cả gia đình thân nhân cán bộ Việt
Minh bị giết thả trôi sông lềnh khênh đến nổi chính quyền Pháp phải
can thiệp để cản việc giết người vô tội.
Tướng Trần Văn Soái dẫn quân về hợp tác với Chính phủ Lê Văn
Hoạch ( Chính phủ Nam Kỳ Tự trị ).
* Chú giải : Người đời
sau đọc chuyện Huỳnh Phú Sổ cứ trách ông tại sao đã biết Cọng sản
Trần Văn Giàu là con người gian ác mà lại không tố cáo cho thiên hạ
biết, lại còn hòa giải và mong liên kết với đảng Cọng sản.
Mới cướp được chính quyền có 13 ngày thì Cọng sản đã lùng bắt
ông và xử tử em ruột của ông vậy mà ông vẫn nhận lời làm Ủy viên đặc
biệt của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến để cho những người theo ông
cũng bị giết theo.
Người đời sau nghĩ như vậy vì không để ý tới chi tiết là Trần
Văn Giàu thanh toán ông nhưng Nguyễn Bình và Hoàng Quốc Việt lại hạ
Trần Văn Giàu thì tại sao ông lại không hợp tác với Nguyễn Bình,
nhất là Nguyễn Bình không phải là Cọng sản.
Lúc Huỳnh Giáo chủ tham gia Ủy ban Hành Kháng thì chủ tịch Ủy
ban Phạm Văn Bạch và đa số thành viên không phải là Cọng sản.
Hoàng Quốc Việt và Nguyễn Bình đã đuổi hết mấy tay Cọng sản
trong Lâm ủy Hành chánh của Trần Văn Giàu, thay thế bằng một Ủy ban
Hành kháng đa số không phải là Cọng sản.
Cũng không thể nói Lê Duẩn chủ trương giết Huỳnh Giáo chủ;
mà là học thuyết Cọng sản chủ trương thanh toán mọi thành
phần không theo Cọng sản.
Lénine đã đặt tên cho những người không ủng hộ Cọng sản là
“bọn phản động khốn kiếp”. Phật giáo Hòa Hảo không chống lại Cọng
sản nhưng học thuyết Cọng sản thì chống lại tôn giáo và chủ trương
tiêu diệt tôn giáo.
Vậy thì Lê Duẩn chỉ làm theo sách vở, sách vở nói rằng tôn
giáo chỉ là thuốc phiện của nhân dân.
Do đó một khi chấp nhận theo Cọng sản thì phải chấp nhận thi
hành mọi điều ác, kể cả phải tiêu diệt tôn giáo bởi vì tôn giáo kêu
gọi lánh xa điều ác.
Chính một lý thuyết gia Cọng sản nổi tiếng bên cạnh Staline là
Ivanov đã có một câu nói bất hủ:
“Trên con đường cách mạng y bổng phát hiên ra y còn một điểm
lương tâm. Và điểm lương tâm duy nhất đó đã khiến cho y trở thành vô
ích cho cách mạng” ).
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Đầu năm 2015 ông Tổng
bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Nghĩa là ông
HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.
Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.
Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông
HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 5 tấm gương đạo đức của ông HCM mà
người Việt không nên học tập :
(1). Ngày 19-12-1946 HCM bị Pháp đuổi mới vừa chạy vừa kêu gọi
kháng chiến. Nhưng sau
này lại viết lịch sử cho rằng HCM kháng chiến từ năm 1945, giấu biến
chuyện HCM bắt tay với Pháp suốt năm 1946.( Xảo trá ).
(2). HCM ra lệnh dân chúng có gậy dùng gậy, có gươm dùng gươm
để thí mạng với quân thù nhưng chính bản thân ông ta và băng đảng
của ông ta không hề thí mạng với quân thù.( Bịp bợm )
(3). HCM kêu gọi các em thiếu niên “quyết tử cho tổ quốc quyết
sinh” nhưng bản thân ông ta và băng đảng của ông ta chẳng hề quyết
tử. Rốt cuộc các em
thiếu niên quyết tử cho HCM quyết sinh. ( Tàn nhẫn ).
(4). Khi bị giặc Pháp đuổi đánh thì HCM kêu gọi mọi đảng phái,
mọi tôn giáo hy sinh chiến đấu cho ông ta.
Nhưng trong lúc mọi người đang chiến đấu thì HCM âm thầm diệt
sạch những đoàn thể đối nghịch với ông ta. ( Gian ác ).
(5). Tôn giáo chủ trương làm điều lành tránh điều ác nhưng HCM
lại coi tôn giáo là kẻ thù.
Ông ta chủ trương làm điều ác bằng mọi cách. ( Vô nhân ).
(43) KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
Năm 1946, ngày 20-12, từ Hà Đông Hồ Chí Minh phát đi lời kêu
gọi toàn quốc tiêu thổ kháng chiến:
“Bất kỳ đàn ông đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không
chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải
đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng, ai
có gươm dùng gươm, không có gươm dùng cuốc xuổng gậy gộc!
Mọi người đều phải hết sức chiến đấu chống thực dân xâm lược
để cứu vãn tổ quốc”, “Các em quyết tử cho tổ quốc quyết sinh…”
Cũng vào sáng ngày 20, quân Pháp kiểm lại kết quả trận kháng
chiến đêm 19-12: có 43
dân sự Pháp bị chết và 200 người bị bắt đi làm con tin.
Trung tá Sainteny cũng bị thương khi xe bọc thép của ông bị
quăng một trái lựu đạn.
Truyền thuyết kháng chiến chống Pháp
Hằng năm CSVN tổ chức kỷ niệm “Ngày toàn quốc kháng chiến”
19-12-1946. Đây là bằng
chứng cho thấy trước đó chưa có kháng chiến.
Do đó các truyền thuyết cho rằng ông Hồ Chí Minh kháng chiến
chống Pháp từ năm 1945 chỉ là dối trá.
Khi ông Hồ Chí Minh kêu gọi kháng chiến thì 75 ngàn quân Pháp
đã đổ bộ và chiếm xong toàn Việt Nam.
Họ có đầy đủ vũ khí với tàu thủy, xe tăng và máy bay. Lúc đó
quân đội Pháp do tướng Valluy chỉ huy, đặt bản doanh tại Sài Gòn.
Riêng tại Bắc Kỳ thì quân Pháp do tướng Morlière chỉ huy 13.000 quân
và đang chờ đợi 10.000 quân tăng viện từ Pháp sẽ đến vào tháng 1-
1947.
Trong khi đó thì lực lượng của Hồ Chí Minh là Trung đoàn Thủ
Đô, có chưa tới 1 ngàn khẩu súng, nhưng là súng mua lại của quân đội
Lư Hán, không có đạn.
Một khẩu súng phải có 3,4 người thay phiên nhau sử dụng chứ không
thể nào có đủ mỗi người một khẩu.
Và khi súng nổ thì nhiều khi cơ bẩm súng văng đi mất.
Khi Trung đoàn Thủ Đô của Võ Nguyên Giáp bảo vệ Hồ Chí Minh
chạy lên Hà Đông thì giao cho khoảng 8.000 “Tự vệ thành” tức là các
thiếu niên vũ trang bằng
dao, gậy, với một ít lựu đạn cố cầm chân quân Pháp để Ủy ban Kháng
chiến trung ương có đủ thời giờ di tản.
Ngoài ra tại thành phố Nam Định thì cũng giao cho 6.000 thiếu
niên Tự vệ thành cầm chân quân Pháp .
Sau này rất nhiều truyện ký và hồi ức của những thiếu niên Tự
vệ thành kể lại tình cảnh dở khóc dở cười của họ lúc đó.
Một số bị chết, một số đuổi theo Ủy ban Kháng chiến, còn đa
số bị kẹt ở lại, sau này họ gia nhập Quân đội Quốc gia chống lại
Cọng sản.
Trong khi đó bác Hồ miệng hô “Các em quyết tử cho tổ quốc
quyết sinh” nhưng chân thì chạy vắt giò lên cổ chứ chẳng hề quyết
tử… (sic). Bác vừa chạy
vừa ra lệnh : “có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm
thì dùng cuốc dùng gậy”.
Đây chỉ là một tiếng kêu la trong lúc bị đánh đuổi bất ngờ chứ không
hề có kế hoạch hay có tổ chức.
So sánh với người xưa :
So sánh với lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Vua Hàm
Nghi vào tháng 7 năm 1885 thì nhà vua đã có kế hoạch và có tổ chức :
Trước đó Tôn Thất Thuyết đã cho lập chiến khu Tân Sở trong
rừng Quảng trị, chuẩn bị sẵn lương thực, tiền bạc và những đường
giao liên thông với các chiến khu khác từ Quảng Trị ra tới Thanh
Hóa. Mặc dầu cuộc kháng
chiến của Vua Hàm Nghi không thành công tuy nhiên lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến của ông là một lời kêu gọi nghiêm túc, có suy nghĩ.
Hịch Cần vương không hề kêu gọi nhân dân thí mạng với quân
Pháp mà phải có tổ chức để đi đến thành công :
“Trẫm tài hèn đức mỏng, gặp biến cố không thể đối phó được để
thành bị bức, xa giá Tam cung phải rời xa, tội ở mình Trẫm cả.
Thật là xấu hổ vô cùng.
Nhưng chỉ có luân lý quan hệ với nhau, các quan khanh sĩ
không kể lớn nhỏ, tất không bỏ Trẩm.
Kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, ai giàu có bỏ của ra
giúp, đồng bào, đồng chủng chớ nề nguy hiểm mới phải.
Cứu nguy chống đở, mở chỗ truân chuyên, giúp nơi kiển bách đều
không thể tiếc tâm lực, ngõ hầu chuyển loạn thành trị, nguy ra yên,
thu lại giang sơn bờ cõi, ấy là cơ hội này, phúc của tôn xã là phúc
của thần dân, cùng lo với nhau, cùng nghĩ với nhau, há chẳng tốt lắm
ru?”.
Trước tiên Vua Hàm Nghi tự nhận lỗi về phía mình, sau đó ông
mới nhân danh tình đồng bào, nghĩa dân tộc mà kêu gọi người có trí
giúp mưu, người có của góp của, người có sức góp sức. Cuối cùng ông
hướng tới kết quả là thành công, đem lại yên bình cho xứ sở.
Trong khi đó Hồ Chí Minh nhân danh là một người sáng suốt hơn
toàn dân, tài giỏi hơn toàn dân để ra lệnh cho mọi người thí mạng
với quân Pháp mà chẳng cần biết việc thí mạng này đi tới đâu.
Đặc biệt là ông ra lệnh toàn dân thí mạng trong khi ông và
băng đảng của ông ta chỉ bỏ chạy chứ không hề thí mạng (sic).
Cuộc rút lui thần kỳ:
Năm 2.000, Tướng Võ Nguyên Giáp viết hồi ký kể lại giai đoạn
bị Pháp hất cẳng và đuổi chạy khỏi Hà Nội : “Quân và dân ta cầm chân
quân địch ở khắp nơi.
Đặc biệt tại thủ đô Hà Nội, ta chiến đấu với 6.500 quân viễn chinh
Pháp suốt hai tháng, gấp đôi thời gian dự định.
Trung đoàn Thủ Đô được thành lập ngay giữa vòng vây, gồm
những chiến sĩ quyết tử, tiến hành một cuộc rút lui thần kỳ trước
mũi súng của quân thù” (Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch
sử, in lần 2, trang 427).
Trung đoàn Thủ đô của Tướng Giáp đã chiến đấu với 6.500 quân
Pháp suốt hai tháng.
Trận chiến đấu này mới đáng gọi là thần kỳ vì chỉ có 1 trung đoàn
khoảng 2.500 người với vũ khí thô sơ mà đánh nhau với 6.500 quân
tinh nhuệ của Pháp trong hai tháng trời.
Thần kỳ là ở chỗ đánh nhau khốc liệt suốt 2 tháng mà không có
ai chết cả; bên Pháp
không chết một quân, bên Võ Nguyên Giáp cũng không mất một người,
quả là một trận chiến thần kỳ.
Còn chuyện rút lui khỏi thủ đô mà cả trung đoàn không chết một
người thì không có gì là thần kỳ cả.
Điều đó có nghĩa là nửa đêm cha con nhà anh lén bỏ chạy trước
dân, vậy thì đâu có gì là thần kỳ?
Tuy nhiên cuộc rút lui lại trở thành tội ác vì có quá nhiều
người chết, đó là các em thiếu niên tự vệ thành đã ở lại để làm vật
cản đường cho quân của Tướng Giáp rút chạy.
Cái chết oan uổng của các em sẽ mãi mãi đè nặng lên lương tâm
của người làm Tướng. Câu
kêu gọi “Các em quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” đã có một ý nghĩa
chua xót là “Các em quyết tử cho Bác và Đảng được sinh”.
Lẽ ra theo đạo lý của dân tộc Việt thì Bác và Đảng phải quyết
tử cho các em được sinh nhưng đàng này các ông đã làm ngược lại.
Tiêu thổ kháng chiến:
Càng thêm đau lòng hơn nữa là trong lời kêu gọi kháng chiến
thì các ông luôn luôn nói tới cụm từ “tiêu thổ kháng chiến”.
Không biết “Tiêu Thổ Kháng Chiến” nghĩa là gì nhưng các cán
bộ Cọng sản tại địa phương giải thích là đốt hết nhà cửa và chạy lên
rừng, để cho quân Pháp đến nơi thì không có nhà ở và không có thức
ăn ắt chúng phải đi chỗ khác.
Thế là có những thành phố như thành phố Tuy Hòa biến thành
tro bụi, Thành phố Hà Đông bị san thành bình địa và thành phố Vinh
chỉ còn viên gạch này chồng lên viên gạch kia.
Ngoài ra thì khắp nơi chỗ nào cũng có đốt nhà để gồng gánh
dắt nhau lên rừng.
Có rất nhiều nhà báo cho rằng người ta đã hiểu lầm lời kêu gọi
kháng chiến của ông Hồ Chí Minh mà đốt nhà, chứ không thể nào có một
cái lệnh đốt nhà điên khùng như thế.
Nhưng một năm sau, chính ông Hồ Chí Minh viết sách Cuộc Đời
Hoạt Động Cách Mạng Của Bác Hồ, trong đó ông cho biết nguyên do vì
đâu có lệnh Tiêu thổ kháng chiến:
“Hy sinh thành phố lớn của mình, thực hiện chiến thuật tiêu
thổ, nhân dân Mạc-Tư-Khoa đã quyết tâm hy sinh tất cả, tự tay đốt
cháy thành phố, lửa đã đuổi Napôlêông; rét, đói và du kích đã tiêu
diệt đại quân của Napôlêông”.
Hóa ra là ông học cách của dân Nga.
Tuy nhiên dân Nga làm như vậy vì quân của Pháp phải hành quân
cách xa nơi tiếp tế của mình hơn 3.500 cây số, bằng đường bộ và
trong thời tiết đông giá, bắt buộc đội quân viễn chinh của Napoleon
phải tìm tiếp liệu ngay tại địa phương mà họ chiếm đóng.
Nhưng nếu tại đại phương không có dân chúng thì dĩ nhiên quân
viễn chinh phải rút lui về phía sau để tìm cái ăn.
Còn trong trường hợp của ông HCM thì một khi quân Pháp bị đói
thì ắt hẳn lúc đó dân chúng Việt Nam đã chết đói hết rồi.
Chứ nếu như chỉ còn một hạt gạo cuối cùng, thì quân Pháp sẽ
là người ăn hạt gạo cuối cùng đó. Người ta kết tội ông HCM đã ra một
cái lệnh “ngu xuẩn”, quả là không oan.
Tuy nhiên lấy công tâm mà xét thì có lẽ ông Hồ Chí Minh không
phải là tác giả của lệnh Tiêu Thổ Kháng Chiến.
Mà là nhà thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp.
Ngay từ thời còn đi dạy học ông Giáp đã nổi tiếng là một
thiên tài quân sự với trí nhớ tuyệt vời đã nhớ từng trận đánh của
Napoléon với bao nhiêu tiểu đoàn và bao nhiêu súng đại bác.
Vậy thì ắt hẳn ông Giáp phải thuộc nằm lòng vì sao Napoléon bị
thua tại Mạc Tư Khoa. Và
rồi có thể ý kiến của ông Giáp đã tác động đến ông Hồ Chí Minh và
các ông trong Trung ương ĐCSVN khiến cho các ông quyết định ra lệnh
“tiêu thổ”.
BÙI ANH TRINH
*Chú thích của người viết :
Đầu năm 2015 ông Tổng
bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng hô hào “Học tập theo gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Nghĩa là ông
HCM đã chết nhưng tư tưởng của ông ta còn sống.
Hoặc nói một cách văn hoa là ông ta chết nhưng mà chưa chôn.
Vậy nên người đào bới lịch sử có nhiệm vụ phải mai táng ông
HCM cho kỹ càng để môi trường lịch sử Việt Nam được trong sạch.
Trong bài viết trên đây có 6 tấm gương đạo đức của ông HCM mà
người Việt không nên học tập :
(1). HCM kêu gọi mọi đoàn thể, mọi tôn giáo đứng lên chống
Pháp. Thế nhưng sau khi
ông ta được làm vua vào năm 1954 thì mọi tôn giáo, mọi đảng phái trở
thành kẻ có tội với chế độ Hồ Chí Minh.( Bạc ác ).
(2). HCM ra lệnh cho toàn dân dùng cuốc xuổng gậy gộc để đánh
nhau với súng đạn của quân Pháp, thế nhưng chính ông ta và băng đảng
của ông ta chạy vắt giò lên cổ chứ không hề thí mạng.( Lưu manh ).
(3). HCM ra lệnh cho các em thiếu niên tự vệ : “Quyết tử cho
tổ quốc quyết sinh”, nhưng ông ta và băng đảng của ông ta chờ hề
quyết tử. ( Tàn nhẫn ).
(4). HCM dùng xác của thiếu niên tự vệ để chặn đường quân Pháp
hầu cho ông ta kịp thời chạy thoát.
Vậy mà khi thành công thì chớ hề có một câu cảm ơn các em,
trái lại còn vênh mặt ca rằng “đường vinh quang xây xác quân thù”.(
Vô ơn ).
(5). Bắt chước dân Nga đốt nhà tại một xứ nhiệt đới là một
điều cực kỳ ngu xuẩn.
Vậy mà cũng viết sách huênh hoang là ta bắt chước Nga.
Từ đó có thể suy ra bắt chước chế độ Xã hội chủ nghĩa của Nga
là khôn hay dại. ( Ngu dốt ).
(6). Sau này HCM căn cứ vào lời kêu gọi kháng chiến ngày
20-12-1946 để huênh hoang rằng chỉ có một mình ông ta chủ trương
kháng chiến và một mình ông ta chỉ huy kháng chiến.( Bịp bợm ).
(44) BẢO ĐẠI VẬN ĐỘNG ĐÒI ĐỘC
LẬP
Nước Nam Kỳ tự trị
Năm 1946, ngày 25-5, Tại Sài Gòn, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Nam
Kỳ là luật sư Béziat gửi cho Cao Ủy Pháp một bức thư chính thức xin
thành lập một chính phủ lâm thời của nước Cọng Hòa Nam Kỳ.
Ngày 27-5, Cao ủy Pháp trả lời tạm thời chấp thuận việc thành
lập chính phủ đó. Tuy
nhiên cũng lưu ý rằng “Nam Kỳ là một mãnh đất thuộc di sản Quốc gia
Pháp” cho nên cần phải được Quốc hội Pháp thông qua (Hsltr/Quốc gia
Pháp).
*Chú giải : Nam Kỳ
là đất bị quân Pháp đánh chiếm rồi bắt vua Tự Đức phải bán cho họ
vào năm 1874 với giá do họ ấn định.
Từ đó nước Việt Nam có hai nước là nước An Nam của nhà Nguyễn
và nước Nam Kỳ của Pháp.
Tháng 3 năm 1945 Nhật chiếm Nam Kỳ của Pháp rồi tháng 6 năm 1945
giao lại cho Bảo Đại, nhập trở lại nước Việt Nam.
Giờ đây Pháp thành lập nước Nam Kỳ tự trị để tách ra Nam Kỳ
khỏi Việt Nam như trước.
Giống như Pháp đã tách Lebanon ra khỏi nước Syria, hay như Anh
đã tách Singapore ra khỏi Malaysia, hay như Hòa Lan tách Đông Timore
ra khỏi Indonesia. Họ làm như vậy để dân trong nước tự chống lẫn
nhau; có như vậy thực
dân mới có cớ để tiếp tục duy trì quân đội của họ tại xứ thuộc địa
để “ổn định an ninh” nhưng thực chất là tiếp tục thống trị xứ thuộc
địa.
Năm 1946, ngày 1-6-1946, Chính phủ “Cọng Hòa Nam Kỳ Tự trị” do
bác sĩ Nguyễn Văn Thinh làm Thủ tướng ra mắt dân chúng trước nhà thờ
Đức Bà Sài Gòn. Ngày 8-6
biểu tình lớn tại Hà Nội phản đối việc thành lập Nam Kỳ Quốc vì như
vậy là chia cắt đất nước Việt Nam thành 2 Quốc gia.
Năm 1946, ngày 14-9, Hòa đàm Fontainebleau tan vỡ chỉ vì phía
Việt Nam không chấp nhận tách Nam Kỳ ra khỏi nước Việt Nam.
Phái đoàn đàm phán lên đường về nước, riêng ông Hồ Chí Minh ở
lại để ngày hôm sau đến nhà riêng của Bộ trưởng bộ Thuộc địa Pháp ký
một bản tạm ước chấp nhận Nam Kỳ tự trị và quân Pháp được quyền
chiếm đóng Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
Ông HCM về đến Hải Phòng ngày 21-10-1946.
Năm 1946, ngày 10-11, Thủ tướng Nam Kỳ tự trị Nguyễn Văn Thinh
tự sát vì thấy rõ Pháp chỉ lừa gạt ông để âm mưu lập trở lại hai
nước Việt Nam. Ngày
15-11 Pháp đưa Bác sĩ Lê Văn Hoạch là người của Cao Đài lên làm thủ
tướng Nam Kỳ Quốc.
Năm 1946, ngày 19-12.
Khoảng 20 giờ đêm quân của Võ Nguyên Giáp tấn công nhà máy
điện Hà Nội và các nơi trọng yếu.
Hồ Chí Minh cùng chính phủ rút về Hà Đông, tuyên bố toàn quốc
kháng chiến. Việc ngăn chận quân Pháp được giao cho 8 ngàn Thiếu
niên Tự Vệ Hà Nội và 6 ngàn Thiếu niên Tự Vệ Nam Định.
Việt Nam vô chính phủ, Pháp tìm người cai trị Việt Nam
Năm 1947, ngày 14-4, sau khi đã quyết định trở mặt với Hồ Chí
Minh, quân Pháp hành quân lên Hà Đông truy kích Bộ chỉ huy Việt
Minh, quân Võ Nguyên Giáp chạy về Hòa Bình.
Ngày 15-4 quân Pháp đánh chiếm Hòa Bình.
Hồ Chí Minh rút về Chợ Bờ, ngày 17-4 quân Pháp chiếm Chợ Bờ.
Hồ Chí Minh rút về Tuyên Quang.
Năm 1947, ngày 19-4, Bộ trưởng Hoàng Minh Giám trong chính phủ
Việt Minh đề nghị điều đình với Pháp.
Tướng Valluy chuyển tin này về Paris với ý kiến:
(1) Buộc đối phương phải giao nộp vũ khí trong vòng 15 ngày.
(2) Chấm dứt các hoạt động gây hấn, khủng bố và tuyên truyền.
(3) Trả tự do ngay cho tất cả những con tin và tù nhân chiến
tranh. (4) Giao trả cho
Pháp các quân nhân Pháp đào ngũ và các tù binh Nhật.
(5) Lưu thông tự do lập tức.
(Đây là thể thức đầu hàng chứ không phải là đàm phán).
Trong khi đó Cao ủy
Bollaert lại đề nghị chỉ cần giao nạp 50% vũ khí và quân đội Pháp
được tự do lưu thông trên toàn quốc trong khi quân đội của Hồ Chí
Minh phải ở yên một chỗ.
Paris chấp thuận lời đề nghị của Bollaert.
Bollaert cử Paul Mus đi gặp Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên Hồ Chí Minh từ chối vì như vậy cũng là đầu hàng .
Năm 1947, ngày 23-4 chính quyền Pháp tại Hà Nội bãi bỏ thiết
quân luật, tuyên bố trở lại tình trạng bình thường.
Dân Hà Nội tản cư chạy loạn đã trở về làm ăn như cũ. Thành
lập Ủy ban lâm thời Hành chánh và Xã hội, gọi là Hội đồng An dân, do
bác sĩ Trương Đình Tri làm chủ tịch.
Năm 1947, ngày 3-5, Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp là Coste Floret
tuyên bố quân Pháp đã làm chủ các thành phố lớn và kiểm soát các
đường giao thông lớn.
Tổng số quân Pháp tại Đông Dương là 115.000.
*Chú giải : Tuyên
bố của Floret chứng tỏ trong năm 1946 và 1947 người Pháp đã đưa thêm
vào Việt Nam 70.000 quân
như kế hoạch ban đầu của De Gaule.
Năm 1945 có 30 ngàn quân Pháp tại chỗ;
sau tháng 8 năm 1945 đưa thêm 15.000 theo như Hiệp định Sơ bộ
ngày 6-3-46; từ tháng 9 năm 1945 tới tháng 3 năm 1946 Pháp đã dùng
145 tàu biển của Pháp, Anh và Hoa Kỳ để vận chuyển đến Đông Dương
70.000 quân.
Bước sang năm 1947, với 115 ngàn tay súng thiện chiến, người
Pháp không cần điều đình với ai cả.
Giờ đây công việc của họ là giải quyết làm sao với phong trào
đòi độc lập đang nổi lên trên toàn thế giới, phong trào này đang
được Hoa Kỳ hỗ trợ mạnh mẽ.
Người Pháp đã giải quyết xong đối với Căm Bốt và Lào, họ muốn
giải quyết luôn cho Việt Nam nhưng hơi kẹt một nỗi là ông vua Việt
Nam đã từng tuyên bố hủy bỏ kác hiệp ước Bảo hộ của Pháp cho nên dân
chúng Pháp đang coi ông ta là một kẻ phản bội.
Năm 1947, tháng 5, trong khi chính phủ Việt Minh chạy lên vùng
Trung du Bắc Việt thì quân Pháp làm chủ tình hình toàn Đông Dương.
Ngày 6-5 Căm Bốt có Hiến Pháp đầu tiên, theo chế độ Quân chủ
lập hiến, có Quốc Vương và 2 Nghị viện.
Ngày 11-5 Lào có Hiến Pháp đầu tiên, theo chế độ Quân chủ Lập
hiến, có quốc vương, Quốc hội dân cử và Hội đồng Hoàng gia.
Năm 1947, ngày 19-7, một số báo ở Sài Gòn phát động chiến dịch
ủng hộ Bảo Đại. Lúc này
Bảo Đại đang ở Hồng Kông và Hồ Chí Minh đang ở trên rừng Việt Bắc .
Ngày 12-8 biểu tình lớn ở Huế, ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại.
Ngày 1-9 biểu tình ở Hà Nội, ủng hộ Bảo Đại.
Ngày 5-9 Bảo Đại lên tiếng sẳn sàng tiếp kiến đại diện của
dân chúng. Ngày 14-9
biểu tình ở Sài Gòn ủng hộ Bảo Đại .
Sở dĩ có các cuộc biểu tình ủng hộ Bảo Đại vì nước Việt Nam
đang ở trong tình trạng vô chính phủ trong khi các nước khác tại
đông Nam Á và Trung Đông đang từng ngày giành lại độc lập.
Các xứ sở đó đều tự thành lập chính phủ để bàn nhận độc lập
từ tay các nước thực dân.
Riêng Dân tộc Việt Nam không thể ngồi yên
nhìn sang các nước khác tại Châu Á đều đã được độc lập.
Riêng tại Đông Dương thì vua Cam Bốt rồi vua Lào đã đứng ra
nhận độc lập, vậy thì đơn giản nhất là Việt Nam kêu ông vua Bảo Đại
về là xong. Tuy nhiên
đối với ông Bảo Đại thì người Pháp có nhiều khó chịu bởi vì tháng 3
năm 1945 Bảo Đại đã tuyên bố độc lập và hủy bỏ các hiệp ước được ký
kết từ trước giữa Triều đình nhà Nguyễn với chính phủ Pháp, sau đó
ông ta lại từ bỏ ngôi vua với câu thà làm dân một nước độc lập còn
hơn làm vua một nước nô lệ, ông ta đã trở thành một tay phản bội
dưới con mắt của nhân dân Pháp.
Bảo Đại đưa ra lời kêu gọi
Năm 1947, ngày 9-9, 24 đại diện các đảng phái và đoàn thể sang
Hồng Kông gặp Bảo Đại.
Sau cuộc gặp gỡ, ngày 18-9, từ Hồng Kông Bảo Đại gửi thư về cho dân
chúng Việt Nam:
“..Mặc dù nền độc tài (CSVN) vẫn tìm cách bịt miệng đồng bào,
ngày nay tôi đã nghe thấy tiếng gọi và tiếng kêu đau thương tuyệt
vọng của đồng bào, đồng bào đã vẽ nên một bức tranh thống khổ, và kê
khai bao điều bất hạnh mà dân tộc Việt Nam chúng ta phải gánh chịu,
sau hai năm kinh nghiệm, mà các chủ nhân (CSVN) của đồng bào đã nắm
quyền cai trị tuyệt đối gây nên.
Như vậy, dần dà niềm hy vọng và hạnh phúc của đồng bào cũng bị
mất đi, dù đã được sự tuyên truyền khôn khéo, và một lý tưởng ngoại
lai cám dỗ lúc ban đầu.
Trong niềm tuyệt vọng đồng bào đã chạy đến tôi.
Đồng bào kêu gọi đến uy tín và quyền hành của tôi để đem về
cho đất nước bị chiến tranh tàn phá, một cuộc chiến huynh đệ tương
tàn, một nền hòa bình như ở các nước tự do và bình đẳng, một nền hòa
bình căn bản của an ninh và trật tự. … …
Đáp ứng lời kêu gọi của đồng bào, tôi nhận sứ mạng mà đồng bào
giao phó, và sẳn sàng để bắt liên lạc với nhà cầm quyền Pháp.
Với họ, tôi sẽ nghiên cứu tất cả mọi khía cạnh của những lời
để nghị đối với chúng ta.
Trước hết tôi muốn đạt được độc lập và thống nhất, đúng như
nguyện vọng của đồng bào, đạt tới những thỏa thiệp do sự bảo đảm hỗ
tương, và có thể xác nhận với đồng bào là lý tưởng mà chúng ta từng
dũng cảm chiến đấu trong cuộc kháng chiến gian lao, sẽ đạt được toàn
diện…”
Năm 1947, tháng 9, Thủ tướng Nam Kỳ tự trị Lê Văn Hoạch nhận
được điện văn của Bảo Đại cho biết ông ta quyết định đứng ra đại
diện cho nhân dân Việt Nam nhận độc lập từ tay người Pháp.
Bảo Đại yêu cầu Lê Văn Hoạch giải tán chế độ Nước Nam Kỳ tự
trị vì nó chõi với tinh thần thống nhất ba kỳ của nước Việt Nam.
Nếu ông Hoạch tự tay giải tán chính phủ Nam Kỳ thì sẽ giúp
Bảo Đại dễ dàng hơn trong việc thương lượng với Pháp.
Ngày 29-9, Thủ tướng nước Nam Kỳ tự trị là Bác sĩ Lê Văn
Hoạch từ chức.
Năm 1947, ngày 1-10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân được Hội Đồng
Nam Kỳ bầu làm thủ tướng nước Nam Kỳ tự trị thay cho Lê Văn Hoạch.
Bốn ngày sau khi ông Xuân được bầu làm Thủ tướng Nam Kỳ, Bảo
Đại gởi điện văn cho Cao ủy Pháp yêu cầu bãi bỏ Chính phủ Nam Kỳ nếu
như người Pháp muốn ông đứng ra nhận độc lập.
Bởi vì ông không thể nhận một nước Việt Nam mà thiếu mất Nam
Kỳ. Cao ủy Bollaert vô cùng khó xử vì quả thật người Pháp chỉ muốn
trao trả độc lập cho Bảo Đại có Bắc và Trung Kỳ mà thôi.
Tuy nhiên Nguyễn Văn Xuân đã nhanh chóng giải quyết vấn đề
giùm Bảo Đại bằng cách thay tên gọi chính phủ của ông là “Chính phủ
lâm thời Miền Nam Việt Nam” và đổi tên gọi Nam Kỳ thành ra là Nam
Phần, có nghĩa là Miền Nam Việt Nam chỉ là một phần của Nước Việt
Nam gồm 3 phần là Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần.
Còn Chính phủ Lâm thời Miền Nam Việt Nam có nghĩa là một tổ
chức hành chánh tạm thời của Miền Nam trong khi chờ đợi thành lập
Chính phủ Trung ương cho cả ba Miền là Miền Bắc, Miền Trung và Miền
Nam. Quyết định của ông Xuân làm cho Cao Ủy Pháp Bollaert bị Paris
khiển trách và dân Tây thuộc địa tại Việt Nam phản đối mạnh mẽ vì
Paris đâu có chủ trương như vậy.
Thủ hiến Nam Kỳ De la Tour yêu cầu Nguyễn Văn Xuân điều chỉnh
lại thì ông Xuân sang Hồng Kông gặp Bảo Đại và xúi Bảo Đại gấp rút
điều đình với Pháp để nhận lại độc lập và thống nhất chứ không chấp
nhận độc lập mà chỉ có hai Kỳ.
Sau khi xúi Bảo Đại xong, Nguyễn Văn Xuân trở lại Sài Gòn và
cứ thế mà đặt tên cho chính phủ của ông ta mặc cho De la Tour muốn
nói gì thì nói.
Bảo Đại từ chối nhận độc lập mà không có Nam Kỳ
Năm 1947, ngày 6-12, Bảo Đại và Bollaert gặp nhau 2 ngày tại
Vịnh Hạ Long. Theo hồi ký của Bảo Đại thì vừa mới chào nhau Bollaert
đã trưng ra 2 văn kiện mà người Pháp đã soạn sẵn.
Gồm một bản tuyên bố chung, trong đó Pháp công nhận Việt Nam
độc lập trong Liên Hiệp Pháp và một “Bản Thể Chế” quy định về quyền
hạn, quyền lợi của các thành viên trong “Liên Hiệp Pháp”.
Bảo Đại chấp nhận bản tuyên bố nhưng từ chối Bản Thể Chế vì
theo đó thì Việt Nam chỉ tiến tới mức độ bán thuộc địa là hết.
Tuy nhiên trước sự năn nỉ của Bollaert Bảo Đại miễn cưỡng ký
hai chữ VT (Vĩnh Thụy) vào Bản Thể Chế.
Hai người chia tay trong bầu không khí nặng nề.
Năm 1947, ngày 19-12, tại Hồng Kông Bảo Đại mời họp các ông
Nguyễn Văn Xuân, thủ tướng Nam Kỳ; Trần Văn Lý, Chủ tịch Hội đồng an
dân Huế và Ngô Đình Diệm.
Theo hồi ký Bảo Đại thì:
“Tất cả ba người đều nhận bản tuyên bố chung thì được, nhưng
khi đọc bản văn kiện nói về thể chế đều tỏ vẻ tức giận.
Diệm là người nổi sùng nhất”.
Trong 3 ngày bàn bạc, các ông đã đề ra những đòi hỏi tối thiểu
mà người Pháp phải nhượng cho Việt Nam.
Đồng thời các ông tính trước có thể Bollaert sẽ lợi dụng chữ
ký của Bảo Đại để coi Bản Thể Chế như là một văn kiện căn bản mà
phía Việt Nam đã chấp nhận.
Trong trường hợp này Bảo Đại sẽ phản ứng bằng cách tuyên bố
cuộc gặp mặt với ông Bollaert tại Vịnh Hạ Long chỉ là với tính cách
riêng tư, không đại diện cho dân tộc Việt Nam.
(45) BẢO ĐẠI SẮP XẾP TIẾP NHẬN
ĐỘC LẬP
Chính phủ Lâm thời Nguyễn Văn Xuân
Năm 1948, ngày 7-1, Bảo Đại tiếp xúc với Bollaert tại Genève,
Thụy sĩ. Hôm sau
Bollaert trở lại Paris để hỏi ý kiến cấp trên.
Trước cao trào nổi lên đòi độc lập trên toàn thế giới với sự
hỗ trợ của Hoa Kỳ. Đế quốc Anh cũng như đế quốc Pháp đang lâm vào
tình trạng kệt quệ kinh tế sau chiến tranh, họ đang cần phục hồi lại
đất nước. Người Anh và
Người Pháp đã đối phó với phong trào đòi độc lập bằng cách lập ra hệ
thống Liên Hiệp Pháp và Liên Hiệp Anh.
Tuy nhiên guồng máy thành lập Liên Hiệp Pháp bị chậm lại vì
nhân dân Việt Nam muốn Bảo Đại nhưng ông này lại đòi thống nhất và
độc lập thực sự chứ không chấp nhận hình thức độc lập nửa vời như hệ
thống Liên Hiệp Pháp .
Hồi ký của Bảo Đại giải thích tâm trạng cương quyết của ông
lúc đó: “Tôi không muốn
bị làm trò cười lần thứ hai nữa” (Con rồng Việt Nam, trang 304).
Ông đã từng ở địa vị số một của Việt Nam, từng có của cải
vàng bạc không cần đếm, đi đâu cũng có tiền hô hậu ủng;
tuy nhiên ông cảm thấy cay đắng trong thời gian ông ở vị trí
đó, bởi vì nó không khác ông vua trên sân khấu một chút nào.
Sau đó ông đã ngây thơ đi làm cố vấn cho một nhóm người lọc
lừa gian ác và nhận lấy cay đắng khi một mình bơ vơ đứng giữa phi
trường Côn Minh không có một đồng xu trong túi.
Vậy thì chuyện ông không muốn làm trò cười cho thiên hạ một
lần nữa là điều dễ hiểu.
Trong lòng ông nung nấu một ý chí phục hồi danh dự.
Ông không ham địa vị, không ham quyền lực, nhưng ông cần danh
dự, ông cần mọi người tôn trọng ông.
Năm 1948, đầu tháng 2, theo hồi ký của Bảo Đại, Thủ tướng Pháp
Robert Schuman mời Bảo Đại dự tiệc tại điện Matignon, có hơn mười vị
bộ trưởng cùng tiếp chuyện với Bảo Đại.
Bảo Đại tuyên bố ông chỉ trở lại Việt Nam một khi Việt Nam
được độc lập và thống nhất thực sự.
Lời tuyên bố của Bảo Đại khiến cho dư luận Pháp chưng hửng.
Báo chí Paris cho rằng Bảo Đại là kẻ tráo trở, ông ta đã phản lại
hiệp ước mà nhà Nguyễn đã ký với Pháp 1884.
Để đáp lại, Bảo Đại tổ chức một buổi họp báo tại khách sạn
Ritz và tuyên bố:
“Ngày 6-6-1884, khi ông bác Kiến Phước của tôi còn là một đứa
bé, quan phụ chánh Vương quốc An Nam đã ký với nước Pháp, một hiệp
ước bảo hộ.… nước Pháp long trọng cam kết che chở cho vương quốc An
Nam…
Thế mà năm 1945, trước sự xâm lăng của Nhật Bản, và trước cuộc
nổi dậy của cách mạng Việt Minh, thì đâu là những lời cam kết của
Pháp?…Vậy thì ai là người đầu tiên đã không làm tròn bổn phận đối
với lời cam kết? Ai Làm
cho nó trở thành lỗi thời, mất hết hiệu lực ? Ai đã vi phạm Hiệp
ước?”…
“Giờ đây, tại sao tôi còn sang Paris? Vì tôi mong muốn hòa
Bình lập lại ở nước tôi, làm ngưng đổ máu, vừa máu của nhân dân tôi
lẫn máu của binh sĩ Pháp.
Thế nhưng, điều kiện để tái lập Hòa Bình phải là sự công nhận
nền độc lập và thống nhất của Việt Nam…” (Con Rồng Việt Nam trang
307).
Năm 1948, ngày 26-3, Bảo Đại tập họp một hội nghị các đảng
phái và đoàn thể. Sau khi bàn bạc hội nghị ra thông cáo rằng các
đoàn thể tại Việt Nam sẽ họp nhau lại thành lập một Chính phủ lâm
thời để có đủ tư cách đại diện dân tộc Việt Nam mà nói chuyện với
Pháp.
Năm 1948, ngày 24-4, Bảo Đại họp với Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn
Hữu, Nguyễn Khắc Vệ và Lê Văn Hoạch.
Các ông thỏa thuận Nguyễn Văn Xuân là người đứng đầu Nam Kỳ
cũng như hai vị cầm đầu Bắc Kỳ và Trung Kỳ là Chủ tịch hội đồng an
dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ sẽ từ chức và sau đó sẽ bầu ra một Chính Phủ
Lâm Thời, chính phủ này sẽ được Bảo Đại tấn phong.
Năm 1948, ngày 20-5, đại diện các đoàn thể nhóm họp tại Sài
Gòn, gồm có các ông Đặng Hữu Chí, Hà Xuân Hài, Lê Văn Hoạch, Phạm
Công Tắc, Nguyễn Khoa Toàn, Trần Quang Vinh, Hà Xuân Tế, Lê Tấn Nẫm,
Trần Thiện Vàng, Nguyễn Khắc Vệ, Đỗ Hữu Thinh, Phạm Văn Hai, Đỗ
Quang Giai, Lương Danh Môn, Nguyễn Văn Tuế, Nguyễn Văn Ty, Ngô Quốc
Côn, Nguyễn Thúc Loan, Phạm Đình Thuyên, Nguyễn Thức, Ngô Khánh
Trực, Trương Vĩnh Tống, Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Văn Đắng…
Ngày 22-5 hội nghị tuyên bố thành lập Chính Phủ Lâm Thời do
Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng.
Cao Ủy Pháp thừa nhận Chính phủ Lâm thời ngày 23-5 và Chính
phủ Pháp thừa nhận ngày 27-5. Ngày 2-6 Nguyễn Văn Xuân công bố bản
Hiến chương Lâm thời, gọi là bản Pháp Qui Tạm Thời.
Quốc Kỳ là cờ Vàng ba sọc đỏ, Quốc ca là bài tiếng gọi thanh
niên của Lưu Hữu Phước .
Năm 1948, ngày 5-6, Nguyễn Văn Xuân dẫn đầu phái đoàn của
Chính Phủ Lâm Thời ra Vịnh Hạ Long ký kết Thỏa ước với Bollaert, Cao
ủy đại diện cho Chính phủ Pháp.
Buổi lễ ký kết diễn ra dưới sự chứng kiến của Bảo Đại.
Đại cương thỏa ước:
“Pháp long trọng thừa nhân Việt Nam độc lập và thống nhất.
Việt Nam tuyên bố gia nhập Liên Hiệp Pháp với tư cách một quốc gia
liên kết. Nước Việt Nam
cam kết tôn trọng mọi quyền hạn và quyền lợi của tư nhân Pháp”.
Tuy nhiên ngoài bản tuyên bố đại cương nói trên, hai bên còn
ký vào Bản Thể Chế của tổ chức Liên Hiệp Pháp, Bản Thể Chế này đã
từng bị Bảo Đại từ chối và Ngô Đình Diệm chống đối.
Khi ký chứng nhận vào bàn thể chế của hai bên.
Bảo Đại vẫn ký tắt hai chữ VT như trước đây .
Năm 1948, tháng 9, Tổng trấn Trung Kỳ là dược sĩ Phan Văn Giáo
rủ Đại úy Nguyễn Ngọc Lễ trong quân đội Pháp về Huế thành lập Việt
Binh Đoàn gồm 10.000 quân;
giao cho Thiếu úy Đỗ Mậu làm Trưởng Phòng 3, phụ trách huấn
luyện quân đội, giao cho Thiếu úy Huỳnh Công Tịnh làm trưởng Phòng
tình báo. Các ông mở các
cuộc hành quân trong khu vực Quảng Trị, Quảng Bình để tập luyện cho
quân đội.
Kết quả khiến cho “Mặt trận Kháng chiến Bình Trị Thiên” của
Nguyễn Chí Thanh tan rã.
Thanh kêu cứu với Tướng Nguyễn Sơn ở Thanh Hóa nhưng Sơn làm ngơ.
Thanh bèn chạy ra Việt Bắc gặp Đặng Xuân Khu.
Khu giữ Thanh lại làm phụ tá cho Chủ nhiệm Tổng cục chính trị
Văn Tiến Dũng.
Hiệp ước trao trả độc lập
Năm 1949, ngày 8-3, lễ ký kết Hiệp ước diễn ra tại điện Elysée
dưới sự chứng kiến của Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Quốc trưởng
Việt Nam Bảo Đại. Đại
cương Hiệp ước: “Pháp thừa nhận quốc gia Việt Nam, có tổ chức Hành
chánh riêng, Tư pháp riêng, Tài chánh riêng, Quân đội riêng và có
quyền liên lạc ngoại giao với các nước Đông Nam Á.
Pháp sẽ ủng hộ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc.
*Chú giải: Hồi ký
của Võ Nguyên Giáp ghi nhận về Hiệp ước Elysée:
“Với sự thúc ép của Mỹ, hai tháng sau, ngày 3 tháng 8 năm
1949, Hiệp ước Êlydê (Elysée) giữa Tổng thống Pháp Vanhxăng Oâriôn
(Vincent Auriol), Bộ trưởng Bộ Pháp quốc Hải ngoại Cốt Phơlôrê (Cost
Floret) và Bảo Đại mới ra đời.
Pháp công nhận Việt Nam Độc lập, có một quân đội 50,000 người,
với những sĩ quan người Việt nhưng do người Pháp huấn luyện và điều
khiển…” (Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, in lần 2, trang
124).
Lời thú nhận của Võ Nguyên Giáp cho thấy đất nước được độc lập
từ năm 1949, công lao giành lại độc lập là của toàn dân Việt Nam và
Bảo Đại. Trong khi đó
ĐCSVN và ông Hồ Chí Minh không có một chút công lao nào hết.
Sở dĩ phải lấy hồi ký của Võ Nguyên Giáp làm bằng chứng bởi vì
hiện nay người trong nước không tin là nước Việt Nam được độc lập từ
năm 1949 và do công lao của Bảo Đại.
Tất cả các tài liệu của CSVN đều cho rằng Hồ Chí Minh làm chủ
đất nước từ năm 1945; rồi đến năm 1954 mới chia Miền Nam cho Ngô
Đình Diệm.
Năm 1949, ngày 19-4, khai mạc hội nghị của Hội Đồng đại diện
Nam Kỳ, kết quả biểu quyết về số phận của Nam Kỳ là 25 phiếu thuận
sát nhập vào Việt Nam và 25 phiếu phản đối.
Như vậy số phận Nam Kỳ được bỏ lững đúng như tính toán của
ngưới Pháp, nghĩa là một nửa theo Pháp, một nửa theo Bảo Đại.
Còn nếu như đa số theo Pháp thì Bảo Đại sẽ không chịu tiếp
nhận độc lập. Và nếu như
đa số theo Bảo Đại thì nước Pháp sẽ mất Nam Kỳ.
Khi nghe kết quả 25/25 thì Bảo Đại biết người Pháp không chịu
nhả Nam Kỳ. Ông bèn
tuyên bố hủy bỏ chuyến bay trở lại Việt Nam và hủy bỏ các chương
trình đón tiếp ông tại Việt Nam!
Thủ tướng Pháp vội vàng cho người về Sài Gòn để giàn xếp lại.
Bảo Đại về Việt Nam
Năm 1949, ngày 23-4 Hội nghị Đại Diện dân chúng Nam Kỳ nhóm
họp trở lại và biểu quyết sát nhập Nam Kỳ vào Việt Nam với tỉ số 45
phiếu thuận trên 5 phiếu chống (sic)!
Qua ngày hôm sau Bảo Đại lên đường về nước, Thủ tướng Nguyễn
Văn Xuân đón ông tại Singapore.
Các ông đã bàn nhau sắp đặt cho
Bảo Đại rời Pháp bằng máy bay của Chính phủ Pháp nhưng đáp
xuống tại Singapore rồi sẽ thuê máy bay riêng về Việt Nam để dân
chúng Việt biết rằng ông không phải do người Pháp đưa về mà là ông
tự trở về.
Ông cũng không đáp xuống Sài Gòn vì còn tổ chức chính quyền
Pháp ở đó, ông không muốn người Pháp ra phi trường đón ông như chủ
nhà đón khách bởi vì ông mới là chủ nhà.
Ngày 28-4, Bảo Đại được dân chúng và Chính phủ lâm thời tiếp
đón tại phi trường Liên Khương Đà Lạt .
Năm 1949, ngày 20-6, theo sự sắp xếp của Bảo Đại và các nhân
sĩ Việt Nam, Nguyễn Văn Xuân nộp đơn từ chức Thủ tướng Chính phủ lâm
thời. Sau đó đích thân
Bảo Đại lập chính phủ mới do chính ông làm Thủ tướng và Nguyễn Văn
Xuân làm Phó thủ tướng.
Nội các mới được thành lập ngày 1-7.
Thành phố Sài Gòn được chọn làm thủ đô của nước Việt Nam mới.
Theo hồi ức của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thì trước đó Bảo Đại
dự tính đặt thủ đô tại Huế là trung tâm của nước Việt Nam.
Tuy nhiên một chính trị gia lỗi lạc là nhà báo Trần Văn Ân đã
khuyên nên đặt tại Sài Gòn vì đặt tại Huế thì dân chúng Việt lẫn
Pháp đều nghĩ rằng lãnh thổ của Bảo Đại chỉ có Bắc Kỳ và Trung Kỳ
như trước đây.
BÙI ANH TRINH
* Chú thích : Cần
ghi nhớ là trong thời kỳ Pháp thuộc có 2 nước Việt Nam :
(1) Nước Cochinchina ( Nam Kỳ ), do vua Tự Đức ký bán cho Pháp
với Hiệp ước Giáp Tuất 1974.
Điều khoản thứ 5 của Hiệp ước ghi : “Vua nước Nam thừa nhận
chủ quyền đầy đủ và trọn vẹn của nước Pháp trên các đất đai nước ấy
hiện chiếm” ( 6 tỉnh Nam Kỳ ).
Nước Cochinchina theo chế độ thuộc địa.
Quan lại cai trị tại các tỉnh, huyện là do người Pháp cắt
đặt. Đứng đầu là quan
Thống đốc Cochinchina, do chính phủ Pháp cắt cử.
(2) Nước An Nam, gồm có Trung Kỳ ( Annam ) và Bắc Kỳ ( Tonkin
). Theo điều khoản thứ 1
của Hiệp ước Giáp Thân 1884 giữa vua Kiến Phước và nước Pháp : “Nước
Nam nhận và chịu nước Pháp bảo hộ, nước Pháp thay mặt nước Nam trong
việc giao thiệp với nước ngoài và bảo trợ người nước Nam ở các nước
ngoài”.
Nước An Nam theo chế độ Bảo hộ ( thuộc Pháp ).
Quan lại cai trị do Triều đình Huế cắt đặt.
Tại Trung Kỳ ( Annam ) do vua nhà Nguyễn đứng đầu, bên cạnh
có quan Khâm sứ Pháp làm cố vấn.
Tại Bắc Kỳ ( Tonkin ) có các quan Tổng đốc của Triều đình nhà
Nguyễn và quan Thống sứ của Pháp đứng đầu.
Tặng Kim Âu
Chính khí hạo nhiên! Tổ Quốc tình.
Nghĩa trung can đảm, cái thiên thanh.
Văn phong thảo phạt, quần hùng phục.
Sơn đỉnh vân phi, vạn lý trình.
Thảo Đường Cư Sĩ.
MINH THỊ
LỊCH SỬ ĐÃ CHỨNG MINH, KHÔNG MỘT ĐÁM NGOẠI NHÂN NÀO YÊU THƯƠNG ĐẤT NƯỚC, DÂN TỘC CỦA CHÚNG TA NẾU CHÍNH CHÚNG TA KHÔNG BIẾT YÊU THƯƠNG LẤY ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC CỦA MÌNH.
DÂN TỘC VIỆT NAM PHẢI TỰ QUYẾT ĐỊNH LẤY VẬN MỆNH CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG THỂ VAN NÀI, CẦU XIN ĐƯỢC TRỞ THÀNH QUÂN CỜ PHỤC VỤ CHO LỢI ÍCH CỦA NGOẠI BANG VÀ NHỮNG THẾ LỰC QUỐC TẾ.
Email: kimau48@yahoo.com or kimau48@gmail.com. Cell: 404-593-4036. Facebook: Kim Âu
.
CNBC .Fox .FoxAtl .OAN .CBS .CNN .VTV
.WhiteHouse .NationalArchives .FedReBank
.Fed Register .Congr Record .History .CBO
.US Gov .CongRecord .C-SPAN .CFR .RedState
.VideosLibrary .NationalPriProject .Verge .Fee
.JudicialWatch .FRUS .WorldTribune .Slate
.Conspiracy .GloPolicy .Energy .CDP .Archive
.AkdartvInvestors .DeepState .ScieceDirect
.NatReview .Hill .Dailly .StateNation .WND
-RealClearPolitics .Zegnet .LawNews .NYPost
.SourceIntel .Intelnews .Reuter .AP .QZ .NewAme
.GloSec .GloIntel .GloResearch .GloPolitics
.Infowar .TownHall .Commieblaster .Examiner
.MediaBFCheck .FactReport .PolitiFact .IDEAL
.MediaCheck .Fact .Snopes .MediaMatters
.Diplomat .News Link .Newsweek .Salon
.OpenSecret .Sunlight .Pol Critique .EpochTim
.N.W.Order .Illuminatti News.GlobalElite
.NewMax .CNS .DailyStorm .F.Policy .Whale
.Observe .Ame Progress .Fai .City .BusInsider
.Guardian .Political Insider .Law .Media .Above
.SourWatch .Wikileaks .Federalist .Ramussen
.Online Books .Breibart .Interceipt .PRWatch
.AmFreePress .Politico .Atlantic .PBS .WSWS
.N PublicRadio .ForeignTrade .Brookings .WTimes
.FAS .Millenium .Investors .ZeroHedge .DailySign
.Propublica .Inter Investigate .Intelligent Media
.Russia News .Tass Defense .Russia Militaty
.Scien&Tech .ACLU .Veteran .Gateway
.Open Culture .Syndicate .Capital .Commodity
.DeepStateJournal .Create .Research .XinHua
.Nghiên Cứu QT .NCBiển Đông .Triết Chính Trị
.TVQG1 .TVQG .TVPG .BKVN .TVHoa Sen
.Ca Dao .HVCông Dân .HVNG .DấuHiệuThờiĐại
.BảoTàngLS .NghiênCứuLS .Nhân Quyền
.Thời Đại.Văn Hiến .Sách Hiếm.Hợp Lưu
.Sức Khỏe .Vatican .Catholic .TS KhoaHọc
.KH.TV .Đại Kỷ Nguyên .Tinh Hoa .Danh Ngôn
.Viễn Đông .Người Việt .Việt Báo .Quán Văn
.TCCS .Việt Thức .Việt List .Việt Mỹ .Xây Dựng
.Phi Dũng .Hoa Vô Ưu .ChúngTa .Eurasia
.NVSeatle .CaliToday .NVR .Phê Bình .Trái Chiều
.Việt Luận .Nam Úc .Người Dân .Buddhism
.Tiền Phong .Xã Luận .VTV .HTV .Trí Thức
.Dân Trí .Tuổi Trẻ .Express .Tấm Gương
.Lao Động .Thanh Niên .Tiền Phong .MTG
.Echo .Sài Gòn .Luật Khoa .Văn Nghệ .SOTT
.ĐCS .Bắc Bộ Phủ .Ng.TDũng .Ba Sàm .CafeVN
.Văn Học .Điện Ảnh .VTC .Cục Lưu Trữ .SoHa
.ST/HTV .Thống Kê .Điều Ngự .VNM .Bình Dân
.Đà Lạt * Vấn Đề * Kẻ Sĩ * Lịch Sử * Diễn Đàn *
.Tác Phẩm * Khào Cứu * Dịch Thuật * Tự Điển *